Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Tin thứ 2 ngày 10/6/2013 - cập nhật

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Tám đầu tuần: Chúng ta/chúng tôi…của Tướng Vịnh tại Tùng Quớ (nguoilotgach).
- Cả ngàn quân Nhật đến Mỹ tập trận (BBC). “Nhật sẽ điều ba chiến hạm, khoảng 1.000 binh sỹ và bốn máy bay chiến đấu đến tham gia cuộc tập trận dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 11/6“. - Nhật Bản rất lo ngại vũ khí mới trên tàu hải giám của Trung Quốc (GDVN).
- Ai ra giúp bác nhóm lò? (Sơn-Thi-Thư).
- Đến hẹn “đồng chí X” lại xuất hiện trên báo Korea Herald, với cùng tác giả Lee Moon-shik. Bài đăng trên báo Korea Herald ca “đồng chí X” ngày 6-6-2013: The important role of Prime Minister Nguyen Tan Dung for Vietnam’s future. – Bản tiếng Việt trên báo Tiền Phong: Báo Hàn Quốc ca ngợi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. – Korea Herald ngày 16-07-2012: Vietnam ushers in new phase of recovery. – Báo Dân trí đăng ngày 17-07-2012: Kinh tế Việt Nam bắt đầu giai đoạn phục hồi mới. Còn đây là bài trên Korea Herald cách đây 2 năm: Vietnam P.M. Nguyen Tan Dung one of most excellent Asian leaders. Báo Dân Trí đăng bản dịch ngày 25-7-11: Báo Hàn Quốc: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là nhà lãnh đạo xuất sắc. Tác giả Lee Moon-shik không phải là ký giả mà là người mẫu, kiêm diễn viên, kiêm giám đốc công ty Kindmatic Co. Ltd., kinh doanh điện thoại di động. Có lẽ báo nhà hết linh nghiệm nên phải thuê người viết cho báo nước ngoài?
- Vụ án tranh chấp đất rừng tại Nghệ An: Phán quyết lạ lùng của TAND huyện Quỳnh Lưu (DV).
- Campuchia: Biểu tình vì chân lý (ĐĐK).
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
TP.HCM: Gia tăng tình trạng vận chuyển trái phép gia súc, gia cầm (HQ). - Tăng cường kiểm soát vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ thịt gia súc bị bơm nước (NNVN).
- Phân bón lá “bón” qua mặt cạo: Phản khoa học và xảo trá! (NNVN).
QUỐC TẾ

Chính trị – Xã hội


Trung – Mỹ đã ‘mật đàm’ về Biển Đông?  (PT)   —Chuyên gia Nga bàn chuyện ứng xử biển Đông(TVN)   —-Trung Quốc có nên coi biển Đông là lợi ích cỗt lõi?(TVN)   —Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ: COC về Biển Đông nên mở cho bên ngoài (TVN)
Học giả Philippines bác tin Trung Quốc xây dựng công sự tại Scarborough (GDVN)
Kết cấu nhà dàn lầu bát giác trên cọc thép Trung Quốc xây dựng trái phép sau khi đánh chiếm phi pháp Đá Vành Khăn trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam giai đoạn 1995 – 1998  ======>>>
Philippines: Tranh chấp chủ quyền chỉ là một phần của quan hệ với TQ (GDVN)
Báo Ấn Độ: Châu Á-Thái Bình Dương muốn Ấn Độ kiềm chế Trung Quốc (GDVN)
Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên vô tội hay không? (phần 2) (VOA)>>>Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên vô tội hay không? >>>Bấm vào để nghe toàn bộ cuộc thảo luận về bản án của Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha
Kỳ vọng gì về bỏ phiếu tín nhiệm?  (BBC/nghe) -Đây là lần bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên thuộc loại này, nhân dịp này Nhà văn, blogger Bấm Phạm Viết Đào đưa ra bình luận với BBC về khả năng và kết quả của cuộc bỏ phiếu.
Báo chí Việt Nam đã được tham dự cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội (RFI)  —ĐB Quốc hội ‘cáo buộc’ nhiều trang tin đang làm những việc phạm pháp (GDVN)
Kỳ vọng vào bản lĩnh của đại biểu QH  (TN)  —Hôm nay, QH lấy phiếu tín nhiệm: Người dân sẽ “cho điểm” cuối cùng (NLĐ)
‘Chấm điểm’ quan chức rất khó  -TP – “Chấm điểm các quan chức khó hơn chấm văn rất nhiều” – TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trả lời phỏng vấn Tiền Phong về việc lần đầu Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm.
Không chất vấn Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông (VNN)   —-Không ai ‘mua’ hết được 500 đại biểu (TVN)
Muốn con có tuổi thơ thì phải có tiền!  (VNN) - “Cho con đi trung tâm vui chơi thì đắt đỏ, bố mẹ thì không thể nghỉ việc để chơi cùng con. Chỉ còn cách khóa cửa để con chơi trong nhà. Muốn con có tuổi thơ bằng bạn bằng bè nhưng kinh tế khó khăn nên đành chịu”   —Mưa to là nhà sẽ sập, 4 khẩu bơ vơ (VNN)
‘Bụi đời chợ Lớn’ được công chiếu một buổi duy nhất (GDVN)  —-Tình nguyện viên du lịch (TN)  —Tranh cãi vì tấm biển “cấm ăn cắp vặt” bằng tiếng Việt ở Nhật Bản (TN)
Thủy điện Đồng Nai 6, 6A: Chủ đầu tư cố cãi (NLĐ)

Tuyệt thực trong tuyệt vọng? -(Boxitvn)

Đòn tưởng là độc của kẻ tập sự lưu manh-(Boxitvn)

Châm ngôn tập bốn, bài 376-(Boxitvn)

Thánh dạy: Vào tuổi bốn mươi không lầm lẫn nữa-(Boxitvn)

Phạm Xuân Nguyên – Lần đầu thăm nuôi Trương Duy Nhất -(Danluan)

Vũ Đông Hà – “Độc tài một thằng” hay “độc tài cả lũ”?-(Danluan)

Phạm Hồng Sơn – Tôi tuyệt thực để ủng hộ-(Danluan)

Ngô Khôn Trí – Chi phí quốc phòng và sức mạnh quân sự của một quốc gia-(Danluan)

Nguyệt Quỳnh – Tiếng gào của những người mẹ Việt Nam-(Danluan)

Trong thời gian 20 năm VN không làm gì để mạnh lên thì quả là hết thuốc chữa.  -(DĐCN)

Chống cộng cực đoan -(DĐCN)

GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG! Không thể dùng cách biểu tình để phản đối chế độ mà hãy sống chung với lũ ! -(DĐCN)

Đừng đồng hoá mềm dẻo với hèn nhát sau chiêu bài “niềm tin chiến lược” mà tự lừa phỉnh! -(DĐCN)

Việt nam có cơ hội đặc biệt để triển khai các công nghệ mềm về chủ nghĩa xã hội.. -(DĐCN)


Obama với Tập Cận Bình xác lập quan hệ kiểu mới giữa các nước lớn: liệu có mới ? (SM)  —-Tâm ý của Obama khi tặng ghế gỗ cho Tập Cận Bình (PNTD)
“Trung Quốc tiến hành chiến tranh tàng hình gây bất ổn toàn khu vực ” (GDVN)
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi:”Cần giáo dục chủ quyền biển đảo từ cấp mầm non”(GDVN)
“Việt Nam có tiềm năng là một trong những nước dẫn dắt hàng đầu của ASEAN  (LĐ) -Ông Carl W.Baker – Giám đốc chương trình Diễn đàn Thái Bình Dương tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS).
Cần một cái nhìn công tâm, công bằng về tình hình nhân quyền Việt Nam (QĐND)  ……Không có lý gì mà ngài Chris Smith và các nghị sĩ ủng hộ Dự luật nhân quyền Việt Nam (với ký hiệu “H.R. 1897”) lại không hiểu quyền dân tộc tự quyết là gì, trong việc vận dụng tính phổ quát của quyền con người sao cho phù hợp với tính đặc thù về lịch sử, văn hóa ở mỗi quốc gia, dân tộc? Câu trả lời chỉ có thể nằm trong hai phương án sau:
1) Hoặc các ngài thiếu thông tin đúng đắn, đáng tin cậy vì quá tin vào các cá nhân, tổ chức hành nghề chống Cộng;
2) Hoặc các ngài vẫn giữ cách nhìn kỳ thị, phân biệt đối xử đối với Việt Nam, đồng thời vẫn bám giữ cách nhìn cổ hủ dựa trên khác biệt về hệ tư tưởng trong thời kỳ “Chiến tranh lạnh” đối với nền chính trị do Đảng Cộng sản lãnh đạo, cầm quyền. Thiết nghĩ, việc cường điệu những thiếu sót, bất cập nào đó về quyền con người ở Việt Nam không chỉ làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân Việt Nam, mà còn làm tổn hại đến lợi ích của cả nhân dân Mỹ và uy tín của chính các vị.
Đúng đúng- Mấy cái Đảo chim ỉa (HS-TS) ,-tàu cá của Dân bị húc ,bắn, rớt xuống nước chết…là mấy chuyện có gì đâu ,Trung quốc giữ dùm, bảo vệ dùm …phải giữ “ổn định hòa bình” phải “16-4″ “cùng chung ý thức hệ thì tốt hơn” ” môi hở răng gãy” (nhiều khi môi từa lưa mà răng chưa gãy)… cho nên cái Đám Dân dám chống lại Trung quốc thì phải nện cho nó chừa ,nhốt cho nó tởn…,làm thế là “mất nhân cách-Vô đạo đức…” – Các Quốc gia khác đừng xía vào là…là …chỏ mỏ vào nhà người khác , biết chưa???- Bay câm hết đi,cứ nghe bậy bạ. CHXHCN VN và CHND TQ là anh em  ,vừa là đồng chí, hiểu chưa , mai kia tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên cùng chung  một “thiên đường” – Cho nên chúng bay nín hết đi- Nhân với quyền ở đây gấp triệu làn chúng bay lận, Dân tao lượm không hết đấy.
  Biển Đông cũng chỉ là cái “ao nhà”chớ có gì đâu mà giành giật ,có ai đâu, anh em đồng chí không hà , phải “tạo niềm tin” chớ, còn la ó còn đòi hỏi nữa là còn bị ăn đòn nhá , mọi việc có đảng và nhà nước lo- Chúng bay khỏi lo …
Mã số định danh cá nhân: hân hoan nhiều, lo cũng không ít (SM)    —TP.HCM xóa “treo” gần 100 dự án bất động sản (SM)

Lấy phiếu tín nhiệm: “Hai tâm trạng” của Chủ tịch Quốc hội (VnEc)  —“Sản xuất” luật kém chất lượng là lãng phí lớn (LĐ)   —-Nghi ngờ ai cũng bỏ túi thì không thể làm được (LĐ)
Quốc hội thông qua danh sách 47 chức danh lấy phiếu  (LĐ)  -476/483 đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua danh sách 47 chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm lần này.
“Không sử dụng thông tin chưa kiểm chứng để đánh giá tín nhiệm” (GDVN)  —Dám làm, dám chịu trách nhiệm sẽ được tín nhiệm cao (TT)

Kinh tế

Không ôm mãi cây lúa (TN)   —Thêm những mùa gặt nhiều rủi ro! (SGTT)
Khi trụ đỡ nông nghiệp bị lung lay  -SGTT.VN – Nông nghiệp vốn được coi là chỗ dựa của nền kinh tế trong khủng hoảng nhưng đang có nhiều dấu hiệu cho thấy trụ cột này không còn vững vàng nữa khi có quá nhiều vấn đề đang diễn ra.
Tiền tệ và tài khóa: “Đường ai nấy đi” (VnEc)    —-Mua khí nhiều hơn cam kết, nhà máy điện nợ 162 triệu USD (SGTT)
Giá thực phẩm giảm không giúp sức mua tăng  SGTT.VN – Giá thực phẩm tại các chợ lẻ đã giảm xuống mức thấp nhưng vẫn ế ẩm. Có thể nói, giá giảm không giúp sức mua tăng, bởi người tiêu dùng dường như chỉ mua những gì thật cần thiết.
Đưa vàng vào trật tự mới (NLĐ)   —-Đừng để “no dồn, đói góp”! (NLĐ)  —–Chuyện toilet ‘dát vàng’ và ngân hàng khó tiêu tiền (TP)
Quốc Cường – Gia Lai bị kiện ra tòa(VEF)   —-Nói và làm: Những gói hỗ trợ treo(VEF)   —-Gói 30.000 tỷ: Ai đảm bảo 70% – 30%? (VL)
Bình Dương: Hàng loạt cây xăng ngừng bán đột ngột (SM)

Giá vàng tăng, USD tự do giảm nhẹ (VnEc) – Lúc 10h trưa nay, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI báo giá vàng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 40,7 triệu đồng/lượng (mua vào) và 40,82 triệu đồng/lượng (bán ra). So với sáng thứ Bảy tuần trước, giá vàng SJC tại doanh nghiệp này hiện tăng 50.000 đồng/lượng cả ở chiều mua vào và chiều bán ra.
Đất nền Hà Nội rớt giá thảm hại (VnM)

Thế giới

“Nạn nhân Khmer Đỏ” biểu tình phản đối lãnh đạo đảng đối lập (RFA)  —-Thổ Nhĩ Kỳ: Thủ tướng thách thức, biểu tình tiếp diễn -(VOA)
Nam-Bắc Triều Tiên đồng ý mở thêm các cuộc đàm phán-(VOA)  —-Báo Anh, Mỹ nêu tên người tiết lộ chương trình của cơ quan an ninh Mỹ-(VOA)
Trung Quốc xử vụ tham nhũng lớn đầu tiên thời Tập Cận Bình (RFI)  —Dân Trung Quốc bực tức vì phu nhân chủ tịch nước dùng iPhone (SGTT)  SGTT.VN – Một bức hình của Reuters chụp cảnh chủ tịch Trung Quốc – Tập Cận Bình, cùng vợ – Bành Lệ Viện công du Mexico đang gây xôn xao dư luận Trung Quốc. Trong tấm hình của Reuters, người ta thấy bà Bành đứng bên chồng, và cầm một chiếc điện thoại màu trắng bằng hai tay và đưa lên cao ngang tầm mắt để ghi hình, trong khi vẫn giữ được chiếc nón rộng vành gắn nơ to trong tay trái. Nhanh chóng xác định được chiếc điện thoại trên tay bà Bành là một chiếc iPhone 5 của hãng Apple, dư luận Trung Quốc đã có nhiều chỉ trích nhắm vào bà Bành vì đã sử dụng sản phẩm của một nhà sản xuất bị dân Trung Quốc ghét.=>
Dân mạng Trung Quốc nóng mặt với Đệ nhất Phu nhân Mỹ (TN)
Nhất trí ít, bất đồng nhiều (TN) -Dù Mỹ và Trung Quốc nhất trí một số vấn đề nhưng truyền thông Mỹ cho rằng những bất đồng lâu nay giữa Washington và Bắc Kinh vẫn chưa được giải quyết.
Đài Loan thở phào vì Mỹ cam kết không “bỏ rơi” (SM)   —-Nhật Bản rất lo ngại vũ khí mới trên tàu hải giám của Trung Quốc(GDCN)   —Báo Ấn Độ: Sự kiện đối đầu biên giới Trung-Ấn gần đi vào đường cùng(GDCN)   —-TQ ghen tị khi Ấn Độ khởi động lò phản ứng tàu ngầm hạt nhân đầu tiên(GDCN)
Taliban tấn công liều chết, thủ đô Afghanistan rung chuyển  -TTO – Taliban phát động cuộc tấn công liều chết gần sân bay Kabul rạng sáng 10-6, với những tiếng nổ làm rung chuyển thủ đô Afghanistan.

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Sinh viên từ chối làm luận văn tốt nghiệp  (TN) -Ngày càng nhiều sinh viên không còn hào hứng với vinh dự được chọn làm luận văn tốt nghiệp như trước kia nữa.
Những điều nên làm nhân Ngày của Cha (TN) -Tháng Sáu về, mang theo Ngày của Cha (16.6) để cho mỗi chúng ta có cơ hội lắng lòng nhớ về Cha.
Phát triển được con mắt điện tử đầu tiên trên thế giới  SGTT.VN – Một nhóm các nhà khoa học về tạo hình công nghiệp Úc vừa phát triển thành công con mắt điện tử đầu tiên trên thế giới, thiết bị có thể giúp hàng nghìn người khiếm thị trên thế giới có cơ hội được nhìn thấy ánh sáng trở lại.
Cách tính chiều cao trung bình của trẻ (VnEx)  -Xin hỏi công thức tính chiều cao trung bình của trẻ khỏe mạnh – (Van).
Phát hiện virus nguy hiểm nhất trên Android (SM)   —-Tuyển sinh 2013: Thanh tra Bộ sẽ kiểm tra và không báo trước (GDCN)
Chuẩn ngoại ngữ: Mỗi trường một kiểu! (GDTĐ)

Bắc Bộ mưa to, mùa bão bắt đầu (TP)
Bánh pía mốc, có giòi… món ăn bán “rất chạy” tại Lotte Mart tuần qua (GDVN)  —Phải xử lý mạnh những kẻ bỏ độc vào thực phẩm (TN)
“Xóm ghệ” miền Tây (TN)  -Nằm trên con đường huyết mạch nối Cần Thơ – Long Xuyên -  Kiên Giang, lại ở địa thế “một bước qua tỉnh khác”, nên cả một khu vực trở thành điểm “cát cứ” của gái giang hồ từ rất xưa và nổi tiếng tới tận bây giờ.
Truy tố giám đốc làm giấy tờ xe giả vay vốn ngân hàng(TN)   —-Dùng hai khẩu súng cướp tiệm vàng như phim(TN)  —Bắt đối tượng móc túi tại hiện trường vụ lật xe khách Mai Linh(TN)
Chuyến xe kinh hoàng của 5 người trong gia đình  (TNO)   —-Bộ GT-VT hỗ trợ nạn nhân vụ “lật xe Mai Linh”(NLĐO)   —Hai vụ TNGT: 9 người chết   (NLĐ) -Dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng về vụ xe đâm vào vách núi làm chết 7 người ở tỉnh Khánh Hòa thì trong ngày 9-6 lại xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 9 người chết và ít nhất 31 người bị thương ở tỉnh Quảng Nam và Bà Rịa – Vũng Tàu
Thêm chuyện lạ về nhà vệ sinh “khủng” trong trường học -TT – Không chỉ dừng lại ở nhà vệ sinh có giá trên 700 triệu đồng, khó hiểu hơn, có trường đã có hai nhà vệ sinh vẫn được Sở GD-ĐT Quảng Ngãi “ấn” tiếp cho cái thứ ba có giá gần 600 triệu đồng. >> Sẽ kiểm tra các công trình nhà vệ sinh trường học  >> Nhà vệ sinh 721 triệu đồng, phải xách nước giội  >> Nhà vệ sinh 600 triệu đồng: có dát vàng không?
“Trường cũng báo với sở đã có một khu nhà vệ sinh rồi, nhưng chẳng hiểu tại sao sở vẫn “ấn” tiếp cái nữa” -Thầy Võ Chí Tư (phó hiệu trưởng Trường tiểu học Long Sơn)
“Số tiền ấy đủ để làm nhà tầng và các hạng mục vệ sinh khang trang trong căn nhà ấy” -Cô Đỗ Thị Lan (hiệu trưởng Trường tiểu học Hành Thịnh)
Mấy Thầy Cô ở tại chỗ mà nói như thế này thì chịu thôi- Khó mẹ gì mà lý giải không được- Duyệt chi 500 triệu (thí dụ) , tụi bay làm 10 triệu (thằng làm chấm mút trong khoản này cho nên nó làm khoảng 6 hay 7 triệu) cho tụi bay 100 triệu còn bao nhiêu là tao nhé- Nó là thế có gì “khuất tất” nào? Bộ ngu sao đã có còn xúi bay làm thêm hả?- Chỗ tui hồi mấy năm trước xây cái trường hơn 20 tỉ, lúc thiết kế không hiểu sao Kỷ sư quên vẽ cái chỗ ỉa đái cho tụi nhỏ và Thầy Cô ở cái trường gần 2.000 con người, xong tụi nhỏ không có chỗ đái ỉa ,phị huynh phản ảnh thì được trả lời quên khi thiết kế rồi ,giờ xin bổ sung rất khó, chờ xin… Thế đấy, làm gì mà có chuyện đưa tiền “cho không” và ngay cả đã có rồi cứ làm nữa – Nó phá cho banh chứ, không có thằng phá làm sao banh??- Cầu Trời nó phá cho mau banh.

Ham giá rẻ dễ mắc “bẫy“ nhà thầu Trung Quốc


“Thời gian qua chúng ta đã vô tình biến luật đấu thầu thành đấu giá. Thử hỏi trên thế giới này, có nước nào có thể đấu giá lại được với các nhà thầu Trung Quốc?. Đây cũng là nguyên nhân chính giải thích cho việc hầu hết các gói thầu của các dự án đầu tư mua sắm nước ta đều rơi vào tay các nhà thầu từ bên kia biên giới”, ông Phạm Hùng, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam nhận xét thẳng thắn.




Lao động Trung Quốc làm việc tại Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng. Ảnh: S.T


Theo số liệu của Bộ Công Thương, tổng nguồn vốn đầu tư cho các dự án công nghiệp có liên quan đến thị trường sản phẩm cơ khí giai đoạn 2013- 2025 vào khoảng 289 tỷ USD. Với giá trị thiết bị thường chiếm từ 70 – 75%, tổng số ngoại tệ mà Việt Nam cần bỏ ra để nhập khẩu máy, thiết bị cho các dự án có thể lên đến 202 tỷ USD (= 289 tỷ x 70%).

“Đây thực sự là một con số rất lớn. Đương nhiên chúng ta không có tham vọng sẽ thực hiện hết 100% hoặc kể cả 50%, mà với con số nội địa hóa khiêm tốn 30% thì trong hơn 15 năm tới (2013-2025) chúng ta có thể thực hiện được hơn 70 tỷ USD” – ông Hùng phân tích.

Tuy nhiên, “phần bánh” này có thể rơi hết vào tay nhà thầu nước ngoài, mà chủ yếu là nhà thầu Trung Quốc nếu lối chọn thầu giá rẻ hiện nay vẫn được áp dụng và Nhà nước không áp dụng các kỹ thuật bảo hộ cần thiết dành cho doanh nghiệp nội.

“Đương nhiên về cơ chế bảo hộ thị trường trong nước sẽ có nhiều ý kiến trái chiều, một số quan điểm cho rằng chúng ta đã gia nhập WTO và sẽ vướng mắc vào các quy định của tổ chức này. Nhưng trước Việt Nam, rất nhiều nước đã gia nhập WTO, song họ vẫn có những đường lối, chính sách rất linh hoạt để bảo hộ thị trường trong nước, đây là những công việc tác nghiệp mà các bộ, ban, ngành có trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ. Ví dụ như sử dụng hàng rào thuế quan, hàng rào kỹ thuật, áp dụng luật chống bán phá giá…”, đại diện các doanh nghiệp cơ khí bày tỏ. “Không trao cho doanh nghiệp trong nước cơ hội “ra sân” thì thử hỏi đến bao giờ mới có kinh nghiệm cạnh tranh với các “sao” ngoại”.

Nhìn lại hàng chục công trình công nghiệp thực hiện gần đây, từ thủy điện đến nhiệt điện chạy than, nhiệt điện đốt khí, xi măng, các dự án chế biến oxýt nhôm từ bô xít, các dự án nhà máy hóa chất và lọc dầu…, quy mô đầu tư lên đến hàng chục tỷ USD nhưng hầu hết đều do nước ngoài làm tổng thầu EPC, số doanh nghiệp nội được tin tưởng lựa chọn chỉ chiếm phần rất nhỏ.

Riêng đối với các nhà thầu EPC của Trung Quốc thì gần như Việt Nam nhập khẩu 100%. Tất cả công việc đều do người Trung Quốc đảm nhận, từ những việc lao động phổ thông nhất như nấu ăn, vệ sinh, bảo vệ... đến kỹ sư, công nhân xây dựng và lắp máy. Kể cả những vật tư, vật liệu có sẵn tại thị trường họ cũng nhập khẩu về từ bên kia biên giới.

Trong khi đó, cũng không hẳn các doanh nghiệp nội không có năng lực. Điển hình như dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 2. Sau khi mở thầu quốc tế, kết quả nhà thầu Nhật trúng thầu với giá trúng 624 triệu USD. Tuy nhiên, sau đó vì các nhà thầu nước ngoài kiện tụng lẫn nhau nên kết quả này bị hủy và nhà thầu nội Lilama lúc này được chỉ định làm tổng thầu EPC. Kết quả là, hợp đồng giữa Lilama và chủ đầu tư PVN được ký chỉ với 524 triệu USD, giảm tới 100 triệu USD so với thầu ngoại và nhà máy này sau đó còn được trao danh hiệu là dự án nhà máy điện xây dựng nhanh nhất châu Á.

Đối với các gói thầu rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc, thì ngoài mất mát về giá trị sản lượng, doanh thu và thị trường công ăn việc làm, một hệ lụy khác cũng không kém phần tai hại đó là việc Việt Nam có nguy cơ bị biến thành bãi rác công nghệ. Điều này, theo các doanh nghiệp cơ khí, có nguyên nhân từ việc Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn đã bãi bỏ điều khoản về xuất xứ thiết bị trong hồ sơ mời thầu.

“Thật sơ đẳng về nhận thức khi chúng ta cho rằng một xe hơi công suất 3.0 của Trung Quốc cũng được đánh giá tương đương xe hơi 3.0 của Đức hoặc Nhật. Tương tự, một nhà máy điện công suất 300 MW hoặc nhà máy xi măng 1,5 triệu tấn/năm thiết bị của Trung Quốc cũng tương đương về giá trị như đối với thiết bị của Đức, Nhật…”, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí bày tỏ.

Dự kiến trong kỳ họp này, Quốc hội sẽ thông qua Luật Đấu thầu sửa đổi. Ngành cơ khí chế tạo trong nước đang làm ăn khá bết bát, song Hiệp hội này vẫn tin rằng nguyên nhân không phải vì thiếu năng lực mà là vì họ chưa được “đặt đúng chỗ”. Mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam, theo quan điểm này, cần phát triển các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp cơ khí.

"Một số ý kiến cho rằng đầu tư vào cơ khí là tốn kém, lợi nhuận thấp, thu hồi vốn chậm, vì vậy nên “đi tắt đón đầu” bằng cách đầu tư cho các ngành công nghệ cao, tin học, tự động… nhưng thử hỏi: nếu không có ngành cơ khí chế tạo phát triển thì các ngành khác như công nghệ cao, tin học, tự động hóa áp dụng vào đâu?", ông Phạm Hùng nói.

Quote:
“Đối với một số ngành then chốt tạo nền tảng kinh tế, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước, tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác, chúng ta phải phấn đấu làm bằng được… Người ta thường nói không làm được vì thiếu vốn đầu tư, (nhưng) vấn đề mấu chốt là phải nhận thức sâu sắc ý nghĩa sống còn của nó đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa và định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó mới tìm được lối ra và cách khắc phục”.

GS Lê Xuân Tùng (Một số ý kiến về định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam – báo Nhân dân ngày 05/6)
http://phapluatvn.vn/kinh-doanh/thi-...-Quoc-2078982/ 

Cua đồng rởm, đá bẩn: Đủ trò gian dối hại người


Đá sạch, nước tinh khiết làm từ nước giếng, trộn bùn biến cua nuôi thành cua đồng,... là những thông tin thị trường được dư luận quan tâm tuần qua.
Sản xuất “đá sạch” từ nước giếng


Ngày 6/6/2013, đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm TP.Hà Nội đã kiểm tra và phát hiện nhiều sai phạm tại cơ sở sản xuất đá sạch Ngọc Hường (số 85 đường Trung Văn, xã Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội).

Cụ thể, nền xưởng sản xuất bẩn, túi nylon đóng gói đá viên thành phẩm để đầy trên mặt ghế và chậu bụi bẩn, rải dưới nền xưởng. Toàn bộ công nhân không có trang phục bảo hộ. Theo các nhân viên, cơ sở sử dụng nguồn nước giếng khoan để sản xuất đá viên. Cơ sở này đã hoạt động hơn 1 năm nay, mỗi ngày hè sản xuất 7-8 tấn đá viên. Đoàn kiểm tra đã tạm thời đình chỉ sản xuất, kinh doanh của cơ sở Ngọc Hường.

Ngoài ra, qua kiểm tra một sở sản xuất nước đóng bình tại đường Nguyễn Khang (quận Cầu Giấy, Hà Nội), cơ quan chức năng đã phát hiện nước đóng bình ở đây chỉ là nước giếng khoan được xử lý qua hệ thống hết sức sơ sài. Công nhân sản xuất không hề có trang phục bảo hộ lao động theo quy định. Thậm chí, ngay cả những chủ cơ sở sản xuất nước đóng bình, nước tinh khiết cũng hoàn toàn mù tịt về quy trình sản xuất.

Trộn bùn vào cua nuôi thành cua đồng

Nắm được tâm lý của người mua thích cua đồng, nhiều người bán đã trộn bùn đất vào cua nuôi để cua trông lấm lem như vừa được móc ở ngoài đồng. Không những thế, để củng cố lòng tin của người tiêu dùng, người bán còn tạo độ hiếm bằng cách vài ngày mới bán một lần bởi nếu bán hàng ngày người mua sẽ không tin đó là cua đồng thật. Sử dụng mánh khóe này, một số người buôn cua ở Hà Nội đã dễ dàng đánh lừa các bà nội trợ.

Cua được trộn bùn được bán với giá cao và đắt hàng hơn hẳn so với cua thường. “Cua đồng” loại này thường được bán với giá 15.000 đồng/lạng, tương đương 150.000đồng/kg trong khi cua thường được bán với giá 130.000-140.000đồng/kg.

Bơm nước vào thịt lợn trước khi mổ

Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau khi kiểm tra lò mổ của ông Nguyễn Quốc Tuấn (ấp Tân Bữu, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước) đã bắt quả tang cơ sở ông này tổ chức bơm nước vào lợn hơi trước khi mổ. Chiều 6/6/2013, ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, Bộ sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng của địa phương điều tra, làm rõ sự việc và có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo ông Tiệp, việc bơm nước vào lợn hơi trước khi mổ khó có thể đảm bảo được tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bởi việc bơm nước sẽ phá vỡ cơ cấu của thớ thịt, tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển. Ông Tiệp khuyến cáo người tiêu dùng khi lựa chọn thịt, cần để ý và lựa chọn kỹ càng sản phẩm có màu sắc tươi khác thường, không nên mua thịt lợn không rõ nguồn gốc.

Nước lau sàn gỗ chứa vi sinh vật gây hại

Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) ngày 6/6/2013 đã ra thông báo về vụ việc thu hồi sản phẩm nước lau sàn gỗ SOFIX Parquet 3 in 1 của Henkel dung tích 1.000ml. Tất cả các lô sản phẩm này có xuất xứ từ CHLB Đức.

Nguyên nhân thu hồi là do sản phẩm có chứa một số vi sinh vật có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng có hệ thống miễn dịch yếu khi sản phẩm dính vào tai, mắt, miệng hoặc vết thương hở. Thời gian thu hồi từ ngày 28/5/2013 đến khi thu hồi toàn bộ sản phẩm.

Cục Quản lý cạnh tranh khuyến cáo người tiêu dùng nên ngừng sử dụng sản phẩm, đóng nắp chai cẩn thận và cất giữ ở nơi an toàn cho đến khi sản phẩm được thu hồi. Các cửa hàng bán lẻ ngừng bán và niêm phong tất cả các sản phẩm, đồng thời mau chóng thông báo cho đơn vị thu hồi biết số lượng sản phẩm hiện đang có trong cửa hàng.

Bún được tẩy trắng bằng hóa chất

Ngày 7/6, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Tây Ninh đã công bố kết quả kiểm nghiệm các mẫu bún được thu thập trong đợt kiểm tra các cơ sở sản xuất bún, hủ tiếu, bánh canh. Kết quả giám định nước luộc bún cho thấy có 2 cơ sở của ông V.V.A và ông T.V.C sử dụng hóa chất tẩy trắng trong sản xuất bún.

Tại cơ sở của ông V.V.A, đoàn kiểm tra thu được 200g bột màu vàng chanh (huỳnh quang) và 420g bột màu trắng (solium benzeate). Tại cơ sở ông T.V.C đoàn kiểm thu được 1 bịch bột màu vàng chanh (huỳnh quang), 1 bịch hóa chất chống mốc (solium benzeate) và 1 bịch hàn the.

Tẩy trắng bún, bánh canh bằng chất huỳnh quang là một hành động gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Bởi huỳnh quang (tinopal) là một loại hóa chất tẩy rửa công nghiệp dùng sản xuất giấy, vải, sợi, dùng làm trắng sáng sản phẩm. Đây là chất tẩy rửa cực mạnh. Bộ Y tế không cho phép sử dụng chất này trong chế biến thực phẩm.

Chè khúc bạch: vừa ăn vừa lo

Món chè này đang được giới học sinh, sinh viên, dân văn phòng tại Hà Nội ưa thích. Để thu hút sự chú ý của người đi đường, không ít cửa hàng còn cắt chữ Chè khúc bạch to nhất, nổi bật nhất, màu sắc đậm nhất dán lên biển hiệu. Khúc bạch len lỏi tới khắp ngõ phố Hà Nội, thậm chí các gánh hàng rong cũng bán loại chè này. Nhưng tập trung nhất có lẽ chính là phố cổ như Hàng Bạc, Hàng Điếu,... nơi thu hút được giới trẻ, dân văn phòng và những người ưa “chém gió”.

Khúc bạch được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau nhưng nguyên liệu quan trọng nhất để tạo nên “linh hồn” của món ăn này chính là gelatin. Gelatin là một chất rắn không màu, không vị, thường được dùng làm chất làm đông trong thực phẩm, dược phẩm. Gelatin được làm từ collagen lấy trong da lợn và xương gia súc.

Cách đây khoảng 1 năm, dư luận quốc tế xôn xao về vụ sản xuất gelatin tại Trung Quốc. Khi đó báo chí đưa tin phần lớn gelatin công nghiệp ở Trung Quốc được sản xuất tại các lò thuộc da lậu. Tùy theo phương pháp chiết xuất và nguyên liệu đầu vào, gelatin có thể ăn được hoặc trở thành chất độc hại, có thể gây ung thư.

Xây nhà vệ sinh “khủng”: “Ăn” dày quá!

(NLĐO) - Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi “vung tay” xây 24 nhà vệ sinh và công trình nước sạch với tổng kinh phí 12,27 tỉ đồng trong lúc còn nhiều học sinh của tỉnh này phải nhịn đói đến trường.

Trong lúc Quốc hội đang thảo luận về dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì thông tin về Trường THCS Long Hiệp (huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi) xây nhà vệ sinh chỉ 29 m2 nhưng ngốn đến 600 triệu đồng làm dư luận bất bình. Thực tế nhà vệ sinh này cũng như bao nhà vệ sinh ở các trường học khác, xây dựng đơn giản, thiết bị cũng rẻ tiền, nhưng giá thành lại quá cao.

Trường nghèo, xây nhà vệ sinh khủng

Đây không là trường hợp cá biệt, từ năm 2010 đến nay Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư xây 24 công trình tương tự với tổng kinh phí 12,27 tỉ đồng. Phần lớn số tiền này thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và môi trường nông thôn (Bộ NN và PTNT).
 
Trước hết, đây là điển hình cho sự lãng phí, bởi trong điều kiện trường học còn thiếu thốn nhiều thứ mà đầu tư quá lớn cho một nhà vệ sinh là không cần thiết. Trong khi còn rất nhiều học sinh hằng ngày phải học trong những ngôi trường trống hoác, nắng dọi mưa dột, không có vài chục ngàn để mua sách, vở thì việc “rộng tay chi bạo” cho một nhà vệ sinh thật là phản cảm và trêu ngươi. Và ngay trong tỉnh Quảng Ngãi hiện nay cũng còn không ít ngôi trường ọp ẹp, thiếu thốn đủ bề. “Chơi sang” như thế liệu có hợp lý trong tình hình khó khăn chồng chất của ngành giáo dục cả nước. Số tiền để xây nhà vệ sinh này có thể xây được hàng chục phòng học khang trang cho học sinh vùng sâu, vùng xa.
Nhà vệ sinh thế này mà đội giá lên đến 600 triệu đồng. Ảnh: Tử Trực
  
Bạn đọc Hoàng Long, cho biết: “Tôi làm nghề xây dựng. Với hình ảnh mà báo đã đưa về nhà vệ sinh này thì tôi nghĩ dù có xây dựng tại TP HCM cũng không quá 80 triệu đồng”. Bạn đọc này dẫn chứng: “Nhà tôi vừa xây xong vài tháng, rộng 35 m2, 2 tầng, 4 nhà vệ sinh sử dụng thiết bị của hãng American Standar, cầu thang và bếp lát đá granit. Nhà có 1 phòng khách, 2 phòng ngủ cửa gỗ sồi, 1 phòng bếp và 1 phòng làm việc. Tổng chi phí là 530 triệu đồng. So sánh với nhà vệ sinh trên thì con số 600 triệu đồng quả là không hiểu nổi”.

Nhiều bạn đọc đặt vấn đề: phòng vệ sinh rất bình thường liệu có giá cao như vậy? Ngay cả khách sạn 5 sao đầu tư nhà vệ sinh cùng diện tích cũng không đến số tiền đó. Ngành giáo dục của một tỉnh có đầy đủ ban bệ để thẩm định hạng mục đầu tư, chi phí, thi công… nhưng sao để lọt một công trình “đáng ngờ” này. Cơ quan chức năng cần có sự kiểm tra cụ thể để tiền ngân sách không bị chi tùy tiện như thế. Thật bất nhẫn khi vung tay xây nhà vệ sinh 600 triệu đồng trong khi còn nhiều trẻ phải nhịn đói đến trường.
 
“Đừng hô khẩu hiệu nữa!”
 
Trước lời hứa của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Cao Đức Phát sẽ xử lý nghiêm vụ việc, nhiều bạn đọc cho rằng đừng hô khẩu hiệu nữa. Kiểm tra, xử lý chuyện này không khó, hãy làm ngay chứ đừng để những vụ việc “ăn” trắng trợn như thế tiếp diễn, tội nghiệp các cháu học sinh nghèo.

Bạn đọc Tư Tài, cho biết: “Thường thì nơi nào xảy ra sai phạm hoặc tiêu cực, tham nhũng mà lãnh đạo hay người có trách nhiệm nơi đó phát biểu "sẽ xử nghiêm, sai đâu xử đó" thì mọi người đều nghĩ ngay rằng chẳng có ai bị xử cả!? Mấy câu "khẩu hiệu" được lập trình sẵn như thế này người dân nghe riết đến nhàm chán và mất tin tưởng lắm rồi. Cứ đụng chuyện thì các vị lãnh đạo vô tư mang ra nói mà không cần biết dư luận hay người dân đang suy nghĩ gì (?!). Đất nước ngày càng phát triển, dân trí ngày càng cao mà các vị cứ chơi chữ để đánh đố người dân hoài”.

Nhiều bạn đọc nói thẳng,  vụ việc diễn ra đã mấy năm mà cả Bộ NN và PTNT và Bộ GD-ĐT chẳng thấy sự bất thường của các công trình này sao? Xây nhà vệ sinh cấp 4 với giá 20 triệu đồng/m2 mà không ai thấy vô lý, tham nhũng thì ai còn dám tin vào các vị nữa. Giá trên tương đương với giá căn hộ cao cấp tại quận nội thành TP HCM (đã tính luôn cả giá đất).
Học sinh tại nhiều địa phương ở tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn học trong những ngôi trường tạm bợ như thế này. Ảnh: Tử Trực 

Trong các chi phí “trên trời” của dự án nhà vệ sinh này có một khoảng gọi là chi phí tư vấn và chi phí khác 56,5 triệu đồng. Bạn đọc Thỏ Trắng, hoài nghi: “Chỉ cái nhà vệ sinh bé tẹo mà chi phí tư vấn và chi phí khác lên đến số tiền ấy thì kinh khủng quá. Chỉ với chi phí này thôi đã xây được một cái nhà vệ sinh tương tự. Ăn dày quá, ăn cả nhà vệ sinh của mấy cháu học sinh thì… bó tay”. 
 
Lãng phí đi đôi với tham nhũng
“Vẫn biết không chỉ có nhà vệ sinh không mà còn kèm theo các hạng mục phụ trợ khác, nhưng qua đây mới thấy rõ sự bất hợp lý của "định mức xây dựng" hiện hành và sự vô cảm của những "công bộc của dân" khi thẳng tay ký duyệt chi tiêu hoang phí từ tiền thuế của người dân. Lãng phí thường đi đôi với tham nhũng. Theo tôi, đây là một ví dụ minh họa rất sinh động để các đại biểu quốc hội thảo luận, có ý kiến về chuyện tham nhũng, lãng phí. Từ đó hy vọng những người có trách nhiệm lay động lương tâm mà có những việc làm cụ thể cho đất nước và nhân dân được nhờ” – bạn đọc Thanh Hoàng.

  
Phạm Hồ

Tám đầu tuần: Chúng ta/chúng tôi...của Tướng Vịnh tại Tùng Quớ

                  Trông ảnh, bắt mạch nhà Nam

http://media.baotintuc.vn/2013/06/06/15/05/nguyen-chi-vinh.jpg
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn. Ảnh: Hải Yến - PV TTXVN tại Trung Quốc

Ngu Tàng tôi có thú khi đọc bài viết mà có ảnh minh họa thì khoái lắm. Mấy hôm ni cái khoái bỗng tịt, hụt hẫn giống như nhiều nhân sĩ  tên tuổi rộn ràng toán số, tầm quốc tế  như GS Ngô Bảo Châu hưởng ứng nồng nàn "cùng viết  Hiến pháp" ra trang quếp hẳn hoi bàn vô, bỗng tin triều đình sổ toẹt dẹp góp ý vì dự thảo đình đưa tinh tướng lăm lắm rồi, là tốt mã chăm phần chăm ... Ôi ngày nào ngài phó tể Thiện Nhân thân thiện vỗ đùi o bế GS . Ôi ngày nào triều đình tặng nhà triệu đô để GS ngơi nghỉ! Chừ tiếng nói của GS bỗng lạc đề té bổ ngữa ... Văn chương Hiến pháp không thiêng. Trở về làm toán làm tiền cho xong! Tàng cà kê vậy vì cùng nhớ tiếc cho tướng ngoại giao; tướng võ mồm;  NC Vịnh danh giá nước Nam bị tay quan võ Tàu chơi bẩn lấn áp cả việc chụp hình làm cảnh. Nhìn ảnh tướng Tầu bóp tay tướng ta, tướng ta tay trong tay chịu trận như bị tướng Tầu lôi ra chụp ảnh, Tàng nhớ cảnh phó tể vỗ đùi quan toán!
 

 https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj2ekhs8g1ovw42lVm3oMxpBYRXtin78zLbScVxrBykuP9VlgcwcNFcpA7oo737120OVmMXdjPX4pMC-RKDaTKWm6o-vP_pJC_6e6WaM1k7_sljneIMTvj9n6jIytrGeXuGpaeiu1mNWcPy/s1600/images2014768_NBC3.jpg
Mịa nó, tướng võ Tầu to bự rứa, chỉ chụp hình thôi mà hắn còn cố ý phô ra làm sếp làm thầy ông quan vỏ bé con Vịnh nhà mình. Một mẫu tí trên báo mà đại Hán hắn còn không tha, hắn  lấn lướt từng tí như vậy thì nói chi đến biển Đông, quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa to đùng đùng, tài nguyên ngồn ngộn. Ậy thế mà triều đình nước Nam tăm tối lú lẫn cúi đầu tin vào cục đại/đại cục ... tham lam của chúng!
 

 

Một tí trên hình đăng báo đảng báo đời, hắn lấn lướt rứa thì sang đến chuyện tầu lặn tầu chìm ta chỉ trồi lên hụp xuống loanh quanh thềm lục địa biển nhà mình như nhời người thượng thư vỏ quan họ Phùng ta mang ra tế là đúng sách rồi,  có chi là ngạc nhiên mà thiên hạ rì rầm ca cẩm? Nói gần nói xa, không qua nói phớ ra là tàu chiến ta mà trôi/ló xa xa một tí; cỡ trong tầm mới ngày nào đây còn là đặc quyền kinh tế của mình mà thôi; Tầu hắn nó lấn nó lướt nó tông cho vỡ hông thì còn chi hào khí xu khí để giễu võ dương oai lòe dân ta?  Vũ khí ta mua sử dụng chính chủ trên đất liền để bảo vệ quyền làm chủ với dân chứ với thiên triều chủ quyền còn nơi mô mà cần phải phô phải pháo? Mụ Tàng phán rứa, ngu tôi chỉ biết phản đối suông cho qua tăng lề, để cùng nhất quán đồng thuận như quan văn Lương Nghị van vái đại Hán đừng hà hiếp ngư dân Nam, quan vỏ Chí Vịnh đánh giặc quyết liệt bằng mồm hữu nghị, đứng nhón nhu mì, tay trong tay Tầu, đầu nép cổ Tầu mà  bảo vệ biên cương bờ cõi nước Nam mong giữ hòa bình. Tấm hình để đời, tấm ảnh nên lời, ngu tôi quyết liệt phản đối Tầu chơi xấu quan vỏ mình. Thương cho quan Chí Vịnh mần răng! Hổ cho võ tướng mần răng!
Lan man lại nhớ khí khẩu "nước nhỏ tìm liên minh chống nước khác là tự sát" của vỏ quan Chí Vịnh yên hùng mà cũng hổ thay, thương ngay! Nhìn lên đảo bé Đài Loan, thế giới tránh voi chẳng xấu mặt nào, không dám công khai nhận Đài là nước độc lập có chủ quyền mô tê răng rắc, nếu không có ô dù của Mỹ  bọc che, không liên minh chi đó với Mỹ thì Tầu lục địa  bắt cả nước Đài hít khí hạt nhân tự sát lâu rồi. Nước Nam ta giữ vững kiên cường  độc lập tự chủ nghìn năm, có ai o ép mình liên minh với ai đâu, không cắt cáp mà khai! Một nhà nước độc lập thì bé mấy mà quyết tâm, đoàn kết dân tộc để giữ vững chủ quyền, bảo toàn biên cương bờ cõi, lấy dân mình làm gốc thì dứt khoát không sợ thằng  tây tầu nào. Liên minh với ai làm gì, chí lý răng chi mà chí lý! Nhưng tiếc thay, nước Nam thời thổ tả, Tầu sang xâm lăng cướp biển đảo mình, vua quan thì rúm ró lại, nay sang chầu mai lai kinh, xuất quân tướng du học Tầu, cùng lúc bắt bớ đánh đập dân vì yêu nước biểu tình ôn hòa phản đối Tầu xâm lược, thì còn mơ chi liên minh liên kết với ai mà hô hoán? Ai cho liên minh, ai thèm liên minh mà phải hò ra quân mang cờ trắng đánh giặc mồm?  Tàng nghĩ rứa vì (lại) nhìn hình vỏ tướng Vịnh ngồi rầu rầu trả lời báo chí, thần sắc xuống cấp ngơ ngơ ngẩn ngẩn lại càng thương, càng giận tướng Tầu chụp hình chơi đểu!

http://m.tuoitre.vn/static/img.news/2013/06/51b1fa2495387222004.jpg
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trả lời giới truyền thông Trung Quốc

Vỏ tướng Chí Vịnh ta ảnh trông hiền hậu hiếu hòa mần răng! Nói thì lại càng trung hiếu một lòng mần răng! “Nếu chiến lược này đem lại hòa bình, ổn định, bình đẳng cho tất cả các quốc gia trong khu vực, tôn trọng luật pháp quốc tế thì chúng ta không có gì phản đối. Ngược lại, chúng ta phản đối nếu chiến lược đó phương hại đến lợi ích các quốc gia và hòa bình trong khu vực”   Tướng ôm cả chúng tôi vào chúng ta. Chúng ta là chúng tôi. Ta với Tầu, tuy hai là một, tuy một mà hai!  Ngoan hiền đến thế thì thôi! Rõ ràng tự nguyện khép mình vào cùng hội cùng thuyền với đại Hán cùng chung "lòng tin chiến lược", lại còn không biết thẹn cứ lăng xăng bôi bác "làm bạn với các nước" đa phương đa phết đầu lưỡi thì có ma nào nó tin?  Mụ Tàng phân tích ngô khoai  tô điểm lý tình như rứa.
Ngẫm ra thiên triều phương Bắc phen này sướng nhé! Bất chiến tự nhiên "chúng tôi nước Nam" nằm lẫn vào "chúng ta"/"Ta và Tầu" là một, mà tướng nhà Nam tự thú thế đấy. "Chúng tôi" cần gì phải liên minh là tự sát? Chúng ta/ta-Tầu tự sát chúng tôi/ta-nước Nam  rồi! Cái chết của nước Nam rõ mồn một như rứa, vung đao tự thiến như rứa, quá rõ! Có nhẽ chưa có bao giờ vua quan tướng tá đại Hán hài lòng như đận này, thật không phí công chiêu đãi  quan tướng nhà Nam sang khấu đầu "đối thoại" quốc phòng ở thế phiên thuộc, kết luận y như cái thế đứng chụp ảnh làm bằng của "chúng ta"! Than ôi!
Thôi rồi nước Nam chúng tôi! Nhìn ảnh võ tướng "chúng ta" bắt tay, nghe khí khẩu tướng vỏ Nam ta nói, nước Nam còn gì ngoài lòng tin cái l...ược! Muốn liên minh là tự sát cũng không xong vì ta có còn mình đâu nữa mà liên minh, chúng ta là Tầu ta/ta Tầu tự bao giờ!
Thảm thay! Thương thay!

Tám Tàng
(10/6/2013)

Tại sao đừng nghe họ nói mà nhìn họ làm?


Luẩn quẩn nghĩ chơi chơi, tự dưng nghiệm ra câu nói của Tổng thống Thiệu là có tính quy luật (*) chứ chẳng chơi.
Ổng biểu “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm.
Khi câu này có tính quy luật, điều đó có nghĩa là nó áp dụng cho tất mọi người cộng sản, chứ ko riêng gì cộng sản xấu hay cộng sản tốt.
Nói cách khác, có thể là “bạn A tuy cộng sản nhưng chơi được,” nhưng do tính quy luật của câu nói trên, vẫn cần phải đừng nghe những gì bạn A nói mà hãy nhìn kỹ những gì bạn A làm.  (Mở ngoặc là tớ ko đánh động “cộng sản” với “đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam.” Có đảng viên không phải cộng sản và có cộng sản không phải đảng viên.)
Anyway, thì trở lại với cái chân lý có tính quy luật.  Lý do không thể nghe những gì cộng sản nói, mà phải nhìn kỹ những gì cộng sản làm, là vì như vầy:
  • Cộng sản, mà nói như cộng sản, thì chơi với ai!?!? Cho nên lúc nói thì phải nói như … người bình thường, nghe thì thấy rất cởi mở, rất thoáng, rất hiện đại, rất dân chủ.
  • Nhưng đến lúc làm, mà làm như người bình thường, thì không đi tù cũng mất chức. Cho nên lúc làm thì phải làm như … cộng sản.
ĐPCM.
(*) Biết. Tớ biết cái trò gọi điều này điều kia là “có tính quy luật” là một trò chơi duy vật lịch sử kiểu Mác-xít.

Việt Nam muốn loại nhà thầu Trung Quốc bằng luật

Quốc Hội Việt Nam đang bàn thảo về dự luật sửa đổi luật đấu thầu. Nội dung dự luật này cho thấy, Việt Nam đang cố gắng loại bỏ nhà thầu Trung Quốc.

Luật đấu thầu hiện hành cho phép các nhà thầu chuyên xây lắp, cung cấp hàng hóa, nộp chung cả đề nghị kỹ thuật lẫn tài chính. Cũng vì vậy, khi tham dự đấu thầu tại Việt Nam, các nhà thầu Trung Quốc luôn luôn thắng vì giá nhận thầu rất thấp.

Việt Nam đã phải trả một giá rất đắt cho sự sơ hở khi làm luật bởi theo luật, chủ đầu tư buộc phải chọn nhà thầu đề nghị giá thấp nhất, bất kể năng lực và kinh nghiệm của họ ra sao.
Công trình xây dựng nhà máy nhiệt điện Nông Sơn dở dang vì nhà thầu Trung Quốc đột nhiên ngừng thi công. (Hình: Tiền Phong)
Theo một thống kê công bố hồi năm 2010 thì tính đến cuối năm 2009, các nhà thầu Trung Quốc nắm giữ quyền thi công số dự án có tổng giá trị lên tới 15.4 tỉ đôla tại Việt Nam. Cũng vì vậy, Việt Nam trở thành thị trường xây dựng lớn nhất của Trung Quốc ở Ðông Nam Á. Gần như toàn bộ các công ty xây dựng tại Việt Nam trở thành người làm thuê cho nhà thầu Trung Quốc ngay trên xứ sở của mình.

Ðến năm 2011, Ủy Ban Tài Chính và Ngân Sách của Quốc Hội Việt Nam công bố một thống kê nữa, theo đó, các nhà thầu Trung Quốc nắm giữ tới 90% dự án tổng thầu EPC (cách gói tắt các gói thầu tư vấn, thiết kế-cung cấp thiết bị-xây lắp, vận hành hoặc còn được gọi là phương thức “chìa khóa trao tay”), vốn có giá trị nhiều tỷ đôla trong các lĩnh vực dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim.

Thực trạng đó kéo theo nhiều hậu quả tai hại: Gần như toàn bộ các nhà thầu Trung Quốc không thực hiện đúng hợp đồng. Các nhà thầu Trung Quốc sử dụng công nghệ, thiết bị của Trung Quốc nên chất lượng của các công trình do họ thực hiện tại Việt Nam rất tệ. Các nhà thầu Trung Quốc chỉ sử dụng công nhân Trung Quốc nên người Trung Quốc tràn ngập lãnh thổ Việt Nam, tuy có nhiều công trình được thực hiện ngay tại Việt Nam nhưng doanh nghiệp Việt Nam và công nhân Việt Nam không có việc làm.

Việt Nam phải gánh chịu vô số thiệt hại về kinh tế-xã hội do nhà thầu Trung Quốc không hoàn tất dự án đúng hạn. Khi hoàn thành thì vì công nghệ và thiết bị tồi, công trình không thể vận hành như thiết kế ban đầu, thành ra cơ sở hạ tầng không bền vững. Thâm hụt thương mại Việt-Trung tăng vọt (từ 9 tỉ đôla vào năm 2007 lên 16.4 tỉ đô la vào năm 2012). Theo sau đó là sự bất bình của dân chúng tăng nhanh.

Từ đầu thập niên 1990, Trung Quốc đã cắt giảm tối đa các khoản trợ cấp dành cho Việt Nam, bên cạnh việc tăng tối đa các khoản cho vay ưu đãi. Tính đến cuối năm 2010, Việt Nam đã vay của Trung Quốc 500 triệu đôla. Trung Quốc cũng rất hào phóng trong việc dành cho Việt Nam các khoản tín dụng xuất khẩu ưu đãi. Tính đến cuối năm 2010, các khoản tín dụng xuất khẩu ưu đãi mà Trung Quốc dành cho Việt Nam đã vượt qua mức 1 tỷ đôla.

Khi ngửa tay nhận những khoản vay ưu đãi và tín dụng xuất khẩu ưu đãi từ Trung Quốc, Việt Nam bị buộc phải sử dụng các nhà thầu, công nghệ, thiết bị cũng như dịch vụ của Trung Quốc cho các dự án tại Việt Nam. Ðây là lý do hồi đầu tháng này, nhiều chuyên gia kinh tế và một số đại biểu Quốc Hội Việt Nam cảnh báo về việc kinh tế Việt Nam đang bị lệ thuộc vào Trung Quốc. Nếu Trung Quốc ngưng cung cấp thiết bị, dịch vụ và nguyên-vật liệu, sẽ có hàng loạt doanh nghiệp tại Việt Nam phải đóng cửa.

Sau hàng loạt những cảnh báo, chỉ trích của cả giới chuyên gia kinh tế, doanh nhân lẫn chuyên gia xã hội, báo giới, ở kỳ họp Quốc Hội Việt Nam lần này, chính phủ Việt Nam mới trình dự luật sửa đổi luật đấu thầu. Dự luật có qui định, các nhà thầu phải nộp hai bộ hồ sơ riêng biệt. Một về giải pháp kỹ thuật, một về khả năng tài chính. Hồ sơ về giải pháp kỹ thuật sẽ được mở để xem xét trước. Nếu không đạt các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, công nghệ, thiết bị... nhà thầu dự thầu sẽ bị loại. Người ta hy vọng nhờ vậy, nhà thầu Trung Quốc sẽ không còn cơ hội để chen chân chỉ với ưu thế “giá nhận thầu luôn luôn rất rẻ”.

Chưa biết dự luật sửa đổi luật đấu thầu có được Quốc Hội Việt Nam thông qua hay không (?).Khi đã thông qua thì nội dung có còn nguyên vẹn tính mục đích hay không (?)Phải đặt dấu hỏi vì dẫu cần thiết vì có lợi cho Việt Nam song trước nay, chính quyền Việt Nam vẫn kiên định trong chuyện “không dám mạnh tay” với tất cả những gì liên quan tới Trung Quốc.

(Người Việt)

 

Bạn không thành người Trung Quốc được đâu

Thuế khóa và cái chết. Bạn biết nghĩa hai từ này rồi chứ? Tôi muốn thêm một sự mệt mỏi nữa: thành người Trung Quốc. Phải, chuyện lên trời rồi. Tôi đã từng muốn thành người Trung Quốc. Không phải kiểu mặc áo lụa, đi dép vải, nhuộm tóc đen, hay ghê sợ thì chụp khăn mùi soa vào mũi đâu. Tôi muốn Trung Quốc ngày càng tươi đẹp để tôi sống và làm việc. Cách đây 16 năm, chính là tôi muốn như thế đấy. Còn bây giờ, tôi đầu hàng.

Tôi sẽ không cố nữa. Tôi vỡ mộng, đã thức dậy khỏi giấc mơ Trung Hoa của tôi. “Nhưng Trung Quốc là một thần kỳ kinh tế: một lượng người kỷ lục giàu lên trong một thời gian kỷ lục… GDP mỗi năm tăng 10%…xuất khẩu bùng nổ, nhập khẩu, sản xuất, đầu tư…tóm lại là cứu thế giới khỏi khủng hoảng năm 2008…”, khắp nơi ca ngợi, cứ như thể James Bond vậy. Ai chả biết! Tôi cũng biết, bởi tôi đã đến và yêu Trung Quốc từ năm 1986 cơ mà.

Khi tôi rời Đại học London năm thứ 2, đến Bắc Kinh theo khóa tiếng Trung, thì so với phương Tây, Trung Quốc lạc hậu lắm. Chẳng thấy ô tô trên đường phố, mà rặt xe đạp hoặc xe bò, chỉ tiện cho đám sinh viên có thể trèo lên cả khi chúng đang chạy. “Cô giáo chủ nhiệm” của tôi, nửa như bảo mẫu, nửa lại giống người đại diện, là một bà Hồng quân đáng sợ có biệt danh là Hou Rồng. Thức ăn, nước uống, quần áo, xe đạp… chả mua thì chúng tôi cũng được dùng. Tiền chả biết để làm gì, vì quanh vùng chỉ có mỗi một cửa hàng Hữu Nghị bán cà phê đen trong cốc thiếc.

Chúng tôi sống đời sinh viên, nhưng chẳng biết gì nhiều (tất nhiên ấy là nói theo quan điểm bây giờ), ngoài tầm nhìn từ đỉnh Mạc Can Sơn cách Thượng Hải trăm dặm về phía tây.

Nếu phải chọn một từ để nói về Trung Quốc thời đó, tôi sẽ bảo đó là “lạc quan”. Chợ búa đơn giản như hồi mới sinh ra. Lần đầu tiên sau 35 năm, Trung Quốc mới gặp lạm phát. Và người dân lại thích thú vì họ nghĩ đó là dấu hiệu của tiến bộ, nghĩa là bắt đầu có nhu cầu, mà lại cao hơn khả năng đáp ứng.

Năm 1949, từ nóc Thiên An Môn, Mao Trạch Đông tuyên bố: “Nhân dân Trung Quốc đã đứng dậy”. Giữa thập kỷ 80, họ mới bắt đầu đi học và thảo luận.

Một đêm tháng giêng 1987, tôi đứng trên ban công xem sinh viên tuần hành qua những con đường ngập tuyết, đổ về quảng trường thành phố. Kiểu tuần hành ấy tồn tại được đến tháng 6/1989, khi xảy ra sự kiện Thiên An Môn.

Người có công lớn nhất để Trung Quốc lớn mạnh như ngày nay là Đặng Tiểu Bình. Nhưng ông ta cũng chính là người đã gọi xe tăng vào nghiền nát sinh viên. Sự kiện Thiên An Môn trùng đúng vào dịp chúng tôi đang làm báo cáo tốt nghiệp. Và lũ bạn cùng lớp với tôi cứ băn khoăn mãi: 4 năm học tiếng Trung chỉ để gọi đúng tên những tang tóc này sao?

Nhưng Đặng không mất nhiều thời gian về chuyện đó. Ông ta thuyết phục thế giới rằng, hãy tha lỗi cho Thiên An Môn, và hãy chơi với Bắc Kinh, chứ đừng coi Trung Quốc là một xã hội man rợ. Ông ấy vừa vật nài vừa nỗ lực. Thế giới không thù dai, và người Trung Quốc nắm lấy cơ hội ông ấy trao. Cả hai đều có phần, ít nhất là về mặt kinh tài.

Khi tôi trở lại Trung Quốc năm 1996 để sống và làm việc như mơ ước bấy lâu, tôi nhận thấy bầu không khí lạc quan tương tự như trước kia, nhưng đã có những dấu hiệu hơi khác: Hơi thở thương mại đã phả khắp cộng đồng. Cứ ký được một hợp đồng là vui, chả cần biết gì hơn. Tôi làm đại lý thép, và ký hợp đồng với người Trung Quốc liên tục.

Đất nước này đã ký được một hợp đồng lớn. Đặng nói: “Hãy tự tin, và mọi việc sẽ tốt”.

Nhưng hai mươi năm sau, người Trung Quốc đã tự tin, mà không phải cái gì cũng tốt.

Tôi phải nói rõ rằng bản cáo trạng ấy chẳng liên quan gì đến quỹ đạo thực hành tiếng Trung của tôi, vốn bắt đầu từ đại lý thép, qua xuất bản tạp chí chuyên ngành, rồi làm nhà hàng, giúp vợ (người Trung Quốc) xây khách sạn cho thuê. Việc nào cũng khiến tôi chạm mặt với hàng lô sự vụ, nhiều đến mức tôi có thể liệt kê ra hàng trăm giai thoại.

http://baotreonline.com/images/stories/reuters_china_shanghai.jpg

Khi tôi làm tạp chí, kẻ cạnh tranh (đối thủ thì chính xác hơn) khoác áo nhà nước rỉ tai tôi rằng, ông ta học được nhiều kinh nghiệm từ cách làm báo của tôi. Ông ta tâm đắc với những đóng góp của tôi cho ngành truyền thông Trung Quốc. Nhưng rồi cũng chính ông ấy dùng quyền để hủy hoại công sức chúng tôi. Ở vùng Mạc Can Sơn, chính quyền địa phương nhiều lần gọi máy cảm ơn tôi về việc biến những khu làng xơ xác thành địa chỉ du lịch hấp dẫn. Nhưng cũng chính họ bảo rằng, tôi là trường hợp ngoại lệ duy nhất của quy định bất thành văn: Người nước ngoài (những người đã khai phá vùng đất ấy đầu thế kỷ XX) không được chào đón sinh sống ở đây, trừ những ngày cuối tuần.

Tuy nhiên, bài viết này không nhằm nói những chuyện cá nhân. Tôi muốn nói những điều khác kia, sau nhiều tháng sống ở Trung Quốc, những điều khiến tôi phải bỏ đi.

Xã hội Trung Quốc hiện đại là nơi mọi thứ đều xoay quanh tiền và những thứ để làm ra nó. Chính trị nơi đây cũng chỉ nhằm giành giật kinh tế. Họ đã lớn mạnh gấp nhiều lần so với 25 năm trước. Văn hóa gia đình sau 60 năm chủ nghĩa xã hội, rồi 30 năm chính sách một con, đã dần biến thành văn hóa “Tôi”.

Trừ những gì vì quyền lợi kinh tế, trong cộng đồng giờ đây chẳng ai muốn hợp tác với ai. Cái gì cũng phải được trả công, dù nhơ bẩn, bất chấp đạo lý, bất kể ngày mai. Người Trung Quốc bây giờ đánh giá nhau qua tiền của, ô tô, căn hộ, đồ trang sức, quần áo, thú cưng…cái gì cũng phải sáng bong, mác ngoại. Ở những vùng làng quê bé nhỏ nơi tôi sống, tôi không được hỏi thăm về sức khỏe hay niềm vui gia đình, mà được hỏi thu nhập thế nào, ô tô mác gì, rồi con chó cảnh có đắt không?

Nếu bạn nghèo, hay giấu giếm thu nhập, những người xung quanh sẽ chán bạn ngay. Do chỗ nhà nước phát động chủ trương “xã hội hài hòa”, rất nhiều dự án tốt đẹp ở nông thôn lẫn thành thị bị xóa bỏ. Dân tình thi nhau bán quyền sử dụng đất lấy tiền, thay vì sản xuất ra của cải, hàng hóa và nộp thuế.

Có tiền rồi, bạn mua hàng tiêu dùng, rồi đầu tư vào đâu đó an toàn, để lo dưỡng già hoặc chuyện học hành con cháu. Nhưng không có chỗ nào như thế, trừ việc cất dưới gối hoặc mua bất động sản. Thị trường chứng khoán thì đầy rủi ro, các ngân hàng chả có cam kết gì chắc chắn. Những kẻ có tiền hoặc có quan hệ tốt thì được chuyển tiền ra nước ngoài, bỏ mặc dân chúng hồi hộp với mớ tiền mặt hoặc vài căn hộ đang trong cơn mưa bong bóng.

Tóm lại, giá bất động sản Trung Quốc đang tăng như tên lửa. Việc sở hữu một căn hộ đã trở thành không thể đối với những lao động trẻ ở thành thị, và các dự án xây dựng nhà tiếp tục bung ra, để bán chứ không phải để ở. Nếu bạn được gọi là có tài sản, bạn phải có ít nhất 3 căn hộ. Còn nếu không, bạn là thằng đần.

Khi bong bóng vỡ (sớm hay muộn), gian dối ác độc nảy nở (kiểu vụ sữa melamine năm 2008), chất lượng các công trình đi xuống (kiểu thảm kịch đường cao tốc Bắc Kinh- Thượng Hải), hoặc tham nhũng hoàn hành (điển hình như vụ Tân Châu năm 2011), những cơ hội dần mất giá…thì các sự thịnh vượng mà chính phủ đem lại cho dân cũng tự nhiên xẹp xuống. Lời hứa thì sẽ bị quên, chứ những nhu cầu của con người như thực phẩm, thuốc men, điện nước, hay học phí của con trẻ thì làm sao quên được! Một khi những nhu cầu tối thiểu đó của người dân không được đáp ứng, thì xã hội “hài hòa” ở điểm nào?

Ở nông thôn Trung Quốc, các quyết định cấp làng xã vốn cần cần có sự chịu trách nhiệm cao thì giờ đây bị đẩy đưa theo cả một chuỗi các khâu, đôi khi đến tận Bắc Kinh, để rổi bị trả lại với lời chú: “Tùy hoàn cảnh”. Bộ máy chỉ ra tay mỗi khi quyền lực hoặc quyền lợi của các cá nhân có ghế bị đe dọa trực tiếp. Đất nước bị điều khiển từ đằng sau những cánh cổng khép kín, hoặc một vài số điện thoại bí mật.

Để lên đỉnh, bạn phải nhờ đường, đừng có quan điểm nổi bật. Các đối thủ chính trị sẽ nghĩ rằng bạn sẽ vô hại với họ. Khi làm xuất bản, tôi thường xuyên phải tiếp xúc với các quan chức. Họ chỉ nghe dân tình lấy lệ thôi, còn chủ yếu lắng nghe động tĩnh từ cấp trên. Họ luôn thì thào, cứ như thể ở phòng bên cạnh có một con quái vật vô cùng thính nhạy.

Trong các tòa ngang dãy dọc là những người – theo các học giả – chịu trách nhiệm về cái gọi là “thế kỷ Trung Hoa”. “Trung Quốc sắp tới sẽ là lãnh đạo siêu cường thế giới”, họ bảo chúng tôi như thế. “Hãy chấp nhận đi, và sống với nó”. Nhưng làm sao bạn biết cách sống với những kẻ đang dấu mặt? Những kẻ lúc nào cũng “hảo…hảo” mà chẳng ai biết trong đầu họ nghĩ gì?

Người Trung Quốc thích bảo: “Trước kia đã có thời Trung Hoa văn minh nhất thế giới, mà có làm sao đâu. Giờ Trung Quốc chỉ muốn lấy lại những gì đã mất”. Vấn đề là họ đã mất những gì?

Đầu tiên, phải thừa nhận Trung Quốc có kích thước lớn, trước đây cũng như ngày nay. Và người Trung Quốc thích chữ “lớn” ấy lắm. Họ thích hỏi người nước ngoài nghĩ gì về họ. Và khi bạn bảo Trung Quốc “lớn”, lại thêm chữ “rất” đằng trước, thì họ khoái vô cùng. Khi người ta từ “bé” thành “lớn”, họ sẽ có tham vọng thống trị. Cho nên trong lịch sử, Trung Hoa từng bắt các nước khác trong vùng phải cống nạp nếu họ không muốn bị làm phiền.

Tất nhiên cái ngày xưa đó, “thế giới” không bao gồm Châu Âu phục hưng, Bắc Mỹ hùng mạnh, Châu Phi hoang dã, thậm chí cả Ấn Độ tiềm lực ngay bên kia dãy Himalaya hiểm trở. Thế giới lúc đó trong mắt người Trung Quốc chỉ quanh vùng Viễn Đông. Và người Hán sớm bằng lòng với địa vị “trung tâm”, rồ quay về “xử lý” lẫn nhau. Cho nên người Hán chẳng thống trị được ai. Ngược lại, họ còn hai lần bị người nước ngoài thống trị, người Mông Cổ với nhà Nguyên (1271-1368) và người Mãn Châu với nhà Thanh (1644-1911). Đến mức dần dần họ ngại yếu tố “ngoại”, cứ “ngoại lai” là đáng ghét, “ngoại nhân” là đáng ngờ…

Giờ đây, lãnh đạo Trung Quốc nhận ra sự khờ dại của những người tiền nhiệm. Họ động viên dân chúng “đoàn kết” để ứng phó với chữ “ngoại”. Việc này có hai lợi ích, một là nội bộ giảm thiểu hiềm khích, hai là vươn tay tới được những mục tiêu mới mẻ. Cứ xem vụ Bạc Hy Lai thì rõ, vừa dẹp được đối thủ chính trị, vừa tước đoạt được tài sản của “ngoại nhân”, mà chính phủ lại không phải chịu trách nhiệm gì.

Một kẻ lãnh đạo thì phải ban ra được những phần thưởng xứng tầm. Hãy xem xưa nay những “nhà lãnh đạo thế giới” trưng ra những gì. Đế chế La Mã mang của cải về tặng Châu Âu. Người Anh tặng tự do và hệ thống dân chủ nghị viện cho các thuộc địa. Nước Mỹ đung đưa “giấc mơ Mỹ” trước mũi thế hệ mới lớn. Nhưng còn Trung Quốc? Họ không thể hứa với ai về cơ hội thành người Trung Quốc (!) được. Họ bảo họ sẽ loại trừ kiểu bóc lột của phương Tây, nhưng họ lại khuyến khích các ông chủ người Hán bóc lột chính đồng bào của họ để tạo nên sự “bùng nổ Trung Quốc”. Họ vẽ ra “công lý kiểu Trung Quốc”, nhưng cái cơ chế của cỗ xe công lý ấy hoạt động rất mập mờ. Cứ khi nào đuối lý thì họ bảo họ thừa căn cứ nhưng bảo trưng ra thì họ hoặc lờ đi, hoặc… thời điểm chưa thích hợp! Tôi có lần thử tìm công lý kiểu ấy ở Tòa Tối cao Bắc Kinh. Các luật sư của tôi được rỉ tai rằng, chúng tôi sẽ thắng. Nhưng khi phán quyết sắp được ban ra, một cú điện thoại khẽ rung. Và tình thế sẽ hoàn toàn đảo ngược.

Lý do cuối cùng thế giới không muốn “được” người Trung Quốc dẫn dắt trong thế kỷ XXI là ở chỗ, lãnh đạo đất nước này đầu cơ quá mức vào chủ nghĩa dân tộc. Họ lúc nào cũng nhắc nhau “một thế kỷ thua thiệt” (từ Chiến tranh thuốc phiện đến Đại chiến thế giới lần II). Họ hậm hực phương Tây khi bị Bát cường xâu xé, cay cú với sự thống trị của người Nhật, rồi kèn cựa với Liên Xô về vai trò lãnh đạo phong trào cộng sản. Cho nên nếu có ai đó nhắc đến Cao Hành Kiện với giải Nobel văn chương, hay Đạt Lai Lạt Ma với tiệc trà công khai, thì họ lại rên rỉ rằng bị “can thiệp công việc nội bộ”, hoặc bị “xúc phạm đến danh dự dân tộc”. Dường như bất cứ vụ việc gì không được như ý, là họ lại vật mình mẩy đau đớn, rồi hô hét sẽ “đáp trả đích đáng”.

Viễn cảnh được người Trung Quốc dẫn dắt thật khó tưởng tượng, trước hết bởi, chẳng lẽ thế giới lại muốn được cột vào mớ bùng nhùng nội bộ Trung Quốc? Khi đống bất động sản kia đổ vỡ thì sao? Khi hệ thống y tế và an sinh xã hội vượt quá sức chịu đựng của người dân thì thế nào? Năm 1911, cuộc cách mạng của Tôn Dật Tiên xảy ra chỉ vì có người vấp phải trái bom. Còn giờ đây thì mọi thứ đang sưng tướng lên. Liệu đống tiền chính phủ mua trái phiếu Mỹ có kịp quay về cứu việc nội bộ? Bởi điều đó lập tức sẽ khiến đồng đô la mất giá, dẫn đến xuất khẩu của Trung Quốc khó khăn, hàng loạt xí nghiệp sẽ đóng cửa, hàng triệu công nhân Trung Quốc sẽ ra đường.

Tôi hy vọng nếu có bề gì, thì mọi việc cũng sẽ êm đềm, và Bắc Kinh không mù quáng tấn công Đài Loan hay Philipines. Nhưng kiểu gì chăng nữa, thì Trung Quốc cũng sẽ đi đến cuối con đường tăng trưởng kinh tế, và giấc mơ cứu vớt loài người chỉ còn ý nghĩa mỉa mai.

Với riêng tôi, trước khi lo bị đối xử bất công vì là người nước ngoài, tôi thấy bất lực với việc đảm bảo cho gia đình mình an toàn. Từ thức ăn, nước uống không sạch, đến khí quyển ngoài đường, quanh nhà cũng bị ô nhiễm, sự vô cảm trong quan hệ với tất cả mọi người…Người lớn đã vậy, nhưng các con tôi thì thế nào?

Hệ thống giáo dục cơ sở của Trung Quốc chả thấy có gì là giáo dục. Đó đơn thuần là hệ thống của các trung tâm thi cử. Các thầy cô chỉ nhăm nhăm luyện cho con trẻ vượt qua các kỳ thi. Ở nông thôn, nơi chúng tôi sống 7 năm, tình hình tưởng ít phức tạp hơn, hóa ra cũng vậy. Học sinh nào cũng cố ôn luyện, hy vọng đỗ đại học, để sau này kiếm việc nơi các thành phố lớn. Chẳng còn đâu là tình yêu thương, trách nhiệm công dân, sự tự tin hay hoài niệm nhân cách. Tất cả chỉ còn hai chữ “đỗ” và “trượt”. Đỗ thì sẽ trở thành “quan nhân”, trượt thì về ruộng đồng, các phân xưởng địa phương, nơi bố mẹ chúng cũng đang vùng vẫy để thoát khỏi.

Cũng có một ít hoạt động thể chất. Nhưng môn thể dục chính là để tìm ra những đứa trẻ có tố chất hầu gửi đến các trung tâm học cách đoạt huy chương Olympic. Những bạn có năng khiếu âm nhạc thì sao? Sẽ bị nhồi vào mấy nhạc viện bảo thủ, suốt ngày phải tập đàn cho đến lúc kiệt quệ cả tình yêu âm nhạc mới thôi (vợ tôi chính là một nạn nhân kiểu đó).

Rồi còn cái sự tuyên truyền nữa chứ. Ngày đầu tiên đến lớp, con gái tôi được xem một bộ phim có tiêu đề: “Cách nhân dân Trung Quốc, dưới sự lãnh đạo trực tiếp và không khoan nhượng của Đảng, được sự giúp sức của quân giải phóng nhân dân anh hùng, đã đánh bại thiên tai động đất ở Tứ Xuyên”. Đến tận ngày nay mà người ta vẫn lấy Lôi Phong ra dẫn dụ bọn trẻ, bảo rằng nhờ dẹp bỏ được cái tôi ích kỷ, anh ấy đã đạt được rất nhiều thành tích phi thường, mà những thành tích ấy chỉ được phát hiện khi anh ấy chết, đơn vị tìm thấy cuốn nhật ký ghi chép tỉ mỉ. Áp lực khiến lũ trẻ phát ốm. Các con tôi đạt điểm dưới 9,5 đã là loại kém của lớp, bị phạt. Bài về nhà hầu hết là những đề thi thử, ngày nào cũng một tập dày. Cuối tuần hoặc ngày lễ là dịp để học thêm. Lũ trẻ phờ phạc, đần độn vì học. Đám bạn của các con tôi rất sợ học, nhưng không còn cách nào khác. Tôi thấy mình không thể bắt các con chịu cảnh ấy mãi. Buồn nhất là ánh mắt ghen tị của đám trẻ địa phương, khi chúng tôi rời đi.

Một lựa chọn là về các thành phố lớn, cho các con vào học trường quốc tế. Nhưng tại đó cũng tệ không kém. Tiền học đắt vô cùng, đã đành, nhưng chính quyền vẫn bắt các trường này phải dạy quan điểm Trung Quốc. Rồi thì những sự làm tiền đủ kiểu của cán bộ, giáo viên.

Tôi thương lũ trẻ người Trung Quốc quá. Chúng không thể học các trường quốc tế (dù vẫn tệ như đã nói) vì bố mẹ chúng không thuộc đối tượng được ưu tiên. Cũng không thể đi du học, vì vừa tốn tiền, vừa phải đảm bảo lý lịch đặc biệt. Lãnh đạo Trung Quốc nói chung không muốn nhiều người dân tiếp xúc với văn minh phương Tây, trừ một điều họ học rất nhanh khi giao thương, mà thật mỉa mai, đó lại là tệ tham nhũng. Sống ở Trung Quốc mà từ chối được tham nhũng thì thực là không thể.

Trong đội ngũ của mình, Đảng Cộng sản Trung Quốc có hàng triệu đảng viên sáng suốt biết rằng phải làm gì đó để tránh khủng hoảng. Tôi đã gặp vài người như vậy. Họ muốn giúp nước giúp dân lắm, nhưng khó khăn chồng chất, mà hình như họ cô đơn.

Tôi cũng đếm được hàng trăm trí thức Trung Quốc có kiến thức tốt, có tấm lòng với hình ảnh dân tộc. Nhưng hình như, họ hiếm khi được trao cơ hội.

Và như thế, cái ngày tôi muốn, và có thể thành người Trung Quốc vẫn còn xa lắm.

Mark Kitto

Lã Thanh Tùng lược dịch từ Prospectmagazine.co.uk

Nguồn: báo Văn Nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam, số 22 ngày 01-06-2013