Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

HUYẾT THANH SỐNG TRẮNG DA LÀ TRÒ LỪA ĐẢO MỚI CỦA GIỚI THẪM MỸ VÀ SHOWBIZ VIỆT

HOÀNG ANH TUẤN
Đọc câu này chắc sẽ nhiều người ngạc nhiên, và hai câu hỏi đầu tiên là: Nguyễn Đình Toán là ai? và tại sao lại là Quy tắc Nguyễn Đình Toán?
Khi nói chuyện với gần 400 sinh viên khoa QHQT của ĐH KHXH và nhân văn TP Hồ Chí Minh chiều ngày 11/5/2014, tôi có nêu một loạt các quy tắc nằm lòng, gợi ý cho các em về cách học và nghiên cứu quan hệ quốc tế khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cũng như để phục vụ cho công việc sau này, dù các em có thể tiếp tục theo đuổi lĩnh vực quan hệ quốc tế hay là không. Một trong các quy tắc đó là “NGUYEN DINH TOAN’S RULE” mà tôi nghĩ đến và phát triển quy tắc này trong chuyến công tác cùng ông “Thế giới phẳng” Thomas Friedman ở Hà Nội đến TP HCM từ 6-11/5/2014.
nhà văn Bảo Ninh - Ảnh: Nguyễn Đình Toán
nhà văn Bảo Ninh – Ảnh: Nguyễn Đình Toán
Trong giới chụp ảnh chân dung, một trong những người nổi tiếng nhất Việt Nam hiện nay là Nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán và những ai đã đam mê nghệ thuật chụp ảnh chắc đều biết đến tên tuổi và các tác phẩm để đời của Nhiếp ảnh gia tài hoa này. Tôi biết Anh Toán cũng hết sức tình cờ. Do Nhà xuất bản trẻ mà Anh Nguyễn Minh Nhựt làm Giám đốc đã “hưởng” khá nhiều “lộc” từ việc xuất bản tất cả các cuốn sách mà tác giả TF viết, từ cuốn “Thế giới phẳng”, “Chiếc xe Lexus và cành Olive” đến cuốn gần đây là “Nóng, Phẳng, Chật”. Để tri ân tác giả, Anh Minh Nhựt và NXB trẻ đã làm một việc rất đáng trân trọng là mời bằng được nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán, ghi lại bằng hình ảnh toàn bộ các cuộc nói chuyện, giao lưu của TF với khán giả Việt Nam cũng như các ảnh sinh hoạt đời thường. Để làm điều đó, cả tôi và TF đều được báo trước để không có cảm giác bị “làm phiền” trong suốt chuyến đi. Do không đam mê lĩnh vực này, cũng chưa biết A. Toán là ai nên ban đầu tôi cũng không quan tâm và chú ý lắm
Tuy nhiên, tôi đã nhanh chóng có cách nhìn khác về công việc của các nhiếp ảnh gia qua công việc của Anh Toán. Trong số vài chục phóng viên ảnh tại mỗi sự kiện của TF, sự xuất hiện và cách làm việc của anh Toán thu hút sự chú ý và gây cho tôi ấn tượng mạnh nhất. Phong cách làm việc chuyên nghiệp, đặt công việc và chất lượng công việc lên trên, cùng kiểu làm “không giống ai” làm tôi suy nghĩ rất nhiều.
Tôi cho rằng điểm khác biệt lớn nhất và làm nên tên tuổi Anh Toán so với các nhiếp ảnh gia khác là nếu như các nhiếp ảnh gia khác chỉ cần “thông tin” qua bức ảnh, với sự xuất hiện của sự kiện và nhân vật, thì Anh Toán còn đòi hỏi rất nhiều hơn thế, đó là “thông tin” và “chất lượng thông tin”. Tại các sự kiện, tôi nhận thấy hầu hết phóng viên khác chỉ đứng trước mặt nhân vật chụp xoạch, xoạch vài ba cái cho xong việc, thì A. Toán lại chọn đủ các vị trí cao thấp, góc nhìn khác nhau. Thậm chí, có những kiểu chụp, A Toán còn nằm bò ra cả đất, chụp tới chụp lui, sau đó lại lụi cụi ra ngồi ngắm nghía từng chiếc, rồi quay vào một mình chụp lại.
Tôi để ý, trong một “rừng” các phóng viên đứng cùng một vị trí, việc có được một bức ảnh đẹp và khác biệt so với ảnh của các phóng viên khác là rất khó, nếu như không thể. Còn A Toán tạo sự khác biệt là khi mọi người dàn hàng ngang phía trước, thì anh đã chọn sẵn vị trí cho mình từ lúc nào trước đó, đứng trên ghế hoặc trên bàn cao hơn hẳn so với các phóng viên khác. Thật ra, để có bức ảnh đẹp, không chỉ dựa vào công nghệ (máy ảnh tốt), chọn góc bấm chính xác (cự ly, ánh sáng…) mà còn có sự may mắn là phải lấy được “hồn”, cái “thần” của nhân vật vốn chỉ xuất hiện trong những khoảnh khắc rất ngắn ngủi. Và cái “may” này chỉ đến đối với người say mê nghề; sống chết và ăn ngủ với nghề; luôn không hài lòng với cái mình đã có và tìm ra khác biệt để tạo ra thương hiệu, tên tuổi của mình. Trong những phút trò chuyện ngắn ngủi, Anh Toán cho biết, sở dĩ phải luôn nỗ lực vì nhiếp ảnh là công việc tay ngang, tự học và luôn có ý nghĩ rằng nếu không vươn lên thì sẽ sớm bị loại khỏi cuộc chơi. Thông thường, chụp từ 50-100 kiểu, anh Toán may ra mới chọn được một kiểu ưng ý, dù rằng 50-100 kiểu kia đã chọn lọc trước rồi mới chụp.
Do đó, một số điểm chính trong “NGUYEN DINH TOAN’S RULE” mà tôi đúc kết cho các em sinh viên :
1. Nắm chắc, nắm kỹ các kiến thức mà mình đã học theo nguyên tắc 3-3-4 (thầy, cô cung cấp kiến thức, phương pháp cùng lắm là 30%; sách vở khoảng 30%, còn 40% là từ bạn bè hoặc các nguồn khác);
2. Không ngừng rèn rũa khả và nâng cao khả năng cạnh tranh (competitive edge) của từng các nhân. Ngày nay mức độ cạnh tranh lớn hơn trước kia nhiều và để tạo được chỗ đứng, các em phải đủ khả năng để “cạnh tranh” về mặt chuyên môn với các bạn khác học chuyên ngành tương tự ở trong nước hoặc quốc tế để cho một công việc hoặc vị trí sau này. Đó là chưa nói đến việc phải có năng lực ở tầm khu vực và quốc tế nếu muốn xác lập vị trí của mình trên “thế giới phẳng” nơi biên giới quốc gia ngày càng trở nên ít có ý nghĩa.
3. Cố gắng khắc phục điểm yếu, tìm điểm mạnh của mình, và đặc biệt điểm khác biệt so với phần đông các bạn khác. Cần nhớ là ai cũng có những điểm mạnh tiềm ẩn chưa được phát hiện hoặc khai thác. Còn khác biệt ở đây là khác biệt trong cách tiếp cận, cách phân tích và lập luận, và do đó kết quả nghiên cứu cũng khác. Tuy nhiên, điểm khó là các kết luận này lại phải phải logic, khoa học và có tính thuyết phục cao.
4. Ai cũng có thể trở thành một “Nguyễn Đình Toán” trong lĩnh vực của mình. Thành công chỉ đến trên cơ sở làm việc nghiêm túc và chăm chỉ. Bất kỳ nơi nào nào người ta cũng cần người có nỗ lực, ham hiểu biết để hoàn thiện mình hơn là những người có năng lực nhưng lười nhác.
5. Trong cuộc sống có rất nhiều “Nguyễn Đình Toán” khác nhau, hãy luôn quan sát tỷ mỉ để tìm ra con đường riêng của mình, chứ không chỉ gắn chặt vào một con người, một thành công cụ thể.
P/S: Qua chuyến đi này cũng biết thêm Anh Minh Nhựt, và cảm nhận của tôi đây là người sống nghĩa hiệp, luôn có tấm lòng trước sau với bạn bè, đồng nghiệp. Nhân đây cũng giới thiệu một số bức ảnh của Nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán để cùng thưởng lãm và có thể xem thêm các bức ảnh chân dung của Nhiếp ảnh gia này tại http://dinhtoannguyen.vnweblogs.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét