Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Cướp biển Trung cộng lại cướp của nhiều Ngư Dân VN ở Hoàng sa - Sự lật lọng, chà đạp lên pháp luật của ngành công an

Sự lật lọng, chà đạp lên pháp luật của ngành công an

Ngày 20/12/2013 Cảnh sát giao thông tùy tiện bắt mẹ con tôi dừng xe khi đang lưu thông trên đường Đinh Tiên Hoàng, Lê Hoàng Tp Phủ Lý, Hà Nam. Khi tôi hỏi họ lý do họ đã không trả lời được lý do thực tế, khi bị cuống họ cho an ninh mật vụ cướp máy ảnh của tôi, còn cảnh sát giao thông cướp xe máy và con trai tôi hơn 1 tuổi còn đang ngồi trên xe. mấy tiếng sau có một người dân oan biết chuyện đến đòi con lại cho tôi.


https://www.youtube.com/watch?v=3lEnLnYbugo

Ngày 15/01/2014 tôi gửi đơn lần đầu đến công an Tp Phủ Lý và Viện kiểm sát Tp Phủ Lý với nội dung yêu cầu giải quyết việc CSGT tùy tiện thu giữ xe máy của tôi.




Trên đây là hai viên csgt trực tiếp ra hiệu lệnh dừng xe và cướp xe máy của mẹ con tôi, viên csgt này tên Nguyễn Đức Hạnh (hoặc Mạnh) mã số 347 -221



Ngày 18/01/2014, họ đưa giấy triệu tập sai trái này tôi đã từ chối không nhận mà yêu cầu họ hãy làm việc giải quyết lá đơn của tôi và nhận bằng chứng để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Ngày 27/02/2014, mẹ con tôi tiếp tục đến công an tỉnh Hà Nam và Viện kiểm sát tỉnh để nộp đơn. Tại VKS mẹ con tôi đã bị công an đàn áp

https://www.youtube.com/watch?v=Q6EgXBEq214

 Ngày 04/03/2014 Cảnh sát giao thông và công an khu vực đến nhà tôi đưa giấy triệu tập lần 2 với nội dung tôi vi phạm giao thông đường bộ và không chấp hành xuất trình giấy tờ khi cảnh sát giao thông kiểm tra.

Mời mọi người hãy xem kỹ đoạn video hiện trường bên trên xem viên cảnh sát giao thông kia có trả lời được câu hỏi: Tại sao tít còi tôi mà cũng không hề có câu nào nói yêu cầu tôi xuất trình giấy tờ, vậy mà người nữ CSGT Nguyễn thị Bích Hồng Hương mã số 346-084 này có thể mở mồm ra nói tôi vi phạm luật giao thông và không xuất trình giấy tờ.





Ngày 04/03/2014 Tôi nhận được giấy báo của VKS tỉnh Hà Nam ghi ngày 28/02/2014 báo cho tôi biết đơn của tôi họ đã chuyển cho công an Tp Phủ Lý là nơi không giải quyết đơn lần 1 của tôi và chính họ cũng là kẻ cướp mà tôi đang tố cáo yêu cầu VKS giải quyết

Với những bằng chứng cụ thể này cho thấy ngành công an "Cơ quan hành pháp" có chuyên môn ăn cướp và ngụy tạo bằng chứng để hãm hại dân. Viện kiểm sát "cơ quan giám sát pháp luật" là nơi chỉ biết ăn, ăn và ăn, còn đơn tố cáo của dân yêu cầu giải quyết thì họ chuyển cho kẻ cướp giải quyết người bị cướp.

Trần Thị Nga
05/03/2014

Cái thế kẹt của ông Trương Duy Nhất

Phiên Tòa xét xử sơ thẩm ông Trương Duy Nhất đã khép lại, với bản án 02 năm tù giam, là án mức thấp nhất trong khung hình phạt từ 2 đến 7 năm được quy định trong khoản 2, Điều 258 (trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng), cho dù ông Trương Duy Nhất khẳng định sẽ kháng án. Bản án này được dư luận đánh giá là quá nhẹ so với những gì người ta đồn đoán sau khi Trương Duy Nhất bị bắt.
Nếu nhìn lại không khí khủng bố thời gian cách đây không lâu, trước và sau khi ông Trương Duy Nhất bị bắt cách đây gần một năm, dư luận khi ấy nhìn nhận vụ việc này tương đối nghiêm trọng. Nhất là lúc chính quyền tiến hành bắt tiếp Nhà văn Phạm Viết Đào thì sự đồn đoán và nghi vấn của dư luận xã hội ngày càng tăng cao. Song phần lớn dư luận khi ấy đều nghiêng về giải thuyết các nhân vật đó đều dính dáng đến việc đấu đá nội bộ ở tầm cao. Đến nay, nếu so sánh thì phần nào thấy được sự ưu ái trong thái độ hành xử của chính quyền đối với ông Trương Duy Nhất. Nó không giống như các bản án khác mà chính quyền đã từng đối xử với giới blogger trong nước trước đây với cùng tội danh. Đây là điều mà chỉ trước đây ít lâu, những ai có hành vi tương tự như ông Nhất thì chắc chắn sẽ bị chụp mũ và bị tống giam bởi điều 88 và điều 79 BLHS với những bản án sẽ khắc nghiệt hơn nhiều lần. Nói như thế để thấy vụ án của ông Trương Duy Nhất hầu như không liên quan đến đến hành động đấu tranh cho dân chủ như các bloggers khác mà chúng ta đã thấy. Mà có lẽ đây là vụ án mang động cơ chính trị được xét xử vào thời điểm mà người đồng hương Xứ Quảng của ông Nhất đang nắm thế thượng phong. Hơn nữa, vì ở thời điểm này, những thông tin hậu trường có liên quan đấu đá nội bộ không còn nóng bỏng như thời điểm ông Trương Duy Nhất bị bắt nữa. Và vì thế, bản án quá nhẹ trong trường hợp này bởi lý do do áp lực quốc tế hay vấn đề TPP là khó thuyết phục, mà nó chỉ chịu tác động rất nhỏ.

Trước khi bị bắt, ông Trương Duy Nhất đã là một nhà báo của nhà nước tương đối có tiếng, song việc tham gia cộng đồng bloggers Việt nam với tuyên bố nghỉ viết báo để viết blog đã gây một ấn tượng khá mạnh. Thông qua blog cá nhân “Một góc nhìn khác” của mình, ông Trương Duy Nhất với những bài viết, bình luận được cộng đồng mạng đánh giá là một cây bút phản biện  mang hơi hướng lối đối lập trung thành. Vì hoàn toàn ông muốn đóng góp cho chính quyền các ý kiến mang tính xây dựng để giúp cho họ sửa đổi trên cơ sở hoàn thiện để phát triển. Đồng thời ông cũng là người thẳng thắn phê phán các hành động chống cộng cực đoan cũng như các biểu hiện không tốt của những nhân vật đấu tranh dân chủ. Trong nội dung các bài viết, các bình luận của blogger Trương Duy Nhất, người ta khó có thể thấy mong muốn thay đổi thể chế chính trị của ông, mà chủ yếu là mang tính công kích các hành động hay các chủ trương của chính phủ. Những cái ấy cũng chính là những lý do khiến blogger Trương Duy Nhất thường bị cộng đồng bloggers hay những người phản đối chính quyền nhà nước công kích hoặc tẩy chay. Bởi lý do mà dư luận đồn đoán cho rằng Trương Duy Nhất chẳng qua là một tên lính xung kích được chống lưng bởi một đồng chí cán bộ rất to ở Đà nẵng (nay đã chuyển ra TW) để thực hiện nhiệm vụ phục vụ cuộc đấu đá giữa các phe phái giữa các lãnh đạo cao cấp trong nội bộ Đảng CSVN. Mà chúng ta đã quen với tên gọi cuộc chiến Ba-Tư và đồng chí X.

Dù sao những cái đó chỉ là những nghi ngờ, mà chưa ai có đầy đủ bằng chứng thuyết phục để chúng minh là đúng. Nhưng với lý lẽ cho rằng người ta bắt Trương Duy Nhất với mục đích duy nhất là để tìm ra ai là người cung cấp cho blogger này các thông tin nội bộ tuyệt mật từ các Hội nghị Ban Chấp hành TW để nhanh chóng tung lên mạng là tương đối khả tín. Với bằng chứng đáng chú ý là bài  ”Hai tân ủy viên Bộ chính trị” đã được tung lên mạng một cách nhanh chóng, trước khi các thông tin đó được truyền thông nhà nước công bố nhiều ngày. Cộng với tính nghiêm trọng của vụ án vào thời điểm khởi tố, bằng chứng là việc vụ án ở mức “đặc biệt”được cấp Bộ CA thụ lý và điều tra, nhưng lại được đưa về xét xử tại Đà nẵng. Và đã kết thúc với mức án ở mức án 02 năm tù giam là mức án quá “chấp nhận được”. Đây là những lý do có giá trị bảo lưu những lý lẽ vừa nêu trên.

Việc trong phiên Tòa xét xử vừa qua, trước tòa blogger Trương Duy Nhất khẳng định không có tội, mà còn nói rằng đáng lý ra ông phải được ghi công vì đã đưa ra những sai trái mà lãnh đạo đảng và chính phủ Việt Nam cần nhìn thấy để sửa đổi. Ông Nhất cũng nói với tòa rằng phê bình lãnh đạo là điều rất bình thường trong một quốc gia dân chủ. Và trong lời cuối cùng của ông Nhất trước khi Tòa tuyên án là với tư cách một nhà báo độc lập, ông Nhất tin mình góp phần xây dựng dân chủ ở Việt Nam, góp phần giúp các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận thức được những vấn đề của đất nước, cũng như những suy nghĩ của người dân. Những ý kiến đó phần nào là bằng chứng cho thấy ông Trương Duy Nhất đã có biểu hiện góp phần cho công cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam. Song các suy nghĩ và lời nói đó được cho rằng chỉ xuất hiện sau thời gian ông Nhất bị bắt.

“Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại – Một ngày tù bằng nghìn thu ở ngoài”, vì thế bất kể họ là ai, ở cương vị gì nếu gặp phải các điều bất công, những bản án phi lý thì mỗi chúng ta đều có trách nhiệm ủng hộ, trường hợp của ông Trương Duy Nhất cũng vậy. Do đó những ý kiến vừa nêu hoàn toàn không nhằm mục đích công kích ông Trương Duy Nhất, mà chỉ có ý nhắc nhở chung cho mọi người về thân phận cái vỏ chanh. Nên nhớ, người ta  sẵn sàng vứt bỏ một khi đã vắt hết nước và đừng tự biến mình thành công cụ của ai đó cho một cuộc đấu đá, tranh chấp.

Chính vì thế mà ông Trương Duy Nhất cũng chỉ là nạn nhân bất đắc dĩ và dù sao bản án 02 năn tù dành cho ông theo cáo trạng cũng là điều vô lý, khó có thể chấp nhận được và đó là một bản án bất công. Vì theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao khẳng định ông Trương Duy Nhất đã bị truy tố về tội “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của tổ chức và làm mất uy tín cá nhân các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam” theo Điều 258 Bộ Luật hình sự. Với bằng chứng là 11 bài viết của ông Trương Duy Nhất và một bài của tác giả khác do ông Nhất đưa lên trang blog cá nhân ‘Một góc nhìn khác’ của ông. Điều này đã gây hậu quả làm “giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức, xã hội và làm mất uy tín cá nhân các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam”. Đây là một vấn đề cần làm rõ, với câu hỏi được đặt ra là, trước khi 11 bài viết trên blog “Một góc nhìn khác” xuất hiện, thì “Các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức, xã hội và cá nhân các lãnh đạo đã và đang thực sự suy giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân hay không?”. Hay sự suy giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức, xã hội và các lãnh đạo đã và đang tồn tại từ rất lâu mà các cơ quan bảo vệ pháp luật không hề hay biết?

Cá nhân tôi đã từng đọc và vừa tìm đọc lại 11 bài viết ghi trong cáo trạng của Viện KSND Tối cao đối với ông Trương Duy Nhất, thì nhận thấy các nội dung trong 11 bài viết kể trên không có ghì là ghê gớm hay đã làm “giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức, xã hội và làm mất uy tín cá nhân các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam” như cáo buộc. Mà đó chỉ là các phát biểu, các kiến nghị bình thường thuộc về quyền của công dân đã được luật pháp nhà nước cho phép.

Điều đó là quá mức bình thường nếu chúng ta đem so sánh với các phát biểu gần đây của các quan chức lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và các ngành liên quan như các vị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hay Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và còn nhiều vị quan chức khả kính khác. Qua đó để thấy sự mục ruỗng, tha hóa, xuống cấp… của chính quyền và quan chức nhà nước là điều có thật, nếu cần xử lý hay truy tố thì phải truy tố các vị này trước để làm gương. Những điều này tuy vậy cũng không hề là tổn hại đến uy tín của Đảng, nhà nước và các lãnh đạo.

Hãy xem các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính quyền đã nói gì về thực trạng chính trị Việt nam:
  • Khi tiếp xúc với cử tri quận Tây Hồ Hà nội ngày 06.12.2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định Nhưng tham nhũng nguy hiểm và khó chịu vì đã thành khá phổ biến. Nó thành đường dây có tổ chức rồi, chứ không còn từng người một người ăn mảnh nữa.”
  • Tiếp xúc với cử tri quận 1 (TP.HCM) với tư cách ứng viên ĐBQH sáng 7.5.2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểuTrước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘chết’ cái đất nước này”
  • Phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 11.9.2013, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan lên tiếng cho rằng “tiền của gia đình liệt sỹ, thương binh còn bị ăn đến bao nhiêu như thế thì người ta ăn của dân không từ một cái gì nữa.
  • Sáng 18.9.203 tại cuộc họp thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận địnhKhông tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy chức vụ này chức vụ kia…“.
Và còn có hằng hà sa số các thông tin, các phát biểu tương tự như kể trên đang hiện hữu trên báo chí và các phương tiện truyền thông của đảng mà người dân ai ai cũng biết, cũng đọc.

Phải thừa nhận hiện tượng Trương Duy Nhất và blog “Một góc nhìn khác” trong thời gian qua đã để lại ấn tượng khá mạnh mẽ và đã tạo ra dấu ấn trong lòng người đọc người đọc. Với một góc nhìn khác khá độc đáo, cộng với nhiều phát hiện khá thú vị và bằng cách trình làng dưới nhiều hình thức dưới danh của một trí thức phản biện trung thành. Nhờ đó đã từng tạo sóng và cuốn hút dư luận xã hội vào các chủ đề nóng ở Việt nam là một trong những thành công của blogger Trương Duy Nhất. Những cái đó nếu nhận xét một cách nghiêm túc thì được nhiều hơn mất, nó phần nào có tác dụng góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

Có lẽ tất cả là do hậu quả của việc quá thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh và tin tưởng vào việc phát huy tinh thần làm chủ một cách quá mức của ông Trương Duy Nhất. Điển hình là ông đã dám vận dụng theo như lời của ông Hồ Chí Minh dạy các “đầy tớ” của dân. Một điều tưởng như đã là chân lý, đó là: ”Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân… Dân chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Làm việc ngày nay không phải để thăng quan phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”.

Ngược lại cũng do thiếu sót của blogger Trương Duy Nhất không chịu khắc cốt ghi xương câu nói của cố Tổng thống VNCH “Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy xem những gì Cộng sản làm”. 
 Ngày 06 tháng 03 năm 2014
 © Kami

Vụ xử Trương Duy Nhất : Pháp kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền

Blogger Trương Duy Nhất tại phiên tòa ngày 04/03/2014 ở Đà Nẳng.
Blogger Trương Duy Nhất tại phiên tòa ngày 04/03/2014 ở Đà Nẳng. -REUTERS/Van Son/VNA/Handout via Reuters

Thanh Phương -RFI

Bộ Ngoại giao Pháp chỉ trích Việt Nam về vụ kết án hai năm tù blogger Trương Duy Nhất và kêu gọi Hà Nội tôn trọng những cam kết về nhân quyền. Hôm qua, 05/03/2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp Romain Nadal tuyên bố « lấy làm tiếc » về việc toà án Đà Nẵng ngày 04/03 vừa qua kết án 2 năm tù blogger Trương Duy Nhất với tội danh « lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước ».
Bị bắt vào tháng 05/2013, nhà báo-blogger Trương Duy Nhất đã lãnh án  tù vì những bài viết chỉ trích chế độ đăng trên trang blog của ông.
Nhân vụ này, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Pháp nhắc lại là Paris vẫn rất coi trọng quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng, kể cả trên mạng Internet, theo đúng tinh thần của bản Tuyên ngôn phổ quát về nhân quyền. Ông Romain Nadal nhấn mạnh : « Các quyền này được bảo đảm trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, mà Việt Nam, thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, đã ký kết tham gia ».
Vào đầu tháng hai vừa qua, tại phiên kiểm điểm định kỳ phổ quát về tình hình nhân quyền tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, đại diện nhiều quốc gia đã lên án Việt Nam sách nhiễu và cầm tù nhiều người chỉ trích chế độ.
Ngày 04/03, ngay sau phiên xử blogger Trương Duy Nhất, đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã ra thông cáo bày tỏ mối « quan ngại sâu sắc » về việc kết án tù blogger này, và kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho Trương Duy Nhất và các tù nhân lương tâm, đồng thời cho phép người dân Việt Nam bày tỏ một cách ôn hòa chính kiến của họ.
Các tổ chức nhân quyền như Phóng viên không biên giới, Human Rights Watch, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo cũng đã phản đốì vụ xử blogger Trương Duy Nhất.
Một blogger khác cũng đang chờ ngày ra tòa đó là ông Phạm Viết Đào, bị bắt ngày 13/06 cũng với cáo buộc « xâm phạm lợi ích Nhà nước ». Theo một nguồn tin từ Việt Nam, blogger Nguyễn Văn Đào sẽ được đưa ra xử sơ thẩm ngày 19/03 tới.

Cướp biển Trung cộng lại cướp của nhiều Ngư Dân VN ở Hoàng sa

Một số thuyền viên trên tàu cá bị tấn công

An Ninh Thủ Đô

Thêm một tàu cá bị tàu Trung Quốc tấn công, lấy tài sản ở Hoàng Sa

Thứ hai 03/03/2014 19:14
ANTĐ -Khoảng 12h trưa 3-3, sau nhiều ngày bị tàu Trung Quốc tấn công, thu hết ngư cụ trên vùng biển Hoàng Sa, chiếc tàu cá mang số hiệu QNg 90479ts của ông Võ Văn Lựu, SN 1966, trú tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, đã về đến Cảng Sa Kỳ.
Tàu cá của ông Võ Văn Lựu cùng 14 thuyền viên đã cập Cảng Sa Kỳ trong tình trạng bị mất sạch ngư cụ. Mạn tàu bị hư hỏng do tàu sắt Trung Quốc đâm, toàn bộ ngư cụ như đồ lặn, thiết bị máy dò tín hiệu, máy định vị và gần 5 tấn cá, tôm hùm bị người Trung Quốc tịch thu, tổng trị giá trên 350 triệu đồng.
Ngày 9-2 tàu cá của ông Lựu cùng 14 thuyền viên ra đánh bắt hải sản ở vùng biển Hoàng Sa, đến khoảng 15h, ngày 1-3 thì bị một tàu sắt của Trung Quốc khoảng trên 35 người, mang theo súng, roi điện bao vây, tấn công. Những người này bắt thuyền trưởng Võ Văn Lựu đánh đập, dùng roi điện chích vào người gây thương tích và bẻ lá cờ Tổ quốc…

Ông Lựu cùng hệ thống dây lặn bị cắt còn sót lại
Ông Võ Văn Lựu cho biết: Khi đang đánh bắt hải sản trên vùng biển Hoàng Sa, chúng tôi thấy một chiếc tàu sắt lớn lao tới. Thấy có biểu hiện nghi vấn, tôi rồ ga cho tàu chạy nhưng bị chiếc tàu sắt lớn đuổi theo. Sau đó thả ca nô xuống bao vây và cho thuyền sắt lớn rượt đuổi chặn mũi tàu. Đồng loạt các đối tượng đi trên ca nô nhảy lên tàu, xông vào buồng lái dùng roi điện khống chế tôi. Cùng lúc đó, nhiều đối tượng người Trung Quốc khác dùng hung khí khống chế, dồn tất cả 14 thuyền viên về phía mui tàu, úp mặt xuống mạn tàu. Nhóm đối tượng người Trung Quốc manh động và táo tợn, nếu kháng cự chúng sẵn sàng chích điện vào người. Đáng nói, để thực hiện hành vi, chúng đập phá tất cả máy liên lạc trước, sau đó tổ chức lục soát, tìm thấy tài sản nào có giá trị là chúng lấy sạch.

Một số thuyền viên trên tàu cá bị tấn công
Ngay sau khi tàu cập Cảng Sa Kỳ, lực lượng Công an tỉnh và Đồn biên phòng Bình Hải đã đến tiếp nhận thông tin và điều tra việc của tàu cá bị tấn công. Từ đầu năm 2014 đến nay, có đến 4 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đánh bắt hải sản trên vùng biển Hoàng Sa Việt Nam bị người Trung Quốc tấn công phi pháp.
Ông Võ Văn Lựu cho biết thêm: Hoàng Sa là của Việt Nam, anh em chúng tôi quyết tâm bám trụ, đánh bắt hải sản trên vùng biển Hoàng Sa của mình. Vừa đánh bắt hải sản để phát triển kinh tế, vừa giữ biển đảo của Việt Nam, đó chính là nghĩa vụ thiêng liêng của chúng tôi đối với Tổ quốc Việt Nam.
Trần Văn

Vẫn không thôi “cười thuê khóc mướn”? - Bôxit Tây Nguyên: Đại hoạ dân tộc Việt kỳ 2

Vẫn không thôi “cười thuê khóc mướn”?

Trích :  “Dường như với những cái đầu đã đổ bê tông, những kẻ này vẫn giữ nguyên tư duy chư hầu, theo đuôi chủ: “Cái gì Nga-Trung ủng hộ thì ta ủng hộ, cái gì Nga-Trung chống thì ta chống” – bất kể đó là cái gì.
Nếu sau này TQ đưa quân vào nơi nào đó của VN (hiện này đã có khá nhiều nơi) với lý do tương tự như Putin đang làm là “để bảo vệ quyền lợi và người TQ” thì báo quốc doanh Việt Nam hẳn sẽ hoan nghênh?” -(Hết trích)
Thì bao giờ cũng “Đồng hồ LX tốt hơn đồng hồ Thụy sĩ- Trăng Trung cộng tròn hơn trăng Mỹ”… Cái đầu óc luôn quì lạy phủ phục ngoại bang ăn theo nói leo để nó cho liếm chút lá , chó thì ngoắc đuôi khi thấy chủ…- Như  Putin , để rồi coi ,thế nào ông ta cũng làm thịt con chó Vít để ăn.
Nhất Phương
Dù Crimea mới được chuyển cho Ukraine từ 1954 rồi được khẳng định là lãnh thổ thuộc Ukraine lúc phải “chia của” khi Liên Xô tan rã năm 1991, thì hôm nay Crimea vẫn là lãnh thổ của Ukraine về mặt pháp lý.
TT Yanukovych rõ ràng là kẻ tham nhũng bị nhân dân căm ghét và bị Quốc hội của Ukraine lật đổ thì làm sao còn là “TT hợp pháp” được nữa? Để bảo vệ khối tài sản của cá nhân và bè đảng trộm cắp được của đất nước, vị TT này kêu gọi Nga can thiệp.
Kịch bản này ở Ukraine khiến người Việt nhớ đến hoàn cảnh tương tự của Lê Chiêu Thống cầu viện ngoại bang mang quân vào xâm lược nước nhà để cứu vãn chế độ tham nhũng và thối nát của mình. Người xưa Lê Chiêu Thống và kẻ nay Yanukovych đều là những kẻ cõng rắn cắn gà nhà, bán nước.
Chỉ cần chút suy nghĩ bình thường người ta cũng hiểu rằng chính người dân tại nước Nga còn chán ghét chế độ độc tài của tay sỹ quan KGB thì làm sao người dân ở Ukraine yêu mến chế độ đó được?
Hãy nghe người dân Crimea nói tiếng Nga: “Họ bảo đến để bảo vệ chúng tôi. Không biết họ bảo vệ chúng tôi khỏi ai? Làm gì có ai làm hại chúng tôi”.
Đưa quân đội vào nước khác như Putin đang làm rõ ràng là hành động chiếm đất, xâm lược. Ấy vậy mà báo chí của quốc doanh Việt nam đang có màn cười thuê khóc mướn cho hành động võ biền chiếm đất của Putin, ủng hộ hành động cõng rắn cắn gà nhà của TT Yanukovych bằng cách chỉ đưa tin một chiều.
Ngôn từ và giọng điệu của báo chí quốc doanh Việt Nam khiến ta không quên cụm từ điêu xảo “làm nhiệm vụ quốc tế” khi Nga Xô đưa quân vào đàn áp phong trào đòi tự do dân chủ ở Hungary và Tiệp Khắc, hay xâm lược Afghanistan, Grudia, … Cùng một hành động, với phương Tây là “xâm lược”, với Nga Xô là “nhiệm vụ quốc tế”!
Dường như với những cái đầu đã đổ bê tông, những kẻ này vẫn giữ nguyên tư duy chư hầu, theo đuôi chủ: “Cái gì Nga-Trung ủng hộ thì ta ủng hộ, cái gì Nga-Trung chống thì ta chống” – bất kể đó là cái gì.
Nếu sau này TQ đưa quân vào nơi nào đó của VN (hiện này đã có khá nhiều nơi) với lý do tương tự như Putin đang làm là “để bảo vệ quyền lợi và người TQ” thì báo quốc doanh Việt Nam hẳn sẽ hoan nghênh?
Ai cũng biết các nước lớn không bao giờ trực tiếp đánh nhau mà luôn sử dụng các nước nhỏ làm vật tế thần. Chính vì lý do đó Putin xua quân vào trước để gây chuyện đã rồi. Nhân dân và đất nước Ukraine đang là vật tế thần đó.
Hãy thôi cái trò cười thuê khóc mướn của kẻ chư hầu ấy đi.
N.P.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Được đăng bởi bauxitevn

Nhà xuất bản Dân khí ra cuốn sách đầu tiên (DĐXHDS).
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Tôn tạo Nghĩa trang liệt sĩ 1979′ mỏ Tĩnh Túc – nghĩa cử hiếm hoi rất đáng ghi nhận (Chép sử Việt/TN). “Nghĩa trang liệt sĩ mỏ thiếc Tĩnh Túc được xây dựng từ đầu những năm 80, quy tập phần mộ các liệt sĩ là công nhân tự vệ của mỏ thiếc đã hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới năm 1979.”
- Sống hài hòa hay nhu nhược với TQ? (RFA).
- Nguyễn Mộng Hoài: Né tránh một cuộc xâm lăng không thể né tránh (Quê Choa). “… bằng thực tế diễn biến của cuộc sống, chúng ta suy nghĩ về tai họa mất nước vào tay xâm lược phương Bắc là nguy cơ càng ngày càng rõ, là mối họa càng ngày càng đậm nét, mà nói cách nào đi chăng nữa, đó vẫn là mối hiểm họa lớn nhất đói với dân tộc ta

- Trung Ngôn: Trung Quốc: Bắn một mũi tên trúng nhiều cái đích… (Boxtivn).
- Tấm lòng người cựu chiến binh với Trường Sa (QĐND/ĐS&PL).
Các Tư lệnh quốc phòng ASEAN nêu bật tầm quan trọng của COC ở Biển Đông (TTXVN/Tin tức).
- Quyền lực cứng, quyền lực mềm, quyền lực thông minh (NCQT).
- Tướng Nguyễn Chí Vịnh tiếp bà Wendy Sherman tại Hà Nội (RFA).
- Gia đình chưa được thông báo về việc Cù Huy Hà Vũ sang Mỹ chữa bệnh (RFI).
- Mẹ Nấm: Trương Duy Nhất – Điều 258 BLHS và Chúng Ta (Blog RFA). – Nguyễn Ngọc Già: Lật ngược vụ án Trương Duy Nhất (DLB).  – Tội Nói Thật (Blog RFA).  – CÂU HỎI TỪ PHIÊN TOÀ XÉT XỬ TRƯƠNG DUY NHẤT (Nguyễn Trọng Tạo).  – Nhà báo Trương Duy Nhất, giáo dục các chánh thẩm và dàn lãnh đạo của các chánh thẩm (Đinh Tấn Lực).  – Uy tín lãnh đạo đảng và nhà nước Thấp hơn cả Challenger Deep
- Giới bảo vệ nhân quyền phẫn nộ về bản án của blogger Trương Duy Nhất (VOA). – Phóng viên không biên giới phản đối Việt Nam kết án tù Trương Duy Nhất (RFI). – RSF phản đối bản án dành cho Blogger Trương Duy Nhất (RFA).
- 19/3 xử Blogger – Nhà văn Phạm Viết Đào: liệu có “được” mức án thấp nhất như Trương Duy Nhất? (Chép sử Việt).
- Bộ công an, viện kiểm sát, thanh tra bộ công an…đá bóng vụ bà Bùi Hằng (Xuân VN).  – Paolo Thành Nguyễn: 24 giờ tuyệt thực (DLB).
- Nóng – Dân Dack Nong bao vây trụ sở , công an đánh nhập viện nhiều người ! (Lê Hiền Đức).  – Nóng: Côn an đánh người dân oan Tây Nguyên (DLB). - Nông dân Dak Nong tập trung tại UBND khiếu kiện đất đai (RFA). – Phạm Chí Dũng: Ý chí quyết tử của những người giữ đất (VOA). – Việt Nam hôm nay, ngày 05.03.2014 (DCCT).
- Hãy yên lòng Mẹ nhé! (DLB).
- Ngô Thị Hồng Lâm: Thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang (Boxitvn).
- Nhật ký mở lần thứ 80: NIỀM HỨNG KHỞI CUỐI ĐỜI CỦA MÌNH ĐANG BAY BỖNG GIỮA TRỜI BỖNG…“XÌ HƠI”! (Tô Hải).
- Hạo Kỳ – Tự do ngôn luận, tư do báo chí là tất yếu (Dân Luận). – Nelson Mandela – Bước đường dài đến tự do (6)
- Phải giữ tốt tên Người (DLB).
- Chuẩn mực luật pháp và chuẩn mực kinh doanh (Nguyễn Văn Thạnh).
- Câu chuyện cuộc sống: Lần đầu đi làm chứng minh nhân dân (Dân Luận).

- Phóng Sự LaoĐộngViệt 20140305- “Công an cùng một giuộc với chủ” – công nhân Trường  Xuân (LĐ Việt).
- Sợ nó giỏi hơn cũng cấm? (Nguyễn Tường Thụy). “Bộ đội thì có quyền quái gì mà bắt dân không được làm máy bay. Có lẽ trong tư duy của mấy chú lính này, cứ máy bay là thuộc quyền quản lý của Bộ quốc phòng“. – TÍA MÁ ƠI (Nguyễn Quang Vinh). - ỦA?
- ‘Một cô em’ của ông Truyền là ai mà cho nhiều thế?’ (VNN). - Độc giả “dậy sóng”trước khối tài sản “khủng” của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ (PLVN).
Toàn cảnh CSGT Hàng xanh vạch ví người đi đường (CL). - Bốn CSGT Hàng Xanh sẽ bị xử lý như thế nào? (PLVN). - Công an văng tục với người vi phạm, người vi phạm chửi lại (MTG).
- Con thiếu tá công an đi cướp tài sản (Soha). – Con trai thiếu tá công an cướp tài sản, đánh người trọng thương (ĐS&PL). – Bắt khẩn cấp nghi can cướp là con thiếu tá công an (TT). – Bắt giam con thiếu tá công an cướp tài sản (TP).
Phá ổ bạc trong quán của gia đình PGĐ Kho bạc Nhà nước Cà Mau (DV).
Trụ cầu treo độn gạch: Lãnh đạo tỉnh giải thích quá vô lý! (KT).
Doanh nghiệp khốn khổ vì sổ đỏ (VnM).
- Vụ dỡ đình cổ lấy gỗ sưa đem bán: Đã xác định được những người mua bán (LĐ).
- VN xây thêm nhà máy nhiệt điện (RFA).
Bôxit Tây Nguyên: Đại hoạ dân tộc Việt – Kỳ II (FB Người Xứ Bố Sơn).
- Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam: Hiệp định “123” về Luật Năng lượng nguyên tử giữa Hoa Kỳ và Việt Nam – thiệt hư ra sao? (Boxitvn).
- “40% người Việt ăn cắp” và nỗi khổ người Việt trên đất Nhật (KT). – Nhật ra trát bắt tiếp viên Vietnam Airlines (BBC).
- Không có con đường dễ đến dân chủ (DĐXHDS).
- Cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc thúc đẩy cải cách (VOA). – Trung Quốc muốn chống ô nhiễm mà không hại cho tăng trưởng (RFI).
- TQ tăng ngân sách quốc phòng (BBC). - 2014: Ngân sách quân sự Trung Quốc tăng 12,2% (RFI). - Trung Quốc tăng 12,2% chi tiêu quốc phòng  (VOA). – Bắc Kinh không công bố chi tiêu về an ninh nội địa (RFI). - Trung Quốc tăng chi tiêu quốc phòng (NLĐ).
- Trung Quốc : Người Duy Ngô Nhĩ là thủ phạm vụ thảm sát Côn Minh (RFI). – Liều mình phết! (FB Nguyen Trung Thuan). – TQ: Hai người rải truyền đơn bị bắt (BBC).  
- Ukraina : Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan (RFI).
Đài Loan nói đe dọa quân sự từ Trung Quốc không giảm (TN).
- Các chuyên gia của LHQ điều tra chuyến đi của Rodman tới Bắc Triều Tiên (DCCT).
- Nam Triều Tiên: Miền Bắc có thể phóng thêm phi đạn (VOA). – Bình Nhưỡng biện minh cho các vụ bắn thử tên lửa (RFI).
- Mỹ kêu gọi Nhật, Nam Triều Tiên ‘nhanh chóng’ cải thiện quan hệ (VOA). - Triều Tiên kết án tử 33 người liên hệ với nhà truyền giáo Hàn Quốc (Tin tức). - Hàn Quốc điều tra tin đồn Triều Tiên “trảm” Phó Nguyên soái (DV).
Thêm lệnh bắt đối với lãnh đạo biểu tình Thái Suthep Thaugsuban (TT).
- ‘Không có người Việt’ ở điểm nóng Crimea (VOA). - Việt Nam mong tình hình Ukraine sớm ổn định (DT). – (NĐT).
- Dân Ukraina hăng hái tòng quân để chống Nga (RFI). – Cuộc đối đầu nghẹt thở ở căn cứ quân sự Ukraine (VNE).
Rộ tin lãnh đạo biểu tình Ukraina thuê lính bắn tỉa đám đông? (VNN). - Lãnh đạo chính quyền Ukraine lâm thời mướn xạ thủ bắn người biểu tình? (TN). - Quốc hội Ukraine xem xét dự luật gia nhập NATO (TTXVN).
- Ukraina : Nga kiểm soát một phần căn cứ phóng tên lửa ở Crimée  (RFI). – Putin nói gì về Ukraine? (BBC). – Làm cách nào để Moscow thay đổi đường lối về Ukraina? (VOA).
- 10 điều dối trá từ cuộc họp báo của Putin (Blog RFA). – Một nửa sự thật và hành xử lật đật của Putin (Hiệu Minh). “Gửi lính sang Ukraine mà không đeo quân hàm quân hiệu, mặt che kín, đó là thái độ không đàng hoàng, đặc chất mafia. Lãnh đạo cường quốc không thể hành xử kiểu Ivan, dù Ivan của nước Nga ít khi nói dối“.   – Phóng viên truyền hình Nga lên án Moscow xâm lược Ukraine (Người Việt).
- MỪNG CÁI KHÔN MÀ LO CÁI DẠI ! (Lê Khả Sỹ). – Ukraine và Việt Nam (Jonathan London). – Bênh Ukraina nhưng vẫn phải chửi những đứa bênh Ukraina ngẫn (Cavenui).  – Xâm lược Ukraraina: Putin thắng hay bại? (DLB). – Khi hai anh em cãi cọ, người thứ ba phải làm gì? (TopWar/ Kichbu). – Nhất Phương: Vẫn không thôi “cười thuê khóc mướn”? (Boxitvn).
Nga dọa trả đũa nếu bị trừng phạt (TT). - Nga: Soái hạm Ukraine mang thiết bị tình báo của NATO (Soha). - Ông Putin nói về Ukraina: Phô diễn quyền lực là hành động ngu dốt (LĐ). - Phóng viên đài Nga lên án xâm chiếm Crimea (NLĐ). - Nga khó ‘nắn gân’ Ukraine hơn so với Georgia (Tin nóng). - Tổng thống Nga hối thúc bảo vệ Liên minh Hải quan (TTXVN).
- Mỹ lên án ‘hành động xâm lược’ của Nga ở Crimea (VOA). – Obama muốn Nga rút quân tại Crimea (BBC). – Nỗ lực ngoại giao cấp cao cho Ukraine (BBC). – Nga – Mỹ sắp đối thoại về Ukraine (BBC). – Ukraina : Mỹ vẫn cứng giọng với Nga (RFI).
Cựu điệp viên CIA tiết lộ kịch bản Mỹ dàn dựng ở Ukraine (TTXVN). - Nga sẵn sàng trả đũa Mỹ (NLĐ). - Thất bại trước Putin, tình báo Mỹ bị điều tra (Soha). - Lavrov, Kerry đã đối thoại trực tiếp về Ukraine tại Paris (TTXVN).
- Phương Tây và Nga cố tìm giải pháp ngoại giao cho khủng hoảng Ukraina (RFI). – Phương Tây kêu gọi giải pháp hòa bình cho Nga, Ukraina (VOA). – Nga, NATO họp về cuộc khủng hoảng Ukraina (VOA). – Trừng phạt Nga: Anh Quốc phải chăng chơi trò hai mặt? (RFI).
OSCE gửi 35 quan sát viên quân sự đến Ukraine (TN). - EU sẽ hỗ trợ 11 tỷ euro cho Ukraine (VOV). - Thổ Nhĩ Kỳ cho tàu chiến Mỹ ‘mượn đường’ tới Biển Đen (Tin tức).
- Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp: Nhà nước quay trở lại (Phan Ba).
- Ngày giỗ đầu của ông Chavez: Biểu tình khắp Venezuela (RFI).

- Hóa giải những bất cập trong giải quyết khiếu nại, tố cáo: Quyết tâm và trách nhiệm vẫn chưa đủ:  Bài 1: Vấn đề cũ, bức xúc mới (HNM).
- Xung quanh việc xây dựng công trình công cộng tại xã Liên Mạc (Từ Liêm): Cần làm rõ dấu hiệu tiêu cực (HNM).

- Nguyễn Trung: Sự lựa chọn của tôi: Cải cách (viet-studies). “Sự lựa chọn của tôi: Dành cho ĐCSVN giữ vai trò quyết định, ngoại trừ trường hợp những người nắm quyền lực trong ĐCSVN hiện nay chủ trương chống lại cải cách và đối kháng lại lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc. Sự lựa chọn này của tôi trước hết căn cứ vào nghĩa vụ và món nợ lịch sử ĐCSVN đã cam kết với nhân dân, với tổ quốc và bây giờ nhất thiết phải trang trải“. Mời xem lại bài đầu: Chữ Tín

KINH TẾ
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 5-3-2014   -   Kinh tế công cộng: Tóm tắt chương 25   –   Vào chợ mỗi ngày TTCK 5-3-2014 (VietFin).
Nhật Bản tiếp tục tài trợ 25 tỷ yên vốn ODA cho Việt Nam (TTXVN).
Dành phần tăng thu để bù đắp hụt thu ngân sách (HQ).
Ngân hàng loay hoay tìm đầu ra cho đồng vốn (PLTP).
Sacombank, Southern Bank có về một nhà? (CafeLand).
Địa chính trị hạ nhiệt, vàng nguội theo (ĐTCK).
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 6/3 (ĐTCK). - Siết chặt quản lý báo cáo tài chính của DN niêm yết (HQ). - Nhận định chứng khoán ngày 6/3: “Cơ hội dùng đòn bẩy tài chính” (VnEco).
Loạn căn hộ cao cấp (NLĐ).
- Người giàu nhất VN sở hữu 1,6 tỷ đôla (BBC).
Quản chặt xe tạm nhập, tái xuất (TBKTSG).
Khai thác hợp lý các nguồn điện đảm bảo điện mùa khô (TTXVN). - Điện mua ngoài chiếm 62,88% (HQ).
Áp trần cho giá sữa – không phải là giải pháp hiệu quả! (TBKTSG).
Viglacera sắp bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược ngoại (VnEco).
Bài 1: Có nên áp thuế TTĐB lên nước ngọt có ga không cồn? (PLTP).
Phát triển ngành chăn nuôi: Không làm ào ào, chung chung (HQ). - ĐBSCL phấn đấu xuất khẩu cá tra đạt 1,75 tỷ USD (TTXVN).
Xuất khẩu sang UAE lần đầu tiên vượt ngưỡng bốn tỷ USD (ND).
Xu thế giá vàng năm nay và “ẩn số” Trung Quốc (VnEco). - Trung Quốc đẩy mạnh cải cách để tăng trưởng bền vững (TTXVN).
- Kinh tế vùng đồng euro khởi sắc hơn vào cuối năm 2013 (RFI).


VĂN HÓA-THỂ THAO
- Lê Phú Khải: Cầu Long Biên – bản đàn trong yên lặng (Boxitvn). - Bảo tồn cầu Long Biên : Trách nhiệm của lãnh đạo Hà Nội ? (RFI).
Văn chương im ắng (NLĐ).
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU – KỲ 117 (Nhật Tuấn).
- NHÀ BÁO LÊ KHẮC SỸ QUA ĐỜI – MỘT THỜI NHỚ MÃI (Nguyễn Trọng Tạo).
- NÓI VÀI LỜI… (Nguyễn Quang Vinh).
- Núi Đoạn Sông Lìa – phần 37 (Da Màu).  – Sống – Không tên
- Về chuyện còm men và chém gió (THĐP).
- Người không vì mình, trời tru đất diệt (THĐP). – Học cách giúp đỡ trong cuộc sống
- Tình yêu thời nay hay là sự biến tướng của “môn đăng hộ đối”? (THĐP)
Nhiều hoạt động thú vị ở “Festival Ấn Độ” tại Việt Nam (TTXVN).
Phim tài liệu TFS lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử (SGGP).
Lỗ hổng trong quản lý (NLĐ). - UniCorp lên tiếng trước scandal Diễm Hương có chồng trước khi thi hoa hậu (MTG).
Chấn động vụ kiện 288 tỷ của siêu mẫu Ngọc Thúy (MTG).
‘Người đàn bà cuồng dâm’ bị Thổ Nhĩ Kỳ từ chối (MTG).

- Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nội Tô Văn Động: Đang làm hồ sơ công nhận di sản cầu Long Biên (TP).

- NHÀ GIÁO CÓ CON MẮT TINH ĐỜI (Trần Mỹ Giống).
- THI CỬ NGÀY XƯA (Lê Nhật).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Chuyện gì đây! (NLĐ). - 62 ngành học Đại học được tuyển sinh trở lại (VOV). - Bộ GD&ĐT không thay đổi hoặc giảm điều kiện đảm bảo chất lượng (GD&TĐ).
Đề xuất phương án mới thay thế điểm sàn 2014 (VTC).
“Chúng tôi tôn trọng sự lựa chọn của học sinh” (GD&TĐ).
Thầy giáo “ôm” tiền học sinh, “cắm” xe đồng nghiệp rồi… mất tích (LĐ).
Nghỉ tết rồi… nghỉ học (SGGP).
“Quả đắng” du học Nhật để… kiếm tiền (PLTP).
- Phan Châu Thành: Tản mạn: Người Việt bị ngộ độc Toán và Thơ? (DLB). – Gạch nối giữa giáo dục và tự do (Alan Phan).
- Phương pháp dạy mới thách thức phụ huynh gốc Việt (Người Việt).
- Cái giá phải trả cho sự miễn phí (THĐP).

- Nâng cao chất lượng giáo viên: Yêu cầu cấp bách để đổi mới giáo dục (HNM).
- Giải quyết chế độ cho giáo viên mầm non ở Ninh Bình: Một mình một chợ! Bài 2: Lờ văn bản cấp trên, cố né tránh sự thật! (LĐ).


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Tàu cá va phải đá ngầm, 46 ngư dân gặp nạn (DT). - Tàu hàng đâm chìm tàu cá, 12 thuyền viên gặp nạn (VOV).
Bộ trưởng Thăng yêu cầu khám sức khỏe lái xe (VNN).
Tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ cho các trang trại chăn nuôi gia cầm sạch (ND).
Báo động những đường dây “chăn dắt” trẻ ăn xin (SK&ĐS).
Hiện trường đổ nát vụ xe cẩu húc cổng nhà văn hóa huyện (DT). - Vụ sập cổng TTVH huyện, 3 người tử vong: Trụ cột cổng không có cốt thép? (TT).
Nạn nhân thứ 2 vụ “xe điên” ở Xã Đàn: “Chưa thể khẳng định Quyên bị cán 2 lần” (LĐ).
Vợ bí thư xã là… “quỷ cái” (PT).
Trở về sau 17 năm bị lừa bán sang Trung Quốc (NLĐ).
Đông Nam Á khô hạn (NLĐ).


Hôi nào cũng là hôi  (Tia Sáng).

QUỐC TẾ
Syria cam kết hủy sạch vũ khí hóa học trước tháng tư (TP).
Iran giữ vững lập trường duy trì chương trình hạt nhân (TTXVN). - Israel lục soát một tàu chở vũ khí của Iran (VOV).
- Israel: Cho phép Iran tinh chế uranium là ‘sai lầm trầm trọng’ (VOA).
- 10 người thiệt mạng trong một loạt các vụ nổ bom ở Iraq (VOA).
Pakistan và Taliban nối lại các cuộc đàm phán hòa bình (TTXVN).
Kẻ phá luật (NLĐ).
- Giới chức ngoại giao Mỹ thăm Ấn Độ để hàn gắn quan hệ (VOA). - Ấn Độ sắp bước vào cuộc bầu cử lớn nhất thế giới (NLĐ).
- Mỹ mưu tìm sự linh động với ngân sách ngoại viện bị giảm thiểu (VOA). – TT Obama giữ nguyên ngân sách quốc phòng, ngoại viện Mỹ năm 2015 (VOA). – Tăng Mức lương tối thiểu ở Hoa Kỳ: Thuận Hay Chống? (VOA).
- Ông bà Clinton, yếu tố chính trong các cuộc bầu cử 2014 (VOA).



Bôxit Tây Nguyên: Đại hoạ dân tộc Việt.

Kỳ II: Nhà máy Alumina Nhân Cơ(Đăk Nông): Môi trường tan nát, công nghệ lạc hậu rõ ràng.

Tiếp bài viết Kỳ I: Nhà máy Alumina Tân Rai(Lâm Đồng): Những quả bom đã được kích hoạt.

Chúng tôi tiếp bước từ Lâm Đồng lên Đăk Nông, miền đất đỏ bazan đượm nắng gắt. Đường vào Khu Dự án Bôxit Nhân Cơ nhăm nhở ổ gà, ổ voi vì xe chở vật liệu tàn phá khi tiến hành xây dựng nhà máy thuỷ điện Đồng Nai 05.

Nhân Cơ là một xã thuộc huyện Đắk R'Lấp, tỉnh Đăk Nông, Việt Nam. Nhân Cơ nói riêng và toàn tỉnh Đắk Nông nói chung đều nằm trên cao nguyên Mơ Nông, cao nguyên đất Feralit trên nền Bazan có nhiều khoáng sản, đặc biệt là quặng bô xít, theo nghiên cứu của chính phủ Việt Nam trên toàn Đăk Nông có khoảng 3,4 tỷ tấn(chiếm 63% toàn trữ lượng bauxite ở khu vực Tây Nguyên).

Tổng quan dự án Bôxit Nhân Cơ.

Dự án khai thác bauxite Nhân Cơ là một trong những dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên theo chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, được triển khai tại tỉnh Đắk Nông, Việt Nam. Tên gọi Nhân Cơ được đặt do nhà máy khai thác chính đặt tại xã Nhân Cơ, huyện Đăk R'Lấp, tỉnh Đắk Nông, Việt Nam.

Chủ trương lập dự án bauxite - alumin Nhân cơ đã được thông qua tại Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bauxite với công suất Nhà máy alumin Nhân Cơ lên 600.000 tấn/năm. Việc khai thác bauxite tại Đắk Nông được chính phủ Việt Nam giao cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (TKV) làm chủ đầu tư với nhà thầu xây dựng nhà máy khai thác là công ty Chalieco, Trung Quốc thực hiện tất cả các công đoạn từ thiết kế - mua thiết bị - xây dựng - đào tạo (EPC). Hiện nay dự án đang tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng.

Công nghệ Trung Quốc

Theo tính toán của Tập đoàn TKV và Bộ Công thương, nhu cầu tiêu hao điện năng cho việc sản xuất Alumina từ quặng Bauxite là không lớn, bình quân khoảng 200 - 256 kWh/tấn. Vì thế tại các nhà máy chế biến Alumina sẽ đầu tư các nhà máy nhiệt điện tự dùng với quy mô khoảng 30 MW. Cũng tương tự mối nguy hại như dự án Bôxit Tân Rai(Lâm Đồng), dự án Bôxit Nhân Cơ cũng sử dụng công nghệ và lò nung công nghệ lạc hậu của Trung Quốc với những hiểm hoạ khôn lường. Ở nhà máy Tân Rai có 12 lò nung, nhưng ở Nhân Cơ có tới 18 lò nung sét zỉ đang chờ quét sơn cho sáng bóng khi dự án đi vào hoạt động.

Nước.

Theo phương án thiết kế, lượng nước sử dụng cho dự án là nước mặt tự nhiên, không sử dụng nước ngầm, với giải pháp tôn cao đập của hồ Nhân Cơ hiện có, sẽ tăng dung tích chứa nước của từ 2,08 triệu m3 lên 21,8 triệu m3 đủ cho việc sản xuất. Hiện nay, nước tại Hồ Nhân Cơ đã được trữ ở mức trung bình.

Rừng.

Khi triển khai xây dựng nhà máy Bôxit Nhân Cơ, hàng loạt hộ gia đình đã phải di dời, ước chừng hàng trăm hecta rừng bị triệt hạ. Thay vào đó là những hố sâu được đào rất rộng lớn, bừa bãi.

Hố bùn đỏ.

Dự án Bôxit Nhân Cơ cũng giống như Bôxit Tân Rai được thiết kế hai hố chứa bùn đỏ. Ở Tân Rai, theo quan sát của chúng tôi, hố bùn đỏ nhỏ hơn nhiều so với hố bùn đỏ ở Nhân Cơ.

Điểm khác biệt nữa là xã Nhân Cơ có độ cao so với mực nước biển cao, 02 hố bùn đỏ Nhân Cơ nằm ở vị trí cao hơn nhiều so với những khu vực gần kề. Như vậy sẽ rất trớ trêu khi một khối lượng bùn đỏ chứa các chất kiềm và phóng xạ nguy hiểm ở một vị thế cao như vậy.

Anh Trần Văn Trung ở xóm 08 xã Nhân Cơ cho biết: “Từ khi quy hoạch, xây dựng dự án Nhân Cơ, cuộc sống người dân ở đây bị xáo trộn hoàn toàn. Chúng tôi không được giải thích rõ ràng về các mỏ bauxite, việc xây dựng và mở rộng nhà máy alumina, hay kế hoạch thu hồi đất, đền bù. Trước đây, cả một khu rẫy cà phê, tiêu, mì tươi tốt mà giờ bị thu hồi gần hết mà đền bù chẳng thấm thoát gì. Người dân thấp cổ bé họng, có ý kiến Nhà nước không nghe cũng đành chịu”.

Hiện nay, công nhân Trung Quốc vẫn tiếp tục lưu trú, sinh hoạt tại khu vực hai xã Nhân Cơ, Nhân Đạo huyện Đắk R’Lâp tỉnh Đắk Nông, với sự quản lý lỏng lẻo của địa phương. Họ làm việc kín trong khu vực dự án.

Chị Hoa – Chủ quán Cà phê ở Chợ Nhân Cơ cho hay: “Người Trung Quốc hay ra quán chị uống cà phê lắm, giống như người địa phương vậy, họ còn đi chơi gái ở giữa chợ nữa kia. Từ lúc người Trung Quốc có mặt, có thêm nhiều quán cà phê đèn mờ lắm”.

Kết luận: Ngày 15/01/2011 sau khi xảy ra thảm họa bùn đỏ rại Hungary, Phát ngôn viên Ủy ban phụ trách về môi trường của Ủy ban Châu Âu(EC) - ông Jo Hennon - đã nói rõ: “Việc chọn lựa địa điểm tại khu vực mang nhiều rủi ro là sai lầm, và lẽ ra không nên cho phép xây dựng nhà máy này”. Và giờ đây Việt Nam lại đang tìm cách để tới những hiện thực đó bất chấp những quan ngại từ các chuyên gia, nhà khoa học trong nước cũng như nước ngoài về các hậu quả tai hại mà các dự án Bôxit tại Tây Nguyên hiện nay mang lại.
Thiết nghĩ, một chính quyền luôn hô hào kịch liệt là “của dân, do dân, vì dân” lại để những tiếng kêu, những nguyện vọng, những ưu tư của người dân ra ngoài tai, nhằm hướng tới những mục tiêu nguy hại tới vận mệnh cả dân tộc thì chính quyền đó đáng để người dân chà đạp và lãng quên.
FB Người Xứ Bố Sơn