Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Lượm tin ngày 25/4/2012

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=64RLBYqvEuc
  • Chiến tranh mạng (Nguyễn Hưng Quốc) -  Các cuộc tấn công này nhắm đến hai mục tiêu chính: một là phá hoại (đánh sập các trang mạng) và hai là ăn cắp thông tin, từ thông tin quốc phòng đến thông tin thương mại và kỹ thuật. Thủ phạm của phần lớn các cuộc tấn công này đã bị nêu đích danh: Trung Quốc..
  • Xin đừng mạo danh Nhân Dân nữa (VAOL) – Khi hiểu và biết rõ bản chất của một sự việc nào đó thì khái niệm đã được định hình trong nhận thức của chúng ta. Tuy là vậy nhưng từ khái niệm hình thức đến bản chất sự vật có một khoảng cách khá…
  • Báo Reuter đăng bài viết về cuộc cưỡng chế tại Văn Giang (Dân Làm Báo) – Hàng ngàn công an chống bạo động đã khống chế người dân ở Việt Nam đang cố gắng ngăn chặn sự kiểm soát của lực lượng an ninh đối với một vùng đất bị âm mưu cưỡng chiếm tại ngoại thành Hà Nội vào thứ ba.
  • Xin hãy quên (Nguyễn Hồng Phi) – “…Xin hãy nghĩ rằng người dân cả ba miền Bắc Trung Nam ngày nay là một, đang kề vai sát cánh đấu tranh nhằm thay đổi thế chế độc tài Cộng Sản…”
  • Thần tượng và cái ghế (Thùy Linh) – Họ thần tượng Big Bang, Kpop đến cuồng điên, ngất lịm còn hơn họ thần tượng trai nọ trở thành ủy viên TW khi mới ngoài 30; gái kia được bầu Chủ tịch HĐQT khi mới 24 tuổi và chưa hề có kinh nghiệm nghề nghịêp cần thiết để lãnh đạo một tập đoàn hơn 2000 nhân viên… Vậy là họ vẫn biết quán xét lựa chọn thần tượng cho mình đấy, phải không bạn?
  • Tạm giữ 20 người trong vụ cưỡng chế đất tại Hưng Yên (Thanh nien) -  “Ngay từ sáng, khoảng 500 cảnh sát đã được huy động để bảo vệ an ninh trật tự hiện trường, hàng trăm người dân địa phương ra cản trở việc cưỡng chế. Một số người ném gạch đá khiến 2 cảnh sát bị xây xát nhẹ”.
  • Hơn 160 hộ dân Văn Giang bị cưỡng chế thu hồi đất (VnExpress) – Theo UBND tỉnh Hưng Yên, 90% số hộ dân nằm trong diện tích đất giao đợt hai cho chủ đầu tư Ecopark “đã nhận tiền đền bù và bàn giao đất”. Với 166 hộ còn lại, sau nhiều lần thương thuyết không thành, UBND tỉnh đã đồng ý phương án cưỡng chế của UBND huyện. Lý do những người dân này không đồng ý giao đất được cho là “chưa thỏa mãn với phương án đền bù”.
  • Số bà con bị bắt và triệu tập (Nguyễn Xuân Diện) – Sáng nay, trong khi cưỡng chế, có 26 người bị bắt đi. Xuân Quan: 6 người, Cửu Cao: 3 ngừoi, còn lại là Phụng Công. Chiều nay, GĐ Công an tỉnh Hưng Yên ký giấy triệu tập 9 người đứng đơn khiếu kiện, nhưng không ai lên.
  • Thanh Thảo: Gửi cháu tôi ở Văn Giang (Trần Nhương) – “chú ơi, nhưng nhà cháu chỉ quanh năm bám đất”/ xây được ngôi nhà, dù 8 triệu, là đã chọn sống và chết ở đó/ bây giờ, đất đã mất/ chúng mày sống ra sao ?
  • Chuyện Văn Giang (Sơn Thi Thư) -  Chuyện Tiên Lãng chưa qua/ Thì Văn Giang đã tới/ Người nông dân chới với/ Mất đất rồi!/ Sống sao đây?/ Tiếng kêu than/ Vì sao/ Chẳng thấu đất dày ?
  • Ecopark - Em có bác (Trần Nhương) – Món này ngon lắm bác ơi/ Trên trên dưới dưới nhờn môi mấy đời
  • Dầu mỏ, nguồn cơn căng thẳng Manila – Bắc Kinh (VnMedia) – Một công ty khai thác dầu khí của Philippine hôm nay (24/4) cho biết, họ phát hiện mỏ khí đốt tự nhiên ở một khu vực tranh chấp trên Biển Đông chứa nhiều trữ lượng khí đốt hơn dự đoán ban đầu. Phát hiện mới này được cho là có thể khiến cho căng thẳng giữa Philippine và Trung Quốc vì vấn đề Biển Đông leo thang nghiêm trọng hơn.
  • Việt Nam: Đêm trắng của nông dân Văn Giang chống cưỡng chế đất (RFI) – Đêm thứ Hai rạng sáng thứ Ba 24/04/2012, khoảng ba ngàn người dân của ba xã Phụng Công, Xuân Quan và Cửu Cao, thuộc huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên, vẫn thức trắng trên cánh đồng. Đó là vì đất đai của họ sẽ bị chính quyền địa phương cưỡng chế để giao cho công ty tư nhân Việt Hưng xây dựng một khu đô thị mang tên Ecopark.
  • Mỹ lập cơ quan tình báo tập trung theo dõi Trung Quốc và Iran (RFI) – Hãng tin Mỹ UPI hôm nay 24/04/2012, dựa theo tiết lộ của một quan chức cấp cao bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, xin giấu tên, cho biết, vào tuần trước, bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, đã chấp thuận kế hoạch thành lập một tổ chức tình báo mới, Cơ quan Quốc phòng Bí mật – DCS (Defense Clandestine Service) – nhằm mở rộng các hoạt động tình báo vượt ra bên ngoài những khu vực có chiến tranh và tập trung ưu tiên theo dõi Trung Quốc và Iran.
  • Cháu trai cố thủ lãnh Pol Pot làm chứng phiên tòa xử Khmer Đỏ (RFA) – Hôm qua khi được gọi làm nhân chứng trước phiên tòa quốc tế xét xử Khmer Đỏ, cháu trai của cố thủ lãnh Pol Pot nói rằng ông được thần công lý báo mộng là phải cẩn thận với những điều sẽ trình bày trước tòa, vì phiên tòa này là một phiên tòa bất công.
  • Bắc Hàn sẽ cho nổ thử nghiệm hạt nhân (RFA) – Trích dẫn một nguồn tin đáng tin cậy có quan hệ trực tiếp với cả hai chính phủ Bình Nhưỡng và Bắc Kinh, hãng thông tấn Reuters cho hay vụ nổ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3 của Bắc Hàn sẽ sớm thành hình.
  • Trung Quốc sẽ đưa khách du lịch đến Hoàng Sa (RFA) – Trung Quốc lên kế hoạch để khách du lịch đến thăm vùng đảo Hoàng Sa tại Biển Đông trong năm nay. Đây là vùng quần đảo mà Trung Quốc gọi là Tây Sa. Phó tỉnh trưởng tỉnh Hải Nam cho biết như vừa nêu trong một hội nghị về du lịch diễn ra ngày hôm qua.
  • Người Miến hải ngoại chưa thật sự tin chính phủ Miến (RFA) – Một ngày sau khi EU quyết định nới lỏng cấm vận đối với chính phủ Miến Điện, các nhà tranh đấu người Miến đang sinh sống ở nước ngoài đã lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ không nên vội vã bãi bỏ cấm vận cho tới khi nào chính phủ Miến thật sự đổi mới chính trị.
  • Cấm vận đối với Tehran chỉ đem lại những bất lợi? (RFA) – Lên tiếng với báo chí trong cuộc họp báo hàng tuần, phát ngôn viên Ramin Mehmanparast của Iran nói rằng việc quốc tế áp dụng những biện pháp cấm vận đối với Tehran chỉ đem lại những hậu quả bất lợi, có thể ảnh hưởng đến cuộc thảo luận vào tháng tới ở Baghdad.
  • Dự án Khu đô thị Văn Giang (Hưng Yên): Kiên quyết giải phóng mặt bằng (Lao đong) – UBND huyện Văn Giang sẽ hỗ trợ thi công và cưỡng chế GPMB diện tích đất tại xã Xuân Quan. Diện tích đất giao đợt này là 72,06ha, trong đó 1.554 hộ đã nhận tiền bồi thường, bàn giao đất, số hộ chưa nhận tiền bồi thường là 166 hộ với diện tích 5,8ha và toàn bộ diện tích đất này là đất canh tác
  • Thư Tịt Tuốt gởi em Tịt Toàn Tập. (Hiệu Minh) – “Ăn muốn cho ngon, mặc muốn cho đẹp, càng ngày càng xa xỉ, càng ngày càng lãng mạn, thử hỏi tiền ấy ở đâu? Thậm chí lấy của công dùng vào việc tư, quên cả thanh liêm đạo đức. Ông ủy viên đi xe hơi, rồi bà ủy viên, cho đến các cô, các cậu ủy viên, cũng dùng xe hơi của công. Thử hỏi những hao phí đó ai chịu?”


THÔNG TẤN XÃ VIỆTNAM

CAMPUCHIA QUAY TRÒN TRONG QUỸ ĐẠO CỦA TRUNG QUỐC

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 24/4/2012
TTXVN (Angiê 21/4)
Trên đường từ Campuchia trở về sau khi tham dự cuộc họp lần thứ tư của nhóm BRICS, ngày 29/3, Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào, dừng chân ở Phnôm Pênh mấy ngày, trước thềm hội nghị thượng đỉnh ASEAN khai mạc ngày 3/4. Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc kết thúc bằng một bản thông cáo chung dài nói về việc tăng cường hợp tác kinh tế và mở rộng mối quan hệ về an ninh (đấu tranh chống khủng bố, buôn người và ma túy), mở rộng hợp tác quân sự trên mọi khía cạnh và soạn thảo bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông. Theo ông Jean-Paul Yacine, nhà phân tích chính trị của tạp chí “Tin Trung Hoa”, chặng dừng chân của Hồ Cẩm Đào tại Campuchia đã làm dấy lên các cuộc tranh luận về sức nặng ngày càng tăng của Trung Quốc ở vương quốc chùa tháp này.
Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, vào hôm trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN, gây ra những ý kiến khác nhau trong giới bình luận cũng như ở Philippin, nước nghi ngờ Sự “công minh” của nước chủ nhà vốn bị cáo buộc là “chư hầu” của Trung Quốc. Ngày 31/3, hãng Reuters, công bố một văn bản cho biết Hồ cẩm Đào có thể đề nghị Thủ tướng Campuchia Hun Sen không tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc tranh luận giữa các nước thành viên ASEAN về biển Đông, một vấn đề gây ra bao tranh cãi giữa Bắc Kinh và nhiều nước thành viên, trong đó có Philippin và Việt Nam.
Ngày 2/4, tờ nhật báo tiếng Anh “Cambodge Daily” phát đi một bài bình luận của tiến sĩ Lao Mong Hay. Là người được đào tạo tại Anh và thường phê phán sự xích lại gần Trung Quốc, nước mà ông cho là đóng vai trò quyết định trong sự phát triển mạnh mẽ của Khơme Đỏ, Lao Mong Hay nói rằng “Hội nghị cấp cao ASEAN có thể sẽ bị Trung Quốc sử dụng để, thông qua tiếng nói của Campuchia, mở rộng lợi ích địa chiến lược của mình”.
Tác giả bài báo còn nói thêm rằng: “Một số nước ASEAN không còn tin Campuchia có khả năng giữ được thái độ trung lập trong vai trò chủ tịch khi nhiều nước có ý định bày tỏ nỗi lo ngại của mình về ý đồ của Trung Quốc”. Văn bản do hãng Reuters phát ra và những lời bình luận lại trái ngược với những tuyên bố chính thức, trong khi tại một cuộc họp báo, Thủ tướng Campuchia Hun Sen phê phán gay gắt tiến sĩ Lao Mong Hay và tờ “Cambodge Daily”, đồng thời phủ nhận mọi sự can thiệp của Trung Quốc.
Ngoài cuộc tranh luận, những cuộc trao đổi liên quan đến mối nghi ngờ và những điều xúc phạm giữa các nhà báo, nhà quan sát và Chính quyền Phnôm Pênh được tiếp nối bằng một số tuyên bố của Ngoại trưởng Philippin. Ông Alver Del Rosario, với lời lẽ mạnh mẽ phê phán ý đồ của Trung Quốc, ngay tại phiên khai mạc, nhấn mạnh để các nước thành viên thông qua, mà không có sự tham gia của Trung Quốc, lập trường chung về một Bộ quy tắc ứng xử vốn rất khó có khả năng được thông qua nhưng được coi như một bộ luật ở biển Đông. Ông nói: “Chúng ta hy vọng rằng thương lượng sẽ thực sự tiến triển, không những về hình thức mà cả về nội dung.”
Cuối cùng, như để thúc đẩy thêm bước khởi đầu của tiến trình phân hóa vốn là biểu hiện của sự tương phản giữa tình hình chính sách đối nội của các nước thành viên dưới chiếc bóng của Trung Quốc, ngày 3/4, Inđônêxia và Philippin đã tẩy chay phiên họp đầu tiên về nhân quyền. Các nước này định qua đó phản đối việc chính phủ nhiều nước ASEAN kiểm soát các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự vì muốn làm dịu một vài trong số các vấn đề nghiêm trọng nhất mà dân chúng trong vùng phải gánh chịu.
Về mặt này, các tổ chức phi chính phủ do Chính quyền Phnôm Pênh lựa chọn lại tránh nói đến các vụ vi phạm nhân quyền ở Campuchia trong các vụ chuyển nhượng đất cho các tổ hợp chế biến lương thực, trong đó có nhiều tổ hợp của Trung Quốc. Các tổ chức khác có thái độ phê phán mạnh hơn và cứng đầu hơn, lại hoàn toàn bị cấm tham đự hội nghị.
Các tổ hp lớn của Trung Quốc trở lại. Liên minh Trung Quốc- Khơme mi
Sự xích lại gần nhau giữa Phnôm Pênh và Bắc Kinh được khởi đầu từ năm 1992 trong bối cảnh hoàn toàn khác với những năm bảo hộ, từ thời Sihanouk, dưới thời Lon Nol, rồi trong thời kỳ Khơme Đỏ. Từ những năm 1990 người Trung Quốc chiếm giữ vị thế ngày càng có nhiều ảnh hưởng ở Campuchia, sau khi bị Pháp khoanh lại trong vai trò thương nhân, rồi bị Sihanouk kiềm chế, bị loại trừ dưới thời Sirik Matak, bị những kẻ Pol Pot quấy nhiễu và tàn sát (khoảng 200.000 người chết theo chuyên gia về Khơme Đỏ Steve Heder) vì bị coi là “dân thành thị tham nhũng” cần phải tiêu diệt và cải huấn, và cuối cùng bị Việt Nam loại hẳn ra ngoài cuộc.
Sau 11 năm Việt Nam có mặt về quân sự ở Campuchia, hiệp định Pari năm 1991 đã làm thay đổi tình thế. Việc “giải quyết tổng thể vấn đề Campuchia” chấm dứt một thời kỳ được đánh dấu bởi cuộc kháng chiến âm ỉ chống kẻ chiếm đóng, đi đâu là các đơn vị Khơme Đỏ còn sót lại được Trung Quốc và cộng đồng quốc tế – trong đó có cả Mỹ và các nước châu Âu – cung cấp vũ khí dưới chiêu bài viện trợ cho ba phái chống Việt Nam, trong đó thực tế chỉ có Khơme Đỏ hoạt động có hiệu quả trên lãnh thổ Campuchia.
Vai trò của Đảng Nhân dân Campuchia không ngừng được tăng cường để hướng dấn tới độc quyền về chính trị sau một thời kỳ dân chủ ngắn ngủi bắt đầu bằng cuộc bầu cử do Liên hợp quốc tổ chức vào năm 1993. Ngay từ năm 1991, chế độ Phnôm Pênh tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội Trung Quốc hồi sinh như trước thời kỳ bảo hộ, xoay quanh các hội đoàn tương ứng với xuất xứ địa lý của các cộng đồng.
Trong khi mối quan hệ giữa Đảng Nhân dân Campuchia và Đảng Cộng sản Trung Quốc phát triển sâu rộng hơn mối quan hệ truyền thống được thiết lập trong những năm 1970 bởi Chu Ân Lai với Hoàng gia Campuchia hiện nay bị Hun Sen loại ra ngoài cuộc và chỉ có vái trò thứ yếu, lợi ích chung của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Nhân dân Campuchia – vốn có mối liên hệ trực tiếp với nhau – tăng gấp đôi. Cả hai đảng quả thực đều muốn làm cho nhau quên đi mối quan hệ với chế độ Khơme Đỏ để tập trung vào phát triển kinh tế.
Về khía cạnh này, sự phản đối gay gắt của Thủ tướng Hun Sen đối với mọi hành động Lên án những kẻ tình nghi mới tại tòa án lưỡng viện Phnôm Pênh hiện đang, xét xử các lãnh đạo cao nhất của chế độ Pol Pot, hoàn toàn phù hợp với ý muốn của ban lãnh đạo Trung Quốc. Nước Trung Quốc hiện đại muốn sang trang mới sau khi hỗ trợ bền bỉ và vô điều kiện những kẻ giết người cực đoan dưới chế độ Campuchia dân chủ, kể cả vào những thời điểm tệ hại nhất với các cuộc tàn sát hàng loạt trong thời kỳ 1975-1978.
Từ đó, hợp tác kinh tế với Trung Quốc không ngừng được mở rộng cùng với việc tăng cường quyền lực của Đảng Nhân dân nhờ sự hỗ trợ của một mạng lưới doanh nhân Trung Quốc và Trung Quốc gốc Khơme gắn bó chặt chẽ với giới đầu nậu nắm quyền.
Hoạt động không gì cưỡng lại đưc của Trung Quốc
Trong Nhà nước pháp quvền ờ Campuchia, không còn một thể chế mang nhãn hiệu dân chủ nào còn độc lập (bộ máy tư pháp, Hội đồng thẩm phán cấp cao, quyền lập pháp, ủy ban bầu cử đều phải tuân lệnh). Nhà nước pháp quyền cũng là nơi những tiếng nói phê phán thuộc xã hội dân sự dần dần bị kiểm soát theo cách khiến người ta nhớ lại sự ưu tiên tối cao mà Đảng cộng sản Trung Quốc dành cho yêu cầu ổn định chính trị. Sự suy yếu dần dần của Nhà nước pháp quyền tạo ra một khuôn khổ trong đó, Bắc Kinh như con cá gặp nước, dần dần biến đất nước này thành một cực phát triển, giống như Mianma, trong khuôn khổ chiến lược phát triển các tỉnh phía Nam và Tây- Nam của Trung Quốc.
Giống như Hoàng thân Sihanouk đã làm vào năm 1965, Đảng Nhân dân của Hun Sen ngả hẳn về phía Trung Quốc. Lần này, hệ thống quyền lực của Campuchia, dưới vỏ bọc dân chủ, trở thành một phiên bản của hệ thống Trung Quốc, bị điều khiển bởi các mạng lưới làm ăn đầy quyền lực vừa là động lực của tăng trưởng vừa là thành trì bảo vệ lợi ích của gia đình và phe nhóm.
Từ năm 2004, Trung Quốc là nhà đầu tư hàng đầu vào Campuchia Theo Tân Hoa Xã, từ năm 1994 đến năm 2011, tổng vốn đầu tư của Trung Quốc cộng lại lên tới 8,8 tỷ USD, chiếm 30% Tổng sản phẩm quốc nội của Campuchia. Đầu tư của Trung Quốc vào nước này tăng rất nhanh, chỉ riêng trong năm 2011 tăng 72% (theo con số chính thức của Campuchia). Hiện nay, đầu tư của Trung Quốc cao gấp hai lần so với đầu tư vào Bắc Triều Tiên hay vào Liên minh châu Âu (nơi Trung Quốc là nhà đầu tư thứ ba với 3,6 tỷ USD), cao hơn hẳn đầu tư của Mỹ và Nhật Bản (ít hơn khoảng 30 và 60 lần so với của Trung Quốc).
Đầu tư của Trung Quốc vào Campuchia được thực hiện bằng nhiều cách. Với các khoản cho vay với lãi suất thấp, đầu tư của Trung Quốc không những là sự hỗ trợ phát triển trong các lĩnh vực hạ tầng, vận tải, năng lượng, viễn thông, bảo vệ nguồn nước, mà còn là sự trợ giúp cho các công ty Trung Quốc, trong đó đông nhất là công ty quốc doanh hoạt động dưới danh nghĩa là công ty tư nhân trong các lĩnh vực khai khoáng, nông nghiệp và du lịch.
Doanh nghiệp Trung Quốc nằm trong số những công ty được chuyển nhượng nhiều nhất về công nghiệp thực phẩm, khai khoáng hay du lịch mà Campuchia dành cho các nhà đầu tư nước ngoài trong những năm qua. Tổng diện tích đất chuyển nhượng hiện nay lên tới hơn 4 triệu hecta, chiếm 22% diện tích của nước này và rộng hơn diện tích nước Bỉ. Diện tích đất chuyển nhượng tăng nhanh vì tổng diện tích đất cho thuê tăng gấp 6 lần chỉ trong hai năm 2010 và 2011.
Vê mặt này, việc chuyển nhượng 34.000 hécta cho một công ty bất động sản thuộc thành phố Thiên Tân trong Vườn quốc gia Botum Sakor, ở phía Nam tỉnh Koh Kong (Tây-Nam Campuchia), rất đáng được chú ý. Vụ chuyển nhượng này không phù hợp với Luật đất đai của Campuchia cho thuê khu đất rộng hơn 10.000 héc ta, nhưng vẫn thực hiện được một cách hợp pháp nhờ sắc lệnh Hoàng gia năm 2008.
Khung cảnh trong khu rừng hoang dã cổ này thay đổi theo nhịp độ hoạt động của các loại xe máy làm đất. Một con đường cao tốc dài 64 cây số sắp hoàn thành nối với một khu giải trí của Trung Quốc có sòng bạc và hộp đêm và được lính quân đội hoàng gia và hiến binh Campuchia bảo vệ ở lối ra vào đây, là rất lớn và bao gồm một cảng cho tàu du lịch cao cấp và một sân bay, thậm chí một nhà máy thủy điện đang chuẩn bị được xây dựng trên một vùng đất được cho thuê rộng 9.000 hécta.
Chính sách cho thuê đất bằng hợp đồng 99 năm đang được thực hiện trên diện rộng ở Campuchia và là nguồn thu nhập mờ ám của giới đầu nậu, đe dọa sự cân bằng xã hội và môi trường của Campuchia, nước phần lớn vẫn sống nhờ sản xuất nông nghiệp và thu nhập của hơn 70% dân chúng vẫn phụ thuộc vào đất đai. Trong trường hợp này, chính sách nói trên gây phương hại tới hoạt động đánh cá truyền thống của hàng trăm gia đình bị gạt ra ngoài lề một cách không thương tiếc mà không được đền bù tương xứng.
Trong khi những người dân phải chuyển đi nơi khác bắt đầu lên tiếng phê phán hoạt động kinh tế mờ ám của các tổ hợp Trung Quốc được chính giới cầm quyền ủng hộ, tâm lý chống Trung Quốc có nguy cơ đang tập trung cao độ, giống như những gì diễn ra ở Mianma xung quanh đập thủy điện trên Myitsone và các đường ống dẫn dầu nối Vịnh Bengan với Vân Nam.
Trong sân sau truyền thống của mình, Bắc Kinh tạo điều kiện cho một mạng lưới phát triển vốn đang bị một bộ phận trong chính giới phản đối ở ngay chính Trung Quốc. Những người này phê phán các khoản đầu tư khổng lồ vào hạ tầng và dự án công nghiệp hay du lịch, tạo điều kiện cho tham nhũng ồ ạt, bất chấp những đòi hỏi của xã hội về y tế, giáo dục và giúp đỡ người nghèo hay người cao tuổi./.

Ngăn ngừa hiểm họa từ những trang web giả mạo

Đôi lời: Ngày 27-3-2012, trên trang BS đã đăng lại một bài viết nhan đề Trung Quốc bất tín trong quan hệ với Việt Nam và chú thích: “Bài báo này xuất hiện cùng một ngày, giờ, phút trên tất cả các trang web/blog mang tên các vị lãnh đạo đảng CS và chính quyền Việt Nam (Trương Tấn SangNguyễn Tấn DũngNguyễn Phú TrọngPhùng Quang ThanhTrần Đại QuangPhạm Bình Minh, …). Sự ra đời, tồn tại của các trang web này, có kèm theo nhiều blog tương ứng, được thiết kế, cập nhật thông tin khá bài bản, tuy gần như giống nhau, là một dấu hỏi lớn. BS đã đưa địa chỉ các trang này bên cột phải.” 
Trong phần Chép sử tháng 3-2012, Ngày 26, BS đã ghi như sau:Cùng lúc trên tất cả các trang web mang tên các nhà lãnh đạo đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam đăng một bài viết với lời lẽ rất nghiêm khắc, tố cáo Trung Quốc ‘bất tín trong quan hệ với Việt Nam’.Không ít độc giả của BS cũng đã “hỉ hả”, đại để cho rằng đang có những dấu hiệu chuyển biến theo hướng cứng rắn hơn trong thái độ của VN với TQ, rằng các vị lãnh đạo đã tìm được một phương pháp tế nhị, hợp lý …
Thế nhưng … (tiếc thay!), hôm qua, trên tờ Quân đội nhân dân đã có bài nói về những trang web, blog mạo danh các vị lãnh đạo Việt Nam, có lẽ ám chỉ các trang mà BS đã thắc mắc. 
Rất nhiều dấu hỏi thú vị và bí ẩn quanh hiện tượng này. Ví như AI đang thực hiện các trang web/blog này? Với mục đích gì? Bởi vì quy mô, bộ máy, tiền bạc để thực hiện chắc chắn không phải là nhỏ. Nội dung có vẻ như chỉ “có lợi” cho đảng CSVN, nhà nước Việt Nam.
Vậy thì tại sao báo Quân đội nhân dân đã phải công phu có một bài viết vạch ra việc lập các trang này là “có mục đích, động cơ chính trị rất tinh vi, thâm độc”, nhưng lại không nêu được rõ với tất cả nội dung các trang web/blog này từ đầu tới giờ thì các cơ quan quản lý của VN có tìm được chút gì gọi là “âm mưu chống phá” hay không?  
Có lẽ nó nằm trong những phán đoán mơ hồ là: “…đến một lúc nào đó, khi người đọc đã quen đọc, đã tin cậy, chủ nhân của các trang mạng giả danh các đồng chí lãnh đạo có thể cài đặt những thông tin mập mờ làm nhiễu thông tin, phân tâm dư luận xã hội và gây ra những hậu quả khôn lường”,  “đây là một ‘phép thử’ như một lời ‘thách thức’ Việt Nam …”
Liệu có phải việc “cài đặt những thông tin mập mờ” chính là phần nào ám chỉ bài viết mà BS đã đăng lại, được nêu ở trên. Nó làm cho các “bạn 16 chữ vàng” ở phương Bắc hiểu lầm các vị lãnh đạo nhà ta (nếu như thủ phạm lập ra không phải là “bạn”). Còn nếu chính “bạn” lập ra thì … ít ra họ sẽ có cái cớ để mà hoạnh họe khi cần. Thậm chí họ còn có thể hoạnh họe rằng chính ta lập ra nhưng chối bai bải theo cách không chính thống, đăng trên một tờ báo ít người đọc như thế này, thì sao? Rằng tuy nhắc nhở “cần chủ động, kịp thời bóc mẽ ý đồ chính trị” nhưng lại không công bố công khai, chính thức cho báo giới, phổ biến rộng rãi trong dân chúng gì cả … *
  
Quân đội nhân dân

Ngăn ngừa hiểm họa từ những trang web giả mạo

Thứ Ba, 24/04/2012, 21:31 (GMT+7)
.
QĐND – Không chỉ trực tiếp tấn công bằng những luận điệu xuyên tạc, vu khống, những thông điệp vô căn cứ như “Việt Nam có nền báo chí tự do tồi tệ nhất”, “Việt Nam là kẻ thù của internet”, thời gian gần đây, một số thế lực từ bên ngoài còn ngang nhiên lập ra những trang web và blog mạo danh là trang thông tin cá nhân của nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Quân đội, Công an và một số bộ, ngành, thành phố trực thuộc Trung ương.


Trang tin điện tử chính thức của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ (ảnh chụp ngày 22-4-2012). Ảnh: Thiện Anh
Vi phạm pháp luật Việt Nam
Các trang web, blog trên đều có đặc điểm chung là được thiết kế theo dạng trang thông tin trực tuyến, có giao diện trình bày theo một mô-típ khá giống nhau và nội dung là các thông tin hoạt động đối nội, đối ngoại của các đồng chí lãnh đạo. Ngôn ngữ hiển thị phần lớn là tiếng Việt và một phần tiếng Anh. Theo một chuyên viên Phòng Thông tin điện tử thuộc Cục Phát thanh – Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), đến nay có khoảng 30 trang web, blog mạo danh các đồng chí lãnh đạo, nhưng địa chỉ trang mạng, máy chủ lưu trữ thông tin đều đặt ở nước ngoài và được giấu chủ sở hữu tên miền. Các trang web này được tạo lập theo dạng web chuyển tải tin tức, có nhiều chuyên mục với bố cục rõ ràng, cung cấp thông tin cập nhật, đa dạng kèm theo ảnh minh họa khá bắt mắt và thu hút sự tìm kiếm của người đọc.
Đại diện các cơ quan chức năng là Vụ Báo chí-Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương), Cục Phát thanh-Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) và A87 (Tổng cục An ninh 2-Bộ Công an) đều khẳng định rằng: Hiện nay chỉ duy nhất có một trang thông tin điện tử chính thức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại địa chỉ thutuong.chinhphu.vn. Trang thông tin này được Cổng thông tin điện tử Chính phủ xác nhận là “Trang tin chính thức, duy nhất của Thủ tướng được xây dựng như một trang thành viên của Cổng thông tin điện tử Chính phủ”, hoạt động từ tháng 8-2007. Còn lại tất cả các trang web, blog giả, mạo danh đều không có tên miền “.vn” và không được cấp phép hoạt động của các cơ quan quản lý của nước ta và  không được các đồng chí lãnh đạo cho phép, đồng ý. Đề cập đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn nêu rõ: Việc lập các trang web giả, mạo danh các đồng chí lãnh đạo không chỉ là việc làm thiếu đàng hoàng, không trung thực, mà còn là hành vi vi phạm pháp luật của Việt Nam.
Những khẳng định trên của các cơ quan chức năng và lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn toàn có cơ sở. Khoản 3, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin năm 2006 nêu rõ: “Nghiêm cấm hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác”. Một trong những hành vi bị nghiêm cấm cũng được quy định cụ thể tại Khoản 2, Điều 4 Thông tư 14/2010/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, là: “Tạo trang thông tin điện tử giả mạo cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác”. Bên cạnh đó, việc giả danh này nhằm vào các đồng chí lãnh đạo còn mang dấu hiệu về “Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc” nên vi phạm vào Điều 265, Bộ luật Hình sự. Đấy là chưa nói đến việc công khai hóa những thông tin hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet chính thống của Việt Nam mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó, là hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Tỉnh táo trước “ma trận thông tin” 
Trước sự hoạt động công khai, trái phép của các trang web mạo danh các đồng chí lãnh đạo, ông Vũ Đình Thường, Vụ trưởng Vụ Báo chí – Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương) cho rằng: Bất cứ một tổ chức, cá nhân nào am hiểu luật pháp quốc tế, tôn trọng những giá trị cơ bản của quyền con người thì không bao giờ tự ý mình lập ra những trang web, blog mang tên của nguyên thủ quốc gia mình và các quốc gia khác. Bởi vì, nguyên thủ quốc gia, trước hết với tư cách là một công dân, đều có quyền riêng tư của mình được luật pháp bảo hộ nên không ai được phép xâm hại cả về danh dự, uy tín, nhân phẩm. Việc lập các trang web, blog cá nhân hoặc là do cá nhân tự làm, hoặc phải được phép của cá nhân đó và đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì nó mới có giá trị về mặt pháp lý. Còn việc “khoác tên” các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Quân đội, Công an… của Việt Nam vào các trang web, blog có xuất xứ từ nước ngoài là một trong những hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, làm tổn hại đến hình ảnh quốc thể của Việt Nam.
Nhưng không dừng lại ở đó. Việc “chủ sở hữu” và “tác giả” làm ra các trang web, blog giả mạo các đồng chí lãnh đạo còn có mục đích, động cơ chính trị rất tinh vi, thâm độc. Nó tinh vi ở chỗ: Thời gian đầu, các trang mạng này muốn lôi kéo và tạo được sự tin cậy của người đọc nên đã chủ động cung cấp những thông tin nhanh, nhạy, chính xác như các cơ quan báo chí chính thống, có uy tín của Việt Nam. Càng về sau và đến một lúc nào đó, khi người đọc đã quen đọc, đã tin cậy, chủ nhân của các trang mạng giả danh các đồng chí lãnh đạo có thể cài đặt những thông tin mập mờ làm nhiễu thông tin, phân tâm dư luận xã hội và gây ra những hậu quả khôn lường.
Đến đây thì bạn đọc càng thấy rõ, cuộc đấu tranh thông tin trên internet đang diễn ra gay gắt và quyết liệt như thế nào. Các thế lực thù địch và phản động dùng mọi thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt để tấn công vào mặt trận tư tưởng, trong đó báo chí-truyền thông là một lĩnh vực quan trọng bậc nhất. Chắc chắn, những trang web kia được lập ra không để phục vụ cho mục đích cung cấp và định hướng thông tin đúng đắn, lành mạnh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam. Chúng ta cần chủ động, kịp thời bóc mẽ ý đồ chính trị của những người cố tình lợi dụng tự do internet, tự do báo chí để chống phá cách mạng Việt Nam. Mỗi người, mỗi cơ quan tổ chức phải nêu cao cảnh giác, hết sức tỉnh táo, sáng suốt, không bị sa vào những “ma trận thông tin” đầy tính toán xảo quyệt của các phần tử xấu.
Kiên quyết ngăn ngừa hiểm họa
Nguyên do nào mà họ lại cố tình dựng nên những trang web, blog mạo danh các đồng chí lãnh đạo nước ta như vậy? Theo một chuyên gia của A87, đây là một “phép thử” như một lời “thách thức” Việt Nam rằng, nếu không cho phép báo chí tư nhân được hoạt động công khai và các blogger trong nước “bày tỏ các quan điểm dân chủ, tự do”, thì sẽ xây dựng những trang web, trang blog “chính thống” như ở Việt Nam!
Quả là một sự “bài binh bố trận” rất bài bản, chuyên nghiệp, nhưng được biểu hiện dưới một hình thức mới. Thông qua các trang mạng này, một mặt họ tỏ rõ “cái vẻ khách quan” trong việc thông tin những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam và hoạt động của các đồng chí lãnh đạo mà không cần “cắt, gọt, bình luận theo chiều hướng xấu” như một số trang mạng hải ngoại khác từng làm dễ bị phản ứng; nhưng mặt khác, họ đang tìm cách “nín thở”, kiên trì chờ đợi và tận dụng một thời cơ nhất định để thực hiện ý đồ khuất tất của mình. Do đó, mọi sự chủ quan, lơ là, mất cảnh giác của cộng đồng “dân cư mạng”, nhất là giới trẻ trong việc tiếp cận, tìm kiếm những thông tin trên các trang mạng giả mạo các đồng chí lãnh đạo, đều có thể bị “sập bẫy” vào mục đích không lành mạnh từ chủ nhân của các trang mạng này.  
Trước sự xuất hiện nhan nhản những trang web, blog mạo danh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Quân đội, Công an…, chúng ta càng thấy rõ tâm địa của những thế lực thù địch, phản động là không bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam bằng bất cứ hình thức, phương thức, thủ đoạn nào. Trong “thế giới phẳng” hiện nay, họ càng triệt để lợi dụng mạng thông tin toàn cầu để ra sức hô hào, cổ súy cho cái gọi là “tự do báo chí”, “tự do internet” nhằm mở hướng tấn công mới, chống phá cách mạng thông tin. Từ việc làm nhiễu loạn thông tin đến việc làm nhiễu loạn dư luận xã hội, làm cho người dân suy giảm niềm tin, phân hóa, chia rẽ, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” theo hệ tư tưởng tư sản. Do vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta phải tăng cường quản lý an ninh mạng, chủ động nghiên cứu, xây dựng những cơ chế, chính sách phù hợp để tiếp tục phát triển internet đúng hướng, lành mạnh; đồng thời cần đưa ra những quy định, chế tài rõ ràng, có tính khả thi cao để quản lý internet chặt chẽ, hiệu quả, góp phần giữ vững an ninh tư tưởng, thông tin, văn hóa và bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
THIỆN VĂN
—-
* Bổ sung: 
+ Một độc giả nhận xét: những trang weblog này “Từ đó đến nay đã có nhiều thay đổi về mặt kỹ thuật cũng như giao diện.  
- Về mã nguồn họ sử dụng WordPress  (wordpress.org) giống như blog BS nhưng là self hosted.
.
- Về nơi đặt máy chủ là HostNOC (burstnet.net) – Đây là một số hiếm các HP cung cấp dịch vụ có sử dụng hệ thống thanh toán tiền tệ được gọi là LR (Liberty Reservelibertyreserve.com). Về LR thì đó là một loại tiền tệ ảo được quy đổi từ tiền tệ thật với tỷ giá tính bằng đồng USD và ai/ở đâu cũng có thể đăng ký/sử dụng mà KHÔNG cần cung cấp bất cứ một thông tin cá nhân ĐƯỢC kiểm chứng nào – nghĩa là hệ thống tiền tệ này không yêu cầu bất cứ một thông tin cá nhân nào cần phải xác thực (comfirmed).
.
- Thông qua tìm hiểu thấy rằng tất cả các weblog trên đều được hosted tại HostNOC tự vận hành và được đầu tư chu đáo, cẩn thận về mọi mặt! Từ công nghệ, an ninh cho đến tài chính là không hề ít.
.
- Ban đầu, tất cả các weblog trên đều sử dụng view/fronend được viết bởi 2 coder/designer người TRUNG QUỐC (theme-junkie.com) nhưng nay đã được thay đổi diện mạo nhưng VẪN sử dụng trên nền cũ.
 
… băn khoăn nhất là nếu đây không phải là sản phẩm của người Trung Quốc thì tại sao lại chọn sự hỗ trợ từ người Trung Quốc và sản phẩm của họ ?” 
.
+ Mới nhất, sáng qua trên các trang web/blog này có một bài với cái tựa “lạ”Báo đảng Cộng sản Trung Quốc kêu gọi tấn công Philippines. Bài này cùng tác giả và nội dung với bài trên báo Thanh niên, nhưng không ghi nguồn, và … “tai hại” là đã sửa cái tựa, thêm vào mấy chữ “đảng Cộng sản”Báo Trung Quốc kêu gọi chuẩn bị đánh Philippines.
Liên hệ tới giọng điệu tức tối trong bài của báo QĐND như thể liên quan tới nội bộ “ta” hoặc “phe ta” nên khó nói ra, khó “xử lý”, đến hình thức giao diện cứng nhắc rất đúng gu … XHCN, đến dấu hỏi tại sao mấy thứ “giả mạo” này lại không được ưu tiên đánh phá, ngăn chặn như các trang “phản động” lâu nay vẫn bị, sẽ cho ta lần tới thực chất sự vụ này.

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
-  Căng thẳng ở Hưng Yên: chính quyền tuyên bố cưỡng chế, dân quyết chống lại (RFA).   - Hàng ngàn công an, bộ đội được huy động đến cưỡng chế đất ở Hưng Yên(RFA).  -   Vietnam police break up land protest: witnesses (AFP/MYSinchew)

- Người phát ngôn Lương Thanh Nghị: “Quy hoạch của Trung Quốc vi phạm chủ quyền VN” (TTXVN). Nó thì cứ liên tiếp lấn lướt đủ trò, còn mình thì vừa hú hí với nó tối ngày, vừa lải nhải mãi điệp khúc “khẳng định chủ quyền không tranh cãi”. Thật là chán như con gián!  - Trung Quốc phải hủy ngay bản “Quy hoạch bảo vệ hải đảo toàn quốc” (DT).  - Công bố của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam (Mofa/GDVN).
- Ngư dân bị bắt ở Hoàng Sa: Sau niềm vui là… nợ nần (SGTT).
Tàu huấn luyện hải quân Trung Quốc thăm TP.HCM (TTXVN).  - Tàu Hải quân Trung Quốc thăm TP. Hồ Chí Minh (QĐND). “Tàu Zheng He là loại tàu huấn luyện, có chiều dài 132m, rộng 16m. Tàu được trang bị hệ thống ra-đa và một số vũ khí hiện đại”.
KINH TẾ
Điều chỉnh lãi suất và sự ảnh hưởng đến lạm phát (Petrotimes).  - Ngân hàng Nhà nước: Xem xét giảm lãi suất cho “nợ cũ”  (VnEconomy).
Bộ trưởng vẫn nhớ? (TP). “Hy vọng quan điểm điều hành của Bộ Tài chính “không thể vì 11 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối mà phải vì hơn 80 triệu dân” vẫn đang tiếp tục được thực thi, vẫn luôn được Bộ trưởng Vương Đình Huệ và các cộng sự của ông ghi nhớ”.
VĂN HÓA-THỂ THAO
‘Phải có thói quen đọc mới có tình yêu sách’ (eVan). GIÁO DỤC-KHOA HỌC
– Hà Văn Thịnh:  Trao đổi với ông “Tái Mù” và vài người nữa… (VHNA). Bài này trả lời cho bài hồi sáng:  Ông Hà Văn Thịnh đại ngôn rồi!

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Quảng Ngãi: Vận động học sinh không nghỉ học vì bệnh lạ (VOV). QUỐC TẾ
Iran làm UAE nóng mặt (Alarabiya/VOV).  - Iran: Trừng phạt sẽ ảnh hưởng tới đàm phán hạt nhân (TTXVN).