Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

Tin thứ Hai, 12-11-2012

Tin thứ Hai, 12-11-2012

NÓNG! 11h55′ Tin khẩn : dân oan Thanh hóa bị công an lôi ngã chết !(Xuân VN). “tại vườn hoa Lý Tự Trong vào lúc 10 giờ 15 phút …”


CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- CLB BÓNG ĐÁ No-U RA SÂN LẦN THỨ 44, CHIỀU 11/11 - (Thành). Cầu thủ đặc biệt =>
- Hồ Bạch Thảo: Lý Văn Phức: nhà ngoại giao nhiều lần công cán ngoại quốc (BVN).
- Các cấp cao ASEAN/EAS: Cơ hội để phục hồi thể diện? (SGTT).
- Trung Quốc chuẩn bị củng cố hạ tầng cơ sở trên đảo Phú Lâm – Hoàng Sa (RFI). – TQ xây nhà máy xử lý nước ở Tam Sa (BBC).  – Ta cứ để thế xem sao (Nguyễn Thông).  – Trung Quốc đã đánh mất sức hấp dẫn ở Đông Nam Á như thế nào? (NCBĐ).
- Tàu TQ vẫn hiện diện ở vùng tiếp giáp lãnh hải Nhật (TTXVN).  – Bắc Kinh đổi ý, cho phép vận động viên Nhật Bản tham gia marathon (RFI).  – Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ họp song phương bên lề hội nghị ASEAN (RFI).
Hoa Kỳ nói về tốc độ xây dựng “tấm lá chắn hạt nhân” của Trung Quốc (Topwar/ Kichbu).  - Mỹ lo ngại về lá chắn hạt nhân Trung Quốc (Petrotimes).
- Hải quân Phi-líp-pin: Cứu 11 ngư dân Việt Nam gặp nạn trên biển (QĐND).  - Hải quân Philippines cứu ngư dân Việt Nam (TN).
- Lỗ Trí Thâm – Tội nghiệp cho Uyên (Dân Luận). “Theo tôi, em Uyên có tội lớn nhất, không phải tôi nói kiểu bóng gió, là chống Trung quốc. Tại sao lại như vậy? Bởi vì chế độ này hình thành và bá́m rễ được là nhờ những cuộc chống ngoại xâm liên miên trong lịch sử. Nếu tố cáo chế độ để mất đất mất biển, chịu lép vế luồn cúi trước ngoại bang thì tính chính danh của chế độ sẽ biến mất… Ngày xưa cụ Phan Bội Châu cũng bị ra toà vì chống lại chế độ, tất nhiên Uyên không thể nào đem so với Cụ Phan được nhưng cả hai có điểm chung: Không thờ ơ với đất nước, bất kể vì lí do nào”.
- CHA VÀ CON – Tác giả : Phan nguyễn (Trần Kỳ Trung). “Sao Đất nước đã thế này mà Trấn Quốc Toản vẫn chưa trở về, thưa Ba ?/ – Yên lặng.!/ Ồ, con hiểu rồi. Hiểu rồi !!?/ Con hiểu làm sao ?/ Trần Quốc Toản, nếu Người trở về. Người sẽ lại như Phương Uyên, bị công an đưa đi mất tích!” – Quốc Vương Trương – Hoa Lài (Mến tặng Nguyễn Phương Uyên)  (Dân Luận). – Các Giá Trị Tự Do Không Thể Bị Cầm Tù (DĐCN).
- Tiến sĩ Nguyễn Hồng Quyên: Làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình”: Để thanh niên không lạc lối trên mạng (QĐND). “Sự kiện sinh viên Nguyễn Phương Uyên và thanh niên Đinh Nguyên Kha, chỉ vì nghe những lời hứa hão trên mạng của tên Nguyễn Thiện Thành mà đã tình nguyện gia nhập cái gọi là tổ chức ‘Tuổi trẻ yêu nước’ rồi lạc lối đi vào mê cung phạm pháp, tham gia rải truyền đơn, chế tạo thuốc nổ hòng chống phá Nhà nước Việt Nam XHCN, khiến nhiều người cảm thấy đau lòng”. Mời bà con xem lại cái gọi là “chế tạo thuốc nổ” mà báo QĐND đưa tin: Đinh Nhật Uy – Sự thật từ “thuốc nổ để khủng bố”, “thiết bị kích nổ” và “hóa chất pha chế thuốc nổ” (Dân Luận).
- Nhà văn Võ Thị Hảo: Quốc hội không thể mũ ni che tai được mãi (BBC/ Boxitvn). “Đó là việc bắt người như bắt cóc, xử người như xử lén, mở chiến dịch bôi nhọ, hãm hại họ và truy bức ngay cả gia đình nạn nhân bị oan ức. Điều đó hoàn toàn trái với Hiến pháp Việt Nam, gây những bản oan án chấn động thế giới”.
- Đơn đề nghị thầy giáo Đinh Đăng Định được khám chữa bệnh   –   (DLB). “Chồng tôi đã xin giám thị trại tạm giam đi khám và điều trị tại bệnh viện nhưng không những không được chấp nhận mà còn bị giám thị trại tạm giam xông vào BÓP CỔ, ĐÁNH VÀO CẰM… Từ ngày vào trại tạm giam công an tỉnh đến nay, đây là lần thứ 2 chồng tôi bị xuất huyết dạ dày…
Độc giả/ nhà giáo Hà Văn Thịnh bình luận lúc 2h22′: “Đem một thầy giáo ra xử vào ngày 20.11, kể ra sự tàn nhẫn và độc địa của cách chọn ngày giờ, sự kiện chẳng kém gì cách thức tàn độc của chuyện chưởng bên tàu. Đòn răn đe và cảnh báo này buộc tất cả các thầy giáo, cô giáo nói riêng, giới trí thức nói chung, và những gì gần với tầng lớp này – như học sinh, sinh viên chẳng hạn, ngay lập tức phải hiểu vấn đề… Nhưng, đừng tưởng rằng cái gọi là thông điệp của sự xúc phạm ấy có thể làm cho người dân hoảng sợ!” Sẽ có ngày, người dân VN được xét xử lại chúng.
- Khi nào Tổng thống Obama đến thăm Việt Nam? (VNHRC). “… chính phủ Việt Nam đã nỗ lực vận động mời TT Obama tới thăm Việt Nam, nhưng bất thành … Nhưng các quan chức ngoại giao Hoa Kỳ đã nói rõ với chính phủ Việt Nam rằng chỉ khi nào Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền thì TT Obama sẽ tới thăm… Và TT Obama không tới Việt Nam do những vi phạm nhân quyền ngày càng tồi tệ hơn”.
<- 1376. GS Đặng Hùng Võ: Cầu viện Quốc hội cứu vụ 3.000 “con cá nằm trên thớt” của Thủ tướng? (TVN). ““Văn Giang chỉ là một trường hợp. Phải giải quyết sớm, không thể cứ mãi lùng bùng với hơn 3000 văn bản này được. 3000 văn bản như cá nằm trên thớt …”  Thêm chút tin mừng, đó là trong 1,2 ngày tới, đại diện Ecopark sẽ gặp đại diện bà con nông dân Văn Giang, sau bức thư ngỏ của LS Trần Vũ Hải gửi Cty Việt Hưng. – Vô cảm (Trần Ngọc Kha).  – Trần Đức Việt – Cảm ơn nhân dân Văn Giang anh hùng (Dân Luận).
- Tin thêm về vụ xử án đám côn đồ khủng bố dân Văn giang (Xuân VN).  – Nóng – Một dân oan tự thiêu tại trụ sở tiếp dân nhà nước tại Hà đông nhưng bất thành (Xuân VN).  – Dân oan quận 2 kiến nghị chính quyền đối thoại về quyết định cưỡng chế trái luật(RFA). Mời xem lại: 1374. Kiến nghị tổ chức đối thoại với chính quyền của cử tri ba phường quận 2 TPHCM.  - Muốn biết đích danh ai trục lợi từ đất ? BỌN CHÓ TRỤC LỢI ĐẤT CHỨ AI! Thế mà không biết (Lê Khả Sỹ). “Ai trục lợi đất?/ Muốn biết đích danh?/ Chỉ có danh từ chung là chó/Không có đích danh bởi trời sinh ra rứa/ Đặt cho nó tên gì cũng là chó mà thôi!
- Hà Văn Thịnh: Kế từ ni trớ đi…(!) (BVN). “Tôi đã cố tình làm trái 3.000 lần trong cái chuyện đất đai vô giác, vô tri không đáng gì, gây ra nỗi đau thương cho hàng vạn con người, tôi đã xin lỗi, tôi đã dũng cảm nhận ra rằng phải trung thực… Kể từ nay trở đi, tôi xin hứa, nếu có làm trái nữa, toàn thể đất nước này  phải hoàn toàn chịu trách nhiệm”.  – Sẽ “mạnh tay” với đất dự án bỏ hoang (TQ).
- Hoàng Kim: Tôi đi chỉ một con đường: Quyền lợi của nông dân (boxtivn). “Không chỉ vì nông dân đã và đang bị cướp mất đất đai nhà cửa. Phải nói đó còn là vì vô khối chính sách không thấu tình đạt lý luôn luôn giáng lên cuộc sống muôn phần cơ cực của họ …”
- Dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của đảng…   –   (DLB).  – Khúc Thừa Mỹ tái thế! (Nghĩa Nhân). “Khúc Thừa Mỹ tái thế quả có phần con hơn cha là nhà có phúc thật. Từ dạo ấy các quan chức bộ sâu an tâm làm ăn và tham nhũng, chơi bời trác táng ngút trời  …”
- Nguyễn Huy Canh: THƯ NGỎ CỦA MỘT ĐẢNG VIÊN VỀ VIỆC SỬA ĐỔI HP 1992 (Phạm Viết Đào). “HP chính là Ý CHÍ, LÀ NGUYỆN VỌNG, LÀ Ý THỨC LÀM CHỦ của nhân dân mà không một ai, tổ  chức, cá nhân nào, tự cho mình đại diện cả. Thông qua lá phiếu lựa chọn của nhân dân, nhân dân ủy quyền cho ĐCS thay mặt mình, đại diện cho mình để lãnh đạo xã hội (chứ không phải lãnh đạo nhà nước), và chỉ từ đây một phạm trù chính trị: ĐCS là lực lượng lãnh đạo, là đại biểu trung thành cho lợi ích, và nguyện vọng của nhân”.
- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Đảng và nhân dân phê bình thì không nên né tránh” (SGTT).  - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Phê bình đúng thì không nên né tránh (TN).  - TBT Nguyễn Phú Trọng: Mong nhân dân hiến kế cho chính quyền (PLTP).  - Chống lợi ích nhóm can thiệp vào chính trị (SGGP).
- Ông Lê Việt Trường – phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh: Chất vấn đến cùng (TT) nhưng đừng tập trung vô … Thủ tướng, nha! – Chất vấn, tản mạn trước giờ khai cuộc (VnEco).  – Chất vấn Thủ tướng, Thống đốc và 3 bộ trưởng (VNN). – 3 Ý KIẾN CHẤT VẤN THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG GỬI QUỐC HỘI CỦA CƯ TRI, NHÀ VĂN PHẠM VIẾT ĐÀO - (Phạm Viết Đào). – CHÁN SỐNG RỒI HAY SAO MÀ DÁM CHẤT VẤN THỦ TƯỚNG? - (VLB). – Làm rõ trách nhiệm (NLĐ).  – Báo cáo kết quả thực hiện lời hứa (NLĐ).  – Bộ trưởng Công thương mở màn phiên chất vấn (VNE).
- Nguyễn Tuấn Anh (Học viên cao học K  18, Đại Học Sư Phạm Huế): Luật Hồi tỵ thời vua Minh Mạng(Bùi Văn Bồng).  ”Với tính cách nghiêm khắc, sự quyết tâm, cương quyết, vua Minh Mạng đã đưa ra hàng loạt các chính sách nhằm chống tham nhũng và đạt hiệu quả cao so với các vị vua trong vương triều Nguyễn làm cho xã hội Việt Nam thời Minh Mạng tương đối ổn định hơn.”   –  Vũ Bình Lục: Cụ thân sinh Nguyễn Trãi chống tham nhũng  - (Bùi Văn Bồng).
Hôm nay, Quốc hội chất vấn các thành viên Chính phủ (DV). - Tuần làm việc thứ 4, kỳ họp thứ 4 QH khóa XIII: Quốc hội chất vấn các thành viên chính phủ (SGGP). - Đại biểu chất vấn gay gắt về nguyên nhân nợ xấu và yếu kém trong quản lý thị trường vàng (SGTT).
- Phiếu tín nhiệm và thắc mắc của chị hàng thịt (Đào Tuấn). “Người dân không có quyền ‘bấm nút’ tại nghị trường, đương nhiên, nhưng việc ‘điều tra dư luận xã hội’ sẽ khiến việc ấn nút của các vị đại biểu dân cử, chí ít cũng có đối sánh, rằng nó có trùng với đông đảo ý kiến cử tri mà họ đại diện hay không”.
- Hóng tin Quốc hội mới biết: Hoá ra các anh cảnh sát phạt dân để tự ăn (Sống Mới). Xem lại các bài liên quan: Cảnh sát giao thông trao tiền cho nhau bằng cách bắt tay   –   Xử phạt vi phạm giao thông: Để lấy tiền hay để giáo dục?    –   CSGT Quảng Ninh trùm chiếu, mai phục trên cổng chào bắn tốc độ.
Phạt xe không chính chủ: Chưa thể thực hiện ngay (Infonet). - Chính chủ! (NLĐ).  – Rộn ràng bàn tán chuyện xe chính chủ (VNN).   – Tâm thư của độc giả về việc xử phạt tăng nặng xe không chính chủ (GDVN).   - “Đi xe của người trong gia đình thì không bị phạt” (SGTT). - ‘Chính chủ’ – Ai cũng thích, nhưng… (VNN). – Gửi bác Đinh La Thăng – Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải (Lề Trái).  - Thái Sinh: Bệnh mù màu (Trần Nhương).
Như thông tin tối qua đã điểm trên VTV-Thời sự 19h, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã quyết định chưa xử phạt người sử dụng xe không chính chủ, “tính toán lại thủ tục hành chính, xem xét lại mức phí.” (Cho tới sáng sớm nay, chưa thấy có báo nào đưa tin … A đây rồi! Độc giả méc, VTV đã đưa lên trang mạng: Kiến nghị chưa xử phạt xe không chính chủ). Mừng vì thái độ cầu thị với quyết định nhanh chóng sửa sai. Vậy cũng xin góp thêm một ý kiến liên quan ngành giao thông về Đại lễ cầu siêu cho nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông.
Lần tìm trên 2 báo lớn, VNNTuổi trẻ thì có được chút thông tin như sau về mục đích của cuộc đại lễ, ngoài công việc mang tính tưởng niệm người đã khuất: “Ủy ban ATGT Quốc gia kêu gọi … hãy nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật về đảm bảo ATGT”. Còn Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu: “tuyên truyền cho người tham gia giao thông đi đúng phần đường của mình, không phóng nhanh, không vượt đèn đỏ và tránh những rủi ro, tổn thất, không vì nhanh một phút mà chậm cả đời’”.
Như vậy, hóa ra trong suốt 10 năm qua, hơn 120.000 người bỏ mạng vì tai nạn giao thông, trung bình mỗi ngày 30 người, hầu như chỉ vì ý thức chấp hành pháp luật giao thông của người dân kém, chứ không phải trước hết, và thậm chí chủ yếu là hậu quả của cả một hệ thống chính sách, bộ máy điều hành xã hội yếu kém ?
Luật pháp không nghiêm minh, chính quyền tham nhũng, đẻ ra vô vàn công trình giao thông phi lý, chất lượng tệ hại; việc cấp bằng lái của ngành giao thông, kiểm soát giao thông của CSGT, điều tra xét xử án giao thông … đầy tiêu cực. Những quy định phi lý gây khó cho người tham gia giao thông, cho doanh nghiệp liên quan, dẫn tới những đối phó, lách luật, rồi dẫn tới hậu quả. Thậm chí cả trong chương trình giáo dục, chỉ loay hoay vài nội dung thô thiển, kém hấp dẫn về luật giao thông, hoặc cưỡng ép một cách phi lý nhà trường “vào cuộc” ngăn chặn học sinh đi xe máy v.v… Tất cả là những nguyên nhân gốc rễ, căn bản dẫn tới cái chết của cả trăm ngàn người đó và bao nhiêu thiệt hại không thể thống kê cho toàn xã hội. Không chừa được cái thói: cái gì xấu, dở cũng đổ tại cho dân thì không thể khá lên được!
- Hết chuyện “xe không chính chủ” lại tới người “không chính quốc”: Một thị xã có gần 200 người lấy chồng nước ngoài bất hợp pháp “trong đó có 154 trường hợp lấy chồng Trung Quốc” (PNTP).
- Phỏng vấn Nguyễn Thành Trí, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai: Phản đối thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đến cùng! (NLĐ).  – Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: Khảo sát 370 ha rừng trong… 2 ngày! (NLĐ).  – Mời bà con nào chưa ký thì vào đây ký thỉnh nguyện thư trước khi chuyển lên chủ tịch nước. - Sau “cơn say” thuỷ điện ở miền Trung (SGTT).  – Tiếp tục ‘cắt giảm’ dự án thuỷ điện (TQ).  - Nỗ lực để hài hòa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường (TN). - Dự án thủy điện Đồng Nai 6&6A: Dựa vào cơ sở pháp lý nào? (TP).  - Tiếp tục nói “không” với dự án thủy điện 6, 6A (TT).
- Một ngày, Bắc Trà My xảy ra 3 trận động đất (VNN).  – “Ấn định” cường độ động đất Sông Tranh 2 (LĐ).  - Liên tục động đất nhẹ tại Bắc Trà My (SGGP).
- Ngẫm chuyện trước sau (Nguyễn Thông). “Bất chợt liên hệ đến phong trào ngăn sông làm thủy điện, từ trung ương đến địa phương, đã và đang gây biết bao nhiêu hệ lụy; san bằng hàng vạn hecta bờ xôi ruộng mật làm sân golf, làm nhà cao tầng khiến dân rơi vào cảnh khốn cùng… Liệu có phải là tư duy ‘ăn xổi ở thì’, tầm nhìn không qua ngọn cỏ?
Bảo vệ môi trường khai thác bauxite, sản xuất alumin (TTXVN).
- Cho thuê đất rừng … giá bèo! (NLĐ). - Đấu thầu gói 6 tỉ đồng như mua… bong bóng (TN).
Khoán xe công: Sáu năm, chỉ một người thực hiện (TP).
- Vấn đề hộ tịch: ‘Ở tạm’ trên đất nước mình (TVN).  - Ghét Việt Nam (boxitvn).
- Vấn đề ngân sách nhà nước: Nên nuôi dưỡng nguồn thu (ANTĐ). – Ngân hàng Nhà nước: Sao lại đánh thuế tiền tích cóp của dân? (BSC).
- Tòa án Hiến pháp, điều khác biệt với thế giới (ĐV).
- Vì sao Đà Nẵng kiến nghị mở EWEC2? (Infonet).
- Sát hạch tìm người tài (NLĐ).
- Chuyển vụ ăn chặn kỳ nam sang CSĐT (NLĐ).
- Hung thủ “vụ án vườn điều” chấn động vẫn nhởn nhơ (NĐT).
- Vũ Duy Chu: Hà Nội tiếu lâm truyền kì (kì 83) (Trần Nhương).
- Minh Diện: NGƯỢC LẠI NGÀY XƯA (Bùi Văn Bồng).
- Email ‘đáng nghi ngờ’ làm lộ vụ ngoại tình của Tướng Petraeus (Người Việt).  – Giám đốc CIA từ chức vì bị phát hiện ngoại tình bởi… FBI (AP/ Sống Mới). “Có thể thấy, mặc dù phạm sai lầm nhưng David Petraeus cũng đã thể hiện bản lĩnh rất đàn ông của mình. Liệu có nơi nào trên thế giới, các quan chức với hàng tá bồ nhí dám thừa nhận sai lầm và sẵn sàng rời bỏ danh vị sau khi bị dư luận phanh phui, hay vẫn thản nhiên đạp bằng dư luận và ôm khư khư cái ghế của mình, để rồi cứ mỗi dịp đứng trước ống kính truyền thông vẫn kệch cỡm, cao giọng giảng giải về đạo đức…” – FBI phát hiện vụ ngoại tình của Tướng Petraeus (VOA).
- Nhân viên ‘nướng’ sếp: Sếp BBC ra đi vì tay của nhân viên (BBC). – Tổng Giám Đốc BBC George Entwistle từ chức vì đưa tin sai (VOA). “Hôm qua, ông Entwistle nói bởi vì ông kiêm luôn chức vụ Tổng Biên Tập của BBC cho nên phải chịu trách nhiệm tối hậu về mọi nội dung của đài này.  Ông Entwistle nói từ chức là một hành động cần phải làm để duy trì danh dự”. Hết “đế quốc Mỹ” tới “tư bản Anh” liên tục từ chức vì những chuyện mà xứ ta cho xem “nhỏ như con thỏ”! Lẽ ra nên “nhận trách nhiệm chính trị” rồi xin lỗi, hứa “khắc phục hậu quả” là đủ rồi, ai lại đặt danh dự cao hơn cái ghế? Mấy ông nên qua xứ ta mà học hỏi thủ tướng của ta trong chuyện này. Còn đây nữa, bọn Trung Đông cũng học đòi theo bọn phương Tây: Jordan xử quan tham 13 năm tù giam (BBC).
- Obama và Bầu Cử Mỹ: Vấn đề là ở niềm tin  –   (DLB).   - Bá Tân: Hai cách ăn mừng (Nguyễn Thông).
Trắng-Đen-Xám (Kỳ cuối) (Sống Magazine).
Đức từ bỏ năng lượng hạt nhân dẫn đến các lợi ích về kinh tế và môi trường (boxtivn).
- Tham vọng cường quốc (hết) (Spiegel/ Phan Ba).  - Trung Quốc hối hả cho tham vọng siêu cường (TVN).
<- Thêm một người Tây Tạng chết vì tự thiêu (VOA).  – Phản đối Bắc Kinh: Một thanh niên Tây Tạng 18 tuổi tự thiêu (RFI).  – Tây Tạng ám ảnh đại hội Đảng Trung Quốc (RFI).
- Sắp bầu Ban chấp hành Đảng CSTQ (BBC).  - Bầu cử trong đảng và cải cách chính trị ở TQ (VNN).  – Minh bạch hóa tài sản lãnh đạo : Vạn lý trường chinh của đảng Cộng sản Trung Quốc (RFI).  – TQ ‘không để nông dân thiệt thòi’ (BBC).  - Trung Quốc và “Quan điểm phát triển khoa học” (VOV). - Cô bé lớp sáu làm quan chức Trung Quốc ‘toát mồ hôi’ (TP).
Nga đối mặt với tham nhũng cấp cao (TT).
Ngừng dự án thủy điện vì dân (PLTP).

- VTV-Thời sự trưa, trong phần chất vấn Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, đại biểu Đỗ Văn Đương hỏi việc giảm giá xăng 500đ/lít ngày hôm qua có phải trùng hợp ngẫu nhiên hay có tính toán trước thềm cuộc chất vấn hôm nay. Cả hội trường cười!
- Câu hỏi “đầu tiên” ( Đào Tuấn). “Nhưng không chỉ những người có công với cách mạng ở Nghệ An, 22 triệu người hưởng lương khác cũng đang chờ câu trả lời ‘tiền đâu’ của Bộ Tài chính… Và đó là những câu hỏi đòi hỏi phải được trả lời bằng thực tế chỉ không phải chỉ là những hứa hẹn trên nghị trường”.
- Sự Sợ Hãi (doivienxu).
- NGƯỜI VIỆT KHÓ XÓA ĐI THÙ HẬN? (Huỳnh Ngọc Chênh). “Dù sao tôi vẫn hy vọng rằng một ngày nào đó việc xóa bỏ hận thù ở Việt Nam sẽ được thực hiện. Một việc xóa bỏ thật sự, rất tình người chứ không chỉ trên giấy. Hay để tất cả người người Mẹ, người Cha Việt Nam được khóc công khai trên ngôi mộ của con mình. Hay để những người lính ở cả hai chiến tuyến được hòa hợp và linh hồn của họ ở thế giới bên kia không còn phải tha phương”.
KINH TẾ
Kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng (boxitvn).
- TS Nguyễn Minh Phong: Làm tan những “cục máu đông” của nền kinh tế Việt Nam hiện nay: Bài 1: Nợ đọng bất động sản và hàng tồn kho – Mối lo không của riêng ai (QĐND).
- Tiền đồng trở thành giấy lộn là cái chắc: Nhiều Ngân Hàng Ngập Nợ Xấu Mất Vốn, Sẽ Củng Cố, Sáp Nhập (DĐCN).  - Niêm phong khuôn đúc 5 thương hiệu vàng (TT).
Lãi suất trái phiếu chính phủ tăng gần 11%/năm (TN).
Đừng để dân gánh nợ (TT).
Nói và làm: Ám ảnh những con ‘tàu ma’ (VEF). - Tàu ‘hoang’ của Vinalines bị bỏ mặc suốt 8 tháng (VnE).
Ngôi vị xuất khẩu gạo số 1 và mồ hôi nông dân (PLTP).
Bạn hiểu gì về cà phê? – Việt Nam – cường quốc số 1 về xuất khẩu cafe (TN).
Trung Quốc cấm nhập tôm tươi của VN: Đã cử đoàn sang tìm hiểu (DV).
Chuộng nguyên liệu nhập khẩu (TN).
TPP: Cuộc chơi hồi hộp của dệt may Việt Nam? (TTCT).
Doanh nghiệp “ngoại” nở nồi, nội teo tóp (TT).
- Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (RFA).
Các DN Nhật Bản đang cần nhiều lao động Việt Nam (TTXVN).
- Kinh tế Vĩ mô Tuần 12 – 16/11: NHNN đang phát đi tín hiệu gì qua Chỉ thị số 06? (Vietstock).
- EVN phát hành trái phiếu để trả nợ (SGTT).
- Đất Hà Nội cao nhất chỉ 81 triệu đồng/m2 (VnMedia).
- Thị trường thịt động vật đang ngoài tầm kiểm soát (CAND). “Thịt bẩn” bị phát hiện và thu giữ tại Trạm KDĐV Thủ Đức =>
Dân cư bơ vơ giữa khu đô thị (Vef).
- 47% hàng đóng gói sẵn thiếu trọng lượng (SGTT).
- Công ty lượng giá tín dụng S&P bị phạt (RFA).
Thị trường vàng thế giới “thắng” cùng Tổng thống Mỹ (TTXVN).
Vòi bạch tuộc vươn xa (ATNĐ).

VĂN HÓA-THỂ THAO
Phát lộ nhiều di vật tại thành nhà Hồ (TN). - Những phát hiện khảo cổ 2012 – Tái hiện lăng vua Trần (TN).
Bảo tồn và phát huy giá trị Bình Than (VOV).
Đã 3 năm, dự án trùng tu chùa Một Cột vẫn chưa… “nhúc nhích” (CAND).
- Chu Trọng Huyến: Về hai câu thơ đề trên mộ Nguyễn Trường Tộ (VHNA).
- Lê Huy Mậu: Hữu Thỉnh (Trần Nhương).
- YÊU THỜI …ĐỒ ĐỂU (KỲ 9) (Nhật Tuấn).
- ĐÀO THẮNG Nước Mắt đổ vào Dòng Sông Mía   –   LÝ PHƯƠNG LIÊN rũ bỏ lời nguyền với thơ (Lê Thiếu Nhơn).
- NGÔI NHÀ KHÔNG CÓ GÌ (Nguyễn Trọng Tạo).
- Nghiêm Lương Thành: Những mới lạ trong” Dấu về gió xóa” (Trần Nhương).
<- GS.TS Trần Quang Hải: Xứng danh quái kiệt nhạc dân tộc Việt Nam (NĐT).
Đạo diễn Như Lai: Nghệ sĩ cần giúp thay đổi nhận thức cộng đồng (TN).
Lê Hoàng: “Anh là “bóng” thật mà! (VNN).
Nụ hôn “ước lệ” vẽ chân dung văn hóa “lùn” (VNN).  - Giọng hát Việt: Bùi Anh Tuấn chưa thi đã thắng (PNO).
THÔNG BÁO VỀ LỄ KỶ NIỆM 40 NĂM THÀNH LẬP NGÀNH HÁN NÔM (Tễu).
Chủ trang web Văn Chương Việt đang cần sự giúp đỡ gần xa (Lê Thiếu Nhơn).
- Bay vào ngày xanh cùng những điều tử tế (PN Today).
- Nhà thơ cũng là họa sĩ (SGGP).
- Bi kịch giả tạo (NLĐ).  – Phim được chiếu, phim không được chiếu… (LĐ).
Vẽ tranh kể chuyện… phở quát (TN).
- Nghệ thuật body painting, đẹp hay dung tục? (SK&ĐS).
- Các loại sĩ thời nay (Trần Hữu Hiệp).
- Một vòng các khách sạn nổi tiếng ở Las Vegas – Kỳ 2: Khách sạn và sòng bài Planet Hollywood (Sống Magazine).
- Khi phông văn hóa bị thủng (LĐ).  – Nghiện “khóa môi” – Sự xuống cấp văn hóa của sao Việt (SK&ĐS). – Chuyện dở hơi cám hấp: Thế gian lắm cái “sự đời”/ Muốn khóc chẳng được, muốn cười không xong ! (Lê Khả Sỹ). – Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ: Đệ tử Phật phải giữ gìn… (Kiến thức).
- Hôm nay khai mạc chiêm bái Phật hoàng Trần Nhân Tông bằng ngọc bích lớn nhất VN (CPL).
Thực hư về ngôi nhà gỗ sưa trị giá hơn trăm tỷ đồng (DV).
Vui buồn chuyện đăng cai Asiad (Nguyễn Duy Xuân). - PGS-TS Đặng Van Thanh: Phải tính đến mục đích sử dụng sau Asiad (PLTP). - Vũ khí mới cho ĐT Việt Nam: Hậu vệ ghi bàn, tại sao không? (Bóng Đá). - Việt Nam đăng cai Asiad 18 : Chưa hết mừng đã đầy nỗi lo (RFI).   – TÉ RA LÀ THẬT RỒI (Văn Công Hùng). “Mà không thể không lo khi hiện tại nhiều nơi đang dứt bữa, chính phủ phải xuất gạo cứu trợ, xăng điện nước… tăng giá, mọi thứ tăng ào ào, trừ lương tăng… nhỏ giọt. Mà để có thể đăng cai Asiad thì nhiều tỉ đô la phải được đổ ra, ngay từ bây giờ, để xây dựng cơ sở vật chất, để ‘đấu thầu đăng cai’.” – Các công trình chính của ASIAD 2019 (VNE).

- Phiếm: Di truyền (SGTT). “– Ủa, ông cha vay thì con cháu có bổn phận phải trả chứ! – Thế ông có nghĩ sau khi ông hết nhục thì đến lượt cháu con ông nhục vì những món nợ khổng lồ? – Lo gì, đến lúc chúng nó rủa thì cha ông chúng đã qua đời từ lâu, đâu còn biết nhục!
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Phùng Hi: Trong khi chờ “đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà”(?!) xin có bảy góp ý cấp thời để tuyển được học sinh giỏi vào ngành sư phạm (boxitvn).
- Giáo dục đại học Việt Nam hội nhập quốc tế: Đột phá từ cơ chế tài chính (SGGP).  – Thay đổi cách nghĩ, cách làm để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (ND).
Phó Thủ tướng [Nguyễn Thiện Nhân]: Đội ngũ GV phải nâng cao trình độ (TTXVN).
- Chấn chỉnh học thêm, “xóa” lạm thu, xử lý đại học phạm luật (DT).  – Cay đắng người thầy (NLĐ).  – Chấn chỉnh học thêm, “xóa” lạm thu, xử lý đại học phạm luật (DT). - Phương thuốc đặc trị “bệnh lạm thu”? (GD&TĐ).
- Truyện ngắn chủ nhật: Nói không với gian lận trong thi cử (x-café).
- Trường nghề… “chật vật” tuyển sinh(LĐ).   - Học cho có chứng chỉ dạy đại học (TT). - Đừng để “sập bẫy” (SGGP). - Sẽ đóng cửa các trường đại học yếu kém (TP).
- Thí điểm dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh (NLĐ). Một tiết giảng dạy môn toán bằng tiếng Anh ở Trường THCS – THPT Lương Thế Vinh (quận 1 – TPHCM) =>
Con chữ nơi Hồng Ngài mờ sương (GD&TĐ). - Người thầy dạy tôi cách phản biện (VNN). - Lễ tang thương tâm của bé lớp 1 mất trong cuộc thi bơi (KT/ Ione).
- Vấn đề đánh dấu thanh điệu (Petrotimes).
- Giáo dục âm nhạc gắn với đào tạo con người (SGGP).
- Nghiên cứu khoa học Việt Nam yếu hơn Thái Lan, Malaysia, Singapore (GDVN).
Tìm thấy nguồn gốc tổ tiên của Người băng (ĐV).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Sự sống ‘nảy mầm’ ở cô gái ung thư máu (VNE).
- Quán cơm miễn phí của ông lão 73 tuổi (VNE).
- Thất kinh với phá lấu lề đường! (NLĐ). - Hà Nội: Bất cẩn khi “bỏ quên” xế hộp, một phụ nữ suýt mất con (GDVN).  - Thương bé 4 tuổi không có ngón chân, ngón tay (DT).
Phơi nắng chờ… rút tiền (TN).
<- Quảng Nam: Sập dầm cầu Đen (VOV).
Đợt triều cường cao hơn báo động 3 (TN).
Sống chung với khói thiêu tử thi (PLTP).
Săn “sói già” ma túy trên đồi ở Lóng Luông (VnM).
- Lăng Hồ Chí Minh: Dịch bệnh gia tăng do môi trường ô nhiễm ? (LĐTĐ). Không phải! Mà là trong … thành phố HCM.
Nỗi lo đông dược (TT).
Định lượng chất độc trong áo ngực Trung Quốc (TP).
Bản không chồng nơi ‘bão ết’ tàn phá (TP).
- Cảnh sát Anh phá vỡ mạng lưới người Việt trồng cần sa : 13 người bị bắt (RFI).
- Bán bia kèm… vũ nữ múa cột (DT).
- Việt Nam và TQ loại sạch bệnh uốn ván sơ sinh (RFA).
- Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam đào tạo nhân viên xã hội (Chuacuuthe).
“Được biếu” hơn 100 nanh vuốt sư tử, báo (NLĐ).
- Động đất lớn tại miền Trung Miến Điện (BBC).  – Miến Điện: Hai trận động đất làm hơn 10 người chết (RFI). - Hơn 100 người thương vong do động đất ở Myanmar (DT). - Động đất tại Myanmar, ít nhất 13 người chết (TN).

- Làng ung thư nhan nhản khắp nơi: Bình Định có một làng… tử thần! (NNVN).
QUỐC TẾ
- Nguy cơ khủng hoảng Syria lan rộng trong khu vực (TTXVN).  – Syria: Bạo lực không giảm, hàng trăm nghìn người chạy tị nạn (TQ).  – Đối lập Syria đạt đồng thuận lập liên minh mở rộng (RFI). – Israel nổ súng cảnh cáo Syria (VOA).   - Israel bắn ‘cảnh cáo’ vào Syria (BBC). – Israel chuẩn bị ‘leo thang quân sự’ sau vụ bạo động ở Gaza (VOA). - Phe nổi dậy Syria đạt thỏa thuận sơ khởi (TN). - Phe đối lập Syria thành lập liên minh mới (VOV).
Israel sẵn sàng tấn công Gaza nếu cần thiết (VOV).  - Israel nổ súng cảnh báo Syria (VOV).  - Israel bắn tên lửa cảnh cáo Syria (PNO).
Iran lại chuẩn bị phóng vệ tinh bằng tên lửa tự chế (TTXVN).- Iran dọa mạnh tay nếu Mỹ xâm phạm không phận (VNE).
- Bom nổ ở Afghanistan giết chết một gia đình kể cả trẻ sơ sinh (VOA).  – Bạo động ở Afghanistan: 1 binh sĩ NATO, 11 thường dân thiệt mạng (VOA).
Em trai thủ lĩnh Al Qeada bác tin lập vương quốc (TTXVN).
Đấu súng khiến hàng chục người thiệt mạng tại Pakistan (VOV).
- Philippines phá vỡ một âm mưu khủng bố ở miền Nam (RFI).
Đổi súng đạn lấy… áo lót (TT). Những chiến binh thuộc phe nổi dậy “Những con hổ Tamil” =>
- Thỏa thuận mua bán vũ khí Iraq-Nga bị hủy bỏ? (VOA).
- Obama tiếp tục chiến thắng tại Florida, lãnh địa đảng Cộng hòa (RFI). - Tổng thống Obama thắng tại Florida, tăng thêm phiếu cử tri đoàn (VOA). Kết quả cuối cùng, Obama được 332 phiếu cử tri đoàn, Mitt Romney chỉ có 206, Obama chiến thắng thuyết phục.  – Thế giới hoan nghênh chiến thắng của Tổng thống Obama (RFI). – Thế giới 7 ngày: Obama đối mặt với một nước Mỹ chia rẽ(VOV). - Phía trước ông Obama là núi cao (VOV). - Người đàn bà làm Giám đốc CIA mất ghế (ANTĐ).
- HILLARY CLINTON, LÙI MỘT BƯỚC ĐỂ TIẾN HAI BƯỚC: Vượt qua thử thách (NLĐ).- Ngày lễ Cựu chiến binh: Một truyền thống lâu năm của Hoa Kỳ (VOA).  - Tổng thống Obama đọc diễn văn vào ngày Lễ Cựu Chiến Binh (VOA).  - Hoàng Nhất Phương – Lincoln – Tổng Thống Lincoln (Dân Luận).
Mỹ không thay đổi chính sách viện trợ cho Ấn Độ (TTXVN).
Trùng điệp lá chắn tên lửa (TN).
- Ecowas họp khẩn cấp về can thiệp quân sự vào Mali (TTXVN).
- 3 cảnh sát Malaysia “cưỡng hiếp” 1 phụ nữ Indonesia (NLĐ).
Hàn, Nhật tìm cách hàn gắn quan hệ (TN).
- Nga tham gia điều tra cái chết của ông Yasser Arafat (TTXVN).
- Tổng thống Cộng hòa Trung Phi ra lệnh tạm giam con trai (PN).

* VTV1: + Chào buổi sáng – 11/11/2012;  + Toàn cảnh thế giới – 11/11/2012;  + Khách của VTV3: Giá trị đồng tiền.

1376. GS Đặng Hùng Võ: Cầu viện Quốc hội cứu vụ 3.000 “con cá nằm trên thớt” của Thủ tướng?

GS Đặng Hùng Võ: “Tốt nhất là Chính phủ đặt thẳng vấn đề sang Quốc hội, Ủy ban Thường vụ có một nghị quyết công nhận những cái lệch thẩm quyền ấy vì đều là những việc đã giải quyết lâu rồi.”
“Văn Giang chỉ là một trường hợp. Phải giải quyết sớm, không thể cứ mãi lùng bùng với hơn 3000 văn bản này được. 3000 văn bản như cá nằm trên thớt. Và bất kì dự án nào có chuyện, người ta cũng có thể lôi ra việc trình và kí không đúng thẩm quyền. Giải quyết một lần cho xong, thật gọn ghẽ.”
Một độc giả: “Không thể đẩy cho UBTVQH hợp thức hoá việc làm trái luật này được. Người dân làm sai thì bị các ông kết án bỏ tù và quy cho ‘thế lực thù địch’ gây rối, vậy các ông làm sai thì tội càng nặng hơn dân chứ …”
TS Nguyễn Quang A: “Sai thẩm quyền hay cố ý làm trái? Theo tôi ông Võ đã ‘có công’ phát giác ra vụ cố ý làm trái này và những người đã cố ý làm trái phải bị xử theo luật hình sự (cả ông Võ, nhưng có thể có sự khoan hồng cho ông) chứ không thể “gọn nhẹ” đẩy cho UBTV Quốc hội hợp thức hóa là xong.
Họ là người làm ra luật ra nghị định, làm bậy rồi đổ cho thông lệ. Nếu người dân phạm thì các ông phạt nặng, thậm chí bỏ tù, còn các ông biết rất rõ về luật mà còn cố ý làm sai thì phải trị nặng hơn chứ!”
Nhà giáo Hà Văn Thịnh: “Tôi đã cố tình làm trái 3.000 lần trong cái chuyện đất đai vô giác, vô tri không đáng gì, gây ra nỗi đau thương cho hàng vạn con người, tôi đã xin lỗi, tôi đã dũng cảm nhận ra rằng phải trung thực… Kể từ nay trở đi, tôi xin hứa, nếu có làm trái nữa, toàn thể đất nước này  phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.” (Kế từ ni trớ đi…(!).
TuanVietnam

Vụ Văn Giang: ‘Kí cấp tập không vì khuất tất’

12/11/2012 06:00
Phỏng vấn cựu thứ trưởng Đặng Hùng Võ
 - Thừa nhận trình sai thẩm quyền và có chuyện trình kí cập tập những ngày cuối cùng khi Luật đất đai 1993 có hiệu lực trong dự án Văn Giang, cựu Thứ trưởng TN-MT Đặng Hùng Võ khẳng định, việc này không vì chạy dự án.
Không vì chạy dự án
Ngày 8/11 vừa qua ông đã có cuộc đối thoại với bà con Văn Giang liên quan đến trách nhiệm cá nhân của ông trong việc trình và quyết định dự án này, chỉ vài ngày trước khi Luật Đất đai 1993 hết hiệu lực. Tờ trình cách đây đã nhiều năm, điều gì khiến ông quyết định lựa chọn đối thoại với người dân?
Người dân đã rất nhiều lần gọi điện, nhắn tin muốn đối thoại về pháp luật với các văn bản liên quan đến dự án Văn Giang. Tôi nhiều lần nói: bây giờ tôi về hưu rồi, đối thoại thì có giải quyết được vấn đề gì không. Cuối cùng, người dân viết thư yêu cầu phải đối thoại. Họ yêu cầu đối thoại trực diện, trong trường hợp e ngại thì có thể viết thư trả lời. Và tôi chọn cách tiếp cận thứ nhất. Bởi mình không có gì phải sợ sệt cả.

Cựu Thứ trưởng TN-MT Đặng Hùng Võ. Ảnh: Lao động
Hơn nữa đã đối thoại với dân thì phải đàng hoàng, quan điểm là như vậy.
Tôi báo cáo Bộ trưởng TN-MT là có việc như vậy, ý của tôi là cũng muốn gặp dân nói chuyện. Về mặt pháp luật, tôi trên tinh thần giữ quan điểm của bộ TN-MT, còn trong quá trình đối thoại cũng có những điều phải điều chỉnh.
Trên tinh thần ấy, Bộ trưởng đồng ý.

Cụ thể, những vấn đề pháp luật được người dân Văn Giang nêu và đối thoại với ông là gì?

Thứ nhất, tôi thấy cần giải thích cho dân rõ những dự án như thế này sẽ có người mất đất, người chịu thiệt thòi này khác, nhưng đây là dự án quan trọng của Hưng Yên, làm thông con đường từ Hà Nội đến Hưng Yên, và là cơ sở cho Hưng Yên phát triển. Đây không phải dạng dự án vớ vẩn, không chỉ câu chuyện đơn giản vì lợi ích của nhà đầu tư . Đây là dự án vì lợi ích của tỉnh Hưng Yên và trực tiếp là lợi ích của người dân Văn Giang. 
Vấn đề thứ hai cần giải thích cho dân hiểu, là liên quan đến mấy quyết định được kí dồn dập vào những ngày cuối cùng trước khi Luật Đất đai năm 1993 hết hiệu lực. (Ngày 29/6/2004, ông Đặng Hùng Võ thừa lệnh Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường ký tờ trình số 99 lên Thủ tướng. Trước đó một ngày, 28/4/2004, UBND tỉnh Hưng Yên có tờ trình về thu hồi, giao đất cho Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng để xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị thị Thương mại, du lịch Văn Giang và tuyến đường giao thông liên tỉnh Hưng Yên – Hà Nội, đoạn Văn Giang đến xã Dân Tiến, Khoái Châu. – pv) Tại sao lại dồn dập? Cơ chế đổi đất lấy hạ tầng, hết thời hạn áp dụng Luật Đất đai 1993 là sẽ hết hiệu lực. Việc đổi hàng và hàng không được chấp nhận nữa mà phải đổi qua tiền. Mà như vậy dự án sẽ bị kéo dài. Việc chuẩn bị dự án nếu không kịp kí trước ngày luật cũ có hiệu lực thì dự án phải làm lại từ đầu. Thời điểm đó, Hưng Yên nói thẳng quan điểm, nếu quá đi dự án sẽ bị lỡ, gây tổn hại cho tỉnh rất nhiều.
Tôi muốn giải thích để người dân hiểu, chuyện kí cấp tập ấy không có chút dính dáng gì đến việc chạy dự án cả. Đây là việc đáp ứng nguyện vọng chính đáng của chính quyền tỉnh Hưng Yên.

Nhiều người đặt vấn đề trách nhiệm của lãnh đạo với mỗi chữ kí của mình, ngay cả khi đã nghỉ hưu. Bởi ngay cả ông có xin lỗi thì việc cũng đã rồi, người dân cũng đã chịu thiệt?

Thực ra ở đây có hai khía cạnh. Về trách nhiệm hành chính, đây không phải quyết định cá nhân mà của cả hệ thống hành chính. Nhưng nếu gắn với chữ kí ấy có khuất tất thì lại phải xử lí trách nhiệm cá nhân rõ ràng tại vị hay đã nghỉ hưu. 
Một người đã kí có chịu trách nhiệm khi về hưu nếu đó là viêc khuất tất, tiêu cực. Còn nếu đó là việc đúng như hệ thống hành chính vẫn làm, thì bản thân hệ thống hành chính phải xử lí và chịu trách nhiệm. 
Mình chọn cách đối thoại để giải thích bởi người dân có đặt câu hỏi mấy ngày cấp tập kí có khuất tất gì. 
Nếu chỉ là tờ trình mang tính hành chính thông thường mà không có nghi vấn gì về mặt đạo đức, thì không cần đối thoại. Nhưng vì người dân nghi vấn, nên mình muốn đối thoại, làm rõ. Đối thoại để minh chứng không có khuất tất gì đằng sau.
Trái luật, theo lệ
Trong cuộc đối thoại với dân, ông có thừa nhận rằng hai tờ trình Thủ tướng Chính phủ với nội dung thu hồi đất ở Văn Giang năm 2004 (số 14/TTr-BTNMT và 99/TTr-BTNMT), mà khi đó ông đang là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, là “đã trình không đúng thẩm quyền”?
Đúng vậy. Suốt 10 năm từ 15/10/1993, tới 30/6/2004, luật quy định thẩm quyền liên quan đến phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các tỉnh, quyết định giao đất, cho thuê đất của chính phủ, nhưng thực hiện lại có khác biệt một chút.

Ảnh: Lao động
Suốt 10 năm trước khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực, chúng ta đã không thực hiện đúng thẩm quyền, với hơn 3000 văn bản. Vụ Văn Giang nằm trong loạt các văn bản này.
Chính phủ vẫn nói rằng Chính phủ ủy quyền cho Thủ tướng nhưng sự thật lại có điều luật: thẩm quyền giao đất, cho thuê đất thì không được ủy quyền. 
Người dân chất vấn tôi, rằng đáng lẽ tôi phải trình ông này, tôi lại gửi một ông khác, thì chắc chắn, nếu xét trường hợp đơn lẻ này, tôi đã làm sai, trình trái thẩm quyền. Nói nhẹ là không đúng thẩm quyền, còn nói đằng thắng là trái luật.
Nhưng thực ra, đó không phải là cố ý làm không đúng thẩm quyền. Giai đoạn trước luật 2003 chúng ta đều làm như vậy, theo thông lệ.
Khi tôi bắt đầu làm, Bộ trưởng có nói, ta tập trung xây dựng luật mới, với cái cũ thì trước làm thế nào, bây giờ ta làm như thế. Chẳng nhẽ lúc đó mình lại khịa chuyện ra bảo làm cái này không được. Trong hệ thống quản lý không thể đòi làm khác đi đơn giản thế. 
Chúng ta đã làm theo lệ chứ không phải theo luật. Câu chuyện phức tạp ở chỗ đó.
Nhận và sửa sai
Theo ông, với hơn 3000 văn bản ấy trình và kí lệch thẩm quyền ấy, chúng ta phải ứng xử với chúng ra sao?
Cần phải cư xử ra sao với cái đã lỡ trong quá khứ, theo chỉ đạo của Chính phủ là câu chuyện vô cùng phức tạp
Tuy nhiên, đó là thực tế không thể chối cãi. Đến lúc phải nói với dân thực tế ấy. 
Và phải làm rõ có hiệu lực hay không, mà hướng là công nhận hiệu lực, bởi phần chênh thẩm quyền không lớn, và các dự án đều làm rồi, và không gây hậu quả xấu, không phải từ cái chênh hiệu lực ấy mà gây ra tham nhũng, tiêu cực này khác. 
Tôi định viết thư đề nghị chính thức hóa chuyện này. Nếu không, chuyện sẽ phức tạp hơn nhiều. 
Tốt nhất là Chính phủ đặt thẳng vấn đề sang Quốc hội, Ủy ban Thường vụ có một nghị quyết công nhận những cái lệch thẩm quyền ấy vì đều là những việc đã giải quyết lâu rồi. Cũng cần thuyết minh rõ cái lệch này không gây hậu quả gì, dù quyết định ở tầm lớn.
Liệu việc này có tạo tiền lệ, cứ làm trái, rồi hợp thức hóa bằng văn bản pháp luật sau đó?
Đương nhiên không thể ra nghị quyết giải quyết từng quyết định riêng rẽ. Đây là giải quyết lịch sử, không phải giải quyết cá biệt trường hợp nào. Đây là cả lô văn bản đã thành tiền lệ trong lịch sử. 
Lệ áp dụng 10 năm trời. Cách tốt nhất là chường mặt ra nhận và sửa sai, rằng chúng tôi đã trót áp dụng không đúng, và lí do là có sự vênh giữa các luật và không có hậu quả gì do sự vênh pháp luật này.
Cụ thể, với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất phải là hình thức quyết định. Hình thức văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền chính phủ, theo luật, lại không có quyết định, chỉ có nghị quyết, nghị định. Ra văn bản gì? Quyết định phải là thẩm quyền riêng. Sự vênh, lệch giữa các luật về đất đai và về thẩm quyền chính phủ ra văn bản pháp luật dẫn tới việc này. Đó là lí do Chính phủ lại làm như vậy. 
Văn Giang chỉ là một trường hợp. Phải giải quyết sớm, không thể cứ mãi lùng bùng với hơn 3000 văn bản này được.
3000 văn bản như cá nằm trên thớt. Và bất kì dự án nào có chuyện, người ta cũng có thể lôi ra việc trình và kí không đúng thẩm quyền. Giải quyết một lần cho xong, thật gọn ghẽ.
Không phải về hưu mà làm khác
Trở lại với việc đối thoại với dân, như ông nói, trách nhiệm hành chính với ông không còn nữa. Thế nhưng ông vẫn quyết định đối thoại. Có người đã gọi đó là “Tiền lệ Đặng Hùng Võ”. Nhiều người cũng đặt câu hỏi, nên chăng cần luật hóa trách nhiệm quan chức, trong việc đối thoại, giải thích cho dân, và chịu trách nhiệm với mỗi chữ kí, quyết định của mình, ngay cả khi đã nghỉ hưu?
Sự thực việc đối thoại với dân, giải thích cho dân nên được đặt thành một nguyên tắc, vì cán bộ không thể làm ngơ trước phản ứng của người dân mà quyết định của mình có liên quan. Đối với người đương chức đương nhiên phải làm chuyện đó. 
Làm như thế nào thì phải cần pháp luật đặt nguyên tắc cụ thể thế nào: trường hợp nào, thời gian bao lâu, mức độ chưa đồng ý thì giải quyết ra sao, loại quyết định gì thì xử lý ở cấp nào?
Nên luật hóa, tạo gắn kết giữa nhân dân và nhà nước tốt hơn.

Cũng có dư luận nói rằng, chẳng qua nghỉ hưu rồi nên ông mới nói mạnh thế. Đương chức, chắc gì!

Điều này có thể đúng với ai đó, nhưng với cá nhân tôi thì khác. Đương chức mình đã đối thoại với dân nhiều rồi. 
Tuy nhiên đối thoại về một quyết định có gắn với cá nhân thì là lần đầu tiên, vì tờ trình là mình kí đưa lên, lại cấp tập vào những ngày cuối của luật đất đai 1993 có hiệu lực. 
Thời gian tôi còn đương chức thực ra không có quyết định nào gắn với đất đai vì lúc đó Bộ không có quyết gì về đất đai. Thế nên không có đối thoại về quyết định nào gắn với cá nhân mình. 
Còn đối thoại về những xộc xệch về chính sách đất đai, về thực thi chính sách ở tỉnh này, tỉnh kia thì nhiều.
Ví dụ, bà Kim Ngân khi còn là Bí thư Hải Dương có lần dân kéo lên kiện đã gọi điện đề nghị tôi xuống giúp giải thích cho dân. Quyết định thu hồi đất của tỉnh, đất của trung tâm đào tạo đóng tàu của Vinashin. Mình xuống đối thoại bình thường, với dân và lãnh đạo xã.Dân nghe ra thì về. 
Chuyện bình thường ấy mà. Nhiều khi đi tỉnh này tỉnh khác, chính quyền tỉnh còn nhờ ra đối thoại với dân giúp, vì nói họ chẳng hiểu.
Tôi có thể tự hào nói mình đã giúp thay đổi hai chính sách liên quan đến đất đai hở Hà Nội. Một là, không cho người ngoại tỉnh mua nhà. Tôi nói Hà Nội đang vi phạm luật đất đai vì luật không có điều nào cấm người dân mua nhà. Tôi nhớ lúc đó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo Hà Nội phải làm thế nào chứ ông Võ nói Hà Nội vi phạm pháp luật là không được đâu. Và Hà Nội đã thay đổi. 
Hai là thời điểm đó, các dự án xây dựng nhà thì phải gạt lại cho thành phố 20-30%, một dạng biếu không thành phố. Tôi nói cái này không được. Đừng nghĩ đó là nhà đầu tư cho thành phố. Phần 70-80% còn lại của dự án, nhà đầu tư sẽ phải bán đắt hơn để chở cái phần 20-30% này. Sự thực là lấy của dân chứ không phải lấy của nhà đầu tư. Cuối cùng Hà Nội đã bỏ, chuyển sang cơ chế cần thì mua của chủ đầu tư. 
Cán bộ cần làm đúng luật trước

Từ vụ việc này, ông rút ra điều gì?

Để xây dựng nhà nước pháp quyền, bộ máy hành pháp phải rất cẩn thận trong mọi việc. Không được qua loa bất kì chuyện gì. 
Không đúng thẩm quyền như ở vụ Văn Giang là một ví dụ, dù không quá xa thẩm quyền. Nếu không, một trục trặc nhất định cũng dẫn đến quyết định người dân có ý kiến. Và họ sẽ viện dẫn việc không đúng pháp luật này. Nhất là bây giờ, người dân có quyền thuê luật sư đại diện cho mình rồi. 
Điều này sẽ loại trừ nghi vấn trong dân rằng đó cũng chỉ là chuyện làm ăn khuất tất thôi.
Việc phản ứng của dân cũng chỉ vì qua loa về mặt pháp luật, cho rằng rằng cái này cũng không chênh nhau nhiều lắm. Đến lúc chúng ta cần tư duy lại. Mọi việc phải rất chặt chẽ, cẩn thận, chi tiết. Quan chức, công chức lo làm đúng luật trước khi yêu cầu người dân tuân thủ luật.
Văn Giang đã tạo ra được một áp lực trong việc chỉnh sửa luật đất đai. Những dự án lớn như thế, việc vận động người dân cần phải làm thế nào, từ giai đoạn lập quy hoạch, đến thực hiện thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng. Vai trò người dân đến đâu? Làm thế nào để dự án triển khai được mà đảm bảo được đồng thuận cao của dân?
• Phương Loan