Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Tin thứ Sáu, 30-03-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<- Ngư dân bị Trung Quốc bắt: Bán nhà chuộc người thân (DV).  – 21 ngư dân bị bắt: Phía Trung Quốc vẫn đòi tiền chuộc (PLTP).  – Từ “bắt người đòi tiền chuộc” tới “đe dọa hạt nhân   –   (Hữu Nguyên). “Sự ‘trỗi dậy hoà bình’ của Trung Quốc mặc dù được nước này ra sức giải thích, ‘đánh bóng’ rằng sẽ không gây ra nguy hiểm cho bất kỳ quốc gia nào, nay đã bắt đầu lộ diện sự đe dọa bằng vũ khí hạt nhân. Như vậy ‘mối lo ngại Trung Quốc’ đương nhiên không phải là chuyện tưởng tượng nữa rồi, đặc biệt là với các quốc gia trong khu vực”. Mời xem lại bài đã điểm hôm qua: Cam kết hay đe doạ trắng trợn?  (VHNA). – Bùi Văn Bồng: TRUNG QUỐC NGÀY CÀNG VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG CAM KẾT “DOC” VỀ BIỂN ĐÔNG   –   (Người Lót Gạch).  - Vạch rõ âm mưu “đường lưỡi bò” (TN).  - Nghịch lý 16 chữ vàng và 4 tốt   –   (RFA).
- Trung Quốc cảnh báo chớ nên tập trận chung ở Biển Ðông     –   (VOA). - Trung Quốc vẽ bản đồ Biển Đông    –   (VOA). “Ông Trương Uẩn Lĩnh, Giám đốc Viện nghiên cứu Quốc tế thuộc Học Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nhấn mạnh bằng cách vẽ bản đồ, Bắc Kinh có thể củng cố tuyên bố về quyền tài phán ở Biển Đông và sau đó có thể có những hành động thêm nữa như khai thác các nguồn tài nguyên gần quần đảo Nam Sa mà Việt Nam gọi là Trường Sa”.
- Trung Quốc phản đối bất cứ nước nào gây phương hại tới chủ quyền và quyền lợi của Trung Quốc (CRI). “Đứng trước việc Phi-li-pin và Việt Nam dự định tổ chức cuộc tập trận chung trên Nam Hải,  ngày 29/3,  tại Bắc Kinh, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa và vùng biển xung quanh, Trung Quốc phản đối bất cứ nước nào gây phương hại tới chủ quyền và quyền lợi của Trung Quốc.”
- Philippines sẽ đề nghị Mỹ cung cấp thêm vũ khí (TTXVN).  – Philippines sẽ đưa hồ sơ Biển Đông ra Hội nghị ASEAN ở Phnom Penh   –   (RFI). – Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Cam Bốt sẽ được trắc nghiệm tại Thượng đỉnh ASEAN   –   (RFI). – Chuyên gia Nhật nhìn an ninh Biển Đông   –   (BBC).
- Người tốt việc tốt Hồ Cương Quyết   –   (Trần Kinh Nghị).  Còn đây là “Người xấu, việc xấu”: Ai đục bỏ chữ ANH HÙNG LLVTND trên bia mộ liệt sĩ Trần Văn Phương?   –   (Cu Làng Cát).  “… chính xã Quảng Phúc đã đục bỏ hai chữ ‘Anh hùng’ thì phải tự mình gắn vào đó, không có lý do gì phải xin xỏ, đó là đạo lý của sai phải sửa. Không thể làm trò mèo với người đã khuất. Phải hương khói và khấn vái rõ ràng, xin lỗi trước anh linh người anh hùng của chúng ta”.
- ĐIẾU CÀY, ANH BA SÀI GÒN VÀ TẠ PHONG TẦN SẮP ĐƯỢC ĐƯA RA XÉT XỬ   –   (VRNs/ Huỳnh Ngọc Chênh).  – Kỹ sư Vi Toàn Nghĩa: Lời kêu gọi giúp đỡ khẩn cấp (BoxitVN). “Tính mạng tôi đang bị đe dọa. Vừa qua, trong một vụ án mà tôi là người bị hại, do công an đã làm sai quy trình điều tra, tôi có thư kiến nghị lên ông Thiếu tướng, Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn Trần Đăng Yến. Tôi gửi vào lúc 11h00 ngày 28/3/2012, nhưng thật bất ngờ chỉ hôm sau (tức hôm nay ngày 29/3/2012 lúc 12h trưa) tôi nhận được điện thoại đòi gặp và dọa giết tôi”.
- Tản mạn về bản thông báo tình hình cải tạo của Cù Huy Hà Vũ (Nguyễn Tường Thụy). “Mình xin có lời khuyên với ban giám thị Trại 5 là, khi nào thấy Vũ cải tạo tốt, thi đua tốt thì hãy gửi thông báo cho gia đình gã. Hoặc là nếu gã có cải tạo kém, không chịu ‘thi đua’ thì cứ nói đại rằng tốt để cho các ‘thế lực thù địch’ chưng hửng, điên đầu. Âu cũng là mẹo của nghề chính trị vậy”.
- NHẬT KÝ MỘT NGÀY ĐẶC BIỆT CỦA PHƯƠNG BÍCH   –   (Nguyễn Xuân Diện). – Hai đứa trẻ   –   (Phương Bích).
- Hoa Kỳ – Việt Nam: nhân quyền hay dân quyền?    –   (BBC).  – Khống chế tôn giáo bằng những điều luật 88, 79, 87   –   (RFA). – 53% người Việt xem báo chí ‘có tự do’   –   (BBC).
Các cựu lãnh đạo góp ý sửa Hiến pháp (VNN). - Góp ý của các cựu lãnh đạo phải được phản hồi công khai (TN).  – Hiến pháp sửa đổi cần ghi nhận cơ chế bảo hiến (PLTP). – Thường Sơn: Sonadezi Long Thành: “Lời thề” nào cho Quốc hội? (TC Phía Trước).
- CHẾT CƯỜI! TỈNH HƯNG YÊN CĂN CỨ ĐIỀU LỆ ĐẢNG ĐỂ CƯỠNG CHẾ ĐẤT ĐAI   –   (Nguyễn Xuân Diện).  – Video Sáng 29-3 Nông dân Văn Giang làm việc với Thanh tra tỉnh hưng Yên – Phần 1 (CongbangPhapluat):
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=fjmvCZvaZbM.
Đây là cố tình để bịp dân, để cướp của dân, chứ không phải là tuyên truyền… Căn cứ điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam? ĐCS có ra cái điều nào trong điều lệ về cưỡng chế lấy đất của dân?
- Video Sáng 29-3 Nông dân Văn Giang làm việc với Thanh tra tỉnh hưng Yên – Phần 3   –   Phần 4   –    Phần 5   –    Phần 6   –   Phần 7   –   Phần 8    –    Phần 9   –   Phần 10   –   Phần 11   –   Phần 12- Phần 13   –     Phần 14   –    Phần 15   –    Phần 16   –    Phần 17   –     Phần 18   –    Phần 19   –    Phần 20   –     Phần 21   –    Phần 22 (CongbangPhapluat).
- TS Tô Văn Trường: Vài nhận xét về “Vòng tròn nhỏ” trong “vòng tròn lớn” của GS Tương Lai   –   (Người Lót Gạch).
Hải Phòng: 50 cán bộ bị xử lý trong vụ Tiên Lãng (VTV). - Về vụ cưỡng chế đất đầm ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Hàng chục cán bộ, đảng viên, tổ chức bị kiểm điểm, kỷ luật (SGGP).  – Tiên Lãng: Rầm rộ ở phút 89   –   (Cu Làng Cát). “Hải Phòng công bố ‘tự xử’ ở phút 89, nhưng thực sự đó chưa là kết quả cuối cùng, bởi ở cấp Trung ương chưa có ý kiến, lòng dân nhìn vào vẫn chưa thỏa đáng”.  – Bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Đoàn Văn Vươn): “Làm gì có chuyện nhà tôi không muốn thuê đất” (Dân Việt).  – Chính quyền Tiên Lãng luận tội ông Vươn   –   (BBC). “Có thể Ủy ban Tiên Lãng nắm được bí mật gì đó của Hải Phòng. Cho nên nếu ông rắn tay với tôi thì tôi sẽ nói ra hết tất cả những uẩn khúc đằng sau”. – Phỏng vấn ông Vũ Văn Luân, thư ký Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng: ‘Ông Vươn không vi phạm gì cả’   –   (BBC). Mời bà con bấm vào đâynghe audio.  – Đảng ủy Hải Phòng chính thức cho “chìm xuồng” vụ Tiên Lãng   –   (DLB).
Nghĩ kỹ khi thu phí từ tiền túi dân (VNN).  - Hạn chế sản xuất, tiêu dùng: Phí cao chả có lợi gì (VEF). - Đề án thu phí giao thông có “vượt qua” cửa ải Quốc hội, MTTQ? (GDVN).  - “Là ca sĩ nổi tiếng thì Mỹ Linh không có quyền phản biện à?” (GDVN). – Cái xe vẫn đặt trước… con bò? (TVN).   – Nhà giàu tậu được ô tô sao lại tiếc… con lợn còi? (PhunuToday). Bắt đầu có những lý sự cùn, những trò bới móc rẻ tiền để bảo vệ cho quyết định thu phí này, trong khi bản chất của vấn đề là ông Đinh La Thăng và những người “tham mưu” (nếu có), đã quá kém hiểu biết trong vai trò của mình, lại còn đưa ra quyết định ào ào, bị đe “thổi còi” thì lại vội vàng sửa tên cho loại phí, từ “phí lưu hành…” thành “phí hạn chế …” Sửa rồi lại đẻ thêm ra hàng loạt cái sai khác nữa.
Một ví dụ nhỏ, độc giả V.H. mới đây gửi tới một thắc mắc, là nếu gọi là “phí hạn chế phương tiện giao thông”, sao chỉ áp đặt cho “cá nhân” thôi, vậy thì phương tiện của nhà nước, của tổ chức thì sao? Không lẽ “họ” có cái quyền hơn những người dân, thỏa thích mua sắm, lưu hành phương tiện giao thông, và căn cứ vào đâu để cho “họ” cái quyền đó? Hay là giờ đây, ông Thăng lại bắt đầu nghĩ cách sửa tên cho cái phí đó một lần nữa, hoặc đẻ thêm ra một loại phí riêng cho cơ quan, tổ chức? Tóm lại, trong vụ này, tệ hại cả , pháp lý lẫn đạo lý. Còn một điều nữa là về tính khả thi, xin được bàn vào sáng mai. Mời xem thêm ý kiến tương tự: TS Nguyễn Quang Toản: Nếu thu, xe biển xanh cũng phải nộp phí (GDVN).
- Đàm Mai Đạo – Tôi ủng hộ ông Đinh La Thăng, nhưng…   –   (Dân Luận).  BTV: Nhiều người không muốn bỏ tiền ra đóng các loại phí, cho dù số tiền không lớn lắm, là do người dân không biết những người có trách nhiệm sử dụng đồng tiền của mình vào những khoản nào. Nếu Việt Nam có được một chính phủ minh bạch, công bố việc sử dụng đồng tiền của người dân vào các khoản nào một cách rõ ràng, có lẽ người dân cũng không ngại đóng.  – Lấy thuế dân cho cán bộ “Dưỡng Liêm” – Nên hay không?   –   (DLB).
- Tôi đi nộp thuế thu nhập   –   (TNCG). “Mình biết rằng một khi họ đã muốn phá công ty thì để tồn tại sẽ là một cuộc đấu tranh hết sức căng thẳng, lâu dài và mệt mỏi. Tuy vậy, một ngày được sống mình vẫn tuân thủ pháp luật và đóng thuế đầy đủ. Chỉ duy nhất mong một điều rằng: Chính quyền phải sòng phẳng trong từng cuộc chơi”.
<- CHẾT SẶC ! GIẢI PHÁP CẮT TRYM ĐỂ GIẢI QUYẾT ÙN TẮC  –   (Nguyễn Xuân Diện).  – CHỬI THẰNG HỌ PHÍ   –   (Sơn Thi Thư). “Giao thông: Ừ nhỉ ! Vậy theo chú thì anh phải làm thế nào để đỡ bị chửi ? Giao hợp: Chỉ cần bác chém gió in ít thôi, rồi làm việc gì thiết thực ấy, chứ bác chỉ trực đòi ‘móc túi’ người ta thôi thì chưa bị đấm vỡ mồm là may rồi, chứ chửi thì ăn thua gì!” – Mỹ Lệ có 4 ôtô gửi giải pháp tới Bộ trưởng Thăng (PhunuToday).
- Đại Vệ Chí Dị   –   (Người Buôn Gió).  “Nay thiên hạ rối ren, đập nứt, vỡ nợ, nông dân thì kiện triều đình mất đất, ngư dân thì bị Tề bắt giam đòi chuộc, giá cả lạm phát hàng ngày...”. – Bất ngờ và bất an   –   (Hữu Nguyên). “Những diễn biến dồn dập về chủ trương gia tăng các loại phí mới đây của ngành giao thông vận tải, cộng với việc giá cả gia tăng của nhiều mặt hàng thiết yếu khiến cho dư luận xã hội đang lo ngại về việc ngày đang có nhiều chính sách ban hành vội vã, thiếu cân nhắc gây hiệu ứng bất an cho cộng đồng”. – Lời hay ý đẹp (6): Sức dân, khoan…   –   (Nguyễn Thông).
- Tuyên án chung thân cho vợ nhà báo Hoàng Hùng  (TTXVN).     – Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Hòa Bình: “Chung thân là mức án phù hợp cho bà Liễu” (DT). - Nóng trong ngày: Bà Liễu một mình giết chồng (VNN). - Toàn cảnh phiên tòa xử vụ nhà báo Hoàng Hùng bị đốt (DT). Loạt bài của báo Người Lao Động: - Xử Trần Thúy Liễu: Nghe tòa hỏi, muốn… té ghế! (NLĐ). - Tin vào sự thật (NLĐ).   – Vụ bà Liễu đốt chồng: Vẫn còn nhiều dấu hỏi (TT).  - “Không bỏ lọt tội phạm” (?) (NLĐ).  - Chưa đi đến tận cùng vụ việc (NLĐ). – Trực tiếp phiên xử vụ án nhà báo Hoàng Hùng: Đề nghị làm rõ chi tiết 750 cuộc gọi và tin nhắn (NLĐ). Không thể tưởng tượng được một vụ án/vụ xử đầy dấu hiệu không bình thường. Rất nhiều tình tiết để đặt nghi vấn ông Tâm có dính líu tới cái chết của nạn nhân. Song họ đã “thông cung” qua hàng trăm cuộc gọi, tin nhắn? Về phía bà Liễu, do sợ bị “bới” thêm cái “tội” nặng hơn về đạo lý, cộng với những hứa hẹn, đe dọa, nên đã cắn răng nhận hết về mình? Về phía cơ quan tố tụng thì muốn “khoanh” vụ việc với những lý do chỉ họ mới biết, nên đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng (không công bố, đi sâu làm rõ nội dung các cuộc gọi, tin nhắn)?
- Ban Quản lý Thủy điện Sông Tranh 2 xử lý vết nứt sai (TP).‎ – Đập Sông Tranh 2: Bộ nói an toàn, tỉnh vẫn lo (24h).‎ – AN TOÀN TRÊN LƯỠI   –   (Sơn Thi Thư). “Hỏi: Căn cứ vào đâu mà nói chúng an toàn ? Đáp: Căn cứ vào… lưỡi ! Hỏi: Thế sợ nhất là cái gì không an toàn ? Đáp: Hạ cánh!
- Các bị cáo vụ Vinashin bị đề nghị từ 11 đến 20 năm tù (PLTP). – Nguyên Chủ tịch Vinashin bị đề nghị mức án 19 – 20 năm tù (báo Tuyên Quang). – Hiểu không?   –   (Lê Nguyên Hồng).
Bianfishco và 2 hộ nông dân cùng kháng cáo (NLĐ). - Đại diện theo ủy quyền của Bianfishco kháng cáo (LĐ). - Bianfishco kháng cáo (TN).
- Thêm một vụ án oan sai   –   (RFA).  – Thực trạng bệnh nhân tâm thần tại Việt Nam   –   (RFA).
- Chiều qua đưa tin Vịnh Hạ Long chính thức trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới mới (TN) mà chưa kịp thắc mắc, rằng sau những 4 tháng “đánh vật” để từ việc “tạm” công bố kết quả, giờ thì công bố “chính thức” mà chỉ vẫn vỏn vẹn có vài dòng vậy, không rõ số phiếu bầu bao nhiêu, bao nhiêu người Việt, bao nhiêu nước khác, xếp thứ mấy, được “trở thành”dựa trên những tiêu chí nào, hội đồng xét duyệt gồm những ai, nguyên tắc hoạt động ra sao v.v.. để khỏi nghi ngờ đây chỉ là một trò mèo kiếm tiền của một tay láu cá? Ráng chờ coi có gì thêm trong buổi họp báo hôm nay.
- Đà Nẵng phải thực hiện nghiêm Luật Cư trú (PLTP).
49 lao động Việt Nam tại Malaysia được truy lĩnh toàn bộ lương (TN).
- Thanh niên bảo là 15 thuyền viên Việt Nam kẹt ở Đông Timor, nhưng Tuổi trẻ thì nghi vấn 15 thủy thủ bị bỏ rơi tại Đông Timor? .
- Hoàng Lê: Bang Giao Của Vương Triều Mạc (Newvietart).
- 95. Tấm ảnh cũ của Việt Nam thành tia lửa khơi mào phong trào tìm kiếm những linh hồn phiêu diêu (Việt sử ký).
- Thủ tướng họp với các chuyên gia kinh tế và nhà khoa học   –   (RFA). =>
- 137 tỷ đồng kiểm soát giao thông đường cao tốc HN (TTXVN). - Nhật Bản viện trợ 137 tỉ đồng (TN). - Nhật giúp Hà Nội kiểm soát giao thông đường cao tốc (TBKTSG).
- Cộng hòa Czech có thể bán vũ khí công nghệ cao cho Việt Nam   –   (VOA). – Việt Nam dự định chế tạo máy bay không người lái UAV    –   (VOA).
- Hàn Quốc được chọn làm nhà thầu ưu tiên trong dự án xây dựng nhà máy điện nhân tại Việt Nam    –   (RFI). – Các hãng Đức ‘dừng điện hạt nhân’ ở Anh   –   (BBC).  – VN ‘ưu tiên Hàn Quốc’ trong dự án hạt nhân   –   (BBC).  – Việt Nam, Nam Triều Tiên ký kết nhiều thỏa thuận    –   (VOA).
- Bắc Triều Tiên chuẩn bị phóng hỏa tiễn, Mỹ ngưng viện trợ lương thực   –   (RFI). – Mỹ ngưng viện trợ lương thực cho Bắc Triều Tiên    –   (VOA). - Mỹ cắt viện trợ CHDCND Triều Tiên (TN).   – Tư lệnh Mỹ cảnh báo về đe dọa ngày càng tăng của Bắc Triều Tiên    –   (VOA).  – Trung Quốc: “Hòa bình tại Bán đảo Triều Tiên là lợi ích chung”  (TTXVN).
- Niềm hy vọng mới qua cuộc bầu cử 01/04 tại Miến Điện   –   (RFI).  – Aung San Suu Kyi : Tâm điểm cuộc bầu cử bổ sung tại Miến Điện   –   (RFI).
- Một nhà sư Tây Tạng tự thiêu tại Tứ Xuyên   –   (RFI). – Ảnh: Người Tây Tạng tại Ấn Độ phản đối TQ   –   (BBC).  – Mỹ: Thái độ của Trung Quốc gây thêm căng thẳng ở Tây Tạng    –   (VOA).
- Gia đình được thăm luật sư Cao Trí Thịnh trong tù    –   (VOA).
Cáo buộc về Bạc Hy Lai là ‘lố bịch’   –   (BBC).
- Giáo hoàng gặp Fidel Castro   –   (BBC).  – Đức Giáo Hoàng kêu gọi Cuba dân chủ hóa, đồng thời công kích cấm vận Mỹ   –   (RFI).
<- Bài dịch của Phạm Nguyên Trường: Havel vẫn sống – (Project Syndicate/ BoxitVN).
- Ông Putin bị tố cáo tham nhũng, khi còn làm việc tại St-Pétersbourg   –   (RFI).
Chuyển động quân sự mới tại châu Á – TBD (TN).
- Robert Kagan: Thế giới do Mỹ tạo ra (Kỳ 1)   –   Thế giới do Mỹ tạo ra (Kỳ 2) – GẶP GEORGE BAILEY: MỸ TRONG “TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỸ” LÀ SAO? (VHNA).


Trung Quốc cụ thể hoá đường lưỡi bò: Việt Nam cần đưa vấn đề này ra cơ quan tài phán quốc tế (SGTT).   - Không thể chậm trễ (TN). “…trên các website chính thức, không thấy có trang nào hệ thống các bằng chứng, lý lẽ của VN trong vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa một cách bài bản, mạch lạc để học sinh và người dân (không phải là các học giả) có thể lấy đó làm vũ khí lý luận, đấu tranh mọi lúc mọi nơi”.  - Nên có bộ truyện tranh lịch sử về Trường Sa và Hoàng Sa (SGTT).  -
TỚ ĐÓNG THUẾ (Văn Công Hùng).
- Nguyễn Văn Nhã sưu tầm và dịch: Chùm bài về Động thái ở Trung Quốc – Con Cháu Cách Mạng   –   (Người Lót Gạch). Bài đầu: Children of Revolution, WSJ đăng hồi năm ngoái, bản dịch lúc đó tại đây.
KINH TẾ
- Ngân hàng không thể tự bắn vào chân mình (Infonet).
- Ngưng huy động, ngân hàng quay sang giữ giùm vàng có trả lãi (TBKTSG).
- DN nước ngoài muốn hợp tác đầu tư tại Việt Nam  (TTXVN).
‘Thuốc bổ’ không cứu nổi đại gia chứng khoán (VEF).
Vàng sẽ “về” giá 36 triệu đồng/lượng? (VnMedia).
DN cắt giảm chi phí quảng cáo (PLTP).
Kiến nghị nhập gần 270.000 tấn đường (DV).
Thành lập nghiệp đoàn nghề cá (TN).
Thị trường điện lạnh vẫn “lạnh” (DV).
Túi vải lên ngôi (VEF).
Keo vàng, cọ bạc và nhà tỉ phú tương lai (Thiennhien.net).
- Giá iPad 3 nhanh ‘hạ nhiệt’ tại Việt Nam (VNE).
- Tổng giám đốc Apple thăm nhà máy Foxconn ở Trung Quốc    –   (VOA).  Tim Cook. =>
- Công ty điện lực TEPCO xin chính phủ Nhật cứu trợ khẩn cấp    –   (VOA).
- Ukraine vay tín dụng của Nga trả tiền mua khí đốt (TTXVN).
Xâm nhập thị trường Trung Quốc bằng đường chính ngạch (TN).
- Hàng xuất khẩu Trung Quốc được ưu đãi đủ kiểu (TT).
- Lỗ thủng nhỏ của Bong bóng Trung Quốc (National Interest/ TVN).
- Australia “trói tay” Công ty viễn thông Trung Quốc (ANTĐ).
Cận cảnh kinh tế Myanmar giai đoạn mở cửa (WSJ/VEF).
- BRICS họp Thượng đỉnh, tập trung thảo luận dự án lập một ngân hàng chung   –   (RFI). – Nhóm BRICS tiến tới việc thành lập một ngân hàng phát triển chung    –   (VOA).


Rau quả khó vào châu Âu (NLĐ). – Xuất khẩu rau quả sang EU: Cấm do không kiểm soát được (TT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Trần Phúc Tâm – Chúng ta có thật là con rồng cháu tiên?   –   (Dân Luận).
Nghỉ lễ Giỗ tổ: Hào hứng du lịch ‘bụi’, bình dân (VEF). - Nhớ ngày giỗ Tổ (Giadinh.net).
- Anh Tuấn – Đền Cuông: Truyền thuyết và lễ hội  (VHNA).
- Khai mạc Lễ hội truyền thống ở Cố đô Hoa Lư 2012 (TTXVN).
- Hồ Bạch Thảo: Tìm Hiểu Về Con Người Vua Tự Đức  (VHNA).
Quản lý tiền công đức: Bộ bảo nên, chùa bảo không! (DV).
“Dị nhân” viết thư pháp… trên hạt gạo (Nguoiduatin).
- Lễ tục Xa-a-ní của người Kor (TC Phía Trước).
- VỀ MỘT THỜI…HÀ NỘI ( KỲ 20)   –   (Nhật Tuấn).
<- Chào nhé, Dương Kiều Minh! (Quê Choa). – TIỄN BIỆT NHÀ THƠ DƯƠNG KIỀU MINH   –   (Văn Công Hùng).  – Thơ bầu bạn tiễn biệt Dương Kiều Minh  –   Chùm thơ Dương Kiều Minh (Trần Nhương).  – Nguyễn Ngọc Phú: DƯƠNG KIỀU MINH vẫn còn hơi ấm từ Củi Lửa (Lê Thiếu Nhơn).
- Đỗ Ngọc Yên: Nhìn lại giải thưởng thơ 2011 (Trần Nhương).
- LÊ VĨNH TÀI Thơ hỏi Thở – Kỳ 10 (Lê Thiếu Nhơn).
- Trần Đức Anh Sơn: KỂ CHUYỆN DÒNG HƯƠNG    –  “SÔNG HƯƠNG HÓA RƯỢU . . . ” (Nguyễn Trọng Tạo).
- Khánh Linh: HỌA SĨ THU GIANG – NGƯỜI LẤY BẠN CỦA BỐ LÀM CHỒNG (Nguyễn Trọng Tạo).
- Trịnh Thanh Thủy: Có hay không một nền kiến trúc Việt Nam đặc thù?  (VHNA).
- Nguyễn Yên Thế: Mùi Cỏ Cháy giữa mùa hoa ban (Lê Thiếu Nhơn).
Hàng loạt phim bom tấn được chiếu trong tháng 5 (DT).
Thanh niên làm phim về khủng hoảng việc làm (TN).
- Vietnam’s Got Talent: Sức hấp dẫn và nước mắt trẻ em (PLTP).
- HƠN 8 NĂM DAI DẲNG “CÔ GÁI VIỆT NAM” MỚI ĐƯỢC VỀ HUẾ (Nguyễn Trọng Tạo).
- Bút ký của Nguyễn Anh Tuấn: Nỗi buồn MẸ bên sông Đà (Lê Thiếu Nhơn).
- Thói hư tật xấu người việt trong làm ăn buôn bán (tiếp)   –   (Vương Trí Nhàn).
- Có lẽ báo Đất Việt phải mở mục “sáng tác văn học” để đưa vào những bài câu khách dạng này: Đêm tân hôn, chồng đòi tiền thiệt hại vì tôi mất trinh. Mới ngó cái tựa đã hình dung tác giả được gợi hứng từ câu chuyện “Cô dâu bị trả lại vì… không còn trinh tiết”. Không biết mấy thứ “văn học” ba xu núp bóng báo chí này có đóng góp gì vào khẩu hiệu xây dựng nền văn hóa “đậm đà bản sắc dân tộc”?
- Ngôn ngữ “Sát thủ đầu mưng mủ” vẫn gây nhiều tranh cãi (ANTĐ). Hy vọng rồi sẽ có ngày câu hỏi “có nên/được khuyến khích biếm họa chính trị ở VN hay không” cũng gây tranh cãi. Để khỏi bị cảnh đìu hiu làng biến họa báo chí, trong khi đã có nghị quyết 4 chỉnh đốn những hư đốn trong đảng, rồi những đề tài thú vị như vụ Đoàn Văn Vươn mới đây, mà hình như chẳng báo nào (dám) có lấy một bức tranh đả kích/châm biếm đám quan tham sâu mọt cả.
- Lê Kiều Như xuất bản tiểu thuyết vì đã lỡ viết mấy chục nghìn chữ (Tin khó tin).
- Truyền thống và hiện đại (Bà Đầm Xòe).
- Quang Đạo: Nghĩ về “Minh triết bảo thân” trong Kinh dịch  (VHNA).
- Tô mì Quảng “khủng” lập kỷ lục Việt Nam (TN). =>
- Người cao nhất nước Mỹ tìm mua đôi giày ngoại cỡ (TTXVN).
- Cắt giảm ngân sách và văn hóa ở Anh   –   (BBC).
Thảm họa bóng đá kinh hoàng: 20 cầu thủ tử nạn trên sông (DT). - 20 cầu thủ chết đuối kinh hoàng (ĐV).
- Báo chí VN vẫn được sử dụng hình ảnh EURO 2012 (TTXVN).  – VTV chia sẻ bản quyền như… đánh đố (DV).


GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Điều kiện ưu tiên xét tuyển vào đại học (TN). - Trường ĐH được tổ chức thi bậc CĐ (TT). – Không được cắt xén chương trình để ôn tập thi tốt nghiệp (NLĐ). – Ngành hẹp không lo ế (NLĐ).
- Tuyển giáo viên đi giảng dạy tại Lào (NLĐ).
- Tràn lan sách dỏm (TT).
- Dạy chữ cho trẻ vạn đò (NLĐ).
Mẹ GS Ngô Bảo Châu: “Con gái nhà Châu học mà như chơi” (GDVN).
<- Nguyễn Xuân Xanh: Tại sao người Nhật mê đọc sách ?   –   (Diễn Đàn).
Trẻ mầm non không có trường học (TN).
Người con đất Việt luôn hướng về nguồn cội (DT).
Hiệu trưởng bị Phó hiệu trưởng đề nghị cách chức vì lạm thu (DT).
Xử lý hai giảng viên “bán” điểm cho sinh viên (DV).
- Bị mẹ mắng, nữ sinh lớp 9 thắt cổ tự tử (LĐ).
- Độc giả T.K. vừa gửi tới đoạn ghi âm “TS.Lê Thẩm Dương chửi đồng nghiệp” và bình luận TS.Dương chửi đồng nghiệp với lời lẽ chả ra gì. Không trách được đám fan cuồng để bảo vệ ông ta cũng dùng những lời lẽ rất thô tục.” Mặc dù coi những hiện tượng kiểu này có vẻ mang tính cá nhân, cay cú, có màu sắc đấu đá nội bộ, nhưng để rộng đường dư luận, BS vẫn công bố.
Kì lạ học sinh chào cờ trên mái nhà (VNN).
- Mô hình xuất bản khoa học hiện hành quá lạc hậu? (Nguyễn Văn Tuấn).
- Dich tự động   –   (Nguyễn Vạn Phú).
Kích thước não quyết định kỹ năng xã hội (TN).
Xe tự lái của Google giúp… người mù tự lái xe (DT).
- Tàu vận tải vũ trụ của châu Âu lắp ghép với ISS (TTXVN).
- Phi thuyền chở hàng lớn nhất Châu Âu cập Trạm Không gian    –   (VOA).


XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Kịp thời cứu ngư dân bị nạn (TN). - Cứu nạn thuyền viên gãy chân trên biển (TT).
Lâm tặc triệt hạ cây gỗ quý trăm tuổi tại Kon Tum (VOV).
- Truy nguồn xăng “bẩn” tại cây xăng Đồi Nên (DT). – Tạm giữ 30 ngàn lít xăng kém chất lượng ở cây xăng Đồi Nên (TN).
Tạm giam 4 nghi can lừa đảo (TN). - Khởi tố vụ lừa kinh doanh du lịch qua mạng (VTV).  – 87.000 lượt người bị lừa trong đường dây kinh doanh đa cấp (TN).  – 87.000 lượt người bị đường dây đa cấp lừa 600 tỉ đồng (PLTP).
Đừng quay lưng với thịt heo! (NLĐ).
- Đoàn Lan: Bình đẳng giới ở Việt Nam: Bức tranh nhiều gam màu sáng (TC Phía Trước).
- Tản mạn: Trực chỉ miền Đông Bắc (Phạm Ngọc Tiến).
Bắt vụ vận chuyển gần 18.000 viên ma túy (TN).
Hôm nay, cháu Bích sẽ vắng mặt trong phiên xử Luyện (VTC). - Hôm nay, xét xử phúc thẩm vụ án Lê Văn Luyện (TN). - Nụ cười của Luyện- nỗi kinh hoàng của bé Bích (VNN).
- Tokyo trước nguy cơ sóng thần   –   (RFI).


QUỐC TẾ
Iran sẽ bảo vệ chế độ ở Syria (Gafin).  - Tổng thống Syria “khéo” né đạn hơn ông Gaddafi ? (VnMedia). - Các lãnh đạo Arập kêu gọi các bên ở Syria đối thoại (TTXVN).  – Thượng đỉnh Ả Rập không đòi Assad ra đi, cũng như vũ trang cho phe nổi dậy   –   (RFI).  – Các lãnh đạo Ả Rập duyệt xét nghị quyết về Syria    –   (VOA).  – Mỹ áp lực Syria về kế hoạch hoà bình   –   (BBC).
BRICS ủng hộ đối thoại ở Syria và Iran (NLĐ). - BRICS kêu gọi đối thoại về vấn đề hạt nhân Iran (TTXVN). - Mỹ bí mật chuẩn bị chiến tranh chống Iran (DV). - Mỹ có thể trở thành mục tiêu tấn công của Iran trên khắp thế giới (Gafin).
‘Cặp đôi hoàn hảo’ Putin – Obama sẽ giúp quan hệ Nga – Mỹ thăng hoa? (ĐV).
- Tay súng giết 7 người ở Pháp không được chôn ở Algeria    –   (VOA).
- Italy tịch thu hơn 1 tỷ euro tài sản của gia đình Gaddafi (Le Monde/ VOV).
- Hàn-Nhật-Trung tổ chức hội nghị ngoại trưởng 3 bên (TTXVN).
- Úc chưa giao quần đảo Cocos cho Mỹ (PLTP).
- Tìm mô hình hợp tác an ninh hàng hải cho Đông Nam Á (TN).
<- Trong cỗ máy chở đội quân tinh nhuệ nhất thế giới (VNN).
Máy bay quân sự Venezuela gặp nạn, 7 người thiệt mạng (VOV).
- Ý : Dự án cải tổ luật lao động của chính phủ Mario Monti bị phản đối dữ dội   –   (RFI).
- Tổng đình công và biểu tình tại Tây Ban Nha chống kế hoạch khắc khổ   –   (RFI). – Công đoàn Tây Ban Nha tiến hành tổng đình công   –   (VOA). - Tây Ban Nha chìm trong bạo loạn (Gafin).
- Ông Romney được 2 nhân vật quan trọng của đảng Cộng hòa ủng hộ   –   (VOA).


* VTV1: + Chào buổi sáng – 29/03/2012; + Tài chính kinh doanh sáng – 29/03/2012; + Tài chính kinh doanh trưa – 29/03/2012; + Tài chính kinh doanh tối – 29/03/2012; + Cuộc sống thường ngày – 29/03/2012; + Thời sự 19h – 29/03/2012.


THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

TRUNG QUC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ CHÍNH TRỊ NHẠY CẢM

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ năm, ngày 29/3/2012
TTXVN (Pari 20/3)
Báo Le Monde ngày 18/3 đã t chức thảo luận chuyên đề “Trung Quốc thời k chuyn giao chính trị” do Frangois Bougon, phóng viên chuyên trách khu vực Đông Á chủ trì, nội dung chính như sau:
+ Phải lý giải thế nào về việc loại bỏ Bạc Hy Lai?
 - Có hai khía cạnh cần quan tâm: Thứ nhất, thuần túy vấn đề địa phương gắn với Trùng Khánh; Thứ hai, gắn với tình hình chính trị và sự chuyển giao quyền lực nhân Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào mùa Thu tới. Trên phương diện địa phương, hành động của Bạc Hy Lai đã gây rất nhiều chỉ trích, đặc biệt trong vấn đề quản lý cuộc chiến chống tội phạm có tổ chức. Một số luật sư đã đứng ra tố giác những vụ việc lùm xùm, những trường hợp tra tấn các doanh nghiệp địa phương. Theo các luật sư, Bạc Hy Lai đã tiến hành cuộc chiến này để củng cố các tham vọng quyền lực ở cấp độ quốc gia, đồng thời cũng vì mục đích cưỡng đoạt tài sản của các doanh nghiệp địa phương.

+ Điều gì sẽ xảy ra với Bạc Hy Lai?
 - Có hai kịch bản khả dĩ nhất. Hoặc chính quyền trung ương chỉ quyết định phế truất cương vị số một của nhân vật này ở Trùng Khánh. Trong trường hợp này, ông có thể vẫn xuất hiện và giữ được vị trí nhất thời tại Bộ chính trị, nhưng sự nghiệp phía trước của ông sẽ chấm dứt. Kịch bản khác đáng ngại hơn nhiều. Nếu các cuộc điều tra liên quan đến ý đồ đào tẩu của Vương Lập Quân, người từng là cánh tay đắc lực của Bạc Hy Lai, cho thấy ông dính líu đến các vụ việc, chẳng hạn tham nhũng, thì Bạc Hy Lai có thể có vấn đề với pháp luật. Năm 2006, điều này đã xảy ra với Bí thư thành ủy Thượng Hải Trần Lương Vũ, một nhân vật đã mất sự nghiệp vì tham nhũng, bị khai trừ khỏi Đảng và chấp nhận án tù 18 năm.
+ Vậy đầu đuôi vụ đào tẩu của Vương Lập Quân là như thế nào?
- Hiện tại, chúng ta chỉ có một vài dữ liệu cho vụ này. Điều thiên hạ được biết chỉ là những thông tin đăng trên các mạng xã hội từ các nguồn không hẳn đáng tin cậy, chẳng hạn của báo chí Hồng Công và tất nhiên của các phương tiện truyền thông chính thức. Điều có vẻ chắc chắn hiện nay là Vương Lập Quân đã chống lại Bạc Hy Lai và đã có lời đe dọa vạch trần một số vấn đề rắc rối. cần phải đợi kết quả điều tra chính thức với mức độ công bố rất chừng mực và cả những phiên bản công bố của các quan chức lãnh sự Mỹ tại Thành Đô để suy luận vấn đề. Nói tóm lại, câu hỏi đặt ra rất nhiều nhưng chắc chắn sẽ có rất ít câu trả lời thỏa đáng.
+ Việc hạ bệ một lãnh đạo địa phương liệu có trở thành yếu tố có lợi cho quá trình chuyển giao dân chủ tại Trung Quốc?
- Không. Đó chỉ là sự cố trong một khung cảnh chính trị rất bí hiểm, Chúng ta đang chứng kiến một giai đoạn nhạy cảm của thời kỳ quá độ chính trị, trong đó cuộc chiến quyền lực và các tham vọng thực tế không thể xác định được. Điều thú vị xét ở góc độ dân chủ thuần túy chính là đợi xem các mạng xã hội sẽ đóng một vai trò như thế nào, đặc biệt trong việc phát tán thông tin và yêu sách minh bạch. Tiếp đến, chúng ta cũng thấy rằng bộ phận “cởi mở” nhất trong ĐCSTQ đã có thể áp đặt quan điểm, bởi không ai ngờ rằng Bạc Hy Lai lại bị hạ bệ.
+ Có đúng là chế độ hiện nay tại Bắc Kinh đang cho thấy những dấu hiệu khích lệ quá trình chuyển giao dân chủ?
- Bản thân chế độ thì không, Tuy nhiên, xã hội dân sự đã cho thấy một khát vọng tự do và khát vọng bày tỏ đối với các chủ đề đáng quan tâm, chẳng hạn về môi trường, quyền bày tỏ chính kiến trong các tranh luận vì lợi ích chung.
+ Liệu có tồn tại một hoặc nhiều phong trào cải cách trong bộ máy chính trị?
- Rất khó để trả lời câu hỏi này. ĐCSTQ là một chính đảng rất bí hiểm. Nhưng chúng ta cũng có thể giả thiết là trong ĐCSTQ có tồn tại một phong trào của các chính khách đang sẵn sàng mở cửa hơn một chút đối với sân khấu chính trị hướng tới xã hội và chấp nhận một mức độ dân chủ nào đó.
+ Vào Bộ chính trị Đại hội tới sẽ là những ứng cử viên nào?
- Không có ứng cử viên. Điều được biết hiện nay là có hai người sẽ được đưa vào ủy ban thường vụ Bộ chính trị: Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường. Bình thường, người thứ nhất sẽ trở thành Tổng bí thư ĐCSTQ và sau đó sẽ trở thành Chủ tịch nước; người thứ hai, đứng thứ hai Ban thường vụ và trở thành Thủ tướng. Còn những cái tên khác cũng đã xuất hiện trong danh sách hiện nay, nhưng chúng ta chỉ có thể chính thức được biết thành phần Ủy ban thường vụ vào dịp diễn ra Đại hội đảng ĐCSTQ. Nói chung, trong những tháng chuẩn bị diễn ra Đại hội sẽ có rất nhiều đồn đoán, rất nhiều tên tuổi được nhắc đến, nhưng những người được bầu không nhất thiết nằm trong danh sách này.
+ Để gia nhập nhóm quyền lực cấp cao cần phải hội đủ những phẩm chất nào?
- Cần dẻo dai. Chúng ta không còn ở vào thời kỳ Trung Quốc chịu sự lãnh đạo của một nhân vật duy nhất. Sau thời kỳ chuyên quyền kiểu chủ nghĩa Mao và khi kỷ nguyên Đặng Tiểu Bình chấm dứt, chế độ Bắc Kinh đã vận hành theo kiểu tập đoàn và cơ chế đồng thuận, ủy ban thường vụ Bộ chính trị chính là cơ quan lãnh đạo đất nước. Mọi quyết định đều trở thành chủ đề thương lượng giữa các phái khác nhau hoặc giữa các nhân vật khác nhau. Chính vì vậy, những nhân vật vươn tới mức độ quyền lực này đều phải có khả năng quản lý phái đối lập, sao cho không có quá nhiều kình địch. Đồng thời cũng phải xây dựng được những mạng lưới vững chắc, không chỉ trong Đảng mà cả trong quân đội chẳng hạn.
+ Có phải thông thường, các ủy viên thường vụ Bộ chính trị là những người được bầu chọn?
- Về chính thức, họ được bầu chọn bởi các ủy viên Bộ chính trị, một cơ quan tựa như nghị viện của ĐCSTQ. Tuy nhiên trên thực tế, sự việc còn phức tạp hơn nhiều.
+ Có người nói rằng Tập Cận Bình ít bảo thủ hơn Hồ cẩm Đào, đúng thế không?
- Rất khó nói. Chỉ có một điều chắc chắn, đó là ở châu Âu, chúng ta thường có xu hướng cho rằng mỗi nhà lãnh đạo mới lên nắm quyền ở Trung Quốc đều có tư tưởng cải cách hơn nhiều so với người tiền nhiệm. Khi Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo lên nắm quyền, chúng ta vẫn thấy cùng một kiểu diễn văn giới thiệu họ như những Gorbachov tiềm ẩn của Trung Quốc. Lịch sử bảo chúng ta rằng đó không phải là trường hợp ở Bắc Kinh và các lãnh đạo mới của Trung Quốc trước hết đều vì mục đích bảo đảm sự liên tục của chế độ Cộng sản.
+ Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đều đã nằm trong Ủy ban thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ?
- Đúng, họ có mặt trong cơ quan tối cao này từ Đại hội 17, năm 2007. Đó là cách chuẩn bị cho một sự chuyển giao dần dần.
+ Phải đánh giá như thế nào về cặp Hồ cẩm Đào và Ôn Gia Bảo?
- Để ví von, có thể coi hai nhân vật này như một “cảnh sát ác” và một “cảnh sát thiện”. Người này bảo thủ hơn nhiều trong khi người kia cởi mở hơn. Một điều hiển nhiên, cả hai đều đã thành công trong các nỗ lực nắm quyền liên tục trong suốt 10 năm, tổ chức Thế vận hội và xử lý khủng hoảng kinh tế. Đó là những gì có thể ghi nhận như một bảng tống kết của hai nhà lãnh đạo này.
+ Có thể nói gì về hai phái chính trong ĐCSTQ và sự tiếp sức của họ đối với thế hệ lãnh đạo mới sẽ xuất hiện vào mùa Thu năm nay?
- Rất khó trả lời câu hỏi này. Rõ ràng là trong ĐCSTQ đang tồn tại một thế hệ lãnh đạo có tư tưởng ủng hộ cải tổ hệ thống và muốn một xã hội cởi mở hơn. số người này hiện hữu ở mọi cấp độ. Tuy nhiên, thật khó để đưa ra những cái tên cụ thể ở thời điểm hiện nay, bởi chế độ và thời kỳ chưa cho phép họ được thực sự bày tỏ chính kiến. Trong thời kỳ quá độ chính trị, nguyên tắc tiên quyết đối với bất cứ lãnh đạo chính trị nào ở Trung Quốc là không được có những hành động mơ hồ. Bạc Hy Lai là người vừa phải trả giá đắt cho bài học của mình.
+ Giải thích thế nào để một người không am tường chính trị hiểu tại sao có một cuộc đấu đá quyền lực giữa các lãnh đạo Trung Quốc?
Rất đơn giản. Bởi vì như ở bất cứ nước nào khác, dù là độc tài hay dân chủ, chúng ta đều giáp mặt với những nhân vật muốn đấu đá để có quyền lực. Nhưng ở một hệ thống bí hiểm như chế độ của ĐCSTQ, sự đấu đá này đôi khi tạo ra những cuộc thanh trừng hoặc hạ bệ nhau như trường hợp đối với Bạc Hy Lai. Thông thường, những cuộc thanh trừng này được giới thiệu như các vụ tham nhũng, nhưng bản chất chính trị của chúng là rất rõ ràng dưới con mắt của nhiều nhà quan sát.
+ Vậy thì việc loại bỏ Bạc Hy Lai là thắng lợi của phái cải cách hay phái bảo thủ?
- Thoạt nhìn, nó giống với thắng lợi của phái cải cách hơn. Bạc Hy Lai có đặc điểm là không tôn trọng các quy định pháp luật hiện hành ở Trung Quốc trong cuộc chiến chống băng đảng tội phạm.
+ Dư luận nói Thủ tướng Ôn Gia Bảo là một nhà cải cách, đúng hay sai?
- Ôn Gia Bảo từng là cận sự của các lãnh đạo mang đầu óc cải cách thời kỳ những năm 1980, những người cùng là nạn nhân của các cuộc thanh trừng: Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương. Diễn văn của các nhân vật này thường gắn với việc bảo vệ dân chủ trong Đảng và bởi vậy, chúng ta có thể đánh giá Ôn Gia Bảo là nhà cải cách.
+ Liệu ở Trung Quốc sẽ diễn ra một cuộc cách mạng kiểu Gorbachov không? Và kịch bản khả dĩ cho một tiến trình dân chủ tại nước này sẽ như thế nào?
Trước mắt thì quá khó, bởi so sánh Liên Xô thời Gorbachov với Trung Quốc thời Hồ cẩm Đào và Ôn Gia Bảo là một điều ngớ ngẩn. Liên Xô trước đây ở vào một hoàn cảnh kinh tế suy sụp trước một thế giới phương Tây thịnh vượng. Trung Quốc hiện nay là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trước một phương Tây chao đảo tự nghi ngờ về mô hình của mình. Có thể chúng ta sẽ chứng kiến một diễn biến dân chủ không nhất thiết dẫn tới một hệ thống đa đảng như vẫn thấy tại châu Âu chẳng hạn. Trường hợp của Đài Loan cho chúng ta thấy rằng có thể có một hệ thống dân chủ tại một nước chịu sự chi phối của đạo Khổng.

+ Phải mất bao lâu để được chứng kiến một cơ chế quản lý dân chủ được áp dụng tại Trung Quốc?
- Không thể đưa ra các nấc thang thời gian để trả lời câu hỏi này. Các hiện tượng nảy sinh tại Trung Quốc cho phép chúng ta nghĩ rằng sẽ có một ngày, tại nước này sẽ hình thành một hệ thống chế độ cởi mở hơn nhiều, thậm chí là dân chủ.

+ Mùa Xuân Arập liệu có tạo vết dầu loang ở Trung Quốc?
- Năm 2011, các ý đồ tái diễn kêu gọi biểu tình theo mô hình “Mùa xuân Arập” đều đã thất bại. Ở Trung Quốc thực sự tồn tại tâm lý bất mãn trong dân chúng, và chúng ta thường xuyên được chứng kiến “những vụ rắc rối đám đông”, những cuộc biểu tình ở nông thôn chống lại hiện tượng tham nhũng, nhưng rõ ràng các cuộc biểu tình này vẫn rất địa phương. Và ĐCSTQ đang tìm mọi cách để ngăn chặn mọi ý đồ quy tụ các bất mãn này thành một mặt trận chống đối có tổ chức.
+ Với trường hợp của Tây Tạng và Tân Cương, liệu có nguy cơ bùng nổ tại các đường biên giới của Trung Quốc?
- Hiện tại, không thể nói về sự tồn tại các nguy cơ bùng nổ như vậy. Tình hình ở Tây Tạng và Tân Cương rất khác nhau. Nếu ở Tân Cương có một vài phong trào cực đoan và vũ trang thì ở Tây Tạng lại không phải như vậy. Hai khu vực biên giới này có một giá trị chiến lược hàng đầu đối với Trung Quốc và vì vậy, tại các nơi này luôn có một sự hiện diện quân sự rõ rệt để đề phòng mọi nguy cơ bùng nổ xung đột. Hơn nữa, các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế nhìn chung đều không ủng hộ các phong trào ly khai tại hai khu vực này.
                  ***

TTXVN (Angie 21/3)
Năm nay, phiên họp hàng năm của Quốc hội Trung Quốc kết thúc bằng một cú sét. Ngày 15/3, một thông cáo ngắn gọn của Tân Hoa Xã thông báo Bạc Hy Lai bị cách chức Bí thư thành ủy Trùng Khánh. Theo đánh giá của tạp chí “Tin Trung Hoa”, đây là sự kiện chính trị bi đát nhất kể từ khi Trần Lương Vũ, Bí thư thành ủy Thượng Hải, bị phế truất vào năm 2006. Cũng như Bạc Hy Lai, Trần Lương Vũ lúc đó cũng là ủy viên Bộ Chính trị. Cũng như lần này, vụ bê bối Thượng Hải nổ ra trước thềm Đại hội lần thứ 17 Đáng Cộng sản Trung Quốc.
Bị cáo buộc tham nhũng, gian lận và lạm quyền, Bí thư thành ủy Thượng Hải bị kết án 18 năm tù vào tháng 4/2008. Nhưng ai cũng biết rằng ngoài những khoản thu nhập trái phép có được từ buôn bán đất đai mà ông để cho người nhà và bạn bè làm, nhân vật thuộc phái Giang Trạch Dân này còn phản đối trực diện tư tưởng của êkíp Hồ cẩm Đào-Ôn Gia Bảo cầm quyền từ năm 2002.
Kết quả công tác đầy tranh cãi
Từ khi nổ ra vụ Trùng Khánh vào ngày 8/2 – trong đó Vương Lập Quân, một trong những cộng sự gần gũi nhất của Bạc Hy Lai, người cùng với ông tiến hành chiến dịch chống tội phạm có tổ chức trong hai năm 2009 và 2010 và là Phó thị trưởng Trùng Khánh – định xin tỵ nạn tại lãnh sự quán Mỹ, tương lai chính trị của Bạc Hy Lai đột nhiên lu mờ trông thấy.
Tin đồn tham nhũng được đăng tải đầy trên các trang mạng ở Trung Quốc, cộng với những câu chuyện đầy tranh cãi về sự nghiệp của một con người từng 20 năm ở Liêu Ninh và Đại Liên, nơi thành tích của Bạc Hy Lai với tư cách là thị trưởng, tỉnh trưởng rồi bí thư thành ủy, được đánh giá theo nhiều cách khác nhau. Người này, do thích phong cách của ông cho rằng ông làm việc có hiệu quả, là người dễ chịu và có tài diễn thuyết Người không thích ông, trái lại, coi ông là một chính trị gia thấp hèn, tính cách hời hợt, có năng khiếu để tỏ ra như vậy hơn là để làm việc một cách thực chất hơn. Cũng có người đánh giá ông là kẻ cơ hội và thích tự khuếch trương mình.
Thêm vào đó là những lời cáo buộc hiểm độc vô liêm sỉ trong cuộc chiến chống giáo phái Pháp luân công, cho đến nay vẫn còn rất nặng nề với những lời đồn đại về các vụ ám sát để lấy nội tạng người.
Năm 2004, trong khi bị cáo buộc tại Canada vì tội chống lại loài người, Bạc Hy Lai, lúc đó là Bộ trưởng Thương mại, thậm chí bị rút khỏi thành phần đoàn của Phó Thủ tướng Ngô Nghi thăm chính thức Ốttaoa.
Tại Trùng Khánh, nơi ông làm Bí thư thành ủy từ năm 2007 sau khi làm Bộ trưởng Thương mại trong 3 năm, chiến dịch chống tham nhũng được tuyên truyền rầm rộ, với những biện pháp vội vàng chống tội phạm có tổ chức được dư luận quan tâm, song cũng gây ra nghi ngại và ghen tức. Đảng Cộng sản Trung Quốc, vốn không thích những gì quá lộ liễu, nói chung vẫn tỏ ra bình thản và dè dặt trước bầu không khí sôi sục do cách làm không hề mặc cảm của Bạc Hy Lai gây ra, trong khi ông trở thành ngôi sao trên báo chí quốc tế.
Tuy co hiệu quả không thể phủ nhận – với 3.000 vụ bắt người, trong đó có 87 viên chức tòa thị chính thành phố, cộng vói 9 vụ kết án tử hình song phương thức đôi khi tàn bạo và thẳng thừng cộng với có lúc mớm cung và gây sức ép với luật sư, luôn tìm kiếm sự ủng hộ của dân chúng bằng hồi tưởng cách mạng, khiến ban lãnh đạo tối cao phật ý và phản ứng trước việc sử dụng hồi tưởng Maoít mang tính mỵ dân.
Bất đồng về chính trị
Sẽ là chưa đủ nếu nói rằng êkíp cầm quyền, với phong cách kín đáo, khiêm nhường và có phần kiềm chế gò bó, không đánh giá cao cách thức tuyên truyền của Bạc Hy Lai, người dường như sử đụng truyền thông để khuếch trương hình ảnh của mình và thúc ép Đảng để được vào Thường vụ Bộ chính trị tại Đại hội lần thứ 18. Đặc biệt, “cuộc thử nghiệm Trùng
Khánh”, vốn mang dấu ấn nặng nề của nhãn quan xã hội cực đoan, được nhiều người đánh giá là “bước lùi” đến mức nguy hiểm, hơn nữa lại được hỗ trợ bằng chuẩn mực hướng về Mao Trạch Đông, người mà Đảng cộng sản không muốn nhắc lại nhiều, gây ra phản ứng tiêu cực mạnh mẽ trong giới lãnh đạo.
Ôn Gia Bảo, người năm 2007 từng phản đối việc bổ nhiệm Bạc Hy Lai vào chức Phó Thủ tướng, cách đây vài tháng lên tiếng phê phán phong trào Maoít mới có nguy cơ gây ra cuộc “Cách mạng văn hóa mới”. Cuối tháng 8/2011, tại một cuộc hội thảo, một số trí thức quá mệt mỏi trước tiến độ cải cách gần như ngưng trệ, phê phán kịch liệt “bước lùi” trong các chuẩn mực Maoít. Sự kiện này được coi là dấu hiệu báo trước những chấn động sẽ xảy ra.
Biểu tượng bi đát nhất của những cuộc tranh cãi phê phán phong cách của Bí thư thành ủy Trùng Khánh, người nhắc lại cuộc Cách mạng văn hóa, là cuộc gặp gỡ ngày 5/3 vừa qua tại Quốc hội giữa một Bạc Hy Lai đã thu mình lại và Đặng Phác Phương, người con trai bị liệt hai chân của Đặng Tiểu Bình phải ngồi xe lăn, sau khi bị đẩy từ cửa sổ tầng ba một ngôi nhà trong Trường đại học Bắc Kinh xuống vào năm 1968.
Đúng là Đảng cộng sản Trung Quốc vẫn trân trọng những kỷ niệm về Mao, người cứu vớt nước Trung Quốc khỏi tủi nhục, song phần lớn đảng viên hiện nay cương quyết chống lại những bước đi sai lệch cực đoan của chủ nghĩa Maoít. Đồng thời, các trí thức theo trường phái tự do tỏ ý lo ngại trước quy mô của phong trào hồi tưởng chủ nghĩa Maoít được ủng hộ bởi một đám đông những người bất mãn bị kích động trước những suy đồi đạo đức trong thời hiện đại hóa, trong khi ở đây đó, một số người thậm chí còn thận trọng chủ trương đặt lại vấn đề đối với tư tưởng Đặng Tiểu Bình.
Một “phân tử tự do” tham vọng và nguy hiểm
Là nhân vật sinh ra từ cuộc tranh cãi truyền thống giữa phái cải cách và phái bảo thủ, là người chơi một bản nhạc vừa được lòng dân chúng vừa độc đáo, nhưng không ăn nhập với dòng nhạc truyền thống, Bạc Hy Lai tạo cảm giác ông là một “phân tử tự do” với phong thái, phong cách và phương pháp hoàn toàn đối lập với đòi hỏi phải kín đáo và thỏa hiệp. Tệ hơn nữa, tham vọng mạnh mẽ của ông khiến người khác nghi ngờ lòng trung thành của ông trong trường hợp xảy ra khủng hoảng nội bộ, đến mức một số người nghĩ rằng cơn khát quyền lực cá nhân của Bạc Hy Lai khiến ông không thể không chơi trò của riêng mình.
Tại cuộc họp báo thường kỳ theo truyền thống từ 10 năm nay sau kỳ họp Quốc hội, Ôn Gia Bảo ký bản án đột ngột chấm dứt sự nghiệp của Bạc Hy Lai, người mà ông chưa bao giờ đánh giá cao cả về tư tưởng lẫn phong cách, và nói rằng “chính quyền Trùng Khánh phải rút ra bài học từ vụ Vương Lập Quân”.
Tân Hoa Xã, vẫn không bình luận và bình thản như thường lệ, cho biết người kế nhiệm Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh là Phó Thủ tướng Trương Đức Giang (65 tuổi), ủy viên Bộ chính trị, người có kinh nghiệm qua ba lần làm Bí thư ở Cát Lâm, Chiết Giang và Quảng Đông. Được đào tạo ở Bắc Triều Tiên, tại Trường đại học Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng vào cuối những năm 1970, nơi ông nhận bằng về kinh tế, và là người rất xa vời các luận thuyết về thị trường, các sáng kiến của Trương Đức Giang ít có khả năng xa rời khuôn khổ chính trị do Đảng vạch ra.
Năm 2007, theo một bức điện của Lãnh sự quán Mỹ tại Thượng Hải được Wikileaks tiết lộ, Thủ tướng Ôn Gia Bảo phản đối việc bổ nhiệm Bạc Hy Lai vào chức Phó Thủ tướng với lý do ông này nhiều lần bị cáo buộc tại Mỹ, Canada, Anh, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Hà Lan, Nga, Rumani và Ba Lan vì ngược đãi thành viên giáo phái Pháp luân công. Những lời cáo buộc trên nói. Đến chuyện hiếp dâm tập thể, tra tấn và lấy nội tạng của một số thành viên giáo phái này lúc họ còn sống. Các vụ ngược đãi thành viên giáo phái Pháp luân công được Bạc Hy Lai bảo lãnh được đăng tải trong một bài báo của tờ “Epoch Times”.
Thăng tiến chính trị không rõ ràng
Bức điện trên, đồng thời được đăng tải trên “China Uncensored”, cũng nói đến một tiết lộ ngày 9/11/2007 của La Nghị, đại diện Trung Quốc tại nhóm Carlyle, khẳng định việc điều động Bạc Hy Lai đến Trùng Khánh có thể là lần chuyển công tác cuối cùng và đánh dấu đoạn kết sự nghiệp chính trị của ông. Đối với Ôn Gia Bảo, đúng là nguy hiểm nếu bổ nhiệm một nhân vật bị quốc tế xoi xét nhiều như vậy.
“China Uncensored” cũng nói đến một bài báo đăng trên mạng Aboluo của Trung Quốc – hiện nay không còn – tiết lộ mối liên hệ giữa Bạc Nhất Ba, cha của Bạc Hy Lai, và Giang Trạch Dân cũng như cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa Kiều Thạch và Giang Trạch Dân, xung quanh việc bổ nhiệm Bạc Hy Lai.
Sau năm 1989, trong khi phái bảo thủ nắm quyền ở Bắc Kinh, Kiều Thạch, thuộc phái cải cách và thuộc gia đình có mối quan hệ xa với Tưởng Giới Thạch, ủy viên thường vụ Bộ chính trị và Chủ tịch Quốc hội, bị Bạc Nhất Ba loại khỏi quyền lực vì quá tuổi để đưa Giang Trạch Dân lên và ông này hứa hẹn, đổi lại, sẽ ủng hộ Bạc Hy Lai.
Sự câu kết giữa Giang Trạch Dân và Bạc Nhất Ba vì Bạc Hy Lai càng chặt chẽ hơn khi vào năm 1995, Bạc Nhất Ba giúp Giang Trạch Dân, lúc đó là Tổng bí thư, loại bỏ Thị trưởng Bắc Kinh là Trần Hi Đồng. Trong một bức thư gửi Đặng Tiểu Bình, Trần Hi Đồng tiết lộ cha của Giang Trạch Dân trước đây từng cộng tác với quân Nhật trong chiến tranh.
Như vậy, có thể giải thích được thái độ khoan dung của Đảng đối với cách hành xử không đúng của các con trai khác của Bạc Nhất Ba, chắc chắn là buôn bán ma túy và tham nhũng. Còn Bạc Hy Lai được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng Liêu Ninh năm 1998 khi mới 49 tuổi, ít ngày sau khi được bố nhiệm lần thứ hai làm Thị trưởng Đại Liên. Một năm sau, ông không vào được Ban chấp hành trung ương và chỉ đạt được mục đích này vào năm 2004, khi đang làm Bộ trưởng Thương mại.
Ai muốn tiêu diệt Bạc Hy Lai?
Một bài phân tích trên Đài châu Á tự do xác định Bạc Hy Lai có tới 7 kẻ thù, trong đó có 4 là ủy viên thường vụ Bộ chính trị và một là ủy viên Bộ chính trị, cộng với Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng.
Các đối thủ hàng đầu của Bạc Hy Lai có thể là hai người tiền nhiệm của ông ở thành phố Trùng Khánh là Hạ Quốc Cường và Uông Dương, những người có thành tích dường như quá lu mờ so với chiến dịch đàn áp và tuyên truyền ồn ào chống tội phạm có tổ chức do Bạc Hy Lai phát động vào năm 2008. Uông Dương, hiện là Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông và ủy viên Bộ chính trị, không có lý do gì để tấn công Bạc Hy Lai, song trái lại, Hạ Quốc Cường, ủy viên thường vụ Bộ chính trị, người đứng đầu ủy ban kỷ luật đầy quyền lực của Đảng, lại là người có vị trí lý tưởng để làm việc này.
Hai ủy viên thường vụ Bộ chính trị khác là Chủ tịch tương lai Tập Cận Bình và Thủ tướng tương lai Lý Khắc Cường có thể cho rằng những hành động mỵ dân của một bí thư thành ủy, được giới truyền thông nhắc đến nhiều và có sức thuyết phục, lại đang ứng cử vào một ghế thường vụ Bộ chính trị, có thể sẽ đe dọa quyền lực của họ và thậm chí có nguy cơ quấy nhiễu trên con đường họ tiến lên đỉnh cao quyền lực.
Còn Ôn Gia Bảo, hiện là ủy viên thường vụ Bộ chính trị, là đối thủ công khai của Bạc Hy Lai. Ôn Gia Bảo khẳng định hiện nay có hai khuynh hướng phong tỏa việc thể hiện chân lý ở Trung Quốc: đó là di sản của chế độ phong kiến và liều thuốc độc của cuộc Cách mạng văn hóa. Dự án chính trị của Bạc Hy Lai quả thực hoàn toàn đi ngược lại dự án của phong trào cải cách mà Ôn Gia Bảo không ngớt ca ngợi.
Ngoài số kẻ thù trực tiếp này, Đài phát thanh châu Á tự do còn liệt kê thêm Tăng Khánh Hồng, người từng là một trong những người ủng hộ nhiệt thành nhất việc bổ nhiệm Tập Cận Bình vào năm 2007, và Giang Trạch Dân, người có thể muốn trả thù vì sức ép mà Bạc Nhất Ba, cha của Bạc Hy Lai, buộc ông phải chịu từ năm 1995 và gần như đến lúc Bạc Nhất Ba chết vào năm 2007.
Trong bối cảnh đó, các đồng minh của Bạc Hy Lai là Giả Khánh Lâm, Lý Trường Xuân, Châu Vĩnh Khang và Ngô Bang Quốc, những người đứng ra bảo vệ cuộc thử nghiệm chính trị của Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh, đành chịu bó tay. Chỉ có Châu Vĩnh Khang, với tư cách là người phụ trách các vấn đề chính trị và pháp lý của Đảng và cũng là người đã biến Bạc Hy Lai thành người kế nhiệm tiềm tàng của mình, dường như có can thiệp. Một nguồn tin của Lãnh sự quán Mỹ tại Trùng Khánh cho biết sau vụ Vương Lập Quân định đào tẩu ngày 8/2, Châu Vĩnh Khang dường như đã trực tiếp nắm quyền kiểm soát bộ máy an ninh ở Trùng Khánh để tránh đẩy các cuộc điều tra đi quá xa.
về số phận của Bạc Hy Lai, cho đến nay vẫn chưa có quyết định cuối cùng. Ông sẽ bị ủy ban kỷ luật điều tra, song giả thiết có nhiều khả năng nhất là ông sẽ được điều sang một vị trí không quan trọng, trừ phi cuộc tranh cãi xung quanh “hình mẫu Trùng Khánh”, vốn được một số người ủng hộ, nhưng không rõ là bao nhiêu người, lan rộng, Nhưng trong trường hợp này, Bạc Hy Lai sẽ bị kẹt giữa hai làn đạn trong cuộc chiến kế nhiệm và sẽ phải đối mặt với nhiều mối đe dọa nghiêm trọng. Dầu sao, vụ này cũng làm tổn hại nghiêm trọng tới hình ảnh lý tưởng mà Đảng cộng sản Trung Quốc muốn để cho thế giới thấy về một cuộc chuyển giao êm thấm, có trật tự và không có gì bất ngờ.
          ***


TTXVN (Hồng Công 23/3)
Theo mạng “Đa Chiều” ngày 21/3, từ việc Vương Lập Quân ra đi, cho đến Bạc Hy Lai bị cách chức, vở kịch chính trị bí hiểm đầy kịch tính ở Trùng Khánh hết lần này đến lần khác được đẩy lên cao trào. Những suy đoán, đồn đoán, tiết lộ, dự báo… bên ngoài hoàn toàn khác với sự im lặng kín bưng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), dư luận bên ngoài dùng mọi cách để “thêm mắm thêm muối” cho vụ việc, thậm chí tung tin thất thiệt. Từ sau sự kiện 4/6/1989, ĐCSTQ luôn giữ hình ảnh đoàn kết trước bên ngoài, từ việc thay đổi đội ngũ lãnh đạo, sắp xếp nhân sự quan trọng, cho đến ý thức hệ, ĐCSTQ luôn thể hiện cục diện bình ổn và đoàn kết, Có nhà quan sát chính trị ĐCSTQ cho biết cùng với diễn biến của đợt phong ba ở Trùng Khánh và việc Bạc Hy Lai mất chức, sự đoàn kết mà ĐCSTQ luôn cố thể hiện dường như bắt đầu xuất hiện vết nứt, thậm chí khả năng dẫn tới một trận “động đất” sẽ ngày càng cao.
Mọi người tự hỏi “hôm qua còn là một Bí thư tốt được nhân dân ca ngợi, kính trọng, hôm nay (sao) lại bị cách chức?” Cách nói không rõ ràng của Bắc Kinh càng khiến mọi người nghi hoặc về bản chất cũng như hướng đi của vụ việc. Vậy vì sao ĐCSTQ phải dùng đến “dao mổ trâu để giết gà”? Đối với đội ngũ lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ hiện nay, Bạc Hy Lai là một “con gà” đơn giản hay là một nguy cơ lớn? Đối với những câu hỏi như thế này, bên ngoài chỉ có sự phỏng đoán và phân tích bởi sự thật không được cung cấp đầy đủ, thậm chí có một số sự thật vĩnh viễn không được tiết lộ.
Chính trị hiện nay của Trung Quốc đang trong cơn phong ba?
Bạc Hy Lai bị cách chức, báo chí Trùng Khánh đột nhiên đăng tải tuyên bố của Đảng ủy, chính quyền và các cơ quan quan trọng của Trùng Khánh nhất trí kiên trì ủng hộ quyết định của Trung ương, “trung thành” cao độ với Trung ương Đảng về mặt tư tưởng, chính trị và hành động… Thị trưởng Trùng Khánh Hoàng Kỳ Phàm còn triệu tập hội nghị yêu cầu coi trọng cao độ và làm tốt công tác an ninh, “đề phòng nghiêm ngặt phát sinh các sự kiện chính trị – xã hội”. Việc nhiều lần nhấn mạnh cần đề phòng sự bất ổn xã hội đã cho thấy Trung ương ĐCSTQ đang hết sức cảnh giác đối với các động thái bất thường, đồng thời cho thấy những ảnh hưởng và xung đột tiềm tàng từ việc Bạc Hy Lai bị miễn chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh.
Tờ “Thời báo Tài chính” của Anh dẫn lời chuyên gia am hiểu tình hình chính trị Trung Quốc cho biết việc Bạc Hy Lai bị miễn chức có thể tác động đến chính trường tương đương với đợt “phong ba” cách đây 23 năm. Nói như vậy có vẻ đánh giá hơi quá cao vị trí và sức ảnh hưởng của Bạc Hy Lai, song nếu lấy khoảng thời gian gần 20 năm trở lại đây, lần thay đổi lãnh đạo Trùng Khánh hết sức bất ngờ này rõ ràng cho thấy đội ngũ lãnh đạo cấp cao Trung Quốc lần đầu tiên thể hiện rõ sự bất đồng xung quanh đường lối phát triển đất nước.
Mặc dù trước khi xảy ra chuyện, Bạc Hy Lai cũng công khai bày tỏ ủng hộ đường lối của Trung ương, song rõ ràng Bạc Hy Lai (với việc lấy “hát nhạc đỏ và trấn áp tệ nạn” làm tiêu chí) có chỗ khá cực tả với con đường cải cách mở cửa của Trung ương. Nếu như nói rằng trạng thái này trước đây chỉ lờ mờ, không bị chỉ đích danh, thì trong cuộc họp báo sau kỳ họp Lưỡng hội vừa qua, khi trả lời về sự kiện Vương Lập Quân, Thủ tướng Ôn Gia Bảo hai lần đề cập tới “Nghị quyết về một số vấn đề lịch sử của Đảng từ khi thành lập nước” – một văn kiện quan trọng tổng kết bài học của Cách mạng Văn hóa, “vấn đề đường lối” (của Trùng Khánh) gần như đã được Ôn Gia Bảo chỉ rõ.
Nên thừa nhận rằng không phải tất cả cách làm của Trùng Khánh đều hình thành sự xung đột với chính sách mở cửa, nhưng cách tuyên truyền của nó trong vài năm qua thực sự đã phát đi tín hiệu chính trị không hoàn toàn đồng điệu với chính sách hiện nay. Trên thực tế, cuối năm ngoái, Trùng Khánh đã bắt đầu “chuyển đổi mô hình chính trị”, nhưng có lẽ do trước đó đã làm quá mạnh mẽ nên sau khó thu tay lại. Cuối cùng, sự kiện Vương Lập Quân đã khiến tiền đồ chính trị của Bạc Hy Lại đổ bể. Cho tới nay, giới bên ngoài vẫn chưa thể xác định được quyết định “không kiêm nhiệm thêm” mà ĐCSTQ đưa ra đã phải là kết cục xấu nhất chưa, hay vẫn còn sự trừng phạt nghiêm khắc hơn nữa đang chờ ở phía trước.
Sau sự kiện Vương Lập Quân, Thứ trưởng Ngoại giao Thôi Thiên Khải đã gọi đó là “sự kiện đơn lẻ”, cách nói này được tiếp tục cho tới khi “Lưỡng hội” khai mạc vào tháng 3, nhưng cuối cùng Bạc Hy Lai bị mất chức trong thời gian ngắn ngủi, nhiều người đoán sự xoay chuyển đột ngột này là do lãnh đạo thành phố Trùng Khánh tự ý làm lộ thông tin ra ngoài, hơn nữa có lời nói gián tiếp uy hiếp lãnh đạo Trung ương đi thị sát Trùng Khánh, lộ ra khuynh hướng không phục tùng Trung ương.
Một khi đã vượt qua giới hạn này sẽ là điều không thể chấp nhận được nữa.
Đợt sóng gió chính trị này một lần nữa đã khẳng định con đường cải cách mở cửa của Trung Quốc, loại bỏ những nhân tố khó lường trên con đường phát triển đất nước, có thể nói là một việc tốt cho sự phát triển lâu dài của Trung Quốc và Đại hội 18 diễn ra thuận lợi.
Gần đây trên Internet có tin đồn rằng khi bị điều tra, Vương Lập Quân đã phanh phui ra nhiều việc được giấu kín. Có tờ báo cho biết Vương Lập Quân đang nắm giữ không ít chứng cứ bất lợi cho Bạc Hy Lai, trước khi tới Tổng lãnh sự quán Mỹ, Vương Lập Quân đã viết một bức thư gửi Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương, tiết lộ một số hành vi phạm pháp của Bạc Hy Lai – những tin đồn này cho đến nay vẫn chưa được chứng thực nhưng có thể thấy sự việc này vẫn đang trong quá trình “lên men”, cuối cùng giới cầm quyền có thể sẽ dùng “con đường đúng đắn” để nói rõ nguyên nhân của biến cố Bạc Hy Lai cho bên ngoài được biết.
Nhằm thể hiện phương hướng cải cách? .
“Mô hình Trùng Khánh” và “mô hình Quảng Đông” là hai mô hình phát triển khác nhau thường được đưa ra để so sánh đường hướng. Cho đến nay, cùng với việc Bạc Hy Lai bị cách chức, có người cho rằng đó cũng là sự cáo chung của “mô hình Trùng Khánh”, Trùng Khánh sẽ đi theo một con đường cải cách hiện đại hóa hơn, chứ không phải là quá độ tả khuynh. Nhưng cũng có người phân tích rằng, mô hình Trùng Khánh không đơn thuần là “hát nhạc đỏ và trấn áp tệ nạn”, việc Bạc Hy Lai bị cách chức chỉ là sự kết thúc của “mô hình Bạc Hy Lai” chứ “mô hình Trùng Khánh” không phải bị phủ định hoàn toàn, đặc biệt về các biện pháp cụ thể như cải cách hộ khẩu, xây dựng nhà ở an sinh xã hội thì Trùng Khánh thực sự vẫn có những điểm đáng được khen ngợi. Phủ định “mô hình Trùng Khánh” một cách đơn giản cũng giống như khẳng định nó một cách đơn giản đều là thiếu sự suy nghĩ sâu sắc”.
Học giả Tiêu Tân của trường Đại học Trung Sơn đã từng có những phân tích về đặc trưng của hai mô hình này: sự khác biệt giữa mô hình Trùng Khánh và mô hình Quảng Đông nằm ở chính sự điều phối khác nhau của hai cơ chế quản lý điều hành, hướng đi của người đứng đầu. Cả hai đều nhằm phá bỏ tình trạng rối ren hiện nay, nhưng mô hình Trùng Khánh đang tăng cường cơ chế quản lý của “đại chính phủ”, Mấy năm qua, các chính sách mà Trùng Khánh thực hiện như “hát nhạc đỏ và trấn áp tệ nạn”, chính quyền nỗ lực thúc đẩy nông dân đi ra thành phố, xây dựng nhả ở an sinh xã hội… đều đi theo phương hướng này.
Ngược lại, mô hình Quảng Đông lại hướng tới thị trường và xã hội tự quản lý. Mấy năm qua, các địa phương ở Quảng Đông đều tiến hành cải cách rộng rãi ở các mức độ khác nhau, bao gồm công khai hóa ngân sách của Chính quyền Quảng Đông, hỏi đáp trực tuyến chính quyền ở các huyện Hà Nguyên và Huệ Đức, thí điểm dân chủ trong đảng ở Thâm Quyến và vấn đề “đa nguyên cùng trị” trong quản lý xã hội mà Quảng Đông mới đưa ra gần đây nhất. Những điều này đã tạo nên “mô hình Quảng Đông.”
Cũng có thể nói rằng mô hình Trùng Khánh và mô hình Quảng Đông đều có ý đưa ra câu trả lời đối với sự căng thẳng bên trong cơ chế hỗn hợp hiện nay. Điều khác biệt ở chỗ, mô hình Trùng Khánh chuẩn bị thông qua việc quay lại phần nào cơ chế trước đây để tháo gỡ xung đột xã hội hiện nay; trong khi mô hình Quàng Đông lại thúc đẩy việc thay đổi chế độ nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường và sự phát triển của xã hội thành thị.
Hai mô hình này, cái nào tốt, cái nào xấu? Mỗi người có cách nhìn nhận khác nhau. Đối với mô hình Trùng Khánh, mô hình Quảng Đông, thậm chí có thể có mô hình khác chưa được tổng kết lại, không thể phủ nhận toàn bộ sau một biến động nhỏ. Cho dù thế nào thì cuộc cạnh tranh này bản thân nó là việc làm tốt, nó giúp tìm ra các phương án tốt để giải quyết những vấn đề hiện nay của Trung Quốc.
Trùng Khánh không nên bị chôn vùi
Ai cũng biết, Trùng Khánh là thành phố trực thuộc Trung ương, mấy năm gần đây phát triển khá nhanh, tuy ĐCSTQ nhấn mạnh đó là kết quả của sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ương, song rõ ràng những thành quả trên không thể tách rời nhà lãnh đạo Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Trước đây, Bạc Hy Lai đưa ra “5 cái Trùng Khánh” (rừng rậm, thông suốt, bình an, sức khỏe, ở rẻ) để đặt mục tiêu cho năm 2020, song nay Trùng Khánh “đổi chủ”, theo tư duy nói chung của Trung Quốc “đổi người tức đổi phương thức phát triển”, liệu phương thức xây dựng Trùng Khánh mà Bạc Hy Lai đã định ra, ví như “5 cái Trùng Khánh”, liệu có bị dừng lại hay không? Đây là vấn đề đáng được quan tâm.
Trong mấy năm làm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, Bạc Hy Lai đã mang lại cho Trùng Khánh những cải cách khác các nơi: xây dựng văn minh tinh thần và chỉnh đốn trị an xã hội mà trong đó “hát nhạc đỏ và trấn áp tệ nạn” làm chủ thể; phát triển quy hoạch chung thành thị và nông thôn mà tiêu chí là “giao dịch trái phiếu địa phương”, “cải cách chế độ hộ tịch”, “xây dựng nhà ở xã hội”; triển khai các công trình dân sinh như “5 cái Trùng Khánh”, “cung cấp bữa ăn miễn phí cho học sinh khó khăn”, “20 điều cùng giàu”, “quan chức cơ sở ăn ở cùng dân”…; tìm tòi chiến lược phát triển; tổ chức lại cỗ xe tam mã “quốc doanh, dân doanh, đầu tư nước ngoài” và nâng cao cơ cấu kinh tế…
Người dân Trùng Khánh đa số cho rằng nhờ Bạc Hy Lai chuyên tâm trấn áp tệ nạn nên đã xử lý được rất nhiều vụ tội phạm có tổ chức; về kinh tế, Trùng Khánh có nhiều sự phát triển cũng được cho là do công lao của Bạc Hy Lai.
Trong cuộc họp cán bộ lãnh đạo Trùng Khánh để thông báo việc miễn chức Bạc Hy Lai, tân Bí thư Trương Đức Giang bày tỏ bám sát trung ương “không dao động”, “không buông lỏng”, “không dằn vặt”, kiên trì cải cách mở cửa. Ông đồng thời đưa ra 5 kiên trì, tức kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, kiên định sáng suốt; kiên trì phát triển khoa học, cải thiện dân sinh; kiên trì cai cách sâu sắc, mở rộng mở cửa; kiên trì tôn trọng thực tiễn, dựa vào quần chúng; kiên trì chống tham nhũng, làm việc liêm khiết.
Đánh giá về người kế nhiệm này, tạp chí “Nhà kinh tế” cho rằng: tin tốt là Trương Đức Giang có học vị cử nhân kinh tế; tin xấu là học vị này được Đại học Kim Nhật Thành cấp cho. Tuy nhiên, điều không nên coi nhẹ là Phó Thủ tướng Trương Đức Giang từng lãnh đạo Cát Lâm, Chiết Giang, Quảng Đông và có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo.
  ***

(Đài RFA 21/3)
 Tuần qua tin tức dồn dập từ Trung Quốc về vụ ông Bạc Hy Lai mất chức Bí thư Trùng Khánh khiến dư luận chú ý đến một phạm trù được gọi là “Mô hình Trùng Khánh”. Vũ Hoàng đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa về ưu nhược điểm của chính sách kinh tế áp dụng tại thành phố đông dân nhất thế giới này vì có khi đấy cũng là một trong nhiều lý do giải thích tại sao ông Bạc Hy Lai lại bị thay thế trước Đại hội Đảng khóa 18 tại Bắc Kinh.
 Mô hình hấp dẫn
 + Xin chào ông Nghĩa. Theo dõi tin tức trong truyền thông Việt ngữ, chúng tôi thấy hình như ông đã sớm nói về sự thất bại của “Mô hình Trùng Khánh” giữa hai biến cố cũng gay go về kinh tế chính trị tại Trung Quốc là khủng hoảng ở Ôn Châu và biến động ở Ô Khảm. Sau khi người được coi là tác giả của “Mô hình Trùng Khánh” là Bí thư Bạc Hy Lai vừa mất chức tuần qua, đề nghị ông trình bày về một số đặc điểm của mô hình này. Trước tiên, xin ông nói về bối cảnh của vấn đề?
 về bối cảnh, có lẽ ta cần nhắc lại vài đặc tính của Trung Quốc. Thứ nhất, do vị trí địa lý, lãnh thổ rộng lớn của nước này có ba vùng khác biệt từ đại dương tới nội địa. Miền Đông trù phú, miền Tây nghèo khổ và khu vực biên giới hoang vu vây quanh ba phía từ Tây Nam qua hướng Tây lên tới hướng Bắc và Đông Bắc. Đó là khái niệm tôi cứ gọi là “nhất quốc tam kinh”, tức là một quốc gia có ba nền kinh tế với bài toán nan giải là bất công xã hội giữa các địa phương, an ninh quốc gia tại vùng phiên trấn và chính sách phát triển ở cấp trung ương. Thứ hai, do chế độ độc đảng và chưa có thể chế dân chủ liên bang, các cuộc tranh luận về chính sách phát triển thích hợp không được công khai hóa trong khi chiến lược kinh tế theo đuôi từ hơn 30 năm nay chẳng những không giải quyết nổi mâu thuẫn bên trong, mà còn đào sâu khoảng cách địa lý và xã hội và nhất là tạo ra vấn đề giữa chủ trương của trung ương với đường hướng riêng của các đảng bộ địa phương. Trong hoàn cảnh đó, sáng kiến của ông Bạc Hy Lai về mô hình áp dụng cho Trùng Khánh có một số ưu điểm nhất định đến độ nhiều người cho là mầu mực khả dĩ để áp dụng ở nơi khác. Thực tế lại không đơn giản như vậy, mà cá tính cùng phương pháp của ông ta lại gây vấn đề cho nhiều địa phương hay lãnh đạo khác. Khi họ chuẩn bị việc chuyển giao quyền lực tại Đại hội 18 vào mùa Thu này, mâu thuẫn đó trở thành công khai. Tôi còn nghĩ rằng vụ Phó Thị trưởng kiêm Giám đốc Công an Trùng Khánh là Vương Lập Quân bị quản thúc tháng trước chỉ là mặt nổi của các mâu thuẫn căn bản và gay gắt hơn về tương lai của Trung Quốc.
 + Cám ơn ông đã tóm lược nhiều vấn đề nan giải của quốc gia phức tạp này. Bây giờ, ta bắt đầu với mô hình Trùng Khánh mà ông cho là có một số ưu điểm nhất định nên đã được nhiều người cho là mẫu mực, Vậy mô hình đó có đặc tính gì?
 - Trùng Khánh là một trong bốn thành phố do Trung ương quản lý, đông dân nhất với hơn 30 triệu người. Đây là thành phố nằm trong mà biệt lập với Tứ Xuyên, một tỉnh bị khóa trong đất liền, chứ không tiếp cận biển như ba thành phố kia. Thời mở cửa 30 năm trước, chế độ bao cấp phá sản, doanh nghiệp nhà nước bị cải tổ, thành phố tụt hậu so với các tỉnh thành duyên hải. Bên trong còn bị thất nghiệp cao và nạn tham ô, cùng cường hào ác bá cấu kết với các băng đảng khiến xã hội bất ổn, cư dân lũ lượt tiến về miền Đông kiếm việc. Khi được đưa từ Bộ Thương mại về làm Bí thư cuối năm 2007, Bạc Hy Lai đưa ra sáng kiến giải quyểt vấn đề kinh tế xã hội của Trùng Khánh. Ông ta tách khỏi xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu của các tỉnh thành duyên hải mà phát triển đầu tư và tiêu thụ trong nội địa, đa dạng hóa kinh tế, tập trung xây dựng các dự án hạ tầng và tái phân phối lợi tức cho dân nghèo, Trong tiến trình đô thị hóa khá mạnh, ông không đế xảy ra nạn cướp đất của dân và có chú trọng đến công bằng xã hội. Trùng Khánh trở thành trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài, xây dựng được hệ thống công nghiệp nhẹ và hướng về tiêu dùng. Khi thế giới bị suy thoái năm 2008- 2009 và kinh tế Trung Quốc nói chung giảm đà tăng trưởng dưới tốc độ 10% của các năm trước, Trùng Khánh vẫn tiến mạnh với tốc độ trên 16% vào năm 2011. Đó là thành tích kinh tế không nhỏ nên người ta mới nói đến một mô hình hấp dẫn.
 Công bằng xã hội
 + Còn về mặt xã hội và chính trị thì mô hình này có gì là đặc biệt?
 - về xã hội, Bạc Hy Lai được coi là có công phá vỡ hệ thống cấu kết chính trị và trấn áp các băng đảng mà ta vẫn gọi là các hội kín hay “Tam Hợp”, xưa nay tung hoành rất mạnh, Ông cũng mở rộng các dịch vụ xã hội và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Năm 2011, lợi tức của các hộ gia đình ở thành thị, là những đơn vị hành chính có hơn 20.000 dân, tăng được hơn 15%, tại các làng xã thi tăng đến 22%. Cùng với việc đô thị hóa, hơn ba triệu người đã vào thành thị mà Trùng Khánh không bị động loạn hay khiếu kiện về đất đai. Cho nên, so với nhiều nơi khác thì công bằng xã hội là ưu điểm của Trùng Khánh.
 -Về chính trị, Bạc Hy Lai đề cao yếu tố công bằng trong Tư tưởng Mao Trạch Đông. Với khẩu hiệu “thanh hồng, đả hắc”, hát nhạc đỏ và diệt trừ xã hội đen, ông khôi phục thủ thuật vận động quần chúng kiểu Mao, như “chiến dịch đỏ” và hát các ca khúc yêu nước. Ông lôi kéo phái “Tân Tả”, các phần tử cực tả đang lo sợ là vì kinh tế thị trường mà xứ sở mất bản sắc cộng sán và chạy theo, phương Tây. Nhưng nghịch lý là bản thân ông Bạc Hy Lai lại hành xử như một chính khách phương Tây với áo khăn dịu dàng và cách ăn nói lôi cuốn đầy chất mị dân của người đi tranh cử.
 + Thế rồi trung ương có thấy được những ưu điểm của mô hình Trung Khánh?
 - Khi kinh tế sa sút, khu vực duyên hải sống nhờ xuất khẩu gặp trở lực từ quốc tế, nhiều nơi bị động loạn, và doanh nghiệp tư nhân loại vừa hay nhỏ bị phá sản hàng loạt thì Trùng Khánh vẫn tự cung cấp và đạt mức sung túc cao hơn. Vì vậy, lãnh đạo Bắc Kinh chú ý đến Trùng Khánh như giải pháp áp dụng được cho nơi khác, Nhưng sự thật không hoàn hảo như vậy, chưa kể các mâu thuẫn nội tại trong cơ chế chính trị của nước này.
 + Ông muốn nói đến mặt trái của mô hình Trùng Khánh. Thưa ông, đâu là những giới hạn hay phần tiêu cực của phương thức phát triển theo kiểu Bạc Hy Lai?
Thật ra, chuyện Trùng Khánh chỉ là mô hình tập trung nhuốm màu hồng của cách mạng kiểu Mao, đã chẳng áp dụng được ở mọi nơi mà cũng không thể bền vững để được là mẫu mực cho toàn quốc. Trước hết Trùng Khánh có nâng tiêu thụ nội địa là nhờ chính quyền tập trung mọi quyết định về ngân sách, đầu tư và phân phối tài nguyên từ trên xuống, giống biện pháp tăng chi để kích thích kinh tế của trung ương, chính sách ấy dẫn đến thiếu hụt ngân sách nên thành phố phải đi vay hơn trăm tỷ USD! Hệ quả chìm là vì tập quyền về đầu tư của thành phố hay trung ương, chính trường dễ cấu kết với thương trường và gây ra tệ tham nhũng, nạn tư bản thân tộc và còn khiến doanh nghiệp tư nhân thấp cổ bé họng ở dưới bị triệt tiêu, là chuyện cũng đã xảy ra tại Trùng Khánh.
 Thứ nữa, khác với các tỉnh duyên hải là nơi chính quyền địa phương và doanh nghiệp còn tự do xoay trở trong quyết định kinh tế, mô hình của Trùng Khánh chỉ là chủ nghĩa tư bản nhà nước ở cấp địa phương. Nó dễ dẫn tới việc lạm dụng tài nguyên mà không ai có quyền sửa hoặc ít ra lên tiếng phê bình. Về kinh tế, nếu áp dụng trên quy mô cả nước thì phải bảo đảm sự yểm trợ của trung ương về tài chính lẫn kỹ thuật phối hợp, là điều chưa thể có tại Trung Quốc. Nếu tỉnh thành nào cũng lấy Trùng Khánh làm mẫu mực thì ngân sách quốc gia sẽ bị thiếu hụt nặng.
 + Nếu có thể suy ra từ đấy thì mô thức Trùng Khánh không thể áp dụng trên toàn quốc được vì thứ nhất là rất tốn kém cho công quỹ và thứ hai là nó cần một hệ thống công quyền liêm chính và hữu hiệu cho một quốc gia có đến 2.000 quận, huyện. Thưa ông, bây giờ ta bước qua khía cạnh chính trị của vụ việc này vì yếu tố đặc biệt của cá nhân ông Bạc Hy Lai.
 - Tôi nghĩ rằng nếu cứ để nguyên thì với một số thành tích đạt được từ 2009 đến nay, mô hình Trùng Khánh có thể là giải pháp trắc nghiệm áp dụng thí điểm cho một quốc gia có quá nhiều khác biệt địa phương. Nhưng hai chuyện đã xảy ra. Thứ nhất là tiến trình chuyển giao quyền lực vào cuối năm cho thế hệ thứ năm. Theo thông lệ thì bảy trong chín ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị sẽ ra về và 7 trong số 25 ủy viên Bộ Chính trị hiện nay đang hướng tới vị trí đó, với ảnh hưởng chìm và nổi của các lãnh đạo khác để tạo vây cánh cho mình, kể cả người đã hoặc sắp ra đi như Giang Trạch Dân hay Hồ Cẩm Đào. Nhưng vì Trung Quốc không có dân chủ và mọi quyết định đều là kết quả đồng thuận ngấm ngầm nên mỗi phe lại tác động một cách. Nhìn từ bên ngoài thì có vẻ ổn định và êm thấm hơn là lối tranh cử ồn ào của các nước dân chủ trước sự chứng kiến và chọn lựa có khi bất ngờ của người dân. Thực tế lại có nhiều thủ đoạn chính trị khá hiểm độc, với ánh hưởng rất nặng của tiền tài và thế lực,
 Thứ hai là cá tính Bạc Hy Lai. Trong môi trường kín. đáo của đồng thuận, với các lãnh đạo đều ra dáng mẫn cán mà tẻ nhạt thì ông ta là người trình diễn ồn ào như tận dụng phương pháp tranh cử tại các nước dân chủ vậy! Đây là nghịch lý vì nếu ai cũng công khai nói ra chủ trương của mình như Bạc Hy Lai thì sự thể có khi đơn giản và hấp dẫn hơn. Huống hồ bản thân ông lại có nhiều khuyết điểm và kết tụ nhiều mâu thuẫn của hệ thống kinh tế chính trị Trung Quốc.
 Thực tế Trung Quốc
 + Hình như là qua hiện tượng cá biệt của Bạc Hy Lai ông lại nhìn ra những vấn đề thuộc về bản chất của chế độ Trung Quốc. Thưa ông, những vấn đề ấy là gì?
 - Trung Quốc đang ở vào một khúc quanh vì phải tìm ra một mô hình phát triển mới sau khi mô hình cũ đã đi hết sự vận hành tương đối tốt đẹp của 30 năm qua. Nếu không, họ sẽ bị khủng hoảng như chính các lãnh đạo của thế hệ thứ tư sắp ra đi đã báo động. Khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói đến nguy cơ tái diễn thảm kịch Cách mạng văn hóa, là vụ Mao Trạch Đông vận động quần chúng đánh ngược vào đảng để tranh giành quyên bính, thì ta biết rằng có cái gì đó rất nghiêm trọng đã xảy ra bên trong. Đi tìm mô hình mới là tranh luận về tư tưởng và sự hữu hiệu của các giải pháp lẫn nhân sự sẽ thực hiện. Xin tạm nói gọn theo hai hướng, thủ cựu mà cứ gọi là “tả” là cái hướng bảo vệ chế độ, đổi mới mà cứ gọi là “hữu” là cái hướng phát triển đất nước. Sau thời đại loạn với cao điểm của 10 năm Cách mạng Văn hóa thì từ năm 1981, các lãnh đạo đều thống nhất ý chí là dù theo hướng nào thì tập thể vẫn lãnh đạo chứ không trở lại tệ nạn sùng bái cá nhân hoặc độc diễn kiểu Mao.
 Trong bối cảnh đó, Bạc Hy Lai khoác áo cải cách với thành tích Trùng Khánh nhưng đề cao Tư tưởng Mao Trạch Đông để nhấn mạnh tới yêu cầu bảo vệ chế độ. Mục đích là tìm sự hậu thuẫn của nhiều phe phái khác nhau, chưa nói đến bản thân ông là thuộc “Thái tử đảng”, là con cháu các nguyên lão, một tập thể có nhiều ảnh hưởng mà lại thiếu thống nhất về chủ trương.
 Ông Bạc Hy Lai đánh bạc ở hai cửa, nhưng đánh bạc giả. Vì thực chất thì đã phá vỡ hệ thống cường hào ác bá cũ để xây dựng một thế câu kết mới, cũng với các tổ chức tội ác mà ông khoe là đã tiêu diệt. Người, thi hành kế hoạch “tấn công đen” (tiễu trừ xã hội đen) chính là Giám đốc Công an Trùng Khánh Vương Lập Quân, nhưng ông này có thể thấy ra mặt trái
của thượng cấp và gia đình nên sợ bị thanh trừng rồi tìm cách tỵ nạn trong toà Tổng lãnh sự Mỹ tại thủ phủ Thành Đô của Tứ Xuyên. Chưa kể là thủ thuật của Bạc Hy Lai cũng làm nhiều lãnh đạo khác phật ý khi mà mọi người đều tích cực và âm thầm vận động ở bên trong.
 + Thưa ông, có phải là từ đó vụ việc mới nổ ra ngoài khi dư luận lại có phương tiện truyền thông mới, như các mạng lưới xã hội, hậu quả là một chuỗi chấn động dội lên trung ương khiến ông Bạc Hy Lai bị mất chức Bí thư Trùng Khánh chăng?
 - Có lẽ như vậy và việc ông Bạc Hy Lai bị mất chức chỉ là phần nổi của một thực tế chính trị và xã hội khác tại Trung Quốc. Đó là một hệ thống đen khoác áo đỏ! Dưới cái vẻ ổn định của sự đồng thuận trên thượng tầng là âm mưu quỷ kế đế tranh giành đặc quyền đặc lợi bên dưới, y như trong các xã hội đen, các tổ chức tội ác. Những phe phái nào trong các đại gia ấy cũng khoác áo đỏ của cách mạng để duy trì chế độ độc đảng. Ngày nay, khi lãnh đạo phải chuyển hướng, thật ra phải nhìn vào vấn đề thật là cải cách cả hệ thống chính trị thì mới phát triển bền vững, thì chuyện tranh giành ảnh hưởng và thế lực rất dễ bung ra ngoài.
 Vụ Bạc Hy Lai cũng khiến ta chú ý đến chuyện khác là việc bầu lại chức Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Công. Nhân vật được Bắc Kinh đưa ra thay thế Donald Tsang (Tăng Âm Quyền) là Henry Tang (Đường Anh Niên). Ông tỷ phú họ Đường này là người thân tín của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, nhân vật đầy hy vọng lên thay ông Hồ cẩm Đào. Những tai tiếng đầy dẫy của cả hai ông Đường và Tàng, cũng dội ngược lên uy tín của Tập Cận Bình trong việc chuyên quyền hiện nay. Quả là chuyện đỏ đen lẫn lộn!…/

THÔNG TẤN XÃ VIỆTNAM

ASEAN: VỀ HỘI THẢO QUỐC TẾ KỶ NIỆM 10 NĂM KÝ DOC

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ năm, ngày 29/3/2012
TTXVN (Phnôm Pênh 23/3)
Ngày 22/3 tại Phnôm Pênh, Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á (CASS) của n Độ và Viện Hợp tác và Hòa bình Campuchia (CICP) đã tổ chức Hội thảo quốc tế nhân kỷ niệm 10 năm ASEAN ký tuyên b về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) với sự tham dự của nhiều học gi Campuchia và quốc tế. Sau một ngày trình bày, thảo luận và xem xét đánh giá các bài tham luận, Giám đốc CICP, Tiến sĩ Cheng Vannarith, đã tóm lược các nội dung, nêu lên một s kết quả ni bật của Hội thảo:
1/ Có sự thay đổi tương quan chiến lược ở châu Á và nhiều phương trình chiến lược mới đang nổi lên trong cấu trúc an ninh ở châu Á, nhất là châu Á-Thái Bình Dương. Các cơ chế giải quyết xung đột sẽ chứng minh tính hiệu quả dựa trên việc giải quyết vấn đề một cách khéo léo với thái độ hợp tác.
2/ Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược đối với khu vực và toàn cầu. Khu vực này giàu tài nguyên thiên nhiên và là một trong những tuyến đường thương mại quốc tế nhộn nhịp nhất trên thế giới. Những diễn biến và rủi ro an ninh, nguy cơ leo thang xung đột trong thời gian gần đây ở Biển Đông thu hút sự quan tâm sâu sắc của khu vực và cộng đồng quốc tế. Đảm bảo tự do và an ninh, an toàn hàng hải là lợi ích không chỉ của các quốc gia trong khu vực mà còn đối với các quốc gia khác liên quan.

3/ Hội thảo diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 10 năm ký DOC giữa ASEAN và Trung Quốc; ghi nhận đóng góp tích cực và to lớn của Campuchia trong việc cho ra đời DOC năm 2002; khẳng định DOC là văn bản quan trọng được ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc thể hiện cam kết chung nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định, tin tưởng lẫn nhau và đảm bảo giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông: thừa nhận rằng việc thực thi đầy đủ và hiệu quả DOC sẽ góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – Trung Quốc vì hòa bình và thịnh vượng; ghi nhận sự đóng góp to lớn và tích cực của Campuchia vào việc ký kết DOC 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc.
4/ Mặc dù DOC đã có những đóng góp tích cực trong việc gìn giữ hòa bình, ổn định ở Biển Đông nhưng vẫn còn nhiều hạn chế: (1) DOC không mang tính ràng buộc pháp lý, dẫn đến các bên tham gia thiếu quyết tâm chính trị; (2) các bên chưa thống nhất trong vận dụng các điều khoản DOC; (3) phạm vi áp dụng về mặt địa lý chưa rõ ràng; (4) thiếu cơ chế giám sát, xử lý đối với các trường hợp vi phạm; (5) chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các bên liên quan và sự mong đợi của các quốc gia có lợi ích ở châu Á — Thái Bình Dương.
5/ Tiếp theo DOC, ASEAN và Trung Quốc đã tiến thêm một bước khi ký kết Bản qui tắc hướng dẫn thực hiện DOC năm 2011 tại Bali, Inđônêxia. Nhưng trên thực tế, Bản qui tắc này chưa phải là một cam kết pháp lý hữu hiệu vì chưa tạo tiền đề để hình thành một cơ chế kiểm soát, quản lý hiệu quả các mối đe dọa an ninh đối với hòa bình, ổn định và phát triển tại Biển Đông.
6/ Campuchia có quan hệ hữu nghị với các bên liên quan. Với vai trò chủ tịch ASEAN năm 2012, Campuchia là bên trung gian hiệu quả, có điều kiện thuận lợi tăng cường đoàn kết trong ASEAN, thúc đẩy tin tưởng và đồng thuận giữa các bên tranh chấp tại Biển Đông, cỏ khả năng đưa ra những sáng kiến khách quan được các bên chấp nhận.
7/ Để tạo tiền đề triệt để và lâu dài đối với tranh chấp phức tạp ở Biển Đông, các bên liên quan cần nhanh chóng xây dựng và ban hành Bộ Qui tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) mang tính ràng buộc pháp lý khắc phục những điểm bất cập của DOC, dựa trên nền tảng luật pháp quốc tế Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) 1982, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) và các văn bản pháp lý liên Quan khác.
8/ COC cần có những nội dung cơ bản sau:
Các bên tham gia ký kết COC phải là toàn bộ thành viên của ASEAN và Trung Quốc, có thể xem xét việc các quốc gia có lợi ích liên quan tham gia và tuân thủ.
COC cần là văn bản pháp lý tạo ra khuôn mẫu cho quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan trong khu vực, trong bối cảnh tồn tại nhiều tranh chấp do lịch sử để lại, việc thực hiện và triển khai UNCLOS 1982 cũng như sự gia tăng nhu cầu sử dụng biển đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi quốc gia và cộng đồng quốc tế.
Các bên cam kết tuân thủ nguyên tắc của UNCLOS 1982, TAC và khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), 5 nguyên tắc cùng chung sống hòa bình, các giá trị và khái niệm trong DOC và Bản hướng dẫn thực hiện DOC, các nguyên tắc phổ biến của Luật quốc tế đã được thừa nhận.
Phạm vi áp dụng của COC phải được xác định rõ bao gồm tất cả các đảo và vùng nước bên ngoài ranh giới 200 hải lý tính từ đường cơ sở, lãnh hải của các quốc gia ven biển và các đảo ở Biển Đông.
Cần phân định rõ khu vực tranh chấp và không tranh chấp, xác định rõ những hoạt động được phép thực hiện và không được phép thực hiện tại khu vực tranh chấp.
Tự do và an ninh hàng hải trên và dưới mặt nước, an ninh hàng không tại Biển Đông cần được tôn trọng và phù hợp với luật pháp quốc tế.
Cần đẩy mạnh các biện pháp xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa thông qua các hoạt động chung như nghiên cứu đại dương, hợp tác nghề cá, bảo vệ môi trường, tìm kiếm cứu hộ trên biển, khắc phục hậu quả thiên tai, chống cướp biển, chống khủng bố, tuần tra chung, tập trận chung, ngăn cấm việc các bên mở rộng chiếm đóng và có hành động gia tăng xung đột, tranh chấp ở Biển Đông…
9/ Các quốc gia ký kết COC xem xét khả năng thành lập Cơ quan An ninh Hàng hải (MSA) để kiểm soát và quản lý các mối đe dọa an ninh hàng hải và đảm bảo tuân thủ nghiêm túc COC; đề ra các biện pháp xây dựng lòng tin, giảm thiểu rủi ro; giải thích và thống nhất hướng dẫn thực thi UNCLOS 1982 đối với các thành viên liên quan. MSA sẽ báo cáo trực tiếp lên Hội nghị thượng đỉnh ASEAN hoặc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc.
10/ Biến DOC thành một COC đầy đủ là lợi ích của tất cả các bên và thúc đẩy hòa bình và ổn định tại toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mặc dù một số chuyên gia đã bày tỏ quan điểm cá nhân của họ về việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông trong bối cảnh và áp dụng các phương pháp khác nhau, nhưng đã đi đến nhận thức chung về một cách tiếp cận hợp tác đối với tranh chấp Biển Đông là phù hợp ngay cả khi một vài quốc gia thành viên còn chưa đồng ý về một vài vấn đề. Vì vậy, các bắt buộc chiến lược là phải tìm ra phương thức và biện pháp mới để đối mặt với những thách thức hàng hải có thể nổi lên ở Biển Đông./.

The Diplomat

Quan hệ Việt-Miến ngày càng nồng ấm

Tác giả: Đoàn Xuân Lộc
Người dịch: Đan Thanh
29-3-2012
Ngày 20-3, Tổng thống Myanmar Thein Sein đã đến Hà Nội trong một chuyến thăm chính thức, được các nhà lãnh đạo Việt Nam, trong đó có Chủ tịch Trương Tấn Sang, đón tiếp nồng hậu. Chuyến thăm hai ngày này diễn ra vào thời điểm hai nước đang nỗ lực phát triển quan hệ.
Gần đây, mối bang giao giữa Naypyidaw và Hà Nội đã được thắt chặt hơn nhiều, như việc hai nước có những chuyến thăm qua lại ở cấp cao. Tháng 6 năm ngoái, Phó Thủ tướng Việt Nam Hoàng Trung Hải sang thăm Myanmar bốn ngày. Tháng 11, tân Tổng Tư lệnh lực lượng vũ trang Myanmar, Tướng Min Aung Hlaing đến Hà Nội. Sau đó một tháng, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tới Myanmar dự Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ tư của Các nước Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng, tổ chức ở Naypyidaw.
Ngày 12-3, khi Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh lên đường thăm chính thức Naypyidaw, hai tàu khu trục của hải quân Myanmar đã đến cảng Tiên Sa ở Đà Nẵng trong một chuyến thăm lịch sử, kéo dài ba ngày. Hôm sau, một phái đoàn quan chức và doanh nghiệp TP.HCM, do ông Lê Thanh Hải – Bí thư Thành ủy TP.HCM kiêm ủy viên Bộ Chính trị của đảng – dẫn đầu, cũng sang Myanmar.
Các hoạt động trao đổi qua lại nhộn nhịp này diễn ra trong bối cảnh nội lực kinh tế của Myanmar ngày càng tăng lên, khi được giải phóng bởi những thay đổi về chính trị. Riêng trong năm 2011, Myanmar nhận mức đầu tư trực tiếp nước ngoài cao kỷ lục, 20 tỷ USD, so với chỉ 302 triệu USD vào năm 2010 và tổng cộng 16 tỷ USD trong suốt hai thập niên trước đó cộng lại.
Trong khi các nhà đầu tư rõ ràng đều tin rằng kinh doanh ở Myanmar có những cơ hội khổng lồ, thì dường như Việt Nam lại chưa khai thác được điều đó một cách đáng kể. Quả thật, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Myanmar vẫn còn rất kém phát triển – đặc biệt khi so sánh với quan hệ giữa mỗi nước này với các quốc gia ASEAN khác. Ví dụ, vào năm 2010, 45,2% kim ngạch mậu dịch của Myanmar và 18,5% kim ngạch mậu dịch của Việt Nam là với các thành viên khác của ASEAN. Trong khi đó, Việt Nam chỉ chiếm 0,9% tổng kim ngạch của Myanmar, còn Myanmar chỉ chiếm 0,1% của Việt Nam.
Do đó, không có gì lạ khi gần đây các chuyến thăm qua lại của hai nước tập trung rất mạnh vào hợp tác kinh tế. Thành quả đầu tiên là một cam kết tăng kim ngạch thương mại hai chiều từ 170 triệu USD năm 2010 lên 500 triệu USD từ nay tới năm 2015.
Nhưng hợp tác kinh tế không phải nguyên nhân duy nhất khiến Hà Nội và Naypyidaw thúc đẩy quan hệ song phương. Các thành tố quan trọng khác – cả ở bình diện quốc gia lẫn khu vực – cũng đóng vai trò quyết định trong việc mở đường cho hai nước phát triển quan hệ.
Đối với Myanmar thì chuyến thăm của ông Thein Sein sang Việt Nam – điểm dừng chân đầu tiên của ông trong ba nước Đông Dương – là kết quả của việc Myanmar mở cửa gần đây, cũng là một phần chủ chốt trong những nỗ lực không ngừng của đất nước này nhằm tăng cường vai trò của mình trong những vấn đề quốc tế, trên các diễn đàn quốc tế. Mặc dù Myanmar đã trở thành thành viên của ASEAN từ năm 1997, nhưng họ chưa bao giờ giữ chiếc ghế chủ tịch luân phiên của khối. Hơn thế nữa, họ còn thường xuyên bị coi là “kẻ bị ruồng bỏ” trong cộng đồng quốc tế, thậm chí bị xem như chướng ngại vật, ngăn trở quan hệ của ASEAN với EU và các nước Tây Âu khác.
Tuy nhiên, những cải cách chính trị gần đây của Myanmar sẽ cho phép họ làm chủ tịch ASEAN lần đầu tiên trong lịch sử, vào năm 2014 tới. Là chủ tịch ASEAN, Myanmar sẽ tổ chức không chỉ hội nghị thượng đỉnh ASEAN mà còn nhiều sự kiện quan trọng khác, chẳng hạn hội nghị bộ trưởng của Diễn đàn Khu vực ASEAN, và đặc biệt là Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á – hai diễn đàn ASEAN+ lớn, có sự tham dự của một số siêu cường thế giới và khu vực. Trong chuyến thăm của mình, ông Thein Sein cảm ơn Việt Nam đã ủng hộ Myanmar giữ chức chủ tịch ASEAN sau 2 năm nữa.
Đi xa hơn, trong hoàn cảnh Myanmar đang phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc ở rất nhiều cấp độ, Myanmar đang cần đa dạng hóa quan hệ quốc tế của mình để hạn chế ảnh hưởng chi phối của Trung Quốc. Trên thực tế, quan điểm phổ biến cho rằng một trong các lý do chủ yếu để Myanmar tiến hành đợt cải cách chính trị hiện nay là mong muốn của họ cân bằng lại sự hiện diện thái quá của Trung Quốc. Với ý nghĩa này, mặc dù Việt Nam không phải là đối tác kinh tế lớn của Myanmar, nhưng Hà Nội vẫn tạo cho Myanmar động lực nhất định trong quan hệ giữa Naypyidaw và Bắc Kinh. Cũng như Myanmar, Việt Nam đang lo ngại về thái độ ngày càng hung hăng của người láng giềng khổng lồ.
Có vẻ như rõ ràng là lập trường của Myanmar và Việt Nam đối với Trung Quốc, cũng như những tính toán liên quan về an ninh và chiến lược, đang trở thành một thành tố quan trọng trong quan hệ song phương giữa hai quốc gia này. Hai chuyến thăm gần đây của Myanmar – của tướng Min Aung Hlaing vào tháng 11-2011 và của hải quân Myanmar tháng này – là hai chuyến thăm quan trọng nhất của họ tới Việt Nam.
Ngoài việc ông Min Aung Hlaing là tân tổng tư lệnh quân đội Myanmar, thì tầm quan trọng có tính biểu tượng của chuyến đi của ông còn do thời điểm thích hợp của nó. Nó diễn ra như là kết quả của quyết định đơn phương từ phía Myanmar đình chỉ dự án Đậm Myitsone trị giá 3,6 tỷ USD do Trung Quốc tài trợ. Hơn thế nữa, thay vì sang Trung Quốc như người tiền nhiệm, ông lại chọn Việt Nam làm điểm đến của chuyến thăm chính thức đầu tiên.
Cũng cần lưu ý rằng chuyến đi đầu tiên của hai tàu quân sự Myanmar tới Việt Nam là vào cùng ngày với sự kiện Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tổ chức đối thoại với người đồng nhiệm Wunna Maung Lwin. Trong cuộc gặp, “hai bên thảo luận về tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông, giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, theo luật quốc tế”. Thông điệp tương tự cũng được nhấn mạnh trong cuộc gặp giữa ông Thein Sein và người đồng nhiệm phía Việt Nam.
Cuộc hội đàm đó và thông điệp đó có lẽ sẽ không làm hài lòng Trung Quốc, bởi lẽ Bắc Kinh vẫn luôn nói rằng nước thứ ba không nên tham gia vào tranh chấp. Trong hoàn cảnh này, sự ủng hộ mà Myanmar – quốc gia không có yêu sách nào trong vấn đề Biển Đông – dành cho đường lối của Hà Nội – giải quyết tranh chấp một cách hòa bình theo luật quốc tế – có ý nghĩa rất quan trọng. Điều này đặc biệt đáng nói khi mà Myanmar trước đây vốn là đồng minh mạnh mẽ của Trung Quốc. Do vậy, quan hệ ngày càng thân thiết giữa Myanmar và Việt Nam sẽ nâng cao một cách đáng kể vị thế của Việt Nam trong ASEAN, trên khía cạnh quan hệ với Trung Quốc.
Đoàn Xuân Lộc là nghiên cứu viên ở Viện Chính sách Toàn cầu (Global Policy Institute).
Nguồn: The Diplomat


Cùng một tác giả, với các bài viết trên BBC: + Việt Nam có cải cách như Miến Điện?  +  Hai cái chết – hai thái độ.  + Tác động của ‘Mùa Xuân Miến Điện’.


Asia Sentinel

Việt Nam và Hoa Kỳ: một cặp tình nhân không cân xứng

Tác giả: David Brown
Người dịch: Trần Văn Minh
Hiệu đính: David Brown
27-03-2012
Một liên minh trong thuận tiện trở thành một quan hệ chiến lược.
Đặc biệt vào năm bầu cử Mỹ này, những vấn đề nhân quyền sẽ thử thách sự bền vững trong việc lập lại mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, kẻ thù xưa mà hình như bây giờ đang trở thành bạn tốt.
Viên chức từ Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn gặp nhau thường xuyên vào những ngày này. Một kẻ nghe trộm những cuộc tiếp xúc như thế có thể kết luận rằng nỗi nghi kỵ của hai thế hệ trước, vốn được người Việt Nam gọi là “chiến tranh chống Mỹ”, chỉ là một chướng ngại nhỏ trên con đường dẫn tới sự giao hảo.
Thực ra, các viên chức có nhiều điều để bàn thảo. Họ sửa soạn một danh sách dài những quyền lợi chung bao gồm thương mại hai chiều đang bùng phát, suy tính về một hợp tác quân sự, sự hỗ trợ của Hoa Kỳ về vấn đề y tế công cộng, giáo dục và dự thảo về bảo vệ môi trường và một hiệp ước để mở đường cho việc chuyển giao kỹ thuật nguyên tử Mỹ.
Khi nghi thức nâng ly bắt đầu sau một ngày đàm phán, người ta thấy nhắc đến bước ‘tiến triển’ nổi bật trong sự hợp tác giữa Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn.
Điều đáng kể không phải vấn đề kẻ thù xưa bây giờ trở thành bạn, nhưng là một liên minh trong thuận tiện đã được tô điểm và phô diễn như một mối ‘liên hệ chiến lược’.
Hai mục đích dẫn đường Hà Nội trong mối quan hệ trở lại với Hoa Kỳ:
  • Năng lực của nhà cầm quyền để đem lại sự phát triển kinh tế bền vững cho người dân Việt Nam tùy thuộc chính yếu vào vấn đề tiếp cận dễ dàng với thị trường Mỹ và tài chính đầu tư, và
  • Sự hợp tác của quân đội Hoa Kỳ sẽ làm cho Trung Quốc phải nghĩ lại về tham vọng bá quyền ở biển Đông.
Liên hệ kinh tế hai chiều đã được tiến hành từ đầu thập niên 1990, khi sự sụp đổ của Liên Xô phá gẫy cây chống cho nền kinh tế ‘xã hội chủ  nghĩa’ mong manh. Quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ đã được thiết lập vào năm 1996, và một hiệp ước thương mại song phương đã được thương thảo vào giữa năm 1999.
Tuy nhiên, hơn một năm sau, Bộ Chính Trị mới phê chuẩn hiệp ước thương mại. Trước tiên, phải thuyết phục phe bảo thủ dứt bỏ sự nghi ngờ về động lực của Mỹ – cụ thể được mô tả là hỗ trợ cho ‘diễn biến chính trị hòa bình’ theo mô hình Đông Âu. Trở ngại đó đã vượt qua. Vào năm 2007, với sự cố vấn của Mỹ và khuynh hướng đổi mới thắng thế trong đảng và nhà nước, Hà Nội đã gia nhập vào Tổ Chức Thương mại Thế Giới (WTO).
Tuy nhiên, WTO đã không gây ra ảnh hưởng mạnh đối với nền kinh tế như những nhà đổi mới dự đoán. Trước sự khăng khăng của giới bảo thủ trong đảng cộng sản đầy quyền lực, Hà Nội vẫn tiếp tục nuông chiều một hệ thống doanh nghiệp nhà nước béo phì và thiếu hiệu quả. Hệ quả nghịch lý này đã vắt cạn lợi nhuận mà người Việt trông đợi từ quá trình toàn cầu hoá.
Sự bế tắc về chính sách trong việc cải tổ doanh nghiệp nhà nước có thể giải thích sự quyết định khá bất ngờ của chính quyền Việt Nam khi theo chân Hoa Kỳ trong việc đàm phán ‘Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương’ (TPP). Những thành viên khác tham gia đàm phán TPP là Singapore, New Zealand, Brunei, Mã Lai Á, Úc Châu và Peru và sớm sẽ có thêm Nhật Bản, Nam Hàn, Gia Nã Đại, Mễ Tây Cơ và Đài Loan – nhưng đáng chú ý là không có Trung Quốc. Việt Nam là nước kém phát triển nhất trong nhóm.
TPP từng được mô tả là bàn đạp cho Hiệp Ước Thương Mại Tự Do Châu Á – Thái Bình Dương và một ‘khuôn mẫu của thế kỷ 21’ đòi hỏi thành viên phải tự do hóa thương mại về nông phẩm và dịch vụ, dỡ bỏ giới hạn nhập khẩu và tăng cường việc bảo vệ tài sản trí tuệ.
Khi hiệp ước TPP thành hình, Hà Nội chắc chắn sẽ được lợi trong việc tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường các quốc gia phát triển cho hàng xuất khẩu của mình. Tuy nhiên, để đổi lại, Hà Nội cũng sẽ bị bắt buộc phải chấm dứt tình trạng mất cân đối do chính sách thị trường nội địa ưu đãi lãnh vực tập đoàn quốc doanh và chú tâm đến quyền lợi lao động và vấn đề bảo vệ tài sản trí tuệ. Đây có lẽ thực sự là chủ đích của những nhà cải cách, có nghĩa là, họ hy vọng dùng hiệp ước mở cửa thị trường mới này để thúc đẩy sự đồng thuận về chính sách trong việc cải tổ cơ cấu trong nước.
Sự hợp tác an ninh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là một hiện tượng chỉ mới đây, và là điểm then chốt của chiến lược toàn cầu hóa quốc phòng của Việt Nam. Hà Nội cũng theo đuổi quan hệ quân sự gần gũi hơn với những láng giềng Châu Á, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp và Nga. Hà Nội hy vọng những mối quan hệ này sẽ hỗ trợ khả năng chống lại sự lấn chiếm của Trung Quốc trong những vùng biển tranh chấp. Dĩ nhiên không phải Hà Nội muốn đánh nhau. Lãnh đạo Hà Nội e ngại sức mạnh của Trung Quốc và – trên nền tảng giữa hai đảng – tôn trọng tình bạn với Trung Quốc miễn là họ ngưng những hành động bắt nạt.
Sự khẳng định của Việt Nam không nhượng bộ trong vấn đề chủ quyền biển đảo rất phù hợp với quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc ngăn ngừa bất cứ hạn chế nào về tự do giao thông qua eo biển Malacca và đường thủy vận Biển Đông. Ngũ Giác Đài đã hăng hái gia tăng thao luyện quân sự với Việt Nam, chú tâm đến công việc tìm kiếm và giải cứu, an ninh hàng hải và cứu trợ thiên tai. Có những chuyến tàu thăm viếng được phổ biến sâu rộng cũng như sự trao đổi tin tức tình báo quân sự khá thận trọng. Tuy nhiên, trước sự thất vọng của Hà Nội, Hoa Thịnh Đốn đã từ chối trước yêu cầu mua vũ khí sát thương của Hà Nội.
Thái độ của chính quyền Việt Nam trước vấn đề nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam vẫn còn là một trở ngại lớn trong quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam. Một thế hệ người Mỹ gốc Việt mới hiểu biết chính trị không những quan tâm đến vấn đề này mà còn có thể dùng lá phiếu để ảnh hưởng. Nhất là trong năm bầu cử của Mỹ này, sự đàn áp những nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam có thể thọc chiếc gậy vào trong guồng máy thương lượng về an ninh và thương mại song phương.
Điều đó không phải là sự ngạc nhiên cho Hà Nội. Các viên chức Hoa Kỳ từ Ngoại trưởng Hillary Clinton trở xuống đã nhấn mạnh rằng sự kiềm chế của Việt Nam đối với “tiêu chuẩn nhân quyền toàn cầu” là một trở ngại cho mối liên hệ gần gũi hơn. Hai thượng Nghị sĩ John McCain và Joseph Lieberman đã công khai lên tiếng khi hai ông ghé thăm Hà Nội: Việt Nam “có một danh sách dài những mặt hàng quân sự đang thèm muốn, (nhưng) … Điều này sẽ không xảy ra trừ khi họ cải thiện hồ sơ nhân quyền”.
Sự liên hệ giữa thành tích nhân quyền và sự tiếp cận của Việt Nam với thị trường Mỹ không trực tiếp mấy. Trong khi việc bán vũ khí cho Việt Nam đòi hỏi sự chấp thuận đặc biệt của Quốc hội Hoa Kỳ, nhưng sẽ không chắc rằng Quốc hội sẽ từ chối hợp tác nếu hiệp ước TPP được ký kết. Nền xuất cảng của Việt Nam vẫn có thể bị thương tổn nếu Quốc hội Hoa Kỳ đặt thêm những điều khoản trong tiến trình soạn thảo luật, bao gồm một hiệp ước đầu tư song phương và một hợp đồng về chuyển giao kỹ thuật nguyên tử.
Có nhiều cách để vấn đề nhân quyền có thể ảnh hưởng thái độ của Mỹ. Thí dụ, vào ngày 20 tháng Ba, Việt Nam bị đấm bởi một ủy hội được Quốc hội Hoa Kỳ thành lập để theo dõi cách hành xử của những quốc gia khác về vấn đề tự do tôn giáo. Ủy hội khuyến cáo chỉ định Việt Nam là một “Quốc gia đáng quan tâm,” xếp chung với cùng loại như Bắc Hàn, Trung Quốc, Iran và Sudan. Cụ thể là ủy hội tố cáo Việt Nam về “những vi phạm tự do tôn giáo và tín ngưỡng mang tính hệ thống và nghiêm trọng” trong năm 2011.
Việt Nam thoát khỏi sổ đen về tự do tôn giáo của Hoa Kỳ từ năm 2006. Lập lại điều này không đòi hỏi chính quyền Hoa Kỳ phải cấm vận Việt Nam – nhưng nó là một cái cớ thuận tiện để Quốc hội từ chối những điều Hà Nội muốn từ Hoa Kỳ.
Liệu sự lên án của ủy hội có thúc đẩy Việt Nam thay đổi hành vi?  Chắc chắn là không – Hà Nội thường cố thủ khi bị áp lực. Rất hiếm hoặc không có khả năng nhà cầm quyền Cộng sản chứng tỏ sự khoan dung hơn cho những ai đòi hỏi dân chủ đa nguyên đa đảng hay những người đòi hỏi quyền được thiết lập những tổ chức tôn giáo, lao động hay ngành nghề bên ngoài các cấu trúc nhà nước. Đây là những vấn đề “ổn định xã hội” nền tảng đối với nhà cầm quyền. Cho dù với khuynh hướng đổi mới hay bảo thủ, lãnh đạo Hà Nội xem việc giữ vững quyền chuyên chế độc tài của Đảng thì quan trọng hơn so với bất cứ quan hệ chiến lược hay hiệp ước thương mại nào.
Trung Quốc cũng có thể là một vấn đề. Một mối đe dọa khác cho tình bạn đang chín mùi giữa Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội là sự can thiệp của Trung Quốc vào công việc tìm kiếm dầu khí ngoài khơi Việt Nam. Hồi mùa xuân năm ngoái, tàu tuần duyên Trung Quốc đã sách nhiễu tàu thăm dò dầu khí làm việc cho PetroVietnam và cho công ty dầu Phi Luật Tân. Tai nạn đã khơi động một làn sóng biểu tình yêu nước ở Việt Nam và đã thúc dục Hà Nội theo đuổi liên hệ chiến lược với những diễn viên khác trong vùng.
Những chuyên gia về Trung Quốc biện luận rằng sự khiêu khích mùa xuân vừa qua có thể là hành động không được phê chuẩn bởi thành phần cố ý bảo vệ sự đòi hỏi mù mờ về chủ quyền vùng biển Đông kéo dài cho đến Singapore. Thật hay giả, ít nhất là có một phe phái đáng kể ở Bắc Kinh không muốn những quốc gia khác hút dầu và khí (vẫn còn chưa khám phá) mà họ xem là của riêng họ.
Các công ty dầu lớn đã được cảnh báo rằng nếu muốn dự phần ở Trung Quốc thì tốt hết nên ra khỏi Việt Nam. Hãng BP của Anh đã bán tài sản ở Việt Nam năm 2010, và đầu năm nay hãng dầu đứng thứ nhì của Mỹ, Conoco-Phillips, đã bán phần trị giá 1 tỷ mỹ kim ở Việt Nam cho một hãng Pháp. Dù vậy, Exxon-Mobil nói rằng họ đang có quyết định khai thác một khám phá mới đây ngoài khơi miền trung Việt Nam.
Hoạt động thăm dò dầu khí gia tăng trong mùa xuân. Nếu có thêm những biến cố như năm ngoái thì có thể áp lực Hoa Thịnh Đốn phải can thiệp. Những chuyện này sẽ khó tránh khỏi tham dự vào nội tình chính trị Hoa Kỳ.
Công việc của những nhà ngoại giao không chỉ tìm hiểu những đối tác ngoại quốc nói gì mà còn là tại sao, để có một cái nhìn rõ ràng về tính khả thi và, trên hết là không đánh giá quá cao vào những gì đang đàm phán khi tường trình cho cấp trên. Miễn là những nhà ngoại giao của họ hai bên giữ đúng điều này, cả Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn rất có thể thấy lợi ích trong việc ngăn chặn lửa cháy bên dưới sự qua lại của họ một thời gian – ít nhất cho tới cuối năm. Cả hai bên đều không nằm trong tư thế để tiến xa hơn nữa. Thử thách hiện thời sẽ là duy trì những gì đã đạt được, đương đầu với những áp lực, và không để mất lòng tin và/hay tố cáo lẫn nhau.
Tác giả: Ông David Brown là một cựviên chức ngoại giao Hoa Kỳ với nhiều kinh nghiệm về Đông Á Châu, đặc biệt là Việt Nam.
Chú thích Ảnh: Hoa Kỳ sẽ không cần lấy lại điều này.
Nguồn: Asia Sentinel



Việt Nam 2030: Ngành than chưa thoát "vòng kim cô" trữ lượng


Triển vọng ngành than đến năm 2030 cũng không thoát khỏi "vòng kim cô" là trữ lượng than của VN rất có hạn và phải đối mặt với 3 nút cổ chai khác. - TS Nguyễn Thành Sơn.




Hiện nay Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp đang tiếp tục hoàn thiện Đề án nâng cao tối đa sản lượng ngành than VN trên cơ sở phát huy tối đa công suất của các mỏ vùng than Đông Bắc để đạt 100 triệu tấn than sạch cấp cho nền kinh tế vào năm 2030. Đề án được lập công phu chi tiết, đã xem xét hết các khả năng, đã tối đa hoá các nguồn lực, nhưng vẫn không thoát khỏi "vòng kim cô" là trữ lượng than của VN rất có hạn. Vì vậy, mục tiêu 100 triệu tấn than sạch vào năm 2030 vẽ ra trên giấy đã khó, thực hiện còn khó gấp vạn lần. Sau đây là một số nét chính.
Về cơ cấu và phân bổ lực lượng sản xuất
Theo đề án đang được hoàn chỉnh của TKV, đến năm 2030, dự kiến bức tranh toàn cảnh của ngành than VN sẽ như sau:
Tổng số mỏ của toàn ngành than (theo đơn vị kỹ thuật) được dự kiến trong thời kỳ 2010-2030 là 136 mỏ, trong đó, dự kiến do TKV quản lý 68 mỏ (gồm 54 mỏ hiện có + 9 mỏ dự kiến sẽ được xây dựng ở vùng than chưa được giao ở bể than Quảng Ninh + 5 mỏ dự kiến sẽ được xây dựng ở vùng than chưa được giao ở bể than ĐBSH), 68 mỏ ngoài TKV (gồm 46 điểm mỏ than bùn dự kiến sẽ đưa vào khai thác + 19 mỏ than đá dự kiến sẽ được các địa phương xây dựng và do các tỉnh quản lý + 1 mỏ Vietmindo 100% vốn nước ngoài hiện có + 2 mỏ than mỡ hiện có là Làng Cẩm và Khe Bố).

Ảnh nguồn: minegeology.vn

Các mỏ sẽ đóng cửa: Từ nay đến năm 2030, tổng số mỏ sẽ kết thúc khai thác là 19 (theo đơn vị kỹ thuật), với tổng công suất (năm 2010) khoảng 13 tr.tấn. Trong đó có 10 công trường lộ thiên (với tổng công suất 2,67 tr.t/2010) của các mỏ hầm lò như Vàng Danh (0,35), Mạo Khê (0,25), Hồng Thái (0,06), Hà Lầm (0,5), Tân Lập (0,3), Mông Dương (0,1) Hà Ráng (0,65), Bắc Quảng Lợi (0,25), Khe Chàm (0,1), Nam Khe Tam (0,1); và 9 mỏ lộ thiên lớn (với tổng công suất 10,23 tr.t/2010): Núi Béo (5,0), Hà Tu (1,65), Tây Nam Đá Mài (1,0), Đông Đá Mài (0,4), Bàng Nâu (0,55), Tây Bắc Khe Tam (0,03), Khe Sim (1,05), Tây Khe Sim (0,05), Vietmindo (0,5).

Tổng số các mỏ mới sẽ phải đưa vào khai thác là 19 mỏ với tổng công suất thiết kế là 61 tr.t/n, và với tổng sản lượng khai thác năm 2030 dự kiến là 58 tr.t. gồm: 5 mỏ tại các vùng than hiện có của TKV, 9 mỏ tại vùng than chưa được giao ở bể than Quảng Ninh, và 5 mỏ của vùng than Hưng Yên, Thái Bình thuộc bể than ĐBSH.
Tổng trữ lượng địa chất huy động là 7,421 tỷ tấn, tổng trữ lượng công nghiệp (khai thác được) là 5,404 tỷ tấn, trong đó của TKV là 5,21 tỷ tấn (96%).
Tổng công suất thiết kế tối đa của ngành than VN dự kiến khoảng 144 tr.t/năm. Trong đó, 68 mỏ của TKV 133 tr.t/năm (92%), 68 mỏ của các đơn vị ngoài TKV 11,0 tr.t/năm (8%);
Tổng sản lượng than nguyên khai tối đa sẽ tăng từ 50 tr.tấn năm 2010 lên 120,6 tr.tấn năm 2030 (tương đương khoảng 100 tr.t than sạch). Trong đó, các mỏ dự kiến do TKV quản lý là 110,2 tr.t, các mỏ do địa phương và các ngành quản lý là 10,4 tr.t. Tổng sản lượng tối đa của các mỏ hiện có 64 tr.t. (chiếm 53%); các mỏ mới chưa được giao ở Quảng Ninh- 23 tr.t; các mỏ mới thuộc bể than ĐBSH- 25 tr.t; các mỏ than bùn- 8 tr.t. Như vậy, có tới 56 tr.t (chiếm 47%) phải dựa vào các mỏ hoàn toàn mới, chưa được giao và rất cần được thăm dò sớm để xác minh trữ lượng.
Với trữ lượng dự kiến sẽ được huy động và với sản lượng dự kiến đến năm 2030 như trên, thời hạn tồn tại của các mỏ dự kiến như sau: các mỏ của TKV ở bể than Đông Bắc (đã được giao)- đến năm 2030+8; các mỏ của TKV trong nội địa (đã được giao)- đến năm 2030+12; các mỏ than đá của các địa phương (chưa được giao)- đến năm 2030+1; các mỏ than bùn của các địa phương (chưa được giao)- đến năm 2030+11; các mỏ của TKV ở bể than Đông Bắc (chưa được giao)- đến năm 2030+25; các mỏ của TKV ở bể than ĐBSH (chưa được giao)- đến năm 2030+92.
Như vậy, trên các khoáng sàng hiện có đã được giao cho TKV thăm dò và đang khai thác, với tổng sản lượng dự kiến năn 2030 đạt 64 tr.t, thì các mỏ sẽ đóng cửa, kết thúc tồn tại vào năm 2038 ở vùng Quảng Ninh, và vào năm 2042 ở Thái Nguyên và Lạng Sơn. Nếu huy động được cả vùng than chưa được giao, với sản lượng tối đa sau 2030 là 23 tr.t/năm, bể than Đông Bắc cũng chỉ kéo dài "tuổi thọ" đến năm 2055.
Ngoài ra, nếu không phát triển bể than ĐBSH, ngành công nghiệp than của VN sẽ đóng cửa hoàn toàn vào năm 2055.
Những "nút cổ chai" của ngành than
Ngoài vấn đề tổ chức và nguồn lực là 2 "nút cổ chai" quan trọng về quản lý (mang tính chất chủ quan), để phát triển bền vững, ngành than còn có 3 "nút cổ chai" chính về kỹ thuật và kinh tế (mang tính chất khách quan) là: trữ lượng than; đổ thải đất đá; và vốn đầu tư.
- Về trữ lượng than
Trữ lượng than- đối tượng sản xuất của ngành than, thường xuyên thay đổi theo không gian. Còn việc nhận biết của chúng ta về trữ lượng lại thay đổi theo thời gian. Việc thay đổi này thường theo xu hướng xấu đi.
Đối với các mỏ than hiện có vùng Đông Bắc: Trong 15 năm qua, TKV mới chỉ thực hiện được khoảng 0,65 triệu mét khoan thăm dò bổ sung trữ lượng cho bể than Quảng Ninh. Trong thời gian 20 năm tới (đến 2030), nhu cầu thăm dò của các mỏ hiện có ở Quảng Ninh là 2,3 triệu mét khoan sâu (gấp 2,3 lần) để đảm bảo trữ lượng địa chất huy động khoảng 2,5 tỷ tấn than và đảm bảo sản lượng khai thác khoảng 60-67 tr.t/năm than nguyên khai (tương đương với 55-60 tr.t/năm than sạch). Như vậy, sau năm 2030, bể than Quảng Ninh cũng chỉ tồn tại thêm tối đa được 8 năm nữa (muộn nhất năm 2038 phải đóng cửa).
Đối với các mỏ than mới ở vùng Đông Bắc: TKV hiện đang đề nghị Chính phủ giao thăm dò các mỏ mới vùng than Đông Bắc, chủ yếu thuộc nếp lõm Bảo Đài (3 mỏ), vùng Đông Triều-Phả Lại (4 mỏ), vùng Hòn gai (1 mỏ) và vùng Cẩm Phả (1 mỏ) với tổng tài nguyên địa chất hy vọng sẽ có khoảng 1,23 tỷ tấn. Tổng khối lượng khoan thăm dò cho các mỏ này dự kiến khoảng 1,33 triệu mét khoan sâu. Nếu tiềm năng than dự kiến này được chứng minh là có thật, các mỏ mới có thể tham gia sản lượng tối đa khoảng 23 tr.t/năm than nguyên khai vào năm 2030, và góp phần kéo dài "tuổi thọ" của bể than Quảng Ninh đến hết năm 2055.
Đối với các mỏ than mới vùng ĐBSH: khối lượng khoan thăm dò tối thiểu đến năm 2030 phải thực hiện là 0,695 triệu mét khoan sâu để đảm bảo có được khoảng 3,3 tỷ tấn trữ lượng địa chất huy động (tương đương với 2,5 tỷ tấn trữ lượng công nghiệp). Dự kiến sản lượng năm 2030 là 25 tr.t, và thời gian tồn tại của 5 mỏ này 100 năm (đến năm 3021).
- Về đổ thải đất đá
Vấn đề tồn tại chưa giải quyết được hiện nay để phát triển bể than Quảng Ninh là bãi thải đất đá của các mỏ lộ thiên vùng Cẩm Phả như: Cao Sơn (-350m), Cọc Sáu (-255m), Hà Tu (-300m), hay Lộ Trí (-350m) liên quan đến vấn đề môi trường.
Tổng khối lượng đất đá còn cần được đổ thải ở bể than Quảng Ninh dự tính khoảng 4,2 tỷ m3 (trong đó, tập chung chủ yếu ở khu vực Cẩm Phả khoảng 3,9 tỷ m3). Khối lượng đổ thải trong tương lai này còn lớn hơn khoảng 1,5 lần so với khối lượng đã được đổ thải từ trước đến nay. Đây là vấn đề hoàn toàn không đơn giản. Giải pháp công nghệ "bãi thải trong" cần được nghiên cứu triển khai một cách nghiêm túc để xác định trình tự đổ thải tối ưu theo không gian và theo thời gian.
- Về vốn đầu tư
Trong suốt 15 năm qua, ngành than của VN chỉ "thâm canh" trên các mỏ hiện có, chủ yếu từ thời bao cấp và tại khoáng sàng than Quảng Ninh, chưa hề có đầu tư tái sản xuất mở rộng. Vì vậy, để phát triển, trong thời gian tới ngành than đòi hỏi phải được đầu tư tái sản xuất mở rộng với qui mô lớn chưa từng có.
Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2010-2030 cho việc mở rộng công suất và duy trì công suất hiện có của ngành than khoảng 500.000 tỷ VNĐ, tương đương khoảng 25 tỷ U$. Bình quân, mỗi năm ngành than cần đầu tư 1,25 tỷ U$/năm- gấp 2,5 lần mức cao nhất vừa qua.
Trong khi đó, chu kỳ đầu tư kéo dài: Theo kinh nghiệm của TG cũng như của VN trong quá khứ, thời gian từ khi thăm dò địa chất đến khi triển khai xong một dự án khai thác than qui mô lớn (trên 3-5 tr.t/n tương tự như các mỏ được dự kiến xây dựng tại các khu chưa được giao ở vùng Đông Triều-Phả Lại, hay ĐBSH) thường bằng một chu kỳ đổi mới công nghệ và tái trang bị lại kỹ thuật của ngành than (khoảng 20 năm).
5 mâu thuẫn vĩ mô của ngành than
Để phát triển bền vững trong thời gian tới, đòi hỏi chúng ta phải xử lý hài hoà 5 mâu thuẫn cơ bản mang tính vĩ mô của ngành than, đó là:
(i) Mâu thuẫn về phân bố lực lượng sản xuất: Phân bổ tài nguyên than mâu thuẫn ngày càng gay gắt với phân bố các hộ tiêu dùng than: Than tập chung chủ yếu (90%) ở vùng Đông Bắc, trong khi các hộ tiêu dùng than (nhiệt điện, xi măng) phân bố ở khắp các miền từ bắc vào nam. Các nhà máy điện chạy than không thể chỉ tập chung xây dựng ở vùng Quảng Ninh và Hải Phòng, mà phải phân bố phù hợp với phụ tải để đảm bảo tính ổn định của hệ thống lưới phân phối; các nhà máy xi măng phải xây dựng ở gần nguồn đá vôi.
(ii) Mâu thuẫn về cơ cấu sản phẩm: Chủng loại than hiện có đang mâu thuẫn với chủng loại than thị trường yêu cầu. Các nhà máy điện và xi măng cần chủ yếu chủng loại than lò hơi chất lượng tốt (nhiệt năng cao, chất bốc cao, dễ nghiền), trong khi sản phẩm chủ yếu hiện nay là than đá (nhiệt năng thấp, chất bốc thấp, khó nghiền). Than cho ngành thép là loại than mỡ để luyện cốc thì ở VN hầu như không còn. Riêng than lò hơi, chỉ có ở bể than ĐBSH.
(iii) Mâu thuẫn về tài nguyên: Nhu bổ sung trữ lượng ngày càng lớn đang mâu thuẫn với năng lực thăm dò còn hạn chế về kỹ thuật và công nghệ. Năng lực thăm dò địa chất than chỉ đáp ứng được 50% so với nhu cầu. Trong 15 năm qua, chúng ta đã huy động vào khai thác 441,6 triệu tấn than. Nếu tính đủ các tổn thất khai thác (lộ thiên là 7%, hầm lò là 29%), hệ số làm bẩn, tổn thất địa chất v.v. tỷ lệ tổn thất tài nguyên của chúng ta bình quân không dưới 25% thì lượng tài nguyên chúng ta đã huy động (552 tr.t) còn cao hơn lượng tài nguyên chúng ta bổ sung được trong suốt 15 năm qua (527,4 tr.t- b/q mỗi năm bổ sung được có 35 tr.t).
Trong thời gian tới (tính bình quân), nếu mỗi năm ngành than khai thác khoảng 50 triệu tấn than nguyên khai, tỷ lệ tổn thất than trong lòng đất khoảng 30-50%, nhu cầu trữ lượng than phải được bổ sung để đưa vào cân đối tối thiểu 65-75 triệu tấn/năm.
Trong 15 năm qua, các đề án thăm dò đã được thực hiện nhiều, nhưng manh mún, kéo dài, chỉ phục vụ cho việc lập kế hoạch khai thác hàng năm. Về trữ lượng than, hầu như chưa có tái sản xuất mở rộng.
(iv) Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và phương thức tổ chức sản xuất: Qui mô khai thác ngày càng cao đang tỏ ra mâu thuẫn với mô hình tổ chức khai thác than còn bị hạn chế, đứt đoạn (đặc biệt là sau khi cổ phần hoá một số mỏ).
(v) Mâu thuẫn giữa khách quan với chủ quan: Yêu cầu khách quan là phải nâng cao tính cạnh tranh của ngành than VN đang mâu thuẫn với thực tế chủ quan là sự độc quyền trong khai thác than của TKV. Hiện nay, ngành than VN đang có mức độ độc quyền cao nhất, đồng thời có mức độ cạnh tranh thấp nhất trong các ngành kinh tế quốc dân (ở tất cả các khâu: thăm dò, khai thác, chế biến và cung ứng).

http://vnf1flour.com.vn/home/detail....han_chua_thoat_


Nhận án chung thân, bà Liễu ngất gần một tiếng

Sự cố Sông Tranh 2: Sẽ làm rõ trách nhiệm cá nhân liên quan (? Lỗi của Thủy Tinh)

Nứt đập thủy điện sông Tranh 2: Chuyên gia lo ngại

-Vụ Tiên Lãng: Xử lý 50 cán bộ, 25 tổ chức


 - Thành ủy Hải Phòng vừa có thông báo về việc xử lý các cá nhân, tập thể liên quan đến vụ cưỡng chế đầm nuôi trồng thủy sản tại xã Vinh Quang.

“New 7 Wonders” - các phương tiện truyền thông Việt Nam bị lừa ?

-Chính thức công bố Vịnh Hạ Long là Kỳ quan Thiên nhiên Mới của Thế giới! (TTVH).(TT&VH Online) – Nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ VH- TT&DL Hoàng Tuấn Anh, ông Bernard Weber Chủ tịch New 7 Wonders và ông Jean Paul De la Fuente - Giám đốc tổ chức New 7 Wonders đã sang thăm VN. Sáng mai (30/3), tại Bộ VH- TT&DL, sẽ diễn ra cuộc họp báo chính thức công bố Vịnh Hạ Long là một trong 7 Kỳ quan Thiên nhiên Mới của Thế giới.

Tham quan vịnh Hạ Long: Giá vé vẫn tăng (NLĐ).-Tư duy… chụp giựt Việc tăng giá vé ngay sau Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới mới bị coi là thể hiện tư duy làm ăn… chụp giựt. -- Đừng để du khách thấy tội nghiệp Việt Nam! (PLTP). -

Mỹ đồng ý việc thăm dò dầu dọc bờ biển phía Đông

-Loại máy bay do thám không người lái Global Hawk của Mỹ (như trong hình) công tác trên vùng Biển Đông sẽ có thể đặt căn cứ trên đảo Cocos của Úc.Nasa/Dryden/Carla Thomas - 
Loại máy bay do thám không người lái Global Hawk của Mỹ (như trong hình) công tác trên vùng Biển Đông sẽ có thể đặt căn cứ trên đảo Cocos của Úc.
-Mỹ đồng ý việc thăm dò dầu dọc bờ biển phía Đông(TTXVN).Trước tình trạng giá xăng liên tục leo thang có nguy cơ làm chậm đà phục hồi còn chưa thật vững chắc của nền kinh tế và trước áp lực của 68% người dân không đồng tình với các phương án xử lý của Nhà Trắng, ngày 28/3 chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đồng ý cho phép các công ty dầu khí tiến hành các hoạt động thăm dò dọc bờ biển Đại Tây Dương phía Đông nước Mỹ. 


Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn thông báo của Bộ Nội vụ (DOI) - cơ quan liên bang chịu trách nhiệm quản lý và bảo tồn nguồn đất đai và tài nguyên thiên nhiên của Mỹ, cho biết trước mắt Nhà Trắng đồng ý với kế hoạch cho phép các công ty dầu khí bắt đầu tiến hành các hoạt động thăm dò địa chất để xác định xem vùng biển nào có dầu khí, trữ lượng bao nhiêu, hiệu quả thương mại và các điều kiện về môi trường... 

Hoạt động thăm dò cộng với các nghiên cứu khoa học về tác động đối với môi trường sẽ kéo dài trong 5 năm. Trên cơ sở kết quả thăm dò và nghiên cứu, bộ trên sẽ quyết định có nên đi vào khai thác hay không.

Quyết định của Nhà Trắng đã ngay lập tức gây ra những phản ứng trái chiều. Phe Cộng hòa - những người được coi là bảo trợ cho các tập đoàn dầu khí, đã lên tiếng chỉ trích, cho rằng quyết định cho thăm dò chứ không khai thác này chỉ là biện pháp “nửa vời” và “thuần túy là màn trình diễn.” 

Hạ nghị sỹ Doc Hasting, Chủ tịch Ủy ban Tài nguyên của Hạ viện, cho rằng thông báo trên đây của DOI chỉ là thủ đoạn chính trị năm bầu cử của Tổng thống Obama. Chính khách này cáo buộc ông Obama là tác nhân làm tăng giá xăng dầu vì trong suốt hơn 3 năm qua liên tục trì hoãn và sau đó đã hủy bỏ kế hoạch bán các hợp đồng cho phép khoan thăm dò ở vùng biển ngoài khơi bang Virginia - một dự án mà ông cho là có thể khai thác được 750 triệu thùng dầu, 1,1 tỷ m3 khí và tạo ra tối thiểu 2.000 việc làm cho người dân Mỹ. 

Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ông Frances Beinecke khẳng định quyết định trên đây của Nhà Trắng “là tin vui cho các tập đoàn dầu khí, nhưng là tin dữ dằn đối với các bờ biển của nước Mỹ.” 
Theo DOI, nước Mỹ có trữ lượng dầu ước tính khoảng 134 tỷ thùng, trong đó 21 tỷ thùng đã được xác định. Sản lượng khai thác dầu nội địa năm 1970 đạt 9,6 triệu thùng/ngày, nhưng đến năm 2006 giảm 47%, chỉ còn đạt 5,1 triệu thùng/ngày./.



- Công ước Luật biển của LHQ (UNCLOS): 
Mỹ nên tự tháo còng cho mình (TVN/diplomat). Việt Nam phát triển cơ bắp hải quân   –   (x-café). - Vietnam builds naval muscle (ATO).
– 
Úc cho phi cơ không người lái của Mỹ sử dụng căn cứ ở Ấn Độ Dương   –   (RFI) Chính quyền Canberra hôm nay 28/03/2012, cho biết là sẽ cho phép Washington dùng một căn cứ Úc cho máy bay thám thính không người lái của Mỹ. Căn cứ này nằm trên một hòn đảo của Úc trên Ấn Độ Dương. Quyết định này nằm trong kế hoạch tăng cường hợp tác quân sự Mỹ Úc và sự hiện diện của Mỹ ở Châu Á Thái Bình Dương.


Thói hư tật xấu người Việt trong làm ăn buôn bán

- VƯƠNG-TRÍ-NHÀN - --
Trích từ chuyên mục
 Người xưa cảnh tỉnh
đã in trên Thể thao và văn hóa 2005-2007
Các đầu đề nhỏ và chú thích là của người biên soạn


Lời dẫn

Cuối 2011, có tin trong cuộc thi tay nghề quốc tế World Skills 2011 ở Anh, tổ chức ở khu Excell, phía Đông London, Việt Nam không đoạt được huy chương nào mà chỉ đem về 7 chứng chỉ ở các môn Công nghệ may thời trang, Nấu ăn, Lắp cáp mạng thông tin, Điện tử, Xây gạch, Công nghệ thông tin và Thiết kế trang web. Con số quả là rất nhỏ trên tổng số 950 chứng chỉ cấp cho 50 quốc gia tham dự.



Báo Tuổi trẻ cuối tuần, số ra 11-3-2012 có bài  của  một quan chức  của cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc. Ông này nhận xét đại ý là lao động Việt  thường ít nghĩ đường dài, cố cầy kiếm tiền hơn lo học hỏi để làm ăn lâu dài.
     Những tin tức loại này ngày càng được đưa ra trên báo chí. Chúng cho thấy điều mà người mình thường tự hào là giỏi giang chăm chỉ cần mẫn khéo tay cần phải xem lại. Nếu không phải là một huyền thoại, nghĩa là một điều ta tự lừa ta,  thì đó cũng là một phẩm chất không có gì chắc chắn, người ta rất dễ đánh mất.
    Đằng sau cái vẻ bề ngoài cố sống cố chết mang hết năng lực ra kiếm sống, thực ra con người vẫn chỉ dừng lại ở một quan niệm thô thiển về sự làm việc và cuộc sống nói chung.
     Dưới đây là những nhận xét tương tự về sự làm ăn buôn bán sản xuất kinh doanh của người Việt từ các bài viết của các trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX, khi chúng ta chuyển mình theo hướng hiện đại hóa lần thứ nhất.
     Mấy năm trước chúng tôi đã có dịp sưu tầm và đưa ra rải rác các nhận xét này trên mặt báo, nay dồn cả lại thành một cụm kính trình bạn đọc.
    Điều cần nói thêm là từ những kém cỏi trong làm ăn buôn bán, nhiều nét tiêu cực trong cách sống cách nghĩ của người Việt đã được hình thành. Suy nghĩ nông nổi. Lừa lọc dối trá. Mua tranh bán cướp. Làm hàng giả…
    Và chúng cũng lan sang cả mối quan hệ giữa người và người giữa cá nhân và xã hội.
     Nhìn vào các lĩnh vực khác như học hành thi cử cầu cúng tín ngưỡng, văn hóa giáo dục, quản lý xã hội nói chung …đâu đâu ta cũng thấy đời sống kinh tế lạc hậu đã kéo thấp con người xuống, và đến lượt nó, sự hạn chế trong đời sống tinh thần lại quay lại làm cho sự sản xuất làm ăn không bao giờ phát triển lên được.


      
Thiếu cái gan làm giàu
   Cách đại thương (1) là có gan làm giàu. Coi người ta phí (2) bao nhiêu tiền bạc mà không sợ mất là vì người ta tiên liệu đại lợi (3), kể chi sự phí. Chớ như người bổn quốc ta, muốn cho thấy trước mắt có lợi mới chịu làm.
    Nếu đem đại thương mà sánh với bán hàng bông (4) thì bán hàng bông ắt thấy lợi trước mắt, hễ mua sớm mai thì chiều thấy lợi, còn mua chiều sáng thấy; chớ như đại thương thì ít nữa là năm năm còn nhiều hơn là mười năm mới thấy lợi. Song so lợi dễ thấy thì là lợi ít (..) còn lợi mà lâu thấy thì thật lớn lắm.
   Người nước nào đều có ngay gian xấu tốt, họ không phải là tiên phật chi hơn mình, song họ làm rồi thì quen, còn người mình không làm, nên cứ nghi hoặc hoài mà thôi.


(1) buôn bán lớn
(2) bỏ tiền của ra sử dụng
(3) tính trước rằng sẽ lãi lớn
 (4) Đại Nam quốc âm tự vị ghi nghĩa đen, chỉ hàng hoa quả bông trái ; nhưng ở đây có nghĩa rộng hơn chỉ việc buôn bán cò con, buôn đầu chợ bán cuối chợ.
                                                                          Lương Dũ Thúc
 Nông cổ mín đàm 1901  


Không lo xa, dễ thoả mãn
     Tôi luận rằng người nước Nam ta khi túng thiếu thì lo lắng thở than, trong lúc đói lo một hồi mà thôi, chớ no không lo nữa.
      Người nước của chúng ta, bởi không từng trải ít thấy rộng ít nghe xa (...) hễ vừa mới động nở nòi ra một thí (1) là đổi tính đổi nết, làm bề làm thế (2), muốn nghỉ mà ăn chơi. Bởi làm sao vậy? Bởi trong trăm người mới có một thì là trong một xóm ở chừng một trăm, người ấy đã đặng trên mấy bợm (3) khác. Có bạc chục bạc trăm, cho vô cho ra, đã có người thiếu nợ mình rồi; cho nên hết muốn ráng sức nữa. Vì vậy nhiều khi nghèo nàn khổ sở trở lại. Đến lúc nghèo rồi lại than thở trách trời, sanh mình sao mà vận xấu, mới cho khá rồi lại làm cho nghèo, tại trời không thương.

(1)     khá giả một tí
(2)     làm le, làm dáng, khoe mẽ
(3)     bợm đây không có nghĩa xấu mà chỉ có nghĩa bọn khác kẻ khác
 Lương Dũ Thúc,
Nông cổ mín đàm, 1902

  Ăn xổi ở thì, chưa lo làm đã lo phá
     Nước nào cũng có gian giảo, Tây, Nam, Chệt, Chà (1) đều có kẻ tốt người xấu. Song nước ngoài người ta gian khéo xảo lớn, còn nước mình gian vụn xảo vặt. Nói giác thể (2) như một người Chệt kia lãnh của người ta đi buôn, lãnh rồi thì lo làm ra té lời cho nhiều, có gian lận thì lấy trong cái tiền lời ấy, chớ không khi nào đụng tới vốn bao giờ. Họ tính như 1đ00 mà làm lợi ra 0đ30, dầu có gian, chủ có hay, cũng dám nhắm mà cho gian. Còn người nước Nam không phải vậy, cứ gốc đẽo hoài. Chủ ra vốn cho 10đ đã phá tán cho lỗ lã, rồi cứ cái vốn lấy hoài, cứ cái mạch châm hoài. Đụng 0đ50 cũng gian, 0đ30 cũng gian, làm sao mà không háp tiệm (3).
      Chuyện gì hồi lãnh coi công việc thì bần hàn ăn mắm muối, vợ rách con đói; chừng v

Không biết chấn hưng thực nghiệp (1) 
    Người nước ta xưa nay chia ra bốn nghề sĩ nông công thương... Phàm những kẻ biết đôi chút từ chương là đã vênh vang tự cho mình là kẻ sĩ, không thèm đứng cùng hàng với nông công thương, cho họ là hèn hạ, gọi là dân buôn, dân thợ, dân cùng. Sĩ đã không biết việc nông công thương, mà nông công thương phần nhiều không học hành, không biết nông học là gì, công nghiệp là gì, địa lý là gì. Trăm môn chẳng biết môn nào, thực nghiệp mới không chấn hưng được.
      Ở các cửa khẩu thông thương, trăm người không ai không mặc vải Tây, mà vải Tây là lấy bông sợi của ta dệt ra (...) Các nhà buôn học thức nông cạn, người ta mang hàng đến mà mình không biết chở hàng đi (2). Nhà buôn trong nước rất tản mạn, chèn ép lẫn nhau, không có chủ trương nhất định...

(1) thực nghiệp là từ chỉ chung các ngành sản xuất vật chất, bao gồm cả nông nghiệp lẫn công thương nghiệp
(2) chỉ lo nhập khẩu không biết xuất khẩu

Quốc dân độc bản, tài liệu của Đông Kinh nghĩa thục ,1907

Đồng tiền không dùng để sinh lợi
     Tiền của tức là máu mỡ của dân. Tôi không nói là không nên yêu tiếc. Nhưng yêu tiếc thì phải bảo vệ nó làm cho nó sinh sôi nẩy nở. Muốn vậy phải có cách để biến nó thành một món to, không phải chỉ một món nhỏ. Như thế mới gọi là yêu tiếc.
   Thế nhưng người nước ta yêu tiếc tiền của riêng thì lại chỉ để tiền của cung phụng cho cái mồm cái bụng riêng của mình, chứ không biết đến có việc gì khác, đó là một. Có kẻ lại bới đất đào lỗ để chôn giấu của cải, chỉ sợ người khác biết, chôn lâu đến hỏng nát, đó là hai. Cả hai hạng người này một bên thì xa xỉ, một bên thì keo kiệt, tuy không giống nhau, nhưng đều ngu như nhau.
 Phan Bội Châu
 Việt Nam quốc sử khảo, 1908

  
Những người thợ bất đắc dĩ
     Tính người mình không biết quý trọng công nghệ, người làm nghề  tựa hồ như bất đắc dĩ không học được làm quan chẳng lẽ ngồi khoanh tay chịu chết mới phải xoay ra làm nghề thôi. Mà  làm nghề  thì không cần gì tinh xảo chỉ cốt bán rẻ tiền  được nhiều người mua là hơn. Công nghệ suy nhược lại còn là vì  người có học thức không chịu làm, người chịu làm  thì lại là người không có học thức, chẳng  qua chỉ theo lối cũ nghìn năm xưa  chớ không  nghĩ được cách thức nào mới.
    Ít năm nay, có trường bách công dạy dỗ, có lắm lời tân học cổ động, thì cũng đã tỉnh ngộ ra ít nhiều, và cũng đã có người  sinh được nghề khéo, học được nghề mới tranh được lợi buôn bán. Song cái tính khinh đường công nghệ thì vẫn chưa bỏ được. Có người nhờ công nghệ mà nên giàu có, song vẫn tự coi mình là đê tiện, phải mượn cái phấn ông hàn ông bá  mới là vẻ vang.
                                                                                           Phan Kế Bính
                                                                                Việt nam phong tục, 1915

Buôn bán lòng vòng trong phạm vi  hẹp
    Xét ra việc buôn bán của ta không được thịnh vượng bằng các nước khác cũng bởi nhiều cớ. Dân ta nhát tính, không dám đi xa. Nhiều người cậy có dấn vốn, chỉ ngồi một xó, cái gì cũng chờ người ta mang đến tận nơi, mua tranh bán cướp với nhau, chớ một bước cũng không dám đi đâu cả. Ví dụ có đi chăng nữa,  thì chẳng qua Hà Nội xuống Hải Phòng, Sơn Tây; xuôi Nam Định đã cho là xa xôi; ai bần cùng lắm mới lên đến  Lao Cai, Yên Bái  hoặc vào đến Bình Định, Sài Gòn. Còn chỉ lo những  nước độc ma thiêng, hoặc là phong ba bất trắc mà quanh năm chí tối, bán quẩn buôn quanh.
    Phàm làm việc gì có phải dễ dàng mỗi chốc mà thành hiệu (1) ngay được đâu. Ta buôn bán động hơi thấy lỗ vốn  một chút hoặc hơi vấp váp điều gì  thì đã ngã lòng ngay. Hoặc đóng cửa, hoặc xin thôi, làm cho việc  có cơ tấn tới mà cũng phải tan không thành nữa.

(1) tức có kết quả
                                                                               
Phan Kế Bính                   
                                                                                           Việt nam phong tục, 1915

 Không có nghề nào đạt tới
trình độ chuyên nghiệp
     Phần nhiều người nước ta chỉ nô nức về đường công danh sĩ hoạn, mà coi nghề buôn bán là một nghề khinh thường. Người giàu có cho con đi học mong cho con về sau nhất ra thì làm nên ông nghè ông bảng, chớ nào ai mong cho con mai sau làm nên bác lái này ông lái nọ. Người làm quan trở về thì lấy gió mát trăng thanh, cúc thơm lan tốt, chè chuyên thuốc quấn, đàn ngọt hát hay làm vui thú, chớ nào ai thiết gì ông chủ cửa hàng nọ ông quản lý cửa hiệu kia. Mà đủ bát ăn thì cũng lấy sự thanh nhàn làm thú trên đời, còn việc buôn bán thây mẹ đĩ.
     Té ra bao nhiêu ông việc buôn bán phần nhiều  ở trong tay người đàn bà  và ở trong bọn mấy chú lái  thì mong sao mở mang ra to được ?!                                                                                                                      
    Lại như việc chữa bệnh, xưa kia nước ta không biết trọng nghề làm thuốc, thường cho là một nghề nhỏ mọn, không mấy người lưu tâm. Chốn dân gian chỉ những người bất đắc chí trong đường khoa cử  mới xoay ra xem sách thuốc để lấy nghề sinh nhai. Phần nhiều là những người thiển học (1), rồi cũng dám lên mặt ông lang đi khắp chợ cùng quê để chữa bệnh cho thiên hạ. Mạch thấy nắm cũng nắm,  mà có hiểu thế nào là mạch thực mạch hư; bệnh thấy xem cũng xem, mà có hiểu thế nào là bệnh hàn bệnh nhiệt. Đệm thêm một nắm lá xì xằng cho gói thuốc to, để lấy cho đáng đồng tiền của người ta. Cũng may dân ta phần nhiều còn dại dột, sống chết đổ cho tại số, chớ không  thì các ông lang  ấy chắc không ăn ngon ngủ yên.

(1) sức học nông cạn
                                                                                                                      Phan Kế Bính
Việt nam phong tục, 1915
Không chịu học buôn học bán
     Nói đến cuộc thương mại nước nhà mà thêm chán. Bất quá trong nước được vài nhà buôn, còn thử đi qua các phố mà xem, chỉ những Chiệc với Chà (1) họ chiếm mất cả. Buôn bán với các nước, lại càng chẳng có ai gọi là tay đại doanh nghiệp.
     Vì cớ từ xưa đến nay, đàn ông ở ta chỉ lo học hành thơ phú ngâm nga, hi vọng làm quan, chứ buôn bán cho là mạt nghệ.
      Hai nữa là từ xưa không có học làm các sổ sách buôn bán, không có một trường nào dạy buôn bán như ở nước Tàu cũng như các nước bên Âu Mỹ.
       Nhẽ thứ ba, ta có buôn chỉ buôn quanh bán quẩn với nhau, không thực thà không đồng tâm, không thạo việc, không biết cách đối đãi với khách mua hàng.
     Vả lại bây giờ nước ta không giữ cái chủ nghĩa bế quan nữa, cửa ải đã mở rộng, nhưng mà cuộc thương mại với các nước ở tay ai chứ có ở trong tay mình đâu, mà dẫu có để cho mình cũng vị tất có đủ tài sức mà gánh vác.

(1)     người Trung Hoa và người Ấn Độ
 Lê Đức Mậu
 Bàn về thương nghiệp, Hữu thanh, 1921

  Khéo tay mà trí không khôn  
     Xét ra ở nước Nam ta  mới có các nghề mỹ nghệ là thịnh, phàm nghề khéo toàn là các nghề trang sức cả, còn mỹ thuật thì chưa có gì sánh được với các nước;
     nhưng ngay trong mỹ nghệ cũng chưa có kỷ luật, chưa có thể thống gì,  chưa phân rõ các kiểu cách, các thời đại, các lề lối, các phương pháp;
     thợ thuyền  phần nhiều là những người vô học, phi quen tay phóng lại lối cũ, thời  bắt chước chép của người ngoài, thành ra tay có khéo mà trí không khôn, không biết biến báo mà vẫn  giữ được  tinh thần cốt cách cũ;
       tồn cổ mà khéo ứng dụng về đường sinh hoạt mới, nóí tóm lại là không có trí sáng khởi (1)  khôn ngoan, gây ra trong mỗi nghề  một cái thể thức trang nghiêm mà đặc biệt.
      Cho nên các nhà nghề ta, không thể bằng cả ở cái tay khéo được, cũng phải tập cho  có cái trí khôn nưã.
      Nay muốn gây lấy cái trí khôn ngoan trong mỹ nghệ, khiến cho có tinh thần có thể thức,  thời  không gì bằng lập ra một nhà bảo tàng mỹ nghệ,  sưu tập lấy những đồ đẹp trong nước, chia ra từng thời đại, bày cho có thống hệ (2),  để cho những nhà nghề đến đấy mà xem, mà học  cho biết nghề mình duyên cách (3)  thế nào, thể cách làm sao, rồi hoặc trông đấy mà  giữ lấy cái cốt cách tinh thần cũ, hoặc nhân đấy mà biến đổi dần.
                                                                                                        
                                                                                                 

(1) bắt đầu dựng lên
(2) quan hệ của những cái liên tiếp. Cũng nghĩa như  hệ thống
(3) duyên  ( có khi đọc diên ) ở đây  là thủ cựu, cách là đổi mới.Duyên cách  : Tình hình cũ và mới   

                                                                                     Phạm Quỳnh
                                                                                Pháp du hành trình nhật ký 1922

Không ai chuyên nhất việc gì

    Các nước phú cường, người nào làm việc gì thì chuyên việc ấy. Nhà khoa học lo cả đời phát minh; người làm giàu thì cứ việc làm giàu. Còn nước ta thì không thế. Một người làm năm bảy việc; trong khi làm bàu gánh hát bộ, lại có xuất bản một cuốn tiểu thuyết ái tình, lại có mở một cửa hàng tạp hóa, ít lúc chi đó lại vọt xuống tàu  sang Pháp làm chính  trị.
   Người ngoại quốc thấy vậy, cho rằng chúng ta có lòng ham hố quá, hoặc cho rằng không có đức chuyên nhất, không có tính nhẫn nại.

Tân Việt (*)
Mỗi người một việc – Đông Pháp thời báo, 1928 (*)Một bút danh mà Diệp Văn Kỳ và Phan Khôi  ký chung trên Đông Pháp thời báo 1928 ( theo Lại Nguyên Ân ). Nghe giọng  thì người viết ở đây  có lẽ là Diệp Văn Kỳ (?).


Làm hàng bán hàng đều kém 
   Nước ta  khi xưa chỉ có những  tiểu công nghệ  như quay tơ, dệt vải, dệt lụa, làm chài lưới,  làm mắm muối v..v.. chứ không có  đại công nghiệp để làm giàu như các nước khác.. Người làm thợ, ai chuyên tập nghề gì  thì lập thành phường, như thợ mộc thợ nề  thợ rèn thợ đúc đồ gốm v..v.. Phường nào có tục lệ riêng của phường ấy. Những người làm nghề thợ thường là người ít học, quanh  năm ngày tháng đi làm  thuê làm mướn chỉ  được đủ ăn mà thôi.
   Người thiên hạ đi buôn nước này bán nước nọ, xuất cảng nhập cảng, kinh doanh những công cuộc to lớn  kể hàng ức hàng triệu. Người mình cả đời không đi đến đâu,  chỉ quanh quẩn ở trong nước,  buôn bán những hàng hoá lặt vặt,  thành ra bao nhiêu mối lợi  về tay người ngoài (1) mất cả. Thỉnh thoảng có một ít người  có mươi lăm chíêc  thuyền mành,  chở  hàng từ xứ nọ đến xứ kia, lưng vốn đọ năm bảy vạn quan tiền, thì đã cho là hạng cự phú.

(1)  ám chỉ  Hoa kiều, trước 1945  thường gọi là khách, như trong các từ hiệu khách, phố khách 
                                                                                                        Trần Trọng Kim
                                                                                                    Việt Nam sử lược,1925
Tài trí thua kém
     Nghĩ như nước ta, ruộng đất tốt, rừng núi nhiều, các mỏ có, phận đất duyên hải cũng thật dài, vậy mà cuộc kinh tế mỗi ngày mỗi khó, thời là sao?
     Nói về tài trí, quốc dân ta thứ nhất đã kém về cơ khí cho nên công nghệ phải thua. Vật xấu mà giá bán đắt hơn thời còn mong gì tiêu thụ cho ngoại quốc (1). Ngay trong bản quốc, vẫn phải cần dùng đồ nước ngoài. Bài trừ ngoại hoá chẳng qua là câu chuyện nói chơi, khó thay sự thực. Như ở Nam Kỳ nhà máy xay gạo của người ngoại quốc thì không sao; người nước ta chỉ có một cái nhà máy xay mà cháy. Ở mặt bể, tàu của người ngoại quốc thời không sao, người nước ta có một cái tàu Bình Chuẩn (2) mà chìm. Nghĩ ra cũng là tài trí thua kém.
     Nói về tư bản (3), nguyên người nước ta đã không lấy đâu có được nhiều người có tư bản to ví với người ngoại quốc, mà sự chiêu phần (4) lập hội thời cái bụng ăn ở với nhau kém, cho nên không mấy hội được bền, nghĩ chỗ đó thật đáng buồn, mà có nói lắm cũng vô ích.

(1)      tức không thể xuất khẩu.
(2)     tàu chở hàng trên biển, trọng tải 600 tấn, do công ty Bạch Thái Bưởi khai trương từ 1919.
(3)     của cải vốn liếng
(4)     gọi người mua cổ phần
 Tản Đà
 An Nam tạp chí, 1931
Thời gian phí phạm
cách sống làm điệu làm dáng
    Trong tiếng ta có một lời mà người ta hay dùng là cơm vua ngày trời, tỏ ra ý ăn hết chừng nào thì ăn, làm được chừng nào thì làm, không bị hạn chế và thôi thúc chi hết. Lại có thành ngữ làm việc quan là làm việc rồi (1), làm đù đưa đủng đởn.
      Phải, phàm kẻ làm việc quan, không bị hạn chế thôi thúc thì tội gì làm đúng đắn làm kịp thời kịp vụ làm chi!
       Bởi vậy cho nên ngày xưa chúng ta không có đồng hồ. Chẳng những vì khoa học không có mà không làm được đồng hồ. Mà chính vì cái quan niệm cơm vua ngày trời, và làm việc quan ấy nó choán sẵn trong đầu rồi, không có sự cần, nên không sinh ra khoa học mà không làm đồng hồ được.
    Có người đeo cái đồng hồ không chạy. Máy ở trong đã hư hết nhưng mà vì nó đẹp, nên cũng đeo cho có với người ta. Ta chưa nhìn rõ cái giá trị thật của thời gian là thế nào.
     Bỏ cái quan niệm cơm vua ngày trời đi, rồi mới dùng được đồng hồ theo như chỗ dùng của nó.
      Cũng như bỏ cái căn tính cẩu thả đi, rồi mới dùng được những chữ dân quyền tự do bình đẳng theo ý nghĩa của nó. Hiện nay thì những chữ dân quyền, bình đẳng, tự do ở nước Việt Nam cũng còn như cái đồng hồ của người Việt Nam!

(1) rổi ở đây có nghĩa như trong thành ngữ “ăn không ngồi rồi “. Làm rồi: làm rất nhàn nhã, thế nào cũng được

 Phan Khôi
 Cái đồng hồ của người Việt Nam, Phụ nữ tân văn,1931




 Quan niệm về kinh tế quá cổ lỗ 
      Tư tưởng kinh tế nước ta phần nhiều bị cái triết học của người đời (1) nó đè nén. Sách Đại học (2) có câu “ Đức là gốc mà của là ngọn “, ông Mạnh tử  nói “ nhân nghĩa là đủ, sao cứ nói lợi “. Xưa nay không ai không lấy sự dè sẻn làm chủ nghĩa rất cần, nói đến tài chính không ai không lấy sự “ xem số thu vào để  liệu số chi ra “  làm chủ đích. Sự hơn đong kém bán bị  khinh rẻ, người mưu lợi bị chê bai …
      Bởi đấy nên tư tưởng  kinh tế  phương đông tản tác mà lộn xộn, tư tưởng kinh tế  phương Tây tề chỉnh mà phân minh.
      Tư tưởng đã tản tác mà lộn xộn thì  kết quả không tiến bộ chút nào;  tư tưởng đã tề chỉnh  và phân minh  thì kết quả lại có phần tiến bộ nhiều lắm.  

(1 )  triết học nhân sinh
(2) một trong Tứ thư bốn bộ sách chính của đạo Nho. Ba cuốn kia là Luận ngữ, Trung Dung Mạnh Tử

                                                                               Nguyễn Xuân Dương
                                          Sự so sánh về tư tưởng kinh tế Đông Tây An Nam tạp chí, 1931


Giữa chủ và thợ không tìm được
hình thức cộng  tác thích hợp
   Những nhà nông trồng ra  cây mía, nấu thành muống đường (1).
   Những người làm nên đường cát mà mang đi bán lại là người khác, tức là nhà buôn đường.
    Người có tư bản  xuất vốn ra và làm chủ rồi rủ dăm ba người trai tráng làm  bạn (2), gọi là công –xi, một bên xuất tài (3) một bên xuất lực.
    Mãn mùa rồi tính trừ tiền vốn và tiền tổn ra  còn lãi bao nhiêu chia thành hai,  chủ phần nửa, các bạn phần  nửa.
     Song ở trong có sự rất xấu là những người chủ thường  ăn lấn các bạn. Hạng trai tráng đi làm bạn  phần nhiều là ngu dốt không biết gì, chủ tính trời tính đất chi thì tính,  họ cứ việc dạ, miễn còn dư đôi ba đồng  đem về cho vợ đã là quý rồi.
    Thường thấy những  công-xi làm đường  chủ nhân làm nhà gạch mua đất tư  còn các bạn thì khố một vẫn hoàn khố một.
(1)Tạm hiểu là đường sơ chế 
(2) một cách  gọi những người cộng tác; thực chất   là  thợ
(3) tài ở đây không phải tài năng, mà là tiền của.

                                                   Trích ở bài Nghề làm đường ở Quảng Nam, Quảng Ngãi
                                                                            Thực nghiệp dân báo, 1923

                                            
                                                                                          


Những cái gia truyền dần dần mất đi
         Xét những thức quà của ta, thật có nhiều thứ ngon, mùi vị rất dồi dào. Là sản phẩm của  đồng ruộng của núi sông, những thứ quà ấy là dấu hiệu sự thưởng thức của người mình, vừa tao nhã lại vừa chân thật. Đó là những vật quý mà sự mát đi, nếu xảy đến, sẽ khiến người sành ăn phải ngậm ngùi.
          Nhưng người mình tham thanh chuộng lạ đã bắt đầu khinh rẻ những thứ đáng yêu ấy, có cái ngon mà họ đã gần quên mất mùi vị.
         Một đằng khác, không ai chịu để ý và hết sức làm cho mỗi ngày một hoàn hảo hơn lên, cải cách cho hợp với thời mới.
         Những cái gia truyền dần dần mất đi, những cái khéo léo không còn giữ được …

                                                                    
                                                                                                     Thạch Lam  
                                                                                  Hà Nội băm sáu phố phường, 1940

  Ngủ yên trên danh vọng
      Đi với bánh đậu, còn có các thứ bánh khảo, kẹo lạc, kẹo vừng.
       Ngày trước, hiệu Ngọc Anh có tiếng khắp kẻ chợ thôn quê; nhưng từ  ngày Cự Hương ở tỉnh Đông (1) dồn lên, thì ngôi bá chủ đã thay người.
       Trong khi Cự Hương mỗi ngày một tiến bộ trong cách tìm tòi, khiến cho bột bánh được mềm dẻo, nhân đậu được nhuyễn trong, và cách trình bày được  sạch sẽ tinh tươm  thì Ngọc Anh nằm ngủ trên cái danh vọng cũ của mình, uể oải bán hàng cho khách. Hiệu đó hình như giàu rồi mà lại …
      Mà  phần nhiều giàu rồi thì không hay  cố nữa. Đó là  cái tật chung của người mình  khiến cho không một công cuộc nào phát đạt được lâu dài, cả từ trong cách buôn bán  cho đến những công nghệ khác. 
      Tài làm bánh của người mình không phải là kém cỏi. Cái thứ bánh dẻo Trung thu của Cự Hương không kém gì bánh của Tàu  và các thứ bánh kem của Việt Hưng không  thua gì bánh của Tây.
     Ta chỉ còn thua cái chí nữa mà thôi; nhưng như thế  nghĩa là còn thua  nhiều nhiều lắm.
(1) tức vùng Hải Dương
             
             
          
                                                                                        Thạch Lam  
                                                                            Hà Nội băm sáu phố phường,1940


Bôi bác, giả dối, chỉ cầu rẻ 
    Cái chí của người Việt Nam ta cũng khác: món quà bán thì cứ muốn bán cho rẻ và nhiều, thích thế để xiêu lòng khách còn cái phẩm có tốt hay không, không quan tâm đến. Bát mằn thắn của người mình có đủ cả rau thơm, xá xíu, đôi khi mấy miếng dồi và một phần chia tám quả trứng vịt. Mằn thắn làm rất to bột, nặn xuề xoà để trông càng to hơn, nhưng nhân thì hết sức kín đáo và nhỏ bé vì được một tí thịt chỗ bàng nhạc (2) mua rẻ của các hàng thịt lậu ôi ở ngoại ô, lúc trút hàng bán rẻ. Nước cũng rất nhiều nữa, dềnh lên như ao sau trận mưa, nhưng nhạt ví như nước bèo.
   Tất cả chỉ bán có năm xu. Tưởng đắt hàng là phải. Thế mà không. Khó mà lấy nhiều hoa mắt người ta được.
   Miễn là thức hàng bán xứng với đồng tiền, đừng lừa dối người mua, của ngon thì người ta ăn đắt rẻ không kỳ quản.
     Đó là một sự thực giản dị trong nghề buôn bán mà tiếc thay nhiều nhà buôn người mình không biết đến, làm tồi bán rẻ rồi đánh lừa được người mua thì lấy làm sung sướng.

 (2) bạc nhạc, chỉ chỗ thịt dai không có nạc.

 Thạch Lam  
 Hà Nội băm sáu phố phường, 1940

Người làm nghề không ngóc đầu  lên được 
    Đời sống nông nghiệp vẫn ràng buộc sức phát triển của công nghệ, mà những người làm nghề ở Việt Nam phần nhiều là nông dân chỉ coi nghề của mình là một nghề phụ để kiếm thêm chứ không trau dồi cho nó ngày một tinh xảo.
     Lại thêm chính những người có nghề muốn giữ nó làm của riêng không muốn truyền dạy cho người ngoài.
     Dụng cụ thường thô sơ và y nguyên kiểu xưa.
     Tài khéo thường bị mai một. Vật liệu để dùng thì cũng vẫn tìm quanh tại chỗ chứ ít khi phải mua tận nơi xa.
    Cách chế tạo cũng chỉ theo phương pháp tổ truyền, không mấy ai chịu thay đổi.

                                                                                                             Lương Đức Thiệp
                                                                                                        Xã hội Việt nam, 1944
Không biết thích ứng
  với xã hội hiện đại 
     Tất cả  các công nghệ cổ truyền  đều chỉ có công cụ thô sơ.
     Chúng không có nhiều cơ hội để phát triển: thợ thủ công Việt Nam quả thật rất khéo léo và sẽ có thể trở thành những thợ mỹ nghệ tuyệt vời  nhưng họ rất thiếu nhìn xa  nên không thể nghĩ đến  việc đặt công nghiệp của  họ trên những cơ sở kinh tế hiện đại.
      Họ sống ngày nào hay ngày ấy  và chẳng có khả năng gì chống chọi với sự cạnh tranh của  các vật dụng hiện đại được sản xuất với số lượng lớn hơn nhiều mà lại  được nâng đỡ bởi một thị hiếu vừa dễ dãi vừa thất thường.
                                                                                                     Nguyễn Văn Huyên
                                                                                  Văn minh Việt Nam,1944

-Theo:

Thói hư tật xấu người Việt trong làm ăn buôn bán



-Thói hư tật xấu người việt trong làm ăn buôn bán-
VIẾT THÊM 29- 3-2012

                                     Những nhận thức cần được đào sâu  
                                          
    Nhà văn Tô Hoài có lần bảo tôi truyện vừa và tiểu thuyết Việt Nam thường chỉ được vài chương, nhất là các chương đầu, các chương sau phần lớn đuối, kém. Nói chung là có hiện tượng xôi đỗ, chỗ được chỗ hỏng. 
     BáoTia Sáng 24/02/2012 trong bài Làng nghề gốm: Yếu nhất ở khâu sáng tạo,  ghi lại ý của họa sĩ Lê Thiết Cương -- nhân triển lãm gốm Việt Nam “Rồng và Sen” đang diễn ra tại Bảo tàng Nghệ thuật Birmingham, Mỹ -- nói về tình trạng của gốm VN hiện nay.
Thật tiếc phải nói rằng truyền thống [ tốt đẹp xưa ] đã bị đứt đoạn, không được kế thừa. Đã có quá nhiều thứ thay đổi, mất đi. Nhưng cứ giả sử rằng, những cái thuộc về kỹ nghệ có tính gia truyền bí truyền vẫn còn, đất và men (men tự nhiên chứ không phải men hóa chất) của ngày xưa vẫn còn, và những tay nghề giỏi vẫn có, thì chúng ta cũng không cách nào mà tạo ra được những sản phẩm đẹp như từng có trong quá khứ. Bởi lòng người đã thay đổi rồi. Họ chỉ muốn sản xuất sao cho nhiều và rẻ, mà như thế thì chỉ có cách ăn cắp công đoạn thôi. Bên cạnh đó, đã là đồ thủ công, thì dù chỉ là cái nón lá hay đôi guốc gỗ cũng cần có hàm lượng mỹ thuật nhất định. Nhưng những gì chúng ta nhìn thấy ở các làng gốm ngày nay, nếu không phải là sao chép người xưa, sao chép vốn cổ từ dáng, men cho đến họa tiết thì cũng là những thứ “phá gốm”. Đó là những thứ gốm có cốt đất nhưng lại được sơn phủ bằng sơn công nghiệp, hay còn gọi là gốm sơn mài ở Bát Tràng; hay những thứ gốm được tô, đắp, khoét, như trường hợp gốm Nhung ở Phù Lãng. Phá gốm vì không có khả năng sáng tạo.
Trong những lần đi khảo sát các làng gốm Bát Tràng, Phù Lãng, Thổ Hà, Hương Canh hay Cậy, ngoài hai dòng gốm như kể trên, thỉnh thoảng tôi [ chỉ còn ]bắt gặp những sản phẩm gốm rất đẹp làm theo đơn đặt hàng của người nước ngoài.
    
      Nếu hiểu mấy chữ sản xuất làm ăn theo nghĩa rộng của nó, mở rộng sự quan sát ở nhiều ngành nghề, chúng ta sẽ còn có thể bắt gặp nhiều câu chuyện  thú vị.
     Từ những nhận xét cụ thể  ấy, người ta có thể đi tới hiểu thêm về cả cách tư duy cách sống cách tổ chức xã hội của người Việt.
     Câu chuyện của Tô Hoài toát lên cái ý người mình thường ngắn hơi, thiếu khả năng ngựa chạy đường trường. Rộng ra mà nói tức là người lao động không đặt cho mình những yêu cầu cao, không có nhu cầu đi tìm cái tối ưu cái hoàn hảo, vốn là một đặc tính cần thiết của những sáng tạo lớn.
     Lê Thiết Cương vạch rõ một mối nguy hại sờ sờ của lối làm ăn hiện đại. Hóa ra cái sự ăn mày dĩ vãng lười biếng và thiếu khát vọng sáng tạo dẫu sao còn tạm thời chấp nhận được. Nguy cơ lớn hơn còn là sự bất chấp  chuẩn mực làm gốm mà là phá gốm  
    Trở lại với các mẩu chuyện của các trí thức tiền bối.
     Các câu chuyện của Lương Dũ Thúc cũng như Thạch Lam ( nhận xét về các hàng bánh kẹo) gặp nhau ở cái ý dân ta không biết lo xa, dễ thoả mãn, vừa thành công ra đã muốn nghỉ ngơi tận hưởng lạc thú và nói như ngày nay, làm mất thương hiệu như chơi .  
     Tản Đà gói ghém khái quát những hạn chế của người mình trong mấy chữ tài trí kém.
     Phan Kế Bính rất có lý khi tố cáo người làm nghề ở ta không yêu nghề, chỉ biết chạy theo số lượng. Ông đã đi vào gan ruột tất cả đám thợ bất đắc dĩ chúng ta khi nói rằng người làm nghề thường “ không cần gì tinh xảo chỉ cốt bán rẻ tiền được nhiều người mua là hơn.”
     Ông cũng đã đi tới một sự giải thích xác đáng khi nói rằng trong các thành phẩm của người mình, tỷ lệ của lao động trí óc thấp. Vì sự phát triển chung cũa xã hội, bộ phận trí thức – thời phong kiến gọi là kẻ sĩ –đã yếu kém lại chỉ lo thi cử làm quan không có sự đóng góp vào các công việc làm ra của cải.
     Nếu được phép nghĩ rộng ra thêm, ta sẽ thấy nhiều khi từ một mẩu chuyện có thể rút ra nhiều ý khái quát khác nhau.
     Không khó khăn gì để nói rằng từ câu chuyện về những chiếc bánh mằn thắn mà Thạch Lam từng kể, ta nhận ra thói làm ăn hời hợt cẩu thả của người mình. Nhưng  từ đây còn có thể rút ra thêm hai ý
   1/ nhiều ngành nghề làm ăn của ta thực ra có nguồn gốc ngoại lai; suốt trường kỳ lịch sử những chú khách từ phương bắc tới đã mang lại cho thị trường một loạt ngành nghề mới .
   2/ nhưng trong việc đi học thiên hạ, dân ta thường có lối vội vội vàng vàng làm nhanh làm ẩu bất chấp chuẩn mực do đó tự mình triệt đường làm ăn của mình; vô tình mà hóa ra giả dối lừa lọc.

    Chính theo tinh thần mà các trí thức lớp trước gợi mở, tôi đã thử trình bày các suy luận của mình trong một số bài báo


                            CÁC BÀI PHIẾM LUẬN TÔI ĐÃ VIẾT
                                               CÓ LIÊN QUAN TỚI CHỦ ĐỀ TRÊN 

 Làm ăn kém nên nghèo,  bởi nghèo nên xấu tính 
    Nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật thích viết rằng những người làm tranh Đông Hồ chỉ là những người nông dân lúc rỗi rãi thì vẽ thêm tranh. Mục dích của họ cốt cho người ta thấy nghệ thuật ở VN “ gắn liền với đời sống “. Có biết đâu làm thế chỉ là một cách tốt nhất để phô ra một sự thật: trong xã hội VN, trình độ sống và làm việc là thiếu chuyên nghiệp. Không sớm có sự phân công lao động. Con người nhởn nhơ dông dài ngay trong sự chăm chỉ của mình.
   Tình trạng của nghề làm tranh cũng là tình trạng của nghề dệt, nghề đúc đồng,nghề làm muối, nghề làm đồ gốm, cả nghề làm ruộng… Chỗ nào người ta cũng thấy sự ngưng trệ. Kỹ thuật cổ lỗ. Năng suất thấp. 
    “ Cối xay tre, nặng nề quay, từ ngàn đời nay, xay nắm thóc “. Trong lời thuyết minh viết cho phim  Cây tre ViệtNam 1955, Thép Mới từng viết một câu văn xuôi mang đầy chất thơ để hằn sâu vào tâm trí của nhiều thế hệ học sinh tiểu học như vậy. Vào những năm năm mươi của thế kỷ trước, nó gợi một cảm giác về sự nhẫn nại bất khuất kiên cường. Nhưng sang đến thế kỷ XXI này đọc lại thấy dấu hiệu của một cuộc sống ù lì tăm tối.
     Người Việt tự nhủ Đói cho sạch rách cho thơm. Ảo tưởng nhắc lại mãi nghe như có lý. Song khi người ta quá nghèo thì khó lòng giữ được sự tử tế. Chính nhiều người từ xa tới đến đây cũng sớm hiểu điều đó.      
    Trong cuốn Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài 1688, (bản của NXB Thế giới, 2006) một nhà thám hiểm người Anh là  W.Dampirer ghi lại một nhận xét chung: “Cư dân ở đây rất lễ độ và thật thà với người nước ngoài, nhất là những người đến giao dịch và buôn bán. Những kẻ quyền quý thì tỏ ra kiêu căng, hách dịch và tham lam trong khi đám lính tráng  thì hỗn xược.”
    Rồi ông ghi thêm “ Cư dân lớp dưới lại hay trộm cắp làm cho nhà buôn và những người đến giao dịch ở đây bắt buộc phải canh gác cẩn thận về đêm “.
    Điều đáng nói là  W. Dampirer đã có cách riêng để giải thích hiện tượng này. Trước đó nhà cửa người Việt ngay ở Kẻ Chợ, tức thủ đô, được tác giả mô tả là quá đơn sơ tầm thường. Nhà nhỏ và thấp. Mấy tấm phên che dột nát tạm bợ. Bên trong chia làm nhiều gian, mỗi gian có những cửa sổ để lấy ánh sáng thực chất là những lỗ đục xấu xí. Theo W.Dampirer, nhà cửa như vậy thường làm mồi cho bọn người trộm cắp. Chúng có thể dễ dàng thực hiện mưu đồ đào tường khoét ngách.
  Khó lòng kể hết những dấu ấn mà sự thấp kém về trình độ sản xuất để lại trong tính cách người Việt. 
  Trước tiên là một tâm lý tự ti mệt mỏi không thấy hứng thú trong lao động.
   Đã nhiều người gặp nhau ở nhận xét là người Việt rất chăm chỉ năng động. Phan Kế Bính tỏ ra tinh nhạy hơn người khi nêu cùng lúc cái tình trạng nước đôi : người Việt vừa cần cù, vừa cho người ta cảm thấy họ coi lao động là bất đắc dĩ, chẳng qua không có cách nào khác nên phải chân lấm tay bùn vậy.
   Xã hội thiếu đi sự năng động tìm tòi.
   Nhà nho xưa nhiều người kiêm cả thày lang. Trong một lần so sánh văn hóa Trung quốc và VN, Phan Ngọc nhắc lại cái ý mà nhiều thế hệ nho sĩ truyền miệng với nhau. Đó là một nhận xét của người Tàu: người Việt sống trên cả đống  nguyên liệu dùng làm cây thuốc nhưng vẫn chết vì thiếu thuốc.  
     “Việc lớn thì kinh, việc nhỏ thì khinh, việc bình thường thì không thích “--  thái độ người mình với công việc được Nguyễn Tất Thịnh cô lại trong  một nhận xét thật gọn ghẽ ( Tiền phong, 6-10-06).
    Nhiều nhân vật trong những truyện cười dân gian là những chàng lười. Ca dao hóm hỉnh dựng lại một  chân dung, ngày nay ta tưởng là bịa, song thực ra rất sẵn trong nông thôn VN thời trung đại : “ Con có đậu cọc cầu ao / Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng /  Chú tôi tốt tóc đen răng / Hay ăn làm biếng hay nằm ngủ trưa / Ngày thì ngóng những ngày mưa / Đêm thì ngóng những đêm thừa trống canh ”.
    Vốn rất thông minh nhạy cảm nên không phải là người Việt không biết thực trạng kém cỏi trong làm ăn sản xuất của mình. Nhưng do thiếu sự mở đường của trí tuệ nên người ta cảm thấy đó là cả một định mệnh. Thấy  của thiên hạ cái gì cũng hơn mình. Bất lực.Cay đắng. Chán chường.
    Một niềm tự ti nằm rất sâu trong tâm lý, mang lại nhiều biến thái: lo học nhưng chỉ học mót học lỏm;  sợ người ta coi thường nên phải tìm cách nhấn mạnh cái riêng, và nhắc đi nhắc lại rằng mình chẳng kém gì mọi người. Sống gồng lên ra vẻ thế nọ thế kia, sẵn sàng giả dối cốt sao khỏi bị mất mặt.
   W.Dampier, trong cuốn sách của mình, còn ghi nhận một điều mà sau này các nhà nghiên cứu văn hóa VN từ Phan Kế Bính Đào Duy Anh tới Nguyễn Văn Huyên Lương Đức Thiệp đều chia sẻ, là thói máu mê cờ bạc của người Việt. Giàu tham việc thất nghiệp tham ăn,--khi rỗi rãi người ta lao đầu vào cuộc đỏ đen một phần là vì bế tắc trong cuộc sống. Toan tính duy nhất ở đây là ngẫu nhiên tìm được một cơ may giữa đời sống tuyệt vọng.      

Một quan niệm đơn sơ về thế giới 
    Sự đơn điệu nghèo nàn là cảm giác chính còn lại trong Nhất Linh sau khi dự Hội chợ hàng VN 1934 mở ở Nhà Đấu xảo Hà Nội
  Trong bài tường thuật trên Phong Hóa số ra 30-11-1934,người đứng đầu văn đoàn Tự Lực viết :”Mấy gian hàng Hải Dương Nam Định vẫn như mọi năm không có gì tiến bộ.Thăm gian hàng Trung Kỳ, người ta cảm thấy như sống lùi lại mười năm trước bởi chỉ có ít đồ gỗ nét chạm non nớt. Đồ đồng của ta có lẽ nghìn vạn năm nữa không thay đổi. Từ cái thau cái mâm cho đến cái đỉnh thứ nào cũng nguyên như cũ, hình như đổi mới nó đi là một cái tội vậy. Đồ sứ Bát Tràng men trông cũng khéo, chỉ tiếc rằng kiểu không đẹp. Phần nhiều là bắt chước Tàu.“.
   Những nhận xét này có thể áp dụng cho toàn bộ thế giới đồ vật mà Việt sáng tạo ra để phục vụ đời sống của chính mình. Một đôi dép để đi ư ? Ở Bắc bộ, nó chỉ là một chiếc mo cau hoặc miếng da, có thắt một nút trồi lên vừa để xỏ một ngón chân. Trong khi người dân nông thôn xưa chỉ đi chân đất thì một đôi dép như thế còn là xa xỉ, và chỉ những dịp hội hè người ta mới dám sử dụng. Một cái diều ư? Chỉ là mấy tờ giấy phết vội trên mấy nan tre. Một cây sáo ư, chỉ là một ống tre có khoét mấy lỗ sơ sài. Nếu chúng ta biết rằng trên thế giới này, không chỉ Trung Quốc Nhật Bản mà cả các nước phương Tây những cái diều bộ sáo có cấu tạo phức tạp tinh vi như thế nào thì người ta  phải tự trách rằng sao  dân mình dễ bằng lòng với những gì làm ra, tức dễ dừng lại trên đường sáng tạo đến thế.
   Thời nay, khi làm hàng xuất khẩu, người mua các nước cũng thường chê hàng Việt mẫu mã đơn giản, có học lỏm được cái gì của người khác thì cũng chỉ loay hoay ở vài cái lặt vặt mà không biết khai thác hết những khả năng đa dạng có thể có.  
   Chẳng những chúng ta rất ít phát minh mà nhìn vào cái đã phát minh ra, thấy không vượt khỏi tình trạng bột phát ban đầu. Các ý tưởng không được hoàn thiện và đẩy tới cùng. Nguyễn Văn Vĩnh sớm nói thẳng là  trước khi học của nước ngoài, những cái nhà của chúng ta quá trống trải và chẳng có gì mà bày, ghế giường bàn tủ dáng dấp nặng nề, nếu cố trau chuốt thì lại phô ra một mỹ cảm cầu kỳ vụn vặt.
   Ở đồng bằng Bắc  bộ, ngoài nghề trồng lúa nước, gần như không có nghề làm vườn. Các giống vật nuôi trong nhà không đặc biệt, như con chó Vịệt, đặc tính chính của nó là sự tầm thường. Không có con đường làng nào là thẳng, con đường nào cũng cong queo vẹo vọ.
  Tự bằng lòng với cuộc sống tự nhiên của mình ở các làng quê, người Việt cố ý  từ bỏ khả năng tổ chức lại cuộc sống một cách có suy nghĩ ở các đô thị.
   Cho đến cả trong cách tổ chức xã hội, trí tưởng tượng nghèo nàn cũng níu kéo chúng ta lại.
   Thần thánh trong các truyện thần thoại cổ tích của ta quá gần người và cũng nghèo như người, cả về vật chất lẫn tinh thần.
   Còn những ước mơ của chúng ta thì sao ? Ngày xưa, bao chàng trai bỏ làng ra đi chống ngoại xâm, rút cuộc “ súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa “ ( thơ Nguyễn Đình Thi ), mơ ước lớn nhất là quay về làng tiếp tục đi cày và cưới được cô thôn nữ.
   Còn hôm nay, có một câu chuyện dân gian đang được lưu truyền rộng rãi. Một thanh niên Nhật hỏi người Việt cùng tuổi với mình là mơ ước gì thì được trả lời là mơ ước có cái Honda để đi, nhà có cái tủ lạnh Hitachi, cái máy giặt Sanyo để dùng. Nói chung là ao ước dân Nhật xài đồ gì thì mình có đồ đó để xài.
   Ngược lại người thanh niên Nhật khi được hỏi, chỉ nói gọn một câu là ước sao giỏi giang hiểu biết để thực hiện được tất cả những ước mơ của các bạn Việt cùng tuổi.
   Câu thơ của Chế lan Viên “ Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp – Giấc mơ con đè nát cuộc đời con “ không chỉ đúng với con người thời tiền chiến mà đúng với người Việt gần như suốt thời quá khứ, không chỉ con người bình dân mà cả những tầng lớp tinh hoa. 

TT&VH 19-6-07              
                        
 Cạn nghĩ, ngắn hơi, dễ thỏa mãn
  
   Không chỉ tinh tế khi tả thức ăn mà trong Hà Nội băm sáu phố phường (in trên Ngày nay từ 1940 ), Thạch Lam còn khéo ghi nhận cái thói quen dễ dãi cẩu thả của người mình trong cách làm thức ăn. Như trong câu chuyện về  mấy bát mằn thắn. Trong khi bát mì của mấy chú khách (tức đám Hoa kiều ) đầy đặn thì người mình chỉ giỏi giả lễ bà chúa mường. Bát mằn thắn của các ông chủ người Việt có đủ cả rau thơm, xá xíu, đôi khi mấy miếng dồi và một phần chia tám quả trứng vịt, song mằn thắn bột thì thô, nhân là một tí thịt bạc nhạc, nước rất nhiều nhưng nhạt.
      Cho đến những năm cuối thế kỷ XX đầu XXI này nhiều người đi nước ngoài còn chứng kiến kiểu làm ăn tương tự. Như ở Paris, một  nhà báo kể với tôi là chả có cửa hàng ăn nào của người Việt đậu được lâu. Lúc mới khai trương cũng rôm rả. Nhưng chỉ một hai năm là chất lượng kém hẳn đi và người ăn bỏ hết sang các hiệu khác.  
      Người ta bắt gặp ở đây một quan niệm sống tầm thường dễ dãi, không bao giờ duy trì được sự liên tục có trước có sau tức không đạt tới một trình độ chuyên nghiệp ổn định.      Một thói xấu khác của các nhà hàng buôn bán người mình được Thạch Lam ghi nhận là thói dễ thỏa mãn. Ông lấy ví dụ như mấy hiệu kẹo lạc kẹo vừng Cự Hương, Ngọc Anh. Lúc đầu còn chịu khó làm thật ngon để chiều khách, sau ngủ yên trên danh vọng. Hình như dân mình động giàu là ra mặt vênh váo và bắt đầu làm ăn chểnh mảng - tác giả Gió đầu mùa khái quát. Và ông hồn nhiên tự hỏi “Ồ, sao sự cố gắng ở nước này không được lâu bền nhỉ !“.

     Người xưa có câu “Nhân bần trí đoản”, với nghĩa người nghèo hèn, kẻ hiểu biết nông cạn thì không còn đáng để ai đếm xỉa tới nữa.
      Không đâu thấy rõ sự ngắn hơi và dễ thỏa mãn như trong hoạt động của người làm nghệ thuật ở Việt Nam. Làng tranh Đông Hồ quê gốc tôi có nhiều nghệ nhân có tác phẩm để đời. Nhưng tên tuổi tác giả những bức tranh đó thì không ai biết. Đại khái đó là những ông thợ tài hoa nhưng cẩu thả, lúc vợ ốm con đau hoặc thua bạc cần tiền thì vẽ vội mấy bức mang bán cho các nhà giàu trong làng, và không có ý niệm gì về bản quyền trên tranh. Cũng giống như các cửa hàng kẹo bánh của Thach Lam “không biết rằng hàng của mình ngon hơn hàng khác “, các nghệ nhân đó cũng không thể nghĩ rằng lẽ ra tên tuổi mình có thể còn mãi với lịch sử mỹ thuật. Chính họ tước đi khả năng đó ở họ.
    Theo các nhà nghiên cứu văn hóa thì thời cổ, văn xuôi Trung quốc chỉ có biền văn, chưa có tự sự. Tự sự Trung quốc là học được từ Ấn Độ qua du nhập sách Phật. Nhưng khi đã nắm được rồi thì người Trung Hoa đưa nghệ thuật này lên đến đỉnh điểm. Những bộ tiểu thuyết như Hồng lâu mộng, Kim bình mai có độ dài và trình độ kết cấu không thua kém gì những thiên tự sự đồ sộ nhất của phương Tây.
   Trong khi đó các tác phẩm tự sự của người Việt chỉ theo dõi con người trong những khoảng thời gian ngắn. Không tìm đâu ra loại tác phẩm có khả năng bao quát cuộc sống nhân vật trong thời gian dài, dựng lại lịch sử cả mấy thế hệ như truyện Tàu. Các cuốn tiểu thuyết hiện đại thường kém về kết cấu toàn cục. Cố lắm chỉ được vài chương đầu. Càng về cuối càng hỏng.
   Manh mún nhỏ lẻ không chỉ là cách làm ruộng đi buôn mà cũng là cách người Việt làm nghệ thuật. Chúng ta chỉ có những tác phẩm nhỏ nhỏ xinh xinh, chùa Một Cột chẳng hạn chỉ tồn tại như một ý niệm hơn là một công trình thực tế.
  Nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng có lần bảo với tôi: Tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay của chùa Bút Tháp đẹp thật, nhưng lưng tượng thì chỉ được làm  dối dá cốt cho xong chuyện. 
   Trong truyện ngắn Đất xóm chùa ( in tạt ngang : “Khốn nạn, cái vạt đất tí hin bị bỏ quên sau mấy lũy tre, mơ ước hào hoa nhất chỉ là nồi cơm Thạch Sanh cả làng ăn không hết, chuyện tinh tướng  bốc giời nhất cũng chỉ chuyện củ khoai to bằng cái đình …..Cứ ra cái điều !”

TT&VH 10-7-07
 
 

Đằng sau sự trở về của một số ca sĩ hải ngoại

-CAND đánh ca sĩ hải ngoại
-Bìa album đầu tay của Dương Triều Vũ tại Việt Nam.
Trong làn sóng hồi hương về nước biểu diễn, ngoại trừ trường hợp một số ca sĩ khi trở về quê hương biểu diễn - như tâm sự thực lòng của họ "được phục vụ khán giả quê nhà bao giờ cũng là ước vọng cả đời"; hoặc "cuộc trở về để giải tỏa nỗi nhớ mảnh đất chôn nhau cắt rốn"…thì cũng không thể phủ nhận một thực tế, có không ít ca sĩ trở về cố quốc vì mục đích mưu sinh...
Nhìn lại các chương trình ca nhạc trong vài năm qua, thấy nổi lên hình ảnh các ca sĩ hải ngoại ồ ạt về nước biểu diễn, với nhiều sô diễn lớn nhỏ, từ phòng trà đến sân khấu lớn ở Tp HCM tới các tỉnh xa. Khán giả không còn xa lạ gì với những cái tên như: Hương Lan, Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Ý Lan, Chế Linh, Kim Anh, Lưu Bích, Tuấn Vũ, Thanh Tuyền, Trường Vũ, Mạnh Quỳnh, Minh Tuyết, Họa My... Nghĩa là gần như hầu hết các ngôi sao ca nhạc hải ngoại, chưa kể những người đã về trước đó và ở hẳn quê nhà như Duy Quang, Evis Phương, Giao Linh, Jimi Nguyễn...

Vậy, làn sóng hồi hương ấy nói lên điều gì? Thị trường ca nhạc hiện đang đổi mới hay tụt hậu; hoài cổ hay bế tắc? Căn nguyên mọi chuyện từ đâu?

Cũ - mới

Câu nói của các cụ "cũ người mới ta" quả đúng với hiện tượng này. Với cộng đồng người Việt ở hải ngoại, đông nhất ở Mỹ cũng chỉ vài triệu người, tha phương hơn 35 năm nay cũng đã ngán các món ăn tinh thần của vài ba trung tâm ca nhạc như Thúy Nga, Vân Sơn, Asia. Loanh quanh vẫn chỉ từng ấy ca sĩ, vẫn một màu hoài hương, sầu muộn, chia ly qua những ca khúc quen thuộc từ ngày còn trong nước. Khán giả rất mệt mỏi vì lâu nay chẳng có mấy điểm mới. Một số gương mặt trẻ chạy theo dòng nhạc hiện đại thì lại không đến nơi đến chốn.

Mới đây, có tin trung tâm Thúy Nga có thể đóng cửa vì thua lỗ. Đó là một thực tế khó cưỡng. Tình trạng băng đĩa lậu ngày càng hoành hành làm cho trung tâm này luôn rơi vào khủng hoảng. Mỗi chương trình lỗ từ 300 đến 500.000 USD. Do đó nhiều show diễn đã không thể thực hiện được. Ngược hẳn cách đây dăm năm, cứ mỗi cuối tuần ca sĩ hạng sao đều kín lịch diễn,  bây giờ thì họa hoằn lắm mới được mời. Có một bầu sô lý giải rằng, một phần vì kinh tế suy thoái và cũng một phần vì xu hướng âm nhạc trẻ đã đổi thay, tầng lớp khán giả theo dòng nhạc cũ không còn hồ hởi mua vé đến rạp. 

Nỗi cám cảnh đó đồng thời cũng nói lên sự hụt hơi, "về chiều" của hàng loạt ca sĩ nổi danh bấy lâu nay. Họ không còn là sự mong mỏi của khán giả nữa. Dù có níu kéo đến đâu cũng không thể đánh đổ chân lý "thầy già con hát trẻ". Sự cạnh tranh đó đã đẩy bật họ ra khỏi guồng quay là điều tất yếu. Và nhiều ca sĩ đã quay về quê hương kiếm ăn với đúng nghĩa của nó.

Quả là họ đã gặp may khi thị trường ca nhạc trong nước cũng đang hết sức mệt mỏi với sự nhảy nhót, loăng quăng của nhạc trẻ và dòng teen. Trong khi đó, những khán giả hoài cổ lâu nay vẫn thường xuyên mua băng đĩa hải ngoại lại rất hồ hởi chào đón họ, với một tình cảm nồng ấm, mặc dù đều biết rằng những ca sĩ mà mình từng yêu thích giờ đây đã về già, kém cả thanh lẫn sắc. Không những thế, các ông bầu còn nhanh chóng đưa ca sĩ hải ngoại hướng ra Bắc, nhất là ở các thành phố lớn, lâu nay thị trường âm nhạc đang đóng băng để "thăm dò". Cách đây không lâu, thị trường âm nhạc ở Hà Nội bỗng lao đao vì hiện tượng Tuấn Vũ khi giá vé đội lên hàng triệu đồng, với mười đêm diễn. Sau đó ca sĩ này còn lang thang kiếm ăn ở các tỉnh phía Bắc, lịch trình cả thảy kéo dài tới ba tháng trời. Thật là vụ thắng lớn. Tuấn Vũ đã làm gương cho một số ca sĩ khác nhao ra khuấy đảo khán giả Thủ đô một phen.     

Ca sĩ Tuấn Vũ trong một đêm diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Tình - tiền

Ngoại trừ trường hợp một số ca sĩ khi trở về quê hương biểu diễn - như tâm sự thực lòng của họ "được phục vụ khán giả quê nhà bao giờ cũng là ước vọng cả đời"; hoặc "cuộc trở về để giải tỏa nỗi nhớ mảnh đất chôn nhau cắt rốn"…thì cũng không thể phủ nhận một thực tế, có không ít ca sĩ trở về cố quốc vì mục đích mưu sinh. Bao nhiêu năm kiếm ăn ở nơi xa xứ, đã đến lúc họ gặp khó khăn trong cuộc mưu sinh bằng chính nghề của mình, thì việc chuyển hướng về lại quê hương biểu diễn kiếm tiền là một nhu cầu rất tự nhiên. Thậm chí có những ca sĩ còn được nhận cátxê cao hơn ở xứ người. Vậy thì dại gì mà họ không về.

Dù đã về già nhưng các ngôi sao loại một như Elvis Phương, Hương Lan, Lệ Thu…cũng còn được trả trên dưới 1000 USD một show hát; dù chỉ hai bài cho một liveshow, hoặc một đêm hát ở phòng trà. Chủ phòng trà Tiếng Xưa ở Sài Gòn phải kêu trời vì có ca sĩ hạng sao không chịu giảm mức cátxê ngất ngưởng, mặc cho đêm diễn bán vé được hay không. Bà còn kể có show diễn của Tuấn Ngọc, đành chấp nhận lấy công làm lãi vì mức cátxê ca sĩ đòi rất cao so với mặt bằng chung, mặc dù mấy năm nay, khán giả nghe Tuấn Ngọc cũng đã thấy nhàm. Ấy là chưa nói đến trường hợp có ca sĩ còn đòi ở khách sạn hạng sao và đi ôtô xịn trong suốt hành trình "trở về" quê mẹ của mình.

Điều này ngược với ý nghĩa "hát cho quê hương" mà họ từng phát biểu khi trở về. Mặc dù cũng có người đã kết hợp hát và trích tiền làm từ thiện, nhưng trên thực tế, chuyện đòi hỏi cátxê quá cao đã làm lũng đoạn thị trường ca nhạc, đồng thời gây rất nhiều khó khăn cho khán giả bình dân đã từng mến mộ họ. Vé ở nhà hát tới 1.200.000 đồng, hoặc giá vé đêm diễn của Chế Linh tại Nhà hát Hoà Bình (Tp HCM) lên tới 5.000.000 đồng thì ít người dám mơ. Và, ngay đến phòng trà ca nhạc, thí dụ có Lệ Thu hát, tiền phụ thu cũng đã đến 350.000 đồng một người, thì quả là khán giả bình dân phải lắc đầu ngán ngẩm. Thực chất phải nhận thấy trong số đó, không ít giọng hát đã chẳng còn sức thu hút thật sự nữa, mà đây chỉ là những câu chuyện vớt vát cuối đời.

Sáng - tối

Ngay lập tức, sau những cơn sốt nhạc hải ngoại, đã xuất hiện bao hệ luỵ mà các nhà quản lý văn hóa phải ngó mắt tới. Trước hết, đó là việc trốn thuế thu nhập của nhiều ca sĩ. Ai cũng nhớ cách đây không lâu, có tới 9 ca sĩ về hát bị cấm biểu diễn vì không kê khai thuế thu nhập cá nhân. Có lẽ việc ký hợp đồng "tay bo" giữa bầu sô và ca sĩ đã làm nên những rắc rối khó bề kiểm soát.

Câu chuyện thứ hai mà các nhà quản lý dường như vẫn bị che mắt: Đó là việc ca sĩ hát các ca khúc chưa được phép biểu diễn. Ở đây chủ yếu là các ca khúc một thời bị quy là nhạc vàng. Mặc dù có tới hàng trăm ca khúc đã được biểu diễn, nhưng vẫn có hiện tượng đăng ký một đằng, hát một nẻo. Hoặc, sau khi biểu diễn, các ca sĩ trao tặng hay bán CD, trong đó nội dung ra sao, có bài hát bị cấm hay không cũng khó biết. Sự mập mờ còn xảy ra khi có đoàn đã đi địa phương, nhất là các vùng sâu biểu diễn với giấy phép đã hết hạn.

Cùng với các hệ lụy trên, không ít khán giả còn thắc mắc về một sự "nhập nhằng" cần giải tỏa, ấy là việc không ít ca sĩ từ lâu đã về ở hẳn quê hương, vậy có nên "quảng cáo" họ là "ca sĩ hải ngoại" nữa hay không? Danh sách này khá dài như Elvis Phương, Giao Linh, Hương Lan, Đặng Tuyết Mai, Duy Quang, Thái Hiền, Duy Cường, Thái Thảo, Julie…Kể cả trường hợp mới đây là Dương Triệu Vũ đã trở về và hiện đang là giọng ca độc quyền của công ty "Tiếng hát Việt" của Đàm Vĩnh Hưng. Hơn nữa, các ca sĩ trên hầu hết đều có những hoạt động kinh doanh khác ở Tp HCM, ngoài việc đi hát. Vậy có thể nói họ đã trở thành ca sĩ nội chính hiệu, chẳng còn sự khác biệt để các ông bầu câu khách với cái nhãn "hải ngoại".

Lời kết

Trong thời gian tới, chắc sự hồi hương của các ca sĩ hải ngoại sẽ còn sôi nổi hơn nữa. Thị trường ca nhạc rất sôi động tại quê nhà, với sự cởi mở của các cấp chính quyền sẽ là điểm tựa tinh thần cho nhiều ca sĩ có nguyện vọng trở về biểu diễn. Tuy nhiên, trong sự chuyển động khá rắc rối của thị trường ca nhạc hiện nay, sự quay lại ồ ạt của các ca sĩ hải ngoại thường nảy sinh những điều bất cập như trên đã nói. Đặc biệt là nội dung tác phẩm biểu diễn, đừng để các sàn diễn đã bị rối loạn những bài hát trẻ, đang có chiều hướng "hàng nhảm" như "Yêu bao nhiêu người mà ai cũng gian dối/ Yêu năm ba hôm rồi thôi...", giờ đây lại bị chết lụt bởi cái gọi là "hàng vàng" rên rỉ "Cay đắng bờ môi". Vẫn biết, để thị trường ca nhạc có loại "hàng sạch" thật không dễ dàng chút nào, song đó là đòi hỏi chính đáng của nhiều khán, thính giả phía sau những cuộc "trở về" này

-Theo:

Thứ Hai, 13/02/2012 - 9:00 AM
Đằng sau sự trở về của một số ca sĩ hải ngoại

Thu nhập người Việt Nam ở mức nào của khu vực?

- (TBKTSG Online) - Thu nhập trung bình của người Việt Nam vẫn còn khoảng cách rất xa so với các nước trong ASEAN và Trung Quốc, dù đã được cải thiện nhiều do đổi mới và mở cửa cách đây hơn một phần tư thế kỷ.
Trong khi đó, cơ hội để Việt Nam đuổi kịp Trung Quốc và các nền kinh tế ASEAN sẽ vẫn là viễn cảnh xa vời, nếu thiếu đi những động lực cải cách hơn nữa.
Đây là cảnh báo của một đề tài khoa học cấp nhà nước mang tên “Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020: từ nhận thức với hành động” do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện.
Báo cáo này, thực hiện theo yêu cầu của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, trích dẫn số liệu về thu nhập của Việt Nam và các quốc gia khu vực do Quỹ Tiền tệ Quốc tế thực hiện năm 2010.

Theo đó, tính theo tỷ giá hối đoái, GDP đầu người của Việt Nam đã tăng từ mức 114 đô la năm 1991 lên 1.061 đô la năm 2010. Trong khi đó, GDP đầu người của Trung Quốc tăng từ 353 đô la lên 3.915 đô la trong khoảng thời gian trên.
Như vậy, thu nhập đầu người của Việt Nam tương đương 32% của Trung Quốc năm 1991 đã giảm xuống còn 27% năm 2010.
Mặt khác, tính theo sức mua tương đương (PPP), GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 706 đô la năm 1991 và lên tới 2.948 đô la năm 2010. Trong khoảng thời gian đó, con số này của Trung Quốc tăng từ 888 đô la lên 6.786 đô la.
Như vậy, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam bằng 80% của Trung Quốc năm 1991 đã giảm xuống còn 43% năm 2010.
Bên cạnh đó, so với các quốc gia ASEAN khác, dù thu nhập của người Việt Nam đã dần được thu hẹp trong 20 năm qua, khoảng cách vẫn còn rất lớn ở vào thời điểm hiện tại.
Tiến sĩ Phạm Hồng Chương và các đồng sự ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo PPP chưa bằng 1/2 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/5 của Thái Lan, 1/10 của Malaysia năm 1991.
Con số này đã vượt qua mức 3/4, 1/3 và 1/5 của các nước trên sau gần 20 năm.
Tóm lại, quy mô GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2010 đạt 1.061 đô la tính theo tỷ giá hối đoái, và 2.948 đô la theo PPP.
Tiến sĩ Phạm Hồng Chương nhận xét: “Đây là những chỉ số còn thấp xa so với mức bình quân chung của khu vực, của châu Á và thế giới”.
Ông nhận xét, sau hơn một phần tư thế kỷ đổi mới và mở của, Việt Nam đã chuyển từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm thu nhập trung bình, theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới.
Tuy nhiên, theo ông Chương, xét về nhiều mặt, động thái tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chưa thể hiện rõ quyết tâm và khả năng thoát khỏi nguy cơ tụt hậu phát triển.
Trong khi đó, trong một vài năm gần đây, nền kinh tế còn bộc lộ nhiều rủi ro tiềm ẩn về tính bền vững của quá trình tăng trưởng.
Báo cáo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chỉ ra thêm về thực trạng thất nghiệp ở mức 4,6% ở thành thị và 20% lao động ở nông thôn chưa được sử dụng; báo cáo nhận xét: “Như vậy, tỷ lệ trên tương đương với trên 10 triệu lao động thất nghiệp hoàn toàn ở Việt Nam”.
Thu nhập của người Việt Nam bị bỏ lại quá xa bởi các nước trong khu vực không phải là vấn đề mới.
Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.
Báo cáo này căn cứ vào tốc độ tăng trưởng thu nhập trên đầu người tính theo giá cố định trong giai đoạn 2001 – 2007 của các quốc gia và kết luận “thực tế là Việt Nam sẽ phải rất lâu mới theo kịp được”.
-Theo:

Thu nhập người Việt Nam ở mức nào của khu vực?


Hàng loạt doanh nghiệp co cụm, phá sản – Kỳ cuối: Nên giảm, giãn thuế để hỗ trợ doanh nghiệp (TT). 


-- 2018: Lương công chức tối thiểu 3 triệu đồng (VNN). Lương mới, bất cập vẫn cũ (VnMedia).-- Đằng sau nhiều chủ trương đột phá: Đà Nẵng có ‘vị tiền’? (TP).  - Dưỡng liêm (TP).  - Trợ cấp có “dưỡng” được “liêm”? (Petrotimes). 

Bộ Giao thông "đẻ phí" như sinh đẻ không kế hoạch! (VnMedia 27-3-12) 
Dân cần, không biết gọi ai: Phản ứng chậm và thờ ơ (TN).- Phí chồng phí, giải pháp đằng… ngọn? (TVN).  - Phí chồng phí là trái luật! (SGTT).  - Hà Nội 10 năm tới: Đi lại, kiếm việc ra sao? (VEF).  - Phí hạn chế phương tiện giao thông: mâu thuẫn ngay trong đề xuất (SGTT). - “Hãy chỉ ra những lợi ích từ đề xuất thu phí, thưa Bộ trưởng Thăng” (GDVN).  - Gánh nặng thuế, phí (TBKTSG).   - Ô tô không phải “chùm khế ngọt”!  (TBKTSG).  - “Hãy làm đi chứ chỉ giương mắt mà chê Bộ trưởng Thăng thì quá dễ” (GDVN). Đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội việc thu phí giao thông (VnEconomy).  - ‘Chính phủ cần báo cáo Quốc hội về phí đường bộ’ (VNN).  - Thu phí ôtô: “Đừng mang cú sốc lớn đến với người dân, doanh nghiệp” (GDVN).  - Mũ bảo hiểm và lệ phí đường bộ (TQ).    - Có nên phí công vì… phí? (VOV).  - Bộ Giao thông “đẻ phí” như sinh đẻ không kế hoạch! (VnMedia).- - Mỹ Linh: ‘Thu phí lưu hành xe chứng tỏ anh Đinh La Thăng quá kém cỏi’ (Đẹp Online/ GDVN). – Chuyện Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời chất vấn về thời hạn xoá bỏ tình trạng quá tải bệnh viện: Lời hứa và… nhiệm kỳ (PLTP). - Thưa ‘quý ông ném đá’ diva Mỹ Linh! (GDVN).- Viện trưởng quy hoạch GTVT: “Không ấn nút cho thu phí xe máy” (InfoNet).  - Thu phí xe máy: Chưa hợp lý và không hợp tình (NĐT).  –-– Phỏng vấn Chủ tịch Hiệp Hội ô tô Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng: Ngược đời: “Tôi nộp phí để… hạn chế tôi”! (VnMedia).  - “Hãy đưa ra một cái lệnh hợp lý” (TBKTSG). – Kiến nghị hoãn áp dụng các loại phí giao thông (Giadinh.net).  - Tuy chậm nhưng cần thiết (PLTP).  – Đức Tuấn bất ngờ ủng hộ Bộ trưởng Thăng thu phí xe(PhunuToday).  –  Phí chồng phí là trái luật! - Thu phí giao thông: Mức phí nặng thế, dân sống làm sao? (GDVN). - Cảnh báo về việc thu phí có thể sẽ làm gia tăng ùn tác giao thông?(GDVN). - Thu phí phương tiện cá nhân: Được, mất gì? (VNN).  -   Đưa vấn đề nóng “phí chồng phí” ra Quốc hội (GDVN). – - Xem xét điều chỉnh phí bảo trì đường bộ đối với ô tô (Gafin).  - Quản lý và sử dụng Quỹ Bảo trì đường bộ: Công khai và minh bạch (Tin tức). - Bất ngờ: Đi ôtô ở Việt Nam đắt gấp đôi Mỹ (GDVN). - Đa kim ngân phá luật lệ (tiêu xài)  (Nguyễn Văn Tuấn). – GS Nguyễn Văn Tuấn: Trọc phú mới tin “kim ngân phá lệ…”(PhunuToday).-– Gánh nặng phí xe sẽ dồn vào giá sản phẩm(PLTP).  – Phải báo cáo QH về phí xe cá nhân (PLTP). –   – Hà Nội: Vẫn còn 74 điểm thường xuyên ùn tắc (Tổ Quốc). – Hà Nội: Chữa ùn tắc bằng chế tài mạnh (PLTP).   – An Nguyên: Thỏa thuận đặc quyền  (TN). .Nhiều quy định mới về lương tối thiểu (SGGP). - Xây dựng lương tối thiểu “bám” theo giá tiêu dùng (DT). Hà Nội xin tăng thu phí phương tiện giao thông cá nhân (VnEconomy).  - Kiểm soát thu phí hạn chế xe là một bài toán khó (TTXVN).  - Thuế tối ưu? (Vũ Quang Đông).  - Phí ‘đè chết’ ô tô! (ĐV).  - Bí thư Hà Nội: ‘Gia đình tôi đã hạn chế đi xe cá nhân’ (VNE).   - ‘Không hạn chế, xe cá nhân sẽ không đi được’ (VNN).- Phỏng vấn tiến sĩ Trần Du Lịch: Đừng đổ mọi gánh nặng lên người dân (TT).  - Phí ôtô: Vì 1 người bị bệnh, bắt xã hội uống thuốc? (VEF).  - Điêu đứng với phí (SGGP).Tiền “dưỡng liêm” cho CSGT: Không phải là giải pháp lâu dài (Bee).-
 

Hai blogger Điếu Cày và Anh Ba Sài Gòn sắp được đưa ra xét xử

Logo của CPJCPJ nói Việt Nam là một trong các quốc gia bỏ tù nhiều nhà báo
--Hai blogger Điếu Cày và Anh Ba Sài Gòn sắp được đưa ra xét xử
-VRNs (30.03.2012) – Theo tin từ gia đình cho biết, hiện nay 2 luật sư nhận bào chữa cho blogger Điếu Cày (tức Nguyễn Văn Hải) và Anh Ba Sài Gòn (tức Phan Thanh Hải) đã được cấp giấy chứng nhận bào chữa. Các luật sư này đã tiếp xúc với 2 thân chủ tại trại giam công an TP.HCM ở số 4 Phan Đăng Lưu.Nhà cầm quyền Việt Nam dự định thượng tuần tháng 4/2012 sẽ đưa vụ án ra xét xử. Tội danh được gán cho 2 blogger này là Điều 88 Bộ luật hình sự (BLHS) liên quan đến việc tham gia Câu lạc bộ Nhà báo tự do (CLBNBTD). Chị Maria Tạ Phong Tần cũng bị ghép cùng tội danh với hai blogger này và sẽ đưa ra xét xử trong thời gian gần đây. Chị Tần cũng là thành viên CLBNBTD.
Chị Dương Thị Tân, vợ cũ của blogger Điếu Cày cho chúng tôi biết chị và 2 con nhận được giấy của Viện Kiểm sát cho phép vào trại giam thăm gặp anh Điếu Cày. Nhưng ngày 16/3/2012 vừa qua khi ba mẹ con chị đến trại tạm giam công an TP.HCM ở số 4 Phan Đăng Lưu, Bình Thạnh thì công an trại giam gặp riêng em Nguyễn Trí Dũng (con trai anh Điếu Cày) và bắt em ký vào những tài liệu đã in sẵn mà không cho đọc nội dung. Công an ở đây nói rằng chỉ cho Dũng gặp mặt anh Điếu Cày nếu chịu ký tên vào. Dũng yêu cầu ra ngoài hỏi ý kiến mẹ là chị Dương Thị Tân. Sau đó chị Tân cùng hai con ra về vì cho rằng công an đã lạm dụng chức vụ khi đưa ra điều kiện mới cho gặp anh Điếu Cày. Công an ở trại tạm giam số 4 Phan Đăng Lưu đã vi phạm pháp luật khi không làm theo yêu cầu của VKS là cho gia đình thăm gặp anh Điếu Cày.
Về thông tin trước đây cho rằng blogger Điếu Cày được đưa vào bệnh viện cấp cứu, luật sư bào chữa cho blogger Điếu Cày xác nhận là có, vì anh Điếu Cày đã tuyệt thực trong trại giam nên sức khỏe suy kiệt phải đưa đi bệnh viện.
Blogger Điếu Cày bị xử tù giam 3 năm vì “tội trốn thuế”, đến ngày 19/10/2010 là mãn hạn tù. Nhưng anh vẫn không được trả tự do mà bị đưa đi đâu đến nay (hơn 17 tháng) và vì lý do gì vẫn không ai hay biết. Chị Dương Thị Tân đã tốn biết bao nhiêu công sức và thời gian đến công an hỏi tin tức của anh Điếu Cày nhưng không được giải thích thỏa đáng.
Theo luật sư của blogger Anh Ba Sài Gòn, anh có thể bị truy tố vi phạm khoản 2 điều 88 BLHS, với hình phạt tù từ 12 đến 20 năm.
Gia đình chị Tạ Phong Tần hiện đang tìm kiếm luật sư bào chữa cho chị nhưng chưa biết ai sẽ nhận lời.
Điều 88 về tội “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” quy định như sau:
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Trên thực tế, như nhận định của luật sư Lê Trần Luật: “Có rất nhiều lý do để xóa bỏ điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành. Dư luận cũng như các chuyên gia pháp lý đã chỉ ra rất nhiều điểm bất cập và sự vô lý của điều luật này. Đặc biệt ai ai cũng dễ dàng nhận ra đây là điều luật vi hiến.”
Ủy ban Bảo vệ các nhà báo (CPJ) vừa ra phúc trình về tình trạng cầm tù các cây bút trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Phúc trình ra hôm thứ Năm 8/12 nhận định con số nhà báo, phóng viên bị các chính phủ bỏ tù đã tăng hơn 20% lên mức cao nhất kể từ giữa thập niên 1990, đặc biệt là ở Trung Đông và Bắc Phi.

Theo tổ chức có trụ sở ở New York, tổng cộng 179 phóng viên, nhà báo và cây bút hiện đang bị giam cầm trên thế giới, tăng 34 người so với năm ngoái.
Iran là nước có nhiều nhà báo bị bỏ tù nhất, với 42 người, trong khi chính phủ nước này theo CPJ đang "tăng cường chiến dịch sách nhiễu báo chí, vốn bắt đầu sau cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi hơn hai năm trước đây".
"Eritrea, Trung Quốc, Miến Điện, Việt Nam, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ cũng nằm trong danh sách các nước giam giữ nhiều nhà báo nhất."
CPJ ước tính con số các cây bút bị cầm tù ở Việt Nam tính tới thời điểm này là chín người.

Quan ngại về tính mạng

Danh sách các nhà báo tự do và blogger bị giam cầm ở Việt Nam bao gồm: ông Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày; bà Phạm Thanh Nghiên, ông Phạm Minh Hoàng, ông Phan Thanh Hải, tức Anh Ba Sài Gòn; ông Lữ Văn Bảy; và nhóm người Công giáo Paulus Lê Sơn, Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu và Nguyễn Văn Duyệt.
Hai người bị cầm tù lâu nhất là blogger Điếu Cày và Phạm Thanh Nghiên, trong khi nhóm các cây bút Công giáo trẻ mới bị bắt hồi tháng Tám năm nay.
Gia đình ông Nguyễn Văn Hải trong một phỏng vấn cách đây không lâu với BBC nói họ không nhận được tin tức gì từ ông, và lo lắng cho tính mạng của ông.
Thông tin chúng tôi chưa kiểm chứng được thì nói ông Hải vừa bị bệnh và phải nhập viện.
Trong khi đó, gần như không có chi tiết gì về bà Phạm Thanh Nghiên, người bị bắt hồi tháng 9/2008 và sau đó bị án tù bốn năm, cộng thêm ba năm quản chế.
Mới đây nhất, hôm 29/11, tòa phúc thẩm tại TP Hồ Chí Minh đã giảm án tù tội lật đổ cho giảng viên đại học Phạm Minh Hoàng xuống còn 17 tháng, cộng thêm 3 năm quản chế tại gia.
Ông Hoàng sẽ được ra tù vào giữa tháng 1/2012.
-Nguồn:Quan ngại về việc nhà báo bị bỏ tù


Gia đình nhà báo tự do bị phạt tiền
-
Blogger Điếu Cày nhập viện?
--Cuộc bố ráp gia đình blogger Huỳnh Thục Vy 2011-12-07-Trong mấy ngày nay, công luận xem chừng như hãy còn bàng hoàng về hình ảnh cả trăm công an hôm mùng 2 tháng này kéo tới bao vây và ập vô nhà gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn ở Tam Kỳ, Quảng Nam.-
Blogger Radio và Khách Mời 7: Phỏng vấn anh Huỳnh Trọng Hiếu về đóng phạt vi phạm hành chính 260 triệu đồng (TTXVA).-
-Tội 'lật đổ' cho một trong số 10 người bị bắt-
-Các cơ quan Nhà nước phải cung cấp thông tin chính thống cho báo chí -. QĐND -
Hoãn xử vụ Công an Nha Trang dùng nhục hình (NLĐ).  –   Trả hồ sơ vụ Công an TP Nha Trang dùng nhục hình(NLĐ).
-Sửa Hiến pháp: Kiến nghị mở rộng dân chủ trực tiếp -

HIỆN TRẠNG NỘI TÌNH VN - QUẺ PHỤC

Trần Sơn-
Từ quẽ Khôn - ĐỊA (Đất)

Khi nào Hào Âm - tận cùng Nội quái - chuyển thành Dương
tượng trưng Người Lãnh đạo Quần chúng VN xuất hiện
thì...
"Trăng tỏ chiếu minh và
Ánh sáng dọi xuống xua đuổi Bóng Tối (csvn)" (!)

*
TƯƠNG QUAN GIỮA TRUYỆN KIỀU VÀ KINH DỊCH
(Triết Lý - Nguyễn Thiếu Dũng)

"An đắc huyền quan minh nguyệt hiện
Dương quang hạ chiếu phá quần âm"
(Nguyễn Du)

Chuyển ngữ:
"Ước gì vầng trăng sáng xuất hiện ngay trước cửa
Ánh sáng dọi xuống xua đuổi mọi bóng tối".
(Nguyễn Huệ Chi)
*
..."đây là cách chơi chữ của Nguyễn Du. Câu này Nguyễn Du ám chỉ quẻ Phục:
-Quẻ Phục trong Kinh Dịch ghép bởi hai quẻ đơn: quẻ Khôn-Địa có 3 hào âm; quẻ Chấn-Lôi có 2 hào âm và một hào dương, thành ra quẻ Địa-Lôi-Phục có 5 hào âm ở trên và một hào dương ở dưới cùng. Phục là hồi phục...
-Theo Dịch lý mọi vật đến cùng cực thì biến đổi, quẻ Thuần-Khôn có 6 hào âm nghĩa là đã đi đến cùng cực, lúc đó một hào dương sẽ xuất hiện ở dưới cùng (vị trí hào sơ) biến đổi quẻ Thuần-Khôn thành quẻ Địa-Lôi-Phục (nghĩa của Quẻ: PHỤC HỒI HANH THÔNG)
- sau đó dương sẽ lần lượt tiến lên thay thế hào âm ở các vị trí hào 2, 3, 4, 5, 6. Khi âm bị thay thế hoàn toàn đó là đến thời quẻ Càn, thuần dương (nghĩa của Quẻ: BÌNH AN VÔ SỰ)
-dương đến cùng cực thì sẽ biến đổi, một hào âm sẽ xuất hiện ở dưới đổi quẻ Càn thành quẻ Cấu"
(nghĩa của Quẻ: Âm-Dương hội ngộ - vạn vật nhờ đó SINH TRƯỞNG/Khổng Tử)
-Nguyễn Thiếu Dũng- anviettoancau.net

https://www.facebook.com/note.php?note_id=10150638209698224

TƯƠNG QUAN GIỮA TRUYỆN KIỀU VÀ KINH DỊCH   "An đắc huyền quan minh nguyệt hiện Dương quang hạ chiếu phá quần âm" (Nguyễn Du)   Chuyển ngữ: "Ước...
-Theo:HIỆN TRẠNG NỘI TÌNH VN - QUẺ PHỤC 


- TƯƠNG QUAN GIỮA TRUYỆN KIỀU VÀ KINH DỊCH
-Từ trước đến nay nói đến Truyện Kiều các nhà nghiên cứu thường chỉ đề cập đến mối quan hệ giữa Truyện Kiều và Phật Giáo, Nho Giáo, Lão Giáo chứ chưa ai đá động đến mối liên hệ sâu xa giữa Truyện Kiều và Kinh Dịch. Sự thực ma lực của Kinh Dịch chi phối khá sâu sắc đối vớiTruyện Kiều.
Lúc nằm dưỡng bệnh ở quê nhà Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng Kinh Dịch khi viết:
An đắc huyền quan minh nguyệt hiện
Dương quang hạ chiếu phá quần âm
(Ngọa bệnh)
Nguyễn Huệ Chi đã viết khi dịch hai câu này: "Lúc chưa ra làm quan, sự ngột ngạt trong tâm hồn khiến Nguyễn Du đã có lúc phải kêu gọi ánh sáng:
Ước gì vầng trăng sáng xuất hiện ngay trước cửa
Ánh sáng dọi xuống xua đuổi mọi bóng tối
Thực ra đây là cách chơi chữ của Nguyễn Du. Câu này Nguyễn Du ám chỉ quẻ Phục. Quẻ Phục trong Kinh Dịch ghép bởi hai quẻ đơn: quẻ Khôn-Địa có 3 hào âm; quẻ Chấn-Lôi có 2 hào âm và một hào dương, thành ra quẻ Địa-Lôi-Phục có 5 hào âm ở trên và một hào dương ở dưới cùng. Phục là hồi phục, ở đây là ước muốn lành bệnh, 5 hào âm là quần âm, dương quang là hào dương. Theo Dịch lý mọi vật đến cùng cực thì biến đổi, quẻ Thuần-Khôn có 6 hào âm nghĩa là đã đi đến cùng cực, lúc đó một hào dương sẽ xuất hiện ở dưới cùng (vị trí hào sơ) biến đổi quẻ Thuần-Khôn thành quẻ Địa-Lôi-Phục, sau đó dương sẽ lần lượt tiến lên thay thế hào âm ở các vị trí hào 2, 3, 4, 5, 6. Khi âm bị thay thế hoàn toàn đó là đến thời quẻ Càn, thuần dương, dương đến cùng cực thì sẽ biến đổi, một hào âm sẽ xuất hiện ở dưới đổi quẻ Càn thành quẻ Cấu, vòng chuyển đổi liên tục không ngừng.
Cách chơi chữ tài hoa này, không biết có được Nguyễn Du vận dụng trong khi viết Truyện Kiều hay không. Điều này khó biết được, ngay cả đến Phạm Quý Thích người đã từng viết "Chu Dịch vấn đáp toát yếu" bạn thân của Nguyễn Du cũng không nhắc đến. Nhưng sự kiện này lại bàng bạc ẩn dấu khắp Truyện Kiều như một sự thật hiển nhiên khiến ta không thể bỏ qua.
Một hiện tượng khá thích thú là Truyện Kiều và Kinh Dịch đều được quần chúng tôn sùng và dùng làm sách bói khá linh nghiệm. Có thuyết cho rằng Kinh Dịch vốn là sách bói toán sau được nâng thành sách triết đứng đầu ngũ kinh. Kinh Dịch gồm thâu vũ trụ trong 64 quẻ, mỗi lời hào được thiết kế theo kiểu bói toán với những lời phán ấn định giá trị cho mỗi sự kiện, cảnh ngộ, tình tiết là tốt hay xấu, có lợi hay hại, có lầm hay không, vì vậy Kinh Dịch làm sách bói là chuyện hiển nhiên, nhưng sao một Truyện thơ như Kiều lại có thể thành sách bói, làm sao những nhân vật như Kiều, Từ Hải, Giác Duyên lại được con người tìm đến nhờ giải đáp những vấn nạn trước cuộc đời đa đoan kính tín như Tiên, như Phật: "Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy Tiên Thuý Kiều...". Truyện Kiều tuy là truyện phóng tác, nhưng nguyên tác của Thanh Tâm Tài Nhân không đủ sức thần hoá như của Nguyễn Du, điều đó hẳn nhiên đã nói lên sức sáng tạo tuyệt vời của bậc thi thánh Việt Nam mà mỗi câu thơ như đồng cảm với tâm trạng, cảnh ngộ, thân phận nhân sinh trong "cõi người ta". Một trong những bí ẩn làm nên sức thu hút của Truyện Kiều chính là Nguyễn Du đã thiết kế Truyện Kiều trên đất Kinh Dịch, mỗi nhân vật trong truyện Kiều lại có sức chứa hình tượng của một quẻ đơn trong tám quẻ đơn cơ bản cấu tạo nên Dịch.
Toàn bộ Truyện Kiều có thể tóm lại trong một quẻ Phục, Phục là hồi phục, là trở về. Đó là chuyện một người con gái khuê các gặp nạn, phải đem thân lưu lạc giang hồ, sau 15 năm lại được trở về đoàn tụ với gia đình, với người yêu, phục hồi nhân phẩm, tuyết sạch giá trong. Khi Thuý Kiều gieo mình xuống sông Tiền Đường, Nguyễn Du đã dùng quẻ Phục để chuyển mạch: "Trong cơ âm cực dương hồi khôn hay" (Kiều, 2646). Bố cục Truyện Kiều cũng được cấu trúc theo dạng quẻ Phục:
Quẻ Phục
Truyện Kiều
Hào 6 Thượng Lục
Kiều gặp Kim Trọng, gia đình Kiều mắc nạn
Hào 5 Lục Ngũ
Kiều bán mình vào thanh lâu lần thứ nhất
Hào 4 Lục Tứ
Kiều gặp nạn Hoạn thư
Hào 3 Lục Tam
Kiều bị bán vào thanh lâu lần thứ hai
Hào 2 Lục Nhị
Kiều gặp Từ Hải mắc nạn Hồ Tôn Hiến
Hào 1 Sơ Cửu
Kim - Kiều tái hợp
Ở phần mở đầu Truyện Kiều, khi giới thiệu gia đình Kiều, Nguyễn Du nói đến Vương Quan trước, tiếp đến là Thuý Vân rồi mới đến Thuý Kiều, không theo thứ bậc chị trước em sau. Trúc Viên Lê Mạnh Liêu cho rằng ngày xưa trọng nam khinh nữ nên giới thiệu Vương Quan trước "tả Thuý Vân trước Kiều là cố ý dồn hết cái đẹp cho em để đến khi tả chị chỉ dùng hai chữ "phần hơn" là đủ. Cách làm đó Lê Mạnh Liêu khen là cao diệu. Chính xác, nhưng đó là cái nhìn mặt nổi về thi pháp, còn một cách nhìn tiềm phục cũng đáng lưu ý là Nguyễn Du đã giới thiệu ba chị em nhà họ Vương theo trình tự cấu trúc một quẻ Dịch. Quẻ đơn có ba vạch, vạch trên cùng tượng trưng cho hàng thiếu niên (em út) chỉ Vương Quan, vạch giữa chỉ hàng trung niên (em thứ) Thuý Vân, vạch dưới cùng chỉ hàng trưởng bối (cả) Thuý Kiều. Tại Hàn Quốc cũng có một bản dịch tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng Thuý Vân là con út chứ không phải Vương Quan.
Kinh Dịch có 8 quẻ đơn:
- Quẻ Càn còn gọi là quẻ Thiên có tượng là Vua, là Vương, là cha
- Quẻ Khôn còn gọi là quẻ Địa có tượng là Hoàng Hậu, là mẹ
- Quẻ Khảm còn gọi quẻ Thuỷ có tượng là nước, là trăng, con trai thứ
- Quẻ Ly còn gọi quẻ Hoả có tượng là lửa, con gái thứ
- Quẻ Tốn còn gọi quẻ Phong có tượng là gió, chị cả
- Quẻ Chấn còn gọi quẻ Lôi có tượng sấm, con trai trưởng
- Quẻ Cấn còn gọi quẻ Sơn có tượng là núi, con trai út, quân tử
- Quẻ Đoài còn gọi quẻ Trạch có tượng là đầm ao, con gái út
Trong Truyện Kiều, Viên ngoại họ Vương cha đẻ Thuý Kiều tương ứng với quẻ Càn, mẹ Thuý Kiều tương ứng với quẻ Khôn.
Vương Quan, tương ứng với quẻ Cấn là con trai út. Cấn còn có tượng là hiền nhân quân tử phù hợp với cách mô tả của Nguyễn Du:
"Một trai con thứ rốt lòng
Vương Quan là chữ nối dòng nho gia"
Thuý Vân tương ứng với quẻ Ly vì là con gái thứ. Ly là mặt trời có hình tượng tròn đầy cao quý phù hợp với vóc dáng Thuý Vân:
"Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang"
Kim Trọng và Thúc Sinh cả hai đều là người tình của Thuý Kiều, họ còn ở tuổi trung niên, tương ứng với quẻ Khảm có tượng là mặt trăng, cho nên giữa họ và Thuý Kiều có mối liên kết qua hình tượng mặt trăng.
Kim Trọng buổi ban đầu đến với Thuý Kiều: "Đề huề lưng túi gió trăng". Trăng là Kim Trọng, gió là Thuý Kiều, câu thơ như một dự báo, một định mệnh của Dịch.
Gặp Kim Trọng, Thuý Kiều về ôm mối tương tư, nhìn trăng lại nghĩ đến duyên phận, đến người mới gặp đã phải lòng:
"Một mình lặng ngắm bóng nga
Rộn đường gần với nỗi xa, bời bời"
"Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duyên gì hay chăng"
Khi bán mình cho Mã Giám Sinh theo về "cõi khách xa xăm", ánh trăng lại gợi cho Thuý Kiều nhớ về Kim Trọng:
"Đêm khuya ngắt tạnh mù khơi
Thấy trăng mà thẹn những lời non sông"
Thuý Kiều đã đồng hoá Kim Trọng với trăng và sâu sắc hơn theo Dịch Kim Trọng chính là Khảm là Trăng.
Trăng cũng là Thúc Sinh, khi Thúc Sinh đi "khuất mấy ngàn dâu xanh", một mình cô đơn Thuý Kiều nhìn trăng không khỏi nhớ đến Thúc Sinh:
"Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường"
Từ Hải - người anh hùng "Đội trời, đạp đất ở đời" đã được Nguyễn Du cô đúc tương hợp với quẻ Chấn, quẻ này có tượng là sấm, là chúa tể. Khi Từ Hải nổi giận, Từ Hải là hiện thân của sấm sét: "Bất bình nổi trận đùng đùng sấm vang". Thuý Kiều nói với Từ Hải cũng là nói với Sấm "Trộm nhờ sấm sét ra tay". Đội quân của Từ cũng là đội quân của sấm sét: "Binh uy từ đấy sấm ran trong ngoài".
Thuý Kiều là chị cả tương ứng với quẻ Tốn có tượng là gió. Mệnh vận cả đời Kiều gắn liền với gió, bao nhiêu gió trong Truyện Kiều hầu như thổi dồn vào đời Kiều đẩy cô gái ngây thơ phong gấm vùi dập xuống chốn bùn nhơ. Ngay từ đầu Truyện Kiều phong ba đã nổi: "Phút đâu ngọn gió cuốn cờ đến ngay". Người báo mệnh cho Kiều, Đạm Tiên, đã mang gió táp đến trong buổi xuân xanh của đời nàng: "Ào ào đổ lộc rung cây, ở trong dường có hương bay ít nhiều". Đời Kiều hiếm khi được cảnh "gió mát trăng thanh", "gió quang mây tạnh" mà chỉ toàn cảnh "gió giật mây vần", "gió táp mưa sa", "gió thảm mưa sầu". Kiều đã dự cảm mình sẽ hoá thân thành gió "Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về". Kim Trọng tương tư Kiều đã đồng hoá nàng với gió "Mành tương phân phất gió đàn, Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình", "Bẻ bài rầu rĩ tiếng tơ, Trầm bay lạt khói, gió đưa lay rèm, Dường như bên nóc bên thềm, Tiếng Kiều đồng vọng, bóng xiêm mơ màng". Ở thanh lâu, Sở Khanh lừa Kiều diễn cảnh "quyến gió rũ mây" đẩy nàng đến mức "dập dìu lá gió cành chim" khiến Kiều đau đớn ê chề "mặt sao dày gió dạn sương" chẳng còn thiết tha với cuộc sống "thờ ơ gió trúc mưa mai", cho đến khi gặp lại Kim Trọng, mặc dầu khát khao hạnh phúc lứa đôi, nàng cũng không dám nhận lại quá khứ: "Một lời tuy có ước xưa, Xét mình dãi gió dầu mưa đã nhiều. Nói càng hổ thẹn trăm chiều, Thà cho ngọn nước thuỷ triều chảy xuôi".
Số phận những nhân vật trong Truyện Kiều cũng không thoát khỏi sự chi phối của những quẻ chiếu mệnh.
Kim Trọng bước vào nhà Kiều là tai hoạ liền ập đến vì Kim Trọng là quẻ Khảm-Thuỷ hợp với Vương Ông quẻ Càn-Thiên thành quẻ Thiên-Thuỷ-Tụng là tranh chấp, kiện tụng. Cả nhà Kiều mắc hoạ thằng bán tơ, tan cửa nát nhà.
Kiều quẻ Tốn-Phong gặp Kim Trọng tạo thành thế Phong-Thuỷ-Hoán (thay đổi) khiến nàng phải chịu cuộc biến động lớn, thay đổi hoàn toàn thân phận "Khi sao phong gấm rũ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường". Cũng thế khi Kiều gặp Thúc Sinh, đời nàng một lần nữa lại đổi thay. Số mệnh quẻ Hoán lại chiếu đến đời nàng khiến nàng phải chịu cảnh "làm cho nhìn chẳng được nhau". Điều này lý giải tại sao Kim-Kiều không thể nên vợ nên chồng. Ảnh hưởng quẻ Hoán đeo đẳng họ suốt đời, đến nỗi sau 15 năm lưu lạc họ may mắn gặp lại nhau, hạnh phúc vẫn không mỉm cười với họ, cho dù chàng độ lượng "hoa tàn mà lại thêm tươi, trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa" nhưng nàng không làm sao nguôi quên quá khứ "Thiếp từ ngộ biến đến giờ, Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa". Họ đành "Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ" chịu sự an bài của số phận.
Kim không lấy được Kiều nhưng có duyên phận với Thuý Vân. Thuý Vân kết nghĩa với Kim Trọng là do sao Hoả (quẻ ly) chiếu mệnh hợp với Kim Trọng quẻ Khảm-Thuỷ thành quẻ Thuỷ-Hoả-Ký-Tế. Ký Tế là xong, nhưng chỉ xong, chỉ yên phận với Thuý Vân thôi, còn với Kim Trọng thì chưa. Theo Dịch quẻ kép được ghép bởi hai quẻ nội và ngoại, trong Thuỷ-Hoả-Ký-Tế, Thuý Vân quẻ Hoả là quẻ nội, chủ thể. Đối với Kim Trọng thì không thế vì Kim Trọng hợp với Thuý Vân lại thành quẻ Hoả-Thuỷ-Vị-Tế, Vị Tế là chưa xong, ở đây Kim Trọng quẻ Thuỷ là quẻ nội giữ vai trò chủ đạo. Kim Trọng vẫn còn vương vấn Thuý Kiều.
Chỉ có Từ Hải có thể đưa Thuý Kiều lên "ngôi mệnh phụ đường đường" vì Kiều quẻ Tốn-Phong hợp với Từ Hải quẻ Chấn-Lôi thành Phong-Lôi-Ích nghĩa là Từ Hải có thể mang lại lợi ích cho Kiều. Cả hai là "trai anh hùng, gái thuyền quyên" họ hợp lại cũng thành quẻ Lôi-Phong-Hằng nên mới có cơ "Phỉ nguyền sánh phượng, Đẹp duyên cởi rồng".
Dầu ý thức hay hoạt động theo sự dẫn dắt của vô thức trong Truyện Kiều vẫn chảy mạnh dòng máu Kinh Dịch. Nguyễn Du đã cơ cấu Truyện Kiều trên nền Kinh Dịch hết sức tài tình, hết sức linh diệu, khó nhận thấy bàn tay thao tác của bậc đại thi hào. Mỗi tình tiết, mỗi số phận của nhân vật đều phản ánh một cách sinh động hình tượng quẻ chiếu mệnh, tự nhiên như hơi thở. Đọc Truyện Kiều không thể không chú ý đến hai lớp vận động, lớp trên các nhân vật đang chuyển dịch theo số phận, lớp dưới các quẻ Dịch tương ứng đang vận hành. Phù sa Kinh Dịch đã góp phần làm nên sắc màu rực rỡ cho hoa trái Truyện Kiều.
Nguyễn Thiếu Dũng

Nguồn : thanhnienonline----- 
 

Trung Quốc có nguy cơ đối mặt với vụ vỡ nợ trái phiếu đầu tiên trong lịch sử

-Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một bước ngoặt vào tháng tới, khi một công ty sản xuất sợi hóa học mất khả năng thanh toán, có thể trở thành doanh nghiệp đầu tiên tuyên bố vỡ nợ.
Giới phân tích nhận định, vụ vỡ nợ của Helon Sơn Đông, công ty với 400 triệu nhân dân tệ (63,43 triệu USD) thương phiếu đáo hạn ngày 15/4 tới, sẽ gây chấn động thị trường trái phiếu Trung Quốc, đẩy lợi suất trái phiếu doanh nghiệp lên cao.

Tuy nhiên về lâu dài, nhiều người tin rằng một vụ vỡ nợ sẽ trợ giúp cho sự phát triển của thị trường trái phiếu Trung Quốc, nơi mà các nhà đầu tư có niềm tin rằng chính phủ luôn sẵn sàng cứu trợ các doanh nghiệp sắp vỡ nợ, không để ảnh hưởng tới toàn thị trường.
Vụ vỡ nợ này sẽ buộc các nhà đầu tư nhìn nhận về rủi ro tín dụng một cách nghiêm túc hơn.
Ông Fraser Howie, giám đốc điều hành công ty môi giới CLSA tại Singapore và đồng tác giả của  cuốn sách về hệ thống tài chính Trung Quốc mang tên "Tư bản đỏ" nhận định: "Hy vọng rằng đây sẽ là một sự thức tỉnh cho các nhà đầu tư về việc đánh giá rủi ro như thế nào, bởi trên thực tế, trước đây họ chưa hề định giá rủi ro".
Chuyên gia giao dịch trái phiếu bản địa của một ngân hàng nước ngoài tại Thượng Hải cũng thừa nhận: "Chúng tôi thực sự không có một nền văn hóa đánh giá rủi ro tín dụng". Về lâu dài, việc đánh giá đúng hơn rủi ro sẽ giúp thị trường cải thiện khả năng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp tư nhân nhỏ khi họ đang phải vật lộn trong quá trình tiếp cận vốn ngân hàng. Tuy nhiên trong ngắn hạn, vụ vỡ nợ này sẽ gây tổn thương tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Trung Quốc, đặc biệt là các công ty tư nhân. Ngày càng nhiều các công ty như thế chuyển sang thị trường trái phiếu khi các khoản vay trở nên khan hiếm bởi chính sách tiền tệ chặt chẽ cùng lo ngại rủi ro của các ngân hàng.
Zhang Zhiming, người đứng đầu trung tâm nghiên cứu Trung Quốc của Ngân hàng HSBC Hồng Kông nhận định: “Phần bù cho trái phiếu xếp hạng AA trở xuống có thể mở rộng nếu vụ vỡ nợ Helon diễn ra, bởi thị trường tin rằng các lĩnh vực khác cũng có thể rơi vào hoàn cảnh tương tự. Thậm chí, toàn thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể bị ngưng trệ tạm thời.”
Minh Quang
Theo TTVN/Reuters

-Theo:
Trung Quốc có nguy cơ đối mặt với vụ vỡ nợ trái phiếu đầu tiên trong lịch sử


 -Kinh tế VN: “nhà cháy” cần cứu gấp   –   (BBC). --- Nguyên Chủ tịch Vinashin bị đề nghị mức án 19 – 20 năm tù (DT). -  - Mua tàu nghìn tỉ để thử  nghiệm Dân trí   Mổ xẻ “con tàu đắm” Vinashin (LĐ 28-3-12) 
- Chủ tịch hiệp hội DNVVN Cao Sĩ Kiêm: Giảm lãi suất không có nghĩa là dễ vay (LĐ).- Giữ được tên, Bibica vẫn khó tránh bị thôn tính (SGTT). Tái cơ cấu DNNN: nghi ngại lợi ích nhóm cản đường (CafeF/SGTT).Bất động sản dẫn đầu thu hút vốn FDI (TBKTSG).   - Đưa giá đất về sát giá thị trường (ĐĐK). “Anh cả” ngành xi măng bị soi chuyện tham nhũng (VnEconomy).  Số doanh nghiệp giải thể tăng mạnh (SGGP).Sau Vinacafe Buôn Ma Thuột, nhiều “đại gia” cà phê “lật thuyền”  (Người đưa tin). Các đại gia cà phê “hấp hối” (DV 28-3-12) Vinacafe Buôn Ma Thuột trần tình món nợ 1.600 tỷ đồng (VOV).  Can thiệp  –   (Nguyễn Vạn Phú). -Đã có bao nhiêu doanh nghiệp giải thể?Doanh nghiệp nợ chồng chất (NLĐ). Kỳ lạ: DN thua lỗ lê lết, cổ phiếu tăng giá (VEF).Khi doanh nghiệp thủy sản “đứt” vốn  (TBKTSG/ Vietstock).Doanh nghiệp nợ… khủng: Nhiều động cơ (VOV).- Tổng vay nợ của các DN BĐS ở mức 200.000 tỷ đồng? (TP).- Nhiều câu hỏi về giá gas (TT).  - Khi người dùng buộc phải cắt chi tiêu (SGTT).

(TBKTSG) - Nghị định 109/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện để được cấp phép xuất khẩu gạo, sau hơn một năm được ban hành, đã cho thấy đây là “sân chơi” không dành cho kẻ... yếu. Thật vậy để được cấp phép, doanh nghiệp phải có ít nhất một cơ sở xay xát lúa gạo với ..- Giàu lên nhờ ruộng lớn (TT). - Xuất khẩu gạo khởi sắc (DV).  - Xuất khẩu gạo: cuộc chơi của những “ông lớn” (TBKTSG).   - Lúa gạo tăng giá nhờ nhu cầu từ Trung Quốc (SGTT).


The Shadow of Depression Project Syndicate --The risk that the world’s investors currently are trying to avoid by rushing into US, Japanese, and German sovereign debt is not a “fundamental” risk. Rather, the risk stems from governments’ refusal, when push comes to shove, to match aggregate demand to aggregate supply in order to prevent mass unemployment.-

--BẠC HY LAI VÀ NHỮNG THAY ĐỔI SẮP ĐẾN Ở TRUNG QUỐC 

Nhiều tập đoàn lớn mắc kẹt với chứng khoán, bất động sản

Nhiều tập đoàn lớn mắc kẹt với chứng khoán, bất động sản (30/03) 
-Đầu tư ngoài ngành vào bất động sản, ngân hàng, chứng khoán... EVN, Vinacomin, Vinachem... hiện đang mắc kẹt hàng nghìn tỷ đồng.
Theo Tiền Phong, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sau khi chuyển EVN Telecom cho Viettel, hiện còn gần 3.000 tỷ đồng đầu tư ngoài ngành vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản... Trong đó có 114,9 tỷ đồng vào Ngân hàng An Bình và 1.000 tỷ vào Công ty Tài chính Điện lực. Trừ các doanh nghiệp bất động sản và bảo hiểm, Ngân hàng An Bình và Công ty Tài chính Điện lực có lãi.



Theo yêu cầu của Chính phủ, để thực hiện tái cơ cấu, EVN phải gấp rút thoái vốn triệt để ở tất cả các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm do đứng trước sức ép rất lớn do thiếu vốn đầu tư và mất cân bằng tài chính. Đến nay trong mảng ngân hàng, EVN đang trình Ngân hàng nhà nước về chuyển nhượng vốn 5,3% tỷ lệ sở hữu cổ phần của EVN tại ABBank cho HDBank để đảm bảo cho EVN nắm giữ về mức quy định theo luật tổ chức tín dụng.

Còn lĩnh vực bất động sản, EVN đã giao người đại diện phần vốn của mình tại các công ty cổ phần bất động sản tìm kiếm đối tác đầu tư để chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, tuy nhiên vẫn chưa thấy người mua.

Với Tập đoàn Công nghiệp Than, Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), theo Tổng giám đốc Lê Minh Chuẩn, trong thời gian tới tập đoàn sẽ triển khai cơ cấu lại vốn tại một số đơn vị để tập trung vốn cho lĩnh vực kinh doanh chính. Hiện tập đoàn đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần Vonfram Đắc Nông giá trị 15,66 tỷ đồng; Công ty cổ phần Cảng Hà Tĩnh (4,6 tỷ đồng); Công ty cổ phần quốc tế Long Thành (7,5 tỷ đồng).

Hội đồng thành viên Vinacomin cũng quyết định thoái toàn bộ vốn của mình góp tại công ty cổ phần Phát triển đường cao tốc BIDV (10,5 tỷ đồng), Công ty cổ phần Đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà (47,8 tỷ đồng); thoái vốn tại Công ty Cổ phần bảo hiểm Hàng không (50 tỷ đồng), Công ty cổ phần đường cao tốc Trung Lương-Cần Thơ (10,5 tỷ đồng); Quỹ đầu tư Việt Nam (48 tỷ đồng), nhưng cũng chưa biết khi nào bán được.

Cùng với việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành, tập đoàn tiến hành cơ cấu lại vốn tại các công ty con cổ phần như Công ty cổ phần Đồng Tả Phời, Công ty cổ phần chế tạo thiết bị điện và xây lắp công trình, Công ty cổ phần vận tải và đưa đón thợ mỏ, Công ty cổ phần cơ khí Hòn Gai… để đảm bảo quy định về việc công ty mẹ và công ty con không cùng tham gia góp vốn vào cùng một doanh nghiệp.

Việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành cũng đang là câu hỏi lớn với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem). Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ tại tập đoàn này, từ năm 2007 Vinachem đã góp 7,5 tỷ đồng vào Công ty Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VICS).

Vinachem còn để tỷ lệ vốn góp ở Công ty Tài chính Cổ phần hóa chất Việt Nam lên mức 39%, vượt mức cho phép (37%), tỷ lệ vượt đầu tư ra ngoài ngành đến 30% vốn điều lệ. Đến nay, tập đoàn này vẫn đang loay hoay để giảm tỷ lệ vốn góp về mức cho phép, song cũng chưa tìm được đối tác mua.

Tại Tập đoàn Sông Đà (công ty mẹ), đã đầu tư ra ngoài doanh nghiệp số tiền trên 4.204 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ có 3.046 tỷ đồng, đầu tư ra ngoài vượt vốn điều lệ hơn 1.158,6 tỷ đồng. Trong danh mục đầu tư của tổng công ty này có: Quỹ đầu tư Việt Nam, Quỹ Thành viên Vietcombank.

Còn theo báo cáo tài chính năm 2010 của Tập đoàn Sông Đà, tập đoàn này đã đầu tư ra ngoài doanh nghiệp 6.942 tỷ đồng, trong đó đầu tư vào các công ty con trên 5.678,6 tỷ đồng, vào các công ty liên doanh, liên kết gần 700 tỷ đồng, đầu tư dài hạn khác 564 tỷ đồng... vượt vốn điều lệ số tiền trên 2.335 tỷ đồng.

Kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng cho thấy, đến tháng 6/2011, thời điểm Thanh tra Chính phủ vào thanh tra Tập đoàn Sông Đà, mặc dù hội đồng thành viên tập đoàn đã có nghị quyết thoái vốn nhưng các khoản đầu tư trên được xác định là đã không thu được lợi nhuận, chưa thu hồi được số tiền đã đầu tư và tiềm ẩn nguy cơ mất vốn nhà nước.Nguồn Tiền Phong
-
-Nhật Bản viện trợ 1,64 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam -Khoản vốn vay lần thứ 2 trong tài khóa 2011 này đã đưa tổng cam kết ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đạt 208,097 tỷ Yên, cao nhất 20 năm.
Ngày 30/3, đại diện Việt Nam và Nhật Bản đã ký Công hàm về việc Chính phủ Nhật Bản cung cấp cho Việt Nam khoản ODA vốn vay đợt 2 tài khóa 2011 liên quan đến 8 dự án trị giá 136,447 tỷ Yên (tương đương khoảng 1,64 tỷ USD).



Khoản ODA của Chính phủ Nhật Bản cam kết sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển toàn diện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng của Việt Nam như hệ thống đường bộ, nhà ga, hệ thống tàu điện ngầm... 

Bên cạnh đó, thông qua khoản ODA vốn vay nêu trên, Chính phủ Nhật Bản cũng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường, phong chống thiên tai, biến đổi khí hậu và xóa đói giảm nghèo.

Khoản vốn vay lần thứ 2 trong tài khóa 2011 này đã đưa tổng cam kết ODA của Chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam đạt 208,097 tỷ Yên, cao nhất trong 20 năm kể từ khi Nhật Bản nối lại quan hệ ODA cho Việt Nam vào năm 1992 và nâng tổng vốn cam kết ODA của Nhật Bản cho Việt Nam đến nay là 1.915 tỷ Yên.

8 khoản vay gồm
- Chương trình tín dụng giảm nghèo 10 - PRSC trị giá 3,5 tỷ Yên.
- Dự án phát triển thành phố công nghệ và khoa học khoa học Hòa Lạc trị giá 15,218 tỷ Yên.
- Dự án xây dựng nhà ga hành khách quốc tế T2 Nội Bài trị giá 20,584 tỷ Yên.
- Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (đoạn Bến Thành-Suối Tiên) tuyến số 1 trị giá 44,302 tỷ Yên.
- Dự án cung cấp trang thiết bị hệ thống đường bộ tuyến đường quốc lộ số 3 Hà Nội - Thái Nguyên trị giá 16,846 tỷ Yên.
- Dự án cải thiện môi trường nước phía Nam tỉnh Bình Dương giai đoạn 2 trị giá 19,961 tỷ Yên.
- Dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn trị giá 7,7 tỷ Yên; dự án phát triển bệnh viện tỉnh, vùng giai đoạn 2 trị giá 8,6 tỷ Yên.
Nguồn Vietnam+
-Theo:--Nhật Bản viện trợ 1,64 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam 
 
 

87.000 lượt người bị đường dây đa cấp lừa 600 tỉ đồng

-(PL)- Ngày 29-3, Công an TP Hà Nội thông báo kết quả điều tra bước đầu vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức kinh doanh đa cấp trên mạng do Lâm Phúc Hùng, tổng giám đốc Công ty TNHH Diamond Holiday Đông Nam Á, cầm đầu.

Liên quan đến vụ án này, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam Lâm Phúc Hùng (nguyên chủ nhiệm CLB Du khách, tổng giám đốc Công ty CP Thương mại Diamond Holiday, tổng giám đốc Công ty TNHH Diamond Holiday Đông Nam Á), Phạm Hồng Thanh (nguyên phó chủ nhiệm CLB Du khách, giám đốc đào tạo), Nguyễn Thị Ái Dân (nguyên chủ tịch HĐQT), Nguyễn Thị Bắc (giám đốc Công ty CP Thương mại và Du lịch Thượng Hải), Phạm Thị Thủy (phó chủ nhiệm CLB Du khách, phó giám đốc Công ty Du lịch Vitex).
Kết quả điều tra bước đầu xác định tổ chức này đưa ra loại sản phẩm gọi là “gói dịch vụ đặt phòng” tại các khách sạn 3-5 sao trên phạm vi toàn cầu với mức giá vừa phải để lôi kéo người bị hại.
Do đánh vào lòng tham hám lợi của người bị hại nên tổ chức này đã lôi kéo được rất nhiều người cùng tham gia (thực tế số tiền thưởng là tiền “ảo”, người được thưởng không thể rút ra được). Để tạo lòng tin hòng chiếm đoạt được số tiền lớn, chúng đã lập ra các tổ chức và doanh nghiệp để hoạt động như là CLB du khách DHT, Công ty CP Thương mại Diamond Holiday, Công ty TNHH Diamond Holiday Đông Nam Á, Công ty CP Thương mại và Du lịch Thượng Hải. Trong một thời gian ngắn, số lượng người bị hại bước đầu xác định đã lên đến 87.000 lượt người ở nhiều địa bàn trong phạm vi toàn quốc với số tiền bị chiếm đoạt tới hơn 600 tỉ đồng.
NGỌC PHONG

-Theo:87.000 lượt người bị đường dây đa cấp lừa 600 tỉ đồng



-Tắc đường không phải vì không có đất, không có tiền (Bee.net 29-3-12)
Bí mật của những đứa trẻ bị ép bán hàng rong (NĐT 29-3-12)-
Nghĩ kỹ khi thu phí từ tiền túi dân (VNN).  - Hạn chế sản xuất, tiêu dùng: Phí cao chả có lợi gì (VEF). - Đề án thu phí giao thông có “vượt qua” cửa ải Quốc hội, MTTQ? (GDVN).  - “Là ca sĩ nổi tiếng thì Mỹ Linh không có quyền phản biện à?” (GDVN). – Cái xe vẫn đặt trước… con bò? (TVN).   – Nhà giàu tậu được ô tô sao lại tiếc… con lợn còi? (PhunuToday)-- TS Nguyễn Quang Toản: Nếu thu, xe biển xanh cũng phải nộp phí (GDVN). – Mỹ Lệ có 4 ôtô gửi giải pháp tới Bộ trưởng Thăng (PhunuToday).--