Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Chính Quyền Việt Nam Loay Hoay Giữa Trung quốc và Dân Chúng

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Chính Quyền Việt Nam Loay Hoay Giữa Trung quốc và Dân Chúng

Vì không thể đương đầu trực tiếp với các hành động khiêu khích từ TQ, chính quyền Việt Nam đang kêu gọi tinh thần yêu nước của quần chúng, nhưng lại lo sợ rằng sự giận dữ của người dân sẽ vượt quá tầm kiểm soát.
 
Xung đột hiện nay về chuyện giàn khoan của TQ ở biển Đông đã dẫn đến một hoàn cảnh khó xử cho Hà Nội.
 
 Các lãnh đạo VN đang phải đối phó với mối đe dọa trực tiếp từ TQ trong khi phải tránh những khích động có thể gây ra một cuộc chiến mà VN không thể thắng; nhưng đồng thời họ cũng phải tìm cách duy trì tính chính danh trong con mắt của dân chúng ngày càng cảm thấy lo lắng và bất ổn.
 

Chính phủ VN một mặt kêu gọi tiếng nói của quần chúng để hỗ trợ cho tuyên bố của VN ở biển Đông và thúc đẩy tinh thần yêu nước, nhưng đồng thời nó cũng phải nặng tay để giới hạn sự lan rộng của tinh thần bài Hoa trong quần chúng. Báo chí VN, cả báo in và báo mạng, những ngày này luôn đầy các bài viết về giàn khoan và các cuộc đối đầu giữa tàu TQ và VN. Các kênh truyền hình của cả chính phủ và tư nhân thì cho công chiếu liên tục các bộ phim tài liệu nhấn mạnh tầm quan trọng của biển đảo, các bằng chứng chủ quyền trong lịch sử của VN, và sự chuẩn bị quân sự để tự vệ; và chưa kể tới hàng loạt các video ca nhạc yêu nước (ví dụ như bài "Trường Sa mãi trong tim ta"). Thỉnh thoảng cũng có các cuộc biểu tình được dàn xếp công phu, với sự tham gia của quan chức đảng và chính phủ, nhiều thanh niên, và các băng rôn viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt ("TQ cút khỏi đảo của VN"), nhưng khá thú vị là có rất ít băng rôn viết bằng tiếng Hoa.
 
Tuần trước, chính quyền VN đưa ra một đoạn video ngắn cho thấy tàu TQ đâm chìm một thuyền đánh cá nhỏ của VN trong biển Đông. Video này cho thấy tàu TQ tiếp cận từ phía sau, tiến gần rồi đâm vào đuôi và đè lên chiếc thuyền. Sau đó thì chiếc thuyền VN bắt đầu nghiêng qua một bên. Tiếng la hét được nghe từ những người đang quay phim trên một tàu chấp pháp của VN. Chiếc thuyền VN sau đó bị lật úp và chìm.
 
Trong khi video này đã làm bùng lên sự giận dữ của người dân VN, nó cũng cho thấy 2 điều mà TQ đã lâu nay cố gắng thể hiện cho phía VN biết. Thứ nhất, VN không có đủ lực để ngăn cản sự xâm lấn của TQ ở biển Đông, và TQ sẽ không dừng lại. Thứ hai, VN không thể mong đợi sự trợ giúp từ các nước khác, đặc biệt là Mỹ, và những áp lực từ bên ngoài đó không thể giải quyết xung đột. Một cách ngắn gọn, thông điệp của TQ là nó có thể làm bất cứ cái gì nó muốn trong biển Đông, và VN sẽ không thể làm được gì, cũng sẽ không có ai đến giúp VN hết.
 
Người dân VN đang bối rối nhận ra những điều đó. Như một quan chức của Bộ Ngoại giao VN nói với tôi tuần trước, "Chúng tôi đã làm tất cả mọi thứ chúng tôi có thể làm. Còn điều gì để làm nữa đâu?". Về lâu dài, như nhiều người đã nói, VN cần tăng cường các liên minh và quan hệ đối tác quân sự với các quốc gia Đông Nam Á khác, và với cường quốc bên ngoài khu vực. Tuy nhiên, trong khi đó là một chiến lược dài hạn, việc đương đầu với áp lực leo thang của TQ là một nhiệm vụ cấp bách.
Cùng lúc đó, học sinh trung học và sinh viên đại học được các nhà trường ở VN đồng loạt khuyến cáo là không nên tham gia vào các cuộc biểu tình “trái phép”. Một cuộc biểu tình chống TQ của công nhân các nhà máy gần thành phố Hồ Chí Minh cách đây vài tuần đã dẫn tới bạo động gây ra thiệt hại về người và của, dẫn đến hàng trăm người bị bắt giữ và truy tố sau đó. Kể từ đó, chính phủ đã kiểm soát rất chặt các cuộc biểu tình.
 
Tại Hà Nội, trong những buổi sáng cuối tuần vừa qua (thời gian thường xảy ra các cuộc biểu tình), có thể thấy sự gia tăng bất thường sự hiện diện của cảnh sát ở những khu vực thường có biểu tình trước đây. Gần đại sứ quán TQ, các công viên, quán cà phê, và bảo tàng Chiến tranh đã bị đóng cửa. Đường phố và vỉa hè bị chặn bằng hàng rào sắt di động. Nhan nhản an ninh chìm đứng ngồi ở các góc phố, nhấm nháp trà, theo dõi và lẩn mình trong dòng người đi bộ. Trong một bãi đậu xe gần đó, thường được dùng cho xe buýt du lịch, một xe bọc thép sơn màu xanh quân đội, được trang bị vòi phun nước đang nằm chờ cơ hội sử dụng.
 
Xung đột giàn khoan hiện nay đã đẩy sự tiến thoái lưỡng nan lâu nay của chính phủ VN đến mức cao độ, một mặt chính phủ phải thể hiện quyết tâm chống TQ trong con mắt dân chúng, trong khi vẫn phải hạn chế hành động để không làm TQ tức giận, và tạo ra áp lực ngoài tầm kiểm soát cho các nhà lãnh đạo VN. Trong nhiều năm qua, nhiều blogger đã bị bắt và bị truy tố vì lên án quá quá mạnh mẽ những xâm lấn của TQ, không chỉ về chuyện biển Đông, mà còn về chuyện nhân nhượng đất đai trong thương thuyết biên giới đất liền, và một dự án khai thác bauxite của TQ ở miền Trung VN. Trong hầu hết các trường hợp này, "sai lầm" của các blogger là đã phàn nàn về sự đối kháng yếu ớt của chính phủ VN đối với TQ. Nhiều người dân VN nghi ngờ là có những kẻ trong chính phủ và đảng cộng sản cầm quyền là "đàn em" luôn vâng lời của đảng cộng sản TQ. Trong con mắt của nhiều người ở VN, chính sự mạnh tay của chính phủ trong việc đàn áp các cuộc biểu tình và những biểu hiện chống TQ đã minh chứng cho những nghi ngờ này.
 
William G. Frasure
Liêm Nguyễn lược dịch theo The Diplomat
  (Blog Liem Nguyen)

Biển Đông 'chưa đủ căng để ra nghị quyết'

Quốc hội Việt Nam chưa ra nghị quyết riêng về Biển Đông vì tình hình chưa 'đặc biệt nghiêm trọng', theo một cựu quan chức Quốc hội trong nước.

Nhận định trên được ông Trần Quốc Thuận, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đưa ra trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 24/6.
Trong khi đó, truyền thông Việt Nam tiếp tục đưa tin về các vụ đụng độ trên biển giữa tàu chấp pháp hai nước.

Trong phiên họp Quốc hội hôm 23/6, đại biểu Trương Trọng Nghĩa được báo trong nước dẫn lời nói "nếu Quốc hội lần này không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì về Biển Đông thì tôi tin rằng nhân dân ta sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang".

Ông Thuận cho biết sau khi nghe nhận định từ đại biểu Nghĩa, ông đã "tiên đoán rằng vấn đề đó không thể qua được mà phải đưa vào một nghị quyết chung của kỳ họp."

"Quốc hội có đưa vấn đề Biển Đông vào một nghị quyết chung chứ không phải là không có nghị quyết" ông Thuận nói.

"Còn trong trường hợp Quốc hội ra một nghị quyết riêng thì đó phải là vấn đề đặc biệt, mà Việt Nam và Trung Quốc thì không phải đang ở trong tình trạng chiến tranh toàn diện."

Trả lời báo chí bên lề phiên họp ngày 23/6, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu giải thích lý do không có nghị quyết riêng về Biển Đông là do "ngay từ đầu kỳ họp Quốc hội đã bàn bạc rất kỹ về tình hình biển Đông và sau đó có thông báo tuyên bố rõ lập trường chính nghĩa của Việt Nam và nói rõ quan điểm xử lý vấn đề Biển Đông".

Ông Lưu cũng cho biết Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sẽ 'nêu rõ lập trường' của Quốc hội Việt Nam về vấn đề Biển Đông tại phiên bế mạc chiều ngày 24/6.
'Liều lượng vừa phải'
Theo ông Thuận, nghị quyết của Quốc hội, dù là nghị quyết riêng về Biển Đông hoặc nằm trong nghị quyết chung thì "cũng có một ý nghĩa rất quan trọng".

"Đó là tiếng nói rất quan trọng vì nó khẳng định ý chí của 90 triệu dân trước sự kiện xâm lăng của Trung Quốc", ông nói.

Tuy nhiên ông cũng cho rằng phản ứng từ phía Việt Nam cần phải có "một liều lượng vừa phải".

"Vấn đề Biển Đông là câu chuyện còn kéo dài, không thể một sớm một chiều được", ông nói.

"Nếu ra nghị quyết đặc biệt của Quốc hội thì sẽ dẫn đến một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng hơn vì việc leo thang giữa hai bên và liều lượng phát biểu của hai bên phải thích hợp", ông nói.

"Bức xúc phải được diễn tả thế nào, bộc lộ thế nào, có hành động thích hợp như thế nào".

"Tôi cho rằng không hẳn là sự kiện nào cũng phải dốc toàn lực ra để tập trung lên án, vì chiến đấu với trung Quốc là lâu dài".

"Ví dụ như kinh tế Trung Quốc đan xen vào nền kinh tế của Việt Nam phải có những bước gỡ thế nào ... Cũng như một căn bệnh mà Trung Quốc cài vào nặng quá mà bây giờ tháo ra thế nào đó đôi khi bệnh nhân cũng bị nguy hiểm."

"Ở đây phải có một bước đi kiên trì và cương quyết."
'Vây ép'


Nhiều đại biểu trong nước cho rằng Quốc hội Việt Nam nên ra nghị quyết riêng về Biển Đông


Trong khi đó, ngày 23/6, các báo Việt Nam dẫn báo cáo của Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết 9h30 sáng ngày 23/6, tàu KN 951 của lực lượng kiểm ngư Việt Nam đã bị '5 tàu [Trung Quốc] vây ép'.

VnExpress đưa tin: "Tàu hải tuần 11 vây ép, tì ngăn cản. Sau đó, tàu Hữu Liên 09 và Tân Hải 285 đâm vào mạn tàu 951".

Sau cú va chạm, mạn phải và mạn trái tàu KN 951 của Việt Nam bị "móp méo, biến dạng hoàn toàn, một số thiết bị lan can hư hỏng", Cục Kiểm ngư Việt Nam được dẫn lời nói thêm, nhưng cho biết không có ai bị thương nặng.

Các vụ va chạm liên tiếp trên biển giữa tàu của hai nước từ khi Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền khiến giới quan sát lo ngại sẽ xảy ra thiệt hại về nhân mạng.

Mới đây, ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục kiểm ngư Việt Nam, được báo trong nước dẫn lời cho biết từ khi căng thẳng lên cao, Trung Quốc đã đâm hỏng 19 tàu kiểm ngư Việt Nam.

Hồi cuối tháng Năm, phía Việt Nam nói một tàu cá của ngư dân Đà Nẵng đã bị tàu Trung Quốc 'cố ý đâm chìm'.
(BBC) 

Học giả Trung Quốc tố Việt Nam 'tống tiền'


Báo Đảng Trung Quốc vừa đăng bài của một nhà nghiên cứu nói Việt Nam "tự đả thương để cầu thương cảm từ cộng đồng quốc tế".

Ông Lu Yang trong bài báo có tựa đề "Bấm Hành xử với việc tống tiền trên biển của Việt Nam như thế nào?", đăng trên Nhân dân Nhật báo hôm 22/6, cáo buộc Việt Nam "không từ một biện pháp nào, kể cả cực đoan nhất" nhằm cản trở "hoạt động bình thường" của giàn khoan 981 mà Trung Quốc đưa vào vùng biển gần quần đảo Tây Sa (Việt Nam gọi là Hoàng Sa).
Học giả này cho rằng mục đích chính của Việt Nam là khơi ngòi bùng nổ xung đột với Trung Quốc ở Nam Hải (Biển Đông).

Ông Lu cáo buộc chính phủ Việt Nam dung túng, thậm chí khuyến khích biểu tình chống Trung Quốc ở trong nước, đề rồi một số cuộc biểu tình vượt ra ngoài tầm kiểm soát và trở nên bạo động nhằm vào các doanh nghiệp nước ngoài.

Cách hành xử của Việt Nam, theo học giả Trung Quốc, đã ảnh hưởng rất xấu tới hình ảnh của Hà Nội trên trường quốc tế.

Ông bình luận: "Kết cục này vẫn chưa khiến chính phủ Việt Nam ăn năn hay tự vấn".

Bài báo của Lu Yang sau đó đã được hãng thông tấn Tân Hoa Xã trích đăng lại.
Cảnh giác

Ông Lu Yang kêu gọi Trung Quốc "đặc biệt cảnh giác" về cái mà ông gọi là "mưu mẹo cũ mèm" mà Việt Nam sử dụng nhiều lần. Đó là việc mời phóng viên ngoại quốc lên tàu của Việt Nam để chứng kiến cảnh đối đầu của tàu bè hai bên.

Thậm chí ông này còn cho rằng một số vụ va chạm tàu thuyền là do Việt Nam chủ mưu dàn dựng.

Khi những mưu mẹo này không thành, theo ông Lu "Hà Nội tìm cách mô tả bản thân như nạn nhân".

Học giả Trung Quốc đưa ra một số khuyến cáo để đối phó với điều mà ông gọi là "chiến thuật bẩn thỉu" của phía Việt Nam.

"Tàu Trung Quốc tuần tra xung quanh giàn khoan [981] cần cảnh giác và nếu có thể nên tránh đụng đầu trực tiếp với các tàu gây hấn của Việt Nam."

"Trung Quốc cũng cần thu thập và giữ lại các bằng chứng về thái độ khiêu khích của Việt Nam, công bố chúng cho báo giới cũng như cộng đồng quốc tế để phơi bày các âm mưu đằng sau của Việt Nam."

Ông Lu Yang nói như vậy thế giới sẽ hiểu rằng yêu cầu của phía Việt Nam đòi trọng tài quốc tế cho xung đột trên Biển Đông "không có gì hơn là một trò hề".

Học giả này cũng nói nế́u Việt Nam bướng bỉnh tiếp tục va chạm với tàu Trung Quốc, Trung Quốc có thể đưa ra các biện pháp trừng phạt dựa trên luật pháp Trung Quốc.

"Nói cho cùng, thực thi luật pháp trên vùng biển Tây Sa mà Trung Quốc giữ chủ quyền là chuyện nội bộ của Trung Quốc và không ai có quyền chỉ trích."

Bài báo của ông Lu được đăng tải ngay trước khi Việt Nam có động thái để chuẩn bị cho khả năng mang Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế.
  (BBC)

Kiện Trung Quốc, Việt Nam được gì ngay cả khi thua?

Một tàu cảnh sát biển Trung Quốc (trái) gần giàn khoan dầu của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp với VN ở Biển Đông hôm 14 tháng 5 năm 2014.

Nghe bài này
Câu chuyện có nên kiện Trung Quốc hay không khi nước này ngày một lấn chân sâu hơn vào chủ quyển biển đảo của Việt Nam, đặc biệt là việc giàn khoan HD 981. Mặc Lâm trình bày lại những ý kiến mà các chuyên gia về Biển Đông cũng như công pháp quốc tế phát biểu về vấn đề này.

Uy tín quốc gia

Vấn đề Việt Nam có nên kiện Trung Quốc hay không vẫn chưa có câu trả lời tuyệt đối vì khi một vụ kiện xảy ra khả năng thắng hay thua mỗi bên không ai biết trước được vì còn tùy theo các yếu tố có chứng minh là thỏa đáng và thuyết phục tới mức nào.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia luật pháp quốc tế cũng như về Biển Đông vừa qua cho rằng Trung Quốc mang giàn khoan vào vùng biển mà theo công ước luật biển 1982 của UNCLOS quy định thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam, Trung Quốc đã liều lĩnh với con bài chủ quyền lỏng lẻo khi chủ quan cho rằng Tòa án quốc tế không thể can dự vào vấn đề này vì Bắc Kinh có quyền chọn lựa chấp nhận tham dự vào vụ kiện hay không.

Yếu tố không tham gia đã khiến nhiều người lo ngại đem Trung Quốc ra tòa là tốn công sức và làm vấn đề nặng nề hơn. Tuy nhiên khi nhìn vào Philippines, nước đã mạnh mẽ đưa hành động xâm lăng của Trung Quốc ra tòa quốc tế thì Việt Nam có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm nếu nghiêm túc tiến hành những bước cần thiết cho vụ kiện.

Nếu Việt Nam nhận thấy được, về mặt nhà nước, đây là một khúc quanh, một bước ngoặt thì nhà nước hoàn toàn có thể chủ động với đội ngũ luật sư, luật gia của Việt Nam.

-TS Đinh Hoàng Thắng
Khi Philippines chấp nhận mang Trung Quốc ra tòa quốc tế có nghĩa là Manila chấp nhận việc Trung Quốc từ chối. Tuy nhiên Phi cũng hiểu rằng sự từ chối sẽ làm Trung Quốc mất nhiều thứ trong khi Phillipines không hề mất điều gì.

Cái mất nặng nhất thuộc về Trung Quốc đó là uy tín quốc gia. Trong khi nỗ lực và hết sức tốn kém để kiến tạo quyền lực mềm trên khắp thế giới bao gồm tiền bạc và các Viện Không Tử, Bắc Kinh đang khó khăn lắm để đặt nền tảng văn hóa Trung Quốc nhằm chinh phục thế giới với triết lý Đông phương, vốn theo đuổi quan niệm hòa nhã, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Nếu không tham gia vụ kiện của một nước nhỏ hơn, Trung Quốc phải đối diện với mất mát to lớn về uy tín đối với các nước khác, đặc biệt là những nước nhỏ, đang dựa dẫm vào kinh tế Trung Quốc để phát triển. Sự tin cậy cần thiết của các nước sẽ không còn khi biết rằng người bạn khổng lồ rất khó để mà đặt lòng tin vào, ngay cả lòng tin của một hợp đồng mua bán.

Các nước lớn hơn như Hoa Kỳ hay liên minh EU, Nhật Bản sẽ đưa ra những ràng buộc có tính kỹ thuật để hàng hóa Trung Quốc gặp trở ngại với lý do trả đũa vì Trung Quốc đã không tuân thủ luật pháp quốc tế. Trong lúc Nhật đã thấy và có biện pháp mạnh với Trung Quốc, hành động bất tuân luật pháp của Bắc Kinh trong các vụ kiện sẽ giúp cho Tokyo có thêm lý do thuyết phục người dân nước họ thay đổi quan niệm về một Trung Quốc hiền hòa vô hại như trước đây họ từng nghĩ.

Hội thảo quốc tế về Hoàng Sa-Trường Sa tổ chức tại Đà Nẵng vào ngày 21/6, hội tụ được nhiều học giả, chuyên gia quốc tế về Biển Đông.
Đối với Việt Nam, khi Trung Quốc trưng ra những bằng chứng bất lợi về công hàm Phạm Văn Đồng, bản đồ và sách giáo khoa công nhận Hoàng Sa – Trường Sa là của Trung Quốc có thể là một trở ngại lớn mà nhiều viên chức chính phủ cho là sẽ khó vượt qua. TS Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan cho biết ý kiến của ông về vấn đề này:

“Do hoàn cảnh khách quan đặc biệt do hai cuộc kháng chiến mà có thể giữa hai nhà nước, hai đảng có những thỏa hiệp, những tactic, gọi là thỏa hiệp mang tính chiến thuật. Những thỏa hiệp ấy có liên quan đến vấn đề biển đảo và do đó bây giờ về phía Việt Nam cũng có những điều khó ăn khó nói.

Tuy nhiên nếu Việt Nam nhận thấy được, về mặt nhà nước, đây là một khúc quanh, một bước ngoặt thì nhà nước hoàn toàn có thể chủ động với đội ngũ luật sư, luật gia của Việt Nam trong nước cũng như nước ngoài kể cả những người yêu chuộng Việt Nam, yêu chuộng hòa bình công lý, hoàn toàn có thể xây dựng bằng được hồ sơ để đưa Trung Quốc ra tòa về hai phương diện thủ tục và nội dung pháp lý.”


Chắc chắn sẽ thắng?

Nhìn chung hoàn cảnh lịch sử và tình trạng về công hàm ấy Giáo sư Luật Erik Franckx, trong Hội thảo "Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử" diễn ra tại Đà Nẵng vừa qua, với tư cách là một thành viên của Tòa trọng tài thường trực ông cho rằng công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ đề cập đến việc mở rộng lãnh hải của Trung Quốc chứ không hề nhắc đến Hoàng Sa hay Trường Sa.

Giáo sư Erik Franckx cho biết vào năm 1958 khi công hàm được đưa ra cũng có nhiều nước ra tuyên bố mở rộng lãnh hải 12 hải lý và ông cho rằng công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng “ủng hộ cho việc mở rộng đó của Trung Quốc” mà không hề đề cập cụ thể đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” vì vậy không thể cho rằng Việt Nam xác nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa hay Trường Sa.

Nếu kiện vụ giàn khoan thì hầu như chắc chắn sẽ thắng, còn nếu kiện chủ quyền của Hoàng Sa-Trường Sa rất là khó nói.

-GS Phạm Quang Tuấn
Dù sao đây là một ý kiến đáng ghi nhận và phần việc còn lại Việt Nam phải nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trước khi mang vấn đề này ra tòa quốc tế.

Tuy nhiên nếu xét về luật biển UNCLOS 1982, ngay cả Hoàng Sa-Trường Sa đang tranh chấp đi nữa thì việc đem giàn khoan vào vùng biển ấy cũng khiến Trung Quốc thua kiện trước tòa án quốc tế. Giáo sư Phạm Quang Tuấn, người theo dõi và có nhiều bài viết phản biện về Biển Đông cho biết nhận định của ông:

“Nếu kiện vụ giàn khoan thì hầu như chắc chắn sẽ thắng, còn nếu kiện chủ quyền của Hoàng Sa-Trường Sa rất là khó nói.

Kiện giàn khoan chắc chắn là thắng vì theo luật biển thì luật này có nói rõ ràng khi mà có một vùng biển đang tranh chấp giữa hai quốc gia thì hai bên phải tránh làm bất cứ điều gì có vẻ khiêu khích hay đơn phương hành động mà phải thương lượng với nhau trước đã. Vụ này rõ ràng rằng nước Tàu nó không thương lượng với Việt Nam trước khi nó đem giàn khoan vô vùng đó mà đó là vùng đang tranh cãi giữa hai quốc gia thành ra Tàu nó làm như vậy là chắc chắn trái với luật quốc tế rồi. Đã có những vụ án trong quá khứ xảy ra tương tự như vậy và cũng được tòa xét xử.

Hầu như ai cũng thấy là Tàu nó làm trái luật vì vậy đem vụ này ra kiện vì nó mang giàn khoan vào mà không thương lượng trước với Việt Nam trong vùng tranh cãi là nó đã trái luật.”


GS. Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu hai khóa của Quốc hội cho rằng quốc hội phải yêu cầu chính phủ đưa vụ kiện ra tòa án quốc tế và đồng thời ra nghị quyết về việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam:

“Quốc hội cần phải ra nghị quyết về vấn đề này. Trong nghị quyết đó thì Quốc hội cũng nên yêu cầu chính phủ phải đưa vụ này ra tòa án quốc tế, còn cụ thể chúng ta kiện như thế nào thì việc ấy giao cho chính phủ để tính toán đầy đủ những cái lý lẽ làm sao cho có lợi nhất trong việc bảo vệ chủ quyền độc lập của dân tộc.”

Kiện Trung Quốc để giành phần thắng có thể Việt Nam phải gian nan vì những chứng lý mà Trung Quốc đưa ra, tuy nhiên nếu Trung Quốc biết rằng các chứng lý ấy khó thuyết phục tòa án và từ chối tham dự phiên tòa thì Việt Nam đương nhiên hưởng lợi. Thế giới sẽ thấy được hai mặt của vấn đề mà mặt tích cực sẽ được Việt Nam chiếm lấy.

Ngay cả nếu Trung Quốc ra tòa và vụ kiện kéo dài thì cái lợi của Việt Nam còn lớn hơn: Cơ hội để cả nước nhìn lại những gì mà Trung Quốc đã và đang mang tới cho dân tộc.

Mặc Lâm,
biên tập viên RFA
Theo RFA

VN 'đội sổ về đóng góp cho nhân loại'

Nhân giải bóng đá World Cup ở Brazil, người Việt làm cúp để kinh doanh

Việt Nam bị một bảng xếp hạng đặt ở vị trí ‘đội sổ’ về đóng góp tổng thể cho nhân loại.

Good Country Index là bảng xếp hạng mới ra mắt của một tác giả, nhà tư vấn chính sách Simon Anholt.

Kết quả của bảng xếp hạng nói Ireland đứng đầu thế giới, còn Iraq, Libya và Việt Nam ‘cùng xếp hạng dưới đáy’, theo báo Bấm The Independent của Anh.

Trong ba nước này, Việt Nam (thứ 124) đứng sau cả Iraq (123) và chỉ trên có Libya (125).

Bấm Good Country Index dựa trên các khảo sát của các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc và World Bank.

Các đánh giá đóng góp của 125 nước dựa trên bảy tiêu chí về thành tích như khoa học công nghệ, văn hóa, hòa bình và an ninh quốc tế, trật tự thế giới, khí hậu, thịnh vượng, bình đẳng, sức khỏe...

Trong các yếu tố được xem xét có số lượng sinh viên nước ngoài học tại nước đó, tiền dành cho gìn giữ hòa bình, số lượng giành giải Nobel.

Ireland đứng đầu, và cùng nhóm đầu bảng là các nước vùng Bắc Âu được cho là “có đóng góp chung nhiều nhất cho nhân loại và hành tinh”, hơn hẳn các khu vực khác trên thế giới.

Anh Quốc đứng thứ bảy và Hoa Kỳ đứng thứ 21 trong khi Kenya đứng thứ 26 trên toàn cầu nhưng là quốc gia đứng đầu châu Phi vì đã “nêu ví dụ đầy cảm hứng” về đóng góp có ý nghĩa xã hội.

Tác giả báo cáo nói với báo Financial Times: “Một nước thành công vẫn chưa đủ. Họ phải đóng góp gì đó cho nhân loại.”

Một số kết quả xếp hạng gây tranh cãi, ví dụ về văn hóa, Bỉ được xếp thứ nhất. Ai Cập cũng xếp đầu về đóng góp cho hòa bình và an ninh quốc tế, mặc dù đang hỗn loạn về chính trị trong nước.

Ông Anholt giải thích những yếu tố nội địa không được ông tính, mà chỉ tính đóng góp của nước đó với thế giới bên ngoài.

“Đức là nước được quản trị rất tốt, nhưng tôi muốn hỏi là Đức làm được gì cho tôi, một công dân Anh?”

Năm 2009, ông Simon Anholt được trao giải Nobels Colloquia, được trao bởi một ủy ban gồm 10 người từng nhận Nobel về Kinh tế.

Nhiều hạng mục khác nhau

Trong 10 nước đứng đầu thế giới thì chín nước thuộc khu vực Tây Âu, tính tổng thể.

Tuy thế, các chỉ số cụ thể của từng nước lại khác.

Ví dụ, Bỉ đứng đầu thế giới về đóng góp văn hóa, Tây Ban Nha về chăm sóc y tế.

Hoa Kỳ bị tụt xuống hàng thứ 21 vì ‘bị điểm xấu trong mục đóng góp cho hòa bình và an ninh quốc tế’, theo bài báo của Independent.

Nga bị xếp hạng 95, gần với Honduras và Cộng hòa Dân chủ Congo.


Việt Nam lại có xếp hạng cao hơn hẳn Iraq và Libya về đóng góp Văn hóa

Trong bảng xếp hạng này, người ta đánh giá các quốc gia theo những tiêu chí: Khoa học - Công nghệ, Văn hóa, Hòa bình và An ninh Quốc tế, Trật tự Thế giới, Biến đổi Khí hậu, Thịnh vượng - Bình đẳng, Sức khoẻ và Vui sống.

Ngoài các hạng mục này, người ta cũng đưa vào các tiêu chí như số sinh viên nước ngoài đến du học, số tiền một nước bỏ ra để gìn giữ hòa bình và đóng góp cho sự phát triển quốc tế cũng như số giải Nobel có được.

Trong ba nước cuối bảng thì Việt Nam lại có xếp hạng cao hơn hẳn hai nước kia về đóng góp Văn hóa vì đạt vị trí 76 so với Iraq (116) và Libya (124).

Còn về Thịnh vượng và Bình đẳng, Việt Nam đạt mức 79, cao hơn hẳn Trung Quốc (108).

Ngoài ra còn xếp hạng tổng thể (Overall Rankings), theo đó tại châu Á, Trung Quốc đứng thứ 107 thế giới, thua xa Ấn Độ (thứ 81).

Hiện chưa rõ dư luận Việt Nam nghĩ gì về bảng xếp hạng này của Good Country Index.

Hồi đầu năm 2011, một khảo sát quốc tế khác lại cho rằng người Việt Nam 'lạc quan nhất thế giới', với 70% người tham gia nói tự tin về triển vọng kinh tế nước này năm 2011.

Khảo sát về chỉ số lạc quan do tổ chức nghiên cứu dư luận BVA của Pháp và Viện Gallup của Mỹ thực hiện ở 53 quốc gia.

Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chỉ số lạc quan về kinh tế cao nhất, còn Pháp thì 'đội sổ' với 61% người được hỏi tỏ ra bi quan về tình hình kinh tế trong năm đó.
  (BBC) 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét