Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Tin thứ Ba, 31-12-2013 - MYANMAR VỚI NHỮNG BƯỚC ĐI THĂM DÒ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
2<- CIA theo dõi sát trận Hoàng Sa 1974 (BBC). “Trong khi CIA tường thuật là cả Việt Nam Cộng Hòa lẫn Trung Quốc đều khẳng định chủ quyền tại Hoàng Sa, thì một bức điện tín khác đề ngày 21/1 cho rằng Bắc Việt Nam ‘lúng túng’ trước trận chiến này“.
- Phải chăng Đảng cộng sản Việt Nam đã thất bại trong việc bảo vệ chủ quyền? Và ngoại giao Câu Tiễn? (Người Buôn Gió). Mời xem lại: Sự thật lịch sử và quyền lợi dân tộc (VHNA).
- Tàu ngầm Trường Sa sẽ có radar quét ngang, sonar thủy âm (ĐV).
- Nhật Bản sẽ mở ‘tour chủ quyền’ tới Senkaku cho phóng viên quốc tế (SM).
- Trung Quốc sẽ cấm cửa Thủ tướng Nhật? (BBC). - Lãnh đạo Trung Quốc sẽ không gặp Thủ tướng Nhật (RFI). – Trung Quốc tuyên bố không đối thoại với Thủ tướng Nhật Bản (TN).  – Nhật Bản không nên đánh giá thấp khả năng quân sự của Trung Quốc (LĐ).  – Thông điệp của Thủ tướng Abe (ĐBND).
- Trung Quốc có thể đánh bại Mỹ ở Tây Thái Bình Dương? (TN).  – “Năm 2020, Mỹ sẽ đại bại trước Trung Quốc ngay trên sân nhà” (Soha).
- THƯ TRẦN HUỲNH DUY THỨC GỬI CON (Thùy Linh). “TL: Nếu không biết Trần Huỳnh Duy Thức thì khó hình dung đây là lá thư của người đang bị cầm tù 16 năm… Nhà giam nào có thể giam cầm những tâm hồn như thế này? Đây là tâm thế cần có được ở những người tham gia đấu tranh cho nền dân chủ Việt Nam“.
- Nguyễn Văn Thạnh: Anh Lê Thăng Long nếu có khùng? (ĐCV). – Không hồi kết (Nhất Nam).
- Việt Nam hôm nay, ngày 30.12.2013 (DCCT).  – Lê Diễn Đức: 10 sự kiện nổi bật năm 2013 (Blog RFA).  - Những tấm chân tình ngày cuối năm (DLB). – Báo cáo nhân quyền Việt Nam 2013 (DLB). – Đoan Trang: Nhìn lại 2013 từ lăng kính nhân quyền (DLB). - Quyền Con Người đến với Festival Hoa Đà Lạt
- Việt Nam 2013: Phong trào đấu tranh nhân quyền bắt đầu lan rộng (RFI/DĐXHDS).
- Nhân quyền Việt Nam – những giá trị không thể bóp méo (CAND/DĐXHDS).
- Trò chuyện giữa nhà thơ Hoàng Hưng và nhà văn Hoàng Minh Tường quanh sự cố tiểu thuyết Nguyên khí bị cấm xuất bản (Boxitvn).
- “Thơ” với friend nhân Năm Mới 2014 (Nhát sỹ Tô Hải).
- Mỹ Cộng (18): Johnson và SDS làm quyết định (DCCT).
- Cái chết của Việt Dzũng (Người Việt).  - Trực tiếp (Live): Lễ an táng Nhạc sĩ Việt Dzũng   –   Ca nhạc sĩ Việt Dzũng, ‘biểu tượng tự do, nhân quyền, và công lý’  – Việt Dzũng để lại cho đời lời Kinh Tị Nạn (Bùi Văn Phú). – Từ những góc khuất, Việt Dzũng  (Người Việt).
- Chuyện Hiến pháp và Quốc hội (RFA).
- Bộ Chính trị bổ nhiệm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương (TTXVN).
- Chi tiêu tiết kiệm, hạn chế lãng phí: Cán bộ đi nước ngoài chỉ thích săn hàng giảm giá (TVN).
- CHỪ RI NÌ (Dịch: Bây giờ thế này nhé) (Nguyễn Quang Vinh). “Chừ ri nì, trong khi báo Sài Gòn Tiếp thị ( SGTT) đang cho chết lâm sàng, thì hơn lúc nào hết, ngoài các cơ quan Nhà nước phải có trách nhiệm xem xét lại vụ việc, Hội nhà báo phải có tiếng nói mạnh mẽ, cứu sống SGTT, cứu sống tờ báo, vẫn tiếp tục cho SGTT độc lập sống, độc lập làm việc như lâu nay vẫn thế, đó không chỉ đơn giản là công việc của những người lao động, đó còn là danh dự của báo chí nước nhà“.
- O TIẾN NHÕNG NHẼO CUỐI NĂM (Nguyễn Quang Vinh). – Mời xem lại: Có đúng “không ai chất vấn” tư lệnh ngành y tế? (VnEconomy). – Y tế thất bại với phương thuốc chống phong bì (SM).
- Video phỏng vấn CSGT: Xe CSGT đỗ hết phần đường xe thô sơ, chú đại uý rất lỳ ! (Việt Anh Phúc).
- Video: Cải cách hành chính: Triển khai đề án cơ sở dữ liệu quốc nhật về dân cư (VTV).
- Thứ trưởng nông nghiệp: Mất sạch 20.000 ha rừng là do thủy điện (MTG).
- Phan Vĩnh Trị: Văn tế Vinashin (Boxitvn). – Dương Chí Dũng tự chống án tử hình (BBC).  – Chế độ góp phần tạo nên ‘tội phạm’?. – SBIC chính thức thay thế Vinashin (TBKTSG).
- Dương Chí Dũng thoát án tử nếu bồi thường 5 tỉ đồng? (MTG/DĐXHDS).
- Một cán bộ huyện bị khai trừ Đảng vì nghiện ma túy (TT).
- Về binh thư của Tướng Nguyễn Chí Thanh (BBC).
- Ai đã « trảm » Lênin ở Ukraina ? (1) ( Le Monde / Thụy My).
- Tránh sùng bái Mao, Bắc Kinh vẫn duy trì di sản chính trị (Thụy My RFI). – Các tượng Mao Trạch Đông ở TQ (BBC). - Quốc vụ viện TQ kêu gọi lãnh đạo đảng thay đổi thói quen hút thuốc (VOA). – Điều gì diễn ra ở TQ năm 2014 (VNN). – Hiện tượng kỳ lạ ở Trung Quốc (ĐKN).
- 8 người thiệt mạng trong vụ tấn công đồn cảnh sát ở Tân Cương (VOA). – Đồn công an Tân Cương bị tấn công : 8 người chết (RFI). – Cảnh sát Tân Cương bắn chết tám kẻ tấn công (PNTP).
2- Thêm quan chức TQ bị điều tra (BBC). – Thêm một quan chức Trung Quốc thân Chu Vĩnh Khang bị điều tra (RFI).  – “Tay chân” của ông Chu Vĩnh Khang bị triệt (NLĐ).
- Bình Nhưỡng hành quyết nhiều quan chức cùng với Jang Song Thaek (RFI). – Jang Song-Thaek bị xử tử do đi ngược tư tưởng “tiên quân” (TTXVN).
- Quân đội Thái Lan bác bỏ tin đồn đảo chính (NLĐ). – Thái Lan: Công tác đăng ký ứng cử viên tiến hành, bạo động tiếp diễn (VOA). =>
- Thủ Tướng Campuchia kết thúc chuyến thăm Việt Nam (VOA).  – Campuchia: Hàng chục ngàn người biểu tình đòi ông Hun Sen từ chức.  – Sự thật về thư kêu gọi chống Hun Sen của Quốc vương Campuchia (Soha).
- Người Ukraine mang quan tài biểu tình (BBC).


- Sách: Chính đề Việt Nam (phần 1) (Tùng Phong – Lê Văn Đồng) (Thông Luận). “Chỉ có sự tôn trọng tinh thần dân chủ mới là một lợi khí sắc bén nhất để cho một nước nhỏ và yếu như nước chúng ta chống lại ngoại xâm…”
- Phụng công, thủ pháp (Người đô thị/MTG).
KINH TẾ
- Kinh tế VN 2014: ‘cầm cự là chính’ (BBC).  – Thủ tướng: Chắt chiu từng đồng để giảm bội chi (ĐT).  – Khả năng lạm phát cao vẫn tiềm ẩn trong năm 2014 (TTXVN).
- Dọa thay lãnh đạo, DNNN có chuyển mình? (ĐT).
- Một vốn bốn lời (TT).
- Video: Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong 10 năm (VTV).
- Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Điều hành chính sách tài khóa – tiền tệ phải ở tầm nghệ thuật (ĐT).  – 2014, lo lãi suất bị chèn lấn (VnEco).  – Video: Không in mới tiền lẻ dịp tết (VTV).  – Dịch vụ đổi tiền lẻ vẫn tồn tại.
- Câu chuyện tỷ giá và vấn đề sức cạnh tranh (TBKTSG).
2- Một năm thất bại của vàng (TT).  – NHNN “tung” 20.000 lượng vàng trong phiên đấu thầu cuối năm (DĐDN).
<- Hà Nội dự kiến thu hồi 34.000m2 đất (DĐDN).
- Xuất siêu và những nút thắt chưa được tháo gỡ (ĐBND).
- Từ 1/1/2014 bán hàng qua mạng không đăng ký sẽ bị xử phạt (DĐDN).
- VASEP: Còn nhiều cơ hội để tăng xuất khẩu thủy sản (TTXVN).
- Lương thưởng quốc doanh vẫn cao nhất (BBC).   – Thưởng tết Giáp Ngọ 2014: Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng (ĐT).  – Giám sát chặt việc trả lương, thưởng Tết cho công nhân (NLĐ).
- Tiền ảo Bitcoin ngày càng phổ biến (VnEco).
- Điểm 10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong năm 2013 (TTXVN).
- Trung Quốc: Hơn 3 triệu hécta đất quá ô nhiễm để trồng trọt (VOA). – Các địa phương Trung Quốc nợ chồng chất (VnEco).
- Pháp áp thuế 75% người thu nhập rất cao (BBC).
- Triển vọng kinh tế 2014 : Hàn Quốc và Philippines dẫn đầu Châu Á (RFI).


VĂN HÓA-THỂ THAO
- Video: Ca nhạc: Biển đảo quê tôi (VTV).
- Công nhận 37 bảo vật quốc gia (CP).  – Tranh của bộ tứ danh họa được đề nghị là bảo vật quốc gia (SGGP).
04-Bao-ton-36713-440A1- Bàn giao thư tịch cổ Chăm đã được tu bổ cho Ninh Thuận (TTXVN).
- Bảo tồn làng cổ như di sản sống (ĐBND). =>
- TÀI TỬ NHƯ ĐỜN CA NAM BỘ: Bồi đắp đam mê (NLĐ).
- Người chép ‘sử hiện đại’ (VNE).
- Nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam: Văn học là một dòng chảy liền mạch (SGGP).
- Văn Cao – một lối thơ riêng (Vũ Nho).
- Rất gần thiên đàng hạ giới (Da Màu).
- Người ngồi chờ sương mù (Nguyễn Hoa Lư). – Chốn tương tư sầu biệt
- BÀI HAY TRÊN TRANG CỦA BẠN (Thanh Dạ).
- BAC BA PHI ĐI THĂM MỸ (KỲ 84) (Nhật Tuấn).
- Borges: Kotsuké no Suké (Nhị Linh).
- Tiếng Việt đa dạng (Nguyễn Vĩnh).
- Hình ảnh: Lễ tưởng niệm nhạc sỹ Việt Dzũng (BBC).
- Thần tượng và Tèo em: Nghịch lý khó hiểu! (NLĐ).
- VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN: Phạt bao nhiêu thì vừa? (PNTP).
- 13 sự kiện văn hóa – giải trí ồn ào nhất 2013 (VNN).
- 10 MV hay nhất năm 2013 (PNTP).
- Tay đua F1 Michael Schumacher trong tình trạng ‘nguy kịch’ (VOA).  – Schumacher ‘vật lộn trong cơn sinh tử’ (BBC).


GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Ngành giáo dục có quên những cách tiết kiệm khác? (VNN).
- Giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục đại học: Hướng đến việc đánh giá năng lực người học (ĐBND).
2- Đề án dạy và học ngoại ngữ – Bài 2: Không bột khó gột nên hồ (SGGP).
-Vụ 7 học sinh chết đuối: Phụ huynh tố nhà trường tắc trách (NLĐ). – Dạy bơi trên giấy (SGGP).
- Bộ GD-ĐT yêu cầu báo cáo đạo đức, lối sống của học sinh (VOV).
- Hà Nội: học sinh nghỉ Tết Nguyên đán 14 ngày (TT).
<- Xe đưa rước học sinh: “Không tin được” HTX, nhà trường! (NLĐ).
- Thông báo lớp học “Cách viết và công bố bài báo khoa học” tại Hà Nội (Nguyễn Văn Tuấn).
- Mặt trăng là do con người làm ra? (ĐKN).
- Chiến đấu với Bệnh tật (ĐKN). – Cách Chăm Sóc Mắt Bị Sưng

- Quán triệt Nghị quyết T.Ư 8, khóa XI: Thay đổi nhận thức, gạt trở lực vô hình (GD&TĐ).

- Quy tắc vàng và… (Người đô thị/VHNA).
- J.J. Rousseau: Tự do, giao mà không mất?  (Người đô thị/Tia sáng).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Quảng Bình: Một ngư dân bị gió mạnh hất tung xuống biển (DT).
- 7 học sinh Việt Nam chết đuối ở bãi biển Cần Giờ (VOA).  – Vụ 7 học sinh tắm biển chết đuối: Nặng trĩu những đám tang học trò (TN).  – Video: Vụ 7 học sinh bị sóng cuốn trôi: Nguyên nhân? (VTV).   – Bài học từ vụ đuối nước ở Cần Giờ. – Bảo vệ bãi biển bị phản ứng trong cứu hộ 7 học sinh (VNE).
- Về sự già hóa dân số (Lương Kháu Lão).
- Trẻ em, người già và người tàn tật ở Việt Nam (Người Việt).
- 2 trẻ song sinh chào đời từ tinh trùng người cha quá cố (VOA).  – Vì sao nữ Tiến sỹ sinh con với chồng đã khuất? (VNN).
2- Vạch mặt những “casino thu nhỏ” giữa Thủ đô (KT).
- Giá vé tết xe thương hiệu tăng hơn 100% (TN).  – Xe Tết không căng, nhưng giá vẫn tăng (ĐT).
- 3 lao động Việt tử vong ở Nga do ngạt khí gas (TT).
- Sếu đầu đỏ vắng bóng (NLĐ). =>
- Kêu trời vì ô nhiễm (NLĐ).   – Cả nước đã xử lý được gần 400 cơ sở gây ô nhiễm (TTXVN).  – U ám làng chì (CT).
- Lũ lụt ở Indonesia khiến hơn 17.600 người sơ tán (VOV).


QUỐC TẾ 
- Vũ khí hóa học có thể không chuyển ra khỏi Syria đúng hạn (VOA). – Chính phủ Syria bị tố dùng ‘bom thùng’ (BBC). – Bahrain bắt tàu chở thuốc nổ từ Iran, Syria (Tin tức).  – Trung Quốc ngày càng can dự thêm vào các vụ khủng hoảng thế giới (VOA).
- Người dự tang lễ cựu bộ trưởng Li-băng hô khẩu hiệu chống Hezbollah (VOA).  – Liban bắn máy bay Syria xâm phạm không phận (Tin tức).
- Iran và Nhóm P5+1 nối lại đàm phán cấp chuyên gia (TTXVN).
- Ai Cập bắt giữ 4 ký giả đài Al-Jazeera (VOA).
- Nhà riêng của đại sứ Đức tại Hy Lạp bị xả súng (RFI). – Súng nổ bên ngoài nhà riêng Đại sứ Đức tại Hy Lạp (TTXVN).
- Cận Đông : Pháp và Ả Rập Xê Út đồng quan điểm (RFI).
- Tranh cãi quanh bài báo của NY Times về vụ tấn công ở Benghazi (VOA).
2<- Thêm một vụ nổ làm rung chuyển Volgograd, 14 người thiệt mạng (VOA). – Khủng bố đẫm máu thứ nhì tại Nga (RFI).  – Nổ tiếp ở Volgograd, ’14 người chết’ (BBC).  Audio phỏng vấn ông Nguyễn Minh Cần: Người Nga ‘đã quen với khủng bố’.  – Video: Nga tăng cường an ninh sau các vụ khủng bố (VTV).  – Hai vụ đánh bom ở Volgograd có thể liên quan với nhau (Tin tức).  – VN lên án hành động khủng bố ở Volgograd (VNN). – Volgagrad: photos từ hiện trường phát nổ xe troleibuyt (Inosmi/ Kichbu). – Vì sao Volgograd là điểm đen khủng bố? (VNN).
- 2013 : Năm nước Pháp can thiệp ngoại giao và quân sự (RFI).
- LHQ quan ngại về tin ‘Đạo binh Trắng’ đến gần thị trấn của Nam Sudan (VOA).
- Các tay súng tấn công quân đội Yemen, 5 lính tử vong (TTXVN).
- Tàu Nga vẫn mắc cạn ở Nam Cực (BBC).  – Tàu Trung Quốc bị kẹt ở Nam Cực khi tới giải cứu tàu Nga (VOA).



* VTV: + Chào buổi sáng – 30/12/2013;  + Điểm báo – 30/12/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 30/12/2013;  + 360 độ Thể thao – 30/12/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 30/12/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 30/12/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 30/12/2013;  + Tin quốc tế 17h – 30/12/2013;  + Thời sự 12h – 30/12/2013;  + Thời sự 19h – 30/12/2013.

2181. MYANMAR VỚI NHỮNG BƯỚC ĐI THĂM DÒ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, ngày 30/12/2013
(Tạp chí Der Spiegel - 31/2013)
Myanmar đang chậm rãi thoát ra khỏi chế độ độc tài quân sự, nhưng tầng lớp tinh hoa cũ vẫn bí mật kiểm soát đất nước. Trong khi quốc gia này tiến tới tự do hơn về mặt xã hội, tầng lớp tinh hoa cũ ngày càng phải đi mặt với những nạn nhân của chế độ cũ.

Khi Aung San Suu Kyi gặp Tổng thống mới của Myanmar lần đầu tiên sau khi được trả tự do, nụ cười của bà, nụ cười của một biểu tượng, đã biến mất. Bà trông có vẻ nghiêm nghị và không khoan nhượng khi đứng bên cạnh Tổng thống Thein Sein. Bà giữ khoảng cách với ông ta và mỗi cm cách xa dường như rất quý giá. Tuy vậy, bà vẫn đứng trước camera cùng với một người đàn ông đã xây dựng sự nghiệp của mình dưới chế độ cũ. Đó là vào tháng 8/2011.
Vào tháng 6/2013, Aung San Suu Kyi nói rằng bà muốn trở thành Tổng thống Myanmar. Bà tuyên bố như vậy trước các đại biểu của một diễn đàn kinh tế được tổ chức tại thủ đô Naypyidaw, thậm chí một bộ trưởng trong chính phủ cũng đang lắng nghe bà nói. Bà trông có vẻ như thể đã học được cách làm chủ cuộc chơi.
Mỗi cử chỉ và mỗi lời nói của Aung San Suu Kyi trong 2 năm qua đều là một bài kiểm tra. Mức độ thân cận của bà với các nhà lãnh đạo quân đội hiện nay như thế nào? Bà có làm theo yêu cầu của họ không? Và chính xác là ai đang sử dụng ai? Có phải các nhà lãnh đạo quân đội của Myanmar đang cố gắng đánh bóng hình ảnh của họ bằng một người đoạt giải Nobel Hòa bình, hay chính người đoạt giải Nobel Hòa bình này đang dẫn dắt nhà cầm quyền tới sự thay đổi?
Khi còn bị giam giữ, sự kiên định của Aung San Suu Kyi đã đưa bà trở thành một hình mẫu. Nhưng giờ đây khi đã được tự do, bà phải kết hợp đạo đức và sự thực dụng, và cả đất nước Myanmar một lần nữa đang chú ý tới bà. Nhiều người tại Myanmar có một câu chuyện của sự thù hằn để kể lại, và nếu ngay cả Aung San Suu Kyi, một con người thánh thiện, cũng đang thương lượng với các tướng lĩnh cũ, vậy những người khác cũng nên làm như vậy chăng?
Dù thế nào thì những đối thủ cũ này không thể thoát khỏi nhau. Họ chỉ có thể quyết định liệu họ muốn có sức mạnh để hòa giải hay ý chí để đạt được một thỏa thuận hay không. Nhưng làm sao việc này có thể thành công trong một đất nước mà người dân vẫn nhớ tới một nửa thế kỷ của chế độ độc tài quân sự. Một số người không muốn nghĩ tới tội lỗi của họ. Một số người khác lại không thể quên đi nỗi sợ hãi của mình, ví dụ như Toe Zaw Latt, một nhà báo và từng là một nhân vật bất đồng chính kiến.
Cánh cửa văn phòng của Toe Zaw Latt không có biển hiệu nào. Bên trong, rèm cửa màu xanh được kéo kín và một tấm vải bạt che kín một nửa ban công. Toe Zaw Latt nói và bật cười: “Thói quen cũ”. Ông từng ở trong rừng già nhiệt đới với quân nổi dậy trong những năm 1980, làm việc cho đài phát thanh của phe đối lập Tiếng nói dân chủ Burma (DVB) ở Thái Lan và đã quen thuộc với sự phản kháng và bí mật. Ông đã dành cả cuộc đời mình để nghiên cứu về kẻ thù.
Toe Zaw Latt nói: “Nếu bạn trở nên quá nổi tiếng trong công chúng, họ sẽ cảm thấy bị đe dọa”. Ông không nói rõ mình đang nhắc đến ai. Ông cũng không nói ông và những người khác ở DVB đang thực sự trốn tránh ai. Họ không còn là một bộ phận của đài phát thanh lưu vong có trụ sở ở Na Uy bí mật gửi phóng viên của mình tới Myanmar để điều tra. Giờ đây họ có một tòa soạn tại Rangun. Họ cũng không còn chiến đấu chống lại chế độ độc tài của các tướng lĩnh, mà giờ vật lộn với tình trạng mất điện, ở ban công bên ngoài văn phòng của họ có một máy phát điện. Toe Zaw Latt cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng thích nghi, với cảm xúc của chúng tôi và cả với bên ngoài”.
Năm nay 43 tuổi, vị trưởng văn phòng của DVB tại Myanmar đang rất cố gắng để hòa nhập. Ông không mặc quần dài thường xuyên như trước nữa, thay vào đó, ông thích mặc longyi, một mảnh vải dài được buộc phía trên eo, giống như phần lớn nam giới tại đây. Nhưng ông thấy khó có thể từ bỏ sự nghi ngờ của mình. Toe Zaw Latt mới chỉ quay trở lại quê hương vào tháng 3/2012 với một hộ chiếu mang quốc tịch Australia, sau 24 năm sống lưu vong. Nước Myanmar mà ông quay trở lại dường như hoàn toàn mới trên nhiều phương diện.
Aung San Suu Kyi giờ là thành viên Quốc hội, Liên minh châu Âu đã dỡ bỏ các lệnh cấm vận của mình, tập đoàn Coca-Cola vừa mới khai trương một nhà máy nước giải khát tại đây và Tổng thống Thein Sein vừa thả tự do cho thêm nhiều tù nhân chính trị. Và những người từng chiến đấu cho nền dân chủ khi công việc này vẫn còn cực kỳ nguy hiểm giờ đây đã kỷ niệm 25 năm phong trào ủng hộ dân chủ của họ. Vào ngày 8/8/1988, các sinh viên đã xuống đường phản đối, sau đó các cuộc biểu tình diễn ra trong nhiều tuần lễ cho đến khi chính quyền quân sự đàn áp các cuộc phản kháng và khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Có một buổi lễ kỷ niệm được “Nhóm Sinh viên Thế hệ 88” tổ chức, như là một phần của các hoạt động kỷ niệm. Nhóm này đã hoạt động ngầm trong nhiều năm qua, và giờ đây các cuộc gặp mặt của họ được báo chí đăng tải.
Nhưng Toe Zaw Latt vẫn không chắc liệu ông có thể tin vào sự thay đổi đang diễn ra ở Myanmar không? Với tư cách là một nhà khoa học, ông đã nghiên cứu các mô hình chuyển đổi trong các xã hội, trong đó bao gồm sự kết thúc của chủ nghĩa apartheid tại Nam Phi và sự sụp đổ của Đông Đức. Ông luôn quan tâm đến việc nghiên cứu cách thức một đất nước có thể tạo ra sự khởi đầu mới. Trong một số trường hợp, nhà cầm quyền cũ phải ra đi sau một cuộc chiến; trong một số khác thì diễn ra một quá trình mà trong đó tầng lớp tinh hoa mới thay thế tầng lớp cũ và đôi khi tầng lớp thống trị nắm giữ quyền lực nhưng vẫn tạo ra không gian cho các bên tham gia mới. Và đây chính là trường hợp đang diễn ra ở Myanmar, nơi nhân vật đại diện cho sự thay đổi, Tổng thống Thein Sein, là một cựu tướng lĩnh quân đội. Đại diện của quân đội và đảng cầm quyền Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) chiếm đa số trong Quốc hội.
Nhưng Toe Zaw Latt biết khả năng của quân đội Myanmar. Ông từng tham gia cuộc phản kháng năm 1988, bị buộc phải rời bỏ đất nước và chịu đựng việc chính phủ thông báo với cha mẹ mình rằng ông đã chết. 17 phóng viên trước đây hoạt động bí mật cho đài DVB phải ngồi tù vì họ đã tường thuật về cuộc phản kháng của các thầy tu vào năm 2007 hay sự thất bại của các tướng lĩnh trong việc giải quyết hậu quả của cơn bão Nargis. Vào thời điểm đó, các phóng viên của DVB thường đi theo nhóm 3 người, một người bí mật quay phim bằng chiếc máy quay giấu trong một hộp bánh, một người khác quan sát những cảnh sát mật đang theo dõi họ, và người thứ ba chuyển những thước phim ra ngoài nước. Các phóng viên có một nguyên tắc quan trọng: Thậm chí không được nói với mẹ mình rằng mình có một chiếc máy quay phim.
Khi DVB bắt đầu hoạt động công khai ở Myanmar vào mùa Hè năm 2012, đài phát thanh này ban đầu phải thương lượng với Bộ Thông tin về tên gọi của họ. Đối với quân đội, các phóng viên của đài vẫn luôn là “những kẻ phá hoại” sản xuất ra “cả một bầu trời những lời nói dối”. Vậy đài sử dụng cái tên nào trong bản đăng kí chính thức của mình? Từ “Dân chủ” không làm phiền lòng các nhân viên chính phủ, nhưng họ không thích cách dùng từ “Burma” để chỉ tên đất nước mà đã được đổi tên thành “Nước Cộng hòa Liên bang Myanmar”. Nhưng các phóng viên từ Oslo giải thích rằng “Tiếng nói Dân chủ của Burma” là một thương hiệu. Cuối cùng, cả hai bên đã thống nhất với cái tên DVB Mutilmedia Group. Vụ việc này minh họa ranh giới mong manh giữa sự nhượng bộ và phản bội, và điều gì cấu thành một chiến lược hợp pháp. Đài DVB thậm chí đang cung cấp sự trợ giúp cho các nhân viên của đài truyền hình nhà nước. Đâu là cách tốt nhất để đặt một câu hỏi? Bạn xác định tin tức như thế nào? Đáp lại, DVB đôi khi nhận được từ đài truyền hình nhà nước các thước phim miễn phí. Thêm vào đó, Bộ Thông tin giúp đỡ các phóng viên vận chuyển các trang thiết bị phòng Studio từ Oslo thông qua hải quan Myanmar. Kể từ khi Tổng thống Thein Sein trả lời một cuộc phỏng vấn của DVB, ngay cả các quan chức chính phủ của Myanmar cũng nhận ra rằng kẻ thù cũ của nhà nước xứng đáng có được sự tôn trọng.
Toe Zaw Latt nói: “Chúng tôi không còn biết ai là bạn và ai là thù nữa. Cả chính phủ cũng vậy”. 8 cựu tù chính trị hiện đang làm việc cho ông ở Myanmar, một số người cảm thấy kinh ngạc về những mối quan hệ mới, gần gũi hơn với chính phủ. Nhưng thời kỳ của những người anh hùng đã qua và thời kỷ của những thỏa thuận đã bắt đầu.
Toe Zaw Latt cho biết ông và các đồng nghiệp sẽ thuyết phục Bộ Thông tin thay đổi đường lối hoạt động của mình và cuối cùng tất cả mọi người sẽ được hưởng lợi từ việc này. Ông nói: “Chúng tôi không căm ghét các cá nhân, mà căm ghét chế độ”. Vì vậy mà Toe Zaw Latt cũng có “mối quan hệ tốt” với Thứ trưởng Bộ Thông tin Ye Htut, người mà ông gọi là “Bộ trưởng Facebook”, vì ông này hoạt động rất tích cực trên mạng Internet.
Con đường tiếp cận “Bộ trưởng Facebook” đưa các phóng viên tới thủ đô Naypyidaw, được xây dụng trong thời điểm mà các tướng lĩnh vẫn tin rằng họ có thể tô điểm cho quyền lực của mình với những con đường 20 làn xe. Giờ đây Naypyidaw đã được xây dựng xong, một thủ đô hoành tráng nhưng vắng bóng con người và không còn phù hợp với chính phủ hiện nay. Các nhà lãnh đạo quân đội đã quay lưng với thành phố Rangun vào năm 2005, một phần là do họ lo ngại về một cuộc xâm lược của người Mỹ.
Nhưng hiện nay Myanmar đã có một Tổng thống, người đã đến thăm Washington vào tháng 5/2013 và gửi lời chúc mừng tới Tổng thống Barack Obama nhân ngày Độc Lập của Mỹ. Giờ đây ban lãnh đạo của Myanmar đang cố gắng thể hiện bản thân như là những nhân vật có đầu óc hiện đại và dân chủ, nhưng điều này là khó khăn trước một nền tảng gồm toàn những kiến trúc của chế độ độc tài.
Bộ Thông tin nằm ẩn mình sau những hàng cây, một tòa nhà mái bằng buồn tẻ với những hành lang xám xịt và tiền sảnh được thắp đèn lờ mờ. Những người phụ nữ lịch sự dẫn các phóng viên đi lên cầu thang và vào một căn phòng mà ở đó Ye Htut đang ngồi trước một cửa sổ lớn tràn ngập ánh nắng. Ông đang mỉm cười. Cựu quân nhân này thích mỉm cười. Ông có hàm răng trắng hấp dẫn và có tài tuyên truyền, ông nói tiếng Anh trôi chảy, ngôn ngữ mà ông nói rằng mình đã tự học và thích xem kênh BBC.
Ye Htut chỉ cần một phút để nói ra những điểm chính: “Không còn vai trò nào cho truyền thông nhà nước trong một đất nước dân chủ”. Ông giải thích rằng truyền thông không còn phải đại diện cho chính phủ, mà là cho tất cả người dân. Vậy tại sao bộ của ông vẫn tồn tại? Ông trả lời: “Chúng tôi giám sát quá trình chuyển giao”.
Ye Htut đi nước ngoài nhiều trong thời gian qua. Ồng đã tới Scandinavia và Đức vào năm 2012. Ông muốn học cách xây dựng một đài phát thanh công cộng. Ông tự hào rằng báo chí tư nhân đã được phép hoạt động tại Myanmar kể từ ngày 1/4/2013. Ông tin rằng chính phủ hiện nay đã minh bạch hơn nhiều. Ông nói: “Hãy tin tôi đi, chúng tôi là những người tốt”.
Ye Htut chỉ Lên màn hình máy tính, ông có 44.814 người theo dõi trên trang Facebook. Ông cho biết: “Tôi cho phép công chúng viết các bình luận. Và đôi khi tôi thậm chí trả lời những bình luận này. Ông nói rằng một số người đã nhiếc móc ông trên mạng, gọi ông là kẻ nói dối. “Tôi để họ nói”, Ye Htut nói như vậy và tỏ ra hài lòng với sự rộng lượng của mình.
Các phóng viên đặt thêm câu hỏi: “Liệu Bộ Thông tin có còn tồn tại trong 5 năm tới?” “Tôi không thể nói về điều này”, vị bộ trưởng của quá trình chuyển giao trả lời như vậy và cáo từ chúng tôi.
Nhưng ngay cả khi các thể chế và thậm chí cả con người thay đổi, câu hỏi được đặt ra cho Myanmar là làm thế nào quốc gia này có thể chấp nhận những sai lầm trong lịch sử và đem lại công lý. Các nhà lãnh đạo quân đội của Myanmar sẽ không tuân theo quyền xét xử của một tòa án hình sự quốc tế. Họ vẫn nắm rất nhiều quyền lực để không bị đưa ra xét xử.
Toe Zaw Latt, người quay trở lại đất nước sau một thời gian lưu vong, muốn thành lập một ủy ban với đại diện của chính phủ, quân đội và các nạn nhân. Mục tiêu của ủy ban này sẽ là làm trung gian hòa giải, hay ít nhất là làm rộ những sai lầm trong quá khứ. Cho tới tận ngày nay vẫn còn rất nhiều điều bất công tại Myanmar, bao gồm những hành động tàn bạo chống lại người Hồi giáo và các sắc tộc thiểu số. Toe Zaw Latt cho biết các quan chức chính phủ cũng quan tâm tới ý tưởng của ông. Sự thực mà không có trừng phạt là điều mà họ có thể ủng hộ.
Nhưng Than Htay, một trong số các nạn nhân của những bất công đã diễn ra trong quá khứ, không định chờ đợi một ủy ban nào cả. Vào một ngày Chủ nhật của tháng 6, ông đã tới gặp người từng hành hạ mình. Ông tới xem một triển lãm tranh, nhưng không phải để chiêm ngưỡng nghệ thuật, mà để gặp người tổ chức cuộc triển lãm. Người đàn ông đó tên là Khin Nyunt. Từng là một trong số những nhân vật quyền lực nhất của Myanmar, ông trước đây giữ chức Giám đốc Cơ quan tình báo quân đội và Thủ tướng. Hiện nay, ông chuyển sang trồng hoa lan. Khi Than Htay tìm thấy Khin Nyunt tại quầy quà lưu niệm của triển lãm, ông trông thấy một khuôn mặt mà trên đó sự tự hào đã biến mất. Và theo như lời Than Htay kể lại, ông đã bắt tay Khin Nyunt và nói: “Tên tôi là Than Htay. Tôi là một cựu tù chính trị. Trước đây chúng ta là kẻ thù”.
Lý do thực sự khiến Than Htay rời khỏi ngôi làng của mình và tới Rangun là để học tiếng Anh. Trong nhiều tuần lễ, ông đã ở trong văn phòng của Các cựu tù nhân chính trị (FPP), một tổ chức chăm lo cho nhu cầu của các cựu tù nhân. Tại đó vào buổi tối ông trải chiếu ngủ, còn ban ngày ông giúp đỡ công việc cho tổ chức này, vốn đang trong quá trình thu thập thông tin về tất cả tù nhân chính trị từ năm 1962, khi mà quân đội nắm quyền kiểm soát đất nước. Cho tới nay họ đã đăng ký được cho 400 người.
Giờ đây Than Htay đang đứng trước người đàn ông từng là Thủ tướng Myanmar trong hơn 1 năm, từ 2003 đến 2004, và lắng nghe Khin Nyunt nói: “Tất cả đã là quá khứ”. Khi Than Htay đặt câu hỏi: “Ông cảm thấy như thế nào, khi nhìn lại những điều mình đã làm?”, Khin Nyunt đỏ mặt và không thể không mỉm cười. Ông lựa chọn từ ngữ một cách cẩn thận khi trả lời: “Tôi đã làm điều tốt nhất mà tôi có thể làm cho đất nước mình. Nhưng đôi khi một số người ở cấp thấp hơn đã làm những điều tồi tệ”.
Than Htay và những tù nhân chính trị khác đã trực tiếp trải qua cái mà những người ở cấp thấp hơn đã làm. Họ bị xích lại và phải ngồi xổm trên sàn cho tới khi cơ bắp bị chuột rút. Một cựu tù nhân hiện đang sống trong văn phòng của tổ chức FPP, vì gia đình không còn muốn liên hệ gì với anh ta nữa. Anh ngủ dưới bàn hội thảo trong căn phòng lớn, vì anh không thể thở được trong không gian nhỏ. Anh hay nghiến răng vào ban đêm và khóc rất nhiều. Khi cần suy nghĩ, anh đi tới đi lui, đầu cúi xuống và hai tay chắp sau lưng, giống như khi còn ở trong xà lim.
FPP hiện đang đàm phán với Chính phủ Myanmar về việc thả thêm tù nhân. Tổng thống Thein Sein mới đây đã tuyên bố rằng sẽ không còn tù nhân lương tâm nữa tại Myanmar cho tới cuối năm 2013. Vào năm 2011, chính ông từng phủ nhận sự tồn tại của các tù nhân chính trị.
Than Htay hỏi nhà cựu độc tài Khin Nyunt: “Ông có tham gia chính trị trong tương lai không?” Và câu trả lời là: “Không. Tôi cảm thấy buồn chán với chính trị rồi”.
Khin Nyunt thích chụp ảnh kỷ niệm hơn. Khi Than Htay và người từng hành hạ ông đứng cạnh nhau, Than Htay đề nghị họ nắm tay nhau. Ngay trước khi bức ảnh được chụp, Khin Nyunt đột nhiên kéo Than Htay về phía ông tới khi họ đứng sát nhau đến nỗi phần thân trên chạm hẳn vào nhau. Người đàn ông đã quen với việc thống trị người khác giờ cũng chỉ đạo việc thể hiện sự hòa giải.
Một số người đặt câu hỏi làm thế nào mà một người như Khin Nyunt lại có thể sống thanh thản trong khung cảnh hồ cá vàng và xích đu ở hiên nhà, buổi sáng uống cappucino trong quán cafe bên cạnh triển lãm của ông, còn buổi chiều thì mặc quần chạy bộ và trồng cây xoài. Xoài là loại hoa quả ưa thích của chính khách về hưu hòa nhã đi dép xỏ ngón này, người thích nói về hai con chó chăn cừu giống Đức và 25 loại hoa lan khác nhau trong vườn của ông, nhưng không thích nói về những tội ác của chính phủ quân sự và trách nhiệm của chính ông.
Trong tháng 7/2013, đài DVB đã cho đăng trên trang web của mình một lá thư bình luận đầy giận dữ của một viện sĩ. Theo đó, trong “thế giới mới tuyệt đẹp của nền dân chủ của Myanmar”, sự phơi bày và lên án đối với những vi phạm bị coi là “nhạy cảm về mặt chính trị” và công lý không còn là điều quan trọng. Ông này viết: “Nếu Khin Nyunt và những người hợp tác với ông ta thoát được các phiên tòa trong kiếp này, những bóng ma đói khát sẽ chờ đợi họ ở kiếp sau”.
Than Htay nói rằng ông không muốn nghĩ về việc này. Hiện giờ ông có những thứ khác cần lo, ví dụ như lấy được bằng lái xe. Nhưng những người khác trong tổ chức FPP không thể quên đi sự bất công trong quá khứ. Họ muốn thu thập thông tin về vấn đề này nhằm cung cấp tư liệu cho các cuốn sách lịch sử cũng như giành được sự bồi thường cho những người đã được thả. Các tờ khai với tên tuổi của các cựu tù nhân được họ cất giữ ở một địa điểm bí mật vì lý do an ninh. Mặc dù FPP đã học cách chấp nhận quá khứ, tổ chức này không biết liệu hệ thống từng hành hạ các tù nhân chính trị có thực sự là quá khứ không.
Tuy nhiên, có một người đàn ông đã đảm bảo rằng quá trình chuyển đổi từ quá khứ sang kỷ nguyên mới này là một quá trình suôn sẻ với ông. Vào ngày 20/8/2012, Tint Swe đã thành công trong việc loại trừ chính bản thân mình và đồng thời trở nên bất tử. Vào ngày đó, giám đốc cơ quan kiểm duyệt của Myanmar thông báo rằng kể từ thời điểm đó, các nhà báo sẽ không còn phải nộp trước bản sao các bài viết của họ cho cơ quan của ông. Ông đã nói với hãng thông tấn AFP rằng họ có thể đăng câu nói sau: “Chế độ kiểm duyệt bắt đầu vào ngày 6/8/1964 và chấm dứt sau 48 năm 2 tuần”.
Sự thay đổi là chấp nhận được đối với Tint Swe. Ông là người có vóc dáng nặng nề, cổ ông phình ra ngoài cổ áo tròn khi ông ngồi xuống chiếc ghế sofa đỏ. Tint Swe hiện nay là giám đốc một đài truyền hình.
Các phóng viên đặt câu hỏi: “Công việc nào ông ưa thích hơn?”
Tint Swe trả lời: “Khi là quan chức chính phủ, tôi phải thực hiện các nghĩa vụ của mình”. Ông từng phục vụ trong quân đội hơn 20 năm, và sau khi làm việc trong lĩnh vực giám sát ý kiến trong 7 năm, công việc mới của ông hiện nay lại là thúc đẩy tự do ngôn luận. Bộ đã giao cho ông nhiệm vụ biến đổi đài truyền hình nhà nước thành một công ty truyền hình hiện đại.
Tint Swe được phép tiếp tục tham gia trò chơi quyền lực, mặc dù từ một vị trí có ảnh hưởng khác. Bộ máy quyền lực cũ của ông không chỉ bị phá hủy, mà còn bị phơi bày. Các nhà báo giờ đây bật cười về những trang viết với các đoạn văn bị gạch bỏ bằng bút đỏ, mà họ được trả lại từ văn phòng kiểm duyệt. Họ giữ lại những tờ báo cũ như là vật kỷ niệm. Giờ đây tất cả mọi người có thể thấy được những từ ngữ và những thực tế nào đã bị Tint Swe tẩy xóa, và những sự thực nào khiến ông bị xúc phạm.
Ví dụ, ông sẽ gạch bỏ từ “chính trị” trong cụm từ “tù nhân chính trị”, loại bỏ hình ảnh của Aung San Suu Kyi cũng như cụm từ “các quan chức chính phủ tham nhũng”.
Êkíp của Tint Swe từng dành tới 3 ngày để nghiên cứu một tờ tuần báo, 1 ngày cho phiên bản thứ hai và nửa ngày cho phiên bản thứ ba. Tint Swe cho biết công việc cũ của ông rất mệt mỏi. Ông nói rằng mình cảm thấy hạnh phúc vào ngày ông công bố chấm dứt sự kiểm duyệt.
Nhưng sự tự do mới cũng làm ông căng thẳng. Làm sao ông có thể ca ngợi sự tự do báo chí mà chính ông từng ngăn cản? Đây là một câu hỏi mà Tint Swe không có câu trả lời rõ ràng. Ông nói: “Chúng tôi phải làm việc này vì sự ổn định của đất nước. Vào lúc đó, việc này là theo đúng pháp luật. Kể từ khi tôi bắt đầu làm việc tại đó, chúng tôi được lệnh nới lỏng dần sự kiểm soát”.
Đôi khi, người lính trong Tint Swe cất tiếng nói, đôi khi là nhà văn. Ông đã viết 7 cuốn sách về các vấn đề quân sự, đạo Phật và đạo đức. Ông hiểu cảm giác khi thấy những người khác kiểm duyệt các tác phẩm của một ai đó như thế nào. Tint Swe từng phải chờ một năm và một tháng để có được giấy phép xuất bản một trong số các cuốn sách của mình. Việc này xảy ra trước khi ông nhận nhiệm vụ tại văn phòng kiểm duyệt. Giọng ông vẫn còn một chút giận dữ khi nói: “Khi tôi đảm nhận vị trí đó, tôi chưa bao giờ mất hơn 2 tháng để duyệt một cuốn sách”.
Tint Swe không cảm thấy hạnh phúc khi ở đây, trong trụ sở đài truyền hình của ông. Đương nhiên là văn phòng mới của ông lớn hơn, nhưng ông đơn giản là thích ở Rangun hơn. Đấy là nơi ông sinh ra, nơi gia đình ông sinh sống. Ngoài ra, truyền hình không phải là chuyên môn của ông. Nhưng ông đã nhận được lệnh sản xuất các chương trình truyền hình mới và ông đang thực hiện yêu cầu này.
Toe Zaw Latt, người của đài DVB, và cựu giám đốc cơ quan kiểm duyệt hiện giờ là đối thủ của nhau trong ngành truyền thông, chừng nào mọi việc tiếp tục tiến triển như nó đã diễn ra cho tới nay và quân đội không đột nhiên mất hứng thú với thay đổi.
Tint Swe đã có một dự án viết sách mới trong đầu. Ông chỉ đang chờ đợi thời điểm thích hợp. Cựu giám đốc cơ quan kiểm duyệt này muốn viết về hàng thập kỷ kiểm duyệt, và ông sẽ không cắt bỏ bất cứ chi tiết nào.
* * *
TTXVN (Hong Kong 27/12)
Theo Thời báo châu Á trực tuyến, trên giấy tờ, hầu như không mấy quốc gia có được một năm tốt đẹp giống như Myanmar. Nước này đã được dỡ bỏ cấm vận kinh tế, được xóa bỏ một phần đáng kể các khoản nợ của họ, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt tốc độ cao, giành được quyền đảm nhận chức Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chủ trì Diễn đàn Kinh tế thế giới về khu vực Đông Á, và nhận được lời khen ngợi từ hầu hết các chính phủ, các nhà tài trợ và các tổ chức kinh tế trên thế giới.
Có thể nói những sự tiến bộ này là điều đáng ngạc nhiên khi năm 2013 đã chứng kiến vai trò của Chính phủ Myanmar trong việc làm gia tăng hận thù tôn giáo trong cả nước, số người bị mất nhà cửa do xung đột trong nước gia tăng, nạn chiếm đoạt đất đai tăng mạnh, và đất nước này tiếp tục suy yếu với hầu hết các chỉ số kinh tế và xã hội toàn cầu đều chạm đáy.
Những vòng quay trong quá trình quá độ tại Myanmar đang chuyển động, sự tiến bộ đang dần đạt được, nhưng những trở ngại vẫn còn tồn tại trước khi quá trình cải cách hiện thực hóa được tiềm năng của nó. Hầu như không có ai tranh luận về những tiến bộ này – theo một nghĩa nào đó, việc không có khả năng tranh luận là điều gì đó làm cho nó trở thành một công cụ mang tính giọng điệu hiệu quả.
Tuy nhiên, có rất ít tranh luận về việc liệu cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội hiện tại – và những đề xuất để tăng cường hệ thống đó – thực sự có thể thực hiện được trong thời gian dài hay không. Hơn nữa, việc hàng loạt nhà hoạch định chính sách đang nói đãi bôi về sự cần thiết phải đầu tư có trách nhiệm và đạt được sự tiến bộ về vấn đề nhân quyền đã làm cho một vấn đề lớn nhất bị gạt sang một bên, đó là: liệu có hay không sự kết hợp chiến lược cải cách hiệu quả nhất để thực hiện mục tiêu đã được tuyên bố của Tổng thống Myanmar Thein Sein về tăng trưởng toàn diện và xoá đói giảm nghèo?
Việc mở cửa các thị trường ngoại hối, củng cố tỷ giá hối đoái của đất nước và những nỗ lực làm cho hoạt động của Quốc hội Myanmar minh bạch hơn là tất cả những bước đi được hoan nghêrih để thoát khỏi chủ nghĩa biệt lập, một chính sách mà do đó Myanmar đã trở thành đất nước tai tiếng dưới sự cai trị trực tiếp của quân đội. Tuy nhiên, nguy cơ của việc tập trung vào những thành công nổi bật như vậy có thể dễ dàng bóp méo thực tế cuộc sống của đa số người dân Myanmar.
Sự phấn khích được tạo ra bởi những cuộc cải cách này đã cho phép cộng đồng quốc tế tập trung nhiều hơn vào những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị bỏ mặc, những người đang tiếp tục sống trong đau khổ dưới một chính phủ gần giống dân sự được quân đội ủng hộ ở đất nước này. Cần lưu ý rằng “những trở ngại vẫn còn tồn tại” phần lớn được đề cập ở một mức độ tương đối thận trọng khi thảo luận về quá trình chuyển đổi đầy tham vọng của Myanmar.
Rõ ràng, tự bản thân vấn đề này là vô vị, nhạt nhẽo chứ không phải là sâu sắc. Điều thu hút mọi người về việc “những trở ngại” này chính xác là gì – và những trở ngại đó đang ngăn cản những thành tựu gì – đang dần sáng tỏ hơn. Rõ ràng, một số trở ngại lớn nhất có liên quan đến việc thực hiện chiến lược cải cách kinh tế và xã hội mà đất nước này đang tiến hành – không thể không nhắc tới những cuộc xung đột sắc tộc triền miên đang diễn ra, tình trạng người dân bị mất chỗ ở, tình trạng giam giữ một cách chuyên quyền độc đoán, vấn đề lao động cưỡng bức, và bạo lực giới, vẫn đang diễn ra tràn lan tại nhiều khu vực khác nhau ở Myanmar.
Một sự đánh giá thẳng thắn hơn có thể nhấn mạnh rằng “những trở ngại” đang tồn tại sẽ phải mất nhiều năm để giải quyết thông qua các cuộc thảo luận, cải cách thể chế, giáo dục và tái cân bằng xã hội. Đó là, nếu mục đích thực sự của cuộc cải cách là cải tạo cuộc sống của đa số người dân nghèo Myanmar. Trong khi đó, toàn bộ quá trình tự do hóa nền kinh tế của Myanmar và những lợi ích từ quá trình này vẫn đang diễn ra một cách “nhỏ giọt”.
Sự lựa chọn và sự vô trách nhiệm
Như các tổ chức quốc tế, từ Ngân hàng Thế giới cho đến Liên minh châu Âu (EU) đã nhấn mạnh, mối quan ngại rõ ràng nhất là tình trạng thiếu năng lực thể chế và cơ sở hạ tầng để có thể thực hiện hiệu quả quá trình cải cách trên phạm vi rộng lớn với tốc độ nhanh chóng nhưng nguy hiểm như vậy. Cộng đồng quốc tế đã chỉ ra rằng hoạt động của Quốc hội Myanmar là bằng chứng cho thấy sự tiến bộ trong lĩnh vực này là đáng kể. Tuy nhiên, việc thông qua một dự luật và một thể chế hoạt động hiệu quả là hai vấn đề rất khác nhau.
Chẳng hạn, việc “nhổ tận gốc” một nền văn hóa tham nhũng đã lây lan ở khắp các cấp trong cơ cấu xã hội của đất nước Myanmar sẽ mất nhiều thời gian hơn việc thông qua dự luật chống tham nhũng – mặc dù, nhiệm vụ này đã được cho là sẽ mất khoảng một năm. Việc đầu tư không đúng mức cho giáo dục kéo dài trong nhiều thập kỷ đã gây ra tình trạng thể chế hóa vấn đề tham nhũng như một phương sách cuối cùng để đạt được tiến bộ kinh tế do thiếu nguồn nhân lực. Việc kiên trì chống lại văn hóa tham nhũng chỉ là một trong hàng chục mục tiêu mà chính phủ trung ương đã bị căng sức của Myanmar nêu rõ trong kế hoạch mang tên Khuôn khổ các cải cách kinh tế và xã hội (FESR).
Trong khi sự kết hợp chính sách được nêu trong FESR có hiệu lực trên giấy tờ, thì sự mong chờ một cơ quan dân sự, một bộ máy chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp nhanh chóng điều chỉnh các quy định phi chính thức và điều lệ đã được thể chế hoá trong nhiều thập kỷ của chế độ quân sự là tín hiệu lạc quan nhất. Tuy nhiên, việc nỗ lực đạt được điều này trong khoảng thời gian mà ngay cả những quốc gia có tiềm lực nhất cũng sẽ cố gắng thực hiện, lại là sự vô trách nhiệm. Nói đó là sự vô trách nhiệm là bởi vì Myanmar chỉ có thể được coi là đạt được các mục tiêu thông qua việc đưa ra những bằng chứng có chọn lọc về sự thay đổi thực sự.
Sự chọn lọc này dẫn đến việc thúc đẩy những tranh luận nhằm mục đích thực hiện một mô hình tăng trưởng kinh tế cụ thể, bằng cách tạo ra những thay đổi không thể đảo ngược đối với cơ cấu kinh tế và xã hội của đất nước. Do vậy, đến nay cộng đồng quốc tế đã lựa chọn xem xét quá trình cải cách ở Myanmar thông qua lăng kính về thủ đô Naypyidaw. Việc sử dụng rất nhiều dự luật lập pháp đã được thông qua và các uỷ ban đã được hình thành tại thủ đô mới là bằng chứng của sự thay đổi cả về luật pháp và trên thực tế. Nếu nạn tham nhũng đang được giải quyết trên danh nghĩa, nếu Quốc hội Myanmar đang hoạt động theo một cách minh bạch hơn, và nếu một số tù nhân chính trị cụ thể được thả tự do, thì sự tiến bộ của đất nước này có được công nhận hay không?
Sự đơn giản của lập luận này là những gì khiến nó trở nên hấp dẫn. Nó cho phép bào chữa cho những nhà quan sát thiếu vô tư về trách nhiệm điều tra bản chất giả dối của những điều đang được tranh luận – một nhiệm vụ đặc biệt khó khăn ở Myanmar. Trong việc thúc đẩy luận đề này, không gian được tạo ra để thực hiện một mô hình tăng trưởng dựa trên quan điểm cho rằng việc tạo ra sự giàu có là tiền đề cần thiết cho sự phát triển xã hội, qua đó những tiếng nói của cuộc đấu tranh vì sự bất đồng chính kiến được lắng nghe.
Sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với quá trình cải cách của Myanmar phần lớn đã được cụ thể hóa trong các hình thức đầu tư đã được tăng cường – đầu tư trực tiếp nước ngoài ước tính tương đương tốc độ tăng trưởng hàng năm trong ba năm qua là 316% – và việc ký kết các thỏa thuận thương mại song phương, cùng sự gia tăng mạnh mẽ phạm vi các lĩnh vực đem lại những khoản lợi nhuận lớn cho giới doanh nghiệp do những nhân tố liên quan đến quân đội dẫn dắt ở Myanmar. Các nước phương Tây cũng đã dỡ bỏ hoặc đình chỉ các lệnh trừng phạt kinh tế mà họ từng áp đặt chống lại chính quyền quân sự Myanmar trước đây.
Tất cả những yếu tố này dù ở mức độ nhiều hay ít đều cần thiết cho một nền kinh tế đang bắt tay vào quá trình chuyển đổi tương đối lớn như của Myanmar. Không phải một nền kinh tế đã gia tăng thị trường hóa, cũng không phải chính bản thân sự tham gia rộng rãi hơn của các cộng đồng kinh doanh trong khu vực và toàn cầu gây ra một mối đe dọa đối với tương lai thịnh vượng hơn cho người dân Myanmar.
Tuy nhiên, nguyên nhân gậy quan ngại chính là mô hình phát triển – trong đó những yếu tố nêu trên là các vấn đề chủ chốt – vẫn là điều nổi bật nhất, bất chấp những vấn đề phổ biến mà nhiều nước kém phát triển tương tự đã đối mặt.
Trong khi không thể phủ nhận những thành công nhất định của các nước láng giềng như Việt Nam và Campuchia nhờ việc thực hiện tự do hóa thương mại theo hướng dựa vào xuất khẩu, sự tán dương đối với cả hai nước này có xu hướng nghiêng về việc đánh giá những chỉ số quan trọng hàng đầu như tăng trưởng GDP và tỷ giá hối đoái mà họ đã tạo ra. Một nhà quan sát với ý kiến chỉ trích có thể chỉ ra các khía cạnh bất lợi của những chính sách này – chẳng hạn như việc thiếu những sự liên kết nhiều chiều và thiếu những việc làm trong nước được tạo ra bởi các khu chế xuất của Campuchia, hoặc sự gia tăng mức chênh lệch thu nhập ở Việt Nam – như bằng chứng về việc làm thế nào để “sống chung” với một mô hình tăng trưởng kinh tế đã gây ra các vấn đề xã hội không lường trước được, điều mà chính phủ các nước này đã phải nỗ lực để giải quyết.
Trong trường hợp của Myanmar, sự tư vấn chính sách được đưa ra bởi các tổ chức tài chính quốc tế, các chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp – ở các mức độ khác nhau – là những cam kết thể hiện sự nhiệt tình đối với mô hình tương tự này, một mô hình mà Myanmar dường như đã áp dụng mà không gặp phải vấn đề gì. Tuy nhiên, việc áp dụng mù quáng đó gây ra hai vấn đề chính.
Thứ nhất là sự thu hẹp liên tục không gian mà trong đó các chính phủ có thể hoạt động nếu họ muốn được tham gia các thị trường toàn cầu. Thứ hai là sự thiếu vắng những ý tưởng mới để giải quyết các nhu cầu của một bộ phận trong số những người nghèo khổ nhất thế giới về mặt kinh tế và xã hội.
Tiến lên trên những con đường mi
Rất nhiều điều đã được Myanmar thực hiện để trở thành “biên giới cuối cùng” của châu Á – một cơ hội tạo điều kiện cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản bám rễ, đồng thời mở ra hàng loạt cơ hội thị trường cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Những trữ lượng tài nguyên thiên nhiên quốc gia, vị trí địa lý chiến lược, và nguồn lao động giá rẻ đều là tiềm năng cho việc kết hợp chính sách đúng đắn nhằm tạo ra sự tăng trưởng GDP lành mạnh tại Myanmar – điểm khởi đầu cho chiến lược được FESR tán thành.
Một khi những nền móng cơ bản cho nền kinh tế mới dựa vào thị trường của Myanmar đã được đưa vào đúng vị trí, Chính phủ Myanmar có thể thực thi các quy định pháp luật hiệu quả hơn, và – như đã được nêu trong báo cáo “Kinh doanh” mới đây của Ngân hàng Thế giới – hình thành một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn. Việc giải quyết các vấn đề phát triển xã hội sẽ trở nên dễ dàng hơn với các khoản thu được tạo ra từ quá trình này, do đó, thuyết tự do hóa thị trường sẽ phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, cách làm việc của cả Quốc hội Myanmar lẫn lĩnh vực tư nhân của nước này chứng tỏ cần có sự phối hợp của chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách xã hội, trong đó chính sách xã hội không thể là một sự phụ trợ của chính sách kinh tế vĩ mô. Để thực hiện được điều này, theo cách nói của các chuyên gia kinh tế, cần phải tìm kiếm một chiến lược kinh tế khác biệt với mô hình “con đường phụ thuộc” mà nhiều quốc gia kém phát triển vẫn duy trì trong thời gian dài.
Việc đầu tư vào các hoạt động tạo công ăn việc làm – điều giúp xây dựng cả các năng lực sản xuất của lực lượng lao động và các thị trường nội địa mới ra đời trong quá trình này – hiện không được thực hiện – rõ ràng là do sự yếu kém phổ biến trong lĩnh vực công và những năng lực của các cơ quan dân sự nêu trên. Điều này đặt ra vấn đề liệu chiến lược cải cách hiện nay có phải là có lợi nhất cho điều quan trọng nhất là sự phát triển lâu dài của Myanmar, hay không?
Việc giảm tốc các cuộc cải cách và dành thời gian cần thiết để giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống nhất định – chẳng hạn như sự độc lập của ngành tư pháp, cải cách hiến pháp và tình trạng thiếu năng lực ở mọi cấp của chính quyền trung ương và địa phương – rất cần cho việc tạo ra một nhà nước phục vụ người dân thay vì phục vụ chính bản thân nhà nước đó. Việc đòi hỏi lĩnh vực công của Myanmar tạo ra công ăn việc làm, cung cấp dịch vụ y tế và giáo dục, cũng như cải thiện hiệu suất doanh thu bằng cách xây dựng một hệ thống thuế công bằng là điều vô cùng tham vọng nhưng hoàn toàn cần thiết, nếu chỉ để mang lại một sự thay thế cho việc tự do hóa toàn bộ nhằm tạo ra tăng trưởng công nghiệp.
Hoạt động công nghiệp hóa đã dẫn đến sự bất bình đẳng sâu sắc về tài chính, và chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị do việc bổ sung thêm các sinh kế nông nghiệp trở nên khó khăn hơn. Vê vấn đề này, lập luận rằng trọng tâm chính của chính phủ nên loại bỏ sự “quan liêu” trong lĩnh vực kinh doanh, cần được xem xét kỹ lưỡng.
Không thể phủ nhận rằng vai trò của nhà nước trong kinh doanh phải được tiến hành thay đổi một cách có hệ thống. Đã từ rất lâu, nhà nước Myanmar đã tiếp cận khu vực tư nhân như một biện pháp mở rộng mạng lưới bảo trợ của riêng mình. Tuy nhiên, điều đang gây tranh cãi – đối với các tổ chức tài chính quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp quốc tế, và Myanmar – là việc giảm bớt các cơ chế điều hành là nhằm mục đích cố tình bỏ qua những yếu tố đó trong nền kinh tế chính trị của Myanmar, điều có thể gây nguy hại cho sự tăng trưởng của một thị trường lao động đang hoạt động hiệu quả. Sự thiếu vắng một đạo luật quy định mức lương tối thiểu, và việc Myanmar không sẵn sàng phê chuẩn các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế để xây dựng các quyền lao động cơ bản, là điều hợp lý. Tạo ra công ăn việc làm theo cách mang lại những cơ hội cho phần lớn lực lượng lao động của Myanmar sẽ là điều rất cần thiết để tạo ra một thời kỳ tăng trưởng kinh tế bền vững, vì điều đó sẽ giúp cho lực lượng lao động hiện đang bị hạn chế quyền hạn được bày tỏ những ý kiến bất đồng của họ.
Việc tạo ra hàng trăm hàng nghìn công ăn việc làm nhưng với sự lặp lại các điều kiện vô nhân đạo hiện đang phổ biển trong các khu công nghiệp của Yangon, có thể gia tăng tăng trưởng GDP và tăng tỷ giá hối đoái nhưng sẽ không thể cải thiện thực tế cuộc sống của các công nhân trong nhà máy.
Các diễn đàn như Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) từ lâu đã lập luận rằng nếu các quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới nghiêm túc với việc đạt được sự phát triển như đã cam kết bởi các tổ chức như Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á, thì việc nhận thức được rằng vai trò của chính quyền trung ương là một chất xúc tác cho sự phát triển lĩnh của vực tư nhân, chứ không chỉ là một công cụ để tạo ra một môi trường “kinh doanh thân thiện,” là điều vô cùng quan trọng.
Như đã được lập luận trong báo cáo Các quốc gia kém phát triển nhất năm 2013 của UNCTAD, có một khuyến cáo nổi bật được đưa ra cho các chính phủ là đầu tư vào các hoạt động trong những lĩnh vực không thể mua bán (chẳng hạn như cơ sở hạ tầng, giáo dục, nhà ở, y tế và hành chính công) như là một biện pháp không chỉ để tạo việc làm, mà còn xây dựng khả năng sản xuất của nền kinh tế. Do đó sẽ có thể đạt được một kết quả tốt hơn thông qua sự thể hiện được cải thiện trọng các số liệu thống kê như chỉ số phát triển con người, sự kích thích của thị trường trong nước và điều kiện kinh tế-xã hội tốt hơn đối với phần lớn đất nước.
Không có chiến lược kiểu mẫu tối ưu nào cho Myanmar để theo đuổi mong muốn phát triển của họ. Theo chuyên gia kinh tế Dani Rodrik thuộc Đại học Princeton, việc hiểu được những tiềm năng và cơ hội tồn tại trong một nền kinh tế chính trị nhất định chính là một quá trình khám phá. Việc khai thác những gì hiệu quả nhất sẽ mang lại sự thay đổi kinh tế xã hội có ý nghĩa và lâu dài tại Myanmar, bắt đầu với việc đòi hỏi phải có một cách tiếp cận tinh tế hơn với quá trình “trỗi dậy” – một trong những đòi hỏi đó phải có sự thay đổi mang tính hệ thống, và không được mù quáng tuân theo một mô hình đã không thực hiện được những cam kết của riêng nó về sự phát triển do tự do hóa dẫn dắt.
* * *
Cũng theo Thời báo châu Á trực tuyến, Myanmar dường như đang thực hiện những nỗ lực nhằm cải thiện hình ảnh của mình trên trường quốc tế trước khi kết thúc năm 2013. Mới đây, Bộ Thông tin Myanmar thông báo rằng đài BBC của Anh cùng với ba cơ quan thông tấn quốc tế khác đã được cấp phép chính thức mở văn phòng đại diện mới tại Myanmar.
Trong một thông báo với giới báo chí, ông Peter Horrocks, Trưởng Ban Tin tức Toàn cầu của của BBC cho biết: “Thật khó để cường điệu tầm quan trọng của những tin tức này, và cũng không có gì ngạc nhiên về tốc độ thay đổi ở một đất nước mà từ lâu đã là một điển hình cho việc đàn áp và kiểm duyệt các phương tiện truyền thông”.
Sự đàn áp và kiểm duyệt, cùng với các cuộc xung đột sắc tộc thường xuyên, đã gây ra những trở ngại lớn trên con đường dài hướng tới một nền dân chủ ở đất nước Myanmar.
Trong một cuộc họp giữa Liên minh châu Âu (EU) và các quan chức Myanmar, EU đã cam kết hỗ trợ lên đến 90 triệu euro mỗi năm cho các hoạt động phát triển nông thôn, giáo dục, quản lý và xây dựng hòa bình trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020.
Phát biểu trên Đài tiếng nói Dân chủ Myanmar, ủy viên châu Âu về Phát triển, ông Andris Piebalgs cho biết: “Những diễn biến đang diễn ra tại Myanmar là chưa từng có tiền lệ và cần phải được thừa nhận. Tuy nhiên chúng ta không được quên những thách thức phía trước, mà trong đó EU với tư cách là một trong các nhà tài trợ chính, sẽ ủng hộ bằng việc hỗ trợ nhiều hơn nữa để có thể tiếp tục tiến hành những cuộc cải cách cần thiết ở đất nước này. Điều này sẽ được thực hiện trong khuôn khổ phối hợp hoạt động với các nước thành viên của EU cùng các nhà tài trợ khác, và phù hợp với các kế hoạch riêng của Chính phủ Myanmar”.
Sự hỗ trợ từ EU đối với người Myanmar hiện đang diễn ra. EU đã và đang thực hiện một dự án cải tổ lực lượng cảnh sát trị giá 10 triệu euro. Đại sứ EU tại Myanmar, ông Roland Kobia nói rằng dự án thí điểm này kéo dài 18 tháng, đã được tiến hành cách đây khoảng hai tháng, sẽ huấn luyện cho khoảng 4.000 cảnh sát Myanmar công tác giám sát cộng đồng và “các kỹ năng quản lý đám đông tốt nhất”, cùng với việc tăng cường trách nhiệm của lực lượng cảnh sát Myanmar trong quan hệ với xã hội dân sự và Quốc hội nước này.
Những mối quan tâm chiến lược
Không có gì đáng ngạc nhiên khi EU sẽ cung cấp hình thức hỗ trợ này cho Myanmar. Chủ nghĩa dân tộc theo đạo Phật chống người Hồi giáo ở Myanmar đã trở thành một chất xúc tác nổi bật cho bạo lực kể từ khi chính quyền quân sự chấm dứt cầm quyền vào năm 2011 và đi cùng với điều đó là những cải cách hiến pháp. Tuy nhiên, trong suốt quá trình này, Chính phủ Myanmar đã cố gắng thể hiện tình hình trong nước của họ có vẻ như rất ổn định, trong một nỗ lực nhằm tạo ra cảm giác an toàn và sự tiến bộ cho cộng đồng quốc tế, và đặc biệt là đối với các tập đoàn đa quốc gia.
Trong hai năm qua, Myanmar đã mở cửa một số ngành công nghiệp của nước này. Điều này đã dẫn tới các cuộc đấu thầu quy mô lớn chủ yếu có liên quan đến các công ty nước ngoài. Do Myanmar hy vọng sẽ tăng cường sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài nên chính phủ quốc gia Đông Nam Á này chắc chắn sẽ cố gắng giảm thiểu những sự chú ý của nước ngoài đối với các vụ việc bạo lực sắc tộc-tôn giáo ở trong nước.
Những ảnh hưởng xã hội
Tuy nhiên, bất chấp những sự cải thiện trong nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của đất nước Myanmar, một số tổ chức đang nêu lên những quan ngại rằng chính phủ nước này không làm tròn những nghĩa vụ của mình đối với vấn đề nhân quyền. Hôm 26/11 vừa qua, ủy ban nhân quyền của Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết thường niên về tình hình Myanmar, trong đó hoan nghênh việc thả tự do cho rất nhiều tù nhân chính trị và lời cam kết của Tổng thống Myanmar Thein Sein rằng toàn bộ các “tù nhân lương tâm” của nước này sẽ được thả tự do vào cuối năm 2013. Tuy nhiên, nghị quyết này cũng bày tỏ “quan ngại về việc vẫn còn tồn tại các vụ vi phạm nhân quyền, trong đó có những vụ bắt giữ tùy tiện và giam giữ các nhà hoạt động chính trị cũng như những nhà bảo vệ nhân quyền, cưỡng chế di dời, tịch thu đất đai, hãm hiếp và các hình thức bạo lực tình dục, tra tấn, đối xử tàn ác, vô nhân đạo”.
Ngoài ra, các báo cáo của tổ chức Theo dõi Dân tộc học đã lưu ý rằng những căng thẳng sắc tộc và tôn giáo sâu xa ở Myanmar rất khó che giấu, bất chấp những nỗ lực ở mức cao nhất của chính quyền nước này. Hiện có một xu hướng ở nhiều quốc gia xung đột đó là che giấu các vấn đề về sắc tộc của họ trong một nỗ lực nhằm duy trì một “bộ mặt ổn định” đối với cộng đồng doanh nghiệp quốc tế. Tuy nhiên, nếu những sự mâu thuẫn cơ bản không được giải quyết thì thay đổi về vẻ bề ngoài không thể làm gì để chấm dứt các vụ bạo lực rải rác đang nhen lên thành làn sóng bạo lực.
Điều này đặc biệt đúng khi những căng thẳng tiềm ẩn ở Myanmar đang trở nên trầm trọng hơn và không thể dập tắt, do những cuộc cải cách mà đất nước này đang thực hiện. Để tạo thêm không gian cho các nhà máy, cảng biển và các doanh nghiệp sắp có mặt ở Myanmar, chính phủ nước này đã phải tịch thu đất đai có giá trị và di dời một số lượng đáng kể người dân – thường là chuyển những người trong một nhóm tôn giáo/sắc tộc vào các khu vực của những nhóm tôn giáo/sắc tộc khác.
Tình trạng này khiến chúng ta phải xem xét rằng liệu những tin tức tốt đẹp được nêu ra ở trên về tiền bạc và phương tiện truyền thông từ phương Tây, trên thực tế có thể là những tin xấu cho những nhóm người đã bị làm đảo lộn cuộc sống bởi những cuộc cải cách gần đây. Đến nay vẫn còn một vấn đề xã hội nan giải khác đang diễn ra tại Myanmar, được các nhà nghiên cứu của tổ chức Theo dõi Dân Tộc học chỉ ra, và là điều có thể dẫn đến nhiều vụ việc căng thẳng hơn.
Khoảng 90% dân số của đất nước Myanmar là người theo đạo Phật, và các cơ cấu quản lý hậu cải cách của nước này phản ánh tình trạng đa số dân Myanmar là người theo đạo Phật. Hơn nữa, các tổ chức Phật giáo và các hệ thống đức tin là lực lượng dẫn đường trong các cuộc biểu tình chống chính phủ và các phong trào cải cách mà hai năm trước đã dẫn đến sự ra đi của chế độ độc tài quân sự ở Myanmar.
Những nhà hoạt động là các tăng lữ được coi là các nhà lãnh đạo tinh thần của đất nước Myanmar và cũng là những nhà giải phóng chính trị của nước này. Họ được coi trọng cả trong và ngoài nước vì ngay cả cộng đồng quốc tế cũng chịu ơn họ.
Tuy nhiên, hiện nay, dường như họ đang dồn hết năng lượng của mình để chống lại các nhóm sắc tộc thiểu số đang sinh sống trong nước, đặc biệt là nhóm sắc tộc Hồi giáo Rohingya. Mặc dù những sự bất bình của họ, như chúng ta đã thấy ở trên, cũng có thể là khá hợp lý, nhưng những cáo buộc và các chiến thuật kích động của họ phần lớn được thể hiện trên những cơ sở của vấn đề sắc tộc.
Điều này có nguy cơ biến họ từ những anh hùng nhân quyền thành những kẻ chống nhân quyền, vấn đề nan giải này cũng có nguy cơ phát triển theo hướng tăng dần và gây ra nhiều khó khăn hơn cho giới chức cầm quyền mới ở Myanmar cũng như cộng đồng quốc tế./.

2182. Kiến nghị số 01 của LS Trần Vũ Hải về chợ Túc Duyên



0001
0002
0003
0004

2183. THÔNG BÁO THÀNH LẬP BAN VẬN ĐỘNG HIỆP HỘI DÂN OAN VIỆT NAM

Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
Việt Nam, Ngày 31 tháng 12 năm 2013.

THÔNG BÁO THÀNH LẬP BAN VẬN ĐỘNG HIỆP HỘI DÂN OAN VIỆT NAM

Kính gửi:        Những Dân oan Việt Nam
     Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
     Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình
Chúng tôi, những người có tên dưới đây thông báo như sau:

1. Theo Điều 25 Hiến pháp được Quốc hội nước Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp và lập hội, biểu tình.” và không ai có quyền ngăn cản các quyền tự do đó nếu không có những căn cứ được quy định trong Hiến pháp này.
2. Để thực hiện Quyền tự do lập hội, chúng tôi quyết định thành lập Ban vận động Hiệp hội Dân oan Việt Nam.
3. Chúng tôi nhất trí suy tôn bà Lê Hiền Đức (sinh ngày 12/12/1932), một nhà giáo hưu trí, tích cực đấu tranh bảo vệ dân oan, chống tham nhũng, người đoạt Giải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, làm:
- Chủ tịch Ban vận động Hiệp hội Dân oan Việt Nam.
- Chủ tịch danh dự Hiệp hội Dân oan Việt Nam.
4. Chúng tôi, những người tham gia Ban vận động Hiệp hội Dân oan Việt Nam, là nạn nhân của việc các cơ quan công quyền tại Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật, không đảm bảo quyền Con người, quyền Công dân theo pháp luật Việt Nam và các Công Ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia. Những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền Con người này đã xâm hại nghiêm trọng đến cuộc sống, việc làm, tài sản, kinh doanh của chúng tôi. Chúng tôi biết rằng, còn có hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu người khác tại Việt Nam cũng là nạn nhân như chúng tôi. Chúng tôi thấy cần liên kết thành một hội giống như “Hội nạn nhân chất độc màu da cam” để cùng nhau bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo đúng pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Chúng tôi tin rằng, Nhà nước Việt Nam sẽ khuyến khích thành lập Hiệp hội Dân oan, để góp phần đảm bảo dân chủ và dân sinh tại Việt Nam.
5. Những người là nạn nhân của việc không đảm bảo quyền Con người, quyền Công dân từ các cấp chính quyền, cơ quan pháp luật do không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam và Công Ước quốc tế mà Việt Nam tham gia đều có thể làm thành viên của Hiệp hội.
6. Tuy nhiên, để việc thành lập Hiệp hội đúng Pháp luật Việt Nam, chúng tôi đề nghị ông Chủ tịch Quốc hội và ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chúng tôi cách thức thành lập Hiệp hội.
7. Trong vòng 60 ngày, từ ngày 01/01/2014 đến 02/03/2014, nếu chúng tôi không nhận được hướng dẫn của ông Chủ tịch Quốc hội và ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ về viêc thành lập Hiệp hội, thì Hiệp hội Dân oan đương nhiên được thành lập từ ngày 03/03/2014, Ban vận động Hiệp hội Dân oan sẽ trở thành Ban chấp hành Hiệp hội Dân oan, những người đăng ký làm thành viên sẽ trở thành thành viên Hiệp hội Dân oan.
8. Những thành viên Ban vận động Hiệp hội Dân oan sẽ được bổ sung trong thời gian tới.
9. Thông báo này sẽ được coi là Thông báo số 01 của Ban vận động Hiệp hội Dân oan Việt Nam. Chúng tôi sẽ có những Thông báo tiếp theo trong thời gian sắp tới.
Những người khởi xướng (đồng thời là thành viên đầu tiên của Ban vận động thành lập Hiệp hội Dân oan):
1. Lê Hiền Đức – Chủ tịch Ban vận động,
Địa chỉ: Nhà số 7, ngõ 56,  Phố Pháo Đài Láng, Đống Đa, Hà Nội.
2. Nguyễn Xuân Ngữ – Thường trực Ban vận động – 0966701379
Địa chỉ: Phòng C9 nhà số 41 đường Tân Nhơn Phú, P.Phước Long B, Quận 9. Tp.Hồ Chí Minh
3. Lê Văn Lung
Địa chỉ: Số 9 Trần Não, P.Bình An, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Thị Kim Phượng
Địa chỉ: 13/26/9 Khu phố 1, P.Bình An, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh.
5. Đặng Văn Dật
Địa chỉ: Xóm 1 xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
6. Đạm Văn Đồng
Địa chỉ: Xóm 10 xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hứng Yên.
Thay mặt Ban vận động Hiệp hội Dân oan Việt Nam
                                                                                                      Nguyễn Xuân Ngữ