Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Ngày 26/3/2014-Việt Nam sẽ giống kịch bản Romania?

  • Chủ trương lớn của Đảng – Tai họa khủng cho dân (RFA) - Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất, tại sao không phản đối được những chủ trương hại nước, hại dân lại hùa theo và vâng lệnh vô điều kiện khi đã có nhiều người can ngăn việc khai thác bôxit?
  • Sáu cán bộ ngân hàng bị tạm giam (RFA) - Theo bản tin của báo mạng VNexpress thì những người này bị tạm giam để điều tra việc một số vốn lớn của ngân hàng phát triển VN lên đến hàng ngàn tỉ đồng bị dùng sai mục đích thay vì cho các doanh nghiệp thủy sản địa phương vay với lãi suất thấp.
  • Hành hung ngoài đường, hạ nhục sàm sở trong đồn và còn gì nữa? (RFA) - Sau khi dùng côn đồ tấn công người bất đồng chính kiến trên đường phố, nhà riêng nay lực lượng công an đã tiến sang một bước mới là hạ nhục, sàm sở với phụ nữ trong đồn công an. Mặc Lâm ghi nhận lại lời kể của các nạn nhân mới nhất sau đây.
  • Nga bàn giao cho Việt Nam tàu ngầm Kilo thứ ba (RFA) - Con tàu này đã được thử nghiệm trong thời gian qua tại vùng biển Baltic và hiện đang chờ gặp thủy thủ đoàn Việt nam. Dự kiến đến cuối năm nay con tàu mới về tới Việt Nam.
  • Obama dọa trừng phạt Nga (BBC) - Tổng thống Hoa Kỳ cảnh báo có thể cấm vận ngân hàng, các ngành tài chính, nếu Nga có thêm hành động xâm phạm lãnh thổ Ukraine.
  • Putin không dám tấn công vào vành đai của NATO (RFI) - Sau khi hoàn toàn kiểm soát Crimée, liệu quân Nga có dừng lại ở đây hay sẽ tiến thêm? Sự kiện quân đội Nga tập trung lực lượng ở biên giới phía đông của Ukraina gây lo ngại cho Kiev và Nato. Hoa Kỳ và châuÂu lênán tham vọng của Putin muốn vẽ lại bản đồ châuÂu.
  • Nga bị loại khỏi G8 (RFI) - Ngày 24/3/2014, tổng thống Mỹ Barack Obama và các đồng minh nhất trí trừng phạt Nga sáp nhập Crimée. Bảy cường quốc công nghiệp phát triển quyết định huỷ hội nghị thượng đỉnh G8 dự kiến tổ chức vào tháng 6/2014 tại Sotchi. G8 sẽ được thay thế bằng thượng đỉnh G7 họp tại Bruxelles, không có Nga.
  • Ô nhiễm không khí : Hung thần mới của thời đại (RFI) - Riêng trong năm 2012,ô nhiễm không khí đã sát hại 7 triệu người trên thế giới. Trên đây là tiếng chuông báo động được Tổ chức Y tế Thế giới OMS gióng lên trong một công trình nghiên cứu công bố ngày 25/03/2014.
    Để đối phó, OMS kêu gọi các nước nhanh chóngáp dụng các biện pháp giảm việc thải khí độc hại từng được mệnh danh là sát thủ vô hình đối với con người.
  • Thêm 1000 lính thủy quân lục chiến Mỹ đến Úc (RFI) - Vào đầu tháng 4/2014, lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ đồn trú tại căn cứ Darwin, miền BắcÚc, sẽ lên đến 1150 quân, thay vì 250 như hiện nay. Quyết định tăng cường quân số tạiÚc đã được lực lượng thiện chiến nhất của quân đội Mỹ cho biết ngày 24/03/2014.
  • Trung Quốc đòi “công bằng”, Mỹ đổ thêm quân vào châu Á (BaoMoi) - ANTĐ - Trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu Tổng thống Mỹ Barak Obama có cách tiếp cận công bằng, khi đánh giá tình hình trên biển Hoa Đông và biển Đông, thì Bộ quốc phòng Mỹ tuyên bố, quân đội nước này có kế hoạch gửi đến căn cứ ở Australia thêm 1.150 lính thủy đánh bộ.
  • Quốc tế ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc (BaoMoi) - Báo Inquirer (Philippines) ngày 24-3 cho biết hôm 19-3, hội nghị thường niên của BCH Liên minh Quốc tế Dân chủ ôn hòa (62 thành viên thuộc 54 nước) ở Brussels (Bỉ) đã thông qua nghị quyết lên án hành động đơn phương chiếm bãi cạn Scarborough bằng vũ lực của Trung Quốc (TQ).
  • Hộ chiếu có đường ‘lưỡi bò’ đã chạm tới Indonesia (BaoMoi) - Tạp chí Diplomat đã dẫn lời Phó trợ lý Bộ trưởng Bộ an ninh phụ trách về học thuyết chiến lược quốc phòng Indonesia phản ánh tình trạng “đường lưỡi bò” của Trung Quốc đã lấn sâu vào vùng biển chủ quyền của nước này.
  • Aung San Suu Kyi khó trở thành Tổng thống Miến Điện ? (RFI) - Tại Miến Điện, chỉ còn gần hai năm nữa là đến kỳ bầu cử tổng thống. Nữ chính trị gia đối lập Aung San Suu Kyi thì dù hiện tại đã cóý tranh cử, nhưng phe quân đội nắm quyền có để cho bà được thỏa nguyện hay không ?
    Nhật báo Công giáo La Croix có bài giải đáp với dòng tựa :« Các đối thủ của bà Aung San Suu Kyi muốn cản đường bà».
  • Ukraina cách chức bộ trưởng Quốc phòng (RFI) - Tại La Haye, nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh về hạt nhân, Ukraina được Hoa Kỳ tái xác định ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ. Trong bản thông cáo chung với Kiev, Washington lênán“hành động quân sự đơn phương của Nga, phá hoại cấu trúc an ninh toàn diện và đe dọa hòa bình”.
  • Tổng thống Đài Loan chấp thuận đối thoại với sinh viên phản kháng (RFI) - Ngày 25/03/2014, tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đề nghị đối thoại với các lãnh đạo vinh viên chống dự luật thương mại với Trung Quốc. Sau một tuần lễ biểu tình phản kháng, chiếm đóng Quốc hội, bao vây các cơ sở của Quốc dân đảng cầm quyền, phong trào sinh viên Đài Loan giành được chiến thắng đầu tiên.
  • Thân nhân ở Bắc Kinh phẫn nộ (BBC) - Thân nhân của hành khách Trung Quốc trên máy bay MH370 đã đụng độ với cảnh sát bên ngoài sứ quán Malaysia tại Bắc Kinh.
  • Công nghệ nào giúp tìm ra MH370? (BBC) - Công nghệ nào đã được sử dụng để tìm ra hướng đi của máy bay Boeing 777-200 bị mất tích của Malaysia Airlines.
  • Obama cố hàn gắn quan hệ Nhật-Hàn (RFI) - Tranh thủ hội nghị thượng đỉnh về an ninh Hạt nhân tại La Haye -Hà Lan, Tổng thống Mỹ Barack Obama cố gắng hàn gắn vết rạn ngày càng sâu rộng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản - hai đồng minh chí cốt của Hoa Kỳ tại châuÁ.
    Nỗ lực củaông Obama có dấu hiệu thành công bước đầu vào tối 25/03/2014 : lần đầu tiên, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chấp nhận một cuộc họp tay ba.
  • Chủ tịch Trung Quốc đến Pháp (RFI) - Ông Tập Cận Bình sẽ được trải thảm đỏ tiếp đón tại điện Elysée, thăm viếng lâu đài Versailles với tất cả lễ nghi danh dự trong ba ngày công du nước Pháp. Theo đúng chương trình, chủ tịch Trung Quốc đến thành phố Lyon vào chiều nay 25/03/2014. Tại phủ tổng thống Pháp, một buổi lễ trọng thể được tổ chức để ký hàng loạt thỏa thuận hợp tác đầu tư.
  • Bắc Triều Tiên răn đe Mỹ bằng hạt nhân (RFI) - Ngày 24/3/2014 tại Liên hiệp quốc, đại diện của Bắc Triều Tiên đưa ra lời cảnh cáo sẽ phải dùng đến các« biện pháp» hạt nhân nếu Hoa Kỳ không chấm dứt " các hành động khiêu khích".
  • Miến Điện cấm xuất khẩu gỗ tròn (RFA) - Miến Điện cấm xuất khẩu gỗ tròn, và lệnh cấm có hiệu lực vào tuần tới. Tin này được đưa ra trong một thông báo của công ty gỗ quốc gia Miến điện hồi hôm qua.
  • Đập thủy điện Xayaburi đã hoàn thành được 30% (RFA) - Đây là một công trình thủy điện lớn trị giá đến 8.3 tỉ đô la gây nhiều tranh cãi mà nước Lào đã khởi động hồi tháng 11 năm 2012 trên dòng chính của sông Mekong, bất chấp các nước ở hạ lưu là Việt nam và Cambodia phản đối.
  • Tiểu chảy nặng do uống kháng sinh ở trẻ (RFA) - Việc cho trẻ uống kháng sinh có thể dẫn đến tiêu chảy nặng ở trẻ, chủ yếu là do bị nhiễm vi khuẩn C difficile hay còn gọi là C diff, một loại vi khuẩn gây chết người. Điều đáng chú ý là phần lớn trẻ nhiễm C diff tại nhà chứ không phải tại bệnh viện như quan niệm xưa nay về các trường hợp nhiễm C diff. Hiện trạng này nguy hiểm thế nào?
  • Thượng đỉnh G-7 ủng hộ Ukraine bảo toàn lãnh thổ (RFA) - Tuyên bố của các nguyên thủ quốc gia 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới nêu rõ: hành động thôn tính lãnh thổ của Nga vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế, thách thức pháp quyền và sẽ trở thành mối quan ngại của tất cả các quốc gia.
  • Quan chức Nhật: Trung Quốc muốn giành Senkaku như Nga sáp nhập Crimea (BaoMoi) - Ông Yasutoshi Nishimura, Thứ trưởng, phó Chánh văn phòng nội các Nhật Bản, ngày 25.3 phát biểu trên báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP, Hong Kong) rằng việc Trung Quốc muốn chiếm đoạt quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư cũng tương tự hành động của Nga khi sáp nhập Crimea.
  • Trung Quốc đòi Mỹ công bằng trong vấn đề Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Tại cuộc họp với Tổng thống Mỹ Barack Obama bên lề Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân tại The Hague (Hà Lan) hôm qua (24/3), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề nghị Washington có cách tiếp cận công bằng khi đánh giá tình hình trên biển Hoa Đông và Biển Đông.
  • Thành phố Quy Nhơn - hòn ngọc đang tỏa sáng (BaoMoi) - Nhiều người con xa xứ và nhiều du khách sau vài năm trở lại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, hôm nay không khỏi ngạc nhiên và tấm tắc ngợi khen trước sự phát triển vượt bậc của thành phố Quy Nhơn như một “hòn ngọc” tỏa sáng bên bờ biển Đông.

Tổng thống Obama khẳng định sẽ sớm thăm Việt Nam

 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc song phương với Tổng thống Mỹ Obama tại The Hague

Tại cuộc tiếp xúc song phương với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chiều tối ngày 24.3 tại Hội nghị Thượng đỉnh an ninh hạt nhân tại The Hague (Hà Lan), Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hoan nghênh những đóng góp quan trọng của Việt Nam tại các hội nghị hạt nhân và khẳng định sẽ sớm thăm Việt Nam.

Trong cuộc tiếp xúc, Tổng thống Obama nhấn mạnh về những tiến triển quan trọng đã đạt được tại các vòng đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và cam kết sẽ có sự linh hoạt và đối xử khác biệt phù hợp với điều kiện Việt Nam; cam kết mở cửa thị trường cho hàng dệt-may, da-giày, nông-thuỷ sản.

Tổng thống Obama cho rằng với quyết tâm chính trị, các nước thành viên sẽ hoàn tất đàm phán TPP theo tinh thần tuyên bố chung Honolulu 2011.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng về những tiến triển mới, tích cực trong quan hệ hai nước và mong muốn nỗ lực đưa quan hệ đối tác toàn diện đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả trên các lĩnh vực.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định quyết tâm cùng Hoa Kỳ và các thành viên sớm kết thúc đàm phán TPP, đề nghị Hoa Kỳ quan tâm thoả đáng tới các lợi ích cốt lõi của Việt Nam và hỗ trợ Việt Nam trong đàm phán. Thủ tướng cũng yêu cầu Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế thị trường với Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có một loạt các cuộc tiếp xúc với nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ các nước tham dự hội nghị, trong đó có Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon…

Trong trao đổi giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Tập Cận Bình, hai bên mong muốn Uỷ ban Cchỉ đạo hợp tác song phương sớm họp bàn để tìm ra các biện pháp tiếp tục thúc đẩy quan hệ.

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc, hy vọng hai nước sẽ sớm kết thúc đàm phán FTA, góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại đầu tư giữa hai nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn phía Hàn Quốc đã tiếp nhận lại và tạo điều kiện thuận lợi cho lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc. 
  (Lao động) 

Việt Nam sẽ giống kịch bản Romania?

Diển viên diển lại vợ chồng Ceausescu bị bắt giữ vào năm 1989 (AFP)
Không giống cuộc Cách mạng mùa thu khá “nhẹ nhàng” năm 1989 tại các nước Đông Âu như Ba Lan, Hungary, Đông Đức, Bungary, Tiệp Khắc, sự sụp đổ của chính quyền cộng sẩn ở Romania gần như một điều kỳ lạ khi thể chế cộng sản của quốc gia này có vẻ vững chãi nhất bởi một bộ máy an ninh công an quân đội khổng lồ hoạt động ráo riết như tình hình Việt nam ngày nay. Hồi đó, tổng bí thư Ceauşescu “đặt hàng” cho một cuộc biểu tình quần chúng ủng hộ ông ở bên ngoài trụ sở đảng Cộng sản ở Bucharest. Tuy nhiên, thật bất ngờ, đám đông trước đây hiền như đàn cừu bỗng la ó phản đối khi ông nói. Sau đó là các cuộc biểu tình lan rộng trong cả nước.

Lúc đầu, các lực lượng an ninh của Ceauşescu tuân lệnh bắn người biểu tình, nhưng vào sáng ngày 22 Tháng 12, quân đội Romani đột nhiên quay súng. Cuộc cách mạng làm chết tới 1.104 người.

Tổng bí thư Ceauşescus phải đối mặt với một phiên xử vội vàng, và sau đó là tử hình. Romania là nước Đông Âu duy nhất lật đổ chế độ Cộng sản bằng bạo lực.

Ở Trung quốc, Sự kiện Thiên An Môn đã không thành công trong việc kích thích sự thay đổi thể chế, đường lối chính trị. Tuy nhiên, hình ảnh mạnh mẽ, dũng cảm của thanh niên sinh viên trong những cuộc biểu tình đã giúp gây ra các sự kiện ở những phần khác của thế giới như sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1990.

Việc Liên Xô bị giải thể êm ái cuối năm 1991 dẫn đến kết quả là Nga và 14 quốc gia tuyên bố độc lập của khỏi Liên xô.

Có lẽ chính Trung quốc là bức tường che chắn làn gió dân chủ từ phương Tây và người cộng sản Việt nam đang núp sau bức tường ấy. Cũng có thể người cs Việt nam cũng không mấy an tâm. Họ vừa núp vừa dáo dác để phòng trường hợp bức tường Vạn lý trường thành già cỗi này rung rinh là họ ù té chạy thoát thân nên mới có chuyện họ đi dây đôi dây ba với Mỹ và các nước EU…

Các phong trào dân sự trong nước thật ra rất có thiện chí với thể chế. Sự chuyển đổi dân chủ là chiếc phao cho người cộng sản nắm lấy trước cơn giông bão không thể tránh khỏi trong tương lai nhưng hình như họ vẫn khước từ.

Một vài người lãnh đạo công an, quân đội không thể dắt mũi được toàn bộ dân chúng. Khi chiếc phao đã ở quá xa tầm với, tình hình Việt nam sẽ như Romania?

Mai Xuân Dũng
Theo blog Mai Xuân Dũng

TQ yêu cầu Mỹ ‘công bằng’ ở Biển Đông

Hai nguyên thủ Mỹ-Trung đang có chuyến công du châu Âu cùng lúc

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm thứ Hai ngày 24/3 rằng Washington nên có thái độ ‘công bằng’ đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, hãng tin Anh Reuter đưa tin.

“Về vấn đề Biển Hoa Đông và Biển Đông, phía Mỹ nên có thái độ công bằng và khách quan, phân rõ phải trái và cần làm nhiều hơn để tìm ra giải pháp thích hợp và cải thiện tình hình,” Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập nói với người đồng cấp Mỹ.

Hai ông Obama và Tập Cận Bình có cuộc gặp bên lề tại Hội nghị Thượng đỉnh hạt nhân tại The Hague, Hà Lan, hôm thứ Hai ngày 24/3.

Ông Tập cũng nói ông hy vọng Mỹ và Trung Quốc sẽ làm sâu sắc hơn mối quan hệ quân sự và thực hiện thêm nhiều cuộc tập trận chung để giúp ‘tránh hiểu lầm và tính toán sai’.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hai nhà lãnh đạo đã đạt được 10 thỏa thuận, trong đó có thống nhất quy tắc về hoạt động quân sự và hàng hải trong vùng biển quốc tế, theo tờ China Daily.

Cuộc thảo luận của hai nhà lãnh đạo tại The Hague còn xoay quanh các chủ đề Ukraine, Bắc Hàn và quan hệ quân sự giữa hai nước, theo Reuters.

Phía Mỹ cho biết Tổng thống Obama đã ‘nhắc lại mối quan ngại về vùng nhận dạng phòng không (trên Biển Hoa Đông) mà Trung Quốc mới thiết lập’, ông Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ cho biết trong một cuộc họp báo hôm 24/4.

Cũng theo ông Rhodes thì ông Obama ‘đã bày tỏ quan ngại về việc cần phải giảm căng thẳng trên Biển Đông và Biển Hoa Đông’ nhưng cũng lưu ý rằng ‘Mỹ không phải là một bên có tranh chấp’.

“Tổng thống nhấn mạnh việc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề này dựa trên đối thoại và luật pháp quốc tế và bày tỏ Mỹ tiếp tục ủng hộ cho nỗ lực này,” ông Ben Rhodes cho biết.

“Trong bối cảnh đó, dĩ nhiên tổng thống đã nhắc lại sự ủng hộ của ông cho an ninh của các nước đồng minh là Nhật Bản và Philippines.”
Theo BBC 

Bộ trưởng Quốc phòng Việt - Mỹ gặp nhau

Bộ trưởng Robert Gates gặp Tướng Phùng Quang Thanh và dự cuộc họp ở Hà Nội năm 2010

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam dự kiến sẽ là khách của Lầu Năm Góc cùng các bộ trưởng khác của Asean trong sự kiện đặc biệt tại Hawaii.

Sự kiện ngày 1 đến 3/4 là cuộc họp lần đầu tiên do một Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tổ chức với Asean.

Giới quan sát nói sự kiện có một phần gợi hứng từ Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam.

Cuộc họp tại Hawaii là dịp để Mỹ tăng cường quan hệ quốc phòng với Asean trong bối cảnh lo ngại về sự cứng rắn của Trung Quốc trên biển.

Theo ông Brian Harding, từng làm việc trong Văn phòng bộ trưởng quốc phòng Mỹ, sự kiện ở Hawaii bắt nguồn từ chuyến thăm Lầu Năm Góc tháng 12/2009 của Đại tướng Phùng Quang Thanh.

Gặp người đồng cấp Robert Gates, ông Thanh hỏi liệu Mỹ có quan tâm tham dự lần gặp đầu tiên của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Asean mở rộng (ADMM+).

Sau khi ông Gates tham dự cuộc họp tại Hà Nội năm 2010, quan hệ quốc phòng của Mỹ với Asean đã gia tăng.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ kế tiếp, Leon Panetta, đã dự hội nghị của Asean năm 2011 và 2012.

Năm 2013, đến lượt ông Chuck Hagel dự ADMM+ ở Brunei.

Dự kiến cuộc họp ở Hawaii sẽ bàn đến nhiều chủ đề từ an ninh khu vực đến hỗ trợ thiên tai.

Các bộ trưởng Asean cũng sẽ được nghe báo cáo và xem diễn tập của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.
Theo BBC 

Tại sao, Việt Nam? - Các nhà hoạt động “đưa nhân quyền VN ra thế giới”.

Các nhà hoạt động “đưa nhân quyền VN ra thế giới”.

Cùi Các
Trong một chiến lược đưa vấn đề nhân quyền Việt Nam ra thế giới, một trang tin bằng Anh ngữ mang tên Vietnamrightnow ra đời nhằm cung cấp và phổ biến thông tin về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam vào đúng dịp Liên Hiệp Quốc kỷ niệm cho ngày của “Quyền được biết” 24/3.
Sự ra đời của trang tin nhân quyền này đúng vào ngày giỗ lần thứ 88 của cụ Phan Châu Trinh – người đã đề xướng tư tưởng nhân quyền và dân quyền đầu tiên tại Việt Nam.
Theo như tuyên bố, Vietnam right now được thành lập bởi một mạng lưới xuyên quốc gia của các nhà hoạt động và các tổ chức xã hội dân sự độc lập trong và ngoài nước.
Nói về lý do ra đời, Tiến sĩ Nguyễn Công Huân cho biết “chúng tôi đã thực hiện rất nhiều bài thuyết trình và báo cáo về nhân quyền trên các diễn đàn quốc tế, nhưng điều đó là không đủ để cho thế giới hiểu đầy đủ về những gì đang diễn ra ở đất nước chúng tôi”.
Qua đó ông Huân nhận định, Vietnam right now sẽ đóng một vai trò quan trọng và cần thiết trong thời điểm này để cung cấp tin tức và tập hợp dữ liệu về tình hình nhân quyền Việt Nam, là một trong các quốc gia có tình trạng nhân quyền tồi tệ nhất thế giới.
Cảm hứng từ Irrawaddy
Qua việc phân tích dữ kiện và ghi nhận lại những gì đang xảy ra tại Việt nam, sau đó phổ biến bằng tiếng Anh ra thế giới, tiến sỹ Huân còn cho biết “chúng tôi hy vọng biến dự án này thành một nỗ lực chung của người Việt trên toàn thế giới nhằm khắc phục tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đang diễn ra trong nước.”
Có cùng tiếng nói với tiến sỹ Huân, Luật sư Trịnh Hữu Long cho biết “các nhóm nhân quyền ở các nước Đông Nam Á đều có trang web tin tức và dữ liệu bằng tiếng Anh”.
Lấy dẫn chứng từ trang Irrawaddy của Miến Điện mà luật sư Long đánh giá là “đã có đóng góp rất nhiều vào quá trình cải cách ở nước này”.
Được biết, Irrawaddy là một trang tin bằng Anh ngữ được thành lập vào năm 1993 bởi các nhà hoạt động trẻ của Miến Điện.
Những người này buộc phải chạy sang Thái Lan để trốn khỏi cuộc đàn áp của chế độ quân phiệt ở Miến Điện trong cuộc nổi dậy dân chủ năm 1988. Tại đây, các nhà hoạt động này đã thành lập Irrawaddy để loan báo với cộng đồng quốc tế về những tội ác xảy ra tại quê hương của họ.
Với sự năng động và lòng nhiệt huyết của các nhà hoạt động trẻ, tờ Irrawaddy nhanh chóng thu hút được sự chú ý của cộng đồng thế giới tập trung đến Miến điện vào thời điểm mà khu vực Đông Nam Á đang tồn tại khá nhiều chế độ độc tài toàn trị vi phạm nhân quyền đáng báo động.
Sau gần 20 năm ghi lại tất cả các vụ vi phạm nhân quyền của chính quyền Miến Điện để loan báo ra thế giới, họ đã góp phần làm nên lộ trình đi tới dân chủ cho Miến Điện như ngày hôm nay.
Đưa thế giới đến Việt nam
Sau khi Miến điện cải cách đi đến dân chủ, những nhà hoạt động ở Việt nam đang có hy vọng thu hút được sự chú ý của thế giới vào tình hình tại Việt Nam.
Vietnam right now được mở ra như là “cánh cổng đưa thế giới đến với Việt nam hiện tại”, bằng cách “cung cấp thông tin khách quan, chính xác, và kịp thời về tình hình chính trị-xã hội tại Việt Nam”.
Đóng góp vào những tiếng nói đầu tiên cho Vietnam Right Now, một nhà hoạt động nổi bật là Luật sư Lê Công Định trong một cuộc trả lời phỏng vấn hiếm hoi kể từ khi ra tù, phát biểu trên web này rằng: “Tại Việt Nam người giàu có thể mua công lý bằng cách trả tiền hối lộ cho các thẩm phán để có một kết quả của phiên tòa mà họ muốn thấy…. Phòng xử án bây giờ trở thành một nơi bán đấu giá, nơi mà bất cứ ai trả giá cao nhất thì sẽ có cơ hội tốt hơn để giành được chiến thắng pháp lý”.
Một khi hệ thống tư pháp không còn là nơi bảo vệ cho công lý, mà là nơi bao che và tiếp tay cho các hành vi chà đạp vào phẩm giá con người, thì tiếng gọi công lý sẽ được chuyển tải tới cộng đồng quốc tế.
Đây là một biểu hiện khách quan khi mà các tiếng nói đóng góp cho chính quyền không được tôn trọng.
Mở đầu cho chiến lược này là “Tuyênbố xóa bỏ điều luật 258” được các bạn trẻ trong nước mang đến Văn phòng Cao ủy Nhân quyền , cùng với đó là các cuộc gặp gỡ tiếp xúc với các cơ quan ngoại giao như EU, Thụy Điển, Đức… để loan báo thực trạng nhân quyền tại Việt Nam, qua đó vận động quốc tế áp lực lên chính quyền để xóa bỏ các điều luật nhằm hạn chế quyền con người.
Và cũng là lần đầu tiên các hội đoàn xã hội dân sự từ trong nước sang Gieneva đóng đóp tiếng nói của mình vào quá trình Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Nhân quyền dành cho chính quyền Việt Nam tại trụ sở của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Hay mới đây nhất là hai buổi “Cafe nhân quyền” diễn ra tại Sài Gòn và Hà Nội với sự tham dự của báo chí quốc tế và các cơ quan ngoại giao là chỉ dấu cho thấy thế giới đang cần thông tin, cũng như sự ủng hộ nhiệt thành cho các phong trào nhân quyền Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhiều người đã biết đưa câu chuyện của mình lên báo chí quốc tế, cũng như sử dụng đến cơ chế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc để bảo vệ cho các hoạt động nhân quyền của mình.
Từ các hoạt động này cho thấy, các phong trào nhân quyền đã biết vận dụng tối đa sự ảnh hưởng và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong vấn đề thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền cho Việt Nam.
Quốc tế đáp lời
Sau nhiều năm, cộng đồng thế giới bắt đầu tỏ ra hoài nghi cho tính hiệu quả từ việc “đối thoại nhân quyền” với chính quyền Việt Nam qua con đường ngoại giao.
Các cam kết cải thiện nhân quyền được nhà cầm quyền đưa ra không đồng hành cùng các biện pháp tổ chức thực hiện, mà thay vào đó là sự bóp nghẹt các quyền tự do dân chủ của người dân.
Từ việc đối thoại, giờ đây thế giới đã có phần mệt mỏi cho quá trình này và đã bắt đầu tính đến việc “trừng phạt”.
Các “Dự luật nhân quyền ViệtNam” được đưa ranhư là biểu thị thái độ quyết liệt đối với các hành vi vi phạm nhân quyền có hệ thống, được các dân biểu từ các quốc gia đệ trình lên Quốc hội nhằm trừng phạt chính quyền Việt Nam.
Trong đó tiêu biểu làDựluật HR 4254vừa mới được công bố, với các biện pháp trừng phạtnhắm vào các quan chức chính quyền bao gồm ngăn chặn tài sản, hạn chế hoặc cấm giao dịch tài chính cá nhân, nhập cảnh vàoHoa Kỳ.
Dự luật này còn nêu rõ, không chỉ những quan chức có tên trong danh sách vi phạm nhân quyền bị trừng phạt, mà cả những người thân trong gia đình của họ có thể không được nhập cảnh hoặc di trú vào Hoa Kỳ, không được nhận nhập cư hợp pháp trong bất kỳ tình trạng nào, kể cả lý do du học hoặc đủ điều kiện tài chánh để định cư.
Có thể nhiều quan chức Việt nam cho rằng đây là những Dự luật “dở hơi” vì một đời họ và người thân của mình không cần đến Mỹ. Nhưng dù gì thì nó cũng sẽ là một gánh nặng tâm lý và đè bẹp thanh danh đến muôn đời.
Nếu Liên minh Châu Âu cùng chung tay góp sức như Dự luật này, thì điều đó đồng nghĩa với việc các quan chức Việt Nam vi phạm nhân quyền sẽ “kết thúc hy vọng đi tới tương lai”, cũng như cánh cổng bước vào thế giới văn minh sẽ bị đóng lại đối với họ.
Qua đó minh chứng cho một điều xác thực rằng, tương lai của cộng đồng nhân loại sẽ không dung thứ cho bất kỳ hành vi vi phạm nhân quyền nào mang tính hệ thống từ quan chức chính quyền nhắm vào người dân.

Về nghi án Nhật hối lộ đường sắt VN


LS Ngô Ngọc Trai

Gửi đến BBC từ Nam Định
Báo chí Việt Nam đang đưa nhiều tin bài về nghi án đưa hối lộ xảy ra tại Tổng công ty đường sắt Việt Nam từ tiền ODA của Nhật Bản nhưng giải quyết vụ này thế nào sẽ còn là một vấn đề vì hai nước chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp.
Nhật Bản là quốc gia đứng đầu trong số các nước đầu tư vốn ODA cho Việt Nam, hai nước có nhiều mối quan hệ giao thương và đã ký nhiều Hiệp định về kinh tế như:

Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư năm 2003, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản năm 2008, Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế năm 1995, Hiệp định hợp tác phát triển sử dụng năng lượng hạt nhân và nhiều thỏa ước kinh tế dân sự khác

Còn nhiều nước chưa ký

Riêng hiệp định tương trợ tư pháp Nhật Bản – Việt Nam lại chưa ký.
Hiệp định tương trợ tư pháp nếu có sẽ giúp phối hợp giải quyết các vướng mắc pháp lý về dân sự, hình sự giữa công dân hai nước.
Mấy chục năm qua Nhật Bản đầu tư ở Việt Nam, công dân hai nước đã có nhiều hoạt động di trú làm ăn, nguy cơ phát sinh các vướng mắc về pháp luật là có, tiền lệ xấu đã xảy ra vậy tại sao hai bên không ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp?
Phải chăng giới chức phía Nhật không thiện chí hợp tác trong việc này?
Mở rộng tìm hiểu thì thấy, cho tới hiện tại Việt Nam mới ký Hiệp định tương trợ tư pháp với một số nước.

Ngành đường sắt Việt Nam đang cố gắng cải thiện chất lượng dịch vụ
Các nước đã ký gồm: CHDC Đức (đã hết hiệu lực), Liên Xô (ký năm 1981), Tiệp Khắc (ký năm 1982), Cu Ba (ký năm 1984), Hung-ga-ri (ký năm 1985), Bulgary (ký năm 1986), Ba Lan (ký năm 1993), CHDCND Lào (ký năm 1998), Liên bang Nga (ký năm 1998), Ukraine (ký năm 2000), Mông Cổ (ký năm 2000), Belarus (ký năm 2000), CHDCND Triều Tiên (ký năm 2000).
Nhưng với Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia có quan hệ đầu tư làm ăn với Việt Nam, nhiều công dân Việt Nam cư trú ở đó nhưng lại chưa ký Hiệp định tương trợ tư pháp.

Hội nghị La Hay

Nếu không ký Hiệp định song phương thì Việt Nam có thể gia nhập Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế.
Đây là hội nghị được thành lập từ năm 1893 và tới nay đã có hàng trăm nước, gồm cả Nhật Bản tham gia. Hội nghị này cho ra đời nhiều công ước khác nhau giúp cho việc giải quyết xung đột pháp luật giữa các quốc gia thành viên, tạo hành lang pháp lý thông suốt xử lý các vấn đề tư pháp dân sự, hình sự giữa các nước.
Từ năm 2011 ở Việt Nam đã diễn ra các hoạt động hội thảo nghiên cứu tìm hiểu về Hội nghị La Hay, nhưng không hiểu sao tới nay chính phủ vẫn chưa quyết định ký kết tham gia?
Nếu Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế, thì hành vi sai phạm của công dân Nhật Bản (hoặc công dân của một quốc gia thành viên khác) trên đất nước Việt Nam sẽ dễ dàng được hai bên phối hợp xử lý.
Các hoạt động tương trợ tư pháp như triệu tập người làm chứng, người giám định; thu thập, cung cấp chứng cứ; truy cứu trách nhiệm hình sự; sẽ là trách nhiệm của giới chức hai bên.
Vậy nếu Việt Nam chưa gia nhập Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế và cũng chưa ký Hiệp định tương trợ tư pháp với Nhật Bản thì việc tìm kiếm thông tin chứng cứ được thực hiện như thế nào?
Năm 2007 Quốc Hội Việt Nam ban hành Luật tương trợ tư pháp, theo đó hoạt động tương trợ tư pháp giữa Việt nam và các nước được thực hiện theo điều ước quốc tế, nếu giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện dựa trên nguyên tắc có đi có lại.
Như thế việc xử lý thông tin báo chí Nhật đưa ra về nghi án đưa hối lộ tại Việt Nam sẽ được thực hiện theo hình thức tương trợ tư pháp đơn lẻ theo vụ việc, trên nguyên tắc trợ giúp có đi có lại.

Đình chỉ công tác đã đủ căn cứ?


Nhật Bản đứng đầu trong số quốc gia cấp tiền viện trợ phát triển ODA cho Việt Nam
Báo chí đưa tin có mấy quan chức ngành đường sắt bị tạm đình chỉ công tác gồm hai Phó tổng giám đốc Tổng công ty đường sắt Việt Nam, Giám đốc Ban quản lý các dự án đường sắt thuộc Tổng công ty đường sắt, Giám đốc ban quản lý dự án đường sắt thuộc Cục đường sắt Việt Nam.
Việc làm này đã cho thấy trách tinh thần trách nhiệm cao của lãnh đạo ngành chức năng, công chúng cũng thấy hợp lý đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên bình tĩnh xem xét thì thấy việc tạm đình chỉ công tác chưa chắc đã đảm bảo căn cứ.
Theo Nghị định số 59/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng thì việc quyết định tạm đình chỉ công tác chỉ được thực hiện khi có căn cứ cho rằng cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng và đồng thời người đó có dấu hiệu gây khó khăn cho việc xem xét xử lý nếu vẫn tiếp tục làm việc.
Nghị định cũng hướng dẫn thêm, được coi là có dấu hiệu gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý khi người đó có một trong các hành vi:
Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không đầy đủ, sai sự thật; Cố ý trì hoãn, trốn tránh không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng; Tự ý tháo gỡ niêm phong tài liệu, tiêu hủy thông tin, tài liệu, chứng cứ; tẩu tán tài sản có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình, của người khác hoặc dùng hình thức khác để che giấu hành vi vi phạm pháp luật, gây khó khăn cho việc xác minh, làm rõ.
Trong trường hợp này mấy người bị tạm đình chỉ công tác đã có những hành vi nêu trên chưa? Theo báo chí đưa tin thì họ mới chỉ vừa bị yêu cầu giải trình về sự việc?
Nêu ra vấn đề này để người dân giám sát việc am hiểu và thực hiện đúng các quy định pháp luật.
Ngoài ra cũng cho thấy nghị định của chính phủ hướng dẫn khắt khe hơn so với luật phòng, chống tham nhũng khi bổ sung thêm những điều kiện ràng buộc trong việc tạm đình chỉ công tác cán bộ.

Vai trò của Viện kiểm sát

Có thông tin Thứ trưởng Bộ giao thông sẽ lên đường sang Nhật để thu thập thông tin về sự việc.
Theo Luật tương trợ tư pháp thì Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan đầu mối cho tất cả các hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự, cơ quan điều tra các cấp khi muốn thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp, tìm kiếm thu thập tài liệu chứng cứ ở nước ngoài thì đều phải lập hồ sơ gửi đến Viện Kiểm sát tối cao, cơ quan này sẽ thực hiện bước tiếp theo liên hệ với cơ quan tư pháp nước ngoài.
Cụ thể Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm: tiếp nhận, chuyển giao, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các ủy thác tư pháp về hình sự; xem xét, quyết định việc thực hiện và yêu cầu cơ quan điều tra có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự; từ chối hoặc hoãn thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự theo thẩm quyền.
Hoạt động xác minh điều tra xử lý tội phạm là hoạt động thuộc khối cơ quan tư pháp nhưng chính phủ là cơ quan hành pháp lại chỉ đạo, và cán bộ chính phủ lại trực tiếp làm việc này, liệu có ổn?
Thẩm quyền toàn diện như vậy nhưng cho tới nay Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chưa thấy có ý kiến gì, trong khi đó thứ trưởng bộ giao thông tự ý đi sang Nhật mà không thông qua Viện kiểm sát nhân dân tối cao, không biết việc làm của thứ trưởng có căn cứ vào Luật tương trợ tư pháp hay không, hay áp dụng theo luật nào khác?
Hoạt động xác minh điều tra xử lý tội phạm là hoạt động thuộc khối cơ quan tư pháp nhưng chính phủ là cơ quan hành pháp lại chỉ đạo, và cán bộ chính phủ lại trực tiếp làm việc này, liệu có ổn không?
Việc chỉ đạo cho thấy lãnh đạo chính phủ có trách nhiệm cao nhưng cũng là điều không bình thường vì hành pháp can thiệp vào tư pháp.
Khác với các nước, ở Việt Nam cơ quan điều tra lại nằm trong hệ thống công an, cho nên không rạch ròi giữa hành pháp và tư pháp, mà đúng ra phải tách bạch hai hệ thống này.
Tóm lại, về tổng thể Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đúng ra phải là cơ quan có động thái xử lý thông tin đầu tiên và có tiếng nói quyết định việc thực hiện hoạt động thu thập thông tin chứng cứ từ cơ quan chức năng bên Nhật Bản, thế mà cơ quan này lại hoàn toàn im ắng.
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong riêng của tác giả.

Tại sao, Việt Nam?

Tại sao, Việt Nam?

Vào đầu tháng 1/2011, vài ngày trước cuộc cách mạng mùa xuân Ả-rập chấn động Ai Cập (25/1/2011), một nhà văn người Thụy Điển từng có thời gian sinh sống ở Việt Nam và quan tâm đến tình hình Việt Nam hỏi tôi: ''Vì sao các blogger Việt Nam ''ít nói'' vậy? Tôi theo dõi và thấy rằng ở Việt Nam chính quyền hà khắc, đàn áp nghiêm trọng ngang với Iraq, Iran, Myanmar… mà dường như thế giới không hề biết điều đó. Họ chỉ biết có Myanmar là nước độc tài quân sự và Việt Nam thì luôn là một mẫu mực về phát triển kinh tế năng động ở Đông Nam Á. Họ chỉ biết đến các blogger Iran, Iraq, và tờ báo đối lập Irrawaddy nổi tiếng của Myanmar. Họ không hề biết Nhà nước Việt Nam độc tài đến mức nào và người dân Việt Nam khổ ra sao. Tại sao vậy? Phải chăng vì các blogger Việt Nam chỉ viết cho nhau đọc?''.

Khi ấy tôi hơi lúng túng. Chưa bao giờ tôi nghĩ tới thực tế đó. Tôi cũng không biết đến tờ báo Irrawaddy nào của Myanmar (phương Tây hay gọi là Burma) cả; nhưng đúng là tôi cũng có cảm tưởng Myanmar là một nhà nước độc tài hà khắc. Chắc hẳn rất nhiều công dân trên thế giới đều nghĩ như thế về Myanmar, nhưng không mấy ai biết và càng chẳng ai quan tâm đến một nước Việt Nam khác, không gắn với những luận điệu sáo mòn kiểu như ''anh hùng'', ''phát triển năng động'', ''gái đẹp'', ''phở ngon'', ''con người thân thiện'', v.v.

Tôi nói với nhà văn Thụy Điển đó rằng ở Việt Nam cũng có một số blogger chính trị nổi tiếng, nhưng chỉ là nổi tiếng trong cộng đồng của họ mà thôi, tức là cộng đồng những người quan tâm đến chính trị; và giới ấy quá nhỏ bé, có xu hướng co cụm lại với nhau, dân trong nước còn chẳng biết đến họ nữa là bên ngoài.

Nhà văn cho rằng không hẳn như thế: Ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới thì số người quan tâm đến chính trị cũng chiếm tỷ lệ thấp, và càng ở xứ toàn trị thì người ta càng được khuyến khích là nên sống yên phận, mình biết việc mình hơn là quan tâm đến xã hội.

Tôi chuyển sang cách giải thích khác, rằng có thể do đa số các blogger Việt Nam không viết bằng tiếng Anh, mà quan trọng hơn nữa, là không có một tờ báo nào phản ánh tiếng nói của họ ra thế giới cả. Trong khuôn khổ một buổi cafe sáng hôm ấy, không còn cách giải thích nào hợp lý hơn như thế nên chúng tôi tạm chấp nhận lý do đó.



Những nỗ lực của blogger nhằm quốc tế hóa vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Nguồn ảnh: FB Anh Chí, 10/1/2014

''Viết cho đồng bào tôi đọc''

10 ngày sau, vào ngày 25/1/2011, cách mạng mùa xuân bùng nổ ở Ai Cập trong một cuộc biểu tình hơn 50.000 người trên quảng trường Tahrir. Biểu tình kéo dài liên tục. Tới ngày 31/1, phóng viên đài Al Jazeera ước tính số người tham gia đã lên đến ít nhất 250.000. Và phong trào biểu tình hàng nghìn người này xuất phát từ những lời kêu gọi trên Facebook.

Dường như được tạo cảm hứng mãnh liệt bởi cuộc cách mạng 2.0 ở xứ Bắc Phi, các blogger Việt Nam bắt đầu tăng cường sử dụng mạng để chia sẻ thông tin, viết bài và kết nối hơn. Ngày 5/6/2011, cuộc biểu tình chống bá quyền Trung Quốc đầu tiên kể từ sau năm 2007, diễn ra tại cả Hà Nội và Sài Gòn, đánh dấu khuynh hướng tập hợp của các blogger chính trị, bắt đầu từ mạng Facebook.

Gần một năm sau, vào tháng 4/2012, các blogger cũng là lực lượng đi tiên phong trong việc đưa tin, đăng ảnh, viết bài – mà họ gọi là ''làm truyền thông'' - về vụ cưỡng chế đất đai ở Văn Giang. Từ mùa hè biểu tình 2011 đến chiến dịch làm truyền thông Văn Giang 2012 này, lạc quan mà nói, giới blogger chính trị hay là ''báo lề trái'' ở Việt Nam đã tiến một bước dài. Họ không chỉ ngồi chờ ''lề phải'' đăng tin, rồi họ dẫn lại và đay thêm vài câu chua chát. Họ đi xa hơn thế:

- Họ viết bài bình luận, thậm chí tìm kiếm thông tin bổ sung. Dù rằng cách viết còn cảm tính (nói cách khác là ''bản năng'') và để lộ sự thiếu chuyên nghiệp, nhưng họ đã mở rộng bình luận, tức là làm cái mà báo chí lề phải không dám làm và/hoặc không được làm.

- Họ chủ động gặp gỡ và phỏng vấn sâu phía nạn nhân, là những người mà báo chí lề phải không tiếp xúc nhiều – phần vì lý do ''ngại nhạy cảm'', phần vì sợ bài mất tính khách quan.

(Có một phóng viên tự do người Nauy, cô Jessica Ryan, từng nói với tôi rằng cô không hiểu tại sao các nhà báo Việt Nam lại có tư duy như vậy nếu họ làm việc cho báo chí quốc doanh: ''Các nhà báo làm cho những tờ báo của chính quyền rồi, thì họ càng phải đưa tin về phía đối lập với chính quyền, phản biện chính quyền, nói rộng ra là về nhân dân, cho cân bằng. Thế mới là khách quan chứ?'').

Dù đã tiến một bước dài, nhưng công cuộc làm truyền thông của giới blogger Việt Nam vẫn hướng đến độc giả người Việt là chủ yếu; nói cách khác, họ vẫn là ''viết cho nhau đọc'', ''tôi viết cho đồng bào tôi đọc''. Mọi bài viết trên báo chí tiếng Anh, nếu có, chỉ là thảng hoặc, nhờ vào sự chú ý tình cờ của một phóng viên nước ngoài nào đó về tình hình Việt Nam, thông qua mối quen biết dây mơ rễ má của phóng viên nọ với cá nhân A, cá nhân B trong cộng đồng blogger chính trị Việt Nam.



Cưỡng chế đất ở Văn Giang sáng 24/4/2012. Ảnh do một blogger chụp.

Cộng đồng quốc tế quan tâm – có cần thiết không?

Có ý kiến cho rằng không cần thế giới phải biết đến tình hình Việt Nam, nhất là chuyện chính quyền xâm phạm nhân quyền của người dân. Bởi vì, dù có biết, cộng đồng quốc tế cũng chẳng làm gì. Suy cho cùng, mọi việc ở Việt Nam phải do chính người dân trong nước làm, kể cả công cuộc đấu tranh vì nhân quyền, dân chủ.

Đi đến tận cùng của vấn đề, thì đúng vậy: Mọi việc ở Việt Nam phải do chính người dân trong nước giải quyết.

Nhưng, giữa những cái xấu phải chọn cái ít xấu hơn, giữa những cái tốt phải chọn cái tốt hơn. Sống trong thế giới thời toàn cầu hóa, hội nhập tốt hơn là không hội nhập. Cuộc đấu tranh của những blogger Việt Nam vì quyền tự do sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Đặc biệt, khía cạnh quan trọng của chuyện này là, nhiều khi chính quyền Việt Nam, với truyền thống ''khôn nhà dại chợ'', ''bạo dạn xó bếp'', lại có xu hướng e ngại sức ép từ bên ngoài hơn trong nước. Ông Ismail Wolf, Giám đốc Điều hành tổ chức Đại biểu Quốc hội ASEAN vì Nhân quyền (ASEAN Parliamentarians for Human Rights, APHR), nhận xét: ''Cùng một vấn đề nhân quyền, nhưng nếu chính phủ một nước láng giềng trong ASEAN đưa ra thì sẽ dễ được Chính phủ Việt Nam chấp nhận hơn là để người dân trong nước nói''.

Chính quyền cộng sản nào cũng không thích sự minh bạch, nhưng lại thích được ''đánh giá cao'', thích giữ hình ảnh đẹp trong mắt dư luận thế giới. Khi được hỏi, Nhà nước Việt Nam có sợ áp lực quốc tế không, một quan chức cao cấp của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền tại Geneva từng nói riêng với một số blogger Việt Nam: ''Tôi không muốn dùng từ ''sợ'', tôi muốn dùng từ ''quan tâm''. Họ có thể không sợ, nhưng họ quan tâm đấy. Nói cho chính xác, Nhà nước Việt Nam quan tâm tới những quốc gia mà ở đó, báo chí có ảnh hưởng. Họ hiểu rằng công luận của các quốc gia đó có thể tác động tới chính sách của chính phủ. Đó là lý do khiến tôi nói với các bạn rằng báo chí quốc tế có vai trò rất quan trọng... Tôi tin là nếu những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam bị đưa lên báo chí quốc tế, chính quyền Việt Nam sẽ rất bối rối''.

Trung Quốc, mặc dù là nước lớn và mang tư tưởng đại Hán, kiêu ngạo hơn Việt Nam nhiều, nhưng cũng có một câu chuyện có thể chứng minh cho việc chính quyền Bắc Kinh e ngại sức ép từ bên ngoài hơn trong nước. Vào tháng 10/1999, một phóng viên tờ Khoa học Công nghệ Hà Nam (cơ quan ngôn luận của Hội Khoa học Công nghệ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc), tên là Zhang Jicheng, sau khi ngồi cùng chuyến tàu với hai người dân làng Wenlou ở tỉnh Hà Nam, nghe thông tin từ họ và tìm hiểu thêm, đã phát hiện ra một sự thật khủng khiếp: Dân làng này bị nhiễm HIV/AIDS qua việc truyền máu tại các trung tâm hiến máu nhân đạo. Có những gia đình tứ đại đồng đường với khoảng 50-60 thành viên, gần như tất cả đều nhiễm HIV dương tính.



Sun, 34 tuổi, người Hà Nam, bán máu năm 1999, chết ngày 28/1/2002 vì AIDS. Trong ảnh là người cha đang khóc con. Nguồn: Karin Haley (anth444kmh.blogspot.com)

Zhang viết bài, nhưng tòa soạn không đăng. Anh gửi bài sang báo khác, tờ Hoa Tây Đô Thị của tỉnh Tứ Xuyên, và đến ngày 18/1/2000 thì bài báo về ''căn bệnh lạ'' ở Hà Nam được đăng tải trên Hoa Tây Đô Thị. Zhang bị đuổi việc (nhưng tòa soạn bí mật giữ lại để anh viết bài, lấy tên khác). Bốn tháng sau, tờ Đại Hà Nhật Báo tiếp bước với một chuyên đề về ''Dịch AIDS ở Hà Nam'', số đầu tiên ra ngày 11/5/2000. Tờ này bị xử lý ngay, tổng biên tập bị cách chức.

Thực tế là quả bom tấn đã chỉ thực sự bùng nổ sau khi tờ báo mang tầm quốc tế New York Times vào cuộc ngày 28-10 với bài báo 1.600 từ của Elizabeth Rosenthal: ''Nông thôn Trung Quốc với cái giá quá đắt của nghèo đói: Chết vì AIDS''. Truyền thông quốc tế và báo chí Trung Quốc gần như đổ xô về Hà Nam. Câu chuyện dân nghèo bán máu kiếm sống và nhiễm AIDS bị phơi bày ra thế giới theo một cách mà chính quyền không thể kiểm soát được. Chỉ từ lúc ấy, chính phủ Trung Quốc mới thực sự có những chính sách bảo vệ sức khỏe và tính mạng dân chúng trước nạn lây nhiễm AIDS qua truyền máu.
Kỳ sau: Báo chí đối kháng ở Việt Nam 
  Đoan Trang
  (Blog Đoan Trang)

Không có lửa thì làm sao có khói

Không có lửa thì làm sao có khói

Theo nhận định của báo chí nước ngoài thì các doanh nghiệp muốn trúng thầu ở châu Á thường mất một khoản bôi trơn khoảng 10-11 % dự án. Đương nhiên số tiền này cuối cùng sẽ được hạch toán vào dự án ở nước sở tại. Tuy pháp luật không cho phép, nhưng nó đã thành một tiền lệ.
Chỉ có điều khi bị phanh phui, bị lộ qua thanh tra của sở thuế thì nơi nào làm nơi ấy chịu và cả hai phía đều cố gắng hoanh vùng, hạn chế thiệt hại. Người nào lộ danh tính thì gắng mà chịu đòn, còn ai chưa lộ thì phải phòng ngừa tinh vị hơn nữa.
Nhưng đối với các dự án công thì rất khó phanh phui. Vì các nhân vật lộ danh đâu có ăn tham một mình được, họ phải chia chung cho nhiều vị khác ở nhiều cấp. Nhưng đụng đến các cấp cao hơn thì việc phanh phui lại càng khó.
Trước đây Siemens bị điều tra và có liên quan đến một nhân vật ở Bộ Bưu chính viên thông tên là Le Tan Cuong. Nhưng rồi vụ việc chìm vào lãng quên vì Bộ trả lời không có nhân vật thực này.
Phía Mỹ cũng xử ba anh em họ Nguyễn có công ty Nexus Technologies hối lộ các quan chức VN, từ dầu khí đến GTVT, quân đội...nhưng xem ra phía Việt Nam không mặn mà, vì đó là một công ty tư nhân.
Ngay cái vụ Huỳnh Ngọc Sĩ ở dự án Đông- Tây cũng cực kỳ khó khăn, dù phía Nhật nêu đủ chứng cớ. Quan chức ở TP HCM vẫn một mực khăng khăng ông Sĩ trong sáng. Đến khi Nhật dọa cắt ODA thực sự thì mới công nhận.
Liên quan đến sự việc mới đây, Bộ GTVT vội vã cho thành lập ngay ban điều tra và tạm đình chỉ công tác các vị liên quan cho thấy, việc Nhật đưa ra chứng cớ là không phải vu vơ. Nhưng liệu phía Việt Nam có dám mạnh tay và mở rộng việc điều tra hay không ? Vì dù sao thì nó sẽ liên quan đến nhiều quan chức khác, có những vị đã thay đổi công tác hoặc đã hạ cánh an toàn.
  Dân Choa
  (FB Dân Choa) 

Xin Bộ trưởng Thăng nhớ lời, sẽ “trảm”, “bất kể người đó là ai”

Mô hình phối cảnh dự án đường sắt Yên Viên - Ngọc Hồi, dự án bị tố đã ''lại quả'' cho quan chức ngành đường sắt Việt Nam.
Cty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) trúng thầu dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1), vốn vay ODA Nhật Bản. Chủ tịch của JTC tiết lộ đã hối lộ một quan chức ngành đường sắt Việt Nam 16 tỉ đồng để trúng thầu dự án.

Đó là thông tin “bom tấn” vừa nổ ra. Và để cho uy lực của nó được phát huy, thông tin tiếp theo là JTC trúng thầu tư vấn dự án với giá 900 tỉ đồng, nhưng chỉ sau 2 năm, điều chỉnh tăng lên 1.226 tỉ đồng. Lẽ dĩ nhiên là, nhà thầu đưa ra nhiều lý do để yêu cầu tăng thêm tiền và Ban quản lý dự án đã “OK” cái rụp. Tiền vay của thiên hạ, tăng thêm vài trăm tỉ đồng chẳng chết ai, nợ nần mai sau con cháu trả.

Thông tin bổ sung, bản đồ nợ công toàn cầu cho thấy mỗi người dân Việt Nam đang gánh 868,36USD nợ công (gần 20 triệu đồng). Trong số nợ này, có bao nhiêu phần phải gánh cho sự giàu có của người khác do kiếm được từ những dự án đầu tư công, chưa kể những thất thoát, lãng phí khác. Ví dụ, Kiểm toán Nhà nước vừa phát hiện nhiều sai phạm tại dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và kinh phí đầu tư “đội” lên 5.240 tỉ đồng. Dự án bị bớt xén nhiều thứ, vậy thì khoản bớt xén “cất” vào đâu?

Bộ Giao thông - Vận tải chưa trả lời được câu hỏi đó thì vụ tuyến đường sắt đô thị Hà Nội nổ ra. Những thông tin từ Nhật Bản không phải là lời đồn đại vu vơ của báo chí, cho nên Bộ Giao thông - Vận tải đã tạm dừng công việc 15 ngày đối với ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt. Tiếp theo là 2 Phó Tổng Giám đốc Tổng Cty Đường sắt Việt Nam bị tạm dừng công việc trong 10 ngày để làm rõ các thông tin.

Dân đang cần được biết sự thật trong những dự án đầu tư xây dựng này, đó là có hay không tham nhũng, hối lộ và ai là người tham nhũng, nhận hối lộ? Cụ thể như 16 tỉ đồng theo lời khai của Chủ tịch JTC phải được làm rõ, có hay không và nếu có thì những ai là người nhận?

Không làm rõ và không xử thật nghiêm thì dân sẽ phẫn nộ và còn nữa, sẽ làm mất lòng tin của các đối tác cho vay vốn hỗ trợ. Người ta cho vay tiền để xây dựng các công trình phục vụ cho dân và phát triển kinh tế, không phải để xây dựng cơ ngơi và quyền lực cho những quan tham.

Tín hiệu tích cực là Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có những phản ứng nhanh chóng và rất quyết liệt ngay sau khi có thông tin đưa hối lộ từ báo chí Nhật Bản. Ông Thăng tuyên bố dứt khoát sẽ xử lý nghiêm khắc những vi phạm, bất kể người đó là ai.

Xin Bộ trưởng Thăng nhớ lời, sẽ “trảm”, “bất kể người đó là ai”. 
  Lê Thanh Phong
  (Lao động)
 

Xem nông dân Hưng Yên kéo bừa thay trâu

http://www.baomoi.com/Xem-nong-dan-Hung-Yen-keo-bua-thay-trau/144/7784090.epi

(Phunutoday) – Không có trâu, bò; tiết kiệm tiền thuê máy cày, máy bừa một số nông dân đã tận dụng sức người để cuốc, bừa ruộng.

TIN LIÊN QUAN
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi cày, gieo hạt Điếu cày dẹp loạn giao thông: Lý do có to hơn mục đích? Chàng thanh niên dùng điếu cày “dẹp loạn“ giao thông! Trâu bò húc nhau 2 chị em ruột trọng thương Tìm mua gà ta còn khó hơn mua…trứng trâu!

Sáng mùng 6 Tết, ông Phạm Văn Kháng, 47 tuổi (xã Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên) cùng con trai ra bừa khoảnh ruộng nhỏ ngay giáp quốc lộ 5. Người dân ở Hưng Yên tận dụng sức người để cuốc, bừa ruộng. (nguồn: Tiền Phong)


Ông Kháng buộc sợi dây thừng vào hai đầu chiếc bừa, sau đó vòng qua bụng con trai ông, hai tay nắm nắm chặt dây, kéo bừa đi. (nguồn: Tiền phong)
Do khoảnh ruộng nhỏ, thuê máy bừa vừa tốn tiền, vừa hỏng bờ, nên hai bố con dùng sức người cho tiện. (nguồn: Tiền phong)


Cô Hòe (Lạc Hồng, Văn Lâm, Hưng Yên) cùng ba con gái cũng đang bừa ruộng bằng sức người. (nguồn: Tiền phong)Cô Hòe cầm bừa, trong khi ba cô con gái ra sức kéo chiếc bừa trên ruộng cạn. (nguồn: Tiền phong)


Dưới cái lạnh cắt da cắt thịt, 4 người phụ nữ này vẫn kéo cày thay trâu. (nguồn: Tiền phong)

Trong thời gian rét đậm, rét hại, bà con còn phải lo ngày lo đêm, lo làm sao để có 1 vụ mùa bội thu. (nguồn: Bee.net)


Nhiều em học sinh tranh thủ ra đồng giúp bố mẹ . (nguồn: Bee.net)


Không quản mưa rét, người nông dân vẫn cần mẫn với cánh đồng gieo sạ. (nguồn: Bee.net)
Hà Linh (tổng hợp)

"Đề nghị Mỹ sớm công nhận quy chế thị trường với Việt Nam"

(sao lại xin xỏ cái bọn giãy chết đấy làm gì, mình định hướng XHCN kia mà???)


 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp gỡ Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)

Chiều 24/3 ( theo giờ địa phương), ngay trước phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân tại Hà Lan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có các cuộc tiếp xúc với nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ các nước tham dự hội nghị.
Thủ tướng đã có cuộc tiếp xúc với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon, Thủ tướng Na Uy, Thủ tướng New Zealand, Tổng thống Kazakhstan, Thủ tướng Pakistan, Bộ trưởng Ngoại giao Nga…
Trong cuộc trao đổi giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên bày tỏ vui mừng trước những tiến triển to lớn trong quan hệ hai nước thời gian qua. Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh Thủ tướng Lý Khắc Cường trong chuyến thăm gần đây đã cùng phía Việt Nam đề ra các kế hoạch cụ thể thúc đẩy hợp tác giữa hai nước, mong muốn Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương sớm họp bàn các biện pháp để tiếp tục thúc đẩy quan hệ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết đã chỉ đạo Phân ban Việt Nam của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương chuẩn bị tốt để sớm họp và đạt được kết quả tốt nhất. Chủ tịch Tập Cận Bình mời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sớm thăm Trung Quốc và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã vui vẻ nhận lời mời.
Tổng thống Mỹ Barak Obama bày tỏ vui mừng gặp lại Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và hoan nghênh những đóng góp quan trọng của Việt Nam tại các Hội nghị Thượng đỉnh hạt nhân.
Về vấn đề TPP, Tổng thống Obama nhấn mạnh về những tiến triển quan trọng đã đạt được và cam kết sẽ có sự linh hoạt và đối xử khác biệt phù hợp với điều kiện Việt Nam; cam kết mở cửa thị trường cho hàng dệt may, da giày, nông thủy sản…
Ông Obama cho rằng với quyết tâm chính trị, các nước thành viên sẽ hoàn tất đàm phán TPP theo tinh thần tuyên bố chung Honolulu 2011. Tổng thống Obama cũng khẳng định sẽ sớm thăm Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng về những tiến triển mới, tích cực trong quan hệ hai nước, và mong muốn nỗ lực đưa quan hệ đối tác toàn diện đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả trên các lĩnh vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định quyết tâm cùng Mỹ và các thành viên sớm kết thúc đàm phán TPP theo tinh thần quan tâm thỏa đáng đến lợi ích và sự chênh lệch về trình độ phát triển. Thủ tướng cũng đề nghị Mỹ quan tâm thỏa đáng tới các lợi ích của Việt Nam và hỗ trợ Việt Nam trong đàm phán, đề nghị Mỹ sớm công nhận quy chế thị trường với Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Shinzo Abe bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển mới của quan hệ hai nước. Thủ tướng Shinzo Abe đánh giá cao kết quả chuyến thăm cấp nhà nước tới Nhật Bản vừa qua của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn Hoàng gia, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã đón tiếp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam chu đáo, trọng thị. Hai bên sẽ quyết tâm triển khai kết quả chuyến thăm một cách tích cực, hiệu quả.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye hy vọng hai nước sẽ sớm kết thúc đàm phán FTA, góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại đầu tư giữa hai nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn phía Hàn Quốc đã tiếp nhận lại và tạo điều kiện thuận lợi cho lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc./.
(TTXVN)

Đại Vệ Chí Dị – Thế mạt

Nguoibuongio FB

Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 69.
Nạn thất nghiệp vẫn không ngừng gia tăng. Các cơ sở làm ăn đều đình trệ, nguời dân sống cầm chừng lay lắt qua ngày.
Từ khi nên ngôi, Vệ Kính Vương cho rằng trăm sự khốn khó ngày nay đều do Bạo và phe cánh gây nên cả. Ngặt vì thế lực Bạo lúc ấy rất lớn, quan quân phủ Chúa nắm mọi quyền binh, điều khiển chính sự. Vương không thể làm gì. Đành phái người sang Tề cầu kiến.
Tề Bá Vương Tạp Cặn lên ngôi, cũng đang rắp tâm thanh toán bè đảng lợi ích cũ trong triều, công việc bề bộn. Định thoái thác không tiếp, bày tôi can.

  • Xứ Vệ không thể không quan tâm, nhà Sản bên đó còn thì quyền lợi của Tề còn. Xin đại vương thu nhận họ như các triều trước đã thu nhận.

Tề Bá Vương mới uớc hẹn giúp Vệ Vương nắm trọn binh quyền, sai người đem kế sách thanh trừng nhóm lợi ích trao cho Vệ.

Vệ Kính Vương được kế sách, lòng mừng khôn tả. Bèn hội bầy tôi lại để cam kết trung thành với thiên triều, quyết không ăn ở hai lòng. Thề thốt ở điện Đền Ba xong, khởi chiếu lập hai đạo binh , phong cho hai tuớng lầ Trăm Xanh và Đuờng Lan thống lĩnh. Lập tức chuẩn bị binh mã tấn công phủ Chúa. Mặt khác Vương soạn một loạt chỉ dụ từng bước cô lập quan quân bên phủ Chúa.


Lại nói ở bên Tề, nghe tin Vệ Kính Vương họp bầy tôi tuyên thệ trung thành với thiên triều. Có kẻ tâu.

  • Bọn phản trắc ấy tin gì.?

Tề Bá Vương cười gằn đáp.

  • Chúng ta không xây dựng quan hệ với bọn man di ấy bằng niềm tin, mà bằng quyền lực, bổng lộc. Nước Vệ xưa nay không bao giờ thiện ý với Tề cả. Chỉ vì quyền lợi của đám vương giả được đảm bảo khi Vệ quan hệ mật thiết với Tề mà bên ngoài thiện ý thế thôi. Chừng nào còn quyền lợi, còn bổng lộc thì chúng còn theo ta. Đứa này xuống, đứa kia lên thay lại theo lối ấy. Ta cho chúng một thì ta lấy của đất nước chúng mười, cớ gì mà không giúp.

Quần thần ai cũng phục Tề Bá Vương mưu sâu, kế hiểm.

Chúa Bạo mặt mũi khôi ngô, vóc dáng hùng dũng. Nhờ khí chất đảm lược nên chả mấy chốc thâu tóm được quyền bính trong thiên hạ, bầy tôi kéo đến phủ xin làm môn khách hàng đàn. Chúa ở rừng Nam ra kinh đô, Vệ Cường Vương từ rừng phương Bắc xuống, đều không thông qua kinh sử như nhau. Chúa tố chất mạnh mẽ hơn lên phủ Chúa lấn quyền Vương thời đó. Nhưng sau này Vệ Kính Vương lên ngôi, Kính Vương bề ngoài nho nhã bên trong sách lược hiểm sâu , ẩn dấu dưới vẻ lờ đờ trên đôi mắt. Sách tướng gọi là ” tướng ngủ” thuộc loại anh hùng như Lưu Bang ngày xưa, ít người nhận thấy.

Chúa nắm quyền gần mười năm, lúc đầu thiên hạ đều lầm tưởng là anh minh. Có thể một tay xoay chuyển được thời thế. Các cường quốc bên ngoài cũng đặt niềm tin, bởi thế vị thế của Chúa lên cao vun vút trong mắt thiên hạ. Cường quốc thi nhau mời Chúa đến thăm, bang giao, bàn chuyện làm ăn …nước Vệ cũng nhờ thế mà tạm no ấm vài năm nhờ tiền vay mượn.
Cuối cùng thì đợi mãi, Chúa chẳng làm gì, chỉ chăm lo cho gia quyến và bầy tôi. Đến khi Vương Phủ mở cuộc thanh trừng, bầy tôi của Chúa rớt rụng dần. Chúa cũng chả động tĩnh gì, chỉ lo phòng thân. Lòng bọn bầy tôi cũng nản. Các cường quốc cũng thấy không như trông đợi, rút dần không bang giao, viện trợ, giúp đỡ.

Bọn bầy tôi ở bộ Hình có Văn Thụ là tay đảm lược, đắc lực giúp rập Chúa dựng cơ đồ. Đương lúc sung mãn lại không được cất nhắc vào đại thần nghị chính. Phải rũ áo từ quan, về quê nhà xứ biển nằm im tránh hậu họa. Còn Báu Mã thì giữa trùng vây của Vương Phủ không còn lối thóat, tự nhiên lăn ra đổ bệnh chết bất ngờ.

Bọn Điền Vẽ, Tư Tứ thuộc bộ Hình, thấy quan anh thảm hại vậy, tự nhiên nao lòng. Đứng lơ ngơ chờ thời cuộc, không còn mặn mà với nhà Chúa nữa.

Chúa tuột mất quyền bính ở bộ Hình, thế yếu đi rõ rệt. . Vệ Kính Vương hứa cho Quảng đại thần bộ Binh kế nghiệp ngôi của Tam Quý sau này. Quảng mờ mắt chạy theo Vương Phủ luôn từ đó. Chúa tuột cả binh quyền ở bộ Binh.


Ngày đêm Chúa hướng ra bên ngoài đợi trông cường quốc nào mời gọi giao thiệp để lấy lại hình ảnh khi xưa. Nhưng tháng ngày qua lại, chả có Vương nào mời. Chỉ có vài ba hội nghị lẻ tẻ Chúa nhân cớ đó mà đến nhìn thấy họ, mong được vài lời động viên hứa hẹn, nhưng chả đuợc câu thăm hỏi nào. Bất đắc dĩ Chúa phải dùng đến những nước nhược tiểu mà có khi dân Vệ còn quên tên, để Chúa đi thăm cho đỡ nhớ những ngày đi lại xênh xang. Chúa nhớ tiếng pháo đón tiếp, nhớ cảnh nghi thức long trọng dành cho nguyên thủ. Lâu rồi Chúa không đuợc sống trong cảnh đó, sợ thiên hạ quên mình là Chúa.

Khi xưa quyền thế trong tay, thái tử của Vệ Cường Vương thuộc Vương Phủ quản lý, đang lên như diều ở trấn Kinh Bắc. Chúa điều phắt về phủ Chúa, đuờng công danh của thái tử Vệ Cường Vương bỗng tắt lịm trong quan triều, chẳng còn ai nhớ.

Thế rồi mới đây, Vệ Kính Vương lại dùng chiều đó với thế tử nhà Chúa. Thế tử ở phủ Chúa đương lên như diều, nhảy mấy cấp một lần. Bất ngờ bị chuyển sang Vương Phủ, bề ngoài là ngang chức. Nhưng chắc đuờng công danh khó mà còn cơ hội. Chúa e sợ nhiều chuyện không may với thế tử, đành can thiệp cho thế tử còn trẻ người non dạ đuợc về quê nhà trông nhậm chức, mong bà con xóm giềng bao bọc chở che. Chứ để đi tỉnh khác có ngày gặp họa.

Ra giêng Chúa không có việc gì làm. Bọn Đường Lan cấp là bậc dưới, nhưng thế lại thuộc Vương Phủ thành bậc trên. Xách mé gọi Chúa đến bàn việc kinh bang, tế thế, quốc sách kinh tài. Ý đòi bàn giao việc khai thác dầu khí, tiền bán cổ phần doanh nghiệp.


Chúa thẫn thờ, hàng ngày Chúa gọi bầy tôi hỏi có nước nào mang công văn đến để ký không. Bây tôi lắc đầu. Chúa lại hỏi có nước nào mời thăm không, bầy tôi lắc đầu. Chúa nhìn bút lông, ấn tín khô mực trên bàn, lòng ê chề buồn bã.

Tổng quản phủ Chúa bây giờ cũng là người của Vương Phủ. Có tin tức gì đến phủ Chúa bên Vương Phủ đều thông tỏ. Giờ Chúa động tĩnh gì bên Vương Phủ đều biết rõ mà có sách lược can thiệp.

Đã thế bầy tôi của Chúa về hưu cũng không yên. Xưa nay nước Vệ có lệ, quan lại về hưu là miễn tố. Đại tướng Văn Thông thuộc phủ Chúa thống lĩnh Thanh Tra, khi xưa vâng mệnh vào miền Trung đánh Trăm Xanh , quay ra kinh đô đánh trận Trà Phú Sĩ khiến Vương Phủ thất điên bát đảo, nhờ thế mà Chúa vững vàng qua mấy trận đại hội nghị chính, đại hội dân chính. Văn Thông về hưu, ẩn ở miền quê phía Nam nay đang bị nhòm ngó vì cơ đồ quá lớn.

Đòn ấy Vệ học của Tề, thâm sâu vô cùng. Quan lại theo phe cánh lợi ích, về hưu cũng bị xử. Cách ấy khiến bọn bầy tôi đang còn giữ chức bên phủ Chúa phải e dè ôm đầu, rụt cổ vào mai rùa tìm cách thần phục Vương Phủ.

Đầu năm ấy trời mưa suốt, u ám gần cả hai tháng trời. Vượng khí dồn hết về Vương Phủ. Vệ Kính Vương bấy giờ mới tỏ sức mạnh có thể che đỡ được bầy tôi. Đích thân Vệ Kinh Vương vào xứ Quảng, tuyên bố bá tính trận Văn Thông đánh Trăm Xanh năm xưa đã thất bại hòan toàn. Nay Trăm Xanh công lao hiển hách, triều đình ghi danh. Bọn bây tôi Vương Phủ thấy thế đều nức lòng.

Chúa không có bầy tôi như Khoái Thông, chẳng có gan hơn Hàn Tín. Khi xưa lúc Tín thịnh quyền, Khóai Thông bầy kế vững vàng cho Tín. Tín không nghe, sau mang họa.

Thời Tam Quốc, Tháo nằm trọn binh quyền, nhưng lòng không dám làm chuyện lớn. Lại chỉ muốn núp bóng nhà Hán để nắm quyền nhưng yên thân. Sau này cơ đồ vào tay nhà Tư Mã.

Nước Vệ ngày nay không có thiền sư như Vạn Hạnh, không có tuớng tâm phúc vì chủ như Phạm Cự Lượng. Chủ tướng không quyết đóan như Uẩn .Giấc mơ chuyển ngôi thanh bình như thế chỉ là giấc mộng mà thôi.
 Vương Phủ nước Vệ lại hưng, nước Vệ lại vẫn là tôi trung của Tề theo vết xe mà người Tề sắp sẵn.
 Thế thiên hạ tất phải vậy.

Tương lai nào cho Đảng CSVN khi khước từ Lê Thăng Long?

Kính gửi:
1- Đồng bào Việt Nam ở trong nước và nước ngòai cùng bè bạn quốc tế!

2- Lực lượng họat động dân chủ Việt Nam và vì quyền con người cho nhân dân Việt Nam!

3- Đảng viên đảng cộng sản Việt Nam và công chức chính quyền Việt Nam!

Tôi là chí sĩ yêu nước Lê Thăng Long, tên bí danh là Lincoln Lê. Chiều hôm 20/03/2014, đại diện chi bộ đảng cộng sản Việt Nam phường Nguyễn Thái Bình đã chính thức trả lời khước từ đơn xin vào đảng cộng sản Việt Nam của tôi. Có hai lý do chính được đưa ra để khước từ đơn xin vào đảng cộng sản Việt Nam của tôi là:

1- Lý do thứ nhất: Theo điều lệ của đảng cộng sản Việt Nam thì người xin vào đảng cộng sản Việt Nam phải trung thành với đường lối chủ nghĩa cộng sản Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng cộng sản Việt Nam cho rằng tôi đã chỉ ra cho thấy chủ nghĩa cộng sản Mác – Lê Nin sai lầm và thiếu sót 99%, khác biệt với quan điểm của đảng cộng sản Việt Nam, nên không đạt tiêu chuẩn này.

2- Lý do thứ 2: Cũng theo điều lệ đảng cộng sản Việt Nam thì người xin vào đảng cộng sản Việt Nam phải là công dân tốt và chấp hành tốt pháp luật Việt Nam. Vì tôi vừa ra tù và còn trong thời gian bị quản chế 3 năm, trong thời gian này tôi đã bị 2 lần lập biên bản phạt vi phạm hành chính do đã ra khỏi phường ngòai phạm vi quản chế. Cho nên tôi cũng chưa đạt tiêu chuẩn này.

Tôi mong đảng cộng sản Việt Nam cứu xét lại cho tôi. Đảng cộng sản Việt Nam đã rất sai lầm khi viện cớ 2 lý do trên để khước từ đơn xin vào đảng cộng sản Việt Nam của tôi. Tôi xin có đôi chút hùng biện để chứng minh như sau:

1- Tôi rất trung thành với chủ nghĩa cộng sản Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng tôi chỉ trung thành với những phần đúng và tôi kiên quyết đấu tranh để loại bỏ sai lầm. Khi còn sống chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nói rằng: ”Đảng viên và công chức chính quyền phải là công bộc của nhân dân, phải luôn biết phê bình và tự phê bình”. Có nghĩa là cái đúng thì theo, cái sai thì phải sửa. Hồi nhỏ cha, mẹ tôi luôn dạy tôi mỗi khi ăn cơm là: “Con thấy hạt sạn hay thóc thì phải nhặt bỏ ra nhé, con chỉ ăn cơm thôi nhé!”. Hệ lý luận chủ nghĩa cộng sản Mác – Lê Nin sai lầm, thiếu sót đến 99%. Do vậy tôi chỉ trung thành với 1% cái đúng, còn 99% “hạt sạn” tôi phải lượm bỏ chứ.

2- Gần đây báo “lề phải” của đảng cộng sản Việt Nam và chính quyền Việt Nam có đăng tin rất nhiều vụ xử án oan sai đối với nhân dân Việt Nam trong đó có vụ xử án oan sai ông Nguyễn Thanh Chấn cùng nhiều vụ oan sai khác nữa. Tôi đề nghị đảng cộng sản Việt Nam và chính quyền Việt Nam sớm minh oan cho tôi như đã từng minh oan cho ông Nguyễn Kim Ngọc cựu bí thư tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc trước đây. Hơn thế nữa, vụ án của chúng tôi cũng đã được Nhóm hành động chống giam giữ tùy tiện (WGAD) của Liên Hiệp Quốc chính thức công bố là chính quyền Việt Nam đã sai phạm.

Cả hai lý do đưa ra để khước từ tôi xin vào đảng cộng sản Việt Nam đều là không chính đáng. Đảng cộng sản Việt Nam quá bao biện và ngụy biện về hai lý do khước từ tôi. Tôi suy đóan việc khước từ tôi xin gia nhập đảng cộng sản Việt Nam là có nhiều vấn đề thực sự khác như sau:

1- Vấn đề thứ nhất: Theo như lời của chủ tịch nước Trương Tấn Sang thì có một bộ phận không nhỏ đảng viên đảng cộng sản Việt Nam tham nhũng tựa như là những đàn sâu bọ. Tôi là chuyên gia xử lý “sâu bọ”. Tôi có những phương thuốc đặc trị rất hữu hiệu để xử lý “sâu bọ”. Khi tôi mà “phun thuốc” thì “sâu bọ” trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam sẽ bị “hóa kiếp” hàng loạt. Vì quá lo lắng, sợ mất đi lợi ích “sâu bọ” cho nên những đàn “sâu bọ” trong đảng cộng sản Việt Nam rất chi là e sợ tôi. Bởi vậy những đàn “sâu bọ” trong đảng cộng sản Việt Nam gây khó khăn không dám cho tôi gia nhập đảng cộng sản Việt Nam.

2- Vấn đề thứ hai: Vì tôi là chuyên gia phân tích đánh giá siêu hạng. Ít có điều gì giả dối trước mắt tôi mà không bị phát hiện. Ví tựa như còn ruồi bay vụt qua mắt tôi là tôi biết ngay là con đực hay con cái. Dối ai thì được chứ đối với tôi thì hổng có được. Tôi thì nghĩ rằng Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Thụy Sỹ, Úc … dân chủ gấp nhiều lần so với Việt Nam. Nhưng cô gái nào đó có tên là Nguyễn Thị Doan thì lại nói rằng: dân chủ Việt Nam “cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản”! Phải chăng là con gái Việt Nam hay nói ngược đại ý như sau: Con gái nói có là không, con gái nói ghét là yêu, con gái nói yêu là ghét đó, con gái nói ứ là ừ, … đừng nghe những gì con gái nói! Nghe đâu cô gái Việt Nam có tên là Nguyễn Thị Doan là đảng viên đảng cộng sản Việt Nam và làm chức to đến cỡ phó chủ tịch nước kia đấy! Tôi mà trở thành tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam (tựa như anh Nguyễn Phú Trọng) chắc chắn tôi sẽ bắt cái em Nguyễn Thị Doan phải viết ít nhất là một vạn cái bản kiểm điểm vì cái tội nói dối, nói xạo, nói không thật, nói quá lời, nói ngược với sự thật.

Lẽ nào là đảng cộng sản Việt Nam hay giả dối tựa như là cô gái miền quê Nguyễn Thị Doan vì vậy sợ tôi bắt lỗi chăng?! Lẽ nào chính vì vậy đó là lý do thực mọi người e sợ, ngăn cản không cho tôi có cơ hội để trở thành tổng bí thư của đảng cộng sản Việt Nam?!

3- Vấn đề thứ ba: Tôi vốn dĩ quen chơi đẹp, chơi rất fairplay trong mọi cuộc chơi. Đảng cộng sản Việt Nam chơi không đẹp, chơi hổng có fairplay, chơi xấu, có lẽ vì vậy đảng cộng sản Việt Nam rất ngại có tôi trong đội hình chăng?!

Chơi xấu là lạm dụng vũ lực, lạm dụng nhà tù, chơi luật rừng, cậy sức mạnh bắt nạt người lương thiện, chơi không sòng phẳng, vừa ăn cướp vừa la làng.

Tôi và các bạn tôi là những người rất yêu nước, hòan tòan vô tội. Vậy mà chính quyền của đảng cộng sản Việt Nam bỏ tù chúng tôi đồng thời lại còn lớn tiếng bôi nhọ danh dự của chúng tôi nữa. Nhưng trời cao có mắt đấy! Thiện rồi sẽ thắng ác! Bậc chí sĩ yêu nước rồi sẽ được nhân dân ủng hộ. Đàn “sâu bọ” rồi cũng sẽ bị trời đất cùng nhân dân “hóa kiếp”.

Nếu đảng cộng sản Việt Nam không cho tôi tham gia vào đảng để giúp xử lý “sâu bọ” thì những đàn “sâu bọ” ấy tiếp tục lớn mạnh. Trời đất và nhân dân sắp đến ngày hết chịu nổi sẽ ra tay “hóa kiếp” hết lũ “sâu bọ” phá hoại xã hội Việt Nam.

Tôi đã chơi quá đẹp, quá fairplay vì đã có ý thật lòng muốn giúp cho đảng cộng sản Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam khước từ tôi là hòan tòan do lỗi của đảng cộng sản Việt Nam. Tôi muốn ôm hôn đảng cộng sản Việt Nam nhưng đảng cộng sản Việt Nam khước từ nụ hôn nồng thắm của tôi. Có lẽ vì “sâu bọ” e sợ tôi nên hổng có dám để cho tôi ôm hôn và hổng dám ôm hôn lại tôi?!

Hiến pháp Việt Nam sửa đổi cuối năm 2013 có điều khỏan bổ sung là: Tôn trọng, bảo vệ quyền con người cho nhân dân Việt Nam.

Thông điệp đầu năm 2014 của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có nhấn mạnh 3 điều:

1- Công dân Việt Nam được làm tất cả những gì mà luật pháp không cấm.

2- Công chức chính quyền Việt Nam chỉ được làm những gì mà luật pháp cho phép.

3- Nhân dân Việt Nam được quyền sử dụng hiến pháp và pháp luật để bảo vệ lợi ích và quyền con người chính đáng của mình.

Trong quyền con người theo nội dung công ước về quyền con người quốc tế do Liên Hiệp Quốc ban hành đã có quyền tự do lập hội. Hội có nhiều hình thái khác nhau như: đảng chính trị, hội nghề nghiệp, câu lạc bộ sở thích, công đòan, phong trào nhân dân... Hiến pháp và pháp luật Việt Nam không hề có điều nào cấm thành lập đảng chính trị mới. Do vậy sau đây tôi sẽ viết đơn xin thành lập đảng chính trị dân chủ Việt Nam mới.

Tôi tin sẽ có nhiều nhà hoạt động dân chủ Việt Nam, nhà hoạt động vì quyền con người cho nhân dân Việt Nam, đảng viên đảng cộng sản Việt Nam và công chức chính quyền Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ có rất nhiều triệu người xin gia nhập đảng chính trị dân chủ Việt Nam mới. Chắc chắn đảng mới do tôi vận động thành lập sẽ không thể có “sâu bọ” hòanh hành.

Quý vị và các bạn hãy chờ đợi một chút xíu nhé. Tôi sẽ sớm viết đơn xin thành lập một lô một lốc đảng chính trị Việt Nam mới trong thời gian tới. Xưa nay Long nói là làm. Long chưa từng nói mà hổng có làm. “Sâu bọ” đáng ghét lắm. Nhưng tôi vẫn có rất nhiều tình yêu thương với “đàn sâu bọ” vì viết rõ rằng không lâu nữa “đàn sâu bọ” sẽ bị “hóa kiếp” hòan tòan tại Việt Nam.

Tôi xin chúc tất cả quý vị và các bạn luôn nhiều sức khỏe, bình an, may mắn, thành công, hạnh phúc! Tôi mong toàn thể đồng bào Việt Nam ở trong nước và nước ngòai, các đảng viên đảng cộng sản Việt Nam và công chức chính quyền Việt Nam, lực lượng dân chủ Việt Nam và lực lượng họat động vì quyền con người cho nhân dân Việt Nam, bè bạn quốc tế hãy sống theo tinh thần sống là: hãy ôm hôn kẻ thù của chính mình!

Sài Gòn - TP. HCM, Việt Nam, ngày 24/03/2014,
Lê Thăng Long – Lincoln Lê
Địa chỉ nhà riêng: 80 Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM. Điện thoại cố định: (08)22245577. Điện thoại di động: 0967375886. Email: thanglong67@gmail.com. Wesite: www.lethanglong.wordpress.com. Facebook: www.facebook.com/lethanglong.ptcdvn.
(chữ website viết sai á ;)))