Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Tin thứ Năm, 10-01-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Lễ tưởng niệm chiến sĩ hy sinh bảo vệ Trường Sa (VNE). Ôi! Lại ngọng nữa rồi: “Theo Lịch sử vùng III Hải quân 1975-2005, ngày 14/3/1988, khi các tàu vận tải cùng bộ đội Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao thì các tàu chiến của đối phương lao đến dùng pháo lớn bắn vào tàu HQ-604 ở đảo Gạc Ma, HQ-605 ở đảo Len Đao và HQ-505 ở đảo Cô Lin; cho quân đổ bộ lên đảo Gạc Ma, nổ súng vào bộ đội.” Thật tiếc cho tấm lòng của các chiến sĩ ta đã bị đám bồi bút, tuyên giáo láo làm hỏng.
3Nâng tầm quy mô lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa (TN). - Gửi 1 nghìn tấm thiệp chúc tết ra đảo Trường Sa (DV). - Đóng góp hơn 28 triệu đồng xây trường học ở Trường Sa (PLTP). - Tiếng hát và nước mắt ở Trường Sa (LĐ).  Ca sĩ Diệu Hằng và Thanh Nga vừa khóc, vừa hát qua máy bộ đàm phục vụ bộ đội Nhà giàn DK1/12 =>
- ‘Trung Quốc đã chiếm ba phần tư khu vực quần đảo Trường Sa’ (Sống mới).
- Đây rồi! Blogger Gốc Sậy méc, một tin ngắn ngủi sau 3 ngày nín hơi:  Đoàn tàu hải quân Trung Quốc thăm TP Hồ Chí Minh (TTXVN). Tiếp đến là Người lao động: Tàu hải quân Trung Quốc thăm TPHCM, rồi Quân đội ND, thông tin rất “khiêm tốn”: Tàu hải quân Trung Quốc thăm TP Hồ Chí Minh. - Tàu hải quân Trung Quốc thăm TP.HCM (PLTP).
- Philippines yêu cầu Trung Quốc phải giải thích vụ tàu đổ bộ vào sát đảo Thị Tứ, Trường Sa (GDVN), chứ không phải là VN. Nhân đây, xin góp ý các báo trong việc dùng từ ngữ sao cho khách quan, tránh bị ngộ nhận với những nơi đang tranh chấp, mỗi nước gọi tên theo cách của mình.  Ví như với Trường Sa, không thể gắn cái tên đó vào phát ngôn của người Philippines, hay người Trung Quốc.  Một chuyện khác, bữa trước có tin cửa khẩu TPHCM tịch thu nhiều ấn phẩm nhập cảnh có chữ “Biển Nam Trung Hoa”. Không rõ đó là tiếng Việt hay tiếng Anh. Nếu tiếng Anh thì không thể tịch thu, vì tên đó là tên quốc tế rồi.  - Biển Đông : Manila chất vấn Bắc Kinh về chỉ thị khám soát tàu thuyền (RFI). - Philippines yêu cầu TQ xác định rõ ranh giới (VNN). - Philippines sẽ hoàn tất kế hoạch mua 10 tàu tuần duyên của Nhật Bản (GDVN).

Căng thẳng Biển Đông có thể được hóa giải đầu năm 2013? (Infonet/Zing).
Việt Nam chính thức đảm nhận cương vị Tổng Thư ký ASEAN (LĐ). - Người Việt đầu tiên làm Tổng thư ký ASEAN (TN). Ở đây có vẻ như có sự lẫn lộn khi lựa chọn giữa khái niệm “Việt Nam” và “người Việt Nam”. Xem ra nắm được một cương vị rất quan trọng như vậy, ngồi suốt 5 năm ở một nơi không phải lãnh thổ VN, không thuộc VN, ông Lê Lương Minh có đảm bảo được tính khách quan của mình, có phải định kỳ “sinh hoạt đảng”, “nhận chỉ thị” từ “nhà” làm sao lái ASEAN theo hướng đừng mếch lòng TQ đối với riêng VN? - Tân Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh: Kỳ vọng giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông (ANTĐ).
- Việt Nam và Pháp họp bàn về hợp tác quốc phòng (TTXVN). – Thúc đẩy hợp tác Việt Nam và Ấn Độ trên nhiều mặt (TTXVN).  – Chuẩn Bị Đánh Tàu? (Việt Báo).
- Tokyo nhanh chóng triển khai chính sách Đông Nam Á (RFI). “… ông Abe đã bày tỏ mong muốn tăng cường các mối quan hệ song phương nhằm đối phó với việc Bắc Kinh ngày càng tăng cường hoạt động hải quân ngoài khơi các láng giềng”.Shinzo Abe thăm Đông Nam Á đầu tiên? (BBC).  – Quan hệ Trung – Nhật khởi đầu năm mới không thuận lợi (VOV). – Nhật tăng cường quốc phòng do Trung Quốc gây sức ép trên biển đảo (RFI). – Bộ Quốc phòng Nhật đòi thêm 2 tỷ đô la để cải thiện không quân (RFI). - QUẦN ĐẢO SENKAKU/ĐIẾU NGƯ: Thủ tướng Nhật chỉ thị phản ứng cứng rắn (PLTP). - Bộ Quốc phòng Nhật muốn thêm 2,1 tỉ USD (TN). - Nhật Bản đã “vỗ mặt” Trung Quốc (ĐV). - Trung Quốc phản đối Nhật tính tới “biện pháp mạnh” (TTXVN). - Trung, Nhật lao vào đua máy bay gián điệp (VnMedia).
- Đông Nam Á chuyển động vì biển Đông (NLĐ).   – Tân Tổng Thư ký ASEAN kêu gọi đàm phán về Biển Đông (VOA). Ông Lê Lương Minh: “Đứng trước những diễn tiến phức tạp ở Biển Ðông, ASEAN nên tăng cường các nỗ lực để nhanh chóng tiến hành các cuộc thương lượng với Trung Quốc với mục tiêu sớm có kết luận về bộ qui tắc hành xử ở Biển Ðông”.
- ASEAN và ‘yếu tố Trung Quốc’: Giữa ngã ba chiến lược (TVN). Chiến lược thâu tóm ‘vành đai lương thực ASEAN’ của Trung Quốc rất thành công khi quốc gia này nhập khẩu từ 2,3 – 2,4 triệu tấn, gấp 4 lần con số 600.000 tấn của năm 2011… với mức giá rẻ hơn nhiều so với giá nội địa”.
- Minh Diện: ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM LÀ TỘI ÁC (Bùi Văn Bồng). “Đánh tráo khái niệm, cắt khúc một vế của cặp phạm trù nhằm tẩy xóa gương mặt gian ác của kẻ thù thành gương mặt tử tế là phản bội đê hèn, là tội ác với nhân dân. Hành vi tội ác, phản bội, lừa đảo đó cần phải lên án mạnh mẽ”.
- Hai tàu cá và 21 ngư dân Việt Nam bị Thái Lan bắt giữ (RFA).
- Kết quả phiên xử các thanh niên Công giáo và Tin lành (RFA).  – Việt Nam kết án tù 13 người Thiên chúa giáo với tội “lật đổ chính quyền” (RFI).  – Việt Nam kết án 14 người Công giáo, Tin Lành tội ‘lật đổ chính phủ’  (VOA). – Tường Thuật Phiên Tòa Xử 14 TNCG Chiều Ngày 09/01/2013 (1)   –   Tường Thuật Phiên Tòa Xử 14 TNCG Sáng Ngày 09/01/2013 (2) (TNCG).  – NHỮNG PHIÊN TÒA KHỐN NẠN TRONG MỘT CHẾ ĐỘ QUÁ KHỐN NẠN (Quỳnh Trâm).  – Viết cho các bạn “công an nhân dân” (DLB).
H1<= Không thể đếm được có bao nhiêu cảnh sát trong bức ảnh này. Đây là hình ảnh mà VN muốn giới thiệu với thế giới? Các nhà hoạt động bị kết án trong đợt đàn áp bất đồng chính kiến: Activists Convicted in Vietnam Crackdown on Dissent (NYT). – Vietnam Finds 14 Activists Guilty of Subversion (ABC). – Vietnam convicts 14 activists of ‘anti-state plot’ (BBC). – Vietnam jails 13 activists in new crackdown (AFP). – Vietnam convicts 14 activists of “anti-state” crimes after two-day hearing (Global Post).
- Hoa Kỳ chỉ trích VN về việc bỏ tù các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ: US criticises Vietnam for jailing pro-democracy activists (Guardian). – Tuyên bố về việc kết án 14 blogger Dòng Chúa Cứu Thế ở Tỉnh Nghệ An (ĐSQ Mỹ).
- Quốc tế chỉ trích Việt Nam kết án tù các thanh niên Công giáo (RFA).  – Tổ chức Ân xá Quốc tế mạnh mẽ lên án bản án vô căn cứ của nhà nước Việt Nam đối với các thanh niên Công Giáo (VietCatholic).  – Việt Nam hãy phóng thích 13 nhà hoạt động bị bỏ tù vì những cáo buộc vô căn cứ, hãy ngưng việc đàn áp bất đồng chính kiến: Viet Nam: Release 13 activists jailed on baseless charges, stop crackdown on dissidents (Ân xá QT).
- Xét xử 14 đối tượng “âm mưu lật đổ chính quyền” (TTXVN). – Xét xử vụ án hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân nhưng không do dân bầu ra (ND).
- 14 bị cáo ở Nghệ An lãnh án tù nhiều năm (BBC). Ông Phil Robertson: Thật là bất bình khi chính quyền nhắm vào các hoạt động tình nguyện của Hồ Đức Hòa giúp đỡ người nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống trong cộng đồng như là bằng chứng cho ý định lật đổ chính quyền”.

- Vụ xử 14 thanh niên Công giáo: ‘Phiên tòa chưa khách quan, bản án không thuyết phục’ (VOA).  - Các bản án của VN đối với 14 người Thiên chúa giáo bị chỉ trích (VOA). Ông Allen Weiner: “Tôi nghĩ điều tối quan trọng là các nước trong khu vực phải bảo đảm là Việt Nam không được hưởng sự giao tiếp đầy đủ với hệ thống thương mại Tây phương, nếu như Việt Nam tiếp tục lối hành xử mang tính cách vi phạm các quy định pháp lý mà bản thân Việt Nam đã chấp nhận và được cả thế giới tôn trọng”. - “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” theo khuôn khổ? (Phương Bích).
- Phỏng vấn ông David Brown: Ngoại trưởng Mỹ tương lai và quan hệ Mỹ Việt (RFA). “… ông ấy có thể giải thích với đối tác Việt Nam rằng có nhiều dân biểu và nghị sĩ quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam đến mức nó có thể cản trở mối quan hệ chặt chẽ hơn mà các lãnh đạo Việt Nam đang tìm kiếm”.
- Cộng đồng công giáo Việt Nam không ngừng bị sách nhiễu (RFI).   – TGP Sài Gòn không tham dự hội nghị tuyên truyền giới thiệu nghị định 92 (CL&HB).
- Việt Nam: Quốc gia cần theo dõi (Chicago Tribune/ TCPT). “Chính phủ độc tài bảo thủ tại đây hầu như không cho phép nảy sinh những bất đồng chính kiến ​​trong công chúng, tuy nhiên so với các nước láng giềng thì Việt Nam vẫn còn lỏng lẻo hơn. Bạn không thể viết blog, tổ chức các cuộc biểu tình công khai hoặc phát biểu những ý kiến có nội dung chống chính quyền. Báo chí tại đây không được tự do hoạt động…”
- DANH DỰ VÀ VẬN MỆNH (Bùi Hằng).
- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Truyền lửa cho thế hệ trẻ (TN). - Kỷ niệm ngày truyền thống HS-SV 9/1: Chủ tịch nước: Hãy giữ niềm tin và truyền lửa cho thế hệ trẻ (DT). “Việc giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước, trách nhiệm tiếp bước cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang đặt lên vai mỗi chúng ta. Dù còn nhiều điều trăn trở, hãy giữ vững niềm tin và truyền lửa cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau”. Không thể nói một đường làm một nẻo được, ông chủ tịch ơi.
- Đặng Huy Văn – Tượng đài của những mùa Xuân (Dân Luận). “Ôi! Tết Quý Tỵ đang về náo nức bao mong ước/ Ước không còn bè lũ thân Tàu gây bắt bớ tràn lan!/ Mong Quý Tỵ tới đây chính quyền ta đổi mới/ Để hoa Dân Chủ, Tự Do xuân sang nở ngập tràn!
- Cám ơn bài viết DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH hay BẠO LỰC CÁCH MẠNG ? Của tác giả Hoàng Lại Giang (DĐCN).  – Dòng hợp lưu Việt Nam (Nguyễn Vĩnh).
- Sĩ và Sợ (Trần Kinh Nghị). “Xem ra, dân trí là một chuyện; cách tư duy về đạo lý giữa sự sĩ diện và nỗi sợ hãi của người Việt Nam ta như nói trên mới là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tiến trình cải cách kinh tế-chính trị-xã hội của đất nước”.
- Nguyễn Huy Canh, Hải Phòng: ĐẢNG và HIẾN PHÁP (Huỳnh Ngọc Chênh).  – Bình Thuận lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (ND).  - Yếu tố nhân dân trong lấy phiếu tín nhiệm cán bộ (DT). – Mùa giáng sinh lan man về Hiến pháp (DLB).
- Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Trong khó khăn càng phải giữ vững niềm tin (TN). - Đừng làm sứt mẻ niềm tin đã tan nát! (TT).- Tạo đồng thuận xã hội để phát triển đất nước (PLTP). - Nâng tầm chất lượng tham mưu, phản bác sắc bén luận điệu sai trái (SGGP). - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Công tác tư tưởng không được duy ý chí (LĐ). “Việt Nam có đội ngũ làm công tác tư tưởng hùng hậu” (TTXVN). (để làm tốn tiền của mồ hôi của người dân á?) Ngành Tuyên giáo cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền (Chính phủ). - Hà Nội có đến hơn 900 dư luận viên, phóng viên chuyên bút chiến trên mạng (LĐ/ Sống mới). - Hà Nội lập nhóm ‘chuyên gia bút chiến’ (BBC).  - Hai ý kiến trái ngược về “đội quân bút chiến trên mạng” (BoxitVN). Thực ra hai bài của Tâm Đồn và Trương Duy Nhật không “trái ngược” hoàn toàn. Bài của TDN hy vọng và hoan nghênh chính quyền nếu như tranh luận đàng hoàng, phê phán lối lén lút, chụp mũ, đe dọa … Nhưng cái hy vọng đó đã được trả lời trong thời gian qua là: không có. Bài của TĐ hoàn toàn phê phán lối “bút chiến” có lẽ được học từ quan thầy Tàu, và tỏ ra lo ngại.
Góp ý nhỏ cho bài của TDN, đó là việc ông chỉ coi những blog, web đứng đúng tên chủ nhân như trang của ông thì mới là đàng hoàng. Ở đây không biết là do ông quá tự đề cao mình, hay do viết … vội, thậm chí có dụng ý ám chỉ rất không … đàng hoàng với tất cả những ai không giống mình, kể cả trang Boxit Việt Nam đăng lại bài của ông đây, để quên đi điều sơ đẳng trong thuật làm báo khi đặt tên trang và thực tế khắc nghiệt ở VN, mà cũng trong bài của mình ông đã nêu? Ngay kể cả nếu như có các blog, web của chính quyền không có những cái tên như “Hồ Quang Lợi”, hay một cán bộ tuyên giáo nào đó, thì đâu phải vì thế mà nó không đàng hoàng? Tất cả là ở mục tiêu của trang, nội dung bên trong và niềm tin mà độc giả đặt vào đó!
1Về “tiết lộ” của ông Hồ Quang Lợi mà Nhà báo Đào Tuấn trong bản tin trên Lao động hôm qua đưa, thực ra với chúng tôi không có gì lạ. Chính vì thế mà đã không đăng lại, mặc dù nó có vẻ làm sửng sốt dư luận. Chỉ xin nêu mấy ý liên quan chủ đề này:
1- Từ rất lâu, chúng tôi đã có những gợi ý chính quyền nên có những đối thoại, trao đổi thẳng thắn với người dân, dưới nhiều hình thức. Ý kiến này được đưa ra xuất phát từ thực tế là mấy năm qua trên mạng Internet, những bài viết, tin tức, bình luận của đông đảo các tầng lớp người dân góp ý, phê phán đảng CSVN, chính quyền ngày càng mạnh, áp đảo hoàn toàn. Như hiện tượng Trần Đăng Thanh mới đây là một trong những minh chứng rõ nhất, với bài diễn thuyết đã nhận được 1.063 phản hồi và khoảng 80 bài viết hoàn toàn chê trách, phê phán, mà không thấy một “dư luận viên” nào của ông Hồ Quang Lợi góp mặt (đàng hoàng).
Gần đây nhất, trong bài tham luận tại hội thảo “Tác động của truyền thông xã hội lên tác nghiệp báo chí”, chúng tôi cũng đã tiếp tục đưa ra quan điểm tương tự, đóng góp nho nhỏ mở lối “thoát” cho chính quyền trên “mặt trận” truyền thông.
2- Từ thực tế trên, những thông tin mà ông Hồ Quang Lợi đưa, qua những con số, kèm theo là thuật ngữ rất mới – “dư luận viên” –  đã trở nên rất … buồn cười. Một bản “báo cáo thành tích cuối năm” theo lối rất phổ biến xưa nay không hơn không kém. Nó còn được minh họa thêm, bởi những lời khen nức nở ngành tuyên giáo cả nước trong năm qua của ông TBT Nguyễn Phú Trọng, người mới đây đã được bạn đồng môn Nhà văn Hoàng Lại Giang gửi gắm vài lời trong bài viết công phu, sâu sắc, rất mạnh mẽ nhưng vẫn chưa thấy “dư luận viên” nào của ông Hồ Quang Lợi xông lên “phản phản biện”.
3- Tuy nhiên, những nghi ngại của độc giả về sự xuất hiện gần đây trên trang mạng này một số “còm sĩ” rất có hơi hướng “tuyên giáo”, nhưng bị đông đảo độc giả coi là “lếu láo”, có lẽ cũng cần được lưu tâm. Phải chăng đó là đội quân của ông Hồ Quang Lợi? Nếu đúng thì con đường phía trước của họ còn quá dài, để có được bảng thành tích thực chất sau các con số như ông mới kể lể, và, tiền thuế dân đóng không phí phạm, thậm chí quay lại phá hoại dân.
Nhưng … có lẽ bài tiếp theo đây mới cho thấy công việc thực sự trước tiên mà nhà nước cần làm, một cách đàng hoàng, hoan hô ông Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn nói về thông tin nhạy cảm trên báo chí (LĐ). Mời độc giả đón đọc một bài viết nữa, đáng chú ý của Nhà báo Đào Tuấn trên báo Lao động, có tựa đề “Trận địa thông tin”, VTV-Thời sự sáng vừa điểm, nhưng chưa lên mạng. Trích lời ông Đỗ Quý Doãn, qua phát thanh viên VTV: “Lên tiếng một cách đồng loạt, im lặng một cách đồng loạt, báo chí đang dần đánh mất niềm tin của bạn đọc. Và với việc né tránh những thông tin “nhạy cảm”, với việc không được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, báo chí đang đánh mất thói quen tìm kiếm thông tin của bạn đọc, khi giờ đây họ lên mạng, thay vì tìm đọc báo. Đây là những sự thật đau lòng …” là báo chí đã “nhường lại trận địa cho truyền thông xã hội”.

Đây rồi! Đào Tuấn: Trận địa thông tin (LĐ). “Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn kiến nghị “Cần cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí, dù đó là thông tin nhạy cảm”. Thậm chí, báo chí có quyền bình luận để định hướng dư luận xã hội”. Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn có lý. Bởi vì càng nhiều thông tin nhạy cảm, càng chỉ khiến báo chí mất nốt những trận địa thông tin cuối cùng.”
4- Một đáng ngại khác liên quan tới chất lượng báo chí, đó là những dấu hiệu khác biệt trong quan điểm “quản lý” giữa các cơ quan chức năng. Có cơ quan thì ít nhiều tỏ ra cố gắng “cởi trói” dần cho báo giới, nhưng có cơ quan, cùng những quan chức ở đó, thì muốn làm ngược lại hoàn toàn, đẩy làng báo vào con đường bế tắc. Độc giả có thể nhận ra phần nào nếu như theo dõi kỹ thông tin trên trang này thời gian qua.
- Hà Nội ‘không có lãnh đạo yếu kém’ (BBC).  – Lộ diện 12 cán bộ gian lận trong thi tuyển công chức (TT/ PLTP).  – Bí thư Thành ủy “đi thi” (Đào Tuấn). “Một cuộc đánh giá chính xác, phải là việc để người dân, những người hàng ngày tiếp xúc ở địa vị chiếu dưới, đánh giá công bộc của mình. Chứ không phải là sự đánh giá giữa lãnh đạo với nhau. Giữa những người đồng chí với nhau. Giữa cấp dưới, bị ràng buộc với kỷ luật hành chính, tổ chức và trăm thứ ràng buộc không tên khác, với cấp trên của mình. Một cuộc đánh giá hiệu quả, thì điều kiện cần, cũng là điều kiện đủ, là phải công khai kết quả đánh giá”. - Hà Nội sắp đánh giá tín nhiệm lãnh đạo Sở (VnMedia).
- Có một ngành mang tên “Hồ Chí Minh học” (Trương Duy Nhất). Học HCM nhiều quá nên mới ra nông nỗi này: 80 giáo viên bị đuổi biên chế: Lộ mặt quan tham “ăn” tiền giáo viên (LĐ/ VietQ). “Cô giáo Ngô Thị Kim Hoàn cho biết, gia đình đã bán trâu, vay mượn, đem đủ 40 triệu mang đến tận nhà lãnh đạo huyện ‘lót tay’ mà nay cô vẫn bị chấm dứt hợp đồng vĩnh viễn”. VTV-Thời sự 19h tối qua cũng có phóng sự về vụ việc tệ hại này. Trong phóng sự có nói đến Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng của Lao động đã công phu điều tra, lật tẩy lũ quan tham ở Yên Bái, vì kiếm chác qua khâu tuyển dụng mà đã đày đọa đến 80 giáo viên nghèo khó. Không biết ông Tổng bí thư cứ loay hoay với “đồng chí X” tới đâu, trong khi đám quan huyện tham tàn lúc nhúc như giòi bọ này mà không lẽ ông cũng chào thua? (học sinh mà đi thi bao h cũng được dặn là bài dễ làm trước, khó làm sau mà cụ T ?)
Biếu sếp bằng quà… nhà tiền tỉ, gái chân dài (ĐV/ DV). - Tuyệt đối không đi chúc Tết, tặng hoa lãnh đạo (TP).  - “Ém” tiền tang vật (TN).
- Từ tham nhũng đến Mafia buôn người (DLB). – Tham ô (Nguyễn Tường Thụy).
“Thượng phương bảo kiếm” của ông Nguyễn Bá Thanh (GDVN). - Bùi Hoàng Tám: Ba “cửa ải” chờ ông Trưởng ban Nguyễn Bá Thanh! (DT).
- Minh Diện: Nguyễn đại nhân SẼ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? (Bùi Văn Bồng).   – GỐC LÀ Ở HIẾN PHÁP CHỨ KHÔNG Ở VIỆC TRỌNG DỤNG NHỮNG NGƯỜI NHƯ ÔNG THANH, ÔNG HUỆ (Phạm Viết Đào). – Chủ tịch Sang làm việc ở Đà Nẵng (BBC).  – ‘Ông Thanh biết dựa vào dân thì sẽ làm được’ (KT/ NĐT).
- Ông Đinh Văn Quế, nguyên chánh tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao: Vụ Tiên Lãng: Khó xử ông Vươn tội giết người (TT). – Tiểu thương chợ Hoàn lão Bố trạch Quảng Bình phản đối chính quyền cướp chợ (báo QB/ Xuân VN).  – Chùa cổ Quang Ân: Công – tư chưa rõ ràng (DT). – “Ông bí thư nói vậy, tôi xin nghe…”  (PLTP).  – Thơ: QUÊ HƯƠNG THỜI SỐT ĐẤT (Bùi Văn Bồng).
Góp ý sửa đổi hiến pháp: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân là phù hợp với yêu cầu phát triển (SGGP). - Trình gấp dự thảo giảm hệ số điều chỉnh tiền sử dụng đất (PLTP). - Tiếp tục kiến nghị thu hồi đất dự án đã bồi thường 80% trở lên (PLTP).
- Văn bản trái pháp luật: “Chưa đảm bảo hợp pháp”, rồi sao nữa? (PLTP). - Đừng lo kính quan tài vỡ rơi (TT). - Thủ tướng đã lo cho cái “nghị định quan tài” rồi: Văn bản sai thì phải sửa ngay (PLTP).
Vụ người dân bị đánh sau khi đến nhà chủ tịch xã “kêu cứu”: Có dấu hiệu chìm xuồng (LĐ).
Có thể buộc thôi việc công chức, đảng viên uống bia rượu khi tham gia giao thông (DV).
“Giữ” vật chứng, một đại úy công an bị bắt (PLTP). - Một đại úy công an bị bắt (DT).
- Tiền Giang: Vụ thẩm phán bị tố “chạy” án: Mẹ chồng và nàng dâu lĩnh 19 năm tù (DV).
Thanh Hóa sắp có súng bắn lưới trị ‘quái xế’ (VNN). - Dùng lưới bắt đua xe: “Nếu hữu hiệu thì có thể áp dụng được” (DV). - CSGT mang thẻ tuần tra mới có quyền dừng phương tiện (NLĐ/ DT).
Vụ kiện 2 trạm thu phí trên Quốc lộ 5: Doanh nghiệp và người lao động “chết đứng” (LĐ). - Phí sử dụng đường bộ: Mỗi ngày thu được hơn 10 tỉ đồng (Petrotimes). - Chầu chực nộp phí đường bộ (TP).
- Việt Nam: nữ sinh bị đuổi học do đùa về Hồ Chí Minh: Vietnam: girl suspended over Ho Chi Minh joke (Global Post).  – Việt Nam đuổi một nữ sinh vì đưa bài lên Facebook (VOA).  – Đuổi học nữ sinh: Kỷ luật là cần thiết (24h). - Đuổi học HS thóa mạ thầy cô: Trước tiên người thầy nên trách mình (Sohanews).
2<- Đại gia Trầm Bê thoát vòng ‘bí ẩn’ như thế nào? (Infonet/ VTC).
- Phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Nghĩa: Quy luật giàu nghèo (RFA). “…nếu muốn nói đến điều kiện có thể là then chốt nhất, tôi nghĩ đến nền tảng pháp lý, quyền tư hữu và nếp văn hóa của sự tin cậy”
- Các quan lớn chú ý, có thể thoát thân bằng cách này: Cấp thẻ xanh cho những nhà đầu tư từ 500.000 đô la vào Hoa Kỳ (VOA).
Vụ thắng kiện hơn 55 triệu USD: Làm sao đảm bảo thi hành án? (TN). - Giới luật sư nói về vụ kiện 55,5 triệu đô: Vẫn có thể lật ngược thế cờ! (Petrotimes).
- Tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào về thành phố đón Tết (DT). Hết tiền rồi, “khúc ruột ngàn dặm” ơi, nhớ mang tiền về nhiều nhiều.
- Tỷ lệ ung thư ở Việt Nam cao nhất thế giới do thực phẩm (KP/ Sống mới). “Theo một báo cáo của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam, Việt Nam là nước có bệnh nhân ung thư nhiều nhất trên thế giới mà nguyên nhân chủ yếu do các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hàng ngày”. “Giai cấp công nhân là người đào mồ chôn chủ nghĩa Tư bản” ở đâu không thấy, chỉ thấy “tư bản đỏ” bắt tay với tư bản giãy hoài không chết, đang đào mồ chôn dân ta.
- Bên thắng/Bên thua & Những kẻ ở bên lề (pro&contra).  – Trần Trung Đạo: Hãy nói trước ngày chết (Trần Trung Đạo). “Các ông các bà ra đi không mang theo gì cả nhưng sẽ để lại rất nhiều. Vẫn biết con người khó tự kết án chính mình nhưng các ông, các bà vẫn còn nợ dân tộc Việt Nam, nhất là các thế hệ mai sau, câu trả lời cho cái chết của nhiều ngàn dân Huế vô tội. Ngọn nến trước khi tắt thường bật sáng, vì tương lai dân tộc, các ông các bà hãy sáng lên sự thật một lần trước ngày chết”.
- Hòa đàm Paris giữa cuộc đối đầu của các cố vấn (TVN).  - Vụ xử ông Phạm Ngọc Thu (Biện lý Tòa Án Sơ thẩm Biên Hòa) về tội liên lạc với người em ruột là cựu Đại tá Phạm Ngọc Thảo (viet-studies).
- Trung Quốc tăng cường kiểm tra trái cây nhập từ Việt Nam (RFI).
- TQ âm thầm ‘thâu tóm’ mỏ của Philippines (VNN).
- Trung Quốc tiếp tục xúc tiến vụ án Bạc Hy Lai (VOA).  – Điều tra khoản tiền 557 triệu USD liên quan đến vụ án Bạc Hy Lai (Sống mới). - Biểu tình đòi tự do báo chí ở Trung Quốc (BBC). – Biểu tình phản đối kiểm duyệt (BBC). – Báo chí Trung Quốc : Làn sóng ngầm chống kiểm duyệt lan rộng (RFI). – Ðạt thỏa thuận trong vụ biểu tình chống kiểm duyệt ở Trung Quốc (VOA). - Trung Quốc có kho vũ khí hạt nhân nghìn tấn? (LĐ/ NĐT).
- Ông Richardson: Triều Tiên nên ngưng thử hạt nhân, mở rộng internet (VOA). - Triều Tiên được kêu gọi mở cửa internet (TN). - Thủ tướng Nhật kêu gọi cương quyết với Triều Tiên (TTXVN).
- Báo chí Myanmar cởi mở đưa tạp chí giáo dục giới tính “gây sốt” dư luận (Sống mới).
- Triều đình Châu Á (Inosmi/ Kichbu).
- Hãng viễn thông Ba Lan bị tẩy chay vì quảng cáo bằng hình Lenin (Sống mới).
KINH TẾ
- Ngân hàng Nhà nước: Những việc cần làm ngay! (VnMedia). - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Trăm sự nhờ ngân hàng” (TN). Nghe thảm!  - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Chính phủ không có ngân sách để xử lý nợ xấu!” (PLTP). - Ngân hàng ‘vượt bão’ – những điều ít biết (TP).
- Doanh nghiệp Việt Nam: Chết một nửa, nửa còn lại chưa có hy vọng hồi phục (Sống mới).
- Chứng khoán: Đón tin tốt, tranh thủ xả hàng (NLĐ).  – Chứng khoán 2012: “Sức chịu đựng đã gần hết” (TBKTSG). - Kiến nghị 8 nhóm giải pháp hỗ trợ thị trường chứng khoán (SGGP). - TGĐ Chứng khoán KIS: Năm 2013 vẫn là năm đầy thách thức đối với chứng khoán (Vietstock).
- Giao dịch vàng không đúng điểm cấp phép sẽ bị phạt nặng (DT). - Từ hôm nay 10.1: Mua bán vàng miếng ở nơi được cấp phép (TN). - Chính thức thu hẹp kinh doanh vàng miếng (SGGP). - Thị trường vàng miếng lắng để nghe ngóng (PLTP). – Dân bị tiệm vàng ép giá (TP). - Có “quản” được kinh doanh vàng miếng? (LĐ). Được! Nhưng kinh doanh vàng … cục, vàng hòn, vàng tròn, vàng méo … thì … hoan nghênh nhân dân anh hùng, không chấp nhận những quyết định khùng.
4Làm nhà ở xã hội phải có sự đồng thuận cao! (Petrotimes). - Quy chế sử dụng nhà chung cư: Bình cũ, rượu cũ? (Sống mới).
Khách sạn kiếm ngàn tỷ từ ‘trò đánh bạc’ (VEF). =>
Khoản đầu tư tư nhân ‘lớn nhất VN’ (BBC). - KKR thực hiện đầu tư vốn lớn nhất Đông Nam Á (TN).
- Doanh nghiệp hội viên VFA tiếp tục được tạm trữ lúa gạo   –   Trung Quốc mua gạo, thị trường lo âu (TBKTSG).
- Trồng rau xuất qua Nhật (SGTT).
Làm điều dưỡng tại Đức lương từ 50 triệu đồng/tháng (TP).
- Kiên Giang: Thưởng tết cao, nợ lương cũng… cao (DV). - Thị trường Tết Quý Tỵ 2013: Không tăng giá, doanh nghiệp lo giải quyết hàng tồn (DV).
Hàng giả, hàng lậu ồ ạt về Hà Nội (TP).
- Thị trường game sẽ biến đổi? (BBC).
- Quả Phật thủ giá bạc triệu (NLĐ).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Giả thiết lịch sử mới: Hùng Vương thứ 18 là người cho xây thành Cổ Loa (Sống mới).
“Lê Đại Cang – tấm gương kẻ sĩ” (LĐ).
Người đưa phản biện xã hội vào bảo tàng (TN).
Giáo sư Lê Văn Lan: Bỏ Tết cổ truyền sao có lì xì (VTC).
- YÊU THỜI…ĐỒ ĐỂU (KỲ 27) (Nhật Tuấn).
5<- Vĩnh biệt Hoàng Hiệp – nhạc sĩ của dòng sông tuổi thơ (DV).  - Nhạc sĩ Hoàng Hiệp qua đời (BBC).  - Nhạc sĩ Hoàng Hiệp: Một tâm hồn không bao giờ tắt (LĐ). - Người về dòng sông tuổi thơ (TN). - Nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã về miền Lá đỏ (PLTP). - Nhạc sĩ Hoàng Hiệp: Một tâm hồn không bao giờ tắt (LĐ).
Yêu cầu giải trình vụ việc tại chương trình “Bài hát yêu thích” (TN). - Cục Nghệ thuật biểu diễn yêu cầu làm rõ kết quả “Bài hát yêu thích” (SGGP).
- Breaking News: Bản quyền “Ở hai đầu nỗi nhớ” đã được mua với giá 300 triệu (Hiệu Minh).
- Đôi điều về 3 bản dịch thơ “Hoàng Hạc Lâu” của Thôi Hiệu (Người Hiếu Cổ).
- Lương Duy Cán (Nhà thơ Hà Nhật): “Mặt chữ điền” trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là mặt người đẹp đàng trong (Trần Nhương).
- Hoàng Xuân Họa: Ma trận tình… ma trận đời (Trần Nhương).
- Tội đâu phải tết ta hay tây? (TVN).
- Sắc thắm Pơlang (Tin mới).
- Nghệ thuật xếp đá đỉnh của đỉnh (PetroTimes).
Biểu quyết rồi “lật kèo”! (PLTP). - Giơ tay! (LĐ). - Thầy nội hết cơ hội nắm tuyển (TP). - VFF vẫn chưa tiếp xúc ứng viên HLV đội tuyển nào (LĐ).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Nhiều đổi mới trong kỳ thi đại học, cao đẳng (TN). - Tuyển sinh ĐH, CĐ khối H, N, S: Miễn thi môn Ngữ văn (PLTP). – Thí điểm tự chủ học phí năm 2013: “Nhòm” học phí khi chọn ngành (DV). - Năm 2013: Khối Văn hóa – Nghệ thuật tuyển sinh riêng (TP). - ĐH Sài Gòn ngưng tuyển khối ngành kinh tế hệ CĐ (NLĐ). - Khối H, N, S được miễn thi môn Ngữ văn (DT).
Dạy văn, những điều trông thấy… (TN).
6Phẫn nộ giới trẻ chửi người thân trên facebook (GDVN). - Hãy để bạn và thầy cô “xích lại gần nhau hơn” (Kênh 14). - Báo động HS cho vay lấy lãi… (PLTP).
Bị hành hung tập thể, 32 sinh viên bỏ thực tập (VNN). Gia đình Mạnh rất bức xúc về thói côn đồ của đám thanh niên lạ mặt. =>
Vì đâu sinh viên khó kiếm việc làm? (GDTĐ).
- Thanh niên Việt đang đọc gì? (DT).
- Kháng sinh có chữa được ho? (RFA).
- Quyền năng của hương vị đối với xúc cảm (RFI).
- Vợ chồng không con chết sớm hơn các cặp bình thường (Người Việt).
- Bay vào vũ trụ, con người tăng chiều cao (Space/ NLĐ).
- Con người có thể sống như chú Cuội (Independent/ NLĐ).
- Phát hiện 17 tỷ hành tinh giống Trái đất trong vũ trụ (BBC/ Voice of Russia/ DT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
2 ngư dân được cứu chữa ở Trường Sa đã về đất liền (TN).
- Bộ Y tế chỉ dám kết luận nước đôi về nguyên nhân trẻ tử vong sau tiêm chủng (Sống mới). – Tai biến chỉ xảy ra với vắc xin miễn phí (Sống mới). - Tử vong sau tiêm Quinvaxem: Bộ Y tế nghi vấn chất lượng vắc xin (TN). - Dồn dập thêm 5 ca tai biến sau tiêm Quinvaxem (LĐ).
- Tùy tiện như khám sức khỏe: Kỳ 2: “Muốn bình thường hay muốn bệnh ?” (TN). - Ngàn ngày ở bệnh viện (TN). - Người nghèo chê thẻ bảo hiểm y tế? (SGGP).
- Khánh Hòa: Không đồng ý đăng ký bài thuốc gia truyền có xáo tam phân (DV).
- Chỉ dám nói ra khi xã hội cởi mở’ (BBC). “Nếu ra báo công an thì công an sẽ nói rằng ‘Đã đi làm mà còn già mồm’.”
Ấm lòng bữa cháo sớm (Petrotimes).
Nhọc nhằn trong đêm rét buốt (TN). - Méo mặt nhìn Tết đến (TP). - TP.Hồ chí minh: Loạn giá vé xe tết (LĐ).
Dân “kêu trời” vì… rác! (VNN).
- TP.HCM: Phá băng nhóm gây ra 13 vụ cướp xe ôm (VNN).
7<- Dân chúng quay cuồng vì hệ lụy của rét (NĐT).  – Hà Tĩnh: Sưởi bằng than, 2 người nhập viện do ngộ độc (DV). - Ảnh: TÍM TÁI CẢ CHÂN (Mai Thanh Hải).
- Nỗi lo mua phải gà lậu đội lốt “Gà Đồi Yên Thế” (Sống mới).
- Bữa tiệc kinh dị và tàn bạo của người Việt (2)  (NĐT). Mời xem lại: Món ăn tàn bạo của người Việt (1).
- Thầy bói trừ tà xong, con bệnh lăn ra chết (ANTĐ).
- Người Việt hải ngoại nghĩ gì về luật kiểm soát súng (VOA).
- Kỳ bí Vàm Nao: Kỳ 2: Loài cá bí ẩn (TN).
- 1 tạ thịt thú rừng, 200 chai rượu lậu chuyển về… làm đám cưới (?) (DT).
- TQ: Sông đóng băng, người dân tha hồ nhặt cá (VnMedia).
- Somali: Ông lão 115 tuổi tiết lộ bí quyết cưa cô vợ 17 tuổi (VTC/ DV).
- Hàn Quốc lo dân số già nhanh (NLĐ).
Nguy cơ từ vi cá giả ở Trung Quốc (TN).
QUỐC TẾ
- Phe nổi dậy Syria thả người Iran trong vụ trao đổi tù nhân (VOA). - Nội các Syria “thông qua kế hoạch” của Tổng thống (TTXVN). - “40 năm cầm quyền của gia đình Assad là quá dài?” (VOV). Dài sao bằng gần 60 năm cầm quyền của “gia đình” … cộng sản ở xứ ta?
Ấn Độ triệu Đại sứ Pakistan (TN). - Ấn Độ – Pakistan tiếp tục căng thẳng tại Kashmir (ANTĐ). - Chạm súng ở biên giới : Đại sứ Pakistan bị Ấn Độ triệu mời (RFI). Không rõ láng giềng Trung Quốc có đứng sau Pakistan trong vụ xung đột này?
- Bị cáo cưỡng hiếp ở Delhi nói ‘vô tội’ (BBC).
8- Chavez chưa làm lễ nhậm chức (BBC). – Venezuela: TT Chavez không thể tuyên thệ nhậm chức vào thứ Năm (VOA). - Tòa án cho phép Chávez hoãn tuyên thệ nhậm chức (TTXVN).
- Mỹ treo giải 10 triệu đôla để bắt các nghi can khủng bố Sudan (VOA). =>
- Một công dân TQ nhận tội bán 100 triệu đôla phần mềm sao lậu của Mỹ (VOA).
Trung Quốc nhận sẽ “thắng” Mỹ sau 40 năm! (VnMedia).
Nhật Bản thể hiện rõ mong muốn cải thiện quan hệ với Hàn Quốc (DT).
- Công ty Mỹ trả 5 triệu để giải quyết vụ kiện của tù nhân Iraq (VOA).
- Không kích gây phương hại hòa đàm ở Kachin (VOA).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 09/01/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 09/01/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 09/01/2013; + Tài chính tiêu dùng – 09/01/2013; + 360 độ Thể thao – 09/01/2013; + Nhịp đập 360 độ thể thao – 09/01/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 09/01/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 09/01/2013 ; + Thời sự 12h – 09/01/2013

"VN" Sẽ là Tây Tạng hay Duy Ngô Nhĩ thứ hai?

2013-01-09
Việt Nam không thể không quan tâm tới những động thái ngày càng rõ của chính phủ đối với vấn đề Trung Quốc khi sự xuất hiện của họ vừa chính thức tại Sài Gòn với tư cách khách quý, vừa tại Hoàng Sa với tư cách của người hàng xóm xấu tính.
AFP photo
Ngư dân Lý Sơn đang chuẩn bị tàu cá ra khơi.

Cách phát biểu của Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh vài ngày trước đây cho thấy chính sách hòa hoãn một chiều bằng lập luận hai nước cùng một hệ thống ý thức hệ và nhất là cùng chế độ độc đảng là khó chấp nhận. Thế nhưng lập luận này được Bộ chính trị Trung ương Đảng đồng tình qua thái độ im lặng tuyệt đối, không một lời bình luận.
Thái độ của nhà nước tuy rõ ràng như vậy nhưng dư luận vẫn không có làn sóng công khai nào phản ứng ngoại trừ các bài viết vạch ra những sai lầm và sự nguy hiểm của sự thỏa hiệp để tồn tại này. Đa số những người trẻ có tấm lòng với thời cuộc chăm chú vào một biến cố khác mà họ cảm thấy nhức nhối hơn đó là vụ xử 14 thanh niên công giáo và Tin Lành tại thành phố Vinh vào ngày 8 tháng 1 với kết quả ai cũng biết là nặng nề và khó thể chấp nhận.
Vụ xử này nhà nước đã làm lớn chuyện khi tập trung một số lượng rất lớn công an, an ninh, dân phòng để uy hiếp những người tới dự phiên tòa mặc dù tòa án tuyên bố đây là phiên xử công khai.
Nhiều người nghi ngờ rằng sức ép từ chính sách thỏa hiệp đè lên dư luận được nhà nước hóa giải qua vụ xử án này để từ đó đánh lạc hướng dư luận trong và ngoài nước truớc những động thái khác thường trong vài ngày qua của chính quyền các cấp đối với vấn đề Trung Quốc.
Trong lĩnh vực báo chí truyền thông, việc báo chí đưa tin cải táng liệt sĩ Lê Đình Chinh đã bị nhiều người lên án vì thái độ lệ thuộc quá đáng vào Trung Quốc khi không dám xử dụng từ ngữ chính xác miêu tả hành vi xâm lược của họ. Chỉ duy nhất một tờ Thanh Niên là dùng từ “quân xâm lược Trung Quốc” còn tất cả các tờ báo khác đều tránh dùng từ này. Suy nghĩ mãi họ mới có từ mới “bọn côn đồ từ biên giới”.

Những món quà từ Bắc Kinh

sanluan.org-250.jpg
Tàu chiến Trung Quốc thăm cảng Sài Gòn ngày 07/01/2013. Photo courtesy of danluan.org
Những tránh né này được Trung Quốc ban thưởng bằng một bài báo dài với đầy đủ những hình ảnh ngư thuyền Trung Quốc thoải mái khai thác tài nguyên biển của Việt Nam tại vùng mà họ gọi là Nam Sa, vốn là Hoàng Sa của Việt Nam do họ chiếm giữ.
Bài báo được trang blog Basàm dịch ra tiếng Việt từ trang mạng tên junshi.xilu.com của Trung Quốc với cái tựa ấn tượng: “Báo chí Việt Nam nói một lượng lớn tàu cá Trung Quốc xông vào Nam Hải, Quân Việt Nam không hề dám ra tay!”
Người có lòng tự trọng khó đủ can đảm đọc hết bài báo trong một lúc bởi nó quá bi thảm cho ngư dân Việt. Khi nhìn vào hình ảnh của ngư dân Trung Quốc thỏa mãn với những vụ thu hoạch hải sản, song song với lời bình xấc xược của phóng viên đi theo tàu làm phóng sự không ai có thể tránh đuợc tiếng thở dài.
Người dân sôi sục, nhà nước im lặng. Và một lần nữa, để ban thưởng cho sự im lặng đó tàu chiến hải quân Trung Quốc ghé thăm hữu nghị Sài Gòn!
Ba chiếc tàu khổng lồ áp sát mạn sông Bạch Đằng trở nên vô hình đối với những chiếc máy ảnh chuyên nghiệp của báo chí thành phố. Người dân tò mò đi xem như xem pháo hoa và sự vô cảm hiện rõ trên từng khuôn mặt của họ qua các tường thuật cay đắng của nhiều blogger trong nước.
Loan tin này là BBC và Tân hoa xã.
Ba tàu Ích Dương, Thường Châu và Thiên Đảo Hồ vào cảng Sài Gòn sáng thứ Hai 7/1, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị kéo dài 5 ngày.
Theo Tân Hoa Xã, ba tàu nói trên là hai tuần dương hạm có trang bị hỏa tiễn và một tàu tiếp liệu, đều thuộc Đội tàu hộ tống số 12 của Hải quân Nhân dân Trung Quốc.
Trên ba tàu có thủy thủ đoàn gần 800 người do chỉ huy trưởng là Chuẩn Đô đốc Chu Hỏa Minh lãnh đạo.
Tân Hoa Xã cũng cho biết đại diện quân đội Việt Nam và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp đón đoàn một cách nồng ấm. Sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Lãnh sự quán ở Sài Gòn và một số công ty, tổ chức Trung Quốc tại địa phương cũng cử người tới tham dự lễ đón.
Nhận xét việc này ông Lê Hiếu Đằng nguyên phó chủ tịch MTTQ thành phố HCM cho biết:
Dù cho chính quyền không muốn có những thông tin nhưng việc ba con tàu của Trung Quốc đến Sài Gòn trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay thì không thể ngăn cản được. Chỉ đem lại hiệu quả rất nguy hiểm ở chỗ khi người ta biết thì người ta thấy ra chính quềyn che đậy những việc mà lẽ ra người dân phải biết. Như vậy nó sẽ làm cho lòng căm phẫn và ý chí của dân càng mạnh mẽ hơn.
Người dân không còn tin tưởng truyền thông chính thức của nhà nước nữa mà người ta dựa vào truyền thông hiện nay gọi là lề trái. Bây giờ tỷ lệ sử dụng mạng rất đông, đặc biệt là học sinh sinh viên. Qua trang mạng người ta sẽ thấy đâu là sự thật. Những việc đang xảy ra nó đe dọa chủ quyền lãnh thổ Việt Nam như thế nào.

Đánh ngoài biển, xoa trong bờ

Trong khi chính quyền thành phố Hồ Chí Minh hồ hởi đón tiếp ba con tàu này thì ông Phan Huy Hoàng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi cho biết, 20 tàu Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc ngăn không cho vào trú, tránh bão ở đảo Bom Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa vào ngày 8 tháng 1 tức sau khi Thành phố Hồ Chí Minh đón tiếp ba chiến hạm Trung Quốc một ngày với những cái ôm hôn hữu nghị.
Báo Tiền Phong Online dẫn lời ông Phan Huy Hoàng cho biết tổng cộng 20 tàu Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc ngăn vào trú, tránh bão ở đảo Bom Bay, phải chấp nhận lênh đênh ngoài khơi trong điều kiện thời tiết xấu.
Theo báo Pháp Luật thành phố, chiều 7-1, tại Hội nghị Quân chính năm 2013, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng cho biết trong năm 2012 lực lượng biên phòng đã phát hiện 293 lượt tàu cá xâm phạm vùng biển cách Đà Nẵng khoảng 20-45 hải lý. Các tàu này đi thành từng tốp 4-10 chiếc, sử dụng tàu có công suất lớn đi trước hỗ trợ cho tốp đi sau, tàu sắt lớn đi giữa làm nhiệm vụ bảo vệ. Các cụm tàu này ngang nhiên tranh lấn ngư trường, xua đuổi tàu cá Việt Nam.
Người dân Quảng Ngãi có quyền đặt câu hỏi: thành phố Hồ Chí Minh có còn là của Việt Nam nữa hay không khi tổ chức đón rước trọng thể một nước đang có thái độ thù hằn nhân dân của mình đến độ phớt lờ lòng nhân đạo mà thế giới tuân theo buộc phải cứu người lâm nạn trên biển cả, bất kể họ là ai thuộc quốc tịch nào.
Ông Hạ Đình Nguyên, một khuôn mặt tranh đấu nổi tiếng trước năm 1975 cho biết:
Tôi nghĩ bây giờ chắc họ bị khống chế quá rồi, kiểu này nó nắm chặt lắm không thoát được. Nó làm giống như mô hình Bắc Triều Tiên vậy có khi còn tệ hơn nữa. Nó nguy hiểm ghê lắm. Họ đều là người không có học thì làm sao yêu nước được, căn cơ là ở chỗ đó. Nó không yêu nứơc, không lương tâm, không xấu hổ. Nắm chắc và nói tới sổ hưu thì không còn lý luận gì nữa hết. Nước nào người lãnh đạo cũng đặt tổ quốc lên trên còn họ thì đặt quyền lợi giai cấp lên trên thì làm sao?

Tê liệt phản ứng

000_Hkg7686050-250.jpg
Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh bắt tay Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear. AFP photo
Cũng như các lần trước thái độ của chính quyền và đa số báo chí lẫn truyền thông Việt Nam là hoàn toàn im lặng không bình luận một lời về thái độ vô nhân đạo này của Trung Quốc đối với Việt Nam. Bộ Ngoại giao Việt Nam một lần nữa cho thấy đã mất quyền phát ngôn khi cái quyền này đã được trao lại cho Thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh.
Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh nhận xét:
Ông Nguyễn Chí Vịnh với tư cách Thứ truởng Bộ Quốc phòng thì không thể nào nhân danh nhà nước Việt Nam để nói những việc đó. Nói vấn đề hệ trọng quốc gia, quan hệ hai nước hay nói cái này cái kia…tất cả những cái đó ổng không được phép nói. Nói như vậy là vượt quyền, là lộng quyền. Điều này thì cấp cao phải trả lời cho dân chúng. Nhiều người đã đặt vấn đề rồi.
Trước những cảnh báo về viễn cảnh Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh của Trung Quốc, trí thức trong nước đành giữ sự im lặng bởi lo sợ bị đàn áp, trù dập hay thậm chí giam giữ. Chính quyền đã tỏ ra rất cứng rắn trong việc giữ vững lập trường của mình, dù lập trường này sẽ gây thiệt hại cho đất nước bất kể Việt Nam sẽ trở thành Tây Tạng hay Duy Ngô Nhĩ thứ hai không còn xa vời như người ta nghĩ.

Nguyễn đại nhân SẼ LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ?

Nguyễn Bá Thanh: "Nói chi với nhau phải  nói cho chắc...
Đừng biến những cái đơn giản thành phức tạp!"
                    
             * MINH DIỆN
                    Gần bảy năm trước, Nguyễn Thiện Nhân rời cái ghế Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ra Thủ đô Hà Nội nhậm chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo. Lúc bấy giờ ông là một người ưa nhìn. Một gương mặt thon đầy, cặp lông mày nét ngang, cái trán cao tương xứng với cái bằng tiến sỹ từ Đức, chứ không phải loại học giả bằng thật, như nhiều quan chức khác.  Ông lại lại là con trai của bác sỹ Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thiện Thành nhiều người nể trọng.
Mọi người để ý từng lời nói, hành động của Nguyễn Thiện Nhân, hy vọng  những đổi mới trong ngành giáo dục.  
                   Phát súng đầu tiên mà nguyên thượng úy Nguyễn Thiện Nhân tuyên chiến với kẻ thù truyền kiếp của ngành giáo dục là: “Không tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Báo chí ca ngợi rầm rầm, và cả nước hồi hộp theo dõi “người chiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân” xung trận “Hai Không”!
                 Hôm nay ở Sài Gòn, mai đã thấy Nguyễn Thiện Nhân ở biên giới phía Bắc. Vừa họp ở văn phòng bộ buổi sáng, chiều đã có mặt ở một trường học nào đó.
                Nguyễn Thiện Nhân tâm sự với báo chí: “Sau khi nhậm chức, tiếp xúc với giáo viên, phụ huynh, được chia sẻ, tôi thấy mọi việc tốt đẹp hơn, không thấy bế tắc, và nhiều áp lực như trước”.
                   Và Nguyễn Thiện Nhân hể hả với thắng lợi bước đầu: “Hai không làm được khiến nhiều người bất ngờ. Ngoài việc tất cả 64 tỉnh, thành phố đều có văn bản hưởng ứng cuộc vận động, thì năm nay không có tỉnh nào giao chỉ tiêu bao nhiêu học sinh khá, giỏi như trước. Đó là những tín hiệu vui!” .
              Hình ảnh Nguyễn Thiện Nhân luôn xuất hiện trước ống kính với gương mặt tươi rói, và người ta gọi ông là “Nhân văn”, “ Nhân hậu”, “Hạt nhân”. Nhất là khi ông trực  tiếp đến trao quà cho thầy giáo Đỗ Việt Khoa, người dũng cảm tố cáo tiêu cực trong thi cử ở Hà Nội, thì “Người chiến sĩ trong ngành giáo dục Nguyễn Thiên Nhân” càng sáng như sao Khuê.  
                        Không biết có phải vì quá hưng phấn không, mà Nguyễn Thiện Nhân đã tự ca mình: “Từ khi nhận chức Bộ trưởng giáo dục tôi đã không hoàn thành trách nhiệm đối với gia đình,  tôi rất thương vợ tôi. Tôi rất mong có những lúc được tắt điện thoại di động, không nghĩ tới công việc để có thời gian cho gia đình!”( 14-2-2007 VTC NEW).
                  Nhưng tất cả chỉ có thế! Ngôi sao Khuê vụt tắt trên bầu trời Hà Nội!
                Những việc Nguyễn Thiện Nhân làm được ở Bộ giáo dục chỉ dóng lên một hổi chuông, rồi để nó nhanh chóng bị tan biến vào thinh không!
                    Tiến sỹ danh dự Đại học RMIT!
                    Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước!
                    Huân chướng Lao động!...
                    Tất cả những danh hiệu hào nhoáng ấy không cứu nổi cuộc vận động “hai không” thất bại đau đớn của ông!
                    Nguyễn Thiên Nhân ngồi trên Bộ trưởng giáo dục đào tạo 1448 ngày,  làm lóe lên  ít ngày sáng sủa, rồi những đám mây đen cũ lại quay vể, và hình như mù mịt hơn? Bệnh thành tích  như tức nước vỡ bờ, thi cử không thèm dùng phao lén lút,  mà hội  đồng thi còn xả láng cho thí sinh chép bài.
                      Đúng lúc đó  Nguyễn Thiện Nhân phủi đít, bỏ kiêm nhiệm rách việc, chễm chệ ngồi lên  ghế Phó thủ tướng Chính phủ
                     Nguyễn Thiện Nhân mập ra,  mỡ ra,  mặt  bự gần gấp đôi bảy năm trước, lên TV cứ thấy hồng hào sinh lực.
                    Nhưng hình  như  tướng  càng phát, trí tuệ và nhân cách càng giảm? Biểu hiện về trí tuệ bị lão hóa, là khi ông khuyên các đại biểu Quốc hội phải gương mẫu đừng ăn thị gà không rõ nguồn góc tại kỳ họp thứ 4, khiến cả nghị trường cười no nê.  Còn sự thụt lùi nhân cách là chiềng mặt nhận cái gọi là “Nhà giào ưu tú”.
                    Theo quy định của Bộ giáo dục mà Nguyễn Thiện Nhân từng làm bộ trường, thì nhà giáo ưu tú phải có đóng góp trong việc xây dựng đơn vị, trường trở thành tập thể lao động xuất sắc, có ít nhất 7 năm đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở,  một lần đạt chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, bộ, hoặc Thủ tướng tặng bằng khen.  Nguyễn Thiện Nhân có giảng dạy ở trường đại học, nhưng từng khúc, từng khúc cộng lại chưa được 6 năm, và hình như chưa có  đủ danh hiệu chiến sĩ thi đua như quy định.
                 Cái danh hiệu nhà giáo ưu tú đối với một vị Uỷ viên Trung ương đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ chả bõ bèn gì, nhưng, nó lại thêm một cái lỗ thủng, làm chìm cái phao nhân cách của  Nguyễn Thiện Nhân!
                 Nguyễn Bá Thanh cùng tuổi Quý Tỵ với Nguyễn Thiện Nhân, nhưng tướng mạo như một người da đỏ, nhìn dữ dằn  hơn Nguyễn Thiện Nhân. Trong khi Nguyễn Thiên Nhân nói năng tủn mủn thì Nguyễn Bá Thanh “đắc khẩu đại ngôn” tỏ ra không ngán ngại tranh cãi tới cùng.

Suy tư trong vòng xoáy Tiền - Vàng
                  Mấy bữa nay báo chí tốn nhiều giấy mực vì Nguyễn Bá Thanh. Có những bài viết ca ngợi ông đến phát ngượng. Người ta ví Nguyễn Bá Thanh như một Triệu Tử Long! Thì  bảy năm trước, báo chí cũng đua nhau dồn hơi thổi Nguyễn Thiện Nhân  lên mây, gọi ông  là “một chiến sĩ quả cảm trong ngành giáo dục!”.
                 Hôm nay nhìn Nguyễn Thiện Nhân, người viết bài này nghĩ về Nguyễn Bá Thanh và quãng đường phía trước của ông mà cảm thấy ái ngại thay cho ông.
                 Ở Đã Năng, chỉ Nguyễn Bá Thanh nói cho mọi người nghe, chả có đối tượng nào tranh cãi với Nguyễn Bá Thanh. Giờ Nguyễn Bá Thanh sẽ phải nghe người ta nói. Nên nhớ, một anh lái xe Taxi, một chị bán rau, một bà bán nước chè xanh ở  Hà thành hay nói và nói hay hơn một cán bộ tuyên huấn xứ Quảng!  Nguyễn Bá Thanh sẽ phải nghe tiếng hót của hàng trăm con bách thanh để  lựa  giọng bổng, trầm, để phân biệt giả chân!
                 Nguyễn Bá Thanh ở Đà Nẵng “Chọc trời khuấy nước mặc dầu”, giờ trên đầu không phải một mà tới vài cái vòng kim cô, dưới chân ghế không ít sợi giây thòng lọng và chung quanh nham nhản lá bài sấp ngửa ! 
                  Hổ quen rừng, chim ưng quen núi!  Rừng nào cọp nấy. Nguyễn Bá Thanh như con hổ đến khu rừng mới, rộng lớn hơn, nhưng lắm hang sâu, núi cao, vực thẳm  hổ báo,  rắn rết và cạm bẫy cũng nhiều!
                 Nguyễn Thiện Nhân khi bước những bước đầu tiên trên đường phố Thủ đô, gót chân ông hình như  khá  sạch? Còn Nguyễn Bá Thanh lại sẵn có cái gót chân Achilles!
                Ngày ông Nguyễn Tấn Dũng từ Kiên Giang ra Hà Nội nhậm chức, người viết bài này cũng như nhiều người cũng từng đặt vào ông những kỳ vọng đổi mới. Nhưng năm tháng qua đi phải thất vọng vì ông.
               Tôi biết các ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thiện Nhân vả một số người khác từng ấp ủ hoài bão lớn, muốn làm một cái gì đó, nhưng lực bất tòng tâm. Giờ đến lượt Nguyễn Bá Thanh!
               Một lần cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nói, như tâm sự: “Muốn  được việc phải tranh thủ sự đồng tình của hết người này đến người khác. Cái việc mình định làm lúc đầu vuông như  cái bánh chưng, tranh thủ riết nó như cái bánh dày!”. Rồi nay TBT Nguyễn Phú Trọng lại nói lý luận hơn là “tham nhũng, tiêu cực cần phải được xem xét khách quan, biện chứng!…”. Kể ra, các vị chính khách Nhà Nguyền thời WTO cũng bươn trải, nỗ lực, muốn bứt phá, nổi bật và cũng có người để lại không ít tai tiếng. Khi gần như thành nếp quen thiên hạ kỳ vọng nhân vật lãnh đạo mới xuất hiện, Nguyễn Bá Thanh gánh trọng trách ngay vấn đề đang nóng hổi, nhạy bén, nhạy cảm, liên quan đến "đại cục" này, liệu rằng ông sẽ làm được những gì?
               Hôm trước tôi chúc ông Nguyễn Bá Thanh cố giữ lấy cái tôi, hôm nay tôi vẫn mong như thế. Thử thách trước mắt đối với ông, theo thiển nghĩ của tôi, là vụ án Tiên Lãng (Hải Phòng) với cương vị của mình, ông có dẹp bỏ được sự trả thù hèn hạ, cứu một dân oan?
M.D