Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Tàu Vinalines Queen mất tích là do Nickel hóa lỏng?

-Tàu Vinalines Queen mất tích là do Nickel hóa lỏng?

TP - Phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với kỹ sư đóng tàu Đỗ Thái Bình, Thành viên Hội Kiến trúc sư Đóng tàu & Kỹ sư Hàng hải Hoa Kỳ (VSNAME), Ủy viên Ban Chấp hành Hội Biển Việt Nam về những nguyên nhân có thể xảy ra khiến tàu Vinalines Queen mất tích.

Vinalines Queen là một trong những tàu hiện đại nhất Việt Nam .
 
Thưa ông, tại sao điều đầu tiên ông nghĩ đến nguyên nhân tai nạn của tàu Vinalines Queen hôm 25-12 có thể do chở quặng?
Tàu bị tai nạn khi đang chở quặng Nickel khiến tôi nghĩ ngay đến vấn đề đó. Nhiều tai nạn đã xảy ra với tàu chở quặng. Chỉ tính hai năm gần đây, đã xảy ra năm vụ. Rob Lomas, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Vận chuyển Hàng chở xô (INTERCARGO), phải kêu lên: “Chúng ta biết rằng tất cả các chủ tàu đều quan tâm tới an toàn của người đi biển. Những gì đã xảy ra trong 39 ngày cuối năm với 44 người chết là không thể chấp nhận được”.
Ba con tàu sự cố vào cuối năm 2010 đều là tàu chở xô, tức là những tàu chở hàng không đóng bao, hàng được rót thẳng vào hầm. Ba tàu này đều cùng chở quặng nickel, cùng bốc hàng từ Indonesia, cùng treo cờ Panama nhưng ông chủ thật sự là Trung Quốc. Từ lâu, người ta đã bàn luận nhiều về thứ hàng hóa được coi là nguy hiểm này.
Tại sao chúng bị coi là nguy hiểm?
Quặng sắt hay quặng nickel bình thường được coi là thứ hàng khô ráo. Nhưng khi quặng hút ẩm, sẽ xảy ra hiện tượng hóa lỏng. Bình thường, các hạt quặng có chứa độ ẩm nhất định. Khi hàng chất đống trong mỏ được đưa tới bến tàu bằng các sà lan hay xe tải rồi từ đó chất đống lên bến cảng vào những ngày mưa gió, độ ẩm sẽ tăng rất cao.
Người ta thường khuyến cáo các thuyền trưởng phải đặc biệt chú ý tới chứng chỉ cho loại hàng này được phép chất lên tàu với giới hạn độ ẩm cho phép vận chuyển. Nhiều khi độ ẩm quặng trong thực tế vượt quá chỉ số ghi trên giấy và vượt quá mức cho phép.
Khi tàu chạy trên biển, do lắc ngang, lắc dọc, do trồi lên sụp xuống, khoảng không gian giữa các hạt quặng sẽ giảm đi, làm tăng áp suất nước tại các khe trống, và sức kháng của các hạt cũng giảm. Nếu áp suất nước tại các khe trống tăng đủ lớn, quặng sẽ đạt tới một trạng thái gọi là điểm ẩm chảy.
Số hàng quặng khô rời rạc lúc ấy sẽ chuyển sang trạng thái gần như như một chất lỏng vì lực ma sát giữa các hạt đã bị mất đi. Quá trình đó được gọi là quá trình hóa lỏng của hàng quặng. Và cái gì tới phải tới. Khi trở thành thứ hàng lỏng, có mặt thoáng tự do, hàng sẽ có xu hướng xô về một hướng khi tàu lắc và không quay trở về vị trí cân bằng ở trung tâm nữa. Khi tàu lắc tiếp, quặng lỏng tiếp tục dồn sang một bên, khiến góc nghiêng của tàu tăng nhanh. Tàu mất ổn định và lật nhào rất nhanh, nhanh đến mức không kịp phát tín hiệu cấp cứu.
Chính vì nguy cơ cao như vậy, để ngăn ngừa tai nạn, tất cả các tổ chức quốc tế như đăng kiểm, bảo hiểm, các hiệp hội nhấn mạnh phải tuân thủ triệt để Luật Quốc tế về An toàn Chở Hàng xô trong đó có những yêu cầu nghiêm ngặt về độ ẩm cho phép.
Quặng nickel “hóa lỏng” trong hầm sà lan.
 
Điều tra tai nạn xong, cất vào tủ bảo hiểm
Nói như thế có nghĩa con người đã hiểu rõ nguyên nhân tai nạn các con tàu chở quặng, thưa ông?
Còn lâu chúng ta mới làm rõ được toàn bộ nguyên nhân của hiện tượng này. Tai nạn của tàu chở quặng cho tới nay vẫn còn là một vấn đề mới, đầy bí ẩn với cộng đồng hàng hải quốc tế, vẫn là một đề tài nghiên cứu của nhiều trường đại học, trung tâm nghiên cứu. Nhiều quy định mới về luật pháp còn cần tiếp tục được bổ sung. Nhiều biện pháp phòng chống mới sẽ ra đời.
Ông đánh giá thế nào về kinh nghiệm của Việt Nam về vận chuyển quặng cũng như đóng tàu chuyên chở quặng?
Chúng ta cũng đã tiếp cận với tàu chở quặng trong việc đóng mới một loạt các tàu series Diamond 53 nghìn tấn cho nhà môi giới hàng hải Graig. Chúng ta cũng bước vào thị trường chuyên chở quặng từ lâu.
Thế những tai nạn như ông vừa kể có được mổ xẻ kịp thời không?
Người ta thường nhắc tới những tai nạn của tàu Bến Hả. Tàu Phương Đông cũng đã gặp tai nạn với thứ hàng khó tính này. Và như kỹ sư Nguyễn Viết Viên, nguyên giám đốc Đăng Kiểm Việt Nam, đã phát biểu, nhiều tai nạn, những bài học đắt giá mà chúng ta gặp thường được lưu giữ trong các đơn vị bảo hiểm. Hầu như chúng không được dùng để phân tích, nghiên cứu, học tập.
Cám ơn ông.
* Chiều 12-10-2011, tàu Vinalines Queen đã chở 54 nghìn tấn quặng nickel an toàn tới cảng Dương Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tới chuyến thứ hai này, tàu xuất phát từ cảng Morowali (Indonesia) mà cảng đến là Ninh Đức thuộc tỉnh Phúc Kiến, một trung tâm luyện kim phía nam của Trung Quốc.
* Ngày 18-7-2009: Tàu Asian Forest chở quặng sắt bị lật tại Vịnh Bengal phía đông Ấn Độ sau khi rời cảng Mangalore; Ngày 9-9-2009: Tàu Black Rose chở quặng sắt bị lật trong thời gian rất ngắn tại bờ tây Ấn Độ sau khi rời cảng Paradip; Ngày 27-10-2010: Tàu Jian Fu Star chở quặng nickel lật tại phía nam Đài Loan sau khi rời đảo Obi Indonesia, làm 13 người thiệt mạng;
Ngày 4-11-2010: Tàu Nasco Diamond chở quặng nickel bị lật sau khi rời cảng Tahuna Indonesia, cướp đi sinh mạng 21 người; Ngày 3-12-2010: Tàu Hong Wei chở quặng nickel bị lật sau khi rời Bitung Indonesia, khiến 10 người thiệt mạng.
 
Quốc Dũng (thực hiện)

Tàu Vinalines Queen mất tích kỳ lạ (TP). – Tàu Vinalines mất tích ‘không do tai nạn’? (ĐV). – Thủy thủ tàu Vinalines Queen mất tích còn rất trẻ (Bee) - Trực thăng Nhật Bản tiếp tục tìm kiếm tàu Vinalines Queen (TN). - Tàu Vinalines Queen cùng 23 người vẫn bặt vô âm tín (SGTT). - Nóng trong ngày:Tàu Việt Nam mất tích bí ẩn (VNN). - Truy tìm tung tích tàu Vinalines Queen (TN). - Phát hiện dầu loang nơi tàu Vinalines Queen mất tích (VTC).  – Tàu vận tải lớn VN ‘mất tích trên biển’  —  (BBC).   – Việt Nam kêu gọi các nước tìm giúp tàu vận tải mất tích ở Biển Đông  —  (RFI).  – Tàu Việt Nam và 23 thủy thủ bị mất tích trên Biển Đông  —  (VOA).
Tàu Vinalines Queen mất tích kỳ lạ (TP). – Tàu Vinalines mất tích ‘không do tai nạn’? (ĐV). – Thủy thủ tàu Vinalines Queen mất tích còn rất trẻ (Bee).
-Phát hiện vết dầu loang tại khu vực mất liên lạc với tàu VINALINES QUEEN QĐND - Ngày 27-12, trực thăng cứu hộ từ Phi-líp-pin đã tiến hành bay kiểm tra khu vực tàu VINALINES QUEEN bị mất liên lạc, nhưng không phát hiện thấy dấu hiệu nào..- Tìm thấy vệt dầu loang nơi tàu Vinalines Queen mất tích (TN).  – Tàu Vinalines gặp nạn ở vùng biển sâu 5.000 m (VNE).  – Đề nghị tiếp tục hỗ trợ tìm kiếm tàu Vinalines Queen (TP).- Tiếp thông tin về tàu Vinalines Queen mất tích (NĐT). – Tàu Queen và 23 thuỷ thủ mất liên lạc khó hiểu (VNN).  – Trực thăng khó tìm tàu mất tích Vinalines vì thời tiết xấu (VNE).




-Tạm dừng tìm kiếm cứu nạn tàu Vinalines Queen

TPO - Thông tin mới nhất từ Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, sau một thời gian tìm kiếm tàu Vinalines Queen không hiệu quả, lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Philippines, Nhật Bản đã tạm dừng hoạt động lúc 14h chiều nay. Trước đó lúc 6h cùng ngày, trực thăng cứu hộ từ Philippine bay kiểm tra khu vực tàu Vinalines Queen bị nạn, nhưng không phát hiện thấy dấu hiệu nào (bao gồm cả mảnh vỡ, vết dầu loang) của tàu Vinalines Queen.
Đến 9h, Cục phòng vệ bờ biển Nhật Bản (JAPAN Coast Guard) cũng đã điều động máy bay bay kiểm tra khu vực có tọa độ (20-10N;123-44E), (19-50N;123-55E), (19-20N;123-00E) và (19-40N;122-48E) để tìm kiếm tàu và 23 thuyền viên bị mất tích khi đang trên đường hành trình từ Cảng Morowali (Indonesia) đến cảng Ningde (Trung Quốc). Lúc đó, tàu Vinalines Queen vận chuyển 54.400 T quặng Nikel tàu thông báo bị nghiêng 180 và và mất liên lạc khi hành trình đến tọa độ 20-00N; 123-47.1E (Phía Đông-Bắc Đảo Luzon – Philippine), hướng 2400.
Được biết, máy bay phòng vệ bờ biển Nhật Bản của phát hiện vệt dầu loang tại tọa độ 19-51.43N; 123-37.38E lúc 9h50, nhưng không thấy vật thể trôi dạt nào khác.
Cho đến 14h chiều nay, các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Philipine, Nhật Bản đã tạm dừng hoạt động.
Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn Hàng hải Việt Nam đang đề nghị các quốc gia trong khu vực tiếp tục hỗ trợ tìm kiếm tàu Vinalines Queen.
Hiện nay, Hệ thống Đài thông tin Duyên hải Việt Nam đang tiếp tục phát thông báo hàng hải để các phương tiện hoạt động tại khu vực nắm bắt và tham gia hoạt động tìm kiếm cứu nạn tàu mất tích.
Tiếp tục cập nhật
Đình Thắng
-.Điều máy bay cứu hộ tìm kiếm tàu Vinalines Queen mất tích
Dân Trí

(Dân trí) - Sáng nay (27/2), máy bay cứu hộ của Philippine và Cơ quan phòng vệ bờ biển Nhật Bản (JAPAN Coast Guard) tiếp tục được điều động ra khu vực khả nghi tàu Vinalines Queen và 23 thuyền viên của Việt Nam bị mất tích để tiếp cận tìm kiếm cứu nạn. ...
Tàu Vinalines vẫn mất tích trong tầm nhìn của phi đội cứu nạn
VNExpress
Tàu Vinalines và 23 thuyền viên mất tích
24 giờ
Tàu Queen và 23 thuỷ thủ mất liên lạc khó hiểu
VietNamNet
Vietnam Plus
 -Tuổi Trẻ -Thanh Niên
23 thuyền viên tàu Vinalines mất liên lạc trên biển (TTXVN). - Tàu Vinalines Queen và 23 thủy thủ mất tích trên biển (TN). - Tàu Vinalines Queen của Việt Nam cùng 23 thủy thủ mất tích (DT).  –Tàu quân sự chìm ngoài khơi Hội An  —  (BBC). –Đêm trắng ở Cửa Đại (NLĐ).  – Vụ chìm tàu ở Quảng Nam: Tàu lạ vào Cồn Áng là bỏ mạng (PLTP).  - Sập cầu Bà Dầu ở Quảng Ngãi, 2 người mất tích (TTXVN). - Sập cầu đang xây: 2 người mất tích, 5 bị thương (NLĐ).  - Quảng Bình: Lật thuyền chở 21 học sinh THCS (VTC). – “Nước rất lạnh, tưởng không thể bơi tiếp được nữa” (Bee) -


-Nguồn:Tàu của Vinalines mất tích cùng 23 thuyền viên
-QĐND – Ngày 26-12, Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn (TKCN) hàng hải Việt Nam cho biết, vào chiều 25-12, Trung tâm nhận được thông tin từ Công ty Vận tải biển Vinalines thông báo Tàu VINALINES QUEEN mang cờ Việt Nam, với 23 thuyền viên trên đường hành trình từ Cảng Morowali (In-đô-nê-xi-a) đến cảng Ningde (Trung Quốc), khi đi đến vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu-dông (Phi-líp-pin) bị nghiêng, ngay sau đó tàu bị mất liên lạc.

Trung tâm phối hợp TKCN hàng hải Việt Nam đã thông báo, đề nghị lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Đài Loan và Phi-líp-pin triển khai ngay hoạt động cứu nạn tàu và thuyền viên. Do điều kiện thời tiết khu vực tàu VINALINES QUEEN bị sự cố rất phức tạp, phía Phi-líp-pin không có phương tiện điều động ra hiện trường được. Đến 11 giờ 15 phút ngày 26-12 lực lượng tìm kiếm, cứu nạn của Đài Loan thông báo đã 2 lần điều phương tiện tìm kiếm, cứu nạn ra hiện trường để kiểm tra, tìm kiếm nhưng do khu vực sóng gió rất lớn, tàu chuyên dụng của Đài Loan không thể hành trình được nên đã quay trở về căn cứ.

Hiện nay, Trung tâm phối hợp TKCN hàng hải Việt Nam cũng đã thông báo tình hình vụ việc đến Trung tâm phối hợp TKCN trên biển thuộc Hồng Công (Trung Quốc), Nhật Bản để phối hợp theo dõi và xử lý vụ việc. Tuy nhiên vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin nào liên quan đến tình trạng của tàu cũng như thuyền viên trên tàu VINALINES QUEEN.

-Nhìn lại lạm phát 2011: Hai đột biến và sự “đi hoang” của dòng tiền(VnEconomy).
10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2011 (TP).  – Nhìn lại năm 2011 thăng trầm của thị trường bất động sản (DVT).- Chuyện lạ về vụ "nuốt đất" ở Vĩnh Phúc (Tamnhin.net) - Đúng như Tamnhin.net dự báo trong các tin, bài phát vào các ngày 21 và 24-12- 2011, việc
Indonesia muốn tham gia BRICS? (TVN). - Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde: “Nền kinh tế toàn cầu đang trong tình thế nguy nan” (TTXVN).  – Tổng giám đốc IMF cảnh báo kinh tế toàn cầu vẫn nguy hiểm (TBKTSG).
-Cập nhật tin tức về gói kích cầu III ddkt-Như tin tức chúng tôi đã đưa, gói kích cầu III đã được sẵn sàng song vì một lý do nào đó vào phút chót mà CP VN đã quyết định sẽ KHÔNG tung thêm tiền ra với mức độ lớn trong năm nay, mà dời sang năm sau, khi tín dụng được lên kế hoạch tăng 17%. (Vef, 17/12/2011)
Và năm sau, sẽ khó tung ra nhiều vào tháng 1, do hiệu ứng hàng Tết lên giá, nếu tung ra vào tháng 1 sẽ gây tăng giá mạnh trước Tết.
Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục tung tiền ra song với quy mô nhỏ hơn gói kích cầu III (250 ngàn tỷ) nhiều lần. (Gafin, 16/12/2011)
“…Tuần này, Ngân hàng Nhà nước đã bơm 42.403 tỷ đồng trên thị trường mở (OMO). Lượng bơm ròng lên tới hơn 11.500 tỷ đồng…”

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thêm tin tức về gói kích cầu 3 cho bạn đọc quan tâm.
————————————————-
Vef, 2012: Tăng trưởng tín dụng nới lên 17%, 17/12/2011, http://vef.vn/2011-12-17-2012-tang-truong-tin-dung-noi-len-17-
Gafin, NHNN bơm vốn trên OMO mạnh nhất từ đầu tháng 6, 16/12/2011, http://www.gafin.vn/20111216052428937p0c34/nhnn-bom-von-tren-omo-manh-nhat-tu-dau-thang-6.htm-


-EVANS: A World of Gray Project Syndicate -EVANS: A World of Gray Countries should pursue what the great international-relations scholar Hedley Bull called “purposes beyond ourselves.” But the real world is a place of gray shades, and more often than not the cause of human decency and security will be better served by recognizing and working around that constraint rather than challenging it head on.-

Kinh tế 2011: Những con số gây sốc

Kinh tế 2011: Những con số gây sốc

(VEF.VN) - Lần đầu tiên tại Việt Nam 3 ngân hàng hợp nhất làm một; tỷ giá, giá vàng tăng kỷ lục nhất từ trước đến nay, lãi suất đạt đỉnh... là những con số và sự kiện gây sốc với DN và cả nền kinh tế trong năm 2011.
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (VEF.VN) - báo VietNamNet điểm lại 10 con số cũng dấu ấn ấn tượng nhất của những sự kiện kinh tế tác động mạnh mẽ, sâu rộng đến người dân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế năm 2011.
Trên 18% - lạm phát hàng quán quân thế giới
Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 12/2011 so với tháng trước tăng 0,53%,  so với tháng 12/2010 tăng 18,13%. Năm 2011 so với năm 2010  tăng 18,58%. Đây là mức thuộc hạng cao nhất châu Á. Và như nhận định của lãnh đạo Chính phủ lạm phát Việt Nam còn thuộc hàng quán quân thế giới. Nguyên nhân của lạm phát được cho là bắt nguồn từ những bất ổn của chính sách tiền tệ. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bất ổn kinh tế vĩ mô.

Vì thế, Chính phủ đã có Nghị quyết 11 để kiềm chế, trong đó đặc biệt tập trung vào việc thắt chặt tín dụng và tài khoá.
Năm 2010, Quốc hội đã thông qua chỉ tiêu CPI năm 2011 không quá 7%. Đến tháng 6/2011, Chính phủ đề nghị nới lỏng chỉ tiêu CPI cả năm lên không quá 17%. Nhưng cuối cùng CPI cả năm 2011 tăng 18,13%. Năm 2012, Chính phủ đặt mục tiêu đưa lạm phát về 9%.
9,3%: mức điều chỉnh tỷ giá kỷ lục
Ngày 11/2/2011, lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh mức tăng tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng lên 9,3%. Đây là mức điều chỉnh mạnh nhất trong lịch sử qua một lần điều chỉnh, gần với cả mức tăng của cả một năm trong những năm gần đây. Bước đi đột phá này nhằm kéo giá USD trên thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do sát lại gần nhau.
Để thị trường USD tự do bớt lũng đoạn, Ngân hàng Nhà nước đã ra tay dọn dẹp USD "chợ đen", nghiêm cấm và phạt thật nặng (lên tới 500 triệu đồng) nếu niêm yết giá bằng ngoại tệ... Ngân hàng Nhà nước cũng thông báo sẽ điều hành tỷ giá theo hướng ổn định, đến cuối năm chỉ biến động tối đa 1%. Đến thời điểm cuối năm, USD vẫn tỏ ra là một thị trường ổn định. Tuy nhiên, điều lo ngại là điều gì sẽ xảy ra trong đầu 2012 khi căng thẳng tỷ giá USD/VND vẫn hiện hữu.
20% - phá trần, lãi suất lên đỉnh
Mặc dù đầu tháng 3/2011, Ngân hàng Nhà nước thông báo sẽ "tuýt còi" các ngân hàng nếu đẩy lãi suất huy động vượt trần 14%. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại vẫn đua lãi suất, đẩy lên 18%, 20% và thậm chí còn cao hơn. Lãi suất cho vay bị đẩy lên 24 - 25% khiến các DN gặp nhiều khó khăn.
Khi các nhà băng đã phớt lờ quy định của cơ quan quản lý, và trong suốt gần năm qua cơ chế lãi suất huy động bị biến thành một cái "chợ" bát nháo. Để dẹp yên "chợ" này, Ngân hàng Nhà nước một lần nữa phải dùng kỷ luật "sắt", từ kỷ luật, cách chức đến mời công an vào cuộc... Sự quyết liệt này giúp giảm căng thẳng trần lãi suất huy động, nhưng lãi suất cho vay vẫn ngất ngưởng, khiến nhiều cá nhân và DN vẫn hoài nghi về hiệu quả điều hành.
49 triệu đồng/lượng, giá vàng cao lịch sử
Theo đà tăng của thế giới, giá vàng tại Việt Nam bắt đầu leo thang từ đầu tháng 8. Ban đầu, khi giá vàng mới nhích lên 42, rồi 45-46 triệu đồng/lượng. Cơn sốt vàng thực sự bùng nổ vào ngày 23/8/2011, khi giá vàng đạt đỉnh: trên 49 triệu đồng/lượng. Cả xã hội náo loạn với vàng. Trong vòng xoáy "điên loạn" đó, nhiều người thắng đậm và ối kẻ "chết đứng". Để hạ nhiệt cơn sốt này, Ngân hàng Nhà nước đã tung ra một lượng vàng từ dự trữ và mở quota cho nhập khẩu. Sau đó, giá vàng mới giảm dần và ổn định quanh mức 44-45 triệu đồng/lượng.
Ngoài ra, thông tin về việc dự kiến cấm sản xuất, lưu thông vàng miếng rồi lại chưa thông qua, chỉ lưu hành vàng miếng của Công ty vàng bạc đá quý SJC... cũng góp phần khiến thị trường vàng thêm bất ổn. "Cơn điên" của giá vàng trong năm 2011 thực sự là sự kiện chấn động, ảnh hưởng tới nhiều người vì tại Việt Nam, người dân vẫn có thói quen tích trữ vàng.
1.000 tấn: Số vàng cất trữ trong dân
Công bố của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia giữa tháng 6/2011, đã công bố một con số giật mình: lượng vàng người dân nắm giữ có thể lên tới cả nghìn tấn. Con số này cũng đã được chất vấn tại quốc hội nhưng đến nay vẫn là một ẩn số. Nếu tính ra, lượng vàng này tương đương khoảng 45 tỷ USD - một số vốn lớn nằm trong két, không được đưa vào lưu thông - lại đem lại những hệ luỵ không nhỏ.
Đây là thói quen lâu đời của người dân, tuy an toàn, nhưng không sinh lời. Thói quen này cũng khiến cho mỗi khi giá vàng biến động, người dân lại đổ xô giao dịch, gây biến động lớn trên thị trường.
Hơn 3.000 tỷ: thuế truy thu các DN ôtô
Các liên doanh ôtô lớn ở Việt Nam như Honda, Ford, Toyota và GM Deawoo... hay Nhà máy ôtô VEAM... đã từng đứng trước nguy cơ bị truy thu thuế linh kiện ôtô lên tới hàng nghìn tỷ đồng, trong đó, riêng Honda suýt bị truy thu hơn 3.340 tỷ đồng, Ford 54 tỷ đồng... với lý do không đảm bảo độ rời rạc theo Quyết định 05/2005 của bộ Khoa học & Công nghệ. Trong khi đó, theo thông tư 184/2010 của Bộ Tài chính, chỉ cần 1 linh kiện không đáp ứng tiêu chí về độ rời rạc theo Quyết định 05 thì toàn bộ lô hàng sẽ phải nộp thuế theo thuế suất của xe nguyên chiếc là từ 72-82%, tức chênh lên rất nhiều so với mức dưới 30% của thuế linh kiện.
Sau nhiều tranh cãi giữa các bộ, giữa DN với các bộ, các DN đã may mắn thoát nạn này sau khi kêu cứu lên Chính phủ, và được Chính phủ đồng ý tháo gỡ. Nhưng đằng sau câu chuyện này là bài toán chưa có lời giải: DN ôtô Việt Nam "lười" nội địa hoá trong bối cảnh công nghiệp hỗ trợ èo uột, còn các cơ quan quản lý cũng "lười" cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật về độ rời rạc của linh kiện.
Gần 50.000: DN phá sản năm nay
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến tháng 9, có gần 49.000 doanh nghiệp đã dừng hoạt động, dừng nộp thuế, hoặc đã giải thể, phá sản, đóng cửa; trong đó, phá sản, giải thể là 5.800 doanh nghiệp. So với năm ngoái, số doanh nghiệp khó khăn, phải "đắp chiếu" này đã tăng lên 11.000 doanh nghiệp. Bình quân trước đây, mỗi năm có khoảng 5.000-7.000 doanh nghiệp phá sản, giải thể. Mặc dù Nghị quyết 11 đã có nhiều giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp nhưng tình hình "sức khỏe" của doanh nghiệp vẫn xấu đi. Hơn nữa, môi trường kinh doanh của Việt Nam năm nay cũng xấu đi hơn nhiều trong đánh giá của các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ và DN.
Tuy nhiên, cũng có chuyên gia cho rằng, đừng bi quan và hoảng hốt khi thấy số doanh nghiệp phá sản tăng lên vì đó là tín hiệu cho một cuộc sàng lọc có lợi cho tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay.
Hơn 50%: Nợ công vẫn an toàn
Theo cách tính của Bộ Tài chính, năm 2007, nợ công mới chỉ là 33,8% GDP nhưng đến năm 2010, đã là 56,6%, trong đó nợ nước ngoài bằng 42,2%. Dự kiến tổng số nợ công sẽ ở mức khoảng 1.375 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 58,7% GDP năm 2011.
Các chuyên gia cảnh báo, nếu tỷ lệ nợ công là 70% GDP, Việt Nam cũng có thể rơi vào cảnh "vỡ nợ" và khủng hoảng bởi nền kinh tế quá mong manh và nhạy cảm với các cú sốc bên ngoài. 3 rủi ro mà lớn từ nợ công của Việt Nam hiện nay là: chi tiêu và đầu tư công kém hiệu quả; một bộ phận rất lớn nợ công của các DNNN chưa được thống kê và nợ công tăng quá nhanh, trong khi thâm hụt ngân sách luôn ở mức rất cao.
Vậy, Việt Nam sẽ ứng phó thế nào với nợ công trong thời gian tới? Không có cách nào khác, đó là một cơ chế minh bạch đối với việc sử dụng các khoản vay.
10.162 tỷ đồng: Thua lỗ của EVN
Con số này được Bộ Công Thương công bố vào ngày 19/11 về tình hình kinh doanh thua lỗ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) năm 2010. Đây là khoản lỗ của riêng mảng kinh doanh điện, chưa tính đến lỗ lãi tại các công ty cổ phần điện EVN góp vốn. Kết quả kiểm toán mới nhất của Kiểm toán Nhà nước đã khẳng định, EVN thua lỗ là do quản lý kém.
Mặc dù Bộ Công Thương bênh vực, cho rằng số lỗ này là do bù vào phần chi phí mua điện bên ngoài giá cao và chênh lệch tỷ giá, song, dư luận không khỏi hoài nghi: vậy số lỗ do EVN đầu tư ngoài ngành là bao nhiêu? những thất thoát trong khâu truyền tải điện tại sao chưa được tính đến?. Thua lỗ mà lương vẫn cao, tới 7,3 triệu đồng/tháng mà vẫn không đủ sống? giá thành sản xuất điện hiện nay là bao nhiêu?
Công bố thua lỗ để EVN đòi tăng giá điện. Và kết quả, EVN đã công bố sẽ tăng giá điện thêm 5% bắt đầu từ ngày 20/12/2011.
3 thành 1: Vụ hợp nhất ngân hàng đầu tiên
3 ngân hàng đầu tiên ở TP.HCM là Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và TMCP Sài Gòn (SCB) đã chính thức hợp nhất thành một ngân hàng, với tên gọi Ngân hàng TMCP Sài Gòn. SCB "mới" sẽ chính thức hoạt động từ 1/1/2012. Trong đó, BIDV - với tư cách là đại diện Ngân hàng Nhà nước - sẽ hỗ trợ để quá trình hợp nhất này diễn ra "xuôi chèo mát mái".
Sự hợp nhất của 3 ngân hàng này như là "phát súng" đầu tiên trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, do Ngân hàng Nhà nước khởi động từ tháng 9/2011 và đang tích cực triển khai. Đây cũng là một trong ba nội dung chính trong kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, gồm tái cấu trúc phân bổ vốn đầu tư, DNNN và ngân hàng - nhằm tiến tới một hệ thống ngân hàng minh bạch, vững mạnh.




-Nguồn:-Trái phiếu 3 năm của Việt Nam hạ giá xuống mức thấp nhất trong 6 tháng
- - VOA - Hãng tin tài chánh Bloomberg tường trình rằng giá trái phiếu giảm và tiền đồng tăng trong thời gian dẫn tới một cuộc đấu giá bán nợ của nhà nước.

Bản tin trích dẫn thông tin đăng trên trang web của Thị trường Chứng khoán Hà Nội, nói rằng Kho bạc nhà nước Việt Nam hôm nay đã bán trái phiếu 3 năm trị giá 1000 tỉ đồng, tương đương với 47,6 triệu đôla, và cổ phần chứng khoán 10 năm trị giá 500 tỉ đồng.

Lợi tức trái phiếu 3 năm tăng 2 điểm, lên tới 12,51%, mức cao nhất tính từ ngày 27 tháng 6, dựa trên các thông tin do hãng Bloomberg thu thập.



Giá tiền đồng tăng 0,1%, 1 đôla đổi được 21.006 đồng vào lúc 2:50 chiều, giờ Hà Nội. Ngân hàng Trung ương ấn định tỷ giá tham chiếu ở mức 20.828 đồng hôm nay, không thay đổi trong 2 ngày liên tiếp.


Nguồn: Bloomberg

-Trái phiếu 3 năm của Việt Nam hạ giá xuống mức thấp nhất trong 6 tháng - (VOA).-Lại chuyện minh bạch kém… (Bút Lông)- - Thâm hụt thương mại ở mức thấp nhất từ 10 năm qua  —  (RFI).  Thâm thủng mậu dịch Việt Nam thấp hơn năm ngoái (Nguoi-Viet Online) - Thâm thủng mậu dịch của Việt Nam năm 2011 giảm đáng kể so với năm ngoái. Ðây là mức độ thâm thủng mậu dịch thấp nhất trong một thập niên qua
- PREDICTIONS FROM THE FT’S A-LIST ON THE BIG CHALLENGES OF 2012: The downward slide continues – the great revolt will come later (FT’s blog).

Kinh tế 2012 theo dự báo sẽ có nhiều sóng gió - VOA - 

Có những dấu hiệu đáng khích cho nền kinh tế lớn nhất thế giới trong lúc năm 2011 sắp sửa kết thúc. Giới tiêu thụ ở Mỹ chi tiêu nhiều hơn, thị trường nhà ở đang được cải thiện, và số người bị mất việc cũng giảm bớt.

Tuy nhiên vụ khủng hoảng nợ chưa được giải quyết ở Âu châu, tình trạng tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc và những kế hoạch cắt giảm chi tiêu của chính phủ Hoa Kỳ đang tạo ra những thách thức nghiêm trọng cho các nhà hoạch định chính sách trong năm 2012.


Tỉ lệ thất nghiệp ở mức cao, nợ quốc gia không ngừng gia tăng và sự thúc thủ của Quốc hội trước vấn đề này là những đề tài quan trọng được bàn tán nhiều trong năm 2011. Nhưng một số điểm sáng đã xuất hiện trong thời gian cuối năm, theo nhận định của ông George L.Perry, một nhà nghiên cứu kinh tế cấp cao của Viện Brookings ở Washington.


“Một điểm sáng là khu vực xuất khẩu tăng trưởng rất tốt đẹp. Một lãnh vực khác là những hoạt động xây dựng ngoài phạm vi xây dựng nhà ở. Xây dựng thương nghiệp đang trỗi dậy và đặc biệt là hoạt động xây dựng của các tòa nhà cho thuê.”


Tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ hiện nay đang ở mức thấp nhất trong vòng 2 năm, và lòng tin của giới tiêu thụ đang gia tăng. Nhưgn cũng có những đám mây đen trước mắt trong lúc năm mới sắp bắt đầu. Trung Quốc, nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, đang tăng trưởng chậm lại, và vụ khủng hoảng nợ Âu châu không có dấu hiệu giảm căng.


Ông Perry cho rằng sự suy thoái của Âu châu có thể làm cho nước Mỹ rơi vào suy thoái.


“Chúng ta xuất khẩu sang Âu châu rất nhiều. Nếu Âu châu rơi vào một cuộc suy thoái nữa, sự tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu của Mỹ sẽ chấm dứt. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới công ăn việc làm ở Mỹ và làm cho nước này đi tới chỗ suy thoái.”


Lạm phát gia tăng và đà tuộc giốc của ngành chế tạo ở Trung Quốc trong thời gian gần đây đã làm sút giảm nhu cầu của một số nông khoáng sản. Nhưng theo ông Perry, tình trạng này xuất phát một phần từ những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm ngăn không cho kinh tế của họ lên cơn sốt.


Ông Robert Zoellick, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, đã thúc giục Âu châu và các đối tác thương mại lớn nhất của châu lục này hãy hành động một cách có trách nhiệm khi ông đề cập tới tình trạng bất trắc của kinh tế toàn cầu.


“Âu châu phải cứu Âu châu, phải không? Đây là một việc rất quan trọng. Nếu được hỏi: Hoa Kỳ có thể làm gì và Trung Quốc có thể làm gì?, thì đây sẽ là thông điệp của tôi: việc tốt đẹp nhất mà họ có thể làm là chấn chỉnh tình hình trong nước, trở thành một nguồn tăng trưởng trong nước, và kế đến là trở thành một nguồn tin tưởng cho thị trường.”


Ông Zoelick cảm thấy phấn khởi bởi những biện pháp cải cách đang tiếp diễn ở Trung Quốc nhằm giảm thiểu sự lệ thuộc vào xuất khẩu, nhưng ông cảnh báo các nhà lập pháp Mỹ chớ nên trễ nãi thêm nữa trong việc giải quyết vấn đề nợ quốc gia, hiện đang tăng lên gần tới mức 15.000 ngàn tỉ đô la.


“Việc thứ hạng tín dụng thượng hảo hạng của Mỹ bị hạ thấp đã không ảnh hưởng tới tình hình tài chánh ngày hôm nay, nhưng đó có thể là một sự việc mà 10 năm sau này, khi hồi tưởng lại, người ta sẽ nói: Họ có được cảnh báo không? Họ có chú ý hay không? Hay là họ cứ tiếp tục làm những chuyện mà họ vẫn làm từ trước?”
Theo ông Zoellick và nhiều kinh tế gia hàng đầu, nếu các nhà lãnh đạo không sẵn sàng thực hiện những quyết định khó khăn nhưng cần thiết để ổn định kinh tế toàn cầu, những vấn đề ở Âu châu, Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể hội tụ để trở thành một “cơn bão kinh hoàng” trong năm 2012, với ảnh hưởng không kém gì vụ khủng hoảng tài chánh năm 2008.-


Các cặp kết hôn ở Mỹ giảm xuống còn một nửa - VOA