Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Thứ Ba, 01-04-2014 - Hệ quả địa chính trị của cuộc cách mạng dầu khí đá phiến

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT - Cuộc Chiến tranh lạnh kế tiếp: Biển Đông yên lặng dối lừa … (Phan Ba).
- Tàu cá cùng 11 ngư dân bị “người lạ khống chế bằng súng” (DT). – Thông tin trái ngược về vụ tàu Việt Nam mất tích ở Trường Sa (VOA).
- Tổng thống Philippines khẳng định quyết tâm kiện Trung Quốc (TT). – TQ chỉ trích Manila vì vụ kiện Biển Đông (BBC).
- Bà Bùi Hằng được gặp luật sư (RFA). – Một số thông tin mới nhất về chị Bùi Thị Minh Hằng và cháu Trần Bùi Trung (Nguyễn Tường Thụy). – Nguyễn Trung Tôn – Chị Bùi Hằng đã ăn trở lại sau thời gian dài tuyệt thực, nhưng con trai chị lại bị bắt (Dân Luận).
- Trần Thị Nga – Tường trình việc chính quyền Việt Nam đánh, bắt, xúc phạm thân thể, nhân phẩm, quấy rối tình dục ngày 23/03/2014 (Dân Luận).
- Tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu tâm tình sau khi ra tù (Phần 02) (DLB).
- KÍNH THƯA CÁC ANH CÔNG AN – AN NINH (!) (FB Nhất Nam).
- Luật sư Hà Huy Sơn: Để đảm bảo Hội thẩm nhân dân độc lập chỉ tuân theo pháp luật cần thay đổi chế định hiện nay (Boxitvn).
1<- Dương Nội: Cưỡng chế đất trái luật, công an bảo kê cho côn đồ đánh dân đổ máu (DLB). – DÂN OAN DƯƠNG NỘI 31/03/2014 (FB Nhất Nam). – Thông tin về dân oan Dương Nội tự tử trong trại giam (DLB). – Sáng nay 31/3, gia đình 2 dân oan Dương Nội bị bắt vẫn chưa được gặp mặt thân nhân (DĐXHDS).
- Biểu tình lớn ở Ninh Thuận, dân chống trả lực lượng công an đàn áp (DLB). – Hoan hô tinh thần Ninh Thuận chống bạo quyền (DLB). – Hàng ngàn người dân Phản Đối chính quyền cưỡng chế, cướp đất tại xã Quỳnh Văn, Quỳnh Lưu, Nghệ An (DLB). – Nhà nước đang chữa lửa bằng xăng dầu
- Tuyên bố lên án các vụ bắt giam vô cớ người dân Thuận Nam (Ninh Thuận), Dương Nội (Hà Nội) (TNLT). – Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam lên án việc bắt giam vô cớ dân oan (RFI).
- Nhận định về Hòa thượng Thích Trí Tịnh (BBC).
- QUÝ 1 NĂM 2014 – NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT (Tễu).
- Nhật ký mở lần thứ 83: NHÌN VỀ PHƯƠNG BẮC VỪA MỪNG VỪA LO… (Tô Hải). “Cho nên: mỗi lần thấy bên Tầu bọn họ làm được cái gì có thể đẩy nhanh việc ‘thay áo’ của họ thì mình mừng vô kể dù trong bụng cũng rất lo là: Với cái tính chất ĐẾ QUỐC ĐẠI HÁN TOÀN TRỊ, người Tầu sẽ đối xử thế nào với cái dân tộc ngàn năm bất khuất trước giặc phương Bắc này đây ?
- Hà Văn Tấn: LỊCH SỬ, SỰ THẬT VÀ SỬ HỌC (Chép sử Việt).
- ‘Hội chứng Việt Nam’ (Người Việt). “Tôi không nhớ ai đã nói câu: ‘Ðọc lịch sử như bóc một củ hành, càng đọc càng chảy nước mắt!’ Năm nào vào Tháng Tư, ít nhiều tư liệu lịch sử cũng tình cờ hiện ra dưới mắt chúng ta. Dù ít hay nhiều nó cũng gây xúc động trong lòng bạn, là con người có tình cảm, biết yêu thương nhưng cũng có căm ghét, không phải là những con người dửng dưng, vô cảm. Quên hay chưa quên thì mỗi người trong chúng ta, mỗi năm đến Tháng Tư, cũng phải nhớ rằng: ‘Tôi là ai và vì sao tôi đến đây’?” – Mời xem lại: 38 năm trước, nếu VNCH thắng CS? (Alan Phan/ Sống News).
- Ai thống trị Việt Nam ngày nay: Đảng Cộng sản hay là Hán Ngụy? (DĐXHDS).
- Trần Thị Ngự – Đôi điều về vấn đề “kiểm duyệt” báo chí trước năm 1975 tại Sài Gòn (Dân Luận). “Mặc dù báo chí ở miền Nam trước năm 1975 có chịu phần nào kiểm duyệt, nhưng so với sự bóp nghẹt thông tin của chính quyền hiện nay thì còn có nhiều tự do hơn rất nhiều lần. Do đó cũng không khó hiểu việc ông Hồ Ngọc Nhuận trước đây phản kháng chế độ chính trị ở miền Nam thì bây giờ cũng chống lại sự áp bức của chính quyền hiện tại“.
- Phòng, chống “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch: Cần hiểu đúng quyền tự do ngôn luận và an ninh mạng theo Nghị định 72 (CAND). – Báo chí điều tra phải bảo đảm chính xác, khách quan (XD). – Hội thảo khoa học quốc tế về Nghiệp vụ báo chí điều tra (Tin tức). – Báo chí điều tra cần được pháp luật bảo vệ (CT).
- Internet không tạo ra “nhà báo tự do”! (ND). “… gần đây, RFI đăng bài trả lời phỏng vấn một người trong nước có nhan đề “Văn hóa Việt Nam trong vận khí suy vong” … dù chưa bao giờ tỏ ra thiện chí với Việt Nam, BBC Tiếng Việt cũng phải ngậm bồ hòn làm ngọt khi đăng bài thừa nhận mấy kẻ đang lớn tiếng “đấu tranh cho dân chủ” ở Việt Nam rốt cuộc chỉ là “bên thua cuộc”
- Kỳ án Nhã Thuyên – Thư Hiên (HTN). – Nhã Thuyên, Lê Thăng Long & những người “Trotsky”… (DCVOnline).
- Nghèo Là Một Cái Tội (Alan Phan). “Tôi nhớ một câu message (tin nhắn) thú vị, nhiều người thâu vào hộp thư thoại (voice mail box) của họ, ‘Xin để lại tên và điện thoại của bạn. Tôi đang tìm cách thay đổi đời mình. Nếu tôi không gọi lại bạn, thì bạn nên hiểu bạn là một trong những thay đổi đó’. Không biết bao giờ các lãnh đạo của Việt Nam mới can đảm nói với ‘xứ lạ’ điều này?” – Bí Mật của Phan Thiên Ân – Chương 1
- PTT Vũ Đức Đam muốn rút đăng cai Asiad 18 (TT). – Phó thủ tướng cũng muốn từ chối ASIAD 18 (SM). – ‘Không tin Việt Nam rút đăng cai Asiad’ (BBC). – Liệu có phải rút bài, hay rút ý kiến rằng “Phải tính phương án rút đăng cai Asiad 18″? (Chép sử Việt). – ASIAD 18: Nên nghe dân (NLĐ).
- KÉO PHÁO RA (Văn Công Hùng). – Chuyện không thể giấu kín (Lương Kháu Lão). “Nếu cố đấm ăn xôi, chính các vị sẽ bị nhân dân nghi ngờ về động cơ vụ lợi tham nhũng trong các công trình thể dục thể thao luôn bị đội giá và rất kém về chất lượng như đã từng xảy ra lâu nay. Tất cả những chuyện này cần công khai minh bạch lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân thông qua các cơ quan thông tin đại chúng. Không việc gì phải dấu kín và không gì có thể dấu diếm được“.
- Hóa kiếp cho con chuột (FB Nguyễn Đình Ấm). “Sáng nay con chuột cống tham ăn sập bẫy. Nó lồng lộn quậy phá rồi len lét nhìn xung quanh. Mình lấy cái que vót nhọn xử nó vì tội chuyên đào mục mạo gốc cây sanh đang tươi tốt. Thấy vậy, cô vợ kêu: Anh phải hóa kiếp cho nó đã. Ừ thì tao hóa kiếp cho mày: Kiếp sau làm lãnh đạo cấp cao nhất, được chưa?
- Làm quan lớn ở Việt Nam oai ghê! (Boxitvn).
- CHUYỆN VUI: CHÓ CẮN CHẾT GÀ ! (Sơn Thi Thư). “Ông xử lý chúng bằng cách nào ? – Tôi tập hợp chúng lại. Con dữ nhất thì tôi đã cảnh cáo, mấy con dữ vừa thì tôi đã khiển trách và tôi cũng đã rút kinh nghiệm sâu sắc cho cả bầy rồi đó ông“.
- Đào Dục Tú: Phiếm đàm: Con cháu ta cõng nợ của ông cha đến bao giờ ? (Bà Đầm Xòe). “Chỉ biết ngậm ngùi ông cha không trả được nợ đời thì theo luật đời, con cháu phải đành hứng lấy trả nợ đây, còn biết làm sao. Mà nợ đẻ ra nợ,nợ chồng lên nợ tiền tấn như thế, con cháu ta cõng nợ đến bao giờ?” – Chống lãng phí trong đầu tư công (TN).
- Lan man cảm nghĩ vụ công an ” làm chết người ” (FB Người Buôn Gió). “Tôi chỉ muốn nói rằng, những người cảnh sát của 20 năm trước đã dần ít đi. Thay thế vào đó là những người cảnh sát có tư cách ngược lại. Kể từ khi nhiều công an được điều động chuyển ngành những chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền. Cũng kể từ khi đó mà bỗng nhiên nhiều vụ công an làm chết người càng nhiều hơn, các mức án cũng nhẹ hơn, các công an đi chùa cũng nhiều hơn. Và đời sống của họ cũng … khá giả hơn“. – HẺM BUÔN CHUYỆN – KỲ 151: Một chút mặt trời trong nước lạnh (Nhật Tuấn). – Sinh mạng bọt bèo (DLB). – Bản án của lương tâm (NLĐ). – Mức án đề nghị gây phẫn nộ (NLĐ).
- Chuyện móc túi nhân dân (DLB). – Chẳng khác gì nhau (Lê Khả Sỹ). “Họ tốt với dân những khi cần kêu gọi/ Ra chiến trường cứu ‘Tổ quốc lâm nguy’./ Họ tốt với dân là những khi / Vua quan chia bè kéo cánh/ Cần tranh thủ tứ phương dư luận/ A dua ca ngợi coi như ‘được lòng dân’…” – Nhìn từ vụ JTC: “Ma trận” quản lý ODA (VnEco). – Những phát ngôn “gây sốc” vụ nghi án hối lộ 80 triệu yên (ĐS&PL).
- Đường sắt là của 90 triệu dân (GTVT).
- Tiền bồi thường đất không mua nổi nền tái định cư (NLĐ).
- Chung quanh vụ việc lộn xộn tại xã Mễ Trì (ND).
- Đề xuất cấm công chức ngồi quán giờ làm việc (TTXVN).
- Dân làng ‘bao vây’ tòa sau vụ xử người đánh chết nghi can trộm chó (VOA).
- Chứng thư đọc tại Tòa án Công luận Quốc tế vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (Boxitvn).
- Đại họa gián đất, ốc bươu vàng và lỗ hổng quản lý (RFA). – Có nên xúm vào diệt đàn gián đất? (BBC).
- Tô Văn Trường: Nói lại cho rõ về đê bao – bờ bao (Boxitvn).
Nơi dự kiến xây đập Don Sahong, trên dòng kênh Hou Sahong, miền Nam Lào.
Nơi dự kiến xây đập Don Sahong, trên dòng kênh Hou Sahong, miền Nam Lào.
- Các tổ chức về môi trường cùng hành động chống việc xây đập ở Lào (VOA). Việt Nam cần nỗ lực chống đập Don Sahong tại Lào (RFI). =>
- Campuchia: An ninh đụng độ với người biểu tình (RFA).
- Tây Tạng: 1 ni cô toan tự thiêu (RFI).
- Cử tri thờ ơ trong cuộc bầu cử tại làng Ô Khảm (RFI).
- Video: Chương Trình Ghép Nội Tạng Đáng Ngờ tại Trung Quốc (ĐKN).
- Tịch thu tài sản thân nhân Chu Vĩnh Khang (BBC). – Hai anh em tỷ phú Trung Quốc ra tòa như tội phạm “mafia” (RFI). – Chu Vĩnh Khang làm gì trước khi bị bắt? (KP). – Linh cảm buồn của Chu Vĩnh Khang (NLĐ).
- Dân Đài Loan biểu tình đòi hủy bỏ hiệp định thương mại với TQ (VOA). – Mùa xuân Đài Loan hay Cách mạng Hướng Dương ? (RFI). – Biểu tình lớn ở Ðài Loan phản đối hiệp ước với Trung Quốc (Người Việt). – Đài Loan biểu tình phản đối hiệp định Trung-Đài (NLĐ).
- Em gái Kim Jong-un giữ chức chánh văn phòng (TN).
- Hai miền Triều Tiên pháo kích vào vùng biển của nhau (VOA). – Nam-Bắc Hàn đọ súng sau tập trận (BBC). – Nam Bắc Triều Tiên giao tranh trọng pháo trên biển Hoàng hải (RFI). – Mỹ, Nga phản ứng vụ Hàn-Triều đấu pháo (Tin tức). – Trung Quốc bày tỏ quan ngại tình hình bán đảo Triều Tiên (VOV).
- Đối lập Thái Lan có thể sẽ kiểm soát Thượng viện (RFI). – Thủ tướng Yingluck ngồi xe lăn điều trần về cáo buộc tham nhũng (NLĐ).
- BÀI PHÁT BIỂU VỀ TÌNH HÌNH UKRAINA CỦA ÔNG GREGOR GYSI (Nguyễn Minh Tuấn).
- Ukraine có ửng cử viên Tổng thống kỳ dị nhất thế giới (Soha). – Ukraina phản ứng gay gắt trước giải pháp “liên bang” của Nga (LĐ). – Nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng U-crai-na (ND).
- Thủ tướng Nga đến Crimea bàn về ‘sự phát triển’ (VOA). – Thủ tướng Dmitri Medvedev thăm Crimea (BBC). – Tổng thống Putin ký sắc lệnh thành lập Bộ Công tác Crimea (VOV). – Nga giảm quân số ở biên giới Ukraine (TT). – Đến 2015, Nga chưa điều động nghĩa vụ quân sự với dân Crimea (TTXVN). – Nga trả vũ khí cho Ukraine (NLĐ).
- Ngoại trưởng Mỹ: Quân đội Nga gây ‘bầu không khí sợ hãi’ ở Ukraine (VOA). – Ukraina : Mỹ-Nga vẫn bất đồng sau 4 giờ đàm phán (RFI). – Giáo sư Mỹ: Ukraina – nơi được Mỹ truyền dẫn đạo đức giả (LĐ). – Tư lệnh quân đội NATO đang ở Mỹ, vội vã quay lại Âu Châu (Người Việt). – Putin bị vây hãm: Liệu có xảy ra một cuộc cách mạng màu hay không? (NCQT). – NATO: Tham vọng thì nhiều, sức chẳng bao nhiêu (RFI).

- Hàng vạn công trình sai phép sẽ được “phạt để tồn tại” (GDVN). – Tình hình mất an ninh trật tự tại các khu đô thị mới: “Hổng” từ khâu quản lý (tiếp theo) (HNM).
- Vụ “đương sự tố thư ký tòa lừa lấy tiền” ở Tây Ninh: Không có chuyện thư ký tòa lấy tiền để giúp thắng kiện (PLTP).

- Văn tế Quốc tổ và Anh linh Tử sĩ (DLB). – Ai? (DLB). “Người cắc cớ: Ai ăn xuôi nói ngược?/ Ai nguyên nhân làm cả nước tụt lùi?/ Ai biến dân thành đám mù đui?/ Ai đào hố chôn vùi dân tộc?
- Phỏng vấn TT Ngoại Giao VN Nguyễn Thanh Sơn về chuyến đi Canada và Mỹ (PhoBolsaTV). “Và nếu đất nước đang trong lúc uy tín đi lên vững vàng, mạnh mẽ mà chúng ta không nghĩ đến nhau thì quý vị có thể trách cứ chính phủ, trách cứ đất nước rằng trong lúc này quên đi quý vị, nhưng chúng tôi nhớ đến quý vị, để mong muốn rằng lúc vị thế chúng ta đang mạnh, đất nước đang có uy tín, thì nhà nước chính phủ, nhân dân trong nước vẫn nhớ đến tất cả bà con cô bác chúng ta đang sinh sống khắp nơi trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ“. – Lê Minh Nguyên: Chế độ phản dân tộc hay LM Lý phản phé? (ĐCV).
- VTV NÓI CHUYỆN THI TUYỂN DỤNG QUẢN LÍ (FB Chu Mộng Long). “Tóm lại, nói nôm na, Đảng là đỉnh cao trí tuệ thì người được Đảng đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch phải là người đỉnh cao trí tuệ, không thể có trường hợp thi trượt. Có nghĩa là nếu chấm cán bộ của Đảng trượt thì là giám khảo ngu!!!
KINH TẾ
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 31-3-2014 (VietFin). – Vào chợ mỗi ngày TTCK 31-3-2014 (VietFin).
- Blog chứng khoán: Sức ép tâm lý (VnEco). – Nhận định chứng khoán ngày 1/4: “Kiểm chứng lại mốc 590” (VnEco). – Cổ phiếu cần quan tâm ngày 1/4 (ĐTCK). – Khối ngoại mua ròng, thị trường vẫn dè dặt (TBKTSG).
- 50.000 tỉ có đủ cứu vãn niềm tin? (TBKTSG). – Nên đặt giá trần với nhà ở xã hội? (VnECo). – Luật Xây dựng còn nhiều kẽ hở (NLĐ). – Phát triển nhà ở xã hội lúng túng vì thiếu hướng dẫn (TBKTSG). – Từ 8/4, chung cư rục rịch tăng giá (VnM). – Kiến nghị giải ngân nhanh gói 30.000 tỉ đồng (TT).
- Tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư cho DN (CT).
- Khai báo hải quan trên VNACCS/VCIS thế nào? (HQ).
- Kết luận của thanh tra về EVN đã được xử lý thế nào? (VnEco).
Mua bán tôm hùm trắng ở xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên
Mua bán tôm hùm trắng ở xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên
- Tin vui cho người nội trợ: Giá gas giảm thêm 16.000 đồng/bình 12kg từ 1.4 (MTG).
- Cạnh tranh bán lẻ đến hồi gay cấn (NLĐ).
- Chừng nào mới có khung pháp lý cho các dự án PPP? (TBKTSG).
<- Bí nguồn tôm hùm giống (NLĐ).
- Con ong bầu và người nông dân Tây Nam Bộ (RFA).
- Nhập khẩu gạo của Trung Quốc giảm 20% trong 2 tháng đầu năm (NDH).
- TRUNG HOA CÓ LÀ CƯỜNG QUỐC KINH TẾ? (Hồ Hải).
- Phân tích phạm vi ảnh hưởng áp dụng với tài chính công cộng địa phương: Những méo mó (VietFin). – Tác động của chính sách QE đến các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi

- Dòng vốn nước ngoài dồn dập đầu tư vào ngành dệt may: Doanh nghiệp nước nhà “nhịn miệng đãi khách”? (HNM).

VĂN HÓA-THỂ THAO
Thành nhà Mạc không chỉ là di tích lịch sử lâu đời mà còn là một trong những thắng cảnh của thành phố Tuyên Quang.
Thành nhà Mạc không chỉ là di tích lịch sử lâu đời mà còn là một trong những thắng cảnh của thành phố Tuyên Quang.
- Dựa vào dân gìn giữ di tích (ND). – Thành nhà Mạc: Di tích hay cái ‘lò gạch’? (NĐT). =>
- Nói phét thành thần (SM).
- Thử lý giải những sai sót để đời của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân – kỳ 6 phần II (Hoàng Tuấn Công).
- Bùi Chí Vinh – Suy nghĩ về hội sách Sài Gòn lần thứ 8 tại nơi từng là nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi (Dân Luận).
- HOAN NGHÊNH BTC LỄ HỘI ĐỀN HÙNG NĂM 2014! (Tễu).
- HAI BÀ TRƯNG (40-43): Gương Sáng Lịch Sử Dân Tộc Muôn Đời (Hợp Lưu).
- Bác tôi (Trang Hạ).
- 13 NĂM NGÀY MẤT TRỊNH CÔNG SƠN: NHƯ MỘT LỜI TRI ÂN (Nguyễn Trọng Tạo).
- Tổng Quát về Các Tác Phẩm của Alice Munro (Da Màu). – Vài Ghi Nhận về Truyện Ngắn của Alice Munro
- Hình ảnh nghệ thuật tuần lễ 31/3–6/4/2014- Nghệ Sĩ Lee Krasner (Da Màu).
- Phản chủ từ được không (Da Màu).
- TRỊNH Ở HÀ NỘI (Văn Công Hùng).
- HAY GHÊ (ST) (Nguyễn Quang Vinh).
- Thấy Em Bé Xíu! Thuở Còn Ngậm Ti (Du Tử Lê).
- Nam Nữ Thụ Thụ Bất Thân (THĐP).
- Không có động lực hay chỉ là lười biếng? Có một cách khác nữa để giải thích (THĐP).
- Số Mệnh của Con Người Có Phải Đã Được Định Sẵn Từ Trước ? ( Phần 4 ) – Uông Do Đôn (ĐKN).
- Hủy quyết định “cấm cửa” biểu diễn của hoa hậu Diễm Hương (NLĐ). – Diễm Hương đã bị cấm diễn oan (MTG).
- Khốn khổ vì nghệ sĩ Việt kiều (NLĐ).
- VFF hoàn thiện bộ máy nhân sự trong nhiệm kỳ VII (TTXVN).


- Đảo Hoa Lan- 2 (FB Nguyễn Đình Bổn).
- Thành Phong: Truyền Thuyết Long Thần Tướng (Phong Duong Comic).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Nói chuyện với GS Hà Huy Khoái – Ngô Bảo Châu (HTN).
- Đề thi HSG “Nhà Toán Học Trẻ” của Pháp 2014 (Nguyễn Tiến Dũng).
- Tiếng vọng thuở hồng hoang (Giáp Văn Dương).
Lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường - nơi các em học sinh gặp nạn
Lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường – nơi các em học sinh gặp nạn
- Chấn chỉnh căn bệnh thành tích (ND).
- Bộ GD & ĐT công bố lịch thi tốt nghiệp THPT 2014 (PLVN).
- Tăng sức hấp dẫn giờ Văn từ “củng cố – dặn dò” (GD&TĐ).
<- Cần Thơ: Tắm sông, 1 học sinh tử vong, 1 em đang nguy kịch (LĐ). – Rủ nhau tắm sông, 3 học sinh đuối nước (GD&TĐ). – Vụ 4 học sinh bị đuối nước: Bãi tắm không có phép (VNN).
- [Tại sao] Sữa được chứa trong hộp giấy chữ nhật, trong khi nước ngọt lại chứa trong lon trụ tròn? (Tinh tế).
- Các Mô Hình 3D Kết Nối ADN Của Một Người Với Đặc Điểm Khuôn Mặt Người Đó (ĐKN). – Khoa Học về Sự Trùng Hợp

- Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014: Ưu tiên ngành khó, ưu đãi người điểm cao (HNM).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Thầy giáo giở trò đồi bại với học sinh lĩnh 3 năm tù (MTG).
6- Quản không nổi giá thuốc (NLĐ).
- Người Việt chưa có chút văn hóa giao thông tối thiểu (VTC).
- Hành hạ trẻ giữa trưa để xin ăn (NLĐ). =>
- Lưu lạc 5.800 km từ Mèo Vạc sang tận Pakistan (TN).
- Bị lừa hàng trăm triệu đồng với lý do “trời ơi” liên quan án ma túy (Infonet).
- Phát hiện hàng nghìn con gà, vịt giống nhập lậu qua biên giới (ANTĐ).
- Tác động trầm trọng của hiện tượng trái đất bị hâm nóng (RFI). – LHQ: Con người tác động tới khí hậu, cần có kế hoạch đối phó (VOA).


QUỐC TẾ
- Pakistan bác bỏ tố giác hỗ trợ phe chủ chiến ở Afghanistan (VOA).
Đoàn xe vũ trang áp giải cựu Tổng thống Musharraf đến tòa án - REUTERS /Stringer
Đoàn xe vũ trang áp giải cựu Tổng thống Musharraf đến tòa án – REUTERS /Stringer
- Ngoại trưởng Mỹ đến Israel để cứu vãn hòa đàm Trung Ðông (VOA).
<- Cựu Tổng thống Pakistan Musharraf bị buộc tội “phản bội tổ quốc” (RFI). – Ông Musharraf: Tôi không phải là kẻ phản bội (VOA).
- Đảng cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ thắng cử dù bị tai tiếng (RFI). – Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ cảnh cáo các đối thủ chính trị (VOA).
- Tập Cận Bình thăm các định chế Châu Âu (RFI). – Trung Quốc, EU tăng cường hợp tác về các vấn đề quốc tế (TTXVN).
- “Đòn thù” phong tỏa tài sản: Làm kẻ thù phá sản (NLĐ).
- Đức bác bỏ kế hoạch mở rộng NATO sang phía Đông (TTXVN).
- Australia hứa tiếp tục tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích (VOA). – MH370 : Úc không ngại tốn kém để tìm máy bay mất tích (RFI). – Không có giới hạn về thời gian tìm kiếm cho MH370 (ANTĐ).


- Lời cuối của phi hành đoàn MH370 (VOA). – Máy bay Malaysia mất tích – Trung Quốc lên đường giải cứu (TQ Không Kiểm Duyệt). “Chính quyền TQ cực kỳ thích khoe mẽ. Họ đang dồn lực vào việc tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia mất tích… không phải chỉ vì phần lớn hành khách trên máy bay là người TQ Nếu Hải quân TQ tìm ra chiếc máy bay trước, họ có thể cho thấy sự thống trị của mình tại Thái Bình Dương, chứ không phải Hoa Kỳ“.

* Video: Bản tin video tối 31-03-2014
* VTV: + Điểm báo – 31/03/2014; + Chào buổi sáng – 31/03/2014; + Tài chính kinh doanh sáng – 31/03/2014; + Điểm báo quốc tế – 31/03/2014; + Thời sự 12h – 31/03/2014; + Tài chính kinh doanh trưa – 31/03/2014; + Bản tin quốc tế 17h – 31/03/2014; + Tài chính tiêu dùng – 31/03/2014; + Thời sự 19h – 31/03/2014; + Tài chính kinh doanh tối – 31/03/2014; + Thế giới trong ngày – 31/03/2014.

2166. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ VIỆC TRUNG QUỐC XÂY DỰNG CƯỜNG QUỐC BIỂN

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Sáu, ngày 28/03/2014
( Tạp chí “ Thế giới đương đại “, Trung Quốc, số 12/2013)
Báo cáo Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu rõ: “Nâng cao khả năng khai thác tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường sinh thái biển, kiên quyết bảo vệ quyền lợi biển quốc gia, xây dựng cường quốc biển”. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa “việc xây dựng cường quốc biển” vào văn kiện đại hội của đảng, cho thấy sự coi trọng cao độ của tập thể lãnh đạo Trung Quốc đối với vấn đề biển.

1. Tầm quan trọng của việc Trung Quốc xây dựng cường quốc biển
Nhu cầu thích ứng với tình hình cạnh tranh biển của thế giới
Sau khi “Công ước Liên hợp quốc về Luật biển” có hiệu lực từ năm 1994, rất nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu điều chỉnh đối với chiến lược biển của mình, từ khi bước vào thế kỷ 21 đến nay, những điều chỉnh này vẫn đang tiếp tục, trong đó hành động của ba nước Mỹ, Nga và Nhật Bản nhận được sự chú ý. Ví dụ như Mỹ đã đưa ra “Quy hoạch tổng thể biển trong thế kỷ 21” và “Kế hoạch hành động biển”… Nga đưa ra “Học thuyết biển Liên bang Nga”, công bố chính sách ở “Nam Cực” và “Bắc Cực” của Nga, cũng như “Chiến lược phát triển biển Liên bang Nga ”… Nhật Bản đã công bố “Sách Trắng về biển”, “Kiến nghị chính sách biển trong thế kỷ 21”, “Đại cương chính sách biển” và “Luật cơ bản về biển”… Do các nước điều chỉnh chiến lược biển, biển thế giới trong thế kỷ 21 đã xuất hiện tình hình cạnh tranh mới. Trong tình hình này, Trung Quốc đưa “việc xây dựng cường quốc biển” vào văn kiện Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc là biện pháp chiến lược quan trọng mà Trung Quốc phải áp dụng, cho thấy nguyện vọng và thái độ tích cực muốn tham gia khai thác và cạnh tranh biển của Trung Quốc.
Nhu cầu thực hiện sự  trỗi dậy của dân tộc Trung Hoa
Trong lịch sử, rất nhiều nước dựa vào biển để trỗi dậy, đặc biệt là một số cường quốc thế giới. Đương nhiên, đối vói chính sách pháo hạm và hành vi cướp đoạt thực dân khi đó của những cường quốc này, cần phải kiên quyết loại bỏ, nhưng đường lối dựa vào biển để phát triển bản thân và một số biện pháp hợp lý thì đáng để làm theo. Đặc biệt là hiện nay, tầm quan trọng của biển ngày càng nổi bật, được cho là không gian thứ hai để con người sinh tồn phát triển ngoài lục địa, một trong những nguyên nhân quan trọng trong đó chính là giá trị kinh tế của biển. Biển chứa đựng nguồn tài nguyên phong phú, trên 70% tổng giá trị thương mại thế giới đến từ vận tải biển, 1/3 thu nhập du lịch toàn thế giới dựa vào biển, các khu vực có nền kinh tế phát triển nhất thế giới đều tập trung ở ven biển… Trung Quốc muốn xây dựng xã hội khá giả, thực hiện phát triển kinh tế kiểu nhảy vọt, thực hiện sự trỗi dậy của dân tộc Trung Hoa, cũng cần phải dựa vào biển.
Nhu cầu bảo vệ an ninh và quyền lợi biển quốc gia
Trong lịch sử Trung Quốc, biển luôn được coi lá chắn an ninh, vì lúc đó, mối đe dọa đối với Vương triều phong kiến Trung Quốc chủ yếu vẫn là các dân tộc du mục đến từ phía Bắc. Tuy nhiên, cục diện này đến thời kỳ cận đại thì bị phá vỡ. Sau Chiến tranh Nha Phiến, mối đe dọa của dân tộc Trung Quốc không chỉ đến từ lục địa, mà còn đến từ biển. Trong thời gian 100 năm từ năm 1840-1940, các cường quốc đế quốc chủ nghĩa xâm lược hơn 470 lần Trung Quốc từ biển, bài học đau đớn này phải được ghi nhớ vĩnh viễn. Hiện nay, cho dù Trung Quốc không tồn tại mối nguy hiểm xâm lược của kẻ thù bên ngoài, nhưng Trung Quốc vẫn đối diện với vấn đề an ninh biển, trong đó bao gồm an ninh truyền thống trên biển, như bảo vệ chủ quyền lãnh hải và quyền lợi biển.cũng như an ninh phi truyền thống trên biển, như tấn công cướp biển và khủng bố, thiên tai trên biển, vấn đề sinh thái biển… Muốn giải quyết những vấn đề nêu trên, phải dựa vào việc Trung Quốc thực hiện chiến lược cường quốc biển, nâng cao sức mạnh tổng hợp biển của Trung Quốc.
Nhu cầu bảo vệ hòa bình thế giới
Nhắc đến việc bảo vệ hòa bình thế giới, chắc chắn có liên quan đến “Công ước Liên hợp quốc về Luật biển” được ra đời vào năm 1982. Sự ra đời của luật biển này có ý nghĩa rất quan trọng. Mặc dù luật biển này là sản phẩm của sự tranh giành giữa các nước lớn, nhưng về tổng thể, nó đã phản ánh nguyện vọng chung về khai thác, lợi dụng biển của đông đảo các nước đang phát triển, phá vỡ cục diện một vài nước kiểm soát và lũng đoạn biển, đồng thời cũng đưa tới căn cứ pháp luật cho việc giải quyết các tranh chấp biển. Nhưng công ước này vẫn tồn tại một số thiếu sót, chủ yếu là sự diễn tả đối với một số cơ chế vẫn còn chung chung, hàm hồ, gây nên sự tranh chấp và bất hòa trên biển trong thực tiễn. Đối với công ước này, với tư cách là ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và là một trong những nước đầu tiên ký công ước này, trước tiên Trung Quốc có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ quyền uy của “Công ước Liên hợp quốc về Luật biển”, để xây dựng thế giới biển hài hòa, hòa bình. Hai là trong quá trình thực tiễn, Trung Quốc phải hợp tác với các nước trên thế giới, để sửa đổi và hoàn thiện những nội dung có tranh cãi trong đó, khiến cho trật tự biển quốc tế phát triển theo hướng công bằng hợp lý hơn, những hành động này đều là những hành động bảo vệ hòa bình thế giới. Và việc Trung Quốc xây dựng cường quốc biển sẽ có lợi cho việc Trung Quốc thực hiện những mục tiêu nêu trên.
2. Những nhân tố có lợi cho việc Trung Quốc xây dựng cường quốc biển
Có điều kiện địa lý tương đối tốt
Trung Quốc là một quốc gia có cả lục địa và biển, lưng dựa vào lục địa Á-Âu, mặt hướng ra Thái Bình Dương, đường bờ biển trên lục địa dài 18.000 km, đường bờ biển bao quanh các đảo dài hơn 14.000 km, có hơn 6.500 đảo có diện tích rộng hơn 500 m2. Theo “Công ước Liên hợp quốc về Luật biển”, diện tích vùng biển mà Trung Quốc có thể quản lý là gần 3 triệu km2, trong đó diện tích vùng nội thủy và vùng lãnh hải được hưởng hoàn toàn chủ quyền là 380.000 km2, diện tích vùng biển được hưởng một phần quyền lợi chủ quyền là 2,6 triệu km2, bao gồm vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. Trung Quốc còn có hàng trăm hải cảng tốt, đặc biệt là thềm lục địa rộng mênh mông chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Đây đều là nguồn của cải vô giá để Trung Quốc xây dựng cường quốc biển.
Từng có nền văn hóa biển rực rỡ
Xem xét lịch sử Trung Quốc, dân tộc Trung Hoa không phải lúc nào cũng bế quan tỏa cảng, cũng từng có mơ ước đối với biển, đồng thời tạo ra những kỳ tích biển huy hoàng. Ngoài “Con đường tơ lụa kia trên đất liền mà mọi người biết đến, Trung Quốc cổ đại còn có một “Con đường tơ lụa trên biển” sớm hơn. Con đường tơ lụa trên biển này được hình thành vào thời nhà Tần-Hán, trải qua thời kỳ Tam Quốc và thời nhà Tùy, phồn vinh vào thời nhà Đường và nhà Tống. Con đường tơ lụa trên biển này bắt nguồn từ Tuyền Châu, đi qua Đông Nam Á đến Ấn Độ Dương, lại từ biển Arập lần lượt đến khu vực Địa Trung Hải, Bắc Phi, Nam Phi. Đặc biệt là thời nhà Minh, hoạt động hàng hải của Trung Quốc đạt đến mức độ cực thịnh, khi Trịnh Hòa dẫn đội thuyền đến đại dương phía Tây, vẫn sớm hơn 80 năm so với Colombo phát hiện ra lục địa mới, nơi xa nhất từng đến là khu vực phía Đông Bắc Phi, vịnh Persian và Biển Đỏ. Kỹ thuật đóng tàu và kỹ thuật hàng hải của Trung Quốc khi đó đều đứng hàng đầu thế giới. Thực tế đã chứng minh người Trung Quốc từng tạo ra văn hóa biển rực rỡ, nhưng lại không tiếp tục duy trì và làm rạng rỡ thêm. Sau này, cùng với việc thực hiện “chính sách cấm biển”, Trung Quốc dần dần không giao lưu với bên ngoài. Và khi Trung Quốc từ bỏ biển, thì phương Tây lại chính thức mở ra thời đại “hàng hải”.
Thành tựu xây dựng kinh tế to lớn
Muốn xây dựng cường quốc biển, không có sự hỗ trợ của thực lực kinh tế hùng mạnh là không thể, đây là nhân tố then chốt của sức mạnh tổng hợp quốc gia, cũng là cơ sở của nhân tố khác. Từ khi thực hiện cải cách mở cửa đến nay, kinh tế Trung Quốc giành được sự phát triển nhanh chóng, đặc biệt là sau những năm 90 của thế kỷ 20 đã tiến vào thời kỳ phát triển nhanh chóng. Bước vào thế kỷ 21, tốc độ phát triển của kinh tế Trung Quốc vẫn được duy trì. Từ năm 2003 đến năm 2011, cho dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế Trung Quốc vẫn đạt mức 10,7%. Năm 2011, tổng lượng kinh tế Trung Quốc vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cùng năm, thu nhập tài chính vượt mức 10 nghìn tỷ nhân dân tệ, tỷ lệ đô thị hóa lần đầu tiên vượt mức 50%, những số liệu này cho thấy những thành tựu to lớn mà kinh tế Trung Quốc đã giành được, cũng có nghĩa là Trung Quốc đã cơ bản có điều kiện vật chất để hướng ra biển.
Môi trường hòa bình quốc tế tương đối có lợi
Trong thời gian rất dài sau khi xây dựng đất nước, do các nhân tố như tình hình quốc tế phức tạp và tranh chấp biên giới chưa được giải quyết, Trung Quốc từng lần lượt hoặc đồng thời phải đối diện với hai siêu cường là Mỹ và Liên Xô, tức là mối đe dọa từ biển và lục địa. Những năm 70 của thế kỷ 20, quan hệ Trung-Mỹ được cải thiện, mối đe dọa biển mà Trung Quốc phải đối diện bắt đầu giảm bớt. Sau Hội nghị trung ương 3 khóa 11 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cùng với việc Trung Quốc điều chỉnh chính sách đối ngoại, môi trường quốc tế của Trung Quốc được cải thiện rõ rệt, lúc này cũng là lúc Trung Quốc thực sự bắt đầu hội nhập cộng đồng quốc tế. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, mối đe dọa lục địa đến từ phía Bắc Trung Quốc cuối cùng cũng được xóa bỏ, sau đó Trung Quốc liên tục thiết lập và khôi phục quan hệ ngoại giao với nhiều nước, mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước xung quanh tiến vào giai đoạn tốt nhất trong lịch sử. Hiện nay, tuy môi trường xung quanh Trung Quốc nảy sinh một số thay đổi mới, sức ép an ninh đến từ biển mà Trung Quốc phải đối diện đang tăng lên, nhưng về tổng thể môi trường hòa bình quốc tế của Trung Quốc chưa nảy sinh những thay đổi thực chất, tình hình xung quanh vẫn nằm trong phạm vi có thể kiểm soát, điều này đem đến những cơ hội có lợi cho việc Trung Quốc xây dựng cường quốc biển.
3. Những thách thức đối vói việc Trung Quốc xây dựng cường quốc biển
Ý thức về biển của người Trung Quốc tương đối mờ nhạt
Do trong lịch sử, Trung Quốc là một nước lớn về nông nghiệp, nên tư tưởng chi phối ý thức chủ yếu xã hội Trung Quốc khi đó luôn là “coi trọng nông nghiệp, xem nhẹ trao đổi thương mại”, “coi trọng lục địa, xem nhẹ biển”, “lục địa là chủ yếu và biển là thứ yếu”, trước ảnh hưởng của tư tưởng này, tư tưởng và khả năng hướng ra biển của người Trung Quốc luôn bị yếu đi. Đến nay, chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng “coi trọng lục địa, xem nhẹ biển” truyền thống, ý thức về biển của đông đảo dân chúng Trung Quốc vẫn mờ nhạt. Ví dụ như luật biển quốc tế ra đời đã nhiều năm, nhưng rất nhiều người Trung Quốc bao gồm cả các sinh viên vẫn chỉ biết diện tích lãnh thổ Trung Quốc có 9,6 triệu km2, không biết Trung Quốc còn có 3 triệu km2 vùng biển có thể quản lý, đó là “lãnh thổ biển” hoặc “lãnh thổ màu xanh”, và trong đại dương trên thế giới cũng như còn có khu vực đáy biển quốc tế rộng 250 triệu km2, là tài sản mà nhân loại cùng kế thừa. Ý thức về biển này của dân chúng rõ ràng là lạc hậu so với yêu cầu của thời đại.
Vấn đề tranh chấp chủ quyền và quyền lợi biển ngày càng phức tạp
Tranh chấp chủ yếu liên quan đến vấn đề Biển Hoa Đông và Biển Đông. Có hai vấn đề liên quan đến Biển Hoa Đông: một là vấn đề quần đảo Điếu Ngư, năm 2012 do Chính phủ Nhật Bản đơn phương tuyên bố mua quần đảo này, thực hiện điều gọi là “quốc hữu hóa”, gây nên sự phản đối và kháng nghị mạnh mẽ của Trung Quốc, tranh cãi giữa Trung Quốc và Nhật Bản không ngừng tăng lên, khiến cho quan hệ Trung-Nhật liên tục căng thẳng. Hai là vấn đề phân định ranh giới thềm lục địa trên Biển Hoa Đông, Trung Quốc chủ trương phân định ranh giới dựa theo nguyên tắc trải dài tự nhiên của thềm lục địa, nhưng phía Nhật Bản thì chủ trương phân định ranh giới theo đường trung truyến, vấn đề này lại liên quan đến những bất đồng giữa hai nước về việc khai thác khí đốt tự nhiên ở Biển Hoa Đông. Hai vấn đề nêu trên cùng với vấn đề lịch sử, việc đến thăm đền Yasukuni trở thành vấn đề nhạy cảm trong quan hệ Trung-Nhật. Biển Đông là vấn đề liên quan đến chủ quyền của các đảo và vùng biển của các đảo này trên Biển Đông, là vấn đề tranh cãi liên quan đến “6 nước 7 bên” bao gồm cả Trung Quốc. Hiện thực hiện nay là: rất nhiều đảo trên Biển Đông bị Việt Nam, Philippines và Malaysia chiếm giữ; tranh chấp chủ quyền và nguồn tài nguyên giữa các nước Đông Nam Á với Trung Quốc đôi khi cũng xảy ra, sự kiện “bãi cạn Scarborough” chính là một ví dụ trong đó. Ngoài ra, còn có tranh cãi về việc phân định ranh giới trên biển giữa Trung Quốc và Hàn Quốc, máy bay và tàu của Mỹ do thám Trung Quốc.
Cuộc đọ sức chiến lược giữa các nước lớn và cường quốc khu vực ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương không ngừng tăng lên
Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực có sức sống kinh tế và tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhất trên thế giới hiện nay, cũng lầ khu vực mà sự cạnh tranh và cuộc đọ sức chiến lược giữa các nước lớn và cường quốc khu vực không ngừng tăng lên. Ở khu vực này, điều đáng quan tâm là sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ. Năm 2009, Mỹ đưa ra chiến lược “quay trở lại châu Á”, mục tiêu của chiến lược này hiển nhiên là để phòng ngừa và kiềm chế sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc, để bảo vệ quyền lợi trên biển ở Tây Thái Bình Dương và quyền chủ đạo trong các công việc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Để đạt được mục tiêu này, Mỹ đã áp dụng các bước sau: không ngừng tăng cường liên minh Mỹ-Nhật, đưa quần đảo Điếu Ngư vào phạm vi Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật; tăng cường bán vũ khí quân sự cho Đài Loan, đưa ra ý tưởng “liên hợp không quân-hải quân” lấy eo biển Đài Loan làm bối cảnh; tích cực can dự vào vấn đề Biển Đông, không ngừng thúc đẩy quốc tế hóa vấn đề Biển Đông; tăng cường hợp tác quân sự với Ấn Độ, dựa vào Ấn Độ để kiềm chế Trung Quốc… Việc Mỹ điều chỉnh chiến lược chắc chắn sẽ tạo nên sự kiềm chế đối với không gian chiến lược biển Trung Quốc, khiến cho sức ép an ninh biển của Trung Quốc tăng lên. Ngoài việc Mỹ điều chỉnh chiến lược, Ấn Độ còn đưa ra “chiến lược hướng Đông”, mở rộng chiến lược từ Ấn Độ Dương đến vùng biển rộng lớn phía Đông eo biển Malacca, Nga thì tìm cách quay trở lại vịnh Cam Ranh, những hành động này khiến cho vấn đề trên biển châu Á- Thái Bình Dương ngày càng phức tạp.
Mối đe dọa an ninh phi truyền thống trên biển ngày càng tăng lên
Sau Chiến tranh Lạnh, một đặc điểm quan trọng khiến cho tình hình quốc tế biến động là trong khi vấn đề an ninh truyền thống vẫn chưa thể rút khỏi vũ đài lịch sử, vấn đề an ninh phi truyền thống ngày càng nổi cộm, hai vấn đề an ninh này đan xen với nhau, đã làm nảy sinh những ảnh hưởng quan trọng đối với chính trị quốc tế. Mối đe dọa an ninh phi truyền thống trên biển là một biểu hiện trong đó. Hiện nay, mối đe dọa an ninh phi truyền thống trên biển mà Trung Quốc đang phải đối diện về cơ bản có mấy loại sau: một là cướp biển và khủng bố trên biển, như cướp biển Somalia hoành hành đang đe dọa nghiêm trọng tuyến đường giao thông trên biển, tàu thuyền hoặc thuyền viên đến từ Trung Quốc Đại lục, Đài Loan và Hong Kong cũng bị ảnh hưởng sâu sắc; hai là các nhóm tội phạm có tổ chức trên biển, như buôn lậu, ma túy, vượt biên, buôn người, cướp có vũ trang trên biển…; ba là thiên tai biển, như bão, sóng thần, động đất…, Trung Quốc đặc biệt phải phòng ngừa xảy ra tai nạn rò rỉ hạt nhân giống như động đất và sóng thần ở Nhật Bản; bốn là sự cố trên biển, như tai nạn tàu, máy bay…; năm là vấn đề sinh thái biển, như biến đổi khí hậu biển, ô nhiễm môi trường biển, sinh thái biến xấu đi, tính đa dạng của biển đang mất dần…
4. Một số nhận định về việc Trung Quốc xây dụng cường quốc biển
Nâng cao toàn diện ý thức và tố chất về biển của dân chúng Trung Quốc
Muốn xây dựng cường quốc biển, trước tiên phải nâng cao ý thức về biển của toàn dân. Vì vậy, các đơn vị có liên quan phải chú ý làm tốt mấy điểm sau: phải tăng cường hơn nữa việc nghiên cứu về vấn đề biển, ra sức tuyên truyền, phổ cập và phổ biến kiến thức liên quan đến biển, đẩy nhanh công tác bồi dưỡng nhân tài và xây dựng đội ngũ chuyên gia về biển. Bên cạnh việc tiến hành phổ cập nhanh chóng kiến thức cơ bản về biển, phải chú trọng tăng cường giáo dục tuyên truyền các mặt như tình hình cơ bản về biển Trung Quốc, quyền lợi và chủ quyền biển Trung Quốc. Điều phải chỉ ra là giáo trình địa lý với tư cách là phương tiện truyền đạt chủ yếu kiến thức khoa học về biển trong giáo dục bắt buộc 9 năm đã xuất hiện khuynh hướng yếu kém, phải thay đổi, trong quá trình soạn thảo giáo trình đại học, cũng phải tăng cường soạn thảo giáo trình cơ sở về biển. Đặc biệt là ở khu vực ven biển, phải áp dụng nhiều hình thức để truyền bá kiến thức biển, như mở các diễn đàn và trang mạng về biển, tổ chức các cuộc thi về mô hình tàu thuyền hàng hải và kiến thức về biển, tổ chức trại hè biển, ngày biển và hoạt động hải quân, tăng cường xây dựng viện bảo tàng biển và-thủy cung…, khiến cho quan niệm về biển thực sự đi vào lòng người, trở thành một trong những bộ phận cấu thành của văn hóa biển mang màu sắc Trung Quốc.
Phối hợp phát triển kinh tế  biển, khoa học kỹ thuật biển và sinh thái biển…
Kinh tế biển là nền tảng sức mạnh của việc xây dựng cường quốc biển. Muốn phát triển kinh tế biển, trước tiên phải khai thác tài nguyên biển, nhưng hiện nay rất nhiều nguồn tài nguyên đều nằm dưới đáy biển sâu của thế giới, điều này đòi hỏi phải nắm vững công nghệ thăm dò và khai thác biển sâu, còn phải phối hợp với các máy móc và trang thiết bị tiên tiến, và điều này lại phải dựa vào sự phát triển và tiến bộ của khoa học kỹ thuật biển, yêu cầu nghiên cứu khoa học phải luôn đi đầu. Trên thực tế, rất nhiều ngành nghề về biển hiện nay đều phải nâng cấp chuyển đổi mô hình từ trình độ kỹ thuật giá trị thấp lên giá trị cao như ngành đóng tàu… Còn phương hướng phát triển của các ngành khai thác biển, khoa học kỹ thuật biển, kinh tế biển… cũng như đòi hòi phải phát triển theo phương hướng công nghệ “xanh”. Cho nên, những lĩnh vực này đòi hỏi phải phối hợp phát triển, đó là tiền đề “văn minh sinh thái”, thì việc nghiên cứu khoa học khai thác tài nguyên biển, ra sức phát triển các ngành nghề mới về biển, cần phải được bảo vệ trong sự phát triển và phải được phát triển trong sự bảo vệ, thực hiện sự phối hợp và phát triển bền vững giữa con người và biển.
Tăng cường vững chắc lực lượng quốc phòng biển
Không có lực lượng hải quân hiện đại hóa hùng mạnh, thì việc xây dựng cường quốc biển chỉ là nói suông. Những năm gần đây, lực lượng hải quân Trung Quốc đã có sự tăng trưởng ổn định, khả năng chiến đấu không ngừng nâng cao, đóng vai trò quan trọng cho việc bảo vệ an ninh chủ quyền biển và đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, ủng hộ công cuộc xây dựng kinh tế và phát triển sự nghiệp biển quốc gia, như vượt qua chuỗi đảo thứ nhất để tiến hành huấn luyện quân sự, đến vịnh Aden làm công tác bảo hộ đội tàu Trung Quốc, tham gia cứu hộ trên biển… Trong tương lai, Hải quân Trung Quốc sẽ được trao cho nhiều sứ mệnh lịch sử hơn, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình xây dựng hiện đại hóa hải quân. Nhưng mục tiêu xây dựng hải quân của Trung Quốc vẫn là có giới hạn, đồng thời không theo đuổi xây dựng lực lượng hải quân siêu cường toàn cầu như Mỹ hiện nay và Liên Xô trước đây. Trung Quốc phát triển hướng ra biển, và không muốn trở thành “quốc gia biển”, thậm chí cũng không phải là coi trọng cả lục địa và biển, truyền thống lịch sử và thuộc tính văn hóa của Trung Quốc đã quyết định trọng tâm chiến lược của Trung Quốc sẽ luôn dựa vào lục địa. Hơn nữa, việc Trung Quốc không theo đuổi bá quyền và thực hiện chính sách quốc phòng mang tính phòng ngự, cũng đã quyết định tính giới hạn của sự phát triển sức mạnh quân sự trên biển của Trung Quốc.
Xử lý ổn thỏa quan hệ Trung-Mỹ
về quan hệ nước lớn, việc Trung -Quốc hướng ra biển phải đối diện quan hệ với Mỹ – cường quốc biển số một thế giới. Bước vào thế kỷ 21, do sức mạnh trên biển của Trung Quốc tăng lên, Mỹ bắt đầu nảy sinh sự hoài nghi sâu sắc đối với mục tiêu hòa bình phát triển quyền lợi trên biển của Trung Quốc, trong quá trình Mỹ thực hiện chuyển dịch chiến lược sang phía Đông, sự hoài nghi của Mỹ có một loạt biểu hiện nổi bật. Để phòng ngừa “khó khăn về mặt an ninh” trên biển giữa Trung Quốc và Mỹ tăng lên, nảy sinh xung đột trên biển, Trung Quốc và Mỹ cần tăng cường và hoàn thiện hơn nữa cơ chế tin tưởng về an ninh trên biển Trung-Mỹ được xây dựng sau những năm 90 của thế kỷ 20, thông qua đối thoại chiến lược, tăng cường các cuộc thăm viếng lẫn nhau của nhân viên, điều tiết chính sách và hợp tác an ninh phi truyền thống trên biển, tăng cường hiểu biết, thu hẹp bất đồng. Trung Quốc phải nhắc lại lập trường nhất quán, khiến cho Mỹ nhận thức được rằng trong các vấn đề như Đài Loan, quần đảo Điếu Ngư và Biển Đông…, ý chí bảo vệ chủ quyền quốc gia của Trung Quốc là rất kiên định, nhưng không thách thức ưu thế trên biển của Mỹ, cũng không có ý đồ loại Mỹ ra khỏi châu Á-Thái Bình Dương. Mặt khác, Trung Quốc cũng phải đối phó một cách lý tính vấn đề biển trong quan hệ Trung-Mỹ, đồng thời tìm cách tránh khả năng xảy ra xung đột trên biển vói Mỹ. Có thể dự đoán, việc Trung Quốc và Mỹ thông qua cơ chế tin tưởng nhau về an ninh trên biển, để làm giảm bớt những khó khăn an ninh trên biển là một quá trình phức tạp và lâu dài, Trung Quốc phải có sự chuẩn bị và kiên nhẫn về tư tưởng.
Tích cực đối phó với tranh chấp quần đảo Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản
Năm 2012 là 40 năm Trung Quốc và Nhật Bản bình thường hóa quan hệ ngoại giao, nhưng quan hệ Trung-Nhật lại vì việc Chính phủ Nhật Bản “mua” quần đảo Điếu Ngư mà xấu đi nhanh chóng. Trung Quốc lập tức áp dụng các hành động phản đối, thông qua các công bố về điểm cơ sở, đường cơ sở lãnh hải, sách trắng và tuần tra thường xuyên của tàu hải giám, phá vỡ cục diện Nhật Bản từ trước đến nay luôn mưu đồ một mình kiểm soát quần đảo Điếu Ngư, kiềm chế thế lực cánh hữu hung hăng kiêu ngạo. Từ khi Nhật Bản “mua đảo” đến nay, quan hệ Trung-Nhật rơi vào trạng thái chính trị lạnh nhạt, kinh tế “không khởi sắc”. Do khả năng Nhật Bản từ bỏ các chính sách đã có là tương đối thấp, nên quần đảo Điếu Ngư có thể trở thành vấn đề nổi bật khó có thể giải quyết giữa hai nước. Từ lâu dài cho thấy vấn đề quần đảo Điếu Ngư cuối cùng vẫn phải thông qua đàm phán để giải quyết. Hiện nay, hai bên có thể mượn mô hình ngoại giao Trung-Nhật những năm 50, 60 của thế kỷ 20, tăng cường “ngoại giao phi chính phủ” giữa các học giả, thực hiện “lấy nhân dân để thúc đẩy chính phủ”. Học giả hai nước cũng phải tăng cường nghiên cứu hơn nữa đối với những vấn đề ảnh hưởng quan hệ Trung-Nhật như quần đảo Điếu Ngư, để tìm kiếm phương án hóa giải.
Xử lý thận trọng vấn đề Biển Đông
Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề Biển Đông là sự xâm chiếm lãnh thổ của các nước xung quanh đối với chủ quyền trên Biển Đông, và sự can dự của các thế lực bên ngoài khiến cho vấn đề Biển Đông ngày càng phức tạp. Do vấn đề Biển Đông liên quan đến lợi ích sát sườn của các bên tranh chấp, nên việc giải quyết vấn đề này sẽ là một quá trình lâu dài. Trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc phải kiên trì căn cứ lịch sử và căn cứ pháp lý, kiên trì nguyên tắc “chủ quyền thuộc ta, gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” và tinh thần “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông”. Do vấn đề Biển Đông liên quan đến nhiều nước xung quanh, nên Trung
Quốc phải kiên trì nguyên tắc đàm phán và hiệp thương song phương, cố gắng tránh quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, đặc biệt là phản đối sự can dự của các thế lực bên ngoài, và đề phòng ASEAN hình thành lập trường đông nhất gây bất lợi cho Trung Quốc. Căn cứ vài đặc thù của các đảo và bãi đá ngầm ở Biển Đông, Trung Quốc phải nghiên cứu các phương thức quản lý và kiểm soát khác nhau, tiếp tục mở rộng phạm vi và mức độ bảo vệ quyền lợi trên Biển Đông, có thể rút ra bài học từ mô hình xử lý sự kiện Scarborough. Về dư luận quốc tế, Trung Quốc phải tăng cường tuyên truyền và hướng dẫn dư luận, như nhắc lại nguyên tắc tự do hàng hải trên Biển Đông, bảo đảm tàu thuyền các nước an toàn đi lại trên Biển Đông, khi cần thiết phải công bố Sách Trắng về vấn đề Biển Đông. Để đề phòng đa phương hóa vấn đề Biển Đông, Trung Quốc phải xử lý ổn thỏa mối quan hệ với Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, ASEAN, có sự phân biệt trong khi đối xử với Việt Nam, Malaysia và Philippines, phải tích cực tham gia hợp tác an ninh ở khu vực Biển Đông bao gồm cả eo biển Malacca./.

2157. HỌC GIẢ SINGAPORE: TRUNG QUỐC GIÀNH ĐƯỢC BIỂN ĐÔNG SẼ MẤT ĐI CẢ THẾ GIỚI

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Bảy, ngày 29/03/2014
Theo trang tin “ Đa chiều” cùng với sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc trong vài năm trở lại đây vả tranh chấp lãnh thổ giữa nước này với các quốc gìa láng giềng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông không ngừng leo thang, cách thức Trung Quốc sẽ giải quyết tranh chấp trên biển như thế nào vẫn luôn là tâm điểm chú ý của dư luận. Gần đây, một học giả Singapore đã cho rằng nếu như giành được Biển Đông, Trung Quốc nhất định sẽ mất cả thế giới.

Trong bài viết đăng trên tờ “Thời báo Hoàn cầu”, Giáo sư trường Đại học Quốc gia Singapore, ông Kishore Mahbubani cho biết: “Chúng ta không có cách nào dự đoán được tương lai, những chuyện không lường tới thường hay xảy ra. Song có một chuyện có thể khẳng định rằng: trong 10 hoặc 20 năm tới, Trung Quốc sẽ trỗi dậy, trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng từng dự đoán nếu tính toán dựa vào sức mua với tỉ giá ổn định, đến năm 2019 Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới”.
Trước đó, cựu Tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt từng nói: “Năng lực càng lớn, trách nhiệm càng cao”. Điều này là không thể né tránh. Sau khi trở thành quốc gia số một thế giới, Trung Quốc phải gánh vác trách nhiệm nhiều hơn nữa. Trong 10 năm tới, cùng với sự trỗi dậy của mình, Trung Quốc sẽ nhận được sự quan tâm rộng rãi của thế giới; thế giới sẽ tìm hiểu, theo dõi cách hành xử của Trung Quốc. Đây chính là nguyên nhân tồn tại khi mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trở nên quan trọng. Mối quan hệ này sẽ trở thành kiểu mẫu về quan hệ hữu nghị, mật thiết để cả thế giới noi theo.
Hiện nay, quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng tương đối tốt đẹp, song chưa đến mức “tin tưởng sâu sắc”. Có lẽ quan hệ Mỹ – châu Âu mới là minh chứng rõ nhất cho tính chất này. Mặc dù nằm ở hai bờ Đại Tây Dương, song nhờ sự giao lưu nhân dân mật thiết, hai bên đã gắn bó chặt chẽ với nhau. Trước đây quân đội Mỹ từng khai chiến với quân đội Đức, Italy trong thời kì Chiến tranh Thế giới thứ Hai, song giữa Mỹ và châu Âu hiện không có bất kì khả năng giao chiến nào.
Theo bài báo trên, điều đó không có nghĩa là quan hệ Mỹ – châu Âu không tồn tại vấn đề gì. Hai bên vẫn có sự tranh chấp về mặt kinh tế, song đã nỗ lực đạt được thống nhất về “Hiệp định đổi tác thương mại và đâu tư xuyên Đại Tây Dương” (TTIP); khi biết tin cơ quan tình báo Mỹ nghe lén điện thoại cá nhân, Thủ tướng Đức Angela Merkel vô cùng tức giận… Mặc dù vẫn tồn tại một số vấn đề nhưng sự tin tưởng, hợp tác giữa Mỹ và châu Âu luôn duy trì ở mức độ cao và không thể phá vỡ.
Trung Quốc có thể kỳ vọng vào việc xây dựng “mối quan hệ tin tưởng sâu sắc” với ASEAN. Tương tự việc châu Âu không uy hiếp Mỹ, ASEAN bao gồm các nước vừa và nhỏ cũng sẽ không đe dọa Trung Quốc – dưới bất kỳ hình thức nào. Quả thực, kể từ chuyến thăm mang tính lịch sử của cố Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tới Bangkok, Kuala Lumpur, Singapore vào tháng 11/1978 đến nay, quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN không ngừng đạt được những tiến triển tích cực. Cũng tại thời điểm đó, Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đưa ra sáng kiến thành lập Khu thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN, nhờ vậy quan hệ song phương đã bước lên một tầm cao mới. Trung Quốc đã có những nhượng bộ đơn phương to lớn với “chương trình thu hoạch sớm” của các nước ASEAN. Theo kế hoạch, từ năm 2003, Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu đối với hơn 600 loại nông sản và hơn 100 sản phẩm thuộc ngành chế tạo từ các nước ASEAN, đồng thời nước này cũng thực hiện giảm thuế đối với một số mặt hàng nông sản xuất khẩu sang ASEAN. Khu thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN chính thức khởi động vào năm 2010 và sau khi đàm phán thành công Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực, quan hệ giữa hai bên hứa hẹn sẽ có nhiều đột phá hơn nữa.
Tuy nhiên, trong quan hệ Trung Quốc – ASEAN vẫn tồn tại một số khó khăn mà mọi người đều biết. Ví dụ điển hình là vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Rất may, tất cả các bên đều nhất trí giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa bình. Trung Quốc và ASEAN đã đạt được nhận thức chung về “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC) và đang tiến hành bàn bạc đi đến thống nhất “Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông” (COC). Một nhân tố phức tạp trong quá trình đàm phán này chính là “đường lưỡi bò” (hay đường 9 đoạn – PV) do Trung Quốc đơn phương tuyên bố ở Biển Đông. Đến nay, Trung Quốc chưa hoàn toàn làm rõ nội hàm của đường 9 đoạn và điểm mơ hồ này đã tạo không gian để các bên đàm phán. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, từ trước đến nay tự do hàng hải ở Biển Đông không xảy ra vấn đề gì và trong tương lai cũng sẽ như vậy.
Chính phủ Trung Quốc cho rằng tuân thủ tự do hàng hải có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lợi ích quốc gia lâu dài của nước này. Sau khi trỗi dậy, trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, -Trung Quốc và Mỹ sẽ có lợi ích giống nhau nên cần đảm bảo tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế; điều đó giống như Mỹ và Liên Xô có lợi ích chung tại các cuộc đàm phán về tự do hàng hải trong “Công ước Liên hợp quốc về luật biển”:
Bài báo trên chỉ ra rằng chủ trương chủ quyền mang lại lợi ích toàn cầu, gây ảnh hưởng đến tự do hàng hải ở Biên Đông, không phù hợp với lợi ích lâu dài của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc đạt được thành công ở Biển Đông, nước này sẽ mất đi toàn bộ vùng biển trên thế giới và điều này không hề có lợi cho Trung Quốc. Do đó, theo ông Kishore Mahbubani, các quốc gia Đông Nam Á có liên quan có thể cùng Trung Quốc tìm ra phương án hữu nghị lâu dài để giải quyết vấn đề Biển Đông. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng “mối quan hệ tin tưởng sâu sắc” giữa Trung Quốc và ASEAN giống như mô hình quan hệ Mỹ – châu Âu. Song vấn đề là giới truyền thông phương Tây tiếp tục miêu tả tiêu cực về sự trỗi dậy của Trung Quốc, ám chỉ việc Trung Quốc trở thành một nước lớn là có tính xâm lược. Dù cho rằng đó là bịa đặt, song Trung Quốc không thể đánh giá thấp giới truyền thông trong việc định hướng dư luận toàn cầu.
Biện pháp tốt nhất để bác bỏ những tin tức tiêu cực này là Trung Quốc phải thể hiện với thế giới những hành động đích thực của mình, đồng thời xây dựng “mối quan hệ tin tưởng sâu sắc” với các nước láng giềng. Điều đó không chỉ mang lại lợi ích cho Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á, mà còn mang đến lợi ích toàn cầu cho nước này, bởi nó cho thấy mối quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đã chứng minh cam kết của nước này đối với hòa bình của thế giới./.

2158. TRANH LUẬN TẠI TRUNG QUỐC XUNG QUANH TPP

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Bảy, ngày 29/03/2014
Diễn đàn Đông Á ngày 20/3 đăng bài phân tích của tác giả Paul Bowles, Giáo sư kinh tế và nghiên cứu quốc tế tại Đại học Northern British Columbia của Canada về các tranh luận tại Trung Quốc liên quan đến Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Sau đây là nội dung chính của bài phân tích:

Khó khăn về một loạt vấn đề để tiến tới kết thúc đàm phán TPP đến từ các tác nhân hết sức đa dạng từ những người nông dân trồng lúa của Nhật Bản, những người chủ trương ủng hộ chăm sóc sức khỏe ở Canada và Australia, cũng như quản ngại của các quan chức Chile về quyền sở hữu trí tuệ và kiểm soát vốn. Tuy nhiên, có lẽ câu hỏi lớn nhất vẫn còn đó đối với TPP là liệu Trung Quốc có thể tham gia các cuộc đàm phán này hay không. Khả năng này là không tưởng vào thời điểm một năm trước đây. Tuy nhiên, hiện tại nó đang nhận được sự xem xét nghiêm túc sau thông báo bất ngờ của Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc vào tháng 5/2013 rằng Trung Quốc có thể xem xét việc gia nhập TPP “trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi”. Đây là một sự thay đổi đáng chú ý so với quan điểm phản đối trước đó của nước này.
Sự cân nhắc của Trung Quốc xuất phát từ sự tham gia của Nhật Bản vào TPP, sự kiện đã kéo theo một cuộc tranh luận tại Trung Quốc về cách ‘thức tốt nhất để đáp trả. Cách đây không lâu, quan điểm tại Trung Quốc về TPP tập trung chủ yếu vào Mỹ. Ví dụ, hồi đầu năm 2013, một bài xã luận trên tờ Nhân dân Nhật báo mô tả TPP “trì trệ” và sẽ chỉ đi đến một “bế tắc dài hạn” dưới sự lãnh đạo của Mỹ. Tuy nhiên, việc Nhật Bản tham gia các cuộc đàm phán TPP vào tháng 4/2013 rõ ràng đã làm suy yếu niềm tin về sự trì trệ của TPP và đã chạm tới “điểm giới hạn” đối với Trung Quốc.
Ở Trung Quốc đã xuất hiện 3 phản ứng chính. Thứ nhất là mở rộng các cáo buộc “kiềm chế” của Trung Quốc từ lâu nhằm vào Mỹ và tới nay thêm Nhật Bản. Hai là nhấn mạnh lại tầm quan trọng của ASEAN và APEC như là các tổ chức hàng đầu phù hợp cho các cuộc thảo luận về thương mại tại khu vực. Ba là đánh giá lại xem liệu Trung Quốc có nên tham gia các cuộc đàm phán TPP hay không. Những phản ứng này không loại trừ lẫn nhau và có thể thấy những điều này trong các phản ứng chính sách chính thức của Trung Quốc.
Về phản ứng thứ nhất, Trung Quốc cho rằng Nhật Bản cùng với Mỹ đang tìm cách “kiềm chế” nước này, sự can dự của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe với TPP và các chuyến thăm tới các nước ASEAN được xem là nỗ lực kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. .Các nhà bình luận ở Trung Quốc cũng cho rằng Nhật Bản đã kéo chậm các cuộc đàm phán về Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Thay vào đó, nước này ưu tiên đối với TPP nhằm phản đối vai trò kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực. Nhật Bản và Mỹ được xem là các nước ủng hộ việc “giữ nguyên hiện trạng” ở khu vực và tìm cách ngăn chặn các lợi ích kinh tế của Trung Quốc.
Phản ứng thứ hai là thúc đẩy và củng cố vai trò của ASEAN và APEC như là các thiết chế hàng đầu khu vực nhằm làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ và Nhật Bản. Một hành động bất thường là cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đến thăm Đông Nam Á vào năm 2013. Đây là động thái phản ánh tầm quan trọng của khu vực trong cách tiếp cận hiện nay của Bắc Kinh đổi với các vấn đề quốc tế. Các chuyến thăm này đã kéo theo một “sự nâng cấp” FTA giữa Trung Quốc và ASEAN, thúc đẩy một “thập kỷ kim cương” mới và một cuộc tấn công ngoại giao rộng hơn mà ở đó triết lí. Khổng giáo về việc “tìm kiếm sự hài hòa nhưng không đồng nhất” đã được đề cao như là một nguyên tắc định hướng trong quan hệ Trung Quốc – ASEAN. Điều này trái ngược với cách tiếp cận của Mỹ đối với các mối quan hệ thương mại khi yêu cầu một sự đồng nhất về các quy tắc, chuẩn mực.
Phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 21 tổ chức ở Bali tháng 10/2013 đã kêu gọi các hiệp định thương mại “mở vật toàn diện” các nền kinh tế với APEC nên đóng một “vai trò dẫn dắt”. Mô tả của Mỹ về TPP “không loại trừ” đề cập đến một thực tế là tất cả các lĩnh vực sẽ được đưa vào đàm phán. Tuy nhiên, cắt nghĩa “loại trừ” của Trung Quốc dựa trên thực tế là không phải tất cả các nước trong khu vực đều tham gia TPP. Việc nhấn mạnh hơn vào APEC cho thấy một sự thay đổi trong tư duy của Trung Quốc mà trước đó nước này đã “chào hàng” ASEAN+3 như là một nhóm được ưa thích. Sự “chuyển hướng” của Nhật Bản quay sang TPP đã đưa đến việc Bắc Kinh tái đánh giá về vai trò của APEC trong việc trung hòa ảnh hưởng của Mỹ và Nhật Bản.
Tuy nhiên, trong khi cáo buộc hành động “kiềm chế” của Mỹ và Nhật Bản, Trung Quốc lại đang phát triển các quan hệ gần gũi hơn với ASEAN và thúc đẩy APEC, đồng thời cũng xem xét việc gia nhập TPP. Rõ ràng đang có một nhóm cử tri tại Trung Quốc muốn nước này tham gia các cuộc đàm phán TPP. Các nhóm “ủng hộ cải cách” nhận thấy đây là cách để thúc đấy Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa cải cách kinh tế và mở cửa lĩnh vực nội địa nhằm tăng cường sức cạnh tranh. Ví dụ, Thứ trưởng Bộ Thương mại Ngụy Kiến Quốc từng lập luận rằng “như một thành viên APEC, Trung Quốc không nên coi TPP chỉ như một giấc mơ chiến lược của Mỹ. Nó cũng nên là giấc mơ chiến lược của Trung Quốc”. Chương trình nghị sự TPP được xem như là một phương tiện để thúc đẩy cải cách trong nước nhanh hơn theo cách thức tương tự mà các nhà cải cách đã sử dụng việc gia nhập WTO năm 2001 để thúc đẩy tự do hóa trong nước nhàm đáp ứng các điều kiện gia nhập WTO. Trò chơi thương mại đang chuyển biến nhanh chóng tại khu vực. Cách thức Trung Quốc quyết định tham gia trò chơi này sẽ ảnh hưởng đến kết quả của nó và cũng cho biết thêm về sức mạnh của các lợi ích chính sách đối nội của Trung Quốc./.

2165. Trao đổi với tác giả Doãn Mạnh Dũng về bài viết “Từ thoát lũ ra biển Tây đến cảng cửa ngõ Trần Đề”

Lê Phú Khải
Đọc kỹ bài viết của kỹ sư Doãn Mạnh Dũng với bài viết kể trên, tôi đoán ông là một nhà khoa học đang định cư ở nước ngoài có tâm huyết với các vấn đề kinh tế – xã hội của đất nước nên đã có những nghiên cứu, đề xuất rất sâu sắc về vấn đề thuỷ lợi ở vùng Đồng bằng SCL, một vùng trọng điểm nông nghiệp của đất nước.

Thực ra, những vấn đề tôi nêu lên trong bài viết: “Đê bao ở ĐBSCL”… không có gì mâu thuẫn với kiến giải của ông về vấn đề thuỷ lợi cho ĐBSCL. Cái cần được phân định rõ chỉ là các khái niệm về đê ngăn mặn, đê bao, đê bao lửng còn được gọi là bờ bao trong công cuộc khai phá ĐBSCL gần 40 năm qua. Thực tế công tác thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL diễn ra suốt gần 40 năm qua ở một vùng đồng bằng rộng lớn có nhiều vùng sinh thái khác nhau, có vùng đầu nguồn hàng năm bị lũ đe doạ, có vùng cuối nguồn, thiếu nước ngọt, bị mặn xâm thực, có vùng trũng như Đồng Tháp Mười.. v.v…là rất phức tạp và luôn biến động. Khi mùa lũ về, công việc thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là làm lúa những năm qua đã diễn ra rất đa dạng. Đặc biệt là có nhiều sáng tạo của nông dân đồng bằng mà chưa một công trình nào tổng kết.
Trong bài viết của kỹ sư Doãn Mạnh Dũng có nhắc đến số liệu 20.000 km bờ bao mà An Giang chiếm nhiều nhất là 4.200 km… trong bài viết của tôi. Tác giả đặt câu hỏi, là tỉnh đầu nguồn, vì sao An Giang lại có nhiều đê bao như thế? Tôi xin trình bài để Kỹ sư Doãn Mạnh Dũng nắm được. Bờ bao khác với đê bao. Đê bao để phân ngăn vùng mặn và vùng ngọt ở các tỉnh cuối nguồn. Còn bờ bao là những công trình tạm thời, còn được gọi là đê bao lửng, chỉ để ngăn lũ sớm, thu hoạch xong lúa hè thu thì bà con lại cho nước chảy tràn vào ruộng, lấy phù sa và tôm cá, vệ sinh đồng ruộng. An Giang là tỉnh đầu nguồn, bị lũ sớm đe doạ nên bà con sáng tạo ra bờ bao để làm lúa vụ ba, còn gọi là hè thu muộn. Vì thế An Giang có nhiều km bờ bao nhất.
Chủ tịch An Giang là ông Nguyễn Minh Nhị (Bảy Nhị), ở nhiệm kỳ của ông, đã viết đề án “Biến mùa lũ thành mùa sản xuất chính”. Với đề án sáng tạo này, An Giang đã phát triển những ngành nghề như đóng ghe thuyền, làm các dụng cụ đánh bắt cá mùa lũ, khai thác các cây con tự nhiên trong mùa lũ… Đề án này hàng năm đã đem lại nguồn lợi lớn cho An Giang. Đến nay, nếu về mùa lũ, khách du lịch bốn phương đến Long Xuyên, Châu Đốc… sẽ được thưởng thức món đặc sản “lẩu cá linh – bông điên điển” rất nổi tiếng. Cá linh và bông điên điển là hai thứ trời cho, rất sẵn, rất rẻ tiền về mùa lũ… mà nay trở thành món đặc sản ở An Giang!
Hiện nay, bà con ở An Giang lại đắp đê bao kiên cố để làm lúa vụ ba ăn chắc. Nhưng chỉ làm 2 vụ liền trong hai năm, đến năm thứ ba thì không làm nữa, mở cống tháo nước phù sa vào đồng ruộng để bồi bổ đất. Đây là những sáng tạo liên tiếp của bà con. Không cập nhật cuộc sống thì không thể biết những thông tin này. Người viết bài này đang có mặt ở ĐBSCL, tiến sỹ Bảnh, viện trưởng lúa ĐBSCL cho biết: Quyết định 99 TTg là rất tốt cho ĐBSCL.
Đồng bằng sông Cửu long là thế! Ở miền Trung, Miền Bắc nước ta, hay bà con ở nước ngoài… khó có thể phân biệt được thế nào là đê ngăn mặn, đê bao, đê bao lửng hay còn gọi là bờ bao mà chính quyền và nhân dân ĐBSCL đã sáng tạo ra để chung sống với lũ, để tồn tại. Điều băn khoăn lớn ở ĐBSCL hiện nay là, với một vùng nông nghiệp đa dạng, thiên nhiên trù phú, con người năng động mà gần 40 năm rồi vẫn nghèo khó, vẫn lam lũ…
Tôi rất cảm ơn tác giả Doãn Mạnh Dũng đã cho hay những kiến thức sâu sắc về công tác nghiên cứu thuỷ lợi, đề xuất những ý kiến đáng được quan tâm nghiên cứu với ĐBSCL. Tôi chỉ xin cung cấp những khái niệm đã được bà con và cán bộ ngành thuỷ lợi ở ĐBSCL đã sử dụng những năm qua, để tránh những hiểu lầm khi trao đổi, tranh luận mà thôi! Không thống nhất được tên gọi sự vật thì “ ông nói gà, bà nói cuốc”!
Đã đến lúc nhà nước cần có một hội thảo khoa học để tổng kết những gì được, mất trong công cuộc khai thác ĐBSCL 40 năm qua, để có phương châm chiến lược cho tương lai ĐBSCL. Tiến sỹ Võ Tòng Xuân vừa phát biểu trên Đài TNVN rằng, ĐBSCL không có nhạc trưởng trong công việc xuất khẩu lúa gạo nên nông dân rất cực khổ.    
Cần Thơ 31/03/2014

2159. Nói lại cho rõ về đê bao – bờ bao

Tô Văn Trường
Tôi đọc bài viết “Đê bao đồng bằng sông Cửu Long không sai lầm vĩ đại như tác giả đảng xanh đã phán” của nhà báo Lê Phú Khải. Ông là nhà báo, nhà văn lăn lộn nhiều năm với thực tế, có nguồn tư liệu rất phong phú để viết những cuốn sách và bài báo về con người và cuộc sống của người dân Nam bộ.
Tôi cũng đã đọc nhiều ý kiến phản biện, tôn trọng lắng nghe ý kiến đa chiều, xin nói rõ thêm, những vấn đề sau đây:
Tháng 10 năm 1996, sau gần chục năm làm việc ở nước ngoài, tôi về nước làm việc, được Bộ NN & PTNT giao cho làm chủ nhiệm dự án kiểm soát lũ đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Việc đầu tiên, tôi tập trung nghiên cứu Quyết định 99/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/2/1996. Đây là chủ trương đúng đắn được sự đồng thuận cao của các cấp, các ngành và nguyện vọng của người dân. Để cập nhật các thông tin tư liệu, đi sâu tiến công vào vùng lũ, cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung các tác động từ phía thượng lưu và ảnh hưởng của xâm nhập mặn trong dự án Quy hoạch kiểm soát lũ đồng bằng sông Cửu Long.
Trước đó, tỉnh Kiên Giang nhiều đất đai bị bỏ hoang đã cho công ty Kiên Tài (Đài Loan) thuê 40 nghìn ha đất rừng tràm. Khi làm quy hoạch, bị vướng hướng thoát lũ do công ty làm các bờ bao khép kín. Nhùng nhằng rất lâu vì phía Việt Nam muốn thu lại đất nhưng đền bù không thỏa đáng. Tôi nhớ, hồi đó ông Võ Văn Kiệt phone gọi tôi ra Hà Nội thảo luận tại Văn phòng chính phủ. Cuộc họp chỉ có 4 người ông Võ Văn Kiệt, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Anh Vũ Đức Đam trợ lý của ông Kiệt. Trước khi ra Hà Nội, tôi đã thảo luận với chuyên gia của Phân viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp và Phân viện điều tra quy hoạch rừng để thống nhất phương án hợp lý, hợp tình trình Chính phủ. Sau đó, công ty Kiên Tài đã trao trả lại đất cho tỉnh Kiên Giang.
Quy hoạch kiểm soát lũ đồng bằng sông Cửu Long được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1999. Trong quy hoạch nói rõ chỉ tập trung phát triển 2 vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu, không khuyến khích làm vụ 3 vì nhiều rủi ro do lũ về và đất cũng như người nếu khai thác quanh năm sẽ dễ kiệt quệ, làm đê bao sẽ không lấy được phù sa, vệ sinh đồng ruộng vv…
Nói cho công bằng, lúa vụ 3 (còn gọi thu Đông) cũng là phát kiến của người dân từ thập niên 80 nhưng chỉ làm ở những nơi chủ động được công tác thủy nông. Nhờ Quyết định 99TTg và dự án quy hoạch kiểm soát lũ, hệ thống thủy lợi, giao thông được hình thành đã làm thay đổi to lớn bộ mặt kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt vùng tứ giác Long Xuyên.
ĐBSCL chỉ chiếm 5% diện tích lưu vực sông Mê Công nhưng hàng năm phải hứng chịu toàn bộ lượng nước lũ hơn 400 tỷ m3 từ thượng lưu đổ về để thoát ra biển Đông và một phần ra biển Tây. Lũ ở ĐBSCL ngoài việc mang lại nguồn lợi phù sa, thuỷ sản, vệ sinh đồng ruộng, nhưng gặp những năm lũ lớn như 1996, 2000 đã gây ra tổn thất hàng trăm nhân mạng và phá huỷ các cơ sở hạ tầng. Để kiểm soát lũ ĐBSCL không thể tách rời với các chương trình phòng tránh lũ của các nước ở thượng lưu. Ngoài các biện pháp phi công trình như dự báo lũ, thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ĐBSCL đã có các biện pháp công trình kiểm soát lũ như làm đê bao, bờ bao và hệ thống cống điều tiết lũ.
Có thể hiểu đê bao là những đường, đê được xây dựng vững chắc cao hơn mực nước lũ thiết kế nào đó (chẳng hạn mực nước đỉnh lũ năm 2000) để sao cho ở các trận lũ lớn nước không tràn qua. Đê bao thường sử dụng để bảo vệ các khu dân cư tập trung, các khu thị trấn, thị tứ, các khu công nghiệp tập trung và các vùng chuyên canh trồng cây ăn trái. Còn bờ bao là các đường bờ tạm thời với độ cao không vượt quá mực nước lũ tháng tám để khi thu họach xong lúa hè thu thì cho nước lũ tràn vào để lấy phù sa, thêm nguồn thủy sản, thau chua rửa phèn và vệ sinh đồng ruộng. Cho đến nay người dân Đồng bằng đã quen với mùa nước nổi và trong phương châm qui họach, từ Nhà nước tới nhân dân đều đồng tình phải sống chung với lũ, bảo vệ con người và tài sản, né tránh các mặt hại và tận dụng các mặt lợi do lũ mang lại. Đê bao, bờ bao cũng nằm trong các phương châm đó.
Đồng bằng sông Cửu Long vừa chịu các tác động của các họat động phát triển ở thượng lưu làm thay đổi chế độ dòng chảy, vừa phải chịu biến đổi của khí hậu gây nên các biến đổi trên biển như nước dâng, xâm nhập mặn, ô nhiễm nước biển do đất liền và khai thác ngoài biển… Một số các hoạt động ở thượng lưu có thể gây ra biến đổi dòng chảy đã được nhắc tới trong các báo cáo của các nhà nghiên thuộc đoàn JICA của Nhật Bản như: xây dựng các đập thủy điện Manwan, Dachaosan ở Trung quốc, mở rộng các nhà máy thủy điện Nam ngum, Huay Ho, Nam Leuk ở Lào, mở rộng phát triển nông nghiệp ở Nong Khai, Nakong Phanom, Mukdakhan, Ubon ở Tháilan,…
Hồ Tonle Sap ở Căm pu chia có vai trò đặc biệt quan trọng trong điều tiết cả dòng chảy mùa lũ và mùa cạn đối với Đồng bằng. Về mùa lũ, Biển hồ như vùng trữ nước tạo nên vùng đệm giữ nước làm giảm ngập lụt, và về mùa cạn xả thêm nước xuống Đồng bằng góp phần giảm xâm nhập mặn. Một ví dụ về vai trò điều tiết của hồ Tonle Sap là trận lũ 2000, do có hai đỉnh lũ và với đỉnh thứ nhất hồ đã đầy, đến khi xẩy ra đỉnh thứ hai hồ không còn chỗ chứa, toàn bộ nước lũ từ thượng lưu chảy hết về Đồng bằng gây ra trận lũ lịch sử như chúng ta đã biết. Từ đó một câu hỏi được đặt ra là điều gì sẽ xẩy ra cho Đồng bằng nếu chế độ dòng chảy ở thượng lưu cũng như hồ Tonle Sap thay đổi do các hoạt động phát triển.
Trên thực tế đã có một số dự án, chẳng hạn dự án quy hoạch lũ châu thổ sông Mê kông do Hàn quốc tài trợ qua Ủy hội sông Mê kông, nghiên cứu về sự thay đổi chế độ dòng chảy khi mở các đường thoát lũ ở phía bắc sông Mê kông trên đất Căm pu chia xuất phát từ Kompong Cham tới hồ Tonle Sap, đường thoát lũ (có thể lấy nước phát triển thủy lợi) từ Niek Lương tới đầu sông Vàm Cỏ, đường thoát lũ từ Cămpuchia qua giữa Đồng Tháp Mười tới sông Tiền. Những tính toán thủy lực cho thấy mực nước lũ tại Cần Thơ có thể cao hơn gần một mét.
Từ những phân tích trên, để thích ứng với sự biến đổi do các họat động phát triển ở thượng lưu, sự biến đổi do thay đổi khí hậu toàn cầu, và chủ động phát triển bền vững cho Đồng bằng cần phải có các chiến lược khôn khéo, mà đê bao và bờ bao là một trong các chiến lược đó. Phải bảo vệ triệt để các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp, đồng thời phải lợi dụng được lũ lấy phù sa, tăng nguồn thủy sản, vệ sinh đồng ruộng. Đê bao nhằm bảo vệ các khu dân cư, công nghiệp, còn bờ bao chỉ bảo vệ lúa hè thu cho tới tháng tám lại cho nước lũ vào đồng lấy phù sa và vệ sinh đồng ruộng. Đó là một chiến lược khôn khéo vừa phù hợp với chiến lược chung của cả lưu vực vừa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ dân sinh, phát triển sản xuất đặc biệt là cây lúa trong vùng ngập lũ.
Tuy nhiên, từ thực tế của các vùng bao triệt để như Chợ mới, vùng Thoại Sơn của An giang cũng vẫn phải có hệ thống cống để điều tiết lũ. Những năm đầu trồng lúa cho sản lượng cao nhưng nhưng giảm dần do đất không có phù sa bồi bổ. Vì thế, tỉnh và huyện đã có chương trình rất khôn ngoan là đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, kết hợp mở cống lấy phù sa, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo chứ không phải chỉ riêng cho trồng lúa. Đối với vùng Đồng Tháp Mười, các nhà nghiên cứu Nhật bản trong đoàn Jica khuyên rằng nên có sự luân phiên trong canh tác để có thể cho đất có thời ký “nghỉ” và cho lũ vào lấy phù sa tăng độ phì cho đất.
Mỗi hoạt động do con người tác động vào tự nhiên đều có mặt lợi và mặt hại. Phát huy tối đa các mặt lợi, giảm thiểu các mặt hại là quyết sách của các nhà quản lý. Trong phương châm đó, với đê bao, bờ bao rõ ràng là biện pháp rất cần thiết để đạt được lợi ích lớn nhất cho cả cộng đồng.
Năm 2006, có cuộc tranh luận về đê bao, bờ bao trên diễn đàn của báo Lao Động có nhiều nhà khoa học và người dân tham gia. Để kết luận cho diễn đàn, báo Lao Động cử 2 phóng viên do nhà báo Lục Tùng là trưởng đại diện ở ĐBSCL đến tỉnh Vĩnh Long gặp phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt. Đọc bản thảo, chưa hài lòng, ông tự tay viết bằng chữ bút bi màu đỏ hơn 2 trang khổ A4 về quan điểm, và đánh giá thực chất của đê bao, bờ bao và sản xuất lúa ở ĐBSCL rồi chuyển trực tiếp cho tôi để chấp bút thành bài báo hoàn chỉnh. Bài viết này, đã đăng trên báo Lao Động (bản gốc File kèm theo) cho đến nay vẫn còn mang nguyên tính thời sự.
Vài năm gần đây, do số nơi “phá rào” đẩy mạnh việc làm lúa vụ 3, làm đê bao tràn lan số nơi không có trong quy hoạch. Đáng nhẽ phải tuyên truyền ngăn chặn vì “lợi bất cập hại” thì chính quyền địa phương, đặc biệt là Bộ NN&PTNT đã sai lầm chạy theo phong trào tự phát, biến lúa vụ 3 thành chính vụ. Đây là sai lầm, cần phải sửa, không có gì phải bàn cãi.
Về các câu hỏi của PGS Thang Văn Phúc, ở Đồng Tháp Mười vẫn có cháy rừng vì vào mùa khô, do cỏ và lá tràm ở những nơi khô ráo, nóng nực dễ bắt lửa, gặp sự bất cẩn của người dân gây nên cháy. Cây ăn quả theo quy hoạch là được trồng ở nơi bao đê chống lũ chính vụ. Những nơi bị ngập, khi nước rút làm chết cây ăn quả do mới chỉ đảm bảo làm đê chống lũ đầu vụ. Nước biển xâm nhập nhanh như vậy vì sao khả năng rửa mặn lại kém đi? Nên hiểu nước biển xâm nhập sâu vào đất liền tức là nguồn nước ngọt từ thượng lưu về bị hạn chế. Trong thành phần nước biển chủ yếu là hàm lượng muối NACl, một phần KCl, muối gốc sunphat vv… Nước ngọt thành phần chủ yếu ion khoáng Na, Ca, Mg vv có tác dụng pha loãng hàm lượng muối biển. Do yếu tố thời tiết ít mưa, chưa kể do quy trình vận hành hồ chứa ở thượng lưu, không đủ lượng nước ngọt để pha loãng nên khả năng rửa mặn kém đi là điều dễ hiểu.
P/S: Xin gửi kèm bài viết của ông Võ Văn Kiệt từ năm 2006 vẫn còn mang nguyên tính thời sự để các anh/chị tham khảo.
VÕ VĂN KIỆT
VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG ĐÊ BAO, BỜ BAO PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Thời gian vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh một số ý kiến đánh giá những mặt ích lợi cũng như còn tồn tại của đê bao, bờ bao ở Ðồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đặc biệt, báo Lao động tổ chức diễn đàn:”Tìm hướng phát triển bền vững cho vựa lúa của ĐBSCL” liên quan đến đê bao, bờ bao được sự quan tâm, tham gia của nhiều giới từ các nhà khoa học, nhà quản lý, đến sinh viên và người dân. Các ý kiến trao đổi, thảo luận ở hội nghị, hội thảo hay diễn đàn đều là các kênh phản hồi khoa học, phản hồi xã hội rất cần thiết để cho các cấp có thẩm quyền và những người có trách nhiệm, quan tâm, xem xét, giải quyết. Những thông tin từ các tranh luận cũng giúp ích ngay cả cho những người phản biện có điều kiện để lắng nghe và kiểm chứng lại những ý kiến của chính mình.
ĐBSCL có một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội và là chìa khoá chính trong chiến lược an ninh lương thực Quốc gia. Với tiềm năng to lớn về nông nghiệp và thuỷ sản, trong các năm qua, ĐBSCL đóng góp hơn 50% sản lượng lương thực (khoảng 95% lượng gạo xuất khẩu), 65% lượng thuỷ sản và 70% lượng cây ăn trái của cả nước.
Tuy nhiên, ĐBSCL cũng gặp những hạn chế đến sự phát triển kinh tế-xã hội, vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn không nhỏ như cơ sở hạ tầng còn yếu kém, tình hình lũ lụt ngày càng diễn biến bất thường, hạn hạn xảy ra ngày càng khắc nghiệt, mặn xâm nhập sâu hơn, cháy rừng, xói lở bờ ngày càng nghiêm trọng, nông-thủy sản xuất khẩu của ta trên thị trường thế giới cũng luôn gặp những rủi ro cả về thị trường, giá cả, chất lượng, hàng rào thuế quan…
Chúng ta đều biết tài nguyên nước là sự sống còn của con người. ĐBSCL có 4 nguồn nước, đó là nước mặt sông Mê Công, nước mưa, nước ngầm và nước mặn từ biển, trong đó, nguồn nước sông Mê Công là quan trọng nhất. Mùa nước nổi xưa kia ở ĐBSCL gắn liền với lúa trời theo năm tháng đã chuyển dần thành mùa lũ với sản xuất 2-3 vụ trong năm do nhiều nguyên nhân: Khí hậu ngày càng biến đổi theo xu thế bất lợi, ngược lại, nhu cầu phát triển và tiêu thụ sản phẩm của con người ngày càng tăng cao. Năm 1970, độ che phủ rừng ở hạ lưu sông Mê Công chiếm 50% diện tích đất tự nhiên, nay chỉ còn 25%. Tốc độ sinh trưởng dân số tăng nhanh, vì cuộc sống nên con người cũng tác động vào tự nhiên nhiều hơn. Các chương trình xây dựng nhà máy thuỷ điện, đắp đê, xây đập, phát triển sản xuất ở các nước thượng nguồn sông Mê Công đều ảnh hưởng trực tiếp đến dòng chảy sông Mê Công cả về chất lượng và số lượng. ĐBSCL chỉ chiếm 5% diện tích lưu vực sông Mê Công nhưng hàng năm phải hứng chịu lượng nước khoảng 400 tỷ m3 vào mùa lũ. Song song với các biện pháp phi công trình như dự báo lũ, cảnh báo lũ, thay đổi cơ cấu sản xuất cho phù hợp với vùng lũ, các biện pháp công trình cũng được quan tâm xây dựng để bảo vệ an toàn tính mạng cho nhân dân, bảo vệ sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng. Người dân, ngày càng hiểu rõ hơn, khi con người tác động vào tự nhiên, như xây dựng các công trình giao thông, thuỷ điện, thuỷ lợi… là bài toán đánh đổi giữa những cái “được” và cái “mất” vì theo quy luật biện chứng không ai cho ta tất cả. Vì thế, phải cố gắng sao cho những cái được là nhiều nhất và cái mất là ít nhất. Ví dụ như công trình thuỷ điện Sơn La đang được xây dựng sẽ góp phần to lớn vào lợi ích chống lũ, phát điện, phục vụ cho nông nghiệp, dân sinh, nhưng đất đai trong lòng hồ bị ngập, hàng ngàn hộ dân phải di dời khỏi nơi chôn rau, cắt rốn, cái mất, đôi khi cũng không dễ tính được bằng tiền. Nhà nước đã và đang quan tâm đến chính sách tái định cư, đền bù, bố trí lại sản xuất cho những người dân bị thiệt hại vì chính họ đã góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho cả cộng đồng.
Trong cuộc đấu tranh sinh tồn và luồn lách thiên nhiên để phát triển ở ĐBSCL, nhờ có sáng kiến của người dân ở Nam bộ, một mô hình bờ bao quy mô nhỏ bảo vệ diện tích lúa Hè-Thu ít ỏi khoảng gần trăm ha đã được an toàn trong mùa lũ ngay từ năm 1978 ở An Giang. Từ đó, được sự quan tâm của Nhà nước, với kinh nghiệm thực tế của người dân, Bộ Thuỷ lợi, các ban ngành trung ương, địa phương đã nghiên cứu các quy luật hình thành, diễn biến của lũ, đặc điểm địa hình, xem xét, phối hợp với các chương trình kiểm soát lũ của các nước thượng lưu để xây dựng hệ thống bờ bao ở ĐBSCL, và một số nơi, chuyển từ bờ bao sang đê bao, nhằm đáp ứng những yêu cầu khắt khe hơn đối với độ an toàn khu dân cư và sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình hình thành và phát triển đê bao, bờ bao đã có hàng chục các cuộc họp, hội thảo lấy ý kiến của các giới, các ngành, các nhà khoa học cả tự nhiên và xã hội. Chính từ sáng kiến của người dân, rút kinh nghiệm từ các nước và tri thức của các nhà khoa học đã giúp cho những nhà hoạch định chính sách có cơ sở để quyết đoán lựa chọn quan điểm “chung sống với lũ” một cách chủ động ở ĐBSCL. Đê bao ở ĐBSCL hoàn toàn khác với đê ở sông Hồng. Ở vùng ngập sâu, không kiểm soát lũ như phía Bắc của các kênh Vĩnh Tế, kênh Vĩnh An, kênh Tân Thành-Lò Gạch bờ bao chỉ chống lũ đến trung tuần tháng 7. Vùng kiểm soát lũ ở Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, bờ bao chống lũ tháng 8, sau khi thu hoạch lúa Hè-Thu cho lũ chính vụ tràn đồng để tận dụng các mặt lợi của lũ như lấy phù sa, vệ sinh đồng ruộng, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản và các sản phẩm khác liên quan đến lũ. Hệ thống đê bao có các cống, tràn thoát lũ để chủ động điều tiết nước. Chính nhờ có đê bao, bờ bao mà cuộc sống của người dân được an toàn hơn, sản xuất chủ động, ngành nghề đa dạng phát triển, hệ thống đê liên hoàn với đường giao thông.
Các đề tài nghiên cứu khoa học và số liệu thống kê về lợi ích kinh tế, xã hội trước và sau khi có đê bao, bờ bao ở ĐBSCL là một minh chứng không còn gì để bàn cãi. Các ý kiến phê phán hay băn khoăn về các mặt tồn tại của đê bao, bờ bao được đề cập như mức độ ảnh hưởng đến thoát lũ, khả năng lấy phù sa, sạt lở bờ bao sau mỗi trận lũ, phát triển quá nhiều lúa vụ 3 trong đê bao là rất đáng hoan nghênh, trân trọng bởi vì nó giúp cho những người có trách nhiệm phải xem xét, điều tra, tính toán để cần thiết bổ sung, đưa ra những biện pháp khắc phục các mặt còn khiếm khuyết. Tuy nhiên, cần tránh những nhận xét phiến diện, chủ quan, cục bộ, chỉ biết khai thác những điểm còn tồn tại, hạn chế cả trong quá trình thực thi cũng như trong quản lý, vận hành, mà không dựa vào tổng thể chung của cả hệ thống để đánh giá một cách khách quan và khoa học những hiệu ích to lớn do đê bao, bờ bao mang lại. Sở dĩ tôi phải nhấn mạnh như vậy vì trong quá khứ đã có không ít các nhà khoa học, kể cả một số người làm công tác quản lý đã phê phán, phản đối chủ trương xây dựng hồ Dầu Tiếng, kênh Hồng Ngự, cống đập Ba Lai, chương trình thoát lũ ra biển Tây, cầu Mỹ Thuận vv… Song, trên thực tế, lợi ích to lớn của các công trình nói trên cho đến nay thì ai cũng hiểu (ngay kênh Hồng Ngự được người dân biết ơn Nhà nước, đặt tên là kênh Trung ương).
Đê bao ở ĐBSCL không phải chỉ có ở vùng ngập lũ mà còn được xây dựng ở vùng ven biển để ngăn triều. Bài học kinh nghiệm, đắp đê, khai hoang, bảo vệ sản xuất, lấn biển đã có từ thời Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ giúp cho dân lập nên 2 huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) và Phát Diệm (tỉnh Ninh Bình). Dải đất dọc bờ biển, ven các cửa sông ở ĐBSCL, giai đoạn trước năm 1945, thời Pháp cho đắp 3 tuyến đê ven biển: Tuyến đê từ thị xã Bạc Liêu đến Gành Hào (đê Trường Sơn), tuyến đê từ Long Phú đến cửa sông Mỹ Thanh hình thành năm 1973 được tiếp tục bổ sung nâng cấp dần; Vùng An Biên, An Minh thuộc tỉnh Kiên Giang, trước giải phóng cũng đã hình thành đoạn đê biển dài 24 km từ kênh 6 đến kênh Chủ Vàng. Đê biển Gò Công được hình thành từ dự án của Hàn quốc trước năm 1975, sau giải phóng đã được xây dựng vv…
Hệ thống đê biển, đê cửa sông ở ĐBSCL thực sự phát triển mạnh mẽ từ năm 1975 đến nay với mục đích bảo vệ dân cư, phát triển sản xuất, giao thông đường bộ, an ninh quốc phòng. Quá trình phát triển đê biển, đê cửa sông ĐBSCL đã được hình thành qua nhiều giai đoạn do yêu cầu thực tế của từng nơi. Tuy nhiên, hệ thống đê hiện có, khả năng chống triều cường, bão gió, nước biển dâng, trữ ngọt, kết hợp giao thông nông thôn còn rất hạn chế. Kích thước mặt cắt đê nhiều nơi chưa đủ, các tuyến đê chưa khép kín, lại thiêú các cống 2 chiều, bờ bao để phân ranh mặn ngọt, chủ động kiểm soát mặn phục vụ cho những nơi có nhu cầu nuôi trồng thuỷ sản vùng nước mặn, lợ, ngọt .
Bão LINDA năm 1997 và cơn bão số 4 năm 2004 đã làm dâng mực nước ở các trạm ven biển lên 1,5-1,9 m gây nhiều thiệt hại cho cư dân ven biển ĐBSCL là nơi có địa hình thấp và khá bằng phẳng. Trước tác động mạnh mẽ của thủy triều, sóng gió và bão tố, đê biển, đê bao cửa sông càng dễ bị phá vỡ, xói mòn. Theo dự báo của các nhà khoa học, khả năng mực nước biển ngày càng dâng cao đã trở thành nỗi lo chung cho cả cộng đồng. Trước mắt, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và các tỉnh ven biển cần rà soát, đánh giá, tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hệ thống đê biển, đê cửa sông theo quy hoạch. Hệ thống rừng phòng hộ ven biển (các cây sú, đước, vẹt, bần…), ngoài chức năng đa dạng sinh học, còn là “tấm chắn” hữu hiệu góp phần bảo vệ đê biển. Về lâu dài, để thực sự chủ động đối phó với sự khắc nghiệt của thiên nhiên (bão tố, triều cường, nước biển dâng…), cùng với khả năng nguồn nước ngọt sông Mê Công ngày càng cạn kiệt, quý hiếm, cần nghiên cứu các mô hình tương tự đã xây dựng ở trên thế giới và khu vực. Hà Lan có diện tích tự nhiên, dân số tương tự như ĐBSCL, trong khi mặt đất rất thấp so với mực nước biển. Nhờ có hệ thống đê biển, âu thuyền hiện đại, vững chắc, cùng với cảng biển, phát triển công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, GDP của Hà Lan gấp hơn 40 lần so với ĐBSCL.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội theo xu thế bền vững, Chính phủ đã xác định 3 khâu đột phá cần tập trung đầu tư ở ĐBSCL đó là: Phát triển giao thông, phát triển thủy lợi, và đào tạo nguồn nhân lực. Đê bao, bờ bao là một hạng mục quan trọng của công trình thuỷ lợi. Chính từ những thành quả và bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn của đê bao, bờ bao đã giúp cho chúng ta xây dựng tầm nhìn cho ĐBSCL: ”Quản lý thiên tai một cách khôn ngoan, sử dụng tài nguyên nước một cách hiệu quả vì một ĐBSCL kinh tế ổn định, thịnh vượng, môi trường đa dạng và bền vững”.
Để hướng tới tầm nhìn nói trên, các ngành ở trung ương, trước hết là 2 Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Tài nguyên-Môi trường còn nhiều việc phải nghĩ, phải làm để có chiến lược- quy hoạch tổng thể thích ứng với các kịch bản phát triển kinh tế-xã hội của cả vùng và lưu vực sông Mê Công. Ngay trong lĩnh vực sử dụng đất ở nước ta, nhiều nơi, người dân vẫn còn bức xúc, khiếu kiện, trong đó, có cả lỗi của quy hoạch “treo”. Đất đai là bất động sản lại nằm trọn vẹn trong ranh giới chủ quyền lãnh thổ quốc gia, mà vẫn còn lúng túng trong việc quy hoạch sử dụng như vậy! Do đó, xây dựng chiến lược quy hoạch và sử dụng hợp lý tài nguyên nước cho lưu vực sông Mê Công, đặc biệt cho ĐBSCL, vùng kinh tế nông sản trọng điểm của cả nước, phải được đặc biệt coi trọng ở tầm vĩ mô, trước mắt cũng như lâu dài.
————–
Trích dẫn số email cần thảo luận
Trường ơi
Cho tôi hỏi giới khoa học hôm nay đánh giá “đê bao” như thế nào? Vừa qua, những bài viết của Trường về nông nghiệp là đụng vào những vấn đề sống còn và tương lai của đất nước; rất cần những cảnh báo sớm như thế.
Tôi không am hiểu về nông nghiệp cũng như thủy lợi, nhưng đang “ngửi” thấy vấn đề này đang ngày càng “khét” lên một cách nguy hiểm; đến mức định viết lên những nỗi lo của mình. Giải quyết không thành công vấn đề nông nghiệp của nước ta, không có chuyện nước ta trở thành nước công nghiệp hóa được đâu!
Xin tất cả đừng quên điều này.
Nguyễn Trung./.
On Monday, 31 March 2014, 15:32, Nguyenvan Luat <nguyenvanluatcantho@gmail.com> wrote:
Tôi hoan nghênh bài viết của bạn Lê Phú Khải này, có nhiều tư liệu quý, tỏ thái độ với cái gì đúng (thủy lợi), và cái không đúng (nông dân thiệt thòi), chứ không phản biện là chỉ có đả phá. Cảm ơn Lê Phú Khải, cảm ơn Tô Văn Trường chuyển tiếp. Tôi đã lưu.
Gs Nguyễn Văn Luật
On Monday, 31 March 2014, 17:01, Lang Nguyen <nguyenlang1927@yahoo.com.vn> wrote:
Cái gì cũng có mặt đúng và mặt sai, mặt được và mặt hạn chế. Do đó cần nhận biết, đánh giá đúng mức hai mặt đó để có giải pháp xử lý thích đáng.
Nhân vụ đê bao, xin hỏi hệ thống này có tác dụng gì đến việc phòng và hạn chế tác hại của việc nước biển dâng lên không ? Chúng ta không thể chống việc nước biển dâng lên nhưng chúng ta có thể và phải phòng, hạn chế tác hại của việc nước biển dâng lên.
31/3/2014
GS Nguyễn Lang
On Monday, 31 March 2014, 17:47, Thang Van Phuc <thangphuc66@gmail.com> wrote:
Bai viet kha sau sac va toi chia xe ve nhung ket qua cua QD 99/ song
cung con mot so cau hoi lon cua dong bang song CL hien nay : tai sao
dong bang SCL lai co chay rung Dong Thap Muoi ? Tai sao mua lu nuoc
lau rut ,ngap lam chet cay an qua ? Tai sao tinh trang nuoc bien lai
xam nhap nhanh nhu vay va kha nang rua man lai kem di ? De nghi cac vi giai thich dum. Chao Ong ban Truong quy men !
Thang Văn Phúc
Nguyen Minh Nhi
To MeLPK
Today at 3:10 PM
Thân gởi hai anh,
Đọc bài của Lê Phú Khải do anh Tô Văn Trường chuyển tôi không hiểu ai bài bác “Bờ bao ĐBCL”, nhưng trước hết tôi khâm phục Lê Phú Khải, một nhà báo chuyên nghiệp có tâm và có tài, có cái nhìn khách quan về ĐBSCL và các chủ trương của Chánh Phủ cũng như các công trình mà địa phương và bà con nông dân mình cực khổ trần thân làm nên. Tất nhiên có được và cũng có chưa được, nhưng vẫn hơn không làm gì mà ngồi “tán trên đầu đinh”. Đặc biệt tôi rất xúc động đọc đoạn anh LPK trích Nguyễn Văn Bổng về ND Nam Bộ, thân phận ông cha chúng tôi là vậy đấy!. Nội cái chuyện anh nhớ và trích đoạn văn nầy đủ thấy cái thâm thúy của nhà báo bậc anh hoặc bậc thầy rồi. Tiếc thật!
Nhân đây, tôi gởi bài tham luận mà tôi đã gởi đến Ban tổ chức Hội thảo (chưa họp). Vì trong đó tôi có sử dụng tư liệu mà Phan Khánh sưu tầm, nhưng trong chú thích tôi có nói “Ông nầy phê phán công trình thoát lũ Biển Tây – T5- Võ Văn Kiệt là ‘cường điệu’ và ‘tuyên truyền’” là không khoa học và cũng không biết thực tiển, (có thể như ông nào đó mà LPK phản biện qua bài viết nói trên). Tôn trọng cơ quan mời mình tham luận, gởi hai anh đọc tham khảo và góp ý, chớ không phổ biến văn bản.
Thân kính,
Bảy Nhị.

2160. Đê bao Đồng bằng Sông Cửu Long – Sai lầm “vĩ đại” trong lịch sử cận đại (2)

Đảng Xanh
Cũng như phần đầu, phần 2 này tiếp tục cung cấp cho độc giả nhiều bài viết tập trung làm rõ hậu quả to lớn, lâu dài, ảnh hưởng đến nhiều mặt từ hệ thống “bê bao”, làm lúa vụ 3. Đó chính là những thực tế sống động, khách quan trong suốt 10 năm qua.

Người viết chỉ là kẻ chủ yếu tiếp thu những thông tin, kiến thức đó, tập hợp lại để tiện cho độc giả theo dõi. Ngoài khẳng định mạnh dạn như tựa đề và phần đầu, bài này chỉ đưa thêm vài gợi ý mà các bài báo được dẫn ra có thể chưa nói đến.
Một gợi ý, là với một vấn đề quá lớn liên quan thủy lợi cả một vùng châu thổ mênh mông của đất nước, thiết tưởng nhà nước phải rất cẩn trọng để tiến hành các bước đi đầy đủ xung quanh quyết định của mình. Có thể hình dung nó như sau:
Nghiên cứu/đề xuất => Ra quyết định => Tạo khung pháp lý => Thực hiện => Nghiên cứu tiếp => Tổng kết => Điều chỉnh/Sửa sai
Thế nhưng, nếu như đúng là cần đến quy trình nêu trên, thì đã thấy ngay rất nhiều lỗ hổng khổng lồ. Ví như văn bản quan trọng nhất là Quyết định số 99-TTg của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ngày 9/2/1996, trong đó nêu ngay đầu tiên việc ra quyết định này là “Theo đề ngh ca B trưởng các B: Nông nghip và Phát trin nông thôn, Giao thông vn ti, Xây dng, Kế hoch và Đầu tư, Tài chính”. Vậy thì tất cả các Ủy ban nhân dân các tỉnh của Vùng đồng bằng Sông Cửu Long có “đề nghị” hay không, hay là họ … không thống nhất? Đó là chưa nói tới ông Bộ Tài nguyên Môi trường, chẳng hiểu là do không lường trước tác động môi trường ghê gớm, ảnh hưởng “tài nguyên nước” nghiêm trọng, hay vì “ông ta” không tán thành, mà cũng không thấy có mặt?
Bên cạnh đó, việc chỉ với bản “Quyết định” như thế thôi, để đi tới thực hiện một dự án khổng lồ trong suốt gần 20 năm qua, cũng là một sự lạ. Đồng thời, cũng liên quan tới tính pháp lý, là sau khi ra quyết định, liệu có được những văn bản pháp quy gì để điều chỉnh mọi hành vi liên quan tới các công trình thủy lợi nêu trong quyết định, đặc biệt là “đê bao”?
Thử hình dung, trong suốt gần 20 năm đó, không biết bao nhiêu triệu tỉ đồng từ nhà nước và dân phải bỏ ra cho hệ thống này, nay vẫn chưa nghe được tổng kết, thế mà lại chỉ được điều chỉnh bằng vài văn bản vừa yếu, vừa mơ hồ trong vài nội dung liên quan, như Luật Xây dựng, Luật Đê điều, còn Luật Thủy lợi thì vẫn đang dự thảo từ nhiều năm qua. Trong suốt thời gian đó, có kẻ nào bị xử lý, đi tù trong việc thực hiện đại dự án đó với “đê bao”, “đường giao thông nông thôn”, “Chương trình nông thôn mới” … bằng việc căn cứ vào các văn bản vừa dẫn chưa?
Chính một phần rất quan trọng nêu trên không được nghiêm túc thực hiện, đã và sẽ dẫn tới việc không tính được hiệu quả kinh tế khi phải đầu tư những khoản tiền khổng lồ, xem có thực là “lãi” hay “lỗ”. Riêng về tác động tới môi trường, thiệt hại về thủy sản, đời sống văn hóa biến dạng thì có lẽ chẳng thể tính nổi.
Và, một điều đang canh cánh nhức nhối trong lòng 90 triệu người dân Việt Nam hiện nay, là vấn đề THAM NHŨNG. Với kiểu làm việc nặng về mệnh lệnh chính trị, nhẹ về tính pháp quy và khoa học như vậy, có bao nhiều tỉ đồng đã rơi vào tay những “Nhóm lợi ích”, từ trung ương tới thôn xã, ngay từ những năm còn chưa ai nói tới khái niệm này, và có thể với ngay trong cả những nhà khoa học, nhà báo … tham gia minh họa cho cái quyết định chính trị “vĩ đại” đó.
Một gợi ý nữa, là với cái hệ thống “vĩ đại” đó, đã kéo theo những hệ thống đê bao khác, vĩ đại không kém, buộc phải thực hiện vì hậu quả của “đê bao” nông thôn, để bảo vệ toàn bộ các đô thị liên quan, đang ngày càng mọc lên như nấm. Lại nữa, là toàn bộ các công trình xây dựng trong các đô thị đó đều phải chạy theo đáp ứng với tình trạng lũ, triều dâng lên cao hơn do “đê bao” nông thôn nay đã không thể kiểm soát nổi rồi. Bởi vì đê bao đô thị đương nhiên không đáng tin cậy, không giải quyết kịp tình trạng úng ngập …
Thế rồi như một vòng luẩn quẩn bi hài mang tầm … thiên niên kỷ, các đô thị này tiếp tục chạy đua trong tuyệt vọng, phải xây cho cao hơn nữa đế đối phó với tốc độ lún sụt đặc thù của cả một vùng châu thổ lầy trũng, nền móng yếu, để cuối cùng không có cách nào khác là một hệ thống đê khổng lồ như … Hà Lan.
Tất cả chi phí đó là bao nhiêu, để cho cái mục tiêu hàng đầu, chính yếu là “lúa vụ 3″? (Phải nhấn mạnh lúa vụ 3, bởi vì các mục tiêu khác đều có thể thực hiện theo cách khác, không phải là “đê bao”).
Những gì nêu trên chắc không thể giúp cho thói quen “đổ tại” dễ dàng tái diễn; như bảo là “đê bao”, “lúa vụ 3″ tràn lan gây hậu quả xấu là do nông dân, do địa phương, do bọn tham nhũng, … còn “quyết định” của trên thì luôn đúng đắn, y như tất tật đường lối chính sách của đảng.

LUẬT
- Luật Xây dựng (2003). – Luật Đê điều (2006). “c) Quy hoạch đê sông, đê cửa sông, đê bối, đê bao và đê chuyên dùng phải bảo đảm an toàn ứng với mực nước lũ thiết kế và có giải pháp để bảo đảm an toàn đê khi xảy ra lũ lịch sử; phải có sự phối hợp giữa các địa phương trong cùng một lưu vực, không ảnh hưởng đến quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và cả hệ thống sông.”
- QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI XÂY DỰNG DỰ ÁN LUẬT THỦY LỢI - BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (8/2/2014). – Dự thảo đề cương: Luật Thủy lợi của Tổng cục Thủy lợi [20/12/12]. – PHÁP LỆNH Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi của Ủy ban Thường vụ quốc hội (2001).

SÁCH, BÁO, ĐỀ TÀI
- Bất cập trong sống chung với lũ ở ĐBSCL (Sài Gòn GP, 21/6/2005). “Cách nay gần 30 năm, bà con nông dân An Giang có sáng kiến đắp đê bao để bảo vệ lúa hè-thu khi mùa nước nổi. Đến giờ, ĐBSCL chằng chịt đê bao, đủ loại, đủ kiểu. Lúa có cách của lúa, vườn có cách của vườn, phố có kiểu của phố, mạnh ai nấy làm, với lý do là bảo vệ mình, lợi cũng có mà thiệt cũng nhiều…”
“Trong khi chưa có một quy hoạch nào về đê bao, thì kế hoạch thủy lợi đến năm 2010 do Bộ NN-PTNT xây dựng, sẽ tiến hành bao đê bảo vệ các thị trấn, thị xã và thành phố như Tam Nông, Hồng Ngự (Đồng Tháp), Long Xuyên, Châu Đốc (An Giang)… đồng thời bao đê bảo vệ vườn cây ăn trái ở Đồng Tháp, Tiền Giang và Vĩnh Long. “
Hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng đê bao triệt để là có hại và hoàn toàn không ủng hộ.”
“Theo nghiên cứu của Thạc sĩ Dương Văn Nhã – Trường ĐH An Giang (công trình nghiên cứu duy nhất về đê bao ở ĐBSCL tính đến thời điểm này), ô nhiễm là vấn đề phức tạp trong khu vực có đê bao triệt để.”
“Câu hỏi đặt ra là tại sao không nghiên cứu kỹ lưỡng và xây dựng quy hoạch khoa học đê bao ở ĐBSCL, trên cơ sở kinh nghiệm và thực tiễn đã qua?”
- NGUYỄN VIẾT THỊNH (ĐH Tiền Giang): Cần xem lại những đê bao ở ĐBSCL (Tuổi trẻ, 21/10/2005). “Điều cần bàn hơn hiện nay là điều kiện tự nhiên vốn rất tốt của đồng bằng sông Cửu Long đã và đang bị bàn tay qui hoạch không hợp lý của con người làm cho méo mó. Con sông vốn hiền lành đang dần trở nên hung dữ vì bị đê bao ngăn chặn…”
“Mô hình nhà nổi (ở khu vực sông La Ngà, Đồng Nai chẳng hạn) cần được xem xét, nghiên cứu áp dụng để thay thế mô hình cụm, tuyến dân cư tránh lũ vốn không hiệu quả, không thực tế như hiện nay.”
- Sách của Văn Nhã Dương: Tác động đê bao đến đời sống kinh tế xã hội và môi trường, NXB Nông nghiệp 2006.
- ThS.NCS.Nguyễn Phú Quỳnh, GS.TSKH. Nguyễn Ân Niên
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam: Đê Bao đồng bằng sông Cửu Long có tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (climategis.com).
- ĐBSCL: Khuyến cáo nông dân không làm lúa vụ 3 (Sài Gòn GP, 25/7/2007).

- Trần Đăng Hồng-Kỹ-sư Canh Nông tại Sài Gòn, MSc và PhD tại Đại Học Reading, Anh Quốc: Thử tìm giải pháp thủy lợi cho đồng bằng Cửu Long: Phần 1. Kinh Nghiệm Hoà Lan (The Netherlands) (vietsciences.free.fr, 27/11/2009). – Phần 2. Kinh nghiệm Mississippi. – Phần 3. Bangladesh. - Phần 4. Kinh nghiệm châu thổ Sông Hồng. - Phần 5. Đồng bằng sông Cửu Long: Môi trường và hệ thống sông rạch thiên nhiên. – Phần 6. Kinh đào và các biện pháp thủy lợi.

- VÂN TRƯỜNG: Học kinh nghiệm từ dòng sông Mississippi, Mỹ: Giải cứu lưu vực sông Mekong (Tuổi trẻ, 11/12/2009).
- Chinh Phục – Hồ Hùng: Mêkông, nhìn từ chuyện Mississippi! (Thời báo KTSG, 17/12/2009).
- Trị thủy Sông Mississippi (Bách khoa tri thức).
- Kỳ tích đê sông HồngKỳ 1: Dời đô và đắp đê (Tuổi trẻ, 26/9/2010). – Kỳ 2: Những trận vỡ đê lịch sử. – Vụ án đê Yên Phụ. – Kỳ 4: Những tranh luận trên đê sông Hồng.
- GSTS Nguyễn Ngọc Trân: GHI NHẬN VỀ HÀ LAN ĐỐI MẶT VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG 1 (17/1/2011).
- Chiều theo con nước? (RFA, 23/5/2011).
- Từ chiếc nhà phao “sống chung với lụt”… (Tuổi trẻ, 5/10/2011).
- Từ giã đê bao khép kín đồng bằng Cửu Long? (RFA, 5/10/2011). “Hệ thống đê bao khép kín ở đồng bằng sông Cửu Long sau hơn một thập niên triển khai đã cho thấy lợi bất cập hại.”
- Nguyễn Văn Kiền, Giảng viên Đại học An Giang, nghiên cứu sinh về biến đổi khí hậu ở ĐBSCL tại Đại học Quốc gia Úc: Biến đổi khí hậu và phát triển đê bao, bờ bao vùng ĐBSCL (Thời báo KTSG, 15/10/2011).
- NGUYỄN VĂN KIÊN (giảng viên Đại học An Giang, nghiên cứu sinh Đại học Quốc gia Úc): Liệu có nên tăng diện tích đê bao 3 vụ như hiện nay chăng?- Nghĩ về phát triển đê bao đồng bằng sông Cửu Long (Tuổi trẻ, 16/10/2011).
- Mùa nước nổi: xưa và nay (Tuổi trẻ, 18/10/2011). “Làm lúa vụ 3 lời ít hơn hai vụ lúa kia, nếu giá cả bấp bênh có khi còn lỗ vốn. Thêm nữa, khi đắp đê thì trong vùng bao đê sẽ mất đi nguồn cá, đất đai mất nguồn phù sa quý giá. Cỏ dại, sâu bệnh lưu cữu trên đồng làm tăng thêm chi phí cho các vụ lúa sau. Nhưng vì đó là chủ trương của Nhà nước nên dù muốn dù không cũng phải làm theo.”
- Phỏng vấn TS Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, nguyên chủ nhiệm dự án Quy hoạch kiểm soát lũ ĐBSCL: “Xin đừng gọi là đê bao chống lũ triệt để” (Lao động, 8/12/2011). Phóng viên: “Nhưng liệu đê bao có tách ĐBSCL ra khỏi sông Mekong như đồng bằng sông Hồng đã từng tách khỏi sông Hồng như có nhiều ý kiến cảnh báo?”, “Nhưng thực tế không ít nơi cho thấy đê bao đang là “gánh nặng”?”
- Đề nghị xây dựng đê bao khép kín (Cần Thơ, 22/3/2012). Cử tri huyện Phong Điền phản ánh, vừa qua Chính phủ và thành phố có chủ trương, kế hoạch phân bổ kinh phí củng cố đê bao khép kín…”
- Sống theo cơn nước đầu nguồn (Sài Gòn GP, 10/10/2012).
- Ứng phó biến đổi khí hậu: ĐBSCL phải bảo vệ lúa và thủy sản (6/12/2012). ““ĐBSCL không chỉ là vựa lúa lớn của cả nước, mà còn cung cấp một lượng lớn gạo cho xuất khẩu, tuy nhiên, trong vấn đề quy hoạch sản xuất cần phải tính đến yếu tố cơ cấu lịch thời vụ cho đúng bởi vì nếu chúng ta không tính đến yếu tố này mà đấp đê bao, tăng vụ sẽ rất nguy hiểm”, ông Trân cho biết.”
- Phỏng vấn thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện – chuyên gia về đất ngập nước thuộc Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã quốc tế (WWF): ĐBSCL: Nếu đê bao vỡ, thiệt hại rất lớn (Dân Việt, 18/12/2012). “Nhiều đê bao khép kín ở khu vực ĐBSCL hiện nay đã quá lạm dụng việc “chống lũ triệt để” chứ không còn là “đê bao kiểm soát lũ”. Thế nên, khi tình trạng vỡ đê xảy ra thì hậu quả sẽ khó có thể lường nổi.”
- Nước lũ dâng do xây đê bao tràn lan (Tuổi trẻ, 22/12/2012). ”
- Cần cân nhắc sản xuất lúa vụ 3 (Thanh niên, 31/12/2012).
- Cần đánh giá lại việc sản xuất lúa 3 vụ (Đại học Cần Thơ).
- Sản xuất lúa vụ 3: Cân nhắc được, mất vùng “túi lũ” (Sài Gòn GP, 3/1/2013).
- Mai Ngọc: Vựa lúa ĐBSCL đang đánh đổi những gì? (Diễn đàn ĐT, 28/3/2013).
- GS.TS. Trần Như Hối và KS. Lê Khánh Chiên – Viện khoa học Thủy lợi miền Nam: Một số nhận xét về hệ thống đê bao, bờ bao kiểm soát lũ hiện nay ở vùng ngập lũ ĐBSCL (23/4/2013). “…bên cạnh những tác động tích cực, vẫn tồn tại nhiều mặt tiêu cực, do hệ thống đê bao hiện nay chưa được đồng bộ do hầu hết đều thiếu cống, chất lượng lại thấp và thiếu linh hoạt, thiếu sự quản lý vận hành một cách khoa học nên phát huy hiệu quả chưa cao.”
- Một hạt lúa cõng bao nhiêu phí? (Tuổi trẻ, 27/5/2013). “Gần đây, để tăng thêm sản lượng lúa, các địa phương đã mở rộng diện tích trồng lúa vụ ba, buộc nông dân đóng góp xây dựng đê bao, làm cống bửng. Thế rồi hệ thống đê bao khép kín để tăng vụ ấy càng làm tăng thêm chi phí trong canh tác, thu hoạch. Gánh nặng cứ thêm chất chồng.”
Lợi nhuận từ trồng lúa vốn đã không đủ trang trải cuộc sống, làm vụ ba lại phải đóng góp làm đê bao, thủy lợi… càng chất chồng thêm khó khăn cho nông dân.”
- Sản xuất lúa vụ 3: Mất nhiều hơn được (Dân Việt, 8/6/2013).
- Lê Anh Tuấn (Đại học Cần Thơ): Thấm đòn lúa vụ ba (Tuổi trẻ, 27/8/2013).
- Mike Ives – Yale Environment 360: Tác động môi trường từ hệ thống thủy lợi ĐBSCL (Tia sáng, 30/8/2013).
- Bộ NN-PTNT: Lúa vụ 3 lợi nhiều hơn hại (TBKTSG, 26/10/2013). – Nông dân lại nói làm lúa vụ 3 hại nhiều hơn lợi (TBKTSG, 10/11/2013).
- Không bỏ lúa vụ ba mà còn tăng diện tích (RFA, 1/11/2013).
- Nông dân tâm sự trồng lúa vụ 3 (Đại biểu ND, 16/11/2013).
- Mai Thanh Truyết: NƯỚC LÀ NGUỒN SỐNG VIỆT NAM (9/12/2013). “Xã hội chủ nghĩa của Việt Nam mang chính sách đê bao vào ứng dụng trong việc làm tăng diện tích trồng lúa, trong việc biến “sỏi đá thành cơm”, cho nên người dân ĐBSCL phải gánh chịu hậu quả ngày hôm nay là lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn và không có chu kỳ tương đối cố định như trước kia nữa. Nguyên do là khi dòng chảy từ Mékong xuống khi mùa nước bắt đầu lên cao ở Tân Châu và Châu Đốc, nước sông hoàn toàn di chuyển ra biển, đợi đến khi nước lớn hơn nữa mới bắt đầu làm làm đầy hai vùng Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười.”
- Các tổ chức về môi trường cùng hành động chống việc xây đập ở Lào (VOA). – Việt Nam cần nỗ lực chống đập Don Sahong tại Lào (RFI).
- Nhiều nguyên thủ tham dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong (Pháp luật TPHCM, 1/4/2014).
- Đầu tư 11.000 tỷ đồng xây đê bao chống ngập cho TP HCM (VNExpress). – Xây đê bao khép kín quanh TP.HCM (Tuổi trẻ, 3/11/2010). – Chống ngập bằng đê bao khép kín (Tuổi trẻ, 19/11/2010). Các đô thị phải “chạy theo” đê bao nông thôn.
—–
BÀI LIÊN QUAN
- Đê bao Đồng bằng Sông Cửu Long – Sai lầm “vĩ đại” trong lịch sử cận đại (1) (22/3/2014).
- Lê Phú Khải: ĐÊ BAO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KHÔNG SAI LẦM “VĨ ĐẠI” NHƯ TÁC GIẢ ĐẢNG XANH ĐÃ PHÁN! (29/3/2014). Theo Từ điển tiếng Việt, thì nghĩa của “PHÁN” là: nhận xét, phát biểu với giọng kẻ cả, trịch thượng (Trung tâm Từ điển học, 2007, tr. 1190). Để tránh cho không khí tranh luận bị mất đi tính ôn hòa, lịch sự, cởi mở và bình đẳng, xin không bàn về vấn đề này.
- Những SAI LẦM với Dân nhưng ĐÚNG ĐẮN với Đảng (29/3/2014).
- Tô Văn Trường: Nói lại cho rõ về đê bao – bờ bao (1/4/2014).

Cuộc Chiến tranh lạnh kế tiếp: Biển Đông yên lặng dối lừa …

Khách cao cấp từ lục địa Trung Quốc cách đó trên 600 kilômét đã bay đến để dự lễ. Họ đến với một chiếc Boeing 737 mà đường băng trên hòn đảo nhỏ 13 kilômét vuông chỉ vừa đủ cho nó.
Lý do của chuyến viếng thăm: một ngôi làng nhỏ có tên là Tam Sa được nâng cấp lên thành một huyện Trung Quốc. Ở đó có một bệnh viện, một thư viện, một bưu điện, hai chi nhánh ngân hàng, nhưng cũng có một cảng cho tàu 5000 tấn và một phi trường.
Tại sao lại có những sự ồn ào này quanh một thành phố nhỏ trên một hòn đảo nhỏ cách xa bờ biển Trung Quốc? Tam Sa là một biểu tượng. Tam Sa nằm trên đảo Phú Lâm, cái lại thuộc về quần đảo Hoàng Sa. Và quần đảo Hoàng Sa nằm ngay giữa biển Đông.
Hạm trưởng Ngụy Văn Thà và con tàu HQ-10 Nhật Tảo nằm lại giữa biển khơi trong Hải chiến Hoàng Sa
Ở ví dụ của Tam Sa, người Trung Quốc muốn phô diễn: Hoàng Sa là của chúng tôi, vâng, thật ra là toàn bộ biển Đông. Vì vậy mà họ mở rộng Tam Sa. Dự định ở đó sẽ thành hình một thiên đường thuế và du lịch và một sòng bạc, nhưng quân đội cũng cần đóng quân ở đó.
Cả một thời gian dài, biển Đông là một biển yên bình. Hay có xung đột nhỏ giữa các quốc gia nằm gần đó, nhưng thường thì những ngọn sóng của sự phẫn nộ lại nhanh chóng dịu xuống.
Nhưng từ một vài năm nay sóng đã dâng cao hơn và chúng cũng không dịu xuống. Biển Đông đã trở thành một vùng căng thẳng có nguy cơ dễ bùng nổ mà trong đó Hoa Kỳ và hầu như tất cả các thế lực châu Á đều tham gia.
Những cuộc tranh cãi xoay quanh trước hết là ba vùng: quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như bãi cạn Scarborough. Các bên tham dự trong những xung đột là khác nhau, nhưng Trung Quốc luôn luôn có mặt.
Bãi cạn Scarborough: Ở đây, Trung Quốc và Philippines cãi nhau. Người Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của họ với một tấm bản đồ từ năm 1279, người Philippines phản công với một tấm bản đồ từ thế kỷ 18. Chính phủ Manila bây giờ muốn mang Trung Quốc ra một tòa án Liên Hiệp Quốc.
Quần đảo Hoàng Sa (tiếng Hoa: Tây Sa): Người Trung Quốc chiếm tất cả các đảo của nhóm này. Họ cũng đóng quân ở đó, cứ điểm lớn nhất là trên đảo Phú Lâm với một đường băng cất cánh và hạ cánh. Trung Quốc và Việt Nam tranh chấp nhau về những hòn đảo này. Chúng nằm rất gần Việt Nam. Ví dụ như Lý Sơn cách bờ biển 30 kilômét.
Quần đảo Trường Sa (Nam Sa quần đảo): Chúng bao gồm tròn 750 hòn đảo và rạn san hô. Chúng cách Việt Nam 475 km và cách Trung Quốc 1000 km. Chúng được đặt theo tên người đánh cá voi Richard Spratly, người đã thăm dò vùng này năm 1840. Ở đây, tình hình phức tạp hơn tại quần đảo Hoàng Sa rất nhiều. Nhiều quốc gia đã chiếm giữ đảo và rạn san hô ở đó. Hoạt động tích cực nhất là Việt Nam, xem các hòn đảo này là tỉnh của Việt Nam từ năm 1973. Việt Nam chiếm 29 đảo và rạn san hô. Có tròn 600 quân nhân đóng ở đó. Bên cạnh người Việt còn có người Philippines (10 đảo), Trung Quốc (9), Malaysia (7) và Đài Loan (1).
Những hòn đảo nhỏ này được ham muốn đến như vậy vì trong vùng biển quanh chúng có những nguồn lương thực và năng lượng mà con người cần để sống và sống còn.
Biển Đông – cũng như toàn bộ Tây Thái Bình Dương – được cho là một vùng rất giàu cá. Một phần mười cá được chào bán trên khắp thế giới là xuất phát từ vùng này, theo thông tin của United Nations Environment Programme (UNEP). Cá đối với người dân của hầu hết các quốc gia nằm cạnh là nguồn thực phẩm quan trọng nhất. Tròn 700 triệu người sống trong vùng này nhờ vào cá. Tròn 1,9 triệu tàu đánh cá đi lại trong vùng này hàng ngày vì họ.
Nhưng đặc biệt là vì dầu và khí đốt. Tất cả các quốc gia nằm quanh biển Đông đều thèm muốn dầu và khí đốt này, vì tất cả họ – ngoại trừ Brunei nhỏ bé – phải nhập khẩu một phần lớn năng lượng của họ. Nhưng điều điên rồ ở tình hình này lại là: tất cả đều nói về những trữ lượng khổng lồ, nhưng không ai biết thật sự có bao nhiêu dầu và khí đốt nằm ở dưới những độ sâu của biển Đông.
Ước tính trữ lượng khác nhau rất xa. Các ước tính mới nhất của Hoa Kỳ là 15,6 tỉ thùng. Người Trung Quốc ngược lại lạc quan hơn rất nhiều và ước lượng chúng từ 105 tới 213 tỉ thùng. Vì vậy mà họ gọi vùng trước cửa nhà này của họ là “vịnh Ba Tư thứ nhì”.
Việc các ước tính khác biệt nhau xa như thế có một lý do thật đơn giản. Cho tới nay chưa có quốc gia nào khoan tìm dầu ở biển Đông. Vì người ta phải khoan thật sâu mới tới được với dầu và khí đốt. Điều đó đòi hỏi cao về công nghệ và cũng đắt tiền tương ứng.
Nhưng bây giờ thì người Trung Quốc đã bắt đầu. Trong mùa Hè 2012, tập đoàn dầu nhà nước Cnooc đã thiết lập dàn khoan 981 ở phía Nam của Hồng Kông. Nó có thể khoan sâu cho tới 10.000 mét và được cho là có thể chống cự lại được với những cơn bão nguy hiểm nhất, thường hay ầm ào quét qua vùng này. Đối với giới chuyên môn thì lần sử dụng dàn 981 là một sự ngạc nhiên, vì không ai nghĩ rằng các tập đoàn năng lượng Trung Quốc đã có khả năng về công nghệ cho tới mức đó. “Đó là một dấu hiệu, rằng Trung Quốc bắt đầu thu ngắn khoảng cách với các doanh nghiệp dẫn đầu trong khoan dầu ở biển sâu”, Eugene Y. Lee, giáo sư kinh tế tại University of Maryland nói.
Nếu như 981 thành công thì chắc chắn là sẽ có những lần khoan khác của Trung Quốc trên biển Đông. Câu hỏi chỉ là: ở đâu? Lần khoan hiện nay còn diễn ra trong vùng biển của Trung Quốc và vì vậy mà đã không gây phê phán từ các quốc gia láng giềng.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như Trung Quốc bắt đầu khoan trong vùng biển tranh chấp? Thế thì sẽ dẫn tới xung đột.
Các xung đột đầu tiên đã bắt đầu rồi.
Wolfgang Hirn
Phan Ba trích dịch từ “Der nächste Kalte Krieg: China gegen den Westen” ["Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp - Trung Quốc chống Phương Tây"]

Hệ quả địa chính trị của cuộc cách mạng dầu khí đá phiến (Kỳ 1)

Cuộc khủng hoảng tại bán đảo Crimea một lần nữa khiến thế giới lo ngại về khả năng xảy ra cuộc chiến khí đốt, và hâm nóng cuộc tranh luận về ngoại giao dầu khí. Khi cân nhắc các biện pháp trừng phạt đối với Nga, Liên hiệp Châu Âu và Mỹ không thể bỏ qua các hệ quả liên quan của nguồn cung năng lượng từ Nga dành cho Ukraine nói riêng và Châu Âu nói chung. Xin trích dịch giới thiệu bài viết sau đây để cung cấp một góc nhìn về các tác động địa chính trị của sự bùng nổ năng lượng ở Mỹ gần đây.

Ưu thế năng lượng của Mỹ: Các hệ quả địa chính trị của cuộc cách mạng dầu khí đá phiến

Robert D. Blackwill và Meghan L. O’Sullivan, Tạp chí Foreign Affairs, tháng 3 & 4/2014
Phạm Vũ Lửa Hạ lược dịch
Chỉ cách đây 5 năm, nguồn cung dầu của thế giới tưởng chừng sắp chạm đỉnh, và do sản lượng khí đốt truyền thống giảm ở Mỹ, dường như Mỹ sẽ phụ thuộc vào khí đốt nhập khẩu giá đắt. Nhưng từ đó đến nay, những tiên đoán đó hóa ra vô cùng sai lầm. Hoạt động sản xuất năng lượng toàn cầu đã bắt đầu chuyển hướng khỏi các nước cung cấp truyền thống ở khu vực Á-Âu (Eurasia) và Trung Đông, khi các hãng sản xuất khai thác các nguồn tài nguyên dầu khí không truyền thống trên thế giới, từ những vùng biển của Úc, Brazil, Châu Phi và Địa Trung Hải tới các mỏ dầu cát ở Alberta, Canada. Tuy nhiên, cuộc cách mạng lớn nhất đã diễn ra ở Mỹ, nơi các hãng sản xuất tận dụng hai công nghệ mới trở nên thiết thực để khai thác các tài nguyên từng bị xem là không khả thi về mặt thương mại: kỹ thuật khoan chiều ngang (horizontal drilling) cho phép giếng khoan đi xuyên qua những phiến đá nằm sâu dưới đất, và kỹ thuật dập vỡ bằng thủy lực (hydraulic fracturing, hay fracking) bơm chất lỏng áp lực cao để chiết tách khí và dầu ra khỏi các thành hệ địa chất.
Kết quả là sự gia tăng đáng kể về sản xuất năng lượng. Từ năm 2007 đến năm 2012, sản lượng khí đốt từ đá phiến của Mỹ tăng hơn 50% mỗi năm, và tỉ lệ của nó trong tổng sản lượng khí đốt của Mỹ đã tăng từ 5% lên đến 39%. Các trạm đầu mối trước đây nhằm mục đích đưa khí đốt hóa lỏng (LNG) nhập ngoại đến với người tiêu dùng ở Mỹ nay đang được cải tạo để xuất khẩu LNG của Mỹ ra nước ngoài. Từ năm 2007 đến năm 2012, kỹ thuật dập vỡ bằng thủy lực cũng đã giúp tăng 18 lần sản lượng dầu chặt nhẹ (light tight oil), loại dầu chất lượng cao có trong đá phiến hay sa thạch có thể chiết tách bằng fracking. Sự bùng nổ này đã đảo ngược được chiều hướng sút giảm từ lâu về sản lượng dầu thô của Mỹ; sản lượng này đã tăng 50% từ năm 2008 đến 2013. Nhờ những diễn biến này, Mỹ hiện nay sắp sửa trở thành một siêu cường quốc năng lượng. Năm ngoái, Mỹ qua mặt Nga để chiếm vị trí nước sản xuất năng lượng hàng đầu thế giới, và theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Mỹ sẽ qua mặt Saudi Arabia để thành nước sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới.

Gần đây đã có nhiều bài viết về việc khám phá các mỏ dầu khí mới trên thế giới, nhưng các nước khác sẽ khó lặp lại thành công của Mỹ. Cuộc cách mạng fracking đòi hỏi không chỉ có đặc điểm địa chất thuận lợi; mà còn cần có giới đầu tư tài chính dám chấp nhận rủi ro, có hệ thống quyền sở hữu tài sản cho phép chủ đất khai thác các tài nguyên dưới đất, mạng lưới cung cấp dịch vụ và cơ sở hạ tầng phân phối, và một cơ cấu ngành công nghiệp với hàng ngàn doanh nghiệp chứ không phải chỉ một công ty dầu quốc doanh duy nhất. Tuy nhiều nước có đặc điểm địa chất phù hợp, ngoại trừ Canada, không có nước nào có môi trường công nghiệp thuận lợi như ở Mỹ.
Cuộc cách mạng năng lượng của Mỹ không chỉ có những tác động thương mại, mà còn có những hệ quả địa chính trị sâu rộng. Các bản đồ thương mại năng lượng toàn cầu đang được vẽ lại khi lượng nhập khẩu của Mỹ tiếp tục giảm xuống và các nhà xuất khẩu tìm ra các thị trường mới. Ví dụ, phần lớn dầu của Tây Phi hiện nay xuất sang Châu Á, thay vì sang Mỹ. Và khi sản lượng của Mỹ tiếp tục tăng lên, điều đó sẽ gây áp lực giảm giá dầu và khí đốt trên toàn cầu, do đó giảm ưu thế địa chính trị mà một số nước cung cấp năng lượng đã có trong nhiều thập niên. Phần lớn các nước sản xuất năng lượng không có nền kinh tế đa dạng hóa, ví dụ như Nga và các chế độ quân chủ ở Vùng Vịnh, sẽ thua thiệt, trong khi các nước tiêu thụ năng lượng, chẳng hạn Trung Quốc, Ấn Độ, và các nước Châu Á khác, sẽ được lợi.
Tuy nhiên, Mỹ sẽ được lợi nhiều nhất. Kể từ năm 1971, khi sản lượng dầu của Mỹ đạt tới mức cao nhất, năng lượng đã được xem là gánh nặng chiến lược của Mỹ, với nhu cầu ngày càng tăng của Mỹ đối với các nhiên liệu hóa thạch có giá cả phải chăng mà đôi khi khiến Mỹ phải có những liên minh không phù hợp và các nghĩa vụ phức tạp ở nước ngoài. Nhưng logic đó đã bị đảo lộn, và nguồn năng lượng mới được khai thác sẽ thúc đẩy kinh tế Mỹ và giúp Washington có được ưu thế mới trên thế giới
Giá cả hợp lý
Dù luôn khó tiên đoán tương lai của các thị trường năng lượng toàn cầu, ảnh hưởng chính mà cuộc cách mạng năng lượng Bắc Mỹ sẽ mang lại hiện đang thể hiện rõ: nguồn cung năng lượng toàn cầu sẽ tiếp tục tăng và đa dạng hóa. Các thị trường khí đốt sẽ là nơi đầu tiên cảm nhận tác động này. Trong quá khứ, giá khí đốt chênh lệch rất lớn giữa ba thị trường khác biệt Bắc Mỹ, Châu Âu, và Châu Á. Ví dụ, vào năm 2012, giá khí đốt ở Mỹ là 3 Mỹ kim / triệu BTU, còn ở Đức là 11 Mỹ kim và ở Nhật là 17 Mỹ kim.
Xu hướng giá khí đốt tại các thị trường lớn (Nhật - Japan, UK - Vương quốc Anh,  và US - Mỹ).  Nguồn: U.S. Energy Information Administration, dựa trên theo Bloomberg, L.P.
Xu hướng giá khí đốt tại các thị trường lớn (Nhật – Japan, UK – Vương quốc Anh, và US – Mỹ). Nguồn: U.S. Energy Information Administration, dựa trên theo Bloomberg, L.P.
Nhưng khi Mỹ chuẩn bị sản xuất và xuất khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) với số lượng nhiều hơn, các thị trường đó sẽ ngày càng hội nhập hơn. Hiện giới đầu tư đã xin chính phủ phê duyệt hơn 20 dự án xuất khẩu LNG ở Mỹ. Bất luận cuối cùng sẽ có bao nhiêu dự án được thực hiện, lượng xuất khẩu từ các dự án này sẽ làm tăng đáng kể lượng LNG hiện đang có ở những nơi khác. Úc sắp qua mặt Qatar để thành nước cung cấp LNG lớn nhất thế giới; đến năm 2020, lượng xuất khẩu tính chung Mỹ và Canada sẽ gần bằng với công suất LNG hiện tại của Qatar. Dù sự hội nhập của các thị trường khí đốt Bắc Mỹ, Châu Âu, và Châu Á sẽ cần nhiều năm đầu tư cơ sở hạ tầng và, ngay cả khi đó, kết quả sẽ không hợp nhất bằng thị trường dầu toàn cầu, sản lượng gia tăng sẽ góp phần gây áp lực giảm giá khí đốt ở Châu Âu và Châu Á trong những thập niên sắp tới.
Hệ quả địa chính trị khả dĩ quan trọng nhất của sự bùng nổ năng lượng ở Bắc Mỹ là sự gia tăng sản lượng dầu Mỹ và Canada có thể gây xáo trộn về giá dầu toàn cầu – giá có thể giảm ít nhất 20%. Hiện nay, giá dầu chủ yếu do Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu (OPEC) quyết định; tổ chức này quản lý sản lượng ở các nước thành viên. Khi có những xáo trộn bất ngờ về sản xuất, các nước OPEC (chủ yếu Saudi Arabia) cố bình ổn giá bằng cách tăng sản lượng, làm giảm công suất dư thừa trên toàn cầu. Khi công suất dư thừa giảm xuống dưới mức 2 triệu thùng mỗi ngày, thị trường hoảng loạn, và giá dầu có xu hướng tăng lên. Khi thị trường thấy công suất dư thừa tăng lên trên mức khoảng 6 triệu thùng mỗi ngày, giá có xu hướng giảm xuống. Trong khoảng 5 năm qua, các nước thành viên OPEC đã cố gắng cân đối giữa nhu cầu cần tăng ngân sách của mình với nhu cầu cần cung cấp đủ lượng dầu để nền kinh tế toàn cầu tiếp tục vận hành trơn tru, và họ đã cố gắng giữ được giá dầu ở mức khoảng từ 90 đến 110 Mỹ kim mỗi thùng.
Khi có thêm dầu Bắc Mỹ tràn ngập thị trường, khả năng của OPEC trong việc kiểm soát giá sẽ bị thách thức. Theo dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, từ năm 2012 đến 2020, mỗi ngày Mỹ dự kiến sẽ sản xuất thêm hơn ba triệu thùng dầu mới và các nhiên liệu lỏng khác, chủ yếu từ dầu chặt nhẹ (light tight oil). Những khối lượng mới này, cộng với các nguồn cung mới từ Iraq và những nơi khác, có thể làm tràn ngập nguồn cung, khiến giá giảm xuống – nhất là khi nhu cầu sử dụng dầu toàn cầu giảm đi do hiệu quả tăng lên hoặc tăng trưởng kinh tế chậm lại. Nếu vậy, OPEC có thể khó giữ được kỷ cương trong các nước thành viên; hiếm có nước thành viên nào chịu hạn chế sản xuất dầu trong khi các đòi hỏi xã hội phát sinh nhiều hơn và tình trạng bất định chính trị tăng lên. Giá dầu giảm liên tục sẽ làm sút giảm nguồn thu mà họ cần để trang trải những khoản chi tiêu của mình.

Robert D. Blackwill là nghiên cứu viên cao cấp hàm Henry A. Kissinger về chính sách đối ngoại Mỹ tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations). Meghan L. O’sullivan là giáo sư thực hành hàm Jeane Kirkpatrick về các vấn đề quốc tế tại Trường Quản lý Nhà nước Kennedy thuộc Đại học Harvard. Bà cũng tư vấn cho các công ty năng lượng về rủi ro địa chính trị. Cả hai đều làm việc cho Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ trong chính quyền của tổng thống George W. Bush.
Nguồn: Robert D. Blackwill and Meghan L. O’Sullivan, America’s Energy Edge – The Geopolitical Consequences of the Shale Revolution, Foreign Affairs, March/April 2014 Issue
Bản tiếng Việt © 2014 Phạm Vũ Lửa Hạ
(Bài lược dịch, ký tên Khương An, đã đăng 2 kỳ trên Thời Mới Canada, ngày 12 & 19/3/2014.)

Hệ quả địa chính trị của cuộc cách mạng dầu khí đá phiến (Kỳ 2)

Ưu thế năng lượng của Mỹ: Các hệ quả địa chính trị của cuộc cách mạng dầu khí đá phiến (Kỳ 2)

Robert D. Blackwill và Meghan L. O’Sullivan, Tạp chí Foreign Affairs, tháng 3 & 4/2014
Phạm Vũ Lửa Hạ lược dịch

Ai lợi, ai thiệt?
Nếu giá dầu giảm và ở mức thấp, chính phủ của mỗi nước lệ thuộc vào nguồn thu từ dầu sẽ gặp áp lực. Những nước gặp gay go sẽ gồm Indonesia và Việt Nam ở Châu Á; Kazakhstan và Nga ở vùng Á-Âu; Colombia, Mexico, và Venezuela ở Châu Mỹ Latinh; Angola và Nigeria ở Châu Phi; và Iran, Iraq, và Saudi Arabia ở Trung Đông. Khả năng chịu đựng giảm nguồn thu ngân sách của những nước này sẽ khác nhau và phần nào tùy thuộc giá ở mức thấp trong bao lâu. Ngay cả khi giá giảm nhẹ hơn, số lượng tăng lên và tính đa dạng của nguồn cung dầu sẽ có lợi cho giới sử dụng năng lượng trên toàn cầu. Những nước thích dùng nguồn cung năng lượng của mình cho các mục đích chính sách đối ngoại – thường là theo những cách đi ngược lại lợi ích của Mỹ – sẽ có ảnh hưởng ít hơn.
Trong tất cả những chính phủ có thể bị ảnh hưởng nặng nề, Moscow sẽ bị thiệt nhiều nhất. Dù Nga có trữ lượng lớn dầu đá phiến mà nước này rốt cuộc có thể khai thác, biến chuyển về nguồn cung toàn cầu sẽ khiến nước này suy yếu trong ngắn hạn. Lượng khí đốt từ Bắc Mỹ tràn ngập thị trường sẽ không hoàn toàn giải phóng các nước khác ở Châu Âu khỏi ảnh hưởng của Nga, vì Nga sẽ vẫn là nước cung cấp năng lượng lớn nhất châu lục này. Nhưng các nhà cung cấp mới sẽ giúp khách hàng Châu Âu có ưu thế mà họ có thể dùng để thương lượng các điều khoản tốt hơn với các nhà sản xuất Nga, như họ đã làm được trong năm 2010 và 2011. Châu Âu sẽ được lợi nhiều nhất từ sự thay đổi này nếu họ hội nhập hơn nữa thị trường khí đốt của mình và xây thêm nhiều trạm đầu mối LNG để nhập khí đốt; những nước đi như vậy có thể giúp Châu Âu ngăn chận các cuộc khủng hoảng như đã từng xảy ra khi Nga cắt nguồn cung khí đốt cho Ukraine vào năm 2006 và 2009. Việc khai thác các tài nguyên đá phiến của chính Châu Âu sẽ càng hỗ trợ hơn nữa.
Trong khi đó, tình trạng giá dầu giảm giá kéo dài có thể gây bất ổn cho hệ thống chính trị của Nga. Ngay cả với mức giá hiện nay gần 100 Mỹ kim mỗi thùng, Điện Kremlin đã giảm các dự báo chính thức của mình về tỉ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm trong thập niên sắp tới xuống còn khoảng 1,8% và bắt đầu cắt giảm ngân sách. Nếu giá giảm thêm nữa, Nga có thể dùng hết quỹ bình ổn của mình, buộc nước này phải có những cắt giảm ngân sách khắc nghiệt. Ảnh hưởng của tổng thống Nga Vladimir Putin có thể giảm đi, mở ra các cơ hội mới cho các đối thủ chính trị của ông trong nước và khiến Moscow có vẻ yếu đuối ở nước ngoài.
Dù phương Tây có thể hoan nghênh chuyện Nga gặp căng thẳng như vậy, một nước Nga yếu hơn sẽ không nhất thiết đồng nghĩa với một nước Nga ít thách thức hơn. Moscow hiện đã cố gắng bù đắp cho những tổn thất ở Châu Âu bằng cách thâm nhập sâu hơn vào Châu Á và thị trường LNG toàn cầu, và Nga sẽ có đủ lý do để tích cực chống lại các nỗ lực của Châu Âu nhằm khai thác tài nguyên của Châu Âu. Thực vậy, báo chí thuộc nhà nước của Nga, công ty khí đốt quốc doanh Gazprom, và cả bản thân Putin đã cảnh báo về những nguy cơ môi trường của việc fracking ở Châu Âu – mà theo lời của tờ The Guardian là “một hiện tượng kỳ lạ ở một nước thường đặt các mối quan ngại sinh thái ở mục cuối cùng trong nghị trình”. Để ngăn cản Châu Âu đầu tư vào cơ sở hạ tầng cần cho nhập khẩu LNG, Nga cũng có thể chủ động cung cấp khí đốt cho khách hàng Châu Âu với các điều khoản thuận lợi hơn, như đã làm với Ukraine vào cuối năm 2013. Đáng kể hơn, nếu giá năng lượng thấp làm Putin suy yếu và tăng sức mạnh cho thêm nhiều lực lượng dân tộc chủ nghĩa ở nước này, Nga có thể tìm cách duy trì ảnh hưởng của mình trong khu vực theo những cách trực tiếp hơn – thậm chí bằng cách phô trương sức mạnh quân sự.
Trong khi đó, những nước sản xuất năng lượng ở Trung Đông cũng sẽ mất tầm ảnh hưởng. Với tư cách là nước lâu năm kiểm soát công suất dư thừa của OPEC, Saudi Arabia đáng được chú ý đặc biệt. Nước này hiện đang đối mặt với những khó khăn ngân sách ngày càng tăng. Khi biến cố Mùa xuân Ả Rập xảy ra, nước này phản ứng bằng cách tăng chi tiêu công cộng trong nước và hào phóng hỗ trợ kinh tế và an ninh cho các chế độ Sunni khác trong khu vực. Do đó, kể từ năm 2008, mức giá dầu cần để cân bằng ngân sách của vương quốc này đã tăng hơn 40 Mỹ kim mỗi thùng lên đến gần 90 Mỹ kim trong năm 2014, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Đồng thời sẽ có thêm áp lực từ dân số rất trẻ của nước này vốn đang đòi hỏi có học vấn, y tế, cơ sở hạ tầng, và việc làm tốt hơn. Và do nhu cầu năng lượng nội địa rất lớn tiếp tục tăng lên, đến khoảng năm 2020 nước này sẽ bắt đầu tiêu thụ năng lượng nhiều hơn mức xuất khẩu, nếu các xu hướng hiện nay giữ nguyên. Riyadh hiện đang cố gắng cật lực để đa dạng hóa nền kinh tế. Nhưng sự sụt giảm giá dầu kéo dài sẽ thử thách khả năng của chế độ này trong việc duy trì các dịch vụ công làm nền tảng cho tính chính danh của chế độ. Các nước Trung Đông khác – trong đó có Algeria, Bahrain, Iraq, Libya, và Yemen – hiện đang chi xài vượt quá giới hạn của các mức giá cân bằng ngân sách của họ.
Hiện đang chao đảo do áp lực của các biện pháp trừng phạt kinh tế và nhiều năm quản lý kinh tế sai lầm, Iran có thể đối mặt với các thách thức có thể còn trầm trọng hơn. Nước này xếp thứ tư thế giới về sản lượng dầu khí, và dựa vào nguồn cung năng lượng của mình để gây ảnh hưởng trong khu vực. Nhưng trong tất cả các thành viên OPEC, Iran có mức giá cân bằng ngân sách cao nhất: hơn 150 Mỹ kim mỗi thùng. Dù có thể giá dầu thấp hơn sẽ làm suy giảm hơn nữa tính chính danh của chế độ và do đó mở đường cho các lãnh tụ ôn hòa hơn, số phận của những cuộc cách mạng gần đây ở Trung Đông, cũng như các phân hóa sắc tộc, tôn giáo và những tình trạng phân hóa khác của chính Iran khiến ta không quá lạc quan đến thế.
Các tác động ròng đối với Mexico thì ít rõ ràng hơn. Do sản lượng dầu của mình giảm sút và sự quá lệ thuộc vào dầu để có nguồn thu ngân sách, Mexico rất có thể bị tổn hại nếu giá dầu giảm. Nỗ lực gần đây nhằm thực hiện các cải cách năng lượng có thể giúp Mexico tăng sản lượng đủ để khắc phục các ảnh hưởng của giá dầu thế giới thấp hơn. Tuy nhiên, nếu muốn làm vậy, thì chính phủ cần phải xúc tiến thực thi luật cải cách thông qua hồi tháng 12. Mexico sẽ phải thực thi luật pháp thuận lợi hơn cho đầu tư tư nhân vào ngành năng lượng ở nước này – trong đó có các tài nguyên đá phiến của mình – và đẩy nhanh việc cải tổ công ty dầu quốc doanh Pemex.
Khác với các nước sản xuất năng lượng, các nước tiêu thụ sẽ hoan nghênh cuộc cách mạng năng lượng. Sản lượng gia tăng của Bắc Mỹ đã giúp giảm sốc cho thị trường bằng cách cung cấp thêm sản lượng rất cần thiết trong những đợt biến động gần đây về lượng xuất khẩu từ Libya, Nigeria, và Nam Sudan. Giá năng lượng thấp hơn sẽ đặc biệt có lợi cho Trung Quốc và Ấn Độ, hiện là những nước nhập khẩu lớn và, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, sẽ có nhu cầu nhập khẩu dầu tăng 40% (Trung Quốc) và 55% (Ấn Độ) trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2035. Khi hai quốc gia này nhập nhiều năng lượng hơn từ Trung Đông và Châu Phi, họ sẽ càng quan tâm nhiều hơn vào những khu vực này.
Trung Quốc cũng sẽ có lợi theo một cách khác: các mối quan hệ của họ với Nga có thể cải thiện đáng kể. Trong nhiều thập niên, lịch sử và ý thức hệ đã khiến hai nước này không tìm được mục tiêu chung, bất chấp những lợi ích hiển nhiên xuất phát từ mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn giữa nước sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới và nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới mà lại có chung đường biên giới dài 2.600 dặm (4.184 km). Nhưng khi ngày càng có nhiều năng lượng Bắc Mỹ xuất hiện trên thị trường, nhu cầu năng lượng ở các nước đã phát triển không thay đổi, và nhu cầu tiếp tục tăng lên tại các nước đang phát triển ở Châu Á, Nga sẽ ngày càng tìm cách chiếm được các thị trường ở phương Đông. Moscow và Bắc Kinh rất có thể sẽ xích lại gần nhau hơn trong các thỏa thuận năng lượng và các đường ống đã bị đình trệ từ lâu, và hợp tác nhiều hơn về các vấn đề năng lượng ở Trung Á. Một khi đã ký kết, những dàn xếp như vậy có thể là cơ sở cho một mối quan hệ địa chính trị sâu rộng hơn – mà trong đó Trung Quốc sẽ có ưu thế hơn.
Đối với Ấn Độ và các nền kinh tế Châu Á khác, các lợi ích cũng sẽ không chỉ đơn thuần là kinh tế. Sự gia tăng lượng dầu và khí được vận chuyển qua vùng Biển Đông sẽ tạo ra mục tiêu chung cho tất cả các quốc gia tìm cách chống hải tặc và các rủi ro khác đối với sự lưu thông tự do của các chuyến hàng năng lượng, khiến Trung Quốc có động cơ lớn hơn để hợp tác về các vấn đề an ninh. Đồng thời, các đồng minh của Mỹ ở Đông Á, như Nhật, Philippines, và Nam Hàn, sẽ có cơ hội tăng lượng nhập khẩu năng lượng trực tiếp từ Mỹ và Canada. Việc họ có thể dựa vào các đối tác Bắc Mỹ, vận chuyển dầu và LNG thông qua các tuyến đường biển ngắn hơn và trực tiếp hơn, cũng sẽ khiến các nước này an tâm hơn.
(Còn tiếp 1 kỳ)
Robert D. Blackwill là nghiên cứu viên cao cấp hàm Henry A. Kissinger về chính sách đối ngoại Mỹ tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations). Meghan L. O’sullivan là giáo sư thực hành hàm Jeane Kirkpatrick về các vấn đề quốc tế tại Trường Quản lý Nhà nước Kennedy thuộc Đại học Harvard. Bà cũng tư vấn cho các công ty năng lượng về rủi ro địa chính trị. Cả hai đều làm việc cho Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ trong chính quyền của tổng thống George W. Bush.
Nguồn: Robert D. Blackwill and Meghan L. O’Sullivan, America’s Energy Edge – The Geopolitical Consequences of the Shale Revolution, Foreign Affairs, March/April 2014 Issue
Bản tiếng Việt © 2014 Phạm Vũ Lửa Hạ
(Bài lược dịch, ký tên Khương An, đã đăng 2 kỳ trên Thời Mới Canada, ngày 12 & 19/3/2014.)