Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Muốn giá thị trường, đất phải thành tài sản

Muốn giá thị trường, đất phải thành tài sản

“Nhóm lợi ích” và tham nhũng trong lĩnh vực đất đai sinh ra từ sự bất cập của một văn bản luật có tới gần 600 văn bản hướng dẫn thi hành, từ việc chính quyền vừa có thể quyết định giao đất, vừa ban hành khung giá đất tạo thành cơ chế xin-cho, và từ sự chênh lệch hàng chục lần giữa giá đền bù và giá bán ngoài thị trường

TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, đồng chủ biên Báo cáo “Chính sách đất đai cho phát triển tại Việt Nam: Cơ hội hay thách thức?”, nghiên cứu do Viện Chính sách và chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn và Đại học Havard (Hoa Kỳ) thực hiện dưới sự tài trợ của UNDP- trao đổi với Lao Động xung quanh dự án luật đang gây tranh cãi này.
Ai cũng là “ông chủ” trong một tình trạng vô chủ
PV: Tỷ lệ người dân khiếu nại đúng đến 67,5% đối với các quyết định hành chính về đất đai vừa được công bố tại nghị trường. Một con số cao bất thường khiến ngay một vị Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, nguyên Chánh án TANDTC như ông Nguyễn Văn Hiện cho là “rất nguy hiểm”? Là người nghiên cứu chính sách, ông có ngạc nhiên với con số này?
TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Tôi hoàn toàn không bất ngờ. Trong lĩnh vực khiếu kiện, có tới 70% liên quan đất đai. Trong khiếu kiện về đất đai 70% liên quan đến bồi thường, đền bù. Chuyện người dân khiếu kiện đúng tới gần 70%, tức là chính quyền sai tới 70% thực ra có thể nhìn thấy ngay trong bản chất câu chuyện quản lý đất ở Việt Nam, xuất phát từ việc không rõ ai là chủ quản lý đất thực sự. Xã cũng là ông chủ. Huyện/tỉnh cũng ông chủ. Bộ/ban/ngành nào hay kể cả các doanh nghiệp nhà nước nào cũng có thể là ông chủ. Trong khi đó, cơ chế giám sát lại không có. Ngay Luật Đất đai 2003, từ khi ra đời đã phải ban hành 600 văn bản dưới luật, để hướng dẫn thi hành. Làm sao mà các cán bộ liên quan đến việc triển khai các chính sách về đất đai có đủ sức để nắm bắt thấu đáo và thực thi chính sách trong tình trạng rối như tơ vò như vậy. Bối cảnh như thế tất sinh ra nguy cơ là chính quyền các địa phương sẽ lựa chọn áp dụng phương án có lợi nhất cho họ. Điều thứ 2 khiến tỷ lệ sai phạm trong các quyết định của chính quyền cao đến như vậy là do ở VN cũng chưa có tòa án riêng về vấn đề này. Chính quyền cứ thấy đất trong quy hoạch là thu hồi, kiện thì xử lý sau. Những điều đó tạo ra những “lỗ thủng” lớn, làm lợi cho nhà đầu tư, cho cán bộ liên quan đến các quyết định thu hồi, trong khi ngân sách thu về chẳng được là bao, còn người bị thu hồi đất thì được hưởng rất ít. Họ không có cơ chế tự vệ, đề kháng để bảo vệ quyền lợi của họ, bảo vệ đất nông nghiệp, và vì thế họ phải đi kiện để đòi công bằng. Đây là lý do khiến khiếu kiện về đất đai chiếm tới 70% số vụ khiếu kiện.
Gần đây, “nhóm lợi ích” trong lĩnh vực đất đai đã được nhắc đến trong các văn bản chính thức. “Nhóm lợi ích” trong đất đai được hiểu thế nào và phải chăng sinh ra từ cơ chế giao đất không thu tiền và vấn đề giá đền bù đất đai hiện nay, thưa TS?
Nhóm lợi ích có thể hiểu là những người được hưởng lợi đặc biệt từ đất đai, đặc biệt liên quan đến việc chuyển đổi đất nông nghiệp nông thôn thành đất công nghiệp, đô thị. Chính quyền thu hồi với giá rất rẻ, bởi khung giá đất nông nghiệp hiện rẻ như cho không. Những nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự chênh lệch giá rất lớn. Như ở Bình Dương đất nông nghiệp giá 190.000 đồng/m2 nhưng bên ngoài 30 triệu đồng/m2. Ở Bắc Ninh là 200.000 đồng/m2 thì ở ngoài là 35 triệu đồng/m2. Chênh quá lớn khiến cho địa phương thu hồi đất giao cho doanh nghiệp để thu ngân sách cao hơn. Doanh nghiệp đầu tư thì không mất nhiều tiền để có được mảnh đất đẹp. Rõ ràng, một mảnh đất khi chuyển đổi tăng gấp hàng chục lần về giá trị. Phần chênh sẽ thuộc về một ai đó. Nhóm này bao gồm cả các nhà đầu tư, các cán bộ liên quan đến thu hồi và bồi thường đất. Nguyên nhân căn bản sinh ra nhóm lợi ích là việc các cơ quan quản lý lợi dụng danh nghĩa quản lý đất công, lợi dụng vai trò “thay mặt nhân dân” để gây khó dễ, tranh thủ thông tin (qui hoạch, đầu tư,…) để thu lợi. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới thì chỉ có 50% số tỉnh công bố công khai quy hoạch sử dụng đất chi tiết mặc dù vẫn còn nhiều thông tin về đất đai theo quy định bắt buộc không đầy đủ. Theo kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2008, khoảng 60% người được hỏi cho biết, họ không được hỏi ý kiến về quy hoạch sử dụng đất của phường/xã, trong khi 77% nói rằng họ chỉ biết rất ít hoặc hoàn toàn không có thông tin về quy hoạch này. Thêm vào đó, việc cấp nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất triển khai rất chậm chễ mà không có chế tài xử lý. Điều này tạo ra tình trạng quyền sử dụng đất không rõ, tạo cơ chế xin-cho để tham nhũng. Hiện có tới 32 tỉnh tỷ lệ cấp giấy đạt dưới 70%. Kết quả là chênh lệch quá lớn giữa giá thị trường và giá thu hồi thúc đẩy các nhóm lợi ích có động cơ hơn nữa trong việc duy trì cơ chế quản lý cũ, tiếp tục che dấu thông tin về đất đai để hưởng lợi nhiều hơn.
Muốn giá thị trường đất phải trở thành tài sản
Vấn đề quan trọng, liên quan trực tiếp nhất đến người dân là khung giá đất đang gây tranh cãi tại Quốc hội. Ông có bình luận gì về “nguyên tắc phù hợp với giá thị trường” mà Dự thảo đưa ra, thưa TS?
Hiến pháp 1992 chỉ cho phép “trưng mua, trưng dụng” đất (với tư cách là tài sản) cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia công cộng và phải bồi thường “theo thời giá thị trường”. Trong khi đó, Luật Đất đai 2003 lại chuyển thành “thu hồi”. Điều đó khác hẳn tinh thần Hiến pháp. Rồi “theo giá thị trường” được biến chuyển thành khung giá, rồi “sát giá”, và giờ là “phù hợp”. Sau này, các nhà quản lý lại đặt ra việc nhà đầu tư tự thỏa thuận trong các dự án sản xuất kinh doanh theo đúng quy hoạch. Nhưng chuyện “tự thỏa thuận” ngay lập tức cũng lại “có chuyện” khi giá thỏa thuận ở các thời điểm khác nhau lại khác nhau. Thực tế là người dân không đồng ý vì tất cả những từ ngữ đó không phản ánh đúng quan hệ thị trường, không tạo ra đồng thuận tập thể giữa những người bị thu hồi đất. Ở các nước như Hàn Quốc thì họ có quy định là phải có ít nhất 85% số hộ dân đồng ý với phương án thu hồi và bồi thường thì mới được triển khai dự án để vừa tạo đồng thuận cho số đông, và tránh những người chây ì; nhưng đồng thời vẫn phải đảm bảo nguyên tắc định giá theo thị trường. Đó là nguyên tắc để dân thỏa thuận với nhà đầu tư.
Nhưng cái đó chỉ dành cho các dự án với mục đích kinh tế thôi. Đối với mục đích công cộng, làm cầu, đường, ở các nước họ có công ty phát triển quỹ đất công, nếu có trả giá thấp hơn thì họ đảm bảo cho người dân có chỗ ở mới, công việc mới, cuộc sống mới ít nhất là bằng địa điểm cũ. Nhưng điều đó cần phải có quy hoạch tổng thể, làm cả vùng.
Riêng nguyên tắc định giá “phù hợp với giá thị trường” mà Luật sửa đổi đưa ra  chắc chắn rồi sẽ lại nảy sinh ra nhiều chuyện vì bản chất có gì thay đổi, có mới gì hơn so với cái cũ đâu! Nó hầu như chỉ giải tỏa yếu tố cứng nhắc trong khung giá đất của chính quyền cấp tỉnh các địa phương đang thực hiện.
Thưa TS, vậy giá thị trường phải được xác định như thế nào?
Thị trường thì phải có bên mua, bên bán, có thương thuyết, có thẩm định, giám sát, có cơ chế tòa án để xử lý tranh chấp. Bản chất câu chuyện là người dân phải có quyền với tài sản của mình.
Cần cơ quan định giá độc lập
Theo ông, có nên giao thẩm quyền quyết định giá đất cho UBND cấp tỉnh, một cơ quan Nhà nước thực chất vừa có thẩm quyền quyết định về đất đai vừa có quyền quyết định về giá đất?
Cái đó quá nguy hiểm. Bởi nếu tiếp tục giao cho tỉnh, họ sẽ tiếp tục xử lý theo cách nhanh nhất, có lợi nhất cho chính quyền, mà có khi không vì mục đích cá nhân gì đâu. Ví dụ, để đạt được mục tiêu công nghiệp hóa, đô thị hóa đã đặt ra trong nhiệm kỳ thì họ muốn giải phóng mặt bằng nhanh nhất, và tìm mọi cách làm cho bằng được. Và kèm theo là tìm cách giải tỏa một cách thuận tiện nhấtvới chi phí bồi thưởng rẻ nhất. Đây chỉ mới nói là trong việc họ làm đúng chức năng nhiệm vụ, chưa kể đến vấn đề lợi ích nhóm. Vì thế, theo tôi cần có cơ quan thẩm định giá độc lập. Chứ mình chạy giật dây theo từng thời điểm của thị trường thì rất khó kiểm soát được việc định giá của chính quyền.
Theo Dự thảo, thời hạn giao đất đã được sửa đổi theo hướng nới rộng. Liệu 50 năm có phải là khoảng thời gian đủ để người dân có thể yên tâm đầu tư sản xuất. Và liệu đến thời hạn, có xảy ra những vụ như Tiên Lãng, thưa TS?
Bao nhiêu năm thì là vừa có một số quan điểm. Luật Sửa đổi lần này đưa hết thành 50 năm nhằm tạo sự ổn định, an toàn, khuyến khích đầu tư dài hạn và chuyển dịch cơ cấu sang cây có giá trị cao hơn trong sản xuất nông nghiệp. Mục tiêu là như thế. Nhưng nói 50 năm là đủ thì cũng chưa ổn bởi vì kinh nghiệm các nước thường đặt ở mức 99 năm. Ở đây, ngoài chuyện chu kỳ đầu tư, vòng đời của người sử dụng đất nông nghiệp cũng phải nên quan tâm đến các yếu tố mang tính lịch sử, văn hóa. Nếu người được giao đất là người trực tiếp sản xuất, trên đất cha ông của họ thì không phải không có lý khi giao vĩnh viễn đất cho họ, trừ trường hợp đầu cơ. Nếu chỉ 50 năm, sẽ gây khó cho nông dân khi trong nông nghiệp có một số loại đầu tư mang tính chất rất dài hạn, ví dụ như phát triển rừng gỗ cứng, phát triển các vùng chuyên canh áp dụng công nghệ cao. Vừa rồi, sau vụ thu hồi đất ở Tiên Lãng, người dân rất lo sợ “thời hạn 2013”, bởi thời hạn giao đất trong giấy tờ bao giờ cũng kết thúc bằng một câu lấp lửng: Sử dụng đúng quy hoạch, đúng mục đích. Nói lấp lửng là bởi sau ngần đó năm, ai biết sẽ quy hoạch thế nào khi quy hoạch và sự ổn định không phải quyền của người dân mà phụ thuộc vào các nhiệm kỳ vào ý muốn chủ quan của nhà làm luật, nhà quản lý. Còn việc người sử dụng đất có sử dụng “đúng mục đích” hay không thì thực tế đã cho thấy: Đúng hay không đúng mục đích là do ý muốn chủ quan của chính quyền.
Vướng mắc còn ở phía trước
TS vừa nói đến số lượng gần 600 văn bản hướng dẫn Luật đất đai 2003, sự bất cập trong luật hay việc chính quyền tự hiểu, tự hướng dẫn, tự thi hành có phải là nguyên nhân chính dẫn tới khiếu tố nóng bỏng trong lĩnh vực đất đai?
Văn bản càng nhiều thì càng thể hiện sự bất cập, càng sinh ra muôn vàn cách hiểu, cách áp dụng, và càng khó quản lý. Điều quan trọng nhất là các khái niệm, quan niệm nền tảng khi làm luật của chúng ta có vấn đề. Không thể để tình trạng 1 mảnh đất có mấy ông chủ quản lý. Thứ 2 là quyền tài sản đối với đất của người được Nhà nước giao quyền sử dụng phải được đảm bảo, có thế mới tránh được những hệ lụy về giá cả, tranh chấp, khiếu kiện đất đai.
Trong nghiên cứu mới đây, chúng tôi đưa ra khuyến nghị Nhà nước chỉ cần tập chung quản lý thật tốt đất bờ biển, đất an ninh quốc phòng, đất rừng đặc dụng, đất trồng đồi núi trọc. Đây là các loại đất để bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ môi trường trong dài hạn hoặc đất giá trị thấp mà không tư nhân nào muốn vào đầu tư cả. Như thế mới chứng tỏ vai trò quản lý nhà nước. Đối với các loại đất khác thì giao hết cho người dân, các tổ chức kinh tế và cộng đồng quản lý để tăng hiệu quả sử dụng, bảo vệ được đất, bảo vệ được môi trường, giữ vững ổn định xã hội. Cơ bản nhất, dù chế độ sở hữu nào, vẫn phải thừa nhận quyền tài sản của các tổ chức/cá nhân được giao quyền sử dụng đất. Đi kèm với nó, phải tạo ràng buộc về trách nhiệm của các tổ chức/cá nhân sử dụng đất, tức phải thuê đất, đặc biệt đối với đất công. Cần tách rõ phần thu – chi ngân sách bằng tiền và bằng đất của các tổ chức nhà nước, yêu cầu họ phải trả thuế, trả phí sử dụng đất như doanh nghiệp và người dân, nhằm tránh tình trạng lãng phí đất công.
Chúng ta đã nói đến 3 điểm mới về cơ chế giao đất, nguyên tắc định giá đất và việc kéo dài thời hạn giao đất, nhưng liệu dự thảo lần này có khắc phục được tình trạng “rừng luật”? có xóa được vấn đề “lợi ích nhóm” và đóng vai trò giải tỏa cho khiếu tố đất đai, thưa TS?
Tôi cho rằng sẽ khắc phục được một phần nào đó. Nhưng chỉ một phần mà thôi. Bởi vấn đề giá thế nào là thị trường thì còn rất mông lung. Và quan trọng nhất  là việc chưa công nhận quyền tài sản cũng như cơ chế tòa án để giải quyết chưa được đặt ra thì vướng mắc có lẽ vẫn còn ở phía trước. Bởi đã nói đến giá thị trường thì trước hết đất phải thành tài sản và người sử dụng phải có quyền tài sản trước đã.
Xin trân trọng cảm ơn TS

Tin thứ Ba, 25-09-2012

Quý độc giả cho ý kiến vào mục Thăm dò dân mạng, về phiên tòa xử 3 blogger tổng cộng 26 năm tù vừa kết thúc hôm qua tại TPHCM. (Sau 3 giờ đồng hồ đưa lên, từ 6h-9- sáng, đã có hơn 600 ý kiến, trong đó hơn 98% cho đây là phiên tòa ô nhục“).  
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

Lẽ phải thuộc về chúng ta (TT).
- Kiến trúc sư góp tiền cho học sinh Trường Sa (PLTP).  – Đà Nẵng lập Trung tâm Hán Nôm nghiên cứu tài liệu cổ về Hoàng Sa (Infonet). =>
- Mỹ có bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư?  (PLTP). - Liệu có bùng nổ xung đột Nhật – Trung ? (TN). - Nhật Bản phản đối “hải đồ” tại  Senkaku/Điếu Ngư của Trung Quốc  (DT). - Nhật lại phản đối TQ về Senkaku (BBC).  – Thứ trưởng Ngoại giao Nhật đến Trung Quốc bàn về tranh chấp biển đảo (VOA).  – Nhật- Trung tìm cách tháo gỡ bế tắc do tranh chấp (VOV).
- Căng thẳng ở biển Hoa Đông, Trung-Nhật đua nhau tập trận (VnMedia).  – Tokyo tố cáo ba tàu Trung Quốc xâm nhập hải phận Nhật Bản (RFI).  – Tranh chấp Trung Nhật ở Hoa Đông: Rất có nguy cơ gây ra các sự cố hàng hải (RFI). – Nhật muốn “lặng”, Trung Quốc “chẳng ngừng” (NLĐ).
- Hơn 70 tàu cá Đài Loan hướng về Senkaku (TT). - Tàu Đài Loan đến nhóm đảo Điếu Ngư Đài để xác nhận quyền đánh cá (VOA).  – Thế giới 24h: Tàu cá Đài Loan “quây” Điếu Ngư/Senkaku (VNN).  - Tranh chấp Trung-Nhật khó thành xung đột  (VNN).  – Trung Quốc “siết chặt” hàng hóa từ Nhật (NLĐ). – Một đoàn tàu cá Đài Loan lại lên đường đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku (RFI).  - Căng thẳng tại biển Hoa Đông : phản tác dụng đối với Trung Quốc (RFI).
- Trung Quốc không tỉnh táo sẽ giống Liên Xô cũ.  – Trung Quốc ra sách giáo dục quốc phòng nhiều súng đạn?  (PN Today)
- Đua nhau sắm tàu chiến (NLĐ).  – Hải quân TQ tiếp nhận tàu sân bay (BBC).
- Thêm nhiều rắc rối tích tụ ở Thái Bình Dương (NY Post/ TCPT).
Đối đầu Trung-Mỹ: Nỗi sợ hãi của Bắc Kinh (VNN/ theo Viet-Studies.info).
- Đài TQ mở văn phòng gần Móng Cái (BBC). “BBR phát thanh từ 7 giờ sáng tới 12 giờ đêm mỗi ngày, chương trình có năm thứ tiếng là Việt, Anh, Thái, Quan Thoại và Quảng Đông.  Tiếng Việt là ngôn ngữ quan trọng nhất, được phát sóng FM tới thính giả Việt Nam, theo BBR”.
- Nhà văn VŨ HUY QUANG – Hoa Kỳ: SỰ THÊ THẢM CỦA CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC (KỲ 4) (Nhật Tuấn).
- 24-9-2012: PHIÊN TÒA XỬ 3 BLOGGER YÊU NƯỚC (Trí Nhân Media).   – Trấn áp trước phiên tòa xử ba Bloggers (RFA).   – Blogger Nguyễn Hoàng Vi bị CA xé áo, cướp tài sản & đánh đập đã man (DLB).  – Nhiều người bị bắt trước phiên tòa xử các bloggers (RFA).  - Video: Công an ngăn cản bắt người trái pháp luật(DLB).  - Chuyện ở các đồn công an sáng ngày xử Điếu Cày. - Video: Công an bắt con anh Điếu Cày (Ducme.tv/ Lê Ngọc Thanh).
<=Anh Nguyễn Trí Dũng, con trai blogger Điếu Cày, đã bị công an lột áo.  – Tường thuật trực tiếp Phiên tòa xử 3 Blogger Sài Gòn (Chuacuuthe).  – Audio: Trung tá văng tục trong ngày xử bloggers (BBC). – “Tự do cái con c….”* (Nghĩa Nhân).
- Blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSG bị tuyên án tổng cộng 26 năm tù (VOA).  – VN chớp nhoáng xử Điếu Cày 12 năm tù (BBC).  – Ba nhà báo độc lập Việt Nam bị kết án từ 4 đến 12 năm tù (RFI).  – Bản án đã tuyên về blogger anhbasaigon, Tạ Phong Tần, và Điếu Cày (TTXVA). – Bản án quá nặng cho các blogger (RFA).  – Phiên tòa bất công và bản án nặng nề cho ba blogger Việt Nam (Thụy My).
- Diễn biến bên trong phiên tòa vụ án các Blogger CLB Nhà Báo Tự Do (DLB).   – VOA phỏng vấn vợ blogger Ðiếu Cày về bản án 12 năm tù đối với chồng của bà (VOA). “Theo luật sư cho biết, nhà cầm quyền không có đủ bất cứ bằng chứng nào đưa ra trước phiên tòa và không cho luật sư tranh tụng, đối chất với nhân chứng. Họ tuyên án vội vàng và rút đi. Không có sự hiện diện của pháp luật tại phiên tòa này”. - ‘Quyền của bị cáo không được bảo đảm’ (BBC).  – Audio phỏng vấn LS Hà Huy Sơn: ‘Quyền lợi bị cáo không được bảo đảm’ (BBC).
- Phản ứng của giới blogger về bản án tù của 3 nhà báo độc lập (RFA). - SỰ TRẢ THÙ MẤT TRÍ (Thùy Linh). “Bản án dành cho những blogger cất tiếng nói ôn hòa gấp ba lần án tù cho những kẻ khoác áo công quyền để giết người đã là bản án tự kết án cho chế độ được tạo ra từ những nghịch lý: Ảo tưởng, Bất tin, Bất tín, Căm hận, Chán ngán…Và người xưa đã đúc kết: ‘bạo phát, bạo tàn’.” – Lê Diễn Đức: Khi súng đạn kết hợp với sợ hãi và ngu xuẩn (RFA’s blog).  – Lan man về…quân tử (Hiệu Minh).  – Liệu thể chế này có tồn tại 12 năm nữa? (DLB). Blogger Lã Việt Dũng bình luận trên FB: “Cách hay nhất để phong thánh một người yêu nước là phạt tù thật nặng dù biết rằng chế độ chẳng thể tồn tại lâu đến mức đó!
- Chính quyền cưỡng chế và phạt tù nặng những Blogger chống bành trướng Trung Quốc (Cầu Nhật Tân).   – Đại Vệ Chí Dị (Người Buôn Gió). “… phía Nam nước Vệ có phiên toà đại hình xử ba kẻ can tội dám dùng lời nói để chống phá triều đình. Mức án nặng nề khiến khắp nước không ngớt lời oán thán. Trong đám phạm tội có người cựu chiến binh tuổi đã lục tuần, lại có cả người cựu công sai là phụ nữ, và con của chiến sĩ lão thành. Án xử khiến người ta căm phẫn hơn là khiếp sợ. Nhất là lúc xử, đằng thì nói là công khai, nhưng ai đến dự đều bị bắt giữ cả”. - GỞI NGƯỜI PHƯƠNG BẮC (Huỳnh Ngọc Chênh).
Chỉ muốn ngửa mặt lên trời, than một câu rõ thật là ai oán! (Phương Bích). “… Người buôn gió chửi tục trên facebook của hắn, rằng viết blog tù còn nặng hơn cả giết người. Thế này thà ghét ai thì giết béng đi, còn hơn là chửi. Đằng nào chả thế”.
Thân nhân Tạ Phong Tần: “Họ muốn dồn chúng tôi đến chỗ chết” (VOA).
- Luật sư nổi tiếng kiến nghị về phiên toà xét xử công khai (GDVN). “Quyền tham dự phiên tòa công khai của người dân đã bị xâm phạm tước đoạt thô bạo, đây là hiện tượng hết sức phổ biến xảy ra ở hầu hết các tòa án, chánh án tòa án nhân dân các cấp biết rất rõ nhưng bỏ mặc không có biện pháp xử lý”.  – PHIÊN TÒA CÔNG KHAI NHƯNG KHÔNG CHO NGƯỜI VÀO DỰ (cập nhật) (Huỳnh Ngọc Chênh).  – Lê Quốc Tuấn – Một phiên tòa “Công Khai” ?!?!?! (x-café).
- Yêu nước là phạm luật: công lý ở Việt Nam (Bùi Văn Phú).  – Bày tỏ lòng yêu nước là chống phá nhà nước? (RFA).  – Tại sao họ lại làm thế? (DLB). “Đấu tranh và loại bỏ cái yếu kém, loại bỏ sự gian trá và lừa gạt. Nói lên sự thật và để mọi người dân được tiếp cận với thế giới tự do, trả lại quyền làm người và những quyền lợi mà đáng ra tất cả mọi người Việt Nam được hưởng chứ không riêng gì những người cầm quyền. Đó có thể là phản động, là bán nước, là chống phá hay không? ”
- Bùi Tín: Ai tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN? (VOA’s blog). “Phiên tòa này đi vào lịch sử nhà nước Việt Nam, lịch sử ngành tư pháp Việt Nam như một vết nhơ. Một bộ máy nhà nước do đảng CS dùng làm công cụ để khủng bố và trả thù 3 công dân yêu nước, 3 nhà báo có công tâm, sử dụng quyền tự do công dân được ghi trong Hiến pháp để truyền bá lập trường yêu nước của mình”.  – Song Chi: Còn ai mơ hồ gì về nhà nước cộng sản VN nữa hay không? (RFA’s blog).
- Nhà cầm quyền Lại tính nhầm (FB Trần Minh Khôi). “Rõ ràng là nhà nước sợ Điếu Cày. Có lý do để tin rằng các thế lực cải cách trong Đảng đã thỏa hiệp với giải pháp cách ly Điếu Cày ra khỏi xã hội trong khi họ đang xoay xở giàn xếp xung đột nội bộ và thực hiện những toan tính cải cách nhằm cứu vãn khủng hoảng. Và đây chính là sai lầm của họ. Họ đã tính nhầm”.
- Video: Phiên tòa xử tội anh Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anh Ba Sài Gòn 24-09-2012 (VTV/ LetraiNews).   – Điểm qua lối đưa tin của các báo nhà nước. Ngoài những nội dung chung không mấy khác nhau, riêng VNN chi tiết hơn hẳn, có những nội dung mà nhiều báo không nêu, trong đó có việc “Hai bị cáo Nguyễn Văn Hải và Tạ Phong Tần … cho rằng việc các bị cáo viết gì trên blog là quyền của công dân.”  Còn VTC thì có vẻ như đi rất đúng với “định hướng” của cơ quan quản lý, khi có những ngôn từ mạnh mẽ, như “ với bản chất ngoan cố, chống đối quyết liệt, các bị cáo nói trên tại cơ quan điều tra, phiên tòa đều không khai báo và thừa nhận hành vi phạm tội của mình.”
- Đại Sứ quán Mỹ: Tuyên bố về phiên toà xét xử Blogger Điếu Cày (còn gọi là Nguyễn Văn Hải) (US Embassy). “Cách chính phủ xử lý Điếu Cày dường như không nhất quán với các nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như các điều khoản của Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu liên quan đến tự do ngôn luận và xét xử theo đúng trình tự pháp lý”.
EU đòi trả tự do cho ba blogger (BBC). – Phỏng vấn bà Maja Kocijancic, phát ngôn viên của bà Catherine Ashton, Đại diện tối cao Ngoại vụ và An ninh của Liên hiệp châu Âu: EU kêu gọi VN trả tự do cho các Bloggers (RFA).
Cộng đồng quốc tế: Bản án cho 3 blogger là “kinh khủng” (RFA). “Rõ ràng đây là điều kinh khủng, nó đi ngược lại trách nhiệm của chính phủ về quyền con người trong đó có quyền tự do ngôn luận. Nó chỉ rõ là Việt Nam không thực hiện những cam kết về quyền con người theo tiêu chuẩn quốc tế”.
- Việt Nam bỏ tù 3 blogger vì “tuyên truyền chống nhà nước”: Vietnam jails three bloggers for ‘anti-state propaganda’ (AFP).  - Việt Nam kết án 3 blogger: Vietnam Convicts Three Bloggers (WSJ). – Vietnam jails anti-government bloggers (Financial Times).  – Vietnam tries 3 bloggers for anti-gov’t propaganda (BDS).  – Vietnam jails ‘anti-state’ bloggers (Perth Now). – 3 Vietnamese bloggers draw prison terms (UPI). – Việt Nam bỏ tù 3 blogger chống chính quyền, gồm cả nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng Điếu Cày: Vietnam Jails Three Anti-Government Bloggers Including Renowned Dissident Dieu Cay (IBT). Và còn cả trăm tờ báo nước ngoài khác đưa tin này.
Nhiều điều đáng phải bình luận và đặt dấu hỏi về những diễn biến liên tiếp trong mấy ngày qua, từ chuyến kinh lý Nam Ninh của thủ tướng Dũng, tới bản án nặng nề với 3 blogger làm kinh ngạc và phẫn uất trong công luận, cùng lúc là bản thông báo cưỡng chế blogger Nguyễn Xuân Diện, mà dường như nó cũng đã được cố tình trì hoãn khá lâu để chờ đúng “điểm rơi”.
Tại sao phiên tòa nhiều lần bị dời ngày xử, để rồi có vẻ như được quyết định thời gian cho một mục đích chính trị nào đó? Các bản án cũng nặng tới mức như muốn gây một cú sốc tâm lý cao độ trong công luận, không phải chỉ với trong nước, khi mà đích thân TT Obama đã nhắc tới Điếu Cày nhân ngày Quốc tế Tự do báo chí. Mục đích “chung” được tập thể quyết định vì lợi ích chung cho chế độ, hay chỉ của một nhóm người nhắm vào một người, theo kiểu đánh lạc hướng dư luận, trong cuộc đấu đá cung đình? Phải chăng đã diễn ra màn “Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết”?
Có vẻ như nghi vấn này đã được hé lộ khi đọc một bài viết trên Vua làm báo/Quan làm báo, nhắm kết tội ông thủ tướng là người chỉ đạo phiên tòa, nhưng lại rất đáng ngờ vì cố tình lờ đi điều quan trọng nhất là bản án nhắm tới những người đấu tranh cho chủ quyền biển đảo, chống Trung Quốc xâm lấn, mà cố tình lái người đọc vào chủ đề hoàn toàn xa lạ với vụ án 3 blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anh Ba SG. Điều đáng ngờ này cũng không xa lạ với những nội dung rất có “định hướng” của trang blog QLB, đó là ngay từ đầu rất tránh những gì đụng tới “bạn vàng”, chỉ khi bị đặt dấu hỏi thì mới có vài ba bài “làm màu”.  Dù sao tất cả mới chỉ như xuất phát từ trực giác, do quá ít thông tin để đánh giá, hy vọng sẽ rõ thêm trong thời gian tới.
- Người thân của các nhà đấu tranh cũng bị áp lực ngày càng nặng (RFI).
<- Anh Phê rô Trần Hữu Đức và Sứ vụ “Bảo Vệ Sự Sống” (TNCG).  - Nhà cầm quyền VN lo sợ, dùng nhiều trò bẩn thỉu ngăn chặn nhân dân đến phiên tòa phúc thẩm 3 sinh viên (NVCL).  - Thấy được hình ảnh Sinh viên Trần Hữu Đức và các bạn tù của anh qua những ánh nến hiệp thông từ quê hương Vạn Lộc (NVCL).
- Khi lòng yêu tiền thế chỗ lòng yêu nước (Trần Kinh Nghị). “Đối với họ, mọi thứ đều có thể mua được bằng tiền, nên họ cho rằng có thể mua lại lòng yêu nước sau khi đã có rất nhiều tiền. Nhiều kẻ khác cũng đang định làm thế. Nhưng trong khi chưa có nhiều tiền, họ tự cho phép mình quên đi lòng yêu nước, đó cũng là điều dễ hiểu. Đó cũng là lý do của tình trạng khá phổ biến hiện nay khi một số kẻ thường giả ngô giả ngọng khi nói về lòng yêu nước hoặc thậm chí không phân biệt được những người yêu nước thật với các ‘thế lực thù địch’.”
- Đinh Minh Đạo: Công An nhân dân, hãy biết dừng tay! (Thông Luận). “Vậy các anh tin vào thứ pháp luật của một chính quyền độc tài, tham nhũng, hay tin vào lòng tốt của những con người lương thiện, sẵn sàng tiếp nhận  những khó khăn, gian khổ trong cuộc đấu tranh cho một Việt Nam tự do dân chủ?
- Chỉ còn cách chống chúng bằng … thơ (RFA’s blog). “Pháp giết dân bằng súng trường, đại bác/ nhưng dân Nam có sợ chúng bao giờ/ UBND ngày nay giết dân bằng tù ngục/ bằng xã hội đen bằng búa với liềm/ bằng hội bằng phường với vô số công an/ đứng phía sau đồng ca bài ‘phản động’…
- TỘI BÔI NHỌ (Sơn Thi Thư).
- Maxim Gorky – Con lợn vô ơn (pro&contra).

Chờ Nguyễn Xuân Diện bị trừ đồng lương đầu tiên (Nguyễn Tường Thụy).
- Giới blogger phản đối công văn 7169 của Thủ tướng Việt Nam (VOA).  – Nguyễn Hưng Quốc: Xin cám ơn ông Nguyễn Tấn Dũng (VOA’s blog). “Họ không biết vụ án Cù Huy Hà Vũ. Họ cũng không biết vụ xét xử Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần. Nhưng họ lại chú ý đến cái chỉ thị quái đản của ông Nguyễn Tấn Dũng. Nó gọn. Nó rõ. Và nó rất tiêu biểu cho một chế độ độc tài. Tự thân bản chỉ thị hiện hữu như một lời tố cáo”.
- Bầu Kiên lừa đảo chiếm đoạt của tập đoàn Hòa Phát gần 300 tỉ (Cầu Nhật Tân).
- XHCN: Xạo Hoài Cha Nội! (DĐKTVN).
- Vụ Tiên Lãng: Các bị can sắp được tại ngoại? (Infonet).  – Làng Đường Lâm cần thầy trừ ma (TTXVA).
Điều tra vụ chấn thương não khi rời trụ sở công an (PLTP). - Công an Đà Nẵng nổ súng, tấp dùi cui đánh dân 22/9/2012 (TTXVA).  – Phỏng vấn TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, đồng chủ biên Báo cáo ‘Chính sách đất đai cho phát triển tại Việt Nam: Cơ hội hay thách thức?’, nghiên cứu do Viện Chính sách và chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn và Đại học Havard (Hoa Kỳ) thực hiện: Muốn giá thị trường, đất phải thành tài sản (Đào Tuấn).
- Sau khi đăng lại bài viết đã bị biến mất trước đó: CHÁY HOÀNG QUANG THUẬN, nghệ thuật bao cấp bốc mùi hố xí, hai blog Bà Đầm Xòe bên wordpress và blogspot của nhà văn Phạm Thành đã bị đánh sập lúc 15 giờ chiều ngày 24-9. Hy vọng đây chỉ là sự trùng hợp, không phải do đăng bài đụng chạm tới “nhà thơ thần”, nên “thần nổi giận” mà giật sập blog.  – Lời ai điếu cho Bà Đầm Xòe (Nguyễn Tường Thụy).  – Giả dối, lừa lọc, kiêu ngạo, hiếu danh (Vương Trí Nhàn).
- Làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình”:  Sự thật như ánh sáng (QĐND).
- Phóng viên “cẩu trí” đồng loạt la làng tấn công “cẩu tặc” (Chu Mộng Long).   - Vụ VOV đưa tin bịa đặt: Điều tra động cơ đưa tin (TT).
- TSKH Phan Văn Quýnh – Đại học Quốc gia Hà Nội: Tử huyệt của Sông Tranh 2 (LĐ).  - Động đất tại Bắc Trà My: Việc di dời 4 vạn dân không khả thi (DV). - Khó di dân vùng động đất(NLĐ). Chính vậy nên BS mới đề xuất di … quan, tức là gom đám quan chức có trách nhiệm liên quan tới nhốt dưới chân đập một thời gian, vừa cho tụi nó biết sợ, lại hiểu rõ hơn tình hình mà ra quyết định hợp lòng dân, vừa để an dân.  - Hãy coi ngay đây: “Tội nhất mấy đứa nhỏ, mỗi lần động đất là khóc ré lên” (DT). – Cho nên kẻ đầu tiên đáng nhốt là thằng nói câu này: “Dân nên chia sẻ và hi sinh cho thủy điện!” (TT).  - Lắp thêm 5 trạm quan trắc động đất ở Bắc Trà My (VnMedia).  – Khẩn trương khảo sát, nghiên cứu động đất ở Bắc Trà My, Quảng Nam (SGGP). – 120 nhà hư hỏng do động đất ở Sông Tranh 2 (TT).  - Vì sao có hai số liệu? (TP).  - Dân đáng bị mắng hay nhà khoa học đáng phải ra toà? (SGTT).
Cầu hư hỏng do… công nghệ mới (TT).
<- Phát hiện 41 bọc đựng hài cốt liệt sỹ ở tỉnh Đồng Nai (TTXVN).
-  Vòng hoa tang – tiền thật bỗng chốc thành rác (LĐ).
- Bớt tham nhũng sẽ xây được bảo tàng nghìn tỷ (KT).
- Vụ đánh thuế trợ cấp thai sản: Tổng cục Thuế thừa nhận sai(NLĐ). Tốt! - Nên tính ngưỡng thuế để đặt phí cho hộ cá thể (PLTP).  -  Lao đao vì cơ quan thuế không chịu kiểm tra.
-  Trăm nghe không bằng một thấy (SGGP).
- Tăng lương nhưng phải kiểm soát thu nhập(VNN).  -  Tăng lương để… phòng chống tham nhũng? (TVN). “Tăng lương” chỉ là một trong các biện pháp, cũng không phải là “căn bản”, nhưng tác giả bài này có lối lập luận thiếu khoa học khi tự đặt nó như là giải pháp duy nhất để rồi đi tới phản bác. Ngay cả giải pháp “minh bạch” được nêu ra cũng không phải là căn bản. Cái căn bản nó ghê gớm hơn nhiều, mà báo nhà nước không thể/ khó dám nói rõ ra, đó là … thể chế chính trị độc quyền cai trị, đặt đảng cầm quyền lên trên tất cả quyền lợi dân tộc và pháp luật. Bọn quan tham núp sau đó, tha hồ làm càn.
-  Đền bù đất “nhầm” chủ, chủ tịch xã lĩnh án (DT).
- Cấm cán bộ, công chức, viên chức mang vòng hoa viếng tang: Hợp pháp và hợp lẽ (NLĐ).  – Sẽ kỷ luật cán bộ đi cà phê trong giờ hành chính (TN).
- Trần Đình Bá: Không để bóng ma ‘Đường sắt cao tốc’ quay trở lại!   - Đường sắt cao tốc có nên làm? (boxitvn).
- Loại bỏ dần, đập bỏ và đóng cửa – Một tuần lễ tệ hại cho điện hạt nhân (boxitvn). - Có nên tiếp tục kế hoạch xây nhà máy điện hạt nhân? (RFA).
Thông tin Đài tiếng nói VN làm dân Campuchia bức xúc? (RFA).
-  “Bình Ngô đại cáo” không phải của Nguyễn Trãi? (GDVN).
- 158. BÀN VỀ GIAI THOẠI CỘT ĐỒNG MàVIỆN (Việt sử ký).
- Cựu lãnh đạo công an Trùng Khánh Vương Lập Quân bị kết án 15 năm tù (RFI). – Vương Lập Quân bị kết án tù 15 năm (BBC).  – Ông Vương Lập Quân bị kết án 15 năm tù giam (VOA).  – Mức án Vương Lập Quân phải lãnh “khá nhẹ” (NLĐ).   –  Xử Vương xong sẽ xử Bạc? (BBC).
- Không chịu thua kém đồng nghiệp VN, Cảnh sát Trung Quốc bắn dân phản đối phá dỡ nhà (SGTT). - Một dân làng tự thiêu phản đối chính quyền cướp đất (RFI). “Nạn nhân của câu chuyện thương tâm này là nông dân Vương Thụ Kiệt, 36 tuổi, tỉnh Liêu Ninh. Vào lúc công an đến phá nhà của anh, bắn trọng thương cha của anh, người thanh niên này đã phẩn uất châm lửa tự thiêu ngay trước cổng nhà. Tuy nhiên anh không chết vì lửa mà chết vì viên đạn của viên công an thi hành lệnh đuổi nhà”.  – Tài sản gia đình ở Trung Quốc (BBC).
- Tổng thống Miến Điện Thein Sein thăm Hoa Kỳ (VOA).  – Tổng thống Miến Điện sang Mỹ tham dự khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (RFI).
- Đành bỏ tình riêng (BBC). Bà Aung San Suu Kyi: “Tôi đã muốn ở cùng với gia đình. Tôi muốn nhìn thấy các con mình khôn lớn. Nhưng tôi không hối tiếc việc tôi chọn ở lại cùng với đồng bào của tôi trên mảnh đất này’.”
- Hàn Quốc: Con gái Park Chung Hee xin lỗi về các vi phạm nhân quyền của cha (RFI).
KINH TẾ
- Trong 3 năm Chính phủ huy động hơn 200.000 tỉ đồng qua trái phiếu (TN).
Nguy cơ lạm phát tăng tốc (LĐ). - Lạm phát tăng mạnh trở lại tại Việt Nam (RFI).  – Cảnh giác lạm phát quay trở lại – CPI tháng 9/2012 tăng mạnh: Mừng ít, lo nhiều (Tin tức).
-  Giải quyết nợ xấu – kỳ 2: Giải quyết nợ xấu đừng chỉ trông chờ vào một bên (Cafef).
- BĐS: Chờ đợt bán tháo thứ ba (Alan Phan).
- Tân Chủ tịch EVN “hứa” làm lành mạnh tài chính EVN (Cafef).
- Cân nhắc việc điều chỉnh giá để sức mua không giảm sút (Tin tức).
Lỗ tiềm ẩn từ kinh doanh vàng (TN).  - Áp lực chốt lời đẩy vàng về giá 44 triệu/lượng (VNM). - Giá vàng sẽ bật tăng trong những tháng cuối năm (VOV).  - Xôn xao vì vàng giả (NLĐ).
Chủ hàng khôn lắm! (NLĐ). - Ùn ùn nhập trái cây Trung Quốc: Kiểm tra kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” (NLĐ). Trái cây bày bán ngoài thị trường người tiêu dùng khó phân biệt đâu là hàng nội, đâu là hàng Trung Quốc. =>
- Gà loại thải nhập khẩu: Hại người chăn nuôi, lừa người tiêu dùng (SGTT).
- Ngành công nghiệp điện tử chực chờ phá sản (SGGP).
-  DN thép: Phá sản mà không dám công khai (Vef).
Công ty chứng khoán: Người ở, người về (ĐTCK). -  Bao giờ có quỹ ETF nội địa tại Việt Nam? (VNEco).
-  Đại gia Việt: Thử lửa mới biết vàng – thau! (VNN).
- Apple loan báo đã bán được hơn 5 triệu chiếc iPhone 5 (RFI).
- Công ty sản xuất iPhone cho Apple ngưng hoạt động sau khi xảy ra bạo lực (VOA).  – Xung đột tại nhà máy Foxconn ở TQ (BBC).
-  Trung Quốc và cơn khát DN đẳng cấp toàn cầu (Vef).  -  S&P hạ dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc (VOV).
VĂN HÓA-THỂ THAO
-  Lại Nguyên Ân. Khí chất người miền Trung và nhà thơ Hàn Mặc Tử(PBVH). - Dấu ấn Hàn Mặc Tử.
- Thiên Sơn: SIÊU HẢI – ĐỜI LÍNH – ĐỜI VĂN (Nguyễn Trọng Tạo). – Phạm Khải:PHẠM TIẾN DUẬT áo của hôm nào, người của hôm nay (Lê Thiếu Nhơn). – Lâm Bích Thủy: NGÀY GIỖ MỘT NHÀ THƠ (Nguyễn Trọng Tạo).
- Tiểu thuyết chân dung của NGUYỄN THỤY KHA: HÀN MẶC TỬ THI SĨ ĐỒNG TRINH (chương 6, 7, 8) (Nguyễn Trọng Tạo).
-  NXB Tri Thức: Độc hành hướng tới thực học (PLTP).
- Chửi, vũ khí của dân đen (Người Việt). “Hôm nay bà chửi một bài/ Ngày mai bà sẽ chửi hai lần liền/ Bà chửi cho mày hóa điên/ Bà rủa suốt tháng liên miên không ngừng/ Bây giờ bà mệt quá chừng/ Bà về cơm nước, nhớ đừng quên a…/ Muốn sống thì thả gà ra/ Lạy bà hai lạy, bà tha cho mày…. ày ày ày…
- Trần Kim Đức: ĐỜI MONG MANH LẮM, HÃY YÊU NHAU… (Nguyễn Trọng Tạo).
<- Xâm hại di tích ở TPHCM: Đáng lo ngại! (SGGP).  – Trở lại vụ di tích QG Lăng mộ Tuy Lý Vương bị xâm hại: UBND tỉnh chỉ đạo cưỡng chế, chính quyền sở tại làm ngơ? (VH).
- Công trình Nghìn năm Thăng Long dùng chậu nhựa chống dột (PN Today).  – HÀ NỘI SẼ LÀ THÀNH PHỐ TINH HOA CỦA HÀNH TINH (Kha Trà Phương).
- Lưu giữ sắc màu văn hóa trên cao nguyên đá Đồng Văn (VOV).
- Đạo diễn mới – có ai tin đâu? (VH).
Trâu chọi Đồ Sơn húc người bị thương (TT). Vậy mà VTV sáng nay không đề cập, chỉ nói là “kịch tính” nhất trong 23 năm qua. Đúng là từ chính trị cho tới văn hóa đều có cảnh “Trâu … khùng húc nhau người cũng ‘chết’!” Cũng lạ không biết có điềm gì, có liên quan tới chuyện có hai ông cùng tuổi Trâu, bị tụi “thế lực thù địch” nó dựng chuyện là đang đấu nhau?
- Sau 30 năm xa quê, Ca sĩ Khánh Ly được phép biểu diễn tại VN (TP).
-  Giọng hát Việt: Phú quý thụt lùi (TP).
- Tiền tác quyền nhạc số: Ca sĩ phải mạnh tay “đòi” quyền lợi! (VH).
- Ba chị em theo nghề xiếc (NLĐ).
- Nghệ thuật khảm tranh ở Ravenna (Phan Ba).
- Phim truyền hình Homeland giành nhiều giải thưởng tại lễ trao giải Emmy (VOA).
- “Ủy ban Olympic VN có đến tám phó chủ tịch”:  Đông tay vỗ nên kêu? (TT). Lắm tay … vồ … hết tiền!
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Quảng Nam: “Choáng” với 17 khoản thu đầu năm học (DT).  – Ngành Giáo dục có thấu cho phụ huynh chăng (DT).
- Học nhiều chơi ít  (ANTĐ).  -  Khó “thoát” học thêm! (LĐ).  -  Khổ lắm, nói mãi ! (TN). “Nhiều người còn nói thẳng nếu không dạy thêm, lấy gì mà nuôi con, làm sao mà sống?”  -  Dạy thêm, cấm thì mặc cấm: Đủ kiểu ép buộc.
- Mạo danh để tuyển sinh (NLĐ).  – ĐH Đông Á “kêu cứu” vì bị nhái tên (Infonet).
- Thả nổi liên thông từ hệ nghề lên đại học (SGGP).
-  Nâng điểm cho hàng loạt học viên cao học (TT).
- Đồng Tháp: Trường học chờ… học sinh (SGGP). =>
- Tạm đóng cửa trường vì dịch tay chân miệng (TN).
- Sao lại  Đình chỉ công tác cô giáo dán giấy vào miệng học trò ?(NLĐ). Chẳng qua là cô học cách ở … “trên” thôi mà. Không dạy từ bé, lớn lên nó quen thói “tự do ngôn luận” rồi đi tù như Điếu Cày thì tội lắm!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!.
-  ‘Thảm đỏ’ chưa thật mở đón nhân tài (VNN).
-  Lớp học ngoại ngữ miễn phí ở chùa Lá của SV nghèo (PNTD).
- Hỏi đáp Y học: Chứng đau dây thần kinh (VOA).
- WHO cảnh báo về chứng bệnh giống bệnh SARS (VOA).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Bộ Y tế yêu cầu giám sát, phòng amip ăn não (TT).
- OMG —> Báo động đỏ ! (Nguyễn Vĩnh).
-  Sẽ xóa bỏ lò mổ mất vệ sinh (TN).
- Đổ xô đào bới rễ sim bán sang Trung Quốc (TP) - chính quyền ở đâu mà ko có hướng dẫn, kiểm soát những việc này (việc khác sao nhanh thế). -  Đèn lồng Trung Quốc có chất gây ung thư: Chớ chủ quan! (ANTĐ).
-  4 triệu USD khắc phục ô nhiễm chùa Cầu (TT).
- Tồi tàn nhà trọ công nhân (NLĐ).  - Cơm không bình dân cho người bình dân (RFA).
Cô dâu miền Tây ‘háo hức’ học làm vợ xứ Hàn (VNN).
<- Làm tiền trên hài cốt (NLĐ).
- Giơ cây dọa chó (PLTP).
- Món quà của “thần rừng” (PLTP).
-  Ngư dân lại bắt được cá mặt trăng (TP).
-  Quảng Trị: Khai thác vàng làm sụt lún nhà dân (DV).
- Phá đường dây buôn hổ liên tỉnh (NLĐ).  - Phát hiện vụ xẻ thịt hổ nấu cao  (LĐ).
- Hà Nam: Nạn săn “hồn quê” (VH).
- Huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng: Nỗi lo… xói lở cù lao (QĐND).
QUỐC TẾ
- Các lực lượng Syria tiếp tục chiến dịch ném bom Aleppo (VOA).  – Syria là đề tài hàng đầu tại đại hội đồng LHQ(VOA).  - Đặc sứ Liên Hiệp Quốc: Syria cần thay đổi, cải tổ không đủ (VOA).
- Iran bắt giữ con trai cựu Tổng thống A. Rafsanjani (TTXVN).  – Pháp, Anh và Đức kêu gọi Châu Âu tăng cường trừng phạt Iran (RFI).
- Quân đội Libya đột kích các cơ sở dân quân (VOA).
- Châu Âu chấp thuận cho Hoa Kỳ dẫn độ các nghi can khủng bố (VOA).
- Israel đề xuất rút bỏ các khu định cư khỏi Bờ Tây (TTXVN).  – Israel và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2012 (TQ).  – Cựu Thủ tướng Israel bị phạt, không bị tù trong vụ án tham nhũng (VOA). =>
- Các nước cấp viện lo ngại về cuộc khủng hoảng tài chính của Palestine (VOA).
- Ông Romney cố gắng lấy lại đà trong cuộc tranh cử tổng thống (VOA).  – Lá phiếu của người Mỹ gốc Việt (VOA). - Tiểu bang nào là tiểu bang quyết định trong các cuộc bầu cử Mỹ? (VOA).
- Ngoại trưởng Mỹ: Những người cực đoan đe dọa dân chủ (VOA).  – Bill Clinton mưu tìm các thiết kế cho một thế giới tốt đẹp hơn (VOA).
- Quan sát viên quốc tế chỉ trích cuộc bầu cử quốc hội Belarus (VOA).
- Tiết lộ động trời về chốn hậu cung của Đại tá Gaddafi (Daily Mail/ NLĐ/ PLTP).
- Con gái cố Tổng thống Hàn Quốc xin lỗi về sai lầm của cha (NLĐ).
- Quân đội Thái Lan triển khai kế hoạch ”chống tấn công từ phía Cam Bốt” (RFI).
* VTV1: + Tài chinh kinh doanh sáng – 24/09/2012;  + Tài chính kinh doanh trưa – 24/09/2012;  + Phỏng vấn giáo sư Anatoly Voronhin;  + Tết trung thu sớm cho trẻ em thiệt thòi. 

 

“Quan Làm Báo” đánh nghị Tâm giữa lúc Bộ Chính trị đang họp

25/09/2012
Gần đây, tờ Cựu Chiến binh nổi lên như một “Quan Làm Báo” (quan của lề phải), hiệp đồng tác chiến với tờ Năng lượng mới của Đại tá an ninh Nguyễn Như Phong trở thành hai binh chủng mũi nhọn tung các cú đánh dồn dập vào Đại biểu QH Đặng Thành Tâm. Hôm 23/9/2012, giữa lúc Bộ Chính trị họp nghe báo cáo một số tồn tại, vấn đề thì tờ “Quan Làm Báo – lề phải” đã tung tiếp một cú đấm cực hiểm nhằm thẳng vào ông nghị doanh nhân này.
Đơn kêu cứu khẩn cấp của Dân oan Đặng Thành Tâm gửi lên Bộ Chính trị từ 8/9/2012. Bộ Chính trị đã giao lại đơn này cho Thường vụ Quốc hội. Thường vụ lại giao tiếp đơn này xuống Ban Công tác đại biểu của QH. Ban này lại chuyển tiếp đơn cho các cơ quan chức năng như Bộ Công an, Viện Kiểm sát. Chắc chắn, Bộ với Viện lại giao tiếp và giao tiếp. Dân oan Đặng Thành Tâm thực sự đã rơi vào cảnh “giao, giao nữa, giao mãi” và hiện vẫn phải mai danh ẩn tích để trông chờ vào cuộc họp Bộ Chính trị dang diễn ra.
Để dập tắt hy vọng của Dân oan Đặng Thành Tâm, một cú đấm chí tử đã giáng thẳng vào mặt ông nghị này hôm 23/9/2012:
Báo Cựu Chiến Binh 23/9/2012:
Báo CCBVN Điện tử và tuần báo số 933 ra ngày 13-9-2012 đăng bài: “Hơn 600 tỷ đồng đi đâu” phản ánh về vi phạm về mặt tài chính của ông Đặng Thành Tâm- Đại biểu Quốc hội khóa XIII. Việc rút tiền được thực hiện ra sao, Báo CCBVN tiếp tục thông tin đến bạn đọc một số phương thức của quá trình này. Cũng đặt ra câu hỏi: Vì sao đến nay vẫn chưa thấy xử lý theo pháp luật?
Từ việc mua sắm tài sản có dấu hiệu không minh bạch
Liên quan tới ông Đặng Thành Tâm và người thân, qua xem xét chi tiết tài khoản tạm ứng về mua sắm tài sản cố định (TSCĐ) thì có 06 khoản thanh toán tiền chuyển quyền sử dụng đất là 1.348.368 triệu đồng chiếm 98,47% số tiền tạm ứng gồm: Thanh toán 90% tiền chuyển quyền sử dụng đất tại số 14 Lê Ngô Cát, phường 7, quận 3, TP HCM cho bà Nguyễn Thị Kim Thanh (là vợ ông Đặng Thành Tâm- ủy viên thường trực HĐQT Navibank) số tiền 273.694 triệu đồng. Thanh toán tiền đặt cọc nhận chuyển nhượng căn nhà số 699 khu phố 1 phường Thảo Điền, quận 2, TP HCM cho bà Đặng Thị Hoàng Phượng ( là em gái ông Tâm) số tiến 102.000 triệu đồng. Thanh toán 95% hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa chỉ số 3-3A-3B và số 5 đường Sương Nguyệt Ánh, phường Bến Thành, quận 1, TP HCM cho ông Nguyễn Sơn và bà Nguyễn Thị Kim Thanh số tiền 609.027 triệu đồng. Thanh toán hơp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại số 26 Mai Thị Lựu, phường Đakao, quận 1, TP HCM cho bà Phạm Thị Lê, số tiền 283.241 triệu đồng. Thanh toán 95% hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật tại Khu đô thị mới Phúc Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh cho Tổng CT phát triển đô thị Kinh Bắc- CTCP số tiền 72.732 triệu đồng (Ông Đặng Thành Tâm là chủ tịch HĐQT của công ty này). Điều chuyển vốn cho chi nhánh Hải Phòng mua đất theo công văn số 03/2008/NQ-HĐQT, số tiền 43.673 triệu đồng. Biên bản Đại hội cổ đông năm 2010, tại điểm 4.8 thông qua quyết nghị việc góp vốn đầu tư, liên doanh, mua tài sản cố định và đất để xây dựng Hội sở, Sở giao dich, Chi Nhánh, Phòng giao dịch cho Navibank và ủy quyền cho HĐQT quyết định.
Việc tạm ứng tiền mua bất động sản, trên cơ sở các hợp đồng chuyển nhượng không đầy đủ yếu tố pháp lý như: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở không qua công chứng. Giá thỏa thuận không qua Hội đồng thẩm định giá. Navibank tạm ứng 90-95% giá trị hợp đồng nhưng không giữ bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các khoản tạm ứng này đã hơn 1 năm với số tiền lớn (1.348.368 triệu đồng) làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Các lần mua tài sản đều có nghị quyết họp Hội đồng quản trị, tuy nhiên, việc mua tài sản của một số người có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với Navibank trong khi giá mua không được thẩm định, cho thấy việc mua bán không minh bạch về giá cả, cụ thể: Nghị quyết họp HĐQT ngày 06/07/2011 về việc mua nhà của bà Nguyễn Thị Kim Thanh tại số 14 Lê Ngô Cát, phường 7, quận 3 TP HCM làm trụ sở chi nhánh… với giá 22.5 lượng vàng SJC/m2. Tham khảo giá BĐS thời điểm quý 2-3/2011 trên trang mua và bán, Siêu thị đất Sài Gòn… tại khu vực trên, giá bán cao nhất vào khoảng 280 đến 300 triệu đồng/m2 tương đương với 7.32 lượng vàng SJC/m2. Nghị quyết họp HĐQT ngày 04/07/2011 về việc mua nhà của bà Phạm Thị Lê tại số 26 Mai Thị Lựu, phường Đakao, quận 1, TP HCM làm trụ sở chi nhánh với giá 20 lượng vàng SJC/m2, tham khảo giá tại khu vực này cao nhất khoảng 5.8 lượng vàng SJC/m2. Tuy nhiên, qua xác minh tại một số địa chỉ này đã xác định: Địa chỉ số 26 Mai Thị Lựu, phường Đakao, quận 3, TP HCM hiện là trụ sở của CTCP du lịch Sài Gòn- Hàm Tân; địa chỉ số 14 Lê Ngô Cát, phường 7, quận 3, TP HCM hiện là nhà hàng bia Đức, địa điểm kinh doanh chi nhánh CTCP Đầu tư và Thương mại Kinh Bắc; Địa chỉ số 3-3A-3B và số 5 đường Sương Nguyệt Ánh, dự kiến là trụ sở chính của Navibank đang xây dựng, tuy nhiên, giấy phép xây dựng số 202/GDXD ngày 04/12/2009 của Giám đốc Sở xây dựng TP HCM cấp cho CTCP Đầu tư Sài Gòn ( đã được ông Nguyễn Sơn, bà Quách Thị Nga và ông Đặng Thành Tâm, Nguyễn Thị Kim Thanh ủy quyền theo hợp đồng ủy quyền số 0998 và 0999 tại văn phòng công chứng Bến Thành).
Thực trạng trên cho thấy, với giấy tờ pháp lý mua sắm không đầy đủ, đẩy giá bán cho Navibank quá cao, có thể gây rủi ro lớn cho Navibank do hiện nay bất động sản đang giảm giá và những tài sản của Navibank không thực sự cần thiết cho hoạt động của Navibank.
Đến việc mua trái phiếu để đầu tư sai mục đích
Số lượng phát hành: 400.000 trái phiếu. tổng trị giá 400 tỷ đồng. Mục đích: bổ sung vốn đầu tư vào dự án Khu đô thị Cát Lái- quận 2- TP HCM do CTCP xây dựng Sài Gòn làm chủ đầu tư; kỳ hạn 05 năm ( từ 08/07/2009 đến 08/07/2014); lãi suất 12,5%/năm; phương thực trả gốc : cuối kỳ, trả lãi: hàng năm. TS BĐB: toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuốc dự án khu đô thị (KĐT) Cát Lái, quận 2, TP HCM. Trị giá: 2.019 tỷ đồng. CTCP xây dựng Sài Gòn: Bà Đặng Thị Hoàng Phượng (vợ ông Nguyễn Vĩnh Thọ, em ông Đặng Thành Tâm) làm chủ tịch HĐQT; bà Nguyễn Thị Kim Thanh ( vợ ông Đặng Thành Tâm) là Tổng Giám đốc. Biên bản họp HĐQT CTCP xây dựng Sài Gòn có đầy đủ chữ ký của 7/7 thành viên HĐQT (bao gồm ông Nguyễn Vĩnh Thọ và ông Đặng Nguyễn Thành Tâm); ủy quyền cho ông Nguyễn Vĩnh Thọ ký quyết định và thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết để mua trái phiếu CTCP xây dựng Sài Gòn. Tài sản bất động sản chưa đủ yếu tố pháp lý: Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai chưa qua công chứng và chưa thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm. Đến ngày 29/02/2012, các chi phí thực hiện Dự án Khu đô thị Cát Lái được hạch toán trên sổ sách của CTCP xây dựng Sài Gòn là 1.246 tỷ đồng.
Dòng tiền liên quan được sử dụng cụ thể như sau: Ngày 08/07/2009, Navibank chuyển tiền mua trái phiếu CTCP xây dựng Sài Gòn, số tiền 400 tỷ đồng. Cùng ngày, CTCP xây dựng Sài Gòn chuyển tiền cho bà Đặng Thị Hoàng Phượng số tiền 12 tỷ đồng bút toán chuyển khoản số 1016230066. Ngày 09/07/2009, CTCP xây dựng Sài Gòn chuyển tiền cho bà Đặng Thị Hoàng Phượng sô tiền 148 tỷ đồng, bút toán chuyển khoản số 1016230077. Ngày 10/07/2009, chuyển tiền cho vay, số tiền 100 tỷ đồng. Phiếu chuyển khoản (bút toán số 1016230092), chuyển tiền cho ông Đặng Thành Tâm, số tiền 100 tỷ đồng.
Số lượng phát hành: 3.000.000 trái phiếu. Tổng trị giá 300 tỷ đồng. Mục đích: bổ sung vốn đầu tư vào dự án Khu công nghiệp Tân Phú Trung do CTCP phát triển đô thị Sài Gòn Tây Bắc làm chủ đầu tư; kỳ hạn 05 năm (từ 09/2009-12/2009 đến 9/2014-12/2014), lãi suất 12,5%/năm; phương thức trả gốc: cuối kỳ, trả lãi: hàng năm. TSBĐB: quyền đòi nợ hình thành trong tương lai phát sinh từ việc cho thuê đất tại khu B thuộc dự án tân Phú Trung. Trị giá 833 tỷ đồng. Đến ngày 31/12/2011, tổng chi phí đầu tư vào dự án KCN Tân Phú Trung của CTCP phát triển đô thị Sài Gòn Tây Bắc là 1.270 tỷ đồng.
Dòng tiền liên quan này được sử dụng như sau: Ngày 17/09/2009, NVB chuyển tiền mua trái phiếu, số tiền 86,86 tỷ đồng. ngày 12/10/2009, CTCP phát triển đô thị Sài Gòn Tây Bắc trả nợ gốc hợp đồng tín dụng trung, dài hạn ( từ năm 2004 và 2006) tại HDBank CN Sài Gòn, số tiền 30 tỷ đồng. Ngày 18/12/2009, NVB chuyển tiền mua trái phiếu, số tiền 213,13 tỷ đồng. Ngày 04/01/2012, CTCP phát triền đô thị Sài Gòn Tây Bắc rút một phần gốc 02 , số tiền 38,2 tỷ đồng. Cùng ngày, chuyển tiền trả lãi cho Quỹ đầu tư phát triển, số tiền 38,2 tỷ đồng. Ngày 18/3/2012, CTCP phát triền đô thị Sài Gòn Tây Bắc rút một phần gốc 02 , số tiền 17,36 tỷ đồng. cùng ngày trả nợ gốc và lãi tại Navibank, số tiền 19,10 tỷ đồng. Ngày 07/04/2010, CTCP phát triền đô thị Sài Gòn Tây Bắc rút 1 phần gốc 02 , số tiền 1,12 tỷ đồng. Ngày 07/04, 08/04/2010, trả nợ gốc và lãi tại Navibank, số tiền 1,14 tỷ đồng. Ngày 19/04/2010, CTCP phát triền đô thị Sài Gòn Tây Bắc rút 1 phần gốc 02 , số tiền 6,17 tỷ đồng. Ngày 19, 20/4/2010 trả gốc, lãi, phạt chậm HĐTD Navibank, số tiền 5, 62 tỷ đồng. Ngày 21/4/2010, CTCP phát triền đô thị Sài Gòn Tây Bắc rút 1 phần gốc 02 , số tiền 3,55 tỷ đồng. Cùng ngày, trả lại số tiền 3,48 tỷ đồng. Ngày 04/05/2010 rút 1 phần gốc, số tiền 4,45 tỷ đồng, cùng ngày trả nợ gốc tại Navibank số tiền 0,97 tỷ đồng. Ngày 09/06/2010, rút 1 phần gốc , số tiền 5,95 tỷ đồng, cùng ngày trả nợ gốc tại Navibank số tiền 7,01 tỷ đồng. Ngày 18/06/2010, CTCP phát triền đô thị Sài Gòn Tây Bắc rút 1 phần gốc , số tiền 18,54 tỷ đồng, cùng ngày trả nợ gốc. Ngày 09/7/2010, CTCP phát triền đô thị Sài Gòn Tây Bắc rút 1 phần gốc , số tiền 31,49 tỷ đồng cùng ngày trả nợ gốc tại Navibank, số tiền 1,19 tỷ đồng.
Số lượng phát hành: 10.000.000 trái phiếu. Tổng trị giá 1.000 tỷ đồng. Mục đích: bổ sung vốn đầu tư vào dự án Le Meridien Da Nang Resort& Spa do CTCP đầu tư Sài Gòn- Đà Nẵng làm chủ đầu tư, kỳ hạn 05 năm từ 31 – 12 – 2009 đến 31 – 12 – 2014, lãi suất 11,5%/năm; phương thức trả gốc: cuối kỳ, trả lãi: hàng năm. TSBĐS: toàn bộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc dự án Le Meridien Da Nang Resort& Spa trị giá 1.390 tỷ đồng
CTCP đầu tư Sài Gòn- Đà Nẵng: ông Đặng Nhứt là chủ tịch HĐQT, ông Đặng Thành Tâm, Bà Đặng Thị Hoàng Phượng, Ông Nguyễn Sơn là thành viên HĐQT. Ông Đặng Thành Tâm đồng thời là Tổng Giám đốc. Biên bản họp HĐQT Navibank ngày 30/12/2009 chấp thuận mua trái phiếu CTCP đầu tư Sài Gòn- Đà Nẵng có đủ chữ ký của 7/7 thành viên HĐQT ( bao gồm ông Nguyễn Vĩnh Thọ và ông Đặng Thành Tâm)
Đến 07/03/2012, tổng chi phí đầu tư, giải ngân vào khu du lịch ven biển Sơn Trà – Điện Ngọc của CTCP đầu tư Sài Gòn- Đà Nẵng là 441 tỷ đồng, trong đó chi trả lãi vay phát hành trái phiếu là 233 tỷ đồng.
Dòng tiền liên quan: Navibank sao kê tài khoản tiền gửi của CTCP đầu tư Sài Gòn- Đà Nẵng từ 01/01/2009 đến 31/12/2010 liên quan đến tài khoản Navibank đầu tư trái phiếu công ty, việc này Navibank đang cố tình che giấu. Tuy nhiên, trong báo cáo tài chính năm 2010 và 2011 của CTCP đầu tư Sài Gòn- Đà Nẵng thể hiện việc số tiền chênh lệch giữa khoản đầu tư ban đầu ( 1.000 tỷ đồng) và số tiền đã sử dụng vào dự án theo hợp đồng mua bán trái phiếu tính đến thời điểm 29/2/2012 (208 tỷ đồng) đã được đầu tư vào hạng mục khác của công ty. Như vậy, Công ty đã dùng một phần tiền Navibank đầu tư trái phiếu vào mục đích đầu tư khác, sai mục đích.
Vẫn phải chờ Thủ tướng chỉ đạo việc xử lý.
Ngày 18-9-2012, sau 3 lần hẹn gặp, PV báo CCB Việt Nam đã được gặp đại diện của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bà Nguyễn Thị Phụng, Phó vụ trưởng vụ 1 và được biết, việc Ngân hàng Phương Tây có những sai phạm về sử dụng các hợp đồng ủy thác đầu tư là có thật. Ngân hàng Phương Tây cũng có công văn không đồng ý cung cấp thông tin về tài chính của ông Tâm là sự thật. Hiện theo kết luận thanh tra, Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ những vi phạm được nêu trong kết luận thanh tra Ngân hàng Phương Tây và sẽ theo chỉ đạo của Thủ tướng để xử lý các vi phạm này.
Những việc làm trên của ông Đặng Thành Tâm và những người có liên quan trong gia đình đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật, rất mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để xử lý kịp thời.