Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

lượm tin tức

 NÓNG GÁY! – Tin từ CTV: “Chiều 10-4, theo lời hẹn của chỉ huy Biên phòng Khánh Hòa, phóng viên điện hỏi kết quả xử lý vụ 2 tàu hút bùn Trung Quốc  (Cha Le 01 và Cha Le 58) xâm nhập trái phép vịnh Nha Trang tối 23-3. Chỉ huy biên phòng ấp úng rồi cho biết: “Cái này có văn bản rồi, không cung cấp thông tin được”, rồi cúp máy. Cách nay mấy hôm, chỉ huy nói chờ đến 10-4, ngoài kia (Hà Nội) có chỉ đạo xử lý, sẽ cung cấp cho báo chí … Lời khai của các thuyền viên mâu thuẫn. Có người khai bị hỏng máy đột xuất, có người khai gặp gió lớn, phải ghé vịnh Nha Trang. Giới đi biển cho rằng, dù bất cứ lý do gì, thủy thủ đoàn đủ khả năng vận hành tàu từ Kiên Giang về Trung Quốc, không thể không biết điều sơ đẳng: muốn ghé bất cứ điểm nào thuộc hải phận của quốc gia có chủ quyền, cũng phải xin phép và được đồng ý trước.
THƯ GỬI ÔNG PHẠM QUANG NGHỊ, ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI HÀ NỘI – (Nguyễn Xuân Diện).
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Bà con ngư dân đọc tin nầy chuẩn bị tinh thần nha. Tụi “bạn vàng” hay nhân những dịp kiểu này là giở trò cướp bóc đó: Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Quân đội nhân dân Việt Nam lên đường thăm Trung Quốc (QĐND).  - Đoàn đại biểu QĐND Việt Nam thăm Trung Quốc (TTXVN). - Phái đoàn quân sự VN thăm TQ  —  (BBC).
Đụng độ ở Biển Đông: Philippines triệu đại sứ Trung Quốc (TQ).
Nga hy vọng bán thêm 24 chiếc Su-30 cho Việt Nam (ĐV/P2).
Thực chất sức mạnh tàu sân bay Trung Quốc (VnMedia).
Những hình ảnh ấn tượng: “Em yêu tổ quốc Việt Nam” (GDVN).
- Hic! “Cơ quan chức năng” từng công phu “phong thánh” cho TS Cù Huy Hà Vũ. Tưởng đã nhận ra sai lầm, hóa ra vẫn chưa:  Trò lố bịch của những kẻ cơ hội – Bài 1: Tự xưng “yêu nước”, chuyên gây rối trật tự công cộng (ANTĐ).  Bùi thị Minh Hằng và những “thành tích” bất hảo: Bài 1: Đứa con bất hiếu, bất nghĩa (HNM).
Chuẩn bị xét xử vụ ông Vươn (VnMedia).
Liên quan đến sự cố đập thuỷ điện Sông Tranh 2: Cần phải đặt tối thiểu 5 trạm quan trắc để theo dõi động đất (ĐĐK).  - Thủy điện Sông Tranh 2: Chưa có đánh giá về độ an toàn (LĐ).  - Thủy điện Sông Tranh 2: Chờ đề tài nghiên cứu cấp nhà nước về an toàn đập (TP).
Cán bộ nhiều ngành nói về “dưỡng Liêm“ (PLVN).
- Phỏng vấn TS Ngô Thành Can, Phó Trưởng khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự, Học viện Hành chính: “Thủ trưởng chỉ đạo thế, chúng em xin nghe cho nó lành” (Bee).
Chuyện ông Chủ tịch UBND tỉnh mất chức và chuyện phí (PL&XH).  - Thu phí: Bộ Giao thông “học” 10, dùng bao nhiêu ?! (VnMedia). - Thận trọng tăng vé xe buýt, quyết liệt thu phí giao thông(Infonet).  - Hà Nội phải nghiên cứu kỹ trước khi tăng giá xe buýt (PLVN).
Vụ truy tố hai công dân phố Huế có nguy cơ là án oan! (PLVN).
Có nên bất chấp tính mạng để bắt vi phạm giao thông? (TP).
- Ông Raymond Aubrac, Một người bạn lớn của nhân dân Việt Nam đã ra đi (TTXVN).
Ông Kim Jong Un được bầu làm Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Triều Tiên (SGGP).  - Ẩn số trong kế hoạch thử hạt nhân lần ba của Bình Nhưỡng (ĐĐK).  - 10 phút quyết định thành bại của tên lửa Triều Tiên (VNE).  - Nhật-Mỹ đưa Triều Tiên ra HĐBA nếu phóng tên lửa (TTXVN).
KINH TẾ
Việt Nam sẽ tăng trưởng chậm lại, ở mức 5,7% năm 2012 (VOV).  - Nguy cơ lạm phát đi đôi với đình trệ (TBKTSG).
Cắt giảm lãi suất thêm 1% – Liệu có quá nhanh? (DNSG). - ADB:Sẽ rủi ro nếu hạ lãi suất quá nhanh (TQ).  - NHNN: Sắp bỏ trần lãi suất (Infonet).  - Hạ lãi suất và cơ cấu lại nợ cho một số doanh nghiệp (VOV).  - Mở đường cho doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng (VOV).  - Ngân hàng nới vốn cho vay mua nhà, xe (VNE).  – Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Doanh nghiệp không vay được tiền cứ đến NHNN (TP).
Ngân hàng Nhà nước đã rút về 45.000 tỷ đồng (VnEconomy).
Đề nghị không dự trữ quốc gia bằng tiền (VnEconomy).
Vàng trong nước ngược dòng thế giới (TP).
Thống đốc: “Đã mở dần tín dụng bất động sản” (VnEconomy).  - Bất động sản: Bán rẻ để trả nợ ngân hàng rồi mất hút? (VTC).
Đồng bằng sông Cửu Long: Cần một chiến lược cho lúa, gạo – Bài 1: Khi nông dân chân đất giã từ chiếc vòng gặt! (ĐĐK).
Hành trình mua thị trấn Mỹ của doanh nhân Việt (VNE).
Số phận bi đát của các chủ doanh nghiệp nhỏ ở Trung Quốc (Tầm nhìn/Bloomberg).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- TS Thái Kim Lan “Chạy trốn” khỏi lễ hội? (LĐ).  - Lễ hội trống tôn vinh hào khí Việt (VNE).  - Để Huế còn mãi nét mộng mơ (TQ).
Cho phép thăm dò khảo cổ học trên đất Ninh Bình (TTXVN).
Hà Tĩnh: Di tích đền Gôi Mỹ có nguy cơ bị xóa sổ (?!) (VH).
Truyện tranh lịch sử: Không thể làm bừa, làm ẩu (SK&ĐS).
Báo nước ngoài viết về văn hóa uống rượu của người Việt (VNE).
Đào được hũ tiền cổ khi làm nhà vệ sinh (VNE).
Hồ Xuân Hương nếu thiếu những… ngư ông? (SGTT).
Dòng chảy bolero trong tâm thức người Việt: Bài cuối: Bolero là cách kể chuyện đời (SGTT).
Cống hiến 2011: Những cuộc “đối đầu” nảy lửa (VnMedia).
Phim giành 5 đề cử Oscar chỉ được chiếu giới hạn ở VN (VNN).
Báo động khẩn cấp cho nghệ sĩ Việt (PN Today).  - Showbiz Việt(Bài 2): Khi truyền thông “lá cải” tiếp tay (VH).  Mời xem lại: Showbiz Việt: Lơ là khổ luyện, lố lăng “chiêu trò”.  - Scandal ca sỹ: Bất chấp liêm sỉ để nổi tiếng? (VOV).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Tréo cẳng ngỗng: Học một đằng, làm một nẻo (DV).
Đẩy mạnh đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ (SGGP).
Hệ thống giáo dục phổ thông đã ảnh hưởng đến phân luồng (DT).
Kết luận vụ hiệu trưởng chuyển giảng viên đi quét rác (VNN).
Người Mỹ nói về mô hình giáo dục Phần Lan? (Tia sáng/Time).
Tìm kiếm mô hình phát triển mã nguồn mở (Tia sáng).
Một nghìn ngày với chiếc máy bay tự chế (NĐT).
Việt Nam sắp được xem mưa sao băng (VNE).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Bệnh “lạ” hay động thái của ngành y tế lạ? (DV).  - Cán bộ y tế học 6 năm không chữa nổi bệnh “vặt” (DV).  - Dịch vụ chồng dịch vụ ở bệnh viện công: Người giàu cũng khóc! (LĐ).
Hà Nội:Thanh tra giao thông “soi” hơn 17.000 taxi (TQ).
Thăm bảo tàng lạ nhất VN: Bảo tàng ‘Bất hạnh’ (VTC).
Hơn 40 container chứa ôtô vẫn chìm dưới biển (VNE).  - Ôtô Trường Hải bị chìm có được… tái sử dụng? (VnEconomy).   - Những vụ tai nạn với tàu chở ôtô trên thế giới (VNE).
Hà Nội, TP.HCM nhốn nháo vì rung chấn động đất (VTC).  - Dân nháo nhào sau rung chấn động đất 8,6 độ richter (VNN). - Cao ốc Việt Nam rung lắc sau động đất ở Indonesia (TTXVN).  - Động đất Indonesia gây rung lắc cao ốc Việt Nam (VNE).  - ‘Có Indonesia che chắn, Việt Nam không lo sóng thần’ (VTC).  - Động đất kinh hoàng ở Indonesia (VNN).  - Nhiều nước bị ảnh hưởng vì động đất Indonesia (VNN). - Động đất cực mạnh ở Indonesia, cảnh báo sóng thần 20 nước (VNE).
QUỐC TẾ
Dân Syria không tin phe đối lập sẽ tôn trọng lệnh ngừng bắn (VOV).  - “Chính phủ Syria tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn” (TTXVN). - Syria – quân cờ phương Tây dùng để chống Nga, Trung Quốc, Iran? (VOV/RT).
Iraq sẽ là điểm gặp gỡ tiếp theo giữa Iran và P5+1 (VOV/THX).
Thủ tướng Putin báo cáo hoạt động trước Hạ viện (VOV).
Nhà ngoại giao Costa Rica bị bắt cóc được trả tự do (TTXVN).
Một giáo sĩ Hồi giáo bị đâm chết ở Moscow (TN).

CÓ MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ RẤT LÃ BẤT VI

Bây giờ Trung Cộng là cái gì của ViệtNam? Là mẫu quốc? Là kẻ thống trị? Tại sao lại bắt cả nhân dân rúm ró hèn nhược trước chúng? Tại sao nhà cầm quyền lại nịnh nọt bợ đỡ chúng?
Blog Huỳnh Ngọc Chênh

CÓ MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ RẤT LÃ BẤT VI 

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh

Đường về tổ quốc  -   Biếm hoạ Babui (Danlambao)
Có quá nhiều sự việc phát sinh trong thời gian qua không khỏi không làm ta suy nghĩ về cái gì đó khó hiểu đang xảy ra.

Bia kỷ niệm của sư đoàn 337 chiến đấu chống “quân Trung Quốc xâm lược” bị đục bỏ đi chữ “Trung Quốc xâm lược”.

Bia ghi công Nguyễn Huệ đánh tan “giặc Tàu” bị đục bỏ để thay bằng một tấm bia vô thưởng vô phạt khác.
Bia mộ của anh hùng liệt sỹ Trần Văn Phương hy sinh trong trận chống quân Trung Cộng xâm chiếm Gạc Ma năm 1988 bị đục bỏ đi chữ “anh hùng”.
Cờ sáu sao bổng dưng xuất hiện trên truyền hình quốc gia VTV khi đài nầy đưa tin về chuyến viếng thăm của ông Trọng đến Trung Cộng.
Cờ sáu sao lại oai vệ xuất hiện một lần nữa tại phủ chủ tịch khi đón quốc khách Tập Cận Bình qua thăm và làm việc tại Việt Nam.
Thực hiện cầu truyền hình “Láng giềng gần”  giữa đài truyền hình địa phương của  tỉnh Quảng Tây tự trị với đài truyền hình quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam VTV.
 
Hà Nội Việt Nam- Nam Ninh Quảng Tây  láng giềng hảo hảo
.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chính thức đón tiếp tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam và sau đó ký 7 thỏa thuận hợp tác  giữa tỉnh Vân Nam với nước CHXHCN Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) Lý Kỷ Hằng.  (Ảnh: Nguyễn Khang – TTXVN)
Trấn áp tàn bạo những người biểu tình chống Trung Cộng xâm lược Biển Đông. Đến nay còn giam giữ không lý do và chưa đưa ra xét xử những người từng tham gia biểu tình chống Trung Cộng như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Anh Ba Sài Gòn, Bùi Hằng * …
Cấm đoán hoặc gây khó dễ hầu hết các buổi hội thảo hoặc chiếu phim do nhân dân tổ chức liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa- Trường Sa. Cuốn phim ” Hoàng Sa VN- Nỗi đau mất mát” của ông Hồ Cương Quyết hoàn toàn bị cấm chiếu ở Việt Nam.
Hồ Cương Quyết đang phỏng vấn vợ một ngư dân bị mất tích trên vùng biển Hoàng Sa trong phim “Hoàng Sa VN nỗi đau mất mát”.
.
Ngăn cản các hoạt động gặp mặt, trợ giúp các chiến sỹ hải quân sống sót sau trận xâm chiếm đảo Gạc Ma. Ngăn cản cả những hoạt động tưởng niệm các chiến sỹ đã hy sinh trong trận chiến trên.
Thậm chí người dân ghi ký hiệu “NO U” để phản đối yêu sách ngang ngược về đường lưỡi bò của Trung Cộng trên áo quần hoặc vật dụng cũng bị cấm đoán hoặc gây khó dễ. Hàng chục ngàn áo “no u” của báo Sài Gòn Tiếp thị làm ra bị niêm kín trong kho không cho bán ra ngoài. Doanh nghiệp hợp đồng với báo SGTT sản xuất ra áo đó cũng bị gây khó dễ.
 Tất cả những sự việc đó nói lên điều gì?  Ai chủ trương làm những điều nầy? Ai lén lút giật dây để tạo ra nhiều lần “sai sót” một cách cố ý?
Ngày trước, miền Nam bị 500.000 quân Mỹ  chiếm đóng, chính quyền miền Nam cũng do họ tạo dựng nên, thế nhưng nhân dân miền Nam không hề sợ sệt Mỹ. Ai cũng có thể công khai chửi bới “Đế Quốc Mỹ”, báo chí miền Nam công khai chỉ trích Mỹ, cờ Mỹ bị đốt công khai giữa Sài Gòn, xe Mỹ bị sinh viên học sinh ném bom xăng trên đường phố…
Bây giờ Trung Cộng là cái gì của ViệtNam? Là mẫu quốc? Là kẻ thống trị? Tại sao lại bắt cả nhân dân rúm ró hèn nhược trước chúng? Tại sao nhà cầm quyền lại nịnh nọt bợ đỡ chúng?  Đường đường một quốc gia độc lập mà lại tự nguyện xếp ngang hàng với một tỉnh biên giới của chúng là cớ gì? Hào khí một thời chống Pháp, chống Mỹ mất tiêu đâu rồi?
***
Trung Hoa có truyền thống cài người vào chính quyền các nước lân bang. Ngày xưa Lã Bất Vi là thương gia nước Triệu, thấy Tử Sở là hoàng tử nước Tần, là cán bộ có tiềm năng, đang bị khổ sỡ làm con tin ở nước Triệu, y mang về nuôi dưỡng, gả tì thiếp đã có thai với mình cho Tử Sở để vừa dụ dỗ vừa khống chế. Sau đó y bơm tiền ra lobby cho Tử Sở về nước và được lên ngôi vua. Y được làm tướng quốc nước Tần.
Nhiều doanh nhân trong nước và nhiều Việt Kiều kể rằng bên Quảng Châu có một khu ăn chơi kiểu “nhất dạ đế vương” với hàng trăm cô gái đẹp tuyệt trần như cung tần mỹ nữ. Các doanh nghiệp Trung Cộng hoặc Hồng Công thường mời quan chức nước ngoài vào đó chiêu đãi ăn chơi, rồi có kẻ bí mật ghi lại hình để khống chế và sử dụng lâu dài. Những quan chức nầy về sau lại được Trung Cộng bơm tiền vào để lobby cho nhanh thăng quan tiến chức, giữ các vị trí trọng yếu trong chính quyền nước mình.
Khu ăn chơi đó đã có từ 20 năm trước và rất gần với Việt Nam. Quan chức ta có dịp qua đó ký kết làm ăn không tránh khỏi được các doanh nhân Trung Cộng mời vào đó chiêu đãi. Không biết cách đây 15, 20 năm có ai bị ghi hình ở đó không nhỉ? Có ai bị ghi hình nhưng sau đó về lên chức vùn vụt không nhỉ?
Có hay không có chuyện đó thì khó mà biết được vì đó là bí mật tình báo vào tầm chiến lược của Trung Cộng.
Tuy vậy, có một điều gì đó rất khó hiểu, rất Lã Bất Vi đang xảy ra ở nước ta  mà chúng ta cần phải cảnh giác.
Nhưng liệu bây giờ mới cảnh giác thì có quá trễ hay không?
H.N.C.

o nàymột chiến lược mà người ta có th nghi ngờ rằng nó sẽ dn đến một mục tiêu đã được biết đến. Tình hung này khiến Oasinhtơn còn lo lắng nhiều hơn vì nước Mỹ bị suy yếu bởi cuộc khủng hoảng và những thất bại của họ ở Irc và Ápganixtan, đang tìm cách chuyn hướng những ưu tiên của họ và sẽ tập trung vào châu Á - Thái Bình Dương.“Dân tộc ta đang sống trong một thời khắc quá độ”, đó là điều mà Tổng thống Obama đã tuyên bố vào ngày 5/1 vừa qua, trước khi tiết lộ chiến lược phòng thủ tương lai của nước Mỹ. Chiến lược này dự báo sẽ thu gọn tầm vóc quân sự và sẽ chấm dứt một số sứ mệnh, đặc biệt là những trận chiến ở vùng đất cơ giới hóa ở châu Âu và các hoạt động tác chiến chống nổi loạn ở Ápganixtan và Pakixtan. Mục đích là để tập trung nhiều hơn vào những khu vực khác – đặc biệt là châu Á – Thái Bình Dương – và các mục tiêu khác: chiến tranh mạng, các hoạt động tác chiến đặc biệt và việc kiểm soát các vùng biển. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nhận định: “Lực lượng liên minh của Mỹ sẽ bị giảm nhẹ, nhưng nó sẽ nhanh nhẹn và linh hoạt hơn, sẵn sàng triển khai một cách nhanh chóng, sáng tạo và hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật”.
Theo Obama và Panetta, hướmg đi mới này phản ánh một tình trạng không sáng sủa cả bên trong lẫn bên ngoài. Bị suy yếu bởi cuộc khủng hoảng kinh tế, nước Mỹ đã lâm vào tình trạng bùng nổ nợ công; căn cứ vào Đạo luật kiểm soát ngân sách được thông qua năm 2011, ngân sách của Bộ Quốc phòng sẽ bị cắt 478 tỉ USD trong vòng 10 năm tới. Và có thể còn những cắt giảm lớn nữa nếu các đảng viên Cộng hòa với Dân chủ không thể đi đến một thỏa thuận về những giải pháp kinh tế khác. Trên phương diện quốc tế, việc rút quân khỏi Irắc đã không làm giảm áp lực quân sự. Oasinhtơn đang đối mặt với những cuộc xung đột tiềm tàng mới, ví dụ cuộc chiến với Iran hay với Bắc Triều Tiên, cũng như trước sự khẳng định của Trung Quốc.
Thoạt tiên, chính sách này nhằm mục đích tạo ra một lực lượng quân sự nhỏ gọn hơn, nhưng thích nghi tốt hơn với những mối nguy hiểm tiềm tàng trong tương lai, như vậy nó có thể được coi như là một câu trả lời thực dụng trong một bối cảnh kinh tế và địa – chính trị không ổn định. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ, người ta có thể phát hiện ra những mục tiêu rộng lớn hơn.
Những đối thủ tham vọng
Đối mặt với sự xuất hiện của những đối thủ tham vọng và với nguy cơ không thể tránh khỏi là dần mất đi cương vị siêu cường duy nhất của mình, mước Mỹ tìm cách giữ vững ưu thế của họ bằng cách duy trì thế lực trong những cuộc chiến có tính quyết định và trong những khu vực then chốt của hành tinh, có nghĩa là trong những vùng ngoại vi của châu Á, dựa theo một vòng cung trải từ Vịnh Pécxích, qua Ấn Độ Dương và Biển Trung Hoa tới Tây Bắc Thái Bình Dương. Để làm được điều này, Lầu Năm Góc sẽ tìm mọi cách để bảo toàn ưu thế của mình không những trên đường không và đường biển, mà cả trong lĩnh vực chiến tranh mạng và công nghệ vũ trụ nữa. Là phương diện chính của chính sách quốc phòng Mỹ, việc chống khủng bố sẽ chủ yếu được giao phó cho các lực lượng tinh hoa, được trang bị bởi các máy bay do thám hủy diệt không người lái và bởi trang thiết bị cực kỳ hiện đại.
Quản lý việc thu hẹp sự hiện diện của mình ở nước ngoài, hay nói cách khác, quản lý sự suy sụp của một đế quốc – chưa bao giờ là một điều dễ dàng. Rất nhiều quốc gia đối mặt với thách thức này, đặc biệt là Anh và Pháp sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hoặc Nga sau sự sụp đổ của Liên bang Xôviết, đã ghi nhận điều đó bằng kinh nghiệm xương máu của mình. Họ đã thường dấn thân vào những cuộc phiêu lưu quân sự đầy mạo hiểm, như cuộc xâm lược của Pháp và Anh vào Ai Cập năm 1956, hay cuộc xâm lược của Liên Xô vào Ápganixtan năm 1979; bấy nhiêu cuộc khởi xướng đó đã nhanh chóng dẫn đến sự suy sụp thay vì trì hoãn nó, Khi tấn công Irắc vào năm 2003, Mỹ đang ở trên đỉnh cao của quyền lực. Nhưng cuộc nổi dậy tiếp diễn sau đó kéo dài và tốn kém tới mức – theo ước tính khoảng từ 1000 đến 4000 tỉ USD – điều này dẫn tới xu hướng, và một phần nào đó khả năng Mỹ dấn thân vào một cuộc chiến lâu dài ở châu Á, Dường như từ nay trở đi có rất ít khả năng Obama hoặc bất cứ một vị tổng thống nào khác, dù thuộc Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa, sẽ lao vào một chiến dịch quân sự tương tự như những cuộc chiến tranh ở Irắc và Apganixtan.
Vì vậy, là những người hiểu biết tinh tế về lịch sử, Tổng thống Obama và những cố vấn chính của ông hiểu rằng sẽ thật là ngu ngốc – và tốn kém – nếu cứ bám vào toàn bộ những cam kết quân sự của Mỹ ở nước ngoài, nhưng không phải vì thế mà họ từ bỏ tất cả những cam kết đó, Chính sách quốc phòng mới của họ đi theo một con đường ở giữa hai điều trên: giảm bớt sự dính líu của họ ở một số khu vực, đặc biệt là châu Âu, và củng cố sự hiện diện của họ ở các khu vực khác. Ông William J Burn, Thứ trưởng ngoại giao Mỹ đã phát biểu trong một bài diễn văn ở Oasinhtơn vào tháng 11/2001: “Trong những thập kỷ tới, châu Á – Thái Bình Dương sẽ trở thành một khu vực năng động nhất, và quan trọng nhất trên thế giới đối với những lợi ích của Mỹ. Khu vực này đã tập trung hơn một nửa dân số thế giới, những đồng minh chủ chốt, những cường quốc mới nổi và một số thị trường kinh tế chính”. Để duy trì sự thịnh vượng, và để không bị suy sụp vì sự phát triển của Trung Quốc, đây chính là khu vực mà nước Mỹ cần phải tập trung sự cố gắng của mình, ông Burns giải thích: -“Để đáp ứng những thay đổi sâu sắc đang diễn ra ở châu Á, chúng ta cần phải phát triển một kiểu kiến trúc ngoại giao, kinh tế và an ninh có thể theo kịp tốc độ”.
Kiểu “kiến trúc mới” này bao gồm nhiều tầm vóc quan trọng, cả về mặt quân sự và phi quân sự. Mỹ vừa mới củng cố các mối quan hệ ngoại giao với Inđônêxia, Philippin và Việt Nam, và đã thiết lập lại những mối quan hệ chính thức với Mianma. Song song với đó, Nhà Trắng tìm mọi cách để tăng cường thương mại Mỹ ở châu Á và ủng hộ hết mình cho sự chấp thuận một hiệp định tự do trao đổi đa phương: Quan hệ đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Chiến lược này có một mục đích tiềm ẩn: chống lại sự vươn lên của Trung Quốc và ảnh hưởng của nước này đối với Đông Nam Á. Ví dụ bằng cách khôi phục các quan hệ ngoại giao với Mianma, Mỹ hy vọng thâm nhập vào một đất nước mà ở đó, cho tới nay Bắc Kinh chỉ có rất ít đối thủ cạnh tranh. Đối với TPP, đơn giản là loại trừ Trung Quốc, lấy cớ vì những lý do kỹ thuật.
Khả năng triển khai
Ý muốn vượt qua đối thủ Trung Quốc cũng đòi hỏi những phương hướng quân sự mới. Theo các nhà chiến lược của Lầu Năm Góc, sự thịnh vượng của các đồng minh của Mỹ ở châu Á phụ thuộc vào quyền tự do của họ ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, điều kiện không thể thiếu để nhập khẩu những nguyên liệu (đặc biệt là dầu mỏ) và xuất khẩu những mặt hàng ché biến công nghiệp một cách thuận lợi. Ông Burns phân tích: “Sự vươn lên của Trung Quốc đã không chỉ đổi mới những thành phố và những nền kinh tế châu Á: nó đã vẽ lại một bản đồ địa chiến lược. “Chỉ cần nêu ra một ví dụ, một nửa trọng tải hàng hóa hiện nay đi qua Biển Đông”.
Chế ngự được vùng biển này và các vùng biển kế bên, Mỹ sẽ có thể áp đặt một quyền lực ép buộc tiềm ẩn đối với Trung Quổc và một số nước khác trong khu vực, như điều mà trước đây Hải quân Anh đã làm. Các cố vấn của Lầu Năm Góc từ lâu nay đã biện hộ cho kiểu chính sách như thế này, bằng cách tuyên bố rằng lợi thế đặc biệt của Mỹ nằm trong khả năng của họ kiểm soát những đường biển chính trên thế giới, một lợi thế mà không một cường quốc nào khác có được. Dường như Chính quyền Obama cũng đã lựa chọn quan điểm này. Tổng thống Mỹ đã hứa hẹn điều này trong một bài diễn văn đọc ở Canbơrơ (Ôxtrâylia) vào ngày 17/11/2011. Ông cam đoan: bất chấp những cắt giảm ngân sách, “chúng ta sẽ cung cấp những phương tiện cần thiết để duy trì sự hiện diện quân sự của chúng ta ở khu vực này bằng cách cải thiện sự có mặt của chúng ta ở Đông Nam Á”. Vì vậy cần phải chờ đợi những hoạt động quân sự và những hoạt động triển khai tàu chiến của Mỹ trong khu vực này. Ông Obama cũng thông báo về việc thành lập một căn cứ mới ở Darwin, thuộc bờ biển phía Bắc Ôxtrâylia, và việc tăng viện trợ quân sự cho Inđônêxia.
Việc thực hiện những kế hoạch địa chính trị khổng lồ này sẽ gây ra một sự chuyển biến trong quân đội Mỹ. Một tài liệu của Lầu Năm Góc dự báo: Điều này sẽ “tăng thêm sức mạnh thể chế và tập trung vào sự hiện diện, khả năng triển khai và sức mạnh răn đe của họ ở châu Á – Thái Bình Dương”. Mặc dù tài liệu này không chỉ rõ những thành phần nào của quân đội sẽ được tạo điều kiện, nhưng rõ ràng trọng tâm chú ý sẽ rơi vào lực lượng hải quân – đặc biệt là các tàu sân bay và các hạm đội tàu chiến – và vào những máy bay và tên lửa đời mới nhất. Trên thực tế, trong khi tổng lực lượng quân đội Mỹ sẽ giảm từ 570 nghìn xuống còn 490 nghìn lính trong vòng 10 năm, thì ông Obama đã bác bỏ ý kiến giảm bớt lực lượng hải quân.
Vả lại, nước Mỹ dự kiến sẽ đầu tư một lượng tiền đáng kế để trang bị các loại vũ khí cho quân đội chống lại chiến lược “chống tiếp cận” và “chống xâm nhập khu vực” (A2/AD) của các đối thủ tiềm tàng. Kế hoạch mới của Lầu Năm Góc giải thích: “Để răn đe một cách hiệu quả những đối thủ nếu có và để khiến họ không đạt được những mục đích của họ, Mỹ phải duy trì khả năng triển khai trong các khu vực mà quyền tự do di chuyển và hoạt động của chúng ta còn đang gây tranh cãi” – một lời trích dẫn gần như, nói rõ về những vùng biển Đông và biển Hoa Đông, cũng như đối với Iran và Bắc Triều Tiên. Ở những khu vực này, tài liệu nêu rõ, những đối thủ tiềm tàng của Mỹ, “ví dụ Trung Quốc”, có nguy cơ sử dụng những
“phương pháp không đối xứng” – tàu ngầm, tên lửa chống hạm, chiến tranh mạng… -để đánh bại hoặc ngăn cản hoạt động của quân đội Mỹ. Hệ quả là “quân đội Mỹ sẽ đầu tư cần thiết để đảm bảo khả năng hoạt động của họ trong những khu vực A2/AD”. Rõ ràng, Mỹ đang muốn chế ngự khu vực ngoại vi đường biển châu Á; họ đã dành ưu tiên cho khu vực này. Sẽ chẳng có gì là quan trọng nếu Trung Quốc và các cường quốc mới nổi khác phản đối điều này.
***
TTXVN (Bắc Kinh 4/4)
Ngày 28/3, tờ “Giải phóng quân” (Trung Quốc) đăng bài viết “Bốn mâu thuẫn lớn ràng buộc tiến trình điều chỉnh chiến lược quân sự của Mỹ sang khu vực chân Á-Thái Bình Dương” của tác gi Trương Diệp, có nội dung đáng chủ ý sau:
Điều chỉnh chiến lược quân sự là bước đi chiến lược mang tính lịch sử quan trọng của Mỹ nhằm bảo vệ địa vị bá quyền đơn cực của mình, hiện nay tiến độ của trọng tâm chiến lược quân sự Mỹ chuyển dịch sang phía Đông đang được đẩy nhanh, mục tiêu đã rõ ràng, diễn biến hết sức mạnh mẽ. Tuy nhiên, tác giả cho rằng trong bối cảnh thời đại hòa bình phát triển, trước hiện thực phải co cụm chiến lược tổng thể, sự điều chỉnh chiến lược quân sự của Mỹ tồn tại nhiều mâu thuẫn nội tại, điều này sẽ làm tăng thêm những khó khăn và tính không xác định trong tiến trình điều chỉnh chiến lược, trong đó có 4 mâu thuẫn cơ bản sau:
1/ Mâu thuẫn giữa mục tiêu chiến lược bá quyền đơn cực và xu thế phát triển lịch sử đa cực hoá. Mục đích chủ yếu của điều chỉnh chiến lược quân sự của Mỹ là chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, triệt tiêu ảnh hưởng của các “nước lớn mới nổi”, xoay chuyển cục diện bất lợi do cuộc chiến chống khủng bố khiến khả năng kiểm soát đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương sụt giảm, duy trì địa vị “lãnh đạo toàn cầu” của mình, trong đó ý đồ bảo vệ bá quyền đơn cực Mỹ là rất rõ ràng. Tuy nhiên, sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, tiến trình đa cực hoá thế giới nhanh chóng phát triển. Mười năm với cuộc chiến chống khủng bố và cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến sức mạnh tổng hợp của Mỹ bị tổn thất nghiêm trọng, điều này làm tăng cục diện chiến lược “nhất siêu đa cường”. Trong bối cảnh thời đại đa cực hoá ngày càng phát triển, các cường quốc mới nổi trỗi dậy mang tính tập thể, thực lực của Mỹ giảm sút tương đối, việc Mỹ tiếp tục kiên trì mục tiêu bá quyền thế giới đơn cực đã mâu thuẫn với trào lưu phát triển của lịch sử thế giới ngày nay và khó có thể điều hòa, giữa mục tiêu chiến lược và năng lực thực hiện của nước này cũng tồn tại khoảng cách tương đối lớn. Trong lĩnh vực chính trị quốc tê, Mỹ sẽ phải chịu nhiều kiềm chế hơn khi thông qua Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc xử lý các vấn đề quốc tế và khu vực quan trọng; trong lĩnh vực kinh tế-thương mại quốc tế, chính sách đồng đô la Mỹ “hại người lợi ta” đă trở thành mục tiêu công kích; khả năng kiểm soát đối với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) giảm sút; tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mức độ khó khăn của Mỹ trong việc kiểm soát và gây ảnh hưởng đối với các công việc của khu vực không ngừng tăng lên, khu vực này đã hội tụ nhiều nước lớn trên thế giới, có nhu cầu độc tập tự chủ tương đối mạnh. Mâu thuẫn nội tại giữa mục tiêu chiến lược với xu thế phát triển lịch sử là mâu thuẫn mang tính căn bản trong điều chỉnh chiến lược quân sự Mỹ, đồng thời cũng là vấn đề tự thân khó có thể khắc phục. Cùng với thời gian, vai trò ràng buộc của nó sẽ xuất hiện trên các lĩnh vực, các quyết định trong tiến trình điều chỉnh chiến lược quân sự của Mỹ sẽ đối mặt với nhiều khó khăn chồng chất.
2/ Mâu thuẫn giữa trọng tâm hành động quân sự với trọng tâm chiến lược quân sự. Trọng tâm chiến lược chuyển dịch từ khu vực Đại Trung Đông sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành nhận thức chung từ trên xuống dưới, từ chính quyền đến dân chúng Mỹ, Tuy nhiên, vấn đề hạt nhân Iran tiếp tục nóng lên, tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Iran không ngừng gia tăng, cục diện Xyri tiếp tục rối ren, liên tiếp gặp phiền phức tại Ápganixtan, Irắc, đều khiến cho Mỹ không thể căng sức đối phó, khó có thể thoát ra khỏi Trung Đông trong thời gian ngắn. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương là khu vực quan trọng nhất trong bàn cờ chiến lược toàn cầu của Mỹ hiện nay, nhưng hoàn toàn không phải là khu vực cấp thiết nhất; tầm quan trọng của cuộc chiến chống khủng bố tại Trung Đông đang giảm đi, nhưng khu vực này vẫn là khu vực trọng điểm để Mỹ triển khai hành động quân sự hiện nay. Sự không thống nhất giữa trọng tâm bành động quân Sự với trọng tâm chiến lược quân sự là mâu thuẫn hàng đầu mà quân đội Mỹ hiện cần giải quyết, ở một chừng mực nhất định điều này sẽ ràng buộc tiến độ chuyển dịch trọng tâm của chiến lược của Mỹ sang phía Đông. Hiện nay trọng tâm của chiến lược quân sự này đang ở vào giai đoạn khởi động và tăng tốc, nếu các vấn đề điểm nóng như Iran, Xyri được giải quyêt hoặc hòa dịu, quân đội Mỹ có thể thuận lợi rút ra khỏi khu vực này, thì tiến trình dịch chuyển trọng tâm chiến lược sang phía Đông của Mỹ sẽ bước vào giai đoạn thực thi toàn diện. Tuy nhiên, nếu cục diện bất ổn tại Trung Đông ngày càng nghiêm trọng hoặc bùng nổ xung đột quân sự, tất sẽ dẫn đến rối loạn, thậm chí phá vỡ tiến trình nói trên.
3/ Mâu thuẫn giữa tính rõ ràng về phương hướng chiến lược và tính mơ hồ về đối thủ chiến lược. Cùng với trọng tâm chiến lược quân sự của Mỹ từng bước chuyển dịch sang phía Đông, nhiều nhà quan sát cho rằng phương hướng chiến lược đã ngày càng rõ ràng, tức là tập trung lực lượng kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc, duy trì địa vị chủ đạo đối với các công việc của châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng trong vấn đề đối thủ chiến lược Mỹ lại cố ý duy trì tính mơ hồ, chưa bao giờ bày tỏ rõ ràng Trung Quốc là đối thủ chiến lược của mình, chỉ nhấn mạnh cần tập trung đối phó với các “mối đe dọa tiềm tàng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, vấn bày tỏ hoan nghênh đối với sự “trỗi dậy của Trung Quốc . Mâu thuẫn giữa tính rõ ràng về phương hướng và tính mơ hồ về đối thủ trong chiến lược quân sự của Mỹ là do đặc trưng thời đại toàn cầu hoá và tính chất của quan hệ Trung-Mỹ hiện nay quyết định. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hoá, giữa các quốc gia không còn là quan hệ “không phải thù tức là bạn” của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quan hệ giữa các nước lớn đều xuất hiện cục diện đan xen giữa cạnh tranh và hợp tác, quan hệ Trung-Mỹ cũng có nhiều thay đổi sâu sắc. Mức độ hòa nhập kinh tế quốc tế và hệ thông chính trị thế giới của Trung Quốc không ngừng tăng lên, trở thành lực lượng quan trọng của chính trị, kinh tế quốc tế, không chỉ trong lĩnh vực an ninh phi truyên thống mà còn trên cả các vấn đề an ninh truyền thống như vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên, Iran, Trung Đông, sự nhờ cậy của Mỹ đối với Trung Quốc ngày càng lớn hơn. Đồng thời với “kiềm chế”, duy trì tiếp xúc đã trở thành cốt lõi trong sách lược của Mỹ đối với Trung Quốc. Mâu thuẫn giữa tính rõ ràng về phương hướng và tính mơ hồ về đối thủ chiến lược trong chiến lược quân sự Mỹ đã quyết định đại cục cạnh tranh và điều hòa giữa hai nước Trung-Mỹ sẽ không có những thay đổi mang tính căn bản. Trọng tâm chiến lược quân sự của Mỹ chuyển dịch sang phía Đông sẽ khiến nhân tố cạnh tranh trong quan hệ Trung-Mỹ tăng lên rõ rệt, nhưng kiểu cạnh tranh này không giống với quan hệ “một mất một còn” của Mỹ- Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Quan hệ quân sự giữa hai nước Trung-Mỹ sẽ lấy đề phòng, kiềm chế là chính, đồng thời tồn tại không gian về điều hòa và hợp tác tương đối lớn, khả năng xảy ra đối kháng quân sự trực tiếp chỉ duy trì ở mức tương đối thấp, vẫn sẽ cho thấy tình hình tổng thể là kiềm chế và chống kiềm chế, thoả hiệp lẫn nhau trong đấu tranh trên nhiều bình diện.
4/ Mâu thuẫn giữa ưu thế kinh tế suy giảm với nhiệm vụ quân đội tăng lên. Bị tác động bởi khủng hoảng kinh tế và cuộc chiến chống khủng bố, địa vị ưu thế kinh tế của Mỹ rõ ràng bị giảm sút, sức ảnh hưởng và sức kiểm soát về phương diện chính trị, văn hoá cũng xuất hiện xu thế đi xuống, chỉ có lĩnh vực quân sự vẫn tiếp tục duy trì được địa vị ưu thế tuyệt đối. Trong bối cảnh đó, địa vị ưu tiên của biện pháp quân sự tăng lên, trở thành biện pháp chủ yếu để Mỹ mở rộng ảnh hưởng, thực hiện mục tiêu chiến lược về chính trị, kinh tế và văn hoá. Những năm gần đây, Mỹ lấy lực lượng quân sự làm kẻ dẫn đường, tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương không ngừng tạo ra các chủ đề an ninh, lấy việc cung cấp “sản phẩm an ninh khu vực” làm sức hút, duy trì và củng cố địa vị chủ đạo khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Phạm vi, sứ mệnh, nhiệm vụ của quân đội Mỹ từng bước vươn từ lĩnh vực an ninh truyền thống sang lĩnh vực an ninh phi truyền thống, từ đối kháng quân sự trực tiếp sang mở rộng, kiến tạo phương hướng trật tự an ninh khu vực. Trong Báo cáo đánh giá chiến lược quân sự công bố năm 2012, bên cạnh việc giữ nguyên 6 nhiệm vụ cơ bản, Mỹ đã tăng thêm 4 nhiệm vụ mới trong đó lấy hành động quân sự phi chiến tranh làm cốt lõi. Tuy nhiên, trong bối cảnh sức mạnh tổng hợp giảm sút, chiến lược toàn cầu thu hẹp, dự toán ngân sách quốc phòng bị cắt giảm, nhiệm vụ của lực lượng quân sự không ngừng mở rộng tất sẽ làm trầm trọng hơn mâu thuẫn giữa đầu tư chiến lược bị giảm thiểu với nhu cầu cần phải mở rộng. Trong Báo cáo đánh giá quốc phòng, Mỹ thừa nhận “chúng ta đang đứng trước thách thức cân bằng quan hệ giữa nguồn lực hiện có với thoả mãn nhu cầu an ninh quốc gia, mức độ khó khăn này là chưa từng có trong lịch sử”. Điều chỉnh triển khai binh lực, tái tổ chức căn cứ, phát triển trang thiết bị hành động quân sự do điều chỉnh chiến lược quân sự đưa tới đều cần phải tăng thêm đầu tư kinh phí.
Khó khăn về kinh tế sẽ trở thành nhân tố ràng buộc chủ yếu gây khó khăn cho quân đội Mỹ trong một thời gian tương đối dài, đồng thời sẽ kiềm chế khả năng triển khai trọng tâm chiến lược của Mỹ sang khu vực châu Á- Thái Bình Dương trong một thời gian nhất định.
***
Nqày 19/3, mạng “Tin tức Trung Quốcđăng bài viết Đánh giá thế nào về tình hình đối đầu quân sự Mỹ-Trung hiện nay? ” của tác gi Tiết Lí Thái, chuyên gia nghiên cứu của Trung tâm an ninh và hợp tác quốc tế, Đại học Stanford (Mỹ), có nội dung như sau:
Nhìn từ động hướng quân sự của Mỹ thời gian gần đây, dường như Mỹ đang tiếp tục tăng cường trạng thái đối đầu quân sự với Trung Quốc. Ví dụ, ngày 8/3, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Aston Carter tuyên bố, trong vài năm tới, số lượng tàu chiến của hải quân Mỹ được triển khai tại Thái Bình Dương sẽ tăng từ 52% hiện nay lên 60% vào năm 2013 trong tổng số tàu chiến của lực lượng hải quân Mỹ, trong đó còn bao gồm việc tăng thêm một tàu sân bay, nâng số tàu sân bay được triển khai tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương lên 6 chiếc.
Trong các quân chủng của Mỹ, hải quân là quân chủng có khả năng nhất thể hiện năng lực tác chiến toàn cầu của Mỹ. Lục quân tạm thời không nói đến, so sánh với không quân thì hải quân càng cho thấy rõ năng lực tác chiến viễn dương và năng lực tác chiến lâu dài trong điều kiện chiến tranh của quân đội Mỹ. Trong các binh chủng của hải quân Mỹ, lực lượng có khả năng tấn công viễn dương và có sức đột phá mạnh nhất cũng chính là không quân hải quân lấy tàu sân bay làm bàn đạp tấn công.
Tàu sân bay là “sân bay di động trên biển”. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quần thể chiến đấu của tàu sân bay luôn là lực lượng nòng cốt của quân đội Mỹ trong việc thực thi triển khai can thiệp quân sự ở nước ngoài. Trong nhiều cuộc khủng hoảng quốc tế, sự lựa chọn đầu tiên của Chính phủ Mỹ nhằm phản ứng trước diễn biến tình hình chính là việc điều động tàu sân bay, đồng thời dựa vào quần thể chiến đấu của tàu sân bay để nhanh chóng chủ động giành quyền kiểm soát về hải quân và không quân tại khu vực xảy ra chiến sự. Sự lựa chọn này chủ yếu xuất phát từ thực tế, quằn thể chiến đấu của tàu sân bay luôn trong trạng thái chuẩn bị chiến tranh cao năng lực phản ứng nhanh mạnh, có sức răn đe lớn, bên cạnh đó. còn có đặc điểm như bán kính tác chiến lớn, thời gian duy trì trạng thái chiến tranh dài.
Ngoài ra, khi quy hoạch dự toán ngân sách quốc phòng tài khoá 2013, để nghiên cứu phát triển máy bay ném bom tàng hình tầm xa thế hệ mới, Lầu Năm Góc đã phân chia ngân sách riêng cho dự án này. Gần đây Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, tướng Norton A Schwartz, cho biết sở dĩ Mỹ tăng cường khoản đầu tư lớn cho nghiên cứu phát triển máy bay ném bom tàng hình tầm xa thế hệ mới là “tính đến việc có thể xuyên thủng và phá tan mạng lưới phòng không của Trung Quốc”.                           
Phải chăng Mỹ đang tăng cường đối đầu quân sự vi Trung Quốc?
Tướng Norton A Schwartz cho rằng tại các tỉnh duyên hải miền Đông, Trung Quốc đã triển khai mạng lưới phòng không dày đặc, có tính năng tốt nhất trên thế giới; Iran cũng triển khai hệ thống phòng không nhất thể hoá tại các địa điểm trọng yếu xung quanh các cơ sở hạt nhân. Tướng Noiton A Schwartz chỉ ra rằng để đối phó với năng lực quân sự có tính thách thức của Trung Quốc đang trong quá trình phát triển hiện nay việc Lầu Năm Góc nghiên cứu phát triển máy bay ném bom tàng hình tầm xa thế hệ mới là mọt bộ phận hợp thành quan trọng của “khái niệm tác chiến nhất thể hóa không quân hải quân” đang được Mỹ quy hoạch triển khai
Trong khi Mỹ đang thu hẹp mặt trận quân sự trên phạm vi toàn cầu thi tàu sân bay của hải quân Mỹ triển khai tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương không những không giảm mà còn có xu hướng tăng lên. Để có thể xé toang mạng lưới phòng không của Trung Quốc, không quân Mỹ cũng đang gấp rút xây dựng một phi đội máy bay ném bom tàng hình tầm xa thế hệ mới. Theo những động thái trên, quân đội Mỹ đã liệt Trung Quốc vào đối tượng cần đề phòng nhất. Đánh giá chiến lược của Mỹ cho rằng Trung Quốc là quốc gia đối địch lớn nhất trong tương lai và Mỹ gần như đã và đang chuẩn bị mọi phương án cho xu hướng này. Trong suy nghĩ của các nhà chiến lược Bắc Kinh, hầu hết các dự án đầu tư vào quân sự và nghiên
cứu phát triển vũ khí của Mỹ đều có yếu tố Trung Quốc, coi Trung Quốc là ke thù giả tưởng chủ yếu nhất của Mỹ.
Ngày 5/1/2012, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đã công bố Chiến lược quân sự mới của Mỹ trong tương lai 10 năm tới, trong đó có 3 đặc điểm nổi bật là thu hẹp quy mô, thay đổi kết cấu và quan tâm khu vục châu Á-Thái Bình Dương. Trong dự toán ngân sách quốc phòng của Mỹ năm tài khoá 2013, ngân sách chi cho lục quân bị cắt giảm nghiêm trọng, ngân sách chi cho không quân và hải quân vẫn tiếp tục được duy trì ở mức tương đối, đây chính là ý nghĩa cốt lõi trong chiến lược quân sự mới của Mỹ được thể hiện trên phương diện chi ngân sách quân sự.
Phân tích kỹ chiến lược an ninh và triển khai quân sự của Mỹ trong những năm gần đây, nhận định cho rằng Mỹ đã tăng cường trạng thái đối đầu quân sự toàn diện với Trung Quốc tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là vẫn còn quá sớm. Nhìn chung, chính sách “quay trở lại châu Á” của Chính quyền Obama trên thực tế nội dung cốt lối là tăng cường quan hệ đối tác với các tổ chức và đồng minh khu vực, tái cân bằng trật tự ưu tiên ngoại giao, cân bằng quân sự khu vực, mở rộng thị trường thương mại với châu Á và duy trì quan hệ ổn định với Trung Quốc. Trong khi đó, Obama có thực hiện thuận lợi chính sách “quay trờ lại châu Á” hay không, mấu chốt ở chỗ có thể duy trì quan hệ ổn định với Trung Quốc hay không.
Iran làm cho Mỹ khó có thể ra tay
Đối với lợi ích cốt lõi của phương Tây, cơ sở vũ khí hạt nhân Iran là vấn đề mang tính toàn cầu. Iran là cường quốc trung bình, sức mạnh tổng hợp vượt xa so với Irắc, Ápganixan, Libi và Xyri, trong khi đó Iran lại nằm kề con đường xuất khẩu dầu mỏ chủ yếu của vịnh Pécxích, đó là eo biển Hormuz, sử dụng vũ lực đối với Iran, tất yếu sẽ khiến eo biển này bị phong tỏa, đồng nghĩa với việc huyết mạch chính của nguồn năng lượng thế giới bị cắt đứt, nhất là đối với các quốc gia châu Âu đang lâm vào cuộc khủng hoảng nợ công, việc gây ra cuộc khủng hoảng này sẽ làm tăng thêm nhiều gánh nặng và nhân tố không xác định. Tuy nhiên, hiện nay các quốc gia phương Tây vẫn đang tăng cường gây sức ép với Iran trên tất cả các mặt như ngoại giao, kinh tế, quân sự.
Cho dù Iran cương quyết không nhượng bộ trong vấn đề hạt nhân, cuối cùng sẽ khiến Mỹ, Ixraen phát động một cuộc tấn công quân sự đối với Iran, nhưng đây sẽ giống như việc chọc vào tổ ong, hậu quả ác tính đối với Mỹ, Ixraen là có thể nhìn thấy. NATO phát động chiến tranh đối với hai nước nhỏ là Irắc và Ápganixtan còn kéo dài đến 10 năm, cho dù mục tiêu tấn công của NATO lần này chỉ giới hạn bởi các cơ sở hạt nhân của Iran, không cuốn vào chiến tranh mặt đất, song Iran hoàn toàn có thể thực hiện chiến lược phản công “anh đánh theo cách của anh, tôi đánh theo cách của tôi”, chiến tranh sẽ lan rộng đến các khu vực khác. Tóm lại, chiến tranh Mỹ, Ixraen-Iran sẽ không thể kết thúc trong thời gian ngắn. Như vậy, sau khi Mỹ có thể kiểm soát được Iran, nguyên khí quốc gia sẽ hao kiệt nghiêm trọng, khả năng gây áp lực quân sự to lớn đối với Trung Quốc sẽ không còn như trước.
Tóm lại, chỉ căn cứ vào việc Mỹ tăng cường tập trung lực lượng hải quân, không quân vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã vội vàng đưa ra nhận định Oasinhtơn đang có ý đồ tăng cường trạng thái đối đầu quân sự với Trung Quốc, sẽ là không thận trọng. Trên thực tế, khi Mỹ tập trung quân lực tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, còn có ý đồ đối phó với các thách thức đến từ Iran, Trung Á, một số quốc gia Tây Á và còn tính toán đến việc cung cấp bảo đảm quân sự cho chiến lược kinh tế toàn cầu trong thế kỷ mới của Mỹ.
***
TTXVN (Oasinhtơn 5/4)
 Tăng cường hợp tác Mỹ-Phippin là chìa khóa cho sự n định ở Bin Đông. Đó là đầu đề bài viết trong tuần qua của tác giả Robert Wars haw thuộc Viện nghiên cứu chiến lược Heritage Foundation có trụ sở tại thủ đô Oasinhtơn. Sau đây là nội dung bài viết:
Năm ngoái, Mỹ và Philippin đã tăng cường mối quan hệ an ninh với việc Mỹ trang bị cho Hải quân Philippin một tàu tuần duyên cao tốc và một chiếc nữa sẽ được chuyển giao trong năm 2012 này. Mỹ cũng đã gia tăng giúp đỡ kỳ thuật cho các lực lượng vũ trang Philippin, cung cấp tình báo và giúp huấn luyện chống khủng bố, đồng thời cũng đã nâng cấp đối thoại chiến lược. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Kurt Campbell từng tuyên bố trong một cuộc điều trần tại Quốc hội Mỹ: “Chúng ta đang trên đà phục hưng mối quan hệ giữa Mỹ và Philippin”. Sự gia tăng quan hệ với đồng minh lâu đời nhất của Mỹ ở châu Á diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ngày càng tăng ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), nơi 6 quốc gia, trong đó có Trung Quốc và Philippin, có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở vùng biển được cho là giàu tài nguyên này. Trung Quốc, nước có tuyên bố chủ quyền mở rộng vào tận nơi chi cách lãnh thổ Philippin vài dặm, đã nhiều lần hù dọa các tàu của Philipin và cả tàu của Mỹ. Bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông rõ ràng là nằm trong lợi ích của Mỹ vì có tới 1.200 tỷ USD hàng hóa của Mỹ chuyển qua vùng biển này hàng năm. Nó cũng cực kỳ quan trọng đối với Philippin, quốc gia mà, theo báo chí, đang hoan nghênh một vai trò lớn hơn của Mỹ trong khu vực.
Mới đây, Tổng thống Philippin Benigno Aquino bày tỏ mong muốn Mỹ và Philippin gia tăng quan hệ, theo đó sẽ có nhiều chuyến thăm Philippin hơn của các tàu chiến Mỹ, có nhiều cuộc diễn tập và huấn luyện chung hơn, giống như thỏa thuận hồi tháng 11/2011 giữa Mỹ và Ôxtrâylia. Ngoại, trưởng Philippin Albert del Rosario mới đây cũng bày tỏ nguyện vọng “chúng tôi muốn có nhiều người Mỹ đến thăm thường xuyên hơn bằng việc nói tới việc mở cửa các cơ sở quân sự của Philippin để sử dụng chung với các lực lượng của Mỹ”, ông Rosario cho biết trong cuộc hội đàm 2+2 giữa ông và Bộ trưởng Quốc phòng Philippin với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta vào ngày 30/4 tới, phía Philippin sẽ đề nghị mua thêm tàu tuần duyên thứ ba và một phi đội máy bay F-16. Đây rõ ràng là những bước đi rất khích lệ và Mỹ cần sẵn sàng cung cấp cho Philippin những vật liệu và thiết bị quân sự thiết yếu cũng như những chương trình huấn luyện cần thiết. Hơn nữa, với vị trí địa chiến lược của Philippin ở Biển Đông, Oasinhtơn và Manila cũng cần đi tới một thỏa thuận về sự hợp tác Mỹ-Philíppin trong việc tiến hành các hoạt động do thám từ các căn cứ không quân của Philippin. Mỹ cũng nên hỗ trợ xây dựng lực lượng thủy quân lục chiến còn yếu kém của Philippin để lực lượng này có đủ khả năng thực thi nhiệm vụ.
Tuy nhiên, sự cam kết của Mỹ với Philippin cần mở rộng, chứ không chỉ thuần túy về quân sự. Mở rộng buôn bán, tạo thuận lợi cho Manila tham gia vòng đàm phán về Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng sẽ giúp cho Philippin có một nền tảng cơ sở rộng rãi để Philippin không lệ thuộc vào Oasinhtơn và cũng không lệ thuộc vào Trung Quốc. Sự quan tâm ở cấp cao, trong đó có chuyến thăm Mỹ trong mùa Hè này của Tổng thống Aquino, cũng rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh nước Mỹ đang bị chia rẽ do năm bầu cử.
Hơn nữa, cách tốt nhất để bảo đảm sự ốn định ở Biển Đông là bằng việc duy trì một lực lượng triển khai ở tuyến trước và luôn ở thế sẵn sàng về quân sự khắp vùng biển Tây Thái Bình Dương. Mặc dù ngân sách Lầu Năm Góc bị cắt giảm nhưng nếu không dành một khoản ngân sách để hậu thuẫn cho những cam kết trên đây thì Mỹ có nguy cơ sẽ bị mất niềm tin của khu vực, điều đó sẽ càng dẫn tới một tình trạng không chắc chắn và bất ổn tại Biển Đông.
Chuyển giao cho Philippin một vài con tàu trước mắt là để giúp đồng minh của chúng ta tự vệ, nhưng về lâu dài, hòa bình và ổn định cần được bảo vệ thông qua việc thể chế hóa sự có mặt của Mỹ trong khu vực.
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 20 vừa diễn ra tại Campuchia, nước khá hữu hảo với Trung Quốc và vấn đề Biến Đông đã bị nước chủ nhà đưa ra khỏi, chương trình nghị sự, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Philippin. Tuy nhiên cũng phải nói thẳng ra rằng ASEAN không thể bảo vệ được các lợi ích an ninh và hàng hải của Mỹ trên các vùng biển. Bởi vậy, Mỹ và Philippin không có gì phải lo lắng về vấn đề Biển Đông với năm Campuchia làm Chủ tịch ASEAN. Tăng cường các liên minh truyền thống và tìm kiếm các đối tác mới sẽ là công cụ hiệu quả nhất của Mỹ để duy trì sự ổn định ở Biển Đông.
Liên quan tới sự can dự quân sự của Mỹ trong khu vực, báo “Bưu điện Oasinhtơn” ngày 27/3 đưa tin Mỹ và Ôxtrâylia đang soạn thảo một kế hoạch mở rộng hợp tác quân sự giữa hai nước, trong đó có thể bao gồm việc triển khai lực lượng máy bay do thám tại nhóm đảo san hô và tăng cường quyền tiếp cận của Hải quân Mỹ đối với các hải cảng của Ôxtrâylia. Kế hoạch này là sự mở rộng thỏa thuận đạt được tháng 11/2011 theo đó Ôxtrâylia cho phép Mỹ triển khai 2.500 lính thủy quân lục chiến tại căn cứ Darwin nằm ở bờ biển phía Bắc của nước này.
Các cuộc đàm phán về kế hoạch mở rộng hợp tác quân sự với Ôxtrâylia là dấu hiệu mới nhất cho thấy Chính quyền Obama đang rất khẩn trương chuyển hướng trọng điểm chiến lược toàn cầu của Mỹ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chính phủ Mỹ hiện cũng đang trong giai đoạn hoàn tất thỏa thuận triển khai 4 tàu chiến tại Xinhgapo, đã và đang thương thuvểt để gia tăng sự hiện diện quân sự tại Philippin. Ở tầm mức thấp hơn, Lầu Năm Góc cũng đang tìm cách nâng cấp các mối quan hệ quân sự với Thái Lan, Việt Nam, Malaixia, Inđônêxia và Brunây.
Lầu Năm Góc hiện cũng đang xem xét lại quy mô vả bổ trí lại lực ượng ở khu vực Đông Bắc Á, theo hướng từng bước giảm bớt quy mô tại Nhật Bản và Hàn Quốc để gia tăng sự hiện diện ở khu vực Đông Nam Á, nơi án ngữ các tuyến vận tải đường biển nhộn nhịp nhất của thế giới và cũng là nơi đang có sự giành giật quốc tế ngày quyết liệt đối với nguồn dầu khí và các nguồn tài nguyên khác. Kết quả rà soát mới đây về thế bố trí binh lực của Ôxtrâylia khuyến nghị chính phủ điều chỉnh thế bổ trí quân sự, bằng việc cân nhắc các lợi ích an ninh của Mỹ. Một khuyến nghị là mở rộng căn cứ hải quân Stirling ở thành phố Perth nằm ở miền Tây Ôxtrâylia để có thể cho phép Mỹ sử dụng làm nơi triển khai quân và thực thi các hoạt động tác chiến ở khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ Dương. Tại Ấn Độ Dương, Mỹ hiện sử dụng chung căn cứ trên đảo Diego Garcia của Anh và hợp đồng thuê sẽ hết hạn vào năm 2016. Lầu Năm Góc đang cùng với Ôxtrâylia khảo sát dãy đảo san hô Cocos Island của Ôxtrâylia ở Ấn Độ Dương VÌ coi đây là địa điểm lý tưởng để triển khai lực lượng máy bay do thám, rất thuận tiện cho việc thực thi các chuyến bay do thám thường xuyên vào khu vực Biển Đông. Ngoài ra, Lầu Năm Góc cũng đang cân nhắc đề xuất của Ôxtrâylia nâng cấp căn cứ Stirling, thậm chí cả đề nghị xây dựng một căn cứ hải quân mới ở thành phố Brisbane, nằm ở bờ biển phía Đông của Ôxtrâylia./.
peacehall.com

MỘT NĂM CÁCH MẠNG HOA LÀI Ở TRUNG QUỐC

CÁC NHÀ BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN NHỚ LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ TRẢI QUA 
21.2.2012
Tác giả tham dự:   Đại Phong
Người dịch:  Quốc Thanh
(Tham dự ngày 20.2.2012)   Hôm nay là kỷ niệm 1 năm cách mạng “Hoa lài” Trung Quốc. Trong thời gian này, ít nhất hơn 100 nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, nhà hoạt động dân chủ, nhà bất đồng chính kiến có tên họ nổi tiếng đã bị chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc trắng trợn mời đi “uống trà” và bắt giữ, “mất tích”. Về quy mô chỉ đứng sau sự kiện “4 tháng 6”, và đã vượt qua cả sự kiện Lưu Hiểu Ba đoạt Giải Noben hòa bình năm 2010. Nhân dịp kỷ niệm 1 năm, các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, nhà hoạt động dân chủ, nhà bất đồng chính kiến bị chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc bắt giữ đã thi nhau nhớ lại những gì “Hoa lài” đã trải qua.
 Về sự điên cuồng cuối cùng của chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc, nhà bình luận nổi tiếng Mạc Chi Hứa bày tỏ: “Đánh Hoa lài, dĩ nhiên là khiến cho bầy lama[i] tan tác, nhưng chính quyền cũng không phải là không phải trả giá, niềm hi vọng giả dối giờ đây đã trở thành giống như chú chuột chạy qua đường[ii], mà quá nửa là bởi những hành vi bẩn thỉu trong sự kiện Hoa lài”.       
Dưới đây là tin nhắn từ các nhà bất đồng chính kiến:
@mozhixu :  Đánh hoa lài, dĩ nhiên là khiến cho bầy lama tan tác, nhưng chính quyền cũng không phải là không phải trả giá, niềm hi vọng giả dối giờ đây đã trở thành giống như chú chuột chạy qua đường, mà quá nửa là bởi vì những hành vi bẩn thỉu trong sự kiện hoa lài. 
 @mozhixu :  Tất cả đều bị mất tích mà chẳng báo gì cho gia đình, đều bị tra tấn, ai đã lại bán đi niềm hi vọng giả dối, đó chẳng phải là quân lừa đảo sao?
@mozhixu :  Ngày này năm ngoái, 8 giờ bị gõ cửa, rồi bị cấm đi khỏi nơi cư trú gần 2 tháng, hàng ngày vào mạng đọc thấy người này bị mất tích, người kia bị bắt, cũng chẳng biết khi nào sẽ đến lượt mình? 
@kunlunfeng:  Có lẽ sự lộ nguyện hình đã khiến cho rất nhiều người vốn ảo tưởng phải sáng mắt ra.
 @wxhch64:  Ngày 19 tháng 2 năm ngoái bị nhốt trong trạm cảnh sát 1 ngày, tối về đến nhà lĩnh ngay được một tờ biên bản xử phạt xử lý cảnh cáo hành chính về trật tự trị an. Ngày 21 tháng 2 bị bắt tại văn phòng.
    @liuyun1989:  Anh cả Nga cũng không thấy vào twitter. 
   @iamhudi:  Một twitter. Nghi là đã bị mất tích trong sự kiện Hoa lài từ năm ngoái rồi. Nhưng chỉ mong sao sự lo lắng và nghi ngờ của tôi là quá thừa.
    @WuyouLan:  Trong thời gian Hoa lài, số người nổi tiếng có tên họ bị hỏi cung, tạm giam, mất tích, giáo dục cải tạo, kết án chắc không dưới 100, mà con số thực tôi nghĩ phải gấp mười lần. Trong số những người này, có 3 tín hiệu khiến cho tôi phải nể, được phân thành hai nhóm. Một nhóm là @daxa、@iamhudi đã bị bắt. Hai người này đích thực là Hoa lài. Một nhóm là  @yangpigui đã hai lần bị đưa đi.
  @WuyouLan:  Vụ Hoa lài năm ngoái khiến cho các cơ quan sở tại phải chịu áp lực. Một vị lãnh đạo quan tâm đến tôi đã dạy bảo: “Tham gia vào sự kiện này, hẳn là khi thành công thì cháu sẽ làm thị trưởng Trịnh Châu chắc?”. Tôi bảo: “Cháu không biết”. Ông ta lại nói: “Chắc chắn là từ hai năm trước, hồ sơ về cháu ở cơ quan an ninh đã bị hủy rồi”. Tôi bảo: “Cháu không biết”.     
 @WuyouLan:  Đang định viết một bài “Tôi với Hoa lài”. Sẽ hệ thống hơn, sẽ không bị bập bõm như ở  twitter.
   
  @WuyouLan:  Hoa lài đã được 1 năm rồi. Có hai việc liên quan đến tôi. 1) Khoảng 11 giờ đêm ngày 19 tháng, tôi đưa lên twitter. Ngày hôm sau vừa sáng ra, nhân viên an ninh đã đến tìm tôi. Tôi đi du lịch, vợ uống trà thay tôi, cơ quan phải chịu áp lực. 2) Đầu tháng 3, Đỉnh Phong viết một bài ngắn, được thu vào “Album cách mạng hoa lài Trung Quốc” trên tạp chí “Động hướng”.   
        @xazei: Nhân dịp kỷ niệm 1 năm Hoa lài, nhớ lại lần đầu tiên bước chân vào trạm cảnh sát uống trà, ký ức vẫn như mới. Tôi  vào qun.qq.com lấy tin từ @mimitree0, nửa đêm ngày 20 bị an ninh tìm tới nhà, may sao lại đi Thường Châu, trực ban công ty từ sáng sớm đã lấy cớ có việc gấp gọi điện giục tôi về, phải tới đồn cảnh sát ghi biên bản suốt 4 giờ đồng hồ.    
     @paleylin:Để anh ta nói là tạm thời có nhiệm vụ phải họp mất một lát xong, tôi bảo anh ta: Giả sử sáng mai anh gặp người đi biểu tình, thì anh chỉ giữ trật tự thôi nhé, chứ đừng làm hại người khác. Bởi vì, chúng ta đều là đồng bào cả, mọi người đều vì muốn cho miếng ăn, công việc và đời sống được tốt hơn thôi. Thế mà anh ấy lại gật đầu, tỏ ý là rất hiểu đấy. Tôi rất hài lòng đi với tâm trạng đã thành công.
        @paleylin:Tới ngày hôm đó, trang qun.qq.com đã sôi động hẳn lên. Bởi vì, cái gọi là cách mạng MLX[iii], ý tưởng cụ thể về chuyện đi dạo mới chính thức đưa lên vào chiều tối ngày hôm trước. Thời gian, địa điểm đều rất rõ ràng. Khi ấy tôi cảm thấy vừa gần gũi vừa xa cách. Lúc này vẫn chưa nhận được tin có người bị bắt. Ôn lại trí nhớ cũng không được xác thực lắm, nhưng sự ngay thật là phải có, nếu không thì tất cả sẽ còn có ý nghĩa gì nữa? Tôi lớn lên trong chính sách ngu dân và lòng nhiệt tình.
        @paleylin:Ngày này năm ngoái, vào thời điểm ấy là đầu xuân ở Bắc Kinh, trời nắng rất đẹp. Ăn trưa xong, tôi đang ở văn phòng chuyện trò cùng bà chị cả. Lúc này, giám đốc văn phòng là Tiểu Trương bạn học của tôi tới báo tin: Cảnh sát đến đấy, họ đi vào phòng họp…có 4 người, chủ đề yêu cầu là: Khi đưa bài lên mạng phải nói đúng sự thực của Cách mạng Ai Cập cùng tính chất của nó.
    @paleylin:Trước khi đi, tôi đã đưa một bài lên trang qun.qq.com, an ninh đến công ty tôi, tôi đã phải từ chức, đồng thời kèm theo số điện thoại và địa chỉ. Bởi trước đó đã hai lần bị cảnh cáo rồi, tôi luôn được bảo rằng sẽ không có cơ hội cho lần thứ ba nữa đâu. Bởi cảm thấy mình nắm chính nghĩa trong tay, chân lý trong đầu, nên tôi không hề sợ, lại còn định tẩy não cho cả cảnh sát… Ngày hôm đó ký vào biên bản xong, hai giờ sau tôi trở về văn phòng. 
            @paleylin:Về đến văn phòng, nhận được ít nhận 20 cuộc điện thoại. Hôm đó luật sư Giang cũng gọi điện tới hẹn gặp nói chuyện. Về sau mới biết là ngay sau cuộc điện thoại đó, anh ta đã bị bắt. Trong cuộc nói chuyện, tôi đã bảo ban cho một vài người khác, nói cho họ biết về tình hình liên quan, thì ra: Biên bản có thể không ký cũng được. Thế là kể từ đó cho đến khi buộc phải ký vào giấy tạm giữ, tôi không bao giờ ký bất cứ chữ gì nữa.   
    @paleylin: Là một người từng “chiến 5 hào”[iv] lâu ngày trên trang qun.qq.com, một phần tử bàn về Khai sáng, khi ấy tư tưởng cũng đã được giác ngộ rồi. Bắt đầu cùng mọi người bàn thảo về phương hướng, phương án. Từ Tuynisia đến Ai Cập thực sự khiến cho mọi người đều sôi bầu máu nóng. Tôi nghĩ, ngay như Đông Đông là người không hiểu gì về khuôn khổ hiến pháp, không tới xem được sự chuyển đổi hình thái hòa bình thời cận hiện đại là gì, thế mà từ sự khốc liệt đẫm máu 23 năm trước, đến vết thương của sự kiện Dương Giai, mô hình Ai Cập, đã khiến cho ai cũng phải xúc động.
       @paleylin:Còn nhớ tôi vừa mới bước chân vào phòng họp, nhìn thấy có mấy vị cảnh sát ngồi trong phòng họp được bày biện lại thật sang trọng, toàn những vị chưa từng đến, chưa từng biết. Bàn họp hình chữ nhật, tôi ngồi vào chiếc ghế dành cho khách ở ngay gần cửa vào, câu đầu tiên nói với họ là: Mọi người đều là đồng bào cả. Ha, nghĩ lại thực là tự phục mình khi ấy, vì không biết nên không sợ.
    @paleylin:Khi ấy lòng tràn đầy nhiệt tình và ánh sáng. Bởi vì tôi coi tiếng những bước chân nghe được là thật. Tôi tin tưởng làn sóng ấy ở Trung Đông sẽ lan truyền tới cái xứ sở cũ kỹ này, sẽ khiến cho những người đang im lặng trong đau khổ phải tỉnh ngộ: Thì ra vẫn còn có một cách thức khác, người lính vẫn có thể nói không với người ra lệnh và nói với dân chúng: Hỡi những người dân Ai Cập, chúng tôi sẽ đứng về phía các bạn. Tin tức truyền đi trên qun.qq.com làm tôi phải nghĩ đến: Chúng ta cũng bắt đầu rồi.
    @paleylin:“Phi bạo lực”, “hòa bình”, thực hiện dân chủ. Khi ấy nhờ ảnh hưởng từ bạn bè, tôi đã đọc rất nhiều sách nói về sự chuyển đổi mô hình của Nam Mỹ, Ai Cập và Hàn Quốc, mọi người còn mong được lên nắm quyền làm Trương Quốc Đào. Nói vậy để thấy tất cả đều có thể xảy ra. Trong bối cảnh ấy, cứ giống như là vận hội thực sự đã đến. Tin tức trên qun.qq.com đã rất rõ ràng, hiệu lệnh dường như đã nổi lên. Nhưng nói thực là tôi chưa nghĩ đến vấn đề này: Mình có nên tới quảng trường không?
    @paleylin:Đúng vậy, tôi không hề nghĩ là mình sẽ tới quảng trường, từ ý thức bề mặt là như vậy. Bởi vì tới quảng trường là nói đến giương biểu ngữ, hô khẩu hiệu, biểu tình giống như người Ai Cập. Đương nhiên là cũng nói luôn tới cả đám đông. Vào ngày 13.2 ấy, mọi người còn bàn luận phân tích về sự khác nhau giữa biểu tình trong nước với ngoài nước, vào ngày 13.2 ấy, tôi còn tung lên mạng một bản nhật ký cuối cùng, bàn về sự quản lý biểu tình ở Mỹ.    
   
@paleylin:Mọi việc trong ngày đã trôi qua như vậy. Tôi ngồi trong văn phòng mà lòng không yên, bởi tôi nghĩ sẽ bị mất việc. Ông sếp tìm tôi nói về những chuyện đã qua, nhưng không hề nhắc gì đến sẽ giao cho tôi việc gì, mà chỉ mong tôi chú ý đến sự an toàn cho mình. Ai ngờ khoảng sau 10 giờ đêm, tôi sắp sửa đi ngủ thì mấy chiếc xe cảnh sát lại chạy vào sân, tôi lại bị gọi tới phòng họp, ông sếp cũng ở đó. Thay một tốp khác, quần cho đến 12 giờ.       
  @paleylin:Khoảng hơn 1 giờ, lúc tôi sắp đi ngủ thì ông sếp gõ cửa. Ông buông một câu: Mai cô không phải đi đâu cả. Cô nhìn cái mặt tôi đi –  Hai sếp nam nữ, trai tài gái sắc, lại có chút tiếng tăm trong nghề. Bởi tôi quá mệt, người rất yếu, đang phải nghỉ dưỡng. Công ty bao nhiêu là đơn đặt hàng, cuối năm thiếu người, áp lực rất lớn. Mặt ông ta nom hết sức mỏi mệt, ông tốt quá. Tôi nhận lời.
       @paleylin:Khi đưa tin lên vào buổi tối, tôi tiếp tục cùng với họ bàn về phi bạo lực, chống lại chuyên chế, hủ bại bám theo chủ đề Cách mạng Ai Cập mà họ nói đến. Ngày 12.5, sự kiện Dương Gia là cái gì, nói thực khi ấy tôi con mơ hồ lắm, họ đã dùng một mớ lý luận tẩy não phản hồi lại cho tôi, có những điều tôi bác lại được, có những điều tôi còn chưa hiểu hết. Nhưng thực sự là bản thân tôi đã ở vào thế chủ động. Tôi cho là mình đang tẩy não lại họ – cũng có thể đó là tưởng tượng.
         @paleylin:Tôi nhớ mãi Quốc Bảo, một trong số bạn học của tôi, trông cậu ta rất giống đạo diễn Tất Phúc Kiếm, hôm ấy mặc một chiếc áo jacket màu vàng nhạt, mắt cậu rất hiền, lúc nào cũng lắng nghe, nói bao giờ cũng mỉm cười. Cũng chẳng dám mắng mỏ ai bao giờ. Sau một hồi tranh luận qua lại, cậu ta buông một câu: Nó đổ thì cho nó đổ, cậu xô nó mà làm gì?  Ha ha, những người khác thấy buồn lòng vì cái cười đó. Thực ra họ đều cũng chỉ vì sự sinh tồn, chứ còn họ hiểu tất cả. Họ bí mật chuyển tiếp…   
     @paleylin:Trong cuộc chuyện trò hôm ấy, không ai nói đến chuyện mai có nên ra đường không. Từ đầu đến cuối chỉ nói về vấn đề quan điểm. Tôi chưa cảm nhận được thế nào là nguy hiểm. Tôi mang sự phấn khích của người tham gia đấu tranh, cũng cảm thấy muôn phần có lỗi với ông sếp mình. Bởi công việc hoàn toàn bị đảo lộn. Xe cảnh sát thường không hẹn mà tới, xếp hàng bấm còi ngay trước cổng nhà máy, rồi sau đó vào đứng đông nghịt dưới tòa văn phòng. Ở dưới gác, mọi người đi đi lại lại. 
    @paleylin:Đêm đó, khi ông chủ đi rồi, tôi bắt đầu nghĩ đến chuyện ngày mai. Khi họ chưa đến, chiều tan ca làm, tôi còn đi tàu điện ngầm tới Carrefour, chụp ảnh, quan sát khắp cả khu mua bán, nhất là đường tàu điện ngầm. Tôi muốn xem xem có gì khác thường không. Dưới cầu Thiên Kiều bên cạnh khách sạn Lê Viên Thành Thiết có xe cảnh sát đỗ ở đó, hai cảnh sát mũ áo chỉnh tề đang ngó khắp xung quanh. Tôi đứng trên cầu Thiên Kiều chụp ảnh họ, họ cũng thấy.
        @paleylin:Rồi tôi đến bên cạnh họ, mỉm cười ra ý chụp ảnh, trong thâm tâm tôi còn muốn chuyện trò với họ. Bây giờ nghĩ lại mà thấy sợ, liệu giờ tôi có còn dám thử vậy nữa không? Vì tôi muốn nói với họ: “Chớ có bắn vào dân, hãy chếch nòng súng cao lên 1 cm”. Sau này tôi được biết, quân cảnh toàn quốc trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cấp 1, nếu như tôi mà lại tới nói thì không biết điều gì sẽ xảy ra? Tất nhiên cũng có thể là vẫn bình an.
    @paleylin:Tôi chụp hai bức ảnh vu vơ rồi xuống tàu điện ngầm. Trong ga tàu điện ngầm, kiểm tra an ninh hết sức nghiêm ngặt, cảnh sát vũ trang được tăng cường, đứng cả bên cầu thang, bình thường không có chuyện này. Khi xuống tàu ở Lâm Hà Lý, tôi nhìn thấy đã có người mặc bộ quần áo làm việc màu kem, trên tay đeo băng đỏ đứng ở cổng. Tôi đứng bên cổng hỏi anh ta một hồi rồi mới biết: Họ tạm thời được thuyên chuyển tới.
        @paleylin:Lời dặn dò của ông sếp khiến cho tôi thực sự cảm thấy trong lòng như đã kết thúc. Bởi vì sau khi đã đi một vòng trở về, tôi rất dao động. Vì ngày mai là chủ nhật. Chủ nhật, suốt cả 5 năm ở Bắc Kinh, tôi đều đi chơi xa, hầu như chưa bao giờ nán lại ở công ty. Tôi chỉ có một ngày nghỉ, nửa ngày ở nhà thờ, nửa ngày dạo phố cùng bạn bè. Tôi gần như khẳng định mình phải đi. Ngay cả không tới quảng trường, tôi cũng nên, đúng là nên đi.
        @paleylin:Tối đến tôi nghĩ: Không biết bây giờ có nên đi tìm một nơi nào đó trong thành phố mà ở không đây? Để ngày mai mình có thể thoát thân? Nếu khi ấy mà đi luôn thì tốt biết bao, sau này nói nghe thì đơn giản. Tuy cũng là bị nhốt, nhưng khỏi phải ảnh hưởng đến công ty một tuần sau đó, tôi thật quá có lỗi với họ. Nhưng liệu tôi có thể xin lỗi ông sếp nổi không? Tôi không thể đi, lòng tôi đầy mâu thuẫn. Lúc này, suy nghĩ của đám đông đã quá mạnh. Tôi phải đi.
        @paleylin:Đồng thời, tôi cũng phản hồi lại tình hình của mình ngày hôm đó vào trang qun.qq.com. Buổi chiều có người ở trang qun.qq.com bảo tôi là đã đưa lên twitter. Để mọi người yên lòng, buổi chiều khi về, tôi để anh ta đưa lên lần nữa tin báo rằng cảnh sát đã đi rồi, tôi an toàn rồi. Có người lấy tin về tôi cũng bảo họ là tôi an toàn rồi. Thế là khi tôi bị bắt vào ngày 27, mọi người đều vẫn cho là tôi an toàn. Bạn bè cũng chưa có được tin từ công ty.
        @paleylin:Còn về bạn tôi, ở đây không tiện nói về tin tức của cậu ấy. Bất kể là giờ đây cậu ta có an toàn hay không. Chúng tôi chỉ chịu sự thôi thúc từ suy nghĩ của mình, là đồng lõa về lương tâm. Tối đó, tôi đi ngủ rất muộn, nhưng ngủ rất ngon. Còn một chuyện nữa, khi đi ra ngoài mua đồ, tôi bị bảo vệ và giám đốc văn phòng tra vấn, tôi đã không hề biết được liệu có người giám sát mình hay không.   
Nguồn: peacehall.com

[i]   Loài vật sống ở Nam Mỹ -ND.
[ii]   Ví với thân phận chuột chạy qua đường, ai cũng hò hét đánh đuổi –ND.
[iii]   Tức Cách mạng Hoa lài –ND.
[iv]   Nguyên văn 五毛, tức 五毛.  Tên gọi chỉ có ở TQ đại lục, chỉ những “còm sĩ” được thuê hoặc được chỉ đạo, chuyên trách hoặc kiêm nhiệm, bình những điều có lợi cho chính phủ Trung Quốc trên các trang mạng của các cơ quan, trường đại học… Người ta thường giễu cợt là với mỗi lời bình đưa lên những người này sẽ nhận được “5 hào”-ND.

Cô dâu Việt bị rao bán, mặc cả trên “chợ web”

 
- Tại Trung Quốc, nhiều trang web ảo được coi là "chợ cô dâu", trong đó có rất nhiều cô dâu Việt bị rao bán, mặc cả công khai và bị bình phẩm với những lời lẽ khiếm nhã.
 
Từ trang mạng được giới thiệu là “môi giới phụ nữ Việt cho thanhh niên Trung Quốc”, chúng tôi đã tìm hiểu cách thức làm môi giới và “giá trị” của cô dâu Việt trên “thị trường”.
Môi giới cô dâu Việt chuyên nghiệp

Một trang web tự giới thiệu là chuyên giúp làm thủ tục cho người Trung Quốc lấy cô dâu Việt Nam, có văn phòng đại diện tại TP.HCM, có hơn 10 tổ làm việc; hợp tác với cả các "chuyên gia" môi giới người Việt Nam. Đơn vị môi giới này có văn phòng đại diện tại TP.HCM nằm tại “so 65 Nguyen Cong Tru, Le Chan - Sai Kung” (thực tế thì tại TP.HCM không có địa chỉ này).
Khách hàng thường xuyên ghé thăm trang mạng này và để lại thông tin cá nhân cũng như bình luận là những người đàn ông có nhu cầu tìm vợ thuộc vùng thông thôn ở các tỉnh Quảng Tây, Nam Ninh, Tứ Xuyên… Khi ai vừa mắt với một cô dâu sẽ để lại số điện thoại và phương thức liên hệ để các trang mạng có thể nắm bắt và liên lạc lại để thỏa thuận giá cả và lộ trình tìm kiếm cô dâu Việt.
 
Những website môi giới cô dâu Việt
Anh Đoàn Đình Bính, một người Việt Nam từng sống nhiều năm ở Trung Quốc cho biết, trên thực tế, có rất nhiều website như thế với những cái tên rất mỹ miều như0084love, Vielover... tồn tại như những "chợ cô dâu" để đàn ông Trung Quốc chọn vợ.
Khi cô dâu Việt được đưa hình ảnh và thông tin lên các trang mạng, họ hoàn toàn không có thông tin về tên, nguyên quán, địa chỉ liên hệ. Tất cả các thông tin chỉ là tuổi, chiều cao… Khách hàng sẽ không có cách nào có thể liên hệ với các cô dâu, nhưng trên thực tế, hình ảnh của một cô dâu có thể được phát tán trên nhiều trang mạng, nên tính xác thực của các thông tin này là rất thấp.
Về giá cả trung bình được thông báo ở trên các trang mạng cũng được thông tin rất cụ thể. Theo thông tin được quảng cáo trên trang 0084love: Khách hàng từ Trung Quốc muốn sang Việt Nam tìm vợ phải đóng cho người môi giới 2.000 nhân dân tệ (tương đương với khoảng  gần 7 triệu đồng Việt Nam). Sau đó, đơn vị môi giới tổ chức cho khách hàng ở Việt Nam vài ngày để xem “hàng”, chủ yếu tại Hải Phòng và TP.HCM. Đàn ông sẽ được “tuyển hàng” khoảng 2 lần, mỗi lần khoảng 5-8 cô dâu.
Trong thời gian chọn vợ ở Việt Nam, khách hàng sẽ được tổ chức đi chơi và giải trí nhưng họ phải tự bỏ tiền. Nếu không tìm được cô dâu thích hợp, khách hàng là đàn ông Trung Quốc sẽ mất 2.000 nhân dân tệ đã bỏ ra.
Nếu chọn được người thích hợp, cô dâu và và khách sẽ được cho gặp mặt riêng, có phiên dịch. Nếu cảm thấy phù hợp, cô gái sẽ hỏi xin phép bố mẹ, đơn vị môi giới sẽ bố trí thời gian cho người đàn ông gặp mặt bố mẹ cô gái. Sau khi tất cả đồng ý, người đàn ông sẽ trả thêm 10.000 nhân dân tệ (tương đương hơn 30 triệu đồng) để đơn vị môi giới làm thủ tục kết hôn.
Sau khi xong phần thủ tục, khách nộp thêm 26.000 nhân dân tệ để làm các công tác chuẩn bị kết hôn, tổ chức hôn lễ, mời ban nhạc, chuẩn bị áo váy cưới… và sẽ được trả lại 2.000 nhân dân tệ đã bỏ ra từ ban đầu.
Như vậy, theo thông tin được quảng cáo trên trang 0084love, tùy vào từng đám, giá trung bình của một cô dâu Việt đi sang xứ Tàu làm dâu nằm ở mức 34.000 nhân dân tệ (khoảng 100 triệu đồng). Nếu không muốn hoặc không đủ điều kiện cho một đám cưới như vậy, khách hàng chỉ cần nộp 30.000 nhân dân tệ. Sau khi kết thúc hôn lễ sẽ có thể đưa cô dâu về nước.
Đau lòng cảnh làm dâu xứ người
Khi thực hiện bài viết này, chúng tôi nhận được một cuộc điện thoại của một độc giả tại tỉnh Sóc Trăng, chị Nguyễn Thị H. đã gả con gái là Phạm Thị P. sang Trung Quốc cách đây ít lâu theo một đường dây môi giới. Đơn vị môi giới đề nghị chị H. gả con và sẽ trả cho chị 20 triệu đồng. Đứa con gái 19 tuổi của chị sau khi sang làm dâu xứ người thì bặt vô âm tín. Cho đến một ngày chị hoảng hốt khi nhận được điện thoại của con gái với nội dung: “Mẹ ơi, cứu con với!”.
Chị H. kể: “Trước khi con gái lấy chồng, người môi giới (là người Việt Nam) chỉ đưa cho chị 5 triệu đồng, sau khi con gái sang Trung Quốc làm dâu thì người môi giới mất tích luôn. Con gái tôi sau khi ra nước ngoài không chỉ làm dâu cho một người mà phải phục vụ cho 4 người đàn ông trong một gia đình như một nô lệ tình dục”.
Bản thân chị H. là người ít học, không hề biết chuyện những trường hợp như con gái mình khi đưa thông tin, hình ảnh vào tay người môi giới được rao công khai trên các trang web môi giới hôn nhân. Bên cạnh đó, chị sẽ còn đau lòng hơn khi biết được nội dung những bình luận được đăng tải trên các website môi giới cô dâu Việt.
“Có còn trinh không?” “Già quá!”, “Nghèo đến thế sao, ngay đến đôi giày cũng không mua nổi?” ( đây là 1 cách nói của người Trung Quốc chê những người nghèo rớt mùng tơi), “Già thế này 1 triệu (đồng) thì mình lấy!”, “Vợ như thế này mà không có nhiều tiền chắc khả năng chạy mất của nó rất lớn”, “Những đứa con gái như thế này ngoài đường đầy...".
Những hình ảnh của các cô gái Việt khi đưa lên chợ cô dâu thường nhận về những bình luận vô cùng khiếm nhã
Trên thực tế, những thông tin báo chí đã đưa về việc người chồng, người bản xứ đối xử một cách bất nhân với các cô dâu Việt không phải là hiếm. Tuy nhiên, theo anh Đinh Ngọc Đăng, một người dân ở tỉnh Ninh Bình, khu vực gần nơi anh sống có hẳn những làng “cô dâu Trung Quốc”.
Theo anh Đăng, phần lớn những cô dâu Việt được gả bán sang xứ người đều ở các vùng nông thôn, trình độ dân trí thấp nên có thể việc tiếp cận thông tin để tự bảo vệ mình, tránh những nguy cơ nơi đất khách tỏ ra rất khó khăn.
Chính sách kế hoạch hóa dân số của Trung Quốc là một trong những nguyên nhân khiến đàn ông nước này khó tìm vợ. Theo một cuộc điều tra dân số gần đây tại nước này, trong vòng 10 năm qua, chỉ có 100 bé gái được sinh ra trên tổng số 118.06 bé trai mỗi năm.
Do sự mất cân bằng về giới, đàn ông Trung Quốc, đặc biệt là ở các tỉnh khu vực phía nam nước này chọn cách tìm vợ ở các nước khác. Đây cũng là một cơ hội để bọn buôn người, bắt cóc lộng hành, tháng 8.2011, theo tin từ Tân Hoa Xã, cảnh sát tại Trung Quốc đã phải vào cuộc để tìm kiếm 100 cô dâu Việt Nam bị mất tích sau khi đã được gả bán từ Việt Nam sang.
Theo luật gia Phạm Đình Bắc, đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai, các hoạt động về ‘môi giới hôn nhân” đều không được pháp luật Việt Nam công nhận, nhưng vẫn tồn tại các trang môi giới hôn nhân núp bóng dưới dạng tìm hiểu, kết bạn bốn phương… Việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài cũng được pháp luật Việt Nam công nhận, nhưng phải là sự đồng thuận, tự nguyện từ hai phía chứ không chấp nhận hành vi môi giới để lấy tiền từ một bên khác.
 Theo Infonet -Theo: Cô dâu Việt bị rao bán, mặc cả trên “chợ web”

Ông Vươn kiện gì UBND huyện Tiên Lãng?

 
Ảnh minh họa-Hai người bị khởi tố trong vụ cưỡng chế đầm tôm ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.
Sắp xét xử vụ Tiên Lãng   –   (BBC).  - Vụ án Tiên Lãng: Thùng rỗng kêu to   –   (RFA). - Vụ phá dỡ nhà coi đầm của ông Đoàn Văn Vươn: Đang xác định giá trị để truy tố (ĐĐK).  - Xét xử vụ Đoàn Văn Vươn trước tháng 6 (VNE).  - Vợ ông Đoàn Văn Vươn gửi tâm thư tới Bộ trưởng Bộ TN&MT (GDVN). -.Hải Phòng: Trưởng, Phó CA xã bị tố đánh dân bị thương

Eurasia Review

Phân tích: Ngân sách quốc phòng mới của Trung Quốc nói lên điều gì?

Tác giả: Richard A. Bitzinger
Người dịch: Trần Văn Minh
09-04-2012
Ngân sách quốc phòng mới của Trung Quốc – đặc biệt với sự phê chuẩn gia tăng ngân quỹ dành cho lãnh vực nghiên cứu & phát triển quân sự và mua sắm vũ khí & trang thiết bị, chứng tỏ Bắc Kinh quyết tâm trở thành cường quốc quân sự song hành với việc phát triển quyền lực mềm.
Vào đầu tháng 3, Trung Quốc thông báo ngân sách quốc phòng năm 2012, lần đầu tiên đã phá kỷ lục 100 tỷ Mỹ kim. Đúng ra chi tiêu quân sự của Trung Quốc tổng cộng 106,4 tỷ Mỹ kim, gia tăng 11,2% so với năm 2011, và con số này không bao gồm những chi tiêu bí mật có thể cộng thêm vào ngân sách quốc phòng Trung Quốc nhiều tỷ Mỹ kim/ năm. Ngoại trừ Hoa Kỳ, không quốc gia nào chi tiêu quốc phòng ở mức 3 con số (tính hàng tỉ Mỹ kim).
Trung Quốc
Hiện Trung Quốc không những đứng thứ nhì thế giới về chi tiêu quân sự mà còn chi nhiều hơn mọi nước khác, ngoại trừ Hoa Kỳ. Năm năm 2007, Trung Quốc qua mặt Nhật Bản, nước chi tiêu lớn nhất Á Châu về quốc phòng, và nước đứng thứ nhì thế giới là Anh Quốc vào năm 2008. Ngân sách quốc phòng mới của Trung Quốc nhiều hơn gấp đôi những nước đứng hạng ba (trong số những nước có chi tiêu gần ngang nhau như Anh, Pháp và Nga, theo tài liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm). Trung Quốc chi nhiều hơn chi phí quân sự ở tất cả các nước Đông Nam Á cộng lại, với tỷ lệ hơn ba trên một, và gần bằng ba lần mức chi của đối thủ đang trỗi dậy của họ là Ấn Độ.
Trung Quốc là nước lớn duy nhất có mức gia tăng hai con số (sau khi trừ đi lạm phát) về chi tiêu quân sự hầu như hàng năm kể từ khi chiến tranh lạnh chấm dứt. Ngân sách quốc phòng Trung Quốc gia tăng trung bình 13% mỗi năm trong mười lăm năm qua, kết quả là gia tăng 500% kể từ năm 1997.
Số tiền đó đã đi đâu?
Rõ ràng là Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã chi tiêu thả cửa trong 15 năm qua, nhưng những chi tiêu này đã đi vào đâu? Trung Quốc nhấn mạnh rằng sự gia tăng chi tiêu quốc phòng hầu hết dành cho những vấn đề về chất lượng đời sống của Quân đội Nhân dân: lương quân nhân và phúc lợi, xây dựng trại lính mới v.v., nhưng điều này rõ ràng là không đúng. Hơn một thập kỷ qua, sách trắng quốc phòng Trung Quốc đã liên tục nói rằng, khoảng một phần ba chi tiêu cho nhân viên, một phần ba cho hoạt động, và một phần ba vào “quân cụ”, chẳng hạn như, nghiên cứu & phát triển quốc phòng và mua sắm trang thiết bị. Do tỷ lệ này đã ở mức tương đối cố định từ cuối thập niên 1990, có nghĩa là bất cứ sự gia tăng chi tiêu nào cũng phải được chia đều trong ba lãnh vực ngân sách quân sự.
Sự phân chia ngân sách như thế hẳn giúp ích cho việc nghiên cứu & phát triển quốc phòng và mua sắm. Thí dụ, năm 1997, chi tiêu cho quân cụ tổng cộng là 25,6 tỷ nhân dân tệ (khoảng 3 tỷ đô la thời đó), hoặc khoảng 32% trên tổng ngân sách. Năm 2009, ngân sách cho quân cụ vẫn khoảng 32% tổng ngân sách quốc phòng là 400 tỷ nhân dân tệ (58.8 tỷ đô la) – và xin nhớ rằng hầu hết quân đội ở các nước phương Tây chi trung bình dưới 20% ngân sách cho quân cụ. Nếu tỷ số một phần ba giữ nguyên cho ngân sách năm 2012, thì chi tiêu cho nghiên cứu & phát triển và mua sắm có thể vào khoảng 35 tỷ đô la.
Nói cách khác, chi tiêu của Trung Quốc cho quân cụ đã gia tăng hơn mười lần trong 15 năm qua – cho dù tính vào lạm phát, gia tăng thực sự vẫn khoảng gần sáu lần. Sự gia tăng ngân sách quân cụ này đã cho phép Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc mở rộng đáng kể việc mua sắm trang thiết bị hiện đại, bao gồm chiến đấu cơ thế hệ thứ tư (như chiến đấu cơ J-10 và Su-27 sản xuất trong nước), hộ tống hạm, các khu trục hạm mới, và nhiều loại tàu ngầm chạy bằng nguyên liệu thông thường và hạt nhân.
Quan trọng hơn, có lẽ chi tiêu cho nghiên cứu & phát triển quân sự đã gia tăng đột ngột. Giả sử một mức trung bình thấp là 5% tổng ngân sách chi tiêu quốc phòng dành cho nghiên cứu và phát triển quân sự (tương tự như những cường quốc quân sự phương Tây chi trong lãnh vực này), Trung Quốc có thể dành ra khoảng 6 tỷ đô la một năm để phát triển hệ thống vũ khí mới và nghiên cứu kỹ thuật mới – và con số này có thể cao hơn một cách dễ dàng. Thực ra, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có vẻ như đang gặt hái thành quả của việc gia tăng chi tiêu trong nghiên cứu & phát triển, qua sự tiết lộ về chiến đấu cơ thế hệ thứ năm J-20, một loại tên lửa đạn đạo chống tàu, và tàu tên lửa tàng hình loại Houbei.
Một dấu hiệu của sự quả quyết
Qua việc gắn kết liên tục với mức gia tăng chi tiêu 2 con số cho quân sự, cũng như dành riêng phần lớn ngân sách cho nghiên cứu & phát triển và bổ sung vũ khí & trang thiết bị, rõ ràng là Bắc Kinh đang tìm cách đạt được sức mạnh “cứng” – có nghĩa là sức mạnh quân sự, tương xứng với sức mạnh “mềm” về kinh tế, ngoại giao và văn hóa đang gia tăng .
Ngoài cố gắng căn bản này để đạt được sức mạnh quân sự cho danh vị cường quốc, rõ ràng là Trung Quốc có ý định dùng quyền lực quân sự mới có được này để gia tăng lợi ích quốc gia. Then chốt trong vấn đề này là những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trong khu vực biển Đông và bảo vệ đường biển giao thông trong khu vực quan yếu cho nhu cầu vận chuyển nhiên liệu và thương mại; gia tăng áp lực lên Đài Loan để không tuyên bố độc lập và cuối cùng sẽ chấp nhận một hình thức thống nhất nào đó với đại lục; và để chống lại sự hiện diện đang ngày càng gia tăng của quân đội Hoa Kỳ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương – nếu không phải là tự thiết lập như một địch thủ tầm cỡ với Hoa Kỳ trong khu vực này.
Do đó, hiện tượng gia tăng mạnh về ngân sách quốc phòng của Trung Quốc, nhất là từ khi họ gia tăng liên tục và đều đặn trong hơn 15 năm qua, là lý do quan ngại chính đáng; có thể Trung Quốc ngày càng có khuynh hướng dùng sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của họ để đạt được, hay đặt nền tảng để cố gắng đạt được, mục tiêu quốc gia mà họ đã công bố.
Tác giả: Richard A. Bitzinger là thành viên lâu năm của Chương trình Biến đổi Quân sự tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), Đại học Kỹ thuật Nanyang. Trước kia cùng với công ty RAND và Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á -Thái Bình Dương, ông đã và đang viết về những vấn đề kinh tế quốc phòng và quân sự hơn 20 năm qua.
Nguồn: Eurasia Review