Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

HOT - THỜI SỰ NÓNG

Danlambao 10/1/2013

Tái lập Ban Nội chính TW: Khi ‘quyền lực bóng tối’ trỗi dậy

Lê Anh Hùng (Danlambao) – Mấy hôm nay, cả báo chí “lề đảng” lẫn “lề dân” đều bình luận rôm rả về sự kiện Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh được giao chiếc ghế Trưởng ban Nội chính TW và Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ được đặt vào vị trí Trưởng ban Kinh tế TW.

Từ tham nhũng đến Mafia buôn người

Huỳnh Tâm (Danlambao)LTG: Chúng tôi xin gửi đến quý bạn đọc một thiên phóng sự “Từ tham nhũng đến Mafia buôn người”. Nội dung, nói lên nỗi đau của tuổi thanh xuân vấp phải chế độ mồm loa quảng cáo cụm từ: “Lao động xoá đói giảm nghèo” một chương trình nguyên thủy đầy lý tưởng, sau đó nhà nước CSVN biến thành của riêng lợi ích nhóm.

Quan chức Hà Nội tiết lộ về nhóm ‘hồng vệ binh’ trên mạng 

CTV Danlambao – Phát biểu tại hội nghị tuyên giáo toàn quốc vào sáng hôm 9/12, Trưởng ban Tuyên giáo Hà Nội là ông Hồ Quang Lợi đã khoe khoang về một nhóm ‘hồng vệ binh’ trên mạng do Thành ủy Hà Nội lập nên.

Viết cho các bạn “công an nhân dân”


Tiểu Vũ (Danlambao) – Bình luận về câu “công an nhân dân chỉ biết còn đảng, còn mình”. Tôi mong là những người đọc bài viết này, trong đó có thể có những người hiện đang thuộc vào cái gọi là “công an nhân dân” sẽ nhận ra được bản chất vấn đề.

Mùa giáng sinh lan man về Hiến pháp

Le Nguyen (Danlambao) - Vượt lên trên mọi khác biệt của ngôn ngữ, chủng tộc, nguồn gốc sang hèn, địa vị chức tước…Giáng sinh đã trở thành nếp sống đặc biệt, lễ hội độc đáo, tài sản tinh thần chung của cộng đồng nhân loại và mùa Giáng Sinh còn mang ý nghĩa mùa của yêu thương tha thứ, mùa của “Vinh danh Thiên Chúa trên trời…bình an dưới thế cho người thiện tâm…”

Đất nước ta quá nhiều điều buồn 

Donguyen (Danlambao) - Hôm nay, bước ra quán café, nhìn những người xung quanh hồn nhiên trò chuyện, những con người không hay biết về đất nước này đang trong hoàn cảnh bệ rạc như thế nào, mà lòng buồn rười rượi.
Video trên Youtube về vụ CA Nghệ An đổ quân đến trước cửa Khách sạn Thành An – TP Vinh ngày 08/01/2013, mục đích để cản địa vòng ngoài nhằm bắt Người Buôn Gió, Nguyễn Lân Thắng, Trương Văn Dũng. Hàng chục dân phòng đã được huy động chỉ để bắt 3 công dân từ Hà Nội vào Vinh để theo dõi phiên tòa.
Hiện nay, Blogger Người Buôn Gió (Bùi Thanh Hiếu) vẫn không có tin tức gì sau khi anh này bị CA bắt mất tích.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=R6K19nv-1as

Bác cháu ta cùng nhau giữ nước

Biếm họa Babui (Danlambao)

Sự ra đi của người Mẹ

Như Nguyên (Danlambao) – Trong cuộc sống của chúng ta, nhiều người tuy có hoàn cảnh gia đình khác nhau, nhưng lại có nhiều điểm tương đồng và từ đó trở thành những người bạn tri kỷ. Thức và Long ngồi chung một giảng đường Đại học, sau đó cùng công tác trong một công ty, có cùng chí hướng và có cùng một nỗi đau là sự ra đi về cõi vĩnh hằng của hai người Mẹ trong lúc mà sự nghiệp đấu tranh vì tự do cho dân tộc Việt của hai bạn còn dang dở.
Tôi có một chút quen biết với hai bạn Thức và Long, đã chứng kiến sự đi về cõi vĩnh hằng của hai người Mẹ. Xin mạn phép hai bạn cho tôi được ghi lại những dòng cảm xúc của mình.

TGP Sài Gòn không tham dự hội nghị tuyên truyền giới thiệu nghị định 92

Conglyvahoabinh.org – Tòa Tổng Giám mục TPHCM đã nhận được thư mời đề ngày 24/12/2012 của Quý ban mời tham dự Hội Nghị tuyên truyền giới thiệu Nghị định số 92/2012/NĐ – CP.
Tòa Tổng Giám Mục Hồ Chí Minh xin không cử đại biểu tham dự Hội nghị nêu trên vì những lý do sau:

Chiến hạm Trung Quốc tiến sát đảo Thị Tứ – Trường Sa


Phi trường trên đảo Thị Tứ do Phi luật Tân xây cất và chiếm đóng của Việt Nam (thuộc Quần đảo Trường sa)-Anh ttxcc6 chép trên Net
Cụm Thị Tứ là một tập hợp các thực thể địa lí nằm ở phía nam của cụm Song Tử và phía bắc của cụm Loại Ta. Cụm này chỉ có một đảo san hô là Thị Tứ (đứng thứ hai về diện tích trong quần đảo), còn lại đều là các rạn đá như đá Hoài Ân, đá Vĩnh Hảo, đá Xu Bi… Đá Xu Bi là trường hợp cá biệt do tách biệt hẳn về phía tây nam so với tất cả các thực thể còn lại. Trừ đá Xu Bi thì đảo Thị Tứ và các rạn đá lân cận cùng nhau tạo thành cụm rạn Thị Tứ (tiếng Anh: Thitu Reefs; tiếng Trung: 中业群礁; Hán-Việt: Trung Nghiệp quần tiêu) theo tài liệu hàng hải quốc tế.
Bà con tham khảo ở : Wikipedia

Tienphong

TPO- Tờ Philstar của Phillippines hôm 8-1 đưa tin, một chiến hạm đổ bộ của Trung Quốc xuất hiện hai lần gần đảo Thị Tứ nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Một tàu chiến đổ bộ của Trung Quốc
Một tàu chiến đổ bộ của Trung Quốc.
Đảo Thị Tứ hiện do Phillippines chiếm đóng với tên gọi Kalayaan hay Pag-Asa.
Ông Eugenio Bito-onon, người được cho là thị trưởng của đảo, cho hay, một tàu chiến màu xám bạc mang số hiệu No.995 đã thẳng tiến tới đảo Thị Tứ, đi qua con tàu M/T Queen Seagull, tàu trọng tải 200 tấn do chính quyền thị trấn đảo Kalayaan nằm trong quần đảo Trường Sa điều hành.
“Chúng tôi lúc đó nghĩ rằng chiến hạm Trung Quốc đang quay trở lại Hải Nam từ một hòn đảo khác của Trung Quốc bởi nó đang tiến về hướng bắc từ phía nam của Trường Sa. Tuy nhiên, chúng tôi thấy con tàu này lại tiến về phía chúng tôi, đe dọa đâm thủng thuyền đi cùng M/T Seagull Queen, làm cho hành khách trên tàu hoảng loạn”, Philstar trích lời ông Bito-onon.
Tàu chiến của Trung Quốc. Ảnh minh hoạ
Tàu chiến của Trung Quốc. Ảnh minh hoạ.
Trước đó, Trung Quốc tuyên bố triển khai tàu tuần tra trên Biển Đông mà không đề cập đến việc triển khai chiến hạm đổ bộ trong khu vực.
Nước này trước đó cũng tuyên bố sẽ “chặn và lục soát” tất cả tàu nước ngoài trên Biển Đông.
Trong tháng 10/2012, 4 tàu của Philippines cũng bị một chiếc tàu chiến đổ bộ của Trung Quốc “quấy rầy” khi vận chuyển vật tư từ Palawan ra đảo Thị Tứ mà Philippines đang chiếm đóng với tên gọi Pag-Asa.
Ngoài tàu chiến đổ bộ, ông Eugenio Bito-onon cũng thông báo rằng họ đang theo dõi bốn tàu lớn Trung Quốc với hơn 100 thuyền tam bản đang khai thác san hô tại các rạn san hô phía nam, gần với đảo Thị Tứ. Các rạn san hô phía nam là một vùng đệm để ngăn xói mòn đất ở đảo Thị Tứ.
Phan Yến
Theo Philstar

Biển Đông : Manila chất vấn Bắc Kinh về chỉ thị khám soát tàu thuyền

Tàu Hải tuần 21 (Haixun 21) ở bến cảng Hải khẩu, tỉnh Hải Nam được Trung Quốc cử xuống Biển Đông (REUTERS)
Tàu Hải tuần 21 (Haixun 21) ở bến cảng Hải khẩu, tỉnh Hải Nam được Trung Quốc cử xuống Biển Đông (REUTERS)
Phát biểu tại Manila vào hôm nay, 09/01/2012, Ngoại trưởng Philippines Albert Rosario xác nhận là chính quyền nước này đã yêu cầu Trung Quốc giải thích hai sự kiện làm tình hình Biển Đông căng thẳng thêm trong những ngày đầu năm 2013 : Chỉ thị cho công an biên phòng tỉnh Hải Nam quyền khám soát tàu thuyền ngoại quốc bị cho là thâm nhập trái phép vùng Biển Đông mà Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền, và quyết định triển khai một tàu tuần tra hạng nặng xuống Biển Đông.
Theo Ngoại trưởng Philippines, ngành ngoại giao Trung Quốc từng xác định rằng Bắc Kinh khẳng định chủ quyền của mình – kể cả bằng cách ngăn chặn tàu bè nước ngoài trong vùng biển ngoài khơi tỉnh cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam. Thế nhưng Bắc Kinh lại tuyên bố rằng hầu như toàn bộ vùng Biển Đông thuộc thẩm quyền của đảo Hải Nam.
Ông Albert del Rosario cho biết là phía Philippines đã yêu cầu Trung Quốc xác định giới hạn lãnh thổ mà họ muốn bảo vệ vì : « Tất cả mọi người đều bức xúc và quan ngại ». Theo Ngoại trưởng Philippines, đó là lý do vì sao Philippines đã nói với Trung Quốc là phải xác định rõ phạm vi áp dụng chỉ thị khám soát của tỉnh Hải Nam. Vấn đề là cho đến nay Bắc Kinh vẫn không trả lời.
Yếu tố thứ hai gây lo ngại là việc Trung Quốc, cử chiếc tàu Hải Tuần 21 thuộc loại hiện đại xuống Biển Đông. Chiếc tàu được trang bị bãi đáp trực thăng, đã rời cảng Hải Khẩu trực chỉ Biển Đông ngày 27/12/2012.
Theo Ngoại trưởng Philippines, mặc dù Trung Quốc và Philippines đã có những bước để giảm bớt căng thẳng bùng lên sau vụ tranh chấp bãi Scarborough Shoal vào năm ngoái, Manila vẫn không thay đổi chính sách xuyên suốt là bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của mình. Ông Rosario xác nhận sẽ tiếp tục nêu lên vấn đề Biển Đông với các nước khác, một động thái nhằm quốc tế hóa hồ sơ vốn luôn luôn bị Bắc Kinh đả kích.
Ông del Rosario còn cho biết sẽ thảo luận về những tranh chấp lãnh thổ với đồng nhiệm Nhật Bản Fumio Kishida, khi hai bên gặp nhau tại Manila vào ngày mai. Ngoài ra, 4 nước ASEAN có tranh chấp tại Biển Đông (Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam), cũng sẽ thảo luận với nhau bên lề một cuộc họp hàng năm của ASEAN tại Brunei năm nay. 

HỘ CHIẾU HAY LÀ SỰ CÔNG NHẬN – KHI VIỆT NAM VÀ ẤN ĐỘ KHÔNG THỪA NHẬN YÊU SÁCH LÃNH THỔ CỦA TRUNG QUỐC

Icon_Biển Đông_Đường Lưỡi Bò1Chauxuannguyen

Phan Văn Song dịch / Lê Vĩnh Trương và Nguyễn Minh Ngọc hiệu đính, theo NCBĐ
Việc Trung Quốc in bản đồ chữ U lên hộ chiếu của nước này đang gây ra những phản ứng mạnh mẽ từ các quốc gia liên quan. Bài viết phân tích khía cạnh mới của vụ tranh chấp từ quan điểm của luật quốc tế, cụ thể là việc Việt Nam và Ấn Độ từ chối đóng dấu lên các hộ chiếu mới của Trung Quốc.
Trong lúc thế giới vào thời điểm hiện tại không thiếu những ‘điểm nóng’ bất ổn, một khu vực luôn nhận được sự quan tâm thường xuyên của các luật gia quốc tế – đặc biệt là những người quan tâm đến sự giao thoa giữa luật thụ đắc lãnh thổ và luật biển – chính là Biển Đông. Việc Trung Quốc yêu sách một vùng rộng lớn còn đang tranh chấp như là lãnh hải của mình bất chấp việc yêu sách này mâu thuẫn với quyền được hưởng vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei và Philippines là cội nguồn gây ra những căng thẳng kéo dài.

Tuy nhiên, bài viết này không tìm cách đánh giá giá trị pháp lý của những yêu sách này – có những cuốn sách đã dành trọn cho chủ đề này – mà thay vào đó sẽ phân tích một khía cạnh mới của vụ tranh chấp theo quan điểm luật quốc tế, cụ thể là việc cơ quan thẩm quyền Việt Nam từ chối đóng dấu lên các hộ chiếu Trung Quốc mới có in chìm bản đồ Trung Quốc bao gồm cả những khu vực còn đang tranh chấp ở mỗi trang. Theo BBC, các cơ quan biên phòng đã cấp thị thực rời và đóng dấu hủy vào những thị thực đã được cấp trước đó. Vào thời điểm viết bài này, Philippines vẫn chấp nhận các hộ chiếu nói trên, nhưng đang xem xét các phương án và có lẽ vẫn bảo lưu quyền phản đối nếu họ thấy cần.

Chắc chắn đây không phải là lần đầu tiên yêu sách chủ quyền lãnh thổ quá đáng của Trung Quốc bị phản đối chính thức từ những nước bị tác động trực tiếp bởi yêu sách này. Ấn Độ, nước có hai khu vực thuộc vùng Himalaya bị Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, đã chọn cách đối phó bằng việc đóng dấu bản đồ của họ lên thị thực cấp cho công dân Trung Quốc.

Tất cả những động thái trên gợi lên câu hỏi liệu giới chức Việt Nam và Ấn Độ có hành động dựa theo quan điểm luật quốc tế hay không? Liệu có thể lập luận rằng với sự từ chối những hộ chiếu như vậy, họ sẽ tránh được việc ngầm thừa nhận tính hợp lệ của yêu sách Trung Quốc và từ bỏ các quyền của mình ở Biển Đông hay không? Nói cách khác, liệu có thể suy luận rằng bằng việc đóng dấu trên hộ chiếu mới của Trung Quốc, các quốc gia khác trong vùng có đang công nhận yêu sách của Bắc Kinh hay không?

Xét về mặt này, chúng ta có thể tham khảo một tiền lệ xuất phát từ một khu vực khác của Đông Nam Á, cụ thể là quyết định của Tòa án Công lí Quốc tế về vụ đền Preah Vihear (Campuchia kiện Thái Lan), ICJ Reports 1962 tr. 6 (Temple). Trong vụ này, Campuchia và Thái Lan tranh chấp quyền sở hữu ngôi đền cùng tên, là một phần trong tranh chấp biên giới lớn hơn giữa hai nước. Vấn đề này từ đầu đã được đưa ra giải quyết qua một Ủy ban hỗn hợp, họp lần cuối cùng vào năm 1907 mà chưa hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, có hai sự kiện có liên quan. Thứ nhất, Ủy ban đã vẽ ra một loạt các bản đồ phân định biên giới giữa hai nước. Mặc dù những bản đồ này không được đưa vào trong các văn bản cuối cùng của Ủy ban và do đó không có hiệu lực ràng buộc, nhưng Tòa án vẫn xem chúng có sức nặng đáng kể khi ghi nhận rằng Thái Lan (lúc đó là Xiêm) đã có nhiều cơ hội phản đối các bản đồ như là ’kết quả của công việc phân định biên giới trong khu vực Preah Vihear’, song Thái Lan đã không đưa ra các phản đối đó. (Temple, 32).

Thứ hai, Tòa án đã chú ý đến một sự kiện năm 1930 khi Hoàng tử Damrong, cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ và hiện là Chủ tịch của Viện Hoàng gia Xiêm, đã thực hiện một chuyến thăm bán chính thức tới Đền, và được Công sứ Pháp ở tỉnh tiếp giáp của Campuchia (lúc đó là thuộc địa của Pháp) tiếp đón có ‘trương cờ Pháp’. Tòa án xét rằng:

Hoàng tử không thể nào không nhìn thấy những hệ lụy từ sự đón tiếp của nhân vật này. Khó tưởng tượng ra sự khẳng định nào rõ hơn về danh nghĩa chủ quyền từ phía Đông Dương thuộc Pháp. Tình cảnh  đó đòi hỏi phải có phản ứng. Thái Lan đã không làm gì cả. Thêm nữa, khi về tới Bangkok, Hoàng tử Damrong đã gửi Công sứ Pháp một số hình ảnh của cuộc viếng thăm này, ông đã dùng những lời lẽ có vẻ thừa nhận rằng nước Pháp, thông qua ngài Công sứ, đã đóng vai trò là nước chủ nhà (Temple, 30).

Tòa án tiếp tục:

Nhìn toàn cục sự việc, có vẻ Xiêm đã đưa ra một sự thừa nhận ngầm về chủ quyền của Campuchia (thuộc Pháp) đối với Preah Vihear, bằng việc không phản ứng theo cách nào đó vào lúc cần có phản ứng nhằm khẳng định hoặc bảo lưu quyền sở hữu/danh nghĩa trước yêu sách rõ ràng của đối phương (Temple, 30-1).

Do đó, câu hỏi đặt ra là – liệu Việt Nam và Ấn Độ có đánh giá đúng khả năng về sự thách thức chủ quyền tương tự như thế trong trường hợp này hay không? Liệu có phải do lo ngại rằng nếu các hộ chiếu vi phạm chủ quyền này được cho qua trót lọt, các nước nói trên có nguy cơ rơi vào tình trạng ngầm thừa nhận yêu sách chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc không? Dù là tình huống nào, các quan ngại trên đều hoàn toàn không cần thiết theo quan điểm pháp lí. Câu trả lời cho câu hỏi liệu việc đóng dấu vào hộ chiếu – thậm chí nhiều lần – có thể làm cơ sở choviệc khẳng định sự mặc nhận rõ ràng là ‘không’, và nó được lập luận dựa trên nhiều căn cứ.

Là một khái niệm pháp lí trọng yếu, sự mặc nhận là một bộ phận trong học thuyết lớn hơn về các hành vi đơn phương, và có nguồn gốc từ trong thông luật (common law) – dù luật dân sự tất nhiên cũng có nguyên tắc tương tự. Ghi nhận đầu tiên về khái niệm này xuất hiện trong phán quyết của Toà Trọng tài năm 1910 được thành lập để phân định biên giới biển giữa Na Uy và Thụy Điển trong tranh chấp biên giới biển giữa hai nước này (1910) 4 AJIL 226 (Na Uy kiện Thụy Điển). Tòa án ủng hộ chủ quyền của Thụy Điển trên cơ sở Na Uy đã không tranh cãi về các hoạt động bao quát của Thuỵ Điển trong khu vực, bao gồm việc đánh bắt tôm hùm, tiến hành đo đạc và cho một thuyền nhẹ đóng trạm. Toà kết luận rằng:

Một nguyên tắc được xác lập trong luật pháp giữa các quốc gia đó là hiện trạng đã tồn tại và tồn tại trong một thời gian dài chỉ nên bị thay đổi ở mức ít nhất có thể (Na Uy kiện Thụy Điển, 233).

Tính hợp pháp của tập quán được chấp nhận lâu năm về việc sử dụng đường cơ sở để xác định bề rộng lãnh hải cũng được xác lập theo cách này. Trong vụ Ngư trường (Anh kiện Na Uy), ICJ Reports 1951 tr. 116 (Ngư trường Anh- Na Uy), Tòa án quốc tế cho rằng nước Anh không thể phản đối việc sử dụng đường cơ sở của Na Uy dựa trên căn cứ rằng:

Tính rõ ràng của các sự kiện, sự thừa nhận chung của cộng đồng quốc tế, vị trí của nước Anh ở Biển Bắc, lợi ích của chính nước Anh, và việc bỏ mặc kéo dài đã là sự thừa nhận cho các hoạt động chấp pháp thuộc thẩm quyền Na Uy chống lại Vương quốc Anh (Ngư trường Anh – Na Uy, 139).

Vụ kiện này qua đó đã đặt ra những yêu cầu chung của luật quốc tế để tạo thành lập luận về sự mặc nhận: (a) một chuỗi các sự kiện rõ ràng, hiển nhiên, (b) sự thừa nhận chung của cộng đồng quốc tế đối với các sự kiện đã nêu, và (c) sự thừa nhận của nước có lợi ích bị ảnh hưởng cụ thể. Thêm vào đó là phán quyết của tòa án trong vụ Thềm lục địa Biển Bắc (CHLB Đức / Hà Lan, CHLB Đức / Đan Mạch), ICJ Reports 1969 tr. 3, 25, rằng giả định về bổn phận phải hành động ‘không được xem nhẹ’ và đòi hỏi ‘cách hành xử rất nhất quán’. Một ví dụ về điều này đã được làm rõ trong Bản kháng cáo đầu tiên của vụ Các hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragua và chống lại Nicaragua – (Nicaragua kiện Mỹ), ICJ Reports 1984 tr. 392, 411-13 (Nicaragua), trong đó ‘sự mặc nhận liên tục’ của Nicaragua đối với việc xuất bản tên của mình trong Sổ Niên giám của Tòa án quốc tế danh sách những nước đã chấp nhận thẩm quyền của Tòa án đã được xem như phản ánh sự ‘ngầm thừa nhận liên tục’.

Rõ ràng theo phân tích trên, những yêu cầu khá cao theo quy định của luật quốc tế để tạo thành sự mặc nhận trong vụ việc liên quan đến hộ chiếu mới của Trung Quốc là không đầy đủ. Mặc dù các sự kiện đang bàn chắc chắn là nổi cộm, quan điểm cho rằng có sự thừa nhận chung của cộng đồng quốc tế về các sự kiện này là chưa rõ ràng. Cụ thể hơn, khó mà hiểu được làm sao việc chấp nhận một hộ chiếu có in bản đồ cố ý xâm phạm ở đây lại có thể được xem là sự khẳng định đối với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Như đã nói, sự mặc nhận trong vụ Đền thờ được tạo thành dựa trên hai hành động, và không có hành động nào trong đó giống như tình huống ở đây.Thứ nhất, bản đồ trên hộ chiếu không thể xem có giá trị tương đương với một bản đồ được vẽ ra – dù không chính thức – bởi một Ủy ban được các bên trao quyền để xác định biên giới giữa họ với nhau. Chính xác hơn, đây chỉ được xem là bản đồ Trung Quốc được biên soạn để phản ánh các yêu sách lãnh thổ của mình. Tinh thần công bằng, không thiên vị trong bản đồ của vụ Đền thờ rõ ràng không xuất hiện trong vụ việc này.

Thứ hai, không giống như chuyến thăm của Hoàng tử Damrong đến Preah Vihear, hộ chiếu được tiếp nhận bởi một viên chức biên phòng không có vai trò trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam hay Ấn Độ và không thể được coi là một cá nhân có cương vị tương tự như một cựu Bộ trưởng Bộ Nội các. Hơn nữa, hành động đóng dấu hộ chiếu không thể xem là chấp nhận các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc mô tả bên trong đó, vì mục đích của hành động chỉ đơn thuần là để xác nhận rằng người mang hộ chiếu có quốc tịch Trung Quốc được đi vào nước tiếp nhận trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, sẽ là điều dễ hiểu nếu người mang hộ chiếu là cư dân của một trong những hòn đảo của Biển Đông hoặc vùng lãnh thổ Himalaya đang tranh chấp, và không hề có quốc tịch Trung Quốc trước đó. Việc chấp nhận lặp đi lặp lại một hộ chiếu như thế với nhận thức rõ về hoàn cảnh mà nó được cấp có thể gây ra nhiều vấn đề.

Nhưng có lẽ lập luận dứt khoát trong trường hợp này nảy sinh từ các yếu tố thứ ba được xác định trong vụ Ngư trường Anh-Na Uy, đó là sự thừa nhận của Việt Nam và Ấn Độ đối với tình hình chung, hai nước chịu ảnh hưởng đặc biệt bởi những yêu sách của Trung Quốc. Không giống như tình huống của Thụy Điển trong vụ Thụy Điển kiện Na Uy, Anh trong vụ Đánh cá Anh-Na Uy, Nicaragua trong vụ Nicaragua hoặc Xiêm/ Thái Lan trong vụ Đền thờ, các nước không hề im lặng trước những yêu sách của Trung Quốc mà phản đối một cách gay gắt. Trong trường hợp này, các phát biểu mạnh mẽ của Bộ Ngoại giao Việt Nam và Ấn Độ là quá đủ để át đi bất kì lời cáo buộc nào về sự mặc nhận có thể phát sinh qua việc chấp nhận hộ chiếu.

Vậy chúng ta phải làm gì? Chắc chắn không phải là một phản ứng nảy sinh từ các quan ngại pháp lí. Việc hai nước này không đồng ý chấp nhận mà không động tới nội dung của các hộ chiếu vi phạm phần nhiều mang tính thủ thuật đối phó về quan hệ đối ngoại – thêm một động thái nữa trong chuỗi thế đi trên bàn cờ ngoại giao, trong đó vai trò của luật pháp quốc tế thường giống như một kẻ đứng ngoài bất lực.

Tác giả Cameron Miles là nghiên cứu sinh Tiến sỹ tại Đại học Cambridge. Bài viết này được đăng lần đầu tiên trên trang của tạp chí Luật Quốc tế và So sánh Cambridge (Cambridge Journal of International and Comparative Law)
_______
 Tiếng Nói Dân Chủ là diễn đàn chia sẻ những quan điểm dân chủ từ nhiều nơi khác nhau. Ban Biên Tập không chịu trách nhiệm nội dung các bài viết đã được đăng tải, cũng như bài viết không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tiếng Nói Dân Chủ.

TẠI SAO VIỆT NAM CẦN SỬA ĐỔI CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN HIẾN PHÁP? (I)

Chauxuannguyen

Góp ý sửa hiến pháp - Mừng hụt
Theo Đảng Dân chủ Việt Nam
Phần 1: Lời nói đầu
Đến nay, việc sửa Hiến pháp đã là một việc cấp bách. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, sự tác động của toàn cầu hóa và quá trình hội nhập quốc tế đã khiến cải cách hệ thống pháp luật và tư pháp là một trong những đòi hỏi cấp thiết. Từ những cải cách rời rạc, cục bộ trong lĩnh vực kinh tế và một vài lĩnh vực khác, “gây mâu thuẫn, chồng chéo, kém hiệu lực trong tổng thể,” đã “nảy sinh ra nhu cầu cải cách hệ thống pháp luật nói chung, lĩnh vực kinh tế nói riêng.”[i] Từ năm 2007, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa 12 đã khẳng định: “không thể không tính đến việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về những nội dung liên quan, cụ thể là: xây dựng cơ chế bảo vệ Hiến pháp; luật hóa cơ cấu tổ chức của Chính phủ; định hướng cải cách tư pháp lấy tòa án làm trọng tâm, tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính; nghiên cứu chuyển viện kiểm sát thành viện công tố; vấn đề giao Thủ tướng chính phủ thẩm quyền điều động, bổ nhiệm chủ tịch UBND cấp tỉnh; chủ tịch UBND cấp trên điều động, bổ nhiệm chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp; việc thí điểm nhân dân bầu chủ tịch xã; bỏ HĐND ở quận, huyện, phường…”[ii]
Xem thêm: ĐẢNG DÂN CHỦ VIỆT NAM GIỚI THIỆU ĐỀ XUẤT SOẠN THẢO HIẾN PHÁP CỦA TOÀN DÂN
Như vậy, hầu hết các dự án cải cách luật pháp và tư pháp đều đòi hỏi sửa đổi Hiến pháp. Trong kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 12 mùa hè 2010, đại biểu Quốc hội cũng yêu cầu cấp bách sửa đổi Hiến pháp ngay trong năm 2010 để cải cách bãi bỏ Hội đồng nhân dân cấp quận, huyện phường có thể tiếp tục. Tuy chỉ là một đề nghị hết sức hạn chế và cuối cùng đã không được thông qua, nhưng đề xuất đó làm dấy lên một cuộc thảo luận sôi nổi trong giới trí thức và trên truyền thông về vai trò của Hiến pháp trong một Nhà nước do Nhân dân làm chủ và nguyện vọng sửa đổi căn bản và toàn diện bản Hiến pháp 1992 hiện hành.[iii] Cuộc thảo luận sôi nổi về Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp đã bắt đầu từ lâu và đi sâu, đi xa hơn những định hướng sửa đổi cục bộ nêu trên của Quốc hội rất nhiều.
Một câu hỏi chính đáng cần được đặt ra: có phải bản Hiến pháp hiện nay, ngay từ nguyên tắc cơ bản và lý thuyết nền tảng đã không còn phù hợp với tình hình hiện tại? Chỉ khi nào chúng ta nhìn thẳng và nhìn sâu vào bản chất của sự việc, dũng cảm nhận ra và vượt qua khỏi sự thiếu sót trong cơ chế đã ràng buộc đất nước trong hơn nửa thế kỷ qua, chúng ta mới có thể có sự bứt phá trong cải cách cơ chế, kiến tạo một bộ máy Nhà nước hài hòa, trong sạch, hạn chế, lấy dân làm gốc, trọng hiền tài và khơi nguồn sáng tạo của dân tộc. Từ hiểu đúng, chúng ta mới có thể có đề xuất đúng và kiên quyết làm đúng ngay từ đầu. Điểm khởi đầu đó chính là một bản Hiến pháp của toàn dân.
Nguyên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã từng nói: “Chính kiến khác nhau, ý kiến khác nhau là bình thường, và điều quan trọng là cần phải có đối thoại, nói chuyện với nhau một cách sòng phẳng,”[iv] nhất là khi “Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả.”[v] Các tổ chức, hội đoàn có thể có chính kiến khác biệt, nhưng đó “là bình thường.” Điều quan trọng là điểm chung mà người Viêt Nam chúng ta cùng chia sẻ: lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, và khát vọng kiến tạo đất nước Việt Nam hùng mạnh. Điểm chung đó nên là động thực thôi thúc chúng ta ngồi lại cùng nhau, thay vì tiếp tục chia rẽ vì ý thức hệ. Trên tinh thần xây dựng và hướng tới đối thoại đó, Đảng Dân Chủ Việt Nam mong muốn góp phần vào cuộc thảo luận về sửa đổi Hiến pháp – một cải cách có ảnh hưởng sâu rộng cho cơ chế chính trị của đất nước về lâu về dài.
Chúng tôi sẽ phân tích các thiếu sót cơ bản của bản Hiến pháp hiện nay và sự bất hợp lý của nó trong thời đại mới: từ quyền làm chủ thực sự của nhân dân trong hệ thống chính quyền đến vai trò của bản Hiến pháp; từ sự bất cập của nguyên tắc dân chủ tập trung như là nguyên tắc cơ bản của tổ chức Nhà nước đến nhu cầu cần có cơ chế tam quyền phân lập; từ sự thiếu sót trong cơ chế bảo vệ quyền của người dân đến nhu cầu cần có các điều khoản nhân quyền tiên tiến và Tòa án Hiến pháp. Sau khi phân tích thiếu sót hiện tại của cơ chế bộ máy Nhà nước, các nhu cầu cải cách hiển hiện, chúng tôi cho rằng một sự sửa đổi căn bản và toàn diện là cần thiết. Hơn cả, không quyền lực nào được hạn chế chủ quyền tối cao của người dân trong việc đề xướng và phúc quyết Hiến pháp với tất cả các sự sửa đổi mà nhân dân và công luận cho là cần thiết. Sửa đổi Hiến pháp để bản Hiến pháp trở thành của Toàn dân, là như vậy.
(còn tiếp)
Ngày 31 tháng 12 năm 2010
Đảng Dân Chủ Việt Nam
Nguyễn Sĩ Bình và Ban Nghiên cứu Hiến pháp

Ban Nghiên cứu Hiến pháp: Thạc sĩ Nguyễn Thị Hường, Luật sư Nguyễn Tường Bá, Thạc sĩ Nguyễn Quốc Ánh, Thạc sĩ Nguyễn Hùng Việt, Luật sư Trần Minh Quốc, Luật sư Nguyễn Xuân Phước, và các cộng sự.
————-
Chú thích:
[i] Ngô Huy Cương, Cải Cách Hệ Thống Pháp Luật Kinh Tế: Một Số Vấn Đề Lý Luận và Thực Tiễn Cơ Bản, Tạp chí Nghiên cứu Lập Pháp, 2008.
[ii] Tuổi Trẻ online, Đã Đến Lúc Sửa Hiến Pháp, 8/10/2007.
[iii] Vietnamnet, Sẽ Sửa Hiến Pháp Ngay Cuối Năm Nay, 2010.
[iv] BBC Việt ngữ, BBC phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt, 2007.
[v] Id.

Hoàng Sa nỗi buồn lịch sử

Chauxuannguyen

Long Ly
http://vnafmamn.com/decals/patch_fighter13.jpg
Tôi nhớ lại lời dặn đã được lập đi lập lại của huấn luyện viên…một phi công lái F105, đã bay hơn 100 phi vụ oanh tạc Bắc Việt…là ” Khi không chiến, phải xem kẻ thù cùa mình là phi công giỏi nhất thế giới”.
Không chần chờ, quan sát chung quanh, nhanh chóng phán đoán tình hình, có phản ứng nhanh ,đúng, kịp thời, chính xác, không để mất bóng phi cơ địch, khai hoả thật nhanh, và hổ trợ cho người bạn của mình. Tôi vẫn biết lý thuyết là thế, nhưng trên thực tế, ngoài khả năng của phi công còn có những yếu tố khác như : khả năng nhào lộn, tốc độ thăng tốc cúa máy bay, vũ khí trang bị trên phi cơ, vị thế đầu tiên của phi cơ địch và thời tiết nữa.
Hôm nay thực sự những bài học kinh nghiệm huấn luyện về không chiến sắp được ứng dụng, có lẻ chỉ khoảng nửa giờ sau khi cất cánh từ Đà Nẳng. Tôi đã nóng lòng chờ những giây phút ấy, chưa bao giờ xảy ra trong đời, tôi thầm nhủ phải coi chừng những chiếc Mig 21, khó nuốt, nhưng không thắng thì huề,nhất định không chịu thua.
Đến 1 giờ, vẫn chưa thấy dấu hiệu gì chuẩn bị cất cánh, ông Thiếu Tá Giàu- người chỉ huy trận đánh- đi họp vẫn chưa về. 1giờ 30 , 2giờ, 2 giờ 30, rồi 3 giờ ,vẫn chưa được lệnh.Lúc đó tôi nghĩ đi trể như vậy, lúc về tối mất, không mấy thuận lợi nếu phải về trong trường hợp ít xăng và đáp xuống phi trường Phù Cát còn khá xa lạ với những phi cơ F5. Khoảng 5 giờ chiều mới biết cuộc hành quân oanh tạc Hoàng Sa bị huỷ bỏ vì :
“Mỹ không cho đánh “???.
Ngày hôm sau, tôi không có tên trong lịch trình trực bay , nhưng không đi đâu được, vì đang cấm trại 100% nên vẫn quanh quẩn ở phòng trực phòng không. Tại Đà Nẳng, lúc nào cùng có 3 phi tuần F5 trực phòng không. Phi tuần Xray trực 5 phút, Zulu trực 15 phút, Whisky trực 30 phút ( có nghĩa khi báo động , phi tuần Xray bằng mọi cách phải cất cánh trong vòng 5 phút, sau đó phi tuần Zulu được đôn lên thành 5 phút, sẵn sàng cất cánh nếu cần, phi tuần Whisky đôn lên thành 15 phút và sẽ thành trực 5 phút nếu phi tuần Zulu phải cất cánh.)
Khoảng 3 giờ chiều, tình hình vẫn bình thường. Trung uý Chinh người trực phi tuần 5 phút đến gặp tôi, xin tôi trực thế cho một lát, để về đưa con đi bác sĩ. Tôi nhận lời vì chúng tôi vẫn thường giúp nhau, xem như anh em. Tôi lấy mủ bay ra phi cơ, gở mủ bay của Trung uý Chinh ra, nối ống dưỡng khí và dây vô tuyến vào ( vì mỗi người có mủ bay riêng, đã được điều chỉnh cho phù hợp với đầu của mình ).Khoảng 3 giờ 30, lúc đó Trung uý Chinh vừa chạy xe vào khu vực phòng không, đang mặc bộ G suit thì báo động.
http://vnafmamn.com/photos/VNAF_F5h.jpg
Tôi vội chạy ra phi cơ,Trung uý Chinh cũng chạy theo gọi tôi; Long để tôi bay cho.
Tôi vừa chạy vừa trả lời :Không kịp đâu, tôi đã đổi mủ bay rồi.Nói xong, tôi liền leo vào phòng lái, mở nút battery, khoát hai quai dù vào, khoá Seat Belt lại, đội mủ bay, đeo mặt nạ dưỡng khí vào.
Trong khi tôi làm những việc đó một chuyên viên phi đạo vừa nổ máy, vừa giúp tôi nối giây G suit. Khi anh ta bước xuống, rút cầu thang là tôi đóng ngay nắp phòng lái, tống ga vọt khỏi ụ đậu.
Đài kiêm soảt không lưu Đà Nẳng thông báo ngay trên tần số vô tuyến cao độ 20.000 ngàn feet và hướng bay 045 mà đài kiểm báo Panama- ở trên đỉnh núi Sơn Chà- yêu cầu để dể dàng nhận thấy mục tiêu.
Lúc ấy mọi chuyện xảy ra rất nhanh, tôi không còn nhớ gì ngoài những phương thức cất cánh khẩn cấp, chạy ra phi đạo, không chần chừ, tống ga tối đa, mở afterburner, chiếc số 1 chạy trước, tôi bám sát theo, phi cơ lao nhanh trên phi đạo.
Hôm ấy vì chuẩn bị đánh Hoàng Sa nên phi cơ mang ba bình xăng phụ, phải chạy hơn một nửa phi đạo mới cất cánh được. Có lẻ từ khi báo động đến khi chúng tôi gấp bánh lại khoảng 3 phút rưỡi, không lâu hơn khoảng thời gian ấy. Khi đang bay lên cao, chúng tôi liên lạc với đài kiểm báo Panama xin diển tả mục tiêu.
Được cho biết hai phi cơ Mig 21 cất cánh từ Hải Nam bay về hướng Đà Nẳng còn cách phi tuần chúng tôi vào khoảng 100 dặm. Tôi bay dạt ra xa, hơi lùi về phía sau đối với chiếc số 1 trong đội hình không chiến. Trung uý Tảo bay số 1 liên tục hỏi Panama về mục tiêu vì 100 dặm tuy mắt thường không nhìn thấy nhưng hai phi cơ siêu thanh bay đối đầu nhau (head on ) thì chỉ chốc lát là ở bên cạnh nhau ngay.
Chúng tôi tập trung quan sát kỹ lưỡng chung quanh , chưa thấy Mig đâu, lúc đó, ở phi đoàn gọi hotline lên Panama dặn chúng tôi nhớ vứt ba bình xăng phụ trước khi không chiến. Tôi vừa bay vừa nghĩ, chắc đụng thật rồi, nút nhả ba bình xăng phụ ở vi trí Standby chỉ cần bấm nút là ba bình xăng phụ sẽ tách rời khỏi máy bay.
Tôi liếc nhanh hoả tiển Sidewinders đã sẵn sàng khai hoả, tôi vặn nút volume tầm nhiệt của hoả tiển không không nghe cho rõ, để khi không chiến, hoả tiển bắt được hơi nóng của phi cơ địch sẽ báo lên bằng âm thanh nghe được bằng head phone gắn trong mủ bay.
Trung uý Tảo vừa liên lạc với Panama vừa quan sát mục tiếu, tôi cũng thế, theo dấu chiếc số 1, đồng thời cũng quan sát thật kỹ, mình phải thấy Mig trước, nhưng Panama im lặng vô tuyến một lát rồi yêu cầu chúng tôi giữ cao độ 20.000 feet và bay vòng trở lại , vì hai phi cơ Mig 21 của Trung Cộng đã quẹo về hướng Hải Nam.
Chúng tôi bay bao vùng vòng tròn ngoài biển cách phi trường Đà Nẳng khoảng 80-100 dặm.Thực ra Trung Cộng muốn thử phản ứng của Không Quân VNCH và chúng ta đã phản ứng rất nhanh, cất cánh ngay trước khi Mig xâm nhập khộng phận và nếu có xảy ra không chiến thì chúng ta kể như có lợi thế vì gần Đà Nẳng và khá xa Hải Nam.
Sau khi đã chỉ định danh sách những người bay các phi tuần còn lại, nếu tôi nhớ không lầm là khoảng 10 phi tuần, mỗi phi tuần hai chiếc. Phi cơ cất cánh bay cuối cùng là một chiếc RF-5, do một vị thiếu tá phi đoàn 522 lái có nhiệm vụ bay qua chiến trường chụp hình kết quả cuộc oanh tạc do những chiếc F5 bay trước ném bom xuống.
Khoảng 10 giờ sáng, tất cả những phi công tham dự cuộc hành quân đặc biệt này lên Sư đoàn họp, nghe thuyết trình kế hoạch đánh Hoàng Sa. Chẳng mấy khi những cấp sĩ quan cấp nhí như tụi tôi được vào phòng họp này, nên thấy có vẻ hơi lạ.
Đại Tá Tư Lệnh Phó Sư Đoàn I Không Quân thuyết trình tình hình và kế hoạch ném bom. Từng phi tuần cất cánh từ Phi trường Đà Nẳng, cách bờ biển 100 dặm, nếu thấy chiếc tàu nào đều đánh chìm vì Hải Quân của chúng ta đã rút về phòng thủ ở trong vòng 100 dặm, các tàu của các nước khác đã được thông báo và yêu cầu tránh xa vùng Hoàng Sa.
Chỉ có 10 phút không chiến, không được ở lâu, khi về bay chếch xuống hướng Nam, đáp xuống phi trường Phù Cát chứ không về Đà Nẳng nữa sợ phi cơ Mig bay chận hậu. Nếu máy bay Mig đuổi theo những chiếc F5 bay về Phù Cát, thì nó sẽ bị những chiếc F5 cất cánh từ phi trường Đà Nẳng lên chận đuôi nên sẽ không dám bay xa xuống hướng Nam.
Khi nghe thuyết trình như vậy, lúc ấy tuy còn rất trẻ nhưng tôi đã hình dung được chưa chắc mình đã bay được đến Hoàng Sa mà chắc chắn trận không chiến sẽ diển ra vào khoảng không phận 120 dặm cách Đà Nẳng cũng như đảo Hải Nam của Trung Cộng, vì khi chúng ta cất cánh lên bay về hướng Hoàng Sa, máy bay Mig sẽ lên nghênh cản ngay và cuộc đối đầu sẽ diển ra trong khoảng toạ độ đó.
Đến khi thuyết trình về hệ thống cấp cứu nếu chúng tôi phải nhảy dù trong trường hơp khẩn cấp. Đại Tá Tư Lệnh Phó SDIKQ cho biết…Cách bờ biển 50 dặm sẽ có hai chiếc tàu Hải Quân . Trên mỗi tàu có hai chiếc trực thăng, sẽ bay đi cấp cứu trong vòng 50 dặm nữa.
Như vậy, nếu mấy anh nhảy dù trong vòng 100 dặm thì cứu được, còn ngoài 100 dặm sẽ không cứu được vì quá xa. Một vị Trung Uý hỏi…Đệ thất hạm đội Mỹ có cấp cứu khi chúng tôi nhảy dù ngoài tầm cấp cứu của chúng ta ? Đại Tá trả lời ngay:” Đệ Thất Hạm Đội từ chối không cứu”.
Lúc đó chúng tôi hiểu ngay Mỹ đã bật đèn xanh và làm ngơ cho Trung Cộng cướp đảo Hoàng Sa của chúng ta.
Là những chiến sĩ VNCH ai không đau lòng khi bị Trung Cộng chiếm Hoàng Sa, lấy mất mảnh đất do cha ông đã đổ bao công lao, xương máu tạo nên, giữ gìn cho đến ngày nay…
Những cuộc chiến đấu dũng cảm, đẫm máu như Tết Mậu Thân 1968, tái chiếm cổ thành Quảng Trị năm 1972, những trận đánh lừng danh trên khắp lãnh thổ Miền Nam Việt Nam,nhất quyết không để một tấc đất vào tay kẻ thù, vậy mà Trung Cộng lại ngang nhiên, công khai xăm lấn Hoàng Sa, với sự im lặng ủng hộ của CSVN, với sự phủi tay của Hoa Kỳ.
Những phi công F5 được chỉ định oanh tạc Hoàng Sa không ai từ chối, trái lại tinh thần rất cao, sẵn sàng tung cánh dầu không có sự yểm trợ của Không Quân và Đệ Thất Hạm Đội Mỹ.
Trước khi vào nghe thuyết trình, chúng tôi vẫn đinh ninh sẽ có sự tham dự ném bom của Không Quân Hoa Kỳ như họ đã từng bay những phi vụ yểm trợ, đánh phá Việt Công tại miền Nam cũng như tại miền Bắc trước khi có hiệp định Paris .Hoặc ít ra không trực tiếp oanh tạc, phi cơ Mỹ cũng bay Air Cover cho KQVNCH an toàn oanh tạc Hoàng Sa.
Nhưng thực tế, họ đã từ chối, tại sao vậy ?.Lúc đó chúng tôi không hiêu có phải Mỹ đã bỏ rơi chúng ta hay họ muốn thử xem thực lực của KQVNCH có khả năng vươn nổi cánh sắt đến những mục tiêu xa xôi như Hoàng Sa ?.
Buổi thuyết trình hành quân đang khựng lai vị hệ thống cấp cứu rất hạn chế thì bổng cửa phòng hop mở ra Đại Tá Võ Văn Sĩ, Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 63 Chiến Thuật ở phi trường Biên Hoà và môt sĩ quan Không Quân cao câp khác tôi không biết tên, cả hai bước vào phòng họp.
Đại Tá Sĩ chỉ ngay vào Thiếu tá Hồ Kim Giàu nói :”Giàu ,đừng nóng “Hai vị sĩ quan cao cấp mới đến tiêp xúc với Đại TaTứ Lệnh Phó Sư Đoàn I KQ một lát và sau đó ra lệnh cho tất cả các phi công rời phòng họp.
Về khu trực phòng không, chúng tôi được lệnh chuẩn bị cất cánh, có lẽ vào khoảng 1 giờ chiều.Ai nấy sẵn sàng, kiểm tra lại G suit, xem lại những dụng cụ cấp cứu trong chiếc áo lưới, cân thận gài chặt khẩu súng P38, biết đâu đến lúc cần đến nó !Tôi mở sẵn bản đồ hành quân.Hoàng Sa nhỏ bé thật, có nhiều đảo nhỏ nhưng không có một mục tiêu được chỉ định rõ ràng.
Tôi cố học thuộc lòng tần số liên lạc của phi trường Phù Cát để khi trở về không lạng quạng mò mẩm. Tôi hình dung lại những bài học không chiến đã được tập luyện kỹ lưỡng tại Hoa Kỳ cũng như những phi vụ thực tập hàng ngày ở Phi Đoàn 538.
Tôi có niềm tự tin không đến nổi nào, có thể sẽ thắng. Khi thực tâp tại vùng sa mạc Arizona, đã nhiều lần tình cờ không chiến với các phi cơ F4. F100 ( cũng bay những phi vụ huấn luyện về không chiến) Chính tôi cũng thấy ngang ngữa, không có gì thua sút họ cả.
http://vnafmamn.com/photos/VNAF_F5g.jpg
Tôi ôn lại những kỷ niệm năm xưa với những dự tính oanh tạc Hoàng Sa năm 1974 của phi đoàn mà tôi phục vụ để thấy những nỗi đắng cay của chúng ta, của một nước kém phát triển, của một quốc gia còn non trẻ nhưng gặp thảm hoạ chiến tranh đã bị các nước lớn khuynh đảo.
Hoa Kỳ đã dùng xương máu của những người Việt Quốc Gia chống lại sự bành trướng của CS. Đã dùng Việt Nam làm điểm nóng, làm tiêu hao sinh lực khối Cộng Sản quốc tế trong cuộc chiến tranh lạnh toàn cầu với CS. Chúng ta là nạn nhân của sự xung đột ý thức hệ, là tụ điểm va chạm nảy kửa của hai khối CS và Tự Do.
Trong cuộc chiến đấu chống Cộng tại Việt Nam. Hoa Kỳ chủ trương không muốn thắng, duy trì chiến tranh làm Liên Xô, Trung Cộng phải “xuất huyết” hao tiền tốn của để viện trợ cho CS Bắc Việt.
Đó là cuộc chiến tranh của những nước lớn, nhưng lại dùng quê hương chúng ta làm chiến trường. Để rồi, một thời điểm nào đó, vì quyền lợi của Hoa Kỳ, người Mỹ phủ phàng bỏ rơi, để hàng chục triệu người vô tội rơi vào địa ngục Cộng Sản.
Ôi còn xót xa nào hơn thân phận của các nước nhược tiểu chỉ hứng lấy những sai lầm và là nạn nhân của các cuộc xung đột quốc tế. Hoa Kỳ đã mắc phải những sai lầm rất lớn trong cuộc chiến tranh Việt Nam trước đây, họ có trách nhiệm phải xoa dịu những nỗi thống khổ hiện nay của những người dân và Chiến Sĩ Quốc Gia mà quá khứ đã dũng cảm chiến đấu cho tự do bên cạnh Hoa Kỳ bằng những nổ lực làm tan dần đại hoạ CS VN.
Năm 1972, Hoa Kỳ nghĩ rằng bắt tay với Trung Cộng có rất nhiều điều lợi như tạo được sự chia rẽ giữa Liên Xô và Trung Cộng, Xâm nhập kinh tế trung Cộng bằng dự án đầu tư thương mại. Hoa Kỳ cứ tưởng ” Nắm đầu Trung Quốc “
Tức đã nắm được CSVN nhưng chính Trung Quốc đã bị CSVN phản bội, bỏ rơi để chạy theo Liên Xô. Vì vậy, năm 1979, Trung Cộng đã đem quân qua trừng phạt, dạy cho CSVN một bài học đó là thiếu trung tín bất lương.
Sau này, có khi chúng tôi tập bay không chiến khá xa bờ biển, có khi khoảng 80 dặm, tôi nhìn biển xanh rộng mênh mông, Đà Nẳng nhìn thấy mờ mờ như trong sương mai. Biển bao la qúa, tôi thấy tội nghiệp cho những anh hùng Hải Quân VNCH đã dũng cảm, đơn côi chiến đấu với bọn cướp hung hản Trung Cộng.
Các anh chiến đấu không ai yểm trợ, biển lạnh sóng gió chập chùng, muốn mau về bến bờ, về thăm nhà cũng mất cả ngày, còn chúng tôi chỉ lát nữa đây, sau khi đáp xuống Đà Nẳng, là có dịp đi dạo phố hoặc quây quần cùng gia đình.
Đã 34 năm trôi qua, nhớ lại những kỹ niệm của thuở làm trai thời loạn, những ngày tung cánh vẫy vùng trong không gian, những ngày đâm xuống ném bom vào đầu giặc thù, những ngày trực phòng không dài lê thê, những ngày mưa dầm kéo dài cả tuần, mây mù che phủ Đà Năng thảm thương.
Hoàng Sa đánh dấu một trong những bước khởi đầu của tiến trình bỏ rơi VNCH. Đó là một nỗi buồn lịch sử báo động cho một đại hoạ sắp xảy ra cho VNCH. Tôi nhớ những người bạn cùng khoá đã anh hùng ra đi vĩnh viễn.
Nguyễn anh Tuấn – Đinh thành Trung – Nguyễn thăng Long – Lê mậu Trung – Đặng minh Toàn – Trần anh Tiên – Lê trường Sa…
Từ khi còn trong quân trường, các anh và chúng tôi đã cùng hát: Đây đó, hồn nước ơi , Không Quân Việt Nam lướt trên ngàn mây gió, ù u u u u ú, ôi phi công danh tiếng muôn đời “. Danh tiếng muôn đời lại mở đầu bằng tiếng “ôi” não nùng.!!!
Các anh đã thực hiện những chuyến bay dũng cảm, gieo kinh hoàng khủng khiếp cho kẻ thù, và các anh đã chết để giang sơn được sống, để đồng bào được ấm no nhưng người Mỹ đã buông xuôi, hậu qủa là nước mất nhà tan, người Việt Nam lưu lạc bốn phương trời.
Những cánh chim sắt của Không Quân VNCH đành phải xếp cánh và có lẽ sẽ không còn cơ hội nào tung bay như ngày xưa nữa.
Xin dành một phút tưởng niệm đến tất cả những anh hùng Hải Quân đã hiên ngang dũng cảm hải chiến với tàu Trung Cộng để bảo vệ Hoàng Sa và đã chọn đại dương là mồ an nghỉ cuối cùng.
Xin dành một phút tưởng niệm đến tất cả những phi công VNCH đã trải dài thân xác mình trên khắp quê hương thân yêu vì chính nghĩa Quốc Gia và Lý Tưởng Tổ Quốc Không Gian.
Ngày nay, khi cộng Sản Việt Nam lại ký kết hiệp ước biên giới dâng đất, dâng biển, dâng một phần giang sơn của tổ tiên và tiền nhân để lại, cho Trung Cộng, thật tỏ rõ CSVN thật sự là quân bán nước.
Đọc kỹ lịch sử bán nước của CSVN, tôi mới biết ngày 14-9-1958. Phạm Văn Đồng thừa lệnh của Hồ Chí Minh đã ký dâng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng.
Có lẽ trước năm 1974. Trung Cộng không dám đụng đến vì trên đảo có quân lính VNCH trấn giữ và Hoa Kỳ vẫn còn sát cánh với QLVNCH chống cộng. Nhưng khi biết Mỹ có ý định rút quân ra khỏi miền Nam.
Trung Cộng tấn chiếm để xem phản ứng của chúng ta và Hoa Kỳ như thế nào rồi từ đó cố vấn cho CS Bắc Việt đẩy mạnh cuộc xâm lược để chiếm miền Nam Việt Nam.. Và thảm hoạ đã đến, ngày đó, tôi thật ngây thơ khi nghĩ cuộc chiến Hoàng Sa chỉ là âm mưu ăn cướp một hòn đảo nhỏ và người Mỹ cũng không quan tâm vì mất đảo Hoàng Sa không có nghĩa mất đi một vị trí chiến lược có ảnh hưởng đến sự sống còn và tồn vong của của VNCH.
Với tư cách người lính chiến đấu bảo vệ quê hương, với những hiểu biết rất hạn chế về thời cuộc, mình đâu có nhìn thấy tiến trình bỏ rơi của Mỹ và hiểm hoạ CS mỗi ngày một lớn, để rồi vẫn bình thản bay bổng làm tròn trách nhiệm và bổn phận của mình cho đến ngày mất nước.
Bây giờ đã 34 năm qua, nghĩ về Hoàng Sa, về quê hương mà lòng buồn vô hạn, biết đến bao giờ mình mới lấy được quê hương, lấy được gì mình đã mất.
Biên Hùng chuyển

14 bị cáo ở Nghệ An lãnh án tù nhiều năm

 BBC
Hình ảnh tại phiên tòa (ảnh của website Chúa Cứu Thế)
Các bị cáo bị xét xử tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An vừa khép án tù nhiều năm cho 14 bị cáo theo Công giáo và Tin Lành vì tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Phiên tòa sơ thẩm được biết kết thúc vào khoảng 16:00 giờ chiều, giờ địa phương, hôm thứ Tư 9/1.
Sứ quán Mỹ ở Hà Nội đã tuyên bố ‘vô cùng quan ngại’ trong khi Tổ chức theo dõi nhân quyền cũng ra tuyên bố lên án các bản án.
Hàng trăm công an đã được huy động để canh gác phiên tòa bắt đầu sáng thứ Ba 8/1 ở thành phố Vinh và kéo dài gần hai ngày.
Tin chúng tôi mới nhận được cho hay ba bị cáo Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa và Lê Văn Sơn (Paulus Lê Sơn) bị án cao nhất, mỗi người 13 năm tù giam.
Những người này còn phải chịu lệnh quản chế tại địa phương 5 năm sau khi mãn hạn tù.
Các bị cáo còn lại lãnh án từ 3 năm tới 9 năm tù giam.
Riêng bị cáo Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc được hưởng án treo.
Truyền thông trong nước nói đây là phiên xử vụ án hình sự “Hồ Đức Hòa cùng đồng phạm hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”, đối với 14 bị cáo là Hồ Đức Hòa (người bị coi là nhân vật cầm đầu), Nông Hùng Anh (Lạng Sơn), Lê Văn Sơn (Thanh Hóa), Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc (ba mẹ con, quê Trà Vinh), Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Duyệt, Hồ Văn Oanh, Thái Văn Dung, Nguyễn Đình Lương, Nguyễn Xuân Anh, Trần Minh Nhật (cùng ở Nghệ An).
Các bị cáo này đều bị buộc tội hoạt động cho đảng chính trị Việt Tân ở hải ngoại, mà chính quyền trong nước liệt vào dạng tổ chức khủng bố.
Trong số họ có ba sinh viên đang học tại các trường đại học và ba doanh gia.
Theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự, “người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; trong khi người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm”.

‘Vô cùng quan ngại’

Ngay sau khi bản án được tuyên, Tòa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội đã ra thông cáo bày tỏ ‘vô cùng quan ngại’.
“Những bản án này, cùng với việc bắt giữ luật sư hoạt động vì nhân quyền kiêm blogger Lê Quốc Quân kể từ ngày 27/12/2012, và việc giữ nguyên án tù đối với các blogger Nguyễn Văn Hải (còn gọi là Điếu Cày), Tạ Phong Tần, và Phan Thanh Hải cho thấy phần nào của một xu hướng đáng lo ngại về nhân quyền ở Việt Nam,” bản thông cáo viết.
Sứ quán Mỹ kêu gọi Chính phủ ‘trả tự do cho các cá nhân này và tất cả các tù nhân lương tâm khác ngay lập tức’.
Từ Bangkok, ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, cũng đã lên tiếng ngay sau khi tòa có phán quyết.
“Tất cả những bị cáo này đều bị bỏ tù vì đã thực hiện quyền của mình với những hoạt động mà lẽ ra không nên được xem là tội phạm. Thật là bất bình khi chính quyền nhắm vào các hoạt động tình nguyện của Hồ Đức Hòa giúp đỡ người nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống trong cộng đồng như là bằng chứng cho ý định lật đổ chính quyền,” ông Robertson nói trong một thông cáo.
“Những cáo buộc hình sự này hoàn toàn xa rời thực tế và chỉ càng phác họa sự thiếu khoan dung của chính quyền đối với những người bày tỏ ý kiến khác với ý kiến chính thống,” ông nói thêm.
Cụ thể các bản án khác như sau:
Nguyễn Đặng Minh Mẫn: 9 năm, 3 năm quản chế sau khi mãn hạn tù.
Nguyễn Văn Duyệt: 6 năm tù giam, 4 quản chế sau khi mãn hạn tù.
Xuân Anh 5 năm tù giam, 3 quản chế sau khi mãn hạn tù.
Thái Văn Dung 5 năm tù giam, 3 năm quản chế.
Nông Hùng Anh 5 năm tù giam, 3 năm quản chế.
Nguyễn Văn Oai 3 năm tù giam, hai năm quản chế.
Nguyễn Xuân Anh 3 năm tù giam, hai năm quản chế.
Nguyễn Đình Cương 4 năm tù giam, 3 năm quản chế.
Trần Minh Nhật 4 năm tù giam, ba năn quản chế.
Hồ Văn Oanh 3 năm tù giam, hai năm quản chế.

Phí chồng phí, dân gánh!

Phí chồng phí, dân gánh!

TP.Hồ Chí Minh cũng vừa xây xong trạm thu phí Thủ Thiêm dự kiến sẽ thu phí xe qua hầm vượt sông Sài Gòn.
(LĐ) – Số 7 – Thứ tư 09/01/2013 15:33 – Laodong
Phí Quỹ bảo trì đường bộ bắt đầu chính thức thu từ ngày 1.1.2013. Khi áp dụng loại phí này, Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định bãi bỏ 17 trạm thu phí, tuy nhiên những trạm bãi bỏ đều thuộc loại thu nộp ngân sách và thu phí trả nợ vay.
Trong khi đó, các trạm thu phí BOT, BT vẫn tồn tại.
Cũng vào thời điểm trên, nhiều trạm thu phí BOT, BT còn tăng mức thu phí lên gấp đôi. Điều này dẫn đến tình trạng phí chồng phí, và hậu quả mọi gánh nặng phí đều trút lên vai người dân.
Tăng gấp đôi mức thu phí tại QL51
Nhiều người phản ánh rằng, từ ngày 1.1.2013, có trạm thu phí BOT tại quốc lộ 51 đã tăng mức thu phí lên gấp đôi so với mức thu cũ gây thêm nhiều khó khăn cho hoạt động vận tải. Chẳng hạn, mức thu cũ với xe tải dưới 2 tấn là 10.000 đồng thì nay mức thu mới tăng lên 20.000 đồng/lượt, tương tự xe container loại 40 feet mức thu cũ chỉ 80.000 đồng/lượt, còn mức mới tăng lên 160.000 đồng/lượt.
Theo Cty cổ phần phát triển đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (BVEC), việc tăng mức thu phí gấp đôi so với trước nhằm thu hồi vốn đầu tư. Bởi đây là hợp đồng BOT dự án mở rộng QL51 có tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng 3.300 tỉ đồng, nhưng thực tế tổng vốn đầu tư đội lên gần 4.000 tỉ đồng do yếu tố lạm phát, tiền nhân công, lãi suất ngân hàng và bổ sung thêm hạng mục.
Ông Vũ Ngọc Thảo – GĐ Sở GTVT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BRVT) – cho rằng, QL51 là tuyến giao thông độc đạo kết nối tỉnh BRVT với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, do đó việc tăng mức thu phí lên gấp đôi làm tăng gánh nặng phí vận chuyển hàng hóa trong khu vực, đặc biệt bóp nghẹt hoạt động của hệ thống cảng biển tại BRVT.
Ông Trần Việt Hùng – quản lý vận tải DN vận tải Công Thành (TPHCM) – phản ánh: “Vận chuyển hàng hóa từ TPHCM đến hệ thống cảng biển BRVT, mỗi xe container loại 40 feet phải nộp phí tại trạm thu phí QL51 lên đến 320.000 đồng cho cả chiều đi và về. Chỉ với chi phí này đã chiếm khoảng 10% chi phí vận chuyển. Đó là chưa kể những trạm thu phí khác. Và từ ngày 1.1.2013 còn phải đóng phí bảo trì đường bộ qua đầu phương tiện. Điều này làm cho sức cạnh tranh khu vực cảng biển BRVT bị yếu đi, do chi phí vận chuyển cao”.
Kiến nghị giảm mức thu phí tại các trạm BOT, BT
Tại TPHCM, với sự xuất hiện ngày càng dày đặc các trạm thu phí BOT, BT bao vây thành phố như hiện nay cùng với việc áp dụng thu phí bảo trì đường bộ qua đầu phương tiện dẫn đến tình trạng phí chồng phí. TPHCM hiện nay có đến 6 trạm thu phí nằm trên các cửa ngõ QL13, vành đai phía đông – cầu Phú Mỹ, Kinh Dương Vương, xa lộ Hà Nội, Nguyễn Văn Linh, QL1 (đoạn An Sương – An Lạc), và tất cả những trạm này đều thu theo hợp đồng BOT, BT. TPHCM hiện cũng đã xây xong trạm thu phí hầm vượt sông Sài Gòn, dự kiến thời gian tới cũng sẽ bắt đầu thu phí đối với phương tiện qua hầm.
Từ ngày 1.1.2013, trạm thu phí trên QL51 tăng mức thu lên gấp đôi.
Theo ông Thái Văn Chung – Tổng Thư ký Hiệp hội Vận tải hàng hóa TPHCM – khi áp dụng thu phí bảo trì đường bộ, cơ quan quản lý nhà nước đã bãi bỏ 17 trạm thu phí nộp ngân sách, nhưng thực tế số trạm bãi bỏ so với số trạm BOT, BT được tồn tại chẳng thấm vào đâu. Trong khi đó, ở các thành phố lớn và trên tuyến quốc lộ đang tồn tại (và tương lai sẽ phát triển) nhiều trạm thu phí theo hình thức BOT, BT.
“Trong mức thu phí tại các trạm BOT, BT thực ra đã có khoản phí bảo trì công trình đường bộ công trình mà các nhà đầu tư đang thu phí hoàn vốn. Bây giờ áp dụng thu phí bảo trì đường bộ trên đầu phương tiện thì khi xe đi qua các trạm thu phí BOT, BT vẫn phải nộp phí bảo trì đường bộ được tính trong mức thu là điều hết sức vô lý, khác nào phí chồng phí” – ông Thái Văn Chung cho biết.
Trong khi đó, theo phân tích của ông Trần Việt Hùng, việc tăng mức thu phí gấp đôi như QL51 hay tình trạng nhiều trạm thu phí BOT, BT tại TPHCM, rồi việc vẫn phải nộp phí bảo trì đường bộ dẫn đến phí chồng phí, suy cho cùng tất cả những khoản phí này người dân đều gánh chịu. Bởi vì, để đảm bảo hàng hóa vẫn lưu thông, các doanh nghiệp vận tải vẫn phải tạm ứng nộp phí đầy đủ, nhưng sau đó các khoản phí này đều được tính vào giá cước vận chuyển rồi cuối cùng tính gộp vào giá thành sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng hoặc xuất khẩu.
Theo kiến nghị của Hiệp hội Vận tải hàng hóa TPHCM, để giải quyết triệt để trình trạng phí chồng phí như hiện nay và tạo sự công bằng, đối với các trạm thu phí thu theo hình thức BOT, BT; Bộ Tài Chính có thể yêu cầu các chủ đầu tư giảm mức thu phí đường bộ tương ứng với chi phí bảo trì hằng năm đối với từng công trình cụ thể. Thay vào đó, hằng quý hoặc hằng năm, Nhà nước trích từ Quỹ bảo trì đường bộ thu qua đầu phương tiện hoàn lại cho chủ đầu tư các công trình khoản tiền tương ứng với mức mà chủ đầu tư đã giảm phí tại các trạm này.
Đến 30.4, dừng thu phí trạm phí nam Cầu Giẽ. Theo ông Trần Văn Tuyền – Giám đốc Xí nghiệp trạm thu phí nam Cầu Giẽ – đến ngày 30.4.2013, trạm thu phí nam Cầu Giẽ sẽ chính thức dừng hoạt động do hết hạn hợp đồng chuyển giao quyền thu phí.
Lý giải cho việc trạm thu phí này vẫn hoạt động khi phí sử dụng đường bộ có hiệu lực từ ngày 1.1.2013, ông Tuyền cho rằng, Cty TNHH Hải Châu giành quyền thu phí tại trạm thu phí nam Cầu Giẽ trong thời hạn 5 năm với giá 239 tỉ đồng từ ngày 1.7.2007 – 30.6.2012.
“Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thu phí, phía Cty TNHH Hải Châu đã mở thêm 2 làn đường bên trạm theo hình thức BOT (xây dựng – vận hành – chuyển giao). Vì thế, trạm sẽ được gia hạn thêm 216 ngày nữa”.
Ngoài ra, ông Tuyền cũng cho biết, bình quân mỗi ngày, trạm thu phí nam Cầu Giẽ thu được khoảng hơn 100 triệu đồng từ việc bán vé lượt đối với các phương tiện.    Q.Hiệu

Câu đố

Nguyễn tường Thụy
bia bị đục.
Xứ nào giãy mãi mà không chết
Thiên đường nào đầy ắp khổ đau
Nơi nảo trí tuệ đỉnh cao
Chất xám thì ít mà sâu thì nhiều.
Kẻ nào đã bao nhiêu thế kỷ
Cướp nước ta, cai trị dân ta
Kẻ nào nuốt trọn Hoàng Sa
Lưỡi bò khoanh, bảo ao nhà tới đây.
Kẻ nào thù lại xoay thành bạn
Rồi hô hào phải chịu ơn sâu
Kẻ nào lý tưởng ruồi bâu
Vì sổ hưu phải cùng nhau giữ gìn.
Bia chiến công nào đem đục bớt
Cuộc chiến nào không được nói ra
Thân nào bỏ ở Gạc Ma
Mà hương khói lạnh mà hoa héo tàn.
Nước nào rặt quan tham cai trị
Ác với dân quỵ lụy kẻ thù
Nhìn sang biên ải đong đưa
Toan đem đất nước dâng cho thiên triều.
NTT

Tham ô

Tham ô em, ấy tham tình
Thực ra hai đứa chúng mình tham nhau
Anh tham em trái tim giàu
Em tham anh thấu nỗi đau nhân tình.
Cái tham quan chức khác mình
Em ngây thơ quá, đâu rành lối đi.
Đuổi chợ chẳng ai thèm bì
Mớ rau, lạng thịt cái gì cũng xong.
Chỉ cần mảnh đỏ làm băng
Còi treo trước ngực mấy thằng rõ oai.
Ngày xưa ai đó ghét ai
Rủa quân xó chợ, thứ hai đầu đường
Giờ phong bì nặng sếp thương
Cho ra đứng giữa phố phường bắt xe.
Biển xanh biển đỏ vỉa hè
Thu về kiếm cốc nước chè, bữa trưa
Quán làng đủ món cầy tơ
Đã cùng hội lại say sưa cùng thuyền.
Quan to trọng chức, cao quyền
Miếng ăn dễ lộ, có bèn bõ chi
Muốn xong việc phải phong bì
Tên mình thôi, chớ có ghi người cầm.
Còn quan dự án trên tầm
Ruộng vườn “giải phóng”, đâu cần ai cho
Ba xu một chút đền bù
Bán vàng mấy lạng – tham ô nào bằng.
Bao nhiêu tham ấy nhì nhằng
Thành sâu một búi con vàng con xanh
Sâu không diệt được thôi đành
Đừng tham đất nước dâng anh Tàu Phù
NTT

’Từ chối lời khen của Thủ tướng Dũng’


Diễn viên điện ảnh Kim Chi nói về thủ tướng Bà Kim Chi
BBC
Nghệ sỹ Kim Chi (trái) và các văn công
Nghệ sỹ Kim Chi, người từng tham gia nhiều phim lớn của điện ảnh cách mạng Việt Nam, vừa từ chối làm hồ sơ khen thưởng nghệ sỹ của Thủ tướng Việt Nam vì cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng “đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân”.
Bà nói với BBC Tiếng Việt, “để được thủ tướng khen thì tôi không muốn điều đó”.
Trước đó, bà Kim Chi được Hội Điện ảnh Việt Nam gợi ý làm hồ sơ để đề nghị Thủ tướng khen thưởng, tuy nhiên bà đã gửi một lá thư cảm ơn tới Hội, đồng thời ghi rõ lý do từ chối.
“Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm.
“…Được các đồng nghiệp có tâm, có tài khen ngợi mới thật là điều vinh dự,” bà viết trong lá thư gửi Hội Điện ảnh.

‘Làm khổ dân là có tội’

Diễn viên điện ảnh Kim Chi nói thủ tướng đã làm bà mất lòng tin, và là công dân thì “có quyền thích hay không thích, mà không thích thì không nhận”.
Bà Kim Chi cho rằng một số việc thủ tướng điều hành đang bị ‘thế giới phản đối’
Giải thích về những điều thủ tướng làm khiến bà không hài lòng, bà nói, “thế giới và mọi nơi đều phản đối một số việc và cách thủ tướng điều hành”.
“Đối với tôi, ai làm lãnh đạo mà làm cho đất nước giàu, nhân dân sung sướng thì tôi quý trọng, còn ai không làm được điều đó thì tôi không thích, không quý trọng, khen tôi tôi thấy không sung sướng.”
Khi được hỏi liệu bà có sợ bị ảnh hưởng tới bản thân khi đưa ra lá thư này, nghệ sỹ nói, thậm chí cả khi người ta tạo ra những tai nạn để bà “chết” đi nữa, thì điều đó cũng không đáng sợ vì “tôi sống ngay thẳng, sống cho tử tế”.
“Cuộc đời này bao giờ sống cho ngay thẳng cũng rất khó khăn, sống cho tử tế, cho thật với lòng mình thì không phải ai cũng ủng hộ.”
“Tôi có thể không tin cá nhân ông thủ tướng nhưng mà tôi tin cái chung, còn nhiều cái điều tốt đẹp.”
Bà Kim Chi nói có biết được nhiều trường hợp bị bắt, bị tù khi “nói tiếng nói khác”, “nhưng đó là những tiếng nói bảo vệ chính nghĩa”, mà đã là nghệ sỹ dù làm gì cũng nên hướng về điều thiện.
“Là người có chức, có quyền thì lại càng phải sống ngay thẳng, mẫu mực, chứ làm khổ dân là người có tội.”

Nghệ sỹ ‘cộng sản’

Diễn viên của Biệt Động Sài Gòn nói từng đi chiến trường 10 năm, “không sợ chết với bom đạn” thì bây giờ coi mọi cái “nhẹ như lông hồng”.
Sau khi học xong lớp điện ảnh khóa đầu tiên ở miền Bắc, bà Kim Chi làm đơn xin vào chiến trường ngay vì lúc đó cuộc chiến đấu đang tới lúc căng thẳng, lúc đó bà nghĩ rằng những nơi rừng núi Trường Sơn cần tiếng hát, cần văn nghệ “để tin cách mạng còn sống”.
“Tôi cũng nói thẳng, tôi là nghệ sỹ cộng sản chính hiệu, và cho tới bây giờ, trái tim tôi là tim của một người cộng sản mong cái đất nước này sẽ hòa nhập được với thế giới, tốt đẹp hơn, giàu có hơn, và dân không khổ nữa.”
Bày tỏ tư tưởng về sự nổi tiếng trong nghiệp diễn xuất, bà Kim Chi cho rằng, sự nổi tiếng cũng là “phù du hết”, “tôi thế này là may mắn lắm rồi, đồng đội tôi có người còn đi mãi không về.”

“Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm.”
Nghệ sỹ ưu tú Kim Chi
“…Có người mà cho tới giờ hài cốt còn chẳng được đưa về, điều này làm tôi khắc khoải đau buồn lắm. Người ta cũng như mình, tuổi trẻ tất cả người ta đã hiến dâng mà không được gì.”
“Tuổi trẻ của chúng tôi thì mang cả xương máu của mình ra để mà giành lại đất nước, cho tới giờ tôi vẫn tự hào là tôi sống đẹp.”
“Còn lớp trẻ bây giờ, một số em làm những việc mà không còn kể tới cả lòng tự trọng nữa, thì tôi thấy rất là dại, dại lắm.”
“Nhưng truyền thông cũng phải có trách nhiệm,” diễn viên điện ảnh Kim Chi cho rằng, một phần là vì truyền thông thấy những chuyện không hay mà cũng đưa lên, nên “họ lầm tưởng đó là cách để nổi tiếng”.
Về lá thư gửi tới hội Điện ảnh Việt Nam từ chối làm hồ sơ nhận bằng khen của thủ tướng, nghệ sỹ Kim Chi nói không hề muốn đưa lên mạng hay nhằm kích động bất kỳ ai, mà do một người bạn thân của gia đình ngỏ ý muốn xin để đưa lên Facebook, và bà cũng không ái ngại chuyện đó.
Nghệ sỹ Kim Chi gần đây tham gia bộ phim nhiều tập Những đứa con của Biệt động Sài Gòn và còn được biết đến là vợ của đạo diễn Hồng Sến, nổi tiếng với những bộ phim như Nước về Bắc Hưng Hải, Mùa Gió Chướng, Cánh Đồng Hoang.

Trung Quốc tăng cường kiểm tra trái cây nhập từ Việt Nam

Chôm chôm của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc (DR)
Chôm chôm của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc (DR)
Theo tin tức được nhật báo Trung Quốc China Daily đăng tải vào hôm nay 09/01/2013, cơ quan kiểm dịch tỉnh Quảng Tây vừa quyết định giám sát chặt chẽ trái cây nhập khẩu từ Việt Nam. Theo cơ quan này, biện pháp này được ban hành sau khi họ đã khám phá một chất độc hại được biết dưới tên gọi khoa học Planococcus lilacinus trên một chuyến bay chở chôm chôm nhập từ Việt Nam.
Một viên chức tỉnh Quảng Tây cho biết rằng đây là lần đầu tiên có chất độc hại này xuất hiện ở cửa khấu tỉnh Quảng Tây. Một phòng xét nghiệm dùng để kiểm tra các loại trái cây vùng nhiệt đới đã được thành lập ở thành phố Bằng Tường, sát biên giới với Việt Nam để giám sát chặt chẽ hơn trái cây nhập khẩu.
Cơ quan kiểm dịch của Quảng Tây đã cố gắng liên hệ nhanh chóng với đồng nghiệp Việt Nam và cũng đã bắt đầu kiểm tra những loại trái cây nhập khẩu khác như vải, chuối và thanh long.
Theo tờ báo Trung Quốc, từ năm 2012 đến nay, ngày càng có nhiều chất độc hại được phát hiện trên trái cây nhập từ Việt Nam. Số lần phát giác trong năm 2012 chẳng hạn, đã tăng 113% so với năm 2011.
Đây không phải là lần đầu tiên mà hàng hóa Việt Nam nhập vào Trung Quốc bị bị làm khó dễ với các lý do rất chính thống như bị nhiễm chất độc hại, hoặc là thủ tục không đầy đủ. Vào tháng 11 vừa qua chẳng hạn, Trung Quốc cũng xác định là tạm ngừng nhập tôm Việt Nam vì nhiều lý do trong đó có việc tôm Việt Nam bị cho là có mang virus độc hại.
Giới phân tích đã gắn liền các quyết định có thể nói là làm khó dễ này với tình hình căng thẳng song phương trên hồ sơ Biển Đông, và nhất là với những biện pháp tương tự mà Trung Quốc đã dùng đối với chuối nhập khẩu từ Philippines sau khi tranh chấp bùng lên giữa hai nước trên vấn đề chủ quyền bãi đá ngầm Scarborough Shoal ngoài Biển Đông.

Ngoại trưởng Mỹ tương lai và quan hệ Mỹ Việt

Việt Hà, phóng viên RFA  -2013-01-09
Chỉ cách đây vài tuần, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã chỉ định Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ John Kerry làm tân Ngoại trưởng Mỹ trong nhiệm kỳ 4 năm tới thay thế bà Ngoại trưởng đương nhiệm Hillary Clinton.
AFP photo -Thượng nghị sĩ Mỹ John Kerry đi tới phòng Thượng viện ở Quốc Hội Hoa Kỳ vào ngày 04 tháng 12 năm 2012
Việc chỉ định này khiến nhiều người quan tâm đến tình hình Việt Nam phải để ý vì Thượng Nghị sĩ John Kerry là người có gắn bó lâu dài với Việt Nam và là một trong những người đóng vai trò quan trọng trong việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Nhân dịp này, Việt Hà  phỏng vấn nhà cựu ngoại giao người Mỹ đã từng làm việc ở Việt Nam, ông  David Brown về vấn đề này.

Mục tiêu của Hoa Kỳ

Việt Hà: Thưa ông, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama mới đây đã chỉ định Thượng Nghị sĩ John Kerry làm tân Ngoại trưởng Hoa Kỳ thay thế bà Hillary Clinton. Ông John Kerry sẽ nhận nhiệm vụ mới khi tình hình ở châu Á Thái Bình Dương mà nhất là biển Đông đang trở nên căng thẳng. Cùng với việc Hoa Kỳ chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á Thái Bình Dương thì theo ông tân Ngoại trưởng Mỹ sẽ làm thế nào để có thể theo đuổi chiến lược này, nhất là tái khẳng định quyền lợi của Mỹ tại biển Đông?
David Brown: Mọi người chắc chắn sẽ theo dõi ông John Kerry rất sát sao để xem liệu ông có duy trì được khẳng định của bà Hillary Clinton trong việc xây dựng lại mối quan hệ hợp tác với những người bạn của Mỹ ở châu Á. Mục tiêu này của Hoa Kỳ đã được bà Clinton cũng như Tổng thống Obama nói rõ. Thách thức mà ông Kerry phải đối mặt trong việc phát triển mối quan hệ này theo cách để đóng góp cho sự ổn định và tin cậy tại khu vực là Mỹ sẽ phải duy trì sức mạnh có tính xây dựng trong khu vực.
Ông ấy có thể làm tốt việc này bằng cách đảm bảo một sự cân bằng hợp lý giữa việc cho thấy sức mạnh quân sự, mặt khác vẫn giúp xây dựng sức mạnh cho châu Á. Ở đây, tôi nghĩ đến hợp tác thật sự hiệu quả như trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, buôn lậu thuốc phiện, giáo dục để hỗ trợ sự phát triển bền vững rộng khắp và pháp quyền trong mối quan hệ giữa các nước.
Việt Hà: Vậy đâu là những thuận lợi và thách thức mà ông John Kerry sẽ có khi phát triển mối quan hệ Mỹ Việt trong 4 năm tới?
Mọi người chắc chắn sẽ theo dõi ông John Kerry rất sát sao để xem liệu ông có duy trì được khẳng định của bà Hillary Clinton trong việc xây dựng lại mối quan hệ hợp tác với những người bạn của Mỹ ở châu Á.
David Brown
David Brown: Ông John Kerry đã chuẩn bị rất kỹ cho vai trò mới của mình. Ông ấy là thành viên lãnh đạo trong Ủy ban Quan hệ đối ngoại Thượng viện Mỹ trong suốt 30 năm qua. Ông ấy có sự hiểu biết sâu sắc về những thách thức về chính sách ngoại giao mà Mỹ phải đối mặt. Thượng Nghị sĩ John Kerry đã từng nói về hy vọng của Mỹ tạo điều kiện cho mọi nước được thịnh vượng, một thế giới cũng giống như Mỹ, đề cao dân chủ và nhân quyền.
Về chiều sâu và rộng, theo tôi biết, không có một nhà lãnh đạo Mỹ nào khác đã có một gắn bó lâu dài với Việt Nam như ông Kerry.
Ông ấy đã được tặng huy chương bởi những phục vụ anh hùng khi ông còn là sĩ quan hải quân ở vùng đồng bằng sông Mekong. Và cũng giống như nhiều cựu chiến binh trẻ khác, ông đã trở về từ cuộc chiến Việt Nam với những trăn trở sâu sắc bởi những gì mà ông đã trải qua. Ông Kerry nói là “khi tôi trở về từ cuộc chiến, tôi thấy cuộc chiến đó là sai. Có người không thích sự thật là tôi đã đứng lên và nói không, nhưng tôi đã làm.”
Hai thập niên sau, với những cựu chiến binh khác gồmThượng Nghị sĩ John McCain, Dân biểu Pete Peterson và Thượng Nghị sĩ Chuck Hagel, TNS John Kerry đã làm việc không biết mệt mỏi để xây dựng mối quan hệ hai nước. Ông ấy đã thăm Việt Nam hơn chục lần để đàm phán những giải pháp mang tính xây dựng cho vấn đề tù nhân chiến tranh và chất độc màu da cam. Đối với những người Mỹ, ông đã luôn giải thích lúc đó là thời điểm để bỏ lại sau lưng quá khứ, giúp quá trình đổi mới ở Việt Nam và các chính sách toàn cầu hóa.
Tóm lại, ông John Kerry là Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên không cần phải có những buổi học để hiểu về các vấn đề then chốt trong quan hệ Mỹ Việt. Có thể dự đoán là ông ấy sẽ giữ mọi việc theo đúng hướng của nó trong tổng thể. Tôi nghĩ mặc dù ông luôn bị sức ép phải lo về các khủng hoảng ở Trung Đông, Nam Á và các nơi khác, nhưng ông sẽ coi việc mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực có lợi cho cho Mỹ và Việt Nam là một ưu tiên khá cao.
Bây giờ thì Tổng thống Obama chọn Thượng nghị sĩ Chuck Hagel làm Bộ trưởng Quốc phòng, tôi tin là cả ông Kerry và ông Hagel sẽ là một nhóm làm việc hiệu quả với các vấn đề Việt Nam như họ đã từng làm vào hồi đầu những năm 1990 dẫn tới việc bình thường hóa quan hệ hai nước.
Việt Hà: Theo ông thì quá trình gắn bó lâu dài của tân ngoại trưởng Mỹ với Việt Nam sẽ có ảnh hưởng thế nào tới cách mà ông ấy tiếp cận vấn đề nhân quyền ở Việt Nam?
Ông ấy biết là các lãnh đạo Việt Nam muốn có hợp tác chặt chẽ hơn trong trao đổi quân sự, phát triển năng lượng hạt nhân và mở cửa thị trường.
David Brown
David Brown: John Kerry là một người thực dụng. Ông ấy nói rằng “ở đâu có quyền lợi chung, thì cả Mỹ và Việt Nam có thể làm việc cùng nhau.” Tất nhiên, ông ấy sẽ thúc giục Việt Nam phải đảm bảo quyền tự do được quy định trong hiến pháp và cam kết của Việt Nam khi tham gia vào Tuyên bố về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Tôi hình dung là khi ông ấy gặp các lãnh đạo Việt Nam, ông ấy sẽ nói rằng những nghi ngờ về cam kết của Việt Nam với tự do thông tin, tự do tín ngưỡng và tự do lập hội, gặp gỡ và kêu gọi cho những thay đổi – những nghi ngờ này cũng là những nghi ngờ của nhiều người Mỹ có quan tâm.
Ông ấy biết là các lãnh đạo Việt Nam muốn có hợp tác chặt chẽ hơn trong trao đổi quân sự, phát triển năng lượng hạt nhân và mở cửa thị trường. Với những kinh nghiệm lâu năm khi còn là thành viên trong Quốc hội, ông ấy có thể giải thích với đối tác Việt Nam rằng có nhiều dân biểu và nghị sĩ quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam đến mức nó có thể cản trở mối quan hệ chặt chẽ hơn mà các lãnh đạo Việt Nam đang tìm kiếm.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét