Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

Lượm tin trong ngày

Chính trị – Xã hội
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Tiểu vùng sông Mekong tháng 12/2011Báo Đảng ca ngợi Miến Điện ‘dân chủ hóa’ (BBC) Báo Đảng Cộng sản Việt Nam nói trong năm 2011 tiến trình dân chủ và hòa giải dân tộc ở Miến Điện đã ‘có đột phá quan trọng’.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/01/11/18/20120111181934_1.jpg?w=76&h=53 Không được dân ủng hộ, Đảng không thể lãnh đạo đất nước (VNN) >>>Động viên dân chống tham nhũng dù ở cấp nào>>>VN xuất hiện quá ít trên truyền thông thế giới



Khởi tố bị can vụ đầm Cống Rộc (BBC)
Khi người Nông dân nổi dậy (RFA)
Đúng hay sai từ việc giao và thu hồi đất ở Tiên Lãng  (SGTT) PV. Ô. Đặng hùng Võ -Vụ việc ở Tiên Lãng là một hồi chuông quan trọng để cho chúng ta thấy một thực tế đầy gai góc. Giới văn nghệ đã cảnh báo về những “thảm hoạ” đất đai trong truyền ngắn “Kẻ sát nhân lương thiện” từ lâu rồi. Người xây dựng pháp luật về đất đai nông nghiệp phải “trải mình” trong thực tế nông thôn mới biết được rõ những gì mà cuộc sống thực tế đang cần tới pháp luật.>>>Vụ cưỡng chế Tiên Lãng: đỉnh điểm xung đột về đất đai
Thêm một vụ cưỡng chế đất tại huyện Bù Đăng (RFA)  –THÊM MỘT CHỦ TỊCH HUYỆN PHÁ NHÀ CƯỚP ĐẤT CỦA DÂN? (NXD)

Phái đoàn Việt kiều đầu tiên thăm bộ đội ở Trường Sa  (RFA)  —Tàu đánh cá Nam Hàn cháy 3 thủy thủ VN thiệt mạng  (RFA)  –Việt Nam : Phòng bệnh cúm gia cầm lây sang người (RFI)  –Dấu hỏi cho Bộ trưởng Đinh La Thăng! (TVN)  –Trăm tội đỗ lỗi cho “quá tải” (TVN)  –Phía Trung Quốc chưa phối hợp điều tra (TT) vụ tàu “bị tông chìm” rồi quay trở lại vớt 15 ngư dân  —Thanh Hóa: 4 thuyền viên mất tích ngoài biển khơi(VTC News) – Đã hơn 10 ngày trôi qua, 4 thuyền viên ở xã Hải Ninh đi đánh bắt thủy hải sải vẫn chưa có bất cứ liên lạc nào.>>> Danh tính 10 thuyền viên bị tàu ‘lạ’ đâm mất tích

Cô giáo tiểu học lừa chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng (VTC)  –Miền Bắc chìm trong giá rét, Hà Nội giảm còn 10 độ (VTC News)  –Ảnh: Những đứa trẻ cởi truồng ngày rét 5 độ C (VTC News)  —Tính toán sai, gây thiệt hại nhiều tỉ đồng vốn ngân sách  (SGTT)


Vụ nổ súng ở Tiên Lãng có dấu hiệu cưỡng chế… nhầm (Đất Việt)   —Vụ bắn vào lực lượng cưỡng chế tại Hải Phòng: Bắt tạm giam bốn người  (PL)- Chủ tịch xã Vinh Quang: “Có thể vị trí nhà bị sập nằm trong phần diện tích chưa bị cưỡng chế”. Người phát ngôn: Mời ăn cơm chứ không phát ngôn!

Đối phó với tội phạm mạng: Vẫn trên giấy tờ!  (ĐV) -Tội phạm mạng được dự đoán sẽ tiếp tục “nóng” với loại hình tấn công qua các mạng xã hội và vào điện thoại di động…

Thủ tướng yêu cầu xử nghiêm những trường hợp chống người thi hành công vụ  (ĐV) -Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an, lãnh đạo các tỉnh, thành tiếp tục chỉ đạo không để thiếu sót, bảo vệ an toàn tính mạng của cán bộ, …
“Tắc” đường về ăn Tết   (Dantri) -Cận Tết, gặp bất kỳ công nhân ở KCN, KCX nào, người ta thường hỏi nhau hai câu: “Thưởng Tết được nhiều không?” Tiếp theo mới là “có về quê ăn Tết không?”. Những người “trong cuộc” sẽ biết, hai câu hỏi ấy tuy hai mà một. >> Thưởng tết giáo viên bằng… một chiếc bánh chưng
Khẩn cấp như… cứu hỏa! - Pháp luật/Baomoi -Suốt mấy ngày liên tiếp, những thông tin này đã gây chấn động những người tham gia giao thông bằng phương tiện cơ giới, bởi rất có thể phương tiện mà họ đang sử dụng có xài nhiên liệu của thương hiệu chiếm đến 65% thị phần là Petrolimex.

Kinh tế

Rolls-Royce muốn tăng thị phần ở VN (BBC)  —Rolls-Royce nhắm tới thị trường Thái Lan và Việt Nam (RFI)  –Kinh tế 2012: Không ai dám lạc quan (VEF)  –Tết đến, hàng chục tấn mứt bẩn ra thị trường (VEF)  –Bánh kẹo, đồ khô nhảy giá từng ngày (VTC News)  –Ngân hàng vượt trần lãi suất (TN)

“Việt Nam có thể chỉ tăng trưởng 4,7% trong năm 2012″ (DDDN)  —Thống đốc: “Biết rõ ngân hàng nào vượt trần và vượt bao nhiêu” (DDDN)

Vàng nội, vàng ngoại “rủ nhau” tăng giá  (DĐDN) Tiếp đà tăng của giá vàng thế giới, mỗi lượng vàng trong nước sáng nay (12/1) đã tăng thêm khoảng 200.000 đồng, kéo giá vàng trong nước lên 43,72 triệu đồng/lượng.
Tài chính doanh nghiệp lành mạnh, lãi suất 25% cũng không sao! (Dân trí) – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho rằng, nếu doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh thì kể cả lãi suất lên tới 25% thì cũng không phải vấn đề quá lớn.
VnExpress /BM -Sông Đà Đất Vàng nợ nhân viên 10 tháng lương

Văn hóa – Giáo dục
Báo động hành vi bạo lực trong học sinh  (TN) -Hàng loạt vụ bạo lực học đường xảy ra gần đây có những nguyên nhân hết sức vô lý, mà “nhân vật” chính phần đông là HS THCS.
Giật mình clip học sinh ‘bắt chước người lớn’ (ĐV)
Tết này, thiếu nhi bị xem… phim sex (ĐV) -Tết năm nay bói không ra một chương trình sân khấu cho thiếu nhi, còn phim truyền hình hầu hết đã cũ lại đầy bạo lực và… sex trần trụi.
Hành xác vẫn tiếp tục nhức nhối trong giới trẻ (Dân trí)  >>>Người ngoại quốc “vạch lỗi” giới trẻ Việt

Thế giới
Ông Mitt Romney Bầu cử Mỹ: còn ai đuổi kịp Mitt Romney? (BBC)
Mỹ, Pháp lên án diễn văn của Assad (BBC)  —Quốc phòng Mỹ chuyển hướng, đồng minh có lo âu?  (RFA) -Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama vừa công bố chiến lược quốc phòng mới vào tuần trước, cắt giảm gần 500 tỉ đô la trong ngân sách quốc phòng, nhưng ông mạnh mẽ xác định rằng vẫn duy trì sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ trên khắp thế giới.
Hợp tác từ sức mạnh: Hoa Kỳ, Trung Quốc và biển Đông (RFA)  —Mỹ muốn đổi thực phẩm cho Bắc Hàn bỏ kế hoạch chế uranium  (RFA)  —Công an thu máy tính, hăm doạ ông Hồ Giai (RFA)  —Nhà tu Tây Tạng thứ 15 đã tự thiêu ở Trung Quốc (RFA)  –Cộng đồng người Hoa tại Ý để tang hai đồng hương bị giết (VOA)  –Trung Quốc không hậu thuẫn Mỹ về vấn đề Iran (VOA)
Khối ASEAN kêu gọi bỏ cấm vận Miến Điện  (RFA)  –Bill Gates và các doanh gia Mỹ sẽ thăm Miến Điện (RFA) –Bà Aung San Suu Kyi tranh cử vào quốc hội (RFA)  –Cấm vận dầu lửa Iran: Phương Tây cố gắng tìm nguồn cung ứng thay thế (RFI)  –Pháp sẽ có quy định mới về việc làm của sinh viên nước ngoài ra trường  (RFI)
Hoa Kỳ không can dự vào vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran (VOA) -Chính phủ Iran đổ lỗi cho Hoa Kỳ và Israel đã gây ra vụ ám sát ông Mostafa Ahmadi Roshan, nhà khoa học hạt nhân của Iran
Tổng thống Iran thăm Cuba (VOA)  –Hoa Kỳ có đại sứ mới tại Nga (VOA)  –Mỹ hướng Đông: Nói dễ hơn làm! (TVN)  –Cộng hòa Czech bồi thường giáo hội về đất đai (VOA)  –Lật lại 10 lời tiên tri đã thành hiện thực sau 100 năm (VTC)
Công tố viên Đức bị bắn chết ngay tại tòa (Dantri)


Bí ẩn ‘túi vàng’ trong vụ án Lê Văn Luyện (VNN)>>>Trao đổi ‘nóng’ với chủ tọa phiên tòa xử Luyện>>>Toàn cảnh phiên xử Lê Văn Luyện>>>Lê Văn Luyện nhận mức án 18 năm tù
Thanh niên tình nguyện chống rải đinh ngày tết (TT)  —Làng đa thê ở Hà Nội: 4 lần lấy vợ vẫn chưa chán (VTC)  —TP.HCM: Dân hoảng loạn bỏ chạy sau vụ nổ gas (VTC)  –Người vợ chết thảm và nghi án bi kịch gia đình (VTC News)  —Cướp dùng bình xịt hơi cay tấn công cảnh sát (TN)

Trứng gà giả đã xuất hiện trở lại!Trứng gà giả đã xuất hiện trở lại!(VTC News) – Sau một thời gian im ắng, người tiêu dùng Trung Quốc lại được một phen rùng mình khi biết loại trứng ma quái này đã “tái xuất” trên thị trường!
Xe khách 24 chỗ bị cháy rụi khi đang đỗ (TN)  —Taxi bỗng nhiên bốc cháy, tài xế nguy kịch (TN)  –Bắt băng cưỡng đoạt tiền công nhân (NLĐ)  —Ngã xe chưa kịp đứng dậy, bị xe tải cán chết (NLĐ)
“Công xưởng” rượu ngoại đặt tại… nhà vệ sinh  (Dân trí) – Chiều 11/1, Công an TP Đông Hà, Quảng Trị tiến hành khám xét nhà riêng bà Châu Thị Phượng (SN 1971, trú 96 Nguyễn Thái Học, khu phố 3, phường 1, TP Đông Hà), bắt quả tang một vụ làm giả rượu ngoại với số lượng lớn.

Đưa người vào cơ sở giáo dưỡng: Tòa án quyết định

Trung tâm cai nghiện ma túy ở Ba Vì, Hà Tây, 65 kilômét tây bắc Hà Nội-Hình: ASSOCIATED PRESS-Trung tâm cai nghiện ma túy ở Ba Vì, Hà Tây, 65 kilômét tây bắc Hà Nội
-Đưa người vào cơ sở giáo dưỡng: Tòa án quyết định -TP - Đó là nội dung được Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện đề xuất tại phiên họp UBTVQH khi xem xét, thảo luận về dự án Luật xử lý vi phạm hành chính (hôm qua 10-1), thay thế pháp lệnh về lĩnh vực này, dự kiến thông qua tại kỳ họp QH tới.
Nhiều ý kiến đề nghị bỏ qui định áp dụng biện pháp đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc - như quy định tại Pháp lệnh hiện hành, bởi như vậy quá nghiêm khắc.

Vấn đề đặt ra ở đây là tìm biện pháp nào để xử lý người bán dâm phù hợp hơn, trong tình hình hiện nay. Kinh nghiệm một số nước có thể áp dụng tại Việt Nam: Mục đích của người bán dâm là kiếm tiền, vậy tại sao không xử lý về vật chất - tăng mức phạt thật nặng như các nước?
“Nếu không có tiền, nại lý do bán dâm vì nghèo, có thể thay bằng lao động công ích. Tính chất giáo dục của biện pháp này rất cao và rất hiệu quả, có thể có những người không sợ đi tù, nhưng lại sợ lao động công ích”- ông Hiện kiến nghị.
Về thẩm quyền áp dụng các biện pháp hành chính liên quan đến hạn chế quyền công dân (như đưa người vào cơ sở giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện…), thẩm quyền áp dụng biện pháp này cần được giao cho Tòa án quyết định. Thủ tục có thể vẫn giữ như trước đây - thông qua Hội đồng từ tổ dân phố đến chính quyền, nhưng cuối cùng hồ sơ phải chuyển cho Tòa án xem xét, quyết định.
Cá nhân vi phạm: Phạt tối đa đến 1 tỷ đồng
Dự thảo Luật qui định mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 2 tỷ đồng, trừ trường hợp có quy định khác. Luật cũng qui định mức xử phạt tiền đối với cá nhân và pháp nhân có khác nhau, mức phạt tối đa đối với cá nhân là 1 tỷ đồng.
Có ý kiến cho rằng, mức phạt tiền cao không phải là giải pháp duy nhất và hữu hiệu hạn chế vi phạm mà cần kết hợp với các hình thức phạt bổ sung khác. Hơn nữa, việc quy định mức phạt cao có thể dễ dẫn đến tiêu cực trong xử lý.
UBPL cho rằng tăng mức phạt là cần thiết, nhưng phải cân nhắc tăng phù hợp, đảm bảo tính răn đe, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính nhưng đồng thời phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, thu nhập bình quân của người dân.

Làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình”-Sự cởi mở bị lợi dụng
QĐND - Kết thúc chuyến thăm và làm việc ở Việt Nam từ ngày 25-11 đến 5-12-2011, ông Anand Grover, Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về Quyền được chăm sóc sức khỏe đã có bài phát biểu bày tỏ “sự cảm ơn sâu sắc Chính phủ Việt Nam đã mời ông tới thăm Việt Nam và đã tạo điều kiện cho ông có một chương trình làm việc rất phong phú và thú vị”…
Ông đánh giá cao những thành tựu kinh tế-xã hội và bảo đảm nhiều quyền kinh tế-xã hội của người dân. Ông nói: “Tôi xin được hoan nghênh Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn trong công tác giảm nghèo, giúp cải thiện cuộc sống của hàng triệu người trong vòng hai thập kỷ vừa qua…”. Trên lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, ông ghi nhận "những nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện hệ thống y tế nói chung” và "cam kết của Việt Nam nhằm đảm bảo tất cả mọi người dân đều được tiếp cận với hệ thống chăm sóc sức khỏe” cũng như “cam kết của Việt Nam trong việc giải quyết nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương khác là rất đáng ngưỡng mộ”.

Tuy nhiên, rất đáng tiếc là ông Anand Grover đã có một số nhận xét và gợi ý không phù hợp với tình hình Việt Nam. Về các trung tâm 05 và 06 (các trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội -TTCBGDLĐXH), ông nói: “Tôi tin rằng cách tiếp cận hiện tại của các trung tâm điều trị cai nghiện phục hồi vi phạm quyền được chăm sóc sức khỏe của người dân…” và gợi ý: "Tôi hoàn toàn ủng hộ việc đóng cửa các trung tâm điều trị cai nghiện phục hồi”.

Lợi dụng Báo cáo của ông Anand Grover, một số cơ quan truyền thông vốn kỳ thị với chế độ XHCN, với Việt Nam như BBC, RFA có dịp xuyên tạc chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam, cũng như tình hình tại các TTCBGDLĐXH. Họ nói rằng, những trại viên ở các trung tâm này là “người bị giam”, “bị cầm tù”, họ "bị tra tấn và cưỡng bức lao động". Nói cách khác là họ bị vi phạm nhân quyền.

Vậy, phải chăng hình thức cai nghiện, phục hồi nhân cách bắt buộc trong các TTCBGDLĐXH là vi phạm nhân quyền?

Quyền con người điều chỉnh mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với người dân. Trong đó, Nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và lợi ích cộng đồng. Đồng thời, người dân có trách nhiệm tôn trọng lợi ích của cộng đồng, Nhà nước, trong đó có việc tôn trọng pháp luật.

Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, những người trong một số nhóm xã hội yếu thế, dễ bị tổn thương như trẻ em, người mắc bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo (như người nhiễm HIV), người mắc bệnh tâm thần - do năng lực hành vi dân sự bị hạn chế, hoặc không kiểm soát được hành vi của mình thì trách nhiệm bảo đảm quyền và lợi ích cho họ phải dựa vào người thân, gia đình và Nhà nước. Ở Việt Nam, nghiện ma túy vừa là một vấn đề bệnh lý vừa là một tệ nạn xã hội. Sử dụng ma túy, mại dâm là hành vi trái pháp luật. Hơn nữa, hiện nay nghiện chích ma túy, mại dâm đang là con đường chính dẫn đến lan truyền HIV trong cộng đồng và tiềm ẩn những nguy cơ phạm tội khác. Bởi vậy, việc đưa một số người nghiện ma túy, người mại dâm vào các TTCBGDLĐXH theo một quy trình, thủ tục hành chính nghiêm ngặt, vừa giúp người nghiện rời xa ma túy, phục hồi sức khỏe, tạo điều kiện chữa bệnh, vừa tạo điều kiện phục hồi nhân cách, đồng thời bảo vệ cộng đồng là cần thiết.



Trên thực tế, không phải tất cả người nghiện ma túy đều bị đưa vào các TTCBGDLĐXH. Nghị định 61/2011/NĐ-CP ngày 26-7-2011 quy định: Chỉ đưa vào trung tâm những người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về việc sử dụng trái phép chất ma túy; đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định; đã được cai nghiện ma túy tại gia đình hoặc cai nghiện ma túy tại cộng đồng, nhưng không có hiệu quả. Và chỉ áp dụng việc đưa vào trung tâm những người từ đủ 18 tuổi trở lên.

Như chính ông Anand Grover đã ghi nhận, ở Việt Nam Chính phủ đã và đang thực hiện một số chương trình thí điểm điều trị nghiện ma túy bằng thuốc methadone - một biện pháp ít tốn kém hơn và có hiệu quả hơn trong việc giảm sử dụng ma túy. Nếu nguồn tài chính cho phép, việc mở rộng chương trình này có thể làm giảm đi số người nghiện trích ma túy phải đưa vào TTCBGDLĐXH.

Đưa một số người vào các TTCBGDLĐXH là điều không mong muốn đối với Nhà nước, cũng như với những cán bộ, công chức ở đây. Nhiều người công tác tại những trung tâm này cũng phải xa gia đình vì nhiệm vụ. Ở Việt Nam cũng như ở nhiều quốc gia khác, lao động là quyền và nghĩa vụ, là một chuẩn mực của đạo đức. Tổ chức lao động cho các trại viên trong các TTCBGDLĐXH, thiết lập kỷ luật chặt chẽ cùng với việc học tập, rèn luyện sức khỏe, sinh hoạt trong đời sống tập thể là con đường phục hồi nhân phẩm, là biện pháp khoa học và nhân đạo cho những người nghiện chích ma túy và mại dâm. Đồng thời, điều này cũng là biện pháp làm giảm đi gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Ngọc Thư

-'Trại cai nghiện là biện pháp nhân văn'

Đã có cáo buộc rằng các học viên cai nghiện nhiều khi bị bóc lột 'như tù nhân'
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa lên tiếng phản bác đánh giá của một chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc, đưa ra sau khi thị sát các trung tâm cai nghiện và phục hồi nhân phẩm ở Việt Nam.

Ông Anand Grover, báo cáo viên đặc biệt của LHQ về Sức khỏe, nói hồi tuần trước rằng "việc giam giữ và điều trị bắt buộc với những người nghiện ma túy và gái mại dâm tại các trung tâm này là vi phạm quyền y tế và sức khỏe của họ".
"Trại viên bị tước quyền từ chối điều trị cưỡng bức, quyền đồng ý trong các quyết định liên quan đến họ về y tế."
Báo cáo viên LHQ kết luận: "Tôi hoàn toàn ủng hộ việc đóng cửa các trại cải tạo (rehabilitation centre)".
Cuối tuần rồi, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã có phản hồi về nhận xét của ông Anand Grover.
Phát biểu của ông Nghị, đăng trên website Bộ Ngoại giao Việt Nam, nêu rõ: "Việc đưa người nghiện ma túy và mại dâm vào các trung tâm giáo dục và trung tâm cai nghiện theo đúng quy định của pháp luật là biện pháp nhân văn, vì sức khỏe và lợi ích của cá nhân người nghiện ma túy và người mại dâm".
Người phát ngôn Việt Nam cũng khẳng định việc đưa ra và thực hiện quyết định đưa người đi cai nghiện "phải thông qua một quy trình thủ tục hành chính nghiêm ngặt, khách quan và được một cơ chế thẩm tra, giám sát chặt chẽ".
"Thực tế chứng tỏ cai nghiện tại các trung tâm là biện pháp hiệu quả, giúp người nghiện rời xa ma túy, phục hồi sức khỏe và trở về tái hòa nhập cuộc sống.”

Vi phạm nhân quyền

Trong khi đó, báo cáo viên LHQ Anand Grover nói các trung tâm cải tạo "duy trì sự kỳ thị, phân biệt đối xử, cản trở nỗ lực đối phó HIV/AIDS của chính phủ và không giúp giảm nạn mãi dâm và dùng ma túy".
Ông cũng khuyến cáo dùng nguồn kinh phí cho các trung tâm này để đầu tư vào các phương thức điều trị khác.
Đây không phải lần đầu tiên có nhận xét chỉ trích về các trại giáo dưỡng và cai nghiện của Việt Nam.
Hồi tháng Chín, tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) cũng đã ra một bản phúc trình về tình trạng trong các trại cai nghiện của Việt Nam và nói các học viên "bị tra tấn và cưỡng bức lao động".
Việt Nam sau đó đã cực lực bác bỏ cáo buộc này.
HRW trong phúc trình dài 120 trang nói người đi cai nghiện bị cưỡng bức lao động mà không hề được trả công hoặc chỉ được trả rất ít ỏi, thậm chí còn bị tra tấn và hành hạ thân thể.
Hiện Việt Nam có 123 trại cai nghiện.
Những người bị 'cải tạo' trong các trung tâm này thuộc các dạng: bị công an bắt giữ và đưa vào; bị gia đình 'tự nguyện' gửi vào và cả người tình nguyện vào trại vì tin rằng các trung tâm này sẽ giúp họ cai nghiện hiệu quả.
Theo thống kê chính thức, toàn Việt Nam có trên 150.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý.
Số người cai nghiện thành công chỉ khoảng 3%-4%.

.Liên Hiệp Quốc yêu cầu Việt Nam đóng cửa các trung tâm cai nghiện ma túy--UN expert urges Vietnam to close rehab centres -HANOI (AP) - A United Nations-appointed expert is urging Vietnam's government to close down rehabilitation centres for drug users and sex workers following criticism of abuses by an international rights group, calling them 'counterproductive.' -– LHQ yêu cầu Việt Nam đóng cửa các trung tâm cai nghiện ma túy  (RFI).  – VN ‘nên đóng cửa toàn bộ trại cai nghiện’  — (BBC).-VN 'nên đóng cửa toàn bộ trại cai nghiện' HRW từng cáo buộc những người cai nghiện bị cưỡng bức lao động không công

Một chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi Việt Nam đóng cửa các trại cai nghiện và phục hồi nhân phẩm, sau 10 ngày thị sát.
Ông Anand Grover, báo cáo viên đặc biệt của LHQ về quyền sức khỏe, nói "tôi hoàn toàn ủng hộ việc đóng cửa các trại phục hồi nhân phẩm (rehabilitation centre)".

Bấm Tuyên bố của ông đượcđăng tải trên trang web Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ hôm nay.
Thông cáo nhấn mạnh việc giam giữ và điều trị bắt buộc với những người nghiện ma túy và gái mại dâm tại các trung tâm này là vi phạm quyền y tế và sức khỏe của họ.
Ông Grover nói: "Trại viên bị tước quyền từ chối điều trị cưỡng bức, quyền đồng ý trong các quyết định liên quan đến họ về y tế."
Bản tiếng Anh của báo cáo gọi các trại viên là 'detainee' cũng có nghĩa là 'người bị giam', 'bị cầm tù'.
Duy trì kỳ thị?
Chuyên gia của LHQ nói các trung tâm cải tạo kiểu này duy trì sự kì thị, phân biệt đối xử, cản trở nỗ lực đối phó HIV/AIDS của chính phủ và không giúp giảm nạn mãi dâm và dùng ma túy.
Ông Grover nói: "Tôi hoàn toàn ủng hộ việc đóng cửa các trung tâm cải tạo."
"Cần đảm bảo rằng nguồn đầu tư đáng kể để các trung tâm này áp dụng các cách điều trị khác."
Hồi tháng Chín, tổ chức nhân quyền ở Mỹ, Human Rights Watch, ra phúc trình về tình trạng trại viên bị giam giữ trong các trại cai nghiện của Việt Nam và nói họ "bị tra tấn và cưỡng bức lao động".
Khi đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam mạnh mẽ phản đối phúc trình này.
Ông Anand Grover trong cuộc họp báo hôm nay ở Hà Nội
Hà Nội nói: "Báo cáo mà Tổ chức Theo dõi Nhân quyền mới công bố là không có cơ sở, xuyên tạc thực tế công tác cai nghiện tại Việt Nam với dụng ý xấu."
"Nghiện ma túy là hành vi gây hậu quả nhiều mặt tới cộng đồng, xã hội, và đặc biệt ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe, hành vi, nhân cách của chính bản thân người nghiện."
Hiện Việt Nam chưa đưa ra phản ứng quanh bình luận của vị chuyên gia độc lập do Hội đồng Nhân quyền LHQ bổ nhiệm.
Trong một báo cáo riêng gửi cho báo chí hôm nay, ông Anand Grover nói ông đã có "những trao đổi thẳng thắn" với quan chức Việt Nam.
Ông khen ngợi chính phủ Việt Nam đã quyết tâm cung cấp chăm sóc sức khỏe cho mọi người dân.
Tuy vậy, ông nói "cần thêm nhiều hỗ trợ cho người nghèo và cận nghèo".
Vị chuyên gia này sẽ viết báo cáo để đệ trình cho Hội đồng Nhân quyền LHQ vào tháng Sáu 2012.
Theo tiêu chuẩn quốc tế, quyền đồng ý của người chữa bệnh (patient consent) là một phần quan trọng của nhân quyền.
Chẳng hạn như Bấm luật ở Anhnói bệnh nhân, kể cả bệnh tâm thần phải được quyền theo dõi và giám sát những biện pháp y tế áp dụng với chính cơ thể họ.
Tuy nhiên, tại Việt Nam nhà chức trách thường nhân danh các chiến dịch 'diệt trừ tệ nạn xã hội' để cưỡng bức điều trị với một số nhóm dân chúng.

Hanoi must close drug rehab centres: UN expert


HANOI (AFP) - A United Nations (UN) expert on Monday called on communist Vietnam to close its compulsory rehabilitation centres for drug users and sex workers, which he said were expensive, ineffective and counter-productive.
Detention and compulsory treatment violate drug users' rights and raise concerns about due process, the UN special rapporteur on the right to health, Anand Grover, told reporters at the end of a 10-day mission.

'I wholeheartedly support the closure of the rehabilitation centres,' Mr Grover said, adding that detainees were forced to accept treatment and denied the right to informed consent over medical decisions.
He said his research found that the compulsory rehabilitation centres cost 'far too much' to run, adding the money would be better spent on alternatives, including methadone treatment and community-based vocational training.-Nguồn:

Hanoi must close drug rehab centres: UN expert


-Tin cấp báo. Phóng viên tự do Lê Thanh Tùng bị bắt.--Web Đối Thoại
Chị Bùi Thị Minh Hằng không biết bị bắt giam ở đâu RFA-04.12.2011-Công an giả dạng giáo dân Đàn Chim Việt--Dưới tiêu đề “Lộ rõ tim đen của nhà cầm quyền Việt Nam” trang Nữ Vương Công Lý đã trưng ra những bằng chứng về việc người của công an trà trộn trong số những người công giáo trong cuộc ‘dạo bộ’ tại bờ hồ Hoàn Kiếm hôm 2/12 vừa rồi.
Chính quyền nói Thái Hà ‘lộ rõ tim đen‘  —  (BBC).

Việt Nam vẫn nằm trong số các nước quan liêu nhất Châu Á: MTTQ cần tham gia tích cực hơn vào xây dựng Đảng

-Nguồn:-Việt Nam vẫn nằm trong số các nước quan liêu nhất Châu Á - VOA -Việt Nam bị xếp vào nhóm các quốc gia có guồng máy hành chánh tồi tệ nhất ở Châu Á, chỉ hơn Ấn Độ, theo nghiên cứu của công ty Tham vấn Rủi ro Kinh tế và Chính trị (PERC) vừa được tờ Press Trust of India trích đăng ngày 11/1.

Báo cáo của PERC cho thấy Ấn Độ bị đánh giá là có tình trạng quan liêu tồi tệ nhất, với 9,21 điểm. Kế đến là Việt Nam, 8,54 điểm, và Indonesia, 8,37 điểm.


Singapore tiếp tục nước dẫn đầu về bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả, với 2,25 điểm. Nối tiếp là Hong Kong, Thái Lan, và Đài Loan.


Trong bảng xếp hạng của PERC ở Châu Á những năm liên tiếp gần đây, Việt Nam luôn thuộc nhóm các nước có tình trạng quan liêu trầm trọng nhất.  


-Khiếu kiện hành chính ngày càng gay gắt, phức tạp (NLĐ). - Cân nhắc tăng mức phạt vi phạm hành chính (NLĐ).
Hà Nội: Sẽ xử lý các cán bộ công chức sinh con thứ 3 (DT).
-

MTTQ cần tham gia tích cực hơn vào xây dựng Đảng

-Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang chụp ảnh với các đại biểu dự hội nghị. (Ảnh: Thế Anh/TTXVN)
Sáng 11/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 4 (khóa VII).

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Tham dự hội nghị còn có đại diện các cơ quan Trung ương, các cụ, vị và các đồng chí Ủy viên Đoàn chủ tịch, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá năm 2011, trong điều kiện Việt Nam có rất nhiều khó khăn, Mặt trận Tổ quốc các cấp với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, sáng tạo, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tuyên truyền, động viên nhân dân tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, đã góp phần tích cực vào những thành tựu chung của đất nước.

Chủ tịch nước đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần tham gia tích cực hơn nữa vào công tác xây dựng Đảng.

Trước hết, Chủ tịch nước đề nghị Mặt trận cần phối hợp với các cơ quan có liên quan khẩn trương xây dựng Quy chế giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc để các cơ quan có thẩm quyền sớm thông qua, làm cơ sở phát huy vai trò của Mặt trận giám sát hoạt động của các tổ chức, cơ quan Đảng, Nhà nước, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và phản biện các chủ trương chính sách của các cơ quan Đảng, Nhà nước trong quá trình chuẩn bị và thường xuyên theo dõi, giám sát việc thực hiện, phát hiện, đấu tranh kịp thời với những vi phạm, bảo đảm cho các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả.

Mặt trận Tổ quốc các cấp, trên cơ sở tập hợp ý kiến của các tầng lớp nhân dân, cần cung cấp cho tổ chức Đảng các thông tin trung thực, khách quan để các tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên thực hiện tốt, có chất lượng hoạt động tự phê bình và phê bình trong Đảng đồng thời, Mặt trận Tổ quốc các cấp cần làm tốt việc tổ chức, động viên nhân dân tham gia phát hiện, đấu tranh với những cán bộ, đảng viên tham nhũng, lãng phí, quan liêu, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, dù đó là ai, ở cấp nào, không có “vùng cấm;” tạo ra dư luận xã hội phê phán, lên án mạnh mẽ các tệ nạn này; theo dõi, giám sát, thúc đẩy việc xử lý nghiêm minh mọi vi phạm theo đúng kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước; kiến nghị kịp thời với Đảng và Nhà nước tôn vinh những người có công đóng góp với công tác xây dựng Đảng và bảo vệ những người có dũng khí đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực…

Về chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2012 và những năm tiếp theo, Chủ tịch nước yêu cầu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng các hoạt động tuyên truyền, phổ biến quan điểm, đường lối của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước đến đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Mặt trận Tổ quốc cần vận động, thu hút nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước như tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng các phong trào, các cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư,” “Ngày vì người nghèo,” “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đẩy mạnh “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo cuộc sống của các gia đình chính sách, người có công với nước; kêu gọi cán bộ và nhân dân hưởng ứng các việc làm từ thiện, nhân đạo, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn...

Chủ tịch nước cũng đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần tích cực góp phần vào hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước, xây dựng, củng cố môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, nâng cao vị thế của đất nước và góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe và đóng góp ý kiến cho báo cáo về kết quả công tác Mặt trận năm 2011 và chương trình phối hợp, thống nhất của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2012; Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 03 NQ/ĐCTMTTW, ngày 6/3/2002 của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khóa V) về đổi mới, nâng cao chất lượng và phát triển Báo Đại Đoàn kết trong tình hình mới.

Trong năm 2012, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục triển khai 5 chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ 2009-2014 và tập trung các trọng tâm, gồm: tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ VII, trong đó chú trọng quán triệt các quan điểm đường lối, chủ chương chính sách của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam;

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp cùng Chính phủ, chính quyền các cấp thực hiện có hiệu quả vào những giải pháp thực hiện mục tiêu của năm 2012 là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức khoảng 6%; triển khai xây dựng dự án Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi); mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động đối ngoài nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và tổ chức thành viên theo tinh thần Chỉ thị 04-CT/TW, ngày 6/7/2011 của Ban Bí thư góp phần tích cực vào hoạt động đối ngoại của Đảng, hoạt động ngoại giao của Nhà nước. Tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác vận động kiều bào và tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân về thông tin đối ngoại và chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông…

Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 4 (khóa VII) tiếp tục diễn trong ngày 12/1 với các nội dung: Báo cáo về việc thay đổi nhân sự theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công bố các quyết định khen thưởng./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)


CHỈNH ĐỐN (Sơn-Thi-Thư). – CHỐNG THAM NHŨNG ĐỂ XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG SẠCH: “Phải tạo cơ chế cho người ta mở miệng” (PLTP). -Mỹ thưởng tiền cho người tố cáo tham nhũng (VNN).


Quân đội và công an tăng cường phối hợp công tác(TTXVN).----

Hơn 200 công nhân lãn công vì nợ thưởng tết

Số vụ đình công năm 2011 tăng gấp đôi so với năm 2010. Ảnh minh họa.
-Nguồn: Hơn 200 công nhân lãn công vì nợ thưởng tết (Dân Việt) - Sáng 10.1, hơn 200 công nhân Công ty TNHH Gallant Ocean Việt Nam (KCN Suối Dầu, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã lãn công đồng loạt. Công ty thông báo sẽ thưởng tết 400.000 đồng/người, nhưng chỉ phát 50% trước Tết.
Lương tháng 1, nếu công nhân chịu nhận 50% trước Tết thì sẽ được hưởng trọn tháng. Nếu không, họ chỉ được nhận lương của 20 ngày (từ 26.12 – 15.1). Ngoài ra, từ tháng 5.2011 đến nay, công ty không trích 1% tổng quỹ lương chuyển cho quỹ hoạt động của công đoàn nên không còn tiền mua quà cho công nhân. Đến nay, công ty vẫn chưa lên lịch nghỉ Tết.
Chiều cùng ngày, sau khi làm việc với đoàn kiểm tra liên ngành, công ty đã thông báo công nhân sẽ được nhận đủ 100% tiền thưởng tết, nhưng thấp hơn ban đầu vì bị chia làm 4 mức, tính theo thâm niên, trong đó thấp nhất chỉ là 100.000 đồng/người, cao nhất 400.000 đồng/người.

 - Đình công 2011 tăng gấp đôi năm trước
Chỉ tính riêng 11 tháng đầu năm 2011, cả nước đã xảy ra 857 cuộc đình công, tăng gấp đôi so với 2010. Tại hội nghị "Tổng kết tình hình năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012", Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho hay, từ năm 1995 đến nay, cả nước đã xảy ra 4.142 cuộc đình công. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản... chiếm 75,4% với 3.122 cuộc. Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng dần qua các năm, nhất là từ 2006. Năm 2011, số vụ đình công đạt mức kỷ lục với 857 cuộc diễn ra trong vòng 11 tháng . Con số này của năm 2010 là 422 vụ, năm 2009 là 218 vụ, năm 2008 là 720 vụ...



Báo cáo cho hay, đến nay, chưa có cuộc đình công nào theo đúng trình tự quy định của pháp luật, mặc dù 70% trong số đó xảy ra ở các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn. Phần lớn, sự việc này diễn ra trong trật tự, ôn hòa. Tuy nhiên, một số địa phương đã xuất hiện phần tử gây rối, kích động, đình công, đập phá, thậm chí đánh và gây chết người.
Nguyên nhân được Bộ xác định, trước hết là do một số chủ doanh nghiệp chưa chấp hành đúng quy định luật lao động như không ký hợp đồng, không đóng bảo hiểm xã hội, không giải quyết chế độ ngày nghỉ, bảng lương... Ngoài ra, kỷ luật của một bộ phận người lao động chưa cao, quan hệ cung cầu mất cân đối cục bộ ở một số khu công nghiệp khiến họ không sợ mất việc làm khi tổ chức đình công.
Tham dự Hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, số vụ đình công tăng cao như năm 2011 là hết sức nguy hiểm. "Một năm có 857 vụ, trung bình một tuần có 16 cuộc đình công. Đây là con số đáng lo. Chúng ta cần nghiên cứu xem đây liệu có phải là xu hướng hay không, mang tính địa phương hay rải đều", ông Nguyễn Thiện Nhân nói. Theo đó, Phó thủ tướng kiến nghị Bộ triển khai chuyên đề ngăn chặn đình công và báo cáo vào tháng 3 tới đây.
Xuân Ngọc


-NĂM 2011: CÓ 16 CUỘC ĐÌNH CÔNG MỖI TUẦN VietBao 
Thông tấn VnExpress loan tin rằng, đình công năm 2011 tăng gấp đôi năm trước, và “Chỉ tính riêng 11 tháng đầu năm 2011, cả nước đã xảy ra 857 cuộc đình công, tăng gấp đôi so với 2010.
-- Mong mỏi cơ chế tiền lương ổn định (ĐT).----Chợ lao động ở làng tỷ phú (DV 5-1-12)

-.Hơn ba vạn lao động ngoại 'chui' ở Việt Nam TP - Hơn 31.000 người nước ngoài đang lao động chui tại Việt Nam, một phần do chế tài nhẹ; cần sớm xây dựng Luật Việc làm, theo các quan chức Bộ LĐ-TB&XH.
--6.000 vé tàu Tết bị 'găm' để... đối ngoại Bộ GTVT phát hiện Công ty Vận tải đường sắt Sài Gòn đã để dành đến 6.000 vé để bán theo hình thức đối ngoại.
-192 lao động được dự tuyển trở lại Hàn Quốc(NLĐ) - Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết từ ngày 11 đến 20-1, trung tâm sẽ tiếp nhận hồ sơ dự tuyển sang Hàn Quốc làm việc của những lao động thuộc đối tượng hết hạn hợp đồng làm việc và có nguyện vọng trở lại Hàn Quốc đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra tiếng Hàn trên máy tính tổ chức vào cuối tháng 12 -2011. Hồ sơ dự tuyển nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về địa chỉ: Số 1 Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội
Hàng ngàn lao động trở về từ Libya sau gần 1 năm: Lương vẫn ở… Trung Đông(LĐ).  – Lao động Việt Nam có cơ hội trở lại Li-bi (ND).
------Phá đường dây bán phụ nữ sang Malaysia (TT)-TT - Ngày 6-1, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an TP.HCM cho biết đã bắt khẩn cấp Võ Thị Thanh Thúy (29 tuổi, quê An Giang, ngụ H.Bình Chánh) và Ngô Trọng Hiếu (29 tuổi, ngụ Q.8) để điều tra về hành vi buôn bán phụ nữ khi hai nghi can này đang nhận 45 triệu đồng tiền chuộc của người nhà nạn nhân bị bán ra nước ngoài làm gái mại dâm.
Cuối tháng 12-2011, PC45 và Công an Q.9 nhận được đơn của một gia đình tố cáo Thúy và một số người trong đường dây lừa bán con gái của gia đình này qua Malaysia làm gái bán dâm. Thúy và các đối tượng hứa hẹn đưa con gái của người tố cáo sang Malaysia làm việc tại các nhà hàng, khách sạn, hưởng lương khoảng 1.000 USD mỗi tháng.
Tuy nhiên, con gái người tố cáo vừa qua tới Malaysia, lập tức có người đón ngay về các nhà chứa, buộc phải bán dâm nhiều lần trong ngày. Nạn nhân không chịu đựng được, tìm cách liên lạc về gia đình cầu cứu. Gia đình nạn nhân liên hệ với Thúy để xin cho con gái về thì Thúy ra giá 30 triệu đồng.
Trong khi PC45 đang xác minh thông tin về Thúy và các đối tượng có liên quan thì tiếp tục nhận được đơn tố cáo của một người đàn ông tại Cần Thơ với nội dung tương tự. Người viết đơn tố cáo cho biết có hai nạn nhân đang bị buộc bán dâm tại Malaysia.
Những người này muốn về nhưng Thúy buộc gia đình phải giao 45 triệu đồng/người tiền chuộc và 6 triệu đồng tiền mua vé máy bay. Người tố cáo đã đưa cho Thúy 6 triệu đồng, hẹn giao tiếp toàn bộ tiền chuộc, khi hai bên đang giao nhận tiền lần thứ 2 thì bị công an bắt giữ. Sau đó công an giải cứu thành công hai nạn nhân và đưa về nước, hiện đang tiếp tục giải cứu các nạn nhân khác.
Theo lời khai ban đầu, Thúy và Hiếu sống với nhau như vợ chồng, bàn nhau tìm những cô gái ít học tại các tỉnh để dụ dỗ đưa đi nước ngoài bán cho các nhà chứa.
-(ĐVO) Thời gian gần đây, nhiều cô gái trẻ Việt Nam đã không ngừng lợi dụng nhập cảnh vào Malaysia với lý do du lịch... để bán thân.
Lực lượng chức năng Malaysia vừa bắt giữ 14 phụ nữ Việt tại một trung tâmgiải trí ở hạt Taman AST (bang Seremban) vì nghi hành nghề mại dâm.

Liên tục bị bắt


Ông Hamdan Majid, Giám đốc Sở cảnh sát  Seremban cho biết, theo tin báo từ người dân địa phương, trong cuộc bố ráp tối 10/1, các phụ nữ Việt Nam từ 23 đến 47 tuổi bị nghi lạm dụng visa du lịch sang Malaysia hành nghề bán dâm, đã bị "tóm gọn".


Hiện, những cô gái Việt này đang bị giam ở nhà giam bang Seremban và bị điều tra theo điều khoản 55B của Bộ luật Di trú Malaysia.

Ảnh minh họa.

Cũng theo ông Majid, lực lượng chức năng còn bắt giữ 8 khách hàng địa phương và 3 nhân viên của trung tâm giải trí. “Chúng tôi đang cho điều tra tất cả những người bị bắt giam. Họ đều khai báo làm việc tại địa điểm nói trên”, Giám đốc Sở cảnh sát  Seremban nói.
Trước đó, vào đầu tháng 12/2011, trong cuộc truy quét 2 tòa nhà ở Klebang Kecil (Malacca), cảnh sát Malaysia cũng bắt giữ 29 phụ nữ Việt Nam, có tuổi từ 18 đến 55.

Theo Sở di trú Malacca, những người này đều hành nghề mại dâm. Trong đó, có 19 người có thị thực, 2 người hết hạn thị thực, còn 8 người thì không có bất kỳ giấy tờ tùy thân nào cả. “Chúng tôi đã phải phá cửa vào vì họ đã không mở cửa. Một số đang ngủ, còn số khác đang ăn tối”, ông Kamalludin Ismail, Giám đốc Sở di trú, nói.

Điều tra ban đầu cho thấy, người phụ nữ lớn tuổi nhất có thể là "tú bà", chịu trách nhiệm điều hành cả nhóm. Tất cả đang hành nghề tại các địa điểm giải trí của thành phố. Cảnh sát phát hiện nhiều giấy biên nhận bán rượu và “các dịch vụ đặc biệt”.
Ông Kamalludin cho biết, 29 phụ nữ này đang bị giam ở nhà giam Machap Umboo thuộc quận hạt Alor Gajah.

Lấy lý do du lịch... hành nghề mại dâm 

Là đất nước có nhiều người theo đạo Hồi nên không có phụ nữ nào ở Malaysia dám làm nghề mại dâm. Vì thế, các nàng "bướm đêm" ở đây chủ yếu là gái ngoại quốc, đến từ Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam... Tại các nhà hàng, quán bar sang trọng, giá tiền cho mỗi lần “đi khách” của các cô gái thường khá cao, từ 150-300 ringgit (1 ringnit tương đương 8.000 đồng); còn "đi tàu nhanh" khoảng 60-100  ringgit.

Theo tìm hiểu, vào thời gian gần đây, phụ nữ Việt Nam, nhất là mấy cô trẻ đẹp đã không ngừng lợi dụng nhập cảnh vào Malaysia  với lý do du lịch... để bán thân cho những "khu đèn đỏ". Tuy nhiên, trong số các cô gái mại dâm ở đất nước Hồi giáo này, cũng có rất nhiều người là nạn nhân của những kẻ buôn người. Các cô bị lừa đi xuất khẩu lao động hoặc làm những ngành nghề lương thiện khác, nhưng khi đến xứ lạ quê người đã bị dồn vào đường cùng, buộc phải bán thân.


Minh chứng là ngày 6/1 vừa qua, Cơ quan CSĐT, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45), Công an TP HCM đã bắt tạm giam Võ Thị Thanh Thúy (SN 1983, quê An Giang, ngụ H.Bình Chánh) và Ngô Trọng Hiếu (SN 1983, ngụ Q.8) để điều tra làm rõ về hành vi mua bán người. Điều tra ban đầu cho thấy, trong quá trình quen biết, Thúy phát hiện N.T.H (SN 1988, quê Quảng Bình) và Đ.T.K.L (SN 1984, ngụ Cần Thơ) đang tìm việc làm nên dụ dỗ họ qua Malaysia để bán hàng trong siêu thị với mức lương 1.000 USD/tháng. Toàn bộ thủ tục, giấy tờ do Thúy lo hết, sau khi có thu nhập thì gửi tiền lại cho Thúy sau.


Ngày 24/12/2011, Thúy đưa H., L. ra sân bay Tân Sơn Nhất để qua Malaysia làm “nhân viên siêu thị”. Tuy nhiên, vừa đặt chân xuống xứ người, ngay lập tức hai cô bị một số đối tượng khống chế, đưa thẳng vào động chứa Spa Robin Star. Tại đây, họ liên tục bị ép bán dâm cho khách, mỗi ngày lên đến gần 10 lượt. Và rồi do không chịu nỗi cực hình, cả 2 đòi về, nên Thúy buộc phải gọi điện về cho người thân của họ yêu cầu đưa 48 triệu đồng/người mới cho về Việt Nam.


Để giải cứu vợ là chị N.T.H, vào ngày 2/1, anh P.T.T (SN 1979, quê Cần Thơ) đã đưa trước cho Thúy 6 triệu đồng mua vé máy bay và hẹn hôm sau đưa nốt số tiền còn lại. Chiều 31, tại quán cà phê ở xã Bình Hưng (huyện Bình Chánh, TP HCM), anh T. đưa số tiền trên cho Thúy và thị đã gọi điện qua Malaysia nói đàn em chở chị H. và L. ra sân bay về Việt Nam. Ngay lúc đó, trinh sát của Đội 5 (PC45) ập vào bắt quả tang. Và đến 20h ngày 3/1/2012, chị N.T.H và L. đã về đến sân bay Tân Sơn Nhất và đến PC45 tố cáo hành vi phạm tội của Thúy.

Có thể nói, không phải cô gái nào cũng mạnh mẽ nói lên sự thật như N.T.H và L, mà đa số ban đầu chống cự quyết liệt nhưng sau đó cũng bị khuất phục bởi những trò tra tấn tàn bạo của bọn buôn người. Rất ít trường hợp các nạn nhân đủ dũng cảm trốn thoát và tố giác bọn tội phạm này.