Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Bài đáng chú ý - Án tù vẫn treo trên đầu tất cả chúng ta!

TRUNG QUỐC - CON SỐ 5 GIỮA HÀ ĐỒ - Kỳ 1

 * BÙI VĂN BỒNG 
1-     QUỐC GIA “GIỮA GẦM TRỜI”
Mới đây, thêm một tên tướng diều hâu Fan Changlong, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, phát biểu trong chuyến thanh tra một đơn vị hải quân ở tỉnh Quảng Đông, kêu gọi Hải quân Trung Quốc cần được khẩn trương hùng mạnh hóa, từ gia tăng tàu chiến đến nâng cấp kỹ thuật, hầu đẩy mạnh việc sẵn sàng ứng phó với tình hình đầy phức tạp và khó khăn, nắm vững điểm mạnh, điểm yếu gia tăng mọi mặt để chuẩn bị chiến đấu và chiến thắng trên Biển Đông và Hoa Đông.
Trung Quốc đã nhiều lần hứa hẹn những giải pháp hòa bình về tranh chấp biển đảo trong cuộc họp với Hiệp hội các quốc gia trong khối ASEAN, nhưng hành động và lời nói Trung Quốc không đi đôi. Những hành động côn đồ, ngang ngược của TQ nhằm xác lập chủ quyền Biển Đông, mang đầy tính hiếu chiến hăm dọa. Nhưng, các nước trong khu vực vẫn giữ lập trường kiên quyết giữ thái độ lạnh nhạt đối với TQ..
Thực tế, các nước láng giềng nhược tiểu của TQ, yếu hơn về tiềm lực kinh tế và sức mạnh chính trị và quân sự, nên việc chống lại chủ nghĩa bành trướng, bá quyền của TQ là điều bất khả thi. Điển hình là việc Philippines đưa ra tranh chấp Biển Đông lên Tòa án Quốc Tế, ngay Tòa án Quốc Tế về luật biển cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức vì TQ liên tục từ chối tham gia vụ kiện và luật quốc tế về vấn đề này, vẫn thiếu cơ chế thi hành luật. Nếu các nước khu vực, nhất là VN phản ứng một cách khôn ngoan, tính toán kỹ càng với thái độ lạnh nhạt thì có thể đạt được nhiều lợi thế trong việc đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông COC, không ai thích một kẻ hay bắt nạt hăm dọa và lấn lướt kẻ khác.
Phân tách sự trỗi dậy của TQ, nhiều chuyên gia nhận định, đó lý do khiến Mỹ xoay trục sang khu vực Châu Á-TB. VN và các quốc gia khác không nên bị kích động vì những tuyên bố hung hăng của TQ. Không chỉ các nước trong khu vực Biển Đông mà cả thế giới đang theo dõi chặt chẽ mọi động thái của TQ và hy vọng sẽ có chuyển biến tốt đẹp.
Nguyên nhân dẫn đến vụ kiện là việc TQ ngang nhiên chiếm hữu và duy trì thường trực ba tàu tại Bãi Cạn Scarborough/ Hoàng Nham, đuổi ngư dân Philippines ta khỏi ngư trường truyền thống của mình. Hơn nữa, TQ còn thường xuyên tổ chức các hoạt động quân sự, ra oai, khẳng định chủ quyền trên Biển Đông và biển Hoa Đông, không chỉ khẳng định chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải trên Biển Đông, TQ còn tự ý cho rằng cả không phận vùng biển này cũng là của TC.
GS Carlyle A. Thayer nhận định: “TQ sẽ còn gây áp lực ở hậu trường đối với các nước ASEAN để họ vận động Philippines từ bỏ vụ kiện ở Tòa án trọng tài về Luật Biển của LHQ, đổi lại TQ sẽ nối lại các đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC. Nhưng từ giữa tháng 5 tới đầu tháng 8, khi TQ đơn phương áp đặt lệnh đánh bắt cá, hải quân và các tàu hải giám, ngư chính của nước nầy sẽ tăng cường hoạt động để làm rõ hơn hành động mà họ gọi là “thực thi pháp luật và khẳng định chủ quyền.” Và dưới cái nhìn của các hãng thông tấn thế giới TRUNG QUỐC TỎ RA CỰC KỲ NGẠO MẠN ĐỐI VỚI VN. Biển Đông đã và đang ngày càng trở nên hỗn loạn do những tuyên bố chủ quyền phi pháp và quá đà của TC đối với toàn bộ khu vực. Những hành động hung hăng hiếu chiến của TC ở Biển Đông làm cho nhiều quốc gia trên thế giới bất bình.
Chủ nghĩa bành trướng của Đại Hán không những ở Biển Đông và Hoa Đông gây áp lực thường xuyên đối với các nước Philippines, Việt Nam, Mã Lai và Nhật Bản mà còn mở rộng đến Himalaya, khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Hoa Lục. Chính điều nầy đã khiến Ấn Độ nhập cuộc ở Biển Đông. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – ẤN ĐỘ tại New Delhi vào tháng 12/2012. Ấn Độ đã tuyên bố lập trường của mình đối với Biển Đông là phù hợp với quan điểm chung của cộng đồng thế giới và khẳng định Biển Đông cần phải duy trì TỰ DO HÀNG HẢI theo các công ước của LHQ về Luật Biển-UNCLOS 1982. Các nước Đông Nam Á nhiệt liệt hoan nghinh và họ coi Mỹ & Ấn Độ là yếu tố giữ cân bằng cán cân quân sự tại khu vực, chống lại chủ nghĩa bành trướng, bá quyền của TQ tại Biển Đông.
Hiện nay, TQ đã đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng quân đội để trở thành cường quốc quân sự số 1 Châu Á – TBD, nhưng họ không có đồng minh và nhiều căn cứ quân sự ở nước ngoài. Hải quân TC không có khả năng phát động cuộc chiến tranh cách bờ chỉ 300 dặm (482 km), thậm chí còn không có khả năng sống còn nếu ra xa bờ biển Hoa Lục khoảng 500km.
TQ đang ra sức vơ vét các tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế quá nóng, hơn 90% nhiên liệu và khoáng sản phải nhập khẩu từ nước ngoài. Tình trạng nầy cho thấy nền kinh tế này có thể bị đánh sập bất cứ lúc nào nếu các tuyến đường vân chuyển trên biển bị phong tỏa và eo biển Malacca bị bóp nghẹt? Bọn lãnh đạo Bắc Kinh sẽ vùng vẫy như thế nào trong tình huống đó.
                                              *     *      *
         Tên gọi "Trung Quốc" - nghĩa ban đầu theo cách viết tượng hình Hoa phồn thể và Hoa giản thể đều có một nét gạch dọc nằm giữa hình chữ nhật (quan niệm trời tròn đất vuông) được biểu thị là "vùng đất ở giữa"; nghĩa bóng là "quốc gia ở giữa gầm trời", là con số 5 trong Hà Đồ, ý nói Trung Quốc là Trung tâm thế giới và các nước chung quanh kém văn minh phải chịu ràng buộc.
Tục truyền đời vua Phục Hi có con Long Mã, hiện ra nơi sông Mạnh Hà, trên lưng có mang một hình đồ, và vì vậy gọi là Hà Đồ. Hà Đồ nguyên thuỷ có 55 điểm đen trắng. Hà Đồ, và Lạc Thư đều bàn về lẽ sinh thành của vũ trụ quần sinh, đều tuân theo quy luật vận hóa tụ-tán, tức là "cái lẽ tự nhiên": Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể, và Nhất Thể tán vạn thù, Vạn thù qui Nhất Thể, đều chủ trương Vạn vật phát xuất từ một Tâm Điểm, phóng phát ra ngoài, rồi cuối cùng lại qui hướng về Tâm Điểm ấy. Hà Đồ sinh Tiên Thiên Bát Quái, đi theo chiều thuận. Lạc Thư sinh Hậu Thiên Bát Quái, đi theo chiều nghịch. Thuận là Thuận chiều kim đồng hồ, Âm Dương không bao giờ chống đối lẫn nhau, lấy Tình thương yêu, nhân nghĩa làm tiêu chuẩn. Nghịch là ngược chiều kim đồng hồ, lấy mâu thuẫn, ghen ghét kình chống nhau làm căn bản. Bản nghĩa của Hà Đồ, Lạc Thư là thế, nhưng giới lãnh đạo Trung Nam Hải từ lâu chỉ chăm chắm một ý tưởng về con số 5 muốn bá chủ thiên hạ, hung hăng bành trướng, bá quyền, coi thiên hạ đều là hạng "chầu rìa". Trung Quốc tự vôc ngực là Ngũ Hoàng Thổ...
            Theo truyền thuyết Trung Quốc, vua Phục Hi, nhân đó tạo ra Tiên thiên Bát quái và Lục thập Tứ quái. Lạc Thư, theo Kinh Thư, thời sau khi vua Đại Võ trị thuỷ thành công đã được Trời ban Lạc Thư cho, và nhân đó vua sáng chế ra “Hồng phạm Cửu trù”  tức là phép cai trị xã hội nhân quần. Văn Vương nhân đó tạo ra Hậu thiên Bát quái. Sau này các Đạo Gia nghiên cứu thêm và cho rằng Lạc Thư cũng còn dạy lẽ “Qui nguyên Phản bản” (gần nghĩa với hậu kết “trở về trời” mà dựa theo đó Trung Nam Hải tự mệnh danh là Thiên triều). 
Cấu trúc Hà Đồ
              Trung Quốc gọi số 5 là số Trung ương (cờ có 1 sao lớn, 4 sao nhỏ chầu - 4 dân tộc chầu dân tộc Hán, 4 phương chầu quanh Trung Quốc). Trong Hà Đồ, dãy 9 chữ số thì số 5 ở giữa, cộng dọc, ngang, cộng chéo đều bằng 15, con số thành hội tụ âm-dương (như sắp xếp dãy số trên bàn phím điện thoại là "Hà đồ thuận thiên", thứ tự 9 ô, từ 1-9; theo chiều kim đồng hồ, quan niệm số 0 là không khí, nằm ngoài. Sau này sinh ra nhiều dạng thức khác chung tụ là "Hà đồ biến thiên" ). Số 5 là cố định, là cái trụ, 8 số còn lại xoay vần theo luật Hậu thiên Bát Quái và Tiên thiên Bát quái. Các nhà nghiên cứu Đông-Tây kim cổ, âm-dương ngũ hành, nhất là những chuyên gia khảo cứu Chu dịch, Kinh dịch, kể cả "số học vận hóa" theo Hy Lạp, La Mã cổ đại đều khẳng định Trung Quốc từ bao đời nay vẫn tự coi họ là con số 5 giữa Hà Đồ. 
              Trung Quốc là Hoàng đế, Thiên triều, các nước chung quanh chỉ là chư hầu, chỉ được xưng thần. Ban đầu, tên gọi Trung Quốc có nghĩa hẹp hơn, như một nước đứng giữa, vị trí trung tâm, như chư “điền”, vùng đất chung quanh có bao bọc. Nhưng với lòng tham mở rộng cương thổ quốc gia “không ngừng rộng lớn”, Trung Quốc ngày nay mang nghĩa rộng hơn để chỉ toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Ngày xưa, lãnh thổ Trung Quốc chủ yếu là vùng đất, Đại Lục. Lãnh thổ Trung Quốc theo bản đồ nhà Thanh chỉ đến cực Nam của đảo Hải Nam, hoàn toàn không có Hoàng Sa, Trường Sa, cũng không có cái “lưỡi bò” kỳ quái nằm chình ình trên Biển Đông như hiện nay.
       Trong suốt lịch sử từ khi thế lực đế quốc Đại Hán đi chinh phạt, thôn tính, xâm lược các nước láng giềng, Trung Quốc ngày càng lộ rõ lòng tham vô đáy, cậy quyền cậy thế, sự lừa lọc để vụ lợi nổi tiếng trên thế giới. Trung Quốc" cũng nhanh chóng chiếm các vùng đất phía Nam vượt qua các con sông lớn bao gồm Dương Tử Giang và Châu Giang, thành một thực thể văn hóa và chính trị (có lẽ không hợp lý khi gọi nó là một "nước" hay "quốc gia" theo nghĩa hiện đại); và đến thời nhà Đường nó còn thâu tóm cả các chế độ dã man như Hung Nô, Tiên Ti. 
            Ngày nay CHNDTH quản lý Nội Mông, Tân Cương và Tây Tạng, còn Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) hiện nay cũng được coi là một bộ phận không thể tách khỏi của Trung Quốc, mặc dù việc chấp nhận hay phản đối vẫn còn là vấn đề chính trị gây tranh cãi, đặc biệt khi Trung Quốc đồng nghĩa với CHNDTH.
      Nhà sử học Vương Nhĩ Mẫn, Viện Hán học đã tìm ra năm nghĩa của chữ Trung Quốc trong các văn tự cổ từ thời nhà Hán trở về trước, theo đó Trung Quốc có ba nghĩa rõ rệt nhất là:
- Khu vực bao quanh thành phố chính, hay kinh thành. Khái niệm này đã được định nghĩa rất minh bạch trong Kinh Thi.  
- Vùng đất dưới sự kiểm soát trực tiếp của nhà cầm quyền trung ương. Sử ký Tư Mã Thiên có ghi: "Có tám ngọn núi nổi tiếng trong đế chế. Ba ngọn thuộc về các rợ Man và Di. Năm ngọn nằm ở Trung Quốc".
- Khu vực ngày nay gọi là Bình nguyên Hoa Bắc. Tam quốc chí có ghi lại câu sau: "Nếu chúng ta có thể minh dẫn được những biểu hiện quân Ngô và Việt (thuộc khu vực phía nam Giang Tô - (sử ghi khi đó thuộc đất Văn Lang của Vua Hùng - Việt Nam) - và bắc Triết Giang để đối đầu với Trung Quốc, thì chúng ta nên sớm cắt đứt quan hệ với họ".  Theo nghĩa này thì nó đồng nghĩa với vùng đất của người Hoa hay Hạ (thường goi chung là Hoa Hạ).
Hai nghĩa còn lại là: nước nằm ở giữa; các nước vai ngang nhau, để chỉ các nước thời Chiến Quốc.
Vào thời các nước phân tranh sau khi nhà Hán sụp đổ, tên gọi Trung Quốc thay đổi ý nghĩa khi các sắc dân du mục ở biên giới phía bắc trỗi dậy và chiếm được lưu vực sông Hoàng Hà, cái nôi của văn minh Trung Quốc. Chẳng hạn như người Tiên Ti gọi chế độ Bắc Ngụy (Man - phá ngang, giả dối - trong từ "man trá") của họ là Trung Quốc, để phân biệt với Nam Triều, mà họ gọi là "Di", nghĩa là "mọi rợ". Nam Triều, về phía họ, sau khi tách khỏi phía bắc thì gọi Bắc Ngụy là "Lỗ", nghĩa là "tội phạm" hay "tù binh". Theo nghĩa này, Trung Quốc được dùng để thể hiện tính hợp pháp chính trị. Nó được các triều đại tranh giành nhau là LiêuTấn và Tống dùng theo nghĩa này từ thế kỷ thứ 20 trở đi. Tên gọi Trung Quốc từ đó cũng được dùng để chỉ một thực thể địa lý, văn hóa và chính trị mà không nói đến nguồn gốc sắc tộc nữa.
          Trung Hoa Dân Quốc thời Tôn Trung Sơn (THDQ) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH), khi quản lý đại lục Trung Hoa, đều sử dụng tên gọi Trung Quốc như là một thực thể tồn tại trên lý thuyết để chỉ tất cả các vùng đất và con người nằm trong (kể cả bên ngoài) tầm kiểm soát chính trị của nó. Trung Hoa Dân quốc thời Tưởng Giới Thạch sau năm 1949 thường dùng từ Trung Quốc là để chỉ THDQ thời Tôn Trung Sơn bao gồm cả Đại Lục và quần đảo Đài Loan, Hải Nam (gọi Đài Loan là để nói riêng về đảo quốc này). Ngày nay CHNDTH chính thức công nhận có 56 dân tộc và gọi chung là “Trung Quốc nhân", tức "người Trung Quốc". Và lịch sử của các dân tộc này hợp chung lại gọi là lịch sử Trung Quốc.
Trong các ngôn ngữ Tây phương, tên gọi Trung Quốc theo tiếng Anh và nhiều thứ tiếng khác cùng ngữ hệ dùng tên China (tiền tố Sino-…), mà nhiều người coi là tên xuất phát từ tên nhà Tần (Qin) là triều đại lần đầu tiên đã thống nhất Trung Quốc, mặc dù vẫn còn nhiều chi tiết cần làm rõ thậm chí nguồn gốc của nó còn nhiều tranh cãi. Mặc dù thực tế nhà Tần chỉ tồn tại rất ngắn và thường bị coi là cực kỳ tàn bạo, nhưng nó đã xác lập một kiểu chữ viết tượng hình thống nhất tại Trung Quốc và gọi người nắm quyền tối cao của Trung Quốc là "Hoàng đế". Kể từ thời nhà Tần trở đi, những thương nhân trên "con đường tơ lụa đã sử dụng tên gọi "China". Ngoài ra còn nhiều thuyết khác về nguồn gốc từ này.
Trong bất kể trường hợp nào, từ China đã đi vào nhiều ngôn ngữ dọc theo “con đường tơ lụa” trước khi nó truyền tới chấu Âu và Anh quốc. Từ China của phương Tây đã được người Nhật chuyển tự thành Chi Na từ thế kỷ 19, và trở thành một từ có tính chất đàm biếm trong tiếng Nhật.
Tên gọi China theo nghĩa hẹp chỉ Trung Quốc bản bộ, hoặc Trung Quốc bản bộ cùng Mãn Châu, Nội Mông, Tây Tạng, và Tân Cương, một kết hợp đồng nghĩa với thực thể chính trị Trung Quốc vào thế kỷ 20 đến nay; biên giới giữa các khu vực này cũng thay đổi theo “thâu tóm chinh phạt, xâm lấn”. Bình thường, trong văn cảnh kinh tế hay kinh doanh  thường dùng "Đại Trung Hoa địa khu" (như cái lưỡi sói) để chỉ Đại Lục Trung Quốc, thêm bao gồm cả Hồng Công, Áo Môn và Đài Loan. 
Các nhà Trung Quốc học thường dùng Chinese theo một nghĩa hẹp gần với cách dùng kinh điển của Trung Quốc, hoặc để chỉ sắc dân "Hán", là sắc dân chiếm đại đa số tại Đại Lục Trung Quốc.
Trong một số trường hợp thì tên gọi "Trung Quốc đại lục" rất thích hợp để chỉ Trung Quốc, đặc biệt khi để phân biệt với các khu vực có thể chế chính trị khác biệt như Hồng Công, Ma Cao, và các lãnh thổ do  chính quyền Đài Loan quản lý....
BVB
(còn tiếp)

Trung Quốc - CON SỐ 5 GIỮA HÀ ĐỔ - Kỳ 2

         
* BÙI VĂN BỒNG 
                    2 - BIỂN ĐÔNG XA LẠ
… Ở Việt Nam, khoa học nghiên cứu sự vận hóa của Hà đồ đã có rất sớm, từ thời Hùng Vương, gọi là “Hà đồ Lạc Việt”. Đường hướng mở và cơ sở vận hành, biến thiên của Hà đồ Lạc Việt” khác nhiều so với “Hà đồ Tàu”, vốn gốc lấy Chu dịch, Kinh dịch làm nền, lấy Lạc thư làm phối. Qua nhiều đời, người Việt Nam  đã nhận diện ra máu “Nam chinh” của Trung Quốc, cho nên đã chơi chữ chỉ trích Trung Quốc là cái đồ Hà Lạc, kẻ đi lạc dòng sông.
Gần 4.000 năm từ thời “tam Hoàng ngũ Đế”, trước thời nhà Hạ đến nay, đây là thời kỳ mà Trung Quốc dồn tâm trí, bên ngoài liên tục quấy động, bên trong tạo thế tích lực, bộc lộ rõ ý đồ độc chiếm Biển Đông. Từ Hạ, Thương, Chu; qua Tần, Hán, Đường, Tống,…; đến cuối thời phong kiến là Minh, Thanh - đế quốc Đại Hán không ngừng đi xâm lấn các nước lân bang chỉ nhằm mục đích mở rộng cương thổ biên giới đất liền, ngày càng muốn phình to Đại Lục Trung Quốc, càng muốn “làm phép nhân” cho con số 5 giữa Hà Đồ. Đời này sang đời khác, các cuộc Nam chinh - Bắc phạt với Việt Nam, Ấn Độ, Nga, Mông Cổ, các nước láng giềng Trung Á, Bắc Á đều nhằm mục đích đó.
                     + Mời xem từ: > Kỳ 1 
Đến cuối thế kỷ 20, khi Trung Quốc tăng trưởng kinh tế và cải cách chính trị đồng thời có đủ nhân lực và trí lực để theo đuổi mạnh mẽ hơn nhằm minh chứng về một lịch sử cổ đại. Nhưng suy cho cùng, Trung Quốc hiện nay với hơn 1,3 tỉ dân đều có nguồn gốc chủng tộc khác nhau, cùng là một quốc gia mang tính “hợp chủng quốc”, lịch sử dân tộc chính thống qua smỏng. Trung Quốc chỉ đưa ra được một số di chỉ Đá Mới cũng như một vài bằng chứng được gom lại theo thời gian, nhằm cố gẳng thể hiện rõ bản sắc, sự thuần nhất và niềm tự hào dân tộc, hay nói cách khác là thể hiện chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, tham lam, nhất là “cái xương sống” chủ nghĩa đại Hán tộc.
Suốt mấy nghìn năm qua các thời kỳ lịch sử từ cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại, các triều vua Trung Quốc rất ít quan tâm vấn đề vươn ra Biển Đông. Cho nên, xét về những cư sliệu lịch sử sự có mặt của người Trung Quốc trên Biển Đông rất ít. Mao Trạch Đông đã nói như trách móc các thế hệ tiền bối, cựu bối về vấn đề này. Trong vấn đề tranh chấp, giành giật vùng, khu vực lãnh hải, việc Trung Quốc đánh bật các đơn vị hải quân VNCH đồn trú giữ quần đảo Hoàng Sa rồi nhanh chóng chiếm toàn bộ quần đảo này ngày 19-1-1974 là có ý định lăm le của nhà cầm quyền Trung Nam Hải từ trước thời Mao Trạch Đông tuyên bố quốc khánh 1-10-1949. Theo tài liệu của Trung Quốc, của quân đội Viêt Nam cộng hòa và một số tài liệu khác có liên quan, Hoàng Sa là mục tiêu đột phá, là cửa mở để Trung Quốc xâm chiếm toàn bộ Biển Đông.
            Tra cứu các  nguồn tư liệu lịch sử, từ thời Tôn Dật Tiên trở về trước, Trung Quốc nhìn nhận Biển Đông như thế nào?
ông đã công bố chủ nghĩa Tam dân: "Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc". Từ 1905 đến năm 1911 Trung Quốc Đồng minh hội tổ chức nhiều cuộc binh biến ở các tỉnh miển Nam nhưng không thành công. Ngày 10 tháng 10 năm 1911, Đồng minh hội vận động được binh sĩ ở Vũ Xương (Hồ Bắc) nổi dậy khởi nghĩa và giành được thắng lợi mở đầu cho Cách mạng Tân Hợi. Phong trào này nhanh chóng bùng nổ ở nhiều tỉnh khác. Ngày 24 tháng 12 năm 1911, Tôn Trung sơn về nước, được đại hội đại biểu các tỉnh họp ở Nam Kinh đề cử làm tổng thống lâm thời.
Ngày 1 tháng 1 năm 1912, ông tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời Trung Hoa Dân Quốc tại Nam Kinh. Nhưng một tháng sau, ông nhường chức này cho Viên Thế Khải với điều kiện Viên Thế Khải bắt vua nhà Thanh thoái vị để thành lập chế độ cộng hòa nhưng Viên Thế Khải đã phản bội, đàn áp lực lượng dân chủ cộng hòa.
Điều ước Nam kinh mở đường cho tư bản nước ngoài tràn vào Trung Quốc. Năm 1845 nước Anh mở tuyến đường thủy từ thủ đô Luân đôn (Anh) đến Trung quốc, sau đó xây dựng ụ tàu ở Quảng châu (Quảng đông) để sửa chữa tàu thuyền, đó là hoạt động công nghiệp đầu tiên của tư bản nước ngoài hình thành ở Trung quốc.
Ít lâu sau các thương nhân Anh, Mỹ cũng mở xưởng sửa chữa tàu và lập ụ tàu ở Thượng hải, Hạ môn, Phúc châu, về sau tư bản nước ngoài lũng đoạn ngành hàng hải của Trung quốc. Trong thời gian từ năm 1862 đến 1875 số vốn của thương nhân Anh và Mỹ đầu tư trong ngành hàng hải lên tới 256 vạn lạng bạc.
Sau khi điều ước Ái huy được ký kết năm 1858 thương nhân Nga được quyền hoạt động ở Trung quốc. Bắt đầu từ năm 1863 các thương nhân Nga mở xưởng chế biến chè tại Hán khẩu (Hồ bắc), Cửu giang (Giang tây), Phúc châu (Phúc kiến) cạnh tranh mạnh với ngành sản xuất chè truyền thống của Trung quốc. Hán khẩu trở thành trung tâm chế biến và xuất khẩu chè của Trung quốc, năm 1865 số lượng chè xuất khẩu tại Hán khẩu là 1400 tấn, đến năm 1875 đã tăng lên 11000 tấn, tức tăng lên 8 lần.
Năm 1862 các thương nhân Anh mở xưởng ươm tơ tại Thượng hải sau đó thương nhân Pháp và Mỹ cũng tham gia sản xuất trong ngành này. Các xưởng ươm tơ của tư bản nước ngoài đã phá hoại ngành ươm tơ thủ công nghiệp truyền thống của Trung quốc. Bên cạnh đó tư bản nước ngoài còn mở những xí nghiệp làm đường, chế biến bột, thuộc da.
chính phủ của Tôn Dật Tiên muốn thực hiện một cuộc cải cách dân chủ, vừa hướng tới lợi ích của nền kinh tế và dân chúng Trung Quốc. Với sự cho phép của Hiếu Định hoàng hậu, Viên Thế Khải bắt đầu đàm phán với Tôn Dật Tiên, người đã cho rằng mục tiêu của mình đã thành công trong việc lập ra một nhà nước cộng hòa và vì thế ông có thể cho phép Viên Thế Khải nhận chức vụ Tổng thống của nền Cộng hoà. Năm 1912, sau nhiều vòng đàm phán, Hiếu Định đưa ra một chiếu chỉ tuyên bố sự thoái vị của ấu vương Phổ Nghi, vua cuối cùng, kết của nhà Thanh.
Sự sụp đổ của nhà Thanh năm 1912 đánh dấu sự kết thúc của hơn 2000 năm đế quốc Trung Quốc và sự khởi đầu của một giai đoạn bất ổn kéo dài, không chỉ đối với quốc gia mà ở một số mặt còn đối với cuộc sống của người dân. Tình trạng lạc hậu rõ rệt về chính trị và kinh tế cộng với sự chỉ trích ngày càng tăng về văn hoá Trung Quốc dẫn tới sự ngờ vực về tương lai của họ.
Lịch sử hỗn loạn của Trung Quốc từ sau thời nhà Thanh ít nhất cũng có thể được thấu suốt một phần trong nỗ lực nhằm tìm hiểu và khôi phục lại những mặt quan trọng của văn hoá lịch sử Trung Quốc và tích hợp nó với những ý tưởng mang nhiều ảnh hưởng mới đã xuất hiện trong thế kỷ đó. Nhà Thanh là khởi nguồn của nền văn hoá vĩ đại đó, nhưng những sự hổ thẹn họ phải gánh chịu cũng là một bài học cần quan tâm.
Những vấn đề về lãnh hải-biển, đảo của Trung Quốc trên biển  Đông, nhất là đảo Đài Loan, trong mọt thời kỳ lịch sử lâu dài đã liên quan đến Nhật Bản. Đài Loan chính là sự hiện diện rất sớm để khai pha svà xây dựng của người Nhật. Quân đội Nhật Bản tiến vào thành Đài Bắc năm 1895 theo sau Hiệp ước Shimonoseki. Nhà Thanh đã thất bại trong chiến tranh Thanh-Nhật (1894-1895) và Đài Loan cùng Bành Hổ thời đó thành chủ quyền của đế quốc Nhật Bản. Những người mong muốn vẫn được làm thần dân của nhà Thanh có 2 chuyển tiếp để bán các tài sản của mình và chuyển về đại lục. Chỉ có rất ít người Đài Loan thực hiện được điều này.
Vào ngày 25 tháng 5 năm 1895, một nhóm quan chức cấp cao trung thành với nhà Thanh đã tuyên bố thành lập Cộng hòa Đài Loan để chống lại sự kiểm soát của người Nhật và cả Trung Quốc. Các lực lượng Nhật Bản đã tiến vào thủ phủ Đài Nam và dập tắt sự kháng cự này vào ngày 21 tháng 10 năm 1895.
Dinh Tổng thống THDQ hiện nay vốn là Trụ sở chức Toàn quyền của chính phủ Nhật Bản.
Những người Nhật sau đó đã công nghiệp hóa hòn đảo; họ mở rộng đường sắt và các mạng lưới giao thông khác, xây dựng một hệ thống bảo vệ sức khỏe trải rộng và xây dựng hệ thống trường công. Năm 1939, Đài Loan là nới sản xuất đường lớn thứ bảy trên thế giới. Tuy nhiên, người Đài Loan và thổ dân chỉ được xếp là công dân hạng hai và hạng ba. Các vụ đấu tranh lớn tiếp tục diễn ra trong thập kỷ đầu, Nhật Bản đã tiến hành trên 160 trận chiến để hủy diệt các bộ tộc thổ dân Đài Loan trong suốt 51 năm cai trị hòn đảo. Khoảng năm 1935, Nhật Bản bắt đầu kế hoạch đồng hóa trên phạm vi toàn đảo để quản lý vững chắc hòn đảo và người dân được dạy là phải tự coi mình là người Nhật. Trong chiến tranh Thế giới thứ 2, hàng chục nghìn người Đài Loan đã phục vụ trong quân dội Nhật Bản.
Nhật Bản mất quyền kiểm soát Đài Loan và khu vực biển chung cận kề sau khi bại trận trong Thế chiến II và Văn kiện Đầu hàng của Nhật Bản được ký vào ngày 14 tháng 8 năm 1945. Nhưng sự kiểm soát của Nhật Bản đã có tác động lâu dài đối với Đài Loan, nhất là văn hóa Đài Loan. Nhiều cơ sở hạ tầng của Đài Loan được bắt đầu xây dựng dưới thời Nhật quản lý. Dinh Tổng thống hiện nay cũng được xây trong thời kỳ này. Năm 1938, có khoảng 309.000 người Nhật định cư tại Đài Loan[19], hầu hết họ đã hồi hương sau chiến tranh.
Thời kỳ thiết quân luật Quốc Dân Đảng
           Đảo Đài Loan và vùng biển quanh đảo phải kể đến Hội nghị Cairo diễn ra từ 22 đến 26 tháng 11 năm 1943 tại Cairo, Ai Cập, đã xác định lập trường của phe đồng minh chống lại Nhật Bản trong Thế chiến II, và giải quyết các vấn đề hậu chiến ở Châu Á.
            Một trong ba điều khoản chính của Tuyên bố Cairo là "Tất cả các lãnh thổ mà Nhật Bản đã chiếm đoạt từ Trung Quốc, bao gồm Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hổ, sẽ được hoàn trả lại cho Trung Hoa Dân Quốc". Tuy nhiên, nhiều thay đổi đã diễn ra khiến cho văn kiện này đơn thuần chỉ là một phát biểu với mục đích soạn thảo một Hiệp ước Hòa bình sau chiến tranh.
Vào ngày 25 tháng 10 năm 1945, Hải quân Hoa Kỳ đã chở binh lính Trung Hoa Dân Quốc đến Đài Loan để tiếp nhận việc đầu hàng của lực lượng quân sự Nhật Bản tại Đài Bắc (trước đó gọi theo cách đọc tiếng Nhật là Taihoku). Toàn quyền Ando Rikichi và các chỉ huy cấp dưới của tất cả các lực lượng trên đảo đã ký vào văn kiện đầu hàng và trao cho đại diện Trung Hoa Dân Quốc. THDQ đã tuyên bố đây là ngày "Ngày Trao lại Đài Loan". Chính quyền THDQ tại Đài Loan được thiết lập một cách miễn cưỡng và không ổn định, cộng vào đó là những khó khăn về kinh tế, đặc biệt là nạn lạm phát cao.
Hơn nữa, xung đột văn hóa và ngôn ngữ giữa người Đài Loan và người đại lục nhanh chóng dẫn đến việc mất đi sự ủng hộ rộng rãi cho chính quyền mới. Điều này lên đến cực điểm trong một chuỗi các xung đột ác liệt giữa quân THDQ và người Đài Loan, gồm 228 vụ việc với ước tính 20.000-30.000 dân thường đã bị Quân đội Trung Hoa Dân Quốc hành quyết trong Bạch sắc khủng bố.
Sự kiện như đặt dấu ấn, tiền lệ cho vòi bạch tuộc Trung Nam Hải vươn ra Biển Đông chính quyền Đài Loan ddánh chiếm một số đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa 1946, khi Việt Nam mới giành được độc lập hơn 1 năm. Trong lúc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đang bận rộn đối phó với những hành động gây hấn ngày càng leo thang của quân đội viễn chinh Pháp, thì ngày 26-10-1946 một hạm đội của Trung Hoa Dân Quốc gồm 4 chiến hạm, mỗi chiếc chở một số đại diện của các cơ quan và 59 binh sĩ thuộc trung đội cảnh vệ độc lập của hải quân xuất phát từ cảng Ngô Tùng; ngày 29-11-1946, các chiến hạm Vĩnh Hưng và Trung Kiên tới quần đảo Hoàng Sa và đổ bộ lên đảo Phú Lâm (Woody); chiến hạm Thái Bình và Trung Nghiệp đến Trường Sa (mà lúc này Trung Quốc gọi là Hoàng Sa là Đoàn Sa, chưa phải là Nam Sa, trong khi nhà Nguyễn đặt tên là vùng đảo Cát Vàng - Hoàng Sa từ rất lâu rồi).
Chính phủ Pháp chính thức phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp này của Trung Hoa Dân Quốc và ngày 17-10-1947 thông báo hạm Tonkinois của Pháp được điều tới Hoàng Sa để yêu cầu quân lính của Tưởng Giới Thạch phải rút khỏi các đảo, nhưng quân Tưởng đã không thực hiện theo yêu cầu. Pháp tiếp tục gửi thêm một phân đội lính trong đó có cả quân lính của Chính phủ Quốc gia Việt Nam đến trú đóng trên đảo Hoàng Sa (Pattle). Chính quyền Trung Hoa Dân Quốc phản kháng và các cuộc thương lượng được tiến hành từ ngày 25-2 đến ngày 4-7-1947 tại Paris. Cuộc đàm phán thất bại vì Trung Hoa Dân Quốc đã từ chối việc nhờ trọng tài quốc tế giải quyết vấn đề do phía Pháp đề xuất. Điều này cho thấy phía Trung Quốc ngay từ thời Tưởng Giới Thạch đã rất không muốn quốc tế hoá vấn đề Biển Đông, vì chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý của họ sẽ không thể thuyết phục được ai nếu buộc phải chứng minh trước trọng tài hay tòa án quốc tế. Ngày 1-12-1947, Bộ Nội vụ chính quyền Tưởng Giới Thạch đơn phương công bố tên Trung Quốc cho hai quần đảo và tự đặt hai quần đảo này thuộc về lãnh thổ Trung Quốc.
Vì vậy, chỉ tra lại các lược sử từ trước đời nhà Hạ hơn 2000 năm trước Công nguyên cho đến cuối Thanh Triều 1904, bản đồ lãnh thổ Trung Quốc do nhà Thanh tác họa cũng không có Hoàng Sa, Trường Sa mà lãnh thor Trung Quốc chỉ chạm mép nước cực Nam đảo Hải Nam.
Cho đến cuối năm 1946, Trung Quốc mới đụng đến việc mở rộng quyền chiếm đóng ra các đảo, khai mở những cuộc tranh giành chủ quyền trên Biển Đông sau này. Mục đích chiếm một số đảo Bắc và Tây Bắc vùng quần đảo Hoàng Sa là chính quyền Tưởng Giới Thạch chiếm thêm một vài đảo ở Hoàng Sa chỉ nhằm “dự phòng” khi Đài Loan thất thủ có nơi nương thân.
Từ những cứ liệu và sự kiện diễn biến lịch sử nêu trên đủ khẳng định rằng: Lịch sử Trung Quốc chưa bao giờ khui ra được các tài liệu, chứng lý ghi nhận công lao khám phá, đứng chân gìn giữ các đảo trên biển Đông. Biển Đông từ xa xưa rất xa lạ với Trung Quốc. Gần 2 thập kỷ qua Trung Quốc lăm le các đảo và vùng chủ quyền lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng chẳng qua vì tham vọng nguồn lợi lớn nhất là dầu khí trên Biển Đông. Ngay cả Cái “đường lưỡi bò” cũng chỉ là đường ngắt đoạn dánh dấu mờ nhạt của các nhà khảo sát biển do chính quyền Đài Loan tổ chức vào năm 1947 chỉ để “vùng dự phòng khảo cứu Biển Đông”, sau gần một năm chiếm được một vài đảo ở Hàng Sa. Đến năm 2006, nhà cầm quyền Trung Nam Hải thấy vậy đã lợi dụng cơ hội cho vẽ đậm thêm cái “đường lưỡi bò” phi pháp trên hải đồ “biển Nam Trung Hoa” của họ. Đến năm 2009, mặc dù Công ước Quốc tế về Luật biển 1982 đã chính thức có hiệu lực gần 17 năm, nhưng Trung Quốc vẫn liều lĩnh hô hoán công khai tuyên bố  vùng biển nằm trong “đường lưỡi bò” chiếm khoảng 80% Biến Đông là của Trung Quốc (!?).
Mới đây, với việc Trung Quốc in “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu phổ thông, chính quyền Đài Loan đã đư ẩ quyết định  xem xét cấm nhập cảnh đối với những người Trung Quốc đại lục mang hộ chiếu mới in bản đồ “đường lưỡi bò” và 2 địa điểm nổi tiếng của hòn đảo này.
         (còn tiếp)

Trung Quốc - CON SỐ 5 GIỮA HÀ ĐỒ - Kỳ 3

* BÙI VĂN BỒNG 
(tiếp theo - Kỳ 3)
3 -  Không ‘rời mắt’ khỏi Việt Nam
… Với quan niệm từ xa xưa, lấy con số 5 giữa Hà Đồ làm trung tâm địa cầu, đế quốc Đại Hán đã không ngừng lấn chiếm, xâm lược các nước láng giềng, mở rộng ương thổ, địa vực quốc gia đến mấy cùng không thấy vừa. Trong bối cảnh nằm áp sát phía Nam Trung Quốc như vậy, Việt Nam liên tục đời nối đời phải gồng mình lên, chống lại với những hành động lấn chiếm, xâm lược, áp đặt đô hộ của Trung quốc. Từ xa xưa đến tận bây giờ trung Quốc chưa lúc nào để cho Việt Nam được yên ổn, Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc (Quan hệ Việt Trung) là chủ đề nóng bỏng trong hơn 4000 năm lịch sử của Việt Nam, cho dù thời đại nào đều mang tính thời sự. Là hai nước láng giềng, chung biên giới trên bộ và trên biển, lại có quá trình gắn bó tương tác về văn hóa lịch sử, cũng như các cuộc chiến tranh qua lại giữa hai nước, đã làm cho Quan hệ Việt Trung trở nên vô cùng phức tạp và nhạy cảm.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, 13 năm từng làm đại sứ tại Trung Quốc, viết:
- Tư tưởng bành trướng, bá quyền, ích kỷ nước lớn của những người cầm quyền ở Trung Quốc 1.000 năm nữa vẫn không hề thay đổi.
- Chớ vội tin lời của những người nắm quyền ở Trung Quốc nói, hãy xem những việc họ làm.
- Nhiều khi ở cấp cao của họ nói với cấp cao của ta lời lẽ rất ôn hòa có vẻ vô tư, biết điều, nhưng lại ngầm chỉ đạo cho cấp dưới cứ lấn tới, giọng lưỡi bề trên, đe dọa, để đạt yêu cầu của họ, thiệt hại cho ta.  
                       + Mời xem từ: > Kỳ 1 ;  Kỳ 2  
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho là:
‘Trung Quốc "nghiễm nhiên đứng được trên nóc nhà Đông Dương – vị trí chiến lược trọng yếu của Việt Nam – qua kế hoạch khai thác bô-xít Tây nguyên, rồi thuê rừng đầu nguồn trong 50 năm, tự ý bày ra “đường lưỡi bò” để chiếm gần trọn biển Đông, cấm đánh cá, bắn giết, bắt, phạt tiền ngư dân VN, thuê dài hạn 1 đoạn bờ biển Đà Nẵng. Đó là chưa kể họ xây đập trên thượng nguồn sông Mêkông khiến tác hại đến “vựa lúa”, hoa màu và thủy sản ở Nam Bộ. ... Thế là, trên khắp đất nước ta, từ “nóc nhà Đông Dương”, từ rừng núi tới đồng bằng, đến ven biển đã có hàng vạn người Trung Quốc rải ra, có là mối nguy tiềm ẩn không? Từ những tình hình trên, rõ ràng Việt Nam ta bị hại đủ đường, và bị o ép tứ phía. Vì đâu nên nỗi này? Nhân dân ta nghĩ gì (!?).
Trong một bài viết gần đây, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh chi rõ: Tháng 9-1950, tại Hội nghị Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Mao Trạch Đông nói: “Chúng ta phải chinh phục trái đất, đó là mục tiêu của chúng ta”. Trong cuộc hội đàm với đại biểu Đảng Lao động Việt Nam ở Vũ Hán năm 1963, ông Mao nói : “Tôi sẽ làm Chủ tịch 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam châu Á”. Tại cuộc họp BCH TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 8-1965, Chủ tịch Mao Trạch Đông khẳng định: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapo… một vùng như Đông Nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy…”. Trong cuộc họp giữa 4 đảng cộng sản Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Lào tại Quảng Đông tháng 4-1963, Thủ tướng Chu Ân Lai nói: “Nước chúng tôi lớn, nhưng không có đường ra, nên rất mong Đảng Lao động Việt Nam mở cho con đường xuống Đông Nam châu Á”. Trung Quốc im cách thu  phục Việt Nam bằng tư tưởng Mao Trạch Đông Muốn xuống Đông Nam Á, trước hết và tất yếu cần qua Việt Nam. Ngay từ năm 1950, sau khi nước CHND Trung Hoa ra đời, những nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cử cố vấn Trung Quốc sang và viện trợ cho Việt Nam vũ khí, xe vận tải giúp Việt Nam đánh Pháp. Đoàn cố vấn còn có nhiệm vụ truyên truyền tư tưởng Mao Trạch Đông. Họ đã đề nghị cho dạy tư tưởng Mao Trạch Đông trong trường đảng Việt Nam, lãnh đạo ta đã chấp nhận. Lúc chúng ta tiến hành cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức theo kinh nghiệm các vị cố vấn giới thiệu cho ta, ta phạm sai lầm nghiêm trọng: đấu tố tràn lan, quy kết sai lầm làm nhiều cán bộ bị bắt, nhiều người chết oan. Khi phát hiện, Hồ Chủ tịch phải đứng ra nhận trách nhiệm và xin lỗi đồng bào. Từ đó ta tỉnh ngộ không dạy tư tưởng Mao Trạch Đông và không làm theo kinh nghiệm Trung Quốc nữa.
Theo các tư liệu lịch sử còn lưu giữ: Quan hệ Việt-Trung trong gần 2200 năm tồn tại từ thế kỷ 2 trước Tây lịch đến nay có thể chia ra bốn thời kỳ cơ bản. Thời kỳ thứ nhất quen gọi là “thời kỳ Bắc thuộc”, dài khoảng một ngàn năm, từ lúc nước Âu Lạc của An Dương Vương thuộc về nước Nam Việt của Triệu Đà (năm 179 tr. TL), khi mối liên hệ địa chính trị đầu tiên giữa miền châu thổ sông Hồng với miền Trung nguyên Trung Quốc được thiết lập thông qua quan hệ Hán-Nam Việt, cho đến thời điểm Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (năm 938 sau TL). Thời kỳ thứ hai gọi chung là “thời kỳ Đại Việt”, dài tương đương, từ khi Ngô Quyền xưng vương (939) đến khi Pháp đặt nền bảo hộ ở Việt Nam và nhà Thanh công nhận chủ quyền của Pháp ở đây (1883). Thời kỳ thứ ba quen gọi là “thời kỳ Pháp thuộc”, kéo dài khoảng 6 thập niên, từ 1883 đến 1945, khi Việt Nam tuyên bố độc lập. Thời kỳ thứ tư từ 1945 đến nay. Thời kỳ này gồm 3 giai đoạn: (1) từ cuối thập niên 40 đến cuối thập niên 60, (2) từ đầu thập niên 70 đến cuối thập niên 80, (3) từ đầu thập niên 90 đến nay.
Ngô Sĩ Liên, người biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư đã than về việc Lý Phật Tử (Lý Phật Tử lên ngôi sau cái chết của Lý Nam Đế, người đã gây dựng cuộc khởi nghĩa năm 541 chống lại sự chi phối của Trung Quốc) hàng phục nhà Tuỳ  như sau: “Sự cường nhược của Nam Bắc đều có lúc. Nếu phương Bắc yếu thì ta mạnh, nếu phương Bắc mạnh thì ta yếu, ấy là đại thế thiên hạ.”[3]. Trung Quốc luôn luôn thể hiện 'Chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc', luôn luôn nhòm ngó lãnh thổ Việt Nam và muốn Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào mình.
           Trước thế kỷ 20
Lịch sử Việt Nam trong giai đoạn hai nghìn năm trước cận đại không thể lí giải chính xác nếu không gắn với quan hệ về mặt chính trị với Trung Quốc.
Từ cuối thế kỷ thứ II trước Công nguyên đến nửa đầu thế kỷ thứ X sau CN, Việt Nam chịu sự thống trị trực tiếp của Trung Quốc trong một nghìn năm cho đến khi giành được độc lập. Một nghìn năm này trong lịch sử Việt Nam thường được gọi là "thời kỳ Bắc thuộc". Từ sau khi thoát khỏi ách thống trị của Trung Quốc giành độc lập vào nửa đầu thế kỷ thứ X đến trước khi rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp vào nửa sau thế kỷ XIX, trong một nghìn năm, Việt Nam đã thiết lập quan hệ trièu cống, vừa duy trì quan hệ thân thiện về chính trị vừa đồng thời tiếp nhận văn hóa Trung Quốc trong “trật tự thế giới kiểu Trung Hoa”, theo cách nói của người Trung Quốc.
Đây là lúc Việt Nam không còn chấp nhận tư cách quận huyện trong đế quốc Trung Hoa nữa, và Trung Hoa cũng phải chấp nhận cho Việt Nam nằm ngoài cương vực của mình. Lịch sử quan hệ Việt-Trung trong thời kỳ này là lịch sử sự xung đột và thỏa hiệp, lịch sử sự thể chế hóa các xung đột và thỏa hiệp ấy giữa hai viễn tượng về trật tự thế giới.
Trung Hoa áp đặt trật tự thế giới của mình thông qua “lễ”. Để khẳng định vị trí của mình trong trật tự thế giới của Trung Hoa, Việt Nam phải nộp cống, kẻ cầm quyền mới lên ngôi phải cầu phong, nhận sắc chỉ của hoàng đế Trung Hoa phải khấu đầu, nếu không làm tròn phận sự sẽ bị cất quân hỏi tội.
          Việt Nam thực hiện một chính sách hai mặt. Một mặt vẫn thực hiện đủ lễ với Trung Hoa, nghĩa là về hình thức công nhận trật tự thế giới của Trung Quốc. Mặt khác cứ thực hiện trật tự thế giới của riêng mình. Phương thức đại chiến lược của Việt Nam đối với Trung Quốc có sự giống và khác giữa hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, thời Lý-Trần, là kháng cự và không chối từ. Giai đoạn sau, thời Lê-Nguyễn, là kháng cự và bắt chước.
 Đầu thế kỷ 20 - 1945
Thời Pháp thuộc, Việt Nam bị chia làm ba kỳ, nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp: Bắc kỳ và Trung kỳ là xứ bảo hộ, Nam kỳ là thuộc địa. Với Hiệp ước Pháp-Thanh năm 1885, Trung Quốc từ bỏ bá quyền của mình và thừa nhận sự bảo hộ của Pháp đối với Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc do Pháp đảm nhiệm và trở thành một bộ phận của quan hệ Pháp-Trung. Thời kỳ này cũng là thời kỳ mà Trung Hoa phải từ bỏ mô hình thế giới truyền thống của mình và áp dụng mô hình thế giới kiểu Âu, một kiểu trật tự thế giới được công nhận ở châu Âu từ sau Hòa ước Westphalia (1648). Sự khác biệt lớn nhất giữa hai mô hình Trung Hoa và Tây phương là trật tự thế giới kiểu Tàu đòi hỏi phải có một trung tâm thiên hạ, đại diện là hoàng đế Trung Quốc với tư cách “con trời”, dưới ông là một hệ thống các “phiên bang”, “chư hầu”, “thuộc quốc”, tức là một sự phân biệt trên dưới rất rõ ràng; trong khi trật tự thế giới kiểu Westphalia không công nhận một trung tâm quyền lực tối thượng đứng trên các nước khác, cai quản cả thế giới dù chỉ trên danh nghĩa, các nước có chủ quyền tối cao trong vùng lãnh thổ của mình, và do đó là ngang nhau trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, hành xử của các nước Tây phương phải chia làm hai lớp. Ở phần nghi lễ ngoại giao là mô hình Westphalia, còn trong thực tế là chính trị dựa trên sức mạnh (power politics). Chẳng hạn ở Việt Nam, Pháp chiếm Nam kỳ lục tỉnh làm thuộc địa, có giao kèo đàng hoàng. Nghĩa là quyền chiếm đất của Pháp không phải tự nhiên mà có. Pháp đặt vòng bảo hộ lên Bắc và Trung kỳ, giữ nguyên ngai vàng Hoàng đế Đại Nam, chỉ đặt “công sứ” cai trị. Nghĩa là vẫn công nhận vua An Nam là chủ nước An Nam. Tuy rằng tất cả phải chịu sự điều động của Toàn quyền Đông Dương và chính phủ Pháp. Riêng đối với Trung Hoa, do nước này quá lớn, phương Tây bắt Trung Hoa phải tô nhượng cho họ một số khu vực đầu mối giao thương, phải thừa nhận cho họ có khu vực ảnh hưởng trên lãnh thổ mình. Chẳng hạn Pháp bắt nhà Thanh phải thừa nhận các tỉnh Lưỡng Quảng và Vân Nam nằm trong khu vực ảnh hưởng của Pháp….
                 (còn tiếp)

Một năm của những nỗ lực ngoại giao

RFA Đài Á Châu Tự Do
Việt Hà, phóng viên RFA phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng
30-10-2013
1

Chúng ta đang bước đến những tháng cuối của năm 2013, một năm có thể nói là khá bận rộn với ngoại giao Việt Nam. Nhân dịp này, Việt Hà có cuộc phỏng vấn với Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Giáo sư giảng dạy môn quan hệ quốc tế thuộc trường đại học George Mason, Virginia, về vấn đề này.

Việt Hà: Thưa ông, năm 2013 là năm khá bận rộn của lãnh đạo Việt Nam trong các chuyến đi nước ngoài cũng như là tiếp đón các đoàn cao cấp của nước ngoài. Theo nhận xét của ông thì đâu là dấu ấn đáng ghi nhớ nhất của Việt Nam trong năm vừa qua ạ?
GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Sự kiện nổi bật nhất của ngoại giao Việt Nam trong năm vừa qua là bài diễn văn của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Đối thoại Shangri-la vào tháng 5 năm 2013. Trong đó lần đầu tiên ta thấy ông phát biểu một bài diễn văn mà nói một cách rành rọt, có hệ thống, rõ ràng chính sách của Việt Nam đối với Biển Đông và đối với các cường quốc. Trong đó chúng ta thấy có một số điểm sau đây:
Điều thứ nhất là ít nhất về phương diện lời nói, Việt Nam đã mạnh mẽ hơn đối với Trung quốc. Lần đầu tiên tại một diễn đàn quốc tế có mặt Trung quốc, một người chỉ huy hành pháp Việt Nam đã lên tiếng công khai hóa vấn đề Biển Đông mà Trung quốc thì không thích vấn đề công khai này
Điều thứ hai là trong khi nói thì ông chỉ trích Trung quốc và không nêu Trung quốc nhưng cũng đã gián tiếp chỉ trích Trung quốc khi ông nói đến những “hành động đơn phương”, “những đòi hỏi phi lý “, “ biểu hiện chính trị cường quyền”… Chúng ta cũng biết rõ rồi.
Đối với Biển Đông và các nước lớn thì ông nói là ông hoan nghênh sự tham dự của Trung 2quốc là một cường quốc mới trỗi dậy và cả sự tham dự của Mỹ quốc mà ông cho là một cường quốc Thái Bình dương. Đây là sự biện minh cho việc Mỹ có ở đó. Việt Nam hoan nghên chuyện đó và họ sẵn sàng làm việc với Mỹ.
Chuyện của ông Dũng được nhắc lại khi mà ông Trương Tấn Sang đi sang nói chuyện ở trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Bang giao của Mỹ. Ông ấy nói rõ khi được hỏi câu hỏi “Liên hệ với các nước thì có ảnh hưởng gì đến các nước chung quanh không” thì ông trả lời là “Việt Nam có quyền quan hệ với bất cứ nước nào mà không ai có quyền phản đối cả”
Điểm tiếp theo tôi nghĩ là quan trọng đó là lần đầu tiên ông Dũng đưa ra khái niệm đối tác chiến lược. Trong đó có cả sự cố gắng thiết lập rất nhiều quan hệ chiến lược với các nước. Chúng ta thấy có thể trước kia Việt Nam đã lập những đối tác chiến lược rồi, sớm nhất là với Nga năm 2001. Gần đây là với Anh quốc năm 2008. Tuy nhiên, chúng ta thấy trong năm 2013, rất nhiều đối tác chiến lược được thiết lập và nước lớn nhất là Pháp; Rồi cũng có những nước chung quanh như Indonesia, Thailand, Singapore.  Đối với Mỹ thì chưa đến đối tác chiến lược mà chỉ mới là đối tác toàn diện thôi.
Điểm tiếp theo nữa là cũng có sự cố gắng để nâng cấp Bộ trưởng Ngoại giao . Trên thế giới khi người ta nhìn vào thành phần lãnh đạo Việt Nam ở Bộ Chính trị thì người ta nhận thấy vai trò của Bộ Ngoại giao tương đối thấp và không quan trọng bằng những bộ khác. Việc nâng cấp này dù rằng rất nhỏ nhưng cũng cho thêm một “tí trọng lượng” để làm việc với các đối tác quốc tế. Tuy vậy vẫn chưa đủ và người ta vẫn cho rằng ngoại giao Việt Nam bị đánh giá thấp hơn những bộ khác.
Việt Hà: Nói về quan hệ ngoại giao Việt Nam trong năm qua thì chúng ta không thể không nói đến quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam. Theo ông thì những thành tựu và những khó khăn nào mà Việt Nam có được trong năm vừa qua trong việc nâng cấp tầm quan hệ lên đến đối tác toàn diện với Mỹ ạ?
4GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Trong quan hệ vừa qua chúng ta thấy đó trước hết là quan hệ Mỹ và Việt Nam cứ từ từ tiến lên, theo tiến trình tự nhiên của nó.
Trong năm qua nếu nói về thành công thì có thể nói là Việt Nam đã nâng được quan hệ với Mỹ lên quan hệ đối tác toàn diện. Đó là một khía cạnh. Khi nói về khía cạnh khác thì nó cũng chưa đến nơi đến chốn. Việt Nam muốn có quan hệ đối tác toàn diện với tất cả các nước trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc mà chỉ có Mỹ không phải là đối tác chiến lược mà chỉ mới là đối tác toàn diện thôi.
Chúng ta có hai cách nhìn về lối ngoại giao này. Về sự trao đổi thì có nhiều lắm. Chúng ta có thể nói là có nhiều chuyện mới cả hai ông Bộ trưởng , ông  Panetta  và ông Hagel đều đi thăm Việt Nam hết. Có hai sự kiện đáng quan tâm trong sự việc này là lần đầu tiên Bộ trưởng Quốc phòng của Mỹ đi thăm Cam Ranh dù rằng là để thăm một cái tàu của Mỹ đang sửa chữa nhưng ông ta cũng nói rõ là ông ấy muốn tàu Mỹ được thường xuyên viếng nơi này. Và cũng lần đầu tiên Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tham mưu trưởng đến thăm cái lầu Năm Góc. Đó là những biểu hiệu của sự “xích lại gần nhau” hơn. Tuy nhiên vẫn còn có những nỗi cộm, chẳng hạn, Việt Nam muốn Mỹ bỏ cấm vận vũ khí thì Mỹ chưa có khả năng bỏ điều đó; Rồi Mỹ phàn nàn Việt Nam về vấn đề nhân quyền.
Tôi nghĩ là điều đó có tiến bộ nhưng chưa đến mức cả hai bên mong muốn. Ngoài ra tôi thấy có một điều có tiềm năng quan trọng. Đó là vấn đề khi ông Sang sang đây, hai bên đã cam kết cho đến trước cuối năm nay hai nước cố gắng  ký xong Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Vấn đề hình thành không thì không biết nhưng đây là cái dịp mà nếu làm được thì có nghĩa là quan hệ với Mỹ sẽ thắt chặt hơn, nhất là về kinh tế ,thương mại.
Việt Hà: Vâng, chúng ta cũng phải nói đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung quốc trong năm vừa qua. Mối quan hệ giữa hai nước so với mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ thì như thế nào ạ?
GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Mối quan hệ với Trung quốc thì có sự éo le. So cái quan hệ tay ba 5đó thì Việt Nam thật sự không có lo ngại lắm về Trung quốc dù họ nói là diễn biến hòa bình nhưng thật sự ra họ không có lo ngại lắm. Còn với Trung quốc thì là một đe dọa lớn, luôn luôn đe dọa bằng cả những hành động. Một mặt thì có những mầm mống gây tranh chấp nhưng liên hệ giữa Trung quốc và Việt Nam lại nhiều hơn. Đây là mối liên hệ chằng chịt; Liên hệ giữa đảng với đảng, nhà nước với nhà nước, địa phương với địa phương, chính quyền với chính quyền, nhân dân với nhân dân. Mối liên hệ hết sức chằng chịt. Đặc điểm của bên Việt Nam là tình trạng éo le, có lẽ theo ông Carlyle Thayer nói là do “lời nguyền của địa lý”.
Việt Hà: Vậy theo giáo sư đánh giá thì những thuận lợi và những thách thức nào mà ngoại giao Việt Nam sẽ phải đối mặt trong năm tới?
GS. Nguyễn Mạnh Hùng: Trong những năm tới, chúng ta thấy quan trọng nhất với Việt Nam là hai việc.
Việc thứ nhất là Việt Nam muốn phát triển kinh tế thành một quốc gia hùng mạnh. Dĩ nhiên Việt Nam phải lo cái chuyện đó. Và đó là vấn đề cải tổ nội bộ thôi.
Điểm quan trọng nữa là điều thứ hai: vấn đề TPP . TPP không chỉ quan trọng về vấn đề kinh tế mà còn quan trọng về phương diện chính trị vì như vậy quan hệ giữa hai nước gần hơn.
Điều quan trọng nhất là buộc Việt Nam phải thay đổi. Nếu Việt Nam không thay đổi thì Việt Nam không thể cạnh tranh được và việc vào TPP sẽ không thành công. Tuy rằng đó chỉ là vấn đề tiềm năng thôi nhưng rất quan trọng trong đối tác quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam. Tôi nghĩ đó là một thử thách.
6Thử thách khác nữa là vấn đề của Trung quốc, vấn đề chủ quyền các biển đảo. Hiện nay vấn đề này ở Việt Nam tạm yên tuy có bị cắt cáp …nhưng vẫn giữ được, chưa mất hòn đảo nào. Tạm yên chứ chưa yên và đang tìm cách củng cố. Vấn đề củng cố đòi hỏi vào nhiều chuyện. Thứ nhất là phải có tiềm năng nội bộ. Việt Nam tìm cách mua tàu Ki-lo của Nga rồi và cộng tác rất chặt chẽ với Nga. Tôi nghĩ đặc sắc nhất là tăng cường quan hệ với Nga so với những nước khác. Còn về đối ngoại Việt Nam thắt chặt với ASEAN. Đối với ASEAN thì sau vụ thất bại hoàn toàn ở Cambodia, sau đó tương đối đã gỡ gạc phần nào. Điều quan trọng hơn hết là vấn đề cân bằng quyền lực thì một nước nhỏ như vậy thì luôn luôn phải tìm nội lực. Việt Nam đã luôn đi tìm nội lực. Họ không nói là cân bằng quyền lực mà họ nói là chính sách ngoại giao “đa phương, đa diện”.
Thế nhưng quyền lực thì phải có thì trong việc đó chúng ta thấy Việt Nam ít nhất cũng đặt cái căn bản lý thuyết lên như trong trường hợp ông Dũng, ông Sang đều nói là” Mỹ có quyền tham dự ở đây và tôi có quyền can thiệp với bất cứ nước nào mà không ai có quyền phản đối cả “ một cách công khai. Còn đối với Trung quốc thì Việt Nam bên ngoài mạnh miệng thì không chỉ ông chính phủ mạnh miệng mà ngay cả báo chí nhà nước cũng thế. Trước đây trên website chỉ thấy có những bài toàn nói là Trung Quốc tấn công Việt Nam nhưng gần đây tôi thấy có hai bài báo của Việt Nam và  họ nói là hai bên đánh nhau chứ không phải là Trung quốc tấn công Việt Nam-Đánh nhau bằng chiến tranh điện tử hay chiến tranh trên không thì Việt Nam đều có thể thắng được cả. Thành ra tôi thấy cái đó cũng là mạnh miệng đối với Trung quốc đấy.
Việt Hà: Vâng, xin cảm ơn giáo sư.

2083. MỸ VỚI VẤN ĐỀ SYRIA: GIỜ THÌ TẤT CẢ CÙNG CHUNG TAY

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Năm, Ngày 24/10/2013
(Tạp chí Time, ngày 16/9/2013)
Liệu Quốc hội có theo Tổng thống dấn thân vào một cuộc chiến tranh mà không ai muốn?
Trong những ngày này, ở mọi nơi bà đi tới, Nancy Pelosi nhận thấy thái độ hoài nghi. Nó trút xuống bà tại các buổi quyên góp để gây quỹ từ Boston đến Albuquerque, giữa những thành viên thuộc đảng Dân chủ của bà ở Capital Hill và ở quê nhà tại San Francisco, nơi tinh thần phản đối chiến tranh của những năm 1960 vẫn bao trùm thành phố này giống như làn sương mù vào mùa Hè. Nhà lãnh đạo phe thiểu số của Hạ viện nói về chiến dịch quân sự mà Tổng thống Obama đã chuẩn bị nhằm chống lại chế độ Syria: “Tôi không tình cờ gặp nhiều người nói ‘Hãy ném bom Assad’. Chắc chắn là có rất nhiều người đã nói ‘Không. Chúng tôi phản đối, phản đối, phản đối’”.
Pelosi nói rằng bà thậm chí còn nhận thấy bà bị đứa cháu thứ bảy của mình làm cho kinh ngạc vào ngày Quốc tế Lao động, đứa trẻ đã làm cho bà không dễ chịu với một câu hỏi. Thomas Vos, 5 tuổi, đã hỏi: “Tán thành hay phản đối cuộc chiến tranh ở Syria?” khi Pelosi chào từ biệt để bắt kịp chuyến bay tới một buổi họp khác tại Nhà Trắng về sự ứng phó của Mỹ đối với việc Syria sử dụng vũ khí hóa học. Khi các chính trị gia trích dẫn lời khuyên chiến lược từ những đứa cháu của họ, điều đó điển hình báo hiệu một sự lựa chọn bất đắc dĩ. Lần này chẳng có gì khác biệt. Đứa cháu trai nói với bà: “Cháu nghĩ là không có chiến tranh”.
Cuộc trò chuyện tiếp sau đó giữa Thomas và người lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện là một hoàn cảnh tốt như bất cứ hoàn cảnh nào để bắt đầu một loạt mở đầu trong cuộc tranh cãi quốc gia mà Obama đã yêu cầu đất nước này thực hiện bên các bàn ăn tối và các máy làm nước uống mát, trong các phòng ủy ban và phòng họp của Quốc hội Mỹ. Vấn đề đang tranh cãi là các câu hỏi cơ bản về việc Mỹ sẽ đóng kiểu vai trò toàn cầu nào trong thập kỷ tới và những hành vi nào của các quốc gia khác là không thể chấp nhận được. Không có câu trả lời nào là dễ dàng. Tất cả các lựa chọn đều đi cùng với những nguy cơ không lường trước được.
Bằng chứng thuyết phục cho thấy rằng nhà độc tài của Syria, lo lắng cho sự tồn tại của chế độ mình, đã chĩa vũ khí hóa học vào người dân của ông ta, cho đến nay đã làm hơn 1.000 người thiệt mạng, vi phạm các chuẩn mực quốc tế đã tồn tại được gần một thế kỷ. Giờ đây, người dân Mỹ, thông qua những nhà lãnh đạo được bầu lên của họ, phải quyết định: Quân đội của họ có nên có nhiệm vụ trừng phạt những người sử dụng vũ khí hủy diệt hàng hoạt ở cách đó nửa vòng trái đất bằng các cuộc tấn công tên lửa hay không? Thậm chí nếu sự can thiệp không kiểm soát được thực tế – hoặc, tệ hơn là, khiến cho khu vực này bất ổn hơn nữa? Tổng thống đã đặt câu hỏi vào ngày 31/8: “Nếu chúng ta không thực thi trách nhiệm trước hành động vô cùng tàn ác này, người ta sẽ nói gì về quyết tâm của chúng ta nhằm
đương đầu với những người đã coi thường các nguyên tắc quốc tế căn bản? Với các chính phủ lựa chọn chế tạo vũ khí hạt nhân? Với những kẻ khủng bố phát tán vũ khí sinh học? Với những quân đội thực hiện tội diệt chủng?”.
Đối với Pelosi, người vào năm 2007 đã trở thành nữ chủ tịch đầu tiên của Hạ viện bằng việc tham gia vận động chống lại cuộc chiến tranh mới đây nhất ở Trung Đông về vấn đề vũ khí hủy diệt hàng loạt, câu trả lời là tấn công. Bà đang làm tất cả những gì có thể để thuyết phục các đồng sự của bà đi theo. Pelosi nói với tờ Time nhiều giờ sau khi phát biểu ủng hộ hành động quân sự tại Nhà Trắng vào ngày 3/9: “Tổng thống Obama đã không vạch ra một giới hạn đỏ. Giới hạn đó được lòng nhân đạo vẽ ra nhiều thập kỷ trước. Chúng ta là ai với tư cách là một đất nước? Bạn biết đấy, chúng ta là một siêu cường quốc”.
Nhưng ở một quốc gia đã mệt mỏi vì chiến tranh, quan điểm này đã và đang dần phai mờ. Một cuộc thăm dò ý kiến do trung tâm nghiên cứu Pew thực hiện trong những ngày cuối tuần dịp Quốc tế Lao động nhận thấy rằng ít hơn 1 trong 3 người Mỹ, chỉ gồm 29% đảng viên đảng Dân chủ, ủng hộ các cuộc không kích nhằm vào Syria. Trên thực tế, các cử tri thuộc đảng Cộng hòa có khả năng ủng hộ tổng thống nhiều hơn, với 35%, mặc dù nhiều nhà lập pháp thuộc đảng Cộng hòa cảm thấy khác.
Điều đó có nghĩa rằng để giành được sự phê chuẩn của quốc hội cho các cuộc tấn công bằng tên lửa, Obama sẽ phải chuyển hướng sang đảng có tư tưởng hoài nghi của chính ông để có được sự ủng hộ. Đó sẽ là một cuộc chiến khó khăn, đặc biệt là nếu các thành viên Quốc hội thuộc đảng Cộng hòa từ bỏ toàn bộ nỗ lực. Nhưng nếu Quốc hội phê chuẩn nghị quyết này trong những tuần sắp tới, thì phần lớn công lao sẽ thuộc về Pelosi và rất nhiều người miễn cưỡng thuộc đảng Dân chủ mà bà kéo theo. Một quan chức chính quyền có liên quan đến việc thúc đẩy vận động hàng lang thổ lộ: “Bà ấy chính là chìa khóa. Pelosi thực sự có chút ít ảnh hưởng với các thành viên có tư tưởng tự do của Hạ viện”.
Lựa chọn này xuất hiện khi những sự chia rẽ về chính sách ngoại giao cũ mà đã định rõ cảnh quan quốc gia kể từ sau cuộc chiến tranh Iraq – con diều hâu đảng Cộng Hòa, con bồ câu đảng Dân chủ – trở nên lẫn lộn. Giờ đây những người theo chủ nghĩa biệt lập thuộc đảng Cộng hòa đang thắng thế, trong khi những người bảo thủ khác sẽ trả giá đắt tại các khu vực cử tri của họ vì đã hỗ trợ cho bất cứ điều gì mà tổng thống muốn. Pelosi giải thích: “Đó không phải là kiểu bỏ phiếu mà ở đó bạn tiến tới người nào đó và nói: ‘Tôi thực sự cần bạn bỏ phiếu cho điều này’. Đây là cuộc bỏ phiếu mà ở đó bạn chỉ đưa ra thông tin, những sự việc, thông tin tình báo và đánh giá mà bạn có được về điều sẽ xảy ra nếu bạn không làm gì cả, cũng như điều sẽ xảy ra nếu bạn hành động”.
Buổi đi dạo tối thứ Sáu
Có lẽ phần đáng ngạc nhiên nhất của cuộc tranh luận về Syria là đất nước này rốt cuộc lại có cuộc tranh luận này. Các tổng thống từ lâu đã có đặc quyền để quyết định phái quân đội đến vào khi nào và ở đâu cho các cuộc tấn công hạn chế theo kiểu được dự kiến cho Syria, mà không cần có sự chấp thuận trước đó từ Quốc hội hay người dân Mỹ. Ronald Reagan xâm lược Grenada. George H. w. Bush xâm lược Panama. Bill Clinton phát động các cuộc không kích khắp khu vực Balkan và phóng các tên lửa hành trình vào Iraq và Afghanistan. Obama đã thực hiện vụ ném bom Libya và lật đổ nhà độc tài của đất nước này mà không cần bất kỳ sự chấp thuận nào từ Quốc hội.
Nhưng trong thời gian trước cái mà gần như là một cuộc tấn công được loan tin bằng điện báo vào Syria, tổng thống nhận thấy bản thân đang đứng một mình. Quốc hội Anh đã bỏ rơi ông. Liên đoàn Arập không thể cam kết. Liên Hợp Quốc đối mặt với sự cản trở của Nga, và Quốc hội Mỹ thì không thể đưa vội ra một lập trường có sức thuyết phục, do người dân Mỹ không mấy nhiệt tình.
Tất cả những gì tổng thống cần làm là nói một lời. Thay vào đó, ông lại đi dạo. Trong suốt 45 phút vào một buối tối oi bức của ngày thứ Sáu, 30/8/2013, ông đã đi dạo suốt bãi cỏ phía Nam của Nhà Trắng, chỉ vừa khuất tầm nhìn của những khách du lịch có ở khắp nơi đang chăm chú nhìn với những chiếc điện thoại iPhone giơ cao từ khu công viên National Mall. đó ông đã quyết định rằng ông không muốn phát động cuộc chiến này một mình.
Một giả thuyết về sự thay đổi vào phút chót của Obama đó là ông cần một cách để tránh cuộc xung đột mà ông đã tự đẩy mình vào. Nhưng các cố vấn cấp cao của Nhà Trắng nói rằng trên thực tế, quyết định đó là điểm mấu chốt mà Obama đã ngẫm nghĩ trong lúc nào đó. Sau 12 năm xung đột không ngừng – một số là do kế thừa, một số là do ông lựa chọn – và một thế hệ hoạt động hành pháp đơn phương hơn, Obama muốn quay trở lại kỷ nguyên mà trong đó tổng thống và Quốc hội là những đối tác ngang nhau. Thư ký báo chí Nhà Trắng Jay Carney nói với tờ Time: “Tổng thống đang đưa chúng ta thoát khỏi tình trạng chiến tranh thường trực”.
Vào tháng Năm, Obama đã trình bày một bài diễn văn tại một trường đại học quân sự ở thủ đô mà đã viện dẫn các luật lệ “kiềm chế quyền lực của tổng thống ngay cả trong suốt thời kỳ chiến trạnh”. Ông tin rằng Libya cần là một ngoại lệ, chứ không phải là một thông lệ, thời gian biểu của nó được đẩy vội bởi triển vọng về một cuộc tàn sát sắp xảy ra. Obama nói vào ngày 4/9 trong chuyến thăm Thụy Điển: “Điều quan trọng đối với chúng ta là phải dần từ bỏ thói quen chỉ nói suông, ‘À, chúng ta sẽ để cho tổng thống mở rộng các giới hạn thẩm quyền của ông đến chừng nào ông còn có thể’”. Nhưng nếu nước cờ đầu này thất bại và Quốc hội từ chối yêu cầu của ông, có thể có tổn thất thực sự đối với năng lực của tổng thống nhằm ngăn chặn các quốc gia ngang ngạnh khác như Iran và Triều Tiên bằng những sự đe dọa. Obama nói ông xứng đáng có quyền hành động chống lại Syria cho dù Quốc hội ngăn cản.
Nếu Quốc hội phê chuẩn hành động này, tổng thống sẽ tìm thấy vỏ bọc chính trị nào đó, hoặc ít nhất là sự đồng hành nào đó, trong trường hợp mọi thứ ở Syria từ xấu trở nên tồi tệ hơn. Các phụ tá của ông cũng lập luận rằng một mặt trận Mỹ đoàn kết sẽ đặt ra tiền lệ rõ ràng cho việc tạo dựng sự nhất- trí quốc tế chống lại việc sử dụng hoặc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, một mục tiêu then chốt trong nhiệm kỳ tổng thống của ông. Obama nói về cuộc chiến đấu nhằm kiềm chế mối đe dọa hạt nhân, ngay sau khi nhậm chức: “Các quy tắc phải là bắt buộc. Sự vi phạm phải bị trừng phạt. Lời nói phải có nghĩa gì đó. Thế giới phải sát cánh bên nhau”.
Như tình hình hiện nay, Obama có khả năng giành được sự ủng hộ cho một chiến dịch ném bom từ Thượng viện do đảng Dân chủ nắm giữ, nơi đã thảo ra một nghị quyết lưỡng đảng áp đặt những giới hạn về khoảng thời gian của một hoạt động tác chiến. Nhưng Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát sẽ khôn ngoan hơn. Trong khi Chủ tịch Hạ viện John Boehner và người đứng đầu đảng Cộng hòa tại Hạ viện Eric Cantor ủng hộ các cuộc tấn công nhằm trừng phạt Assad, Michael Steel, người phát ngôn của Boehner nói rằng họ kỳ vọng Nhà Trắng sẽ “giữ vai trò lãnh đạo trong bất kỳ nỗ lực trừng phạt nào”. Có nghĩa là: Obama đang đơn độc. Các thành viên Hạ viện không chỉ ngờ vực tổng thống. Hạ viện cũng đã bắt đầu tính toán các phí tổn của chiến tranh không ngừng. Nghị sĩ Trey Radel, một đảng viên đảng Cộng hòa ở Florida, hỏi: “Mục đích cuối cùng bên trong những đất nước này là gì? Chúng ta đã đạt được gì với việc đánh mất nhiều sinh mạng như vậy?”.
Các phụ tá của Obama giờ đây đang điên cuồng chạy nước rút nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các thành viên còn đang lưỡng lự. Các thành viên tiến bộ thuộc đảng Dân chủ cảnh giác với một cuộc xung đột bỏ ngỏ, và một số người thì đang tích cực tham gia yận động chống lại một sự nghiệp được tổng thống từ đảng của chính họ bảo vệ. Trong một buổi thông báo tình hình qua điện thoại vào ngày Quốc tế Lao động cho những người thuộc đảng Dân chủ ở Hạ viện, Hạ nghị sĩ bang Minnesota Rick Nolan đã “lên lớp” Ngoại trưởng John Kerry về những hiểm họa của tình trạng sa lầy ngoại giao khác, ví cuộc xung đột ở Syria với Việt Nam. Theo một quan chức biết rõ về cuộc thảo luận, Noland đã chất vấn: “Có phải chúng ta đã quên mất những bài học ở Đông Nam Á?”.
Nhưng đây không phải là Việt Nam, như Kerry, người từng bị thương ở đó, biết rõ. Và các quan chức an ninh quốc gia của Obama đang thận trọng giải thích tại sao điều đó còn hơn cả là một cuộc nội chiến được cục bộ hóa. Họ lập luận rằng việc không hành động gì sẽ khuyến khích các kẻ thù khu vực, những người gây ra mối đe dọa an ninh trực tiếp cho Mỹ. Kerry nói với một tiếu ban Thượng viện vào ngày 3/9: “Iran đang hy vọng các bạn nhìn về hướng khác, Hezbollah thì đang hy vọng chủ nghĩa biệt lập sẽ thắng thế”. AIPAC, nhóm vận động hành lang thân Israel với ảnh hưởng to lớn trong số các đảng viên đảng Cộng hòa của Quốc hội, đã coi sự can thiệp của Mỹ là sống còn đối với các lợi ích an ninh của Israel.
Những lập luận này sẽ không giải quyết được những cuộc khủng hoảng bản sắc mà cả hai đảng đã và đang trải qua trong suốt một thập kỷ hoặc hơn thế. Kể từ sau vụ tấn công khủng bố 11/9, các đảng viên đảng Cộng hòa điển hình đã thuyết giáo một học thuyết về sự can thiệp bằng vũ lực nhằm truyền bá dân chủ, trong khi các đảng viên đảng Dân chủ theo chủ trương hòa bình đã cảnh báo trước các hiểm họa của những sự dính líu không ngừng. Nhưng những lời cảnh báo đó đã mờ nhạt. Giờ đây các đảng viên đảng Dân chủ đang có thiện cảm với những giá trị của sự can thiệp mang tính nhân đạo, trong khi phe cánh theo chủ nghĩa biệt lập của đảng Cộng hòa đang lớn mạnh, được nuôi dưỡng bằng sự rối loạn về kinh tế, sự trỗi dậy của phong trào Tea Party và một thập kỷ chiến tranh gây đau khổ. Một phụ tá ban lãnh đạo thuộc đảng Dân chủ ở Hạ viện nói: “Điều này dường như đã không phá vỡ những ranh giới truyền thống ở bên này hay bên kia lối đi”.
Cho dù Pelosi có thể tập hợp được các đảng viên đảng Dân chủ, thì những người thuộc đảng Cộng hòa có khả năng chia rẽ một cách sâu sắc. Dan Senor, một cố vấn có tư tưởng tân bảo thủ cho George w. Bush nói: “Sự phản đối mang tính bảo thủ đối với sự can thiệp ở Syria là triệu chứng của điều gì đó lớn hơn: các đảng chính trị thúc đẩy một quan điểm theo chủ nghĩa biệt lập mới khi đảng của họ không ở trong Nhà Trắng”. Nhưng ngay cả nếu quan điểm đó chỉ đơn thuần là điều nhất thời thì việc bỏ phiếu sẽ đẩy nhanh xung đột mà sẽ gây ảnh hưởng dội lại trong suốt các cuộc bầu cử sắp tới. Sự im lặng của nhà lãnh đạo Thượng viện thuộc đảng Cộng hòa Mitch McConnell về Syria – ngay cả trong các cuộc họp kín cấp cao – đã minh chứng một cách hùng hồn: dù có ảnh hưởng thế nào chăng nữa, McConnell biết rằng ông sẽ phải đối mặt với hậu quả không lường trước được từ những người tham gia phong trào Tea Party ở Kentucky trong nỗ lực tái bầu cử vào năm sau. Và cuộc bỏ phiếu này có thể đưa một số ngôi sao chính trị sôi nổi nhất của đảng Cộng hòa, bao gồm cả các Thượng Nghị sĩ Rand Paul và Marco Rubio, ra đấu với nhau trước cuộc bầu cử sơ bộ cho chức tổng thống vào năm 2016.
Khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, đảng Cộng hòa có thể chia rẽ thành những người có quan điểm ôn hòa ủng hộ tổng thống, những người không thích Obama mà phản đối ông theo phản xạ, những người phản đối sự can thiệp và một nhóm nhỏ các đảng viên đảng Cộng hòa cho rằng Obama đang can thiệp chưa đủ. Ứng cử viên Thượng nghị sĩ Liz Cheney, con gái của vị “kiến trúc sư” cho cuộc chiến tranh Iraq Dick Cheney, đã nói trên đường đi vận động tranh cử tại Wyoming rằng bà phản đối một cuộc tấn công nhằm trừng phạt việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt của Chính quyền Assad. Lý do bà đưa ra là tổng thống đã thất bại trong việc xây dựng một kế hoạch can thiệp với những mục tiêu được vạch rõ.
Tất cả những sự cá cược đã kết thúc
Ngoài bản thân Obama, không chính trị gia nào có được lợi ích vì đã phản đối cuộc chiến tranh Iraq nhiều hơn so với Pelosi. Bà đã giành được “chiếc búa” của Chủ tịch Hạ viện sau khi các đảng viên đảng Dân chủ quét sạch Hạ viện trong các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào năm 2006 và năm sau đó trở thành người ủng hộ sớm – nếu không nói là lặng lẽ – ứng cử viên phản đối chiến tranh với cái tên khôi hài. Từ lâu bà đã khiến việc lao vào cuộc chiến tranh tại Iraq trở thành vấn đề đặc trưng của bà, với tư cách là người lãnh đạo đảng lẫn thành viên của ủy ban Tình báo Hạ viện. Bà nói vào năm 2002, trước khi bỏ phiếu phản đối cho phép sử dụng vũ lực: “Tôi nói thẳng rằng việc đơn phương sử dụng vũ lực mà trước hết không dốc hết mọi phương thuốc ngoại giao và các phương thuốc khác và không thuyết phục người dân Mỹ thì sẽ gây hại tới cuộc chiến chống khủng bố của chúng ta”.
Vì vậy thật là mỉa mai khi một số những lập luận như vậy giờ đây được các đối thủ thuộc đảng Dân chủ “vay mượn”, những người tin rằng việc Mỹ hành động mà không có Liên Hợp Quốc là sai trái và sự dính líu vào cuộc nội chiến ở Syria sẽ gây xao lãng khỏi nhiều lợi ích cốt lõi của Mỹ hơn. Pelosi bác bỏ so sánh này. Bà nói về quyết định của mình: “Điều đó không đại diện cho bất kỳ sự thay đổi nào ở tôi. Cuộc chiến tranh Iraq không có giá trị thực chất. Ở Syria thì có. Và đó là điều tạo ra sự khác biệt”.
Như bà đã làm ngay khi dự luật về chăm sóc y tế của Obama có vẻ chùn bước vào năm 2010, Pelosi đã và đang thúc giục Nhà Trắng mở rộng chiến dịch quan hệ công chúng của mình. Bà đã thúc giục những người bạn thuộc đảng Dân chủ đọc tin tức tình báo mật mà bà cho rằng có tính quyết định. Bà cũng nói rõ ràng rằng bà sẵn sàng điều chỉnh cách diễn đạt bất kỳ sự cho phép nào để giành được phiếu bầu, kể cả các hạn chế có thể có về việc gửi binh lính tới đất nước này và các thời gian biểu cho việc kết thúc ném bom. Tuy nhiên, có những giới hạn trong sự linh hoạt của bà. Bà nói về điều luật: “Tôi nghĩ rằng có một số người đang nói rằng nó phải xác định số lượng các cuộc tấn công. Điều đó đi hơi xa một chút”.
Nhưng vấn đề lớn hơn là thuyết phục dân chúng rằng cuộc xung đột là hữu ích. Bà nói: “Điều này phải được đưa tới người dân. Họ phải ý thức được nhiều hơn, để biết tại sao một vị tổng thống đã chấm dứt hai cuộc chiến tranh, người biết rằng công chúng đã chán ngán chiến tranh, lại nói rằng tôi sẽ khởi xướng một cuộc tấn công thích hợp, có giới hạn ở Syria”.
Tuy nhiên, nói thì dễ hơn nhiều so với làm. Hơn 100.000 người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột Syria, chỉ với một phần nhỏ chết do vũ khí hóa học. Các phụ tá của Nhà Trắng đã nói một cách thẳng thắn rằng sứ mệnh của Mỹ tại Syria không phải là chấm dứt sự tàn sát hoặc kết thúc cuộc nội chiến thông qua sức mạnh quân sự. Đứng trước nỗi kinh hoàng này, cả Obama lẫn Pelosi đã cố sắng tập trung sự chú ý vào lợi ích an ninh quốc gia của việc chấm dứt sử dụng vũ khí hóa học. Pelosi hỏi, đề cập đến những cư dân ở miền Đông Damascus bị thiệt mạng trong vụ tấn công hóa học gần đây nhất vào ngày 21/8: “Nếu ông ta nã đạn vào họ thì điều đó sẽ tạo nên sự khác biệt gì? Rất nhiều. Bởi vì ông đã sử dụng vũ khí hóa học, mà đó là một mối đe dọa”.
Khi đứa cháu trai 5 tuổi của bà hỏi rằng những đứa trẻ bị Bashar Assad giết liệu có ở Mỹ, Pelosi đã phải đưa ra một lập luận khác. “Tôi nói, ‘À, không. Nhưng chúng là trẻ con, dù chúng ở bất cứ nơi nào’”. Đó là một lời biện hộ gây xúc động được các thành viên của cả hai đảng sử dụng từ lâu nhằm bảo vệ sự dính líu của Mỹ vào các cuộc xung đột ở xa. Lập luận của bà không phải là với đứa trẻ này; đó là lập luận với các thành viên ở chính đảng của bà về một câu hỏi mà không có được những câu trả lời hay. Pelosi từ chối mạo hiểm đánh cược xem mọi việc sẽ thành ra thế nào. Bà nói: “Hãy xem điều đó diễn ra thế nào”./.

Cua là thực phẩm ưa thích trong nhiều bữa ăn gia đình. Song, các bà nội trợ sẽ phát khiếp khi biết cua cũng được phù phép bằng "công nghệ" giả tạo như gắn chân, bơm bột mỳ trộn hóa chất làm gạch, trộn bùn giả cua đồng; cua bể giá siêu rẻ thực ra là cua chết...

Nghi án cua đồng nhiễm độc
Gần đây, các bà nội trợ bắt đầu thêm lo lắng khi hay tin cua đồng Trung Quốc đã được thả bí mật xuống các khu vực ven sông, kênh mương để người nông dân bắt đem lên chợ thành phố bán.
Theo tin đồn, loại cua này có hình dáng kỳ lạ, xuất hiện nhiều một cách bất thường, đóng thành tảng ở các kênh mương tại Nam Định, Thái Bình. Một số người dân xã Nam Hoa (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) cho biết, đặc điểm sinh học của “cua lạ” khác hoàn toàn với cua đồng. Cua đồng sống trong các hang, lỗ tại các bờ ruộng, bờ kênh, rạch; thường bò ra khỏi hang kiếm ăn, xong lại trốn vào hang. Lưng cua đồng có màu vàng sẫm, đều có 2 càng, 1 to 1 nhỏ... , trong khi “cua lạ” bò đầy đồng, cứ ra ruộng là “xúc” về được, mai có màu xanh nhạt, hoặc xám xanh, hai càng bằng nhau tăm tắp.
Những con cua có mai màu xanh đen và 2 càng bằng nhau khiến người dân nghi ngại
Do lượng cua nhiều khiến giá cua giảm gần 50%. Cua rẻ, nhưng nhiều người dân không dám ăn vì nghi ngại đó là cua do người Trung Quốc thả xuống từ đầu nguồn sông Hồng, trong cua có cấy trứng đỉa... (?!).
Trộn bùn giả cua đồng
Nắm bắt được thị hiếu thích mua cua đồng, nhiều người đã trộn bùn đất vào cua nuôi để trông chúng lấm lem như vừa được móc ngoài đồng. Thậm chí, người bán còn tạo độ hiếm bằng cách vài ngày mới bán một lần, bởi nếu bán hàng ngày người mua sẽ không tin đó là cua đồng thật.
Cua nuôi trộn bùn đất thành cua đồng, cua móc chính hiệu.
Cua trộn bùn được bán với giá cao và đắt hàng hơn hẳn so với cua thường. “Cua đồng giả này thường có giá 15.000 đồng/lạng, tương đương 150.000 đồng/kg trong khi cua thường được bán với giá 130.000-140.000đồng/kg.
Bắt cua đồng bằng... thuốc sâu
Chỉ cần xịt mấy giọt thuốc trừ sâu pha nước xuống đồng, khoảng 30 phút sau, tất cả cua đồng lớn nhỏ đều phải ngoi lên bờ. Công nghệ hủy hoại này được nhiều người dân hám lợi ở Quảng Bình dùng...
Người dân đưa thuốc trừ sâu để bắt cua đồng
Theo những người làm nghề bắt cua đồng ở huyện Lệ Thủy, phần lớn lượng cua đánh bắt được, họ đều nhập cho thương lái với giá dao động từ 30.000-50.000 đồng/kg. Thương lái sau khi gom hàng, đóng gói thì chuyển lên xe ôtô đưa ra Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tiêu thụ. Trong khi, các thực khách khoái khẩu món canh, bún riêu cua sẽ không hề biết: những con cua đồng họ vừa ăn được đánh bắt bằng thuốc trừ sâu!
Gắn chân, bơm bột mỳ trộn hóa chất làm gạch cua
Chỉ cần qua bàn tay "chữa trị" tài tình của người bán, đám cua ghẹ yếu, gãy càng, rụng mai, thậm chí đã chết sẽ trở nên tươi rói, bóng bẩy. Những con cua, ghẹ “thương binh”, “ngất xỉu” này sẽ được gắn lại càng và chân, sau đó ngâm vào thứ nước là hỗn hợp nước, hàn the và bột ngọt, có màu đục nhờ nhờ. Trong quá trình ngâm, thỉnh thoảng người chế biến còn cho vào nước một chất phụ gia hóa học đựng trong gói nhỏ nhàu nát không rõ nhãn mác.
Phần lớn trong số những con ghẹ này là đồ "phế phẩm" đã qua công nghệ chế biến.
Xong công đoạn ngâm ướp để phục hồi hình dạng cho đám cua, ghẹ, người ta xếp vào một rổ to cho ráo nước, chuẩn bị đến công đoạn bơm gạch. Hỗn hợp gạch giả gồm lòng đỏ trứng vịt, bột mỳ, chất bảo quản trộn lẫn với nhau, được bơm thẳng vào mai. Nhờ đó mà gạch không chảy, không phân hủy, không biến màu và con cua không chết.
Sau khi qua nhiều bước "tái sinh", toàn bộ số cua ghẹ chết trở nên căng mẩy, mai gồ lên những mảng gạch màu vàng rộm, nhìn khác một trời một vực so với hình ảnh nhợt nhạt, bốc mùi lúc trước. Kỹ xảo này còn được áp dụng đối với cua ghẹ đang sống. Như vậy, khách du lịch dù tinh tường cũng khó mà phân biệt được cua ghẹ đã qua "thẩm mỹ viện" khi con nào con ấy đã được chế biến thơm phức gừng sả.
Nước bún riêu chế từ... phẩm màu công nghiệp
Tại nhiều quán ăn trên địa bàn Hà Nội, một bát bún cua bán với giá chỉ 15.000-20.000 đồng, với rất nhiều gạch cua và đậu rán. Trong khi đó, trên thị trường, giá cua dao động từ 100.000-150.000/kg. Vậy tại sao bún riêu cua lại được bán với giá siêu rẻ như vậy?
Thật ra, phần riêu cua trong bún cua thường được các hàng quán chế biến theo công thức 8 phần đậu phụ dầm nát, 2 phần cua, một ít hành khô rồi đem xào lẫn để vị cua ngấm vào phần đậu phụ dầm. Theo lý giải của một người bán hàng, họ mà dùng thịt cua nguyên chất thì phải bán 40.000- 50.000/bát mới có lãi.
Hóa chất "chế" nước dùng cho bún riêu
Còn nước dùng thì được chế từ... phẩm màu công nghiệp. Người bán hàng thường sử dụng loại phẩm màu công nghiệp dùng cho sơn, dầu đánh bàn ghế. Nếu màu thực phẩm giá 300.000-400.000 đồng/kg thì phẩm màu công nghiệp chỉ 50.000 đồng/kg. Chỉ một chút chấm vào đầu đũa là cả một nồi bún riêu nổi váng gạch cua.
Điều hết sức nguy hiểm là phẩm màu công nghiệp có thể gây tổn thương cho hệ thống thần kinh và tiêu hóa của người ăn, dẫn tới nguy cơ rối loạn về thần kinh cũng như mắc các chứng bệnh ung thư.
Hạnh Nguyên (tổng hợp)

Đã tìm thấy các mảnh gốm sứ Việt ngoài Trường Sa

(Khoa học) - Cách đây 20 năm, chúng ta "đã tìm thấy di chỉ cư trú và các mảnh gốm, sứ Việt Nam do chất liệu bền vững cho nên không bị hủy hoại bởi môi trường biển" tại Trường Sa - PGS.TS Tống Trung Tín - Viện trưởng Viện khảo cổ học.

Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam vừa ký kết thỏa thuận chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn với tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2013 – 2018. Trong đó đáng chú ý có kế hoạch tổ chức điều tra, thám sát khảo cổ học các đảo nổi và khảo cổ dưới nước một số đảo chìm tại huyện đảo Trường Sa.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, báo Đất Việt đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Tống Trung Tín - Viện trưởng Viện khảo cổ học - người sẽ tham gia xây dựng kế hoạch cho trương trình điều tra, thám sát khảo cổ Trường Sa được dư luận hết sức quan tâm này.
PV: - Theo thông tin từ tỉnh Khánh Hòa, Viện Khảo cổ học và Khánh Hòa sẽ có kế hoạch dự kiến điều tra, khảo sát khảo cổ học các đảo nổi, đảo chìm tại huyện đảo Trường Sa do Việt Nam kiểm soát. Ông có thể cho biết thêm các thông tin cụ thể về dự án này?
 
PGS.TS Tống Trung Tín: - Thực ra, đây mới chỉ là kế hoạch dự kiến chứ chưa hình thành cụ thể. Hiện tại chúng tôi mới chỉ dự kiến khoảng quý I, quý II của năm 2014 sẽ tiến hành. Trên thực tế kế hoạch này cần nhiều thời gian chuẩn bị bởi việc điều tra, thám sát, khảo cổ ở khu vực biển đảo xa sẽ rất phức tạp và khó khăn.
 
Dự kiến sẽ có khoảng 10 người tham gia vào nhóm khảo cổ, tuy nhiên cần có sự tuyển chọn bởi môi trường tiến hành khảo cổ là biển đảo xa sẽ rất khó khăn chứ không đơn giản như đất liền.
 
Cụ thể nhóm tham gia sẽ là những người có kinh nghiệm khảo cổ và đặc biệt là khỏe mạnh để có thể đương đầu với sóng gió.
 
PGS.TS Tống Trung Tín - Viện trưởng Viện Khảo cổ học.
PGS.TS Tống Trung Tín - Viện trưởng Viện Khảo cổ học.
 
PV: - Ông có thể chia sẻ về những khó khăn mà nhóm khảo cổ đã lường trước rằng sẽ gặp phải?
 
PGS.TS Tống Trung Tín: - Như chúng ta đã biết, khi tiến hành thám sát, khảo cổ ở biển đảo xa cần có phương tiện di chuyển, các trang thiết bị máy móc thăm dò hiện đại… mà đơn vị tiến hành khảo cổ hiện nay không thể chủ động được. Do vậy muốn di chuyển hay nghỉ ngơi trong khu vực nơi đảo xa rất cần có sự hỗ trợ của lực lượng hải quân và chính quyền sở tại.
 
Tuy nhiên, do đây mới chỉ là kế hoạch chưa cụ thể, khi xây dựng bản kế hoạch chi tiết chúng tôi sẽ đề ra các phương án giải quyết khó khăn để nhóm thám sát, khảo cổ có điều kiện làm việc có hiệu quả.
 
PV: - Xin ông cho biết dự đoán triển vọng điều tra khảo cổ học sẽ thấy được những gì ở các đảo tại Trường Sa?
 
PGS.TS Tống Trung Tín: - Trên thực tế, việc nghiên cứu khảo cổ rất khó nói trước được gì. Hơn nữa việc khảo cổ lại được tiến hành ở các địa bàn đảo chìm, đảo nổi nơi mà các nhà khảo cổ học ít được tiếp cận vì vậy lại càng khó đoán trước.
 
Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức trong việc quan sát, nghiên cứu các đảo nổi, đảo chìm ở Trường Sa, tuy nhiên kết quả phải phụ thuộc vào thực tế tại đó.
 
Bên cạnh đó, các vấn đề như quy mô và phương tiện hỗ trợ của chương trình khảo sát khảo cổ cũng sẽ có ảnh hưởng lớn đến kết quả. Nếu nhóm thực hiện được thực hiện kế hoạch trên quy mô lớn, có tàu, có các phương tiện như radar, máy thăm dò định vị cùng với hệ thống kĩ thuật hiện đại đi theo sẽ có điều kiện tốt hơn để đạt những kết quả khả quan hơn.
 
PV: - Theo ông những hiện vật tìm thấy sẽ đóng góp thế nào trong việc khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam?
 
PGS.TS Tống Trung Tín: - Điều này phụ thuộc vào những hiện vật mà nhóm nghiên cứu tìm thấy được. Nếu chúng ta tìm được những di vật của người Việt ở đấy và xác định được tuổi của chúng thì đó sẽ là bằng chứng về các hoạt động của người Việt nơi đảo xa. 
 
Tuy nhiên việc nghiên cứu này cũng phải tiến hành hết sức cẩn thận và đòi hỏi có sự chính xác lớn và việc nghiên cứu lý giải thật kỹ lưỡng.
 
Cách đây hơn 20 năm, chúng ta cũng đã tiến hành thăm dò, nghiên cứu hai đợt ở các khu vực đảo chìm, đảo nổi do Việt Nam kiểm soát với kết quả đã tìm được nhiều chứng cứ góp phần khẳng định các hoạt động từ sớm và lâu dài trong lịch sử của người Việt ở các đảo Trường Sa.
 
PV: - Vậy kết quả khảo sát, nghiên cứu hai đợt đã tiến hành trước đây như thế nào?
 
PGS.TS Tống Trung Tín: - Đã tìm thấy di chỉ cư trú và các mảnh gốm, sứ Việt Nam do chất liệu bền vững cho nên không bị hủy hoại bởi môi trường biển.
 
Hiện tại, chúng tôi đang nghiên cứu, giám định lại theo các kết quả nghiên cứu mới các tài liệu đã thu được cũng như các tài liệu đang nghiên cứu trước khi giới thiệu rộng rãi với giới nghiên cứu và công chúng.
 
Xin cảm ơn ông! Ngọc Lê (Thực hiện)

Đinh Nhật Uy bị kết án 15 tháng tù treo vì kêu gọi phóng thích em trai mình là Đinh Nguyên Kha

RFS, 30/10/2013
Chuyển ngữ bởi nhóm Báo Lề Dân

Công-dân-mạng Đinh Nhật Uy vừa bị Tòa án tỉnh Long An kết án 15 tháng tù treo vào ngày 29/10/2013 vì đã đăng tải những bài viết phản biện trên mạng xã hội facebook, chiếu theo điều luật 258 Bộ Luật Hình Sự. Điều luật 258 quy định xử phạt tất cả mọi hành vi "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân". 

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) tuyên bố "chúng tôi tố cáo bản án nhằm đánh trả sự tham gia của Đinh Nhật Uy trong phong trào kêu gọi phóng thích công-dân-mạng Đinh Nguyên Kha. Mặc dù Đinh Nhật Uy được trao trả tự do với mức án treo, thì bản án này cũng cho thấy rõ là nhà cầm quyền sử dụng bản án như một chiến thuật nhằm tạo sức ép lên gia đình của các công-dân-mạng đối-lập đang bị cầm tù.


RSF còn kết luận "sự hiện diện của 400 công an mặc thường phục trong phòng xử án nhằm dựng cảnh một phiên tòa công khai, những áp lực trên các luật sư biện hộ cho Đinh Nhật Uy khiến cho một trong hai luật sư là ông Nguyễn Thanh Lương phải tuyên bố rút lui, và cũng giống như những vi phạm quyền bào chữa trong  vụ xử Đinh Nguyên Kha, cho thấy là các phiên tòa chỉ là những vở tuồng công lý với đoạn kết đã được chỉ định sẵn".


Theo như cáo trạng thì 4 ấn phẩm được xem là vật chứng của vụ án bao gồm : 1 bài viết mang tựa đề "những đảng viên dám nhìn sự thật" trong đó Uy "ghi lại nội dung nói chuyện giữa hai cán bộ đảng viên đánh giá về năng lực, cách thức điều hành đất nước của người đứng đầu chính phủ với lời lẽ xúc phạm"; một đoản tin thông báo về hoạt động của tổ chức "Tuổi Trẻ Yêu Nước", được biết là chống đối Nhà Nước; và hai bài viết "mang từ ngữ thô tục, xâm hại" tới thương hiệu Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội (Viettel) và Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT).


Tuy nhiên 4 bài viết kể trên có từ tháng 12 năm 2012, trong khi đó việc bắt giữ Đinh Nhật Uy trùng với sự khởi đầu của chiến dịch truyền thông kêu gọi thả tự do cho người em trai là Đinh Nguyên Kha vào tháng 6 vừa qua.      



Phiên tòa kết thúc với bản án 15 tháng tù treo, dưới hình thức quản thúc tại gia dành cho Đinh Nhật Uy. Mãn án, Uy còn bị một năm quản chế tại địa phương. Công-dân-mạng Đinh Nhật Uy được trao trả tự do lúc 15 giờ địa phương.
Manifestants venus soutenie Dinh Nhat Uy

Nhiều người tham gia biểu tình yểm trợ Đinh Nhật Uy bên ngoài Tòa án, trong khi đó gia đình của Uy thì bị giam giữ và ngăn cấm tham dự phiên tòa mặc dù đã có làm đơn xin chính thức. Khoảng 30 người tham gia biểu tình bị bắt giữ trong đó có Lê Ngọc Thành, Hành Nhân, Miu Mạnh Lê, Phương Uyên, Nguyễn Thị Nhung, Peter Lâm Bùi, Hư Vô và Hoàng Vi.
                                                                               

Dinh Nhat Uy condamné à 15 mois de prison avec sursis pour avoir appelé à la libération de son frère Dinh Nguyen Kha
Le net-citoyen Dinh Nhat Uy a été condamné le 29 octobre 2013 par le tribunal provincial de Long An à 15 mois de prison avec sursis pour avoir posté des critiques sur Facebook, en vertu de l’article 258 du Code pénal, qui punit tout “abus de libertés démocratiques contre les intérêts de l’Etat, et les droits légitimes et intérêts d’organisations et individus”.
“Nous condamnons ce verdict, rendu en représailles de l’implication de Dinh Nhat Uy dans la campagne en ligne appelant à la libération de son frère, le net-citoyen Dinh Nguyen Kha. Malgré la remise en liberté surveillée de Din Nhat Uy, cette condamnation illustre la stratégie des autorités de répression à l’encontre des familles des cyberdissidents emprisonnés”, a déclaré l’organisation.
“La présence de 400 policiers en civil dans la salle d’audience, utilisés pour donner l’illusion d’une audience publique, les pressions exercées à l’encontre des avocats de Dinh Nhat Uy et qui ont mené à l’abandon du dossier par l’un d’eux, Nguyen Thanh Luong, de même que les violations du droit à la défense lors du procès de Dinh Nguyen Kha, démontrent que les procès sont des parodies de justice dont l’issue est déterminée à l’avance”, a conclu l’organisation.
Selon la mise en accusation, quatre publications sont à l’origine de ce procès, un article intitulé “Ces membres du parti qui acceptent la vérité” dans lequel il décrit la conversation de deux cadres du Parti communiste qui évoquent, en termes offensants, les capacités des leaders du parti à gouverner le pays, une publication sur les activités de l’organisation “Patriotic Youth”, réputée hostile à l’Etat, ou encore des publications “insultantes” à l’égard de deux entreprises nationales, le groupe de télécommunications militaires, et l’entreprise des Postes et Télécommunications.
Alors que ces diverses publications remontent jusqu’à décembre 2012, l’arrestation de Dinh Nhat Uy coïncide avec le début de sa campagne de communication visant à obtenir la libération de son frère, en juin dernier.
A l’issue du jugement, Dinh Nhat Uy a été condamné à une peine de quinze mois de prison avec sursis, sous forme de résidence surveillée. Cette période sera suivie d’une nouvelle année en résidence surveillée. Le net-citoyen a été libéré à quinze heure, heure locale.
Manifestants venus soutenie Dinh Nhat Uy
De nombreux manifestants sont venus soutenir Dinh Nhat Uy aux abords du tribunal, alors que les membres de sa famille, empêchés d’assister au jugement malgré une demande officielle, ont été détenus pendant l’audience. Une trentaine d’activistes ont également fait l’objet d’interpellations alors qu’ils venaient soutenir Dinh Nhat Uy, parmi lesquels Le Ngoc Thanh, Hanh Nhan, Miu Manh Me, Phuong Uyen, Nguyen Thi Nhung, Peter Lam Bui, Hu Vo et Hoang Vi.
Dinh Nhat Uy avait organisé, par le biais de son profil Facebook, une campagne pour la libération de son jeune frère, Dinh Nguyen Kha, accusé de propagande contre l’Etat et condamné en août dernier en appel à quatre ans de prison. Dinh Nhat Uy risquait jusqu’à sept ans de prison selon l’article 258 du Code pénal vietnamien.
Le Vietnam se situe à la 172ème place du classement de la liberté de la presse établi par Reporters sans frontières et figure dans le Rapport Spécial surveillance 2013 ‘Les Ennemis d’Internet’.

Án tù vẫn treo trên đầu tất cả chúng ta!

Ảnh: Võ Quốc Anh (August Anh)

Danlambao – Việc Tòa án Nhân dân tỉnh Long An cho Đinh Nhật Uy “hưởng” 15 tháng tù treo không phải là sự “xuống nước”, khoan hồng với bị cáo, cũng không nhằm xả van dư luận blogger trong nước và xoa dịu cộng đồng quốc tế. Bản án đó thực chất là một sự lấp liếm, bao che cho hành động lạm quyền của công an, cho những sai lầm và bất cập của ngành tư pháp, và càng thể hiện rõ hơn bản chất hiếu thắng của một chính quyền mãi không trưởng thành.
Ngay sau khi Tòa tuyên án, thông báo “1 năm 3 tháng tù treo” đã được chuyển ra ngoài cho các blogger - “phóng viên vỉa hè, nhà báo tự do”. Phản ứng đầu tiên là ai cũng phấn khởi, mừng cho gia đình anh em Uy-Kha: Vậy là Uy được trả tự do; có thể coi đây như một sự lùi bước của chính quyền trước sức ép của giới blogger và các nhà hoạt động nhân quyền trong và ngoài nước. 
Song, chúng ta có thể bị niềm vui che lấp mất sự tỉnh táo, để rồi không nhận ra các vấn đề mà Tòa án của Đảng đã cố tình ém nhẹm đi. 
Thứ nhất là, Tòa muốn dư luận quên đi sự tùy tiện và bạo quyền của ngành công an khi “bắt khẩn cấp” Đinh Nhật Uy vào ngày 15/6/2013, bất chấp việc Uy không thuộc diện phải bắt khẩn cấp. Vụ bắt giữ Uy diễn ra chỉ vài tháng sau khi Uy lập Facebook để bày tỏ những bức xúc của anh về chuyện công an bắt giam em trai Đinh Nguyên Kha. Chẳng còn lý do nào khác để giải thích cho hành động bắt bớ đó, ngoài một thực tế: Công an tức tối, cay cú vì bị Uy chỉ trích, nên bắt giam cho bõ ghét.
Thứ hai là, Tòa muốn chữa thẹn cho Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Tân An và tỉnh Long An vì bản cáo trạng lố bịch của họ – một bản cáo trạng cho thấy trình độ thảm hại của ngành tư pháp, dựa trên một bản kết luận điều tra cũng thảm hại như thế của ngành an ninh. 
Sự thật là, với những lập luận của bản cáo trạng ấy và với đám “tang vật vụ án” mà công an thu được, một chính quyền đàng hoàng sẽ không có cách nào kết tội Đinh Nhật Uy. Sự thật là Đinh Nhật Uy vô tội và do đó phải được trắng án và nhận bồi thường. 
Tuy nhiên, các quan tòa cũng rất hiểu điều đó. Họ ý thức được rằng nếu tuyên bố Uy vô tội, trắng án, Tòa sẽ còn phải có nghĩa vụ xin lỗi và bồi thường thiệt hại cho Đinh Nhật Uy vì bốn tháng giam giữ tùy tiện. Vì thế cho nên Tòa không thể nào không kết tội Đinh Nhật Uy. Và đó là điều thứ ba tòa án của Đảng muốn ém nhẹm, với bản án bất công và vô lý của mình: Nghĩa vụ bồi thường cho người bị oan.
Phải đòi công lý – cho Uy và cho các blogger
Tòa án của Đảng muốn chúng ta quên đi thì chúng ta càng phải nhớ. Tòa muốn ém nhẹm nghĩa vụ xin lỗi và bồi thường, thì chúng ta càng phải đòi Tòa thực thi nghĩa vụ đó. Nói cách khác, không thể chấp nhận bản án lấp liếm của tòa Long An dành cho Đinh Nhật Uy. Chấp nhận “15 tháng tù treo” tức là đồng ý rằng Đinh Nhật Uy vẫn có tội – tội dùng Facebook nói và viết những điều chính quyền không thích. Án tù treo đó không phải chỉ dành riêng cho Đinh Nhật Uy, mà nó đang lơ lửng trên đầu tất cả chúng ta, những người sử dụng blog và mạng xã hội để nói lên suy nghĩ của mình. 
Bốn tháng tù oan, một đám cưới bị hủy, một công việc bị mất, một mảnh ruộng của gia đình bị bán, và bao nhiêu nước mắt mẹ chảy hàng đêm... đó là những thiệt hại có thật của một công dân, mà chính quyền công an trị, nhân danh bảo vệ “lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức, công dân”, đã ngang nhiên gây ra.
Được biết, Đinh Nhật Uy cũng không đồng tình với bản án và sẽ kháng cáo. 
Nhiều người nghĩ rằng Đinh Nhật Uy là trường hợp đầu tiên trên thế giới phải ra tòa vì đã... xài Facebook. Chúng ta hãy lên tiếng để đây sẽ là trường hợp đầu tiên ở Việt Nam, chính quyền phải xin lỗi và bồi thường cho một công dân bị chà đạp quyền tự do ngôn luận.

Một Câu Đáng Lưu ý Từ An Ninh – A Noteworthy Answer from a Vietnamese Security Policeman

Phạm Hồng Sơn

(Bilingual)

Khoảng chục nhân viên an ninh mặc thường phục đang ngồi gác ngay trong ngõ 72 B Thụy Khuê, Hà Nội lối vào nhà tôi, trong đó có nhiều anh em đã trở thành quen mặt. Đa phần đều còn rất trẻ, tuổi trung bình chắc chỉ khoảng dưới 30, trông hiện đại và khôi ngô. Nhưng khi tôi hỏi về lý do cấp trên của họ lại điều anh em xuống canh gác nhà tôi như thế, mọi anh em đều lảng tránh duy có một người nói: “Hôm nay chúng tôi được lệnh không để anh đi ra ngoài.” Như vậy, chính quyền lại tiếp tục cố ngăn cản không để tôi gặp một vị khách quốc tế - cũng là một vị khách cao cấp của chính quyền đang thăm Việt Nam.



Luật pháp nào cho phép ruồng bố nhà và ngăn cản quyền tự do đi lại của công dân?"


Dĩ nhiên đây không phải là câu hỏi tôi đặt ra với những anh em đó vì ngay cả các ông lãnh đạo của ĐCSVN như Nguyễn Tấn Dũng hay Nguyễn Phú Trọng cũng không thể trả lời được.
Tôi chỉ nói với vài anh em đứng gần: “Các anh có thấy chế độ này quá tệ không? Nếu sau này con các anh cũng sẽ như tôi, hoặc chính các anh cũng sẽ như tôi, và chính quyền lại đưa người xuống ruồng bố nhà của con anh hoặc chính nhà các anh, các anh thấy sao?
Tất cả im lặng. Bỗng có một anh nói như buột miệng: “Được lúc nào biết lúc ấy thôi, anh Sơn ạ.



(Ảnh phía dưới chụp ngày 16/09/2013: các biển cấm vào, cấm quay phim chụp ảnh do công an để sẵn thường trực từ khoảng đầu tháng 09 đến nay)


A Noteworthy Answer from a Vietnamese Security Policeman

Pham Hong Son


Today I plan to meet with a high level official from a democratic government, who is visiting Vietnam, working on and finding facts related to human rights issue. But since mid-morning policemen have come to watch my neighborhood and this moment a dozen of them are snooping inside and outside the alley 72 B Thuy Khue, Hanoi, leading to my house. Most of the policemen are about under 30, all looking modern, cute and handsome. 



But no one answered my question: “For what reason your superior deployed you again to surround my house?” Only one said: “Today we were assigned not to let you go out.


Which law allows you to siege a citizen’s house and to deprive a free citizen of travel freedom?
Of course I did not pose this question to these policemen because no one from the authorities, nor high level officials like PM Nguyen Tan Dzung and the CPV’s Chief Nguyen Phu Trong, could give a legal answer.
I eventually said to those standing near me: “Don’t you recognize this regime so bad? How do you think in case the government send people to siege your house for your children ask for freedoms as I do now or for one day even you turn yourself a dissident?
Silence lasted for minutes until one mumbled: “How we can be certain about what happens tomorrow in Vietnam, sir?



(Pictures taken on September 16, 2013: these sign boards, reading “No Picture Taken”, “Restricted Area, No Trespassing”, have been set ready by policemen since about early September 2013)


 

Chỉ có người Việt mang hồn Việt mới sống chết với Tổ Quốc Việt Nam

Le Nguyen (Danlambao) - Chỉ có những người bị hội chứng hoang tưởng, bị các loại tâm thần phân liệt hay nói theo ngôn ngữ bình dân là điên nặng mới mất khả năng nhận thức, tư duy theo lý lẽ thông thường của cuộc sống đời thường và những người phát triểntự nhiên với bộ óc bình thường, ai cũng có thể nhận ra một điều rất đơn giản, là không ai hiểu ta, thương ta bằng chính bản thân ta. Từ đó suy rộng ra, mọi người lương thiện đều tương đối ít nhiều có thể hiểu được mức độ năng lực, khả năng cũng như chiều sâu tâm lý yêu thương, giận ghét thật sự của cá nhân mình, và đương nhiên nếu mình không yêu thương mình, không yêu thương người thân cật ruột, bạn bè lối xóm, những người anh em đồng bào cùng khóc cười theo mệnh nước nổi trôi…không thương nhớ cây đa cũ, bến đò xưa, con đường quê ngày hai buổi đến trường với nhiềukỷ niệm vui buồn, nhục vinh gắn bó…thì những điều đại loại như chuyện sống chết vì lý tưởng độc lập, tự do…vì thế giới đại đồng hay bài tỏ lòng thương yêu tổ quốc xa xăm, nhớ thương khóc lóc ông tây bà xẩm xa lạ không quen biết…hẳn ai cũng thấy rõ “ý đồ”, thấy có cái gì đó trái lẽ tự nhiên thiếu lương thiện, nếu không nói là gian manh, giả tạo!
Cách lý giải về hiểu biết, về yêu thương của bản thể lẫn khách thể vừa diễn giải chỉ ra rằng, chắc không ai hiểu cộng sản Việt Nam bằng người Việt Nam và không người Việt Nam nào hiểu cộng sản bằng những người cộng sản đã rời bỏ hàng ngũ cộng sản. Cũng như để vạch trần dối trá, tội ác cộng sản Việt Nam một cách chính xác, thuyết phục không ai làm hay hơn người Việt Nam, những người đã từng là nạn nhân, đã từng tin, nghe theo cộng sản, phục vụ cho đảng, chochế độ cộng sản và không ai yêu thương, sống chết với đất nước Việt Nam hơn con người Việt Nam. Vì thế muốn giải trừ kiếp nạn cộng sản, muốn xây dựng phát triển Việt Nam hiệu quả, không ai khác là phải do chính con người Việt Nam, những người đủ trải nghiệm hiểu biết cộng sản, đủ tâm huyết yêu thương, khao khát, cống hiến cho đất nước Việt Nam.
Nội dung bài viết này sẽ không bàn đến chuyện quá khứ bởi không ai thay đổi được quá khứ, dù biết rằng quá khứ là bài học hữu ích, là nền tảng điều chỉnh hành vi hiện tại để hoàn thiện, định hình cho cuộc sống tương lai và nội dung bài viếtchỉ bàn đến một số điểm then chốt về xây dựng, phát triển đất nước trong giai đoạn được gọi là đổi mới của đảng cộng sản Việt Nam.
Phải nói rằng trong giai đoạn được gọi là đổi mới về phương diện kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thựcchất chỉ là bắt chước, mô phỏng làm theo cái cũ của nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam trước năm 1975 nhưng được lãnh đạo cuồng tín, trí tuệ có vấn đề, ngờ ngệch bảo rằng “có đảng cộng sản mới có đổi mới” (?) và đổi mới song song tồn tại cả hai mặt tiêu cực lẫn tích cực - mặt tích cực được đảng, nhà nước thổi phồng phô trương, tuyên truyềnkhông tiếc lời nhằm làm giảm nhẹ lẫn che dấu những mặt tiêu cực gây hậu quả nghiêm trọng khó khắc phục cho nhu cầuphát triển quốc gia theo hướng giàu đẹp, bền vững và cho cuộc sống người dân được tự do, ấm no, hạnh phúc.
Chẳng hạn như khi hô hào đổi mới, cộng sản Việt Nam tháo gở được cấm vận, thoát khỏi vòng vây cô lập của thế giới tự do, thu hút đầu tư nước ngoài, nhận viện trợ tài chánh không hoàn lại, nhận được hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi với lãi suấtthấp, giao lưu thương mại thuận lợi, tiếp cận nền khoa học kỹ thuật hiện đại của các nước dân chủ giàu mạnh…giúp chobộ mặt Việt Nam sáng sủa hơn, cuộc sống vật chất có phần khá lên, nhất là thuận lợi trong công tác tuyên truyền, quabộ mặt hào nhoáng phồn vinh giả tạo thiếu thực chất, không bền vững nhằm che dấu, khỏa lấp những công trình, dự án, chính sách xây dựng, phát triển thiếu tầm nhìn chiến lược lẫn chiều sâu thực chất, khó nhận ra với cái nhìn hời hợt, lạc quan tếu của không ít người, rằng đảng lãnh đạo “tài tình, sáng suốt...” 
Bên cạnh bộ mặt hào nhoáng tích cực của đổi mới là những tiêu cực như nợ nần nước ngoài chồng chất trên đầu người dân ngày càng cao, khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa và các quan tham vô đạo đức cấu kết, tạo điều kiện cho các nhóm lợi ích hình thành xâu xé các nguồn viện trợ nước ngoài, xẻ thịt tài nguyên quốc gia vô tội vạ, tạo nên bất công trong xã hội, bất bình trong nhân dân là nguồn gốc của bất ổn kinh tế – xã hội, là nguyên nhân của bạo động lật đổ, làm cách mạng như lịch sử cách mạng của loài người đã từng diễn ra chứ không có thế lực thù địch nào gây ra mối đe dọa cho chế độ!
Hiện nay với những bất cập, lạc hậu, tồi dở do nhiều nguyên nhân hiện hữu, tồn tại trong nhà nước cộng sản Việt Nam và trong thời gian dài mấy mươi năm đã có rất nhiều chuyên gia quốc tế ở mọi lãnh vực ngành nghề bày tỏ thiện chí phân tích tình hình, tích cực đóng ý kiến cải cách thiết thực hữu ích cho đất nước, con người Việt nam. Có người tìnhnguyện làm cố vấn không công bán thời, có người làm việc toàn thời có nhận lương làm việc cho đảng, nhà nước cộngsản nhưng vẫn chưa có dấu hiệu tiến bộ khả quan. Bộ máy nhà nước Việt Nam vẫn như con tàu rệu rã đắp vá chỗ này lại gặp phải thủng vỡ chỗ khác nghiêm trọng hơn, vẫn lững lờ chìm nổi giữa giòng xoáy “luẩn quẩn” khủng hoảng, suy thoái không lối thoát.
Có thể những chuyên gia tài năng, hàng đầu của quốc tế “cố vấn” không hiệu quả trong hệ thống tổ chức chính trị ViệtNam, là bởi họ chưa hiểu được, chưa hiểu hết bản chất không trong sáng, thiếu thiện chí đổi mới, thậm chí đổi mới chỉ là chiêu trò giả vờ, mang tính đối phó để nhận được viện trợ, đầu tư nước ngoài của đảng cộng sản - đảng cầm quyền lãnh đạo toàn diện kinh tế, xã hội và các chuyên gia quốc tế với đầu óc quen nếp suy nghĩ trung thực, ngây thơ trong xã hội trong sáng, minh bạch đã chết ngộp với các bản báo cáo láo của các quan chức vừa gian, vừa bất tài của đảng cộng sản thì làm gì họ có được những lời cố vấn, những bản văn nghiên cứu chính xác để hoạch định những kế hoạch hữu hiệucho cải cách, đổi mới kinh tế - xã hội Việt Nam?
Hẳn ai cũng thấy trong những năm đầu đổi mới đã thu hút đầu tư lẫn viện trợ nước ngoài ồ ạt đổ vào Việt Nam giúp nâng cao mức sống tạo niềm tin, niềm hy vọng không nhỏ trong lòng người dân Việt Nam nhưng rồi sau một thời gian hứng khởi của đổi mới thì trong lòng kinh tế - xã hội, xã hội chủ nghĩa phát sinh các liên minh ma quỷ chằng chịt, chồngchéo lên nhau như: quan tham cấu kết với nhóm lợi ích; nhóm lợi ích hợp tác với băng đảng xã hội đen; băng đảng xãhội đen bắt tay với tham quan. Và chuỗi tam giác “tham quan – nhóm lợi ích – xã hội đen” như vòng tròn khép kín dựadẫm vào nhau cùng tồn tại, cùng ra tay tàn phá đất nước, cùng gây tội ác kinh hoàng hơn những gì đổi mới đem lại cho mặt bằng chung của đời sống người dân, cho đất nước tiến lên hùng cường, thịnh vượng.
Đã hơn hai mươi năm được gọi là đổi mới, bộ mặt vật chất bề nổi của đất nước Việt Nam có sáng sủa hơn như đường xá cầu cống, nhà ở sang trọng, chung cư cao tầng, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí phục vụ du lịch “hoành tráng”, đằng sau nó là những thân phận của không ít con người Việt Nam sống vô gia cư, chết vô địa táng…và các khu công nghiệp, vùng nông nghiệp nhà máy, công trường thi nhau mọc tràn lan vô tổ chức của những kẻ chân mang dép lốp, tóc còn bốc phèn, mộng mơ bay vào vũ trụ! Song song với lớp son chưng diện bề ngoài của nền kinh tế phát triển trên hoang mạc cát không thực chất, là những món nợ nước ngoài không hề nhỏ và chính sách phát triển kinh tế, xã hội thiếu chiều sâu, chỉ nhờ vào các khoản viện trợ không hoàn lại lẫn vốn vay ưu đãi có thời hạn cùng với những mục tiêu, chương trình phát triển được Liên Hiệp Quốc hổ trợ. 
Có lẽ không ít người biết viện trợ, hổ trợ của nước ngoài, kể cả của người Việt hải ngoại gởi về giúp thân nhân hơn hai mươi năm qua không hề nhỏ nhưng không có thống kê công bố chính thức của nhà nước cộng sản nên tạm sử dụng nguồn tính toán không chính thức của một chuyên gia ẩn danh ước chừng như sau: 
- ODA không hoàn lại: 6,67 tỷ đô la Mỹ. 
- Vay ODA ưu đãi: 30,83 tỷ đô la Mỹ. 
- Các khoản vay ưu đãi từ nước ngoài: 21,27 tỷ đô la Mỹ. 
- Các khoản vay được chính phủ bảo lãnh: 14 tỷ đô la Mỹ. 
- Trái phiếu địa phương: 0,7 tỷ đô la Mỹ. 
- Tổng dư nợ của doanh nghiệp nhà nước: 62 tỷ đô la Mỹ. 
- Tổng đầu tư nước ngoài FDI: 222 tỷ đô la Mỹ. 
- Đầu tư gián tiếp của nước ngoài: khoảng 30 tỷ đô la Mỹ. 
- Người Việt hải ngoại: trên dưới 200 tỷ đô la Mỹ. 
Tất cả trợ giúp gián tiếp hay trực tiếp đều có nguồn gốc từ việc ký kết các công ước quốc tế, hứa hẹn tuân thủ về nhân quyền, về thương mãi minh bạch công bằng, về bảo vệ môi sinh môi trường, về phục vụ mục tiêu hòa bình, về lợi ích chung của cộng đồng nhân loại…Thế nhưng sau hơn hai mươi năm đổi mới, với nguồn vốn khổng lồ, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các nước dân chủ tiến bộ, giàu mạnh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Việt Nam hội nhập vào đời sống chính trị văn minh nhưng nhà nước cộng sản Việt Nam không những không tiến bộ mà còn thực hiện những bước lùi đáng lo ngại, đáng thất vọng, là củng cố độc tài, gia tăng đàn áp, phát triển tội ác và quyền con người cơ bản không được cải thiện trong thực tế đời sống, ngày càng đi xuống cuối bảng danh sách hạng mục kém “chất lượng sống” của thế giới. 
Thời gian hơn hai mươi năm đủ dài cho thực hiện đổi mới, giờ nhìn lại kết quả đổi mới hay nói cách khác là tổng kết thực trạng đổi mới phơi ra trần trụi những bước lùi đáng sợ như: chính trị đầy dẫy bạo lực khủng bố; kinh tế hiển hiện dấu hiệu chết lâm sàng; văn hóa nằm dưới vùng trũng vô hồn mất dần bản sắc; xã hội băng hoại bất công tràn lan đáng kinh sợ…Tất cả đã đủ cơ sở để kết luận rằng, đảng cộng sản Việt Nam không thực tâm đổi mới cũng như không có khả năng tự đổi mới mà phải cần có lực đẩy tác động mạnh từ bên ngoài mới có thể tạo được chuyển đổi tích cực để đổi mới tốt đẹp hơn cho Việt Nam. 
Hơn hai mươi năm, thiện chí của các chuyên gia quốc tế, các tổ chức lợi nhuận phi lợi nhuận, các tổ chức chính phủ phi chính phủ dần dần nhận ra bản chất đổi mới với nhiều cam kết quốc tế của đảng cộng sản Việt nam chỉ là “hứa hẹn”, là lừa đảo khiến nhiệt tình hợp tác, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Việt Nam xây dựng, phát triển đổi mới phai nhạt, không còn hăm hở như lúc ban đầu, dù trong thực tế vẫn còn một số không nhiều cá nhân, tổ chức, chính phủ ngoài Việt nam bám vào mục tiêu hô hào “đổi” nhưng không tạo ra điều gì “mới” có thực chất trên mọi phương diện tổ chức đổi mới để làm bệ phóng cho bước chuyển đổi từ độc tài sang dân chủ của đảng cộng sản Việt Nam. Qua đó, không loại trừ khả năng, các cá nhân, tổ chức có yếu tố nước ngoài đến thời điểm này vẫn còn ủng hộ, đi theo phục vụ đổi mới giả tạo của chế độ độc tài cộng sản, không có lý do nào khác là vì quyền, lợi ích cá nhân, tổ chức lẫn tổ quốc của họ, cũng là hợp lẽ tự nhiên không có gì đáng chê trách? 
Điều quan trọng khác cũng cần nên hiểu là chính trị dân chủ phải đi đôi với kinh tế tự do, thị trường tự do và kinh tế thị trường là vùng tự do cạnh tranh, là nơi thi thố tài năng, là chỗ thể hiện năng lực lành mạnh của cá nhân tập thể, của địa phương vùng miền, của quốc gia quốc tế...Tâm lý chung của mọi người thường theo thứ tự ưu tiên là ai cũng nghĩ đến mình, gia đình mình, làng xóm mình, quốc gia mình rồi mới đến thế giới, đến vũ trụ bao la. 
Do đó, những người nước ngoài, những quốc gia văn minh sống trong cộng đồng nhân loại có thiện tâm muốn giúp Việt Nam thay đổi tốt đẹp hơn nhưng những “yếu tố nước ngoài” không ai sống chết với đổi mới Việt Nam và thiện chí cùng với lòng thương người có mức giới hạn của nó nên người ta cũng không ngần ngại buông tay, bỏ mặc những kẻ ngoan cố ngu dốt, cứ tự cho mình là khôn ngoan và với lối sống, nếp nghĩ khoa học, thực dụng trong nền kinh tế thị trường, người ta cũng không ngần ngại sử dụng ngôn ngữ cầu an cầu tài, nghi thức ngoại giao để chôn đối thủ cạnh tranh tiềm năng trong hoang mộ ảo tưởng chủ nghĩa, để “đối thủ” tự sướng ra miệng “...mình như thế nào ngưòi ta mới mời mình chứ...vị thế Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng đuợc nâng cao...” để khuyến khích “đối thủ” ngây thơ bám giữ độc tài như lời nói dối ngọt ngào đẩy đối thủ cạnh tranh vào tử địa. 
Cũng nên hiểu thêm rằng tự do, dân chủ, nhân quyền là giá trị chung của nhân loại và thể chế chính trị dân chủ qua thực tế tổ chức cai trị được chứng minh là công cụ hữu hiệu, là nền tảng xây dựng, phát triển có khả năng mang đến dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh trong thời hiện tại. Cũng như theo cách lý giải về hiểu biết, về yêu thương của bản thể lẫn khách thể ở phần mở đầu của bài viết này, thì không có người nước ngoài hay tư tưởng ngoại lai nào hiểu rõ thủ đoạn xảo quyệt của cộng sản Việt Nam hơn người Việt nam và không có yếu tố nước ngoài hay kẻ lai căng nào thánh thiện, cao cả đến mức hy sinh thân mình cho dân tộc, đất nước Việt Nam. Thực tế cuộc sống cho thấy, chỉ có người Việt Nam mới hiểu rõ bản chất lưu manh lẫn gian manh của đảng cộng sản Việt Nam, chỉ có người Việt Nam mới giải thoát được kiếp nạn cộng sản và chỉ có người Việt Nam mang hồn Việt Nam mới sẵn sàng chiến đấu “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” vì giá trị chung tự do, dân chủ, nhân quyền của nhân loại cũng chính là tương lai, là niềm hy vọng vươn lên của đất nước, dân tộc Việt Nam. 
Le Nguyen
danlambaovn.blogspot.com 

CÂU CHUYỆN SỬ DỤNG TIỀN CHÙA - BÀI TOÁN 5000 TỶ ĐỒNG

Khoảng 15.000 căn hộ 30m2 cho người thu nhập thấp, chừng đó đủ cho 1.000 ngôi trường cho các học sinh vùng núi khó khăn, đủ để trả lương của một doanh nghiệp 100.000 công nhân may mặc, phân phối cho 90 triệu người dân Việt Nam có một cuốn sách để đọc… Một con số không hề nhỏ, 4.800 tỷ, đó là dự toán ngân sách nhà nước nhằm chi cho các tổ chức đảng, hội, đoàn thuộc độc quyền quản lí của đảng CSVN. Con số này thuần túy là từ tiền thuế của dân, không bao gồm đảng phí hay các nguồn thu khác của đảng CSVN[1]

NHẬN DIỆN CON SỐ

Dự toán ngân sách năm 2013 trên trang web chính phủ [2]: 
+ Chi cho Văn phòng TW đảng CSVN: 1.959 tỷ
+ Ủy ban TW MTTQ Việt Nam: 65 tỷ
+ TW Đoàn TNCS HCM: 365 tỷ
+ Hội Nông dân (343 tỷ), Hội LH phụ nữ (166 tỷ), Tổng LĐLĐ (281 tỷ), Liên minh HTX (123 tỷ)
+ Chi hỗ trợ các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp (Hội nhà báo, Hội Nhà văn, Hội Luật gia,…): 504 tỷ.

Một khoản tiền lớn mà người dân è đầu cưỡi cổ gánh chịu, ngân sách cho văn phòng TW chiếm nhiều nhất với gần hai nghìn tỷ . Theo quyết định số 99-QĐ/TW, ngày 30-5-2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng thì các khoản chi hoàn toàn dành cho mục đích riêng: Chi mua báo, tạp chí, tài liệu (phục vụ các đảng viên), chi tổ chức đại hội Đảng, chi khen thưởng đối với tổ chức đảng và đảng viên, chi các hoạt động khác (tuyên truyền cho đảng, in ấn, phụ cấp…).

Trong khoảng ba nghìn tỉ còn lại chi cho các hội đoàn, mà thực chất hoàn toàn do Đảng chi phối.

Hội nhà văn Việt Nam không dễ bị phủ bác khi bị coi là tập hợp những cây văn nghệ “bồi bút” cho Đảng, tại điểm 3 Điều 2 điều lệ ghi rõ “Hội Nhà văn Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; Hội hoạt động theo đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng; chịu sự quản lý của Nhà nước và tuân thủ theo quy định của pháp luật nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.[3]

Hội Luật gia Việt Nam có dám đứng ra bảo vệ cho luật sư của mình khi bày tỏ quan điểm chính trị khác biệt, hay chỉ là công cụ tước chứng chỉ hành nghề khi nhận chỉ thị. Ngay điều đầu tiên của quy chế điều lệ đã ghi “Hội Luật gia Việt Nam đoàn kết, tập hợp rộng rãi […], dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”. [4]

THAM NHŨNG

Việt Nam, đã và đang sống trong một giai đoạn dài của tâm lý tiền nhà nước là tiền chùa, người ta chỉ cố gắng đục khoét nó. Các tổ chức hội đoàn của Đảng không chịu sự giám sát của các cơ quan độc lập, vốn dĩ lâu nay, sai phạm, tham nhũng đều do một tay ban kiểm tra đảng và đảng ủy các cấp xử lí. Tuyệt nhiên chúng ta chưa thấy một sự kiện hình sự to tát nào về các khoản thu chi nội bộ. Có lẽ, Đảng muốn giữ thể diện cho mình, vốn lấy tiền của dân nên không dễ trưng ra ánh sáng rằng tôi đã làm bậy với nó.

Trong một báo cáo [5] ra hồi năm 2010, số tiền trong Đảng vi phạm lên đến 4,2 triệu USD cho cấp Trung Ương và 3 triệu USD cho cấp địa phương chỉ tính riêng cho 16 tổ chức hội đoàn. Cũng theo báo cáo này, có hai vạn đảng viên bị xử lí liên quan đến tài chính, nhưng không rõ gồm những ai và xử lí hình sự ra sao, bởi lẽ đó là bí mật của Đảng.

Một trong những cánh tay đắc lực khác, vốn được cho là dân chủ nhất, Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, tham nhũng có lẽ là từ không thể thiếu một đợt lũ lên, bão tràn qua hoặc dịch bệnh hoành hoành. Chả thế, ở quê tôi, có lúc nói vui “Dân tan theo bão, mặt trận được mùa”. Hay như một cán bộ rất nhỏ thôi, Phó Chủ tịch MTTQ huyện Kỳ Anh trong hai năm ăn chặn tiền hỗ trợ làm nhà cho người dân nghèo diện chính sách đến cả trăm triệu [6]. 

Thực trạng này, chắc hẳn không chỉ xuất phát từ “sự hư hỏng của một bộ phận cán bộ đảng viên”, mà bởi cơ chế tài chính vốn không chịu trách nhiệm gì với dân.
XÃ HỘI DÂN SỰ

Trước hết, xã hội dân sự gồm nhiều tổ chức dân sự hoạt động dựa trên nguồn tài chính độc lập do sự đóng góp tình nguyện của các tổ chức, cá nhân. Vậy nên, trong xã hội dân sự, ngân sách nhà nước sẽ không phải gánh khoản chi phí năm nghìn tỷ/năm.

Lấy ví dụ, Đảng Cộng sản Anh (CPGB) khi còn hoạt động kiếm tiền rất khá bằng cách vận động cử tri, kinh doanh các mặt hàng lưu niệm, bán áo T-shirt để kiếm tiền nuôi đảng mà không hề được động đến một xu nào của ngân khố Vương Quốc Anh. Hay là, Đảng CS họ không không có quân đội và công an tuyệt đối trung thành nên họ hoạt động khác Đảng ta?

Thâm hụt ngân sách của chúng ta trong những năm qua luôn lớn, cớ sao chúng ta vẫn phải chấp nhận những khoản chi vô lí cho các tổ chức, hội đoàn vốn không do chúng ta bầu ra, không chắc chắn hoạt động theo mong muốn và lợi ích mà chúng ta?

Mỗi năm, chúng ta lại đón thêm hơn 1,5 triệu lao động, hầu hết là không thể sở hữu 30m2 để sinh hoạt. Bạn có thể hình dung, thờ ơ với tiền thuế chính mình.

Chú thích: (*) Con số trên chưa bao gồm ngân sách địa phương chi cho đảng, đoàn cơ sở.
Tài liệu tham khảo:


[1] Nghị quyết của Quốc hội khoá XIII số 32/2012/QH13 ngày 10 tháng 11 năm 2012 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, Quyết định số 342-QĐ/TW ngày 28-12-2010 của Bộ Chính trị ban hành Quy định về chế độ đảng phí.
[2] http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/solieungansachnhanuoc?categoryId=100002928
[3] http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh-69-2005-QD-BNV-Dieu-le-Hoi-Nha-van-Viet-Nam-sua-doi-vb20953t17.aspx
[4] http://www.hoiluatgiavn.org.vn/content/view/58/86/
[5] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/08/100812_vn_party_money.shtml

[6] http://danviet.vn/tieng-dan/ho-ngheo-bi-an-chantien-ho-trolam-nha/114542p1c36.htm
(Toquoc)- Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), Bộ Tư pháp Ngô Hải Phan đã khẳng định như vậy tại buổi tập huấn nghiệp vụ kiểm soát TTHC năm 2013.
"Qua Đề án 30 (rà soát TTHC-PV) có tới 88% văn bản hiện nay tính hợp lý chưa cao dù văn bản đó hợp pháp. Những văn bản hợp pháp mà không hợp lý sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Chính vì thế, phải xem xét, đơn giản hóa, loại bỏ những TTHC không hợp lý, không hợp pháp đã và đang gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, tăng cường trách nhiệm, kỷ luật hành chính trong cơ quan nhà nước"- ông Phan nói.
Tuy vậy, việc sửa đổi, thay thế những văn bản theo ông Phan là "rất phiền toái vì cơ quan nào cũng muốn bảo vệ văn bản, thủ tục mà mình xây dựng".
Ông Phan đưa dẫn chứng: khi giao cho các bộ, ngành tự rà soát TTHC của bộ mình thì hầu hết đều khẳng định, những văn bản đó là phù hợp. Tuy nhiên, khi tập hợp các bộ, ngành cùng ngồi làm việc với nhau thì lại phát hiện ra nhiều thủ tục không phù hợp, cần phải sửa đổi, thay thế.
Một vấn đề nữa là các cơ quan chậm cập nhật những thay đổi trong TTHC, dẫn tới việc người dân vẫn phải thực hiện những TTHC đã được cải tiến, sửa đổi, không được hưởng thành quả của công tác cải cách.
"TTHC thường xuyên thay đổi nhưng chúng tôi thấy tại nhiều cơ sở, các cơ quan cứ mang ép plastic các thủ tục đó lên để treo cho đẹp, thể hiện sự công khai, minh bạch. Nhưng thực tế, thủ tục đó đã thay đổi mà người dân vẫn phải tuân theo quy định đó. Tăng cường kỷ luật hành chính thì phải làm nghiêm túc chứ không phải cứ báo cáo thì đẹp nhưng người dân vẫn kêu"- ông Phan nói./.
Song Đào
 

Bác sĩ tử thần & Nâng trần nợ công

Đặng Ngữ
Hanoi-2602Ngày 22 tháng 10, công an đã bắt khẩn cấp ông Nguyễn Mạnh Tường, nguyên bác sĩ bệnh viện Bạch Mai, đồng thời đứng tên chức danh giám đốc trung tâm thẩm mỹ Cát Tường tại địa chỉ 45 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội để điều tra hành vi giết người. Trước đó, công an Hà Nội phát hiện một vụ chết người tại trung tâm Cát Tường mà nạn nhân, chị Lê Thị Thanh Huyền, trưởng phòng bán vé máy bay của một công ty du lịch, có nhu cầu hút mỡ và nâng ngực tại trung tâm. Nguyên nhân còn phải chờ cơ quan công an điều tra công bố. Ông Tường thú nhận mình đã ném xác chị Huyền xuống sông Hồng từ cầu Thanh Trì. Việc ông bác sĩ ném xác nạn nhận xuống sông thì đích thật tội ác, còn việc có giết người hay không thì phải bàn chứ không vội kết luận được. Cách đây chưa lâu, ngày 20/7/2013, đã xảy ra 3 trường hợp tử vong sau tiêm chủng vắc xin viêm gan B liều sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Nhưng không thấy cơ quan công an Quảng Trị bắt giam người nào để phục vụ công tác điều tra về hành vi giết người. Cuối cùng, kết luận về nguyên nhân tử vong của 3 trẻ sơ sinh sau tiêm vắc xin viêm gan B là do tiêm nhầm thuốc Oxytocxin. Không ai có tội, xem như huề cả làng. Chỉ có những ông bố bà mẹ mất con thì ngậm ngùi, phẫn uất với nỗi đau. Còn rất nhiều những vụ việc tương tự như thế xảy ra khắp nơi, không kể hết. Lần này, không lẽ vẫn tiếp tục do tiêm nhầm thuốc?
Việc ông bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường ném xác nạn nhân xuống sông được xem như giọt nước làm tràn ly, kích động những phẫn uất dồn chứa bao lâu nay. Cơn bão phẫn nộ khởi phát từ cộng động mạng: nào nguyền rủa, nào đòi công lý, đòi báo thù, thậm chí đòi treo cổ bác sĩ Tường, nếu được thì bằm ông ta cho lợn ăn, hay nhất thì thả ông ta xuống sông v.v và v.v…như cái cách ông ta làm với nạn nhân. Đám cháy lan nhanh từ nhà 45 đường Giải Phóng sang nhà 138A Giảng Võ, nơi đóng trụ sở của Bộ Y Tế (bây giờ người ta đã đổi tên thành bộ Tử Thần). Tội nghiệp công nương bộ trưởng lên ngồi ghế nóng chưa được bao lâu thì bao nhiêu sự cố dồn dập không phút giây ngơi nghỉ dù đã công cán sang tận trời Âu. Tờ PetroTimes (Thời Báo Xăng Dầu vốn dễ bắt lửa) cũng nổi xung thiên mà giật tít “Bộ trưởng Bộ Y tế nên từ chức!” và còn chua thêm thứ mà ngày nay còn lại rất ít “nếu có tự trọng”.
Nguồn: honcayeuthuong.blogspot.com
Nguồn: honcayeuthuong.blogspot.com
Ba ngày sau, có lẽ đã hết xăng tắt lửa nên bài báo bị rút xuống. Dĩ nhiên, ngay cả nếu công nương bộ trưởng có ý muốn rời con tàu thì tổ chức cũng chưa hẳn đã đồng ý như một vị chức sắc cao cấp có lần phát biểu “từ chức hết thì lấy cán bộ đâu mà làm”. Tự trọng hẳn cứ phải đợi đấy cái đã, hạ hồi phân giải. Nhưng giả dụ như bà bộ trưởng rời bộ tử thần, vị khác lên ngồi thay ghế nóng thì tình hình có khá hơn? Xin khẳng định luôn “vũ như cẫn, vẫn như cũ”, có khi tệ hơn nữa đấy. Có người khuyên rằng: người dân trước khi vào bệnh viện thì tốt nhất nên viết sẵn di chúc. Điên rồ nhưng xem ra rất có lý vào đêm trước tiến lên XHCN.
Tối qua, đài truyền hình phát bản tin về việc các đại biểu quốc hội tranh luận về việc nâng trần nợ công, điều chỉnh thu chi vì e chừng năm nay thu không đạt kế hoặch mà chi vẫn khẳm. Công nương Bộ trưởng Bộ Y tế đại diện cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Nói ác, cơ mà trúng cử đại biểu của Hà Nội, nơi xảy ra vụ việc bác sĩ Tường, không biết bà có tham dự họp không. Không thấy công nương phát biểu, chỉ thấy im lặng suốt buổi, đưa tay lên che lấy mặt, tránh ống kính truyền hình, dường như bà cảm thấy xấu hổ, động tác như thỉnh thoảng ta vẫn thấy ở nhiều nhiều phụ nữ trong các phóng sự xã hội trên truyền hình. Khi liêm sĩ nổi lên người ta thường lấy tay che mặt. Tự trọng dù còn chút xíu vẫn đáng được thông cảm. Bên cạnh bà bộ trưởng, một nữ đại biểu xinh đẹp khác đang phát biểu chân tình về việc nâng trần nợ công. Nữ đại biểu quốc hội khả ái cho rằng:
nâng trần nợ công, tất nhiên rồi, trong tình hình này chúng ta không có sự chọn lựa khác, để phục vụ cho phát triển, nhưng phải căn cơ, giống như phụ nữ đi chợ vậy, phải tính toán từng đồng, trong khi người dân chắt chiu từng đồng thì chính phủ cũng phải tính toán, từng đồng của dân, sao cho hiệu qủa, như phụ nữ vậy…tính toán từng đồng thuế của dân…
Sáng ngày 28 tháng 10, khai mạc kỳ họp đại hội đồng Hiệp hội Phát thanh truyền hình châu Á – Thái Bình Dương (ABU) lần thứ 50 diễn ra tại Hà Nội do Đài truyền hình Việt Nam đăng cai, với số lượng thành viên tham gia đông nhất từ trước tới nay. Kỳ họp đại hội đồng năm 2013 là lần thứ hai Đài truyền hình Việt Nam đứng ra đăng cai, sau sự kiện năm 2005. Theo lãnh đạo đài, ngoài cơ hội được học hỏi kinh nghiệm, sự kiện cũng là dịp để Việt Nam quảng bá hình ảnh, đất nước, con người, văn hóa xã hội đến bạn bè quốc tế.
Múa kiếm ở ABU hà Nội. Nguồn VOV.
Múa kiếm ở ABU hà Nội. Nguồn VOV.
Nghe lãnh đạo VTV ủy lạo lấn sân sang lĩnh vực văn hóa, du lịch…cũng thấy có lý như mọi thứ có lý khác vào đêm trước khi tiến lên CNXH. Trước khai mạc, VTV tường thuật buổi chiêu đãi qúy đài bạn một chuyến du ngoạn đến Tràng An-Tam Cốc-Bích Động. Không khí hồ hởi, vui vẻ và phấn khởi. Câu hỏi: VTV làm gì mà nhiều tiền dữ vậy? Phải chăng tiền túi của qúy ngài Tổng giám đốc Đài chăng? Hẳn nhiên không phải. Bởi qúy ngài, hàm tương đương bộ trưởng, thời cũng nhận lương từ từng đồng thuế chắt bóp của dân như bao nhiêu thuộc cấp ở VTV của ngài vậy. Nhìn sang bên, Bộ VH-TT & DL đương chuẩn bị cho kỳ ASIAD sắp đến. Bà Quyết Tâm vẫn đương gằn giọng:
…phải căn cơ, giống như phụ nữ đi chợ vậy, phải tính toán từng đồng, trong khi người dân chắt chiu từng đồng thì chính phủ cũng phải tính toán, từng đồng của dân, sao cho hiệu qủa, như phụ nữ vậy…tính toán từng đồng thuế của dân…
Ai nghe…ai nghe…chẳng ai nghe cả. Chỉ có những đứa đang còng lưng vì thuế má nghe những thanh âm dội vào vách núi vang vang. Người dân vẫn đang chắt bóp từng đồng để qúy ngài đang cai ABU, ASIAD…và có trời mà biết còn cái gì sẽ được qúy ngài đăng cai và tổ chức trong thời gian đến.
Giá như bác sĩ Tường vứt một trong số qúy công nương, qúy ngài xuống sông Hồng thì hẳn ông ta sẽ được phong anh hùng. Mọi chuyện lạ đời đều có thể xảy ra vào đêm hôm trước… Ai mà biết được cơ chứ.
Sài Gòn, 29/10/2013

Hiệu ứng tích cực từ những việc xấu

Võ Quốc 
1- Truyền thông nhà nước loan tin thẩm mĩ viện Cát Tường làm chết người vứt xác phi tang, dân chúng bàn tán ầm ĩ lên như chuyện lạ xưa nay. Chuyện nhỏ như con thỏ! Tai nạn giao thông cả nước mỗi ngày hơn 20 người chết, coi như chuyện thường ngày ở xóm, thì một mạng người chết đáng kể gì mà cứ rối lên như là giời sắp sập vậy. Việc này chỉ đáng để cho mấy bà buôn chuyện vỉa hè giết thời gian chứ làm gì đến nỗi truyền thông phải tốn công, tốn giấy mực đến thế!
Tuy nhiên, tin này cũng có những tác dụng tích cực, cảnh báo mấy con mụ lắm tiền nhiều của luôn nứng cật động cỡn, phè phỡn lên cơn hấp hãy dè chừng, đừng cho cái bọn bác sĩ thẩm mĩ sờ vào vú vào mông kẻo có ngày chết bất đắc kì tử. Số tiền hàng trăm triệu đầu tư vào cái của nợ kia thà dành để đi du lịch hay cho chồng con tiêu pha phung phí đi còn có ích bằng vạn cái trò làm đẹp của các quí bà! Đi ngược lại với tự nhiên thì chết là đáng đời lắm, còn than van nỗi gì! Bảo rằng cái lão bác sĩ Cát Tường kia y đức khốn nạn thì cũng chả phải . Hắn là người dám nghĩ dám làm, nhiệt tình vì khách hàng hết mực, sinh vì nghệ, tử vì nghề đấy chứ. Đây chẳng qua là tai nạn nghề nghiệp mà thôi. Nghề y sử dụng mạng người làm phương tiện nghiên cứu, gây chết người là thường. Tiêm vắc-xin làm chết hàng chục đứa trẻ là một ví vụ điển hình, sao không kết tội ? Thằng cha Cát Tường có máu liều cộng với lòng dũng cảm khiến hắn đã làm cái việc vượt quá trình độ khả năng chuyên môn, gây chết người, chứ hắn đâu có động cơ giết người. Việc làm của hắn không khác gì một bác sĩ ở bệnh viện công sau khi đã nhận tiền đút lót của người bệnh thì cố sống cố chết mà cứu chữa, mặc dù chuyên môn cũng chả ra chó gì! Hai kẻ này giống nhau cả thôi, đều hám tiền, mà người đời thì mấy ai không hám tiền. Còn cái việc vứt xác phi tang của hắn thì phải nhìn nhận về mặt lương tri và trách nhiệm công dân, chứ không thể quy về y đức được. Con người trong lúc hoang mang hoảng loạn đều có thể làm liều.
2- Vụ nổ nhà máy sản xuất pháo hoa của  bộ quốc phòng là một ví dụ điển hình về lối làm ăn tùy tiện thiếu cẩn trọng của nền kinh tế Việt Nam. Cái nước mình nó thế, cái nhà máy cỏn con vớ vẩn mà không quản lí và giữ được toàn, lại học đòi xây dựng, vận hành nhà máy điện nguyên tử thì làm sao nổi kia chứ! “Chưa vỡ bụng cứt đã đòi bay bổng”dân gian ví như loài chim ngu xuẩn. Chắc chắn sẽ đem thảm họa khủng khiếp dội lên đầu người dân trong tương lai. Cũng giống như thằng cha Cát Tường vậy thôi, lực bất tòng tâm. Chả biết các rô bốt được dán mác “đại biểu nhân dân” có ý thức được điều này hay không? Chắc chắn họ đã được lập trình sẵn để mà ấn nút thông qua dự án chết người này. Hệ thống chính trị này, nền kinh tế này, nền văn hóa này…làm sao mà giữ cho “quả bom nguyên tử” khỏi nổ tung, phá vỡ tan tành hết thảy mọi thứ !
3- VTV trung ương “vạch mặt” cái trò gian dối của các nhà “ngoại cảm” trong việc tìm hài cốt liệt sĩ. Hóa ra việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ  do nhà nước khởi xướng lâu nay chỉ là phù phiếm, chả có chút giá trị gì, chỉ tốn tiền ngân sách nuôi bọn lừa đảo. Cả nước xôn xao ầm ỹ lên cơn nhập đồng về chuyện tâm linh rồi kéo nhau ào ào đi rước xương cốt trâu bò mảnh sành mảnh chai về mà thờ cúng hương khói nghi ngút, cho rằng đấy là hài cốt liệt sĩ. Trong số hàng trăm, hàng nghìn bộ xương được cho là hài cốt liệt sĩ đã được quy tập về thì đâu là thật, đâu là giả, có trời mà biết. Chẳng lẽ bây giờ khai quật hết lên để thử AND? Tiền của đâu mà làm việc ấy ? Thôi thì thờ phụng cái nắm xương trâu mảnh sành cũng phần nào làm yên lòng người sống, coi như là mộ gió thì đã sao. Đấy cũng là hiệu ứng tích cực từ các nhà ngoại cảm rởm, giúp các nhà chức trách kiếm ăn. Nếu VTV không bới ra thì dân chúng vẫn tiếp tục bị lừa, mà bới ra cũng chẳng hay ho gì. Tuy nhiên nói ra sự thât vẫn hơn, để cảnh báo mọi người chớ tin vào cái đám ngoại cảm, thầy cúng thầy số bói toán bát nháo chi khươn này kẻo sẽ có ngày khuynh gia bại sản, chết mất ngáp.

Xã hội còn đầy rẫy những việc xấu làm cho người đời tỉnh cơn mê, chả làm sao nói cho hết  được, chỉ đơn cử 3 việc xảy ra gần đây làm ví dụ.
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quạn điểm riêng của tác giả

Sao mày không chào tao?

Nguyên Anh (Danlambao) - Một phó cục trưởng CSGT Đại tá Phạm Minh Tuấn vừa mới dạy cho nhân viên của mình tại thành Hồ tác phong của người chiến sỹ côn đồ an như sau: chỉ chào hỏi những người lịch sự còn ai vừa dừng xe đã hỏi sao mày không chào tao thì không cần phải chào!

Đại tá mất dạy Phạm Minh Tuấn [1]
Tại sao gọi hắn là đại tá mất dạy?
vì sau nhiều năm làm côn đồ an hắn đã quên bố nó lời dạy của cha già dân tộc cho nên cho rằng không cần phải kính trọng lễ phép với dân, một trong những lời dạy của bác M râu luôn được treo trước cửa cơ quan công quyền.
Ai sẽ là người lịch sự và ai sẽ là người không lịch sự theo quan điểm của đại tá Phạm Minh Tuấn?
Người dân Việt Nam sau nhiều năm bị trị dưới chế độ CS luôn có tâm trạng sợ hãi khi gặp người thừa hành pháp luật, dù biết bọn ma bùn này nó không hỏi thì thôi chứ khi nó đã hoạnh họe thì dứt khoát sẽ tìm ra cái cớ để mà vòi tiền thành ra ai cũng chọn cho mình cách giải quyết nhanh nhất là nhét tiền vào miệng chúng cho đỡ rách việc khỏi phải lập biên bản lên xuống kho bạc đóng tiền sau đó mới lấy lại được giấy tờ cần thiết, tất nhiên sau khi rời khỏi không ai không buột miệng xổ nho nhoi trời đất.
với bản tính hiền hòa thì khó có ai vừa dừng xe đã mày, tao, chi, tớ với đám lính của ông cho nên phát biểu của ông ngầm cho thấy kể từ nay bọn côn đồ an còn đảng còn mình thích thì chào không thích thì đ… chào vì cái bản chất của hắn và đám nhân viên dưới quyền chỉ là các tên thất học khi gần như ba tăng cho đám côn an càng ngày càng láo và cái chế độ mà hắn và các tên đang phục vụ trong đó chỉ là một chế độ cường quyền, các đảng viên ở giai cấp thống trị còn người dân là một dân tộc bị trị cho nên khỏi cần chào hỏi gì cả, luật là tao, tao là luật, cần thiết cứ ma trắc mà phang như ông Trịnh Xuân Tùng đã bỏ mạng cách đây không lâu.
Trở lại với việc đại tá côn an Phạm Minh Tuấn với phát biểu trên cho thấy gì?
Người dân sẽ thấy những tên côn an dưới quyền của ông là bọn cướp đường cướp chợ đúng theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, chúng xưa nay không bao giờ biết lịch sự do được tuyển chọn từ những thành phần lêu lổng, nhỏ không học lớn lên cũng làm đại úy mà Đại tá Tuấn là tấm gương điển hình cần nhân rộng.
Tiếc cho hắn với tư duy logic này vì sự tiến hóa của loài người luôn luôn vận động thay đổi và sự đảo lộn trật tự xã hội luôn được diễn ra, ngày hôm hay là ông nhưng nay mai hắn cũng sẽ là thằng, và khi ấy cái ông thằng của hắn với những phát biểu hôm nay sẽ làm cho hắn cúi đầu nhục nhã khi gặp mặt người dân.
Về tư cách tác phong của người thừa hành pháp luật dù ở Việt Nam hay bất cứ quốc gia nào khác khi muốn tiếp xúc người dân thì viên chức hành pháp bắt buộc phải chào theo điều lệnh, đó là một cách chào quân đội thể hiện mình là một người đại diện pháp luật chứ không phải kiểu chào hỏi xã giao thông thường giữa hai người thường dân với nhau dù là người vi phạm lịch sự lái xe hơi, anh xe ôm áo quần nhàu nát, hoặc các người chạy xe ba gác nghèo khổ thuộc tầng lớp cuối cùng của xã hội…
Tất cả đều phải được chào theo điều lệnh mà các người thừa hành đã từng được học, điều đó thể hiện một nhận thức trong đầu người hành pháp người dân là một cá thể độc lập mà nhà cầm quyền phải tôn trọng dù trong lúc đó họ có vi phạm luật giao thông hay gây tai nạn nghiêm trọng.
Đừng bào chữa hay ngụy biện cái suy nghĩ của mình ông Đại tá ạ, vì cái câu phát biểu ngu dốt của ông đã được đám bồi bút loan tin trên website của ông thầy Trần Đại Quang bằng giấy trắng mực đen hẳn hoi, do đó cái tư tưởng thổ tả của ông sẽ được người dân biết đến và hiểu rằng kể từ nay bọn côn an nhà ông sẽ lòi cái mặt thật của bọn chúng ra, chung quy cũng vì ông luôn tâm niệm nằm lòng cái câu:
Sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương bác Minh râu vĩ đại!
Dĩ nhiên học thuộc nằm lòng bài bản của một cha già dân tộc đã được quốc tế vinh danh là tên tội phạm diệt chủng thì đầu óc của ông cũng thuộc loại bại não không có gì khá hơn!
Mà bào chữa để làm gì khi Thủ tướng Ba Ếch luôn khoái những tên côn đồ an như ông, một đại tá Đỗ Hữu Ca dám vi hiến dùng quân đội đàn áp người dân còn lên lon thiếu tướng thì không nhẽ ông với giáo án mất dạy cùng người dân nước Việt lại không được ngài ghé mắt xanh?
An tâm đi đại tá, anh Ba sắp phong chức tướng cho ông rồi đấy…
Duy chỉ có điều không biết ông là tướng gì?
danlambaovn.blogspot.com