Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

Ngày “Tận thế” của người Maya và thế giới chúng ta Một ngôi tháp cổ của người Maya ở Tulum (Mêhicô) - Reuters

Một ngôi tháp cổ của người Maya ở Tulum (Mêhicô) - Reuters
Một ngôi tháp cổ của người Maya ở Tulum (Mêhicô) – Reuters
Còn hai ngày nữa là đến 21-12-2012, ngày mà nhiều người coi như là ngày Tận thế. Tạp chí của RFI hôm nay về đề tài ngày Tận thế theo lịch Maya đưa quý vị đến thành phố Tulum (Mêhicô), nơi phát nguồn của dự báo về biến cố kinh hoàng này theo lịch của người Da đỏ, qua phóng sự của nhà báo Việt Tiến (từ Tulum-Mêhicô), tiếp theo đó là phần phỏng vấn nhà thiên văn Nguyễn Quang Riệu (Paris).

Trước thời điểm ngày Tận thế, nhiều hoạt động được tổ chức để thu hút những người cả tin đi tìm nơi trú ẩn tại một ngôi làng huyền thoại ở Brazil, một ngọn núi thiêng ở Pháp, một hầm ngầm ở Mỹ và nhiều nơi khác… Từ nhiều tháng nay, huyền thoại về ngày Tận thế theo truyền thuyết của người da đỏ Maya đã mang lại nguồn kích thích cho kinh tế du lịch tại nhiều nước Nam Mỹ, nơi nền văn minh Maya đã từng ngự trị, đặc biệt là tại Mêhicô, nơi phát nguồn bộ lịch cổ, được coi là đã tiên đoán thảm họa này.
Nhiều giáo phái tôn giáo có các hoạt động đặc biệt để phổ biến niềm tin vào ngày Tận thế và tiến hành các hoạt động nhằm chuẩn bị cho biến cố hệ trọng này. Đầu tháng 12, chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ hàng trăm người thuộc giáo phái « Thượng đế toàn năng », vì kêu gọi nhân dân nổi dậy lật đổ « Đại Xích Long », tức đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo Raj Kumar Sharma, một nhà chiêm tinh học tại Bombay, ngày tận thế không phải là 21-12-2012, nhưng một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba có thể sẽ bùng nổ từ đây đến năm 2052.
Tuy nhiên, tại nhiều nơi khác, từ Đông sang Tây, thời điểm Tận thế sắp tới này dường như lại là dịp để người ta tổ chức hội hè và mua sắm. Còn giới trẻ trên các mạng xã hội Hàn Quốc thì ví von một cách khôi hài rằng, ca sĩ Psy, người trình diễn điệu nhảy nổi tiếng Gangnam Style, chính là “Kỵ sĩ báo hiệu ngày Tận thế“. Vào ngày 21/12 tới, dân chơi đêm lại có dịp sôi sục với Gangnam Style.
Phóng sự từ Tulum
“(…) Trong những năm gần đây, Tulum đã trở nên nổi tiếng hơn không chỉ vì các di tích quý hiếm, mà còn vì nơi đây đã có mối liên hệ gần gũi với hệ thống lịch của người Maya cổ, trong đó có tiên đoán về việc thế giới sẽ tận thế vào ngày 21-12-2012. (…)
Một người hướng dẫn viên du lịch từ 21 năm tại Tulum cho biết, trong những năm gần đây, có nhiều người hỏi ông về ngày này. Hướng dẫn viên cảm ơn du khách đã tin vào sự chính xác của lịch Maya, thế nhưng theo ông, lịch của người Maya không hề nói về ngày Tận thế, mà chỉ nói đến sự chấm dứt của một thời kỳ, để mở ra một thời kỳ mới, giống như trong lịch Hiện đại, thế kỷ XX chấm dứt một thiên niên kỷ và mở ra một thiên niên kỷ mới. Vì thế mà không có chuyện ngày Tận thế vào 21-12-2012 (…)”.
Nhà báo Việt Tiến (Mêhicô)
19/12/2012
Ngày Tận thế từ góc nhìn của khoa học Thiên văn
RFI : Xin chào nhà thiên văn Nguyễn Quang Riệu. Ngày 21/12/2012 được nhiều người cho là ngày Tận thế, xin ông cho biết suy nghĩ của ông về quan niệm này. 
Nguyễn Quang Riệu : Lịch người Maya sẽ kết thúc vào ngày 21/12/2012 khiến nhiều người nghĩ đó là dấu hiệu ngày tận thế. Ở Bắc Bán cầu, ngày 21/12 là ngày đông chí, thời điểm khởi đầu mùa đông có ngày ngắn nhất và đêm dài nhất trong năm. Vào thời điểm này ở Bắc Bán cầu, mặt trời ở vị trí thấp trên hoàng đạo. Mỗi năm cũng trong thời gian này, mặt trời trong quá trình di chuyển trên hoàng đạo đột nhập vào hướng chòm sao Nhân Mã (Sagittarius) và đồng thời thẳng hàng với vùng trung tâm Ngân Hà.
Căn cứ vào những hiện tượng thiên nhiên, các nhà tiên tri cho rằng, vì nhân của Ngân Hà là một lỗ đen khổng lồ nặng bằng hàng triệu lần mặt trời, nên có lực hấp dẫn đủ mạnh để làm tiêu tan cả trái đất. Tuy nhiên, việc hệ Mặt Trời di chuyển vào hướng vùng trung tâm Ngân Hà xảy ra tuần hoàn hàng năm mà không gây tai hại cho nhân loại trên trái đất. Điều đáng chú ý là toàn bộ hệ mặt trời trong đó có trái đất cách trung tâm Ngân Hà và lỗ đen những 25.000 năm ánh sáng (250 triệu tỷ km). Chúng ta biết rằng, ở khoảng cách cực kỳ lớn như vậy thì tác động của lực hút hấp dẫn của lỗ đen đối với trái đất yếu vô cùng.
Nhà thiên văn Nguyễn Quang Riệu (Paris)
19/12/2012
Mặt trời, tuy cũng sắp trải qua một thời kỳ hoạt động tối đa với chu kỳ 11 năm, sẽ chỉ phun ra những hạt vật chất chủ yếu làm nhiễu hệ thống vô tuyến viễn thông, chứ không có ảnh hưởng đến đời sống con người trên bề mặt trái đất.
Còn có những lý do khác đưa ra để tiên đoán ngày tận thế như sự tồn tại của một thiên thạch có khả năng đâm vào trái đất. Các nhà thiên văn thường xuyên quan sát bầu trời để phát hiện những thiên thể có thể va chạm với trái đất. Hiện nay, họ không thấy có thiên thể nào đâm vào trái đất ngày 21 tháng 12 này.
Một nguyên nhân nữa được đề xuất, để giải thích về ngày tận thế, là : Trục từ trường lưỡng cực của trái đất có khả năng đảo ngược, cực bắc từ trường trở thành cực nam và ngược lại. Tuy nhiên, cứ sau khoảng một trăm nghìn năm, sự đảo ngược cực từ trường mới có thể xảy ra. Quá trình đảo ngược cực từ trường cũng không phải là đột ngột mà kéo dài hàng nghìn năm. Dù sao, hiện tượng này cũng không có ảnh hưởng đến sự sống trên trái đất. Dựa vào những thông tin trên, chúng ta hãy tin rằng tận thế sẽ không xảy ra ngày 21/12.
Tranh Đại hồng thủy của Francis Danby (1840)
RFI : Tại sao tin đồn ngày tận thế ngày 21/12 lại thu hút quan tâm của nhiều người ?
Nguyễn Quang Riệu : Đây không phải là lần đầu mà các nhà tiên tri tiên đoán ngày tận thế, tuy không có thảm hoạ gì đã thực sự xẩy ra. Lý do mà nhiều người tin vào ngày tận thế là được dựa trên thuật chiêm tinh, hoặc những hiện tượng trong thiên nhiên mà họ tưởng là có tác động đến sự kiện tiên đoán. Lần này, sự tiên đoán chủ yếu phát sinh từ cách lý giải bộ lịch cuả nền văn minh cổ đại Maya, một bộ tộc thổ dân ở vùng Trung Mỹ.
Tin đồn tận thế 21/12 thu hút sự chú ý của nhiều người có thể là do nền văn minh Maya có uy tín trong lịch sử và vì là một nền văn mình có tầm hiểu biết cao trong lĩnh vực thiên văn và tính toán lịch với những công trình kiến trúc xây đền đài và kim tự tháp. Khoa học hiện đại, đặc biệt ngành thiên văn cũng công bố nhiều thông tin về những sự kiện trong vũ trụ cho nên các nhà tiên tri dựa thêm vào đó để tiên đoán ngày tận thế.
Trên phương diện khoa học thì đúng là trái đất sẽ không tồn tại được mãi mãi. Trước hết, hệ Mặt Trời chỉ có tuổi thọ 10 tỷ năm và hiện mặt trời đang ở tuổi trung niên. Trong vòng 5 tỷ năm nữa, mặt trời sẽ trở thành ngôi sao khổng lồ, vì nó sẽ phồng lên rất nhiều, khí quyển của mặt trời khi đó sẽ bao trùm cả trái đất. Dù nhiệt độ mặt trời sẽ giảm đi trong quá trình giãn nở, nhưng vẫn ở mức cao khoảng 3.000 độ nên vẫn đủ nóng để thiêu hủy sự sống trên trái đất.
Một sự kiện thiên nhiên khác cũng có thể xẩy ra là thiên hà Tiên Nữ đang tiến về phía Ngân Hà với tốc độ khoảng 700.000 km/giờ. Trong vòng 4 tỷ năm nữa, thiên hà Tiên Nữ sẽ đâm vào Ngân Hà và ảnh hưởng đến số phận hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, những thiên tai này xảy ra trong tương lai quá xa xôi, nên chưa phải là mối lo ngại trước mắt đối với nhân loại.
Niềm tin tâm linh : một thế giới cũ bị hủy diệt, một thế giới mới hoàn thiện hơn ra đời
Theo nhà sử học Luc Mary, tác giả cuốn « Le mythe de la fin du monde, de l’Antiquité à 2012 » (Huyền thoại về ngày Tận thế, từ thời cổ đại đến 2012), ngày 21/12/2012 chỉ là một trong 183 tiên đoán về ngày Tận thế của nhân loại, kể từ khi đế chế La Mã sụp đổ. Lần gần đây nhất là năm 2008, khi hai nhà vật lý thiên văn dự báo lỗ đen sẽ nuốt chửng trái đất. Còn dịp được coi là tận thế thứ 184 sắp tới sẽ rơi vào ngày 10/04/2014, theo học thuyết bí truyền Kabbalah của người Do Thái. Tuy nhiên, nhà sử học cũng thừa nhận rằng, chưa có một lời tiên tri về ngày Tận thế nào lại được truyền thông phổ biến rộng rãi như lời tiên tri Maya, điều này có thể là do sự phát triển của internet, cũng như các sự kiện nghệ thuật như bộ phim Năm 2012. Ngày « Tận thế » theo lịch Maya sẽ còn được ghi nhớ vì vậy.
Trái bom nguyên tử thả xuống Nagasaki ngày 09/08/1945
Reuters
Còn theo nhà nghiên cứu về các phong trào tôn giáo mới Jean-François Mayer, niềm tin vào ngày Tận thế đã được truyền bá rộng rãi với sự phát triển của trào lưu tâm linh New Age. Bản thân trong trào lưu này, cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về điều được gọi là ngày “Tận thế“. Có người cho đây thực sự là một ngày tai họa kinh hoàng, nhưng có người lại cho rằng đây chỉ là một thời điểm trong cả một thời kỳ chuyển tiếp kéo dài hàng chục năm, sang một kỷ nguyên mới tốt đẹp hơn nhiều.
Cũng theo ông Jean-François Mayer, điều quan trọng hơn trong các thông điệp về ngày Tận thế không phải là sự hủy diệt của « một thế giới », mà là sự ra đời của « một thế giới mới », mang lại niềm hy vọng, một thế giới phục sinh, hoàn thiện và tốt đẹp hơn rất nhiều… Điều này ngược lại với những nguy cơ diệt vong của nhân loại hoàn toàn mang tính thế tục của thế kỷ XX, với sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân. Tác giả cuốn « Huyền thoại về ngày Tận thế, từ thời cổ đại đến 2012 » nhận xét, tiên tri về ngày Tận thế đã có ngay từ thưở bình minh của nhân loại và theo một số truyền thống như trong quan niệm của Kinh thánh, huyền thoại về ngày Tận thế, với cơn Đại hồng thủy, còn là huyền thoại về sự ra đời của một nhân loại mới. Ngày Tận thế theo nhãn quan này rõ ràng mang tính hai mặt : sự phá hủy một thế giới cũ và sự nổi lên của một thế giới mới. Còn trên thực tế, môi trường vũ trụ là hết sức khắc nghiệt, sinh giới trên trái đất đã từng trải qua nhiều thời kỳ có thể sánh với ngày Tận thế, ví dụ như đợt hủy diệt cách đây 65 triệu năm, khi một thiên thạch khổng lồ rơi xuống vùng đất thuộc Mêhicô ngày nay, khiến hơn 70% sinh vật bị diệt vong, trong đó có các loài khủng long.
Trở lại với lời tiên tri Maya, theo nhà thiên văn học Fabrice Mottez, lịch của người Maya mang tính chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài hơn 5.000 năm, và hiện nay chúng ta ở vào thời điểm cuối chu kỳ thứ năm theo lịch Maya. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trên thực tế không có hiện tượng mang tính tận thế nào xảy ra vào các thời điểm cuối của bốn chu kỳ trước. Và chính người Maya cũng đã không tiên đoán được sự tiêu vong của nền văn minh của bản thân họ, không tiên đoán được sự xâm lược của các conquistadors người Tây Ban Nha. Niềm tin vào ngày Tận thế theo tiên tri của người Maya chỉ là một giải thích mang tính sai lạc của hậu thế.
Những đe dọa nhãn tiền đối với sự sống trên Trái Đất
Nguyễn Quang Riệu : Ngoài những thiên tai có thể xảy ra trong tương lai xa hàng tỷ năm, chúng ta cũng phải kể đến khả năng thiên thạch va chạm với Trái Đất. Hành tinh chúng ta ra đời cùng thời với các hành tinh khác trong hệ mặt trời cách đây ngót 5 tỷ năm. Quá trình hình thành hệ mặt trời để lại những mảnh vụn dưới dạng thiên thạch kích cỡ lớn bé khác nhau.
Hiện nay, các nhà thiên văn chỉ phát hiện được một thiên thạch đặt tên là Toutatis có kích thước khoảng 4 km, tức là khá lớn, có khả năng đâm vào trái đất. Tuy nhiên, kết quả quan sát mới nhất cho thấy thiên thạch Toutatis lần này chỉ lướt qua trái đất ở khoảng cách 7 triệu km, tương đương với 18 lần khoảng cách của Mặt trăng nên không có ảnh hưởng gì đến trái đất hiện nay.
Trái đất cũng có thể bị hủy hoại bởi loài người. Sự biến đổi khí hậu do khí thải công nghiệp gây ra cũng làm tổn thương trái đất và sự sống trở nên khó khăn.
DR
Vụ sóng thần làm nổ lò phản ứng điện nguyên tử Fukushima cũng gây ra thảm họa có thể coi là một “tiểu hồng thủy”. Một năm sau, những đống vật liệu rác rưởi của thảm họa sóng thần còn trôi dạt tới tận bờ bên kia Thái Bình Dương, vùng bờ biển California. Nhân loại có khả năng khống chế được những thảm họa nhân tạo bằng cách sử dụng những loại năng lượng sạch, vừa an toàn vừa không tạo ra hiệu ứng nhà kính.
Dù sao, đa số nhân dân toàn cầu dường như vẫn bình tĩnh và tò mò đợi ngày được coi là ngày tận thế. Cũng như tác giả những tiểu thuyết chương hồi ngày xưa, chúng ta có thể tạm kết luận là “hạ hồi sẽ phân giải”.
Một điểm chung của các tiên tri về ngày Tận thế được nhiều nhà nghiên cứu công nhận, đó là : Niềm tin rằng có một biến cố kinh hoàng như vậy « nuôi dưỡng » nỗi sợ hãi của con người trước những gì không lường được, trước một tương lai bất định… Nỗi sợ hãi này cũng có thể là một phương cách nhằm giúp cho con người tự soi xét lại mình và có biện pháp tự vệ tốt hơn.
DR

Trong cuộc trả lời phỏng vấn RFI mới đây, nhà địa lý học Alain Musset (chuyên gia về Nam Mỹ và là tác giả cuốn « Le syndrome de babylone »/Hội chứng Babylone), nhắc đến cuốn tiểu thuyết The Sheep Look Up (tạm dịch là « Bầy cừu mù quáng »). Cuốn truyện khoa học – giả tưởng của John Brunner, ra đời năm 1972, đã vẽ ra ngày tận thế của nhân loại đương đại với những tai họa sinh thái, do môi trường bị ô nhiễm và hủy hoại.
RFI xin chân thành cảm ơn nhà thiên văn Nguyễn Quang Riệu và nhà báo Việt Tiến đã dành thời gian cho tạp chí hôm nay, xin cảm ơn quý thính giả đã theo dõi chương trình. Xin chúc quý vị mùa Giáng sinh hạnh phúc và bình an, những ngày hội lễ cuối năm đầm ấm, vui tươi.

 

Danlambao 20/12/2012

Thông tin về phiên tòa phúc thẩm xử các thành viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do ngày 28.12.2012
Phạm Viết Bằng (Danlambao) - Cho đến ngày 20.12.2012 thì các luật sư vẫn chưa tiếp xúc với các thành viên CLBNBTD. Dù phiên tòa phúc thẩm chỉ còn 1 tuần nữa sẽ diễn ra. Mọi thông tin về phiên tòa này vẫn được che giấu kín đáo. Ngay cả quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm cũng được “ém” rất kín. Về phía các luật sư thì cũng mới nhận được quyết định bào chữa vào ngày 14.12.2012. Hiện chúng tôi được thông tin ban đầu về các luật sư như sau:

Bán nước chấm còm

Công ty Bannuoc.com trân trọng gửi đến quý khách bài phân tích tình hình thị trường biển Đông của nhân viên cao cấp – đại tá phó giáo sư tiến sỹ nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh:
Nhận định tình hình: Hiện nay hành động xâm lấn thị trường của các công ty nước ngoài thì là chung nhưng mà nhiều hơn cả là từ công ty Xamluoc.com ở phương bắc. Nhiều hơn vì hơn và nhất là khác nhau. 7 nhiều bởi Xamluoc.com:

Tình báo Trung Quốc bao phủ mọi nơi

Huỳnh Tâm (Danlambao)“Tiếng gọi vừa rồi hơi quen không thể nào, cách đây 10 năm về trước, thân người của y ốm yếu, nước da ngâm, hai nữa y là người Việt Nam 100%, lẽ nào Tư Minh ngày nay với một thân hình béo phì như tướng tham nhũng Trung Quốc. Y không khác nào kẻ anh chị giang hồ đang đứng trước Thiếu tướng Lương Quang Liệt, không thể nào… Tuy người ta thường nói “người nhằm người, tên nhằm tên” đó là lẽ thường tình của thế gian, ở Trung Quốc này không phải là nơi đất sống của Tư Minh, y cũng như tôi là cùng?…”

Trần Đăng Thanh – Ngu toàn tập!

Đặng Chí Hùng (Danlambao) – Thật sự là có thể người đọc cho tôi hơi quá đáng khi dùng từ Ngu cho ông Đại tá Trần Đăng Thanh của quân đội xã hội chủ nghĩa. Nhưng lục đi lục lại tôi chẳng còn từ nào khác hơn để nói về ông sau khi đọc xong bài giảng đạo về Biển Đông cho các lãnh đạo đảng ủy khối, lãnh đạo đảng, đoàn, hội thanh niên các trường Đại học-Cao đẳng Hà Nội. Xin nói luôn cho ông Thanh rõ, để leo lên cai chức Đại tá tuyên huấn như ông cũng phải mất nhiều tiền và thời gian chạy chọt lắm cho nên bằng ấy tuổi mà ông ăn nói như một tên hề. Ấy vậy mà ông còn định lừa dối, nói láo trước thế hệ trẻ Việt Nam. Chính vì vậy tôi phải viết bài này chỉ cho các bạn sinh viên thấy ông láo, lừa, dốt đến thế nào.

Đảng chết còn mình

Ngọc Ẩn (Danlambao) - Nghe ngài thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi công an phải sáng tạo, phải tìm phương pháp, kỹ thuật, và dùng luật pháp để dẹp thông tin lề trái và đặc biệt nhất là phải dẹp cho được Dân Làm Báo. Xem ra các ngài đang thấm đòn của thông tin lề dân và sắp bị knock out. Các ngài lãnh đạo CSVN đã nhồi sọ các anh chị công an, cảnh sát cơ động là “còn đảng còn mình” để các anh chị chịu đấm cho bọn chóp bu ăn xôi, ăn yến, ăn vi cá, ăn cao hổ cốt, uống Remy Martin Louis xiii. các anh chị công an thì chắc chắn sẽ ăn đấm, đá, cùi chõ, cuốc xẻng, kềm búa, dao, mã tấu, gạch đá, đạn. Gia đình vợ chồng con cái của các công an nghe lời xúi bậy của thủ tướng sẽ cùng chung số phận.

Bộ Tài chính ‘oằn lưng’ trả nợ thay doanh nghiệp xi măng

Tiền Phong

TP – Với số lỗ lên tới hàng nghìn tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp xi măng không có khả năng trả nợ. Trong khi những dự án này khi vay vốn nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, nên Bộ Tài chính phải trích Quỹ trả nợ nước ngoài để trả nợ thay.
Nhà máy Xi măng Đồng Bành của Tổng Cty Cơ khí Xây dựng (Bộ Xây dựng) đã tạm dừng hoạt động do lỗ nặng, Bộ Tài chính phải trả nợ thay
Nhà máy Xi măng Đồng Bành của Tổng Cty Cơ khí Xây dựng (Bộ Xây dựng) đã tạm dừng hoạt động do lỗ nặng, Bộ Tài chính phải trả nợ thay.
Mỗi năm 30-40 triệu USD trả nợ thay
Theo báo cáo mới đây của Bộ Tài chính gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình trả nợ của các dự án bảo lãnh vay vốn nước ngoài, tổng mức bảo lãnh của Chính phủ cho các dự án xi măng tính đến cuối năm 2011 là 1,365 tỉ USD, với 16 dự án.
Trong đó, có 4/16 dự án với dư nợ hiện tại là 228,75 triệu USD gặp khó khăn trong việc trả nợ, phải nhờ Bộ Tài chính giúp sức.
Trong hai dự án đã được cơ cấu tài chính (xi măng Hoàng Mai và xi măng Tam Điệp) chỉ có dự án xi măng Hoàng Mai trả nợ đều, dự án còn lại xi măng Tam Điệp vẫn gặp khó khăn trả nợ.
Hai dự án khác đã được Bộ Tài chính ứng vốn trả nợ kỳ đầu tiên nhưng chưa thoát khó khăn là xi măng Thái Nguyên và xi măng Đồng Bành của Tổng Cty Cơ khí Xây dựng (Coma, Bộ Xây dựng).
Do cổ đông lớn không thu xếp đủ vốn góp theo cam kết ban đầu và với khoản lỗ gần 197 tỷ đồng, dự án Xi măng Đồng Bành, có tổng vốn đầu tư 1.288 tỷ đồng, đã không có khả năng thanh toán nợ và phải dừng hoạt động từ tháng 3-2012.
Bộ Tài chính phải dùng Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài để cho vay 3,49 triệu USD trả nợ. Nếu Xi măng Đồng Bành không cải thiện được tình hình hiện tại, theo tính toán trong 5 năm tới, số tiền nợ phải trả cả gốc lẫn lãi lên tới trên 600 tỉ đồng.
Tình trạng tương tự diễn ra với dự án xi măng Thái Nguyên của Tổng Cty Cổ phần xây dựng công nghiệp Việt Nam (Vinaicon) với tổng vốn đầu tư 3.536 tỷ đồng.
Dự án chưa có nguồn thu để trả nợ, Cty mẹ không có khả năng thanh toán các khoản nợ và lãi vay trong năm 2011 nên Quỹ tích lũy trả nợ của Bộ Tài chính phải ứng trả thay 4,25 triệu Euro.
Sau hơn một năm hoạt động nhà máy lỗ 77 tỷ đồng. Số tiền trả nợ gốc vay của các đối tác nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh lên tới hơn 120 triệu USD chưa biết đến bao giờ mới trả được.
Một dự án khác nằm trên bờ vực báo động là dự án Xi măng Tam Điệp của Cty Xi măng Ninh Bình. Dù đã được cơ cấu tài chính và đến hết năm 2010 Quỹ tích lũy của Bộ Tài chính đã trả nợ thay 10 triệu USD nhưng đến tháng 7-2011, một lần nữa Quỹ tích lũy phải tiếp tục ứng trả giúp 74,55 triệu USD.
Đến nay công ty đang đề xuất phương án cơ cấu nợ tổng thể các khoản vay trong và ngoài nước.
Cùng có mặt trong top doanh nghiệp xi măng lỗ khủng là Xi măng Hạ Long của Tổng Cty Sông Đà với 1.215 tỷ đồng. Đến hết quý I-2012, Cty đã vay 2.000 tỷ đồng để trả nợ.
Phương án cho số nợ giai đoạn 2012 – 2015 là 1.200 tỷ đồng được Xi măng Hạ Long đưa vào kế hoạch đi vay để trả nợ.
Bộ Tài chính dự báo trong thời gian 3 đến 5 năm tới đây hàng năm, Quỹ tích lũy trả nợ có thể phải bố trí từ 30-40 triệu USD/năm để trả nợ thay cho các dự án xi măng.
Trông chờ thoái vốn
Mới đây, Bộ Xây dựng có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận phương án chuyển nhượng hơn 17,114 triệu cổ phần (tương đương hơn 171,14 tỷ đồng theo mệnh giá) của Coma tại Cty cổ phần Xi măng Đồng Bành cho Cty TNHH Tập đoàn Hoàng Phát Vissai (The Vissai, Ninh Bình) cũng như cho phép The Vissai thay Coma thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho khoản vay 3,4 triệu USD từ Quỹ trả nợ của Bộ Tài chính.
Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu đề xuất này được Chính phủ chấp thuận, thì Xi măng Đồng Bành sẽ có cơ hội được giải cứu và đây dường như cũng là lối thoát duy nhất cho các đơn vị đã đổ tiền đầu tư vào dự án.
Một dự án xi măng khác đang gặp khó khăn và trông chờ vào việc thoái vốn cho đối tác là dự án xi măng Cẩm Phả, với tổng mức đầu tư 6.089 tỷ đồng, của Vinaconex.
Đến hết quý I-2012 xi măng Cẩm Phả báo lỗ lên tới 1.259 tỷ đồng và Vinaconex phải trích lập 1.000 tỷ đồng quỹ dự phòng. Nhằm thoát khỏi gánh nặng đầu tư lỗ, Vinaconnex cho biết đã trình Chính phủ phương án thoái vốn bằng cách bán 75% cổ phần cho Tổng Cty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM).
Tuy nhiên, theo đánh giá, VICEM cũng đang phải gồng mình với những khoản nợ đầu tư khá lớn nên chưa chắc đã dám ôm thêm nhà máy này.
Theo TS Vũ Đình Ánh chuyên gia kinh tế, trong các năm tới, việc vay thông qua hình thức phát hành trái phiếu quốc tế và vay có bảo lãnh Chính phủ của các tập đoàn, tổng công ty cần được thực hiện thận trọng và có kiểm soát chặt chẽ.
Chỉ xem xét cấp bảo lãnh vay trong nước đối với các dự án cấp bách, công trình trọng điểm quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh vay trong nước.
Bản thân Bộ Tài chính cũng cho rằng, trong thời gian tới, các tập đoàn, tổng công ty phải có lộ trình thực hiện các dự án vay vốn nước ngoài có bảo lãnh Chính phủ phù hợp với năng lực tài chính để đảm bảo bố trí đủ vốn chủ sở hữu theo đúng tiến độ dự án và khả năng trả nợ đúng hạn, giảm việc đầu tư ồ ạt trong cùng một thời điểm dẫn tới thiếu hụt nguồn vốn, giảm hiệu quả đầu tư.

Chính phủ bảo lãnh 69 dự án, vay nợ 9,15 tỷ USD Theo Bộ Tài chính, hiện có 69 dự án vay vốn nước ngoài đang trả nợ của các doanh nghiệp nhà nước, với tổng số vốn cam kết tương đương 9,15 tỷ USD được Chính phủ bảo lãnh.
Trong đó có 37 dự án điện (chiếm 56,1% tổng giá trị vốn vay bảo lãnh), 6 dự án hàng không (chiếm 18,35%), 15 dự án xi măng (chiếm 13,67%), 3 dự án dầu khí (chiếm 2,73%), 3 dự án giấy (chiếm 4,42%), các dự án thuộc các lĩnh vực khác chiếm 4,76% tổng giá trị vốn vay bảo lãnh.
Phạm Tuyên

tin ngày 20/12/2012

  • Tham vọng biển đảo của Trung Quốc : nguy cơ gây xung đột (RFI) - Bầu cử tổng thống Hàn Quốc hôm nay 19/12/2012 lẽ dĩ nhiên rất được báo chí Pháp theo dõi. Tuy nhiên, nhìn về Châu Á, tình hình căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền các đảo cũng được quan tâm. La Croix chú ý đến quan hệ Trung - Nhật và nêu câu hỏi : Liệu có nguy cơ leo thang (thành xung đột) giữa Trung Quốc và Nhật bản hay không ?
  • Cam Bốt tìm cách kiểm soát việc sử dụng internet của người dân (RFI) - Sau nhiều quyết định cthắt chặt quản lý internet trong tháng 11, chính quyền Cam Bốt đang huy động một loạt bộ ngành tham gia chuẩn bị cho ra đời một dự thảo luật về thông tin internet. Dự luật này bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền tố cáo nhằm mục đích bóp nghẹt quyền tự do thông tin của người dân trong một đất nước vốn quyền tự do ngôn luận không được tôn trọng và hệ thống internet mới bắt đầu được phát triển.
  • Time chọn Obama làm nhân vật nổi bật năm 2012 (RFI) - Hàng năm, cứ vào khoảng tháng 12, dư luận thế giới luôn chờ đợi xem tuần báo uy tín tại Mỹ Time Magazine sẽ chọn ai làm nhân vật tiêu biểu của năm. Kết quả vừa được công bố hôm nay 19/12/2012 : Tổng thống Mỹ vừa tái đắc cử Barack Obama.
  • Phó thủ tướng Thái bị truy tố vì bán 100 con cọp cho Trung Quốc (RFI) - Hôm nay 19/12/2012, một Phó thủ tướng Thái Lan đã bị truy tố vì có liên quan đến vụ xuất khẩu sang Trung Quốc 100 con cọp Bengale, một loài có nguy cơ tuyệt chủng, được Công ước quốc tế bảo vệ. Công ước quốc tế về việc buôn bán động vật hoang dã (Cites) cấm xuất nhập khẩu cọp, trừ phi xuất khẩu không nhằm mục đích thương mại, chẳng hạn như để nghiên cứu khoa học.
  • 2012, Nhật chi 110 tỷ đô la để mua công ty ngoại quốc (RFI) - Theo các số liệu do công ty tư vấn tài chính Dealogic của Anh Quốc công bố, trong năm 2012, các doanh nghiệp Nhật Bản đã chi ra hơn 110 tỷ đô la để mua các doanh nghiệp nước ngoài. Số đầu tư này còn lớn hơn mức của các năm trước, do quyết tâm của Nhật Bản muốn mở rộng hoạt động trên phạm vi thế giới và nhờ có đồng yên cao giá.
  • Ấn Độ nhấn mạnh trở lại quyền tự do hàng hải trên Biển Đông (RFI) - Hôm qua 18/12/2012, New Delhi đã lại nhắc nhở Bắc Kinh là phải tôn trọng quyền của các nước được tự do lưu thông trên vùng Biển Đông đang có 6 quốc gia tranh chấp chủ quyền. Ngoại trưởng Ấn Độ Salman Khurshid đã có tuyên bố như trên hai hôm trước khi một hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN được mở ra tại New Delhi để đánh dấu 20 năm quan hệ chính thức giữa hai bên, và 10 năm cơ chế đối thoại cấp cao Ấn Độ - Đông Nam Á.
  • Obama ủng hộ một đạo luật mới cấm sử dụng vũ khí quân sự trong dân Mỹ (RFI) - Năm ngày sau vụ xả súng thảm sát 26 người, trong đó có 20 học sinh ở trường tiểu học tại Newtown, bang Connecticut, hôm qua 18/12/2012, Nhà trắng thông báo tổng thống Obama ủng hộ một dự luật cấm sử dụng vũ khí quân đội, trong khi đó các dân biểu đảng Cộng hòa cũng không phản đối việc mở tranh luận toàn quốc về vấn đề sử dụng súng của người Mỹ.
  • Mỹ tái xác nhận việc áp thuế chống phá giá trên tháp điện gió Việt Nam (RFI) - Vào hôm qua 18/12/2012, sau nhiều tháng trời điều tra, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã khẳng định là cần phải áp thuế chống phá giá và trợ giá trên một số loại « tháp điện gió » nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc, cũng như mắc áo thép của Việt Nam. Theo chính quyền Mỹ, các sản phẩm này đã được bán vào lãnh thổ Mỹ với giá thấp hơn giá thành, gây thiệt hại cho giới sản xuất Hoa Kỳ.
  • Tin tặc "chơi khăm" lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un (RFI) - Vào hôm qua, 18/12/2012, một bản tin ngắn của hãng tin chính thức Bắc Triều Tiên KCNA loan báo : “Đồng chí Kim Jong Un thân ái” đã được tạp chí Time của Mỹ chọn là nhân vật của năm 2012 với 5,6 triệu phiếu bầu trực tuyến. Thế nhưng chỉ ít lâu sau, một số thông tin từ Mỹ đã nêu bật sự kiện là kết quả trên đây có được là do tin tặc đã đột nhập vào địa chỉ web của tạp chí Time, sắp xếp lại kết quả bình bầu để ngạo báng tân lãnh đạo Bắc Triều Tiên.
  • Chân dung chủ tịch Mao do Warhol vẽ không được triển lãm tại Trung Quốc (RFI) - Các bức chân dung Mao Trạch Đông nổi tiếng của Andy Warhol, sẽ không được trưng bày trong cuộc triển lãm toàn bộ các tác phẩm của nhà nghệ sĩ được xem là ông hoàng của nghệ thuật pop, tại Bắc Kinh và Thượng Hải năm tới. Các nhà tổ chức hôm nay 19/12/2012 cho biết như trên.
  • Quốc hội Nga không cho người Mỹ nhận con nuôi (VOA) - Nếu được ban hành, luật sẽ cấm tất cả trường hợp các gia đình Mỹ làm đơn xin trẻ em Nga làm con nuôi, hủy tất cả những thỏa thuận con nuôi đã ký trước đây giữa hai nước
  • Nam Hàn có nữ tổng thống (BBC) - Ủy ban bầu cử nói con gái của nhà cựu độc tài Park Chung-hee giành chiến thắng trong kỳ bầu cử tổng thống Nam Hàn.
  • Việt Nam hủy bỏ game 'lưỡi bò' (BBC) - Một game online phổ biến ở Việt Nam vừa bị ngừng do có nội dung 'liên quan đến vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam'.
  • BBC thay ban biên tập Newsnight (BBC) - BBC thay toàn bộ ban biên tập của chương trình thời sự truyền hình Newsnight vì kết luận điều tra nói có lỗi hệ thống.
  • TQ thay Bí thư tỉnh Quảng Đông (BBC) - Một trong những ngôi sao đang lên của đảng Cộng sản TQ, ông Hồ Xuân Hoa, vừa được đề bạt vào chức vụ bí thư tỉnh Quảng Đông.
  • Apple kiện Samsung không thành công (BBC) - Tòa án Mỹ đã bác bỏ yêu cầu cấm Samsung bán mặt hàng điện thoại thông minh với cáo buộc vi phạm bản quyền của Apple
  • Hang in There (BBC) - Tìm hiểu nghĩa và cách dùng cụm từ tiếng Anh "hang in there" và phân biệt sự khác nhau với 'to hang up'.
  • Ẩn số Shinzo Abe trước một Trung Quốc gây hấn (BaoMoi) - Theo những kết quả cập nhật trong buộc bầu cử Thủ tướng tại Nhật Bản hiện nay, cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gần như đã chắc chắn đánh dấu sự trở lại chính trường của mình bằng những chiến thắng thuyết phục.
  • Miền Bắc rét đậm (BaoMoi) - (Dân trí) - Không khí lạnh gây rét đậm, rét hại tại một số địa phương vùng núi; khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 15 độ C.
  • Ấn Độ muốn liên kết với ASEAN (BaoMoi) - Cuộc gặp đầu tiên của các nhà lãnh đạo ASEAN ở Ấn Độ là một bước ngoặt trong nỗ lực của New Delhi xây dựng quan hệ với Đông Nam Á
  • TQ đưa đường lưỡi bò vào game, Mỹ thêm quân đến Philippines (BaoMoi) - (Phunutoday) - Trung Quốc tiếp tục gây căng thẳng khi đưa đường lưỡi bò vào game, tập trận khoe sức mạnh; Nhật sửa hiến pháp, tích cực hợp tác với các nước để đối phó với sự gia tăng quân sự của Trung Quốc... là tin tức chính ngày 19/12.
  • Tạp chí Quốc tế đính chính vì đăng bản đồ lưỡi bò (BaoMoi) - (Quốc Phòng) - "Chúng tôi đã đi đến quyết định sẽ đăng một đính chính đối với bài báo (có bản đồ đường lưỡi bò – NV) rằng tính hợp pháp của các chi tiết trong đường hình chữ U trong bản đồ (có chứa đường lưỡi bò – NV) là tranh cãi”.
  • Vinagames ngừng vĩnh viễn game có "đường lưỡi bò" (BaoMoi) - Dân Việt - "Là một doanh nghiệp do người Việt Nam thành lập, VNG sẽ mạnh tay với các đối tác vi phạm nội dung liên quan đến văn hóa, chính trị và lãnh thổ Việt Nam” – Trưởng ban Truyền thông VNG cho biết.
  • Trung Quốc tự rước vạ vào thân (BaoMoi) - Chính Trung Quốc với chính sách ngoại giao ngày càng quyết liệt, hiếu chiến và ngang ngược trong mối quan hệ với các nước châu Á láng giềng đã đẩy họ đến với Mỹ. Chính sách đó sẽ khiến Trung Quốc “tự mang vạ vào thân”.
  • VinaGames ngừng trò chơi vi phạm chủ quyền lãnh thổ (BaoMoi) - (Petrotimes) – Sau khi bị phản đối dữ dội vì để hình ảnh "đường lưỡi bò" trong phiên bản trò chơi Chinh Đồ, Vinagames (VNG - đơn vị cung cấp) đã ngừng phát hành trò chơi này trong ngày hôm nay.
  • Bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo là nghĩa vụ của mỗi người dân (BaoMoi) - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tái khẳng định như vậy tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 68 diễn ra tại Hà Nội trong 2 ngày (17 và 18-12). Thủ tướng nhấn mạnh: Nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc rất nặng nề, nhưng cũng là nghĩa vụ cao cả của mỗi người dân, đòi hỏi phải thường xuyên quán triệt, nắm vững các quan điểm, tư tưởng của Đảng, tổ chức triển khai thực hiện chủ động, sáng tạo trong thực tiễn.
  • Ấn Độ quyết "chiếu tướng" Trung Quốc ở Biển Đông (BaoMoi) - Ngày mai (20/12), khi Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh chủ trì cuộc họp với lãnh đạo của 10 nước thành viên Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ-ASEAN, Trung Quốc chắc chắn sẽ phải tập trung mọi sự chú ý về cuộc họp này cũng như kết quả của nó.
  • Trung Quốc lại đưa đường lưỡi bò vào game (BaoMoi) - TT - Trò chơi trực tuyến Chinh Đồ 2.0 của Công ty Giant Interactive (Trung Quốc) do Công ty VNG phân phối duy nhất tại Việt Nam đang bị game thủ phản ứng dữ dội vì để “đường lưỡi bò xuất hiện trên bản đồ biển Đông”. >> VNG ngừng vĩnh viễn trò chơi Chinh Đồ có "đường lưỡi bò"
  • Mỹ trước “vách đứng” tranh chấp biển đảo ở châu Á (BaoMoi) - SGTT.VN - Tình thế tiến thoái lưỡng nan của Mỹ là vừa tránh gây xung đột với Trung Quốc mà vẫn bảo vệ được nguyên trạng toàn cầu nhằm đối phó với chiến thuật của Bắc Kinh là “băm các nước thành từng nhát” trên Biển Đông.
  • Nhật Bản cứng rắn với Trung Quốc (BaoMoi) - (Phunutoday) - Sau một ngày giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội, thủ tướng tương lai của Nhật Bản, ông Shinzo Abe khẳng định sẽ không có thương lượng về chủ quyền của Nhật đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Quốc.
Bản tin tiếng Anh


  • Yili to produce milk powder in New Zealand (Washington Post) - Inner Mongolia Yili Industrial Group Co Ltd, the Chinese dairy giant, announced plans on Tuesday to produce 47,000 tons of baby milk powder annually in New Zealand after buying all of the shares of a New Zealand dairy company.
  • Fungus trade problems remain despite rules (Washington Post) - In one area of the Tibet autonomous region, marriages of convenience by couples trying to get their hands on valuable caterpillar fungus were so common that authorities introduced rules to put a stop to it.
  • Uncertainty looms amid slow recovery (Washington Post) - China will face a complicated and uncertain situation abroad next year amid expectations that the global economy will grow slowly, according to the conclusions of an annual economic meeting.
  • Booming yachting industry attracts top clubs (Washington Post) - The booming yachting industry in China is attracting attention of major European industry players who are seeking to tap the growing interest of China's wealthy for the luxury lifestyle.
  • Chinese models in spotlight (Washington Post) - There is a growing demand for Chinese local models who can deliver an eye-catching presentation of goods.
  • Wanda to tap Indian market (Washington Post) - Dalian Wanda Group will cooperate with Reliance Group, a conglomerate led by the Indian billionaire Anil Ambani, to develop real estate projects in India.
  • Drill helps school prepare for potential attacks (Washington Post) - In an anti-violence exercise at a primary school in Jinan city, capital of East China's Shandong province, a teacher and students try to stop an intruder from entering a classroom, on Dec 18, 2012.
  • Last tomb standing in construction site relocated (Washington Post) - The last standing tomb is finally to be relocated from a construction site in Longpu village to the neighboring village of Laofen, in Taiyuan, the capital city of Shanxi province.
  • That last supper (Washington Post) - With the Mayan calendar predicting the end of times according to some prophets, we asked gourmets what their final repast would be and who they would share it with.Warm hearth, global appeal
  • Love is forever (Washington Post) - To capture an extra dose of luck, lovebirds across China and beyond rushed to tie the knot on Dec 12, 2012. Record numbers of marriages were reported.
  • US exam publisher tests Chinese market (Washington Post) - High school graduate Liu Mengze from Jiangsu province went to Hong Kong twice this year - not for leisure but to sit the US college admission exams.
  • China launches Turkish satellite (Washington Post) - A Turkish Earth observation satellite was successfully sent into space from Northwest China early Wednesday morning, marking the completion of this year's space launches.
  • China starts deep Antarctic expedition (Washington Post) - A Chinese expedition team prepares to depart from the Zhongshan Research Station for the Kunlun Research Station, China's deepest station in Antarctica, on Dec 16, 2012. The 24-strong team will conduct China's 12th expedition to the inland Antarctic icecap.
  • Chinese Navy ships visit Sydney (Washington Post) - Three Chinese navy ships returning home from counter-piracy operations in the Gulf of Aden have arrived in Sydney as part of a four day port visit, local media reported on Tuesday.
  • Chinese leadership vows to avoid pomp (Washington Post) - Chinese leaders must avoid pomp and circumstance, and take concrete actions to win public trust, said a statement issued Sunday.
  • Reform pledged at meeting (Washington Post) - Cutting tax and helping more rural workers settle in cities will be among the reforms pursued through steady economic growth, top policymakers said.

Căm thù Mỹ, mang ơn Trung Quốc có phải là chính sách?

000_Hkg7552575-200.jpg 
Một giảng viên thuộc học viện Chính trị Bộ quốc Phòng vừa có bài diễn thuyết về Biển Đông khiến ai nghe cũng phải ngạc nhiên trước lập luận giữ lòng thù hận với Mỹ và cố xoa dịu những gì mà Trung Quốc đang làm.
Chủ trương của Đảng?
Những phát biểu của ông phản ánh lập trường của chính phủ Việt Nam trước mối quan hệ Việt-Trung-Mỹ về Biển Đông đã phần nào giải mã các động thái của chính phủ chống biểu tình hay phản ứng yếu ớt trước các hành vi xâm lấn của Bắc Kinh.
Trên trang mạng Ba Sàm vừa phổ biến một băng ghi âm quan trọng bài diễn thuyết của ông Trần Đăng Thanh, được giới thiệu là Nhà giáo ưu tú, Đại tá Phó giáo sư Tiến sĩ thuộc Học viện Chính Trị Bộ Quốc phòng nói chuyện trước một cử tọa gồm các nhân sự về mặt Đảng trong các trường Đại học như: lãnh đạo Đảng ủy khối, lãnh đạo Đảng, Tuyên giáo, Công tác chính trị, Quản lý sinh viên, Đoàn, Hội thanh niên các trường Đại học - Cao đẳng Hà Nội.
Trước một số người nghe quan trọng như vậy chứng tỏ ông Trần Đăng Thanh là người có thẩm quyền nói tiếng nói của Đảng Cộng sản Việt Nam mặc dù trong một môi trường khép kín và không công khai với dư luận.
Thông thường, các bài giảng chính trị luôn được phổ biến nội bộ và đó là kim chỉ nam trong các chính sách, đặc biệt là an ninh quốc phòng và ngoại giao. Nó thể hiện lập trường của đảng trong tình hình đang xảy ra và đảng viên phải tuân theo mà không được tranh cãi hay bàn thảo.
Cuốn băng dài và khá đơn điệu. Sau khi giảng giải những gì đang xảy ra hầu như khắp thế giới ông Phó giáo sư quay lại tình hình Biển Đông với các chi tiết mà nhiều học giả đã nói trong sách hay trong các cuộc hội thảo. Không có điều gì mới do ông Thanh phát hiện, cái mới là những điểm ông nêu ra về lập trường, nhận định và giải pháp mà Việt Nam đang theo và ông yêu cầu cử tọa phải lĩnh hội để uốn nắn sinh viên vào quỹ đạo này.
Mặc dù cố minh chứng rằng chính phủ không ưa gì Trung Quốc bằng cách trích dẫn những chiến thắng lịch sử mà sách vở đã ghi, ông Trần Đăng Thanh đã làm người ngồi nghe nếu ai có ý thức về vai trò Trung Quốc trong các cuộc chiến tranh với Việt Nam phải tức giận bỏ ghế đứng lên rời phòng họp nếu không sợ mất nồi cơm của mình. Ông Phó giáo sư Tiến sĩ nói:
Trong 4 năm kháng chiến chống Pháp, 21 năm chống Mỹ, nhân dân Trung Quốc, nhà nước Trung Quốc đã từng nhường cơm xẻ áo dành cho chúng ta từ hạt gạo, từ khẩu súng, từ đôi dép để chúng ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp và thắng Mỹ. Như vậy ta không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung Quốc hai điều không được quên (*).
Chính ông Thanh mới là người không được quên khi ông không nhắc lại các cuộc xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 cướp Hoàng Sa năm 1974 và Gạc Ma năm 1988.
Ba cuộc chiến ấy đã vượt xa con số tiền bạc, khí tài mà ông Thanh luôn nặng nợ với Trung Quốc. Bao nhiêu bộ đội, anh hùng liệt sĩ cùng người dân vô tội đã ngã xuống dưới họng súng của Trung Quốc đã bị ông Thanh bỏ quên một cách cố ý trong bài giảng chính trị này. Lời kêu gọi nhớ ơn Trung Quốc giúp Việt Nam chiến thắng trở thành lạc điệu đối với những người đã ngã xuống để cho ông Thanh có cơ hội đăng đàn diễn thuyết hôm nay.
Trung Quốc không giúp Việt Nam vì tình nghĩa mà lý do thật sự là dùng Việt Nam để đánh Mỹ nhằm phát triển hệ thống Cộng sản Chủ nghĩa, vì vậy công ơn mà Trung Quốc nếu có thì chỉ riêng bản thân Đảng Cộng Sản Việt Nam phải mang chứ không liên can tới người dân Việt.
Cũng vậy, Mỹ tham dự vào chiến tranh Việt Nam trong chiến lược ngăn chặn Chủ nghĩa Cộng sản mà nước này thấy rất sớm sự nguy hại của nó, vì vậy nếu căm thù Mỹ thì người Cộng Sản có lý do hơn người dân Việt Nam.
Trung Quốc vào Việt Nam bằng tiền, Mỹ vào Việt Nam bằng cả hai thứ: tiền và sinh mạng. Giữa Mỹ và Trung Quốc khác nhau chỗ đó và ông Thanh nên tỉnh táo nhìn nhận bi kịch lịch sử để không ngộ nhận về lòng tốt của Trung Quốc và nhắc nhở cái mà ông gọi là tội ác trời không dung đất không tha của Mỹ khi ông nói:
Các đồng chí nhớ người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả. Phải nói rõ luôn. Nếu có tốt chỗ này, có ca ngợi chúng ta chỗ kia, có ủng hộ chúng ta về Biển Đông chẳng qua vì lợi ích của họ. Họ đang thực hiện “thả con săn sắt, bắt con cá rô”. Họ chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha.
Phải biết ơn TQ, căm thù Mỹ
Nhà giáo ưu tú, Đại tá-PGS-TS Trần Đăng Thanh, giảng viên Học viện Chính trị thuộc Bộ Quốc phòng chưa ngừng ở đó, giữa hội trường Đại học ông công kích sự mở rộng giáo dục của người Mỹ tại Việt Nam là diễn tiến hòa bình của các đại học Mỹ. Ông Thanh khẳng định:
Để thay đổi Việt Nam, Mỹ cần phải dựa vào kinh tế và chất xám của thế hệ trẻ Việt Nam được học tập và đào tạo tại Mỹ và phương Tây. Và họ khẳng định hợp tác giáo dục là con đường ngắn nhất để cải thiện hình ảnh con người Mỹ trong con mắt người Việt Nam ở thế hệ tương lai. Thông qua giáo dục đào tạo là con đường ngắn nhất, con đường hiệu quả nhất để cải thiện hình ảnh người Mỹ trong con mắt thế hệ trẻ người Việt Nam. Cho nên một trong 9 mũi tiến công là người Mỹ đang thực hiện diễn biến hòa bình trên lĩnh vực giáo dục đào tạo của chúng ta.
Một mặt kỳ vọng vào Hoa Kỳ điều này điều khác nhưng mặt khác trong một buổi lên lớp kín đáo lại không tiếc lời mạt sát đối tác của mình là một hành động thiếu lương thiện không nên có đối với một người mang học vị Phó giáo sư.
Tuy nhiên những điều vừa nêu không có ý nghĩa gì nếu so với ý đồ thật sự bài nói chuyện của ông Đại tá giảng viên Học Viện chính trị Bộ Quốc phòng Trần Đăng Thanh.
Điều then chốt mà ông muốn gửi tới người nghe là thuyết phục họ không nên đả kích Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, ông nói:
Chúng ta không được phép là chĩa mũi dùi vào một phía nào đó mà hiện nay thiên hướng là cứ tập trung vào mỗi ông Trung Quốc. Xin thưa với các đồng chí nếu chúng ta chỉ tập trung vào mỗi một mình ông Trung Quốc là hoàn toàn chưa đúng, chưa chính xác mà phải đặt trong mối quan hệ tổng thể Việt Nam với Trung Quốc, Việt Nam với Mỹ, và Việt Nam với các nước ASEAN.
Nếu theo dõi tình hình Biển Đông không ai là không thấy sự quyết đoán và lộng hành của Trung Quốc đối với hai nước Việt Nam và Philippines. Khi kêu gọi đừng chĩa mũi dùi vào Trung Quốc phải chăng ông Thanh muốn thay mặt Bắc Kinh để phân trần cho hành động bá quyền của họ?
Ông Trần Đăng Thanh còn nói thay tiếng nói của Đảng và chính quyền hiện nay trong chính sách Biển Đông qua thông điệp:
Cái không được mất thứ ba đó là mối tình đoàn kết nhân dân hai nước. Nói điều này thì có người bĩu môi, có người chưa đồng tình. Nhưng thôi xin thưa với các đồng chí, lịch sử giao cho dân tộc chúng ta phải sống bên cạnh cái nước ta bảo họ tư tưởng nước lớn, không phải tư tưởng, họ là nước lớn thật sự. Nói tư tưởng thế nào được, họ là nước lớn thật sự. Dân số của họ là 1 tỷ 354 triệu người dân, ta có 87 triệu, họ là nước lớn thật sự, cứ bảo tư tưởng nước lớn, họ nước lớn ,không phải tư tưởng, thật sự!
Trong khi cả nước chán ngán cái khẩu hiệu “Mối tình đoàn kết nhân dân hai nuớc” kể từ sau bài học chiến tranh biên giới thì đến năm 2012, hơn ba mươi năm sau, ông Trần Đăng Thanh đem con số 1 tỷ 354 triệu người Trung Quốc để đe dọa đất nước và con người Việt Nam. Người có lòng tự trọng không ai lại sợ đất nước của người khác đến như thế.
Bài thuyết giảng của ông Phó Giáo sư Tiến sĩ, giảng viên Học Viện chính trị Bộ Quốc phòng Trần Đăng Thanh làm cho những nghi ngờ bấy lâu trong người dân được giải mã một cách trọn vẹn. Chỉ tiếc một điều bài nói chuyện này chưa được chuyển sang tiếng Anh để các học giả Hoa Kỳ, nhất là những người khuynh tả còn tin tưởng vào sự đổi mới của Đảng và chính phủ Việt Nam thấy rõ hơn một góc tối khác của “tư duy căm thù đế quốc Mỹ” vẫn còn đó, ăn sâu và mòn ruỗng trong từng tế bào của một bộ phận không nhỏ ngày nay.

(*) Trích từ BS's blog
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2012-12-19
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Bình luận của cộng đồng trước bài phát biểu của Đại tá Trần Đăng Thanh

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ năm, ngày 20 tháng mười hai năm 2012

Bình luận về bài rao giảng của ông Đại tá Trần Đăng Thanh 
Bao nhiêu năm qua, đã có những học giả, nhà khoa học, ở trong và ngoài nước, có hoặc không có chuyên môn liên quan, thầm lặng nghiên cứu về Biển Đông, vượt qua những khó khăn, cực nhọc về điều kiện vật chất và tinh thần, vượt qua sự dò xét, nghi ngờ của các đồng chí an ninh rỗi việc, vượt qua cả muôn vàn ức chế đời thường. Những Từ Đặng Minh Thu, Phạm Hoàng Quân, Nguyễn Hoàng Việt, Nguyễn Trường Giang, Dương Danh Huy, Lê Minh Phiếu, Trần Trường Thủy, Nguyễn Lan Anh, Vũ Quang Việt, Vũ Hữu San, Ngô Vĩnh Long, Nguyễn Nhã… Tất cả đều đã lao vào nghiên cứu, lặng lẽ và âm thầm, chỉ với mục đích “vì chủ quyền của Việt Nam”, “vì công lý và hòa bình trên Biển Đông”…
Những lúc ấy thì ông ở đâu? Ông ở đâu hả ông Đại tá-PGS-TS-NGƯT Trần Đăng Thanh? Ông đã bao giờ góp được cái gì vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước chưa? Tôi chưa từng nghe đến tên ông trong hàng ngũ những chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông, nên đến lúc này, tôi kinh ngạc khi thấy xuất hiện một kẻ như ông, đủ trơ trẽn để đi huấn thị “các lãnh đạo Đảng ủy khối, lãnh đạo Đảng, Tuyên giáo, Công tác chính trị, Quản lý sinh viên, Đoàn, Hội thanh niên các trường Đại học-Cao đẳng Hà Nội”.
Những người mà tôi vừa nhắc đến, cùng rất nhiều gương mặt nữa, đều đã nghiên cứu chỉ vì mục đích bảo vệ chủ quyền đất nước và chân lý khoa học, chứ không vì cái nguyện vọng bảo vệ sổ hưu như ông.
Và họ càng không có nhu cầu kể công. Nhưng tôi thấy cần phải nhắc đến họ, và chúng tôi sẽ còn phải nhắc đến tất cả những con người như thế, để cộng đồng không quên những đóng góp, cống hiến của họ, đồng thời nhận rõ ra bộ mặt của những kẻ như ông, Trần Đăng Thanh. Chưa bao giờ mà tôi cảm nhận sự vô ơn, bạc bẽo và vô học của “một bộ phận” những người cộng sản rõ như khi đọc những lời huấn thị của ông.
PS: Lãnh đạo các trường ĐH-CĐ ở Việt Nam, nếu có đủ sự sáng suốt và thật tâm muốn sinh viên tìm hiểu khoa học một cách chân chính, thì đừng bao giờ mời những vị như Đại tá-PGS-TS-NGƯT Trần Đăng Thanh đến “giáo dục” thế hệ trẻ. Đừng để các em bị đầu độc bởi sự ngụy biện, dối trá thấp hèn. Người ta nói: “Hãy cho tôi biết anh giao du với loại người nào, tôi sẽ cho anh biết anh là ai”. Một cơ sở giáo dục, muốn chọn người đến trao đổi với học sinh-sinh viên, cũng phải biết tìm cho đúng người, nếu không thì chúng ta cũng có thể đánh giá được chất lượng của cái cơ sở đó.
Bỗng dưng muốn khóc, Quỹ nghiên cứu Biển Đông ơi!
Đoan Trang
Nguồn: Facebook Đoan Trang

______________________________

Nhà văn Nguyễn Quang Lập: Khổ thân Tổ quốc XHCN 

Mới đọc sơ qua bài Đại tá-PGS-TS-NGƯT Trần Đăng Thanh, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng giảng về Biển Đông ( tại đây), thấy ông đại tá PGS- TS này nói:“Đối với Trung Quốc hai điều không được quên: họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa” Mình tính viết nói lại với ông về cái gọi là nhường cơm sẻ áo của TQ và cái giá phải trả của VN cho sự nhường cơm sẻ áo ấy. Tóm lại mình muốn nói với đại tá Thanh thế nào là nhường cơm sẻ áo, thế nào là sự đổi chác. Để cứu quốc nhiều khi phải đổi chác, phàm đã đổi chác lại nói về ơn nghĩa là dại, nếu không muốn nói là ngu, nhất là khi người ta muốn xâm lược Đất nước mình.
Nhưng khi đọc kĩ cả bài mới ngao ngán không buồn tranh luận nữa, thuở bé đến giờ chưa thấy bài nào lợm giọng như bài này. Vui nhất là đoạn này:
Hiện nay các đồng chí đang công tác chưa có sổ hưu nhưng trong một tương lai gần hoặc một tương lai xa chúng ta cũng sẽ có sổ hưu và mong muốn mỗi người chúng ta sau này cũng sẽ được hưởng sổ hưu trọn vẹn. Và tôi đi giảng bài cho tất cả các đối tượng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam thời XHCN hiện nay có rất nhiều nội dung, trong đó có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu, ví dụ các đồng chí ngồi tại đây. Cho nên ta phải nói rõ luôn, hiện nay chúng ta phải làm mọi cách để bảo vệ bằng được Tổ quốc Việt Nam thời XHCN
Nội dung cụ thể và thiết thực bảo vệ Tổ quốc XHCN là bảo vệ cái sổ hưu, đại tá chơi bài ngửa thẳng tưng không cần giấu diếm gì nữa. Rõ rồi nhé, rõ mồn một rồi nhé.
Tưởng Tổ quốc XHCN thiêng liêng cao quí thế nào mà phải hy sinh xương máu để bảo vệ, té ra cũng chỉ là cái sổ hưu.
Hu hu khổ thân Tổ quốc XHCN chưa!
______________________________
The Luc Thu Dich: Chỉ qua phát biểu của ông Đại Tá ” Poo Poo Head ” ( Mỹ gọi là đầu cứt ) thì biết lá các nhà lãnh đạo VN hiện nay không có một tư duy và tầm nhìn thời cuộc một cách sáng suốt rồi !
1) Với Mỹ : Bắt tay với Mỹ nhưng vẫn còn thủ khẩu súng để bắn lại ! Nếu đã nghi ngờ như vậy thì bang giao và chơi với nó làm gì? Điều buồn cười nhất là sợ Hoa Kỳ ” diễn biến hòa bình ” qua đào tạo giáo dục mà lại cho con em mình nườm nượp qua Mỹ học ! Hầu hết cán bộ cao cấp từ Tỉnh Ủy trở lên đến Bộ Chính Trị đều có con em học tại Mỹ ! Sao không cho qua TQ học?
Đảng có nghĩ là nếu quốc gia nào đó bang giao với ta và cũng có cái trò đểu cáng như vậy thì ta có chịu không?
Câu nhận định là Hoa Kỳ chưa bao giờ tốt với ta , tội ác trời không dung đất không tha lại càng thấy tầm suy nghĩ thấp kém của lãnh đạo VN ! Trong chiến tranh , người ta phải dùng đủ mưu mô để chiến thắng chứ không lẽ Hoa Kỳ đánh với ta , lại vừa …cho tiền chúng ta? Đế quốc Nhật cai trị VN chỉ có 8 tháng mà làm cho 1 triệu dân Miền Bắc chết đói sao không nói ra luôn?
Điều quan trọng là khi hòa bình và lập bang giao , người ta biết nhận lỗi bồi thuờng và ăn năn xin lỗi thì mình tính điểm tốt của người ta !
Thế TQ đánh chiến tranh biên giới , đốt phá và giết hại hằng nghìn người vô tội thì sao? Trời đất sẽ dung tha chuyện này? TQ đặc biệt hơn Mỹ là được dung tha , còn Mỹ thì vẫn tiếp tục nuôi chí căm hờn? Chưa kể sau chiến tranh đã trên 37 năm , TQ chưa bao giờ nói chuyện bồi thuờng ( như Mỹ bồi thuờng về chất độc da cam ) ! Một lời xin lỗi cũng không nốt !
2) Với TQ : Có 2 điều không nên quên là TQ xâm lược ta và viện trợ cho ta ! Điều này càng ngu xuẩn nữa ! Nếu ta nói TQ rất vô tư giúp ta đánh Pháp và Mỹ với viện trợ khổng lồ như vậy là….không thả con san sắt bắt con cá rô hay sao? TQ không tính toán như Mỹ chắc? Người Tàu làm cái gì cũng có lợi và tất nhiên bỏ vốn phải 4 lời người ta mới làm chứ ai cho không bao giờ? TQ có viện trợ cho ta hay cho Phi Châu đi nữa thì cũng tính kế lâu dài ! Người Tàu nổi tiếng về chính sách Phóng Tài Hóa Thu Nhân Tâm kia mà ! Ông Đại Tá này mù tịt chuyện này?
Tất nhiên Hoa Kỳ cũng có lợi mới làm , không phải ngu ngốc gì , nhưng tính toán chặt chẽ và bóp cổ con nợ thì Hoa Kỳ chưa bao giờ làm ! Ông Đại Tá cứ nhìn xem chế độ Miền Nam ,Mỹ viện trợ hằng trăm tỷ Mỹ kim chứ có lấy lại một xu teng nào ! Chưa kể hằng triệu vũ khí để lại để gián tiếp cho Đảng tiếp thu nữa là khác ! Trong khi TQ đòi nợ đến tận cùng chứ có cho không Đảng cái gì?
Đảng muốn đánh chiếm Miền Nam bằng vũ lực mới mượn nợ TQ & Liên Xô chứ Miền Nam nếu không có Đảng quậy phá thì cần gì người ta rước Mỹ vào? Cũng như Bắc Triều Tiên có hung hăng , quậy phá thì Hàn Quốc và Nhật mới mời Mỹ vào đóng căn cứ để phòng thủ chứ không có cái tên ác ôn côn đồ Bắc TT kia thì ai cần Mỹ vào làm gì?
Nói như ông cựu lãnh đạo Singapore vừa ngắn gọn vừa không lòng vòng thì có tính thuyết phục hơn :” Giữa bá quyền TQ và Hoa Kỳ , tôi thích bá quyền Hoa Kỳ hơn ! ” Nghĩa là chả có thằng nào tốt cả , nhưng tôi thấy thằng Hoa Kỳ nó đỡ hơn ! Còn nói cái kiểu đi giây như ông Đại Tá này thì vừa lưu manh vừa đểu cáng vô cùng !
Ông Đại Tá nghĩ sao về ông Cao Miên Kampuchea có cám ơn VN là đã giải toát khỏi diệt chủng hay không? Hay tư duy của nó cũng như ông là :” Ối giời ! cái thằng VN nó đánh Pol Pot cho mình thì cũng bỏ con săn sát bắt con cá rô thôi ! Chứ chả tốt lành gì? ”
Ông Đại Tá sẽ nghĩ sao về chuyện vong ân này ?
Cuối cùng ông lại xúi dại các cán bộ , quan chức nhà nước là cứ đi TQ chả có sao cả vì cứ qua chơi rồi mua sâm về uống ! Chắc ông chưa thấu triệt hàng hóa , thức ăn của TQ chứa đầy hóa chất giết hại dân ông ròng rã bao nhiêu năm nay hay sao? TQ cho người mua mèo , mua chân trâu , mua đỉa , đem ốc bươu vàng , mua giây cáp điện thoại , mua đồng, mua ong…. giết hại và phá hoại nền kinh tế VN thô bạo như vậy mà chưa được liệt vào hạng ” trời không dung đất không tha ” mà chỉ có Mỹ không làm chuyện này mà chỉ vì lỡ ” thả con săn sắt , bắt con cá rô ” mà bị ông buộc tội năng nề như vậy !!!
_______________________________
Trúc Bạch: Gần như cả diễn đàn này chê (chửi) đại tá Trần Đăng Thanh, nhưng nếu chúng ta bình tâm đọc kỹ thì sẽ thấy ông ta đúng là một người Cộng Sản Chân Chính và điển hình của “thế giới CS” còn sót lại.
Ông ta là Giảng Viên Học Viện Chính Trị/Bộ QP (và là Nhà Giáo Ưu Tú của học viện này) thì đương nhiên những điều ông ấy nói phải đúng chủ trương, đường lối của BQP – cũng có nghĩa là phải đúng chủ trương đường lối của đảng CSVN.
Trọn bài giảng của ông chỉ nhằm biện hộ cho đường lối, chính sách của TQ đối với VN, đồng thời lại gay gắt bài Mỹ, chống Mỹ và lên án Mỹ….(ông nhắc nhở mọi người rằng đừng bao giờ quên cái ơn của TQ, và ngược lại, không được quên cái thù đối với đế quốc Mỹ)
Như thế, chúng ta phải hiểu rằng bài giảng của đại tá Trần Đăng Thanh chính là một thông điệp rõ ràng gởi đến Mỹ và TQ về chính sách quốc phòng của CHXHCNVN, cũng như khẳng định sự chon lựa (dứt khoát) của đàng CSVN đối với quan hệ tay ba TQ – VN và Mỹ.
Những ai còn ảo tưởng rằng đảng CSVN sẽ vì quyền lợi của tổ quốc và dân tộc mà chọn Mỹ như một đối trong với TQ trong vấn đề Biển Đông …cần phải tham cứu kỹ những điều mà đại tá Trần Đăng Thanh vừa rao giảng để từ nay thôi đừng…ảo tưởng nữa !
http://www.youtube.com/watch?v=HEQkyp--UUQ&feature=player_embedded

Nhân quyền Việt Nam và đối thoại nhân quyền Việt Mỹ

Việt Hà, phóng viên RFA  -2012-12-18
Những tháng cuối năm là thời gian cho cuộc đối thoại nhân quyền Việt Mỹ được nhiều người trông đợi. Đây cũng là lúc để hai bên nhìn lại những gì đã đạt được kể từ cuộc đối thoại nhân quyền trước đó và mục tiêu hướng tới.
Photo courtesy of state.gov  -Ông Phạm Bình Minh bắt tay bà Hillary Clinton nhân chuyến thăm Liên Hiệp Quốc ở New York, ông cũng phát biểu về nhân quyền Việt Nam nhân dịp này.

Tình trạng nhân quyền xuống dốc

Như thông lệ, vào khoảng thời gian này trong năm, những người quan tâm đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam lại trông đợi kết quả của cuộc đối thoại nhân quyền Việt Mỹ. Tuy nhiên cho đến giờ phút này, vẫn chưa có một thông tin chính thức cụ thể nào về ngày giờ diễn ra đối thoại nhân quyền thường niên hai nước, trong khi đó tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam lại bị cộng đồng quốc tế lên tiếng chỉ trích.
Phát biểu với đài Á châu tự do về tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong năm nay, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi nhân quyền quốc tế (Human Rights Watch), cho biết:
Chính quyền Việt Nam đã làm cho tình trạng nhân quyền ở Việt Nam hiện nay suy thoái rất trầm trọng trong hai năm qua. Chúng ta thấy tòa án Việt nam càng ngày xử càng nhiều những bloggers, những người dân phản đối chính quyền chiếm đất đai, nhà cửa của họ, và những tín đồ tôn giáo. Nói chung là chính quyền đàn áp quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do hội họp của rất nhiều người thuộc mọi giới.
Theo Human Rights Watch, thống kê trong năm ngoái cho thấy Việt Nam đã bỏ tù hơn 30 nhà hoạt động ôn hòa, và các bloggers, những người bất đồng chính kiến. Trong năm nay, đã có ít nhất 12 nhà hoạt động bị kết án trong các phiên tòa ngắn thiếu công khai và phải chịu mức án tù nhiều năm, trong khi 7 người khác vẫn đang đợi ra tòa.

Hà Nội không coi trọng đối thoại nhân quyền Việt Mỹ

usa-vietnam-13.12-250.jpg
Đại sứ Mỹ Michael Michalak nói chuyện về nhân quyền tại Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội ngày 9/12/10. AFP photo
Những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam cho đến lúc này không phải là mới. Những chỉ trích của cộng đồng quốc tế và từ các nước phương Tây với Việt Nam là điều thường thấy trong nhiều năm qua. Để tạo sức ép lên Việt nam, Mỹ đã đưa Việt nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo, gây sức ép với Việt Nam trong việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế. Điều này đã tạo được những kết quả nhất định nhưng chỉ trong một thời gian ngắn cho đến khi Hoa Kỳ rút Việt Nam khỏi danh sách vào năm 2006 và Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007. Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia Đông Nam Á thuộc học viện Quốc phòng Úc nhận xét:
Một lần duy nhất mà Việt Nam có nhượng bộ là khi họ muốn gia nhập WTO, và để làm được vậy, họ cần phải có quan hệ thương mại bình thường và vì vậy họ đạt được thỏa thuận trả tự do cho một loạt những tù chính trị, những người bất đồng chính kiến dưới thời Tổng thống Bush. Nhưng kể từ đó đến nay tình trạng ngày càng trở nên tồi tệ.
Trong khi đó, Hà Nội cũng đã và đang xây dựng hợp tác đối tác chiến lược với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ. Quan hệ này với Hoa Kỳ là điều mà Hà nội rất cần nhất là giữa lúc có những căng thẳng với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông. Tuy nhiên để đạt được điều này, Việt Nam cần phải có đối thoại nhân quyền với Mỹ. Đối thoại nhân quyền giữa hai nước đã được bắt đầu liên tục kể từ năm 2006 đến nay. Tuy nhiên theo giáo sư Carl Thayer thì Hà Nội dường như không coi trọng đối thoại này.
Đối thoại nhân quyền quan trọng đối với Mỹ hơn là đối với Việt Nam. Chừng nào mà họ chỉ gói gọn các vấn đề trong phạm vi mang tính kỹ thuật thì họ không phải lo lắng gì.

Mặc cả về nhân quyền với Việt Nam

image.jpg
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, một công dân Mỹ gốc Việt đang bị tạm giam ở Việt Nam. AFP photo
Về phía mình, chính phủ Mỹ và quốc hội cũng đã nhiều lần lên tiếng gây sức ép về nhân quyền với Việt Nam.
Mới đây trong bài viết được đăng tải trên blog của mình, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, David Shear đã một lần nữa khẳng định nhân quyền là điều quan trọng trong quan hệ hai nước. Ông viết đại ý rằng nhân quyền là phần quan trọng trong mối quan hệ với Việt Nam. Hoa Kỳ không bao giờ quên những người đã bị bỏ tù vì đã thực hiện các quyền của mình một cách hòa bình và kêu gọi Việt Nam phải trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm. Ông kêu gọi tự do báo chí, tự do internet và kêu gọi chính phủ Việt Nam cho phép các nhà báo, các blogger được hoạt động tự do mà không phải lo bị bắt bớ, giam cầm.
Các vị dân biểu Mỹ đã nhiều lân kêu gọi chính quyền của Tổng thống Barack Obama phải ra điều kiện trong việc trao đổi thương mại với Việt Nam. Vào tháng 9 vừa qua, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật nhân quyền cho Việt Nam lên án Hà Nội ngày càng gia tăng việc bắt giam, sách nhiễu và ngăn cản những tiếng nói đối kháng trên internet.
Hoa Kỳ cũng gây sức ép lên Việt Nam bằng cách không dỡ bỏ những hạn chế bán vũ khí quân sự cho Việt Nam chừng nào vấn đề nhân quyền chưa được cải thiện. Phát biểu trong chuyến viếng thăm Việt Nam vào hồi đầu năm nay, thượng nghị sĩ John McCain và Joe Lieberman khẳng định Mỹ chỉ có thể bán các loại vũ khí sát thương đặc biệt cho Việt Nam một khi nước này cải thiện tình trạng nhân quyền, và rằng mối quan hệ an ninh giữa hai quốc gia sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi vấn đề nhân quyền.
Bình thường, vào thời điểm này trong năm, đối thoại nhân quyền Việt Mỹ đã diễn ra. Tuy nhiên, năm nay khác hẳn với mọi năm khi cho đến lúc này cả hai phía vẫn chưa có thông tin chính thức nào về đối thoại này. Theo giáo sư Carl Thayer thì đây có thể là do các vấn đề về nhân quyền tại Việt nam.
Dấu hiệu của sự chậm trễ trong đối thoại nhân quyền của 2 nước có thể là do các vướng mắc về vấn đề nhân quyền và có thể là trong khi chờ đợi phiên tòa đối với nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt.
Nhà hoạt động mà Giáo sư Carl Thayer nói đến chính là ông Nguyễn Quốc Quân, một Việt Kiều Mỹ bị chính quyền Hà Nội bắt giam nhiều tháng nay và cáo buộc tội lật đổ chính quyền nhân dân. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng về trường hợp bắt giữ này.
Theo thông tin được vợ ông Nguyễn Quốc Quân, bà Mai Hương cho đài Á châu tự do biết thì có nhiều khả năng ông sẽ bị đưa ra tòa xét xử trong khoảng tháng 12 hoặc tháng 1 tới.
Tờ Washington Post mới đây trích lời của bà Linda Malone, giáo sư luật thuộc trường đại học luật Mary, người trợ giúp về pháp lý cho ông Nguyễn Quốc Quân, nói rằng nếu chính quyền Việt Nam đưa ra một bản án nặng nề đối với ông Quân, một công dân Hoa Kỳ đấu tranh đòi quyền con người một cách hòa bình, thì đó sẽ là một thảm họa cho Việt Nam.

Ngày "Tận thế" của người Maya và thế giới chúng ta

Một ngôi tháp cổ của người Maya ở Tulum (Mêhicô) - Reuters
Một ngôi tháp cổ của người Maya ở Tulum (Mêhicô) - Reuters

Còn hai ngày nữa là đến 21-12-2012, ngày mà nhiều người coi như là ngày Tận thế. Tạp chí của RFI hôm nay về đề tài ngày Tận thế theo lịch Maya đưa quý vị đến thành phố Tulum (Mêhicô), nơi phát nguồn của dự báo về biến cố kinh hoàng này theo lịch của người Da đỏ, qua phóng sự của nhà báo Việt Tiến (từ Tulum-Mêhicô), tiếp theo đó là phần phỏng vấn nhà thiên văn Nguyễn Quang Riệu (Paris).

Trước thời điểm ngày Tận thế, nhiều hoạt động được tổ chức để thu hút những người cả tin đi tìm nơi trú ẩn tại một ngôi làng huyền thoại ở Brazil, một ngọn núi thiêng ở Pháp, một hầm ngầm ở Mỹ và nhiều nơi khác... Từ nhiều tháng nay, huyền thoại về ngày Tận thế theo truyền thuyết của người da đỏ Maya đã mang lại nguồn kích thích cho kinh tế du lịch tại nhiều nước Nam Mỹ, nơi nền văn minh Maya đã từng ngự trị, đặc biệt là tại Mêhicô, nơi phát nguồn bộ lịch cổ, được coi là đã tiên đoán thảm họa này.

Nhiều giáo phái tôn giáo có các hoạt động đặc biệt để phổ biến niềm tin vào ngày Tận thế và tiến hành các hoạt động nhằm chuẩn bị cho biến cố hệ trọng này. Đầu tháng 12, chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ hàng trăm người thuộc giáo phái « Thượng đế toàn năng », vì kêu gọi nhân dân nổi dậy lật đổ « Đại Xích Long », tức đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo Raj Kumar Sharma, một nhà chiêm tinh học tại Bombay, ngày tận thế không phải là 21-12-2012, nhưng một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba có thể sẽ bùng nổ từ đây đến năm 2052.

Tuy nhiên, tại nhiều nơi khác, từ Đông sang Tây, thời điểm Tận thế sắp tới này dường như lại là dịp để người ta tổ chức hội hè và mua sắm. Còn giới trẻ trên các mạng xã hội Hàn Quốc thì ví von một cách khôi hài rằng, ca sĩ Psy, người trình diễn điệu nhảy nổi tiếng Gangnam Style, chính là "Kỵ sĩ báo hiệu ngày Tận thế". Vào ngày 21/12 tới, dân chơi đêm lại có dịp sôi sục với Gangnam Style.
Phóng sự từ Tulum

"(...) Trong những năm gần đây, Tulum đã trở nên nổi tiếng hơn không chỉ vì các di tích quý hiếm, mà còn vì nơi đây đã có mối liên hệ gần gũi với hệ thống lịch của người Maya cổ, trong đó có tiên đoán về việc thế giới sẽ tận thế vào ngày 21-12-2012. (…)

Một người hướng dẫn viên du lịch từ 21 năm tại Tulum cho biết, trong những năm gần đây, có nhiều người hỏi ông về ngày này. Hướng dẫn viên cảm ơn du khách đã tin vào sự chính xác của lịch Maya, thế nhưng theo ông, lịch của người Maya không hề nói về ngày Tận thế, mà chỉ nói đến sự chấm dứt của một thời kỳ, để mở ra một thời kỳ mới, giống như trong lịch Hiện đại, thế kỷ XX chấm dứt một thiên niên kỷ và mở ra một thiên niên kỷ mới. Vì thế mà không có chuyện ngày Tận thế vào 21-12-2012 (...)".

Ngày Tận thế từ góc nhìn của khoa học Thiên văn

RFI : Xin chào nhà thiên văn Nguyễn Quang Riệu. Ngày 21/12/2012 được nhiều người cho là ngày Tận thế, xin ông cho biết suy nghĩ của ông về quan niệm này. 

Nguyễn Quang Riệu : Lịch người Maya sẽ kết thúc vào ngày 21/12/2012 khiến nhiều người nghĩ đó là dấu hiệu ngày tận thế. Ở Bắc Bán cầu, ngày 21/12 là ngày đông chí, thời điểm khởi đầu mùa đông có ngày ngắn nhất và đêm dài nhất trong năm. Vào thời điểm này ở Bắc Bán cầu, mặt trời ở vị trí thấp trên hoàng đạo. Mỗi năm cũng trong thời gian này, mặt trời trong quá trình di chuyển trên hoàng đạo đột nhập vào hướng chòm sao Nhân Mã (Sagittarius) và đồng thời thẳng hàng với vùng trung tâm Ngân Hà.

Căn cứ vào những hiện tượng thiên nhiên, các nhà tiên tri cho rằng, vì nhân của Ngân Hà là một lỗ đen khổng lồ nặng bằng hàng triệu lần mặt trời, nên có lực hấp dẫn đủ mạnh để làm tiêu tan cả trái đất. Tuy nhiên, việc hệ Mặt Trời di chuyển vào hướng vùng trung tâm Ngân Hà xảy ra tuần hoàn hàng năm mà không gây tai hại cho nhân loại trên trái đất. Điều đáng chú ý là toàn bộ hệ mặt trời trong đó có trái đất cách trung tâm Ngân Hà và lỗ đen những 25.000 năm ánh sáng (250 triệu tỷ km). Chúng ta biết rằng, ở khoảng cách cực kỳ lớn như vậy thì tác động của lực hút hấp dẫn của lỗ đen đối với trái đất yếu vô cùng.

Mặt trời, tuy cũng sắp trải qua một thời kỳ hoạt động tối đa với chu kỳ 11 năm, sẽ chỉ phun ra những hạt vật chất chủ yếu làm nhiễu hệ thống vô tuyến viễn thông, chứ không có ảnh hưởng đến đời sống con người trên bề mặt trái đất.

Còn có những lý do khác đưa ra để tiên đoán ngày tận thế như sự tồn tại của một thiên thạch có khả năng đâm vào trái đất. Các nhà thiên văn thường xuyên quan sát bầu trời để phát hiện những thiên thể có thể va chạm với trái đất. Hiện nay, họ không thấy có thiên thể nào đâm vào trái đất ngày 21 tháng 12 này.

Một nguyên nhân nữa được đề xuất, để giải thích về ngày tận thế, là : Trục từ trường lưỡng cực của trái đất có khả năng đảo ngược, cực bắc từ trường trở thành cực nam và ngược lại. Tuy nhiên, cứ sau khoảng một trăm nghìn năm, sự đảo ngược cực từ trường mới có thể xảy ra. Quá trình đảo ngược cực từ trường cũng không phải là đột ngột mà kéo dài hàng nghìn năm. Dù sao, hiện tượng này cũng không có ảnh hưởng đến sự sống trên trái đất. Dựa vào những thông tin trên, chúng ta hãy tin rằng tận thế sẽ không xảy ra ngày 21/12.

Tranh Đại hồng thủy của Francis Danby (1840)
RFI : Tại sao tin đồn ngày tận thế ngày 21/12 lại thu hút quan tâm của nhiều người ?

Nguyễn Quang Riệu : Đây không phải là lần đầu mà các nhà tiên tri tiên đoán ngày tận thế, tuy không có thảm hoạ gì đã thực sự xẩy ra. Lý do mà nhiều người tin vào ngày tận thế là được dựa trên thuật chiêm tinh, hoặc những hiện tượng trong thiên nhiên mà họ tưởng là có tác động đến sự kiện tiên đoán. Lần này, sự tiên đoán chủ yếu phát sinh từ cách lý giải bộ lịch cuả nền văn minh cổ đại Maya, một bộ tộc thổ dân ở vùng Trung Mỹ.

Tin đồn tận thế 21/12 thu hút sự chú ý của nhiều người có thể là do nền văn minh Maya có uy tín trong lịch sử và vì là một nền văn mình có tầm hiểu biết cao trong lĩnh vực thiên văn và tính toán lịch với những công trình kiến trúc xây đền đài và kim tự tháp. Khoa học hiện đại, đặc biệt ngành thiên văn cũng công bố nhiều thông tin về những sự kiện trong vũ trụ cho nên các nhà tiên tri dựa thêm vào đó để tiên đoán ngày tận thế.

Trên phương diện khoa học thì đúng là trái đất sẽ không tồn tại được mãi mãi. Trước hết, hệ Mặt Trời chỉ có tuổi thọ 10 tỷ năm và hiện mặt trời đang ở tuổi trung niên. Trong vòng 5 tỷ năm nữa, mặt trời sẽ trở thành ngôi sao khổng lồ, vì nó sẽ phồng lên rất nhiều, khí quyển của mặt trời khi đó sẽ bao trùm cả trái đất. Dù nhiệt độ mặt trời sẽ giảm đi trong quá trình giãn nở, nhưng vẫn ở mức cao khoảng 3.000 độ nên vẫn đủ nóng để thiêu hủy sự sống trên trái đất.

Một sự kiện thiên nhiên khác cũng có thể xẩy ra là thiên hà Tiên Nữ đang tiến về phía Ngân Hà với tốc độ khoảng 700.000 km/giờ. Trong vòng 4 tỷ năm nữa, thiên hà Tiên Nữ sẽ đâm vào Ngân Hà và ảnh hưởng đến số phận hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, những thiên tai này xảy ra trong tương lai quá xa xôi, nên chưa phải là mối lo ngại trước mắt đối với nhân loại.

Niềm tin tâm linh : một thế giới cũ bị hủy diệt, một thế giới mới hoàn thiện hơn ra đời

Theo nhà sử học Luc Mary, tác giả cuốn « Le mythe de la fin du monde, de l’Antiquité à 2012 » (Huyền thoại về ngày Tận thế, từ thời cổ đại đến 2012), ngày 21/12/2012 chỉ là một trong 183 tiên đoán về ngày Tận thế của nhân loại, kể từ khi đế chế La Mã sụp đổ. Lần gần đây nhất là năm 2008, khi hai nhà vật lý thiên văn dự báo lỗ đen sẽ nuốt chửng trái đất. Còn dịp được coi là tận thế thứ 184 sắp tới sẽ rơi vào ngày 10/04/2014, theo học thuyết bí truyền Kabbalah của người Do Thái. Tuy nhiên, nhà sử học cũng thừa nhận rằng, chưa có một lời tiên tri về ngày Tận thế nào lại được truyền thông phổ biến rộng rãi như lời tiên tri Maya, điều này có thể là do sự phát triển của internet, cũng như các sự kiện nghệ thuật như bộ phim Năm 2012. Ngày « Tận thế » theo lịch Maya sẽ còn được ghi nhớ vì vậy.

Trái bom nguyên tử thả xuống Nagasaki ngày 09/08/1945
Reuters
Còn theo nhà nghiên cứu về các phong trào tôn giáo mới Jean-François Mayer, niềm tin vào ngày Tận thế đã được truyền bá rộng rãi với sự phát triển của trào lưu tâm linh New Age. Bản thân trong trào lưu này, cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về điều được gọi là ngày "Tận thế". Có người cho đây thực sự là một ngày tai họa kinh hoàng, nhưng có người lại cho rằng đây chỉ là một thời điểm trong cả một thời kỳ chuyển tiếp kéo dài hàng chục năm, sang một kỷ nguyên mới tốt đẹp hơn nhiều.

Cũng theo ông Jean-François Mayer, điều quan trọng hơn trong các thông điệp về ngày Tận thế không phải là sự hủy diệt của « một thế giới », mà là sự ra đời của « một thế giới mới », mang lại niềm hy vọng, một thế giới phục sinh, hoàn thiện và tốt đẹp hơn rất nhiều… Điều này ngược lại với những nguy cơ diệt vong của nhân loại hoàn toàn mang tính thế tục của thế kỷ XX, với sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân. Tác giả cuốn « Huyền thoại về ngày Tận thế, từ thời cổ đại đến 2012 » nhận xét, tiên tri về ngày Tận thế đã có ngay từ thưở bình minh của nhân loại và theo một số truyền thống như trong quan niệm của Kinh thánh, huyền thoại về ngày Tận thế, với cơn Đại hồng thủy, còn là huyền thoại về sự ra đời của một nhân loại mới. Ngày Tận thế theo nhãn quan này rõ ràng mang tính hai mặt : sự phá hủy một thế giới cũ và sự nổi lên của một thế giới mới. Còn trên thực tế, môi trường vũ trụ là hết sức khắc nghiệt, sinh giới trên trái đất đã từng trải qua nhiều thời kỳ có thể sánh với ngày Tận thế, ví dụ như đợt hủy diệt cách đây 65 triệu năm, khi một thiên thạch khổng lồ rơi xuống vùng đất thuộc Mêhicô ngày nay, khiến hơn 70% sinh vật bị diệt vong, trong đó có các loài khủng long.

Trở lại với lời tiên tri Maya, theo nhà thiên văn học Fabrice Mottez, lịch của người Maya mang tính chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài hơn 5.000 năm, và hiện nay chúng ta ở vào thời điểm cuối chu kỳ thứ năm theo lịch Maya. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trên thực tế không có hiện tượng mang tính tận thế nào xảy ra vào các thời điểm cuối của bốn chu kỳ trước. Và chính người Maya cũng đã không tiên đoán được sự tiêu vong của nền văn minh của bản thân họ, không tiên đoán được sự xâm lược của các conquistadors người Tây Ban Nha. Niềm tin vào ngày Tận thế theo tiên tri của người Maya chỉ là một giải thích mang tính sai lạc của hậu thế.

Những đe dọa nhãn tiền đối với sự sống trên Trái Đất

Nguyễn Quang Riệu : Ngoài những thiên tai có thể xảy ra trong tương lai xa hàng tỷ năm, chúng ta cũng phải kể đến khả năng thiên thạch va chạm với Trái Đất. Hành tinh chúng ta ra đời cùng thời với các hành tinh khác trong hệ mặt trời cách đây ngót 5 tỷ năm. Quá trình hình thành hệ mặt trời để lại những mảnh vụn dưới dạng thiên thạch kích cỡ lớn bé khác nhau.

Hiện nay, các nhà thiên văn chỉ phát hiện được một thiên thạch đặt tên là Toutatis có kích thước khoảng 4 km, tức là khá lớn, có khả năng đâm vào trái đất. Tuy nhiên, kết quả quan sát mới nhất cho thấy thiên thạch Toutatis lần này chỉ lướt qua trái đất ở khoảng cách 7 triệu km, tương đương với 18 lần khoảng cách của Mặt trăng nên không có ảnh hưởng gì đến trái đất hiện nay.

Trái đất cũng có thể bị hủy hoại bởi loài người. Sự biến đổi khí hậu do khí thải công nghiệp gây ra cũng làm tổn thương trái đất và sự sống trở nên khó khăn.

DR
Vụ sóng thần làm nổ lò phản ứng điện nguyên tử Fukushima cũng gây ra thảm họa có thể coi là một "tiểu hồng thủy”. Một năm sau, những đống vật liệu rác rưởi của thảm họa sóng thần còn trôi dạt tới tận bờ bên kia Thái Bình Dương, vùng bờ biển California. Nhân loại có khả năng khống chế được những thảm họa nhân tạo bằng cách sử dụng những loại năng lượng sạch, vừa an toàn vừa không tạo ra hiệu ứng nhà kính.

Dù sao, đa số nhân dân toàn cầu dường như vẫn bình tĩnh và tò mò đợi ngày được coi là ngày tận thế. Cũng như tác giả những tiểu thuyết chương hồi ngày xưa, chúng ta có thể tạm kết luận là “hạ hồi sẽ phân giải”.

Một điểm chung của các tiên tri về ngày Tận thế được nhiều nhà nghiên cứu công nhận, đó là : Niềm tin rằng có một biến cố kinh hoàng như vậy « nuôi dưỡng » nỗi sợ hãi của con người trước những gì không lường được, trước một tương lai bất định... Nỗi sợ hãi này cũng có thể là một phương cách nhằm giúp cho con người tự soi xét lại mình và có biện pháp tự vệ tốt hơn. 

DR

Trong cuộc trả lời phỏng vấn RFI mới đây, nhà địa lý học Alain Musset (chuyên gia về Nam Mỹ và là tác giả cuốn « Le syndrome de babylone »/Hội chứng Babylone), nhắc đến cuốn tiểu thuyết The Sheep Look Up (tạm dịch là « Bầy cừu mù quáng »). Cuốn truyện khoa học – giả tưởng của John Brunner, ra đời năm 1972, đã vẽ ra ngày tận thế của nhân loại đương đại với những tai họa sinh thái, do môi trường bị ô nhiễm và hủy hoại.

RFI xin chân thành cảm ơn nhà thiên văn Nguyễn Quang Riệu và nhà báo Việt Tiến đã dành thời gian cho tạp chí hôm nay, xin cảm ơn quý thính giả đã theo dõi chương trình. Xin chúc quý vị mùa Giáng sinh hạnh phúc và bình an, những ngày hội lễ cuối năm đầm ấm, vui tươi. 
Trọng Thành (RFI)

Sài Gòn Hà Nội- Berlin- Cairo

12:00:am 18/12/12 | Tác giả:
lbo
Ngày 7/12 Nhân sĩ, Trí thức tại Sài Gòn cùng ký tên trong thông báo tổ chức mít tinh phản đối những hành động ngang ngược, phi pháp chiếm Hòang Sa Trường Sa, hình lưỡi bò chiếm hết biển Đông trong thông hành cũng như biện pháp “quản lý trị an biên phòng duyên hải” ngăn chận, khám xét, bắt giữ, trục xuất tàu thuyền nào bị cho là vi phạm “lãnh hải lưỡi bò”của nhà cầm quyền Trung Cộng.

45103_451545638237068_1033142316_n
Sáng chúa nhật Mùa Vọng II, tôi dậy sớm theo dõi tin tức quê nhà. Nhờ phương tiện truyền thông nhanh chóng mà người Việt viễn xứ hướng về Quê hương có thể đọc những bài tường thuật và hình ảnh biểu tình tại Hà Nội-Sài Gòn. Tin tức nóng, nhưng lòng tôi lạnh, nỗi buồn chen vào hồn vì ngay trên quê hương mà những người dân yêu nước không được phép biểu tình không bạo động để thể hiện lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm, nhà cầm quyền CS ra lệnh cho công an khống chế, ngăn chận mọi nẽo đường, cảnh sát chìm nổi thanh niên xung phong xô đẩy giải tán người tập trung dự biểu tình trước nhà hát Sài Gòn. Hà Nội còn tệ hại hơn họ bắt bớ, đánh đập bắt người biểu tình lên xe bus chở đi …
Người Việt tỵ nạn CS khắp nơi trên thế giới biểu tình chống Trung cộng được Cảnh sát các quốc gia cho phép và bảo vệ. Ngày 8.12.2012 thời tiết lạnh buốt trừ 6°C đồng hương ở Berlin tụ tập trước tòa Đại sứ Trung cộng tại Märkische Ufer, phản đối những hành động bá quyền của Bắc Kinh, chiếm biển đảo của Việt Nam, bắt ngư dân đánh đập, ăn cướp tài sản của họ, cắt cáp tàu Bình Minh 2 của Petrovietnam ngay trên lãnh hải của VN.
Trước nỗi đau của người dân trong nước với hiểm họa ngoại xâm, hàng triệu người Việt hải ngoại khắp nơi trên thế giới cùng nhịp đập con tim đứng lên chống lại bá quyền Trung cộng, để bảo vệ bờ cõi mà tổ tiên chúng ta đã bỏ xương máu để dựng và giữ nước từ Nam Quang đến Mũi Cà Mau. Nhưng ngày nay Ải Nam quan thuộc về bên kia biên giới của Trung cộng là nỗi nhục cuả một dân tộc! Nhìn lại lịch sử Việt Nam trải qua thời Bắc thuộc, dân tộc mình không bị đồng hóa, đã anh dũng bao lần đánh đuổi bọn giặc phương Bắc ra khỏi bờ cõi, Hội Nghị Diên Hồng năm 1284 vua Trần Nhân Tông (1258-1308) hỏi toàn dân nên hòa hay nên chiến thì toàn dân đều đồng ý chiến đấu bảo vệ quê hương, nên từ năm 1285 đến 1287 quân Nguyên Mông hai lần sang đánh Đại Việt đều bị đập tan. Hội nghị Diên Hồng được xem như hội nghị dân chủ đầu tiên trong Lịch sử Việt Nam. Bây giờ dưới chế độ Cộng sản tinh thần đó không còn nữa vì giới lãnh đạo chỉ muốn bán nước cầu vinh. Hiện nay trên mọi nẽo đường quê hương VN đều tràn ngập bọn Tàu cộng qua việc thuê đất đai trồng rừng, khai thác tài nguyên… bọn Tàu đỏ chi tiền hối lộ mua các ông lớn Việt Nam để trúng thầu những công trình trọng điểm làm chủ những vị trí an ninh quốc phòng của nước VN.…Hàng hóa, thực phẩm độc hại của Tàu tràn ngập thị trường từ thành thị tới thôn quê, các chất hóa học, thuốc xịt rau trái, gia vị thực phẩm ảnh hưởng rất tai hại đến sức khoẻ người Việt qua nhiều thế hệ. Ngoài ra bọn thương lái Tàu làm nhiều thủ đoạn hạ cấp, đê hèn vô lương tâm phá kink tế Việt Nam mà nhà cầm quyền VN đã làm ngơ không kiểm soát, nhất là các chất hóa học độc hại vẫn tràn ngập ở các chợ Việt Nam. Tại sao Công an không càng quét tịch thu và trừng phạt người bán và giải thích cho người mua biết sự độc hại khi dùng? Ngược lại những cuộc biểu tình chống Tàu thì có cả ngàn Công an chìm nổi đến để trấn áp bắt người, phải chăng nhà cầm quyền VN sợ mất lòng đàn anh? Trong khi đó Trung cộng khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển Ðông, là vùng biển giàu trữ lượng cá và dầu khí. Nếu mất biển Đông thì nguy cơ mất nước, ngư dân VN không thể ra khơi đánh cá như xưa lấy gì làm mưu sinh?
Hiện nay nhà cầm quyền Trung cộng khuyến kích dân chúng xuống đường biểu tình chống Nhật cũng như kêu gọi tẩy chay hàng hóa, xe hơi của Nhật, vì đảo Điếu Ngư/ Senkaku, Nhật Bản đang chiếm giữ làm chủ quyền. Ngược lại ở VN người tham dự buổi biểu tình tuần hành, hô vang những khẩu hiệu yêu nước, bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như cáo giác hành động bành trướng quân sự của TC đe dọa an ninh hòa bình cuả VN thì bị nhà cầm quyền CSVN đe doạ trấn áp, độc tài không những không tôn trọng quyền tự do của người dân mà còn xúc phạm lòng yêu nước đó.
Hãy nhìn về Cairo, thủ đô của Ai Cập đầu tháng 12 không phải chỉ có số người tham gia biểu tình trên dưới một ngàn người như ở Sài gòn hay Hà nội đễ bị khống chế đàn áp. Họ xuống đường tại công trường Tahrir hàng trăm ngàn người, xe tăng của quân đội chỉ đến bảo vệ dinh Tổng thống sợ số người quá khích đốt cháy gây bạo loạn. Từ ngày tổng thống Mohamed Morsi, người được phe Huynh Đệ Hồi Giáo/ Muslim Brotherhood ủng hộ đắc cử tổng thống (tháng 6/2012) đến nay Ai Cập không có một cơ chế chính quyền ổn định: Phe Muslim Brotherhood muốn Ai Cập trở thành một quốc gia thiên về luật lệ Hồi giáo. Trong khi quần chúng muốn Ai Cập là quốc gia Hồi giáo phóng khoáng có đầy đủ các quyền tự do dân chủ, nhất là không kỳ thị phụ nữ và các tôn giáo khác. Nhiều người Ai Cập có chủ trương thế tục e rằng bản dự thảo hiến pháp của TT Morsi sẽ xói mòn các quyền tự do dân sự vì văn kiện này theo luật Hồi giáo không đề cập một cách cụ thể tới vấn đề nữ quyền. Người dân Ai Cập đã thể hiện được quyền tự do của mình, chính quyền không thể đàn áp thô bạo mà phải tôn trọng quyền của người dân. Người dân không bị kết án như ở Việt Nam với „điều luật 88, tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam“ để kết tội như „ảnh hưởng thế lực phản động bên ngoài” là một sợi dây thòng lọng thắt cổ người yêu nước.
Đọc báo trong nước phải nực cười „hiện nay các thế lực thù địch bên ngoài đang nỗ lực chống phá đất nước ta, chúng tiếp sức cho bọn phản động trong nước hoạt động nhằm lật đổ chính quyền…Tòa án tỉnh Lai Châu xử bốn người sắc tộc Hmong tổng cộng 19 năm tù vì tội hoạt động lật đổ chính quyền“. Việt Nam có hơn 3 triệu đảng viên, cả quân đội và cảnh sát là lực luợng hùng mạnh mà sợ mấy người dân thiểu số lật đổ chế độ? Các cuộc biểu tình chống Tàu những năm qua cũng như vừa rồi hơn 700 tờ báo trong nước không đăng tin có biểu tình. Tối ngày 9.12 trong chương trình thời sự 18:30, Truyền hình Hà Nội có tin không hình về “một nhóm người tụ tập trái phép trước Nhà Hát lớn gây mất trật tự công cộng”. Ngược lại bọn Tàu vừa ăn cướp vừa la làng: báo chí Trung cộng tố cáo Việt Nam „ăn cắp các nguồn tài nguyên“ của Trung cộng trên Biển Đông với sự trợ giúp của một „nước thứ ba“.
Tôi băn khoăn và buồn rơi nước mắt khi đọc một đoạn văn của người trong nước tâm sự: “Hôm nay, đất nước tôi vẫn không thể đứng lên, dù một lần được thét gào „Nam quốc sơn hà nam đế cư“ vào mặt quân cướp nước. Đất nước tôi quằn quại dưới sự thờ ơ, dối trá, ươn hèn. Những kẻ cam tâm bán Tổ quốc cho những dự án lớn nhỏ, những đồng tiền nhơ nhớp lót dưới những chiếc ghế chức quyền. Đất nước tôi không biết đi về đâu khi tứ bề thọ địch, lòng người hoang mang, tức tưởi, phẫn uất bởi những kẻ ươn hèn, tham lam… „
Nhân quyền tại VN bị chà đạp và họa mất nước qua sự bành trướng của Bắc Kinh là hai vấn nạn mà không một người Việt Nam yêu nước nào lại không trăn trở. Thế hệ chúng tôi sống ở miền Nam (VNCH) sau 1975 bỏ nước ra đi làm lại cuộc đời với đôi bàn tay trắng, nhờ xứ tự do dân chủ, chúng tôi có cuộc đời mới sự nghiệp vững chắc, về hưu có tiền hư trí, con cái thành tài, đời sống an bình. Chúng tôi yêu quê hương chỉ góp tiếng nói đấu tranh với thế giới cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, mong rằng nhà cầm quyền Việt Nam phải ngừng sách nhiễu, bắt bớ, giam cầm những công dân yêu nước chỉ bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa. Cần phải thả hết những người bất đồng chính kiến và lãnh đạo tôn giáo đã bị cầm tù trái phép, nhiều người đã bị tù lâu năm. Cũng như yêu cầu nhà cầm quyền Trung cộng: “Ngừng chính sách bành trướng lãnh thổ và lãnh hải của họ, ngưng can thiệp vào chủ quyền của các nước láng giềng như Tây Tạng, Turkistan, Mông cổ, Miến Điện và Việt Nam để cho người dân các nước này được sống tự do, nhân phẩm được tôn trọng.”
Người Việt hải ngoại không muốn chiến tranh đổ máu trên quê hương mình, cũng không có mộng về nước lật đổ nhà cầm quyền CS để nắm quyền cai trị mà chỉ mong VN có độc lập, tự do, dân chủ, đất nước giàu mạnh để người dân Việt được sống trong hạnh phúc ấm no bởi thế hệ trẻ và nhân dân Việt Nam còn lắm người tài để dựng nước và giữ nước.
Mời nghe nhạc phẩm Triệu con tim (Million Hearts) http://bit.ly/TSjxMH.
© Nguyễn Quý Đại
© Đàn Chim Việt

Bà Park Geun Hye trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc

Ứng cử viên đảng bảo thủ, bà Park Geun Hye và ứng viên trung tả Moon Jae In (Reuters)
Ứng cử viên đảng bảo thủ, bà Park Geun Hye và ứng viên trung tả Moon Jae In (Reuters)

Ứng viên của đảng bảo thủ, bà Park Geun Hye hôm nay 19/12/2012 đã chiến thắng trong cuộc bầu cử, trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc. Đối thủ của bà đã thừa nhận thất bại.

Sau khi kiểm trên 88% số phiếu, kết quả là bà Park Geun Hye đã thắng với tỉ lệ phiếu bầu 51,6% ; còn ứng viên phe trung tả Moon Jae In được 48%. Trước đó theo các cuộc thăm dò sơ khởi do ba đài truyền hình tiến hành, thì bà Park Geun Hye, về đầu với số phiếu khít khao là 50,1%. Cho đến trưa, đã có khoảng 35% trong số 40,5 triệu cử tri đã đi bỏ phiếu, cho dù thời tiết âm 10°C. Tuy đến 23 giờ địa phương (14 giờ GMT) mới có kết quả cụ thể, nhưng những người ủng hộ bà Park Geun Hye đã tập họp tại Seoul reo hò vui mừng.

Như vậy bà Park Geun Hye là người phụ nữ đầu tiên trở thành nguyên thủ Hàn Quốc, với nhiệm kỳ 5 năm không được tái cử. Những người chống đối ứng viên đảng bảo thủ nhấn mạnh việc bà sống độc thân và không con, không thể là người tranh đấu cho nữ quyền. Ngược lại, bà nói chính nhờ thế bà mới hết lòng lo việc nước : « Nhân dân là gia đình của tôi, và hạnh phúc của dân là lý do khiến tôi làm chính trị ».

Bà Park Geun Hye, 60 tuổi, là con gái của nhà cựu độc tài Park Chung Hee, đã lãnh đạo Hàn Quốc bằng bàn tay sắt trong vòng 18 năm, và bị ám sát năm 1979. Mẹ bà đã qua đời 5 năm trước đó vì loạt đạn của một người ủng hộ Bắc Triều Tiên nhắm vào Tổng thống Hàn Quốc. Bà Park được cử tri lớn tuổi và bảo thủ ưa thích, họ cho rằng ông Park Chung Hee đã làm nên phép lạ kinh tế Hàn Quốc. Còn ông Moon Jae In, 59 tuổi, là một khuôn mặt đấu tranh dân chủ, đã từng phải ngồi tù trong thập niên 70.

Cả hai ứng cử viên tổng thống đều cố thu phục cảm tình của tầng lớp trung lưu và bình dân, hứa hẹn sẽ chiến đấu chống lại bất bình đẳng xã hội vốn không ngừng bị đào sâu. Cho dù hiện nay là quốc gia giàu thứ 29 trên thế giới về mặt thu nhập bình quân đầu người, và sức mạnh trên trường quốc tế của các tên tuổi như Samsung hay Huyndai, cách biệt giàu nghèo vẫn là điểm yếu của Hàn Quốc.

Dưới mắt đa số cử tri, vấn đề này còn quan trọng hơn là mối đe dọa Bắc Triều Tiên, tuy tuần qua Bình Nhưỡng vừa phóng hỏa tiễn đến lần thứ tư kể từ năm 2006. Cả bà Park và ông Moon đều bày tỏ ý định thúc đẩy quan hệ liên Triều, dù bà Park Geun Hye có vẻ dè dặt hơn – phe bảo thủ từ lâu vẫn tỏ ra không khoan nhượng trước Bình Nhưỡng. Còn ông Moon thì muốn tái lập vô điều kiện viện trợ cho Bắc Triều Tiên, và kêu gọi tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh với Kim Jong Un, tân lãnh đạo láng giềng phương bắc.

Bài viết liên quan: Hàn Quốc bầu nữ Tổng thống đầu tiên ?
Thụy My (RFI)

Trung Quốc phản đối việc bán đấu giá ấn ngọc của vua Càn Long tại Pháp

Ấn ngọc thạch thời Càn Long (1736-1795) đời nhà Thanh  (ARTCURIAL)
Ấn ngọc thạch thời Càn Long (1736-1795) đời nhà Thanh (ARTCURIAL)

Hôm nay 19/12/2012, báo chí Trung Quốc cho biết Bắc Kinh phản đối việc một công ty bán đấu giá của Pháp đưa ra bán ngọc ấn của vua Càn Long, được cho là đã bị đánh cắp trong lúc quân Anh-Pháp tiến vào Cung điện Mùa hè (Viên Minh Viên) tại Bắc Kinh năm 1860.

Tờ Tân Kinh báo trích lời một viên chức giấu tên của cơ quan quản lý di sản văn hóa nhà nước nói rằng, chính quyền Trung Quốc phản kháng và lên án việc đem bán các tài sản văn hóa được mang ra khỏi nước này một cách bất hợp pháp.
Viên chức trên nhấn mạnh, Bắc Kinh dành quyền thu hồi lại các tài sản trên nếu khẳng định được là thuộc về Trung Quốc, và hy vọng các tổ chức ngoại quốc liên quan tuân thủ các hiệp ước quốc tế.

Chiếc ấn bằng ngọc thạch thời Càn Long (1736-1795) đời nhà Thanh hôm thứ Hai 17/12 đã được công ty Artcurial bán với giá 1,12 triệu euro, gấp năm lần so với giá trị ước tính, mặc dù Hiệp hội bảo vệ nghệ thuật Trung Hoa tại châu Âu (Apace) đe dọa sẽ đi kiện.

Apace dựa theo lời một cựu quản thủ bảo tàng củaTử Cấm thành nói rằng ngọc ấn đã bị liên quân Anh-Pháp lấy đi khi chiếm Viên Minh Viên. Vụ Ngự Viên bị phá hủy vẫn được coi là mối ô nhục quốc gia trong lịch sử Trung Quốc trước quân đội phương Tây. Theo Bắc Kinh, có ít nhất 1,5 triệu món đồ vật đã bị lấy mất vào thời đó.

Đối với các chuyên gia của công ty bán đấu giá Artcurial, « không thể nào có việc chiếc ấn ngọc này lại nằm tại Viên Minh Viên và bị đánh cắp. Ngọc ấn mang dấu triện thư viện riêng của các hoàng đế Càn Long và Gia Khánh, nằm tại trung tâm Tử Cấm thành, chứ không phải tại Viên Minh Viên cách đó khoảng 20 cây số ». Artcurial cũng nhấn mạnh, chính quyền Bắc Kinh chưa bao giờ liên hệ với công ty để chính thức phản đối, và cho rằng công ty là nạn nhân của « một chiến dịch rộng rãi nhằm bóp méo thông tin ».

Tháng 2/2009, Apace cũng đã từng chống lại việc bán hai bức tượng đồng Trung Hoa có nguồn gốc từ Viên Minh Viên, tuy nhiên đã bị tòa án bác bỏ. Có điều các bức tượng này cuối cùng cũng không bán được, vì nhà sưu tập Trung Quốc đã thắng đấu giá với số tiền trên 31 triệu euro không chịu thanh toán.
Thụy My (RFI)

Ấn Độ nhấn mạnh trở lại quyền tự do hàng hải trên Biển Đông

Thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN đánh dấu 20 năm quan hệ song phương chính thức (REUTERS)
Thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN đánh dấu 20 năm quan hệ song phương chính thức (REUTERS)

Hôm qua 18/12/2012, New Delhi đã lại nhắc nhở Bắc Kinh là phải tôn trọng quyền của các nước được tự do lưu thông trên vùng Biển Đông đang có 6 quốc gia tranh chấp chủ quyền. Ngoại trưởng Ấn Độ Salman Khurshid đã có tuyên bố như trên hai hôm trước khi một hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN được mở ra tại New Delhi để đánh dấu 20 năm quan hệ chính thức giữa hai bên, và 10 năm cơ chế đối thoại cấp cao Ấn Độ - Đông Nam Á.

Theo hãng tin Ấn Độ ANI, phát biểu với một nhà báo, Ngoại trưởng Ấn đã xác định rằng tuy quan điểm của Trung Quốc về vấn đề chủ quyền của trên Biển Đông có khác với các láng giềng, nhưng Bắc Kinh phải tôn trọng luật hàng hải quốc tế : « Cần phải tuân thủ và tôn trọng luật biển, và quyền tự do hàng hải ngoài biển khơi là một điều mà tất cả chúng ta đều phải tuân thủ. Các vấn đề chủ quyền có thể được giải quyết giữa Trung Quốc và các quốc gia có liên quan, theo hướng song phương hoặc đa phương ».

Hồi đầu tháng 12 này, vào lúc quốc tế đang lo ngại về nguy cơ xung đột trong khu vực tranh chấp, Tư lênh Hải quân đã nói rằng hải quân Ấn Độ sẵn sàng triển khai lực lượng tại Biển Đông để bảo vệ lợi ích dầu mỏ của Ấn Độ trong khu vực.

Trong thời gian qua, Ấn Độ và Trung Quốc đã từng đấu khẩu về mặt ngoại giao trên về một số lô dầu khí ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Namn vốn đã được Hà Nội trao quyền khai thác cho tập đoàn Ấn ONGC. Tuy nhiên Bắc Kinh đã phản đối vì cho rằng các lô đó nằm trong vùng biển thuộc chủa quyền Trung Quốc.

Ngoại trưởng Ấn Độ đã nhấn mạnh đến quyền tự do hàng hải ngoài Biển Đông vào lúc New Dehli chuẩn bị khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh với ASEAN vào ngày mai 20/12/2012 để kỷ niệm 20 năm ngày Ấn Độ được chính thức công nhận là đối tác của ASEAN và 10 năm thành lập cơ chế Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ -ASEAN.

Đây là lần đầu tiên mà Ấn Độ tổ chức hội nghị thượng đỉnh với khối Đông Nam Á trên lãnh thổ của mình. Theo hãng tin Ấn Độ IANS, sẽ có 9 nguyên thủ quốc gia hay thủ tướng chính phủ Đông Nam Á đến New Delhi tham dự hội nghị. Người vắng mặt duy nhất là Tổng thống Philippines Aquino.

Để thúc đẩy thêm chính sách Hướng đông (Look East) của mình, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh sẽ có ít nhất là năm cuộc đàm phán song phương bên lề hội nghị với lãnh đạo các nước Việt Nam, Lào, Cam Bốt, Indonesia và Malaysia. Trong tháng 11 vừa qua, ông Singh đã hội đàm với lãnh đạo Singapor, Thái Lan, Philippines, Brunei và Miến Điện tại Phnom Penh.

Trung Quốc có lẽ sẽ theo dõi chặt chẽ cuộc họp song phương giữa Ấn Độ và Việt Nam, do việc hai bên có quan hệ khá chặt chẽ cả về mặt đầu khí lẫn quốc phòng. Cuộc họp này cũng được cho là quan trọng vì diễn ra trong bối cảnh hai bên kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập bang giao.
Trọng Nghĩa (RFI)

Bắc Triều Tiên: quả bom nguyên tử tiếp theo

Wieland Wagner
Phan Ba dịch theo Der Spiegel 51/2012 - Phan Ba blog
Sau lần phóng tên lửa thành công, thế giới phải dự tính với những khiêu khích tiếp theo của nhà độc tài trẻ tuổi: người ta cho rằng có thể là một lần thử bom nguyên tử
Bầu không khí thật vui vẻ ở Bình Nhưỡng: nhà độc tài của Bắc Triều Tiên nói đùa với bà nữ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ và nâng ly chúc mừng những mối quan hệ tốt hơn với bà ấy. Cả hai người đã nghĩ đến một chuyến thăm viếng trong tương lai gần của Tổng thống Mỹ, cuối cùng, người chủ nhà còn hỏi cả địa chỉ thư điện tử của bà ấy nữa.
Nhà độc tài Kim trong trung tâm kiểm soát. Ảnh: Der Spiegel
Đó là trong tháng 10 năm 2000. Chuyến đến thăm nhà cai trị Kim Jong Il thời đấy của Madeleine Albright đã đánh thức dậy những niềm hy vọng, rằng vương quốc Stalin đói ăn đấy có thể từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của mình. Tất cả các chính phủ Hoa Kỳ sau đó đều luôn cố gắng dùng áp lực hay sự cô lập để ép Bình Nhưỡng đi đến sự từ bỏ.
Vào thứ tư vừa rồi, mười hai năm và hai tổng thống Mỹ sau đó, nhà độc tài mới Kim Jong Un đã trình diễn cho người Mỹ thấy, rằng cả chính sách âu yếm lẫn phong cách cứng rắn đều thất bại: người Triều Tiên phóng một tên lửa. Đúng như theo kế hoạch, chiếc “Unha–3″ đã bỏ lại hai tầng đầu trên Hoàng Hà và biển Philippines. Rồi nó rõ ràng là đã đưa chiếc vệ tinh “Ngôi sao Sáng” vào một quỹ đạo trong vũ trụ.
Qua đó, cường quốc nguyên tử đã chứng minh rằng họ đã tiến một bước quan trọng trong việc phát triển tên lửa tầm xa – và thêm vào đó, chẳng bao lâu nữa họ có thể cho nổ một quả bom nguyên tử mới, thế nào đi chăng nữa thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nam Hàn Kim Kwan Jin cũng đã cảnh báo như vậy. Công việc chuẩn bị cho lần thử nghiệm đã được tiến hành từ lâu: “Tôi tin là khi điều đấy được quyết định về mặt chính trị thì nó có thể được tiến hành thật nhanh chóng.”
Tuần rồi, ông bộ trưởng không nói ông ấy biết điều này từ đâu. Các chuyên gia quốc phòng ở Washington, Tokio và Seoul liên tục tìm trên ảnh vệ tinh các dấu hiệu của việc nhà độc tài Kim cho đào một đường hầm để thử bom nguyên tử mới trong lòng đất. Một cuộc thử nghiệm có thể phục vụ cho các nhà chế tạo vũ khí của Kim để phát triển đầu đạn nhỏ vừa đủ cho tên lửa.
“Hoa Kỳ và các đồng minh của họ không còn nhiều thời gian  nữa”, Moon Chung In cảnh báo. Chuyên gia Bắc Triều Tiên ở Seoul tuy cho rằng Kim và những người chế tạo tên lửa của ông ấy đã sao chép lại công nghệ cơ bản cho đầu đạn của họ từ các hệ thống của Trung Quốc và Nga. Nhưng điều quyết định là miền Bắc có khả năng thúc đẩy chiến lược nguyên tử nhiều tham vọng của họ.
Phải còn nhiều năm nữa Bình Nhưỡng mới có được đầu đạn nguyên tử cho tên lửa. Nhưng nếu thế thì rồi vẫn còn không biết được là nhà độc tài Kim với tên lửa của ông ấy cũng có với đến được bờ biển phía Tây của Mỹ hay không.
Đúng vào lúc kỷ niệm một năm ngày Kim Jong Il cha của ông ấy qua đời, người con – theo thông tin của một đầu bếp riêng người Nhật trước đây thì hẳn là 29 tuổi – cho thấy rằng cả ông ấy cũng đi theo nguyên tắc tự cung tự cấp của nhà nước Bắc Triều Tiên một cách nhất quán đến như thế nào, rằng cuối cùng rồi thì cả ông ấy cũng đáng sợ đến như thế nào.
Ngay từ cuộc khủng hoảng Cuba năm 1962, đất nước này đã cố vươn đến vũ khí nguyên tử, nhà sử học Mỹ Bernd Schäfer nói. “Vì từ quan điểm của Bắc Triều Tiên, Liên bang Xô viết đã rút lui trước Hoa Kỳ và đã phản bội Cuba.”
Bắc Triều Tiên không muốn đứng đấy mà không có khả năng bảo vệ. Từ khi các chế độ độc tài ở Iraq và Lybia sụp đổ, chính quyền Bình Nhưỡng rõ ràng là càng có ít nguyên cớ hơn để từ bỏ quả bom nguyên tử.
Và không ai có thể ép buộc Kim điều đó: với những nghi thức bất lực thông thường của sự phẫn nộ, người Mỹ, người Nhật và Nam Hàn đã thúc giục Hội đồng Bảo An hãy kêu gọi Bắc Triều Tiên nên có chừng mực. Vì với việc phóng tên lửa, Kim đã vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Thêm vào đó, lâu nay Washington, Tokio và Seoul đã bàn thảo về các khả năng ngăn các dòng chảy tiền tệ về Bắc Triều Tiên qua kiểm soát ngoại tệ chặt chẽ hơn. Thế nhưng không có Trung Quốc, đồng minh thân cận nhất của triều đại dòng họ Kim, thì họ không có khả năng: Bắc Triều Tiên gửi ngoại tệ của mình trước hết là tại các ngân hàng nhà nước Trung Quốc.
Và Trung Quốc cũng không muốn người em nhỏ ở Bình Nhưỡng sụp đổ. Cả Tập Cận Bình, sếp mới của Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh, cũng nhìn Bắc Triều Tiên như là vùng đệm chống lại miền Nam tư bản đồng minh với Washington.
Cuối cùng thì hẳn là Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng phải theo gương của các tiền nhiệm Bill Clinton và George W. Bush, những người trong nhiệm kỳ thứ nhì đã cố gắng khuyến dụ miền Bắc từ bỏ chương trình nguyên tử của họ qua các cuộc đối thoại song phương.
Cả trong miền Nam thù địch hiện giờ dần dần rồi nhận thức ấy cũng thắng thế, rằng các hình thức trừng phạt và áp lực về kinh tế chỉ kích thích miền Bắc phô diễn thêm những hành động đe dọa mà thôi. Park Geun Hye, nữ ứng cử viên nhiều triển vọng của đảng cầm quyền cho cuộc bầu cử tổng thống vào ngày thứ tư, muốn đối thoại với Bình Nhưỡng nếu như thắng cử. Moon Jae In, đối thủ của bà ấy, cũng có kế hoạch tương tự – nhất là bây giờ, sau lần phóng tên lửa thành công.
Wieland Wagner
Phan Ba dịch theo Der Spiegel 51/2012

Trần Huy Thuận - Ôi cái lũ bất tài

Lã Bất Vi bên xứ Tàu thời xưa, học được cách làm giàu qua người bố: "Thưa cha, buôn gì lãi nhất?" - "Buôn vua!". Lã Bất Vi thời nay không học bố mà học ở trường đời.  Bố thì có một mà trường đời thì vô cùng; nên thời nay gần như nơi nào cũng có Lã Bất Vi, chả như thời Chiến Quốc, chỉ mỗi nhà Đại Tần có được một Lã Bất Vi, đã là ghê gớm lắm!
Lã ngày xưa chỉ tập trung nuôi một Dị Nhân, công tử nước Tần thời đang bị làm con tin ở nước Triệu - như thế là... xoàng! Lã thời đại @ nuôi cùng một lúc hàng đống công tử mới - không phải là những con tin, mà là những người mấp mé trong quy hoạch.
           
“Phi thương bất phú”! Nhưng thương gì, thương như thế nào để mau phú? Đó là câu hỏi thường trực của doanh nhân mọi thời đại.       
              
Phương tiện buôn của Lã thời nào cũng giống nhau ở chỗ không chỉ dùng tiền mà còn dùng gái, dùng ngay chính vợ yêu của mình! Nhưng thời nay còn có những Lã sẵn sàng bỏ người tình để cưới vợ bé bất hợp pháp của vua - một kiểu Lê Lai liều mình cứu chúa, nhưng mang nội dung hoàn toàn hiện đại! Hiệu quả của phương tiện này thật khôn lường, vì nó trói vua suốt cả cuộc đời trong trách nhiệm của kẻ đỡ đầu, không thể dứt ra được. Quả là cách buôn thông minh nhất và cũng thật hời nhất!
             
Cách thức buôn của Lã thời nay khác xưa lắm lắm. Ngay đến Thuyết buôn vua cũng chỉ là con buôn của thế kỷ trước, của thời Năm Cam; chứ chưa thật sự... "đổi mới" như Lã thời hiện đại!
Lã Bất Vi nuôi một công tử nhà Tần. Nhiều Lã khác còn nuôi tất cả, bất chấp người đó thuộc Tần, Sở hay Triệu! Nghĩa là phải đa dạng hoá sản phẩm, phải quảng canh chứ không độc canh. Như vậy việc buôn mới thật sự chắc ăn, chắc ăn tới cả trăm phần trăm!
              
Xưa Lã buôn vua chỉ nhằm kiếm lời thông qua mối quan hệ đặc biệt với vua, tức là một kiểu thu lợi nhuận gián tiếp - như thế cũng là... xoàng! Buôn vua để chính mình trở thành vua mới thật cao tay! Khi chính mình đã trở thành vua rồi, thì món hàng cũ rất dễ bị ném vào sọt rác và chính Lã lại biến thành hàng hoá cho các con buôn khác; nhưng để không bị sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy, Lã áp dụng chính sách hợp tác cùng có lợi, thực chất là lợi dụng nhau để thu lợi nhuận. Và điều đó chỉ Lã thời hiện đại này mới làm nổi.
                  
Thời bao cấp, thành phố quê hương tôi đã từng có hai nhân vật được dân gian đặt tên là "vua Đê", "chúa Tịnh" cùng một số khác được phong ông hoàng như "hoàng Tập", "hoàng Quynh", "hoàng Tuý" - cũng là những tay từ nghiệp buôn vua, trở thành một thứ vua chúa không ngai nổi tiếng lừng lẫy một thời, nhưng những "ông hoàng" này so với các vua không ngai thời nay thì làm nô tỳ cũng không đến lượt!
                 
"Ra ngõ gặp Lã Bất Vi!" - Điều đó rồi đây rất có thể trở thành hiện thực, nếu như xã hội không có cách phát hiện và ngăn chặn chúng ngay từ bây giờ! Các bạn thử quan sát chung quanh mà xem! Nay, hậu duệ Lã Bất Vi như trứng gà nhập lậu, thậm chí cả hợp đồng chịu thuế sang Việt Nam nở ra nhiều Lã Bất Tài. Lũ hậu thế này thạo nghề, lắm mánh "buôn vua" mới có quyền cao chức trọng, tiền chất ngân hàng, thênh thang đất-nhà, biệt thự nguy nga, gái ôm tá lả! Ôi, cái lũ Lã Bất Tài!
Trần Huy Thuận
(Blog Bùi Văn Bồng)

Minh Diện - Từ lưỡi Mao đến lưỡi Bò

Ngày 9-9-1976, tại căn phòng đặc biệt, được thiết kế như một bệnh viện, trong Điện Càn Long, khu Trung Nam Hải, thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), Mao Trạch Đông, trút hơi thở cuối cùng sau nửa đêm 10 phút, kết thúc 864 ngày ngắc ngoải vì căn bệnh xơ cứng teo cơ, 11.880 ngày  làm Chủ tịch Đảng cộng sản Trung quốc và 31.184 ngày sống trên thế gian.
Trước đó 579 ngày, cũng trong căn phòng này, 17-1-1974, con người đó  đã  phê vào bản Kế hoạch đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam do Đặng Tiểu Bình và Diệp Kiếm Anh dự thảo hai chữ “đồng ý” và nói thêm “Trận này không thể không đánh!”.
              
Trước đó 124 ngày, khi những  ngón tay co quắp không còn có thể cầm được cây bút, Mao cào cào vào  tấm bản đồ thế giới, ra hiệu cho Vương Hồng Văn, kẻ đứng đầu nhóm cách mạng văn hóa được Mao tin tưởng nhất lúc đó, ý nói phải chiếm  Biển Đông.
               
Tham vọng nuốt hết thiên hạ của Mao Trạch Đông quằn quại đến phút cuối cùng của cuộc đời ông như vậy.
                
Hơn 150 năm trước Trung Quốc chìm đắm trong khinh rẻ và nhục nhã vì thất bại trong cuộc chiến tranh nha phiến, phải mở đường cho  phương Tây vào lục địa rộng lớn đông dân này buôn bán, phải cầm cố bán đảo Hồng Công cho Anh Quốc và  Ma Cao cho Bổ Đào Nha.
                
Bản đồ hình lưỡi bò của TQ
Rồi cuộc nổi dậy của nông dân do Hồng Tú Toàn cầm đầu dựng đô Nam Kinh xưng Thái Bình Thiên Quốc, làm 50 triệu người thiệt mạng.
                
Cuộc cách mạng Tân hợi lóe lên như một tia chớp  mang mầu sắc dân chủ tư sản do Tôn Trung Sơn làm Tổng thống có tầm ảnh hưởng rất lớn, nhưng  rồi rơi vào tay Viêm Thế Khải và bị lật chìm, nhường chỗ cho cuộc tranh dành đẫm máu cùa Đảng cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng, giữa Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch.
                 
Cuộc nội chiến có một khoảng lắng từ năm 1938-1945,  hai bên  bắt tay nhau “Đả Nhật phò Trung” sau đó tái diễn ác liệt hơn. Năm 1951 Tưởng Giới Thạch thua chạy ra Đài Loan, toàn bộ Trung Hoa lục địa và đảo Hải Nam thuộc quyền  đảng cộng sản Trung Quốc, dưới sự dẫn dắt của “Người thầy vĩ đại, lãnh tụ vĩ đại, thống soái vĩ đại, người cầm lái vĩ đại” Mao Trạch Đông, với triết lý cuộc sống “Bất tạo phản bất khả thành danh” và “Chính trị là chiến tranh không đổ máu, chiến tranh là chính trị có đổ máu, súng đẻ ra chính quyền!”.
               
Mặc du Mỹ giúp sức cho Tưởng Giới Thạch đóng đô, xây thủ phủ lập vương quốc riêng ở Đài Loan, Trung Nam Hải sợ Mỹ đành chấp nhận “phương án” đó, không dám lmf gì, nhưng dưới sự lãnh đạo của “lãnh tụ vĩ đại” Mao Trạch Đông, về đối ngoại Trung Quốc coi Mỹ là “Con hổ giấy” và Liên Xô là “Kẻ phản bội nhục nhã”, về đối nội triệt tiêu các tư tưởng ngoài Maoist bằng các cuộc thanh trừng đẫm máu, về kinh tế phát động cuộc cách mạng “Đại nhảy vọt”.
                
Mở đầu cho bước “Đại nhảy vọt” là cuộc “Đả tước vận động”, quyết tiêu diệt hết loài chim sẻ, vì chim sẻ  ăn hết thóc của nông dân, phá hoại mùa màng. Cuộc chiến  ấy thắng lợi hoàn toàn, trên đất nước Trung Hoa mênh mông không còn bóng dáng một con chim sẻ.
               
Nhưng sau khi diệt hết chim sẻ, sâu tự do phát triển thành đại dịch tàn phá mùa màng, đẩy Trung Quốc vào nạn đói khủng khiếp 1959-1961, đến nỗi phải ăn thịt người “Thị tuế Giang Nam hạn, Cù Châu nhân thực nhân!”…Chẳng qua một việc nhạt nhéo, vô bổ, nhưng đó là cái trò “thu hút công luận”, “pha loãng rối ren” để Trung Nam Hải rảnh tay giải quyết vấn đề nội bộ. 
              
Mặc dù dân chết đói, đất nước rối loạn trong tạo phản tranh giành quyền lực, nhưng ban lãnh đạo Trung Quốc vẫn đồng nhất với tư tường bành trướng bá quyền của Mao Trạch Đông. Một trong những kẻ hung hăng nhất là Đặng Tiểu Bình.
              
Quay lại  ngày 17-1-1974, Đặng Tiểu Bình khi đó mới vừa ngóc đầu dậy sau một thời gian dài bị đẩy đi cải tạo, đã nhận lệnh Mao Trạch Đông, trực tiếp ra lệnh cho viên tướng Ngụy Minh Thâm  phó đô đốc vùng hải quân Du Lâm cùng Vương Khắc Cường chỉ huy tàu 271, Lý Phúc Trương, chỉ huy tàu 274, Lưu Hỷ Trung, chỉ huy tàu 281, Dương Phúc Vinh, chỉ huy tàu 289, cùng 9 tướng tá khác đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.
               
Với lực lượng hùng hậu ấy, bọn chúng tưởng nuốt trửng Hoàng Sa trong nháy mắt, nhưng chúng đã vấp phải sức chiến đấu vô cùng oanh liệt của lực lượng Hải quân Việt Nam cộng hòa trên Tống hạm Nhật Tảo, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt, tàu Hải quân HQ10. Chúng chỉ chiếm được Hoàng Sa khi phải điều thêm hai chiến hạm 282, 396 ra thay thế cho bốn chiến hạm  271, 274, 281, 289 đã bị trọng thương, và về phía Việt Nam, thiếu tá Ngụy Văn Thà đã tử tiết vì Tổ quốc.
              
Trong thời điểm lịch sử vừa hào hùng vừa bi tráng cùa dân tộc Việt Nam 1975, đến tận giờ phút cuối cùng của thời điểm ấy, Mao Trạch Đông còn tung nanh vuốt  ra với Việt Nam.
             
Trong dịp kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam 1976, tôi đã viết bài đăng nhiều kỳ trên báo Tiền Phong nhan đề “Những giờ phút cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa”. Trong bài  báo đó chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh kể: “Trước khi  ông Dương Văn Minh lên làm Tổng thống, đại sứ Pháp là Joan Marie Merillon  đã đến gặp ông ở biệt thự Hoa Lan, trình bày với ông một hướng giải pháp cho Việt Nam cộng hòa với sự can thiệp của Trung Quốc, ông Dương Văn Minh không nghe, ngày 29 -4 , Merillon tới một lần nữa,  cũng với mục đích đó,  ông Dương Văn Minh vẫn từ chối. Đến  9 giờ sáng ngày 30-4, viên thiếu tướng hồi hưu  Pháp, Vannuxem, đến gặp Dương Văn Mính nói thẳng: “Tôi vừa bay từ Pari qua, sau  khi gặp Đại sứ quán Trung Quốc tại Pari. Trung Quốc đề nghị ngài trì hoãn lại trong vòng 24 tiếng, Trung Quốc sẽ gây sức ép với Hà Nội dừng cuộc tấn công, Chính phủ Việt Nam cộng hòa sẽ tồn tại dưới sự bảo trợ của Trung Quốc”. Ông Dương Văn Minh nói: “Đã lỡ đi với Mỹ rồi, bây giờ lại bán nước cho Trung cộng sao!?”.
             
Trung Quốc muốn một “Geneva” thứ hai về Việt Nam, và lần này Trung Quốc nhảy hẳn vào Việt Nam, nối dài thêm “nghìn năm Bắc thuộc” nhưng không thành, lập tức xúi dục Khơ me đỏ đánh phía Nam, Trung Quốc trực tiếp đánh phía Bắc trên bộ, đồng thời mang thủy binh đánh chiếm  bãi đá Cô lin, Len Đao, Gạc Ma thuôc đảo Hoàng Sa của Việt Nam , ngày 14-3-1988.
               
Sau Hội nghị Thành Đô 1991,dù mối quan hệ hai nước được bình thường hóa, mối quan hệ hai đảng được thắt chặt thêm với 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “Bốn tốt”, nhưng Trung Quốc  chẳng những vẫn chiếm biển đảo và cả đất liền của Việt Nam nhưvNúi Đất, Hoàng Sa, Gạc Ma, Chữ Thập..., mà còn liên tục gây hấn, xâm lược Việt Nam.
               
Trung Quốc ngày càng thịch ứng xử một cách kiêu căng, hùng hổ theo kiểu thiên hạ là ta, ta là thiên hạ, đã ăn sâu vào tiềm thức của họ, mục nhân sở thị, coi các quốc gia dưới góc nhìn của một “ đại cường quốc”.
                
Gần hai thập kỷ trở lại đây Trung Quốc tăng trường đột biến, dù chỉ là sự tăng trường không bền vững dựa vào ưu thế bóc lột sức lao động của người dân, nhưng Trung Quốc vẫn đang là nền kinh tế thứ 2 thế giới. Sự lớn mạnh về kinh tế càng kích thích tham vọng bành trướng. Những gì mà cả một triều đại nhà Thanh không làm được, Mao Trạch Đông rồi Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào chưa làm được sẽ là công việc Tập Cẩm Bình tiếp  tục. Không chỉ đối với Việt Nam mà cả với Nhật Bản, Philipine, Indonesia, Ấn độ. Những chiếc vòi bạch tuộc muốn quơ hết thiên hạ vào cái bụng không đáy  tham vọng.
                  
Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, Sankaku của Nhật, Scarborough cùa Philipine đang là những điển nóng.
                 
Không thể giải quyết vấn đề chủ quyền với Trung Quốc nếu chỉ dùng biện pháp ngoại giao, sự hợp tác, nhất là sự hợp tác một phía, bởi Trung Quốc thực lòng không muốn như vậy. Nếu Nhật không đưa tàu ra chặn đứng cái gọi là “tàu đánh cá” của Trung Quốc bắt viên thuyền trưởng, nếu Mỹ không tuyên bố hợp tác hải quân với Philipine, thỉ tình hình Scarbough và Sankaku nay đã khác!
               
Đừng đừa giỡn, coi thường với ngọn lửa không ngừng nung nấu lòng tham bánh trướng, bá quyền của Trung Quốc.
                 
Cách đây không lâu, tôi lên Tây Tạng, càng có nhiều cứ liệu thực tế để khẳng định: Bài học còn nguyên giá trị khi Đức Đạt Lai Lạt Ma mấy tháng trời ngồi thiền ở Bắc Kinh, cầu nguyện cho Tây Tạng được hưởng quyền tự trị, nhưng khi gặp Mao Trạch Đông, ông ta nói “Không chỉ riêng Tây Tạng mà tất cả chỉ có một vòm trời Trung Quốc!”. Ngay như cái “đường lưỡi bò” muốn liếm hết 80% Biến Đông cũng từ lưỡi Mao thò dài ra, chưa nuốt được Biển Đông và Đông Nam Á, thậm chi scả thiên hạ thì cái lưỡi còn la liếm khát thèm.
             
Tôi viết bài báo này không nhắm mục đích nói xấu, bôi bác, kích  động ai. Bằng sự hiểu biết hạn hẹp của mình tôi chỉ muốn thống kê lại vài nét của lịch sử, nếu có sai sót xin các bạn bỏ qua và góp ý chân thành, tôi cảm ơn!

Minh Diện
(Blog Bùi Văn Bồng)

Dong Phung Viet - Điếm vườn bàn ân nghĩa

Hóa ra chuyện kêu gọi bảo vệ Nhà nước XHCN để “bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu” của Đại tá được dán nhiều nhãn “Phó Gíáo sư –Tiến sĩ – Nhà giáo Ưu tú – Giảng viên Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng” Trần Đăng Thanh, làm nhiều người phẫn nộ hơn tôi tưởng.
Trong số này có cả bác Nguyễn Quang Lập. Bác Lập mới post entry “Khổ thân Tổ quốc XHCN” trên blog “Quê Choa”. Đọc xong, tôi muốn thưa với bác Lập vài điều.
Trên đời này không có cái gọi là “Tổ quốc XHCN” chỉ có “Nhà nước XHCN” thôi. Không trước thì sau, chẳng sớm thì muộn, “Nhà nước XHCN” sẽ tiêu vong như nhiều thể chế chính trị khác đã ra ma trong quá trình tiến hóa của nhân loại. Đó là quy luật, chẳng ai cưỡng được quy luật cả. Còn Tổ quốc của chúng ta thì cả tôi lẫn bác và mọi người phải ráng mà bảo vệ sự trường tồn của nó thôi! Tôi tin một người như bác Lập dư sức phân biệt “Nhà nước XHCN” và “Tổ quốc” khác nhau ra sao nhưng nghe Đảng đánh đồng “Nhà nước XHCN” với “Tổ quốc” mãi rồi thành quen nên đôi lúc lịu lưỡi, nói lộn thành “Tổ quốc XHCN”! Chẳng riêng bác, tôi cũng có lúc như vậy!
Ngặt ở chỗ, không giống như tôi, bác và nhiều người khác (khi biết mình sai thì ráng sửa, biết nói lộn thì xin lỗi và nói lại cho rõ), xứ mình có nhiều “thằng”, nhiều “con” (xin lỗi vì lối gọi thô lỗ này nhưng vốn liếng tiếng mẹ đẻ có hạn, tôi không tìm được đại từ nhân xưng nào chính xác hơn để diễn đạt ý mình), trước bàn dân thiên hạ vẫn nói láo dẻo quẹo, tỉnh bơ, không hề biết ngượng.
Thiệt ra, xứ nào cũng có những “thằng”, những “con” như vậy nhưng ở xứ mình, chuyện đó trở thành bi kịch cho cả xứ sở vì những “thằng”, những “con” đó đã láo, còn ngu, lại có quyền sinh sát trong tay, định đoạt mọi chuyện.
Người Việt mình hay dùng từ “điếm” để chỉ những kẻ lừa gạt người khác nhằm trục lợi. Tuy nhiên “điếm” có nhiều loại. Nếu tôi không lầm, việc phân loại “điếm” thường dựa vào “tri thức, khả năng tư duy, trình độ... lừa đảo”. Đứng đầu hình như là “trí thức lưu manh”, kế đó là “điếm qúy tộc”, “điếm hạng sang”, rồi tới điếm, hạng xoàng”... Riêng dân Nam bộ còn một từ khác để chỉ thứ “điếm” mạt hạng, ai cũng biết là “điếm”, nên làm “điếm” mà chẳng gạt được ai, đó là… “điếm vườn”.
Theo lối phân loại này, có thể xếp những “thằng”, những “con” mở miệng ra là nói láo, nhưng nói láo rất ngu, chẳng gạt được ai ở xứ mình vào hạng “điếm vườn”.
Bác bức xúc vì tay Đại tá Trần Đăng Thanh bảo rằng, làm gì thì làm, không được “vong ân bội nghĩa” với Trung Quốc, rõ ràng là không sai nhưng trách làm chi, tranh luận làm gì cho hao hơi, tổn sức, khi tay đại tá đó và nhiều tay khác, kể cả đám lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ đều thuộc loại nhai lại (ăn xong, ụa ra, nhai tiếp, nuốt lại theo bản năng).
Vì cái “sổ hưu” và cả vì ưu thế có quyền sinh sát, định đoạt mọi chuyện, đám này đâu thèm quan tâm đến tính hợp lý, khả năng thuyết phục của luận điệu. Nếu thực sự thuộc loại thủy chung, “có trước, có sau”, nghĩ tới “ân nghĩa” thì theo logic, trước tiên, họ phải nghĩ tới chuyện “đền ơn” tiền nhân, “báo đáp” khát vọng “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” mà vì nó cả triệu người bỏ mạng trong các cuộc chiến từ 1954-1975, bảo vệ biên giới phía Tây Nam, bảo vệ biên giới phía Bắc chống chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc chứ. Tại sao họ không làm mà chỉ quan tâm tới chuyện ghi nhớ công ơn Trung Quốc, ráng giữ để không trở thành “vong ân, bội nghĩa” với đám đã dạy cho họ không chỉ một mà rất nhiều bài học? Đảng Cộng sản Trung Quốc có phải là ông cố nội của họ không? Câu trả lời chắc chắn là không! Họ nói láo chỉ để giữ cái gọi là “ổn định chính trị”, sâu xa hơn là đừng để mất “sổ hưu”. Có ai tin họ không? Tôi tin là không. Họ biết điều đó không? Tôi tin là có. Vậy tại sao họ không nói kiểu khác, sang hơn? Tôi nghĩ là họ cũng muốn nhưng nghĩ không ra vì họ là… “điếm vườn”. Sức nghĩ, khả năng tư duy của họ chỉ tới đó thôi.
Xét cho đến cùng xã hội đảo điên, nhân tâm ly tán cũng vì “Điếm vườn” làm cha! Có thể cũng tại vậy, cách nay cả chục năm, Bùi Chí Vinh - một gã thuộc giới văn nghệ sĩ nhà bác – đã từng than: Ta sinh ra nhằm buổi nhiễu nhương. Bất lương bàn luận chuyện hiền lương.  
Dong Phung Viet
(FB Dong Phung Viet)

Nguyễn Văn Thạnh - Chúng ta cột chân nhau cùng chết

image002.gif 
Những ngày này, người dân khắp nơi trên thế giới bàn tán xôn xao về ngày tận thế 21/12/2012. Nhiều người trong chúng ta nghe nói đến ngày tận thế này nhưng ít người biết nguồn gốc của nó. Ngày tận thế trên có nguồn gốc từ một nền văn minh phát triển rực rỡ ở châu Mỹ-nền văn minh Maya. Theo lịch Maya-thông điệp được các nhà khảo cổ học dịch lại-thì trái đất sẽ tận thế vào ngày 21/12/2012. Thông điệp trên được toàn cầu chú ý vì nó đến từ một dân tộc có số phận huyền bí.
Cách đây 3.000 năm-thời điểm mà hầu hết dân tộc khác trên trái đất còn mông muội, ăn lông ở lỗ-người Maya đã là một dân tộc có nền văn minh chói sáng, nền văn minh Maya đạt một trình độ cao không những về lĩnh vực xây dựng nhà nước mà còn phát triển rực rỡ cả lĩnh vực kiến trúc, toán học, thiên văn học và tính toán thời gian. Họ đã xây được nhiều đền đài, lăng tẩm,… bằng đá rực rỡ và vĩ đại. Nền văn minh Maya lên tới đỉnh cao rồi đột nhiên biến mất, không để lại một lời lý giải. Ngày nay, chính các sân chơi bóng, lâu đài đá và kim tự tháp bậc thang là những nhân chứng câm lặng cho đỉnh cao phát triển của xã hội Maya. Câm lặng bởi chưa ai lý giải nổi tại sao người Maya đột nhiên biến mất như lặn vào bóng đêm. Câu hỏi về một nền văn minh cho đến thế kỷ 8 đạt dân số 15 triệu lại có thể ra đi mà không để lại một lời "trăng trối" vẫn luôn bức xúc.
Đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, giới khoa học mới dám quả quyết một phần nguyên nhân sự diệt vong là từ điều kiện sống tự nhiên-như thiên tai, khí hậu-khi đã dần "giải mã" được những thông điệp Maya. Song cũng phải đợi đến cuối năm 1994, khi khoảng 80% các con chữ được hiểu nghĩa tường tận thì các nhà nghiên cứu mới ngỡ ngàng trước đống hoang tàn của một tượng đài sụp đổ. Họ không biến mất trong một cuộc động đất khủng khiếp, không chết đói vì tàn phá rừng già nhiệt đới hay vì dịch bệnh, cũng chẳng bị một nền văn minh khác tiêu diệt. Sự thật đơn giản hơn nhiều: Chính người Maya tự đưa nhau đến chỗ diệt vong. Đây là một quá trình đau đớn và chậm chạp, bởi không chỉ chết tại chiến tranh, người Maya còn chết vì đói.
Suy tưởng đến dân tộc ta:
Tìm hiểu sự diệt vong nền văn minh Maya tôi thường ngậm ngùi cho số phận một dân tộc. Trong đầu tôi luôn băn khoăn câu hỏi: tại sao một nền văn minh rực rỡ có dân số đến 15 triệu người lại cùng nhau đi vào diệt vong mà không tránh khỏi? Lẽ nào trong từng đó con người lại không có ai thông minh nhận ra vấn đề mà dân tộc mình, cộng đồng mình gặp phải?
Nỗi băn khoăn của tôi được giải đáp một phần khi tôi tham gia phong trào con đường Việt Nam. Một phong trào ôn hòa tranh đấu vì quyền con người. Chúng ta đều biết những người khởi xướng nó như anh Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Lê Công Định đều bị tù đày-người đã ra tù, người còn đang tiếp tục. Cách đây 5 năm, các anh là những trí thức, doanh nhân thành đạt, các anh đã chấp nhận hy sinh lợi ích của mình để làm “kẻ báo bão” cho dân tộc. Tin về cơn bão khủng khiếp sắp đến của các anh không những không được lắng nghe mà các anh còn bị cầm tù, bị tiêu tan gia sản sự nghiệp, thân nhân khốn khổ. Tôi xúc động khi chứng kiến anh Long chăm sóc mẹ bị bệnh ung thư giai đoạn cuối quá ốm yếu gầy gò; còn gia đình anh Thức thì vô cùng khó khăn khi một mình vợ anh nuôi hai con. Công ty OCI mà hai anh gầy dựng có giá thị trường 600 tỷ đồng bị tan nát.
Hiện nay ai cũng biết hậu quả của cơn bão khi nó đến: nợ xấu hàng chục tỷ USD, hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản, bất động sản đóng băng, chứng khoán tan vỡ, hàng chục doanh nhân phát điên hoặc tự vẫn, lạm phát tăng vọt, dân tình khốn khổ, trộm cướp hoàng hành,…. Và cơn bão vẫn còn tiếp tục, ngày càng tăng mức tàn phá nền kinh tế, chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Đó chưa phải là đoạn kết của bi kịch-khi mà những người dũng cảm, có trí tuệ, có lương tâm lên tiếng hòng tìm ra lối thoát còn bị sách nhiễu, cầm tù. Như một qui luật của cuộc sống, ai cũng phải vì mình, vì gia đình mình trước-người cầm quyền, kẻ thừa hành cũng không thoát được qui luật đó. Với nguồn lực hùng hậu trong tay-chính xác nguồn lực này đến từ hàng triệu người dân ngày ngày đóng thuế-nhà cầm quyền không tiếc để chi cho công an có mặt khắp mọi nơi. Nơi nào không dùng luật được thì họ dùng gọng kiềm sinh nhai để siết lên cuộc sống người lên tiếng, hoặc thân nhân họ. Tất yếu là làm người trước hết phải thương yêu lo lắng cho gia đình mình, rõ ràng chúng ta không thể “bao đồng” chuyện thiên hạ khi mà những người thương yêu gần mình còn cực khổ. Chính điều này làm cho người lên tiếng cực kỳ hiếm hoi và họ như những kẻ lạc lõng. Trong khi dòng đời ngoài kia-hàng triệu con người-cũng vì mình, vì gia đình mình trước tiên mà thờ ơ hoặc câm nín trước vấn đề của cuộc sống.
Tình hình trên có nghĩa là gì? Có nghĩa là chúng ta đang cột chân nhau cùng chết! Hôm nay tôi mới biết rằng: sự kiện một nền văn minh, một dân tộc cùng nắm tay nhau đi vào chỗ tiêu vong là điều hoàn toàn có thể.
Nguyễn Văn Thạnh
(Dân luận) 

Nhân quyền Việt Nam qua hai bài báo - Thanh Niên & VOA

Đặc phái viên nhân quyền Đức kết thúc thăm Việt Nam 
Ngày 14.12, đặc phái viên nhân quyền của Đức Markus Löning đã có buổi họp báo về kết quả chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Trong 5 ngày qua, ông Löning đã hội đàm với đại diện Chính phủ, đại diện tư pháp, dân sự, kinh tế cùng các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam. Ông nhận định: “Việt Nam đã có những tiến bộ lớn về kinh tế, xã hội, đặc biệt ở mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Điều kiện cuộc sống của người dân cũng được cải thiện đáng kể”. Theo ông Löning, chính phủ cần quan tâm và đảm bảo quyền lợi cho mọi tầng lớp xã hội, nhất là người tàn tật, người già, trẻ mồ côi…

Tổng kết chuyến công du, đặc phái viên nhân quyền Đức cho biết Việt Nam đã để lại ấn tượng tốt đẹp nhưng vẫn nên thay đổi một số mặt để được đánh giá cao hơn nữa.

Nguồn Thanh Niên 15.12.2012
------------------------------------
Ngày 18.12.12 đài VOA có đăng bài phỏng vấn ông Löning như sau

Giới chức Đức kêu gọi VN thả tù nhân chính trị, theo gương Miến Điện

Ông Löning (giữa) cùng bà Đại sứ Đức Jutta Frasch trong cuộc thảo luận với các đại diện của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam.
Giới chức đặc trách về nhân quyền của chính phủ Đức, ông Markus Löning, mới có chuyến thăm Hà Nội và TP HCM để hội đàm và tìm hiểu thêm về tình hình chính trị, nhân quyền ở Việt Nam. Sau khi trở về nước, ông Löning đã ra một tuyên bố, nói rằng những người chỉ trích Hà Nội không được phép gặp ông và ông cũng không được phép tới thăm một nhà tù theo dự kiến. Từ TP HCM, ông Löning đã dành riêng cho VOA một cuộc phỏng vấn, và trước hết, ông cho biết về tầm quan trọng của vấn đề nhân quyền trong mối bang giao Việt – Đức.
 Ông Markus Löning: Đức rất quan tâm tới việc cải thiện quan hệ với Việt Nam. Chúng tôi có mối bang giao lâu năm cả về chính trị lẫn văn hóa với Việt Nam. Ở Đức cũng có rất nhiều người gốc Việt nên giữa hai nước còn có mối quan hệ mang tính gia đình. Hai bên ngày càng gia tăng các mối giao tiếp về mặt kinh tế. Tất cả những mặt tôi vừa kể đều rất tốt đẹp, nhưng Đức quan ngại về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam mà chúng tôi cho là rất lẫn lộn. Chúng tôi thấy có một số tiến bộ về các vấn đề như lương thực, chống đói nghèo, nhưng lại không có tiến bộ về quyền chính trị. 
VOA: Ông có nêu với phía chính quyền Hà Nội các trường hợp cụ thể về các nhà bất đồng chính kiến bị tống giam ở Việt Nam không, thưa ông?

Ông Markus Löning: Tôi đã gặp một số nhà hoạt động. Không chỉ họp với giới chức chính phủ, tôi còn gặp các nhà hoạt động từ nhiều tổ chức phi chính phủ khác nhau. Tôi cũng gặp những người từng bị tống giam vì các hoạt động chính trị. Tôi cũng gặp thân nhân của những người hiện vẫn còn bị cầm tù. Tôi cũng tiếp xúc với những người từ các cộng đồng tôn giáo để trao đổi với họ về hình hình hiện tại. Chúng tôi cũng đã trao cho chính quyền Việt Nam một danh sách gồm từ 70 tới 80 tên khi chúng tôi yêu cầu thả tù nhân và bày tỏ quan ngại về tình trạng các nhà tù. Chúng tôi cũng yêu cầu được giải thích là tại sao những người đó bị tống giam. Tôi chỉ chuyển cho họ danh sách đó chứ không nêu tên cụ thể bất kỳ ai. Chúng tôi cũng yêu cầu chính phủ Việt Nam nỗ lực về mặt chính trị nhằm tôn trọng quyền tự do ngôn luận và thả các tù nhân chính trị.

VOAThưa ông, thế phản ứng của phía Việt Nam ra sao?

Ông Markus Löning: Tôi nhận được các phản ứng khác nhau. Không có sự hồi đáp thực sự khi chúng tôi thảo luận về định nghĩa quyền tự do ngôn luận, về sự khác biệt giữa cách nhìn của Việt Nam và Đức về vấn đề này. Chính phủ Đức rất coi trọng vấn đề nhân quyền và đó chính là một trong những lý do tôi tới Việt Nam để nhấn mạnh điều đó.

VOA: Hoa Kỳ từng cho rằng Việt Nam cần phải cải thiện nhân quyền nếu muốn tăng cường các mối quan hệ thương mại và quốc phòng sâu rộng hơn. Thưa ông, đó có phải là cách tiếp cận của Đức không?

Ông Markus Löning: Chúng tôi có cách tiếp cận tương tự. Thủ tướng, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Kinh tế Đức đã tới Việt Nam. Đặc biệt là mới đây, trong một bài phát biểu tại một trường đại học ở Hà Nội, Bộ trưởng Kinh tế Đức đã công khai nêu lên quan ngại của ông về quyền tự do cá nhân ở Việt Nam. Trong các cuộc họp, tôi cũng nhấn mạnh với các đối tác Việt Nam rằng để cải thiện hơn nữa quan hệ giữa hai nước, điều hết sức cần thiết là phải cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

VOA: Sau chuyến thăm Việt Nam lần này, liệu ông có cảm thấy lạc quan rằng tình hình nhân quyền ở Việt Nam sẽ được cải thiện?

Ông Markus Löning: Tôi đã thấy một số sự cải thiện trong một số lĩnh vực, đặc biệt là quyền kinh tế và xã hội. Tôi không có nghi ngờ gì về điều đó. Nhưng chúng tôi thấy rõ ràng rằng chính phủ Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để cải thiện vấn đề tôn giáo, quyền chính trị, tự do ngôn luận, và vấn đề đa nguyên. Tôi tin rằng sẽ còn có nhiều áp lực nữa đối với Việt Nam trong những năm sắp tới vì cộng đồng quốc tế thấy được ví dụ của Miến Điện. Nước này đã lột xác từ một chế độ độc tài sang một quốc gia tự do hơn và tôn trọng nhân quyền hơn. Không có lý do nào có thể biện minh cho việc không trao cho người dân Việt Nam quyền tự do ngôn luận.
Nguồn: VOA’s Interview

Đặng Ngữ - Tầm nhìn & văn hóa

Nguyễn Gia Kiểng đã nói về một lọai bệnh não đặc trưng của người Việt như sau:
“Từ giã một nền văn hóa không dễ đâu; nó đòi hỏi một cố gắng tàn bạo đối với chính mình, điều mà cho tới nay chúng ta vẫn từ chối không làm. Kiến thức của chúng ta có thể đã đổi mới rất nhiều nhưng văn hóa không phải chỉ là kiến thức. Và văn hóa của chúng ta chưa thay đổi bao nhiêu. Một nếp sống mà chúng ta đã theo trong mấy ngàn năm không dề gì chúng ta có thể đoạn tuyệt trong vòng một thế kỷ, nhất là trong suốt thế kỷ đó chúng ta lại rất ít đặt vấn đề triết lý và tâm lý. Chúng ta vẫn giữ hồn tính cũ và nói chung chỉ tiếp thu những hiểu biết mới một cách thực dụng, để sử dụng chúng với tâm lý có sẵn nghĩa là tâm lý Nho Giáo. Đó là nói về những người có học thức, còn đối với đại đa số quần chúng thì tâm lý Nho Giáo lại còn tồn tại mạnh hơn. Văn hoá và tâm lý chủ yếu nằm trong nếp sống, và một nếp sống có cách lưu truyền riêng của nó, qua sinh hoạt gia đình, qua hành động, cử chỉ, thái độ và những cái nhìn của cha mẹ và người chung quanh, qua những gương anh hùng, liệt sĩ, vĩ nhân mà chúng ta tiếp thu tại học đường, qua những chuyện quyền bà kể cho cháu, cô giáo kể cho học trò ở ngay đầu đời. Văn hóa là toàn bộ những ý niệm và giá trị mà chúng ta đã được giáo dục để coi là đúng và do đó quyết định cách suy nghĩ, hành động và ứng xử của chúng ta. Kiến thức chỉ là bề mặt của văn hóa, là những dụng cụ để thể hiện một văn hóa. Văn hóa không đến với chúng ta bằng lý trí để chúng ta có thể biện luận, chọn lọc và phản bác. Nó đến một cách kín đáo và vô tình; nó nằm trong vô thức của chúng ta, nó xâm nhập tâm hồn chúng ta, trở thành bản năng của chúng ta. Nó khống chế và chỉ huy chúng ta mà chúng ta không ý thức được nên càng khó cưỡng lại. Nó là một phần của chính chúng ta nên chúng ta chỉ có thể xét lại nó nếu dám ra khỏi mình để chống lại chính mình.
    Do đó văn hóa và tâm lý có sức sống cực kỳ dai dẳng.”
    (Nguyễn Gia Kiểng, Khổng giáo và Khổng Tử, Tổ Quốc ăn năn)
[...]
Một trong những thế mạnh của anh Tư là đem lại cảm giác hy vọng, một cảm giác về tương lai và sự thay đổi (dù rất mơ hồ nhưng có chút hi vọng vẫn đỡ hơn tuyệt vọng). Tôi thích phong thái của anh Tư hơn cụ Tổng, những bài diễn văn của anh Tư có vẻ hùng hồn và thực tế (khác với giọng Bắc luôn mang trong gió tiếng kim khí, giọng nói của dân miền Nam bao giờ cũng êm tai). Có vẻ anh Tư đang cố gắng để thay đổi tâm trạng của đất nước từ tuyệt vọng sang hy vọng, khi sự thất vọng là hậu qủa đương nhiên của những dòng tin tức gần như bất tận, ngày càng xấu hơn của tình hình kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hóa...hiện nay. Dường như anh Tư có một tầm nhìn. Nhưng Tư lại cố tình tránh né khi không dám thừa nhận hoặc ít ra là phân tích kỹ những sai lầm nghiêm trọng của hệ thống. Về điểm này thì Tư có nét hao hao với cụ Tổng khi lo ngại làm như vậy sẽ gây ra xung đột nội bộ trong thời điểm mà đội ngũ cần sự đồng thuận. Nhưng liệu một sự thẳng thắng thừa nhận hay phân tích nguyên nhân của cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ gắn kết được xã hội hay làm trầm trọng thêm các xung đột trong đó? Những tổn thương nhỏ có thể tự lành. Tuy nhiên, đối với những vấn đề tầm cỡ ung thư thì loại bệnh này chỉ có thể chữa lành bằng cách đưa ra xạ trị dưới ánh sáng mặt trời. Thiếu vắng một tầm nhìn sẽ khiến việc cải cách trở nên không thể kiểm soát, mất định hướng hoặc sẽ bị điều khiển bởi những “nhóm lợi ích” nào đó là điều có thể nhìn thấy trước được. Không phải ngẫu nhiên mà chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã phát biểu, “Việt Nam rất giỏi trong việc biến cơ hội thành...thách thức.” Tất nhiên, bà chuyên viên kinh tế chỉ có ý đề cập đến lĩnh vực kinh tế. Trong thực tế, Việt Nam đã rất và rất nhiều lần biến cơ hội thành nguy cơ, hết lần này đến lần khác. Những thông tin được công bố trong cuốn sách được phát hành gần đây của anh Huy Đức,Bên Thắng Cuộc, cung cấp nhiều dẫn chứng cho nhận định này. Hoàn toàn thiếu vắng những đầu óc có thể tư duy mang tính chiến lược hay nói đúng hơn: thiếu một tầm nhìn xa để đưa đất nước này tiến lên. Rõ ràng, việc thiếu vắng tầm nhìn có khả năng đưa đến nhiều rủi ro và thất bại lớn hơn những thất bại được ghi lại trong quá khứ. Bởi thế giới ngày nay liên kết chặt chẽ. Và trò chơi ghép hình địa chính trị hiện nay đã khác xưa. Những va đập có sức phá hủy lớn hơn rất nhiều lần so với những gì chúng ta đã từng phải trả học phí cho những niên học 1945, 1954, 1975, 1979.
Câu hỏi vẫn là: tại sao chúng ta vẫn luôn loay hoay với những lựa chọn mang tính đối phó tình huống thực tế trong khi tình hình đòi hỏi phải cần làm một cái gì đó mang tính triệt để?
Câu trả lời: văn hóa của chúng ta quá tồi. Văn hóa chính trị, văn hóa kinh tế, văn hóa giá dục...của chúng ta quá tồi. Xin đừng hiểu văn hóa theo nghĩa hẹp thông thường. Văn hóa, nếu được phép, xin hãy hiểu: văn hóa là toàn bộ những ý niệm và giá trị mà chúng ta đã được giáo dục để coi là đúng và do đó quyết định cách suy nghĩ, hành động và ứng xử của chúng ta.
[...]
Những lúc say nắng tôi thường hy vọng (lưu ý: người mắc chứng say nắng thường hy vọng như kiểu mộng du) cuộc khủng hỏang lần này sẽ dẫn đến những thay đổi triệt để trong tư tưởng và chính sách. Nếu chúng ta mạnh dạn có những quyết định đúng, không chỉ đơn giản thay đổi trong lĩnh vực kinh tế mà tình hình đòi hỏi phải có những thay đổi tận gốc rễ trong cách chúng ta tư duy về chính trị, giáo dục, văn hóa...thì chúng ta không những giảm thiểu được các va chạm xã hội mà còn tránh được nguy cơ một cuộc khủng hỏang lớn hơn, khủng khiếp hơn trong tương lai. Nếu quyết định sai lầm, chúng ta sẽ có một cái bánh quốc gia bị chia cắt thành nhiều phần và rất dễ bị tổn thương như một cục diện tất phải đến. Cách đây gần 100 năm, bác sĩ thiên tài người Quảng Nam, cụ Phan Chu Trinh, đã gần như chẩn đóan được căn bệnh này với bài thuốc trị tận gốc: khai dân trí-chấn dân khí-hậu dân sinh (một lần nữa, xin đừng giới hạn phương thuốc của cụ Phan trong các khái niệm về giáo dục). Theo một cách hiểu rộng hơn, cụ Phan Chu Trinh đã lên kế hoạch có tầm nhìn xa hơn dự báo thời tiết của hải quân Hoa Kỳ: chấn hưng văn hóa dân tộc. Tiếc thay, tiếng nói thông tuệ của người đàn ông xứ Quảng này đã không thể nào át tiếng gào của bác sĩ chuyên nghành cấp cứu, Phan Bội Châu, và dòng chủ lưu dao kéo đến từ xứ Nghệ. Tiếc thay, Phan Chu Trinh mất đi mà chưa kịp đào tạo môn đồ đủ đông để có thể tạo nên dòng chủ lưu. Và tầm nhìn của cụ Phan chỉ để nhìn chơi cho đến tận ngày nay. Chúng ta cần một tầm nhìn mới không chỉ vì mô hình cũ đã thất bại hòan tòan mà còn bởi vì những bài học đau đớn đã phải trả khi dựa trên nền móng văn hóa đầy khiếm khuyết và sai lầm.
Thế giới đã thay đổi mà chúng ta thì không theo kịp.
Kẻ chậm chân sẽ bị những kẻ to lớn giẫm đạp mà chết.
Nếu không, đám đông (thường không có nhân tính) sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình: thải lọai kẻ chậm chân, yếu đuối như một quy luật tự nhiên.
Sài Gòn, 19/12/2012
Đặng Ngữ
(Tầm nhìn & văn hóa Facebook. Đặng Ngữ)

Việt Nam: Phiếu tín nhiệm sẽ không hiệu quả nếu các đại biểu không được ‘bày tỏ ý chí một cách tự do’

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết. Ảnh: Phunutoday
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết
(The Asahi Shimbum) - Các nhà lập pháp tại đây đã được trang bị với một vũ khí mạnh mẽ để kiểm tra các lãnh đạo hàng đầu – đe dọa bãi nhiệm [lấy phiếu tín nhiệm để bãi nhiệm] – nhưng chủ đề này vẫn còn nhiều hoài nghi sâu xa về những nỗ lực cải cách từ trên xuống dưới trong chế độ độc đảng do Đảng Cộng sản tại cầm quyền Việt Nam.
Ngày 21 tháng Mười một vừa qua, Quốc hội đã giới thiệu và thông qua hệ thống lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ gồm Chủ tịch nước, Thủ tướng và các quan chức cấp cao khác.
Các nhà lập pháp sẽ theo dõi những biểu hiện của các quan chức hàng đầu và bỏ phiếu tín nhiệm mỗi năm một lần kể từ năm thứ hai trong nhiệm kỳ năm năm. Những người không đủ số phiếu nhất định trong Quốc hội có thể sẽ bị bãi nhiệm.
Cuộc bỏ phiếu đầu tiên dự định sẽ thực hiện sớm nhất là vào đầu tháng Hai tới đây. Cuộc bỏ phiếu này sẽ bao gồm 49 quan chức do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, trong đó gồm cả Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Hệ thống này đã được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều ngờ vực đối với các chính trị gia vì nền kinh tế èo uột và tham nhũng dai dẳng.
Trong một phiên họp Quốc hội chốt lại vào ngày 23 tháng Mười một, ông Dũng đã phải đối mặt với rất nhiều chỉ trích về nạn tham nhũng tràn lan liên quan đến các tập đoàn kinh tế nhà nước và nhiều doanh nghiệp phải phá sản.
Ông cũng bị chỉ trích vì đã bổ nhiệm con trai của ông vào một chức vụ chủ chốt trong Đảng [Cộng sản], cùng lúc người con gái của ông giữ chức vụ giám đốc trong ngành ngân hàng.
Trong một báo cáo của chính phủ vào cuối tháng Mười, ông Dũng đã buộc phải thừa nhận những lỗi lầm trên.
“Tôi nghiêm trọng nhận trách nhiệm chính trị và thừa nhận những yếu kém và thiếu sót của chính phủ”, ông nói.
Tuy nhiên, lời xin lỗi bất thường hiếm thấy đó vẫn không đủ để xoa dịu dư luận.
Trong một cuộc họp quốc hội được truyền hình trực tuyến hôm ngày 14 tháng Mười một, một đại biểu Quốc hội đã kêu gọi ông Dũng nên từ nhiệm, nói rằng Việt Nam cũng cần có “nền văn hóa từ chức”.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết. Ảnh: Phunutoday
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết. Ảnh: Phunutoday
Cựu đại biểu Nguyễn Minh Thuyết cho biết Quốc hội, một cơ quan bù nhìn của Đảng Cộng sản Việt Nam, đang ngày càng giành được thêm nhiều quyền lực.
Ông Thuyết, một đảng viên Đảng Cộng sản đã từng là đại biểu Quốc hội cho đến mùa xuân vừa rồi, cho biết rằng sau khi Việt Nam bước sang thời kỳ Đổi mới với những cải cách kinh tế vào năm 1986 thì không khí đã từ từ thay đổi, cho phép các đại biểu Quốc hội có cơ hội phát biểu một cách tự do hơn.
Trong năm 2010, Quốc hội đã bác đề nghị của chính phủ đối với dự án đường sắt cao tốc nối liền Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, với lý do lợi nhuận thấp.
Tuy nhiên, ông Thuyết nói rằng rất khó khăn để Quốc hội có thể bác các quyết định của Đảng Cộng sản vì hầu như đảng bao trùm quyền lực tuyệt đối đối với tất cả các vấn đề.
Nếu Quốc hội nghiêng về một quyết định nào đó [khác ý Đảng], thì các cơ quan của Đảng sẽ gây áp lực lên các đại biểu để buộc họ thay đổi quyết định, ông Thuyết chia sẻ.
Các đại biểu cũng có thể bị đe dọa bởi các quan chức Đảng Cộng sản khi đến thời gian bầu cử, một nhà phân tích cho biết.
“Hệ thống [bãi nhiệm] mới này sẽ không đưa đến kết quả cụ thể nào, trừ khi tất cả các đại biểu Quốc hội được phép bày tỏ ý chí của họ một cách tự do”, ông Thuyết nói.
Nhưng đó không phải là vấn đề. Quốc hội Việt Nam được giao nhiệm vụ giám sát chính phủ, nhưng thành phần đại biểu Quốc hội lại bị chi phối bởi hầu hết trong số họ đều là đảng viên Đảng Cộng sản. Điều đó có nghĩa là các đại biểu không nhất thiết đại diện cho dân số nói chung.
Tổng số dân số tại Việt Nam hiện nay có 88 triệu người nhưng Đảng Cộng sản chỉ chiếm 3,2 triệu người – tức khoảng 4% dân số. Tuy nhiên, chỉ có 8% hoặc 42 đại biểu trong tổng số 500 đại biểu Quốc hội được bầu hồi tháng Năm năm 2011 là những người không thuộc đảng chính trị.
Các ứng cử viên có thể gặp một số hạn chế, đáng chú ý nhất là sự sàng lọc từ phía Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức có ảnh hưởng và hỗ trợ Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Trong các cuộc bầu cử Quốc hội, cử tri đi bầu đã luôn đứng trên 90%. Trong năm 2011, các cử tri đi bỏ phiếu đến lên đến 99,51%, nếu số liệu chính thức này đáng tin cậy.
Nhiều công dân tại Việt Nam nói rằng họ chưa bao giờ đi bầu. Thay vào đó, họ nói rằng các thành viên trong gia đình hoặc người đại diện của các tổ chức mà họ tham gia, đã bỏ phiếu thay cho họ. Cho nên không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều người Việt Nam bác bỏ các cuộc bầu cử và cho rằng đó chỉ là các kịch bản rẻ tiền.
Nhiều người thậm chí không biết những ứng viên đứng ra tranh cử là ai trong các cuộc bầu cử.
Các thỏa thuận ngầm dường như đã được đồng ý ủy quyền trong các cuộc bầu cử nhằm tìm kiếm kết quả cao để đảm bảo tính chính danh của các đại biểu Quốc hội và các quan chức khác.
Việc này này đã dẫn đến những lời chỉ trích rằng Việt Nam bị ám ảnh “căn bệnh xã hội” với các tỷ lệ cử tri đi bầu cao ngất ngưỡng.

Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Manabu Sasaki, The Asahi Shimbum 

 © Bản tiếng Việt TCPT 

"Hi vọng HĐND tỉnh khác học ông Nguyễn Bá Thanh"

"Chả ai dại gì đi "xử" cấp trên của mình. Cũng chả ai dại gì "kích động" người dân chống lại chính quyền. Chánh án mà xét xử cấp trên thì ảnh hưởng đến cá nhân lắm... Vì thế mà khiếu nại của người dân, doanh nghiệp thì rất nhiều, nhưng khiếu kiện thì vô cùng hiếm", TS Lê Hoàng Giao chia sẻ với phóng viên.
Kiên nhẫn lắm thì cũng phải bỏ cuộc
Mới đây, trong cuộc họp Hội đồng Kiến trúc quy hoạch TP Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã xúi một doanh nghiệp kiện UBND TP Đà Nẵng về những bất cập trong quản lý, sử dụng đất. Ông có bình luận gì không?
Tôi cho rằng đó là người lãnh đạo có kỷ cương, có hiểu biết pháp luật và là một hành vi chính trị tốt. Ông ấy hiểu nguyên nhân vụ việc, thấy rõ lãnh đạo sai nên ông ấy xúi doanh nghiệp đi kiện là bình thường. Hy vọng HĐND các tỉnh khác phải học ông Nguyễn Bá Thanh. Tôi tin là với vị trí của ông ấy như thế, thì chắc chắn tòa án sẽ phải làm đúng luật.
Ông nói thế nghĩa là sao ạ? Tôi tưởng là tòa án thì đương nhiên phải làm đúng luật chứ?
Người dân, doanh nghiệp đi kiện chính quyền, nộp đơn khiếu kiện lên tòa án. Trong khi tòa án là cơ quan trực thuộc UBND địa phương đó. Vì thế mà người ta hay gây khó dễ. Với những vụ việc khó giải quyết, cấp dưới "kính chuyển" lên cấp trên, cấp trên "đá" xuống cấp dưới và chỉ đạo "xử đúng pháp luật". Thế là người đi khiếu kiện có kiên nhẫn lắm thì cũng đến lúc thấy mệt mà phải bỏ cuộc.
Đến nay đã có văn bản nào bị cho là sai và phải thu hồi lại chưa?
Ở các tỉnh thì có rồi, còn những văn bản ở cấp cao hơn, diện điều chỉnh lớn hơn giống như những văn bản cho ra đời nhưng không phù hợp với thực tế, gặp sự phản ứng của toàn xã hội... thì người ta cũng chỉ ỉm đi thôi. Chứ họ không công bố là hủy văn bản đó.
Tại sao họ lại không công bố?
Thì họ đã trót ban hành rồi thì chẳng lẽ họ lại hủy chính văn bản của họ, khác nào tự họ vả vào mặt họ đâu. Lãnh đạo lại tự nhận mình sai à? Tòa có dám phán quyết văn bản đó là sai không? Khi tòa phán quyết là sai thì liệu lãnh đạo có sửa hay không? Thế là dù cấp tỉnh hay trung ương, dù biết văn bản đó là sai thì họ cũng sẽ lờ đi thôi.
Phải chăng vì những cái khó đó mà bức xúc của người dân vẫn còn tồn tại?
Nhiều bức xúc không được đáp ứng, ngày càng nhiều đơn khiếu nại khiếu kiện hơn. Vụ trước chưa được giải quyết, vụ sau lại phát sinh và dồn lại.
Hậu quả của nó sẽ là gì thưa ông?
Dân mất lòng tin vào công lý, vào việc thực thi pháp luật.

TS Lê Hoàng Giao, Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển.
TS Lê Hoàng Giao, Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển.

Ai lại xét xử cấp trên!

Được biết ông đã từng có khảo sát về số vụ khiếu nại khiếu kiện của người dân, doanh nghiệp với chính quyền?

Đúng vậy.

Số vụ kiện như vậy có nhiều không?

Nhu cầu thì nhiều lắm, nhưng trong mấy chục nghìn vụ khiếu nại thì chỉ có một đến hai vụ là khiếu kiện thôi. Với số liệu này thì chỉ cần hỏi tòa hành chính mỗi năm xử lý được mấy vụ là rõ ngay thôi.

Vì sao khiếu kiện hành chính lại ít như vậy thưa ông?

Về mặt luật, có những quy định bất cập. Theo Luật Tố tụng hành chính có định ra thì chỉ có một số vụ việc phát sinh tranh chấp giữa người dân, doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước thì mới thuộc thẩm quyền của tòa án hành chính. Danh sách này có khoảng hơn 20 điều, trong khi đó thực tế, mối quan hệ giữa người dân, doanh nghiệp với nhà nước nảy sinh rất nhiều vấn đề. Về mặt tâm lý, văn hóa, người dân ngại đi khiếu kiện với cơ quan nhà nước. Các vụ án hành chính khi khởi kiện thì thủ tục vô cùng phức tạp, việc tiếp nhận đơn rất khó khăn, quyết định có thụ lý hay không cũng rất khó khăn.

Vì sao vậy?

Vì người ta không muốn làm. Họ ngại va chạm, đối đầu với chính quyền. Tòa án mà ra quyết định là UBND ra quyết định sai, thế thì hóa ra tôi xét xử chính cấp trên của tôi à? Chả nhẽ tôi lại ra phán quyết chống lại quyết định của cấp trên? Trong khi tòa án trực thuộc tỉnh cả về nhân sự lẫn pháp lý. Tôi là chánh án thì tôi cũng ngại va chạm chứ!

Sao lại có chuyện nên hay không, luật là luật chứ?

Nếu luật rõ ràng rồi thì dễ quá. Nhưng khổ nỗi nó lại chưa được như thế.

Hối lộ dễ hơn đi kiện nhiều chứ!

Liệu có khả năng vì khiếu nại, khiếu kiện khó khăn quá, nên người ta phải tính cách khác?

Người ta sẽ chuyển sang hối lộ. Thế là vô hình đẩy mạnh tham nhũng. Cái đó thì tôi có thể khẳng định là có, thậm chí là nhiều người sử dụng cách này. Các quyết định cá biệt được ban hành một cách tùy tiện thì nó cũng được sửa một cách tùy tiện. Còn khiếu kiện, vừa mất thời gian, vừa khó thành công.

Hai con đường, hai cách, cách nào sẽ có lợi hơn, hẳn ai cũng đoán được?

Thì đúng thế. Thôi thì tôi cứ "chạy". Khiếu nại hay khiếu kiện thì cuối cùng cũng thế thôi. Cán bộ giải quyết cho em thì thôi em không khiếu nại nữa, không kiện nữa. Thôi thì cán bộ thay đổi cho em cái quyết định. Rõ ràng là nó nhanh và hiệu quả hơn chứ. Vì thế mà nếu không có cách nào khắc phục bất cập này thì tham nhũng cũng sẽ còn kéo dài.

Phải chăng, đó chính là lỗ hổng của luật pháp?

Đúng là pháp luật còn nhiều bất cập, chồng chéo từ cấp trung ương đến cấp địa phương. Cùng một nội dung nhưng hiểu thế nào, giải thích thế nào, áp dụng thế nào cũng được.

Hiểu thế nào cũng được, vậy tôi là người dân, tôi hiểu theo cách của tôi có được không?

Không ạ. Người có quyền để hiểu đó phải là lãnh đạo chứ. Hệ thống pháp luật đang không ổn, thiếu tính thống nhất, chồng chéo, có thể diễn giải thành nhiều nghĩa. Thiên về "làm gì" hơn là "làm như thế nào". Ví dụ như để pha được cốc nước trà thì luật quy định là phải có trà. Nhưng tôi pha nhiều hay ít trà, pha nước sôi 100 độ C hay 80 độ C thì không ai kiểm soát được tôi cả, vì sản phẩm tôi cho ra vẫn là nước trà.

Yếu tố con người thì sao thưa ông?

Cái nữa là kỷ luật công vụ của ta không cao. Ai là người kiểm tra giám sát những việc sai trái? Hệ thống kiểm tra giám sát đã hoạt động tốt chưa? Giờ một người nào đó làm tắc trách thì ai là người giám sát? Hay chỉ khi có vụ việc gì đó bất cập thì thanh tra mới làm việc.

Xin cảm ơn ông!

Minh bạch không phải là ra quyết định rồi  mới thực hiện công khai mà minh bạch phải là cả quá trình, đặc biệt là những quyết định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người dân. Ví dụ khi đặt vấn đề quy hoạch khu đất này, chính quyền đã phải thông báo cho người dân rằng chúng tôi dự kiến làm như thế này, mục đích là phát triển thế này, nếu quy hoạch thế này thì người dân lợi thế này, xã hội lợi thế kia, nhưng một số người sẽ bị ảnh hưởng thế kia... thì khi ra quyết định, sẽ khó có chuyện khiếu nại khiếu kiện kéo dài. Nó sẽ giảm thiểu nhiều tranh chấp giữa dân, doanh nghiệp với Nhà nước.
(Kiến thức.net)

Phạm Ngọc Thảo - Oanh liệt trong thầm lặng: Những giọt nước mắt của ông Mười Hương

“Trong lịch sử tình báo ta, câu chuyện ly kỳ như Phạm Ngọc Thảo là hãn hữu, nếu bỏ qua không nghiên cứu đến nơi đến chốn là thiếu trách nhiệm đối với công cuộc tích tụ kho tàng tình báo Việt Nam” (Lời tướng Nguyễn Đức Trí (Sáu Trí), nguyên Thủ trưởng Cơ quan tình báo Miền)
Tấm hình đăng kèm theo đây do nhà báo Chin Kah Chong của hãng tin Pan-Asia Newspaper Alliance (PANA News) của Nhật Bản chụp Phạm Ngọc Thảo mang lon đại tá quân đội Sài Gòn lúc chỉ huy cuộc đảo chính ngày 19.2.1965 lật đổ chính quyền Nguyễn Khánh. Ông Chin đã gửi tặng tấm hình cho chúng tôi trong dịp sang lại Việt Nam cách đây không lâu. Ông bảo ông đã hai lần gặp Phạm Ngọc Thảo, ông kể lại không khí của cuộc đảo chính mà ông trực tiếp chứng kiến hồi đó, nhưng ông không lý giải được về hoạt động của vị đại tá này dù ông rất ngưỡng mộ.   
Giữa một rừng gươm giáo hiểm ác, ông như một nghệ sĩ xiếc đi trên dây, bên phải thì địch muốn giết, bên trái thì ta cũng muốn giết. Ông hiên ngang lật ngửa ván bài và “chơi” tới tận cùng
 
Cho đến nay, Phạm Ngọc Thảo vẫn còn là một bí ẩn khó có thể giải mã. Không phải vì xung quanh ông vẫn còn những bí mật quân sự, cũng không phải xung quanh ông có những điều “nhạy cảm” khó nói. Khó giải mã là do tầng tầng lớp lớp những biến cố lịch sử, những quan hệ, sự thiên biến vạn hóa của chiến lược, chiến thuật, kỹ thuật, nghệ thuật chiến tranh tồn tại trên chiến trường, trên chính trường và trong cuộc sống nhưng nằm ngoài sách vở và các bản tổng kết.
Sau khi bộ phim nổi tiếng Ván bài lật ngửa bắt đầu công chiếu từ năm 1982, khi biết nhân vật Nguyễn Thành Luân được nhà văn Trần Bạch Đằng xây dựng dựa trên nguyên mẫu là Phạm Ngọc Thảo, những giai thoại về Phạm Ngọc Thảo dần dần lưu truyền rộng rãi trong dân chúng. Nhà văn - nhà cách mạng Trần Bạch Đằng từng là Bí thư Đặc khu ủy Sài Gòn - Gia Định trong kháng chiến chống Mỹ, là một trong số rất ít người biết rất rõ Phạm Ngọc Thảo, nhưng Ván bài lật ngửa vốn là một cuốn tiểu thuyết được dựng thành phim, tất nhiên Nguyễn Thành Luân dù mang dáng dấp Phạm Ngọc Thảo nhưng vẫn là một nhân vật hư cấu. Lúc ấy ngôi mộ của Phạm Ngọc Thảo vẫn chỉ là một nấm mồ vô danh.

Phạm Ngọc Thảo - Oanh liệt trong thầm lặng
Đại tá quân đội Sài Gòn Phạm Ngọc Thảo chỉ huy cuộc đảo chính ngày 19.2.1965 lật đổ chính quyền Nguyễn Khánh - Ảnh: Chin Kah Chong
Mãi đến ngày 30.8.1995, đại tá QĐND Việt Nam, liệt sĩ Phạm Ngọc Thảo mới được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Lý do của sự chậm trễ này chưa bao giờ được công bố chính thức.
Sau năm 1987, báo chí trong nước có viết một số bài về Phạm Ngọc Thảo, nội dung còn sơ lược, chủ yếu dựa vào lý lịch và bản thành tích được công bố. Trong khi ở nước ngoài, nhiều người từng ở “phía bên kia” quen biết Phạm Ngọc Thảo cũng viết về ông, bên cạnh việc thuật lại các góc độ khác nhau những sự kiện mà họ chứng kiến là những phỏng đoán, nhất là sự phỏng đoán xung quanh 2 vấn đề mà họ không giải thích được: Vì sao mãi tới 12 năm sau ngày hòa bình Nhà nước Việt Nam mới chính thức công nhận Phạm Ngọc Thảo là “người của mình”? Nếu Phạm Ngọc Thảo là tình báo “Việt cộng” thì khi cuộc đảo chính tháng 2.1965 thất bại, ông hoàn toàn có thể chạy ra căn cứ một cách an toàn, nhưng vì sao ông không đi mà ở lại tại một xứ đạo để cuối cùng phải chết một cách bi thảm?
Không thể đem những lý lẽ thông thường để luận giải cuộc đời bi tráng của người anh hùng phi thường này. Giữa một rừng gươm giáo hiểm ác, ông như một nghệ sĩ xiếc đi trên dây, bên phải thì địch muốn giết, bên trái thì ta cũng muốn giết. Ông hiên ngang lật ngửa ván bài và “chơi” tới tận cùng. Địch coi ông là tên “Việt cộng” nằm vùng nguy hiểm, ông không ngại, thậm chí còn viết báo công khai ca ngợi tinh thần vì dân vì nước của Quân đội nhân dân Việt Nam trong chống Pháp. Ngại nhất là ta, bởi vì ngay tại Sở Chỉ huy của kháng chiến cũng chỉ vài người được biết ông là người của ta, nên khi ông thả hàng ngàn tù chính trị, cơ quan chỉ huy kháng chiến cấp dưới lập tức kết luận ông là tên tỉnh trưởng mị dân nguy hiểm nhất cần phải trừ khử. Ông đã nhiều lần thoát chết, không phải do sự nương tay của ta, mà do may mắn.
Sinh thời cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt bao giờ cũng rơm rớm nước mắt mỗi khi nhắc đến Phạm Ngọc Thảo. Ông bảo Phạm Ngọc Thảo do đích thân ông Lê Duẩn giao nhiệm vụ ở lại miền Nam làm tình báo chiến lược, không phải để cung cấp tin tức, mà đi sâu vào hàng ngũ cao cấp của chính quyền Sài Gòn nhằm xoay chuyển thời cuộc, chuẩn bị cho sự nghiệp thống nhất đất nước. Đối với ông Võ Văn Kiệt, Phạm Ngọc Thảo là nhà tình báo kiệt xuất, là người anh hùng hội đủ nhân, trí, dũng. Ông vẫn tiếc là không cứu được Phạm Ngọc Thảo mặc dù ông đã làm hết cách.
Còn ông Mười Hương thì vừa nói đến Phạm Ngọc Thảo đã khóc như một đứa trẻ. Lần đầu gặp ông, khi chúng tôi hỏi vì sao Phạm Ngọc Thảo được công nhận liệt sĩ và phong anh hùng chậm như vậy, ông nức nở: “Phong anh hùng 10 lần cho Phạm Ngọc Thảo cũng xứng đáng, nhưng chưa thể được, vì vợ con Thảo đang ở Mỹ. Khi chiếu phim Ván bài lật ngửa, tôi gọi cho ông Trần Độ (lúc ấy làm Trưởng ban Văn hóa Văn nghệ T.Ư - TN) bảo hãy cấm cái phim đó đi, đừng làm hại vợ con Phạm Ngọc Thảo”. Ông Phạm Xuân Ẩn từng nói với chúng tôi rằng, sau khi Phạm Ngọc Thảo bị giết chết, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã đề nghị chính quyền Mỹ trục xuất vợ con ông Thảo, lúc đó ở Mỹ có một cuộc vận động bảo vệ vợ con ông Thảo, ngay cả những nhà báo Mỹ chống cộng cũng phản đối sự trục xuất này, vì vậy mà vợ con ông Thảo vẫn bình an vô sự cho đến bây giờ.
Sự lo xa của ông Mười Hương là tình nghĩa rất đáng trân trọng. Giọt nước mắt của ông đủ để giải thích lý do vì sao Phạm Ngọc Thảo chậm được thừa nhận một cách công khai. Quốc gia đại sự không bao giờ bỏ sót cái tình, và suy cho cùng cũng vì cái tình mà có quốc gia đại sự.
Trước khi viết loạt bài này, ngoài việc nghiên cứu những tài liệu ghi chép từ các nhà tình báo lão thành hoạt động trong mạng lưới tình báo Miền, chúng tôi đã có dịp tiếp xúc với ông Mười Hương (Trần Quốc Hương), nguyên Bí thư T.Ư Đảng, người trực tiếp tổ chức hoạt động cho những nhà tình báo lừng danh Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ… sau Hiệp định Genève, trao đổi với cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt, với ông Sáu Trí, ông Mười Nho (người phụ trách công tác tình báo đặc khu Sài Gòn - Gia Định đầu những năm 1960), chúng tôi còn gặp 1 trong 2 nhân vật được Tỉnh ủy Bến Tre giao nhiệm vụ ám sát Phạm Ngọc Thảo. Chúng tôi cũng đã có dịp nói chuyện với cựu Phó tổng thống chính quyền Sài Gòn cũ Nguyễn Cao Kỳ, người lên chức Chủ tịch Ủy ban Hành pháp T.Ư (Thủ tướng) ngay sau khi cuộc đảo chính năm 1965 thất bại. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo nhiều tài liệu liên quan đến ông Thảo trên báo chí Sài Gòn trước năm 1975.
(còn tiếp)
Hoàng Hải Vân
(Báo Thanh niên) 

Đại gia thế chân Đặng Văn Thành, Trầm Bê, Đặng Thành Tâm

 
Hàng loạt đại gia đang bán cổ phiếu, rút khỏi ngân hàng như: gia đình ông Đặng Văn Thành, bố con ông Trầm Bê, nhà ông Đặng Thành Tâm và hàng loạt đơn vị rút khỏi ACB… Hàng triệu cổ phiếu trị giá hàng ngàn tỷ đã được mua bán. Vậy ai đứng đằng sau thương vụ này, đại gia mới nào đang thế chân các ông chủ cũ rút lui khỏi ngân hàng? Ai là những ông chủ thực sự đằng sau các ngân hàng hàng đầu Việt Nam?
Vòng quay thứ hai tại Sacombank
Bức tranh cổ đông lớn gắn bó lâu dài với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín-Sacombank (STB) dường như chưa thực sự rõ ràng cho dù người sáng lập ngân hàng này cách đây 20 năm là ông Đặng Văn Thành và các thành viên trong gia đình ông đã chính thức rút lui hẳn khỏi tổ chức tín dụng này trong những tuần cuối cùng của năm 2012.
Sau khi ông Thành rút lui, cuối tuần qua, ông Đặng Hồng Anh, con trai ông Thành cũng đã rút khỏi HĐQT. Nhà ông Thành coi như đã rút khỏi Sacombank sau một chuỗi các đợt bán hàng triệu cổ phiếu do mình nắm giữ.
Ngày 16/12, Ngân hàng Sacombank thông báo giao dịch cổ phiếu của cổ đông liên quan nội bộ trên website. Theo đó, ông Trầm Trọng Ngân - con trai lớn của ông Trầm Bê hiện đang là Phó Chủ tịch HĐQT của ngân hàng đăng ký bán toàn bộ 48 triệu cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 4,93%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 20/12/2012 đến 20/02/2013 bằng phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh.
Thông tin này không sốc nhưng thực sự lại là một điều bất ngờ nữa đối với giới đầu tư. Nhiều người tự hỏi sau khi đã được bầu vào HĐQT hồi tháng 5/2012 với tư cách là một cổ đông lớn, tại sao ông Trầm Trọng Ngân lại bán cổ phần STB?
Nó trái ngược với động thái gia tăng tỷ lệ nắm giữ tại STB của doanh nhân trẻ này hồi cuối tháng 6/2012 với việc mua vào 8 triệu cổ phiếu (nâng tổng nắm giữ lên 48 triệu cổ phiếu như hiện nay).
Với mức giá 19.800 đồng/cp như hiện tại, nếu giao dịch thành công, ông Trầm Trọng Ngân thu về gần 1.000 tỷ đồng. Và như vậy, số cổ phiếu STB mà gia đình ông Trầm Bê nắm giữ đáng kể nhất có lẽ chỉ là khoản 20,82 triệu cổ phần (tương đương 2,14%) do em trai ông Ngân là Trầm Khải Hòa - thành viên HĐQT Sacombank đang nắm giữ.
Trước đó, một đại gia khác là Đặng Thành Tâm và người thân cũng đã bán cổ phiếu và rút lui khỏi hai ngân hàng Phương Tây và Navibank. Sau động thái các DN của ông Tâm bán cổ phiếu rút khỏi NH Phương Tây, mới đây, vợ ông Đặng Thành Tâm đăng ký thoái toàn bộ hơn 14,82 triệu cổ phiếu. Nếu tính theo giá chốt phiên giao dịch sáng nay, ngày 10/12/2012, quy mô thoái vốn của bà Thanh đạt trên 90 tỷ đồng.
Trong khi đó, cũng không thể bỏ qua động thái hàng loạt nhà đầu tư tổ chức là công ty con của ACB và Eximbank thời gian qua cũng lần lượt bán cổ phiếu nắm giữ tại hàng loạt ngân hàng cổ phần lớn. Hầu hết các giao dịch hàng triệu cổ phiếu, trị giá hàng trăm – ngàn tỷ đồng đều được giao dịch thỏa thuận. Tuy nhiên, các thông tin quanh các giao dịch này thường thông báo chậm và có một điểm chung trong hàng loạt các giao dịch thỏa thuận này là không có nhiều người biết thực sự ai đã mua những khối lượng cổ phiếu khổng lồ này.
Đại gia giấu mặt?
Trở lại trường hợp Sacombank, trong phiên giao dịch sáng 17/12, cổ phiếu STB được giao dịch khá khởi sắc. Tính tới cuối phiên giao dịch buổi sáng, đã có tổng cộng hơn nửa triệu cổ phiếu STB được khớp lệnh, trong đó gần 300 nghìn đơn vị được mua bởi khối ngoại. Cổ phiếu này được giao dịch đa phần ở mức giá gần trần và trần.
Hiện tượng này có lẽ là một dấu hiệu phản ánh giả thuyết được nhiều nhà đầu tư đặt ra là 48 triệu cổ phiếu mà ông Trầm Trọng Ngân đăng ký bán bắt đầu thực hiện từ cuối tuần này đã có thỏa thuận trước đó, hay nói cách khác là rất có thể đã có chủ mới và giao dịch nhiều khả năng sẽ diễn ra dưới hình thỏa thuận chứ không phải khớp lệnh qua sàn.
Giả thuyết này được nhiều người nói tới bởi nếu ông Ngân thực hiện bán qua khớp lệnh trên sàn thì với mức giao dịch hơn 300 nghìn đơn vị/phiên như hiện nay thì trong vòng 2 tháng cổ đông lớn này khó lòng giao dịch thành công ở một mức giá ổn định như hiện nay. Bên cạnh đó, thị trường lại đang phản ứng tích cực với thông tin nói trên.
Như vậy, nếu giao dịch bán cổ phiếu của ông Ngân được thực hiện, câu hỏi được đặt ra là: Ai là người mua lượng cổ phần lớn nói trên? Ai là ông chủ thực sự trong một loạt các vụ mua bán cổ phiếu lớn ở hàng loạt ngân hàng trong thời gian vừa qua? Và, có một sự thay đổi trong HĐQT Sacombank hay là vẫn tiếp tục được giữ nguyên như hiện nay?
Cùng nằm trong tâm điểm của TTCK trong vài tháng gần đây với STB, cổ phiếu EIB của Ngân hàng Eximbank sáng 17/12 lại bất ngờ có giao dịch thỏa thuận khủng (sau gần 1 tháng yên ắng) với 18 triệu cổ phần được chuyển nhượng, trị giá gần 280 tỷ đồng.
Nhiều khả năng, giống như các tháng 9, 10 và 11 trước đó, giới đầu tư cũng sẽ không biết được thông tin về các giao dịch khủng này, sẽ lại không có một thông báo thay đổi vốn chủ sở hữu EIB được công bố tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, không có mấy nhà đầu tư biết được ai đang “vào” EIB, cho dù giá trị giao dịch lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Những hiện tượng song hành cùng nhau này cũng đang rấy lên những câu hỏi như: Khả năng sáp nhập giữa Eximbank và Sacombank như một số lãnh đạo đã đề cập có cao không? Sự thật quyền lực của gia đình ông Trầm Bê tại STB như thế nào và tại sao phải bán ra?...
Có thể thấy, hiện tượng cổ phiếu được chuyển nhượng thỏa thuận ở mức rất lớn sẽ làm thay đổi cơ cấu cổ đông tại các ngân hàng. Biến động trong mấy tháng đầu năm đã dẫn tới hàng loạt sự thay đổi trong nhiều HĐQT. Tuy nhiên, dường như mọi việc chưa dừng lại ở đó.
Trên thực tế, sự thay đổi trong cơ cấu cổ đông của các doanh nghiệp là một điều hết sức bình thường khi mà thị TTCK đang được phát triển.
Tuy nhiên, sự thay đổi cũng có thể khiến cho hoạt động ngân hàng gặp nhiều trục trặc. Những biến động về hoạt động ở ACB gần đây hay những cục nợ xấu khổng lồ tại nhiều ngân hàng thương mại đang cho thấy vấn đề này.
Điều mà nhiều người quan tâm là dòng tiền vào ra như thế nào? Ai là người mua cổ phần ngân hàng? Tiền từ đâu ra? Những thông tin này có lẽ cần được công khai bởi sự ảnh hưởng của nó là rất lớn, hàng nghìn tỷ đồng được rót vào ngân hàng sẽ khiến không chỉ cơ cấu cổ đông thay đổi, mà có thể ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng, ảnh hưởng tới thị trường nói chung…
Mạnh Hà
(VEF) 

Huy Đức - Không thể cứ trú ngụ trong sự sợ hãi

Nhà báo Huy Đức
Có rất nhiều câu hỏi tác giả muốn trả lời nhưng thật là không phải nếu mình đã đặt ra “luật” rồi lại không tuân theo “luật”. Không ngờ việc điều chỉnh những sai sót mà bạn đọc giúp phát hiện sau khi phát hành Gải Phóng và công việc “bếp núc” cho Quyền Bính lại mất nhiều thời gian như vậy. Nên xin lỗi là tới hôm nay tác giả Bên Thắng Cuộc mới có thể trả lời 10 câu hỏi được gửi tới trong tuần qua của bạn đọc.
Dao Truong Theo anh dự đoán, chính quyền và nhà nước Việt Nam sẽ phản ứng như thế nào về cuốn sách này?
Tôi không dự đoán. Nhưng khi viết cuốn sách này tôi quan tâm tới sự phản ứng bên trong của những người đọc có lương tri, kể cả những người đọc đang làm việc trong chính quyền Việt Nam, hơn là quan tâm đến những phản ứng công khai.
Long Nguyen Anh Huy Đức có đặt mục tiêu làm tiếp cuốn 3 về sai lầm trong giai đoạn 2006- hiện tại ko?
Cuốn sách của tôi nói về những gì đã xảy ra chứ không chỉ nói về những sai lầm. Nhưng, bạn đâu đã biết cuốn II của tôi nói về giai đoạn nào?
Thaiduong Nguyen Câu hỏi này hơi riêng tư, nhưng chú Osin HuyDuc có nghĩ rằng việc cho ra đời bộ sách này sẽ cản trở việc chú về thăm lại Việt Nam? Chú có ký tặng sách cho 10 câu hỏi nào có nhiều like nhất không?
Tôi nghĩ, những người đã nhận được câu trả lời thì không nên nhận sách tặng nữa! Thời gian fellowship của tôi chỉ một năm, học xong tôi sẽ về Việt Nam luôn chứ không có ý định về… thăm bạn ạ.
Con Đường Bụi Nắng xin hỏi bác Huy Đức một câu hỏi xưa như trái đất: Tiết lộ thông tin nội bộ của Đảng, Nhà nước trong cuốn sách này bác có “sợ” những điều không hay xảy ra với mình vì vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước[1] không ạ?
Tôi không nghĩ là mình nằm trong phạm vi điều chỉnh của các quy định đó. Tôi ý thức được những gì mình đang làm. Sự thật không chỉ giúp chúng ta tìm ra phương thuốc đúng để chữa lành các vết thương cũ mà còn giúp những người đang nắm vận mệnh quốc gia không phạm các sai lầm mới. Không ai muốn hứng chịu “những điều không hay” nhưng nếu cứ trú ngụ trong sự sợ hãi thì sự thật sẽ không bao giờ được nói ra bạn ạ.
Joseph Trí Kinh Thánh có câu: “Sự thật giải thoát anh em”, phải chăng anh muốn mọi người ở các bên đang còn u mê, định kiến được giải thoát và xúc tiến một tiến trình hòa giải dân tộc đích thực?
Tôi không rõ Thiên chúa nói điều đó trong hoàn cảnh nào. Hòa giải đối với một dân tộc như Việt Nam không chỉ phải vượt qua những “định kiến, u mê” mà còn phải vượt qua biết bao đau thương cho nên chỉ “sự thật” thì chưa đủ để “giải thoát anh em”. Tuy nhiên, như tôi đã nói trong lời mở đầu cuốn sách, “không ai có thể đi đến tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá khứ”, nếu bạn mong muốn có một tương lai hòa giải thì ngay bây giờ bạn phải đối diện với từng sự thật.
Jiraiya Sama Làm thế nào để sách của chú được phổ biến rộng rãi cho thế hệ học sinh, sinh viên trong nước khi họ đã và đang “được” đào tạo bởi những quyển SGK khô khan, thiếu thốn sự kiện lịch sử?
Nếu chính mình không từng là nạn nhân của những bộ sách giáo khoa khô khan, phiến diện, thì tôi đã không cố gắng để thực hiện cuốn sách này. Tôi nghĩ khả năng phổ biến của internet là đủ rộng rãi để cho bất cứ ai mưu cầu kiến thức đều có thể tiếp cận. Đó là lý do tôi chọn internet làm kênh phát hành. Hiện nay, theo các số liệu trên Amazone, Smashwords và theo những thông tin mà tôi biết được thì Bên Thắng Cuộc đang chủ yếu được đọc bởi người Việt Nam trong nước.
Tuấn Cận Bao giờ có bản free hở bác?
Như tôi đã nói trong một status, “khi quyết định tự mình đưa cuốn sách Bên Thắng Cuộc lên ‘tủ sách’ của Amazon và Smashwords, tôi muốn giới thiệu công trình nghiên cứu của mình với các bạn với tư cách là một người ghi chép sự kiện lịch sử bằng kỹ năng của một nhà báo. Việc quyết định không chuyền tay miễn phí sản phẩm này, với tôi, có một ý nghĩa quan trọng: Tôi không muốn bộ sách bị nhìn nhận như một bản truyền đơn dài, hoặc một tài liệu lén lút tìm cách đặt vào tay bạn đọc qua những kênh không chính thống”. Cách làm này đã có được sự ủng hộ rộng rãi của bạn đọc và điều đáng mừng là trong những ngày gần đây, nội dung cuốn sách đang được các bên bàn luận tới.
Tran Vu Dung mới đọc được nửa cuốn của chú, cảm nhận dưới ngòi bút của chú các lãnh đạo Bắc Việt nhu LD, VVK…đều tốt, đều hiểu và trăn trở về tình hình nội ngoại nhưng tất cả đều phải làm sai do cơ chế, do sức ép của TQ và LX… có phải chú vẫn chưa nói hết?
Tôi chỉ có thể nói hết những sự thật mà tôi biết, những sự thật mà tôi có đủ bằng chứng và có đủ niềm tin. Còn ai tốt, ai xấu là tùy thuộc vào cách cảm nhận của từng người đọc. Theo tôi, khi đánh giá một nhà cầm quyền phải đánh giá cả những ứng xử mang tính cá nhân mà đôi khi chỉ gây ảnh hướng tới những người thân và những quyết định mang tính chính sách thường gây ảnh hưởng tới toàn xã hội. Một nhà lãnh đạo có nhân thân tốt không có nghĩa là sẽ không phải chịu trách nhiệm về những gì mà ông ta đã gây ra cho nhân dân, cho đất nước.
Thuc Nguyen Bao nhiêu người đang lãnh đạo “Bên thắng cuộc” sẽ đọc quyển sách này? Họ có chấp nhận đó là sự thật, là lịch sử hay lại gọi tác giả là “phản động”? Qua quyển sách này, những người của “Bên thắng cuộc” có nhìn ra được những bước đi sai lầm để đưa dân tộc Việt đi vào đúng con đường dân chủ và phát triển mà hơn 90 triệu người Việt khắp nơi trên thế giới đã từng và vẫn đang mong ước không?
Tôi mong các nhà lãnh đạo hiện nay đọc Bên Thắng Cuộc cho dù họ đánh giá cuốn sách như thế nào. Nhận ra những sai lầm để “đưa dân tộc Việt Nam đi đúng con đường dân chủ, phát triển” là mong ước của chúng ta. Nhưng tương lai dân tộc không thể chỉ được trông cậy vào một cuốn sách hay vào chỉ trông cậy vào các nhà lãnh đạo ở “bên thắng cuộc”.
Nguyễn Đình Trị Rồi anh Osin HuyDuc sẽ có giống như những Dương Thu Hương, Vũ Thư Hiên… không?
Tôi không nghĩ là tôi có thể “giống” được chị Dương Thu Hương hay anh Vũ Thư Hiên. Thế hệ chúng tôi đã tự vấn rất nhiều khi đọc “Đêm Giữa Ban Ngày” của anh Vũ Thư Hiên. Còn văn chương của chị Dương Thu Hương thì tôi đọc từ khi đang là một người lính. Gần đây khi đọc lại những phát biểu vào năm 1989, 1990 của chị Dương Thu Hương (mà tôi sẽ đề cập trong cuốn II) tôi thực sự ngưỡng mộ sự hiểu biết lúc đó của chị. Hầu hết những việc làm có ý nghĩa nhất của chị Dương Thu Hương đều được tiến hành khi chị ở Việt Nam. Dương Thu Hương là một ví dụ cho thấy chúng ta có thể làm được nhiều việc từ trong nước nếu như chúng ta không sợ hãi.
Theo blog FB của HĐ
…………………………
[1] Chỉ thị 25-CT/TW ngày 25/12/1997 của Bộ Chính trị về việc “Nói và viết những vấn đề liên quan đến lịch sử và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước”; Chỉ thị 48-CT/TW ngày 14/2/2005 của Bộ Chính trị về “Bảo vệ bí mật của Đảng trong phát ngôn và sử dụng bảo quản thông tin, tài liệu trong tình hình mới”; Khoản 3 “Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định”, khoản 4 “Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân” thuộc Điều 10, Luật Xuất bản; Điều 271 Bộ Luật Hình sự của Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam “Tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác”

Cái chết của ông Hoàng đế Đỏ (phần 1)

Hai ngày sau khi qua đời, Mao nằm trong Đại hội đường Nhân dân. Các bác sĩ của ông ấy đã cố gắng xử lý xác chết bằng hóa chất trước đó. Ảnh: GEO Epoche.
Hai ngày sau khi qua đời, Mao nằm trong Đại hội đường Nhân dân. Các bác sĩ của ông ấy đã cố gắng xử lý xác chết bằng hóa chất trước đó. Ảnh: GEO Epoche.
1976: Mao qua đời
Cay Rademacher
Phan Ba dịch
Mao nằm chờ chết trong mùa hè năm 1976, – và các cán bộ chóp bu trong ĐCS chuẩn bị cho trận tranh giành quyền lực sắp tới. Khi cuối cùng rồi thời điểm đó cũng đến, một người đàn ông chớp lấy thời cơ, người mà trước đó vài tháng đã không có ai nghĩ đến.
Trung Nam Hải là một khu phố đầy bí ẩn ở rìa phía Tây của “Cấm Thành” trong Bắc Kinh. Trước đây, đó là khu vườn hoa của các hoàng đế, một công viên với hai hồ nước – hồ Trung, Trung Hải, và hồ Nam, Nam Hải. Cây thông và bách cho bóng mát, nằm cạnh hồ là những ngôi nhà lộng lẫy từ thời của hoàng đế Càn Long với mái ngói xám và những sân trong nhiều bóng mát: ví dụ như “nhà màn hương” hay “đại sảnh của hồ yên tịnh”. Ở giữa đó là những công trình xây dựng hiện đại – nhà ở cho người phục vụ hay văn phòng, trại lính, hai nhà tắm.
Một bức tường màu đỏ son che chắn khu Trung Nam Hải trước những cái nhìn tò mò. Đứng gác ở cổng là lính của đơn vị tinh nhuệ 8341, và ngay cả trong những đường phố xung quanh đấy cũng có lực lượng an ninh trang bị vũ khí đi tuần.
Sống ở đây là người đàn ông có nhiều quyền lực nhất của Trái Đất, thống trị gần một tỉ con người và là thần tượng cho hàng triệu người ở khắp nơi trên thế giới: Mao Trạch Đông.
Nhưng đã từ lâu, Mao không còn để ý tới nét đẹp của Trung Nam Hải nữa. Vào cái ngày thứ tư 8 tháng 9 năm 1976 đấy, ông ấy nằm bất lực trong “Nhà 202″, một khối nhà hiện đại bên cạnh bể tắm, không còn khả năng tự ăn uống và nói cho rõ ràng.
Đó là một ngày hè nóng nực. Mãi cho tới bây giờ, ngay trước nửa đêm, trời mới dịu mát đi một chút. Bác sĩ riêng Lý Chí Thỏa được gọi tới chỗ Mao. Các bác sĩ trực đã tiêm cho bệnh nhân một loại thuốc hỗ trợ tuần hoàn máu, nhưng họ không còn có thể làm ổn định nhịp tim và huyết áp của ông ấy được nữa.
Tiếng kêu rì rì của máy hô hấp vang lên trong căn phòng. Hầu như không còn có thể nhận ra được gương mặt của Mao ở phía sau chiếc mặt nạ thở ô xy đã bị trượt ra một chút được nữa. Quan chức cao cấp trong Đảng đứng canh bên cạnh bác sĩ và y tá. Một người kéo riêng bác sĩ Lý ra một bên và thì thầm: “Anh còn có thể làm gì được nữa không?”
Sau khi im lặng một lúc lâu, người bác sĩ riêng trả lời yếu ớt với “chúng tôi đã làm tất cả những gì chúng tôi có thể làm”. Dù trong bất cứ trường hợp nào, ông ấy cũng không muốn nói ra cái từ “chết”, mặc dù ông ấy biết rõ là Mao chỉ còn sống thêm được vài phút ít ỏi nữa thôi.
Những gì sẽ xảy ra sau đó, với các bác sĩ, với các quan chức cao cấp, với Đảng, với cả vương quốc khổng lồ, là hoàn toàn không thể biết được – mặc dù bóng tối của cái chết đã lơ lững trên ĐCS Trung Quốc từ đầu năm: đúng tám tháng trước đó, một người sắp chết khác của Trung Quốc đã rung chuông báo hiệu cho “năm bước ngoặc” lịch sử của Trung Quốc.
THỨ NĂM, NGÀY 8 THÁNG 1 NĂM 1976: trong một gian phòng tranh sáng tranh tối, được trang bị sơ sài trong Bệnh viện Bắc Kinh 305 có một người đàn ông già, mảnh khảnh nằm từ hai năm nay. Màng xám kéo qua trên mái tóc dầy màu đen, cơ thể chỉ còn xương với da. Cuộc đấu tranh kéo dài chống ung thư bọng đái, ung thư ruột và ung thư phổi đã chấm dứt: Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc từ 26 năm nay, đã qua đời.
Chu tương ứng với hình ảnh lý tưởng của một người Trung Quốc có văn hóa cho tới mức ở Phương Tây, người ta không bắt buộc phải cảm nhận ông ấy là một người Cộng sản giáo điều. Ông ấy ăn nói khéo léo, có sức thu hút, thông thái, được đào tạo ở châu Âu, chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng ở đó. Ngay đến tên của ông ấy dường như cũng phù hợp – “Ân Lai” có nghĩa là “thịnh vượng xuất phát từ ông ấy”.
Mặc dù lâu nay Chu Ân Lai đã không còn có thể gây ảnh hưởng đến diễn tiến của sự việc được nữa, ông ấy vẫn là người được người dân Trung Quốc yêu mến. Ông ấy là người đã cắt xén những ý tưởng quá khích–không tưởng của Mao xuống một mức thực tế và mỗi ngày đều tận tâm làm việc nhiều đến mức đáng ngạc nhiên – con người của sự chừng mực. Sự chấm dứt của ông ấy có khiến cho Chủ nghĩa Cộng sản ở Trung Quốc trở nên cực đoan nữa hay không?
Một tuần sau đó, hàng trăm ngàn người đã đứng xếp hàng chào khi chiếc xe chở quan tài lăn đi trên đại lộ Trường An đến nghĩa trang Bát Bảo Sơn dành cho những người nổi tiếng. Có thể nhận thấy họ đau buồn thật sự, điều lại càng tăng lên sau khi ý muốn cuối cùng của Chu được loan truyền đi: không đưa tro của ông ấy vào trong một cái lăng lộng lẫy mà hãy phân tán ra tất cả các tỉnh.
Trong các chế độ độc tài, tang lễ nhà nước là những cái máy để đo địa chấn của quyền lực. Tất cả vẫn sẽ như cũ, hay sẽ có động đất chính trị? Vì thế, việc ai được phép khiêng quan tài của người quá cố hay nhận tổ chức lễ tang là một việc quan trọng – và trước hết là việc ai đọc bài diễn văn chia buồn. Vào cái ngày đấy, Chu Ân Lai được vinh danh bởi người học trò năng nổ nhất và có tài nhất của mình: Đặng Tiểu Bình.
Người đàn ông nhỏ con, gần 72 tuổi này đã trở thành tổng bí thư của ĐCS năm 1956, một quan chức đầy quyền lực. Quá nhiều quyền lực, như Mao cảm thấy chẳng bao lâu sau đó. Vào đầu cuộc Cách mạng Văn hóa, Đặng bị đày về nông thôn.
Một người đàn ông mới bước lên trong những lúc lộn xộn của cuộc Cách mạng Văn hóa – cao tới mức chẳng bao lâu sau đó ông ấy được bổ nhiệm làm người kế tục Mao trong Đảng: nguyên soái Lâm Bưu. Con người gầy gò từ giới quân đội này, sinh năm 1907, là một cựu chiến binh của cuộc Vạn Lý Trường Chinh và suốt đời là một người đi theo Mao. Thêm vào đó, ông ấy có uy tín lớn trong Quân đội Giải phóng Nhân dân, thể chế duy nhất trong đất nước này mà vào thời cao điểm của cuộc Cách mạng Văn hóa vẫn còn tương đối không bị ảnh hưởng đến.
Thế nhưng ngôi sao của Lâm chìm xuống nhanh hơn là ngôi sao của Đặng: năm 1970, viên tướng hy vọng rằng Mao sẽ nhận chức vụ chủ tịch nước đang bị bỏ trống. Nếu thế thì trên bình diện nhà nước, Lâm cũng sẽ được bước lên làm người kế nghiệp Mao. Thế nhưng Lâm đã thất vọng lớn, khi người Đại Chủ tịch để trống chức vụ chủ tịch nước: viên nguyên soái vẫn còn là Phó Thủ tướng thứ nhất. Một cấp bậc hàng đầu – nhưng vẫn ở sau thủ tướng Chu Ân Lai.
Những gì rồi xảy ra trong chín tháng đầu tiên của năm 1971 cho tới ngày nay vẫn còn bí ẩn. Chính Mao cũng gọi cách xử lý của ông ấy sau này là “ném đá, pha cát và đào góc tường”.
Ý muốn nói: lật đổ Lâm.
Rõ ràng là đối với Mao, Lâm cũng đã trở nên có quá nhiều ảnh hưởng. Ông ấy bắt buộc các sĩ quan cao cấp theo Lâm phải tự kiểm điểm công khai và qua đó chấm dứt con đường sự nghiệp của họ – những “hòn đá” mà Mao ném. Ông thay thế những người theo Lâm trong các ủy ban quân đội quan trọng bằng người mới – “pha thêm cát”. “Góc tường” cuối cùng chính là quyền chỉ huy quân khu Bắc Kinh, cái mà bây giờ Mao đưa cho những người trung thành.
Lâm Bưu, ngày càng bị cô lập trong thời gian dài của những tuần đấy, hoảng hốt chống lại sự chấm dứt của ông ấy, cả về mặt chính trị lẫn thể xác. Có lẽ là ông ấy đã tìm những người đồng tình trong số giới quan chức cao cấp để mưu lật đổ Mao. Cuối cùng, có lẽ là con trai của ông ấy đã đưa ra kế hoạch ám sát Mao trong tháng 9 năm 1971. Thế nhưng vụ mưu sát bị phản bội – có thể, theo như viên bác sĩ riêng của Mao tường thuật, là vì con gái của Lâm Bưu vô tình nói lộ ra những chi tiết quyết định.
Vào ngày 13 tháng 9 năm 1971 – ít nhất là theo phiên bản chính thức – Lâm Bưu cùng gia đình và một vài người trung thành bỏ trốn, bị ô tô cảnh sát đuổi theo, từ trung tâm Bắc Kinh ra đến một sân bay, nơi có một chiếc máy bay phản lực Trident chờ sẵn. Chiếc máy bay cất cánh và bay về hướng Liên bang Xô viết, nơi mà Lâm muốn nương náu.
Nhưng chỉ vài giờ sau đó, chiếc máy bay phản lực vỡ tan ra trên thảo nguyên Mông Cổ, không một ai sống sót. Có thể là trong lúc vội vã, chiếc máy bay đã đổ không đủ nguyên liệu; hay máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã đuổi theo nó qua cho tới nước láng giềng và đã bắn hạ nó ở đó. Hay cũng có thể là hoàn toàn khác đi.
Thế nào đi nữa thì Mao đã lại thủ tiêu thêm một người có thể kế nghiệp và cũng là đối thủ – và bây giờ nhớ lại công lao của Đặng Tiểu Bình. Năm 1973, Đặng và nhiều người theo ông ấy được phục hồi, do có sự hối thúc của Chu Ân Lai. Năm 1976, hơn phân nửa của tất cả các các bộ Đảng bị xua đuổi đi trong cuộc Cách mạng Văn hóa lại giữ chức vụ cũ của họ, trong khi những người chống họ, “Hồng Vệ Binh”, được gửi về nông thôn: một cuộc đi đày được ngụy trang như lần ban thưởng.
Thế nhưng Mao vẫn chưa xong. Chỉ một tuần sau lễ tang cho Chu Ân Lai, người ta đã biết rõ là Đặng sẽ không thể thắng thế trong Đảng.
THỨ TƯ, 21 THÁNG 1. Bộ Chính trị gặp nhau trong một gian sảnh họp của Đại Hội đường Nhân dân. Bầu không khí mang đầy tính nghi ngờ và gây gỗ. Người ta cần phải ấn định ai là người kế nhiệm Chu Ân Lai bây giờ? Đó là ai đi nữa thì người đấy sẽ có nhiều cơ hội tốt để theo Mao trong chức chủ tịch Đảng và qua đó sẽ kiểm soát được Trung Quốc nhiều năm trời.
Nhưng ai hôm nay thua cuộc thì con đường sự nghiệp chính trị của người đó sẽ chấm dứt – nếu như không có gì còn tệ hại hơn nữa sẽ đe dọa người đó.
Phe cánh tả quanh Giang Thanh vợ của Mao, tất cả đều có được quyền lực trong thời của cuộc Cách mạng Văn hóa, kiên quyết chống lại yêu cầu nắm giữ chức vụ thủ tướng của Đặng. Đặng muốn hiện đại hóa nền nông nghiệp. Thêm vào đó là cho người nông dân có nhiều tự do về kinh tế hơn. Ông ấy muốn hỗ trợ cho khoa học và công nghệ tốt hơn, mở rộng quốc phòng. Phe cánh tả ngược lại chống các cải cách kinh tế. Cách mạng liên tục và đấu tranh giai cấp – đó chính là những nguyên tắc chỉ đạo cho chính sách của họ.
Ứng cử viên của họ là Vương Hồng Văn, người đã theo Giang từ sớm và nhờ bà ấy mà tiến bước nhanh chóng trên con đường sự nghiệp trong Đảng.
Mao đích thân can thiệp. Ông cho chuyển một thông điệp, cũng giống như một mệnh lệnh: ứng cử viên của ông ấy là Hoa Quốc Phong. Một sự ngạc nhiên, vì con người xuất phát từ tỉnh này, người đã leo lên đến chức Phó Thủ tướng, không đứng trên phiếu bầu của ai cả.
Hoa độ 55 tuổi và thuộc “thế hệ 38″ – thế hệ chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc kháng chiến chống người Nhật xâm lược và thời đấy đã tham gia phong trào cách mạng. May mắn của Hoa là ông ấy đã đảm nhiệm tỉnh có Thiều Sơn nơi sinh của Mao cũng nằm ở trong đó khi còn là một bí thư trẻ tuổi.
Trong thời gian của cuộc Cách mạng Văn hóa, ông ấy đã mở rộng ngôi nhà là nơi sinh của Mao ra thành một điểm hành hương cho Hồng Vệ Binh và lập một nhà máy sản xuất hàng năm 30 triệu cái khuy đeo có hình Mao. Năm 1973, Hoa vào Bộ Chính trị, hai năm sau đó, ông ấy trở thành Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ An ninh Công cộng – và qua đó kiểm soát công an.
Phần lớn các nhà quan sát nhìn ông như một ứng viên thỏa hiệp, người đối với các nhà cải cách quanh Đặng Tiểu Bình cũng như đối với phe cánh tả cực đoan là đều có thể chấp nhận được.
Mao phô diễn thêm một lần nữa quyền lực của mình, bằng cách lựa một ứng cử viên không có phe phái mạnh ở sau lưng. Thông điệp: Đại Chủ tịch vẫn còn cầm lái và quyết định nhân sự.
(Còn tiếp)
Cay Rademacher
Phan Ba dịch

Đọc những bài trước ở trang Trung Quốc của Mao Trạch Đông

Của hơi bị hiếm thời sâu bọ nhiễu nhương

603990_4708086101624_845338314_nOanh Yến Thị Phạm – Quechoa


Hiện tại, Việt Nam có một nền chính trị “cực kỳ ổn định” nhưng lại song hành với một nền kinh tế tiềm ẩn nhiều yếu tố nội tại “cực kỳ bất ổn”.
Từ những cuộc đình công, “tụ tập đông người” vì khiếu kiện đất đai của dân oan, đòi hỏi quyền lợi của người lao động cho đến “thể hiện tình cảm cá nhân” (1) của nhiều người trước những hành động Bá quyền của Trung quốc, thậm chí tọa kháng một mình trong nhà, luôn”được” dập tắt từ trong trứng nước bởi lực lượng tinh nhuệ của đủ các thành phần từ An ninh, cơ động, cảnh sát, thanh tra đô thị, thanh niên xung phong cho đến dân phòng…dĩ nhiên dưới sự lãnh đạo thiên tài Đảng ta.
Chính trị tại Việt Nam có thể nói cực kỳ ổn định.
Với “Đổi mới” Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện “bình đẳng” để các thành phần kinh tế phát triển, đóng góp vào sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Mặc dù có những bước phát triển đáng kể trong nhiều năm qua, nền kinh tế Việt Nam, hiện vẫn đối mặt với những thách thức nội tại.
Đó là sự phổ biến của việc Đô-la hóa, vàng hóa, sử dụng tiền mặt trong thanh toán, giao dịch. Những hiện tượng này đã gây khó khăn không nhỏ cho công tác điều tra, thống kê, chính sách tiền tệ, hoạch định kế hoạch cho kinh tế vĩ mô vì những số liệu thiếu độ tin cậy và không thể kiểm chứng được. Đồng thời cũng tạo ra mãnh đất màu mỡ cho tham nhũng và hối lộ.
Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước đã phối hợp và đưa ra nhiều biện pháp để từng bước xóa bỏ những hiện tượng trên bằng những biện pháp cụ thể:
Bằng thông tư 129/2008/TT-BTC, Bộ Tài chính quy định những hóa đơn thanh toán, có giá trị trên 20 triệu, hoặc mua nhiều lần trong cùng một ngày của một đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ mà tổng giá trị thanh toán hơn 20 triệu, phải có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng mới được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT). Và sắp tới đây sẽ được hạ xuống định mức 10 triệu và ngày xuất hóa đơn phải trùng khớp với ngày trên chứng từ thanh toán qua Ngân hàng.
Quy định này đã không phù hợp với tập quán và thông lệ quyết toán, thanh toán vào cuối tháng hoặc định kỳ của các đơn vị cung cấp dịch vụ, hàng hóa và người sử dụng, các tổ chức kinh tế. Do đó đa số đã lách luật bằng cách chẻ nhỏ gói hàng hóa, dịch vụ để xuất hóa đơn tài chính và vẫn thanh toán với nhau bằng tiền mặt, USD, vàng theo thời hạn đã thỏa thuận, bất chấp quy định không được quy đổi, niêm yết bằng ngoại tệ hoặc vàng trong các hợp đồng, bảng giá mà Bộ Tài chính và Ngân hàng đã ban hành.
Bằng chỉ thị 05/CT-NHNN 27/04/2012 Ngân hàng nhà nước đã nghiêm cấm các tổ chức tín dụng, kể cả các chi nhánh tổ chức tín dụng nước ngoài không được huy động, giữ hộ vàng từ tổ chức và cá nhân. Các khoản huy động cũ chỉ được duy trì đến 30/06/2013. 03/12/2012 Ngân hàng nhà nước có công văn yêu cầu các Ngân hàng, tổ chức tín dụng trả lãi, lợi tức, phí và các hình thức khác khi thực hiện dịch vụ “giữ vàng hộ”. Ngược lại, khi triển khai dịch vụ giữ hộ vàng Ngân hàng, các tổ chức tín dụng phải thu phí dịch vụ.
Kết quả của chủ trương chống vàng hóa này của Ngân hàng nhà nước nhằm huy động số vàng theo ước lượng từ 300-500 tấn trong dân là người dân rút vàng đã gửi đem về… chôn, dấu (2).
Tại phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội chiều 13/12/2012, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội đã tán thành dự thảo Pháp lệnh ngoại hối (sửa đổi) do Thống đốc Nguyễn Văn Bình đệ trình, cho rằng cần sửa đổi các quy định theo hướng hạn chế bớt các quyền sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán, công cụ đầu tư của cá nhân, nhằm chống tình trạng Đô-la hóa trong nền kinh tế.
Nếu hiểu theo dự thảo sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối do Thống đốc Nguyễn Văn Bình đệ trình và Uỷ ban Kinh tế Quốc hội thì người dân có ngoại tệ phải gửi ở Ngân hàng, không được cất giữ trong người???
Dự thảo trên không chỉ vấp phải sự phản đối của người dân có ngoại tệ mà ngay đến cả những ông nghị, bà nghị yêu Benjamin FlanKlin hơn yêu Bác Hồ cũng phản đối vì tính gọn nhẹ của đồng USD khi nhận và dấu của hối lộ!!!
Việc dòng ngoại tệ, chảy từ các tổ chức tín dụng, hệ thống ngân hàng Việt Nam sang các chi nhánh tổ chức tín dụng nước ngoài như HSBC, CITY, ANZ… hoặc chảy ngược trở về hệ thống ngân hàng tại Mỹ, mặc dù lãi xuất cực thấp 0.5%/năm.
Việc người dân vẫn sử dụng tiền mặt, đem vàng về cất dấu hoặc chuyển đổi thành các loại ngoại tệ và đem gữi tại các chi nhánh, tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam thậm chí tại các ngân hàng tại nước ngoài, đã nói lên sự thất bại của các mệnh lệnh hành chính của Ngân hàng nhà nước khi can thiệp vào nền kinh tế mà không xây dựng được một sự khả tín, là nền tảng, sự sống còn của hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng.
Thế hệ 8X, thậm chí 9X chắc chắn đã được truyền đạt lại những bài học xương máu của của cha ông, những U70, U60, U50 về những chiến dịch cải tạo Công thương nghiệp, đánh Tư sản mại bản, X1, X2, X3, những lần đổi tiền mà họ đã từng học được bằng những thực tế đắt giá.
Cố Tổng Bí Thư Lê Duẫn, tối ngày 13/09/1985 còn phát biểu trên hệ thống phát thanh, phát hình, nhân danh người đứng đầu hệ thống Chính trị, nhà nước, cam kết rằng sẽ không có đổi tiền… và thực tế, sáng hôm sau từ tinh mơ người dân đã nghe loa phường thông báo địa điểm, tỷ lệ quy đổi đối với các đơn vị kinh tế nhà nước, hộ gia đình, cá nhân… mỗi hộ được đổi 2000đ tỷ lệ 10đ tiền cũ đổi 1đ tiền mới. Số tiền vượt quy định phải nộp vào trương mục ngân hàng và đợi nhà chức trách xét sau và thường là hóa thành bùn. Nhưng ngay sau khi đổi tiền xong, Chính phủ lại quyết định nâng giá lên trở lại 10 lần. Đổi tiền 14/09/1985 và chính sách giá lương tiền đẩy lạm phát lên đến 700% đã xóa sổ vốn tích lũy của nhiều người.
Cố Tổng Bí Thư Lê Duẫn là người đã có công khởi xướng nền văn hóa “nói zậy mà không phải zậy” và cách hành xử “đùng một phát” của các cấp chính quyền Nhân dân, coi người dân như kẻ thù, như lực lượng thù địch, cần phải bí mật sáng tạo đánh thắng trong mọi tình huống.
Xem ra nỗ lực chống Đô-la hóa, vàng hóa, sử dụng tiền mặt của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước nói chung và của Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói riêng khó khả thi.
Vì Thống đốc Nguyễn Văn Bình, kể cả các vị Tổng Bí Thư kế nhiệm sau này cho đến các vị Chủ tịch nước, Thủ Tướng, có ai có uy tín sánh bằng cố Tổng Bí Thư Lê Duẫn? Chẳng có ai.
Niềm tin của người dân vào Đảng, Chính phủ thời nay quả là của…hơi bị hiếm.
Ngày nay người dân, đọc báo nghe tin, xem đài là biết  sắp giở trò gì rồi!!! Làm ngược lại là chắc ăn như bắp.
Thực tế đã như zậy nhiều rồi mà. Chớ có sai.
Houston 18/12/2012
Tác giả gửi cho Quê choa
………..
1-lời của Phó ban Tuyên giáo Trung Ưowng Nguyễn Thế Kỷ trong cuốc họp giao ban báo chí 11/12/2012.
2-Báo Thanh Niên thứ sáu 30/11/2012.

Khổ thân Tổ quốc XHCN

Nguyễn quang Lập

Mới đọc sơ qua bài Đại tá-PGS-TS-NGƯT Trần Đăng Thanh, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng giảng về Biển Đông, thấy ông đại tá PGS- TS này nói:“Đối với Trung Quốc hai điều không được quên: họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa” Mình tính viết nói lại với ông về cái gọi là nhường cơm sẻ áo của TQ và cái giá phải trả của VN cho sự nhường cơm sẻ áo ấy. Tóm lại mình muốn nói với đại tá Thanh thế nào là nhường cơm sẻ áo, thế nào là sự đổi chác. Để cứu quốc nhiều khi phải đổi chác, phàm đã đổi chác lại nói về ơn nghĩa là dại, nếu không muốn nói là ngu, nhất là khi người ta muốn xâm lược Đất nước mình.

 Nhưng khi đọc kĩ cả bài mới ngao ngán không buồn tranh luận nữa, thuở bé đến giờ chưa thấy bài nào lợm giọng như bài này. Vui nhất là đoạn này:

Hiện nay các đồng chí đang công tác chưa có sổ hưu nhưng trong một tương lai gần hoặc một tương lai xa chúng ta cũng sẽ có sổ hưu và mong muốn mỗi người chúng ta sau này cũng sẽ được hưởng sổ hưu trọn vẹn. Và tôi đi giảng bài cho tất cả các đối tượng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam thời XHCN hiện nay có rất nhiều nội dung, trong đó có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu, ví dụ các đồng chí ngồi tại đây. Cho nên ta phải nói rõ luôn, hiện nay chúng ta phải làm mọi cách để bảo vệ bằng được Tổ quốc Việt Nam thời XHCN
 Nội dung cụ thể và thiết thực bảo vệ Tổ quốc XHCN là bảo vệ cái sổ hưu, đại tá chơi bài ngửa thẳng tưng không cần giấu diếm gì nữa. Rõ rồi nhé, rõ mồn một rồi nhé.
 Tưởng Tổ quốc XHCN  thiêng liêng cao quí thế nào mà phải hy sinh xương máu để bảo vệ, té ra cũng chỉ là cái sổ hưu.

Hu hu khổ thân Tổ quốc XHCN chưa!
NQL

Người sợ chó nhất trần gian

456557489_5452062_orig

Nguyễn quang Lập

Nó tên Bảo, hình như Lê Văn Bảo thì phải. Mình quen  nó từ hồi mới vào lính. Ngày đó tụi mình đóng quân ở Sơn Tây, tiểu đoàn lính vừa tốt nghiệp đại học, gọi là tiểu đoàn sĩ quan dự bị, ở làng tên gì quên mất rồi, chỉ nhớ làng này cách làng Đường Lâm khoảng ba cây số. Tiểu đội chín thằng ở hết vào nhà mẹ Cà. Dù nhà ngói sân gạch rộng rãi nhưng chừng đó người nhét vào một nhà đã có sáu nhân khẩu là quá tải, tụi mình áy náy lắm nhưng chẳng biết làm sao, lính tráng làm theo lệnh, không phải muốn ở đâu thì ở.
Một hôm đang bữa cơm thấy trung đội trưởng đi vào gặp mẹ Cà, nói mẹ ơi, con biết nhà mẹ chật lắm rồi nhưng con xin mẹ cho con gửi thêm một đồng chí nữa. Mẹ Cà cười nhạt, nói đó, các anh ở được thì ở, đông thì vui chứ có gì đâu. Nghe vậy cả tiểu đội mình nhao nhao phản đối. Lính sĩ quan dự bị coi ông chuẩn úy trung đội trưởng không là cái đinh, đứa nào cũng gân cổ lên cãi. Đứa nói chín thằng đã quá chật, mẹ Cà phải ngủ dưới bếp anh có biết không? Đứa nói mỗi tiểu đội sinh hoạt khác nhau, nhét thằng khác tiểu đội vào đây thì sinh hoạt làm sao? Đứa nói tiểu đoàn ra lệnh mỗi tiểu đội mỗi nhà, tại sao nhét thằng khác tiểu đội vào đây, chúng tôi sẽ kiện lên tiểu đoàn.
Trung đội trưởng nhăn nhó, nói khổ quá, tôi biết rồi, các ông không phải nói. Nhưng cái thằng Bảo quái thai này nó sợ chó, nhà nào có chó là nó không chịu ở. Nó dọa nếu không bố trí nó ở nhà không có chó  là nó đào ngũ. Một thằng nhảy ra cãi, nói tôi biết thằng Bảo tiểu đội 3 ở nhà ông Kỷ, nhà đó làm gì có chó. Trung đội trưởng thở hắt, nói khổ quá, tôi nói phét với các ông làm gì. Nhà ông Kỷ có con chó gỗ  y như thật, cái thằng quái thai này điên lắm, chỉ cần nhìn con chó gỗ là nó không ăn được, không ngủ được.
Cả tiểu đội cười ầm lên, nói phét phét, bốc phét vừa vừa thủ trưởng ơi. Trung đội trưởng tức, nói tôi éo nói chuyện với các ông nữa. Tôi sẽ báo lên đại đội chuyển một thằng ở đây sang tiểu đội 3, cho thằng Bảo sang đây. Quả nhiên chiều tối thằng Trí được lệnh điều đi, thằng Bảo xách ba lô sang nhà mẹ Cà.
Thằng Bảo cao to đẹp trai, mặt mày rất gấu, nó lẳng lặng xách ba lô đi vào chẳng chào hỏi ai.  Ném ba lô vào góc phòng nó hất mặt lên, nói thằng nào tiểu đội trưởng đây. Thằng Đào trợn mắt lên, nói mày hỏi ai đấy. Nó cũng trợn mắt lên, nói tao hỏi cả lũ chúng mày. Ba bốn thằng thấy thế liền xông đến. Nó cười khẩy phẩy tay, nói cút mẹ chúng mày đi. Đừng tưởng tao sợ chó thì sợ chúng mày. Cút đi không tao bẻ giò từng đứa một.
Sau màn chào hỏi kiểu trại tù, thằng Bảo tỏ ra biết điều dễ thương, qua một đêm tụi mình quí nhau liền. Mình hỏi nó, nói nghe nói mày sợ cả con chó gỗ, có đúng không. Nó gật đầu, nói tao có bệnh, bệnh sợ chó. Mình hơi lạ, nói bệnh gì lại bệnh sợ chó, kì khôi thế. Nó cười nhạt phẩy tay, nói tao là bác sĩ khoa tâm thần cũng éo biết bệnh gì, thầy tao cũng éo biết.
Tan buổi tập, nghỉ giải lao nó kéo mình vào quán uống nước chè cách bãi tập vài trăm mét. Mình nói sao đi xa thế, ở đây cũng có quán mà. Nó bảo tao nghiên cứu rồi, quán đấy không có chó vãng lai. Mình nói ông sợ cho khiếp thế à. Nó cười hiền lành, nói ừ, khiếp lắm. Nói ra chẳng ai tin. Tao là con một không phải đi bộ đội nhưng tao viết đơn bằng máu đòi đi cho bằng được. Mẹ khỉ, đơn bằng máu cũng bị trả lại với lời phê “ viết đơn thiếu nghiêm túc.” Mình hỏi sao. Nó bảo tại tao ghi trong đơn: “ Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu không có chó”. Mình cười rũ. Nó kể tao phải cầm đơn lên quận giải thích mãi họ vẫn không chịu, bắt tao về phường xác nhận. May chủ tịch phường là chú họ tao, ông xác nhận liền: “ Xác nhận đồng chí Lê Văn Bảo sợ chó là hoàn toàn đúng sự thật”. Mình lại ôm bụng cười rũ.
Ở với thằng Bảo cũng có cái hay. Buổi tối cả tiểu đội chạy rong đi tán gái, mình nó ở nhà trông nhà, ngày lễ tết cũng vậy, thằng Bảo nằm co ở nhà chẳng đi đâu. Mình   vỗ vai nó, nói kiểu này có khi mày ế vợ. Hay là để tao xách gái về nhà tán mày. Thằng Bảo mỉm cười lắc đầu, nói tao có bồ rồi. Mình hỏi xinh không. Nó bảo cũng tạm, mới xinh nhất Đại học y khoa thôi, chưa phải hoa hậu Hà Thành. Mình hỏi nàng có biết mày sợ chó không, nó bảo không, tao có nói nó cũng không tin. Nó thấy tao một mình tẩn bốn thằng đầu gấu phố Kim Liên, anh hùng như thế làm sao mà sợ chó.
Cuối tuần bồ thằng Bảo từ  Hà Nội lên, cả tiểu đội mắt tròn mắt dẹt vì cô bé xinh quá là xinh. Thằng Đào rỉ tai mình, nói đ. mẹ con bé xinh thế lại yêu thằng sợ chó, có phí không chứ. Mình dặn thằng Đào, nói mày đừng để lộ chuyện thằng Bảo sợ chó ra nhé, nó bẻ giò mày thật đấy. Thằng Đào cười khì, nói được rồi chúng mày để tao trị nó cho. Tối nay có phim Liên Xô, phim này tao xem rồi, toàn chó săn con nào con nấy to bằng con bò, cho thằng Bảo chết khiếp, hi hi.
Chiều tối cô bé đòi về Hà Nội, cả tiểu đội xúm lại bảo cô gái ở lại, cô bé em chã em chã chút xíu rồi cũng ở lại. Thằng Đào nói với thằng Bảo, nói tối nay có phim chiến đấu Liên Xô hay lắm. Thằng Bảo ngần ngừ, cô bé reo lên, nói a em thích phim chiến đấu Liên Xô lắm. Thằng Đào chỉ thằng Bảo, nói đấy thấy chưa, mày không đi phí một đời trai đấy. Cô bé nũng nịu nì nèo, thằng Bảo tắc lưỡi đồng ý.
Phim gì mình cũng quên rồi, hình như phim tình báo thì phải, mở màn đánh đầm tùm lum, toàn võ thuật thượng đẳng, thằng Bảo thích lắm. Đến đoạn sau tụi lính Đức dắt chó săn chạy ào ra, thằng Bảo mặt mày tái mét, nó ngồi sụp xuống, lủi rất nhanh.. Cô bé đứng cạnh nó mải xem không biết, lát sau quay lại không thấy thằng Bảo đâu nữa. Cả tiểu đội giả vờ táo tác đi tìm rồi bảo cô bé, nói nó đau bụng chạy về nhà rồi, yên tâm, tý nữa tụi anh đưa em về.
Tan phim cả hội đi về, cô bé đi trước líu lo chuyện trò với thằng Đào, hai đứa nói chuyện chó say sưa. Thằng Đào nói anh có con chó Nhật xinh lắm, anh đi bộ đội rồi chả ai nuôi. Nếu em thích anh tặng em. Cô bé nhảy lên, nói ui ui em thích em thích. Thằng Đào thích chí rỉ tai mình, nói mày thấy tao đểu không. Mình nói cẩn thận không thằng Bảo bẻ giò mày.  Nó cười khì, nói ừ, nhưng mà con bé xinh quá.
Chủ nhật tuần sau nghỉ lễ tết dương lịch được 3 ngày, mấy đứa ở Hà Nội đều về cả, thằng Bảo thằng Đào cũng về. Mình chạy loanh quanh mấy xã quanh đấy, hết ba ngày mới về nhà mẹ Cà. Chưa có ai lên, chỉ có thằng Bảo. Mình hỏi sao mày lên sớm thế. Nó ném cho mình gói thuốc, nói tao bỏ con bé rồi. Mình biết rồi nhưng vẫn làm bộ ngơ ngác, nói sao bỏ. Nó thủng thẳng kể, nói chả biết thằng chó đẻ nào cho nó con chó Nhật. Tao bảo nó vứt đi, nó không chịu. Thế cùng tao phải khai thật bệnh của tao. Nó hứa sẽ bỏ con chó. Tối qua tao lên trường vào phòng nữ của nó, không thấy con chó thật. Tao với nó đang bóc cam ăn chuyện trò tình cảm lắm. Chợt có ai liếm chân tao, cúi xuống thấy con chó Nhật. Tao rú lên một tiếng kinh hoàng, khủng khiếp đến nỗi cả dãy phòng nữ nhào tới. Tao giáng cho con bé một tát và tuyên bố stop here. Xong, tao dong thẳng lên đây.
Tối đó thằng Đào lên, nó ôm mình cười khúc khích, nói tao cầm tay được con bé rồi, tuần sau về Hà Nội là tau bin. Mình nói mày câm mẹ mồm đi đừng có ba hoa, thằng Bảo nó giết mày. Thằng Đào nói giết cu tao, ai bảo sợ chó, ngu thế cho chết.
Tuần sau thằng Đào hí hửng chuẩn bị về Hà Nội, nó lại rỉ tai mình, nói lần nay  tao chỉ bin một phát thôi, phải để con bé nó thèm mình nó mới bám chặt mình được. Mình nói cứt, mày đừng có mà ba hoa. Thằng Đào nói  không bin được con bé tao ăn cứt mày.  Nó vừa dứt lời thì cô bé xuất hiện ở cổng, cô chạy ào vào ôm lấy thằng Bảo khóc nấc lên, nói anh ơi em không yêu chó nữa, em chỉ yêu anh thôi. Mắt cô bé sau vai thằng Bảo đang nhìn xói về phía thằng Đào.
Thằng Đào cụp mặt không dám nói gì. Hi hi.
NQL

Điều 4 Hiến pháp ‘hoàn toàn chính đáng’

BBC
Báo Quân đội Nhân dân bác bỏ các ý kiến đòi bỏ hay đổi điều 4 trong Hiến pháp 1992 ở Việt Nam là “mưu đồ dẫn tới đối lập”, và khẳng định Hiến pháp mang tính Đảng và tính giai cấp cần giữ điều này.
Quy kết các ý kiến này thuộc về những nhóm đòi thay đổi thể chế, tờ báo viết:
“Mưu đồ của họ là tạo sự nghi ngờ, mất lòng tin, dẫn đến đối lập với Đảng, đòi bỏ Điều 4 trong hiến pháp…”
Nhắc đến các thành tích kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đổi Mới, tờ báo nói:
“Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn là lực lượng chính trị duy nhất khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới vì mục tiêu ‘dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh’, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.”
Vì thế, theo bài báo hôm 16/12/2012, vai trò lãnh đạo của Đảng quy định tại Điều 4 “là hoàn toàn chính đáng, cần tiếp tục được khẳng định trong nội dung sửa đổi, bổ sung hiến pháp lần này”.

Phê tư bản, đề cao công nhân

Công nhân Việt Nam liên tục biểu tình đòi cải thiện thu nhập
Báo của Quân đội Việt Nam cũng cho rằng chính các nước tư bản “cố tính che dấu tính đảng, tính giai cấp” trong hiến pháp nước họ để duy trì địa vị thống trị của giai cấp tư sản với toàn xã hội.
Nêu bật quan điểm về ‘tính Đảng, tính giai cấp’ của nhà nước, thể hiện qua hiến pháp theo lý luận Marxist-Leninist truyền thống, bài báo nói ngay cả ở các nước tư bản trên thế giới, “bản chất hiến pháp là sự thể hiện tập trung ý chí của giai cấp thống trị”.
Cũng vì thế, bài báo diễn giải, các hiến pháp tư bản không cần nói gì về đảng cầm quyền vì thực tế thì đảng nào cũng giống nhau.
“Đối với các quốc gia theo chế độ tư bản chủ nghĩa thực hiện chế độ dân chủ đa nguyên, đa đảng thì các đảng chính trị tư sản đều có quan điểm giống nhau trên các vấn đề căn bản…”
Trong cách lập luận có vẻ hơn hẹp hơn một số diễn giải từ thời Đổi Mới, bài báo nay nhấn mạnh “hiến pháp nước ta là sự thể hiện ý chí, lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, mang bản chất của giai cấp công nhân”.
“Mưu đồ của họ là tạo sự nghi ngờ, mất lòng tin, dẫn đến đối lập với Đảng, đòi bỏ Điều 4 “
Tờ Quân đội Nhân dân
Và theo đây thì “ý chí, lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích cơ bản của nhân dân lao động và cả dân tộc, đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.
Đoạn văn này không nói gì đến vai trò của nông dân, trí thức, doanh nghiệp như từng được nêu ở một số văn kiện trước.
Chẳng hạn trong diễn văn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc hội nghị TW 6 (15/10) có nhiều phần nói về vai trò của doanh nghiệp, của cán bộ khoa học kỹ thuật và trong phần xây dựng Đảng có viết “chú trọng cán bộ xuất thân từ công nhân, nông dân, trí thức”.
Tuy đề cao vị thế của giai cấp công nhân Việt Nam, bài báo không những công nhân này đang ở đâu trong bối cảnh mà nhiều đảng cộng sản và cánh tả ở châu Âu nói về “sự bóc lột công nhân của tư bản toàn cầu hợp tác với tư bản nhà nước”.
Ngoài ra, một số nhà trí thức Phương Tây như Gideon Rachman cũng cho rằng mô hình “chủ nghĩa tư bản phi tự do” ( Bấm illiberal capitalism) như tại Trung Quốc không đem lại hy vọng giải phóng xã hội.
Tăng trưởng kinh tế trong mấy thập niên qua cũng đang làm hẹp lại diện tích đất nông nghiệp cho người nông dân, và các vụ biểu tình, khiếu kiện về lương bổng, điều kiện làm việc của công nhân cũng tăng cao.
Một bộ phận quan chức bị cho là ‘xa dân, xa Đảng’ và lơ là với lý tưởng cách mạng cộng sản
Số liệu do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nêu ra đầu năm 2012 và được tờ Financial Times đăng tải ghi nhận 857 vụ đình công của công nhân Việt Nam trong cả nước tính đến hết tháng 11 năm 2011.
Trong năm 2011, quan chức ILO cũng nói lương của công nhân Việt Nam “cần phải được tăng 12%”, từ mức 85 USD một tháng cho lao động trong doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài.
Hiện ở Việt Nam chỉ có một nghiệp đoàn duy nhất do Đảng Cộng sản lãnh đạo được coi là hợp pháp, còn các nghiệp đoàn tự phát không được công nhận.
Cùng lúc, chính các lãnh đạo của Đảng đang đưa ra một đợt chỉnh đốn nội bộ, phê phán lối sống ‘xa dân, xa Đảng nhưng xa hoa’ của một số quan chức.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, đầu tàu kinh tế của cả nước, Bí thư Bấm Lê Thanh Hải vừa qua đã thừa nhận “tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, tùy tiện, vô nguyên tắc…”
Theo dự kiến, cuộc thảo luận ghi nhận ý kiến của người dân tại Việt Nam về dự thảo hiến pháp mới sẽ diễn ra từ tháng 1 đến hết tháng 3 năm 2013.
Sau các bàn thảo trong Quốc hội, dự thảo có thể được thông qua vào dịp cuối năm 2012.

Bảo đảm quyền con người thuộc bản chất của chế độ ta

QĐND - Thứ Ba, 11/12/2012, 21:30 (GMT+7)
QĐND – Là chế độ tôn trọng con người, trước khi trở thành thành viên của Liên hợp quốc (ngày 20 tháng 9 năm 1977), Việt Nam đã tự nguyện gia nhập nhiều công ước về Luật Nhân đạo quốc tế, (về nội dung cũng mang tính nhân quyền) như “Công ước Giơ-ne-vơ về bảo vệ thường dân trong chiến tranh” (gia nhập năm 1957), “Công ước Giơ-ne-vơ về đối xử với tù nhân trong chiến tranh” (gia nhập năm 1957)…
Trước thời kỳ đổi mới, vào năm 1982, Việt Nam đã gia nhập hai Công ước quốc tế cơ bản về quyền con người, đó là “Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị” và “Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa” (cùng được phê chuẩn năm 1966) (theo “Các văn kiện quốc tế cơ bản về quyền con người”, Viện nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. HN. 2002, tr249, 284).
Nhằm bảo đảm quyền của người dân đồng thời phát triển xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng việc xây dựng các thể chế quốc gia phù hợp với đặc thù lịch sử, văn hóa dân tộc. Trong đó có nguyên tắc các cơ quan tư pháp hoạt động độc lập. Đồng thời, Nhà nước có cơ chế chính sách tạo điều kiện để người dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội ngày càng được nâng cao. Văn kiện Đại hội XI, năm 2011, tái khẳng định vai trò giám sát và phản biện xã hội của các tổ chức trên. Trong nhiều nhiệm kỳ qua, vai trò của Quốc hội ngày càng được nâng cao. Trong các kỳ họp, Thủ tướng và các thành viên Chính phủ phải trả lời chất vấn công khai, được truyền hình trực tiếp những vấn đề cử tri và các đại biểu quan tâm.
Quyền làm chủ trực tiếp của người dân cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm. Từ một Chỉ thị của Đảng (Chỉ thị Số 30-CT/TW, ngày 18-2-1998 về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở), với nhiều yêu cầu, đặc biệt là: Quy định quyền của mọi người dân ở cơ sở được thông tin về pháp luật, các chủ trương, chính sách của Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống và lợi ích hằng ngày của nhân dân tại cơ sở, Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh bảo đảm quyền được biết, được bàn, được kiểm tra và quyết định những vấn đề kinh tế, xã hội của người dân ở cơ sở. Đây là cơ sở chính trị, pháp lý của phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Quyền tự do ngôn luận, báo chí và thông tin được bảo đảm ngày càng tốt hơn. Ngoài Luật Báo chí, Nhà nước đã ban hành các quy định cơ quan Chính phủ có trách nhiệm định kỳ và khi cần cung cấp thông tin cho báo chí. Các cơ quan truyền thông của Việt Nam phát triển nhanh chóng. Cho đến nay, cả nước có hơn 700 cơ quan báo chí; 68 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và tỉnh, thành phố, hơn 80 báo điện tử, hàng nghìn trang tin điện tử và blog… Người dân Việt Nam ngày nay còn được tiếp cận với nhiều hãng thông tấn, báo chí, các kênh truyền hình nước ngoài như Roi-tơ, BBC, VOA, AP, AFP, CNN… Tốc độ phát triển internet ở Việt Nam được xếp hạng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.
Trên lĩnh vực quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam là: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và trong từng chính sách phát triển… tiếp tục hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội… giúp đỡ mọi thành viên xã hội, nhất là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương…”. Để bảo đảm hành lang pháp lý cho các hoạt động của cơ quan Nhà nước và công dân, nhiều Bộ luật, luật sửa đổi và luật mới được ban hành dựa trên các nguyên tắc: Tôn trọng con người, quyền con người; Dân chủ XHCN; Nhà nước pháp quyền XHCN và nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đồng thời, thể hiện trách nhiệm Quốc gia, Việt Nam đã nội luật hóa các công ước quốc tế mà mình đã tham gia. Có thể dẫn ra những luật sau: Luật Bảo vệ sức khỏe người dân năm 1989, Luật Giáo dục năm 1998, Luật Đất đai năm 2003, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, Luật Phòng, chống HIV/AIDS năm 2006, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, Luật Bình đẳng giới năm 2011…
Trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các Chiến lược và Chương trình phát triển kinh tế-xã hội được triển khai, mức sống của người dân đã có những thay đổi đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người vào năm 1990 khoảng 200USD, đến năm 2010 ước khoảng 1.200USD. Đến nay, Việt Nam đã thoát khỏi nhóm nước có thu nhập thấp, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình.
Nhằm bảo đảm quyền bình đẳng trong việc hưởng thụ thành tựu phát triển, Nhà nước đã có nhiều chương trình kinh tế-xã hội hướng vào nâng cao đời sống của người dân ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo Báo cáo của Ủy ban Dân tộc, thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2 (2006-2010), ngân sách Trung ương đầu tư lên tới 15.000 tỷ đồng, trong đó các tổ chức quốc tế hỗ trợ 350 triệu USD. Từ nguồn vốn trên, Chương trình đã xây dựng được gần 13.000 công trình hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, trạm ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo trong cả nước, Chính phủ đã có nhiều biện pháp cụ thể. Với kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ của doanh nghiệp, Quỹ vì người nghèo các địa phương… đến hết năm 2010, các huyện đã cơ bản hoàn thành việc xóa nhà tạm tại 62 huyện nghèo với 73.418 căn nhà, đạt 94,58% kế hoạch. Hiện nay, chương trình nhà ở xã hội của Chính phủ đang được triển khai tích cực ở nhiều địa phương nhằm trợ giúp cho công nhân, người thu nhập thấp và sinh viên.
Các quyền tự do cơ bản của con người là mục tiêu lớn, mục tiêu đó như đường chân trời, người ta càng đi đến thì chân trời càng lùi xa. Đơn giản vì nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người ngày càng cao, là không có giới hạn.
Không phủ nhận rằng, hiện nay Việt Nam đang phải đối diện với không ít những vấn đề về kinh tế, xã hội liên quan đến quyền con người, như: Thể chế phân công phối hợp có sự giám sát về quyền lực chưa có hiệu quả như nhiều đại biểu Quốc hội vừa qua đã phát biểu; sự phân hóa giàu nghèo có khuynh hướng gia tăng, thậm chí ngay cả trong Đảng, như đồng chí Tổng bí thư đã nói; hoặc sự hình thành “lợi ích nhóm” trong thời gian qua là những ví dụ…
Tuy nhiên, với việc nhận thức đúng đắn hơn, đầy đủ hơn về CNXH và con đường đi lên CNXH, với truyền thống cách mạng, sáng tạo, gắn bó với nhân dân, chúng ta tin tưởng rằng, Đảng ta sẽ hoàn thành được sứ mệnh lịch sử mà dân tộc đã giao phó – xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
PHƯƠNG ANH

Vừa nắm quyền ông Tập Cận Bình tìm cách loại bỏ các vây cánh của ông Hồ Cẩm Đào

Vừa nắm quyền ông Tập Cận Bình tìm cách loại bỏ các vây cánh của ông Hồ Cẩm Đào
Đan Thanh và Hoàng Đỉnh xin kính chào quý thính giả của đài Chân Trời Mới để mở đầu cho tiết mục Từ Á Sang Âu tuần này là đề tài nói đến việc ông Tập Cận Bình vừa mới lên cầm quyền đã ra tay loại bỏ ngay các vây cánh của ông Hồ Cẩm Đào.
Ngày 10 tháng 12 vừa qua, tất cả hệ thống truyền thông của đảng Cộng sản Trung quốc, dẫn đầu là hãng thông tấn Tân Hoa Xã đã liên tục đưa tin về chuyện tố cáo hành động tham nhũng, hối lộ của các quan chức qua tiêu đề Tập Cận Bình quyết tâm bài trừ tham nhũng. Có điều ông Bình không tuyên bố là nếu không đẩy lui được nạn tham nhũng thì tôi xin từ chức như kiểu ông Nguyễn Tấn Dũng khi mới lên nắm chức Thủ tướng Việt Nam. Các nhà hoạt động xã hội ở Hoa lục nói rằng tham nhũng, hối lộ, biển thủ, đục khoét tài sản quốc gia đã trở thành quốc nạn của Trung quốc, gần như hết thuốc trị, bây giờ nghe ông Tập Cận Bình hô hào quyết tâm phòng chống tham nhũng cũng là chuyện tốt thôi, nhưng tố cáo tham nhũng thì phải tố hết không chừa một ai, thế mà các quan chức bị tố cáo trong chiến dịch này toàn là cán bộ xuất thân từ đoàn Thanh niên Cộng sản Trung quốc, tay chân, vây cánh của ông Hồ Cẩm Đào thì rõ ràng là ông Tập Cận Bình muốn lợi dụng việc chống phòng chống tham nhũng để tỉa dần phe cánh của ông Đào chứ không thật tâm muốn lành mạnh hóa nguồn máy điều hành quốc gia, mà có muốn cũng không còn được nữa, ngoại trừ việc giải thể đảng Cộng sản Trung quốc.
Theo báo đài ở Hoa lục thì từ ngày 14 tháng 11 (nghĩa là ngay sau khi Đại hội toàn đảng lần 18 bế mạc) đến ngày 8 tháng 12 đã có ít nhất là 14 quan chức, cán bộ cấp từ Cục trưởng trở lên bị câu lưu để điều tra về tội tham nhũng. Người bị chiếu tướng nhiều nhất là ông Uông Dương (Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông), đàn em thân tính của ông Hồ Cẩm Đào dự định sẽ được đưa lên nắm chức Phó Thủ tướng vào mùa xuân năm tới. Người thứ hai là ông Lý Xuân Thành (Phó Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên), bắt ông Lý điều tra là để hạ uy tín ông Lưu Kỳ Bảo (hiện là Ủy viên Bộ Chính Trị) vì ông Lý là cánh tay mặt của ông Lưu, mà ông Lưu là đàn em thân tín của ông Hồ Cẩm Đào.
12 cán bộ, quan chức còn lại bị câu lưu cũng có dây dưa, rể má chằng chịt với ông Hồ Cẩm Đào. Ngoài ra còn có thêm hai nhân vật khác bị bắt là vợ và em trai ông Linh Kế Hoạch, bị bắt vì lợi dụng quyền hạn của chồng và anh để làm ăn bất chính. Ông Linh là người cực thân với ông Hồ Cẩm Đào, vừa mới thôi chức Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Mặt trận Tổ quốc. Vì mới bị bắt vài ngày, không biết tại sao em trai ông Linh trốn được sang Hồng Kông rồi chuồn ra nước ngoài.
Theo các quan sát viên về tình hình chính trị Trung quốc thì việc chặt dần vây cánh ông Hồ Cẩm Đào đã được phe nhóm ông Tập Cận Bình chuẩn bị từ trước, chờ cơ hội là ra tay. Ông Bình đang nắm quyền nên có lợi thế hơn vì vậy cú đánh đầu tiên của ông ta đang làm cho ông Hồ Cẩm Đào và cánh của ông ta choáng váng, nhưng thế nào cũng tìm cách phản đòn. Chưa làm gì được thì tìm cách chơi cho ông Bình quê mặt một chút. Số là vào ngày 7 tháng 12 vừa qua, ông Tập Cận Bình đến kinh lý tỉnh Quảng Đông, nơi mà Bí thư Tỉnh ủy Uông Dương vừa mới bị câu lưu để điều tra về tội tham nhũng. Tại đây, ông Bình được đưa đến đi thị sát một xí nghiệp in ấn ở thị xã Thẩm Xuyên nhưng giữ kín đến phút cuối mới báo cho xí nghiệp biết để đón rước. Phe cánh của ông Uông Dương biết rõ giờ giấc làm việc của ông Tập Cận Bình trong mấy ngày ở Quảng Đông nên âm thầm bật đèn xanh cho 3000 công nhân viên ở hãng in ấn này biểu tình, đình công đòi tăng lương và giảm giờ làm việc đúng vào lúc đoàn xe ông Tập Cận Bình sắp đến.
Thật ra toàn thể công nhân viên hãng in ấn này từ lâu đã bất mãn tột cùng Ban Quản lý xí nghiệp vì bị bóc lột sức lao động quá đáng, rất muốn biểu tình, đình công đòi tăng lương và cải thiện môi trường làm việc nhưng sợ bị bắt, nay được người của chính quyền (lẽ đương nhiên là thuộc phe cánh ông Uông Dương) xúi biểu tình một cách thật tình nên toàn thể công nhân viên hừng chí đứng lên, tràn ra cả ngoài đường. Phía an ninh giữ đường cho ông Tập Cận Bình bối rối ra mặt vừa phải thông báo ngay tình hình cho trợ lý của ông Tập Cận Bình biết, vừa phải gọi thêm công an cơ động đến. Rút cuộc ông Bình bỏ chuyến thị sát hãng in ấn này.
Thưa quý thính giả, việc tranh giành quyền lực trong thượng tầng lãnh đạo đảng Cộng sản Trung quốc đưa đến chuyện thanh trừng lẫn nhau đã xảy ra từ thời ông Mao Trạch Đông, nhưng vào thời kỳ đó phương tiện truyền thông quá khó nên dễ dàng dấu kín, phải một thời gian dài mới lộ ra từ từ, giúp cho người nắm quyền lực bám trụ được lâu, nay thì phe này muốn tố cánh kia chỉ cần một cái nhấp chuộc là trong tích tắc cả thế giới đều bietá, khi mà không thể dấu được sự thật nữa thì chẳng bao lâu ngày tàn của chế độ Cộng sản sẽ tới.
Chính quyền Bình Nhưỡng sẽ trả giá như thế nào về việc phóng tên lửa ?
Chính quyền Bình Nhưỡng sẽ trả giá như thế nào về việc vi phạm Quyết nghị 1874 của Liên Hiệp Quốc về việc phóng tên lửa là đề tài kết thúc Tiết mục từ Á Sang Âu tuần này.
Ngày 29/11/2012, đại học Johns Hopkins ở tiểu bang Maryland (Hoa Kỳ) đã cho công bố một số không ảnh chụp dàn phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên từ vệ tinh của trường. Các không ảnh cho thấy Bình Nhưỡng đang chuẩn bị phóng tên lửa. Vì không thể dấu được nên hai ngày sau Bình Nhưỡng công bố trong năm nay sẽ phóng thử vệ tinh thêm một lần nữa, thời điểm phóng sẽ từ ngày 10 đến 22 tháng 12/2012. Thế nhưng vào ngày 10 tháng 12 thì thông báo cho biết sẽ triển hạn ngày phóng đến ngày 29 tháng 12. Thông báo là như vậy nhưng vào 9 giờ 49 phút (giờ Bắc Hàn) sáng ngày 12 tháng 12 Bình Nhưỡng đã cho phóng tên lửa đi. Vì không thể tin được những gì mà chính quyền Bình Nhưỡng nói nên ba nước Hàn quốc, Nhật Bản và cả Philippines vẫn duy trì cảnh giác cao độ để đối phó nếu như tên lửa rơi xuống lãnh thổ của mình. Về mặt đối ứng với tên lửa của Bắc Triều Tiên thì lần này Hàn quốc lẫn Nhật Bản đều chuẩn bị kỹ càng hơn trước, nhưng vẫn cho thấy cái yếu kém của hai quốc gia này về ngành tình báo quân sự thế giới. Tại sao khi nhìn các không ảnh mới nhất chụp được từ vệ tinh thì cả Hàn lẫn Nhật và Mỹ đều tin là Bắc Hàn đã gở hỏa tiến mang theo tên lửa ra khỏi dàn phóng. Tình báo Hàn quốc còn phân tích thêm rằng sở dĩ phải gở ra vì hỏa tiển phóng bị trục trặc kỹ thuật, muốn sửa chữa phải cần một thời gian dài. Trong khi các chuyên gia phóng hỏa tiển thuộc bộ Tự vệ Nhật thì cho rằng chỉ mất vài ngày để thay thế một vài bộ phận, phụ tùng bị trục trặc ở hỏa tiển là có thể phóng được, nhưng làm như thế thì quá mạo hiểm, sát xuất thất bại rất cao. Tình báo quân sự của Hoa Kỳ thì chẳng lên tiếng gì cả và cũng nghĩ rằng Bình Nhưỡng đã tạm thời ngưng phóng. Tại sao bị nhiều quốc gia phản đối mà Bắc Triều Tiên vẫn quyết định phóng tên lửa vào lúc này?. Theo các bình luận gia về tình hình bán đảo Triều Tiên thì có hai mục đích chính khiến Bình Nhưỡng quyết định phóng tên lửa vào lúc này. Thứ nhất, phóng để kỷ niệm ngày giổ đầu của cố Chủ tịch Kim Chính Nhật cũng như biểu dương sức mạnh của tân lãnh tụ Kim Chính Ân; thứ hai, vào thời điểm này Hàn quốc đang ở vào mùa bầu cử Tổng thống và Nhật Bản tổ chức tổng tuyển cử nên phóng để uy hiếp và gây rối loạn cho hai quốc gia này.
Thế giới đã phản ứng như thế nào trước việc phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên lần này. Trước hết là Tổng thư ký Liên Hiệp quốc, ông Ban Ki Moon, nói rằng rõ ràng là chính quyền Bình Nhưỡng đã vi phạm Quyết nghị 1874 của Liên Hiệp Quốc cấm Bắc Triều Tiên phóng hỏa tên lửa hay vệ tinh. Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã mở một cuộc họp khẩn cấp để lên án và áp dụng biện pháp chế tài đối với Bắc Triều Tiên. Nga là nước trước đây dùng quyền phủ quyết của mình về chuyện chế tài Bắc Hàn thế mà lần này đã lên tiếng chỉ trích mạnh chính quyền Bình Nhưỡng và tuyên bố cho hay sẽ ngưng hiệp tác kinh tế với Bắc Triều Tiên. Bắc Kinh thì nói rằng việc Bình Nhưỡng phóng vệ tinh vào lúc này chỉ gây thêm bất ổn cho tình hình Đông á, chẳng lợi lộc gì nên đã cố gắng thuyết phục Bình Nhưỡng ngưng, nhưng không được. Đây là điều đáng trách, tuy nhiên chỉ vì thế mà Liên hiệp quốc quyết định chế tài Bắc Triều Tiên là quá đáng. Chỉ cần mộ trong 5 nước thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc sử dụng quyền hạn của mình để phủ quyết là mọi chuyện coi như bị xù. Đây là một quy tắc kỳ cục nhưng đành phải chấp nhận nên thường Liên Hiệp Quốc chỉ lên án bằng một bản Lên tiếng chung do Chủ tịch Hội đồng tuyên đọc hay bằng một Nghị quyết không bó buộc tất cả các quốc gia thành viên tuân theo.
Vấn đề còn lại là từng quốc gia sẽ chế tài riêng theo cách của mình dựa trên theo tinh thần của bản Lên tiếng chung hay Nghị quyết của Liên Hiệp quốc ban ra. Chắc chắn là ba quốc gia Hàn-Mỹ-Nhật sẽ có những biện pháp chế tài mạnh hơn và lần này còn có thêm Nga cùng Ấn Độ thành ra Bắc Triều Tiên gặp khó khăn hơn là chuyện chắc chắn.
Đến đây đã chấm dứt tiết mục Từ Á Sang Âu, Đan Thanh và Hoàng Đỉnh và xin kính chào tạm biệt và kính mời quý thính giả nhớ đón nghe chương trình này vào tuần sau cũng vào giờ này trên làn sóng trung bình 1503 ki lô chu kỳ của đài Chân Trời Mới.

Vẫn có lương hưu

Trần Sơn (danlambao) Nhớ lại cái hồi 89-90 báo chí trong nước rùm beng về cái chuyện ở bên Liên-Xô, chính phủ mới của Elsin cắt hết lương của những người về hưu. Tất nhiên đây chỉ là cái trò “rung chà cá nhảy” của bộ máy tuyên truyền cộng sản – vốn dĩ vẫn vậy. Bây giờ không thấy họ nói nữa. Ấy vậy mà ở nước mình, đến giờ, khối người tưởng thật.
Trước tiên xin cập nhật một thông tin mới nhất qua đài phát thanh Tiếng Nói Nước Nga, phát thanh bằng tiếng Việt: Tổng thống Medvedev vừa triển khai kế hoạch Tin Học Hoá trên toàn quốc cho người về hưu. Giao cho công ty Centre Telecom đảm nhận việc này. Với phương châm: “Tuổi tác không phải là cản trở với con người”, chương trình miễn phí trên toàn quốc dành cho người về hưu, một tuần phải học tin học đủ 24 giờ.
Còn Ba-Lan, Tiệp-Khắc cũ (nay đã chia ra 2 nước Czech và Slovakia), Hung, Bun… thì khỏi chê rồi. Chẳng những người về hưu đảm bảo đủ sống, mà an sinh xã hội ngày càng mở rộng đến mọi đối tượng trong xã hội. Tin tức cập nhật về đời sống của nhân dân các nước cộng sản cũ đầy rẫy trên Net. Chính quyền cộng sản Hà Nội biết không thể bưng bít thông được nữa, nên cái trò bịp bợm này không thấy tái diễn nữa.
Trở lại với câu chuyện lương hưu ở Liên-Xô những năm đầu của chính phủ Elsin có một phần sự thật. Trong bối cảnh rối ren chuyển đổi chế độ. Một số lượng lớn sổ hưu giả được bọn cơ hội, biến chất ngành BHXH tung ra bên ngoài, bán kiếm lời. Nền kinh mới chưa ổn định, một loạt chính sách mới đang triển khai. Mọi việc phải có thời gian rà soát lại. Tuy nhiên, chính quyền mới cam kết quyền lợi công dân vẫn đảm bảo như cũ. Vậy là chỉ sau một thời gian ngắn những người nhận lương hưu vẫn tiếp tục cuộc sống của mình. Bọn mua bán sổ hưu giả được ra vòng móng ngựa.
Tôi viết bài này cũng vì câu chuyện như sau:
Hôm nọ, một lần ngồi uống bia trước mặt Cung, quán Việt Hà của cái Giang, tình cờ gặp một bác về hưu ngồi chung bàn. Bác nguyên là đại tá quân y về hưu. Tính tình của bác vui nhộn, lại hay bo cho mấy cháu bưng bê, nên bọn nó “quý” bác lắm. Bác kể lương bác thừa đủ sống, lại có mấy thằng con làm ăn bên “giãy chết” mỗi tháng gửi cho vài vé. Tiền bác chả biết làm gì cho hết, nên chuyện bia bọt hàng ngày, với bác không phải nghĩ. Hai bác cháu nói chuyện xa, chuyện gần, chuyện Đông, chuyện Tây rồi quay qua chuyện lương hưu. Bác hỏi:
- Này tớ hỏi, nếu nước mình thay đổi chế độ tớ có còn lương hưu hay không ? Nói thật, tớ chẳng thèm quan tâm chế độ nào với chế độ nào. Tớ bỏ sinh hoạt lâu rồi.
Không trả lời thẳng câu hỏi, tôi hỏi lại:
- Thế lương hưu của bác nhận từ đâu ?
- Từ quỹ Bảo Hiểm Xã Hội, bác trả lời.
- Thế theo bác, chỉ thay đổi thể chế chính trị, cái quỹ ấy có tự biến mất không ? Tôi hỏi.
- Mất là mất thế nào ? Bác cự lại.
- Đúng rồi, quỹ ấy không mất, nghĩa là tiền của người về hưu vẫn còn nằm đấy. Chả có lý gì chính phủ mới cướp không tiền của người lao động cả. Và cháu nói cho bác biết, người về hưu ở nước Nga vẫn nhận lương hưu bình thường. Nhưng cháu đố bác biết, duy nhất có một đối tượng không được nhận lương hưu nữa, là thành phần nào ? Tôi hỏi lại.
- Chịu, tớ chịu.
- Đó là cán bộ trước đây làm công tác chuyên trách đảng.
- Vì sao ?
- Họ không được nhận lương hưu từ quỹ BHXH nữa, vì trước đây đảng CS lấy tiền thuế của dân chi trả lương cho cán bộ chuyên trách công tác đảng. Rồi mấy phần trăm lương đó nộp vào quỹ BHXH (mà thực chất vẫn là tiền thuế của dân ), để làm sổ hưu. Thế là không công bằng. Những đối tượng này chuyển về nhận lương hưu từ quỹ của đảng cộng sản Liên bang Nga. Không nhận lương hưu từ quỹ BHXH nữa.
- Nghĩa là mọi đảng viên cộng sản không nhận lương nữa ?
- Không, bác hiểu sai rồi. Những đảng viên cộng sản làm công tác chính quyền, công an, bộ đội, nhà máy, xí nghiệp, kinh doanh v.v…, vẫn nhận lương hưu như cũ. Chỉ có ông nào làm công tác chuyên trách của đảng là không nhận thôi.
- Đúng, tớ thấy có lý. Công bằng, rạch ròi phải là như vậy. Bác cười, vỗ đùi cái đét.
- Rồi bác lại băn khoăn: Này tớ hỏi, theo cậu thì chính phủ mình phải trả lương hưu cho công chức chính quyền miền Nam cũ chứ. Lâu nay có ai được nhận đâu.
Bác hỏi câu này tôi chịu, tôi khất bác một dịp khác vậy.

Vẫn là cuộc chiến giai cấp

 

Nguyễn Tâm Linh (Danlambao) - Việt Nam trong quá khứ là nạn nhân của cuộc xâm lược bằng đấu tranh giai cấp mà Liên Xô phát động. Cuộc xâm lược này đã để lại biết bao nỗi đau nhân tâm gần nửa đời người vẫn chưa lành. Dù cho tổ quốc thất bại nặng nề trong cuộc chiến đó, đảng cộng sản là “bên thắng cuộc”, để sau đó, đứng trước những thay đổi mang tính thời đại, đảng cộng sản phải đổi mới để tìm động lực sản xuất mới. Cuộc đổi mới cũng chính là sự cáo chung của đảng cộng sản sau cơn hấp hối dài. Lúc này, đảng cộng sản chỉ còn là vỏ bọc để giữ tính chính danh cho một siêu giai cấp với những đặc quyền đặc lợi chưa từng có trong lịch sử Việt Nam. Siêu giai cấp này chính là đối tượng của cách mạng tương lai, vật cản lớn nhất của tổ quốc tới con đường tự do dân chủ. Thế nên, cuộc chiến của tương lai vẫn sẽ là cuộc chiến giai cấp giữa siêu giai cấp bị trị và siêu giai cấp thống trị xã hội. Cuộc chiến giai cấp này sẽ giải quyết tận gốc rễ tàn dư mà những người cộng sản Việt Nam đã tiếp tay cho Liên Xô gieo vào dân tộc.
Những giai cấp mới: đỏ và xám.
Sau khi giành được chính quyền và xây dựng bộ máy nhà nước của riêng mình, những người cộng sản tiến hành xây dựng xã hội với mục tiêu đề ra: xây dựng một xã hội bình đẳng, phi giai cấp. Đó là một dự án phi thực tiễn và hoàn toàn không thể nhưng với công cụ bạo lực của mình, người cộng sản đã tấn công trực diện vào tất cả các giai cấp trong xã hội Việt Nam đương thời, dồn những giai cấp bị trị đó thành một giai cấp mới và duy nhất trong xã hội cộng sản toàn trị thời bao cấp – giai cấp xám.
Theo định nghĩa của Rodney stark: “Giai cấp là nhóm người chia sẻ một vị trí giống nhau trong hệ thống phân tầng xã hội”.
Theo Marx và Lenin, “giai cấp là những tập đoàn người to lớn, khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với tư liệu sản xuất và phân công lao động, về vai trò của họ trong những tổ chứclao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải ít hoặc nhiều mà họ được hưởng.”
 
Dù theo định nghĩa nào chăng nữa, thì những tập đoàn người bị tước hết tư liệu sản xuất, những quyền tự do cơ bản, trong xã hội toàn trị có đầy đủ các điều kiện của một giai cấp mới.giai cấp thoát thai trong một xã hội áp bức và không hề có tự do, dù đó là quyền tự do tối thiểu. Đặc điểm nhận biết của giai cấp xám về lý thuyết tất cả họ đều được coi là ông chủ nhưng thực tế lại đều làm thuê không công như một dạng nô lệ hiện đại. Ăn chung một chế độ ăn, nhận các vật dụng cá nhân vào một ngày. Bị tước hết các quyền tự do, đặc biệt thường xuyện bị nhồi sọ và đe dọa bằng công cụ tuyên truyền đặc biệt của cả nền chuyên chính. Giai cấp xám không khác nhiều nếu so sánh với một cỗ máy đội lốt sinh vật mang tên con người, họ sẽ vừa đảm nhận vai trò là một tấm khiên để bảo vệ chế độ, vừa đảm nhận luôn nhiệm vụ của chiếc dạ dày cung cấp nguồn sống cho giai cấp cầm quyền.
Giai cấp xám là giai cấp bị trị trong một xã hội chỉ còn tồn tại hai giai cấp thì giai cấp thống trị là giai cấp nào?
Ở đây chúng ta đang nói đến giai cấp đặc biệt nhất trong lịch sử Việt Nam, một giai cấp với quyền lực vô biên, một sức mạnh được ví như lỗ đen trong chính trị. Đó chính là giai cấp Đỏ – quái thai của chế độ cộng sản việt nam.
Giai cấp đỏ Việt Nam chỉ được phôi thai khi đảng cộng sản Việt Nam dành được chính quyền và xây dựng thành công bộ máy nhà nước. Nhưng nếu như đảng cộng sản không tiến hành công hữu tư liệu sản xuất thông qua bộ máy nhà nước của mình thì chiếc phôi thai kia sẽ không bao giờ thành hình. Giai cấp đỏ đã thành hình khi đảng cộng sản nắm được khối lượng vật chất của quốc gia, chính nguồn vật chất này được quản lý bởi một cơ chế mang lỗi hệ thống trầm trọng sẽ khai sinh ra giai cấp mới – giai cấp đỏ. Nếu xét chung toàn giai cấp này thì không ai có thể xác định được thành phần xuất thân của họ. Nếu một ai trong hệ thống chính quyền cộng sản là đảng viên và nắm chức vụ có quyền quyết định liên quan đến vật chất, được hưởng những đặc quyền đặc lợi từ vị trí và những quyền quyết định ấy, thì đó chính xác một thành viên trong giai cấp đỏ.
Tât nhiên, cần phải nói rõ không phải ai là đảng viên cũng là một thành viên của giai cấp đỏ, chỉ những đảng viên có chức quyền, gắn chặt với đặc quyền đặc lợi về vật chất mới là thành viên của giai cấp đỏ. Bởi nhìn chung trong điều kiện của một quốc gia trải qua chiến chinh liên tục thì tinh thần dân tộc của đại bộ phận dân chúng thường rất cao, một số đảng viên gia nhập đảng cộng sản với những lý tưởng ngây ngô, chất phác là có thể đóng góp sức mình cho đất nước,đi kèm với một tinh thần trong sáng nhất.
Trở lại với giai cấp đỏ Việt Nam, giai cấp đỏ thực chất là một “con đỉa hai vòi”, cả hai cái vòi ấy đều ra sức hút vật chất của quốc gia nhằm mưu toan cho mình những lợi ích riêng. Dù vậy, giai cấp đỏ vẫn tự coi những điều mình làm là cội nguồn hạnh phúc của toàn dân, mà chính nó cũng không thể biết được rằng một giai cấp không hình thành từ bất kì một tiến trình kinh tế xã hội nào, thì giai cấp đó chỉ là khối ung nhọt đang chực chờ để giết chết cái quốc gia mà nó đang tồn tại.
Nếu như trong cuốn “Giai cấp mới” của Milovan Djilas đề cập đến một hình thức giai cấp thoát thai từ bộ máy nhà nước cộng sản, ta có thể tìm được ở đó nhưng đặc điểm riêng biệt của giai cấp “ăn trên ngồi trốc” này so với giai cấp đỏ ở Việt Nam. Việt Nam với những điều kiện riêng biệt như nền tảng của một nền kinh tế lạc hậu, chiến tranh triền miên nên trong giai đoạn trước năm 1986, giai cấp đỏ dẫu cho có rất nhiều đặc quyền đặc lợi thì khoảng cách giữa giai cấp đỏ và giai cấp sám cũng chưa phải quá xa. Cho nên, những bất mãn xã hội cũng chưa đẩy lên mức cao trào. Vì lúc này, khối lượng vật chất mà nhà nước cộng sản tạo ra không thể thỏa mãn được những nhu câu tối thiểu trong nước, cộng với xã hội Việt Nam đang giao thời giữa những tư duy lý tưởng ngây ngô chất phác và tính thực dụng. Từ đây, một bài toán đặt ra yêu cầu đảng cộng sản Việt Nam phải giải quyết là đáp ứng nhu cầu vật chất của giai cấp đỏ, không được để giai cấp sám chết đói. Bài toán chỉ có một nghiệm duy nhất, trước sự tồn vong của chính mình, Đảng cộng sản không được có đáp án sai, đấy chính là việc tạo ra một động lực sản xuất mới nhằm tìm kiếm một khối lượng vật chất cho sự tồn tại.
Cuộc đổi mới năm 1986 chính là kết quả của những đòi hỏi cấp bách đó. Nhưng từ đây, khi khối lượng lớn vật chất được tạo ra từ cuộc cải cách vá víu ấy, Đảng cộng sản chỉ còn lại là tấm áo bên ngoài. Còn bên trong, một siêu giai cấp đã trưởng thành, chúng tự thực hiện những gì cần thiết để thỏa mãn lòng tham vô đáy của chúng. Lúc này, đảng đã chính thức băng hà.
Từ liên minh công – nông tới liên minh công – côn.
Nếu trước đây, trong cuộc chiến dành quyền lực, người cộng sản xây dựng nên liên minh quần chúng có tên gọi liên minh công nông. Thì nay, trên cơ sở quyền lực dành được, để tranh dành quyền lợi giai cấp đỏ đã tạo ra một liên minh mới – liên minh công côn (công quyền + côn đồ).
Giai cấp đỏ Việt Nam núp bóng trong hình hài của đảng cộng sản, hưởng những đặc quyền đặc lợi từ một cơ chế quản lý nhà nước mang lỗi trầm trọng. Giai cấp đỏ một lần nữa đưa giai cấp khác vào cái chết, nhưng lần này là một cái chết từ từ, đau đớn hơn.
Giai cấp đỏ thông qua đảng cộng sản với những công cụ được luật hóa bằng một hệ thống cơ quan lập pháp bù nhìn của mình để chính danh trong việc ăn cướp các tài sản ngoài tầm quản lý của nhà nước hoặc không phải sở hữu tập thể. Điều này có thể được dễ dàng nhận ra qua luật đất đai của nhà nước cộng sản Việt Nam. Cái được gọi “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, giao cho nhà nước quản lý”. Đây là một công cụ được chuẩn bị sẵn cho giai cấp đỏ ăn thịt giai cấp nông dân – những người đang sở hữu đất đai.
Thời kì mở cửa cộng với công nghiệp hóa đã đẩy quá trình đô thị hóa tiến nhanh thần tốc, đi kèm với đó là giá đất đai luôn ở trên trời. Nhu cầu về đất đai để mở rộng các khu công nghiêp, để xây dựng các khu đô thị mới, để phục vụ cho những chương trình kinh tế tầm vĩ mô khiến cho giá đất tăng phi mã. làm cho những tập đoàn kinh tế thèm khát cao độ. Đây chính là nơi sẽ biểu hiện rõ nhất cho thấy mối liên minh giữa cơ quan công quyền và các tập đoàn tội phạm (tư sản lưu manh).
Các tập đoàn kinh tế nhìn thấy được sự bất cập của cơ chế quản lý đã sử dụng sức mạnh của đồng tiền để cấu kết với các cơ quan quyền lực công quyền sử dụng công cụ bạo lực mang tính nhà nước tiến hành cướp trắng tư liệu sản xuất của nông dân, biến nông dân trở thành vô sản trong một xã hội đầy rẫy những hiểm nguy mà không được trang bị bất kỳ một hành trang nào, đẩy những người nông dân lương thiện vào con đường lưu manh hóa, làm bất cứ việc gì để tồn tại, trở thành một hình thức vô sản mới, vô sản lưu manh.
Còn giai cấp đỏ, khi chiếm được những miếng mồi béo bở đó chúng thỏa mãn phần nào nhu cầu vật chất. Chúng giàu có lên một cách nhanh chóng và bắt đầu bành trướng ra từng hang cùng ngõ cụt trong nền kinh tế. Cái đích mà liên minh ma quỷ này nhắm tới là thâu tóm trọn nền kinh què quặt của Việt Nam, thỏa mãn tham vọng về vật chất vô đáy của mình.
Sẽ có người đặt ra câu hỏi rằng: tại sao giai cấp đỏ Việt Nam đã được hưởng những đặc quyền đặc lợi gần như vô tận, từ bộ máy nhà nước của mình thì cần gì phải cấu kết với những tập đoàn tội phạm hay tư sản lưu manh để từ đó làm mất đi tính chính danh của đảng cộng sản. Không khó để trả lời nếu nhìn vào cơ chế tiền lương của các viên chức cộng sản Việt Nam. Nếu như một thành viên của giai cấp mới trong chế độ cộng sản Liên Xô có thu nhập bằng lương, cao gấp hàng trăm lần một người lao động bình thường thì ở Việt Nam mức chênh lệch này không lớn. Sau năm 2000, thu nhập nếu tính bằng lương của những thành viên giai cấp đỏ còn thấp hơn nhiều lần. Tất nhiên, không ai chỉ vì nghèo mà tham nhũng. Tham là thuộc tính của con người, cơ chế cộng sản tạo điều kiện cho thuộc tính đó trỗi dậy.
Đảng cộng sản dù sao cũng là một đảng cầm quyền theo hiến pháp, không phải một nhóm thổ phỉ để các thành viên của nó mặc sức cướp bóc. Với lại lúc này, đảng cộng sản về hình thức chỉ là chiếc áo của giai cấp đỏ đã buộc phải thừa nhận những hình thức sở hữu khác ngoài sở hữu tập thể. Khi không phải sở hữu tài sản tập thể thì giai cấp đỏ sẽ không thể nào chiếm đoạt được mà không phạm luật, dù đó có là thứ luật mà chúng đặt ra.
Ngoài ra, cuộc cách mạng công nghiệp mà đảng cộng sản vẫn thường gào thét tuyên truyền lại là một sản phẩm méo mó biến dạng, không thể thỏa mãn nhu cầu vật chất cho chính giai cấp con đẻ của mình. Ngược lại, đổi mới kinh tế kéo theo hàng loạt thay đổi khác trong xã hội, làm lộ rõ hơn bản chất của nhà nước cộng sản. Hơn nữa, khi kinh tế phát triển một thì thông tin truyền thông phát triển mười. Kiểu cưỡng đoạt tài sản sử dụng sức mạnh công của cá nhân thành viên trong giai cấp đỏ sẽ không thể nào thực hiện được. Vì thế chúng cần một liên minh. Một liên minh để hợp pháp hóa việc cướp bóc hoặc ít ra cũng hô biến việc cướp bóc thành một hình thức khác hòng đánh lừa những bộ phận dân chúng có trình độ dân trí thấp.
Liên minh giữa những người cộng sản đang nắm chính quyền và tư sản lưu manh (côn đồ kinh tế) hướng đến mục tiêu duy nhất là cướp tài sản của những người không cùng trong liên minh. Nếu nhìn thực trạng nền kinh tế của Việt Nam và những biến cố xã hội gần đây, ta có thể thấy liên minh công côn tiến hành cướp đoạt tài sản của những bộ phận khác qua các dự án kinh tế xã hội đã được những điều luật, chính sách bất hợp lý và vi hiến mở đường, cộng với bộ máy bạo lực bảo hộ. Quá trình đó có thể gói gọn như sau: công quyền mở đường, bảo hộ + côn đồ thực hiện bằng chia đều thành quả.
Trong quá khứ, những người cộng sản dù ở bất kỳ vị trí và bất kỳ một quốc gia nào cũng đều sợ tự do tư tưởng, xem đó là mỗi nguy hiểm lớn nhất cho sự tồn tại của quyền lực của mình. Điều này hơi khác với những quốc gia cộng sản có nền kinh tế con lai giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa như Việt Nam vẫn đề tự do tư tưởng chưa phải là nỗi sợ lớn nhất. Đối với những quốc gia này, không phải tự do tư tưởng, chính tự do thông tin mới là thứ khiến những người cộng sản thấy sợ hãi hơn cả. Tự do thông tin sẽ là tấm gương rọi rõ bản chất của liên minh công – côn. Mọi hành động ăn cướp sẽ bị vạch mặt không thể bào chữa. Lúc này, những quần chúng dù ngu muội nhất cũng sẽ nhìn nhận ra bản chất thật của chế độ cộng sản, mối quan hệ cộng sinh của liên minh công – côn. Đó sẽ là ngày tàn của giai cấp đỏ.
Có một điều chắc chắn rằng không ai hiểu về bản chất của nhà nước cộng sản hơn những thành viên trong giai cấp đỏ, không ai thấy được sự ưu việt của các học thuyết nhà nước tiến bộ khác, hơn đám tư sản lưu manh trong liên minh ấy. Trong đó những người đang sợ hãi tự do tư tưởng nhất lại là những lãnh tụ cộng sản, những lão thành cách mạng có ảnh hưởng lớn. Một nỗi sợ mơ hồ, chẳng biết tư tưởng nào đúng tư tưởng nào sai nên sợ tất cả. Sợ cứ như trẻ con sợ ma, sợ lắm mà chẳng biết mình đang sợ cái gì.
Nhưng nỗi sợ hãi về tự do thông tin là một nỗi sợ thực tế hơn rất nhiều. Những thông tin chính xác, kịp thời sẽ khiến mọi công sức của liên minh công – côn đổ xuống sông xuống bể, đủ sức lật nhào cả một chế độ đã ăn sâu bám rễ, đẩy nhanh hơn quá trình chín muồi của những điều kiện cần cho một cuộc cách mạng. Vì thế thông qua cơ quan công quyền và cả sức mạnh của đồng tiền, liên minh công côn ra sức dập tắt tự do thông tin, sẵn sàng tung ra những đòn thù trơ trẽn, những bản án khắc nghiệt cho những ai đưa những thông tin bất lợi cho chúng ra công luận.
Dù vậy, trong thời đại thông tin truyền thông, trước sự nở rộ của các trang mạng xã hội, giai cấp đỏ, không thể bưng bít thông tin trong một quốc gia có tới 30 triệu người sử dụng internet và đa phần trong số đó đủ kiến thức để vượt tường lửa khiến những biện pháp ngăn chặn trở nên vô hiệu.
Nhưng như vậy cũng không khiến liên minh công côn từ bỏ hay giảm bớt cơn cuồng tham của mình, mà chúng sẽ còn tham lam hơn, hành động quỷ quyệt hơn khi thành viên trong liên minh của chúng không ngừng tăng lên.
Thường thì con người ta hay bị tác động bởi những mối quan hệ lợi ích. Một giai cấp đỏ, một liên minh công côn với những đặc quyền đặc lợi kèm theo là cuộc sống giàu sang phú quý thì sẽ là nơi thu hút biết bao kẻ cơ hội tìm đến và tìm cách vào được bên trong liên minh ấy.
Việc thành viên của liên minh công côn không ngừng tăng lên thì nhu cầu thỏa mãn vật chất của chúng cũng tỷ lệ thuận với số lượng tăng lên đó. Từ đây chúng sẽ ra sức ăn cướp tài sản vật chất thông qua những hành động ẩn bên trong các dự án, bên trong các chính sách kinh tế của công quyền đưa ra. Để thuận lợi cho những hành động ấy chúng phải gieo rắc nỗi sợ hãi lên toàn dân. Càng gieo rắc, duy trì nỗi sợ hãi được càng lâu trong dân chúng.liên minh công- côn càng giàu lên, quyền lực càng được củng cố. Thời gian ăn bám trên xương máu của người dân Việt Nam càng dài thêm.
Cuộc chiến giai cấp và con đường tự do dân chủ.
Nếu gần ba mươi năm sau khi thay đổi về căn bản một số chính sách kinh tế xã hội, Việt Nam đã tạo ra một khối lượng lớn của cải vật chất cho liên minh công côn tha hồ sâu xé, thì nay động lực sản xuất của cuộc cải cách vá víu đó đã hết. Sức dân đang cạn kiệt, điều này cũng đồng nghĩa với khối lượng vật chất để nuôi sống liên minh công côn không còn.
Khi của cải hết thì cũng là lúc khai tử giai cấp đỏ và báo hiệu luôn cái chết của liên minh công – côn. Lúc này, cơ chế độc tài tập đoàn không những cản trở sự phát triển chung của cả quốc gia mà còn làm cho liên minh công – côn cảm thấy ngột ngạt. Điều này một phần cũng do những yếu tố khách quan từ bên ngoài nhưng tất cả đều xuất phát từ cơ chế bất cập của tập đoàn độc tài toàn trị mà ra.
Nguồn của cải đang cạn dần. Giai cấp đỏ trong lúc cùng quấn quay sang cắn sẽ lẫn nhau. Chúng chia ra nhiều hình thức tồn tại nhưng phổ biến nhất vẫn là kiểu tồn tại theo từng nhóm lợi ích. Kiểu cộng sinh này này biểu hiện bằng hình thức một đám tư sản lưu manh có tiềm lực kinh tế lớn mạnh sẽ nắm lấy một lãnh tụ có nhiều quyền thế trong đảng, đấu đá lẫn nhau hòng tìm kiếm những món lợi lớn nhất về mình.
Kinh tế càng khó khăn, sức dân càng cạn kiệt thì những phe nhóm trong liên minh công côn đấu đá càng dữ dội, càng nhận ra rằng cơ chế tập đoàn độc tài mới chính là kẻ thù của chúng, muốn tồn tại thì phải tạo ra một bước đột phá về chính trị để có những bước đột phá mới về động lực sản xuất. Tất nhiên bước đột phá đó phải tạo ra được những động lực sản xuất mới vừa phải duy trì được những đặc quyền đặc lợi của giai cấp đỏ. Vì thế, bước chuyển từ nền tập đoàn độc tài sang nền độc tài cá nhân là mang tính tất yếu và phù hợp quy luật của xã hội. Chỉ có chuyển từ nền độc tài tập đoàn sang độc tài cá nhân mới thỏa mãn được các yêu cầu khách quan của xã hội Việt Nam trong điều kiện thực tiễn này, điều kiện đó chính là động lực sản xuất mới nhằm hà hơi hồi sức cho liên minh công côn. Hơn hết khi thỏa mãn yêu cầu tồn tại của liên minh công côn thì cũng sẽ tạo nên những bước chuyển mà dù muốn hay không xã hội của chúng ta cũng phải trải qua.
Bước chuyển đó sẽ theo một trục dọc và trình tự nhất định, để phù hợp với tiến trình chín muồi của các điều kiện về kinh tế chính trị cũng như nhận thức xã hội.
Nếu trước đây công cuộc đổi mới của đảng cộng sản Việt Nam đã tạo tiền đề về mặt kinh tế cho những chuyển biến chính trị tiếp theo, thì ngày nay một nền độc tài cá nhân sẽ tiếp nỗi chu trình đó. Dù nền độc tài cá nhân sẽ tiếp tục kìm hãm dân tộc và ăn bám trên xương máu của nhân dân, nhưng giai đoạn đó là giai đoạn mà Việt Nam phải trải qua trước khi đến với con đường tự do dân chủ. Chính giai đoạn này sẽ tạo tiền đề để dân tộc ta tiến nhanh hơn vào nền văn minh tiến bộ của nhân loại. Chúng ta sẽ phải chứng kiến giai đoạn độc tài cá nhấn nhưng tin tưởng chắc chắn rằng trong thời đại Internet nó sẽ không thể kéo dài. Độc tài cá nhân sẽ gieo rắc hơn nữa nỗi sợ hãi, sẽ thẳng tay đàn áp những quyền tự do cơ bản của con người. Đau thương với dân tộc sẽ nhiều hơn giai đoạn tập đoàn độc tài hiện nay.
Chuyển sang độc tài cá nhân, giai cấp đỏ đã, đang dựng một nền tân phong kiến, với sức mạnh không một triều đình phong kiến nào có trong quá khứ. Cuộc chiến chống cường quyền, áp bức không còn là một cuộc chiến chính trị đơn thuần, mà chính là cuộc chiến giai cấp của toàn thể nhân dân trong xã hội việt nam hiện nay, chống lại giai cấp cội nguồn của những đau thương dân tộc.
Cuộc chiến chống giai cấp đỏ, cũng chính là cuộc chiến tìm con đường đi tới tự do dân chủ cho dân tộc, tìm lại những quyền cơ bản của con người.cuộc chiến này song song với cuộc chiến giải phóng dân tộc trước sự kìm cặp của trung quốc hiện tại. Đánh bại giai cấp đỏ, chiếc chìa khóa tương lai dân tộc sẽ trả lại cho toàn dân ta.
Nguyễn Tâm Linh
*
 
 Tác giả Nguyễn Tâm Linh hiện đang là sinh viên tại Việt Nam. Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, là những nghiên cứu về Đảng cộng sản trong thời điểm hiện nay.
Nguyễn Tâm Linh cũng là tác giải của các bài viết đã được giới thiệu trên Danlambao như:
Tác giả mong muốn được phổ biến bài viết, kèm theo lời nhắn:
“Có thể bài viết sẽ chưa đạt yêu cầu, cũng như chưa diễn giải thật rõ ràng cho người đọc, nhưng trong điều kiện hiện tại, với khả năng và việc tiếp cận được các tài liệu nghiên cứu về Cộng sản là rất khó cũng như rất hiếm. 
 
Hi vọng qua bài viết này tôi diễn tả được bản chất của hình thức tồn tại cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Rất mong nhận được phản hồi từ tất cả bạn đọc.”

Bình luận về bài rao giảng của ông Đại tá Trần Đăng Thanh

 

Đoan Trang - Bao nhiêu năm qua, đã có những học giả, nhà khoa học, ở trong và ngoài nước, có hoặc không có chuyên môn liên quan, thầm lặng nghiên cứu về Biển Đông, vượt qua những khó khăn, cực nhọc về điều kiện vật chất và tinh thần, vượt qua sự dò xét, nghi ngờ của các đồng chí an ninh rỗi việc, vượt qua cả muôn vàn ức chế đời thường. Những Từ Đặng Minh Thu, Phạm Hoàng Quân, Nguyễn Hoàng Việt, Nguyễn Trường Giang, Dương Danh Huy, Lê Minh Phiếu, Trần Trường Thủy, Nguyễn Lan Anh, Vũ Quang Việt, Vũ Hữu San, Ngô Vĩnh Long, Nguyễn Nhã… Tất cả đều đã lao vào nghiên cứu, lặng lẽ và âm thầm, chỉ với mục đích “vì chủ quyền của Việt Nam”, “vì công lý và hòa bình trên Biển Đông”…
Những lúc ấy thì ông ở đâu? Ông ở đâu hả ông Đại tá-PGS-TS-NGƯT Trần Đăng Thanh? Ông đã bao giờ góp được cái gì vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước chưa? Tôi chưa từng nghe đến tên ông trong hàng ngũ những chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông, nên đến lúc này, tôi kinh ngạc khi thấy xuất hiện một kẻ như ông, đủ trơ trẽn để đi huấn thị “các lãnh đạo Đảng ủy khối, lãnh đạo Đảng, Tuyên giáo, Công tác chính trị, Quản lý sinh viên, Đoàn, Hội thanh niên các trường Đại học-Cao đẳng Hà Nội”.
Những người mà tôi vừa nhắc đến, cùng rất nhiều gương mặt nữa, đều đã nghiên cứu chỉ vì mục đích bảo vệ chủ quyền đất nước và chân lý khoa học, chứ không vì cái nguyện vọng bảo vệ sổ hưu như ông.
Và họ càng không có nhu cầu kể công. Nhưng tôi thấy cần phải nhắc đến họ, và chúng tôi sẽ còn phải nhắc đến tất cả những con người như thế, để cộng đồng không quên những đóng góp, cống hiến của họ, đồng thời nhận rõ ra bộ mặt của những kẻ như ông, Trần Đăng Thanh. Chưa bao giờ mà tôi cảm nhận sự vô ơn, bạc bẽo và vô học của “một bộ phận” những người cộng sản rõ như khi đọc những lời huấn thị của ông.
PS: Lãnh đạo các trường ĐH-CĐ ở Việt Nam, nếu có đủ sự sáng suốt và thật tâm muốn sinh viên tìm hiểu khoa học một cách chân chính, thì đừng bao giờ mời những vị như Đại tá-PGS-TS-NGƯT Trần Đăng Thanh đến “giáo dục” thế hệ trẻ. Đừng để các em bị đầu độc bởi sự ngụy biện, dối trá thấp hèn. Người ta nói: “Hãy cho tôi biết anh giao du với loại người nào, tôi sẽ cho anh biết anh là ai”. Một cơ sở giáo dục, muốn chọn người đến trao đổi với học sinh-sinh viên, cũng phải biết tìm cho đúng người, nếu không thì chúng ta cũng có thể đánh giá được chất lượng của cái cơ sở đó.
Bỗng dưng muốn khóc, Quỹ nghiên cứu Biển Đông ơi!
Đoan Trang