Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

"Việt tân" với chiến dịch tận diệt trên Facebook

Chính trị – Xã hội


Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Singapore   -(Tintuc)   >>>   Tổng thống Nga phê chuẩn Hiệp định hợp tác với Việt Nam về không gian vũ trụ
Tiễn biệt chiến sĩ thứ 19 hy sinh trong vụ máy bay rơi ở Hòa Lạc  -(TNO)
Mưa lớn, dân Sài Gòn lại... "chạy lũ"!
Mưa lớn, dân Sài Gòn lại… “chạy lũ”!  -(TT) -====>>>
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Hàng tháng sẽ tiếp công dân   -(Tintuc)   —   Đà Nẵng khánh thành hệ thống thông tin chính quyền điện tử  -(Bizlive)
Động đất nhẹ ở Hà Nội   -(PT) – Trận động đất xảy ra khoảng 12h30’ trưa hôm nay, nhiều người dân cảm nhận rõ rệt dư chấn của trận động đất này.
Hà Nội xuất hiện ổ dịch sốt xuất huyết đầu tiên   -(VnEx)   —   Hoãn lần 2 phiên tòa vụ dân đốt xe công an  -(TT)
Công an TP.HCM gửi tin nhắn khuyến cáo nhân dân cảnh giác với tội phạm  -(PLTP)
Phải làm gì để bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam?  -(RFA)
Nếu Đảng vì tổ quốc thì mọi việc đã khác !   -(RFA)

Kinh tế

VAMC mua nợ hay mua thời gian?  -(Bizlive)   >>>   Có ngoại tệ, được sử dụng như thế nào?   >>>  Địa ốc Hoàng Quân: Doanh thu bất động sản âm trong quý II
Môi trường kinh doanh kém, Việt Nam mất thu nhập 7.000 USD    -(ĐV) – “Việt Nam đáng lẽ phải nằm trong nhóm quốc gia có mức thu nhập trung bình 7.000 USD nhưng thực tế không được do điều hành không hiệu quả”.
Ma trận BĐS: Hiểu sai là tại… người dân!    -(ĐV)   —   Dự án đầu tư trên đất vàng lấn biển ở Đà Nẵng “đột tử”!  -(GDVN)
Sáng 22/7: Tỷ giá tiếp tục biến động thất thường  -(Bizlive)   >>>   Muốn “thoát Trung” phải đi con đường “khác Trung”   >>>   Siết chặt nhập khẩu 6 mặt hàng từ Trung Quốc    >>>   TP. HCM: CPI 7 tháng mới tăng 1,22%   >>>   6 tháng, PVG ghi lỗ 8,8 tỷ đồng
CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh  -(VnEc)  -Cục thống kê Tp.HCM vừa công bố CPI tháng 7/2014 của thành phố đã tăng 0,12%, sau khi tăng 0,58% trong tháng 6…

Thế giới

Hội đồng Bảo an sắp biểu quyết vụ máy bay Malaysia bị bắn rơi-(VOA)   —  TT Obama: Nga phải gây áp lực để quốc tế tiếp cận hiện trường tai nạn-(VOA)   —   TQ ngần ngại không lên án Nga về vụ máy bay Malaysia bị bắn rơi-(VOA)   —   Báo Nga ‘hoan hô bắn rơi máy bay’  -(BBC)
Vụ MH17 rơi ở Ukraine: Thủ tướng Hà Lan nói “tôi bị sốc” với ông Putin   -(Bizlive)   >>>  Liệu Nga có phủ quyết nghị quyết lên án vụ MH17?
Putin: Chớ dùng MH17 cho “mục đích chính trị ích kỷ”  -(DT)   >>>  Thêm hình ảnh nghi của tên lửa Buk gần biên giới Nga-Ukraine
Chuyên gia: Vụ máy bay rơi bất lợi cho Nga, tốt cho Ucraine  -(GDVN)
Phe ly khai trao chiếc hộp đen chuyến bay MH17 cho Malaysia  -(VOA)   >>>   LHQ thông qua nghị quyết về vụ bắn rơi máy bay Malaysia
Chứng khoán Nga lại rớt giá sau vụ bắn rơi máy bay Malaysia   -(VOA)
Hội đồng Bảo an yêu cầu ngưng bắn ngay lập tức ở Dải Gaza -(VOA)   —  Chủ tịch Trung Quốc cam kết củng cố quan hệ với Venezuela-(VOA)
Hàn Quốc, Trung Quốc xúc tiến thiết lập đường dây nóng  -(VOA)   —  Hội nghị AIDS tưởng nhớ 6 đồng nghiệp tử nạn trên chuyến bay MH17-(VOA)   —   Campuchia đối mặt nhiều thách thức để ngăn ngừa HIV/AIDS-(VOA)
Tàu Trung Quốc do thám tập trận hải quân Rimpac để làm gì?  -(Bizlive)   —   Lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ: ‘Kinh tế đang tăng trưởng’  -(VOA)
Tàu Đài Loan lên đạn khi gặp tàu TQ ở Trường Sa  -(MTG)   –  Chiến hạm Trung Quốc – Đài Loan chạm trán nảy lửa   -(ĐV)   >>>    Vụ máy bay Malaysia: Trung Quốc có xích lại gần Nga?    >>>   Nhật – Úc – Ấn liên thủ, Trung Quốc vùng vẫy thế nào?
Trung Quốc hậm hực, bất mãn cao độ khi Nhật Bản tự xưng là nước lớn  -(GDVN)  >>>   Mỹ, đồng minh và đối tác không khoanh tay đứng nhìn với Trung Quốc   >>>   Sợ trúng tên lửa, Mỹ cấm máy bay chở khách đi qua Triều Tiên
Báo Thái Lan: TQ không xứng là ‘thủ lĩnh’ khu vực  -(GDVN)   —  Hàn Quốc: Phát hiện thi thể của chủ sở hữu phà Sewol  -(GDVN)
Tướng Nga: Su-25 của không quân Ukraine bắn hạ chiếc MH17 -(GDVN)   >>>   Từ lỗ thủng nhỏ trên xác máy bay, lộ mặt kẻ bắn chiếc MH17?   >>>    Phiến quân giao thi thể nạn nhân MH17 cho Ukraine để đưa về Hà Lan

Trung Quốc làm chuyện lạ đời   -(PT)  – Trung Quốc lần đầu tiên được mời tham dự cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương do Mỹ tổ chức gần đảo Haiwaii. Tuy nhiên, cũng là lần đầu tiên một quốc gia vừa tham dự tập trận lại vừa cử tàu đến do thám.   >>>  Trung Quốc “hợp tung” để phá “liên hoành” Mỹ – Nhật?
Ông Tập đến Mỹ Latinh: Quà Trung Quốc khác quà Nga?    -(ĐV)
Cảnh phiến quân trộm nhẫn của nạn nhân MH17  -(Tintuc)   —  ‘Đừng đổ lỗi cho Malaysia Airlines’  -(Zing)
Thời điểm vụ tai nạn Boeing và thời điểm vệ tinh Mỹ bay trên Ucraina trùng hợp -(DV)   -Ông Kartapolov nói rằng, “Theo tính toán của chúng tôi, từ 17h06 đến 17h21 (MSK) ngày 17.7, thiết bị vũ trụ của Mỹ được thiết kế để phát hiện và theo dõi các vụ phóng tên lửa các phạm vi khác nhau thực sự đã bay trên khu vực đông nam Ukraine.” Ông Kartapolov kêu gọi phía Mỹ cung cấp hình ảnh từ vệ tinh cho cộng đồng thế giới biết để nghiên cứu chi tiết.
Obama, Putin cùng ra tuyên bố về vụ MH17 trong một ngày  -(VnEc)   >>>   Giới tỷ phú Nga run sợ sau vụ MH17  -Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp Nga “sống trong sợ hãi” và tìm cách chuyển tiền khỏi đất nước…
Bộ Quốc phòng Nga công bố thông tin gây sốc về MH17  -(VTC)   >>>  Nga tố cường kích Su-25 áp sát MH17, Ukraine ‘phản pháo’
Putin ‘ủng hộ chấm dứt xung đột Ukraine’  -(BBC /nghe xem)   >>>   Thoát hiểm?   —  Việc Pháp giao chiến hạm Mistral thứ hai tùy thuộc thái độ của Nga  -(RFI)  —  MH17: Quốc tế gia tăng áp lực lên Nga và quân ly khai Ukraina  -(RFI)   >>>   MH17 : Phe ly khai trao hộp đen cho Malaysia
Malaysia Airlines né Ukraina, nhưng lại bay ngang qua Syria  -(RFI)   >>>   Ukraina : Vì sao đa số phi cơ dân dụng bay qua vùng có chiến sự ?
Ukraina – Cận Đông, hai hồ sơ nóng bỏng trong chính sách ngoại giao của Mỹ  -(RFI)
EU đấu khẩu vì vấn đề trừng phạt kinh tế nước Nga  -(RFA)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Bỏ xếp loại học sinh tiểu học: cần cân nhắc thực tế tại Việt Nam  -(MTG)   —  Học sinh của 77 quốc gia, vùng lãnh thổ đến VN thi Olympic Hóa học  -(MTG)
4.000 tỷ “số hóa” SGK: Chỉ loay hoay tìm cách tiêu tiền?   -(ĐV)  —  Kiến nghị khẩn cấp bảo vệ Hoàng thành Thăng Long    -(ĐV)   —-  Xót xa thành cổ độc nhất Nam Bộ sắp thành phế tích  -(VTC)
Tháng Sáu 2014 là tháng nóng nhất từ năm 1880  -(RFI)   >>>   Một bước tiến trên con đường tìm thuốc trị SIDA

Bức ảnh từ sân bay Tân Sơn Nhất gây sốc cho cộng đồng mạng
Bức ảnh từ sân bay Tân Sơn Nhất gây sốc cho cộng đồng mạng  -(PT)==>>
Sân bay giải thích việc lấy nước từ WC cho vào bình nước -(Zing)
Sài Gòn mưa tầm tã, QL1 tê liệt và hỗn loạn vì kẹt xe  -(Dân trí)
Giám đốc Sở Tài chính vứt gần 3 tỷ dưới gầm giường  -(KT) -  >>>   CSGT Hàng Xanh và những vụ “tai tiếng” nhất Sài Gòn
Đường ống nước Sông Đà sẽ còn bể dài dài, vì…  -(MTG)
6 cán bộ công chức viên chức ở TP.HCM nộp quà tặng  -(TT)  >>>   Hai CSGT khóa tay học trò chạy xe lấn tuyến   >>>   Bắt bị can cầm đầu nhóm giết người bịt mối tố tiêu cực
Sự vô văn hóa của siêu mẫu Dương Yến Ngọc trên nỗi đau MH17   -(PT)
Thanh tra Chính phủ: Chỉ phát hiện 1 người kê khai tài sản không trung thực  -(Bizlive)   >>>   Lật tẩy chiêu trò ‘dùng tiền giả đổi tiền thật’   >>>   Bắt đối tượng vận chuyển hơn 15 triệu tiền giả   >>>   Thông tin mới nhất về vụ mua bán, tiêu thụ 1 tỷ đồng tiền giả   >>>    Gần 50% cơ sở thực phẩm chức năng vi phạm qui định an toàn thực phẩm
Cuộc sống trong mơ của 3 cầu thủ bị tình nghi cá độ  -(Zing)   —   6 cầu thủ Đồng Nai bị giam giữ tại trại T16  -(TN)
Ô tô nát bét đầu, 3 người nhập viện, dân lao ra quốc lộ nhặt tiền -(DV)   —   186 cầu treo… treo đến bao giờ?!   -(TT)

"Việt tân" với chiến dịch tận diệt trên Facebook

Ngày 15-7, trang tiếng Việt RFA đăng bài "Cuộc chiến Facebook" của Kính Hòa đề cập tới hiện tượng "nhiều trang facebook có tiếng bị khóa lại không thể truy cập" qua đó hướng người đọc tới nguyên nhân từ chính quyền Việt Nam. Về vấn đề này, tác giả Tuấn Hưng (tức blogger Nhạn Biển) có bài viết gửi tới Báo Nhân Dân, xin giới thiệu với bạn đọc.
http://img.webphunu.net/Upload/images/Trangdh/tuan44-2013/ngay1-11/tan-vo-gia-dinh-vi-facebook2.jpg

Lâu nay, cộng đồng in-tơ-nét của người Việt đều biết rõ về tổ chức khủng bố "Việt tân" và hầu hết đều tẩy chay tổ chức này. Hiện tượng đó khiến các thành viên chìm nổi của cái tổ chức vốn rất nổi danh về trò chối bay chối biến khi bị phát hiện phải sinh ra hàng chục tổ chức ngoại vi, nấp dưới những danh nghĩa khác nhau. Ðầu tháng 6 vừa qua, một nhóm facebooker vui mừng đưa tin đã report (báo cáo sai phạm của trang facebook tới nhà quản trị bày tỏ thái độ phản đối, đề nghị đóng cửa) thành công, nên trang facebook "Việt tân" phải đóng cửa ít ngày. Trước đây, không ít lần một số trang web, blog của "Việt tân" đã bị đánh sập bởi người nào đó, dù "Việt tân" có đội ngũ kỹ thuật viên không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ các trang của "Việt tân", mà còn bảo vệ cả trang của các "đối tác" mà "Việt tân" đã lôi kéo, dụ dỗ được. Bởi vậy, không có gì khó hiểu khi page "Việt tân" bị đánh sập lại trở thành niềm hứng khởi, phấn khích của cộng đồng mạng. Họ tìm đến và chia sẻ "chiến công" với nhóm facebooker này, một số còn đề nghị cần tìm, report luôn các facebook của thành viên "Việt tân gạo cội". Ðáp lại phản ứng của cộng đồng mạng, "Việt tân" lại tỏ thái độ khiêu khích, thách thức và chính thức mở chiến dịch tiến công cộng đồng facebook Việt Nam với thủ đoạn mà "Việt tân" quen chụp cho bất cứ facebooker nào phản đối họ thì đều là... "dư luận viên"!
Như các ý kiến trong bài "Cuộc chiến Facebook" đăng trên RFA ngày 15-7 về vai trò của facebook đối với hoạt động chống chính quyền Việt Nam hiện nay, thì: "Facebook có một tính năng là tương tác với cộng đồng rất lớn và truyền tin đi rất là nhanh. Bên cạnh đó, facebook cũng là một mặt trận mới với nhiều người trẻ, nhiều người bàng quan, những người thờ ơ, nhưng mà nếu người ta đọc thấy những điều gì mà người ta thấy thích hợp hay là người ta đã có sẵn, điều đó làm cho người ta đi tìm thông tin. Ðó là điều mà tôi nghĩ rằng các nhà hoạt động đang triệt để sử dụng facebook" và "Nó đảm bảo cho mình việc ẩn danh. Chúng mình không có phương tiện nào vừa nhanh chóng, vừa hiệu quả mà lại không bị kiểm duyệt như facebook". Ðó chính là lý do để "Việt tân" cùng các phần tử "cờ vàng" ở hải ngoại trở thành những kẻ khai thác facebook triệt để nhất, từ đó tạo nên ảo ảnh về "phong trào dân chủ" chống chính quyền Việt Nam mạnh mẽ trên facebook; các fanpage, nick facebook của họ nhanh chóng trở nên "hót" vì có lượng like, share, friend mà bất cứ page hay facebook của người bình thường nào cũng mong ước!
Trong bài viết trên RFA, Kính Hòa cho rằng các "dư luận viên" tổ chức cuộc chiến nhằm vào "Việt tân" và các facebooker vốn bị dư luận trong nước lên án vì có quan điểm cực đoan, chống Nhà nước,... rồi dẫn lời một đại diện của "Việt tân" là Angelina Trang để thanh minh: "Chúng ta bỏ thời gian trên facebook là để nhắm vào việc cổ võ tự do mạng và tự do ngôn luận, đưa những thông tin trung thực đến với cư dân mạng. Chúng tôi không có chủ trương ồ ạt báo cáo những trang của họ. Ðó là việc của họ". Bằng việc khai thác ý kiến một chiều, bài viết rõ ràng nhằm vu cáo chính quyền Việt Nam đứng sau cuộc chiến đang diễn ra trên facebook, đồng thời bao biện, giả bộ thương vay, khóc mướn cho "Việt tân"! Ðiều này cũng không có gì lạ, bởi người viết là phóng viên Kính Hòa, có nick facebook là "Hoa Kinh", là người chuyên lượm lặt thông tin trên facebook và luôn cố tình tảng lờ, không dám đối diện với một thực tế là trong nước có hàng trăm hội nhóm facebook ghét phản động, chống quan điểm sai trái, tranh luận mở,... hình thành một cách tự phát, không chịu bất cứ sự chỉ đạo nào từ chính quyền. Chính vì thế, họ mới tỏ rõ niềm hứng khởi, phấn khích khi buộc được trang facebook "Việt tân" phải đóng cửa ít ngày. Nếu như có sự chỉ đạo, nếu đó là công việc do chính quyền tổ chức thì không ai lại dễ dàng bày tỏ cảm xúc hồn nhiên như vậy. Ðến hiện tại, số diễn đàn, hội nhóm được điều hành bởi những admin yêu nước đã đạt tới con số hàng trăm nghìn thành viên. Khi "Việt tân" mở chiến dịch report nhằm vào các admin hội nhóm yêu nước, thì nhiều nhóm đã trở thành nhóm kín, ẩn nick admin đi để bảo toàn "sân chơi" chung cho cộng đồng.
Trên thực tế, sau khi page của tổ chức khủng bố "Việt tân" bị đánh sập, đồng loạt các page lớn của các hội nhóm facebook ghét phản động, chống quan điểm sai trái đã bị đánh sập bằng report với lượng cực lớn, không thể thống kê nổi nếu so với một vài facebook của "Việt tân" và của một số người bị cộng đồng mạng tố cáo là "tay sai Việt tân". Cụ thể, hàng loạt facebooker nổi tiếng, vốn là mục tiêu chống phá lâu nay, có nhiều hận thù với "Việt tân" và đám tay sai như Quang Trần Nhật, Hoàng Thị Nhật Lệ, Võ Khánh Linh, Hoa Phượng Ðỏ, Bao bất đồng, Bố Tổ Leland Trần, Bão Lửa, Ðường Xưa, Ðông Tuyền, Hoa Hồng vàng,... và hàng trăm admin các page nổi tiếng đều bị sập lên, sập xuống. Có trường hợp đã lập đến 20 nick dự phòng khác nhau, khi đổi sang tên cũ của mình cũng đều bị đánh sập trong tích tắc. Hiện nay, một số nhóm đông thành viên như "Hội quân sự Việt Nam, Hội ghét phản động"... với hàng trăm nghìn thành viên giờ thành "nhà hoang", có admin vừa trình diện chưa đầy một giờ đã biến mất, không để lại vết tích. Mức độ triệt phá cho thấy đây là chiến dịch được tổ chức tổng lực, bài bản, theo kiểu "truy lùng", "tìm diệt", không để bất cứ facebooker có uy tín, ảnh hưởng nào có thể hiện diện trên mạng. Một số facebooker cho rằng, chiến dịch này được chỉ huy bởi nhóm tên là KVCT (Kill VietNam Communist Team) với khẩu hiệu đầy khát máu "Hãy giết sạch bọn chúng". Nhóm này được kết hợp giữa một kẻ nhân danh "Lương Xuân Việt, chuẩn tướng thủy quân lục chiến quân đội Hoa Kỳ, tổng chỉ huy quân lực VNCH tại Nam California" (!) với Lý Thái Hùng (chủ tịch cái gọi là "đảng Việt tân") "lập ra đơn vị biệt kích mạng nhằm tiêu diệt tất cả các tài khoản facebook của bọn dư luận viên, đảng viên cộng sản,..." để phát động chiến dịch "tìm và diệt" các facebooker bị chúng gán cho tên gọi "dư luận viên". Tiêu chuẩn để chúng xếp vào đội ngũ "dư luận viên" là các facebook có avatar treo cờ đỏ sao vàng, ảnh Bác Hồ, lời ủng hộ thể chế chính trị, nhà nước, hoặc "có những lời nói xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của những nhà "dân chủ yêu nước", "VNCH", "Việt tân"... Ðể làm việc này, chúng còn trơ tráo, ngông ngạo kêu gọi cư dân mạng hãy chỉ điểm để "chúng tôi sẽ xóa sổ tài khoản facebook của chúng ngay lập tức". Giả thuyết trên đây là rất có cơ sở, bởi blog của KVCT được lập ra đúng vào thời điểm tổ chức "Việt tân" bắt đầu triển khai chiến dịch khủng bố trên internet?!
Mấy ngày qua, một số trang của phe nhóm "chống cộng" cũng lên tiếng cho rằng "Việt tân" đưa ra vài con tốt thí để tạo nên "cuộc chiến facebook", qua đó tận diệt tất cả các group, facebook bị chúng gán cho là "dư luận viên", dù đó rõ ràng là tài khoản của người dân bình thường, có công khai thông tin cá nhân, nghề nghiệp, bạn bè, gia đình trên mạng. Và như thường lệ, RFA nhanh nhảu làm một "phóng sự" về "cuộc chiến facebook" này, vừa để "khóc mướn" cho "Việt tân", vừa để tạo ra hiện trường giả nhằm vu cáo chính quyền Việt Nam. Từ sự nhanh nhảu này của RFA có thể nhận ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa "người tổ chức" và "kẻ đưa tin", tương tự như nhiều sự vụ được bố trí, sắp đặt giữa RFA với những người gọi là "nhà đấu tranh dân chủ" từ trước khi xảy ra sự kiện, và RFA chỉ việc hoàn thiện bài vở vào lúc sự kiện diễn ra! Ðến ngày 17-7, sau khi rất nhiều facebook bị đánh phá tan hoang, Hồng Thuận (thành viên của "Việt tân" ở Mỹ) và các trang tin của "Việt tân" liền lộ mặt, công khai loan báo tại các diễn đàn trên mạng về việc bất cứ "nhà đấu tranh dân chủ" nào bị report tài khoản, mời liên hệ với Hồng Thuận để "Việt tân" can thiệp với facebook phục hồi tài khoản bị đánh sập, đồng thời vu cáo chính quyền Việt Nam đã sử dụng "hàng ngàn dư luận viên triệt tiêu tài khoản facebook của nhiều blogger, nhà hoạt động dân chủ". Vậy là bộ mặt thật của "Việt tân" đã bộc lộ ý đồ của tổ chức khủng bố này cũng đã lộ rõ: tiêu diệt các facebook căm ghét "Việt tân", lôi kéo, mua chuộc, ràng buộc các thành phần chống đối là người Việt quy thuận với "Việt tân". Ðáng chú ý là cùng với lời kêu gọi này, một số chân rết của "Việt tân" như VOICE của Trịnh Hội (đã bị vạch mặt là một NGO, tổ chức ngoại vi của "Việt tân"), Ðoan Trang,... lại tỉ tê, khuyến dụ một số người trong nước liên hệ để giúp đỡ phục hồi facebook, hoặc lên danh sách để yêu cầu facebook bảo vệ trước mọi cuộc tiến công tương tự!?
Cho đến nay, đã có nhiều nước tiến hành thắt chặt việc tạo tài khoản cá nhân trên mạng, ra các bộ luật xử lý những kẻ lợi dụng công cụ mạng để lừa đảo kinh tế, chống chính quyền, tiến công vào cá nhân. Việt Nam không thể là ngoại lệ. Ðã đến lúc cơ quan quản lý in-tơ-nét Việt Nam cần phải làm việc với Công ty T&A Ogilvy - đại diện truyền thông chính thức của facebook tại Việt Nam, nhằm xúc tiến bảo vệ môi trường facebook lành mạnh, yêu cầu facebook chặt chẽ hơn trong việc đăng ký nick ảo, hỗ trợ tài khoản cá nhân, hội nhóm yêu nước phục hồi hoạt động. Khi mỗi người có thể đăng ký hàng trăm nick, thậm chí hàng nghìn nick nếu muốn thì việc này chỉ có lợi cho kẻ xấu mà thôi. Ðồng thời, đã đến lúc Chính phủ Việt Nam cần có hình thức, biện pháp kiểm soát tài khoản cá nhân trên mạng giống như quản lý sim điện thoại để bảo vệ "quyền tự do cá nhân", "quyền tiếp cận thông tin" chính xác, khách quan, không để những tổ chức, cá nhân sinh sống bằng nghề khủng bố với sự bảo trợ của "mafia truyền thông" như RFA để thao túng hệ thống facebook, blog, diễn đàn, trang web,... ở Việt Nam.
TUẤN HƯNG
(Nhân dân)

Nguyễn Văn Hoàng - Hèn nhược không có tư cách bàn về " Trách nhiệm lớn lao trước dân tộc"

(Phản biện bài viết của Lê Ngọc Thống)
Không chỉ nhân dân Việt Nam mà cả thế giới đều biết rằng Trung Quốc ngày càng “hung hăng”, “bất chấp”. Đứng trước một kẻ sẵn sàng phạm tội như vậy, đưa ra biện pháp để ngăn chặn hay để tội ác xảy ra mới căn cứ xử lý?
Câu trả lời duy nhất và dứt khoát là phải đưa ra biện pháp để ngăn chặn.

Vậy, không thể chần chừ bởi nếu kéo dài, tội ác có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đó là lý do không thể chậm trễ trong việc kiện Trung Quốc. Kiện với đầy đủ bằng chứng là động thái dĩ nhiên, đơn giản, chẳng dính dáng gì đến mưu lược như tác giả tâng bốc, nịnh bợ.
Trong bài viết của mình, Thống cho rằng “một số đồng bào ta trong và ngoài nước, bằng trái tim tràn đầy nhiệt huyết yêu nước đã không chịu nổi sự hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc” là hoàn toàn sai. “Một số” như Thống dùng đồng nghĩa với số ít, tức là Thống nói đa số đồng bào ta chịu được sự hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc!? Không hiểu Thống dựa vào đâu dám đưa ra nhận định hồ đồ và xúc phạm nặng nề lòng yêu nước của người Việt!? Yêu cầu Thống chỉ ra ngoài “một số” là những ai?
Rồi Thống viết “các thành phần “bất đồng chính kiến”…thì dựa theo tâm lý đó để kích động rằng “không kiện Trung Quốc ngay là nhu nhược”, sợ ảnh hưởng đến 16 chữ vàng, 4 tôt”…Trên biển thì họ hô hoán lên rằng, Hải quân ở đâu không ra ngăn chặn tàu Trung Quốc?”.
Theo Từ điển tiếng Việt, "nhu nhược" là yếu đuối, thiếu cương quyết, không dám có những phản ứng khi cần thiết. Độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm "nghiêm trọng", tàu bè của lực lượng chấp pháp liên tục bị đuổi đâm, hàng chục cán bộ CSB, KN bị thương, tàu như dân bị đâm hỏng, đâm chìm... Tất cả mọi chuyện xảy ra trong vùng chủ quyền của mình mà mình không dám có phản ứng gì ngoài bỏ chạy không là nhu nhược thì là gì trong khi lãnh đạo Việt Nam luôn khẳng định toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chủ quyền là thiêng liêng, là trên hết!? Tôi hỏi Thống nhiệm vụ của Hải quân là gì, tàu quân sự Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng lãnh hải, người dân không kêu Hải quân thì kêu... Lục quân chắc!? Điều này cho thấy Thống không hề hiểu biết. Vì vậy, quy chụp "ý đồ của các nhà “bất đồng chính kiến” đã rõ là: Gây mất đoàn kết, kích động chiến tranh..." là không có cơ sở, hèn hạ và láo lếu.
Thống viết tiếp: “kiện là mở đầu một cuộc “chiến tranh pháp lý”, ta thắng (đương nhiên là quá tốt) thì vẫn không thể thay đổi được hiện trạng (tòa quốc tế chỉ ra phán quyết chứ không thể thi hành án) , nhưng chỉ cần ta đuối lý ở một vài điểm thôi, thì một kẻ đang rất hung hăng, sẵn sàng dùng sức mạnh quân sự để cướp đoạt như Trung Quốc sẽ có cơ hội “thi hành án” ngay tức khắc. Lúc đó, chúng ta không còn cách nào khác buộc phải cầm súng để tiến hành một cuộc chiến tranh mà không có sự ủng hộ quốc tế”.
Ở ý này, ngay câu đầu “kiện là mở đầu một cuộc “chiến tranh pháp lý”, Thống đã tạo dựng tâm lý hoang mang cho người dân. Ta là chính nghĩa, sao lại có “chiến tranh pháp lý”? Cụm từ đó chỉ được phép dùng với vùng đang có tranh chấp. Công ước LHQ về Luật biển 1982 đã công nhận vùng chủ quyền 200 hải lý của Việt Nam, Trung Quốc đưa giàn khoan vào thăm dò khai thác, đưa lực lượng quân sự vào đè nén, bức hiếp lực lượng chấp pháp, ngư dân của ta là sai hoàn toàn, sao lại lo “chỉ cần ta đuối lý”!? Thống viết “ta thắng thì vẫn không thể thay đổi được hiện trạng (tòa quốc tế chỉ ra phán quyết chứ không thể thi hành án)”, nhưng “chỉ cần ta đuối lý” “Trung Quốc sẽ có cơ hội “thi hành án” ngay tức khắc” chính là thổi phồng sức mạnh và sự ngang ngược của Trung Quốc nhằm hăm dọa nhân dân Việt Nam.
Thống suy luận: “tư tưởng cứ kiện ra quốc tế ngay tức khắc, thua được không quan trọng, miễn sao để chứng tỏ với ai đó này kia…mà không quan tâm đến hệ lụy là tư tưởng vô trách nhiệm, đưa dân tộc vào con đường chiến tranh tàn khốc một cách đơn thương độc mã”. Không hiểu Thống căn cứ vào đâu để viết lên câu “thua được không quan trọng”!? Câu đó, nếu có thì chỉ có thể xuất phát từ cực ít kẻ vô cùng ngu xuẩn. Việt Nam được quốc tế công nhận chủ quyền, Trung Quốc xâm phạm chủ quyền đó chắc chắn là kẻ thua, sao lại có chuyện "thua được không quan trọng" ở đây!? Cách dùng từ cho thấy Thống đang có âm mưu làm lung lay lòng dân, gây nghi kỵ và luôn đe nẹt, khủng bố tinh thần nhân dân khi luôn lặp lại “chiến tranh tàn khốc”. Nói cho Thống biết, sự chính nghĩa không bao giờ có “đơn thương độc mã” nhé. “Đơn thương độc mã” chỉ dành cho những kẻ đê tiện, bỉ ổi hoặc ngu dốt, bạc nhược đớn hèn... mà thôi.
Thống đã quá khập khiễng, gượng ép khi so sánh việc kiện Trung Quốc ra tòa với chiến dịch Điện Biên. Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế công nhận, chỉ có thắng không có thua mà Thống sợ “hết vốn”. Nói như Thống thì biển Đông có thể bị lấy mất bất cứ lúc nào. Xin lỗi Thống nhé, nếu Việt Nam không chính nghĩa, Trung Quốc chiếm biển Đông lâu rồi, không còn cơ hội để kẻ không hiểu biết và hèn nhược như Thống phán bậy bạ, lung tung đâu.
Thống tiếp tục bộc lộ sự ngu si, “báo chí, truyền hình, luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam là không thể chối cãi, nhưng trong đấu tranh thì đừng có cho rằng chỉ ta có bằng chứng “không thể chối cãi” còn Trung Quốc thì không. Trung Quốc là cường quốc, lại có ý đồ xấu từ lâu và hiện họ đang làm mọi cách để tạo bằng chứng giả như thật”. Bằng chứng dù có làm giả như thật cũng chỉ là giả, sao là thật được hả Thống!? Nếu giả là thật, Trung Quốc có bằng chứng thì tại sao Quốc tế không thừa nhận, lại thừa nhận chủ quyền của Việt Nam, tại sao thế giới không bênh vực Trung Quốc lại bênh vực Việt Nam!? Nói thế hóa ra cả thế giới ngu hơn Thống à!?
Và Thống đã thò ra cái đuôi hèn hạ của mình khi viết “khởi kiện Trung Quốc không chỉ đơn giản là chỉ phân định thắng thua về mặt pháp lý mà còn liên quan đến sự thiệt hại lớn hay nhỏ về mặt kinh tế. Chúng ta chuẩn bị đến đâu để sẵn sàng đối phó khi Trung Quốc giở bài xấu với ta về kinh tế?...” Nói cho Thống nghe rõ nhé, nhân dân Việt Nam có danh dự, có liêm sỉ, có tự trọng. Thà nhân dân Việt Nam đói khổ còn hơn phụ thuộc vào kẻ luôn chà đạp lên điều thiêng liêng nhất của mình. Nhưng thế giới bây giờ không còn như thời hồng hoang, thế giới không chỉ có Việt Nam và Trung Quốc, thế cho nên lo sợ thiệt hại về kinh tế mà không kiện Trung Quốc là ngu dốt và đớn hèn. Có lẽ tác giả không biết Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân từng khẳng định trước báo giới hôm 27/6 tại TP. HCM rằng “xét về tổng thể kinh tế Việt Nam không quá phụ thuộc vào Trung Quốc”. Vậy cái lo lắng của Thống chỉ có tác dụng duy nhất, chứng minh tâm lý thất thần của kẻ tiểu nhược tên Thống họ Lê.
Cuối cùng, điều khiến tôi khinh bỉ, phỉ nhổ là câu viết đầy tính dọn đường dư luận của Thống: “Lúc này, vấn đề lại đặt ra tiếp là kiện hay không kiện”. Thống ơi, chắc chắn Thống không phải dòng giống con lạc cháu hồng hiên ngang, bất khuất mới có tư tưởng hèn hạ như thế, bị làm nhục trước cả thế giới mà không dám kiện đòi công bằng, danh dự. Nhưng sao Thống dám lấy cái bạc nhược, thấp hèn của cá nhân là Thống để nói thay tinh thần của một dân tộc hào hùng, bất bại? Quả là ghê tởm.
Tóm lại, qua bài viết, ngoài phơi bày thiếu kiến thức, đớn hèn, sẵn sàng vứt bỏ danh dự, liêm sỉ, tự trọng, sẵn sàng để độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ bị chà đạp bởi mối hãi hùng tự nghĩ ra, Thống chẳng có gì. Như vậy, Thống không có tư cách để bàn về vấn đề này.
Thế nhé!
Nguyễn Văn Hoàng
(FB Hoang Nguyen Van)

Người Buôn Gió - Cùm xích, dao lam và bệnh truyền nhiễm trong tù

Tù nhân mỗi tháng được cắt tóc, cạo râu một lần. Đến ngày cắt tóc, quản giáo đưa kéo cho tù khéo tay và mở cửa cho tù nào tóc cần phải cắt. Tù có "số má" được cắt tóc theo ý muốn, còn tù không số má thì kéo và tông đơ cứ xiến sát chân tóc cho lần sau đỡ công cắt.

Trại quy định tù nhân trên 60 mới được để râu. Tù nhân chiếm 97% chưa đến tuổi 60, nên số phải cạo râu rất nhiều. Một buồng 50 tù, quản giáo phát cho hai con dao lam, thằng nào có "số má" thì cạo trước. Lần lượt theo "chức vụ" như "trật tự" rồi "bộ đội" rồi "ưu tiên, lái xe" và tới "nhân dân loại 1" , "nhân dân loại 2". Cuối cùng là bọn xếp hạng bị "tiêu diệt".

Có 50 thằng tù, nhưng cấp nào ra cấp đó, chức vụ hay phân loại rõ ràng. Cấp "bộ đội" đến "nhân dân loại 2" là do trưởng buồng phân. Còn cấp cao "trật tự" và bọn thuộc nhóm "bị tiêu diệt" do quản giáo chỉ định.

Hai con dao lam, có bốn lưỡi. Thằng thợ cạo bất đắc dĩ nhưng lành nghề hơn khối thợ cạo phố Quang Trung thời hoàng kim. Thợ cạo cho ngón tay vào giữa con dao lam lướt những đường điêu luyện trên mặt các "đại ca". Mỗi đằng lưỡi lam là dành cho một "đại ca". Sau đó tự bọn còn lại cạo với nhau, đến hàng thứ ba thì con dao làm cùn đã khiến máu bật ra, xướt rớm trên gương mặt.

Có một cách cạo râu khác là se râu, tên tù cầm hai sợi chỉ lướt trên mặt người có râu tanh tách. Thực ra thì đây là nhổ râu, hai sợi chỉ xiết lại và đưa cao nhanh khiến râu bị nhổ từng lớp một. Se râu đau, phải có kỹ thuật, tù lâu năm mới làm nổi. Tù mới vào cầm sợi chỉ lóng ngóng không xong, nói gì đến se râu.

Phổ thông thì cứ cạo râu bằng dao lam, 50 thằng 2 con dao, tức bốn lưỡi dao. Không có xà phòng, sát trùng hay bôi trơn gì cả, cứ thế mà thay nhau cạo, đứa này cạo xong chuyển dao cho đứa khác dưới sự giám sát của quản giáo và "trật tự".

Khi kết thúc phần cắt tóc, cạo râu thì buồng trưởng thu kéo và dao lam về nộp lại cho quản giáo, đề phòng tù làm hung khí thịt nhau. Nhưng có lúc buồng trưởng lờ con dao lam đi không nộp, quản giáo cũng không đòi. Hai con dao lam được cắm vào đầu một que đũa, có dây điện. Nó biến thành một dụng cụ đun nước sôi. Hoặc nó thành con dao thái rau, thịt do gia đình cung cấp.

Cùm có mấy loại, loại cùm suốt là dạng móng ngựa bằng sắt tròn phi 20, tròng vài một thanh sắt chôn từ tường ra. Cùm tròn tì vào chân vì nó không cố định. Cứ hình dung một thanh sắt phi 20 uốn tròn đặt trên chân trong vòng 7 ngày đến 14 ngày thì hiểu chỗ tì nó sưng hay không.

Nhưng cùm suốt không dã man bằng cùm hộp. Cùm hộp là một thanh sắt lập là, bản dày 5 cm đánh thành một nửa vòng tròn phía trên. Ở dưới là một cục sắt dày khuyết hai nửa tròn để đặt chân lên. Cùm hộp thì hết cựa quậy, chỉ nhếch cái mông lên đi đái, ỉa là cạnh sắt cứa vào cổ chân rớm máu. Thằng nào gầy cổ chân tong teo không sao, béo một tí hay nhất bọn phù nề thì càng dễ bị chảy máu do cạnh cùm cứa vào. Cùm lâu ngày ngứa ngáy cho que tre luồn vào gãi, gãi bật máu mà chưa hết ngứa.

Có lúc thằng này đang cùm, máu chân vẫn còn thì thay thế thằng khác. Lý do là đổi buồng, vì thằng cùm buồng này chửi nhau với buồng bên cạnh , quản giáo phải cho hai thằng ra xa. Tù nhiều khi cùm lâu, muốn thả chân ra vài phút đổi tư thế, vươn người, nên thường kiếm cách gây sự nhau để chuyển buồng cùm. Tranh thủ vài phút quý báu để xoa chân, vận động người.

Về kim tiêm thì trạm y tế trong tù sẵn, nếu tù nhân cần tiêm thì mỗi thằng được một mũi riêng. Nhưng mà hiếm khi tù bệnh đến mức cần phải tiêm, trong tù bệnh giời đi nữa thì trạm xá phát cho vài viên thuốc rẻ tiền chữa bách bệnh. Quanh đi quẩn lại có ba loại thuốc viên trắng, khai đau thế nào thì y sĩ mặc đồ công an cũng chỉ có ba loại đấy. Đau trong người, đau đầu, sốt, ỉa chảy... tất cả quy các bệnh chỉ quy về ba loại bệnh phổ thông đấy để nhận thuốc. Tim, gan, phổi, phèo thì về hàng đau bụng. Sốt, đau đầu về hàng cảm sốt. Ỉa chảy, kiết lị về hàng tiêu hoá.

Thuốc uống thay cho tiêm, nên trạm xá sẵn sàng thay mũi kim mỗi lần tiêm. Nhưng trong tù lại có nạn chích choác, mũi kim vất đi ấy được tù vệ sinh nhặt bán lại cho dân chích trong tù. Một mũi tiêm thế tù dùng chung hàng tháng trời, có khi mòn còn có thằng tự mài để dùng tiếp. Mỗi lần chích nghi lễ thịnh soạn như bữa đại tiêc, một cái chén thuốc phiện loãng, một cái xi lanh chọc vào rút thuốc. các con nghiện chìa bắp tay ra, mũi kim vừa rút khỏi tay thằng này đâm luôn vào tay thằng khác. Mỗi lần chuẩn bị được xi lanh đưa chất tiên nâu ấy vào ven, bọn tù nhắm mắt khấn.

- Bẩm cô, lạy cô thương con, lạy cô thương con.

Cô đây là "nàng tiên nâu" trong truyền thuyết cây thuốc phiện. Bọn tù coi mỗi lần chích là ân huệ cô ban cho, cũng như nhân dân bên ngoài khi được cái gì thường nói:

- Ơn Đảng, ơn Chính Phủ, ơn Bác!

Nhớ ơn là đặc tính của người Việt, ở đâu cũng giữ được nền nếp. Bình thường thì nhớ ơn ông bà, cha mẹ. Liên quan đến chính sách thì ơn Đảng, ơn Bác. Nghiện ngập thì ơn Cô, Cờ bạc ơn quan Hoàng Bảy, trộm cắp thì ơn thần Đạo Chích... một đặc tính tốt đẹp như vậy không dễ gì mai một dù ở bất cứ đâu.

Nói về kim thì còn loại kim may, tù dùng để xăm trổ. Nhưng bọn xăm trổ thường có điều kiện, nên không dùng kim chung. Ít trường hợp lây nhiễm qua kiểu kim xăm.

Những thằng tù không tiêm, không bị cùm, không dùng dao lam cơ hội thoát khỏi bệnh truyền nhiễm qua đường máu này cao. Nhưng chúng vẫn có nguy cơ mắc bệnh qua đường hô hấp hoặc đường da. Bọn tù có lúc đông quá,nằm ngủ san sát như lèn cá hộp. Nằm nghiêng người, co chân gọi là kiểu "úp thìa". Lúc ấy thì không có cách nào tránh nổi tiếp xúc qua hơi thở, da thịt cọ vào nhau. Có buồng giam không có nhà vệ sinh, người ta dùng cái can nhựa khoét nửa trên để đi đái ỉa vào đấy, để cuối buồng, đậy cái áo rách lên che bớt mùi. Vì buồng chật, có thằng vào hàng "tiệu diệt" phải nằm sát cái can. Mỗi khi thằng khác đi vệ sinh, phải đứng dậy nhường chỗ xong mới lại được nằm hay ngồi.

Còn về bể nước nữa. Bể nước xây bằng gạch, láng xi măng. Một năm thau bể một lần. Tù có số má thì có chai nhựa đựng nước, mỗi khi giờ bơm nước ngắn ngủi nhanh tay hứng ở vòi chảy ra. Đám tù còn lại không đến tuổi dùng chai nhựa, mỗi lần khát xin phép các đại ca đến bể dùng gáo múc uống. Nước trong bể lâu ngày, cặn, mọc rêu, gián chết, và những con bọ nhỏ nữa chả biết tên mà kể.

Bây giờ ngồi ở trung tâm Châu Âu thuộc xứ giãy chết, trong căn hộ 60 mét vuông, ở mỗi mình. Viết những dòng này bằng MacBoook mà như đang ghi lại điều ai đó kể. Chứ đéo phải là mình đã trải qua.

Lúc ở nhà, có những đêm mơ ngồi bật dậy, trầm ngâm, nước mắt ứa ra. Vợ hỏi nghĩ gì, không nói. Thế là nó quy cho là nhớ con nào, vợ chồng thành lục đục. Chẳng thể thanh minh những điều ám ảnh trong quá khứ như thế, nghe nó sến quá.

Lúc ấy chỉ lặng lẽ thắp hương nhớ bố, ngày xưa bố mình cũng năm lần, bảy lượt bị đi tù.

Giờ thì nhớ những người anh em, chị em quen biết, vì những điều lớn lao tươi đẹp cho đất nước mà đang bị giam cầm trong tù ngục. Nhớ đến người bạn chưa gặp lần nào, cùng tuổi Tâ Hợi là Huỳnh Minh Trí đã chết vì bênh truyền nhiễm và người thầy giáo cao cả Đinh Đăng Định đã chết vì bệnh hiểm nghèo mắc phải trong tù. Còn bao nhiêu người nữa như Mai Thị Dung, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Nguyễn Xuân Nghĩa đang mắc trọng bệnh trong chốn lao tù kia.

Bỗng nhớ câu thơ của một người tù Quốc Dân Đảng thời chống Pháp.

Suối vàng gạt lệ gặp Trưng Vương
Máu thắm hồn em, khóc thảm thương
Lạy Phật thân này còn hoá kiếp
Tay xin nghìn cánh, cánh nghìn thương.

Chữ thương ở đây theo mình không phải là thương yêu, là xoá bỏ hận thù, mặc dù câu trước đó là lạy Phật.

Chữ thương mình nghĩ là ngọn giáo. Nghìn cánh tay, nghìn ngọn giáo nhọn. Phải là thế mới đúng ước mơ.
Người Buôn Gió
Theo blog Người Buôn Gió

Đọc “ MỘT SỐ TƯ LIỆU HÁN NÔM VỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM

ĐỐI VỚI HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA

VÀ CÁC VÙNG BIỂN CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG ”

MỘT QUYỂN SÁCH CẦN PHẢI XÉT LẠI

  phạm Hoàng Quân

Lời dẫn


Bài viết này được điều chỉnh, bổ sung từ một bài góp ý đã gởi đến nhà xuất bản và cơ quan chủ trì biên soạn hôm 30 tháng Sáu năm 2014. Tác giả đã không nhận được một phản hồi chính thức nào sau ba tuần vừa qua. Quyển sách nêu trên tiêu đề hiện đã lưu hành ở vài hiệu sách tại Việt Nam, vì vậy, độc giả có thể xem bài viết này như là một bài điểm sách thông thường, tác giả mong nhận được những ý kiến trao đổi trên tinh thần nghiên cứu học thuật.

ha
Gần đây Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội vừa xuất bản công trình của Viện nghiên cứu Hán Nôm, với chủ đề nêu khá rõ tại tên sách: Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông (sau đây viết tắt là Tư liệu Hán Nôm về biển Đông), theo thông tin từ các bài báo đề cập hôm giới thiệu sách này (3/6/2014), hiện nó đang được chuyển ngữ sang tiếng Anh và tiếng Trung để phổ biến rộng đến cho giới nghiên cứu quốc tế.

Về tính chất, đây là loại sách tập hợp tư liệu gốc theo chuyên đề, nhằm phục vụ cho công việc nghiên cứu. Về nội dung, đây là tư liệu Hán Nôm của Việt Nam được ghi chép trong lịch sử, liên quan đến vấn đề miêu tả cương giới biển cùng những quần đảo, hải đảo trong vùng biển Đông. “Lời mở đầu” của PGS-TS Trịnh Khắc Mạnh -- thay mặt cho Ban biên tập (BBT) -- thấy có đoạn: “Đây là những tư liệu lịch sử, có giá trị khoa học, làm căn cứ pháp lý xác định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển ở Biển Đông”(tr.11), và với kết luận: “Căn cứ vào các tư liệu Hán Nôm, chúng ta có đủ bằng chứng có giá trị, chứng minh một cách thuyết phục về chủ quyền của nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông là của Việt Nam, đây là những căn cứ vững chắc về lịch sử, về khoa học, và về pháp lý.” (tr.35), hai đoạn văn trên đây cho thấy tiêu chí sưu tập nhằm vào vấn đề xác quyết chủ quyền lịch sử của Việt Nam đối với biển Đông trong nội hàm các tư liệu được tuyển chọn.

Nếu như BBT tập sách chỉ dừng lại ở chừng mực cung cấp tư liệu cho giới nghiên cứu, cho việc nghiên cứu nhiều lĩnh vực – như tựa sách đã nêu- thì có lẽ không phải đặt vấn đề xét lại. Tuy nhiên, các nhận định và kết luận của TS Trịnh Khắc Mạnh về bộ sưu tập sử liệu này đã đặt vấn đề vào chỗ khó giải quyết cho các nghiên cứu về sau.

Dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể một số điểm sai lầm, bất cẩn trong việc tuyển chọn tư liệu, để tiện theo dõi, tôi chia các việc cần xét làm 3 phần: thứ nhất là phần bản đồ, thứ hai là về các văn bản viết, thứ ba là bàn về tính khoa học của bộ sách.

A/ Bản đồ


Trong các bản đồ đưa vào sưu tập Tư liệu Hán Nôm về biển Đông, các bản đồ sau đây cần được nghiên cứu, phân tích thêm, và trước mắt là nên rút ra khỏi sách, gồm:
hb
A.1. Bản đồ trong sách An Nam hình thắng đồ (số thứ tự 2, tr. 45 - hình bên). Trong bản đồ này, 3 chữ Bãi Cát Vàng nằm cạnh ngoài chân núi Sa Huỳnh (Sa Huỳnh Sơn), bản đồ không có đường phân cách đất liền với biển, biểu thị Bãi Cát Vàng nằm trên đất liền.

A.2. Bản đồ trong sách An Nam thông quốc bản đồ (số thứ tự 3, tr. 50-51). Giống trường hợp A.1.
A.3. Bản đồ trong sách Càn khôn nhất lãm (số thứ tự 6, tr. 70). Bản đồ ghi dòng chữ “Đại Trường Sa dĩ hạ” trên một bãi cát ven bờ biển, ở phía trong cửa biển An Hòa (An Hòa hải môn), trên bãi cát này có con đường được biểu thị bằng nét vẽ màu cam, con đường này nối liền bãi cát với chân núi Bàn Than (Bàn Than Sơn), cách vẽ như vậy cũng biểu thị Bãi Cát Vàng nằm trên đất liền gần như trường hợp A.1.

A.4. Bản đồ trong phần Đại Nam địa dư toàn đồ (số thứ tự 6, tr. 73 - hình bên). Bản đồ này tuy có vẽ một hòn đảo ngoài khơi và tiêu danh “Hoàng Sa”, nhưng xét trên tổng thể, thấy phía bắc đảo Hoàng Sa còn có hòn đảo lớn hơn được tiêu danh “Lý Nhân/ 里仁” và phía bắc đảo Lý Nhân là đảo Hải Nam, như vậy phải lý giải tổng thể này (Hải Nam- Lý Nhân- Hoàng Sa) như thế nào?, đảo Lý Nhân là đảo mang tên gì theo cách gọi ngày nay? Nhiều học giả Trung Quốc từ hơn 30 năm trước từng phân tích rằng, sử liệu Việt Nam gọi Hoàng Sa là để chỉ một đảo ứng với đảo Cây Dừa (Da Tử Đường) thuộc quần đảo Lý Sơn (Ngoại La Sơn). Như vậy, tên gọi Lý Nhân trên bản đồ có phải là do viết sai hay/hoặc là một tên gọi khác của Lý Sơn hay không?, và bản đồ này có nhiều khả năng được phía Trung Quốc vận dụng để củng cố luận điểm mà họ nêu ra từ 30 năm trước đây.

A.5. Bản đồ trong sách Giao Châu dư địa chí (số thứ tự 15, tr. 204-205). Giống trường hợp A.1.
hc

A.6. Bản đồ trong sách Giao Châu dư địa đồ (số thứ tự 16, tr. 220-221). Giống trường hợp A.1.

A.7. Bản đồ trong sách Giáp Ngọ niên bình Nam đồ (số thứ tự 17, tr. 227-228). Giống trường hợp A.1.

A.8. Bản đồ trong sách Quảng Thuận đạo sử tập (số thứ tự 32, tr.356-357). Giống trường hợp A.1.

A.9. Bản đồ trong Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (số thứ tự 37, tr.393-397). Giống trường hợp A.1.

A.10. Bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ (số thứ tự 37, tr.401). Giống trường hợp A.4.


Tiểu kết về phần A, liên quan đến các bản đồ


Xét qua 25 đơn vị bản đồ (gồm tập bản đồ và bản đồ phụ lục), thấy có đến 10 bản đồ cần phải nghiên cứu lại. Trong 10 bản đồ mà tôi nêu ra có những điểm bất lợi khi công bố chúng dưới góc độ xem nó như là những chứng cứ xác lập chủ quyền, tôi cho rằng cần có hướng lý giải thỏa đáng cho những bản đồ này trong trường hợp gặp sự phân tích phản biện. Một số trong 15 đơn vị bản đồ còn lại cũng không hẳn hoàn toàn có thể dựa vào, ở góc độ tập hợp tư liệu tuy tạm chấp nhận được, nhưng cần phải cân nhắc thật cẩn thận khi phân tích hoặc dẫn dụng chúng theo hướng hệ thống hóa, hoặc sử dụng chúng để thuyết minh cho hồ sơ chứng lý, bởi khi so sánh nhiều bản đồ trong số này, sẽ thấy chúng không có sự đồng nhất về các tên gọi hoặc vị trí địa lý, điểm đặc biệt cần lưu ý là địa danh Bãi Cát Vàng, ở bản đồ này nó nằm ven bờ hoặc trên đất liền, ở bản đồ khác nó lại ở ngoài khơi, ở địa đồ khác nó lại là một cửa biển chẳng hạn.


B/ Văn bản viết


Các sử liệu viết trong Tư liệu Hán Nôm về biển Đông phần lớn là những tư liệu đã được dịch ra Việt văn và đã ứng dụng từ 40 năm hoặc 20 năm trước như các tư liệu trong Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam nhất thống chí, Phủ biên tạp lục, Hoàng Việt địa dư chí, Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Việt sử ký tục biên, Bản quốc hải trình hợp thái (Hải trình chí lược), Việt sử cương giám khảo lược, tôi gọi số này là tư liệu cũ, trong số tư liệu cũ với những bản dịch cũ này tuy có một số lỗi dịch thuật còn chưa được điều chỉnh nhưng nhìn chung là không nghiêm trọng vì không làm sai ý chính của nguyên tác. Đối với số tư liệu cũ này, thấy BBT “Tư liệu Hán Nôm về biển Đông” chỉ thu thập những bản dịch Việt văn có sẵn và gắn thêm các trang ảnh chụp bản gốc tương ứng, đây là vấn đề khác và tôi sẽ trở lại vấn đề này trong dịp khác.

Một số tư liệu mới trong Tư liệu Hán Nôm về biển Đông, tức là phần việc có sự gia công điều chỉnh từ bản dịch cũ hoặc bản dịch đối với tư liệu mới của BBT, có khá nhiều sai lầm, thiếu sót, dưới đây là một số điểm:

B.1, Văn bản trong sách Địa dư lược chí (số thứ tự 12, tr.184-187). Văn bản này có hai lỗi lớn là vừa dịch không chính xác, vừa cắt ráp tư liệu một cách tùy tiện. Việc dịch không chính xác làm đảo ngược phương hướng bắc nam của đối tượng địa lý. Việc cắt ráp tư liệu từ hai đề mục “Vạn Lý Trường Sa” và “Thất Châu Dương” để nhập lại làm một nhằm hướng sử liệu thuận theo ý riêng là việc làm phản khoa học, thừa thãi và tai hại.

B.2, Văn bản trong sách Sử học bị khảo (số thứ tự 34, tr.366-369). Qua việc thu thập tư liệu trong sách Sử học bị khảo thấy BBT Tư liệu Hán Nôm về biển Đông làm việc rất lười biếng, sách này vốn có hai đoạn liên quan đến đảo Hoàng Sa, nhưng BBT chỉ thu thập một đoạn, trong khi hai đoạn này có liên quan khá mật thiết, cần phải sưu tập đầy đủ cùng lúc. Một sự trùng hợp là mẩu tư liệu có chữ Hoàng Sa trong trong cũng là đoạn văn bản có ghi nhận trong bảng Hướng dẫn tra cứu trong bản dịch Tư liệu Hán Nôm về biển ĐôngSử học bị khảo của cụ Đỗ Mộng Khương (Nxb Văn Học, 1997), và đoạn văn mà BBT Tư liệu Hán Nôm về biển Đông bỏ sót cũng là đoạn văn mà bản dịch năm 1997 tuy có dịch nhưng đã bỏ sót từ “Hoàng Sa” trong bảng Hướng dẫn tra cứu, tức là BBT này chỉ dựa trên “bảng tra” chớ không chịu đọc sách cho kỹ.

B.3, Văn bản trong sách Việt Sử cương giám khảo lược (số thứ tự 45, tr.472). Việc ứng dụng văn bản này cũng có nhiều vấn đề phải xét lại, ở đây chỉ nói việc dịch sai ở chỗ đoạn văn quan trọng. Văn bản gốc viết: “Ngoại La (Quảng Ngãi tỉnh Lý Sơn đảo) khai chu Vạn Lý Trường Sa giáp canh mão dậu bát canh đối Vạn Lý Thạch Đường cấn khôn dần thân bát cửu canh”. BBT Tư liệu Hán Nôm về biển Đông do không hiểu quy ước về phương hướng la bàn và cách tính thời gian trong văn từ hàng hải xưa nên dịch sai là: “Ngoại La (đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi) đi thuyền ra Vạn Lý Trường Sa khoảng 8 cung giờ gồm Giáp Canh Mão Dậu, đến Vạn Lý Thạch Đường khoảng 8,9 cung giờ gồm Cấn Khôn Dần Thân”, từ chuyên môn không có chữ “cung giờ”, và dịch ra Việt văn như vậy cũng không ai hiểu được văn bản này xác định cái gì. Trước đây, bản dịch cũ của cụ Đỗ Mộng Khương cho đoạn văn này như sau: “ở Ngoại La (đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi) cho thuyền đi muốn đến Vạn Lý Trường Sa theo kim giáp canh mão dậu 8 canh đến nơi. Muốn đến Vạn Lý Thạch Đường, theo kim cấn khôn dần thân 8,9 canh thì đến nơi.” (Nxb Văn hóa thông tin, 2009), bản dịch này tuy không sai nhưng cũng khó hiểu. Ý của đoạn văn này là hải hành theo hướng từ tây sang đông, đi từ 8 đến 9 canh giờ (mỗi canh giờ đi được khoảng 25-30 km) thì đến các địa điểm đang nêu. Nếu muốn cho dễ hiểu và chuyển được sang tiếng Anh, thì có lẽ nên dịch rõ như sau: “Từ đảo Ngoại La (đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi) đến Vạn Lý Trường Sa đi theo hướng đông, đông bắc (ứng với 90-75 độ/ hệ la bàn nguyên vòng), khoảng 480 dặm (240 km) thì đến nơi. Muốn đến Vạn Lý Thạch Đường, theo hướng đông bắc (60-45 độ) khoảng 480- 540 dặm (240-270 km) thì đến nơi.”

Tiểu kết về phần B, liên quan đến các văn bản viết

Ở phần này, trước mắt tôi chưa thể nêu tất cả những khiếm khuyết của bộ sưu tập, trên đây chỉ điểm những chỗ sai đại diện cho 3 tình trạng sai lầm: 1/ không trung thực; 2/ thiếu sót; 3/ trình độ dịch thuật kém (tương ứng với B1, B2, B3). Những sai lầm này có thể cho là nghiêm trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt chớ không riêng ở góc độ học thuật thông thường. Qua các lỗi sai nêu trên, thấy rằng BBT sách “Tư liệu Hán Nôm về biển Đông” yếu kém ngay cả ở mặt chuyên môn hẹp của họ là dịch thuật văn bản.

Ngoài tiêu chuẩn dịch thật, vấn đề quan trọng hơn là cách tuyển chọn tư liệu, việc tuyển chọn tư liệu cần phải cân nhắc cẩn thận vì đây sẽ là cơ sở nền tảng của nghiên cứu lập luận. BBT tập sách đã biểu lộ sự hạn chế về khả năng nắm bắt vấn đề một cách bao quát trong cách tuyển chọn tư liệu, vì không nắm vấn đề bao quát được nên họ không thể phân tích được bao nhiêu phần lợi và bao nhiêu phần hại trong cùng một mẩu sử liệu, lại càng không lường trước được các khả năng/tình huống chỏi nhau khi phối hợp nhiều mẩu sử liệu thành hệ thống.


C/ Bàn về tính khoa học


C.1/ Ngoài những chỗ dịch sai làm mất giá trị khoa học của tập sách đã nêu ở phần B, tôi nói thêm về văn phong của bản dịch và những chú giải tối cần thiết. Các đoạn văn dịch trong sách Tư liệu Hán Nôm về biển Đông nhìn chung quá lạc hậu, không theo nhịp tiếng Việt hiện đại, vì vậy nó không giúp ích được gì nhiều cho tình hình học thuật hiện nay với đa số người đọc, người nghiên cứu không thạo Hán Nôm, và những đoạn văn lù mù này sẽ được thể hiện bằng Anh ngữ ra sao? Về chú giải, toàn bộ tập sách không chú giải được những điều quan trọng, đơn cử như việc giải thích / chuyển đổi các đơn vị đo lường trong văn bản cổ sang đơn vị đo lường hiện nay.

C.2/ Trong sách có tuyển chọn nhiều tác phẩm không rõ xuất xứ, hầu hết các tác phẩm này lại thiếu bước nghiên cứu nội dung để phỏng định khoảng niên đại, mà đáng lý phải có. Điểm này thuộc phần việc văn bản học, việc xác định tạm niên đại cho tác phẩm là việc BBT có quyền làm và phải làm, đưa ra một nội dung mang tính chứng cứ mà không biết nó xuất hiện hồi nào thì e vô ích. Tôi nói việc xác định niên đại tạm cho tác phẩm là việc BBT có quyền làm và phải làm là vì các vị và cơ quan nơi các vị công tác độc quyền quản lý và khai thác các tác phẩm này, bởi vậy không ai có toàn văn văn bản tác phẩm để giúp các vị xác định niên đại tạm được.

C.3/ Sưu tập tư liệu / sử liệu này đúng ra nên phân theo nhóm tư liệu, thí dụ như nhóm tư liệu bản đồ, nhóm tư liệu lịch sử, nhóm tư liệu văn học v.v. và cuối sách là các phụ lục tác phẩm xếp theo lịch đại, phụ lục tên tác phẩm xếp theo ký tự. Như vậy mới đúng tính chất sưu tập chuyên đề, đằng này, sách “Tư liệu Hán Nôm về biển Đông” lại dựa vào tên tác phẩm để xếp theo ký tự La tinh (như kiểu từ điển), khiến những tư liệu đồng dạng bị tản mát khó theo dõi.

C.4/ Cách xếp văn bản theo kiểu đối chiếu một trang nguyên văn cạnh một bản dịch khiến nội dung bị ngắt quãng, BBT có lẽ nghĩ rằng bày ra như vậy sẽ tiện cho người đọc dễ đối chiếu, nhưng đối với người đọc không rành Hán Nôm (đa số) thì bày ra cách nào cũng vô ích, thay vì bố trí văn bản gốc liên tục và nội dung dịch liên tục sẽ tiện theo dõi hơn. Việc trình bày màu mè diêm dúa và nhiều lỗi chính tả tiếng Việt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tính khoa học và lẽ ra không nên mắc phải.

Có ba vấn đề cần lưu ý đối với công trình nêu trên.

1/ Trước mắt, điểm sơ qua về tổng quan, tôi thấy rằng sách Tư liệu Hán Nôm về biển Đông đã đi ngược lại tình hình nghiên cứu và hoàn cảnh thực tiễn hiện nay. Giữa lúc giới nghiên cứu và cả các cơ quan chuyên trách của chính phủ đang cần có những công trình thật sự mang tính khoa học, trong nghiên cứu, trong lập luận phân tích và cả trong việc trưng bày tư liệu. Trong phạm vi tư liệu, hoặc phải kết tập toàn diện hoặc phải tuyển lựa tinh gọn đặc sắc, thì công trình này lại là một sưu tập hỗn tạp, hễ thấy mẩu tư liệu nào có dính đến các tên gọi Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa Chử, Hoàng Sa, Trường Sa… là đưa vào sưu tập mà không có bước phân tích cặn kẽ về sự tương thích địa lý.

2/ Ngoài việc lặp lại các tư liệu cũ đã ứng dụng mấy mươi năm qua- mà không chỉnh lý chú giải -- là công việc vô bổ, sách Tư liệu Hán Nôm về biển Đông còn đưa ra khá nhiều tư liệu bất lợi cho hệ thống sử liệu mang tính chứng lý của Việt Nam. Trong số này, có nhiều tư liệu đã được giới nghiên cứu Trung Quốc đọc ngay văn bản gốc Hán Nôm và phân tích những điều bất hợp lý của nó. Các tư liệu mới mà chúng tôi đề cập đa số là những bản đồ, các bản đồ này có thể là tư liệu dành để nghiên cứu tổng quan về địa danh, địa lý lịch sử, về kỹ thuật soạn vẽ, nhưng phải thấy rằng hầu hết các bản đồ không có tính khoa học, và sẽ rất khó khăn trong việc biện minh về những thiếu sót hoặc phản tác dụng của nó nếu như chúng ta cho rằng nó mang giá trị xác định chủ quyền.
hd
3/ Xét về năng lực và trách nhiệm của nhóm tác giả, tôi cho rằng công trình này huy động lực lượng 50 người -- với 3 người đại diện đứng tên BBT là Trịnh Khắc Mạnh, Nguyễn Tá Nhí và Trương Đức Quả -- qua hơn 3 năm thực hiện mà mức độ sai phạm nhiều đến vậy thì rõ ràng năng lực của họ không thể đảm đương nổi công việc tối quan trọng này. Thực hiện sưu tập khối tư liệu này, theo tôi đánh giá chỉ cần 3 người làm trong 1 năm. Về trách nhiệm, ai cũng thấy rằng đây không phải là một công trình phục vụ nghiên cứu học thuật thông thường, mà nó mang một tầm quan trọng đặc biệt, mặc dù không hẳn mọi sử liệu đều mang tính chứng cứ pháp lý, nhưng chúng phải được xử lý với tình huống có thể là chứng lý liên quan đến lợi ích quốc gia, trách nhiệm của những người thực hiện vì vậy không nhỏ.
Thay cho lời kết, nếu xem tình hình nêu trên như một hiện tượng, những sai sót khó bề chỉnh đốn đã xảy ra tại một cơ quan “tối cao” về chức năng nghiệp vụ, liệu có nên đặt vấn đề rằng phải làm như thế nào để cải tạo tình trạng quan liêu và lạc hậu trong học thuật quan phương -- riêng trong lĩnh vực nghiên cứu Hán Nôm -- ở Việt Nam hiện nay.
Cái Bè, ngày 19 tháng Bảy năm 2014.

Phạm Hoàng Quân

 

HUYẾT THANH SỐNG TRẮNG DA LÀ TRÒ LỪA ĐẢO MỚI CỦA GIỚI THẪM MỸ VÀ SHOWBIZ VIỆT

HOÀNG ANH TUẤN
Đọc câu này chắc sẽ nhiều người ngạc nhiên, và hai câu hỏi đầu tiên là: Nguyễn Đình Toán là ai? và tại sao lại là Quy tắc Nguyễn Đình Toán?
Khi nói chuyện với gần 400 sinh viên khoa QHQT của ĐH KHXH và nhân văn TP Hồ Chí Minh chiều ngày 11/5/2014, tôi có nêu một loạt các quy tắc nằm lòng, gợi ý cho các em về cách học và nghiên cứu quan hệ quốc tế khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cũng như để phục vụ cho công việc sau này, dù các em có thể tiếp tục theo đuổi lĩnh vực quan hệ quốc tế hay là không. Một trong các quy tắc đó là “NGUYEN DINH TOAN’S RULE” mà tôi nghĩ đến và phát triển quy tắc này trong chuyến công tác cùng ông “Thế giới phẳng” Thomas Friedman ở Hà Nội đến TP HCM từ 6-11/5/2014.
nhà văn Bảo Ninh - Ảnh: Nguyễn Đình Toán
nhà văn Bảo Ninh – Ảnh: Nguyễn Đình Toán
Trong giới chụp ảnh chân dung, một trong những người nổi tiếng nhất Việt Nam hiện nay là Nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán và những ai đã đam mê nghệ thuật chụp ảnh chắc đều biết đến tên tuổi và các tác phẩm để đời của Nhiếp ảnh gia tài hoa này. Tôi biết Anh Toán cũng hết sức tình cờ. Do Nhà xuất bản trẻ mà Anh Nguyễn Minh Nhựt làm Giám đốc đã “hưởng” khá nhiều “lộc” từ việc xuất bản tất cả các cuốn sách mà tác giả TF viết, từ cuốn “Thế giới phẳng”, “Chiếc xe Lexus và cành Olive” đến cuốn gần đây là “Nóng, Phẳng, Chật”. Để tri ân tác giả, Anh Minh Nhựt và NXB trẻ đã làm một việc rất đáng trân trọng là mời bằng được nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán, ghi lại bằng hình ảnh toàn bộ các cuộc nói chuyện, giao lưu của TF với khán giả Việt Nam cũng như các ảnh sinh hoạt đời thường. Để làm điều đó, cả tôi và TF đều được báo trước để không có cảm giác bị “làm phiền” trong suốt chuyến đi. Do không đam mê lĩnh vực này, cũng chưa biết A. Toán là ai nên ban đầu tôi cũng không quan tâm và chú ý lắm
Tuy nhiên, tôi đã nhanh chóng có cách nhìn khác về công việc của các nhiếp ảnh gia qua công việc của Anh Toán. Trong số vài chục phóng viên ảnh tại mỗi sự kiện của TF, sự xuất hiện và cách làm việc của anh Toán thu hút sự chú ý và gây cho tôi ấn tượng mạnh nhất. Phong cách làm việc chuyên nghiệp, đặt công việc và chất lượng công việc lên trên, cùng kiểu làm “không giống ai” làm tôi suy nghĩ rất nhiều.
Tôi cho rằng điểm khác biệt lớn nhất và làm nên tên tuổi Anh Toán so với các nhiếp ảnh gia khác là nếu như các nhiếp ảnh gia khác chỉ cần “thông tin” qua bức ảnh, với sự xuất hiện của sự kiện và nhân vật, thì Anh Toán còn đòi hỏi rất nhiều hơn thế, đó là “thông tin” và “chất lượng thông tin”. Tại các sự kiện, tôi nhận thấy hầu hết phóng viên khác chỉ đứng trước mặt nhân vật chụp xoạch, xoạch vài ba cái cho xong việc, thì A. Toán lại chọn đủ các vị trí cao thấp, góc nhìn khác nhau. Thậm chí, có những kiểu chụp, A Toán còn nằm bò ra cả đất, chụp tới chụp lui, sau đó lại lụi cụi ra ngồi ngắm nghía từng chiếc, rồi quay vào một mình chụp lại.
Tôi để ý, trong một “rừng” các phóng viên đứng cùng một vị trí, việc có được một bức ảnh đẹp và khác biệt so với ảnh của các phóng viên khác là rất khó, nếu như không thể. Còn A Toán tạo sự khác biệt là khi mọi người dàn hàng ngang phía trước, thì anh đã chọn sẵn vị trí cho mình từ lúc nào trước đó, đứng trên ghế hoặc trên bàn cao hơn hẳn so với các phóng viên khác. Thật ra, để có bức ảnh đẹp, không chỉ dựa vào công nghệ (máy ảnh tốt), chọn góc bấm chính xác (cự ly, ánh sáng…) mà còn có sự may mắn là phải lấy được “hồn”, cái “thần” của nhân vật vốn chỉ xuất hiện trong những khoảnh khắc rất ngắn ngủi. Và cái “may” này chỉ đến đối với người say mê nghề; sống chết và ăn ngủ với nghề; luôn không hài lòng với cái mình đã có và tìm ra khác biệt để tạo ra thương hiệu, tên tuổi của mình. Trong những phút trò chuyện ngắn ngủi, Anh Toán cho biết, sở dĩ phải luôn nỗ lực vì nhiếp ảnh là công việc tay ngang, tự học và luôn có ý nghĩ rằng nếu không vươn lên thì sẽ sớm bị loại khỏi cuộc chơi. Thông thường, chụp từ 50-100 kiểu, anh Toán may ra mới chọn được một kiểu ưng ý, dù rằng 50-100 kiểu kia đã chọn lọc trước rồi mới chụp.
Do đó, một số điểm chính trong “NGUYEN DINH TOAN’S RULE” mà tôi đúc kết cho các em sinh viên :
1. Nắm chắc, nắm kỹ các kiến thức mà mình đã học theo nguyên tắc 3-3-4 (thầy, cô cung cấp kiến thức, phương pháp cùng lắm là 30%; sách vở khoảng 30%, còn 40% là từ bạn bè hoặc các nguồn khác);
2. Không ngừng rèn rũa khả và nâng cao khả năng cạnh tranh (competitive edge) của từng các nhân. Ngày nay mức độ cạnh tranh lớn hơn trước kia nhiều và để tạo được chỗ đứng, các em phải đủ khả năng để “cạnh tranh” về mặt chuyên môn với các bạn khác học chuyên ngành tương tự ở trong nước hoặc quốc tế để cho một công việc hoặc vị trí sau này. Đó là chưa nói đến việc phải có năng lực ở tầm khu vực và quốc tế nếu muốn xác lập vị trí của mình trên “thế giới phẳng” nơi biên giới quốc gia ngày càng trở nên ít có ý nghĩa.
3. Cố gắng khắc phục điểm yếu, tìm điểm mạnh của mình, và đặc biệt điểm khác biệt so với phần đông các bạn khác. Cần nhớ là ai cũng có những điểm mạnh tiềm ẩn chưa được phát hiện hoặc khai thác. Còn khác biệt ở đây là khác biệt trong cách tiếp cận, cách phân tích và lập luận, và do đó kết quả nghiên cứu cũng khác. Tuy nhiên, điểm khó là các kết luận này lại phải phải logic, khoa học và có tính thuyết phục cao.
4. Ai cũng có thể trở thành một “Nguyễn Đình Toán” trong lĩnh vực của mình. Thành công chỉ đến trên cơ sở làm việc nghiêm túc và chăm chỉ. Bất kỳ nơi nào nào người ta cũng cần người có nỗ lực, ham hiểu biết để hoàn thiện mình hơn là những người có năng lực nhưng lười nhác.
5. Trong cuộc sống có rất nhiều “Nguyễn Đình Toán” khác nhau, hãy luôn quan sát tỷ mỉ để tìm ra con đường riêng của mình, chứ không chỉ gắn chặt vào một con người, một thành công cụ thể.
P/S: Qua chuyến đi này cũng biết thêm Anh Minh Nhựt, và cảm nhận của tôi đây là người sống nghĩa hiệp, luôn có tấm lòng trước sau với bạn bè, đồng nghiệp. Nhân đây cũng giới thiệu một số bức ảnh của Nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán để cùng thưởng lãm và có thể xem thêm các bức ảnh chân dung của Nhiếp ảnh gia này tại http://dinhtoannguyen.vnweblogs.com/