Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

Phá hoại DOC: Trung Quốc đã mở rộng đá Chữ Thập của Việt Nam tới 2,2 km2


 
(GDVN) - Hoạt động bất hợp pháp và phá hoại DOC, cản trở COC này được Công ty Airbus công bố đã thể hiện lòng tham không đổi của Trung Quốc và ai là người cần đề phòng.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russell và Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Evan Garcia
Trung Quốc đã mở rộng đá Chữ Thập tới 2,2 km2
Tờ “Quan sát” Trung Quốc ngày 26 tháng 1 đưa tin, ngày 22 tháng 1, Đối thoại chiến lược thường niên Mỹ-Philippines (2 ngày) kết thúc. Theo báo Mỹ, tuy hai nước không có dấu hiệu áp dụng biện pháp mới nhằm vào Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng hai nước Mỹ-Philippines đã tiếp tục phê phán Trung Quốc tiến hành lấn biển, xây đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa (của Việt Nam), và tiếp tục kêu gọi Trung Quốc dừng thi công.
Đồng thời, gần đây, trên mạng Trung Quốc cũng xuất hiện một chùm ảnh mới, cho thấy, đến ngày 23 tháng 1, Trung Quốc cơ bản đã “lấp đầy” đá Chữ Thập, diện tích lên tới khoảng 2,2 km2.
Theo trang mạng “Nhật báo phố Wall” Mỹ ngày 21 tháng 1, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russell gọi liên minh Mỹ-Philippines là “quan hệ đối tác thực sự giữa những người bình đẳng”, đồng thời tái khẳng định “cam kết vững chắc đối với Philippines” của Mỹ. Thứ trưởng phụ trách vấn đề chính sách của Bộ Ngoại giao Philippines Evan Garcia cho hay, liên minh này vững chắc mà linh hoạt.
Cùng ngày, hai bên Mỹ-Philippines đã ra Tuyên bố chung, cho biết sẽ tiếp tục tăng cường thực lực của quân đội hai nước trên các lĩnh vực như “nhận biết tình hình trên biển” (giám sát), hai nước cũng phê phán hoạt động “đá hóa đảo” bất hợp pháp của Trung Quốc. Ông Evan Garcia khẳng định, hoạt động “đá hóa đảo” quy mô lớn của Trung Quốc ở Biển Đông đã “rõ ràng vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”.
Hình ảnh đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 15 tháng 1 năm 2015
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel cho rằng: “Trung Quốc đang thực hiện rất nhiều dự án ở Biển Đông, ở khu vực có tranh chấp chủ quyền nhạy cảm, lợi dụng bãi cạn đá ngầm để lấp biển đắp đất”. Mỹ tiếp tục kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt loại hoạt động (bất hợp pháp) này. Mặc dù hai nước đều đã bày tỏ phản đối, nhưng theo “Nhật báo phố Wall”, đối với hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, hiện nay không có dấu hiệu cho thấy hai nước sẽ áp dụng biện pháp mới đối với vấn đề này.
Theo hãng tin AFP Pháp, Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Pio Lerenzo Battino ngày 21 tháng 1 cũng cho biết: “Hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông vẫn gây quan ngại sâu sắc”, cho rằng hoạt động lấn biển bành trướng, phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông là “rất nghiêm trọng, đang không ngừng mở rộng”.
Tuy bị hai nước Mỹ-Philippines phản đối, nhưng các hình ảnh trên mạng cho thấy, tiến độ thi công bất hợp pháp của Trung Quốc ở đá Chữ Thập không hề dừng lại (bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp cộng đồng quốc tế), hình ảnh vệ tinh về đá chữ Thập công bố trong hai ngày 22 và 23 tháng 1 của Công ty quốc phòng và không gian Airbus (Airbus Defense & Space) cho thấy, diện tích “đảo Chữ Thập” đang tiếp tục mở rộng, hiện đã lên tới khoảng 2,2 km2. Theo bài báo, hiện nay, hoạt động “lấn biển-đắp đất” ở đá ngầm này đã kết thúc.
Tướng Mỹ kêu gọi xây dựng cơ chế trao đổi, giảm căng thẳng
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 26 tháng 1 cũng có bài viết cho rằng, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Daniel Russell thăm Philippines từ ngày 20 đến ngày 21 tháng 1. Khi đó, ông Russell đã nói nhiều về vấn đề Biển Đông, bài báo gọi là “thổi phồng tình hình căng thẳng Biển Đông”.
Hình ảnh đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 15 tháng 1 năm 2015
Nhưng có lẽ ai cũng biết các hành động “đe dọa uy hiếp Việt Nam” (vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 năm 2014) và vi phạm DOC (Trung Quốc làm thay đổi hiện trạng Biển Đông hiện nay) đã thể hiện rõ đối tượng nào đang gây rối hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Trong khi đó, vào cuối năm 2014, khi trả lời phỏng vấn tờ “Thời báo Hoàn Cầu”, cựu Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ, đồng thời là cựu Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Gary Roughead tiếp tục nhấn mạnh, trong vấn đề Biển Đông, bất kỳ bên nào đều “không nên đụng chạm đến điểm xung đột”, cần phải thông qua phương thức hòa bình để giải quyết vấn đề.
Khi nói về giới hạn của Mỹ ở Biển Đông và khi Trung Quốc áp dụng hành động nào khiến Mỹ phải sử dụng vũ lực, ông Gary Roughead cho rằng, đây là một vấn đề mang tính “giả thiết” rất cao. Hiện nay, việc quan trọng nhất là, phải xem làm thế nào để giải quyết vấn đề bằng phương thức hòa bình.
Hơn nữa, khi tìm kiếm phương án hòa bình, cần phải bảo đảm các lực lượng hoạt động ở khu vực này, bất kể là đến từ Trung Quốc, Philippines, Việt Nam hay bất cứ nước nào khác, đều phải tìm cách trao đổi với nhau nhằm mục đích không được chạm vào “điểm xung đột”. Trọng điểm phải đặt vào đó, chứ không phải suy đoán tương lai sẽ thế nào.
Khi tờ “Thời báo Hoàn Cầu” đề cập tới việc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được đào tạo tác chiến tại Mỹ và khả năng Mỹ thiên vị Nhật Bản trong tranh chấp Trung-Nhật, Đô đốc Gary Roughead cho rằng, do Mỹ và Nhật Bản có quan hệ đồng minh và hiệp định song phương, “Mỹ đứng về phía Nhật Bản là rất rõ ràng”. Đồng thời, giống như tình hình Biển Đông, cần phải giải quyết những vấn đề này bằng phương thức hòa bình.
Cựu Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Gary Roughead
Ở biển Hoa Đông, trong phần lớn tình hình, hai bên đều dùng lực lượng cảnh giới bờ biển và lực lượng tuần tra trên biển, chứ không phải hải quân. Những tổ chức này phải “tìm con đường trao đổi” với nhau, đạt được thỏa thuận, từ đó làm giảm căng thẳng tình hình. “Cần xây dựng một số cơ chế, để vấn đề được thảo luận và giải quyết, một khi sự cố xảy ra, tầng lớp lãnh đạo có thể giúp cho tình hình giảm nhiệt”.
Khi “Thời báo Hoàn Cầu” yêu cầu Mỹ “chia sẻ quyền lực” với Trung Quốc ở Thái Bình Dương, tướng Gary Roughead cho rằng, Mỹ luôn tìm phương pháp hợp tác ở mức cao để đạt được hòa bình và thịnh vượng.
Chẳng hạn, trong 2 năm qua, Mỹ chủ động tiếp xúc với Trung Quốc, xây dựng quan hệ tích cực hơn với Quân đội Trung Quốc. Lần đầu tiên trong lịch sử, Quân đội Trung Quốc đã tham gia diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương” (2014), Đô đốc Ngô Thắng Lợi cũng đã đến Mỹ tham gia hội thảo các lực lượng trên biển quốc tế.
Đó là những phương thức Mỹ chủ động tìm cách hợp tác. Điều quan trọng là, trong tương lai, một số hoạt động có thể tiếp tục, Trung Quốc cũng cần chủ động tìm Mỹ và các nước khác tham gia hoạt động của Trung Quốc. Đây không thể chỉ là con “đường một chiều”.
Mỹ luôn tìm cách để hợp tác lĩnh vực rộng hơn. Đô đốc Gary Roughead gọi đó là “Ấn Độ-Thái Bình Dương”. Theo ông, về ý nghĩa biển, Ấn Độ Dương ngày càng quan trọng. Trong vấn đề tấn công cướp biển tầm xa và các vấn đề khác, Mỹ và Hải quân Trung Quốc đang có hợp tác chặt chẽ. Ở biển gần, giữa hai bên tồn tại bất đồng, chứ không phải là xung đột. Điều quan trọng là làm thế nào để hai bên thoát khỏi bất đồng.
Theo tướng Philippines: Trung Quốc lấn biển, xây đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam  không vì hòa bình

Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nhắn tin “tiền nong” với nữ doanh nhân

(GDVN) - “Anh đang họp gần xong, hôm trước em đưa anh bao nhiêu đấy?” là một tin nhắn của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đến số máy một nữ doanh nhân.
Nghi án “bôi nhưng không… trơn”
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được hồ sơ liên quan đến những tin nhắn của Thứ trường Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường với một nữ doanh nhân, chúng tôi xin đăng tải một số đoạn tin nhắn đến bạn đọc:
Đoạn tin nhắn thứ nhất:
Số máy từ một nữ doanh nhân: A ơi nhờ a nói giúp a trường ban 3 hộ e một tiếng với ạ, cảm ơn anh... A oi a đã ở phòng chưa e vào?
(Tạm dịch: Anh ơi! nhờ anh nói giúp anh Nguyễn Xuân Trường, Tổng Giám đốc Ban Quản lý Dự án 3 hộ em một tiếng với ạ. Em cảm ơn anh!... Anh ơi anh đã ở phòng chưa em vào?).

Đoạn nhắn tin thứ nhất giữa Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường và nữ doanh nhân.
Số máy 0913xxx438: Amh dang hop gan xong, hom truoc em dua bso nheu dsy.
(Tạm dịch: Anh đang họp gần xong, hôm trước em đưa bao nhiêu đấy?
Số máy từ một nữ doanh nhân: Vâng để e dở sổ xem bao nhieu chắc chỉ bữa nhậu của a thoi mà.
(Tạm dịch: Vâng, để em dở sổ xem bao nhiêu, chắc chỉ bữa nhậu của anh thôi mà!).
Đoạn tin nhắn thứ 2:
Số máy từ nữ doanh nhân: Thôi e cũng chẳng hợp làm việc với a đâu, cũng sẽ không bao giờ làm việc nữa a cho e xin lại phong vì mà mấy lần e đưa cho a, a cũng nói giúp a trường trưởng ban giúp e. Phong vì e đưa doi với các a ko nhieu, nhưng là mà đối với e thì rất quan trọng, nén a gũi lại cho e nhé!!! Nếu a có cho thêm e thì tốt vì e rất nghèo a ạ!

Đoạn nhắn tin thứ hai giữa Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường và nữ doanh nhân.
(Tạm dịch: Thôi, em cũng chẳng hợp làm việc với anh đâu, cũng sẽ không bao giờ làm việc nữa. Anh cho em xin lại phong bì mà mấy lần em đưa cho anh. Anh cũng nói giúp anh Trường, Giám đốc Ban quản lý dự án 3 giúp em. Phong bì em đưa đối với các anh không nhiều nhưng mà đối với em thì rất quan trọng nên anh gửi lại cho em nhé! Nếu anh có cho thêm em thì tốt vì em rất nghèo anh ạ!).
Số máy 0913xxx438:Luc nao den anh gui lsi cho. Anh cung phe binh em day.
(Tạm dịch: Lúc nào đến anh gửi lại cho. Anh cũng phê bình em đấy).
Đoạn tin nhắn thứ 3:
Số máy từ nữ doanh nhân: Chiều nay a cho dua cho e chứ e ko len lấy nữa đau, tông e đưa cho a bảy lần, 4 lần nhớ chính xác tổng là 200 triệu và 10 ngàn đô, còn ba lần nữa e ko nhớ vì sáng nay e ko cầm sổ, để e hỏi lại cậu thư ký hay đi cùng .a thích trả cho e bao nhieu thì trả, e phải vay lãi 1 trieu/10 nghìn ngày đó a a!.

Đoạn nhắn tin thứ ba giữa Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường và nữ doanh nhân.
(Tạm dịch: Chiều nay anh đưa cho em chứ em không lên lấy nữa đâu. Tổng em đưa cho anh bảy lần, 4 lần nhớ chính xác tổng là 200 triệu đồng và 10 ngàn đô, còn ba lần nữa em không nhớ vì sáng nay em không cầm sổ. Để em hỏi lại cậu thư ký hay đi cùng. Anh thích trả cho em bao nhiêu thì trả, em phải vay lãi 10 nghìn/1 triệu đồng/ngày đó anh ạ!)
Số máy 0913xxx438: Ko dau, anh chi gap em thoi nhe, ko co nhueu the dsu.
(Tạm dịch: Không đâu, anh chỉ gặp em thôi nhé, không có nhiều thế đâu).
Số máy từ nữ doanh nhân: Vậy sao sang nay a ko đưa cho e, e đâu có nhiều thời gian vậy…???? a tương e rỗi tg thế sao????
(Tạm dịch: Vậy sao sáng nay anh không đưa cho em, em đâu có nhiều thời gian vậy? Anh tưởng em rỗi thời gian thế sao?)
Những bút phê chỉ đạo “lạ” và cơ chế xin - cho
Ngày 03/3/2014 Công ty CP Đầu tư T.H do bà H.T.D.H làm Chủ tịch Hội đồng quản trị có đơn xin tham gia gói thầu gửi Bộ Giao thông Vận tải. Trong đơn, doanh nghiệp này viết: “Được biết, Quý Bộ đang chuẩn bị triển khai Dự án quản lý tài sản đường bộ Việt Nam (VRAMP). Với năng lực và kinh nghiệm sẵn có, kính mong quý Bộ cho Công ty chúng tôi được thực hiện gói thầu RAM/CS6 Xây dựng khung cơ sở giữ liệu đường bộ, xây dựng hệ thống và lập kế hoạch QLTSĐB, gói thầu RAM/NC1 thu thập dữ liệu, gói thầu RAM/G4; Thiết bị, hàng hóa cho hợp phần A”.

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường có nhiều bút phê "lạ" vào đơn xin dự án của doanh nghiệp.
Bên cạnh văn bản này, có bút phê của Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường với nội dung: “Yêu cầu Tổng cục Đường bộ - Ban 3 để xử lý”. Bên dưới chữ ký ông Trường có tiếp một bút phê khác có nội dung: “Ban 3 đồng ý theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ”.
Ngày 08/7/2014, Công ty D.H có đơn xin nhận thầu xây dựng các công trình thuộc Dự án 186 cầu treo dân sinh gửi Bộ Giao thông Vận tải. Nội dung văn bản này có đoạn: Chúng tôi được biết, năm 2014 và các năm tiếp theo Bộ Giao thông Vận tải; Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Ban quản lý Dự án 3 có kế hoạch triển khai Dự án xây dựng 186 cầu treo dân sinh đảm bảo an toàn giao thông trên phạm vi 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây nguyên… Vậy, Công ty D.H kính mong Bộ Giao thông Vận tải; Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Ban quản lý Dự án 3 tạo điều kiện cho phép đơn vị được tham gia thi công các công trình cầu treo dân sinh…”.
Bên cạnh văn bản này có bút phê của Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường với nội dung: Yêu cầu Ban 3, Tổng cục Đường bộ để tiếp tục giao đơn vị này thi công – đẩy nhanh tiến độ; Đơn vị có khả năng làm bao nhiêu thì giao theo yêu cầu”.
Đối với Dự án 186 cầu treo dân sinh như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh trước đó, ngày 10/4/2014, thừa lệnh Bộ trưởng Đinh La Thăng, Chánh Văn phòng Bộ Giao thông Vận tải ra Thông báo số 326/TB-BGTVT về việc “Kết luận của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng tại cuộc họp về thiết kế mẫu cầu treo và triển khai thực hiện đề án xây dựng cầu treo dân sinh” chỉ đạo giao cho Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung là Tổng thầu thi công dự án này.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Thăng, ngày 16/4/2014, Ban Quản lý Dự án 3 kí Hợp đồng nguyên tắc số 04/HĐNT với Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung với nội dung: giao cho Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung những công việc như, thiết kế mẫu điển hình cầu treo dân sinh; khảo sát, thiết kế và dự toán 186 cầu treo dân sinh; thi công xây lắp 186 cây cầu treo dân sinh.
Tuy nhiên, đến ngày 13/5/2014, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường lại có ý kiến tại Thông báo số 451/TB-GTVT về việc: "Giao cho Liên danh Công ty CP Kỹ sư và tư vấn Việt Nam và Công ty CP ATH tư vấn đầu tư xây dựng lập báo cáo kinh tế kỹ thuật 12 cây cầu treo thuộc các tỉnh Yên Bái và Bắc Kạn, TEDI là đơn vị thẩm tra báo cáo kỹ thuật”.
Như vậy, từ một đơn vị làm tổng thầu, đến nay đã có 43 tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng 186 cây cầu treo dân sinh. Trong khi phần lớn các doanh nghiệp đang trong tình trạng “chậm tiến độ” khi mới hoàn thành được 11/186 chiếc cầu.
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về sự việc trên.

Nguồn: http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache%3AuhCsf9cwEBYJ%3Agiaoduc.net.vn%2FBan-doc%2FThu-truong-Bo-Giao-thong-Van-tai-nhan-tin-tien-nong-voi-nu-doanh-nhan-post154890.gd+&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn%29

Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Trật tự đang phân rã: làm thế nào để đối phó một thế giới hỗn loạn

  • Dư luận Mỹ tán đồng bài Diễn văn về Tình hình Liên bang của ông Obama (RFI) - « Tối nay, chúng ta lật sang trang mới ». Với câu trên đây ngay trong đoạn mở đầu bài Diễn văn về Tình hình Liên bang trình bày vào hôm qua trước toàn thể hai viện Quốc hội Mỹ, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã trình bày đại cương chương trình hành động của ông trong thời gian tới đây. Đánh giá rằng nước Mỹ đang bước vào một giai đoạn mới, với những chỉ số kinh tế đầy phấn khởi, Tổng thống Mỹ đã kêu gọi Quốc hội Mỹ là nên mạnh dạn tấn công vào tình trạng bất công vẫn tồn tại trên đất Mỹ. Nội dung các đề nghị của ông Obama có dấu hiệu được dư luận Mỹ hoan nghênh.
  • Obama đọc Thông điệp Liên bang (BBC) - Tổng thống Obama công bố các đề xuất về cải cách kinh tế, an ninh mạng, chống khủng bố và chính sách ngoại giao trong Thông điệp Liên bang.
  • Thủ tướng Shinzo Abe rút ngắn công du vì vụ 2 con tin Nhật Bản (RFI) - Một ngày sau khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo tung video đòi tiền chuộc và dọa giết hai con tin người Nhật, hôm nay 21/01/2015, Thủ tướng Shinzo Abe đã rút ngắn chuyến công du Israel trở về Tokyo để xử lý khủng hoảng. Chính phủ Nhật kêu gọi các nước giúp đỡ giải cứu con tin.
  • Mỹ và Cuba mở hội đàm « lịch sử » về bình thường hóa quan hệ (RFI) - Trong hai ngày kể từ hôm nay, 21/01/2015, hai phái đoàn thương thuyết Mỹ và Cuba gặp nhau tại La Habana để thảo luận về việc bình thường hóa quan hệ song phương. Đây là cuộc họp Mỹ-Cuba ở cấp cao nhất từ 35 năm nay. Phái đoàn Mỹ do Trợ lý Ngoại trưởng Roberta Jacobson dẫn đầu.
  • Giới trẻ nghĩ gì về phát biểu của lãnh đạo ĐCSVN? (RFA) - Lời phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Hội nghị TW lần thứ 10 khóa 11 của ĐCSVN kết thúc hôm 12/1 cho rằng: “Đổi mới chính trị không phải là thay đổi chế độ, mà là đổi mới cơ chế chính sách, chống tham nhũng, tăng cường quốc phòng an ninh”. Giới trẻ nhận định về lời phát biểu này như thế nào?
  • Nhân sự cấp cao Việt Nam: ai đi, ai ở? (VOA) - Một nhà quan sát nói rằng hiện rộ lên "các tin đồn ở Hà Nội cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng có tham vọng trở thành Tổng bí thư kế tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
  • Gần 3.700 cơ sở y tế vi phạm trong năm 2014 (RFA) - Có gần 3.700 cơ sở y tế và dược phẩm trong số 20.000 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực y dược được thanh tra trong năm 2014, vi phạm các quy định trong lĩnh vực này.
  • Kiến nghị xử lý LS Võ An Đôn là không có cơ sở (RFA) - Kiến nghị xử lý luật sư Võ An Đôn của thành phố tuy Hòa là không có cơ sở và không phù hợp với quy định pháp luật. Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh trích nguồn tin giấu tên cho biết như vậy vào tối hôm qua 21/1.
  • Những lý do cho cuộc ân xá Tết Ất Mùi (VOA) - Suốt mấy ngày nay ở Pháp, Tổ chức Phóng viên không biên giới cùng các trường đại học báo chí tổ chức thảo luận rộng rãi về quyền tự do báo chí
  • Áp phích biển đảo Việt Nam lên báo Mỹ (BaoMoi) - Phóng viên báo New York Times Edward Wong viết về những tấm áp phích nói lên lập trường của Việt Nam đối với chủ quyền Biển Đông, sau chuyến đi tới Việt Nam vào tháng trước.
  • Đằng sau “tin đồn” Trung Quốc sẽ gây xung đột quân sự ở Biển Đông (BaoMoi) - (PetroTimes) - Khi bình luận trên tờ The National hôm 15/1, Joshua Kurrlantzick, thành viên cấp cao phụ trách khu vực Đông Nam Á trong Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ cho rằng, đối đầu giữa Trung Quốc với các nước láng giềng có thể tạo ra chiến tranh ở châu Á. Và khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam dù diện tích nhỏ bé, nhưng đang là trung tâm của một cuộc tranh chấp quốc tế và có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh ở châu Á trong tương lai.
  • Bức thư xúc động của nữ sinh THPT viết về Hoàng Sa (BaoMoi) - “Hoàng Sa vẫn luôn ngời sáng trong tâm tưởng thế hệ trẻ Việt Nam!” - Đó là khẳng định của nguyên Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng Bùi Văn Tiếng, về thành công của cuộc thi “Viết về huyện đảo Hoàng
  • Đối thoại chiến lược song phương Phi-líp-pin - Mỹ (BaoMoi) - Ngày 21-1, kết thúc cuộc Đối thoại chiến lược song phương (BSD) Phi-líp-pin - Mỹ lần thứ 5, hai bên đã ra tuyên bố chung tái khẳng định cam kết đối với các thỏa thuận quốc phòng song phương. Theo tuyên bố trên, Phi-líp-pin và Mỹ nhấn mạnh "cam kết trước sau như một" đối với Hiệp ước phòng thủ chung năm 1951, như đã nêu rõ trong Tuyên bố Ma-ni-la tháng 11-2011 và Hiệp định tăng cường hợp tác phòng thủ (EDCA). Hai nước quyết định tiếp tục các nỗ lực đôi bên cùng có lợi, theo đó củng cố năng lực quốc phòng và năng lực phòng thủ tập thể, trong đó có chống khủng bố; tăng cường an ninh trên biển và ý thức về lãnh hải; nâng cao kiểm soát nguy cơ thảm họa, phòng chống thảm họa và ứng phó nhanh với thảm họa. Hai bên cũng trao đổi quan điểm về tình hình khu vực và toàn cầu, trong đó nêu "quan ngại" về những diễn biến ở Biển Đông và thảo luận những biện pháp nhằm bảo đảm "liên minh (Phi-líp-pin - Mỹ) tiếp tục đóng góp cho hòa bình và ổn định khu vực".
  • Nga mở rộng hợp tác quân sự với Iran (RFI) - Nhân chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Serguei Shoigu, vào hôm qua, 20/01/2015, hai bên đã ký kết tại Téhéran một thỏa thuận nhằm mở rộng thêm hợp tác Quốc phòng. Ông Shogui là viên chức quốc phòng cao cấp Nga công du Iran từ năm 2002 đến nay, và chuyên thăm diễn ra trong bối cảnh cả hai quốc gia đều chịu trừng phạt của phương Tây.
  • LHQ: Vụ nhân chứng nói dối không thay đổi bản chất vấn đề nhân quyền BTT (RFI) - Những lời kể được coi là dối trá của nhân chứng sống sót trong trại tù của Bắc Triều Tiên không thay đổi được thực tế trấn áp và đối xử vô nhân đạo của chế độ cộng sản Bình Nhưỡng đối với dân chúng. Trên đây là nhận định của lãnh đạo tiểu ban điều tra đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tình trạng nhân quyền Bắc Triều Tiên.
  • Một học sinh Hàn Quốc tìm cách gia nhập thánh chiến (RFI) - Cảnh sát Hàn Quốc hôm nay 21/01/2015 cho biết : Một học sinh Hàn Quốc được gia đình báo cáo mất tích có lẽ đang tìm cách gia nhập lực lượng thánh chiến ở Syria. Trên trang Twitter của mình thanh niên này đã viết : « Tôi muốn gia nhập IS ». IS là từ tắt tiêng Anh chỉ tổ chức Nhà nước Hồi giáo.
  • Thời sự qua hình ảnh (RFA) - Sinh viên Myanmar diễu hành ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai của Myanmar, vào ngày 20, năm 2015 chống lại một dự luật giáo dục mà họ cho là phi dân chủ
  • Indonesia sẽ không công bố báo cáo về vụ tai nạn AirAsia (RFI) - Theo Reuters, hôm nay 21/01/2015, một quan chức của Ủy ban An toàn Giao thông Indonesia cho biết sẽ không công bố báo cáo sơ bộ nêu chi tiết điều tra về vụ tai nạn chiếc máy bay của hãng hàng không AirAsia mang số hiệu QZ8501.
  • Phát hiện nhiều cựu quân nhân Pháp tham gia thánh chiến (RFI) - Theo nguồn tin mà RFI có được thì khoảng một chục cựu quân nhân Pháp hiện đang chiến đấu dưới cờ của nhiều nhóm thánh chiến tại Syria và Irak. Tại cuộc họp báo sáng nay 21/01/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Drian đã xác nhận thông tin trên và ông nói đó là những trường hợp « cựu kỳ hãn hữu ».
  • Pháp thông báo tăng nhân sự cho chống khủng bố (RFI) - Hai tuần sau các vụ khủng bố đẫm máu tại Paris, hôm nay 21/01/2015, Thủ tướng Pháp Manuel Valls thông báo tăng thêm 2.600 nhân viên phục vụ cho cuộc chiến chống khủng bố. Ngân sách chi cho các hoạt động trên cũng được tăng lên 735 triệu euro trong 3 năm.
  • Tranh luận tại Pháp về việc xét xử khẩn cấp các vụ cổ xúy khủng bố (RFI) - Từ sau loạt khủng bố tại Paris, tư pháp của Pháp đã xét xử rất nhiều vụ với tội danh cổ xúy khủng bố, và tuyên các bản án nghiêm khắc. Trong bối cảnh đó, một bộ phận công luận Pháp tỏ ra lo ngại về nguy cơ xét xử vội vàng, bị chi phối do tình hình khẩn cấp, xúc cảm mạnh, và điều này có thể vi phạm đến quyền tự do ngôn luận.
  • Nga sẽ cấm các tổ chức phi chính phủ ngoại quốc hoạt động (RFI) - Mátxcơva sắp tới đây có thể cấm các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hay quốc tế hoạt động tại Nga nếu xem đấy là một mối đe dọa cho thể chế hay nền an ninh quốc gia. Quốc hội Nga vào hôm qua 20/01/2015 đã thông qua sơ bộ một dự luật theo chiều hướng này.
     
  • Chủ tịch Kim Jong Un có thể sẽ thăm Nga (RFA) - Nga đã nhận được những dấu hiệu ban đầu tích cực từ phía Bắc Hàn sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin mời lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un đến dự lễ kỷ niệm chiến thắng của Hồng quân Liên Xô hồi thế chiến thứ hai. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết như vậy vào hôm qua 21/1.
  • Thụy Sĩ và trận chiến ngoại hối (RFA) - Sáng Thứ Năm 15/1, giờ Âu Châu, Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ bất ngờ công bố hai quyết định là chấm dứt việc ràng giá đồng Phật lăng Thụy Sĩ vào đồng Euro theo tỷ giá một đồng 20, và hạ lãi suất dưới số âm thêm 75 điểm. Quyết định ấy gây chấn động cho các thị trường tài chính toàn cầu.
  • Trung-Nhật khởi động vòng đàm phán mới về vấn đề hàng hải (BaoMoi) - Theo Kyodo và THX, ngày 21/1, Trung Quốc tuyên bố trong tuần này sẽ khởi động các cuộc tham vấn mới liên quan tới vấn đề hàng hải với Nhật Bản, trong đó tập trung bàn thảo việc quản lý khủng hoảng và phát triển tài nguyên trên Biển Hoa Đông.
  • Các tỉnh miền Bắc: Thời tiết tiếp tục nắng ấm (BaoMoi) - Ngày 21-1, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, các tỉnh thành miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết nắng ấm, nắng xuất hiện sớm và cường độ nắng khá mạnh kéo dài vào ban ngày nên nhiệt độ có xu hướng tăng nhanh, tuy nhiên sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác gây cảm giác rét buốt hơn.
  • Nền nhiệt miền Bắc tăng nhanh (BaoMoi) - Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, các tỉnh thành miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết nắng ấm trong hôm nay (21/1), nắng xuất hiện sớm và cường độ nắng khá mạnh kéo dài vào ban ngày nên nhiệt độ có xu hướng tăng nhanh, tuy nhiên sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác gây cảm giác rét buốt hơn.

Trật tự đang phân rã: làm thế nào để đối phó một thế giới hỗn loạn

Trần Ngọc Cư dịch
RICHARD N. HAASS là Chủ tịch của Council on Foreign Relations [Hội đồng Nghiên cứu các Quan hệ đối ngoại], một trung tâm nghiên cứu chính sách tại Hoa Kỳ.
Trong tác phẩm kinh điển của mình, The Anarchical Society [Xã hội vô chính phủ], học giả Hedley Bull lý luận rằng có một sự căng thẳng thường xuyên giữ các thế lực bảo vệ trật tự và các thế lực gây rối loạn, với các chi tiết của sự quân bình giữa hai thế lực xác định tính cách riêng biệt của mỗi thời đại. Nguồn của trật tự gồm các thế lực tham gia vào việc bảo vệ các luật lệ và các thỏa thuận quốc tế và tuân theo một thủ tục nào đó để sửa đổi chúng; nguồn của rối loạn gồm các thế lực chối bỏ trên nguyên tắc các luật lệ và các thỏa thuận nói trên đồng thời cảm thấy có quyền làm ngơ hoặc phá hoại chúng. Sự quân bình giữa trật tự và hỗn loạn còn có thể bị tác động bởi các xu thế toàn cầu, ở những mức độ khác nhau nằm ngoài sự kiểm soát của các chính phủ, những xu thế tạo bối cảnh cho các lựa chọn của nhiều thế lực khác nhau. Ngày nay, sự quân bình này đang nghiêng về phía hỗn loạn. Một số nguyên nhân có tính cơ cấu, nhưng một số nguyên nhân khác phát xuất từ các lựa chọn sai lầm của những thế lực có vai trò quan trọng – và ít ra một số nguyên nhân có thể và phải được chỉnh sửa.
Khu vực dầu sôi lửa bỏng hiện nay là Trung Đông. Mặc dù nhiều người đã so sánh tình hình tại đây với Thế chiến I hay Chiến tranh Lạnh, nhưng những gì đang diễn ra trong khu vực này rất giống Cuộc chiến Ba mươi năm [the Thiry Years’ War], ba thập kỷ xung đột đã tàn phá phần lớn châu Âu trong nửa đầu của Thế kỷ 17. Cũng như châu Âu thời đó, trong những năm tới, phần lớn Trung Đông có khả năng trở thành khu vực của những quốc gia yếu kém không đủ sức canh phòng các vùng lãnh thổ rộng lớn của mình, các lực lượng dân quân và các nhóm khủng bố hoạt động ngày một lộng hành, và cả nội chiến lẫn xung đột giữa các quốc gia. Bản sắc giáo phái và cộng đồng sẽ khuynh loát bản sắc dân tộc. Nhờ được tiếp sức bằng những nguồn tài nguyên thiên nhiên bao la, các cường quốc địa phương sẽ tiếp tục can thiệp vào công việc nội bộ của các nước láng giềng, trong khi các cường quốc bên ngoài vẫn không đủ khả năng hoặc không muốn nhảy vào để ổn định tình hình khu vực.
Ở vùng biên của châu Âu, tình hình bất ổn lại tái diễn. Dưới sự lãnh đạo của Vladimir Putin, Nga có vẻ đã từ bỏ đề xuất hội nhập có ý nghĩa vào trật tự châu Âu và trật tự toàn cầu hiện nay và thay vào đó hoạch định cho mình một tương lai khác dựa vào các quan hệ đặc biệt với các nước láng giềng và các nước đàn em kế cận. Cuộc khủng hoảng tại Ukraine có lẽ là biểu hiện nổi bật nhất, mặc dù chưa phải là biểu hiện cuối cùng, của cái gọi là dự án phục hồi địa vị của nước Nga hay, nói đúng hơn, địa vị của Liên Xô.
Tại châu Á, vấn đề nằm ở tình hình bất ổn hiện nay thì ít, mà nằm ở tiềm năng xung đột đang gia tăng thì nhiều. Tại đó, hầu hết các quốc gia là không yếu kém mà cũng không thể suy sụp; trái lại, họ là những quốc gia vững mạnh và ngày càng mạnh hơn. Một hỗn hợp gồm nhiều nước có bản sắc dân tộc mạnh mẽ, những nền kinh tế năng động, những ngân sách quốc phòng đang gia tăng, những ký ức lịch sử cay đắng, và những tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết dễ dàng tạo công thức cho những vận động địa chính trị có thể dẫn đến xung đột vũ trang. Cộng vào những thách thức trong khu vực này của thế giới là một Bắc Triều Tiên có nguy cơ sụp đổ và một Pakistan hỗn loạn, cả hai đều có vũ khí hạt nhân (và một trong hai nước lại là nơi trú ẩn của một số quân khủng bố nguy hiểm nhất thế giới). Một trong hai nước có thể là nguyên nhân của một cuộc khủng hoảng địa phương hay toàn cầu, phát xuất từ hành động liều lĩnh hay sự sụp đổ của nhà nước.
Một số thách thức đối với trật tự thế giới hiện nay mang tính toàn cầu, phản ánh những khía cạnh nguy hiểm của tiến trình toàn cầu hóa, gồm các dòng chảy xuyên biên giới của quân khủng bố, của vi-rút (thuộc thế giới hữu hình và thế giới ảo), và của khí thải do hiệu ứng nhà kính. Vì thiếu các cơ chế để chặn đứng hay quản lý chúng, các dòng chảy này có tiềm năng hủy hoại hay làm xuống cấp chất lượng của hệ thống toàn cầu nói chung. Và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy [populism] giữa lúc kinh tế đình đốn và bất bình đẳng gia tăng khiến cho việc cải thiện hệ thống quản trị toàn cầu thậm chí trở nên khó khăn hơn.
Những nguyên tắc ảnh hưởng lên trật tự quốc tế cũng còn ở trong vòng tranh cãi. Một mức độ đồng thuận nào đó đã hiện hữu về việc không chấp nhận sự chiếm đoạt lãnh thổ bằng vũ lực, và chính đồng thuận này đã củng cố một liên minh rộng lớn hậu thuẫn cho việc đảo ngược mưu toan sáp nhập Kuwait vào lãnh thổ Iraq của Hussein vào năm 1990. Nhưng sự đồng thuận này đã bị bào mòn qua thế hệ tiếp theo đến mức độ nó đã cho phép Nga thoát khỏi một sự lên án rộng lớn tương tự sau khi Nga chiếm Crimea vào mùa Xuân năm trước, và không ai biết trước sẽ có bao nhiêu nước trên thế giới sẽ phản ứng trước một âm mưu dùng vũ lực của Trung Quốc để chiếm lấy vùng trời, vùng biển và lãnh thổ đang tranh chấp hiện nay. Sự đồng thuận quốc tế về vấn đề chủ quyền thậm chí còn rã rệu hơn nữa khi nói đến quyền của các thế lực bên ngoài can thiệp vào nội bộ nước khác khi một chính phủ đàn áp công dân của mình hay, nói cách khác, không chu toàn các bổn phận của một nhà nước có chủ quyền. Một thập kỷ sau khi được Liên Hiệp Quốc phê chuẩn, khái niệm “trách nhiệm bảo hộ [the responsility to protect]” không còn hưởng được hậu thuẫn rộng lớn, và do đó sẽ không có một đồng thuận nào cả về cái gọi là một sự can thiệp chính đáng vào công việc nội bộ của nước khác.
Chắc chắn là, các thế lực duy trì trật tự thế giới vẫn hoạt động hữu hiệu. Trong nhiều thập kỷ nay, vẫn chưa có chiến tranh giữa các đại cường, và không có một viễn cảnh đáng kể nào về một cuộc chiến tranh như thế sẽ xảy ra trong tương lai gần. Trung Quốc và Hoa Kỳ hợp tác với nhau trong một số trường hợp và cạnh tranh nhau trong một số trường hợp khác, nhưng thậm chí trong trường hợp sau, sự cạnh tranh cũng có giới hạn. Sự lệ thuộc lẫn nhau là một thực tế, và cả hai nước đã ào ạt đầu tư vào nhau (theo nghĩa đen cũng như nghĩa bóng), làm cho bất cứ một gián đoạn nghiêm trọng và kéo dài nào trong mối quan hệ đều trở thành một khả năng đáng lo ngại cho cả hai nước.
Nga cũng bị ràng buộc vào sự tương thuộc [interdependence] này, mặc dù ở mức độ ít hơn Trung Quốc, căn cứ vào nền kinh tế tập trung vào năng lượng và mức độ ngoại thương và đầu tư khiêm nhượng của Nga. Điều này có nghĩa là các biện pháp trừng phạt kinh tế có một cơ may ảnh hưởng lên lối ứng xử của Nga qua thời gian. Mặc dù chính sách đối ngoại của Nga có mục đích giành lại lãnh thổ, nhưng các nguồn lực cứng cũng như mềm của Nga đều bị hạn chế. Nga không tượng trưng cho bất cứ một giá trị nào hấp dẫn đối với bất cứ ai, ngoại trừ các người Nga thiểu số đang sống ở nước khác. Do đó, các mối lo ngại địa chính trị mà Nga đặt ra sẽ chỉ tồn tại ở ngoại biên của châu Âu, chứ không ảnh hưởng đến trung tâm của châu lục này. Thật vậy, những yếu tố quan trọng tạo nên chuyển biến tại châu Âu trong 70 năm qua – tiến trình dân chủ hóa nước Đức, sự hòa giải Pháp-Đức, việc hội nhập kinh tế trong một khối – là rất vững mạnh đến nỗi chúng được coi là sự kiện đương nhiên. Tính cục bộ và sự yếu kém về mặt quân sự của châu Âu có thể khiến khu vực này trở thành một đối tác yếu kém đối với Mỹ trong các vấn đề toàn cầu, nhưng bản thân châu lục này không còn là một vấn đề an ninh; đó là một bước tiến vĩ đại so với quá khứ.
Nếu nhìn vào tình hình châu Á-Thái Bình Dương rồi đặt ra những giả thuyết tồi tệ nhất, đấy cũng là một điều sai lầm. Khu vực này đã và đang trải qua tăng trưởng kinh tế không có tiền lệ trong nhiều thập kỷ qua và đã quản lý việc này một cách hòa bình. Tại đây, cũng thế, sự tương thuộc kinh tế [economic interdependence] có chức năng của một cái phanh kềm hãm khả năng xung đột. Và các nước vẫn có đủ thời gian để vận động ngoại giao và hoạch định chính sách sáng tạo nhằm tạo ra những cơ chế giảm va chạm [institutional shock absorbers] hầu giúp giảm bớt rủi ro đối đầu quân sự bắt nguồn từ chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy và sự thiếu tin cậy lẫn nhau đang gia tăng.
Kinh tế toàn cầu, trong khi đó, đã ổn định tiếp theo sau hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính, và các điều lệ mới đã được đặt ra để giảm bớt các rủi ro và hạn chế phạm vi ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tương lai. Tỉ lệ tăng trưởng của Mỹ và châu Âu vẫn còn nằm dưới chuẩn mực lịch sử, nhưng những gì đang kềm hãm Mỹ và châu Âu không phải là di lụy của cuộc khủng hoảng tài chính mà là nhiều chính sách khác nhau đã hạn chế một sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Bắc Mỹ một lần nữa có thể trở thành đầu máy kinh tế thế giới, dựa vào nền kinh tế cởi mở, phồn thịnh, và ổn định; 470 triệu dân; và sự tự túc về năng lượng đang trở thành hiện thực trong khu vực. Đại bộ phận châu Mỹ La tinh đang sống trong hòa bình. Mexico là một nước ổn định và thành công rõ rệt so với một thập kỷ trước đây, và Colombia cũng thế. Những vấn đề đang ám ảnh tương lai của những nước như Brazil, Chile, Cuba, và Venezuela không thể thay đổi tiến trình cơ bản của một khu vực đang đi đúng hướng. Và châu Phi, cũng thế, ngày càng có nhiều nước trong đó sự điều hành quốc gia và thành tích kinh tế tốt đẹp đang trở thành thông lệ chứ không còn là biệt lệ.
Các phương pháp phân tích truyền thống gần như không thể lý giải các xu thế có vẻ mâu thuẫn này. Một đường lối phân tích cổ điển, chẳng hạn, sẽ đóng khung sự tương tác quốc tế hiện nay trong thế thịnh suy của các đại cường, đối chiếu thế đi lên của Trung Quốc với thế đi xuống của Mỹ. Nhưng lối phân tích này sẽ cường điệu những nhược điểm của Mỹ và giảm nhẹ những nhược điểm của Trung Quốc. Mặc dù gặp phải nhiều vấn đề, nhưng Mỹ vẫn có lợi thế để phát triển mạnh trong Thế kỷ 21, trong khi Trung Quốc phải đối diện với nhiều thách thức, như tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, nạn tham nhũng tràn lan, một dân số già nua, sự xuống cấp của môi trường, và bị các nước láng giềng e ngại. Không một nước nào trên thế giới thậm chí gần hội đủ một sự kết hợp cần thiết gồm cả khả năng quân sự lẫn cam kết quốc tế để làm một địch thủ thách thức với Mỹ và giành lấy địa vị siêu cường toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Barack Obama gần đây được trích dẫn là đã bác bỏ những mối quan ngại về một thế giới đang phân rã; ông nhận xét rằng “thế giới vốn luôn luôn bề bộn như thế” và rằng những gì đang xảy ra ngày nay “không phải là điều có thể so với những thách thức mà chúng ta đã gặp phải trong Chiến tranh Lạnh.” Tuy nhiên, sự lạc quan của ông được biểu lộ không đúng chỗ, vì thế giới ngày nay còn bề bộn hơn nhiều, do sự xuất hiện ngày càng nhiều các thế lực có ý nghĩa trong khi các nước thiếu hẳn các lợi ích tương đồng hay các cơ chế để kềm hãm khả năng của những thế lực cực đoan nhất hay để tiết chế hành vi của chúng.
Thật vậy, trong khi bá quyền Mỹ đang suy yếu nhưng không có cường quốc nào kế vị sẵn sàng nhận trách nhiệm lãnh đạo thế giới, thì khả năng lớn nhất là một tương lai trong đó hệ thống quốc tế hiện nay sẽ nhường bước cho một hệ thống quốc tế rối loạn, với nhiều trung tâm quyền lực ngày càng hoạt động theo đường lối tự trị, ít quan tâm đến lợi ích và ưu tiên của Mỹ. Việc này sẽ tạo ra các vấn đề mới thậm chí làm cho những vấn đề đang có khó giải quyết hơn nữa. Tóm lại, trật tự hậu Chiến tranh Lạnh đang phân rã, và mặc dù nó không hoàn hảo, một ngày nào đó thế giới sẽ luyến tiếc nó.
CÁC NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ
Tại sao thế giới bắt đầu phân rã? Có nhiều lý do khác nhau, một số lý do mang tính cơ cấu, một số khác do ý chí con người. Tại Trung Đông, chẳng hạn, trật tự bị xói mòn do một truyền thống gồm các chính phủ bất hợp pháp, bất ổn, thường là tham nhũng; do thiếu vắng xã hội dân sự; do mối họa tiềm ẩn trong các nguồn năng lượng phong phú (thường làm trì trệ việc cải tổ chính trị và kinh tế); do hệ thống giáo dục yếu kém; và do nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến tôn giáo, như chia rẽ giáo phái, xung đột giữa các nhóm ôn hòa và các nhóm cực đoan; và do thiếu một đường phân định rõ ràng và được chấp nhận rộng rãi giữa các lãnh vực tôn giáo và thế tục. Nhưng các tác động bên ngoài cũng tạo thêm vấn đề, từ các biên giới quốc gia được vẽ ra quá thô thiển đến các cuộc can thiệp gần đây của nước ngoài.
Sau hơn một thập kỷ nhìn lại, chúng ta thấy rằng quyết định của Mỹ trong việc lật đổ Saddam và cơ cấu lại nước Iraq thậm chí còn có vẻ sai lầm hơn so với thời điểm đó. Không những lý do chiến tranh nêu ra – tước đoạt vũ khí hủy diệt hàng loạt từ tay Saddam – được chứng minh là sai lầm. Mà nay nhìn lại, sai lầm nổi cộm hơn cả chính là việc lật đổ Saddam và tăng quyền hành cho khối đa số Shiite tại Iraq đã đưa nước này từ vị thế chống lại đến vị thế phục vụ các tham vọng chiến lược của Iran và trong tiến trình này đã làm tồi tệ thêm các xung đột giữa khối Hồi giáo Sunni và Hồi giáo Shiite tại Iraq nói riêng và trong toàn khu vực nói chung.
Việc thay đổi chế độ cũng không mang lại kết quả tốt đẹp hơn tại hai nước khác, nơi sự thay đổi này được thành tựu. Tại Ai Cập, việc Mỹ kêu gọi Tổng thống Hosni Mubarak rời bỏ quyền lực đã gia tăng tình trạng phân cực trong xã hội. Những biến cố sau đó cho thấy rằng Ai Cập chưa sẵn sàng cho một cuộc chuyển đổi dân chủ. Và việc Mỹ rút lui hậu thuẫn đối với một người bạn và đồng minh lâu đời [tức Mubarak] đã đặt ra nhiều nghi vấn ở những nơi khác (đặc biệt là tại các thủ đô Ả Rập khác) về tính khả tín trong các cam kết của Washington. Trong khi đó, tại Libya, việc lật đổ Muammar al-Qaddafi do một nỗ lực hỗn hợp của Mỹ và châu Âu đã đưa đến một nhà nước thiếu hẳn điều kiện và trách nhiệm cơ bản của một chính phủ có thực lực [a failed state], một nhà nước bị các lực lượng dân quân và quân khủng bố khống chế. Sự cần thiết vốn thiếu cơ sở của hành động can thiệp vào nội tình Libya kết hợp với sự thiếu sót các hành động hữu hiệu tiếp theo, và toàn bộ chiến dịch – diễn ra chỉ một vài năm sau khi Qaddafi đã được thuyết phục từ bỏ các chương trình vũ khí phi qui ước – chắc chắn gia tăng giá trị được cảm nhận của vũ khí hạt nhân và giảm thiểu khả năng thuyết phục các quốc gia khác noi gương Qaddafi.
Tại Syria, Mỹ đã bày tỏ hậu thuẫn đối với việc lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad nhưng sau đó gần như không làm gì cả để thực hiện việc này. Obama tiếp tục làm cho tình hình tồi tệ thêm bằng cách tuyên bố một loạt các lằn ranh đỏ [redlines] liên quan việc Syria sử dụng vũ khí hóa học nhưng sau đó không có hành động nào cụ thể nào khi những đường ranh này bị vượt qua. Sự bất động này làm sa sút tinh thần phe chống đối vừa thành hình, bỏ mất cơ hội hiếm có để làm suy yếu chính quyền Assad và thay đổi đà phát triển của cuộc nội chiến, và giúp tạo ra một môi trường trong đó tổ chức ISIS (the Islamic State of Iraq and al-Sham), tự xưng là Quốc gia Hồi giáo, có thể phát triển. Lời nói không đi đôi với việc làm cũng làm sâu sắc thêm nhận thức của thế giới bên ngoài về sự không đáng tin cậy của Mỹ.
Tại châu Á, cũng thế, sự phê bình chính yếu khả dĩ có thể nhắm vào chính sách của Mỹ là một sự chỉ trích về sự lơ là [omission]. Trong khi các xu thế có tính cơ cấu đang gia tăng nguy cơ xung đột truyền thống giữa các quốc gia, Washington không có một động thái cương quyết nhằm ổn định tình hình – không chịu gia tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực một cách đáng kể để trấn an các đồng minh và ngăn chặn các cường quốc đang thách thức vai trò của Mỹ, gần như không làm gì cả để tạo hậu thuẫn trong nước cho một hiệp định thương mại khu vực, và không tận tình theo đuổi các cuộc đối thoại tích cực và bền vững để ảnh hưởng lên tư tưởng và hành động của các lãnh đạo địa phương trong khu vực.
Đối với Nga, các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài đã khiến cho tình hình trở nên tồi tệ. Bản thân Putin đã lựa chọn phương án củng cố quyền lực chính trị và kinh tế của mình, đồng thời theo đuổi một chính sách đối ngoại ngày càng làm cho Nga trở thành địch thủ của một trật tự quốc tế được Mỹ qui định và lãnh đạo. Nhưng chính sách của Mỹ và phương Tây không luôn luôn khuyến khích các lựa chọn có tính cách xây dựng từ phía Putin. Bất chấp cả châm ngôn nổi tiếng của Winston Churchill về cách đối xử với một địch thủ bại trận, phương Tây gần như không bày tỏ một hành vi cao thượng nào tiếp theo sau chiến thắng của mình trong cuộc Chiến tranh Lạnh. Việc mở rộng khối NATO bị nhiều người Nga coi như là một cách nhục mạ, một sự phản bội, hoặc cả hai, của phương Tây. Lẽ ra Quan hệ Đối tác vì Hoà bình [Partnership for Peace], một chương trình được thiết kế để thúc đẩy quan hệ tốt đẹp hơn giữa Nga và NATO, có thể đạt thêm nhiều thành quả. Nói cách khác, lẽ ra Nga có thể được mời gia nhập NATO, mà kết quả của hành động này gần như sẽ không làm thay đổi quân bình lực lượng quân sự, vì NATO không còn thuần túy là một liên minh theo ý nghĩa cổ điển, mà chỉ là một tổ hợp thường trực gồm các nước có tiềm năng đóng góp cho “các liên minh của những nước tự nguyện.” Kiểm soát vũ khí, một trong những lãnh vực hiếm hoi trong đó Nga còn có thể tự hào là một đại cường, cũng không còn giữ vị trí trung tâm, khi chủ nghĩa đơn phương [unilateralism] và các hiệp ước có sự đồng thuận tối thiểu [minimalist treaties] đã trở thành thông lệ. Có thể chính sách của Nga vẫn triển khai theo cách nó đã diễn ra, cho dù Mỹ và phương Tây nói chung có tỏ ra hào hiệp hay mở rộng vòng tay để chào đón đi nữa, nhưng trên thực tế chính sách của phương Tây đã gia tăng khả năng mang lại một hậu quả như hiện nay.
Trong lãnh vực quản trị toàn cầu, các thỏa ước quốc tế thường khó thành tựu vì nhiều lý do. Nội con số đông đảo gồm quá nhiều quốc gia đã làm cho sự đồng thuận trở nên khó khăn hoặc không thể thực hiện. Lợi ích quốc gia không trùng hợp cũng là một lý do khác nữa. Do đó, những nỗ lực xây dựng các thỏa hiệp toàn cầu nhằm thúc đẩy mậu dịch và ngăn chặn vấn đề thay đổi khí hậu thường gặp nhiều trở ngại. Lắm khi các nước chỉ bất đồng về một điểm nào đó cần được thực hiện hoặc một điểm nào đó cần phải hi sinh để đạt được một mục tiêu to lớn hơn, hoặc họ ngại phải hậu thuẫn một sáng kiến nào đó vì sợ tạo ra một tiền lệ về sau có thể được dùng để chống lại họ. Do đó, rõ ràng là “cộng đồng quốc tế” thiếu hẳn cái nội dung mà việc sử dụng thường xuyên cụm từ này muốn nói đến.
Tuy nhiên, xin nhắc lại, trong những năm gần đây, các diễn biến bên trong nước Mỹ và các hành động của Chính phủ Mỹ cũng làm phức tạp thêm vấn đề nói trên. Trật tự hậu Chiến tranh Lạnh đặt cơ sở trên địa vị siêu cường của Mỹ, vốn là một hàm số không những của quyền lực Mỹ mà còn của ảnh hưởng Mỹ, phản ánh ý muốn của nhiều nước khác trong việc chấp nhận sự lãnh đạo của Mỹ. Ảnh hưởng này đã suy giảm vì điều mà thế giới thường nhận ra là một chuỗi thất bại hoặc sai lầm của Mỹ, gồm việc điều hành kinh tế lỏng lẻo đã đưa đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các chính sách an ninh quốc gia quá hiếu chiến đã chà đạp các qui phạm quốc tế, và sự bất lực trong việc quản trị công việc nội bộ và sự rối loạn chức năng chính trị trong nước.
Tóm lại, trật tự [do Mỹ lãnh đạo] đã phân rã vì sự đồng qui của ba xu thế. Quyền lực trên thế giới được phân tán giữa một con số đông đảo và trên một phạm vi rộng lớn gồm nhiều thế lực khác nhau. Sự kính nể dành cho mô hình chính trị và kinh tế Mỹ đã suy giảm. Các lựa chọn chính sách cụ thể của Mỹ, nhất là tại Trung Đông, gia tăng mối hoài nghi về khả năng phán đoán của Mỹ cũng như về sự đáng tin cậy trong các lời dọa dẫm và hứa hẹn mà Mỹ đưa ra. Kết quả chung cuộc là, mặc dù quyền lực xác thực của Mỹ vẫn còn đáng kể, nhưng ảnh hưởng của Mỹ đã sút giảm.
PHẢI LÀM GÌ?
Nếu Mỹ nhắm mắt làm ngơ, sự rối loạn của thế giới hiện nay không thể dần dần biến mất hay tự giải quyết lấy. Tình hình vốn đã tồi tệ có thể trở nên tồi tệ hơn nữa một cách quá dễ dàng nếu Mỹ tỏ ra thiếu quyết tâm hoặc thiếu khả năng thực hiện các phương án sáng suốt và xây dựng hơn hiện nay. Cũng không thể có một giải pháp đơn thuần nào cho vấn đề này, vì bản chất của các thách đố hiện nay thay đổi theo từng khu vực và theo từng vấn đề. Trên thực tế, không có một loại giải pháp nào có thể áp dụng cho một tình hình mà trong khả năng tối ưu chỉ có thể được quản lý, chứ không thể được giải quyết.
Nhưng có một số biện pháp có thể và phải được sử dụng. Tại Trung Đông, Mỹ nên theo đúng lời thề Hippocrate là trước hết sẽ không gây thêm thương tích cho con bệnh. Mỹ cần phải thu hẹp khoảng cách giữa tham vọng và khả năng hành động của mình tại khu vực này, và cứ lẽ thường việc giảm bớt tham vọng là hợp lý hơn việc gia tăng các hành động. Thực tế đáng buồn là, các chuyển đổi dân chủ tại các xã hội khác thường nằm ngoài khả năng thực hiện của các thế lực bên ngoài. Không phải tất cả mọi xã hội đều sẵn sàng trở thành dân chủ vào bất cứ thời điểm nào. Các điều kiện tiên quyết về cơ cấu có thể chưa sẵn sàng; một văn hóa chính trị phản dân chủ có thể tạo ra các lực cản. Các thể chế dân chủ thực sự tự do có thể đào tạo những công dân quốc tế ưu tú, nhưng việc giúp các nước đạt đến trình độ đó là khó khăn hơn thường được nhìn nhận – các nỗ lực tiến tới dân chủ thường gặp nhiều rủi ro, vì các thể chế dân chủ non trẻ hoặc bất toàn có thể bị các khuynh hướng mị dân hoặc dân tộc chủ nghĩa cưỡng chiếm nửa chừng. Cổ vũ trật tự giữa các quốc gia – ảnh hưởng lên chính sách đối ngoại của những nước này nhiều hơn chính trị nội bộ của họ – là một mục tiêu tạm gọi là tham vọng mà các nhà làm chính sách Mỹ có thể theo đuổi.
Nhưng nếu các âm mưu thay đổi chế độ tại Trung Đông cần phải được dẹp bỏ, thì các cam kết dựa vào một thời khóa biểu nhất định cũng nên tránh. Các lợi ích của Mỹ tại Iraq không được phục vụ đúng mức do Mỹ không thể dàn xếp để duy trì sự hiện diện liên tục một lực lượng Mỹ trú đóng tại đó, một lực lượng có thể đã ngăn ngừa được sự xung khắc giữa các phe phái tại Iraq và đưa ra các chương trình huấn luyện rất cần thiết cho các lực lượng an ninh Iraq. Điều này cũng đúng cho trường hợp Afghanistan, nơi tất cả các lực lượng Mỹ buộc phải rút khỏi nước này vào cuối năm 2016. Những quyết định như thế lẽ ra phải gắn liền với lợi ích của Mỹ và tình hình thực tế hơn là dựa vào một thời khắc biểu. Can thiệp quá ít cũng có thể gây tổn thất và rủi ro như can thiệp quá nhiều.
Một số việc khác mà các thế lực bên ngoài có thể tiến hành một cách hữu hiệu trong khu vực này gồm đẩy mạnh và hậu thuẫn xã hội dân sự, giúp người tị nạn và người li tán, chống chủ nghĩa khủng bố và hiếu chiến, và ra sức chận đứng sự bành trướng vũ khí hủy diệt hàng loạt (như cố gắng đặt một mức trần có ý nghĩa trên chương trình hạt nhân của Iran.) Muốn làm suy yếu lực lượng ISIS, Mỹ cần phải sử dụng không lực thường xuyên nhắm vào các mục tiêu bên trong Iraq cũng như Syria, cùng với các nỗ lực hiệp đồng với những nước như Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ để chặn đứng sự xâm nhập của các tay súng mới tuyển mộ và các nguồn tài chính. Có một số đối tác tiềm năng trên đất Iraq và một số ít hơn tại Syria – nơi các hoạt động chống ISIS phải được tiến hành trong bối cảnh của một cuộc nội chiến. Không may là, cuộc chiến chống ISIS và các nhóm tương tự có thể là khó khăn, tốn kém, và lâu dài.
Tại châu Á, bài bản cần áp dụng là giản dị hơn nhiều: Mỹ phải triệt để thực thi chính sách hiện có. Chiến lược “xoay trục” hay “tái quân bình lực lượng” hướng về châu Á của chính quyền Obama có mục đích mở ra các đối thoại ngoại giao thường xuyên ở cấp cao nhằm giải quyết và làm lắng dịu một con số quá nhiều các cuộc tranh chấp của khu vực; gia tăng sự hiện diện của không quân và hải quân Mỹ trong khu vực; và xây dựng hậu thuẫn trong nước và quốc tế cho một hiệp định thương mại khu vực. Tất cả những hành động này có thể là và phải là những ưu tiên cao của chính quyền, cũng như một nỗ lực đặc biệt nhằm thăm dò các điều kiện theo đó Trung Quốc có thể sẵn sàng cân nhắc lại sự cam kết của mình đối với một Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt.
Đối với Nga và Ukraine, điều cần thiết là phải kết hợp những nỗ lực được thiết kế nhằm nâng đỡ Ukraine về mặt kinh tế và quân sự, tăng cường sức mạnh của NATO, và áp dụng biện pháp trừng phạt đối với Nga. Đồng thời, cũng phải cho Nga một lối thoát ngoại giao, một lối thoát đảm bảo rằng Ukraine sẽ không trở thành một thành viên của NATO một sớm một chiều hay có những quan hệ đặc biệt với EU. Giảm bớt sự lệ thuộc năng lượng của châu Âu vào Nga cũng phải đặt thành ưu tiên – việc này cần nhiều thời gian nhưng phải bắt đầu ngay bây giờ. Đồng thời, trong việc giao dịch với Nga hay với các cường quốc khác nói chung, Washington nên tránh các toan tính nối kết vấn đề này với vấn đề khác [linkage], cố tình đặt điều kiện hợp tác trong lãnh vực này trên sự hợp tác trong lãnh vực khác. Ngày nay, bất cứ một dạng thức hợp tác nào trong bất lãnh vực nào vốn đã là quá khó để thực hiện, vì thế Washington không nên làm tổn thương các cơ hội hợp tác bằng cách đi ra ngoài các giới hạn.
Ở mức độ toàn cầu, mục tiêu của chính sách Mỹ vẫn là hội nhập, phải cố gắng thúc đẩy các nước khác ký kết các thoả ước để quản lý các vấn đề toàn cầu như thay đổi khí hậu, nạn khủng bố, bành trướng vũ khí hạt nhân, mậu dịch, y tế, và duy trì một môi trường chung an toàn và thông thoáng. Trong những lãnh vực mà các thoả ước có thể mang tính toàn cầu thì đó là một điều rất tốt, nhưng trong những lãnh vực không thể toàn cầu hóa, thì các thỏa ước cần mang tính khu vực hay tính chọn lọc, gồm những quốc gia có lợi ích và khả năng to lớn hoặc chia sẻ một mức độ nào đó về đồng thuận chính sách.
Mỹ cũng cần phải chấn chỉnh lại công việc nội bộ của mình, vừa để nâng cao mức sống của dân Mỹ vừa để tạo ra các nguồn lực cần thiết để duy trì một vai trò toàn cầu tích cực. Một xã hội bế tắc và bất bình đẳng sẽ không thể đặt niềm tin vào Chính phủ của mình hay hậu thuẫn mạnh mẽ các nỗ lực quốc tế. Nhưng, điều này không nhất thiết có nghĩa là Mỹ phải cắt giảm các ngân sách quốc phòng; trái lại, có nhiều lý do cho thấy việc chi tiêu quốc phòng cần được gia tăng phần nào. Điều đáng mừng là, Mỹ có đầy đủ vũ khí và lương thực, chừng nào mà các nguồn lực được phân phối hợp lý và có hiệu quả. Một lý do khác để chỉnh sửa công việc nội bộ là Mỹ phải giảm bớt những sơ hở của mình. Mặc dù an ninh năng lượng của Mỹ đã cải thiện nhanh chóng trong những năm gần đây, nhờ các cuộc cách mạng dầu khí, nhưng sự lạc quan này không thể áp dụng cho các vấn đề khác, như cơ sở hạ tầng công cộng của Mỹ đang trở nên cũ kỹ, một chính sách nhập cư bất cập, và các vấn đề tài chính công dài hạn.
Như gần đây đã được bàn đến trên tạp chí này [tức Foreign Affairs], sự rối loạn chức năng chính trị Mỹ ngày càng gia tăng, chứ không giảm bớt, vì các chính đảng trở nên yếu kém, vì các nhóm lợi ích thu tóm nhiều quyền lực, vì sự xuất hiện các điều lệ mới về tài chính vận động chính trị, và vì các thay đổi dân số. Những người cho rằng đất nước này chỉ cần một thỏa thuận về ngân sách là có thể trở nên tốt đẹp cũng sai lầm như những người cho rằng đất nước này cần phải trải qua một cuộc khủng hoảng mới có thể phục hồi đoàn kết quốc gia. Thế giới bên ngoài có thể thấy được điều này, và cũng thấy được rằng công chúng Mỹ đã trở nên hoài nghi về việc Mỹ dính líu đến các vấn đề toàn cầu, đừng nói chi đến lãnh đạo thế giới. Một thái độ như thế hẳn là không đáng ngạc nhiên, căn cứ trên tình trạng kéo dài của những khó khăn kinh tế và thành tích tồi tệ của những cuộc can thiệp quân sự ở nước ngoài gần đây của Mỹ. Nhưng Tổng thống có bổn phận phải thuyết phục một xã hội Mỹ đã thấm mệt vì chiến tranh rằng thế giới bên ngoài vẫn còn quan trọng – dù nó có trở nên tốt hơn hay xấu hơn – và rằng Mỹ có thể và phải theo đuổi một chính sách đối ngoại tích cực mà không gây nguy hại cho an sinh của người dân trong nước.
Thật vậy, các chính sách đối ngoại và đối nội hợp lý sẽ tăng cường lẫn nhau: một thế giới ổn định là có lợi cho mặt trận quốc nội, và một mặt trận quốc nội thành công sẽ cung cấp các nguồn lực cần thiết cho vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Thuyết phục được dân chúng Mỹ về điểm này sẽ là một việc khó khăn, nhưng có một cách để giành hậu thuẫn dễ dàng hơn là đưa ra một chính sách đối ngoại nhằm lập lại trật tự thế giới chứ không phải là cải tạo thế giới. Nhưng cho dù nỗ lực này được thực hiện đi nữa, nó cũng không đủ sức ngăn cản sự xói mòn thêm nữa của trật tự thế giới, phát xuất từ sự phân tán quyền lực rộng rãi và việc làm quyết sách mất dần tính tập trung, cũng như từ nhận thức của thế giới về quyền lực Mỹ và hành động của Mỹ. Vấn đề không còn là thế giới sẽ tiếp tục phân rã hay không, mà là phân rã nhanh hay chậm và đến mức độ nào.
R. N. H.
Dịch giả gửi BVN.

Bài diễn văn của Obama khiến hàng nghìn người Mỹ bật khóc


Ngày 20/1/2009, ông Barack Obama đã đọc diễn văn nhậm chức Tổng thống đời thứ 44 của Mỹ trước toàn thể người dân nước này.

Dưới đây là toàn văn bài phát biểu nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ đầu tiên của ông Barack Obama. Hàng nghìn người dân Mỹ đã khóc khi theo dõi bài diễn văn và lễ nhậm chức của vị Tổng thống da đen đầu tiên của nước Mỹ.


ổng thống Obama đọc diễn văn trong lễ nhậm chức năm 2009.

Thưa đồng bào,

Tôi đứng đây hôm nay, nhỏ bé trước nhiệm vụ đang đặt ra trước mắt, cảm kích trước sự tin tưởng của đồng bào, và thấu hiểu về những hy sinh của các bậc tiền bối.

Tôi xin cảm ơn Tổng thống Bush về những cống hiến của Ngài cho đất nước, về tấm lòng rộng lượng và sự hợp tác của Ngài trong quá trình chuyển giao này.

Đã có bốn mươi bốn người dân Mỹ từng tuyên thệ nhậm chức tổng thống. Có lời tuyên thệ được vang lên trong những thời khắc thịnh vượng và yên bình, nhưng cũng có những lời tuyên thệ được vang lên trong giai đoạn sóng gió.

Vào những thời khắc đó, nước Mỹ đã vượt qua, không đơn giản chỉ nhờ vào kỹ năng hay tầm nhìn của các nhà lãnh đạo, mà bởi vì dân tộc Mỹ chúng ta luôn giữ vững niềm tin vào lý tưởng của cha ông, và luôn trung thành với những văn tự lập quốc.

Nó đã như vậy. Và nó cũng sẽ như vậy với thế hệ người Mỹ hôm nay.

Giờ đây ai cũng biết rõ chúng ta đang ở trong khủng hoảng. Đất nước chúng ta đang trong thời chiến chống lại một mạng lưới bạo lực và hận thù.

Nền kinh tế của chúng ta bị suy yếu nghiêm trọng - hậu quả từ sự tham lam và vô trách nhiệm của một số người, nhưng cũng là thất bại của tất cả chúng ta khi không biết chấp nhận những lựa chọn khó khăn và chuẩn bị cho đất nước bước vào một kỷ nguyên mới.

Nhiều gia đình mất nhà; nhiều người mất việc; nhiều doanh nghiệp đình đốn.

Chi phí y tế quá đắt đỏ; chất lượng trường học khiến nhiều người thất vọng; và mỗi ngày lại có thêm bằng chứng cho thấy cách chúng ta sử dụng năng lượng càng khiến kẻ thù của chúng ta mạnh thêm và đe doạ hành tinh này.

Đó là những dấu hiệu của khủng hoảng, theo các dữ liệu và con số thống kê.

Khó đo lường hơn, nhưng cũng không kém phần sâu sắc, là sự suy thoái lòng tin trên khắp cả nước - một tâm lý sợ hãi đeo đẳng rằng sự suy thoái của Mỹ là không tránh khỏi, và rằng thế hệ sau sẽ phải hạ bớt tầm nhìn.

Hôm nay, tôi xin tuyên bố với quý vị rằng, những thách thức mà chúng ta đang đối mặt là có thật. Những thách thức đó rất nhiều và rất nghiêm trọng.

Những thách thức đó không thể giải quyết được một cách dễ dàng hoặc trong ngày một ngày hai. Nhưng hãy tin rằng chúng sẽ được giải quyết.

Người đàn ông vô gia cư Farrington James khóc khi theo dõi lễ nhậm chức của Tổng thống Obama.

Hôm nay, chúng ta tụ hội về đây bởi chúng ta đã lựa chọn hy vọng thay vì sợ hãi, đoàn kết vì một mục tiêu chung thay vì xung đột và bất hòa.

Hôm nay, chúng ta tới đây để tuyên bố chấm dứt lời chỉ trích nhỏ nhen và những lời hứa hẹn dối trá, những lời buộc tội lẫn nhau cùng những lời nói giáo điều nhàm chán, những thứ từ lâu đã bóp nghẹt nền chính trị của chúng ta.

Chúng ta vẫn là một quốc gia non trẻ, nhưng như Kinh thánh nói, đã tới lúc gạt sang một bên những điều nông nổi.

Đã đến lúc chúng ta xốc lại tinh thần kiên định, để lựa chọn một lịch sử tốt đẹp hơn, để tiếp tục mang theo món quà quý giá, ý tưởng cao đẹp đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác:

Thượng đế trao cho mọi người quyền bình đẳng, quyền được tự do, và mọi người ai cũng đều có quyền mưu cầu hạnh phúc.

Thêm một lần khẳng định sự vĩ đại của dân tộc mình, chúng ta hiểu rằng sự vĩ đại đó không bao giờ là thứ được cho không. Chúng ta phải tạo dựng nó.

Hành trình chúng ta đi chưa bao giờ là một con đường tắt hoặc một điều gì đó dễ dàng hơn. Đó chưa từng là con đường dành cho những người nhút nhát, cho những người ưa thích tiêu khiển hơn lao động, hoặc chỉ tìm kiếm những thú vui của sự giàu sang và nổi tiếng.

Ngược lại, chính những người dám mạo hiểm, những người lao động, những người làm ra của cải vật chất - một vài người nổi tiếng nhưng thường vô danh trong lao động - đã đưa chúng ta vượt qua con đường dài đầy khó khăn gập ghềnh đến với thịnh vượng và tự do.

Vì chúng ta, họ đã gói ghém chút của cải của mình và băng qua các đại dương để kiếm tìm một cuộc sống mới.

Vì chúng ta, họ đã phải vất vả lao động ở những công xưởng hà khắc và khai phá miền Tây, chịu đựng những trận đòn roi da và cấy trồng trên nền đất cứng.

Vì chúng ta, họ đã chiến đấu và hy sinh.

Hết lần này đến lần khác, những người nam nữ đó đã tranh đấu, hy sinh và làm việc tới tận khi đôi bàn tay của họ chai sạn để chúng ta có thể có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Họ nhìn thấy một nước Mỹ lớn hơn tất cả những tham vọng cá nhân, lớn hơn tất cả những khác biệt về nguồn gốc, của cải hay phe phái.

Đó chính là hành trình chúng ta đang tiếp bước hôm nay. Chúng ta vẫn là quốc gia cường thịnh nhất trên Trái Đất

Một người phụ nữ gạt nước mắt khi nghe bài diễn văn của Tổng thống.

Công nhân của chúng ta không hề làm việc kém năng suất hơn thời điểm bắt đầu khủng hoảng. Trí óc của chúng ta không hề kém sáng tạo, hàng hoá và dịch vụ của chúng ta không hề bị giảm cầu so với tuần trước, tháng trước hay năm trước.

Năng lực của chúng ta vẫn không hề bị giảm sút. Nhưng thời kỳ của sự trì trệ, bảo vệ những lợi ích hẹp hòi và lảng tránh những quyết định không vừa ý chắc chắn đã qua đi.

Bắt đầu từ hôm nay, chúng ta phải tự mình đứng dậy, tự phủi bụi và bắt đầu lại với công việc tái thiết nước Mỹ.

Nhìn vào bất cứ đâu, chúng ta cũng sẽ thấy có việc phải làm. Tình trạng kinh tế hiện nay kêu gọi chúng ta hành động, can đảm và mau lẹ, và chúng ta sẽ hành động – không chỉ để tạo ra những việc làm mới, mà còn đặt nền móng mới cho sự tăng trưởng.

Chúng ta sẽ xây dựng những cây cầu, con đường, lưới điện và đường dây kỹ thuật số phục vụ cho thương mại và kết nối chúng ta lại với nhau.

Chúng ta sẽ khôi phục lại khoa học cho xứng với vị trí của nó và áp dụng những thành tựu công nghệ để nâng cao chất lượng và hạ thấp chi phí dịch vụ y tế.

Chúng ta sẽ khai thác năng lượng từ mặt trời, gió và đất để cung cấp nhiên liệu cho xe hơi, vận hành các nhà máy. Chúng ta cũng sẽ cải cách các trường phổ thông, đại học và cao đẳng để đáp ứng các nhu cầu của một thời đại mới.

Chúng ta có thể làm được tất cả những điều này và chúng ta sẽ làm.


Cụ ông Herbert Bridges, 94 tuổi, khóc khi theo dõi lễ nhậm chức của Tổng thống Obama qua truyền hình

Vào lúc này, một số người vẫn còn hoài nghi về tầm vóc những tham vọng của chúng ta, những người cho rằng hệ thống của chúng ta không thể kham nổi quá nhiều kế hoạch lớn.

Đầu óc của họ quá thiển cận. Bởi họ đã quên rằng những gì đất nước này đã làm được, những gì những con người tự do, nam cũng như nữ, có thể đạt được khi mà tất cả đều hướng về một mục đích và thấy cần phải can đảm.

Điều mà những kẻ hoài nghi không hiểu nổi là mặt đất đang chuyển dịch dưới chân họ - rằng những luận điểm chính trị cũ rích làm héo mòn chúng ta bấy lâu đã không còn phù hợp nữa.

Câu hỏi dành cho chúng ta hôm nay không phải là liệu chính phủ quá lớn hay quá nhỏ, mà là liệu nó có hiệu quả hay không - liệu nó có thể giúp các gia đình tìm được việc làm với đồng lương tử tế, có thể chi trả dịch vụ y tế, và có được một suất lương hưu xứng đáng.

Ở đâu chúng ta tìm được câu trả lời, chúng ta sẽ tiến tới. Nơi nào không tìm được câu trả lời, các chương trình sẽ kết thúc.

Ai trong chúng ta đang quản lý những đồng đô-la của người dân sẽ phải có trách nhiệm - để sử dụng một cách khôn ngoan, để sửa những thói xấu và làm việc minh bạch – vì chỉ khi đó chúng ta mới có thể khôi phục được lòng tin sống còn giữa người dân và chính phủ.

Câu hỏi mà chúng ta phải đối mặt cũng không phải liệu thị trường là lực lượng tốt hay xấu.

Sức mạnh của thị trường nhằm sản xuất ra của cải và mở rộng tự do là không gì sánh nổi, nhưng cuộc khủng hoảng này nhắc chúng ta rằng nếu thiếu thận trọng, thị trường có thể vượt khỏi vòng kiểm soát, rằng 1 quốc gia không thể thịnh vượng lâu dài khi chỉ tạo thuận lợi cho người giàu.

Thành công của nền kinh tế chúng ta luôn dựa trên không chỉ quy mô của Tổng sản phẩm Quốc nội, mà còn dựa trên sự lan toả của thịnh vượng, dựa trên khả năng mở rộng cơ hội cho tất cả những ai sẵn sàng đón nhận.

Nó không phải vì lòng từ thiện, mà vì đó là con đường chắc chắn nhất dẫn tới lợi ích chung của chúng ta.

Một người phụ nữ da màu khóc và cầu nguyện khi theo dõi bài diễn văn nhậm chức của Tổng thống qua truyền hình.

Về quốc phòng, chúng ta bác bỏ sự lựa chọn giữa an toàn và các lý tưởng của chúng ta.

Những Bậc khai quốc, vốn từng phải đương đầu với những hiểm nguy mà ngày nay chúng ta khó có thể hình dung được, đã soạn thảo một bản hiến chương nhằm đảm bảo nền pháp trị và quyền con người, một hiến chương được vun đắp bằng máu của nhiều thế hệ.

Những lý tưởng đó vẫn đang tiếp tục soi sáng nhân loại, và chúng ta sẽ không từ bỏ chỉ vì lợi ích.

Vì vậy, với tất cả các dân tộc và chính phủ đang theo dõi chúng ta hôm nay, từ các thủ đô lớn nhất cho tới ngôi làng nhỏ nơi cha tôi ra đời:

Quý vị hãy tin rằng Hoa Kỳ là người bạn của mỗi quốc gia, mỗi con người, và của mỗi em thơ, những người đang tìm kiếm một tương lai hoà bình và được tôn trọng phẩm giá, và chúng ta sẵn sàng một lần nữa là những người tiên phong.

Hãy nhớ rằng những thế hệ đi trước từng quật ngã chủ nghĩa phát xít... không chỉ bằng tên lửa và xe tăng mà bằng những liên minh vững chắc và những niềm tin bền bỉ.

Lớp cha anh hiểu rằng chỉ sức mạnh không thôi sẽ không thể bảo vệ chúng ta, cũng không thể cho phép chúng ta làm những gì mình muốn.

Họ hiểu rằng sức mạnh của chúng ta được nhân lên nhờ sử dụng nó một cách cẩn trọng; nền an ninh của chúng ta được xây dựng từ sự chính nghĩa, từ sự gương mẫu, từ sự khiêm nhường và biết kiềm chế của chúng ta.

Chúng ta là những người gìn giữ di sản này. Tuân theo những nguyên tắc này, một lần nữa chúng ta có thể đương đầu với những nguy cơ mới, đòi hỏi những nỗ lực lớn hơn – thậm chí cả sự hợp tác và hiểu biết sâu sắc hơn giữa các quốc gia.

Chúng ta sẽ bắt đầu chuyển giao có trách nhiệm đất nước Iraq cho người dân Iraq, và củng cố nền hòa bình vất vả mới có được ở Afghanistan.

Cùng với bạn cũ thù xưa, chúng ta sẽ nỗ lực không ngừng nhằm giảm bớt nguy cơ hạt nhân và đảo ngược tiến trình ấm lên của trái đất. Chúng ta sẽ không xin lỗi vì cách sống của chúng ta và không do dự để bảo vệ lối sống này.

Đối với những kẻ muốn đạt được mục tiêu bằng cách kích động khủng bố và giết người vô tội, các người cần biết rằng ý chí của chúng tôi mạnh hơn và không thể bẻ gãy; các người không thể tồn tại lâu hơn chúng tôi, và chúng tôi sẽ đánh bại các người.

Chúng ta biết rằng di sản đa dạng của chúng ta chính là thế mạnh, không phải là điểm yếu. Chúng ta là một quốc gia của người Thiên Chúa Giáo và người Hồi giáo, người Do Thái giáo và người Ấn Độ giáo, và của cả những người không tôn giáo.

Chúng ta được hình thành từ mọi ngôn ngữ và văn hóa, hội tụ về từ mọi nơi trên trái đất; và vì đã từng nếm trải sự đau xót của nội chiến và phân biệt màu da, và vươn dậy từ thời kỳ đen tối đó để trở nên mạnh mẽ hơn, đoàn kết hơn.

Chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng rồi sẽ đến ngày hận thù xưa cũng nguôi ngoai, những chia cắt giữa các sắc tộc sẽ được giải quyết, rằng khi thế giới trở nên nhỏ bé hơn, lòng nhân hậu sẽ ngự trị và Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò mở ra một kỷ nguyên mới của hoà bình.


Một sinh viên đại học khóc khi theo dõi bài phát biểu của Tổng thống Obama qua truyền hình

Với thế giới Hồi giáo, chúng ta tìm hướng đi mới, dựa trên lợi ích chung và sự tôn trọng lẫn nhau.

Với các nhà lãnh đạo trên thế giới đang muốn gieo rắc xung đột hay đổ lỗi cho phương Tây về những xấu xa trong xã hội của họ: quý vị cần hiểu rằng người dân sẽ đánh giá dựa trên những gì quý vị xây dựng chứ không phải những gì quý vị phá huỷ.

Với những người bám lấy quyền lực nhờ tham nhũng, dối trá và bịt miệng những quan điểm đối lập, hãy biết rằng quý vị đang đi ngược lại lịch sử; nhưng chúng tôi sẽ chìa bàn tay nếu quý vị sẵn sàng từ bỏ nắm đấm.

Với người dân của các với các quốc gia nghèo khó, chúng tôi cam kết sẽ sánh vai cùng các bạn để giúp đồng ruộng xanh tươi, để dòng nước sạch được tuôn trào, để nuôi dưỡng những cơ thể đói khát và bồi đắp những tâm hồn thiếu thốn.

Với những quốc gia được hưởng sự đầy đủ như chúng ta, chúng ta nói với họ rằng chúng ta không thể tiếp tục thờ ơ với những nỗi thống khổ phía bên ngoài lãnh thổ, cũng không thể tiếp tục sử dụng tài nguyên thế giới mà không quan tâm tới những tác động của nó.

Thế giới đã thay đổi và chúng ta phải thay đổi theo.

Khi chúng ta cân nhắc con đường đi phía trước, chúng ta tưởng nhớ với lòng biết ơn trân trọng trước những người Mỹ dũng cảm, mà chính lúc này đây, đang tuần tra trên các sa mạc hay dãy núi xa xôi.

Họ nói với chúng ta điều gì đó, giống như những anh hùng ngã xuống ở Arlington đã thì thầm suốt chiều dài lịch sử.

Chúng ta vinh danh họ không chỉ vì họ là những người bảo vệ nền tự do của chúng ta, mà còn vì họ hiện thân cho tinh thần phục vụ; sẵn sàng tìm ý nghĩa trong những điều lớn lao hơn chính bản thân họ.

Và chính trong khoảnh khắc này - một khoảnh khắc sẽ định hình cả một thế hệ - chính tinh thần đó phải hiện hữu trong tất cả chúng ta.

Vì cho dù chính phủ có thể làm gì và phải làm gì, đất nước này suy cho cùng phải dựa vào niềm tin và quyết tâm dân tộc Mỹ.

Đó là lòng hảo tâm đùm bọc người xa lạ khi những con đê bị vỡ, là sự vị tha của những công nhân thà làm bớt giờ chứ không để bạn mình mất việc, chính những điều đó đưa chúng ta ra khỏi thời kỳ đen tối nhất.

Chính sự dũng cảm của người lính cứu hoả khi băng qua cầu thang đầy khói, cũng như tấm lòng của một bậc cha mẹ sẵn sàng dang tay nuôi dưỡng một đứa trẻ, rốt cuộc sẽ quyết định số phận của chúng ta.

Những thách thức chúng ta đối mặt có thể mới. Những công cụ chúng ta dùng để đương đầu với những thách thức đó có thể mới.

Nhưng các giá trị đã tạo dựng nên thành công của chúng ta - trung thực và chăm chỉ, dũng cảm và công bằng, khoan dung và tò mò, trung thành và ái quốc – là những điều không mới. Những điều đó là có thật.

Chúng đã là động lực âm thầm cho những tiến bộ suốt chiều dài lịch sử của chúng ta. Điều chúng ta cần là phải quay trở lại với những chân lý đó.

Điều chúng ta cần giờ đây là một kỷ nguyên mới của trách nhiệm – một sự giác ngộ của từng người Mỹ rằng chúng ta có những nghĩa vụ với chính bản thân, với đất nước, và với cả thế giới.

Đó là những nghĩa vụ chúng ta không phải miễn cưỡng chấp nhận mà thậm chí còn nắm lấy một cách vững vàng và vui vẻ với nhận thức rằng, không có điều gì làm tinh thần thỏa mãn và định hình nhân cách của chúng ta bằng sự cống hiến trọn vẹn cho sự nghiệp gian khó.

Đó là giá trị và cam kết của quyền công dân.

Đó là nguồn gốc của sự tự tin của nước Mỹ - một sự nhận thức rằng Thượng đế trông cậy vào chúng ta để tạo dựng một vận mệnh chưa định hình.

Đó là ý nghĩa của tự do và tín điều của chúng ta – rằng vì sao nam, nữ và trẻ em thuộc mọi chủng tộc và tín ngưỡng có thể cùng nhau tham dự buổi lễ tại quảng trường quốc gia vĩ đại này.

Và vì sao một người mà cha của anh cách đây gần 60 năm có thể không được phép ăn tại một nhà hàng ở địa phương, nay lại được đứng trước mặt quý vị để đọc lời thề thiêng liêng nhất.

Vậy chúng ta hãy đánh dấu ngày hôm nay bằng cách nhớ lại chúng ta là ai và chúng ta đã đi được đến đâu.

Vào năm đất nước Hoa Kỳ được khai sinh, trong những tháng giá lạnh nhất, một nhóm nhỏ những người yêu nước chụm lại bên nhau, cạnh đống lửa trại gần tàn trên bờ sông băng giá.

Thủ đô đã bị bỏ hoang. Kẻ thù đang tiến tới. Tuyết loang lổ vết máu. Vào thời điểm khi kết quả cuộc cách mạng gần như rơi vào hồ nghi, người khai sinh ra đất nước đã ra lệnh đọc những lời kêu gọi nhân dân sau đây:

“Hãy nói cho thế giới tương lai... rằng trong cái giá lạnh của mùa đông, khi chỉ còn hy vọng và nghị lực... rằng thành phố này và đất nước này, lo lắng trước mối nguy hiểm chung, đã tiến lên để đương đầu.”

Nước Mỹ, trước những mối nguy hiểm chung, trong chính mùa đông gian khó này, hãy cùng nhau nhớ những lời bất tử đó. Với hy vọng và nghị lực, chúng ta hãy một lần nữa can đảm vượt qua dòng nước băng giá và hứng chịu bất kỳ cơn bão nào sẽ đến.

Hãy để con cháu chúng ta kể lại rằng khi gặp thử thách, chúng ta đã không dừng bước, rằng chúng ta không quay đầu hay ngập ngừng.

Với đôi mắt luôn hướng về phía chân trời và ân phước mà Thượng Đế ban tặng, chúng ta đã mang theo món quà tự do và giao lại nguyên vẹn cho những thế hệ mai sau.