Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Tin thứ Ba, 17-12-2013 - ẢNH HƯỞNG CỦA TPP ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC VÀ ỨNG PHÓ CỦA TRUNG QUỐC

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Khánh thành Cột cờ Tổ quốc trên đảo Lý Sơn (VOV).  – Đồng hành cùng những người giữ biển (QĐND). – Tặng Trường Sa phân phúc hợp bón rau xanh (TT).
1501839_227141464124642_1357992418_n- Tuyên bố của đội bóng Hoàng Sa về vụ việc trong chuyến giao hữu ở Nghệ An (Dân Luận).=>
- Đoàn Đại biểu Ban Nội chính Trung ương thăm Trung Quốc (TTXVN/Tin tức).
- Nhật cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam (VOA).   – Hình ảnh tàu Molniya Việt Nam khi sắp được hạ thủy tại Nga (Soha).
- Biển Đông là mối quan tâm hàng đầu của Hoa Kỳ (TN).  – Ngoại trưởng Mỹ sẽ thảo luận với Philippines về Biển Đông (TN).

- Nhật ‘ve vãn’ các nước Đông Nam Á có tranh chấp với Trung Quốc (VOA).  – Nhật: Trung Quốc “phải chấp nhận thực tế” (NLĐ).
- ADIZ của Trung Quốc : Tokyo kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng quan ngại quốc tế (RFI).
- Báo chí Bắc Kinh : Tàu chiến Mỹ đe dọa an ninh Trung Quốc (RFI).
- Biển Đông và Nhân quyền : Yếu tố căn bản trong quan hệ Việt-Mỹ (RFI). – Hoa Kỳ gia tăng trợ giúp Việt Nam bảo vệ lãnh hải.
- Ngoại trưởng Mỹ thúc đẩy nhân quyền, an ninh hàng hải nhân chuyến thăm VN (VOA).  – Ngoại trưởng Mỹ đến Việt Nam, tăng ngân sách cho an ninh hàng hải.  – Mỹ viện trợ VN 17 triệu đôla để ứng phó với biến đổi khí hậu.  – Hoa Kỳ hỗ trợ VN về an ninh hàng hải (BBC).  – Video: Ngoại trưởng Mỹ trở lại chiến trường xưa.  – “Sông Mekong không phải của riêng ai”.  – John Kerry trên sông nước Miền Tây.  – John Kerry: ‘Tôi từng có chú chó tên VC’.  – Chuyến thăm vì tương lai hai nước (NLĐ).  – Ông Kerry ‘shopping’ ở phố cổ Hà Nội (VNN).
- Xin ông Kerry đừng “Carry” thêm “Mistake” cho Miền Nam (DLB).
- Nhân Quyền theo kiểu Việt Nam (RFA). – Đảng CSVN lốt tù Đỗ Thị Minh Hạnh là một đảng hèn (DLB).  – Tin cập nhật về Đặng Chí Hùng, Trương Quốc Huy và Lê Văn Quang tại Bangkok (DLB).
- Nguyễn Đức Quốc: Bản tường trình về việc bị công an, côn đồ tại Đà Nẵng đánh đập một cách dã man ngay trong ngày Quốc tế Nhân Quyền (Boxitvn).
- Nhà giáo, cựu chiến binh Nguyễn Anh Dũng: Nhà nước Việt Nam vẫn nói một đằng làm một nẻo (DĐXHDS).
- Tuyên bố của Ban vận động Hội Dân Oan Hà Nam (Dân Luận). - Video: Dân oan Hồ Thị Liên 2 lần bị cướp đất (cùng quê cùng họ với cha già dân tộc) (Long Hoang).  – Video: Dân và cs đuổi nhau tại Tuân Thành  – Video: Xuân Thành – Hà tĩnh (Long Hoang). – Việt Nam hôm nay, 16.12.2013 (DCCT).
- Minh Châu – Tổ quốc tôi sẽ cập bến bình minh (Dân Luận).
- Hạ Đình Nguyên: Các Mác & Việt Nam hôm nay (Boxitvn).
- Không có bên thắng thua, chỉ có dân tộc này thảm bại? (Nguyễn Xuân Bình). “Sử liệu mình cần nhớ có lẽ chỉ là vài cái gạch đầu dòng. Đó là việc ông Hồ cướp chính quyền của Trần Trọng Kim? Ông Giáp “thắng” Điện Biên Phủ? Người Việt đánh cho Mỹ cút? Hơn 4 triệu người Việt chết thảm trong vài cuộc chiến suốt hơn 68 năm qua để đánh đổi điều gì ? Độc lập bây giờ ở đâu? Tự do cần được hình dung thế nào? Bao giờ thì có được Hạnh phúc?…
- Thư gửi Thanh niên – Học sinh – Sinh viên của người Chiến sĩ Dân chủ, Luật gia Lê Hiếu Đằng viết trên giường bệnh (Boxitvn).
- TS. Phạm Chí Dũng: Việt Nam – TPP: Ai mua chính trị không? (BBC). “Muốn có tất cả nhưng lại chẳng muốn trả giá, hoặc nếu phải trả giá thì chỉ là một cái giá rất rẻ, không thể nói những nhà lãnh đạo Việt Nam thực sự khôn ngoan trong các toan tính cá nhân được quyết định bởi chủ nghĩa tập thể của họ.
- Chuyến đi ăn mày ở xứ Phù tang của đồng chí X (DLB).
- 2013 và cuộc đấu tiến bộ – bảo thủ (VNN). – Top 10 sự kiện gây chấn động dư luận năm 2013! (VLB).
- Ai xúi dại Dương Chí Dũng chạy sang Mỹ? (Hiệu Minh). - Trần Dân: LỜI KHUYÊN CHO NGHI CAN SỐ 1 ĐÃ BÁO TIN CHO DƯƠNG CHÍ DŨNG ! (DĐXHDS).  - HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 160) : “Nụ cười thời … Ếch Ộp“ (Nhật Tuấn). – Chẳng còn gì phàn nàn! CHẾT CŨNG SƯỚNG RỒI DŨNG ƠI ! (Lê Khả Sỹ). “Rồi Dũng chết vẫn là toại nguyện/ Đã mấy lần ôm hoa thượng cấp trao mừng/  Đã được đứng cùng hàng/  Tể tướng  Vào cơ quan siêu thế siêu hùng (!)” – Xin vui lòng đừng vỗ tay cho tới khi màn hạ… (Đinh Tấn Lực). - BÀN CHUYỆN MIẾNG ĂN (Hồ Hải).
- ĐẠI ÁN, ĐẠI CỤC VÀ ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ (Bùi Văn Bồng). – Võ Miêu: Tiên sư triết học (Quê Choa).
- Sắp xét xử 3 vụ đại án (NLĐ).  – Bầu Kiên đối mặt án chung thân (BBC).
- Lại làm khó dân (NLĐ).
- Vụ dân phòng đánh người bán hàng rong: Anh Tình có biểu hiện bất thường về sức khỏe (LĐ).
- Minh Diện: PHEN NÀY THÌ “CUNG” GÃY? (Bùi Văn Bồng). Vụ Huỳnh Uy Dũng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam tố cáo Lê Thanh Cung, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương.
- Đề xuất không tử hình tội tham ô, hối lộ, buôn bán ma túy (TBKTSG).  – Ca tử hình bằng tiêm thuốc độc đầu tiên tại TP HCM (NLĐ).
2- Những quy định “oái oăm” năm 2013 (GĐ). - “77 việc phụ nữ không được làm”: Không phù hợp thực tế (TT). – Lao động nữ chỉ được lái xe khách? (TT). – Hạ thi đua công chức vi phạm giao thông (NLĐ).
- Đoàn Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm và dự Cuộc trao đổi lý luận tại Nhật Bản (QĐND).
- Video: Bên trong biến cố nóng chảy nguyên tử tại Nhật Bản (DĐXHDS).
<- Trung Quốc : Xung đột tại Tân Cương, 14 người Hồi giáo và 2 công an tử vong (RFI). – Bạo loạn Tân Cương làm 16 người chết (BBC).  – Bạo động bùng phát tại Tân Cương, 16 người thiệt mạng  (VOA).
- Báo Mỹ: Tập Cận Bình ra lệnh điều tra Chu Vĩnh Khang (RFI).
- NGOẠI GIAO BÓNG RỔ LẠI NHỚ BÓNG BÀN (Hồ Hải).
- Già và Trẻ (Đào Hiếu). – Hai giả thuyết về vụ xử tử chú dượng lãnh đạo Bắc Triều Tiên (RFI). – Hoa Kỳ kêu gọi thành lập mặt trận chung đối phó với Kim Jong Un.
- Bắc Hàn ‘không đổi’ chính sách kinh tế (BBC).  – Vợ và cô của Kim Jong-un ‘xuất hiện’.  – Vì sao Triều Tiên công khai vụ Jang Song Thaek? (Bizlive).  – Từ đầu Kim Nhật Thành đã không muốn Jang Song-thaek làm con rể  (GDVN).  – Xử tử ông Jang, Triều Tiên sẽ rối loạn? (Infonet).  – Cháu trai Kim Jong-un lẩn tránh (NLĐ).  – Quân đội Triều Tiên thề trung thành với Kim Jong-Un (TTXVN).  – Triều Tiên dọa đánh bom thủy quân Hàn Quốc (NLĐ).
- Đối lập Thái Lan do dự giữa « cách mạng » và bầu cử (RFI). – Quân đội Thái Lan đảm bảo bầu cử ‘công bằng’ (Tin tức).  – Quân đội quyền lực “ngả” về nữ Thủ tướng Yingluck (VnM).
- Ukraina : Đảng cầm quyền đòi cải tổ nội các (RFI). – Đảng cầm quyền Ukraine yêu cầu cải tổ nội các (Tin tức).  – Tổng thống Ukraine đi nước cờ mạo hiểm (NLĐ). – Tình trạng bất ổn ở Ucraina gây ra bởi những điều gì (Kichbu).


- Nguyễn Trung Đức: Nhưng bố mẹ ơi, con của bố mẹ không thể trở thành 1 trong mấy chục triệu khúc gỗ đẽo sẵn (NKYN). “Những việc con làm đều hợp với luân lý đạo đức, hoàn toàn trong chuẩn mực xã hội, khuôn khổ pháp luật. Vì sao người ta nói xấu con với bố mẹ, đơn giản vì họ chỉ là những nạn nhân của sai lầm, những nạm nhân của thế kỷ; đơn giản là việc con và anh em đồng chí của con đang làm là vạch trần sự dối trá, xảo quyệt của kẻ cầm quyền, của nguyên nhân làm cho nước ta nghèo, dân ta khổ, bố mẹ ạ!
- Dưới bóng hoàng hôn xã hội chủ nghĩa (Blog RFA). “Sau ba mươi mấy năm chiếm miền Nam, qui đất nước về một mối, cái điều mà nhà nước Cộng sản làm được nhiều nhất, đó là biến miền Nam Việt Nam thành một hố rác của lòng tham, đánh mất tự trọng, tội ác, vô cảm, bất chấp… trên nền tảng một hệ thống cai trị luôn mở đường để những thứ này tiến xa hơn, đạt ngưỡng ‘đỉnh cao trí tuệ’ của chủ nghĩa Cộng sản…”
- Bòn nơi khố rách đãi nơi quần hồng (FB Nguyễn Đình Bổn). “Đặc quyền cao ngất, tha hồ vơ vét, xuất thân bần hàn vô học, có tấm thẻ bất khả xâm phạm làm bảo chứng để vượt qua những ràng buộc pháp luật khi chưa ‘bị lộ’, đó là môi trường tốt nhất để đục khoét cái cơ thể đã quá còm cõi của dân nghèo và tha hồ ăn chơi phè phỡn, bất chấp đạo đức của bọn quan lại ngày nay“. – Nguyễn Hoàng Đức: DANH DỰ NĂNG LỰC VƯƠN TỚI BÌNH QUYỀN (Nguyễn Tường Thụy).
- Tự đào huyệt chôn mình (Người Việt). “Thực ra đây không phải là lần đầu, người Trung Quốc dạy người Việt lấy đá ghè vào chân mình. Những âm mưu buôn bán nghịch lý, lạ đời của thương gia Trung Quốc đã gây ra cho nông dân Việt Nam nhiều cú sốc, khốn nạn, khốn khổ“.
KINH TẾ
- VAMC đã mua hơn 28.000 tỷ đồng nợ xấu (CP).  – Khó tránh nguy cơ nợ xấu tăng nóng (LĐ).  – Sắp chia nợ xấu thành 3 nhóm cho dễ “xử” (ĐT).  – Nợ xấu có thể được chia thành 3 nhóm (HQ).
- Tín hiệu điều hành 2014 của Ngân hàng Nhà nước (VnEco).  – Thị trường tiền tệ 2013: Kỷ luật đã được siết lại (TP).
- Lãi vay gây “sốc” (CT).
- Hụt hơi… cổ phần hóa (CT).
- Ở đâu, lương của CEO 500 triệu đồng/tháng? (TBKTSG).
- 10 quốc gia ôm nhiều vàng nhất năm 2013 (Zing).
- Video: “Bẫy” hợp đồng mua nhà giá rẻ (VTV).
2- Choáng với cước 3G – Kỳ 1: Lập lờ kiếm thêm 500-600 tỉ đồng (TT). – Cư dân mạng khủng hoảng vì dịch vụ 3G (RFA).
- Thị trường gạo chờ cơ hội từ TPP (TBKTSG).
- Bia, nước ngọt Tết: Loạn giá! (PNTP).
- Xe đạp điện lậu quá nhiều (NLĐ).
- Văn hóa công ty hay văn hóa tập đoàn: Thiếu một sự thay đổi chất (DĐDN).
- Ớn lạnh mứt Tết (NLĐ). =>
- Renault liên kết với Đông Phong chinh phục thị trường xe hơi Trung Quốc (RFI).

- Phó Thống đốc nói về gói 30.000 tỷ cho nhà ở xã hội (VOV). - Sẽ đa dạng hóa các ngân hàng tham gia gói 30.000 tỷ (TQ). – Sở hữu một căn nhà là mơ ước của hàng trăm ngàn người dân hiện nay nhưng thông tin Bộ Xây dựng lập đề án Ngân hàng tiết kiệm nhà ở lại khiến những người chưa có nhà chỉ biết… thở dài.: Thở dài (TN). – Bán nhà dát vàng, Hoa Binh Green City đang… đi ngược (GDVN).
- Choáng với cước 3G – Kỳ 2: Vô tư tăng giá, bỏ mặc người dùng (TT).
- Xuất khẩu thủy sản tháng cuối cùng năm 2013: Tôm rộng cửa, cá tra khó khăn (DV).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Trùng tu tháp Chăm: Khai quật, xử lý hơn 1.500 đồ khảo cổ (TTXVN).
2<- Hà Nội xưa qua kính ảnh màu (ĐBND).
- Nhà thơ Hà Phương: Yêu chuyện tình các nhân vật lịch sử (PNTP).
- Xử lý 108 cuốn sách vi phạm nội dung (VNN).
- Đa phu -2 (Quê Choa).
- Quê nhà tôi (Da Màu).
- Thêm một huyền thoại Hollywood qua đời (NLĐ).
- SEA Games 27: Giành thêm 6 HCV, Việt Nam trở lại vị trí thứ hai trên bảng tổng sắp (LĐ).  – Trọng tài “tước” một loạt HCV của đoàn TTVN (VH).  – Nước mắt của niềm vui và nỗi tức tưởi (PNTP).
- Người rước đuốc Olympic Sochi 2014 chết đột ngột (NLĐ).


- Vũ Từ Trang: Chuyện lạ về những gương mặt quen (Lê Thiếu Nhơn).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Lê Quang Tiến – Sự khác biệt giữa giáo dục Việt Nam và Mỹ (Dân Luận).
2
- “Sĩ tử 96″ đứng ngồi không yên vì “bỏ thi đại học 3 chung” (Kênh 14).  – Đại học thi riêng sẽ tái diễn tiêu cực? (VNN).
- Chỉ tiêu 2014: Bộ GD-ĐT ‘soi’ ngành y và sư phạm (Zing).
- Đề thi Ngữ văn nhắc đến vụ “hôi” bia ở Đồng Nai (KT). =>
- Từ vỉa hè bước vào đại học (Zing).
- Hàng chục nghìn học sinh các tỉnh Tây Bắc nghỉ học do rét đậm (ND).  – Không bắt buộc HS mặc đồng phục ngày rét (GD&TĐ).
- TIN NÓNG! CÔ GIÁO DẠY TRẺ BẰNG DÉP VÀ THÌA INOX (Long Hoang).
- Ý đồ của Trung Quốc khi thám hiểm mặt trăng (RFI).

- Bùng nổ du học tự túc : Bài 1: Thị phần màu mỡ (SGGP).

- THỜI CỦA… “TIA”! (FB Mạnh Kim).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- 8 ngư dân trên tàu cá mất liên lạc nhiều ngày (VOV).  – Tìm thấy thi thể 2 thuyền viên mất tích.
- Bệnh nhân chết ngoài hành lang bệnh viện, người nhà bức xúc (NLĐ). – Hà Tĩnh: Bệnh nhân chết bất thường, người nhà “quây” BV (PNTP).  – Bệnh nhân chết ở hành lang, bệnh viện khẳng định làm đúng quy trình (TT).  – Hỗ trợ gia đình bệnh nhân tử vong ngoài hành lang 15 triệu đồng (NLĐ). – Buộc thôi việc y tá cho trẻ uống vitamin A bằng… hạt đậu dây leo (TN).
- Vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường: Xin những nhà ngoại cảm dừng diễn trò nữa! (LĐ).
- Hà Nội: Lại vỡ ống nước, 70.000 hộ dân bị ảnh hưởng (TTXVN).
tai_xe_3<- Tài xế bị ‘hôi bia’ tươi cười trả lại hết số tiền ủng hộ (Zing).  – Vụ ‘hôi bia’: Tài xế Hậu chuyển trả gần 230 triệu cho các nhà hảo tâm (TN).
- Cai nghiện tại gia: Khó trăm bề! (NLĐ).
- Hà Nội: Cháy chợ, hàng chục ki-ốt bị thiêu rụi (NLĐ).
- Xung đột voi – người (NLĐ).
- Tuyết rơi tháng 12 là chuyện rất hiếm gặp (TQ).  – Đưa 2 du khách leo Phan Xi Păng trở về an toàn trong mưa tuyết (TT).  – 100% rau màu ở Sa Pa bị tuyết vùi lấp (Tin tức).  – Nhiều hộ dân ở Sapa nguy cơ trắng tay sau mưa tuyết (VOV).  – Mẹ ơi chú ý đàn bò, ‘họ’ còn cầu tuyết rơi nữa đấy! (TN).
- Trung Quốc tiếp tục phát hiện ca nhiễm cúm H7N9 ở người (TTXVN).


QUỐC TẾ 
- Chính sách ‘lộn xộn’ của Mỹ tại Syria (Tin tức).  – Thủ lĩnh Quân đội Syria tự do bị tiêu diệt tại Aleppo.   – 76 người Syria thiệt mạng trong vụ không kích ở Aleppo (VOV).   – Bão sớm báo hiệu mùa đông khắc nghiệt đối với người tị nạn Syria (VOA).  – LHQ bắt đầu không vận phẩm vật cứu trợ đến Syria. – Liên Hiệp Quốc : 9 triệu dân Syria cần được cứu trợ nhân đạo (RFI).
2- Bùng phát bạo lực tại Iraq làm 54 người thiệt mạng (VOV).
- Bom nổ giết chết đội gỡ mìn Pakistan (VOA).
- Úc rút toàn bộ lực lượng tác chiến ra khỏi Afghanistan (VOA). =>
- Thế giới 24h: Mỹ sẽ sụp đổ vào năm 2014? (ĐS&PL).
- Quân đội Trung Quốc ‘khiêu khích’ Ấn Độ tại biên giới (Tin tức).
- Đài Loan -Trung Quốc đàm phán trao đổi nhân viên tình báo bị bắt (RFI).
- Thủ tướng Đức giữ lại bộ trưởng Tài chính trong chính phủ liên minh (RFI).
- Bà Michelle Bachelet trở lại làm tổng thống Chilê (RFI). – Bà Michelle Bachelet đắc cử tổng thống Chile (VOA).
- CDU/CSU và SPD ký Hiệp ước liên minh cầm quyền (TTXVN).
- Nam Sudan ban hành lệnh giới nghiêm sau âm mưu đảo chánh (VOA).  – Nam Sudan ban hành lệnh giới nghiêm ở thủ đô Juba (VOV).


* Video: + Thiếu đất sản xuất – cả bản phá rừng; + Bài học về xây dựng nhà văn hóa.

* VTV: + Chào buổi sáng – 16/12/2013;   + Điểm báo – 16/12/2013;  + 360 độ thể thao – 16/12/2013;   + Tài chính tiêu dùng – 16/12/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 16/12/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 16/12/2013;  + Tài chính kinh doanh tối – 16/12/2013;  + Bản tin quốc tế 17h – 16/12/2013;  + Thế giới trong ngày – 16/12/2013;  + Thời sự 12h – 16/12/2013;  + Thời sự 19h – 16/12/2013.

2156. ẢNH HƯỞNG CỦA TPP ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC VÀ ỨNG PHÓ CỦA TRUNG QUỐC

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Chủ Nhật, ngày 15/12/2013
(Tạp chí “Nghiên cứu kinh tế chính trị thế giới”, Trung Quốc, số 4/2013)
nh hưởng của Hiệp định quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đối vi Trung Quốc
Từ góc độ toàn khu vực, TPP được coi là một cơ chế xây dựng khu vực Đông Á mới nổi. Tuy nhiên, trong tiến trình xây dựng cơ chế Đông Á trùng lặp nhau, phức tạp, Trung Quốc được coi là nước lãnh đạo và thúc đẩy, sự xuất hiện của một cơ chế mới đương nhiên có thể tác động đến vai trò của Trung Quốc. Đánh giá từ nguyên nhân chiến lược và kinh tế khiến Mỹ thúc đẩy TPP, sức ép mà Trung Quốc phải đối mặt trong tương lai không thể xem nhẹ. Phần lớn mọi người cho rằng Mỹ tích cực thúc đẩy đàm phán TPP, là bộ phận quan trọng của chiến lược trở lại châu Á và cân bằng chiến lược của Mỹ. Việc thúc đẩy TPP có thể gây ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế, chính trị và chiến lược ở Đông Á.

Về kinh tế, sau vòng đàm phán đầu tiên, TPP đã tạo ra sự hào hứng đối với nhiều quốc gia châu Á – Thái Bình Dương, số nước có nguyện vọng tham gia đàm phán ngày càng gia tăng, đặc biệt là triển vọng để Nhật Bản, Hàn Quốc tham gia đàm phán được nhiều người quan tâm. Sau khi đạt được hiệp định khung TPP, trên đà thắng lợi, Mỹ tuyên bố nhanh chóng thúc đẩy ký văn bản pháp lý về TPP. Trong quá trình này, Trung Quốc luôn bị gạt ra ngoài rìa. Một khi TPP đạt được hiệp định mang tính thực chất, được coi là một loại liên minh hải quan, TPP sẽ hình thành phân biệt đối xử và hiệu ứng chuyển dịch thương mại đối với Trung Quốc. Trung Quốc là một nền kinh tế mở. Lâu nay, ngoại thương có vai trò quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ của ngoại thương và đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế Trung Quốc là cao nhất trong số những cường quốc kinh tế. Trong tình hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế chưa hoàn thành, nhu cầu trong nước còn phải có thời gian để gia tăng, có thể dự báo, tỷ trọng của ngành ngoại thương trong tương lai sẽ vẫn chiếm một nửa cả nền kinh tế Trung Quốc. Hơn nữa, trong ngành ngoại thương Trung Quốc, khu vực châu Á – Thái Bình Dương luôn chiếm địa vị quan trọng, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ và các quốc gia Đông Á khác chiếm khoảng một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Căn cứ vào báo cáo phân tích của Bộ Thương mại Trung Quốc, Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng giao dịch thương mại với Mỹ năm 2012 của Trung Quốc là 8,5%, với ASEAN là 10,2%, Mỹ vượt qua Liên minh châu Âu (EU) trở thành thị trường xuất khẩu số một của Trung Quốc. Từ đó có thể thấy, khu vực châu Á – Thái Bình Dương có ý nghĩa rất quan trọng đối với kinh tế Trung Quốc. Hơn nữa, sau khi TPP có hiệu lực, hiệu ứng chuyển dịch thương mại mà TPP tạo ra tác động tiêu cực rất rõ đối với kinh tế Trung Quốc, có thể thu hẹp thị trường xuất khẩu của Trung Quốc, dẫn đến xuất khẩu của Trung Quốc giảm, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng ổn định bền vững của nền kinh tế.
Ngoài ra, TPP cũng gây ảnh hưởng bất lợi đối với địa vị của Trung Quốc trong bản đồ kinh tế thế giới. TPP là một mô hình thương mại kiểu mới mà Mỹ tốn nhiều công sức kiến tạo. Họ đã xây dựng tiêu chuẩn chặt chẽ trong các vấn đề quy định lao động, sản phẩm môi trường, sở hữu trí tuệ, việc mua sắm của chính phủ, doanh nghiệp nhà nước… Hơn nữa, chưa cần đề cập đến việc Mỹ có chấp nhận Trung Quốc và Trung Quốc có muốn chủ động tham gia TPP hay không, chỉ riêng những tiêu chuẩn thương mại đã là một cửa ải mà Trung Quốc rất khó vượt qua trong chế độ chính trị và kinh tế hiện nay. Điều này có nghĩa là Trung Quốc buộc phải đứng ngoài TPP một thời gian, chấp nhận những tác động kinh tế từ TPP. Đương nhiên, là nền kinh tế lớn nhất và động lực quan trọng nhất để thức đẩy tăng trưởng kinh tế châu Á. Hiện nay, Trung Quốc chưa thể thông qua khuôn khổ “10+3” (10 nước ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) để thúc đẩy hợp tác kinh tế Đông Á, ứng phó, làm giảm những ảnh hưởng tiêu cực đối với kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, nước tham gia quan trọng của cơ chế “10+3”, Nhật Bản, đã trở thành một nhân tố khó lường trong giai đoạn hiện nay. Chính quyền Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thực hiện hàng loạt hành động lớn chưa từng có so với các nhiệm kỳ trước đây, cùng với việc chính thức tuyên bố đàm phán gia nhập TPP, Tokyo đã xây dựng một Tổng cục hoạch định chính sách để đàm phán. Hiện nay, hai nước Nhật Bản và Mỹ đã đạt được hiệp định thương mại ban đầu đàm phán gia nhập TPP, Nhật Bản đã tiến một bước quan trọng để đàm phán gia nhập TPP. Năm 2012, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc. Nếu cuối cùng Nhật Bản gia nhập TPP, hiệp định thương mại này sẽ có quy mô lớn chưa từng có (chiếm 40% tổng sản phẩm quốc nội toàn thế giới), tiến trình hợp tác kinh tế khu vực châu Á với cơ chế “ 10+X” làm hạt nhân sẽ rơi vào trì trệ. TPP cũng làm cho Trung Quốc đối mặt với cục diện cô lập trên bản đồ kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
Về chính trị, Mỹ coi TPP là vũ khí hàng đầu để tăng cường quan hệ kinh tế với các nước Đông Á, làm phân tán hội nhập kinh tế trong khu vực này, từ đó làm gia tăng khó khăn cho phát triển kinh tế và chính trị Đông Á. Trong cơ cấu khu vực tiếp tục tồn tại đồng thời hai cơ chế, mức độ tập trung ít, sức mạnh kinh tế của Trung Quốc rất khó chuyển hướng thuận lợi sang tác động chính trị, vai trò mang tính xây dựng của Trung Quốc trong công việc chính trị khu vực bị hạn chế. Việc xây dựng liên kết khu vực thường do một, hai nước hạt nhân chỉ đạo, trước hết là những bước đi đầu tiên trong lĩnh vực kinh tế, sau đó dần dần mở rộng sang các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, an ninh…, việc xây dựng liên kết Đông Á cũng không phải là ngoại lệ. Cùng với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Đông Á ngày càng lớn. Trong hơn 10 năm qua, dựa vào các cơ chế như “10+1”, “10+3”, đối thoại Trung – Nhật – Hàn…, Trung Quốc đã đóng vai trò lãnh đạo tiến trình liên kết Đông Á, cục diện hợp tác kinh tế khu vực Đông Á lấy Trung Quốc làm hạt nhân đang hình thành, việc xây dựng chính trị khu vực cũng có một số tiến triển. Đây là một cục diện mà Mỹ không dễ dàng chấp nhận, bởi vì điều này có nghĩa là Mỹ đã mất đi quyền lãnh đạo khu vực kinh tế năng động nhất thế giới và vai trò chủ đạo quy tắc quốc tế. Đối mặt với tình hình trên, một khi Mỹ đã thay đổi thái độ đối với liên kết Đông Á, chen chân vào tham gia “Hiệp ước hợp tác hữu nghị Đông Nam Á”, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) và nắm vai trò chủ đạo trong việc đàm phán TPP, Mỹ đã chính thức tăng cường can dự chính trị vào các cơ chế ở Đông Á.
Tóm lại, động cơ tham gia đàm phán TPP của Mỹ mang tính phức hợp, vừa xem xét đến kinh tế, vừa xem xét đến địa chính trị. Những tính toán về địa chính trị không thể tách rời sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, đồng thời dẫn đến dư luận cho rằng Mỹ đang tìm cách kiềm chế Trung Quốc. Kết quả là TPP đã chia rẽ khu vực, loại bỏ một cách có hệ thống các nước không phải thành viên trong đó có Trung Quốc. TPP vừa là “chốt chặn” về kinh tế, vừa là “chốt chặn” về chính trị. Hơn nữa, là một kế hoạch mang tính chính trị, TPP cũng là một mũi tên trúng hai đích: Vừa giành được quyền lãnh đạo quy tắc mới, vừa có thể chuyển hướng điều chỉnh Đông Á, tập trung sự chú ý của các nước vào việc xây dựng cơ chế hóa khu vực châu Á – Thái Bình Dương do Mỹ lãnh đạo. Sự xuất hiện của TPP có nghĩa là Mỹ cải tổ lại cơ cấu chương trình nghị sự của khu vực Đông Á, ra sức xây dựng cơ chế hợp tác mới tại châu Á – Thái Bình Dương, đánh dấu sự cạnh tranh giữa hai mô hình do Trung Quốc và Mỹ lãnh đạo trên toàn châu Á. Khi tạo ra sự lựa chọn mới để các nước Đông Á tham gia hợp tác khu vực, TPP cố ý xây dựng một hàng rào ngăn chặn Trung Quốc tham gia vào công việc khu vực. Việc thúc đẩy TPP đi vào chiều sâu, có khả năng gây rối, thậm chí xóa bỏ, thay thế lộ trình hợp tác Đông Á hiện có, đặc biệt là các cơ chế “10+1”, “10+3” và cơ chế đối thoại Trung-Nhật-Hàn, làm cho vai trò của Trung Quốc trong khu vực bị gạt ra ngoài rìa, từ đó đạt được mục đích làm suy yếu, giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc.
Điều đáng chú ý hơn là Mỹ thúc đẩy đàm phán TPP có thể là một tín hiệu được các nước Đông Á giải mã là cân bằng với Trung Quốc, dẫn đến một số nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc có lập trường cứng rắn khi xử lý các vấn đề có liên quan, từ đó phân hóa, kiềm chế quan hệ song phương giữa Trung Quốc với những quốc gia này. Từ năm 2009 đến nay, Việt Nam, Philippines trên Biển Đông, Nhật Bản trên Biển Hoa Đông liên tục gây tranh chấp với Trung Quốc. Những nước này đơn phương phá hoại hiện trạng, dẫn đến quan hệ căng thẳng thường xuyên. Xem xét từ thời cơ Mỹ nắm vai trò chủ đạo trong đàm phán TPP, sự bùng nổ tranh chấp ở phía Đông và phía Nam Trung Quốc có lẽ không phải là hành động ngẫu nhiên.
Xem xét về chiến lược, TPP còn có thể hình thành thách thức đối với địa vị của Trung Quốc trong cục diện Đông Á. Bề ngoài, các điều khoản của TPP chỉ thể hiện tính chất kinh tế, nhưng những tính toán đọ sức chiến lược giữa các nước lớn ẩn chứa đằng sau TPP mới là mục tiêu cuối cùng của hiệp định này. Đối tác đàm phán TPP hiện nay tại Đông Á chủ yếu là các đồng minh quân sự của Mỹ. Sự việc này đã chứng tỏ một cách đầy đủ mô hình ưu tiên đàm phán thương mại tự do với đồng minh quân sự của Mỹ. Trên cơ sở quan hệ thương mại chặt chẽ hơn mà TPP tạo ra, Mỹ vừa có thủ đoạn vừa có nguyện vọng điều chỉnh đối với các nước thành viên TPP ở tầm chiến lược, quan hệ an ninh giữa Mỹ và các đồng minh quân sự Đông Á sẽ có thể nhờ đó mà được tăng cường.
Khu vực địa lý xuyên Thái Bình Dương vốn là “lô cốt đầu cầu” trong chiến lược toàn cầu của Mỹ theo truyền thông. Sau Chiến tranh Lạnh, khu vực này càng là một trọng tâm trong bố cục chiến lược toàn cầu của Mỹ, điều đó được thể hiện rõ rệt trong chiến lược trở lại châu Á của Mỹ hiện nay. Trong thời gian tham dự Hội nghị phi chính thức các nhà lãnh đạo APEC tại Hawaii năm 2011, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton đã trình bày và phân tích rõ ràng những đánh giá của Mỹ về chiến lược châu Á – Thái Bình Dương. Trong bài phát biểu với tựa đề “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ”, bà đã tuyên bố: “Châu Á – Thái Bình Dương là trọng tâm của kinh tế và chiến lược thế giới trong thế kỷ 21. Là quốc gia Thái Bình Dương và một nước lớn về ngoại giao, quân sự, kinh tế, giống như vai trò hạt nhân trong xây dựng cơ cấu xuyên Đại Tây Dương, Mỹ cũng đang đóng vai trò như vậy trong hệ thống xuyên Thái Bình Dương. Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ. Trong mấy chục năm tới, một nhiệm vụ quan trọng nhất của Mỹ là tăng cường can dự về ngoại giao, kinh tế và chiến lược tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương”. Hơn nữa, là một chức năng mới của Mỹ trong chương trình nghị sự về thương mại, TPP sẽ biến các thể chế kinh tế xuyên Thái Bình Dương thành một cộng đồng thương mại duy nhất trong thế kỷ 21, từ đó trở thành phương thức tốt nhất để Mỹ xây dựng lại chiến lược châu Á, thúc đẩy lợi ích về chính sách ngoại giao và kinh tế của Mỹ thực hiện mục tiêu an ninh quan trọng – kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Hiển nhiên, trong sự điều chỉnh cục diện châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, TPP được kỳ vọng sẽ được giao cho sứ mệnh chiến lược của Mỹ. Mỹ mong muốn lấy chương trình thương mại mang tính chiến lược này để xây dựng và tăng cường địa vị chủ đạo của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương, truyền bá về quan niệm giá trị của Mỹ, hạn chế không gian phát triển của Trung Quốc, thúc đẩy tiến trình đân chủ hóa của Trung Quốc, đồng thời giám sát Trung Quốc gánh vác nhiều trách nhiệm quốc tế hơn. Hành động này của Mỹ sẽ tạo thành một thách thức to lớn cho con đường trở thành nước lớn của Trung Quốc.
Lựa chọn đối sách của Trung Quốc
TPP chắc chắn đã gây ra ảnh hưởng trong thực tế hoặc tiềm ẩn đối với các công việc của Trung Quốc ở Đông Á, Trung Quốc đã nhìn thấy trước sự việc, tích cực ứng phó với ảnh hưởng của nó cũng là điều hoàn toàn hợp lý. Trung Quốc làm thế nào để tìm ra đối sách ứng phó, phải phân tích hai tình huống tham gia hoặc không tham gia đàm phán TPP. Về lâu dài, cùng với việc TPP không ngừng phát triển, lớn mạnh, đồng thời trở thành cơ chế hợp tác thương mại thực sự tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Trung Quốc có thể đối mặt với lựa chọn chiến lược gia nhập TPP ở một thời điểm nào đó trong tương lai. Trên thực tế, lãnh đạo Trung Quốc đã dự báo đầy đủ về khả năng xảy ra. Tháng 11/2011, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã tuyên bố tại Hội nghị các nhà doanh nghiệp APEC tại Hawaii: “Trung Quốc ủng hộ thúc đẩy vững chắc việc xây dựng khu vực thương mại tự do trên cơ sở lấy khu vực tự do thương mại Đông Á, quan hệ đối tác kinh tế toàn diện Đông Á, Hiệp định quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)…” Quyết sách này rất nhanh được các ban ngành chức năng quán triệt. Gần đây, Bộ Thương mại cho biết Trung Quốc luôn coi trọng và theo dõi tình hình tiến triển đàm phán TPP. Trên cơ sở nghiên cứu thận trọng, căn cứ vào nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, Trung Quốc đã phân tích khả năng, lợi và hại của TPP. Cho dù điều kiện chủ quan và khách quan như thế nào, cho dù không thể loại trừ khả năng gia nhập TPP, thì ý nghĩa của việc dự báo chuẩn bị tốt quyết sách và phương án ứng phó là điều mọi người đều biết. Nếu thời cơ chín muồi, gia nhập đàm phán TPP trở thành lựa chọn mang tính khả thi, Trung Quốc đã đặt nền tảng vững chắc để đàm phán, quy hoạch chiến lược đàm phán.
Một là đánh giá tác động của việc gia nhập TPP đối với các ngành sản xuất trong nước, trên cơ sở đó thực hiện cải cách và điều chỉnh tương ứng. Trung Quốc dần dần chuyển từ phương thức tăng trưởng kinh tế dựa vào nhu cầu của nước ngoài sang dựa vào nhu cầu tiêu dùng trong nước, tăng cường khả năng ứng phó của hệ thống kinh tế, có thể giảm đến mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực của việc gia nhập TPP, đồng thời tạo ra điều kiện mới để nền kinh tế tiếp tục phát triển. Hai là thông qua việc xây dựng chương trình nghị sự về ảnh hưởng của đàm phán TPP, tránh hình thành quy tắc bất lợi nhất đối với Trung Quốc. Trung Quốc có thể tăng cường tiếp xúc và giao lưu với các nước Singapore, Chile, New Zealand, Brunei tạo ra nhiều cơ hội hơn cho họ trong các cuộc đàm phán cụ thể. Trung Quốc phải cố gắng tránh để những nước này chỉ có thể lựa chọn cục diện dựa vào Mỹ, ngăn chặn TPP trở thành nơi Mỹ chỉ đạo. Như vậy, Trung Quốc có thể phát huy ảnh hưởng kinh tế của mình trong quy tắc trò chơi của TPP, nỗ lực làm nhạt màu sắc chính trị và chiến lược của TPP, làm nổi bật giá trị kinh tế của hiệp định này, thúc đẩy TPP trở thành hiệp định chất lượng cao về tự do thương mại và của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, xóa bỏ phương thức “bát mỳ Ý” về hiệp định tự do thương mại, cuối cùng có đóng góp thiết thực vào tiến trình liên kết khu vực Đông Á.
Đương nhiên, trên cơ sở TPP là chương trình kinh tế được Mỹ thúc đẩy có màu sắc chính trị rõ ràng, việc Trung Quốc có thể tham gia đàm phán hay không không hoàn toàn được quyết định bởi Trung Quốc, lập trường của Mỹ là một nhân tố có ảnh hưởng quan trọng hơn. Từ góc độ này, Trung Quốc có thể thấy tín hiệu trong cuộc đọ sức ngoại giao giữa Trung Quốc và Mỹ về trình tự Trung Quốc tham gia đàm phán. Hơn nữa, xem xét từ cánh cửa gia nhập TPP hiện nay và động cơ của Mỹ, Trung Quốc không thể gia nhập hiệp định này trong giai đoạn hiện nay. Trong tình hình đó, để ứng phó vói ảnh hưởng bên ngoài của TPP, Trung Quốc làm thế nào để tìm kiếm lựa chọn đối sách?
Thứ nhất là phải thoải mái và ứng phó một cách ung dung. Trung Quốc phải ý thức được thách thức đã dự báo trước hoặc nằm ngoài dự báo trong quá trình phát triển, TPP chỉ là một trong những thách thức đó. Mỹ tuy có những đánh giá chiến lược dùng TPP để cô lập, loại bỏ Trung Quốc nhằm khôi phục và tăng cường quyền lãnh đạo của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhưng lại không có được khả năng tuyệt đối để thực hiện. Có ít nhất ba nhân tố có thể chứng tỏ vì sao Mỹ không thể cô lập một cách hiệu quả Trung Quốc tại Đông Á: (1) Trung Quốc quá lớn và không thể kiềm chế, Trung Quốc là nền kinh tế lớn nhất châu Á và lớn thứ hai thế giới; (2) Các nước Đông Á hưởng lợi từ quan hệ kinh tế với Trung Quốc, họ có động lực xây dựng quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc; (3) Đa số các nước châu Á thích sự cân bằng mà không muốn một nước lớn nào nắm quyền chủ đạo tại khu vực. Đối với TPP, chỉ cần Nhật Bản và Hàn Quốc không gia nhập TPP, thì hiệp định này khó làm nên điều gì lớn lao. Chỉ có Nhật Bản gia nhập mới có thể làm cho ý nghĩa của TPP to lớn hơn, nhưng do chịu sức ép chính trị trong nước, Nhật Bản rất khó gia nhập TPP ngay.
Thứ hai là đẩy nhanh đàm phản Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, thúc đẩy hợp tác một cách thiết thực với Nhật Bản và Hàn Quốc. Trung Quốc đã ký 15 hiệp định tự do thương mại, đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm đàm phán và nhận thức đối với FTA. Trên cơ sở những kinh nghiệm và nhận thức đó, khi đàm phán FTA với Nhật Bản và Hàn Quốc, Trung Quốc có thể quán triệt sách lược dễ trước khó sau, tuần tự từng bước. Trên cơ sở thái độ rất tích cực thúc đẩy FTA của Hàn Quốc và thái độ lạnh nhạt của Nhật Bản đối với FTA, Trung Quốc phải đi theo quy luật, tập trung nhanh chóng hoàn thành đàm phán có liên quan với Hàn Quốc. Tiếp đó, lấy FTA giữa Trung Quốc và Hàn Quốc làm bước đột phá, hỗ trợ sự phát triển ổn định của khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN, định hướng để Nhật Bản và Trung Quốc đàm phán về FTA. Tuy nhiên, khi đàm phán với Nhật Bản, Trung Quốc thực hiện lập trường cởi mở linh hoạt hơn. Thực ra, việc Trung Quốc thực hiện sách lược đàm phán này đã có tiền lệ, chẳng hạn Trung Quốc – chấp nhận đề nghị của Nhật Bản, thúc đẩy Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc ký hiệp định đầu tư. Trung Quốc hào hứng hơn với việc chuyển hướng từ khuôn khổ “ASEAN+3” mang tính bài ngoại sang khuôn khổ “ASEAN+6”, đây cũng là chương trình được Nhật Bản ưa chuộng. Hai bước đi này của Trung Quốc sẽ làm cho Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc chính thức khởi động đàm phán ba bên FTA giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Sách lược đàm phán hiệu quả linh hoạt này phải được thúc đẩy một cách kiên trì và đi vào chiều sâu. Vào một ngày nào đó, khu vực tự do thương mại Trung – Nhật – Hàn có hy vọng được xây dựng. Nếu có hai trụ cột và chỗ dựa là khu vực tự do thương mại Trung Quốc – ASEAN và khu vực tự do thương mại Trung – Nhật – Hàn, thì cho dù TPP gạt Trung Quốc ra ngoài rìa, cũng không còn trở ngại nào nữa.
Thứ ba là tích cực tham gia và thúc đẩy Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Trong Hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào tháng 11/2012, 10 nước ASEAN đã khởi xướng, 6 nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia hưởng ứng, 16 quốc gia này đã khởi động đàm phán RCEP. RCEP là hợp tác liên kết kinh tế khu vực lấy ASEAN làm chủ đạo, là hình thức tổ chức mở cửa thị trường, thực hiện liên kết kinh tế khu vực giữa các nước thành viên. Mục tiêu là xóa bỏ hàng rào thương mại trong nội khối, tạo ra và hoàn thiện môi trường đầu tư tự do, mở rộng thương mại dịch vụ, đồng thời đề cập đến nhiều lĩnh vực như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh…, mức độ tự do hóa cao hơn hiệp định tự do thương mại mà ASEAN và 6 quốc gia trên đã đạt được. Việc xây dựng RCEP sẽ lấy việc hoàn thiện, điều chỉnh FTA mà ASEAN đã ký với Trung Quốc, cao như TPP, đương nhiên khả năng RCEP sẽ có tính khả thi hơn TPP. Về chính trị, ASEAN là nước xây dựng quy tắc RCEP, có thể củng cố vị thế trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu vực, đồng thời phát huy vai trò lớn hơn trong công việc quốc tế. Kinh nghiệm lịch sử xây dựng khu vực Đông Á đã thể hiện rõ bởi tiến trình hợp tác Đông Á do ASEAN thúc đẩy có lẽ đã thể hiện nhu cầu phát triển, phù hợp hơn với phương thức này. Trên cơ sở đó, đối với sự phát triển của RCEP, Trung Quốc phải cố gắng ủng hộ ASEAN. Bởi vì việc xây dựng RCEP phù hợp với chính sách ngoại giao xung quanh “thân thiện với láng giềng, yên ổn láng giềng, làm giàu láng giềng” mà Trung Quốc thực hiện, đồng thời bắt nguồn từ việc RCEP có lợi cho việc nâng cao mức độ liên kết kinh tế khu vực, xây dựng thị trường độc lập với nhu cầu của các nước châu Âu, Mỹ và phù hợp với quy tắc kinh tế châu Á, từ đó có lợi cho ổn định và phồn vinh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chắc chắn, nhờ vào RCEP, Trung Quốc không những có thể mở ra không gian lớn hơn để phát triển kinh tế, mà còn có thể phát huy vai trò tương ứng với thực lực quốc em trong công việc khu vực Đông Á.
Kết luận
TPP hiện nay đang ở trong tiến trình đàm phán, tuy có thể tiến triển vào bất cứ thời điểm nào, nhưng do đòi hỏi quá cao về tiêu chuẩn tự do hóa, phương hướng chính trị và sự khác biệt lớn về mức độ kinh tế giữa các nước thành viên, TPP có thể hoàn thành việc đàm phán toàn diện hay không vẫn còn phải chờ đợi. Bất luận thế nào, TPP có thể có một vị trí trong chương trình nghị sự của khu vực Đông Á, chứng tỏ hợp tác Đông Á hiện nay xuất hiện nhiều tiến trình, cục diện cùng tồn tại. Cục diện này đã tác động toàn diện đến Trung Quốc. Đối với xu hướng mới xuất hiện trong việc xây dựng Đông Á, Trung Quốc đã ứng phó hợp lý và được nhiều người quan tâm. Một mặt, Trung Quốc phải giữ thái độ cởi mở đối với bất kỳ cơ chế hợp tác nào bao gồm cả TPP có lợi cho phồn vinh, ổn định và an ninh của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Mặt khác, đối với trở ngại và tiêu cực có thể xuất hiện khi Đông Á được sắp xếp lại, Trung Quốc phải thông qua khởi xướng hợp tác như xây dựng đổi mới cơ chế, tham gia và thuận theo xu hướng phát triển khu vực để giữ ổn định và điều chỉnh. Từ đó, cùng với việc hội nhập vào trào lưu lớn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, Trung Quốc cần phát huy ưu thế riêng, dẫn dắt và thúc đẩy sự phát triển theo chiều sâu đối với tiến trình liên kết Đông Á./.