Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Tin ngày 28/1/2013

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=2HXTVANmOow
  • Quan chức Trung Quốc tìm đủ cách triệt hạ nhau (RFI) - Trong số ra tuần này, nhìn về châu Á, tuần san Courrier International dành bài chạy tựa : « Gián điệp đầy tường », trích dẫn lại bài viết của tờ Nam Phương Nhân vật Tuần báo tại Quảng Châu.
  • Hoa Kỳ đồng ý tiếp liệu trên không cho chiến đấu cơ Pháp (RFI) - Hoa Kỳ đưa một phi đội máy bay vận tải tiếp liệu trên không cho máy bay oanh kích của Pháp hoạt động trong chiến dịch tái chiếm miền bắc Mali từ tay phiến quân Hồi giáo võ trang. Tin này được Lầu Năm Góc thông báo ngày 26/01/2013 trong bối cảnh liên quân Pháp-Mali đi từ chiến thắng này đến chiến thắng khác.
  • Hãng chế tạo máy xây dựng Caterplillar bị lừa tại Trung Quốc (RFI) - Tập đoàn chế tạo máy xây dựng công trường Caterpillar của Mỹ mất hàng trăm triệu đô la khi mua lại một hãng Trung Quốc vì công ty này gian lận sổ sách. Kinh nghiệm của Caterpillar là một lời cảnh cáo đối với các tập đoàn quốc tế muốn đến Trung Quốc làm ăn.
  • Dân biểu Mỹ thăm căn cứ hải quân Đài Loan (RFI) - Phải chăng Hoa Kỳ chuẩn bị cung cấp cho Đài Loan 8 tàu ngầm quy ước? Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Edward Royce cùng một phái đoàn dân biểu đã đến Đài Bắc vào hôm qua 26/01/2013 để đi thăm căn cứ hải quân lớn nhất của Đài Loan.
  • Pháp: Phe ủng hộ “hôn nhân đồng tính” biểu tình (RFI) - Đúng hai tuần sau đợt biểu tình ồ ạt của phe phản đối dự luật Hôn nhân đồng tính, thủ đô Pháp hôm nay, Chủ nhật 27/01/2013, lại tràn ngập người biểu tình ủng hộ cho dự luật, với hy vọng tạo được đối trọng với những người phản đối và bày tỏ thái độ ủng hộ tổng thống François Hollande.
  • Bị quốc tế trừng phạt, Bắc Triều Tiên doạ trả đũa (RFI) - Đài truyền hình Nhà nước Bắc Triều Tiên vào hôm nay 27/01/2013 cho biết, trong cuộc tiếp xúc với các lãnh đạo cao cấp đặc trách về vấn đề an ninh, Kim Jong Un khẳng định « quyết tâm đưa ra những biện pháp quan trọng ở cấp Nhà nước » để đáp lại « tình hình nghiêm trọng » trên bán đảo Triều Tiên.
  • Aung San Suu Kyi hy vọng trở thành tổng thống Miến Điện (RFI) - Quân đội Miến Điện, cột trụ của chế độ độc tài, có thể xoay trục để xây dựng một chế độ dân chủ. Người kỳ vọng vào diễn tiến này là lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi, cựu tù nhân của tập đoàn quân sự suốt 15 năm.
  • Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời tại Việt Nam (RFI) - Nhạc sĩ Phạm Duy vừa qua đời chiều ngày 27/01/2013 tại Sài Gòn. Ra đi ở tuổi 92, Phạm Duy được xem là một cây đại thụ của nền tân nhạc Việt Nam. Với hơn 70 năm sự nghiệp, ông để lại một khối lượng đồ sộ cả nghìn tác phẩm ghi đậm dấu ấn của một nhạc sĩ dành trọn đời cho tình yêu âm nhạc.
  • Nhật Bản phóng vệ tinh do thám để đối phó với Bắc Triều Tiên (RFI) - Theo nguồn tin của Cơ quan nghiên cứu không gian Nhật Bản (Jaxa), hôm nay,  27/01/2013, nước này đã đưa thành công  vào quỹ đạo một vệ tinh do thám mới, nhằm tăng cường sự giám sát và an ninh quốc phòng, trước mối đe dọa thường xuyên từ Bắc Triều Tiên.
  • Hai nhà thơ ở Mỹ nhớ nhạc sĩ Phạm Duy (VOA) - Chủ nhật, 27 tháng 1, Phạm Duy, nhạc sĩ được nhiều thế hệ người Việt mến mộ, đã qua đời tại Sài Gòn sau thời gian nằm bệnh viện, thọ 92 tuổi.
  • Nhạc sỹ Phạm Duy qua đời (BBC) - Người nhạc sỹ lớn của nền tân nhạc Việt Nam, Phạm Duy, vừa qua đời tại TP Hồ Chí Minh ở tuổi 93.
  • Người không nhà ở Anh (BBC) - Những người không nhà qua ống kính của nhiếp ảnh gia Josh King, người bỏ ra một năm chụp ảnh người cơ nhỡ trên đường phố.
  • Trung Quốc tiếp tục khiêu khích Philippines trên biển (BaoMoi) - Tổng thống Philippine – ông Benigno Aquino III hôm qua (26/1) cáo buộc, tàu thuyền Trung Quốc đã “quấy nhiễu’, “cản trở” tàu thuyền Philippines vào trú tại một bãi cạn đang nằm trong tranh chấp. Diễn biến này đã buộc chính phủ Philippines phải đưa tranh chấp ra giải quyết tại tòa án quốc tế.
  • Phan Rí Cửa vào xuân (BaoMoi) - Mùa xuân, khi những cơn gió mặn mòi thổi vào từ phía biển cũng là lúc những con thuyền, sau một năm dài lênh đênh trên biển đã nằm lim dim trên cảng cá, còn những ngư dân thì vội vã trở về, cùng gia đình hối hả chuẩn bị đón một cái Tết Nguyên đán đầm ấm, sum vầy. Vòng quay đó, cũng như vòng quay muôn thủa của trời đất nhưng bao đời nay, với những người dân Phan Rí Cửa (Tuy Phong, Bình Thuận) thì vẫn luôn luôn mới mẻ và rộn ràng, luôn mang đến những hương vị vô cùng hạnh phúc.
  • Tổng thống Philippines: Không kiện Trung Quốc bây giờ là họ sẽ lấn tới (BaoMoi) - Mặc dù tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (Thụy Sĩ), Tổng thống Philippines Benigno Aquino III chỉ tố cáo “nhẹ nhàng” một số hành vi Trung Quốc sách nhiễu tàu cá Philippines tại Scarborough, tuy nhiên thông điệp sau đó của ông Aquino có hàm ý cảnh báo rất cao khi nhấn mạnh, nếu không đưa những bằng chứng này ra tòa án quốc tế, Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn tới Bãi Cỏ Rong và độc chiếm Biển Đông.
  • Mỹ và cuộc tranh chấp Trung - Nhật (BaoMoi) - Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã can dự vào tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản, thổi bùng ngọn lửa căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất trong khu vực và có thể xảy ra một cuộc xung đột quân sự.
  • Bông cúc vàng trên biển Việt Nam (BaoMoi) - (PL&XH) - Tôi lặng người bước tới lan can con tàu, thả xuống những con sóng xanh biếc của biển Đông bông cúc vàng thắm.
    Tôi nhớ Đại đức Thích Giác Nghĩa đã giảng giải cho tôi về kiếp con người và sự luân hồi.
  • Philippines có mạo hiểm khi viện tới LHQ? (BaoMoi) - (Dân trí) - Việc Philippines tìm kiếm sự giúp đỡ của Liên hợp quốc trong việc đối phó với "đường chín đoạn" của Bắc Kinh đang được cộng đồng khu vực và thế giới theo dõi chặt chẽ. Ủng hộ nhiều, nhưng nghi ngại cũng lắm.
  • Tin vắn Quốc tế (BaoMoi) - TP - Ngày 26-1, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cáo buộc phía Trung Quốc mới đây quấy rối hai tàu cá của Philippines ở bãi cạn Scarborough, khiến một chiếc phải rời khỏi nơi neo đậu. (Phils Star)
  • Tổng thống Philippines nêu nguyên nhân kiện "đường lưỡi bò" (BaoMoi) - (Dân trí) - Tổng thống Philippines ngày 26/1 đã tố Trung Quốc sách nhiễu hai tàu đánh cá của nước ông trên Biển Đông, và đây là nguyên nhân khiến Manila kiện Trung Quốc ra Tòa án trọng tài Liên hợp quốc để giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa hai nước.
  • Thủ đô Hà Nội có mưa nhỏ (BaoMoi) - Ngày hôm nay thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành Bắc Bộ có mưa nhỏ vào buổi sáng, đến trưa chiều có khả năng mưa giảm.Trong khi đó trên khu vực Trung Bộ mưa vẫn còn xảy ra trên diện rộng và trời rét.
  • Trung Quốc tiếp tục khiêu khích Philippines trên biển (BaoMoi) - Tổng thống Philippine – ông Benigno Aquino III hôm qua (26/1) cáo buộc, tàu thuyền Trung Quốc đã “quấy nhiễu’, “cản trở” tàu thuyền Philippines vào trú tại một bãi cạn đang nằm trong tranh chấp. Diễn biến này đã buộc chính phủ Philippines phải đưa tranh chấp ra giải quyết tại tòa án quốc tế.
  • Philippin kiện Trung Quốc: "Bên không có lý sẽ lảng tránh phiên tòa" (BaoMoi) - (GDVN) - “Với ta, ta không có hiệp ước liên minh quân sự với Mỹ và Việt Nam cũng không bao giờ liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc. Chúng ta và Trung Quốc là hai nước có quan hệ lâu đời với nhau nên tôi nghĩ chúng ta nên tận dụng tối đa phương thức thương thảo. Chúng ta kiên quyết bảo vệ chủ quyền. Trong cuộc sống thường ngày, có hai nhà xích mích với nhau, một nhà đòi kiện ra tòa. Nhà nào không có lý thì sẽ lảng tránh phiên tòa đó và phản đối”, Thiếu tướng Lê Văn Cương nói.
  • Philippines tố Trung Quốc “quấy rối” hai tàu cá (BaoMoi) - Phát biểu bên lề tại Diễn đàn Kinh tế thế giới đang diễn ra ở Thụy Sĩ, ngày 26/1, Tổng thống Benigno Aquino đã lên tiếng cáo buộc Trung Quốc quấy rối 2 tàu cá của Philippines tại bãi cạn Scarborough, khiến Manila phải đưa sự việc ra tòa án quốc tế và nhờ Liên Hợp Quốc đứng ra phân xử trong tuần này.
  • Thế giới 24h: Triều Tiên "phớt" cả Trung Quốc (BaoMoi) - Triều Tiên tiếp tục nhấn mạnh quyết tâm thử hạt nhân dù bị truyền thông Trung Quốc dọa giảm viện trợ; Tổng thống Philippines tố cáo Trung Quốc quấy rối... là những tin nóng.
  • Philippines tố Trung Quốc quấy rối tàu cá (BaoMoi) - Ngày 26.1, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III lên tiếng cáo buộc tàu Trung Quốc quấy nhiễu 2 tàu cá nước ông tại vùng biển gần bãi cạn Scarborough mà hai bên đang tranh chấp.
Bản tin tiếng Anh


  • Online offers easiest option (Washington Post) - Shopping orders are surging on Chinese e-commerce websites as Spring Festival, which falls on February 10, approaches.
  • Chemical residue in NZ milk raises concerns (Washington Post) - Tests are being urged on dairy products imported from New Zealand to see whether they have traces of a toxic chemical, despite reassurances from the country that such products are safe.
  • Nation to maintain cap on energy consumption (Washington Post) - China will continue to cap its energy consumption, increase the use of non-fossil fuels and keep oil imports within 61 percent of total demand during the 12th Five-Year Plan (2011-15), said the State Council on Wednesday.
  • Luxury brands snake their way into China (Washington Post) - The growing importance of the Chinese market is prompting international luxury brands to incorporate Chinese elements into their designs.
  • 7-star nursing home opens in Haikou (Washington Post) - Offering tailored services for seniors, Gongheyuan is the most expensive nursing home in the province, charging 7,980 ($1,283 dollars) to 15,200 ($2,444 dollars) yuan per month.
  • Tibet calling as 232m go mobile (Washington Post) - A man makes a mobile phone call in Lhasa, Tibet autonomous region on Jan 23, 2013. As the development of communication speeds up in Tibet, the number of mobile phones has increased, accounting for 85 percent of telephone use according to the data from local communication administration bureau. Statistic shows the number of mobile phone users reached 232.5 million in November 2012.
  • Chief's self-styled approach pays off (Washington Post) - Ji Wenhong started his career as an exporter in Shenzhen in 1992, but now his new role is an importer, as CEO of China's global online fashion reseller Xiu.com Inc.
  • Some things old, some things new (Washington Post) - While the traditional family structure and values have changed in recent decades, but some things never change.
  • Davos divided on tackling the scourge of obesity (Washington Post) - Obesity, a major factor in diabetes and heart disease, imposes costs on both public and private sectors and is a drag on economic growth, but business leaders meeting in Davos can't agree on what they can or should do to address it.
  • Warming up to winter (Washington Post) - The Chinese believes in striking a balance between yin and yang. In winter, you need to take care of the yang aspect of your body.
  • China's Xi meets Japanese ruling party leader (Washington Post) - Xi Jinping, general secretary of the Communist Party of China Central Committee, met with Natsuo Yamaguchi, leader of the New Komeito party Friday morning in Beijing.
  • Taiwan, Japan ships confront near Diaoyu Islands (Washington Post) - The fishing vessel of a group of activists from Taiwan was obstructed on Thursday by Japanese coast guard ships in the waters surrounding the Diaoyu Islands, but failed to make a landing.
  • Teacher says 'left-behind' children need respect (Washington Post) - Children of migrant workers who have been left at home in rural areas need more respect and encouragement, said a village school teacher at a charity summit in Shenzhen on Wednesday.
  • Restraint on power key in curbing corruption (Washington Post) - Xi Jinping, general secretary of the Communist Party of China Central Committee, used very powerful and vivid language at a high-profile meeting Tuesday to show his resolve to fight corruption.

Vụ kiện 'đường lưỡi bò' và hệ lụy tới Việt Nam

Việt Nam nên tìm một phán quyết ràng buộc trong quan hệ với Trung Quốc, hoặc tự mình khởi kiện giống Philippines, hoặc tìm cách tham gia vào chính thủ tục trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc.
Tuần Việt Nam tiếp tục cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Đăng Thắng, giảng viên khoa Luật, Học viện Ngoại giao Việt Nam xung quanh vụ Philippines kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế về luật biển.

Cuộc chiến giữa các luật sư hơn là giữa những người lính
Vụ kiện trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc như vậy có thể có những kết quả khác nhau, tùy thuộc vào lập luận của các bên. Những kết quả khác nhau này sẽ có ảnh hưởng thế nào đối với tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc nói riêng và tranh chấp về lãnh thổ ở Biển Đông nói chung?
Ông nhận xét thế nào về việc Philippines sử dụng đến cơ chế tài phán quốc tế để giải quyết tranh chấp đối với tiến trình giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Giáo sư Simon Chesterman thuộc Trường Luật, Đại học Quốc gia Singapore khi bình luận về việc Campuchia và Thái Lan tiếp tục sử dụng Tòa án công lý quốc tế để giải quyết tranh chấp liên quan đến ngôi đền Preah Vihear và liên hệ việc này với tranh chấp ở Biển Đông có nói "cuộc chiến" giữa các luật sư trước toà án bao giờ cũng tốt hơn cuộc chiến mà người tham gia là những người lính.
Tôi chia sẻ nhận xét này của Giáo sư Chesterman và thấy nó hoàn toàn đúng trong tranh chấp hiện nay giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông nói riêng cũng như tranh chấp về biên giới, lãnh thổ nói chung.
Thủ tục trọng tài là một trong những biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp được liệt kê tại Điều 33 của Hiến chương Liên hợp quốc. Nếu nhìn nhận việc Philippines sử dụng thủ tục trọng tài như một bước đi tiếp theo các biện pháp ngoại giao (chưa mấy thành công) để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc một cách hòa bình thì nên đánh giá quyết định của Philippines tiến hành kiện Trung Quốc là một nỗ lực đáng hoan nghênh.
Philippines cũng rất "rành mạch" trong vấn đề này. Ngoại trưởng Philippines khi thông báo về việc Philippines quyết định khởi kiện Trung Quốc cũng đồng thời khẳng định rằng Philippines sẽ cố gắng tiếp tục phát triển quan hệ với Trung Quốc.
Mỗi bên khi tham gia vào một vụ kiện đều đặt ra những mục tiêu nhất định. Philippines rõ ràng cũng có tính toán như vậy. Chúng ta chỉ có thể biết được Philippines có đạt được mục tiêu của mình hay không sau khi Tòa trọng tài đưa ra phán quyết cuối cùng.
Nhưng có thể nói rằng bất kể một kết quả thế nào thì nó cũng chỉ có thể tác động tích cực đối với tranh chấp ở Biển Đông mà thôi.
Đề nghị ông giải thích rõ hơn về tác động tích cực của vụ kiện?
Hiện nay ở Biển Đông đang tồn tại sự bất đồng về việc khu vực nào có tranh chấp và khu vực nào không có tranh chấp. Sự khác biệt này trước hết xuất phát từ việc các bên tranh chấp giải thích và áp dụng Điều 121 của Công ước Luật Biển một cách khác nhau. Việc một bên thứ ba đưa ra một ý kiến khách quan trên cơ sở luật quốc tế và có giá trị ràng buộc về pháp lý về việc Điều 121 cần được giải thích và áp dụng như thế nào đối với các cấu trúc địa chất ở Biển Đông sẽ giải quyết dứt điểm sự khác biệt này.
Hơn nữa, như tôi đã nói, có thể Philippines cũng đã trù định đến những bước đi tiếp theo trong trường hợp Tòa trọng tài quốc tế theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển ra một phán quyết không hoàn toàn có lợi, đó là trong số các vị trí mà Trung Quốc chiếm đóng hay yêu sách ở Biển Đông đáp ứng tiêu chuẩn là "đảo" và có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng theo Điều 121 của Công ước Luật Biển.
Một thủ tục mà tôi đang nghĩ đến đó là thủ tục hòa giải bắt buộc được áp dụng để giải quyết những tranh chấp đã bị gạt bỏ khỏi thẩm quyền tài phán của Tòa trọng tài bởi Tuyên bố năm 2006 của Trung Quốc. Philippines có thể tiếp tục yêu cầu thành lập một Ủy ban Hòa giải để "phân định" đâu là vùng biển thuộc về các "đảo" đang có tranh chấp mà Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông và đâu là vùng biển mà Philippines được hưởng với tư cách là quốc gia ven biển.
Theo quy định của Công ước Luật Biển, Trung Quốc sẽ phải tham gia vào tiến trình hòa giải (dù có thể Trung Quốc sẽ thách thức khả năng Ủy ban đưa ra một ý kiến trong tranh chấp với Philippines).
Một vụ phân định như vậy cũng có nội dung bảo lưu về vấn đề chủ quyền tương tự như vụ kiện theo thủ tục trọng tài hiện nay của Philippines - Ủy ban Hòa giải sẽ không bàn về vấn đề ai có chủ quyền đối với các "đảo" mà chỉ vận dụng thuần túy các quy tắc trong phân định biển để xác định xem phạm vi vùng biển mà các "đảo" này có thể được hưởng là thế nào. Do chủ quyền đối với các đảo này còn đang tranh cãi, vùng biển của các đảo này sẽ là vùng biển có tranh chấp.
Tất nhiên, ý kiến của Ủy ban Hòa giải không có giá trị pháp lý ràng buộc như một phán quyết trọng tài mà chỉ tạo thành cơ sở để các bên tranh chấp tiếp tục đàm phán để đi đến thỏa thuận về giải pháp cuối cùng. Nhưng Ủy ban Hòa giải cũng có thể được coi là một bên thứ ba khách quan và ở góc độ chính trị, ý kiến của nó giống như quyết định của Tòa trọng tài.
Việc xác định chính xác (với sự trợ giúp của bên thứ ba) đâu là khu vực tranh chấp ở Biển Đông có ý nghĩa thiết thực, nó giúp cho các bên tranh chấp bàn tiếp việc sẽ được giải quyết hay xử lý khu vực đó như thế nào.
Như chúng ta cũng biết, một trong những điểm yếu của Tuyên bố về các ứng xử của các bên về Biển Đông (DOC) năm 2002 là không có phạm vi áp dụng. Nếu xác định được khu vực tồn tại tranh chấp ở Biển Đông thì sẽ giúp ích cho việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) - văn kiện tiếp nối DOC - mà ASEAN và Trung Quốc đang theo đuổi.
Cuối cùng, nếu như thông qua vụ kiện này, Philippines có thể buộc Trung Quốc chính thức tuyên bố nội hàm của yêu sách "đường chín đoạn" thì đây cũng có coi là một thành công.
Trong trường hợp Trung Quốc chính thức khẳng định "đường chín đoạn" thể hiện yêu sách về quyền lịch sử hay vùng nước lịch sử của họ thì như đã nói ở trên Tòa trọng tài có thể sẽ xem xét luôn vấn đề này và đưa ra ý kiến của mình.
Ngay cả trong trường hợp Tòa trọng tài công nhận ở chừng mực nào đó (dù điều này khó có thể xảy ra) rằng Trung Quốc có những quyền lợi lịch sử nhất định ở Biển Đông thì điều này cũng giúp làm sáng tỏ về mặt pháp lý yêu sách của các bên ở Biển Đông.
Trong bối cảnh hiện nay, sự rõ ràng về mặt pháp lý là rất quan trọng và với ý kiến khách quan của bên thứ ba sẽ dễ dàng được các bên chấp chấp nhận hơn so với quan điểm của một bên thường mang tính chất áp đặt.
Cụ thể là Việt Nam khó có thể bác bỏ cách giải thích các quy định của Công ước mà Tòa trọng tài đã đưa ra, đặc biệt là về Điều 121 - đối tượng tranh chấp chủ yếu trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc.
Ngay cả trong trường hợp Tòa trọng tài từ chối xem xét yêu sách "đường chín đoạn" do Tuyên bố năm 2006 của Trung Quốc thì Philippines cũng có thể tiếp tục viện dẫn đến thủ tục hòa giải bắt buộc (đã nói ở trên) để xác định xem liệu Trung Quốc thực sự có quyền lợi lịch sử gì ở Biển Đông hay không.
Hệ lụy với Việt Nam
Việt Nam cũng là một bên tranh chấp ở Biển Đông và cũng có những yêu sách đối với một số các vị trí sẽ được xem xét bởi Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước thành lập theo yêu cầu của Philippines. Phán quyết của Tòa trọng tài sẽ có ý nghĩa thế nào đối với Việt Nam?
Theo ông, Việt Nam nên có thái độ như thế nào đối với vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc?
Thái độ của Việt Nam đối với vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc như thế nào là một quyết định được đưa ra trên cơ sở cân nhắc đầy đủ tất cả các khía cạnh, trong đó không chỉ có khía cạnh pháp lý mà cả chính trị. Vì thế, tôi xin không bình luận về thái độ cụ thể của Việt Nam.
Từ góc độ nghiên cứu pháp luật có thể thấy phán quyết của Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc có thể có một số hệ quả pháp lý nhất định với Việt Nam.
Về nguyên tắc, một phán quyết quốc tế chỉ ràng buộc các bên tranh chấp tham gia vụ kiện. Như vậy, nếu Việt Nam không tham gia vào vụ kiện mà Philippines khởi xướng thì phán quyết của Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển sẽ không có giá trị đối với Việt Nam hay tranh chấp ở Biển Đông mà Việt Nam là một bên.
Tuy nhiên, các phán quyết quốc tế được đưa ra bởi các luật gia có uy tín có thể được coi là những lời giải thích chính xác nhất về quy định của luật pháp quốc tế. Do đó, các phán quyết quốc tế thường có giá trị tham khảo cao và được coi là nguồn "bổ trợ" để xác định các quy tắc pháp lý.
Trên thực tế, các cơ quan tài phán quốc tế thường cố gắng tôn trọng các phán quyết đã có trước đây, kể cả các phán quyết của tòa trọng tài quốc tế.
Như vậy, tuy không có giá trị ràng buộc với Việt Nam, phán quyết của Tòa trọng tài về tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc có ảnh hưởng, trước hết là với lập trường pháp lý của Việt Nam trong tranh chấp của mình ở Biển Đông.
Cụ thể là Việt Nam khó có thể bác bỏ cách giải thích các quy định của Công ước mà Tòa trọng tài đã đưa ra, đặc biệt là về Điều 121 - đối tượng tranh chấp chủ yếu trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc.
Có thể thấy rằng trong các vị trí cụ thể mà Philippines nêu trong Tuyên bố khởi kiện của mình có cả những vị trí thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Việc xác định quy chế pháp lý của các vị trí đó (là "đảo" hay "đá") và sau đó là phạm vi vùng biển mà các vị trí đó được hưởng rõ ràng có liên quan đến lợi ích của Việt Nam.
Hơn nữa, có khả năng khi ra trước Tòa trọng tài, Trung Quốc sẽ tuyên bố rằng yêu sách của họ ở Biển Đông không chỉ giới hạn ở những vị trí chiếm đóng Philippines nếu trong Tuyên bố khởi kiện mà mở rộng ra trước hết là toàn bộ quần đảo Trường Sa. Cần lưu ý rằng, một số các cấu tạo địa chất thuộc quần đảo Trường Sa nằm cách bờ biển Việt Nam ít hơn 400 hải lý. Như vậy, nếu Tòa trọng tài xem xét những cấu tạo gần bờ biển Việt Nam này và xác định rằng chúng có thể được coi là "đảo" theo Điều 121 thì sẽ tồn tại vùng chồng lấn giữa một bên là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của những "đảo" này và một bên là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Tự mình kiện hay tham gia vụ kiện 'đường lưỡi bò'?
Vậy theo ông, Việt Nam có thể làm gì để hạn chế tối đa một phán quyết bất lợi cho mình?
Cá nhân tôi thấy rằng Việt Nam có sự thể hiện thích hợp quan điểm pháp lý của mình đối với vấn đề nêu trên và nếu được, tìm kiếm một phán quyết ràng buộc trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Có hai cách thức để làm việc này. Một là, Việt Nam sẽ tự mình khởi kiện ra Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển với nội dung tương tự như Philippines.
Việc một bên thứ ba đưa ra một ý kiến khách quan trên cơ sở luật quốc tế và có giá trị ràng buộc về pháp lý về việc Điều 121 cần được giải thích và áp dụng như thế nào đối với các cấu trúc địa chất ở Biển Đông sẽ giải quyết dứt điểm sự khác biệt này. Ảnh bãi cạn Scarborough.
Các thứ hai đó là Việt Nam sẽ tìm cách tham gia vào chính thủ tục trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc. Việc lựa chọn thủ tục nào một lần nữa cần căn cứ trên các yếu tố khác, đặc biệt là chính trị. Đồng thời cũng phải đáp ứng các yêu cầu về pháp lý mà tôi sẽ trình bày thêm sau.
Trong trường hợp Việt Nam quyết định lựa chọn cách thức thứ nhất - tự mình khởi kiện riêng rẽ - Việt Nam có thể tham khảo rất nhiều từ vụ kiện mà Philippines khởi xướng. Ý nghĩa và tác động của một vụ kiện như vậy đối với tranh chấp ở Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ tương tự như ý nghĩa của vụ kiện hiện nay giữa Philippines và Trung Quốc đã trình bày ở trên và tôi xin không bình luận thêm nữa.
Tôi chỉ lưu ý một điểm đó là nếu vụ việc kiện Philippines - Trung Quốc và vụ kiện Việt Nam - Trung Quốc (giả sử có việc này) có nội dung giống nhau thì thực tiễn quốc tế có một thủ tục đó là ghép hai vụ kiện lại với nhau thành một vụ kiện.
Trong trường hợp Việt Nam quyết định tham gia vào chính vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc thì cũng có một số vấn đề pháp lý cần xem xét. Bản chất của trọng tài quốc tế là cơ chế giải quyết tranh chấp theo vụ việc và trên cơ sở sự đồng ý của các bên tranh chấp. Chính vì vậy, thủ tục của Tòa trọng tài thông thường không trù định khả năng cho một bên thứ ba tham gia vào tiến trình tố tụng.
Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển có một chút khác biệt đó là nó được thành lập mà không nhất thiết cần có sự đồng ý của cả hai bên tranh chấp. Theo quy định của Công ước, Tòa trọng tài sẽ tự mình xác định thủ tục hoạt động của mình trừ khi các bên tranh chấp có quy định khác. Do đó, không loại trừ khả năng Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước mà Philippines yêu cầu thành lập sẽ trù định về một bên thứ ba khả năng tham gia nếu Tòa thấy rằng tranh chấp được yêu cầu giải quyết có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của bên thứ ba đó.
Trên thực tế, chưa có tiền lệ nào về việc một bên thứ ba tham gia vào thủ tục trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, nhưng việc trù định cho sự tham gia của bên thứ ba không phải là không có cơ sở pháp lý. Công ước La Hay về việc giải quyết hòa bình tranh chấp có quy định về quyền của một bên thứ ba được tham gia vào vụ kiện bằng trọng tài nếu như vấn đề được xem xét liên quan đến việc giải thích một điều ước mà bên thứ ba đó là thành viên (dù rằng điều khoản này dường như cũng chưa được thử nghiệm trên thực tế).
Tương tự như vậy, Quy chế của Tòa án quốc tế về Luật Biển - Phụ lục VI của Công ước - cũng trù định về khả năng một bên thứ ba tham gia vào một vụ kiện được giải quyết trước tòa để bảo vệ lợi ích của mình hoặc nếu vụ kiện đó liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước. Như vậy, không loại trừ khả năng Tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển mà Philippines yêu cầu thành lập sẽ xây dựng quy tắc hoạt động của mình theo hướng cho phép một bên thứ ba, cụ thể là Việt Nam, tham gia vào quá trình tố tụng, đặc biệt khi mà nội dung vụ kiện liên quan đến việc giải thích Điều 121 của Công ước và áp dụng điều khoản này tại vị trí mà Việt Nam có lợi ích.
Cuối cùng, như đã trình bày ở trên, có một số vấn đề mà quy định của Công ước còn chưa rõ ràng, đặc biệt là về việc Tòa trọng tài có thể thụ lý vụ việc liên quan đến "quyền lịch sử" của Trung Quốc ở Biển Đông hay không. Việc tham gia của Việt Nam vào vụ kiện bằng trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc sẽ giúp cho Việc Việt Nam bày tỏ quan điểm của mình một cách thích hợp, bảo vệ tối đa lợi ích của mình.
Xin cám ơn ông!
Xin cám ơn bạn đã có một buổi trao đổi thú vị. Cũng xin nói thêm rằng đây là những suy nghĩ ban đầu của cá nhân và có thể còn nhiều thiếu sót.
(Tuần VN)

Hà Đình Sơn - Chống tham nhũng là đồng minh của dân chủ

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi (Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005).
Dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội, trong đó thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thông qua một hệ thống bầu cử tự do (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).
Chế độ độc tài là một thể chế nhà nước chuyên quyền mà ở đó nhà nước được cai trị bởi một cá nhân: kẻ độc tài (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).
Xã hội Việt Nam thiếu dân chủ; dân chủ là mục tiêu, là nhu cầu sống còn của đất nước hiện nay. Nhưng kẻ thù của dân chủ lại chính là chế độ độc tài. Phương pháp đấu tranh loại bỏ chế độ độc tài được nhân loại văn minh ngày nay lựa chọn là đấu tranh bất bạo động.
Chế độ độc tài đẻ ra tham nhũng. Tham nhũng chính là “lý tưởng” thật của chế độ độc tài. Tham nhũng là chất keo gắn kết của chế độ độc tài. Ngược lại không có chế độ độc tài thì không thể tham nhũng tràn lan, nhưng tham nhũng lại làm xói mòn và dẫn đến hủy diệt chế độ độc tài. Đây chính lý do giải thích một mâu thuẫn là tại sao chế độ độc tài cũng kêu gọi chống tham nhũng, nhưng chỉ chống nửa vời vì không còn tham nhũng thì cũng không còn chế độ độc tài. Tham nhũng và chế độ độc tài là hai mặt của “sinh vật ký sinh” trong xã hội. Nên thường một người mới lên làm lãnh đạo thì đều tuyên bố sẽ tuyên chiến với tham nhũng, nhưng trong đó chỉ có 20%  là thật tâm còn đến 80% là giả dối. Do tách rời lợi ích của số ít với lợi ích của toàn dân, lợi ích của đất nước nên dẫn đến: chống ngoại xâm thì lo mất bạn; chống tham nhũng thì sợ thù oán. Trong cuộc chiến chống tham nhũng sẽ phân định ai là vì thể chế độc tài ai là vì lợi ích nhân dân.
Người chống tham nhũng thật sự là người dám tin vào nhân dân, dựa vào nhân dân, minh bạch hoạt động nhà nước và lấy đó là nguồn lực chính để chống tham vì mục tiêu dân chủ hóa đất nước. Chống tham nhũng mà không dựa vào nhân dân là không thể và chỉ là dối trá; hậu quả nguy hiểm là thất bại: hoặc thỏa hiệp, trở thành đồng bọn với tham nhũng hoặc ngả làm tay sai bán nước để duy trì lợi ích.
Trong một chế độ độc tài không thể nào sinh ra một con người có quá khứ hoàn toàn trong sạch, không có chút tham nhũng. Hãy xếp lại quá khứ của mọi cá nhân để vì cuộc đấu tranh hiện tại và vì tương lai, xem tất cả những cá nhân, tổ chức chống  tham nhũng đều là đồng minh của dân chủ, nhân dân phải ủng hộ họ. Ai chống tham nhũng mà dựa vào nhân dân, dám minh bạch là người chống tham nhũng thực sự và là người của nhân dân, của đất nước. Xã hội không nên chỉ đặt niềm tin và trông chờ ở một cá nhân mà thay bằng việc ủng hộ, sát cánh và giám sát những hành động của họ. Độc lập dân tộc, tự do dân chủ không thể van xin mà có, mà phải đấu tranh giành giữ.

Hà Nội, ngày 26/01/2013

Hà Đình Sơn
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Liệu Nguyễn Bá Thanh có hơn Hồ Chí Minh?

Một trong những nhân vật gây xôn xao dư luận gần đây nhất trong chính trường Việt Nam là ông Nguyễn Bá Thanh, bí thư thành ủy Đà Nẵng vừa được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương như một hiện tượng ” phong thánh” cho một con người nổi bật trong cái xã hội rất bất thường VN của thời XHCN. Một con người đã làm được quá nhiều cái “nhất” như lời phát biểu của ông với đảng viên cán bộ Đà Nẵng mà tôi được tình cờ xem trên trên Facebook sáng nay được post lên bỡi “1 triệu Like kêu gọi ông Nguyễn Bá Thanh lên làm thủ tướng”. Thế nhưng cũng chính “con người đã làm được quá nhiều cái nhất” đó đã làm thất thoát đến 3,400(ba nghìn bốn trăm) tỉ đồng tiền thuế của nhân dân tức khoảng 170 triệu dollars Mỹ như báo chí đã đưa tin. Thế thi “con người đã tạo ra nhiều cái nhất” như thế tại sao cũng làm thất thu ngân sách nhà nước vào hàng bậc nhất như vậy?
Lục tìm những lý do để giải thích cho câu hỏi đó tôi lại nhớ đến một thời hay đi đây đó ở Việt Nam, có lẽ năm 1987 hay 1988 gì đó (không còn nhớ chính xác) và câu chuyện thường ngày ở huyện của những người đi đường vào thời đó là thuờng hay bị sang xe, chắc là giờ này không còn hiện tượng đó nữa. Bỡi vậy tôi giải thích ngắn gọn “sang xe” để các bạn trẻ rõ, tức là nếu bạn đón xe (thời đó hay đón xe dọc đường hơn là vào bến, bãi) đi Huế trên một chiếc xe bất kỳ nào đó như Phú Yên, Bình Định chẳng hạn thì trên đường lúc nào các chủ xe chở bạn gặp được xe Huế họ sẽ sang bạn qua bên xe Huế để đi Huế. Đây là việc bình thường của giao thông đường bộ lúc đó(1987,1988) và không có gì đáng nói; thế nhưng có một lần sang xe mà tôi nhớ mãi là tôi đón xe đi Huế trên một chiếc xe Quảng Ngãi(lúc đó biển số là 76H-…), xe không sang chúng tôi ở dọc đường như những xe khác mà họ chở thẳng vào bến xe Quảng Ngãi và chúng tôi lúc đó 4 người phải đợi mất 5 giờ(từ 6 đến 11 giờ đêm ) có xe từ bến Quảng Ngãi chạy đi Huế chúng tôi mới được đi. Sau chuyến đó tôi quyết không bao giờ đi xe “76″ nữa, vì quyền lợi cục bộ địa phương họ đã bất chấp quyền lợi của người khác. Câu chuyện này có thể làm những người bạn Quảng Ngãi không vui lòng, nhưng là sự thật chứ không phải “bới bèo ra bọ” mà tôi đã nhiều lần kể với bạn bè của tôi-kể cả những người bạn QN khi nhắc đến tính cục bộ địa phương. Vậy “con người đã làm được quá nhiều cái nhất” cho Đà Nẵng và thất thoát ngân sách của toàn dân đến 170 triệu dollars (3400 tỉ đồng VN) liệu có rơi vào trường hợp tương tự?
Nhưng điều vừa nêu không phải là để nói về cá nhân ông Nguyễn Bá Thanh mà chúng ta cần nhìn xa hơn cho tương lai của một dân tộc, mà ở đó dân tộc tính được thể hiện trong hành xử mang tính bè phái thì sẽ không có đoàn kết dân tộc cho dù đảng CS có đưa ra bao nhiêu khẩu hiệu để hô hào, kêu gọi. Vì một khi xem trọng ao làng nhà anh hơn quyền lợi đất nước thì mọi phấn đấu của anh sẽ không vượt khỏi cái ao làng. Cũng vậy khi mà mỗi đảng viên CS luôn xem sự độc tôn của đảng phái mình là tối thuợng thì quyền lợi dân tộc VN sẽ đứng vào hàng thứ yếu trong sâu thẳm tâm tư của người CS.
LIỆU NGUYỄN BÁ THANH TÀI, ĐỨC HƠN HỒ CHÍ MINH?
Chắc chắn không ai nghĩ là ông Nguyễn Bá Thanh hơn ông Hồ Chí Minh người sáng lập đảng CS VN. Thế nhưng sau khi ông mất(1969) đảng CS VN bắt đầu lao dốc, và lao dốc không phanh từ sau 1992 đến nay. Đạo đức của đảng viên băng hoại, kinh tế không ngóc đầu lên nổi so với những nước có cùng xuất phát điểm với VN từ 1969 như Nam Hàn, Thái Lan…và niềm tin của nhân dân VN đối với đảng CS đã đến hồi cạn kiệt. Tại sao vậy? Tại vì ông Hồ Chí Minh đã không để lại một cơ chế khả dĩ có thể đứng vững và tự thanh lọc cái xấu, cái hư để tái tạo lại cơ thể đảng CS- Không có đảng đối lập để giám sát những đảng viên của ông, những “đỉnh cao trí tuệ” xem thường dân chúng của ông, và ông mất rồi là “vắng chủ nhà gà bươi bếp”. Thể chế độc đảng mà ông Hồ Chí Minh để lại hôm nay đã tước đoạt đi một cơ quan giám sát tự nguyện và tích cực cho đảng cầm quyền là đảng đối lập; tước đoạt đi bao nhiêu cơ hội cống hiến cho quốc gia của những nhân sĩ, trí thức chỉ vì họ không chung hội chung thuyền với đảng CS tức là làm hạn chế nguồn nhân lực phụng sự Tổ Quốc của dân VN sống trong và ngoài nước. Vì rất đơn giản là giai đoạn mà đảng CS không có người tài ra lãnh đạo thì bắt buộc phải xài người tồi, cho dù bên ngoài đảng có những người co khả năng lãnh đạo tốt hơn-Vậy là gì nếu không phải làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân?
Vậy cái di sản mà ông Hồ Chí Minh để lại cho VN hôm nay là một cỗ xe một bánh, một bộ máy không có khả năng tự thanh lọc cặn bã thì ông Thanh liệu có vận hành hữu hiệu?
Khi có đối lập thì dân VN không cần phải tốn của để nuôi Ban Nội Chính làm công việc giám sát các đồng chí, đồng minh của đảng CS nữa mà chính đảng đối lập sẽ tự nguyện và tích cực làm việc đó từ mọi mặt đời sống nhân dân. Vậy điều nào có lợi cho đất nước?
Cơ chế chính là cỗ máy vận hành xã hội chứ không phải cá nhân như chúng ta đã thấy xã hội dân chủ Âu, Mỹ mấy trăm năm qua các nhà lập quốc đã qua đời lâu rồi nhưng cơ chế vẫn còn tốt đẹp. Và nếu hy vọng vào một vài cá nhân nào đó là niềm tin thiển cận, vì câu hỏi đặt ra nếu cá nhân đó về hưu hay không còn nữa thì sao? Bỡi vậy một thể chế chính trị đa nguyên-có đối lập-sẽ giám sát lẫn nhau chặt chẽ và thay phiền đưa người tài đức của đảng mình ra lãnh đạo là một giải pháp khả thi cho đất nước.
Con người là bất toàn và luôn cầu tiến để hoàn thiện chứ không phải là một ông thánh. Ngay cả Karl Max, Lenin, Hồ Chí Minh đã từng sáng lập và đi theo đảng CS cũng vậy. Thì không có lý do gì chúng ta tin trong hàng ngũ những người CS hôm nay xuất hiện thêm một ông thánh. Đó chỉ là ảo tưởng !
Clip Video sáng nay nghe ông Thanh nói về võ đài thật thú vị, liệu ông có đủ tài và đủ dũng để mang găng so tài cùng đảng phái chính trị khác một cách công bằng trên vũ đài chính trị hay chỉ thuợng đài một mình trên sân tập võ của nhà mình và bắt đệ tử và đàn em reo hò ầm ĩ rồi tưởng mình là nhà vô địch?
http://www.youtube.com/watch?v=2YL3zWKp0S8&feature=player_embedded
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=BAFohoGefLo
W. Trương
(truongw.com)

Điều 4 Hiến Pháp 1992 phá hủy nền tảng của chính bản Hiến Pháp

 
Góp ý về Điều 4 Hiến pháp
Điều 4 trong bản “Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – 2005 – Bản sửa đổi), có đoạn viết như sau:
“Đảng Cộng Sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”
Điều 4 này mâu thuẫn và chống lại Điều 2, Điều 3, Điều 8, Điều 15, Điều 16, Điều 21, Điều 83… của chính bản Hiến pháp. Chúng tôi sẽ lần lượt chứng minh.
Điều 2 của bản Hiến pháp có đoạn viết như sau: “Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…”. Theo Điều 2 này khẳng định nước CHXHCNVN là một nước dân chủ. Bởi, Điều 2 nhắc lại định nghĩa của Ngài Abraham Lincoln (1809-1865) – vị anh hùng giải phóng nô lệ, vị tổng thống thứ 16 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, thần tượng của Karl Marx, được Marx tôn làm biểu tượng của Tự Do – định nghĩa về một quốc gia dân chủ như sau: “Một quốc gia dân chủ là một quốc gia mà chính quyền của dân, do dân, vì dân!”.
Như vậy, khi Điều 4 khẳng định: “Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, tức là nước CHXHCNVN theo một chế độ Đảng trị = Đảng chủ, hoàn toàn chống lại Điều 2: khẳng định nước CHXHCNVN là một nhà nước Dân trị = Dân chủ! Như vậy, nếu căn cứ vào Điều 2, thì Điều 4 là vi hiến và ngược lại; nhưng Điều 2 có trước Điều 4, nên ta có thể coi Điều 4 là điều vi hiến được chăng?
Điều 83 của Hiến pháp có đoạn viết như sau: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước CHXHCNVN. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp…”. Như vậy, Điều 2 và Điều 83 cùng khẳng định quyền tối thượng của nước CHXHCNVN thuộc về nhân dân chứ không thuộc về Đảng CSVN như Điều 4 đã quy định Đảng CSVN nắm quyền tuyệt đối: “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Xã hội là toàn bộ đời sống văn hoá, chính trị, kinh tế, pháp luật, thể chế, lịch sử, tôn giáo…của con người trong một quốc gia. Tức là Điều 4 quy định Đảng CSVN là chủ nhân ông của đất nước và dân tộc Việt Nam, là ông vua của các vua, chúa của các chúa. Nhưng oái oăm thay, ở Điều 2 và Điều 83, bản Hiến pháp năm 1992 lại khẳng định Nhân Dân là chủ nhân ông của đất nước và dân tộc, nắm quyền tối thượng quốc gia, y hệt các nhà nước dân chủ khác trên thế giới vậy (Thế giới ngày nay có chừng 95% số quốc gia theo chế độ dân chủ đại nghị). Do đó, cứ theo Điều 4, Điều 2, Điều 83, thì nước Việt Nam ta có hai “vua”: “Vua Đảng CSVN” và “Vua Nhân Dân” ư? Nếu lấy hai chọi một, thì Điều 4 là thiểu số phải bị coi là vi hiến trước Điều 2 và Điều 83 đa số?
Chưa hết, ngay cả ở Điều 3 trong bản Hiến pháp 1992 cũng hàm chứa yếu tố chống lại Điều 4.
Điều 3 có đoạn viết như sau: “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân”. “Quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân” nghĩa là nhân dân làm chủ tất tần tật mọi sinh hoạt xã hội từ chính trị, văn hoá xã hội, thể chế, luật pháp, lịch sử… của nước Việt Nam. Mệnh đề này của Điều 3 trong Hiến pháp phủ nhận Điều 4. Như vậy, Điều 3 đã về hùa với các Điều 2 và Điều 83 cùng xóa bỏ Điều 4 trong bản Hiến pháp.
Mệnh đề thứ 2 của Điều 3 viết như sau: “… Thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc…”. Chính Điều 3 trong Hiến pháp đã xác định xã hội Việt Nam là một xã hội công bằng, tự do. Tự do và Công bằng xã hội là mọi công dân đều bình đẳng, không ai nhảy ra sai khiến (lãnh đạo) ai mà không được sự đồng ý của người bị sai khiến (bị lãnh đạo). Đảng CSVN chỉ là một nhóm người rất thiểu số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam (ngót ba triệu đảng viên CS trong khi đó có hơn 90 triệu người dân ngoài đảng). Vậy thiểu số kia muốn cai trị (lãnh đạo) đa số này phải hỏi ý kiến xem 80 triệu dân có đồng ý (cho phép) Đảng CSVN cai trị đại đa số nhân dân Việt Nam hay không?
Nghe câu hỏi này, Đảng CSVN bèn bảo: – Quốc hội nước CHXHCNVN đã bỏ phiếu xác định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng CS thì không phải là toàn dân đồng thuận là gì? Vâng, đấy chỉ là sự đồng thuận hình thức, đồng thuận ảo, đồng thuận giả tạo! Vì trong Quốc hội có đến hơn 95% đại biểu là đảng viên CS, thì Quốc Hội thực chất chỉ là Quốc hội của Đảng CS mà thôi! Với phương châm bầu cử: “Đảng cử, Dân bầu” của Đảng CS, thì người dân (hơn 80 triệu) đã bị tước quyền ứng cử và bầu cử. Khi Nhân Dân mất quyền “cử” thì chữ “bầu” cũng thành vô nghĩa, thành trò hề! Do đó, mọi cuộc bầu bán do Đảng CS tổ chức để hình thành Quốc hội đều chỉ là hình thức, là trò ảo thuật kiểu Đảng CS vừa đá bóng, vừa thổi còi, vừa lĩnh thưởng mà thôi! Bầu cử Quốc Hội mà Đảng CS toàn cử người của mình ra ứng cử, rồi bắt dân chỉ được quyền “Bầu”, không được quyền “Cử”, Dân không được quyền kiểm phiếu… thì cái Quốc Hội kia chỉ là Quốc Hội của Đảng chứ nào đâu còn là Quốc hội của Dân? Do đó, chính Đảng CSVN đã vi phạm Điều 3 của Hiến pháp là không tôn trọng hai chữ: Tự do – Bình đẳng (Công bằng)!
Như vậy, Điều 3 trong Hiến pháp đã phủ nhận chính Điều 4 vậy!
Điều 8 trong bản Hiến pháp 1992 có đoạn viết như sau: “… Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”. Điều 8 không cho phép ai (kể cả Đảng CS) được phép quan liêu, cửa quyền. Nhưng ở Điều 4, Đảng CSVN đã chứng tỏ sự quan liêu, cửa quyền của mình bằng cách tự cho mình quyền lãnh đạo tối thượng nhân dân Việt Nam trái với quy định ở Điều 2, Điều 3 và Điều 83. Do đó, Điều 8 cũng đã phủ nhận chính Điều 4.
Điều 15 trong bản Hiến pháp, có đoạn viết: “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng…”. Chính sự khẳng định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường (khái niệm “định hướng XHCN” hoàn toàn vô nghĩa), chấp nhận nền kinh tế tư nhân tại Việt Nam nơi Điều 15 này đã phủ nhận Điều 4; vì Điều 4 ghi: “Đảng CSVN theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Vì sao vậy? Vì ai đã đọc Mác - Lênin, dù chỉ ở trình độ sơ cấp, cũng biết chủ nghĩa Mác-Lê phủ nhận kinh tế thị trường = tư bản, xóa bỏ sở hữu tư nhân. Có chủ nghĩa Mác - Lê thì không có kinh tế tư bản = kinh tế thị trường và sở hữu tư nhân và ngược lại! Như vậy, Điều 15 đã xóa bỏ Điều 4 hay ngược lại!?
Điều 17 trong bản Hiến pháp 1992 tiếp tục phủ nhận Điều 4 bằng cách nói rõ hơn sự phát triển tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam như sau: “Phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài…”. Chính sự khẳng định Đảng CSVN lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Điều 17 này đã giết chết chủ nghĩa Mác - Lênin là tôn giáo và cương lĩnh của Đảng như Điều 4 đã quy định. Vậy, Điều 17 này đã xóa bỏ Điều 4 hay ngược lại?
Điều 21 trong bản Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường, tức kinh tế tư bản chủ nghĩa, như có đoạn viết sau: “Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp, không bị hạn chế về quy mô hoạt động…”. Mục đích của chủ nghĩa Mác - Lê Nin là chôn chủ nghĩa tư bản. Sao Đảng CSVN ghi trong Điều 4 Hiến pháp “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội… theo chủ nghĩa Mác-Lênin” lại phát triển kinh tế tư bản? Hóa ra, bằng cách đề ra bốn Điều: 15, 16,17, 21 trong Hiến pháp 1992 là xây dựng nền kinh tế tư bản trên đất nước Việt Nam, Đảng CSVN đã làm ngược lại 180 độ chủ nghĩa Mác–Lênin; cũng có nghĩa là chính Đảng CSVN không chôn tư bản như nguyên lý Mác-Lênin đã dạy, mà ngược lại còn đi xây dựng tư bản chủ nghĩa. Như vậy, có phải chính là Đảng CSVN đã ngầm xóa bỏ Điều 4 trong bản Hiến pháp?
Tựu trung, Điều 4 trong Hiến pháp 1992 (bản sửa đổi) đã xóa bỏ các Điều 2, 3, 8,15, 16, 21, 83… của chính bản Hiến pháp, cũng là xóa bỏ nền tảng của bản Hiến pháp vậy! Muốn bản Hiến pháp không bị vô hiệu hoá vì sự thậm vô lý (ngược đời), cần phải xóa bỏ Điều 4. Vả lại, nếu Điều 4 Hiến pháp không bị xóa bỏ, hiển nhiên là các cuộc bầu cử của nhà nước Việt Nam chung quy chỉ là hình thức, là trò đùa mà thôi; vì Hiến pháp đã khẳng định đảng cộng sản Việt Nam với số đảng viên thiểu số (ba triệu) là lực lượng vĩnh viễn lãnh đạo đất nước, lãnh đạo khối nhân dân đa số (90 triệu) thì còn bầu cử làm gì cho mất công, vô ích. Chính Điều 4 Hiến pháp này đã thông báo một điều hiển nhiên: NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM LÀ NHÀ NƯỚC ĐỘC TÀI, ĐỘC ĐẢNG, TUYỆT ĐỐI KHÔNG PHẢI LÀ NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ như Hiến pháp đã lừa dối tuyên bố.,.

Sài Gòn 2006-2013

Trần Mạnh Hảo

Viết báo, viết văn, làm thơ, viết phê bình văn học
(Dân luận) 

Bùi Văn Bồng - Bịt miệng dân: Nguy cơ Tan vỡ & Tiêu vong

 
Thước đo một xã hội dân chủ trước hết được nhìn nhận từ góc độ sinh hoạt đời sống thường nhật và tối thiểu của người dân, đó là tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do mít tinh, biểu tình bày tỏ thái độ của mình đối với xã hội và môi trường cuộc sống quan hệ cộng đồng. Thời đại mới, toàn cầu là “thế giới phẳng” rất cần có tự do thông tin, quyền được trao đổi thông tin giữa con người với nhau, thông tin không biên giới.
Quyền được thông tin chính là nhân quyền ở bậc cao của xã hội văn minh. Không ít người đã hiểu hai từ “ngôn luận” như chỉ dành cho báo chí, đổ đồng báo chí với ngôn luận làm một. “Ngôn” là lời nói, “luận” là những lý giải, sự biện minh, giải thích, cả những tranh luận tự do, thoải mái làm sáng tỏ một việc hoặc vấn đề nào đó. Ngôn luận là cái quyền được nói, nói thẳng, nói thật, nói hết lòng mình một cách tự nhiên, không ai có quyền áp đặt, chi phối, ép uổng.
Tự do ngôn luận chính  là biểu hiện cụ thể nhất của tự do tư tưởng. Một xã hội dân chủ, văn minh phải được minh chứng đầu tiên quyền tự do ngôn luận. Trời sinh ra cái miệng, không được ăn, thì cũng phải được nói. Thử phân tích lại thì nếu như gọi báo chí là “cơ quan ngôn luận” đúng là chưa rõ nghĩa, chưa bật hết các giá trị thực của khái niệm. Ngôn luận đâu chỉ đơn thuấn là “tiếng nói’, là đoạn tin, bài báo, ý kiến viết ra, qua biên tập, rà soát, xem xét rồi mới đưa lên mặt báo? Sự xuất hiện nội dung biểu cảm và diễn đạt tư tưởng của người viết (phóng viên, bạn đọc, phát biểu của nhân vật trong cuộc và những nhân chứng) chỉ là một phần, thông qua lăng kính của nhà biên tập và ban biên tập. Như vậy. gọi là báo chí là cơ quan tuyên truyền đúng hơn là cơ quan ngôn luận. Ví dụ: Báo Nhân dân, cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam…Nhưng khi nói về báo chí, một sự thể hiện cụ thể của phương pháp chuyển tải thông tin có yếu tố ngôn luận, thì có thể gọi là cơ quan báo chí, không nên gọi là “cơ quan ngôn luận”. Đó là một ý kiến có tính chất mổ xẻ, soi xét về tu từ học, từ vựng học.
Về tự do ngôn luận, một trong những nét ưu việt của chế độ dân chủ, Bác Hồ đã nói một câu ngắn gọn, rất giản dị mà sâu sắc: “Dân chủ là phải làm cho người dân biết mở miệng”. Phát biểu tại Lễ tốt nghiệp khóa học thứ Tư, trường Quân chính Việt Nam - (báo Cứu quốc số 58, ngày 4-10-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cần phải nhớ đến những đức tính mà đã là cán bộ cần phải có: Không tự kiêu, không có cái bệnh làm "quan cách mạng". Phải siêng năng: Siêng nghe, siêng thấy, siêng đi, siêng nghĩ, siêng nói, siêng làm”.
Như thế, theo lời Bác dạy, năng lực lắng nghe là sự cần thiết và qua đó cũng thể hiện quan điểm, phong cách lãnh đạo cầu thị. Sự lắng nghe quả là cần thiết đối với người cán bộ, đảng viên như thế nào! Nhưng khi người dân e ngại, sợ sệt, né tránh không dám nói thẳng, nói thật, thì lượng thông tin mà cán bộ nắm được liệu có ý nghĩa giá trị gì? Và muốn  lắng nghe được lời nói thẳng, nói thật, những cái đúng như vốn dĩ bản chất của nó (sự việc, hiện tượng) đang tồn tại, cần phải biết tôn trọng và khuyến khích người  dân tự do ngôn luận. Đó cũng chính là văn hóa lãnh đạo. Việt Nam ta đã có thời gian quá dài, và cho đến tận bây giờ cũng vậy, người dân và cả cán bộ, đảng viên chưa thực sự được tự do ngôn luận. Nói cái gì, chuyện gì? Nói với ai, ở đâu? Nói mức độ nào? Có nên nói thật, nói thẳng hay không? …tất cả nhưng cái quyền đó đều có sự kiểm soát, răn dạy khá là nghiêm cẩn, khá là chặt chẽ, nhiều khi thận trọng quá mức. Như vậy, đâu còn “tự do ngôn luận”?
Đã có những ông bố, bà mẹ nhắc nhở con cái: “Đừng nói thế, công an bắt đấy!”. Công an được đào tạo, huấn luyện vè nghiệp vụ và năng lực trấn áp kẻ thù của nhân dân để bảo vệ, phục vụ nhân dân, nhưng họ lại tréo ngoe là xen cả vào tâm tư, tình cảm, tư tưởng của con người, một quyền tự do mà trời đã phú cho loài người. Vậy là có những “tai vách mạch rừng” cứ xoi mói, bắt bẻ, chiết tự ra từng câu nói để quy chụp về tư tưởng, quan điểm. Bảo vệ quan điểm, tư tưởng theo cách đó là vi phạm nhân quyền, trước hết là quyền dân chủ, bóp nghẹt những sáng tạo ngay từ trong tư duy. Và đó cũng là nguyên nhân dẫn tới sự áp đặt, khuôn sáo, công thức, lối mòn, cố mà gói mọi sụ phải đóng khung vào sự đồng nhất, phi tự nhiên, trái quy luật. Điều đó cũng thể hiện một xã hội không văn minh, kém lành mạnh, một lối “độc tài về tư tưởng, tình cảm” của con người.
Đã thành cái nếp quen, nên sinh ra tâm lý e ngại, thậm chí sợ sệt. Người dân không dám nói thẳng lòng mình, đảng viên không dám phát biểu đúng chính kiến, bộc lộ rõ tư tưởng, nhà báo không dám viết cái gì ngoài “sự chỉ đạo”, tờ báo (đài, trang mạng) không dám đưa thông tin gì khác một khi chưa xin “ý kiến chỉ đạo”, thậm chí ý kiến chỉ đạo đó thiếu công minh chính trực, đầy động cơ, thủ đoạn cá nhân của một kẻ độc đoán, chuyên quyền. Tóm lại, đó chính là sự khô cứng và ấu trĩ, sự hà khắc, trói buộc, bắt bẻ, quá chặt chẽ làm mất tự do ngôn luận sẽ sinh ra nạn nói dối, con người trong cộng đồng sinh ra đánh lừa nhau. Đủ kiểu nói dối, nói dối tràn lan. Và nhiều khi chính nói dối lại được an thân, đỡ phiền toái, lại còn được khen thưởng (?!). Biết rõ thực trạng này, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh coi trọng đường lối đổi mới đã kêu gọi toàn Đảng, toàn dân nói thẳng, nói thật. Cố Chủ tịch nước Trường Chinh cũng nói là sự “hướng đạo” sai, bóp nghẹt tự do tư tưởng cũng coi như làm trái quy luật tự nhiên (trong bài “Ba bài học quy luật”).
Có lần, ông Nguyễn Minh Nhị (Bảy Nhị), nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, đã kể rằng: Có đoàn cán bộ từ Trung ương về làm việc với tỉnh An Giang. Khi hỏi về một vấn đề trong tỉnh, thấy từ cán bộ tỉnh, huyện, xã đến một số người dân được mời gặp đoàn công tác, đều nói giống nhau. Trước khi ra Hà Nội, ông trưởng đoàn công tác khen: “Tỉnh các đồng chí như thế là đoàn kết nhất trí cao, trên dưới đồng tâm đồng lòng, thể hiện  đúng tư tưởng chỉ đạo của nghị quyết, nhất là thể hiện Đảng với dân một ý chí, thể hiện ý Đảng lòng dân ở An Giang tuyệt vời”. Cái đoàn kết, nhất trí đồng loạt theo một định hướng tư tưởng “làm chủ tập thể”  kiểu đó đã trì kéo sự phát triển xã hội bởi một sức ì ghê gớm. Ông Nhị nói :”Khi được đoàn cán bộ Trung ương khen như vậy, cũng thấy hởi lòng hởi dạ. Nhưng sau đó nghĩ kỹ lại bỗng thấy chột dạ: “Thôi chết, thế là nguy, vậy đầu óc và trình độ nhận thức, cách nhìn của mọi người đều giống nhau cả à? Còn gì là sáng tạo, còn gì là tự do tư tưởng, cấp trên xuống đâu có nắm hết và hiểu đúng được thực tế? Thế là lâu nay mình cũng là thủ phạm đã tham gia vào việc đào tạo ra một lũ vẹt. Trên nói sao, dưới nói vậy. Rồi đến mức ông cán bộ, ông đảng viên nói sao, người dân nói đúng như vậy. Thế thì nguy rồi, rập khuôn, máy móc, dối trá, cùng một kiểu đánh lừa lẫn nhau”. Sự không trung thực, thiếu nhất quán “Nói dzậy mà hổng phải dzậy” cũng từ những lò luyện kiểu đó mà ra. Khi người dân che giấu tư tưởng thì đó là sự thiệt thòi, kèm theo tai hại cho nhà lãnh đạo. Vì thế, minh bạch hóa, công khai hóa rõ rành mọi sự cần lắm thay! Khi người dân tỏ ra bất cần, phó mặc, “câm như hến” thì đó là sự báo hiệu mục ruỗng từ bên trong một thể chế chính trị. Nhà lãnh đạo nào coi trọng và biết đưa dân chủ lên hàng đầu thì đó là biểu hiện của bậc vĩ nhân.
Ai làm cho người dân sợ? Ai đưa đến hình thành trong xã hội sự dối trá, thiếu thực tâm thực lòng, không dám nói thẳng nói thật? Tôi tâm sự vậy, có ông bạn là Tiến sĩ ở trường đại học cần Thơ nói: “Ông thể chế chứ ai! Cái thể chế đẻ ra những quy định, những quy định sinh ra thói quen kể cả có lợi và không có lợi”.
Hồi giữ năm ngoái, khi tiếp xúc với cử tri quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói là Đảng và Nhà nước rất cần cùng với người dân đối thoại, “trao đổi” qua lại với nhau để nó sáng rõ những vấn đề còn tồn tại, bức xúc và đi đến cái đúng, lẽ phải, đi đến chân lý. Ông Sang nói: “Chúng tôi cảm thấy rằng sự lãnh đạo của mình có lỗi khi để cho người dân và đảng viên ngại nói ra sự thật nhưng mặt khác thì đảng viên và người dân cũng phải có trách nhiệm của mình nữa, không thể thụ động”. Đó là mới "cảm thấy" thôi, chứ chưa thấy hẳn, càng không thấy rõ. Nhưng, đáng tiếc là lời nói và việc làm chưa đi đôi, vẫn còn "nói dzậy mà hổng phải dzậy"! Bởi chính Chủ tịch nước cũng thụ động, còn gọi một vị mắc nhiều khuyết điểm trong Bộ chính trị là "đồng chí X".
Thưa ông Chủ tịch nước, đối với người dân, đây không phải là “thụ động” mà đúng là “bị động”, là chính quyền, công an luôn luôn tìm cách "bạo động" trở lại với dân, ngăn chặn những lời nói tâm huyết tự trong đáy lòng của họ, bắt họ nếu có nói phải nói dối. Cái quyền tự do ngôn luận, tự do nói năng, phát ngôn của người dân và cán bộ cơ sở đã bị nhiều biện pháp, cách thức, quy định tước mất từ lâu rồi, làm gì, nói gì cũng mất sự chủ động, luôn luôn bị động. Dân ta không nhút nhát, nhưng thật tình mà nói là có sự tính toán thực dụng, ne làm cách gì có lợi trước hết cho bản thân mình, gia đình mình. Và chính trong thực tế đời cũng đã cho nhiều kinh nghiệm rồi, cứ im lặng, im lặng là vàng, hoặc nói theo đúng chỉ đạo là yên thân, khỏi phiền toái, khỏi mất công phải đi “thanh minh-thanh nga”, hầu tòa, chính quyền kêu lên gặp “hỏi thăm sức khỏe”…
Cũng trong buổi tiếp xúc trên đây, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã vận động người dân: “Khi có dịp nói thì làm ơn, làm phước nói một cách trung thực, nói rất thẳng, dù lời thật mất lòng. Biết mà không nói là có lỗi rất lớn, nếu là dân thì có lỗi với đất nước, đảng viên thì có lỗi với Đảng. Tất nhiên cuộc sống nó tinh tế lắm, tôi hiểu. Nhưng nếu tất cả chúng ta mà sợ hết thì đất nước sẽ như thế nào, Đảng sẽ ra sao? Không thể được đâu, phải hành động thôi!”.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Tuổi trẻ về những phát biểu rất mới, hiếm thấy nhưng hay và thiết thực của lãnh đạo ta, Chủ tịch nước nói: "Không khí của cuộc tiếp xúc cử tri chiều thứ bảy tại Ủy ban MTTQ VN TP.HCM là khá "nóng". "Nóng" là phải thôi. Và chính cái "nóng" đó (những ý kiến phát biểu) đã phản ánh được hơi thở của cuộc sống, của đời sống dân sinh, dân chủ ở thực tại. Tôi không thấy có những lời lẽ nào khó nghe, mà thậm chí tất cả đều là những lời cần nghe. Tôi muốn nghe sự thật chứ không phải đến và mất thời gian để nghe những lời hoa mỹ, không đúng sự thật. Tôi là đại biểu của dân, phải nghe để hiểu lòng dân đang muốn gì ở Ðảng, ở Nhà nước, ở các nhà lãnh đạo đất nước, ở hiện tại và trong tương lai của đất nước. Với tôi, không có gì lấy làm khó nghe, mà ngược lại thấy rất thích thú. Cái gì đúng cần được ghi nhận, biểu dương. Cái gì cô bác cử tri, báo chí chê trách đúng, cần nghiêm túc tiếp thu, sửa chữa”.
Thế thì đúng là phúc đức. Xem ra, thế là cũng có đổi mới về quan điểm, cách nhìn, tác phong công tác rồi, đổi mới thấy rõ riêng về tự do ngôn luận đã được Chủ tịch nước “bật đèn xanh”, đã được “hướng đạo” theo đúng quy luật của tự nhiên và xã hội. Mong sao, từ nay trong thực tế xã hội với bản chất được coi là “dân chủ, ưu việt” của ta được đúng như vậy! Khi người dân không dám mở miệng, ngày càng chất chứa trong họ những bất đồng phẫn uất mạnh, thì họ chỉ chờ để hành động, không nói nhiều. Đó  là nguy cơ tan vỡ đảng cầm quyền, tiêu vong chế độ.
Bùi Văn Bồng
(Blog Bùi Văn Bồng)

Phải đuổi 30% công chức ăn hại ra đường

 
Tôi có một ông bạn, (nói thật ra thì vài ông, thậm chí là nhiều ông), đã lâu lắm rồi tôi không biết anh làm chính xác việc gì… Ngày nào cũng thế, khoảng  gần 10 giờ anh mới lững thững thò mặt đến cơ quan. Đến nơi, anh thong thả cởi áo khoác, đun nước, pha trà, rồi ngồi ngả người khoan khoái trên cái ghế da mềm mại, một tay cầm thuốc lá, tay kia lật giở mấy tờ báo mới. Anh có biệt tài là điểm ngay ra được những tin "hot" để phổ biến cho cả phòng nghe, chêm vào những bình luận cực kỳ sâu sắc, chua cay rồi tự thưởng cho mình những tràng cười sảng khoái.
Uống trà chán, anh bật máy tính lên lướt web, đọc tin, người mẫu, ca sĩ hay hoa hậu... mà hở ra cái gì  là thế nào anh cũng biết…
Anh làm hết ngần đấy việc thì cũng là lúc trưa đến, thế là anh bốc điện thoại rủ người này, người khác đi ăn. Ăn chán, uống chán rồi về bắc chân lên bàn đánh một giấc đến quá hai giờ chiều mới dậy.
Dậy rồi anh lại làm nguyên hầu hết việc của ban sáng: pha trà, đọc tin và… chém gió. Lạ một điều là  anh cực kỳ bất mãn về thời cuộc. Suốt ngày than vãn về những hạn chế, bất cập, rồi nói xấu người khác như ranh, kể cả lãnh đạo từ thấp lên cao...
Chẳng cần nói thì bạn cũng biết, anh làm cho Nhà nước. Thời buổi này, chỉ có thể trong môi trường bao cấp mới có những người chỉ lĩnh lương và nói phét như thế. Tôi vẫn thường quan sát anh và những người giống anh, đáng ngại là thành phần này có vẻ đang ngày càng thêm nhiều hơn. Có lẽ chả có gì phi lý được hơn thế! 
Thế nên, lần đầu tiên nghe nghe một Phó Thủ tướng định lượng được là hiện nay cả nước có 30% công chức “có cũng như không”,  “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”, thực lòng  tôi vừa thấy sướng, lại vừa thấy cay đắng, bất bình.
Sướng là vi cái sự kém hiệu lực, hiệu quả của đội ngũ cán bộ, công chức đã được vạch ra cụ thể, rõ ràng chứ không chung kiểu “một bộ phận không nhỏ” nữa. một khi Phó Thủ tướng đã nói, tức là Chính phủ đã thấy rõ và sốt ruột lắm rồi. Hy vọng sau đây sẽ có những bước chuyển dứt khoát, tích cực.
Cay đắng, bất bình là vì Nhà nước và Nhân dân phải nuôi báo cô nhiều và lâu quá. 30% của 2,8 triệu, có nghĩa là 840.000 người. Nếu chỉ tính một lương tôi thiểu thì mỗi năm đã mất không cả chục ngàn tỷ đồng. Chưa nói hàng tấn tiền chi cho cơ sở vật chất, kỹ thuật, văn phòng phẩm, xăng xe… để đám người này “hoạt động”. Đây là cách tính khiêm tốn, tôi không dám tính đúng, tính đủ vì càng tính càng xót ruột.  Số tiền này nếu bỏ ra xây thêm trường học, bệnh viện ở vùng sâu, vùng xa hay đem cứu tế cho những người nghèo khó, cơ nhỡ trong xã hội thì tốt đẹp và có ích biết bao nhiêu.
Nuôi đám người này không chỉ tốn kém tiền của, hệ lụy mà họ gây ra còn khủng khiếp hơn nhiều. Bất ổn trong cơ quan, đơn vị phần lớn do đám này gây ra. Vì không làm mà chỉ nói là chính, nên họ nói hay như chim hót. Họ làm cho những người tích cực, có năng lực đâm ra chán nản, mất niềm tin.Thế là hiệu quả hiệu lực của tổ chức, bộ máy cũng giảm đi. Nói chung là hình ảnh của bộ máy Nhà nước trong xã hội sẽ bị méo mó đi nhiều.
Nuôi không những cán bộ, công chức vô dụng này ngày nào là bất công ngày đó. Bất công sẽ dẫn đến bất bình, mất niềm tin, mất uy tín và mất nhiều thứ khác…
Cho nên, một khi đã định lượng được những cán bộ, công chức ăn hại rồi, đề nghị Chính phủ phải quyết tâm, nhanh chóng, tích cực, huy động toàn bộ hệ thống chính trị  vào cuộc, có giải pháp đuổi cổ họ khỏi các cơ quan Nhà nước, dành chỗ ấy cho những người trẻ tuổi, có trình độ, có tâm huyết mà vì lý do nào đó chẳng bao giờ lọt được vào khu vực công với cơ chế tuyển dụng, lựa chọn như hiện nay.
Tất nhiên, hô hào đuổi hết những kẻ vô dụng ra khỏi bộ máy có khi chỉ là khẩu hiệu phải hô nhiều lần và trong thời gian rất dài. Bởi vì đào thải được những người như thế không dễ, nếu chúng ta không có một cơ chế căn bản, khoa học về tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đãi ngộ, đào thải cán bộ, công chức. Cơ chế mới là điều quan trọng, vì trong cơ chế tốt, kẻ lười nhác có thể hóa thành người chăm chỉ, chuyên cần và ngược lại, với một cơ chế bị lỗi thì người thông minh, chăm chỉ, có năng lực vẫn có nguy cơ trở thành những kẻ lười nhác và ăn hại…
Tuy vậy, muốn nói gì thì nói, không thể để tình trạng bất công, phi lý như thế này kéo dài mãi được./.
Phạm Kinh Bắc
(VOV)

Từ thứ trưởng thành chuyên viên

Ông Cao Minh Quang
Ông Cao Minh Quang đã bị tố giác khai man học vị

Ông Cao Minh Quang, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, vừa bị điều chuyển về làm chuyên viên Viện Dược liệu.

Báo Việt Nam cho hay bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế, đã ký quyết định số 292 QĐBYT ngày 25/1 về việc điều chuyển ông Quang.

Chuyên viên là một trong các mức thấp nhất trong ngạch cán bộ.

Tháng 12/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định không bổ nhiệm lại chức vụ Thứ trưởng Bộ Y tế đối với ông Cao Minh Quang, sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định kỷ luật cảnh cáo ông.

Ông Quang bị kết luận là thiếu gương mẫu, vụ lợi khi vay tiền của cá nhân là lãnh đạo doanh nghiệp thuộc phạm vi phụ trách; phát ngôn, phản ánh không chính xác, thiếu thận trọng về một số vụ việc tại Bộ Y tế và khai man học vị.

Gian lận

Hồi năm 2009, ông Quang bị một công ty dược phẩm đâm đơn tố cáo đã ép công ty này cho vay một số tiền lớn và chỉ đạo thanh tra làm khó dễ cho họ.

Ông Cao Minh Quang, người lên làm thứ trưởng tháng 2/2007, đã lên báo giải thích rằng năm 2007 ông có vay của tổng giám đốc Công ty BV Pharma 2 tỷ đồng, nhưng với tư cách bạn bè cá nhân và đã hoàn đủ cả vốn lẫn lãi vào năm 2008.

Thời gian vay mượn tiền, ông Quang đang trực tiếp lãnh đạo ngành dược.

Ông Cao Minh Quang còn bị tố giác đã 'khai man' rằng trong giai đoạn 1991-1994, ông là nghiên cứu sinh của đại học Uppsala và đã bảo vệ luận án tiến sỹ dược khoa tại đại học này.

Tuy nhiên, có cáo buộc rằng ông chỉ đạt chứng chỉ Licentiatexamen về nghiên cứu khoa học dược phẩm tự nhiên vào ngày 26/10/1994 tại Đại học Uppsala và đây không phải văn bằng học vị.
(BBC)

Tái cơ cấu Vinashin – Thành hay bại?

Tháng 6/2010, những tin tức đầu tiên về sự đổ vỡ của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (VINASHIN – VNS) xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, làm dư luận xã hội xôn xao và lo lắng…
Tới ngày 31/7/2010, sau khi nghe Ban Cán sự Đảng Chính phủ các ngành chức năng báo cáo, Bộ Chính trị đã có văn bản chính thức về tình hình VNS và chỉ đạo Chính phủ, các bộ liên quan khẩn trương tìm biện pháp cứu vãn VNS bên bờ vực phá sản với số nợ 86.000 tỷ đồng, trong đó, nợ đến hạn phải trả là 14.000 tỷ đồng, tỉ lệ nợ tính trên vốn chủ sở hữu gấp 11 lần… Theo chỉ thị này, Chính phủ phải đưa ra kế hoạch tái cơ cấu VNS trên cơ sở Nghị quyết Hội nghị trung ương 3 (Khóa IX) về thí đỉểm mô hình tập đoàn kinh tế đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo tái cơ cấu VNS và cử ông Nguyễn Sinh Hùng – khi đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực – làm Trưởng ban. Ngày 18/11/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định số 2108 QĐ – TTg phê duyệt đề án tái cơ cấu VNS với ba ngành nghề chính là công nghiệp đóng tàu, sửa chữa tàu biển với qui mô phù hợp, tiếp tục phát triển công nghiệp phụ trợ và đào tạo, nâng cao tay nghề cho cán bộ, công nhân ngành đóng tàu.
Cũng trong thời gian ấy, nhiều nhân vật chính, liên quan đến sự sụp đổ của VNS đã bị bắt tạm giam, nhiều người khác bị đưa vào “tầm ngắm”. Để mau chóng ổn định tình hình, Thủ tướng điều động ông Nguyễn Ngọc Sự – nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (phụ trách tài chính) – giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên VNS và ông Trương Văn Tuyển –  Anh hùng Lao động, nguyên Trưởng ban Quản lý dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – làm Tổng Giám đốc VNS.
Đưa hai ông về trấn giữ VNS đang lúc nước sôi, lửa bỏng, người ta hy vọng các vị thuyền trưởng mới sẽ xắn tay trục vớt được con tàu VNS chìm sâu dưới đáy… Và, ít tháng sau, văn phòng Tập đoàn VNS thay đổi khá nhiều vị trí, dưới các Tổng Công ty thành viên cũng có sự điều chuyển một số người đứng đầu nhằm củng cố lại tổ chức đang rệu rã sau những biến cố động trời làm nhân tâm ly tán…
Ngoài việc điều chuyển một số dự án, nhà máy, đội tàu biển sang Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), thực chất là để san sẻ gánh nặng lỗ lã, nợ nần, thất thoát mà VNS đã gây ra, Chính phủ hứa sẽ tăng vốn điều lệ cho VNS… để hà hơi, tiếp sức, khẩn cấp cứu nguy cho VNS. Có chút vốn còm cõi cấp cho các nhà máy đóng tàu thanh toán lương, nợ đọng nhiều tháng, có tiền chi trả đơn hàng, vật tư, thiết bị để hoàn thành một số tàu đang đóng dở dang. Thu được một chút kết quả nhỏ nhoi, nhiều quan chức lớn tiếng vỗ về dân chúng rằng tái cơ cấu VNS đã đi đúng hướng và sau một vài năm sẽ trả hết nợ nần rồi làm ăn có lãi vào năm 2013, 2014…
Trong bầu không khí “lạc quan”, Ban Chỉ đạo tái cơ cấu VNS và các tân lãnh đạo tập đoàn đưa ra một bản kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011 với sản lượng 22.763 tỷ đồng, tăng 198% so với năm 2010! Chính phủ giao cho VNS năm 2011 phải hoàn thành 73 tàu… và tiếp tục giải cứu VNS bằng mọi cách. Nào là yêu cầu Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cho VNS vay không lãi suất tới 290 tỷ đồng để trả nợ lương và đóng bảo hiểm xã hội, nào là khoanh nợ, giãn nợ khiến nhiều ngân hàng thua lỗ vì phải trích quĩ dự phòng rủi ro, ảnh hưởng lớn tới uy tín và hoạt động kinh doanh của họ. Điển hình là, trong tổng số nợ xấu của VDB tính đến ngày 30/12/2010 là 22.664 tỉ đồng thì có tới 3970 tỉ mà VDB đã cho VNS vay không để thu hồi. Còn Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) vì cho VNS vay hơn 3.000 tỷ đồng không phát sinh lợi nhuận (trong tổng số dư nợ xấu là 3729 tỷ đồng) đã phải ngậm ngùi xóa một thương hiệu có tiếng về quản trị và văn hóa doanh nghiệp sáp nhập vào Ngân hàng cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB). Đau xót hơn, bà Tổng giám đốc Habubank kiêu hãnh một thời bị đưa xuống bộ phận “thu hồi công nợ” của SHB!

Đóng tàu lớn làm gì để đến nông nỗi này? Ảnh: LTT
Mặc dù được ưu ái vay không lãi suất, hoãn nộp thuế nhập khẩu vật tư, thiết bị, được “bật đèn xanh” để dễ dàng vay vốn ngân hàng… nhưng VNS vẫn không gượng dậy như mong muốn.
Sự dao động, hoang mang kéo dài khiến người lao động sống trong cảnh tạm bợ, lắt lay, việc làm không ổn định gây tâm lý chán chường. Nhiều kỹ sư giỏi, được đào tạo bài bản cũng tìm tháo thân khỏi VNS. Hết 8 tháng đầu năm 2011, VNS chỉ giao trả khách hàng được 13 tàu, báo hiệu cho sự đổ vỡ lớn “cái kế hoạch” vội vàng và thiếu khoa học mang nặng tính hình thức, duy ý chí. Để trám vào lỗ hổng, người ta “phát động thi đua”, dồn dập ngày đêm cố sức làm và bàn giao được 61 con tàu. Dẫu có cố gắng nhưng VNS chỉ hoàn thành 43.9% kế hoạch năm với sản lượng 9.982 tỷ đồng và doanh thu đạt 10.656 tỷ đồng, chỉ bằng 50% kế hoạch năm.
Thực tế phũ phàng ấy không biết liệu đã là hồi chuông cảnh tỉnh những người lãnh đạo Tập đoàn và cả Ban Chỉ đạo tái cơ cấu VNS chưa, nhưng ít nhất cũng cho họ thấy rõ những khó khăn chồng chất từ hậu quả kinh hoàng của số nợ 96.700 tỷ đồng (theo số liệu của Thanh tra Chính phủ công bố tháng 6/2011); lỗ lũy kế là 4.985 tỷ, lỗ “tìêm tàng” do chi phí sản xuất kinh doanh dang dở của những hợp đồng đóng tàu bị hủy là 2.787 tỷ và 4.688 tỷ là các khoản thu nội bộ nhưng chưa xác định được bên phải trả (?) và 1.036 tỷ tiền phạt và trả lãi cho các chủ tàu do VNS vi phạm hợp đồng. Những thất thoát cực lớn này khiến nhiều ngân hàng vốn liều mạng mở hầu bao cho VNS tiêu phí các năm trước, bây giờ cũng chùn tay, vì vậy, năm 2011, VNS chỉ vay được khoảng 15% số vốn cần thiết nên kế hoạch đóng tàu bị đảo lộn hoàn toàn. Số tàu đóng mới cho Tổng Công ty Hàng hải ViệtNamhầu như giậm chân tại chỗ vì Vinalines cũng thua lỗ nặng nề lấy tiền đâu mà chuyển cho VNS?
Sang năm 2012, lãnh đạo VNS có vẻ “khiêm nhường” hơn nên chỉ đưa ra kế hoạch sản lượng tăng 10 – 15% so với sản lượng thực hiện được trong năm 2011 nhưng bản thân ông Chủ tịch Hội đồng thành viên VNS Nguyễn Ngọc Sự, đã thấy trước việc không có hợp đồng đóng mới thì chẳng có chuyển biến gì đáng kể. Và sự thật đã chứng minh, hồi giữa năm 2012, VNS nín thở chờ tin gói hợp đồng đóng mới hơn 20 tàu 53.000 DWT từ Hy Lạp… nhưng rồi… các nhà thầu Trung Quốc đã nhanh tay chộp mất với giá chào hạ hơn VNS. Giữa thời buổi vận tải biển suy thoái, kiếm được hợp đồng dẫu chỉ đủ sở hụi cũng là may mắn rồi. Do vậy, nhiều hãng đóng tàu sẵn sàng giảm giá để có việc làm.
Đối với VNS, năm 2012 là một năm khốn khó nhất, cộng 9 tháng đầu năm, sản lượng mới đạt hơn 1.500 tỷ và đến hết năm chỉ nhặt nhạnh thêm vài ba trăm tỷ nữa. Cả tập đoàn “hợp nhất” sản lượng mà chỉ đạt xấp xỉ một trăm triệu đô la Mỹ đã làm tiêu tan mọi hy vọng của mục tiêu chủ yếu nhất trong kế hoạch tái cơ cấu. Nó cũng dẫn tới hệ lụy cho các năm tiếp theo còn lún sâu vào khó khăn. Không có việc làm là không còn đội ngũ thợ trung thành nữa, không còn khả năng trả lãi, trả gốc những khoản nợ đang dần đến hạn, đặc biệt là khoản vay 750 triệu USD trái phiếu Chính phủ phải trả đầu năm 2016.
Làm cả năm không đủ nuôi nhau, lấy tiền đâu tích lũy mà trả lãi, nói gì đến trả nợ gốc quá lớn như vậy???
Câu trả lời còn ở phía trước nhưng cách duy nhất sẽ lại lấy công khố thanh toán nợ cho VNS để giữ thể diện quốc gia?
Kế hoạch tái cơ cấu VNS năm 2011-2013 đã đi được hai phần ba chặng đường nhưng kiểm điểm lại, chẳng có mục tiêu nào đạt! Ông Phạm Viết Muôn, Phó Văn phòng Chính phủ, bây giờ về Ban Đổi mới sắp xếp doanh nghiệp nhà nước từng công bố, hơn hai năm qua, Ban Chỉ đạo tái cơ cấu VNS đã có 80 cuộc họp và ban hành 200 văn bản liên quan đến Tập đoàn VNS. Về mặt hành chính, đây là một số liệu đáng nể vì bình quân, một tháng có 4 cuộc họp hay một tuần một lần họp và theo đó, một tháng có 9 văn bản, mỗi tuần có hơn 2 văn bản. Vậy mà VNS vẫn chìm nghỉm dưới đáy sâu. Làm sao vực lên được khi công việc đóng tàu, sửa chữa tàu ở các nhà máy chủ lực nổi danh như Bạch Đằng, Phà Rừng, Hạ Long, Nam Triệu, Bến Kiền… im ắng (may mắn nhất, chỉ có nhà máy đóng tàu Sông Cấm liên doanh với Tập đoàn Damen – Hà Lan. Họ lo vật tư, tiền vốn, thiết bị… và Sông Cấm “làm công, ăn lương”, nên thu nhập của người lao động ổn định nhưng tính theo giá trị sản lượng thu về cho VNS chẳng được là bao).
Hải Phòng, Quảng Ninh – căn cứ chính của VNS, nơi nhiều dự án ngốn hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng mới triền đà từ bảy tám chục ngàn tấn đến một trăm ngàn tấn – mở rộng nhà máy thêm hàng chục hecta, và để phát triển nóng ngành công nghiệp phụ trợ, VNS vội vã đầu tư nhà máy nhiệt điện, nhà máy cán thép… cùng hàng loạt khu công nghiệp ở Nam Định, Hải Dương, Quảng Ninh. Vốn chẳng dồi dào, lại chia năm, xẻ bảy, đã vậy các chủ đầu tư móc nối với nhà thầu, khoản thì mua thiết bị cũ nát, khoản thì đút túi… nên lúc khủng hoảng, hầu hết nằm bất động. Người ta cứ tự trấn an mình bằng luận điệu “VNS không thất thoát, tài sản còn “nguyên vẹn” đấy chứ?”. Nếu có dịp ghé thăm “Khu công nghiệp VNS Cái Lân”, mới thấy xót xa vì nhiều nhà máy đã “khánh thành”, đã cho “mẻ thép” đầu tiên, đã cho dòng điện đầu tiên, giờ nằm xếp xó, cả ngàn tỷ đồng thành đống sắt vụn… chào bán mãi đâu thấy người mua.
Về tới Thủy Nguyên – Hải Phòng nơi VNS chôn nhiều tiền nhất dưới đáy sông, đáy biển thì mới cảm nhận rõ nhất về sự “không thất thoát” bởi những bãi cọc khổng lồ, bởi những cột bê tông trơ thép hoen gỉ, bởi những khung nhà xưởng phơi trong mưa nắng và những triền đà mốc meo. Chúng “trơ gan cùng tuế nguyệt” biết tới khi nào sẽ “sinh lợi” cho các ông chủ ở Nam Triệu, Phà Rừng, Bạch Đằng???
Ngay cả Nhà máy đóng tàu Dung Quất đã chuyển giao cho Tập đoàn Dầu khí cũng chẳng khấm khá hơn dù ông chủ mới có tiềm lực mạnh gấp mấy lần VNS. Hiện tại, khu triền đà thứ hai dang dở vẫn mênh mông nước, và khu nhà máy đầu tư bằng trăm triệu USD vay của Trung Quốc vẫn là mấy dãy nhà hoang lạnh, ngoài sân cỏ mọc lút đầy. Ông chủ mới chỉ khai thác triền đà thứ nhất, đóng xong tàu chở dầu trọng tải 104.000 DWT nhưng đến nay, con tàu trị giá 1200 tỷ chưa hoạt động vì còn thiếu nhiều loại giấy chứng nhận đăng kiểm. Chủ tàu PV Trans phải bỏ thêm 4 triệu USD cho nhà máy mua thiết bị bổ sung từ Hàn Quốc… Hiện nay, nhà máy tiếp tục cố đóng cho xong tàu chở dầu 105.000 DWT để hoán cải thành kho chứa dầu nổi trên mặt biển. Chi phí hoán cải tăng thêm 20 triệu USD. Đến năm 2014 nếu đóng xong tàu này là hết việc. Hai, ba năm rồi, cũng chưa ký được hợp đồng đóng mới nào. Thỉnh thoảng, có vài ba tàu kéo, xà lan… của ngành dầu khí vào sửa chữa. Những kỳ vọng đóng tàu hơn trăm ngàn tấn, sửa chữa tàu tới ba, bốn trăm ngàn tấn mà VNS theo đuổi tan thành mây khói.
Khi đang hưng thịnh, tiền vay dễ dàng, VNS như thỏi nam châm cực mạnh hút hết đám doanh nhân xu thời, chạy chọt các cửa để doanh nghiệp của họ được gắn mác Vinashin. Mấy trăm con cháu sinh sôi nảy nở trong vài ba năm mang đủ màu sắc, nhưng khi vỡ nợ mới thấy VNS buôn thương hiệu nhiều hơn là góp vốn thực. Tuy nhiên, đám cháu con chẳng phải tay vừa, chúng cũng tranh thủ lợi dụng VNS đục nước, béo cò, gây bao hậu quả khôn lường. Ông Nguyễn Ngọc Sự đã hy vọng sẽ nhanh chóng sớm giải quyết dứt điểm 216 doanh nghiệp này. Hồi ấy, ông lạc quan tuyên bố rằng VNS đầu tư vào 216 doanh nghiệp số vốn 23.000 tỷ đồng. Ông sẽ lấy lại số tiền đó trả nợ thì tổng nợ còn 53.000 tỷ. Ông sẽ cổ phần hóa, ông sẽ bán các loại vật tư, thiết bị tồn kho… lấy thêm mười mấy ngàn tỷ nữa. Số nợ sẽ còn lại chừng 40 ngàn tỷ. Số nợ này so với số vốn đăng ký kinh doanh là 14.650 tỷ đồng thì chỉ gấp 2,8 lần, nó còn dưới mức giới hạn cho phép. Và, ông có thể kiểm soát được công nợ rồi!
Sau hơn hai năm chấp chính, kế hoạch của ông nhích từng… centimet. Nhiều doanh nghiệp kêu bán nhưng không mấy người để tâm. Thứ có thể bán được thì đến chính ông cũng không dám duyệt… Thứ muốn giải thể, xin phá sản thì không đủ vốn điều lệ… Bao nhiêu thủ tục rắc rối, phiền hà khiến VNS gần như chịu bó tay.
Các doanh nghiệp ăn theo còn tồn tại thì Tập đoàn vẫn còn phải gánh vác trách nhiệm mặc dù từ khi tiến hành kế hoạch tái cơ cấu VNS, đám cháu con không còn nơi bấu víu nhưng cũng không thể rũ bỏ ngay vì nhiều nguyên nhân phức tạp.
Hơn nửa năm nay, Ban Chỉ đạo tái cơ cấu VNS cùng lãnh đạo Tập đoàn VNS lập kế hoạch tái cơ cấu mới hay còn gọi là tái cơ cấu lần hai. Nhiều phương án được lập ra, lúc thì giữ lại 8-9 nhà máy, lúc giữ lại hơn chục nhà máy, lúc cho mất chữ “tập đoàn” để đưa về Bộ Giao thông Vận tải quản lý như một tổng công ty… Riêng nhân lực của ngành đóng tàu, họ chỉ muốn giữ lại trên dưới mười ngàn người, có nghĩa là, trên dưới hai mươi ngàn cán bộ, công nhân khác sẽ phải rời khỏi VNS. Giải quyết chế độ lương bổng, bảo hiểm xã hội… cho hai chục ngàn người giữa lúc VNS đang thảm bại toàn diện là điều không tưởng. Những đồng tác giả kế hoạch tái cơ cầu lần hai đang trông chờ vào Bộ Chính trị nghiên cứu và có quyết định cuối cùng vào quý I- 2013.
Nội dung của kế hoạch tái cơ cấu lần hai kéo giãn thời gian phục hồi VNS tới năm, ba năm nữa và tiếp tục nuôi hy vọng phát triển ngành đóng tàu với mục tiêu “phù hợp” với thực tế hơn, bớt sự hoang tưởng so với kế hoạch tái cơ cấu lần thứ nhất.
Tại sao phải có kế hoạch lần hai? Đó là vì, cả ba mục tiêu của kế hoạch lần thứ nhất đã bị phá sản. Mà nguyên nhân như một chuyên gia cũ của VNS đã viết; “họ áp dụng một hệ thống pháp luật còn nhiều khiếm khuyết để giải quyết cái vô pháp luật là điều không khả thi, không thực tế”.
Đã vậy, những người đi trục vớt tàu đắm mà đuổi hết thuyền viên cũ, rủ rê một đám bạn “có vấn đề” ở nơi khác, cả đời chưa trèo lên tàu bao giờ, chỉ thu phục đám cơ hội trong các thuyền viên cũ thì thất bại là chắc chắn!
Một điều nữa, cần nhắc lại là: “VNS không đủ năng lực đóng tàu thương mại, không có khả năng đóng tàu đúng tiến độ và có lãi. Như vậy, VNS không có năng lực cạnh tranh!”.
“Nhìn về tương lai đầy nước mắt…”, VNS tồn tại như thế nào nếu vẫn còn những người lãnh đạo ôm ấp tư duy thủ cựu để tự huyễn hoặc mình và ru ngủ dư luận xã hội!
Lê Trung Thành
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Philippines kiện ’đường lưỡi bò’: Cách phản ứng của chuyên gia Việt

Trích : “Lập trường nhất quán của Việt Nam là các vấn đề liên quan đến Biển Đông cần phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.
Việt Nam cho rằng các quốc gia hoàn toàn có quyền lựa chọn các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.”- Hết trích.
Rồi,cứ “giải quyết bằng biện pháp hòa bình” theo kiểu 16-4 bưng bê!! Hãy đợi đấy- Không một lời nào mạnh mẽ ủng hộ Phi luật Tân ,dù cùng “cảnh ngộ”- Chơi kiểu này thì còn “đ/c cùng hệ” nhưng không có ai là Đồng minh đâu- Khi hữu sự thì biết liền-Trung cộng không bao giờ từ bỏ mộng bá quyền bành trướng.Càng ngày Người Dân Trung hoa ý thức được và chống lại sự bóc lột đàn áp…của Bắc kinh nổi lên chống lại thì buộc Bắc kinh phải “di chuyển” ra bên ngoài “đối tượng”-lúc đó Trường sa mất sạch hay còn gì nữa tùy thái độ ” biện pháp hòa bình” của nhà cầm quyền VN.Bối cảnh Thế giới hôm nay không như xưa và Bắc kinh cần “phát triển” để tuyên truyền ,hầu thõa mãn giấc mộng số 1 -Nhưng Bắc kinh như hôm nay thì “công sức” của Hoa kỳ góp cho không nhỏ nhé.
 Đặng tiểu Bình : “mèo trắng mào đen,mèo nào cũng bắt được chuột”-nên nhớ-Dùng một loại mèo là mê ngủ.
(ĐVO) – Ngày 22/1 Philippines thông báo, Chính phủ nước này đã quyết định kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế vì Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền đã tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích trên biển Đông trong đó có lãnh hải của Philippines.
Trước việc Philippines kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế, các chuyên gia Việt Nam có nhiều phản ứng khác nhau về vấn đề này.Thiếu tướng Lê Văn Cương cho biết: Trong tranh chấp biển đảo nói riêng và trong tranh chấp lãnh thổ nói chung, có nhiều cách thức giải quyết. Thứ nhất là các nước thương lượng với nhau và là cách thức tốt nhất. Việc này chúng ta đã và đang làm với nhiều nước.
Nếu thương lượng không được thì dùng phương thức thứ hai là đưa ra Toà án Trọng tài quốc tế. Ở đây Philippines đã cho rằng họ không thể thương lượng với Trung Quốc nữa nên họ chuyển sang dùng trọng tài quốc tế. Điều này được luật pháp bảo hộ và là quyền chính đáng của một quốc gia, hoàn toàn bình thường.
Thạc sĩ Luật Nguyễn Hùng Cường phân tích: “Đây là bài khôn ngoan của Philippines khi mọi giải pháp ngoại giao đã thất bại. Mục tiêu của họ là công khai hóa, thể hiện lẽ phải; còn Trung Quốc không tuân thủ luật pháp, không có chính nghĩa”.
Bãi cạn scarborough của Philippines nơi diễn ra tranh chấp với Trung Quốc
Bãi cạn scarborough của Philippines nơi diễn ra tranh chấp với Trung Quốc
Ông Cường cho biết thêm: “Các quy định tại điểm a,b,c khoản 1 Điều 298 UNCLOS chỉ áp dụng với các tranh chấp giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện. Rõ rằng Phillippines và Trung Quốc không phải là những quốc gia như vậy.
Philippines đã rất khôn ngoan khi lách qua một khe cửa hẹp, không đề cập tới các vấn đề mà Trung Quốc bảo lưu. Trên cơ sở các nghiên cứu của chúng tôi, tôi cho rằng tòa trọng tài có cơ sở để xác định thẩm quyền giải quyết những vấn đề mà Philippines đưa ra”.
Còn thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên ĐH Luật TP.HCM phân tích: Việc Philippines phải đưa vụ Trung Quốc thôn tính bãi cạn Scarborough ra Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc cũng như việc Nhật Bản qua hai đời thủ tướng Noda và Abe đều cùng quyết liệt sử dụng tàu tuần duyên và máy bay chiến đấu để bảo vệ quần đảo Senkaku… là những thí dụ sinh động cho thấy trong vấn đề chủ quyền không được để thiên hạ được đằng chân mà lân đằng đầu, đồng thời vẫn có thể sử dụng các biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền.
Nếu Philippines cứ hiếu hòa phản đối, năm mười năm nữa bãi cạn Scarborough sẽ trở thành lãnh thổ Trung Quốc giống như dải Mischief mà Philippines tuyên bố chủ quyền rồi (bãi Vành Khăn nằm trong quần đảo trường sa thuộc chủ quyền Việt Nam – PV) từng bị Bắc Kinh chiếm cứ theo kiểu đó vào năm 1995.  Hành động dứt khoát, đúng luật và thông lệ quốc tế, như Philippines kiện ra tòa quốc tế, đó chính là quyết tâm bảo vệ lãnh thổ một cách đích thực.
Nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy nhìn ở góc độ khác: Chưa biết kết quả của vụ kiện này ra sao nhưng việc Philippines quyết định kiện Trung Quốc là hành động dũng cảm đáng hoan nghênh. Các nước trong khu vực, đặc biệt các nước có liên quan trong vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc cần ủng hộ việc làm này của Philippines để chống lại những hành vi ngang ngược muốn độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Phản ứng của Việt Nam trước việc Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế vì tranh chấp trên biển Đông.Ngày 24/1/2013, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Philippines chính thức khởi kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài được thành lập theo Điều 287 và Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Chiến nêu rõ:“Lập trường nhất quán của Việt Nam là các vấn đề liên quan đến Biển Đông cần phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Việt Nam cho rằng các quốc gia hoàn toàn có quyền lựa chọn các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.”
NP (tổng hợp)

Trung Quốc: Một ủy viên Bộ Chính trị bị điều tra

Ông Lý Kiến Quốc, phó chủ tịch  Quốc hội Trung Quốc, tại một kỳ họp hồi tháng 3 năm 2012.
Ông Lý Kiến Quốc, phó chủ tịch Quốc hội Trung Quốc, tại một kỳ họp hồi tháng 3 năm 2012. (REUTERS/Jason Lee/Files)

Tờ Minh báo Hồng Kông hôm nay, Chủ nhật 27/01/2013, cho biết chính quyền Bắc Kinh đang tiến hành điều tra một thành viên trong Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Theo tờ báo, nhân vật đang bị điều tra là ông Lý Kiến Quốc, phó chủ tịch Quốc hội. Ông này là một nhân vật không có mấy tiếng tăm, vừa được bầu vào Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18, diễn ra vào tháng 11/2012. Như vậy, đây có thể sẽ là nhân vật cao cấp đầu tiên trong giới thượng tầng lãnh đạo Trung Quốc bị điều tra trong chiến dịch chống tham nhũng.

Tờ báo cho biết là ông Lý Kiến Quốc đã phải nhập viện Quân y tại Bắc Kinh vì bị “căng thẳng tâm lý”, do có liên quan đến vụ điều tra. Tuy nhiên, văn phòng Quốc hội không có trả lời khi được hỏi về sự kiện này. Sự việc xảy ra trong bối cảnh, ngày 22/01/2013, ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc bày tỏ quyết tâm thực hiện chiến dịch chống tham nhũng, kiên quyết đánh mạnh từ “con muỗi” cho đến “con hổ”, có thể hiểu là đánh từ địa phương cho đến trung ương.

Trên thực thế, tệ nạn tham nhũng  đang là một hiểm họa cho Trung Quốc, ngay từ trong lòng bộ máy chính quyền cho đến mọi tầng lớp xã hội. Công cuộc bài trừ nạn hối lộ và lạm dụng quyền hành mỗi năm đều được chính quyền Bắc Kinh đề cập đến như là mối quan tâm hàng đầu.

Thế nhưng, tính từ năm 1995 cho đến nay, mới có 3 nhân vật thuộc Bộ Chính trị bị cách chức và khai trừ Đảng. Trong đó, gần đây nhất, vụ án  Bạc Hy Lai cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh đã làm tổn hại nghiêm trọng uy tín của đảng Cộng sản.
Minh Anh (RFI)

TQ tăng trợ giúp quân sự cho Campuchia

Quang cảnh lễ ký kết ở Phnom Penh
Trung Quốc cam kết huấn luyện cho quân đội Campuchia

Trung Quốc và Campuchia vừa ký hợp đồng huấn luyện quân đội và cung cấp vũ khí, trước mắt là 12 trực thăng, cho Phnom Penh.

Các nguồn tin cho hay hợp đồng này vừa được ký hôm thứ Tư 23/1 trong một buổi lễ nhỏ ở thủ đô Campuchia.

Đại diện cho hai bên là Thứ trưởng Quốc phòng Campuchia Moeung Samphan và Phó Tổng tham mưu trưởng Giải phóng quân Trung Quốc Thích Kiến Quốc. Hiện diện tại buổi lễ còn có Bộ trưởng Quốc phòng nước chủ nhà Tea Banh.

Báo Bangkok Post của Thái Lan, quốc gia vẫn đang bất đồng với Campuchia xung quanh vấn đề chủ quyền tại Đền Preah Vihear, nhận định hợp đồng mới sẽ gây quan ngại trong khu vực.

Ông Tea Banh được dẫn lời nói việc huấn luyện cũng như lô hàng 12 trực thăng sẽ giúp nâng cao năng lực cho quân đội Campuchia.

Bangkok Post nói hiện vẫn chưa có phản ứng gì từ phía Việt Nam, vốn tỏ vẻ không mấy đồng tình trước việc hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Campuchia.

Tăng hợp tác

Đài RFA trong khi đó nói Phnom Penh đã đề nghị Mỹ giúp huấn luyện và trang bị cho Quân đội Hoàng gia Campuchia nhưng bị từ chối.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng tích cực trong các hoạt động tại Campuchia.

Năm 2012, Bắc Kinh cam kết đầu tư 8 tỷ đôla vào nước này, một lượng tương đương 2/3 toàn bộ nền kinh tế xứ Chùa tháp.

Thứ Năm 24/1, Thủ tướng Hun Sen cũng dự lễ khánh thành cơ sở mới của Trường Sỹ quan lục quân do Trung Quốc tài trợ toàn bộ.

Cùng ngày, các quan chức cao cấp của Bộ Hỏa xa Trung Quốc cũng ký thỏa thuận thiết kế, cấp vốn và xây dựng một cảng biển và đường xe lửa dài 404km nối Đền Preah Vihear với Koh Kong, hòn đảo của Campuchia ngay sát với Thái Lan.

Đường xe lửa này sẽ chạy dọc gần suốt biên giới giữa Thái với Campuchia.
(BBC)