Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Tin thứ Sáu, 17-10-2014 - Tìm hiểu nội dung hội nghị Thành Đô: đọc lại tài liệu năm 2002 của Nguyễn Chí Trung…

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H1- 13 tướng Việt Nam thăm Trung Quốc (BBC/VNN).  Danh sách những đứa ‘con hoang‘ trở về đất mẹ chúng nó: Trung tướng Bế Xuân Trường – Phó tổng Tham mưu trưởng; Trung tướng Lương Cường – Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Trung tướng Dương Đức Hòa – Tư lệnh Quân khu 2; Trung tướng Phương Minh Hòa – Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân; Trung tướng Võ Trọng Việt – Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Trung tướng Phạm Hồng Hương – Tư lệnh Quân khu 3; Chuẩn đô đốc Phạm Hoài Nam – Phó tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân; Thiếu tướng Phan Văn Tường – Phó tư lệnh Quân khu 1; Trung tướng Vũ Văn Hiển – Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng; Thiếu tướng Vũ Anh Văn – Tư lệnh Binh chủng Thông tin liên lạc; Thiếu tướng Vũ Chiến Thắng – Cục trưởng Cục Đối ngoại – Bộ Quốc phòng và Thiếu tướng Ngô Quang Liên – Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng.”

- Màn đu dây hay đâm sau lưng đồng đội (NBG). “Ý nghĩa là chúng tôi không bao giờ dám dùng quân sự với các Ông (TQ). Bằng chứng là đây, tất cả quan quân tướng lĩnh trụ cột tôi đều mang cả đến đây. Lich sử chưa có nước nào sắp giao tranh mà mang tất cả tướng lĩnh quan trọng đi sứ sang nước địch như thế. Đi sứ kiểu thế là đi sứ kiểu con tin hèn mọn, yếu thế bày tỏ sự thần phục hoàn toàn. Một lòng một dạ không có ý dám cưỡng lại. Nhằm xoa dịu TQ không vì chuyện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói ở EU mà có hành động gia tăng trên biển Đông“.
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Cuộc họp Cấp cao không chính thức ASEAN-EU (Tin Tức).  – Thủ tướng Việt – Trung gặp mặt, đề cập an ninh Biển Đông (VNE). – Việt Nam đề nghị Trung Quốc không có hành động làm phức tạp thêm tình hình (TGVN).  – Việt Nam mong muốn xây dựng lòng tin chiến lược với các nước (LĐ). Một tay bắt với Mỹ và các nước châu Âu nhờ họ chống Tàu, còn tay kia thì bắt với Tàu. Có ai dám tin mấy ông để mà “xây dựng lòng tin chiến lược”? – Báo chí Đức im ắng về chuyến thăm của ông Dũng? (BBC).
- Tư lệnh Hải quân TQ vừa thị sát trái phép đảo nhân tạo ở Biển Đông (GDVN). – ‘VN bảo vệ chủ quyền bằng mọi biện pháp’ ngoại trừ kiện tụng? (BBC).  – BS Nguyễn Đan Quế: Những Biên Giới Môi Hở Răng Lạnh (Việt Báo).
- Thủ tướng Việt Nam: Philippines có quyền kiện Trung Quốc (VOA). Thủ tướng Việt Nam: “Đối với chúng tôi, độc lập, chủ quyền của quốc gia là thiêng liêng. Đối với các quốc gia, Việt Nam chúng tôi cũng khẳng định độc lập, chủ quyền là thiêng liêng“.
- “Mỹ đang luyện tập cho một cuộc chiến với Trung Quốc” (NLĐ). – Vì sao Mỹ tập trận phòng chiến tranh với TQ? (BBC). Chuẩn Đô đốc Montgomery: “Tôi cho rằng Hải quân Hoa Kỳ đóng vai trò tốt cho dù đó là ở Biển Đông, biển Hoa Đông, hay biển Philippine, trong việc ổn định tình hình, trấn an các đối tác và ngăn cản đối thủ có hành động không minh bạch hoặc bất hợp pháp“. – Một cái nhìn về vấn đề kiềm chế Trung Quốc (NV).  – Nhìn Từ Biển Đông (Việt Báo).
- Đài Loan muốn đưa tàu chiến ra Ba Bình (BBC).  – Đài Loan định triển khai tàu chiến đồn trú trái phép ở Trường Sa (PT). – Đài Loan tính đưa quân ra Trường Sa, căng thẳng Biển Đông leo thang (MTG). – Đài Loan: chiến hạm sẽ đóng thường trực ở đảo Ba Bình? (RFI).
- Giới thiệu sách của TS Trần Công Trục: Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông (Tin Tức). – Dấu ấn Hoàng Sa, Trường Sa trên mọi miền Tổ quốc (VnMedia).
- Trung Quốc đầu tư nhiều nhà máy ở VN, đầu độc dân (FB DS Trần Bình Định). “Trung quốc đầu tư rất nhiều nhà máy chì, kẽm tại các tỉnh phía bắc, các nhà máy thường đặt tại vùng nước đầu nguồn, xả thẳng ra sông suối. Rất nhiều khu đất được chính quyền cho thuê 70 năm, rào kín, người Việt không thể vào được.  Được sự tiếp tay của chính quyền, trung quốc đang đưa tất cả các nhà máy ô nhiễm sang Việt nam, hậu quả là ung thư, bệnh tật thì đã rõ“.  – Dự án xây dựng nhà máy chế biến chì thỏi ở VN của công ty Hâm Thiên, Trường Sa (Trung Quốc) (UB tỉnh Lạng Sơn).  – Việt Nam nhận “rác” từ Trung Quốc: Sức mấy mà lo?! (ĐV).
- Về yêu cầu bạch hóa Hội nghị Thành Đô: Những người “muốn biết” đã nhận được “câu trả lời” (Nguyễn Tường Thụy). “Nếu quả thật Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, quả thật 500 đại biểu quốc hội khóa 13 đại diện cho lợi ích của cử tri thì chắc chắn họ sẽ phải điều tra những kẻ nào làm xấu mặt Quốc hội sáng nay.  Hay là Quốc hội quá bí trước yêu cầu của những công dân đòi bạch hóa Hội nghị Thành Đô nên đã thống nhất với đảng, nhà cầm quyền (và cả mặt trận nữa?) cách đối phó như trên?“.
- Tìm hiểu nội dung hội nghị Thành Đô: đọc lại tài liệu năm 2002 của Nguyễn Chí Trung… (Trương Nhân Tuấn). “Phải chăng đánh đổi Lê Khả Phiêu là đánh đổi đường lối chính trị, tổ chức, đánh đổi ngọn cờ: Độc lập dân tộc và CNXH.  Đây là cuộc đấu tranh một còn một mất giữa 2 con đường XHCN & TBCN của đảng ta“.
- Sửa chữa sai lầm của Hoa Kỳ về nhân quyền với Việt Nam – Bán vũ khí cho Việt Nam là bán đứng các nhà hoạt động (Diplomat/ HRW). “Đây là lúc Hoa Kỳ cần nói với Việt Nam rằng, ngoài các hỗ trợ về hàng hải, việc bán và chuyển giao vũ khí trong tương lai chỉ được thực hiện nếu Việt Nam thả một số đáng kể tù nhân chính trị; có các bước đi tích cực về những vấn đề như tự do tôn giáo, tra tấn và quyền của người lao động; và có các động thái chính thức để loại bỏ các tội danh về chính trị ra khỏi bộ luật hình sự…”
- VOA không hợp tác phát thanh từ Việt Nam (NV). “Đài VOA không hợp tác với đài VOV phát thanh trực tiếp ở Việt Nam và Hoa Kỳ không bán máy bay tuần thám, tàu tuần duyên kèm theo võ khí cho Việt Nam“.
H1<- Cựu tù chính trị Lê Văn Tính được thả trước thời hạn (RFA). “Tôi tuyên bố thẳng thừng tôi không bao giờ yêu cầu giảm án hay đặc xá gì cả. Vì hai yếu tố đó là một trong bốn tiêu chuẩn của tù nhân là phải nhận tội mới được xếp loại khá giỏi và mới được giảm án. Đối với cá nhân tôi thì 18 năm mà 14 năm bị biệt giam, giam riêng rồi; chỉ có 4 năm sống chung với tập thể thôi. Tôi không nhận tội“.
- Nhân 100 ngày mất của anh Anphongso Huỳnh Anh Trí  (FB Peter Lâm Bùi). “Anh, lúc anh bị tụi nó đánh và tra tấn đến nỗi hộc máu và ngất xỉu như vậy, tụi nó có biết anh bị nhiễm chưa?… Tôi hỏi anh.  Anh không biết, nhưng tụi nó đánh dã man lắm, đánh anh như em coi trong phim vậy. Đánh anh hộc máu, bê bết máu, anh xỉu rồi tụi nó tạt nước cho tỉnh lại, đánh tiếp. Không biết có đứa nào bị dính không“.
- Đỗ Thị Minh Hạnh đã xuất cảnh đến Áo thăm Mẹ (FB Trương Minh Đức). – An ninh bộ gặp cô Đỗ Thị Minh Hạnh trước khi xuất cảnh, ngày 16.10.2014 (ĐM TV). “Nếu không đàng hoàng, cho đi không cho về, tôi nói cho chị biết như vậy nhé. Không phải muốn làm gì thì làm. Có thể cho đi, nhưng không bao giờ cho về, không bao giờ thấy mặt gia đình nữa nhé. Nếu tốt, thì cho đi, cho về. Nếu không tốt, cho đi, không cho về, hoặc là không cho đi“. An ninh VN tự cho mình có quyền ban phát cho người dân quyền đi lại ở nước ngoài?
- NGƯỜI CS SỬ DUNG TƯƠNG LAI VÀ QUÁ KHỨ ĐỂ CÓ LỢI CHO HỌ (FB Nguyễn Hưng Quốc). “Những người cộng sản, trước khi giành được chính quyền, chỉ hướng tới tương lai và dùng cái tương lai xa xôi và không tưởng ấy để chiêu dụ dân chúng và tập hợp lực lượng; sau khi giành được chính quyền, họ chỉ quay về với quá khứ, dùng cái quá khứ tranh đấu và chiến thắng ấy để biện chính cho quyền lực mình đang nắm giữ và muốn tiếp tục nắm giữ mãi mãi“.
- Audio: Ðặng Chí Hùng: “Cách Mạng Việt Nam Là Cách Mạng Toàn Dân” (Free VN Now).  – Tuổi trẻ Việt Nam từ sức bật của gương sáng Thế giới Nobel Hòa Bình Malala Yousafzai, và Joshua Wong dân chủ hóa Hồng Kông (DLB).
- Thư gửi Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô Nhân dịp Giáo Hoàng tiếp kiến Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng (DLB).
- Video: Ba người Dân tộc H’Mông bị kết án 54 tháng tù giam, ngày 15.10.2014 (ĐMTV).
- Vai trò của cố vấn Tàu trong Cải cách ruộng đất (FB Nguyen Tuan). Các viên cố vấn Tàu cộng đóng vai trò quan trọng trong cuộc “Cải cách ruộng đất” (CCRĐ) ở miền Bắc, và điều này thì ai quan tâm cũng đều biết. Nhưng chúng ta không biết cụ thể họ sang VN làm gì và bàn tay của họ có dính máu người Việt hay không? Qua mô tả dưới đây của GS Trần Đức Thảo, chúng ta đã có câu trả lời: có. Các viên cố vấn Tàu có dính dáng vào sự thảm sát người Việt trong CCRĐ. Nó còn là một minh chứng cho thấy VN lúc đó lệ thuộc ghê gớm vào Tàu“.
H1- Nhà độc tài nào trên thế giới giết nhiều người nhất? Which Dictator killed the most people? (BIOTV). Kể ra thì Hitler và Pol Pot thua xa 2 tay đồ tể CS là Mao Trạch Đông và Stalin. =>
- Bùi Bảo Trúc viết về Đoàn Thế Phúc, con trai của nhà văn Võ Phiến: ĐỚP PHẢI BẢ CHÓ! (TGBT). “Ông viết rằng Cộng Sản chẳng hề xấu cho quê hương Việt Nam. Không xấu mà như thế sao? Ông kể ra được cái nào hay, cái nào đẹp mà Cộng Sản đem lại cho Việt Nam coi. Ông Đoàn Thế Phúc, ông viết bài này dở quá. Hãy nói là ông bị bọn cẩu tặc quăng cho miếng bả chó rồi đớp lấy đớp để đi. Vừa dở vừa hỗn.  Chỉ có cái thứ ăn phải bả chó thì mới hành xử như thế!
- Đọc sách cũ: Xuân Diệu (FB Nguyen Tuan). “Hãy cảm ơn đảng cộng sản, lòng ta ơi!/ Hãy cảm ơn những người dựng con người/ Hãy cảm ơn Hồ chí Minh đồng chí/ Đã rèn luyện một nửa già thế kỉ“.
- Thành ngữ có gốc lịch sử và xã hội dưới chế độ cộng sản Việt Nam (DLB).
Sư Cường là ‘chuột’ hay ‘bình quý’? (BBC). “Chỉ vì đang bị dư luận lên án thì đành phải xử lý mà thôi, và cách xử lý lẫn cách xin lỗi đều không xa lạ với người dân: Sư Thích Thanh Cường chỉ phải làm kiểm điểm chứ không bị cảnh cáo hay bãi miễn chức vụ Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Tứ Kỳ“.
H1- Tổng vốn xây sân bay Long Thành: Vẫn là ẩn số! (PLTP). “Con số 18 tỉ USD cho toàn bộ dự án chỉ mới là khái toán. Nhìn các dự án metro tăng vốn đầu tư từ 50% đến 170%, nhiều người e ngại điều đó sẽ lặp lại ở dự án sân bay Long Thành“. Theo bài báo trên VnExpress thì: “Dự án chia thành 3 giai đoạn với khái toán tổng mức đầu tư giai đoạn một khoảng 7.837 tỷ USD“. Cho dù 18 tỉ USD hay gần 8.000 tỉ đi nữa thì chi phí này cũng khá cao so với các nước.  Mời tham khảo chi phí xây sân bay của một số nước:
Sân bay Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ: 5,6 tỉ USD: TP Istanbul, có dân số hơn 14 triệu người, đã lên kế hoạch xây sân bay lớn nhất thế giới, với chi phí 5,6 tỉ đô la. Sân bay mà họ định xây rộng 77 triệu mét vuông, tức gần 20.000 ha, lớn gấp 4 lần dự án sân bay Long Thành. Sân bay Istanbul có khả năng đón 150 triệu lượt hành khách mỗi năm, nhiều hơn 7,5 lần so với số hành khách của sân bay Tân Sơn Nhất đón trong năm 2013: 20.034.980 hành khách.
Sân bay Quốc tế Denver, bang Colorado, Hoa Kỳ: 4,8 tỉ USD: Sân bay Quốc tế Denver đã xây xong và đưa vào hoạt đông năm 1995, tổng chi phí đầu tư là 4,8 tỉ USD, số tiền này tương đương 7,45 tỉ USD ở thời điểm hiện tại. Sân bay này rộng 54 dặm vuông, tương đương 140 km vuông (gần 35.000 ha), lớn hơn 7 lần so với dự án sân bay Long Thành. Lượng khách đón hàng năm hiện nay ở sân bay Quốc tể Denver là 52,5 triệu.
Sân bay quốc tế Al Maktoum, Dubai, Các tiểu Vương quốc Ả rập: 33 tỉ USD. Sân bay quốc tế Al Maktoum có chi phí cao hơn 1,8 chi phí dự tính xây sân bay Long Thành, nhưng nó có diện tích 220 km vuông, tương đương 55.000 ha, lớn gấp 101 lần dự án sân bay Long Thành (5.000 ha) và lớn gấp 65 lần sân bay Tân Sơn Nhất (8.500 ha). Sân bay Al Maktoum có khả năng đón 160 triệu lượt hành khách và 12 triệu tấn hàng hóa hàng năm. Sân bay này đã mở cửa đón khách từ năm 2012 và sẽ hoàn tất việc xây dựng vào năm 2020.
- Bộ trưởng Tư pháp không nên khôi hài trước cơ quan dân cử! (infonet). “Luật người ta không thể hiểu khác được, nói A hiểu A, B hiểu B. Còn luật của ta thì một điều khoản mỗi nơi hiểu mỗi kiểu. Luật pháp để áp dụng chứ luật pháp không để vận dụng, nhưng chúng ta chưa làm được. Tôi nói thật bây giờ đỡ đấy, chứ trước đây nhiều văn bản luật của ta giống nghị quyết quá“.
- Quyền im lặng: ‘Đưa vào luật phải cân nhắc’? (PLTP). “Tại các cuộc họp, các câu hỏi mà ban soạn thảo đặt ra là: Nếu quy định quyền im lặng thì nghi can im lặng tới khi nào? Im lặng tới khi có trợ giúp pháp lý, tới khi có luật sư tới thì khai hay im lặng suốt cả quá trình tố tụng? Nếu im lặng suốt thì nghi can khai khi nào, cơ quan tố tụng làm sao lấy được cung?” Tóm lại là, cứ đụng tới quyền của các “ông chủ” là bọn “đầy tớ” rất sợ. “Quyền được biết” thì chúng lờ tịt, “quyền được nói” thì bị chúng bịt, còn “quyền im lặng” thì bị chúng… thịt!
- Cháu cục trưởng trúng tuyển: Báo cáo lên Quốc hội (ĐV). “Và điều đặc biệt là 100% nhân viên hợp đồng của cục đều… đỗ.  Trong đó, hầu hết số người đỗ đã được chỉ rõ là con cháu, người nhà của các cán bộ ở cục, như: Lê Thị V.A. – cháu vợ cục trưởng; Phạm Thị T.N. – em họ cục phó, Phan H.L. – cháu ruột trưởng phòng 5…  Ngoài ra còn có con cháu trong ngành công thương, như Tiêu Q.K. – con trai phó giám đốc Sở Công thương Hải Phòng…”
- Tuýt còi văn bản ‘uống bia’ và ‘xài xi măng’ (PLTP).
- Vụ “Bắt trói kẻ trộm, bị khởi tố”: VKS vẫn ra cáo trạng truy tố người bắt trộm (PLTP).
- Trần tình của giám đốc BV cản trở phóng viên tác nghiệp (PLTP).
- Cán bộ bị táng bia: “Ba anh em đang nhậu vui vẻ” (ĐV).
- Cách xác định số tiền bất hợp pháp phải sung ngân sách (PLTP).
- Bắt quả tang côn đồ nhận 10 triệu đồng bảo kê doanh nghiệp (NLĐ).
- Video: CSGT Hải Phòng vụt gậy vào mồm dân xong gọi xe ôm trốn khỏi hiện trường (CVL Channel).  – Thực hư chuyện CSGT vụt gậy vào mặt người vi phạm (ĐV). 
- Video: Công an gặp phải thứ dữ – Sắp sửa có cái chết vì “tự tử” trong đồn? (Long Hoang).
Bắt trưởng công an xã “vòi” 30 triệu đồng (NLĐ). – Rúng động: Cán bộ văn hóa xã làm hàng loạt phụ nữ mang thai (PLVN). “Trừ bé gái thiểu năng trí tuệ mới đây, ít nhất có hai người tình khác với ba đứa trẻ được sinh ra nhưng đều bị ông Hai chối bỏ trách nhiệm. Một người trong số đó lúc ‘quan hệ’ với Hai chỉ mới 17 tuổi, một người khác lớn hơn ông Hai cả chục tuổi. Tất cả đều lên xã phản ánh nhưng đều không thấy được xử lý“.
H1- Đề nghị Phó giám đốc sở giải trình việc có mặt tại vụ ẩu đả (TT). – Nữ Phó GĐ Sở “dự” hỗn chiến tại KS: Nạn nhân Malaysia nói gì? (KT). Ông Raymond Chee: “Những người phụ nữ còn cảnh báo rằng, họ sẽ tống tôi ra khỏi Việt Nam. Tôi nghĩ họ có quyền lực đặc biệt nên sẽ làm bất kỳ điều gì họ muốn. Tôi vô cùng hoảng sợ và cả đêm đó không ngủ được… Bản thân tôi đã đến nhiều quốc gia ở Đông Nam Á cùng như nhiều nước ở phương Tây. Tôi đã lấy vợ người Việt Nam và luôn khuyến khích khách hàng, bạn bè đến Việt Nam vì đây là một quốc gia an toàn. Nhưng sau khi gặp chuyện này thì tôi không dám khuyên ai cả. Ngay cả vợ tôi cùng khuyên tôi về Malaysia sống…”. Bà Trần Thị Hoàng Mai, PGĐ Sở VHTTDL Hải Phòng =>
- Bộ Công an điều tra, khám nghiệm lại tàu Sunrise 689 (TT).  – Hộp đen của tàu Sunrise 689 đã biến mất (NLĐ).
- Cướp biển nổ súng tấn công ngư dân Việt ngoài khơi Malaysia (NĐT). – Cướp biển bắn bị thương 2 ngư dân Việt ở Malaysia (DV).
- Thủy thủ VN ‘nhảy tàu để trốn lại Nhật’ (BBC). “Khi mà chập tối thì mấy anh em rủ nhau là vào đến Nhật Bản rồi nhảy thôi“. Sau gần 70 năm tuyên bố “độc lập” ở miền Bắc, gần 40 năm thống nhất với miền Nam để cùng nắm tay nhau tiến lên CNXH, thế mà vẫn còn có người dân muốn đánh đổi mạng sống để thoát chạy sang xứ “tư bản giãy chết”. Có lẽ 6 thủy thủ này nhận thấy một vấn đề rất thực tế: bọn “giãy chết” giãy hoài mà không chết, còn “thiên đường XHCN” thì chỉ có ở trong mơ! – Vì sao thuyền viên VN nhảy xuống biển? (BBC).
- TS Đoàn Xuân Lộc: VN-Vatican dần tới ‘bình thường hóa’? (BBC). “Một yếu tố quan trọng có thể giúp Vatican và Việt Nam thiết lập bang giao đó là Đức Giáo Hoàng Francis rất quan tâm đến châu Á và Việt Nam nói riêng. Trong thông cáo chung nói trên, Tòa Thánh cũng cho biết là Ngài ‘quan tâm theo dõi’ những tiến triển gần đây trong quan hệ giữa Vatican và Việt Nam“.
- Người biểu tình Hồng Kông “lồng lộn” vì cảnh sát đánh người (KT). – Hong Kong: Người dân phẫn nộ với cảnh sát bạo lực (KP). Người biểu tình Hồng Kông bị cảnh sát đánh (chưa chết), người dân Hồng Kông “phẫn nộ”. Dân VN bị cảnh sát đánh chết hàng ngày thì cũng là chuyện của “thằng dân” đó và vài người bày tỏ phẫn nỗ trên mạng, không liên quan gì đến hàng chục triệu người dân không bị đánh khác.  – Hong Kong ‘treo gậy’ 7 cảnh sát hành hung người biểu tình (Tin Tức).
- Tại sao Cảnh sát Hồng Kông biến thành Công an Trung Quốc? (TQKKD). “Trên Internet, người ta đã chứng kiến cảnh người biểu tình không tấc sắt bị phun hơi cay và khí ga, còn cảnh sát thì theo sau hộ tống những tên côn đồ, và phớt lờ những hành vi bạo lực của côn đồ… Tờ Minh Báo Hong Kong chỉ ra rằng, danh tiếng của cảnh sát Hong Kong không còn như xưa. Những cư dân mạng cho rằng cảnh sát Hong Kong đã trở thành công an của Trung Quốc“.
- Hồng Kông: Phép thử của biểu tình bất bạo động (RFA). “Đối với môi trường Việt Nam và những diễn tiến đang xảy ra trong những năm gần đây nó cho phép chúng ta có niềm hy vọng rằng trong một tương lai gần khi sự việc xảy ra thì những người trẻ Việt Nam đeo đuổi cuộc đấu tranh bất bạo động sẽ có những hành xử tương tự với các bạn trẻ tại Hong Kong“.
- BÀ THATCHER ĐÃ MẤT HONG KONG NHƯ THẾ NÀO? (FB Mạnh Kim). “Bất luận thế nào, người ta vẫn chỉ trích và cho rằng bà Thatcher thất bại khiến Hong Kong bị tuột mất khỏi Anh. 10 năm sau sự kiện chuyển giao 1997, trả lời báo chí, cá nhân Thatcher cũng thừa nhận bà cảm thấy tiếc về “tình huống bất khả kháng” mà bà đối mặt khi đàm phán; bà thấy “thất vọng” và “buồn” khi không thể thuyết phục Bắc Kinh để Anh tiếp tục hiện diện ở Hong Kong, dù với tư cách người thuê đất“.
- Trung Quốc chặn trang BBC Anh ngữ (VOA). Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi: “Người dân Trung Quốc có đầy đủ quyền tự do truy cập Internet và chính phủ Trung Quốc quản lý Internet theo đúng quy định pháp luật”. Lại quảng cáo kiểu “tự do trong cái lồng”.
- Ai yêu Trung Quốc? (Chúng Ta).
H1- Trung Quốc: Bạo loạn khủng khiếp ở hai tỉnh Quý Châu và Côn Minh (Kênh 13). “Chính quyền cử hàng ngàn cảnh sát đặc biệt tới trấn áp và đầu tiên, một người dân là ông Zhang Sheng bị đánh chết khiến người dân vùng lên dùng gậy gộc và đá tấn công lại cảnh sát. Phía cảnh sát bỏ chạy nhưng có 8 cảnh sát bị bắt, bị đánh đập và sau đó 5 cảnh sát bị đốt cháy đến chết“. =>
- 6 người bị thiêu sống do tranh chấp đất đai ở Trung Quốc (VNE). “6 trong số các nạn nhân là công nhân xây dựng, hai người còn lại là người dân địa phương. 18 người khác bị thương, trong đó có một người bị thương nặng“. Thì ra công nhân cướp đất của người dân địa phương và ức hiếp họ nên bị dân giết, không phải chính quyền địa phương cướp đất và công an ra tay đàn áp? – Bạo loạn Trung Quốc: Cuối cùng BBC cũng đưa tin (BBC/ VNTB).
- Chiếc nạng của ông Kim Jong-un ẩn chứa thông điệp gì? (VTC).  – Ủn thật, Ủn giả? (Blog RFA).

- Dưới ánh sáng của nền Văn minh Trung hoa cổ đại: Chủ nghĩa cộng sản ở Việt nam – Những bất cập và sự sụp đổ tất yếu của nó (Ba Sàm). “Sự nghiệp mà không có, dẫu cố tình, có để lại cái xác khô ở trên đời, phỏng có ích gì. Chỉ rác tai, để nghe Thiên hạ đàm tiếu.  Đạo đức – Tư cách chẳng ra gì, dẫu có được đem tạc bia đá – đúc tượng đồng và lập đền, để thờ cúng ở khắp mọi nơi, phỏng có ích gì. Cuối cùng, tránh sao cho khỏi, bị quần chúng tròng dây vào cổ, mà kéo sập xuống“. – Đỗ Mười, người, chuột, Cách mạng Gõ (pro&contra).
- Thủ tướng: Dân chủ là xu thế không thể đảo ngược (VNN). “Chúng tôi tin rằng nhân quyền, tự do, dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược và là đòi hỏi khách quan của xã hội loài người. VN không phải ngoại lệ, không đứng ngoài xu thế này”. Các nguồn thạo tin cho biết: Rất nhiều vụ bắt bớ những người tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền đều có bàn tay của thủ tướng. Thủ tướng quả là một kịch sĩ tài ba!
- ‘Việt Nam, 40 Năm Sau’ dưới ống kính của nhiếp ảnh gia Robert Dodge (VOA). Nhiếp ảnh gia Robert Dodge: “Tôi nghĩ điều đang kiềm hãm Việt Nam lại, cản trở Việt Nam khai thác tiềm năng của mình là gọng kềm tiếp tục khóa chặt của một hệ thống cai trị áp bức của một đảng độc nhất. Đây là một hệ thống tham nhũng, đã có những tác động tiêu cực đối với sự phát triển của quốc gia, hệ thống này sẽ còn cản trở, không cho Việt Nam thực hiện đầy đủ tiềm năng để trở thành một thành viên thực thụ trong nền kinh tế toàn cầu“.
- Xây lại chợ Thành Công (Hà Nội): Dân đề nghị giữ chợ truyền thống (TT).
- Báo cáo chống tham nhũng tại Việt Nam: ‘…vẫn diễn ra phức tạp’ (NV). – Lý sự về tham nhũng (BVN). “Nếu chống tham nhũng kiểu ‘Đánh chuột sợ vỡ bình’, ‘đánh chớ không xới lên’ như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa nói với cử tri Hà Nội là mơn trớn đối với bọn tham nhũng. Vậy thì từ nay, bình làm chỗ dung thân cho chuột, bình và chuột cùng tồn tại – Cũng theo nghĩa bóng, Đảng CSVN sống, Dân sẽ chết. Nhưng có điều, 90 triệu dân có cam tâm chịu chết thay Đảng hay không? Hạ hồi phân giải“.  – Đánh tham nhũng chưa trúng chỗ hiểm (TN).
- “Ghế cao” cộng “văn hóa lùn” = ? (GDVN). “Một đất nước với những “thợ giầy chủ tịch” như vậy người dân không khổ, không oan mới là chuyện lạ. Những câu nói của ông Cung xứng đáng được đưa vào sách kỷ lục guinness bởi sau ông Cung, khi mà người ta đã “nghiêm túc rút kinh nghiệm” thì khó mà tìm được người thứ hai“.
- Vụ hỗn chiến tại khách sạn: Họ đã thất vọng vì chúng ta như thế (GDVN). “Vụ xô xát xảy ra tại khách sạn Pearl River cho thấy sự xuống cấp về văn hóa ứng xử của bộ phận nhỏ người Việt Nam trong con mắt người nước ngoài...” – Lãnh đạo Sở VHTT&DL Hải Phòng đã lên tiếng về vụ hỗn chiến ở khách sạn (GDVN).
- Công nhân Việt Nam ở Nigeria[Algeria] đình công đòi lương (RFA). “Ngay khi đến phi trường Algeria, người của công ty chủ ra đón đã thu giữ hộ chiếu của tất cả 19 công nhân Việt này. Sau đó, khi bắt đầu làm việc, công nhân mới vở lẽ rằng chủ sử dụng lao động không phải người Pháp mà là người Trung Quốc“.
KINH TẾ
- Việt Nam thua Lào, Campuchia: Đừng hoảng hốt thái quá! (ĐV). “Tôi đã qua lại Campuchia và Lào nhiều lần kể cả mới đây thì có thể thấy trước mắt họ chưa thể phát triển như Việt Nam được về cả con người cũng như cơ sở vật chất. Nhưng nếu Việt Nam vẫn lãng phí mọi thứ, nhất là cách sử dụng nguồn nhân lực như hiện nay thì nguy cơ thua cũng có thể nghĩ tới“.  – Con Ốc, Cái Tăm & Cây Đũa (Blog RFA).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 16-10-2014  (VietFin). – Gần 2.000 tỷ đồng cho vay thí điểm nông nghiệp công nghệ cao (TTXVN). – Ngân hàng “tăng tốc” tín dụng kinh doanh nhỏ lẻ và BĐS (CP). – Lãi suất cho vay liệu có giảm theo lãi suất huy động? (TTXVN).
- Vào chợ mỗi ngày TTCK 16-10-2014 (VietFin). – Chứng khoán trong nước giảm mạnh theo đà thế giới (HQ).  – Thị trường lao dốc, nhà đầu tư đua nhau xả hàng (LĐ).  – Nhận định chứng khoán 17/10: VN-Index sẽ tiếp tục giảm điểm (BizLive).  – Nhận định thị trường ngày 17/10: Có thể lui về mức 574 điểm (ĐTCK).  – Chuyên gia: Cơ hội bắt đáy! (Vietstock).
- Doanh nghiệp Việt tẩy chay hàng Trung Quốc kém chất lượng (VOA). Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: “Chúng tôi cũng không phát động phong trào không dùng hàng hóa Trung Quốc mà chúng tôi chỉ phát động phong trào dùng hàng hóa Việt Nam với chất lượng, giá cả có sức cạnh tranh“.
- Dệt may Việt Nam dựa Ấn thoát Trung? (RFA). Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hội dệt may thêu đan TP.HCM: “Sản phẩm của Ấn Độ có phần hơi kém cạnh tranh hơn, thứ nhất về giá của Ấn Độ có phần cao hơn. Thứ hai mặt hàng của Ấn Độ không phong phú bằng Trung Quốc“. Thoát Trung là ý niệm xuất phát từ lòng yêu nước. Khi kế hoạch thoát Trung vẫn đặt lợi nhuận lên trên lòng yêu nước thì không nên đặt vấn đề thoát trung. Cứ tiếp tục bám Trung mà sống!
- BIDV “thất bại” ở Myanmar: Ra biển mới thấy ngân hàng Việt “nhỏ bé” (BizLive).
- Công ty mẹ Vietnam Airlines lỗ chênh lệch tỷ giá hơn 600 tỷ đồng năm 2013 (Gafin).
- Khoe tiền tấn nhầm thời điểm, công ty bầu Đức hụt hơi (VTC).
- ‘Nhà giàu’ Metro: Nợ cao gấp… 40 lần vốn (VTC).
- Campuchia tăng cường kiểm soát rau quả nhập từ Việt Nam (RFA). Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực Vật: “Nếu mình nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật của Campuchia thì phải lo, còn đối tượng họ cũng có, mình cũng có thì không lo“. Sâu bọ Việt Nam xuất sang cùng giống với sâu bọ bên Campuchia mà, có gì phải lo?
- Người Mỹ xin trợ cấp thất nghiệp xuống mức thấp nhất 14 năm nay (NV).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Về Nguyễn Khải: CHUYỆN XƯA-NAY MỚI NÓI – KỲ 104 Ông có ân hận hay nuối tiếc không ? (Nhật Tuấn).
- PHẠM THẮNG VŨ – Con sóng dữ – KỲ 33 (Nhật Tuấn).
- Tuổi già là thời sung sướng nhất (TB/ TTCN).
- PHÁI YẾU MUỐN GÌ (FB Nguyet Pham).
- Nhớ Hà Nội Xưa Thuở Thiếu Thời (Việt Báo).
- Trần Trung Đạo: Đất và khoai (FB Trần Trung Đạo).
- TIN BUỒN: GS. TS NGUYỄN TRƯỜNG TIẾN ĐỘT NGỘT QUA ĐỜI (Tễu).
- Vũ Chất là đứa nào mà dốt quá vậy? (TGBT). ” Vũ Chất, người làm cuốn từ điển này là một nhân vật rất bí mật. Cho đến nay người ta không biết ông ta là ai. Ngoài cuốn từ điển, ông ta không có một tác phẩm nào khác, một bài viết dài hay ngắn nào. Ngay cả những người biết nhiều về các sinh hoạt sách vở cũng không biết mặc dù đã mất nhiều công tìm hiểu. Mọi cố gắng đều không trả lời được thắc mắc Vũ Chất là ai“.
- Kỳ bí lời đồn có vàng trong hang “quan tài” ở Thanh Hóa (DV).
- Khai quật nhiều phù điêu tại phế tích tháp Chăm Bình Định (VNE).
- Bí ẩn những vùng đất ma cà rồng nổi tiếng trên Thế giới (24h).
- Tranh nghệ thuật siêu nhỏ của nghệ sĩ Nam Phi (BBC).
- ASIAD 17: Hàn Quốc gánh 70% chi phí cho đoàn Bắc Triều Tiên (RFI).
- U19 Việt Nam-U19 Trung Quốc: Bản đồ đất nước trên nón lá Myanmar (VTC).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- 5 lý do cản trở giáo dục đại học Việt Nam phát triển (KTĐT).
- Nền giáo dục ở miền nam 1954-1975 (trích) – Nguyễn Thanh Liêm (HTN).  – Nguyễn Vĩnh Thượng: Tiến Sĩ NGUYỄN THANH LIÊM – NHÀ VĂN HOÁ GIÁO DỤC NHÂN BẢN VIỆT NAM (Petrus Ký). Nhưng mà cụ Nguyễn Thanh Liêm đã bị đảng và nhà nước xếp vào diện “Thế lực thù địch”!
- ĐHQG Hà Nội linh hoạt tổ chức tuyển sinh riêng (CP).  – ĐH Nguyễn Tất Thành công bố đề án tuyển sinh năm 2015 (PLTP).  – Nhiều trường tốp đầu vẫn giữ khối thi truyền thống (HQ).
- Bài văn điểm 10 khiến giáo viên nể phục (Zing).  – Những bài văn độc đáo của học sinh tiểu học (1) (GĐVN). “Các bạn, ai ai vào vị trí của người đó. Sách vở để ngay ngắn trên bàn. Cô giáo bước vào lớp. Học sinh đứng dậy chào cô. Cô mặc chiếc áo dài hoa rất đẹp. Tóc cô thẳng mượt thả đến ngang lưng. Cô đặt chiếc cặp đen lên bàn và cất tiếng dịu dàng: ‘Hôm nay có ai đóng tiền không’?
- Bỏ chấm điểm ở tiểu học: Học sinh và phụ huynh chưa quen (TN).  – Nhận xét học sinh tiểu học: Choáng! (PLTP).
- Về nơi trẻ em phải băng rừng, lội suối 20km tìm chữ (VNN).
- Bà giáo 82 tuổi hàng ngày dạy trẻ em khuyết tật (Tin Tức).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Va chạm xe, nhóm học sinh cầm dao truy sát 2 công nhân (KT). Học sinh đã biến thành côn đồ từ bao giờ?
- Y tế tư không được thực hiện dịch vụ máu (PLTP).
- Không xin được việc, cô gái 30 về trường cũ tự tử (ĐV).
- Vô văn hóa ở đường trên cao: Sẽ mật phục truy quét đến cùng (VTC).
- Dân Sài Gòn náo loạn vì bắt được cá hô “khủng” hơn 130kg (KT).
- Hội thảo khu vực của tổ chức đào tạo tư pháp về nâng cao bình đẳng giới (RFA).
- Báo Anh: ‘VN giảm tiêu thụ sừng tê’ (BBC). “Sau một năm cuộc vận động đã có hiệu quả khiến chỉ còn 2.6% người Việt Nam mua và dùng sừng tê, giảm 38%“.
- Video: Người Việt thiệt mạng trên đường chinh phục Himalaya (Kênh GTTH).
- Cư dân dọc sông Mekong ngăn việc xây đập Xayaburi (RFA).
- Video: Vì sao y tá Nina Phạm bị nhiễm Ebola? (RFA). – Cộng đồng quốc tế kêu gọi nỗ lực chống dịch bệnh Ebola (RFI). – Tổng thống Obama: Mối rủi ro về dịch Ebola ở Mỹ rất thấp (VOA). – Mỹ, EU họp bàn về Ebola (VOA).  – Bom nổ: TQ gửi thuốc chống Ebola sang châu Phi (BBC). – Toàn thế giới chống Ebola (RFI). “Tới nay, đã có hơn 400 bác sĩ và y tá bị lây nhiễm. Hơn một nửa trong số đó đã qua đời“. – Ebola: Những điều cần biết để tránh (RFI).

QUỐC TẾ
- Ý khai mạc thượng đỉnh Á- Âu, hồ sơ Ukraina nổi bật (RFI). – ASEM tại Ý: Giới nhân quyền biểu tình phản đối Thủ tướng Thái (RFI).- Căng thẳng quốc tế chi phối Thượng đỉnh ASEM 10 tại Milano (RFI). – Nga thúc đẩy ngoại giao về vấn đề Ukraine tại thượng đỉnh Á-Âu (VOA).
- Syria: Lực lượng Kurdistan lấy lại được nhiều khu phố ở Kobane (RFI). – Hàng trăm phiến quân IS bị hạ sát trong trận chiến giành Kobani (VOA).
- Binh sĩ Ukraina bị quân ly khai bao vây ở Lugansk (RFI).
- Afghanistan bắt được hai lãnh đạo tổ chức khủng bố Haqqani (RFI). – Afghanistan bắt 2 thủ lĩnh nhóm Haqqani (VOA).
- Bộ trưởng Kinh tế Nhật bị tình nghi lạm dụng công quỹ (RFI).

* RFA: + Sáng 16-10-2014; + Tối 16-10-2014

* RFI: 16-10-2014

* Video RFA: + Bản tin video sáng 16-10-2014; + Bản tin video tối 16-10-2014

3039. 13 tướng Việt Nam thăm Trung Quốc

BBC
16-10-2014
Đại tướng Phùng Quang Thanh dẫn đầu đoàn đại biểu có 12 tướng lĩnh khác
Đại tướng Phùng Quang Thanh dẫn đầu đoàn đại biểu có 12 tướng lĩnh khác
Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam, dẫn đầu là Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thăm Trung Quốc từ 16/10-18/10.
Báo Quân đội Nhân dân đưa tin chuyến thăm này “nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện giữa quân đội hai bên và bàn các biện pháp thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương để duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác hữu nghị giữa nhân dân và Quân đội hai nước”.
Theo kế hoạch, khi ở Bắc Kinh đoàn của ông Phùng Quang Thanh và phía Trung Quốc sẽ ký tắt bản Ghi nhớ kỹ thuật về thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp giữa hai Bộ Quốc phòng.
Chuyến thăm được nói sẽ “khẳng định hợp tác quốc phòng là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ giữa hai Đảng và hai Nhà nước”.
Hai bên mong muốn “tạo nhận thức chung” về các vấn đề an ninh quốc tế, khu vực và mỗi nước.
Nhận xét về chuyến đi, chuyên gia Việt Nam – Giáo sư Carl Thayer từ Canberra, Úc châu, nói: “Tôi cho rằng hai bên nay đang tập trung vào các chuyện quan trọng cụ thể nhằm giải đáp cho quan ngại an ninh của mỗi nước”.
“Hai bên cùng sẽ tìm cách trấn an nhau về việc làm sao để quân đội đứng bên ngoài tranh chấp biển đảo.”
Ông cũng cho rằng trước kỳ họp thượng đỉnh Apec sắp tới tại Bắc Kinh, Trung Quốc có thể muốn tỏ ra hòa hoãn hơn.

Giảm căng thẳng

Thành phần đoàn của ông Phùng Quang Thanh bao gồm nhiều tướng lĩnh hàng đầu Việt Nam, như Phó Tổng tham mưu trưởng, Trung tướng Bế Xuân Trường; Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Trung tướng Lương Cường; tư lệnh các quân chủng Phòng không-Không quân, hải quân, Quân khu 2, Quân khu 3…
Không thấy sự có mặt của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, người được cho là đứng đầu ngành đối ngoại quốc phòng.
Chuyến đi của Đại tướng Phùng Quang Thanh và đoàn quân sự cấp cao tiếp sau chuyến thăm Bắc Kinh của Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh.
Theo GS Carl Thayer, quân đội hai nước có thể đang tập trung bàn những dàn xếp cụ thể để giảm thiểu căng thẳng giữa hai bên, nhất là tại Biển Đông.
Tướng Thanh, trong bài phát biểu tại Diễn đàn An ninh Shangri-La hồi cuối tháng Năm nói quân đội Việt Nam và Trung Quốc cần “kiềm chế”, “tăng cường hợp tác” và “kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động” để tránh có “hành động ngoài tầm kiểm soát”.
Tuy nhiên, ông cho rằng quan hệ Việt-Trung vẫn “phát triển tốt đẹp” và so sánh xung đột hiện nay trên Biển Đông với ‘mâu thuẫn gia đình’.
Ông nói: “Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi.”
“Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng”.
—–
Vietnamnet/ QĐND

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh thăm Trung Quốc

H1
Đại tướng Phùng Quang Thanh dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cấp cao thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc từ ngày 16 đến 18/10.
Báo QĐND đưa tin, chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc của đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam do Bộ trưởng, Đại tướng Phùng Quang Thanh dẫn đầu diễn ra theo lời mời của Thượng tướng Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc.Tham gia đoàn có Trung tướng Bế Xuân Trường – Phó tổng Tham mưu trưởng; Trung tướng Lương Cường – Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Trung tướng Dương Đức Hòa – Tư lệnh Quân khu 2; Trung tướng Phương Minh Hòa – Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân; Trung tướng Võ Trọng Việt – Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Trung tướng Phạm Hồng Hương – Tư lệnh Quân khu 3; Chuẩn đô đốc Phạm Hoài Nam – Phó tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân; Thiếu tướng Phan Văn Tường – Phó tư lệnh Quân khu 1; Trung tướng Vũ Văn Hiển – Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng; Thiếu tướng Vũ Anh Văn – Tư lệnh Binh chủng Thông tin liên lạc; Thiếu tướng Vũ Chiến Thắng – Cục trưởng Cục Đối ngoại – Bộ Quốc phòng và Thiếu tướng Ngô Quang Liên – Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng.
 
“Chuyến thăm này nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện giữa quân đội hai bên và bàn các biện pháp thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương để duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác hữu nghị giữa nhân dân và Quân đội hai nước” – theo tin của QĐND.
 
“Chuyến thăm cũng nhằm tạo nhận thức chung về các vấn đề an ninh quốc tế, khu vực và mỗi nước, tiếp tục đóng góp cho sự phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài của quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung cũng như khẳng định hợp tác quốc phòng là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ giữa hai Đảng và hai Nhà nước”.
 
Trong khuôn khổ chuyến thăm, dự kiến, hai bên sẽ ký tắt bản ghi nhớ kỹ thuật về thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp giữa hai Bộ Quốc phòng.

3040. Tìm hiểu nội dung hội nghị Thành Đô: đọc lại tài liệu năm 2002 của Nguyễn Chí Trung…

Trương Nhân Tuấn
16-102014
Nội dung của hội nghị Thành Đô đầu thập niên 90 đưa đến việc bình thường hóa hai nước Trung-Việt là như thế nào ? Có cái gọi là « kết ước Thành Đô » giữa lãnh đạo đảng cộng sản VN và TQ hay không ? Câu trả lời hôm nay không dễ.
Lời đồn đoán về cái gọi là « Việt Nam tự trị », hay VN là « một tỉnh » của Trung Quốc, có lẽ không thuyết phục được nhiều người. Tuy nhiên, sác xuất về một cam kết đảng CSVN là một « thành phần » dưới sự lãnh đạo của đảng CS Trung Quốc lại rất cao nhưng lại không thấy dư luận đề cập tới. Trước khi Liên Xô sụp đổ, các đảng cộng sản của các nước đều là một « chi bộ », hay « phân bộ » của cộng sản quốc tế do đảng cộng sản Liên Xô cầm đầu. Sau khi quốc tế cộng sản sụp đổ, đảng cộng sản Trung Quốc đương nhiên là người thừa kế chính đáng, lãnh đạo các đảng CS tại các nước VN, Bắc Hàn và Cuba (sau này có thêm Vénézuella).

Vấn đề vì vậy cần tìm hiểu là sự « quan hệ » giữa hai đảng cộng sản VN và TQ là như thế nào ?
Chắc chắn phía TQ rất thích VN trở thành một « tỉnh », hay một « chư hầu » của TQ, như trước khi VN lọt vào tay Pháp. Đây là mục tiêu của các lãnh tụ TQ, có từ thời Mao Trạch Đông. (Điều này xảy ra thì vùng biển xác định bởi bản đồ chín đoạn chữ U đương nhiên thuộc TQ). Nhưng đưa VN trở lại tình trạng cuối thế kỷ 19 không dễ thực hiện, kể cả khi đảng CSVN là một bộ phận không tách rời của đảng CSTQ. Ta thấy những cố gắng lộ liễu của đảng CSVN, qua những lần VN tiếp đón lãnh đạo đảng CSTQ, phía VN cố gắng qui tụ đông đảo học sinh, giao cho chúng lá cờ đỏ « lục tinh » (quốc kỳ của TQ chỉ có 5 sao), đứng dọc bên đường phe phẩy để chào đón lãnh tụ. Bởi vì trong nội tình của đảng CSVN, một số lớn đảng viên lại « có ý kiến khác ».
Trong trung hạn TQ muốn nhìn thấy một nước VN phân hóa, nghèo đói, ngu dốt chậm tiến… Điều này đương nhiên dễ dàng thực hiện và ít tốn kém hơn. Ta thấy trên thực tế, TQ đã đi hơn ½ đoạn đường của họ.
Tài liệu dưới đây của ông Nguyễn Chí Trung, nguyên là thư ký của Lê Khả Phiêu, viết từ năm 2002, do « Câu lạc bộ Dân chủ » công bố ra dư luận hải ngoại tháng 12 năm 2003. Qua đó ta mới biết trong hàng ngũ lãnh đạo của VN, những ai có chủ trương kiên định « xã hội chủ nghĩa » ? những ai có chủ trương « xóa » XHCN ? Những ai chủ trương xem Mỹ là kẻ thù « chiến lược » và những ai muốn quan hệ và xem Mỹ là đồng minh ? Nhờ vậy ta mới có thể biết được phần nào « đường đi nước bước » của phía TQ. Họ đã « gài người » như thế nào ? họ đã phân hóa « nhân sự » VN ra sao ?
Nhiều người cho rằng, muốn biết nội dung hội nghị Thành Đô thế nào thì nên hỏi Đổ Mười, vì ông này có tham gia hội nghị. Theo tài liệu này, Đổ Mười là nhân tố quan trọng ủng hộ Võ Văn Kiệt (và Nguyễn Mạnh Cầm) « trụ » lại, trong khi hai ông này chủ trương xóa bỏ XHCH. Nếu vậy thì ông Đổ Mười chưa chắc đã « theo Tàu ». Muốn hỏi thì nên hỏi Lê Khả Phiêu.
Còn về vấn đề biên giới lãnh thổ, hải phận, ta cũng biết một điều quan trọng. Lãnh đạo CSVN đã nhìn nhận « có ba vùng biển tranh chấp » với TQ. Vùng biển tranh chấp thứ ba là vùng biển Trường Sa (vùng phía tây bãi Tư Chính). (Một số « học giả » của Quĩ Nghiên cứu Biển Đông trước đây chấp nhận thực tế này, vì vậy đã đề xướng chủ trương « khai thác chung » với Trung Quốc. Không ai lúc đó có thể giải thích câu hỏi tôi đặt ra là nguyên nhân vì đâu “có tranh chấp ở Trường Sa”, vì sao phải “khai thác chung” với TQ ? Tôi bị những học giả này kết án là “duy ý chí” – sic!)
Dĩ nhiên, như những tài liệu khác (chính thức hay không chính thức) xuất phát từ phía CSVN, ta chỉ có thể kiểm chứng sự thật ra sao qua một thời gian (so sánh dữ kiện và) chứng nghiệm trên thực tế. Quí độc giả thử đọc tài liệu này, sau đó rà soát lại với kinh nghiệm và thực tế để có một kết luận về quan hệ VN và TQ.  
*****
Từ thập kỷ 90 của thế kỷ 20, CNXH ở Đông Âu và Liên Xô xụp đổ đã tác động mạnh mẽ vào xã hội và nội bộ đảng ta, tư tưởng của chủ nghĩa cơ hội phát sinh, phát triển trong đa số cán bộ cao cấp và đảng viên. Đến đại hội đảng lần VI nổi lên từ Trần Xuân Bách, uỷ viên bộ chính trị- trưởng ban tổ chức trung ương đảng đã ngóc đầu dậy đòi đa nguyên đa đảng nhằm xoá bỏ vai trò lãnh đạo của đảng, thực hành kiểu dân chủ Phương Tây. Theo con đường TBCN. Lúc đó, TW và bộ chính trị đảng ta còn mạnh, quật ngã Trần Xuân Bách ngay. Tháng 3/1990, hội nghị Bộ chính trị- ban chấp hành đã cách chức một số trung ương uỷ viên và khai trừ đảng đối với Trần Xuân Bách.
Bước vào thời kỳ đổi mới, mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, tư tưởng cá nhân thực dụng,…. Làm cho cán bộ, đảng viên càng sa sút phẩm chất, đảng bị suy thoái. Một bộ phận đồng chí mơ hồ lập trường Phương Tây, muốn quay lưng với đảng, với chủ nghĩa xã hội,… Võ Văn Kiệt, thủ tướng chính phủ, uỷ viên bộ chính trị, xuất hiện chủ nghĩa cơ hội, đòi xoá bỏ CNXH, đi theo con đường TBCN trung lập.
Cuối đại hội đảng lần thứ VII , ngày 9/8/1995, Võ Văn Kiệt đưa ra cương lĩnh trình bộ chính trị (dài 30 trang) , lúc đó anh Linh (đương nhiệm Tổng bí thư) nghiên cứu đưa vào báo cáo bộ chính trị. Đến đại hội đảng lần thứ VIII đòi bỏ định hướng XHCN, bỏ kinh tế quốc doanh, bỏ hợp tác xã, bỏ “Điều 4 hiến pháp”, thực hiện dân chủ triệt để.
Lúc đó, Nguyễn mạnh Cầm đưa ra luận điểm “không còn đấu tranh giai cấp”. Mỹ không phải là đối tượng chiến lược (kẻ thù) của Việt Nam. Thế giới đang cần hợp tác, đến lúc cạnh tranh kinh tế chứ không phải coi nhau như kẻ thù (đường lối ấy phù hợp với chiến lược Châu á thái bình dương của Mỹ).
Ngày 10/10/1995. Bộ chính trị đưa vấn đề của Kiệt, Cầm nêu trên, ra thảo luận 1 ngày không xong. Ngày hôm sau đưa ra thảo luận tiếp. Lê Khả Phiêu phát biểu trước (đương nhiệm là TCCT-Uỷ viên bộ chính trị). Đương nhiên là đấu tranh quyết liệt với quan điểm sai trái trên đây của Kiệt và Cầm . Sau khi phát biểu xong, anh Linh hỏi ai có ý kiến gì phát biểu thêm ? Thì Lê Đức Anh nói: “ đúng”. Anh Linh và bộ chính trị không ai phát biểu gì cả. Kiệt xin lỗi anh Phiêu và nói : ” Anh phê phán tôi như vậy là quá đáng, và phân trần: độc lập dân tộc, xoá CNXH , tài liệu đó là anh em họ viết ra, tôi chỉ ký mà thôi “.Phiêu đấu tranh tiếp: ” Anh nói vậy hoá ra anh là người hai mặt à”
Ngày hôm sau tiếp tục đưa vấn đề này ra thảo luận, giữa Kiệt và Phiêu đấu tranh qua lại rất căng thẳng. Bộ chính trị cũng không ai có ý kiến gì. Đỗ Mười nói: ” Còn khó quá, hãy hoãn lại, sau sẽ thảo luận”. Nhưng rồi cũng tạm gác… Tiếp tuần sau đưa ra thảo luận. ý kiến của Cầm và Mười cũng lừng chừng, bảo Phiêu phát biểu trước. Cầm thấy không ai có ý kiến gì cũng làm thinh. Đến đó, bộ chính trị dừng lại không có kết luận cuối cùng. Vũ Oanh thì muốn bỏ CNXH.
Đến đại hội 9 Ban chấp hành trung ương khoá VII (từ 16 đến 23 tháng 2/ 1996), hội nghị bộ chính trị trung ương thông qua dự thảo báo cáo chính trị đại hội đảng lần thứ VII , một số TW uỷ viên buộc Đỗ Mười đưa vấn đề của Kiệt , Cầm ra thảo luận lại. Lúc bấy giờ chỉ có một số uỷ viên trung ương khu vực miền trung đấu tranh phê phán quyết liệt quan điểm của Kiệt, Cầm. Các đồng chí ấy phân tích “ nếu một quần chúng có quan điểm như Kiệt thì có thể kết nạp vào đảng được không? Nếu một đồng chí có quan điểm như vậy có bầu đi dự đại hội đảng, vào Trung ương hay không? Đây là phần xem xét tư cách đưa ra khỏi đảng”
Đỗ Mười lại thoả hiệp đứng ra bào chữa, thanh minh cho Kiệt. Mười cho đó là nhận thức lệch chứ không có vấn đề gì đâu. Đỗ Mười lúc này muốn ổn định nội bộ. Lê Đức Anh vẫn làm thinh. Nguyễn Chản phê phán Cầm là mơ hồ giai cấp. Tại sao cho Mỹ là bạn chứ không phải là thù ? Chản phân tích đập mạnh quan điểm của Cầm. Cần tự ái phản ứng, cho Chản là lên mặt dạy đời.
Bước vào hội nghị TW lần 10 trù bị lần 1. Kiệt, Anh bị thiểu số phiếu (Kiệt 20 , Anh 60 phiếu), Không đủ phiếu ở lại trung ương, đủ điều kiện để loại Kiệt. Nhưng đến hội nghị trung ương lần thứ 11, trù bị chính thức nếu bầu, thì Đỗ Mười quay ngoặt 180 độ: “ yêu cầu Kiệt ở lại Bộ chính trị, chứ một mình tôi không làm nổi”
Đại hội đảng lần thứ VIII(từ 26/6 đến 1/7/1996), Đỗ Mười: Tổng Bí Thư. Anh, Kiệt, Cầm, Phiêu ở lại bộ chính trị . Trong hội nghị trù bị , đấu tranh về nhân sự đã diễn ra rất gay cấn. Ra Đại hội, anh Linh công khai vạch thẳng hiện tượng tiêu cực, suy thoái trong đảng ở ngay trong Bộ chính trị.
Anh Linh nói : “Dột từ trên nóc dột xuống”. Đỗ Mười thanh minh “ mía sâu có đốt, nhà dột có chỗ”.
Họp Ban chấp hành TW lần 4 khoá 8 từ ngày 23 đến 29 tháng 12/1997 xem xét vấn đề nhân sự cấp cao và thảo luận 11 vấn đề về quan điểm, chủ trương, chính sách quan trọng. Vấn đề thứ 11 là: ” khắc phục tình trạng thoái hoá trong cán bộ, đảng viên”, rồi đi đến quyết định một số vấn đề về nhân sự: Kiệt, Anh, Mười còn ở lại hay nghỉ? Anh năm Công (Võ Chí Công) cố vấn đề nghị: cả 3 nên nghỉ (nhưng cả 3 đều muốn ở lại Bộ chính trị). Vấn đề là chọn Tổng bí thư thay cho Đỗ Mười?
Lúc đầu thì anh Đồng, anh năm Công giới thiệu Cầm. Nhưng sau đó có nhiều ý kiến về Cầm nên thôi không chọn. Năm Công lại giới thiệu Nguyễn Văn An. Anh Linh thì muốn giới thiệu Nguyễn Xuân Tùng, nhưng Tùng có vụ lộn xộn ở Sài Gòn nên thôi. Sau đó anh Linh xem lý lịch của Phiêu, thấy Phiêu chưa làm bí thư tỉnh hoặc thành phố lớn nào, anh Linh ngập ngừng hỏi Lê Đức Anh xem giới thiệu ai? (bấy lâu nay ta đã hiểu lầm Anh đưa Phiêu làm TBThư để điều khiển, song không phải như vậy. Vì khi Anh làm chủ tịch nước, Đoàn Khuê làm bộ trưởng quốc phòng, Anh làm Phó bí thư quân uỷ trung ương nhưng Mười giao hẹn quyền hạn cho Anh. Vì quyền hạn chức Bí thư quận uỷ trung ương hơn nên Anh muốn làm Tổng Bí Thư để kiêm luôn chức ấy).
Sau đó . Anh bị tai biến mạch máu não. Đoàn Khuê và một số cán bộ tích cực ủng hộ đưa LKPhiêu làm tổng bí thư để giữ Chủ Nghĩa xã hội.
Kiệt, Mười, Anh, mặc dù có ý kiến của anh năm Công đề nghị nghỉ, 3 vị cứ bấu víu ở lại. Khi anh Đồng xin rút khỏi cố vấn (cả anh Linh và anh Công cũng vậy), anh nói với Kiệt, Mười, Anh là không ở lại bộ chính trị thì làm cố vấn. Mười tỏ vẻ phấn khởi. Anh lừng khừng. Nhưng rồi cả 3 đều phải rút khỏi bộ chính trị để làm cố vấn.
Đến đây, tháng 12/1997 Đỗ Mười chuyển giao chức TBT cho LKPhiêu (xem tài liệu riêng). Bộ chính trị lúc này gồm: Cũ có Phiêu,TD Lương, Trương tấn Sang, Lê Minh Hương, Phạm Thế Duyệt, Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Văn An, Nguyễn Tấn Dũng. Mới có Khải, Ngân, Lê Minh Triết, Phan Diễn, NPhú Trọng, Nguyễn Đức Bình, Phạm Văn Trà, Tùng, Thị Mỹ.
Thế là từ tháng 12-1997 đến đầu năm 2001 Lê Khả Phiêu đảm nhiệm cương vị TBT. Phiêu làm được nhiều việc , tiêu biểu cho ý chí đấu tranh , kiên định đường lối , dương cao 3 ngọn cờ.
1.- Kiên định con đường tiến lên CNXH , giữ vững định hướng XHCN .
2.- Đối ngoại giữ vững độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế ( hoà nhập chứ không hoà tan ).
3.- Đối nội đề ra cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn đảng , tập trung và khắc phục sự suy thoái trong đảng , mục tiêu đấu tranh chủ yếu là chống tham nhũng . Trong vấn đề này LK Phiêu đã mạnh tay xử lý 1 số cán bộ ở cấp cao , cách chức Phó Thủ Tướng Ngô Xuân Lộc , cảnh cáo bãi chức Kiêm Tổng Giám Đốc ngân hàng và hàng mấy chục cán bộ cấp tỉnh tập trung ở phía nam .
Với tác phong giản dị, chan hoà trong quần chúng, sát dân, xông pha trong bão lũ, giải quyết kịp thời những vấn đề cứu dân trong lúc khó khăn… Nói thẳng, phân biệt đúng, sai, có uy tín đối với quần chúng. Khôi phục uy tín đng và mối quan hệ dân với đảng, dân tin đảng.
Cũng trong thời điểm cuối 2000 đầu 2001 địch + phần tử xấu trong , ngoài nước tung dư luận đòi ta thay đổi đường lối. Mỹ ép ta bỏ điều 4 trong hiến pháp, đòi gác lại CNXH, đổi tên đảng, tên nước, sửa đổi quốc kỳ, quốc ca… Song ta không ngờ và không hề nghĩ tới việc thay đổi đường lối chính trị, tổ chức lật đổ lại chính nằm trong âm mưu của 3 anh cố vấn (đến đại hội IX bột phát ta mới hiểu).
Thời kỳ đương nhiệm (trước đại hội IX) có mấy hoạt động nổi bật của TBT LK Phiêu, và cũng chính những hoạt động này bị 3 anh cố vấn lên án:
-Xử lý Ngô Xuân Lộc (bị Đỗ Mười phản đối).
-Thành lập tổ chức A10.
-Hoãn ký hiệp ước thương mại Việt – Mỹ
-Thăm TQ-Hội đàm với GiangTrạch Dân.
-Thăm châu Âu (Có Thị Dung cùng đi trong đoàn).
-Trực tiếp đối thoại với Bin Clin-Tơn.
+Chuẩn bị đại hội đảng IX
Một mặt đưa dự thảo báo cáo chính trị thu thập ý kiến tham gia c?a mọi tầng lớp nhân dân. TBT LK Phiêu đi sát cơ sở dự Đại hội đảng bộ cơ sở tận chi bộ. Không khí dân chủ tin tưởng, phấn khởi trong đảng và ngoài xã hội tăng cao.
Đồng thời trong lúc này 3 anh cố vấn cũng bàn mưu , tính kế chuẩn bị đảo chính trong đảng trước khi khai mạc đại hội .Họ lập kế hoạch , tạo chứng cớ giả , tập trung mũi nhọn nhằm lật đổ TBT LK Phiêu ( Phiêu không biết ). Ba anh cố vấn mớm cho Hữu Thọ ( trưởng ban Tư TưởngVăn Hoá TW ) tung dư luận trong cuộc họp báo tại thành phố HCM: ” nhiệm kỳ đại hội đảng tới Lê Khả Phiêu nên nghỉ ” . Thọ phát biểu rất vô nguyên tắc vì chưa đại hội và Bộ chính trị, TW chưa có ý kiến gì về nhân sự đại hội.
Trong lúc TBT- Lê Khả Phiêu lo chuẩn bị cho đại hội thì 3 anh cố vấn ráo riết chuẩn bị vùi dập, vu khống, lật đổ Phiêu. Trực diện vu khống, đả kích, thực hiện mưu đồ đo chính trong đảng trước đại hội IX khai mạc lần lượt diễn ra như sau:
-Sáng 10-10-2000 Phiêu mời 3 cố vấn họp để thăm dò chuẩn bị nhân sự cho đại hội IX . Phiêu nêu ý kiến 1 số đ/c nên rút ra khỏi Bộ chính trị là :Nguyễn Đức Bình , Phạm VănTrà , Nguyễn Mạnh Cầm, Tùng, Phạm Thế Duyệt, Nguyễn Tấn Dũng và Trần Xuân Giá ra khỏi TW, rồi nêu thôi chế độ cố vấn…
Cùng lúc này Lê Đức Anh bắt tay Trần Đức Lương, mớm: “ Lần này anh sẽ phải làm Tổng Bí Thư “. (Lương hí hửng mừng thầm).
Chiều 10-10 cố vấn ra đòn tấn công đợt 1.
-Cố vấn đưa ra đề nghị trẻ hoá TW Bộ chính trị dưới 50 tuổi ( như vậy thì Bộ chính trị chỉ còn 1, Tw còn 60 người). Nhưng 3 cố vấn cảm thấy khó thực hiện, khó có sự đồng tình.
Ngày 3-1 đến 11-1-2001 Đại Hội đảng toàn quân, cố vấn tấn công đợt 2.
Trong đại hội này LĐ Anh đột ngột buộc LK Phiêu 10 tội:
1.- Bán đất, bán biển cho Trung Quốc.
2.- Lộ bí mật ý đồ chiến lược với Giang Trạch Dân.
3.- Độc đóan thiếu dân chủ.
4.- Thành lập A10 âm mưu lật đổ nội bộ.
5.- Quan hệ bất chính với gái và quan hệ với gái gián điệp.
6.- Hoãn ký hiệp định thương mại Việt – Mỹ.
7.- Trực tiếp đối thoại với Clin-Tơn quá cứng rắn.
8.- Đề bạt Lê Hải Anh là 1 tên đào ngũ lên thứ trưởng Bộ Quốc Phòng.
9.- Địa phương chủ nghĩa (Thanh Hoá hoá, Hà Nội hoá, lôi kéo người Thanh Hoá lên trung ương).
10.- Lôi lại vụ Xiêm Riệp.
Trong lúc này LĐ Anh mắng thẳng vào mặt Phạm Thanh Ngân là đồ ngu và tập trung vu khống Phiêu về tội vô nguyên tắc trong việc thành lập A10 (tổ chức chuyên theo dõi nội bộ) và bán đất, bán biển cho Trung Quốc… làm cho toàn bộ những người có mặt trong đại hội ngơ ngác.
Phiêu và Ngân có thanh minh.
Cố vấn không kết tội Phiêu được lại buộc Phiêu nhận kỷ luật và bảo: Phiêu phải từ chức ngay. Phiêu bị đột ngột, bất ngờ nên thanh minh vài điểm xung quanh vụ A10 và nói: “Nếu tín nhiệm thì tôi tiếp tục làm, không thì thôi.”
Sau đó các cán bộ lão thành cách mạng gây áp lực, động viên Phiêu làm lại không nên rút lui…
+Từ đầu tháng 1 đến đầu tháng 2-2001
Không kết tội được, chưa đánh bại được ý chí của LK Phiêu, ban cố vấn phân công nhau đi vận động để tìm kiếm sự ủng hộ của các đ/c uỷ viên TW, uỷ viên Bộ chính trị, tướng lĩnh về hưu để lật đổ các đ/c cầm đầu bộ máy lãnh đạo đảng và nhà nước, nhưng vẫn tập trung mũi nhọn vào TBT LK Phiêu.
Ngày 13-1-2001 Đỗ Mười gọi điện thoại cho Nguyễn Đức Tâm (nguyên UV Bộ chính trị – trưởng ban Tổ chứcTW cũ ) đang ở Hải Phòng báo sẽ gặp Tâm để thông báo một số tình hình , nhưng Tâm bận. Đến 6-2-2001 Mười mới gặp Tâm (LĐ Anh đã cho người thông báo tình hình với Tâm trước) Hỏi Tâm có ý kiến như thế nào về những điều đã được Anh thông báo? Rồi Mười phân tích phê phán việc Phiêu quyết định thành lập A10 là sai nguyên tắc. Rồi Mười trao cho Tâm một bản án LK Phiêu dài 7, 8 trang trong đó đặt vấn đề : Phiêu quan hệ trai gái với Thị Hà, thị Dung là gián điệp Mỹ… Mười còn trao cho Tâm 1 tấm ảnh nói là : “ảnh chụp được từ nước ngoài “. Mười còn vận động Tâm đòi thay đổi 50 % uỷ viên Bộ chính trị, nhất là 3 người chủ chốt: Phiêu, Lương, Khải và điều NĐ Mạnh sang công tác khác. (Xem bản báo cáo của Tâm với Bộ chính trị).
+Đòn tấn công thứ 3.
Sau 1 tháng ráo riết vận động đến 5-2-2001 hội nghị TW 11a họp trù bị. LĐ Anh chính thức đưa 10 tội của LK Phiêu ra trước hội nghị. Buộc hội nghị tập trung thảo luận đấu tranh phê phán Phiêu về quyết định thành lập A10. Cho Phiêu là lộng quyền, vi phạm nguyên tắc nghiêm trọng , định lật đổ TW& Bộ chính trị gây nghi ngờ nội bộ… Anh tiếp tục buộc Phiêu từ chức trước khi khai mạc đại hội IX.
Vấn đề thành lập A10 như sau:
Nguyên từ trước năm 1995 LĐ Anh nắm hội đồng an ninh, quyết định nâng cục II lên thành tổng cục II (TCII) , giao cho nó quyền hạn, nhiệm vụ vượt quá chức năng ( thành cơ quan tình báo chiến lược quốc gia ) lại làm cả nhiệm vụ của an ninh phản gián. Võ Văn Kiệt ra QĐ 96 sau đó NĐ Mạnh ra pháp lệnh thành lập cơ quan phối kiểm tin (gồm CA, TCII, cục bảo vệ QĐ). Để nắm vững TCII, LĐ Anh nhận Nguyễn Chí Vịnh (một thanh niên hư hỏng, con trai Nguyễn Chí Thanh) làm con nuôi nâng đỡ, ô dù đưa vào quân báo đề bạt nhanh lên đại tá phụ trách tổng cục phó TC II.
Dựa vào thế LĐ Anh, TC II ngày càng lộng hành cho nên công tác phối kiểm tin không còn chuẩn xác , nội bộ TCII phức tạp , đưa tin không chính xác và nhiều việc làm sai trái. Ví dụ tên Nguyên thư ký cho Phan Văn Khải cùng tên Tô Luyến cục 11, TCII định bắt cóc Võ Thị Thắng bức cung buộc Thắng phải nhận làm việc cho địch khi Thắng bị địch bắt trong kháng chiến để lập hồ sơ giả trị tội chị Thắng. May là ta đã phát hiện kịp thời chặn đứng lại . Ví dụ khác là, chúng đã đưa 1 số tài liệu, cán bộ của ta bị địch bắt trước đây đã đầu hàng và nhận nhiệm vụ địch giao . Họ nói tài liệu này do cơ sở điệp báo của ta từ nước ngoài cung cấp . Song thực tế tài liệu đó là ta thu được của địch từ khi giải phóng miền Nam. Trước đó Vũ Chính thiếu tướng là cục trưởng cục II (xem thêm tài liệu vương triều Vũ Chính – cha vợ của Vịnh) có đề nghị LK Phiêu đề bạt Nguyễn Chí Vịnh lên hàm thiếu tướng và đưa vào TW nhưng bị Phiêu bác bỏ. Trong lúc này có tên Kế đại tá TCII bí mật lập đường dây viễn thông liên lạc với nước ngoài bị cục bảo vệ an ninh phát hiện . Đứng trước tình hình lộn xộn đó LK Phiêu họp với Trà , Ngân định thành lập nhóm A10, thành phần gồm TC II , Cục bảo vệ an ninh, Tổng cục chính trị, thành lập một bộ phận phối kiểm tin địch, ta tránh tình trạng mạnh ai nấy báo (một việc mà 2 nguồn tin đưa ra khác nhau). Cử Trà làm tổ trưởng A10, Trà lại đề cử Ngân làm. Phiêu giao Vũ Chính làm kế hoạch. Vũ Chính đưa bản thảo cho Phiêu xem . Phiêu thấy Vũ Chính đề ra nhiệm vụ, quyền hạn A10 quá to. Phiêu xoá đoạn ” theo dõi lực lượng cấp tiến trong và ngoài quân đội”. Chính về viết lại thành 1 bản chính theo nội dung Phiêu đã sửa kèm theo phụ lục hướng dẫn lại để nguyên không sửa. Chính đưa cho Ngân thông qua . Ngân đem bản chính không xem phụ lục, Ngân ký chuyển cho Phiêu. Phiêu thấy Ngân ký rồi tưởng đã chữa theo ý Phiêu, Phiêu cũng không xem phụ lục, Phiêu ký. Trong văn bản đề chức danh là “Bí thư quân uỷ TW” chứ không đề thay mặt quân uỷ TW. Sau khi Phiêu ký, Chính thấy Phiêu sơ hở, sai sót rồi, Chính đem văn bản đó giao cho LĐ Anh. Anh chớp lấy lên án là Phiêu lộng quyền , độc đoán , phạm nguyên tắc không qua tập thể Quân Uỷ TW. Từ đó quy ra tội như thế là Phiêu chủ trương theo dõi cán bộ cao cấp TW, cán bộ trong và ngoài quân đội. Như thế là theo dõi cả Bộ chính trị, mang ý định âm mưu lật đổ. Và đòi Ban chấp hành TW phải kỷ luật Phiêu, buộc Phiêu phải từ chức ngay.
Qua đấu tranh thẳng thắn, có 1 số ý kiến bảo vệ Phiêu, Phiêu chỉ sơ hở về hành chính, không phạm sai nguyên tắc. Phiêu chứng minh bằng lấy bản thảo mà Phiêu đã gạch bỏ đoạn theo dõi thượng cấp đến… mà do Chính không sửa khi ký vào bản chính thức. Chỉ có thiếu sót là không xem lại kỹ phụ lục kèm theo, không phải độc đoán mà có họp thường vụ đảng uỷ quân sự TW (Phiêu, Trà, Ngân) quyết định thành lập A10 (Lúc này Trà cứ ngồi im ậm ừ để 1 mình Phiêu thanh minh). Phiêu bình tĩnh: “Thưa anh sáu Nam -LĐ Anh – Nếu anh nói tôi lộng quyền thì việc lộng quyền ấy đã xảy ra từ năm 1995 khi anh đưa cục II lên thành TCII cho nó hoạt động quá phạm vi hoạt động cuả nó đấy! Nếu anh nói tôi nghi kỵ thì anh hãy nhớ lại khi anh lâm bệnh tai biến mạch máu não, anh không chịu uống thuốc, không dám ăn. Chị khóc lóc sợ anh chết, chị chạy sang nhà tôi, nhờ tôi động viên bảo anh ăn, uống thuốc. Vậy chính anh mới là người nghi kỵ nội bộ.. từ đó…
Ngày đó không quật ngã được Phiêu về A10 thì đến ngày 6-2-2001 LĐ Anh dở thủ đoạn đểu cáng đổ cho Ngân cử người theo dõi cán bộ cao cấp trong đảng. Ngân thanh minh không có chỉ thị, văn bản nào giao nhiệm vụ đó.
Chị Mỹ, Chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra TW, kiểm tra toàn bộ hồ sơ, giấy tờ thành lập cũng như hoạt động của nhóm A10 đều không có dấu hiệu gì là theo dõi cán bộ cao cấp trong đảng như Anh vu khống. LĐ Anh đuối lý quay sang dùng thủ đoạn đê hèn hơn gán cho Phiêu là “Anh rỉ tai cán bộ phụ trách A10 theo dõi”. Phiêu phản bác lại… Trần Đức Lương ôm mộng sẽ được làm TBT (Như LĐAnh mớm) Lương trực tiếp chất vấn thiếu tướng cục trưởng bảo vệ an ninh “ Phiêu, Ngân có rủ đến anh không?” và đe doạ “nếu anh không nói tôi kỷ luật anh”. Trước hành động bỉ ổi của Lương thiếu tướng An phản bác vì sự thực không có. LĐ Anh đã dùng ngón cuối cùng là gọi Nguyễn Chí Vịnh làm chứng là Phiêu và Ngân có rỉ tai y. Chứng cứ như vậy Phiêu, Ngân thanh minh sao được. Thấy sự thực là chúng vu khống nên hội nghị bỏ ngỏ, cho qua không kết luận gì. Hội nghị TW 11a giải tán.
Sau Hội nghị TW 11a LĐ Anh phái Sơn thư ký riêng đến từng nhà cán bộ cao cấp lão thành từng là UV Bộ chính trị, UVTW, một số tướng lĩnh quân đội về hưu như Chu Huy Mân, Trần văn Quang, Nguyễn Thanh Bình, Hoàng Minh Thảo, Nguyễn Quyết, Tố Hữu, Đồng Sỹ Nguyên… Đến Nguyễn Đức Tâm, Sơn nêu tội Phiêu về vụ A10 và trao bản vạch tội Phiêu dài 6,7 trang để thuyết phục và nói các đ/c lão thành ủng hộ lật đổ Phiêu. Song tất cả đều khước từ và có đơn tố giác phản bác gửi đến Bộ chính trị và TBT.
Đồng thời sau hội nghị 11 a việc vu khống, đả kích của 3 vị cố vấn dùng lật đổ, đảo chính trong đảng trước hết là hạ bệ LK Phiêu lan ra khắp nước. Trong cán bộ lão thành cao cấp, nhiều nơi nhiều cá nhân, tập thể của chi bộ biên thư , kiến nghị dồn dập gửi về TW, BTL , Bộ chính trị, bảo vệ đoàn kết, bảo vệ TBT LK Phiêu, lên án cố vấn chủ yếu là LĐ Anh, đòi kỷ luật cố vấn thông báo cho toàn đảng biết không thể bỏ qua. Như vậy trải gần 1 tháng đến hội nghị Tw 11 b khai mạc vẫn tiếp tục đấu tranh.
+LĐ Anh tấn công Phiêu lần thứ 4.
LĐ Anh nêu vụ Phiêu đi thăm TQ đối thoại với Giang Trạch Dân là phạm tội bán đất , bán biển, là lộ bí mật chiến lược của đảng, là độc đoán. Đi về không báo cáo với Bộ chính trị, không cho Nguyễn Mạnh Cầm cùng dự họp là biểu hiện sự thậm thụt sao đó…
Sự thật vụ việc này là: Xuất phát từ phía TQ, GT Dân mời Phiêu sang thăm. Ta thăm dò ý của họ chỉ TBT gặp TBT? Họ trả lời mỗi bên 4 người: TBT, thư ký TBT, trưởng ban đối ngoại TW, chánh văn phòng TW. Ta cũng muốn nhân dịp này thăm dò thái độ của TQ đối với Mỹ, đối với CNXH. Kế hoạch đi thăm do ban đối ngoại TW làm, Mạnh Cầm thông qua… Khi vào phòng họp do sơ xuất Cầm bước vào phòng bị ngăn lại ngay vì không dúng thành phần quy định .
Nội dung bàn ta thoả hiệp chữa lại cột mốc biên giới ở vĩ tuyến… do TQ yêu cầu. Họ lập luận trước kia do công nhân đưa cột mốc không tới đỉnh núi đành bỏ lai sườn núi, bây giờ đưa cột mốc lên đỉnh núi.
Về biển : Hai bên đấu tranh cuối cùng đã đi đến thoả thuận xác định 3 vùng biển, ở ngoài khi Vịnh Bắc Bộ là vùng đánh cá chung của cả 2 bên.
Quan hệ với TQ ngày nay rất tế nhị. Ta ở cạnh một nước to, không thể căng với họ vì họ sát nách ta. Khi LĐ Anh phê là Cầm không được vào dự là thậm thụt ,Phiêu chứng minh kế hoạch đi hội đàm do Cầm thông qua, không dự vì không đúng thành phần do TQ quyết định. Khi họ nói độc đoán về không báo cáo Bộ chính trị, Phiêu chứng minh, có Khải làm chứng. Khải nói: “Lúc đó Phiêu có báo cáo Bộ chính trị”, Phiêu đem văn bản ngày 4 có báo cáo với Bộ chính trị, có LĐ Anh dự, ngày 28 mới đi (Cầm ngồi đó ậm ừ). Phiêu chứng minh khi về có báo ,giở văn bản ngày 1-5 Phiêu báo cáo trong phiên họp Bộ chính trị, tập văn bản có ghi; Phiêu chỉ thị cho Trần Đình Hoan triển khai (Hoan ngồi đó ậm ừ).
Đuối lý LĐ Anh lại quay sang phê bình Phiêu tại sao tranh chấp với TQ vùng biển đông lại không đưa ASEAN vào? Phiêu giải thích: “Khu Tư Chính tây Trường Sa là thuộc chủ quyền của ta, chỉ tranh chấp với TQ không dính gì đến ASEAN . Nếu thực hiện đa phương đưa ASEAN vào thì ta không còn chủ quyền 2 khu vực ấy. Nên vấn đề này chỉ có song phương, không đa phương, mà trong nguyên tắc đa phương có song phương…” Anh đuối lý. Anh tiếp tục quay sang chỉ trích và kết tội Phiêu làm lộ bí mật quốc gia. Tại sao lại cho GT Dân biết ta xác định Mỹ vẫn là đối tượng chiến lược (kẻ thù).
Vấn đề này thực chất như sau:
Khi Phiêu gặp Phi đen tại Cuba 2 bên thống nhất thế nào cũng phải giữ TQ lại, đừng để TQ vượt đà… Phi Đen nói: “GT Dân thì được, còn Chu Dung Cơ chưa rõ… cần theo dõi xem sao …” Chu Dung Cơ khi sang thăm ta, ngồi trên chuyến chuyên cơ có bộc lộ với ta “năm 1997 đã cho ta là sai” ta cũng không muốn TQ thoả hiệp với Mỹ nên nhân chuyến đi này xem TQ xác định đối tượng chiến lược như thế nào.
Qua đàm đạo GT Dân nói: “Mỹ chiả 2 tay tôi phải chiả 2 tay, phải cảnh giác, phải nắm chắc LLVT”. Rồi Dân rỉ tai Phiêu. “Mỹ là đối tượng chiến lược của TQ, không phải là đối tác”. Do đó Phiêu mới nói: “Chúng tôi vẫn coi Mỹ là kẻ thù”. Chứ không phải cố ý làm lộ bí mật quốc gia gì cả. Các cố vấn im.
Họ quay sang tấn công đòn thứ 5 mạnh hơn.
LĐ Anh, Đỗ Mười xúm nhau tố Phiêu quan hệ với gái gián điệp, tình báo Mỹ khi đi công tác sang Châu Âu, thị Hà, thị Dung và 1 phụ nữ khác nữa đồn là tình báo của Mỹ và nước ngoài. Đỗ mười đưa bức ảnh ghép Phiêu và Hà, 1 bức Phiêu ngồi cạnh thị Dung ở Pháp để làm chứng.
+Sự thực về Phiêu quan hệ với thị Hà như thế nào? Ra sao?
Thị Hà là con gái của Đặng Kinh ở Hải Phòng, trong chiến tranh Kinh là thủ trưởng của Phiêu. Trong chiến dịch tiến công vào thành cổ Quảng Trị khi địch oanh tạc vào vị trí của Kinh thì Phiêu lấy thân mình che chắn cho Kinh. Từ đó gia đình Kinh gắn bó với Phiêu. Thị Hà và Phiêu có cảm tình, dan díu… Nhưng khi Phiêu về Tổng cục chính trị, vào Ban Chấp Hành TW có đưa vấn đề này ra kiểm điểm. Phiêu đã cắt quan hệ, các cố vấn, cơ quan quân sự (có lẽ là cục II ) ghép ảnh Phiêu với Hà rồi đưa cho Vợ Phiêu xem để kích động ( thật bỉ ổi !) rồi đưa ra hội nghị TW vu khống Phiêu. Nhưng thị Hà thời kỳ Phiêu làm TBT, Hà vẫn rêu rao khoe khoang TBT Phiêu vẫn còn quan hệ yêu đương với cô ta. Phiêu đành chịu. Sự việc gác lại đó. Nhưng Hà đâu có phải là gián điệp.
Thị Dung là nhân viên 1 tổ chức kinh tế, đơn vị cử đi trong phái đoàn Phiêu sang Châu Âu. Trong lúc đang hội đàm tại Pháp, có cả đoàn ta, đoàn quốc tế, có Dung đi cùng. Cố vấn sử dụng (TC II) in ảnh bôi lem mặt những người xung quanh chỉ còn lộ ra hình Phiêu và Dung. Họ đưa ra trước hội nghị TW (quá bỉ ổi!) để chứng minh Phiêu ra nước ngoài lén lút quan hệ với gái gián điệp. Lúc đó Nguyễn Mạnh Cầm không còn nén được nữa bật đứng lên phản bác: “Hôm đó có tôi ở sau lưng anh Phiêu, tại sao xoá mặt tôi đi”. Thế là thủ đoạn vu khống bị lật tẩy hoàn toàn.
Chưa dừng ! Nguy hiểm hơn. Họ lại quay sang tấn công đòn thứ 6.
LĐ Anh, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt (Xuất chiêu đủ 3) LĐ Anh, Đỗ Mười cho rằng Phiêu trực tiếp đàm thoại với Clin-Tơn như vậy là quá cứng rắn, quan hệ với Mỹ sẽ khó khăn… VV Kiệt phát biểu với giọng thống thiết “Đ/ c Phiêu làm như vậy thì công lao chúng tôi đặt quan hệ với Mỹ lâu nay (mở cấm vận, quan hệ bình thường, các nước của Mỹ đầu tư, cho vay) coi như công dã tràng xe cát? Rồi đây sẽ hạn chế đầu tư, cho vay, công cuộc xây dựng kinh tế, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ khó khăn (luận điệu này đương nhiên đã tác động tâm lý nhiều người đâm lo, có sức thuyết phục rộng rãi các nghành, các cấp làm kinh tế… thật là nguy hiểm và nguy hại nếu đảng ta không kịp thời đấu tranh)”.
Còn Đỗ Mười, Trần Xuân Giá hùa vào phê phán quyết liệt LK Phiêu, lên án tiếp tội lỗi của LK Phiêu làm trì hoãn ký kết hiệp định thương mại. Cố tình gây cản trở Mỹ và các nước mở rộng đầu tư.
+Hai sự kiện hư thực, đúng sai như thế nào?
1.- Việc tiếp xúc với Clin-Tơn TT Mỹ.
Khi Clin-Tơn tiếp xúc và nói chuyện với giáo viên, sinh viên tại trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội với giọng trịch thượng, tiếp xúc với 1 số nơi nhằm xoá nhoà tội ác, đánh đồng ta như Mỹ. Chính Phiêu muốn tỏ cho Clin Tơn biết rằng: “Lịch sử là không thể phủ định, không thể xoá nhoà, không thể đánh đồng người bị xâm lược với kẻ đi xâm lược, lên án Mỹ chia cắt nước ta, gây chiến tranh xâm lược ta chứ không phải nhân dân ta gây chiến”, Làm cho Clin Tơn không được chơi trội, gây mơ hồ ảo tưởng… nội dung ứng xử của Phiêu đã được cán bộ, đảng viên nhất trí, các cụ hưu trí và nhân dân rất hoan nghênh, đồng tình, hả dạ. Tại sao 3 cố vấn và Giá lại buồn, lại lo và phê phán?
2.- Vấn đề ký hiệp định thương mại Việt Mỹ.
Ban đầu Mỹ tự thảo bằng tiếng Anh hoàn toàn. Nguyễn Tấn Dũng và Mạnh Cầm ở lại Mỹ vội ký tắt rồi mang về báo cáo với Phiêu và ngày 27-7-1999 (Sau này ta mới biết lúc ấy Cầm và Dũng xin cho con học ở Mỹ, được Mỹ nhận cấp học bổng). Phiêu ngầm đưa cho các trí thức chuyên gia kinh tế tham khảo và hỏi ý kiến anh Giáp vì trong văn bản có 40 điều hoàn toàn có lợi cho Mỹ, bất lợi cho ta. Phiêu đưa Bộ chính trị, đa số đồng ý hoãn – chưa ký.
Ngày 1-4-1999 LĐ Anh thúc ép Phiêu, bảo Phiêu phải cho ký. Phiêu bảo phải chờ ý kiến tập thể Bộ Chính Trị. LĐ Anh hùng hổ nói ” ù có tập thể cũng phải ký”. Phiêu bực mình đáp “Anh nói như vậy là vô nguyên tắc”. Trong khi họp BCT để bàn thì chỉ có Tấn Dũng (Phó Thủ Tướng) và Cầm có ý kiến phải ký. Phan Diễn ngập ngừng. Phiêu gạn hỏi Diễn “Anh đồng ý ký hay không.” Diễn ấp úng: “ờ, ờ thì ký.” (Sau này ta mới biết con trai Lê Đức Anh được Mỹ cấp học bổng du học tại Mỹ)’
Sau đó ta buộc Mỹ phải xuống thang, chịu sửa lại 1 số điều khoản bất lợi cho ta, ta mới ký bằng cách ta gợi ý cho tổng thống Pháp Chiracs mời cho ta gặp Mỹ tại Pháp trong chuyến công cán Châu Âu. Phiêu gặp Clin Tơn qua hội đàm ta hé mở ý tứ mập mờ cho Clin Tơn ngầm hiểu ” Nếu Mỹ không chơi với ta thì ta chơi với EU, Nhật, TQ. Từ đó Mỹ sửa và ta chịu ký.
Trong Bộ Chính Trị thừa nhận việc ta hoãn ký hiệp định TM Việt-Mỹ , ứng xử với Clin Tơn là đúng. Nhưng khi cố vấn đưa ra hội nghị 11b phê phán, quy tội cho Phiêu thì tất cả BCT ngồi đó làm thinh để một mình Phiêu đối đáp tại sao?). Chứng tỏ ban cố vấn có liên quan thao túng Bộ Chính Trị.
Chưa thôi! Họ tập trung vơ vét ra đòn thứ 7.
Họ quay sang phê phán Phiêu tại sao sử dụng Nguyễn Chí Trung làm thư ký riêng. Họ vu khống là lý lịch Trung không rõ, nào là thành phần trên, gia đình thuộc lớp trên, quan hệ chính trị xấu (trước kia) nhưng không phải vậy.
Đến khi chị Mỹ phát biểu tổng hợp và kết luận 3 vụ đều là vu khống hiểm độc của ban cố vấn. Chị Mỹ chất vấn: “Những vấn đề các cố vấn đưa ra là gốc ở đâu? Vấn đề A10, vấn đề TQ, vấn đề quan hệ với gái gián điệp chả phải là vấn đề gì cả. Chị Mỹ cho là vu khống.
Họ lại quay sang vu khống chị Mỹ (Chủ Nhiệm Uỷ Ban Kiểm Tra TW). LĐ Anh trực tiếp tố cáo chị Mỹ là ăn hối lộ với Lê Minh Hương. Đ/c M Hương vặn lại: “Anh nói chắc không?” LĐ Anh nói chắc, giả đò về lấy sổ tay ra có ghi mấy dòng để chứng minh. Hương báo với Phiêu. Phiêu cử người đi xác minh là không có. Hỏi lại Anh. Anh từ chối là không có tố cho chị Mỹ . Hương nói: “Chính anh báo với tôi mà! Anh Anh?”
Những vấn đề khác như đề bạt Lê Hải Anh, vấn đề Xiêm Riệp, địa phương chủ nghĩa đều là chuyện vụn vặt, hội nghị không ai bàn đến làm gì.
Cuối cùng hội nghị 11a, 11b đều không có cơ sở, lý do gì để kết tội, thi hành kỷ luật đối với LK Phiêu.
Phiêu còn 2 việc tồn đọng khó thanh minh.
1 là vụ rỉ tai Vịnh, 2 là việc quan hệ với Hà.
Nhưng còn nhiều vấn đề đối với mấy ông cố vấn mà chưa nói được hết. Ví như: 
1.- Vấn đề lịch sử chính trị của Lê Đức Anh: Cho con đi học ở Mỹ. Trước đây Anh đồng ý 1 bộ phận chuyên môn của Mỹ ở lại bệnh viện 108 để nghiên cứu (Đoàn Khuê và LK Phiêu bác bỏ).
Tình hình bạo loạn ở Tây Nguyên thì Anh nói là chuyện trẻ con, chúng nó làm gì lấy được Tây Nguyên. Phiêu lại nói: “Đó là vụ bạo loạn chính trị đằng sau là Mỹ – dẹp ngay”.
LĐ Anh nhận tiền Đặng Đình Loan (Phần tử xấu) tên Bích (Phần tử yếu kém bên bộ công an), tên Tư Không ở tp HCM (cũng loại xấu) đưa vào làm việc ở bộ phận thư ký của Phiêu bị Phiêu bác. Trước đây LĐAnh sử dụng và hậu đãi Trần Đình Hoan để y làm loa nói xấu anh Giáp. LĐAnh còn thuyết Ngô Hoàng thứ trưởng Giao Thông nhận thằng Hà là con trai của mình làm Vụ trưởng quốc tế dần dần vào TW. Hoàng xin ý kiến Phiêu, Phiêu bác (LĐAnh giận lắm). Sau đó LĐAnh đề nghị đưa Hà lên phó Giám Đốc Đại Học Bách Khoa, Phiêu nói không được.
LĐ Anh đưa toàn bộ phần tử xấu vào cương vị trọng yếu trong tổ chức đảng và nhà nước, còn ép đưa 1 số kém vào TW. Khi Anh đòi đưa Kiên (Tư Lệnh Quân Khu 7 ra thay Trà, Phiêu không đồng ý. Anh lại giữ Trà ở lại Bộ trưởng Quốc Phòng. Anh phê bình Phiêu là không tình nghĩa với Trà (Phiêu định đổi người khác thay Trà). LĐ Anh không từ ngõ ngách nào đều vu khống, moi móc nói xấu vấy lỗi cho đ/c LK Phiêu.
Còn việc con trai LĐ Anh do Mỹ nuôi học bên đó bây giờ ta mới biết! và LĐ Anh kết nạp đảng năm nào, ngày nào, ai giới thiệu, ở đâu? Lại có tuổi đảng 60 (nghe nói có cụ đã ra tận Bộ chính trị TW tố cáo Anh).
2.- Còn Đỗ Mười tại Hà Nội có ông bạn thân thiết hỏi tại sao vừa rồi anh làm như vậy (Vu khống lật đổ Phiêu) Mười trả lời: “Nó lật tôi, tôi lật lại” (Một câu trả lời “tuyệt hay” của vị nguyên TBT, nguyên cố vấn BCHTW. khó có câu nói nào ngắn chỉ 6 từ mà lột tả được đúng, chính xác cả khẩu khí và bản chất thực cuả Đỗ Mười, đồng thời cũng là khái quát bản chất, khẩu khí thực của đại đa số những vị có chức có quyền trong ĐCSVN hiện nay như vậy) Rồi Mười lại trách: “Bấy lâu nay vợ chồng Phan Văn Khải đến thăm tôi chứ Phiêu nó có đến thăm tôi bao giờ đâu”. (Khi Phiêu xử lý Ngô Xuân Lộc Mười phản đối vì Lộc ân tình với Mười, do Mười cất nhắc lên. Chính Mười cắm Phạm Thế Duyệt vào Bộ chính trị, sau khi thôi Bí thư thành uỷ Hà Nội lại làm thường trực Bộ chính trị…
+Hội Nghị Ban Chấp Hành TƯ lần thứ 12.
Khai mạc gồm 165 đoàn đại biểu (ta hy vọng các đoàn đại biểu địa phương lên sẽ thay đổi cục diện. LK Phiêu sẽ được đa số ủng hộ tái cử. LK Phiêu chưa tuyên bố rút thì Trần Xuân Giá đã phê phán Phiêu quyết liệt về hoãn ký hiệp định thương mại và cứng rắn với Clin Tơn… Khi được các nước đầu tư để phát triển kinh tế (đã làm lung lạc các đại biểu về dự dại hội). Tiếp đến Mai Thúc Lân lên gân sỉ vả LK Phiêu: “Anh là đồ lật lọng. Tại sao trước đây anh nói rút lui… bây giờ lại không rút tên trong danh sách…”. (Trước hội nghị TW 12 Anh mời Lân đến dùng cơm thân mật và Anh nói với Lân: “Lần này anh sẽ vào Bộ chính trị và làm chủ tịch Quốc Hội”. Lân hí hửng quay sang chống Phiêu).
Khi vào chương trình ứng cử vào Bộ chính trị TW trong 165 đoàn đại biểu thì có 155 đoàn giới thiệu LK Phiêu. Song lấy phiếu thăm dò cá nhân (sự thật họ làm sao không rõ do Phạm Thế Duyệt chủ trì) họ công bố chỉ có 155 đại biểu (trên tổng số hơn 1000) giới thiệu LK Phiêu? Đến lúc này Phiêu tự thấy nếu bầu cử trúng vào TW cũng thấp, vào Ban Bí thư, Bộ chính trị càng khó. Nếu trúng khó làm nên Phiêu rút ra cho an. Bằng uỷ nhiệm cho Đ/c Phan Văn Khải thông báo Phiêu rút khỏi danh sách đề cử.
Đến giai đoạn bầu TBT. Danh sách dự kiến đưa ra: Trần Đức Lương, Nông Đức Mạnh.
Nguyễn Minh Triết phản đối Trần Đức Lương. Triết nói: “ở miền Nam, miền Trung không ai tín nhiệm anh Lương đâu”. (Gần đây vợ chồng Lương sửa lại nhà ở trên 1 tỷ, còn chuyện gì nữa mà Triết chỉ trích Lương ta không rõ).
Thế là chỉ còn lại 1 mình Nông Đức Mạnh. Mạnh từ đầu chí cuối luôn từ chối vì trình độ năng lực. Nhưng khi Mạnh tham khảo ý kiến 1 số đ/c lão thành trung kiên thì các đ/c ấy khuyên Mạnh: ” Nếu tình huống xấu thì anh phải đứng ra nhận”. Mạnh mới nhận đề cử vào cương vị TBT.
Thế là mưu đồ đảo chính Phiêu thành công, ban cố vấn, đồng thời ghế cố vấn của các vị cũng bị xoá bỏ. Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt bị lực lượng quần chúng chỉ trích, cố xin lỗi theo kiểu đỡ đòn xuê xoa. Còn LĐ Anh nói tôi làm vậy là để tự kiêu binh, LĐAnh còn rất ngoan cố. Kiệt tuy buông lời xoa dịu nhưng còn biểu lộ ý đồ xấu xa, Kiệt nói: ” Tôi còn đi xa hơn nữa…?”
Đến đây ta có thể tạm kết luận:
Rõ ràng Bộ chính trị, BCHTW đều bị ban cố vấn vừa khống chế vừa thao túng, là do các cố vấn vừa lộng quyền vừa vô nguyên tắc và quá cá nhân. Bởi vì nhiều vấn đề Phiêu bị vu khống vô nguyên tắc. Nhiều người trong Bộ chính trị biết và thấy bị oan nhưng không dám đứng ra bênh vực, minh chứng cho Phiêu mà ngồi làm thinh như Phạm Văn Trà (vì có đến 5 toà nhà 3 bà Vợ) Quân đội không thích, bị kỷ luật khiển trách (đưa lên đài) thế mà vẫn cứ thừa nhận là đủ tư cách đại biểu bầu vào Tw!.
+Nguyên nhân sâu xa từ đâu?
-Đó là vấn đề đấu tranh giữa 2 quan điểm và 2 đường lối. Đỗ Mười thoả hiệp với Võ Văn Kiệt từ đầu.
-LĐ Anh lộng quyền muốn thống lĩnh quân đội , biến quân đội theo ý đồ riêng của mình, xích gần với Mỹ (bởi vì lịch sử chính trị của Anh còn mờ ám, không phải là đảng viên.
-Sau Võ Văn Kiệt là Trần Bạch Đằng có quan hệ rất phức tạp.
-Mỹ đang hô hào hỗ trợ muốn ta trượt nhanh vào cải cách tư nhân hoá. Ta hiện đang xoay nền kinh tế theo hướng đó. Thực tế là đang đẩy mạnh cổ phần hoá…Vấn đề đầu tư cho kinh tế quốc doanh trước đây gần 1 ngàn mấy trăm tỷ nay chỉ còn 96 tỷ thì còn làm ăn gì được nữa? Nền kinh tế của ta đang có nhiều cơ hội hội nhập và cũng đầy thử thách cam go.
+Kết Luận.
Phải chăng đánh đổi Lê Khả Phiêu là đánh đổi đường lối chính trị, tổ chức, đánh đổi ngọn cờ: Độc lập dân tộc và CNXH.
Đây là cuộc đấu tranh một còn một mất giữa 2 con đường XHCN & TBCN của đảng ta.
Bởi vì lực lượng hữu khuynh đang chiếm đa số trong đảng. Số tích cực, kiên định đường lối XHCN chỉ chiếm 1/3 trong Bộ chính trị, 1/3 trong TW, 1/3 dưới chi bộ và các cấp.
Nền nhà ta chưa vững chắc, tư tưởng chính trị chính thống của ta chưa kiên định, nền kinh tế thị trường luôn có 2 mặt.
Những sự kiện tóm lược trên đây là tình hình đã qua quá đau lòng và khó hiểu.
Ta mong rằng từ nay về sau và mãi , không xảy ra và thực hiện đúng di chúc Bác Hồ.
Tóm lược Xong đêm 21-7-2002
Nguyễn Chí Trung

3038. Phỏng vấn TS Hà Sỹ Phu: Diệt Chuột, đập Bình hay đập Bình phong?

Cuộc trò chuyện của nhà báo Trần Quang Thành với Tiến sĩ Hà Sĩ Phu
16-10-2014

Lời giới thiệu : Trong cuộc đấu tranh diệt trừ tham nhũng, những người cầm đầu Đảng Cộng sản Việt Nam thường mang Hồ Chí Minh ra làm bình phong. Khi nói tham nhũng là quốc nạn, diệt tham nhũng là quốc sách họ nêu tấm gương của Hồ Chí Minh trong kháng chiến cán bộ câp cao quân đội không nhiều nhưng Hồ Chí Minh đã xử tử hình viên đại tá Trần Dụ Châu tham nhũng chiến lợi phẩm để tổ chức đám cưới.

Mấy chục năm nay tham nhũng tràn lan. Từ cán bộ xã, phường đến trung ương không loại trừ mười mấy ông bà đang nắm quyền lực cao nhất nước, nếu được đặt tay ký duyệt là có thể tham nhũng. Để ngụy biện cho sự bất lực chống thâm nhũng, mới đây khi tiếp xúc với cử tri Hà Nội ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Đảng, là tổng chỉ huy bộ máy chống tham nhũng lại dân lòi Hồ Chí Minh để ngụy biên cho sự bất lực chống tham nhũng. Ông Trọng nói : ” Bác Hồ dã dạy rồi, cha ông ta đã dạy rồi đánh con chuột đừng để vỡ bình”.

Bình phong Hồ Chí Minh lại được đưa ra làm lá chắn che đỡ cho lọ là vua tham nhũng và bày chuột trong lọ llà đám tham quan, ô lại từ xã, phường dến trung ương.

Nhà báo Trần Quang Thành đã có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Hà Sĩ Phu qua chủ đề “Diệt chuột, đập bình hay đập bình phong?”

Nội dung như sau. Mời quí vị theo dõi:
Trần Quang Thành : Xin chào TS Hà Sĩ Phu
Hà Sĩ Phu : Vâng, xin chào nhà báo Trần Quang Thành

TQT: Cuộc đấu tranh chống tham nhũng do ĐCSVN phát động mấy chục năm nay đã đi từ tình thế này sang tình thế khác. Có lúc đảng nói chống tham nhũng là quốc sách, có lúc lại nói chống tham nhũng phải thận trọng kẻo vỡ mất lọ độc bình như TBT Nguyễn Phú Trọng vửa nói chuyện trước các cử tri Hà nội. TS nghỉ thế nào về sự bất nhất của nhà lãnh đạo ĐCSVN ạ?

HSP: Các vị ấy lúng túng vì không dám tự nhận là sự độc quyền lãnh đạo nó sinh ra tham nhũng. Có định luật là Quyền lực tuyệt đối thì sinh ra tham nhũng tuyệt đối! Các vị ấy ngụy biện là chính quyền nào mà chẳng có tham nhũng. Nhưng vấn đề là mức độ tham nhũng chứ? Xã hội dân chủ có pháp luật nghiêm minh thì nếu tham nhũng xuất hiện sẽ bị cô lập và có pháp luật trừng trị. Chế độ Cộng sản toàn trị không có lực lượng nào đối lập lại nên không chống được tham nhũng. Nhưng các vị ấy bảo là chế độ Cộng sản vốn nó thanh cao (hề hề…) chỉ có bọn tham nhũng tồi tệ nó bám vào, nên có thể dùng cái thanh cao của đảng để trị cái bẩn thỉu của tham nhũng. Không dám nhận thức tận gốc, nên mới cử ông Nguyễn Bá Thanh ra để trị cái tham nhũng tới nơi, nhưng kết quả là hoàn toàn lộn ngược.
Lúng túng vì có một điều căn bản nhưng không dám nhận thức là chính chế độ độc tài toàn trị nó sinh ra tham nhũng không thể sửa được, nên ông Nguyễn Phú Trọng mới đưa ra cái đề tài “đánh Chuột đừng làm vỡ bình”, để rồi dư luận người ta tập trung vào phân tích cho ông ấy nghe. Điều ấy là rất tốt để mọi người có cái dịp, cái cớ để nói thẳng cho đảng biết là chế độ Cộng sản độc tài không thể tự diệt cái thuộc về bản thân nó được.

TQT: Có người bình luận rằng cái bình là ông vua tham nhũng, còn lũ chuột trong bình là các quan tham nhũng từ cấp xã phường đến cấp Trung ương, kể cả mười mấy vị cao nhất trong lãnh đạo của đảng. TS Hà Sĩ Phu bình luận thế nào về vấn đề này?

HSP: Đã có quyền lực mà không bị khống chế thì xu hướng tự nhiên là lạm quyền và từ đó sinh tham nhũng, nên không có ranh giới rõ ràng về cái bình và lũ chuột, ranh giới cấp thấp hay cấp cao. Như lời bà Lê Hiền Đức, tham nhũng ở Tiên Lãng chỉ là một điểm nhỏ mà toàn bộ máy của đảng chính là hình ảnh của Tiên Lãng phóng to, tức là tất cả đều cùng một giuộc như nhau hết, không thể chia ra bộ phận thanh khiết và bộ phận tham nhũng đâu. Tham nhũng to hay tham nhũng nhỏ cũng cùng một bọc. Trong một bài mới viết tôi có nói ngay cả cái “bình” và cái “bình phong” cũng chỉ là một thôi, nhưng bình phong là cái tối cao, nó không trực tiếp tham gia vào tham nhũng mặc dù nó sinh ra và che chở cho tham nhũng. Bình phong ấy chính là Mác, Lê và Hồ, cái vỏ rất đẹp che chở cho toàn bộ bộ máy tham nhũng gồm cả Bình lẫn Chuột. Trong bài ấy tôi cũng nói từ trung ương đến địa phương anh nào cũng là Chuột, anh nào cũng là Bình cả. Hai thứ ấy gắn chặt với nhau, không có quyền làm sao tham nhũng được? Từ cái Bình tôi chỉ tách ra bộ phận cao nhất của cái chủ nghĩa, tức Mác-Lê-Hồ, và gọi đó là cái Bình phong. Nếu giẹp bỏ được cái Bình phong này thì cả Chuột và Bình sẽ không còn chỗ mà nấp nữa, vấn đề mới giải quyết được.

TQT: Thưa TS HSP, như vậy có nghĩa là ta phải đập tan cái Bình phong, lật đổ cái bức tường chắn đó đi phải không ạ?

HSP: Sau khi bài của tôi mới đăng, cũng có ý kiến thảo luận, bảo rằng cả bộ máy đó tham nhũng thì ta đập tan chính bộ máy đó chứ cần gì phải đập cái bình phong? Sự thật này chỉ người trong cuộc mới biết. Hệ thống ấy được cả một bộ máy rất lớn bảo vệ, tổ chức chặt chẽ và trang bị kỷ càng, làm sao mà lật được? Chính ông Nguyễn Phú Trọng cử ông Nguyễn bá Thanh ra Ban Nội chính, có quyền lực hẳn hoi mà còn không diệt nổi, chứ dân thì có quyền gi là diệt được? Vấn đề là trong toàn hệ thống đó diệt cái gì dễ hơn? Một anh lực sĩ vô địch không ai đánh được, nhưng trong cơ thể anh ta thế nào cũng có một điểm yếu nhất, mà người đời gọi đó là cái “gót chân Achilles”. So với việc đánh trực tiếp cái bộ máy, bao năm nay muốn đánh mà đâu có đánh được, thì việc đánh vào điểm yếu nhất của bộ máy, làm mất uy tín, mất tính chính nghĩa của cái Bình phong để mất chỗ dựa của bộ máy là việc dễ làm hơn. Hiện nay sự phi lý ảo tưởng của chủ nghĩa Mác-Lê, những sự thật về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh đã được phơi bày ra rất nhiều, xoáy vào điểm đó dễ hơn so với việc trực tiếp đương đầu với một lực lượng vật chất khổng lồ được vũ trang đến tận răng, rải khắp hang cùng ngõ hẻm…
Tôi thường tâm sự với anh em, lực lượng cản trở tiến bộ của đất nước tuy có sức mạnh nhưng phải dựa vào một ngọn cờ, một thần tượng để thu phục nhân tâm là chủ nghĩa Mác Lê và thần tượng Hồ Chí Minh. Nhưng đó là những giá trị giả. Mác Lê thì ảo tưởng phi khoa học đã rõ. Còn HCM thì rước vào đất nước cả hai kẻ thù Nội xâm và Ngoại xâm. Nội xâm là thể chế độc tài, tham nhũng và bán nước, ngoại xâm vòng tay nô dịch của Tàu. Ví dụ đánh vào bản thân một kẻ cướp thì rất khó khi nó được vũ trang bằng một cái bình phong. Nó dùng cái bình phong để che đậy tài lắm, nhưng làm đổ cái bình phong đi để nó phải chường mặt ra thì nhân dân mới có thể tấn công nó được…

TQT: Nhưng cũng có người đang muốn góp ý để đảng sửa chữa để trở thành một đảng của dân tộc. Vậy cũng còn có người hy vọng, ông thấy hy vọng đó có thành công không ạ?

HSP: (cười) Luận điểm ấy cũng còn nhiều lắm, nhất là những người đã gắn bó nhiều với chế độ Cộng sản. Cứ nghĩ Cộng sản có cái gốc tốt, chỉ sau này mới thoái hóa. Chỉ cần làm thế nào vực cái yếu tố tốt lên để loại trừ yếu tố xấu thì lại trong sáng. Để trả lời, tôi xin lấy lời của một đảng viên tương đối cao cấp, Tiến sĩ Trần Nhơn nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi, ông viết câu thơ:
Chẳng phải khi xưa đảng tuyệt vời
Chẳng qua chưa bị lộ đấy thôi
Đấy, bản chất chủ nghĩa CS vốn là như vậy, ta không tinh tường nên bị đánh lừa. Nhưng nhiều vị đảng viên vẫn nghĩ mình là CS chân chính. Theo tôi đã là CS chỉ chẳng có gì chân chính hết. Bản thân cái chủ nghĩa ảo tưởng phi khoa học đã không chân chính thì một tín đồ của nó sao chân chính được? Chẳng lẽ bị lừa thì gọi là chân chính?Tôi thường nói với bạn bè là đảng viên rằng CS có một đặc điểm rất lạ là cộng những số dương thành một số âm, tập hợp khá nhiều người tốt lại để làm những xấu, việc không tốt. Cá nhân các đảng viên có thể còn có những người tốt nhưng tổ chức đảng, tập thể đảng viên thì khó lòng mà tốt, bởi phải làm theo chủ trương của đảng, mà về vĩ mô thì đường đi của đảng là sai lầm! Ở dưới cơ sở có thể còn nhiều người tốt nhưng càng sàng lọc lên trên thì càng thu được cái kết tinh của sự xấu. Bởi hy vọng phục hồi cái tốt nên mong trở về với Hồ Chí Minh là tốt nhất rồi. Nhưng trong bài mới viết tôi đã nói rằng chính ông Hồ mới là trung tâm sinh ra những cái xấu như bây giờ. Từ lâu tôi đã nghĩ như vậy nhưng đa số anh em xung quanh vẫn còn suy nghĩ hoặc viết lách kiểu cải lương nửa vời, muốn nói hết phải tìm lúc, tìm cách. Rất may là TBT Nguyễn Phú Trọng đã nêu trúng vấn đề, mọi người xúm lại phân tích khá mạnh dạn nên giúp tôi nói được nhận thức gốc rễ của mình..
TQT: Vậy xin TS HSP đọc ngay bài mới viết của mình cho bà con cùng nghe!
(Xin đọc tiếp bài viết: Hiến kế diệt Chuột: Đập “bình” phải đập cái bình…phong!)

3033. Hiến kế diệt Chuột: Đập “bình” phải đập cái bình…phong!

Hà Sĩ Phu
Lời phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng đã dấy lên một cuộc hội luận về “Quan hệ giữa việc đánh chuột và bảo vệ chiếc bình quý”. Tôi lấy làm mừng vì chiếc bình quý này cũng chính là chiếc bình…phong mà chúng ta đã nhiều lần nhắc tới! Lời nói tận đáy lòng của ông TBT đã dẫn chúng ta đến chỗ cần phải đến.
Nhiều bài tham luận khắp nơi, trong và ngoài nước gộp lại, đã làm sáng tỏ được 2 điều: thực tiễn nước ta hiện nay không có Bình nào là bình “quý” cả , vì Bình chẳng những là nơi ẩn nấp của Chuột mà còn là nơi sinh ra Chuột. Cuối cùng thì chính Bình còn tệ hại hơn Chuột, Bình mới là cái cần diệt trước rồi mới diệt được Chuột.

Tác giả Nguyễn Huy Canh (2) kết luận “Tham nhũng ở VN, nó được sinh ra từ chế độ đảng trị-toàn trị” (và chế độ này đang được đại diện bởi Bộ Chính trị mả TBT Nguyễn Phú Trọng là người đứng đầu, giữ ổn định cho “cái bình quý” chính là giữ ổn định ghế cho bộ phận đầu não này thôi ! HSP). Nhà báo Phạm Chí Dũng cũng chính thức nêu câu hỏi “nhiều đảng viên cao cấp lão thành đã tranh luận công khai về việc chỉ cần “diệt chuột” hay nên “đập bình” để xóa đi làm lại tất cả”?. Và như để giải đáp luôn, phải đập bình làm lại từ gốc là duy nhất đúng, ông đã thách thức “Hãy chờ xem những người bên đảng có dám đứng thẳng để “đập bình diệt chuột” hay không”?
Đến đây, xin được nối tiếp câu chuyện bằng những suy nghĩ riêng mà bấy lâu nay tôi đã từng bước đề cập.
Muốn đánh “địch” phải nhận diện địch cho rõ (địch chẳng qua là yếu tố cản bước tiến của dân tộc thôi, không phải kẻ thù). Ta vừa nói “địch” ở đây là cả Chuột lẫn Bình, nhưng Chuột là những ai, và Bình là những ai?
Không phải ngẫu nhiên mà cả Hồ Chí Minh và các hậu duệ như ông Nguyễn Phú Trọng đều đề cao danh ngôn “đánh chuột phải cẩn thận, kẻo vỡ cái bình quý”. Giữ BÌNH đây chính là giữ cho mình (3) (4). “Mình” ở đây không chỉ là các cá nhân rời rạc mà là toàn bộ cái hệ thống chính trị Mác-xít đã mắc “lỗi hệ thống”, hệ thống các vua tập thể mà các Tổng Bí Thư luôn là người đại diện cao nhất, tức cái hệ thống độc đảng toàn trị, lấy chủ nghĩa Mác-Lê và Hồ Chí Minh làm kim chi nam và làm chỗ dựa không gì thay thế được.
Nếu BÌNH đã là cả một hệ thống như vậy thì CHUỘT cũng là một hệ thống khổng lồ không kém. Đối với nhân dân Việt Nam hiện nay thì lũ CHUỘT tàn phá đất nước phải gồm cả 3 loại: tham nhũng, phát xít đàn áp dân và bọn bán nước cầu vinh, mà gộp chung lại là giặc NỘI XÂM. Như vậy thì một bộ phận không nhỏ của BÌNH cũng chính là CHUỘT rồi.
Quan hệ giữa tập đoàn BÌNH và tập đoàn CHUỘT rõ là quan hệ gắn bó tương sinh, tương dưỡng, bởi đã có định luật bất di bất dịch: Quyền lực tuyệt đối thì Tham nhũng tuyệt đối! Nói cái BÌNH đẻ ra CHUỘT là vì vậy.
BÌNH chẳng những che chở cho CHUỘT mà từng bộ phận cũng biến thành CHUỘT luôn (về cả hai mặt tham nhũng kinh tế và bán rẻ chủ quyền đất nước), ngược lại CHUỘT cũng phải nhẩy vào BÌNH chiếm lấy quyền cho chắc ăn. Cứ thế BÌNH và CHUỘT ngày càng hòa trộn, rất khó tách biệt, dẫu có giận nhau vì ăn chia không đều nhưng cuối cùng vẫn phải đứng chung trong một chiến hào, sau một cái BÌNH… PHONG chung là Mác-Lê và Hồ Chí Minh. Cái BÌNH PHONG ấy mới là cái BÌNH lớn nhất mà cả BÌNH và CHUỘT đều phải giữ cho kỳ được. BÌNH PHONG còn thì tất cả còn, BÌNH PHONG mất thì cả BÌNH lẫn CHUỘT cũng mất!.
Khi cả hai tập đoàn CHUỘT và BÌNH đều quá khổng lồ, lại dựa vào nhau thì sức mạnh nào có thể chống trực tiếp? Bao lâu nay đảng thì hô chống tham nhũng, những người dân chủ thì hô chống độc tài nhưng kết quả chưa được bao nhiêu chính là vì thế.
Nhưng “thiên bất dung gian”, người khổng lồ nào, nhất là khổng lồ gian dối, tất cũng có “gót chân Achilles”. Gót chân Achilles của tập những đoàn cướp ngày là bắt buộc phải có quyền tuyệt đối, có con dấu, dựa trên một danh nghĩa, một điểm tựa tiền định, như một tiên đề mặc nhiên không cần chứng minh, không cần và không được phép dựng phản đề. Đó chính là cái bàn thờ, là cái BÌNH PHONG Mác-Lê-Hồ, mà trong ba ngôi đó thì Mác và Lê đã lu mờ dần về vị trí thứ yếu. Cái gì mà đối phương cố sống cố chết giữ cho bằng được, như một thứ bất biến được sử dụng để ứng vạn biến thì đó chính là cái gót chân Achilles của họ. Rất dễ nhận ra gót chân Achilles ở đây là cái BÌNH PHONG đã được thần thánh hóa mà toàn dân phải quỳ lạy.
Vậy xin tiếp lời nhà báo TS Phạm Chí Dũng, muốn đập cả cái bình (vĩ đại) và diệt lũ chuột (khổng lồ)” không còn cách nào khác là phải làm đổ cho được cái BÌNH PHONG đang bao trùm và che chắn cho cả hai “kẻ địch” ấy. Cứ đổ cái BÌNH PHONG là cả CHUỘT lẫn BÌNH đều phải chường cái MẶT THẬT trước thanh thiên bạch nhật, cả hai sẽ mất hết nội lực, bài bản cướp ngày bị cháy vở ngay, hàng ngũ CHUỘT sẽ tan rã trong nháy mắt, sẽ chạy mất giép nếu không muốn đầu hàng trước SỰ THẬT mà trở về với nhân dân, làm ăn lương thiện! Chẳng tin cứ thử mà xem!
Khi cái BÌNH PHONG đã thành lá chắn vạn năng, thành pháo đài bất khả xâm phạm của cả BÌNH và CHUỘT thì trước mắt vì sự tồn vong của dân tộc, hãy cất cái BÌNH PHONG ấy đi, tạm xếp vào viện bảo tàng để hạ hồi phân giải, mặc dù tư liệu hiện nay kể cũng đã khá phong phú. Tất nhiên cả BÌNH và CHUỘT đều không chấp nhận từ bỏ nơi ẩn nấp này, sẽ tìm mọi cách giữ cho BÌNH…PHONG khỏi vỡ. Nhưng kỷ nguyên của thông tin và sự thật sẽ cho lẽ phải một sức mạnh hơn bom nguyên tử.
Cuối cùng, thái độ đối với cái BÌNH PHONG HCM ấy chính là thước đo cả TRÍ, cả TÂM và hiệu quả thực tế của bất cứ một phác đồ điều trị nào nếu muốn “lành mạnh hóa” xã hội để giải phóng nhân dân và đất nước vậy.
H.S.P
12-10-2014
(1) Phạm Chí Dũng- TBT có dám đập bình diệt chuột (VNTB).
(2) Nguyễn Huy Canh- Ném chuột sợ vỡ bình, buồn thay TBT NPT (VNTB).
(3) Nguyễn Tiến Trung- Đánh chuột giữ bình hay giữ mình (DQ).
(4) Cánh cò- Bình là ông mà chuột cũng ông .