Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

Tin thứ Hai, 19-03-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

- Nguyễn Hoàng Hà: Biển Đông đang nổi sóng lừng khi những tính toán của Bắc Kinh ngày càng lớn lên - (boxitvn).
- CÂU LẠC BỘ BÓNG ĐÁ No-U RA SÂN LẦN THỨ 17 CHIỀU 18/03   —  (Blog Thành)Một nửa CLB đi thăm Bùi Hằng – Một nửa ra sân = >
- BUỒN BỰC, CĂM GIẬN, TỦI NHỤC CHƯA TỪNG THẤY!   –   (Nhát sĩ Tô Hải). “Cùng với thời gian, với phương pháp bịt mồm báo chí, truyền thông, nhằm ‘dìm sâu đáy biển’ sự hy sinh của 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam ở Trường Sa suốt 24 năm qua, những kẻ coi những đứa giết người mình, đồng bào mình, binh sĩ mình… là đồng chí bốn tốt tưởng thời gian sẽ xóa đi hết thảy… Nhục! nhục hơn con chó một nước!” – SÀ PHÌN ƠI! ĐỪNG XÓA TÊN LIỆT SĨ…  —  (Mai Thanh Hải).

- Hà Đình Sơn: Nhân dân là người có quyền tối thượng về chủ quyền quốc gia - (boxitvn.net). “GS.TS Nguyễn Quang Ngọc và những người tổ chức buổi thuyết trình đưa ra quan điểm ” … 4-Hiện nay Việt Nam đang là nước yếu, nên chúng ta vẫn không ngừng tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam còn việc đòi lại và bảo vệ chủ quyền như thế nào thì không nên nôn nóng, để đến trăm năm hoặc nghìn năm sau con cháu chúng ta đòi lại cũng vẫn được; 5- Ai có quan điểm khác với quan điểm trên đều là sai trái và chỉ phục vụ mục đích của một số cá nhânViệc những người tổ chức buổi thuyết trình đưa ra những quan điểm trên về đòi lại chủ quyền đã mất và bảo vệ chủ quyền đất nước như trên thật là thất vọng, không khách quan, thiếu khoa học.” Bổ sung, TS Nguyễn Xuân Diện cho biết: “Đơn vị tổ chức buổi thuyết trình là Trung tâm Liên văn hóa – lịch sử do PGS.TS Phan Phương Thảo làm Giám đốc. Bà Phan Phương Thảo là con gái của GS Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử).
- Bài đã điểm tối qua: MỘT BUỔI THUYẾT TRÌNH VỀ “VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM Ở TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA” (HDTG). Sáng qua cũng đã bàn về buổi thuyết trình của GS-TS Nguyễn Quang Ngọc và phát biểu của ông trên BBC (trong đó có bổ sung lời xin lỗi vì một nhầm lẫn), giờ xin tiếp vài ý:
1- Ông Ngọc nói “Chủ đề của tôi là tôi nói về chủ quyền của VN ở trên các quần đảo giữa Biển Đông”, nhưng ông nhấn mạnh là ông nói về giai đoạn chưa có các tranh chấp. Trong khi đó có những người nghe coi giai đoạn tranh chấp là vô cùng quan trọng, không nêu bật thì chẳng khác gì thầy bói tả voi mà chỉ rờ tới cái vòi, hay “một nửa sự thật không phải là sự thật”. Bởi vì cha ông ta hàng trăm năm tốn bao công sức xương máu tạo lập nên chủ quyền, gìn giữ được, vậy mà chỉ trong có mấy chục năm thì những phần thiết yếu nhất về quyền chủ quyền đó đã để chính kẻ vẫn luôn được coi là “bạn vàng” cướp mất. Chí ít ông nên chia sẻ với người nghe ở nhận thức đó, nhất là vào thời điểm này – ông quá biết, chớ vội chụp cho họ cái mũ “xuyên tạc” (được ông nhắc tới 2 lần), thậm chí còn nghi vấn “e rằng là người đó có khi đến đây có cái mục đích khác”.
2- TS Nguyễn Hồng Kiên trong bài viết hôm qua cho biết, đã được nghe rằng có những người “từng yêu cầu NGƯNG buổi sinh hoạt khoa học này”. Điều này khá logic với nội dung thuyết trình của ông, trong đó có cái “biên niên sử” chủ quyền HS-TS lộn xộn, khiếm khuyết đến kinh ngạc, chỉ có thể tin rằng nó là kết quả của một cuộc cắt xén bất đắc dĩ. Nếu đúng vậy thì có thể cảm thông với ông, song lại không thể chấp nhận khi ông thay vì thừa nhận, hoặc lờ đi khi được phỏng vấn, để người nghe tự hiểu, thì lại lớn tiếng phản bác và chỉ trích nặng lời người không vừa lòng với mình. Cái tâm lý ban phát chứ không phải phụng sự người dân đó chỉ có thể có ở một quan chức quan liêu, không nên có từ một trí thức chân chính.
3- Nếu không chịu áp lực nào thì quả là đáng thất vọng cho cái đoạn “biên niên sử” nham nhở đó (mời bấm xem, hình “Thực trạng hiện nay về TS và HS”). Chỉ cần nhìn vào có thể thấy rõ sự thiếu nghiêm túc trong các nghiên cứu của ông, một người có hẳn học hàm học vị GS-TS.
Riêng BTV có lời bàn: Khi đưa ra chủ đề buổi thuyết trình là “VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM Ở TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA” và một trong các đề mục của buổi thuyết trình là: “CHỦ QUYỀN Ở HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG ĐẶT RA”, trong khi trả lời phỏng vấn BBC, ông Ngọc nói: “Bài thuyết trình của tôi là một câu chuyện lịch sử về các tư liệu chủ quyền của VN ở Hoàng Sa & Trường Sa qua các thời kỳ, chứ chúng tôi không bàn nhiều về các chuyện khác”. Vậy chỉ có thể nói: ông tiến sĩ đã “treo đầu dê, bán thịt chó”!
- Năm 2012, Biển Đông có tiếp tục dậy sóng?   –   (RFI).
Bà Bùi Hằng kiện chủ tịch Hà Nội   –   (BBC).  - Niềm tin cho Bùi Hằng (Nguyễn Tường Thụy/FB Trịnh Kim). - Lá đơn không đúng qui định?    – 18-3 trại Thanh Hà  —  (Người buôn gió). Mày thì buôn gió cái gì, giờ tao đặt  tên mày là phải gió. Cụ Lê Hiền Đức bảo vậy = >
Trà Vigia: Chăm trong lò hạt nhân (Inrasara). “Tôi rùng mình tỉnh dậy trong hơi thở gấp và tim đập mạnh, hình như tôi đã la lên lúc đầu còn ú ớ nhưng rồi cũng thét thành lời: - Trời biển ơi cứu tôi với, cứu Chăm tôi với!”
Vụ Đoàn Văn Vươn: “Bố đi chơi mai về, vì mẹ cháu bảo thế” (GDVN).
Thảo luận sửa đổi Hiến pháp 1992 (TN). - Phỏng vấn tiến sỹ Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội VN: Quốc hội tu chính Hiến Pháp thế nào?   –   (BBC). Phần 2:  Quốc hội tu chính Hiến pháp ra sao (II)   –   (BBC). BTV: Tu chính thế nào, chứ đừng để thế này, khó coi lắm: Tội thế kỉ luật thế là thế nào? (Trần Nhương). “Tớ còn muốn hỏi thêm cậu điều này nữa: Một người nào đó bị phát hiện ‘khai nhận học vị tiến sĩ không đúng thực chất văn bằng được cấp’, người đó lại là đảng viên, thì theo cậu, anh ta có xứng đáng là đảng viên nữa không?… Thế mà có một ông sếp lớn, phạm tất cả các tội tớ nêu trên, lại chỉ bị kỷ luật… ‘bằng hình thức cảnh cáo’ thôi đấy!
- Bùi Văn Bồng: SÁM HỐI, TỈNH NGỘ – THẬT KHÓ HY VỌNG   –   (Người Lót Gạch). “Từ khi còn tuổi trẻ, hăng hái, khi phấn đấu để được kết nạp Đảng, ai cũng thề bồi ngon lành, nghiêm trang trước cờ Đảng, bàn thờ Tổ quốc, trước đồng chí mình. Lại năm nào cùng tập huấn, học nghị quyết, học chuyên đề về lý luận và tư tưởng không biết bao nhiêu lần. Mấy năm qua đảng viên nào cũng đã tham dự các lớp trong cuộc vận động ‘Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’. Thế mà…
- GS Tương Lai: “Đạo đức là sự bất lực đưa ra hành động” - (boxitvn).
- Dân Lề Phải: Tên Bác Hồ được đặt cho một động ở động Phong Nha – Quảng Bình   –   (Người Ba Đồn). Hic! “Động Bác Hồ”? Tội nghiệp mấy ông Tây hồn nhiên, không thể hiểu nổi lối tư duy bí hiểm của người cộng sản VN nên cứ tưởng cái gì mình quý thì mình có thể tự lấy tên lãnh tụ xứ người ta ra đặt.
- VIỆC GÌ CŨNG DỒN LÊN VAI THỦ TƯỚNG (Nguyễn Quang Vinh). “Đó là điều rất đáng báo động. Chính phủ sinh ra là để xử lý những công việc quốc kế dân sinh, ở tầm quốc gia, không thể hàng ngày cứ phải làm thay các cấp chính quyền, thậm chí đến cấp chính quyền xã cũng đến tay Thủ tướng. Vừa đấy vụ Tiên Lãng, nay là vụ ở xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam“. - Vụ nào cũng Thủ tướng chỉ đạo-Báo động – (Cu làng cát).  - Thủ tướng chỉ đạo đối thoại công khai vụ cưỡng chế đất ở Hà Nam (VOV).
Phó Thủ tướng Chính phủ thăm bệnh nhân lao (LĐ).
- CHẤT VẤN TẠI PHIÊN HỌP THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI: Làm rõ trách nhiệm chính trị của bộ trưởng (PLTP). Phỏng vấn TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH.
<- Ông Vũ Quốc Hùng, cựu phó chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra T.Ư: Không từ chức thì nên miễn nhiệm (SGTT/TP). “… liên quan đến vụ ông Cao Minh Quang và ông Lữ Ngọc Cư.”
- Nhà văn Đắc Trung: Luận về Nhẫn và Đời (Trần Nhương).
- Phan Tất Thành: Hãy ghi nhớ sự cẩu thả và tham lam của con người ngày 4/10/2010 - (boxitvn). “…khôi hài nhất là trong khi không thấy nguyên nhân, hậu quả, trách nhiệm thì đã thấy ngay ĐỊCH. Địch lúc nào cũng nhăm nhăm phá hoại và có lẽ sẽ còn phá hoại đến hàng nghìn năm cái nhà nước XHCN tốt đẹp của chúng ta. Ghê gớm thật!”
- Liệu pháp sốc! (NLĐ).Dùng biện pháp kinh tế dạng ‘sốc’ cũng khó hạn chế được nhu cầu đi lại bức thiết của người dân, có chăng chỉ làm cho cuộc sống của họ thêm khó khăn mà thôi”.
- Nước Việt Nam đang biến chuyển: Vietnam, a Nation on the Move (The Nation).
Thuế phải tạo được đồng thuận xã hội (TT).
Thứ trưởng giải thích chuyện lương (VNN).
Nói và làm: “Chữa cháy” cho nông dân (VEF).
- Thán phục VNN, bữa qua có Nóng trong ngày: Nữ sinh tố thầy cưỡng bức, bữa nay thì: Nóng trong tuần: Đại gia thua kiện, nữ sinh tố thầy ‘giở trò’. Mong có thêm “nóng trong tháng/trong năm …”
Chồng tố phó công an xã quan hệ bất chính với vợ (VTC).  - Kẻ quậy phá đốt công an (TN).
Tuần lễ quốc gia về an toàn lao động (TN). - Lao động Việt Nam kẹt ở Malaysia (TN).
- Xe máy cháy nổ: Trách nhiệm Nhà Nước ở đâu?   –   (RFA). Luôn luôn sẵn sàng dẫn chứng: Một xe máy bốc cháy khi đang chạy (SGTT).
-  Vận động hành lang tại DC (ĐCV).
- Vaslav Havel: Trí thức và chính trị - (boxitvn).
- Nhà đấu tranh nhân quyền Joachim Gauck trở thành tổng thống Đức  –   (RFI).
- Hồi ký của một thiếu nữ Bắc Triều Tiên: 9 năm để thoát khỏi địa ngục   –   (RFI).  - Sống sót trong địa ngục Bắc Triều Tiên (Thụy My RFI).  - Người phụ nữ trốn thoát khỏi Bắc Triều Tiên kể lại câu chuyện của cô trong cuốn tự truyện Pháp: N.Korean Defector Tells Her Story in French Autobiography (Chosun). Cô Kim nói: “Ở Bắc Triều Tiên, ngay cả trẻ em ở trường tiểu học bị buộc phải xem hành quyết công cộng để họ truyền cảm giác sợ hãi trong các em. Bạn không thể có hy vọng hay ước mơ ở miền Bắc”. Cô Kim Eun-sun với Sebastien Falletti /Yonhap. =>
- Bình Nhưỡng: phóng vệ tinh là quyền “hợp pháp” (TT/AFP).  – Bình Nhưỡng tuyên bố không từ bỏ kế hoạch phóng vệ tinh (DT/Reuters).  – Nhật có thể bắn hạ vệ tinh Triều Tiên (NLĐ).  – Hỏa tiễn Bắc Hàn: Bắc Kinh lo ngại   –   (BBC).  - Thế giới 24h: Triều Tiên mặc kệ dư luận (VNN). - Nhật có thể bắn tên lửa phóng vệ tinh của Triều Tiên (TN). - Bắc Triều Tiên mời quan sát viên quốc tế đến giám sát vụ phóng vệ tinh - (RFI).
- Trung Quốc : Hàng ngàn người Tây Tạng kéo về tỉnh Thanh Hải sau một vụ tự thiêu mới    –   (RFI).
- Thần tượng, ôi…  —  (Nguyễn Thông). “Thời gian qua, bên xứ “bạn vàng” Trung Quốc, người ta lôi thần tượng Lôi Phong ra dụ khị nhân dân, nhất là thanh niên. Nhưng xem chừng thất bại. Theo báo chí Trung Quốc, có cả tờ chính thống Nhân dân nhật báo, thì cuộc vận động làm theo tấm gương của Lôi Phong đã không được hưởng ứng rộng khắp, không thu được kết quả nào đáng kể. Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu”.
Thay đổi lãnh đạo Trung Quốc có nghĩa gì với Mỹ (TVN). - Vì sao Trung Quốc phải cải tổ chính trị? (Đất Việt).
<- Những trang mạng thiên tả đóng cửa sau khi Bạc Hy Lai bị cách chức   –   (x-café). Dịch từ bài: Leftist websites go down following Bo Xilai’s dismissal (Want China Times).  - Nguyễn Dương: TIẾNG VỌNG TỪ BẮC KINH TÁC ĐỘNG GÌ TỚI HÀ NỘI ?  —  (Phạm Viết Đào).
- Bầu cử Miến Điện : Aung San Suu Kyi trấn an cộng đồng người Hoa   –   (RFI).
Biểu tình chống Putin ở bên ngoài một đài truyền hình ở Mascova – (VOA). - Biểu tình tại tháp truyền hình Mátxcơva, hàng chục người bị bắt (DT).
- Nhật Bản: 80% người dân muốn từ bỏ hạt nhân  –   (RFI).
14h10′:
Lạm bàn về bốn chữ I (Hiệu Minh).
Ôtô giữa muôn trùng thuế, phí (VnEconomy). - Quỹ bảo trì đường bộ sẽ lấy từ phí sử dụng ô tô, xe máy (NLĐ).  - ‘Xe phá đường nhiều đóng phí như phá ít?’ (VNN).  - Chưa hết lo phí bảo trì đã đối mặt phí lưu hành (SGTT).  - “Chưa có ai nghĩ đến việc nộp tiền để sửa đường!” (TTXVN).  - Có làm trái quy định? (PLTP). “thẩm quyền chủ trì soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về phí và lệ phí để trình Chính phủ (hoặc ban hành theo thẩm quyền) là của Bộ Tài chính, chứ không phải là của Bộ GTVT. Vậy, đây là các trường hợp đặc biệt hay Bộ GTVT đã làm trái quy định khi tự ý chủ trì đề xuất các loại mức phí cụ thể?”.
KINH TẾ
- Phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Đừng điều hành giá cả theo kiểu “đánh du kích”! (PLTP). – Khi chuyên gia cũng bó tay (Nguyễn Vạn Phú). “Hỏi chuyện một số chuyên gia kinh tế vì sao dạo này không viết báo nữa, nhiều người trả lời, hầu như các quy luật kinh tế không có tác dụng ở Việt Nam cho nên họ không muốn bị hớ, càng viết e càng sai thực tế”.
- Tản mạn về lạm phát (Infonet).  - Giá vàng sẽ bám ngưỡng 44 triệu đồng/triệu lượng tuần này (VTC).
Ngân hàng Đông Á đang tính chuyện sáp nhập (SGTT).
- Dầu tăng giá, tàu cá nằm bờ (NLĐ). Ngư dân rầu rĩ vì tàu phải nằm bờ do dầu tăng giá = > 
Thuế phải tạo được đồng thuận xã hội (TT).
-  Hơn 50.000 doanh nghiệp phá sản: Hiệu ứng domino (ANTĐ). - DN giải thể hàng loạt: Thuốc lãi suất chưa đến, bệnh đã di căn (VEF). - Năm thử thách đối với doanh nghiệp gia đình (DNSG).
Rút phép 8 dự án FDI (TN).
- Hà Nội: Cần 6.500 căn nhà tái định cư (VnMedia).  - Đất nền Hà Nội tiếp tục vòng xoáy giảm giá (LĐ).
-  Trầm hương VN có thể đứng hàng đầu Đông Nam Á (TTXVN).
Hạn chế xuất khẩu nông sản thô (TN).  - Làm cánh đồng mẫu lớn, lãi gấp đôi (TP).
- Việt Nam có nên hợp thức hóa casino?: Cái giá của casino (NLĐ).
CT Group mua lại công ty Hàn Quốc (TN).
- Tại Trung Quốc, địa ốc ở các thành phố lớn mất giá    –   (RFI). – IMF ca ngợi chính sách kinh doanh của Trung Quốc    –   (VOA).  - Trung Quốc ủng hộ IMF xử lý khủng hoảng nợ EU (TTXVN).
- IMF : kinh tế toàn cầu bắt đầu « có dấu hiệu ổn định »   –   (RFI).
14h10′:
VĂN HÓA-THỂ THAO
89. Một cách nhìn của Trần Huy Liệu về quân Cờ Đen (Việt sử ký/Xưa&Nay). “Chúng ta một mặt khẳng định thành tích to lớn trong cuộc đánh Pháp của quân Cờ Đen, thì một mặt khác, chúng ta cũng không được chối cãi những hành vi lưu manh của quân Cờ Đen đã xâm phạm đến tính mạng và tài sản của nhân dân Việt Nam.”
Tìm thấy khay uống trà của đại thi hào Nguyễn Du (ANTĐ).
- Sài Gòn quay cuồng không ngừng nghỉ (hết) (Merian Vietnam/ Phan Ba). Mời xem lại: Phần 1.
<= Video clip bị cho là đã gây bức xúc trong giới tăng ni Phật tử - Giáo hội Phật giáo phản đối video chống Aids   –   (BBC). - Mời xem lại: Giáo hội Phật giáo lên tiếng về clip “thỉnh bao cao su” (Bee).
Du khách Tây học cấy, học cày ở Hội An (ĐĐK). - Khách Tây ‘sợ’ phố cổ Hà Nội (ĐV).
- Cánh diều 2011: Bất ngờ không thú vị ! (NLĐ). – Nhưng vẫn là Cánh diều kiểu cũ (TN).
Việt Linh – chuyện và truyện (TT).
Trưng bày các tuyệt bản của Nguyễn Nhật Ánh (TT).
- Hát xoan – Cuộc hồi sinh “vĩ đại” (SK&ĐS).
- Cải lương… nhép! (SGGP).
- ĐỘNG THIÊN ĐƯỜNG BỐ TRẠCH QUẢNG BÌNH, ĐẸP GẤP 10 LẦN ĐỘNG PHONG NHA   —  (Phạm Viết Đào).
- “Chuyện lạ” thời nay: Làng Chùa “trồng” thơ (TT&VH).
Hội thơ làng Chùa: Những đường cày tươi mới của thơ (TTVH).  - THƠ NHƯ ĐƯỜNG GƯƠM MÚA LƯỢN, ĐƯỜNG GƯƠM KHÔNG GƯƠM, VÀ ĐƯỜNG GƯƠM TUYỆT KỸ (Văn chương +).  - THƠ HAI BÊN NÓI VỀ CUỘC TRANH THỦ TÂY NGUYÊN (Văn chương +).  - TẠI SAO TA ÍT NHỚ THƠ – NHẠC THỜI MỚI KHỞI PHÁT CHIẾN TRANH?  (Văn chương +).
- PHAN CUNG VIỆT: Chuyện tử tế hay chuyện con vi-rút ? (Lê Thiếu Nhơn).
- KIM CHUÔNG: TRONG CÕI NGƯỜI RỘNG LỚN (Lê Thiếu Nhơn).
- Ôi mù thật ! (Trần Nhương).
- Đạo diễn ‘Mùi cỏ cháy’ tự cho mình điểm 10   –   (BBC). “Nghệ sỹ ưu tú Nguyễn Hữu Mười nói ông sẽ chấm điểm 10/10 cho tài đạo diễn của chính mình dù không được giải ‘đạo diễn xuất sắc’”.  – Đạo diễn ‘Mùi cỏ cháy’ kể chuyện   –   (BBC).
Showbiz Việt: Một tuần nở rộ với các tin đồn (VnMedia). - “Tài năng” chê phim nội (TN). - Bán kết 3 Vietnam’s Got Talent: So bó đũa chọn cột cờ (TT&VH).  - Ngẫu hứng đêm khai màn Bước nhảy Hoàn vũ 2012 (TT&VH). - Đêm 3 bán kết Tài năng Việt: Vẫn thiếu đột phá! (NLĐ). = >
Người tha vỏ bom, vỏ đạn… làm “ngôi làng kỳ lạ” (VTC).
Bi Rain đã đến Hà Nội (TT). - Hòa nhạc hữu nghị Việt Nam – Philippines.
- Tôi là đời thứ 5 tính từ Liszt (Nguyễn Đình Đăng).
- Ăn mừng ngày Thánh Patrick ở London   –   (BBC).
Bức thư trên con tàu Titanic trở về quê hương (TT&VH).
- Bóng đá Anh hết thời hoàng kim ở các Cúp châu Âu  –   (RFI).
14h10′:
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Tuyển sinh ĐH- CĐ 2012: Ráo riết tăng chỉ tiêu (NLĐ).
- Tản mạn: Phong cách giảng dạy (Nguyễn Văn Tuấn).  -  Tục nào cho thanh – (Cu làng cát). “Thật ra, trong cách thuyết trình, tiến sĩ Dương có phong cách nói cuốn hút, nhưng dung tục quá nhiều đã đẩy các cuốn hút vào phản cảm.” Đơn giản chỉ có vậy, đâu cần tranh cãi nhiều!   - Cư dân mạng “phát cuồng” về bài giảng của Lê Thẩm Dương? (GDVN).   - Những giáo viên ung dung kiếm tiền tỉ (VNN).  - Thực hư chuyện trường ĐH Luật Hà Nội mở lớp đào tạo tại chức chui? (GDVN).
<- Dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh: Dục tốc bất đạt(SGGP).  -  Liên hoan học sinh hát tiếng Pháp thành phố Hà Nội (TTXVN).
- CHƯƠNG TRÌNH ĐƯA TRƯỜNG HỌC ĐẾN THÍ SINH 2012: Giải tỏa băn khoăn học phí, việc làm (NLĐ).
Ngôi trường… 52 học sinh (TT). “Đó là hiện trạng của Trường THCS Linh Thượng thuộc xã Linh Thượng, huyện Gio Linh, Quảng Trị.”
-  3 nữ sinh tự tử vì đánh mất sổ đầu bài? (NLĐ). “Cô giáo chủ nhiệm nói, các em làm mất sổ đầu bài có thể phải đi tù.” Những ai biết được sức ép từ các cô đối với trò ngày này ghê gớm, phổ biến tới đâu mỗi khi các em (có thể) mắc lỗi lầm thì sẽ không kinh ngạc về vụ việc này. Nỗi đau bao trùm gia đình 3 nữ sinh chết bất thường (VNE).
Giả dối là con đường tắt, lên nhanh xuống nhanh… (TVN).
Phá đường dây làm giả bằng đại học (TN).
- Ảnh sex tràn lan trên… diễn đàn trường học(DT).
Người thầy của sáu vị tướng (PLTP).
Khuyến khích học sinh trổ tài nghiên cứu khoa học (TT).
Lịch sử tiến hóa dữ dội của Mặt trăng (VNN).
-  Cặp sách nặng liên quan chứng đau lưng ở học sinh (TTXVN).
14h10′:
- PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện: Một nền giáo dục dễ bị tổn thương (TVN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Hai ca tay chân miệng nặng phải thở máy (DT).
Bệnh viện tỉnh: Thiếu trăm bề (NLĐ).  - Người hiến máu tăng, máu vẫn thiếu (SGGP).
Xử phạt 2 hộ có đàn heo nhiễm chất cấm (TN). - Thịt lợn nhiễm độc: Người nuôi chết dở, dân buôn khốn khổ (VEF). - Đáng sợ trái cây tẩm hóa chất (NLĐ). - Phát hiện 2 đàn heo nhiễm chất cấm (NLĐ).
1.153 điểm ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật (NLĐ).
- Phú Hòa: TẠI SAO KHÔNG ĐÁNH THUẾ CÁC KHOẢN THU NHẬP CỦA NHÀ CHÙA?  —  (Mai Thanh Hải). = >
Những bất ổn trong ngành Than (Phần 2)   –   (RFA). Mời xem lại Phần 1.
Chưa khắc phục sự cố đứt đường điện vượt nhánh sông Tiền (SGGP). - Đứt đường điện qua sông Tiền, 3.500 hộ bị ảnh hưởng (NLĐ).

Lò than bủa vây vườn quốc gia Mũi Cà Mau (TT).
Hàng chục giếng nước thành bẫy người (PLTP).
Quảng cáo lậu tung hoành (TN).
Cửa biển vừa nạo vét xong đã bị bồi lấp (TN).
Em trai của nữ đại gia “siêu đám cưới” ở Hà Tĩnh tự tử vì vỡ nợ?(GDVN). Một blogger là cán bộ địa phương vừa đăng bài tương tự, nhưng rồi cho biết là có lệnh phải gỡ bỏ. Blogger này còn xác nhận “sự thật là 100% do thua cá độ bóng đá và lô đề bể 200 tỷ. - Thảm hại kết cục những đám cưới hoành tráng (VN Media). Họ cần được xem cái này:
.
Ồn ào ‘đường dây buôn chó Thái Lan – Việt Nam’ trên báo Anh (ĐV).
Tai nạn đường sắt tại Inđênêxia và lở đất tại Trung Quốc  (ĐCSVN).
- 15 người thiệt mạng trong tai nạn xe buýt ở Brazil    –   (VOA).
14h10′:
Nhà thương chùa (SGTT).
QUỐC TẾ
- Syria: Bom nổ ở Aleppo, 1 ngày sau vụ tấn công chết người ở Damascus   –   (VOA). – Lại xảy ra một vụ đánh bom xe đẫm máu tại Syria (TTXVN).  – SNC Syria: “Vụ đánh bom là âm mưu bẩn thỉu của Assad” (VTC). – Syria : Một liên minh đối lập mới vừa tuyên bố thành lập trên đất Thổ Nhĩ Kỳ   –   (RFI).  - Khủng hoảng tại Syria sẽ ảnh hưởng toàn khu vực Trung Đông (VOV). - Thế giới lên án vụ đánh bom kép đẫm máu ở Syria (PLVN). - Phe chống đối ở Syria chia rẽ (TN).
Iran chặn trang web Bộ Ngoại giao Anh (Gafin/BBC).
- Afghanistan trở thành Iraq thứ hai (PLTP).  – Gần 20 lính Mỹ liên quan tới vụ thảm sát tại Afghanistan? (Tin tức).  – Obama đau đầu về chiến lược rút quân khỏi Afghanistan   –   (RFI).  - Lính Afghanistan quay súng bắn người Mỹ (VTC)
<= Máy bay B-52 thử ném bom GBU-57 A/B - Siêu bom Mỹ chưa đủ sức (NLĐ).  – Cuộc chiến máy bay không người lái-Kỳ 1: Giết nhầm hơn bỏ sót (Tin tức/Foreign Policy).
- Libya và Pháp cùng yêu cầu Mauritania dẫn độ trùm tình báo của Kadhfi   –   (RFI). – Libya, Pháp yêu cầu dẫn độ Senussi   –   (BBC).
- Venezuela bắt 12 cảnh sát viên trong vụ sát hại ái nữ của lãnh sự Chilê    –   (VOA).
- Một cựu binh sĩ Mỹ được phóng thích ở Iraq    –   (VOA).  – Một nhà giáo người Mỹ bị bắn chết ở Yemen   –   (VOA).
- Tổng thống Mỹ muốn Hoa Kỳ không phụ thuộc vào bên ngoài về năng lượng  –   (RFI).
- Các lãnh đạo công ty dầu Chevron của Mỹ bị cấm rời khỏi Brazil    –   (VOA).
- Hé lộ bí mật quan hệ Thatcher – Reagan   –   (BBC). “Họ cũng chia sẻ sứ mạng chung là đánh bại chủ nghĩa cộng sản mà Liên Xô dẫn đầu”.
- Puerto Rico tổ chức bầu cử sơ bộ để chọn ứng viên tổng thống Mỹ   –   (VOA).
Tranh chấp Falkland/Malvinas tăng nhiệt (TN).
Con gái Tổng lãnh sự Chile tại Venezuela bị bắn chết (TN). - Cảnh sát Venezuela bắn chết con Lãnh sự Chile (TN).
Vua Tonga George Tupou V đã băng hà ở Hong Kong (TTXVN).
- Bầu cử tổng thống Pháp: Thủ tướng Đức khó chịu về ứng viên Sarkozy   –   (RFI).
Nhà đấu tranh nhân quyền Joachim Gauck trở thành tổng thống Đức - (RFI). - Cựu mục sư trở thành Tổng thống Đức (Bee).
- Sáng lập viên WikiLeaks muốn ra tranh chức Thượng Nghị Sĩ Úc   –   (RFI).
- Biểu tình kỷ niệm 6 tháng phong trào Chiếm đóng Phố Wall được phát động   –   (VOA).
- 5 thông điệp bí ẩn trong lá quốc kỳ Mỹ  —  (chiensitudonews).
- Giáo chủ Giáo Hội Cơ đốc giáo Coptic Shenouda III tạ thế    –   (VOA). – Tín đồ Ai Cập để tang Giáo chủ Shenouda   –   (BBC).
14h10′:
Chỉ một lính Mỹ tham gia thảm sát? (NLĐ/Telegraph, Russia Today).
Mặc cảm Võ Đắc Danh (Quê Choa).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 18/03/2012;  + Toàn cảnh thế giới – 18/03/2012;  + Khách của VTV3: Ước mơ của Tintin.

* RFA: + Sáng 18-03-2012
Tối 18-03-2012
* RFI: 18-03-2012

-Hiện tượng Dương Thu Hương


Kha Tra Phuong
-
Năm 20 tuổi, tôi tự nguyện vào Trường Sơn. Cùng với đoàn văn nghệ đi các địa phương Quảng Bình (nơi mà tiếng khóc như ri cất lên sau những trận bom. Đi với niềm tin trong sáng để rồi vỡ mộng. Nhớ một kỷ niệm: Bí thư Tỉnh uỷ gặp trưởng đoàn văn công, phẩy tay bảo mang cho nó ít bột trứng, táo tầu. Giống như một cú sốc đầu tiên.
Nghe Tư Thoan nói, cảm thấy gã như một cường hào. Hai chữ đồng chí vang lên như một sự lừa bịp. Tôi còn ngu dại, chưa biết gì thêm.
Cuộc sống như thời đồ đá. Nguồn cung cấp thức ăn là kho gạo bên kia sông nơi thỉnh thoảng cũng cho chúng tôi những hộp thịt. Kho hết phải đi lên xanh, rồi vòng xuống đồng bằng lấy gạo. Nhớ một vụ kỷ luật mấy cô y tá. Tỉnh đội trưởng tỉnh đội Quảng Bình đẹp trai, quyến rũ. Bê bối về nam nữ tràn lan. Những cô gái đó sau bị thuyên chuyển công tác để cấp trên trốn tội.
Tôi sinh ra với tâm lý phong kiến rất nặng. Nghĩ bọn có quyền đó, dùng quyền lực để chiếm đoạt phụ nữ. Hỏi tại sao không phản ứng. Mọi người bảo không thể. Tôi nghĩ chúng ta hèn nhát chúng ta đẫm đầu óc nô lệ.
… Thời kỳ đó qua đi. Sau 1975, tôi vào miền Nam. Tôi không mê lụa là son phấn. Chỉ để tâm một điều – ở đó có hệ thống thông tin hoàn chỉnh. Người dân người ta biết nhiều. Các vỉa hè đầy sách… Soljenitxưn, Pasternak đủ cả.
Tôi choáng váng. Văn hoá ta bị khuôn dính. Tại sao chỉ biết Nga? Dân nghe đài nước ngoài thời ấy bị quy là phản động. Mà cũng mấy ai có đài Mẫu đơn, Xiangmao để nghe? Ở miền Nam, người ta biết nhiều hơn hẳn.. Làm sao mà dân trí ta nâng lên được? Ngay cánh gọi là trí thức trình độ cũng thấp thảm hại. Dễ đi theo giáo điều. Được chỉ đạo bằng tư tưởng duy nhất. Tôi nhớ sách lược bọn thống trị Trung quốc chôn nhà nho, đốt sách.
Phản ánh khát vọng kẻ cầm quyền muốn đặt nhân dân trong vòng ngu dốt. Trở thành bày cừu. Ngu dân là thế. Người đúng là người không bao giờ cam tâm kiếp con cừu.
Tại sao ta chiến đấu, để làm gì. Ta phải đánh giá lại cuộc sống của chính mình. Tôi nghĩ vậy. Tôi không hối tiếc những việc đã làm. Nhưng đặt ra câu hỏi sống để làm gì.” – Vương trí Nhàn.
Cách đây hơn 10 năm tôi thấy vợ tổng thống Pháp can thiệp cho bà Hương khỏi lao tù. Tôi ủng hộ vợ tổng thống Pháp vì chế độ của chúng ta như thế nào chúng ta quá rõ, đối lập ta nhận ra sự đối lập. Trước đó tôi chưa biết nguồn gốc của bà Hương, qua A – 25 tôi biết về bà này họ chỉ nêu mặt trái thì tôi hiểu được mặt phải của bà Hương.
Một người đã thấy CCRĐ, đi vào chiến tranh, thấy chế độ Sài Gòn, thấy được sự đối lập, thấy được chế độ hiện tại đang đi và bà Hương đã đi trong chế độ, rồi vụt đi và nhìn lại những ngày đã sống ở trong nước, ở ngoài nhìn về trong nước, bà có điều kiện hơn người.
Nhà nước và sự lạm quyền của kẻ nắm quyền là sự sống của kẻ cầm quyền, khi mà nhân loại còn dùng Nhà nước, thì kẻ nắm quyền ở đâu cũng vậy, chỉ khác khi dân làm chủ được mình và nhà nước thì sự lạm quyền ấy mới bị hạn chế mà thôi?.
Sự ghê tởm nhất là Nhà nước chà đạp, cướp quyền làm người của từng người. Vì: Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ là văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Anh của 13 thuộc địa Bắc Mỹ. Được tuyên bố vào 4 tháng 7 năm 1776, Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ ghi dấu ảnh hưởng của triết học Khai sáng và cả kết quả của Cách mạng Anh năm 1688.
Nội dung chính của bản tuyên ngôn được dựa trên tư tưởng của một triết gia người Anh ở thế kỷ 16, John Locke. Theo lý thuyết của John Locke, ba quyền cơ bản không thể bị tước đoạt của con người là quyền được sống, được tự do và được sở hữu. Quyền sở hữu được Jefferson đề cập tới trong bản tuyên ngôn là “quyền được mưu cầu hạnh phúc”.
Những ý tưởng khác của John Locke cũng được Jefferson đưa vào bản tuyên ngôn như sự bình đẳng, Nhà nước hạn chế, quyền được lật đổ Chính quyền khi Chính quyền không còn phù hợp. Bản tuyên ngôn cũng vạch tội nhà cầm quyền Anh, đại diện là vua George III, bởi chính sách thuế khóa nặng nề và tàn bạo.
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Mà Cụ Hồ đã dùng nêu trong Tuyên ngôn độc lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Thực tế bà Hương không được làm quan trong chế độ hiện tại nên bà đã dám vạch ra cái thật của chế độ.
Nếu bà Hương làm bộ trưởng của chế độ này thì bà có điều kiện, thời gian và trí tuệ để viết: Đỉnh cao chói lọi không? Có thể bà Hương nói: tao đ… cần làm quan. Chữ quan trong chữ tượng hình nó gồm: một ô che cho một mồn ăn, một mồn nói, như vậy người xưa thâm ý là: muốn làm quan phải có ô, ý là phải có sự che của Vua hoặc quan trên, phải biết ăn, ăn gì? một mồn nữa phải biết nói, nói gì, vậy là như kiềng ba chân, nếu chỉ có hai chân, tất mất quan, nếu không đủ ba chân chớ làm quan vì nguy luôn áp vào đấy các quan nhé! Nếu hiểu thô như tôi bà này chắc sẽ : tao đ… cần làm quan.
Đọc “Đỉnh cao chói lọi” tôi buồn cho tư duy của người mình bao nhiêu lại buồn cho tư duy của bà Hương bấy nhiêu.
Nội dung của tác phẩm hình như ám chỉ một con người cụ thể, một chính thể cụ thể có phải không bà Hương? Tôi thấy cái hằn học, bôi nhọ, nhào nặn thêm … để thoả mãn tột cùng cái cá nhân của bà.
Đời tư của người này có vấn đề khác thường không? Tâm thần có bình thường không nếu có thì ta nên cảm thông.
Bất cứ một cá nhân, sự vật… đều có hai mặt.
Là nhà văn, nhà báo… phải nhìn nhận cá nhân, sự vật… cả hai mặt và phản ảnh khách quan thì nhân gian trọng nể họ, còn không thì ngược lại, tư tưởng bà Hương qua phản ảnh của bác Nhàn, nếu bác Nhàn khách quan thì thực là đáng buồn cho trí thức nước ta, nói gì đến các bác chữ không biết, cứ ở góc phố, luỹ tre làng phán chuyện nước, chuyện thế gian, nghe hay hơn các bài văn phát trên sóng.
Tản Đà viết dân ta nhiều tuổi mà không lớn là thế nào?.
Nhìn vào văn thơ của cứ gọi là Trí Thức, vào các chính sách của chính thể, vào quy hoặch và các công trình xây dựng, khu dân cư… bao năm có thấy sợ không?
Hình như văn của bà Hương có cái gì soi mói, hằn học và quá, nên những gì không theo ý bà Hương thì bôi thêm, còn gì theo ý bà thì bà vuốt ve? Như vậy bà là gì? Câu hỏi này dành cho những người biết và không biết chữ cùng chung ý trí trả lời. Vì bà này hơn tôi vài tuổi nên viết là bà, còn một số người hơn, kém bà này vài tuổi đều dùng từ chỉ bà không hay lắm.
Ôi dân tôi những nhà trí thức, kẻ cúi đầu, kẻ vênh vang ta là thiên tài, ta đứng trên con người, trên dân ta.
Bài này có thể không vừa ý các trí thức mong lượng thứ cho kẻ quê mùa.
Theo: Blog KTP

Phạm thị Hoài :Nước Đức đang hay


Phạm Thị Hoài  – Procontra
Tổng thống Đức vừa được bầu hôm nay, ông Joachim Gauck, không đảng phái, nguyên là một mục sư Tin Lành, một nhà hoạt động nhân quyền thời CHDC Đức, người phụ trách việc xử lí di sản hồ sơ khổng lồ của mật vụ an ninh Đông Đức cũ (Stasi) trong 10 năm đầu tiên sau thống nhất. Đệ nhất phu nhân không phải là vợ ông, vì hai ông bà đã li thân từ hơn mười năm nay nhưng chưa li hôn, mà là bà Daniela Schadt, nhà báo, bạn đời của ông và dĩ nhiên chưa kết hôn với ông vì ông chưa li hôn. Nước Đức không thấy việc đó có gì đáng bàn, chỉ hơi khó xử nếu Giáo hoàng Biển Đức XVI, cũng là một người Đức, sang thăm chính thức. Thì tốt nhất là Giáo hoàng không sang thăm cho đỡ phiền.
Thủ tướng Đức, đã ở nhiệm kì thứ hai, bà Angela Merkel, là một phụ nữ cũng xuất thân từ Đông Đức, con gái một mục sư Tin Lành, tiến sĩ vật lí, mang họ của người chồng thứ nhất đã li hôn và hiện sống với người chồng thứ hai, một giáo sư hóa lượng tử tại Đại học Humboldt.
Phó Thủ tướng Đức kiêm Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Philipp Rösler mới 39 tuổi, tiến sĩ y khoa, nguyên là trẻ Việt Nam mồ côi, sinh tại Sóc Trăng, được một gia đình Đức nhận làm con nuôi. Ông không biết tiếng Việt nhưng cũng không bị yêu cầu phải học tiếng Việt.
Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Wolfgang Schäuble, tiến sĩ luật, một trong những bộ trưởng được đánh giá là làm việc hiệu quả nhất, bị liệt bán thân từ năm 1990 sau một vụ ám sát hụt và từ đó chấp chính trên xe lăn.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Guido Westerwelle, tiến sĩ luật, là người đồng tính luyến ái, sánh vai với bạn trai trong các thủ tục ngoại giao.
Thị trưởng thủ đô Berlin, ông Klaus Wowereit, cũng là người đồng tính luyến ái, nổi tiếng với lời tuyên bố “Tôi đồng tính luyến ái, và thế cũng là tốt”.
Năm ngoái Bộ trưởng Quốc phòng Đức, ông Karl-Theodor zu Guttenberg phải từ chức, vì bị phát hiện và thảo luận rầm rộ trong công luận việc luận án tiến sĩ của ông có quá nhiều đoạn cóp của người khác. Ông bị tước bằng tiến sĩ, truy tố vì vi phạm bản quyền và phải nộp phạt 20000 Euro.
Đầu năm nay nguyên Tổng thống Đức, ông Christian Wulff, phải từ chức, vì bị phát hiện và thảo luận rầm rộ trong công luận việc ông có dấu hiệu vụ lợi, chẳng hạn như vay tín dụng để mua nhà từ một doanh nhân khi còn là thống đốc bang Niedersachsen, và khi sự việc bị phanh phui lại có dấu hiệu gây áp lực với báo chí. Ông đang bị điều tra vì không tự trả tiền một số chuyến đi nghỉ của mình và gia đình, mà lại để một doanh nhân trong ngành điện ảnh trả giúp. Tiếng Đức được chính thức giàu thêm bởi một từ mới, động từ wulffen, hình thành từ tên họ của ông, gồm những nghĩa như quanh co nói dối, giấu đầu hở đuôi, đem luật sư ra dọa nhà báo…
À, tôi còn quên chưa kể, năm ngoái Đảng Hải tặc (Piratenpartei) đã tiến vào Nghị viện của thành phố Berlin. Kiến nghị hoãn phê chuẩn Hiệp định ACTA (Anti-Counterfeiting Trade Agreement) đã vượt quá con số 50000 theo quy định để được đưa vào chương trình thảo luận công khai tại Quốc hội. Giữa năm ngoái, 8 nhà máy điện hạt nhân đã bị đình chỉ hoạt động và 9 còn lại phải đóng cửa chậm nhất đến năm 2022.
Và dấu chấm trên chữ i là bóng đá Đức, dù vẫn đáng gờm nhưng không còn đáng ghét mà đang rất đáng yêu.
___________
Chú thích hình: Quảng cáo của hãng đồ lót Blush: “Christian (tên gọi của nguyên Tổng thống Đức Christian Wulff) thân mến, thế này mới là minh bạch.”


Trà Vigia: Chăm trong lò hạt nhân

Inrasara.com

Trà Vigia: Chăm trong lò hạt nhân

Nhà thơ Inrasara *
Người xưa có câu: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe” cho nên tôi luôn thận trọng khi phải nói điều gì. Lời nói mây bay gió thoảng chỉ nên cao hứng khi trà dư tửu hậu, còn bút sa thì gà chết nên khi viết lại càng cân nhắc hơn! Khổ là: nghe người xưa chưa đủ mà còn phải biết nghe người nay mà hậu sinh thì luôn khả úy, và chưa chắc tôi đã thông minh hơn học sinh lớp Năm! Tất cả vì tương lai con em của chúng ta không chỉ là khẩu hiệu mà phải là hành động trong định hướng và dẫn đường. Sai một ly đi một dặm, những gì có thể nói và đáng được làm trong hôm nay thì không nên để ngày mai.

Tôi không biết gì nhiều về điện hạt nhân, chỉ nghe phong thanh đâu đó ở các nước tiên tiến Âu Mỹ có nền khoa học kỹ thuật cao. Cứ tưởng nước mình còn nghèo vì mới ngày nào còn ăn bo bo mì lát ngơ ngác con trâu đi trước cái cày theo sau, nay phút chốc có ĐHN mới biết mình sánh vai cùng cường quốc năm châu lúc nào không biết! Rõ là mình lạc hậu tình hình, cũng nhờ chủ trương đi tắt đón đầu đốt cháy giai đoạn nên ta mới tiến nhanh tiến mạnh đến thế. Việt Nam có ĐHN là niềm tự hào chung của cả dân tộc, cơ hội xóa đói giảm nghèo là nhãn tiền không thể chối cãi; lại nằm chình ình trên Ninh Thuận quê tôi thì còn gì sướng hơn.
Vừa mừng vừa lo vì không biết thực hư thế nào, xem báo đài trong nước thì toàn tin thắng trận nên tôi cũng phấn khởi hồ hởi chẳng thua ai.  May ra mình kiếm được chân bảo vệ nhà máy có cơm cháo sống qua ngày, lại góp chút công sức vào tiến trình hạt nhân hóa đất nước thì một kiếp người coi như viên mãn. Tuy nhiên, càng tìm hiểu càng thấy không đơn giản nếu không muốn nói đó là một nhiệm vụ bất khả thi bởi chúng ta chưa đủ tâm, đủ tầm và đủ tài để hiện thực hóa. Có một mắt xích quan trọng và vô cùng nhạy cảm nhưng tuyệt nhiên không ai để ý hay đếm xỉa một cách vô tình đến lạnh lùng. Người ta chỉ đề cập đến lợi ích của ĐHN nhưng không một ai nhắc nhở hay quan tâm đến sự tồn vong của Chăm một khi ĐHN có sự cố. Có thể nói như đinh đóng cột: ĐHN là khắc tinh của Chăm, không thể cùng nhau sống chung hòa bình lâu dài dưới một mái nhà cho dù được sơn son thếp vàng rực rỡ đến mấy! Biết thế nhưng chỉ thế, biết nói với ai và nói ở đâu?!
Nhiều bạn già và trẻ có đến hỏi tôi mà có lẽ nhầm người và địa chỉ:
- Sao chú bác mày không lên tiếng cho đồng bào nhờ với?
- Sao chú bác mày không nói mà lại nhờ tui? – Tôi hỏi.
- Ờ cũng vì tui khó nói, không biết nói, không dám nói mới nhờ chú bác mày!

Nói như thế để thấy rằng: quyền được nghe, quyền được nói, quyền được sống ở ta còn nhiều hạn chế. Không phải ai cũng nói lên được tâm tư tình cảm và nguyện vọng của mình mà sự nghiệp xây dựng, phát triển bảo vệ đất nước là của toàn dân. Có cảm tưởng như một phát ngôn phản biện xã hội là một hành động liều lĩnh thiếu suy xét và hứng chịu nhiều rủi ro. Đành vậy, tôi chỉ là một nông dân chứ không là trí thức (nói nông dân cho oai thôi chứ thực ra tui chỉ biết cuốc, chả biết cày gieo gặt hái là gì) mà nông dân là lực lượng nồng cốt của xã hội Chăm nên tiếng nói của họ mang tính quyết định. Lẽ ra các bạn phải tìm đến những quan chức chính quyền là người có quyền nói, những kẻ sĩ có học hàm học vị cao là người biết nói, những vị bô lão có uy tín là người dễ ăn nói. Không thì biết rồi khổ quá nói mãi chỉ thêm rách việc! Chỉ xin dẫn lại một số ý kiến của các chuyên gia để nhận diện vấn đề:
1.   Gs Phạm Duy Hiển – nguyên Viện trưởng Viện nguyên tử Đà Lạt:
-         Việt Nam ta chẳng có chút lợi thế nào về ĐHN cả. Tài nguyên Uranium hầu như không có. Tri thức khoa học công nghệ còn ở mức a, b, c… Tiền bạc phải đi vay mượn. Cơ sở hạ tầng công nghiệp quá thấp. Trình độ quản lý và kỷ luật công nghiệp hiện đại kém, tai nạn lao động xảy ra liên tục mọi nơi…
-         Lại thêm vấn nạn tham những và lợi ích riêng. Cái chúng ta hiện có chỉ là ý muốn của một số người…
-         Làm ĐHN mà không đủ tri thức thì rất dễ trở thành một thứ con tin chính trị khi ai đó muốn gây sức ép lên chúng ta.

Qua những thông số trên, chúng ta hiện nguyên hình là con nhà nghèo chưa được học hành tử tế nhưng lại muốn chơi sang vung tay quá trán. Không, ta không nên ưu tiên ĐHN bằng cách định kế hoạch 2020 vận hành tổ máy đầu tiên, sau đó xây một lèo 16 lò phản ứng trong 10 năm!!! Và không biết phải thêm mấy chục lò nữa trong tương lai nếu cứ thừa thắng xông lên? Vô tình nước ta trở thành Khu chế xuất hạt nhân của thế giới lúc nào không hay và là nơi quy tập rác thải phóng xạ của địa cầu lúc nào không biết. Xưa, chất độc da cam từ ngoài mang đến con cháu ta gánh chưa xong. Hôm nay ta lại rước về điện hạt nhân tác hại phóng xạ ngàn lần hơn thì e là quá tải cho sự chịu đựng của đồng bào. Chỉ nên liệu cơm gắp mắm cho vừa sức, điện gió và điện mặt trời là ưu thế của miền đất đầy nắng gió này cần nên phát huy đúng mức và đúng sức. Dư dả chút đỉnh thì cho xây sân Gofl và Resort cho các đại gia và khách nước ngoài giải trí thì cũng chưa muộn. Còn nông dân chỉ cần yên ổn làm ăn, chiều sương sương cho tối ngủ ngon đã là phúc đức. Đó là giấc mơ của kẻ ăn mày, không biết trời có chìu lòng người?!
2.   Nhà văn Nguyên Ngọc – Tác giả tiểu thuyết Rừng Xà nu:
-         Thứ nhất: họ đe Việt Nam sắp thiếu nhiên liệu đến nơi rồi, cần nhanh chóng xây dựng ĐHN để tránh nguy cơ trở thành nước phải nhập khẩu năng lượng.
-         Thứ hai: ĐHN rất an toàn, kinh nghiệm của chính phủ Nhật Bản đấy, chẳng có gì phải lo.
-         Nghề đi chào hàng mà lại! Vấn đề là ở chỗ có người chào hàng thì phải có người dắt mối. Chứ sao, trong nghề buôn bán làm sao có anh này mà không có anh kia!
-         Họ tranh thủ công chúng không biết chuyên môn bằng những lời to tát và bằng những thuật ngữ rất chi là bác học, thuyết giảng hùng hồn và đầy tự tin và coi như chỉ dẹp một lần này nữa là xong.

Qua câu chuyện trên, ta thấy đây là một vụ mua bán xuyên quốc gia mà mặt hàng ở đây là ĐHN. Thủ phạm chính là nhiên liệu mà chúng ta sắp hết đến nơi, không nên để nước đến chân mới nhảy. Lo xa như thế là tốt nhưng đôi khi tính già hóa non, tính còn hóa mất chưa nói đến tiêu cực hay thằng khờ ra tỉnh. Ta có mỏ than dầu khí cho nhiệt điện, có mỏ nước cho thủy điện, mỏ gió mỏ mặt trời vô tận cho phong quang điện. Chỉ còn thiếu hạt nhân để thâu tóm năng lượng của vũ trụ cho nên phải cấp tốc đầu tư bằng mọi giá khi chúng ta đang là thượng đế được nhiều khách hàng mời chào. Rất tiếc mình không có tiền nên phải mua thiếu giống như đại gia nợ đầm đìa nhưng vẫn nổ banh bách để rồi giãy đành đạch! Không có lò ĐHN nào là an toàn tuyệt đối, còn bảo rằng chất thải không còn phóng xạ thì đúng là coi thường hiện tượng vật lý của những kẻ điếc không sợ súng! Thảm họa Tchernobyl trước kia và Fukushima mới đây là một minh chứng chưa kể những vụ rò rỉ lẻ tẻ chưa được công khai. Cứ để cho Nga Nhật xây dựng ĐHN ở chính quốc vì họ làm chủ được công nghệ này và chẳng phải chính Nhật Bản là nước chủ yếu nhập khẩu năng lượng mà vẫn là một nước công nghiệp phát triển hàng đầu đó sao? Còn chuyện chào hàng, bán hàng và mua hàng thì rõ ràng chúng ta đang nắm lưỡi, nguy cơ đứt tay có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ham thì ham thật, nhưng thôi cứ đi cày dành dụm tiết kiệm, khi nào có đủ tiền thì mua cho chắc ăn!
3.    Gs Nguyễn Minh thuyết – Cựu đại biểu Quốc hội:
-         Khá nhiều quốc gia đã đình chỉ, tiến tới gỡ bỏ các nhà máy ĐHN. Không có lý do gì mà chúng ta cứ cố kết làm một việc đi ngược lại xu hướng chung của khoa học kỹ thuật thế giới như vậy, mà những khả năng xảy ra mất an toàn cũng rất dễ.
-         Chúng tôi nghĩ rằng cần thay đổi tư duy. Nếu những gì đã đưa ra trong nghị quyết của Quốc hội, của Đảng, bây giờ so sánh với thực tế có những điều không phù hợp nữa, thì mình có thể thay đổi.

Nếu vị Đại biểu Quốc hội nào cũng công tâm như Gs Nguyễn Minh Thuyết thì đất nước này mới có cơ may tồn tại và phát triển. Chúng ta đã nhập nhiều thứ xa xỉ không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng khi đất nước còn nghèo. Nhập máy móc lỗi thời của các nước phế thải tạo thêm gánh nặng như một tệ nạn xã hội. Cần phải thay đổi tư duy thôi, nhưng thay đổi là một cụm từ rất khó định nghĩa và tư duy là một hiện tượng siêu hình rất khó nắm bắt. Đành nhờ Trời Phật!
4.  Gs Nguyễn Khắc Nhẫn – nguyên cố vấn chiến lược của Tập đoàn Điện tử Pháp Electricite:
-         Bây giờ không có gì là muộn, Muốn dừng là dừng ngay chớ có cái gì đâu. Bao giờ đã xây rồi, lúc đó anh tháo gỡ một nhà máy đã chạy anh sẽ tốn kém hàng chục tỷ đô la. Anh tốn ba, bốn, năm chục năm mới tháo gỡ xong.
-         Bây giờ vẫn còn thì giờ để rút lui, và tôi xin cam đoan là Chính phủ thế nào cũng rút lui. Không thể nào đi tiếp được, bởi vì đi tiếp nó sẽ là Fukushima đấy!

Thảm họa nhà máy điện Fukushima
Ừ cũng chỉ mới là dự định làm ăn lớn, nhưng nhiều người can quá nên chắc phải suy nghĩ lại cho thấu tình đạt lý. Nhưng nếu vì một lý do nào đó Chính phủ không thể rút lui thì làm sao?! Dĩ nhiên không một ai dù có đạo đức chân tu hay tài năng xuất chúng gì đi nữa cũng không ngăn lại được. Nói như ông Putin hồi còn là ở KGB khi nhận chỉ thị của cấp trên: Lệnh là Luật, cứ thế mà làm không phải bàn cãi. Một lò gaz bếp với cấu tạo đơn giản thôi nhưng nếu sử dụng không đúng cách vẫn bị xì nổ gây án mạng nói chi vận hành một nhà máy ĐHN. Cho nên những nghi vấn lo lắng của người Chăm là tất nhiên vì họ đang sống trong vùng phủ sóng hạt nhân tầm bán kính 30km chưa kể những nhà máy khác sẽ nối nhau mọc lên trong tương lai và nếu có sự cố sẽ gây phản ứng dây chuyền không lường được. Hội chứng tâm lý “bất an” thường trực dẫn đến khủng hoảng tinh thần là điều không tránh khỏi! Tôi rất cảm thông với bức xúc của Kiều Dung khi thắc mắc tại sao không đặt ĐHN ở nơi khác mà là Ninh Thuận quê mình. “Chính phủ có quyết định trên với lý do: đây là vùng ít cư dân, có thềm lục địa vững chắc và thuận tiện cho vận chuyển phục vụ vận hành nhà máy” (theo Inrasara). Mới nghe cũng có lý, nếu có sự cố thì vùng ít dân cư này chỉ chết có vài trăm ngàn; còn nếu đặt ở Hà Nội hoặc Sài Gòn thì tổn thất có thể lên vài triệu.
Thêm một thông tin thú vị, có một quan chức đầu ngành triệu tập một số trí thức Chăm phủ dụ: các anh chị đừng nghe kẻ địch tuyên truyền xuyên tạc chủ trương chính sách của Nhà nước. Nếu rủi ro có sự cố thì Chăm chết chỉ có một trăm ngàn, còn Kinh thì đến năm trăm ngàn hy sinh. Một tỷ số quá chênh lệch! Ngặt nỗi dân số Chăm (ở tỉnh này) chỉ có chừng ấy, chết hết thì coi như tiệt nòi trong khi thế giới đang nỗ lực bảo tồn những đông vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Cũng không nên đem sinh mạng người Kinh Ninh Thuận ra đánh cược vì ai cũng là người cho dù sống ở đâu, làm gì, đang vui hay buồn?! Có thềm lục địa vững chắc và thuận tiện cho vận chuyển thì xem ra ĐHN chỉ có thể trụ trì ở miền đất này, còn nơi khác thì không đủ điều kiện! Khía cạnh này, tôi nghĩ hơi khác Inrasara. Nhân mạng phải được đặt lên hàng đầu, không phải con người thiếu hụt mà phải là con người lành lặn để làm người. Vì một khi xì hoặc nổ thì một số người sẽ bỏ xác tại chỗ, một số không đui thì chột không cụt thì què. Số còn lại may mắn thoát chết thì cũng nhiễm xạ với những mầm bệnh tiềm ẩn. Cứ cho là di dời kịp thời thì họ sẽ sống như thế nào nơi vùng đất mới? Họ sẽ bỏ lại Tháp, Kut, Ghur… bỏ lại tổ tiên làng mạc quê hương đã thành miền đất chết đồng nghĩa với bỏ lại nghi lễ tôn giáo, phong tục tập quán ngàn đời. Di dời dân dành chỗ cho thủy điện có chuẩn bị trước còn gặp nhiều khó khăn bất cập nói chi đến cấp cứu sơ tán hàng trăm ngàn dân trong mưa bụi phóng xạ thì không đáng lo mới là chuyện lạ!
Tìm câu trả lời thỏa đáng cho những bất cập bất an đã nêu, tôi rất tâm đắc với mấy vần thơ (lúc dầu sôi lửa bỏng thế này mà còn thơ thì quả là siêu, Chăm nghệ sĩ có khác!) của Ma Kaiapa:
Ngày mai 11-3… Panduranga khải hoàn! Mơ ước là thế  nói làm gì chứ
Chúng ta luôn được vỗ vỗ rồi cho về
Luôn được tôn trọng mời tham dự tham quan lan man
Luôn được hỏi han trong tâm thế phải chấp nhận
Nói làm gì chứ

Chernobyl - Một nhân viên chính phủ Ukraina đang quan sát thành phố bị bỏ hoang từ khách sạn Pripyat. Gần 26 năm sau thảm họa, thành phố vẫn bị bỏ hoang.
Ừ nói làm gì chứ, im lặng là vàng! Há miệng mắc quai thôi thì ngậm miệng ăn tiền là thượng sách. Không trách thế hệ trẻ Chăm như Kiều Dung có quyền “nghi ngờ”. Bởi kí ức về vụ 23 tiến sĩ viết cuốn sách miệt thị dân tộc Chăm đã có đơn khiếu kiện với nhiều chữ ký của thân hào nhân sĩ Chăm nhưng tác dụng chỉ như nước đổ đầu vịt, vẫn còn chưa xa.
Giả sử: Nếu người Chăm chúng tôi nhất định không chấp nhận làm lò hạt nhân này, các anh sẽ làm gì? Câu trả lời là: chúng tôi sẽ cố gắng giải thích để đồng bào hiểu, vì đây là dự án mang lại ích lợi cho đồng bào” (dẫn Inrasara).
Tôi không hiểu người Chăm hưởng lợi được gì nhưng tai họa mai sau không thể lường nổi. Xem ra vị tiến sĩ phụ trách Dự án này cũng không hiểu gì nhiều hơn đồng bào, chắc chỉ nghe người ta nói rồi rồi nhai lại cho trơn tru. Nói chung người Chăm không có lý do gì để chống ĐHN, chỉ vì ĐHN ở sát bên và thường trực đe dọa sự tồn vong của họ và cả cho bao thế hệ con cháu của họ. Trong quá khứ, họ đã nhiều lần phải sống trong nỗi sợ hãi này nên ngày nay không cần thiết phải lăp lại những sai lầm của lịch sử. Tổ tiên họ đã có công khai phá miền đất này cho chúng ta được thừa hưởng hôm nay, cho nên phải ghi nhận trân trọng và dành cho họ một khoảng trời để thở. Họ là người bản địa nên rất cần được hỏi ý kiến một cách công khai và dân chủ và họ có quyền chọn lựa cuộc sống của riêng mình. Một cuộc trưng cầu dân ý là cần thiết và phải có những giải pháp cụ thể. Ví dụ: nếu ai sợ chết hay không đồng ý thì di dời họ đến lục địa khác nếu có nước nào đồng ý tiếp nhận theo chính sách nhân đạo. Nói như vậy không có nghĩa là ai cũng chống đối, cũng có nhiều người Chăm ủng hộ triệt để. Nếu con mắt quáng gà của tôi nhìn thấy vận mệnh Chăm nằm lọt thỏm trong nồi hạt nhân thì nhiều người khác lại phấn khích hô hào ĐHN trong trái tim người Chăm và sẵn sàng làm nguyên liệu để đốt lò. Cũng không nên làm khó cho Đại biểu Quốc hội Chăm hay hy vọng vào một ai đó có chức năng thẩm quyền vì nếu có trách nhiệm họ đã lên tiếng từ lâu dù trong vô vọng. Chỉ là một tiếng kêu cứu cho người đời sau không oán trách tại sao lúc đó cha ông họ không một phản đối hay trần tình?!
Tối qua tôi gặp cơn ác mộng kinh hoàng, có lẽ tôi bị ám ảnh quá nhiều về hiểm họa hat nhân nên tôi thấy bão lửa từ Hiroshima hay Fukushima gì đó với nhiều xác chết dị hình. Viễn cảnh hạt nhân còn liên quan đến chiến tranh từ Iran, Bắc Triều Tiên hay một nước nào đó lấy hạt nhân làm vũ khí răn đe dưới chiêu bài hòa bình. Tôi rùng mình tỉnh dậy trong hơi thở gấp và tim đập mạnh, hình như tôi đã la lên lúc đầu còn ú ớ nhưng rồi cũng thét thành lời:
Trời biển ơi cứu tôi với, cứu Chăm tôi với!
Bạn chú bác mày ơi, tôi đã kêu cứu rồi đó, dù chỉ trong giấc mơ!
Nguồn: Inrasara.com

* Inrasara (Wikipedia): Nhà thơ Inrasara tên thật là Phú Trạm, sinh ngày 20 tháng 9 năm 1957 tại làng Chakleng – Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam. Ông là một nhà thơ gốc Chăm nổi tiếng của Việt Nam hiện nay …
Xem thêm:  +  Phạm Duy Hiển: Bài học Fukushima – một năm nhìn lại (TT); + Thảm họa Chernobyl (Wikipedia).

Niềm tin cho Bùi Hằng


http://phamtayson.files.wordpress.com/2012/03/tkk1.jpg?w=490&h=166
- Em ngủ chưa?
- Chưa! Em đang ngắm trăng.
- Hả?
- Trăng đêm nay sáng quá anh nhỉ?
- Anh không biết trăng Hà Nội sao? Chỉ biết trăng Sài Gòn đang ở trong phòng tối. Nhớ anh quá không ngủ được hả?
- Ừ! Nhớ anh.
- Thật?
- Thật! Nhớ những đêm trăng mình mua bánh, sữa đi thăm những người vô gia cư ngủ ngoài đường phố.
- Ừa! Vậy bao giờ em vô mình sẽ đi tiếp.
- Em còn nhớ cô Hằng, anh à!
- Uhm, anh có thấy tin cô Hằng kiện chủ tịch thành phố Hà Nội.
- Không, em không nghĩ nhiều về chuyện đó. Em nhớ đến lần đi làm từ thiện ở Hà Tây cùng cô.
- Anh có biết lần đó, có phải hai đứa trẻ con chị Liễu bị bảo vệ của công ty Giai Đức do người Trung Quốc làm chủ cố tình đâm xe chết không?
- Đúng rồi anh, vụ án đó chắc cũng sắp kết thúc điều tra chuyển qua bên Tòa án rồi.
- Có khả quan không?
- Em không biết, e là không.
- Buồn nhỉ? Mà em ngủ sớm đi, khuya lắm rồi đó!
- Em không ngủ được, em nhớ cô Hằng mà anh.
- Ừm!
- Ngày trước, trước lúc cô bị người ta bắt giữ vô cớ, em với cô còn hay bàn về chuyện đi về các vùng đói làm từ thiện. Không có nhiều tiền, nhưng ai có gì thì góp lấy, ít nhất là đóng góp công sức của mình để chia sẻ đến những người dân nghèo khổ.
- Ừm!
. Anh biết không? Từ lúc cô bị bắt oan đến giờ, em chưa bao giờ lên trại Thanh Hà thăm cô.
- Vì ngoại ốm hả em? Hay do việc đám giỗ của ba?
- Không, tất cả đều không phải.
- Vậy vì sao?
- Vì đối với em, trong suy nghĩ của riêng em, cô vẫn đang tự do, chẳng có lý do gì để em đi thăm một người tự do cả.
- Em nói dối, chắc là em sợ phải nhìn thấy cô mái tóc bạc đi và trông yếu đuối đúng không?
- Không, cô không hề yếu đuối. Cô can đảm và gan dạ hơn anh nghĩ nhiều. Ở cô, có một cái gì đó bất tử, đó là sức mạnh ý chí. Anh thấy rồi đó, cô không từ bỏ. Cô kiện hẳn chủ tịch thành phố đấy thôi. Còn cuộc đời tóc ai chẳng phải bạc đi, quan trọng là phủ lên màu bạc đó là điều gì kìa.
- Anh không hiểu?
- Anh không hiểu được đâu, vì chuyện cô bị bắt cô cũng xác định nhiều lần rồi. Cô thường nói với em vậy đó, sớm muộn gì họ cũng bắt cô ???
-Trước khi đi biểu tình thì cô có kiện tụng đất đai trên Sơn Tây, thấy cô nói, cô còn giữ nhiều chứng cứ, tài liệu tham ô, vi phạm pháp luật của một số người nào đó. Em chỉ biết vậy thôi, cũng không rõ lắm. Nên khi cô bị bắt, em cũng không lấy làm bất ngờ về chuyện này.
Em không bất ngờ?
-Ừ! Em chỉ không ngờ việc bắt giữ không bản án, không tội danh của UBND thành phố Hà Nội thôi. Em không nghĩ họ làm vậy.
Nhưng họ đã làm?
-Đó là một việc làm họ chỉ mất mà không có được, em nói rồi đó thôi. Ức hiếp một người phụ nữ yếu mềm, gây phản cảm, bất bình trong dư luận. Cuối cùng cũng không làm suy giảm được chút ý chí nào của cô.
Nhưng họ sẽ không thả cô đâu?
-Em biết, họ có thể bất chấp luật pháp, hành xử như vậy. Nhưng họ càng cố giam cầm cô thì họ càng chứng tỏ sụ bất lực của họ trước lòng yêu nước của người dân.
Anh thấy không chỉ những người bắt giam cô mà còn một số người cũng không thích cô. Riêng cá nhân anh cũng rất yêu quý và kính trọng cô.
-Có lẽ vì cái clip ngày 17/07, cô biểu tình trên xe buýt.
Anh thấy đâu có vấn đề gì?
-Lúc đầu em xem clip đó, em cũng không thích, em nói thật.
Vì trong clip có văng tục?
-Có lẽ thế, em nghĩ lúc đầu tiên khi mới xem, những người không biết được sự việc ngày hôm đó sẽ thấy phản cảm trước những câu khẩu hiệu của cô. Chính em là người trong cuộc, cũng chứng kiến cảnh ngày hôm đó họ bắt bớ, đánh người biểu tình ra sao mà mới đầu xem em còn không thích lắm nữa là…
Rồi giờ em suy nghĩ sao về cái clip đó?
-Giờ thì suy nghĩ của em về cái clip đó hoàn toàn trái ngược. Không phải vì em thân với cô và quý cô nên vậy đâu nhé. Nếu nói là thân thiết, thì em và cô quen nhau lâu rồi, trước cái đợt đi biểu tình đó luôn. Trong ngày đưa tiễn bố em, cô đã đến và ôm em khóc, từ đó cô nhận em làm con gái nuôi.
Nhưng suy nghĩ trái ngược là sao em?
-Em cảm thấy clip đó là cảm xúc hết sức bình thường của những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc ngày hôm đó. Ngày hôm đó chính em cũng là người hết sức bức xúc khi chứng kiến cảnh họ bắt bớ, dồn ép, thậm chí là đánh người biểu tình. Em còn cầm khẩu hiệu “đoàn kết dân tộc là sức mạnh”, tiến lên, dẫn đầu đoàn đi được một đoạn. Lần đó là lúc em hăng máu nhất. Thật đó, chưa bao giờ em thấy mình dũng cảm và mạnh bạo đến thế. Một cái phản ứng tự nhiên thôi anh, khi chứng kiến đồng bào mình chèn ép đồng bào mình. Lúc đó em ngỡ ngàng, thậm chí em còn bật khóc, khi đứng bên vệ đường mắng anh Chí Đức trước khi anh âý bị bắt không lâu. Em tưởng anh âý là an ninh theo đoàn. Nhìn cái mặt anh âý trông cũng dữ. Lúc em mắng “ Anh là an ninh, các anh là cảnh sát, các anh đi cùng đoàn từ những ngày đầu bắt đầu biểu tình đến nay, các anh có thấy mọi người làm gì quá khích, hay sai trái chưa? Tại sao là người cùng một đất nước, cùng một dân tộc, các anh lại hành động như thế? Các anh có biêt, biết bao đồng bào ta, những người ngư dân tội nghiệp họ đang phải chịu đựng cảnh cướp boc, giết hại của Trung Quốc không?” Mắt em rưng rưng, anh Chí Đức mặt đỏ bừng “ giờ anh mà hô lên một tiếng nó cũng bắt anh nốt”. Lúc đó em không hiểu câu nói này, vì vẫn nghĩ anh là an ninh, sau đó nhìn thấy những tấm ảnh trên mạng thì mới biết được anh bị bắt sau khi em ra về, và anh không phải an ninh. Còn lúc đó em thấy, những anh cảnh sát cơ động đang bao vây xung quanh tụi em cũng cúi gằm mặt xuống. Các anh có nghe thấy lời em nói đấy, các anh có hiểu đấy, các anh cũng biết xấu hổ vì những gì mình đang làm. Nhưng các anh vẫn làm.
Ừm!
-Em cho rằng, bất kể con người Việt Nam nào cũng có lòng yêu nước, cũng có lòng tự tôn khi dân tộc bị xâm lăng. Điều em không hiểu là tại sao các anh lại hành động như vậy? Đến giờ câu hỏi đó vẫn còn trong đầu em. Cô Hằng bức xúc, không phải vì họ bắt cô lên xe, không phải vì họ đánh đập cô. Mà vì sao anh có biết không?
Vì sao?
-Anh có nghe kĩ câu cô hô không” Đứa nào không yêu nước đứa đó là con chó”. Cô đang đau đấy, nỗi đau khi nhìn thấy cảnh Trung Quốc chưa tiến đến, mà dân mình đã đàn áp dân mình. Chính vì không muốn như vậy, cô phải thét lên, “đứa nào không yêu nước đứa đó là con chó”. Vì cô tin các anh vẫn là những con người có máu, có thịt, có tình yêu đồng bào và quê hương, các anh không phải những con chó chỉ biết trung thành. Những người như các anh đang thực thi trách nhiệm mà các anh cũng đâu có muốn. Nhưng tại sao các anh lại nghĩ rằng cô đang mắng chửi các anh? Chẳng lẽ thật sự các anh không hề có tình yêu nước trong suy nghĩ dù một chút. Em không nghĩ vậy đâu.
-Đừng nhìn mọi thứ chỉ qua những gì mình thấy, mỗi người có một cách yêu nước khác nhau. Không ai có thể ép người khác yêu nước theo cách của mình. Cũng không ai có quyền chỉ trích phương pháp yêu nước của người khác.
Anh hiểu!
-Có phải em xúc động quá rồi không? Chắc tại trăng sáng quá!
Có hôm em mơ đến cô Hằng đó anh! Em nói em không lo cho cô ở trong đó vì em cho cô là tự do, nhưng một mặt em vẫn lo cho sức khỏe của cô.
Cô bị dị ứng, ghẻ lở, những vết mưng mủ lạ mà họ không cho chữa trị kịp thời. Em ghét họ, tại sao họ lại có thể nhẫn tâm với một người phụ nữ đến vậy? Họ nghĩ gì khi nhốt cô cùng những trại viên bị nhiễm HIV khác?
Cô sẽ không sao đâu em! Anh tin điều đó, em đã từng nói cô như ánh lửa trên ngọn đuốc rực cháy, soi đường trong bóng đêm đen còn gì?
-Đúng vậy, em tin! Cô sẽ không sao ! Bùi Hằng mãi mãi trong lòng chúng ta.

Trịnh Kim Tiến



Ô hô hô! Chống tham nhũng mà không sợ pháp luật à?

Phương Bích - Tôi nói với công an, ngày nào Bùi Hằng còn ở trong trại, thì bạn bè chúng tôi vẫn còn phải cùng Bùi Nhân đi thăm nuôi cô ấy. Một anh gật đầu tán thành: một ngày cũng nên nghĩa mà.
Lần này lên thăm Bùi Hằng, luật sư có chuyển cho cô ấy cái đơn kiện chứ không khiếu nại nữa. Kiện đích danh ông chủ tịch thành phố Hà Nội ra tòa, về việc bắt giữ trái phép và cưỡng chế Bùi Hằng vào trại cải tạo. Dù có người bảo khiếu nại hay khiếu kiện cũng thế thôi, họ cũng vẫn coi như điếc lác, chẳng trả lời đâu. Nhưng việc nào ra việc đấy, cứ phải gửi đơn theo đúng trình tự, không sau này các vị ấy lại bảo: có thấy đơn từ gì đâu?
Vẫn theo hành trình quen thuộc lên trại Thanh Hà, nhưng cảnh vật ở đây đã có khác trước. Ngoài hàng rào lưới đen sì vẫn còn đó, cánh cổng không mở toang hoang như mọi khi mà đóng im ỉm. Cánh cửa sổ của trạm gác được mở ra phía ngoài đường, có treo thêm tấm biển : Nơi tiếp nhận giấy tờ… Bên trong trại, cán bộ công an đi lại đông vui tấp nập. Trong trạm gác có đến hai ba sắc phục ngồi trực nghiêm chỉnh.
Tôi thừa biết mình chẳng được vào, nên mặc cho thằng Bùi Nhân xuất trình giấy tờ qua chấn song cửa sổ (chứ không phải qua cửa tò vò như ở các nơi giao dịch ở nhà băng, hay bệnh viện…), tôi lững thững đi bộ ra chỗ hàng rào phía nhà thăm nuôi. Mặc dù cái lưới đen có thể ngăn không cho Bùi Hằng nhìn thấy chúng tôi, nhưng chúng tôi vẫn có thể nhìn thấy bóng cô ấy.
Ái chà! Hôm nay ở trước cổng trại, ngoài đoàn thăm nuôi của chúng tôi xuất hiện nhiều người có vẻ mới, tuyền đàn ông! Hỏi ra mới biết người của xã được tăng cường ???
Trong khi tôi đứng chờ Bùi Hằng xuất hiện, tôi kể cho chị Hiền Giang về cái đơn kiện đích danh ông chủ tịch thành phố của Bùi Hằng. Thấy một anh tò mò đến đứng bên cạnh, tôi quay ra hỏi anh ta:
- Theo anh ông chủ tịch có bao giờ sai không?
- Hiến pháp quy định rồi, chủ tịch có bao giờ sai!
- Chết chửa! Thế anh đã đọc cái hiến pháp ấy chưa? Đọc tận mắt ấy, hay là nghe người ta nói vậy?
- Sai là sai thế nào được!
Mặc cho tôi và chị Hiền Giang ra sức căn vặn và giải thích, anh kia cứ một mực khẳng định: đã là chủ tịch thì không thể sai!
Tôi lại nhớ khi xảy ra chuyện xây cái khách sạn trong công viên Thống Nhất, khi báo chí cả nước phản đối quyết liệt về quyết định của thành phố Hà Nội cho phép xây cái khách sạn này, một cậu ở cơ quan tôi bảo: phản đối chả ăn thua gì đâu, người ta đã quyết rồi thì thay đổi thế nào được.
Tôi không buồn tranh cãi, chỉ bảo: còn anh còn tôi, để xem có xây nổi không nhé.
Vài tháng sau, thành phố Hà Nội dừng xây khách sạn, mặc dù nhà thầu đã xây xong tầng hầm, tốn tiền triệu đô. Không dừng lại ở đó, không bao lâu sau, vụ phá chợ 19/12 để xây trung tâm thương mại cũng đổ bể, tốn bao nhiêu giấy mực viết về vụ này.
Chuyện là người chứ có phải là thánh đâu mà không sai được là chuyện bình thường. Nhưng nó chẳng bình thường tý nào khi người ký những quyết định sai lầm đó, dẫn đến tổn thất biết bao nhiêu tiền của của xã hội thì lại vẫn cứ ung dung tại vị, và hậu quả của những sai lầm đó thì lại đổ tất lên đầu dân chúng.
Mặc kệ lực lương tăng cường lượn qua lượn lại, đông hơn cả đoàn của chúng tôi, tôi và chị Hiền Giang cứ chong mắt gắng nhìn qua tấm lưới đen sì để chờ Bùi Hằng. Chờ rất lâu vẫn không thấy Bùi Hằng đâu, rồi thấy Bùi Nhân lễ mễ xách đồ trở ra, tôi đoán ngay ra ý đồ của họ. Tôi bắt đầu gọi toáng lên, hy vọng ở đâu đó Bùi Hằng sẽ nghe thấy:
- Hằng ơiiiiii
Sao bỗng dưng tiếng tôi hôm nay lại to đến thế. Bác Tường Thụy đứng gần đó cũng bắt đầu gọi. Mặc cho bọn họ nhìn, hai anh em tôi ra sức gọi thật to. Chỉ là muốn đánh tiếng cho Bùi Hằng biết chúng tôi đang ở đây thôi.
Chúng tôi quay ra kể cho mọi người nghe việc họ đưa Bùi Nhân đi vào phía trong trại, đoán chắc họ thay vì dẫn Bùi Hằng ra nhà thăm nuôi thì lại đưa thằng con vào gặp mẹ nó. Gã Lái Gió lầm bầm: đến cả việc người ta gọi nhau, nhìn nhau cũng sợ. Hắn bảo bây giờ em mà bị giam mấy năm, đảm bảo ra ngoài không viết thành sách, không kiếm được giải thưởng quốc tế thì em làm con chó. Hắn nằm hút thuốc trên đống mía khô, nom rất phong trần. Dù buồn cười nhưng tôi tin hắn lắm.
Mọi người đi lại sốt ruột trong chờ đợi. Tôi đứng đầu đằng này, nghe thấy tiếng cụ Lê Hiền Đức sang sảng đầu đằng kia. Sau nghe cụ Đức kể lại có anh công an xã hỏi cụ rằng, bà chống tham nhũng mà không sợ pháp luật à, làm mọi người cười nôn ruột. Suy ra theo nhận thức của anh ta, thì pháp luật là để bảo vệ tham nhũng!!!
Gần trưa vẫn không thấy Bùi Nhân quay trở ra. Mãi hơn 12 giờ, thằng Bùi Nhân lịch phịch chạy vào quán nước, nói chắc phải chờ đến chiều vì họ không cho mẹ nó ký vào đơn đánh máy sẵn, mà phải viết bằng tay. Tôi muốn kêu trời vì chính tôi in ra cái đơn đó cho Bùi Hằng, có tới 4 trang rưỡi khổ giấy A4 đơn đánh máy mà viết lại bằng tay thì đến bao giờ? Sao thời buổi này mà người ta lại còn bắt viết đơn bằng tay là sao nhỉ. Đến cái di chúc người ta còn đánh máy sẵn, ai không biết viết thì điểm chỉ vào cái là xong.
Cả đoàn quyết định ở lại chờ, mặc dù ý của cán bộ trại là thằng Bùi Nhân cứ về, rồi họ sẽ gửi đơn cho nó theo đường bưu điện. Không chơi thế được. Mỗi người chúng tôi làm một tô mỳ ăn liền với ngọn rau susu. Không có trứng gà thì trứng vịt tráng cũng được. Nhóm tăng cường rút lui hết. Họ rút được một chốc thì điện trong quán tắt phụt. Qua điều tra nghiệp dư thì chỉ mỗi quán này bị cắt điện, còn các hộ dân xung quanh thì vẫn bình thường. Lắm trò thế nhỉ?
Một rưỡi chiều, vẫn chưa thấy tăm hơi cái lá đơn viết tay ấy đâu. Sực nhớ ra việc chúng tôi tặng hoa cho Bùi Hằng hôm mồng tám tháng ba, tôi hỏi thằng Nhân thì nó bảo mẹ nó không nhận được hoa. Tôi bèn đi ra cổng trại, tiến thẳng đến trạm gác. Cô cảnh sát trẻ ngồi bên trong đứng lên hỏi tôi:
- Bác muốn gì ạ?
- Tôi muốn găp anh Trần Thái Hòa.
Tôi nói vắn tắt mục đích yêu cầu của tôi vì sao tôi yêu cầu được gặp. Lại chạy xin ý kiến, lại chờ đợi. Họ hết ra lại vào, còn tôi cứ nhìn thẳng vào mắt họ, cái nhìn bắt đầu cau có vì bực bội. Bên trong sân trại có đến hơn chục vị cả quân phục lẫn thường phục ngồi đầy vườn hoa. Thấy tôi đứng ở cửa nhìn vào thì nhiều người quay ra ngó tôi. Chắc họ không quen thấy có kẻ dám đứng nhìn thẳng vào họ như thế.
Một lúc lâu thì anh sĩ quan lần trước to tiếng bị tôi chỉnh đi vào trạm gác. Lại màn hỏi giấy tờ, mục đích. Khi anh ta bắt đầu giải thích, tôi ngắt lời anh ta ngay:
- Xin lỗi anh, anh không phải là người nhận lẵng hoa đó từ tôi mà là anh Trần Thái Hòa. Tôi muốn nghe lời giải thích trực tiếp từ anh ấy, là tại sao chị Bùi Hằng không nhận được lẵng hoa đó?
Anh ta nói hôm nay là chủ nhât, nên anh Trần Thái Hòa nghỉ. Tôi hỏi cách liên lạc với anh Hòa rồi định quay đi, nhưng viên sĩ quan khi trả lại tôi chứng minh thư cũng nói thêm rằng, anh Trần Thái Hòa có xin ý kiến lãnh đạo về việc tặng hoa của chúng tôi, nhưng lãnh đạo không đồng ý, vì không nằm trong diện thăm nuôi….
Tôi không biết ngoài cái lý do không nằm trong diện thăm nuôi mà anh ta cứ bám lấy như cái phao cứu sinh ấy thì còn có thể có lý do nào khác nữa không. Tôi cũng yêu cầu anh ta trích dẫn điều nào khoản nào, văn bản nào nói cái lẵng hoa đó là nằm trong danh mục bị cấm gửi tặng. Chỉ nguyên cái lý do tặng hoa cho một phụ nữ trong ngày 8/3 là anh ta đã chết ngắc không thể trả lời được rồi.
Tôi cũng nói thêm với anh ta rằng, có mỗi cái việc cỏn con là nhận một cái lẵng hoa mà phải hỏi xin ý kiến lãnh đạo thì nó nói lên điều gì? Dù gì chúng tôi cũng lặn lội từ Hà Nội lên đây, bỏ ra gần sáu trăm nghìn để mua một lẵng hoa tặng cho một người phụ nữ, trong cái ngày không ai có quyền từ chối món quà tinh thần như vậy cho họ. Chúng tôi đã từng cảm kích thế nào trước thái độ thân thiện của anh Trần Thái Hòa khi nhận chuyển lẵng hoa của chúng tôi. Nhưng cái việc nhận rồi không thực hiện lời hứa là một điều không thể chấp nhận được, nhất là những người đang khoác bộ quân phục trên người.
Đúng 3 rưỡi, cán bộ trại mới đưa tờ đơn chép tay của Bùi Hằng ra cho Bùi Nhân. Chúng tôi lên xe về Hà Nội. Khổ thân bác Lê Hiền Đức, hơn 80 tuổi cũng bị kẹt cả ngày cùng chúng tôi. Trước đây bác ấy mới nghe kể lại, lần này thì muốn đi để tận mắt chứng kiến…
Có một chi tiết lạ thường trên đường về, xe đang ngon trớn trên địa phận Phúc Yên thì cây gậy của một nhóm cảnh sát giao thông giơ lên. Xe chúng tôi tấp ngay vào lề đường. Theo chân lái xe, cả bọn tôi nhảy xuống xem có chuyện gì xảy ra. Thấy chúng tôi giơ máy ảnh chụp, các anh cảnh sát đều giơ tay nói: chúng tôi đang làm nhiệm vụ, không được chụp ảnh. Tôi bảo chúng tôi đang giám sát các anh làm việc, xem có tiêu cực không đấy chứ, ý nói vì bây giờ nạn mãi lộ giao thông nhiều lắm. Đến lượt xe Lê Dũng đi sau cũng bị “giơ gậy”. Trước con mắt giám sát của mười người trong đoàn, cùng một số người dân đi đường, các anh cảnh sát giao thông có vẻ hơi lúng túng và bắt đầu hạ giọng. Thậm chí chỉ xem giấy tờ qua quýt, các anh vội mời chúng tôi lên xe đi cho xong, lấy lý do kiểm tra giấy tờ theo chủ trương của tỉnh, về việc đảm bảo giao thông trong mùa lễ hội???
Gã Lái Gió dở chứng gàn, bảo: đã thế bây giờ không đi nữa, cứ ở lại xem thế nào. Sao lại có cái kiểu cứ thích thì dừng xe người ta lại thế hử? Lễ hội thì lễ hội, hàng trăm xe trên đường thế này mà cứ ách lại để kiểm tra giấy tờ thì có mà càng tắc thêm ấy chứ.
Thấy các anh cảnh sát cứ ra sức mời chúng tôi lên xe, mà thực ra chúng tôi cũng mệt lắm rồi, thôi thì rút kinh nghiệm nhé, không có dấu hiệu vi phạm thì đừng có mà dừng xe người ta lại nhé. Lại lên xe đi tiếp.
Nhích từng tý một trong dòng xe cộ đông đặc trên đường Phạm Văn Đồng, tôi cứ cầu khấn sao cho cái việc thăm nuôi này sớm kết thúc, để tôi được quay trở lại cuộc sống thanh thản đời thường.
Về đến nhà là gần 6 giờ chiều. Vừa mệt, vừa đói, vừa buồn bực. Không biết cái hành trình thăm nuôi của chúng tôi sẽ còn kéo dài đến bao giờ. Dĩ nhiên chúng tôi sẽ không bao giờ bỏ rơi Bùi Hằng, xong những việc xảy ra mỗi ngày khiến chúng tôi một thêm bức xúc. Không những chỉ tốn kém thời gian và tiền của đi lại thăm nom, mà còn làm cho mối quan hệ giữa người dân và chính quyền ngày càng xa cách thêm, qua những lối hành xử không mấy đẹp đẽ đã xảy ra.
Phương Bích

Lao động Việt Nam kẹt ở Malaysia

-Lao động Việt Nam kẹt ở Malaysia-
68 công nhân Việt Nam đang làm việc cho một công ty cung ứng lao động vệ sinh ở bang Penang bị chủ nợ lương và không gia hạn giấy phép làm việc theo hợp đồng.

Ông Trịnh Vĩnh Quang, Phó đại sứ VN tại Kuala Lumpur, cho Thanh Niên biết phần lớn số công nhân này là nữ. Họ sang Malaysia thông qua môi giới lao động là Công ty CP Việt Hà - Hà Tĩnh (VIHATICO), trụ sở tại thị xã Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, phối hợp với một công ty môi giới ở bang Penang.
Một số thông tin trên báo chí Malaysia không chính xác lắm đâu... Có thể khẳng định sai sót và trách nhiệm ở đây là công ty sử dụng lao động Asmana
   
Phó đại sứ Trịnh Vĩnh Quang



Theo hợp đồng ký kết giữa các bên, những công nhân này làm việc cho Công ty Asmana Sdn Bhd, chuyên làm dịch vụ vệ sinh cho các bệnh viện, tòa nhà và khu công cộng ở thủ phủ George Town của bang Penang, với mức lương 546 ringgit (khoảng 3,7 triệu đồng)/tháng. Asmana cũng có trách nhiệm gia hạn khi giấy phép làm việc mỗi năm của công nhân hết hạn.

Phía Malaysia vi phạm hợp đồng

Từ tháng 2.2012, công nhân phản ánh họ không được trả lương, giấy phép làm việc hết hạn cũng không được làm mới. Và mọi sự bùng nổ sau khi nghị sĩ Koay Teng Hai của bang Penang đến thăm ngôi nhà có 42 lao động nữ VN, tuổi từ 30-50, đang tạm trú vào chiều 16.3. Báo The Star ngày 17.3 đăng bức ảnh những phụ nữ khóc lóc thê thảm khi kể về thảm cảnh của họ với ông Koay. 

Họ kể bị công ty môi giới Malaysia ngược đãi “như nô lệ” trong suốt 20 tháng làm việc tại đây, bị giảm lương từ mức 50 ringgit (340.000 đồng) xuống còn 25 ringgit/ngày, bị thu giữ hộ chiếu. Và từ tháng 2.2012, họ không được trả lương, cũng không được cung cấp thực phẩm, hoặc chỉ được cấp duy nhất 20 kg gạo mỗi 3 ngày. Vì thế họ chỉ ăn cơm trắng với muối, và ở chen chúc trong một ngôi nhà 2 tầng có 4 phòng ngủ, 2 nhà vệ sinh, phòng khách và nhà bếp. Giờ đây, visa hết hạn đã lâu, họ chỉ mong được giúp đỡ để trở về VN.

Báo The Star cũng cho hay ông Koay đã báo với cơ quan chức năng Malaysia và Đại sứ quán VN tại Kuala Lumpur. Cảnh sát địa phương đã vào cuộc. Phó trưởng phòng cảnh sát thành phố George Town Gan Kong Meng được báo này trích lời nói vụ việc đang được điều tra theo khoản 14, đạo luật Chống buôn người năm 2007 của Malaysia. Interpol cũng đã được thông tin để truy lùng chủ công ty môi giới (không được nêu tên) của Malaysia.

Sáng 18.3, toàn bộ công nhân VN và 34 công nhân Nepal trong tình trạng tương tự đã được đưa về các trung tâm bảo vệ người lâm nạn ở thủ đô Kuala Lumpur theo yêu cầu của tòa án bang Penang.
  

Một bức hình chụp cảnh công nhân nữ VN khóc đăng trên báo The Star, với chú
thích: Hãy giúp đưa chúng tôi về nhà
 
Nhiều người muốn tiếp tục làm việc
Trao đổi với Thanh Niên qua điện thoại, Phó đại sứ Trịnh Vĩnh Quang nói: “Một số thông tin trên báo chí Malaysia không chính xác lắm đâu... Có thể khẳng định sai sót và trách nhiệm ở đây là công ty sử dụng lao động Asmana". Ông cũng nói thêm, mặc dù không trả lương, nhưng Asmana cũng có tạm ứng lương cho công nhân. Công ty VIHATICO cũng có tạm ứng tiền cho lao động VN.

Về phía sứ quán, ông Quang cho biết khi được tin công nhân VN bị nợ lương và không được gia hạn giấy phép lao động, sứ quán đã vào cuộc. Ngày 14.2.2012, Tham tán Nguyễn Tiến San, Trưởng ban Quản lý lao động và chuyên gia VN tại Malaysia, đã gửi thư yêu cầu Asmana thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng. Thư này cũng được gửi đến Sở Lao động bang Penang, Cục Lao động thuộc Bộ Nhân lực Malaysia và Công ty VIHATICO. Tuy nhiên, Asmana đã không thực hiện yêu cầu này.

Ngày 26.2, Tham tán Nguyễn Tiến San đã có cuộc làm việc 3 bên ngay tại Công ty Asmana với sự tham dự của đại diện VIHATICO từ VN sang. Cuộc họp đã đi đến bản cam kết thực hiện đúng hợp đồng lao động do Giám đốc Asmana và ông Nguyễn Tiến San ký. Dù vậy, Asmana vẫn tiếp tục chây ì. Vì thế, ngày 7.3, Tham tán Nguyễn Tiến San lại tiếp tục làm việc với Asmana. Cuộc họp có cả đại diện Sứ quán Nepal, bảo vệ các lao động từ nước này.

Ông Quang cũng cho biết trước khi mọi việc trở nên ầm ĩ trên mặt báo, ngày 15.3, Asmana đã gửi cho Đại sứ quán VN một bức thư, hứa hẹn ngày 19.3 sẽ lên cơ quan lao động và xuất nhập cảnh để giải quyết visa cho các công nhân. Trong 68 lao động VN, có 45 người có nguyện vọng tiếp tục làm việc ở đây, số còn lại muốn về nước.

“Bây giờ các công nhân đã ở Kuala Lumpur, ngày mai (19.3), sứ quán sẽ cùng Asmana trình với Cục Lao động và Xuất nhập cảnh Malaysia nguyện vọng của những người muốn ở lại để xin giấy phép làm việc cho họ. Số còn lại sứ quán sẽ lo giấy tờ hợp lệ cho họ về nước”, ông Quang nói.

60 công nhân Việt bị lừa, bị bỏ đói tại Malaysia Nguoi Viet Online-Có thể hơn 60 nam nữ công nhân Việt Nam làm các loại công việc thấp kém ở Malaysia bị lừa gạt, bị bỏ đói và là nạn nhân của một tổ chức buôn người từ Việt Nam. Hiện những người này đang được chính phủ Malaysia dàn xếp đưa tới trung tâm bảo vệ ở thủ đô Kuala Lumpur.- Malaysia: 42 phụ nữ Việt đang gặp khó khăn (NLĐ). 
 Một mảnh đời của nhà vợ Việt chồng Hàn .- 2011: Gần 6.000 vụ tai nạn lao động, 574 người chết (TTXVN).-Côn đồ tấn công xe chở công nhân (NLĐ) - Sau khi làm ca đêm về, tối 10 rạng sáng 11-3, ô tô 45 chỗ chở công nhân Công ty TNHH TM-DV Việt Đại Nam (phường Long Bình, TP Biên Hòa – Đồng Nai) đã bị nhiều côn đồ cầm hung khí chặn lại. - Côn đồ đập phá xe chở công nhân (TN)-Tâm sự đắng cay của cô gái bị cha dượng bán lấy tiền uống rượu -- LẠI PHÁ MỘT ÐƯỜNG DÂY KINH DOANH CẦN SA CỦA NGƯỜI VIỆT (NCTG). 

-Cảnh báo về nạn Ô-Sin ở Malaysia-Đi Làm Gia Nhân Ở Nước Ngoài: Cảnh Báo Về Nguy Cơ Buôn Người

Mặc cảm- Võ Đắc Danh

-NQL: Võ Đắc Danh email cho mình:”Hôm qua,sau khi trao cho em 50 bức thư mời thi khoảng 1g sau, cô Thu, BTV NXBPN gọi điện cho hay, cô vừa nhận được điện thoại từ BTC Hội sách thông báo rằng cấp trên ra lệnh hủy bỏ 3 sự kiện trong hội sách: Buổi giao lưu của Võ Đắc Danh, của Bùi Văn Nam Sơn và chương trình tặng sách có chữ ký của Nguyễn Quang Lập. không hiểu ai là người ra lệnh và cũng không hiểu lý do. Sáng nay, Cô Thu đại diện cho NXB PN gặp em nói lời cáo lỗi, chấm hết”.
Bài này mình viết tựa cho cuốn sách, gửi đăng báo Thanh niên, phút cuối cùng cũng bị tòa soạn cho out. Chẳng hiểu vì sao. Cuộc sống bây giờ lạ lắm, nhiều chuyện không thể hiểu lại diễn ra hằng ngày như là chuyện đương nhiên.

Đây là cuốn sách thứ năm, rút từ hơn một trăm bút kí, phóng sự, ghi chép của Võ Đắc Danh. Có lẽ gọi đấy là những ghi chép thì đúng hơn. Những ghi chép của “anh nông dân cầm bút”, một biệt danh đáng yêu, cũng là sở đắc của anh, một người suốt đời cầm bút cho nông dân, vì nông dân,  những người  nông dân khổ đau khắp cánh đồng Nam Bộ. Thật hiếm có nhà văn nào được như anh, suốt cuộc đời tìm kiếm những số phận khổ đau, những con người bất hạnh- những con người bị vùi dập- bị lừa đảo- bị đổ oan- bị đày đọa… nơi bùn lầy, chỗ hoang vu, chốn xơ xác, bến tiêu điều… Lắm kẻ chỉ nghĩ đến việc phải đến đó thôi cũng đã phải rùng mình kinh sợ.
Trả lời câu hỏi những nhân vật nào ám ảnh anh nhất, Võ Đắc Danh đã nói: “Những con người khát khao sự tử tế, khát khao được sống đàng hoàng tử tế nhưng bị xã hội đấy họ vào bước đường cùng.” Vâng, đó là nông dân, đích thị là nông dân, thời nào cũng thế. Viết về những con người như thế không thể nói viết để kiếm sống, để kiếm vinh quang lại càng không, trong khi đó nhà văn phải đối diện với đòn trả thù của đám bất lương, những kẻ đã đẩy các nhân vật của anh đến đường cùng. Nhưng đó không phải là mối hiểm nguy số 1, sự hiểm nguy buả vây hết mọi nẻo đường anh đi, đó là đám quan tham, những kẻ luôn giấu diếm những tiêu cực và bất cập, trên mảnh đất họ trị vì chỉ có ấm no hạnh phúc, ai nói ngược lại người đó trước sau không có đất sống. Hơn một lần Võ Đắc Danh bị buộc phải treo bút và nguy cơ sa vào vòng lao lý, thật đáng sợ.
 Viết được như vậy, người viết chẳng những phải có tình yêu thương mà phải có lòng dũng cảm, chẳng những phải đức kiên trì mà phải có sự hy sinh, những thứ nói rất dễ nhưng làm được thật quá khó khăn, không phải ai cũng làm được. Nói thật, cả ngàn nhà văn hiện thời may lắm có dăm bảy người làm được điều đó, không hơn. Chính vì vậy mà dù ở đâu, thời nào, những trang văn đẫm mồ hôi và nước mắt của các nhà văn “cá biệt” này bao giờ cũng tỏa sáng và sống bền trong lòng bạn đọc, cho dù có thể tài dùng chữ của họ kém thua nhiều người khác.
Đời chợ, chợ đời, cuốn sách thứ năm của Võ Đắc Danh vẫn tiếp tục dòng chảy cảm xúc của bốn cuốn sách trước. Vẫn là nước mắt nụ cười của những người nông dân khổ đau, chỉ có khác họ là những người đàn bà thôn quê hoặc từ thôn quê mà ra. Họ không phải là mẫu phụ nữ anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang-mẫu “người hùng” phụ nữ một thời,- họ là những phụ nữ dám sống trên những nỗi khổ đau cùng cực. Chỉ vậy thôi cũng đủ cho hết thảy chúng ta yêu thương và khâm phục.
Đối với tôi đó là những người đàn bà kì lạ, bởi vì trên mỗi bước đường đời họ đều gặp khổ đau và oan trái, cay đắng và thất thiệt nhưng họ đã không gục ngã, không đầu hàng. Đối với họ, tuồng như trời không có mắt, bao nhiêu khổ đau của thế gian trời đều đổ lên đầu họ. Thế mà họ vẫn nuốt nước mắt nghiến răng dấn bước, quyết không đầu hàng số phận. Yêu người bị người phụ, tin người bị người lừa. Ngày xưa cầm súng giữ đất bây giờ bị cướp đất giữa ban ngày. Ngày xưa cưu mang đùm bọc bây giờ bị phản bội bị chơi đểu. Rồi bà mẹ già cõng trên lưng những đứa con tật nguyên. Rồi người đàn bà “mười sáu năm lấy chồng, giật mình nhìn lại mình đã tám đứa con nhưng chưa có một ngày hạnh phúc”. Những người đàn bà có chồng là có thêm một gánh nợ, hết gánh nợ này đến gánh nợ khác, triền miên. Tôi đã bật khóc không chỉ một lần khi đọc Đồng cỏ cháy, nhiều khi muồn kêu to: trời ơi sao lại có những số phận khổ đau và oan nghiệt đến thế!
Đọc kĩ Võ Đắc Danh, đọc hết Võ Đắc Danh người ta buộc phải đặt câu hỏi: vì sao Võ Đắc Danh suốt đời đeo đuổi đề tài người nông dân cùng khổ, anh viết không để kiếm sống cũng chẳng để kiếm vinh. Vì sao như thế?
“Cũng có thể là tôi đang giận chính mình. Nhưng nói chính xác hơn là tôi luôn dằn vặt một mặc cảm tội lỗi với những nhân vật của tôi. Sau mỗi một bút ký, tên tuổi tôi ít nhiều được đánh bóng thêm, còn những nhân vật của tôi thì tiếp tục đắm chìm trong tiếng kêu oan vô vọng. Nhiều khi tôi tự hỏi, có phải mình đã làm sang cho mình bằng những thân phận thấp hèn của họ chăng ? Tôi cảm thấy đau lòng, thậm chí thấy ê chề, nhục nhã. Nhưng rồi sau đó gặp một thân phận khác, tôi lại dằn vặt muốn tiếp tục sẻ chia, muốn nói thay họ những điều mà họ không nói được. Cứ thế mà tôi cứ sống trong cái vòng lẩn quẩn buồn vui, cay đắng của cuộc đời, không thể tự tìm cho mình lối thoát nào khác.”
Võ Đắc Danh đã nói như vậy, và xin gọi đấy là mặc cảm Võ Đắc Danh. Không có mặc cảm ấy không phải Võ Đắc Danh. Giữa cái thời vinh thân phì gia là lẽ sống, Võ Đắc Danh đã chọn mặc cảm ấy và sống cùng mặc cảm ấy suốt cả cuộc đời. Phục lắm thay, cảm động lắm thay!


Nguyễn Quang Lập

TRĂNG NGHẸN Võ Đắc Danh
TRĂNG NGHẸN là bài thơ của Hoài Tường Phong vừa đoạt giải Nhất cuộc thi thơ đồng bằng sông Cửu Long do các Hội Văn học - Nghệ thuật trong khu vực nầy liên kết tổ chức, tỉnh Cần Thơ đăng cai. Nhưng một sự cố lạ lùng chưa từng có đã xảy ra: Nhà thơ Phạm Sĩ Sáu, trưởng Ban Giám khảo cho hay, một số cơ quan "có thẩm quyền" ở thành phố Cần Thơ (thực chất là không có thẩm quyền) đã yêu cầu Ban Giám khảo chọn lại bài khác để trao giải Nhất, vì bài nầy u ám quá. "Trăng thì phải sáng, thậm chí rất trong sáng chớ không thể nào nghẹn được". Ban Giám khảo đã quyết định không chấm lại, cuối cùng họ quay sang tác giả. Nhà thơ Hoài Tường Phong cho biết, mấy ngày nay chủ tịch Hội Văn nghệ Cần Thơ yếu cầu ông làm đơn từ chối giải thưởng với lý do "tôi không có gởi dự thi". Ông khẳn định rằng "tôi đã gởi dự thi", sau đó vị chủ tịch Hội Văn nghệ lại yêu cầu ông làm đơn xin từ chối giải thưởng với lý do "Thơ tôi có nhiều câu chữ không phù hợp với tiêu chí cuộc thi". Ông Phong nói "Đó là việc thẩm định của Ban Giám khảo".
Xin miễn bình luận về sự kiện nầy. Mời các bạn đọc bài thơ TRĂNG NGHẸN đã được công bố giải Nhất vừa qua.

Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa,
Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn.
Vùng tản cư hồi nầy ruộng hoang nhà trống,
Rước được bà mụ vườn, ngoại cực trần thân.

Tôi lớn trong quê mùa như cây tạp vườn hoang,
Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng ngồi xe đạp.
Không biết lời bải buôi để mua lòng người khác,
Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối lừa ai.
Ngơ ngác buổi ra thành, trước cuộc sống đua chen,
Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ.
Lớp phèn hết bám chân, nhưng chất chân quê vẫn còn đó,
Tôi tranh thủ những tháng hè, thích về lại thăm quê.
Bè bạn theo đuôi trâu một thời, mơ ước nhìn tôi,
Tưởng tôi thoát kiếp ngài, nhởn nhơ hóa bướm.
Tôi nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn xưa thèm quá,
Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn.
Mỗi lần về quê bè bạn cũ lại vắng hơn,
Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ.
Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu,
Đôi mắt ướt một thời bẽn lẽn ngó bàn chân.
Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,
Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.
Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.
Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,
Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.
Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ,
Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê.

<<<::: hay quá mà !!!>>>


VỀ BÀI THƠ "TRĂNG NGHẸN"
Giải nhất cuộc thi thơ ĐBSCL, nhưng cảm nhận về bài thơ TRĂNG NGHẸN* của tác giả Hoài Tường Phong đã có một số ý kiến khác nhau. Rằng hay thì thật… Sao bài thơ mô tả diện mạo một đồng bằng lại nghiêng về mặt u ám. (Hay là rất lâu rồi chúng ta có thói quen ngại nhìn vấn đề trái chiều?). Trong đời sống nghệ thuật, sự khác nhau cách đánh giá tác phẩm cũng không phải là việc gì lạ, trái lại nó còn có phần thú vị và tác dụng cho hoạt động nghệ thuật phong phú hơn. Do vậy, chúng tôi muốn được tiếp tục lắng nghe thêm nhiều cảm nhận của bạ đọc khắp nơi .
(Nhà thơ LÊ CHÍ - Tổng biên tập website Sông Cửu Long - Hội nhà văn VN)

Một lời nhắc ngậm ngùi
Lê Chí
Bài thơ ngắn, vỏn vẹn 32 câu mà tâm sự trong thơ thì thật dài, dài bằng chính cuộc đời “tôi” (tác giả) trải qua. Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa/ Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn/ Vùng tản cư hồi này ruộng hoang nhà trống/ Rước được bà mụ vườn, ngoại cực trần thân... Như hồi ức chìm nổi lang thang cùng năm tháng nhọc nhằn đã được Hoài Tường Phong từ từ kể lại một cách thật thà Tôi lớn trong quê mùa như cây tạp vườn hoang/ Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng ngồi xe đạp… Thì ra, được sinh ra trong đêm “vầng trăng viên mãn”, nhưng chắc gì bao ước mơ khát vọng rồi sẽ đi cùng. Bi kịch ngổn ngang của liên miên bao cuộc chiến tranh tàn khốc vẫn còn đó. Hòa bình phải đâu là phép màu có ngay áo ấm cơm no, có ngay mọi điều tốt đẹp. Để mưu sinh, người người bươn chải ngược xuôi khắp chốn. Riêng “tôi” thì Ngơ ngác buổi ra thành trước cuộc sống đua chen. Đồng ruộng với bao nỗi gian truân vất vả, nhiều người ngỡ thị thành là chốn dung thân nhàn hạ, nhưng ngờ đâu Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ/ Lớp phèn hết bám chân nhưng chất chân quê vẫn còn đó. Bởi Không biết lời bải buôi để mua lòng người khác/ Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối lừa ai. Vậy mà không ít người quanh năm dải nắng dầm mưa bám lấy ruộng đồng cứ ngỡ tôi thoát kiếp ngài, nhởn nhơ hóa bướm. Còn “tôi” thì nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn xưa thèm quá/ Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn.
Có một thời người nông dân bạc tóc lặng nhìn cánh đồng sau nhà mình mà như nhìn tận đâu đâu, trong lòng đắng cay muôn nỗi. Người ta đói lã ngay trên đồng lúa. Người ta nghèo xác xơ ngay trên đồng lúa. Rồi không ít người phải nuốt nước mắt tha phương cầu thực. Điều khó tin nhưng không ai không biết, vì Mỗi lần về quê bạn bè cũ lại vắng hơn/ Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ. Quả là trong đời sống vật chất và tinh thần ở vùng quê vốn hiền lành yên ả đang diễn ra một điều gì hệ trọng lắm. Chua xót làm sao trước cảnh Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu/ Đôi mắt ướt một thời bẽn lẽn ngó bàn chân. Và có thể nào lòng ta vui được, khi Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê/ Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu/ Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu/ Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút ngậm ngùi. Có thể sẽ có người lại hỏi: Thật vậy không, một vùng đồng bằng phù sa màu mỡ, nổi tiếng “làm chơi ăn thiệt” mà có chuyện vậy sao? Xin thưa, không phải tất cả, nhưng
đó là những gì đã vẽ nên màu buồn nhức nhối trên bức tranh toàn cảnh. Cho đến hôm nay, những nỗi đắng cay ấy vẫn còn là một ấn tượng không lấy gì làm đẹp cho vùng đất
quê mình mỗi khi có ai đó lỡ lời bởn cợt: Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm
ngùi/ Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất/ Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất/ Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa... Chầm chậm đọc và chầm chậm lắng nghe, phải dõi theo day dứt lắm, máu thịt lắm với quê hương xứ sở, Hoài Tường Phong mới viết được những câu thơ đến nao lòng như vậy.
Nhưng mặt khác, có chỗ cũng làm cho người đọc ngạc nhiên. Bởi thời gian tác giả trải qua trong không gian ấy là khá dài, dài đến mấy mươi năm. Với chừng ấy thời gian, đồng bằng sông Cửu Long đã có rất nhiều thay đổi lớn lao. Bên cạnh những tồn tại của mặt tối, đời sống kinh tế xã hội đã có không ít những gì tốt đẹp đang ngày càng có sức thuyết phục hơn. Do vậy, TRĂNG NGHẸN dầu chỉ là lát cắt vùng đất này bằng nỗi đau sâu thẳm trong lòng, nhưng tiếc là lát cắt khá sâu và có phần nhấn mạnh, làm người đọc dễ “hụt hẫng”, nhất là ở khổ bốn câu cuối cùng: Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn/ Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ/ Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ/ Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê. Nhưng dù sao TRĂNG NGHẸN cũng đem đến cho chúng ta những điều không dễ gì quên và thật đáng suy ngẫm. Ngoái nhìn hành trình những năm tháng đã qua nào chỉ giản đơn là nhìn lại một dĩ vãng vu vơ phù phiếm. Bản chất của niềm vui là biết chắt ra từ nỗi buồn (làm gì có loại người quanh năm chỉ biết có cười mà không bao giờ rơi nước mắt). Với TRĂNG NGHẸN, một lần nữa nhà thơ Hoài Tường Phong muốn nhắc chúng ta đừng bao giờ lại để “lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn”.
24.2.2010
____________
*Bài được viết sau khi Website Sông Cửu Long nhận được Thông báo kết quả từ Ban Tổ chức cuộc thi.


Tin cho hay Việt Nam bày tỏ quan tâm tới chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm mà Nga đang nghiên cứu sản xuất.


Ý thức của chủ và thợ có vai trò quan trọng Đài Tiếng Nói Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Bùi Hồng Lĩnh: An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc là một trong những quyền của người lao động; Ý thức của chủ sử dụng lao động và người lao động đóng vai trò quyết định trong thực hiện quyền này. ...
Năm 2009: Cả nước xảy ra hơn 6.000 vụ tai nạn lao độngBáo văn hóa Online
Tai nạn lao động tiếp tục tăngAn ninh thủ đô
550 người chết vì tai nạn lao động năm 2009Báo Đất Việt
Sài gòn Giải Phóng

Bài “Mạng Trung Quốc xôn xao chuyện “mua” vợ Việt Nam” của tác giả Đông Linh tường thuật,
“Cuối năm 2009, 47 trang viết ‘Việt Nam tương thân kí’ của một cư dân mạng có nickname ‘Đới Tổng 1912′ trở nên cực hot trên mạng khi không chỉ có lượt truy cập khổng lồ mà còn được chia sẻ đường link trên khắp các website khác. Thông tin trong trang viết này khiến cư dân mạng phải xuýt xoa là: ‘…chỉ với 35.000 NDT, trong vòng 15 ngày, tác giả đã được thoải mái chọn từ hơn 40 cô gái Việt để làm bà xã cho mình.’”
Bài viết cũng cho biết,
“Theo anh Đới (cũng như nhiều tờ báo Trung Quốc như Sina, Kinh Sở, Trùng Khánh tin chiều…) thì tỉ lệ nam nữ ở Việt Nam là 3/5 nên có rất nhiều cô gái muốn lấy chồng ngoại quốc. Ở Việt Nam thậm chí có những “bà mối” chuyên nghiệp, đi tìm những cô gái quê xinh đẹp, muốn lấy chồng ngoại, tập trung lại một chỗ dạy dỗ, sau đó giới thiệu cho đàn ông nước ngoài. Trong rất nhiều quảng cáo môi giới hôn nhân, “bà mối” đưa ra nhiều bảo đảm: trọn gói trong vòng 3 tháng, không chi phí phát sinh, trong vòng 1 năm nếu cô gái bỏ về được “đền” cô khác…”
‘Trung Quốc là cơ hội chứ không phải mối đe dọa’--- Đất Việt
“Thế giới nên xem Trung Quốc là cơ hội, không phải mối đe dọa. Phải vừa cạnh tranh, vừa hợp tác với Trung Quốc”, VOA dẫn lời nhà tương lai học John Naisbitt của Mỹ khuyến cáo.

Vaslav Havel - Trí thức và chính trị

-Vaslav Havel - Trí thức và chính trị (Phạm Nguyên Trường)

Bản dịch được thực hiện nhân giỗ bách nhật Vaslav Havel (5/10/1936-18/12/2011)

Lời ban biên tập trang mạng Project Syndicat (Mĩ): Ông Václav Havel, vừa tạ thế ngày 18 tháng 12 (2011), là một trí thức hiếm hoi: không phải ông tìm cách chen chân vào chính trị mà chính trị đã đẩy ông vào con đường đó. Năm 1998, trong khi đang làm Tổng thống cộng hòa Czech, ông đã đưa ra những suy nghĩ sau đây về những cái lợi và mối nguy hiểm của nghề nghiệp của mình.


Praha – Một người trí thức – bằng những cố gắng của cá nhân mình đã thâm nhập vào bên dưới bề mặt của sự vật, để nắm được những mối quan hệ, nắm được nhân và quả, để công nhận rằng cá nhân chỉ là một phần của tồn tại rộng lớn hơn và từ đó có nhận thức sâu sắc hơn về thế giới và trách nhiệm trước thế giới – có thể làm chính trị được hay không? 

Nói như thế, có cảm tưởng rằng tôi cho là trách nhiệm của người trí thức là tham gia hoạt động chính trị. Nhưng đấy là điều vô nghĩa. Hoạt động chính trị cần một loạt yêu cầu đặc biệt, chỉ liên quan đến nó mà thôi. Một số người đáp ứng được những đòi hỏi này, số khác thì không, dù họ có là trí thức hay không. 

Tôi tin tưởng sâu sắc rằng thế giới cần – hiện nay càng cần hơn bao giờ hết – những chính trị gia đã được khai minh, chín chắn, những người dũng cảm và có đầu óc khoáng đạt, đủ sức cân nhắc những sự kiện nằm bên dưới phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của họ, cả về không gian lẫn thời gian. Chúng ta cần những chính trị gia muốn và có khả năng vượt lên trên những mối quan tâm về quyền lực của họ hay những mối quan tâm của đảng hay quốc gia của họ và hành động phù hợp với những quyền lợi căn bản của nhân loại hiện nay – nghĩa là hành động theo cách mà mọi người phải hành động, mặc dù đa phần không thể hành động như thế.

Chưa bao giờ chính trị lại phụ thuộc vào thời điểm, phụ thuộc vào tâm trạng thất thường của công chúng và phương tiện truyền thông đến như thế. Chưa bao giờ chính trị gia bị buộc phải theo đuổi những vấn đề thiển cận và chóng qua đến như thế. Tôi có cảm tưởng rằng cuộc sống của nhiều chính khách trôi lăn từ những bản tin trên TV vào tối hôm trước sang cuộc thăm dò dư luận vào sáng hôm sau, rồi đến hình ảnh của mình trên TV vào tối hôm sau nữa. Tôi không tin là thời đại của những phương tiện thông tin đại chúng hiện nay khuyến khích việc xuất hiện và trưởng thành của những chính trị gia tầm cỡ như Winston Churchill; tôi nghi ngờ, mặc dù bao giờ cũng có ngoại lệ.

Tóm lại: thời đại của chúng ta càng ít khuyến khích những chính trị gia có tư duy dài hạn thì chúng ta lại càng cần những chính trị gia như thế và do đó mà càng cần sự ủng hộ các nhà trí thức – ít nhất là những người đáp ứng được định nghĩa của tôi – tham gia vào chính trị. Sự ủng hộ như thế có thể xuất phát từ những người không bao giờ tham gia vào chính trị - vì lí do gì thì cũng thế - nhưng đồng ý với những chính trị gia đó hay ít nhất là cũng chia sẻ với những ý tưởng làm cơ sở cho những hành động của họ.

Có người phản đối: các chính trị gia phải được dân chúng bầu, dân chúng bầu cho những người suy nghĩ như họ. Người muốn thăng tiến trong lĩnh vực chính trị thì phải chú ý đến tâm trí của con người nói chung, phải tôn trọng cái gọi là quan điểm của người cử tri “bình thường”. Chính trị gia, dù muốn dù không, cũng phải là một cái gương. Ông ta không dám trở thành người quảng bá cho những chân lí không được lòng người, không dàm thừa nhận những chân lí có thể có lợi cho nhân loại nhưng lại bị đa số cử tri cho là không phải mối quan tâm trực tiếp của họ hoặc thậm chí bị họ coi là trái ngược với quyền lợi của mình nữa.

Tôi tin rằng mục tiêu của chính trị không phải là đáp ứng những ước muốn ngắn hạn. Chính khách phải tìm cách thuyết phục dân chúng, để họ ủng hộ ý tưởng của mình, ngay cả khi đấy là những ý tưởng chưa được nhiều người ưa chuộng. Chính trị phải thuyết phục cử tri rằng chính khách này công nhận hay hiểu một số vấn đề tốt hơn là dân chúng và vì thế mà họ nên bầu cho chính khách đó. Do đó, dân chúng có thể ủy thác cho chính trị gia một số vấn đề - mà vì nhiều lí do khác nhau – họ không hiểu hay không muốn mất thì giờ suy nghĩ, đấy là những vấn đề mà một người nào đó sẽ phải nói thay họ. 

Dĩ nhiên là những kẻ mị dân, những kẻ độc tài tiềm tàng hay những tên cuồng tín cũng đã sử dụng những lí lẽ như thế, những người cộng sản cũng làm một việc tương tự khi tuyên bố rằng họ chính là thành phần giác ngộ nhất của nhân quần, và nhờ vào sự giác ngộ đáng ngờ đó mà họ đã tự giành lấy quyền cai trị một cách độc đoán.

Nghệ thuật chính trị chân chính là nghệ thuật thuyết phục dân chúng ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa, ngay cả khi việc theo đuổi sự nghiệp đó có ảnh hưởng tới quyền lợi tức thời của nhân dân. Điều đó phải được thực hiện mà không gây trở ngại cho việc chúng ta kiểm tra – bằng nhiều cách khác nhau – rằng đấy là sự nghiệp chính nghĩa, và bằng cách đó mà khẳng định rằng những công dân đã tin tưởng ta không bị dẫn vào con đường phục vụ cho những điều dối trá và hậu quả là phải chịu tai họa, không đi tìm kiếm sự thịnh vượng trong tương lai một cách viển vông.

Cần phải nói rằng một số trí thức có khả năng thực hiện những cái ác như thế. Họ trau dồi để có hiểu biết hơn tất cả mọi người, họ đứng cao hơn tất cả mọi người. Họ bảo với đồng bào của mình rằng đồng bào không hiểu dự án đầy trí tuệ do họ đưa ra vì đồng bào còn ngu dốt, chưa ngang tầm với những người đưa ra dự án. Sau tất cả những gì chúng ta đã trải qua suốt thế kỉ XX, phải công nhận rằng thái độ trí thức - đúng hơn là ngụy-trí thức -như thế nguy hiểm đến mức nào. Xin nhớ rằng có biết bao nhiêu trí thức đã giúp thiết lập nên các chế độ độc tài hiện đại!

Chính trị gia giỏi phải có khả năng giải thích mà không cần dụ dỗ; ông ta phải khiêm tốn tìm kiếm chân lí của thế giới mà không được tuyên bố rằng mình là người sở hữu chuyên nghiệp chân lí đó; và ông ta phải cảnh tỉnh dân chúng về những phẩm chất tốt đẹp trong chính họ, trong đó có cả khả năng đánh giá những giá trị và quyền lợi vượt ra ngoài quyền lợi cá nhân, mà không tỏ ra là cao đạo hơn và không ép buộc đồng bào mình bất cứ thứ gì. Ông ta không nên khống chế tâm trạng của quần chúng hay ra lệnh cho các phương tiện thông tin đại chúng, cũng không bao giờ được cản trở việc theo dõi một cách sát sao mọi hành động của mình.

Trong địa hạt chính trị, các nhà trí thức nên thể hiện sự có mặt của mình bằng một trong hai cách khả dĩ sau đây. Họ có thể - mà không cảm thấy xấu hổ hay mất giá – nhận chức và sử dụng vị trí của mình để làm những việc mà mình cho là đúng chứ không phải là để bám víu lấy quyền lực. Hoặc là họ có thể trở thành những người cầm gương soi vào nhà cầm quyền để bảo đảm rằng người cầm quyền phụng sự sự nghiệp chính nghĩa chứ không sử dụng những lời có cánh để che đậy những việc xấu xa như nhiều trí thức tham gia hoạt động chính trị trong những thế kỉ qua.



-------------------

-Dân chủ và độc tài-
“Tôi phản đối mọi hình thức độc tài, vì tất cả các chế độ độc tài đều là kẻ thù của tự do – dân chủ, kẻ thù của nhân dân”
(Minh Văn)
Sự khác nhau giữa Dân chủ và Độc tài
Đây là hai thể chế nhà nước đối lập nhau về bản chất. Chế độ dân chủ tồn tại trên cơ sở nền tảng là sự làm chủ của nhân dân và xã hội dân sự, ngược lại chế độ độc tài tồn tại dựa trên sức mạnh chuyên chế của một đảng phái duy nhất nắm quyền quản lý xã hội.
Về chế độ dân chủ
Trong chế độ tự do dân chủ thì các quyền con người được tôn trọng và thực thi trên thực tế. Những quyền này bao gồm: Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thành lập đảng phái, lập hội, tự do tín ngưỡng, tự do bầu cử, tự do đi lại…và rất nhiều quyền tự do căn bản khác. Nhà nước quản lý xã hội trên cơ sở một nhà nước pháp quyền, pháp luật được tôn trọng và là nền tảng cơ bản cho mọi mối quan hệ xã hội. Các đảng phái tồn tại độc lập và cạnh tranh lành mạnh với nhau thông qua lá phiếu của người dân. Sự khác biệt dễ nhận thấy nhất là trong chế độ dân chủ có sự tồn tại của nhiều đảng phái khác nhau. Điều này giúp cho quyền làm chủ của người dân được thực thi thông qua việc bỏ phiếu bầu chọn.
Các quyền tư hữu, tự do và bình đẳng được coi là những quyền tự nhiên không thể bị tước bỏ. Đây cũng là nền tảng cho những quyền tự do và tiến bộ khác của con người trong xã hội dân chủ. Rôbexpie (1758 – 1894), nhà tư tưởng và là người đứng đầu phái Giacôbanh đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản về dân chủ như sau:
-       Nhân dân có chủ quyền vô hạn;
-       Nhân dân là người cầm quyền tối cao, còn chính phủ thì phục tùng pháp luật;
-       Chính phủ và các quan chức là người đại diện đơn thuần, những người thực hiện ý chí của nhân dân;
-       Các chức vụ xã hội không phải là danh vọng mà là trách nhiệm xã hội;
-       Nhân dân là người có chủ quyền, còn chính phủ là do nhân dân thành lập ra và là sở hữu của dân, các quan chức xã hội là đầy tớ của dân.
Với nền tảng quan điểm như vậy về chủ quyền nhân dân, cùng với những tư tưởng tiến bộ của các nhà triết học tư sản tiến bộ khác thì chế độ tự do – dân chủ được xây dựng trên cơ sở một hệ thống quan điểm tiến bộ để giải phóng và phục vụ con người.
Chỉ trong chế độ tự do dân chủ thì nhân dân mới thực sự là người làm chủ, quyền tự do và các quyền khác của con người mới được tôn trọng. Với bản chất tự do, minh bạch của mình thì chế độ dân chủ tránh cho sự lạm quyền diễn ra từ phía chính phủ cũng như sự thối nát do cầm quyền trong thời gian dài (Điều xảy ra trong các chế độ độc tài chuyên chế). Một xã hội tự do – dân chủ là mục tiêu của mọi dân tộc và người dân, cả nhân loại đều hướng tới điều đó.
Chế độ độc tài
Đặc điểm chung dễ nhận thấy nhất ở các chế độ độc tài là:
-       Do một đảng phái duy nhất cầm quyền;
-       Quản lý đất nước bằng hình thức độc tài, bạo lực mà không phải là nhà nước pháp quyền;
-       Các quyền tự do căn bản của con người bị cấm đoán hoặc bị hạn chế và không được thực thi trong thực tế đời sống xã hội;
-       Thông tin sự thật bị bưng bít, chỉ có hệ thống thông tin và tuyên truyền của nhà nước được phép hoạt động.
-       Nạn lạm quyền và tham nhũng hoành hành vì không có đời sống chính trị dân chủ, minh bạch.
Với tất cả bản chất trên thì chúng ta có thể nói, chế độ độc tài là kẻ thù của tự do – dân chủ, kẻ thù của nhân dân; kẻ thù của tất cả những giá trị nhân văn tốt đẹp mà con người có được cũng như cần hướng tới. Bằng việc cấm đoán và hạn chế các quyền tự do căn bản của con người thì nhà nước độc tài đã ngăn cản những giá trị tốt đẹp khác có thể nở hoa kết trái. Trong chế độ độc tài thì pháp luật không được tôn trọng và thực sự là công cụ để đàn áp nhân dân của nhà cầm quyền. Pháp luật đó là do nhà nước độc tài làm ra, không phải là ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Những kẻ thống trị với tất cả công cụ quyền lực trong tay đã bưng bít mọi tiếng nói đòi chân lý của người dân và sẵn sàng đàn áp tất cả những cuộc biểu tình phản đối nhà cầm quyền. Không có một xã hội dân sự tồn tại, hay tồn tại đúng nghĩa thì người dân đã bị tước đi tất cả sức mạnh và quyền lực chính đáng của mình. Đỉnh cao của các chế độ độc tài là nhà nước độc tài toàn trị, đây là kiểu nhà nước có bộ máy chính quyền được tổ chức hoàn thiện nhất để phục vụ cho việc trấn áp và kìm kẹp cũng như lừa dối người dân. Khác với các nhà nước độc tài quân phiệt (chỉ dựa vào sức mạnh quân đội để cầm quyền) thì chế độ độc tài toàn trị, giống như tên gọi của nó, đã cai trị đất nước bằng tất cả các phương tiện quyền lực. Không những chỉ bằng sức mạnh của quân đội, công an, toà án mà còn thâu tóm toàn bộ xã hội dân sự để tước đi mọi thứ vũ khí của người dân. Và do vậy mà người dân bị cô lập, không thể đoàn kết được để đấu tranh đòi quyền lợi cho mình và xoá bỏ những bất công.
Có hay không một nhà nước pháp quyền trong chế độ độc tài, toàn trị?
Nhà nước pháp quyền chỉ có trong chế độ tự do - dân chủ mà không thể tồn tại trong chế độ độc tài. Vì sao vậy? Để trả lời câu hỏi này trước hết chúng ta phải tìm hiểu: - Thế nào là một nhà nước pháp quyền? Nhà nước pháp quyền có nghĩa là pháp luật có vị trí tối cao trong việc quản lý xã hội (Pháp luật này do một quốc hội dân chủ làm ra, và như thế cũng có nghĩa là chủ quyền thuộc về nhân dân). Pháp luật giữ vai trò thượng tôn của hoạt động nhà nước, trong mối quan hệ giữa nhà nước với xã hội. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không có một cơ quan hay cá nhân nào được phép đứng trên pháp luật; tất cả mọi người đều phải tuân theo và bình đẳng trước pháp luật. Điều này chỉ có thể có được trong một xã hội mà pháp luật được tôn trọng và giữ vai trò độc tôn: Đó là chế độ tự do – dân chủ.
 Nhà nước dân chủ tuân thủ nguyên tắc “Tam quyền phân lập”, ba nhánh quyền lực đó là: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Có nghĩa là ba cơ quan quyền lực này tồn tại độc lập với nhau, giám sát và đối trọng lẫn nhau để đảm bảo không có cơ quan nào được lạm dụng quyền lực mà đứng trên pháp luật. Chính vì nguyên tắc đó được thực hiện mà pháp luật được tôn trọng và bảo vệ. Vậy làm sao nguyên tắc đó được thực hiện? Chỉ có được trong thể chế chính trị dân chủ đa đảng (Có nhiều đảng phái cùng tồn tại và tham gia quá trình bầu cử). Vì rằng chỉ trong trường hợp này pháp luật mới tồn tại độc lập mà không chịu sự chi phối của riêng một đảng phái nào. Pháp luật đó do Nghị viện làm ra (do dân bầu), bất cứ đảng phái nào lên nắm quyền sau khi đắc cử cũng phải tuân theo hệ thống pháp luật này.
Chế độ độc tài do một đảng phái duy nhất lãnh đạo, quyền lực thực sự chỉ nằm trong tay một nhóm người. Những người này đứng trên pháp luật và nắm giữ mọi đặc quyền đặc lợi của đất nước. Nguyên tắc “tam quyền phân lập” không được tôn trọng và thực hiện. Nhà nước quản lý đất nước bằng hình thức độc tài, toàn trị. Pháp luật trở thành công cụ bảo về chế độ và kìm kẹp người dân; mọi quyền lực nằm trong tay nhà nước và vì thế những cơ quan này chỉ còn là những tên gọi, còn bản chất đã bị thay đổi. Tất cả các cơ quan này đều đặt dưới sự quản lý và lãnh đạo của một đảng phái duy nhất (ở Việt nam là đảng cộng sản), vì thế mà không còn giữ được vai trò và vị trí đích thực của nó trong hệ thống chính trị nữa. Để mị dân, nhà nước độc tài đưa ra chiêu bài “Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”. Điều này nghe thật nực cười vì nó không bao giờ thực hiện được trong một chế độ độc tài, điều kiện duy nhất để điều đó trở thành hiện thực là khi chế độ toàn trị không còn tồn tại nữa và đã chuyển sang chế độ tự do – dân chủ.
Và chúng ta có thể khẳng định rằng không thể tồn tại trên thực tế một nhà nước Pháp quyền trong một chế độ xã hội độc tài toàn trị. Luận điệu “Xây dựng nhà nước Pháp quyền” chỉ là một chiêu bài hòng lừa phỉnh người dân để nhà nước độc tài có thể kéo dài thời gian cầm quyền phi lý của họ.

---------------------



- Dân chủ và độc tài - Nguyễn Hưng Quốc

Phe Áo Đỏ (thuộc phong trào Liên minh Dân chủ chống Độc tài, DAAD, ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra) chiếm cứ khu thương mại Rajprasong ở Bangkok

Báo chí trong nước có vẻ rất sốt sắng trong việc loan tải tin tức liên quan đến các vụ biểu tình rầm rộ tại Thái Lan gần đây. Người ta xem đó là một sự bất ổn về chính trị và từ đó, dẫn đến nguy cơ bất ổn về kinh tế. Ngấm ngầm đằng sau dường như có một lời nhắn nhe với dân chúng: Đó, thấy chưa, điều quan trọng nhất cho sự thịnh vượng của đất nước và bình yên cho người dân là sự ổn định về chính trị chứ không phải là chuyện đa đảng hay không. Mà về phương diện ổn định thì Việt Nam đang có thừa. Nhiệm vụ của mọi người, vì đất nước, là phải duy trì sự ổn định ấy.

Bài liên quan: Bất ổn Thailand: một suy nghĩ từ Việt Nam (Phạm Hồng Sơn)

Việt Nam và Thái Lan, Jetro chọn nước nào?“Định hướng dư luận” bằng sự thật! & Thái Lan: Dân chủ, quân chủ và vô chủ

Nhưng quan niệm ấy không có gì vững chắc. Đồng ý là từ năm 2006, sau cuộc đảo chính thủ tướng Thaksin Shinawatra, tình hình chính trị Thái Lan thật rối ren. Hết cuộc biểu tình này đến cuộc biểu tình khác. Cuộc biểu tình nào cũng quy tụ cả mấy chục ngàn người. Tháng 12 năm 2008, phe Áo Vàng (thuộc Liên minh Nhân dân vì Dân chủ, PAD, chủ trương chống cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra) chiếm sân bay Suvarnabhumi và sân bay Don Muang làm ảnh hưởng đến chuyện đi lại của hơn 230.000 hành khách và gây tổn thất khoảng 100 triệu Mỹ kim mỗi ngày. Bây giờ phe Áo Đỏ (thuộc phong trào Liên minh Dân chủ chống Độc tài, DAAD, ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra) lại đổ xuống chiếm cứ khu thương mại Rajprasong ở Bangkok làm đình trệ mọi hoạt động kinh doanh và du lịch, gây tổn thất mỗi ngày đến cả mấy chục triệu Mỹ kim. Đồng ý. Tuy nhiên cũng nên lưu ý: bất kể các sự lộn xộn và thiệt hại ấy, guồng máy hành chính của Thái Lan vẫn chạy đều; kinh tế dù gặp một số khó khăn, vẫn phát triển đều; dân chúng, dù gặp không ít phiền hà, vẫn được tự do phát biểu quan điểm; và riêng trong lãnh vực thể thao, điều nhiều người Việt Nam quan tâm, bóng đá Thái Lan vẫn tiếp tục đè bẹp Việt Nam như thường!

Tuy nhiên, để dễ thuyết phục, nên nhìn vấn đề rộng, ở tầm thế giới và có tính lý thuyết. Ở phương diện này, tôi nghĩ tôi nên nhường lời lại cho một người khác, có thẩm quyền hơn: Václav Havel, kịch tác gia, nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền nổi tiếng và tổng thống đầu tiên của Tiệp Khắc thời hậu-cộng sản.

Sinh năm 1936 tại Prague, trong một gia đình giàu có, Havel bị xếp vào thành phần có lý lịch xấu, và do đó, bị kỳ thị một cách nặng nề đến độ không được học cấp ba theo hệ chính quy. Là một kịch tác gia tài năng, nhưng tiếng tăm của Havel vang dội trên thế giới nhiều hơn tại Tiệp, nơi nhiều tác phẩm của ông bị cấm in và cấm diễn. Từ giữa thập niên 1970, từ một người không mặn mà gì lắm với chính trị, Havel trở thành người sáng lập và phát ngôn viên của phong trào tranh đấu cho nhân quyền lấy tên là “Charter 77”. Từ đó, ông bị bắt nhiều lần và bị bỏ tù cả thảy gần 5 năm. Năm 1989, ông trở thành lãnh tụ của Diễn đàn Dân sự (Civic Forum), một thứ liên minh của các lực lượng đối lập. Chỉ trong vòng mấy tháng Diễn đàn Dân sự phát triển mạnh mẽ, với hàng triệu người ủng hộ, đủ sức để lật đổ chính quyền cộng sản, thực hiện cuộc cách mạng nhung (velvet revolution) một cách hoà bình. Tháng 12 năm đó, Havel được bầu làm tổng thống lâm thời của Tiệp. Năm sau, ông ứng cử và thắng một cách oanh liệt. Năm 1993, khi nước Tiệp bị tách ra làm đôi, Havel trở thành tổng thống nước Cộng hoà Séc. Năm 1998, ông lại thắng cử lần nữa. Như vậy, trong các lãnh tụ ở Đông Âu thời hậu cộng sản, Havel được xem là một chính khách cầm quyền lâu nhất, và cũng là người được yêu mến và kính trọng nhất. Ở ông vừa có sự nhạy cảm của một chính trị gia lại vừa có tính nguyên tắc và viễn kiến của một trí thức chân chính. Lúc mới lên làm tổng thống, bất chấp sức ép của dư luận, ông cương quyết từ chối ký lệnh cấm đảng Cộng sản, và bất chấp sức ép từ Trung Quốc, ông mời Dalai Lama đến thăm Tiệp Khắc.

Các bài viết cũng như các bài nói chuyện của ông được đánh giá rất cao và cũng có ảnh hưởng rất lớn trên thế giới. Bài nói chuyện của ông tại Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia Úc, ở thủ đô Canberra, vào ngày 29 tháng Ba năm 1995, rất gần với vấn đề chúng ta đang bàn. Bài này do Hoàng Ngọc-Tuấn trích dịch. Xin mời bạn đọc thưởng thức và thử liên hệ với tình hình Việt Nam hiện nay.

DÂN CHỦ VÀ ĐỘC TÀI

Václav Havel

[...]

Ngay cả một chính quyền dân chủ đang thối nát hay suy thoái vẫn một ngàn lần tốt hơn cái chính quyền hoàn toàn giả tạo do một chế độ độc tài áp đặt bằng bạo lực hay sự tẩy não.

Chế độ dân chủ là một hệ thống mở, và vì thế nó có khả năng cải thiện. Trong các phương diện của chế độ dân chủ, thì sự tự do cung ứng cái không gian cho tinh thần trách nhiệm. Nếu cái không gian này không được sử dụng đầy đủ, thì sự sai lầm ấy không phải do chế độ dân chủ tạo ra, mà chính nó lại là một thử thách cho chế độ dân chủ đương tại. Ngược lại, chế độ độc tài không chừa một chỗ nào cho tinh thần trách nhiệm, và vì thế nó không thể tạo nên một chính quyền thực sự. Thay vào đó, nó lấp kín mọi không gian khả hữu bằng cái chính quyền giả tạo của nhà độc tài.

Những kẻ có triển vọng trở thành những nhà độc tài đều rất giỏi canh chừng thời kỳ khủng hoảng chính quyền trong chế độ dân chủ. Nhân dân càng ít lưu tâm đến sự thử thách nẩy sinh từ chế độ dân chủ, thì họ lại càng ít thành công trong việc lấp đầy cái không gian mà chế độ dân chủ mang đến cho họ, và nhà độc tài, kẻ tự xưng là gánh vác cái trách nhiệm to tát nhất, lại càng lẹ làng tiến đến giành lấy cái không gian ấy và, cuối cùng, chiếm lấy nó trọn vẹn. Hitler, Lenin, và Mao đều là những ví dụ điển hình cho loại độc tài này. Chiếm trọn cái không gian khả hữu bằng một chính quyền hoàn toàn giả tạo, họ đã khoá chặt cái không gian ấy lại, huỷ diệt nó và, cuối cùng, huỷ diệt luôn chính nền dân chủ. Chúng ta đều biết điều này dẫn đến đâu: nó dẫn đến những cuộc tàn sát, hành hạ, nhục mạ. Nói tóm lại, trong lúc chế độ dân chủ xây đắp con đường dẫn đến việc tạo nên chính quyền thực sự, thì chế độ chuyên chính làm tắt nghẽn con đường ấy bằng một hàng rào ghê tởm, bằng cái bộ mặt méo mó kỳ quái của nhà cầm quyền như trong tranh biếm hoạ.

Những cơ hội để một cuộc cách mạng mang tính hiện sinh có thể thành công — như một lần tôi đã dùng lối ẩn dụ để diễn tả sự thức tỉnh của tinh thần trách nhiệm nhân bản sâu sắc — dưới chế độ tự do và dân chủ thì tốt hơn xa so với những cơ hội dưới một chế độ độc tài, nơi cái không gian duy nhất được trao cho bất kỳ ai muốn nhận lãnh trách nhiệm là một cái buồng giam trong trại tù.

Ta không thể bắt lỗi thế giới Tây phương là cứ bám lấy chế độ dân chủ. Vì, mặc dù chế độ dân chủ chắc hẳn có nhiều hình thức khác nhau, thế nhưng, hôm nay, nó vẫn là con đường duy nhất mở ra cho tất cả chúng ta. Các nước Tây phương chỉ có thể bị bắt lỗi vì họ không hiểu và không bảo vệ cái thành tựu tuyệt vời này một cách đúng mức. Bị cơn khủng hoảng phổ quát về đạo đức làm cho cóng róng, họ đã không thể sử dụng hết những cơ hội mà cái phát minh vĩ đại này đã mang đến, và không thể cung ứng một nội dung đầy ý nghĩa cho khoảng không gian mà chế độ dân chủ đã khai mở. Chính vì những sơ hở này mà một số nhân vật không lành mạnh, lúc này lúc khác, đã tàn phá chế độ dân chủ và gây nên hàng loạt những sự kiện kinh hoàng trên trái đất.

Chúng ta nên kết luận thế nào? Chúng ta nên kết luận rằng không có lý do gì để sợ chế độ dân chủ, hoặc xem nó như một hệ thống có khả năng lật đổ chính quyền và làm mọi sự tan nát. Có một phương thức khác dành cho những người muốn tránh sự sụp đổ này: họ có thể xem dân chủ như một thử thách để biểu lộ tình thần trách nhiệm và để giới thiệu — hay, đúng hơn, để khôi phục — cái tinh thần và ý nghĩa mà dân chủ đã sẵn có ngay từ lúc nó mới xuất hiện. Đây là một công tác của siêu nhân, nhưng trong hệ thống mở của chế độ dân chủ, nó có thể được thực hiện.

Trong những nền văn hoá nơi mà những gốc rễ của ý thức dân chủ chưa cắm sâu, hay nơi mà ý thức dân chủ vẫn chưa bén rễ — nơi mà một cá nhân tự do thì hoàn toàn vô nghĩa trong lúc nhà lãnh đạo có tất cả quyền năng — thì các nhà lãnh đạo thường vin vào những truyền thống quyền lực đã cũ xưa hàng thế kỷ để tiếp tục ngự trị, và cố gắng hợp pháp hoá cái luật lệ độc tài của họ bằng cách rêu rao rằng họ đang tiếp tục những truyền thống ấy.

...Họ vừa đúng vừa sai. Họ sai vì những gì họ trình bày như sự kế thừa những truyền thống lâu đời thì thực chất lại là sự phủ định những truyền thống ấy. Mặc dù cố gắng tái lập cái quyền lực tự nhiên mà họ tưởng có thể chiếm hữu trong những hệ thống văn hoá, họ lại thay thế nó bằng một quyền lực phản tự nhiên. Thay vì một quyền lực toát ra từ cái tài lôi cuốn đại chúng — một thứ năng khiếu đặc biệt tiềm tàng nơi nhà lãnh đạo và được đại chúng công nhận, một thứ quyền lực được bộc lộ bằng tinh thần trách nhiệm cao độ trước cái trách vụ tự đảm nhiệm của nó — họ lại lập nên một thứ quyền lực cực kỳ thô lậu của cái roi.

[...]

Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn

http://www1.voanews.com/vietnamese/news/dan-chu-va-doc-tai-04-21-2010-91716784.html
---------------------

Václav Havel – Những bất ngờ của lịch sử
Phạm Toàn dịch
Václav Havel là Cựu Tổng thống Cộng hòa Czech, nhà văn và kịch tác gia. Sinh ở Praha năm 1936, ông là học trò của nhà triết học Jan Patocka và đi theo nghề sân khấu mặc dù các kịch bản của ông đều bị kiểm duyệt gắt gao. Sau khi là đồng sáng lập viên của Hiến chương 77 và nhiều năm bị giam cầm, cuộc “Cách mạng Nhung” năm 1989 đã đẩy ông vào nghiệp chính trị. Ông làm Tổng thống Cộng hòa Czech từ 1993 tới 2003.
___________________
Vào cái thời mà tôi còn thuộc số những người được gọi là “bất đồng chính kiến”, đôi khi tôi tiếp các nhà báo từ phương Tây đến. Các câu hỏi của họ cho thấy họ vô cùng ngạc nhiên trước sự kiện là chúng tôi, những người bất đồng và chống đối – khi đó chỉ chiếm một tỷ lệ vô cùng bé nhỏ trong dân chúng – hoạt động công khai đòi thay đổi cơ bản tình hình, nhưng thoạt nhìn thì ai cũng thấy là chẳng khi nào chúng tôi có thể thu được kết quả gì to tát hết.
Ngược lại, hình như mọi nỗ lực của chúng tôi chỉ dẫn tới kết quả là những cuộc bức hại mới. Do chỗ chẳng có chút gì quyền lực để mà dựa vào, do thiếu một sự ủng hộ rõ rệt từ một bộ phận rất quan trọng của xã hội, những khát vọng của chúng tôi như thể là vô vọng. Bạn tính sẽ thành tựu tới đâu khi bạn không được sự ủng hộ của giai cấp công nhân, của giới trí thức hoặc của một phong trào nổi dậy, của một chính đảng hoạt động hợp pháp hoặc một lực lượng xã hội có tầm quan trọng nào khác nữa? Dó là những câu hỏi thời đó của các nhà báo, và chúng tôi cũng có sẵn cho họ mọi câu trả lời.
Những người nêu câu hỏi bộc lộ sự ngạc nhiên của mình như thế đều xuất phát từ ý nghĩ rằng họ đã hiểu rõ mọi cơ chế của lịch sử, và do đó mà họ cũng biết được tỏ tường những gì sẽ xảy ra hoặc có khả năng xảy ra, họ biết được đâu là điều có cơ may nổ bùng và đâu là không có những khả năng ấy, họ biết được cái gì là hợp lý, là có tính thực tiễn, và cái gì là thuần túy điên rồ. Trong các cuộc chuyện trò, tôi đều hơn một lần nhấn mạnh rằng trong một chế độ cực trị, thật khó mà nhìn thấu ruột gan của xã hội khi nhìn quanh chỉ thấy sự vật là một khối nguyên vẹn và đâu đâu cũng chỉ thấy một sự trung thành với chế độ.
Trước hết có nỗi sợ đào luyện con người, nên cái vẻ ngoài thống nhất vẹn nguyên như thế thực ra lại là vô cùng yếu đuối. Không một ai có khả năng tiên báo rằng một ngày nào đó chỉ một nắm tuyết con con tình cờ sẽ tạo ra cả một trận lở núi tuyết. Cái trạng thái tinh thần này hiển nhiên không phải là duy nhất và cũng chẳng hề là động lực cho hành vi của chúng tôi thời đó, nhưng tình cảm của chúng tôi khi đó là như vậy. Bài học ta có thể rút ra từ đó thật hiển nhiên: ta không bao giờ nên cho rằng mình đã nắm bắt được toàn bộ các quy luật của lịch sử, và do đó, ta cũng không tài nào tiên báo được những gì rồi sẽ xảy ra.
Cách đây hai chục năm, ở Tiệp Khắc có một nắm tuyết con con xuất hiện dưới hình thù một cuộc đàn áp sinh viên hung bạo, và nắm tuyết đó đã biến thành trận lở núi tuyết. Thế rồi toàn bộ hệ thống cực trị đã lung lay, rồi nó sụp đổ như thể một tòa lâu đài ghép bằng giấy bồi. Chuyện này có căn nguyên là vô số nhân tố, trong đó có cuộc khủng hoảng nội tại sâu xa của toàn chế độ, là những biến cố xảy ra ở các nước láng giềng hoặc một hoàn cảnh quốc tế thuận lợi.
Bất kể thế nào thì khi đó chúng tôi đều ngạc nhiên vì tình hình quay ngoắt nhanh đến thế và dễ dàng đến thế. Đứng trước sự kiện, thấy rõ là các nhà bất đồng chính kiến cũng sững sờ chẳng kém gì các nhà báo và các nhà nghiên cứu chính trị phương Tây. Đến lượt mình, chúng tôi cũng thấy mình không có khả năng định ra được giải pháp đúng trước tình hình, và cuối cùng có thể đủ sức tiên báo những hệ quả. Khi đó chúng tôi đã tìm cách ứng xử như những con người tự do, chúng tôi nói ra sự thật, chúng tôi đưa ra chứng cứ về tình hình đất nước mình. Khi đó chúng tôi chẳng có tham vọng nắm quyền lực.
Do không có phương án khác, chúng tôi đã phải lúng túng chấp nhận quyền lực đó. Và cũng vào thời điểm đó còn có một sự kiện thú vị khác nữa: vô số người trong nhiều năm đã chịu lặng câm mà đi đều bước với chế độ, có cả vô số những người đã lên án những nỗ lực vô vọng của chúng tôi, những người này khi đó lại lớn tiếng chê trách chúng tôi kém chuẩn bị tiếp nhận vai trò của mình trong lịch sử. Ngay cả hôm nay đây, vẫn có những người lớn tiếng bêu ra những điều lẽ ra chúng tôi đã phải làm nhưng lại chẳng làm, cả những điều lẽ ra chúng tôi chẳng nên làm, và cả những gì chúng tôi đã làm nữa.
Đến nơi sau khi trận mạc đã xong xuôi, những vị tướng lĩnh giờ thứ hai mươi lăm đó đã trách cứ chúng tôi về những phát biểu trước đây đáp lại những quan sát hoài nghi từ bên ngoài, trách chúng tôi chẳng có cách gì tiên lượng hết mọi điều có thể xảy ra, trách cả việc chúng tôi không tiên liệu được đầy đủ những vận hành huyền bí của lịch sử cùng những gì có thể xảy ra trong tương lai. Trách cứ cả chúng tôi là đã không chấp nhận cái khả năng xảy ra một sự kiện mà tới khi đó chúng tôi vẫn cho là khó có thể xảy ra.
Đúng thế, trong những người bất đồng chính kiến có cả các giáo sư, họa sĩ, nhà văn và công nhân chạy lò sưởi cho thành phố, nhưng tịnh không có nhà chính trị nào hết. Vả lại, dưới chế độ cực trị, chúng tôi biết tìm ở đâu một thế hệ nhà chính trị để thay ê-kíp kia chứ? Số lượng lớn những chuyện đặt ra như vậy là chẳng có gì đáng ngạc nhiên nữa.
Tuy vậy, tôi nghĩ rằng việc chúng tôi không có ý định lãnh trách nhiệm lịch sử hoặc nói cho đúng hơn là trách nhiệm trong cuộc chạy nước rút của lịch sử cũng là tốt thôi. Nói chung, tôi không tin lắm vào mọi điều gì được chuẩn bị quá kỹ càng. Nhưng trong cái nhiệt tình của đông đảo mọi người trước một cuộc cách mạng diễn ra không đau đớn và khi mọi người đều góp tay vào một cách không vị lợi, thì hình như việc phục hồi một nền chính trị dân chủ và việc phi nhà nước hóa nền kinh tế phải được trống rong cờ mở mà tiến hành thôi.
Mặc dù vậy, tình hình đã không như thế. Thấy rõ là không thể nào trong vài ba giờ đồng hồ hoặc trong vài ba ngày mà nghĩ đủ, mà chuẩn bị đủ và tiến hành đủ các cải cách thiết yếu. Những ngày đó, biết bao nhiêu lần tôi đã nổi nóng vì mọi sự đều chận trễ và mọi sự đều không diễn ra như ý mình. Có lẽ điều ngạc nhiên nhất đối với tôi, ấy là sự khám phá ra rằng có lẽ tôi không phải là người duy nhất trong chừng mực nào đó đã có thể tác động vào lịch sử, nhưng lại không thể tác động đột ngột vào nó được.
Ngay từ khởi đầu, và lý do đều chính đáng cả, nước chúng tôi cũng như các nước khác trong khối Xô-viết cũ, đã triển khai toàn bộ để mở ra cho mình các cánh cửa của những thiết chế kiểu Tây phương, nhất là của tổ chức hiệp ước Đại Tây dương (NATO) và Liên hiệp châu Âu. Và đó là điều đã diễn ra. Tiến trình gia nhập đã chiếm mất vô khối thời gian và phải vượt qua vô số mạch đá ngầm. Tôi cho rằng bây giờ đây chúng tôi đã neo đậu được rồi vào cái không gian đã là của chúng tôi đó và chúng tôi đã giành giật mạnh mẽ mới được. Dẫu sao, tôi không tin chắc rằng những nền dân chủ “lâu đời” của phương Tây đôi khi lại không tiếc rằng đã thả cho chúng tôi dễ dàng xuôi thuyền vào không gian to rộng ấy. Và nếu như để đến bây giờ họ mới có quyết định, thì tôi không tin tưởng lắm là họ đã chấp nhận cho chúng tôi vào đó với họ.
Nếu đúng như vậy thì tôi cũng chẳng ngạc nhiên. Nhưng đồng thời, và hẳn là bạn sẽ hiểu tôi muốn nói gì ở đây, sự kiên trì lại phải trả giá. Chúng tôi đã thử thách sự kiên trì khi chúng tôi ở trong phòng trào bất đồng và chống đối và cả trong khi chúng tôi vất vả dựng xây một nhà nước dân chủ. Không phải là cứ cầm cỏ mà nhấc lên thì cỏ mọc đẹp đâu ạ.
Đôi khi cứ muốn điên tiết lên, nhưng hình như cứ đến rằm thì trăng sẽ tròn. Suy nghĩ rằng châu Âu mãn kiếp chia rẽ là một ý tưởng bệnh hoạn. Nghĩ như thế, như ở vùng của tôi, có thể đi tới chỗ dấy lên cao trào dân tộc chủ nghĩa và tạo ra những kẻ dân tộc hung hăng, điều đó ta thấy ở khắp nơi khi nền tảng không ổn định. Và điều đó đã từng tạo điều kiện cho biết bao nhiêu bước ngoặt ở phương Tây và cuối cùng là cho cả thế giới như những chuyện rắc rối chúng ta đang gây ra. Chưa kể là ổ dịch thì không thiếu, chỉ chờ để mà bùng phát thôi.
Như thế, việc chúng ta phải tỏ ra kiên nhẫn thật hết sức có ý nghĩa. Mất kiên nhẫn có thể dẫn tới sự cao ngạo, và cao ngạo lại dẫn tới mất kiên nhẫn. Tôi hiểu “cao ngạo” là niềm tin kênh kiệu cho rằng chỉ riêng mình là biết đủ thứ, riêng mình hiểu được lịch sử, mà hậu quả là dễ dàng đoán định lịch sử. Và khi sự việc và sự kiện diễn ra khác hẳn những gì mình định liệu, thì chỉ còn biết một giải pháp là bắt tay vào can thiệp. Can thiệp bằng sức mạnh nếu cần. Cộng sản vẫn hành động như vậy.
Sự quá tự tin của các lý thuyết gia và các nhà kiến tạo lý thuyết như thế đã dẫn tới hệ thống trại cải tạo kiểu gulag. Từ lúc xuất phát, họ đã tin chắc rằng họ hiểu thấu các bí ẩn trong những quy luật lịch sử và do đó mà họ biết rõ cách xây dựng ngay tắp lự một thế giới công bằng hơn. Nghĩ như vậy rồi thì còn cần gì mất công giải thích nữa cho những con người đã biết cách xây dựng ngay một thế giới tốt đẹp hơn cho nhân loại, bất kể nhân loại đó nghĩ gì. Đối thoại chỉ làm mất thì giờ, và muốn gì thì muốn, đã định làm đĩa trứng rán thì phải đập trứng rồi.
Khi tấm màn sắt bị hạ và kết thúc việc phân chia thế giới theo hai cực, điều cho tới lúc đó vẫn được coi là nguồn gốc mọi tệ hại, rõ ràng là đã tạo nên một sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng. Một hình thức bạo hành đối với thế giới đã chấm hết, nguy cơ chiến tranh thế giới lần thứ ba tiêu tan. Ban đầu, vô khối người đã nghĩ chính lịch sử đã chấm dứt và một thời kỳ đẹp tươi mới mẻ đã bắt đầu.
Cả điều đó cũng biểu hiện sự thiếu khiêm nhường trước những huyền vi của lịch sử, hoặc đơn giản là biểu hiện của sự thiếu đầu óc tưởng tượng. Và quả thực là ở chân trời xa chẳng thấy lịch sử chấm hết ở chỗ nào cả. Đúng là vô số nguy cơ to lớn đã lùi xa, nhưng vô vàn đe dọa với vẻ ngoài không đáng sợ mấy đã xuất hiện khi cái vòng kim cô hai cực bị phá vỡ. Nhưng chúng ta đã coi thường nguy cơ nào trong thời toàn cầu hóa? Xưa kia, các cuộc thế chiến được khởi động từ châu Âu, từ cái lục địa từ lâu đời vẫn là trung tâm của thế giới văn minh. Liệu chúng ta có tin chắc là sự thể cứ như vậy mãi mãi?
Giờ đây, khi mà bất kỳ tên độc tài nào cũng có thể có được bom nguyên tử, liệu có chăng khả năng một xung đột địa phương rồi sẽ tàn phá toàn thế giới? Bọn khủng bố từ nay đã chẳng có thêm vô số khả năng trong tầm tay mà thời xưa chúng không có nổi đó sao? Cái nền văn minh vô thần đầu tiên trong lịch sử này, nó chưa bao giờ tuyên bố là sẽ sống lâu muôn tuổi, song liệu nó có thấy chăng sự xuất hiện vô số đe dọa trầm trọng mà đơn giản chỉ vì nó thiếu sáng suốt? Liệu rồi có ra đời những thế hệ mới gồm những kẻ bị ám ảnh, những kẻ cuồng tín và luôn luôn hằn thù và lại là những kẻ được thời đại chúng ta cung cấp cho những khả năng làm hại to rộng hơn rất nhiều so với xưa kia? Liệu chúng ta hàng ngày có phạm chút lỗi lầm nào gây hại cho hành tinh này với những hậu quả không chỉ là bi thảm mà còn là những hậu quả vô phương cứu chữa?
Tôi cảm thấy hình như điều vô cùng quan trọng hôm nay – và những trải nghiệm riêng của tôi không ngừng làm tôi hết tin tưởng như vậy – có lẽ là nên có một thái độ khiêm nhường đối với cuộc đời rộng lớn, biết tôn trọng những gì vượt quá sức chúng ta, biết quan tâm đến sự tồn tại những điều huyền vi mà chúng ta không bao giờ hiểu nổi, và nên biết rằng chúng ta cần chịu trách nhiệm mà không dựa trên niềm tin là chúng ta đã biết hết mọi điều, đặc biệt là niềm tin về cách thức sự vật sẽ diễn ra và chấm hết. Chúng ta chẳng biết gì ráo. Nhưng hy vọng thì lại là cái không một ai trong chúng ta được vứt bỏ. Vả chăng, một cuộc đời mà chẳng có chút gì để mà ngạc nhiên thì cũng thật là ngán ngẩm.
Zuzana Tomanova cùng Maxime Forest dịch từ tiếng Czeh sang tiếng Pháp
Bản tiếng Việt © 2009 Phạm Toàn
Bản tiếng Việt © 2009 talawas blog
Con đường nào chung cho Nga, Ấn Độ và Trung Quốc?

Trung Quốc đã tìm ra "huyệt chí tử" của quân đội Mỹ?

China’s Force Multipliers?
Guest Column by Commodore R. S. Vasan
China’s penchant for breaching technological barriers has been in the news and is frequently being discussed in many forums. It is obvious that China’s “Peaceful Development” has more to do with preparing for higher levels of war in many theatres while declaring to the world that it means peace. Unfortunately for China there are not many takers for this declaration amongst the comity of nations, where China seems to have more adversaries than friends.

There has been plenty of speculation about whether some of the critical technologies would indeed be game changers in any future conflict. This paper seeks to examine some of the critical technologies where there is demonstrated potential to be game changers. The hype and overestimation of how this would tilt the balance of power in favour of China is largely due to a lack of understanding of the present state of such developments, gestation period prior to operationalisation and the limitations thereof. Let us look at them one by one.
 First, ASAT. China shot down its own weather satellite  Feng Yun 1 C on January 11,2007 by using a ballistic missile.  The test conveyed that China has the capability to engage spying satellites, remote sensors, guidance and navigation satellites and communication satellites of its adversaries as and when the need arises. All the satellite systems as described above with specific roles are required for conducting ISR missions which increasingly are being structured to be enablers of net centric operations and net centric warfare.  While such a capability is not beyond the reach of the advanced technologies, one should not forget that any accidental or intentional shooting down of a satellite of another nation would lead to not just space wars but could spill in to other domains over land, air, sea and cyber space.
The demonstration of such a capability by China five years ago indicates that it is willing to take the future wars to the next level when space wars would precede wars in other domains. The recent report that China would be launching more than 30 satellites annually for both civil and military applications is indicative also of the vulnerability /criticality of its own satellites in space. The demonstration of ASAT therefore is more to convey to the world that it would not be left behind in an emerging space war should someone target its satellites.
 Second, ASBM. With the disclosure initially by US Admiral Robert Willard, head of Pacific Command and confirmed by Chinese General Chen Bengde in July last year, China appears well on its way to develop a capability to hit a carrier at ranges up to 2600 kilometers by DF 21 missile. Analysts have been busy trying to see how and under what conditions this would be a threat to forces intent on intervening in South China Sea or Taiwan straits or in any other areas of interest including the Indian Ocean.  The analysis thus far indicates that this is an access denial weapon with potential to set others thinking before they commit their expeditionary forces.
What is not much talked about is the fact that the success of ASBM is dependent on many vulnerable links. These are the satellites, over the horizon radars (OHR), UAVs, data links all of which should work in real time to provide the missile flying at Mach 10 guidance to hit a moving target at sea after identification beyond doubts. The ‘tools and techniques’ would need to work without failure to ensure that innocent large merchant ships are not shot down and there is no collateral damage and escalation of war inviting new players in a developing world war IV scenario.
For a technological super power US, it would be foolhardy to assume that they have not figured out as to how to neutralize the threat. Simply put, this is done by having plans in place for removal of one or many of the links that are crucial for the successful attack on a fast moving target. The carrier itself would be altering its course frequently and would also be creating electronic and real decoys for misleading the missile. Just as in the first case, the ASBM attack would not be the end of an attack but the beginning of a full fledged war. China is not yet a match to the US in terms of technology or in terms of fire power that would be brought to bear on the mainland of China and its surface assets at sea,   a prospect that China would not be ready  to face  for a  few more  years if not decades.
Third, Aircraft Carrier.  The Chinese carrier has been in the news since PLA-N acquired Varyag from Ukraine more than a decade ago and embarked on understanding the nuances of carrier construction by refitting/rebuilding the carrier to provide it a blue water capability centered on the Carrier Battle Group fashioned on the same lines as the US. It would be premature and impractical to assume that a few sea trials has equipped the Chinese carrier with the ability to break out from  South China Sea and suddenly, it has transformed itself in to Carrier Battle Group (CBG) equipped navy that has interventionist capability.
While the idiom ‘one swallow does not make a summer’ holds good, the truth is that China is slowly but steadily building a capability to operate a carrier  to break out of the shackles of the first and second chain of defence. One carrier is not enough as India has found out and it is obvious that more numbers are required for developing a carrier based concept of war.  The integration of a carrier in to the fleet would be many years away as the Indian experience has illustrated. Also the integral air component that is on the carrier is not a gen five aircraft but a Russian Sukhoy 27 (and Chinese modifications based on Russian aircraft) which has the ability to operate from the carrier. Other fixed wing and rotary wing aircraft would be required for meeting the requirements of Airborne Early Warning, Search and Rescue, Troop lift, logistic support, etc.,.  The induction of the carrier in the PLA-N would come with the challenges of inducting both surface and air units as well as developing the concept of operations that in future would be centered on a CBG. This is something that requires decades of dedicated work up sessions, training of air and deck crew, command teams, planning and proving of concepts in various scenarios in Indo Pacific theatre an emerging center of gravity.
Fourth, Stealth Aircraft.  A lot of publicity was given both by the west and China itself to the successful flight undertaken by the stealth aircraft. Despite the denials by the top leadership, it is clear that China followed an old practice of timing events to convey messages.The demonstration flight was undertaken  to coincide with the visit of the Defence Secretary Mr Gates.
 This like some of the other capabilities discussed would require considerable time and effort for integration in to the war plans. The process involves raising an operational squadron with complete trained crew and Standard Operating Procedures for integration with the missions in mind.
 Fifth, Deep Sea capability.  The Chinese submersible jiaolong demonstrated its capability to dive up to 5.1 kilometers in the Pacific in July 2011. The intention is to reach a record depth of 7ooo meters this year. China has signaled that it has the means to reach some seventy percent of the world’s ocean depths and mastered the technology of operating deep sea vessels. It may be recalled that the same submersible was used to plant the Chinese flag in the South China Sea to assert its claims over the entire sea bed of South China Sea.
The future applications are both civil and military. The civil use involves the exploration of the deep seabed for mineral wealth as and when the land resources start drying up. The present technology is not yet economical to drill at such depths to obtain huge stocks of minerals and bring up them for commercial use. The success is obviously a result of research in the fields of metallurgy, hydrodynamics, underwater medicine, and other disciplines that need to be integrated for achieving this success.  The R&D efforts would also provide inputs on designing future deep sea combat vessels (both manned and remote controlled). The military applications for such a vessel are enormous and could include covert operations, sabotage, mining, clandestine survey, stealth application for weapon launches and such like.
Sixth, Space Station. The Chinese have invested heavily in space explorations including manned space flights and are now embarking on a space station that would provide them vital inputs on the challenges in outer space.  While at one level the intention is to demonstrate its ability for manned missions and space stations, at another, it is to keep abreast of the space technology that has spin off benefits for other applications both in civil and military fields. By and large all the missions including manned missions and space walks have been successful and in the long run, China aims to acquire a space capability similar  to what US possesses today.
Seventh, Cyber Space. Last but the most important is the Cyber space. This is one area that has assumed increasing importance due to the nature of warfare in the cyber domain. In modern day warfare every activity is intrinsically linked to the cyber space and the vulnerability of information and intelligence systems would prove to be the Achilles heel of a war fighting machinery.
The reported sophisticated cyber attacks by Chinese groups have alarmed the nations around the world as it provides the State with a capability that would provide the needed edge in attacking critical control systems, information nodes, command and control stations, power stations including nuclear power stations, transportation hubs and even everyday activities that depend on robust information and control systems.
In the light of the above discussions, there should be no doubt that  China in its long term plans has embarked on acquiring enabling technologies in all the four dimensions including cyber that would be at the fore front of its armour  in both civil and military applications . The question to ask therefore is that should the west and rest be worried? The answer is a definitive yes but with a caveat that nothing earth shaking is going to happen in the next five to ten years or so which is the minimum time required to operationalise any concept and prove the system and sub systems prior to integration in the battle plans. By the same yardstick, If China has five to ten years for developing some of these concepts; US and others have the same kind of time that is available to refine their responses. There hardly need be any doubt that some of the counters already exist in the inventory of US forces.
(The author is presently the Head, Strategy and Security Studies at the Center for Asia Studies at Chennai and can be contacted atrsvasan2010@gmail.com) 



B.Raman
(Prepared for my intervention during the session on “Strategy & Security Imperatives” at the seminar on India & China: The Way Forward being  organised by the Chennai Centre For China Studies on March 16, 2012)


-:Trung Quốc đã tìm ra "huyệt chí tử" của quân đội Mỹ? (GDVN) - Trung Quốc chỉ cần hơn 20 tên lửa chống vệ tinh là có thể tấn công vệ tinh của Mỹ, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các hoạt động quân sự của Mỹ.
Ý tưởng về vũ khí chống vệ tinh.
Tân Hoa xã đưa tin, tờ “The Washington Examiner” Mỹ ngày 8/3 có bài viết cho rằng, đồng thời với việc Chính phủ Obama coi nhẹ phát triển không gian, Trung Quốc lại đang nhanh chóng phát triển khả năng vũ trụ của mình. Tại sao Trung Quốc lại gấp rút phát triển không gian – “cao điểm cuối cùng” như vậy?
Bởi vì, họ thực sự hiểu rằng, Mỹ là một quốc gia trên thế giới phụ thuộc lớn nhất vào các thiết bị không gian như vệ tinh, phát triển công nghệ không gian sẽ có thể tạo ra mối đe dọa cho Mỹ.

Trong khi đó, đây là điều mà Tổng thống Obama, đa số nghị sĩ Quốc hội và đa số báo chí chính thống của Mỹ không ý thức được.
Vì vậy, một khi có chính phủ nước nào đó đã chiếm đóng “cao điểm cuối cùng” mà Mỹ rút đi, đồng thời quyết định tiến hành tấn công đối với các thiết bị chiến lược không gian của Mỹ, thì Mỹ có thể nhanh chóng mất đi phần lớn, thậm chí toàn bộ khả năng thông tin.
Các hoạt động như truyền đạt mệnh lệnh quân sự, do thám đối phương hoặc giao dịch tài chính cũng có thể bị tê liệt. Đây không phải là những cảnh trong tiểu thuyết viễn tưởng khoa học, mà là việc hoàn toàn có khả năng xảy ra.
Ý tưởng về vũ khí laser bắn trúng vệ tinh không gian.
Trong buổi điều trần của Ủy ban Quân sự Hạ viện, Cục trưởng Cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ronald L. Burgess cố gắng gây sự chú ý của mọi người đối với vấn đề này.

Nhưng, điều đáng tiếc là chỉ có phóng viên lâu năm quan tâm đến vấn đề an ninh quốc gia là Bill Gertz đưa tin sâu về vấn đề này; đa số báo giới tập trung chú ý vào đưa tin về buổi lễ trao giải Oscar.
Bài viết cho rằng, Burgess đã giới thiệu chi tiết về chương trình không gian của Trung Quốc, chương trình chống vệ tinh và tình hình phát triển khả năng tác chiến mạng.
Ông cho biết: “Một số chương trình không gian của Trung Quốc bề ngoài nhìn thì là chương trình dân dụng, nhưng thực tế là để tăng cường khả năng chống vệ tinh cho Trung Quốc; đồng thời cũng có thể tăng cường khả năng quân sự thông thường của Trung Quốc”.
Burgess chỉ ra, ngoài chương trình không gian mang theo con người và hoạt động thăm dò không gian, Trung Quốc cũng đã phát triển rất nhiều vệ tinh dùng cho tiến hành các hoạt động như thông tin, dẫn đường, thăm dò tài nguyên, dự báo khí tượng và tình báo, trinh sát.
Bài viết cho rằng, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công tên lửa chống vệ tinh trực tiếp lên cao, đồng thời còn phát triển vũ khí gây nhiễu điện tử và vũ khí năng lượng chùm tia; những nghiên cứu phát triển này rõ ràng là tiến hành đối với các thiết bị không gian.
Trung Quốc phóng vệ tinh đo vẽ bản đồ tài nguyên.
Ngoài ra, chương trình không gian mang theo con người và chương trình thám hiểm Mặt Trăng của Trung Quốc đã nâng cao rất lớn khả năng bám theo và nhận biết vệ tinh cho Trung Quốc, hơn nữa, công nghệ thăm dò và theo dõi những mảnh vỡ không gian do Trung Quốc phát triển cũng có thể thúc đẩy sự phát triển khả năng bám theo và nhận biết vệ tinh.
Theo bài viết, Trung Quốc chỉ cần có hơn 20 tên lửa chống vệ tinh là có thể thông qua tấn công vệ tinh của Mỹ để gây thiệt hại nghiêm trọng cho các hoạt động quân sự của Mỹ. Vì vậy, Tổng thống Obama và Nhà Trắng đã coi trọng đối với vấn đề này.
Tuy nhiên, chính sách không gian của Obama làm cho tác giả cảm thấy không hiểu được; bởi vì Chính phủ Mỹ hoàn toàn không gây sức ép với Trung Quốc, do đó giúp cho Trung Quốc có thể phát triển thuận lợi công nghệ không gian mà không gặp phải thách thức.
Cuối cùng, bài viết đã bày tỏ sự lo ngại rất lớn đối với sự phát triển không gian của Trung Quốc. Tuy Burgess nhận thức được điểm này và dồn hết sức mình để nhắc nhở tầng lớp cấp cao của Chính phủ Mỹ cảnh giác sự phát triển trong lĩnh vực không gian của Trung Quốc.

Nhưng, điều không may là, không có quan chức nào quan tâm đến vấn đề này; còn các nhà lãnh đạo Trung Quốc lại rất coi trọng đối với vấn đề này.
Khi đa số quốc gia đang bận rộn với sự phát triển hiện tại, Trung Quốc lại tiếp tục làm quy hoạch lâu dài. Các nhà lãnh đạo của họ đã dần dần ý thức được rằng,an ninh quốc gia, an ninh kinh tế và khả năng kiểm soát không gian của họ có liên quan chặt chẽ với nhau.

Vũ khí chùm tia năng lượng tương lai.
Việt Dũng (Theo Tân Hoa xã)
-Theo:Trung Quốc đã tìm ra "huyệt chí tử" của quân đội Mỹ?Biển Đông đang nổi sóng lừng khi những tính toán của Bắc Kinh ngày càng lớn lên - 
Paper no. 4960
13-Mar-2012
China�s Force Multipliers?
Guest Column by Commodore R. S. Vasan
China�s penchant for breaching technological barriers has been in the news and is frequently being discussed in many forums. It is obvious that China�s �Peaceful Development� has more to do with preparing for higher levels of war in many theatres while declaring to the world that it means peace. Unfortunately for China there are not many takers for this declaration amongst the comity of nations, where China seems to have more adversaries than friends.
There has been plenty of speculation about whether some of the critical technologies would indeed be game changers in any future conflict. This paper seeks to examine some of the critical technologies where there is demonstrated potential to be game changers. The hype and overestimation of how this would tilt the balance of power in favour of China is largely due to a lack of understanding of the present state of such developments, gestation period prior to operationalisation and the limitations thereof. Let us look at them one by one.
 First, ASAT. China shot down its own weather satellite  Feng Yun 1 C on January 11,2007 by using a ballistic missile.  The test conveyed that China has the capability to engage spying satellites, remote sensors, guidance and navigation satellites and communication satellites of its adversaries as and when the need arises. All the satellite systems as described above with specific roles are required for conducting ISR missions which increasingly are being structured to be enablers of net centric operations and net centric warfare.  While such a capability is not beyond the reach of the advanced technologies, one should not forget that any accidental or intentional shooting down of a satellite of another nation would lead to not just space wars but could spill in to other domains over land, air, sea and cyber space.
The demonstration of such a capability by China five years ago indicates that it is willing to take the future wars to the next level when space wars would precede wars in other domains. The recent report that China would be launching more than 30 satellites annually for both civil and military applications is indicative also of the vulnerability /criticality of its own satellites in space. The demonstration of ASAT therefore is more to convey to the world that it would not be left behind in an emerging space war should someone target its satellites.
 Second, ASBM. With the disclosure initially by US Admiral Robert Willard, head of Pacific Command and confirmed by Chinese General Chen Bengde in July last year, China appears well on its way to develop a capability to hit a carrier at ranges up to 2600 kilometers by DF 21 missile. Analysts have been busy trying to see how and under what conditions this would be a threat to forces intent on intervening in South China Sea or Taiwan straits or in any other areas of interest including the Indian Ocean.  The analysis thus far indicates that this is an access denial weapon with potential to set others thinking before they commit their expeditionary forces.
What is not much talked about is the fact that the success of ASBM is dependent on many vulnerable links. These are the satellites, over the horizon radars (OHR), UAVs, data links all of which should work in real time to provide the missile flying at Mach 10 guidance to hit a moving target at sea after identification beyond doubts. The �tools and techniques� would need to work without failure to ensure that innocent large merchant ships are not shot down and there is no collateral damage and escalation of war inviting new players in a developing world war IV scenario.
For a technological super power US, it would be foolhardy to assume that they have not figured out as to how to neutralize the threat. Simply put, this is done by having plans in place for removal of one or many of the links that are crucial for the successful attack on a fast moving target. The carrier itself would be altering its course frequently and would also be creating electronic and real decoys for misleading the missile. Just as in the first case, the ASBM attack would not be the end of an attack but the beginning of a full fledged war. China is not yet a match to the US in terms of technology or in terms of fire power that would be brought to bear on the mainland of China and its surface assets at sea,   a prospect that China would not be ready  to face  for a  few more  years if not decades.
Third, Aircraft Carrier.  The Chinese carrier has been in the news since PLA-N acquired Varyag from Ukraine more than a decade ago and embarked on understanding the nuances of carrier construction by refitting/rebuilding the carrier to provide it a blue water capability centered on the Carrier Battle Group fashioned on the same lines as the US. It would be premature and impractical to assume that a few sea trials has equipped the Chinese carrier with the ability to break out from  South China Sea and suddenly, it has transformed itself in to Carrier Battle Group (CBG) equipped navy that has interventionist capability.
While the idiom �one swallow does not make a summer� holds good, the truth is that China is slowly but steadily building a capability to operate a carrier  to break out of the shackles of the first and second chain of defence. One carrier is not enough as India has found out and it is obvious that more numbers are required for developing a carrier based concept of war.  The integration of a carrier in to the fleet would be many years away as the Indian experience has illustrated. Also the integral air component that is on the carrier is not a gen five aircraft but a Russian Sukhoy 27 (and Chinese modifications based on Russian aircraft) which has the ability to operate from the carrier. Other fixed wing and rotary wing aircraft would be required for meeting the requirements of Airborne Early Warning, Search and Rescue, Troop lift, logistic support, etc.,.  The induction of the carrier in the PLA-N would come with the challenges of inducting both surface and air units as well as developing the concept of operations that in future would be centered on a CBG. This is something that requires decades of dedicated work up sessions, training of air and deck crew, command teams, planning and proving of concepts in various scenarios in Indo Pacific theatre an emerging center of gravity.
Fourth, Stealth Aircraft.  A lot of publicity was given both by the west and China itself to the successful flight undertaken by the stealth aircraft. Despite the denials by the top leadership, it is clear that China followed an old practice of timing events to convey messages.The demonstration flight was undertaken  to coincide with the visit of the Defence Secretary Mr Gates.
 This like some of the other capabilities discussed would require considerable time and effort for integration in to the war plans. The process involves raising an operational squadron with complete trained crew and Standard Operating Procedures for integration with the missions in mind.
 Fifth, Deep Sea capability.  The Chinese submersible jiaolong demonstrated its capability to dive up to 5.1 kilometers in the Pacific in July 2011. The intention is to reach a record depth of 7ooo meters this year. China has signaled that it has the means to reach some seventy percent of the world�s ocean depths and mastered the technology of operating deep sea vessels. It may be recalled that the same submersible was used to plant the Chinese flag in the South China Sea to assert its claims over the entire sea bed of South China Sea.
The future applications are both civil and military. The civil use involves the exploration of the deep seabed for mineral wealth as and when the land resources start drying up. The present technology is not yet economical to drill at such depths to obtain huge stocks of minerals and bring up them for commercial use. The success is obviously a result of research in the fields of metallurgy, hydrodynamics, underwater medicine, and other disciplines that need to be integrated for achieving this success.  The R&D efforts would also provide inputs on designing future deep sea combat vessels (both manned and remote controlled). The military applications for such a vessel are enormous and could include covert operations, sabotage, mining, clandestine survey, stealth application for weapon launches and such like.
Sixth, Space Station. The Chinese have invested heavily in space explorations including manned space flights and are now embarking on a space station that would provide them vital inputs on the challenges in outer space.  While at one level the intention is to demonstrate its ability for manned missions and space stations, at another, it is to keep abreast of the space technology that has spin off benefits for other applications both in civil and military fields. By and large all the missions including manned missions and space walks have been successful and in the long run, China aims to acquire a space capability similar  to what US possesses today.
Seventh, Cyber Space. Last but the most important is the Cyber space. This is one area that has assumed increasing importance due to the nature of warfare in the cyber domain. In modern day warfare every activity is intrinsically linked to the cyber space and the vulnerability of information and intelligence systems would prove to be the Achilles heel of a war fighting machinery.
The reported sophisticated cyber attacks by Chinese groups have alarmed the nations around the world as it provides the State with a capability that would provide the needed edge in attacking critical control systems, information nodes, command and control stations, power stations including nuclear power stations, transportation hubs and even everyday activities that depend on robust information and control systems.
In the light of the above discussions, there should be no doubt that  China in its long term plans has embarked on acquiring enabling technologies in all the four dimensions including cyber that would be at the fore front of its armour  in both civil and military applications . The question to ask therefore is that should the west and rest be worried? The answer is a definitive yes but with a caveat that nothing earth shaking is going to happen in the next five to ten years or so which is the minimum time required to operationalise any concept and prove the system and sub systems prior to integration in the battle plans. By the same yardstick, If China has five to ten years for developing some of these concepts; US and others have the same kind of time that is available to refine their responses. There hardly need be any doubt that some of the counters already exist in the inventory of US forces.
(The author is presently the Head, Strategy and Security Studies at the Center for Asia Studies at Chennai and can be contacted at rsvasan2010@gmail.com)  http://www.southasiaanalysis.org/%5Cpapers50%5Cpaper4960.html

Trung Quốc hiện thực kinh tế chính trị

-Ngân hàng Thế giới : VN cần bước sang một giai đoạn mới của sự phát triển hiệu quả và công bằng hơn.
Bài học của Trung Quốc cũng gần giống như của Việt Nam
Trung Quốc hiện thực kinh tế chính trị: -China 2030: Building a Modern, Harmonious, and Creative High-Income Society
 -China’s Politics of the Economically Possible -Claremont, CALIFORNIA - Khi những tư vấn kinh tế đúng đắn lại tách rời khỏi thực tế chính trị, nó có thể sẽ không là lời khuyên hữu ích . Nỗ lực mới nhất là Ngân hàng Thế giới vừa mới ra đời báo cáo về Trung Quốc năm 2030: Xây dựng một xã hội thu nhập cao hiện đại, hài hòa và sáng tạo. Nó đưa ra một chẩn đoán chi tiết, chu đáo, và trung thực về những khiếm khuyết cấu trúc và thể chế của nền kinh tế Trung Quốc, và kêu gọi cải cách mạnh mẽ và toàn diện để loại bỏ những trở ngại chính cho tăng trưởng bền vững.Thật không may, trong khi báo cáo của Ngân hàng đã đưa ra 1 tiến trình kinh tế mà chắc chắn mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc nên theo đuổi vì lợi ích của Trung Quốc, WB đã lảng tránh câu hỏi quan trọng nhất: Liệu chính phủ Trung Quốc Sẽ thực sự chú ý đến lời khuyên của mình và chấp nhận nuốt các loại thuốc đắng, với hệ thống chính trị độc đảng hiện nay của nước này?
Ví dụ, trong số những cải cách cấp bách nhất mà Trung Quốc năm 2030 đề nghị là giảm vai trò của nhà nước trong nền kinh tế. Điều này có thể đạt được bằng cách loại bỏ các đặc quyền cho các doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp nhà nước), chẳng hạn như được trợ cấp vốn và độc quyền, và cho phép khu vực tư nhân tự do hơn. Tuy nhiên, ngạc nhiên là, tác giả của bản báo cáo dường như quên rằng điều này sẽ dẫn đến việc ngăn cấm, nếu không nói là tai hại, gây tổn hại cho Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc (ĐCSTQ).
Doanh nghiệp nhà nước khổng lồ của Trung Quốc có thể mang lại một số lợi ích kinh tế, nhưng giá trị hiện sinh của họ là chính trị. ĐCSTQ sử dụng các doanh nghiệp nhà nước để cung cấp công ăn việc làm tốt và đặc quyền cho các đảng viên. ĐCSTQ có khoảng 80 triệu đảng viên, hơn 5 triệu giữ vị trí điều hành trong các công ty nhà nước hoặc chi nhánh.
Chia rẽ bè phái trong quản lý và quản trị địa phương, công ăn việc làm của họ cũng phụ thuộc vào việc duy trì khả năng can thiệp nhà nước hiện nay trong nền kinh tế, cải cách theo phong cách Ngân hàng Thế giới- sẽ gây nguy hiểm cho gần 10 triệu kẻ chính thức ăn không ngồi rồi .
Có rất ít nghi ngờ rằng giảm sức mạnh của các doanh nghiệp nhà nước sẽ làm cho nền kinh tế Trung Quốc hiệu quả và năng động hơn . Nhưng rất khó để tưởng tượng rằng một chế độ độc đảng sẽ sẵn sàng phá hủy nền tảng chính trị của chính nó.
Cải cách tài chính được nhấn mạnh là một ưu tiên khẩn cấp cho Trung Quốc năm 2030. Hệ thống tài chính của Trung Quốc khá ngược (người nghèo bị đánh thuế nhiều hơn những người giàu) khiến cho giá trị thu quá mức cho chính quyền trung ương và chi phí tương đối ít cho các dịch vụ xã hội.
Về danh nghĩa, tổng thuế và doanh thu không thuế được tận thu từ cả chính phủ trung ương và địa phương cao hơn 35% của GDP.
Tuy nhiên, hầu hết các khoản thu lại chi cho quản lý hành chính, đầu tư tài sản cố định, an ninh trong nước, quốc phòng, và các đặc quyền xa hoa các loại - giải trí, tiệc tùng, nhà ở, xe hơi, và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao cho các quan chức chính phủ.
Trung Quốc năm 2030 khuyến nghị rằng Trung Quốc nên từng bước tăng chi tiêu của mình cho các dịch vụ xã hội khoảng 7-8% của GDP trong vòng 20 năm tới. Nhưng tại sao ĐCSTQ nên làm như vậy? Dù vậy, tổng mức thuế thực tế tại Trung Quốc đã khá cao, có nghĩa là nếu tăng gấp đôi chi tiêu xã hội hiện tại mà không tăng thêm các loại thuế sẽ cần phải cắt giảm rất lớn các khoản chi tiêu chủ yếu là mang lại lợi ích cho giới tinh hoa cầm quyền.
Minh bạch ngân sách mà Ngân hàng Thế giới đã khuyến cáo sẽ có thể không được thực hiện vì cùng lý do. Hiện tại chi tiêu công như vậy chủ yếu dành cho tầng lớp cầm quyền rằng ĐCSTQ sẽ có nguy cơ mất đi tính hợp pháp của mình, ngân sách nên trở thành đối tượng giám sát công.
Làm cho Trung Quốc trở thành xã hội "hài hòa" - Mục đích của lời khuyên của báo cáo làm giảm sự bất bình đẳng rõ ràng là một mục tiêu mong muốn. –.Tuy nhiên, nó là một khẩu hiệu mệt mỏi, thậm chí theo tiêu chuẩn Trung Quốc. Được theo đuổi bởi các nhà cai trị của Trung Quốc nhiều năm trước đây, chiến dịch "xã hội hài hòa" đã mang lại, đánh giá lạc quan nhất, là sự thay đổi khiêm tốn trong chính sách .
Những vấn đề chính trị cơ bản gây ra thất vọng và xung đột xã hội - mất tự do, đàn áp, tham nhũng lan tràn, các nhà lãnh đạo vô trách nhiệm, và các tổ chức nhà nước và chính sách ăn cướp- vẫn không thay đổi.
Giải quyết những nguyên nhân cơ bản của sự bất mãn xã hội và hoạt động kinh tế không bền vững đòi hỏi không chỉ khuyên nhủ và kêu gọi các tầng lớp cầm quyền, mà phải thay đổi thực tế chính trị của Trung Quốc, nghĩa là bắt buộc những người được hưởng lợi trên thực tế từ bỏ đặc quyền của họ vì lợi ích của đất nước.
Chỉ có hai khả năng phát triển có thể dẫn đến kết cục này. Một là trao quyền chính trị cho người Trung Quốc. Nhưng dân chủ hóa hiện nay là không thể, với quyết tâm rõ ràng của Trung Cộng bảo vệ chế độ độc đảng.
Khả năng còn lại dẫn tới sự thay đổi chính trị chính là ở lòng thương xót của một cuộc khủng hoảng đe dọa hệ thống, mang lại bởi sự thất bại của Trung Quốc trong việc giải quyết các bệnh lý mà Ngân hàng Thế giới đã chẩn đoán. Và, than ôi, giới tinh hoa cầm quyền của Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ vứt bỏ Trung Quốc năm 2030 vì lý do chính trị không mong muốn và không thích hợp.   (ttngbt lược dịch)
-------------------------------

Bốn chữ I trong nền kinh tế Việt Nam (TP).TPO - Tiếng Anh và tiếng Việt thú vị, I là tôi và tôi cũng là “ai” (I). Nền kinh tế thị trường có ba chữ I khác: (I)nstitutions – thể chế, (I)ncentives – cơ chế khuyến khích, và (I)nformation - Thông tin.
Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì có lẽ cần cả bốn chữ I để hội nhập.

Ngân hàng Thế giới vừa công bố Báo cáo Phát triển Việt Nam (VDR 2012) với chủ đề “Kinh tế thị trường cho quốc gia thu nhập trung bình”.
Báo cáo đánh giá, sự chuyển đổi của Việt Nam – từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường và từ một đất nước rất nghèo trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp (trên 1000$/người/năm) trong vòng chưa đến 20 năm – đã trở thành một phần trong các sách giáo khoa về phát triển.
Nhưng một sự chuyển đổi khác của Việt Nam - để trở thành một nền kinh tế công nghiệp, hiện đại vào năm 2020 - hầu như mới chỉ bắt đầu.
Để đạt được mục tiêu thu nhập 3000 USD/người/năm vào năm 2020, Việt Nam cần phải bình ổn kinh tế vĩ mô, xây dựng cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn thế giới, xây dựng nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng và tăng cường các thể chế kinh tế thị trường của mình, khuyến cáo cho biết.
Để cho người đọc dễ hiểu, các nhà kinh tế thường dùng ba chữ I trong tiếng Anh để định nghĩa kinh tế thị trường: (I)nstitutions – thể chế, (I)ncentives – cơ chế khuyến khích, và (I)nformation - Thông tin.
VDR 2012 đã chỉ ra, cả ba chữ I của VN đều có vấn đề bất cập: thể chế yếu (weak Institutions), cơ chế khuyến khích bị bóp méo (distorted Incentives) và thiếu thông tin (inadequate Information).
Trong báo cáo, Ngân hàng Thế giới cũng khuyên Việt Nam nên sử dụng sức mạnh của thị trường và vai trò thúc đẩy của Nhà nước để bước sang một giai đoạn mới của phát triển hiệu quả và công bằng hơn. Những bất cập của ba chữ I cần được phân tích thấu đáo và giải quyết triệt để.
Ba chữ I của nền kinh tế thị trường
Thể chế ở tầm quốc gia được tạo ra nhằm điều hòa và kiểm soát một đất nước. Thể chế hiệu quả được thể hiện qua luật pháp và dân chủ. Nếu luật pháp yếu và xã hội thiếu dân chủ sẽ dẫn đến thể chế bị lợi dụng và suy yếu.
Nhiều quốc gia có thể chế yếu như Indonesia, Philippines, Thái lan, và nhiều nước khác, tuy vẫn phát triển, có thu nhập ở mức trung bình, nhưng không vượt qua cái bẫy này.
Động lực cho sự phát triển của quốc gia dựa rất nhiều vào cơ chế khuyến khích cho người dân lao động và sáng tạo.
Cả làng đói thì sẽ dễ bảo nhau ra đường kiếm ăn. Nhưng khi có của ăn, của để thì cái tôi càng lớn hơn. Khi đó động lực và cơ chế khuyến khích dễ bị bóp méo, nếu không có thể chế mạnh, để người ta tin rằng, cái tôi làm hôm nay sẽ được hưởng vào ngày mai, tương lai của tôi được đảm bảo.
Cuối cùng chính là sự minh bạch của thông tin sẽ giúp cho cả hai chữ I trên. Nếu thể chế có thông tin đầy đủ, rõ ràng, chính xác, và kịp thời thì người dân sẽ tin tưởng vào chính thể mà họ đặt niềm tin tuyệt đối. Đó là chìa khóa cho phát triển.
Chữ I cuối cùng - TÔI
Chữ I trong tiếng Anh chính là TÔI. “TÔI” là ai, “TÔI” đang đứng ở đâu, “TÔI” sẽ làm gì cho đất nước và “TÔI” sẽ được gì, là những yếu tố không thể không xét đến.
Trong thời chiến, động lực cho chiến thắng là sự quyết tâm bảo vệ tổ quốc đến giọt máu cuối cùng. Cái “TÔI” cá nhân bị lu mờ đi rất nhiều bởi trách nhiệm chung trước sự sống còn của quốc gia. Trong thời bình, động lực cho phát triển mang tính cá nhân nhiều hơn, “TÔI” làm gì, được gì sau chuyện này, phần chia của “TÔI” như thế nào.
Nếu “TÔI” được giao trách nhiệm tạo ra một văn bản pháp lý mà chỉ nghĩ đến quyền lợi của gia đình riêng, bản thân và bạn bè, được gì sau chữ ký thì sẽ có một thể chế yếu.
Nếu “TÔI” thấy rằng thông tin này mà giấu được, “TÔI” sẽ được lợi, thì minh bạch thông tin sẽ là truyện dài nhiều tập không có hồi kết.
Nếu “TÔI” chỉ nhìn thấy hai cái “TÔI” như trên thì quốc gia ấy chứa đựng toàn những cơ chế khuyến khích bị bóp méo.
Để có Institutions, Incentive và Information theo đầy đủ nghĩa của nền kinh tế thị trường thì chữ I thứ 4 này vô cùng quan trọng.
Tiếng Anh và tiếng Việt cũng thú vị, I là tôi và tôi cũng là “ai” (I). Nếu hiểu đúng thêm chữ I này thì câu chuyện thần kỳ về 10 năm tiếp theo của Việt Nam của thời hội nhập không phải là giấc mơ quá cao xa.
Tải báo cáo về - English-
Đầu tư FDI: Được cũng lắm, mất cũng nhiều (VnMedia).-“Năm anh em trên chiếc xe Tăng” (PLTP). -Tuần tới, vàng sẽ rớt xuống giá nào? (VnMedia).- Khi tập đoàn cũng cho vay (TBKTSG).- Rủi ro… đạo đức ngân hàng (TBKTSG).- Thư gửi bà nội trợ thứ trưởng (TT). 
 -China’s Politics of the Economically Possible- Project Syndicate -When sound economic advice is divorced from political reality, it probably will not be very useful advice. Unfortunately, that is true of the World Bank's impressive new report on China, which the country's one-party regime has a strong interest in ignoring.


-Phía sau những con số xuất khẩu
Tác giả: NGUYỄN DUY NGHĨA
(VEF.VN) - Năm 2011, xuất khẩu là điểm sáng của nền kinh tế. Cùng với các biện pháp hạn chế nhập khẩu, nhiều mặt hàng có khối lượng nhập khẩu giảm so với năm 2010. Nhưng đằng sau đó là gì?
Xuất khẩu gạo được 3,6 tỷ USD thì nhập khẩu phân bón và thuốc trừ sâu và nguyên liệu là 2,4 tỷ USD. Chưa kể nhập thêm 800 triệu USD lúa mì. Gạo Thái Lan đắt gấp rưỡi gạo ta mua lúc nào cũng sẵn.
Thuỷ sản xuất khẩu được 6,1 tỷ USD, thì nhập khẩu thuỷ sản nguyên liệu là 484 triệu USD. Nuôi gia súc, tôm, cá... thì thức ăn chăn nuôi do các công ty nước ngoài sản xuất tại Việt Nam, thức ăn truyền thống gần như không còn được màng đến. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi năm ngoái lên tới 2,3 tỷ USD.
Nếu xuất khẩu rau quả đạt 628 triệu USD thì nhập khẩu mặt hàng này là 294 triệu USD.
Nghe nói xuất khẩu sữa được trên một trăm triệu USD, nhưng nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa là 848 triệu USD.
Chẳng thấy xuất khẩu duợc phẩm nhưng nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm và dược phẩm lên tới 1,6 tỷ USD. Nhập khẩu sữa và dược phẩm từ các nền kỹ nghệ cao là thường tình, nhưng do sính hàng ngoại, nên các bà mẹ, bệnh nhân nghèo méo mặt.
Việt Nam phấn đấu có ngành công nghiệp ôtô, nhưng đến giờ vẫn chủ yếu là nhập khẩu (ảnh minh họa)
Xuất khẩu dệt may và giày dép các loại được 20,5 tỷ USD, nhưng tiền nhập khẩu bông + vải  + xơ sợi + nguyên phụ liệu dệt, may, da giày tổng cộng ngốn tới 12,1 tỷ USD.
Chất dẻo nguyên liệu, sản phẩm chất dẻo xuất khẩu được 1,6 tỷ USD, thì cũng các mặt hàng này nhập khẩu là 6,4 tỷ USD.
Cao su và sản phẩm từ cao su xuất khẩu được 3,6 tỷ USD, nhưng nhập khẩu y trang các loại hàng này là 1,3 tỷ USD. Xuất khẩu mủ cao su liền mua săm lốp xe, kết cục sẽ như vậy.
Gỗ và sản phẩm xuất khẩu được 3,9 tỷ USD, nhưng nhập khẩu cũng tới 1,3 tỷ USD từ các nước ASEAN, châu Phi, Nam Mỹ, Bắc Mỹ. Nhưng năm qua, mỗi năm  nhập khẩu gần 1 triệu m3 ván nhân tạo, trong khi ta lại xuất khẩu hàng triệu tấn gỗ dăm bào. Đến lúc các nước xuất khẩu gỗ sẽ giảm hoặc cấm xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ, liệu ngành gỗ sẽ trông vào đâu, khi rừng trong nước đã cạn kiệt?
Xuất khẩu giấy và sản phẩm được 415 triệu USD, thì cũng những thứ này nhập khẩu tới 1,4 tỷ USD.
Xuất khẩu đá quý, kim loại quý, chủ yếu là vàng trang sức là 2,6 tỷ USD. Nhưng nhập khẩu đá quý và kim loại quý và sản phẩm  2,1 tỷ USD, hầu như là vàng miếng.
Sắt thép và sản phẩm từ sắt thép xuất khẩu được 2,7 tỷ USD, thì nhập khẩu sản thép + sản phẩm từ thép + kim loại thường + sản phẩm từ kim loại thường NK tới 10,3 tỷ USD.
Xuất khẩu máy vi tinh, sản phẩm điện tử, linh kiện điện tử; điện thoại và linh kiện cộng máy ảnh, máy quay phim... là 15,3 tỷ USD. Nhưng nhập khẩu máy tính, điện tử, linh kiện và máy móc thiết bị phụ tùng cũng như dây điện, dây cáp điện là 23 tỷ USD,
Không rõ xuất khẩu thuốc lá được bao nhiêu, nhưng nguyên, phụ liệu thuốc lá nhập khẩu tới 302 triệu USD.
Nhập khẩu phế liệu từ sắt thép 1,1 tỷ USD còn xuất khẩu mặt hàng này thì không rõ.
Những số liệu nhập khẩu nói trên chưa tính đến xăng dầu, máy móc, thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải để làm ra hàng xuất khẩu... hầu hết phải nhập khẩu. Trong đó, không ít là đồ thải loại, dọn hộ rác cho thiên hạ. Đấy là chưa kể búa xua hàng nhập lậu vào theo lối mòn, qua triền núi, vọt sang sông. Phần bắt được gần như chỉ là... ví dụ.
Rõ ràng, xuất khẩu thực tình không sáng sủa đến thế. Hàng công nghiệp chế biến chủ yếu là cắt, ghép, vặn, đóng thùng, dán nhãn, kẻ chữ. Đã vậy, tốc độ tăng giá nguyên vật liệu nhập khẩu thường tăng cao hơn tốc độ tăng giá sản phẩm xuất khẩu, nên thực thu từ xuất khẩu rất bèo. Công nghiệp hỗ trợ dẫm chân tại chỗ. Hàng nông, lâm, thuỷ sản số lượng nhiều, chủng loại phong phú nhưng chất lượng vẫn xoàng, lại quá cũng nhiều đầu mối. Xuất khẩu than, nhưng đã phải nhập khẩu than trước dự kiến vài năm.
Trong tình cảnh đó, việc xuất khẩu sang Trung Quốc, nhất là xuất khẩu qua biên giới càng bất cập.
Trước đây, 20 doanh nghiệp Việt Nam dẫn đầu về lượng cà phê xuất khẩu qua nước láng giếng này - chiếm khoảng 68% lượng cà phê xuất khẩu - nhưng nay gần một nửa rơi vào tay các DN có vốn nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc.  Thương lái Trung Quốc đưa tàu vào sông Hàm Luông, Bến Tre gom dừa. Sáng thấy ít hàng họ tâng giá, chiều dân đổ xô mang tới, họ hạ xuống. Thương nhân Trung Quốc nằm vùng tại Vĩnh Long mua thanh long. Ở Long An thương nhân Trung Quốc dùng hộ chiếu du lịch để mua khoai lang. Năm nào cũng lặp lại cảnh bị ép giá, dừng mua đột ngột, từng đoàn xe chở hoa quả tươi lại nối đuôi nhau nằm bẹp trước cửa khẩu.
Chúng ta luôn đề ra các biện pháp tăng cường quản lý nhập khẩu, nhưng ra ngõ là gặp hàng ngoại. Thời hội nhập, hàng ngoại vào Việt Nam là chuyện thường. Nhưng lẫn trong số đó nhan nhản nào là đồ chơi bạo lực, nào là gia súc, gia cầm, phủ tạng động vật ôi thiu, hoa quả ngâm tẩm chất bảo quản...
Tình hình trên diễn ra nhiều năm nay rồi mà xem ra năm nào cũng vậy, xem ra mục tiêu cân bằng xuất - nhập sau những năm 2010 đã chưa đạt kỳ vọng, phải gia hạn tới năm 2020, như "Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2011-2020, dự báo đến năm 2030". Nhưng nếu chúng ta vẫn xuất khẩu hàng thô, gia công, lắp ráp, vẫn phải mở rộng cửa và càng phải mở rộng cửa mà không xây dựng hàng rào kỹ thuật, e chừng bài toán tăng bằng xuất - nhập vẫn chưa thể tìm ra đáp số.Phía sau những con số xuất khẩu (VEF).
-Khi chuyên gia cũng bó tay -(NVP)- Hỏi chuyện một số chuyên gia kinh tế vì sao dạo này không viết báo nữa, nhiều người trả lời, hầu như các quy luật kinh tế không có tác dụng ở Việt Nam cho nên họ không muốn bị hớ, càng viết e càng sai thực tế.
Mà đúng như thế thật. Lấy chuyện lãi suất làm ví dụ. Ở các nước khác một khi người có thẩm quyền nói lãi suất sẽ phải giảm ngay, hàng loạt tác động lên thị trường sẽ xuất hiện. Chẳng hạn giá trái phiếu chính phủ sẽ tăng vì người ta sẽ đổ tiền ra mua trái phiếu; giá cổ phiếu cũng tăng; tiền đồng sẽ sụt giá so với các đồng tiền khác… Đặc biệt các hiện tượng này càng bị khuếch đại lên nhiều lần nếu người ta có một thời gian xoay xở từ khi biết lãi suất chắc chắn sẽ giảm và đến lúc nó giảm thật sự. Chuyện tăng hay giảm ở các nước khác có khi chỉ là 0,25 điểm phần trăm là đã gây hiệu ứng lớn chứ ít khi lên đến 1 điểm phần trăm như trong trường hợp của Việt Nam.
Trong thực tế, trong khoản thời gian từ lúc có tuyên bố lãi suất phải giảm đến khi nó giảm thật sự, thị trường hoàn toàn yên ắng. Chỉ trừ một hiệu ứng tận dụng thời gian lãi suất chưa giảm, một số người chuyển các khoản tiền tiết kiệm kỳ hạn ngắn từng tháng sang kỳ hạn dài hơn như nguyên năm để sau này lãi suất có giảm, họ cũng không bị ảnh hưởng. Ở đây cũng lạ, chưa thấy ở nước nào người ta có thể biết trước một cách chắn chắn lãi suất sẽ giảm như thế cả. Và các ngân hàng, không phải tất cả đều giảm lãi suất huy động để đối phó với khả năng lãi suất chắc chắn sẽ giảm – thậm chí nhiều nơi còn tận dụng thời gian này để thu hút tiền gởi dài hạn mặc dù phải trả lãi cao.
Không một chuyên gia kinh tế tài giỏi nào có thể lý giải tình hình thị trường như thế ngoại trừ một loại “lý thuyết âm mưu”: biết đâu càng nhiều người chuyển các khoản tiền gởi kỳ hạn ngắn sang kỳ hạn dài là càng đúng với ý muốn của những người làm chính sách.
* * *
Một chuyện khác cũng làm các chuyên gia kinh tế bó tay. Đó là việc nhiều công ty nhấn mạnh vào số lượng tiền mặt lớn công ty đang nắm giữ, coi đó như một thế mạnh của công ty! Báo chí cũng dựa vào các con số này để “phong” “các đại gia tiền mặt” của Việt Nam. Trong điều kiện bình thường, một công ty ôm một mớ tiền mặt là đã thấy sự bất lực không biết sử dụng đồng tiền vào những dự án mới sao cho có hiệu quả. Trong bối cảnh lạm phát, lượng tiền mặt càng lớn, công ty càng thiệt hại, sao lại cho đó là các “đại gia”.
Nếu tiền mặt chuyển thành nguyên liệu sản xuất, đến chu kỳ bán hàng mới, doanh nghiệp mới hy vọng mặt bằng giá cả mới sẽ giúp họ thu hồi vốn và có lãi. Còn tiền mặt nằm yên một chỗ, sẽ bị hao hụt theo lạm phát, trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp.
Ở đây, các chuyên gia tài chính cũng lưu ý một hiện tượng: phải phân biệt sự khác nhau giữa đầu tư tài chính lành mạnh và đầu tư tài chính liều lĩnh của các tập đoàn nhà nước đã bị phê phán. Một doanh nghiệp lấy dòng tiền của mình đầu tư vào chứng khoán theo phong trào hay mua cổ phần trực tiếp của các công ty khác trong lĩnh vực địa ốc, chứng khoán… là một quyết định có nhiều rủi ro, cần cân nhắc rất kỹ. Ngược lại, một doanh nghiệp khác có khoản tiền mặt chưa sử dụng đến, đem đi mua trái phiếu chính phủ, là một hoạt động bình thường trong quản trị tài chính. Không khéo, mọi người sẽ dị ứng với cụm từ “đầu tư tài chính” và bỏ quên luôn các quy luật quản trị thông thường.
* * *
Sự bó tay của các chuyên gia kinh tế cũng xuất phát từ cách hiểu sai lệch sự vận hành của nền kinh tế thị trường của các quan chức nhà nước. Ví dụ khi một bộ trưởng đề nghị Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại khoanh nợ, dãn nợ cho một số doanh nghiệp nào đó, có lẽ ông hiểu nhầm vai trò của NHNN hay không hiểu cơ chế vận hành của hệ thống ngân hàng. Ngay cả với các ngân hàng thương mại nhà nước, NHNN đã từ lâu cũng không thể yêu cầu, chỉ định họ cho vay chỗ này, khoanh nợ chỗ kia được. Điều đáng tiếc, nguyên tắc để các ngân hàng chịu trách nhiệm về các khoản vay của mình đang dần dà bị bỏ quên, việc chỉ định cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước lại tái diễn, việc khoanh nợ cho ngân hàng lại xảy ra. Cho nên biết đâu ông bộ trưởng nói đúng và các chuyên gia phê phán sai!
Sự hiểu sai cơ bản về những khái niệm như vốn, tài sản, nợ còn phổ biến nhiều hơn nữa ở các doanh nhân một khi họ lên mặt báo để phân bua điều gì đó. Chẳng hạn tổng giám đốc một công ty gần phá sản vì nợ cùng khắp nói không có gì đáng lo vì đã có đối tác sẵn sàng bỏ ra 80 triệu đô-la mua lại nhà máy, dư sức để trả nợ. Tám mươi triệu đô-la tương đương với chừng 1.700 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ của công ty này chỉ có 500 tỷ đồng. Không ai dại gì bỏ ra 1.700 tỷ đồng mua cổ phần của một công ty vốn điều lệ chỉ có 500 tỷ đồng lại gần phá sản, cả trừ phi công ty đang ăn nên làm ra, triển vọng hấp dẫn cỡ Facebook hay Apple!

-Theo:-Khi chuyên gia cũng bó tay


--‘Sóng’ cổ phiếu chứng khoán dồn dập ‘đổ bộ’ (ĐV).-- Phân cấp đầu tư: Hết thời dễ dãi! (VEF). - Một bộ luật đầu tư rất hấp dẫn đang hình thành   –   (RFI).- Thêm ngân hàng mở dịch vụ giữ hộ vàng (VnEconomy). Nợ thuế lợi hơn vay ngân hàng --

- Canh bạc thôn tính doanh nghiệp – Kỳ cuối: Gây khó bằng luật (TT). - DN kéo nhau về quê mở xưởng (VEF).- Cục Quản lý giá: Giá cả tháng 3 tăng nhẹ (Infonet). - Lụa Vạn Phúc – Bao giờ cho đến ngày xưa! (Petrotimes).
- MAFIA QUỐC TẾ ĐỔ BỘ VÀO PHÁP: Bài cuối: Xâm nhập ngân hàng và kinh doanh online (PLTP).
Thúc đẩy tăng lương để tránh bất ổn -SGTT.VN 16.03.2012- Chính phủ châu Á đang gây sức ép buộc các doanh nghiệp tăng lương cho công nhân, như một biện pháp ngăn chặn bất ổn lao động và thu hẹp khoảng cách thu nhập...-Hàm lượng vàng của Nhóm BRICS
Growth China's top priority, inflation key risk: NDRC -BEIJING (Reuters) - China's economic policy priority is to maintain relatively fast growth, but Beijing cannot lower its guard against inflation risks, the head of the country's top planning agency, the National Development and Reform Commission, said on Sunday.

Vụ đánh cờ tướng bạc tỉ: Những điều chưa biết về vụ ván cờ 5 tỷ

 -Những điều chưa biết về vụ ván cờ 5 tỷ --  -Tuy tàn nhẫn, tính toán với Sáu Lèo từng đồng, nhưng Tân “ròm” và ông Đinh Văn Mười tỏ ra hào phóng với gia đình Hùng “cải lương” và bà Phấn - những kẻ trợ giúp đắc lực cho việc gá bạc và đòi nợ.

Kéo cả gia đình đi xiết nợ
Khi Sáu Lèo thua đến hơn 20 tỷ đồng, mỗi lần Tân “ròm” điện thoại nhắc nhở, Lèo hứa lần hứa lữa. Tân liền nghĩ đến Hùng “cải lương”, một người bạn được y giúp đỡ. Hồi chân ướt chân ráo lập nghiệp ở Sóc Trăng và giữ chức Giám đốc Trung tâm sát hạch bằng lái loại III, Tân đã khuyên Hùng “cải lương” phải học lái xe ôtô. Hùng nghe theo. Vài năm sau, con trai của Hùng là Nguyễn Thanh Truyền cũng được cấp bằng lái ôtô do bác Tân giúp đỡ. Trở thành đại gia, Tân lúc nào cũng tranh thủ mối quan hệ với Hùng. Y mở hai quán nhậu, Cánh Buồm và Cánh Buồm Xanh cần Hùng đứng sau lưng để “lập lại trật tự”. Khi nhậu say, Tân chỉ gọi điện cho Hùng lái chiếc Audi chở y về nhà. Hùng lúc nào cũng xem Tân như một ân nhân. Những lúc chén tạc chén thù với Tân, Hùng mở lời: “Chuyện của anh như chuyện của tôi. Nếu cần, anh cứ gọi”.
Nguyễn Thanh Hùng

Nghe Tân kể lại việc Lèo nợ hàng chục tỷ đồng không chịu trả, Hùng “cải lương” không giấu tức giận. Những lúc chở vợ là Nguyễn Thị Phụng đi khám bệnh, Hùng “cải lương” tranh thủ đến Công ty Phú Lộc ở Mỹ Xuyên để tìm Lèo. Ngày 22/12/2011, vợ chồng Hùng cùng con dâu là Dương Mỹ Huỳnh đến nhà Lèo để đòi tiền. Trước khi đi, Hùng dặn Huỳnh đem theo giấy tờ để buộc Lèo ký hợp đồng mua bán nhà. Tuy nhiên, cả bọn không gặp được Lèo, Hùng điện thoại cho Lèo: “Tao đến đây lấy 50 triệu đồng không thấy mày. Ngày mai, tao đến nhà lấy. Mày có ngon bỏ xứ đi luôn”.
Theo lời khai của các đối tượng trên, Hùng “cải lương” nhiều lần tìm đến nhà nhưng Lèo bỏ trốn. Tân lên kế hoạch chỉ dẫn Hùng bằng cách, Hùng trong vai chủ nợ của Tân buộc Lèo trả nợ cho Hùng. Với thủ đoạn trên, dù biết Tân lên kế hoạch nhưng Lèo vẫn chấp nhận trước sự hung hăng và đe dọa của Hùng. Từng là bạn thân với Lèo, Tân biết hết tài sản của bạn. Những khu đất tại trung tâm TP. Sóc Trăng, Tân kêu Hùng gặp Lèo để hợp thức hóa việc sang nhượng. Có lần, tại quán Cánh Buồm, Tân ngồi với Hùng gọi điện cho Lèo đến. Tân kêu Lèo phải sang nhượng cho y ba thửa đất do cha vợ cùng vợ của Lèo đứng tên. Lèo thú thật, ba thửa đất trên đã thế chấp ngân hàng. Hùng rút trong túi ra một tờ giấy đưa cho Lèo và đọc: “Tôi tên Nguyễn Thanh Lèo có nợ Nguyễn Thanh Hùng với số tiền 500 triệu đồng. Một tuần sau tôi sẽ thanh toán”. Đúng hẹn, Lèo đem 500 triệu đồng trả cho Hùng. Tân và Hùng đẩy Lèo vào bước đường cùng: “Tao cho mày trong 15 ngày, bằng mọi cách mày phải giao ba thửa đất trên cho tao. Nếu mày không giao, số tiền 500 triệu đồng coi như hủy”.

Dù khó khăn, nợ nần chồng chất, Lèo vay mượn khắp nơi để trả tiền ngân hàng lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đưa cho Hùng “cải lương” ba thửa đất trị giá gần 10 tỷ đồng. Hùng còn buộc Tân phải giao hai căn nhà liền kề trên đường Sương Nguyệt Ánh (phường 2, TP.Sóc Trăng). Mặc cho Lèo khóc lóc, van xin, để hai căn nhà cho hai đứa con sắp lập gia đình, Hùng vẫn thản nhiên ra giá hai căn nhà 500 triệu đồng. Nhận xong giấy chuyển nhượng, Hùng đưa cho Tân gợi ý: “Mấy đứa cháu của tôi không có nhà để ở. Thôi thì, anh để lại hai căn nhà cho tôi theo giá thị trường”. Cảm kích trước sự giúp đỡ của Hùng, Tân đồng ý bán hai căn nhà trên cho Quách Minh Châu, cậu vợ của Hùng và con dâu của Hùng là Dương Mỹ Huỳnh.

Đối với Nguyễn Thanh Truyền cũng được Tân sử dụng làm “con cờ” để đòi nợ Lèo. Bằng màn kịch, Tân đang nợ Truyền bạc tỷ, Truyền buộc Lèo phải cầm giấy tờ đất cho y với giá 600 triệu đồng, lãi suất 15%/tháng. Nhận được tiền lãi 50 triệu đồng, Tân trả “thù lao” cho Truyền. Khi Truyền trả tiền cầm mảnh đất trên, Tân thưởng cho Truyền thêm 40 triệu đồng. Như vậy, sau một tháng đòi nợ, Truyền thu lợi được 90 triệu đồng từ số tiền lãi mà Lèo đã đóng.
Bà bán vé số đổi đời
Là đại lý vé số, năm 2008, Phấn đổi đời và thu hàng trăm triệu đồng bằng hình thức gá bạc. Từ năm 2008, Lèo thường xuyên đánh cờ với Tân, Mười ở Câu lạc bộ bida Cón ăn thua bằng vé số. Những lần nhận được điện thoại của các đối tượng trên, Phấn nhanh nhẹn mang hàng trăm tờ vé đến giao cho những “kỳ thủ”. Ít lâu sau, vợ Lèo phát hiện, các đối tượng trên đổi địa điểm đánh cờ đến nhà Phấn. Lúc đó, ông Mười và Lèo có thỏa thuận: phần tiền thắng thua, Phấn có trách nhiệm thu của người thua chung cho người thắng. Mười và Lèo đánh cờ tại nhà bà Phấn ba lần, Mười thắng Lèo đến 7.500 tờ vé số. Ngoài ra, từ tháng 6/2011 đến tháng 8/2011, Lèo đưa cho Phấn 365 triệu đồng để chung cho Mười. Phấn gọi điện cho Mười đến nhận. Mười ra vẻ đại gia: “Bao nhiêu đó, tao phải đến nhận à. Tụi bây lấy hết vé số cho tao”. Như vậy, Phấn bán vé số cho Mười hơn 440 triệu đồng.
Đối với Tân “ròm” càng bủn xỉn, keo kiệt với Lèo bao nhiêu thì tỏ ra hào phóng với Phấn bấy nhiêu. Khi Lèo nợ Tân 1,3 tỷ đồng, Tân lấy được 500 triệu đồng, số tiền còn lại Tân giao cho Phấn đòi. Sợ Phấn khai việc đánh cờ, sợ mất chỗ chơi cờ để gỡ gạc, Lèo trả đủ cho Phấn. Phấn đưa cho Tân 800 triệu đồng, Tân liền thưởng cho Phấn 400 triệu đồng công “đòi tiền, pha trà cho chú đánh cờ”.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Về phần tài sản, chúng tôi giao cho tòa xem xét xử lý đúng theo quy định của pháp luật”. Vụ án nhanh chóng được xét xử. Các đối tượng trên sẽ bị xử lý theo đúng pháp luật để răn đe cán bộ biến chất, tha hóa...
 ..


Quan đánh cờ bạc tỷ thua nợ 40 tỷ đồng vnn Số tiền đặt cược trong mỗi ván cờ từ 500 nghìn đồng rồi tăng lên 5 tỷ đồng. Sau 3 năm, ông Lèo thua nợ ông Tân và ông Mười tới gần 40 tỷ đồng.
Mới đây, cơ quan CSĐT công an tỉnh Sóc Trăng đã chính thức tống đạt kết luận điều tra đến 6 bị can liên quan đến vụ quan chức tỉnh này tham gia đánh cờ bạc tỷ.




Trong đó bị can Nguyễn Thanh Lèo, nguyên PGĐ Sở GTVT Sóc Trăng; Trần Văn Tân, nguyên Giám đốc TT Đào tạo lái xe loại 3, trực thuộc trường trung cấp nghề khu vực ĐBSCL và Đinh Văn Mười, nguyên Phó chủ nhiệm UBKT thành ủy Sóc Trăng bị đề nghị truy tố về tội đánh bạc.


Bị can Ngô Huệ Phấn (trú tại khu đô thị 5A, P4, TP.Sóc Trăng) bị đề nghị truy tố về tội gá bạc, khi cho ông Lèo và ông Mười vào nhà đánh cờ tướng ăn tiền và bán vé số để 2 kỳ thủ này chung chi với nhau.


3 quan chức của tỉnh Sóc Trăng tham gia đánh cờ bạc tỷ, từ trái qua: Đinh Văn Mười, Nguyễn Thanh Lèo và Trần Văn Tân


Ngoài ra, ông Tân còn bị đề nghị truy tố thêm tội cưỡng đoạt tài sản cùng với 2 bị can Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Thanh Truyền. Đây là 2 đối tượng được ông Tân thuê để xiết nợ, đe dọa nhà ông Lèo.


Thông tin từ cơ quan điều tra cho hay, chính ông Lèo là người lôi kéo ông Tân và ông Mười tham gia đánh cờ tướng cá cược ăn thua.


Ông Lèo khai nhận quen với ông Tân từ năm 1980, đến tháng 12/2008, hai ông bắt đầu đánh cờ tướng. Lúc đầu ăn thua bằng vé số, sau cá cược bằng tiền.


Ban đầu số tiền ăn thua mỗi ván từ 500 nghìn – 50 triệu đồng, tuy nhiên từ đầu tháng 12/2011, hai ông chuyển sang đánh lớn, nâng số tiền đặt cược mỗi ván cao nhất đến 5 tỷ đồng.


Sau nhiều lần sát phạt, ông Lèo phải giấu gia đình, giao nhà cùng 6 thửa đất cho ông Tân với tổng số tiền 18,8 tỷ đồng và 6 lượng vàng 24K. Hiện số tiền ông Lèo nợ ông Tân vẫn còn 20,1 tỷ đồng.


Ông Lèo cũng khai nhận, bắt đầu đánh cờ với ông Đinh Văn Mười từ tháng 6/2009 cho đến khi bị bắt. Ban đầu cũng ăn thua bằng vé số tại nhà bà Phấn, sau chuyển sang chung chi bằng tiền, ván nhiều nhất là 200 triệu đồng. Tổng số tiền ông Lèo nợ ông Mười là 570 tỷ đồng.


Hiện cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng đã chuyển toàn bộ hồ sơ, vụ án, đề nghị VKSND cùng cấp truy tố các bị can.


Theo đó ông Nguyễn Thanh Lèo, Trần Văn Tân và Đinh Văn Mười bị đề nghị truy tố tội đánh bạc theo Khoản 2, Điều 248 Bộ Luật Hình sự với mức án được quy định từ 2-7 năm tù.


Bị can Ngô Huệ Phấn bị đề nghị truy tố tội “gá bạc” theo khoản 2 điều 249 Bộ Luật hình sự có mức án quy định từ 3-10 năm tù.
Vụ quan đánh cờ bạc tỷ tại Sóc Trăng được phanh phui vào ngày 22/12/2011, khi ông Nguyễn Thanh Lèo đến cơ quan điều tra trình báo vì gia đình liên tiếp bị xã hội đen đến xiết nợ.

Tại cơ quan điều tra, ông Lèo khai nhận thêm rằng từng đánh cờ hơn thua với ông Đinh Văn Mười.

Ngày 11/1, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng tống đạt quyết định bắt tạm giam 2 tháng đối với ông Đinh Văn Mười về hành vi đánh bạc. Từ đây, cơ quan điều tra tiếp tục truy ra bà Ngô Huệ Phấn.

Bà Phấn khai nhận, bà chuyên bán sỉ vé xổ số kiến thiết, bởi vậy ông Lèo và ông Mười khi đánh tại nhà bà thường sát phạt bằng vé số. Có lần bà Phấn đã cung cấp 300 tờ vé số loại 10.000 đồng, tương đương 3 triệu đồng để ông Lèo với ông Mười chơi cờ.

Minh Đức (tổng hợp)


-Quan chơi cờ tiền tỷ từng 'chung độ' 6 thửa đấtVnExpress-- ‘Quan’ khai mỗi ván cờ ăn thua đến năm tỷ đồng (TP).  
-Đã có kết luận điều tra vụ quan chức đánh cờ tiền tỉ-
(Dân trí) - Ngày 7/3, Đại tá Phan Hữu Thúy, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Công an tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Cơ quan CSĐT công an tỉnh đã tống đạt kết luận điều tra đến những bị can trong vụ quan đánh cờ bạc tỉ tại Sóc Trăng cuối tháng 12/2011.

 >> Quan chức đánh cờ mỗi ván... 5 tỉ
Cụ thể, theo kết luận điều tra, các bị can Nguyễn Thanh Lèo, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Sóc Trăng; Trần Văn Tân, Giám đốc Trung tâm đào tạo lái xe loại 3, trực thuộc trường cấp nghề khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có trụ sở tại Sóc Trăng và Đinh Văn Mười, nguyên Phó chủ nhiệm UBKT thành ủy Sóc Trăng can tội “đánh bạc”; bị can Ngô Huệ Phấn can tội “gá bạc”; bị can Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thanh Truyền và Trần Văn Tân can tội “cưỡng đoạt tài sản”.


Trước đó, Nguyễn Thanh Lèo và Trần Văn Tân đã nhiều lần đánh cờ tướng ăn tiền, mỗi ván từ 1-5 tỉ đồng. Kết quả, ông Lèo thiếu ông Tân số tiền khoảng 22 tỉ đồng nhưng chỉ mới trả được 5 tỉ, số còn lại không có khả năng trả.

Sau nhiều lần đòi nợ không được, ông Tân đã thuê người đến nhà ông Lèo xiết nợ và dọa giết chết cả nhà ông Lèo. Do bị “khủng bố”, ông Lèo đã làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan chức năng yêu cầu can thiệp. Tối 22/12/2011, ông Lèo hẹn ông Tân đến quán Thy Tài 2 (tọa lạc tại đường Phú Lợi, phường 2, TP Sóc Trăng) để tiếp tục đánh cơ mong gỡ được nợ, đồng thời điện báo với cơ quan điều tra. Sau một hồi sát phạt, lực lượng công an đã ập vào quán bắt quả tang hai ông Lèo và Tân đang đánh bạc.

Mở rộng điều tra, cơ quan công an bắt tiếp ông Đinh Văn Mười, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Thanh Truyền và Ngô Huệ Phấn.

SGTT.VN  08.03.2012- Ngày 7.3, cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng đã tống đạt kết luận điều tra vụ án đánh bạc xảy ra tại quán cà phê Thy Tài 2, TP.Sóc Trăng; đồng thời đề nghị Viện KSND truy tố 7 bị can có liên quan.- Quan Lèo thua cờ quan Tân 22 tỉ đồng (TT).  – Kết luận điều tra vụ “quan” đánh cờ bạc tỉ  (NLĐ).

- Sau nhiều lần tiếp xúc với luật sư, nguyên Phó chủ nhiệm UBKT Thành ủy Sóc Trăng Đinh Văn Mười vẫn một mực khẳng định mình vô tội và nghi ngờ có người trù dập, vu khống.
TIN LIÊN QUAN



Liên quan đến vụ việc các quan chức của tỉnh Sóc Trăng tham gia đánh cờ bạc tỷ, ngày 5/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành lấy lời khai của các bị can.
Luật sư Nguyễn Trường Thành, Trưởng Văn phòng Luật sư Vạn Lý (TP.Cần Thơ) là người trực tiếp tiếp xúc lần 2 với ông Đinh Văn Mười (56 tuổi ngụ tại đường Lê Duẩn, TP. Sóc Trăng) - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Sóc Trăng. Ông Mười bị cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng khởi tố, bắt tạm giam 2 tháng vào ngày 11/1 về hành vi đánh bạc.
Điều bất ngờ là đến thời điểm hiện tại, ông Mười vẫn chưa thừa nhận hành vi đánh bạc của mình, một mực khẳng định mình vô tội và cho rằng có người trù dập, vu khống.

Căn biệt thự lớn của ông Đinh Văn Mười trên đường Lê Duẩn, TP.Sóc Trăng (Ảnh: Infonet)
Trước đó trong quá trình bị giam giữ, ông Nguyễn Thanh Lèo (nguyên PGĐ Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng) đã khai nhận trước khi đánh cờ tướng ăn thua với ông Trần Văn Tân (nguyên Giám đốc Trung tâm Đào tạo lái xe loại 3), ông Lèo đã nhiều lần đánh cờ ăn tiền với ông Mười. Ông Lèo khai nhận thua ông Mười tổng cộng 2,5 tỷ đồng nhưng mới trả được 1,9 tỷ đồng.
Thuật lại với một số cơ quan báo chí, luật sư Thành cho biết, ông Mười luôn quả quyết có đánh cờ tướng với ông Nguyễn Thanh Lèo nhưng chỉ là đánh cờ giải trí chứ không ăn tiền hay hơn thua bằng vé số.
Theo ông Mười, trong thời gian làm Bí thư P.4, TP. Sóc Trăng, ông đã phát hiện ông Nguyễn Thanh Lèo mua hàng chục mảnh đất nằm trong vùng quy hoạch dự án ở phường 4 nên đã lên tiếng phản ứng.
Có thể vì lên tiếng chống tiêu cực làm cho ông Lèo không vào được cấp ủy (Thành ủy viên) để làm Phó Chủ tịch UBND TP Sóc Trăng nên ôm hận trong lòng. Khi vụ án đánh cờ tướng tiền tỷ liên quan đến ông Lèo bị phanh phui thì ông Lèo xem đây là cơ hội để “phục thù” bằng cách khai thêm ông Mười vì thấy cán bộ này cũng hay chơi cờ tướng”, luật sư Thành thuật lại trên VTC News.
Ông Mười khai rành mạch rằng thường chơi cờ trong quán cà phê ở khu văn hóa Hồ Nước Ngọt, quán bida Thy Tài (phường 2, TP.Sóc Trăng) và tại nhà riêng của bà Ngô Huệ Phấn trong khu đô thị 5A.
Hiện chưa rõ đâu là sự thật trong lời khai của ông Lèo và ông Mười. Tuy nhiên theo thông tin mới nhất từ cơ quan điều tra, vụ án đang bước vào giai đoạn cuối, quá trình điều tra dự kiến kết thúc vào cuối tuần này.
Liên quan đến vụ việc, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành khởi tố, tạm giam 6 đối tượng.
Ngoài ông Mười còn có ông Nguyễn Thanh Lèo bị khởi tố, bắt tạm giam về tội đánh bạc, ông Nguyễn Văn Tân về tội đánh bạc và cưỡng đoạt tài sản.
Hai đối tượng Nguyễn Thanh Hùng (Hùng “cải lương”) cùng con trai Nguyễn Thanh Truyền (ngụ P.2, TP.Sóc Trăng) bị khởi tố, tạm giam 4 tháng về hành vi cưỡng đoạt tài sản. Đây là 2 đối tượng được ông Tân thuê để xiết nợ, đe dọa nhà ông Lèo.
Mới đây ngày 18/1, cơ quan CSĐT cũng đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với bà Ngô Huệ Phấn (ngụ khu đô thị 5A, phường 3, TP Sóc Trăng) về hành vi “đánh bạc”.
Minh Đức (tổng hợp)

-Luật sư nhận bào chữa cho quan chức đánh cờ tiền tỉ --Vụ đánh cờ bạc tỉ ở Sóc Trăng: hoàn tất khâu truy tố (TT). -
--Liên quan vụ đánh cờ bạc tỉ: Khởi tố, bắt giam bà Ngô Huệ Phấn 
Chiều 18-1, cơ quan CSĐT Công an Sóc Trăng đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam bà Ngô Huệ Phấn, ngụ khu đô thị 5A, TP Sóc Trăng về hành vi môi giới đánh bạc.

Qua điều tra của ngành chức năng, bà Phấn là người cho ông Đinh Văn Mười, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Sóc Trăng và ông Nguyễn Thanh Lèo, nguyên Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Sóc Trăng mượn nhà để tham gia đánh cờ tướng “tiền tỉ”. Bà Phấn là người chuyên bán sỉ vé số kiến thiết nên khi mới chơi tại nhà bà Phấn, ông Lèo cùng ông Mười đã sát phạt nhau bằng vé số.
Biệt thự của ông Nguyễn Thanh Lèo
Trong một ván cờ, có lần bà Phấn đã cung cấp 300 tờ vé số loại 10.000 đồng, tương đương 3 triệu đồng để ông Lèo với ông Mười chơi cờ, ai thắng được lấy số vé đó, đồng thời người thua phải trả tiền. Tuy nhiên, một thời gian sau, do hình thức này người thắng cờ ít khi trúng vé số nên vé số đã được quy đổi thành tiền.
Trước đó, chiều 22-12-2011, ông Nguyễn Thanh Lèo, đã đến cơ quan công an trình báo việc bị ông Trần Văn Tân, nguyên Giám đốc Trung tâm Đào tạo lái xe loại 3, thuê người xiết nợ 22 tỉ đồng tiền ông Lèo thua cờ ông Tân. Theo trình bày của ông Lèo, thời gian qua, ông và ông Tân đã nhiều lần đánh cờ tướng ăn tiền, mỗi ván từ 1 đến 5 tỉ đồng. Khi số nợ lên tới 22 tỉ đồng nhưng ông Lèo chỉ trả ông Tân được 5 tỉ đồng. Đòi nợ không được, ông Tân đã thuê giang hồ đến nhà ông Lèo xiết nợ và đe dọa.
Cũng từ lời khai của ông Nguyễn Thanh Lèo, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng đã khởi tố, bắt tạm giam 2 tháng đối với ông Đinh Văn Mười, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Sóc Trăng, về hành vi đánh bạc. Ông Mười chính là người đã thắng ông Lèo tới 2,5 tỉ đồng, trong khi ông Lèo mới trả được 1,9 tỉ đồng cho ông Mười.
Như vậy, sau gần 1 tháng từ khi cơ quan chức năng bắt 2 "quan chơi cờ tướng ăn tiền bạc tỉ" là ông Lèo và ông Tân, đến nay đã có thêm 4 người bị khởi tố, tạm giam là ông Đinh Văn Mười, bà Ngô Huệ Phấn (người môi giới) và 2 cha con ông Nguyễn Thanh Hùng (Hùng cải lương) và Nguyễn Thanh Truyền (cả 2 là người đòi nợ thuê cho ông Tân).

Theo TTXVN

Vụ “đánh cờ tiền tỷ”: Bắt giam đối tượng môi giới (TTXVN). - Thêm đối tượng bị bắt trong vụ “quan” đánh cờ ăn tiền tỉ (TN). – Quan đánh cờ bạc tỷ: Bắt người cho mượn nhà đánh cờ (Bee).-- Đạo đức công bộc nhìn từ vụ “ván cờ tiền tỷ” (VOV). ---“Sẽ xem xét trách nhiệm cơ sở Đảng” -Bắt giam người tổ chức đánh cờ bạc tỉ ở Sóc Trăng
Tuổi Trẻ
TT - Liên quan vụ đánh cờ bạc tỉ ở Sóc Trăng, chiều 18-1 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng đã khởi tố, bắt tạm giam bà Ngô Huệ Phấn (ngụ P.4, TP Sóc Trăng) về hành vi “đánh bạc”. Như vậy đến thời điểm này, cơ quan điều tra đã bắt giữ ...
Người cho quan chức mượn nhà đánh cờ tiền tỷ bị bắtVTC
Quan chức đánh cờ tiền tỷ: Bắt tạm giam người môi giớiTiền Phong Online
Thêm đối tượng bị bắt trong vụ "quan" đánh cờ ăn tiền tỉThanh Niên
Dân Trí -Nhân DânVụ đánh cờ bạc tỉ: Có dấu hiệu bao che
Khám xét nơi ở của 2 "quan" đánh cờ 5 tỉ đồng
Vụ đánh cờ bạc tỉ: Lộ diện “quan” tham

-Không luật sư nào ở Sóc Trăng nhận bào chữa cho các quan đánh cờ tiền tỉ (ĐĐK).-- Trước ván cờ 5 tỷ, ‘quan’ Sóc Trăng sát phạt bằng vé số (VTC).- Vụ đánh cờ bạc tỉ ở Sóc Trăng: “Sẽ xem xét trách nhiệm cơ sở Đảng” (TT).-
-- Bất ngờ về vị quan thứ ba đánh cờ tiền tỷ (TP).-  – Vụ đánh cờ bạc tỉ ở Sóc Trăng: Không ai biết ông Mười là “kỳ thủ” đỏ đen (TT).Quan đánh cờ vừa được tặng danh hiệu 'chiến sĩ thi đua' (VnEx 12-1-12)-
Đánh cờ bạc tỉ: “Chúng tôi cảm thấy rất xót xa” (TT).-Đánh cờ bạc tỉ: "Chúng tôi cảm thấy rất xót xa" NLĐO - Ông Lê Văn Cần - ủy viên thường vụ Tỉnh ủy, bí thư Thành ủy TP Sóc Trăng - đã nói như vậy khi đề cập vụ nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy Sóc Trăng Đinh Văn Mười vừa bị bắt giam về tội đánh bạc.‘Chưa kịp trao danh hiệu chiến sĩ thi đua thì cán bộ bị bắt’ (VNE). – LỜI KHAI CỦA LÈO CỜ ĐÃ LEO VÀO LÃNH ĐẠO (Nguyễn Quang Vinh).

JFK và Việt Nam (Việt sử ký). -
Huế – những tháng ngày sục sôi – Kỳ cuối: Trở thành Việt cộng (TT).– Kỳ 9: Trốn lệnh truy nã, mặc áo cà sa (TT) – Kỳ 8: Đốt USIS và tòa lãnh sự Mỹ (TT).– Kỳ 7: Phá hội thảo “Bắc tiến” (TT). Kỳ 6: Số phận Ngô Đình Cẩn;  -  Kỳ 5: “Nước lũ” tràn ra Huế;  -  Kỳ 4: Sinh viên Huế tuyên chiến; - Kỳ 3: Lửa từ bi từ Sài Gòn đến Huế;  - Kỳ 2: Súng đã nổ!;  - Kỳ 1: Những giọt nước tràn ly.


-Vụ "quan" đánh cờ tiền tỷ: Bắt Phó chủ nhiệm UBKT -Từ lời khai của ông Nguyễn Thanh Lèo, cảnh sát đã bắt tạm giam ông Đinh Văn Mười, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy tỉnh này.

-VỤ NHÀ BÁO HOÀNG HÙNG: 750 cuộc gọi và tin nhắn, ông Tâm – bà Liễu nói gì? (NLĐO

Những “đại vấn đề” đang chờ trách nhiệm

- Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A: Những “đại vấn đề” đang chờ trách nhiệm (PLTP)Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm mới đây nhất là thịt bẩn hay thịt heo siêu nạc, rồi đến... xăng pha tạp chất, xe bỗng dưng cháy bất kể xe gì - ngoại trừ xe trâu - tất cả đang trở thành hiện tượng nóng đe dọa chất lượng cuộc sống của người dân.
Nhà nước - người vẽ bản đồ hạnh phúc
Luật nằm trong “két sắt”!
Thực tế cho thấy phần lớn những vụ việc nổi cộm này là do báo chí phát hiện...


“Về những chuyện thực sự bức xúc như ngộ độc thực phẩm gia tăng… nếu nói rằng các cơ quan nhà nước không có phản ứng gì thì không đúng. Chẳng hạn, Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm cũng đã lên tiếng nhiều lần về chuyện ngộ độc… Nhưng nhìn chung, có lẽ giới lãnh đạo chưa ý thức được rằng hoàn cảnh, môi trường đã thay đổi thì cách ứng xử phải khác đi” - TS Nguyễn Quang A nhận định.
Phải có một ông chịu trách nhiệm chứ!
. Phóng viên: Theo ông, các cơ quan chính quyền phải ứng xử như thế nào trong tình hình hiện nay?
+ TS Nguyễn Quang A, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam - Hungary: Tôi nghĩ lẽ ra tất cả các bộ đều phải có một bộ phận có nhiệm vụ chú ý đến những hiện tượng như thế để có thể chuẩn bị sẵn sàng cho một sự kiện, biến cố quan trọng nào đó. Khi cần, lúc ông vụ phó, lúc ông vụ trưởng, lúc ông bộ trưởng, lúc thì Thủ tướng, sẽ có tiếng nói chính thức - tức là từ phía cơ quan công quyền - về một hiện tượng mà dân cần nghe họ lên tiếng. Đó có thể là chuyện lộn xộn trong xã hội, chuyện an toàn thực phẩm, ăn mặc lố lăng trên đường phố, rồi tai nạn giao thông, cướp giật...
Nhưng đó chỉ là cách ứng phó thôi, còn cốt lõi nhất vẫn phải là quản trị đất nước này sao cho ngon lành, để những chuyện như thế đừng xảy ra nhiều và đồng loạt như bây giờ.
Ngoài ra, chúng ta cũng không có thống kê, đo lường, thăm dò dư luận, không có một cơ quan nào để khảo sát tìm hiểu xem tần suất những chuyện như thế trước kia thế nào, bây giờ ra sao. Mà những nghiên cứu như thế là rất cần thiết, đối với một xã hội như chúng ta lúc này.
. Như vấn đề an toàn thực phẩm, ở nước ta có đến cả mấy bộ cùng tham gia đấy thôi: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…?
+ 20 ông tham gia cũng được nhưng phải có một ông chịu trách nhiệm, những vị kia không làm gì hoặc không làm được gì là do cái ông ấy. Nguyên tắc quản trị là bất kể công việc gì, phải có một cơ quan chịu trách nhiệm, trong đó phải có đích danh một người chịu trách nhiệm. Mặt khác, phạm vi trách nhiệm cũng phải được phân định rất rõ ràng, rạch ròi để người dân được biết việc nào do ai làm, lỗi này là do ông này chứ không phải bà kia gây ra. Chẳng hạn, trong giáo dục, phải phân định bậc nào là quận quyết định, bậc nào thuộc TP, bậc nào do ông bộ trưởng nắm…
Hoàn toàn lo cái đầu thôi
. Nói về một vấn đề đang gây hoang mang cho rất nhiều người bây giờ là an toàn thực phẩm. Ở các nước EU, chính quyền có những quy định rất khắt khe về bảo đảm an toàn thực phẩm để bảo vệ quyền của người tiêu dùng. Ở ta, hầu như ngộ độc thực phẩm đã thành chuyện ai cũng biết và ai cũng chấp nhận, người dân phải tự tìm cách bảo vệ mình. Liệu có thể nói rằng do nước ta còn nghèo, ngân sách khó khăn, cho nên cũng không thể đòi hỏi quá nhiều ở Nhà nước?
+ Không. Hoàn toàn không phải vì mình nghèo, mình thiếu tiền mà không giải quyết được tình hình ấy. Hoàn toàn là do cái đầu của mình, tư duy của mình mà thôi. Nếu đã đặt vấn đề đúng đắn, nghiêm túc lắng nghe cách giải quyết, thì ắt phải có cách giải quyết chứ.
Đại bộ phận những chuyện như bạn nói, tôi nghĩ mấu chốt không phải tiền bạc, ngân sách, mà là phải tìm ra giải pháp đúng. Tức đó là vấn đề quản trị.
Ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, tắc nghẽn giao thông, ngộ độc thực phẩm là những đại vấn đề. Không thể đề cập đến chúng một cách lớt phớt như bây giờ. Không thể để tất cả những bộ phận phụ trách chúng đều là những cơ quan lép vế, không có thế gì cả.
. Liệu sự bất ổn trong xã hội hiện nay - gia tăng về tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh, mất an ninh - có phải kết quả của khủng hoảng kinh tế?
+ Những chuyện như thế có nhiều nguyên nhân, không thể truy nguyên về một nguyên nhân được, dù tất nhiên kinh tế có vai trò rất quan trọng. Khi người ta mất phương tiện sống thì người ta có thể nghĩ ra những cách không hay ho gì để kiếm cho ra tiền, ví dụ trộm cướp, lừa đảo, bơm hóa chất vào hoa quả, thức ăn… Nói chung, khi khủng hoảng kinh tế thì những tiêu cực có cơ bùng phát mạnh hơn. Nhưng không hoàn toàn chỉ có nguyên nhân kinh tế mà nguyên nhân xã hội cũng quan trọng không kém. Xã hội có kỷ cương, có pháp luật thì trong khủng hoảng kinh tế cũng không có những chuyện như vậy.
Tôi vẫn muốn nói về vấn đề quản trị. Có những việc không hề nhỏ chút nào, tôi lấy ví dụ, chính quyền liệu có bao giờ tính đến việc tăng cường chăm sóc sức khỏe cho người dân bằng cách làm thế nào vận động để dân chịu khó… tập thể dục thôi chẳng hạn. Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên bây giờ đang làm gì? Thời xưa Đoàn, Đội đã từng động viên thanh niên ra tiền tuyến rất tốt… Chỉ cần làm sao để thanh thiếu niên đừng vứt rác ra đường, tham gia giao thông phải đúng luật, chịu khó tập thể dục, giữ vệ sinh chung cũng được. Những việc đó không hề nhỏ đâu. Nhưng những người đáng lẽ phải chịu trách nhiệm về việc ấy thì họ có ý thức được không về sự quan trọng của nó? Không đâu. Cho nên tôi muốn nói rằng thang giá trị của các quan chức đang bị đảo lộn, méo mó, của người dân cũng bị méo mó. Và cái đó là hết sức đáng lo ngại.
. Xin cảm ơn ông.

Chỉ có một chính quyền
Đổ lỗi cho việc kiểm tra an toàn thực phẩm có quá nhiều công đoạn nhưng dù có một công đoạn hay nhiều công đoạn thì chúng ta chỉ có một chính quyền mà thôi, phải kết hợp lại để ngăn chặn nó.
Ông VÕ VĂN SEN,đại biểu HĐND TP.HCM
Lò mổ cũng phải đạt tiêu chuẩn về trình độ nhân sự

Tại Hungary, lò mổ phải thỏa mãn những tiêu chuẩn rất chặt chẽ, được đặt chung cho toàn khối EU về vệ sinh dịch tễ, môi trường, xử lý chất thải, trình độ nhân sự... Đôi khi chỉ một yêu cầu tối thiểu là việc mở những cơ sở như thế phải được sự chấp thuận của các hộ cư dân lân cận cũng đã khiến nhiều chủ doanh nghiệp phải… bó tay. Trong quá trình hoạt động của họ, chỉ cần một sơ sẩy nhỏ liên quan tới an toàn thực phẩm, bị người tiêu dùng phát hiện và thông báo cho cơ quan chức năng, là họ có thể sạt nghiệp.
Ông NGUYỄN HOÀNG LINHTổng Biên tập tờ Nhịp Cầu Thế Giới(Hungary)
HOÀNG THƯ thực hiện

.UBTVQH bàn việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (TP). Mức thu quỹ bảo trì đường bộ theo đề xuất (SGTT).  - Bất thình lình toàn dân biến thành chuột bạch và con nợ (JB Nguyễn Hữu Vinh).Khó như quản... thịt lợn (VEF 17-3-12) -- Việc này không thể xảy ra nếu ông Đỗ Mười còn làm Tổng Bí Thư (He He He!) - Quyết liệt với thịt heo bẩn (TP).  - Điêu đứng vì thông tin thịt lợn chứa chất tạo nạc (VOV).Cơ quan thú y đùn đẩy trách nhiệm (TN). - “Tẩy sạch” ngành chăn nuôi (NLĐ). - Kiểm soát toàn diện việc quản lý và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi (DT). - “Chúng tôi không “xui” nông dân sử dụng chất tạo nạc…” (Infonet).Ô tô đỗ tràn lan trên nhiều tuyến đường cấm ở Hà Nội (Infonet).
Dại gì hối lộ trên bàn làm việc! (Bee).Bắt quả tang phó công an xã “tòm tem” vợ người (NLĐ).
Những thói vô trách nhiệm
--Nguyễn Dư – Thời nào cũng có, xã hội nào cũng có, mỗi con người trong chúng ta ít nhiều đều có những lần không nhận trách nhiệm và đổ lỗi cho người khác. Hình như đó là lẽ thường của luật tạo hóa; là bản chất tự nhiên của con người thường muốn được yên thân để tồn tại. Không thể có thống kê vì nó thuộc về tinh thần. Nhưng người ta có thể cảm nhận những thói vô trách nhiệm từ chuyện nhỏ cho đến chuyện đại sự quốc gia ở Việt Nam hiện tại thật là kinh khủng.

Vô trách nhiệm thì không đẹp mặt chút nào, nhưng cộng thêm cái vô lương tâm vào nữa thì lại càng đáng sợ hơn.
Câu chuyện vừa qua của một nạn nhân bị cướp, tiền rơi vãi ngoài đường, những người có mặt lúc đó xúm vào tranh giành, xem như là của trời cho. Đó là cái thói vô trách nhiệm đối với xã hội và vô lương tâm với nạn nhân. Thật là đáng sợ!
Hình ảnh một người đàn bà bị gia đình trói nằm giữa đường, đứa con nhỏ đến mở trói cho mẹ trong khi những người hàng xóm bàng quan coi như không phải là chuyện của mình! Nhưng nếu ai trong số đó lên tiếng chắc thể nào cũng không yên với kẻ chủ mưu: Chuyện của người khác sao lại đi xía vào? Hoặc, không được xen vào chuyện nội bộ người khác. Những cách ăn nói hồ đồ tương tự cũng đã thường xảy ra từ các cấp lãnh đạo quốc gia đối với thế giới. Họ không nghĩ những việc làm đó là vi phạm nhân quyền, dã man, mất tính người. Họ luôn nhân danh gia đình, tổ chức, quốc gia; thuộc về chuyện nội bộ của họ để bào chữa cho việc làm vô đạo.
Giữa lòng thành phố, rác thải chất hàng đống từ năm này qua năm nọ; đường xá ổ gà, lỗ cống không nắp đậy “nuốt” xe mặc kệ, không ai thèm đếm xỉa tới là do đâu ra vậy? Có phải chăng là từ cái thói vô trách nhiệm của tất cả mọi người, trong đó chính quyền địa phương phải gánh chịu trách nhiệm nặng nề nhất.
Nói thêm về chuyện quan trọng hơn, ảnh hưởng lớn hơn với cộng đồng xã hội là công an đánh người và vấn đề tham nhũng.
Ai chịu trách nhiệm trong việc công an đánh người? Chỉ mới thấy những trường hợp đã xảy ra: nặng thì bị tù; nhẹ thì kỷ luật, giáng cấp, chuyển công tác, kiểm điểm. Tức là chỉ mới trừng trị những người làm sai, còn cơ quan chủ quản trực tiếp với thuộc cấp đã phạm pháp thì sao? Chẳng lẽ vô can?
Tham nhũng thì đã quá nhiều, không thể kể hết! Thử đem ra chuyện lớn nhất, ảnh hưởng tới cả một nền kinh tế quốc gia của tập đoàn đóng tàu thì sẽ thấy. Chỉ đem những người phạm tội trực tiếp bỏ tù, điều tra. Đáng lý ra trong trường hợp này cần phải làm rõ để có biện pháp thích nghi với những người có trách nhiệm. Không có người chi tiền vô tội vạ, hời hợt, kiểm kê qua loa, không rà soát thì làm sao kẻ trực tiếp có cơ hội cố ý làm sai để trục lợi. Không làm cho ra lẽ chuyện này thì người quyết định cao nhất trong tập đoàn, mặc dầu không phạm tội nhưng họ chính là kẻ gián tiếp nuôi dưỡng tội phạm. Người ta có thể nghi ngờ là đồng lõa cũng nên.
Từ ngày thành lập đảng cộng sản Vn đến nay thì đã quá nhiều vụ sai lầm lớn, nổi cộm như: cải cách ruộng đất, vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, kinh tế tập trung, tù cải tạo, kinh tế mới, thuyền nhân… đều không ai nhận trách nhiệm cả. Tất cả những việc đã xảy ra đó đều phải chịu trách nhiệm chung dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Vn? Không thể chối cãi, lấp liếm, cười trừ mặc dù đặc tính chung của người Việt là sẵn sàng bỏ qua, dễ tha thứ. Những sự việc rành rành như thế mà các ông đứng đầu trong đảng không lẽ không ai nhận ra? Đây thuộc về trách nhiệm và liêm sĩ.
Gần đây, trong việc vi phạm chủ quyền quốc gia của Trung Quốc đối với Vn, từ ông chủ tịch đảng, ông chủ tịch nước cho tới ông thủ tướng miệng câm như hến; trong khi người dân Bắc-Nam phản ứng rầm rộ; không ông nào lên tiếng trấn an người dân dù chỉ một lời. Thấy ông thủ tướng, ông chủ tịch nước chỉ mới tuyên bố không để mất biển đảo. Nói chung chung như thế chưa đủ. Còn trách nhiệm đối với quốc gia của các ông đâu? Ai? Các ông chỉ cần đứng ra giải thích với sinh viên học sinh và nhận trách nhiệm, đảng của các ông sẽ bảo vệ tổ quốc đến cùng. Tôi tin chắc rằng mọi người cũng an tâm phần nào vì có người đứng ra lãnh trách nhiệm; người ta cũng tin tưởng hơn, người đứng đầu của quốc gia luôn ở bên cạnh mình.
Các ông không một lời, trong khi đó sai các cấp thừa hành trấn an, trấn áp mọi người, bảo rằng tất cả để cho nhà nước lo. Nhưng mà ai là người đại diện đứng đầu, hứa phải chịu trách nhiệm? Đó mới là điều quan trọng.
Từ kinh nghiệm trong quá khứ, người ta đã nhìn thấy rằng đảng cộng sản Vn vô trách nhiệm đối với quốc gia, dân tộc. Những cuộc biểu tình vừa qua để chứng tỏ cho QT thấy sự đoàn kết của người Việt và cũng là để nhắc nhở, đòi hỏi tinh thần chịu trách nhiệm của các ông đấy. Lên tiếng đi!
Tiếp đón, chiêu đãi, ôm hôn, ca ngợi tình hữu nghị với TQ thì có cả khối ông tham gia; đến khi người ta lật lọng thì mấy ông trốn biệt. Thế thì rõ ràng là các ông hèn với giặc, vô trách nhiệm đối với đất nước, vô lương tâm với những người dân bị tàu TQ cướp trên biển. Trong trường hợp này, vô trách nhiệm và vô lương tâm thật là một điều đáng sợ!
Đất nước bị gậm nhấm từng phần, từ kinh tế, lãnh thổ cho đến lãnh hải; đời sống người dân thất nghiệp, nghèo khổ càng ngày càng bị thu hẹp dần. Đến một ngày hoàn toàn bị lệ thuộc ngoại bang, bị đè đầu cưỡi cổ thì lúc đó trách nhiệm thuộc về ai? Trả lời sao với dân tộc? Hay là đảng các ông trốn biệt luôn? Không thì, khi người dân nổi lên, các ông lại trở thành Lê Chiêu Thống thời nay? Lúc đó thì đã muộn! Không ai mong lịch sử đen tối đó sẽ lập lại.
Nguyễn Dư Nguồn
 -Hai người bị khởi tố trong vụ cưỡng chế đầm tôm ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.

 
 

Quyền lực mềm TQ chống lại sức mạnh thông minh Mỹ

-Are U.S.-China Relations Doomed?
-sự khác biệt cơ bản giữa dân chủ tự do của Mỹ và nhà nước độc đảng của Trung Quốc sẽ tạo ra cạnh tranh, cuối cùng, va chạm sẽ không thể tránh khỏi. Ba trụ cột của quan hệ Mỹ-Trung Quốc, theo Pei, an ninh, kinh tế và hệ tư tưởng. Chậm nhưng chắc chắn sẽ xảy ra, cuộc đụng độ ý thức hệ đang phá hoại hai trụ cột khác. Về an ninh, Washington và Bắc Kinh đã trở thành đối thủ cạnh tranh, thay vì trở thành đồng minh, và coi nhau như là một mối đe dọa tiềm năng.
Mối quan hệ kinh tế giữa hai nước vẫn còn quan trọng, nhưng Pei ghi chú rằng "các nền kinh tế chính trị của một nền dân chủ tự do (ưu tiên cạnh tranh tự do) và chế độ chuyên quyền (ưu tiên kiểm soát của nhà nước) về cơ bản mâu thuẫn với nhau . Sẽ chẳng được bao lâu cho đến khi trụ cột thứ ba này gãy.
 Đánh giá của Pei thừa nhận sự "thâm hụt lòng tin" cơ bản giữa  2 quốc gia đồng minh danh nghĩa, thiếu lòng tin chiến lược dựa trên sự chia sẻ hệ giá trị và thể chế chính trị. Và có lẽ quan trọng nhất, nó đặt ra câu hỏi về độ bền  liên minh của Mỹ với các nước khác không nhất thiết phải chia sẻ các giá trị Mỹ- ví dụ, Saudi Arabia.
-Quyền lực mềm TQ chống lại sức mạnh thông minh Mỹ Nếu Trung Quốc trong suốt thập niên qua đã thực hiện các hoạt động ở Đông Nam Á trên cơ sở quyền lực mềm, thì xu thế ấy giờ dây dường như đang đảo chiều và Mỹ thì quay trở lại với quyền lực thông minh. 

Mỹ đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với ASEAN; Tổng thống Barack Obama đã tham dự hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo ASEAN - Mỹ đầu tiên (và sẽ chủ trì cuộc họp lần hứ hai tại Mỹ năm nay); Ngoại trưởng Clinton không chỉ thường xuyên có mặt tại các hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN mà còn đưa ra những quan điểm, tuyên bố của Mỹ nhằm góp phần giải quyết những vấn đề an ninh tại Đông Nam Á hay tranh chấp Biển Đông. Về tổng thế, bà Clinton đã trở lại bàn hội đàm đa phương về vấn đề Trung Quốc... Mỹ đã trở lại và tham gia các vấn đề ở Đông Nam Á với sự ủng hộ của các quốc gia trong khu vực.

Sự hiếu chiến và gây căng thẳng ngoại giao của Trung Quốc tiếp tục duy trì có nguy cơ khiến nước này bị cô lập trong ngoại giao và làm xói mòn quyền lực mềm mà họ thiết lập trong thời gian qua. Thời gian có hại cho Trung Quốc khi cấu trúc an ninh khu vực đang tìm kiếm một sức sống mới và mở rộng sang nhiều lĩnh vực hợp tác mới.

Sự kiện đầu tiên là cuộc gặp các bộ trưởng quốc phòng ASEAN và 8 đối tác đối thoại của họ diễn ra ở Hà Nội ngày 12/10. Cuối tháng đó, hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) sẽ nhóm họp với sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ Clinton "trong một khả năng phù hợp". Nó sẽ "lát đường" cho Mỹ tham gia nhóm 16 thành viên này, và để Tổng thống Obama tham dự EAS 2011 ở Jakarta.
Sự nổi lên của EAS sẽ nhấn chìm ưu thế của Trung Quốc trong tiến trình ASEAN+3  (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) từng bỏ qua Mỹ.

Ít nhất ba năm qua, Trung Quốc đã ngày càng quả quyết hơn để giành ưu thế trong tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Họ đã thành công trong việc chia tách ASEAN. Trung Quốc thậm chí còn đe doạ các tập đoàn lớn của Mỹ như ExxonMobile, nếu họ tiếp tục công việc hợp tác khai thác tài nguyên hàng hải ở Biển Đông vì cho rằng lợi ích thương mại của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng.


Chính quyền Obama đã trực tiếp đối đầu với Trung Quốc và cách hành xử chèn ép của họ. Tuyên bố của Trung Quốc rằng Mỹ dàn xếp, bố trí các quốc gia trong khu vực chống lại Trung Quốc là không trung thực. Đó là cách Trung Quốc tự ngồi vào ghế nhạc trưởng mà áp dụng các biện pháp ngoại giao sức mạnh để chia rẽ ASEAN và làm suy yếu mạng lưới các liên minh, hiệp ước an ninh của Mỹ.

Các sáng kiến ngoại giao Mỹ cần phải đặt trong một bối cảnh lớn hơn của những cuộc tập trận hải quân Mỹ - Hàn; của sự hiện diện ba tàu ngầm lớp Ohio trang bị tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk tại Vịnh Subic, Busan và Diego Garcia; của những lần viếng thăm tàu sân bay hạt nhân George Washington tới vùng biển châu Á. Quan điểm cho rằng, ưu thế tuyệt đối của Mỹ đã sụt giảm dường như vội vàng.

Ngoại trưởng Clinton đã tuyên bố Biển Đông là một lợi ích quốc gia của Mỹ. Tuyên bố này đối lập với lời khẳng định quả quyết của Trung Quốc khi nói Biển Đông là một lợi ích cốt lõi.

Biển Đông là huyết mạch của thương mại hàng hải toàn cầu bao gồm cả việc vận chuyển dầu và khí tự nhiên. Vì lý do này, không chắc Trung Quốc sẽ cố gắng có bất kỳ hành động nào có thể bị coi là đe doạ tới an toàn hàng hải và vận chuyển qua Biển Đông.

Kể từ cuộc khủng hoảng Eo biển Đài Loan 1995 - 1996, Trung Quốc đã tìm cách mở rộng sức mạnh hải quân ở chuỗi đảo đầu tiên ở tây Thái Bình Dương nhằm giữ chân Hải quân Mỹ. Nhờ có sự gây hấn của CHDCND Triều Tiên, Hải quân Mỹ đã trở lại tập trận ở các vùng biển gần kề Trung Quốc, củng cố liên minh Mỹ - Hàn cũng như Mỹ - Nhật.

Các diễn biến ở Đông Bắc Á kết hợp với tính hiếu chiến và cách hành xử ngoại giao gây bất mãn của Trung Quốc ở Đông Nam Á dường như là dấu hiệu của sự suy yếu hơn là sức mạnh.
Carlyle A. Thayer là giáo sư chính trị tại Đại học New South Wales, học viện Quốc phòng Australia ở Canberra
Thuỵ Phương theo pagewash

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-09-15-quyen-luc-mem-tq-chong-lai-suc-manh-thong-minh-my
-Quyền lực mềm TQ chống lại sức mạnh thông minh Mỹ

-Trung Quốc - Mỹ: China’s Soft Power v America’s Smart Power (East Asia Forum 31-8-11) -- Good analysis by Cal Thayer
---

Biển Đông - Trung Quốc: Beijing takes softer line with its neighbours (SCMP 13-9-11) -- Tào lao!

Biển Đông - Nhìn từ Australia: Settlement of maritime disputes vital to SE Asia (Canberra Times 14-9-11)
Biển Đông - Nhìn từ Nhật: South China Sea disputes: Harbinger of regional strategic shift?.(Asahi 11-9-11)
-
- Ngoại trưởng Ấn Độ công du Việt Nam với Biển Đông trong chương trình nghị sự – (RFI). – Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Việt Nam sau vụ tàu TQ quấy nhiễu tàu Ấn Độ  (VOA)--Ngoại trưởng Ấn Độ S.M Krishna sẽ sang thăm Việt Nam để tiến hành các cuộc hội đàm với người đồng nhiệm Phạm Bình Minh tại Hà Nội về việc thắt chặt các mối quan hệ chiến lược và kinh tế song phương trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết tâm khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.

. – Sau sự cố tàu INS Airavat trên Biển Đông, quan hệ Việt Nam – Ấn Độ mật thiết hơn (India Times/ Hồ Trung Nghĩa). – Thủ tướng Việt Nam công du Indonesia  (VOA).
- Tân thủ tướng Nhật nói về quan hệ với TQ – (BBC). – TQ muốn có bạn Nhật thì ‘đừng ngạo mạn’ – (BBC). – Thủ tướng Nhật hứa hẹn một chính sách mới về năng lượng – (RFI).

Ấn Độ - Việt Nam: With China on mind, Krishna heads to Vietnam (Zeenews 13-9-11)
Đoàn cán bộ cấp cao Quân đội Việt Nam thăm TQ(Bee.net 13-911) -- Việc chẳng lành. Toàn là dân chính trị & tuyên huấn gặp nhau.  Để làm gì? –(Bee.net/ TTXVN)

Sức mạnh mềm và cấu trúc quyền lực tại Đông Á Joseph Nye định nghĩa sức mạnh mềm là khả năng của một quốc gia đạt được các mục tiêu của mình thông qua việc hấp dẫn, thay vì ép buộc. Trong mắt của công chúng Đông Á, Hoa Kỳ tận dụng được sức mạnh mềm ở cấp độ cao hơn so với Trung Quốc.
LTS: Tuần Việt Nam và Trung tâm phát triển sức mạnh mềm Joseph Nye xin giới thiệu một phân tích về tương quan sức mạnh mềm tại Đông Á trên cơ sở một số báo cáo và kỷ yếu Hội thảo do Hội đồng Chicago về các vấn đề toàn cầu (Mỹ) và Học viện Đông Á (Hàn Quốc) tổ chức.
Sức mạnh mềm: Mỹ vẫn là số 1
Trong lịch sử, cùng với sức mạnh quân sự, sức mạnh mềm đóng một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì vai trò chiến lược của Mỹ tại Đông Á. Sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực là nhờ các đồng minh của họ, đại diện là Nhật Bản và Hàn Quốc. Dù chịu tổn thất trên toàn cầu từ sau khi vụ tấn công ngày 11/9, Mỹ vẫn đứng đầu trong Đông Á về sức mạnh mềm với vị trí hầu như là đầu bảng trong các hạng mục của sức mạnh này. Người dân ở Trung Quốc (44%), Nhật Bản (47%), Hàn Quốc (42%) và Indonesia (58%) đều công nhận rằng ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á đã tăng lên nhiều trong suốt thập kỷ qua. Đa số người dân Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Hàn Quốc đều cho rằng ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực là tích cực. [*]
Mô hình kinh tế của Mỹ đã được các cường quốc trong khu vực áp dụng, nhưng Mỹ vẫn không khỏi lo ngại về vị thế cũng như sức mạnh mềm của mình tại Đông Á. Dennis Blair - Giám đốc của cơ quan tình báo quốc gia - phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ hồi tháng Hai năm 2009 rằng "mối lo ngại bậc nhất gần với vấn đề an ninh của Hoa Kỳ chính là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những can dự về mặt địa chính trị". Cuộc khủng hoảng - theo lời Blair, "đã làm tăng thêm chỉ trích nhằm vào các chính sách thị trường tự do, điều này có thể gây thêm khó khăn cho Hoa Kỳ trong việc theo đuổi các mục tiêu lâu dài... Đã có thêm nhiều nghi ngại về cương vị của Mỹ trong việc điều hành nền kinh tế toàn cầu và cấu trúc tài chính toàn cầu... Trung Quốc hiện đang có cơ hội để gia tăng uy tín của mình".
Trong thập kỷ vừa qua, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đã tìm kiếm các cách thức để tăng cường sức mạnh mềm của họ bằng cách lập nên các học viện Khổng Tử trên khắp thế giới, đón các phóng viên nước ngoài và các lãnh đạo có ảnh hưởng tới dư luận đến và nghiên cứu, cải thiện truyền thông của Trung Quốc, tham dự vào các cuộc trao đổi văn hóa, quan tâm nhiều hơn tới những người Trung Quốc ở nước ngoài, và trấn an những nước láng giềng rằng Bắc Kinh sẽ trỗi dậy trong hòa bình bằng cách đóng vai trò tích cực trong các thể chế đa quốc gia của khu vực.
Tuy vậy, cách thức Trung Quốc sử dụng sức mạnh mềm lại khác với Hoa Kỳ và không thể vượt Mỹ trong cách triển khai thứ quyền lực này. Có hai nguyên nhân cơ bản: Trung Quốc vẫn chưa phát triển một học thuyết học đưa ra các giá trị có thể đối trọng với hệ tư tưởng chính thống của phương Tây; Các lãnh đạo Trung Quốc vẫn coi sức mạnh mềm trước tiên là một công cụ tự vệ - một khoảng trung gian nhằm điều chỉnh lại những nhận thức sai lệch của người Trung Quốc ở nước ngoài, và đôi khi là cả người dân trong nước.
Gót chân Asin của Mỹ chính là những nghi ngại về năng lực và cam kết của Washington trong khu vực.Trong khi đó, Trung Quốc đã vươn lên khỏi khủng hoảng và trở thành đối tác kinh tế ngày càng quan trọng đối với phần còn lại của khu vực, nhưng sức hấp dẫn của Trung Quốc đối với các quốc gia khác vẫn tiếp tục dựa trên toan tính về mặt kinh tế và chính trị, chứ không phải là mong muốn thực lòng chứng kiến Trung Quốc đạt được các mục tiêu của mình.
Thế giới muốn tìm hiểu nhiều hơn về Trung Quốc nhưng điều này không có nghĩa là muốn những gì mà Trung Quốc muốn. Đồng thời, có một sự khác biệt nữa giữa việc tìm hiểu những gì mà Trung Quốc muốn về mặt kinh tế và những gì mà Trung Quốc cần về mặt chính trị và ngoại giao. Đối với nhiều người, Trung Quốc vẫn còn vụng về trong việc sử dụng sức mạnh mềm. Biểu hiện là Chính phủ Trung Quốc có vẻ như vẫn chưa thể chấp nhận việc bị công chúng chỉ trích như là một phần của quá trình đàm luận chính trị thông thường.
Biến đổi kiến tạo địa chính trị Đông Á
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã tác động đến cốt lõi của mọi nền tảng của kinh tế toàn cầu. Bắt nguồn từ New York nhưng cơn bão tài chính lại gây nên tàn phá mạnh nhất tại châu Á. Đó không phải là một cuộc khủng hoảng thông thường. Nó có thể thay đổi kiến tạo của chính trị quốc tế tại một trong những khu vực quan trọng chiến lược nhất của thế giới với hai xu hướng nổi bật: Từ góc độ sức mạnh mềm, trật tự các cường quốc trong khu vực có những dịch chuyển nhất định; Sức mạnh mềm sẽ được triển khai ở cấp độ đa quốc gia chứ không chỉ ở cấp độ một quốc gia đơn lẻ.
Cho tới cuối năm 2009, các nền tảng của trật tự trong khu vực Đông Á lại một nữa bị rung chuyển. Một câu hỏi then chốt được đặt ra là, cuộc khủng hoảng tài chính đã tác động như thế nào lên sức mạnh mềm cũng như tầm ảnh hưởng của Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản tại châu Á.
Quá trình phân bổ quyền lực - mặc dù còn chưa rõ ràng - có thể thay đổi sự cân bằng giữa các quốc gia đó. Về mặt kinh tế, Trung Quốc nổi lên mạnh mẽ hơn từ cuộc khủng hoảng, còn Nhật Bản lại yếu thế hơn. Sự phục hồi nhanh chóng của Trung Quốc làm khơi lại suy đoán rằng châu Á đang ở giữa quá trình chuyển giao quyền lực vô cùng quan trọng mà trong đó, Trung Quốc đang trên đà thay thế Mỹ để đóng vai trò là cường quốc dẫn đầu trong khu vực.
Rõ ràng, khủng hoảng tài chính đặt sức ép lên Trung Quốc để đóng vai trò tích hơn trong khu vực. Đóng góp của Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu là điều hiển nhiên. Khủng hoảng tài chính nhấn mạnh vào các giải pháp cho các vấn đề trong trật tự kinh tế toàn cầu phải bao gồm cả Trung Quốc trong vai trò một nhân tố chính; đây là một sự thay đổi vô cùng lớn so với giai đoạn tiền khủng hoảng. Và, chừng nào mà Trung Quốc còn duy trì được tăng trưởng của mình, thì tầm quan trọng của quốc gia này đối với nền kinh tế của toàn khu vực vẫn không ngừng tăng thêm.

Tuy nhiên, trong quá trình kiến tạo lại này không thể bỏ qua vai trò chủ chốt của Nhật Bản và Hàn Quốc vì đây là các quốc gia không thể thiếu trong các sáng kiến đa quốc gia liên Á. Bản thân mối quan hệ đồng minh của hai quốc gia này với Mỹ cũng là một nền tảng tốt để duy trì vị thế của họ trong khu vực.
Mặt khác, xét về tương quan toàn diện giữa Trung Quốc và Mỹ trong khu vực, so sánh sự khác biệt giữa mô hình của Mỹ với Trung Quốc là một điều sai lầm. Do đó, không thể nào nói rằng mô hình của Hoa Kỳ là kém hơn so với Trung Quốc [**] . Phân biệt mô hình phát triển kinh tế giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ - chẳng hạn như đồng thuận Washington với đồng thuận Bắc Kinh - sẽ làm cho vấn đề trở nên rối tung lên chứ không phải sáng tỏ hơn. Nhưng mặt khác, ở khía cạnh sức mạnh mềm, tương quan giữa hai cường quốc này vẫn có thể đánh giá được. Cụ thể, cách người dân Trung Quốc nhìn nhận về Hoa Kỳ vẫn có tính chất tích cực hơn là cảm nhận của người Mỹ về Trung Quốc. Nếu tính theo thang điểm từ 0 - 100, dân Mỹ chỉ chấm cho Trung Quốc được 35 điểm (2008), rớt 5 điểm so với hồi năm 2006 và trước đó, năm 2004 là 44 điểm. Trái lại, người dân Trung Quốc lại chấm điểm cho Mỹ rộng hơn rất nhiều, với 61 điểm (2008), tăng thêm 10 điểm so với năm 2006. [*]
Sức mạnh mềm của Mỹ vẫn có ưu thế hơn so với các quốc gia còn lại trong khu vực, nhưng không phải là ưu việt. Nó bị khiếm khuyết ở khía cạnh sau: quân sự sa lầy và kinh tế không phù hợp. Dù chưa mất niềm tin vào các khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản cũng như giá trị tư tưởng của Mỹ về trật tự thế giới, nhưng châu Á cũng ngờ vực vào khả năng của Mỹ trong khía cạnh điều hành kinh tế và chính sách an ninh đối nội. Nếu Mỹ không nỗ lực thì dần dần, điều này có thể làm suy giảm sức mạnh mềm của Mỹ.
Xu hướng thứ hai trong việc vận dụng sức mạnh mềm trong khu vực cũng dần rõ nét hơn, đặc biệt là sau cơn bão tài chính vừa qua. Sức mạnh mềm không chỉ được tận dụng ở cấp độ quốc gia đơn lẻ, mà nó còn được tăng cường ở cập độ đa quốc gia. Tính chất hợp lý của trật tự của thế giới có thể kiểm chứng được trong khía cạnh vị thế và sức hấp dẫn của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Nhiều người tin rằng từ cuộc khủng hoảng này, các quốc gia đều chung phần trong các vấn đề hóc búa và các giải pháp đòi hỏi sự hợp tác giữa các bên. Do đó, có thể tổng kết rằng sức mạnh mềm của các cường quốc sẽ phụ thuộc vào cấp độ mà họ có thể đại diện và đem lại tiến triển rõ ràng trong hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề tưởng chừng rất khó khăn; chẳng hạn như các thiếu sót về mặt cấu trúc trong hệ thống tài chính và biến đổi khí hậu.
Riêng tại Đông Á, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu được nhìn qua lăng kính của cuộc khủng hoảng kinh tế tại châu Á hồi năm 1997. Vào lúc đó, Mỹ bị cho là phản ứng một cách vụng về, lãnh đạm, có phần khiên cưỡng và thiếu năng lực. Cuộc khủng hoảng hiện nay có thể tạo thêm sức đẩy cho sự hợp tác tài chính liên Á, đặc biệt nếu như G 20 thất bại với tư cách là một thể chế; điều này sẽ gây ra bất lợi cho Hoa Kỳ ở một số khía cạnh quan trọng. Đây có thể là thời điểm chuyển giao trong lịch sử của trật tự hậu chiến trong khu vực Đông Á với nhiều can dự quan trọng nhằm gây ảnh hưởng của các siêu cường trong khu vực.
------------------------------------------------------
Chú thích:
[*]   Trích báo cáo khảo sát về sức mạnh mềm của Hội đồng Chicago về các vấn đề toàn cầu năm 2008
[**] Trích kỷ yếu Hội thảo về ảnh hưởng khủng hoảng tài chính tới sức mạnh mềm tại Đông Á do Viện Đông Á và Hội đồng Chicago tổ chức
Sức mạnh mềm và cấu trúc quyền lực tại Đông Á


Bức thư người Nhật viết cho người Trung Quốc Hoa Lục

-Bức thư người Nhật viết cho người Trung Quốc Hoa Lục (Việt Thức).

Nhứt châm kiến huyết (Kim châm rỉ máu), lời vàng ngọc, chúng ta cần phải thực sự kiểm thảo và phản tỉnh.
Là một người Nhật Bản,tôi có đôi điều muốn cùng các bạn chia sẻ nơi đây về cái nhìn của tôi đối với người Trung Hoa.Tôi trước kia là một du học sinh của trường đại học Trung Quốc Nhân Dân,tôi đã ngu khờ sống ở Hoa Lục đến 5-6 năm,vì vậy tôi tin rằng tôi hoàn toàn có đủ tư cách để nói lên cái nhìn của tôi.

Về địa lý,Nhật Bản và Trung Hoa rất gần nhau, nhưng mà về tính cách thì hai dân tộc lại xa nhau một trời một vực,người Hoa Lục (Trung Cộng) cho tôi cảm nhận cái ấn tượng lúc ban đầu là rất tốt,nhưng về lâu về dài,thì những khuyết điểm đều bạo lộ hết ra ngoài,người Hoa Lục nhát gan,nịnh hót,hèn yếu,hư ngụy,xảo trá,thích làm tài khôn,và cái điều làm cho tôi không thể nào lý giải được là tại sao người Hoa Lục tự đối đãi với chính đồng bào ruột thịt của họ thì rất ư là vô tình,nhưng lại đối đãi với người ngoại quốc thì họ rất khép nép và cung kính.
Lúc tôi mới vừa đến Hoa Lục,bất quá thì tôi chỉ là một tên học trò nghèo khó, ấy thế mà tôi lại được đãi ngộ như là một “siêu quốc dân”,kinh nghiệm của nhiều năm ở đó, cho tôi một ấn tượng  rất sâu đậm, người Hoa Lục chẳng khác nào một thao cát rời rạc,người Hoa Lục đoàn kết một lòng là có,nhưng điều đó chỉ xảy ra ở vào những thời điểm đặc biệt,tỷ dụ như dân tộc họ đang đối diện với sự diệt vong,nhưng mà đó lại cũng không phải là một sự đoàn kết triệt để nữa,người  Hoa Lục đối diện với Ngoại Đấu và Nội Tranh thì hầu như nghiêng về phần Nội Tranh nhiều hơn,người Hoa Lục hận nhứt là Hán Gian.Tôi không phải là kẻ xâm lăng (đối với vấn đề xâm chiếm Trung Hoa,tôi tôn trọng lịch sử,thừa nhận đó là cái lỗi lầm của Nhật Bản),người Hoa Lục đã nuôi dưỡng các cô nhi của chúng tôi trong thời kỳ chiến tranh,thế mà họ đã nhẫn tâm tàn hại đồng bào của họ ở thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa (thậm chí là giữa thân tình với nhau),những điều này thật tình tôi không làm sao mà hiểu nổi,nếu không phải là người Hoa Lục thì chẳng ai có thể mà hiểu được,các bạn là người Hoa Lục các bạn làm sao lý giải,nếu như nói người Hoa Lục là lương thiện,hư ngụy việc chi,tôi thật chẳng biết đó là chuyện gì,nếu như người Hoa Lục đơn thuần không có việc nồi da xáo thịt,thì đây có thể nói là lương thiện,nhưng khi xảy ra cuộc Cách Mạng Văn Hóa,thì tình huống đã đổi khác,thật tình mà nói,đối với việc làm của các bạn, tôi thấy chẳng có điểm nào để gọi là cảm ơn,nếu có thì chỉ là nghi vấn và không thể nào lý giải mà thôi.
Còn nữa, tôi cũng không thể nào hiểu nổi tại sao các bạn lại không nhận khoản tiền bồi thường sau chiến tranh của NhậtBản,không có một dân tộc nào giống như dân tộc người Hoa Cộng đối nội thì tàn bạo,nhưng đối ngoại thì lại ẩn nhẩn.  Điều này đã làm cho tôi liên tưởng đến sự quan hệ giữa Do Thái và Đức Quốc,Thật lòng mà nói tôi rất thán phục người Do Thái,thái độ không khoan thứ không nhờ vả đối với người Đức của họ,đã tỏ rõ sự trọng thị quyền lợi và giá trị tự kỷ,họ không tha thứ người Đức,nhưng người Đức rất kính trọng họ,ngược lại,tại phương Đông,hiện thực người Nhật Bản rất khinh thị người Trung Hoa,các bạn vứt bỏ bồi khoản,các bạn tha thứ chúng tôi,chúng tôi vẫn hận các bạn,khinh thị các bạn,bỉ thị các bạn,nguyên nhân không phải tại chúng tôi,mà là do bởi tự chính  các bạn,các bạn tự khinh tự tiện (đê tiện),người ngoài cũng không làm sao có cách để giúp các bạn,người Hoa Lục không có huyết tính,ý khí đã bị mài cùn lụt hết rồi,cái còn lại chỉ là hơi tàn,tự ti,và ngôn ngữ của các bạn hiện là sùng bái Tây Dương với cung cách nịnh hót để làm cho Ngoại Nhân vui thích.
Các bạn tự cho là Văn Minh Cổ Quốc,nhưng ngoại trừ những kiến trúc giết người rùng rợn,những văn vật trong các viện bảo tàng,sinh hoạt của người Hoa Lục trong hiện thực,có còn lưu lại cái bóng dáng văn minh truyền thống hay không? không sai,Nhật Bản đã từng chịu sự ảnh hưởng văn minh của Trung Hoa trong thời gian dài lâu,nhưng mà hiện tại sự bảo tồn văn hóa và duy trì được như xưa của người Hoa Lục lại chỉ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Tân Gia Ba, chứ không ở Hoa Lục.Các bạn đem thành tín,tiết nghĩa, lễ nghi, tứ thư ngũ kinh coi như bốn thứ đồ phế thải mà quét vào bãi rác,tiếng nói là kiến lập một xã hội mới, có ngờ đâu lại như thế này,các bạn dĩ nhiên là thấy rõ ràng hơn chúng tôi,một đằng thì tham ô hủ bại (lời quỷ dối người của các bạn:”hủ bại là vấn đề mà các nước trên toàn thế giới đều phải đối diện”),tham bạc mê vàng,ca kỹ dâm ô,chơi chó đua ngựa,còn đằng khác thì nghèo đến nổi cơm ăn chẳng đủ no.Làm đồ giả,Hoa Cộng không ai địch nổi,thổi phồng nói dóc,thấy lợi quên nghĩa,các bạn không có tín ngưỡng, tin chũ nghĩa Marxisme.Nếu mà Marx có biết được cái chủ nghĩa của ông ta mà là một cái xã hội như vậy, chắc là ông ta cũng phải tức chết đi thôi,tinh thần rổng tuếch, chẳng ai tin ai,thật không thể nào mà trách một cái thau cát rời rạc,người Hoa Lục hiện tại,với mức độ vô tri, ngu muội như thế nếu thụt lùi trở về ở thời của năm 1895 thì cũng chẳng tốt hơn được là bao nhiêu.
Trung Cộng là một đại quốc,nhưng mà về chính trị thì tuyệt đối là một kẻ yếu,các bạn từng trào tiếu Nhật Bản chúng tôi là chính trị ải tử (thằng lùn),nhưng mà chúng ta thử so sánh chế độ xã hội,coi xem cái xã hội nào trên thế giới ăn ngủ được ngon, xã hội chủ nghĩa chỉ còn có vài ba nước mà thôi,lại không đoàn kết,chuyên chế,độc tài,thế giới chẳng hoan nghinh, nhưng vì Trung Cộng bạn quá to lớn,cho nên được thấy là trọng yếu,nhưng các bạn vẫn luôn là đối tượng ở thế công chính trị đối với tây phương, chưa bao giờ tự chủ động xuất kích (để cải thiện),lý do là vì các bạn không làm,nhân quyền bị thế giới lên án bao nhiêu năm? Ai đem nhân quyền là quyền sống tối đại của con người đi giáng cách (chà đạp nhân quyền)? Cách Mạng Văn Hóa,Bước Đại Nhảy Vọt, bao nhiêu cái sai lầm của chính phủ của các bạn, các ca xướng gia của các bạn vẫn hát:người dẫn đường cải cách khai phóng,dắt chúng tôi đi về hướng thời đại mới.Giờ thì không còn người dân Hoa Lục nào ngoan ngoản, nghe theo,ở vào thời đại văn minh như ngày nay,thì cái tình huống như thế thật là hiếm có rồi.
Các bạn người Hoa Lục đang tự hủy hoại chính mình,trí tuệ của chính mình,tài nguyên của chính mình.Kinh tế Hoa Lục các bạn phát triển nhanh,cái giá phải trả có xứng đáng không? Tài nguyên khô kiệt,môi trường sinh thái bị ác hóa.Nguồn tài nguyên năng lượng tuyệt vời của tỉnh Sơn Tây của các bạn,đã bị chính các bạn hoang phí hủy hoại đến thế nào,kinh tế lạc hậu,dân sinh suy thoái,tham quan hoành hành.Các bạn có biết chăng,thời Trung Hoa Dân Quốc thống trị Hoa Lục,Sơn Tây hãy còn là một tỉnh mô phạm,các bạn cũng chẳng biết địa vị của Sơn Tây trong lịch sử Trung Hoa,kinh tế của tỉnh Sơn Tây thịnh vượng ở thời Thanh triều,một nửa số quan tể tướng ở thời nhà Đường đều xuất thân từ tỉnh Sơn Tây,địa vị của Sơn Tây cao hơn xa so với thành phố Thượng Hải mà các bạn đã từng tự hào huênh hoang khen tặng,bây giờ các bạn hãy thử nhìn Sơn Tây,là sẽ biết ngay cái gì là cái khoảng cách giữa lịch sử và hiện thực rồi(GDP bình quân đầu người Hoa Lục là số 1 từ dưới chót đếm lên).Các bạn hoang phí và hủy hoại tài nguyên như thế,giả sử như Sơn Tây được mang cho Nhật Bản,chúng tôi sẽ rất trân trọng như là tổ tiên mà cung phụng để phát triển Sơn Tây,và Sơn Tây sẽ giàu mạnh hơn nhiều so với Bắc Kinh, Thượng Hải cường thịnh mà các bạn đã từng trọng thị.Các bạn kinh tế phát triển nhanh,rồi mừng rỡ mà dùng cái quái gìlà Thượng Hải,là Bắc Kinh làm cửa sổ để ngắm nhìn, ngu xuẩn quá! hai thành phố đó chiếm diện tích Hoa Lục là bao nhiêu,dân số bao nhiêu? Các bạn trường kỳ khinh thị nông dân,9 trăm triệu nông dân mà không chiếu cố tốt cho họ,Hoa Lục các bạn sẽ phải đối diện với đại loạn rồi đó.
Lúc ở Bắc Kinh tôi đã có nói chuyện với một bà lão người đến từ tỉnh Sơn Đông,bà là người đã dắt hai đứa con gái của bà đến Bắc Kinh để cùng bán dâm, bà nói, nhờ ở thân xác mình mà có cơm ăn, không xấu hổ đâu,có xấu hổ chăng là cái xã hội này kìa,vì hơn 40 năm trước,chính quyền sở tại đã khua chiêng gióng trống mang mấy nghìn dân bản xứ (Sơn Đông) di dân đến Tân Cương,đưa đến vùng hoang vu sơn dã,để họ tự sinh tự diệt,số người bị chết nơi đó không biết là bao nhiêu,nhưng họ vẫn không cho trở về Sơn Đông,lén trốn về Sơn Đông cũng chẳng ích gì,Chính quyền nói, họ chẳng phải là người Sơn Đông,không có hộ khẩu,mấy mươi năm lưu lạc,tìm ai để đòi công lý? Những niềm vui công trạng lớn của các bạn,mấy chục tỷ công trình nói làm là làm,chúng tôi những người bị các bạn coi là nghững người Nhật Bản “khó tính”,Hoa Lục giàu,nhưng mà số người thất nghiệp lại gia tăng,thêm một người thất nghiệp là xã hội sẽ có thêm một nhân tố bất ổn định cho xã hội.Các bạn không giải quyết,thu nhập của nông dân thấp,các bạn không quan tâm,khoảng cách giàu nghèo càng xa,các bạn lại làm như là chẳng thấy gì,cái mà các bạn thích là người ngoại quốc tán dương,cái điểm này nhiều người đã thấy rất rõ,các bạn hư vinh, xa xỉ,xã hội của các bạn hổn loạn,các bạn lại muối mặt không biết xấu hổ mà dám nói là thời của người Nhật đã hết rồi, Hoa Lục Cộng Sản đã vượt xa Hoa Kỳ rồi,ha ha, cái nhìn thiển cận!
Các bạn bất quá chỉ mới “cởi mở” hai mươi mấy năm, mà đã láo khoét như vậy,kinh tế Nhật Bản đang đình trệ,các bạn liều mạng “phát triển” mười năm vẫn không đạt được 1/4 tổng sản lượng kinh tế của Nhật Bản,vậy mà dám nói vượt xa Hoa Kỳ,chuyện thần thoại chăng? Còn nữa,tình hình thế giới không tốt cho các bạn, nhưng mà Nhật bản, nhờ vào chế độ ưu việt, người dân thật lòng,cùng với sự chân thành giúp đỡ của Tây Phương,là lý do đủ để tái phục hồi.Còn Hoa Lục bởi hình thái ý thức,chế độ, với Hoa Kỳ hoặc với các nước tự do khác không thể dung nhập cùng nhau, Hoa Lục ổn định cái gì,một khi mà xã hội hổn loạn,kinh tế băng hoại,các nước xung quanh không có ai ủng hộ,cũng bởi vì nước của các bạn trước sau vẫn luôn cho người ta cái nhìn phản cảm.Bởi vậy Nhật Bản tuy thua trận,vẫn có cơ hội vươn lên,Hoa Lục thua,chắc chắn sẽ hoàn toàn chia năm sẽ bảy,Các quốc gia xung quanh đều mong muốn Hoa Lục như vậy,nước Nga chẳng muốn các bạn được yên,Ấn Độ hận các bạn,Đông Nam Á hận các bạn,bởi vậy hoàn cảnh của các bạn rất là tệ hại và bấp bênh,ấy thế mà các bạn vẫn chẳng hề thấy được cái nguy cơ đó,vẫn cảm giác lương hảo,như vậy rõ ràng là quá ngu muội.
Trong những sắc dân Đông Phương,chúng tôi tôn kính người Hàn Quốc,bởi vì họ và chúng tôi rất giống nhau,có máu có thịt, dám nói dám làm,lịch sử của chúng tôi và của các bạn đã từng có vấn đề va chạm nhau,người Hàn Quốc từ ông tổng thống đến quốc dân đều có thể kháng nghị,Trung Cộng thì chỉ có vài ba người phát ngôn của bộ ngoại giao với sự hiểu biết thiển cận không biết khinh trọng chỉ biết ở đó ý ý á á.Ha ha,đấy là cái sự khác biệt đó,Người Hàn Quốc hận chúng tôi,nhưng chúng tôi kính trọng người đối thủ này,bạn hận hay không hận chúng tôi,chúng tôi cảm nhận không có chuyện gì để nói,bởi vì tính cách của các bạn,phẩm hạnh của các bạn cho thế giới thấy rõ,người Hoa Lục không có tính thẳng thắn,cương trực.Hiện tôi đang suy nghĩ,Không quên việc trước(lịch sử)sẽ là thầy của việc sau (tiền sự bất vong hậu sự chi sư),như vậy,cuối cùng, giữa Nhật và Hoa Cộng ai là người đã bỏ quên lịch sử?
Chúng tôi tham bái thần xã,sửa lại sách giáo khoa lịch sử,nói rõ là chúng tôi không có quên cái giai đoạn lịch sử đó,còn các bạn? Những người bị hại trong thế chiến thứ hai? Các bạn chỉ vì lo tranh chấp trong đảng phái,mà không nghĩ đến đại nghĩa của dân tộc.Nói gì đến cái chuyện trong 8 năm kháng chiến,dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Trung Hoa,sách sử của các bạn viết về giai đoạn lịch sử đó so với chúng tôi sao nó quá mơ hồ không rõ ràng,là bởi vì các bạn tự bóp méo lịch sử,ha ha!(một lần nữa cho thấy rõ là nội tranh nặng hơn ngoại kháng)các bạn chửi chúng tôi là không nhìn thẳng vào vấn đề xâm lược Trung Hoa,làm thương tổn đến cảm tình người dân Hoa Lục,thế còn các bạn thì sao? Qua nhiều lần vận động “cải tổ” chính trị,các bạn đã có nhìn thẳng vào sự bức hại của mình đối với người dân hay chưa? Có nhìn thẳng vào sự hủy hoại của cách mạng văn hóa hay chưa? Các bạn cần phải trực thị với rất nhiều điều sai lầm đó,Đó là do ai(?)đã làm tổn hại cảm tình của người dân Trung Hoa vậy hở? Làm phim Tàn Sát Thành Nam Kinh,trong số các bạn lại có những người vô lương đã thốt lên là tại làm sao không có nhiều màn hiếp dâm trên ống kín.
Các bạn người Hoa lục là cái kiểu như vậy,làm sao kêu người ta chấp nhận được hỉ,các bạn có thể không có khả năng,nhưng các bạn lại còn không cần đến nhân cách,người Mỹ đánh chúng tôi đến gần chết,chúng tôi không hận họ,chúng tôi bội phục họ,Hàn Quốc bị chúng tôi thống trị qua,bây giờ họ đã thành công lập được kỳ tích kinh tế,họ dám tranh đấu và dám làm,chúng tôikính phục họ,còn các bạn người Hoa Lục cộng sản thì chẳng có được một cái điểm nào để cho chúng tôi coi trọng cả,hãy cố gắng phản tỉnh đi,các bạn đất rộng và giàu tài nguyên,lịch sử lâu đời,thế mà phải thua dưới tay chúng tôi,các bạn không cảm thấy xấu hổ hay sao?Một cái thau cát rời rạc sinh ra đầy chật ních đám người toàn chia rẻ,thời đại của các bạn giờ còn có thể sinh ra được những chí sĩ gì nữa hay không? Trung Hoa Dân Quốc còn có Lỗ Tấn,Thái Ngạc,Chu Tự Thanh là những người mà chúng tôi bội phục.Bây giờ các bạn ngoài những tay tham quan,hư hoa học giả,những phần tử tư tưởng khiếp hèn,thì còn có cái gì nữa đâu? Các bạn chẳng đã từng nói muốn vun bồi tài năng người bản địa để họ đượclàm chủ nhân của những giải thưởng hòa bình Nobel hay sao? Tại vì sao đến bây giờ vẫn chẳng có được vậy? Vụ máy siêu điện toán dùng chip Loongson của các bạn,tần số chủ mới chỉ có 266Hz (Hertz), thế mà dám lớn lối thổi phồng đòi thương nghiệp hóa,ha ha! người Hoa Lục,chúng tôi kính phục các bạn cái gì chứ?? người cùng cội rể đồng tông Tân Gia Ba ở thời kỳ SARS cũng đã phải chế tài các bạn một lúc,sự kiện La Cương,đã làm cho người ta không làm sao hiểu nổi,hởi những người Trung Hoa chia rẻ,người Do Thái tề tâm như thế ấy, các bạn lại phân hóa như thế này,các bạn một tỷ mấy người,một tỷ mấy cái tư tưởng rời rạc,chúng tôi một trăm triệu người Nhật Bản đều cùng nhau suy nghĩ làm sao để đưa quốc gia chúng tôi thoát ra khỏi cảnh khó khăn,tất cả chúng ta đều cùng sống trên quả địa cầu này,rõ thật thú vị lạ lùng!
*Sự kiện La Cương: Đài phát thanh tỉnh Hồ Nam,ngày 25/02/2003 lúc 0giờ 16phút do ông La Cương phụ trách chương trình trực thoại truyền thanh,có phát đi lời nhục mạ người Hoa Lục của một thính giả người Nhật tên là Tiểu Nguyên Kính Thái Lang trong 3 phút.Kết quả là ông La Cương và một số đồng sự bị cho nghỉ việc cũng như bị phạt vạ tiền.
Địa lý & Nhân Văn & Xã Hội và Chính Trị của Trung Quốc,như thế nào ?
1) Nếu Tân cương va Tây Tạng độc lập thì Tàu chỉ còn 1 nửa
2) Nếu Hoa Nam tách ra thì Tàu chỉ còn 1/4
3) Nếu Nội Mông va Mãn châu tách ra thì Tàu chỉ còn 1/8 diện tích hiện nay
Tức là Tàu chỉ còn bằng diện tích của 3 nước Đông Dương gộp lại .
Cho nên Tàu sẽ tìm mọi cách, kể cả phải chiến tranh tận diệt với Mỹ để không bị vỡ ra từng mảnh. Vì vỡ ra có nghĩa là mộng bá chủ toàn cầu của Đại Hán sẽ tan ra mây khói .

-Phó chủ tịch Tập Cận Bình nói về chỉnh đốn Đảng Cộng sản Trung Quốc tamnhin


Benjamin Franklin --Benjamin Franklin nghĩ gì về thuế
Ngô Nhân Dụng
Một nhân vật tiêu biểu cho tinh thần dân Mỹ thời lập quốc là Benjamin Franklin. Ông nổi tiếng trên thế giới vì góp công vào những phát minh như đèn điện, cột thu lôi, kiểu lò sưởi đốt củi mới, vân vân.
 Nhưng Ben Franklin còn đưa ra và thực hiện những sáng kiến giúp cho xã hội chung quanh, khi ông lập ra rất nhiều hội tư để mở thư viện, trường học, xây hội trường cho mọi người sử dụng, lập đội cứu hỏa, vân vân. Ông đã vận động công chúng đóng góp tiền để làm đèn đường, thuê người quét đường, lát gạch đường đi, đào rãnh thoát nước, những việc công ích mà chính quyền thuộc địa của vua nước Anh lúc đó chưa làm.
Ben Franklin nhận thấy các con đường quanh chợ mặc dầu rộng và thẳng, nhưng mùa khô thì bụi đầy, mùa mưa thì ngập lụt, xe ngựa đi qua biến thành một bãi bùn lầy. Ông viết trên báo thuyết phục mọi người, chỉ một quãng đường được trải đá. Ông lại viết trên báo của ông và và in thành tờ rời đi phát từng nhà, đề nghị mọi người đóng góp để thuê một người đi quét dọn bùn đất và bụi bậm hai lần một tuần, tiền công nửa đồng (sixpence) mỗi tháng. Các gia chủ hai bên đường phải đóng tiền trả công người quét. Dần dần cả thành phố ai cũng đồng ý với những khoản đóng góp tự nguyện đó, sau được định chế hóa, gọi là đóng thuế.
Thuế, do dân tình nguyện đóng góp để dùng cho những việc lợi ích chung, chứ không phải vì người cầm quyền ra lệnh phải đóng; đó là một khái niệm “mới mẻ” vào đầu thế kỷ 18. Benjamin Franklin cũng là một người đầu tiên nêu ý kiến người giầu phải đóng thuế nhiều hơn người nghèo Lý do, vì họ được hưởng lợi ích nhiều hơn do các định chế xã hội mang lại. Khoảng năm 1737 khi Franklin 31 tuổi, thành phố Philadelphia có lệ mọi người phải thay phiên nhau gác đêm canh phòng trộm cắp, cùng với ông cảnh sát (constable). Nhiều người dân không muốn gác đêm thì nộp 6 shillings cho ông constable một năm; trên nguyên tắc để ông ta thuê người khác gác thay; còn dư ông bỏ túi, và nhậu nhẹt. Số tiền 6 shillings đó cũng trở thành một thứ thuế. Benjamin Franklin đã viết một bài nêu ý kiến rằng việc bắt mỗi gia chủ phải đóng 6 shillings như nhau là không công bằng. “Một bà góa nghèo, mà tài sản của bà được lính gác bảo vệ không quá 50 pounds, bà cũng phải đóng thuế bằng một thương gia giầu có, với hàng hóa trong tiệm trị giá hàng ngàn pounds!” Ðáng lẽ người giầu phải đóng nhiều hơn! Khi nêu lên ý kiến rằng người giầu được hưởng lợi nhiều hơn người nghèo nhờ định chế canh gác cho nên phải đóng góp nhiều hơn, Ben Franklin đã đưa ra một khái niệm mới về công bằng xã hội. Mà lúc đó, chính ông cũng thuộc loại người giầu trong thành phố.
Ben Franklin đã trình bày ý kiến táo bạo của mình với một “Câu Lạc Bộ Cùng Tự Cải Thiện” (club of mutual improvement) đặt tên là JUNTO mà ông cùng mấy người bạn hiếu học lập ra; mọi người đồng ý thuế phải thay đổi. Họ chuyền bản ý kiến đó đưa cho các câu lạc bộ (club) khác trong thành phố, cũng được nhiều người đồng ý, và mở cuộc vận động. Phải mấy năm sau, chính quyền mới đổi suất thuế theo quan niệm mới để người giầu đóng góp nhiều hơn người nghèo. Ðây là một khái niệm mới về công bằng xã hội, mà Ben Franklin là một người đầu tiên cổ võ. Gần đây, mười sáu người giầu nhất nước Pháp, tháng 8 năm 2011, mới công bố một bức thư tình nguyện đóng thêm thuế “phụ trội” để giúp ngân sách chính phủ đỡ thiếu hụt. Họ cũng nêu ra ý kiến như giống Ben Franklin đã viết từ gần 2 thế kỷ trước: “Chúng tôi ý thức rằng mình đã được hưởng lợi rất nhiều (pleinement bénéficé trong nguyên văn) nhờ mô hình và khung cảnh (kinh tế) Pháp và Âu Châu... và chúng tôi muốn đóng góp để bảo vệ (mô hình đó).”
Benjamin Franklin xuất thân rất nghèo, cha là dân lao động, bỏ nước Anh sang Mỹ tìm tự do tín ngưỡng từ năm 1682. Ông sinh 17 đứa con, Ben sinh năm 1706, sau còn thêm 2 em gái. Năm lên 8 tuổi Ben mới được đi học, lên 10 phải bỏ học để giúp cha trong nghề làm nến, rồi đi tập nghề thợ in. Năm 17 tuổi bỏ nhà đi tự lập, từ Boston xuống tới Philadelphia (đi bộ và đi tầu thủy, mất hơn 10 ngày). Nhưng khi ngoài 30 tuổi, ông đã khá giả, làm chủ một nhà in, một tờ báo, là một người giầu có địa vị trong thành phố.
Khi tham gia Nghị Viện của “tỉnh” Pennsylvania (thời đó chưa gọi là bang), Ben Franklin lại cùng các nghị viên khác chống một dự luật thuế của vị thống đốc. Vì dự luật này bắt dân chúng đóng thêm thuế giúp cho đoàn quân hoàng gia đang được điều động tới bảo vệ tỉnh, nhưng lại miễn cho các địa chủ, phần lớn họ sống bên Anh, không phải đóng. Nghị Viện, đa số thuộc giáo phái Quaker, đã yêu cầu các địa chủ giầu có phải đóng góp cho công bằng. Vị thống đốc không chịu, Nghị Viện bỏ phiếu bác bỏ dư luật. Cuối cùng, chính các địa chủ đành tự nguyện góp một số tiền lớn để đạo luật được thông qua, nếu không thì ông thống đốc sẽ không có tiền! Cuộc tranh luận về thuế đó kéo dài cả chục năm chưa chấm dứt, cho tới khi Ben Franklin được Nghị Viện cử sang Anh thương thuyết với chính phủ hoàng gia và trực tiếp thảo luận với luật sư đại diện của giới địa chủ. Chúng ta biết rằng dân các thuộc địa Mỹ Châu đã nổi lên chống vua Anh khởi đầu cũng vì thuế. Họ nêu khẩu hiệu: Không có đại biểu góp ý kiến thì không được đánh thuế dân!
Những nhà tỷ phú Pháp khi viết ý kiến tự nguyện đóng thêm thuế đã không nêu tên Ben Franklin làm mẫu mà lại nhắc đến tên các ông Bill Gates và Warren Buffett, cùng các tỷ phú Mỹ khác, những người viết thư ngỏ yêu cầu được đóng góp cho xã hội nhiều hơn bằng cách tăng suất thuế họ phải đóng. Tổng Thống Barack Obama khi đưa ra dự án cắt giảm khiếm hụt ngân sách trong đó có khoản buộc những người giầu nhất nước Mỹ phải trả suất thuế giống như trước khi được cắt giảm năm 2011, ông cũng nêu lên “Quy tắc Buffett” mà quên không nhắc tới “Quy tắc Franklin.” Thật là một sơ sót đối với nhà lập quốc này.
Ông Warren Buffett cũng chỉ theo tinh thần của Ben Franklin khi ông than phiền rằng những người giầu như ông nhiều khi đóng ít thuế hơn những người làm công cho họ; trong đó ông nêu thí dụ người thư ký của ông. Bởi vì người giầu biết cách tránh thuế nhờ sử dụng những “lỗ hổng” trong luật thuế khóa. Tiền lời nhờ đầu tư chỉ phải đóng thuế 15% mà các tỷ phú có thể kiếm bạc triệu nhờ đầu tư; trong khi cô thư ký lãnh lương về có thể phải đóng 20%.
Không phải ai cũng đồng ý với ông Warren Buffett. Nhiều người Mỹ cũng không biết cảnh nghèo khó có thật ở chung quanh mình. Một dân biểu Quốc Hội liên bang, ông Michael Steele khi được phỏng vấn, đã không biết hiện nay lương tối thiểu trả người lao động Mỹ là bao nhiêu; chắc vì ông không quen biết ai đang lãnh lương tối thiểu. Dân Biểu Sean Duffy lãnh lương 174,000 đô la một năm, than là không đủ. Dân Biểu John Fleming than phiền bị đóng thuế nhiều quá. Với lợi tức kinh doanh hơn 6 triệu Mỹ kim một năm, ông nói cần đến 600,000 để lo cho gia đình và đầu tư thêm vào business, “Sau khi lo nuôi gia đình xong, tôi chỉ còn dư chừng 400,000 đô la để đầu tư thêm mà thôi!” Nhiều người Mỹ chỉ mong kiếm được một phần mười số tiền dư chưa xài hết của ông Fleming!
Khi Ben Franklin nêu lên thí dụ về người nghèo và người giầu ở Philadelphia vào giữa thế kỷ 18, thì tỷ lệ chênh lệch về tài sản là người giầu có gấp 20 lần người nghèo. Ở nước Mỹ bây giờ, chênh lệch về tài sản và lợi tức cao hơn nhiều. Một phần trăm những người giầu nhất nước nắm 34% tổng số tài sản; còn 90% những người nghèo nhất giữ trong tay 27%. Những người kiếm nhiều tiền nhất nước, trong 10,000 người có một người, lợi tức bình quân hơn 27 triệu Mỹ kim một năm. Những người trong 1% giầu nhất thì lợi tức cũng lãnh về hơn một triệu Mỹ kim. Có hơn 46 triệu người Mỹ sống dưới “Mức Nghèo Khó;” mức nghèo được ấn định là lợi tức 11,139 đô la một năm, nếu độc thân, và 22,314 đô la cho một gia đình 4 người. Con số 46.2 triệu người nghèo là một kỷ lục, chưa bao giờ đông như vậy kể từ khi có số thống kê.
Một sự kiện có thể làm nhiều người Mỹ buồn, là chỉ số chênh lệch giầu nghèo ở Mỹ đứng hàng tệ nhất thế giới, trong một quốc gia giầu có nhất thế giới. Chỉ số Gini đo lường mức chênh lệch cho thấy nước Mỹ đứng ngang hàng với các nước như Cameroon, Madagascar, Rwanda, Uganda, Ecuador về khoảng cách giữa người giầu với người nghèo. Những nước Ấn Ðộ, Trung Quốc mà còn có chỉ số Gini tốt hơn Mỹ!
Cuộc suy thoái kinh tế, bắt đầu năm 2007, đã làm người Mỹ trung lưu nghèo đi. Lợi tức của dân Mỹ ở mức chính giữa, thường gọi là Trung số, Median, vào năm 2010 là 49,445 đô la đã giảm hơn 2% so với năm trước, vì kinh tế xuống. Tính từ năm 1999 thì lợi tức chính giữa đã giảm mất tới 7%, xuống bằng mức năm 1996, khi ông Bill Clinton còn đang làm tổng thống.
Nhưng dân Mỹ vẫn có tinh thần tương trợ rất cao. Chính nhờ tinh thần Ben Franklin vẫn tồn tại ở nước Mỹ cho nên mới nhiều chương trình xã hội giúp người gặp cơn khốn khó. Nếu không nhờ lãnh các khoản trợ cấp thất nghiệp thì sẽ có thêm 3.2 triệu người nữa rớt xuống tình trạng dưới mức nghèo khó. Nếu nước Mỹ không có chương trình Hưu Bổng Xã Hội (Social Security) thành lập từ thời Tổng Thống Franklin Roosevelt, thì số người già nghèo khó sẽ tăng lên gấp 5 lần!
Thanh niên khắp thế giới đều nên đọc cuốn tự truyện của Ben Franklin để thấy hình ảnh một con người đáng noi gương. Từ nhỏ ông đã tự đặt lấy những kỷ luật đạo đức theo suốt đời. Cậu Ben cần cù làm việc; nhiều sáng kiến, phát minh; rộng lượng và vị tha. Khi trưởng thành luôn luôn nghĩ cách vận động bạn bè lập các tổ chức công dân mới để giúp lẫn nhau; tham gia chính trị góp công soạn thảo bản hiến pháp Mỹ, đồng thời là một nhà ngoại giao giỏi được mọi người tin cậy. Có lúc ông phải đeo quân hàm đại tá để chỉ huy một đạo dân quân, lập thành lũy tự vệ cho tỉnh mình, xây dựng xong thành thì trao quyền lại cho một sĩ quan chuyên nghiệp. Có lúc được đề nghị lên chức tướng, vì ông thống đốc biết Franklin được tiếng tốt sẽ tuyển mộ được nhiều người tình nguyện. Nhưng ông từ chối vì biết có nhiều sĩ quan quen trận mạc hơn mình. Suốt đời ông luôn luôn tìm cơ hội vận động cải thiện xã hội bằng các hội tự nguyện. Có thể nói ông là một người đầu tiên xây dựng xã hội công dân ở các thuộc địa Mỹ, một nền tảng của chế độ tự do dân chủ được triết gia người Pháp de Tocqueville vào thế kỷ sau ca ngợi. Một con người như vậy mà bây giờ trên thế giới người ta chỉ biết đến qua chân dung in trên tờ giấy bạc 100 đô la! Nếu thấy hình ông mà chỉ nghĩ đến tiền, không học được tấm gương cuộc đời của ông thì thật là uổng!
-Benjamin Franklin nghĩ gì về thuế
-------------------------

--Bộ Tư pháp Mỹ 'ăn uống xa hoa' - (BBC)- Báo cáo kiểm toán tiết lộ Bộ Tư pháp Mỹ dành quá nhiều tiền vào đồ ăn thức uống ở hội nghị, gây lãng phí.

-
Ngày tàn của đế quốc Mỹ: Who Will Eclipse America?
(Project Syndicate 19-9-11) -- Simon Johnson (Acemoglu's buddy): "If the US is eclipsed any time soon, this will more likely be due to its loss of social cohesion and its dysfunctional politics. China might well step in to fill that vacuum, but that is quite different from being
able to elbow America aside
" RIGHT ON!

- Tuổi thơ thời Xô Viết: từ Lenin đến Kinh thánh (Kichbu/inosmi.ru).
- UNESCO duyệt kế hoạch tăng an toàn cho nhà báo (TTXVN).
-
-Cam Bốt muốn thông qua luật giới hạn hoạt động của các tổ chức phi chính phủ
Chính quyền Cam Bốt dự định cho ban hành một đạo luật giới hạn hoạt động của khoảng 2.000 tổ chức xã hội dân sự, trong đó có nhiều tổ chức phi chính phủ NGO hoạt động độc lập. Dự luật này hiện nay đang gây nhiều tranh cãi. Vì sao chính quyền lại tìm cách kiểm soát chặt chẽ hơn các tổ chức xã hội dân sự ?

-Tại Trung Quốc, phóng viên điều tra vụ chế dầu ăn từ dầu thải bị ám sát-rfi

- Singapore: Giới bảo vệ nhân quyền và đối lập đòi giảm nhẹ chính sách hạn chế tự do – (RFI).- Bức thư người Nhật viết cho người Trung Quốc Hoa Lục (Việt Thức).

- Những nhà lãnh đạo lưu vong của hai thế kỷ (SGGP).
- ÔNG CHU DUNG CƠ XUẤT BẢN SÁCH ĐỂ CHỈ TRÍCH CHÍNH QUYỀN – (Tiếng nói nước Nga/ Phạm Viết Đào). -- Chính Trị Trung Quốc: Vẫn chưa lụi tàn (Nguyễn Trùng Dương/ The Economics). Mời đọc thêm: Đọc “Hiểu đời” của Chu Dung Cơ (Hoàng Kim VN). Tôi nói thật với Thủ tướng – Kỳ 2:  Thư gửi Thủ tướng Chu Dung Cơ – Kỳ 3: Thư gửi thủ tướng Chu Dung Cơ (TT).

- Bài dịch: ĐẠI CẢI CÁCH Ở TRUNG QUỐC CÓ THỂ XUẤT HIỆN SAU KHI TẬP CẬN BÌNH KẾ NHIỆM (BBC/ Davang).