Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Tin ngày 23/12/2012 - update news

Từ 1/1/2013, lệnh cấm xe tải đi vào các tuyến đường quanh khu vực cảng Đà Nẵng chính thức được ban hành. Điều đó đồng nghĩa với việc “vô hiệu hóa” cảng Đà Nẵng do Vinalines đầu tư, khai thác… Đà Nẵng bàn kế thu hồi cảng từ Vinalines (VNC).
Điểm báo ngày 23.10.2012 (TN). – Cần 85.000 tỉ đồng bổ sung cho các dự án xây dựng (TTO). – Thực hư cầu… “xóa nợ”! (TN).
– TP HCM: Chống ngập bằng cách kết nối cống và kênh (PTT). Ngập úng kéo dài đã gây khó khăn cho sinh hoạt của người dân ở vùng trũng và ở các dự án chống ngập chưa được hoàn thành… liệu đây có phải là cách làm tốt nhất?
– Cơ chế ổn định thị trường xăng dầu từ gốc? (VNC).
– Động đất 4,6 độ Richter tại thủy điện Sông Tranh 2 (SGTT). – Động đất 4,6 độ richter tại Quảng Nam (CP).
– Bỏ phiếu tín nhiệm: Rất hay nhưng…? (PTT). Bỏ phiếu tín nhiệm, hoặc bất tín nhiệm, hoặc bãi miễn người đứng đầu một số cơ quan do Quốc hội bầu ra và phê chuẩn là một việc quá quen thuộc đối với các nước châu Âu, hay nói rộng ra là ở các nước có đặc tính duy lý. Việc này đã thu hút sự quan tâm của dư luận… Nhưng với cơ chế lãnh đạo của chúng ta hiện nay, có những điều phải cân nhắc kỹ lắm.
– Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (VNE). Đoàn đại biểu vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu… Trong thời gian qua Trương Tấn Sang luôn nói và thở theo kiểu dân chủ tư sản… Những điều cần làm rõ về Trương Tấn Sang: Bài 1 :Trương Tấn Sang có đầu hàng địch không? (CQBĐ), Với vấn đề Biển Đông. Vì sao Trương Tấn Sang im lặng đến như vậy?… Có người nói Trương Tấn Sang chỉ ở căn nhà bé nhỏ khiêm tốn ở 1 phố nhỏ của Quận I nên rất liêm khiết (trích lại câu nói của ông Sang: “Nhà tôi nhỏ thôi, 51 mét vuông, tôi xin nguyện rằng sẽ không lấy cái vi-la nào đâu, kể cả khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào hết.”). Có phải vậy không ?. Vậy thì Trương Tấn Sang có liêm khiết không ? ăn của Yến bao nhiêu tỉ mà dự án nào, chổ nào Yến khai trương cũng đều có mặt… xin mời quý vị xem Bài 2: Trương Tấn Sang có mất đạo đức không ? (CQBĐ). Sự thật thì ông Sang thế nào? Nhiều cán bộ lão thành cách mạng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã nói Trương Tấn Sang sa đọa tột đỉnh… (CQBĐ). Chúng tôi đã giới thiệu toàn văn đơn tố cáo của Võ Thị Thu Hồng- nguyên giám đốc Xí nghiệp may xuất khẩu Quận 3. Chúng tôi xin gởi tới các bạn đơn tố cáo của ông Nguyễn Ánh Sinh, chồng chị Võ Thị Thu Hồng. Hai lá đơn đã nói rất đầy đủ về sự sa đoạ suy đồi đạo đức của ông Trương Tấn Sang ở mức “ Không còn gì để nói được”… mời xem Bài 4 : Bằng chứng về việc Trương Tấn Sang suy đồi đạo đức (CQBĐ).
– Đình chỉ vụ 6 cán bộ công an làm sai lệch hồ sơ (TP). – Sửa luật để thu hẹp án tử hình (PLTP).
– Chính sách đối ngoại Mỹ trong bóng tối cuộc bầu cử (TVN). Trận đấu Obama-Romney hiệp ba (RFA) Thắng bại có giá cao cho cả hai bên, trong lúc mỗi bên chiếm đều nhau 46% cử tri ủng hộ, theo kết quả cuộc thăm dò ý kiến thường nhật online của Reuters/ Ipsos, và đây là dịp cuối cùng hai ứng cử viên được hằng chục triệu người theo dõi để họ có dịp kêu gọi cử tri bỏ phiều cho mìnhObama, Romney tranh luận ngoại giao (BBC).
– Một người Tây Tạng tự thiêu ở Cam Túc (RFA). Thêm một người Tây Tạng tự thiêu (RFI) Tính từ đầu năm 2009 tới nay, đã có khoảng 60 vụ tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp của Bắc KinhTrí thức TQ ủng hộ ông Bạc Hy Lai (BBC).
– Thein Sein vượt qua ‘nỗi sợ truyền thông’ (BBC). Tổng thống Miến Điện tuyên bố không còn sợ báo chí – Cảnh sát Hàn Quốc ngăn cản việc phát tán truyền đơn sang Bắc Triều Tiên (RFI). Bắc Hàn dọa nổ súng vào miền Nam (BBC).
– Vatican sẽ sớm đưa phái đoàn hòa bình đến Syria (RFA).

 

Danlambao 22/10/2012

Bầu trời Tự Do cho Phương Uyên
August – Ở xã hội Việt Nam này có bao giờ ta từng rơi cảnh huống đang bay nhảy bỗng dưng biến mất không? Có nhiều lắm, đó là những vụ bắt cóc tống tiền của xã hội đen phải không? Lúc đó thì tất nhiên ta phải báo công an để truy tìm. Nhưng bây giờ thì đã ngược lại, công an bắt cóc, để chúng ta phải đi tìm nạn nhân, đúng là trò trốn tìm có một không hai ở xã hội: “đi vào đồn, hồn có khi không trở lại”.

Ừ thì, có thể tôi sẽ bị bắt!?

(Quanh chuyến Hà Sĩ Phu ra Bắc thăm quê) 
Hà Sĩ Phu (Danlambao) - Đầu tháng 10-2012 tôi ra Bắc nhân ngày giỗ cha tôi và thăm người anh ruột 88 tuổi bị liệt. Trong mấy ngày dừng ở Hà Nội để khám mắt và thăm bạn bè, thì ở đâu cũng bị mạng lưới Công an tiếp cận và gây phiền cho chủ nhà, dù là nhà bạn hay nhà chị ruột.
Công an khu vực cho biết phải tiếp cận vì liên tục có điện báo từ Công an Lâm đồng và Công an Hà nội. An ninh của Bộ Công an thì mời chủ nhà lên “làm việc”, cho biết HSP là phần tử thuộc diện “chính trị tư tưởng, quan điểm lập trường không thể cải tạo”, nên đi khám mắt cũng được theo dõi khám ở đâu, do bác sĩ nào, đồng thời khuyến cáo chủ nhà phải hết sức đề phòng và hãy khuyên HSP không được viết lách gì nữa. Ngồi uống nước ở nhà hàng Thủy tạ cũng bị lén quay phim!

Thư cầu cứu khẩn cấp của tập thể sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Tp. HCM về trường hợp của Nguyễn Phương Uyên

Letter urging President Truong Tan Sang to help save student Nguyen Phuong Uyen arrested by the Police 
… Regarding what Phuong Uyen did (posting the leaflets against Chinese invasion), it was all motivated by the patriotic love of a youngster. Being young, one would always display a clear and straightforward mind and attitude, albeit sometimes a bit hastily, always wanting to test oneself and so at times suffering certain falls in life. However, despite whichever way it was portrayed, we always believe that deep down inside, Phuong Uyen carried the essence of what you had once given to us and to our people, on the National Day, September 2nd, 2012…

Thủ tướng Dũng đề cao lòng tự trọng

TT Nguyễn Tấn Dũng: Phòng, chống tham nhũng: Cần giáo dục lòng tự trọng
TT Nguyễn Tấn Dũng: Cần phải chú trọng giáo dục nhân cách, lý tưởng, hoài bão
TT Nguyễn Tấn Dũng: Phòng, chống tham nhũng: Cần giáo dục lòng tự trọng

Nỗi buồn hoa “Phượng”

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo Tuổi Trẻ “công chúa” của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng – Nguyễn Thanh Phượng nói với dư luận Việt Nam như vầy: “Tôi nghĩ có vài điều mà người ta cũng có thể học được từ một cô gái tuổi đôi mươi như tôi… là nên làm nhiều và nói ít thôi” (1). Và mới đây Thanh Phượng nói thêm… “dư luận khắt khe “đôi khi” đã phủ nhận các nỗ lực của cá nhân tôi” lên án ‘một vài blog’ phản động đã bôi nhọ bà trong vụ Ecopark Văn Giang và Sacombank.

SSSS vs. XXX: trận chiến giữa 4S và 3X

Biếm họa Babui (Danlambao)

Đôi điều gửi đến các lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN

Nguyễn Thu Trâm (Danlambao) – Với tư cách là một công dân của nước Việt Nam có một phần trách nhiệm với vận mệnh của đất nước và sự tồn vong của giống nòi, nhưng không có cơ hội được trực tiếp gặp các ông để đề đạt những nguyện vọng của tôi, nên tôi xin được gởi những tâm tư này đến các ông: Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng cùng các lãnh đạo khác của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam.

Đảng và phái

Lĩnh Nguyên (Danlambao)Ông Trương Tấn Sang hoặc là đón lấy để chủ động cải cách, dần dần hướng tới con đường cân bằng dân chủ lập hiến theo kiểu Dân Chủ, Tự Do và lập nên một xã hội dân sự công bằng và bác ái hay sẽ phải đối mặt với cuộc cách mạng kiểu Hoa Lài.

Phe hay đảng?

Cánh Cò – Sau hội nghị 6, cư dân mạng được một lúc say đắm với cái ngậm ngùi của ông Trọng trong bài diễn văn lòng thòng và chốt lại chỉ bằng vài chữ “một đồng chí ủy viên Bộ chính trị”. Câu nói trong ngoặc này thật ra rất khó khăn mới được phép trình làng sau hai tuần họp kín. Lớn nhất nước như ông Trọng mà còn run khi nhắc đến “người ấy” đủ cho thấy phe cánh mà “người ấy” đang nắm có thể tiêu diệt gọn gàng một cái đảng từng tự phụ không có ai mạnh và cao quý bằng mình.

Nước mắt Quê Hương

Bây giờ không có “giờ giới nghiêm”
Người ta ân ái giữa công viên
Ma chay, cưới, hỏi… vui cuồng loạn!
Chỉ tình Yêu Nước bị “giới nghiêm”!

Nguyễn Phương Uyên…

Nguyễn Phương Uyên! Nguyễn Phương Uyên!
Em bị chúng bắt giam “là cũng phải”!
Như…Thanh Nghiên, Việt Khang, Nguyễn Văn Hải…
Và bao người chịu “nhiệm sở” như em

Chủ tịch Trịnh Văn Chiến báo cáo Thủ tướng có trung thực?

NNVN - Theo tinh thần chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin – Truyền thông, Bộ Nông nghiệp và PTNT xung quanh một số bài viết về tỉnh Thanh Hóa, Báo Nông nghiệp Việt Nam (NNVN) đã tiếp thu, nghiêm túc kiểm điểm cá nhân và Ban Biên tập để xảy ra một số sai sót, đồng thời đã đăng bài đính chính, xin lỗi theo quy định của Luật Báo chí và chấp hành hình thức xử phạt của Thanh tra Bộ Thông tin – Truyền thông. Bên cạnh đó, với tinh thần cầu thị, Báo NNVN đã tăng cường tiếp xúc, tích cực tuyên truyền về Thanh Hóa để mối quan hệ giữa Báo với tỉnh Thanh Hóa ngày càng tốt đẹp hơn lên.

HOT - Tin nóng trong ngày

 Một Viễn Tượng Chuyển tiếp Dân Chủ Ở Việt Nam

NCTVN: Có thể nói rất nhiều người Việt Nam hiện nay, kể cả trong lực lượng an ninh, đã rất chán chường chế độ chính trị hiện tại, nhưng việc hình dung và tin tưởng vào một chế độ mới (thường được nhiều người gọi là “dân chủ”) thì có lẽ không nhiều người, cả trong những người chán chường đó, cảm thấy chắc chắn hay an tâm. Bài viết tâm huyết sau đây có thể phần nào đáp ứng được tâm lý băn khoăn đó. Như Cây Tre Việt Nam hân hạnh giới thiệu:

*

Qua quan sát các diễn tiến chính trị trên thế giới trong khoảng nửa thế kỷ qua, các mô thức chuyển tiếp dân chủ đã xảy ra thường là: Cách mạng, đảo chính, thương thảo đàm phán giữa các lực lượng chính trị cũ mới, hay những thay đổi tiệm tiến thông qua cải cách của chế độ độc tài (quân sự hay toàn trị…) hợp tác với các lực lượng chính trị khác trong nước, cùng tất cả các hệ quả phát sinh của từng mô thức có thể cực kỳ khác nhau tại các khu vực hay quốc gia khác nhau.

Diễn biến dân chủ tại Việt Nam sẽ theo mô thức nào? Sẽ thuộc một trong các mô thức cổ điển (đã diễn ra) hay sẽ theo một mô thức hoàn toàn mới? Hay sẽ không bao giờ xảy ra vì sẽ bị xóa tên và sát nhập vào Trung Quốc? Đến nay, tất cả mọi khả năng đó vẫn hoàn toàn bỏ ngỏ cho Việt Nam. Nhưng đó không phải là trọng tâm của bài viết này. Ở đây chúng tôi chỉ xin đề cập tới một số vấn đề cơ bản trên giả định lạc quan rằng Diễn biến dân chủ ở Việt Nam sẽ tiến tới thời điểm chuyển tiếp (transition) giữa chế độ cũ và chế độ dân chủ mới đang hình thành.

Rất ít các trường hợp diễn biến dân chủ thành công mà không tạo ra sóng gió, chao động xã hội trong mọi chiều trong một thời gian.

Tuy vậy, điều này không có nghĩa là các rối ren xã hội trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển tiếp dân chủ là nguyên nhân chính của các thất bại sau đó. Cũng vậy, các khó khăn trong việc quản trị các yêu cầu, đòi hỏi, kỳ vọng quá mức của xã hội trong thời gian đầu cũng không phải là nguyên nhân chính của các sự thất bại dân chủ hóa. Nguyên nhân chính của các cuộc Diễn biến dân chủ (đã tới giai đoạn chuyển tiếp) bị thất bại hay bị trì trệ thường là do thiếu khả năng cải cách và xây dựng nhanh chóng các cơ cấu dân chủ trong cấu trúc công quyền tân lập, hoặc sự thiếu quyết tâm của giới lãnh đạo để tiến hành dân chủ hóa, hoặc các mâu thuẫn chính trị nội tại trong chế độ tân lập.

Quản trị các hệ quả của việc thay đổi cấu trúc chế độ.

Vấn đề gai góc cơ bản trong sự chuyển tiếp từ chế độ toàn trị sang chế độ dân chủ là việc quản lý sự thay đổi cấu trúc mà trước đó, toàn thể xã hội chỉ dựa lên một cột chống duy nhất, hoặc là giới quân đội trong các chế độ độc tài như Philippines hay Indonesia, hoặc là Đảng Cộng sản như trong trường hợp Việt Nam.

Nhưng trong trường hợp Việt Nam, vốn bị cai trị dưới chế độ cộng Sản lâu dài dưới một chính quyền có cơ chế phản tự do, phi dân chủ và hoàn toàn bị kiểm soát trong các thiết chế do Đảng Cộng sản lập ra thì không thể thực hiện dân chủ trong xã hội nếu không có các thay đổi căn bản và có hệ thống.

Dĩ nhiên các cơ chế dân chủ sẽ được xây dựng trên nguyên tắc tam quyền phân lập (lập pháp, hành pháp, tư pháp) với hệ thống kiểm tra và quân bình quyền lực sẽ được lắp đặt thông qua luật lệ hay cấu trúc quản trị như hệ thống hành chính hay các cơ quan công quyền phụ trách quản trị xã hội.

Như vậy những cá nhân lãnh đạo và làm việc trong hệ thống quản trị xã hội tân lập cần phải ý thức sâu sắc về sự vận hành của cơ chế tân lập, qua đó, quyền hạn hành xử công vụ và tiến trình làm quyết định sẽ thông qua ba cơ chế hành pháp tư pháp độc lập và công khai, với sự giám định, kềm chế lẫn nhau chứ không còn lệ thuộc vào một trụ cột lãnh đạo như đảng cộng sản theo kiểu chỉ đạo từ Bộ chính trị hay họp kín lấy quyết định trong chi bộ như trước nữa. Thêm vào đó, cơ chế tân lập nhằm đảm bảo an ninh và công bằng xã hội cho mỗi người dân chứ không phải là lý cớ để tạo ra một bộ máy hành chính thư lại cồng kềnh và kém hiệu năng.

Nhưng cũng thông qua quá trình chuyển biến sẽ trỗi lên nhiều lực lượng chính trị.  Các lực lượng phe nhóm đã tham gia vào công cuộc đấu tranh cần phải có khả năng thống nhất về quan điểm phân quyền, để góp phần xây dựng xã hội mới theo mô thức dân chủ thay vì chống đối nhau trên căn bản chia chác quyền lực quyền lợi, rồi từ đó nêu ra đòi hỏi phải lắp đặt thêm nhiều cấu trúc công quyền hữu danh vô thực chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu "trả nợ công thần cách mạng". Vấn đề này nói qua nghe chừng rất ngắn gọn và đơn giản nhưng thực tế phức tạp hơn nhiều vì nhiều cuộc cách mạng dân chủ đã đổ bể hay trì trệ ở ngay giai đoạn chuyển tiếp chỉ vì nhiều cá nhân thấy “công lao, đóng góp” của mình quá lớn so với những “quyền lực, danh vọng” của mình đạt được. Vì vậy viễn tượng dân chủ sẽ càng xán lạn nếu có nhiều người đấu tranh hôm nay coi việc đóng góp, hy sinh đã là một vinh hạnh chứ không phải là một bước đặt chân vào quyền lực tương lai.

Ngoài ra, có một điểm chính yếu nữa là các thành phần chính trị cầm quyền cần giữ vững lập trường xem trọng những khác biệt quan điểm trên toàn xã hội như một cơ hội thăng hoa sáng kiến, cung ứng cho xã hội một sự lựa chọn với nhiều giải pháp, thông qua tuyển cử các nhân vật lãnh đạo, đầu phiếu tại nghị trường cho các bộ luật, thay vì xem hình thái khác biệt quan điểm là dấu hiệu của rối loạn, rồi thực thi các biện pháp khống chế, giới hạn, vô tình hay cố ý đưa đến các hậu quả áp đặt phi dân chủ nhằm loại bỏ hay làm suy yếu các đối thủ - nguy cơ đưa xã hội vòng trở lại độc tài.

Một vấn đề cấu trúc hậu kỳ nữa là việc hội nhập cấu trúc công quyền cũ vào cấu trúc tân lập. Đây cũng là vấn đề lớn nhằm tiết kiệm chi phí, gánh nặng đóng góp của người dân, nhưng cũng cần có những quan tâm đúng mức để sự hội nhập không dẫn đến các mâu thuẫn, va chạm xã hội không cần thiết trong các vấn đề nhân dụng.

Kết quả Diễn biến dân chủ cũng bị ảnh hưởng tuỳ thuộc vào việc ứng phó với các cơ chế toàn trị của xã hội cũ. Nhanh chóng ly khai với bộ máy toàn trị cũ rất cần thiết cho tiến trình dân chủ hóa. Trong trường hợp Việt Nam, cần phải được tháo gỡ tức khắc những gì thuộc về:

1/ Xây dựng chính danh cho chế độ toàn trị đã được cài đặt trong pháp chế cũ, bắt đầu từ Hiến Pháp cho đến tất cả các luật lệ, qui định.
2/ Toàn bộ hệ thống quản trị của Đảng Cộng Sản đan chéo vào các cơ quan công quyền và quân đội, cùng với
3/ Toàn bộ các bộ phận trực thuộc bộ máy an ninh, công an dùng để thực hiện việc khống chế, trấn áp xã hội.

Tuy nhiên thực hiện điều trên đây không có nghĩa là trấn áp, tù đày hay tiêu diệt nhân sự của đảng CSVN hay của các cơ quan an ninh, công an của chế độ CSVN.  Ngược lại toàn bộ số nhân sự này cũng nhất thiết phải được đối xử như một pháp nhân bình đẳng trước pháp luật trong nền pháp chế tân lập.

Tuy thế, hẳn nhiên là sẽ có sự đề kháng từ các thành phần này, sẽ liên kết với các thành phần trung thành cũ, vì lo sợ bị ảnh hưởng, xâm phạm đến an sinh cá nhân như cựu chiến binh, công chức, đảng viên hưu trí,v.v. Nhưng điều này cũng không phải là lý do gây ra thất bại nếu trong xã hội có đủ lực lượng công chúng cương quyết thực thi dân chủ để làm đối trọng, để kềm chế, làm an tâm các bất an, nghi kỵ và hóa giải các nỗ lực phá hoại.

Vượt qua các khó khăn của việc thiếu kinh nghiệm thực thi dân chủ

Có thể nói Việt Nam có rất ít kinh nghiệm về thực hiện dân chủ mặc dù trong nhiều năm qua các trao đổi về vấn đề dân chủ trong khối quốc dân toàn quốc cùng những người Việt ở hải ngoại đã tạo nên một số căn bản, ít nhất là trong một số khái niệm căn bản về cơ cấu, thực thi, và ích dụng của một cơ chế chính quyền dân chủ.

Nhìn lại lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến nay thì chỉ có người dân ở miền Nam mới được biết bằng thực tế và được hưởng thực sự dân chủ. Tuy vậy, thể chế dân chủ tại Miền Nam trước 1975, trong khoảng thời gian hai mươi năm dưới một chính thể dân chủ còn rất non trẻ, nhiều khiếm khuyết, và vừa bị phá hoại liên tục, lại luôn bị gián đoạn từ sau cuộc chính biến 1963 lật đổ nền đệ nhất cộng hoà dưới quyền Tổng Thống Ngô Đình Diệm để sau đó thay thế và kế tục bằng nền dân chủ đệ nhị cộng hoà với các chính phủ nặng ảnh hưởng của giới quân nhân. Ngoài ra trong chiến tranh Việt Nam đã có các nỗ lực quyết liệt phá hoại chính quyền dân chủ tại Miền Nam Việt Nam do chế độ cộng sản Miền Bắc phát động, và sự khuynh đảo của các thành phần cộng sản và thân cộng sản. Do đó, cùng với thời gian 37 năm qua phải sống dưới chế độ cộng sản và một số lớn trí thức miền Nam đã di cư ra nước ngoài, những gì còn ghi nhận được trong tâm trí người dân Miền Nam về dân chủ còn rất ít và cũng chỉ có rất ít ích dụng thực tiễn trong việc xây dựng một thể chế dân chủ tân lập hậu cộng sản, ngoại trừ sức đề kháng chính quyền độc tài vẫn còn và cùng đang tăng lên với nhân dân Miền Bắc hiện thời.

Các thử thách bao gồm việc cởi bỏ tâm lý người dân vốn đời sống thường đã bị Cộng sản lâu đời khống chế và chi phối toàn diện, với hệ quả là xã hội quen với kiểu làm ăn và sinh hoạt tránh né các quan hệ với chính quyền hoặc thậm chí tìm cách móc ngoặc hối lộ để tìm các lợi thế. Ngoài ra, phần đông dân số còn nuôi nhiều tâm lý sợ hãi. Sợ hãi phải tự bươn chải kiếm sống trong thị trường lao động và kinh doanh tự do, sợ hãi khi thực thi quyền tự do ngôn luận, phát biểu, bày tỏ quan điểm hay phê bình chỉ trích công khai các nhân sự, cơ quan chính phủ thì sẽ bị trù dập, trả thù, sợ hãi bộ máy an ninh cảnh sát và tư pháp khi giải quyết các tranh chấp và khiếu tố các bất công dân sự và xã hội,...

Mặt khác, có một thử thách khác là sau 70 năm dưới chế độ độc đảng và toàn trị, xã hội sẽ không có kinh nghiệm sinh hoạt lành mạnh trong một môi trường cạnh tranh chính trị đa nguyên. Cho nên sẽ dễ phát sinh ra các xu hướng nhân danh sinh hoạt dân chủ mà thực tế là gây ra nạn kéo bè kết cánh để loại trừ nhau giữa các thế lực nội bộ một nhóm, một đảng phái chính trị hay giữa các nhóm, các đảng phái chính trị với nhau tạo nên một hình thái manh mún ba người năm đảng hay chia rẽ phân liệt.  Hậu quả là công chúng sẽ chán ghét và xa lánh các sinh hoạt chính trị.

Điều này từng xẩy ra trong một thời gian dài trong các cộng đồng người Việt nam tại hải ngoại, đặc biệt là tại Hoa Kỳ mặc dù chính họ là các nhân tố đã có ít nhiều kinh nghiệm bản thân về chế độ dân chủ tại Miền Nam Việt Nam, họ vẫn không tránh khỏi các khiếm khuyết về kinh nghiệm khi bỗng chốc được sống ngay trong một môi trường lạ lẫm nhưng hết sức tự do tại hải ngoại trong khi đi tị nạn cộng sản, khiến nhiều tác nhân đã có các lầm lẫn tai hại giữa quyền hạn và nghĩa vụ dưới một chính thể dân chủ mở rộng tại Hoa Kỳ, khiến gây ra nhiều mâu thuẫn nội tại hơn là cùng nhau tìm được cách hóa giải các vấn đề mà họ muốn giải quyết. Ở đây tạm không nói đến các tác nhân phá hoại chủ động do Đảng Cộng sản từ trong nước điều khiển. Kết quả là sự phân hóa xẩy ra trầm trọng đến độ nhiều người dân trong các cộng đồng này cho đến nay vẫn còn né tránh các sinh hoạt chính trị, bao gồm cả các sinh hoạt dòng chính trong xã hội Hoa Kỳ.

Do vậy, trong trường hợp Việt Nam, thiếu kinh nghiệm quá khứ trong việc xây dựng các cơ cấu dân chủ cũng chưa hẳn là vấn đề nan giải nhất vì các kinh nghiệm (ít ỏi) này, nếu có, cũng sẽ chẳng mang lại nhiều ích lợi cụ thể ngoài các tác động tích cực lên yếu tố tinh thần và nhận thức của công chúng.

Những điều nêu trên đây cũng sẽ khiến cho Việt Nam phải đối phó với các khó khăn tương đối trong việc xây dựng các cơ cấu dân chủ và khuyến khích người dân tham gia vào các cơ chế này một cách năng động. Tuy nhiên Việt Nam cũng có ít nhất hai lợi thế (công cụ) để hóa giải các khó khăn đó. Thứ nhất, nguồn trí tuệ của các chuyên gia có gốc gác Việt Nam có kinh nghiệm thực tiễn cá nhân về các cơ chế dân chủ tại hải ngoại và các học giả, nhà nghiên cứu (cả trong và ngoài nước) thiết tha với dân chủ trong mấy chục năm qua sẽ giúp ích không ít trong vệc đề nghị các giải pháp xây dựng các cơ cấu của cả ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp cùng với một cơ cấu kinh tế tự do thích hợp. Thứ hai, lịch sử Việt Nam có thể cung cấp một số tấm gương, bài học có những tương đồng với tinh thần tôn trọng dân chủ tự do (theo ý niệm hiện đại) để quảng bá và khuyến khích người dân tham gia vào các tiến trình thực thi dân chủ như bầu cử và hành xử các quyền tự do căn bản sẽ giúp cho người dân dễ dàng thiện cảm và tự tin hơn trong các sinh hoạt thực hành dân chủ từ đó việc tiếp cận của toàn xã hội với cơ chế dân chủ dưới các hình thái cập nhật đương đại sẽ thuận lợi hơn.

Thành lập cơ cấu kiểm tra dân chủ đối với cơ chế công quyền đặc biệt là quân đội và ngành an ninh và trị an.

Những thành phần, bộ phận thuộc quân đội và thuộc bộ máy an ninh trị an của chế độ cộng sản vẫn có thể tham gia và có những đóng góp tích cực trong suốt quá trình chuyển biến dân chủ. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là cơ chế hoạt động tùy tiện, bạo lực của các bộ máy, thành phần này sẽ được lưu dụng hay được đối xử ưu đãi hơn trong hậu kỳ xây dựng cơ chế dân chủ tân lập.

Nhân sự thuộc các thành phần này dĩ nhiên sẽ có ưu tiên hội nhập hay lưu dụng vào cơ chế mới, nhưng cũng phải thông qua quá trình tái huấn luyện chung cho toàn bộ nhân sự còn được lưu dụng để tạo ra một môi trường làm việc và sinh hoạt trật tự và có kỷ luật với nguyên tắc và trong tinh thần dân chủ. Thêm vào đó, việc tái huấn luyện này cũng giúp giảm thiểu các trì trệ cố ý, và những đề kháng thuộc xu hướng "ngựa quen đường cũ".

Như trên đây đã có đề cập qua, tất cả các cơ chế độc đoán, bí mật, trấn áp đã được lắp đặt trong hệ thống quân đội hay an ninh cũ nhằm vào mục đích bảo vệ, củng cố chế độ toàn trị cần phải được nhanh chóng tháo bỏ. Và để bảo đảm các bộ phận còn lại của quân đội và an ninh vận hành đúng đắn, nghiêm minh trong cơ chế dân chủ tân lập, nhất thiết phải có bộ máy thanh tra mà cấu trúc tổ chức phải có tính thượng tôn tinh thần dân chủ pháp trị để ngăn ngừa mọi trường hợp lạm quyền, ngược đãi hay trả thù.

Và như mọi cơ chế dân chủ phổ thông khác trên thế giới, nhân sự thuộc quân đội, an ninh và trị an sẽ hành xử nhiệm vụ của mình luôn luôn một cách thống nhất, đặt dưới quyền hạn trực thuộc của các viên chức dân tuyển (Tổng thống, tỉnh trưởng, quận trưởng là các viên chức chính quyền được bổ nhiệm thông qua dân tuyển ...)  Ngoài ra, bộ máy thanh tra kể trên còn có trách nhiệm về mặt qui định và chế tài để bảo đảm tính vô tư trong khối nhân sự của chính quyền là không có sự lạm dụng chính trị thuộc quân đội hay trong bộ máy an ninh, trị an. Các quan chức lãnh đạo quân đội, an ninh trị an cũng như tất cả các nhân viên công quyền khác, tuyệt đối không được phép dùng phương tiện công quyền hay tư nhân để quảng bá sự ủng hộ cá nhân hay tập thể đối với một phe phái chính trị nào, kể cả phe đương quyền. Ngắn gọn lại thì bộ máy cảnh sát, an ninh và quân đội phải được phi chính trị hóa tuyệt đối, tất cả chỉ phục vụ tổ quốc và nhân dân.

Việc thành lập bộ máy kiểm tra và thanh tra trực thuộc cơ chế tư pháp và toà án, đặc phái công vụ dưới các ngành công quyền liên hệ, với đầy đủ thẩm quyền hành xử nhiệm vụ độc lập không lệ thuộc vào hệ thống chỉ huy hàng dọc của ngành công tác thì sẽ có tinh minh bạch trong một cơ chế công quyền dân chủ.

Và trong khi chuyển hóa từ một chế độ toàn trị cộng sản lâu đời với nhiều hệ lụy di căn trầm trọng về nhũng lạm, tham ô, lộng quyền ...thì công việc này cần phải nhanh chóng thực hiện với ưu tiên cao nhất.

Thực hiện các cuộc tuyển cử dân chủ đầu tiên

Khi xã hội đã bắt đầu vãn hồi trật tự tối thiểu, hệ thống quân đội, an ninh trị an đã tạm thời ổn định thì cũng là lúc cuộc Diễn biến dân chủ nên tiến hành các cuộc tuyển cử thực sự tự do đầu tiên.

Thử thách về thời điểm tổ chức là nếu những cuộc tuyển cử xẩy ra sớm quá, thì dân tình chưa được ổn định, đời sống sinh hoạt còn nhiều khó khăn, và những thành phần xã hội khác cũng chưa đủ thời giờ chuẩn bị để cùng toàn dân tham gia.  Mặt khác, các việc tổ chức tuyển cử quá sớm cũng giống như tạo ra một sân chơi không bình đẳng theo đó các phe nhóm chính trị có thực lực mạnh hơn có thể áp lực khuynh đảo những kết quả bầu cử, khiến xã hội sau đó sẽ phải sinh hoạt trong một môi trường chính trị khá phiến diện, đơn điệu.

Tuy không có một ghi nhận nào trước đây về ảnh hưởng tốt xấu của việc tổ chức tuyển cử sớm hay muộn trong một cuộc Diễn biến dân chủ, nhưng những lợi ích thực tiễn của việc tổ chức các cuộc tuyển cử hay trưng cầu dân ý (để kiện toàn hay ban hành một hiến pháp mới tiếp theo sau bằng các cuộc tuyển cử) qui định bởi bản hiến pháp dân chủ một cách đúng lúc là một trong những việc thiết yếu nhằm kiện toàn nền móng dân chủ. Các sự kiện này sẽ giúp thống nhất ý chí quốc gia trong toàn dân và ngăn ngừa được những ý đồ phá hoại.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam, khi toàn bộ cơ cấu chính quyền của Việt Nam đã được đặt dưới cấu trúc quản trị kiểu cộng sản rất lâu, theo đó, bộ máy công quyền gồm tất cả cơ chế lập pháp, hành pháp tư pháp đều đã bị cài đặt theo hệ thống tập quyền cực độ. Bên cạnh đó, gần như song lập và song hành trên mọi cấp độ, lại là một hệ thống quản trị cực quyền khác là cơ chế Đảng, lại có nhiều quyền lực hơn để khống chế hệ thống công quyền. Các thay đổi vá víu và chắp nối trong cơ chế công quyền trong thời kỳ “đổi mới” từ năm 1986 đến nay để gọi là bổ sung cho việc quản trị cơ chế “kinh tế thị trường định hướng XHCN” đã chứng tỏ không giúp ích gì khác hơn là phát sinh thêm vô số những tròng tréo rối ren cho cấu trúc chính trị và tạo thêm cơ hội cho những kẻ đục khoét, phá hoại quốc gia nặng nề hơn.

Cho nên những cuộc tuyển cử, bắt đầu bằng việc tổ chức một cơ chế quốc dân đại biểu lâm thời, để thông qua một bản hiến pháp mới là một nhu cầu bức thiết. Tuy vấn đề mở rộng để bao gồm tất cả các thành phần chính trị quốc dân trong cơ chế đại biểu quốc dân lâm thời trên đây là rất cần thiết, điều cần lưu tâm là các thành phần lãnh đạo phong trào dân chủ cần phải giữ quân bình trong khi thương lượng các điều kiện tham gia với tất cả mọi thành phần chính trị, để bảo đảm bản hiến pháp tân lập là một bản hiến pháp trung thực phản ảnh ý chí độc lập, dân chủ của quốc dân với các cơ chế hành pháp, lập pháp và tư pháp phân lập, có kiểm tra, có quân bình quyền lực thực tiễn.

Thanh lý các bất công trong quá khứ

Cơ chế toàn trị độc đảng của Việt nam hẳn nhiên khi trải qua một Diễn biến Dân chủ sẽ phô bày toàn bộ những bất công dồn lại từ gần hoặc trên 70 năm. Trách nhiệm thanh lý các bất công này không phải là nhỏ. Các quyết định hành chính, tư pháp liên quan đến việc thanh lý bất công trong quá khứ sẽ là một thử thách chính trị cho quyền lực của chế độ dân chủ và cho cơ chế công quyền tân lập trong việc thực thi công lý dân chủ.

Xử lý bất công bao gồm việc xác định, kê khai, tổng hợp và xử lý tư pháp đối với các cá nhân, đoàn thể, tổ chức phe nhóm đã vi bội quyền lợi quốc gia, đã bức hại công dân trong quá khứ, và việc đánh giá, giải quyết các thiệt hại về quyền lợi quốc gia, công dân.

Nhiều cuộc Diễn biến Dân chủ gần đây trên thế giới đã nhanh chóng đưa các cá nhân lãnh đạo chế độ cũ ra toà xét xử. Việc này thường được công chúng nhất thời hoan nghênh cao vì tạo được tâm lý là công lý được nhanh chóng thực thi. Nhưng thủ tục tố tụng gấp gáp, bên cạnh việc bất khả thi đối với những trường hợp các cá nhân có trách nhiệm trong chế độ cũ đã đào thoát và việc dẫn độ có thể gặp khó khăn, trì trệ, có khi nhiều năm, có thể dẫn đến kết luận không chính xác thì lại sinh ra phản tác dụng đối với niềm tin của công chúng về năng lực của ngành tư pháp mới và chế độ dân chủ tân lập.

Ngoài ra, việc loại bỏ một số lớn các nhân viên thừa hành trong hệ thống quốc doanh cũ cũng có thể tạo nên thử thách cho chính quyền mới vì thiếu nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm chuyên môn hay kỹ năng trong công việc thường nhật.

Trên hết, là xử lý các thiệt hại đã gây ra cho quốc gia và công dân trong quá khứ.  Trong nhiều trường hợp, các khó khăn về thủ tục tố tụng trong chế độ dân chủ lại nằm ở chính tính chất chi li hơn, thận trọng hơn của dân chủ nhằm bảo đảm công lý được áp dụng bình đẳng với mọi pháp nhân, kể cả đối với các nghi can. Điều đó chắc chắn sẽ gây thêm khó khăn cho chế độ dân chủ tân lập về thời gian, nghiệp vụ và công quỹ. Các khó khăn mặt khác sẽ còn nhiều và phức tạp hơn khi muốn truy tìm và thu hồi tài sản bất chính tại ngoại quốc.

Nhưng cũng không thể tuyên bố bỏ qua quá khứ để hướng đến tương lai theo kiểu tuyên truyền phiến diện. Những tồn đọng về lịch sử, tâm lý và những mất mát thiệt hại hữu hình về con người và vật chất trong quá khứ đối với toàn bộ các thành phần người dân gộp lại thường quá lớn, chưa kể một tâm lý trông ngóng công lý quá nóng bỏng của dân chúng, để chính quyền mới có thể bỏ mặc, hoặc thanh lý theo kiểu đáp ứng từng phần, nhỏ rọt.

Phần lớn các khó khăn trên sẽ phải được giải quyết bằng những quyết định trên mặt chính sách và hành chính được hỗ trợ bằng các phương tiện tố tụng tư pháp cùng với việc áp dụng các luật lệ ban hành thông qua ngành lập pháp đặt định riêng biệt cho một trương mục: thanh lý bất công.

Nói đơn giản hơn, là quốc gia thông qua các cơ quan lập pháp và hành chính sẽ đưa ra các chính sách, luật lệ về thanh lý bất công, và bộ máy tư pháp sẽ xây dựng một cơ chế đặc biệt phụ trách và công bố kết quả tác dụng của chính sách này nhằm tạo được sự an tâm trong công chúng rằng công lý sẽ được thực hiện đến kỳ cùng, trên mọi mặt nhưng cũng cần phải khẳng định việc thực hiện công lý là nhằm để ổn định xã hội, xây dựng một tinh thần công bằng chứ không phải hướng tới sự trả thù, làm thỏa mãn tâm lý cay nghiệt. Nhưng các công việc này do được tổ chức độc lập với cơ chế đặc nhiệm, sẽ không ảnh hưởng đến bộ máy công quyền và sinh hoạt quốc dân trong đời sống hàng ngày phải đương đầu với các khó khăn với những điều tiết, thay đổi trong cơ chế dân chủ mới. Đồng thời với một hệ thống báo chí tự do và quyền ngôn luận tự do được tôn trọng, mọi ý kiến, quan điểm, triệt để cũng như trung dung, cực đoan cũng như nhân từ, sẽ đều được bày tỏ trên công luận sẽ mang lại một sự tham chiếu đầy đủ các mặt cho những người làm chính sách hòng tránh được các quyết định phiến diện, thiên vị, nương tay hay quá tay đối với những tội ác cần bị trừng phạt và sẽ giúp cho xã hội nhanh chóng thoát khỏi tâm lý hận thù, ân oán hay sợ hãi, lẩn tránh để tiến tới một xã hội hòa giải, bình ổn, cùng sống hòa bình trong sự khác biệt – cái đích của dân chủ.

Vấn đề thanh lý bất công và tạo dựng sự bình ổn xã hội trong giai đoạn hậu toàn trị cũng có thể tham khảo, áp dụng nhiều kinh nghiệm, bài học từ những diễn biến thành công đi trước trên thế giới như tại Nam Phi hay sau nội chiến Hoa Kỳ.

Đối phó với các vấn đề kinh tế

Sự chính danh của chế độ cộng sản hiện nay trong thực tế chỉ còn vịn được vào những thành tựu kinh tế. Nhưng các thành tựu kinh tế được thổi phồng lên qua hệ thống báo cáo và thống kê theo kiểu tăng thành tích, giấu thất bại qua bộ máy tuyên truyền một chiều trên các phương tiện truyền thông cho đến nay đã thất bại để trơ ra trước mặt quốc dân các khung sườn kinh tế bại hoại, mục rữa, mà công khố thì rỗng, nợ nần ngoại bang tăng vọt, còn sinh hoạt người dân trong xã hội thì ngày càng sa vào cảnh khó khăn, hố ngăn cách giàu nghèo trong xã hội mỗi ngày thêm sâu thẳm.

Những khó khăn, tàn phá kinh tế lên đời sống kinh tế quốc dân dưới thời kỳ toàn trị độc đảng, đặc biệt là tệ nạn, bất công xã hội là một trong những tác nhân quan trọng nhất đã thúc đẩy nhu cầu thay đổi và yêu cầu Diễn biến dân chủ. Do đó cải cách kinh tế là một vấn đề hết sức thiết yếu và luôn được chú tâm đối với quốc dân trong một chế độ tân lập sau toàn trị cộng sản.

Trong một cơ chế kinh tế thị trường tự do dưới chế độ dân chủ tân lập các thử thách trong việc tháo bỏ các thành phần thuộc bộ máy kinh tế quốc doanh cũng sẽ phát sinh. Thêm vào đó, tiến trình chuyển đổi cơ chế kinh tế cũng sẽ phát sinh ra các thử thách mới về quản lý nhân dụng, tổ chức khai thác phân phối tài nguyên và các nỗ lực để san định, tạo ra một sân chơi bình đẳng, công bình cho mọi giới đầu tư trong và ngoài nước cũng sẽ sinh ra nhiều thử thách mới mẻ. Tất cả các khó khăn mới này, có thể trong thời gian đầu, chưa cho phép cải thiện thu nhập, đời sống kinh tế của người dân.

Nhưng vạch ra và công bố một cách chi tiết tất cả các khó khăn này sẽ làm gia tăng sự hiểu biết minh bạch của toàn dân để vận động tham gia, đóng góp sáng kiến giải quyết thì sẽ tránh được các thất vọng, hiểu lầm cho rằng đây là thất bại của chế độ dân chủ tân lập.

Tuy nhiên chưa nhất thời cải thiện được tiêu chuẩn đời sống kinh tế bình quân cho toàn dân thì không có nghĩa là sẽ có nhiều người đói nghèo hơn dưới thời cộng sản toàn trị. Việc duy trì lương hưu và các chế độ đãi ngộ đối với các công chức tại vị hoặc đã hưu trí cũng không phải là một vấn đề quá khó khăn nếu hình dung rằng các nguồn lực đã từng bị nhũng lạm hàng chục ngàn tỷ đồng như hiện nay được đưa vào các quĩ hưu trí hay phúc lợi xã hội.

Kinh nghiệm tại các nước Đông Âu đã chứng minh điều này. Mặc dù, do các thiệt hại kinh tế đã gây ra, phải mất một thời gian khá lâu cho các nước này khởi sự có các chỉ dấu cải thiện đời sống kinh tế toàn dân và mức thu nhập bình quân, nhưng nhất thời các thành phần nghèo khó nhất đã ngay lập tức được cung ứng các trợ cấp nhà cửa, lương thực, dịch vụ y tế, học vấn cho con em, và giúp kiếm việc làm...

Và cũng theo kinh nghiệm, thì chính những chính sách này đã ngay lập tức giúp giảm áp lực xã hội lên đời sống thường nhật và thay đổi tư duy của một số đông các thành phần có quan điểm bảo thủ hơn trong xã hội. Để giúp phần lớn cho việc tài trợ các chính sách công ích xã hội này thành công, các giới đồng bào hải ngoại cũng sẽ là một lực lượng đáng kể nếu không muốn nói là lực lượng quyết định, bên cạnh các chương trình ngoại viện trợ giúp xã hội thông thường.

Trên một ý nghĩa nào đó, các chính sách xã hội, cứu tế trong trường hợp các nước toàn trị cộng sản Diễn biến dân chủ, lại mang tác động tích cực về kinh tế, và gia tăng kết nối trong xã hội, nhất là trong trường hợp Việt Nam, vốn có truyền thống “lá lành đùm lá rách” và được thoát khỏi những lo ngại bị chính quyền chụp mũ là “trợ giúp cho phản động”. Sau nữa, những chính sách khuyến khích và giúp tổ chức các hoạt động dân vụ như vậy, trong một chính thể dân chủ tân lập, cũng sẽ giúp củng cố ý chí dân chủ cho toàn dân.

Ứng phó với môi trường đối ngoại

Trong trường hợp Việt Nam, các hứng khởi tạo ra trước các Diễn biến dân chủ tại các nước Ả rập sẽ giúp ích thực tiễn về các kinh nghiệm chiến thuật trong việc tổ chức, vận hành chuyển biến. Cũng vậy, các chuyển biến tại các lân bang trong vùng Đông Nam Á như Philippines, Indonesia cũng giúp ích cho việc có một viễn kiến trung thực hơn về các giai đoạn của một cuộc Diễn biến dân chủ. Nhưng tựu trung, các cuộc chuyển biến chính trị tại Trung Đông mang nặng màu sắc độc tài quân phiệt và tôn giáo và các hiện tượng chuyển đổi đã xảy ra ở Đông Nam Á đều ở các quốc gia độc tài không cộng sản. Trong khi đó cuộc Diễn biến dân chủ tại Việt Nam lại mang mầu sắc đối phó với chế độ độc tài toàn trị kiểu cộng sản, nên ở những nơi đã đề cạp sẽ có rất ít ứng dụng chiến lược thực tiễn vì khác đối tượng đấu tranh.

Trường hợp Trung Quốc, tuy có điểm tương đồng về đối tượng đấu tranh như tại Việt Nam là chế độ cộng sản tập quyền độc trị, nhưng Trung Quốc với tầm vóc và khả năng khác hẳn với Việt Nam trên quá nhiều phương diện, chưa kể Trung Quốc lại là một đối thủ chính của Việt Nam nên sự phân tích có nhiều khúc mắc, đòi hỏi một công trình nghiên cứu tìm hiểu riêng biệt. Nhưng có thể chắc chắn rằng Trung Quốc, một khi vẫn còn giữ chế độ độc tài, sẽ làm hết sức để cản trở, phá hoại Diễn biến dân chủ ở Việt Nam. Nhưng ngược lại nếu một khi Việt Nam chứng tỏ được sự dứt khoát hoặc khi đã dứt được khỏi chế độ toàn trị độc đảng thì lĩnh vực ngoại giao của Việt Nam, kể cả trong vùng lẫn trên toàn cầu, sẽ được tiếp cận với những cơ hội vô cùng lớn để triển khai các mối quan hệ hết sức cởi mở, trung thực và hữu ích cho quốc gia và dân chúng, hoàn toàn không bị ràng buộc hay bị nghi kỵ bởi vấn đề ý thức hệ cộng sản khi quan hệ với các quốc gia khác hoặc phải quá trông chừng thái độ của Trung Quốc. Ngay kể cả các cá nhân cầm quyền nếu chứng tỏ được sự thành thật và quyết tâm đi theo lý tưởng tự do dân chủ sẽ tức khắc có được ủng hộ và yểm trợ mạnh mẽ, hiệu quả từ thế giới dân chủ và Liên Hợp Quốc. Dĩ nhiên, dân chủ hóa Việt Nam không đồng nghĩa với việc trở thành thù địch hay chống lại Trung Quốc, kể cả Trung Quốc độc tài như hiện nay. Một chính sách khôn ngoan, hòa hảo và độc lập như Nhật Bản, Hàn Quốc hay thậm chí như Đài Loan với Trung Quốc là một chính sách đáng tham khảo. Khi đó dù Trung Quốc có không hài lòng thì cũng không thể thực hiện được mưu đồ phá hoại hay cản trở dân chủ tại Việt Nam. Tất nhiên cái giá của dân chủ hóa Việt Nam phải trả cho quan hệ bang giao với Trung Quốc sẽ là những tài trợ, hỗ trợ ngầm từ Trung Quốc cho các cá nhân cầm quyền và những thân hữu của họ như hiện nay sẽ không còn nữa. Nhưng đổi lại cả quốc gia và những người cầm quyền mới sẽ không bị phụ thuộc, ràng buộc vào một chính thể hoang dã và luôn là kẻ thù của dân tộc hàng ngàn năm qua nữa.

Một khi đã bước chân được vào con đường dân chủ thì vấn đề đồng minh chiến lược toàn diện với những siêu cường như Mỹ hay Anh, Pháp sẽ không còn bất kỳ một cản trở nào ngoài sự chuẩn thuận của quốc hội hay trưng cầu ý dân. Sức mạnh ngoại giao của Việt Nam sẽ ở một tầm cao theo đúng năng lực và yêu cầu của dân tộc mà không còn phụ thuộc vào ý chí hẹp hòi, tư lợi của một cá nhân hay một đảng chính trị như đã và đang thấy nữa.

Một trong những điều cần quan tâm nữa là trong suốt quá trình diễn biến, khởi đầu từ trong giai đoạn chuẩn bị đấu tranh, các giới lãnh đạo phong trào dân chủ cần nhất thiết giữ mối liên hệ và các kênh thông tin với tất cả các quốc gia có quan hệ chiến lược trong vùng với Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới. Quảng bá các bước đi chiến lược, các lộ đồ, và các dự án kiến tạo dân chủ với họ sẽ giúp tạo ra một khối đồng minh, sẽ thu nhận được những hỗ trợ, khuông viện trên mọi mặt.

Ngoài ra, về phương kinh tế sẽ giúp cho giới đầu tư ngoại quốc yên tâm về một viễn cảnh là một khi Diễn biến dân chủ thành công, quyền lợi sẵn có của họ tại Việt Nam sẽ được bảo đảm, tương lai kinh doanh của họ sẽ đạt được nhiều cơ hội phát triển trong sự ổn định của một cơ chế thị trường tự do, trên một sân chơi có tính bình đẳng, công bằng vượt trội so với thời toàn trị cộng sản.

Tạm kết

Đối với người dân thường thì việc trình bày tất cả dự kế đấu tranh sẽ giúp người dân hiểu rõ mục tiêu của phong trào dân chủ là một công cuộc đóng góp của mọi người dân trong xã hội chứ không phải của riêng ai, và công cuộc đấu tranh tiếp theo đó để cứu nước và kiến thiết, canh tân xứ sở, xây dựng đời sống thực sự tự do, hạnh phúc cho mỗi người dân Việt Nam cũng đều là trách nhiệm và vinh dự của tất cả mọi người.

Đối với các cá nhân hay đoàn thể, tổ chức tự nhiệm vai trò lãnh đạo phong trào, đề nghi, một kế sách minh bạch như trên là kế sách khiêm tốn để tất cả các cá nhân, tổ chức lãnh đạo phong trào có cơ hội thấy rõ tầm vóc qui mô sừng sững thách thức của cuộc Diễn biến dân chủ so với vai trò, năng lực khiêm tốn của mình trước đại sự quốc gia để cùng nhau gắng góp sức trong giới hạn khả năng của bản thân. Không một cá nhân hay đoàn thể cá biệt nào có thể đủ khả năng tự nhiệm toàn bộ công việc và trọng trách quốc gia. Và vì có kế sách công khai nên cách lèo lái vì những mục đích tư ích khác đều sẽ sớm bị phát hiện và ngăn chặn bởi toàn dân, cho nên cách tốt nhất là tất cả cần phải hướng tới sự hợp tác chân thành vì công ích.

Đối với quốc tế, sự minh bạch của phong trào dân chủ sẽ giúp các quốc gia khác có những đáp ứng thích ứng. Mặc dù Diễn biến dân chủ là một chuyển biến ý chí tự quyết, độc lập của người dân trong nước, các quốc gia khác trên thế giới, về mặt đối ngoại có thể dự kiến các phương thức hợp tác hữu hiệu, và các chiến thuật yểm trợ đối ngoại nếu cần.

Sau cùng, đối với những cá nhân thuộc bộ máy cai trị của Đảng và Nhà nước Cộng Sản Việt Nam thì các phân tích, đề nghị đưa ra ở đây sẽ chí ít giúp họ khẳng định thêm một nhận thức quan trọng:  Công cuộc Diễn biến dân chủ để cứu đất nước ra khỏi hoàn cảnh sinh hoạt xã hội tụt hậu mọi mặt cực kỳ ngặt nghèo và các nguy cơ bị diệt vong rất cận kề nhất thiết phải tiến hành, dù bằng mô thức nào, dù nhanh hay chậm, nhất thiết phải thành công. Do vậy, mọi sự hợp tác hay chống đối, vi bội công trình kiến thiết chính thể dân chủ đa nguyên cho nước nhà sẽ không có giá trị ngăn chặn hay dẹp bỏ được trào lưu thời đại và ý chí người dân, mà chỉ có giá trị duy nhất là hoặc mỗi cá nhân họ hoặc tự ban cho bản thân một cơ hội để đóng góp, hội nhập vào xã hội theo chính thể dân chủ hoặc là tự thân bước vào chỗ tiêu vong.

Như đã thưa, bài viết này hẳn nhiên không có tham vọng đề ra một kế hoạch, một dự kế cho phong trào dân chủ tại Việt Nam, bài viết này chỉ là những gợi ý, góp nhặt qua kinh nghiệm quan sát các phong trào và các Diễn biến dân chủ trong thời gian gần đây trên thế giới.

Mục tiêu chính của bài viết này chỉ là một gợi ý để tham khảo và thảo luận.  Những thảo luận và những gì nối tiếp sau những cuộc thảo luận như thế để đưa đến những kết luận to lớn và đích xác hơn trong tương lai mới đích thực là quan trọng.

Khải Minh
(NCTVN)

 Cơ hội cuối cùng cho “đồng chí X”

Những ai theo dõi diễn biến thời sự Việt Nam chắc đều biết 3 tiếng “đồng chí X” do ai nói ra đầu tiên. Và “đồng chí X” là tiếng gọi ngắn gọn từ “một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị” do ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng CSVN đọc trong bài diễn văn bế mạc Hội nghị 6 hôm 15/10/2012 tại Hà Nội. Vì thế bài viết cũng dùng “đồng chí X”, vừa ngắn gọn, vừa không đụng đến điều úy kỵ để khỏi bị kết tội là “làm lộ bí mật nhà nước”!
Theo báo cáo đúc kết Hội nghị 6, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết thì Bộ Chính trị “nhất trí” đưa “đồng chí X” ra kỷ luật nhưng cuối cùng lại không dám thực hiện điều đã nhất trí đó (!) mà muốn bán cái qua cho Trung ương ‘đảng ta’ quyết định. Thái độ chuyển qua cho Trung ương là sự dè dặt, đúng hơn là vừa lo lắng vừa sợ hãi và cũng để đo lường thanh thế vây cánh của “đồng chí X”, thay vì là quyết định riêng của Bộ Chính trị đầy quyền lực như từ xưa nay.
Bộ Chính trị có 14 người, đã gọi là “nhất trí” thì phải có 13 phiếu thuận. Vì 14 phiếu, tức là có cả “đồng chí X” nhất trí thì đâu cần đưa ra Trung ương?
Phỏng đoán theo tin đồn từ Hội nghị 6 thì có khoảng 2/3 trên tổng số 175 phiếu không đồng ý kỷ luật “đồng chí X”! Trong số 1/3 đồng ý kỷ luật lại phải trừ đi 13 phiếu đã “nhất trí” của Bộ Chính trị, cho thấy lực lượng (không ở trong Bộ Chính trị) chống biện pháp áp dụng kỷ luật là con số áp đảo! Toàn bộ số người đề nghị “không kỷ luật” ấy hẳn phải có ‘liên hệ đặc biệt’ nào đó với “đồng chí X”. Nói chung, là vây cánh.
Có được lực lượng áp đảo bảo vệ để khỏi bị ‘đàn hặc’ như thế hẳn là họ phải nhòm ngó đến cái bắt tay của ông Tập Cận Bình với “đồng chí X” tại Hội chợ Nam Ninh, Trung Quốc hôm 20/9/2012 như đã kể trong bài trước! [1] Cái bắt tay đó là xác tín “đồng chí X” được tại vị! Chính vì thế nhóm các ông Tổng Bí thư và Chủ tịch nước vội vã cho triệu tập Hội nghị 6 sớm hơn hai tuần tức ngày 1/10, thay vì là ngày 15/10/2012 như dự trù, để vây cánh “đồng chí X” không có đủ thời gian lobby nội bộ, mong đảo ngược được tình thế!
Thế nhưng, cuối cùng Hội nghị 6 cũng thất bại!
Kết quả đó cho thấy là bất chấp mọi hậu quả tệ hại, do lộng hành quyền lực đã đưa đất nước đến tình trạng bị khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt, đặc biệt là kinh tế, nhưng phe cánh “đồng chí X” vẫn rất mạnh nên “đồng chí X” không bị ‘đàn hặc’!
Phe “đồng chí X” đã thắng! “Đồng chí X” được tại vị! Nhưng uy tín thì coi như chẳng còn bao nhiêu! Trùm quyền lực đã mất nên khả năng che chở cho đám đàn em sẽ không còn như trước. Bên cạnh đó bị phe Tổng Bí thư và Chủ tịch nước tiếp tục theo dõi tìm mọi cách cô lập. Vì thế phe cánh “đồng chí X” mỗi người đều phải có toan tính riêng trước một tương lai bất định!
Vì bản chất tiền, bất kể đạo lý, nên họ sẽ ‘gone with the wind’! Trong ngày tháng sắp tới, gió thổi chiều nào, họ theo chiều đó!
Mặt khác, hai ông Tổng Bí thư và Chủ tịch nước sau thất bại ‘đàn hặc’, đã nhanh chóng hoạt động tuyên truyền ngay tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh về chống tham nhũng, về làm trong sạch guồng máy lãnh đạo, về sự thoái hóa của “một số đảng viên”… với mong muốn gỡ gạc chút sĩ diện. Và ngọn cờ nầy đang hợp với sự phẫn nộ của toàn dân, nên sẽ được giơ cao để tìm cách thu phục lại nhân tâm. Tìm lại sự ủng hộ từ các đảng viên trung kiên, hưu trí cho nên ‘cuộc chiến’ vẫn đang tiếp diễn quyết liệt! Mới nhất, là lời kêu gọi họp đảng giữa kỳ của cán bộ hưu trí. [2]
Vì thế nên việc Bộ Chính trị, qua ông Nguyễn Phú Trọng, trực tiếp “nhận lỗi trước Trung ương” mà không kỷ luật bất cứ ai, chỉ là cái thu mình của những con beo chờ cho con mồi bị ngấm thương tích, sức sẽ yếu dần trước khi dùng toàn lực phóng tới vồ, sau ‘đàn hặc’ hụt!
Một ông lú lẫn, trung kiên với lý thuyết cộng sản đã lỗi thời, một ông thì kêu gọi kiểu bình dân Nam bộ: “Đó chỉ là quyết tâm chính trị, điều dân và đảng đang đòi hỏi chính là hành động”. “Bà con làm ơn làm phước nói lên sự thật, tố cáo những cán bộ đảng viên tham nhũng…” “Người ta có thể trù úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này.” …Với thái độ, hành động nhanh nhẩu và loại ngôn ngữ tuyên truyền như thế, không sớm thì muộn, phe cánh “đồng chí X” cũng sẽ trở thành thiểu số! “Đồng chí X” sẽ càng bị cô lập. Bị cô lập ngay với đám ‘đệ tử’ trước kia. Bị cô lập ngay giữa Trung ương ‘đảng ta’. Bị cô lập với giới tài phiệt đã một thời kề vai sát cánh. Những lobby hợp đồng béo bở sẽ không còn.
Nhà nước thì nợ chất cao như núi. Boxit Tây nguyên, dù “đó là chủ trương lớn của Đảng!” cũng sẽ bị quật ngược, là do thiếu khả năng lãnh đạo nên cho đến bây giờ vẫn chưa đâu vào đâu… và còn hàng vạn lý do khác kiểu “trăm dâu đổ đầu tằm”!
Thế và lực đã như vậy thì “đồng chí X” sẽ lãnh đạo được ai và làm việc với ai?
Riêng về gia đình, dòng họ “đồng chí X”, đã và sẽ tiếp tục là cái gai trong mắt toàn ‘đảng ta’, toàn dân. Chỉ nội việc thế giá giàu có không thôi cũng đủ làm cho các đồng chí khác nhức mắt. Nên một ngày nào đó biết đâu lại không xảy ra việc “cần điều tra để làm sáng tỏ”?
Cái bắt tay với ông Tập Cận Bình hôm Hội chợ Nam Ninh, nếu nhận được một hứa hẹn nào đó, thì cũng chỉ nhất thời. Mục đích chính của Trung Quốc là chủ trương chia rẽ thêm nội bộ đảng CSVN, để dễ bề xử dụng nhân sự chóp bu, hầu sớm đạt được kế hoạch dài hạn cho Trung Quốc. Đó là xâm chiếm biển Đông và trừ tiệt việc đối kháng của Việt Nam từ trứng nước!
Lịch sử đương đại đã chứng minh, vụ Thành Đô với nhóm quy hàng của ông Nguyễn Văn Linh, vụ Boxit, biên giới, biển đảo với nhóm của ông Nông Đức Mạnh và bây giờ, là nhóm của các ông đang lãnh đạo đảng, để hoàn tất kế hoạch trên!
Và, chắc chắn Trung Quốc cũng không thể là nơi “đồng chí X” có thể dung thân sau nầy!
Thế đã đến chân tường. Lực thì càng kéo dài càng bị suy sụp. Cho nên, chỉ còn cách sau cùng là gom mọi sức lực, còn có thể được, để làm một cuộc cách mạng giải phóng Việt Nam ra khỏi họa cộng sản, trước khi quá muộn!
Đây là con đường duy nhất để “đồng chí X” trở về với dân tộc!
Bản chất khoan dung của người Việt Nam rất lớn. Vì thế mới có câu “Vứt dao đồ tể thành Phật” được loan truyền rộng rãi trong dân gian! Cho nên “đồng chí X” vứt được con dao cộng sản đầy máu và nước mắt của người Việt Nam đang cầm trên tay, làm cuộc cách mạng giải phóng Việt Nam, thì chắc chắn sẽ được ghi tên vào lịch sử!
Cuộc cách mạnh xảy ra không những “đồng chí X” tự cứu bản thân, gia đình và cũng cứu được biết bao nhiêu cá nhân và gia đình khác trong hàng ngũ quân đội, công an và các viên chức cùng tâm trạng với toàn dân đang phẫn nộ chế độ nhưng vì sợ hãi và chuyện cơm áo, nên họ phải ngậm đắng nuốt cay chịu điều tiếng!
Cuộc cách mạng xảy ra sẽ là cơ hội để họ quay về với dân tộc! Thế đứng của họ trong chế độ hậu cộng sản chắc chắn sẽ được tôn trọng và xử dụng!
Còn lưỡng lự, là tự mình mang họa. Vì một ngày, có thể rất gần, tại sao “đồng chí X” không thể là một Bạc Hy Lai Việt Nam trong đấu trường chính trị?
Hôm qua, ngày 22/10/2012, ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng, thay mặt cho nội các của ông đã công khai ‘xin lỗi’ trước Quốc hội khóa 13. [3]
Và ngày trước đó, nói chuyện tại trường Đại học Quốc gia, tp Hồ Chí Minh ông cũng đã khuyên sinh viên đề cao lòng tự trọng: “Công tác giáo dục đạo đức, lối sống để mỗi cán bộ, công chức có lòng tự trọng, có trách nhiệm cao với đất nước cũng có vai trò rất quan trọng,” [4]
Mong rằng lời của ông Thủ tướng là chân thành, có giá trị và phải được lắng nghe. Lời ông nói phải xuất phát từ đáy lòng của người đang đang lãnh đạo đất nước.
Hy vọng lời nói đó sẽ được “đồng chí X” áp dụng và thực hiện triệt để, để làm gương!
Không có chỗ dựa nào vững chắc bằng dân tộc. Vì chế độ chỉ là tạm thời, còn đất nước và dân tộc mới trường cữu!
(Oct 22th, 2012)
© Hồ Phú Bông
© Đàn Chim Việt
——————————————–
[1] http://www.danchimviet.info/archives/67213
[2]http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/10/121019_tran_quoc_thuan.shtml
[3] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/10/121022_dung_apologises_na.shtml
[4]http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/10/121021_dung_public_remarks.shtml

 

 Bình thường hóa ĐCSVN là một lối thoát duy nhất

Ngay từ khi mới được thành lập ĐCSVN đã khác với những đảng cộng sản cùng thời trên thế giới ở chỗ, không phải là một đảng thuần nhất, mà là 2 đảng bị Staline ghép lại với nhau để dễ bề chi phối.
Sau khi bị ghép, ĐCSVN trở thành một đảng 2 phái : Phái Trần Phú hoàn toàn tuân thủ mọi mệnh lệnh đến từ Staline, được coi là phái “Ngoại bang”. Phái “Dân tộc” của ông Hồ luôn luôn đi hàng đôi: một phần dựa vào Đệ Tam Quốc tế để kiếm sống, một phần dựa vào dân tộc để có chính nghĩa. Hai phái luôn luôn tìm cách tiêu diệt lẫn nhau. Ông Hồ khôn ngoan hơn, không nề hà khi phải mượn bàn tay thực dân Pháp để tiêu diệt đối thủ cũng như tự đầu quân dưới trướng Tưởng Giới Thạch trong cái gọi là Việt Nam Cách mệnh Đồng minh hội cùng với Nguyễn Hải Thần để bảo vệ mạng sống của mình.
Khi cướp được chính quyền năm 1945, trong đảng vẫn chia làm 2 phái: phái nắm guồng máy “Lãnh đạo” đứng đầu là Tổng Bí thư, phái nắm guồng máy “Quản lý” đứng đầu là Thủ tướng chính phủ.
Trong suốt thời gian từ 1946 cho tới khi Đổi Mới, ĐCSVN luôn luôn bị phái Lãnh đạo khống chế với những người cầm đầu như Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Lê Duẩn. Thực quyền nằm ở trong tay những người này, khiến ông Hồ tuy mang tiếng là lãnh tụ cũng chỉ có tiếng mà không có miếng. Ông Phạm Văn Đồng, người giữ chức vị Thủ tướng lâu nhất thế giới, cũng chỉ như là một người quản gia già bằng lòng với thân phận của mình.
Chỉ từ khi khuôn mẫu “Tập trung bao cấp” của Stalin sau 75 được Lê Duẩn đem áp dụng từ Bắc chí Nam bị phá sản, bắt buộc ĐCSVN phải trả lại một phần tự do kinh tế cho người dân, phái “Quản lý”, cầm đầu bởi những Thủ tướng người miền Nam, được sự hỗ trợ của nền kinh tế miền Nam được phục hồi và nguồn đầu tư nước ngoài, mới đủ sức đương đầu với phái “Lãnh đạo” cầm đầu bởi những TBT Đảng, người miền Bắc.
Thế sự xoay vần, phái Quản lý trở nên mỗi ngày một mạnh, nhất là với Nguyễn Tấn Dũng. Từ nhiệm kỳ 2, Nguyễn Tấn Dũng không coi TBT mới của Đảng là Nguyễn Phú Trọng ra gì nữa. Hai phái trong Đảng được “cá nhân hóa” để trở thành 2 phe : phe “TBT Nguyễn Phú Trọng” và phe “TT Nguyễn Tấn Dũng”. Sự tranh đua giữa 2 phái trong Đảng trở thành sự đấu đá giữa 2 cá nhân Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng trong sự tranh giành quyền và lợi.
Tuy cá nhân NPT hơn hẳn cá nhân NTD về mặt trí thức, nhưng đó cũng là điểm yếu của NPT: quá giáo điều, quá lú lẫn, chỉ biết bám vào cái gọi là CN Mác-Lê, lại thiển cận, nhu nhược, không có bản lĩnh như NTD, một con người đầy tham vọng, hoàn toàn thực tiễn, không cần biết lý thuyết là gì, chỉ tin vào sức mạnh của CA và tiền tài của giới đại gia, nên từ 10 năm nay đã biết tạo cho mình một lực lượng hùng mạnh mà nòng cốt là Công an và giới kinh tài.
Được sự hỗ trợ của 2 “lực lượng” này nên mỗi ngày phe “TT” một lấn áp phe “TBT” trong việc phân chia quyền hành và quyền lợi, bắt buộc phe “TBT” phải dựa vào Trung Quốc về tài chính và chính trị để tìm cách lật lại thế cờ.
Ngoài việc phải dựa vào ngoại bang, phe “TBT” còn lôi kéo một nhân vật đang đứng chầu rìa là CT Nước, với hứa hẹn khi loại bỏ được NTD, CT Nước TTS sẽ là thủ lãnh phe miền Nam và trở thành Thủ tướng.
Kết quả của HNTW6 cho thấy phe TBT đã bị thất bại nặng và mất cả chì lẫn chài. Chỉ cần phân tích một câu trong Phát biểu dài 6472 chữ của ông TBT là đủ thấy Phát biểu này chỉ là một bức hàng thư nhận tội trước mặt đông đủ bá quan:
“Bộ CT đã thống nhất 100%, đề nghị BCHTW cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đốii với một đồng chí Ủy viên BCT”:
BCT cả thẩy có 14 đồng chí, trừ đi Một Đồng chí Ủy viên BCT tức là cả 13 đồng chí còn lại, có tên tuổi rõ ràng, đều xin nhận hình phạt kỷ luật (sanction disciplinaire) để đổi lại sự “xem xét kỷ luật” một Đồng chí mà ông TBT không dám gọi tên – vì sợ thêm tội phạm húy có thể bị chu di tam tộc -. “Xem xét kỷ luật” là cái quái gì ? Ai giỏi tiếng Tây, tiếng Tàu, dịch giùm. Nhưng chắc chắn là bố bảo, 175 đồng chí ủy viên TW6 cũng chả dám “xem xét” Đồng chí Không Tên này. Ban Chấp hành chỉ còn có nước xí xóa tội của cả 13 đ/c Ủy viên BCT, kể cả đ/c TBT để khỏi phải “xem xét”.
Nghe kể lại trước khi Hội nghị TW bỏ phiếu, phe NPT khẩn khoản xin đừng bỏ phiếu để khỏi bị mất mặt. Nhưng những nhân vật nặng kí trong phe NTD không chịu. Kết quả là NTD được 129/175 phiếu ủng hộ. Đối với Tây phương tỷ lệ ủng hộ này rất cao: từ trước tới nay chưa có 1 ứng cử viên các nước dân chủ Tây phương nào đạt được như vậy. Nhưng cái cần biết là trong số 46 vị cầm số phiếu còn lại, có bao nhiêu vị dám phủ quyết ? Thật ra rất dễ đoán biết vì chỉ có 5 vị Trung ủy dám công khai đề nghị “xem xét kỷ luật đồng chí NTD”, cộng với TBT và CT Nước, cả thẩy là 7 vị. Còn lại 39 vị đều lẩn mất. 5 vị xứng đáng được tôn là những Samourai của TBT và CT Nước, là:
- Nguyễn Doãn Khánh, BT Tỉnh ủy Phú thọ
- Huỳnh Ngọc Sơn, Phó CT QH
- Vũ Trọng Kim, Phó CT UBTW Mặt trận Tổ quốc.
- Phạm Quang Nghị, BT Thành ủy Hà Nội
- Phan Văn Sáu, BT tỉnh ủy An Giang
5 vị này làm sao mà địch được với những tướng lãnh oai phong lẫm liệt dưới trướng ngài Thủ tướng như Đại tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng bộ QP, Đô đốc Hải quân Nguyễn Văn Hiến, Trung tướng Tô Lâm, thứ trưởng bộ CA. Những vị này đã nhất quyết đòi cho được có cuộc bỏ phiếu để biết những ai dám chống ngài Thủ tướng. Số phận của 5 vị Samourai kể trên chỉ còn treo trên sợi tóc!
Cũng cần cảm thông với các vị bí thư Trung ủy bị bắt buộc phải tới chứng kiến cuộc đấu đá giữa 2 phe trong Đảng : tuyệt đại đa số những vị này đều chỉ là những chong chóng gió thổi chiều nào quay chiều ấy. Gió thổi theo chiều đồng chí Không tên. Thấy Đồng chí Không tên mạnh thì bỏ phiếu cho Đồng chí để sớm được về nhà với vợ con, tiếp tục truất hữu đất người dân, lấy đất xây tư dinh, làm sân golf chứ!
Sở dĩ phe TBT chịu muối mặt như vậy vì chỉ muốn còn giữ được một vài chỗ trong những cơ cấu hái ra tiền là:
Doanh nghiệp Nhà nước: “Quyết định nhân sự lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp Nhà nước, đặt biệt là nhân sự Chủ tịch Hội đồng Quản trị,Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Bí thư đảng ủy doanh nghiệp”. Nói cho dễ hiểu hơn : Các ông chủ doanh nghiệp Nhà nước cũng là những bí thư đảng mà đa số là chân tay của NPT.
Sở hữu đất đai: “Trung Ương tiếp tục khẳng định : quyền sử dụng đất đai không phải là quyền sở hữu”. Đất đai vẫn không phải là của dân mà là ” của toàn dân”, nghĩa là của Đảng, của các lãnh chúa thay mặt Đảng “Lãnh đạo” là các vị Bí thư từ xã, tới tỉnh.
Vấn đề là Đồng chí ủy viên BCT X có chịu dừng lại không hay cứ tiếp tục làm tới để ĐCSVN không còn là một đảng 2 đầu : Đầu “Đảng Lãnh đạo” của TBT sẽ bị chặt. Chỉ còn đầu “Đảng cầm quyền” của TT. ĐCSVN sẽ được “bình thường hóa” để trở thành công cụ phục vụ tham vọng của Thủ tướng được mang thêm tên là Đồng chí X. 4 năm nữa hết nhiệm kỳ 2, Đồng chí X sẽ từ bỏ chức vụ Thủ tướng để nắm chức vụ Chủ tịch nước với đầy đủ uy quyền như Putin, như Hồ Cẩm Đào. TBT NPT khi đó chỉ còn có nước chạy sang Tàu như Lê Chiêu Thống, xin Thiên triều đem quân qua hỏi tội NTD. Cũng có thể NTD sẽ nhanh chân hơn, đem lễ vật tới Bắc Kinh triều cống xin Thiên triều xá tội. Khi đó NPT chỉ còn có nước xin một chân thư ký trong Ban Nghiên cứu CN Mác-Lênin-Mao-Khổng ở đảo Tam Sa!
Người có thể lật ngược thế cờ là TTS nếu có đủ bản lãnh thống nhất ĐCSVN và đặt dưới quyền mình với tư cách Chủ tịch Nước kiêm Chủ tịch Đảng để hướng Đảng đi về phía Xã hội-Dân chủ, từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin. Làm được như vậy, Chủ tịch nước mới hi vọng có được sự hậu thuẫn của toàn dân, đủ sức đối đầu với xu hướng Tư bản – Công an quân phiệt của NTD. Tiếc là CT Nước đi đến cơ sở của mình ở tận Q1 TPHCM thăm cử chi của mình, cách tư dinh của Thủ tướng 1700 cây số mà còn sợ phạm húy, chỉ dám gọi đích danh thủ phạm là Đồng chí X, thì hi vọng gì có đủ can trường đối đầu với ngài Thủ tướng! Hi vọng ĐCSVN được bình thường hóa bởi một nhân vật thứ ba trong tuồng Tam Quốc chí version ĐCSVN là Chủ tịch Nước TTS, cũng khó thành.
© Phong Uyên
© Đàn Chim Việt

 

 Có nên tin vào họ sau Hội nghị TW6?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cười tươi phía sau Tổng thư ký Tổng Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hôm 22 tháng 10 năm 2012. Sau hội nghị TW6, ba lãnh tụ cao nhất nước là ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều có những tiếp xúc cử tri từ Sài Gòn cho tới Hà Nội.
Người ta chú ý trong cả ba cuộc nói chuyện đó đều có liên quan đến vần đề chống tham nhũng. Tổng bí thư cho biết sắp tới sẽ không để xảy ra những vụ như Vinashin, Vinalines, Chủ tịch nước thì yêu cầu người dân tiếp tay chống tham nhũng bằng cách chỉ rõ những cá nhân vi phạm. Trong khi đó Thủ tướng lại cho rằng cán bộ công chức nhà nước phải đề cao lòng tự trọng để khỏi rơi vào tình trạng tham nhũng.
Mặc Lâm phỏng vấn GSTS-KH Nguyễn Minh Thuyết nguyên đại biểu quốc hội và là người từng lên tiếng trước quốc hội yêu cầu ngưng chức thủ tướng Dũng trong vụ Vinashin để điều tra.
"Giáo dục lòng tự trọng"
Ông Nguyễn Minh Thuyết cho biết cảm tưởng của mình:
Tôi muốn nói thêm là theo tin tức trên báo chí mới ngày hôm trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có đến thăm Đại học Quốc gia TP.HCM, và tại đây thì ông có những ý kiến rất sâu sắc về phòng chống tham nhũng. Ông đã nói với cán bộ và sinh viên của Đại học Quốc Gia TP.HCM về đấu tranh phòng chống tham nhũng. Không phải chỉ có sử dụng pháp luật mà còn phải giáo dục cho người ta cái lòng tự trọng. Tôi thấy ý kiến này nó sâu sắc lắm. Nhưng cũng như tất cả các ý kiến khác của các nhà lãnh đạo, chúng tôi thấy là nó không bao giờ biến thành hiện thực.
Đó là điều hết sức ngạc nhiên. Các vị ấy có đầy đủ bộ máy, đầy đủ quyền lực ở trong tay mà cũng không thực hiện được những điều mình nói, thì có thể nói là những lời nói ấy không được nhân dân người ta chú ý nữa.  Mà nếu có chú ý thì người ta chú ý theo khía cạnh khác.
Mặc Lâm : Thưa Giáo Sư, theo Hội nghị Trung ương 6 thì tên của một vị trong ban bí thư trung ương đã được Tổng bí thư gọi là “một đồng chí ủy viên Bộ chính trị” và nhiều người cho rằng sự giấu giếm này rất nguy hiểm cho công cuộc chống tham nhũng. Mới đây thì Chủ tịch nước lại lên tiếng kêu gọi người dân tố cáo tham nhũng bằng cách ghi rõ cá nhân vi phạm. Việc này có mâu thuẫn với hành động của chính các ông ấy hay không ạ?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi được biết tên của vị ủy viên Bộ chính trị mà có khuyết điểm và được Bộ chính trị biểu quyết 100% đề nghị kỷ luật thì đã được nêu rõ và cũng nêu rõ cả ưu điểm – khuyết điểm trong quá trình lãnh nhiệm vụ của nhà nước giao cho trong những buổi phổ biến kết quả hội nghị trung ương 6 trong nội bộ đảng. Anh em trong đảng bộ Quốc hội người ta nghe phổ biến nghị quyết thì người ta cũng kể lại với tôi là khi phổ biến nghị quyết thì báo cáo viên đã nếu rõ tên của vị đó. Thế nhưng toàn dân thì lại không được biết rõ tên.
Ngay trong các phát biểu chính thức như vậy mà các lãnh đạo cấp cao còn tránh né không nêu tên người có khuyết điểm thì tôi nghĩ rằng bây giờ mình lại động viên nhân dân mạnh dạn phòng chống tham nhũng thì chuyện ấy rất khó.
Sự thật cho thấy như thế này, qua nhiều cuộc tổng kết khen thưởng những người có thành tích đấu tranh chống tham nhũng thì người ta thấy rằng gần như tất cả người nào đã đấu tranh chống tham nhũng thì đều bị bầm dập cả. Đều bị những áp lực ghê gớm, có những thiệt thòi ghê gớm trong đời sống. Qua đó thì thấy rằng đấu tranh chống tham nhũng không phải là dễ.
Bình thường người tham nhũng phải là người có chức có quyền. Bây giờ bảo một người dân bình thường đấu tranh như vậy đến lúc gặp khó khăn thì ai bênh vực? trong khi người ta thấy chính trong văn bản phát biểu chính thức của cấp cao mà họ còn né tránh thì dân làm sao dám?
Công cuộc chống tham nhũng
Mặc Lâm : Qua những dấu hiệu như thế thì có người cho là công cuộc chống tham nhũng đang lâm vào đường cùng, Giáo Sư có chia sẻ sự thất vọng này hay không, thưa ông?
GS Nguyễn Minh Thuyết : Tôi thấy có thể nói là hết sức là thất vọng mặc dù tôi cũng biết trước rằng kết quả đấu tranh phòng chống tham nhũng khó có thể nhìn được ngay. Có thể lường trước những cái phức tạp, những cái khó khăn khi mà hội nghị lần thứ 6 của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thảo luận, bàn bạc về kết quả kiểm điểm của các vị lãnh đạo tối cao theo tinh thần của Nghị Quyết 4 của Ban chấp hành Trung ương.
Có thể nói sau khi nghe kết quả thì tôi cũng hết sức thất vọng. Tôi cũng nói thật với ông là bây giờ tôi không đọc các bài báo đề cập tới vấn đề ấy nữa. Và nếu mà anh em báo chí trong nước có hỏi thì tôi cũng không trả lời về vấn đề ấy vì tôi thấy không để làm gì cả. Mình chỉ nói khi nào tiếng nói của mình có người nghe, có người tiếp thu, và mình thấy thực sự là người ta cũng đã có những động thái nhất định để chống tham nhũng và có những kết quả trong việc chống tham nhũng.
Thực ra thì lời nói và việc làm của người ta hoàn toàn không đi đôi với nhau và mình nói ra thì cũng chả giải quyết được vấn đề gì. Và nói thật là anh em báo chí trong nước người ta chả dám đăng những lời lẽ nói thật của mình. Cần lưu ý rằng kết quả này là kết quả gây bức xúc cho đại bộ phận người dân, và đó là điều tôi thấy là rất đáng lo lắng.
Mặc Lâm : Đối với người dân thì tham nhũng ăn dần váo chén cơm manh áo của họ, còn đối với 3 triệu đảng viên thì lòng tin của họ đặt vào đảng đang bị tham nhũng ăn mòn. Giáo Sư có nghĩ rằng sẽ có một cuộc trở mình nào đó xảy ra ngay trong lòng Đảng CSVN hay không, nếu tình hình cứ tiếp tục diễn tiến như thế này?
GS Nguyễn Minh Thuyết : Mỗi một người ở một ví trí khác nhau, có những điều kiện sống khác nhau, và sự gắn bó mật thiết với đảng, với chế độ cũng khác nhau, cho nên là có thể suy nghĩ của người ta cũng không hoàn toàn là giống nhau. Tất cả những người mà tôi đã gặp, đã nói chuyện thì đều bày tỏ sự bất bình, sự bức xúc rất to lớn sau khi trung ương họp lại có một kết quả đáng buồn như vậy. Tôi nghĩ rằng có thể ở trong trường hợp chúng ta đã đề cập thì tốt nhất là nên có hành động thể hiện sự tự trọng của mình, đó là từ chức. Bởi vì không thể nào vì sĩ diện hay quyền lợi cá nhân mà lại để mất mát niềm tin của người dân quá lớn như vậy, và chấp nhận mất mát uy tín của một đảng chính trị, của một chế độ lớn như vậy.
Thực ra sự việc này nó chỉ làm cho người dân càng hiểu rõ hơn đà phát triển của xã hội Việt Nam. Còn ông nói là nó dẫn đến một kết quả đổ vỡ gì thì tôi cũng phải nói thật là ở Việt Nam sự việc ấy nó sẽ kéo dài rất lâu chứ nó cũng không phải là đơn giản .
Mặc Lâm : Xin cảm ơn GS Nguyễn Minh Thuyết đã giúp cho chúng tôi hoàn thành cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-10-22
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

 

 Cánh Cò - Phe hay đảng?

Sau hội nghị 6, cư dân mạng được một lúc say đắm với cái ngậm ngùi của ông Trọng trong bài diễn văn lòng thòng và chốt lại chỉ bằng vài chữ "một đồng chí ủy viên Bộ chính trị". Câu nói trong ngoặc này thật ra rất khó khăn mới được phép trình làng sau hai tuần họp kín. Lớn nhất nước như ông Trọng mà còn run khi nhắc đến "người ấy" đủ cho thấy phe cánh mà "người ấy" đang nắm có thể tiêu diệt gọn gàng một cái đảng từng tự phụ không có ai mạnh và cao quý bằng mình.

Đảng Cộng sản xem vậy mà lại sợ khiếp vía một đảng khác, tuy không tên, không cương lĩnh, không văn phòng và cũng không cờ xí gì nhưng sức mạnh của nó hiện nay đã vượt mọi đánh giá. Nó có cái tên rất bình dân, rất quen thuộc: "bè cánh"... mà người dân gọi nôm na là "phe".

Chữ "phe" luôn đi trước chữ "đảng". Phe của "người ấy" mạnh và có mặt tứ phương. Tiền bạc đã có hàng trăm đại gia dấu mình hy sinh cho phe. Tình báo kinh tế hay chính trị đã có hệ thống dày đặc và hiệu quả của công an. Phe cánh trải dài từ Bộ chính trị cho tới từng ủy viên trung ương của 64 tỉnh thành và hàng trăm vị trí trọng yếu khác. Bè cánh của "người ấy" chỉ còn chờ hô một tiếng là đạp đổ luôn cái gọi là Đảng cộng sản nay chỉ còn là cái xác ướp, không cách nào tự mình đứng lên dù chỉ khập khiễng để tiến về hướng Xã hội chủ nghĩa mộng ảo như lời hiệu triệu của những tay cáo già, lưu manh mượn "tính đảng" để đầu cơ chính trị.

"Người ấy" là ai, cả nước đều biết là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng cả nước cũng biết tại sao ông Trọng không dám hô tên.

Thử nhìn xem, cơ ngơi ông Dũng, con cái ông Dũng, tài sản ông Dũng cho tới cái nhỏ nhất của ông ấy là căn nhà từ đường cũng đủ đè bẹp cả hai ông Sang và Trọng cộng lại.

Nếu đảng Cộng sản Việt Nam mạnh như nó tự hào thì không lý gì lại thả cọp về rừng. Cơ sự tới hôm nay đã được bạch hóa: "phe" ông Dũng không còn coi đảng Cộng sản là một tổ chức nghiêm ngặt, quyền lực và đáng sợ như cách đây vài năm. Con số "phe" trong đảng không bỏ phiếu chống lại người của mình nhiều hơn gấp ba lần phe của "đảng". Ông Trọng ông Sang còn được lên tiếng vì được sự cho phép của "phe" nhằm tạo một sự "cân bằng ảo" trước dư luận. Tuy nhiên hai ông phải ngầm hiểu rằng không được tiến xa hơn thế. Vạch đỏ đã được vẽ ra và sau bài diễn văn ngắt ngứ ấy là dấu chấm hết gọn gàng cho những cố gắng đầy gian nan mà kết quả thu được không gì đáng hỗ thẹn bằng.

Sở dĩ "đảng" Cộng sản còn được "phe" giữ lại vì nó vẫn còn tác dụng ru ngủ đối với những đảng viên ngây thơ vẫn hết lòng tin rằng đảng không bao giờ sai chỉ những người theo đảng nhưng không hết lòng trung với đảng mới sai mà thôi.

Khi ông Trọng được phép nói rằng100% người bỏ phiếu chống "một đồng chí ủy viên Bộ chính trị" tuy hài hước nhưng vẫn có cái lý của nó. Khán giả khi xem một vở kịch câm thì khuôn mặt của diễn viên là tất cả. Ở điểm này ông Trọng hoàn tất vai diễn của mình bằng cái rưng rưng của một người thất trận. Cái thúng của "đảng" mang tên Hội nghị 6 được mang ra úp lên con voi "phe" đã làm cả nước cười ầm. Sau khi hội trường lạnh ngắt bóng người, hai ông Trọng và Sang về nhà nhưng vẫn ấm ức, mượn điều ra mắt cử tri để tiếp tục nhắc lại cái con voi ấy cho đỡ mất ngủ nhưng do còn sợ, đành phải dùng một đại từ gọn nhẹ hơn: đồng chí X.

Đồng chí X sau vài ngày im lặng đã ung dung tới đọc diễn văn khen thưởng trong một buổi lễ của Đại học Công an và trở về vị trí cũ với một hình ảnh mới: người xây mầm lý tưởng cho thế hệ trẻ trong giảng đường Đại học.

Từ Đại học Công an tại Hà Nội, đồng chí X bay về Đại Học Quốc gia thành phố HCM.

Đồng chí X không thèm tới những nơi mà thiên hạ đã chán ngấy. Trường đại học mới xứng tầm và bài diễn văn hôm ấy càng xứng tầm hơn. Bài diễn văn đánh vào cả cái Bộ chính trị, nơi mà ông Trọng cho rằng 100% đồng ý rằng đồng chí X có những sai sót, bao che và thậm chí dấn sâu vào tham nhũng.

Đồng chí X nói lại, công khai và hiên ngang trước cử tri trong khuôn viên một trường đại học lớn nhất nước. Bài nói chuyện được TTXVN ghi lại:

"Về đề xuất của cử tri trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ đặt quyết tâm cao trong việc đấu tranh, ngăn chặn, đầy lùi vấn nạn tham nhũng, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI).

Chính phủ cũng đã vừa tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 và Luật phòng chống tham nhũng; từ đó, nhận ra những khuyết điểm, hạn chế để có biện pháp khắc phục; đồng thời trình Quốc hội cho ý kiến sửa đổi sao cho Luật Phòng chống tham nhũng phù hợp hơn, sát với điều kiện nước ta hơn và thực thi đem lại hiệu quả cao hơn.


Thủ tướng nhấn mạnh phòng chống tham nhũng không chỉ bằng pháp luật mà còn ở vấn đề con người. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống để mỗi cán bộ, công chức có lòng tự trọng, có trách nhiệm cao với đất nước cũng có vai trò rất quan trọng. Ngoài ra, để phòng chống tham nhũng có hiệu quả còn phải có trách nhiệm của cả cộng đồng, nhân dân trong việc giám sát, đấu tranh. Trong phòng chống tham nhũng, Nhà nước cũng phải có trách nhiệm đảm bảo đời sống, thu nhập cho cán bộ, công chức."

Một người bị toàn bộ 100% trong tập thể Bộ chính trị đòi kỷ luật vì tham nhũng lại có những câu phát biểu hùng hồn, đáng yêu đến vậy hay sao? Lần này thì "đảng" bị "phe" cho vào bẫy. Nói như nhà báo Huy Đức thì cái bẫy việt vị đã đốn ngã cả hai ông Sang Trọng chứ không phải là đồng chí X, đồng chí Y nào cả.

"Phe" đã mạnh thì còn sợ gì "đảng"?

Nếu không muốn nói ngược lại, "đảng" đang tìm mọi cách tránh né con voi "phe" nay đã quá khôn ngoan và hệ thống quyền lực của nó đã vươn ra khắp chốn. Người theo đảng ngày càng ít vì "không có gì", thậm chí còn bị truy sát đến nỗi một đại biểu quốc hội mà còn gửi đơn kêu cứu để rồi cuối cùng quốc hội cũng bị "phe" dằn mặt nên nghe đâu phải tỵ nạn... thì có gì mà "phe" không làm được.

Người dân ngu lại hay thắc mắc: sao hai bên không gộp làm một cho mạnh hơn nhỉ? Lúc ấy chúng tôi không còn bối rối vì không biết ông nào "phe" ông nào "đảng". Phe đảng không phải là danh xưng tốt và hợp lý nhất cho cả hai bên hay sao?

(CanhCo's Blog)

 

 Nguyễn Hưng Quốc - Tôi mong tôi sai

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

22.10.2012

Trong buổi tiếp xúc với các cử tri tại quận 1 thành phố Hồ Chí Minh ngày 17/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có mấy câu phát biểu được nhiều cơ quan truyền thông quốc tế và các blogger trong nước tâm đắc và trích dẫn.

Trước hết, ông Trương Tấn Sang nhận xét: “Việc xây dựng một mét cầu hay một mét đường đắt hơn gấp đôi so với Thái Lan và Trung Quốc. Nói mãi, kiểm tra mãi vẫn chưa ra. Điều này chắc chắn có yếu tố tham nhũng.”

Rồi ông nhấn mạnh:

Tham nhũng đang là 1 vấn nạn nghiêm trọng. Ban đầu là 1 bộ phận, sau đó là 1 bộ phận không nhỏ, và giờ thì có đồng chí còn nói là cả 1 tập đoàn.”

Ông còn nói thêm, tham nhũng không những chỉ phổ biến mà còn len lỏi đến tận hàng ngũ lãnh đạo cao cấp nhất trước sự bất lực của cả Bộ chính trị. Chính vì vậy Bộ chính trị mới nhận khuyết điểm và mới phê phán gay gắt cá nhân “đồng chí X”, vốn là một ủy viên Bộ chính trị, dù cuối cùng, Ban chấp hành Trung ương đảng không đi đến một quyết định kỷ luật nào cả. Ông nói:
"Cả Trung ương không ai phản đối [về] cái khuyết điểm của Bộ chính trị và cá nhân đồng chí đó. Không ai phản đối. Chúng tôi theo dõi trong suốt thời gian Hội nghị không ai phản đối cả.”
Không phản đối nhưng cũng không đồng ý xử kỷ luật. Tại sao?

Ông giải thích:

“Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không
có lỗi.”

Cuối cùng, ông Trương Tấn Sang nói tiếp:

“Chúng tôi có lỗi lớn, nhưng cô bác anh chị cũng phải nghĩ về trách nhiệm của mình, cùng hệ thống chính trị đấu tranh chống tham nhũng. Chúng tôi hiểu tình hình trù úm người tố cáo là rất ghê gớm. Nhưng vì sợ bị trù úm mà chúng ta không tố cáo thì đất nước này sẽ thế nào? Người ta có thể trú úm 1 người, 1 nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này!”

Về Trương Tấn Sang, hầu như ai cũng biết ít nhất hai điều:
Thứ nhất, trong giới lãnh đạo cao cấp nhất ở Việt Nam, ông là người chống tham nhũng một cách mạnh miệng nhất. Nhớ, trong một cuộc tiếp xúc với cử tri vào ngày 7/5/2012, ông Trương Tấn Sang, lúc ấy còn là Thường trực Ban bí thư, có một câu phát biểu được rất nhiều người khen ngợi, trong đó ông ví tham nhũng với sâu:

"Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này.”

Thứ hai, ông được xem là đối thủ chính của Nguyễn Tấn Dũng. Cùng là dân miền Nam nhưng hai người lại không ưa nhau, hơn nữa, lúc nào cũng ở trong thế tranh chấp với nhau. Những sự tranh chấp như vậy vốn đã kéo dài từ cả chục năm nay nhưng có vẻ như càng lúc càng gay gắt. Theo các nguồn tin đáng tin cậy từ Việt Nam thì hầu hết các vụ bắt bớ những người có chức quyền trong lãnh vực công nghiệp, ngân hàng và thương mại trong mấy tháng vừa qua đều là kết quả của các cuộc tranh chấp quyền lực ấy: người này thì bị phe bên này bắt, người nọ thì bị phe bên kia bắt. Không đánh được chủ, người ta đánh tay chân bộ hạ của nhau.

Liên quan đến mấy phát biểu dẫn trên của Trương Tấn Sang có mấy điều cần chú ý:

Thứ nhất, ông thừa nhận năm điều: một, ở Việt Nam có tham nhũng; hai, sự tham nhũng ấy càng lúc càng phát triển và hiện nay, đã đến mức rất trầm trọng; ba, trách nhiệm của nạn tham nhũng ấy thuộc nhiều cơ quan, trong đó có Bộ chính trị; bốn, việc chống tham nhũng rất khó khăn; và năm, những người tố cáo tham nhũng bị “trù úm” rất “ghê gớm”.

Thứ hai, ông khuyên dân chúng đừng vì sợ hãi mà không dám đương đầu với tham nhũng. Hãy nghĩ đến đất nước: “vì sợ bị trù úm mà chúng ta không tố cáo thì đất nước này sẽ như thế nào?”

Tuy nhiên, ở điểm thứ hai này, Trương Tấn Sang lại bộc lộ sự mâu thuẫn của ông.

Mâu thuẫn ở hai điểm: Một, ngay cả đảng của ông, tuy đã nhận thức được mức độ trầm trọng của tham nhũng, thậm chí, biết rõ ai là đầu mối của tham nhũng (“đồng chí X” nào đó), vậy mà vẫn bó tay, làm sao có thể hy vọng những người thấp cổ bé miệng đánh bại được tham nhũng? Và hai, ông khuyến khích mọi người đừng sợ hãi nhưng chính ông, Chủ tịch nước, một trong “tứ trụ triều đình”, dường như cũng không can đảm để nêu tên và vạch mặt những tên tham nhũng hàng đầu ở Việt Nam hiện nay. Ông chỉ ậm ờ: “đồng chí X”. Mọi người đều biết rõ cái người mà ông gọi là “đồng chí X ấy là Nguyễn Tấn Dũng. Sao ông lại không dám nói thẳng ra? Ông sợ bị “trù úm” chăng? Hay, nói theo ngôn ngữ của Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư, trong bài diễn văn bế mạc hội nghị 6, ông sợ bị “các thế lực thù địch” lợi dụng và xuyên tạc?

Những sự mâu thuẫn ấy cho thấy hai điều:

Thứ nhất, ông và đảng ông đang bất lực. Biết tham nhũng đang tác oai tác quái mà vẫn không làm gì được.

Thứ hai, ông ý thức rõ là đảng ông đang bất lực nên ông phải huy động đến sức mạnh của quần chúng.

Nhưng tại sao ông lại kêu gọi mọi người hãy “cùng hệ thống chính trị” chống tham nhũng. Dường như ông không muốn mọi người chống tham nhũng một cách độc lập và tự phát. Ông chỉ muốn, thậm chí, có khi chỉ chấp nhận việc chống tham nhũng thông qua “hệ thống chính trị”. Dĩ nhiên không phải là “hệ thống chính trị” của “đồng chí X” kia. Mà là “hệ thống chính trị” của ông. Hoặc ít nhất thuộc về phía ông.

Tôi có cảm tưởng chuyện chống tham nhũng, với Trương Tấn Sang, chỉ là một cái cớ để tập hợp lực lượng. Cho ông.

Tôi mong tôi nghĩ sai. Để ít nhất, ở Việt Nam hiện nay, cũng có một người nào đó trong giới lãnh đạo thực sự chống tham nhũng.

Chống thực sự. Chứ không phải chỉ là một cách vỗ về và ve vuốt quần chúng - các nạn nhân của tham nhũng.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Song Chi - Hậu Hội nghị TƯ 6

Trong mấy ngày qua, đã có rất nhiều bài blog, bài báo bên ngoài hệ thống báo đảng phân tích, nhận định xung quanh kết quả Hội nghị lần thứ 6, khóa XI của Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam vừa kết thúc vào ngày 15 tháng 10.

Điều đầu tiên mà ai cũng thấy, đây là một hội nghị thất bại, thất bại thê thảm. Với kết quả “hòa cả làng”: Bộ chính trị, Ban Bí thư thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương nhưng…không ai bị kỷ luật cả!

Trong đó, nhân vật đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm chính trong việc điều hành quản lý kém cỏi dẫn đến tình trạng khủng hoảng trầm trọng của nền kinh tế VN hiện nay, cũng là nhân vật mang tai tiếng rất nhiều về tham nhũng, lộng quyền, dung túng cho người thân, tạo ra những “nhóm lợi ích” cùng nhau lũng đoạn kinh tế…là ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vẫn nhận được sự ủng hộ của đa số thành viên trong Ban chấp hành Trung ương đảng và tiếp tục tại vị.

Sự thất bại của Hội nghị hay của Bộ Chính trị theo BBC (“Bộ Chính trị “thất bại” tại Hội nghị 6”), hay của đảng cộng sản theo RFA (“Hội nghị trung ương 6: Sự thất bại của đảng?")… Cũng là sự thất bại của tất cả những cái gọi là phong trào phê và tự phê, công cuộc chỉnh đốn đảng, cuộc chiến chống tham nhũng… vừa qua.

Sự thất bại này một lần nữa, cho thấy bản chất của những người đang nắm giữ những vị trí cao nhất trong guồng máy đảng và nhà nước cộng sản VN. Dù có thể có những mâu thuẫn gay gắt giữa họ với nhau, nhưng điểm chung gắn kết họ với nhau là phải bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ. Theo nguyên tắc “còn đảng, còn mình”.

Như từ trước đến nay vẫn thế, đối với các thế hệ lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản VN.

Để bảo vệ sự ổn định của đảng, chế độ, thì mọi quyền lợi của đất nước, nhân dân đối với họ chưa và sẽ không bao giờ có nghĩa lý gì.

Và lần này, cũng với mục tiêu giữ vững sự ổn định chính trị (trên bề mặt) bằng mọi giá, họ sẵn sàng thỏa hiệp với nhau, với sự bất tài, nạn tham nhũng, sự lộng quyền, lợi ích nhóm, sự phá hoại…trong nội bộ đảng. Như chính ông Tổng Bí thư đã thừa nhận:

“Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá….”

Một lần nữa, bóng ma “các thế lực thù địch” lại được đem ra để đổ thừa cho mọi sai lầm, thất bại của từng cá nhân hay cả chế độ. Lần này, là đổ thừa cho lý do vì sao hội nghị kết thúc mà không kỷ luật một ai, hay nói cách khác, cho sự thất bại của hội nghị.

Nhưng nguyên nhân lớn hơn mà nhiều người cũng đã chỉ ra, là “lỗi hệ thống”, là cơ chế, là mô hình thể chế chính trị…cho phép đảng cộng sản nắm giữ tất cả quyền lực từ lập pháp, hành pháp, tư pháp, công an, quân đội và cả báo chí truyền thông mà lại không hề bị giám sát, khống chế như lâu nay.

Một khi mô hình thể chế chính trị này chưa thay đổi thì mọi cuộc chiến chống tham nhũng hay chỉnh đốn đảng sẽ không bao giờ có thể thực hiện được. Điều mà tất cả những ai tỉnh táo, có lương tri đều đã nhận ra từ lâu, nhưng 175 vị trong Ban chấp hành TƯ cộng 14 vị trong Bộ chính trị thì không muốn nhận ra và không bao giờ chịu thay đổi.

Trong khi người dân gọi thẳng tên “lỗi hệ thống”, thì các vị lãnh đạo vẫn khăng khăng đường lối mô hình xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng cộng sản là đúng, hoặc đảng không bao giờ sai, chỉ có vài cá nhân làm sai.

Tất cả những trò hề phê và tự phê, nào kiểm điểm phê bình nghiêm khắc, trong tình đoàn kết, thương yêu đồng chí, theo phương châm “trị bệnh cứu người”, giúp nhau cùng tiến bộ…rồi nào là thấm thía, day dứt…(Những từ ngữ được sử dụng trong bài phát biểu bế mạc hội nghị TƯ 6 của ông Tồng Bí thư Nguyễn Phú Trọng) chỉ cho thấy thêm một thực chất: Giữa “các đồng chí” với nhau, nhất là với những người càng có chức có quyền, thì họ sử dụng “đức trị”, kiểm điểm, phê bình, bao nhiêu tội lỗi rồi cũng cho qua.

Còn với nhân dân thì đừng hòng. Là còng số 8, là thượng cẳng tay hạ cẳng chân, là những bản án mịt mù đường về, và cả những cái chết oan ức bởi muôn ngàn lý do, chẳng hạn như bị bạo hành ngay khi vừa bị bắt giam…Nghĩa là sử dụng bạo lực, “công an trị”. Nhưng dù “đức trị” hay “công an trị” thì cũng không có luật pháp, không phải là pháp trị.

Điều đáng nói hơn là hậu quả của sự thất bại lần này không sao lường hết được. Thứ nhất, những vấn đề nghiêm trọng nhất của đảng cộng sản VN không hề được giải quyết. Từ nạn tham nhũng. Sự lộng quyền. Sự tồn tại của những kẻ vừa không có tài vừa không có đức trên những vị trí cao nhất, cấu kết thành những nhóm lợi ích đua nhau hút máu nhân dân, phá nát nền kinh tế, phá hoại đất nước…

Sự phá hoại đó sau hội nghị sẽ ngày càng trắng trợn hơn. Bởi những kẻ phá hoại biêt rằng không ai bị trừng phạt gì cả, mặc dù có thể cũng phải chia chác, phân bổ lại quyền lực.

Thứ hai, những mâu thuẫn, bất hòa, đấu đá nhau trong nội bộ đảng vẫn còn đó. Bên ngoài tất cả vẫn cùng dính chặt vào nhau. Nhân danh sự ổn định chính trị. Nhân danh bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ. Bên trong, cuộc chiến giữa các phe nhóm vẫn tiếp tục chưa yên. Những kẻ bị sứt mẻ, bị “đánh” mà chưa chết lần này sẽ âm thầm củng cố lại lực lượng, chờ thời cơ đánh trả. Còn những ai giương cao ngọn cờ chống tham nhũng, chỉnh đốn đảng và phe ủng hộ họ nếu có, cũng sẽ “mất nhiệt” đi khi đã tốn công tốn sức đến thế mà vẫn chưa thắng được. Lại phải bày binh bố trận khác. Nhà cầm quyền vì vậy chẳng còn tâm trí đâu mà lo điều hành lãnh đạo đất nước.

Sau khi hội nghị kết thúc, tiếp xúc với cử tri thành phố Hà Nội, TP.HCM, các ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lại tiếp tục lên dây cót tinh thần cho người dân. Lại vẫn những cụm từ chung chung sáo mòn như hội nghị TƯ 6 đã đạt được những kết quả bước đầu, nhưng còn nhiều việc phải làm…Ổng Tổng Bí thư xoa dịu người dân:

“Có thể nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử, TƯ chất vấn và nghe trả lời chất vấn các vấn đề cụ thể như Vinashin, Vinaline. Rồi đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Bộ Chính trị xin nhận kỷ luật trước TƯ. Kiểm điểm có nghiêm túc không, phải nói là làm rất nghiêm túc nhưng nói đạt chưa thì chưa đạt và phải làm tiếp. Làm phát sinh lại phải rút kinh nghiệm làm tốt hơn. Công tác này phải làm như rửa mặt hàng ngày. Mong người dân giám sát, góp ý kiến cho Đảng, QH thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình”

("Tổng Bí thư: "Phê và tự phê phải như rửa mặt hàng ngày", báo Giáo dục VN).

Một đảng cầm quyền suốt hơn 6 thập kỷ mà nay mới là lần đầu tiên trong lịch sử, Bộ Chính trị xin nhận kỷ luật trước TƯ. Vậy thì mất bao nhiêu lâu nữa Bộ Chính trị mới công khai xin nhận lỗi trước nhân dân? Và bao nhiêu lâu nữa thì sau khi nhận lỗi suông, thậm chí nghẹn ngào (như hình ảnh ông Tổng Bí thư lúc đọc bài phát biểu bế mạc mà cả tuần nay dư luận cũng bàn tán nhiều), những người làm sai hay có tội to lớn đối với đất nước, nhân dân mới chịu trách nhiệm cụ thể trước pháp luật bằng bao nhiêu năm tù, hoặc ít nhất cũng có vài thành viên chịu từ chức?

Ông Chủ tịch nước còn tỏ ra “tâm huyết” hơn, kêu gọi nhân dân cùng đồng hành chống tham nhũng:

“Chúng tôi có lỗi lớn, nhưng cô bác anh chị cũng phải nghĩ về trách nhiệm của mình, cùng hệ thống chính trị đấu tranh chống tham nhũng. Chúng tôi hiểu tình hình trù úm người tố cáo là rất ghê gớm. Nhưng vì sợ bị trù úm mà chúng ta không tố cáo thì đất nước này sẽ thế nào? Người ta có thể trú úm 1 người, 1 nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này!”.

(“Chủ tịch nước: Sợ trù úm thì đất nước ra sao?”, báo VietnamNet).

Nhưng liệu ai còn tin các ông khi chính các ông quyền lực tột đỉnh trong tay còn không xử lý nổi nạn tham nhũng nói chung và một đồng chí trong Ủy viên bộ chính trị nói riêng, (theo cách nói của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng), đồng chí X (theo cách nói của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang).

Về phía người dân, chỉ cần lướt qua hàng loạt trang blog cá nhân, các trang mạng xã hội…những ngày sau hội nghị TƯ 6 cũng đủ thấy tâm trạng của mọi người. Thất vọng, giận dữ, phẫn nộ rồi chán ngán đến cùng cực.

Một hậu quả nữa của hội nghị 6 đó là sau khi bị đảng và nhà nước lừa hết lần này đến lần khác, sau khi chịu đựng, chờ đợi, hy vọng rồi lại thất vọng hết lần này đến lần khác, thay vì phẫn nộ đủ để tự đứng lên giành lại quyền quyết định số phận đất nước, có vẻ như người dân VN sẽ tiếp tục chọn lựa cách thứ hai: chủ nghĩa MACKENO (mặc kệ nó)-một cụm từ được sử dụng quen thuộc từ lâu. Nghĩa là sẽ càng trở nên thờ ơ, buông xuôi với chuyện chính trị, với vận mệnh đất nước.
Và đây mới là hậu quả tệ hại nhất.

Song Chi Blog
 

Thông tin mới về vụ SV Nguyễn Phương Uyên mất tích

2012-10-22
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị công an bắt đưa đi từ hồi ngày 14 tháng 10 vừa qua mà không thông báo gì cho gia đình cũng như trường học.

(Photo courtesy of thanhnienconggiao) Sinh viên Nguyễn Phương Uyên

Nhà trường không hề biết!?

Sau hơn một tuần tìm kiếm, gia đình vẫn chưa có được tung tích chính xác về con gái của họ. Vào chiều ngày 22 tháng 10, Gia Minh hỏi chuyện bà Nguyễn thị Nhung, mẹ của sinh viên Nguyễn Phương Uyên, sau cuộc làm việc của bà với Phòng Công tác chính trị  Học sinh- Sinh viên , Đại học Công nghiệp Thực phẩm nơi con bà đang theo học, và công an Phường Tây Thạnh, quận Tân Phú - nơi bắt giam con bà đầu tiên. Trước hết bà cho biết:

Bà Nguyễn Thị Nhung: Trước khi đến công an phường, tôi có đến trường của cháu trước. Khi đến trường tôi có tìm đến Ban quản lý (nói chung tôi cũng không rành) – ban chuyên quản lý học sinh- sinh viên, thì gặp trực tiếp bà Mai thị Tân.
Tôi hỏi bà này ‘cháu Uyên, trường Công nghiệp thực phẩm- con gái của tôi- đã bị bắt và mất tích đã hơn một tuần nay, vậy nhà trường có nhận được một thông báo gì chưa, bà ta cho biết nhà trường chưa nhận được một thông báo gì, và cũng chưa phát hiện ra sinh viên của trường mất tích hơn 8 ngày nay. Bà nói hôm nay mẹ của Uyên đến trường mới biết điều đó và bà sẽ cho người đến khu nhà trọ của bé Uyên để tìm manh mối, bây giờ thì nhà trường mới bắt đầu có ý định tìm manh mối. Sau đó tôi đi đến Công an Phường Tây Thạnh, quận Tân Phú.

Gia Minh: Bà có biết quí danh của ông Trưởng công an không?

Bà Nguyễn Thị Nhung: Do rối quá, lo lắng tràn ngập nên không nhớ tên gì. Có ông Nguyễn Hữu Tiến, phó công an phường Tây Thạnh, còn ông trưởng công an thì không nhớ tên.

Gia Minh: Nội dung làm việc là gì thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Nhung: Nội dung ông trưởng công an hỏi ‘chị là gì’ (mẹ của bé Uyên), ‘chị có yêu cầu gì’. Tôi trả lời con tôi bị bắt từ ngày 14 tháng 10 đến nay đã hơn 8 ngày (tôi đếm từng giờ) mà không có thông tin gì hết. Trước đây bố và ông bà họ của cháu có đến đây hỏi, đây nói không có; vậy nay tôi trực tiếp đến hỏi. Ông ấy nói ‘bây giờ chị yêu cầu thế nào’. Tôi nói ‘yêu cầu bây giờ được gặp mặt con’, được xác định chính xác con tôi đang ở đâu’. Ông ấy nói đợi một lát.
Lúc đó tôi nghĩ ông ấy đi đưa cháu đến cho tôi gặp. Tôi đợi một lát sau thì ông mang ra một tập ( xấp hồ sơ) gồm mấy tờ. Ông ấy cầm hồ sơ và nói ‘bây giờ tôi nói cho chị rõ công an phường Tây Thạnh này có làm việc bắt cháu Uyên; nhưng bây giờ đã chuyển đến công an tỉnh Long An.

Tôi nói nếu thế ông cho tôi xin hồ sơ mà ông đang cầm, bản photocopy thôi, để làm bằng chứng là sau này người ta ‘chối bay, chối biến’ đã có bắt con tôi. Ông ấy nói không được và chỉ bảo ghi địa chỉ, cách thức đi tìm công an tỉnh Long An thôi.

Công an bắt nhưng không báo


chi-tieu-2012-9-250.jpg

Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm, nơi SV Nguyễn Phương Uyên đang học. Photo courtesy of diadiem.com

Gia Minh: Họ có giải thích vì sao chuyển đến công an tỉnh Long An không?

Bà Nguyễn Thị Nhung: Trước đó mấy phút, cậu họ của cháu có hỏi ‘vì sao bắt cháu mà không có một thông báo gì’, rồi sau đó cũng không có thông báo gì cho nhà trường, cho gia đình làm cho gia đình rất hoang mang. Ông phó trưởng công an phường Tây Thạnh có nói thế này ‘tôi biết việc bắt cháu mà không có thông tin gì cho gia đình, kể cả thông tin cho nhà trường đó là một điều thật sự cũng không phải, nhưng ở đây có một vấn đề’. Vấn đề thế nào thì ông không nói. Sau đó ông cũng có nói câu thế này ‘bé Uyên còn nhỏ, là đứa con gái còn rất trẻ thì không có gì là nghiêm trọng’.

Nhưng theo câu nói của ông phó trưởng công an phường Tây Thạnh ‘không có gì nghiêm trọng’, tôi tự hỏi nếu không có gì nghiêm trọng tại sao cháu biệt tích hơn tám ngày, giờ bước sang ngày thứ chín mà vẫn không có tin tức.

Gia Minh: Vấn đề có nêu ra với ông trưởng công an, và ông ấy nói ra sao?

Bà Nguyễn Thị Nhung: Ông trưởng công an chỉ nói vắn gọn ‘bây giờ trách nhiệm của ông ta chỉ đến đó thôi, ông ta đã chuyển lên công an tỉnh Long An. Bây giờ muốn như thế nào thì hãy đến đó tìm và hỏi người ta.

Gia Minh: Đối với những bạn bè của cháu Uyên bị mời đi làm việc có bị mời đi làm việc tiếp hay không? Họ có nói gì không thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Nhung: Không, sau đó các cháu đó không bị mời làm việc gì nữa. Có một cháu ở chung phòng, quê ở Dak Lak thì cháu đã về Dak Lak. Ở trong phòng còn lại một mình bé Phương và sau không có làm việc gì nữa hết.

Gia Minh: Các cháu có viết một thư và mong ông chủ tịch nước lắng nghe, bà có biết việc đó không?

Bà Nguyễn Thị Nhung: Hôm nay lên thành phố mới biết; chứ ở thôn quê hầu như không biết được thông tin.

Gia Minh: Khi được biết thư đó và nội dung thư của các bạn Phương Uyên thì bà nghĩ gì?

Bà Nguyễn Thị Nhung: Sau khi biết thư và nội dung thì lòng tôi nhẹ nhõm vì bao nhiêu bạn học sinh học cùng cháu thể hiện cháu là một học sinh tốt, không làm chuyện xấu. Qua lá thư này tôi khẳng định con tôi không bao giờ làm chuyện xấu.


Gia Minh: Cám ơn bà Nguyễn thị Nhung mẹ của sinh viên Nguyễn Phương Uyên về những thông tin mới nhất mà bà chia sẻ trong cuộc nói chuyện vừa rồi.

Gia Minh, biên tập viên RFA
 

Công an xác nhận bắt Phương Uyên

Sinh viên Nguyễn Phương Uyên
Lúc đầu công an bác bỏ chuyện bắt Nguyễn Phương Uyên hôm 14/10
Gia đình sinh viên Nguyễn Phương Uyên nói công an ở thành phố Hồ Chí Minh xác nhận đã bắt cô nhưng không cho biết lý do. 

Nói chuyện với BBC hôm 22/10, mẹ Phương Uyên - bà Nguyễn Thị Nhung nói bà vẫn không được thông báo lý do con gái bà bị bắt.
Theo bà Nhung, công an ở phường Tây Thạnh, quận Tân Phú tại thành phố Hồ Chí Minh không còn chối bỏ việc bắt Nguyễn Phương Uyên, sinh viên 20 tuổi của Đại học Công nghiệp Thực phẩm Hồ Chí Minh, nhưng vẫn không cho biết lý do bắt cô.
Họ cũng nói đã chuyển cô về Công an Long An.
Các bạn của Phương Uyên nói cô đã bị khoảng 10 công an ập vào phòng trọ và bắt đi hôm 14/10 vì họ nói muốn điều tra các truyền đơn chống Trung Quốc mà sinh viên này bị cáo buộc đã phát tán.
Tuy nhiên phía công an đã bác bỏ chuyện họ bắt Nguyễn Phương Uyên cho tới ngày hôm nay.
Bà Nhung nói: "Hôm nay tôi đến thì họ không chối [việc bắt Phương Uyên] nữa mà họ nói rằng có sự việc đó và họ nói là đã chuyển đi Công an tỉnh Long An.
"Họ không nói lý do chuyển về Long An."
Bà Nhung cũng nói công an phường Tây Thạnh không chấp nhận đề nghị trao cho bà "hồ sơ" về Nguyễn Phương Uyên và cũng không nó rõ con gái bà đã được trao cho đơn vị cụ thể nào ở Long An.
Mẹ của Phương Uyên cho biết bà không thể lý giải được vì sao con gái lại bị đưa về Long An vì quê ngoại ở 'miền Bắc' và quê nội ở tỉnh Bình Thuận.
Thất vọng
Bà Nhung nói với BBC nói em trai tám tuổi của cô liên tục gọi cho chị, người mà cậu gọi là 'Rùa con xấu xí', nhưng rất thất vọng vì không liên hệ được.
"Cả nhà có một cái điện thoại bàn không dây, cháu nó cứ bấm 'Rùa con xấu xí' gọi mà gọi mãi không được.
"Cháu nó nói: Mẹ ơi con gọi Rùa con xấu xí không được đâu, con nhớ chị quá - rồi nó lấy cái áo của chị nó nó mặc.
"Cái hành động của thằng bé nó làm cho gia đình đã buồn lại càng buồn thêm."
Trong khi đó, bà Nhung nói, bà ngoại của Phương Uyên cũng đang bệnh nặng nên gia đình không dám báo tin cháu bị bắt cho bà.
(BBC)

Chuyện CIA tìm cách tuyển người Việt

Hình: Ken Đạt Dương
Buổi hội thảo việc làm của CIA tại Đại học California State University Fullerton
Ở Quận Cam hôm 18/10 ngay gần Little Saigon có một sự kiện vừa rất là bình thường mà cũng có nhiều điều rất là lạ.
Chuyện bình thường là một cơ quan nhà nước đi tuyển nhân viên. Chuyện cơ quan này là Trung ương Tình báo CIA, vẫn còn bình thường. CIA cũng cần người làm việc, và muốn có người làm việc, thì phải đi tuyển.
Tại các trường đại học ở Mỹ, mỗi năm các cơ quan chính quyền, từ liên bang đến tiểu bang, tràn đến tuyển sinh viên sắp ra trường.
Sở thuế, bộ Quốc phòng, bộ Ngoại giao, Quỹ Dự trữ Liên bang đều có mặt. Và cả cơ quan tình báo CIA.
Cho nên, khi CIA tìm đến cộng đồng Việt Nam, hợp tác với Phòng Thương mại Việt Mỹ Quận Cam (VACOC) tổ chức một buổi giới thiệu việc làm, riêng cho người Việt tại phòng họp đại học California State University Fullerton, điều đó có phần bình thường, theo như lời giải thích của Bác sĩ Tâm Nguyễn, chủ tịch Phòng Thương mại.
"Nếu họ đã muốn tìm nhân viên người gốc Á, tại sao không giúp họ tuyển nhân viên gốc Việt" - Bác sĩ Tâm Nguyễn chủ tịch Phòng Thương mại Việt Mỹ Quận Cam
Bác sĩ Tâm nói hội đồng quản trị Phòng Thương mại đi dự một buổi hội thảo của hội OCA, Tổ chức người Hoa tại Mỹ, và gặp ông Michael Mau, đại diện của CIA, nói chuyện tại đó. “Chúng tôi nghĩ, nếu họ đã muốn tìm nhân viên người gốc Á, tại sao không giúp họ tuyển nhân viên gốc Việt?,” Bác sĩ Tâm kể.
Tuy là một sự kiện bình thường, nhưng vì là CIA, nên trong đó có những chuyện không bình thường.
'Tác nghiệp'
Mới gặp mặt đế viết bài, ông Mau đã nói ngay, “Chụp hình tôi thì được, nhưng xin đừng chụp hình các đồng nghiệp của tôi, họ vẫn còn đang làm việc tình báo.”
Hiểu. Năm nhân viên CIA tới thuyết trình, nhưng chỉ được chụp hình một. Bốn người còn lại, xem như không có.
Mà đúng là “như không có” thật. Khi giới thiệu, ngoài ông Mau là người phụ trách về nhân sự ra, những người còn lại đều là nhân viên chuyên môn của CIA, và những người này không tiết lộ họ của mình. Chỉ có tên: Cô “Sharon C.,” ông “Alexander M.,” cô “Thuy L.,” và cô “Noli A.”
(Hình: Vũ Quí Hạo Nhiên)
Tờ rơi quảng cáo đi làm cho CIA. 
Không những thế, họ còn không biết tốt nghiệp ở đâu ra.
Ông Alexander M. chẳng hạn, là một người gốc Việt, được giới thiệu có tên Việt Nam là Tuấn. Ông có bằng cử nhân kỹ sư điện, và bằng thạc sĩ hệ thống tin học. Nhưng không biết ở trường nào ra.
Bốn người kia cũng vậy, không giới thiệu nơi học. Có lẽ vì các trường đại học mỗi năm đều in một quyến Yearbook như một thứ lưu bút với thông tin về sinh viên và hình ảnh sinh hoạt trong trường, để giữ làm kỷ niệm. Có lẽ họ ngại nếu biết tên trường, đối phương sẽ tìm ra tông tích?
Khi sắp bắt đầu phỏng vấn, ông Mau hỏi lại là viết cho ai. “BBC Vietnamese.” “BBC bên Anh đấy à?” “Đúng vậy.”
Và thế là đụng phải luật. “Xin lỗi,” ông Mau nói, “tôi bị kẹt quy định của cơ quan. Chúng tôi không được phép trả lời phỏng vấn các cơ quan truyền thông nước khác. Luật không cho phép.”
Nhưng người phỏng vấn là công dân Mỹ mà? Ông Mau lắc đầu, “Trên thực tế người ngoại quốc mà làm cho truyền thông Mỹ thì tôi được trả lời phỏng vấn, trong khi người Mỹ làm cho truyền thông ngoại quốc thì lại không. Quy định của chúng tôi ngược ngạo như thế. Xin lỗi.”
Thôi thế thì xong! Luật không cho phỏng vấn thì không thể dụ dỗ thuyết phục gì. Thế ở lại xem có được không? “Vâng.” Rồi suy nghĩ một chút, ông tiếp: “Nhưng xin đừng quay phim, đừng thu tiếng.”
Thôi thế thì xong, tập hai. Cũng may BBC không còn phát thanh nên không thu hình thu tiếng không sao.
Một điểm đặc biệt nữa đối với một buổi tuyển người, là không ai biết CIA có bao nhiêu nhân viên. Chỉ có một số người - như các dân biểu, nghị sĩ trong Ủy ban Tình báo Hạ Viện và Thượng Viện - là biết con số đó.
'Dịp tốt'
(Hình: Vũ Quí Hạo Nhiên)
Đại diện nhân sự của CIA, ông Michael Mau (trái), bàn chuyện với Bác sĩ Tâm Nguyễn (Chủ tịch Phòng Thương mại Việt Mỹ Quận Cam)
Ngân sách CIA cũng không tiết lộ ra ngoài. Chỉ từ năm 2007 tới giờ, chính phủ Mỹ mới công bố ngân sách tổng cộng của các ngành tình báo, trong đó CIA chỉ là một trong 16 cơ quan. 
Năm 2011, theo báo cáo của giám đốc tình báo quốc gia Trung tướng James Clapper nộp lên Quốc Hội, ngân sách tình báo dân sự của Hoa Kỳ là $54.6 tỷ, thêm ngân sách tình báo quân đội $24 tỷ, tổng cộng $78.6 tỷ.
Đây là một con số khiêm tốn so với những món khổng lồ như máy bay F-35, mãi chưa xong, giá mua lên tới $400 tỷ.
Buổi hội thảo được Phòng Thương mại Việt Mỹ tổ chức với mục đích đơn giản là giúp người Việt Nam tìm việc. Luật sư Ken Đạt Dương, trong ban tổ chức, nói họ làm việc với CIA “vì muốn mở thêm cơ hội tìm việc làm cho người Việt Nam, nhất là trong một ngành ít ai nghĩ tới.”
Bác sĩ Tâm nói thêm, “Chúng tôi làm việc nhiều với các công ty tư nhân để khuyến khích họ đa dạng hóa sắc tộc nhân sự của họ. Nhưng chúng tôi ít có dịp làm việc với các cơ quan chính quyền, nên đây là một dịp tốt để tiếp tay với một cơ quan chính quyền tuyển thêm người gốc Việt.”
"Khi được hỏi nếu CIA nhận thiệt, cho về Việt Nam làm gián điệp, có dám làm không, thì cô Nam dõng dạc tuyên bố, “Dám chứ gì đâu sợ!”"
Trong số người tham dự buổi hội thảo, có khoảng mươi người có vẻ đến với đúng ý định tìm việc. Họ ăn mặc chỉnh tề, lắng nghe nghiêm túc, như thể sắp phỏng vấn xin việc.
Nhưng cũng có những người đến vì tò mò. Cô Nam Nguyễn là một trong những người như vậy. Hiện đang học nghề cắt tóc, cô nói cô tới vì thấy mấy người trong trường khuyến khích đi để “mở mang đầu óc.” Một người khác cũng tò mò tới nghe là cô Liên Trịnh, muốn “tìm hiểu, hội nhập.”
Hai người đều không nghĩ mình có cơ hội, vì mới qua Mỹ “tiếng Anh còn yếu lắm.” Nhưng khi được hỏi nếu CIA nhận thiệt, cho về Việt Nam làm gián điệp, có dám làm không, thì cô Nam dõng dạc tuyên bố, “Dám chứ gì đâu sợ!”
Tất nhiên không phải ai làm cho CIA cũng là gián điệp. “Chúng tôi tuyển rất nhiều khoa học gia, kỹ sư, chuyên viên điện toán,” ông Mau trình bày. CIA đặc biệt tự hào với ngành nghiên cứu khoa học kỹ thuật của họ. “Quý vị có thể làm việc với kỹ thuật tân tiến tới mức là bí mật quốc gia.”
Ngay những người nhân viên CIA hiện diện tại chỗ cũng có nhiều ngành chuyên môn khác nhau. Trong hai người gốc Việt, ông Tuấn Alexander là kỹ sư điện, cô Thủy L. là nhà kinh tế, với hai bằng cử nhân và thạc sĩ kinh tế quốc tế. Có người học toán, quản trị kinh doanh, ngôn ngữ, sư phạm. Tất cả đều làm trong “Clandestine Service,” tạm dịch “dịch vụ bí mật,” của CIA.
'Lối nhìn độc đáo'
Nhân viên CIA có nhiều sắc dân, nhiều tôn giáo, nhiều giới tính. Thông tin phát tại buổi hội thảo cho thấy ở CIA có ngoài các hội nhân viên theo sắc dân, còn có hội người điếc và khiếm thính, và có cả hội người đồng tính.
Thay vì ép buộc mọi người phải giống nhau, CIA chủ trương “Những lối nhìn độc đáo, đó là nhiệm vụ của chúng tôi.”
Có những điều nhiều người hiểu nhầm về CIA. Dù bắt buộc phải giữ kín bí mật quốc gia, điều đó không có nghĩa là gia đình chả bao giờ biết người nhân viên CIA làm gì.
Họ còn cho biết, có những trường hợp nhân viên phải chuyển ra ngoại quốc làm việc, CIA trả tiền cho vợ con đi theo luôn. Nhân viên CIA không nhất thiết phải là võ sư hay xông pha vào nơi nguy hiểm. Nhân viên CIA không cần phải rành ngoại ngữ, không cần phải là công dân Mỹ nhiều đời.
Nhân viên CIA không phải mang vũ khí - “trừ khi quý vị xem điện thoại an toàn là một thứ vũ khí.”
Tuy nói vậy, nhưng chính ông Alexander Tuấn lại tiết lộ:
“Công tác đặc biệt nhất của tôi là có lần tôi đi Trung Đông, tập đánh xáp lá cà, tập bắn súng - mặc dù việc của tôi là làm kỹ sư!”
Cuối buổi hội thảo, một số người ở lại hỏi thêm những nhân viên CIA này - một dấu hiệu cho thấy buổi hội thảo đã đạt được một phần mục đích chính là kết nối tìm việc làm.
Chính Luật sư Ken cũng thố lộ, “Nghe xong buổi hội thảo tôi cũng thấy tò mò. Đúng là trước đây tôi không hề nghĩ mình sẽ làm cho CIA nhưng bây giờ tối thiểu tôi cũng phần nào quan tâm.”
Đó không phải là suy nghĩ khác thường. Tất cả các nhân viên CIA nói chuyện tại buổi hội thảo, đều chia sẻ một điều giống nhau, là trước khi bước chân vào làm tại CIA, họ chưa hề nghĩ mình sẽ vào làm tại “Ổ gián điệp” như vậy. Đường vào tới tình báo, có vẻ như tình cờ chứ không cố ý.
Bài thể hiện cách hành văn và góc nhìn riêng của tác giả, một blogger tự do ở California, Hoa Kỳ.
Vũ Quý Hạo Nhiên
Gửi tới BBC từ California
(BBC)

Các công ty Trung Quốc dời sang Việt Nam

Gía nhân công tăng nhưng nhu cầu xuất khẩu giảm tại Trung Quốc khiến các nhà sản xuất hoặc đã di dời hoặc đang tính tới chuyện di dời sang các nước Đông Nam Á lân cận trong đó có Việt Nam.
Tin Asia News Network ngày 22/10 dẫn nguồn tin từ một quan chức phụ trách ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết gần 1/3 các công ty sản xuất dệt may, giày dép, và nón ở Trung Quốc đang hoạt động dưới áp lực leo thang và đã chuyển toàn bộ hay một phần khâu sản xuất ra ngoài nước.
Những đích đến được ưa chuộng hiện nay thường là các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, Indonesia, và Malaysia.
Nhật báo China Daily nói xu hướng chuyển giao sản xuất này sẽ tiếp tục trong tương lai.
Người đứng đầu văn phòng hành chính thuộc Phòng Thương mại Trung Quốc chuyên phụ trách về xuất nhập khẩu dệt may xác nhận rằng nhiều doanh nghiệp sản xuất tại Trung Quốc đã chuyển dời một phần hoặc toàn bộ ra nước ngoài.
Theo khảo sát do công ty tư vấn tài chính Capital Business Credit có trụ sở tại Mỹ, cứ 10 doanh nghiệp lớn được hỏi thì có 4 công ty cho biết có dự định dời xưởng sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, Pakistan, Bangladesh, và Philippines.
Tuy làm mất công ăn việc làm cho dân Trung Quốc, nhưng giới chức Trung Quốc nói hiện tượng này cũng mang tính tích cực về mặt cơ bản, phù hợp với cam kết của chính phủ nâng cấp sức mạnh công nghiệp của Trung Quốc và thay đổi mô hình phát triển kinh tế.
Kế hoạch 5 năm (2011-2015) của Bắc Kinh kêu gọi các công ty xuất khẩu Trung Quốc sản xuất thêm nhiều sản phẩm cao cấp.
Gần đây, gía nhân công tại Trung Quốc tăng từ 15% tới 20% mỗi năm, khiến một số doanh nghiệp phá sản.
Thống kê năm ngoái cho thấy lương hằng tháng của các công nhân trong ngành sản xuất tại Việt Nam trung bình khoảng hơn 95 đô la, tương đương với mức lương 10 năm trước của công nhân tại Đông Quản, một thành phố công nghiệp ở Đồng bằng Châu thổ Châu Giang Trung Quốc.
Việt Nam nằm trong số các nước mở rộng chính sách ưu đãi về sử dụng đất đai và các dịch vụ công cho giới đầu tư nước ngoài trong đó có Trung Quốc.
Nguồn: China Daily, ANN, China.org.cn, Bernama

Người Buôn Gió - Tự Trọng chết rồi

Thánh nhân nước Vệ hiệu là Tự Trọng.
Khi xưa quanh Tiên Đế hội tụ đủ anh tài, mưu trí, dũng cảm, khôn khéo, cương quyết đều có cả. Tiên Đế dạy dỗ các học trò của mình mỗi người theo một sở trường của họ, ai cũng thành tướng tài , rường cột đất nước. Lúc lấy được sơn hà, bắt tay vào xây dựng xã tắc người khéo dùng binh, kẻ khéo trị quốc, kẻ biết vỗ về cho dân chúng chăm lo cày cấy...cơ nghiệp nhà Sản ngày vững lên trông thấy. Đó cũng là nhờ cách chọn người của Tiên Đế.
Một đêm Tiên Đế mới giật mình thấy trong đám học trò vẫn thiếu một kẻ biết trọng đạo thánh hiền. Là người lo xa, Tiên Đế chạnh lòng nghĩ đến ngày đi gặp tiền nhân Ca Ma, Lý Ninh thì không hình dung nổi nước Vệ sẽ thế nào nếu không có đạo.
Bởi thế lựa chọn kỹ trong quân, tìm được một tên lính trẻ thẳng thắn, yêu sự thật, căm ghét sự giả dối để dạy bảo về đạo thánh hiền, đặt tên cho là Tự Trọng.
Tự Trọng học sách Tiên Đế mười năm, học sách thánh hiền trong thiên hạ mười năm. Uyên thâm về đạo làm người, theo sở học dựa vào tính người Vệ mà soạn sách dạy thiên hạ làm điều tốt.
Khi Tiên Đế băng hà về với tiền nhân. Tự Trọng xin triều đình mở một trường học ở phía Tây kinh thành để dạy các quan lại về đạo đức làm người, làm quan. Học trò của Tự Trọng học ra trường đều làm quan lớn trong triều cả. Tự Trọng không ra ngoài, chỉ ở trong trường chăm chú bồi dưỡng tư cách, đạo đức cho học trò miệt mài đến mấy mươi năm. Không màng chuyện ngoài đời. Hàng năm nhiều học trò làm quan to nhớ đến thầy nhân ngay lễ Trọng Sư về thăm hỏi. Tự Trọng hỏi việc nước , các trò đều nhất loạt trả lời bốn phương yên bình, dân chúng ấm no, nước nhà cường thịnh. Hỏi đến việc lễ nghĩa thì nghe tâu lại rằng trên quan lại thanh liêm, một lòng no việc nước. Dưới dân chúng thuận hoà. Nhà tù vì không có người phạm tội để mà nhốt, phải chuyển sang xây thương xá, khách sạn. Vì yên ổn như vậy nên giảm bớt sai nha cho về làm ruộng, thóc lúa vì thế mà dư dả đầy ắp kho lương.
Tự Trọng hài lòng lắm, thấm thoát mấy chục năm trôi qua. Năm nào các học trò về thăm thầy cũng báo cáo chuyện bá tính, nước non y hệt như năm trước.
Đến năm Nhâm Thìn, đời Vệ Kính Vương thứ hai. Tự Trọng gặp lúc mùa thu nắng hanh vàng, chợt nhớ lại mùa thu năm xưa. Bèn vi hành một chuyến vào thành.
Mấy mươi năm qua, cảnh vật đổi khác đã nhiều, nhà cửa mọc lên huy hoàng, chót vót. Tự Trọng thấy đời sống bá tính thế lòng phơi phới lắm.
Qua trường quốc học, thấy đám học trò đang ngồi hì hục gấp hạc giấy. Tự Trọng lại gần hỏi han. Mới vỡ lẽ ra là học trò gấp hạc để gửi chia sẻ tới các binh lính đóng ngoài đảo xa. Tự Trọng khen hiệu trưởng trường ấy biết dạy trò. Hiệu trưởng đắc chí khoe rằng.
- Bởi ngoài biển quân Tề thôn tính gần hết biển đảo của ta, vì tình hữu nghị mà ta không muốn to chuyện. Giữ ổn định chính sự là điều trọng. Thế nhưng trong nước có đám người nông nổi, không hiểu cái điều ấy, tụ tập với nhau biểu tình phản đối nước Tề. Gây căng thẳng ngoại giao. Triều đình đã dùng nhiều biện pháp trấn áp được lũ ấy. Nhưng để tránh điều tiếng dị nghị, cho nên tổ chức cho học trò gấp hạc gửi ra ngoài ấy cho gọi là có hành động quan tâm đến biển đảo.
Tự Trọng giật mình,vội đến nhà học trò đang làm quan lớn trong triều. Hỏi về chuyện biển đảo. Học trò là thương thư bộ Binh đáp.
- Thưa thầy, mỗi thời mỗi khác, giờ chúng ta cần ổn định để làm ăn, phát huy kinh tế. Có kinh tế mạnh thì mới tính chuyện đòi biển đảo. Thế của Tề giờ mạnh hơn ta gấp mười lần. Khó có thể đối đầu được, chi bằng hoà hoãn tạm thời để củng cố tiềm lực bằng việc tăng gia sản xuất, cày cấy.
Tự Trọng muốn tìm hiểu hơn, bèn hít vài hơi chế ngự tinh thần. Đến nhà học trò bộ Hình hỏi chuyện biển đảo. Thương thư bộ Hình đáp.
- Thưa thầy, chuyện ngoài đảo nói thì thành có, không nói thì thành không. Trò bắt hết bọn nói có thì tất là thành không có. Giờ thầy cứ đi ra ngoài chợ hỏi có chuyện mất biển đảo không, trăm người cả trăm đều bảo là không có. Vậy thì có nghĩa là không có chuyện ấy. Thế của Tề manh mình nói ra không giải quyết được gì, lại khiên dân tình hoang mang, mất ổn định. Giờ là lúc cần phải lo lắng về kinh tế, kinh tế quốc gia có mạnh thì mới có thể đương đầu với Tề được.
Tự Trọng đi thấy quan lại nhà cửa nguy nga, xe cộ chất đầy sân, gia nhân đầy tớ vô vàn, trong vườn đầy kỳ hoa, dị thảo, trong nhà ngà voi, sừng tê đầy tường. Vàng bạc dát cả lên trần. Ngoài thiên hạ dân chúng kêu than đói kém vì vật giá đắt đỏ, công việc không có. Bèn đem chuyện ấy đến học trò coi bộ Lễ hỏi. Thượng thư bộ Lễ đáp.
- Làm quan mà không lo được cho mình, sao mà lo được cho dân.
Tự Trọng hỏi rằng lo cho dân sao dân vẫn còn khổ thế. Bộ Lễ đáp.
- Thưa thầy, dân chưa sung túc vì thế họ cần phải phấn đấu chăm chỉ để sung túc. Nếu họ sung túc rồi chẳng còn gì để phấn đấu nữa Người ta hạnh phúc nhất là có cái mục tiêu trước mặt để mà tìm kiếm, gắng sức. Triều đình không nỡ tước cái quyền ấy của bá tính, bởi vậy để cho dân còn cái mà hướng đến.
Tự Trọng nghe thở dài. Về đến trường gọi học trò lại, ứa lệ than rằng.
- Ta mấy mươi năm học đạo thánh hiền, sau lại mấy mươi năm đem sở học đó để dạy thiên hạ. Hôm nay ra ngoài mới biết tất cả tâm nguyện của ta đều vô nghĩa.
Nói xong hướng về phía lăng Tiên Đế đập đầu xuống đất ba cái thì chết.
Người thiên hạ biết chuyện, ai nấy cũng thương tiếc, học trò có nhiều kẻ làm quan đã điền viên. Thương tiếc thầy mới dâng sớ xin triều đình để được lập đền thờ Tự Trọng. Sớ dâng lên, quan đầu triều phán.
- Ông ấy làm thầy mà chết như thế là không có bản lĩnh chính trị. Trước khi chết lại có những lời làm ảnh hưởng đến tâm lý nhân dân, mất uy tín triều đình. Đã là bậc thánh nhân thì phải có lòng tự trọng, chết cũng phải đàng hoàng. Không được tự chết như thế, xấu hổ triều đình, không xứng được thờ.
Quan đầu triều gạt sớ đó đi, sau đó ngài soạn một bài văn nói về tư cách, đạo đức người quân tử trong thời kỳ đổi mới. Hôm bài văn của quan lớn được ban xuống, cũng là lúc Tự Trọng được chôn cất.
Đám ma của Tự Trọng thật lạ lùng, khi mà loa của triều đình giảng bài đạo đức khắp phố phường, thì cũng là lúc khắp phố phường dân chúng thương tiếc bậc thánh nhân khóc ồ ồ than
- Tự Trọng chết rồi, than ôi Tự Trọng chết rồi.
Tiếng loa và tiếng than cứ lẫn lộn, sau hoà với nhau thành một giai điệu lạ lùng có một không hai.
Có kẻ điên ở chợ, nghe điệu ấy nói rằng.
- Thánh nhân này mất đi, ắt có thánh nhân khác xuất hiện. Tự Trọng chết đi thì có Tự Phụ xuất hiện thế thay, lẽ đời huyền diệu là vậy.

Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió

Human Rights Watch: tổ chức đội lốt nhân quyền

Tiền thân của Tổ chức theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch) là tổ chức Helsinki Watch do Robert L.Bernstein thành lập năm 1978 với mục đích "giám sát" Liên Xô (trước đây) bằng cách thu thập tư liệu liên quan tới việc Liên Xô thực hiện quy ước của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), hỗ trợ các nhóm bảo vệ nhân quyền tại nước này.
Năm 1988, Helsinki Watch hợp nhất với một số tổ chức quốc tế khác có cùng tôn chỉ, mục đích, từ đó đổi tên thành Human Rights Watch (HRW). Tuy nhiên, căn cứ vào hoạt động của HRW lại thấy tổ chức này đang đi lệch tôn chỉ, mục đích ban đầu và trở thành "con rối" đội lốt nhân quyền phục vụ mục đích chính trị.
Một trong những "sứ mệnh" HRW tự phong cho mình là "điều tra và đưa ra ánh sáng các vi phạm nhân quyền và buộc những đối tượng vi phạm phải thừa nhận trách nhiệm"; "tiến hành nghiên cứu thực tế và điều tra các vi phạm nhân quyền, báo cáo một cách công tâm về tình hình nhân quyền tại khoảng 90 quốc gia". Tuy nhiên, không hiểu HRW "nghiên cứu thực tế" như thế nào, các báo cáo có độ tin cậy đến đâu, khi tổ chức này ngày càng phải chịu sự chỉ trích từ chính phủ các nước, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức truyền thông và ngay cả nhà sáng lập là cựu Chủ tịch HRW Robert L.Bernstein về phương pháp, năng lực nghiên cứu. Ông trùm truyền thông Rupert Murdoch cũng đã từng chỉ trích đội ngũ chuyên gia của HRW không đủ kiến thức chuyên sâu, trong khi đó thì Robert L.Bernstein, người sáng lập HRW, lại cáo buộc tổ chức này áp dụng phương pháp nghiên cứu "nghèo nàn", dựa vào các nhân chứng mà không kiểm chứng những lời kể của họ, hoặc có đưa ra bằng chứng thì cũng vì mục đích chính trị. Viện nghiên cứu Monitor cáo buộc HRW áp dụng phương pháp luận sai lầm, hiểu sai luật pháp quốc tế.
HRW luôn tự khẳng định là tổ chức phi chính phủ độc lập, không lệ thuộc vào bất cứ chính phủ nào và các báo cáo nhân quyền của mình là công tâm, không vì mục đích chính trị. Tuy nhiên, cách đưa tin thiên lệch, có dụng ý nhằm vào các nước đang hướng theo các giá trị trái ngược với ý thức hệ tư bản, các nước theo chủ nghĩa xã hội, và các nước theo đạo Hồi...; đồng thời tâng bốc các giá trị "tự do, dân chủ" kiểu Mỹ khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về tính "công tâm", "độc lập" của HRW. Nhiều học giả Mỹ la-tinh cho rằng, về hình thức, HRW không lệ thuộc vào Chính phủ Mỹ nhưng các báo cáo của tổ chức này về tình hình nhân quyền tại Mỹ la-tinh, đặc biệt là tại Vê-nê-xu-ê-la, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi những toan tính của Washington. Bằng chứng là tháng 9-2008, Vê-nê-xu-ê-la đã trục xuất hai nhân viên HRW là Jose Miguel Vivanco và Daniel Wilkinson với lời cáo buộc họ tiến hành "các hoạt động chống phá nhà nước". Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la Hugo Chavez cho rằng, HRW đã câu kết với chính quyền Bush tiến hành một chiến dịch nhằm lật đổ chính quyền của ông, đồng thời phủ nhận các thành tựu mà chính phủ của ông đã đạt được trong cuộc chiến chống đói nghèo. Bộ trưởng Ngoại giao Vê-nê-xu-ê-la cáo buộc HRW là tổ chức đội lốt bảo vệ nhân quyền được Mỹ tài trợ nhằm thực hiện chính sách tấn công các nước đang xây dựng các mô hình kinh tế kiểu mới. Ngày 17-9-2008, trong một thư ngỏ gửi Ban giám đốc HRW để phản đối báo cáo của tổ chức này về tình hình nhân quyền tại Vê-nê-xu-ê-la, đã có 118 học giả của Ác-hen-ti-na, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Mê-hi-cô, Vê-nê-xu-ê-la, Mỹ, Anh cùng một số quốc gia khác đã chỉ trích HRW đưa thông tin sai lệch để chống Chính phủ Vê-nê-xu-ê-la. Theo các học giả, báo cáo của HRW "không đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu nhất về phương pháp nghiên cứu, sự công bằng, chính xác và tin cậy"; cáo buộc người chắp bút chính cho báo cáo này, Jose Miguel Vivanco, có "động cơ chính trị". Cáo buộc trên càng có cơ sở khi báo cáo tài chính của HRW năm 2009 cho thấy, 75% mức đóng góp đến từ Bắc Mỹ, 25% đến từ Tây Âu và chỉ chưa đầy 1% từ các khu vực khác. Mặc dù HRW đã phải "rào đón", trấn an dư luận rằng tổ chức này "chỉ nhận đóng góp từ các nguồn tư nhân, không nhận bất cứ đóng góp của chính phủ nào, trực tiếp hay gián tiếp" nhưng có ai dám chắc các tổ chức tư nhân ủng hộ tài chính cho HRW không chịu sự thao túng từ chính phủ của một số nước lớn vì mục đích chính trị?
Những năm qua, trong các nước mà HRW "quan tâm" một cách đặc biệt có Việt Nam. Một trong những thủ đoạn HRW thường triển khai là tuyên truyền, xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam qua báo cáo nhân quyền thường niên, hoặc ra thông cáo báo chí, gửi thư tới lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức quốc tế. Hằng năm, HRW công bố cái gọi là "báo cáo nhân quyền" phản ánh tình hình nhân quyền tại gần 100 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Gần đây nhất, trong báo cáo năm 2012, HRW xuyên tạc, vu cáo "Chính phủ Việt Nam đàn áp một cách có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa". HRW trắng trợn vu khống Việt Nam sử dụng các điều luật "mơ hồ" (Ðiều 79, Ðiều 87, Ðiều 88 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam) để bắt giữ, xét xử các "nhà bất đồng chính kiến", "nhà vận động tôn giáo và chính trị" mà thực chất là các đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam một cách có hệ thống như Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Bá Ðăng, Phan Thanh Hải,... Lần nào cũng vậy, báo cáo của HRW luôn phủ nhận các thành tựu phát triển nhân quyền ở Việt Nam; và thực chất các thông tin đó chỉ là sự cóp nhặt những thông tin sai sự thật, một chiều và có dụng ý xấu về tình hình nhân quyền ở Việt Nam do các thế lực thù địch với Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tán phát trên mạng in-tơ-nét hoặc rêu rao trên vài tờ báo lá cải ở hải ngoại. Rồi mỗi khi các cơ quan chức năng Việt Nam bắt giữ hay xét xử một số đối tượng với tội danh "tuyên truyền chống nhà nước", "phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc", hoặc "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền" HRW lại nhanh chóng ra thông cáo báo chí chỉ trích, lên án, yêu cầu Chính phủ Việt Nam thả ngay lập tức và vô điều kiện các đối tượng này! Không dừng lại ở đó, HRW còn gửi thư cho Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và một số tổ chức quốc tế để kêu gọi Việt Nam cải thiện nhân quyền, thả các "tù nhân lương tâm", những "nhà bất đồng chính kiến", các blogger.
Cùng với chiêu bài tuyên truyền, xuyên tạc tình hình "dân chủ, nhân quyền và tự do ngôn luận" ở Việt Nam, HRW còn hậu thuẫn tài chính, kích động một số đối tượng chống Nhà nước Việt Nam dưới hình thức trao "Giải thưởng Hellman - Hammett" vắng mặt. "Giải nhân quyền Hellman - Hammett" do HRW lập ra cách đây hơn 20 năm để hỗ trợ về tài chính cho các nhân vật được gán cho nhãn hiệu là "nhà văn đấu tranh cho nhân quyền phương Tây". Nhưng gần đây, HRW đã lái việc trao "giải" này cho cả những nhân vật chống chính quyền, gây mất an ninh trật tự ở Việt Nam. Ðọc danh sách những người được HRW "trao giải thưởng" từ năm 2001 đến 2011 sẽ thấy mục đích của HRW cụ thể là gì, bởi từ Thích Quảng Ðộ, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Chính Kết, Nguyễn Văn Ðài,... đến Trần Khải Thanh Thủy, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Khắc Toàn,... đều là công dân Việt Nam có nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Trong số họ chẳng có người nào là "nhà văn" như tiêu chí để xét trao "Giải thưởng nhân quyền Hellman - Hammett". Những người này có điểm chung là bán rẻ danh dự, nhân phẩm, tự nguyện trở thành công cụ trong tay thế lực xấu để chống phá đất nước, chống phá chế độ. Vì thế, "Giải thưởng nhân quyền Hellman - Hammett" chẳng qua chỉ là một màn kịch dựng sẵn một cách vụng về trên sân khấu chính trị, mượn cái lốt "dân chủ, nhân quyền" để phá hoại xu hướng phát triển tiến bộ của các quốc gia luôn giữ vững độc lập và tự chủ, tự chọn con đường phát triển của mình, trong đó có Việt Nam. Ðó cũng là lý do để khẳng định HRW chưa bao giờ quan tâm đến nhân quyền, tổ chức này chỉ quan tâm đến lợi ích của những người đang muốn chi phối thế giới này bằng các giá trị do họ sản xuất và áp đặt mà thôi.

Lam Sơn
(Báo Nhân dân) 

Giáo dục 'lạc đường'?

Lần đầu tiên vấn đề GD của đất nước được "mổ xẻ" một cách khá quyết liệt, kể cả những nan đề lâu nay được coi là 'nhạy cảm' cũng được phân tích khá thỏa đáng. 
Ngày cuối tháng 9- tháng đầu tiên của năm học mới, trí thức Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn về giáo dục. Nói là "trí thức Thủ đô" nhưng thật ra đó là cuộc hội tụ của những "cây đa, cây đề" lớn nhất của nền GD nước nhà, với những tên tuổi như các GS: Hoàng Tụy, Hoàng Xuân Sính, Chu Hảo, Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Xuân Hãn, Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Minh Đường, GS Phạm Minh Hạc, và nguyên Phó CT nước Nguyễn Thị Bình... Bộ Giáo dục và Đào tạo, đáng tiếc, hoàn toàn vắng bóng(!)

Con người "một nửa"?

Hội thảo đã đặt ra rất nhiều vấn đề, nói chính xác là đã đưa ra một cách cụ thể, không khoan nhượng về những sai lầm, bất cập không thể chấp nhận hiện nay của GD. Rằng nền GD đã và đang sai về triết lý, mải mê dạy chữ không ra chữ, "quên" mất chuyện... dạy người.

Không lo đào tạo thành người như thế nào mà chỉ là những con người "biết vượt qua các kỳ thi", thiếu hẳn kỹ năng sống, trách nhiệm sống...

GD hiện nay không phải lạc hậu mà là đang... lạc đường (GS Hoàng Tụy, Tuổi trẻ, 29/09) trong cái mớ bùng nhùng "triết lý GD bao cấp".

GS Hoàng Tụy nhấn mạnh rằng mấy chục năm qua nền GD nước nhà chìm đắm trong khủng hoảng triền miên, ngày càng trầm trọng bởi các ràng buộc ý thức hệ cứng nhắc. Đã đến lúc có sự lựa chọn: Hoặc là tiếp tục con đường cũ, tiếp tục giam hãm đất nước trong nền GD ngày càng tụt hậu so với thế giới, góp phần làm suy yếu thêm nền tảng văn hóa- đạo đức xã hội.

Hoặc là cương quyết thay đổi tư duy, thực hiện bước ngoặt cơ bản, mở đường cho một giai đoạn GD khai phóng phát triển... (VietNamNet, 30/09)

Điều nguy hiểm là suốt 15 năm qua, hàng ngàn ý kiến đóng góp cứ như "đấm vào bị bông"; cơ quan chủ quản nghe và... im lặng hoặc là cải tiến cho có cái gọi là. Thậm chí cải cách sai, sửa đổi nhỏ giọt. Nghị quyết tầm vĩ mô thì đề ra chung chung, thiếu tính thực tiễn, không tập hợp, chắt lọc được những tinh hoa từ đội ngũ trí thức tiên tiến nhất...

Những vấn đề, những câu hỏi trên đây có thể chưa hoàn toàn chính xác. Nhưng việc đầu tiên là Bộ GD&ĐT phải xem xét, trả lời chính thức, rốt ráo. Sai hay đúng đều phải được phân định một cách minh bạch. Bởi một trong những thuộc tính bản chất của GD là không chấp nhận những bài học nửa vời- vì chúng ắt dẫn đến kết quả là đào tạo nên những con người... một nửa!

"Một nửa" vì kiến thức cần trang bị thì không có, cái có thì cuộc sống ít khi cần, phần lớn là thừa, lặp lại, nhàm chán. "Một nửa" vì ai cũng thích 'làm thầy' (ưa lý thuyết) mà không thích làm nghề (vì không sang, vì lười biếng, vì khó có cơ hội làm quan).

"Một nửa" vì thiếu những phẩm chất không thể thiếu trong cuộc đời như tự tin, coi thách thức là cơ hội, thích nghi với khó khăn. Coi việc tự đứng vững là thành công.

"Một nửa" vì lệch lạc về nhận thức các giá trị sống, như coi đồng tiền là trên hết, coi các giá trị văn hóa, tinh thần là vô bổ.

"Một nửa" vì sẵn sàng phạm tội, chấp nhận tù tội, và nếu có cơ hội thì... trốn.

Đây là lần đầu tiên vấn đề GD của đất nước được "mổ xẻ" một cách khá quyết liệt. Ảnh minh họa

Nhất thiết phải thay đổi

Câu hỏi thứ nhất là tại sao đã lạc đường - nghĩa là không bao giờ đến được với cái đích trồng người mà ngành GD vẫn cứ mải miết... bươn tới?

Có lẽ, từ cổ chí kim, đã có hàng ngàn mẩu chuyện kể về vai trò của người dẫn đường trong sa mạc, trong rừng thẳm, trong sương mù. Vậy mà những người dẫn đường GD ở nước ta vẫn bảo thủ đến mức khó hiểu!

Chẳng lẽ đã mất đến 15 năm để đòi hỏi thay đổi nay tiếp tục mất thêm 15 năm nữa để nghĩ xem có nên... thay đổi hay không?

Sự lạc đường có thể không gây nguy hại, có thể làm lại, nếu  không tính đến sự lãng phí của một quốc gia về mặt thời gian, đồng nghĩa với sự tụt hậu. Tuy nhiên, nếu lạc đường đến mức khủng hoảng triền miên, xơ cứng, già cỗi về tư duy, thì đó là điều khó chấp nhận.

Làm sao có thể hình dung nổi nếu như trong thực tế, GD "góp phần làm suy yếu thêm" nền tảng văn hóa- đạo đức vốn đã rất mong manh, bởi nhiều giá trị truyền thống đẹp đẽ đã bị xói mòn, đảo lộn.

Chẳng lẽ, bộ chủ quản lại vô cảm đến mức coi nhẹ lĩnh vực của mình đến vậy sao?

Hội thảo của các bậc trí thức Thủ đô đã đưa ra sáu kiến nghị mấu chốt để thay đổi tận gốc GD. Trong đó, những việc cần kíp là thay đổi về vấn đề chiến lược- chính sách:

Mọi nghị quyết của Đảng phải ra đời từ sự gắn kết thực sự với thực tiễn GD. Phải có một sự đổi mới triệt để về SGK, phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên. Thực hiện chính sách đãi ngộ công bằng để giáo viên yên tâm...


Thật ra, có một vấn đề mà hội thảo chưa đề cập đến. Đó là GD hiện nay đang quá coi trọng việc GD tư tưởng, nhận thức một cách rất bề nổi, hình thức, phong trào.

Nếu cân bằng được các yêu cầu của GD trên cả năm lĩnh vực chủ yếu: Đạo đức - khoa học - tư tưởng - văn hóa - kỹ năng sống; thì mới có thể thay đổi, tạo ra những "sản phẩm" có chất lượng cao, đưa đến bước ngoặt cho sự phát triển của đất nước.

Có thể nói, đây là lần đầu tiên vấn đề GD của đất nước được "mổ xẻ" một cách khá quyết liệt, kể cả những nan đề lâu nay được coi là 'nhạy cảm' cũng được phân tích khá thỏa đáng.
Tuy nhiên, đúng như hội thảo đã chỉ ra, cần phải có một Ủy ban cải cách giáo dục có quyền lực thực sự thì mới giải quyết được. Rất tiếc là hội thảo quan trọng như thế, đáng nghĩ và đáng bàn như thế lại không hề được Bộ GD&ĐT quan tâm.

Chẳng lẽ, bộ chủ quản lại vô cảm đến mức coi nhẹ lĩnh vực của mình đến vậy sao?
Hà Văn Thịnh

8 tác động lớn Trung Quốc gây ra với thế giới

Quy mô kinh tế và số dân khổng lồ khiến Trung Quốc có khả năng tạo ra những hiệu ứng đáng kể đối với thế giới.
Dưới đây là 8 lý do tại sao thế giới nên chú ý tới những gì sẽ xảy ra ở Bắc Kinh.
1. Sự phát triển kinh tế
Đã 35 năm kể từ khi nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách mở cửa Trung Quốc với thế giới bên ngoài và thực hiện quá trình hiện đại hóa đất nước, mở ra một trong những kỳ tích chuyển đổi kinh tế thành công nhất trong lịch sử loài người.
Trong 20 năm qua, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ đáng kinh ngạc và giờ đây trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với khoảng 1 triệu triệu phú.
Đảng Cộng sản cầm quyền của Trung Quốc sẽ bắt đầu quá trình chuyển đổi lãnh đạo đầu tiên trong 1 thập kỷ vào ngày 8/11 tới. Vào thời điểm chuyển giao quyền lực tiếp theo diễn ra vào năm 2022, Trung Quốc có thể sẽ soán ngôi vị nền kinh tế lớn nhất thế giới của Mỹ.
Sự chuyển đổi này đã làm thay đổi cách thức kinh doanh của thế giới. Giá lao động rẻ của Trung Quốc đã khiến giá thành sản xuất của tất cả mọi thứ từ giẻ lau sàn đến điện thoại di động đều giảm.
Bên cạnh đó, Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất của châu Phi với cam kết chuyển đổi sự phụ thuộc của lục địa này ra khỏi Mỹ và châu Âu lần đầu tiên trong 2 thập kỷ. Trung Quốc hiện cũng là chủ sở hữu nước ngoài lớn nhất đối với nợ chính phủ Mỹ, làm dấy lên tranh cãi liệu vấn đề này mối đe dọa hay là sự đặt cược liều lĩnh của Trung Quốc?
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là liệu các nhà lãnh đạo mới có thể giữ cho nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ đã đạt được như trong quá khứ và giúp phần còn lại của thế giới phục hồi hay không.
Hầu hết các nhà phân tích phương Tây dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ giảm từ 10% xuống còn 6-7% mỗi năm, và lập luận rằng Trung Quốc cần tiến hành những cải cách nếu muốn trở thành quốc gia giàu chứ không chỉ là quốc gia có mức thu nhập trung bình.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ giúp Trung Quốc tạo ra tầng lớp trung lưu lớn nhất thế giới, những người mong muốn tận hưởng các tiện nghi như xe hơi và máy điều hòa nhiệt độ, bất kể cái giá phải trả về vấn đề ô nhiễm môi trường là rất lớn.
2. Chi phí môi trường
Quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng với xu hướng bùng nổ các tòa nhà cao tầng sẽ khiến Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nước có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới vào năm 2007. 7 trong số các thành phố ô nhiễm nhất thế giới thuộc về Trung Quốc. Mỗi năm ô nhiễm môi trường gây ra 500.000 đến 750.000 ca tử vong đối với Trung Quốc.
Thiệt hại không chỉ xảy ra đối với mỗi Trung Quốc. Ô nhiễm không khí bao gồm thủy ngân và chì cũng tràn qua biên giới sang các nước láng giềng, qua Thái Bình Dương và tràn vào bờ biển phía Tây của Mỹ.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đã bắt đầu thực hiện các biện pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, tuy nhiên quy mô nền kinh tế và dân số khiến việc giải quyết vấn đề này trở nên rất khó khăn, nhà phân tích Edgar Cua thuộc Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho biết.
Điều này có nghĩa là trong tương lai Trung Quốc sẽ giữ vị trí trung tâm trong bất kỳ thỏa thuận nào về biến đổi khí hậu. Trung Quốc đã từ chối thực hiện hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính, trong đó yêu cầu cắt giảm "mật độ carbon" (carbon thải ra trên mỗi đơn vị sản lượng kinh tế) xuống còn 40-45% vào năm 2020.
Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng kinh tế quá nhanh cộng với sự phụ thuộc của Trung Quốc đối với than đá (chiếm 70% nhu cầu năng lượng), lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ tăng lên đến 60%, ngay cả khi Trung Quốc đáp ứng được mục tiêu về mật độ carbon.
3. Ảnh hưởng thông qua văn hóa và ngôn ngữ
Trung Quốc từ lâu đã thu hút phương Tây không chỉ về quyền lực kinh tế mà còn về mối quan tâm văn hóa và ngôn ngữ của nước này.
Về văn hóa, 30 năm trước đây, chỉ các nhà lãnh đạo bí hiểm của Trung Quốc mới được phương Tây công nhận. Đến ngày ngay, những nữ diễn viên như Chương Tử Di, cầu thủ bóng rổ Diêu Minh và nghệ sỹ Trương Tiểu Cương cũng được đông đảo các nước trên toàn cầu công nhận.
Về ngôn ngữ, số lượng người nói tiếng Trung phổ thông đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, đặc biệt là ở châu Á. Hiện tiếng Trung đang thách thức tiếng Anh để trở thành ngôn ngữ toàn cầu. Hầu hết các chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ mất khá nhiều năm để đạt được điều này.
Bên cạnh đó, các trường học trên khắp châu Âu và Mỹ đều đã mở lớp học tiếng Trung Quốc phổ thông cho các học sinh lên 6 tuổi và trong suốt thời điểm diễn ra thế vận hội, tiếng Trung Quốc được viết trên các bảng quảng cáo của một số xe buýt ở London.
Chính phủ Trung Quốc cũng đã tìm cách nắm bắt tư tưởng, thiết lập hàng trăm Viện Khổng Tử trên khắp thế giới với mục tiêu công khai dạy tiếng Trung đồng thời phát triển quyền lực mềm.
4. Sử dụng quyền lực mềm
Trung Quốc đã thông qua cụm từ "trỗi dậy hòa bình" để cố gắng đảm bảo với các nước láng giềng rằng sức mạnh kinh tế sẽ không biến Trung Quốc trở thành nước bá quyền.
Tuy nhiên, tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, Philippines và Việt Nam - và thậm chí với Mỹ đang khiến cụm từ "trỗi dậy hòa bình" của Trung Quốc trở nên vô nghĩa.
Hiện tại quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc là lực lượng lớn nhất thế giới với 3 triệu người và ngân sách chính thức dành cho quốc phòng của nước này cũng đang tăng nhanh. Tàu sân bay của Trung Quốc đã đi vào hoạt động và nhiều người cho rằng nước này đang đầu tư mạnh vào công nghệ tàng hành, an ninh không gian mạng.
Đây là quá trình phát triển tự nhiên đối với một quốc gia có quy mô kinh tế, dân số và tầm ảnh hưởng lớn như Trung Quốc và không có dấu hiệu nào cho thấy nước này đang thay đổi chiến thuật.
"Mọi quốc gia đều có quyền bảo vệ an ninh và lợi ích lãnh thổ, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trở nên hung hãn", cựu đại sứ Pháp Wu Jianmin bình luận.
Tuy nhiên, câu hỏi thực sự là những nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc có thể thiết lập được chính sách đối với Mỹ như thế nào. Nhiều nhà phân tích cho rằng những nhà lãnh đạo trẻ của Trung Quốc có thể sẽ duy trì thái độ nghi ngờ đối với các đối thủ quân sự của họ. Lịch sử cho thấy những cuộc va chạm không thể tránh khỏi giữa các siêu cường và thách thức mới xảy ra sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng nổi trội hơn so với hòa dịu.
5. Chương trình vũ trụ
Một trạm không gian, một hệ thống vệ tinh dẫn đường, nhiều chuyến bay thám hiểm Mặt trăng... là những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang theo đuổi một chương trình chinh phục vũ trụ với tham vọng ngày càng to lớn.
Trong kế hoạch 5 năm mới, Trung Quốc sẽ phóng nhiều con tàu vũ trụ có người lái vào không gian đưa một phòng thí nghiệm vào quỹ đạo, phát triển công nghệ để xây dựng một trạm không gian và dùng hai tàu thám hiểm Mặt trăng mang mẫu đất đá về Trái đất.
Trung Quốc cũng đã công bố kế hoạch sơ bộ để thực hiện một chuyến bay có người lái lên mặt trăng, mặc dù không đưa ra ngày cụ thể.
Không những thế, Trung Quốc còn chi hàng tỷ USD cho chương trình phát triển khoa học vũ trụ như các chuyến bay có người lái mà các quốc gia chinh phục vũ trụ hàng đầu khác đã thực hiện cách đây nhiều thập kỷ.
Chương trình vũ trụ của Trung Quốc chính thức được khởi động vào năm 1999 khi nước này cho phóng tàu vũ trụ không người lái Thần Châu 1.
Hai năm sau, Trung Quốc tiếp tục cho phóng tàu Thần Châu 2 mang theo một số loài động vật nhỏ bé. Tới năm 2003, Trung Quốc lần đầu tiên đưa phi hành gia nước này lên vũ trụ. Kể từ đó, Trung Quốc đã có phi hành đi bộ ngoài không gian và thực hiện ghép nối tự động giữa một module và tên lửa vào hồi năm ngoái.
Mới đây, tàu vũ trụ Thần Châu 9 đã thực hiện sứ mạng ngoài không gian kéo dài 13 ngày. Đây được xem là sứ mạng dài nhất mà Trung Quốc từng tiến hành, đồng thời đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc đưa một nữ phi hành gia lên vũ trụ trong phi hành đoàn gồm 3 người.
Thành công của chương trình vũ trụ Trung Quốc được coi như một bằng chứng cho thấy nước này đã lấy lại được vị thế của mình trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, chi phí khổng lồ mà Trung Quốc đầu tư vào chương trình vũ trụ hiện vẫn đang gây tranh cãi cho hơn 150 triệu người dân sống dưới 1 USD/ngày của Trung Quốc.
6. Tốc độ tiêu thụ lương thực
Cải cách kinh tế đã giúp hàng trăm triệu người Trung Quốc thoát khỏi cảnh đói nghèo nhưng cũng khiến người dân tiêu thụ thức ăn nhiều hơn. Điều này đã làm ảnh hưởng tới giá cả của các mặt hàng nông sản trên thế giới.
Tiêu thụ thịt lợn là một nhân tố tác động chính. Hiện Trung Quốc đã vượt Mỹ thành thị trường tiêu thụ thịt lớn nhất thế giới. Trong 5 thập kỷ qua, tiêu thụ thịt của Trung Quốc đã tăng vọt từ 8 triệu tấn lên 71 triệu tấn, cao gấp đôi so với Mỹ.
Trung Quốc hiện đang nuôi 460 triệu con lợn, chiếm một nửa tổng số lợn trên toàn thế giới. Để nuôi được số lợn này Trung Quốc sẽ cần rất nhiều thức ăn. Nông dân Trung Quốc đã phải nhập khẩu đến 60% đậu nành của thế giới, đẩy giá nhập khẩu đậu nành đối với các nước khác tăng và làm dấy lên những lo ngại đối với việc tác động vào môi trường của ngành công nghiệp.
Ngoài ra, giới giàu mới nổi của Trung Quốc đã bị đổ lỗi cho việc săn trộm các loài vật có nguy cơ tuyệt chủng nhằm mục đích sử dụng kích thích tình dục, làm đồ trang trí hoặc món ăn. Mỗi năm, hàng ngàn con voi châu Phi đã bị giết để lấy ngà trong khi chính phủ Trung Quốc bị chỉ trích vì không có chính sách hợp lý về nạn buôn bán ngà voi.
Trong tương lai, áp lực sẽ ngày càng tăng khi Trung Quốc tìm cách để nuôi 21% dân số thế giới chỉ với 9% đất canh tác. Một số chuyên gia tin rằng cả thế giới sẽ phải đối mặt với vấn đề giá lương thực tăng cao cùng với xu thế ngày càng có nhiều nông dân Trung Quốc mua đất ở nước ngoài.

7. Cải cách du lịch
Gần đây nhất là vào năm 1995, việc xin hộ chiếu rời khỏi Trung Quốc mất 6 tháng để hoàn tất thủ tục, và hầu hết người nộp đơn xin hộ chiếu là các quan chức Trung Quốc.
Tuy nhiên hiện nay, việc hoàn tất thủ tục xin hộ chiếu chỉ mất một vài ngày, và hàng triệu người dân Trung Quốc đã tận dụng cơ hội mở cửa của chính phủ để đi du lịch hoặc sang nước ngoài du học.
Khách du lịch Trung Quốc hiện là những người tiêu dùng lớn thứ 3 thế giới, sau Đức và Mỹ. Trong năm 2011, Trung Quốc có 70 triệu người du lịch ra nước ngoài, tăng đáng kể so với con số 4,5 triệu người vào năm 1995. Phần lớn người dân Trung Quốc đi du lịch ở gần nhà với các địa điểm được ưa thích như Hong Kong, Ma Cao và Thái Lan.
Tuy nhiên, số lượng người du lịch Trung Quốc sang các nước như Mỹ, Pháp cũng như những điểm đến khác như Trier, quê hương của Karl Marx cũng ngày càng tăng.
Mỗi năm có khoảng 300.000 sinh viên Trung Quốc du học ở nước ngoài, đặc biệt theo học ở các trường đại học của Mỹ và Australia. Họ muốn học ở các trường danh tiếng để xin được một công việc tốt hơn khi trở về nước. Một số khác thì xem đây là cách để tránh việc thi vào các trường đại học trong nước.

8. Nhu cầu đối với hàng hóa xa xỉ
Khi thu nhập được nâng lên, tầng lớp trung lưu đang gia tăng ở Trung Quốc sẽ hướng tới lối sống cao cấp mà trước đây họ chưa từng có được và chuyển từ văn hóa tiết kiệm sang chi tiêu, đặc biệt là chi tiêu các loại hàng hóa xa xỉ.
"Được hưởng lợi từ tầng lớp trung lưu ngày càng nhiều và hệ thống phân phối hàng xa xỉ phát triển nhanh chóng, doanh số bán hàng xa xỉ của Trung Quốc đã liên tục tăng trưởng vượt trội so với thị trường toàn cầu", nhóm nghiên cứu tiêu dùng Euromonitor cho biết.
"Doanh thu hàng xa xỉ ở Trung Quốc đã tăng gấp 3 trong vòng 5 năm vừa qua, đến năm 2017 thì thị trường xa xỉ ở đây dự tính sẽ tăng gấp đôi. Khi đó, có thể nó sẽ vượt qua cả Pháp, Anh, Italia và Nhật Bản, trở thành thị trường xa xỉ lớn thứ 2 trên thế giới chỉ sau Mỹ", Euromonitor nhận xét.
Trung Quốc đã góp phần làm hồi sinh các nhà sản xuất hàng xa xỉ của châu Âu như Louis Vuitton và Hermes. Đồng thời, nước này cũng đang mua nhiều lò sản xuất rượu vang ở Bordeaux, Pháp.
Tuy nhiên, kỳ tích ngoạn ngục nhất phải kể đến nghệ thuật Trung Quốc. 3 trong số 10 bức tranh đắt nhất được bán trong năm 2011 thuộc về các nghệ sĩ Trung Quốc, với tác phẩm đắt nhất trị giá 57,2 triệu USD của họa sĩ Qi Baishi.
Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng của người dân Trung Quốc đã gây ra xu hướng tăng đột biến các loại hàng hóa như đồng - vật liệu cần thiết đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng và các thành phố có tốc độ phát triển nhanh.
Trong giai đoạn tiếp theo thế giới có thể sẽ chứng kiến người khổng lồ công nghiệp Trung Quốc bắt đầu tìm kiếm thị trường mới ở nước ngoài. Điều này sẽ gây tranh cãi bởi hầu hết các công ty trong các lĩnh vực như viễn thông và năng lượng đều do đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát và xu hướng tìm kiếm thị trường bên ngoài có thể đe dọa quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với phương Tây.
(BBC)
 

Đôi điều về việc thay đổi mô hình phát triển của PT Con đường Việt nam

Hơn bốn tháng hình thành và phát triển, phong trào CĐVN cũng dần khẳng định và chứng tỏ được vị thế của mình trong xã hội. Tuy còn non về tuổi đời nhưng phong trào cũng đã gặt hái được một số thành quả đáng ghi nhận, phong trào đã tạo được tiếng vang trong lòng xã hội, thu hút được sự chú ý của đông đảo các thành phần từ những người yêu dân chủ đến tầng lớp trí thức và có cả sự quan tâm, chú ý của cơ quan Công an Việt Nam. Có được sự thành công này là do nhiều yếu tố tạo nên song yếu tố con người là quan trọng nhất và mang tính quyết định. Nói đến yếu tố con người chúng ta không thể không nhắc đến ba nhân vật: kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, kỹ sư Lê Thăng Long và luật sư Lê Công Định, ba nhân vật này là những người đã đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng nền móng cho phong trào CĐVN. Họ là những người đã xây dựng và vạch ra cương lĩnh, mục tiêu, phương thức và mô hình hoạt động của phong trào. Được sự chuẩn bị và tính toán kỹ lưỡng, ngày 10/06/2012 Lê Thăng Long thay mặt ba nhân vật tuyên bố phát động phong trào mang tên “CON ĐƯỜNG VIỆT NAM”. Sau một thời gian dài hoạt động thì hiện nay Lê Quốc Tuấn, một thành viên trong ban sáng lập đã thông báo thay đổi mô hình hoạt động của phong trào mặc dù bản thông báo đề tên Lê Thăng Long, nhưng sẽ càng khó giải thích tại sao thông báo đó không phải do Lê Thăng Long công bố?. Việc thay đổi mô hình hoạt động sẽ dẫn tới việc thay đổi toàn bộ về cách thức tổ chức, phương thức hoạt động và trách nhiệm của từng thành viên đối với phong trào và đối với pháp luật… Từ sự thay đổi này, có một số vấn đề mà chúng ta cần phải suy nghĩ và nghiêm túc xem xét:

Thứ nhất: Việc thay đổi này có được sự đồng ý, thống nhất của đông đảo các thành viên trong nhóm khởi xướng hay không?. Hiện tại kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức và luật sư Lê Công Định đang thụ án trong tù vậy những người quan trọng này có được lấy ý kiến hay không? Hay Lê Thăng Long và một số người khác cho rằng hai nhân vật trên đang ở tù thì chẳng cần phải lấy ý kiến?. Việc họ có tên trong danh sách thành viên là chỉ để cho đẹp đội hình, có càng nhiều những tên tuổi nỗi tiếng thì càng có nhiều người quan tâm và ủng hộ thôi chứ họ chẳng có chút vai trò gì?. Nếu thật sự như vậy thì kỹ sư Lê Thăng Long nên xem xét lại những gì mình đang làm và nên tôn trọng những gì mà họ đã hi sinh để phong trào có được những kết quả như ngày hôm nay. Còn nếu Lê Thăng Long cho rằng Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức đã ủng hộ phong trào thì trước sau gì cũng ủng hộ và không cần phải lấy ý kiến thì đó là một sự sai lầm chủ quan duy ý chí. Làm như vậy sẽ không công bằng cho họ, một khi mô hình thay đổi thì bộ mặt của phong trào sẽ thay đổi theo, họ có thể đồng tình với mô hình củ nhưng chưa chắc đã đồng tình với mô hình mới.

Thứ hai: Một phong trào mà tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang từng nhận xét: “Trong lịch sử Việt Nam cận-hiện đại sau Nhân văn-Giai phẩm, chưa có tổ chức chính trị đối lập nào (kiểu như: Khối 8406, Đảng Dân chủ XXI, Đảng Dân chủ Nhân dân, Hiệp hội Đoàn kết Công Nông …) ngay khi xuất hiện đã tỏ ra đàng hoàng, chững chạc, có tư thế đáng nể trọng như Phong trào Con đường Việt Nam”. Vậy mà mới bốn tháng hoạt động phong trào đã có sự thay đổi lớn, mang tính bước ngoặt. Không biết ông tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang nghĩ gì về điều này?. Nói chung những sự thay đổi theo hướng tích cực thì đáng được khích lệ và tán thành, cái gì chưa hoặc không phù hợp thì cần được thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên đối với một phong trào hoạt động trên lĩnh vực chính trị - xã hội, muốn được sự đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao thì cần phải đảm bảo được tính ổn định và phát triển bền vững, những người sáng lập phải có đủ cái tầm để định hướng và vạch ra những chiến lượt phát triển phong trào. Một phong trào không ổn định, nay thế này mai thế khác thì sớm muộn nó sẽ bị biến chất, bị thao túng bởi một số cá nhân, phong trào sẽ không phục vụ cho những mục tiêu, phương hướng ban đầu mà chủ yếu phục vụ cho mục đích, ý đồ của số cá nhân xấu.

Thứ ba: Xung quanh việc thay đổi mô hình phát triển của phong trào CĐVN thì cũng có nhiều lời bàn tán ra vào. Nhiều ý kiến khen chê trong đó có ý kiến cho rằng sở dĩ có sự thay đổi này là do phong trào nhiều lần bị ném đá, bị chỉ trích từ phía dư luận. Phong trào đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ là mang lại quyền con người cho nhân dân, đem lại sự tự do, dân chủ cho xã hội nhưng lại độc quyền trong việc thể hiện quan điểm. Những ý kiến mang tính xây dựng nhưng trái ý ban điều hành thì lập tức bị loại bỏ. Trong cuộc thi “Quyền con người và tôi” do phong trào CĐVN phát động cũng đã có nhiều bài viết có giá trị, phản ánh những suy nghĩ, cảm nhận riêng của người viết về đời sống xã hội nhưng không đúng ý đồ của ban tổ chức thì những bài viết đó cũng không được đón nhận. Chính sự thiếu công bằng, thiếu dân chủ của ban tổ chức đã làm cho một số cá nhân có sự quan tâm đến phong trào càng ngày càng xa rời và quay sang chỉ trích. Sự thay đổi mô hình phát triển theo hướng xã hội hóa của phong trào là nhằm né tránh sự phản ứng, công kích từ phía dư luận và còn mục đích đẩy phần trách nhiệm của mình ra cho xã hội. Có thể nói sự thay đổi chỉ là giải pháp tình thế nhằm thoát khỏi sự khủng hoảng của phong trào, sự chỉ trích từ phía dư luận.

Hồ Phương Lan
* Bài do tác giả gửi tới TTHN