Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

Bài viết đáng chú ý



Huỳnh Ngọc Chênh - Ai đòi đa nguyên đa đảng?

Ai mà dám đòi chuyện đó ở Việt Nam chỉ có nước tàn đời. Ngay đến các ông cộng sản gộc như Trần Xuân Bách, Trần Độ, Nguyễn Hộ...mới phát lên những suy nghĩ về đa nguyên cũng bị cho về vườn và bị cô lập cho đến hết đời.
Trước xa đó là nhóm Nhân Văn Giai Phẩm cũng điêu đứng qua vụ án mà cả thế giới đều biết và đến tận bây giờ sau gần nửa thế kỷ mọi người vẫn không quên. Mà nhóm trí thức, văn nghệ sĩ thời đó chỉ mới hé hé ra đôi điều bất ổn của chế độ độc đảng toàn trị chứ có dám nói thẳng đến chuyện đa nguyên đa đảng nào đâu.
Sau thời Trần Xuân Bách, từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, tiếp tục xuất hiện những kẻ sĩ  không những suy nghĩ  mà còn đặt thẳng vấn đề đa nguyên đa đảng ra công luận. Đó là các vị trí thức nhân sĩ: Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, Mai Thái Lĩnh, Bùi Tín, Dương Thu Hương, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Phạm Hồng Quế, Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Tiến Trung, Lê Anh Kim, Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Nguyễn Thanh Giang, Phạm Hồng Sơn... Và các vị ấy đang bị như thế nào thì ai cũng biết.
Đa nguyên đa đảng là cái gì mà ghê gướm thế? Cái gì mà vì nó  biết bao nhiêu tinh hoa của đất nước phải bước vào vòng lao lý?
Mở sách vở lý luận ra xem thì thấy rằng: Đa nguyên là thuộc tính của tự nhiên, do vậy cũng là thuộc tính của muôn loài, trong đó có  loài người.
Đa nguyên trong xã hội loài người thể hiện qua sự đa dạng chủng tộc, đa dạng văn hóa, đa dạng tư tưởng, đa dạng cộng đồng, đa dạng khuynh hướng, đa dạng tổ chức...
Đa nguyên trong làm ăn kinh tế thể hiện qua đa dạng thành phần, đa dạng lực lượng, đa dạng chủ sở hữu...
Đa nguyên trong chính trị thể hiện qua sự đa dạng đường lối, mà mỗi đường lối được đại diện bởi mỗi tổ chức, mỗi đảng phái chính trị. Vì vậy tính đa nguyên trong chính trị thể hiện qua sự đa đảng.
Chống lại tồn tại khách quan của đa nguyên là phản khoa học, phản lại tự nhiên, phản lại sự tiến hóa của nhân loại. Các chế độ độc tài không thể không chấp nhận đa nguyên tất yếu trong các lãnh vực nhưng quyết liệt chống lại đa nguyên trong chính trị, nghĩa là không chấp nhận đa đảng để bảo vệ sự cai trị độc tài của họ vì lợi ích cá nhân hoặc lợi ích cục bộ.
Ở Việt Nam, dưới chế độ cộng sản, đa nguyên đa đảng là điều úy kị, không được nghĩ đến, không được nói ra và tất nhiên không được phép tuyên truyền cổ xúy. Do vậy trong suốt thời gian dài bất kỳ ai nói đến đa nguyên đa đảng đều bị trấn áp quyết liệt như đã thấy.
Thế nhưng những đàn áp ấy có dập tắt được tư duy tất yếu về đa nguyên đa đảng trong dân chúng hay không? Chắc chắn là không.
Ngày nay không chỉ có vài mươi người đòi hỏi đa nguyên đa đảng để dễ dàng bị trấn áp như trước, mà đã có hàng vạn người công khai và đồng loạt đứng lên đòi hỏi đa nguyên đa đảng.
Hàng vạn người đó là những ai?
Đó là trên 14 ngàn người đã ký tên vào Kiến Nghị 72, gần 10 ngàn người ký tên vào Tuyên Bố Công Dân Tự Do, trên 15 ngàn người ký tên vào tuyên bố của Hội Đồng Giám mục Việt Nam...
Và đặc biệt những công dân dũng cảm đó không còn đứng riêng lẻ trong việc đòi hỏi đa nguyên đa đảng nữa, họ đã đương nhiên đứng vào các tổ chức tự phát đang hình hành:  Nhóm Kiến nghị 72, Nhóm Công Dân Tự Do, Nhóm công dân đứng sau Hội Đồng Giám Mục. Hoặc họ đang là người của những tổ chức đã có sẵn, đó là các tập thể công dân trong 5 tổ chức tôn giáo cùng ra tuyên bố chung về sửa đổi hiến pháp theo tinh thần của Kiến Nghị 72: Công Giáo, Phật Giáo, Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài và Tin Lành.
Kiến Nghị 72, như là phát pháo mở đầu phong trào đòi hỏi đa nguyên đa đảng có tổ chức thông qua việc góp ý hiến pháp, đã lôi cuốn sự ủng hộ tuyệt đối của các tổ chức tự phát đang hình thành và các tổ chức có sẵn. Qua đó dù không cố tình nhưng Kiến Nghị 72 dần trở thành một phong trào đoàn kết nhân dân và đoàn kết các tổ chức nhân dân nhằm vào một mục tiêu chung là đấu tranh cho sự phục hồi tính đa nguyên tất yếu trong sinh hoạt chính trị.
Điều nầy là một bất ngờ lớn đối với đảng cộng sản độc quyền. Những lãnh đạo cộng sản bảo thủ đã hoảng hốt phản ứng. Ông Nguyễn Sinh Hùng cho rằng đó là việc lợi dụng để “tuyên truyền vận động nhân dân chống lại Đảng, nhà nước, cái đó là ngược chiều, phải kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn'.  Ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: Những kẻ đòi bỏ điều bốn, tức đòi đa nguyên đa đảng là suy thoái đạo đức và chính trị.
Thử điểm những người bị cho là suy thoái, là vận động nhân dân chống đảng đó là ai.
Nhìn danh sách gần 15 ngàn người ký tên vào kiến nghị 72 ta thấy ngay trong đó có những người là đảng viên cộng sản, thậm chí là những đảng viên cao cấp từng là cấp trên của các ông Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Phú Trọng, có những người là những bậc trí thức tài năng từng nhiều năm làm cố vấn hoặc làm chuyên gia cho các đời thủ tướng chính phủ, có những người đang là công chức nhà nước, có những người là các chủ doanh nghiệp thành đạt, là các giáo sư, bác sỹ, kĩ sư, văn nghệ sĩ...có chỗ đứng trong xã hội, có những người là cựu chiến binh đã từng đổ máu cho sự ra đời của chế độ nầy, có những người là chức sắc tôn giáo đạo cao đức trọng, có những người là công nhân, là nông dân, là giới trẻ trong và ngoài nước, là bao nhiêu người dân bình thường khác..
Xu thế hướng đến đa nguyên là xu thế tất yếu. Ngay trong nội bộ đảng cũng đang xuất hiện mầm mống đa nguyên. Điều nầy thể hiện rõ qua hai hội nghị TW 6 và 7, ý kiến "nhất nguyên" từ tổng bí thư, từ bộ chính trị đưa ra về việc kỷ luật  và đề bạt nhân sự đã bị phản bác bởi khuynh hướng ngược lại của số đông trong ban chấp hành, một tiền lệ chưa từng có.
Người ta đang tim hiểu có những ai đứng sau Kiến Nghị 72. Có hẳn một bài báo lề đảng của một cán bộ tuyên huấn đặt vấn đề kẻ giấu mặt phía sau Kiến Nghị 72 là ai?  Phải chăng người ta đang lo sợ, ngoài những đảng viên cấp cao công khai ký tên như đã biết, có thể còn những đảng viên cấp cao khác lặng lẽ đứng sau? Thậm chí họ còn nghi kỵ có những lãnh đạo đương nhiệm đứng sau Kiến Nghị 72.
Những người trong giới lãnh đạo cao cấp, trong suốt thời gian dài, không hề có một lời phản ứng trước sự ra đời của Kiến Nghị 72  đang bị dư luận xầm xì rằng có thể họ là những kẻ đứng sau. Thậm chí có cả những trang web bị nghi là của DLV viết hàng loạt bài nêu đích danh một lãnh đạo cấp cao đương nhiệm là kẻ đứng sau Kiến Nghị 72.
Dư luận ấy đúng sai chưa rõ , nhưng chắc chắn đang có sự tồn tại một lực lượng âm thầm đứng sau ủng hộ Kiến Nghị 72.
Lực lượng đó là ai? Đó là đám đông thầm lặng. Họ không dám công khai ký tên vào Kiến Nghị 72 hoặc vào các tuyên bố khác, nhưng họ nhiệt tình theo dõi diến tiến của tình tình, họ bàn luận sôi nổi trong các bửa tiệc gia đình, trong các buổi liên hoan cơ quan, trong các quán ăn, trong các quán cà phê, trong các buổi đi dã ngoại...Họ là những người trong số hàng trăm ngàn lượt người mỗi ngày vào đọc các trang "báo lề dân" đang cổ xúy cho Kiến Nghị 72 như: Ba Sàm, Quê Choa, Bauxite Việt Nam, Nguyễn Xuân Diện, Phạm Viết Đào,  Nguyễn Tường Thụy, Bùi Văn Bồng, JB Nguyễn Hữu Vinh, Đoan Trang, Thùy Linh...Họ có thể là trong số vài chục triệu người đã ký tên "đồng ý" vào bản dự thảo hiến pháp mà chính quyền mang đến tận nhà và yêu cầu họ ký. Họ có thể là đảng viên, là trí thức, là công nhân, là nông dân, là sinh viên... là những người chưa ký vào đâu những đã ký từ trong lòng.
Đám đông ấy đang tạm thời im lặng. Nhưng một khi họ lên tiếng thì đa nguyên đa đảng tất nhiên phải trở lại trong sinh hoạt của xã hội Việt Nam. Vì đó là điều tất yếu mà ngay cả Karl Marx, tổ sư của cộng sản cũng thừa nhận rằng: Tự nhiên cũng như xã hội luôn vận động trong mối quan hệ đa nguyên.
Huỳnh Ngọc Chênh
(Blog Huỳnh Ngọc Chênh)

Bầu Bộ Chính trị 'còn thiếu một ghế'

Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã lên tiếng than phiền việc bầu bổ sung vào Bộ Chính trị vừa qua đã diễn ra không như mong đợi của Ban chấp hành Trung ương.

Tại Hội nghị trung ương 7 vừa kết thúc hôm 11/5, 175 ủy viên trung ương chính thức có quyền bỏ phiếu đã bầu các ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó thủ tướng, và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội, vào Bộ Chính trị vốn đã có 14 ủy viên, đưa tổng số nhân sự lên 16 ghế.

Trong khi đó, Trưởng Ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh và Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ lại không vào được cơ quan quyết sách tối cao này của Đảng.

Một số blogger và các nhà bình luận xem đây là thất bại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người được mà họ mô tả là đã vận động mạnh mẽ cho các ông Thanh và Huệ tại Hội nghị Trung ương vừa qua.

Nguyễn Phú Trọng
Ông Trọng được cho là đã thất bại tại hai hội nghị trung ương liên tiếp
‘Không hài lòng’

Bản thân ông Trọng cũng thể hiện thái độ không hài lòng.

Trong phát biểu khi thăm cử tri tại Hà Nội ngay sau Hội nghị 7, ông Trọng cho biết là Trung ương Đảng ‘không hài lòng’ về số lượng các ủy viên Bộ Chính trị vừa được bầu.

“Vừa rồi bầu bổ sung được thành 16 ủy viên Bộ Chính trị, định bổ sung ba thì được hai, định bổ sung thêm hai ủy viên Ban Bí thư thì được một,” Tổng Bí thư Trọng được trang mạng VnEconomy dẫn lời nói tại buổi tiếp xúc cử tri Quận Ba Đình, Hà Nội, vào chiều thứ Hai ngày 13/5.
"Bây giờ giữa nhiệm kỳ rồi... Trong khi đầu nhiệm kỳ đã quyết định số lượng là từ 15 - 17 ủy viên Bộ Chính trị... Chả nhẽ cứ để mãi thế này, thì đến một lúc nào đó, cái anh ngấp nghé tuổi lại quá tuổi mất rồi, lại lỡ, hoặc là khi bổ sung vào cái lại chuẩn bị vào ngay Đại hội rồi." - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Theo thông lệ thì số lượng thành viên Bộ Chính trị phải là số lẻ để tránh thế bế tắc khi kết quả bỏ phiếu cân bằng. Sau khi bầu thêm thì con số ủy viên Bộ Chính trị vẫn là số chẵn.
“So với yêu cầu về số lượng thì chưa đạt. Cái đó Trung ương cũng không hài lòng,” ông nói thêm.
Ông Trọng giải thích với cử tri Ba Đình rằng có kết quả bầu như vậy là do ‘phân tán phiếu’ do danh sách phải có nhiều ứng viên.
Trong lời phân trần thể hiện rõ sự thất vọng do VnEconomy dẫn lại, ông Trọng nói: “Bây giờ giữa nhiệm kỳ rồi... Trong khi đầu nhiệm kỳ đã quyết định số lượng là từ 15 - 17 ủy viên Bộ Chính trị... Chả nhẽ cứ để mãi thế này, thì đến một lúc nào đó, cái anh ngấp nghé tuổi lại quá tuổi mất rồi, lại lỡ, hoặc là khi bổ sung vào cái lại chuẩn bị vào ngay Đại hội rồi.”
'Người tốt bị loại'
"Có khi người tốt bị loại, anh cơ hội lại có phiếu cao. Trong thời buổi kinh tế thị trường này, điều đó cần hết sức quan tâm để làm sao thực hiện lấy phiếu cho chính xác." - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trên lý thuyết, ông Nguyễn Bá Thanh vẫn còn cơ hội vào Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng lần tới vào năm 2016. Khi đó ông Thanh chỉ mới 63 tuổi.

Trong khi đó ông Vương Đình Huệ lúc đó sẽ 59 tuổi, dư thừa tuổi vào Bộ Chính trị và nếu vào được có thể trụ lại tới hai nhiệm kỳ.

Theo ông Trọng thì bầu Bộ Chính trị là ‘thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương’ và bản thân Bộ Chính trị chỉ là ‘chuẩn bị để Trung ương quyết thôi’.

Phát biểu này của ông Trọng gián tiếp cho thấy đã có sự khác biệt ý kiến giữa Trung ương Đảng và Bộ Chính trị trong cuộc bỏ phiếu này.

Mặt khác, mặc dù người đứng đầu Đảng biện hộ quyền quyết định nằm trong tay Trung ương Đảng nhưng từ trước cho đến nay Ban Chấp hành Trung ương có truyền thống gần như chỉ biểu quyết thông qua các quyết định đã được Bộ Chính trị gật đầu.
16 Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI

Xếp theo thứ tự tuổi cao - thấp
  • Nguyễn Phú Trọng, 69 tuổi, quê Hà Nội
  • Nguyễn Sinh Hùng, 67 tuổi, quê Nghệ An
  • Ngô Văn Dụ, 66 tuổi, quê Vĩnh Phúc
  • Tô Huy Rứa, 66 tuổi, quê Thanh Hóa
  • Nguyễn Tấn Dũng, 64 tuổi, quê Cà Mau
  • Trương Tấn Sang, 64 tuổi, quê Long An
  • Lê Hồng Anh, 64 tuổi, quê Kiên Giang
  • Phùng Quang Thanh, 64 tuổi, quê Hà Nội
  • Phạm Quang Nghị, 64 tuổi, quê Thanh Hóa
  • Lê Thanh Hải, 63 tuổi, quê Tiền Giang
  • Đinh Thế Huynh, 60 tuổi, quê Nam Định
  • Nguyễn Thiện Nhân, 60 tuổi, quê Trà Vinh
  • Tòng Thị Phóng, 59 tuổi, quê Sơn La
  • Nguyễn Thị Kim Ngân, 59 tuổi, quê Bến Tre
  • Nguyễn Xuân Phúc, 59 tuổi, quê Quảng Nam
  • Trần Đại Quang, 57 tuổi, quê Ninh Bình
Tuy nhiên, chỉ trong hai lần hội nghị liên tiếp gần đây, Ban Chấp hành Trung ương đã liên tục hành động ngược lại ý kiến của Bộ Chính trị và Tổng bí thư.

Tại Hội nghị Trung ương 6 hồi tháng 10 năm ngoái, Ban Chấp hành Trung ương đã không nghe theo đề xuất của Bộ Chính trị kỷ luật ‘một ủy viên Bộ Chính trị’ mà họ giấu tên.

Ông Trọng cũng được VnEconomy dẫn lời nói rằng quan trọng là lựa chọn nhân sự ‘có công tâm không, có khách quan không’. Không rõ ông có ẩn ý gì về cuộc bỏ phiếu vừa qua hay không.

Cũng trong buổi tiếp xúc cử tri này, ông Trọng cũng được tường thuật là bày tỏ nỗi lo ngại không biết liệu việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo mà Quốc hội sắp triển khai có chính xác không.

“Chúng tôi thực sự cũng lo, làm sao để đảm bảo chính xác nhưng bây giờ Quốc hội quyết rồi thì phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm,” ông Trọng được VnExpress dẫn lời nói.

Cũng theo ông Trọng nói trên VnExpress thì để bỏ phiếu tín nhiệm chính xác thì các đại biểu Quốc hội phải có ‘sự công tâm, khách quan’ và ‘đủ thông tin và phải là thông tin chính xác’.

“Có khi người tốt bị loại, anh cơ hội lại có phiếu cao. Trong thời buổi kinh tế thị trường này, điều đó cần hết sức quan tâm để làm sao thực hiện lấy phiếu cho chính xác,” VnEconomy dẫn lời Tổng Bí thư.
(BBC)
 

Đã đến lúc phải tách đôi đảng cộng sản ở Việt Nam chưa?

(TTHN) - Tác giả cần học lại khái niệm mâu thuẫn đối kháng là gì đã. Đừng phán ẩu :D
Theo như tình hình diễn biến của Hội nghị trung ương 6 và 7 do đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam diễn ra trong đầu năm 2013 cho thấy có nhiều điểm đáng để suy nghĩ.
Đầu tiên, ở Hội nghị trung ương 6 cho thấy có chuyện phân hóa rõ ràng làm 2 nhóm trong 14 vị ở bộ không bộ – bộ chính trị – quyết định sinh mạng quốc gia dân tộc. Khi trong diễn văn bế mạc của ông tổng bí thư đảng cho thấy, số đông muốn kỷ luật một vị, nhưng 175 ủy viên trung ương lại có tới 129 vị không đồng ý kỷ luật vị này. Và ông đã khóc khi đọc diễn văn bế mạc, xin nhận khuyết điểm tự kiểm điểm vì mình đã làm mất đoàn kết trong đảng cầm quyền.
Đến Hội nghị trung ương 7, hai vị ủy viên trung ương đã được chính ông tổng bí thư đề bạt và bổ nhiệm vào 2 vị trí mà chắc chắn phải được bầu vào ủy viên bộ chính trị – là ông Nguyễn Bá Thanh ở vị trí trưởng ban nội chính và ông Vương Đình Huệ ở vị trí trưởng ban kinh tế trung ương đảng – nhưng khi đem ra bầu ở 175 ủy viên trung ương thì 2 vị này không đạt được phiếu, mà lại xuất hiện ông Nguyễn Thiện Nhân đượng kiêm phó thủ tướng văn thể du, và bà Nguyễn Thị Kim Ngân đượng kiêm phó chủ tịch quốc hội đắc cử vào bộ chính trị.
Qua đó, quan điểm của các tầng lớp trí thức Việt có 2 luồng đánh giá về chuyện phân hóa trong nội bộ đảng cầm quyền, đã chia làm hai phái.
Quan điểm đa số thì cho là 2 phái này là, phái bảo thủ do ông tổng bí thư đảng cầm đầu, vẫn còn giữ ý thức hệ đơn nguyên, sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất, trong tình hình kinh tế và chính trị Việt đang có nguy cơ sụp đổ. Phái còn lại là phái Lợi Ích do ông thủ tướng cầm đầu, chủ trương thay đổi chính trị để phù hợp với nền kinh tế đã chuyển đổi trong 27 năm đổi mới, mà chính trị chưa theo kịp.
Quan điểm thiểu số thì cho là chính số đông các ủy viên trung ương ủng hộ phái ông thủ tướng thì đi ngược lại phái Bảo Thủ ý thức hệ đã lỗi thời, hòng đi ngược lại quyền lợi của nhân dân, chứ không phải là phái Lợi Ích. Và chính phái Bảo Thủ mới là phái đi theo lợi ích của đảng đứng trên lợi ích của dân tộc và tổ quốc.
Riêng tôi, nếu nhìn vấn đề khách quan thì, hiện trong đảng cộng sản đang có 2 quan điểm rõ ràng là, Bảo Thủ và Cấp Tiến, đúng hơn là Bảo Thủ và Lợi Ích. Và mâu thuẩn trong đảng cộng sản ở Việt Nam đã đến lúc là mâu thuẩn đối kháng, chứ không còn là mâu thuẩn còn có thể thống nhất được nữa. Điều này rất nguy hiểm cho cả tổ quốc, dân tộc Việt Nam.
Nước Mỹ tuy non trẻ trong lịch sử thành lập, nhưng ngay từ những ngày đầu lập quốc, các Quốc Phụ của nước Mỹ đã hình thành 2 trường phái chính trị khác nhau. Cộng Hòa đại diện cho phái Bảo Thủ trong con đường phát triển trong tương lai. Dân Chủ đại diện cho trường phái Cấp Tiến trong con đường điều hành đất nước. Tuy là 2 trường phái có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng 2 trường phái này có một điểm chung là đưa nước Mỹ trở thành một quốc gia số 1 toàn cầu, nhờ vào họ biết áp dụng tốt quy luật mâu thuẩn và thống nhất của các mặt đối lập trong triết học. Đảng chỉ là tấm bình phong trong tranh cử. Sau thắng cử đảng rút ra sau hậu trường và những nhân vật kiệt xuất thắng cử lo chuyện điều hành đất nước, vì đảng ở Mỹ là trường phái chứ không phải đạo như các đảng cộng sản. Dù đảng nào cầm quyền điều hành nước Mỹ cũng vì mục tiêu chung là một nước Mỹ hùng cường. Và họ đã làm nên được điều này chỉ sau 168 năm lập quốc- 1776 đến 1944 – khi Hiệp định Bretton Woods do hơn 70 quốc gia đồng thuận Hoa Kỳ là nước lãnh đạo toàn cầu, mà tôi đã viết cho Tạp Chí Tia Sáng qua nhiều bài trong năm 2010.
Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của đảng cộng sản độc tôn ở Việt Nam đã 83 năm. Ngày nay mới manh nha hình thành 2 trường phái, bảo thủ và cấp tiến, chỉ khác nhau ở quan điểm về việc đặt lợi ích của đảng và lợi ích của dân tộc. Đảng cộng sản đang nắm cả chính trị, quân sự và kinh tế đất nước trong 38 năm sau thống nhất. Hiện tình đất nước chưa có một tổ chức hoặc đảng phái nào khác có thể đủ khả năng về sức mạnh cứng lẫn sức mạnh mềm để có thể tranh giành quyền điều hành đất nước Việt.
Như vậy, có nên chăng phải bắt đầu công việc tách đôi đảng cộng sản thành ra 2 đảng bảo thủ và đảng cấp tiến, đồng thời thay đổi quan niệm, đặt lợi ích tổ quốc và dân tộc lên trên lợi ích của đảng, trong điều hành đất nước Việt? Vì đây là xu thế thời đại và nguyện vọng của toàn dân mà ai cũng dễ dàng thấy rõ. Và làm như thế, chỉ có lợi cho đảng cộng sản đang cầm quyền hiện nay, mà không có gì bất lợi.
Trong lúc đang tiến hành sửa đổi hiến pháp 1992, và các cuộc họp quốc hội sắp tới để hiến định một thay đổi chính trị cho phù hợp với tình hình trong nước và thế giới, thiết nghĩ, một dự án lớn tách đôi đảng cộng sản thành hai đảng là một bức thiết cần nên làm. Chỉ có thế mới có một nền chính trị động mà ổn định, để giúp cho kinh tế nước Việt hùng cường, và người dân có cơm no áo ấm, đất nước Việt mới có độc lập tự do thực sự.
© Hồ Hải

Dương Đình Giao - Nhng người thy

Bộ Giáo dục lại sắp tiêu tốn nhiều nghìn tỉ đồng tiền thuế của dân cho việc cải cách giáo dục vào năm 2015. Không biết con cháu chúng ta còn phải làm vật thí nghiệm đến bao giờ. Xing hi lại vài ký ức về những người thầy của tôi để mọi người phần nào hình dung được cách giáo dục trước đây. - Dương Đình Giao

http://media.lamsao.com//Resources/Data/News/Auto/trangbh/201303/70dbd4716c1d3babde33bdacbc7ca9f1.jpg
Thầy trò ngày xưa (Hình minh họa)
Tôi biết chữ khá sớm, hình như lúc mới 5 tuổi. Ban đầu chắc Bố Mẹ tôi chỉ dạy chơi trong cảnh sống  tản cư không có việc gì làm, nhưng sau đó,  ở đâu cũng có phong trào bình dân học vụ xóa nạn mù chữ, thấy chữ viết khắp nơi, trên tường, trên các phên nứa, tấm cót ngoài chợ, … Hơn nửa thế kỷ dã qua, tôi vẫn có ấn tượng không phai mờ về những tấm khẩu hiệu treo khắp nơi ở Thanh Cù (Phú Thọ) những năm kháng chiến. Khẩu hiệu kêu gọi kháng chiến, kêu gọi tăng gia sản xuất, … được viết bằng than đen trên các nong, nia, mẹt… quét vôi trắng, treo khắp nơi. Chữ viết có khi là chữ in, có khi là chữ thường, nhưng chữ nào cũng ngay ngắn, đúng chính tả, và đẹp nữa. Người viết chắc chỉ có trình độ tiểu học, nhưng chỉ qua một việc nhỏ cũng thấy được chất lượng của nền giáo dục cũ. Thế là  cứ thấy là đọc, được khen lại càng thích đọc, thế là biết đọc. Còn viết thì hình như chậm hơn.

Trong những năm ấy, dù hoàn cảnh rất khó khăn nhưng Bố Mẹ tôi luôn luôn chú ý đến việc học cho con cái. Đến đâu, một trong những việc đầu tiên là lo tìm chỗ học.

Người thầy đầu tiên của tôi là thày Mưu, dạy lớp 1 rồi lớp 2 khi gia đình tôi tản cư ở thôn Phụ Khánh, xã Tứ Hiệp, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Năm ấy, thấy tóc thầy đã bạc nhiều,  tôi lên 7, Bố Mẹ xin cho tôi vào học lớp 1. Lớp có khoảng 2, 3 chục học sinh, chỉ có tôi là dân tản cư, còn toàn người ở địa phương. Học sinh trong lớp đều rất lớn, phần lớn đều đã 14, 15 tuổi, thậm chí có cả người đã 18, 20. Học sinh trong một lớp có sự chênh lệch về tuổi tác là điều rất bình thường trước những năm 70 của thế kỷ trước. Hàng năm có không ít học sinh phải lưu ban (học lại) vì học kém, đó là một quy luật không thể cưỡng lại bằng ý muốn chủ quan, lại có không ít người vì hoàn cảnh khó khắn về kinh tế, về sức khỏe, phải nghỉ học một vài, có khi tới ba bốn năm rồi đi học tiếp. Chỉ có từ khi nền giáo dục của ta muốn chứng tỏ với thế giới rằng bom đạn của “đế quốc Mỹ” không thể làm ảnh hưởng đến giáo dục thì mới có chuyện học trò trong một lớp đều bằng tuổi nhau như bây giờ. Trong lớp có hai anh em là Tu và Túc (không nhớ ai là anh, ai là em) thì một người đã có vợ. Chỉ buồn cười hàng ngày điểm danh, thường thấy các bạn đều trả lời “đi làm giúp” khi gọi đến tên Tu và Túc. Học hành như thế thì 18, 20 còn học lớp 1 là phải. Đang trong năm học, một hôm, tôi thấy mấy anh lớn kháo nhau Nga, một học sinh nữ trong lớp thôi học vì đi lấy chồng. Thày Mưu chia lớp ra làm 4 tổ, nhưng không đặt tên theo số thứ tự như bây giờ. Tổ gồm những học sinh lớn nhất thầy đặt tên “Hổ”, tổ gồm những học sinh nhỏ hơn thày đặt tên “Ngựa”. Học sinh hai tổ này thường phải làm những công việc nặng nhọc như chặt, vác tre, dựng lớp học, sửa lại bàn ghế khi có hư hỏng, … Bọn chúng tôi mấy đứa bé nhất thầy cho vào tổ “Ong”, còn số con gái, phần nhiều đều  đã lớn, thày cho vào một tổ đặt tên “Gà”. Hàng ngày trước mỗi buổi học, thày cho chào cờ (mặc dù hình như không có cờ), hát Tiến quân ca rồi khi lớp trưởng gọi  đến tên tổ nào thì học sinh tổ ấy phải đồng thanh đáp lại bằng một  từ chỉ một phẩm chất tương ứng do thày quy định. “Hổ” thì “bạo dạn”, “Ngựa” thì “nhanh nhẹn”, “Ong” thì chăm chỉ” còn “Gà” thì “đúng mực”. Hình như thày học theo lối của Hướng đạo sinh ở Hà Nội hồi trước.

Cả đời đi học tôi chưa gặp thày giáo nào đánh học trò  như thế. Có thể nói hầu như ngày nào cũng có đứa bị đánh. Thầy có một cái thước gỗ dài, nhưng chức năng của cái thước này là để đánh nhiều hơn là để chỉ trên bảng đen. Lớp học trong rừng sặt (loại cây họ tre, nhỏ như cây trúc nhưng có lẽ mỏng hơn trúc)  , hôm nào quên thước, thày bắt “kẻ tội đồ”  ra ngoài chặt một cây sặt, mang về làm roi,  đánh nhiều khi gãy cả roi.  Trừ bọn con gái, tôi đã thấy nhiều đứa con trai, kể cả lớn, bị thày bắt nằm sấp dưới nền lớp học để “trừng trị”. Tội phổ biến của học trò là không thuộc bài. Cũng chẳng có gì là lạ. Học trò lớn, lao động chính trong gia đình, một buổi đi học, còn một buổi phải đi làm ruộng, kiếm củi, chăn trâu, … Tối về  làm gì có đèn. Khi ăn cơm, thường  phải đốt lửa ở bếp để lấy ánh sáng, nhà nào “văn minh” lắm như gia đình tôi, dân Hà Nội tản cư cũng chỉ có một đĩa  đèn thắp bằng dầu dọc, thời gian đâu mà học. Tôi theo nếp của Bố Mẹ dạy, hàng ngày đều học thuộc bài, nhưng cũng đã có một lần “ăn” thước của thầy. Hôm ấy viết chính tả. Thày vừa đọc, vừa đi các dãy bàn xem xét học trò viết. Đúng lúc thầy đến chỗ tôi thì một chữ của tôi bị nhòe. Thế là “ăn” thước. Cũng không đau lắm vì thầy gõ nhẹ. Nhưng xem ra, thầy dữ đòn nhưng học trò không oán, không phản ứng. Kể cả mấy đứa lớn, có sức khỏe, khi bị thầy đánh cũng không dám bỏ chạy hay chống cự. Ngoài nguyên nhân do thái độ cam chịu cố hữu của người nông dân, tôi nghĩ có lẽ cũng do học trò thấy thầy đánh vì muốn cho học trò thành người, chứ không vì tư thù cá nhân, theo phương châm “cổ truyền” “yêu cho roi cho vọt”.  Sau này  hiện tượng “chống người thi hành công vụ” trở thành phổ biến kiểu như con buôn đánh phòng thuế, lâm tặc đánh kiểm lầm, lái xe đánh công an, trò đánh thày… một nguyên nhân quan trọng vì cái người thi hành công vụ kia đã hành động không phải vì công vụ mà chỉ vì tư lợi. Bắt bớ là để đòi tiền mãi lộ, thày mắng mỏ, thậm chí xúc phạm trò chỉ vì tư thù cá nhân. “Con giun xéo lắm cũng quằn” huống chi là con người!

Ban đầu thầy cũng không chú ý gì đến tôi, vì tôi bé nhất lớp, ngồi lọt thỏm giữa toàn những học sinh lớn. Một hôm, dạy bài vệ sinh. Thày đặt câu hỏi: Mùa rét thì tắm rửa thế nào cho hợp vệ sinh?  Cả lớp không ai trả lời được. Tôi vốn nhút nhát, nhưng thấy cả lớp im lặng bèn giơ tay xin trả lời : Mùa rét một tuần phải tắm hai lần. Đấy là tôi nói theo lời Bố Mẹ dạy ở nhà, chứ sự thực thì trong hoàn cảnh đi tản cư cũng không làm được như thế. Thầy khen nói đúng. Đến giờ ra chơi, thầy gọi tôi ra hỏi chuyện. Biết tôi ở Hà Nội tản cư, thầy bảo  hôm nào đến nhà thầy chơi.

Thầy dạy học lúc ấy tôi cũng không rõ lương bổng thế nào. Nhưng thầy ăn  ở  tại một gia đình học sinh. Cái cậu học sinh này lớn hơn tôi độ ba bốn tuổi, không chỉ bị đòn ở lớp mà còn bị đòn ở nhà. Thầy nhắc nhờ việc học hành, làm lụng, cách cư xử, ăn nói sao cho lễ phép, …lười biếng là ăn đòn, nói năng cấc lấc cũng ăn đòn. Chết cái là bố mẹ cậu ta hình như lại thấy rất là sung sướng khi con mình được thầy rèn cặp như thế. Hàng ngày đi học, cậu ta phải đi cùng thầy, mang theo chồng vở mấy chục quyển  của học sinh mà thầy mang về để chấm bài. Buổi chiều hôm tôi đến thăm, thầy đang quét sân. Đến bây giờ tôi vẫn  chưa quên cách cầm chổi của thày. Chổi bằng một tàu lá cọ, thường  phải cầm cả hai tay. Nhưng thày chỉ vừa cầm một tay vừa kẹp cán chổi vào nách, còn tay kia thì vắt sau lưng. Thầy bảo tôi vào nhà, trên bàn thầy đang vẽ một bức tranh bằng màu nước. Thầy giải thích cho tôi đây là cầu Long Biên ở Hà Nội. Trên cầu có người, có xe đạp, có ô tô đi lại. Đây là lần đầu tiên tôi thấy cầu Long Biên. Rồi vừa tiếp tục vẽ, thầy vừa giảng cho tôi cầu Long Biên to, dài như thế nào, người xe qua lại hai chiều ra sao, … Năm 1955, khi về Hà Nội, được tận mắt nhìn cầu Long Biên, tôi thấy thầy vẽ không những  rất giống mà còn đẹp hơn, vì tranh của thầy có màu sắc, còn cầu Long Biên trước mắt tôi thì một màu xám xịt. Thì ra thầy cũng là người Hà Nội tản cư về đây.

Lên lớp 3, học trò lớn tuổi trong lớp đã hầu như không còn. Hình như người ta thấy chỉ cần học qua lớp 2, đọc thông viết thạo, biết làm mấy phép tính là đủ cho đời sống nên trong lớp chỉ còn loại 14, 15 tuổi. Muốn vào được lớp 3 phải qua một kỳ thi. Cho nên dù có muốn đi học nhưng không qua được kỳ thi này thì cũng phải nghỉ. Năm ấy tôi học thày Tảo. Thầy dong dỏng cao, ít tuổi hơn thày Mưu. Bây giờ chẳng còn nhớ gì, chỉ nhớ thầy  hướng dẫn  chúng tôi  cắm hoa trong lớp học. Lớp học chỉ là một cái lán bằng tre nứa trong rừng. Mặt bàn chỉ là một mảnh  phên nứa, ghế ngồi chỉ là hai cây tre hoặc gỗ ghép lại. Bàn ghế của thầy giáo cũng thế. Nhưng thầy yêu cầu hàng ngày tổ trực nhật phải cắm hoa trong lớp. Mà không phải chỉ có một mà tới năm “lọ” hoa. “Lọ” hoa là một  ống tre, buộc vào liếp nứa, mỗi phía hai “lọ”. Riêng “lọ” hoa trên bàn thày giáo thì phải treo từ trên mái nhà, thả xuống lơ lửng trước bàn thày. Mỗi tổ phụ trách một “lọ”. Riêng tổ trực nhật phải cắm hoa cả “lọ” ở bàn thầy giáo. Việc kiếm hoa không khó lắm, trong rừng nhiều hoa đủ loại, đủ màu sắc. Chỉ có hôm thứ 2 là hơi mất thời gian vì phải tìm đủ hoa cắm cho cả “lọ”. Còn những hôm sau chỉ cần tìm một vài cành thay thế những cành bị héo úa. Những “lọ” hoa với các màu đỏ, vàng, trắng cùng màu xanh của lá  khiến cho lớp học vui mắt hẳn lên. Tổ nào cũng cố làm cho “lọ” hoa của tổ mình đẹp nhất. Trên đường đi học, đứa nào thấy một cành hoa bên đường, nhiều khi để hái được cũng mất khá công phu cũng cố hái bằng được đem đến cắm trong lớp. Cùng với những bài hát trong giờ nghỉ, trong gian khổ thiếu thốn, thầy vẫn dạy chúng tôi yêu đời, vui sống.

Năm lớp 4 được coi là một năm rất quan trọng. Đây là năm cuối cấp 1 (tiểu học). Cuối năm phải thi hết cấp. Sau đó muốn học tiếp lại phải thi vào trường cấp 2 không phải huyện nào cũng có. Thày dậy tôi năm lớp 4 là thày Tiết. Thầy cũng đã đứng tuổi nhưng tóc chưa thấy bạc, thầy thường mặc bộ quần áo màu gụ. Năm ấy toán phải học quy tắc tam suất, thấy bảo là khó lắm. Còn văn thì không chỉ tả cảnh, viết thư, trần thuật như lớp 3 mà còn phải học nghị luận. Nhưng được thầy dạy chúng tôi chẳng thấy có gì là khó khăn cả. Lớp học do thày Tiết dạy có một cái bảng xoay, nghĩa là bảng có thể dùng cả hai mặt. Bảng không treo trên vách mà đặt trong một khung gỗ. Mỗi khi giải  toán, thầy thường hướng dẫn giải từng bước ở mặt bảng này. Cứ viết rồi xóa, xóa rồi viết. Sau khi giảng xong, không còn ai thắc mắc gì, thầy quay mặt sau của bảng ra phía trước cho học sinh xem. Trên đó là một bài giải hoàn chỉnh, được trình bày rõ ràng, mạch lạc. Một bên là phần toán, một bên là phần lời giải. Thầy đã chuẩn bị từ trước buổi học. Chữ thầy viết lại rất đẹp nên mỗi lần thầy chuẩn bị xoay bảng tôi đều  hồi hộp chờ đợi, như sắp được chiêm ngưỡng một tác phẩm nghệ thuật.  Những nét chữ ngay ngắn, nắn nót đều tăm tắp, những con số thẳng hàng, những dấu “cộng”, dấu trừ không có một nét nhòe, ….Sau này khi đi dạy học, tôi luôn tâm niệm noi gương thầy trình bày  bảng sao cho đẹp mắt, rõ ràng giúp  học sinh dễ tiếp thu bài giảng. Đó hình như cũng là một hạnh phúc của thế hệ chúng tôi. Có thể không có “thần tượng” để ngưỡng mộ, nhưng luôn có những tấm gương từ những việc nhỏ nhất để noi theo.

Sau này khi về Hà Nội, học cấp 2 và cấp 3, các thầy dạy tôi thường thuộc hai lớp. Một lớp các thày chỉ mới ngoài đôi mươi,  được đào tạo ở Khu học xá  Trung Quốc về, dạy cấp 2 và một lớp các thày  có tuổi đã trực tiếp hấp thụ nền giáo dục của Pháp trước đây dạy cấp 3. May mắn cho thế hệ chúng tôi là được học các thầy hầu hết đều rất tâm huyết và mẫu mực về mọi mặt. Có lẽ bằng cấp của các thầy không cao. Giáo viên cấp 2 bấy giờ chỉ  là học sinh tốt nghiệp  cấp 2 (tương đương trung học cơ sở bây giờ), đi học trường Trung cấp sư phạm 2 năm (các thầy học ở Khu học xá thì cũng chỉ hai năm, chỉ có điều kiện học tập đầy đủ hơn); giáo viên cấp 3 chỉ học Đại học sư phạm 2 năm sau khi tốt nghiệp lớp 10 (tương đương Trung học Phổ thông bây giờ). Các thầy dạy tôi khi học cấp 3 hình như ít thầy đã qua đại học, nhưng thầy nào cũng sử dụng thành thạo tiếng Pháp, có thầy biết thêm tiếng Anh,  nhờ lòng ham học, ham hiểu biết, ý thức  trách nhiệm với nghề nghiệp nên các thầy đều có kiến thức khá uyên bác,  đúng là “biết mười dạy một”, không chỉ để dạy cho học sinh những tri thức cụ thể mà còn đủ khả năng làm tấm gương, gieo vào lòng học sinh thái độ ham học hỏi để họ học suốt cuộc đời sau khi rời ghế nhà trường. Học trò có thể coi trọng môn này môn khác nhưng các thầy, dù dạy môn nào cũng hết lòng vì các thầy có sự say mê môn học ấy. Tôi nhớ thầy Vượng dạy Sử. Thầy đã già, vóc người nhỏ nhắn. Nhưng khi thầy dạy chúng tôi về cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ, về cuộc chiến đầu giữa Napoleon và Cutudop, về “con hùm xám của núi rừng Yên Thế”  thì giọng thầy hào sảng, mắt thầy sáng rực,  chúng tôi như bị cuốn theo những sự kiện lịch sử, hòa vào với cuộc sống trong quá khứ của dân tộc qua các lời thầy giảng. Thầy Xuân dạy Địa lý thì đưa chúng tôi đi qua khắp  các nước trên các châu lục. Dạy đến nước nào, thầy cũng cho chúng tôi xem quốc kỳ của nước ấy (thầy vẽ lại theo cuốn từ điển Larousse), nhiều bức ảnh về phong cảnh, di tích lịch sử hoặc một nhân vật của nước ấy, có bức ảnh chỉ bằng độ bao diêm, đôi khi chỉ là một con tem, nhưng chúng tôi truyền nhau xem vô cùng hứng thú. Lúc ấy, tư liệu rất hiếm. Nhưng nhờ biết ngoại ngữ và lòng ham học  các thầy có vốn tri thức phong phú và đặc biệt ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp đã khiến các thầy truyền tới học sinh lòng ham hiểu biết. Tôi chắc chắn khi ấy, những người thầy của tôi chưa hề biết tới cái câu “Tất cả vì học sinh thân yêu” mà nói mãi bây giờ đã mòn vẹt. Như thế, học trò  sao có thể chán môn Lịch sử hay Địa lý?  Tôi nghĩ  đây là thành công lớn nhất của nền giáo dục cũ. Trước đây, khi ông Hoài Thanh soạn cuốn “Thi nhân Việt Nam”, ông Đào Duy Anh soạn “Từ điển Hán – Việt”, … cũng chỉ là giáo viên tiểu học chứ đâu có bằng cấp cao xa gì! Chuẩn bị về hưu, nhiều người hỏi tôi sẽ làm gì. Tôi bảo: cố gắng để có thể hoàn chỉnh phần nào cái bằng đại học sau 40 năm. Chỉ dám “hoàn chỉnh phần nào” thôi! Mà đúng thế thật, hơn 8 năm nghỉ hưu  mới chỉ đạt được trình độ đọc hiểu tiếng Trung Quốc. (mà cũng chỉ có thể đọc hiểu một loại ách nào đấy thôi). Còn dịch ngược, viết, nói thì mãi mãi vẫn sẽ chỉ là “bó tay chấm com”. Nhớ tới các thầy dạy mình, thật là xấu hổ.

Giáo dục sau Cách mạng nặng về hình thức, kéo dài thời gian học tập hy vọng thêm thời gian học để có thêm kiến thức. Nhưng tri thức của loài người “mênh mông bể sở”, học thêm 2, 3 năm nữa nào có thấm tháp vào đâu. Vả lại, học rồi chỉ ít năm sau, có những kiến thức  đã lạc hậu, không dùng được. Thực tế là ở các trường những năm 60, 70 của thế kỷ trước, số giáo viên dù chỉ được đào tạo 2, 3 năm  luôn là những giáo viên vững vàng nhất về chuyên môn, kinh nghiệm và ý thức trách nhiệm. Vì phần lớn họ đều là những người  ham học hỏi.  Phải học cả đời. Tôi đã đến thăm gia đình một giáo viên dạy môn Lịch sử. Năm ấy kinh tế còn khó khắn, nhà ở là ba gian nhà tre tuềnh toàng,  ngồi chơi khoảng nửa giờ, nhìn đi nhìn lại, trên dưới, trong ngoài, cấm không thấy một cuốn sách nào. Chẳng trách sao học sinh chán môn Sử!
 Dương Đình Giao
 * Tác giả nguyên là một nhà giáo đã nghỉ hưu.

Báo Nhân Dân kiếm chác trên tài sản nhà nước

http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2012/09/NhanDan_anhnoibat.jpg

Lợi dụng được giao sử dụng quỹ đất, biệt thự làm trụ sở ở vị trí đắc địa nhất Hà Nội,  mặt phố Lê Thái Tổ, mặt phố Hàng Trống, mặt phố Bảo Khánh trông ra Hồ Gươm, báo Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam – đã cắt hẳn  phần lớn trụ sở để cho một ngân hàng tư bản nổi tiếng thuê. Thấy ngon ăn, báo Nhân Dân lại xắn tiếp toàn bộ mặt tiền phố Hàng Trống và Bảo Khánh làm các ki-ôt nhỏ cho tư nhân thuê. Pháp luật quản lý tài sản Nhà nước nghiêm cấm việc cho thuê lại mặt bằng, trụ sở. Ấy vậy mà cái loa lúc nào cũng phát ra các điệp khúc đạo đức, lý tưởng lại ngang nhiên vi phạm pháp luật những … hơn 20 năm qua.
Phần trụ sở cho ngân hàng tư bản thuê vốn là Ban Quốc tế của Báo, có vị trí số 1 Hà Nội trông ra Hồ Gươm (mặt phố Lê Thái Tổ), sát với đền thờ Lê Thái Tổ. Đầu năm 1993, phần mặt bằng này được cắt ra để cho ngân hàng nước tư bản nọ thuê. Giá thuê mà báo Nhân Dân bỏ túi riêng là 50.000 USD/tháng. Cán bộ công nhân viên chức không được sờ vào khoản này 1 xu. Một số người thắc mắc thì được ”đả thông tư tưởng” là phải chuyển lên “trên”. Không hiểu “trên” là chỗ Tổng và Phó Tổng biên tập ngồi hay còn phải chuyển lên trên cao hơn nữa?
Xung quanh ngân hàng này bỗng chốc trở thành tụ điểm phức tạp về an ninh trật tự. Bọn con phe ngoại tệ chuyển địa bàn từ phố Đinh Lễ sang đây làm ăn cho tiện với nguồn ngoại tệ (và an toàn hơn nhờ núp bóng cơ quan Đảng). Không ngày nào là không có vụ đánh đấm tranh giành mối khách. Những cảnh này diễn ra hang chục năm qua ngay trước cơ quan ngôn luận của Đảng, ngay sát nơi linh thiêng là đền thờ vua Lê. Không những vậy, nơi này còn là nỗi kinh hoàng đối với khách du lịch nước ngoài bởi nạn chèo kéo đòi mua đô, mua ơ (EUR), mua Bảng của lũ con phe.
Báo chí nhà nước và công an thì tuyệt đối tránh xa nơi này bởi đánh chó còn phải  ngó chủ. Thế là nơi này nghiễm nhiên trở thành đặc khu an toàn của hoạt động buôn bán ngoại tệ trái phép ngay giữa trung tâm Hà Nội. Hôm đi tháp tùng đoàn  khách của một số Đảng sang dự ĐH Đảng 11 của ta, chúng tôi phát ngượng vì nạn  chèo kéo, đòi mua đổi ngoại tệ nơi này. Các bạn quốc tế gặng hỏi tại sao giữa Hà Nội lại có cảnh lộn xộn như vậy, chúng tôi phải nói lái đi, không dám nói đấy là trụ sở của báo Nhân Dân.
Thấy ngon ăn, lại không bị ai sờ gáy, báo Nhân Dân tiếp một quả đậm khác. Năm 2005, báo này đầu tư xây thêm 50 ki-ốt mặt phố Hàng Trống và Bảo Khánh để cho thuê lại. Giá thuê là 20 triệu/ki-ốt/tháng. Vị chi, riêng tiền cho thuê tài sản nhà nước trái phép, báo Nhân Dân đã bỏ túi riêng mỗi tháng hơn 2 tỉ đồng.
Được biết, không những báo Nhân Dân mà ngay cả Tạp chí Cộng sản cũng đang cho thuê lại trụ sở trái với pháp luật về quản lý công sản. Hiện nay, nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội thiếu trụ sở cho các cơ quan làm việc, trường học phải học 3 ca, bệnh viện thiếu diện tích trầm trọng. Thế mà cơ quan ngôn luận của Đảng ta lại thừa thãi diện tích và quỹ đất, phải cho thuê bớt để lấy tiền bỏ túi chia nhau.
14/05/2013
Cầu Nhật Tân

Chiến tranh Trung-Mỹ không nổ ra trên Biển Đông?

Sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông đang thách thức vị thế  của Mỹ ở cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Chuyên gia Australia cho rằng, Biển Đông sẽ không phải là chiến trường của chiến tranh Trung-Mỹ.
Trước khi chính thức công bố chính sách “xoay trục” sang châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ đã tiến hành các bước tăng cường sức mạnh quân sự tại khu vực. Các bước này bao gồm: triển khai tàu ngầm tấn công hạt nhân tới khu vực; đàm phán Australia về việc đưa thủy quân lục chiến luân phiên đồn trú tại Darwin. Kể từ đó, Mỹ triển khai các tàu tác chiến gần bờ  (Combat Littoral Ships) tới Singapore và đang đàm phán các thỏa thuận mới để mở rộng triển khai quân sự tại Philippines.

Tuy nhiên, theo giáo sư Carlyle A. Thayer của Học viện Quốc phòng Australia, ĐH New South Wales, trong một bài bình luận mới đây cho rằng, những động thái trên của Mỹ không báo trước viễn cảnh xung đột vũ trang Trung-Mỹ.

Trong khi Hải quân Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán trong xử lý các tranh chấp biển đảo với các quốc gia láng giềng trên Biển Đông, Mỹ có vẻ tránh bị lôi vào cuộc và bị mắc kẹt trong các cuộc tranh chấp nói trên. Do đó, theo giáo sư Carlyle A. Thayer, xung đột vũ trang Trung-Mỹ ở Biển Đông là hầu như không thể xảy ra.

Giáo sư Thayer cho rằng, một kịch bản khác có nhiều khả năng hơn cả là hai nước sẽ đạt được thỏa thuận cho phép hai bên hợp tác, duy trì an ninh trên biển Đông. Chính quyền Obama đã nhiều lần nhấn mạnh, chính sách tái cân bằng ở châu Á của Mỹ không nhắm vào Trung Quốc, không nhằm kìm chế nước này. Trong khi đó, Đô đốc Samuel J. Locklear III, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ mới đây cũng tuyên bố: “Có không ít chỉ trích cho rằng, chiến lược tái cân bằng thực chất là chiến lược ngăn chặn. Điều đó không đúng... Đó là chiến lược cộng tác và hợp tác”.

Tuy nhiên, dựa trên những đánh giá về các tương tác quân sự trong quá khứ của Trung Quốc và Mỹ,  có thể thấy rằng hai nước khó lòng đạt được một thỏa thuận song phương về hợp tác cùng quản lý an ninh ở Biển Đông. Lý do là tình trạng không tin tưởng lẫn nhau vốn đã tồn tại từ lâu có dấu hiệu đang ngày càng trở nên sâu sắc. Do đó, Giáo sư Thayer nhấn mạnh, kịch bản thứ 2 có khả năng xảy ra hơn cả là Mỹ và Trung Quốc sẽ đồng thời duy trì quan hệ hợp tác và đối đầu.

Trong kịch bản này, Trung Quốc và Mỹ sẽ có các chiến lược và hành động riêng để đảm bảo lợi ích của họ trong khu vực thông qua các tổ chức đa phương như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (cộng) và Diễn đàn hàng hải ASEAN mở rộng.

Tuy nhiên, Trung-Mỹ vẫn chia sẻ với nhau các mối quan tâm chung. Lầu Năm Góc thời gian qua đã liên tục tìm cách duy trì các kênh liên lạc với Trung Quốc thông qua 3 cơ chế song phương: Đàm phán cố vấn quốc phòng, Thỏa thuận tư vấn quân sự về hàng hải (MMCA) và Đàm phán Điều phối chính sách quốc phòng.

Các mối quan hệ quân sự giữa hai nước đã trải qua các chu kỳ lặp đi lặp lại: đình chỉ và hợp tác. Điều đó có nghĩa là các quan hệ quân sự luôn gắn bó chặt chẽ với các quyết định chiến lược và chính trị của 2 bên.

Mặt khác, các kênh liên lạc quân sự Trung-Mỹ cũng đã hoạt động tích cực như: liên tục trao đổi các chuyến thăm của các quan chức quốc phòng cấp cao; đàm phán tham vấn quốc phòng thường xuyên, tiếp tục mở các cuộc thảo luận theo khuôn khổ các điều khoản MMCA; thảo luận về “Thỏa thuận 7 điểm”...

Chưa hết, các kênh liên lạc quân sự 2 bên cũng tiếp tục nỗ lực để đảm bảo khởi đầu Đối thoại An ninh chiến lược, một phần của tiến trình Đối thoại kinh tế và an ninh cấp bộ trưởng; trao đổi, giao lưu học hỏi, thỏa thuận tổ chức các cuộc trao đổi giữa cảnh sát biển 2 bên...

Do đó, điểm mấy chốt là, bất chấp những rào cản cố hữu trong quan hệ, Trung Quốc và Mỹ vẫn tiếp tục gắn bó với nhau. Liên lạc quân sự trong trường hợp này đóng vai trò rất quan trọng bởi nếu không có những tương tác như vậy, nguy cơ mất lòng tin giữa quân đội 2 nước có khả năng vượt tầm kiểm soát, tác động tiêu cực tới quan hệ song phương nói chung. Tóm lại, Trung Quốc và Mỹ sẽ nỗ lực duy trì quan hệ hợp tác - đối đầu ở Biển Đông hơn là sa vào kịch bản xấu nhất là xung đột vũ trang.
  (Kiến thức) 

'Thống đốc Bình phải ra đi'

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình cần phải bị bãi chức và bị điều tra, theo yêu cầu của nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, trong phần cuối loạt bài về vấn đề điều hành ngân hàng và thị trường tài chính Việt Nam.

Thái độ bất nhất thường trực luôn có thể dẫn đến một hệ quả đảo lộn giá trị về chân đứng chính trị.

Bất nhất lại là một thói quen kinh niên của cơ quan Ngân hàng nhà nước và Thống đốc Nguyễn Văn Bình, khi hành động mang tính hệ thống của họ khó có thể được xem là đồng nhất với thực trạng điêu đứng của nền kinh tế.

Vào cuối tháng 5/2012, lần thứ hai kể từ khi nhậm chức, Thống đốc Nguyễn Văn Bình lại công bố tỷ lệ nợ xấu lên đến 10% chẵn, so với tỷ lệ chỉ có 3,4% mà ông Bình công bố cũng trước Quốc hội vào tháng 11/2011. Như vậy chỉ trong thời gian 6 tháng, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đã tăng gấp ba lần mà không kèm theo một lý do xác đáng nào.

Hơn nửa năm sau, tỷ lệ nợ xấu lại đột ngột bị Thống đốc Nguyễn Văn Bình “rút” xuống còn đúng 6%, cũng không được đính kèm bất cứ một giải thích minh bạch nào.

Nhưng từ tháng 6/2011, một tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập có uy tín của quốc tế là Fitch Ratings đã công bố tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam lên đến 13%, tức gấp 4 lần con số báo cáo của Ngân hàng nhà nước.

Đến đầu năm 2013, ông Trần Đình Thiên - một thành viên của Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia - đã lần đầu tiên thừa nhận về cơn ác mộng khó có lối thoát mà nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam đang chìm trong cơn hôn mê sâu.

Bức tranh mà ông Thiên phác họa thật u ám: mức tăng tín dụng rất thấp và khó có khả năng khôi phục nhanh; số doanh nghiệp đóng cửa quá nhiều và còn tiếp tục tăng nhanh, trong đó con số 15.300 doanh nghiệp đóng cửa trong quý 1/2013 là mức rất cao; nợ xấu khó giải tỏa nhanh; các cơ chế xử lý nợ xấu không thể vận hành sớm; chưa thể phá băng bất động sản, lượng vốn lớn tiếp tục bị chôn, gây tắc nghẽn nguy hiểm; khả năng phá sản một số ngân hàng yếu kém…

Vào lúc này, người ta đang tự hỏi: nền kinh tế Việt Nam sẽ tồn tại và đi lên bằng nội lực sản xuất của nó, hay được quy chiếu bởi các thị trường đầu cơ?

Liên quan và dính líu gần như trực tiếp về trách nhiệm đối với tình trạng siết tín dụng một cách cực đoan, đẩy nhanh tình trạng phá sản của rất nhiều doanh nghiệp khiến nền kinh tế gần như cạn kiệt sức hồi sinh, những gì chưa làm được của Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã trở nên những yếu điểm quá lớn trong khoảng thời gian chưa đầy hai năm, gây tắc nghẽn huyết mạch tín dụng và đe dọa quá nghiêm trọng đến sự tồn vong của nền kinh tế.

Nhưng những yếu điểm trên chỉ thuần túy là tư duy và tư thế yếu kém trong điều hành hay còn bởi nguyên do nào khác?

Nhìn lại dĩ vãng, vào tháng 8/2011, tân Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã được người dân và báo giới đã từng kỳ vọng như một “gương mặt mới”.

Có thể, gương mặt mới đã xuất hiện, nếu không bị lấn chèn bởi những động cơ cũ.

Quá nhiều nghịch lý và khuất tất của Ngân hàng nhà nước và cá nhân lãnh đạo Nguyễn Văn Bình trong một thời gian khá ngắn ngủi đã làm dấy lên sự phản ứng và bức xúc từ rất nhiều chuyên gia và báo giới.

Điều 88

Chính sách với thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước gây tranh cãi

Bất chấp nhiều khuất tất trong quản lý điều hành thị trường vàng, người từng bông đùa “Xin nhận nửa giải Nobel hòa bình” do thành tích “Làm những gì đã hứa” lại đã phản ứng một cách không mấy hòa bình đối với báo chí.

Vào những ngày cuối năm dương lịch năm 2012, trong một cuộc gặp gỡ báo chí, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã lần đầu tiên bày tỏ “chính kiến”: “Trong 100% khó khăn của ngành ngân hàng thì báo chí đã gây ra đến 40-50%”. Ông Bình cũng cho rằng báo chí chạy theo vụ việc đơn lẻ, thổi phồng lên quá đà, tạo dư luận chung trong xã hội không tốt…

Ngay sau phát ngôn trên, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu đã phản bác: “Trên thực tế, các vụ việc lớn đều bắt nguồn từ những sự việc đơn lẻ và rời rạc. Nếu không có báo chí phanh phui ra tiêu cực, sai phạm của ngân hàng, chỉ ra bất ổn trong điều hành chính sách, phản ánh những khó khăn của doanh nghiệp, kỳ vọng của người dân với chính sách tiền tệ thì ngành ngân hàng khó mà rút ra được bài học gì”.

Nhưng bỏ qua khuyến cáo của những người còn giữ được lòng nhiệt huyết đối với hiện tình và tương lai đất nước, lời phát ngôn xuất thần mang tính quy kết trách nhiệm đối với báo chí của ông Nguyễn Văn Bình lại là một bài học lạnh lẽo trở về quá khứ, đồng thời gợi mở cho một hành động tiếp theo và cứng rắn hơn nhiều: “khởi tố” báo Thanh Niên.

“Cáo trạng” trong văn bản của Ngân hàng nhà nước gửi Tổng cục An ninh II thuộc Bộ Công an về bài viết “Rửa vàng…” trên báo Thanh niên rất có thể làm người ta liên tưởng đến một thực tiễn mà nhiều chính phủ và tổ chức nhân quyền quốc tế cho rằng đã và đang bị lạm dụng ở Việt Nam: hình sự hóa vấn đề dân sự và quy chụp cho những người muốn thể hiện chính kiến bằng việc áp đặt điều 88 của Bộ luật hình sự về “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.

Trong âm điệu và hơi thở của mình, dường như Ngân hàng Nhà nước đang muốn trở thành Bộ Công an thứ hai.

Giờ đây, âm điệu và hơi thở đó còn mang nội hàm trái ngược: phản ứng quyết liệt đối với những ý kiến phản biện và tố cáo.

Hành động bị dư luận chung coi là hoàn toàn thiếu khôn ngoan như trên của Ngân hàng nhà nước và cá nhân ông Nguyễn Văn Bình đang gây tác động tiêu cực lớn đến uy tín của một chính phủ vẫn tuyên bố lấy dân chủ làm trọng và không có “tù nhân lương tâm”.

Ưu ái ai?

    "Những công việc được gọi là “điều hành kinh tế linh hoạt và uyển chuyển” trong những năm qua, với sự tham mưu đắc lực của Ngân hàng nhà nước, dường như chỉ mang đến hậu quả quá lớn."

Được xem là “cánh tay phải” của Chính phủ, chỉ trong chưa đầy hai năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã cống hiến một phần không nhỏ vào trào lưu làm suy thoái nghiêm trọng uy tín của chính phủ và cá nhân thủ tướng trong nhận thức còn lại của người dân.

Những công việc được gọi là “điều hành kinh tế linh hoạt và uyển chuyển” trong những năm qua, với sự tham mưu đắc lực của Ngân hàng nhà nước, dường như chỉ mang đến hậu quả quá lớn về tham nhũng, nợ công, nặng thuế và đời sống ngày càng trở nên khốn khó của đại bộ phận dân chúng, trong đó có cả một bộ phận công chức và viên chức nhà nước.

Số tiền 170.000 tỷ đồng mà Ngân hàng Nhà nước bơm vào thị trường liên ngân hàng trong dịp tết năm 2012 đã cho thấy cơ quan này không hề thiếu tiền, thậm chí thanh khoản còn “dồi dào” như xác nhận sau đó của chính Thống đốc Nguyễn Văn Bình. Số tiền này, vào khoảng 8,5 tỷ USD, còn vượt hơn cả gói kích cầu 8 tỷ USD năm 2009 - một ngân sách mà cho tới nay vẫn chưa có bất kỳ cơ quan nào làm rõ được tính hiệu quả của nó.

Thế nhưng, một nghịch lý quá đáng buồn là tiền lại chỉ được bơm cho hệ thống ngân hàng thương mại, để hệ quả tiếp liền là hệ thống này tràn ứ vốn mà không tiêu thụ được.

Tình hình trên cũng cho thấy Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã quá ưu ái một số ngân hàng thương mại chủ chốt, trong khi bỏ mặc cả một nền quốc kế dân sinh bị đói vốn thảm thiết.

Vì sao lại có sự thiên lệch về quan điểm và tình cảm trong chuyện bơm vốn như thế? Phải chăng những điều dư luận thường đồn đoán về mối quan hệ “ruột rà” giữa Ngân hàng nhà nước với một số ngân hàng thương mại nào đó là có thực?

Sự thật là nếu không quá thiên vị nhóm lợi ích ngân hàng và vốn được bơm đều đặn vào hệ thống kinh tế cùng các doanh nghiệp từ năm 2011 với lãi suất cho vay ưu đãi từ 10-13%, nhiều khả năng nền kinh tế sẽ không chìm trong cơn hôn mê sâu như hiện nay, các doanh nghiệp thoát khỏi cảnh “chết lâm sàng” và còn có khả năng trả nợ cho ngân hàng thương mại, để đến lượt mình, hệ thống ngân hàng cũng không phải đối mặt với nguy cơ đổ vỡ dây chuyền như hiện thời và trong tương lai cận kề.

Tuy nhiên, giả thiết tốt đẹp đó đã bị Ngân hàng nhà nước đảo ngược thành một thứ giá trị hoàn toàn khác.

Yếu kém hay vì lợi ích nhóm?

Yếu kém về năng lực điều hành hay còn bị chi phối bởi nhóm lợi ích - đó là câu hỏi mà dư luận người dân và giới phản biện Việt Nam đang yêu sách một cách khẩn thiết đối với cơ quan Ngân hàng nhà nước và Thống đốc Nguyễn Văn Bình.

Tại Việt Nam, một cuộc thanh tra của Thanh tra chính phủ đối với thị trường vàng và trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước đã khởi sự vào tháng 4/2013.

Hiện chưa biết cuộc thanh tra trên có được tiến hành công tâm với kết luận xác đáng hay không, nhưng một trong những phản biện gia là nhà kinh tế Lê Đăng Doanh đã phản hồi đầu tiên:

“Về điều hành của Ngân hàng nhà nước, thanh tra cần làm rõ việc tổ chức đấu thầu vàng để làm gì? Tại sao lại gây ra tình hình độc quyền? Các chính sách pháp luật quản lý thị trường vàng có lợi cho ai?”

Lợi ích nhóm - một trong những chủ đề nóng bỏng không chỉ về xã hội mà còn liên quan đến “sự tồn vong của chế độ” - như điều mà người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam đã hé lộ, lại đã chưa thể được điềm chỉ, dù dân chúng vẫn quá kinh ngạc về sự hiện diện không cần che giấu của các nhóm lợi ích vàng và ngân hàng.

TPP hay khủng hoảng kinh tế?

    "Việc xét lại những “công bộc” có biểu hiện ít nhất là vô trách nhiệm với nhân dân có lẽ là cơ hội và cũng là một lối thoát chính trị khôn ngoan cho những chính khách cao cấp mẫn cảm với thời cuộc."

Minh bạch theo tiêu chuẩn quốc tế lại là một trong những điều kiện then chốt của Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam đang tha thiết muốn gia nhập.

TPP cũng đang được xem là lối thoát khả dĩ gần như duy nhất cho nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế suy thoái khó có đường ra, sau những thất bại không thể phủ nhận qua 6 năm tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) mà theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, xuất khẩu của Việt Nam - niềm tự hào kinh tế lớn nhất hiện thời - không hơn gì nhiều so với trước

Đã không mấy có ý nghĩa về tính thực chất khi gia nhập WTO, thật khó có thể hy vọng về một lối thoát cho nền kinh tế Việt Nam cho dù có được chấp thuận vào TPP.

Khả năng điều hành kinh tế yếu kém, lồng trong bối cảnh bị xen cài quá nhiều bởi các nhóm lợi ích và “nhóm thân hữu” - một cụm từ thời thượng xuất hiện trong thời gian gần đây trong báo cáo của cơ quan kiểm tra đảng, hố phân cách giàu nghèo ngày càng lớn lao đang khiến xã hội bị đẩy vào một vòng xoáy không ngoi lên được.

Nếu không tự cải tạo về những hình ảnh hoàn toàn mất cân đối trên, kinh tế Việt Nam sẽ không có, dù chỉ một cơ hội nhỏ nhoi, để “thoát đáy”, bất kể những lời khen tặng của Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng phát triển Á châu có giá trị ngoại giao hay không.

Từ lời cảnh báo “ruộng khô lúa cháy” của chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành đến hình ảnh “cái chết lâm sàng” của các doanh nghiệp, tất cả đều chung một nội hàm.

Nếu nội hàm đó không được khẩn cấp cải thiện, không những chính phủ Việt Nam không giải quyết được nợ xấu vào năm 2015 mà một cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế, hay còn gọi là “suy thoái kép”, có thể sẽ bùng phát, khởi nguồn từ hiệu ứng domino của giới chủ ngân hàng và tiếp tới dắt dây lan tỏa ra toàn bộ huyết mạch kinh tế.

Không khí xã hội cũng vì thế có nhiều “triển vọng” phát sinh những phản ứng ghê gớm và dễ mất kiểm soát hơn nhiều - một quy luật có thể gây sụp đổ chân đứng của bất kỳ chế độ chính trị nào.

Nếu vào giai đoạn 2014-2015, nền kinh tế thế giới không thể tránh thoát được tương lai khủng hoảng mà Nouriel Roubini - người được mệnh danh là “tiến sỹ tận thế” - đã dự báo, kim ngạch xuất khẩu lẫn doanh số tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam sẽ nhanh chóng rơi về trạng thái chân không, lại càng đẩy xã hội vào một vòng xoáy hỗn loạn với mô men lực đầy tính “quyết tâm”.

Là một quan chức tuy khá kín kẽ và thâm trầm nhưng không tránh khỏi điều tiếng không ít của dư luận về mối liên đới trực tiếp và gián tiếp đến các nhóm lợi ích vàng và ngân hàng, ông Nguyễn Văn Bình cần phải bị bãi chức và bị điều tra ngay lập tức về tài sản cá nhân và trách nhiệm trong điều hành tín dụng, lãi suất và thị trường vàng.

Kỳ họp thứ 5 quốc hội đang đến vào tháng 5/2013, cũng là một sự nhìn nhận lại về công tác nhân sự, tư cách đảng viên và uy tín các lãnh đạo đầu ngành thông qua cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh chủ chốt, lần đầu tiên được đưa ra thực hiện ở Việt Nam.

Cũng đã đến lúc cần và phải có một hồi kết dứt điểm về chỉ số tín nhiệm đối với một quan chức cao cấp - người chỉ trong chưa đầy hai năm từ khi trở thành lãnh đạo đầu bảng của Ngân hàng nhà nước, đã dính líu gần như trực tiếp về trách nhiệm đối với ít nhất hàng trăm ngàn doanh nghiệp phải giải thể và phá sản cùng tình trạng thất nghiệp lan tràn không thể thống kê ở Việt Nam.

Trong một động thái vừa ẩn lắng vừa lộ diện sau Hội nghị trung ương 7, việc xét lại những “công bộc” có biểu hiện ít nhất là vô trách nhiệm với nhân dân có lẽ là cơ hội và cũng là một lối thoát chính trị khôn ngoan cho những chính khách cao cấp mẫn cảm với thời cuộc.

Phạm Chí Dũng

Gửi cho BBC từ Sài Gòn

*Bài viết phản ánh quan điểm và cách hành văn của tác giả, một nhà báo tự do ở TP HCM.
(BBC)  

Chính phủ VN 'lâm chiến với vàng'

Trang blog của cây bút phân tích tiền tệ Max Keiser ngày 10/5 vừa có bài viết nhận định về thị trường vàng tại Việt nam. BBC tiếng Việt xin được giới thiệu với các bạn bài viết này.
Trước việc VNĐ mất giá, giới phân tích cho rằng nhu cầu sở hữu vàng tại Việt Nam của người dân vẫn sẽ luôn cao
Chúng ta có thể tự hỏi rằng làm sao mà Việt Nam, một đất nước với lượng đầu tư vào vàng trong thời điểm giữa năm 2011-2012 chiếm đến 3% GDP, có thể xử lý việc cả thế giới lao đến vàng trong những tuần gần đây.
Nếu đem tổng số vàng mà Ngân hàng Nhà nước và người dân nước này đang sở hữu chia ra mức bình quân trên đầu người thì chúng ta có một tỷ lệ còn cao hơn cả Ấn Độ và Trung Quốc.
Tuy nhiên Việt Nam lại không được hưởng lợi từ giá vàng thấp như những nước láng giềng.
Trong lúc việc thiếu nguồn cung vàng đẩy tới mức chênh lệch giá tăng lên ở cả Trung Quốc và Ấn Độ, điều này không xảy ra ở mức độ như tại Việt Nam.
Tại đây, thị trường vàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ và Ngân hàng Nhà nước đã không thể đáp ứng được nhu cầu vàng. Hậu quả đó là giá vàng ở Việt Nam cao hơn đến 20% so với giá vàng thế giới.
Mức chênh lệch giá vàng tại Việt Nam đã tồn tại từ lâu ngay cả trước khi giá vàng giảm xuống hồi tháng trước.
Điều này chủ yếu là do một thị trường vàng mới đây được kiểm soát không đủ sức cung ứng cho nhu cầu. Điều này được thấy rõ hơn trong tháng trước khi chênh lệch giá tới 20% so với thế giới, là thực trạng như cơm bữa ở Việt Nam, cao hơn so với mức 7-11% từ những tháng trước.
    "Người dân Việt Nam đổ lỗi cho Ngân hàng Nhà nước và chính phủ vì mức chênh lệch cao cũng như nguồn cung hạn chế"
Ổn định thị trường
Trong thời giần đây, chính phủ Việt Nam đã ra sức kiểm soát vàng nhằm 'ổn định' và ngăn ngừa tình trạng thao túng thị trường.
Trước năm ngoái, vàng được buôn bán tự do tại Việt Nam và được xem là một trong ba đơn vị tiền tệ có thể được sử dụng bên cạnh đôla và tiền đồng (VND).
Bằng việc kiểm soát nguồn cung vàng nội địa, và từ đó tiến tới kiểm soát nhu cầu, chính phủ Việt Nam đang tìm cách giảm các giao dịch bằng vàng để thanh toán cũng như làm giảm vai trò của vàng như thứ tài sản cất trữ an toàn.
GFMS, Công ty tư vấn kim loại quý, dự đoán rằng giá vàng sẽ tiếp tục hạ xuống ít nhất là 25% vào năm nay so với năm ngoái, trong bối cảnh người dân tiếp tục gặp khó khăn trong việc tiếp cận vàng vì sự kiểm soát nguồn cung của chính phủ.
Kể từ năm ngoái, hàng loạt các chính sách đã được áp dụng sau khi chính phủ Việt Nam kiểm soát toàn diện thị trường vàng và kết quả là chênh lệch giữa giá vàng nội địa và quốc tế ngày càng tăng.
Với thực tế là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa đủ sức để thiết lập hệ thống quản lý nguồn cung vàng thì làm sao họ có thể kiểm soát nổi vì giá vàng hạ khắp nơi trên thế giới, với tất cả các đơn vị tiền tệ?
Người dân Việt Nam đổ lỗi cho Ngân hàng Nhà nước và chính phủ vì mức chênh lệch cao cũng như nguồn cung hạn chế. Bất chấp việc nhập khẩu 95% vàng trong năm 2011, Việt Nam kể từ đó vẫn chưa nhập khẩu thêm vàng, theo GFMS.
Vấn đề lớn
Các ngân hàng sẽ phải chạy đua để mua lại lượng vàng bán ra nhằm phục vụ cho yêu cầu của người gửi trước ngày 30 tháng 6 năm nay
Tuy nhiên, buôn lậu vẫn còn lan tràn.
"Mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước là bình ổn thị trường nội địa để ngăn chặn thao túng giá," Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Nguyễn Văn Bình nói.
Kể từ tháng Bảy năm 2012, chính phủ đã đảm nhiệm việc sản xuất vàng và vàng SJC trở thành thương hiệu quốc gia. Khi SJC được công bố là sẽ nằm dưới quyền kiểm soát của Nhà nước, đồng thời trở thành nhà cung cấp duy nhất, người dân đã lo ngại việc thị trường vàng bị kiểm soát như tiền tệ.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình tin rằng đồng tiền Việt Nam (VND) không có tính liên thông với thị trường tiền tệ quốc tế vì không nằm trên sàn giao dịch tiền tệ, vì thế vàng cũng không thể bị ảnh hưởng bởi thị trường bên ngoài.
Quan ngại hiện nay của Ngân hàng Nhà nước đối với thị trường vàng đó là việc họ từng nhập khẩu 100 tấn/năm, và việc này ảnh hưởng đến tỷ giá VND/đôla.
"Trong quá khứ, mỗi năm Việt Nam phải bỏ ra khoảng 4,4 tỷ đôla ngoại tệ, chủ yếu là đôla để nhập khẩu khoảng 100 tấn vàng," Ngân hàng Nhà nước cho biết.
Một phần chính sách quản lý được thiết lập đối với thị trường vàng là nhằm 'ổn định thị trường' mà theo Thống đốc Bình, không có nghĩa là mức chênh lệch giữa giá nội địa và thế giới phải được rút ngắn. Tuy nhiên ông Bình cũng nói điều này dự đoán sẽ xảy ra về trung hạn đến dài hạn.
Hạn chót
    "Sau quyết định của Ngân hàng Nhà nước trong tháng Một, các ngân hàng giờ đây phải trả lại ít nhất 20 tấn vàng được gửi trước thời hạn tháng Sáu. Hiện giờ, lại xuất hiện hiện tượng tranh giành để lấy lại vàng đã bán đi trong thị trường nội địa, khiến nhiều đợt đấu thầu số lượng lớn xảy ra ở giá cao hơn bình thường."
Trong một động thái gây bất ngờ, hồi tháng Một, Ngân hàng Nhà nước công bố tất cả các ngân hàng phải hoàn trả lượng vàng huy động từ dân trước ngày 30/6.
Các ngân hàng trước đó đã khuyến khích người dân gửi vàng và trả lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên trong năm 2011, một loạt các ngân hàng được lựa chọn bởi chính phủ được phép dùng 40% vàng đang có ở dạng gửi để đầu cơ. Vào lúc đó, lãi suất tiền gửi cao đến 18% và lãi suất vay vốn đến 26% trong khi lãi suất liên ngân hàng cao đến 30%.
Trong khi đó, lãi suất vàng gửi chỉ có 3% một năm. Các ngân hàng trên đã đem vàng gửi đi bán để hưởng lợi từ lãi suất cao.
Năm ngoái các ngân hàng này lại hạ lãi suất để giảm tính hấp dẫn của việc trữ vàng trong ngân hàng.
Sau quyết định của Ngân hàng Nhà nước trong tháng Một, các ngân hàng giờ đây phải trả lại ít nhất 20 tấn vàng được gửi trước thời hạn tháng Sáu. Hiện giờ, lại xuất hiện hiện tượng tranh giành để lấy lại vàng đã bán đi trong thị trường nội địa, khiến nhiều đợt đấu thầu số lượng lớn xảy ra ở giá cao hơn bình thường.
Đấu thầu vàng
Các chính sách quản lý vàng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình bị giới phân tích chỉ trích là thiếu nhất quán
Từ tháng Một năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã công bố sẽ tiến hành nhiều phiên đấu thầu để giảm sự bất ổn của thị trường và ổn định thị trường vàng vốn đã gặp nhiều khó khăn về nguồn cung.
Vàng được đấu thầu nhằm đáp lại nhu cầu của các ngân hàng thương mại vốn đang tìm cách để mua thêm vàng nhằm đáp lại yêu cầu của người gửi trước ngày 30 tháng Sáu.
Trong tổng số 13 phiên đấu thầu, các ngân hàng thương mại đã mua tổng cộng 13,7 tấn vàng được Ngân hàng Nhà nước rao bán.
Nhu cầu cao từ các ngân hàng trong nước đồng nghĩa với việc "mức chênh lệch giá giữa vàng trong nước và nước ngoài là không thể tránh khỏi," Ngân hàng Nhà nước bình luận.
Ngân hàng Nhà nước không còn cấp giấy phép cho các doanh nghiệp tư nhân muốn nhập khẩu hay sản xuất vàng thỏi. Mục đích của những đợt đấu thầu gần đây đó là giúp cho các doanh nghiệp này tiếp cận được với nguồn cung. Ngân hàng Nhà nước lập luận rằng với lượng vàng bán ra thị trường thông qua các phiến đấu thầu, áp lực lên nguồn cung được giảm và từ đó ngăn chặn giá vàng nội địa tiếp tục tăng hơn nữa.
Vàng 'lậu'
    "Ở một đất nước mà người dân chọn tiền chắc chắn (vàng) thay cho tiền xấu (VND), sẽ luôn có một nhu cầu muốn sở hữu vàng."
Năm ngoái, khoảng 2000 cửa hàng kinh doanh vàng ở Thành phố Hồ Chí Minh phải đóng cửa hoặc đối mặt với việc bị đóng cửa vì luật quy định các cửa hàng với vốn đăng ký quá thấp không được tiếp tục hoạt động.
Chợ đen khiến hàng giả và các mặt hàng không đạt chất lượng lưu thông trong thị trường dễ dàng. Khoảng 10 nghìn công ty được dự đoán sẽ phải qua cửa chợ đen trước hệ quả của những văn bản qui định mới, điều này cho thấy nhu cầu vàng miếng vẫn rất cao ở nước này.
Không những vậy, thị trường chợ đen sẽ càng được khuyến khích khi chênh lệch giá vàng trong nước và nước ngoài tiếp tục tăng. Báo chí đưa tin về tình trạng buôn lậu vàng vẫn tiếp tục được đưa ra và nhiều phân tích cho rằng tình trạng này sẽ tiếp tục nếu như sự chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế vẫn còn.
Tiền đồng Việt Nam (VND) những tuần gần đây liên tục chịu áp lực khi tin đồn về vàng nhập khẩu trái phép tiếp tục đẩy giá đồng tiền này xuống vì người ta phải lấy tiền đồng ra mua đôla để nhập vàng lậu.
Trong khi lạm phát không còn tăng ở mức như trước đây, nó vẫn tiếp tục tăng và vì vậy góp phần làm mất giá VND. Việt Nam đã phải trải qua thời kỳ tăng trưởng thấp nhất năm ngoái, nhưng lạm phát tiếp tục tăng. Bất chấp việc có giảm tốc so với năm 2011, lạm phát vẫn tiếp tục tăng.
Người ta hạn chế thị trường vàng nhằm mục đích thay đổi cái nhìn về việc sử dụng vàng. Tuy nhiên khi tiền đồng vẫn mất giá, người dân sẽ tìm đến thứ tài sản chắc chắn hơn để sở hữu.
Tại một đất nước mà người dân chọn tiền chắc chắn (vàng) thay cho tiền xấu (VND), sẽ luôn có một nhu cầu muốn sở hữu vàng.
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã biến việc buôn bán vàng trở thành bất hợp pháp đối với bất kỳ ngân hàng hay doanh nghiệp không có giấy phép nào, bản thân họ không có đủ sức để tổ chức nhập khẩu và sản xuất, vì vậy nhu cầu vàng ở thị trường chợ đen sẽ vẫn tiếp tục, dù có chênh lệch giá hay không.
(BBC)
 

Tổng Bí thư đã đi sai mấy nước cờ?


Blogger, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi sai nước cờ ngay từ đầu khi sử dụng trở lại một số chiêu thức cũ với mưu toan chỉnh đốn lại đảng, khi dựng lại các Ban đã bị đóng cửa.
Ông cho rằng nước cờ sai này có quan hệ tới sự 'thất thế' hiện nay, sau Hội nghị Trung ương 7, của hai người được ông Trọng và các cộng sự muốn cơ cấu nhưng không được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị là các ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ.
Ông Nguyễn Trọng Tạo cũng bình luận các vấn đề liên quan tới tương quan lực lượng giữa điều được ông cho là các phe nhóm, phe cánh hay cá nhân đang cạnh tranh trong nội bộ lãnh đạo của Đảng và khả năng các cuộc cạnh tranh này có thể dẫn đất nước tới đâu.
(BBC) 

Cho Nguyễn Bá Thanh việt vị

Tôi là một trong số những người thích bác Nguyễn Bá Thanh. Thích là vì những gì tôi được nghe, được nhìn thấy chứ không phải thấy nhiều người thích thì mình thích theo. Chính vì thế, khi hay tin bác í không được vào BCT, tôi đã có chút thất vọng, tuy nhiên, không đến nỗi bi quan như khi nhận được tin nhắn của một người bạn: “Thịnh ơi, người ta đã không còn chiến đấu vì sự tồn vong của Đảng nữa rồi”. Tin nhắn đó tôi nhận được ngay khi bầu thêm 2 ủy viên BCT qua hai lần bỏ phiếu. Nói chỉ có chút thất vọng là vì có thể đoán được phần nào.
Mấy ngày này, tôi lại thấy mọi người mổ xẻ về vấn đề này, có người có luận điểm tôi thích, nhưng nhiều người, khá nhiều người nói tôi không thích, có cảm giác như họ là những người “dậu đổ bìm leo”.
Nói “dậu đổ bìm leo” là một cách nói chứ thực ra dậu có đổ còn chẳng ai là bìm ở đây cả, vì  bìm chưa hề có ai lên tiếng, nhưng thấy, nhiều người “vui đâu chầu đấy” hơn là giữ chính kiến của mình.
Tôi không thích cách phân tích của bác Trần Du Lịch trên BBC mà mọi người dẫn lại. Bác í nói, ông Thanh trật là vì ổng làm ở địa phương chưa có kinh nghiệm. Tôi không phục. Vì có ai sinh ra là làm ở trung ương ngay? Anh Nguyễn Thanh Nghị làm ở một trường đại học, anh Nguyễn Xuân Anh làm ở quận cũng trúng ủy viên dự khuyết đó thôi, có ai bảo các anh ấy chưa có kinh nghiệm quản lý hay kinh nghiệm công tác đảng đâu? Bác Trần Du Lịch còn nói thêm là do ông Thanh chưa gì đã đòi “hốt hết, nhốt hết”. Tôi cũng thấy không phục, vì đó mới là Nguyễn Bá Thanh!
Tôi cũng không thích quan điểm cho rằng bác Thanh không khôn khéo, làm chính trị phải thế này thế nọ, ra Thăng Long là phải thế nọ thế kia…Ông Thanh mà làm được như các bác nói thì ổng đã lên trung ương từ đời tám hoánh, đâu có để các bác bây giờ mới có cơ răn dạy?
Lâu nay tôi và nhiều người thích bác Thanh chính vì cách nói đó và cách làm đó. Có thể với chuyện “hốt hết, nhốt hết” bác í chưa làm được (hoặc chưa có cơ hội để làm) và cũng là một cách nói trong một ngữ cảnh cụ thể bị thêu dệt lên, còn đa phần thì bác ấy nói được, làm được.
Nhưng cái này thì tôi công nhận, “người khôn nói lắm cũng nhàm”, liên tục những ngày chia tay để nhận nhiệm vụ mới, bác ấy tiếp xúc cử tri Đà Nẵng và nói rất nhiều, tôi thấy tất cả đều tâm huyết, chỉ có điều là…hơi bị nhiều.
Báo chí cũng có “công” lớn trong việc “khen vài bài cho nó chết”. Bác Thanh nói cái gì cũng tường thuật nguyên xi, chỉ thiếu cái hắt hơi, có ngày hai bài (vì bác í nói hai nơi). Thấy bạn đọc đọc nhiều, like nhiều lại càng làm tới. Bản thân tôi từng bị phê bình vì không tường thuật chuyện bác Thanh tiếp xúc cử tri ở Hòa Vang. Lúc đó, tôi đã than trên facebook: “Mình là fan của ông Nguyễn Bá Thanh nhưng nghe báo chí tường thuật ổng nói hoài thấy chẳng thích. Việc lớn Ở Hà Nội đang chờ, sao ông cứ loanh quanh với chuyện sân goff, đầu rồng...Đà Nẵng mãi hoài vậy?”.
Nói thì nói vậy chứ trước HNTƯ7 bác Nguyễn Bá Thanh cũng là niềm hy vọng của nhiều người, trong đó có tôi. Hy vọng là đúng.
Tôi thấy bác Thanh ngoài chuyện được báo chí khen hơi nhiều và vì thế làm phật lòng không ít người như đã nói, tôi thấy bác Thanh chẳng có gì là không phải. Có trách thì trách ổng không biết…cơ hội để đạt được mục đích mà thôi. Bản thân tôi thì khâm phục tính cách đó. Là thế, không được thì thôi, ẻ quẹt!
Mới đây, đọc bài trả lời phỏng vấn của ông Tương Lai do Quê choa bóc băng ra, tôi không hiểu bác Tương Lai lấy chuyện ông Thanh thân Trung Quốc ở đâu để nói rằng bác bỏ phương án Nguyễn Bá Thanh là một bước phát triển đáng mừng. Theo những gì tôi biết (như chuyện ông Thanh cho đoàn Trung Quốc ở khách sạn trên đường Hoàng Sa; chuyện ổng chỉ huy hàng trăm tàu cá đẩy thuyền Trung Quốc…) thì nói ông Thanh thân Trung cộng là điều khó tin, nhất là với người Đà Nẵng, nói vì thế mà bị bác bỏ lại càng không có lý.
Tôi nói nhiều người “vui đâu chầu đấy” là vì tôi nghĩ, con người đất nước mình cũng lạ, con người không ai toàn bích, ông Thanh có cái dở của ông Thanh nhưng mỗi khi đã thấy cái hay của ổng nổi trội hơn thì nên ủng hộ ổng. Từ chỗ tung hô, bây giờ thấy ổng thất thế thì nói ngược lại tôi thấy không phải với người ta và không phải với chính mình.
Tôi thích quan điểm của T. Thanh trong bài “Đôi lời góp ý với Tổng bí thư, với Đảng” đăng trên blog Quê choa.
Ông Thanh không vào được ủy viên BCT không phải là lỗi của ông Thanh, là lỗi của BCT và TBT. Qua hội nghị lần này, dù báo chí buộc phải nói theo TTXVN nhưng nhân dân cũng hiểu được nhiều điều chuyện nội bộ Đảng.
Tôi không thạo tin, cũng chẳng được nghe ai ngồi trong cuộc họp đó nói ra nên không biết BCT cơ cấu như thế nào, điều hành bầu bán ra sao, nhưng tôi phân vân mãi một điều, rằng:
Theo suy đoán của tôi thì lần này bầu bổ sung 3 ủy viên BCT thì một sẽ làm mặt trận, 2 người còn lại là 2 trưởng ban mà BCT đã bổ nhiệm, nội chính và kinh tế. Không biết mặt trận cơ cấu ai nhưng hai ban kia đã quá rõ. Vậy thì những người (quá nhiều người) được giới thiệu thêm, sau đó cũng còn nhiều người để bầu, vậy những người không rút có vi phạm nguyên tắc đảng không? Ví dụ, trường hợp bà Nguyễn Thị Kim Ngân trúng (nếu bà ấy không được BCT cơ cấu và giới thiệu)  thì bà ấy có vi phạm không?
Tôi hỏi là vì nhớ chuyện này, hồi đó, HĐND tỉnh Quảng Bình bầu chủ tịch HĐND, Thường vụ Tỉnh ủy cơ cấu và giới thiệu ông Trần Hòa (lúc đó là phó bí thư, dự kiến sẽ là bí thư Tỉnh ủy). Hội nghị giới thiệu ông Đỗ Quý Doãn, Trưởng ban Tuyên giáo (được cơ cấu sẽ làm phó bí thư thường trực). Ông Trần Đình Luyến, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND chủ tọa “gút” lại danh sách và nói cứ để hai người bầu. Kết quả, ông Trần Hòa chỉ hơn ông Doãn đúng 1 phiếu. Ông Doãn bị kiểm điểm, chính ông Lê Khả Phiêu vào để làm việc về vụ này. Ông Doãn thoát nạn (chỉ bị phê bình) nhờ mọi người chứng minh là ông Luyến điều hành bảo cứ để thế bầu, bản thân ổng Doãn quan niệm thôi thì để thế cho nó có vẻ…dân chủ chứ ông Hòa chắc chắn trúng; ông ấy cũng chứng minh là ổng không bỏ phiếu cho ổng mà bỏ phiếu cho ông Trần Hòa, vì ổng ngồi cạnh ông Trần Hòa và được ông Trần Hòa xác nhận là nhìn thấy ông Doãn bỏ cho bình. Tuy thế, ông Doãn cũng phải ra Vụ Báo chí. Nếu ông Doãn bỏ phiếu cho ổng thì ổng sẽ trúng, lúc ấy thì sao?
Chuyện ông Doãn có gì khác chuyện bà Ngân?
Nếu không khác thì, một là, bây giờ đảng dân chủ hơn; hai là người điều hành đã để cho bể trận.
Lâu nay tôi thường được dạy, Đảng lãnh đạo thông qua công tác cán bộ, mà thế thật, lâu nay Đảng cơ cấu ắt thành; bây giờ cán bộ thì Đảng bổ nhiệm rồi nhưng các đồng chí đại biểu hội nghị “bỏ qua”, các đồng chí đó cho Đảng biết là Đảng (Bộ Chính trị và Tổng bí thư) đã bị việt vị. Vậy thì làm sao trách ông Thanh, ông Huệ?
Nếu ông Thanh được cơ cấu làm Chủ tịch MTTQVN, hỏi ổng có trật ủy viên BCT không?
Nếu ông Nguyễn Thiện Nhân được cơ cấu để làm thủ tướng hỏi ổng có trúng ủy viên BCT không?
Câu hỏi này tức cười nhưng mà có chuyện của nó.
Nguyễn Thế Thịnh
(Blog Nguyễn Thế Thịnh)

Nhìn từ HN7: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bị lung lay không?

Đảng CSVN không muốn đánh tham nhũng
Hội nghị Trung ương 7 của Ban Chấp hành đảng Cộng sản Việt Nam kết thúc sau 10 ngày họp hôm 11/05/2013 đã để lại một Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng suy yếu, một Ban Chấp hành Trung ương không còn chỉ biết “gật đầu trước các quyết định tiền chế chuyên quyền” của Bộ Chính trị và một viễn ảnh Việt Nam tiếp tục bị “quốc nạn tham nhũng” và các nhóm “lợi ích” hoành hành.

Nhưng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bị lung lay không?

Cuộc phỏng vấn ghi lại dưới đây với Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một Nhà nghiên cứu Chính trị Quốc tế và tình hình chính trị Việt Nam của Đại học George Mason (Virginia) sẽ giúp giải thích tại sao Việt Nam phải đương đầu với nhiều khó khăn trong tương lai nếu lãnh đạo không mau chóng “cải tổ và thay đổi nhân sự”.

Khán giả của Đài Truyền hình SBTN có thể coi Cuộc phỏng vấn trong Chương trình “Những Vấn Đề Việt Nam” ngày 17/05/2013, lúc 11 giờ tối (giờ miền Đông Hoa Kỳ), hay 8 giờ tối California.


Nhân dân rời xa đảng

H: Thưa Giáo sư, là người thường xuyên theo dõi tình hình chính trị ở Việt Nam, ông nhận xét như thế nào về kết quả của 10 ngày họp Kỳ 7 của Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam?
GSNMH: Thứ nhất, kết quả Trung Ương 7 (TƯ 7) khác với dự tính của Tổng Bí thư Trọng theo sau sự thất bại của ông trong sự lèo lái Trung Ương 6 khiến uy thế của ông Trọng giảm một cách rõ rệt. Trong thực tế, ông không còn được đối xử như là người lãnh đạo cao cấp nhất của ĐCSVN nữa.
Thứ hai, việc Trung Ương thẳng tay bác bỏ một số đề nghị của Bộ Chính trị (BCT) cho thấy BCT không còn là cơ quan quyết định cao cấp nhất của đảng như trước.
Thứ ba, “nhóm lợi ích” trong đảng đã thắng “nhóm bảo thủ ý thức hệ” mà đại diện là ông Trọng. Điều này cho thấy niềm tin ý thức hệ suy yếu ngay trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp nhất của ĐCSVN
Thứ tư, việc ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban Nội chính Trung ương có nhiệm thanh lọc tham nhũng và ông Vương Đình Huệ, trưởng ban Kinh tế Trung ương có nhiệm vụ kiểm soát sự lạm quyền của các tập đoàn kinh tế, không được đưa vào BCT cho thấy đảng không thực sự có ý định đánh tham nhũng. Điều này không lạ. Trước đây, năm 1999, cựu Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (khóa đảng VIII) phát động chiến dịch tận diệt tham nhũng trong hai năm, rồi ông bị loại và nạn tham nhũng ở VN càng ngày càng trầm trọng thêm.
Thứ năm, TƯ 7 đã làm “lịch sử.” Lần đầu tiên Bộ Chính Trị có một ủy viên được đào tạo ở Mỹ, và có hai phụ nữ cùng được bầu vào cơ quan cao cấp nhất của ĐCSVN.
Thứ sáu, TƯ 7 nhấn mạnh đến nhu cầu dân vận có nghĩa là họ thấy rõ nhân dân đang rời xa họ, và họ cần chỉnh đốn đảng để được lòng dân. Nhưng kết quả TƯ 7 không có chỉ dấu nào cho thấy việc này có thể làm được.
Ông Trọng đi đâu - ông Thanh về đâu?
H: Bây giờ đã rõ là 175 Ủy viên Chính thức của Ban Chấp hành Trung ương đã không nghe theo đề nghị của Tổng Bí thư đảng, ông Nguyễn Phú Trọng đưa hai ông Nguyễn Bá Thánh, Trưởng ban Nội chính và Vương Đình Huệ, Trưởng ban Kinh tế Trung ương vào bộ Chính trị, thay vào đó họ đã đồng ý với đa số phiếu chấp thuận cho Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội vào Bộ Chính trị.
Theo ông thì sự thất bại của ông Nguyễn Phú Trọng có ảnh hưởng gì đối với uy tín và tương lai chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng trong tình hình chính trị hiện nay ở Việt Nam?
GSNMH: Như tôi vừa nói, uy thế của ông Trọng sa sút trầm trọng. Nếu ông ấy không bị thay thế trước nhiệm kỳ thì khả năng chỉ huy và thu hút đồng minh của ông ấy bị giảm đi rất nhiều. Những người từng ủng hộ ông có thể sẽ bỏ ông ấy.
H: Thưa ông, như ông đã biết, chính cá nhân ông Nguyễn Phú Trọng đã đề nghị và được Bộ Chính trị đồng ý bổ nhiệm ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, người nổi tiếng “nói và làm” trong việc chống tham nhũng và rất quyết liệt đối phó với các viên chức không làm được việc, giữ chức Trưởng ban Nội chính với mục đích để “bài trừ tham nhũng” và loại bỏ những cán bộ, đảng viên không làm được việc.

Nhưng giờ đây ông Thanh không được vào Bộ Chính trị thì ông có nghĩ rằng “cuộc đời chính trị của ông Thanh đã chấm dứt và công tác chống Tham nhũng của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” cũng đã thất bại không?
GSNMH: Dự tính đánh tham nhũng của ông TBT Trọng thất bại là điều hiển nhiên. Nó khiến ông Thanh thất vọng về khả năng của ông Trọng và đồng thời gần như vô hiệu hóa khả năng đánh tham nhũng thực sự của ông Thanh. Ông Thanh bị đặt vào một tình trạng khó xử, hoặc ông phải tìm đồng minh khác và nhẫn nhục chờ thời hoặc ông phải từ chức như ông từng tuyên bố là nếu ông không làm được việc thì ông ấy sẽ từ chức. Nếu từ chức mà không bị cô lập hóa và trù rập thì đó không hẳn là giải pháp dở.
H: Thưa Giáo sư, chưa bao giờ tôi thấy một Tổng Bí thư đảng mà đã thất bại liên tiếp 2 lần không được các Ủy viên Trung ương đảng “nghe” và “làm theo” như đã xảy ra cho ông Nguyễn Phú Trọng tại hai kỳ Hội nghị Trung ương 6 khi Trung ương đã bác đề nghị của Bộ Chính trị, đứng đầu bởi ông Trọng, kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và kỷ luật Bộ Chính trị vì những lỗi lầm mà họ đã gây ra cho đất nước và người dân, Và bây giờ, ông Trọng lại thất bại thêm lần nữa tại Hội nghị 7 khi không đưa được 2 ứng viên của mình vào Bộ Chính trị.

Như vậy, ông có nghĩ rằng uy tín của ông Trọng đã giảm sút nghiêm trọng và có thể giỏi lắm ông chỉ có thể tồn tại được 1 nhiệm kỳ?
GSNMH: Uy thế của ông Trọng sau TU 7 giảm sút trầm trọng. Khác với ông Nông Đức Mạnh không làm gì cả nên không gây thù oán và trụ được suốt hai nhiệm kỳ, ông Trọng làm mạnh và thất bại, do đó khó trụ quá nhiệm kỳ này. Trong trường hợp đặc biệt khó tin mà ông ấy được giữ lại thêm một nhiệm kỳ nữa thì đó cũng không phải là một vinh dự.
Ông Nguyễn Tấn Dũng mạnh hơn?
H: Thật khó mà có thể dự đoán những gì sẽ xảy ra ở Việt Nam trong năm tới, nhưng trước mắt tôi thấy vào ngày 20/5, Quốc hội CSVN sẽ họp thảo luận việc “lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm” đối với 49 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, trong đó có cả Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng.

Theo ông thì liệu tương lai chính trị của ông Nguyễn Tấn Dũng có bị đe dọa không, nhất là sau những gì đã xảy ra tại Hội nghị Trung ương 7 mới chấm dứt ngày 11/5 vừa qua?
GSNMH: Uy thế của ông Nguyễn Tấn Dũng được củng cố sau TƯ 7. Ông Dũng đã biểu lộ được bản lĩnh chính trị của ông ấy. Khó có thể tin rằng QH VN có khả năng và ý chí bỏ phiếu bất tín nhiệm ông Dũng.

H: Sau cùng thì thưa Giáo sứ, mới đây, trong cuộc phỏng vấn của Đài phát thanh BBC (chương trình Tiếng Việt), ông nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam cần tranh thủ thời điểm ngay hiện nay để thay đổi mà không nên chờ đợi tới hết nhiệm kỳ Trung ương đảng hiện nay để cải tổ và thay đổi nhân sự vì khi đó đã là quá muộn.”

Tôi muốn hỏi ông: Căn cứ vào đâu mà ông lại nói là đến năm 2016 mà đảng CSVN mới “cải tổ hay thay đổi nhân sự” thì đã quá muộn?
GSNMH: Năm 2016 là năm triệu tập Đại Hội ĐCSVN kỳ XII. Ngay bây giờ VN cần có những quyết định lớn và dứt khoát để đối phó với những thử thách đối nội và đối ngoại, và nắm bắt thời cơ.
Muốn thế phải có chỉ huy thống nhất. Nhưng cơ chế làm chính sách của VN hiện nay vì có sự trồng chéo trong giới lãnh đạo tối cao nên không thể làm được chính sách loại kể trên, và dễ bị “thế lực bên ngoài” lũng đoạn.
Trên thế giới, dù ở chế độ đa đảng hay độc đảng, tổng thống chế hay đại nghị chế, người lãnh đạo đảng hoặc được coi là đại diện đảng (như ứng cử viên TT Mỹ do đảng đưa ra) luôn luôn là người đứng đầu chính phủ và nắm thực quyền.
Ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã từng nói đến nhu cầu gộp hai chức vụ TBT đảng và Chủ tịch nước vào một người. Nếu đợi đến 3 năm nữa mới làm được việc này hay mới tìm được một phương thức nào khác để tạo được cơ chế chỉ huy thống nhất thì thời cơ sẽ đi qua và khó khăn sẽ chồng chất thêm.

Xin cảm ơn Giáo sư.
05/2013
Phạm Trần
(Thông luận)

Từ hội nghị TW7 đến sự giãy chết của CNXH

 ... Xem ra việc về kinh sớm hay muộn là rất hệ trọng. Sớm thì dễ thất bại như Đổng Trác, Nguyễn Khánh; muộn thì mất cơ hội như Tôn Quyền, Lưu Bị. Hồi tháng một năm này, nghe nói Nguyễn Bá Thanh về kinh nhận chức trưởng ban nội chính trung ương, tôi giật mình buông ra hai tiếng “vội quá”. Tôi vốn đánh giá cao Nguyễn Bá Thanh, coi Thanh như một tay gian hùng cỡ “em em” Tào Tháo nên mới có cảm xúc như thế . Đất kinh kỳ, tuy triều đình mục ruỗng rồi, nhưng kẻ sĩ dỏm còn thao túng, cắn xé nhau ghê lắm. Bá Thanh quyết định ra tay lúc này quả là quá bạo gan! Té ra Bá Thanh chỉ được cái bạo mồm “bắt hết, hốt liền” mà thôi. Mới bốn tháng mà đã bị hạ knockout quả là quá lẹ!...


1. Giãy chết
Hồi thập niên 80 của thế kỷ trước, tôi có nghe câu chuyện thế này:
Ông Lê Duẩn thấy tình hình đất nước kiệt quệ, lại nghe nói các nước tư bản phương Tây giàu có, tiến bộ hơn Liên Xô xa chừng. Vốn coi trọng Liên Xô, ông cử con gái là chị Muội đi Ý (theo chương trình hợp tác tác khoa học) một chuyến xem sao! Chị Muội đi Ý về, ông hỏi:
- Con thấy xã hội tư bản thế nào?
- Bọn chúng đang giãy mà mình chết đấy bố ạ! – Chị Muội trả lời.
Xã hội các nước tư bản theo quy luật tự nhiên, nhà nước chỉ can thiệp để vượt qua các khó khăn nảy sinh nhằm giảm thiểu tác dụng xấu chứ không can thiệp thô bạo theo ý chí chủ quan của một số cá nhân cầm quyền như các nước xã hội chủ nghĩa. Nói theo kiểu của Đông phương là “thuận thiên hành đạo” chứ xã hội chả bao giờ “giãy” cả. Có “giãy” chăng là một số tổ chức kinh tế xã hội lạc hậu bị chính quy luật tự nhiên đào thải đành phải “giãy” rồi chết rất nhanh chứ chả có thế lực nào cứu được như các nước cộng sản.
Xã hội Việt Nam ta ngày nay, các tập đoàn kinh tế nhà nước đang “giãy”, thị trường bất động sản đang “giãy”, nhiều ngân hàng đang “giãy”... nhưng những người cầm quyền đang quyết giang tay ra cứu bằng tiền thuế của nhân dân! Chúng không chết, chúng còn sống ngày nào thì nhân dân còn phải khổ và con cháu sau này lại còn khổ hơn. Đó là đặc trưng của các nước xã hội chủ nghĩa.
2. Tai nạn giao thông
Ông bộ trưởng “Ốc Nổ Bay” từng đề xuất: “Kỷ luật chủ tịch tỉnh nào để xảy ra nhiều tai nạn giao thông”, nghe hãi quá. Nay tỉnh nào cũng thấy nâng cấp, mở rộng các đường nội đô để mong giảm thiểu tai nạn giao thông? Còn đường quốc lộ do trung ương quản lý để xảy ra tai nạn giao thông nhiều thì phải kỷ luật ông bộ trưởng “Ốc Nổ Bay” vậy!
Cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, dân ăn khoai mỳ, bobo chai miệng, ngày nào cũng “khoái ăn sang” là thấy hạnh phúc lắm rồi dù rất nóng cổ, không dám mở miệng vì sợ ợ hơi càng nóng cổ hơn! Dù vậy, vẫn xây dựng được đường sắt thống nhất Bắc - Nam. Đã 1/3 thế kỷ trôi qua, khoai sắn trở thành món lạ miệng thì đường sắt cũng trở thành phương tiện đi lại xa xỉ vì giá vé quá cao; nhờ đầu máy tốt, tàu chạy nhanh hơn nhưng ít người đi, các ga xép không còn tác dụng đón khách. Hệ thống đường sắt vẫn vậy, vẫn gác ghi, tuần đường. Nghe nói có nhóm lợi ích muốn xây dựng đường sắt cao tốc. Có ông đại biểu quốc hại còn tuyên bố trước diển đàn quốc hội là “Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc”, nghe kinh quá!
Dân đen như tôi cũng thấy được rằng: nếu làm thêm một đường sắt nữa kề bên đường cũ để mỗi đường chỉ chạy một chiều thì công suất khai thác đường sắt sẽ tăng lên cả chục lần. Kết hợp với hệ thống thông tin hiện đại ngày nay thì tàu cứ nối đuôi, cách nhau vài cây số mà chạy tốc độ 50km/giờ . Giá thành rẻ hơn, dân đua nhau đi, áp lực đường bộ sẽ giảm, tai nạn giao thông trên quốc lộ sẽ ít đi.
Quốc lộ đi chung, xe đạp học sinh đi hàng đàn, trường học quay mặt ra quốc lộ, chợ búa quay mặt ra quốc lộ, xe máy phóng vèo vèo chung với xe hơi, xe công-tê-nơ... không xảy ra tai nạn mới là chuyện lạ. Bỏ ra cả tỷ tỷ xây dựng đường Trường Sơn, phá rừng, tạo điều kiện cho lâm tặc trộm gỗ, hủy hoại môi trường,... sao không dùng số tiền này xây dựng đường bộ Bắc - Nam bốn làn xe ôtô, có dải phân cách, có tường chắn hai bên, có cầu vượt (chung với đường sắt), có đường liên tỉnh riêng. Ai chạy đường quốc lộ thì thu phí, tốc độ 40 - 150 km/ giờ. Ai chạy đường liên tỉnh thì tốc độ nhỏ hơn 40 km/giờ (nơi đông người thì nhỏ hơn 30km/giờ).
Đem việc này nói với mấy vị lão thành cách mạng thì mấy vị cho ngay một câu: “Làm như ông thì các ngài ăn gì mà làm quan?!”. Có vị còn bảo: “Thôi đi ông! Làm như ông thì nhà tôi phải đằng sau, quay à!”

3. Hòa hợp – hòa giải
Sau 30/4/1975, người miền Nam kêu gọi “hòa hợp, hòa giải dân tộc”. Ông Thiệu chạy rồi, đến như ông Oánh, ông Hảo, phó thủ tướng chế độ cũ mà còn ở lại xây dừng đất nước nữa là! Cánh Mặt trận giải phóng miền Nam hưởng ứng. Miền Bắc - miền Nam mà hòa hợp rồi, cùng chung tay xây dựng đất nước thì chẳng mấy nổi mà đuổi kịp Nhật!
Cánh cộng sản miền Bắc dội ngay một gáo nước lạnh: “không hòa hợp - hòa giải gì hết, thua là thua - thắng là thắng; đang thua lại muốn xử huề à! Đến như Dương Văn Minh muốn bàn giao chính quyền mà ta còn không cho, thua là phải đầu hàng, chính quyền thì giải tán chứ không bàn giao cái gì hết! Mặt trận giải phóng miền Nam đã hết sứ mạng lịch sử thì cũng giải tán”.
Nay các vị ấy, cả thắng lẫn thua qua đời đã gần hết. Đất nước thất bại trên con đường xây dựng cái gọi là chủ nghĩa xã hội. Về mặt ý niệm, thắng đã thành thua, thua đã thành thắng. Đó là việc của các vị tiền bối. Con cháu các vị, anh Lê Kiến Thành con Lê Duẩn cũng đã làm tư bản rồi thì có gì khúc mắc nữa đâu mà hòa giải. Công và tội do cộng sản gây ra, hãy để cho hậu thế phán xét. Những người chịu oan trái do cộng sản gây ra, hãy để cho lịch sử ghi nhận. Phần lớn các vị cũng đã qua đời hay ngoài 70 cả rồi. Các vị có hòa giải, hòa hợp cũng chẳng làm gì được cho đất nước, cùng lắm là các vị ngồi với nhau uống cốc rượu nói cười vui vẻ như Nguyễn Cao Kỳ với Phạm Thế Duyệt là cùng.
Con cháu của cả hai phía không có gì thù hằn hay khúc mắc với nhau cả mà phải hòa giải với hòa hợp. Nay, lực lượng này mới là lực lượng hoạch định tương lai cho dân tộc. Chẳng có mâu thuẫn quyết liệt nào giữa Phạm Thanh Nghiên, Trịnh Kim Tiến, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Hoàng Vi, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Phương Uyên... mà phải hòa giải với hòa hợp. Con cái phe quốc gia hay phe cộng sản gì cũng yêu dân chủ, tự do cả. Vấn đề là các vị cầm quyền có chịu buông tay cho lớp trẻ biểu quyết đưa vận mệnh đất nước đi theo con đường nào mà thôi. Đừng đem chiêu bài “hòa hợp, hòa giải” ra mà lừa mị nữa! Có đứa, con cái phe quốc gia cả đấy, nhưng vì miếng cơm manh áo, vì tham lam quyền lực cũng đang khoác áo cộng sản đàn áp nhân dân đấy thôi! Nay bảo hòa hợp, hòa giải thì biết hòa hợp, hòa giải giữa ai với ai đây?
Sau năm 1975, rồi sau năm 1985 không tiến hành hòa hợp hòa giải được thì thôi, thời gian không ngừng lại để chúng ta muốn làm lúc nào cũng được. Đối tượng hòa giải hiện nay đã không còn hoặc rất mờ nhạt. Các vị cựu quân nhân, viên chức chế độ Việt Nam Cộng Hòa còn sống ở trong nước cũng như nước ngoài nên hỏi xem con cháu mình có nhu cầu hòa hợp, hòa giải với ai không? Còn ở tuổi như các vị, có hòa giải cũng chẳng giúp ích gì cho đất nước được cả!

4. Tên nước
Tên nước ta (không kèm theo các khái niệm ) từ xưa đến nay như sau:
- Văn Lang: 2879 - 258 TCN
- Âu Lạc: 257 - 207 TCN)
- Vạn Xuân: 542 - 602
- Đại Cồ Việt: 968 - 1053
- Đại Việt: 1054 - 1400 và 1428 - 1810
- Ðại Ngu: 1400 - 1407.
- Việt Nam: 1802 - 1820 và 1840 - 1885
- Đại Nam: 1820-1840
Từ 1945 đến nay tên nước cơ bản vẫn giữ là Việt Nam, có điều là thêm vào các khái niệm: dân chủ, cộng hòa, xã hội chủ nghĩa... tùy theo nhà nước của từng chế độ. Dân chả có tham gia gì vào việc chọn tên nước cả. Nay, vì quá chán nản với chủ nghĩa xã hội, dân cảm thấy ô nhục khi tên nước mang theo cụm từ này, ai cũng muốn đổi tên nước. Nhưng lấy tên gì đây? Loanh quanh cũng chọn mấy khái niệm từ xưa cũ, chỉ mang tính hô khẩu hiệu, chứ thực ra không có định hướng gì!
Thảo dân tôi đây cũng xin góp một tên: “Cộng Hòa Việt” kính mời bàn dân thiên hạ bàn bạc thử xem. “Cộng hòa” là quyết định hướng theo con đường “tam quyền phân lập”. Độc đảng hay đa đảng gì mà tam quyền không phân lập rạch ròi thì nhân dân cũng chỉ hô khẩu hiệu “dân chủ” cho vui mà thôi ! Có “cộng hòa” thực sự thì tự nhiên có dân chủ, không cần phải hô khẩu hiệu trong tên nước làm gì cho dài dòng. Còn bỏ từ “Nam” trong tên nước thì phải thật là dũng cảm mới làm được. Nước ta ở Bắc bán cầu hà cớ gì phải để từ “Nam” trong tên nước!
“Thời vua Gia Long thống nhất cả hai miền Nam Bắc, lấy quốc hiệu là Việt Nam từ chữ An Nam và Việt Thường”
Xem ra vua Gia Long quá coi trọng Trung Hoa nên mới kết hợp từ “Nam” trong tên “An Nam”, là tên nước ta khi bị Trung Hoa cai trị 1000 năm. Ngày nay, ta đã hội nhập với toàn cầu, Anh - Pháp - Mỹ -Nhật... đều đáng coi trọng hơn Trunh Hoa ngàn lần. Để nêu cao tính độc lập tự chủ của chúng ta, không ở về phía Đông - Tây - Nam - Bắc của ai cả (về mặt ý niệm), ta phải bỏ từ “Nam” trong tên nước.
5. Về kinh
“Thứ nhất kinh ký, thứ nhì Phố Hiến”.
Nói đến Kinh kỳ ai chả mê! Nhưng “về kinh lúc nào cho thắng lợi?”. Đó là câu hỏi cần có tính kiên trì mới giải đáp nổi.
Thời Nhà Hán suy tàn, loạn khăn vàng quấy nhiễu, các sứ quân hợp nhau thảo phạt. Viên Thiệu làm minh chủ cơ bản dẹp xong loạn lạc, nhưng Viên Thiệu cũng vội vàng rời bỏ chốn kinh kỳ để trở về Ung Châu. Viên Thiệu cũng biết nắm vua là chiếm ưu thế để mưu đồ nghiệp lớn, nhưng thực lực chưa đủ, đành bỏ! Đổng Trác vội vàng giành lấy thế thượng phong, nhưng thực lực chưa đủ nên phải chuốc lấy cái chết nhục nhã. Tào Tháo chạy quanh, gây thanh thế cõi ngoài, đến lúc triều đình mục ruỗng, nhân sĩ bỏ ra cõi ngoài hết, chỉ còn tinh bọn hủ nho, mới ra tay, quả nhiên nắm được thực quyền, dựng nên nghiệp bá vương đến mấy đời. Tôn Quyền, Lưu Bị chậm chân phải ở cõi ngoài tạo thế “ba chân vạc” ghìm nhau với Tào Tháo.
Thời Miền Nam, đầu thập niên 60, tướng Nguyễn Khánh trấn thủ vùng 2, gần kề với kinh đô Sài Gòn. Các tướng âm mưu lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Khánh làm ngơ, chờ khi cuộc lật đổ thành công mới lên tiếng ủng hộ. Đến 1964, nội bộ các tướng bất ổn, Khánh được sự ủng hộ của một số tướng trẻ, chưa có sự đồng tình của nhân dân đã vội về kinh giành chính quyền. Kết quả Khánh phải lưu vong gần 50 năm cho đến ngày qua đời ở nước người (2013). Đến lúc nhân sĩ bó tay, không ai lập được chính quyền, chán nản lui về hậu trường hết. Lúc này Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu mới ra tay; ông Kỳ biết nhường nhịn ông Thiệu mới dựng được chế độ cộng hòa 9 năm.
Xem ra việc về kinh sớm hay muộn là rất hệ trọng. Sớm thì dễ thất bại như Đổng Trác, Nguyễn Khánh; muộn thì mất cơ hội như Tôn Quyền, Lưu Bị. Hồi tháng một năm này, nghe nói Nguyễn Bá Thanh về kinh nhận chức trưởng ban nội chính trung ương, tôi giật mình buông ra hai tiếng “vội quá”. Tôi vốn đánh giá cao Nguyễn Bá Thanh, coi Thanh như một tay gian hùng cỡ “em em” Tào Tháo nên mới có cảm xúc như thế . Đất kinh kỳ, tuy triều đình mục ruỗng rồi, nhưng kẻ sĩ dỏm còn thao túng, cắn xé nhau ghê lắm. Bá Thanh quyết định ra tay lúc này quả là quá bạo gan! Té ra Bá Thanh chỉ được cái bạo mồm “bắt hết, hốt liền” mà thôi. Mới bốn tháng mà đã bị hạ knockout quả là quá lẹ!
6. “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”
Câu nói nổi tiếng của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ngày càng được minh chứng. Xã hội cộng sản tuy xấu xa nhưng không phải các lãnh tụ cộng sản không có những câu nói hay nổi tiếng. Vì lẽ đó, Nguyễn Văn Thiệu sau gần một năm tham gia Việt minh, ít nhiều cũng có tận mắt chứng kiến người cộng sản làm những việc trái ngược với những lời lẽ hay ho của mình nên đã thốt lên câu nói nổi tiếng đó.
Hồ Chí Minh từng nói trong một lần nói chuyện với đại biểu nhân sĩ trí thức, phú hào tỉnh Thanh Hóa, 1947: “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”. Thế sao chính phủ Việt Minh giết hơn 100 ngàn dân trong cải cách ruộng đất mà chỉ tạm đuổi Trường Chinh và Lê Văn Lương rồi đưa trở lại chính trường không lâu sau đó? Sao Hồ Chí Minh không tự đuổi mình?
"Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước",  Hồ Chí Minh nói với bộ đội ở đền Hùng trước khi về tiếp quản thủ đô, 1954. Thế thì chắc hẳn ông Hồ phải vô cùng phẫn nộ khi Phạm Văn Đồng ký công hàm 1958 dâng đứt Biển Đông cho Tàu? Hay là lúc ấy ông vô quyền nên không trị được bè lũ Phạm Văn Đồng?
“Nước độc lập mà người dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập không có ý nghĩa”. Sao sau khi độc lập rồi mà những công thần trong kháng chiến như Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt... cả Vũ Đình Huỳnh (là thư ký thân tín của ông) đều bị trừng trị khi dám đề cao hai chữ “tự do” dù chỉ là trong văn hóa văn nghệ. Nhân dân điêu đứng vì hết cải cách ruộng đất đến cải tạo công thương, lấy đâu mà có hạnh phúc. Hay là ông bị giam trong phủ chủ tịch nên không biết?
“So với yêu cầu về số lượng thì chưa đạt. Việc đó TƯ cũng không hài lòng. Nhưng cơ chế bầu của chúng ta là phải có số dư, trong không khí dân chủ này phải có số dư, để tôn trọng các ý kiến. Bây giờ đang nói là chọn cán bộ không nên chỉ có độc diễn, phải có nhiều số dư để có sự lựa chọn. Tuy nhiên, như vậy đôi khi, số phiếu lại bị phân tán”. Ông Trọng nói trong cuộc họp tiếp xúc cử tri quận Ba Đình chiều 13/5. Tuy câu nói rất lủng củng nhưng lại thể hiện ngược lại ý chí và việc làm của ông tại hội nghị trung ương 7: muốn đưa Nguyễn Bá Thanh độc diễn để nắm chắc phần thắng, tạo thêm phe cánh trong bộ chính trị. Hay ông Trọng đã xuôi tay đầu hàng nhóm lợi ích nên phải vờ chấp nhận “không khí dân chủ này” trong trung ương đảng?
14 - 05 - 2013
Trần Trường Sa
(DLB)

HNTW 7: Vũ Duy Phú - Vừa buồn lại vừa vui

Cũng như nhiều bình luận rôm rả trong hai ngày qua, ông Vũ Duy Phú muốn góp một tiếng nói nhằm cổ vũ sự lạc quan nơi toàn thể mọi người, trước kết thúc của Hội nghị Trung ương 7 xem ra có vẻ không thuận đối với ông TBT.

    Chúng tôi cũng ít nhiều nhận thấy có cái gì có vẻ mơi mới khi cân nhắc tình hình, nhưng thành thật mà nói, chưa lạc quan được như ông và những người khác. Có nhiều lý do nhưng lý do then chốt, là xét về bản chất, cái gọi là Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản thì không thể là nơi sản sinh ra dân chủ. Càng không thể hy vọng ở những “ông trời con”, là cái đầu gà của từng tỉnh đó, có một sự phản tỉnh đáng mừng ở trong đầu óc để một sớm ý thức được về sự mất còn nếu mình cứ một mực xa dân. Không đâu. Chống lại một sự tệ hại quá mức như những phát ngôn cũng như mưu đồ phục tích đã quá lú lẫn của ai đấy, thì vẫn chưa chứng tỏ được rằng người chống là một tập thể những con người sáng suốt, có thể lèo lái đất nước đi vào con đường sáng sủa hơn. Chưa có gì để chúng tôi tin vào điều này cả.

    Ngay cả việc cái Ban Chấp hành Trung ương này có đánh giá cao bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi lần thứ ba như một số nguồn tin đã dưa, thì thử hỏi, những trí thức chân chính có thể chấp nhận bản dự thảo lần thứ ba đó hay không, khi mà điều 4 vẫn cứ y nguyên, khi mà quyền sở hữu đất đai vẫn cứ y nguyên, và khi mà nguyên tắc phúc quyết Hiến pháp vẫn chưa được đặt ra như một yêu cầu tiên quyết?

    Còn nói rằng với việc phủ định những kiến giải giáo điều mê muội có nguy cơ tránh xa sự lệ thuộc Tàu Cộng sát sườn, thì thật ra, cũng chưa có gì bảo đảm rằng những kẻ từng cùng với các ông Chủ tịch từng tỉnh bán rừng phòng hộ và rừng đầu nguồn cho nước ngoài vô tội vạ, cho người Tàu vào định cư ở địa phương mình và tự tung tự tác giở đủ mọi ngón nham hiểm cả trong công nông nghiệp, làm lụn bại nền kinh tế của địa phương mình, mà không thấy có biểu hiện tỉnh táo hay lo lắng để dân tin tưởng... lại có thể là những người có ý thức cảnh giác với giặc Tàu. Họ cũng sẽ chỉ là một đám khấu đầu khi quyền lực tối cao đã vào tay mà thôi.

    Điều có thể tin được cho đến nay, theo chúng tôi, là nhân dân ta kể cả người dân mặc áo lính, trước sau như một vẫn kiên cường không đội trời chung với bọn xâm lược Trung Cộng. Điều thứ hai cũng có thể tin được là mỗi ngày, những việc tệ hại mà những kẻ điều hành đất nước làm cho xã hội trở nên bát nháo và xuống dốc không phanh, gây nên những vết thương nhức nhối, đẩy nhiều phương diện của đời sống đến bờ vực thẳm, đang làm nhân dân tỉnh ngộ ngày một thêm nhiều. Song kết quả của sự “tức nước vỡ bờ” đó là gì thì xin chúng ta hãy chờ đợi thêm những tín hiệu mới.

    Bauxite Việt Nam


Buồn là vì khối TƯ UV lâu nay ủng hộ quan điểm của Tổng Bí thư, kể cả Tổng Bí thư, vẫn không nhận ra sai lầm để thay đổi quan điểm bảo thủ, lạc hậu (duy trì chủ nghĩa Mác - Lê, chế độ đảng độc quyền lãnh đạo, “xiết chặt” hơn nữa quyền tự do ngôn luận và tự do nói chung của nhân dân, thẳng tay dẹp các hạt động nhân quyền của dân chúng, v.v. tưởng như vậy là giữ được vị trí lãnh đạo của Đảng đối với Đất nước).
Vui là vì như vậy càng lộ rõ những sai lầm không thể cứu chữa nổi của TBT hiện nay trước toàn thể TƯ để mà cố gắng kéo dài (bảo thủ, sai lầm); vui là vì như vậy chứng tỏ đa số Trung ương ủy viên đã nhận rõ vấn đề sai lầm gốc suốt chặng đường vừa qua của cách mạng VN là ở đâu. Nó không phải chỉ ở hậu quả tham nhũng tiêu cực xã hội trở nên phổ biến, mà chính là ở chỗ, nếu vẫn giữ thể chế độc đảng toàn trị (vua tập thể) như vừa qua, thì không chỉ là không thể trị được tham nhũng tiêu cực, suy thoái đạo đức xã hội (dù lập thêm mấy tầng nấc ban bệ nữa), mà còn suy thoái ngày càng trầm trọng bộ máy lãnh đạo tối cao của đất nước, trí tuệ lãnh đạo ngày càng cùn đi do “hôn phối cùng huyết thống khép kín” trong nội bộ tất cả các cấp uỷ Đảng, kể cả Bộ Chính trị, nên đất nước không thể vươn lên được.
Điều rất nên tránh là nhiều người cứ bình luận theo kiểu kích động phe phái xung đột bực tức lẫn nhau trong đảng. Nên hiểu đây là một quá trình đấu tranh nội bộ để trưởng thành và tiến lên. Ai không hiểu là “lợi ích nhóm” chính là hậu quả của Đảng độc quyền lãnh đạo mà ra. Vậy trước hết phải đấu tranh để có dân chủ trong đảng, và trong xã hội, tức là bỏ chế độ đảng độc quyền lãnh đạo, thì từ đó sẽ có thể đấu tranh có kết quả chống tham nhũng tiêu cực trong xã hội. Có điều là, từ một vật hình hộp (hiện nay), muốn cho nó trở thành một vật hình cầu (mong muốn), mà không làm nó bẹp, thậm chí tan vỡ (điều rất kỵ để xẩy ra lúc này), thì cần uốn nắn từng bước, sửa đổi từng phần, có bước đi, có lập trình khoa học chu đáo. Chúng ta rất mừng là đang có sự chuyển biến theo hướng mà nhân dân mong muốn, hợp xu thế của thời đại, lại làm an tâm bè bạn hữu nghị, tiên tiến văn minh trên thế giới; chuyến biến từ ngay trong Bộ Chính trị, tức là từ bộ phận đầu não của Đảng. Trong Hội nghị TƯ 7 này, khối tiến bộ đã bước đầu vượt lên, khối trì trệ bảo thủ không còn đủ sức kìm hãm TƯ như trước nữa. Đấy là điều đáng mừng, không nên lo buồn. Đương nhiên ai cũng biết trong toàn đảng, có đến 2/3 số cán bộ lãnh đạo có dính đến tham nhũng, tiêu cực (bị động do cơ chế, hay chủ động). Nhưng nên nghĩ rằng, khả năng “phục thiện” của các đảng viên chân chính là mạnh mẽ, khi toàn đảng chấp nhận một thể chế mới tiến bộ hơn thể chế độc đảng toàn trị mất dân chủ như hiện nay. Lúc đó, với thể chế tự do dân chủ công khai minh bạch – dân làm chủ thật sự – thì cũng như tại các nước văn minh có chỉ số trong sạch xã hội cao – những hiện tượng tham nhũng, tiêu cực trong đảng ta hiện nay cũng sẽ tự nó phải dần dần biến mất. Hơn thế, cũng như trong chiến tranh trước đây: Sau lưng chúng ta đang còn có cả một thế giới văn minh sẵn sàng ủng hộ!
Vậy chúng ta hãy vui lên và tin tưởng “hiệp sau” sẽ có tiến bộ hơn, thậm chí còn có “đột biến” theo chiều hướng văn minh, hợp quy luật thời đại ngày nay.
Vũ Duy Phú
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Cuộc chiến Ba - Tư sẽ tiếp diễn trên sân Quốc Hội?


Những nội dung chính của Kỳ họp Thứ 5, Quốc hội Khoá XIII (20/5 - 25/6)
Từ ngày 14-16/5/2013, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ tiến hành Phiên họp thứ 18, nhằm xem xét các nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 5, Quốc hội (QH) Khóa XIII sẽ diễn ra từ ngày 20/5/2013 đến 25/6/2013.
Kỳ họp thứ 5 sẽ bắt đầu bằng nghi thức các vị đại biểu đặt vòng hoa và viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào lúc 7giờ ngày 20/5/2013. Đúng 9g ngày 20/5/2013 Kỳ họp sẽ chính thức khai mạc và dự kiến sẽ kết thúc vào lúc 17giờ ngày 25/6/2013 (Quốc Hội nghỉ họp ngày Thứ 7 và Chủ nhật). VTV1 sẽ tường thuật trực tiếp lễ khai mạc, lễ bế mạc và một số phiên làm việc.
Phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 16/5/2013 với những nội dung quan trọng chuẩn bị cho kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XIII
Tư Sang nham hiểm sẽ theo dõi sát, tường thuật chi tiết các nội dung từ các phiên làm việc, các buổi thảo luận tại các Tổ, các cuộc họp kín của Ủy ban thường vụ Quốc hội,… đến các tin đồn được các ĐBQH “rò rỉ” tại hành lang, nhà vệ sinh của Quốc hội trong Kỳ họp quan trọng này.
Theo dự kiến, Kỳ họp thứ 5, QH Khoá 13 gồm các nội dung chính, đáng chú ý như sau:
1. Quốc hội xem xét thông qua 10 dự án luật và 01 dự thảo nghị quyết, gồm: Luật hòa giải cơ sở; Luật đất đai (sửa đổi); Luật phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai; Luật phòng, chống khủng bố; Luật khoa học và công nghệ (sửa đổi); Luật giáo dục quốc phòng - an ninh; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật doanh nghiệp; và Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2013 của Quốc hội.
2. Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và 7 dự án luật khác, gồm: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Luật tiếp công dân; Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng; Luật đấu thầu (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi); và Luật việc làm.
3. Quốc hội xem xét, thảo luận, thông qua các vấn đề kinh tế - xã hội, giám sát và các vấn đề quan trọng khác, gồm:
- Các báo cáo bổ sung của Chính phủ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2013; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011.
- Các báo cáo về việc đàm phán ký kết thỏa thuận cấp Chính phủ giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam-Lào.
- Xem xét, thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2014.
- Quốc hội giám sát tối cao Việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản, giai đoạn 2006-2012.
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri.
- Báo cáo về việc thực hiện các Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
- Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII; chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp.
- Từ ngày 12-14/6/2013, Quốc hội nghe báo cáo của Trưởng Ban công tác đại biểu Quốc hội, bầu Ban kiểm phiếu và tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các thành viên khác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ; Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán Nhà nước.
- Trưởng ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận ở các đoàn về việc (có thể) xem xét bãi nhiệm tư cách đại biểu với ông Đặng Thành Tâm.
Sáng thứ 3, ngày 25/6/2013, Quốc hội sẽ họp phiên bế mạc, thông qua Luật đất đai (sửa đổi) và một số Nghị quyết quan trọng.
Xin quý đọc giả đừng rời màn hình, chúng tôi sẽ tường thuật liên tục trước, trong, ngoài và sau mỗi phiên họp để hầu quý vị.
Chân thành cảm sự sự tín nhiệm và quan tâm của Quý đọc giả.
(TSNH)

Chủ tịch Quốc hội: Lạm phát “quá tốt” do điều hành dở

Soi lại nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nói, lạm phát khoảng 7-8% là được, còn 6,81% cũng là tốt, nhưng là "tốt quá" nên ảnh hưởng đến tăng trưởng.
Gần kết thúc phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/5, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phê: lạm phát năm 2012 “quá tốt” chính là do “điều hành dở”.
Tại kỳ họp Quốc hội thứ năm sẽ khai mạc vào ngày 20/5 tới đây, Chính phủ sẽ có báo cáo bổ sung kết quả thực hiện kinh tế - xã hội năm 2012.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, trong tổng số 15 chỉ tiêu chủ yếu nghị quyết Quốc hội đề ra trong kế hoạch năm 2012, có 11 chỉ tiêu hoàn thành đạt và vượt kế hoạch.
Trong đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2012 so với cùng kỳ năm trước tăng 6,81% (số đã báo cáo Quốc hội là khoảng 8%), đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2012 là tăng dưới 10% và thấp hơn nhiều so với mức tăng của năm 2010 và năm 2011.
Một trong bốn chỉ tiêu hụt đích là GDP năm 2012 tăng 5,03% so với năm 2011, thấp hơn số đã báo cáo Quốc hội là 5,2% và thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra là tăng 6-6,5%.
Bên cạnh lạm phát được kiềm chế, phần ”kết quả đạt được” tại báo cáo, Chính phủ cho rằng "nền kinh tế giữ được tốc độ tăng trưởng hợp lý".
Chủ tịch Quốc hội: Lạm phát “quá tốt” do điều hành dở 1Nếu không có số thu thêm từ lãi dầu khí nước chủ nhà từ các năm trước thì ngân sách năm 2012 sẽ hụt thu... Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển
Soi lại nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nói, lạm phát khoảng 7-8% là được, còn 6,81% cũng là tốt, nhưng là "tốt quá" nên ảnh hưởng đến tăng trưởng.
"Điều hành như vậy là dở, nếu CPI trên 7% thì bây giờ tăng trưởng không thấp thế, cái này là do điều hành", ông quả quyết.

Chủ tịch Quốc hội: Lạm phát “quá tốt” do điều hành dở
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các báo cáo về kinh tế, xã hội, ngân sách khi trình Quốc hội phải có sức sống...
Vẫn chiếu theo nghị quyết, Chủ tịch Quốc hội chỉ ra những cái được là thị trường không tốt nhưng giá cả bà con vẫn thấy được, lãi suất giảm, thị trường vàng trong nước ổn định, ngân hàng không đổ vỡ. Nhưng Quốc hội yêu cầu giải quyết khó khăn về vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp đang khó khăn thì cái này chưa được.
Tóm lại, theo Chủ tịch, năm 2012 tăng trưởng chưa hợp lý. “Tôi không nói là vô cùng bi đát như anh Cường (ông Nguyễn Xuân Cường, Phó ban Kinh tế Trung ương - PV) mà là chưa đạt đến mức có thể phấn đấu được”, ông nhấn mạnh.
Liên quan đến con số được ông Cường đưa ra là 65% doanh nghiệp báo lỗ, Chủ tịch Quốc hội cho rằng không phải 65% mà có thể còn hơn, và đi theo đó là ngân sách cũng xấu.
Đặt câu hỏi tại sao tăng trưởng không hợp lý, Chủ tịch cho rằng không phải tất cả mọi chuyện đều nằm ở ngân hàng, mà còn liên quan đến tồn kho, bất động sản…
Tình hình tài chính “xấu lắm”
Báo cáo bổ sung của Chính phủ cho thấy, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2012 đạt 743.190 tỷ đồng, tăng 2.690 tỷ đồng so với dự toán, tăng 1.690 tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ tư.
Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng số tăng thu chủ yếu nhờ vào thu từ dầu thô và thu viện trợ không hoàn lại. Đặc biệt, phát sinh thu ngân sách nhà nước 9.800 tỷ đồng từ khoản thu lãi nước chủ nhà năm 2012 và 10.000 tỷ đồng lãi dầu khí được chia cho nước chủ nhà từ năm 2006-2011 theo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Vì vậy, thu từ dầu thô tăng 53.107 tỷ đồng so với dự toán và tăng 28.107 tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội: Lạm phát “quá tốt” do điều hành dở 2Mình làm ăn phải có của ăn của để, chứ tiêu thế này có mà chết à? Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
“Nếu không có số thu thêm từ lãi dầu khí nước chủ nhà từ các năm trước thì ngân sách năm 2012 sẽ hụt thu, mất cân đối, ảnh hưởng đến nhiệm vụ chi”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.
Đồng tình với phân tích này, đặt vấn đề liệu ngân sách giảm có nguyên nhân gì khác ngoài kinh tế suy giảm không, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng không giấu quan ngại: “Tình hình tài chính thế này là tôi thấy xấu lắm”.
Ông cũng phê phán khá gay gắt tình trạng tạm ứng dẫn đến nợ xây dựng cơ bản địa phương lên đến gần 100 nghìn tỷ đồng. Cầm trên tay tập báo cáo về ngân sách, ông sốt ruột, “như vậy là điều hành ngân sách kiểu gì, tiền đâu mà tạm ứng hàng đống gây ra nợ và tạo ra mất cân đối, anh lấy tiền đâu mà ứng, ứng thế mà sập quỹ à. Mình làm ăn phải có của ăn của để, chứ tiêu thế này có mà chết à?”.
Nhìn tổng thể, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cả báo cáo của Chính phủ dày và dàn trải, thiếu điểm nhấn. Ông yêu cầu cả báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra đều phải nói rõ các chỉ tiêu nào so với năm ngoái là tốt hơn hay bằng hay chưa đạt và tại sao.
"Các báo cáo cần có sức sống để Quốc hội cùng bàn luận", ông nhấn mạnh.
Trước khi Chủ tịch Quốc hội phát biểu, các ý kiến thảo luận khác cũng tràn đầy lo ngại về tình hình của nền kinh tế, khi những điểm nghẽn về nợ xấu, hàng tồn kho, bất động sản đều chưa có chuyển biến rõ ràng.
Theo Chính phủ, nếu các khó khăn trong sản xuất kinh doanh như không được xử lý thì khả năng GDP đạt 5,5% như mục tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2013 là rất khó khăn.
Còn theo Ủy ban Kinh tế, yếu tố tăng trưởng tiềm năng của nền kinh tế trong năm 2013 và những năm tới đây sẽ bị sụt giảm. Nếu không sử dụng hợp lý các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng thì một mặt năng lực sản xuất của nền kinh tế chưa thể phục hồi nhanh, mặt khác sẽ gây áp lực lên lạm phát.
(VnEconomy)

Tổng bí thư nói về dự án bauxite: “Phải chờ hiệu quả thí điểm”

GS. Trần Hữu Dũng: Đúng thế, muốn biết thuốc độc cyanide có làm chết hay không thì phải uống thử! (Và xin lỗi, nói leo một chút: Muốn biết dân chủ đa nguyên đa đảng có hại cho Việt Nam hay không thì phải làm thử!) 
Tổng bí thư nói về dự án bauxite: “Phải chờ hiệu quả thí điểm”
"Bây giờ đang tính toán trên sổ sách và dự báo, nên nói ngay là lỗ bao nhiêu, hay có lỗ hay không là chưa đủ cơ sở"...
Nhiều vấn đề còn có quan điểm trái chiều, trong đó có các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên đã được cử tri quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đặt ra tại buổi tiếp xúc với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, sáng 14/5.
Phản ánh ý kiến của các nhà khoa học nói dự án bauxite Tây Nguyên mỗi tháng lỗ hàng chục triệu USD, nhưng Bộ Công Thương vẫn bảo dự án tiến triển tốt và có lãi, cử tri Nguyễn Trường Kỳ đề nghị Quốc hội cần tiến hành giám sát, cho kết luận lãi hay không để dành vốn đầu tư vào các dự án khác tốt hơn cho lợi ích quốc gia.
Cũng như  nhiều nơi khác, cử tri Hoàn Kiếm dành sự quan tâm cho việc lấy phiếu tín nhiệm sắp diễn ra tại kỳ họp Quốc hội thứ năm tới đây.
Ông Huỳnh Thống phản ánh nguyện vọng của cử tri là việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội sắp tới phải công bằng, khách quan, kết quả tín nhiệm phản ánh đúng sự thật của từng người, là thước đo mức độ hoàn thành trách nhiệm trước dân, trước Đảng. Kết quả tín nhiệm thể hiện được sự đồng tình chung của các tầng lớp nhân dân.
“Cử tri mong muốn kết quả lấy phiếu tín nhiệm cần được công khai để nhân dân biết. Không nên giữ bí mật, để cơ quan tổ chức tự sắp xếp lo liệu theo phương pháp tổ chức cán bộ. Mặt khác, người tín nhiệm thấp, trước hết nên đề nghị Quốc hội cho từ chức, miễn nhiệm. Đây cũng là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam”, ông Thống bày tỏ.
Quan tâm đến chủ quyền biển đảo, cử tri Phạm Văn Nguyên đề nghị để đảm bảo an ninh cho ngư dân, cần tăng lực lượng để hỗ trợ kịp thời để ngư dan yên tâm. Vừa rồi tàu ngư dân bị bắn cháy buồng lái, nếu không có hỗ trợ thì ngư dân rất khó khăn. “Phải ưu tiên để người dân an tâm sản xuất, giữ chủ quyền”, ông Thống nói.
Với cử tri Nguyễn San thì Quốc hội không nên cứu các doanh nghiệp bất động sản vì các doanh nghiệp này đã lãi quá nhiều. Bất động sản đã có giá không bình thường thì nên để nó về giá bình thường, không nên cứu mà để cứu các doanh nghiệp nhỏ, người chăn nuôi, ngư dân, đó là những người cần cứu, ông San góp ý.
Nhận xét các ý kiến của cử tri ngắn nhưng đề cập toàn những vấn đề quan trọng, Tổng bí thư đã trao đổi lại các vấn đề được đề cập tại buổi tiếp xúc.
Về dự án bauxite, ông cho biết Quốc hội đã tiến hành giám sát. "Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường đã nhiều lần giám sát dự án này. Hiện mới có hai nhà máy Tân Rai, Nhân Cơ thí điểm nhưng có chậm tiến độ. Phải chờ hiệu quả thí điểm làm xong đến đâu đã. Bây giờ đang tính toán trên sổ sách và dự báo, nên nói ngay là lỗ bao nhiêu, hay có lỗ hay không là chưa đủ cơ sở", Tổng bí thư trả lời.
Nhấn mạnh lấy phiếu tín nhiệm là vấn đề lớn, hệ trọng, Tổng bí thư cũng lưu ý đây là vấn đề nhạy cảm, phải hết sức thận trọng. "Không cẩn thận người tín nhiệm thì tín nhiệm thấp, người làm ăn không ra gì thì chạy chọt, trong thời buổi kinh tế thị trường này thì đạt phiếu cao. Chuyện này không đơn giản, phải có hướng dẫn, làm thận trọng".
"Trách nhiệm của đại biểu là công tâm, khách quan, có đầy đủ thông tin, phải lắng nghe dân để biết được ý kiến trong dân, ý kiến thật.  Vì không chỉ người dân trong nước mà cả nước ngoài, thậm chí kẻ địch cũng quan tâm đến việc này".
Với đề nghị quan tâm đến ngư dân, Tổng bí thư khẳng định Nhà nước hết sức quan tâm đến vấn đề này, "phải làm sao vừa giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ vừa giữ được ổn định, hòa bình để phát triển, không xảy ra phức tạp, xung đột".
(VnEconomy)

HNTW 7: Luẩn quẩn trong những bài toán không giải đáp

"...Hội nghị đã thất bại hoàn toàn bởi vì nó luẩn quẩn trong những  bài toán không thể có giải đáp: làm thế nào để đổi mới mà vẫn như cũ; làm thế nào để duy trì một đảng đã tham nhũng, phân hóa trầm trọng và không còn lý tưởng...”


Những ai, vì bất cứ lý do nào, còn tin hay ngờ rằng chế độ cộng sản có thể chấn chỉnh để tiếp tục thống trị VN vừa nhận được một phủ nhận dứt khoát sau hội nghị trung ương 7 của ĐCSVN.
Hội nghị này không khác hội nghị của một đảng nước ngoài. Nó chỉ bàn về những vấn đề nội bộ của Đảng. Giữa lúc tình hình kinh tế khẩn trương, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế dự báo suy thoái, hơn một triệu tỷ đồng nợ bất động sản không thể thu hồi, các xí nghiệp theo nhau phá sản, thất nghiệp lan tràn, đời sống nhân dân suy sụp thấy rõ, các vấnđề kinh tế xã hội đã không được bàn tới. Giữa lúc Trung Quốc đang gia tăng khiêu khích không chỉ đối với Việt Nam trên Biển Đông mà đối với cả vùng Thái Bình Dương chính sách đối ngoại đã không được dành một phút nào trong một hội nghị kéo dài mười ngày.         Vấn đề quốc gia duy nhất được đề cập, vì không lẽ không bàn tới một vấn đề quốc gia nào, đã chỉ là khí hậu, tài nguyên và môi trường. Và cũng chỉ được bàn một cách vớ vẩn để đi đến một kết luận vớ vẩn: "Trung ương cho rằng, đây là 3 lĩnh vực cực kỳ quan trọng, có nội dung phong phú, nhiều mặt và quan hệ mật thiết với nhau. Thời gian qua, các lĩnh vực này ở nước ta đã bước đầu được quan tâm, có bước phát triển". Thế thì môi trường đã bị tổn hại tới mức độ nào, cần những biện pháp cứu nguy nào, với những phương tiện nào, trong thời hạn nào? Phiến diện một cách lố bịch!
Sửa đổi hiến pháp cũng chỉ nhắm tìm giải pháp cho những mâu thuẫn trong Đảng chứ không phải là một vấn đề quốc gia. Nguyện vọng lớn nhất, cần thiết và cấp bách nhất của xã hội Việt Nam hiện nay là dân chủ đã bị phủ nhận trắng trợn vì thông cáo của hội nghị quả quyết: kiên trì những vấn đề có tính nguyên tắc, thuộc về bản chất của chế độ chính trị và nhà nước ta, tiếp tục khẳng định Nhà nước ta là nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo". Đây không chỉ là một lời tuyên chiến với nhân dân Việt Nam mà cũng là một thách đố xấc xược và điên dại với nền văn minh của nhân loại và với làn sóng dân chủ đang tràn dâng trên khắp thế giới. Sự ngoan cố này tự động khiến mọi cố gắng dân vận và quốc tế vận trở thành vô nghĩa và vô vọng.
Dù vậy, dù chỉ tập trung giải quyết những bế tắc của bộ máy đảng, hội nghị này cũng đã không giải quyết được gì. Nó còn xác nhận ĐCSVN đã hỗn loạn, không còn cơ quan đầu não vì bộ chính trị đã bị việt vị. Điển hình là hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ, được bộ chính trị đề bạt sau khi đã được chỉ định đứng đầu hai ủy ban được coi là tối quan trọng cho cố gắng chấn chỉnh đảng, đã không được bầu vào bộ chính trị, thay vào đó là hai nhân vật mờ nhạt. Vấn đề chống tham nhũng cũng không đặt ra nữa vì tham nhũng đã khống chế được đảng. Người bị tai tiếng nhất là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng là người mạnh hơn sau hội nghị này.
Sự bi đát của hội nghị cũng phơi bày qua cách hành văn lúng túng, luộm thuộm, trùng lặp, nhạt nhẽo, nhiều khi sai cả ngữ pháp của những văn kiện quan trọng nhất.
Hội nghị đã thất bại hoàn toàn bởi vì nó luẩn quẩn trong những  bài toán không thể có giải đáp: làm thế nào để đổi mới mà vẫn như cũ; làm thế nào để duy trì một đảng đã tham nhũng, phân hóa trầm trọng và không còn lý tưởng; làm thế nào để tiếp tục thống trị một dân tộc 100 triệu người năng động ngày càng ý thức rằng họ bị tước đoạt những quyền căn bản nhất của con người.
Ban Biên Tập Tổ Quốc
(Thông luận)

Dân vận hôm nay nghĩ từ những giá trị minh triết Hồ Chí Minh

images54747_2
1. Có hai phạm trù cần tìm những suy luận đúng. Đó mới là Minh Triết. Bởi suy luận sai lầm không thể là Minh Triết.
Thứ nhất là phạm trù dân vận hôm nay. Nếu trong thời điểm Hồ Chí Minh viết bài báo Dân vận (năm 1949) thì dân vận lúc đó chính là vận động toàn Dân tộc, vận động mọi lực lượng của Dân tộc để thực hiện kháng chiến cứu quốc. Một nguyên nhân cơ bản để kháng chiến thành công chính là dân vận đã thực hiện được các tầng lớp nhân dân tham gia vào sự nghiệp kháng chiến, giành độc lập và thống nhất đất nước.
Dân vận hôm nay lại có những mục tiêu mới, những nội dung mới.
Nét mới đó là những mục tiêu thời đại mà dân tộc ta đang hướng tới, giữ vững độc lập dân tộc, hòa bình, xây dựng một xã hội tự do, dân chủ, văn minh và hạnh phúc, một nền kinh tế thị trường văn minh phát huy con người và mọi lợi thế tài nguyên, địa - chính trị của Đất nước, một nền văn hóa, giáo dục khoa học kỹ thuật có dân trí ngày càng cao, chất lượng con người, chất lượng cuộc sống tốt đẹp, một xã hội dân sự hài hòa, một thể chế chính trị văn minh, tiến bộ, nhân văn.
Do đó, dân vận hôm nay bao gồm hai động thái.
Thứ nhất là động thái vận động toàn dân tộc hướng tới những mục tiêu thời đại của mình, như những nội dung then chốt nêu ở trên.
Thứ hai là động thái vận động toàn Đảng cả trong nhận thức, cả trong hoạt động thực tiễn để thực hiện hóa những mục tiêu và nội dung trên. Đồng thời nói “Dân vận hôm nay” là nói sự vận động của dân tộc và toàn xã hội để hình thành nên một Đảng chính trị thật sự “văn minh và đạo đức”. Quá trình dân vận cũ là cuộc vận động của Đảng đối với dân. Dân (bấy giờ) chủ yếu là đối tượng được vận động. Dân vận hôm nay phải mang tính chất là cuộc vận động của Dân. Dân vận động chính bản thân mình và vận động cả những thiết chế chính trị của Đất nước là Đảng, là chính quyền và các thiết chế khác như Hội, Đoàn, tôn giáo... Cần nhận thức rõ động thái này thì mới có đổi mới thật sự về Dân vận. Đây sẽ là cuộc vận động hai chiều. Đảng, chính quyền vận động dân và Dân vận động Đảng và chính phủ. Nếu nghĩ như thế thì năng lực dân vận phải cao (không nhắm mắt ăn theo) mà có năng lực và ý chí suy nghĩ và hành động rộng, tham mưu được cho Đảng mà cả cho xã hội.

2. Nước Độc lập – Thống nhất – Hòa bình, sánh vai với năm châu.
Minh Triết Hồ Chí Minh mách bảo một nền Độc lập bền vững đi đôi với Hòa bình, gắn liền với “liên lập” làm bạn với năm châu. Khái niệm thống nhất quả thật không đơn giản. Một đất nước có 54 dân tộc hướng tới thống nhất được lâu dài, bền vững không hề đơn giản. Phải thật sự suy nghĩ và đổi mới. Vấn đề văn hóa của các dân tộc, vấn đề quyền chính trị của các dân tộc, đâu có đơn giản và bất biến. Một đất nước trải qua nửa thế kỷ vừa chiến tranh chống xâm lược vừa có trạng thái nội chiến, hòa bình rồi phải hòa hợp, hòa giải, thậm chí cần hóa giải (hóa giải hận thù, bất đồng...).
3. Nước được độc lập, thống nhất mà Dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì chẳng nghĩa lý gì.
Minh Triết Hồ Chí Minh mách bảo phải có kế hoạch thật tốt. Người ta thường chỉ nghĩ đến kế hoạch nhưng ít chú ý đến ý nghĩa của hai chữ “thật tốt”. Đúng là nhiều chính sách chủ trương trong hiện thực là chưa tốt. Phải có một ai đó thường trực làm nhiệm vụ đặt câu hỏi “đã thật tốt” chưa đối với mọi chủ trương, chính sách, đường lối. Nếu không làm được như thế thì vận động dân nỗi gì? Không phải bản thân người làm dân vận (các Ban) trực tiếp làm được. Cái chính là có ý thức, có cố gắng vươn lên để có năng lực đặng tổ chức cho Dân, cho Đảng, cho chính quyền làm hay không?

4. “Nước ta là nước Dân chủ. Vì Dân là chủ”.
Đây vẫn là thách đố lớn của nền chính trị Việt Nam hiện đại. Có một thực trạng là cái tên nước: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Nhiều khi, nhiều việc người ta chỉ chú ý tới cái xã hội chủ nghĩa mà bỏ quên, coi nhẹ cái “Dân chủ”. Có những sự thật dân chủ rất có ích, có lợi, cần thiết cho dân nhưng vì nó trái với nguyên lý của chủ nghĩa xã hội nên bị coi thường hoặc gạt bỏ. Dù là chủ nghĩa gì gì thì “Dân chủ” phải là nội dung, là phương thức hoạt động của nhà nước, của xã hội.
Một đất nước, một xã hội mà con người, người dân không có quyền tư hữu (kể cả đất đai, nhà cửa...) thì không thể gọi là dân chủ thật sự, dân chủ triệt để, như Hồ Chí Minh nói được.
Phải đặt lại rất nhiều về dân chủ ở nước ta hôm nay để dân thật sự là chủ. Chứ không phải là quan chủ như từng xảy ra.
Như thế phải sửa đổi hiến pháp, sửa đổi thiết chế chính trị làm cho dân khi trao quyền lực nhà nước cho các hệ thống lập pháp, hành pháp, tư pháp rồi thì có quyền và có khả năng hiện thực giám sát các bộ máy mà mình đã trao quyền lực.
Nói thật quyết liệt và chính xác là mô hình nhà nước kiểu Xô Viết và tư tưởng Diên An đang ngự trị ở nước ta đã tỏ rõ tính lạc hậu và tiếm quyền. Nếu Ban lãnh đạo của Đảng thật sự vì nước vì dân phải nghiên cứu sửa đổi điều rất cơ bản này.
Như thế phải tôn trọng và tạo dựng xã hội dân sự. Các đảng viên ngày xưa đi đầu trong cuộc đấu tranh giành độc lập thì ngày nay sao lại không đi đầu để xây dựng một xã hội dân sự trong đó năng lượng, tài trí, của cải của Dân được hoạt động hanh thông? Chính nhờ phát huy xã hội dân sự mà các nước quanh ta đang tiến vọt và ngày càng bỏ xa chúng ta! Tạo thế, tạo luật, tạo cảm hứng yêu nước, tạo quyền làm chủ của dân thì mới hiểu và làm được theo Minh Triết Hồ Chí Minh: “Bao nhiêu quyền hạn là của Dân, bao nhiêu lực lượng là ở nơi Dân, trách nhiệm kháng chiến, kiến quốc là của Dân”! Hồ Chí Minh tha thiết một nền dân chủ, một xã hội dân sự, người dân thật sự làm chủ. Nói học theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh thì tư tưởng, đạo đức yêu dân, kính dân, trọng dân phải được thực hiện thật thà và nghiêm túc. Muốn thế không chỉ hô hào đạo đức mà thực sự phải có cơ chế, có luật.
Cho nên Hồ Chí Minh nói: “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân”. Vì chính có dân chủ, “có thần linh pháp quyền” mới thật là trao vào tay dân cái chìa khóa vạn năng (passe par tout) để Dân tự mở các cánh cửa đi vào tương lai, văn minh, hạnh phúc, nhân ái, giàu mạnh, công bằng hiện đại.
5. Điều lo lắng “trước hết về Đảng”.
Hồ Chí Minh nhiều lần nói trong Đảng kém dân chủ, lại nói Đảng có khuyết điểm là lý luận kém, lại nói “chớ dán nhãn cộng sản lên trán”. Nếu còn sống, chứng kiến cái hiện thực hôm nay về quan liêu, tham nhũng chắc chắn Hồ Chí Minh sẽ nhận định: “Đảng ta kém cả về đạo đức”. Sự suy diễn này có lý. Vì những người không mắc bệnh tâm thần đều có thể quan sát và nhận định như thế.
Chỉ xin nói về ba cái lo lắng của Hồ Chí Minh về Đảng.
Một là vấn đề dân chủ trong Đảng. Hồ Chí Minh thường nói “quan liêu và tham nhũng vì kém dân chủ”. Đúng thế, nếu đảng viên thường (nghĩa là toàn Đảng) có cơ chế giám sát nhất định ngăn ngừa và chống được tham nhũng, quan liêu. Chính thế, vì kém dân chủ nên không tôn vinh được tài năng, không đề cao được đạo đức và văn minh. Kẻ kém tài đi tìm kẻ kém tài hơn, kẻ kém đức đi tìm người đức mỏng, mua quan, chạy chức, sự sàng lọc của cộng đồng (toàn Đảng) không thể xảy ra. Một đời lại một đời. Suy thoái, thoái hóa đã thấy ở trước mắt. Gần như mấy chục năm nay (có thể từ khi lập Đảng) hầu như không có người lãnh đạo nào quan tâm đến ý kiến sau đây của F. Ăngghen khi nói về dân chủ trong Đảng. Cái nguyên tắc được đề cao đến tuyệt đối lại là tư tưởng phản động của Staline về cái gọi là “nguyên tắc tập trung dân chủ”. Trong bài viết “Ngày hội của các dân tộc ở Luân Đôn”, Ăngghen viết: “Cuối cùng cũng phải làm sao để mọi người chấm dứt kiểu cư xử với các quan chức của Đảng – những người đầy tớ của mình – luôn luôn bằng sự tế nhị đặc biệt và thay thế cho sự phê bình lại ngoan ngoãn vâng lời họ như những kẻ quan liêu không bao giờ mắc sai lầm”.
Nếu cứ để tình trạng như Ăngghen nhận xét tồn tại chắc chắn khó thể hiện cái mong ước chân thành và Minh Triết về đạo đức và văn minh của Đảng.
Hai là khuyết điểm lý luận kém của Đảng thể hiện rõ và tai hại ở chỗ Đảng không nghiên cứu để làm theo những giá trị Minh Triết của C. Mác, Ăngghen, Hồ Chí Minh mà khư khư ôm lấy những giáo điều của mô hình Xô Viết, tư tưởng Diên An, những tư tưởng tả khuynh biệt phái và phản động Mao ít và Stalinien.
Ba là về lời khuyên chớ dán nhãn cộng sản thì ít ra là phải sửa một số điều quan trọng sau đây:
Về tên Đảng, comunism mà dịch là “cộng sản” thì do người Nhật dịch sai. Trong thuật ngữ comunism không có yếu tố nào chỉ sản mà ngữ nghĩa chỉ là chủ nghĩa cộng đồng. Ta theo Tàu, theo Nhật dùng sai ngót trăm năm nay. Bây giờ phải đính chính.
Liên quan đến tên Đảng, nhiều luận điểm và chính sách, chủ trương cụ thể không hề phản ánh những tư tưởng tiến bộ, hợp lý của C. Mác, Ăngghen. Như nói về phải đoàn kết và hợp tác với các đảng dân chủ, dân tộc, như nói về phát triển tự do cá nhân trong xã hội. Như nói về Dân chủ, như nói về pháp quyền. Các Mác cho rằng khi chưa có con người phát triển toàn diện và nền kinh tế sản xuất của cải dồi dào trên cơ sở kỹ thuật cao thì dù pháp quyền tư sản có hạn hẹp cũng không thể vượt qua. Ban lãnh đạo của Đảng lại nói pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã hình thành (!!!).
Rất nhiều vấn đề của lý luận Mácxít của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng đồng (chứ không phải cộng sản) cần được đặt ra nghiêm túc, thận trọng để tiếp thu cái nguồn trong trẻo chứ không phải khơi lấy cái mạch đục.
Hồ Chí Minh mách bảo cần văn minh và đạo đức, cần “khôn khéo” và sáng suốt. Cần có Minh Triết để hiểu đúng, làm đúng, ứng xử đúng. Hồ Chí Minh rất Minh Triết khi mách bảo phải bổ sung học thuyết của Mác bằng dân tộc học Phương Đông (xem bài Về tình hình Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ đăng ở phần Phụ lục, Tập II Toàn tập Hồ Chí Minh. Bộ mới). Hồ Chí Minh vận dụng Minh Triết của Việt Nam, của Phương Đông để dặn dò, huấn luyện Đảng Việt Nam, một Đảng mà Hồ Chí Minh mơ tưởng và ôm ấp, kỳ vọng.

6. Kết luận: Xin nêu lời khuyên về ứng dụng Minh Triết.
Thomas Jefferson (Tổng thống thứ tư và cha đẻ của Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ mà Hồ Chí Minh rất mê): “Nếu biết hội nhập Minh Triết vào quyền lực thì sẽ ít dùng quyền lực mà hiệu quả lớn”.
Lloyd Bruce (Anh quốc, Tiến sĩ chuyên ngành chiến lược điều hành, lãnh đạo): “Nếu những người lãnh đạo không biết Minh Triết và dùng Minh Triết, họ sẽ trả giá đắt cho sự vô tâm của mình”.
Nguyễn Khắc Mai
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
 

Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Doan: Tôi thấy nguy cơ lắm rồi các đồng chí ạ

Doan
Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Doan
Là người kín tiếng, cẩn trọng, nhưng nhắc đến dư nợ tín dụng “chỉ hơn 1%”, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan lên tiếng cảnh báo về tình trạng đồng vốn “gần như đóng băng”. Theo bà, việc ứ đọng vốn khiến DN không sản xuất kinh doanh được “phải được tập chung tháo gỡ ngay, không có thì chết”. “Tôi thấy nguy cơ lắm rồi các đồng chí ạ”.
Đồng vốn gần như bị đóng băng
Phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay 14.5, Phó chủ tịch nước nhìn nhận những khó khăn của nền kinh tế, đặc biệt là tình trạng các DN. “tất cả là từ đồng tiền” và tình trạng đồng vốn hiện nay, qua dư nợ tín dụng chỉ hơn 1% là “gần như đóng băng”. Theo bà, vấn đề cấp bách cần tập chung giải quyết chính là chính sách tiền tệ và quản lý dòng vốn. “Nếu cần thì phải khoanh nợ, giãn nợ”- bà nói.
Phó Chủ tịch nước cũng kêu gọi “Có ứng xử thật tốt đối với đầu tư công” bởi theo bà vấn đề điều hành, dù “không dám nhận xét, kết luận là giật cục, nhưng đang thế này mà chúng ta ngừng hết” khiến các địa phương, cơ sở gặp không ít khó khăn.
Nhìn nhận những vấn đề của nền kinh tế, Phó Chủ tịch nước cho rằng “quản lý của chúng ta có yếu kém”, đây là một trong những nguyên nhân khiến “Nền kinh tế bị phụ thuộc”. Thẳng thắn nói “Đây là nguy cơ”, bà Doan đặt câu hỏi nếu doanh nghiệp FDI mà rút hết thì nền kinh tế của chúng ta sẽ “rỗng”?!. “Tôi băn khoăn không biết hỏi ai- bà nói- Các doanh nghiệp FDI ra sức phát triển mở rộng sản xuất mà lại báo lỗ, không chịu nộp thuế. Cụ thể là Coca Cola, mở rộng sản xuất hết chỗ, trốn thuế, trốn nộp bảo hiểm cho người lao động. Ai chịu trách nhiệm chỗ này? Ai chịu trách nhiệm cần địa chỉ cụ thể chứ không thể chung chung mãi được nữa rồi.
Các bộ ngành tự giác, mạnh dạn xin rút đi
Đề xuất giải pháp tiết kiệm, chống lãng phí, Phó Chủ tịch nói thẳng về sự chồng chéo trong việc thực hiện 16 chương trình mục tiêu quốc gia. Chẳng hạn, có chương trình nước sạch riêng, trong khi Chương trình xây dựng nông thôn mới cũng lại nước sạch.
Dàn trải, chống chéo, tiền mất, trong khi cái gì, công trình nào cũng dở dang, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Doan thẳng thắn nói sự lãng phí “có ngay chính trong chủ trương của chúng ta”. “Tôi phải nói thật với các đồng chí là Bộ nào cũng muốn giữ (chương trình mục tiêu quốc gia) Nhưng chúng ta phải phải nhìn thẳng khó khăn của đất nước để mạnh dạn xin rút đi”- bà kêu gọi.
Nhắc lại cả 16 chương trình mục tiêu quốc gia này đều đã được Quốc hội biểu quyết thông qua, với việc quyết ngay từ khâu phân bổ ngân sách. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch nước đề nghị nếu giờ thấy bất hợp lý thì chính Quốc hội phải kiên quyết điều chỉnh, thậm chí cắt bỏ, ngay trong việc phân bổ ngân sách. “Chúng ta đang nể nang- bà nói- đặc biệt trong việc phân bổ ngân sách”. Đặt vấn đề trách nhiệm của Quốc hội bởi theo Phó Chủ tịch nước: “Quốc hội không dám bàn thì ai nói nữa”.
Nhắc lại rằng “Các phiên họp đều có kết luận có nhìn nhận kết quả giám sát không đi đến cùng, giám sát xong để đấy”, bà Doan kêu gọi việc tăng cường kiểm tra giám sát: “Chúng ta xúm nhau lại tạo sự đồng thuận để tìm những yếu kém trong quản lý, dù không nặng về xử lý, mà để khắc phục những yếu kém”, và việc này cần phải làm một cách kiên quyết, song song với việc “QH lần này đưa ra vấn đề tiết kiệm chi tiêu công, hội thảo, hội họp, đi nước ngoài”.
Đào Tuấn
(Blog Đào Tuấn)
 

Kiến nghị của luật sư Nguyễn Thanh Lương trước phiên tòa xét xử Nguyễn Phương Uyên

http://www.giaoduc.edu.vn/upload/image/2012/11/08/thue111.jpg

Nội dung điều 88 Bộ Luật Hình Sự không liên quan gì đến Tổ chức Đảng CSVN.
Tóm lại, Đảng CSVN và chính thể Nhà nước CHXHCN Việt Nam là hai chủ thể khác nhau. Xét cho cùng, đảng CSVN là một tổ chức chính trị, mỗi đảng viên CSVN cũng chỉ là một công dân của nước CHXHCN Việt Nam.
Do đó khẩu hiệu phỉ báng tổ chức Đảng CSVN không đồng nghĩa với phỉ báng chính quyền nên việc áp dụng tội danh tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam là trái với tinh thần và nguyên tắc suy đoán có lợi cho bị cáo. (Nếu không muốn nói là sự suy diễn, gán ghép không phù hợp và làm xấu đi tình trạng pháp lý của bị cáo).
Như vậy, áp dụng điều 88 BLHS nguyên do phần – khẩu hiệu phỉ báng Đảng CSVN sẽ làm cho bị cáo và dư luận xã hội không thuyết phục.


clip_image002
clip_image004
clip_image006
(Dân luận) 
 

Thế khó xử về an ninh tại châu Á

Những thời điểm quan trọng trong lịch sử hiếm khi được báo trước. Và khi thay đổi đó mang tính hệ thống, thì quy luật này càng đúng hơn. Tuy nhiên, có những dấu hiệu rõ ràng tại Đông Á cho thấy trật tự cũ do Mỹ chế ngự có thể không còn kéo dài nữa trước thách thức ngày càng lớn của Trung Quốc và sự yếu đi tương đối của cả Mỹ và Nhật Bản.
Bien Dong9Một sai lầm trong chính sách ngoại giao của Mỹ khi chỉnh sửa thực tế quyền lực mới này, hoặc một sai lầm của Trung Quốc trong việc thích nghi với các lợi ích lâu nay của Mỹ và Nhật, đều có thể gây nguy hiểm cho tương lai hứa hẹn của kỷ nguyên châu Á đã được tiên liệu, và đưa Đông Á trở lại quá khứ đẫm máu và chia rẽ. Và điều gì sẽ xảy ra trong khu vực quan trọng này cũng sẽ gây hậu quả tới toàn cầu.
Các trọng tâm quyền lực kinh tế và quân sự chắc chắn đang thay đổi từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương, rõ ràng Đông Á chưa bao giờ quan trọng đến như vậy trong trật tự quốc tế. Trước đây, thế giới chưa bao giờ chứng kiến ba cường quốc ưu việt nhất – Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc – cùng nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Việc này khiến mọi người đều cá cược rằng Trật tự thế giới cũ sẽ sụp đổ nhanh chóng.
Bien Dong9

Trong gần bảy thập kỷ, trật tự ấy đã gắn với sức mạnh kinh tế và quân sự của Mỹ, kể từ thất bại của Nhật Bản sau chiến tranh Thế giới II và được củng cố 55 năm sau đó bởi sự tan rã của Liên bang Xô Viết. Trong thời Chiến tranh Lạnh, vai trò bá chủ của Mỹ ở Đông Á bị lu mờ bởi nỗi ám ảnh và thực tế về sức mạnh quân sự của Liên Xô. Nhưng sau đó, trong một thời gian ngắn “đơn cực”, Mỹ dường như có thể chẳng cần phải lo ngại đến việc có một đối thủ cạnh tranh nào ngang tầm hoặc liên minh nào đủ sức đối trọng.
Nhìn lại quá khứ, nhiệm kỳ đầu của Tổng thống George W. Bush có thể được xem là thời cực thịnh của Nền hòa bình kiểu Mỹ (Pax Americana). Sau đó, nó đã hầu như tụt dốc vì nước Mỹ bị yếu đi sau 10 năm tham chiến ở khắp nơi, một hệ thống chính trị tắc nghẽn và hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Việc chính quyền Tổng thống Obama đặt trọng tâm vào châu Á, và ý định của ông “cách ly” khu vực này khỏi những cắt giảm ngân sách quốc phòng, cũng không thể che giấu thực tế rõ ràng rằng khả năng Mỹ định hình Đông Á không còn như trước nữa.
Một thời từng được xem là cái “mỏ neo” phương Bắc đáng tin cậy của hệ thống liên minh của Mỹ tại Đông Á và được tán dương về khả năng tự chủ và năng động của mình, nay Nhật Bản sau hai mươi năm vật vã với “căn bệnh” chính trị và kinh tế lại trở thành nguyên nhân chính dẫn tới sự yếu đi của Trật tự cũ.
Việc nhà máy điện hạt nhân Fukushima gần sụp đổ sau trận sóng thần kinh hoàng năm 2011 có thể được xem là một bằng chứng cho thấy sự ăn mòn của bộ máy chính trị ngày càng hướng nội của Nhật Bản. Nước này thiếu niềm tin và bị bủa vây bởi một loạt các vấn đề trong nước. Bế tắc lãnh đạo đã khiến Mỹ gặp khó khăn trong việc củng cố quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, cũng như muốn đảm bảo rằng đất nước Mặt trời mọc đang tiến về phía trước. Điều này được phản ánh trong việc hai nước không thể đạt thỏa thuận về tái bố chí căn cứ hải quân quan trọng của Mỹ trên đảo Okinawa của Nhật Bản.
Trong khi Nhật Bản vẫn là một nền kinh tế lớn, GDP của họ lại không tăng trưởng trong 20 năm qua, và nước này phải chịu sự nhục nhã của việc bị Trung Quốc vượt mặt, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm 2011. Trong khi đó, dân số Nhật Bản tiếp tục già đi và bị thu hẹp, khiến nước này phải đối mặt với tương lai bị tụt xuống vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng các nước trung lưu ở Đông Á.
Nhưng sự nổi lên của Trung Quốc là lý do chính dẫn tới sự mất khả năng từng một thời vô song của Mỹ đối với các vấn đề trong khu vực. Với dân số 1,4 tỷ người, hơn toàn bộ phần còn lại của Đông Á và Mỹ cộng lại, Trung Quốc là một nước trung tâm có tới nghìn năm chế ngự châu Á và giờ đang âm thầm muốn giành lại quy chế này. Giấc mơ của họ không hề viển vông, bởi nước Trung Quốc hiện đại có các nền tảng chiến lược để thực hiện điều đó.
Dân số và nền kinh tế của họ vượt xa Đức Quốc xã, Phát xít Nhật và cả Liên Xô – trước đây là những đối thủ bị sức mạnh Mỹ đánh bại. Sự tái nổi lên của Trung Quốc đặt ra những thách thức chiến lược của một tình thế phức tạp và quy mô lớn chưa từng thấy đối với Mỹ, cũng như phần còn lại của Đông Á.
Điều quan trọng còn chưa được biết rõ là con đường mà giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ đi theo, được đặt ra như một sự lựa chọn giữa việc là một quốc gia theo chủ nghĩa xét lại hay một cổ đông có trách nhiệm. Trên thực tế, Trung Quốc có thể là cả hai, phù hợp với các chuẩn mực của hệ thống quốc tế trừ khi các lợi ích cốt lõi của họ xung đột với các chuẩn mực này.
Trong khi được tiên liệu từ lâu – thực tế là các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã cảnh báo về các tác động chiến lược này từ giữa những năm 1990 – vai trò chế ngự mới của Trung Quốc tại Đông Á còn được thúc đẩy bởi hai sự kiện mới xảy ra gần đây, một về tài chính và một về địa chính trị.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 khiến nhiều người ở Trung Quốc tin rằng Mỹ đang suy yếu, kết quả của việc tiêu sài quá mức kiếm được. Niềm tin này có thể đã bị cường điệu quá, nhưng việc sở hữu hơn 1.000 tỷ USD đối với Trung Quốc rõ ràng đã đặt Mỹ vào vị trí không hề thoải mái khi bị coi là một “người được chu cấp” bởi đối thủ cạnh tranh chính của mình.
Quan niệm về sự suy yếu tài chính của Mỹ rõ ràng đã khuyến khích giới lãnh đạo Trung Quốc tìm các lợi thế địa chính trị so với Mỹ trong các không gian cạnh tranh đặc biệt là tại Đông Á. Đáng quan tâm nhất là sự kiên quyết của Bắc Kinh trong việc bảo vệ các yêu sách của mình đối với các vùng biển đảo và tài nguyên đang tranh chấp tại biển Hoa Đông và biển Đông.
Trong quan hệ với các nước lớn khác ở châu Á, như Nhật Bản và Ấn Độ, Trung Quốc tỏ ra ngày càng hay gắt gỏng, và nhiều quốc gia Đông Nam Á lo ngại rằng Trung Quốc sẽ chỉ hứa hão về chủ nghĩa công bằng khu vực khi họ trở nên hùng mạnh hơn về kinh tế và quân sự. Trong hai năm qua, Trung Quốc tuyên bố biển Đông là một “lợi ích cốt lõi” và nhiều lần nêu rõ rằng sẽ tiếp tục bảo vệ chính quyền của Triều Tiên bất chấp các khiêu khích liên tiếp của Bình Nhưỡng.
Trung tâm những nỗi lo của Mỹ và khu vực về các ý định quân sự của Trung Quốc trong tương lai là các tham vọng chiến lược “bảo vệ biển xa”, nhằm đẩy Hải quân Mỹ ra xa bờ biển Trung Quốc nhất có thể. Trung Quốc có “khiếu” biến ba hạm đội bảo vệ bờ biển của mình thành một lực lượng hải quân biển xa có khả năng kiểm soát Tây Thái Bình Dương và cả việc phô trương sức mạnh biển đáng kể tự Trung Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Mục đích chiến lược của Bắc Kinh dường như là một Học thuyết Monroe kiểu Trung Quốc, và họ đang nhanh chóng tăng cường các năng lực để thực hiện mục tiêu đầy tham vọng này. Từ một viễn cảnh Trung Quốc, việc này có ý nghĩa chiến lược đầy đủ. Rốt cuộc, nếu một nước Mỹ nổi lên có thể tạo ra một Học thuyết Monroe trong thế kỷ 19 thì tại sao một Trung Quốc đang lên trong thế kỷ 21 lại không tìm kiếm một kết cục giống như vậy ở Tây Thái Bình Dương? Vấn đề là quyết tâm của Bắc Kinh đẩy lùi Hải quân Mỹ ra xa lại đang làm xáo trộn cán cân quyền lực tại khu vực và leo thang căng thẳng không chỉ với Mỹ mà cả với Nhật Bản.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản vốn đã đầy những căng thẳng. Chẳng bên nào có khả năng vượt qua những thù hằn trong lịch sử đang ảnh hưởng tới cách hành xử hiện tại của họ và ngăn cản mọi khả năng xích lại gần nhau, bất chấp thực tế là thương mại song phương đang “bùng nổ” và họ ngày càng phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế.Những căng thẳng rõ ràng này cứ đến hẹn lại lên, cho thấy những đường hướng sai lầm sâu sắc giữa hai nước và nguy cơ tính toán nhầm. Ví dụ nghiêm trọng nhất gần đây xảy ra ngày 7/9/2010, khi căng thẳng lên cao liên quan đến quyền sở hữu quần đảo đang tranh chấp mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Nhật Bản gọi là Senkaku trên biển Hoa Đông dẫn tới một sự đối đầu nghiêm trọng sau khi một tàu cá Trung Quốc va chạm với tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản trong một vụ rượt đuổi. Vụ việc đã kéo tụt quan hệ Trung – Nhật xuống mức thấp hơn thời hậu chiến tranh Lạnh. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy người dân hai nước rất không hài lòng về nhau: 87% người Nhật và 79% người Trung Quốc coi nước kia là “không đáng tin cậy”; 79% người Nhật coi Trung Quốc là một mối đe dọa quân sự.
Có thể là sai khi suy diễn từ các hành động này rằng Trung Quốc đang có ý định đối đầu quân sự với Mỹ và Nhật Bản, hay cho rằng họ sắp thay thế Mỹ là cường quốc có ảnh hưởng nhất trong khu vực. Nhưng thái độ xác quyết mới đây của Trung Quốc cho thấy căng thẳng về thể chế tất yếu xảy ra khi một cường quốc mới nổi thách thức trật tự đang tồn tại, và như vậy, thách thức vị trí của quốc gia đang bá chủ trước đó.
Giáo sư Richard Rosecrance (trường Đại học Harvard, Mỹ) và giáo sư Jia Qingguo (trường Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc) phân tích rằng trong 500 năm qua, sáu trong số bảy thách thức lớn đối với trật tự đang tồn tại đã dẫn tới xung đột nghiêm trọng. Chúng ta đều biết rằng các mối liên hệ kinh tế và thương mại giữa các cường quốc muốn chế ngự và đang chế ngự không thể giảm bớt nguy cơ xung đột, như trường hợp Anh và Đức một thế kỷ trước, khi sự phụ thuộc sâu sắc vào nhau về kinh tế cũng không giúp họ tránh phải lao vào chiến tranh năm 1914. Vì vậy, sẽ là một sai lầm lớn nếu kết luận rằng quan hệ mật thiết giữa Mỹ và Trung Quốc khiến cuộc xung đột quân sự là điều không tưởng.
Một số nhân vật tự do cho rằng đặc điểm duy nhất, bản sắc văn hóa và kinh nghiệm lịch sử của Trung Quốc khiến họ ít hiếu chiến hơn các nước khác. Theo quan điểm này, Trung Quốc là một nước đặc biệt và có chính sách đối ngoại rất khác biệt. Tuy nhiên, phân tích cho rằng Trung Quốc xét về lịch sử ít hiếu chiến hơn hay ít theo chủ nghĩa bành chướng hơn các nước phương Tây hay phương Đông cũng không thuyết phục.
Giống như nhiều quốc gia hùng mạnh khác, và đặc biệt là Mỹ, Trung Quốc có một truyền thống bành chướng lãnh thổ lâu dài, họ đã đánh bại hoặc ép buộc người dân và các quốc gia láng giềng. Dù khác về bản chất so với chủ nghĩa đô hộ của châu Âu, nhưng mục đích của hệ thống chư hầu của Trung Quốc là sự áp đặt một Trung Quốc bá chủ đối với nhân dân và xã hội láng giềng, một đặc điểm vẫn còn tồn tại tới ngày nay đối với các nước châu Á.Trong khi Bắc Kinh xem việc tái thống nhất đảo Đài Loan và bình định Tây Tạng là việc lập lại quyền của Trung Quốc đối với các mảnh đất của tổ tiên đã mất vào tay những người nước ngoài phản bội, thì hoàn toàn có thể đưa ra một kết luận khác: các chính sách của Bắc Kinh đối với Đài Loan và Tây Tạng cho thấy cách hành xử tương tự của Trung Quốc đối với cả khu vực rộng lớn hơn. Chắc chắn, chính sách phục thù của Trung Quốc không giúp xây dựng niềm tin rằng một Nền hòa bình kiểu Trung Quốc (Pax Sinica) có thể tỏ ra là công bằng hơn, ổn định và hòa bình hơn Pax Americana.
Nhưng nếu Pax Sinica hụt hơi và Pax Americana không thể kéo dài dạng thức hiện nay của nó, thì kiểu trật tự mới nào sẽ nổi lên tại Đông Á có thể giúp duy trì hòa bình và thể hiện được nguyện vọng của tất cả các nước trong khu vực?
Một khả năng là “Bản đồng ca châu Á”. Lấy cảm hứng từ thỏa thuận quyền lực hậu Napoleon, điều hành châu Âu trong đa phần thế kỷ 19, những người ủng hộ một Bản hòa đồng ca châu Á cho rằng nếu thiếu một quốc gia có thể đứng đầu, một phiên bản châu Á đương đại của sự phối hợp châu Âu có thể duy trì tốt hòa bình và ổn định trong khu vực. Tuy nhiên để trở nên đáng tin cậy và được đảm bảo, chỉ các nước mạnh nhất mới có quyền giành một ghế quanh chiếc bàn tròn. Năm ứng cử viên dễ thấy là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Indonesia.Một vấn đề rõ ràng với mô hình này là liệu các nước nhỏ hơn ở Đông Á có sẵn sàng nhất trí gắn lợi ích cá nhân hoặc tập thể của mình với các nước lớn hay không. Điều này đi ngược lại cuộc công kích chủ nghĩa khu vực Đông Á trong hai thập kỷ qua, khi mà các nước nhỏ hơn nhấn mạnh đến quyền của mình và cách xử lý tập thể đối với các vấn đề an ninh khu vực.
Việc này cũng chưa tính đến sự phân bố quyền lực toàn cầu đi kèm với cái mà Fareed Zakaria gọi là “sự nổi lên của phần còn lại”. Các nước tầm trung đòi một tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề khu vực và quốc tế, và sẽ không chấp nhận sự trở lại của bất kỳ cường quốc bá chủ nào trước đây.
Cũng rất khó để thấy các nước lớn đạt nhất trí về một vai trò quản lý của mô hình Bản đồng ca châu Á. Nhật Bản quá yếu; Trung Quốc thì không sẵn sàng, và các giá trị chính trị của họ quá khác; Ấn Độ thì chỉ quan tâm đến các vấn đề của mình; còn các tham vọng địa chính trị của Indonesia lại gắn với Đông Nam Á; Mỹ chẳng có nguồn lực để đóng một vai trò lãnh đạo nổi bật tại châu Á.
Còn về ý kiến cho rằng Mỹ nên chấp nhận sự tất yếu và chia sẻ quyền lực với Trung Quốc như một nước bình đẳng? Song song với G-2 sẽ là một châu Á -2, cho phép Bắc Kinh và Washington chia sẻ khu vực thành các vòng ảnh hưởng giống như Mỹ và Liên Xô từng quản lý một nửa châu Âu trong thời đầu chiến tranh Lạnh.
Dù trông bề ngoài có vẻ hấp dẫn vì cho thấy triển vọng một sự chuyển tiếp hào bình sang một trật tự quốc tế mới, nhưng cách chia sẻ quyền lực này giữa Mỹ và Trung Quốc ít khả năng xảy ra vì hai lý do. Một là không có chính quyền nào ở Mỹ, vì tính phức tạp chính trị của họ, lại sẵn lòng chia miếng bánh quyền lực với Trung Quốc, và Trung Quốc cũng vậy. Thứ hai, quy chế nước lớn mới của Trung Quốc khó mà bị cản trở. Nó cũng không được đảm bảo là sẽ kéo dài, vì đất nước này đang phải đối mặt với các thách thức lớn về môi trường, tài nguyên, kinh tế và dân số, chưa kể tới một đối thủ là Mỹ đang không có dấu hiệu nào rơi vào suy yếu bất chấp tình hình kinh tế khó khăn hiện nay của họ. Sớm hơn họ nghĩ, Bắc Kinh có thể phải đương đầu với nguy cơ một Washington trỗi dậy quyết tâm giành lại các lợi ích chiến lược của mình.
Như vậy, câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào Trung Quốc và Mỹ có thể đảm bảo rằng cuộc cạnh tranh lành mạnh sẽ không dẫn tới một sự dửng dưng làm nghiêm trọng thêm sự bấp bênh vốn có và dẫn tới xung đột nghiêm trọng? Có thể Bắc Kinh sẽ rất khó, nếu không muốn nói là không thể, duy trì chiến lược chính trị và quân sự hiện nay của mình tại Tây Thái Bình Dương.Giống như bất kỳ quốc gia nào khác, Trung Quốc tự cho mình quyền hiện đại hóa lực lượng vũ trang và bảo vệ các lợi ích an ninh chính đáng của mình. Nhưng thái độ xác quyết của Bắc Kinh trong yêu sách lãnh thổ tại biển Đông lại phản tác dụng – làm các nước láng giềng xa lánh, khiến quốc tế lo ngại về các tham vọng chiến lược của Trung Quốc và gây ra các hành động bao vây trong khu vực. Thách thức của Trung Quốc đối với sức mạnh biển của Mỹ tại Đông Á đánh vào niềm tin từ lâu của Mỹ rằng vai trò ưu việt về hải quân tại Thái Bình Dương không chỉ quan trọng đối với an ninh của Mỹ mà cả đối với vị trí cường quốc bá chủ toàn cầu của họ.Vấn đề ở đây là các phát biểu chính thức – thường gay gắt và không thỏa hiệp – của Bắc Kinh khi nói về các vấn đề nhạy cảm chính trị hay chủ quyền, cũng như việc chính phủ sẵn sàng chấp nhận, thậm chí đôi khi còn thúc đẩy, tình cảm dân tộc trong nước, càng làm nghiêm trọng và phức tạp thêm các cuộc tranh chấp với Mỹ và Nhật Bản. Một Trung Quốc ngày càng đa nguyên và kết nối toàn cầu đồng nghĩa với việc chính sách đối ngoại không còn là khu vực cấm của riêng Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị và nhóm nhỏ các quan chức về chính sách tại Bộ Ngoại giao và Chính phủ ủng hộ chính sách đó. Chủ nghĩa dân tộc thể hiện trên các chat rooms (diễn đàn trao đổi trên mạng internet), các trang blog và các trang mạng internet đang khiến việc quản lý các quan hệ Trung – Mỹ và Trung – Nhật trở nên phức tạp và khó lường hơn.Tất nhiên, không có nước nào là không bị các nước đối thủ chưởi rủa, nói xấu, mà điều này đã được chứng thực bởi việc “nói xấu Nhật Bản” tại Hoa Kỳ trong những năm 1980. Nhưng Ác thần của chủ nghĩa dân tộc cực đoan có một hiệu ứng đặc biệt gây bất ổn ở Trung Quốc, nơi mà các bài báo giật gân và kích thích cảm xúc, mà thường được so sánh với báo lá cải phương Tây, đã làm cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc khó tránh được cường điệu hóa thay vì đánh giá ý định và khả năng có chủ ý của Mỹ. Nếu Bắc Kinh chưa sẵn sàng cho một nền báo chí tự do, nó phải chịu trách nhiệm về các vụ nổ của một nền báo chí có kiểm soát.Trong khi đó, thách thức của Mỹ là phát triển một chiến lược gắn kết hơn về Trung Quốc, theo đó công khai thừa nhận các lo ngại về tài nguyên của Tủng Quốc, từ đó có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ các hải trình qua Tây Thái Bình Dương. Điều còn thiếu trong nhiều cách giải thích của phương Tây về cách hành xử xác quyết hơn của Trung Quốc gần đây là sự thừa nhận tầm quan trọng kinh tế mà Bắc Kinh gắn với vùng biển mang tính sống còn này, được coi là một ống dẫn chính tới thương mại thế giới và một kho khoáng sản giàu có và nguồn hải sản phong phú. Đến năm 2030, có tới 80% nhu cầu dầu và 50% nhu cầu khí đốt của Trung Quốc sẽ phải nhập bằng đường biển, thông qua eo biển Malacca – nơi được coi là một nút thắt cổ chai trên biển từ xưa vì nó hẹp và cạn, hạn chế số lượng tàu bè qua lại hàng ngày, và vì nó dễ bị áp đặt lệnh cấm hoặc phong tỏa môi trường.Tỷ lệ gia tăng nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc hiếm thấy, nếu không muốn nói là chưa từng thấy trong lịch sử. Trong chưa đầy 20 năm, nước này đã chuyển từ một nước xuất khẩu ròng sang nhập khẩu hơn 55% nhu cầu về dầu mỏ trong nước, với việc nhập khẩu dầu thô tăng tới tận 17,5% riêng trong năm 2010.
Tính dễ bị tổn thương về tài nguyên này tác động rất mạnh tới suy nghĩ của các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc, những người bên cạnh việc lo ngại chủ nghĩa khủng bố, hải tặc và tình trạng xâu xé nguồn cung năng lượng của họ, đã ý thức rõ rằng đối thủ cạnh tranh chính của họ đang thể hiện quyền kiểm soát hải quân tại Eo biển Malacca và hầu hết vùng Tây Thái Bình Dương.
Nêu ra thế tiến thoái lưỡng nan tại Malacca như trên, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã bày tỏ các lo ngại này vào năm 2005, và các quan chức dưới quyền ông đã nói rõ rằng Trung Quốc không còn muốn giao nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho các hải trình ở Tây Thái Bình Dương vào tay Hải quân Mỹ nữa. Như vậy, dù Mỹ và Nhật Bản có thích hay không, lực lượng hải quân Trung Quốc sẽ tiến xa hơn ra Tây Thái Bình Dương, đến tận miền Nam Eo biển Malacca. Đây là một hậu quả của sức nặng kinh tế và chiến lược ngày càng tăng của Trung Quốc, giống như sự nổi lên của Hải quân Mỹ đã báo trước sự nổi lên của Mỹ là một cường quốc lớn từ cuối thế kỷ 20.
Một điểm nguy hiểm khác nằm ở các mâu thuẫn trong cách hành xử và cách tiếp cận của Mỹ với Trung Quốc. Trong hai thập kỷ qua, chính sách Trung Quốc của Mỹ đã là một hỗn hợp giữa cam kết, đối tác, cạnh tranh, bao vây và lên lớp về cấu trúc chính trị bên trong Trung Quốc. Khi sự oán giận và thù địch đối với một Bắc Kinh đang nổi lên, chính quyền Mỹ đối mặt với thách thức đảm bảo rằng Trung Quốc không trở thành một kẻ bung xung cho sự lơ là chính sách đối nội của Mỹ hoặc thay thế Liên Xô làm “mẹ mìn” chiến lược mới. Mọi âm mưu biến Trung Quốc thành quỷ sẽ phản tác dụng đối với lợi ích chiến lược của Mỹ tại Đông Á. Nó có thể làm giảm bớt sự ôn hòa của giới lãnh đạo Trung Quốc và khuyến khích một cách trả đũa có thể làm nghiêm trọng thêm các căng thẳng sẵn có.
Mỹ và Trung Quốc quản lý quan hệ của mình như thế nào sẽ có ảnh hưởng chiến lược đối với toàn khu vực Đông Á. Khi cạnh tranh gia tăng, việc ngăn chặn các cuộc xung đột leo thang sẽ không hề dễ. Điều này không phải là tất yếu vì Bắc Kinh tìm cách bành chướng lãnh thổ, trở thành một cường quốc theo chủ nghĩa xét lại, hay có bất đồng sâu sắc với Washington về các giá trị. Có lẽ, nó có thể được quản lý. Mối nguy hiểm thực sự là tính dễ tổn thương về năng lượng của Trung Quốc, cảm giác mình được quyền làm và quyết tâm lập lại vị thế bá chủ từng có trong lịch sử tại Đông Á sẽ làm sâu sắc thêm những lo ngại trong khu vực về cách hành xử của Trung Quốc và gây ra phản ứng đáp trả của Mỹ và Nhật.Điều này có thể đặt ra một cách hiểu đương đại về thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh cổ điển từ nửa thế kỷ trước của nhà lý luận nổi tiếng của Mỹ về quan hệ quốc tế Kenneth Waltz: trong khi tìm cách tăng cường an ninh của mình bằng cách xây dựng một lực lượng quân sự hùng mạnh, các nước lớn thường làm gia tăng sự bất ổn của nước khác vì sức mạnh quân sự này thường bị xem là một nguy cơ tiềm ẩn hơn là một biện pháp hợp lý và mang tính phòng vệ.
Cũng vậy, ý định của Trung Quốc nhằm thử phản ứng của Washington tại Tây Thái Bình Dương đã dẫn tới phản ứng gay gắt có thể dự đoán của Mỹ. Hải quân và Không quân Mỹ đang nghiên cứu các kế hoạch nhằm ngăn chặn và phá hủy các năng lực tên lửa lớn của Trung Quốc bằng một chiến lược “chiến tranh không-biển” mới, chiến lược thu hút nhiều sự chú ý trong giới chính trị ở Washington. Điều này không hẳn sẽ biến thành một cuộc chạy đua vũ trang tổng lực, thể hiện bởi sự lo ngại của các nước khác trước sức mạnh quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc. Tránh kết cục tồi tệ nhất sẽ đòi hỏi một cam kết lâu dài, bền vững nhằm xây dựng lòng tin và ngoại giao đề phòng, cũng như xây dựng một hệ thống quản lý nguy cơ hiệu quả có thể tránh các tranh chấp và sự cố cục bộ leo thang thành các cuộc xung đột lớn trên toàn khu vực.Tóm lại, sự tan rã của Trật tự cũ tại Đông Á đã tạo ra một thế cân bằng quyền lực mỏng manh, gây ra bất ổn bởi những tham vọng khu vực (có thể hiểu được) của Trung Quốc, và sự quyết tâm có thể hiểu được của Mỹ trong việc bảo vệ vị thế bá chủ khu vực vốn có của mình nhiều nhất có thể. Liệu hai cường quốc này có thể quản lý thành công sự chuyển giao mong manh này và từ đó ổn định thế cân bằng quyền lực trong khu vực hay không vẫn là một câu hỏi trọng tâm mà châu Á – và cả thế giới – đang phải đối mặt trong thời đại của những biến động toàn cầu này.
Alan Dupont - The National Interest
Châu Giang dịch
* Alan Dupont, giáo sư về an ninh quốc tế, Giám đốc Viện An ninh Quốc tế và Phát triển tại Đại học New South Wales ở Sydney, Australia.
(TCPT)

Trả đũa, lá bài cuối cùng của Trung Quốc trên Biển Đông

Bành trướng và cậy mạnh, sử dụng vũ lực là mục đích và phương tiện cho các hành động, hành xử xuyên suốt từ cổ chí kim của giới cầm quyền Trung Quốc với các láng giềng.
Khiêu khích, tạo cớ để tấn công ‘trả đũa”
Khi nhân loại chưa văn minh, các quốc gia trên thế giới không có quan hệ với nhau về chính trị, kinh tế, chỉ ai biết đấy và Luật pháp quốc tế là luật rừng “cá lớn nuốt cá bé” thì “bành trướng” (xâm lược lãnh thổ của quốc gia láng giềng) quá đơn giản.
Một quốc gia nào mà bất chấp đạo lý thì chỉ cần có “quân hùng, tướng mạnh” là tiến hành “bành trướng”. Các quốc gia nhỏ bé có gan chống lại được thì tồn tại còn không thì thường bị thôn tính là chuyện dễ xảy ra.
Bởi vậy, tư tưởng bành trướng nếu còn tồn tại trong giới lãnh đạo của quốc gia nào đến thời đại ngày nay thì cậy mạnh, sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực luôn là phương tiện của mọi hành động, hành xử, trong quan hệ láng giềng, là tư duy của thời bộ lạc thị tộc chứ không phải là tư duy trong thế giới hiện đại văn minh.
Thế giới ngày nay, mối quan hệ kinh tế, chính trị, quân sự, đan xen nhau đã khắc chế rất nhiều cái Luật rừng “cá lớn nuốt cá bé”. Do đó, bành trướng không còn dễ dàng triển khai, nếu bất chấp sẽ bị lên án, dẫn đến bị cô lập và có thể sẽ phải chống lại cả thế giới.
Cho nên, khiêu khích, tạo cớ để đánh lừa dư luận thế giới, che đậy hành động phi nghĩa, vô nhân đạo cho mục đích sử dụng vũ lực (gây chiến tranh) với cái gọi là “hành động trả đũa” chỉ là một hành động mới phát sinh trong tình hình mới.
Trên Biển Đông, nói rằng Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với các nước trong khu vực như Việt Nam, Philippines, Malaisia…là không chính xác.
Hành động đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, một số đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988, chiếm bãi Scarborough với Philipines và đặc biệt gần đây là hành động để biến Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc, chính xác gọi là hành động bành trướng, xâm lược chứ không phải là hành động tranh chấp.
Bành trướng, xâm lấn chủ quyền các quốc gia láng giềng luôn gắn liền với cậy mạnh, đe dọa dùng vũ lực và khi cần thiết dùng vũ lực để đánh chiếm là nước cờ “bất khả kháng”, là chiến lược không thể thay đổi của Trung Quốc.
Đương nhiên, ngày nay, bành trướng không dễ dàng, êm ả mà gặp rất nhiều trở ngại, bởi quốc gia nào dù là nhỏ, yếu cũng chống lại và thế giới cũng không khoanh tay bàng quan đứng nhìn.
Điều mà Trung Quốc lo sợ nhất là khi các quốc gia nhỏ bé này liên kết lại với nhau, khi các quốc gia này biết tranh thủ hợp tác quốc tế để tạo ra một địa chính trị thuận lợi cho mình, cho khu vực. Lúc đó, chiến lược bành trướng của Trung Quốc hoàn toàn phá sản.
Chính vì vậy, chúng ta chẳng có gì là ngạc nhiên khi trên Biển Đông, Trung Quốc bằng mọi cách để thứ nhất là chia rẽ khối ASEAN, thứ hai là ngăn cản sự hợp tác của các nước trong ASEAN với Nhật Bản, Mỹ và Nga và cuối cùng là khiêu khích trắng trợn nhằm tạo cớ “để tấn công trả đũa” mà thực chất là dùng vũ lực xâm chiếm biển đảo của láng giềng nào mà Trung Quốc đã làm cho “trơ trọi”.
 Quân cảng Cam Ranh, con bài chiến lược của Việt Nam, là nơi biểu hiện sự hợp tác quân sự tin cậy, toàn diện Việt-Nga, là nơi Việt Nam sẵn sàng dành cho các tàu chiến của Nga được hưởng ưu tiên đơn giản hóa thủ tục khi ghé vào.
Quân cảng Cam Ranh, con bài chiến lược của Việt Nam, là nơi biểu hiện sự hợp tác quân sự tin cậy, toàn diện Việt-Nga, là nơi Việt Nam sẵn sàng dành cho các tàu chiến của Nga được hưởng ưu tiên đơn giản hóa thủ tục khi ghé vào.
Phô trương sức mạnh, khiêu khích trắng trợn buộc đối phương hoặc run sợ, chịu mất chủ quyền hoặc động thủ trước tạo cớ cho Trung Quốc dùng sức mạnh áp đảo đánh chiếm là lá bài cuối cùng mà Trung Quốc thực hiện trên Biển Đông.
Giới quan sát  không khó để nhận biết đối tượng mà Trung Quốc nhắm tới sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Vương Nghị.

Bình tĩnh, cương quyết và khôn khéo
Biển Đông không phải là “ao nhà” của Trung Quốc nhưng cũng không phải của Việt Nam toàn bộ, nó đủ rộng cho các quốc gia trong khu vực.
Việc giàn khoan “khủng” của Trung Quốc neo cách Hồng Kông 350 km hướng đông nam thì ảnh hưởng đến gì chúng ta?.
Trước sự việc Trung Quốc cho 32 tàu đánh cá vào khu vực Trường Sa, Bộ NG Việt Nam đã tuyên bố “theo dõi sát sao đoàn tàu đánh cá này”…nghĩa là nó sẽ hoạt động ở đâu, có vi phạm Luật biển Việt Nam hay không, tại vì Luật biển Việt Nam nói rõ nếu có điều nào chưa phù hợp thì lấy Công ước LHQ về Luật biển 1982 làm căn cứ… Đó mới chính là sự bình tĩnh cần thiết.
Dân tộc Việt Nam, quân đội Việt Nam bất luận thời nào đều có một quan điểm rõ ràng nhất quán như một lời thề của hồn thiêng sông núi là, cho dù kẻ thù có mạnh đến đâu, hung hãn đến đâu cũng chẳng bao giờ sợ, nếu xâm phạm vào chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc thì đều bị đánh đuổi, nghĩa là sẵn sàng chấp nhận chiến tranh, dù rất yêu chuộng hòa bình.
Không ai, đặc biệt là Trung Quốc, nghi ngờ về điều này vì lịch sử đã chứng minh.
Chính vì sẵn sàng chấp nhận điều xấu nhất có thể xảy ra  cho nên Việt Nam vạch ra được một “giới hạn đỏ” để chủ động đối phó. Cương quyết và khôn khéo đấu tranh để đối phương không được bước qua giới hạn đỏ đó bằng mọi biện pháp có thể.
Chẳng hạn, nếu Trung Quốc cho tàu cà ngang ngược, bất chấp vào EEZ của Việt Nam thì chúng ta buộc họ phải rời khỏi bằng giải pháp nào nhẹ nhàng nhất nhưng có hiệu quả nhất hơn là dùng những giải pháp “ghê gớm” mà khiến ta “bị thua thiệt”.
Hành động của CSB Philipines bắn vào tàu cá Đài Loan là manh động, dại dột, tuy rất “ghê gớm” nhưng hậu quả là sẽ bị nhiều “thua thiệt”.
Tại sao khi Trung Quốc gây căng thẳng, Nhật Bản quyết định “làm mới” mối quan hệ với Mỹ, Nga, Ấn Độ? Tại sao Philipines lại muốn cho Mỹ sử dụng căn cứ Subic? Tại sao Triều Tiên kiên quyết sở hữu bằng được VKHN?...
Còn Việt Nam? Chúng ta có nhiều mối quan hệ, nhiều thứ để đấu tranh với Trung Quốc về Biển Đông mà có khi không nhất thiết phải ngay trên Biển Đông. Đó chính là sự khôn khéo trong đối ngoại chính trị, quốc phòng mà Việt Nam hoạt động như chàng Sơn Tinh “(khi) càng dâng nước thì (mới) càng cao ngọn núi”.
Điều hỗ trợ quyết định bền vững cho mọi giải pháp là Việt Nam biết đánh và dám đánh bất cứ ai nếu xâm hại chủ quyền. Không có điều cơ bản này mọi giải pháp đều không có giá trị, giống như nhà không móng.
Chẳng phải đơn giản hay kích động, khi tờ Chinese Today tự xem như là phiên bản của tờ Nhân Dân nhật báo Trung Quốc nhận định trong số 5 nước 6 bên tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông thì Việt Nam là "đối thủ đáng ngại" nhất của Bắc Kinh và Việt Nam là nước "có gan" nhất đương đầu với Bắc Kinh trên Biển Đông.
Đúng thế, “có gan” bởi Việt Nam bắt đầu bằng quan điểm nhất quán như đã nêu trên. Việt Nam buộc phải như thế trong khi rất muốn là một láng giềng hữu nghị, thân thiện.
Nếu như có ai đó tin rằng Việt Nam gây chiến chiếm biển đảo với Trung Quốc, “bắt nạt” Trung Quốc thì đó là kẻ thiểu năng trí tuệ, còn ai cố tình tuyên truyền như vậy kích để động dân chúng nước họ…thì làm sao họ có thể thắng trong cuộc chiến tranh hiện đại bằng lực lượng mù quáng như vậy?
Lê Ngọc Thống
(Đất Việt)
 

Bị ném tiền bo vào mặt, khách Pháp choáng váng

Sau một ngày tham quan, Sénèchal muốn được đi xích lô dạo mát. Sau chừng 20 phút ngồi trên xích lô, cô trả tiền và bo 20.000 VNĐ cho người lái. Không ngờ bị anh ta chê ít và quăng tờ tiền vào mặt cô.
“Luộc” tiền khách Tây ở Huế
Chủ động trò truyện với một du khách người Pháp khi mới đặt chân cùng đoàn đến chợ Bến Thành, TP.HCM nhưng anh chàng này lại tỏ ra lúng túng và xem trước ngó sau, tay giữ khư khư chiếc ba lô. Để trấn an và tránh gây những hiểu lầm đáng tiếc, tôi tự giới thiệu là PV thì vị du khách mới thở phào nhẹ nhõm và tỏ thái độ thân thiện.
Những khách Tây có thể ồ ạt đến Việt Nam khi chỉ xem một bộ phim hay, đọc sách báo nói về đất nước mình
Anh cho biết, đây là lần đầu tiên anh tới Việt Nam cùng với đoàn người Pháp của mình với mục đích khám phá những địa danh nổi tiếng. Nhưng sau những trải nghiệm tại chợ Đông Ba - Huế vừa qua khiến anh vơi mất nửa cảm tình.
“Khi tôi vừa bước xuống xe để tham quan, thì bỗng ở đâu có một đoàn người tiến tới ngỏ ý có một cọc tiền xu Euro rất cần được đổi. Tôi liền đồng ý đổi thì họ nói với chúng tôi cần đổi tiền mệnh giá 20 Euro. Sau khi đưa tiền, họ giúi vào tay tôi một nắm tiền xu euro và bỏ đi. Một lúc sau khi kiểm tra lại số tiền ấy thì mới phát hiện ra một điều gian dối là lẫn trong đám tiền xu ấy có cả đồng tiền xu của Thái Lan, gần như giống y chang tiền xu Euro nhưng giá trị thấp hơn rất nhiều”, vị du khách bức xúc nói.
Emmanvelle Sénèchal - một du khách nữ đi cùng đoàn cũng cho hay, cô bị mất mấy chục Euro, mặc dù số tiền này không đáng nhưng rõ ràng sự cố vừa rồi đã làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam rất nhiều. Bởi cô đã từng tới đây hai lần.
“Lần thứ nhất, mọi chuyện đều êm đẹp nên khi trở về, đi tới đâu tôi cũng nói về phong cảnh, văn hóa, ẩm thực… Việt Nam cho bạn bè mình nghe. Nghe xong họ rất thích và hứa sẽ tới thăm đất nước Việt Nam xinh đẹp trong một ngày gần nhất. Vậy mà…”, Emmanvelle Sénèchal nhún vai tỏ vẻ rất tiếc.
Chê ít, ném tiền “bo” vào mặt du khách
Song điều du khách cảm thấy “sốc” hơn khi đến Việt Nam là hành động khiếm nhã của một số người Việt. Cũng theo Emmanvelle Sénèchal khi cô tới Hà Nội và Huế luôn bị làm phiền bởi một đội quân xích lô, đặc biệt là ở Huế. Sau một chuyến tham quan, Sénèchal muốn được đi xích lô dạo mát. Sau chừng 20 phút ngồi trên xích lô, cô trả tiền và bo 20.000 VNĐ cho người lái.
Trong lúc nhiều người dân Việt Nam đang ra sức quảng bá hình ảnh đất nước tươi đẹp, thân thiện, thì một số con sâu lại làm cho du khách ấn tượng xấu vô cùng (ảnh minh họa)
Sénèchal hoảng hốt nhớ lại: “Không ngờ anh ta quăng tờ tiền vào mặt tôi và lẩm bẩm gì đó trong miệng khiến tôi sốc vô cùng. Sau này, tôi mới biết được, họ chê tiền bo ít nên mới có hành động như vậy”.
Không những vậy, tại nhiều điểm du lịch khác như Hoa Lư – Ninh Bình, nhiều du khách cũng phàn nàn vì những “thói hư tật xấu” của người Việt. Chỉ có quãng đường vào trong động bơi thuyền rồi đi lên bờ mà du khách đã bị làm phiền hết lần này đến lần khác. Nào là lúc ở trong hang động, người lái thuyền đòi khách cho 1 USD. Lên trên bờ chưa được ít phút họ lại vòi khách mua lon Coca rồi mua quần áo lưu niệm với giá trên trời, lên đến tận 20 – 30 USD khiến khách phát hoảng.
Trao đổi với PV, chị Kim Phượng, hướng dẫn viên tiếng Pháp cho biết, những khách du lịch người Pháp rất kĩ tính. Họ có thể ồ ạt đến Việt Nam khi xem qua một cuốn phim hay đọc những sách báo nói về đất nước, con người Tổ quốc mình, nhưng họ cũng có thể ồ ạt ra đi mà không trở lại khi thấy những hình ảnh xấu ở Việt Nam.
Tuy không nói ra với hướng dẫn viên ngay lúc đó, song khi phải mất tiền kiểu như vậy, về nước họ mới viết mail gửi thẳng tới mình để “mắng vốn”. Thậm chí, họ còn kháo với nhau “tẩy chay” một số nơi của Việt Nam như Ngũ Hành Sơn - Quảng Ngãi, Hoa Lư – Ninh Bình… Chỉ có khách Tây đi lẻ mới dám tới.
Cũng theo chị Phượng, du khách luôn được hướng dẫn viên nhắc nhở nhưng những người này dùng thủ thuật khá tinh vi, và luôn có đồng bọn đi theo, cư xử rất thô lỗ nên rất sợ bị trả thù.
Thúy Ngà
(Infonet)

'Điệp viên TQ moi bí mật chiến đấu cơ'

Mô hình máy bay F35 giao cho Anh
F35 sẽ là máy bay thiện chiến nhất của Anh
Báo Anh cáo buộc điệp viên Trung Quốc tìm cách ăn cắp bí mật máy bay chiến đấu hiện đại nhất mà Anh đặt Mỹ chế tạo.

Theo báo Daily Mail, một đơn vị thuộc quân đội Trung Quốc đã cố gắng thu thập thông tin mật về máy bay tiêm kích tấn công kết hợp (JSF).

Nhà sản xuất Mỹ Lockheed Martin được tờ báo dẫn lời nói họ phải ngăn chặn hàng chục ngàn cuộc tấn công mạng mỗi tuần.

Nhà thầu này dự kiến giao hàng cho hải quân và không quân Anh vào năm 2018.

Tàng hình

Máy bay JSF có tính năng tàng hình, được cho là có thể tấn công mà không bị đối phương phát hiện.

JSF có thể đạt tốc độ 1,300 dặm một giờ và tầm bắn 1,450 dặm.

Vỏ máy bay được làm từ một chất liệu bí mật, cộng thêm lớp sơn đặc biệt để giảm khả năng bị radar phát hiện.

Buồng lái được trang bị chức năng nhận tiếng nói, để phi công nói chuyện với máy bay – và JSF sẽ trả lời.

Máy bay cũng có màn hình cảm ứng để phi công chạm vào nhằm lấy dữ liệu – tương tự như điện thoại thế hệ mới.

Hải quân và Không quân Anh sẽ có phiên bản 100 triệu bảng (F-35B) của JSF, có thể bay hoặc hạ cánh chỉ qua một nút bấm.

Tập đoàn quốc phòng Mỹ đã tuyển mộ nhiều chuyên gia tin học trẻ sáng giá của Anh để ngăn các vụ tấn công.

Nhóm này đóng tại trụ sở phòng thủ mạng của hãng tại Hampshire, Anh quốc.

'Nhà nước bảo trợ'


Lockheed Martin dự kiến giao hàng cho hải quân và không quân Anh vào năm 2018

Đa số nhân viên này được tuyển lựa từ chương trình cao học máy tính của Đại học Coventry.

Tiến sĩ Siraj Shaikh, giảng viên an ninh mạng từ trường này, nói: “Vũ khí mạng rò rỉ kiểu này được dùng chống lại các công ty như Lockheed Martin.”

“Các loại vũ khí mạng này được các nước hay tổ chức dùng để ăn cắp thông tin bí mật. Các vụ tấn công này vô cùng phức tạp và gần như luôn luôn do nhà nước bảo trợ.”

Tờ Daily Mail nói cơ quan an ninh Anh, MI5 và FBI của Mỹ tin rằng các vụ tấn công Lockheed Martin xuất phát từ một đơn vị bí mật thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Đơn vị này được cho là bao gồm hàng trăm chuyên viên biết tiếng Anh, với nhiệm vụ duy nhất là ăn cắp thông tin từ Mỹ và Anh.
"Các vụ tấn công này vô cùng phức tạp và gần như luôn luôn do nhà nước bảo trợ."
Tiến sĩ Siraj Shaikh

Một phát ngôn nhân cho Lockheed Martin nói: “Chúng tôi hiểu tầm quan trọng của chương trình F-35 và việc nó, cùng với nhiều chương trình khác, đối diện đe dọa thường xuyên từ đối phương khắp thế giới.”

“Chúng tôi thường xuyên có hành động tăng tính an toàn hệ thống và bảo vệ dữ liệu chương trình, khách hàng và nhân viên.”

Chính phủ Trung Quốc luôn bác bỏ cáo buộc liên quan các vụ săn lùng thông tin qua mạng.

Một báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc đầu tháng này đề cập các vụ tấn công mạng từ Trung Quốc.

Theo bản phúc trình, trong năm 2013, nhiều hệ thống máy tính của chính phủ Mỹ là đối tượng xâm nhập, “một số có vẻ dính líu trực tiếp tới chính phủ và quân đội Trung Quốc”.

“Các vụ xâm nhập này tập trung vào việc lấy thông tin.”

“Thông tin nhắm đến có thể dùng để giúp ích cho công nghiệp quốc phòng, các ngành công nghệ cao của Trung Quốc,” theo báo cáo.
(BBC)