Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

Tin ngày 02/1/2013

  • Ngân sách: Mỹ thoát hiểm họa phá sản (RFI) - Sau nhiều tuần lễ căng thẳng, Thượng viện Mỹ đã thông qua thỏa hiệp ngân sách với Nhà Trắng vào tối 31/12/2012 rạng ngày 01/01/2013 để tránh ...
  • Mõm mòm mom! (VOA) - Nhân ngày đầu năm 2013, mượn chuyện nhổ chiếc răng sâu đã mõm mòm mom để nói về tình cảnh của đảng CSVN
  • Thế giới đón mừng năm mới 2013 (VOA) - Thành phố New York đón mừng năm mới với một buổi lễ vĩ đại tại Quảng trường Times trong khi các lễ lạc được tổ chức trên khắp địa cầu.
  • 31 Tháng 12 Năm 2012 (VOA) - Hôm nay là ngày 31 tháng 12. Chỉ còn vài tiếng nữa thôi là cánh cửa năm 2012 sẽ vĩnh viễn khép lại
  • Tình người ở Lubbock (VOA) - Tôi ở Lubbock chỉ có mấy ngày, ngày nào cũng miệt mài trong thư viện từ sáng đến tối
  • LHQ chấm dứt sứ mạng ở Đông Timor (VOA) - LHQ đã kết thúc sứ mạng gìn giữ hòa bình ở Đông Timor, 13 năm sau khi lực lượng này được triển khai để đối phó với làn sóng bạo động
  • Thế giới đón Năm mới 2013 (BBC) - Từ châu Úc, tới châu Á, châu Âu và châu Mỹ các nước trên khắp thế giới lần lượt tổ chức bắn pháo hoa đón Năm mới 2013.
  • Nhìn lại Hiệp định Paris 1973 (BBC) - Sử gia Vũ Minh Giang từ Hà Nội coi Hiệp định Paris là cách thức chấm dứt một cuộc chiến và lý giải số phận của lực lượng thứ ba.
  • Bà Clinton nhập viện vì đông máu (BBC) - Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton phải vào viện vì đông máu liên quan tới chấn thương não hồi giữa tháng, theo các quan chức.
  • Đảng nhấn mạnh công tác lý luận (BBC) - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam có buổi huấn thị với cơ quan lý luận để bàn về 'đấu tranh chống diễn biến hòa bình'.
  • Kịch bản nào xấu nhất cho tranh chấp Biển Đông? (BaoMoi) - Biển Đông trong năm qua đã trở thành một trong những điểm nóng bỏng chứa nhiều nguy cơ nhất trên thế giới. Mặc dù may mắn là năm 2012 qua đi mà không xảy ra cuộc xung đột quân sự nào ở Biển Đông nhưng nguy cơ không phải đã hết khi mà Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách hiếu chiến trong tranh chấp ở khu vực biển này.
  • Biền Đông: Xuất hiện tàu chiến Trung Quốc mạnh nhất (BaoMoi) - Trong một động thái thể hiện sự hung hăng và quyết liệt trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, Trung Quốc đã điều chiếc tàu chiến tối tân nhất đến khu vực. Tờ China Times của Vùng lãnh thổ Đài Loan hôm qua (31/12) đã đưa tin, tàu chiến Liuzhou Type 054A đã được đưa vào biên chế của Hạm đội Nam Hải thuộc Lực lượng Hải quân Trung Quốc. Đây là tàu chiến 054 thứ sáu của Trung Quốc được triển khai ở khu vực.
  • Bắc Bộ có 4-5 đợt rét đậm, rét hại tháng đầu năm (BaoMoi) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương nhận định rằng trong tháng 1/2013 các tỉnh phía Bắc có khả năng chịu ảnh hưởng 4-5 đợt không khí lạnh có cường độ mạnh, gây gió mạnh trên Biển Đông, cùng với đó có khả năng xảy ra các đợt rét đậm, rét hại tại Bắc Bộ (nhiệt độ trung bình ngày tại các tỉnh đồng bằng xuống dưới 15 độ C) và tập trung nhiều trong khoảng thời gian 20 ngày đầu tháng.
  • Miền Bắc sẽ đón 4-5 đợt rét đậm, rét hại trong tháng 1 (BaoMoi) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương nhận định: Trong tháng 1/2013, các tỉnh phía Bắc có khả năng chịu ảnh hưởng của 4-5 đợt không khí lạnh có cường độ mạnh, gây gió mạnh trên Biển Đông, cùng với đó có khả năng xảy ra các đợt rét đậm, rét hại tại Bắc Bộ (nhiệt độ trung bình ngày tại các tỉnh đồng bằng xuống dưới 15 độ C) và tập trung nhiều trong khoảng thời gian 20 ngày đầu tháng.
  • Tưng bừng "Hội thi diều Việt Nam 2013" (BaoMoi) - (TNO) Ngày 1.1, tại Khu du lịch Biển Đông (TP.Vũng Tàu, Bà Rịa-Vũng Tàu), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tổ chức lễ khai mạc Hội thi diều Việt Nam năm 2013.
  • Nhật - Mỹ điều "do thám" đối phó Trung Quốc (BaoMoi) - (Quốc phòng)- Nhật Bản đang dàn xếp thỏa thuận với Mỹ nhằm đưa vào trang bị máy bay không người lái Global Hawk giúp tăng cường khả năng giám sát quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông.
  • 10 sự kiện chính trị-an ninh-quân sự nổi bật trong năm 2012 (BaoMoi) - Khi tờ lịch cuối cùng của năm 2012 được gỡ xuống cũng là thời khắc bước sang năm mới 2013 với những biến động khó lường của thế giới cũng như khu vực. Dưới đây là 10 sự kiện quốc tế chính trị-an ninh-quân sự nổi bật trong năm 2012 do Báo Công an nhân dân bình chọn.
  • Có thể có tham nhũng nhưng không ai quên chủ quyền (BaoMoi) - (Quốc phòng) - "Có thể đất nước ta có tham nhũng, lãng phí, có tiêu cực, có thể một bộ phận cán bộ suy thoái về đạo đức, nhưng tuyệt đại đa số nhân dân ta không ai có thể quên đi lợi ích quốc gia dân tộc, quên đi chủ quyền lãnh thổ" - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói trước thềm năm mới.
  • Ngoại giao Việt Nam: Thành tựu 2012 và trọng tâm 2013 (BaoMoi) - Trả lời phỏng vấn báo chí nhân dịp năm mới 2013, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định ngoại giao Việt Nam năm 2012 đã đạt được 5 kết quả nổi bật và tiết lộ những trọng tâm của công tác đối ngoại trong năm 2013.
  • TQ phủ nhận tầm quan trọng của tài liệu về Senkaku (BaoMoi) - Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo đã phủ nhận tầm quan trọng của một tài liệu ngoại giao của nước này nhắc đến quần đảo tranh chấp với Nhật Bản bằng tên tiếng Nhật và nói rằng quần đảo này là một phần của quần đảo Ryukyu.
  • Nhật Bản có kế hoạch mua máy bay do thám của Mỹ (BaoMoi) - Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang thu xếp để đưa vào sử dụng các máy bay do thám không người lái của Mỹ để tăng cường giám sát lãnh hải gần quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát ở biển Hoa Đông.
  • Mong Biển Đông lặng sóng (BaoMoi) - (Dân Việt) - Nhân năm mới 2013, Báo NTNN nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc khắp mọi miền Tổ quốc chia sẻ về những trăn trở năm cũ và những kỳ vọng năm mới 2013. Hầu hết bạn đọc đều mong cho kinh tế của đất nước hồi phục, đời sống của nhân dân khá lên...
  • Biền Đông: Xuất hiện tàu chiến Trung Quốc mạnh nhất (BaoMoi) - Trong một động thái thể hiện sự hung hăng và quyết liệt trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, Trung Quốc đã điều chiếc tàu chiến tối tân nhất đến khu vực. Tờ China Times của Vùng lãnh thổ Đài Loan hôm qua (31/12) đã đưa tin, tàu chiến Liuzhou Type 054A đã được đưa vào biên chế của Hạm đội Nam Hải thuộc Lực lượng Hải quân Trung Quốc. Đây là tàu chiến 054 thứ sáu của Trung Quốc được triển khai ở khu vực.
  • Trung Quốc giải thích luật mới, trấn an ASEAN về Biển Đông (BaoMoi) - Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, điều luật vừa được sửa đổi trong đó cho phép cảnh sát biển Hải Nam được “khám xét, bắt giữ, tấn công hay trục xuất tàu thuyền nước ngoài” sẽ chỉ có phạm vi áp dụng giới hạn trong vùng nội thủy 12 hải lý kể từ đường bờ biển tỉnh Hải Nam.
  • Là người Việt ai cũng muốn bảo vệ Tổ quốc (BaoMoi) - Vào hạ tuần tháng 11-2012, UBND huyện đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) cùng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội TP Đà Nẵng tổ chức tiếp nhận và trưng bày 90 bản đồ phương Tây trong giai đoạn 1626 - 1980 do các nhà xuất bản tại Anh, Đức, Pháp, Mỹ… phát hành đã tạo ra sự quan tâm đặc biệt của người dân Đà Nẵng và cả nước. Tất cả bản đồ đều chứng minh 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với anh Trần Thắng (hiện đang sinh sống và làm việc tại Mỹ), người đã có công sưu tầm và tặng toàn bộ bộ sưu tập này cho UBND huyện đảo Hoàng Sa. Anh Trần Thắng nói:
  • Tin vắn Quốc tế (BaoMoi) - TP - Ngày 31-12, ba tàu hải giám Trung Quốc đi vào vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản thông báo.
  • Năm sôi động về ngoại giao Biển Đông (BaoMoi) - (Dân Việt) - "Ngoại giao Việt Nam 2012 đã trải qua một năm sôi động với nhiều hoạt động thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa Việt Nam và các đối tác chủ chốt".
  • Không ai quên lợi ích quốc gia, dân tộc (BaoMoi) - TT - “Ước mong của tôi có lẽ cũng nằm trong ước mong chung của mọi người Việt Nam, đó là sang năm 2013 đất nước ta tiếp tục ổn định, nền kinh tế ấm hơn và hòa bình ở biển Đông”.
  • Trung Quốc đưa tàu chiến vào hạm đội tàu hải giám (BaoMoi) - TT - Ngày 31-12, Trung Quốc tuyên bố không có ý đồ dùng bộ đội biên phòng tỉnh Hải Nam để kiểm soát biển Đông. Nhưng nguồn tin từ Bắc Kinh cho biết các hạm đội tàu tuần tra Trung Quốc đã được tăng cường tàu quân sự.
Bản tin tiếng Anh


  • Making the real difference (Washington Post) - Tencent Weibo develops a charity program to welcome and celebrate the New Year holidays with children who are victims of disasters in rural areas.
  • Steelmaker bets big on diversification (Washington Post) - Tangshan Iron and Steel Group Co plans to further expand its overseas businesses and offer more steel products for automobile use.
  • NDRC eyes services boom (Washington Post) - China's service sector will be more appealing to foreign investors, thanks to the country's accelerated urbanization process.
  • Gaining trust on a global scale (Washington Post) - Chinese firms are catching up with their Western counterparts in branding expertise, but challenges lie ahead.
  • Sina reshuffle focuses on Weibo (Washington Post) - Sina Corp, the Chinese Web portal operator, has announced a major restructuring of its business, attaching greater importance to its micro-blogging service Sina Weibo as competition from rivals heats up.
  • Aviation sector cleared for takeoff (Washington Post) - General aviation, an industry that includes civil aviation other than commercial flights, is seen as a new engine for growth.
  • Three firemen die in E China plant blaze (Washington Post) - Three firemen died while trying to extinguish a factory blaze which broke out in the early hours of Tuesday in East China's Zhejiang province, fire authorities said.
  • Go East, young man (Washington Post) - It used to be that the buzzword was "Go West, young man". But in the 21st century, it is China which attracts the young and adventurous.
  • New Year celebration (Washington Post) - Beijing will hold its unique New Year countdown by lighting a gigantic ball at the China Millennium Monument.
  • The wow of qipao (Washington Post) - Shanghai's iconic garment is the focus of a new exhibition and its organizers are not looking just at the qipao's past but also its future.
  • Volunteers safeguard 'lake city' (Washington Post) - Ke Zhiqiang takes a stroll around East Lake in Wuhan every weekend, but it is not the fresh air or the exercise that draws him there. Rather than taking in the scenery, his gaze is generally fixed on the lake's surface, on the lookout for trash, dead fish or anything else that shouldn't be there. He is one of 40 volunteer guardians helping environmental authorities to protect the city's many lakes against new sources of pollution and illegal land reclamation projects.
  • A singer's cup is full (Washington Post) - A top record label hopes its latest signing will help change traffic patterns in music.
  • Evolution of a master (Washington Post) - Zhang Xiaogang says his latest show goes beyond intellectual expression - it gets physical.
  • China to boost public diplomacy, exchanges (Washington Post) - Public diplomacy is a major direction for China to explore in the future, and tangible efforts will be made to boost public diplomacy and cultural exchanges, Foreign Minister Yang Jiechi said in Beijing on Monday.
  • New Year wish to end poverty (Washington Post) - Top leaders urged greater efforts to combat poverty during visits to impoverished areas, in a move that analysts said reflects the leadership's resolve to achieve more balanced regional development.
  • Internet legislation timely, necessary (Washington Post) - China's latest legislation on Internet management complies with the development trend of the Internet and the aspirations of the people.

Bạch hóa sự tham gia của Sĩ quan LX trong chiến tranh VN: Sau khi chúng tôi xuất hiện, phi công Mỹ đã từ chối bay

Họ có hàng nghìn - nhưng chính thức họ nói chung chẳng có bao giờ. Binh lính Liên Xô trong chiến tranh Việt Nam không được công bố. "Tiếng nói Nước Nga" chỉ phỏng vấn  được một trong số những người bảo vệ bầu trời Việt Nam khỏi các cuộc không kích của Không quân Mỹ.
Ngày 30 tháng một, lễ kỷ niệm thường niên xác lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Liên Xô. Một trong những trang rực rỡ trong lịch sử quan hệ của hai nước - sự giúp đỡ quân sự cho Việt Nam trong những năm chiến tranh chống Mỹ xâm lược. "Tiếng nói Nước Nga" đã kể về những ngày này của những người đã tham gia trực tiếp nhất trong các sự kiện của chiến tranh Việt Nam. Nicolai Kolesnhik, chủ tịch tổ chức xã hội liên khu các cựu chiến binh Nga ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 1965, đã tham gia vào các cuộc chiến đấu mà binh lính tên lửa Xô Viết tiến hành chống không quân Hoa Kỳ.
N. Kolesnhik: Sự giúp đỡ quân sự của Liên Xô rất lớn và toàn diện. Về giá trị nó vào khoảng hai triệu dollars mỗi ngày trong suốt tất cả những năm chiến tranh. Một khối lượng lớn khí tài đã được đưa đến Việt Nam. Chỉ cần dẫn ra vài con số là đủ: 2 nghìn xe tăng, 7 nghìn pháo và súng cối, hơn 5 nghìn súng cao xạ phòng không, 158 tổ hợp tên lửa phòng không, hơn 700 máy bay, 120 máy bay trực thăng, hơn 100 tàu chiến. Đồng thời, tất cả cung cấp này là không hoàn lại. Cần phải huấn luyện người Việt Nam trên toàn bộ phương tiện kỹ thuật này. Để thực hiện điều đó các chuyên gia quân sự Liên Xô đã được phái đến Việt Nam. Từ tháng bảy năm 1965 đến cuối 1974 gần 6,5 nghìn sĩ quan và tướng lĩnh, cũng như hơn 4,5 nghìn binh lính hạ sĩ quan của các lực lượng vũ trang Liên Xô tham gia tác chiến tại Việt Nam. Ngoài điều đó ra, việc đào tạo quân nhân Việt Nam bắt đầu ở các trường cao đẳng và học viện quân sự của Liên Xô - đó là hơn 10 nghìn người.


После нашего появления во Вьетнаме американские летчики отказывались летать

Người ta nói rằng các phương tiện kỹ thuật đưa vào Việt Nam từ Liên Xô lạc hậu?

N. Kolesnhik: Vào thời điểm đó nó hiện đại nhất. Chẳng hạn máy bay phản lực "MiG-21" - chính phi công Việt Nam bay trên những máy bay này và bắn hạ ngay cả "F-105", và "pháo đài bay "B-52". Trong tất cả những năm chiến tranh máy bay tiêm kích của Quân đội nhân dân Việt Nam đã bắn rơi 350 máy bay của kẻ địch. Không quân Việt Nam cũng bị mất ít hơn - 145 máy bay. Tên tuổi của các phi công xuất sắc mà theo tính toán họ đã bắn hạ từ 7, 8 và 9 máy bay Mỹ đã đi vào lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam. Vào thời gian đó, theo tính toán của một phi công hiệu quả hơn cả của Hoa Kỳ de Belav ở Việt Nam chỉ có sáu trận thắng trên không. Các tổ hợp tên lửa Xô Viết "Dvina" được cung cấp trong những năm cuôc chiến tranh này có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không thậm chí ở độ cao 25 km. "Đó là - những tên lửa nguy hiểm nhất một thời được phóng vào các máy bay từ mặt đất", - "Tạp chí kỹ thuật quân sự" Mỹ đã bình luận trong những năm đó.
Các chiến sĩ tên lửa phòng không của Việt Nam Dân chủ cộng hòa, được tổ chức và huấn luyện bởi các chuyên gia Liên Xô, đã bắn hạ gần 1300 máy bay Mỹ, trong đó có 54 máy bay nóm bom chiến lược "B-52". Mỗi chiếc của chúng mang được 25 tấn bom, và mỗi chiếc có thể tiêu diệt toàn bộ sự sống và các công trình trên diện tích bằng ba mươi sân bóng đá. Người Mỹ thường xuyên ném bom vào cả "đường mòn Hồ Chí Minh", cả các thành phố của Bắc Việt Nam, bay ở độ cao mà súng phòng không không vươn đến được. Sau những thắng lợi đầu tiên của chúng tôi,  chúng đột ngột hạ độ cao để tránh tên lửa, nhưng lại rơi vào lưới lửa của cao xạ phòng không. Sau khi xuất hiện tên lửa của Liên Xô, phi công quân sự Mỹ bắt đầu từ chối bay ném bom lãnh thổ Bắc Việt Nam. Chỉ huy của họ buộc phải áp dụng những biện pháp khẩn cấp, trong đó, nâng tiền trả cho mỗi lần cất cánh chiến đấu, và thường xuyên tiến hành thay đổi biên chế bay của các hàng không mẫu hạm. Trong những thời gian đầu, các sĩ quan  Liên Xô tiến hành các trận đánh tên lửa, còn người Việt Nam làm theo. Lần đầu tiên các tên lửa Liên Xô xuất hiện trên bầu trời Việt Nam vào ngày 24 tháng bảy năm 1965. 4 máy bay "Fantoma" của Mỹ lúc bấy giờ bay đến Hà Nội, ở độ cao mà súng cao xạ phòng không không thể vươn tới được. Các tên lửa của Liên Xô đã phóng lên. 3 trong số bốn máy bay đã bị bắn hạ. Ngày chiến thắng này từ đó hàng năm được kỷ niệm như Ngày của bộ đội tên lửa.
Ông nhớ khi nào diễn ra trận đánh đầu tiên của ông? Ai thắng ai lúc bấy giờ?
N. Kolesnhik: Ngày 11 tháng tám năm 1965. Trong một ngày chúng tôi 18 lần vào vị trí theo lệnh báo động chiến đấu. Và tất cả - không có kết quả. Và, cuối cùng, đã khuya ba tên lửa đã bắn hạ 4 máy bay của địch. Các tiểu đoàn Một và Ba của trung đoàn bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam trong các trận đánh mà tôi tham gia đã bắn hạ 15 máy bay của Mỹ.
Người Mỹ chắc chắn sẽ săn tìm các khẩu đội chiến đấu của ông?
N. Kolesnhik: Vâng. Các vị trí đóng quân buộc phải thay đổi sau mỗi trận đánh. Khác đi không thể được - người Mỹ cũng phóng bom-tên lửa vào các vị trí các tổ hợp tên lửa đã bị lộ của chúng tôi. Người Mỹ bằng mọi cách cố gắng cản trở sử dụng vũ khí của chúng tôi: gây nhiễu, tên lửa "Shrike". Các nhà thiết kế quân sự  của chúng ta cũng đã đáp lại và hoàn thiện kỹ thuật tên lửa phòng không của chúng ta.
Ông có chính mắt mình thấy phi công tù binh Mỹ?
N. Kolesnhik: Cá nhân tôi chưa trong thấy lần nào. Mà sự hiện diện của chúng tôi ở Việt Nam cũng không được công khai. Cần phải nói rằng trong suốt thời gian công tác chúng tôi mặc áo quần dân sự, không có vũ khí cá nhân nào và bất kỳ giấy tờ nào. Chúng được giữ lại ở đại sứ quán của chúng ta.
Họ thông báo cho Ông sẽ bay đến Việt Nam và ở nhà ông đã nói gì?
N. Kolesnhik: Tôi phục vụ ở trung đoàn phòng không ở ngoại ô Moscow. Chỉ huy trung đoàn thông báo rằng yêu cầu chúng tôi đi công tác ở đất nước với "khí hậu nhiệt đới nắng nóng". Hầu hết mọi người đồng ý, còn những người không muốn đi vì lý do nào đó, cuối cùng cũng không đi. Tôi đã nói ở nhà cũng như thế.
Điều gì làm ông ngạc nhiên nhất, khi còn là chàng trai trẻ, trước tiên?
Kolesnhik: Tất cả làm tôi sửng sốt: thiên nhiên kỳ lạ, con người, khí hậu và trận ném bom đầu tiên phải hứng chịu. Chính ở Moscow họ định hướng cho chúng tôi rằng sẽ đơn giản chỉ là huấn luyện và đào tạo các khẩu đội Việt Nam. Nhưng phải dạy trực tiếp tại trận địa chiến đấu, dưới sự không kích không ngớt hàng ngày của máy bay Mỹ. Những người Việt Nam - rất cần cù, họ học rất nhanh. Và tôi cũng nắm được những mệnh lệnh chỉ huy cơ bản và các thuật ngữ bằng tiếng Việt Nam.

После нашего появления во Вьетнаме американские летчики отказывались летать

Điều gì khó khăn nhất?
N. Kolesnhik: Nắng nóng không chịu nổi và độ ẩm cao. Chẳng hạn, sau 40 phút nạp oxygen cho tên lửa trong bộ áo quần cao su đặc biệt thường mất gần một kilogam trọng lượng cơ thể.
Thế hệ thanh niên Việt Nam ngày nay có thái độ thế nào với cuộc chiến tranh và sự tham gia của Ông trong cuộc chiến tranh đó?
N. Kolesnhik: Các cựu chiến binh Việt Nam của cuộc chiến tranh đó - rất kính trọng. Chúng tôi hồi tưởng những ngày chiến đấu ác liệt của chúng tôi và những chiến thắng chung của chúng tôi. Còn thế hệ trẻ, thực dụng hơn, họ với sự thú vị hỏi chúng tôi về những trận đánh và những chi tiết chưa được biết của cuộc chiến tranh đó.
Bây giờ nhiều người ở đất nước chúng ta có quan điểm rất khác nhau về sự tham gia của Liên Xô vào những xung đột ngoài biên giới của mình. Đối với Ông sự tham gia vào chiến tranh ở Việt Nam là gì?
N. Kolesnhik: Đối với tôi, những trận đánh đó cho đến nay là những sự kiện rực rỡ nhất trong cuộc sống. Tôi và các đồng đội của mình - cả những người Xô Viết, cả những người Việt Nam - đã tham gia vào những sự kiện lịch sử, tạo nên chiến thắng, trong nghĩa đen của từ này. Tôi tự hào rằng tôi đã giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập của mình và tham gia xây dựng bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam.

Kichbu dịch
Nguồn: topwar.ru
(Blog Kichbu)

Đảng nhấn mạnh công tác lý luận

Ông Nguyễn Phú Trọng
Ông Nguyễn Phú Trọng quan tâm các vấn đề lý luận của Đảng

Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi huấn thị với cơ quan lý luận của Đảng hôm thứ Hai ngày 31/12 để kiểm điểm công việc của cơ quan này và chỉ đạo chương trình làm việc trong thời gian tới.

Bản thân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng là lý thuyết gia hàng đầu của Đảng và từng đứng đầu Hội đồng lý luận trung ương vốn có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề lý thuyết để lý giải về học thuyết chủ nghĩa xã hội, sự cầm quyền tuyệt đối của Đảng và các vấn đề thực tiễn nảy sinh.

Trong buổi làm việc này, ông Trọng đã nghe ông Đinh Thế Huynh, ủy viên Bộ chính trị và là chủ tịch đương nhiệm của hội đồng, báo cáo công tác năm 2012, Thông tấn xã Việt Nam tường thuật.

Báo cáo thành tích

Các thành tích của hội đồng trong năm 2012 được ông Huynh báo cáo là ‘cuộc đấu tranh lý luận bước đầu có những chuyển biến tích cực’, ‘đã xây dựng quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống diễn biến hòa bình’ và ‘phê phán một số quan điểm tư tưởng-lý luận sai trái trong tình hình hiện nay’.

Để giương cao ngọn cờ trên mặt trận tư tưởng, ông Huynh cũng cho biết là cơ quan của ông sắp xuất bản cuốn sách ‘Kiên định độc lập dân tộc và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội’.
"Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng bộc lộ xung khắc với thực tế, càng làm cho thực tế trở nên rối bời và đẩy xã hội Việt Nam đến những mâu thuẫn lớn khiến cho bùng nổ phản kháng, biểu tình và dân oan ngày càng đông đảo lên."
Nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Thanh Giang

Ông Huynh cũng nói là hội đồng của ông đã có những cuộc tham vấn về lý thuyết với các Đảng cộng sản trên thế giới.

Chỉ thị cho Hội đồng lý luận trung ương, Tổng bí thư Trọng nhấn mạnh rằng khối lượng công việc trong năm 2013 của hội đồng này sẽ ‘rất nặng nề’ vì đây là năm bản lề trong nhiệm kỳ 5 năm của khóa 11 và trong bối cảnh ‘tình hình thế giới diễn biến phức tạp đặt ra nhiều vấn đề mới về mặt lý luận’.

Ông đề nghị hội đồng báo cáo công việc mỗi nửa năm một lần và báo cáo theo kiểu ‘thu hoạch được gì, nội dung lý luận có gì mới’.

Ông đặt ra nhiệm vụ cho hội đồng này là ‘phục vụ tổng kết 30 năm đổi mới’ và nghiên cứu, hệ thống hóa ‘phong cách Hồ Chí Minh’ để đảng viên học tập.

Một nội dung quan trọng nữa mà ông Trọng yêu cầu Hội đồng lý luận trung ương tập trung nghiên cứu là mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước trong phương thức lãnh đạo.

Ông Trọng được dẫn lời nói là ‘Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước thì phải kiểm tra, giám sát xem có bảo đảm thực hiện đúng đường lối, nghị quyết không, không để lợi ích nhóm chi phối, làm sai lệch đường lối của Đảng’.

‘Ngày một u tối’

Trao đổi với BBC từ Hà Nội, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Thanh Giang, chỉ trích rằng công tác lý luận của Đảng ‘ngày càng xa rời thực tiễn của tình hình thế giới, ngày càng xa rời thực tế xã hội Việt Nam, ngày càng xa rời suy nghĩ, trăn trở của giới trí thức chân chính Việt Nam nói riêng và dân chúng Việt Nam nói chung’.

Ông nêu ra hai vấn đề lớn mà ông cho rằng công tác lý luận Đảng ‘đã sai lầm’ đó là ‘kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa’ và cách xác định bạn thù trong quan hệ đối ngoại.

“Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng bộc lộ xung khắc với thực tế, càng làm cho thực tế trở nên rối bời và đẩy xã hội Việt Nam đến những mâu thuẫn lớn khiến cho bùng nổ phản kháng, biểu tình và dân oan ngày càng đông đảo lên,” ông phân tích.

“Trong nền kinh tế này phải đưa kinh tế quốc doanh làm chủ đạo nên phải dốc của, dốc sức của nhân dân, đất nước để nuôi béo doanh nghiệp nhà nước,” ông giải thích, “Hậu quả là ăn tàn phá hoại.”

“Về đối ngoại, do có dính đến xã hội chủ nghĩa nên phải tách xa thế giới tiên tiến, phải bám đuôi chủ nghĩa xã hội Trung Quốc,” ông nói thêm.

“Vẫn xác định Trung Quốc dù có xâm lược vẫn là ân nhân và Mỹ vẫn là kẻ thù. Đây là điều trật với tình hình thế giới và không đúng cả trong lòng nhân dân Việt Nam.”
"(Đảng) vẫn xác định Trung Quốc dù có xâm lược vẫn là ân nhân và Mỹ vẫn là kẻ thù. Đây là điều trật với tình hình thế giới và không đúng cả trong lòng nhân dân Việt Nam"
Nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Thanh Giang

Ông than phiền là công tác lý luận của Đảng đã đưa Việt Nam vào ‘cái vòng lẩn quẩn’ mà hậu quả nhãn tiền là tình hình kinh tế xã hội suy sụp của đất nước hiện nay.

Khi được hỏi có phải nghiên cứu của các bộ não của Đảng đã ngày càng ‘làm sáng tỏ con đường đi lên xã hội chủ nghĩa’ như Đảng tuyên bố, ông Giang nói rằng ‘nếu sáng tỏ thì đất nước đã không rơi vào cái vòng lẩn quẩn này rồi’.

Lý do mà đội ngũ tinh hoa trí tuệ của Đảng nghiên cứu bao nhiêu năm mà, theo như lời ông Giang, mà vấn đề không trở nên sáng tỏ mà ‘ngày càng u tối’, là do Đảng ‘chỉ tập hợp những trí thức nô lệ’.

Những người trí thức của Đảng này được ông Giang miêu tả là ‘nhắm mắt ca ngợi Đảng chỉ vì quyền lợi kinh tế hoặc một vài chức tước như kiểu Đại tá Trần Đăng Thanh’.

Ông nói những ‘trí thức nô lệ’ này ‘không có bản lĩnh’ vì ‘phải biết nịnh Đảng thì mới tồn tại’ và ‘không có thực lực’ vì họ chỉ là ‘tiến sỹ lý lịch’ hay ‘trí thức xuất thân từ công nông’ và vì ‘nạn mua cấp bằng’.

“Đảng dốc cả bạc tỷ vào trí thức nô lệ để làm sáng tỏ đường lối sai lầm của họ,” ông chỉ trích.

Lý do mà các ‘trí thức’ này ‘ngày càng u tối’, theo ông Giang, là do họ ‘không phục vụ cho nhân dân, cho đất nước mà chỉ phục vụ cho Đảng’.

“Họ không chịu nhìn vào quy luật vận động của nhân loại nói chung và của xã hội Việt Nam nói riêng,” ông nói.

(BBC)

Bùi Tín - Mõm mòm mom!

Bạn đã bao giờ đau răng chưa? Đã bao giờ bạn có chiếc răng sâu bị lung lay, rồi lung lay dữ dội chưa?

Đã bao giờ bạn bị một chiếc răng sâu, đau đớn, lung lay dữ dội đến độ mõm mòm mom chưa? Và khi chiếc răng đã lung lay đến độ mõm mòm mom, chỉ cần một sợi chỉ buộc vào chân răng, dứt phựt một cái là đi đời một chiếc răng, thoát một cơn đau khó chịu, có khi nhức lên óc, nhẹ hẳn người, phải không bạn?

Hôm nay nhân ngày đầu năm 2013, tôi xin phép bạn mượn chuyện nhổ chiếc răng sâu đã mõm mòm mom để thưa chuyện với bạn về tình cảnh của đảng CS Việt Nam khi bước vào năm 2013 này.

Vâng, thưa bạn đã đến lúc phải nói cho thật minh bạch sự thật ở nước ta, dù là sự thật có đáng buồn đến đâu cho một số người.

Đảng CSVN hiện nay không còn nữa. Nó không còn như xưa nữa. Nó không còn là một chính đảng, một đảng chính trị nữa. Cả 14 vị trong Bộ Chính trị, 200 vị ủy viên chính thức và dự khuyết Trung ương đảng có ai nằm trong tù đế quốc đâu, có ai thực sự tham gia chiến đấu đâu, trải qua hy sinh gian khổ đâu. Họ chỉ là tầng lớp hưởng thụ. Họ chỉ biết hưởng thụ, hưởng thụ nữa, hưởng thụ ngày càng nhiều thêm mãi. Có lớp lãnh đạo nào giỏi đếm và tích lũy tiền của như họ hiện nay ?

Hàng chục tỷ, trăm tỷ, ngàn tỷ đồng, hàng trăm ngàn đôla, hàng triệu đôla cứ ngon ơ. Tài phiệt xưa, đại điền chủ xưa phải gọi họ bằng «cụ». Còn có ai giữ phương châm mà đảng viên CS nào cũng thuộc nằm lòng khi vào đảng: «lo trước cái lo của thiên hạ, hưởng sau cái vui của thiên hạ », để lao lên phía trước cướp của của thiên hạ, đạp dân lại phía sau cho đói nghèo bệnh hoạn, bất kể là mẹ liệt sỹ hay gia đình thương binh, gia đình cựu chiến binh.

Đảng CS trong cơn suy thoái không gì kìm hãm nổi đã lựa chọn dứt khoát tôn thờ tiền bạc phi nghĩa, quay lưng lại với nhân dân, với dân tộc, đã dứt khoát chọn con đường quỵ luỵ với bành trướng, đàn áp thẳng tay người dân yêu nước, thực hiện chính sách cảnh sát trị với đồng bào ruột thịt của mình. Nó đã tự sát.

Tình hình đã mõm mòm mom từ cuối năm 2010 khi gần 30 trí thức tiêu biểu của đất nước, tất cả là đảng viên cao cấp do Bộ Chính trị trực tiếp quản lý, nhất trí cao độ bác bỏ triệt để cơ sở lý luận, ý thức hệ chính trị kinh tế của Đại hội XI năm 2011, tuyên chiến với tất cả các văn kiện Báo cáo Chính trị, Cương lĩnh và Chiến lược của đại hội này, để đến Tết năm 2012 lại tụ nghĩa ở trụ sở báo Tia Sáng giữa thủ đô Hà Nội nhằm khẳng định một lần nữa con đường sai lầm bế tắc của đảng CS - không có lực luợng giám sát, kềm hãm, ngăn chặn và thay thế, không có phanh hãm khi đang lao xuống vực thẳm, mất gốc chân lý, mất gốc dân tộc và nhân dân.

Tình hình mõm mòm mom khi mạng bauxite xuất hiện với hàng vài ngàn chữ ký công khai ghi rõ tên tuổi địa chỉ của tập thể trí thức dân tộc, kéo còi báo động nguy cơ mất nước khi nhà nước nhượng bộ cho bọn bành trướng sang khai thác bauxite ở Tây Nguyên, với đội quân ngầm đội lốt công nhân; rồi hàng ngàn, hàng vạn trí thức dân tộc đòi công lý cho luật sư Cù Huy Hà Vũ; hàng vạn trí thức nữa đòi công lý cho 3 nhà báo yêu nước Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải và các chiến sỹ yêu nước và dân chủ khác…

Tình hình mõm mòm mom khi liên tiếp 11 chủ nhật trong mùa hè năm 2011 và ngày 9 tháng 12 năm 2012, hàng trăm, hàng ngàn bà con Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Huế, Cần Thơ… xuống đường ôn hòa nhưng kiên định, hòa bình nhưng bất khuất, khẳng định không ai có quyền ngăn cản lòng yêu nước, thương dân, chống quân xâm lược. Hàng loạt nữ nhi kiên cường xuất hiện: Phạm Thanh Nghiên, Lê Thị Công Nhân, Huỳnh Thục Vy, Bùi Minh Hằng, Nguyễn Phương Uyên, Đoan Trang, Dương Thị Xuân, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh…

Tình hình mõm mòm mom cho đảng CS cáo chung khi hàng chục nhà luật học, luật sư, hàng trăm nhà báo, blogger tự do, hàng trăm nhà văn nhà thơ nhạc sỹ tiêu biểu của nghĩa khí và văn hóa Việt Nam đứng thẳng dậy dành quyền sống tự do cho nhân dân… với lời tuyên ngôn của nhà thơ - chiến sỹ trẻ Bùi Chí Vinh:

               Quý vị như thế mới là quý vị
               Vô cảm, vô lương, vô đạo đức, vô thần
               Tôi rách rưới như một thằng thi sĩ
               Nhưng hiểu thế nào là sức mạnh nhân dân

Tính hình mõm mòm mom khi Bí thư đảng ủy Bộ Ngoại giao kiêm Phó Ban biên giới Nguyễn Duy Chiến đăng đàn nói huyên thiên rằng «Trung Quốc cắt cáp của ta cũng như cha mẹ yêu con cho roi cho vọt», liền bị lên án tới tấp và dạy dỗ đến nơi đến chốn, từ đó câm tịt.

Cũng như mới đây, viên đại tá Trần Đăng Thanh nói năng lảm nhảm bị công kích kịch liệt không kịp chống đỡ, không ai dám bênh. Như thế cũng đủ thấy đảng CS đã lâm vào khốn quẫn cả về lý luận lẫn thực tiễn đến mức nào. Thời thế nào gian hùng ấy, đảng CS vào giai đoạn thoái trào chỉ sinh ra được những quái thai.

Hãy nghe một nhân vật cừ khôi của đảng CS, đáng bậc thầy của Trần Đăng Thanh, là Giáo sư Thiếu tướng Đặng Quốc Bảo, từng là ủy viên Trung ương đảng, nguyên trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên CS, người nổi tiếng là có tư duy độc lập, từng được coi là có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với tuổi trẻ thủ đô trong các cuộc diễn thuyết, công khai phát biểu «Tai họa sẽ đến Việt Nam nếu những người lãnh đạo không nhìn rõ, không thấy được Trung Quốc là một đối thủ nguy hiểm ; Việt Nam cần tồn tại và phát triển, phải có ý chí, có trí tuệ, phải mạnh lên, phải liên minh với các nước khác, như với Ấn Độ, Nga, Nhật Bản thậm chí cả Hoa Kỳ». (Trò chuyện với Đặng Quốc Bảo ngày 26/6/2009).

Đây là lời phê phán nghiêm khắc ngay thẳng của ông giáo sư thiếu tướng đối với tên Đại tá Trần Đăng Thanh. Cần chỉ rõ thêm chính ông Đặng Quốc Bảo đã khẳng định cả cái giống cộng sản đều là độc tài, dù là ở Nga hay ở Tàu, dù ở Bắc Hàn hay Cu Ba và Việt Nam, đều là độc tài chống nhân dân, nên cũng chính ông đã thấy cái đảng này đã mõm mòm mom, sắp rơi rụng đến nơi rồi vậy, nếu không cải tà quy chính, thực hiện dân chủ hóa đa nguyên.

Khi ông Lê Hồng Hà, nguyên Chánh văn phòng kiêm đảng ủy viên Bộ Công an từ bỏ đảng CS, khi ông Nguyễn Trung Thành, vụ trưởng vụ bảo vệ đảng, cánh tay phải của Lê Đức Thọ, từng thụ lý vụ án «xét lại - chống đảng» lên tiếng minh oan cho 34 đảng viên CS bị tù đầy và đòi khôi phục danh dự cho họ, thì chính các nhân vật ấy cùng một loạt các nhân vật Cộng sản ly khai như Trung tướng CS Trần Độ, Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, Đại tá Phạm Quế Dương, Viện trưởng Hoàng Minh Chính, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang, Đại tá nhà văn Phạm Đình Trọng, và gần đây là Tiến sỹ Đỗ Xuân Thọ đã công khai đốt thẻ đảng khi đảng vẫn tôn thờ cái lý luận Mác-Lê lẩm cẩm. Tất cả đã dồn đảng CS vào tử huyệt hôm nay, tất cả đều có vinh dự nhân danh công lý, chính nghĩa, nhân danh nhân dân và dân tộc sớm đóng mỗi người một chiếc đinh của mình lên cỗ quan tài của đảng CS.

Cho đến thanh niên thế hệ trẻ cũng sớm đoạn tuyệt với Mác - Lênin như đảng viên trẻ Nguyễn Chí Đức ngay trước khi bị đạp giày vào mặt, đã «không chịu nổi cảnh xa hoa khệnh khạng ăn tục nói phét của cấp trên» để xin chào từ biệt đảng, «một đi không trở lại».

Từng là người Cộng sản từ khi trẻ ham lý tưởng, một phần do thời thế đưa đẩy, tôi rất hiểu tâm trạng của nhiều đảng viên tuy đã chán ngấy với cái ý thức hệ vòng vo, cái lý luận Mác Lê ngụy biện, cái lý tưởng ảo ảnh hàng mã của nó, nhưng vẫn có lúc ngại ngùng, không quả đoán dứt tình. Đó còn là vì cái chế độ này quá xảo quyệt, chuyên nghề ăn gian nói dối. Khi nó chưa được công khai hoạt động thì nó lớn tiếng đòi đa nguyên đa đảng, khi nó không được quyền ra báo thì nó ra rả đòi tự do ngôn luận, tự do báo chí, nhưng khi cướp được quyền rồi thì nó cấm mọi quyền tự do còn hơn bọn phát xít. Nay nó sợ nhất là tổ chức, dù là tổ chức đối lập xây dựng cho nó.

Biết bao người như Phó Thủ tướng Trần Phương, Phó Thủ tướng Vũ Khoan, ủy viên Ban Bí thư Trung ương Nguyễn Đình Hương (Mười Hương), Tướng Đồng Sỹ Nguyên, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tướng Công an Nguyễn Tài…từng phê phán ngay thật đảng đã mất hoàn toàn tính tiền phong. Như Viện trưởng kinh tế Trần Đình Thiên, Viện trưởng kinh tế thế giới Võ Đại Lược, các trí thức có thực học, thực tài như Nguyễn Quang A, Nguyễn Trung, Phạm Chi Lan, Dương Thu Hương, Thứ trưởng thỷ lợi Trần Nhơn, nhà sư phạm Phạm Toàn… từng nhận định phiên tòa xử luật sư Hà Vũ là «lưu manh». Như nhà xã hội học Tương Lai cho rằng phiên tòa xử các nhạc sỹ Việt Khang và An Bình là «phát xít». Như nhà văn Võ Thị Hảo cho rằng đảng CS «hành động kiểu côn đồ và ngu muội hóa nhân dân»…

Làm sao kể cho xiết những người trí thức chân thành không còn một sự kính trọng nào với đảng, với lãnh đạo. Hàng ngũ họ tăng lên từng ngày. Mới đây những vị Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm, Tương Lai, Hồ Ngọc Nhuận đã đứng hẳn về phía nhân dân xuống đường.

Bởi vì rõ ràng cả về đức, về tài, về lý luận chính trị, về học thuyết kinh tế, về đường lối đối ngoại, các nam nữ trí thức dân tộc trên đây đều xứng đáng là bậc thầy của tất cả các ủy viên Bộ Chính trị và tất cả ủy viên Trung ương hiện nay ; họ xứng đáng là thầy học để huấn luyện lại, lên lớp lại, giảng bài lại cho tất cả các tiến sỹ vẹt mang bộ óc bã đậu trong cái Học viện Chính trị Quốc gia u tối đến thê thảm, chỉ sản sinh ra những kẻ ngu ngốc thậm tệ như Nguyễn Duy Chiến, Trần Đăng Thanh…
                                     
Các trí thức chân chính trên đây thực sự đã ly khai đảng dứt khoát trên lý trí rồi. Chỉ còn rơi rớt chút tình cảm và tý ty quyền lợi. Họ là hàng vạn, hàng vạn vốn quý của dân tộc, là tài sản tinh thần vô giá của nhân dân, do hồn thiêng sông núi hun đúc nên. Với đảng Cộng sản, nay họ có thể lẩy Kiều bằng một câu: Tình trong đã đứt, miệng ngoài còn e thay cho Tình trong như đã,mặt ngoài còn e.

Vậy xin các vị, xin các bạn (vì tôi từng quen khá thân, khá rõ một tỷ lệ không nhỏ các vị trên đây) xin hãy làm một cố gắng có ý nghĩa, xin đừng e ngại gì nữa, hãy cùng buộc một sợi chỉ thòng lòng vào chiếc răng sâu đã hết thời sử dụng, cùng giật một cái để khai tử cho nó, rồi cho nó vào bảo tàng, theo chân gần một trăm đảng CS đã lần lượt vào nghĩa địa của nhân loại chỉ trong hai chục năm lại đây. Sự chia tay nào cũng có chút ngậm ngùi, nhưng có khi dứt tình là giải thoát, là nhẹ gánh, là yên lòng và thanh thản từ đây. Để còn lo chuyện khác.
Đây sẽ là hành động anh hùng của các vị và các bạn, thực sự cứu dân, cứu nước, bù đắp những lầm đường lạc lối quá dài vừa qua, trở về với nhân dân và dân tộc, với chính nghĩa và lẽ phải, thuận theo nền văn minh kiến thức của loài người và thời đại mới, cùng nhau mở ra kỷ nguyên dân chủ tự do, mở ra sinh lộ cho Việt Nam.

Không có đảng chính trị nào là thiêng liêng, thần thánh, trường cửu cả. Đảng chính trị xét cho cùng chỉ là phương tiện trong tay con người, con người sanh ra nó, giao cho nó nhiệm vụ, sử dụng nó vì lợi ích chung của dân tộc, của nhân dân. Khi nó không còn trung thành, tự tư tự lợi, tự nó phản bội nhân dân và dân tộc thì ta loại bỏ nó đi không thương tiếc, và cùng nhau lập một tổ chức chính trị mới, theo đúng quyền công dân tuyệt đối bất khả xâm phạm, theo đúng hiến chương Liên Hiệp Quốc và Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, không một ai có quyền cấm cản. Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh cho công an ngăn cấm hình thành tổ chức đối lập là một quyết định phi pháp, vi hiến, không có mảy may giá trị. Xin nhớ trong bản cáo trạng nguyên Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak có ghi tội «phản nhân dân, ra lệnh giải thể Đảng Công lý và Đảng Vì dân, ra lệnh đàn áp lực lượng đối kháng xuống đường, 2 tội này có thể bị tử hình hai lần».

Đây nên là chủ đề nóng bỏng, cấp bách, hệ trọng, lý thú nhất mà anh chị em trí thức ta tự nhận là lương tri, trí tuệ, tâm huyết của nhân dân và dân tộc rất nên cùng nhau bàn bạc trao đổi ngay từ ngày đầu năm 2013 và trong dịp Tết Nguyên đán sắp đến.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Thuyền trưởng tàu Hoàng Sa kể chuyện bị tàu Trung Quốc đẩy, đuổi

(tướng Vịnh đâu rồi????)

Dù kiên cường bám biển, liên tục ra khơi Hoàng Sa, nhưng ngư dân Miền Trung vẫn lép vế trước đội tàu hùng hậu và ngày càng tỏ ra thiếu thân thiện của phía Trung Quốc.
Trở về từ Hoàng Sa, nơi quần đảo của Việt Nam đang nóng bỏng bởi hàng loạt vụ đẩy đuổi, đe dọa của Trung Quốc, thuyền trưởng tàu cá ĐNa 90072 Lê Văn Ninh thốt lên: “32 năm gắn bó với Hoàng Sa, chưa bao giờ thấy buồn như bây giờ”.
Lăn lộn với biển từ nhỏ, 25 tuổi trở thành thuyền trưởng con tàu 150 mã lực (sau này nâng cấp lên 550CV) tung hoành ở Hoàng Sa, nhưng sau những chuyến đi biển cuối năm 2012, anh Ninh mới thấm thía nỗi đau, sự mất mát.
Tháng 10, chạy vào đảo Trụ Cẩu để tránh bão, anh hoàn toàn bất ngờ khi thấy tàu cá Trung Quốc chắn ngang, xua đuổi. Vẫn cố cho tàu vào đảo thì bất ngờ 2 tàu cá bằng sắt của Trung Quốc áp sát, bên trên, ngư dân lăm lăm giáo mác. Dù không sợ, nhưng biết đằng sau họ là tàu chiến bảo vệ nên anh Ninh đành ngậm ngùi bẻ lái.

Thuyền trưởng Lê Văn Ninh bên con tàu đang được đóng mới. Ảnh: Nam Cường
Thuyền trưởng Lê Văn Ninh bên con tàu đang được đóng mới. Ảnh: Nam Cường.
Theo anh Ninh, ngư dân hai nước xưa nay vẫn đánh bắt gần nhau một cách hòa bình ở việc giao lưu, trao đổi lương thực, xăng dầu, thậm chí ngồi nhậu cùng nhau trên tàu không phải chuyện hiếm.
“Nhớ có một lần, vào năm 2007, tàu tui bị hỏng bánh lái, liên lạc với mấy tàu bạn, nhưng tàu nào cũng bận theo luồng cá. Lúc đó trời xẩm tối, nếu không sửa kịp sẽ trôi vô định. Đành đánh liều thả thúng bơi sang một tàu ngư dân Trung Quốc gần đó. Họ đưa đồ nghề, phương tiện rồi sang tận nơi giúp mình, chẳng tính tiền công. Chỉ nói xin ít rượu về uống. Tui xách luôn cả 2 can loại 20 lít đưa sang, cùng uống giao lưu. Vui vẻ lắm. Những lần sau, mức độ thân thiết giữa ngư dân hai nước nhạt dần, nhưng hai bên vẫn cùng khai thác trong hòa bình. Câu chuyện của 6 tháng cuối năm nay lại khác. Họ đã trở mặt 180 độ”, anh nói.
Tự cứu mình
Thuyền trưởng Lê Văn Ninh nói: “Cần phải làm một cái gì đó, phải làm khẩn trương nếu không, tương lai gần, ngư dân Việt sẽ không còn ngư trường để đánh bắt. Bây giờ, phía Trung Quốc đã xua hàng ngàn tàu cá tràn ra biển Đông. Tàu chiến của họ cũng bắt đầu mở không gian kiểm soát. Theo ước tính của tôi, họ nới rộng tầm kiểm soát khoảng 60 hải lý về 3 hướng Tây, Nam và Đông. Đặc biệt là hướng Tây, tức về phía Việt Nam”.
Anh Ninh kể, trong năm 2012, tính riêng ngư dân Đà Nẵng, cứ mỗi đợt ra khơi Hoàng Sa, nhìn đi nhìn lại chỉ thấy đội tàu chừng 10 – 15 chiếc mạnh dạn bám biển.
Tính cả ngư dân Quảng Nam, Quảng Ngãi thì con số lên hơn trăm chiếc, nhưng chừng đó là chưa ăn thua so với đội tàu hùng hậu của phía Trung Quốc.
“Người ta thường nói, làm ăn có bạn, cái này trên biển còn cần kíp hơn. Đi biển thời nay sướng gấp trăm lần thời tui mới làm thuyền trưởng. Bây giờ có tàu lớn, ICOM hiện đại, có máy dò ngang tìm luồng cá, tàu cũng nâng mã lực mạnh, thế mà ngư dân không máu vươn xa như thời trước. Kể cũng lạ”.
Hồ hởi với chương trình hỗ trợ đóng mới tàu đánh bắt xa bờ của UBND thành phố Đà Nẵng, anh Ninh lập tức đóng mới một tàu hơn 700 mã lực.
“Trước hết là tự cứu mình. Chỉ 2 tuần nữa thôi, con tàu này sẽ được hạ thủy. Tàu thuộc loại lớn, có thể đánh bắt khơi xa với thời gian trên 2 tháng. Tàu chạy khơi xa được 500 hải lý, mang theo 8.000 lít dầu dự trữ, 10.000 lít nước ngọt, 1.000 cây đá và có thể chứa hơn 40 ngàn tấn cá”.
Đóng mới con tàu, sắm ngư cụ tốn hơn 3 tỷ đồng mà cả nhà gom góp chỉ được 1,5 tỷ, anh Ninh đành lấy giấy tờ nhà, cầm cố thêm được 700 triệu. Con tàu đóng mới được hỗ trợ 600 triệu đồng thì 300 triệu được nhận lúc hạ thủy, 300 triệu được thông báo sẽ nhận sau.
Anh Ninh nói: “Còn cách nào khác hơn là ngư dân trên dưới đồng lòng. Chúng ta phải xuất hiện nhiều, thật nhiều tàu cỡ lớn trên biển Đông để làm đối trọng với ngư dân Trung Quốc, như thế thì họ mới bớt kiêu ngạo, khinh thường và đẩy đuổi. Ngoài ra, lực lượng cảnh sát, biên phòng, hải quân của ta cũng nên xuất hiện thường xuyên để bảo vệ ngư dân”.

Nam Cường
(Báo Tiền phong)

Thông điệp 2013 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Nhân dịp năm mới 2013, Thủ tướng có bài viết với tiêu đề: “Kiên quyết khắc phục yếu kém, vượt qua khó khăn, tiếp tục kiềm chế lạm phát, bảo đảm tăng trưởng, đưa đất nước phát triển bền vững”.
Dưới đây là toàn bộ thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:
Năm 2012 - một năm đầy khó khăn thách thức. Nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, chúng ta đã đạt được những kết quả tích cực: kinh tế vĩ mô có bước được cải thiện, lạm phát được kiềm chế ở mức thấp 6,81% (năm 2011 là 18,13%); kim ngạch xuất khẩu tăng trên 18%; dự trữ ngoại hối cao nhất từ trước đến nay, tỷ giá ổn định, niềm tin vào đồng tiền Việt Nam được nâng lên. Trong điều kiện kinh tế toàn cầu suy giảm, tổng sản phẩm trong nước (GDP) vẫn tăng trên 5%. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có bước tiến bộ; phúc lợi xã hội và an sinh xã hội được bảo đảm. Quốc phòng, an ninh, đối ngoại đạt nhiều kết quả. Chính trị xã hội ổn định. Nhìn chung, các chính sách phát triển đang đi đúng hướng.
Mặc dù đạt được những kết quả nêu trên nhưng năm 2013 đất nước vẫn phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn thách thức: Kinh tế thế giới phục hồi chậm, các thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư chủ yếu của nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng suy giảm. Quá trình điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn vẫn chưa đem lại kết quả mong đợi, độ rủi ro và tính bất định vẫn còn rất cao. Nguy cơ về những cú sốc từ bên ngoài vẫn đang tiềm ẩn, có thể tác động xấu đến kinh tế nước ta.
Ở trong nước, những yếu kém về cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng chậm được giải quyết. Quá trình tái cơ cấu mới chỉ ở giai đoạn khởi động và còn nhiều khó khăn. Nợ xấu tăng nhanh, tồn kho còn lớn, lãi suất tín dụng vẫn cao so với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém. Ý thức trách nhiệm và năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ công chức còn nhiều bất cập. Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng... Tất cả những yếu kém nói trên hội tụ và phản ánh trong bức tranh kinh tế và đời sống xã hội. Kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, lạm phát vẫn có nguy cơ tăng cao trở lại. Nền kinh tế chưa lấy lại được đà tăng trưởng. Sản xuất kinh doanh và giải quyết việc làm đang rất khó khăn; nguồn lực của doanh nghiệp và thu nhập dân cư sụt giảm. Niềm tin của thị trường còn ở mức thấp. Trong khi đó, chúng ta phải thường xuyên đối phó với những âm mưu thủ đoạn nhằm gây mất ổn định chính trị xã hội, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Phải thực hiện công khai minh bạch, áp đặt kỷ luật thị trường trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước".
Trong bối cảnh nêu trên, để đạt được mục tiêu tổng quát đặt ra cho năm 2013, đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp đã đề ra. Trong đó phải tập trung thực hiện tốt các trọng tâm sau đây:
1.Nâng cao chất lượng thể chế và khả năng phản ứng chính sách, tạo lập niềm tin cho thị trường
Thể chế là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững. Thể chế có chất lượng cao với thủ tục hành chính đơn giản, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình đầy đủ sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho đầu tư kinh doanh, ngăn chặn tham nhũng lãng phí, góp phần quan trọng nâng cao sức cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế.
Đây còn là điều kiện để tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng đạt hiệu quả. Để có thể chế và chính sách tốt phải kiên định quan điểm của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xuất phát từ nhu cầu phát triển và lợi ích của người dân.
Cần làm cho chính sách có tính dự báo và ổn định cao hơn để người dân và doanh nghiệp định hướng đầu tư, phân bổ nguồn lực và dự tính được hiệu quả. Không ban hành chính sách mà chưa xác định rõ phương cách thực hiện và khả năng giám sát. Phải tính toán hiệu quả xã hội khi thực hiện, khắc phục tình trạng không ít chính sách mà chi phí thực thi lại lớn hơn lợi ích phát triển.
Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, mọi biến động của thị trường thế giới tác động rất nhanh, rất mạnh đến kinh tế trong nước, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất trắc, khó lường. Điều đó, đòi hỏi phải phản ứng chính sách nhanh nhạy, hợp lý.
Những năm qua, không phải lúc nào chúng ta cũng làm tốt việc này, trong một số trường hợp chẳng những không tranh thủ được thời cơ, giảm thiểu được tác động tiêu cực từ bên ngoài mà còn tạo ra những cú sốc mới. Để khắc phục tình trạng này, phải có được nền tảng thể chế bền vững, có cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng hiệu quả.
Tuy nhiên, không một thể chế nào có thể bao quát mọi hiện tượng kinh tế, nhất là trong môi trường đầy biến động hiện nay. Muốn có phản ứng chính sách tốt, phải tôn trọng quy luật kinh tế, nâng cao năng lực dự báo, tính toán đầy đủ phản ứng của thị trường và các hệ quả có thể xẩy ra. Việc ban hành hoặc điều chỉnh chính sách không được gây ra những biến động lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống dân cư và hoạt động của doanh nghiệp.
2. Điều hành chính sách tiền tệ theo tín hiệu thị trường và theo lạm phát mục tiêu. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa
Trong điều kiện ngân sách hạn chế, không gian chính sách tài khóa bị thu hẹp, chính sách tiền tệ có vai trò hết sức quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng. Trên nguyên tắc thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, phải điều chỉnh linh hoạt, bảo đảm giữ mức lãi suất phù hợp với lạm phát mục tiêu. Chỉ đạo quyết liệt việc xử lý nợ xấu để khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước sử dụng có hiệu quả các công cụ thị trường mở để giảm lãi suất cho vay và bảo đảm mức tăng tín dụng hợp lý; quản lý và giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng. Giảm thiểu các biện pháp hành chính trong việc điều hành thị trường tiền tệ.
Trong điều kiện tổng cầu suy giảm, việc xử lý nợ xấu cần có thời gian, tăng trưởng tín dụng có thể còn thấp trong những tháng đầu năm, chính sách tài khóa có vai trò quyết định trong việc tạo cầu cho nền kinh tế. Phải khẩn trương triển khai những dự án đầu tư theo kế hoạch nhằm tăng nhanh tổng cầu để kích hoạt nền kinh tế, tạo tác động lan tỏa đến sản xuất kinh doanh và hoạt động của các doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện kế hoạch phải kết hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để điều tiết tổng cầu, bảo đảm kiềm chế lạm phát thấp hơn và thúc đẩy tăng trưởng cao hơn năm 2012.
3.Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trường
Phải hết sức coi trọng các giải pháp tạo cầu, trên cơ sở tạo cầu mà khơi thông nguồn cung, hướng ưu tiên của chính sách tài khóa, tiền tệ vào các đối tượng, lĩnh vực có mức tăng cầu lớn. Đó là khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, nhà ở xã hội, ký túc xá… Đây cũng là một giải pháp để cải thiện đời sống nhân dân và các đối tượng còn nhiều khó khăn.
Trong hạn mức bội chi ngân sách được phê duyệt, phải tìm các nguồn lực để tăng tổng cầu, hỗ trợ thị trường; sớm công bố các biện pháp về thuế để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp. Tăng nguồn cung tín dụng với thời gian dài hơn và lãi suất thấp hơn cho người mua nhà để ở nhằm giảm tồn kho bất động sản. Hỗ trợ thích hợp, kể cả khoanh nợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời. Ban hành cơ chế mới về bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Kiên quyết ngăn chặn nạn buôn lậu, nhập khẩu các mặt hàng không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh, an toàn, phòng dịch.
Cần nhấn mạnh rằng, các giải pháp chính sách tuy rất quan trọng nhưng cũng chỉ có tác động hỗ trợ, sự chủ động của các doanh nghiệp là yếu tố quyết định. Các doanh nghiệp phải biết biến khó khăn thành cơ hội đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần. Phải triệt để tiết giảm chi phí, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, hạ giá bán để giảm nhanh tồn kho, tích cực triển khai các giải pháp mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
4. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đề cao trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực thi công vụ
Có thể chế và chính sách tốt là rất quan trọng nhưng chưa đủ. Thể chế và chính sách được vận hành thông qua thủ tục hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức. Đây cũng là công đoạn thường phát sinh tiêu cực. Phải kiên quyết loại bỏ các thủ tục không cần thiết, tăng cường kỷ luật kỷ cương, trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực thi công vụ và xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu. Mở rộng việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đến tất cả các huyện. Các cơ quan hành chính nhà nước phải công bố công khai mọi thủ tục hành chính với quy trình và thời hạn xử lý cụ thể, bảo đảm có tiến bộ mà người dân và doanh nghiệp có thể so sánh được. Cán bộ công chức phải nhận thức rõ trong mối quan hệ công vụ, người dân là chủ thể quyền còn cán bộ công chức là người thực thi trách nhiệm, là người phục vụ dân.
Các bộ ngành, địa phương phải giám sát chặt việc thực hiện trách nhiệm của cán bộ công chức thuộc ngành, địa phương mình. Tăng cường kiểm tra việc đơn giản hóa thủ tục hành chính ở các cấp và công bố chỉ số cải cách hành chính ở các địa phương. Đề nghị Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và nhân dân tăng cường kiểm tra giám sát về cải cách thủ tục hành chính và trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ công chức trong từng nội dung quản lý, đồng thời tăng cường chất vấn, giải trình về cải cách thủ tục hành chính, tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức khi thi hành công vụ.
5.Đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế
Khẩn trương thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gắn liền với việc giải quyết nợ xấu. Đây là hai quá trình liên quan chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Việc giải quyết nợ xấu phải thực hiện theo nhiều phương cách khác nhau ở từng tổ chức tín dụng cũng như ở cấp quốc gia, trong toàn nền kinh tế. Đây là công việc rất phức tạp, nếu không triển khai ngay, nợ xấu sẽ tăng thêm, việc xử lý sẽ càng khó khăn và nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng trì trệ. Không thể thấy hết mọi vấn đề cùng một lúc, điều cần thiết là có phương hướng đúng để hành động và chỉ có hành động quyết liệt mới nhận rõ mọi khả năng và lựa chọn được giải pháp tốt nhất để xử lý.
Trong ba nội dung của tái cơ cấu nền kinh tế từ nay đến năm 2015, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước có vị trí đặc biệt quan trọng. Đây là trục kết nối chính trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, không chỉ vì doanh nghiệp nhà nước đang sử dụng nguồn lực lớn nhưng hiệu quả đạt được là chưa tương xứng mà còn do doanh nghiệp Nhà nước là một chủ thể quan trọng trong đầu tư. Doanh nghiệp nhà nước cũng đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức tín dụng của nền kinh tế, có tỷ lệ nợ xấu khá cao trong tổng nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Cải cách doanh nghiệp nhà nước còn tạo ra đột phá trong việc tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Các tập đoàn và tổng công ty nhà nước phải tập trung nguồn lực vào lĩnh vực kinh doanh chính nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách công nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, hỗ trợ sự phát triển của khu vực tư nhân. Phải thực hiện công khai minh bạch, áp đặt kỷ luật thị trường trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế thực hiện chức năng chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp. Tăng cường giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
6. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất chú trọng đến việc bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, công tác này càng phải được coi trọng, đặc biệt quan tâm các đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương. Trong năm 2013 phải tập trung đẩy mạnh giảm nghèo nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hỗ trợ các đối tượng cận nghèo và những hộ vừa thoát nghèo vươn lên giảm nghèo bền vững.
Ngoài chương trình 30a, Chính phủ đã quyết định một số chính sách mới cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao. Coi trọng phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng tái định cư, bảo đảm cho đồng bào ta có cuộc sống ổn định, tiến tới phải tốt hơn nơi ở cũ, coi đây là tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả tổng thể của bất kỳ một dự án đầu tư nào có gắn với thu hồi đất và tái định cư dân trong vùng dự án. Tiếp tục dành ưu tiên cho những người có công với nước, bảo đảm có mức sống không thấp hơn mức trung bình của dân cư trên cùng địa bàn.
Trong khi tập trung thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, phải đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ trên các lĩnh vực khác, đặc biệt chú trọng bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền quốc gia và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Phát huy những tiến bộ đã đạt được, kiên quyết khắc phục yếu kém, đề cao trách nhiệm, tinh thần tự lực tự cường, truyền thống đoàn kết - chung sức chung lòng, nhân dân ta, đất nước ta nhất định sẽ vượt qua khó khăn thách thức, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.
(Chinhphu.vn) 

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Bộ máy tham nhũng sao hút được người tài?

(VNN) - Khi bộ máy còn tham nhũng, quan liêu lãng phí ở mọi cấp mọi ngành thì làm sao thu hút và trọng dụng được nhân tài - Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an bình về dự thảo nghị định thu hút công chức tài năng đang được Bộ Nội vụ soạn thảo.
Người đứng đầu phải biết cầm cân nảy mực
Dự thảo nghị định thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng công chức tài năng do Bộ Nội vụ soạn thảo đưa ra đối tượng rất rộng, là những người đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, tốt nghiệp đại học từ loại giỏi trở lên… Xác định công chức tài năng dựa vào yếu tố “bằng cấp” như vậy theo ông có quá rộng và liệu có làm nảy sinh tiêu cực?
- Ý tưởng nêu trong đề án rất tích cực, với mong muốn thu hút được nhiều người tài vào khu vực công. Đồng thời, nó cũng phù hợp với xu thế hiện nay là cạnh tranh nhân tài.
Để nhận diện thế nào là công chức tài năng, ban soạn thảo đưa ra căn cứ yếu tố đầu vào, đó là tiêu chuẩn phải tốt nghiệp khá giỏi ĐH, thạc sĩ.
Tuy nhiên, trong cuộc hội thảo vừa qua ở Hải Dương, nhiều người chưa tán thành tiêu chí này. Tài năng trong lĩnh vực học tập nghiên cứu và tài năng thực hành khác nhau. Một người có thể giỏi trong lĩnh vực chuyên môn hẹp nhưng khi dự tuyển làm công chức cũng cần đáp ứng  các tiêu chí khác nữa.

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Người đứng đầu giỏi, công tâm mới tập hợp được người giỏi. Ảnh: VietNamNet
Do các tiêu chí để xét công chức tài năng chưa có nên đánh giá chủ quan của người đứng đầu có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, người đứng đầu cơ quan phải là người biết cầm cân nảy mực, công tâm, biết thu hút và tập hợp được những người giỏi và tốt xung quanh mình. Chỉ khi đó mới đưa ra quyết định chính xác để tuyển lựa được người tài.
Theo đề án thì ai đủ điều kiện đạt bằng khá giỏi sẽ được thủ trưởng tuyển thẳng. Nhiều người vẫn e ngại tiêu chuẩn bằng cấp sẽ làm nảy sinh tiêu cực?
- Bằng cấp là cần thiết nhưng không phải khi nào cũng tương đương với năng lực giải quyết công việc. Nhất là với chất lượng đào tạo như hiện nay.
Tôi cho rằng phải đi bằng cả hai chân. Một mặt công nhận tiêu chuẩn bằng cấp, nhưng mặt khác vẫn phải thông qua hình thức thi tuyển công bằng. Chỉ có ngoại lệ với một số cá nhân mà tài năng đã được thừa nhận và khẳng định. 
Hình thức thi tuyển, điều kiện, tiêu chí, vị trí tuyển dụng phải công khai.
Dự thảo cũng nêu, cán bộ, công chức ở các vị trí lãnh đạo, quản lý, các cấp ủy Đảng và tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm phát hiện và tiến cử, giới thiệu những người có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực đáp ứng được ngay yêu cầu… và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề nghị, tiến cử của mình. Quy định này liệu có khuyến khích việc giới thiệu người tài?
- Quy định nói trên mang ý nghĩa là ràng buộc trách nhiệm của người tiến cử, nhưng theo tôi tất cả những người được thủ trưởng tiến cử cũng phải thông qua thi tuyển chứ không phải hễ được tiến cử thì mặc nhiên đưa vào bộ máy. Làm như vậy sẽ nảy sinh tiêu cực.
Tuy nhiên, người tài thường có tính tự trọng rất cao, chỉ e nếu áp dụng cơ chế thi tuyển cào bằng có thể sẽ không khích lệ được họ vào làm việc ở cơ quan nhà nước?
- Bởi vậy mà nhân tố công khai rất quan trọng. Thông tin về chỉ tiêu tuyển dụng, điều kiện và kết quả tuyển dụng cần công khai, minh bạch. Hội đồng chấm thi cũng phải hết sức khách quan, với một đề bài hợp lý.
Tôi đồng tình với quy định cho phép tiến cử nhưng phải xem đó chỉ là tiền đề bước đầu, sau đó vẫn phải thông qua thi tuyển.
Đối với các vị trí quản lý tôi vẫn ủng hộ xu hướng phải thi tuyển cạnh tranh, với nhiều ứng viên và phải tranh cử công khai.
Bộ máy phải trong sạch
Ngoài việc tuyển dụng thì cơ chế đãi ngộ và môi trường làm việc để người tài có cơ hội cống hiến là rất quan trọng. Đề án đã giải quyết được vấn đề này chưa, thưa ông?
- Đề án đã mạnh dạn đưa ra nhiều ý tưởng mới về cơ chế đãi ngộ, đảm bảo quyền lợi cho công chức tài năng. Tất nhiên với người có tài năng thì phải có cơ chế biệt đãi chứ không thể đối xử cào bằng. Nhưng ngoài ra, người tài cần có nhu cầu được ghi nhận công trạng bằng các hình thức tuyên dương, khen thưởng, rồi một môi trường làm việc phù hợp để phát triển tài năng. Các vấn đề này chưa được nói đến trong đề án.
Mấy năm trước đã xuất hiện một dòng chảy những người tài rời khỏi khu vực cơ quan nhà nước mà lý do phần lớn là do họ cảm thấy môi trường làm việc bế tắc không phát huy được năng lực.
Có ý kiến cho rằng, gần đây chính sách thu hút nhân tài được Bộ Nội vụ và nhiều địa phương triển khai song chưa thực sự phát huy tác dụng? Theo ông, nguyên nhân của tình trạng trên là gì và cần khắc phục như thế nào?
- Theo tôi, song song với việc thu hút, bồi dưỡng, đãi ngộ nhân tài, phải xây dựng một bộ máy trong sạch. Để làm điều này chỉ riêng Bộ Nội vụ không thể đảm đương được mà phải có quyết tâm chính trị từ cấp cao nhất. Cái gốc của việc tạo lập môi trường làm việc trong sạch, đó là phải khắc phục được tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng, tha hóa. Người đứng đầu phải giỏi, công tâm thì mới tập hợp được người giỏi. Đó là cái khuôn. Không bao giờ có 1 sản phẩm tròn với 1 cái khuôn méo.
Một khi bộ máy còn để xảy ra tham nhũng, quan liêu lãng phí ở mọi cấp mọi ngành thì làm sao hy vọng có thể thu hút và trọng dụng được nhân tài.

Lê Nhung
(VNN) 

Ung thư tuyến nước bọt thường "tấn công" đối tượng nào?

Ung thư tuyến nước bọt có thể bắt đầu trong bất kỳ bộ phận nào thuộc tuyến nước bọt như ở cổ, miệng hoặc cổ họng...
Tuyến nước bọt tạo nước bọt, trong đó viện trợ tiêu hóa và giữ ẩm miệng. Có 3 cặp tuyến nước bọt lớn dưới và phía sau hàm - mang tai, dưới lưỡi và dưới xương hàm dưới. Nhiều tuyến nước bọt nhỏ ở trong môi, bên trong má và cả miệng và cổ họng. Tuyến nước bọt của bệnh ung thư thường xảy ra ở các tuyến mang tai, mà chỉ là ở phía trước của tai.



Triệu chứng
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư tuyến nước bọt có thể bao gồm:
+ Sưng trên hoặc gần hàm hoặc ở cổ hoặc miệng.
+ Tê một phần của khuôn mặt.
+ Cơ bắp yếu ở một bên của khuôn mặt.
+ Đau dai dẳng trong khu vực của một tuyến nước bọt.
+ Khó nuốt.
+ Rắc rối khi mở miệng rộng.
Nguyên nhân
Chưa rõ yếu tố gì gây ra ung thư tuyến nước bọt. Các bác sĩ biết bệnh ung thư tuyến nước bọt xảy ra khi một số tế bào trong tuyến nước bọt phát triển đột biến DNA. Các đột biến cho phép các tế bào phát triển và phân chia nhanh chóng. Các tế bào đột biến tiếp tục sống khi các tế bào khác sẽ chết. Các tế bào tích tụ thành một khối u có thể xâm nhập vào mô lân cận. Các tế bào ung thư có thể vỡ ra và lây lan (di căn) tới các vùng xa của cơ thể.
Nhưng ai cần đề phòng ung thư tuyến nước bọt
+ Người lớn tuổi: Mặc dù nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ung thư tuyến nước bọt thường được chẩn đoán ở người lớn tuổi (từ 40 trở lên).
+ Phơi nhiễm bức xạ: Bức xạ, chẳng hạn như bức xạ được sử dụng để điều trị ung thư đầu và cổ, làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt. Dưới bức xạ mạnh, chẳng hạn như được sử dụng trong chẩn đoán X-quang, cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt. Nơi làm việc tiếp xúc với các chất nhất định.
Những người làm việc với các chất nhất định, chẳng hạn như các hợp kim niken và bụi silica, có thể có tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt.
Theo bác sĩ Lê Minh Kỳ, u tuyến nước bọt là một nhóm bệnh quan trọng trong bệnh học khối u đầu cổ nói chung và bệnh của tuyến nước bọt nói riêng. Các khối u tuyến nước bọt chiếm vào khoảng 0,2 - 0,6% của tất cả các loại khối u và khoảng 2 - 4% khối u vùng đầu cổ. Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 0,6 - 0,7 trường hợp u tuyến nước bọt mới mắc/100.000 dân.


U tuyến nước bọt chủ yếu gặp ở các tuyến nước bọt chính, trong đó tuyến mang tai là khoảng 70%, tuyến dưới hàm là 8%, còn lại 22% gặp ở tuyến dưới lưỡi và các tuyến nước bọt phụ. Có đến 75% u tuyến mang tai là lành tính, 50% u tuyến dưới hàm và 80% u tuyến nước bọt phụ được tìm thấy là ác tính.
Sự phân bố rải rác của các u tuyến nước bọt phụ làm khó khăn cho việc chẩn đoán, bệnh nhân thường đến khám ở giai đoạn muộn. Hơn nữa, triệu chứng của căn bệnh này khá nghèo nàn trong khi đặc điểm mô bệnh học lại đa dạng, phong phú với các tiên lượng khác nhau đòi hỏi chỉ định điều trị phù hợp.
Tại Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung Ương, qua nghiên cứu hồi năm 2010 trên 65 bệnh nhân u tuyến nước bọt tới điều trị: u tuyến nước bọt phân bố ở mọi lứa tuổi, nhỏ nhất là 9 tuổi và lớn nhất là 70 tuổi, bệnh gặp nhiều ở nhóm 21 - 40 tuổi.
Khối u tuyến nước bọt lành tính thường gặp ở người trẻ trong khi các khối u ác tính thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Nhóm tuổi thường gặp u lành là từ 21 – 60 tuổi, còn đối với u ác tính, thường gặp ở nhóm lớn hơn 40 tuổi, chiếm 8/11 trường hợp. Nữ bị ung thư nhiều hơn nam, trong 11 trường hợp thì có 9 là nữ.
(Kiến thức)

Năm 2013 trong dự đoán của 'thầy bói'

 
2013, năm Quý Tỵ, được các nhà phong thủy cho là năm biểu tượng cho lạc quan, cải cách, trong đó các ngành như nông nghiệp, báo chí và nhà đất phát triển, trong khi ngành tài chính và ô tô còn nhiều khó khăn.
Dựa vào các yếu tố trong vũ trụ gồm kim mộc thủy hỏa và thổ, các chuyên gia phong thủy tính toán những điều thuận và bất lợi của khách quan trong từng giai đoạn và đưa ra dự đoán. Thuật phong thủy rất thịnh hành ở phương Đông, và bạn có thể tin hoặc không tin, nhưng việc xem phong thủy khá thịnh vào mỗi dịp đầu năm ở các cộng đồng người Á.
Năm 2013 là năm Tỵ, mệnh trường lưu thủy - một năm rắn mang khí âm, với nước ở trên và lửa ở dưới. Theo vòng tròn tương khắc, nước hủy diệt lửa, hai yếu tố này là xung khắc với nhau, dự báo cho một năm không yên ả với thế giới bởi sự thay đổi, cải cách hoặc những xung đột quốc tế, Raymond Lo, chuyên gia phong thủy Hong Kong, cho biết.
Rắn lại là con vật tượng trưng cho tháng 5 theo lịch phương tây, vì thế xung đột hoặc cải cách có thể bùng lên mạnh mẽ vào đầu hè. Ví dụ như những năm rắn trước đây như 1941 có sự kiện Trân Châu cảng, sự sụp đổ của bức tường Berlin năm 1989 hoặc vụ tấn công khủng bố 11/9/2001.
Về bản thân loài rắn, đây là con vật biểu tượng cho dương khí, không chỉ mang trong mình ngọn lửa mạnh mẽ và còn sinh ra khí dương, kim loại dương, như một loại vũ khí. Do đó, không loại trừ sẽ xảy ra bạo lực, xung đột trong năm nay. Tuy nhiên, năm 2013, nguyên tố nước âm lại nổi lên trên, khiến mọi việc sẽ nhẹ nhàng và khiêm tốn hơn, vì thế xung đột có thể sẽ không khốc liệt như những năm 1941, 1989 hay 2001, theo nhà phong thủy nổi tiếng nhất Hong Kong Lo.
Kang Hong Kian, nhà phong thủy ở Indonesia, cũng có quan điểm tương tự. Ông cho rằng trong năm rắn 2013 có sự tác động của cả yếu tố thủy và hỏa. Các yếu tố mạnh mẽ của nước và lửa có thể gây ra thiên tai nguy hiểm như lũ lụt và núi lửa.
Theo chiêm tinh học, rắn thuộc cung di, tượng trưng cho du lịch và thủy cũng là một yếu tố vượng cho giao thông và thông tin liên lạc. Năm thủy xà sẽ là năm thúc đẩy du lịch nhiều hơn nhưng cũng có thể gây ra nhiều tai nạn hơn, đáng sợ nhất là trên không và trên biển. Ngoài ra rắn cũng là một con vật có mình dài, tương tự như tàu hỏa, vì vậy đường sắt cũng cần dè chừng.
Về vấn đề kinh tế, theo ông Lo, thị trường chứng khoán trong năm nay sẽ phát đạt bởi yếu tố lửa thường thúc đẩy thị trường chứng khoán. Theo các nhà phong thủy học, có 5 yếu tố, thường gọi là hành, ảnh hưởng đến tâm lý của con người. Những năm hỏa thường vui vẻ, năm thủy lo sợ, năm thổ thiền định, năm kim buồn bã và năm mộc tức giận. Ví dụ như những năm hỏa từng tạo ra sự lạc quan và thúc đẩy thị trường chứng khoán như năm 2006, 2007.
Nhưng những năm sau đó, nền kinh tế thế giới có phần trồi sụt theo sự lên xuống của nước, đất và gỗ. Trong năm thủy 2012, kinh tế thế giới giậm chân tại chỗ, đặc biệt là nửa cuối năm, vì hỏa khí lụi tàn. Nhưng đến năm 2013, con rắn lửa được kỳ vọng sẽ cải thiện đáng kể môi trường kinh doanh cho thế giới và các nhà đầu tư sẽ lấy lại được sự tự tin nhờ vượng khí của chú rắn lửa. Vì vậy, đây có thể là một năm các hoạt động kinh tế và thị trường chứng khoán sẽ rất tích cực, nhất là vào mùa xuân và mùa hè.
Hỏa khí mạnh mẽ của năm nay tạo ra tâm lý tích cực, lạc quan và khiến lượng mua vào tăng cao. Vượng khí tích cực sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2014 khi ngọn lửa mạnh mẽ hơn nữa được Giáp Ngọ mang đến.
Năm 2013 với hai yếu tố nước và lửa cũng được dự đoán tốt cho các ngành công nghiệp thuộc thổ và kim. Những ngành thuộc thổ ví dụ như bất động sản, khách sạn, bảo hiểm, những ngành thuộc kim như ngân hàng, cơ khí, máy móc, ô tô và các ngành công nghệ cao. Những ngành thuộc hành mộc cũng tốt trong năm hỏa ví dụ như thời trang, in ấn, báo chí, công nghệ môi trường. Những ngành thuộc thủy như tàu bè, giao thông cũng có sự tiến bộ.
Có ngành nghề không tốt lắm chính thuộc hỏa như năng lượng, tài chính, bởi hỏa gặp hỏa mang lại rất nhiều cạnh tranh và sức nóng quá lớn. Tuy nhiên, Hỏa Xà cũng là một đại diện của giải trí và vui vẻ, được cho là sẽ mang đến sự lãng mạn và thu hoạch cho các ngành công nghiệp như điện ảnh, giải trí, nhà hàng, ông Lo nói.
Còn nhà phong thủy Indonesia thì cho rằng lĩnh vực phát đạt nhất liên quan đến thổ tức là nông nghiệp, tài chính, tài sản và dịch vụ. Dịch vụ phát triển nhà ở, cơ sở hạ tầng có sự tiến bộ. Tuy nhiên, không thực sự thuận lợi cho các ngành kinh doanh liên quan đến hành kim ví dụ như công nghiệp ô tô.
Ngoài ra, theo y học Trung Quốc, nước mang tính âm là tượng trưng cho thận và hệ sinh sản. Năm rắn cũng là năm "quý tộc" trong số những năm mang mệnh thủy. Do đó, năm Quý Tỵ cũng là một năm tốt để sinh con.
Các chuyên gia phong thủy cho rằng năng lượng phong thủy thay đổi theo từng năm, vì thế họ nhìn nhận sự phân bố năng lượng đó để dự đoán các điều thuận lợi và chuẩn bị đối phó những gì khó khăn. Họ cho rằng năm tới biểu tượng cho sự lạc quan, cải cách, sáng tạo và thịnh vượng.
Vũ Hà
(VnExpress) 

Câu Chuyện Tặng Giày

Thiền phòng yên lặng như tờ. Sự tĩnh mịch của căn phòng khiến ta có cảm tưởng như thể nơi đây trống vắng chẳng có một người nào cả. Thế nhưng đối với đại lão Hòa Thượng đang giám sát cho sự bế quan tu luyện của những người tu hành thì ông hiểu rõ ràng ngay lúc bây giờ là giờ phút tối quan trọng cho bốn mươi vị đại đức trẻ trong phòng đang cố gắng tận diệt sinh tử quan để họ có thể trở thành những bậc đại giác ngộ.

Sinh tử quan cũng chính là tình dục quan. Nếu như tình dục trong lòng không dứt được thì sự sinh tử sẽ luân hồi mãi mãi. Đại lão Hòa Thượng hoang mang không biết rồi đây bốn mươi vị đại đức trẻ này có thuận lợi xuất quan với sự thành tựu viên mãn hay không?

Trong giây phút khẩn trương đó bỗng bên ngoài thiền phòng có tiếng lao xao tranh cãi. Nhà sư giữ trật tự bên ngoài thiền phòng đang ra sức cản ngăn nhưng hình như đã vô hiệu trước sự xâm nhập của một người lạ mặt nào đó. Đại lão Hòa Thượng vừa chợt mở mắt thì cửa thiền phòng đã bị đẩy tung ra. Bốn mươi vị đại đức cũng chợt mở bừng mắt. Trước mặt họ xuất hiện một thiến nữ áo lục đang đứng nhoẻn miệng cười tươi tắn nhìn thẳng vào mặt mọi người. Dáng dấp thiếu nữ thanh tân duyên dáng, nàng nở nụ cười hàm tiếu khoe một hàm răng trắng đều như hạt bắp, nhất là hai đồng tiền xinh đẹp nơi cửa miệng nửa e ấp, nửa tinh nghịch khiến cho người nào nhìn thấy cô chắc chắn sẽ còn giữ mãi một dư vị êm ái trong đời của họ.
Thoát khỏi sự cám dỗ
Lão Hòa Thượng chắp tay cung kính lên tiếng hỏi:
-  Chẳng hay nữ thí chủ xông vào thiền phòng chúng tôi với mục đích gì đây?
Thiếu nữ tươi tắn trả lời:
-  A di đà Phật, bạch thầy, con nghe nói các vị đại đức đang trong giai đoạn bế quan thoát vòng tục lụy sinh tử nên con phát nguyện với Tam Bảo mang đến đây trao tặng mỗi vị một đôi giầy vải.
Lão Hòa Thượng bình thản trả lời:
- Thiện tai, chúng tôi hoan hỉ đón nhận tặng vật của thí chủ, vậy xin nữ thí chủ để lại những đôi giày, đợi khi nào xuất quan, chúng tôi sẽ phân phát lại cho các vị thiền sư.
Thiếu nữ nghiêng mặt lắc đầu, nàng e ấp nói:
-  Bạch thầy từ bi, con đã phát nguyện là sẽ tận tay mang mỗi đôi giày vào chân của những vị bồ tát trẻ này.

Bốn mươi vị đại đức trong thiền phòng bất chợt cảm thấy quả tim của họ đập mạnh thêm vài nhịp. Những kẻ tu hành nghe thiếu nữ nói sẽ tự tay mang giày vào chân họ, một số vị trong số bốn mươi người nầy bỗng nhiên cảm thấy trong lòng họ dâng lên một nỗi niềm khao khát …
Đại lão Hòa Thượng nhắm mắt thở dài, ông ngần ngừ một chặp rồi chắp tay trả lời:
- Nếu thật lòng nữ thí chủ đã có tâm nguyện như vậy thì xin mời thí chủ cứ tự tiện làm theo lời nguyện ước của mình đi.

Thiếu nữ vui mừng mở lấy túi giày nàng mang theo rồi tiến đến trước mặt từng vị đại đức. Nàng khoan thai ngồi xuống trước mặt họ rồi tự tay tháo những đôi giày cũ bẩn rách ra rồi đổi lấy đôi giày mới cho mỗi một vị tăng sĩ. Mỗi vị đại đức sau khi được thay giày đều có cùng một cảm giác lâng lâng vì mùi hương thoang thoảng từ trong người của nàng thoát ra vẫn còn tiếp tục phảng phất trong không khí . . . 
                .
Sau khi thay giày cho đến vị tăng sĩ cuối cùng, thiếu nữ đứng dậy cúi chào đại lão Hòa Thượng rồi bước lui ra cửa thì lúc đó nàng mới hay cửa thiền phòng đã bị khóa kín tự bao giờ. Thiếu nữ quay lại ngạc nhiên hỏi đại lão Hòa Thượng:
- Bạch thầy, đệ tử đã làm xong lời tâm nguyện lớn lao trong đời, xin thầy cho phép mở cửa để con được cáo lui.
Đại lão Hòa Thượng mặt lạnh như tiền. Ông gằn giọng hỏi lớn:
- Đến bây giờ mà nữ thí chủ còn muốn yên ổn bước ra khỏi cửa thiền phòng này hay sao?

Thiếu nữ điềm tĩnh trả lời:
- Vâng, con đã cúng dường giày cho các đại đức xong rồi, con xin phép được ra về.
Đại lão hòa thượng gằn từng tiếng:
- Khuấy đục nước của trăm ngàn dòng sông cũng không có tội bằng làm bẩn lòng kẻ tu hành. Hôm nay nữ thí chủ đã làm vẩn đục bốn mươi tâm hồn trong trắng tại đây mà còn muốn được toàn mạng bước ra khỏi cửa chùa này một cách yên ổn hay sao?

Thiếu nữ hoảng hốt quì xuống thưa:
- Thưa thầy, con chỉ đến đây phân phát giày cho các vị đại đức. Con cũng biết các vị pháp sư lúc nhìn thấy ngoại hình của con, tâm của họ có bị dấy động nhưng đó cũng đâu phải lỗi tại con. Xin thầy từ bi mở cửa cho con ra về.
Lão hòa thượng lắc đầu:
- Cũng được, nhưng nữ thí chủ hãy bỏ lại một vật.
Thiếu nữ vui mừng hỏi:
- Chẳng hay thầy muốn con bỏ lại vật chi?
Lão hòa thượng gằn từng tiếng:
-  Sinh mạng của nữ thí chủ.

Thiếu nữ mắt long lanh giọt lệ, nàng quì sụp xuống chân kẻ tu hành khóc nức nở.
Đại lão hòa thượng bi thiết nói:
- Chỉ vì nàng đã trồng một mầm mống xấu, một nhân duyên tội lỗi. Cho nên trước mặt thí chủ chỉ có hai con đường. Một là nàng đền mạng tại đây. Hai là nàng sẽ phải đầu thai bốn mươi kiếp ở thân phận nữ nhi làm người phối ngẫu cho bốn mươi vị tăng nhân này. Họ đã bị động tâm vì nàng mà trở thành kẻ phàm phu, không thể đột phá ra khỏi màng sinh tử. Bất kỳ trong kiếp tới họ bị luân hồi đến nơi nào thì nàng cũng sẽ luân hồi theo họ để trả lại nghiệp báo của ngày hôm nay.

Thiếu nữ kinh hoàng đứng dậy hỏi:
- Con không có con đường khác để lựa chọn hay sao?
Lão hòa thượng trả lời:
- Không. Dứt khoát chỉ có hai con đường trước mặt.
Thiếu nữ chậm rãi ngước nhìn nhà sư với đôi mắt đẫm lệ rồi nói:

- Nếu vậy xin thầy cho con một dãy lụa trắng. Con sẽ dùng sinh mạng kiếp này đền bù lại tội lỗi mà con đã làm khuấy động dục tính của bốn mươi vị đại đức chứ con không muốn tiếp tục luân hồi bốn mươi kiếp nữa trong thân phận của người đàn bà.

Nghe qua lời nói của thiếu nữ, bốn mươi vị tăng nhân trong thiền phòng đồng loạt xúc động mãnh liệt. Không ngờ một cô gái đẹp đẽ, mảnh mai mà đôi phút trước đây đã dịu dàng ngồi trước mặt họ, dùng đôi bàn tay mềm mại của nàng mang giày cho họ đã làm cho trái tim của họ nhịp mạnh thêm mấy nhịp thì nay lại sắp sửa kết liễu sinh mạng của nàng bằng một vuông lụa trắng. Một vài vị trong số 40 người này bất chợt thở dài, một vài vị lẩm bẩm đọc cho nàng bài chú đại bi trong sự thương tiếc . . . .

Thiếu nữ đã kết liễu cuộc đời của nàng. Xác của nàng treo ngay trên xà nhà trước cửa phòng tham thiền. Mấy phút trước đó đang còn là một sinh mạng mỹ miều đẹp đẻ làm rung động bốn mươi con tim mà mấy phút sau đó nàng chỉ còn lại một xác chết cô đơn. Tuy mặt của nàng không còn sắc máu nhưng dung mạo đó vẫn không mất đi về đẹp mỹ miều. Bốn mươi mái đầu đồng thời gụt xuống, những lời tụng niệm, những tràng kinh xám hối tiếp tục vang lên đều đặn.

Ba hôm sau, xác chết của nàng bắt đầu phát ra mùi hôi thối. Gương mặt xinh xắn bây giờ giờ đã biến thành vàng bủng. Bốn mươi vị đại đức mắt vẫn nhắm nghiền tiếp tục chiến đấu với ý chí của họ trước cơn thử thách. Thêm hai ngày nữa trôi qua, xác của thiếu nữ bắt đầu mục rửa, chảy nước vàng ra nhơ nhớp. Đến ngày thứ bẩy toàn thể bốn mươi vị đại đức đã không còn kiên nhẫn được nữa. Lúc đầu chỉ có một vài người nôn mửa nhưng không bao lâu sau đó thì hầu như người nào người nấy đều nhốn nháo đồng thanh xin phép sư phụ cho phép mở cửa thiền phòng để tẩy uế căn phòng tu hành của họ. Lúc nầy đại lão Hòa Thượng mới mở mắt ra.

Ông đảo cấp mắt sáng nhìn các đệ tử rồi lên tiếng hỏi:
- Tất cả mọi người đều muốn ra khỏi Thiền phòng này, phải không?
Bốn mươi tiếng trả lời cùng lúc vang lên.
- Thưa sư phụ, quả đúng như vậy.
Lão hòa thượng chỉ vào xác chết mục rữa của thiếu nữ rồi hỏi nhanh:
- Ai có thể cho ta biết thiếu nữ này là ai không?
Bốn mươi khuôn mặt ngơ ngác nhìn nhau. Trong lòng bốn mươi vị tăng nhân này không có một câu giải đáp nào khả dĩ thõa mãn được câu hỏi của đại lão Hòa Thượng. Lão hòa thượng tiếp tục hỏi:
- Có ai còn muốn tiếp tục cận kề với nữ thí chủ này không? Có sự việc gì trên đời này còn làm cho các người động tâm không?
Bốn mươi người cùng vang len một tiếng trả lời chung:
- Không.
Đại lão Hòa Thượng gật gù:
- Tốt lắm, các người có thể xuất quan được rồi đó.
Xác chết của thiếu nữ được mọi người dùng một vuông vải vàng quấn lại. Bốn mươi bàn tay cũng xúm xíu mang thi hài của thiếu nữ đặt trên một chiếc chõng tre rồi khiên ra ngoài thiền phòng. Tuy nhiên trong lòng những vị sư trẻ còn tiếp tục thắc mắc vì mọi người không ai biết được thân thế của thiếu nữ.

Đại lão Hòa Thượng đứng ra chủ toạ buổi lễ cầu siêu cho thiếu nữ, sau đó ông trang nghiêm nói với mọi người.
- Không phải các người muốn biết nàng ta là ai hay sao? Được rồi, sau khi ta rời khỏi nơi đây, các người hãy đến xem mặt nàng lần cuối.
Nói xong, vị sư phụ già thong thả bước về phía liêu phòng của ông . . .

Khi vuông lụa màu vàng được vén lên, mọi người kinh hoàng la lên những tiếng thất thanh. Trên chiếc cáng đâu phải là xác chết của thiếu nữ mỹ miều mục rữa hôi thối chảy đầy nước vàng mà họ đã trông thấy mấy ngày hôm nay, trước mặt họ là một bức tượng Quán thế Âm Bồ Tát mà họ thấy thường ngày thờ phượng ở bên phải chánh điện của ngôi chùa. Những vị đại đức bàng hoàng kinh ngạc. Mọi người cung kính mang tượng đức Bồ Tát an vị vào vị trí cũ. Họ nghĩ rằng đấng từ bi Quán Thế Âm đã hiện thân giúp họ hiểu thấu mọi nhân duyên giữa những con người và ngài đã cho họ một cơ hội thử thách ý chí trong thời gian tu học. Thế nhưng trong lòng họ còn một mối thắc mắc là hình như đại lão Hòa Thượng là người thông suốt mọi chi tiết trong câu chuyện mà họ đã kinh qua từ đầu đến cuối. Mọi người nghĩ rằng họ cần phải tìm đến sự phụ để hỏi cho ra lẽ.  Khi vào đến liêu phòng của sự phụ, mọi người mới bật ngửa ra: Sư phụ của họ, đại lão Hòa Thượng đã ngồi trên bộ đoàn tọa hóa viên tịch từ lúc nào rồi.

Đó chính là Thiền.Thiền mang đến cho ta một sự Gợi Ý,chứ không phải một niềm Hối Tiếc
Phạm Huê bần đạo.