Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Thứ Sáu, 28-03-2014 - TRUNG QUỐC LẦN LƯỢT Ở BIỂN ĐÔNG TRONG KHI THẾ GIỚI TẬP TRUNG VÀO CRIMEA?

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Quả phụ tử sĩ Hoàng Sa chờ mua nhà (BBC).
- 5 tỉ ban đầu ra mắt Quỹ hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông: Mừng và lo (Chép sử Việt). “Lo trước tiên là tổ chức này vẫn không thoát khỏi mô hình giống bao nhiêu tổ chức “quốc doanh” khác, vẫn nửa nhà nước, nửa tư nhân... Theo VTV, thì “Quỹ chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan” và có “kinh phí mức ban đầu là 5 tỷ đồng”. Như vậy thì đích thị nó là một một tổ chức hoàn toàn của nhà nước rồi, và số tiền đó là tiền ngân sách nhà nước.”
- Vừa được TT Nguyễn Tấn Dũng “vui vẻ nhận lời” mời sang thăm, TQ liền ngang nhiên thúc đẩy xây dựng chính quyền ở Trường Sa (TN/Chép sử Việt).
- Tàu Hải quân Việt Nam tham gia diễn tập với ASEAN và đối tác (VOA). - Tàu ngầm mini tự chế lại chạy thử nghiệm trong hồ (TN). - Hôm nay, Nga hạ thủy tàu ngầm Kilo Đà Nẵng cho Việt Nam (Soha).
- ASEAN, Trung Quốc và Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (NCQT).
- Biển Đông : Trung Quốc lại đả kích Philippines về vụ kiện đường lưỡi bò (RFI). – Ngư dân Philippines tránh xa vùng biển tranh chấp với Trung Quốc (VOA).
- Người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu: Tự do cho con bò (DCCT). – Mời xem lại: Hoàng Dũng CDVN – Thăm người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu (Dân Luận).
- Nhân quyền Việt Nam sau UPR (RFA). – Phạm Chí Dũng: HR. 4254: Nước cờ thứ hai của thế “triệt buộc” (RFA). – Thương mại và Nhân Quyền (RFA). – Vi phạm nhân quyền ở Việt Nam : Ai sẽ bị chế tài? (RFI).
Người dân Sơn Hải tập trung trước ủy ban
Người dân Sơn Hải tập trung trước ủy ban
<- NÓNG: Người dân Ninh Thuận biểu tình ngày 27/3/2014 phản đối việc khai thác titan và công an bắt người vô cớ (Dân Luận). “Theo người dân Sơn Hải kể thì công ty Quang Thuận này là của một chủ người Trung Quốc liên kết với một số quan chức Ninh Thuận, khai thác quặng titan ở Sơn Hải, làm sụt mất mạch nước ngầm, ô nhiễm và ảnh hưởng trầm trọng cuộc sống của dân địa phương.” Hội CTNLT: Tuyên bố phản đối việc bắt giam người dân Thuận Nam, Ninh Thuận (Hội CTNLT).
- Ông Trần Văn Sang và ông Trần Văn Miên, dân oan mất đất ở Dương Nội bị bắt (Nguyễn Tường Thụy). – Nóng – dân Dương nội bao vây viện kiểm sát vì công an bắt người trái luật ! (Lê Hiền Đức). – Nhà cầm quyền giải quyết mâu thuẫn xã hội hay tạo đóm lửa? (DCCT). – Quê Hương! (DLB).
- Sách dạy học sinh về vụ xử bà Nguyễn Thị Năm trong “Cải cách ruộng đất”: Ấn cổ bọn nó xuống! (FB Dung Dang). “Hoan hô chính sách ruộng đất của Đảng và Chính phủ! Đả đảo địa chủ gian ác Nguyễn Thị Năm! Đả đảo cường hào Hàm! Ấn cổ nó xuống!
- ‘Cần tức thời giải quyết các vụ cưỡng chế đất đai ở Việt Nam’ (VOA). – Các chuyên gia nhân quyền Liên Hợp Quốc: Những trường hợp chiếm đoạt đất đai ở Việt Nam cần phải được giải quyết ngay lập tức (Dân Luận). - “Lệnh bài của Bao Công ném xuống, chúng tôi phải chấp hành” (GDVN).
Tham nhũng dưới chế độ Cộng sản  (DLB). – Thư Bá tước De Balais gửi Nhật Hoàng Akihito (DLB). – Không thể nói: “Người Việt Nam ăn cắp”! (DLB).
- Nguyễn Thiện Nhân: Putin và Lý Quang Diệu là những giá trị tồn tại trong môi trường đa nguyên đa đảng (GPDC). “Nhưng cần nhận thức rõ rằng những giá trị như Putin, Lý Quang Diệu, Ikeda Hayato, Park Chung Hee… đều được phát huy trong môi trường đa nguyên đa đảng: một điều mà hai bài viết trên đã cố giấu đi“.
- Không thể cứ nói Việt Nam ngày nay khá hơn trước đây 20 năm khi nó vẫn tụt hậu so với các nước trong khu vực (DCCT).
- Dạ Thảo Phương – Đàn ông, đàn bà, và thủ tướng (trao đổi với tiến sĩ Từ Huy) (Dân Luận).
- CHUC THUẦN: NGƯỜI VỢ TÙ CẢI TẠO (Sơn Trung).
- Nguyễn Văn Tuấn – Nguyễn Văn Linh trong cuốn Bên Thắng Cuộc II: Quyền Bính (Dân Luận). – André Menras, Hồ Cương Quyết: Lang thang trên Facebook: mấy điều bộc bạch câu được câu chăng về chuyện hòa giải dân tộc và lòng khoan dung (Boxitvn).
- Lộc Phạm – Người ta cũng chẳng buồn ái ngại với hai chữ “lịch sử” (Dân Luận).
- Lăng Bác: bị quấy phá, dựng “chiến lũy” bảo vệ? (Chép sử Việt). “Thật là sáng kiến, dân vừa được “đi bộ”, Bác nằm trong Lăng đỡ nghe tiếng xe cộ ồn ào, mà lại yên tâm hơn vì hạn chế được những kẻ liều lĩnh tới phá giấc ngủ của Bác. Có mất mỹ quan, nhếch nhác một chút cũng không đáng kể, an toàn là trên hết.”
- Vụ luận văn Nhã Thuyên: Giấy mời và buổi làm việc sáng 27 Mar (Jungle Poetry). “Tôi được thông báo về việc có hai quyết định: Quyết định thu hồi bằng và quyết định huỷ luận văn thạc sĩ. Ngoài ra không có bất cứ giấy tờ nào khác. Tôi không đồng ý nhận các quyết định này vì tôi cho rằng hai quyết định này hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý và minh bạch về các thông tin: như hội đồng chấm, các biên bản nhận xét của hội đồng, v.v…” – Luận văn, phê bình luận văn và… (Boxitvn).
- Facebooker Vũ Thị Phương Anh: “Tôi muốn hỏi các bạn bè trên fb của tôi hoạt động trong lĩnh vực pháp luật và giáo dục:  Nếu một người bị tước bằng nhưng không được cung cấp thông tin về cơ sở cho việc tước bằng ấy, mà chỉ được nhận quyết định về sự việc đã rồi, thì điều đó có đúng không? Và có quy định nào bảo vệ họ khỏi những quyết định sai trái (ví dụ, trù dập cá nhân, hoặc quyết định dựa tin đồn vu vơ hoặc diễn giải chủ quan không có căn cứ khoa học) hay không? Hay, một khi đã quyết định rồi thì họ đành phải chấp nhận?
- CHUYỆN DẠY VÀ HỌC VĂN Ở NƯỚC VIỆT THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH (Hồ Hải). “Đạo cộng sản đã phá nát đến 8 thế hệ Việt Nam rồi. Đất nước hôm nay tan đàn xẻ nghé, đạo đức suy đồi, văn hóa loạn lạc, con người không có phương hướng để sống chưa đủ hay sao, mà ngành giáo dục còn có những đề văn không thực tế, kiềm hãm tư duy trẻ đến như thế này? Liệu đảng cầm quyền còn muốn hãm hiếp cả xác lần hồn dân Việt đến bao giờ nữa?
- Suy thoái đạo đức hiện nay (RFA).
- Phạm Gia Minh: MẤY LỜI BÀN THÊM CÙNG KIẾN TRÚC SƯ TRẦN THANH VÂN (Boxitvn).
- Vụ Đinh Đức Lập: Kẻ bằng giả sử dụng kẻ bị kỷ luật để nịnh sếp và giám sát phản biện xã hội (Bà Đầm Xòe). “Sẽ ra sao đây khi một kẻ bằng giả chưa bị kỷ luật ở Trung ương Đoàn chạy sang MTTQ để tránh án, bị kỷ luật ở báo Đại Đoàn Kết lại sử dụng kẻ chuyên đi ‘làm tiền’ bị đuổi việc ở báo bạn đi viết những bài dạy dỗ, lên mặt đạo đức và giám sát, phản biện xã hội?
- Nhìn lại những vụ hối lộ khủng có yếu tố nước ngoài (RFA). – Bộ trưởng Thăng lập tổ xác minh vụ JTC (BBC). – Bộ Giao thông lập đường dây nóng nhận thông tin hối lộ (RFA). – Nghi án hối lộ ODA: Việt Nam ra lệnh cho 10 quan chức giải trình (VOA). - Bộ GTVT lập đường dây nóng về nghi án hối lộ (TN). - “Kính thưa các đồng chí bị lộ và chưa lộ” (Tầm nhìn). - Bộ trưởng Thăng: Chưa có thông tin từ đoàn sang Nhật (DT). - TP HCM sẽ làm rõ nghi vấn ‘bôi trơn’ 2,8 triệu USD (VNE). – Nghi án hối lộ 16 tỷ: ‘Cái giá phải trả cho ‘Bộ Đường sắt’ (NĐT). - Quá xấu hổ! (NLĐ).
‘Ở ủy ban không có bôi trơn, lắc léo’ (TN).
- Nguyễn Hữu Quý: Chẳng ngạc nhiên khi chuyên gia Nhật Bản khẳng định “Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình” (Boxtivn).
- Quốc hội lo lắng kinh phí tổ chức Asiad 18 – 2019: Vô thế? (DV). Xem đây tấm gương: Sochi hóa “thành phố ma” sau Thế vận hội (VnEco).
- Đinh La Thăng, Cầm đèn chạy trước ô tô (Lương Kháu Lão). - Khoản “vênh” nghìn tỷ trong dự án cao tốc Cầu Giẽ sẽ về đâu? (ĐS&PL).
Khung cảnh hoang tàn và thành bãi thả bò của KCN Hoàng Mai.
Khung cảnh hoang tàn và thành bãi thả bò của KCN Hoàng Mai.
Vụ công an dùng nhục hình: Các bị cáo phủ nhận lời khai của nhau (NLĐ). - Xử vụ 5 công an dùng nhục hình: Ăn cơm trong tiếng kêu la của nạn nhân (DV). – Quốc hội phải kiểm tra xem có phải “HCM không có bức cung, nhục hình” hay không! (NLĐ/Chép sử Việt).
- Cười sặc cách trả lời của nhà Ma học (Chu Mộng Long).
- Nữ tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật, đáng thương hay đáng trách? (Gocomay). – ‘Không dung túng’ vụ Vietnam Airlines (BBC). -  ‘Xử lý nghiêm’ vụ Vietnam Airlines (BBC). – Đình chỉ công tác 5 nhân viên Vietnam Airlines (RFA). - Những điều khó nói của tiếp viên hàng không (Soha). - Nữ tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt ở Nhật khai gì? (VTC). - Vụ bắt tiếp viên VNA: Yêu cầu dẫn độ 4 tiếp viên, 1 cơ phó (NLĐ). - Nghi chuyển hàng ăn cắp: Vietnam Airlines tạm đình chỉ thêm bốn tiếp viên (TBKTSG). - Buôn lậu – nghề siêu lợi nhuận của tiếp viên hàng không? (VOV). - Vụ tiếp viên VNA bị bắt giữ: Đình chỉ 5 người (MTG). – Người Việt và TQ phạm tội kỷ lục ở Nhật (BBC).
- Trại phát triển kỹ năng lãnh đạo cho thế hệ trẻ Mỹ gốc Việt (RFA).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “như được trở về nhà” khi đến thăm chính thức Cuba (LĐ).
- Vi phạm quyền lao động quốc tế, Việt Nam khó vào TPP (ATO/ TCPT).
-Thân nhân của nhà tranh đấu TQ chết trong tù tiếp tục bị đe dọa (VOA). – Trung Quốc : Một nhà ly khai nổi tiếng ra tù sau 5 năm thụ án (RFI). – Ân xá Quốc tế : Trung Quốc tiếp tục hành quyết tử tù nhiều nhất thế giới (RFI). – Trung Quốc tăng cường an ninh mạng (RFI). – Michelle Obama Đề Cập về Tự Do trong Bài Phát Biểu tại Trung Quốc (ĐKN).
- HRW tố cáo Cam Bốt trục xuất người Duy Ngô Nhĩ (RFI).
- Bất Mãn Việc Chính Phủ dùng Bạo Lực, Sinh Viên Phát Động Bãi Khóa, Hơn 40 Trường Hưởng Ứng (ĐKN).
Hàn Quốc bắt tàu cá Triều Tiên với cáo buộc vượt hải giới (TTXVN). - Hàn Quốc phát hiện âm mưu tấn công của tin tặc Triều Tiên (TTXVN).
- Sinh viên Bắc Hàn và ‘mái đầu lãnh tụ’ (BBC). – Bắc Hàn nói xấu Tổng thống Nam Hàn (BBC). – Bắc Triều Tiên công kích Tổng thống Nam Triều Tiên (VOA).
- Mỹ-Hàn tập trận quy mô nhất từ hai thập kỷ (RFI).
Thủ tướng Thái Lan thất bại trong việc trì hoãn điều trần tham nhũng (DT).
- Một tổ chức nhân đạo bị tấn công tại miền tây Miến Điện (RFI). – Tín đồ Phật giáo tấn công văn phòng nhóm cứu trợ ở Miến Ðiện (VOA).
Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la kêu gọi chấm dứt biểu tình bạo lực (ND).

- Vụ 5 công an đánh chết người dân: Phải xử tội giết người mới đúng! (PLTP).
KINH TẾ
- Bẫy thu nhập trung bình đã là hiện thực (RFA).
Chơi Bitcoin như chơi dao! (NLĐ).
Giá vàng tiếp tục lao dốc, lượng mua tăng lên đáng kể (LĐ). - Xu hướng giảm giá vàng vẫn tiếp diễn (SM).
Nhận định chứng khoán ngày 28/3: “Tiếp tục tăng điểm” (ĐTCK). - Cổ phiếu cần quan tâm ngày 28/3 (ĐTCK). - TTCK ngày 28/3: Thị trường sẽ tiếp tục tăng điểm (DNSG). - VN-Index hồi phục nhẹ (TBKTSG).
Giá BĐS đến “xương”: Đã đến thời trở lại đầu tư? (Tầm nhìn). - Nhà đất ế ẩm, sàn bất động sản chết yểu (SM).
Giúp doanh nghiệp hành xử đúng luật (NLĐ).
3<- Đại gia điện, than lại ‘đánh tiếng’ đòi tăng giá (SM).
Xuất khẩu chậm, thanh long giảm giá (TBKTSG).
Căng thẳng Ukraina: Nga xem xét biện pháp “trả đũa” doanh nghiệp Mỹ (LĐ). - Quốc hội Nga tính trừng phạt doanh nghiệp Mỹ (KT). - Kinh tế Ukraine “chao đảo” khi Nga tăng giá khí đốt (VOV).
- Cuối năm 2013, kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh hơn (VOA).

VĂN HÓA-THỂ THAO
Hà Nội phản hồi VOV vụ trùng tu như phá đình cổ Quang Húc (VOV).
Trình Thủ tướng cho phép làm thủ tục hai hồ sơ di sản (TTXVN). - Nhiều điểm nhấn ở mùa Xuân tôn vinh văn hóa dân tộc (TTXVN).
Trình diễn công chiêng của dân tộc Jrai trong Lễ hội ăn trâu. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)
Trình diễn công chiêng của dân tộc Jrai trong Lễ hội ăn trâu. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)
Nỗ lực gìn giữ cồng chiêng của người Bahnar và J’rai (TTXVN). =>
Nghệ thuật múa rối: “Khoảng trống” đội ngũ kế thừa (TTXVN).
Sử gia thế giới đăng tải tư liệu lịch sử quý của Việt Nam (DT).
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU – KỲ 121 (Nhật Tuấn).
- Núi Đoạn Sông Lìa – phần 40 (Da Màu).
- CÔ GÁI NẰM KHỎA THÂN (Hợp Lưu).
- GIỚI THIỆU SÁCH MỚI TRONG THÁNG 3 (DĐTK).
- Từ Văn hóa biển Cham đến Hải sử Việt Nam (Inrasara).
- Trở về với văn bản văn học – con đường đổi mới phương pháp dạy học văn (Trần Đình Sử).
- Jonathan Franzen: Thời đại công nghệ số, sách điện tử và tương lai văn học (PBVH).
- Salman Rushdie (3) Fatwa, hay là văn chương trước áp chế và kiểm duyệt (Nhị Linh).
- Trịnh Công Sơn (1939 – 2001) (Phan Nguyên).
- Làng cổ KIM LAN thách thức sự lãng quên (Lê Thiếu Nhơn).
- Bắc Việt Nam.Thác Bản Giốc (Photos) (Kichbu).
Sẽ có thêm nhiều phim làm về máy bay mất tích (DT).

- VỤ CẤM HOA HẬU DIỄM HƯƠNG BIỂU DIỄN: “Căn cứ vào quy định về đạo đức của nghệ sĩ” (PLTP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Người dân tập trung tại nhà thầy giáo Đinh Văn Đương để chia buồn
Người dân tập trung tại nhà thầy giáo Đinh Văn Đương để chia buồn
Chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về ôn thi tốt nghiệp THPT 2014 (GD&TĐ).
Thay thế điểm sàn: Phương án 5 phù hợp nhất (NLĐ). - Đưa thông tin tuyển sinh đại học 2014 lên Internet (Tin tức). - Điểm mới mùa tuyển sinh 2014 của Trường ĐH Kinh tế quốc dân (GD&TĐ).
Đà Nẵng: Đề xuất điều chỉnh lại Quyết định 13 về quản lý dạy thêm, học thêm (LĐ).
<- Đồng nghiệp chia sẻ hoàn cảnh thầy giáo đột tử bất thường (GD&TĐ).
Học đại học ở Azerbaijan – một lựa chọn cho du học sinh Việt (VOV).
- Phép Siêu Tính Hé Lộ Dạng Hình Học của ‘Sự Tắc Nghẽn’ (ĐKN).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Phân phát cháo tình thương ở một bệnh viện.
Phân phát cháo tình thương ở một bệnh viện.
- Mùa hè và những bữa cơm tình thương (RFA). =>
Bộ Công Thương lên tiếng về thương lái mua hàng trái phép (PLTP).
Trốn hàng chục tỉ tiền thuế, “bộ sậu” công ty nông dược lĩnh án (DT).
Đường nát như tương (NLĐ).
98% thủy sản ở Hà Nội nhiễm chì là thông tin không chính xác (GDVN).
Cân bằng chế độ hưởng lương hưu (Tầm nhìn).
Bất cập gói hỗ trợ các hộ chăn nuôi nông hộ (VTV).
Học hỏi để tiến xa (NLĐ).
Dân khốn đốn vì nước máy nhỏ giọt (PNTP).
Nỗ lực giải cứu trái cây bị ùn ứ (NLĐ).
Xe đạp bị tẩy chay (NLĐ).
Quản lý chặt công tác duy trì vệ sinh môi trường (KTĐT).
Trung Quốc: Tranh chấp đất, đâm chết 6 người (NLĐ).
- Pistorius có thể sẽ khai trước tòa vào thứ Sáu (VOA).
- Có thể sẽ không tìm thấy nhiều nạn nhân vụ sạt lở đất ở Mỹ (VOA).

QUỐC TẾ
- Tư lệnh Quân đội Ai Cập ra tranh cử tổng thống (VOA). – Ai Cập: Tướng el-Sissi ra tranh cử Tổng thống (VOA). – Tướng Sisi từ chức để tranh cử tổng thống (BBC).
Iran hối thúc LHQ hành động vụ các binh sỹ bị bắt cóc (TTXVN).
Ấn Độ cấp tốc mua đạn xuyên giáp cho T-90S (Soha).
Trung Quốc – Pháp hợp tác về năng lượng hạt nhân (NLĐ).
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phía sau bên trái) và Tổng thống Pháp François Hollande chứng kiến lễ ký kết các hợp đồng, tại điện Elysée, Paris, 26/03/2014 REUTERS
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phía sau bên trái) và Tổng thống Pháp François Hollande chứng kiến lễ ký kết các hợp đồng, tại điện Elysée, Paris, 26/03/2014
REUTERS
Mất mặt mật vụ (NLĐ). - Obama đề xuất Chính phủ Mỹ chấm dứt thu thập dữ liệu (TTXVN).
Hợp đồng về hạt nhân của Nga có thể bị ảnh hưởng (VOV). - Nga tập trận không quân quy mô lớn gần Ukraine (TTXVN).
- Giám mục xa hoa của Đức từ nhiệm (BBC).
<- Chủ tịch Trung Quốc kết thúc thăm Pháp, gần 20 tỷ euro hợp đồng được ký (RFI).
- Philippines: Chính phủ, phiến quân MILF ký thỏa thuận lịch sử (VOA).
- Tòa án Nhật yêu cầu xét xử lại người chịu án tử hình lâu nhất thế giới (VOA).
- Vệ tinh Thái Lan phát hiện 300 vật thể ở nam Ấn Ðộ dương (VOA). – MH370: Vệ tinh Thái thấy 300 vật thể (BBC). – Vệ tinh Thái Lan phát hiện 300 vật nghi là mảnh vỡ của MH370 (RFI). - Cuộc tìm kiếm máy bay Malaysia lại bị gián đoạn vì thời tiết xấu (RFA). – Bí mật sẽ mãi mãi bao trùm chuyến bay MH370 ? (RFI). - Trung Quốc điều 8 tàu tìm máy bay MH370 ở Ấn Độ Dương (VOV).
- Singapore là quốc gia ‘bất hạnh’? (BBC).

* Video: + Bản tin video sáng 26-03-2014 (RFA); + Bản tin video tối 25-03-2014 (RFA); + Bản tin video sáng 25-03-2014 (RFA);
* VTV: + Chào buổi sáng – 27/03/2014; + Tài chính kinh doanh sáng – 27/03/2014; + Điểm báo – 27/03/2014; + Thời sự 12h – 27/03/2014; + Tài chính kinh doanh trưa – 27/03/2014; + Tài chính tiêu dùng – 27/03/2014; + Thời sự 19h – 27/03/2014; + Tài chính kinh doanh tối – 27/03/2014; + Thế giới trong ngày – 27/03/2014.

2148. TRUNG QUỐC LẦN LƯỢT Ở BIỂN ĐÔNG TRONG KHI THẾ GIỚI TẬP TRUNG VÀO CRIMEA?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 25/03/2014
Theo báo mạng Thời báo châu Á trực tuyến, trong khi nhiều người trên thế giới đang bận theo dõi Nga “nuốt gọn” Crimea, thì có khá ít người nhận ra rằng một cuộc tranh chấp lãnh thổ “ăn miếng trả miếng” cũng nguy hiểm đã bắt đầu bộc lộ vào đầu tháng này ở khu vực Biển Đông cách đó 5.000 dặm.

Tại bãi Second Thomas Shoal (Việt Nam gọi là bãi cỏ Mây, Philippines gọi là Ayungin, Trung Quốc gọi là Nhân Ái), một tốp lính thủy đánh bộ Philippines đã đồn trú từ lâu và được tiếp tế hậu cần ở trên boong tàu han gỉ của tàu BRP Sierra Madre, một tàu hải quân Philippines đã bị chìm một nửa ở bãi đá này năm 1999. Kể từ khi đó, con tàu BRP Sierra Madre và những người lính Philippines đã trở thành hiện thân cho tuyên bố chủ quyền của Manila đối với bãi đá này. Gần đây hơn, Trung Quốc đã cố gắng tìm cách làm nổi bật tuyên bố chủ quyền riêng của họ đối với bãi Second Thomas Shoal bằng việc tăng cường tuần tra xung quanh khu vực này.
Vào ngày 9/3/2014, Trung Quốc đã có một động thái nhằm chấm dứt tính nguyên trạng tại bãi Second Thomas Shoal. Lần đầu tiên trong 15 năm qua, Bắc Kinh đã ngăn chặn Manila vận chuyển đồ tiếp tế lên tàu BRP Sierra Madre. Lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc đã buộc hai tàu Philippines phải chuyển hướng đi chỗ khác. Manila đã đáp trả sự phong tỏa này bằng việc thả thành công thực phẩm và nước uống cho những lính thủy đánh bộ trên tàu BRP Sierra Madre bằng đường hàng không. Mọi chuyện phụ thuộc vào việc liệu Manila có cử một tàu hay máy bay tiếp tế khác hay không; và cũng phụ thuộc vào việc liệu Bắc Kinh có để yên cho tàu hoặc máy bay tiếp tế đó hay không, hay Bắc Kinh sẽ đuổi tàu hoặc máy bay đó đi, đánh chìm con tàu hoặc bắn hạ chiếc máy bay.
Trung Quốc tuyên bố rằng các tàu Philippines “đã được chất đầy các nguyên vật liệu xây dựng” để củng cố vị trí của Manila. Manila nói rằng các tàu này chỉ đang cổ gắng tiếp tế cho những lính thủy đánh bộ trên tàu BRP Sierra Madre “nhằm cải thiện các điều kiện sống ở đó”, chứ không phải nhằm “bành trướng hay xây dựng các khối kết cấu lâu dài trên bãi đá” này.
Sự thống trị và tuyên bố
Cách đây hơn chục năm, Trung Quốc và 10 quốc gia thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó bao gồm cả Philippines, đã ký “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC) năm 2002. Các bên tham gia ký DOC đã cam kết “giải quyết những tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải và những tranh cãi về phạm vi quyền thực thi pháp lý xung quanh đó bằng các biện pháp hòa bình, mà không dùng đến biện pháp đe dọa hay sử dụng vũ lực.” Việc Trung Quốc đe dọa sử dụng vũ lực chống lại các tàu tiếp tế của Philippines tại bãi Second Thomas Shoal hôm 9/3 đã vi phạm DOC.
Các bên ký kết DOC cũng đã nhất trí “tự kiềm chế trong việc ứng xử với những hoạt động sẽ làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định”. Nỗ lực tiếp tế của Philippines hôm 9/3 đã được lên kế hoạch để tiếp tục việc cung cấp bằng đường biển trong nhiều năm qua, vốn đã duy trì tính nguyên trạng tại bãi Second Thomas Shoal kể từ năm 1999. Điều đó không gây ra một sự phức tạp và không phải là một hành động leo thang.
Các quốc gia thương lượng DOC vào năm 2002 đã nhất trí không đưa người đến sinh sống tại những bãi đá “hiện không có người ở” tại Biển Đông. Tuy nhiên, bãi Second Thomas Shoal đã có người ở vào năm 2002. Manila đã luân phiên những lính thủy đánh bộ của họ thông qua tàu BRP Sierra Madre và qua đó chiếm giữ bãi đá này trong 3 năm trước khi DOC được ký kết. Sự phong tỏa của Trung Quốc đối với các tàu Philippines hồi đầu tháng này cũng không duy trì được cam kết của các bên ký kết DOC về việc “giải quyết các bất đồng giữa họ theo một cách thức mang tính xây dựng”,
Mỹ, quốc gia có hiệp ước phòng thủ chung với Philippines, đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại về hành động của Trung Quốc tại bãi Second Thomas Shoal. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, bà jen Psaki, tuyên bô: “Đây là một động thái khiêu khích làm gia tăng những căng thăng. Sự phân định đối với những tuyên bố tranh chấp ở Biển Đông còn chưa được giải quyết. Không nên có sự can thiệp vào những nỗ lực của các bên cùng có tuyên bố chủ quyền, để duy trì hiện trạng”.
Còn quá sớm để biết hậu quả của sự leo thang mới nhất từ phía Trung Quốc. Tuy nhiên, không phải là quá sớm để đặt hành động này của Trung Quốc trong bối cảnh lịch sử. Hãy xem xét danh sách chưa đầy đủ về những vụ việc liên quan đến cách hành xử đơn phương của Trung Quốc ở khu vực này trong thập kỷ qua:
Sự xâm chiếm của Trung Quốc đối với đảo đá ngầm Mischief (Việt Nam gọi là Đá Vành Khăn) và bãi cạn Scarborough (Bắc Kinh gọi là đảo Hoàng Nham, Manila gọi là Panatag) của Philippines; sự quấy nhiễu liên tục của Trung Quốc đối với các tàu của Việt Nam và Philippines; những hành động quyết liệt của các tàu chiến Trung Quốc xung quanh bãi cạn James (Trung Quốc gọi là bãi Tăng Mẫu), nơi Malaysia tuyên bố chủ quyền, trong đó bao gồm cả việc bắn chỉ thiên cảnh cáo; tuyên bố của Trung Quốc rằng bất kỳ người hoặc tàu nào không phải của nước này trước tiên phải xin phép mới được đánh bắt cá ở một khu vực bao trùm hơn một nửa diện tích Biển Đông; Trung Quốc từ chối làm rõ ý nghĩa của đường chữ u (còn gọi là đường chín đoạn hoặc đường lưỡi bò) rộng lớn trên các bản đồ mà Bắc Kinh sử dụng để biện minh cho chủ quyền của họ đối với các vùng nước và các đảo đá ở Biển Đông; Bắc Kinh công khai từ chối làm dịu bớt căng thẳng với Jakarta liên quan một phần Vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia ở phía Đông Natuna mà đường chữ U cắt qua; và giờ đây là việc các tàu tiếp tế của Philippines bị chặn ở bãi Second Thomas Shoal.
Hồ sơ lâu dài và đang tiếp diễn về những sự khẳng định đơn phương hoặc các vụ gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông đã cho thấy rõ ý định của Bắc Kinh. Trung Quốc muốn và đang cố gắng tìm cách giành được sự thống trị đối với các vùng nước ở sau cái mà họ gọi là “chuỗi đảo thứ nhất.” Phần Đông-Nam Á của chuỗi đảo đó chạy từ Đài Loan và Tây Nam Philippines dọc theo bờ biển Borneo tới các đảo Natuna và Anambas của Indonesia, rẽ sang phía Bắc tới bán đảo Mã Lai ở vị trí song song, qua cửa vịnh Thái Lan, và tiếp tục tiến về phía Bắc đi men theo bờ biển Việt Nam tới đảo Hải Nam của Trung Quốc ở phía Đông các đảo nằm hoàn toàn trong Vịnh Bắc Bộ, viền thành đường chữ u.
Vì ít nhất 3 lý do, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc không nên khó chịu nếu như các chuyên gia quan sát kết luận rằng cuối cùng trong đầu họ có mong muốn thống trị. Đầu tiên, sự thống trị trong thực tiễn có thể có những giới hạn cứng hoặc mềm; hậu quả tai hại của nó có thể thay đổi khác nhau. Thứ hai, tại sao Bắc Kinh công khai tuyên bố yêu sách trên một phạm vi rộng lớn với sự quyết liệt như vậy nếu như họ không thực sự muốn tham vọng của mình về việc làm chủ ở Biển Đông được thừa nhận thay vì bị hoài nghi? Thứ ba, nếu như những tuyên bố chủ quyền của họ được đánh giá công bằng và hợp lý, thì “lớp áo choàng” che đậy sự thống trị không hợp lý ở chỗ nào?
Trung Quốc không phải là nước hành động một mình. Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan, và Việt Nam đã đưa ra những đánh dấu chủ quyền của riêng họ. Toàn bộ 6 bên có tuyên bố chủ quyền này đều chịu trách nhiệm, theo những cách khác nhau và ở những mức độ khác nhau, về tình trạng rắc rối dễ gây bất ổn tồn tại dai dẳng ở Biển Đông. Tuy nhiên, chưa một bên nào trong số những đối thủ này sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực thường xuyên hơn trong việc đẩy mạnh các tuyên bố chủ quyền của họ như Trung Quốc đã làm.
Lập luận của Bắc Kinh về các quyền dựa trên lịch sử không thể bị bác bỏ trước. Nếu như lập luận này từng được làm rõ hoàn toàn và được đánh giá từng phần, thì lí lẽ của Trung Quốc thậm chí có thể trụ vững hơn, như nó đã từng như vậy, so với những lập luận của các đối thủ của Trung Quốc. Không một giải pháp công bằng và lâu dài nào cho vấn đề này có thể phớt lờ lập trường của Bắc Kinh, cho dù nó có thể quá táo tợn. Trong khi chờ đợi, bằng việc đơn phương tạo ra những thực tế trên vùng biển đó, Trung Quốc đang tìm cách thực hiện sự thống trị của họ như là một “tình trạng bình thường mới” mà toàn bộ các bên có tuyên bố chủ quyền khác, và những kẻ bên ngoài, bao gồm cả Mỹ, phải chiều theo.
ASEAN sẽ làm gì?
Câu hỏi không phải là “Trung Quốc có ý định gì?”: Câu trả lời – sự thống trị theo một số kiểu và mức độ – là điều đã được biết. Câu hỏi là “Bất cứ ai khác chuẩn bị làm gì?”
Cả Mỹ lẫn Nhật Bản đều sẽ không tiến tới chiến tranh xung quanh những tuyên bố chủ quyền cạnh tranh lẫn nhau ở Biển Đông. Washington giờ đây đang bận tâm với sự xâm chiếm và sáp nhập của Nga ở Crimea – chưa kể tới nỗ lực ngoại giao (đến nay) vẫn liên tục thất bại của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong các vấn đề Iran, Israel-Palestine, và Syria. số phận bí ẩn của chuyển bay mang số hiệu MH370 của Hãng hàng không Quốc gia Malaysia (Malaysia Airlines) đã thu hút bất kỳ sự chú ý nào còn lại trên toàn cầu. Do những sự sao lãng này, Trung Quốc khó có thể chọn được một thời điểm nào tốt hơn để ngăn cản các tàu của Philippines như lúc này.
Biển Đông là trung tâm hàng hải của khu vực Đông Nam Á. Trong khu vực này không có một loạt quốc gia nào – ở gần kề nhau – lại bị tác động nhiều hơn bởi những gì Trung Quốc làm ở đó. Vấn đề được đặt ra bởi sự phong tỏa của Trung Quốc là: ASEAN sẽ làm gì? Họ sẽ tiếp tục phớt lờ các động thái của Trung Quốc? Hay họ sẽ chống lại những hành động đó, nhưng ở mức lịch sự?
Vào ngày 18/3, các quan chức ASEAN và những người đồng cấp Trung Quốc đã gặp nhau ở Singapore tại phiên họp thứ 10 của Nhóm làm việc chung về việc thực hiện DOC. Nhóm này đã được triệu tập họp định kỳ kể từ năm 2005 nhưng chưa đem lại kết quả có ý nghĩa nào. Trung Quốc đặc biệt mong muốn đồng thời làm việc theo hai hướng: lôi kéo ASEAN vào các cuộc thảo luận thiếu hiệu quả, trong khi thay đổi dần dần những điều kiện về các vùng nước ở Biển Đông.
Các quốc gia ASEAN cũng như Trung Quốc đã tiếp tục nói về việc một ngày nào đó chuyển từ một DOC đơn thuần sang một COC- một Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông. Tuy nhiên, việc thực hiện DOC, chưa kể đến việc chuyển sang một COC, đã tỏ ra là ảo tưởng hão huyền. Một lần nữa, Trung Quốc không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra sự trì hoãn; ASEAN bị chia rẽ về điều mà họ sẽ làm, có thể nói là bất kỳ điều gì mà họ sẽ làm. Mặc dù vậy, chiến lược của Trung Quốc là rõ ràng: sử dụng hoạt động ngoại giao vô bổ để “câu giờ” cho vị trí đứng đầu thực chất, do đó đảm bảo rằng các cuộc thương lượng trong tương lai sẽ phục vụ cho những mục đích của người Trung Quốc.
Các nhà chức trách Trung Quốc ít nhất nên được tin tưởng vì sự thẳng thắn của họ trong việc truyền đạt tham vọng của họ cản trở sự tiến bộ trong lộ trình ngoại giao. Tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 7/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã trả lời một câu hỏi về cuộc họp của Nhóm làm việc chung ở Singapore bằng cách nói rằng “Trung Quốc và các quốc gia ASEAN” đã tập trung ở Singapore sẽ “tiếp tục trao đổi các quan điểm” về việc “thực hiện DOC” và “tổ chức các cuộc tham vấn” về một COC “theo khuôn khổ của việc thực hiện DOC.” Ông này nói rằng Trung Quốc đã “sẵn sàng làm việc với các quốc gia ASEAN để giữ đúng cam kết” để “thực thi DOC và dần dần thúc đẩy hoạt động tham vấn” về một COC “trong quá trình này.” Người phát ngôn này cũng bày tỏ hi vọng về một “bầu không khí” và “những điều kiện” thuận lợi cho “quá trình nói trên.”
Những phát biểu chính thức đã cho thấy ít sự cấp bách hay sự quan tâm đến việc tiến tới một thỏa thuận. Những phát biểu đó không phải tập trung vào kết quả mà tập trung vào quá trình, vào việc tiếp tục đàm phán, vào việc tạo ra một môi trường có lợi cho việc trao đổi các quan điểm. (Người phát ngôn trên đã ngầm ám chỉ rằng), Trung Quốc đã “sẵn sàng làm việc” nhưng không thực sự thực hiện DOC hay đàm phán về một COC. Trung Quốc chỉ chuẩn bị (a) làm việc với các quốc gia ASEAN không cụ thể; (b) hướng tới theo đúng cam kết; (c) đối với tiến trình đàm phán; (d) có lẽ là cuối cùng, để đạt được điều gì đó. Hai ngày sau đó, Trung Quốc đã ngăn cản các tàu của Philippines tại bãi Second Thomas Shoal.
Kết quả gần như chắc chắn của cuộc họp ở Singapore là một thông báo lặp lại khác về sự tin tưởng vào một ảo tưởng kép về một đường chân trời thời gian luôn luôn lùi xa: sự tuân theo cuối cùng với DOC và sự tồn tại cuối cùng của một COC. Tuy nhiên, điều đó nói lên rằng một số thay đổi gần đây, cho dù là khiêm tốn, trong sự khoa trương của ASEAN, đang kích thích trí tò mò.
Vào tháng 11/2013, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã tuyên bố với lời lẽ đe dọa về việc nước này đơn phương thiết lập một “Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông”, Phạm vi của khu vực trên biển cũng như trên không dường như gây nguy hiểm cho cả tự do hàng hải (FON) lẫn tự do hàng không (FOO) ở các vùng nước thuộc khu vực Đông Bắc Á.
Ai đó hy vọng ASEAN sẽ không bình luận về tuyên bố đó của Trung Quốc, để không chọc giận Bắc Kinh và dường như không thiên về hướng ủng hộ Nhật Bản hay Mỹ, hai quốc gia đều bác bỏ ADIZ này. Tuy nhiên, một Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Nhật Bản ở Tokyo vào ngày 14/12 năm ngoái đã đưa ra một Tuyên bố chung trong đó bao gồm một mục về “tự do và an toàn đi lại trên biển và trên không.”
11 nhà lãnh đạo Nhật Bản và ASEAN đã đặc biệt “nhất trí tăng cường hợp tác trong việc đảm bảo tự do bay và an toàn hàng không dân sự phù hợp với những nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được công nhận rộng rãi trên thế giới, trong đó bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, và những tiêu chuẩn liên quan cùng những thông lệ đã được Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đưa ra”. Đây là những sự đề cập gần như không cần phải che đậy đối với những nỗ lực của Trung Quốc nhằm chiếm đoạt quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và kiểm soát giao thông đường không ở vùng trời bên trên biển Hoa Đông.
Phnom Penh, Bagan và hơn thế nữa
Vào tháng 7/2012 ở Phnom Penh, tại một cuộc họp của các Ngoại trưởng ASEAN, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã thực hiện mệnh lệnh của Trung Quốc bằng cách hủy bỏ bản thông cáo chung theo truyền thống được đưa ra vào cuối những sự kiện như vậy. ông ta đã làm điều đó, đi ngược lại những mong muốn của Manila và Hà Nội rằng bản thông cáo chung thừa nhận, cho dù chỉ là gián tiếp, những tranh chấp ở Biển Đông. Ngược lại, vào tháng 12/2014 ở Tokyo, Thủ tướng Hun Sen đã đứng sang một bên và để cho Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Nhật Bản ngầm chỉ trích lập trường của người bảo trợ Trung Quốc.
Ai đó có thể bác bỏ rằng những gì đã xảy ra ở hội nghị thượng đỉnh tại Tokyo không hơn gì một “mẩu bánh mì chỉ được thả một lần vào bát nước súp” cho Nhật Bản, được các vị khách lịch thiệp thực hiện một cách chiếu lệ với nước chủ nhà. Tuy nhiên, gần một tháng sau quan điểm đó đã bị thách thức bởi điều mà ASEAN đã nghĩ là thích hợp để nói về sự tính toán riêng của họ, mà không có sự hiện diện của những người nước ngoài. Điều đó đã xảy ra tại một cuộc họp của các Ngoại trưởng ASEAN được tổ chức ở Bagan vào ngày 17/1/2014, nhiệm vụ đầu tiên của ASEAN được Myanmar chủ trì tổ chức kể từ khi nước này tiếp quản chức Chủ tịch luân phiên ASEAN đầu tháng đó.
Cuộc họp đó là sự kiện không chính thức; không có thông cáo chung nào được đưa ra. Tuy nhiên, theo tóm tắt chính thức về sự kiện này trên các trang web của Ban Thư ký ASEAN và Bộ Ngoại giao Myanmar, các Ngoại trưởng “đã bày tỏ những sự quan ngại của họ về các diễn biến gần đây ở Biển Đông. Họ đã tái khẳng định hơn nữa tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và sự ổn định, an ninh hàng hải [và] tự do hàng hải ở Biển Đông cũng như tự do hàng không trên Biển Đông”. Họ cũng được cho là đã “kêu gọi tiếp tục tự kiềm chế trong các hoạt động ứng xử.” Và tất cả những lập trường này đều được đưa ra tại một cuộc họp không có sự tham dự của Tokyo hay bất kỳ cường quốc nước ngoài nào khác.
Philippines đã tuyên bố sẽ gửi thêm các tàu tới tiếp tế cho tàu BRP Sierra Madre. Có lẽ lập trường cứng rắn đó sẽ cho phép Nhóm làm việc chung công khai kêu gọi “sự tự kiềm chế” sau những đảm bảo cá nhân với Bắc Kinh rằng sự chỉ trích thực sự quan trọng đối với Manila. Có lẽ một cuộc thảo luận sôi nổi về Biển Đông sẽ diễn ra tại Singapore một khi Trung Quốc được đảm bảo rằng bất kể điều gì được nói ra trong phòng họp sẽ được giữ nguyên ở đó.
Các quốc gia ASEAN thậm chí có thể có nguy cơ làm phật ý Trung Quốc bằng việc đưa tin, tóm tắt lại sự kiện này trên trang web của Ban Thư ký ASEAN, những sự bày tỏ (không được quy cho nước nào) quan ngại về các nguy cơ không được nêu tên đối với FON và FOO. Điều đó nói lên rằng không nên nín thở. Ngay cả khi ASEAN không tự kiểm soát, chỉ mình những từ ngữ mang tính xây dựng sẽ không ngăn chặn được những hành động khinh suất, cho dù là gây ra bởi Trung Quốc, Philippines, hay bất kỳ ai khác.
Có phải Bắc Kinh đã cố ép bản thân họ vào một chiếc hộp hay không? Liệu các nhà lãnh đạo Trung Quốc có phát hiện ra bản thân họ bị vướng vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan: không thể dừng việc phong tỏa các tàu và máy bay của Philippines do lo ngại về tình trạng có vẻ như là sự yếu kém trong mắt của những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Trung Quốc, nhưng cũng không thể “cầm tù” các lính thủy đánh bộ của Manila ở trong một nhà tù đại dương-không trung vô hình, được duy trì bởi những vũ khí của Trung Quốc mà không khiến các nước láng giềng Đông Nam Á của Bắc Kinh xa lánh hơn nữa, hay không?
Hoặc có lẽ ASEAN sẽ vờ như không nhìn thấy gì, để cho người Philippines tự lo liệu cho bản thân họ, và theo cách đó, trên “Con đường ASEAN” đồng thuận, không quá sôi nổi của riêng họ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự thống trị của Trung Quốc đối với Biển Đông, Chắc chắn là đối với một số người ở Đông Nam Á, kết quả cuối cùng là một kết luận đã được biết trước./.

2149. CHÍNH SÁCH KIỀU DÂN TRONG CHIẾN LƯỢC AN NINH CỦA NGA

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 25/03/2014
Theo mạng tin “Open Democracy” ngày 12/3, với Crimea đang nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng quân sự Nga và chính quyền nước Cộng hòa tự trị được Nga hậu thuẫn này trưng cầu dân ý nhằm ly khai khỏi Ukraine, câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu Tổng thống Vladimir Putin có tìm cách để tiếp tục mở rộng lãnh thổ hay không, và nếu có thì đó sẽ là những khu vực nào?

Ông Putin từng thề sẽ bảo vệ đồng bào Nga của ông ở miền Đông Ukraine và ra lệnh cho Hạm đội Baltic của Nga thực hành các bài tập chiến thuật như một phần của một bài kiểm tra về mức độ sẵn sàng chiến đấu. Rõ ràng là ông Putin có ý định duy trì các nước thuộc Liên Xô trước đây trong phạm vi ảnh hưởng của Nga. Do thiểu số người Nga và những người nói tiếng Nga chiếm một phần khá lớn trong cơ cấu dân số ở một số nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây và do ông Putin sẵn sàng sử dụng bất kỳ lý do nào để bảo vệ đồng bào của mình, một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác đang phải đứng trước nguy cơ bành trướng của Nga trong ngắn hạn và dài hạn. Nằm trong “tầm ngắm” của ông Putin rõ ràng là những quốc gia và vùng lãnh thổ có số lượng lớn người Nga và người nói tiếng Nga đang sinh sống, đặc biệt nếu các nước hoặc các vùng lãnh thổ này có biên giới chung với Nga.
“Chính sách kiều dân” được đề cập trong Chiến lược an ninh quốc gia.đến năm 2020 của Nga, nhưng nó đã được xây dựng ngay từ năm 2000, trong cái gọi là “Quan niệm về an ninh quốc gia”. Chiến lược này nêu rõ rằng chính sách đối ngoại của Nga cần tập trung vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Nga ở nước ngoài, thông qua việc sử dụng “những biện pháp chính trị, kinh tế và các biện pháp khác”. Trong thập kỷ qua, cộng đồng người Nga ở nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho các lợi ích của Nga, đồng thời phục vụ các mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Nga đối với các khu vực hải ngoại gần biên giới, được minh chứng bằng các khu vực ly khai Abkhazia và Nam Ossetia ở Gruzia, và Transnistria ở Moldova.
Các hiện tượng này cho thấy diễn biến tiếp theo có thể là sự ly khai của miền Đông Ukraine, nơi có một số lượng lớn người Nga và những người nói tiếng Nga (cho dù ở mức độ thấp hơn so với Crimea) và nơi có chung biên giới với Nga. Nghe nói những người nói tiếng Nga và các nhà hoạt động từ nước Nga đã tới đây để phản đối chính phủ mới của Ukraine và kêu gọi sự hỗ trợ của Nga. Để đạt được mục tiêu này, người ta không loại trừ khả năng Moskva can thiệp quân sự vào khu vực này.
Các động thái của Nga ở Crimea và miền Đông Ukraine cũng đã làm gia tăng mối quan ngại tại các nước vùng Baltic. Trong mấy ngày qua, Hạm đội Baltic của Nga đã thực hiện các bài tập chiến thuật dọc theo bờ biển Baltic. Trong khi đó, các nước Baltic đã kêu gọi NATO triển khai sáu máy bay chiến đấu tới Litra và khoảng một chục chiếc khác dự kiến sẽ được triển khai tại Ba Lan.
Điều khiến cho các nước Baltic có thể rơi vào “tầm ngắm” của ông Putin là các nước Estonia và Latvia có cộng đồng lớn người Nga, chiếm khoảng từ 1/4 đến 1/3 ba dân số của các nước này. Người Nga ở Litva chiếm khoảng 6%, tập trung ở phần phía Đông gần biên giới với Nga. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Nga thể hiện những nỗ lực rất lớn nhằm duy trì mối quan hệ chính trị, kinh tế và xã hội với cộng đồng người Nga ở Estonia và Latvia, trong đó họ từng bị cáo buộc là đã tổ chức cuộc bạo động của những người nói tiếng Nga ở Tallinn vào năm 2007.
Estonia và Latvia đã trở thành thành viên của NATO và EU từ năm 2004, vì thế các điều kiện địa chính trị của các quốc gia này khác xa so với các điều kiện của Ukraine, và nguy cơ về một mối đe dọa quân sự trực tiếp của Nga là nhỏ hơn nhiều. Tuy nhiên, giống như Crimea, cả ba quốc gia thuộc Liên Xô trước đây ở vùng Baltic cũng có tầm quan trọng chiến lược đối với Nga. Trong khi Crimea đóng vai trò là căn cứ của Hạm đội Biển Đen của Nga và một con đường dẫn tới Địa Trung Hải thì các nước Baltic này lại có các hải cảng không bị đóng băng và là một “cửa sổ” để Nga nhòm ngó sang phương Tây, các điều kiện khiến họ trở thành mục tiêu bành trướng của Nga kể từ thời Pie Đại đế. Sau khi các quốc gia Baltic này tách khỏi Liên Xô vào năm 1991, Moskva đã kịch liệt phản đối sự hội nhập của họ vào NATO và tìm mọi cách để duy trì các nước này trong phạm vi ảnh hưởng của Nga, đặc biệt là thông qua việc kiểm soát nguồn cung cấp khí đốt và dầu lửa.
Trong khi đó, nước Belarus láng giềng với khoảng 70% số người nói tiếng Nga lại có vẻ như không phải là một mục tiêu bành trướng của Nga, do Tổng thống Aleksandr Lukashenko nhìn chung vẫn trung thành với ông Putin, mặc dù đôi khi ông cũng ve vãn phương Tây. Từ những năm 1990 đã có nhiều cuộc thảo luận về việc liên kết Belarus với Nga, nhưng đã không mang lại kết quả. Tuy nhiên, với một đường biên giới chung với Nga và một phần lớn dân số nói tiếng Nga, quốc gia này vẫn là một “mục tiêu mềm” tiềm tàng đối với chủ nghĩa bành trướng Nga.
Tại sân sau của châu Âu, Transnistria – một vùng lãnh thổ ly khai của Moldova – cũng đã trở thành một vùng lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát quân sự có hiệu quả của Nga, nơi Kremlin đã tìm cách “bảo vệ” những người nói tiếng Nga và cuối cùng là công dân Nga. Ngày nay, tại Moldova có khoảng 150.000 công dân Nga và khoảng 11-16% số người nói tiếng Nga, chủ yểu tập trung ở miền Nam của đất nước. Các nhà quan sát cho rằng sự ly khai của Transnistria có thể sẽ lây lan sang các khu vực khác của Moldova.
Xa hơn cả về mặt địa lý nhưng vẫn nằm trong tầm ngắm của chủ nghĩa bành trướng Nga là Kazakhstan. Quốc gia này cũng có thể phải đối phó với những nguy cơ tương tự như Ukraine. Các vùng lãnh thổ phía Bắc của Kazakhstan tiếp giáp với Nga và có dân cư chủ yếu là người Nga. Trong quá khứ, ông Putin đã thực hiện một nỗ lực để giữ mối quan hệ chính trị, kinh tế và xã hội chặt chẽ với người Nga ở quốc gia Trung Á này. Hiện nay, Kazakhstan vẫn là một đồng minh của Nga trong Liên minh Á- Âu do Moskva dẫn dắt. Tuy nhiên, nếu diễn ra một sự thay đổi về chính trị hay một sự tái định hướng đáng chú ý của nước này về phía Tây hay về phía Trung Quốc cũng đều có khả năng gây ra những phản ứng của Nga, tương tự phản ứng đối với Ukraine.
Trong thập kỷ qua, một số nước thuộc Liên Xô trước đây đã bắt đầu quay sang với phương Tây và dần xa lánh nước Nga – một xu hướng mà Nga ra sức ngăn chặn. Khi các quốc gia này không còn muốn đi theo sự dẫn dắt của Moskva, Nga đã tạo ra các nhà nước bù nhìn hoặc các vùng tự trị – như trường hợp Abkhazia, Nam Ossetia, Transnistria và giờ đây là Crimea, thậm chí tiếp theo có thể là cả miền Đông của Ukraine.
Trong tương lai, các nước thuộc Liên Xô trước đây sẽ ngày càng có khuynh hướng thay đổi chế độ, tăng cường dân chủ và có khả năng tách khỏi Moskva. Một vài trong số các quốc gia này có cộng đồng người Nga đủ lớn để tạo điều kiện thúc đẩy nỗ lực ly khai, trong khi những quốc gia khác không bị ảnh hưởng bởi thực tế này. Liệu Nga sẽ có thể dựa vào việc sử dụng quân đội và các chính sách bảo vệ đồng bào trong bao lâu để duy trì ảnh hưởng của họ là vấn đề của tương lai. Tuy nhiên, điều chắc chắn giờ đây là ông Putin đang có ý định giành lại ảnh hưởng và vùng lãnh thổ của Liên Xô trước đây, đồng thời vẽ lại các bản đồ của châu Âu ngày nay./.

2150. SYRIA: CHÍNH QUYỀN AL-ASSAD ĐANG TỪNG BƯỚC GIÀNH CHIẾN THẮNG?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 25/03/2014
Theo mạng tin “Middle East” ngày 11/3, những thành công về mặt quân sự gần đây của Chính quyền al-Assad không mang tính chất quyết định song việc từng bước giành chiến thắng tại Aleppo và Damascus có thể làm đổi hướng cuộc chiến theo hướng có lợi cho họ.

Cuộc chiến Syria thường được mô tả bằng các cụm từ “bế tắc” hay “chiến tranh tiêu hao” với rất ít biến động mạnh và thiếu các hoạt động mang tính quyết định dù rằng cả hai bên nhiều lần tuyên bố rằng họ đang giành chiến thắng và phía đối phương đang dần thua cuộc. Một số người còn cho rằng cuộc khủng hoảng Syria sẽ không thể giải quyết được bằng giải pháp quân sự.
Tuy nhiên, tình trạng bế tắc có thể được khai thông với lợi thế nghiêng về một bên và các cuộc chiến tranh tiêu hao có thể chấm dứt bằng chiến thắng. Hiện hàng trăm hoạt động quân sự đang diễn hàng ngày tại 12/14 tỉnh, thành của Syria, từ các cuộc tấn công bằng tên lửa Scud và các vụ ném bom thùng đến các cuộc xung đột quy mô nhỏ trên mặt đất với các loại vũ khí hạng nhẹ và các nhóm tay súng có ít quân số. Trên thực tế, Chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đang hết sức nỗ lực để đảm bảo rằng các chiến dịch của họ sẽ dẫn đến một giải pháp quân sự có lợi và đang giành một số chiến thắng, ít nhất là vào thời điểm này.
Chiến lược của Chính quyền al-Assad
Chính quyền al-Assad dường như không chấp nhận khái niệm bế tắc và họ có vẻ như không nhầm lẫn về cách thức tiến hành chiến tranh. Họ có các mục tiêu cũng như chiến lược quân sự và đang tiến hành một loạt chiến dịch quân sự trong khuôn khổ các chiến lược đó.
Mục tiêu chính trị của Chính quyền al-Assad là duy trì quyền lực, khôi phục quyền kiểm soát càng nhiều vùng lãnh thổ càng tốt và biển phe đối lập chính trị thành một phong trào lun vong đứng ngoài cuộc. Mục tiêu quân sự của họ là biến phe đối lập vũ trang thành một mối đe dọa khủng bố có thể kiểm soát được. Điều này không có nghĩa là phe đối lập sẽ bị loại bỏ hoàn toàn hoặc chính quyền sẽ giành lại từng tấc đất đã bị mất. Tuy nhiên, Chính quyền al-Assad không bao giờ cho thấy họ có bất kỳ ý định nào khác ngoài việc chiến đấu khắp mọi nơi ở Syria. Họ không đàm phán với phe đối lập và không từ bỏ bất kỳ tỉnh, thành nào.
Chiến lược quân sự để đạt được các mục tiêu trên đòi hỏi phải sử dụng tất cả các yếu tố sức mạnh quân sự (không quân, bộ binh, tên lửa và các lực lượng không chính quy) để bảo vệ các khu vực quan trọng và giành lại các vùng lãnh thổ bị lọt vào tay quân nổi dậy. Cụ thể, Chính quyền al- Assad đang cố gắng duy trì quyền kiểm soát tại các tỉnh trung thành với chế độ (Tartus, Latakia và al-Suwayda), duy trì sự hiện diện tại các khu vực quan trọng trong các tỉnh tranh chấp (ví dụ thành phố Damaseus, Deir al- Zour, Idlib và Deraa) và giành lại các vùng lãnh thổ quan trọng đã bị mất (vùng ngoại ô Damascus, thành phố Aleppo, Qalamoun). Cách tiếp cận này cho phép Chính quyền al-Assad bảo tồn lực lượng tại các khu vực ít quan trọng hoặc phần lớn đang an toàn, đồng thời tập trung lực lượng tấn công vào những địa điểm mà họ cho là quan trọng.
Hiện Chính quyền al-Assad đang tiến hành 4 loại hình chiến dịch nhằm thực hiện chiến lược này. Các chiến dịch tấn công được triển khai nhằm giành lại lãnh thổ hoặc vực lại tình hình. Các chiến dịch phòng thủ nhằm ngăn không để các vùng lãnh thổ hoặc các vị trí quan trọng bị rơi vào tay phiến quân. Các chiến dịch kiểm soát dân chúng (vây hãm, ném bom liên tục, đàm phán “ngừng bắn”) được sử dụng nhằm làm giảm sự ủng hộ đối với quân nổi dậy bằng cách xua đuổi dân thường phải chạy tị nạn, lập lại an ninh tại các khu vực dân cư ủng hộ phe đối lập và cắt đứt nguồn tiếp tế tại chỗ của các lực lượng nổi dậy. Các chiến dịch an ninh (càn quét, bắt bớ, giam giữ) chủ yếu được tiến hành tại các khu vực do quân chính phủ kiểm soát nhằm mục đích ngăn chặn các hoạt động nổi loạn. Các chiến dịch kết hợp này cho phép Chính quyền al-Assad sử dụng các công cụ linh hoạt nhằm tiến hành chiến tranh. Việc sử dụng các công cụ này chỉ bị hạn chế bởi các nguồn lực của chính quyền và khả năng kháng cự của phe đối lập.
Cán cân trên thực địa
Tình thế của Chính quyền al-Assad không giống nhau trên khắp cả nước. Tại phần lớn tỉnh thành, chính quyền đang ở một trong 4 tình thế sau: kiểm soát vững, tiến độ tấn công chậm, phòng thủ thành công, và mất lợi thế. Sự kiểm soát của Chính quyền al-Assad hiện không bị đe dọa nghiêm trọng tại 3 tỉnh Tartus, al-Suwayda và một phần nào đó ở Latakia. Tại các tỉnh này, chính quyền chống lại các mối đe dọa vũ trang bằng việc sử dụng các lực lượng an ninh phi quân sự, các lực lượng không chính quy (được tổ chức và đặt dưới sự chỉ đạo của Lực lượng Phòng vệ Quốc gia), hoặc các lực lượng quân sự chính quy có quân số khá ít. Tại Latakia, các nhóm phiến quân phần lớn bị kìm chân tại phía Đông Bắc. Sau khi các nhóm này trở thành mối đe dọa lớn hơn như vào tháng 8/2013, Chính quyền al-Assad đã tiến hành các chiến dịch tấn công quân sự chống lại họ.
Đà tiến của quân chính phủ trước các nhóm nổi dậy vũ trang diễn ra chậm tại 3 khu vực khác. Khu vực Qalamoun-Yabroud ở phía Bắc Damascus là địa bàn chiến lược do nằm chắn ngang tuyến đường cao tốc Damascus-Homs và dọc theo tuyến biên giới nhạy cảm với Liban. Có lúc, đây từng là căn cứ địa của quân phiến loạn. Cuộc tiến công của quân chính phủ diễn ra với tốc độ chậm tại đây, dựa vào các hỏa lực hạng nặng, các lực lượng chính quy và không chính quy, cũng như các lực lượng đồng minh (các tay súng người Shiite Iraq và Hezbollah) nhằm đè bẹp quân nổi dậy vũ trang. Quân chính phủ cũng đang tấn công thường dân tại các trung tâm kháng cự như thành phố Yabroud bằng cách sử dụng đủ loại vũ khí. Sự phối hợp giữa các nhóm phiến quân hoạt động dưới sự chỉ đạo của “phòng tác chiến” Qalamoun đã giúp tăng cường khả năng kháng cự song có vẻ như quân nổi dậy sẽ dần đánh mất lợi thế. Trừ phi có sự thay đổi đáng kể về khả năng của quân nổi dậy, Chính quyền al-Assad nhiều khả năng sẽ đẩy mạnh cuộc tấn công này nhằm giành thắng lợi chung cuộc, mặc dù điều đó sẽ không diễn ra nhanh chóng và phải chịu những thiệt hại đáng kể.
Quân chính phủ bắt đầu phát động một cuộc tấn công tốc độ chậm khác ở tỉnh Aleppo vào mùa Hè năm ngoái. Kể từ đó, họ đã mở các mũi tiếp cận Aleppo và hiện đang đe dọa bao vây các địa điểm do phiến quân nắm giữ tại trung tâm thành phố này. Họ cũng sử dụng phối hợp hỏa lực và các lực lượng chính quy, không chính quy và các lực lượng đồng minh trong cuộc tấn công này, đồng thời tiến hành không kích, pháo kích và nã tên lửa vào dân thường. Tuy đà tiến chậm và chịu nhiều thiệt hại, hiện họ vẫn giữ được áp lực và đang đe dọa các tuyến đường tiếp tế của quân nổi dậy. Nhiều khả năng họ sẽ bao vây và cô lập được Aleppo.
Ở bên trong và xung quanh thành phố Damascus, Chính quyền al- Assad sử dụng phối hợp các chiến dịch tấn công và kiểm soát dân chúng nhằm giành lại các vùng lãnh thổ ở vùng ngoại ô phía Nam và bao vây chặt quân nổi dậy ở vùng ngoại ô phía Đông. Giống như tại các khu vực khác, họ dựa vào các hỏa lực hạng nặng, các lực lượng phối hợp và các cuộc tấn công tổng lực nhằm vào dân thường, trong đó có các chiến dịch bao vây các vùng ngoại ô ủng hộ quân nổi dậy. Các hoạt động này đã kéo theo một số thỏa thuận ngừng bắn” tại chỗ, làm giảm sức kháng cự của quân nổi dậy. Tuy giao tranh vẫn tiếp tục nổ ra ở bên trong và đặc biệt là ở các khu vực ngoại ô Damascus, quân chính phủ đang từng bước giành chiến thắng tại đây.
Hiện Chính quyền al-Assad đang mở các chiến dịch phòng thủ lớn tại các tỉnh mà họ không muốn hoặc không thể tiến hành các cuộc tấn công lớn. Trong các khu vực này, họ tập trung vào việc bảo vệ các địa điểm quan trọng như các thành phố lớn, sân bay và các căn cứ quân sự trọng yếu (trụ sở các cơ quan quân đội và các địa điểm đồn trú lớn, các kho vũ khí và đạn dược). Từ các địa điểm đó, họ tiến hành các chiến dịch quân sự nhằm quấy rối, làm suy yếu và làm gián đoạn hoạt động của quân phiến loạn, đồng thời kiểm soát dân chúng. Sự hiện diện của Chính quyền al-Assad tại các tỉnh này được tăng cường nhờ vào mạng lưới các điểm phòng thủ mạnh (còn gọi là “lá chắn”), được dùng làm căn cứ pháo binh, giúp đảm bảo các tuyến thông tin liên lạc và mở rộng vùng kiểm soát/ảnh hưởng. Phần lớn các chiến dịch phòng thủ kiểu này đã được triển khai thành công tại các tỉnh Deir al-Zour, Raqqa ở phía Đông và Idlib ở phía Bắc.
Trong khi đó, Chính quyền al-Assad đang mất dần ưu thế tại một số tỉnh, trong đó có Quneitra và Deraa ở miền Nam và Hama ở miền Trung. Tại các tỉnh này, quân chính phủ không đủ mạnh để bảo vệ các vị trí của mình và thậm chí còn chịu áp lực lớn trong việc bảo vệ một số thị trấn quan trọng. Tuy nhiên, phần lớn chiến thắng của quân nổi dậy tại các tỉnh này chỉ diễn ra tại các vùng lãnh thổ nhỏ, trong khi quân chính phủ vẫn kiểm soát các căn cứ quân sự trọng yếu và các thành phố lớn. Mỗi khi quân nổi dậy giành được một chiến thắng quan trọng, Chính quyền al-Assad lại tăng cường các hoạt động quân sự quy mô nhỏ, các cuộc không kích, pháo kích và các hoạt động tấn công khác.
Tình hình khó mô tả hơn ở một số tỉnh. Tại Homs, Chính quyền al- Assad đang tiếp tục tiến hành các chiến dịch phòng thủ hoặc kiểm soát dân chúng sau khi giành lại các thị trấn chiến lược al-Qusayr và Talkalakh vào mùa Xuân năm 2013. Song song với đó, họ còn phát động một cuộc tấn công tốc độ chậm nhằm vào các thị trấn do phiến quân nắm giữ trên biên giới với Liban. Tại tỉnh miền Đông Hasaka, Chính quyền al-Assad dường như để mặc Đảng Liên minh Dân chủ (PYD) của người Kurd tiến hành phần lớn các cuộc giao tranh chống lại các nhóm phiến quân Hồi giáo, dù Damascus vẫn duy trì và đôi khi sử dụng các lực lượng chính quy tại đây. Do vậy, vào thời điểm này, tỉnh Hasaka không nằm dưới sự kiểm soát của quân chính phủ cũng như quân nôi dậy.
Lý do thành công của Chính quyền al-Assad
Có nhiều yếu tố đã góp phần vào các chiến thắng gần đây của Chính quyền al-Assad. Một là sự hỗ trợ rất quan trọng của các lực lượng đồng minh, đặc biệt là trong các chiến dịch tấn công. Sự can dự của các tay súng Hezbollah và các chiến binh Iraq không phải là điều đảm bảo thành công song làm tăng đáng kể cơ hội của quân chính phủ. Hai là các hoạt động tấn công và phòng thủ thành công hơn khi Chính quyền al-Assad có khả năng tập trung lực lượng và hỏa lực, kiểm soát tình hình (ví dụ cô lập chiến trường và sử dụng chiến thuật bao vây), tiêu diệt các nhóm phiến quân yếu (ví dụ các đơn vị có quân số thấp, trang bị nhẹ và hoặc phối hợp kém) và duy trì các chiến dịch. Nói cách khác, họ thành công khi nhận định đúng tình hình để đầu tư các nguồn lực quan trọng.
Địa hình và con số thương vong cũng là những yếu tố có ảnh hưởng. Địa hình gồ ghề của Syria cũng như các khu vực thành thị có lợi cho việc phòng thủ và cả Chính quyền al-Assad lẫn quân nổi dậy đã biết cách khai thác những lợi thế đó. Quân chính phủ cũng cần quan tâm đến số lượng thương vong của họ. Số lượng quân chính quy và không chính quy thiệt mạng và bị thương có vẻ như đang ngày càng gia tăng do cường độ chiến đấu cao, cũng như do phải đối đầu với các nhóm phiến quân được trang bị vũ khí và phối hợp tốt hơn. Damascus cũng không thể nhắm mắt làm ngơ trước thiệt hại của các lực lượng đồng minh, đặc biệt là Hezbollah vốn cũng đang phải lo lắng về cơ sở ủng hộ của mình tại Liban. Các đơn vị của Hezbollah và các nhóm chiến binh Iraq có vẻ như đang chịu thiệt hại lớn trong cuộc chiến Qalamoun-Yabroud.
Trin vọng
Những thành công về mặt quân sự gần đây của Chính quyền al- Assad không mang tính chất quyết định. Các chiến dịch phòng thủ và tấn công của họ tiến triển rất chậm chạp hoặc đôi khi thất bại. Tuy nhiên, họ đang từng bước giành chiến thắng tại các mặt trận chủ chốt ở Aleppo và khu vực Damascus. Nếu giành ưu thế tại các địa phương này, thực tế của cuộc chiến và phương hướng nhận thức có thể sẽ thay đổi mạnh theo hướng có lợi cho họ. Dựa vào các chiến thắng quân sự, Tổng thống Bashar al- Assad và các đồng minh của mình sẽ đẩy mạnh hơn nữa “giải pháp quân sự” và thậm chí ít có khuynh hướng thương lượng.
Do vậy, nhiều người tỏ ra lo ngại trước khả năng quân nổi dậy chịu thất bại lớn tại Aleppo và Damascus. Điều này ít có khả năng diễn ra một sớm một chiều song luôn có khả năng quân nổi dậy sụp đổ nhanh chóng do phải hứng chịu các tác động tích lũy từ thực trạng thương vong, các vấn đề hậu cần, mất ý chí chiến đấu và sự ủng hộ của dân chúng sụt giảm. Quân nổi dậy đã phải chống đỡ rất vất vả trên nhiều mặt trận song quyết tâm của họ có thể sẽ không thể kéo dài vô tận. Có một câu hỏi mở liên quan đến khả năng của quân nổi dậy trong việc đáp trả các thách thức từ chính quyền giữa lúc mất đoàn kết nội bộ và thiếu sự hỗ trợ quân sự từ bên ngoài, trong đó có cả vũ khí, đào tạo, tư vấn và tình báo./.