Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Tin thứ Sáu, 09-08-2013: Mất nước đến nơi?!

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- CHUYỆN QUANH BẢN DỊCH TỜ LỆNH PHÁT HIỆN Ở ĐẢO LÝ SƠN (Tễu).
- Cột mốc chủ quyền nơi đầu sóng: Kỳ 1: Ngọc trong lòng biển (QĐND).  – Cuộc sống thường nhật an lạc ở Trường Sa (ICTPress).  – Coi trọng phát triển y tế biển đảo (ND).
- Trao học bổng Nguyễn Thái Bình cho con em chiến sĩ Trường Sa (TN).  – 250 sinh viên là con bộ đội biên giới, biển đảo được nhận học bổng (BP).
H4<= Con tàu khổng lồ đang hút cát ở khoảng cách 2 hải lý - Ảnh: Duy Tuấn. – ‘Tàu lạ’ làm hại ngư dân trên biển Đông (VNN). “Chính quyền, biên phòng gọi đó là tàu lạ. Ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) thì ví đó như ‘con quái vật’ làm hại ngư trường“. Blogger Trần Hùng: “Con quái vật khổng lồ này vào gần bờ mà còn gọi là tàu lạ thì thôi rồi Lượm ơi !
- Việt Nam nhận thêm trực thăng EC-225 bay ra Trường Sa (ĐV).  – ‘Bay biển’, hào khí của chiến sĩ bảo vệ trời biển quê hương (VNE). – Bộ trưởng Quốc phòng VN thăm Nga (BBC).
- Trung Quốc đẩy mạnh kinh tế biển theo hướng bành trướng (TQ).  – TQ mở tuyến tuần tra, nguy cơ bùng xung đột Biển Đông (ĐV).  – Hoàn Cầu thừa nhận hải quân Trung Quốc phong tỏa phi pháp Biển Đông? (GDVN) (đánh dấu chấm ? làm gì cho thừa ra!). – Bên dưới bề mặt, Trung Quốc đang ngầm sôi (Gốc sân).
- Philippines bác đề nghị cùng khai thác của TQ trên biển Đông (PN Today).   – Philippines muốn tăng lính Mỹ nhằm bảo vệ lãnh thổ (TTXVN).
- Trung – Nhật không êm ả (NLĐ).   – Bắc Kinh liên tục khiêu khích Tokyo (RFI). – Tuần duyên lai vãng Senkaku, đại sứ Trung Quốc bị Nhật phản đối (RFI). – Nhật Bản triệu Đại sứ Trung Quốc vì vụ tranh chấp lãnh thổ (VOA).  - Tokyo thất thế trong tam giác quyền lực Mỹ-Trung-Nhật (KT).  – Vì sao TQ lo ngại tàu khu trục khổng lồ của Nhật (VNN).   – DỊU GIỌNG VỚI ASEAN, HUNG HĂNG VỚI NHẬT, TRUNG CỘNG MUỐN CÙNG KHAI THÁC BIỂN ĐÔNG (TNM).  - Nhật – Việt ‘hợp tác đối phó TQ’ (BBC).

- Philippines xin lỗi vụ giết ngư dân Đài Loan (BBC).  – Tổng thống Philippines cử đại diện xin lỗi Đài Loan (TTXVN).
- Hậm hực với dân, co ro với giặc (Huỳnh Tâm) (Thông Luận). – VIỆT NAM ! THẾ MẤT NƯỚC TỚI CẬN NƠI (TNM). “Đâu có thể để người Trung Quốc an cư lập nghiệp một cách tràn lan, vô tội vạ trên đất nước Việt Nam do người dân Việt Nam làm chủ như vậy được. Ai biết được họ sống yên phận hay là một ngày đột xuất nào đó họ trở thế tái diễn “1000 năm Bắc thuộc” thời mới đối với người dân Việt Nam, đất nước Việt Nam thì sao ? Rõ nguy quá !
- Nguyễn Hưng Quốc: Đọc ‘Đứng vững ngàn năm’ của Ngô Nhân Dụng (VOA’s blog).  – ĐẠI CHIẾN BẠCH ĐẰNG (TNM).
- Thông cáo của Đảng Dân chủ Việt Nam về “Quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam–Hoa Kỳ” (Dân Luận). – Cộng Sản Bắc Việt Cầu Cạnh Hoa Kỳ (Việt Thức). – Mỹ có thể cứu xét dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam (VOA).
- THƯ MỜI Tham dự Đêm Lên Tiếng Yểm Trợ Tinh Thần Yêu Nước Đinh Nguyên Kha – Nguyễn Phương Uyên – Đinh Nhật Uy và Tuổi Trẻ Quốc Nội (TNM). – Nghĩa nặng tình sâu từ một buổi gây quỹ tại Sacramento (ĐCV).
- Thanh niên công giáo Nguyễn Xuân Anh mãn hạn tù (RFA).
- Nguyễn Ngọc Già: Điếu Cày và Trần Huỳnh Duy Thức (Nguyễn Tường Thụy).
- Mục đích thật sự của Nghị định 72? (BBC). Steven Millward, techinasia.com: “Nghị định này có thể được sử dụng để truy tố các cá nhân lan truyền những thông tin mà chính quyền cho rằng không phù hợp. Nó có thể được dùng là lý do bắt giữ thêm nhiều blogger nữa”. – CÁI ĐÓ… LÀ CÁ NHÂN, ĐƯA ĐƯỢC! (Bùi Văn Bồng).

Điều 22. Cung cấp thông tin công cộng qua biên giới. 1. Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài khi cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có người sử dụng tại Việt Nam hoặc có truy cập tại Việt Nam cần tuân thủ các quy định của pháp luật của Việt Nam. 2. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể về cung cấp thông tin công cộng qua biên giới.

Nội dung trên cho thấy có lẽ riêng loại hình này phải có hẳn một thông tư, hoặc sẽ chiếm dung lượng đáng kể trong một thông tư hướng dẫn thi hành NĐ72 (tương tự Thông tư 07 kèm NĐ97 cách đây 5 năm). Như vậy, do chưa có “quy định cụ thể” về khái niệm, đối tượng nào nằm trong diện “cung cấp thông tin công cộng qua biên giới”, nên chỉ xin đưa ra những gợi ý, riêng về đối tượng là “cá nhân”, hầu giúp cho cơ quan soạn thảo văn bản sắp tới.
- “… Cá nhân nước ngoài”: có vẻ như nhắm đến các chủ thể “ngoại” đang hoạt động ở VN. Nhưng như vậy chưa đủ và rõ, mà có thể sẽ phải được hiểu đó là những đối tượng đang ở nước ngoài, hoặc đang sinh sống lâu dài ở VN (bao gồm cả nhân viên ngoại giao các nước), bao gồm: + người gốc Việt và không phải gốc Việt đang mang quốc tịch không phải VN; + người gốc Việt vẫn mang quốc tịch VN nhưng được định cư lâu dài ở nước khác; + người gốc không phải VN nhưng đã được vào quốc tịch VN; + và người không có quốc tịch.
- “Cung cấp thông tin công cộng qua biên giới”. Đây là một khái niệm rất phức tạp và đa dạng cho loại hình “cung cấp thông tin công cộng” trên mạng Internet. Bởi vì để hội đủ điều kiện “qua biên giới”, nó có thể phải bao gồm các đối tượng: + đang ở nước ngoài nhưng có blog sử dụng mạng xã hội của VN, hoặc lập trang web thuộc nhà cung cấp trong lãnh thổ VN; + đang ở VN nhưng có blog (bao gồm cả trang trên Facebook), trang web thuộc nhà cung cấp không phải ở VN; + đang ở VN nhưng lại trong cơ quan ngoại giao nước ngoài;  + tuy nhiên, nếu thuộc ba loại vừa nêu, nhưng lại không có “người sử dụng tại VN” hoặc không có người “truy cập tại VN” thì có thuộc diện điều chỉnh của Điều 22 không, điều này cần nêu rõ trong thông tư sắp tới.
- “Có người sử dụng/ truy cập tại VN”. Đây cũng lại là một khái niệm khó xác định. Việc lập blog, trang web là quyền ở người lập, nhưng việc “có người sử dụng tại VN” hay có người “truy cập tại VN” hay không thì lại không tùy thuộc người lập. Việc xác định có hay không và mức độ, số lượng người sử dụng, truy cập một blog, trang web nào đó thì được coi là “có” không phải điều là đơn giản.
Như vậy dường như một chủ thể phải hội đủ đồng thời cả 2 điều kiện vừa nêu trên thì mới thuộc phạm vi điều chỉnh của NĐ72. Cụ thể, nếu chỉ có hành vi “cung cấp thông tin công cộng qua biên giới” mà lại không xác định được là có “người sử dụng tại VN” hay “có truy cập tại VN” hay không thì cũng không thể là đối tượng của NĐ72.
- Quyền định đoạt, sở hữu phương tiện “cung cấp thông tin công cộng”. Tức là những “người nước ngoài” thuộc diện điều chỉnh của thông tư sắp tới, khi “cung cấp thông tin công cộng qua biên giới” đương nhiên phải thông qua các blog, web; thế nhưng quyền sở hữu của họ với các công cụ này đến đâu thì được chấp nhận, coi như là “của” họ? Các blog, web đó phải là do họ lập ra từ đầu, hay có thể cả những blog, web được cho, tặng, bán, nhờ trông coi, có người khác lập và điều hành hộ, v.v.. ? Bằng cách nào để xác thực những hình thức “sở hữu” đó?
- Trong khi chưa có “quy định cụ thể” thì những  trang thông tin cá nhân, trang thông tin tổng hợp đã từng hoặc lúc này đưa ra tuyên bố là mình thuộc loại “nước ngoài”“xuyên biên giới” thì vẫn phải chờ đợi văn bản hướng dẫn để được quyết định “số phận”.  
- Một chữ “cần” (chứ không phải là “phải“) đáng chú ý trong câu “Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài … cần tuân thủ các quy định của pháp luật của Việt Nam”.  Nó có thể được hiểu như một lời khuyên, không phải là một yêu cầu bắt buộc.
Chỉ sơ qua một số gợi ý nêu trên cũng đủ thấy riêng Điều 22 cũng có thể làm cho NĐ72 này chưa thể “đi vào cuộc sống” được, mà nó còn phải chờ thêm một Thông tư hướng dẫn, hoặc một thông tư riêng cho loại đối tượng “… qua biên giới”, chưa nói tới phải có “nghị định về xử phạt vi phạm trên Internet”, và thêm nữa (xin được trình bày tiếp vào sáng mai)
H2- Công an gây sức ép lên mẹ blogger Đoan Trang (Tuyên bố 258). “Hành động nhắm vào thân nhân, cụ thể là đối với một cụ bà 73 tuổi, tóc bạc trắng, một nhà giáo nghỉ hưu rất hiền như cụ bà Bùi Thị Thiện Căn là một hành động vô lương tâm, trái đạo lý và trái luật. Blogger Đoan Trang là một người trưởng thành, tự mình chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách một công dân; không một ai liên quan hay phải chịu trách nhiệm pháp lí nào về hành động của cô ấy“. =>
- CÁC THÀNH VIÊN MẠNG LƯỚI BLOGGER VIỆT NAM ỨNG CỨU GẤP!!! (FB Nguyen Anh Tuan).  Chúng tôi kêu gọi các thành viên mạng lưới blogger Việt Nam tham gia kí Tuyên bố 258 và những người ủng hộ đến hỗ trợ cụ bà Thiện Căn trong quá trình làm việc với công an, cũng như giám sát hành động của cơ quan công quyền“.  – Facebooker Người Buôn Gió: “Bọn 258 nó giăng máy quay và mời nhân viên đại sứ đến quanh nhà Đoan Trang sáng mai rồi. Các đồng chí nên làm ngay đêm nay để vô hiệu hóa sự chuẩn bị bọn nó. Đang đêm vào khủng bố người già mới gây được hiệu quả. Đề nghị khẩn“.
- Người Mình (Tưởng Năng Tiến). Nhà văn Võ Thị Hảo: “Mỗi công dân Việt Nam, nếu cố gắng vượt qua sự sợ hãi và vô cảm thì chắc chắn sẽ chấn hưng được dân khí. Dân khí mạnh buộc kẻ ác phải chùn tay và phải cư xử đúng mực“. – CHUYÊN MỤC MỚI: ỨNG XỬ KHI ĐỤNG ĐỘ VỚI CÔNG AN TRONG MỌI TÌNH HUỐNG (Bùi Hằng). – Dư luận viên và lũ “còn đảng, còn mình” (FB Nguyễn Thùy Linh). – HTV: đài truyền hình phản động! (DLB).
- Cứ tưởng triệu tập tội phạm (Nguyễn Tường Thụy). “Đọc cái giấy triệu tập của thẩm phán Trương Thị Minh Thơ gửi luật sư Nguyễn Văn Miếng mà cứ liên tưởng đến việc triệu tập bị can, bị cáo bởi chữ ‘triệu tập’ và đặc biệt là chữ ‘tống đạt’.  Đem thắc mắc này trao đổi với Luật sư Hà Huy Sơn, anh bảo, nó vẫn dùng từ như thế đấy.  Chẳng lẽ ngành tòa án lại nghèo chữ nghĩa đến thế hay sao?
- Việt Nam : Thêm một phóng viên điều tra tham nhũng bị bắt (RFI). – Phóng viên báo Pháp luật TP HCM ‘bị bắt’ (BBC). - Phóng viên Báo Pháp luật TP.HCM vừa đoạt giải báo chí bị bắt (Tin247).  – Nhà báo chống tham nhũng từng được trao giải thưởng ở Việt Nam bị bắt (DTD).
- Lập 7 đoàn kiểm tra các vụ tham nhũng nghiêm trọng (TTXVN). - SÂN SAU (Faxuca).  – THẤT TRẢM SỚ CỦA CHU VĂN AN CÒN NGUYÊN TÍNH THỜI SỰ (Ngô Minh).
- Tướng Trần Độ ‘trung thành với dân’ (BBC).  - GS Tương Lai:  NGHĨ VỀ HIỆN TƯỢNG TRẦN ĐỘ  “Một xã hội mà công dân không được quyền sống thật, nói thật, nhà văn cũng không được quyền bộc bạch tâm sự riêng tư của mình trên trang giấy là một xã hội không có chân móng“. – Hà Sĩ Phu – Hồi tưởng nhân kỷ niệm 11 năm ngày mất của lão tướng Trần Độ: Hùng binh nhất trượng… (BoxitVN).  - Bài tường thuật đặc sắc về đám tang Tướng Trần Độ:  Tiếng vỗ tay trong một đám tang (NLG).  – TRẦN ĐỘ – Nhật ký Rồng Rắn – Phần 3  (Bùi Văn Bồng).- MỘT VÀI CẢM NHẬN QUA ĐỌC TRUYỆN TƯỚNG ĐỘ CỦA NHÀ VĂN VÕ BÁ CƯỜNG (FB Đặng Hùng LS). – ‘Nhà văn phải dám ngồi bệt xuống đất mà viết’ (VNE).
Về “vụ án Nhã Thuyên”, rất cần thêm những tiếng nói của dư luận để chống lại, không chỉ là lối phê bình chỉ điểm, quy chụp trong văn chương nghệ thuật, mà còn là chống lại lối làm ăn tuỳ tiện, không tuân thủ pháp luật trong một đất nước đang kêu gọi hướng tới và xây dựng một nhà nước dân chủ, pháp quyền, văn minh. Tuy nhiên, bên cạnh những bài phê bình có tính “trực chiến” như trên để chống lại phái “phê bình chỉ điểm” và “cơ hội,” rất cần có thêm những bài phê bình khách quan, điềm tĩnh và mang tính học thuật cao để chỉ ra, không những tính phi lý của những quy kết vô lối xét về mặt luật pháp, như bài rất hay của tác giả Lê Tuấn Huy, mà còn là tính nông cạn, thiển cận, bảo thủ của một thứ chủ nghĩa phản tri thức trong xã hội Việt Nam bây giờ, chẳng hạn như bài rất có giá trị của Giáo sư Trần Đình Sử.
Do đó, cần hết sức tránh những đại ngôn kiểu như “ngót một trăm bài ‘đánh’ khác trên các báo ‘lề phải’ … mà Nhã Thuyên đường đường chính chính bước vào lịch sử văn học, một mình làm thành hiện tượng kỳ vĩ ngang ngửa với vụ án ‘Nhân Văn giai phẩm’ ngày xưa“, hay “Với những tội tày trời cả chế độ đã kết án Nhã Thuyên, xem ra còn to hơn các tội lỗi được quy kết cho hai người cầm đầu vụ án Nhân Văn giai phẩm ngày xưa là bà Thụy An (1916-1989) và ông Nguyễn Hữu Đang (1913-2007); cứ bằng những tội bị kết trên, Nhã Thuyên có thể bị kêu án tử hình mới xứng…”
Hãy bảo vệ nhà khoa học bằng những bài báo khách quan, khoa học, điềm tĩnh và chính xác, súc tích. Thiết nghĩ, cần hơn cả bây giờ là những bài phản biện có tính học thuật và hàm lượng tri thức cao để chống lại thứ ngôn ngữ vô văn hoá, phản tri thức của lối “phê bình chỉ điểm”.
“Học ăn, học nói, học gói, học mở”, ngay cả ăn uống cũng phải học và dân chủ lại càng phải học. Ngay những người được tiếng là đấu tranh cho dân chủ ở VN cũng hay mắc phải cái bệnh của xã hội toàn trị. Thay vì làm cho một sự việc nào đó trở nên hết sức bình thường trong một xã hội dân chủ, tự do ngôn luận được tôn trọng, thì người ta lại cứ thích tạo ngẫu tượng, phong thánh cho các cá nhân đó, ví von với nào là bà Trưng bà Triệu…
- Chúng ta cần Hiến pháp hay Chủ nghĩa Hiến pháp/Chủ nghĩa Hợp hiến (NCPL). – Đỗ Thúy Hường – Mệnh đề bịp: “Đất đai là sở hữu toàn dân” (SHSM).
- Nhiệm vụ của đại biểu HĐND rất lớn (ĐBND).
-  To chuyện rồi đây! TBT Nguyễn Phú Trọng vừa ký quyết định Thành lập bảy đoàn kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp (ND). Thật là một cuộc “ra quân” rầm rộ chưa từng thấy của đảng.  ”Theo kế hoạch, thời gian thực hiện kiểm tra, giám sát từ ngày 15-8 đến ngày 30-9-2013″, tức là kết thúc ngay trước khi khai mạc Hội nghị TW8? Ngoài ra, không hiểu vô tình hay hữu ý, Nghị định 72 ra đời như thể để “đi tắt đón đầu” chiến dịch kiểm tra giám sát này, hạn chế bớt làn sóng rò rỉ thông tin, đàm tiếu không có lợi cho ai đó trong cuộc, có thể tác động mạnh lên cả lá phiếu tín nhiệm (nếu có) trong Hội nghị TƯ8.
- Đề nghị truy tố 8 bị can trong vụ án Nguyễn Đức Kiên (QĐND).  – Đề nghị truy tố bầu Kiên 4 tội (NLĐ).  – Vụ Bầu Kiên: Cựu bộ trưởng bác cáo buộc (BBC). – Đôi dòng về cựu bộ trưởng lâm nạn (BBC).  – Rối như canh hẹ (Quê Choa).
- Không thể cứ lấy ngân sách “nộp phạt” (TT).
H2- Tạm đình chỉ công tác giám đốc bệnh viện (NLĐ).  – Tiếp tục đình chỉ thêm 6 cán bộ Bệnh viện Hoài Đức (TTXVN).  – Người tố cáo vụ ‘nhân bản’ xét nghiệm động trời (VNN). “Cả bệnh viện biết đạo đức ông giám đốc nhưng không ai dám nói ra, không ai dám đứng lên đấu tranh. Tôi và tất cả cán bộ trong bệnh viện đã phải chịu đựng quá lâu, đã sống và làm việc quá nhục nhã. Còn nhân dân thì bị nhận một dịch vụ lừa đảo”. – Nhân bản xét nghiệm tại BV Hoài Đức: Cho mượn máy để bán hóa chất (TT).  – Vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm máu của BV Hoài Đức: Nhóm tố cáo bị cô lập, o ép (PNTP).  – Tái khám miễn phí cho bệnh nhân bị trả kết quả xét nghiệm giả (VNE). – Khởi tố vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm (PLTP). Liệu bộ trưởng Tiến có khen thưởng cho Chị Hoàng Thị Nguyệt, người đứng ra tố cáo sai phạm của giám đốc bệnh viện và khoa Xét nghiệm huyết học. Ảnh: HH =>
- 3 trẻ chết vì vaccine: Ngành y cần chịu trách nhiệm đến cùng (VOV).
- VỤ LẤP VỊNH NHA TRANG: “Vượt rào” luật di sản (NLĐ).
- TRÀN LAN NHÀ XÂY TRÁI PHÉP: Nhà loại nào cũng xây được (NLĐ).
- Kiểm điểm GĐ Sở bị Bộ trưởng Đinh La Thăng đề nghị “trảm” (NLĐ).
- HỎI VÀ ĐÁP VỀ ÁN TỬ HÌNH (FB Nguyễn Hoàng Linh).
- Cần Thơ: Kè ngàn tỉ trôi sông do vật tư quá tải (?) (NLĐ).
- Phóng Sự LaoĐộngViệt 20130808- Bán nước trên chợ Cái Răng: 13 tuổi đã thâm niên 3 năm (LĐ Việt).
- Tập đoàn Điện hạt nhân Nga Rosatom một mình một chợ tự biên tự diễn vở tuồng độc: “Điện hạt nhân Ninh Thuận” (DLB).
H3<- Trại tập trung ở Moscow – Phóng sự ảnh (Kichbu).  – Vụ 1.200 người Việt bị bắt giữ ở Nga: Nga sa thải 3 quan chức (TN). – Người Việt vượt biên suýt chết khi vào Anh (BBC).  – Báo La Croix nhìn lại lịch sử thuyền nhân Việt Nam sau năm 1975 (RFI). Nghệ sĩ Yves Montand: “Người Việt Nam đang chết chìm, nên chúng ta phải giúp họ”.
- Toàn những chuyện đau lòng! (FB Thái Bá Tân). “Đúng, nhờ đảng, chính phủ,/ Ta được như ngày nay./ Chịu khó đau một chút,/ Nhưng thực tế thế này/ Có người xài thoải mái/ Chiếc giường bốn tỉ đồng,/ Cặp kính mắt hai tỉ,/ Hai tỉ, chiếc váy hồng“. – Người Việt Nam có thực sự hạnh phúc đến thế hay không? (Asia Foundation/ DTD).
- Người Việt tại Campuchia sợ bị giết vì vu cáo của chính trị gia đối lập (Soha).
- Trung Quốc và ván bài bầu cử Campuchia (BBC). “WSJ [Wall Street Journal] nhận định rằng trong cuộc bầu cử Campuchia, ‘người thua nặng nhất có thể lại là Trung Quốc’.” – Lãnh tụ đối lập Campuchia kêu gọi điều tra cuộc bầu cử (VOA).
- Trung Quốc khai trừ Đảng quan chức cấp cao tham nhũng (TT). – Loạt bài ‘Thùng thuốc súng Trung Quốc’: Đất nước này cần hệ thống nào? (phần 6) (Phan Ba).  “Người ta nói về Chủ nghĩa Xã hội, nhưng nhìn đâu thì cũng chỉ thấy Chủ nghĩa Tư bản thôi. Ở chúng tôi thì còn tư bản hơn cả ở Phương Tây tư bản nữa. Hoàn toàn chưa rõ là tất cả cần  phải phát triển theo hướng nào. Theo một nền kinh tế thị trường đặc sắc Trung Quốc?  Thế tức là rồi chúng tôi cố hướng tới dân chủ? Hay là chúng tôi ở lại một nền độc tài?
- Hai miền Triều Tiên lại bàn về Kaesong (BBC). – Bắc Triều Tiên nới rộng địa điểm hạt nhân Yongbyong (VOA). – Tàu Bắc Triều Tiên bị giữ: Phái đoàn LHQ sẽ đến Panama vào tuần tới (RFI).
- Miến Điện kỷ niệm cuộc nổi dậy năm 1988 (BBC). – Hàng ngàn người tưởng niệm nạn nhân cuộc đàn áp 1988 (RFI). – Miến Điện kỷ niệm phong trào nổi dậy 1988 (BBC).  – Miến Điện cho gần 70 trẻ em giải ngũ (BBC).
- Chủ nghĩa hiện thực tân cổ điển và các lý thuyết về chính sách đối ngoại (NCQT).
Báo Nhật đăng quảng cáo chống xuất khẩu công nghệ hạt nhân (Boxitvn).

- 46 năm thành lập ASEAN: Đoàn kết trước thách thức an ninh (TP).
- TÁC NGHIỆP BÁO CHÍ TẠI TÒA – BÀI 2: Đưa tin sai sẽ bị tòa phạt? (PLTP).
KINH TẾ
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 8-8-2013 (Vietfin). – Nguyễn Đức Kiên – Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế: Đổi mới kinh tế – cần một quyết định sáng suốt hơn về mô hình tăng trưởng (ĐBND).  – WB cam kết hỗ trợ tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam (CP). – Behavioral economics: Kinh tế học hành vi (Vietfin).
- Ngân hàng không nên giấu nợ xấu (CT).  – Nợ xấu Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư ngoại (VNE).  – Chuyển nợ xấu thành vốn góp tại doanh nghiệp? (VOV).
- M&A Việt Nam 2013: Kỳ vọng thị trường tăng trưởng vượt bậc cuối năm (DĐDN).  – M&A: Vẫn nóng bất động sản và ngân hàng (vietstock).  – M&A 2013: Cơ hội thị trường 5 tỉ USD (HQ).  – Trần Vinh Dự: Cuộc chiến chia phần thị trường tiêu dùng Việt Nam (VOA’s blog).
- Huy động gần 97 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (VnEco).
- Cảng biển Việt Nam: Vừa thừa, vừa thiếu (ND).
- Tâm lý “chờ xem” khi giá xăng, điện tăngTâm lý “chờ xem” khi giá xăng, điện tăng (ND).
- Chỉ có SJC được kiểm định vàng 99,99% (TBKTSG).  – Vấn đề hôm nay: Đừng để vàng bất động! (VOH).   – Có nên cho doanh nghiệp nhập khẩu vàng hay không? (ĐBND).  – Vàng đấu thầu được bán cho doanh nghiệp để cân bằng trạng thái (Gafin).
- Không dễ tìm mua căn hộ giá rẻ (ND).  – Thủ Thiêm: rục rịch chuyển động;  – Thu hút đầu tư ở Thủ Thiêm: cách nào cho hiệu quả (TBKTSG).
- Hà Nội sắp mở rộng đường Trường Chinh (VnEco).
- Khập khiễng giá thuê đất công nghiệp (CT).
2- Kiên Giang muốn “xử lý dứt điểm” dự án nhiệt điện của Tân Tạo (VnEco).
- Thức ăn nhanh: Cuộc đua khốc liệt (NLĐ). =>
- Nạn “chặt chém” du khách: Con sâu là có, nhưng… (TTXVN).
- Làn sóng đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam (VOV). “Hiện các DN Trung Quốc đã chuyển từ quan hệ thương mại thuần túy sang đầu tư làm ăn lâu dài ở Việt Nam”.
- Doanh nhân Nhật bị thuế TP HCM truy thu hàng tỷ đồng (VNE).
- Pháp: Giận dữ, nông dân đập vỡ 100.000 trứng gà mỗi ngày (NLĐ).
- Thái Lan mất vị trí hàng đầu vì chương trình trợ giá gạo? (RFA).
- Kinh tế G7 hứa hẹn cải thiện, các nước trỗi dậy chững lại (RFI).
- Video: Có hay không trùng hợp giữa việc xây nhà chọc trời và suy thoái kinh tế (VTV).

- Syngenta phủ nhận việc ngô không hạt vì giống: Thuyết phục đến đâu? (TP).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Giả thuyết về sự tồn tại quốc gia Việt Thường trong buổi đầu dựng nước (Phan Duy Kha).
- TẠM ĐÌNH CHỈ TIỂU THUYẾT “ĐẠI GIA” VÀ TÂM SỰ CỦA TÁC GIẢ (CSTC/ Nguyễn Trọng Tạo).
- Nghề văn không sang trọng (Trần Đình Sử). “Cách đây không lâu có người cao hứng tung ra  một ý kiến ngộ nhận: ‘Nghề văn là nghề sang trọng’. Bao nhiêu người nói theo. Thế rồi ảo tưởng, hiếu danh, thế rồi số người viết văn, làm thơ tăng vọt, thế rồi số hội viên hội nhà văn ngày một tăng. Người sắp hàng chờ vào hội cũng rất đông.  Tôi không có ý phản đối ai làm nghề văn, tôi cũng không nghĩ rằng mọi người vào hội đều háo danh. Tôi chỉ muốn nói nghề văn không phải là nghề sang trọng, nhất là vào thời hiện đại“.
- Câu chuyện thị dân: xin bắt đầu bằng 1 entry vuôi vuôi của 1 người bạn: Ve Chai (Nguyen Phi). – Câu Chuyện Thị Dân: tập 1 Đêm thành phố đầy sao….
- Tống biệt hành giữa Hà Thành (1) (Hiệu Minh).
- Đứng trên triền dốc nhìn xuống đồi thông (*) (FB Tào Lao).
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (KỲ 78) (Nhật Tuấn).
- Phụ nữ Tây – Phụ nữ Việt (BBT ethongluan.org) (Thông luận). “Phụ nữ Việt thì chê đàn ông Việt, bây giờ đàn ông Việt lại chê phụ nữ Việt. Tương lai xã hội Việt Nam toàn… con lai à?
- HT Thích Minh Tâm, trụ trì chùa Khánh Anh ( Pháp), qua đời (RFI).
- NGÔ KHẮC TÀI và Tháng Bảy tu phước báo hiếu (Lê Thiếu Nhơn). – Vì sao tháng bảy mưa ngâu là thời điểm thích hợp để tu phước báo hiếu? (Chùa PL).
3- Sự cố trong lễ nhập tháp Ni trưởng Hải Triều Âm: Chẳng nhẽ Phân ban Ni giới TƯ bó tay? (Chùa PL).
<- Trả lại sự tôn nghiêm cho các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo… bao giờ? (VOH).
- Quảng Ngãi mở rộng khảo sát khu vực tàu 700 tuổi bị đắm (VOV).
- Nghe nhạc xưa ở Little Saigon (VNE).
- Quốc Bảo với Lụa: “Tôi chán làm những thứ lặp lại” (PNTP).
- Cạnh tranh bằng MV (NLĐ).  – Ca sĩ Việt ngậm đá, ngồi trong chum để luyện thanh (VNN).
- Bước ra từ thế giới ảo (NLĐ).  – Phỏng vấn phỏng vấn ông Nguyễn Thành Nhân – Trưởng Phòng Quản lý, Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ VH-TT&DL: Nếu vẫn cố tình biểu diễn, “Bà Tưng” sẽ bị xử lý hình sự? (VOV).  – ‘Bà Tưng’ có kiện Cục Nghệ thuật biểu diễn được không ? (TN).
- Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn! (PL&XH).
- Người Hồi giáo mừng lễ Eid al-Fitr (VOA).
- Tượng 600 tuổi mất ngón tay vì khách du lịch (VNN).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
4- Giảng dạy ngoại ngữ trong kỷ nguyên “hậu phương pháp” (1): Tinh thần hậu hiện đại trong giáo dục (NC GDVN).
- Việc Đà Nẵng “dọa” kiện 3 học viên hưởng ngân sách du học: “Công anh bắt tép nuôi cò…” (PL&XH). GS. Nguyễn Minh Thuyết: “Hành vi “bội tín” của 3 học viên ở Đà Nẵng phải bị xử lý”. =>
- Bất ngờ với điểm sàn (NLĐ).  – Điểm sàn ‘cứu’ trường ngoài công lập (VNN).  – Tạo nguồn tuyển dồi dào cho trường ngoài công lập (PNTP).  – Hơn 200.000 thí sinh trên điểm sàn chưa chắc đỗ ĐH (QĐND).  – Công khai, minh bạch trong tuyển sinh (ND).
- Dương Đình Giao: NÊN TỔ CHỨC THI ĐẠI HỌC NHƯ THẾ NÀO?
- Đại học Y Hà Nội không được xét “vớt” thí sinh đạt điểm cao (VOV).  – Những thí sinh 27 điểm có thể trượt ngành Bác sĩ đa khoa (QĐND).
- Trượt Đại học: Đứng dậy hay ngồi đó? (Tiin).
- Những viên “kẹo thầy Ðà” (ND).
- GSTS Võ Văn Luật: ĐỪNG ĐEM CÔNG NGHIỆP ‘GIẾT CHẾT’ CÔNG NGHỆ ! (Bùi Văn Bồng).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Truy tặng huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho anh Trần Hữu Hiệp (TT).  – Cô gái được cứu kể về đêm chìm ca nô định mệnh (NLĐ).  – Tranh cãi về trách nhiệm tàu đầu tiên cứu hộ ở Cần Giờ (VNE).
- Bão số 6 đã làm hai người chết, một người mất tích (TTXVN).  – Nghệ An: Cứu sống 15 ngư dân trên 2 tàu cá bị chìm (Công lý).  – Tàu cá gặp nạn, 2 thuyền viên bị mất tích trên biển (TTXVN).
5<- Hà Nội “đến hẹn lại… lụt” (GTVT).  – Hà Nội bị ngập nặng (NLĐ).  – Video: Cảnh ‘ngụp lặn’ giữa biển nước ở Thủ đô (VNN).  – Bám tường rào đi học trong ngày Hà Nội ngập nặng (VNN). – Ảnh: Em ơi Hà Lội phố (Nguyễn Tiến Dũng).
- Xe ô tô lao xuống sông 16 người bị thương nặng (ND).  – Vụ xe khách lao xuống sông: Nạn nhân vẫn chưa hết bàng hoàng (TN).
- Bình Phước: Bé sơ sinh tử vong bất thường tại bệnh viện (PNTP).
- Cần Thơ: phát hiện bún, bánh lọt có chất tẩy trắng tinopal (TT).
- Đưa cha con ‘người rừng’ trở về (BBC).  - Cha con ‘người rừng’ đã sống 40 năm qua như thế nào ? (TN). - Video: Trở về sau 40 năm sống trong rừng sâu (VTV).  – 40 năm sống kiếp “người rừng” (NLĐ).
- Video: Trục lợi bảo hiểm y tế (VTV).
- Bảo vệ rùa biển ở Việt Nam (NLĐ).
- Chính phủ Hàn Quốc lo việc mai mối (NLĐ).

- Sản phụ và thai nhi tử vong tại Cần Thơ: Bộ y tế chỉ đạo làm rõ nguyên nhân (TP). – Phiếm: Nói mãi không hay (LĐ).
QUỐC TẾ
- Syria phủ nhận tin đoàn xe chở ông Assad bị tấn công (VOA).  – Ả Rập Saudi “ra giá” với Nga về Tổng thống Assad (NLĐ).
- Yemen phá vỡ kế hoạch khủng bố quy mô của Al Qaida (RFI). – Máy bay không người lái giết thêm 6 người ở Yemen (VOA). – Hà Lan rút toàn bộ nhân viên Đại sứ quán khỏi Yemen (VOV).
- Tân tổng thống Iran “tuyên chiến” với quân đội (NLĐ).  – Iran có bãi thử tên lửa đạn đạo ? (TN).
- Ai Cập tuyên bố trung gian hòa giải quốc tế thất bại (RFI).
- Nga thất vọng vì Mỹ hủy cuộc gặp (BBC).  – Phản ứng sau việc Mỹ hủy cuộc gặp Obama-Putin (VOA). – Obama hủy cuộc gặp Putin : Chấn động ngoại giao Nga-Mỹ (RFI). - Snowden là giọt nước tràn ly (NLĐ). – “Snowden”: biên giới mong manh giữa quyền tự do và an ninh công cộng (RFI).
6- Chính quyền Hồi giáo Tunisia bắt đầu nhượng bộ đối lập (RFI).
- Pakistan: Đánh bom ở đám tang làm 38 người chết (TTXVN). =>
- Afghanistan: 14 phụ nữ, trẻ em chết trong 1 vụ nổ bom (TTXVN).
- Hòa đàm Philippines-phiến quân vẫn tiếp diễn sau các vụ đánh bom (VOA).
- Thái Lan: Hàng trăm người Hồi giáo toan trốn trại để dự lễ kết thúc Ramadan (RFI). – Algeria: Mở hội ăn uống giữa kỳ Ramadan (RFI).
- Anh-Tây Ban Nha: Tranh chấp lãnh thổ leo thang (RFI).
- Israel thông qua kế hoạch xây thêm 800 ngôi nhà định cư mới (VOV).
- Philippines cấm cửa vĩnh viễn người làm cảnh sát khóc (VNE).

- Thái Lan: Riêng chung khó tách biệt (TN).
* RFA: + Sáng 08-08-2013; + Tối 08-08-2013
* RFI: 08-08-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 08/08/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 08/08/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 08/08/2013; + Tài chính tiêu dùng – 08/08/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 08/08/2013; + Nhịp đập 360 độ thể thao – 08/08/2013; + 360 độ Thể thao – 08/08/2013; + Thể thao 24/7 – 08/08/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 08/08/2013; + Cuộc sống thường ngày – 08/08/2013; + Danh ngôn và Cuộc sống – 08/08/2013; + Thời tiết du lịch – 08/08/2013; + Thời sự 12h – 08/08/2013; + Thời sự 19h – 08/08/2013

Bài tường thuật đặc sắc về đám tang Tướng Trần Độ

Bài tường thuật đặc sắc về
 đám tang Tướng Trần Độ 

                 do ông Hoàng Tiến viết cách đây gần 11 năm:


Tiếng vỗ tay trong một đám tang



Đám tang ai mà có chuyện lạ vậy? Xin thưa, đó là đám tang tướng quân nhà văn Trần Độ tổ chức ngày 14-8-2002 tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng số 5 Trần Thánh Tông.

Trung tướng Trần Độ là một vị lão thành cách mạng, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy Đảng và Nhà nước cũng như trong tổ chức quân đội, những năm cuối Đảng, bị chính quyền coi là phần tử nguy hiểm, và công an gây nhiều phiền hà. 

Cho nên đám tang ông khiến mọi người rất quan tâm. Nghĩa tử là nghĩa tận. Người ta chú ý xem lãnh đạo cư xử với đám tang ông ra sao?

Trần Độ (Tạ Ngọc Phách) 1923-2002
Ông mất từ hôm mồng 9-8, việc đưa tin trên báo và tivi rất chậm. Mãi đến ngày 13-8 báo chí mới loan tin, và tối ngày 13-8 cô phát thanh viên trên tivi mới đọc tin tang lễ. Cô vẫn mặc áo màu hoa đẹp hàng ngày, không mặc áo tang đen. Đưa tin sát ngày như thế, thì người các tỉnh xa, trong đó có nhiều đồng đội, đồng nghiệp, và những người ái mộ ông không thể về kịp, vì ngày mai 14 đã lễ tang rồi.

Ngày 14, từ 8 giờ sáng bắt đầu lễ viếng. Tuy nhiên những người yêu quý ông Độ ở Hà Nội và những tỉnh sát Hà Nội đã về kịp. Họ đi cá nhân, hoặc thành nhóm. Không thấy những viên chức cao cấp đương nhiệm, hoặc các cơ quan đoàn thể đến viếng. Hình như có chỉ thị của Ban Bí Thư (có người nói của Bộ Chính Trị) gửi các cơ quan đoàn thể về tang lễ này, hạn chế sự tham gia.

Các vòng hoa đề chữ Vô cùng thương tiếc trung tướng Trần Độ bị ách lại từ ngoài cổng. Phải bỏ chữ Vô cùng thương tiếc và quân hàm trung tướng đi. Thắc mắc thì anh em nhà tang lễ giải thích: “Chúng cháu chỉ biết làm theo lệnh ở trên”(!)

Vòng hoa của đại tướng Võ Nguyên Giáp đề hàng chữ: "Vô cùng thương tiếc trung tướng Trần Độ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp" cũng bị ách lại, đưa vào phòng đợi ngoài cổng, và đề nghị sửa (có anh em chuyên môn sửa ngay). Nghĩa là phải bỏ hàng chữ Vô cùng thương tiếc, và các quân hàm trung tướng, đại tướng, chỉ còn là ông Võ Nguyên Giáp viếng ông Trần Độ. Thư ký của đại tướng là ông Huyên, phản đối. Chuyện đôi co lằng nhằng, hai bên đều phải xin ý kiến cấp trên của mình. Mỗi bên đều xuống thang một chút. Cuối cùng vòng hoa còn là: "Thương tiếc trung tướng Trần Độ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp". Có lẽ (đó) là vòng hoa duy nhất được giữ gần như nguyên vẹn lời viếng. Nhưng khi Ban Tang Lễ gọi loa đọc tên người viếng thì lại gọi là: "Vòng hoa của ông Võ Nguyên Giáp viếng ông Trần Độ".

Những người đứng đợi trong sân nhà tang lễ, nghe thấy thế, đều xì xào bàn tán. Ông Kim Sơn, một lão thành cách mạng, tham gia từ hồi quân giải phóng, không chịu nổi đã tiến lên cự nự Ban Tang Lễ. Quân hàm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là do Bác Hồ phong. Ai dám tự ý tước bỏ? Sao các anh làm ăn bậy bạ thế? Vòng hoa vẫn đề chữ đại tướng, mà các anh đọc sai đi là nghĩa sao?

Thì quân hàm trung tướng của ông Trần Độ cũng thế, muốn tước bỏ phải có quyết định của quốc hội hoặc chủ tịch nước. Báo chí vẫn đăng là trung tướng, mà tang lễ lại bỏ đi. Thật chẳng ra làm sao! Rõ là trống đánh xuôi kèn thổi ngược!

Lại nói đến vòng hoa của thượng tướng Lê Ngọc Hiền đề là đồng chí Trần Độ, cũng bị bỏ đi chữ đồng chí. Chắc sự chỉ đạo ở trên cho rằng, ông Trần Độ đã bị khai trừ khỏi Đảng thì không còn gọi là đồng chí nữa. Nhưng họ đã lầm, theo điều lệnh của quân đội, thì từ binh nhì đến tướng lĩnh đều xưng hô với nhau là đồng chí. Ông Lê Ngọc Hiền mặc quân phục, đeo quân hàm thượng tướng trang nghiêm, đến viếng ông Trần Độ, mà cũng chỉ được giới thiệu trên loa là ông Lê Ngọc Hiền đến viếng ông Trần Độ. 

Trung tướng Nguyễn Hòa cũng quân phục, quân hàm, huân chương đầy đủ và cũng chịu cảnh ngộ như trên.

Vòng hoa của anh em dân chủ Hải Phòng đề là "Vô cùng kính phục và thương nhớ bác Trần Độ. Các bạn đồng hành ở Hải Phòng" phải sửa thành "Kính viếng bác Trần Độ. Các bạn đồng hành ở Hải Phòng". Vòng hoa cá nhân Vũ Cao Quận, đi cùng đoàn Hải Phòng, đề "Kính viếng lão tướng Trần Độ. Người lính già Vũ Cao Quận" bị giữ lại. Tranh cãi hồi lâu, không có cụm từ vô cùng thương tiếc, không có trung tướng hay đồng chí, lại không có gì sai phạm về ngữ pháp tiếng Việt, vậy cớ gì phải sửa, ai sửa được đúng hơn, xin mời. Mãi rồi cũng được vào.

Những vòng hoa mẫu mực có băng chữ ghi phải là "Vòng hoa của ông Nguyễn Văn An kính viếng ông Trần Độ", "Vòng hoa của ông Lê Đức Anh kính viếng ông Trần Độ", "Vòng hoa của Văn phòng Quốc hội kính viếng ông Trần Độ ..v..v.. Không thấy vòng hoa của ông Nông Đức Mạnh.

Chúng tôi để ý thấy nhiều bức trướng chữ vàng trên nền đỏ vẫn đề trung tướng, tướng quân, danh tướng ..v..v... không thể gỡ bỏ vì đã thêu bằng chỉ vàng bám chắc trên vải. Trong đó nổi bật bức trướng của các cụ dân chủ, trướng dài khổ to sát đất phải có gậy treo lên, thêu tám chữ vàng "Nhân văn danh tướng. Trung dũng vẹn toàn". Bên dưới ghi tên tuổi các vị kính viếng. Trưởng đoàn là cụ Lê Giản, rồi đến các ông Hoàng Minh Chính, Lê Hồng Hà, Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang ...vv..., hơn hai mươi ông. Mọi người xúm lại xem. Chụp ảnh. Quay phim. Có tiếng gọi bằng máy di động, đề nghị tịch thu. Rồi cũng không thấy gì. Mọi việc vẫn êm trôi. Tịch thu bức trướng trưởng đoàn là cụ Lê Giản thì cũng phiền đấy. Hơn nữa các cụ dân chủ đã đứng vây quanh bức trướng. Công an dùng bạo lực thì lôi thôi to.

Đoàn của các cụ dân chủ chỉ bị kìm lại thôi. Nhiều đoàn đăng ký sau đã vào trước. Ban tang lễ gây khó khăn cho các cụ phải đứng chờ dưới bóng cây, nắng chang chang, nhưng lại có cái hay là nhờ thế, mọi người hết tốp này tốp khác đến chiêm ngưỡng, bàn tán về các bức trướng. Bức trướng của nhà nghiên cứu Trần Khuê bị quản chế từ Sài Gòn gửi ra:

Công thần không làm phách
Danh toại chẳng cầu nhàn
Bút thần vung mấy độ
Ðáng mặt đại nghĩa quân. 

(Ta chú ý bài thơ có chữ phách và chữ độ. Tên khai sinh là Tạ Ngọc Phách, tên tham gia cách mạng là Trần Độ).

Bức trướng của nhà thơ Bùi Minh Quốc bị quản chế từ Đà Lạt gửi ra, người anh ruột là cụ Bùi Minh Đức gần 90 tuổi, cựu chiến binh chống Pháp, thay mặt em mang đến:

Vì đại nghĩa nhân chân, thân mấy độ trần thân
Tướng dẫu không nguyên giáp, hồn vẫn vẹn tình dân.

(Tạm dịch: Người chân chính vì nghĩa lớn, cái thân mình bị mấy lần vùi dập
Viên tướng không còn nguyên giáp, tâm hồn ông vẫn trọn vẹn tình dân).

Bức trướng của tiến sĩ khoa học Hà Sĩ Phu cũng bị quản chế, từ Đà Lạt gửi ra, viết bẵng chữ Hán, do các cụ trong nhóm thư pháp Cảo Thơm thực hiện:

Văn võ tung hoành, trung tướng phong trần, thế sự song kiên song trọng đảm
Bắc Nam xuất nhập, đại quân tế độ, hùng binh nhất trượng nhất đan tâm.

(Câu đối vế trên có Trần vế dưới có Độ. Trung tướng phong trần là trung tướng gian nan, lại có thể hiểu là ông Trần được phong trung tướng. Đại quân tế độ là đội quân cứu đời, tức quân giải phóng miền Nam. Đây nhắc đến việc ông Trần Độ là phó tư lệnh quân giải phóng miền Nam. Vậy câu đối trên có thể tạm dịch là:

Văn võ dọc ngang, ông Trần được phong hàm trung tướng, việc đời hai vai gánh vác hai trách nhiệm lớn; 
Nam Bắc vào ra, tướng Ðộ chỉ huy quân giải phóng, cứu nước một gậy trường sơn* một trái tim hồng).

Bức trướng của nhóm Cảo Thơm trên nền giấy bồi khổ lớn đề 3 chữ đại tự "Vị dân tâm" (Tấm lòng vì dân), với hàng phụ đề bằng những câu thơ chữ Hán ca ngợi tướng quân Trần Độ. Ông Tú Sót mái đầu bạc phơ, trong nhóm thư pháp Cảo Thơm, luôn miệng giải thích cho mọi người rõ nghĩa:

Vô tình vị tất chân hào kiệt
Hữu độ phương vi đại trượng phu

(Nghĩa là : Sống vô tình (như chủ nghĩa MACKENO (Mặc-kệ-nó) bây giờ), không phải là người hào kiệt. Có đức độ (vì dân vì nước) mới đáng mặt gọi trượng phu).

Lại nghe được tin, cụ Độ vừa mất, công an đến đòi khám nhà, không có lệnh. Bà Độ phản đối. Công an đe dọa những người con, bắt hai con trai lên đồn, gây căng thẳng. Cuối cùng gia đình phải nộp 5 thùng sách vở của cụ Độ. Mọi người nghe tin đều phẫn nộ. Quá thể! Gia đình người ta đang tang gia bối rối. Thật nhẫn tâm!

12 giờ 15 phút, lễ truy điệu bắt đầu. Giới thiệu vị đại diện Văn phòng Quốc hội là ông Vũ Mão đọc điếu văn. Ông Mão có nhắc đến lý lịch, quê quán, ngày sinh, quá trình tham gia cách mạng và những chức vụ ông Trần Độ đã đảm nhiệm. Phần hai, ông ta nói rất tiếc là ông Trần Độ cuối đời đã mắc những lỗi lầm nghiêm trọng... Phần hai tuy không dài, nhưng cả hội trường lặng đi. Không khí như nén lại, ngột ngạt.

Đến mục gia đình lên đáp từ, người con trưởng cụ Độ là anh Thắng, sau khi kể những tình cảm về người bố, và sau khi cám ơn tất cả các cụ, các ông, bà, chú, bác, các anh chị ... đến tham dự tang lễ, lời cuối của bài đáp từ là câu: "Tôi thay mặt gia đình xin phép không tiếp nhận lời điếu của vị đại diện Văn phòng Quốc hội" (Chưa bao giờ lại có chuyện như vậy, tang gia khước từ lời điếu của chủ lễ !!??).

Như một kho thuốc nổ được châm ngòi, cả hội trường vỗ tay ran lên tán đồng. Tiếng hoan hô lẫn tiếng vỗ tay nổi lên càng to, kéo dài không ngờ, như hội bắn pháo hoa. Các đợt liên tiếp cao hơn, to hơn, dài hơn, càng âm vang cộng hưởng hết cỡ trong vòm nhà hội trường tang lễ. Có cảm tưởng như nóc hội trường sắp bật tung. Nhiều tiếng hét đến lạc giọng, nghe không rõ. Loáng thoáng những từ hoan hô! phản đối! ngu dốt!, bất nhân!... lẫn trong những tràng vỗ tay rền vang như sấm động.

Những uẩn ức trong lòng mọi người bị dồn nén từ sáng đến giờ được dịp nổ tung. Tôi phải trèo lên chiếc ghế, đưa tay lên vành tai, nghiêng đầu lắng nghe. Một người hét to, giọng như người miền núi, tay giơ lên chỉ chỉ vào chiếc khung đen có hàng chữ Lễ tang ông Trần Độ ở trên cao, dưới là chiếc ảnh bán thân của ông mặc thường phục: “Ai cho phép chúng nó bỏ hàng chữ Vô cùng thương tiếc đi. Chúng nó không vô cùng thương tiếc, nhưng chúng tôi vô cùng thương tiếc ...”

- Thật là bọn ăn cháo đá bát.

- Không có tướng Trần Độ và anh em chúng tôi thì làm sao có chúng nó ngày nay.

- Nghĩa tử là nghĩa tận, không có ai đi kiểm điểm người chết trước linh cữu cả.

- Chuyện này cổ kim chưa thấy bao giờ.

- Mà đã chắc là ai đúng, chắc là ai sai? Quan tòa là nhân dân.

- Chúng nó phỉ báng lên truyền thống dân tộc.

Nơi này, chỗ kia, ầm ầm những tiếng thét, tiếng quát tháo: Bọn phản nhân dân! Phản bội đường lối Hồ Chí Minh! Phản văn hóa! Đề nghị Bộ Chính Trị phải nghiêm trị!

Có ai nói khẽ: “Đây là chỉ đạo của Bộ Chính Trị”.

Tiếng quát to: “Nói láo! Bộ Chính Trị sáng suốt, không làm điều ngu dốt như thế. Nói thế là không đúng”.

Có ai đó lại hô lên: “Trần Độ muôn năm!”.

Nhân viên an ninh mặc thường phục vây quanh những người quá nóng nảy, đề phòng. Có tiếng hỏi: “Vũ Mão đâu? Vũ Mão đâu?”.

“Hắn chạy rồi! Lủi ra xe rồi!” Thật là may cho Vũ Mão. Hắn ta đứng đực ra, mặt chảy xị, tái xám, ngơ ngác. Có ai giục, hắn như chợt tỉnh, vội lách ra phía sau, chuồn mất. 

Cũng may cho đám tang nữa. Sự tức giận của khối người đông đảo trong hội trường này, mà túm được Vũ Mão, thì không biết rồi những gì sẽ xảy ra.

Các cụ dân chủ đều biết kìm mình. Trước đám tang vài ngày, cơ quan an ninh đã cử người đến dò la thái độ các cụ. Lo sợ các cụ dân chủ lợi dụng chiếm diễn đàn, cướp mi-crô, gây ra căng thẳng. Các cụ đã tin lại cho công an biết. Chỉ có đầu óc ngu tối mới nghĩ như thế. Những người yêu quý ông Độ, ai lại muốn phá rối đám tang. Chính lúc các cựu chiến binh, các lão thành cách mạng, bừng bừng nổi giận, thì các ông dân chủ lại bình tĩnh, tìm cách khuyên can, chứ không có thái độ quá khích nào cả.

Toàn là những người hiểu biết. Sự nóng giận liền dịu xuống. Tang lễ lại tiếp tục. Mọi người đều đứng rẽ ra hai bên làm thành một con đường để đội danh dự mặc lễ phục trắng khiêng linh cữu trong nhà tang lễ ra xe ô tô đã đỗ ở giữa sân. Lúc này nắng lắm!

Một số phóng viên người nước ngoài tranh thủ phỏng vấn, ghi âm mấy cụ còn chưa nguôi cơn giận.

Ai cùng đi đến nghĩa trang Hoàn Vũ (hỏa táng) thì lên xe. Tôi chậm chân nên xe tang đã ra ngoài cổng rồi, tôi vẫn còn trong sân để xe đạp xe máy. Gặp chị Ngọc, vợ ông Hoàng Minh Chính, hỏi tôi có đi nghĩa trang? Tôi trả lời sẽ đi bằng xe máy. Chị khuyên tôi nên đi ô tô, đỡ mệt. Các ông ấy đều lên ô tô cả. Tôi chạy vội ra cổng, thì đoàn xe đã đi xa. Lại gặp các cụ dân chủ đứng túm lại ở đầu cổng. Hỏi ra mới rõ, xe còn rộng chỗ lắm, nhưng lái xe không chịu mở cửa cho các cụ lên (đều do công an lái xe). Một cử chỉ nhỏ nhen! Các cụ bèn quyết định thuê tắc-xi đi.

Trên xe, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang nhận định một cách tổng quát: “Chúng nó đểu một cách rất ngu, và đểu đến từng chi tiết". Nhà báo đại tá chính ủy Phạm Quế Dương lại cười hề hề: “Trò đùa ấy mà! Có gì đâu!".

Xe tắc-xi chạy nhanh, bám kịp đoàn xe tang lễ. Quả thật, nhiều xe rất vắng, mang biển số 80B. Biển số này là của công an, nhiều người biết. Hai xe cam-nhông chở đầy vòng hoa viếng, những vòng hoa bên ngoài đều bị bóc hết các băng chữ. Lại nhỏ nhen!

Dự hỏa táng xong, trở về nhà tang lễ Bộ Quốc phòng thì đã gần 3 giờ chiều. Chúng tôi lấy xe ra về, người mệt nhoài, vì nóng, vì nắng. Rủ nhau vào uống giải khát để lấy sức ngày mai còn đưa hài cốt hỏa táng cụ Độ về Thái Bình.

Sẩm tối mới về tới nhà, đã thấy mấy ông bạn cựu chiến binh đón từ đầu đường hỏi về chuyện đám tang ông Trần Độ. Thì ra chuyện ở đám tang trưa nay đã đồn ầm lên trong dân chúng. Giấu làm sao được nhân dân! Che làm sao được miệng thế gian! Và bản tin chiều của hãng BBC mãi tít nước Anh đã đưa tin về đám tang. Có cả tiếng nói của cháu Thắng và tiếng vỗ tay rền vang như sấm. Nhanh thật! Trái đất cùng chung một mái nhà.

Vài lời kết thúc:

Sáng sớm hôm sau (15-8-2002) chúng tôi tập trung tại 37 Lý Nam Đế, nhà ông Phạm Quế Dương, để di Thái Bình cho trọn tình trọn nghĩa. Công an mật đã đến lởn vởn trước cổng, từ 5 giờ sáng.

Chúng tôi gọi tắc-xi, đúng 6 giờ 30 sáng lên đường. Nhìn sang lịch ta là ngày mồng 7. Ông cha ta dạy: “Chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3”. Chúng tôi biết là chuyến đi này sẽ gặp trắc trở đây.

Quả không sai, quãng đường hơn 100 km về quê cụ Độ bị 4 lần ách xe. Công an giao thông kiểm soát giấy tờ lái xe, phương tiện xe cộ có an toàn, để đảm bảo cho khách đi đường được yên tâm. Lại còn điều tra một tai nạn xe cộ, lái xe bỏ chạy, là một trong 300 chiếc tắc-xi của hãng này. Màu sơn này. Nên công an chúng cháu phải làm nhiệm vụ, mong các cụ thông cảm. Lần ách xe ở đất Thái Bình lâu nhất, mất gần 2 giờ đồng hồ. Đến nơi thì đã 1 giờ 30 chiều, tang lễ hạ huyệt đã xong. Tổng cộng mất hơn 7 tiếng đồng hồ mới đi nổi quãng đường hơn 100 km. Mọi người đang ăn cỗ. Phong tục nông thôn bà con xa gần kéo đến rất đông.

Chúng tôi thắp hương, dâng lễ vật ở bàn thờ gia đình và bàn thờ ông Trần Độ. Lại phải ngồi ăn cỗ, thôi thì chiều nay ra mộ thắp hương trước khi về.

Được gặp con cái cụ Độ, chúng tôi tranh thủ tìm hiểu việc công an định khám nhà và lấy đi 5 thùng sách báo. Các cháu đều trả lời lấp lửng, không rõ ràng, hình như e ngại điều gì. Gặp cháu Thắng, con trai trưởng, người đã nói được câu tuyệt vời hôm qua, thì hôm nay cũng không đậm đà bắt chuyện, muốn lảng tránh câu hỏi. Có thể tối qua cơ quan nơi cháu làm việc họ đã ấn huyệt. Thôi, thông cảm cho các cháu. Các cháu cần làm ăn, cuộc đời các cháu còn dài.

Được biết thêm, có cả thảy 220 vòng hoa tang lễ ở Hà Nội. Các băng chữ bị lấy hết, gia đình chỉ giữ được 7 băng. Gia đình đòi lại được 5 cuốn sổ tang, một số trang bị xé rách.

Toàn là những cử chỉ nhỏ nhen!

Ngôi mộ ông Trần Độ được nằm cạnh ngôi mộ bà mẹ. Đó là ý nguyện của ông. Đây là nghĩa trang xóm làng, mỗi gia đình được một khoanh đất, để chôn cất những người thân trong gia đình. Ông Độ đã trở về với bà con xóm làng. Mộ ông cũng rất bình thường, như mọi ngôi mộ ở đây. Nằm ở đây thì yên ổn rồi, ấm lòng rồi. Chúng tôi tin chắc là ông Trần Độ rất thanh thản. Nhớ đến một đoạn thơ của ai đó:

Sống tranh luồn cúi vào ra,
Chết còn xí cả (cái) nhà mồ to
Phải là những bậc anh hào,
Sống thiêng - chết lại đi vào trong dân,
Mả to bia nhớn chẳng cần... 

Những ngày tang lễ ông Trần Độ
Hà Nội, tháng 8-2002 
Hoàng Tiến, nhà văn.
Địa chỉ: Nhà A 11 Phòng 420 
Thanh Xuân Bắc- Hà Nội. 



  * Cập nhật ngày 02/02/2013: Đính chính của Tiến sỹ Hà Sỹ Phu 

Thật yên tâm và cảm kích khi cuộc tiễn đưa nhà văn Hoàng Tiến, người bạn chí thiết của Hà Sỹ Phu từ 1992, đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và trân trọng.

Song, nhân việc đăng lại bài viết “Tiếng vỗ tay trong một đám tang” của Hoàng Tiến, có trích Câu đối chữ Nho của Hà Sỹ Phu viếng tướng Trần Độ với lời diễn giải, thì Hà Sỹ Phu xin “đính chính” lại lời giải thích của người bạn thân Hoàng Tiến như sau:

* Văn võ tung hoành, Trung tướng phong TRẦN, thế sự song kiên song trọng đảm!
* Bắc Nam xuất nhập, Đại quân tế ĐỘ , hùng binh nhất trượng nhất đan tâm !

Hùng binh nhất trượng nhất đan tâm” ý nói cuối đời Trần Độ đã thành nhà dân chủ, chống lại cái đảng đã tha hóa thì lúc ấy ông đã lâm bệnh tật, đi đâu cũng phải kè kè chiếc gậy bên mình. Muốn cứu giúp xã hội khỏi sai lầm cũ nhưng “hùng binh” chỉ còn lại cây gậy chống ấy và tấm lòng son day dứt thôi! Thật Chua chát và bi tráng! Chẳng ngờ người bạn thân Hoàng Tiến, với cái tâm Phật, lúc nào cũng “thật thà như đếm” lại “dịch” thành “chiếc gậy Trường Sơn” (!). 

Âu cũng là một kỷ niệm không thể quên với người bạn già quá ư chân thật.

Hà Sỹ Phu

Đà Lạt, 02/02/2013
http://nhucaytrevn.blogspot.com/2013/01/tuong-nho-nha-van-hoang-tien.html

‘Tàu lạ’ làm hại ngư dân trên biển Đông

- Chính quyền, biên phòng gọi đó là tàu lạ. Ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) thì ví đó như “con quái vật” làm hại ngư trường.
Thuyền cá cưỡi sóng săn tàu khổng lồ
Thời gian qua PV. VietNamNet ở Hà Tĩnh liên tục nhận được những lời kêu cứu của ngư dân xã Cẩm Nhượng, phản ánh những con tàu khổng lồ xâm phạm vùng biển, hút cát làm hại ngư trường đánh bắt truyền thống gần 1 năm qua.
Ngày 5/8, vừa qua, chúng tôi đã cùng với 3 ngư dân, ông Nguyễn Văn Thanh (Chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá xã); Nguyễn Hoàng Lê (Chủ tịch Hội nông dân) và ngư dân sừng sỏi Nguyễn Văn Hồng, dùng thuyền cá, vượt hơn 12 hải lý, mục sở thị những con tàu đang làm hại ngư dân.
tàu lạ; biển đông
Con tàu khổng lồ đang hút cát ở khoảng cách 2 hải lý - Ảnh: Duy Tuấn
Ông Thanh vừa lái thuyền vừa kể, những con tàu khổng lồ mang cờ nước ngoài này bắt đầu xuất hiện vào tháng 10/2012.
Lúc đó ông và hàng trăm ngư dân ở xã rất bất ngờ. Lúc đầu chỉ nghĩ là tàu nào đến thăm dò dầu khí.
“Có 2 con tàu lớn dài cả trăm mét, rộng chừng 20- 30 mét thay nhau chạy ra rồi neo đậu ở vùng Cồn Giữa, ngư trường lắm hải sản. Thường đậu ở khu vực Đông Bắc hòn Én, khi thì cách 6-7 hải lý, khi thì 10- 13 hải lý”, ông Thanh kể.
Sau khi thấy tàu lạ liên tục xuất hiện cả ngày cả đêm, rất nhiều ngư dân đã nghi ngờ và đã nhiều lần áp sát để xem họ làm gì. Thế nhưng thời gian đầu rất khó tiếp cận. Về khi về đêm, nếu thuyền cá áp sát thì bị những người trên tàu rọi đèn cao áp xua đuổi.
Mãi đến khi phát hiện vùng nước xung quanh con tàu bị đục ngầu như kiểu đáy biển bị khuấy đảo, ngư dân mới biết được rằng những con tàu đó ra để hút cát.
Sau 2,5h đồng hồ, cuối cùng chiếc thuyền cá chúng tôi cũng đã tiếp cận được tàu lạ. Anh Hồng cho biết, khoảng cách lúc này khoảng 13 hải lý.
Cảnh tượng đập vào mắt là con tàu sắt khổng lồ mang ký hiệu Vasco de Gama, đang gầm rú xả khói đen kịt, hai bên mạn tàu là những chiếc vòi hút cắm xuống đáy biển.
Một điều rất lạ là khi thấy chiếc cờ tổ quốc trên thuyền cá được bung ra, con tàu lập tức cúp vòi hút, quay đầu chạy về hướng Nam.
Cả vùng biển đằng sau con tàu bỏ đi ánh lên một mà đỏ đục. Ngư dân nói rằng, màu nước đó là hậu quả của việc hút cát từ con tàu.
Làm hại ngư trường
Vị chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá bức xúc: Từ khi những con tàu lạ này đến hút cát cũng là lúc ngư trường đánh bắt truyền thống của ngư dân Cẩm Nhượng bị xâm hại nghiêm trọng.
“Nó hút sạch những thứ dưới đáy biển, sau đó lên tàu sẽ được lọc, để lại cát, còn những thứ khác lại thải ra. Anh bảo như thế có con gì mà sống được. Gần 1 năm qua, nhiều ngư dân kêu trời vì không kiếm được hải sản, sản lượng tụt ghê gớm”, ông Thanh cho biết.
tàu lạ; biển đông
Chiếc thuyền cá của ngư dân đưa PV VietNamNet ra biển, mục sở thị “con tàu lạ” - Ảnh: Duy Tuấn
Ngư dân Nguyễn Văn Hồng thì nói, khu vực cồn Giữa, cồn Sỏi là những doi cát dưới đáy biển, là nơi cá tôm, mực rất thích cư ngụ. Ngư dân coi đây là nơi thu hoạch chính. Thế nhưng từ khi những con tàu này xuất hiện thì đã phá hoại hết ngư trường.
“Bình thường độ sâu ở đây chỉ có 14-16 sải (1 sải = 1,5m). Từ khi bị những cỗ máy khổng lồ hút cát thì giờ độ sâu đã lên tới 20 sải. Thủy hải sản cũng không còn”, ông Hồng cho biết.
Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Nguyễn Hoàng Lê thì những chiếc tàu này đã có quá trình thăm dò trước khi đến khai thác trái phép. Họ biết được vùng biển này có nhiều cồn cát. Đến hút để phục vụ việc san lấp Dự án Formosa.
Ngang ngược
Điều khiến ngư dân và chính quyền xã Cẩm Nhượng bức xúc nhất là sự việc đã được báo cáo lên huyện, tỉnh, biên phòng từ tháng 10/2012 nhưng đến nay những con tàu này vẫn ngang nhiên ra khai thác trái phép.
Ông Nguyễn Sỹ Huyền, Chủ tịch xã Cẩm Nhượng vừa chỉ tay vào con tàu đang hút cát khi đứng trên tầng 3 trụ sở xã vừa nói, họ khai thác tài nguyên ngang nhiên quá. Mặc dù xã đã nhiều lần báo cáo lên các cấp các ngành nhưng dường như bất lực. Chỉ tội ngư dân, cả vùng biển rộng lớn bị khuấy đảo, tất cả thủy hải sản không thể cư ngụ được nữa.
tàu lạ; biển đông
 Những chiếc vòi hút hai bên mạn tàu, chọc sâu vào đáy biển hút những gì dưới đáy rồi lọc, chỉ lấy cát. Ảnh: Duy Tuấn
Thiếu tá Bùi Việt Dũng - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa Sót cho biết, tháng 10/2012, sau khi tiếp nhận phản ánh của ngư dân về những con tàu hút cát trái phép, đã cho kiểm tra và báo cáo.
“Có 2-3 con treo cờ nước Bỉ thường xuyên hút cát. Mỗi ngày nếu thời tiết thuận lợi thì sẽ hút từ sáng đến đêm, vị trí gần nhất cách Cửa Nhượng 5-7 hải lý, xa nhất từ 12- 14 hải lý theo hướng đông bắc”, báo cáo của đồn tháng 10/2012.
Ông Dũng cũng cho biết, sau khi báo cáo lên Bộ chỉ huy, tháng 4/2013 vừa rồi, Bộ chỉ huy đã điều tàu tiếp cận, bắt quả tang con tàu đang hút cát trái phép, xử phạt 40 triệu đồng và xua đuổi.
Trong khi làm việc với lãnh đạo đồn biên phòng thì chúng tôi nhận được thông tin, những “con tàu lạ” lại tiếp tục xuất hiện để hút cát.
Thiếu tá Dũng chỉ đạo anh em lên đài quan sát và xác nhận thông tin là đúng.
Ông Trần Hữu Duyệt – PCT UBND huyện Cẩm Xuyên cho biết, sự việc trên huyện đã báo cáo lên UBND tỉnh từ tháng 10/2012, tỉnh cũng đã có chỉ đạo lực lượng chức năng vào cuộc nhưng không thể xua đuổi.
tàu lạ; biển đông
Dòng nước đục xung quanh vị trí con tàu khai thác cát. Ảnh: Duy Tuấn
“Việc hút cát này hết sức nguy hiểm, làm hại đến ngư trường đánh bắt, đời sống ngư dân, môi trường trên biển bị đảo lộn. Mà cũng không biết họ lấy cát hay khai thác tài nguyên quý giá gì nữa”, ông Duyệt nói.
Ông Duyệt cũng thông tin thêm, ngày 1/8 vừa rồi, UBND tỉnh đã có công văn chỉ đạo Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý dứt điểm tình trạng “tàu lạ hút cát trái phép” báo cáo về tỉnh trước ngày 5/8.
Thế nhưng, ngày 6/8, khi PV có mặt ở Cẩm Nhượng, những con tàu này vẫn ngang nhiên ra hút cát. Và tình trạng này đã diễn ra gần 1 năm qua, nhưng vẫn chưa được xử lý.
Duy Tuấn – Phi Long
(còn nữa)
Phản hồi của
Chán8/09/2013
Hải quân, Biên phòng ... chúng em có mặt đủ ở đây nè Các Bác ạ !
Tàu Lạ ,Tàu quen nó làm gì ,ra vào , Chung Em biết cả . Nhưng Bây giờ Phận sự của Tụi Em có giới hạn thôi

Toàn bộ Biển Các Bác Í Bán hết cho các Đ/C Ta rồi... Đại cục do Quân giải Phóng ta lo , bọn em chỉ như Dân phòng thôi Bọn Em đang lo Tương lai minh gia đình mình ( trong đó có Các Bác ) ko biết Tương lại đi về Đâu
Tộc Hán họ còn để cho Người VN Tồn tại được Bao Lâu !

VIỆT NAM ! THẾ MẤT NƯỚC TỚI CẬN NƠI

TTYN
6-08-2013
Đâu có thể để người Trung Quốc an cư lập nghiệp một cách tràn lan, vô tội vạ trên đất nước Việt Nam do người dân Việt Nam làm chủ như vậy được. Ai biết được họ sống yên phận hay là một ngày đột xuất nào đó họ trở thế tái diễn “1000 năm Bắc thuộc” thời mới đối với người dân Việt Nam, đất nước Việt Nam thì sao ? Rõ nguy quá !

Bài báo “Phố Trung Quốc ở Hà Tĩnh” đăng cách đây không lâu đã mô tả thực trạng người Trung Quốc đã dùng đủ mọi chiêu trò hòng đẩy mạnh việc di cư sang Việt Nam sinh sống chung với người Việt Nam như ; người Trung Quốc “nhờ” người Việt Nam đứng tên mua đất kinh doanh . Hoặc người Trung Quốc di cư sang lấy vợ Việt Nam sinh con đẻ cái tại Việt Nam rồi đặt nơi làm ăn với biển hiệu toàn chữ Trung Quốc trên đất Việt Nam tiệt nhiên không có một chữ tiếng Việt Nam . Chưa hết, những nơi người Trung Quốc làm ăn sinh sống trên đất Việt Nam họ thường gợi ý nên lắp biển hiệu chữ họ và từ chối vào nơi ấy nếu không có tiếng Trung Quốc thậm chí không tiếp người Việt Nam . 
Rời Hà Tĩnh, chúng ta nhìn tổng thể cả nước Việt Nam có thể dễ dàng nhận thấy rằng : phố Trung Quốc và người Trung Quốc có mặt đầy rẫy khắp mọi nơi như : Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Bình Dương, Sài Gòn, Vũng Tàu, Tây Nguyên …Những nơi người Trung Quốc có mặt họ đã làm những việc gây dòng gây giống, đem văn hóa họ áp dụng vào văn hóa Ta khiến không ít người Việt Nam tự hỏi “sao người ta lại biến đất Việt thành đất Tàu ( Trung Quốc ) …!”
Thậm chí, người Trung Quốc sau khi sống tại VN được một thời gian còn trở chứng ngang tàng, lộng quyền như đánh đập người Việt Nam, phá nhà người dân Việt Nam ngay trên đất nước Việt Nam giống như chính quyền nước họ, liên tục gây hấn xâm phạm, bắt bớ đưa yêu cầu phải treo cờ Trung Quốc thay cờ Việt Nam, đánh đập và bắn giết ngư dân Việt Nam ngay trên vùng Biển Đông thuộc phạm vi chủ quyền lãnh hải của Việt Nam . 
Trước tình hình đó, người dân Việt Nam đã tỏ bức xúc buộc chính quyền Việt Nam phải làm việc với những phố Trung Quốc và người Trung Quốc. Tuy nhiên, việc làm của chính quyền Nhà Nước Việt Nam còn chưa thấy hiệu quả tới đâu bởi người Trung Quốc quá mưu mô, xảo quyệt đủ mọi chiêu trò hòng tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam, đặt nền mống về lâu về dài của họ tại đất nước Việt Nam. Hiện ta có thể tạm lấy câu kết từ lời thiếu tá Tô Vĩnh Lâm, Tổ trưởng Tổ Công tác đảm bảo an ninh trật tự tại Formosa, Công an huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh rằng : việc quản lý người nước ngoài, đặc biệt là lao động Trung Quốc gặp nhiều khó khăn. 
Câu trả lời của ông Lâm có phần giống khuôn đúc với nhiều cán bộ, công chức đại diện cho chính quyền Nhà Nước, hễ đụng việc gì là hay kêu ca khó khăn này nọ, người dân vặn lại là vì khó khăn nên dân mới cần những người cán bộ công chức như các ông các bà làm. Còn nếu làm không được việc thì nên từ chức hay thôi việc để người khác thay thế làm việc. Đâu có thể để người Trung Quốc an cư lập nghiệp một cách tràn lan, vô tội vạ trên đất nước Việt Nam do người dân Việt Nam làm chủ như vậy được. Ai biết được họ sống yên phận hay là một ngày đột xuất nào đó họ trở thế tái diễn “1000 năm Bắc thuộc” thời mới đối với người dân Việt Nam, đất nước Việt Nam thì sao ? Rõ nguy quá !

Cũng chưa dừng chuyện “phố Trung Quốc, người Trung Quốc” tại Hà Tĩnh lần này lại xảy ra chuyện rất bất thường và nghiêm trọng đó là chuyện Ban tổ chức cuộc thi “Hoa khôi trí tuệ VN” ở Hà Tĩnh đã cho in toàn bộ vé xem có dấu in chìm chữ Trung Quốc với nội dung tạm dịch ra là: “Công ty TNHH Sara” có chi nhánh ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc”. Để lý giải cho việc làm trên, đại diện Ban tổ chức cuộc thi sắc đẹp và trí tuệ này cho biết: “Sở dĩ có con dấu chìm gắn kèm chữ Trung Quốc như trên là nhằm hạn chế việc làm giả vé mời cuộc thi” (?!). Ngay lập tức, dư luận đã phản ứng dữ đội “…với lời lý giải này của ban tổ chức thì chỉ nói cho trẻ con nghe. Ai tin thì thấp hơn trẻ một cái đầu … “tại sao lại có những cái đầu kém ý thức nhiều thế nhỉ ?”
Thậm chí có người còn phản ứng dữ dội và quyết liệt hơn: “Tôi nghĩ việc này cần điều tra làm rõ những người trực tiếp và người đứng đầu – vì đã tạo điều kiện cho trung Quốc ngày càng lấn sâu vào VN chúng ta. Nếu có tài trợ từ Trung Quốc thì những cá nhân đó mang tội rất năng.” hoặc ..“Trò bán nước hợp pháp chăng? Làm nhục quốc thể bằng cái “trí tuệ”cùn!” …. 
Rõ ràng hành động và việc làm của người Trung Quốc trên đất nước Việt Nam không phải chỉ riêng cá nhân họ mà có sự tiếp tay không nhỏ của cán bộ công chức đại diện chính quyền Nhà Nước Việt Nam. Còn nhớ vào tháng 3/2013, một bức ảnh được đăng trên báo Tiền Phong Online cho thấy người đứng đầu cục Kiểm ngư VN là ông Cục trưởng Cục kiểm ngư VN Nguyễn Ngọc Oai đang sử dụng bản đồ ‘lưỡi bò’ của Trung Quốc trong lúc làm việc trong phòng làm việc của Cục. Đứng bên cạnh ông Oai còn là Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản. Hay, tại Hội chợ du lịch quốc tế (ITB) 2013 diễn ra ở Berlin (Đức) Tổng cục Du lịch Việt Nam treo tranh quảng bá nhầm cho danh thắng Trung Quốc khiến nhiều người đặt câu hỏi: “Tổng cục Du lịch Việt Nam quảng bá cho du lịch Trung Quốc?”. Người dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ bày tỏ lo lắng trước vận mệnh đất nước Việt Nam từ mối nguy Trung Quốc. 
Thế nhưng, khi họ xuống đường biểu tình để thể hiện tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước thì nhanh chóng bị lực lượng công quyền trấn dẹp vì cho rằng người dân gây rối trật tự nơi công cộng. Người có tuổi tâm huyết với đất nước viết Blog, facebook …thể hiện quan điểm phản biện ôn hòa với những đường lối, chính sách của chính quyền Nhà Nước thì bị cho rằng họ đã luận điệu xuyên toạc nên bắt bớ tù đày. Tuổi trẻ cất lên tiếng nói yêu nước, chống giặc ngoại xâm một cách hồn nhiên, vô tư theo suy nghĩ của mình như 2 sinh viên Phương Uyên, Nguyên Kha thì bị chính quyền Nhà Nước vu cho cái tội là bị các tổ chức phản động lợi dụng, xúi giục chống phá Đảng và Nhà Nước Việt Nam rồi cầm tù hòng bịt miệng tiếng nói yêu nước của tuổi trẻ trong sự uất nghẹn. Giặc cả trong lẫn ngoài, rõ tình hình đất nước Việt Nam quá nguy ngập. Thế mất nước tới cận nơi rồi !
Tuổi trẻ yêu nước – ĐN99
Trí Nhân Media

DỊU GIỌNG VỚI ASEAN HUNG HĂNG VỚI NHẬT TRUNG CỘNG MUỐN CÙNG KHAI THÁC BIỂN ĐÔNG

Lý Đại Nguyên
6-08-2013
Trong cuộc họp Bộ Chính Trị của Trungcộng hôm 31/07/2013, Tập Cận Bình chủ tịch Trung Hoa Cộng Sản tuyên bố về các vùng biển đảo đang có tranh chấp là: “Chúng ta cần nhắc lại rằng, chủ quyền thuộc về chúng ta, nhưng chúng ta có thể gác lại tranh chấp, cùng khai thác, thúc đẩy hợp tác hữu nghị, tìm kiếm và mở rộng các lợi ích chung”

Lời tuyên bố trên, thoáng nghe có vẻ dịu giọng tranh chấp với các láng giềng. Nhưng đúng là giọng kẻ cả của một tên tướng cướp, kêu gọi các nạn nhân bị chúng đánh cướp biển, đảo, cùng vào khai thác chung ở những vùng mà chúng đã cướp. Thật ra, chủ nhân ông trước sau vẫn là Trungcộng, khi nào muốn cho khai thác chung, hay không là quyền của họ. Sự việc không thể chối cãi là Trungcộng đã dùng sức mạnh quân sự, trắng trợn đánh cướp quần đảo Hoàngsa của Việtnam từ tay chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ngày 19/01/1974, đến cướp một số đảo thuộc Trườngsa từ tay Việt Nam Cộng Sản  ngày 14/03/1988, và mới đây xâm chiếm các bãi đá ngầm của Philippines, lấy đó làm cơ sở cho việc nhận chủ quyền trên 80% diện tích Biển Đông, bất chấp Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.
Lập tức  hai ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario và Việtcộng, Phạm Bình Minh đang có cuộc họp Ủy Ban Hợp Tác Song Phương Việt-Phi, diễn ra tại Manila, từ ngày 31/07 tới 01/08/13, đã lên tiếng bác bỏ. Ông del Rosario cho hay: “Philippines và Việtnam có chung quan điểm không chấp thuận dự án chung như thăm dò, khai thác dầu khí với Trungquốc, nếu Bắckinh tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với các vùng biển này”. Hai bên đã thảo luận làm sao để thúc đẩy hợp tác, trong đó có cả việc chia sẻ thông tin, nhằm bảo vệ lãnh thổ trước các đe dọa ngoại xâm. Thống nhất yêu cầu  khối Asean sớm bắt đầu quá trình đàm phán với Trungquốc về Bộ Quy Tắc Ứng Xử -COC- nhằm giảm thiểu nguy cơ xung đột ở Biển Đông. Hai bên nhất trí: “Chúng tôi muốn - Asean - có bước tiến mạnh trong liên hệ với Trungquốc”. “Chúng tôi cho rằng tham vấn là chưa đủ mà cần nói về đàm phán”.
Bộ trưởng ngoại giao Trungcộng, Vương Nghị cho rằng: “Cần phải mất thời gian mới kết thúc được Bộ Quy Tắc Ứng Xử -COC- tại Biển Đông”. Phát biểu tại Hànội, nhân chuyến viếng thăm Việtnam hôm 05/08/13, Vương Nghị nói: “Một số nước hy vọng COC có thể được thỏa thuận nhanh chóng, đó là một hy vọng thiếu thực tế”
Trong khi gặp phó thủ tướng Thái Lan, Surukiat Sathirathai tại Bangkok hôm 02/08/13, Vương Nghị đưa ra đề nghị 3 bước như sau: 
“1- Đạt thoả thuận qua tham vấn và đàm phán trực tiếp giữa các bên” 
“2- Tiếp tục thực hiện Tuyên Bố Ứng Xử DOC và dần dần tiến đến chuyện tham vấn về Bộ Quy Tắc Ứng Xử COC”. 
“3- Tìm cách thực hiện các cuộc thăm dò và khai thác chung”. 
Nhưng trong thực tế các bên chưa kịp làm gì, thì Trungcộng đã huy động một đội tàu đánh cá khổng lồ trên 9 ngàn chiếc, được tuần duyên và ngư chính hộ tống tràn xuống vét cá ở Biển Đông, sau lệnh cấm đánh bắt cá của Trungcộng vừa chấm dứt vào đầu tháng tám này. Rõ ràng là Trungcộng chỉ muốn giảm bớt bộ mặt hung hãn, dùng lời lẽ hoà bình ngon ngọt, vuốt ve các nước Asean, che dấu tham vọng bành trướng quân sự, kéo dài thời gian để thực tế nuốt trửng Biển Đông. Không để cho các nước này mở lòng, rộng tay đón Mỹ-Nhật-Ấn hội nhập toàn diện vào với Asean. Qua việc xoay trục chiến lược Mỹ về Á châu, Nam tiến của Nhật và Đông tiến của Ấnđộ.
Dù Bắckinh cố làm ra vẻ hòa hoãn tại Biển Đông, nhưng lại vẫn hung hãn tại Biển Hoa Đông. Ngày 02/08/13, lực lượng tuần duyên Nhật Bản báo động: “4 tàu tuần duyên Trungquốc đã thâm nhập vùng biển chung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư”. Giới quan sát đánh giá: “Với số tàu ngày càng nhiều hiện diện trong khu vực này, một số được trang bị súng ống, chỉ cần sự cố nhỏ là xung đột có thể nhanh chóng leo thang”. Theo tường trình của nhật báo Anh ngữ China Daily: “Sau khi tham gia các cuộc tập trận trên biển với Nga ở vùng biển Nhật Bản, 5 chiến hạm của Trung Quốc đã đi ngang qua eo biển Soya giữa đảo Hokkaido phía Bắc Nhậtbản và đảo Sakhaline của Nga ra Thái Bình Dương (vòng quanh Nhậtbản) đoàn tàu trực chỉ hướng Nam rồi quay về cảng Trungquốc ngày 28/07/13, qua eo biển Miyako phía Nam Nhậtbản”. Bộ quốc phòng Nhậtbản cũng xác nhận, phi cơ tuần tra của họ đã nhìn thấy 5 chiến hạm của Trungcộng đi ngang qua khu vực Okinawa và đảo Miyako, mà không đi vào lãnh hải Nhậtbản. Đây là một nỗ lực của Trungcộng, tỏ ra có khả năng bành trướng thế lực hải quân ra đại dương. Nhưng thực tế Trungcộng vẫn bị chốt chặt trong vòng vây của các nước có sức mạnh về đại dương như Nhậtbản, Đạihàn, Đàiloan và các căn cứ quân sự và hạm đội Mỹ ở trong vùng.
Nhậtbản vốn là kẻ cựu thù của Trunghoa, là đối trọng ở châu Á của Trungcộng hiện nay, Trungcộng biết Nhậtbản đang tự thay đổi toàn diện để tranh thắng với mình ở châu Á nói riêng và trên thế giới nói chung, là địch thủ trực tiếp của mình khi gắn kết chiến lược bền vững với Mỹ, không phải là đối tượng để thuyết phục như các nước Đông Nam Á. Nên họ phải giữ thái độ quyết liệt tương tranh với Nhật để chứng tỏ quyền uy đối với dân chúng trong nước. Dù biết rằng làm thế là đẩy Nhật gắn chặt với Mỹ hơn. Chính vì vậy, mà Tập Cận Bình lãnh tụ Trungcộng đã xin gặp tổng thống Mỹ, Obama một cách không chính thức tại vùng sa mạc California vừa qua, với hy vọng: “Hai quốc gia có thể xây dựng một mô hình mới cuả quan hệ nước lớn”. Chỉ có như vậy, Trungcộng mới vượt được Nhậtbản để cầm đầu các nước trong vùng và vươn lên làm cường quốc đại dương.
Dù từ lâu nay Trung cộng vẫn lớn tiếng tuyên bố là sẽ vượt Mỹ, rồi được các thầy dùi quốc tế thổi lên là sắp qua mặt Mỹ, nhưng  thực tế thì Tập Cận Bình và các lãnh tụ ở Trung Nam Hải đều biết rõ thực lực của nước Tàu và chế độ Độc Tài, Tham Nhũng Cộng Sản hết thuốc chữa, chẳng bao giờ là đối thủ của Mỹ. 
Vì vậy, họ đang cố uốn mình đi theo kế hoạch “Tái Cân Bằng” lực lượng của Mỹ. Nên họ đã chứng tỏ bằng việc hung hăng với Nhật, đẩy Nhật về phía Mỹ. Hoà hoãn với Asean để êm đềm phân hóa nội bộ các nước và giữa các nước trong khối. Đồng thời phá kế hoạch hội nhập của Mỹ với các nước Đông Nam Á. 
Điều không thể tin, mà đã xẩy ra tại xứ Chùa Tháp. Người đối lập với thủ tương Hunsen là Sam Rainsy đã bị kết án 2 năm tù, lại được chính Hunsen xin Quốc Vương Campuchia ân xá cho về nước, trước ngày bầu cử, để đảng đối lập Cứu Quốc của Sam Rainsy thắng lớn. Rồi Sam Rainsy huyênh hoang tuyên bố: “Tất cả các đảo tranh chấp là của Trung Quốc”. Rõ ràng là việc hồi hương của Sam Rainsy phải có bàn tay phù thủy Bắc kinh thò vào rồi. Cũng như Vương Nghị ôm thắm thiết Nguyễn Tấn Dũng ở Hànội vì có công “Vi Phạm Nhân Quyền”, để phá chủ trương nâng cấp Chiến Lược Toàn Diện Việt-Mỹ. 
Lý Đại Nguyên – 
Little Saigon ngày 06/08/2013.
Trí Nhân Media

Cộng Sản Bắc Việt Cầu Cạnh Hoa Kỳ


Thượng tướng VC Đỗ Bá Tỵ tại Lầu Năm Góc ngày 20/6/2013. Nguồn: Hải quân Hoa Kỳ
Lời Mở Đầu
Cuộc viếng thăm Ngũ Giác Đài của Tướng Cộng Sản Việt Nam Đỗ Bá Tỵ xin xỏ Hoa kỳ viện trợ huấn luyện quân sự để đối đầu với Trung Quốc và cuộc viếng thăm Hoa Thịnh Đốn của Chủ Tịch Nhà Nước Trương Tấn Sang là động lực tôi viết bài này gửi đến anh em.
NHẬN XÉT
Kể từ khi khối Sô Viết sụp đổ, Nguyễn Văn Linh vì sự sống còn của đảng CS Việt Nam đã mang thân sang làm nô lệ cho Trung Hoa, lập lại cái thói quen các vua kém cỏi trong lịch sử Việt, khi bị người có tài hơn lật đổ, vội vàng mang nước bán cho Trung Hoa để duy trì quyền lợi áp bức dân tộc cùng dòng máu.Dĩ nhiên là phải trả nợ: Trung Hoa lấn sâu vào nội địa 10 cây số phía Nam ranh giới cũ sau chiến tranh Việt Hoa mà không dám hé răng, Hoàng Sa, Trường Sa và sẽ còn nhiều nữa. Nay đã nhìn thấy nguy cơ mất nước vào tay Tàu, bèn phải chạy sang thù địch cũ là Hoa-Kỳ năn nỉ được che chở và được ủng hộ khí giới ngăn chặn nguy cơ xâm chiếm của Tàu.
PHÂN TÍCH
Chúng ta đừng vội lo âu hay quá vội vàng trong kết luận là sẽ có cuộc khủng hoảng gần kề. Chúng ta nên lạnh lùng, bình tĩnh phân tích:
Một bên, Hà Nội vẫn không ngần ngài bỏ tù nhưng thanh niên nhiệt tình chống đối Trung Quốc để làm dịu ông chủ của mình, nhưng một đằng vẫn mất ngủ vì thằng láng giềng to và mạnh quá. Cái nhục của kẻ bán nước cho Tàu kể từ ngày Cố Vấn Vĩ Đại Trần Canh và Lã Qui Ba sang giúp Hồ Chí Minh đánh đuổi Pháp. Tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa.Thôi thì vuốt mặt đi xin anh cả đại cường Hoa Kỳ, hy vọng anh cả Hoa-Kỳ quên thù cũ, giúp cho tý nào may tý ấy.
Những người nắm quyền trong nước rất chủ quan trong xét đoán đàn anh Hoa Kỳ. Chằng khác nào hồi muốn lập lại bang giao với Tông Thống Jimmy Carter, Hà Nội cứ khăng khăng đòi bồi thường chiến tranh. Đòi rã họng không được bèn xuống thang.
Ta thử xem Hoa Kỳ sẽ hành động ra sao khi Hà Nội yêu cầu viện trợ quân sự để bảo vệ lãnh thổ. Ta công nhận đã có lúc bà Hillary Clinton muốn Hoa Kỳ trở lại Á Châu, nhất là Đông Nam Á để bảo vệ quyền lợi của mình và đồng minh tại đây.
Tuy nhiên, mọi chuyện đều tuỳ thuộc ưu tiên và khả năng. Leon Panetta khi lên chức Bộ Trưởng Quốc Phòng đã báo động cần giảm ngân sách Quốc Phòng. Như vậy có nghĩa: khả năng giới hạn so với mong muốn chiến lược. Muốn là một chuyện, làm được đến đâu là chuyện khác.
Hoa Kỳ còn phải lo Trung Đông là nơi ưu tiên cho quyền lợi của mình. Nền kinh tế Hoa Kỳ, lên xuống bất thường  không cho phép Tổng Thống Obama can thiệp và xen lấn vào tất cả mọi chuyện, mọi chỗ trên trái địa cầu.
Ngoài ra, tư bản Mỹ có mối lợi nơi nhân công rẻ Trung Hoa. Họ mới là nhưng người ảnh hưởng nặng lên Tổng Thống Hoa-Kỳ, dân chủ hay cộng hoà.Có tiền là đương nhiên có quyền hành. Ngược lại, Hoa Kỳ là mối lợi lớn cho Trung Hoa, không dại gì xâm chiếm Việt Nam để làm mất lòng ông thương gia Mỹ đang bơm tiền vào túi họ. Gây hấn, chiếm chơi quần đảo Trường Sa làm được. Thời VNCH, khi Trung Cộng đụng độ với Hải Quân VNCH, đệ thất hạm đội đứng giữa ngó không thèm dính vào. Giờ cũng không khác.
Khi đảng CS với Nguyễn Văn Linh khởi xướng bắt đầu khấu đầu với Trung Cộng, chúng đã đặt nước ta vào tư cách chư hầu nô lệ rồi.
Hoa Kỳ có hai đường: đứng ngoài Việt Nam và khống chế Trung Cộng bằng Đệ Thất Hạm Đội, tư tưởng chiến lược đẻ ra vào thập niên 70 thời Tổng Thống Nixon, hay lại nhảy vào lục địa Á Châu qua ngã Việt Nam, có nguy cơ đụng đầu với bộ binh Trung Hoa và một trận chiến lâu dài khác tại lục địa Á Châu. Cho đến nay, ngoài Bà Hillary Clinton, không thấy ai muốn tiến thêm vào Á Châu. Cộng Sản Việt Nam quyến rũ hợp tác quân-sự với lập luận: máu người Việt sẽ sẵn sàng chảy thêm một lần nữa thay máu Mỹ, đổi lấy viện trợ quân sự, kỹ thuật quân sự và tình báo của Mỹ. Cuộc mặc cả thật quyến rũ cho Ngũ Giác Đài. Thọc gậy bánh xe, can thiệp gián tiếp, bỏ tiền của mà không phải đổ máu. Hiện nay, thật khó cho chúng ta đoán ý của Hoa-Kỳ sẽ phản ứng đường nào và ra sao khi nhu cầu đối mặt với Trung Cộng khẩn thiết hơn.
Người Việt Nam trong và ngoài nước còn có lòng với tiền đồ tổ quốc không thể ngồi yên “rờ mu rùa” coi xem các anh cả quyết định số phận mình ra sao.
Oái oăm thay  khi  mình không có phương pháp nào hơn và bó buộc phải trở về kết luận “dĩ nhiên, cần và đủ”, cái mà người Pháp gọi là Une vérité de la palisse: Tự Lực Cánh Sinh, Tự lo lấy cho thân mình. 
Vậy:
1. Chỉ có mình lo cho mình
2. Nguồn gốc của sự lệ thuộc vào Tảu là Đảng Cộng Sản Việt Nam.
3. Không ai cứu mình vô vị lợi, kể cả nước mình đang cư ngụ, Hoa Kỳ, Gia nã Đại, Pháp v.v.
Cho nên:
QUYẾT ĐỊNH HÀNH ĐỘNG
Phải lật đổ bằng được đảng CSVN. Người trong nước phải đảm trách phần vụ này. Người tha hương chỉ có thể hỗ trợ. 
1. Vai trò người ở nước ngoài: vì xa cách địa lý, người cú trú tại nước ngoài không thể nào tổ chức, gây dựng phong trào chống đối với mục đích lật đổ chính quyền CS. Nhưng bổn phận yểm trợ không phải nhỏ. Tại nơi cư trú, chúng ta có thể biểu tình mỗi khi có nhân vật lãnh đạo CS sang cầu cạnh, xin xỏ quốc gia mình cư trú. Những người ở xa vẫn có thể hỗ trợ bằng hiện kim để tỏ lòng đoàn kết. Chúng ta đều có bổn phận theo dõi trên truyền hình, báo chí, theo rõi nhưng cá nhân, tổ chức đang có hành động chống chính quyền tại nước nhà. Mục đích là tìm đường giây hỗ trợ họ bằng tinh thần, bằng hiện kim, gây cơ hội cho họ khuếch trương phong trào của họ ra quần chúng. Giúp họ liên lạc được với những thành phần chống đối khác thành khối liên minh. Mặc đù đới sống ở ngoại quốc rất bận rộn, bận kiếm ăn, bận dạy dỗ con cái, chúng ta có bổn phận chuyên cần hơn. Chúng ta nên bớt sống lẻ loi, đi làm về bật truyền hình coi  chương trình Nguyễn Ngọc Ngạn, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, vô bổ, thiếu văn hoá, ru ngủ và đã bị địch xâm nhập ảnh hưởng. Chúng ta nên tìm hiểu tình hình đất nước qua báo chí đứng đắn, không hay chưa thoả hiệp với địch. Chúng ta cũng nên cố gắng trau dồi ngoại ngữ để đọc thêm sách báo ngoại ngữ, tìm hiểu dư luận ngoại quốc đối với nước ta như thế nào. Chúng ta đừng nên coi những sinh viên trong nước di du học là con những cán bộ cao cấp mà khinh lờ chúng. Ngược lại, họ là môi trường rất thuận lợi cho mục đích của chúng ta. Khi họ sang đây, chứng kiến nên tự do dân chủ, hưởng được tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, họ đương nhiên trở thành môi trường lý tưởng cho chúng ta thuyết phục họ, khuyến khích họ khi trở về nước phục vụ, mang những ý niệm tự do truyền cho người ít may mắn hơn nọ, không được đi du học như họ. Một thành mười, mười thành một trăm, đi mãi sẽ thành ngọn lửa bùng lên đốt cháy chủ nghĩa CS phi nhân. Chúng ta cũng không nên quên tham gia giúp những chương trình xã hội, từ thiện. Sự tham gia này sẽ nâng uy tín của chúng ta đối với tầng lớp khốn cùng trong nước. Họ sẽ biết ta không bỏ rơi họ như bọn quan lại Cộng Sản.
2. Vai trò người trong nước: tới đây, xin phép cho tôi viết như đang nói chuyện với người trong nước, nhất là những đảng viên CS trẻ tuổi, những sĩ quan, binh sĩ trong quân đọi nhân dân, những phần tử Công An:Bổn phận chống Trung Cộng xâm lăng vào nước ta là bổn phận lịch sử cao quý mà lịch sử trao cho các anh. Thế hệ chúng tôi, những kẻ thuộc “bên thua cuộc” đã mang hết sức mình chiến đấu chống độc tài đảng trị, chống chủ thuyết ngoại lai Cộng Sản mà thời gian đã chứng minh thành quả vô dụng của nó, hơn một nửa thế hệ chúng tôi đã gục ngã trên khắp chiến trường, trong ngục tù Cộng Sản với mỹ từ “trại cải tạo”, gần một nửa nữa đã chôn vùi tuổi trẻ cũng trong những nhà tù bất nhân này. Chỉ một số nhỏ chúng tôi thoát được ra ngoài và được hưởng trọn vẹn cái tự do thần tiên mà người trong nước chưa bao giờ được hưởng kể từ ngày Cộng Sản xâm chiếm miền Nam, nô lệ hoá toàn dân từ 10 cây số dưới ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu, không kể Trường Sa và Hoàng Sa. Các anh lớn lên trong môi trường không tự do. Nhưng chúng tôi chắc chắn các anh mơ tưởng tới tự do hằng ngày, hằng giờ. Thế hệ chúng tôi đã trên dưới 60, chúng tôi không có hoang tưởng còn đủ thời giờ giải phóng đát nước. Con cái chúng tôi sanh đẻ tại ngoại quốc, có quốc tịch ngoại quốc, khó có triển vọng mong chúng tranh đấu dành tự do cho dân tộc. Vậy, đương nhiên, gánh nặng rơi trên vai các anh.
Các anh cần lật đổ đảng Cộng Sản cầm quyền vì nhiều lý do:
a. Chúng đã rước voi về dày mồ. Chúng mở cửa cho Trung Cộng vào chiếm nước ta tử 1950 khi Trung Cộng giúp Võ Nguyên Giáp trên chiến trường Cao Bắc Lạng. Chúng nhường đất 10 cây số phía Nam Ải Nam Quan. Phạm Văn Đồng ký nhượng Trường Sa, Hoàng Sa cho Tàu Phù. Nguyễn Văn Linh, Đào Duy Tùng, Nguyễn Phú Trọng là những Trần Ích Tắc tân thời. Các anh đừng nhận những cơm thừa canh cặn vứt ra cho các anh từ Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng. Ngày các anh đuổi được bọn chúng đi, chúng sẽ không đi sang Trung Quốc “vĩ đại” như Trần Ích Tắc đâu. Chúng có mỗi đứa bạc tỉ lấy của các anh và nhân dân để có cuộc sống đế vương với vợ con chúng ở Thuỵ Sĩ, Pháp Quốc v…v… Chẳng dại gì sống tại Nga hay Tàu.
b. Lý thuyết Cộng Sản với hợp tác xã, cướp đất của dân không thể nào là giải pháp kinh tế hữu hiệu ở thế kỷ 21 nữa. Cộng Sản ở Trung Cộng và Việt Nam chỉ còn là cái tên. Xã Hội Chủ Nghĩa chỉ còn là cái vỏ. Bọn cán bộ chóp bu đã cướp cơm chim của các anh. Còn chần chờ gì nữa mà không diệt tụi chúng. Hồ Chí Minh tuyên bố: “Không gì quý hơn độc lập”. Chưa thấy độc lập đâu, chỉ thấy bóng Tàu Phù trên giải đất Việt Nam.
c. Tuổi trẻ Việt Nam đang đứng lên chống nhượng đất cho Tàu Phù. Bọn cầm quyền ra lệnh cho các anh bắt bờ và bỏ tù họ. Họ sẽ không quên hành động của các anh đối xử với họ.
d. Các anh, nhất là quân đội có khí giới trong tay. Quân đội trong bất cứ quốc gia tự do nào cũng là công cụ của nhân dân, không thể nào làm công cụ của một đảng như dưới thời Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông hay Hồ Chí Minh. Các anh cần thảo ra chương trình đảo chánh thận trọng, quy củ trước khi ra tay.  Thận trọng, tuần tự, kín đáo. theo phương châm của Nã Phá Luân: “Làm những điều trong vòng khả năng, và làm với tất cả khả năng” (Ne faire que le possible et faire le tout possible). Không sớm thì muộn, các anh sẽ thành công. Chắc chắn nhân dân sẽ theo các anh. Nhân dân chỉ chờ các anh đứng lên. Họ sẽ theo.
Chỉ có người trong nước làm nổi việc này. Ở ngoài, chúng tôi sẽ quyết tâm hỗ trợ các anh trên mọi mặt.
Đó là con đường hành động duy nhất, giải pháp duy nhất còn lại cho chúng ta nếu chúng ta còn muốn độc lập và tự do. Trung Cộng không phải là đồng minh, chúng muốn nô lệ hoá chúng ta. Anh, Mỹ, Pháp cũng chẳng bị đe doạ gì hơn nếu Trung Cộng nuốt chúng ta. Đừng bao giờ trông chờ ngoại quốc như Trương Tấn Sang, Đỗ Bá Tỵ.
Thân mến,
BS. Nguyễn Ngọc Khôi QYHD 16
Nguồn: Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y
© 2013

CÁI ĐÓ...LÀ CÁ NHÂN, ĐƯA ĐƯỢC!


* BÙI VĂN BỒNG
              ... * PV: Thưa ông, với quy định, các trang web cá nhân hoặc trang do cá nhân lập ra trên các mạng xã hội sẽ không được phép "cung cấp thông tin tổng hợp". Theo giải thích của Bộ Thông tin và Truyền thông, quy định như vậy là nhằm chấm dứt tình trạng sao chép, vi phạm bản quyền. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, làm như vậy là hạn chế quyền tự do ngôn luận. Ông nghĩ sao về điều này ?
               * Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn: “Về mặt hình thức có vẻ ràng buộc. Nhưng theo tôi, khi pháp luật quy định đầy đủ nhất là khi chúng ta tự do nhất. Tôi biết tôi được làm gì và không được làm gì. Chứ làm mà không biết mình đang làm cái gì, đúng hay sai thì còn nguy hiểm hơn. Chẳng hạn như việc, cá nhân biến trang thông tin điện tử của riêng mình (blog) thành nơi cung cấp thông tin tổng hợp, thì nó không còn là trang thông tin điện tử cá nhân nữa, mà đã trở thành trang thông tin điện tử tổng hợp. Còn những ai bảo rằng, đưa ra quy định như vậy là hạn chế tự do ngôn luận, theo tôi đó là tư duy ngụy biện”... (Xem Ở đây ).
Vậy nên, cần phụ họa cho rõ:
… Ông Doãn, nhà phát ngôn truyền thông
Truyền những lời rất thông
Và chính xác
Còn nữa, rất chuẩn
- Thế nghĩa là:
Cái gì của cá nhân là của cá nhân
Không được kéo tập thể và người khác vào
Cá nhân, chỉ biết cá nhân
Không được nói đến không khí, ánh sáng, nước, mưa bão, gió và ô-xy
Đó là của thiên nhiên
Và cũng là của toàn xã hội…
Đất đai sở hữu toàn dân
Của anh đâu mà anh tung len mạng?
Cả tài sản của anh, cá  nhân anh
Oan ức của riêng anh
Bức bách  điều này chuyện kia
Là của riêng anh hết
Ai đụng đến của anh
Là chuyện riêng người đó
Dù chính quyền, quan chức, đại gia, lưu manh
Tư tưởng, nhận thức chưa thông
Bất công chỗ này chỗ nọ
Cả chuyện đóng góp từ thiện
Vận động sống khỏe
Góp ý xây dựng
Phê và khen ai…
Vẫn là chuyện của riêng anh
Nhưng trên Internet, với blog – như Facebook…
Là ’Truyền thông’ đấy!
Nhưng phải nhớ:
Phương tiện không được Truyền, cấm được Thông
      Bài báo hay, sự kiện mới, thông tin HOT cần phổ truyền
      Cấm!
Dù Mác nói: "Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội"
Nhưng đó là ông Mác
Không phải Bộ Truyền thông!
Cái của cá nhân anh, nỗi đau
Oan khốc, bất công và cả bất đồng…
Kệ anh
Đưa lên mạng tâm sự, kêu ca, trao đổi, nhờ ai lý giải sẻ chia….
Là Phạm  luật
Cấm chuyển tải thông tin dù giải trí
Nhưng đã là xã hội, không phái chuyện cá nhân
Tôi thích câu chuyện giật gân
Tôi yêu bài hát và hát nhiều lần
Bộ phim hấp dẫn
Tôi muốn gửi đến bạn…
Cấm!
*     *     *
Trang cá nhân
Chỉ được nói: Yêu ai, ghét ai, thất tình hay sung sường
[Nhưng cấm nói ghét ông này bà kia đương chức đương quyền
Đó là chuyện xã hội...]
Chỉ được phép tung lên sóng trời:
Sung sương ngày mấy lần
Với ai? Ở đâu? Cấm được lôi họ vào
Đó là ‘chuyện cá nhân’
 (Thì đưa được, không cấm)
Ăn gì, uống gì? Khỏe hay yếu, nếu yếu – bộ phận nào?
Sống khỏe, chơi được
          Tứ khoái! - Chuyện cá nhân
           Đưa được, cấm đưa chuyện Tứ phương.
Nếu vì cái TÔI ích kỷ, hẹp hòi?
- Giống chúng tao, được!
Nếu vì Nhóm lợi ích?
- Khuyến khích!
Nếu vì CHÚNG TA?
- Dại, đừng tốt thế, cảnh báo!
Nếu vì xã hội, cộng đồng?
- Phạt!
Nếu dám nói lên Dân chủ, Công lý, Công bằng? 
 -Bắt giam!...
Cứ giữ lấy cái TÔI mà đưa lên
Chuyện cá nhân mà:..
Cứ thoải mái, không sao!
Cứ tung mạng dài...dài...
Ôi, 72
Cộng thành ‘9 nút’
Con số có hên không?
Sao mà ‘tối như hũ nút’?
BVB
-----------------
+ Bài liên quan:
>-  Phát triển ITC và Nghị định 72 
>-  Facebook …về NĐ 72   
>-  Đừng đổ lỗi… 

>>- Không biết có phải vì quá “bí số’ nên chỉ nhìn sơ qua từ 2009 đến nay mà có  nhiều Nghị định 72 /CHÍNH PHỦ (Quy phạm pháp luật như thế dễ lẫn lộn, tra cứu mệt!):
1 - Số: 72/2009/NĐ-CP - Ngày 03 tháng 09 năm 2009 
Quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
2- Số: 72/2010/NĐ-CP - Ngày 08 tháng 07 năm 2010                          - Quy định về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường
3 - Số: 72/2013/NĐ-CP - Ngày 15 tháng 07 năm 2013
QUẢN LÝ, CUNG CẤP, SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET VÀ THÔNG TIN TRÊN MẠNG
=>Và, ... ?
 

FBNguyễn Thùy Linh

Có nhiều người vẫn còn mơ hồ về lực lượng Dư luận viên (DLV) trên internet nên hôm nay Thùy Linh sẽ giới thiệu sơ qua về lực lượng này để mọi người cùng biết !

Sau khi Thùy Linh đăng những bài viết đầu tiên của mình lên trang facebook cá nhân, đã có mấy cô chú cảnh báo rằng sớm muộn gì các DLV cũng sẽ tràn vào để ném đá cháu. Lúc đó Thùy Linh chưa tin và cũng chưa biết DLV là gì, nên sau đó đã dành ra cả một tuần để tìm hiểu về lực lượng này. Thì ra đây là lực lượng được dẫn dắt bởi những người làm bên Ban tuyên giáo hay nói cách khác họ là những "tuyên truyền viên". Công việc chủ yếu của họ là ngày ngày lên internet, tham gia vào các diễn đàn hoặc các trang mạng xã hội, nhằm mục đích định hướng dư luận đi theo những chủ trương của Đảng và Nhà nước, với sứ mệnh cao cả: "Còn Đảng còn mình !"

DLV trên internet chỉ là một bộ phận của lực lượng tuyên truyền viên. Nói chung những người công tác trong các cơ quan truyền thông của Đảng đều có thể coi là DLV, kể cả những giảng viên dạy chính trị trong các trường ĐH. Ở các nước tư bản người ta rất kỵ khái niệm "tuyên truyền" tuy nhiên ở Việt Nam thì "tuyên truyền" là một khái niệm rất thiêng liêng. Chúng ta có hẳn cả một hệ thống các Ban tuyên giáo từ Trung ương đến địa phương, công tác "tuyên truyền" là một nhiệm vụ mang tính sống còn đối với sự tồn tại của Đảng !

Lực lượng DLV trên internet có thể chia làm 2 loại tùy theo trình độ. DLV sơ cấp là những người chỉ biết văng tục và chửi bới, họ chỉ việc học thuộc lòng vài cụm từ cơ bản sau là có thể bắt đầu hành nghề: "rận chủ, phản động, bán nước, lôi kéo kích động chống phá nhà nước, các thế lực thù địch, diễn biến hòa bình - bạo loạn lật đổ, bợ đít Mỹ, ăn bơ thừa sữa cặn, Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại…" Loại này không đáng sợ cho lắm, cách tốt nhất để đối phó với họ là hãy lờ đi hoặc đuổi thẳng cổ !

DLV cao cấp – lực lượng này mới thật sự đáng sợ ! Những lý thuyết về Chủ nghĩa Mác-Lênin họ thuộc lòng như cháo. Họ sử dụng rất tốt những phương pháp tuyên truyền, nhồi sọ và tẩy não được đúc kết từ các bậc "vĩ nhân" như Stalin, Mao Trạch Đông, Hitler… Ngoài ra họ còn là những bậc thầy về khả năng ngụy biện, khó có ai hơn được họ ở khả năng này. Dưới đây Thùy Linh xin liệt kê ra một vài luận điểm cơ bản thường được các DLV cao cấp sử dụng và đạt được hiệu quả khá cao, để mọi người biết mà đối phó:

- Luận điểm 1: Yêu Tổ quốc là phải yêu Đảng, yêu CNXH.
- Luận điểm 2: Nếu ĐCS mất quyền lãnh đạo thì đất nước sẽ rơi vào tay kẻ thù.
- Luận điểm 3: Nếu không có ĐCS và Bác Hồ thì không có đất nước ngày hôm nay.
- Luận điểm 4: Kiên định mục tiêu CNXH, kiên định đi theo con đường mà Đảng và Bác đã chọn. Độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH. Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng HCM là kim chỉ nam cho mọi hành động.
- Luận điểm 5: Những người đang đấu tranh cho dân chủ chính là các thế lực thù địch, mang danh nghĩa đấu tranh cho dân chủ để kích động lôi kéo nhân dân, làm mất ổn định tình hình đất nước. Nhằm âm mưu "diễn biến hòa bình - bạo loạn lật đổ !"
- Luận điểm 6: Đa nguyên Đa đảng thì đất nước sẽ loạn lạc, tranh dành quyền lực, đấu đá lẫn nhau và đất nước sẽ rơi vào tình trạng bạo lực đẫm máu giống như Iraq, Libya, Syria…
- Luận điểm 7: Đất nước còn nghèo là do chiến tranh, do bị cấm vận, do thiên tai và đặc biệt là do sự chống đối của các thế lực thù địch.
- Luận điểm 8: "Đất nước ta dân chủ gấp vạn lần các nước tư bản", chế độ một Đảng lãnh đạo đã giúp nước ta có được sự ổn định về chính trị, đó là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta sẽ đuổi kịp và vượt qua các nước tư bản phát triển trong nay mai !
- Luận điểm 9: Chủ nghĩa Mác-Lênin không bao giờ sai, Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là do họ áp dụng không đúng, nóng vội chủ quan duy ý chí, đốt cháy giai đoạn… Việt Nam không bị sụp đổ theo là do Đảng ta quá tài tình và sáng suốt !
- Luận điểm 10: Đảng sai Đảng đã sửa, Bác sai Bác đã xin lỗi (về sai lầm trong cải cách ruộng đất năm 1954, thảm sát ở Huế trong Mậu thân 1968, đàn áp trả thù những người thuộc chế độ VNCH sau năm 1975).
- Luận điểm 11: Các nước tư bản như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore phát triển như vậy là nhờ có sự viện trợ của Mỹ, nên đã trở thành nô lệ của Mỹ, còn đất nước chúng ta tuy chưa giàu nhưng lại độc lập tự chủ, không bị phụ thuộc vào bất cứ nước nào… "Không có gì quý hơn độc lập tự do !"

Còn rất nhiều luận điểm nữa, quy chung lại mục đích cuối cùng của họ là hướng dư luận đến những suy nghĩ sau:
- Đất nước ta đã thoát nghèo, đang tiến lên mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng !
- Tình trạng cán bộ tham nhũng chỉ là con sâu làm rầu nồi canh, Đảng sẽ khắc phục điều này, không nên để cho các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo và kích động chống phá Đảng và nhà nước.
- Vai trò lãnh đạo của Đảng là không thể thay thế được, tuy còn vài hạn chế nhưng chắc chắn Đảng sẽ sửa đổi và tiến bộ không ngừng. Hãy đặt trọn niềm tin vào Đảng !
- Nhân dân ta đang được sống một cuộc sống độc lập, tự do, dân chủ, công bằng, văn minh… Các nước tư bản phát triển như Nhật, Hàn, Mỹ... tuy giàu có nhưng bất ổn, người bóc lột người, luôn luôn phải sống trong lo âu vì bạo động, khủng bố, giết người man rợ…
- Có được những điều trên là nhờ công ơn của Đảng quang vinh và Bác Hồ vĩ đại, sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ là hoàn toàn xứng đáng với những gì mà chúng ta đang có ngày hôm nay. Nếu chúng ta đứng dậy đấu tranh chống lại Đảng là có lỗi với Bác, có lỗi với các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh - đó là hành động bán nước cầu vinh !

SÂN SAU

Phạm Xuân Cần
Lâu nay dư luận xã hội, nhất là trong cộng đồng doanh nghiệp vẫm xầm xì về chuyện doanh nghiệp này, doanh nghiệp kia là của ông nọ, bà kia. Và, khi chuẩn bị đấu thầu một dự án nào đó, một trong những việc đầu tiên, hết sức quan trọng mà doanh nghiệp phải làm, không phải là nghiên cứu dự án, để tính toán các giải pháp, phương án tối ưu, mà là phải tìm hiểu xem đằng sau dự án đó có “đệ” của anh này hay chị kia hay không. Nếu có thì đương nhiên họ sẽ lặng lẽ rút lui, coi như đó là một “điệp vụ bất khả thi”.
Dư luận không còn là dư luận, khi tối ngày 6/8/2013, chương trình VTV1 đã phát đi một phóng sự dựa trên một đề tài nghiên cứu của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Để minh họa, phóng sự này chỉ nêu một ví dụ, đó là việc chủ tịch, các phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước đã vì lợi ích nhóm, vì doanh nghiệp sân sau mà bất chấp các quy định của Pháp luật và Điều lệ Đảng, có tới 88 quyết định sai trái, trong đó riêng quyết định tùy tiện hạ giá bán 323 ha cao su đã gây thiệt hại cho ngân sách trên 25 tỷ đồng. Thế nhưng, người ta có thể thấy “ví dụ Bình Phước” thấp thoáng ở mọi ngành, mọi cấp.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã cảnh báo một thực tế rất đáng lo ngại, đó là nhiều cán bộ đảng viên cấp Trung ương có quan hệ không bình thường với doanh nghiệp để trục lợi. Ở cấp tỉnh, thành và tương đương và sau đó là ở cấp huyện cũng có biểu hiện này, nhưng thấp hơn, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận diện đây là một dạng tham nhũng đặc biệt.  
Theo kết quả khảo sát xã hội học do Thanh tra Chính phủ công bố năm 2012, có đến 40% doanh nghiệp đồng ý với việc có sử dụng các mối quan hệ với quan chức để trục lợi. Theo khảo sát của VCCI, 69% doanh nghiệp cho rằng họ đã chi từ 1 đến 5% tổng chi phí của doanh nghiệp cho các hoạt động “bôi trơn”. Tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam khẳng định: “Muốn làm cho nhanh, muốn làm cho thuận tiện thì họ phải “bôi trơn” - đưa tiền vào, tất nhiên điều này không thành văn nhưng gần như phổ biến ở tất cả các doanh nghiệp”. Nếu đó là một sự thật, thì có một sự thật khác còn chua chát hơn, do chính Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu cách đây không lâu. Ông nói đại ý: Ở Hà Nội có nhiều doanh nghiệp “bôi cũng không trơn”, vì mỗi dự án có mười anh “bôi”, nhưng chỉ có một anh trúng thôi. Ai cũng hiểu ngoài chi phí “bôi trơn”, doanh nghiệp cần có một thứ khác, “trơn” hơn, đó chính là quan hệ. Vì thế, không lạ gì khi người ta luôn lấy các mối quan hệ với quan chức như một chỉ số hàng đầu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thiết nghĩ, với mục tiêu lấy lợi nhuận làm chính và trong bối cảnh như vậy, suy nghĩ và việc làm của các doanh nghiệp cũng là bình thường.
Theo ông Lê Hồng Liêm, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: “Quan hệ không bình thường giữa cán bộ đảng viên có chức quyền với doanh nghiệp sân sau là một dạng tham nhũng đã ở mức đáng báo động. Không nhận diện rõ điều này thì thực sự trở thành nguy cơ đối với sự phát triển đất nước, làm thay đổi, vẩn đục môi trường đầu tư, làm cho việc phân bổ ngân sách đầu tư và chính sách bị méo mó và chắc chắn hệ lụy là ảnh hưởng trực tiếp tới lòng tin của nhân dân và sự tín nhiệm của nhân dân”.

Xưa nay, khi nói đến sự bất bình đẳng trong kinh doanh, người ta vẫn nói đến sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và khu vực doanh nghiệp dân doanh. Hiện nay, chí ít về hành lang pháp lý sự bất bình đẳng đó đã được giải quyết cơ bản. Điều đó tưởng như đã tạo tiền đề cho việc thực thi khẩu hiệu “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. Thế nhưng, cuộc hôn hối “đại gia- đại quan”, với các loại hình sân sau này thực sự đang đặt các doanh nghiệp còn lại trước trùng trùng những “điệp vụ bất khả thi”. Vì, đơn giản, ngoài “trước pháp luật’ ra, vẫn còn đó một thứ “sân…sau pháp luật” tồn tại!
 Thầy Chu Văn An

  THẤT TRẢM SỚ CỦA CHU VĂN AN

   CÒN NGUYÊN TÍNH THỜI SỰ

 

Trước khi có đảng cộng sản thì dân tộc Việt Nam đã từng nhiều lần đánh đuổi quân xâm lược và xây đắp những triều đại có nền văn hiến rực rỡ, tạo nên sự trường tồn hàng ngàn năm của dân tộc Việt. Nhưng cũng có những triều đại (đa phần là các vị vua cuối triều) suy thoái dẫn đến diệt vong. Sự diệt vong của các triều đại đã minh chứng: chính sự suy thoái của giới cầm quyền mới khiến vương triều sụp đổ. Đó là bài học lịch sử vô cùng cần thiết đối với các thể chế cầm quyền. Tới đây tôi nhớ lại Chu Văn An với “thất trảm sớ” đề nghị vua cho chém bảy tên đại gian thần trình lên vua Trần Dụ Tông nhưng đã không được Dụ Tông cứu xét. Bây giờ nếu thầy Chu Văn An sống lại chắc ông phải có TRIỆU TRẢM SỚ mới diệt hết bọn gian thần đang lộng hành tham nhũng, cướp bóc, đè đầu cưỡi cổ dân ở trung ương và địa phương

Dân ta khi nói về thầy Chu Văn An, ai cũng một lòng ngưỡng mộ, vì thầy là một bậc hiền nho, một tấm gương tiết tháo, suốt đời không màng lợi danh. Thầy có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo. Nhận thấy tài năng và đức độ của thầy, vua Trần Minh Tông(1314-1329) mời ra làm Tư nghiệp trường Quốc Tử Giám, dạy học cho thái tử. Đến đời Dụ Tông-thời kỳ suy sụp nhà Trần- tình hình thế sự thay đổi, vua quan ăn chơi sa đoạ, bọn gian thần tham nhũng, đục khoét dân nghèo ngày một nhiều.Cảm xót trước vận mệnh nước nhà, thầy đã nhiều lần can ngăn và dâng sớ chém 7 nịnh thần nhưng đều bất thành nên cáo quan về dạy học, viết sách cho tới khi mất. Sự nghiệp của thầy con ghi và thờ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Ngày nay khi nhắc đến thầy Chu Văn An, chúng ta thường liên tưởng tới “Thất trảm sớ” với nội dung xin chém 7 nịnh thần. Đây là một tờ sớ mang dấu ấn lịch sử rất quan trọng , người xưa chỉ nghe tiếng “Thất trảm sớ” thôi là đã ca ngợi rồi, nhà sử học Lê Tung (thế kỷ XV) viết, “Thất trảm chi sớ nghĩa động quỷ thần”, danh sĩ Nguyễn Văn Lý (thế kỷ XX) có thơ “Thất trảm vô vi tồn quốc luận/ Cô vân tuy viễn tự thân tâm”, nghĩa : sớ Thất trảm không được thi hành, cả nước bàn luận/Đám mây lẻ loi tuy xa vẫn tự có tinh thần trong lòng.

Rất tiếc cho đến nay nội dung tờ sớ đó không ai biết, có thể lúc đó bọn  gian thần đã hủy đi để bịt miệng dư luận hoặc ai đó hủy đi để bảo vệ ông cũng nên. Còn vua Dụ Tông thì hoảng sợ, không đủ quyền lực để ra tay.

Theo sử sách ghi lại, nhà Trần trải qua 12 đời vua, từ vua đầu tiên Trần Thái Tông năm 1225, đến vua cuối cùng là Trần Thiếu Đế năm 1400. Như vậy nhà Trần kéo dài được 175 năm. Sau đó vào năm 1400 bị Hồ Quý Ly cướp ngôi. Cụ Chu Văn An sinh ra vào thời vua thứ 6 của nhà Trần, tức vua Trần Minh Tông, trải qua đời vua Trần Dụ Tông, và mất vào đời vua thứ 8 của nhà Trần, tức vua Trần Nghệ Tông, năm 1370.

Thời vua Trần Dụ Tông là thời kỳ bắt đầu suy sụp của nhà Trần, và cũng chính lúc này thầy Chu Văn An dâng Sớ xin vua Trần Dụ Tông chém 7 tên gian thần, để mong cứu vãn nhà Trần. Như đã nói, chính sử không nêu nhưng trong dân gian vẫn truyền tụng nhiều.

Theo cuốn Vương triều sụp đổ, tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Hoàng Quốc Hải, NXB Phụ nữ - 2006, thì bảy tên gian thần bị Chu Văn An xin nhà vua xử trảm, như sau:

1. Hoạn quan chi hậu cục Mai Thọ Đức, kẻ cai quản phi tần và tuyển chọn mỹ nữ, đã lạm dụng chức quyền bắt về vô số con gái nhà lương dân. Để nhiều người chết trẻ, chết già vì mòn mỏi trong cung thất; lại bày ra các trò dâm ô trác táng dẫn Hoàng thượng vào con đường vô đạo.

2. Trâu Canh, viên ngự y phạm tội làm cho Hoàng thượng liệt dương từ năm 3 tuổi, lại bày trò phục dương cho bề trên khi 15 tuổi. Y đã bắt cóc 21 đứa trẻ khỏe mạnh con nhà lương dân, giết đi lấy mật làm thang cho bài thuốc hồi dương của quan gia. Rồi y bày trò cho quan gia thông dâm với chị ruột mình, nói là phương thuốc chữa trị.

Trong khi chữa trị cho quan gia, y lại thông dâm với cung nhân của chính quan gia. Trâu Canh là người Hán, cháu nội Trâu Tôn đi theo quân nhà Nguyên vào xâm lược Đại Việt, năm Ất Dậu (1285) thất trận bị quân Đại Việt bắt, y đã xin hàng, lại xin được cư trú. Nay Trâu Canh lộng hành, dẫn dắt đức vua vào con đường thương luân bại lý.

3. Bùi Khoan, Chính chưởng phụng ngự. Y bày trò cờ bạc rượu chè dơ dáy ngay trong cung thất, dẫn đức vua vào mê lộ, bê tha như đám dân đen ngu muội.

4. Văn Hiến hầu can tội gây bè đảng khiến các đại thần chia rẽ, ngờ vực lẫn nhau, làm cho đức vua khó phân biệt người ngay kẻ nịnh.

5. Hành khiển tả ty lang trung Nguyễn Thanh Lương, xảo trá, dẫn vua vào con đường ăn chơi xa xỉ, tới cạn kiệt quốc khố.

6. Hành khiển hữu ty, hữu bộc xạ Tâm Đức Ngưu đồng lõa với Nguyễn Thanh Lương tìm đủ mọi cách tăng thu thuế khóa, tăng các sắc thuế từ thượng cổ chưa từng có, để bòn rút của dân, lấy tiền chi vào các cuộc ăn chơi trác táng của hoàng thượng. Kể cả những năm mất mùa đói kém, dân chết đói đầy đường, chúng cũng không tha giảm.

7. Đoàn Nhữ Cẩu, Đồng binh chương sự, bòn rút khẩu phần của lính, các đồ binh khí đã cũ hỏng vẫn không chịu thay thế, để lấy tiền công bỏ túi. Y sao nhãng việc luyện tập canh phòng biên cương phía Bắc, phía Nam gần như bỏ ngỏ. Hiện thời Chiêm Thành đang ráo riết nhòm ngó miền châu Hóa.
Lũ gian thần này mượn danh Hoàng thượng để làm các việc, mà nhìn bề ngoài thiên hạ cứ ngỡ là chúng làm vì Hoàng thượng. Nhưng kỳ thực, các khoản chi tiêu cho Hoàng thượng chỉ một phần, còn vào túi chúng tới chín phần.


Vì vậy thầy giáo Chu Văn An sau khi vạch tôi đã viết, “Để giữ nghiêm phép nước, nối dòng đại thống từ Thái tông cao hoàng đế tới nay, xin bệ hạ cho chém đầu bảy tên gian thần trên, và tịch thu sản nghiệp của chúng, sung quốc khố, để làm gương răn đe kẻ khác.

Dù chỉ là huyền sử nhưng với những tên người cụ thể, với những cáo trạng như vậy cũng là một “giải mả thú vị”, thoả mãn lòng dân.

Điều quý hơn hết là dân ta đã một lòng ca ngợi và xem thầy như sao Đấu, sao Khuê, Cao Bá Quát cũng từng viết,

Thất trảm yêu ma phải rợn lòng

Trời đất soi chung vầng hào khí

Nước non còn mãi nếp cao phong

 (tổng hợp từ các nguồn tư liệu)

Đọc ‘Đứng vững ngàn năm’ của Ngô Nhân Dụng

Tôi được Ngô Nhân Dụng tặng cuốn Đứng vững ngàn năm: Nhờ đâu nước Việt vẫn còn sau ngàn năm Bắc thuộc? vừa được Người Việt xuất bản trong chuyến đi California vừa qua. Lúc ở Cali, tôi đọc loáng thoáng được chương đầu. Rất thích. Nhưng vì quá bận bịu với bạn bè nên không thể đọc tiếp được. Tôi chỉ đọc trọn cuốn sách dày ngót 500 trang ấy trên chuyến bay từ Los Angeles về lại Sydney. Đọc say sưa. Nhờ thế, chuyến bay dài 15 tiếng tự dưng thấy ngắn hẳn lại.

Đây là tác phẩm biên khảo thứ tư của Ngô Nhân Dụng, sau ba cuốn đã in dưới nhiều bút hiệu khác nhau: Yêu con, dạy con nên người Việt (ký Đỗ Quý Toàn, 1987), Đổi Mới Kinh Tế: Thí nghiệm Cộng sản đã thất bại, Việt Nam đi về đâu? (ký Vương Hữu Bột, 1989) và Tìm thơ trong tiếng nói (ký Đỗ Quý Toàn, 1992) (1).

Nhìn vào danh sách bốn tác phẩm trên, nhận xét đầu tiên cần được rút ra là: Phạm vi nghiên cứu của Ngô Nhân Dụng thật rộng: Ông đi từ giáo dục đến kinh tế, lý thuyết văn học, và cuối cùng, lịch sử và văn hóa (hoặc, đúng hơn, nhân học, anthropology). Các tác phẩm thuộc các lãnh vực không những khác nhau mà có khi còn rất xa nhau, ngỡ như trái ngược hẳn nhau (như giữa thơ và… tài chính, chẳng hạn!)

Ngoài sự đa dạng, tất cả các cuốn sách ấy đều có hai đặc điểm chung: Thứ nhất, tính chất nghiêm túc trong học thuật. Được đào tạo có bài bản ở Tây phương, lại có kinh nghiệm giảng dạy ở đại học trong nhiều năm, Ngô Nhân Dụng nắm rất vững các phương pháp nghiên cứu, nên cuốn sách nào của ông cũng đều có độ dày về tài liệu, độ sâu của sự phân tích, sự giàu có của các chứng cứ và sự mạch lạc trong cách lý luận, tránh được những kết luận vội vã, võ đoán, xuất phát từ thành kiến quen thuộc thường thấy. Thứ hai, tính chất khám phá. Mỗi cuốn sách của Ngô Nhân Dụng đều mang lại cho người đọc nhiều phát hiện thú vị, hoặc trong tư liệu hoặc trong quan điểm hoặc trong cả hai. Dù chuyển dịch qua nhiều lãnh vực khác nhau, ở đâu Ngô Nhân Dụng cũng nghiên cứu kỹ lưỡng, cập nhật được những kiến thức mới nhất trong ngành và ở đâu ông cũng cố gắng đưa ra một cách nhìn khác, ít nhất so với giới cầm bút Việt Nam. Cái gọi là “cách nhìn khác” ấy hiếm khi được đẩy đến cùng, có lẽ do Ngô Nhân Dụng ngại sự “cực đoan”: Ông thường dừng lại ở thao tác tổng hợp để bao quát nhiều quan điểm khác nhau, từ nhiều góc độ khác nhau, hầu vẽ nên một bức tranh nhiều chiều và nhiều tầng. Đọc ông, nhờ vậy, người ta vừa thấy thích thú vừa thấy gần gũi. Ông không gây hấn với truyền thống và thành kiến, không đẩy người đọc vào thế đối lập. Ông chọn cách đối thoại khoan hòa và dung hòa.

Trong các tác phẩm của Ngô Nhân Dụng, cuốn sách mới nhất, Đứng vững ngàn năm, là cuốn sách hay và rất cần thiết. Nó vừa có ý nghĩa học thuật vừa có ý nghĩa chính trị: Nó trả lời được nhiều câu hỏi không những của giới nghiên cứu về lịch sử và văn hóa mà còn của mọi người Việt Nam bình thường trước tình hình chính trị, đặc biệt trong quan hệ với Trung Quốc hiện nay. Nhưng ở đây, tôi chỉ xin tập trung vào khía cạnh học thuật.

Đặc điểm đầu tiên của cuốn Đứng vững ngàn năm là sự mới mẻ.

Trước hết là sự mới mẻ trong đề tài. Thường, viết về lịch sử Việt Nam, hầu hết giới cầm bút đều tập trung vào thời kỳ từ thế kỷ thứ 10 trở về sau. Với thời kỳ trước đó, người ta chỉ thường nhắc một cách họa hoằn và thoáng qua. Lý do dễ hiểu: ít tài liệu. Đứng vững ngàn năm là một cuốn sách hiếm hoi tập trung vào cái vùng được xem là ít tài liệu và cũng ít được đề cập ấy. Trong cái vùng hoang vắng ấy, Đứng vững ngàn năm lại xoáy sâu vào một khía cạnh hầu như chưa có ai nghiên cứu thật sâu: tại sao, trước sự bành trướng dữ dội và liên tục của Trung Hoa, trong khi các sắc dân khác ở Quảng Đông, Vân Nam và nhiều vùng khác đều lần lượt bị thôn tính và đồng hóa, Việt Nam vẫn có thể đứng vững và cuối cùng, giành được độc lập sau cả ngàn năm Bắc thuộc? Đã có nhiều học giả tìm cách trả lời câu hỏi ấy. Ví dụ, với Trần Trọng Kim, đó là nhờ nghị lực và tính chất riêng của người Việt; với Lê Thành Khôi, nhờ người Việt có tiếng nói riêng; với Keith Taylor, ngoài yếu tố ngôn ngữ, người Việt còn có một sức mạnh khác: Phật giáo; với Lê Mạnh Hùng, nhờ Việt Nam có dân số đông và một nền kinh tế dựa trên nghề trồng lúa nước vững chắc (tr. 12).

Câu trả lời của Ngô Nhân Dụng không hoàn toàn mới mẻ nhưng có tính chất bao quát và sâu sắc. Ông không tin vào một lý do duy nhất (tr. 13). Ông cho sự tồn tại của dân tộc Việt Nam xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Theo ông, lòng yêu nước và tinh thần bất khuất tuy cần, rất cần, nhưng không đủ để bảo vệ một quốc gia. Cả ngôn ngữ cũng vậy. Hầu hết các dân tộc phía Bắc Việt Nam, tuy cũng có tiếng nói riêng, nhưng cuối cùng, đều bị người Hán nuốt chửng, và trở thành một tỉnh hay một quận của đế quốc Trung Hoa mênh mông hiện nay. Lập luận của Ngô Nhân Dụng được xây dựng dựa trên một giả thuyết: trước và trong khi tiếp xúc với Trung Hoa, “[đ]ời sống tập thể của dân Việt phải có những cơ cấu khá vững chắc làm nền tảng thì mới có sức đề kháng trước làn sóng văn minh Trung Hoa” (tr. 359).

Cái gọi là “cơ cấu vững chắc” ấy bao gồm: “Nhiều yếu tố kinh tế, xã hội và văn hóa tạo nên sức mạnh của dân Việt, làm vốn liếng để xây dựng được ý thức dân tộc mạnh mẽ và bền bỉ. Sức mạnh của dân Việt nằm trong một mạng lưới xã hội là thôn làng (người); trên căn bản kinh tế đủ phong phú (đất); và trong những tín ngưỡng (thần) giúp người Việt thêm tin tưởng vào giá trị văn hóa của mình, tự phân biệt với các quan lại và quân lính đô hộ” (tr. 360).

Giữa cái gọi là “cơ cấu vững chắc” và tinh thần bất khuất, yếu tố nào quan trọng hơn? Dường như Ngô Nhân Dụng phân biệt hai khía cạnh và hai giai đoạn khác nhau: Trong việc bảo vệ bản sắc dân tộc trước âm mưu đồng hóa của Trung Hoa, “[y]ếu tố quan trọng nhất giúp tổ tiên người Việt không bị Hán hóa có lẽ là, trước khi người Hán tới, họ đã có sẵn một nền nếp tốt đẹp trong cuộc sống chung, gọi là văn minh” (tr. 14). Nhưng trong việc giành độc lập thì “yếu tố quyết định vẫn là ý chí vững chắc, một ‘cái nghị lực riêng’ muốn sống như một dân tộc, dù chỉ là một quốc gia nhỏ bé; chứ không chịu sáp nhập vào một đế quốc lớn mạnh” (tr. 384).

Ngoài ra, Ngô Nhân Dụng cũng nhận ra một yếu tố khác nữa mà vì tự ái dân tộc ít ai nghĩ đến: sự may mắn. Việt Nam ở xa, bị ngăn cách với các trung tâm quyền lực và văn hóa của Trung Hoa bằng những vùng núi non hiểm trở; hơn nữa, khí hậu lại khá khắc nghiệt; cả hai yếu tố địa lý và khí hậu ấy biến thành “những hàng rào ngăn cản khiến người Hán bành trướng xuống tới biên giới nước Việt thì bị ngăn lại” (tr. 14, 176, 179 & 359).

Khi phân tích sự tồn tại của Việt Nam sau một ngàn năm Bắc thuộc, Ngô Nhân Dụng cũng nhấn mạnh một điểm ít người để ý: trong lịch sử, người Việt Nam không những giữ được bản sắc văn hóa riêng mà còn có khả năng đồng hóa ngược lại những người Hoa di dân đến Việt Nam: Tất cả đều dần dần biến thành người Việt; hơn nữa, họ còn góp phần bảo vệ và xây dựng Việt Nam trước những âm mưu xâm lăng cũng như đồng hóa của Trung Quốc, như trường hợp của Lý Bôn, tổ tiên nhà Trần, Vũ Phương Đề, Trịnh Hoài Đức, v.v.. (tr. 15-6, 306-337).

Tuy nhiên, cái hay và cái mới nhất của cuốn sách không phải ở các luận điểm lớn và chung chung vừa nêu: Chủ yếu chúng nằm ở độ sâu và độ rộng của sự phân tích. Ngô Nhân Dụng tránh được hai khuyết điểm thường thấy trong giới nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam: Một, nhìn mọi hiện tượng ở Việt Nam như những gì biệt lập; và hai, như hậu quả của khuyết điểm ấy, hay có khuynh hướng cường điệu hóa một số mặt mạnh hoặc sự độc đáo nhằm thỏa mãn tự ái dân tộc hơn là tìm kiếm sự thật. Tránh được hai khuyết điểm ấy, một phần, có lẽ do tầm nhận thức, chủ yếu là tầm nhận thức của người sống giữa các nền văn hóa, do đó, có thói quen nhìn mọi vấn đề ở phạm vi toàn cầu; phần khác, theo tôi, quan trọng hơn, do phương pháp nghiên cứu mà Ngô Nhân Dụng lựa chọn: nó thuộc về lãnh vực nhân học (anthropology) hơn là lịch sử. Các nhà nghiên cứu lịch sử thường bị giới hạn trong một phạm vi hẹp: sự kiện; với một nguồn tài liệu cũng hẹp: ngôn ngữ (chủ yếu là ngôn ngữ viết, chỉ có trong khẩu ký sử - oral history - mới sử dụng nhiều loại ngôn ngữ nói – dưới hình thức phỏng vấn); giới nghiên cứu nhân học có tầm hoạt động có tính chất liên ngành, từ lịch sử đến khảo cổ học, ngôn ngữ học, kinh tế học…, và nhắm đến một đối tượng lớn hơn: con người, và sau con người, văn hóa. Với một đối tượng lớn như thế, ngành nhân học đòi hỏi cái nhìn vừa có tính so sánh (comparative perspective) vừa có tính chỉnh thể luận (holistic perspective) tức luôn luôn tập trung vào chức năng và quan hệ giữa các đối tượng được khảo sát.

Ví dụ, viết về vai trò của tín ngưỡng dân gian và các tôn giáo, đặc biệt về Phật giáo, Ngô Nhân Dụng không hề đề cao các tín ngưỡng hay các tôn giáo ấy, xem chúng hay hơn các tín ngưỡng và tôn giáo ở những nơi khác. Ông chỉ tập trung vào các chức năng xã hội và chính trị của các tín ngưỡng và tôn giáo ấy: Một, chúng giúp người ta thấy mình khác với các sắc dân khác, nhất là những sắc dân đang xâm lược và đô hộ mình; hai, chúng giúp nuôi dưỡng niềm tự tin và tự hào dân tộc; ba, chúng tạo nên tình liên đới và sự đoàn kết giữa những người đồng chủng đang chịu khổ đau và áp bức; bốn, các cơ sở thờ phượng đóng vai trò đào tạo lớp người có học để sau đó, họ trở thành những kẻ lãnh đạo trong các cuộc đấu tranh cho độc lập cũng như trong việc xây dựng đất nước; và cuối cùng, tín ngưỡng và tôn giáo khiến người ta can đảm hơn, sẵn sàng hy sinh vì đại nghĩa khi cần thiết. Nhìn vấn đề như vậy đã hay. Nhưng Ngô Nhân Dụng không chỉ dừng lại ở các phân tích như thế. Khác với hầu hết các nhà văn hóa học Việt Nam, ông mở rộng tầm nhìn sang nhiều nước khác trên thế giới, như Kosovo, Ireland, Nam Sudan và Ba Lan để thấy ở những nơi khác, tín ngưỡng và tôn giáo cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành dân tộc. Chứ không riêng gì ở Việt Nam.

Như vậy, không nên đọc Đứng vững ngàn năm như một tác phẩm sử học (history). Đọc thế là một thiệt thòi cho cuốn sách và cho cả tác giả: Từ góc độ sử học, Ngô Nhân Dụng không có phát hiện quan trọng nào về tư liệu. Ông đọc nhiều, nhớ nhiều, diễn đạt một cách mạch lạc và sáng sủa diễn tiến các câu chuyện được đề cập. Nhưng ông không phải là người đầu tiên khám phá ra những tư liệu ấy. Tôi nghĩ nên đọc Đứng vững ngàn năm như một công trình có tính chất nhân học (anthropology), ở đó, giá trị của nó chủ yếu nằm ở việc phát hiện ra các quan hệ và các chức năng của những yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa, đặc biệt đến tính cách của người Việt, từ đó, giải thích sự tồn tại kiên cường của người Việt trước các đe dọa đến từ phương Bắc. Từ góc độ nhân học, đây là một công trình nghiên cứu mới mẻ, sâu sắc. Và hay.

Đặc điểm thứ hai của cuốn Đứng vững ngàn năm là ở tầm rộng. Rộng ở nguồn tư liệu: Chúng được viết bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, từ tiếng Việt đến tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức và chữ Hán; thuộc nhiều lãnh vực khác nhau, từ lịch sử đến khảo cổ học, văn hóa học, ngôn ngữ học, chính trị học, kinh tế học, … (2) Rộng ở phạm vi quan sát và đối chiếu. Dường như với bất cứ vấn đề gì, Ngô Nhân Dụng cũng nhìn quanh trên thế giới để phát hiện những sự tương đồng và dị biệt. Nói đến vai trò của tiếng Việt trong việc bảo vệ độc lập cũng như bản sắc văn hóa của Việt Nam, ông so sánh nó với những gì xảy ra ở Pháp, Tây Ban Nha, Nam Tư, Canada (đặc biệt vùng Québec), Do Thái, Phần Lan, v.v.. So sánh như thế, Ngô Nhân Dụng thấy được hai khía cạnh quan trọng: Thứ nhất, ở đâu ngôn ngữ cũng có tính chính trị và một sức mạnh mãnh liệt trong việc tạo nên cộng đồng và dân tộc; và thứ hai, yếu tố chính quyết định sức sống bền vững của một ngôn ngữ không hẳn là vì nó “hay” hơn các ngôn ngữ khác mà chủ yếu, một phần, nó gắn liền với tình cảm sâu kín của con người; phần khác, nhờ các mạng lưới xã hội giúp duy trì ngôn ngữ ấy. Riêng trong trường hợp của Việt Nam, mạng lưới ấy chính là nếp sống quần tụ trong các làng xóm với những quan hệ lâu đời chồng chéo ít nhiều biệt lập với chính quyền trung ương. (tr. 202)

Nhưng tầm rộng đáng kể nhất trong cuốn sách của Ngô Nhân Dụng là ở tính khái quát. Ông đọc nhiều, ở đâu cũng trưng ra thật nhiều dẫn chứng nhằm củng cố cho lập luận của mình nhưng ông không quá sa đà vào các chi tiết. Bao giờ ông cũng muốn đẩy các nhận định lên một tầm khái quát thật cao, do đó, đọc ông, chúng ta không những nhìn thấy được nhiều sự kiện mà còn nắm bắt được một số quy luật chung nhất xuyên suốt toàn bộ lịch sử một nước, một khu vực hoặc trên cả thế giới nói chung.

Ví dụ, ông nhấn mạnh: Trước thế kỷ 20, Trung Quốc không phải là một dân tộc-quốc gia (nation-state) và người Trung Quốc cũng không có ý thức về dân tộc. Chữ “quốc”, trong chữ Hán, được dùng để chỉ một triều đại. Có thể nói, người Trung Quốc, tự bản chất và ngay từ khởi thủy, một mặt, đã có tinh thần “quốc tế chủ nghĩa” không nhằm xây dựng quốc gia chỉ trên nền tảng sắc tộc; mặt khác, đã mang máu đế quốc, muốn xây dựng đất nước trên nền tảng tư tưởng “bình thiên hạ”. Tư tưởng dựa trên “thiên hạ” ấy có ba hệ quả: Một, không bị ngăn cản bởi những sự phân biệt chủng tộc và sắc tộc, văn minh Trung Hoa dễ bành trướng; hai, người Trung Hoa tương đối dễ chấp nhận sự thống trị của các dân tộc khác (ví dụ, người Mông Cổ hoặc người Mãn Thanh) (ít nhất “dễ” hơn so với người Việt Nam); và ba, khi chiếm và đô hộ Trung Hoa, dưới quan điểm “thiên hạ vi công” (thiên hạ là của chung) như thế, giới thống trị từ nước khác đến rất dễ mất cảnh giác về bản sắc văn hóa gốc của mình; hậu quả là, qua nhiều thế hệ hoặc nhiều thế kỷ, dần dần bị tan hòa vào nền văn hóa của người Hán, nghĩa là bị Hán hóa, và, cuối cùng, mất luôn cả nước (đó là số phận của cả người Mông Cổ lẫn người Mãn Thanh).

Một ví dụ khác, Ngô Nhân Dụng phân biệt ba loại đế quốc: Một loại dựa trên vũ lực (như người Mông Cổ), một loại dựa trên tôn giáo (như người Ả Rập) và một loại dựa trên văn hóa, trong đó quan trọng nhất là chữ viết và các thiết chế chính trị cũng như xã hội (như người La Mã và Trung Hoa). Trong ba loại ấy, loại dựa trên vũ lực có số phận ngắn ngủi nhất, loại dựa trên tôn giáo có hiệu quả hơn nhưng không lâu dài và chắc chắn cho bằng kiểu bành trướng và thống trị dựa trên văn hóa với những định chế chính trị và xã hội riêng (tr. 138, rải rác trong các trang 284-303). Trong cách nhìn như thế, chiến thắng của Việt Nam đối với Champa và Khmer cũng có thể được giải thích như là chiến thắng của “mô hình tổ chức quốc gia lối Trung Hoa” đối với “mô hình Ấn Độ” (tr. 281). Nói cách khác, người Việt Nam, một mặt, dùng truyền thống bản địa để chống lại nước láng giềng khổng lồ ở phía Bắc, nhưng mặt khác, lại dùng các bài học từ phương Bắc để chiếm hữu, cai trị và đồng hóa các dân tộc láng giềng khác ở phía Nam.

Tất cả các điểm vừa nêu có thể không do Ngô Nhân Dụng phát hiện. Nhưng không phải ai cũng đọc rộng và nhạy bén đủ để tìm thấy các phát hiện ấy, hơn nữa, không phải ai cũng biết cách vận dụng các quan điểm ấy để làm tăng thêm chiều sâu và độ dày cho cách lập luận của mình khi tìm hiểu về lịch sử và văn hóa Việt Nam. Cái tài của Ngô Nhân Dụng, với tư cách một nhà biên khảo, nằm ở khả năng tìm kiếm và vận dụng tài liệu như thế.

Đặc điểm thứ ba của cuốn Đứng vững ngàn năm là ở sự lạc quan. Từ kinh nghiệm Việt Nam không bị Hán hóa sau một ngàn năm Bắc thuộc, Ngô Nhân Dụng tự tin là, trong hiện tại cũng như trong tương lai, về phương diện chính trị, dù Trung Quốc đe dọa đến mấy, người Việt Nam cũng không thể bị mất nước được; về phương diện văn hóa, dù áp lực của toàn cầu hóa nặng nề đến mấy, văn hóa Việt Nam cũng không thể bị mất gốc được; và về phương diện ngôn ngữ, dù phải vay mượn các thứ tiếng khác nhiều đến mấy, tiếng Việt vẫn giữ được bản sắc riêng của nó. Trong từ vựng. Trong cú pháp. Cũng như trong tinh thần.

Tính chất lạc quan ấy thể hiện rõ ngay trong kết cấu của cuốn sách: nó mở đầu bằng chương “Đứng vững không khuỵu chân”, như một quyết tâm, và kết thúc bằng chương “Vang vang trời vào xuân”, như một tiếng reo mừng; mở đầu bằng mấy câu thơ trong tù của Thanh Tâm Tuyền và kết thúc bằng mấy câu thơ “tràn ngập tin yêu” sau khi ra khỏi nhà tù của Tô Thùy Yên: “Tiếng biển lời rừng nao nức giục / Ta về cho kịp độ xuân sang” (tr. 442).

Đọc, tự dưng tôi bâng khuâng hỏi thầm: “Ta về”, nhưng “ta” là ai và “về” đâu nhỉ?

Ừ, thì hỏi vậy thôi (3).

***
Chú thích:
  1. Không kể các tập thơ, ký dưới tên Đỗ Quý Toàn, đã được xuất bản ở Việt Nam trước 1975 cũng như ở hải ngoại.
  2. Ở đây, cần ghi nhận khuyết điểm lớn nhất của cuốn sách là thiếu hẳn phần tài liệu tham khảo và xuất xứ của các tài liệu.
  3. Muốn mua sách, độc giả có thể liên lạc với báo Người Việt. Địa chỉ: 14771 Moran Street, Westminster, CA 92683, USA. Điện thoại: (1) (714) 892-9414. Cũng có thể mua trên Amazon: http://www.amazon.com/gp/browse.html?ie=UTF8&marketplaceID=ATVPDKIKX0DER&me=A1G8G7L4YCUJX2  Giá: 25 Mỹ kim.

Beneath The Surface, China Simmers Bên dưới bề mặt, Trung Quốc đang ngầm sôi




Beneath The Surface, China Simmers
Bên dưới bề mặt, Trung Quốc đang ngầm sôi
By Cindy Hwang
Cindy Hwang
August 7, 2013
7/8/2013
Not long ago, Chinese authorities detained Xu Zhiyong, a prominent civil rights advocate, for “assembling a crowd to disrupt order in a public place,” despite the fact that he had been under house arrest for over three months.
Cách đây không lâu, chính quyền Trung Quốc bắt giữ Xu Zhiyong, một người bênh vực quyền dân sự nổi tiếng, vì đã "tụ tập một đám đông để gây rối trật tự ở nơi công cộng," mặc dù trên thực tế ông đã bị quản thúc tại gia trong hơn ba tháng.

 
Although the incident comes as little surprise, Xu’s detention signals a disheartening step backward in the push for legal reform in China. One of China’s most renowned legal scholars, Xu had been spearheading the New Citizens’ Movement, which has circulated a petition demanding that Communist Party officials publicly disclose their wealth. At least 15 other activists involved in the movement have been also been detained as part of the Chinese government’s recent crackdown on anti-corruption activists.
Mặc dù sự việc xảy ra bất ngờ, việc Xu bị giam giữ cho thấy một bước lùi đáng thất vọng trong việc thúc đẩy cải cách tư pháp ở Trung Quốc. Là một trong những học giả nổi tiếng nhất của Trung Quốc, Xu đã là người dẫn đầu Phong trào Công dân mới, đã lưu hành một bản kiến ​​nghị yêu cầu các quan chức Đảng Cộng sản công bố công khai tài sản của họ. Ít nhất 15 nhà hoạt động khác liên quan đến phong trào cũng bị giam giữ như một phần của cuộc đàn áp của chính phủ Trung Quốc đối với các nhà hoạt động chống tham nhũng.
Although Xu joins a long line of high-profile activists who have been detained by Chinese authorities, including Chen Guangcheng, Liu Xiaobo, and Ai Weiwei, his recent arrest strikes a particularly ironic chord. President Xi Jinping has made tackling government corruption one of the ostensible hallmarks of his administration, and the government has acknowledged the need for legal reform, especially concerning China’s egregious number of wrongful convictions.
Mặc dù Xu có liên hệ với các nhà hoạt động cao cấp đã bị bắt giữ bởi chính quyền Trung Quốc như ông Trần Quang Thành, ông Lưu Hiểu Ba, và Ngãi Vị Vị, việc bắt giữ ông gần đây đã tạo nên một tiếng xấu đặc biệt mỉa mai. Chủ tịch Tập Cận Bình đã biến việc thực hiện chống tham nhũng thành một trong những dấu hiệu giả mạo của chính phủ, và chính phủ đã thừa nhận sự cần thiết phải cải cách luật pháp, đặc biệt là liên quan đến con số nghiêm trọng các kết án sai trái của Trung Quốc.
Xu, who has been called an “extremist in his moderation,” is far from radical. He has long relied on institutional channels to advocate for political rights and legal reform, earning him widespread respect and support both in China and abroad. He first entered the national spotlight in 2003, when he petitioned the Chinese government to abolish its system of “custody and repatriation,” in which vagrants and rural migrants were detained and forcibly removed to the countryside for not having proper documentation. The government abolished the system a few months later. More recently, Xu helped bring attention to China’s extrajudicial “black jails,” which detain petitioners seeking redress, often in Beijing, for grievances that were unresolved by their local courts.
Xu, người được gọi là một "người cực đoan trong chừng mực," không hề là người cấp tiến. Ông từ lâu dựa trên các kênh hợp pháp để vận động cho các quyền chính trị và cải cách tư pháp, khiến ông được kính trọng và ủng hộ rộng rãi ở Trung Quốc và cả ở nước ngoài. Ông đầu tiên bước vào sân khấu chính trị quốc gia vào năm 2003, khi ông xin chính phủ Trung Quốc bãi bỏ hệ thống "tạm giữ và trả về quê hương", theo đó người lang thang và người di cư nông thôn bị bắt giữ và buộc phải trở về lại quê vì không có giấy tờ thích hợp. Chính phủ đã bãi bỏ hệ thống này một vài tháng sau đó. Gần đây hơn, Xu đã kêu gọi sự chú ý đến "trại giam đen" ngoài vòng pháp luật  của Trung Quốc bắt giữ dân oan đi tìm kiếm công lý, thường là ở Bắc Kinh, do bất bình không được giải quyết bởi các tòa án địa phương.
Xu’s efforts contrast starkly with those of Ji Zhongxing, who made international headlines a mere three days after Xu was detained. Ji detonated a homemade bomb in Beijing’s Capital Airport, injuring only himself. A former motorcycle driver, Ji claims that he was paralyzed from the waist down after being beaten by security guards in Dongguan for failing to register his motorcycle taxi service. After spending eight years unsuccessfully petitioning the Dongguan government for an apology and adequate compensation, Ji resorted to decidedly less legal, and more dangerous, methods.
Những nỗ lực của Xu tương phản hẳn với những nỗ lực của Ji Zhongxing, người xuất hiện ngay trên dòng tít của báo chí quốc tế chỉ ba ngày sau khi Xu bị bắt giữ. Ji phát nổ một quả bom tự tạo trong sân bay Thủ đô Bắc Kinh, mà chỉ làm bị thương chính mình. Là một người vốn là lái xe ôm, Ji tuyên bố rằng ông đã bị tê liệt từ thắt lưng trở xuống sau khi bị nhân viên an ninh ở Đông Quan đánh đập vì không đăng ký dịch vụ xe ôm của mình. Sau tám năm kiến ​​nghị với chính quyền Đông Quan để đòi một lời xin lỗi và bồi thường đầy đủ nhưng không thành công, Ji đã phải dùng tới phương pháp dứt khoát là ít hợp pháp hơn, và nguy hiểm hơn.
Ji’s desperate act has been described as a “new form of terrorism” that has been sweeping across China in recent years. After exhausting all lawful means to obtain redress for wrongs done to them, some Chinese citizens decide to commit violence, often to themselves. According to Amnesty International, 41 people in China are known to have committed self-immolation between 2009 and 2011 after being forcibly evicted from their homes. Fortunately, Ji warned others away before detonating his bomb so that no bystanders were injured.
Hành động tuyệt vọng của Ji đã được mô tả như một "hình thức mới của chủ nghĩa khủng bố" tràn qua Trung Quốc trong những năm gần đây. Sau khi cạn kiệt tất cả các phương tiện hợp pháp để có được bồi thường cho những sai lầm đã gây ra cho họ, một số công dân Trung Quốc quyết định thực hiện bạo lực, thường là với chính họ. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, 41 người ở Trung Quốc được biết đã cam kết tự thiêu từ năm 2009 tới 2011 sau khi bị cưỡng bức di dời khỏi nhà của họ. May mắn thay, Ji đã cảnh báo những người khác đi ra xa trước khi kích nổ quả bom của mình để những người xung quanh không ai bị thương.
But others choose to wreak greater havoc. Take Chen Shuizong, an impoverished man who set fire to a bus in Xiamen two months ago, killing himself and 47 others. Chen had filed repeated requests for social security benefits, only to encounter endless bureaucratic roadblocks. In 2011, Qian Mingqi bombed three government buildings in Jiangxi Province, killing three people, including himself. Qian had spent a decade seeking redress after authorities seized his land to make room for highway construction, to no avail.
Nhưng những người khác lại chọn để gây tàn phá lớn hơn. Chẳng hạn Chen Shuizong, một người đàn ông nghèo khổ đã đốt cháy một chiếc xe buýt ở Hạ Môn hai tháng trước, giết chết chính mình và 47 người khác. Chen đã nhiều lần nộp đơn cầu xin cấp an sinh xã hội, nhưng chỉ gặp phải những cản trở quan liêu vô tận. Năm 2011, Qian Mingqi ném bom ba tòa nhà chính phủ ở tỉnh Giang Tây, giết chết ba người, trong đó có chính ông. Qian đã trải qua một thập kỷ tìm kiếm bồi thường sau khi chính quyền tịch thu đất đai của mình để nhường chỗ cho xây dựng đường cao tốc, nhưng đã tuyệt vọng.
What’s more, these suicide attackers, or domestic “terrorists,” have elicited a surprising degree of sympathy from the Chinese public. Ji Zhongxing, the former motorcycle driver, has garnered widespread support from Chinese citizens and is even regarded by some as a hero. As a result, the Dongguan government reopened its investigation into Ji’s claims that he was beaten and paralyzed by security guards. Even Chen Shuizong, whose fiery suicide killed nearly 50 people, became an object of sympathy among many Chinese. Due to the nature of their grievances, these attackers seem to be provoking more compassion than terror.
Tuy nhiên, những kẻ tấn công tự sát, hoặc "khủng bố" nội địa đã khêu gợi một mức độ cảm thông đáng ngạc nhiên từ công chúng Trung Quốc. Ji Zhongxing, người lái xe ôm, đã thu hút sự ủng hộ rộng rãi của người dân Trung Quốc và thậm chí còn được một số người coi như một anh hùng. Kết quả là, chính quyền Đông Quan phải mở lại cuộc điều tra về việc Ji tố cáo rằng ông đã bị nhân viên bảo vệ đánh đập và bị liệt nửa người. Thậm chí Chen Shuizong, người tự thiêu và giết chết gần 50 người khác, đã trở thành một đối tượng của sự cảm thông giữa nhiều người Trung Quốc. Do tính chất oan ức của họ, những kẻ tấn công dường như khơi dậy được lòng trắc ẩn hơn là kinh sợ.
Which brings us back to Xu Zhiyong, who has spent much of his career litigating and petitioning on behalf of the very sociopolitical rights that eluded these suicide attackers. Because he dared to challenge the government to uphold the rule of law, he too became a victim of its extralegal tactics to maintain “social stability” at all costs. But as we’ve seen in recent years, the Chinese government’s attempts to curtail institutional channels for citizens to seek redress and voice grievances has only fueled greater social unrest and radicalized the discontent.
Điều này đưa chúng ta trở lại với Xu Zhiyong, người đã dành phần lớn sự nghiệp đưa ra pháp lý và kiến ​​nghị đại diện cho chính các quyền chính trị xã hội mà đã lãng tránh những kẻ tấn công tự sát này. Vì ông dám thách thức chính phủ để duy trì sự cai trị bằng pháp luật, ông cũng đã trở thành một nạn nhân của chiến thuật ngoài vòng pháp luật nhằm duy trì "ổn định xã hội" bằng mọi giá. Nhưng như chúng ta đã thấy trong những năm gần đây, những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc cắt giảm các kênh hợp pháp cho người dân tìm kiếm công bằng và lên tiếng về những bất bình của họ chỉ thúc đẩy tình trạng bất ổn xã hội tăng thêm và cực đoan hóa sự bất mãn.
According to Sun Liping, a sociology professor at Tsinghua University, the number of “mass incidents”—including protests and other disturbances to the social order—in China doubled between 2006 and 2010, rising to an estimated 180,000 incidents in 2010. In response, the Chinese government increased its spending on internal security, which has surpassed expenditures for national defense since 2010.
Theo Sun Liping, một giáo sư xã hội học tại Đại học Thanh Hoa, số lượng các "sự cố tập thể" - bao gồm cả các cuộc biểu tình và các bất ổn khác về trật tự xã hội – tại Trung Quốc tăng gấp đôi từ năm 2006 đến năm 2010, tăng lên khoảng 180.000 vụ trong năm 2010. Đáp lại, chính phủ Trung Quốc tăng chi tiêu đối với an ninh nội bộ, mà đã vượt qua chi phí cho quốc phòng từ năm 2010.
As Carl Minzer, an expert in Chinese law, has noted, China may very well be at a “tipping point,” and a failure to implement necessary legal reforms may send the country into a downward spiral of political turmoil. The better alternative would be to open up outlets for political participation and move towards a system in which—as Xu Zhiyong passionately expounded in a controversial essay last year—“the citizen is an independent and free entity, and he or she obeys a rule of law that is commonly agreed upon.”
Như Carl Minzer, một chuyên gia về luật pháp Trung Quốc, đã lưu ý, Trung Quốc cũng có thể là đang ở tại một "điểm mút", và một thất bại trong việc thực hiện cải cách pháp lý cần thiết có thể đưa đất nước vào một vòng xoáy của bất ổn chính trị. Giả pháp thay thế tốt hơn sẽ mở ra lối thoát cho sự tham gia chính trị và tiến tới một hệ thống mà trong đó – theo như Xu Zhiyong nhiệt tình giải thích chi tiết trong một bài luận gây tranh cãi năm ngoái "công dân là một thực thể độc lập và tự do, và họ chỉ tuân theo một quy tắc pháp luật mà thông thường được xã hội thoả thuận."
Cindy Hwang is a contributor to Foreign Policy In Focus.
Cindy Hwang là một cộng tác viên của chuyên mục Tiêu điểm chính sách đối ngoại..
Translated by nguyenquangy
http://www.eurasiareview.com/07082013-beneath-the-surface-china-simmers-oped/