Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Tin thứ Hai, 01-07-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1<- CLB BÓNG ĐÁ NO-U FC RA SÂN LẦN THỨ 73 CHIỀU 30/06/2013 (Thành). - NỤ CƯỜI SƠN CA (Mai Thanh Hải).
Trao Luật Biển, cờ Tổ quốc cho ngư dân (NLĐ.  - “Ký sự biển đảo” đã chạm tới trái tim người Việt (QĐND).  - “Bốn mùa tình ca” dành quỹ cho con em chiến sĩ Trường Sa (KTĐT).
- [Danh sách] DS các đảo do Đài Loan chiếm đóng trái phép ở QĐ Trường Sa (TTVN).  - Lính Philippines đồn trú tại Bãi Cỏ Mây, Trường Sa bị suy dinh dưỡng (GDVN).

- Trung Quốc đồng ý đàm phán về Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC)  (Tin nóng). “Theo Businessweek, động thái này trái ngược với cách đây một năm, khi tại Phnom Penh, Campuchia, ASEAN đã thất bại trong việc đồng ý đưa CoC ra đàm phán với Trung Quốc, khi Trung Quốc gia tăng áp lực để không đưa chủ đề này ra bàn luận.”  - Thông cáo chung AMM-46 đề cao tăng cường hợp tác (TTXVN).  - AMM 46 đạt sự thống nhất về nhiều vấn đề cốt lõi (VOV).  - ASEAN – Trung Quốc thúc đẩy đàm phán (NLĐ).  - ASEAN + 3, ASEAN + 1 với Nhật Bản và Trung Quốc (VOV).  - Ngoại trưởng Trung, Nhật, Hàn lần đầu gặp ở ASEAN+3 (TTXVN). - “Vấn đề Biển Đông là mối quan tâm chung của khu vực” (TTXVN).   - Thế giới 7 ngày: Biển Đông – Tâm điểm của Hội nghị ASEAN (VOV).
Hoạt động của Ngoại trưởng Việt Nam bên lề AMM-46 (TTXVN). - Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị (QĐND).  “…trên một số trang mạng xã hội gần đây, có người đã đưa ra những bình luận xuyên tạc, cố tình làm sai lệch đường lối, chính sách của Việt Nam nói chung, chính sách quốc phòng, an ninh của Việt Nam nói riêng. Chẳng hạn người ta cho rằng, những hoạt động ngoại giao dồn dập vừa qua của Việt Nam là “bắt cá nhiều tay”, là “không ai biết Việt Nam muốn gì?””.
- Philippines chỉ trích Bắc Kinh (BBC). - Philippines tố cáo Trung Quốc đe dọa hòa bình trên Biển Đông (RFI). Thế nhưng Việt Nam thì vẫn im thin thít!  ASEAN bị chia rẽ do đâu là rõ rồi. - Phó Tổng thống Philippines hủy chuyến đi Trung Quốc xin ân xá cho tử tù (PNTP). - Lãnh đạo Bắc Kinh tẩy chay Phó Tổng thống Philippines.  “Trong một bản thông cáo, Phó Tổng thống Philippines Jejomar Binay cho biết ông bị buộc phải hủy bỏ chuyến đến Trung Quốc nhằm giải cứu một phụ nữ Philippines sắp bị tử hình vì buôn bán ma túy”.‘Quân đội TQ ở Biển Đông đe dọa hòa bình’ (VNN).  - Bị dọa đánh, Philippines tố TQ “gây họa” cho Biển Đông (KT).
- Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN khai mạc tại Brunei (VOA). - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cần trấn an các nước Đông Nam Á (RFI).
2- Việt Nam Đàn Áp Các Blogger Trong Bối Cảnh Bất Đồng Chính Kiến Gia Tăng (TIME/ Defend the Defenders). “Nếu các nhà lãnh đạo chính trị không xử lý những căng thẳng xã hội hiện thời thì có thể tưởng tượng một viễn cảnh như vậy sẽ phát sinh trong tương lai”.  - Việt Nam sẽ không ngừng ngăn chặn các blogger .
Xin hiệp thông với phong trào đòi “Có Công Lý cho Ls Lê Quốc Quân” sẽ bị đưa ra tòa án CS vào 9/7/2013 (NVCL). =>
Tù nhân nổi dậy ở trại giam Z30A ở Xuân Lộc, Đồng Nai (RFA). “Thông tin từ cuộc gọi của điện thoại mang số 962467908 được chuyển ra ngoài cho biết một số tù nhân chính trị đang thụ án tại phân trại 1 của trại Z30A Xuân Lộc bắt giám thị có tên Hồ Phi Thắng làm con tin. Mục đích được nói nhằm phản đối việc đánh đập tù nhân và phần ăn bị cắt xén…” 
- NHIẾP VĨNH TRANG: CUỘC “SO GĂNG’’ LỊCH SỬ (Bà đầm xòe).
Hàng loạt chính sách lớn có hiệu lực từ hôm nay (VNE).
“Thuốc” nào chữa “bệnh vô cảm”? (CP).
Bộ trưởng Thăng: Sẽ loại khỏi ngành cán bộ dung túng, bao che! (Infonet).  - BT Thăng: Tai nạn tăng không chỉ do dân (KP).  - Bộ trưởng GTVT: Tai nạn tăng là do quản lý nhà nước chưa tốt (VOV).
Khi nào Báo chí Việt Nam có “làn sóng mới”? (DV).
BAO GIỜ ỔN ĐỊNH ĐƯỢC ‘KINH TẾ VĨ MÔ” ? (Bùi Văn Bồng). “… khi mà tệ nạn tham nhũng và báo cáo thiếu trung thực như hiện nay chưa được khắc phục triệt để, … mà lại mong ‘sớm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát” thì cũng chỉ là nói cho nó ‘kêu’ mà thôi!”
Cảnh giác với những khoản vay từ Trung Quốc (Boxitvn).
Từ cầu Nhật Tân đến hậu quả vốn vay nước ngoài (Cầu Nhật Tân).
13 “quan” Bình Phước bán “đất vàng”: Chuyện không hiếm! (KT). - “Hô biến“ đất công, UBND Quận thờ ơ ? (PLVN).
Xôn xao ảnh CSGT: “Xin lỗi, anh chỉ làm nhiệm vụ” (KT).
- Tựa vừa tức cười, vừa khó hiểu: “Đè” phạt người đẻ hơn 2 con (NLĐ). “Nếu đẻ con thứ ba, người dân phải nộp 1 triệu đồng, đẻ con thứ tư là 1,5 triệu đồng thì mới được cấp giấy chứng sinh”.
Thay Cục trưởng Thi hành án dân sự Lâm Đồng (TN).
3<- Nhập khẩu con dấu giả Chi cục Thuế quận Sơn Trà (TT).
- Không xét bồi hoàn kinh phí, bị hủy án (PLTP).
LS. TRẦN ĐÌNH TRIỂN ĐÃ VẠCH RA 9 DẤU HIỆU PHẠM TỘI CỦA ÔNG ĐINH ĐỨC LẬP (Tễu).
Quốc ca nên hát như thế nào? (TTVH).
HÀNH TRÌNH CHỮ NGHĨA ( KỲ 2 ) – nhà văn NHẬT TIẾN (Nhật Tuấn).
- Để hình dung về một tương lai có thể cho Ninh Thuận: Fukushima : Phát hiện thêm giếng nước nhiễm xạ cao gần biển (RFI).
Giai cấp mới (Kỳ 10) (Milovan Djilas/Boxitvn).
- Nhân ngày thành lập ĐCS TQ: Tên cướp đỏ (Phan Ba). “Nhưng bây giờ con người 27 tuổi đấy đã tìm thấy một nhiệm vụ mà ông ấy muốn đấu tranh cho nó với tất cả sức lực: cuộc cách mạng. Mao Trạch Đông biến nó trở thành nghề nghiệp của mình – và chẳng bao lâu sau đó cũng dựa trên cả giết người, cướp của và tống tiền để thực hiện điều đấy“. - Kỷ niệm ngày trao trả về Trung Quốc, dân Hồng Kông biểu tình (RFI).
Bạo động Tân Cương : Bắc Kinh cử hai ủy viên Bộ chính trị đến Urumqi (RFI).  - Bắt đầu tuần tra suốt 24h ở Tân Cương (BBC). - Thế giới 24h: Thắt chặt an ninh ở Tân Cương (VNN).  - Quan chức cấp cao Trung Quốc thị sát khẩn Tân Cương (VNE).
Đại sứ Mỹ kết thúc chuyến thăm Tây Tạng (VOA).  - Trung Quốc: Không thay đổi chính sách đối với Đạt Lai Lạt Ma (RFI). « Nếu Đạt Lai Lạt Ma muốn cải thiện quan hệ với chính quyền Trung Quốc, thì ông ấy phải từ bỏ lập trường ly khai và ngừng đưa ra các tuyên bố gây phương hại tiến trình hòa bình ở Tây Tạng ».
-  Bắc Triều Tiên triển khai nhiều dàn phóng rocket dọc biên giới với Hàn Quốc (RFI).  - Nga “ra đòn” tháo gỡ hạt nhân của Triều Tiên? (VnM). - ASEAN hối thúc nối lại đàm phán về hạt nhân Triều Tiên (TT).
4
Cam Bốt: Các đài phát thanh nước ngoài được phát sóng trở lại (RFI).  ”Thông cáo này được đưa ra sau khi Hoa Kỳ kịch liệt phản đối một chỉ thị do chính phủ Cam Bốt đưa ra cách đây vài ngày yêu cầu các đài phát thanh trong nước “tạm ngưng” phát các chương trình bằng tiếng Khmer của các đài phát thanh nước ngoài.”
- Myanmar: Làm tổng thống khó thật! (NLĐ). Bà Aung San Suu Kyi tại lễ mừng sinh nhật thứ 68 ở Yangon ngày 19-6 =>
Bà Yingluck kiêm Bộ trưởng Quốc phòng (BBC).
Biểu tình đòi công lý ở Thổ Nhĩ Kỳ (VOA).

Khai mạc Ðại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VI (ND). Vậy là nhiều khán giả của VTV1 sẽ được thở phào nhẹ nhõm, vì suốt cả tháng nay, hầu như trưa nào cái đài này nó cũng tra tấn lỗ tai người ta bằng đoạn quảng cáo cho đại hội này bằng kể lể công trạng hàng loạt các đại hội trước, những là “đổi mới”, “đoàn kết”, trí tuệ”… Chỉ khốn khổ cho bà con nông dân, lo bán lúa mà nuôi béo đám ăn tục nói phét này không biết tới bao giờ. Thà như báo Nhân dân, chạy một lúc những 3 bài, nhưng cũng còn hơn, vì nó không hại ai mà có khi còn có lợi, vì được đưa vô … cầu tiêu xài. Thật là đại tiện! (Tức là rất tiện dụng. Hề hề!).  - Xây dựng giai cấp nông dân việt nam vững mạnh (ND). - Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động, xây dựng Hội Nông dân Việt Nam vững mạnh (ND).
Tai nạn giao thông tăng do quản lý nhà nước (PLTP). - Bộ trưởng Thăng nhận trách nhiệm, xin lỗi người dân (ĐV). - ‘Không họ hàng với Bộ trưởng, nhưng tôi mừng vì Bộ tiếp thu!’ (VNN). Tối qua ngó ông họ Đinh này trả lời trên VTV1, nghĩ đúng là … có lẽ lần đầu tiên, một ông bộ trưởng đã biết nhận cái lỗi của một thảm họa xã hội kiểu này là do hệ thống quản lý nhà nước trước tiên (có ngay ví dụ: - “Bán” giấy phép xe vào đường cấm), không đổ lỗi cho “người dân thiếu ý thức tôn trọng pháp luật” như đám báo chí vẫn quen miệng bao lâu nay mỗi khi nói tới tai nạn giao thông. (Cũng có ngay ví dụ: - Tai nạn giao thông tăng vì rượu, bia).
98 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1-7-1915 - 1-7-2013): Noi gương anh (SGGP). Cần làm rõ về ông này, không là nhiều người vẫn đổ oan cho ông cái công đi đầu “đổi mới”.
KINH TẾ
Mô hình nào cho hệ thống giám sát tài chính của Việt Nam? (ĐBND).
Tăng tỷ giá: Lợi nhiều hơn hại? (TQ).
Động lực mới từ ngân hàng (NLĐ).  – Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng: Quả đắng không chỉ cho ngân hàng (CAND).
Rào cản gói 30.000 tỉ đồng (NLĐ).
Quý 2 là quý giảm tệ hại nhất của vàng 45 năm qua (TTXVN).  - TS.Nguyễn Đức Thành: Bình ổn giá vàng thì gay lắm… (ĐV). – Thấy người ta ăn khoai, mình cũng vác mai đi đào (Nguyễn Thông).  Một độc giả gửi email bình luận về vai trò của Ngân hàng nhà nước quanh việc “bình ổn” thị trường vàng như sau:
“NHNN đã từng vỗ ngực, coi việc chấm dứt hiện tượng dân xếp hàng đi mua vàng là thành tích “bình ổn thị trường vàng” mà không cần bình ổn giá và được Thủ Tướng khen ngợi trong phiên họp Chính phủ vừa. Liền sau đó, mấy hôm vừa rồi, trời nóng 40 C, người mua vàng lại chen chúc nhau từ sáng đến tối ở phố Trần Nhân Tông, Hà Nội để mua vàng thì không thấy quan chức NHNN nào bình luận gì về “thành tích bình ổn” này nữa và cũng không thấy động tác “bình ổn thị trường” nào cả. Hãy đợi xem thực chất thành tích “bình ổn thị trường mà không bình ổn giá”, không liên thông với giá thế giới thì ai được lợi.
NHNN nói bán đấu giá vàng có lãi và nộp hết vào ngân sách nhà nước. Cho đến nay, chưa  thấy Kho bạc Nhà Nước công bố họ đã nhận được bao nhiêu tiền từ NHNN về lãi bán vàng này. Vậy thực hư câu chuyện này ra sao, có công bố cho dân được biết hay không? Hoan hô Thống đốc Nguyễn Văn Bình nửa giải Nobel!”

- Quỹ Bình ổn giá xăng dầu: Của mình, sao phải “xin”? (NLĐ).
Giá gas tháng bảy tăng 13.000đ/bình 12kg (PNTP).  - Sau xăng, đến lượt gas tăng giá (TBKTSG).
5<- Thành công nhờ chất lượng công trình (PLTP).  - Chủ tịch Cty Vĩnh Hưng bị bắt, hé lộ sự thật bất ngờ (Vland).
Bộ trưởng mất chức vì gạo Thái đắt hơn gạo Việt (VNE).
- NICARAGUA VÀ KÊNH ĐÀO 40 TỈ USD: “Dìm” kênh đào Panama (NLĐ).
- Thơ:  ỚI ÔNG CỤC TRƯỞNG ! (Nguyễn Duy Xuân).
Lenovo sẵn sàng « nuốt » cả thế giới (RFI).
Nhật Bản : Các đại tập đoàn chi phối đời sống xã hội ? (RFI).

- Phỏng vấn ông Lê Minh Hưng – phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Hơn 100 tấn vàng đã tất toán, chênh lệch giá sẽ thu hẹp (TT). Để coi! - “Ôm” vàng, có thể gặp rủi ro lớn! (TN). - Thận trọng khi vàng giảm nhanh hơn dự báo (ĐT).
VĂN HÓA-THỂ THAO
6‘Tàu cổ 700 tuổi độc đáo hiếm thấy trên thế giới’ (VNE).  - Thu hơn 4.000 hiện vật nguyên vẹn từ tàu cổ bị đắm (TTXVN).   - Quảng Ngãi: sẽ khai quật thêm 300m2 quanh khu vực tàu cổ (TT).  - Nhiều cổ vật quý hiếm từ con tàu đắm (NLĐ). =>
Nan giải bài toán phát huy giá trị di tích (SK&ĐS).
Bàn về không gian tượng đài Hà Nội (SK&ĐS).
Lưu Quang Vũ với “số phận văn hóa” (NLĐ).
Tinh gọn Chiếc áo thiên nga (NLĐ).
Hồ Dzếnh văn xuôi và chân trời buốt nhớ (TTVH).
Chuyện buồn khó tin và lời cầu chúc nhà văn Lê Lựu (LĐCT).
A lô a lô… Ký ức vụn 2 đã ra lò! (Quê choa).
Nhà thơ Phù Hư: Người ‘Ngậm thẻ qua sông’ (TP).
Anh nông dân bỏ ngàn đô chơi xe cổ được công nhận kỷ lục Guinness (LĐ).
Nghệ sỹ, hoa hậu và … sách (TP).
BÁT QUÁI TRONG THƠ (Bùi Văn Bồng).
‘Tái tạo’ kịch Shakespeare thành tiểu thuyết hiện đại (TTVH).
Paris đón giải Vô địch thế giới Vovinam lần thứ 3 (RFI).
Ngày hội xe phân khối lớn 2013 (PLTP).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Sách giáo khoa điện tử: những khúc mắc (TT).
Học chống tham nhũng (NLĐ). GS Phạm Minh Hạc: “trường học cần dạy cho học sinh về sự quang minh, chính trực để có những con người ngay thẳng, không gian dối. Một mình nhà trường thì không thể giảng dạy cho học sinh hiểu biết về tham nhũng để phòng chống được vấn nạn này trong xã hội”.
Dừng cấp phép thành lập trường ĐH mới (TT).
Chế tài thép cho đào tạo liên thông, liên kết (GD&TĐ).
Khó như tuyển giảng viên đại học (GD&TĐ).
7<- Hà Nội: Quá tải đón học sinh đầu cấp (TQ).
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tuyển thẳng học sinh khiếm thị (TN).
Lên mạng xem phòng thi (TT).  - Tiếp sức mùa thi: Những tấm lòng để gió cuốn đi (KP).  - Đội nắng tiếp sức mùa thi (TN). - Nhiều hoạt động trợ giúp thí sinh thi đại học, cao đẳng năm 2013 (ND).  - Đà Nẵng: Đảm bảo tàu xe cho kỳ thi ĐH, CĐ 2013
Học trò Khánh Hòa “miễn” thi lớp 10: vui và lo (TT).
- AN GIANG: Trên 80% nhân viên y tế trường học không có chuyên môn (PNTP).
Nói về chúng tôi (TTCT).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Greenpeace và chiến dịch “Bảo vệ đại dương (RFA). “… theo Greenpeace thì những tàu của phía Việt Nam vừa đánh bắt trái phép, vừa sử dụng những phương thức đánh bắt hủy diệt như lưới rà, câu mực bằng lưỡi câu….”
Lao động VN “kêu cứu” ở Ả Rập: “Đoàn giải cứu” chờ… visa! (KT).
Dịch sốt xuất huyết lan rộng tại Khánh Hòa và Phú Yên (VOV).  - Khó đối phó bọ xít hút máu (NLĐ).
Dược liệu Trung Quốc bao sân (NLĐ).
- SỐNG TRONG RỪNG: Xót xa phận người (NLĐ).
8Đà Nẵng: Thưởng tiền cho người báo tin phát hiện ăn xin (PNTP).  - Đà Nẵng ‘truy quét’ ăn xin trá hình (VNE).
Phát hiện vụ vận chuyển trái phép 21 kg ngà voi (TN). =>
Truy quét tụ điểm khai thác vàng lớn nhất Nghệ An (TT).
Nhiều diện tích rừng đặc dụng Nam Hải Vân bị thiêu rụi (NLĐ). - Tỉnh Quảng Bình: Rừng Quốc gia liên tục bị “xẻ thịt” – vì sao? (PL&XH).
- Bạc Liêu: Sạt lở cửa biển Gành Hào, nhiều nhà dân bị cuốn xuống sông (ND).

QUỐC TẾ
Ai Cập: biểu tình lớn chống Morsi (BBC). - Ai Cập sau 1 năm cầm quyền của Tổng thống Mursi (VOV).  - Đụng độ tại Ai Cập, quân đội điều máy bay tuần tiễu (VOV).  - Ai Cập: Biểu tình rầm rộ đòi lật đổ tổng thống (DV).
Tân Tổng thống Iran “làm lành” với phương Tây (VnM).
9<- Nổ bom ở Pakistan giết chết 15 người (VOA). - Tấn công liên lục ở tây bắc Pakistan, 24 người chết (TT).
Châu Âu chất vấn Hoa Kỳ về vụ theo dõi lén các thư điện tử (RFI). - Báo chí Đức: Mỹ nghe lén EU (VOA).
TT Obama : Mỹ không ngại Trung Quốc gia tăng đầu tư vào Châu Phi (RFI).
Nhiều nghị sĩ Nga lên tiếng ủng hộ Snowden (RFI). - Mỹ yêu cầu Ecuador bác đơn xin tị nạn chính trị của Snowden (VOA). - Ecuador: Nga sẽ quyết định đích đến của Snowden (DT).
EU đòi Mỹ giải thích cáo buộc ‘nghe lén’ (BBC).
Ngoại trưởng Nhật – Hàn sẽ có buổi hội đàm trực tiếp đầu tiên (RFI).


Greenpeace và chiến dịch "Bảo vệ đại dương"

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
Tàu Rainbow Warrior của Greeenpeace sẽ hoạt động ở vùng biển Indonesia
Tàu Rainbow Warrior của Greeenpeace sẽ hoạt động ở vùng biển Indonesia
greeenpeace.org
Nghe bài này
Bảo vệ đại dương, khai thác một cách bền vững là thông điệp mà tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace đưa ra trong chiến dịch đang tiến hành tại ba quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á: Thái Lan, Indonesia và Philippines.
Trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này, Gia Minh theo dõi và trình bày sinh hoạt đang diễn ra tại Thái Lan về chiến dịch đó của tổ chức Greenpeace.
Hành trình điều tra
Chiến dịch lần này của Greenpeace tại khu vực Đông Nam Á bắt đầu từ trung tuần tháng sáu năm nay. Hai chiếc tàu tham gia chiến dịch này là chiếc Esperanza và Rainbow Warrior. Esperanza đi Thái Lan và Philippines còn Rainbow Warrior đến Indonesia.
Cô Sirasa Kantaratanakul, chuyên viên vận động phụ trách mảng đại dương khu vực Đông Nam Á, tổ chức Greenpeace cho biết một số hoạt động cụ thể như sau:
Đây là chuyến tàu với sứ mệnh được gọi là bảo vệ đại dương đi đến ba quốc gia Thái Lan, Philippines và Indonesia. Trong khuôn khổ chuyến đi này có hai tàu của Greenpeace tham gia, một tàu đến Indonesia, và tàu Esperanza đi Thái Lan và sắp tới sang Philippines.
Mục đích của chúng tôi như đã nói là cổ xúy cho việc bảo vệ biển của Thái Lan và hoạt động đánh bắt hải sản mang tính bền vững.
Hôm ngày 15 tháng 6, chúng tôi đã đến tại tỉnh Songkla thuộc mạn nam của Thái Lan. Tại đó chúng tôi đã có những hoạt động cộng đồng trên đất liền về công tác đánh bắt bền vững;  chúng tôi cũng có những hoạt động mang tính biểu tượng ở ngoài biển gọi là ‘Nói không với dàn khoan dầu’ đặt quá gần bờ. Dàn khoan mà chúng tôi vận động hiện nằm chỉ cách bờ chừng 12 kilomet mà thôi nên gây những tác động lớn đến cho cộng đồng và hệ sinh thái biển ở đó. Dàn khoan này thuộc một công ty tư nhân có tên NuCoastal. Đây là công ty có nhiều dàn khoan dầu tại vùng biển của tỉnh Songkla. Có dàn khoan từng bị rò rĩ dầu ra trước đây, và như thế theo quan điểm của chúng tôi đã gây tác động lớn đến môi trường của cộng đồng địa phương.
Đây là chuyến tàu với sứ mệnh được gọi là bảo vệ đại dương đi đến ba quốc gia Thái Lan, Philippines và Indonesia. Trong khuôn khổ chuyến đi này có hai tàu của Greenpeace tham gia, một tàu đến Indonesia, và tàu Esperanza đi Thái Lan và sắp tới sang Philippines
Khi đến tiến hành hoạt động lần này, chúng tôi hy vọng công ty đó sẽ có những chính sách giúp đem lại sự bền vững cho cộng đồng địa phương; không còn khoan dầu quá sát vùng bờ.
Tàu Esperanza của Greeenpeace sẽ hoạt động ở vùng biển Thái Lan và Philippines
Tàu Esperanza của Greeenpeace sẽ hoạt động ở vùng biển Thái Lan và Philippines (greeenpeace.org)

Cô này cho biết sau khi có những hoạt động như thế tại tỉnh Songkla, tàu Esperanza với gần 20 thành viên trên tàu tiến hành công tác điều tra, ghi nhận những hoạt động đánh bắt hải sản quá mức, chuyện đánh bắt lậu ở những khu vực cấm… Cô cho biết tiếp:
Sau ngày 16 tháng 6, chúng tôi rời tỉnh Songla và đến tỉnh Prachuab Kiri Khan. Chúng tôi có năm ngày, năm đêm đi trên biển để xem xét và chúng tôi đã ghi lại những tàu thuyền có hoạt động đánh bắt mang tính hủy diệt.
Chỉ trong một khu vực có bán kính chừng 3 hải lý, chúng tôi phát hiện có hằng trăm tàu đánh bắt tận diệt như tàu lưới rà, có những loại lưới mà mắc lưới nhỏ chỉ 0.6 centimet…; như thế họ bắt hết mọi thứ có trong biển. Những hoạt động của họ phá hủy toàn bộ hệ sinh thái đáy biển; nhiều loại động vật biển đang có nguy cơ tuyệt chủng như đồi mồi, cá nhám, cá mập, cá heo đều bị tiêu diệt.
Chỉ trong một khu vực có bán kính chừng 3 hải lý, chúng tôi phát hiện có hằng trăm tàu đánh bắt tận diệt như tàu lưới rà, có những loại lưới mà mắc lưới nhỏ chỉ 0.6 centimet…; như thế họ bắt hết mọi thứ có trong biển. Những hoạt động của họ phá hủy toàn bộ hệ sinh thái đáy biển
Cô Sirasa Kantaratanakul
Trong chuyến đi xem xét như thế, chúng tôi cũng đối diện với tình hình đánh bắt bất hợp pháp. Đó là những tàu lưới cào đột nhập vào các khu vực công viên bảo tồn biển, những khu bảo tồn đánh bắt. Chúng tôi đã ghi ra bằng văn bản và báo cho cơ quan chức năng. Mục tiêu là nhằm có những biện pháp thêm nữa để bảo vệ những nơi như thế.
Chúng ta có thể thấy là tại công viên bảo tồn biển ; khi tàu chúng tôi đến, chúng tôi phát hiện khá nhiều tàu thuyền đánh bắt hải sản ở đó; thế nhưng ngày hôm sau chúng tôi đến lại không thấy chiếc nào nữa. Điều đó cho thấy khó có thể phỏng đoán; thế nhưng cũng phần nào chứng tỏ biện pháp thực thi luật lệ mạnh mẽ, rồi chính quyền và người dân theo dõi việc bảo tồn nguồn lợi sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng đánh bắt lậu như thế.
Chúng tôi nhận thấy có hoạt động đánh bắt lậu từ những nước khác vào vùng biển Thái Lan; khá nhiều.
Cô Sirasa Kantaratanakul, chuyên viên vận động phụ trách mảng đại dương khu vực Đông Nam Á
Cô Sirasa Kantaratanakul, chuyên viên vận động phụ trách mảng đại dương khu vực Đông Nam Á. (Facebook)

Thống kê của Greenpeace cho thấy trong năm 2011, ghi nhận được 40 vụ tàu Việt Nam vào đánh bắt phi pháp trong khu vực biển của Thái Lan. Tháng giêng năm ngoái có 8 vụ và tháng 2 có hai vụ. Năm nay tổ chức này chưa cập nhật những vụ đánh bắt trái phép của tàu Việt Nam trong vùng biển của Thái Lan; tuy nhiên theo Greenpeace thì những tàu của phía Việt Nam vừa đánh bắt trái phép, vừa sử dụng những phương thức đánh bắt hủy diệt như lưới rà, câu mực bằng lưỡi câu….
Nâng cao nhận thức cho cộng đồng
Thuyền trưởng tàu Esperanza, ông Waldemar Wichmann, cho biết tàu của ông từng tiến hành tổ chức chiến dịch bảo vệ các nguồn lợi hải sản và đại dương tại nhiều khu vực như ở biển Bắc Đại Tây Dương, Địa Trung Hải trong vài năm trở lại đây. Nay tàu này đến khu vực Đông Nam Á với ý muốn nâng cao ý thức cho cộng đồng địa phương.
Cô Sirasa Kantaratanakul cũng cho biết tại tỉnh Prachuabab Kiri Khan, nhóm vận động cùng sinh hoạt với ngư dân đánh bắt cá tại đó và cùng họ bàn bạc thảo luận với thông điệp là nếu như không biết bảo vệ nguồn lợi của đại dương, mà khai thác cạn kiệt từ cá lớn đến cá bé bằng những phương pháp như lưới rà tận đáy biển thì chẳng mấy chốc tất cả đều bị hủy diệt và khi đó họ cũng chẳng còn gì để bắt. Cô nhắc lại:
Hiện nay chúng tôi đang trong giai đoạn giúp nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ đại dương trước khi quá muộn.
Chủ tịch Hội Ngư dân tỉnh Prachuab Kiri Khan, cho biết tại địa phương ông tổng cọng có 14 nhóm ngư dân với 913 tàu thuyền đánh cá tính đến hiện nay. Tàu có công suất từ 10-15 mã lực. Và tại vùng biển của họ chuyên đánh bắt ba loại hải sản chính là cá sòng, mực và tôm.
Hiện nay chúng tôi đang trong giai đoạn giúp nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ đại dương trước khi quá muộn
Cô Sirasa Kantaratanakul
Ông này cho biết khi đi đánh cá sòng phải đi xa khoảng từ 5-7 hải lý, mực 3-5 hải lý, tôm chừng 1 lý thôi. Tàu lớn nhất của địa phương không thể ra xa quá 14 hải lý.
Ông này thừa nhận nguồn thủy sản gần đây bị giảm sút: tính theo lượng cũng giảm và luồng cá hoàn toàn giảm sút. Thực tế cho thấy là khi phát hiện được một luồng cá nhiều tàu thuyền xum nhau vào bắt.
Bản thân ông nêu ra một số lý do khiến cho nguồn thủy sản tại khu vực biển địa phương bị giảm sút như thế là do hoạt động đánh bắt thương mại, rồi những tàu đánh bắt hải sản của ngư dân sử dụng lưới rà. Đối tượng đánh bắt trái phép đi về đêm và sử dụng đèn; cách đánh bắt như thế gây hại cho nguồn lợi.
Ông này cho biết rằng cơ quan chức năng là Cục Thủy sản thực sự không làm gì mấy; hiếm khi họ đi kiểm ta hoạt động đánh bắt trái phép cũng như đánh bắt theo kiểu tận diệt .
Ông nói rằng chính những người ngư dân có ý thức phải tổ chức theo dõi, kiểm tra và báo cho cơ quan ngư nghiệp những trường hợp vi phạm. Tuy vậy phía cơ quan chức năng cũng chỉ ghi nhận mà không có biện pháp cụ thể; do đó hiện nay hội ngư dân địa phương cũng tham gia vận động thúc đẩy để chính phủ đưa ra luật mới. Dẫu thế hạn chế của họ là không thể đi xa để kiểm tra.
Khi tàu Esperanza đến để tiến hành chiến dịch vận động bảo vệ đại dương, ông bày tỏ hy vọng chiến dịch góp phần giúp nâng cao hiểu biết về những hoạt động đánh bắt phi pháp, gây hại và động viên người dân tham gia thêm nữa.
Biện pháp
Cô Sirasa Kantaratanakul cho biết một số việc mà nhóm vận động trên tàu Esperanza thực hiện. Trước hết đối với dàn khoan dầu đặt quá gần bờ ở tỉnh Songkla, trong Vịnh Thái Lan:
Cách làm của chúng tôi không phải là tiếp cận trực tiếp họ mà thả phao với thông điệp trên đó kêu gọi ngưng hoạt động phá hủy đại dương. Hy vọng với biện pháp mang tính biểu tượng như thế, công ty sẽ có sự chuyển hướng hoàn toàn thừa nhận là hiện nay họ vẫn chưa có những chính sách chuẩn giúp cho sự bền vững của địa phương.
Trong tương lai chúng tôi sẽ có những biện pháp nhằm yêu cầu họ có những chính sách cần thiết; nhưng nay chuyến đi mới bắt đầu và chỉ là một chuyến mang tính bảo vệ đại dương nói chung trước bất kỳ tác động nào cho dù đó là do chất độc hại, do đánh bắt quá mức, đánh bắt mang tính hủy diệt, hay do biến đổi khí hậu … Do vậy đây là chuyến đi chính thức phát động chiến dịch bảo vệ đại dương tại khu vực Đông Nam Á, Thái Lan. Do đó nay chúng tôi tiếp xúc với tất cả những nguồn gây đe dọa cho đại dương. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ có những biện pháp mạnh hơn để làm việc sâu hơn với những nguồn gây đe dọa như thế.
Trong tương lai chúng tôi sẽ có những biện pháp nhằm yêu cầu họ có những chính sách cần thiết; nhưng nay chuyến đi mới bắt đầu và chỉ là một chuyến mang tính bảo vệ đại dương nói chung trước bất kỳ tác động nào cho dù đó là do chất độc hại, do đánh bắt quá mức, đánh bắt mang tính hủy diệt
Cô Sirasa Kantaratanakul
Công việc mà chúng tôi phải làm hiện nay là làm sao để chính quyền, những đơn vị đánh bắt thương mại và người dân Thái Lan hiểu điều đó. Cần phải có sự cắt giảm về số lượng tàu thuyền đánh bắt cá tại Thái Lan. Chúng tôi sẽ bắt đầu với ngành đánh bắt thương mại vì đó là ngành gây hủy hại nhiều nhất và mức độ hủy diệt cũng rất lớn. Đó là việc mà chúng tôi phải làm ngay lúc này.
Đối với người dân, yêu cầu của chúng tôi còn có là phải dời khu vực đánh bắt ven bờ. Hy vọng những việc làm đó có thể giúp cho người dân bảo vệ quyền lợi và môi trường
Chúng tôi muốn hình thành ra một mẫu hình để rồi nhân rộng ra cho những nơi khác.
Thuyền trưởng Waldemar Wichmann thừa nhận rằng nhiều nơi người ta vẫn còn hiểu nhầm về tổ chức Greenpeace cho rằng tổ chức này vận động không cho mọi người đánh bắt hải sản nữa. Theo ông đó là cách hiểu không đúng. Tổ chức Greenpeace mong muốn mọi người có cá để ăn, không những cho bản thân những người hiện tại mà còn cho các thế hệ tương lai. Muốn thế cần phải có những phương pháp đánh bắt mang tính bền vững. Mọi người cần phải hiểu rõ vấn đề đó và chung tay góp sức thì mới có thể đạt được mục tiêu như thế.
Xin phép được nhắc lại, Greenpeace – Hòa bình xanh, là một tổ chức toàn cầu mang tính độc lập. Tổ chức này chuyên vận động giúp thay đổi thái độ và hành vi nhằm bảo vệ, bảo tồn môi trường, cũng như cổ xúy cho hòa bình trên Trái đất.
Những lĩnh vực hoạt động nhằm có thể đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường và cổ xúy hòa bình gồm tác động cho cuộc cách mạng năng lượng để đối phó với thách thức hàng đầu của Trái đất hiện nay là tình trạng biến đổi khí hậu; bảo vệ đại dương; bảo tồn những khu rừng nguyên sinh với thảm động và thực vật có khả năng nuôi sống con người; xây dựng một tương lai không có hóa chất độc hại; vận động cho một nền nông nghiệp bền vững; hoạt động kêu gọi giải trừ vũ khí.
Để có thể duy trì tính độc lập của tổ chức, Greenpeace không nhận tài trợ từ các chính phủ hay công ty mà chỉ nhờ vào các khoản đóng góp của những cá nhân ủng hộ việc làm của tổ chức, cùng các khoản từ những sáng hội khác.
Tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace có mặt tại 40 quốc gia trên khắp thế giới: Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Á và vùng Thái Bình Dương.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.
Gia Minh chào tạm biệt.