Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Lượm tin theo dòng sự kiện

Pogovori So Mnoiu, Ho Chi Minh

-Nguồn: Mafiovi Pogovori So Mnoiu, Ho Chi Minh

....Là bài hát hấn rứa, Bác à....
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=mv-_ggbu85g

....còn ở đây là con  nói với Bác, Bác Hồ ơi!
....continuing....>>>>>>

*****************************************

The time to create the independent State: East Turkestan.
 China today faces Russia in the north; Japan and South Korea, with American military alliances, to the east; Vietnam and India to the south; and Indonesia and Malaysia not far away...?
Dandy, Mr. Kissinger!But you forget one thing: Tibet and East Turkestan to the west.
And that's the symphony I'm creating to the honor , ha ha...of  your "old beloved friends", Sir.
However: What's the mindset "Don't leave us, but don't make us choose"?
- That's simple: it's the baloney someone calls as "Asia values", ha ha......
 Moreover, in long terms, an independent State: East Turkestan will be contain the China march to Central Asia. It would be so much better then Putin's "Eurasian Union", guys.
Leading from indoor?
- Excellent idea, guys , except only thing: You'll lose all thing  and everyone, ergo You'll have no one to lead.
China shit ? - It's not so sweetheart as someone might think, Latino says.
I said: Chinese chicken have no way to become goose just because I'm here - Vietnam, ha ha....
via inosmi & viet-studies
 Hey, you guys...
...Like it or not, you should agree with me in one thing; In America, you still can find some of brain which still can work.
1/ If Americans step forward to balance China for everyone else in the region, the nations of the Indo-Pacific will hang back and let us take the lead. And if we put ourselves between them and China, they will not just rely on us to back their existing claims against China, they will up the ante. 
- It's deadly right.
2/ It cannot make sense to empower the Philippines, Vietnam and others to pick our fights with China for us.
- Yes except ..one thing: You (and no one) can't make this with Vietnam.Vietnam is Vietnam.
3/ We need to find ways to ask Asians to do more in their own interest and their own defense.
- Dandy. And I said about this long time ago. (and it's about not only Asia, guys).
More over: Asking America's allies and friends to learn to save their ass is the way we creat the world where The US not need "leading from ahead, not from behind, not from indoor", but from among, guys.
That's the world I ask you all, those long "All men are created equal",to build.
Related: Zbig shows: his old brain still can work.America has to be steadfast in its principles which sometimes can be costly,” added Brzezinski, who has just written a new book on how to maintain U.S. influence called “Strategic Vision: America and the Crisis of Global Power.”
According to Brzezinski, “We have to think of our long-range interests and not our immediate political prospects…What really damages is when America wobbles.”
 It’s high time for a new Arab League -- one that reflects and supports the rising (and struggling) wave of liberals across the Middle East and North Africa.
- It's smart and right. More than ever. The matter: How we renew It - Arab League?
Israelis! Think on this. Do you remember: I said you haven't any Foreign Policy.
 The world's future in Greece and Iran? - More accurate: in How we resolve these problems.
Details? 
- In the way we resolve these problems we can show to Humanity:
1/ How potent our brain still is
2/ The US. the EU (and its allies and friends) are and remain to be the main force in the world of Freedom and Democracy.
3/ Those, who vs (2) will - once more - grasp the old truth: they have no chance. Now and forever.
 And it - this result (neither the change in leaders in China nor the one in America)  - will force the China: How it should treat to us all.
In short: The so-called Sino-American relations is nothing but the way America (and his Allies and friends)  can force China: Hey! That's how you should treat to us.-

 

 Sức mạnh mềm của Mỹ: Bầu cử quái đản ở Mỹ

-Nguồn:-Bầu cử quái đản ở Mỹ

Lữ Giang

Chúng ta nhớ lại, trong cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ năm 2000, ngày 28.10.2000 chương trình Agenda của Mỹ đã làm một cuộc phỏng vấn bình luận gia và nhà văn Gore Vidal về cuộc tranh cử giữa Gore và Bush. Câu hỏi được đặt ra như sau: Có cái gì khác biệt giữa Gore và Bush? Qua cuộc tranh luận, người ta thấy cả hai cứ nói quanh quẩn chung quanh vấn đề thuế khóa, trong khi có những vấn đề như sự nghèo khổ, công bình xã hội... lại không được bàn đến? Gore Vidal đã phán những câu nẩy lửa như sau:
“Ồ, chúng ta nắm chắc hệ thống chính trị của nước Mỹ trong 50 năm gần đây. Chúng ta có bầu cử nhưng không có quan điểm chính trị. Chúng ta có một đảng chính trị - đảng công ty Mỹ quốc, một đảng về tài sản - và đảng đó có hai nhánh. Một nhánh được gọi là Dân Chủ, một nhánh được gọi là Cộng Hòa. Vậy, chính yếu là cùng một người vừa tài trợ cho Gore vừa tài trợ cho Bush.
“Chỉ có những khác biệt nhỏ. Bush cởi mở hơn, không giấu giếm trong việc bênh vực người giàu...”
Những gì Gore Vidal nhận định năm 2000, sau này đã đúng hết rồi, kể cả việc “Bush cởi mở hơn, không giấu giếm trong việc bênh vực người giàu.” Lịch sử cũng đang tái diễn như vậy: Hiện nay nước Mỹ đang tổ chức một cuộc bầu cử rất xôm tụ, với những thủ tục bầu cử rất rườm rà, phức tạp và tốn kém nhất thế giới.

NHỮNG CHUYỆN QUÁI LẠ
Trước khi nói về những thủ tục bầu cử ở Mỹ, chúng tôi xin lưu ý ngay ba điểm chính sau đây:
Thứ nhất, nước Mỹ theo chế độ “Đảng cử dân bầu”. Đảng không cử là kể như chào thua.
Thứ hai, các cử tri không được bầu chọn trực tiếp ứng cử viên tổng thống hay tổng thống. Các cử tri chỉ được bầu Các Đại Biểu Tại Đại Hội Đảng Toàn Quốc (National Convention Delegates) để bầu các ứng cử viên tổng thống và bầu Cử Tri Đoàn (Electoral College)để bầu tổng thống.
Thứ ba, kết quả cuộc bầu tổng thống không căn cứ vào tổng số phiếu của cử tri mà căn cứ vào số phiếu của cử tri đoàn. Vì thế, trong lịch sử đã có những trường hợp ứng cử viên tổng thống được số phiếu bầu của dân chúng nhiều nhất lại thất cử, còn ứng cử viên ít phiếu hơn lại thắng cử!
Để giúp độc giả có một khái niệm rõ hơn về cuộc bầu cử quái đản ở Mỹ, trong bài này chúng tôi sẽ nói qua về hai đảng chính ở Mỹ và thủ tục bầu cử sơ bộ kỳ cục ở Mỹ. Trong một bài khác, chúng tôi sẽ nói đến thủ tục bầu cử tổng thống.

ĐẢNG DÂN CHỦ VÀ ĐẢNG CỘNG HOÀ
Ở Mỹ, có hai đảng lớn nhất là Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa. Ngoài hai đảng lớn này còn có một số đảng nhỏ được thành lập và hoạt động đúng theo luật pháp, có thể tổ chức bầu sơ bộ để chỉ định ứng cử viên tổng thống, đó là các đảng sau đây: Đảng Xanh (Green Party)Đảng Xã Hội Hoa Kỳ (Socialist Party USA)Đảng Tự Do (Libertarian Party), Đảng Hiến Pháp (Constitution Party) Đảng Cải Cách Hoa Kỳ (Reform Party USA). Ở đây chúng tôi chỉ nói đến hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà.
Lịch sử của Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hoà rất dài, chúng tôi chỉ nêu lên những nét chính và nói về sự khác biệt giữa hai đảng.

1.- Đảng Dân Chủ
Đảng Dân Chủ có nguồn gốc từ đảng Cộng Hòa–Dân Chủ (Democratic - Republican) do Thomas Jefferson thành lập năm 1792. Dù vậy, một số học giả cho rằng đảng này ra đời vào năm 1828, do những người ủng hộ Andrew Jackson và các cựu thành viên Đảng Liên Bang (Federalist) tiến hành thành lập.
Lập trường chủ đạo của Đảng Dân Chủ kể từ thập niên 1930 thường có khuynh hướng tự do và thường được xem là “dân chủ xã hội”. Bên trong đảng Dân Chủ lại tồn tại nhiều khuynh hướng khác nhau hơn trong Đảng Cộng Hoà và các đảng khác ở các nước tiên tiến, vì đảng này thường không có đủ quyền lực để kiểm soát các đảng viên.
Trong thực tế, Đảng Dân Chủ ủng hộ quyền tự do dân sự, tự do xã hội, bình đẳng, cơ hội đồng đều, và chính quyền có thể điều tiết các doanh nghiệp tự do khi cần phải điều hòa. Đảng chủ trương chính quyền nên giữ một vai trò chính trong nỗ lực giảm nghèo và xoá bỏ những bất công xã hội. Vì thế, một số người đã gọi Đảng Dân Chủ là đảng của người nghèo.
Chỉ quan sát thời gian gần đây thôi, chúng ta cũng thấy Đảng Dân Chủ cũng có lúc đã tạo được thế đứng thượng phong trong chính quyền Mỹ: Năm 2004, số cử tri ghi danh vào Đảng Dân Chủ là 72 triệu người, tức 42,6% tổng số 169 triệu cử tri, trong khi Đảng Cộng Hoà chỉ có 55 triệu. Đến cuộc bầu cử 2006, Đảng Dân Chủ chiếm đa số trong Quốc Hội. Nhưng trong cuộc tuyển cử năm 2010, Đảng Dân Chủ đã mất đa số tại Hạ Viện, chỉ còn chiếm được đa số ở Thượng Viện. Đa số thống đốc tiểu bang là đảng viên Dân Chủ. Tổng thống đương nhiệm là Barack Obama, một thành viên đảng Dân Chủ.

2.- Đảng Cộng Hoà
Đảng Cộng hòa (tiếng Anh: Republican Party, thường được gọi là GOP, viết tắt của "Grand Old Party") được thành lập năm 1854 do các thành viên trước đây của các Đảng Whig, Dân chủ Democrats miền Bắc, và Free-Soilers là những người chống lại sự bành trướng của chế độ nô lệ với khẩu hiệu là “free labor, free land, free men” (lao động tự do, đất đai miễn phí, con người tự do). Nhưng chủ trương của Đảng biến đổi dần qua các thời đại.
Trong thế kỷ 21, về đối nội, Đảng Cộng Hòa chủ trương một ngành hành pháp mạnh hơn, giảm thuế (cho nhà giàu), bảo vệ quyền sở hữu súng và bớt các quy định cho các đại xí nghiệp hoạt động tự do hơn, nhưng lại bảo thủ về phương diện xã hội. Về đối ngoại, Đảng Cộng Hoà chủ trương chiến tranh ngăn chận để đánh bại chủ nghĩa khủng bố và “xúc tiến dân chủ” trên toàn cầu. Nói cách khác, đảng này chủ trương bành trướng.
Như đã nói ở trước, số thống kê năm 2004 cho thấy Đảng Cộng Hòa có 55 triệu cử tri, tức chỉ khoảng 1/3 tổng số cử tri, còn số cử tri của Đảng Dân Chủ lên đến 72 triệu. Các cuộc thăm dò mới đây cũng cho thấy khoảng từ 20% đến 33% người Mỹ tự nhận là thành viên Đảng Cộng Hòa.

BẦU CỬ SƠ BỘ Ở MỸ
Mỗi tiểu bang đều có luật lệ về bầu cử sơ bộ riêng, không tiểu bang nào gióng tiểu bang nào. Mỗi đảng đều có một ủy ban phối hợp được gọi là Ủy ban Toàn Quốc, đó là Ủy Ban Toàn Quốc Đảng Cộng Hoà (The Republican National Committee) và Ủy Ban Toàn Quốc Đảng Dân Chủ (The Democratic National Committee). Tại mỗi tiểu bang và mỗi County đều có một Ủy Ban như vậy. Ủy Ban có nhiệm vụ thi hành Điều Lệ của Đảng, phối hợp chiến lược gây qũy và tranh cử, tổ chức Đại Hội Đảng.
Bầu cử sơ bộ để chọn ứng cử viên cho mỗi đảng thường kéo dài từ Tháng Giêng đến Tháng Sáu, phần lớn tập trung vào Tháng Hai và Ba. Đại Hội Đảng thường được tổ chức vào Tháng Bảy hay Tám, để đại diện của các tiểu bang bầu đại diện đảng ra tranh cử tổng thống.
Năm nay, thời gian của các cuộc bầu cử sơ bộï bắt đầu vào ngày 3/1 tại Iowa và sẽ kết thúc vào ngày 26/6 tại Utah. Riêng Đảng Dân Chủ không tổ chức bầu sơ bộ, vì ông Obama được coi là ứng cử viên chỉ định của Đảng.
Thủ tục bầu cử sơ bộ là một thủ tục rất phức tạp, ngay những người ở Mỹ cũng khó tưởng tượng nổi. Mỗi tiểu bang có những thể thức bầu cử sơ bộ (primary elections) khác nhau, nhưng có thể quy vào hai loại sau đây: Bầu cử theo phương thức đầu phiếu phổ thông, tiếng Mỹ gọi là PRIMARY và bầu cử theo các cuộc họp nhóm, tiếng Mỹ gọi là CAUCUS.
Điều cần lưu ý là dù bầu theo thể thức Primary hay Caucus, cử tri chỉ bầu các đại biểu tham dự đại hội (convention delegates) bầu ứng cử viên tổng thống chứ không trực tiếp bầu chọn ứng cử viên ra tranh cử, chính các đại biểu mới có quyền chọn.

1.- Đầu Phiếu Phổ Thông (Primary)
Trong các tiểu bang theo thể thức đầu phiếu phổ thông, các cử tri đã ghi danh đầu phiếu đều có thể đi bầu và thể thức bầu là bỏ phiếu kín. Cử tri có thể chọn bất cứ ứng cử viên nào đã ghi danh.
(a) Hai loại đầu phiếu
Thể thức đầu phiếu phổ thông lại được chia làm hai loại (types of primaries), đó là loại đóng và loại mở (closed and open). Luật tiểu bang có thể chọn một trong hai loại.
Tại các tiểu bang theo loại bầu đóng, các cử tri ghi danh vào đảng nào phải bầu cử tại đảng đó. Ví dụ, một cử tri đã ghi danh vào đảng Cộng Hòa chỉ có thể bỏ phiếu trong đảng Cộng Hòa.
Tại các tiểu bang theo loại bầu mở, tất cả các cử tri đã ghi danh có thể bỏ phiếu cho bất cứ đảng nào, nhưng chỉ được chọn một đảng mà thôi. Đã bầu ở đảng này không được bầu tại đảng khác nữa.
Hầu hết các tiểu bang đều chọn loại bầu đóng.
(b) Tên ghi trên lá phiếu
Tên trên các lá phiếu cũng được ghi khác nhau tùy theo luật tiểu bang. Tại hầu hết các tiểu bang, tên các ứng cử viên tổng thống đều xuất hiện trên lá phiếu. Trái lại, trong một số tiểu bang, chỉ tên các đại biểu tham dự hội nghị (convention delegates) xuất hiện trên lá phiếu mà thôi.
(c) Đại biểu cam kết hay không cam kết
Luật tiểu bang còn ấn định các đại biểu “cam kết” (pledged) hay “không cam kết” (unpledged).
Ở một số tiểu bang, các đại biểu bị bắt buộc phải "cam kết" (pledged) bỏ phiếu cho người chiến thắng trong tiểu bang tại đại hội toàn quốc.
Tại các tiểu bang khác, các đại biểu có thể “cam kết” hay “không cam kết”. Khi không cam kết (unpledged), họ có quyền tự do bỏ phiếu cho bất cứ ứng cử viên nào mà họ muốn tại đại hội.

2.- Bầu Theo Họp Nhóm (Caucus)
Chữ Caucus có gốc từ tiếng của người da đỏ, có nghĩa là cuộc họp của các trưởng bộ lạc. Ở đây, chữ Caucus chỉ đơn giản là các cuộc họp được mở ra cho tất cả các cử tri đã ghi danh vào đảng, tại đó các đại biểu tại đại hội đảng toàn quốc được bầu.
Caucus có thể được tổ chức tại bất cứ nơi nào có thể họp được trong toàn tiểu bang, như các trường học, nhà thờ, thư viện, nhà của tư nhân, v.v. Trong cuộc bầu cử Caucus vừa qua tại tiểu bang Iowa, đã có 1.774 phòng họp như thế. Mỗi ứng cử viên có thể cử một phát ngôn viên đến các phòng họp để trình bày.
Các cử tri tham dự được chia thành từng nhóm theo các ứng cử viên mà họ hỗ trợ. Các cử tri chưa quyết định chọn ai, sẽ họp lại thành nhóm riêng. Đại biểu của các ứng cử viên thường đến nói chuyện tại các nhóm này để thuyết phục những cử tri chưa có quyết định.
Cử tri trong mỗi nhóm được mời phát biểu lý do ủng hộ ứng cử viên của họ và cố gắng thuyết phục người khác tham gia vào nhóm họ. Sau những lời phát biểu, những người tham dự ghi sự lựa chọn của mình trên một mảnh giấy. Vào cuối các cuộc họp, ban tổ chức kiểm phiếu và cho biết có bao nhiêu đại biểu mà mỗi ứng cử viên đã giành được.
Gióng như trong phương thức đầu phiếu phổ thông, tùy theo quy định của các tiểu bang, các đại biểu được đề cử trong các cuộc bầu Caucus cũng được chia làm hai loại: đại biểu cam kết và đại biểu không cam kết.

3.- Phương Pháp Ấn Định Số Đại Biểu
Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa đã sử dụng các phương pháp khác nhau để ấn định số đại biểu tại đại hội toàn quốc.
Đảng Dân Chủ sử dụng phương pháp tỷ lệ: Mỗi ứng cử viên được trao tặng một số đại biểu theo tỷ lệ họ được ủng hộ trong cuộc đầu phiếu phổ thông hay trong các cuộc họp Caucus của tiểu bang.
Thí dụ tại một tiểu bang có 20 đại biểu tham dự đại hội Đảng Dân Chủ và có ba ứng cử viên ra tranh cử, tỷ lệ phân chia đại biểu sẽ như sau: Nếu ứng cử viên "A" nhận được 70% trong các cuộc đầu phiếu phổ thông và bầu Caucus, ứng cử viên "B" 20% và ứng cử viên "C" 10%, ứng cử viên "A" sẽ nhận được 14 đại biểu, ứng cử viên "B" được 4 đại biểu và ứng cử viên "C" 2 đại biểu.
Trong Đảng Cộng Hòa, mỗi tiểu bang có thể chọn phương pháp tỷ lệ hay phương pháp "người chiến-thắng-thu-tất-cả" (winner-take-all) các đại biểu

4.- Đại Hội Đảng Toàn Quốc
Mục tiêu của Đại Hội Đảng Toàn Quốc (National Party Convention) là bầu ứng cử viên tổng thống và ấn định Cương Lĩnh (Platform)của đảng.
Năm nay, Đảng Cộng Hoà sẽ nhóm họp Đại Hội Đảng vào những ngày 27 đến 30 tháng 8 tại Tampa, Florida, để chọn Ứng Cử Viên Tổng Thống cho Đảng Cộng Hoà.
Đảng Dân Chủ sẽ nhóm họp Đại Hội Đảng vào những ngày 3 đến 6 tháng 9 tại Charlotte, North Carolina. Hầu như không có ai tranh giành chức vị này trong Đảng, nên đương kim Tổng Thống Barack Hussein Obama sẽ là Ứng Cử Viên Đảng Dân Chủ.
Tại đại hội đảng, mỗi tiểu bang sẽ gửi một phái đoàn (delegation) đại biểu đến tham dự đại hội. Con số đại biểu thường được ấn định tùy theo dân số của tiểu bang, theo sự quy định trong nội quy của đảng và cũng có khi do luật tiểu bang. Mỗi đảng ấn định một số đại biểu khác nhau, chẳng hạn như tại California, tiểu bang lớn nhất, Đảng Dân Chủ định số đại biểu là 441, trong khi Đảng Cộng Hòa định là 173.
Năm 2004, Đảng Dân Chủ có 4.353 đại biểu (delegates) và 611 người thay phiên (alternates). Còn Đảng Cộng Hoà có 2509 đại biểu và 2.344 người thay phiên.
Năm nay Đảng Cộng Hoà ấn định số đại biểu là 2.286 và ai được 1.444 phiếu sẽ thắng. Trong khi đó số đại biểu Đảng Dân Chủ có thể lên đến 6.000.
Như đã nói ở trước, tùy theo sự ấn định của luật lệ tiểu bang, các đại biểu tham dự đại hội đảng phải bỏ phiếu cho ứng viên chiếm được nhiều phiếu nhất trong tiểu bang, hay được biểu bỏ phiếu tùy ý. Ứng viên nào chiếm được đa số phiếu của tổng số đại biểu sẽ đắc cử đại diện cho đảng trong cuộc tranh cử tổng thống.
Đại hội sẽ cử ra một số người soạn thảo Cương Lĩnh của đảng. Cương Lĩnh này thường có tính cách lý tưởng hơn là thực tế. Đôi khi Cương Lĩnh lại bị chính trị hoá.

MỘT VÀI NHẬN XÉT
Tuy cuộc bầu cử sơ bộ đang được tiến hành, chúng tôi có một số nhận định như sau:
1.- Bầu cử ở Mỹ tiền rất quan trọng. Tiền này do các người ủng hộ và các nhà đại tư bản đứng đàng sau hậu trường đóng góp. Trong cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2008, ông Obama quyên góp được $513.557.218, còn ông McCain được $346.666.422.
2.- Các nhà chính trị và đại tư bản Mỹ coi bầu cử quan trọng hơn cả quyền lợi quốc gia, chính sách đối nội và đối ngoại... Nếu phải hy sinh bất cứ thứ gì để họ có thể thắng cử, họ sẽ làm.
3.- Nếu phải chọn giữa ông Mitt Rumney và ông Newt Gringrich, các nhà đại tư bản sẽ chọn ông Mitt Rumney, vì cũng như ông McCain, ông Newt Gringrich có tính khí ngang bướng và bất thường, khó điều khiển được. Họ thường chọn những người dễ điều khiển như ông George W. Bush hay có thể thoả hiệp được như Obama. Chọn một người ngang bướng hay bất bình thường, khi không xài được mà phải “bụp”, sẽ gây ra nhiều rắc rối.
4.- Có vẻ kỳ này Đảng Cộng Hoà không quan tâm đến cái ghế Tổng Thống Mỹ lắm. Trong hai nhiệm kỳ 8 năm, để thỏa mãn lòng tham vô đáy của giới đại tư bản Mỹ, Tổng Thống Bush đã làm kinh tế Mỹ suy sụp. Ông Obama là người được giao trách nhiệm đưa đất nước qua giai đoạn khó khăn. Hết giai đoạn này, họ mới tính chuyện làm ăn trở lại, nên Obama có thể vẫn được cho ngồi đó.
5.- Đảng Cộng Hòa đang quan tâm đến việc lấy lại Thượng Viện trong tay Đảng Dân Chủ, vì Đảng Dân Chủ bị bầu lại đến 16 ghế, trong khi Đảng Cộng Hòa chỉ 8 ghế. Kiếm được một nữa số ghế của Đảng Dân Chủ, Đảng Cộng Hòa có thể làm chủ cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện.
Nhưng trong vụ bảo vệ nhà giàu một cách quá trắng trợn vừa qua, Đảng Cộng Hòa đã bị mọi giới nguyền rủa, nên cũng khó lấy được nhiều lá phiếu của cử tri.
Ngày 14.2.2012

Lữ Giang


-In own teeth and the America, I trust, guys....
This century must be an American Century. In an American Century, America has the strongest economy and the strongest military in the world. In an American Century, America leads the free world and the free world leads the entire world. ... This is America's moment. We should embrace the challenge, not shrink from it, not crawl into an isolationist shell, not wave the white flag of surrender, nor give in to those who assert America's time has passed. 
That is nonsense.
.....But your "mentality" to surrender (what you - unawares? - can't close ) is nothing but the beginning of utter nonsense.
And at least, an American Century doesn't come from your conviction and passion.
It comes from this: American power is not only Democracy and liberal valuesit is deeper rooted in Human nature, guys.
A bit more, Sir?
I'd like to underline some of times the US soft power:
- Why Clinton could  - in some of her words - put a half of the world upside down?
- Why every man looks for Washington's Boyz every time when he faces difficult moments in the life?
- Why every woman calls 'America!' every time when her kid cries? 
That's what is US soft power. That's Why I said: God, maybe when I'll be in your paradise, I will say: 'God, in You, I trust'. But on this Earth, I say: 'In my own teeth and America, I trust'.
via viet-studies


http://lh6.ggpht.com/-o_PiViMNplw/Tq3ZoqfKKrI/AAAAAAAAHZQ/PJOkpQDkoEU/clip_image001_thumb.jpg?imgmax=800
TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐÁNH GIÁ NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HỆ THỐNG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯƠNG ĐẠI basam- THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM TỪ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐÁNH GIÁ NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HỆ THỐNG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯƠNG ĐẠI Tài liệu tham khảo đặc biệt Chủ chật, ngày 19/2/2012 (Tạp chí “Thế giới đương đại”, Trung Quốc, số 10/2011) Từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính
Thế kỷ Mỹ đã kết thúc? The American Century Is Over— Good Riddance (Chronicle of Higher Education 19-2-12) - Bài Andrew Bacevich
Marx có thể cứu chủ nghĩa tư bản không? Can Marx save capitalism? (FT 20-2-12) -- Video p/v Robin Blackburn 
Đại học nên dạy các đức tính trí thức: Colleges Should Teach Intellectual Virtues (Chronicle of Hgher Education 19-2-12) -- Đó là tình yêu chân lý, lương thiện, quả cảm, công bằng, và sáng suốt


Chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Tập Cận Bình giúp giảm nhẹ căng thẳng Mỹ Trung   –   (RFI). – Trung Quốc ca ngợi chuyến đi Mỹ của Phó chủ tịch Tập Cận Bình    –   (VOA). -Tàu cá Việt Nam cứu sống 2 công dân Trung Quốc  (VOV). – Tin cuối ngày: Ngư dân Việt Nam cứu 2 người Trung Quốc  (VTC). - Ngư dân Việt Nam cứu 2 người Trung Quốc (TN).

Tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam được nêu lên tại LHQ    –   (VOA).  - Nhà Trắng sẽ tiếp xúc người Việt ở Mỹ về nhân quyền VN   –   (RFA).  – Nhà hoạt động nhân quyền Võ Văn Ái  Vietnam religious minorities face persecution says activist (AFP/ MSN).  – Công an sách nhiễu gia đình dân oan Dak Nông   –   (RFA). - Công an tỉnh Đắk Nông: Bắt đối tượng chống phá Nhà nước (NLĐ).--- Bài dịch: QUYỀN LÀM NGƯỜI (phần 1) (Da Màu).-Cha Nguyễn Văn Lý vẫn tuyệt thực để phản đối bản án bất công (Chuacuuthe).----


Nga có thể cấp S-400 và Su-35 cho Trung Quốc

-Nguồn:-Nga có thể cấp S-400 và Su-35 cho Trung Quốc Các tờ báo hàng đầu của Nga đồng loạt đưa tin, nước này có thể sẽ xuất khẩu S-400 Triumph và Su-35 cho Trung Quốc từ năm 2015 .
(ĐVO) Tờ Aex dẫn lời ông Alexander Fomin, Phó Giám đốc liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự Nga (FSMTC) cho biết, trong năm 2011, Trung Quốc bày tỏ sẵn sàng mua một lượng nhất định các máy bay chiến đấu đa năng Su-35 và đã đưa ra các đề nghị tương ứng. Hiện vấn, đề này được các cơ quan ủy quyền của phía Nga xem xét.

Phát biểu về triển vọng xuất khẩu các hệ thống tên lửa phòng không cho Trung Quốc, ông Fomin cho biết, trong khoảng từ năm 1993-2010, Nga đã chuyển giao một số lượng đáng kể các hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-300PMU2 Favorit cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA). "Trung Quốc có thể nhận được loạt hệ thống phòng không S-400 đầu tiên vào năm 2015", ông Fomin nói.

Theo ông Fomin, triển vọng xuất khẩu của hệ thống phòng không S-400 Triumph sang Trung Quốc gồm khả năng cung cấp những giải pháp có thể của các hệ thống phòng không S-400 mà Quân đội Nga được trang bị.

>> Thêm 3 nhà máy chế tạo S-400
>> Xem đơn vị S-400 bảo vệ Moscow diễn tập
>> Nga ngừng sản xuất hệ thống S-300

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph.

Dự kiến, Nga sẽ tìm cách duy trì ưu thế của hệ thống S-400 để Trung Quốc luôn phải quan tâm tới hệ thống. Điều kiện này như một giải pháp đảm bảo Trung Quốc không dừng mua giữa chừng, giống trường hợp như việc Trung Quốc từng hủy bỏ hợp đồng cung cấp các máy bay Sukhoi trước đây, sau khi đã tiến hàng nghiên cứu và sao chép thành công.

S-400 Triumph là hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến nhất của quân đội Nga hiện nay. Nga cũng mới chỉ bắt đầu đưa vào trang bị hệ thống này với số lượng "hạn chế" ở những khu vực quan trọng xung quanh thủ đô Moscow và một số Trung đoàn khác triển khai ở các vùng lãnh thổ giáp với biên giới NATO.

>> S-400 tới sát biên giới Nga - NATO
>> Trung đoàn S-400 Triumf bắt đầu trực chiến
Su-35 là chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4++, được công ty Sukhoi phát triển dựa trên máy bay Su-27.

Trong quá trình thử nghiệm, máy bay đã được ứng dụng khá nhiều công nghệ hàng không tiên tiến của dự án chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm PAK FA T-50. Vì thế, Su-35 được dự kiến là sẽ kịp thời lấp chỗ trống của máy bay thế hệ thứ năm PAK FA còn đang thử nghiệm.

Chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4++ Su-35.

Hiện tại, Không quân Nga mới bắt đầu thử nghiệm và biên chế 4 chiếc Su-35S đầu tiên (số hiệu 01 tới 04) trong kế hoạch chế tạo 48 máy bay loại này cho không quân.

Trung Quốc sau khi được tiếp cận với các công nghệ quân sự tiên tiến nhất của Nga như máy bay Su-27/30, động cơ AL-31F, hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2...., họ đã cho ra đời lần lượt các loại vũ khí tương tự, và thậm chí nhiều lần tuyên bố các hệ thống tên lửa, máy bay....của họ không hề thua kém, thậm chí còn được quảng cáo là vượt trội so với vũ khí Nga.

>> Nga sắp kiện Trung Quốc sao chép vũ khí?
>> Tìm hiểu 'đứa con lai' Nga - Mỹ của phòng không Trung Quốc

Một trong những kế hoạch tăng cường sức mạnh quân sự của mình, Trung Quốc đã tự lực phát triển tiêm kích thế hệ thứ năm J-20 để đối đầu với Không quân Mỹ, tuy nhiên, việc họ vẫn quan tâm đến loại máy bay tiên tiến Su-35 của Nga đang làm nhiều chuyên gia "hoài nghi" về máy bay J-20 của Trung Quốc.
>> Điều khó nói trong thương vụ Su-33
>> Trung Quốc mua lượng lớn vũ khí của Nga

>> Nga 'ngán' cảnh cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc
>> Quan hệ quốc phòng Nga - Trung tới thời cạnh tranh
Thanh Dung (theo Aex)
---Trung Quốc ôm mộng xuất khẩu JF-17 vietnamdefence


Một tàu cá bị Trung Quốc tịch thu ngư lưới cụ

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị. (Ảnh: Internet)-Nguồn:Một tàu cá bị Trung Quốc tịch thu ngư lưới cụ -(Đất Việt) Sau khi tịch thu toàn bộ ngư lưới cụ, tàu cá của ông Đặng Tằm cùng 11 ngư dân đã được phía Trung Quốc thả về.
>>Trung Quốc liên tục xâm phạm chủ quyền VN
Chiều 23/2, ông Nguyễn Thanh Nam – người trực đài canh Icom cộng đồng ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) thông tin một tàu cá của ngư dân địa phương đã bị phía Trung Quốc bắt giữ, tịch thu ngư lưới cụ.
Sự việc xảy ra vào lúc 15h ngày 22/2, khi tàu cá QNg-90281TS của ngư dân Đặng Tằm, thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (trên tàu có 11 ngư dân) khi hành nghề tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu hải quân Trung Quốc rượt đuổi, sau đó bắt giữ.

Sau khi tịch thu toàn bộ ngư lưới cụ, tàu cá của ông Đặng Tằm cùng 11 ngư dân đã được phía Trung Quốc thả về. Dự kiến, tàu cá của ông Tằm sẽ về đến quê nhà vào ngày hôm nay (24/2). Đây là trường hợp tàu cá đầu tiên trong năm 2012 bị phía Trung Quốc bắt giữ khi đang hoạt động khai thác hợp pháp trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.

Minh Như


 -Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng xâm phạm chủ quyền  (VNE). – VN yêu cầu TQ dừng hoạt động [vi phạm chủ quyền] ở Biển Đông   –   (BBC). – Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ các dự án xâm phạm chủ quyền(GDVN).  - Tham vọng bá quyền không dễ thắng ở biển Đông (TVN/CNAS). -  Đoàn sỹ quan trẻ Trung Quốc làm việc tại Việt Nam (TTXVN).
Đoàn đại biểu quốc phòng Việt Nam thăm Thái Lan (TN). –  Tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa quân đội hai nước (QĐND). – Thái Lan trưng bày lô vũ khí lớn (TN).Giới chức Quốc phòng cấp cao của ASEAN họp tại Campuchia   –   (VOA).

Chuyến công du ngoại quốc làm rõ hơn chân dung lãnh đạo tương lai Tập Cận Bình   –   (RFI). –  Does the 21st Century Need to Be an ‘American Century?’ (Time’s blog).Though the Republican presidential hopefuls are still duking it out amongst themselves, it seems the GOP has already thrown down the gauntlet on foreign policy
 -HỢP TÁC AN NINH HÀNG HẢI TẠI ĐÔNG NAM Á basam-THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM HỢP TÁC AN NINH HÀNG HẢI TẠI ĐÔNG NAM Á Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ năm, ngày 23/2/2012 TTXVN (Giacácta 15/2)  Trong bài viết “Hợp tác an ninh hàng hải tại Đông Nam Á’’ đăng trên tờ “Bưu điện Giacácta ” ngày 8/2, tác giả Agus Haryanto 
VỀ CÔNG CUỘC HIỆN ĐẠI HÓA QUÂN SỰ CỦA ẤN ĐỘ basam--THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM VỀ CÔNG CUỘC HIỆN ĐẠI HÓA QUÂN SỰ CỦA ẤN ĐỘ Tài liệu thao khảo đặc biệt Thứ năm, ngày 23/2/2012 TTXVN (Niu Yoóc 18/2) “Tạp chí  Âu-Á“ vừa qua cho biết Ấn Độ đang phát triển lực lượng hải quân với tốc độ nhanh để đạt được sức mạnh-

 Globalization and the technology revolution mean that China's authoritarian rulers have been able to deliver strong economic growth without surrendering political and social control.

--“Trung Quốc phải dừng xâm phạm chủ quyền VN”

Sách lược mở đường xuống phía Nam của Trung Quốc

Hải quân Trung Quốc -Nguồn:-Sách lược mở đường xuống phía Nam của Trung Quốc (Nguyễn Văn Huy) (TL 266)

“...Phản ứng của chính quyền Miến Điện hiện nay giống như con ruồi bị sa vào mạng nhện, đang cố vùng vẩy để không bị hút hết nhựa sống và chết khô...”
 

Cuối tháng 9/2011, chính quyền Miến Điện (Myanmar) tuyên bố đình chỉ công trình xây dựng đập Myitsone trên thượng nguồn sông Irrawaddy. Đây là một bất ngờ lớn đối với Bắc Kinh, vì tất cả mọi chi phí đầu tư và xây dựng đập đều do Trung Quốc đài thọ. Trước sự trở mặt này, Bắc Kinh lớn tiếng phản đối và yêu cầu tân chính quyền Miến Điện tôn trọng những hiệp ước đã ký trước đó. Chắc chắn hai bên sẽ tìm ra một giải pháp, nhưng quan hệ giữa hai nước sẽ không còn như trước.

Lý do đình chỉ xây dựng đập Myitsone

    Myitsone là một trong 7 đập nước trong tiểu bang Kachin miền cực bắc Miến Điện được tổ hợp China Power Investment Corporation (CPIC), một trong những công ty quốc doanh lớn nhất Trung Quốc, qui hoạch xây dựng từ năm 2007. Công trình xây dựng những đập nước này nằm trong chương trình hợp tác giữa hai chính quyền Trung Quốc và Miến Điện ký từ năm 2005, theo đó Trung Quốc đảm nhiệm mọi chi phí đầu tư, qui hoạch và xây dựng, Miến Điện phụ trách bảo vệ giữ gìn trật tự an ninh. Tại Kachin, đại diện chính quyền Trung Quốc là công ty Yunnan Power Grid, một chi nhánh của công ty China Southern Power Grid thuộc tổ hợp CPIC.

    Theo dự trù, sau khi hoàn tất, 7 đập nước này sẽ cung cấp một tổng năng suất khoảng 13.300 MW, tức 61.500 GWh/năm, trong đó 90% xuất khẩu sang tỉnh Vân Nam và 10% còn lại cho nhu cầu địa phương. Riêng đập thủy điện Myitsone, trị giá 3,6 tỷ USD, được coi là một trong 5 đập thủy điện lớn nhất thế giới, với một hồ chứa nước rộng gần 800 km2. Được xây dựng năm 2009, trên chi nhánh hai sông Nmai và Mali tạo thành sông Irrawaddy và dự trù hoàn tất vào năm 2017, đập Myitsone có năng suất lớn nhất trong số 7 đập : 3.600 MW, khoảng 16.634 GWh/năm.

    Lý do đình chỉ xây dựng đập Myitsone xuất phát từ áp lực của xã hội dân sự. Tổng thống Thein Sein cho biết chính quyền của ông do dân bầu ra do đó phải tuân hành ước muốn của dân. Ước muốn của dân ở đây là ngừng xây dựng các đập nước trên thượng nguồn sông Irrawaddy, vì nó không những hủy hoại môi sinh và môi trường mà còn gây xáo trộn đời sống của người Kachin, và không chừng sẽ xảy ra nội chiến.

    Từ nhiều tháng qua, các tổ chức bảo vệ môi sinh và nhân quyền, các tổ chức tôn giáo và người Miến Điện đã liên tiếp xuống đường tại Kachin và Rangoon, yêu cầu ngưng xây dựng đập thủy điện Myitsone này. Một cách cụ thể, theo qui hoạch xây dựng đập Myitsone, 47 làng cùng hàng trăm cây số đường sá, hàng ngàn nhà cửa và ruộng vườn của người Kachin nằm trong thung lũng giữa hai nhánh sông Nmai và Mali sẽ bị chìm trong biển nước, hơn 10.000 người Kachin phải di dời sang nơi khác. Đó là chưa kể những tai hại gián tiếp trong quan hệ sinh sống giữa người Kachin và các sắc tộc khác trong khu vực khi môi sinh và môi trường của họ bị hủy hoại, cụ thể là nghề trồng cây anh túc để chế biến thành thuốc phiện.

    Miến Điện là một quốc gia liên bang gồm 14 tiểu bang, trong đó 7 tiểu bang của người thiểu số (Arakan, Shan, Chin, Kachin, Karen, Kayah, Mon) và 7 bang của người Miến (Burman); mỗi tiểu bang có một pháp qui riêng biệt mà chính quyền trung ương phải tôn trọng.

    Trong dự án xây dựng đập Myitsone, chính quyền Kachin đã nhiều lần yêu cầu chính quyền trung ương tạm ngưng công trình xây dựng để nghiên cứu tính khả thi của dự án. Theo những chuyên viên nghiên cứu địa chấn, đập Myitsone nằm trên vùng va chạm của hai mảng địa cầu Âu Á và Ấn Độ, do đó có thể bị vỡ bất cứ lúc nào khi có động đất (trận động đất gần đây nhất xảy ra vào ngày 20/8/2008, với mức độ 5,8 Richter). Nếu đập Myitsone bị vỡ, tai họa sẽ rất khủng khiếp: hơn 150.000 người sinh sống trong thành phố Myitkyina, thủ phủ của tiểu bang Kachin cách đập 40 km dưới thung lũng, sẽ bị tiêu diệt; đó là chưa kể mùa màng và những thiệt hại vật chất và văn hóa khác bị dòng nước cuốn trôi.

    Thêm vào đó, sự hiện diện đông đảo của binh lính Miến Điện gốc Burman đến từ Rangoon để bảo vệ an ninh các công trường là một đe dọa đối với người Kachin. Cũng nên biết, theo nội dung thỏa ước đình chiến ký từ năm 1989 giữa Rangoon và các sắc tộc địa phương, chính quyền trung ương sẽ không đưa quân vào lãnh thổ các tiểu bang của người sắc tộc, vì đó là một hành vi gây hấn. Chính vì thế, từ tháng 9/2011 đến nay đã xảy ra nhiều cuộc chạm súng giữa quân đội trung ương và các lực lượng võ trang Kachin quanh các công trường xây dựng, trong đó có rất nhiều công nhân Trung Quốc bị sát hại.

    Như đổ thêm dầu vào lửa, hàng chục ngàn công nhân Trung Quốc được đưa vào xây dựng các công trình xây dựng 7 đập nước chiếm đóng những địa điểm sinh sống kinh tế tốt nhất của người địa phương và khai thác lén lút những tài nguyên quí hiếm (vàng và đá quí), và nhất là đang xâm phạm vào quyền lợi cốt lõi của người Kachin địa phương là nghề trồng và áp tải thuộc phiện. Đó là chưa kể hàng trăm ngàn hecta đất rừng và đất canh tác đã và đang bị nước phủ ngập, rất nhiều chủng loại thú rừng và cá sông hiếm bị hủy diệt, hàng chục nơi thờ phượng và đền đài của người địa phương bị chôn vùi dưới lòng nước.

    Cho đến nay ai không lường được những thiệt hại về kinh tế và môi trường khi nguồn nước sông Irrawaddy bị cạn kiệt, khu vực đồng bằng và vùng hạ lưu sẽ bị nhiễm mặn, năng suất canh tác lúa nước chắc chắn sẽ giảm, thực phẩm khan hiếm và vật giá gia tăng là điều không tránh khỏi.

    Nhưng vấn đề không dừng ở đó. Tìm hiểu sâu hơn, quyết định ngưng công trình xây dựng đập Myitsone chỉ là lý cớ, thực tế trầm trọng hơn nhiều: Miến Điện đang đứng trước nguy cơ tan rã và lệ thuộc. Những sắc tộc sinh sống ven vùng biên giới Miến-Trung đang bị Trung Quốc lôi kéo về phía mình hoặc bị mua chuộc để làm áp lực với chính quyền trung ương, trong khi những nguồn tài nguyên thiên nhiên, những địa điểm sinh hoạt kinh tế tốt nhất đang lọt dần vào tay người Trung Quốc.

    Phản ứng của chính quyền Miến Điện hiện nay giống như con ruồi bị sa vào mạng nhện, đang cố vùng vẩy để không bị hút hết nhựa sống và chết khô. Thoát được hay không là chuyện khác.

Sách lược mở đường xuống vịnh Bengal của Trung Quốc

    Miến Điện cũng như Thái Lan, Lào, Việt Nam và Cambodia là 5 quốc gia trên bán đảo Ấn-Trung (Indochina) nằm trong kế hoạch mở đường xuống vùng biển phía Nam của Trung Quốc.

    Từ năm 1995, Bắc Kinh tiến hành đề án xây dựng 5 Vùng Kinh tế đặc biệt, gọi tắt là SEZ (Special Economic Zone) hay Khu chế xuất, và 14 Thành phố Hải cảng Mở, hay OCC (Open Coastal Cities), dọc các bờ biển. Cơ hội đã đến khi năm 1992 Cambodia, Lào, Miến Điện và Việt Nam, gọi tắt là CLMV, và Thái Lan là 5 quốc gia được Ngân Hàng Châu Á mời tham dự vào đề án xây dựng Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng, GMS (Greater Mekong Subregion), để bảo đảm nguồn cung cấp lúa gạo cho toàn khu vực. Không ngờ chương tình này trùng hợp với dự án xây dựng các Vùng Kinh tế đặc biệt của Trung Quốc. Năm 2009, Bắc Kinh đã thành công trong việc gán ghép các tỉnh Quảng Châu, Vân Nam vào tiểu vùng sông Mêkông để tạo thành một khu vực kinh tế lớn hơn, rộng 2,6 triệu km2 với 326 triệu dân. Từ đó đến nay, Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tàu lãnh đạo tiểu vùng hạ lưu sông Mêkông.

    Trở về với Vùng kinh tế đặc biệt (SEZ),điều kiện để được nhận làm hội viên SEZ là phải có một lãnh thổ lớn, nhiều hải cảng và bến cảng lớn, vùng biên giới dài rộng, nhất là phải có những trục giao thông thuận lợi và nhiều tài nguyên nhiên. Nhưng đối với Bắc Kinh, yếu tố để được chọn làm hội viên là độc tài chỉ vì một lý do giản dị: các chế độ độc tài không có xã hội dân sự, do đó chỉ cần mua chuộc các cấp lãnh đạo thì tất cả mọi yêu sách của họ sẽ được thỏa mãn, hơn nữa chế độ nào càng độc tài thì càng bị thế giới lên án và cô lập, do đó càng lệ thuộc hơn vào Trung Quốc để được giúp đỡ.

    Cho đến trước cuối năm 2011, Miến Điện, Lào và Việt Nam là những chế độ độc tài, những chỉ thị đến từ Bắc Kinh đều được chấp hành một cách sốt sắng: dành mọi dễ dàng cho các công ty Trung Quốc muốn vào khai thác tài nguyên thiên nhiên. Chính quyền Hun Sen tại Cambodia - trên một khía cạnh nào đó vẫn là một chế độ độc tài, vì quyền lãnh đạo từ sau 1975 đến nay vẫn nằm trong tay đảng cộng sản. Hiện nay, các công ty Trung Quốc không những được quyền ưu tiên khai thác tài nguyên thiên nhiên mà còn độc quyền dò tìm và khai thác dầu khí trên toàn lãnh thổ Cambodia. Khi quốc lộ 13 nối liền Lào và Quảng Tây hoàn tất, chắc chắn Bắc Kinh sẽ đề nghị canh tân toàn bộ hệ thống hạ tầng cơ sở chiến lược của Cambodia: phi trường, hải cảng, bến cảng, trục lộ giao thông chính để bảo đảm nguồn tiếp tế tài nguyên nhiên vật liệu từ vịnh Thái lan vào tỉnh Quảng Tây. Chỉ còn lại Thái Lan, một quốc gia dân chủ mà Bắc Kinh đang tìm cách lôi kéo vào quỹ đạo ảnh hưởng. Những xáo trộn chính trị gần đây tại Thái Lan nằm trong kế hoạch hoạch này.

    Để thực hiện kế hoạch mở đường xuống vùng biển phía Nam, Bắc Kinh đang củng cố ba tuyến đường bộ từ biên giới Vân Nam xuống Vịnh Bengal và Vịnh Thái Lan. Tuyến thứ nhất từ Côn Minh đến Mandalay (Miến Điện), tuyến đường thứ hai từ Côn Minh đến Chiang Rai (Thái Lan) băng ngang tiểu bang Shan của Miến Điện, tuyến đường thứ ba cũng từ Côn Minh đến Chiang Rai (Thái Lan) nhưng qua các tỉnh Luang Nam Tha va Bokeo trên lãnh thổ Lào.

    Trong sách lược mở đường xuống phía Nam, Miến Điện có lẽ là vùng đất lý tưởng mà ban lãnh đạo tại Bắc Kinh nhắm tới: diện tích rộng (678.500 km2), dân số thấp (48 triệu người), nhiều tài nguyên thiên nhiên lại có một vùng biên giới dài (2.185 km) với Trung Quốc. Một thuận lợi khác là ban lãnh đạo quân phiệt Miến Điện bị các quốc gia phát triển phương Tây cô lập, do đó chỉ còn nương tựa vào Trung Quốc để được bảo vệ trước dư luận quốc tế. Đổi lại, Miến Điện dành cho Trung Quốc mọi ưu tiên trong việc khai thác tài nguyên để được cung cấp vũ khí. Nhưng yếu tố được chú ý nhiều nhất tới là các hải cảng, Bắc Kinh dự trù xây dựng và khai thác hải cảng Thilawa, cách Rangoon 15 km về phía Nam, để hiện diện lâu dài trong vịnh Bengal. Nhiều bến cảng quân sự khác cũng đang được xây dựng để tiếp tế các đoàn tàu thương mại và quân sự Trung Quốc qua lại trên Ấn Độ Dương.

Hợp tác để cùng phát triển?

    Quan hệ giữa Miến Điện và Trung Quốc trở nên khắng khít từ sau khi Ne Win ra lệnh mở cửa biên giới năm 1988. Nhắc lại, cuối thập niên 1980 tướng Ne Win dẹp tan phong trào đòi dân chủ của dân chúng Miến Điện và thành lập Hội đồng chính phủ tái lập luật pháp và trật tự (SLORC - State Law and Order Restoration Council), một cách gọi khác của chế độ quân phiệt, để cai trị đất nước. Sau khi bị Phong trào dân chủ quốc gia (NLD-National League for Democracy) của bà Aung San Suu Kyi đánh bại trong cuộc bầu cử quốc hội năm 1990, ban lãnh đạo quân phiệt đã không những không chịu nhượng quyền mà còn bắt giam bà Aung San Suu Kyi. Cùng lúc đó, tại Trung Quốc phong trào đòi tự do dân chủ của sinh viên tại Thiên An Môn bị dập tắt trong biển máu. Cả hai chế độ độc tài bị dư luận thế giới lên án và cô lập. Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu, hai chế độ độc tài cộng sản và quân phiệt này nương tựa giúp đỡ lẫn nhau. Ne Win cần sự giúp đỡ của Bắc Kinh, Bắc Kinh cần đường xuống vịnh Bengal để tiếp tế các tỉnh phía Nam.

    Về quân sự, từ năm 1988, Trung Quốc trở thành quốc gia cung cấp vũ khí chính của Miến Điện, từ các loại súng hạng nhẹ, đại pháo đến các loại xe bọc sắt, chiến xa và phi cơ chiến đấu. Với lượng vũ khí này, chế độ quân phiệt Miến Điện dẹp tan các cuộc nổi dậy của người thiểu số. Năm 1989, với sự dàn xếp của Trung Quốc, Rangoon đã thành công trong việc thuyết phục 17 nhóm sắc tộc vũ trang chấp nhận buông súng và ký một hiệp ước đình chiến. Bù lại, các nhóm sắc tộc được toàn quyền quản lý nguồn thuốc phiện sản xuất tại địa phương.

    Về dầu khí, cho đến năm 2004 chỉ có tổ họp Total của Pháp được quyền dò tìm và khai thác dầu khí tại Yanada (từ năm 1992), một khu vực nằm giữa Miến Điện và Thái Lan. Mặc dù sinh sau đến muộn, từ sau 2004, 16 công ty quốc doanh Trung Quốc làm chủ 21 dự án khai thác dầu khí lớn. Miến Điện có nguồn trữ lượng khí đốt thiên nhiên tại Sittwe đứng hạng thứ 10 trên thế giới. Công ty PetroChina, một chi nhánh của tổ hợp quốc doanh China National Petroleum Corporation (CNPC), được quyền khai thác 30 năm khi đốt thiên nhiên tại Sittwe trong vịnh Bengal.

    Về hạ tầng cơ sở, các công ty Trung Quốc được quyền tự do ra vào Miến Điện khai thác tài nguyên, xây dựng đường sá và bến cảng để vận chuyển hàng hóa và nguyên vật liệu. Năm 2006, tổ hợp CNPC được quyền xây dựng hai ống dẫn khí đốt và dầu hỏa, với một tổng trị giá 2,5 tỷ USD, từ cảng Kyaukphyu trong vịnh Bengal đến Vân Nam. Khởi công xây dựng từ tháng 9-2009, sau khi hoàn tất vào năm 2013, ống dẫn dầu dài 1.200 km có khả năng tải 400.000 thùng dầu/ngày và ống dẫn khí đốt dài hơn 2.800 km sẽ chuyển 12 triệu m3/năm vào tỉnh Vân Nam.

    Về thủy điện, doanh nhân Trung Quốc gần như chiếm độc quyền xây dựng và khai thác các đập thủy điện trên thượng nguồn các sông Irrawaddy, Salween và Sittang. Cho đến năm 2007, 45 công ty Trung Quốc làm chủ 65 dự án xây đập thủy điện nhằm chuyển toàn bộ điện năng sản xuất sang Vân Nam sau khi hoàn tất.

    Về kinh tế, phải chờ đến năm 1998, sau những vụ sạt lở đất lớn trong các tỉnh Quý Châu, Vân Nam và Quảng Tây do nạn phá rừng bừa bãi gây ra, Bắc Kinh ra lệnh cấm khai thác gỗ tại mẫu quốc, doanh nhân Trung Quốc liền vượt biên sang Miến Điện và Lào khai thác gỗ. Ngoài 10 công ty khai thác khoáng sản đang hiện diện tại Miến Điện, doanh nhân Trung Quốc còn làm chủ 6 công trình khai thác khoáng sản lớn trong tiểu bang Kachin và Shan.

    Từ sau khi được quyền hoạt động trên lãnh thổ Miến Điện, doanh nhân và di dân Trung Quốc đã ồ ạt vào các thị trấn và  thành phố xây nhà, lập phố tạo dựng cơ sở làm ăn. Trong thành phố, doanh nhân gốc Hoa tìm mọi cách chiếm hữu những địa điểm có lợi ích kinh tế cao : khu vực trung tâm, các trục lộ giao thông chính, bến cảng, phi trường, đường bộ, đường sông. Trên vùng đồi núi và đồng bằng, người Trung Quốc thuê bao những khu đất lớn để khai thác gỗ và trồng cây công nghiệp. Doanh nghiệp Trung Quốc chỉ tuyển công nhân Trung Quốc vào làm việc những công trường, người địa phương chỉ được tuyển dụng vào những công việc không chuyên môn và ngắn hạn. Trong những vùng có nhiều tài nguyên quí hiếm (vàng, đá quí, gỗ mun, voi và thú rừng), hàng ngàn người Trung Quốc xâm nhập bất hợp pháp vào khai thác, bất chấp sự phản đối của các chính quyền địa phương.

    Cho đến nay, gần như toàn bộ hệ thống buôn bán sỉ và một số ngành bán lẻ (áo quần và máy móc gia dụng) nằm trong tay người gốc Hoa. Thêm vào đó, do thiếu cạnh tranh, doanh nhân Trung Quốc đã gần như độc quyền trong các ngành xây dựng và kinh doanh địa ốc và gây ra nạn đầu cơ làm giá cả hàng hóa, xăng dầu và nhà đất gia tăng, khiến các sư sải phải xuống đường chống đối năm 2007. Nói tóm lại, trong sách lược hợp tác để cùng phát triển này, chỉ người Trung Quốc được quyền hưởng lợi, người Miến Điện quyền phục vụ.

"Cạnh tranh bất chính" trong khu Tam Giác Vàng

    Nhìn lại quan hệ giữa Miến Điện và Trung Quốc từ năm 1988 đến nay, Bắc Kinh đã tận tình giúp đỡ và bao che chế độ quân phiệt Miến Điện trước búa rìu dư luận quốc tế. Trung Quốc không những là quốc gia cung cấp vũ khí chính mà còn là quốc gia tài trợ và đầu tư lớn nhất tại Miến Điện. Nhưng sự bao che và giúp đỡ này không miễn phí, ngoài lãi suất thấp và được trả góp trong một thời gian dài, Bắc Kinh còn muốn khống chế luôn giai cấp cầm quyền và chiếm hữu toàn bộ những nguồn lợi của quốc gia này.

    Để hù dọa các cấp lãnh đạo quân phiệt, các thầy bùa Trung Quốc khuyên nên dời bỏ thủ đô Rangoon và xây dựng thủ đô mới tại Naypyidaw, một khu vực nằm giữa Rangoon và Mandalay. Lý do được đưa ra là Rangoon nằm cạnh bờ biển do đó rất khó phòng thủ khi bị tấn công. Thật ra lý do chính là Bắc Kinh muốn biến vùng biển phía nam Rangoon thành một quân cảng lớn của Trung Quốc, sự hiện diện của ban lãnh đạo Miến Điện tại Rangoon là một trở ngại trong việc thực hiện kế hoạch này. Để thuyết phục ban lãnh đạo quân phiệt dời đô lên Naypyidaw, Bắc Kinh đã đảm nhiệm phần lớn chi phí xây dựng những công trình đường sá, dinh thự các bộ ngành, nhà cửa cán bộ và phố xá.

    Mặc dầu vậy, Bắc Kinh vẫn không tin tưởng vào sự trung thành của các cấp tướng lãnh cầm quyền, vì đa số được đào tạo trong một môi trường văn hóa Anh, tức môi trường dân chủ mà Bắc Kinh rất e ngại. Nếu Miến Điện có dân chủ, Trung Quốc sẽ mất vai trò độc tôn, nguồn vốn khổng lồ bỏ ra có thể sẽ bị mất trắng. Sự nghi ngại càng tăng khi biết giới quân phiệt Miến Điện đang muốn tách khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh khi liên lạc với Bắc Triều Tiên để giúp sản xuất vũ khí nguyên tử.

    Để làm áp lực, Bắc Kinh đã phạm một sai lầm lớn khi trang bị vũ khí và lôi kéo những cộng đồng sắc tộc sinh sống trên vùng biên giới về phía mình. Miến Điện và Trung Quốc có một đường biên giới dài 2185 km, trải dài trên hai bang Kachin và Shan. Đây là một khu vực rất phức tạp vì là nơi sinh sống của hơn 100 trên tổng số 135 sắc tộc tạo thành dân tộc Miến Điện. Cho tới nay chưa có lực lượng đồng bằng nào làm chủ được khu vực này vì một lý do giản dị : tất cả các cộng đồng sắc tộc sinh sống trong vùng này đều được trang bị đủ loại vũ khi tối tân. Sinh hoạt cổ truyền của các sắc tộc này là nghề làm rẫy, nhưng sinh hoạt mang lại nhiều lợi tức nhất là khai thác đá quí, trồng cây anh túc làm thuốc phiện và áp tải những bánh thuốc phiện này xuống đồng bằng. Để cùng tồn tại, những nhóm sắc tộc vũ trang này đã kết hợp lại thành một khối, dưới quyền lãnh đạo của Khun Sa, để áp tải thuốc phiện và phân chia quyền lợi lẫn nhau, đây là một kết ước bất thành văn mà không ai được quyền vi phạm.

    Sinh hoạt sản xuất và buôn bán thuốc phiện năng động nhất là trong tiểu bang Shan, nơi giáp ranh của ba quốc gia Miến Điện, Thái Lan và Lào, gọi là Tam Giác Vàng. Lượng thuốc phiện sản xuất tại đây chỉ sau Afghanistan nhưng có phẩm chất cao hơn nên rất được giới tiêu thụ quốc tế ưa chuộng. Chính vì phẩm chất cao này mà khu Tam Giác Vàng trở thành nơi tranh chấp quyền lợi giữa các phe nhóm buôn lậu.

    Nhắc lại, từ tháng 10/1949, Quốc Dân Đảng Trung Hoa bị phe cộng sản đánh bật ra khỏi lãnh thổ. Thành phần chủ lực theo Tưởng Giới Thạch ra đảo Đài Loan lập căn cứ, số còn lại chạy về phía Nam trốn trong những vùng rừng núi giáp ranh với Miến Điện, Thái Lan và Lào dựng lập chiến khu. Được CIA yểm trợ, tàn quân Quốc Dân Đảng tuyển mộ và huấn luyện các sắc dân thiểu số chống lại quân cộng sản tại Hoa Lục. Năm 1951, Quốc Dân Đảng tại đây có hơn 4.000 tay súng, năm 1952 tăng lên 30.000. Nhưng, vì được tuyển mộ một cách gấp rút và thiếu kinh nghiệm chiến đấu, những tân binh này không chống cự lại bộ đội cộng sản Trung Quốc, có lý tưởng và có kỷ luật hơn : hơn 16.000 người bị giết, số còn lại phân rã thành nhiều nhóm nhỏ ẩn náu trong dân. Với thời gian, ý chí khôi phục lục địa phai dần, các đám tàn Quốc Dân Đảng trở thành những băng đảng sinh sống bằng nghề buôn bán thuốc phiện. Sự hiện diện của tàn quân Quốc Dân Đảng làm thay đổi toàn bộ sinh hoạt của các sắc dân trong vùng và biến nơi đây thành một trong những trung tâm sản xuất thuốc phiện lớn nhất và khó bài trừ nhất thế giới.

    Thuốc phiện trở thành một nguồn lợi lớn, giá đắt như vàng nên từ thập niên 1950 khu vực biên giới phía Bắc ba nước Lào, Thái Lan và Miến Điện được gọi là khu Tam Giác Vàng.  Mỗi năm khu này cung cấp trên 4.000 tấn thuốc phiện, hay 335 tấn heroin tinh chế. Theo số liệu do tổ chức bài trừ ma túy Hoa Kỳ, trong năm 1990 chỉ riêng một mình Miến Điện đã sản xuất gần phân nửa số thuốc phiện tiêu thụ trên toàn thế giới: 2.365 tấn, hay 197 tấn heroin, phần lớn được canh tác trên lãnh thổ của các sắc tộc Shan và Kachin.

    Trừ người Arakan (gốc Ấn Độ) sinh sống dọc bờ biển, tất cả các sắc tộc tại Miến Điện đều không nhiều thì ít đều có liên quan đến sản xuất hay áp tải thuốc phiện. Người Karen và Môn tuy không sản xuất thuốc phiện nhưng là những nhóm áp tải và vận chuyển thuốc phiện có thế lực nhất xuống vịnh Martaban và sang Thai Lan để sau đó xuất khẩu sang các quốc gia khác. Người Shan gần như nắm độc quyền về nghề sản xuất thuốc phiện vì nơi sinh trú của họ rất thuận lợi cho nghề trồng cây anh túc để chế biến thành thuốc phiện. Nhưng quan trọng nhất là các nhóm người Hoa tại Kokang, tuy chỉ có một dân số trên dưới một triệu người nhưng từ khi liên kết với lực lượng Quốc Dân Đảng đã trở thành nhóm chủ chốt trong việc phân phối thuốc phiện từ miền rừng núi xuống đồng bằng.

    Trước nguồn lợi quá lớn do thuộc phiện mang lại, chính quyền quân phiệt, gồm toàn người Burman (hay Mang), tại Rangoon cũng không bỏ lỡ cơ hội. Từ sau 1950, quân đội Miến đã nhiều lần tiến vào khu Tam Giác Vàng đánh quân Quốc Dân Đảng nhưng đều thảm bại. Năm 1954, Rangoon yêu cầu Liên Hiệp Quốc buộc Đài Loan rút quân về nước, không thành công; năm 1960, hợp tác với Trung Quốc đánh đuổi các lực lượng Quốc Dân Đảng ẩn náu dọc biên giới, không kết quả. Năm 1965, Rangoon thành lập những đội dân phòng người sắc tộc (Kha Kwe Yei) để cạnh tranh với những đội áp tải do Quốc Dân Đảng đỡ đầu. Biện pháp mới này không ngờ mang lại hiệu quả, các đội dân phòng được quân đội bảo vệ áp tải thuốc phiện từ cao nguyên xuống đồng bằng một cách an toàn. Sự ăn chia với quân đội trong nguồn lợi này rất sòng phẳng. Năm 1973, các đội dân phòng được trang bị như quân đội chính quy trở thành các đội dân quân du kích (Pyi Thu Sit) để tránh tai tiếng cho quân đội.

    Cùng với chiến dịch loại trừ tàn quân Quốc Dân Đảng, Rangoon muốn chiếm luôn địa bàn sản xuất thuốc phiện bằng cách hạn chế thế lực của các lãnh chúa (sahopa) người Shan, đồng minh của Quốc Dân Đảng. Shan là một sắc tộc lớn gốc Thái, hơn 2,5 triệu người, sinh sống trong thung lũng sông Salween giữa tỉnh Vân Nam và Thái Lan. Trước biện pháp mới này, người Shan đe dọa tách khỏi liên bang, Rangoon phải nhượng bộ năm 1958 nhưng đồng thuận quốc gia đã mất.

    Một tướng người Shan, Sao Gnar Kham, cùng những lãnh chúa Shan khác thành lập quân đội riêng và tiếp tục quản trị vùng đất rộng lớn miền Đông Bắc và liên kết với các lực lượng Quốc Dân Đảng, được Bangkok đỡ đầu, chống lại Rangoon. Làng Ban Hin Taek, tỉnh Chieng Rai (Thái Lan) trở thành đại bản doanh của quân đội Shan. Năm 1962, các nhóm võ trang Quốc Dân Đảng và Shan tôn Moh Heng, một người Hoa tại Kokang, lãnh đạo cuộc kháng chiến. Thay vì chống lại Rangoon, năm 1964 những nhóm này kết hợp lại thành hai đạo quân lớn tại tỉnh Chieng Mai (Thái Lan) để bảo vệ các vùng canh tác và áp tải thuốc phiện xuống đồng bằng: Đạo quân thứ 3 do tướng Li Wen Huan chỉ huy, bộ tham mưu đặt tại làng Feng và Đạo quân thứ 5 do tướng Duan Shi Wen lãnh đạo, bộ chỉ huy đóng tại làng Mae Salong.

    Lợi tức do buôn bán thuốc phiện quá hấp dẫn, những nhóm sắc tộc nhỏ hơn cũng tham gia phong trào buôn lậu. Năm 1950, Trung Quốc giúp người Kachin thành lập Mặt Trận Nhân Dân, trang bị hơn 6.000 tay súng chống lại tàn quân Quốc Dân Đảng. Bắc Kinh bị hố to, với số lượng vũ khí có được, các nhóm vũ trang Kachin hợp tác với Quốc Dân Đảng sản xuất và áp tải thuốc phiện. Những nhóm nhỏ hơn như người Pao (200.000 dân), người Wa (500.000 dân), người Paluang (200.000 dân), người Lahu (100.000 dân) cũng được Trung Quốc trang bị vũ khí và tất cả đều trở mặt theo Quốc dân Đảng và người Shan để được chia phần.

    Miền Đông Bắc Miến Điện trở thành vùng đất vô chính phủ, mỗi sắc tộc, mỗi làng đều có một lực lượng võ trang riêng. Ai cũng muốn chiếm phần lợi về phía mình, những nhóm nhỏ kết hợp với những nhóm lớn để trở thành những liên minh lớn hơn, qua đó được chia phần nhiều hơn. Nhóm nào chịu đặt dưới sự chỉ đạo của Quốc Dân Đảng thì trở nên mạnh nhất. Trong thấp niên 1960 có bốn nhóm được coi là mạnh lớn nhất, đó là "lực lượng võ trang Shan", "những chiến sĩ trẻ can trường", "đạo quân thứ 3" và "đạo quân thứ 5" của Quốc Dân Đảng.  Tranh chấp võ trang và thanh toán nội bộ giữa các nhóm và lãnh tụ sắc tộc cũng xảy ra thường xuyên. Thủ lãnh Sao Gnar Kham bị Quốc Dân Đảng ám sát tại Thái Lan năm 1964 sau một vụ chia chác không đồng đều. Năm 1966, Moh Heng rời lực lượng võ trang Shan để thành lập lực lượng cách mạng thống nhất dưới quyền điều động của Đạo quân thứ 3 của tướng Li Wen Huan; Lo Hsing Han dẫn lực lượng Kokang theo Đạo quân thứ 5 phò tướng Duan Shi Wen (Lo Hsing Han sản xuất heroin 999 tinh chất nhất Đông Nam Á); những chiến sĩ trẻ can đảm rủ người Lahu phục vụ tướng Naw Seng vùng Đông Bắc, v.v...

    Sự phân công trên khu Tam Giác Vàng cũng khá rõ ràng: các nhóm sắc tộc lớn và nhỏ sản xuất thuốc phiện nguyên chất bán lại cho những nhóm lớn chế biến lại thành heroin rồi giao cho các đội võ trang thuộc các sắc tộc khác áp tải thuốc phiện về đồng bằng bán lại cho các đường dây buôn lậu để tiêu thụ tại chỗ hay xuất khẩu. Việc phân phối thuốc phiện và heroin tại đồng bằng hay trong các thành phố lớn đều do các băng đảng xã hội đen được Quốc Dân Đảng hải ngoại đỡ đầu nắm giữ. Trái với lầm tưởng của nhiều người, những băng đảng xã hội đen của tại Hồng Kông và Mã Cao không là gì so với những tổ chức mafia của Quốc Dân Đảng, họ có lý tưởng hơn nhưng cũng tàn bạo hơn. Giá cả, thị trường và dịch vụ phân phối thuốc phiện tại Đông Nam Á, kể cả tại Trung Quốc, cũng do những tổ chức xã hội đen này định đoạt.

    Với thời gian, các tướng lãnh Quốc Dân Đảng Trung Hoa, hoặc chết già, hoặc quá yếu để tiếp tục điều khiển công việc phân phối thuốc phiện. Từ năm 1973, Khun Sa, tên thật là Lo Chang, là một người Shan gốc Hoa (tên Chang Chi Fu) tại Kokang, trở thành nhân vật lãnh đạo Khu Tam Giác Vàng. Khun là một tước vị quí tộc nhỏ của người Thái,Sa là ông Trùm; người Shan gọi ông là Sao Mong Khawn, người Miến là Khun Yo, và đặt tên tổ chức mới của ông thành "lực lượng thống nhất Shan" (SUA-Shan's Unify Army) cho có vẽ dân tộc. Tổ chức mới này không ngừng lớn mạnh với sự gia nhập của các lực lượng võ trang người Lahu, Wa và Pao, kể cả đảng cộng sản Miến Điện để được bảo vệ khi bị tấn công trên đường áp tải. Thế lực của Khun Sa lên tột đỉnh khi tuyển mộ được những biệt kích Hmong từ Lào sang Thái Lan tị nạn năm 1976. Từ đó Khun Sa trở thành nhân vật mạnh nhất và là người được kính nễ nhất trong giới buôn bán thuốc phiện tại Tam Giác Vàng. Cơ quan CIA còn giúp lực lượng Khun Sa tổ chức những cuộc đột kích vào đất Lào tìm kiếm người Mỹ mất tích và móc nối với những người Hmong khác. Quân đội của các chính quyền Rangoon và Bangkok chỉ bao vây hoặc canh chừng từ phía xa các căn cứ địa của Khun Sa trên Tam Giác Vàng chứ không dám đến gần.

    Nhờ số tiền khổng lồ thu được do buôn bán thuốc phiện, Khun Sa mua chuộc gần hết chính giới và quân đội Thái Lan và Miến Điện để được dễ dàng trên đường áp tải hàng xuống đồng bằng. Cũng nhờ số tiền đó, lực lượng võ trang của Khun Sa được trang bị những loại vũ khí tối tân nhất (máy bay trực thăng, hệ thống radar, truyền tin, phòng không, chống chiến xa và các phòng y tế dã chiến) mua lại từ các kho vũ khí của Thái Lan và Đài Loan, vũ khí cá nhân mua trực tiếp từ Trung Quốc do các tổ chức buôn lậu khác cung cấp. Tổng số binh sĩ dưới trướng Khun Sa có trên 30.000 người, đó là chưa kể gần một triệu người gồm đủ mọi sắc tộc được che chỡ và nuôi dưỡng. Năm 1982, Khun Sa rút qua  Miến Điện, kết hợp với các nhóm võ trang Kachin và đảng cộng sản Miến (cả hai lực lượng này cung cấp 70% lượng thuốc phiện tại Miến) phòng thủ lãnh địa mới và mở một rộng địa bàn sản xuất tại Lào do người Hmong phụ trách. Năm 1984, tất cả các tổ chức lớn nhỏ liên quan đến việc buôn bán hay áp tải thuốc phiện trong khu Tam Giác Vàng đều đặt dưới quyền của Khun Sa.

    Năm 1989, tướng Khin Nyunt của Miến Điện đã thành công trong việc kêu gọi 17 nhóm sắc tộc vũ trang ký thỏa ước đình chiến. Bù lại, những nhóm sắc tộc này được quyền "tự do hoạt động kinh tế" (trồng và áp tải thuốc phiện) như trước.

    Sự "bình yên" giữa giới buôn bán thuốc phiện và giới quân phiệt Miến Điện chấm dứt khi đầu thập niên 1990, chính quyền Vân Nam nhảy vào cuộc và kêu gọi thành lập Khu Kinh Tế Tứ Giác (Quadrangle Economic Zone), quanh 4 thành phố chính : Côn Minh (Vân Nam), Kengtung (tiểu bang Shan, Miến Điện), Chiang Mai (Thái Lan) và Luang Prabang (Lào), để cạnh tranh với các nhóm áp tải thuốc phiện. Những nhóm sắc tộc sinh sống trong khu vực biên giới, đặc biệt là những nhóm sắc tộc gốc Hoa, được cung cấp vũ khí để chuyển nguồn thuốc phiện sang Vân Nam. Khun Sa được chính quyền Vân Nam trọng đãi và mời tham dự vào những chương trình phát triển Khu Tứ Giác. Sự "cạnh tranh bất chính" này xâm phạm đến quyền lợi của giới quân phiệt Miến Điện. Cũng nên biết, mặc dù cấm buôn bán và vận chuyển thuốc phiện trên toàn lãnh thổ, các nhóm quân phiệt địa phương đã làm ngơ cho các nhóm sắc tộc chuyển hàng xuống vùng biển bằng cách đóng tiền mãi lộ, rất cao, khi đi ngang qua các trạm kiểm soát.

    Để cảnh cáo phía Trung Quốc, năm 2004, tướng Khin Nyunt, nhân vật số 3 của chính quyền quân phiệt, bị bắt về tội bán đứng quyền lợi quốc gia cho Trung Quốc. Những hoạt động mờ ám của doanh nhân Trung Quốc đang được chính quyền quân phiệt đưa dần ra ánh sáng. Chẳng hạn như vụ đập Myitsone, Trung Quốc đã giao cho công ty Asia World Company - mà giám đốc không ai khác hơn là Tun Myint Naing (Steven Law), con trai của trùm buôn lậu thuốc phiện Khun Sa - quyền vận chuyển "vật tư", thật ra là thuốc phiện, vàng và đá quí sản xuất trong tiểu bang Kachin, từ Miến Điện sang Vân Nam bằng voi (hơn 100 con).

    Sự bất mãn đối với Bắc Kinh càng gia tăng khi, năm 2009, chính quyền quân phiệt khám phá Trung Quốc đang tái vũ trang những nhóm sắc tộc gốc Hoa, đặc biệt là người Pao, người Wa và người Kokang, sinh sống dọc vùng biên giới, mà mục tiêu không gì khác hơn là làm suy yếu quyền lực của chính quyền trung ương. Thêm vào đó, dọc các trục lộ xuyên biên giới Vân Nam-Miến Điện, nhà cửa, hàng quán, sòng bạc và khách sạn của người Hoa mọc lên như nấm để thu hút nguồn lợi tức do những nhóm áp tải thuốc phiện có được. Đó là chưa kể sự hiện diện đông đảo người Hoa trên lãnh thổ Miến Điện đe dọa sự tồn tại của nền kinh tế vốn đã yếu kém của quốc gia này.

    Nhìn kỹ lại quan hệ giữa chính quyền Miến Điện và Trung Quốc, doanh nhân Trung Quốc đến Miến Điện để đầu tư và xây dựng cơ sở doanh nghiệp. Trong thực tế, họ chỉ đến khai thác tài nguyên thiên nhiên của Miến Điện để mang về nước, bất chấp môi sinh, môi trường và đời sống của người địa phương. Không người Miến nào nắm chức vụ cao trong các công ty của Trung Quốc, toàn bộ lực lượng nhân công của các công ty Trung Quốc đều đến từ Trung Quốc. Khi hết hạn làm việc, tất cả đều tìm cách ở lại để buôn bán và đang là một đe dọa cho sinh hoạt kinh tế của Miến Điện. Thêm vào đó, doanh nhân Trung Quốc còn muốn nuốt trọn những nguồn lợi khác của dân chúng địa phương.

    Miến Điện đang biến thành thuộc địa của chính sách thực dân mới của Trung Quốc. Phản ứng của chính quyền Miến Điện tuy có muộn nhưng vẫn còn có thể cứu được. Nhóm quân phiệt Miến Điện tuy có độc tài nhưng vẫn còn nghĩ đến quyền lợi quốc gia. Tổng thống Thein Sein có lẽ sẽ là Gorbachev của Miến Điện.

    Trường hợp Miến Điện rất đáng để chính quyền cộng sản Việt Nam suy ngẫm. Tại Việt Nam, người Trung Quốc đã mua chuộc gần như tất cả các cấp chính quyền và đang thao túng toàn bộ sinh hoạt chính trị và kinh tế của đất nước, đó là chưa kể đã khống chế những địa điểm phòng thủ chiến lược. Ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam có xứng đáng để được so sánh với nhóm quân phiệt lãnh đạo Miến Điện hay không? Câu hỏi này phải nhường cho những đảng viên còn yêu nước trả lời.

Nguyễn Văn Huy


China presses Myanmar to bring stability to border
BEIJING (REUTERS) - China has told Myanmar to better secure their joint border across which thousands of refugees have been fleeing to escape fighting since last year between the Myanmar government and ethnic minority rebels.

 - Quan hệ Việt Nam-Triều Tiên sẽ ngày càng phát triển(TTXVN). 
-Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng xâm phạm chủ quyền (VnEx 23-2-12)
-Ấn Độ "Hứơng Đông": India's "Look East" power play (Diplomat 23-2-12)
Trung Quốc - Mỹ: The China Bluff (National Interest 23-2-12)

Anh hợp tác Trung Quốc khai thác dầu khí ở Biển Đông (TQ).(Toquoc)-Các nước Biển Đông/Đông Nam Á hiện đại hóa quốc phòng; BP hợp tác vớiCNOOC khai thác dầu khí ở Biển Đông; Mỹ có thể chuyển lính thủy đánh bộ sang Philippines.
Philippines đẩy nhanh lộ trình hiện đại hóa quân đội
Ngày 18/2, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin tuyên bố rằng các lực lượng vũ trang nước này sẽ "trở lại trên đôi chân của mình" trong vòng hai năm, đồng thời khẳng định rằng sẽ không phải chờ đến tận năm 2016 người dân Philippines mới lại có thể tự hào về quân sự của đất nước mình.

Bộ trưởng Gazmin cho biết đến ngày 31/7 tới sẽ có ít nhất 138 hợp đồng được phê duyệt. Các hợp đồng này tìm kiếm các hạng mục quân sự lớn từ cả các quốc gia khác, ngoài Mỹ.
Tàu chiến Gregorio del Pilar của hải quân Philippines mới mua từ Mỹ cuối năm 2011

Ngoài kế hoạch mua một phi đội F16 từ Mỹ, các lực lượng vũ trang Philippines hiện có kế hoạch mua một tàu đa chức năng của Hàn Quốc và cũng đang tìm kiếm các máy bay chiến đấu của Pháp và Italia. Theo ông Gazmin, Bộ Quốc phòng Philippines còn đang tìm kiếm các thiết bị quân sự để bảo vệ vùng trời và biển của đất nước.
Đến năm 2015, Singapore chi 23 tỷ USD cho quốc phòng
Theo bài viết của tạp chí quốc phòng IHS Jane's, Singapore nhiều khả năng đến năm 2015 sẽ chi tới 23 tỷ USD để mua máy bay tuần tra, trực thăng và các thiết bị quân sự khác. Singapore, vị trí ở giữa Indonesia và Malaysia, nằm trên một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới và nạn cướp biển trở thành mối đe dọa chính tại khu vực này.
IHS Jane's cho biết trong khi mối quan hệ giữa Singapore và Trung Quốc khá thân mật và vững chắc thì quan hệ với hai quốc gia láng giềng Indonesia và Malaysia, là hai nước có nhiều người Hồi giáo sinh sống, lại phức tạp hơn “do đó sẽ gặp phải những vấn đề khó khăn về an ninh kéo dài”.
Trong khi đó, nhà phân tích các thị trường mới nổi của IHS Jane's là Nicholas de Larrinaga cho biết nhiều quốc gia khác trong khu vực đang đẩy mạnh chi tiêu mua vũ khí do e ngại Trung Quốc. Ông cho biết Singapore đã phân bổ 13,08 tỷ đô la Singapore  (9,39 tỷ USD) cho quốc phòng trong tài khóa bắt đầu từ tháng 4/2011, tăng 5,4% so với tài khóa 2010-2011.
Indonesia đặt mục tiêu tự cung 70% vũ khí cho quân đội trước năm 2024
Bất chấp những ý kiến phản đối trong Quốc hội, Bộ Quốc phòng Indonesia vẫn đang nỗ lực triển khai kế hoạch mua 100 xe tăng Leopard 2A6 cũ (Báo) từ Hà Lan, trong khuôn khổ thực hiện mục tiêu đảm bảo tự cung 70% nhu cầu vũ khí cho quân đội trước năm 2024.
Thiếu tướng Puguh Santoso, Tổng Cục trưởng Chiến lược quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Indonesia, nói rằng việc các nghị sĩ nước này chỉ trích thương vụ mua xe tăng nói trên, đồng thời cho rằng loại xe tăng 62 tấn đó không phù hợp với địa hình Indonesia và thương vụ này sẽ khiến Jakarta phụ thuộc nhiều vào Châu Âu trong việc cung cấp phụ tùng và bảo trì trong tương lai, là không có căn cứ. Tướng Santoso khẳng định chuyển giao công nghệ là một trong những điều kiện tiên quyết trong các hợp đồng mua sắm thiết bị quân sự nước ngoài của Bộ Quốc phòng, và Đức sẽ chuyển giao công nghệ chế tạo Leopard 2A6 cho Indonesia. Ngoài ra, việc chọn loại xe tăng này được đưa ra trên cơ sở xem xét kỹ lưỡng các tính năng ưu việt của nó, cũng như các yêu cầu của quân đội: Leopard 2A6 có thể hoạt động trên mọi địa hình, có thể đi ngầm 4m dưới mặt nước và đáp ứng nhu cầu thực sự trước mắt cần xe tăng hạng nặng của quân đội.
Chủ tịch Ủy ban I về Quốc phòng, An ninh, Ngoại giao của Quốc hội Indonesia, Mahfudz Siddiq mới đây nói rằng thương vụ mua Leopard 2A6 có thể được chấp thuận nếu đáp ứng tất cả ba yêu cầu là Indonesia phải thực sự cần xe tăng chiến đấu hạng nặng, đảm bảo không bị cấm vận về phụ tùng thay thế và bảo trì trong tương lai cũng như chuyển giao công nghệ.
Hải quân Indonesia đưa vào sử dụng tàu cao tốc trang bị tên lửa
Hải quân Indonesia vừa đưa vào hoạt động tàu cao tốc trang bị tên lửa (KCR) thứ hai sản xuất trong nước. Bộ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh Các Lực lượng vũ trang, Tư lệnh Hải quân, cùng nhiều quan chức cấp cao Quốc hội và Chính phủ Indonesia đã tham dự lễ ra mắt tàu KRI Kujang-642 tại đảo Riau.
Bộ trưởng Quốc phòng cho biết Indonesia sẽ tiếp tục triển khai chương trình hiện đại hóa quân đội nhằm đổi mới tất cả các hệ thống vũ khí chủ lực, trong đó có việc trang bị thêm 14 tàu KCR cho Hải quân đến năm 2014. Tàu KRI Kujang-641 đã được đưa vào hoạt động hồi tháng 4/2011, và cả hai con tàu này đều do công ty Palindo PT Marindo của Indonesia sản xuất.
Tầu KRI Kujang-642 đóng trong vòng một năm với tổng chi phí khoảng 7,98 triệu USD, dài 40m, rộng 7,4 m, tốc độ 27 hải lý, được trang bị tên lửa có tầm bắn 80-120 km, 6 khẩu pháo 30 mm và 2 khẩu pháo 20 mm, cùng nhiều thiết bị hiện đại khác, với thủy thủ đoàn 35-48 người.
Anh khai thác dầu khí ở Biển Đông
Tờ China Daily ngày 15/2 đưa tin, tuần trước công ty dầu khí BP của Anh đã được cấp phép tham gia khoan thăm dò và khai thác một mỏ khí tại lô 43/11 ở Biển Đông. Giám đốc BP China cho biết, BP sẽ góp khoảng 40% vốn cổ phần trong thời gian thăm dò và được chia 20% lợi nhuận khi dự án đi vào khai thác. BP và Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã ký thỏa thuận hợp tác về dự án này khi Phó TTg Lý Khắc Cường thăm Anh vào tháng 1 vừa qua. 

Giàn khoan khủng 981 của CNOOC đang có kế hoạch được đưa ra thăm dò dầu khí ở khu vực biển Đông
Đây là dự án nước sâu thứ hai của BP ở Trung Quốc. Tháng 9/2010, BP đã được cấp phép tham gia một lô khác ở Biển Đông với tỷ lệ góp cổ phần là 40%. Với CNOOC, Trung Quốc đang có nhiều tham vọng trong việc khai thác dầu khí biển sâu. Trung Quốc có kế hoạch đưa giàn khoan dầu khí nước sâu “981” đến khoan thăm dò ở khu vực Biển Đông trong 6 tháng đầu năm nay. Giàn khoan này có thể tác nghiệp ở mực nước sâu 3000m và khoan lấy dầu ở độ sâu 12.000m.
Kể từ khi vào Trung Quốc từ cuối thập kỷ 70 thế kỷ trước đến hết năm 2010, BP đã đầu tư vào Trung Quốc khoảng 5 tỷ USD.
Mỹ cân nhắc chuyển lính thủy đánh bộ ở Okinawa đến Philippines
Mạng Hoàn cầu ngày 15/2: Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết Washington đang cân nhắc chuyển một số lính thủy quân lục chiến ở Okinawa,  đến Philippines. Trong phiên điều trần tại Ủy ban quân vụ Thượng viện, hôm 14/2, ông Panetta đã nhắc lại tầm quan trọng của việc duy trì sự hiện diện của quân đội Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông nói: “Mỹ đã đạt được thỏa thuận với Australia cho phép binh sĩ Mỹ được hiện diện luân phiên. Hiện Mỹ đang trao đổi với Philippines với hy vọng sẽ dàn xếp được các hoạt động tương tự tại nước này”.
Theo kế hoạch ban đầu, Mỹ dự định chuyển 8.000 lính thủy từ Okinawa đến Guam, tuy nhiên, giờ đây Lầu Năm Góc đang xem xét chỉ chuyển khoảng 4.700 binh sĩ đến Guam, trong khi 3.300 lính còn lại được điều động đến các khu vực khác ở châu Á-Thái Bình Dương. Trước đó, Washington đã đề nghị Tokyo cho phép chuyển khoảng 1.500 lính thủy đến căn cứ không quân Iwakuni ở Yamaguchi, tuy nhiên, phía Nhật Bản đã từ chối đề nghị trên./.
Nhật Nam

--Trung Quốc thử tàu tác chiến ven bờ mô phỏng chiến hạm của Mỹ (GDVN/Lenta).-Dự báo ngân sách quốc phòng VN 2011-2016
-
Trung Quốc muốn đắc lợi ở Trung Đông -Giới quan sát nhận định với những động thái liên quan đến Trung Đông gần đây, Trung Quốc muốn gia tăng ảnh hưởng ở khu vực này.
Doanh nhân xin tài trợ nghiên cứu Hoàng Sa – Trường Sa (Bee).-Ông bản đồ (TTVH 25-1-12) -- Về nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu-'Tắm nghệ thuật' của lính nhà giàn (VNN 4-2-12)--Chơi vơi đáy hàng khơi (SGTT 4-2-12)
40 năm Tổng Thống Nixon đến thăm Trung Quốc   –   (RFA).
-Hợp tác trên cơ sở sức mạnh tại biển Đông

VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 22: KHÔNG CÓ CHUYỆN BÍ THƯ THÀNH CÓ MẶT TẠI NƠI CƯỠNG CHẾ

-Nguồn:
--GỬI CHỊ THƯƠNG-Huỳnh Văn Úc
Chị là Nguyễn Thị Thương
Và anh là Đoàn Văn Vươn
Yêu nhau lấy nhau
Tên có phải cùng vần không nhỉ ?
Lấn biển ngăn đầm, sức người bền bỉ
Dựng cơ đồ với sức mạnh tình yêu.
Vậy mà giờ chỉ còn ngôi lều
Dựng trên đống điêu tàn đổ nát
Trên nóc lều chị treo lá cờ

Lá cờ bay
Trong nắng hồng, trong mưa phùn lạnh buốt
Chị nghĩ gì khi dựng cờ Tổ quốc
Hỡi chị Thương!
Và bây giờ đến ngôi lều cũng không còn
Bàn thờ, bát hương bị quăng xuống nước
Không còn cả lá cờ Tổ quốc
Tại sao lại như thế
Hỡi chị Thương!
Chúng là ai mà hành xử bất lương
Với một người đàn bà nhỏ bé
Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
Vững lòng tin lên nhé
Hỡi chị Thương!
Theo trannhuong.com- (Cảm ơn bạn Minh Hoang Thi gửi đường dẫn)


-CƯỠNG CHẾ ĐẤT Ở CAMPUCHIA: DÂN LÀNG BẮT GIỮ CON TIN
Nguồn: Tep Nilmol - The Phnom Penh Post
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
Lời người dịch: Qua bản tin ngắn này từ nước láng giềng, ta không khỏi so sánh với sự kiện Đoàn Văn Vươn tại Việt Nam, từ việc hành xử của chính quyền địa phương cho đến cách giải quyết vấn đề của hai bên. Nó cũng khiến ta lưu ý đến cách đưa tin khách quan, tìm hiểu hai mặt của vấn đề của phóng viên tờ Phnom Penh Post so với một số tờ báo trong nước khi vụ Tiên Lãng vừa xảy ra.
23.02.2012
Việc giải toả đất ở đồn điền cao su Ratanakkiri đã bị đình chỉ sau khi hơn 300 người dân tộc thiểu số làng Tumpoun bắt giữ bốn nhân viên bảo vệ và một viên chức của công ty, trói họ lại và giữ làm con tin vào hôm thứ Ba, các quan chức của công ty cho biết vào hôm qua.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Jing Zhong Ri Cambodia đã được huyện Lumphat cho phép hợp đồng sang nhượng 9 nghìn hecta “khu vực sử dụng lâu dài” Ratanakkiri trong vòng 70 năm vào tháng Năm và vừa qua đã bắt đầu khai quang khu vực này.
Những người dân làng Tumpoun nói rằng công ty này không có quyền san bằng ruộng đất của họ.
Sáng thứ Ba, họ đã phát động một cuộc tấn công vào khuôn viên công ty JZR, phá tan một máy ủi và một chiếc xe khác trước khi tiến vào văn phòng môi trường của công ty, cảnh sát trưởng huyện Lumphat là Suoy Phay nói với phóng viên tờ Post.
Đại diện dân làng là Tuy Nheb nói rằng khi người dân tiến tới, một nhân viên môi trường và các bảo vệ đã bắn chỉ thiên và dùng súng đe doạ họ.
Thay vì giải tán, những người dân làng trang bị gậy gộc, dao vào liềm, đã xáp vào nhân viên môi trường và các nhân viên bảo vệ, bắt giữ cả năm người vào 10 giờ sáng, các dân làng và chính quyền cho biết.
Souy Phay nói rằng dân làng đã bắt giữ năm nhân viên của công ty tại một ngôi nhà công cộng và trói tay họ lại, giữ làm con tin.
Những người dân tộc thiểu số trong làng sau đó đã phá tan văn phòng của nhân viên môi trường và yêu cầu công ty phải chấm dứt san bằng đất ruộng của họ ngay lập tức.
“Các nhân viên công ty cuối cùng đã được trả tự do khoảng vào giữa trưa hôm thứ Ba sau cuộc hoà giải thành công giữa dân làng và chính quyền địa phương,” Suoy Phay nói.
“Việc dân làng tự ý bắt giữ các viên chức công cộng là bất hợp pháp , vì không có phán quyết của toà, và hành động này được xem là bắt người bất hợp pháp,” ông nói.
Hai nhân viên bảo vệ bị bắt giữ cũng là nhân viên cảnh sát địa phương bán thời gian và hai người kia là lính bán thời gian của Quân đội Hoàng gia Cambodia.
Đến khi bài báo được đăng, toà án địa phương vẫn chưa đưa ra trát đòi bắt giữ bất kỳ người dân làng nào và không một người dân làng hoặc những nhân viên bị bắt làm con tin cũng như công ty đã chính thức đệ đơn kiến nghị với chính quyền.
Nhân viên quản lý của công ty là Chlay Em đã nói với tờ Post ngày hôm qua rằng việc đình chỉ quá trình san bằng khu đất được chuyển nhượng cho công ty sẽ được giữ nguyên cho đến khi chính quyền địa phương và dân làng đạt được một giải pháp nhằm tránh thêm bạo lực.
“Người dân làng quá dại dột, vì công ty này đầu tư nhằm tăng cường phát triển đất nước,” Chhay Em nói.
“Bất kỳ sự phá huỷ nào đối với tài sản công ty cũng là sự phá huỷ đất nước họ, và những gì chúng tôi làm đều theo đúng luật lệ.”
Đại diện làng Tumpoun là Tuy Nheb nói rằng việc bắt giữ là một hành động tuyệt vọng nhằm ngăn chặn công ty san bằng đất của họ và để trả đũa khi họ bị nổ súng đe doạ.
“Dân làng chỉ muốn bảo vệ đất của mình, việc này không phải là bất hợp pháp,” Tuy Nheb nói.
Pen Bunna, điều phối viên của tổ chức nhân quyền Adhoc nói rằng công ty chưa có giấy phép san bằng đất san nhượng và chỉ được chính quyền cho phép tiến hành một nghiên cứu đầu tư.
“Giải pháp chỉ có được sau khi dân làng bạo loạn, và nó tạo ra một tấm gương tốt cho tất cả các cộng đồng khác để phản đối sau khi ước nguyện của họ bị chính quyền địa phương cũng như cơ quan lập pháp phớt lờ,” Pen Bunna nói.
“Vì thế, tôi đề nghị chính quyền nên giải quyết vấn đề này càng sớm càng tốt.”


Nóng trong ngày: Xử lý đúng người vụ Tiên Lãng (VNN).-  - Cách chức Chủ tịch, phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng (VNN). - Vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Cách chức chủ tịch và phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng(SGGP). – Cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng (NLĐ). –Cách chức chủ tịch, phó chủ tịch Tiên Lãng (PLTP). – Cách chức chủ tịch và phó chủ tịch huyện Tiên Lãng(TT). – Cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng(DT).  –Cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, Hải Phòng (ND). – Vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Cách chức chủ tịch và phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (SGGP). – Công bố quyết định kỷ luật lãnh đạo Tiên Lãng (VTV). – Công bố quyết định kỷ luật lãnh đạo Tiên Lãng  (TTXVN).  – Bị cách chức Chủ tịch, ông Lê Văn Hiền xin lỗi nhân dân (GDVN). – Bị cách chức, cựu Chủ tịch Tiên Lãng hối lỗi(Đất Việt). -

VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 23: LÃNH ĐẠO HẢI PHÒNG, SAO THẾ? (Nguyễn Quang Vinh). –- Lãnh đạo CLB Bạch Đằng:  ‘Bí thư Thành ủy Hải Phòng không nói trái kết luận của Thủ tướng’ (TP).  Hội đồng CLB Bạch Đằng (Hải Phòng) đã có công văn khẳng định, việc một số đảng viên lão thành đề nghị xem xét Bí thư Thành ủy Hải Phòng thông tin trái kết luận của Thủ tướng không phải ý kiến của số đông hội viên CLB này.– - Phỏng vấn nhà báo Phan Mai, báo PLTP: Các vụ cản trở nhà báo kể cả Tiên Lãng   –   (BBC). - Các chuyên gia đưa ra lời khuyên cho ông Đoàn Văn Vươn (GDVN).- Phỏng vấn LS Lê Đức Tiết: Ông Đoàn Văn Vươn phạm tội gì?   –   (RFA).  

-VỤ TIÊN LÃNG- KỲ 22: KHÔNG CÓ CHUYỆN BÍ THƯ THÀNH CÓ MẶT TẠI NƠI CƯỠNG CHẾ-Blog Cu Vinh-

Con hổ châu Á mới? 10 điều bạn không biết về sự trỗi dậy Việt Nam

-Nguồn:- uh, Mafiovi mách bài khác, ý khác ... mời cả nhà ..
McKinsey to Vietnam: Get CrackingBy Patrick BartaReutersA man works at a construction site of a bridge crossing in Hanoi.

[wsj-more=in tag="Vietnam"]

The experts at global consulting firm McKinsey & Company have a message for Vietnam: Speed up economic reforms, or you’ll get left behind.

In a new report issued this week, the firm’s research arm – The McKinsey Global Institute – concluded Vietnam needs to do more to shake up its state-owned enterprises and boost labor productivity, among other steps – challenging tasks that if not executed could saddle Vietnam with sub-par growth for years to come.

According to the report, two main engines have driven Vietnam’s remarkable economic growth of recent years: an expanding labor pool, and a structural shift away from agriculture into more productive sectors such as manufacturing and services. Those factors combined to put more people to work, often in more-advanced jobs than farming, and together accounted for about two-thirds of Vietnam’s gross domestic product growth from 2005 to 2010, it said.

But now those two drivers are expected to fade. As Vietnam’s population ages, the growth in its labor force is likely to slow to around 0.6% a year over the next decade, from annual growth of 2.8% between 2000 and 2010, the report said. Moreover, the country can no longer count on the migration of people from farms to factories to drive productivity gains, since so many people have already completed that transition.

The solution, according to the report, is that Vietnam must find other ways to boost its labor productivity growth — by more than 50%, from 4.1% annually to 6.4% — if the government wants to meet its target of 7% to 8% annual economic growth by 2020. Without such productivity gains, it said, Vietnam’s annual growth will likely wind up closer to 4.5% to 5% — not bad, but below the levels many economists think Vietnam needs to dramatically boost incomes and living standards.

“Deep structural reforms within the Vietnamese economy will be necessary, as well as strong and sustained commitment from policy makers and firms,” to get the kind of productivity growth it needs, the report said.

The needed reforms include steps to encourage more business innovation and bring change to the country’s many state-owned enterprises, which account for 40% of Vietnam’s output but in many cases have a reputation for inefficiency. Although Vietnamese leaders have long talked about prodding state enterprises into becoming more efficient or even privatizing them, the efforts to date have fallen far short of targets suggested by private-sector economists.

Other possible reforms could include steps to promote Vietnam as a global outsourcing hub, upgrade technology in industries such as fish farming, expand telecommunications and electricity infrastructure, improve education to get more skilled workers, and push factories to embrace more value-added manufacturing. At the moment, Vietnam’s exports tend to be relatively “low-value” compared to other Southeast Asian countries and China, the report said.

The McKinsey folks also identified other long-term risks to the Vietnamese economy, including an overall lack of transparency and a rapid expansion of bank lending that leaves the country vulnerable to financial-sector distress. Bank lending expanded 33% a year over the past decade in Vietnam, the highest growth rate in Southeast Asia, the report said. Although reported data indicate non-performing loans are not a serious issue, McKinsey – echoing other experts –said the latest figures likely understate the problem. There’s also a concern that state banks may at times lend based on political grounds instead of financial merit, the report said, further exposing them to losses.

Vietnam policymakers say the McKinsey experts aren’t telling them anything they haven’t heard already.

“I totally agree with what is mentioned in the report,” said Vo Tri Thanh, vice director of the Central Institute for Economic Management, a government think tank. “These are not new discoveries, however. Where Vietnam should start, and how to do it, is still a question.”

–With contributions from Nguyen Anh Thu

-The New Asian Tiger?-Ten things you didn't know about Vietnam's rise.
(Cảm ơn Mafiovi mách bài)
It's clear that much has changed in Southeast Asia since the Vietnam War. Over the past 25 years, Vietnam has transformed itself. In 2007, Vietnam became a full-fledged member of the global economic community through its membership in the World Trade Organization. It has become a magnet for foreign investment and is evolving rapidly from an agricultural economy to one focused on higher-value manufacturing and services. But if Vietnam wants to sustain its remarkable growth, it will need to boost labor productivity in the industrial and service sectors in the years ahead.
Here are 10 takeaways from the McKinsey Global Institute report "Sustaining Vietnam's Growth: The Productivity Challengethat might surprise you.


1. Vietnam has grown more rapidly than any other Asian economy except China.


Vietnam, a country once ravaged by war, has been one of Asia's economic success stories over the past quarter-century. Ever since the Communist Party introduced reforms known as "Doi Moi" ("Renovation") in 1986, the country has reduced barriers to trade and capital flows and opened the economy more widely to private business. During this period, the economy has expanded faster than any other Asian economy except China's, posting annual per capita GDP growth of 5.3 percent. This growth has continued in the face of the 1990s Asian financial crisis and the recent global economic downturn (the economy grew 7 percent per year from 2005 to 2010) -- a more robust record than many other Asian economies can boast.


HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images


2. Vietnam is moving out of the paddy fields.


Vietnam's economy no longer revolves around agriculture. In fact, agriculture's contribution to the country's GDP has been cut in half from 40 to 20 percent in just 15 years, in a much more rapid shift than we have observed in other Asian economies. A comparable transformation took 29 years in China and 41 years in India.


Over the past 10 years, agriculture's share of national employment has dropped by 13 percentage points, while the share of workers employed in industry has risen by 9.6 points and in services by 3.4 points. This shift of workers from agriculture to industry and services has made a powerful contribution to Vietnam's economic expansion because of the large differences in productivity between these sectors. As a result, agriculture's share of GDP has fallen by 6.7 percentage points while industry's share has risen by 7.2 percentage points over the past 10 years.


HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images






3. But Vietnam is a leading global exporter of pepper, cashews, rice, and coffee.


Vietnam is the world's leading exporter of pepper, shipping 116,000 tons of the spice in 2010, and has led the world in exports of cashews for four years in a row. The country is also the world's second-biggest exporter of rice after Thailand and second only to Brazil in exports of coffee, which have nearly tripled in just four years. Vietnam ranks fifth in the world in the production of tea and sixth in exports of seafood such as catfish, cuttlefish, shrimp, and tuna.


HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images


4. Vietnam is not "China+1."


Rising labor costs in China have already spurred some factory owners to shift production to Vietnam, which has an abundance of low-wage labor. The trend has fueled talk among many CEOs about Vietnam becoming Asia's next big platform for manufacturing exports -- a smaller version of China, or China+1.


But Vietnam is very different from China in two respects. First, Vietnam's economy is driven more by personal consumption than China's is. Consumption by households accounts for 65 percent of Vietnam's GDP -- an unusually high share in Asia. In China, by contrast, consumption accounts for just 36 percent of GDP.


Second, while China's rapid economic growth has been fueled by manufacturing exports and extraordinarily high levels of capital investment, Vietnam's economy is much more balanced between manufacturing and services, which each accounting for approximately 40 percent of GDP. Vietnam's growth has been broad-based, with competitive niches across the economy. Over the past five years, output in the industry (including construction, manufacturing, mining, and utilities) and service sectors has grown at comparable annual rates of about 8 percent.


HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images


5. Vietnam is a magnet for foreign investment.


Vietnam is on most lists of attractive emerging markets for foreign investors. Surveys by Britain's trade and investment department and the Economist Intelligence Unit have consistently ranked Vietnam the most attractive emerging-market destination for foreign direct investment (FDI) after the BRIC quartet of Brazil, Russia, India, and China. Registered FDI flows into Vietnam increased from $3.2 billion in 2003 to $71.7 billion in 2008 before falling during the global recession to $21.5 billion in 2009.


Here, again, Vietnam diverges from China. Nearly 60 percent of FDI in China has been poured into labor-intensive manufacturing, compared with only 20 percent in Vietnam. In the latter case, much of the remaining investment has found its way to mining, quarrying, and oil and gas extraction (40 percent) and real estate (15 to 20 percent), reflecting rapid growth in Vietnam's tourism industry. The number of foreign tourists coming to Vietnam has risen by one-third since 2005.


HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images


6. Vietnam has more advanced road infrastructure than the Philippines or Thailand.


Vietnam has begun to make significant investments in infrastructure. Many visitors to Vietnam still view the country's roads as pretty basic. But, for its stage of economic development, Vietnam has been adding road infrastructure at quite a rate. Its road density reached 0.78 kilometers per square kilometer in 2009, which is higher than the road density in the Philippines or Thailand, both economies that are further on in their development than Vietnam is. That same year, electricity networks covered more than 96 percent of the country. New container ports such as those in Dung Quat and Cai Mep and airports such as those in Da Nang in central Vietnam and Can Tho in the Mekong Delta region have improved connections with the rest of the world.


HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images


7. Vietnam's young generation is going online.


Vietnam's population is young, well-educated, and increasingly online. Mobile subscriptions in Vietnam grew nearly 70 percent per year between 2000 and 2010 compared with less than 10 percent per year in the United States in the same decade. By the end of 2010, Vietnam had 170 million telephone subscribers, of which 154 million had mobile subscriptions.


At 31 percent, Internet penetration in Vietnam is much lower than in other Asian states such as Malaysia (55 percent) and Taiwan (72 percent). But this is changing rapidly. Broadband subscriptions in Vietnam increased from 0.5 million in 2006 to around 3.8 million in 2010, the same year that 3G subscriptions hit 7.7 million. Once the telecom infrastructure catches up, mobile and Internet use is likely to explode. Already, 94 percent of Vietnam's Internet users access news online. More than 40 percent of users access the web every day.


HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images


8. Vietnam is becoming a top location for outsourced and offshore services.


Vietnam already employs more than 100,000 people in the outsourcing and offshore services sector, which today generates annual revenues of more than $1.5 billion. Several prominent multinational corporations have established operations in Vietnam, including Hewlett-Packard, IBM, and Panasonic. In fact, the country has the potential to become one of the top 10 locations in the world in this sector, due to its relatively large pool of young college graduates (universities send 257,000 young men and women into the workforce each year) and relatively low wages. A software programmer in Vietnam can be employed for less than 60 percent of what it costs to hire one in China, while data-processing and voice-processing agents in Vietnam cost 50 percent less to employ than their counterparts in China.


Outsourcing and offshore services in Vietnam could produce annual revenues of between $6 billion and $8 billion a year, much of it export-oriented -- as long as there is sufficient demand and Vietnam ensures that it can satisfy that demand. This sector could become an engine of job creation in urban areas, employing an additional 600,000 to 700,000 people by 2020 and contributing 3 to 5 percent to Vietnam's GDP growth.


Paula Bronstein /Getty Images


9. Vietnamese banks are lending at a faster rate than their Chinese, Indian, or ASEAN counterparts.

Total outstanding bank loans in Vietnam have increased by 33 percent per year over the past decade -- a stronger growth rate than those recorded in China, India, or any Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) country. By the end of 2010, the value of outstanding loans had reached an estimated 120 percent of GDP, compared with only 22 percent in 2000. Although this may be evidence of new dynamism in the Vietnamese economy, oiled by an expanding banking system, the worry is that an associated rise in non-performing loans could trigger significant economic distress in Vietnam (as it has elsewhere) and force the government to intervene in the financial sector to protect depositors, the banking system, and, ultimately, taxpayers.


HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images


10. Vietnam's demographic dividend is waning.

Between 2005 and 2010, an expanding pool of young workers and a rapid shift away from agriculture generated two-thirds of Vietnam's growth. The other one-third came from enhanced productivity. But now the first two drivers of growth are weakening. Official statistics predict that growth in the labor force will decline to around 0.6 percent a year over the next decade, compared with annual growth of 2.8 percent from 2000 to 2010. And it seems very unlikely that the transition from farm to factory can continue at anything like the speed we have seen in the recent past.


Productivity improvements will therefore need to pick up the slack if Vietnam is to maintain its historical growth rate. More precisely, labor productivity growth in the service and manufacturing sectors will need to accelerate by more than 50 percent from 4.1 percent annually to 6.4 percent if the economy is to meet the government's target of 7 to 8 percent annual growth by 2020. Should that productivity boost not materialize, Vietnam's growth would likely decline to between 4.5 and 5 percent annually. At that pace, Vietnam's GDP in 2020 would be 30 percent lower than it would have been had the economy continued to grow by 7 percent each year.


* * *


Vietnam has many intrinsic strengths -- a young labor force, abundant natural resources, and political stability. If it acts decisively to head off short-term risks and pursues a productivity-led growth agenda, it can enter a second wave of growth and prosperity.





Marco Breu leads McKinsey & Company's Hanoi office.


Richard Dobbs is a McKinsey director based in Seoul and a director of the McKinsey Global Institute, the business and economics research arm of McKinsey.

--Báo cáo của công ty tư vấn McKinsey về Việt Nam: Taking Vietnam’s economy to the next level(McKinsey Feb 2012) ◄◄ TOÀN VĂN BÁO CAO (File lớn: 1.6MB)Sustaining Vietnam's Growth: The Productivity challenge 



VIỆT NAM ĐÌNH CHỈ NHỮNG DỰ ÁN CAO ỐC



Nguồn: Ben Bland - The Financial Times
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
23.02.2012
Những bản vẽ kiến trúc muốn toà nhà BIDV Tower cao 40 tầng, biểu tượng mới nhất của sức mạnh kinh tế Việt Nam, vươn lên một cách tao nhã trên nền trời của Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhưng thực tế thì không cao sang như thế. Trong một thị trường bất động sản đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi nền kinh tế bất ổn định, việc xây dựng công trình, được hậu thuẫn bởi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam của chính phủ, đã bị đình chỉ. Khu đất thượng hạng trong thủ đô thương mại của Việt Nam là một trong những khu xây dựng bị thất bại và đang bị biến thành những bãi giữ xe tạm thời, nơi các nhân viên văn phòng trả 5 nghìn đồng ($0,24) mỗi ngày để đậu xe gắn máy.
Với tỉ giá lãi xuất vay hàng năm tăng hơn 20% vào năm ngoái nhằm chống lại tỉ lệ lạm phát cao nhất ở châu Á, thị trường bất động sản vốn từng thăng hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh đang đóng băng và giá bị suy sụp. Giá thuê văn phòng hạng nhất đã tụt từ trên 80 Mỹ kim một mét vuông mỗi tháng trong giai đoạn 2007-2008 xuống dưới 30 Mỹ kim, mặc dù nó vẫn cao hơn những thành phố phát triển hơn trong khu vực như Bangkok và Kuala Lumpur. Với việc nhiều nhà xây dựng không còn tiền, sự tăng vọt của các món nợ xấu đã làm hệ thống ngân hàng thiếu vốn của Việt Nam đến bờ vực khủng hoảng.
Hàng trăm công trình đang xây dựng trên khắp Việt Nam đang trong tình trạng “ngủ đông”, theo lời của Marc Townsend, giám đốc điều hành chi nhánh Việt Nam của CB Richard Ellis, một công ty bất động sản quốc tế.
Những doanh nghiệp nhà nước, đa số đã dự tính xây dựng những toà cao ốc bằng những món nợ lãi thấp và ưu đãi về đất đai từ nhà nước, đã bị ảnh hưởng và giới tư nhân cũng nằm trong tình trạng tương tự.
Phan Thu Hà, một nội trợ 40 tuổi vừa mua một căn hộ tại khu chung cư Botanic Towel ở quận Phú Nhuận vào năm 2010, là một trong những nhà đầu tư loại nhỏ hiện đang bị thua lỗ nặng. “Tôi thật thất vọng,” bà nói. “Một người bạn từ Hà Nội vừa vào đây và mua một căn hộ tại Botanic Towel nhưng chị ta lại trả ít hơn rất nhiều so với lúc tôi mua năm 2010.”
Sự mất cân đối trong thị trường bất động sản tại Việt Nam là triệu chứng của một tình trạng bất ổn rộng lớn hơn đang ảnh hưởng đến nền kinh tế.
“Năm ngoái là năm tồi tệ nhất trong 20 năm qua,” Đặng Thành Tâm, một trong những người giàu có nhất của thế hệ tài phiệt đầu tiên và năm ngoái là đại biểu quốc hội đang bị đảng Cộng sản kiểm soát nói. “Doanh nghiệp không thể sống với lãi suất 25-30%, vì thế nhiều công ty đã phá sản.”
Với việc mở cửa kinh tế trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã đạt được tỉ lệ tăng trưởng cao nhất tại châu Á chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng, được thúc đẩy việc mở rộng tín dụng, cơn bùng nổ đã trả giá bằng sự bất ổn kinh tế.
Từ khi chính quyền bắt đầu một cách chậm trễ trong việc thắt chặt tín dụng 12 tháng trước, tỉ lệ lạm phát thường niên đã chậm lại vào mức 17% vào tháng Giêng và nạn trượt giá của đồng nội tệ đã đứng lại.
Dù thế, “cả giới đầu tư cũng như người dân Việt Nam nói chung vẫn cẩn trọng,” Theo Trinh Nguyen, một kinh tế gia của HSBC tại Hồng Kông. Bà dự đoán rằng tổng sản lượng nội địa sẽ tăng 5,7% trong năm nay, giảm từ 5,9% trong năm 2011 - thấp nhiều so với xu hướng tăng trưởng hơn 7% hằng năm vốn đã hấp dẫn giới đầu tư quốc tế trong những năm trước 2007.
Một rủi ro lớn đến từ lĩnh vực ngân hàng mà cơ quan xếp hạng điểm tín dụng Moody đã cảnh báo vào tháng này sẽ “bị ảnh hưởng lớn từ những cú sốc bên ngoài vì nên kinh tế quốc gia tương đối kém đa dạng và hệ thống tài chính yếu kém.”
Ngân hàng trung ương dự định sẽ đóng cửa hoặc tái cơ cấu những ngân hàng yếu kém trong năm nay nhưng vẫn chưa giải thích sẽ đối phó với một lượng lớn những món nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.
“Các ngân hàng không muốn tuyên bố nợ xấu vì thế họ chịu trả ngay hoặc tái cơ cấu để có kết quả tốt hơn,” Fraser Wilson, người điều hành quĩ bất động sản trị giá 90 triệu Mỹ kim trên thị trường London của Dragon Capital, một tập đoàn quản lý đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
Ông Tâm, có tập đoàn Saigon Invest chuyên đầu tư vào các ngành bất động sản, ngân hàng và viễn thông, tin rằng nền kinh tế sẽ “tích cực hơn trong năm nay.” Ông tiên đoán rằng tỉ lệ lạm phát hàng năm sẽ giảm xuống hàng đơn vào cuối năm nay, cho phép nhà nước cắt giảm tỉ lệ lãi suất.
Nhưng các nhà kinh tế lại nói rằng chính quyền phải cưỡng lại áp lực nhằm mở rộng tín dụng quá nhanh nếu không lạm phát sẽ tăng lại, cản trở việc phục hồi sự ổn định kinh tế và ảnh hưởng đến dân nghèo.
-Vietnam parks its skyscraper projects (Financial Times)-With annual lending rates increased to more than 20 per cent last year to fight inflation, the property market in Ho Chi Minh City seized up-Does the 21st Century Need to Be an 'American Century?' TIME-Though the Republican presidential hopefuls are still duking it out amongst themselves, it seems the GOP has already thrown down the gauntlet on foreign policy - Nguyễn Duy Vinh: Ba nguyên nhân khiến cho Việt Nam không thể chống tham nhũng (BoxitVN). -: -chưa có tính độc lập của hệ thống luật pháp, tự do báo chí và sự sợ hãi   .

Thực tế tại nhiều KCN, KCX: Vì sao người lao động nản lòng? (ĐĐK 23-2-12)
“Bà hỏa” rình rập các chợ (SGGP 23-2-12) -- Cũng nên xin chỉ thị của Thủ tướng về việc này
Vietnam equities: attractive but tricky (FT 23-2-12)

-  PGS.TS Hoàng Trần Hậu, thường trực ban chỉ đạo đề án tái cơ cấu DNNN của Bộ Tài chính: Chống lợi ích nhóm khi tái cơ cấu (TT).
Petrolimex thu hẹp 3/4 đầu mối (TT). - Tập đoàn dầu khí treo nợ ngân sách, nhập nhèm đất đai… (TN).- Dự kiến đưa gas vào mặt hàng bình ổn (PLTP).- “Bảo bối” chống thiếu điện mùa hè (TN).
Thanh khoản ngân hàng nguy hiểm hơn lạm phát (VEF).  – Ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất (NLĐ).   - Lo giống Sacombank, doanh nghiệp phòng thủ (NDHMoney/VEF). –Sacombank tăng trưởng tín dụng âm 2% trong năm 2011 (DT).
Giá vàng trong nước cao hơn thế giới 400.000 đồng/lượng (TN). - Lãi suất huy động vàng tăng lại (TBKTSG). - Dân đầu tư đang từ bỏ vàng? (VEF).
Tăng tiền “lại quả”! (NLĐ).- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ (PLTP).  – VN đề nghị mở các cuộc tham vấn với Mỹ về vấn đề tôm xuất khẩu  –   (VOA).


Hoan hô phở! Vietnam's Great Culinary Gift to the U.S... and Where to Find the Best Bowl of It! (Huffington Post 23-2-12)
---Nam Sudan trục xuất doanh nhân Trung Quốc (TN).

Playboy và Paul Krugman (Nguyễn Vạn Phú).