Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

Tin thứ Bảy, 11-10-2014 - VỀ HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H1- Nhà văn Võ Thị Hảo: Khi TQ xây xong đường băng, Việt Nam chiến thắng? (RFA). “Chủ nhà dịu dàng ngồi lặng ngắm kẻ cướp vừa xông vào chửi bới vừa vơ vét của cải mang đi, lại còn xẻo mất đất đai nhà cửa, xây lô cốt chiếm đóng. Đợi khi kẻ cướp nói rằng tao đã cướp xong nhà mày rồi đó, chủ nhà liền vui sướng tuyên bố: ta đã chiến thắng!“. Chỉ có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và cái đảng của ông ta chiến thắng thôi: “Chúng ta đã giành thắng lợi trong đấu tranh về biển Đông”. Dân tộc VN thì thất bại hoàn toàn, chỉ có thể bất lực ngồi nhìn TQ xây xong đường băng ở vùng lãnh hải của chúng ta mà không thể làm gì được.
- Giành thắng lợi? (FB Nguyen Tuan). “Nếu tôi là người trong chính quyền, tôi sẽ dành một ngày toàn quốc tưởng niệm ngày mất Hoàng Sa về tay Tàu cộng. Phải và nên duy trì ngày Hoàng Sa thất thủ để con cháu đời nay và đời sau còn nhớ mối thù này“.
- Giới phân tích vạch trần ý đồ quân sự hóa đảo Phú Lâm của Trung Quốc (RFI). “Phi đạo cũng như các cơ sở khác mà Bắc Kinh xây dựng trên đảo Phú Lâm và quần đảo Hoàng Sa, ngoài mục tiêu xác lập « chủ quyền thực tế » của Trung Quốc trên những thực thể mà họ đã cưỡng chiếm bằng võ lực, còn có chức năng quân sự, làm bàn đạp cho Trung Quốc khống chế toàn bộ Biển Đông“.
- Bloomberg nhận định: Việt Nam sẽ không bỏ qua việc TQ khiêu khích trên đảo Phú Lâm (MTG). “Không bỏ qua”, liệu VN sẽ làm gì? Việt Nam sẽ đưa quân ra đảo Phú Lâm đuổi TQ đi? VN sẽ kiện TQ ra toàn án quốc tế? Việt Nam sẽ triệu tập đại sứ tới để phản đối? Chắc chắn là không! Ngoại trừ TQ đưa giàn khoan vào vùng đặt quyền kinh tế VN một lần nữa, cho dù TQ có làm gì ở vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền, Việt Nam cũng sẽ chẳng làm gì khác ngoài những câu phản đối của người phát ngôn Bô Ngoại giao rất quen thuộc từ bấy lâu nay. – Đường băng trên đảo Phú Lâm – Quan ta lại phản đối huề tiền!!! (DLB).
- Phi đạo TQ xây trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa gặp phản ứng mạnh của VN (VOA). – Việt-Trung : Hà Nội tố cáo Bắc Kinh xây phi đạo ở Hoàng Sa (RFI). “Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp này của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, không để tái diễn những hành động sai trái tương tự“.
- Lê Thành Lâm từ London: Lý do Mỹ nới lỏng cấm vận vũ khí với VN (BBC). “Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận mới chỉ đạt được một phần cho thấy vẫn còn những rào cản tồn tại trong quan hệ hai nước, đặc biệt là vấn đề nhân quyền. Trong cuộc gặp gỡ với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice đã nhấn mạnh tầm quan trọng của những ‘tiến bộ hơn nữa’ về nhân quyền ở Việt Nam“. – Báo Trung Quốc “phát khùng” vì Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam (BizLive).
- Đào Tiến Thi: GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ hay TIẾP QUẢN THỦ ĐÔ? (Tễu). – Xích Tử – Sao lại là “giải phóng Thủ Đô”? (Dân Luận). – Phạm Trần: 60 năm giải phóng cái gì? (DCCT). “Tường thuật ‘vẽ rắn thêm chân, vẽ rồng thêm cánh’ này đã tự phơi bầy ra sự kiện ‘giải phóng mà không mất một viên đạn nào, hay không hề có tiếng súng nổ nào của quân đội Pháp hay lực lượng Việt Minh’!“.
- Nhớ Hà Nội (TN). “60 năm là một thời gian đủ dài cho sự phát triển. Nhưng trong 60 năm ấy, Hà Nội đã phải mất bao nhiêu năm cho chiến tranh và sự đe dọa của chiến tranh?” Có thêm 60 năm hòa bình đi nữa, Hà Nội cũng không thể cất cánh như Nam Hàn hay Đài Loan được, bởi nó không được xây dựng trên một nền tảng căn bản, một thể chế vững chắc.
- Những thước phim về Hà Nội trước, trong và sau khi Quân đội Việt Minh tiếp quản: Hà Nội trước khi quân đội Việt Minh vào tiếp quản (1954)   —   Quân đội Việt Minh vào tiếp quản Hà Nội (10-10-1954) 1   —   Quân đội Việt Minh vào tiếp quản Hà Nội (10-10-1954) 2   —   Quân đội Việt Minh vào tiếp quản Hà Nội (10-10-1954) 3   —   Quân đội Việt Minh vào tiếp quản Hà Nội (10-10-1954) 4   —  Quân đội Việt Minh vào tiếp quản Hà Nội năm 1954 (trích phim tài liệu tuyên truyền) (Tư liệu LS).
H2- Thư viện Hà Nội sao lại ĂN CẮP ảnh để trưng bày triển lãm cho dịp kỷ niệm của Thủ đô? (FB Na Son Photographer). “Một cơ quan làm về văn hoá mà điều tối thiểu là tôn trọng bản quyền mà các bạn không làm được thì các bạn nên đóng cửa đi, làm thế chỉ mang nhục thôi!
<- Chùm ảnh: Choáng trước biển người đông cứng khắp đường phố Hà Nội đêm 10/10 (Kênh 14). Mới nhìn những tấm ảnh trong bài viết, tưởng đâu dân Hà Nội xuống đường ủng hộ dân Hồng Kông, đòi tự do, dân chủ giúp người dân Hồng Kông, phản đối chính quyền Hồng Kông không giữ lời hứa, khi hủy đàm phán với sinh viên. Nhưng không phải, dân Hà Nội chỉ xuống đường xem bắn pháo hoa! – Nguyễn Lân Thắng: Sau màn pháo hoa (Blog RFA).  – CỨ VUI CỨ TỰ SƯỚNG ĐI – thơ Thanh Sơn (Tễu).
- Nhân Dân “Chào mừng giải phóng thủ đô”!? (DLB).  – HÌNH ẢNH DÂN OAN BẮC TRUNG NAM BIỂU TÌNH TẠI HÀ NỘI NGÀY 7 & 8-10-2014 (TNM). – Ảnh: Dân oan Đồng Ninh, Hải phòng, cùng dân oan Đồng Nam có mặt tại Lý Thái Tổ, Hà Nội, ngày 10/10/2014 (FB Thúy Nguyễn).  – KHI HỐI TIẾC ĐÃ MUỘN RỒI ! (FB Zuzka Vladimír).  – Bức xúc về việc giải tỏa cây trên đường Hồ Tây (Dân Luận).
- Video: Thảo luận về cuốn sách ‘Đèn Cù’ của tác giả Trần Đĩnh (BBC). – Những hạn chế của Đèn Cù (DLB). “Tại sao ngộ nhận ở đây lại nguy hiểm? Bởi vì nếu ngộ nhận về Đèn Cù như đa số hiện nay thì sẽ ủng hộ phe cựu “xét lại” Giáp “nhều” của Trần Đĩnh. Mà phe cựu xét lại hay phe thân Tàu thì cũng đều là những kẻ muốn kéo dài chế độ CSVN cả, cách này hay cách khác, vì phe nay hay phe khác mà thôi, bên dưới mông chúng mới là quyền lợi dân tộc, là dân chủ, là hiến pháp… Tức là, ngộ nhận về Đèn Cù sẽ có thể vô tình dẫn đến ủng hộ CSVN!
- Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Viện: ‘Họ không muốn tôi viết điều nhạy cảm’ (BBC).”Tôi cũng thực sự đặt câu hỏi và không hiểu chuyện gì. Tôi đã ngưng viết hơn một năm, không tham gia các tổ chức dân sự nào và cũng ngưng tham gia ký tên vào kiến nghị“. – Lời nào cho nhà văn sắp đi tù Điều 87, 88 (DLB).
- Phạm Đình Trọng: Diễn viên đóng thế (VNTB). “Hỡi các nhà văn. Chúng ta đang được sống trong thời mà cuộc đời ngồn ngộn, lấp lánh chất liệu của văn chương. Hãy về với đời thực cùng chia sẻ khổ đau, vật vã với nhân dân thân yêu để có những trang viết chân thực về nhân dân, cho nhân dân, cho cuộc đời. Đừng cam chịu viết những điều giả dối, nhạt nhẽo, vô hồn minh họa cho cái lí tưởng đã chết khô, đã là rác thải của lịch sử rồi ngửa tay nhận bổng lộc và tranh nhau mấy cái giải thưởng, danh hiệu hão. Bổng lộc, giải thưởng, danh hiệu cũng từ đồng tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân đấy”.
- HÃY CỨU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM ĐẶNG XUÂN DIỆU (TNM).  “Khi nghe anh Tam kể lại những nỗi đau, sự cơ nhục mà bọn cs đã hành hạ Diệu trong tù, rất nhiều người trong chúng tôi đã khóc và chính anh Tam đã khóc nức nở với câu nói ‘mọi người ơi hãy cùng lên tiếng, cùng làm điều gì đó để cứu Diệu đi, nhà tù cộng sản họ đối xử với Diệu còn tồi tệ hơn đối xử với con vật’.” – Thụ động thông tin trong việc tù nhân lương tâm (NBG). – Nguyễn Ngọc Già: Cộng sản Việt Nam mắc kẹt? (DLB).
- ĐÀN ÁP ÁP BỨC VÀ BẤT CÔNG… ĐẾN BAO GIỜ…? (TNM). – KẺ CHƠI DAO SẼ CHẾT VÌ DAO (TNM). “Tại Việt Nam, cứ nhìn những người trộm chó bị cả làng đánh đập cho đến chết, thì chúng ta có thể hình dung ra cái đảng ăn trộm tương lai của một dân tộc, sẽ bị nhân dân đối xử ra sao“.  – Tâm sự cùng Dư Luận Viên: Nghe lời xúi giục của Đế Quốc Tàu hay Đế Quốc Mỹ? (DLB).
- “Nói với mình và các bạn”: Tại sao phải có đảng phái? (Đoan Trang). “Ở Việt Nam, hoạt động đảng phái dẫn đến tù tội. Đó là một thực tế. Dù vậy, trên lý thuyết, vẫn phải khẳng định sự cần thiết của các đảng phái chính trị trong mọi xã hội“.
H1- VIDEO – ĐÊM VĂN NGHỆ ĐẤU TRANH CHỦ ĐỀ “CHÚNG TÔI MUỐN BIẾT” DO NHÓM FACEBOOK HÁT CHO TỰ DO TỔ CHỨC NGÀY 28-9-2014 (TNM).
- Ngày 10-10 là ngày Thế giới chống lại Án tử hình – Đại Sứ Quán Thụy Điển ở Hà Nội đã hưởng ứng (Embassy of Sweden in HN). – Đại sứ Anh Giles Lever và Trưởng phòng Chính trị ĐSQ Anh Mark Fletcher cũng đã hưởng ứng (UKinVietnam). =>
- Trần Vũ Hải: Nhân ngày Luật sư Việt Nam 10/10, bàn về hành nghề luật sư và tổ chức luật sư ở Việt Nam- Bài 1 (Quê Choa).
- Kết quả nghiên cứu: Tuyệt đại đa số dân VN và TQ chọn con đường tư bản (AP/ VOA). “95% đối tượng Việt Nam được thăm dò, một con số cao kỷ lục, nói rằng cuộc sống của người dân sẽ khá hơn trong các nền kinh tế thị trường tự do, 76% người Trung Quốc đồng ý với quan điểm đó“.
- Chuyện đánh chuột giữ bình (Đả thử bảo bình 打 鼠 保 瓶) (TNM).  – Tại sao Tổng Bí thư lại sợ “Đánh Chuột vỡ bình” vào lúc này? (Blog RFA).
- Nhật ký mở lần 115: TẦM NHÌN BÌNH-CHUỘT CỦA ANH TỔNG TRỌNG ĐANG “ĐI VÀO CUỘC SỐNG CỦA LŨ CHUỘT” CỰC KỲ …ÉP-PHÊ! (Tô Hải). “Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư các ông quản lý, một bản thông báo(1) thể hiện tinh thần QUYẾT TÂM GIỮ VỮNG CHIẾC BÌNH DÙ AI CÓ NÓI RA NÓI VÀO LÀ.. “GIẢ” LÀ ĐỒ GỐM LOẠI TỒI! CÒN ĐỐI VỚI CHUỘT THÌ CHỈ….DỌA CHO CHÚNG ỔN ĐỊNH NẰM IM KHÔNG GÂY NÁO LOẠN KHÔNG CÓ LỢI!” – TẠI SAO CÁN BỘ, LÃNH ĐẠO ĐẢNG, HAY PHÁT NGÔN ĐẦN ĐỘN? (TNM).
- Có đồng nào ăn hết đồng đó!!! (DLB). – CTQH Nguyễn Sinh Hùng: “Phải làm ra tiền, không ngồi xem túi tiền có bao nhiêu để chia” (CafeF).  – Nói cho sướng miệng (RFA). TS Nguyễn Quang A: “Nhìn những việc làm của những người có trách nhiệm trong khoảng 10 năm trở lại đây mà họ nắm quyền quyết định về kinh tế, thì tôi nghĩ rằng họ đã hủy hoại nền kinh tế này một cách rất là nhất quán và tôi khó có thể tin được đây là những tiếng nói sẽ được lắng nghe“.
- Không tạo động cơ tiêu tiền (TN). “Ngân sách càng khó khăn, chi tiêu càng ‘phóng tay'; càng hô hào tiết kiệm, chi thường xuyên càng tăng… Nguyên nhân cốt lõi của nghịch lý này là do kỷ luật ngân sách không nghiêm đã và đang tạo ra động cơ tiêu tiền cho nhiều địa phương, nhiều đơn vị“.
- Trụ sở hoành tráng:Cuộc so găng “ai to hơn, nhiều tiền hơn…”? (ĐV). – Nghèo mà xài quá sang! (NLĐ). “Hàng loạt dự án khổng lồ cứ đội vốn, rất nhiều tỉnh đua nhau xây trụ sở ngàn tỉ, nợ vay nước ngoài ngày càng tăng… là gánh nặng đè nặng lên vai người dân“.  – Xây nhà ga đi qua Hồ Gươm: Đừng động đến di sản! (ĐV).
- Kỳ Duyên: Cải cách ơi, hãy… mở cửa (TVN). “Còn người dân Việt giờ đây bỗng như ‘có duyên’ với cổ tích Ba tư Nghìn lẻ một đêm, lẩm nhẩm câu thần chú hàm chứa niềm khao khát của họ, trước cái bẫy thu nhập trung bình khắc nghiệt đã giăng ra: Các loại cải cách ơi, hãy mở cửa”.
- TƯ TƯỞNG NÔ DỊCH ẮT PHẢI HÀNH ĐỘNG VONG NÔ (Hồ Hải). “Trong nguy lại có cơ hội, nếu đảng cầm quyền biết cầu thị. Nó cũng là dịp để từ bỏ Trung Cộng, từ bỏ tư tưởng vay mượn của người khác. Xưa thì vay mượn Khổng Khâu để làm nên 1000 năm Bắc thuộc phong kiến. Nay vay mượn Marx Lenin và Mao để làm nên một thời đại Bắc thuộc mới.   Đã đến lúc phải tư duy độc lập, làm nên tư tưởng của mình để xây dựng đất nước Việt hùng cường. Tư tưởng mà vay mượn thì hành động cũng chỉ là kẻ nô vong“.
- Ông Nguyễn Bá Thanh hiện ra sao ??? (The Pach). “Với biến mất đầy khó hiểu từ đầu tháng 8-2014 đến nay, cùng việc không tiếp xúc cử tri TP. Đà Nẵng vào sáng ngày 3-10, cho thấy ông Nguyễn Bá Thanh đã tự cáo phó cho mình trên cương vị là một chính khách“.
- Một vụ tống tiền có dấu hiệu liên quan đến nhà báo và suy nghĩ về kiểu nhà báo lưu manh (Hữu Nguyên). – Làm báo để bạn đọc khinh thì dễ, nể thì khó… (Kim Dung).
- Hoàng Xuân: ‘Mạng xã hội là nguồn tin chính ở VN’ (BBC). “Khi mạng xã hội ra đời thì cuộc thoái trào với tốc độ nhanh dần của báo chí Việt Nam nói chung gần như không thể cưỡng lại được nữa“.
- Khi nào CSGT được dùng ‘sức mạnh’ với người chống đối? (PLTP).
- Nữ sinh lớp 12 đâm chết cán bộ huyện sau cuộc ái ân (TP).
- Tiến hành điều tra vụ tàu Sunrise bị cướp (TT). – Không dễ tìm ra nhóm cướp tàu Sunrise 689 (TN). – Thuyền trưởng tàu Sunrise 2 lần bị cướp biển bắt giữ (TN).  – Mỹ chính thức tham gia chống cướp biển ở Đông Nam Á (Diplomat/ KP).
H1- Video tường thuật trực tiếp biểu tình ở Hồng Kông ngày 10-10-2014 (HK Apple Daily).   – Chính quyền hủy đàm phán, Hong Kong lại sắp đại biểu tình? (GTVT).  – Người biểu tình Hong Kong kêu gọi dân xuống đường sau khi đàm phán đổ vỡ (VOA).  – Người Biểu Tình Dân Chủ Lại Đổ Xuống Các Con Phố Ở Hồng Kông (ĐKN). – Hàng ngàn người Hồng Kông quay lại biểu tình (TN).  – Hồng Kông căng thẳng trở lại (NLĐ).  – [Photo] 10/10: Hàng chục nghìn người Hong Kong lại “Chiếm Trung tâm” (TTXVN).  – Sinh viên Hồng Kông chuẩn bị đấu tranh lâu dài (RFI). Joshua Wong: “Các bạn hãy mang lều đến để chứng tỏ quyết tâm chiếm đóng lâu dài“.
- Lý Do Thực Sự Khiến Chính Quyền Hồng Kông Hủy Bỏ Đối Thoại Với Người Biểu Tình (ĐKN). “Trưởng Đặc khu Lương Chấn Anh đã nhận ra sự hậu thuẫn mà ông tưởng mình có được thực ra rất mỏng manh, và ông không thể đàm phán khi không có người chống lưng. Liệu ông Lương có thể đi theo chiều hướng nào, ông có thể giữ thái độ gì trong các cuộc đối thoại với người biểu tình? Thực chất, ông đã không còn sự hậu thuẫn từ Bắc Kinh“.
- Bắc Kinh bịt miệng Hồng Kông như thế nào ? (RFI). “Bắc Kinh dựa vào một loạt tổ chức bình phong, mà mục tiêu là ngăn chận biều tình đòi dân chủ, hay qua trợ giúp bằng hiện vật của đảng DAB, cánh tay mặt của đàng Cộng Sản Trung Quốc ở Hồng Kông, cho các cử tri nghèo của họ“. – Nhóm Xã Hội Đen Vây Kích Cuộc Cách Mạng Ô Ở Hồng Kông Bị Nhận Diện (ĐKN).
- Người biểu tình Hong Kong được sự ủng hộ từ Quốc hội Mỹ (VOA). “Trong phúc trình hằng năm công bố hôm qua, Ủy ban Điều hành các vấn đề về Trung Quốc của Quốc hội Hoa Kỳ nhấn mạnh các hành động gần đây của Bắc Kinh ‘làm dấy lên những quan ngại về tương lai các quyền tự do và nền pháp trị mong manh của Hong Kong“.  – Trung Quốc chỉ trích Mỹ ủng hộ biểu tình ở Hong Kong (VNE).
- Thành Long lo ngại biểu tình tại Hồng Kông tác động xấu đến kinh tế (iHay). – Vì sao Thành Long ủng hộ Bắc Kinh? (FB Mạnh Kim). “Tháng 3-2013, Thành Long đã được đưa vào nhóm cố vấn chính trị cho Bắc Kinh (tên chính thức: ‘Trung Quốc Nhân Dân Chánh Trị hiệp thương hội nghị toàn quốc ủy viên hội’ – tổ chức mà đảng viên cộng sản chiếm 1/3 trong 2.000 ghế; nơi mà một trong những chức năng là thực hiện các chiến dịch văn hóa thông qua công cụ quyền lực mềm để thúc đẩy tiến trình hợp nhất Hong Kong, Macau, và đặc biệt mục tiêu Đài Loan, về với ‘đất mẹ’)“.
- Hiện tượng “Hoàng Chi Phong”  (DCCT). “Tình trạng nổi tiếng của anh cũng mang theo chuyện lôi thôi, bực mình. Anh nghĩ rằng đường dây điện thoại di động của anh bị mật vụ Bắc Kinh nghe lén. Anh thú thực là anh cũng có lo sợ, nhưng sẽ vẫn theo đuổi con đường của mình mà anh nghĩ là chính đáng“. – Joshua Wong sẽ nhận giải Nobel Hòa bình trong những năm tới? (FB Tin Không Lề).
H1- Tuổi trẻ ở trên tuyến đầu cho tất cả chúng ta (CSM/ DLB). Về Joshua Wong: “Từ khi 14 tuổi, lúc anh kêu gọi được hơn 100.000 người phản đối kế hoạch áp đặt chương trình giáo dục thân Trung Quốc lên các trường học Hồng Kông, Joshua là một trong những học sinh sinh viên nổi bật trong đám đông. Anh gia nhập với nhóm bạn cùng trang lứa là những người đã chắp đôi chân cho lý thuyết và tiếng nói cho hành động“.
- Các Thượng Nghị Sĩ Hối Thúc Tổng Thống Obama Giúp Đỡ Luật Sư Cao Trí Thịnh (ĐKN).
- Đài Loan kêu gọi Trung Quốc dân chủ hóa (RFI).
- Trung Quốc : Tư pháp muốn độc quyền sử dụng « dư luận viên » (RFI).
- Thủ tướng Trung Quốc thăm Đức để thắt chặt quan hệ kinh tế (RFI).
- Loạt bài nghiên cứu của tác giả Aleksey Volynhets, tiêu đề “Mặt trận Trung Quốc trong cuộc chiến tranh lạnh” đăng trên báo “Bình luận quân sự” của Nga: Bài học Trung Quốc: Thời kì trăng mật    —   Bài học Trung Quốc: Mây đen bao phủ biên giới    —   Bài học Trung Quốc: Bắc Kinh run sợ (ĐV).  – Phục hưng nước Nga: Thực tế chứng minh ngược (ĐV).
- Ngư dân Trung Quốc bị bắn chết khi đi vào vùng biển Hàn Quốc (TTXVN).  – Ngư dân Trung Quốc bị cảnh sát biển Hàn Quốc bắn chết (LĐ).  – Ngư dân Trung Quốc thiệt mạng khi bị đội tuần duyên Hàn Quốc rượt đuổi [bắn chết] (GTVT).  – Cảnh sát biển Hàn Quốc bắn chết ngư dân Trung Quốc (RFI). – Đụng độ với tuần duyên Hàn Quốc, 1 ngư dân Trung Quốc thiệt mạng (VOA).  – Hàn Quốc, Triều Tiên trị thẳng tay tàu cá Trung Quốc (ĐV).
H1

- VIDEO HIẾM – TIẾT LỘ VỀ NẠN ĐÓI Ở BẮC TRIỀU TIÊN (Tư liệu LS). “Trong tháng Sáu vừa qua, bức màn bí mật về đất nước Bắc Triều Tiên lại được vén lên thông qua một đoạn phim về cuộc sống nghèo đói của người dân với hình ảnh những đứa trẻ mồ côi bẩn thỉu, không nhà cửa đang xin ăn hay cảnh một phụ nữ 23 tuổi đang vật lộn sinh tồn vì không có gì để ăn. Tin cho hay cha mẹ cô gái trẻ này đã chết đói và chỉ một tuần sau khi những thước phim được quay thì chính cô cũng qua đời“.
- Giải Nobel hoà bình được trao cho Malala Yousafzai và Kailash Satyarthi (VOA). – Ấn Độ, Pakistan chia nhau giải Nobel Hòa bình 2014 (RFI). “Dù trẻ tuổi, Malala đã chứng tỏ rằng trẻ em và thanh niên cũng có thể đóng góp vào việc cải thiện tình trạng của chính mình“.  – Nữ sinh 17 tuổi giành Nobel Hòa bình 2014 (TN).  – Nữ sinh Pakistan được Nobel hòa bình (BBC). – Cô Malala Yousafzai, ông Kailash Satyarthi cùng nhận giải Nobel Hoà bình (VOA). – Giải Nobel và lý tưởng tuổi 17 (BBC). “Hãy cầm sách và bút vì chúng là những vũ khí mạnh nhất của chúng ta“.
KINH TẾ
- DNNN ‘dính’ nợ xấu thì nhà nước phải chi ngân sách ‘cứu’ (ĐV).  – Đề xuất chi “tiền tươi” ngân sách xử lý nợ xấu: Vì sao lại là DNNN? (BizLive).  – Phỏng vấn TS Nguyễn Minh Phong: Nợ xấu đừng bắt dân phải “gánh” (GDXH).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 10-10-2014 (VietFin).  – Tổng quan chuyển động Tài chính – Ngân hàng 10-10-2014 (VietFin).
- Bán đất Tân Sơn Nhất chẳng đủ xây sân bay Long Thành (TT).  – Không bán Tân Sơn Nhất lấy vốn xây Long Thành (TN).
- Thủ tướng VN ‘ủng hộ bỏ con dấu doanh nghiệp’ (BBC). – Thủ tướng VN ủng hộ phương án bỏ con dấu (BBC).
- Sửa Luật Đầu tư: Thông thoáng nhưng cần chặt chẽ (PLTP).
- PVL: “Hấp hối” chờ ngày… phán quyết? (Vietstock).
H1- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lo Việt Nam “đứng chót” Đông Nam Á (HQ). “Ông Nguyễn Chí Dũng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: Trong thời gian tới nếu không có động lực mới Việt Nam sẽ tụt hậu. Hiện nay thu nhập bình quân đầu người chúng ta chỉ còn hơn hơn Myanmar, Lào, Campuchia“. Hết tự sướng rồi thì… tự thú thôi!
- Thị trường lao động Hàn Quốc: “Cánh cửa” đang dần khép lại (TTXVN).
- EU dọa cấm rau quả Việt: Cục BVTV nói không lo! (ĐV).  - Nho “lạ” ngập thị trường (NLĐ).
- Vào chợ mỗi ngày TTCK 10-10-2014  (VietFin). – Nhận định chứng khoán tuần 13-17/10: “Không có khả năng giảm sâu” (VnEconomy ).
- Chứng khoán Hồng Kông đỏ lửa (CafeF).  – Chứng khoán Hong Kong lại rớt thảm (Tin Tức). – Chứng khoán châu Á giảm do bế tắc tại Hong Kong (Gafin).
- Đồng tiền của Nga đang mất giá mạnh nhất thế giới (VnEconomy). “Đồng tiền mất giá và nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô suy giảm đồng nghĩa với áp lực đè nặng lên dự trữ ngoại hối của Nga. Từ đầu năm đến ngày 3/10 vừa qua, dự trữ ngoại hối của nước này giảm 57 tỷ USD, còn 454,7 tỷ USD“.
- Trung Quốc soán ngôi số 1 của Mỹ: Còn mơ rất xa (VEF).  – 10 năm nữa kinh tế Trung Quốc cũng không thể vượt Mỹ! (CafeF).
- WB yêu cầu Venezuela bồi thường Exxon Mobil 1,6 tỷ đô la (VOA).
- Ukraine cần bao nhiêu tiền để vực dậy nền kinh tế? (Tin Tức).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- PHẠM THẮNG VŨ – Con sóng dữ – KỲ 32 (Nhật Tuấn).
- Hà Nội và một số nhà văn các thế hệ trước 1986 (Vương Trí Nhàn).
- Cải lương trong tiểu thuyết Duyên Anh (1967) (Tây Bụi).
- VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975 (38): Mơ Hương Cảng (Văn Việt).
- Chưa phải ngày buồn nhất (Văn Việt). – Lòng Tự Hào–Cái Bình–Bóng Cây Ngô Đồng (Da Màu).  – Em chôn tôi trong thế ngồi chò hỏ
- Sự khác biệt dí dỏm giữa đàn ông và phụ nữ (Kim Dung).
- “Đàn bà liêu xiêu” – Cuộc chơi của phụ nữ thời công nghệ (HNM).
- Bưu chính Việt Nam từ thời quân chủ đến thời Pháp thuộc (FB Lê Nguyễn).
- Thương xá Tax: Sẽ có một Hội thảo về phương án bảo tồn (ĐV).
- Bao giờ Rồng bay lên từ “ao làng” Thăng Long? (Hiệu Minh).
- Khám phá Mường Khương (FB An Thanh Lương).
- Cuộc sống mộc mạc ở Hong Kong những năm 1950 (KT).
- Athens, cái nôi của nền văn minh phương Tây (XD).
H1<- 8 Ngôi Nhà Độc Nhất Vô Nhị, Nhìn Thì Đẹp Nhưng Nếu Để Sống Thì Phải Suy Nghĩ Lại (ĐKN).
- Hà Tĩnh: Một người dân phát hiện 22kg tiền cổ trong vườn (TTXVN/ PLTP).
- Phát hiện phần đầu tượng nữ thần La Mã 1800 năm tuổi (TP).
- Phát hiện cổ mộ ‘ma cà rồng’ bị đóng cọc ở ngực (TP).
- Không tấn công, không phải U19 (BBC).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Lợi nhuận, phi lợi nhuận với đạo đức, chính sách, pháp lý và thực tiễn – Phạm Thị Ly (HTN).
- Đổi mới đại học: Bắt đầu “cựa quậy” từ giáo trình (VNN).  – Đưa môn công nghệ vào xét tuyển ĐH (TT).  – ‘Cởi trói’ khối thi (PLTP).
H1- Tiết lộ phương án tuyển sinh của ĐH Y, dược TP. HCM (PLTP).  – Các trường y, dược không tổ chức kỳ thi phụ (PLTP).
Chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C… tụt dốc: Tồn tại hay không tồn tại ? (TN). =>
- Thầy hiệu phó gửi tâm thư cho SV về quy định mặc quần jeans (Kênh 14).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Cảnh đời của những người nghèo ở Tây Nam Bộ (RFA). “Thu nhập một ngày cao nhất khoảng một trăm rưỡi ngàn, trừ chi phí thuốc, nước thì khoảng một trăm ngàn một ngày, không đủ tiền lo cho vợ con. Nếu mà hên thì gặp ngày người ta mướn kéo đồ khi họ di dời nhà đó, thì được hai – ba trăm ngàn, trung bình chật vật hằng ngày thì khoảng một trăm ngàn“.
- Câu chuyện quản lý: Mỗi người ăn nửa con gà là vậy! (NLĐ). “Trong câu chuyện với anh nhân viên, tôi mới biết trong khi mình ngồi trong phòng máy lạnh, ăn cao lương mỹ vị, nhậu rượu ngoại mấy chục triệu đồng một chai thì nhân viên của tôi có người bữa cơm không có thịt cá; có người vợ đau, con ốm không có tiền mua thuốc; có người lâu lắm rồi Tết chẳng được về quê...”
- Ký sự Organic – Kỳ 8: Bệnh tật từ đâu tới ?   —   Ký sự Organic – Kỳ 9: Con đỉa và cây cỏ lào   —   Ký sự Organic – Kỳ 10: Tưởng nhớ món mì Quảng   —  Ký sự Organic – Kỳ 11: Nói leo qua ‘lợi ích nhóm’ (TN).
- Sinh vật lạ trong mì tôm là tin đồn thất thiệt (TN).
H1<- Hoa quả TQ và quan ngại ‘nhúng hóa chất’ (BBC).
- Hong Kong cấm dầu động vật của Đài Loan (TT).
- Bắt xe ô tô vận chuyển hơn 4 ngàn con gà giống nhập lậu từ Trung Quốc (CAND).
- Úc: Cô gái sống sót 17 ngày trong rừng nhờ ăn côn trùng (KP).
- TPHCM xuất hiện “sóng bạc đầu” trên… phố (KP).
- Dịch SIDA xuất phát từ Kinshasa, Congo, trong những năm 1920 (RFI).
- Hội nghị về Ebola tại Ngân hàng Thế giới (VOA).  – Cháo thịt dơi có thể là nguồn gốc gây dịch Ebola (RFI). – Làm thế nào để không nhiễm Ebola (BBC). – Những hiểu biết sai lầm về Ebola (BBC).   – BS Đỗ Văn Hội – Tìm hiểu bệnh Ebola (Ebola Virus Disease) (Dân Luận). “Ở Hoa Kỳ, một người đàn ông ở Dallas, tên Thoma Duncan, từ Liberia về nước cách đây khoảng hai tuần lễ. Trên máy bay anh ta không có triệu chứng, nhưng khi về đến nhà vài ngày thì thấy sốt cao, đi khám bệnh chỉ cho thuốc trụ sinh thông thường, vài ngày sau trở nặng, thí nghiệm máu xác định anh ta mắc bệnh Ebola, anh được cách ly và điều trị chu đáo, nhưng anh đã qua đời ngày 8 tháng 10, 2014″.
Thật ra Thomas Duncan là người Liberian, không phải người Mỹ. Anh ta đến Mỹ để thăm thân nhân, nhưng đã khai báo gian dối khi nhập cảnh. Trước đó, Thomas đã từng tiếp xúc với người nhiễm virus Ebola, khi đưa thân nhân bị nhiễm bệnh vào bệnh viện ở Liberia, nhưng nhập cảnh vào Mỹ, phải trả lời các câu hỏi, anh ta đã trả lời là không tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm virus Ebola. Anh ta đã mang virus này vào Mỹ và chết tại đây. Công tố quận Dallas, bang Texas đang cân nhắc chuyện truy tố Thomas Duncan tội khai báo gian dối: Dallas County prosecutor considering criminal charges against Ebola patient in Texas (WP).
QUỐC TẾ
- Mỹ buộc Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (RFI). – Mỹ tăng cường không kích Nhà nước Hồi giáo ở Syria (VOA).  – Nhóm IS tiến hành pháo kích ở khu vực cửa khẩu biên giới Syria (TTXVN).   – Giao tranh ác liệt trong thành phố biên giới Syria (VOA).  – LHQ lo ngại thảm sát nếu IS chiếm Kobane (Tin Tức).  – IS kiểm soát ít nhất 40% Kobani (VNE).  – IS chiếm trụ sở người Kurd ở Kobani, kiểm soát 40% thị trấn chiến lược (LĐ).  – Trận chiến Kobane: Những toan tính chiến lược (Tin Tức).
- Cảnh báo đáng sợ về nguy cơ khủng bố bằng bom Ebola (VNN).  – IS có thể dùng quân cảm tử mang virus Ebola tấn công phương Tây (GDVN).
- Tướng Philippines lên cấp vì theo dõi TQ (BBC).
- Nhân dạng thi thể 3 người Việt trên MH17 (BBC).
* RFA: + Sáng 10-10-2014; + Tối 10-10-2014

* RFI: 10-10-2014

* Video RFA: + Bản tin video sáng 10-10-2014; + Bản tin video tối 10-10-2014

3025. Phạm Đình Trọng: Diễn viên đóng thế

VNTB
Phạm Đình Trọng
10-10-2014
H1

Đã nhiều lần viết về những buổi làm việc với công an, tôi đã thấy nhàm chán, không muốn viết về buổi sáng nay nữa. Nhưng, như một trách nhiệm, sau nửa ngày ngần ngại, tôi cố khắc phục sự ngán ngẩm, lười biếng, buổi tối buộc mình phải ngồi vào bàn viết.
Viết như một trách nhiệm tường trình, như một lời giãi bày, tâm sự với các Anh, các Chị đã và đang dành sự quan tâm, chia sẻ, sát vai đồng lòng cùng tôi.
Viết như san sẻ một chút thực tế với các anh, chị đang dấn thân vào cuộc đấu tranh cho dân chủ hóa đất nước sẽ phải nhận giấy mời, giấy triệu tập của công an đến “làm việc”. Vâng, tôi để chữ làm việc trong dấu nháy vì những cuộc như vậy không hẳn là làm việc.
Viết như một ghi chép lại bằng chứng, tư liệu lịch sử về một thời người dân Việt Nam khốn khổ phải sống trong nhà nước độc tài công an trị. Viết ghi lại hình hài con người văn hóa, con người nhân văn tong teo, còm cõi, suy kiệt ở những công cụ của bạo lực chuyên chính vô sản.
Viết vì trách nhiệm của trái tim như vậy, viết vì hôm nay và cả vì ngày mai nữa thì dù nhàm chán và ngán ngại đến đâu nhưng nếu còn phải nhận những giấy mời, giấy triệu tập ngạo ngược ra uy, coi thường người dân như vừa qua thì tôi sẽ còn phải viết.
Đúng thời gian theo giấy mời đến công an xã Phước Kiển “làm rõ nội dung thư kháng nghị”, 8 giờ 30 sáng thứ ba, 7.10.2014, tôi có mặt ở nơi tôi đã nhiều lần ngồi với công an. Lần công an bắt tôi như xã hội đen bắt cóc người dẫn giải tôi về đây giam giữ suốt cả ngày. Lần tôi tự đến theo giấy mời của công an cũng giống như hôm nay.
Trước mặt tôi, phía bên kia chiếc bàn dài có ba người. Ông Hoàng, ngoài năm mươi tuổi mặc đồ dân sự, tự giới thiệu là ở văn phòng phía Nam. Ông nói lấp lửng như vậy và tôi cứ nghĩ rằng ông ở văn phòng phía Nam bộ Công an nên không hỏi thêm nhưng đến cuối buổi làm việc, khi tôi hỏi thăm về cá nhân thì ông Hoàng lại bảo ông không phải công an. Ông Sang, ngoài bốn mươi tuổi cũng mặc dân sự mà tôi đã giáp mặt vài lần. Lần đầu, tôi ngồi làm việc với ông Sang cũng ngay tại gian phòng này, chiếc bàn này về những bài viết của tôi. Lần thứ hai tôi giáp mặt ông Sang là khi tôi bị bắt cóc đưa về đây. Trong số những người trông coi giam giữ tôi có cả ông Sang. Lần thứ ba, lần thứ tư tôi giáp mặt ông Sang là khi tôi nhận ra ông Sang có mặt trong số những người chốt chặn trước nhà tôi, những ngày đầu tháng chín, năm 2014. Người thứ ba mặt còn bầu bĩnh của tuổi đôi mươi, mặc sắc phục công an xã, gờ vai áo có phù hiệu với chữ CAX (công an xã). Giấy trước mặt, bút trong tay, CAX cắm cúi viết. Cuối buổi làm việc, đọc biên bản, tôi mới được biết CAX có tên Lê Chí Hiếu “cán bộ ghi biên bản”.
Với từ “hợp tác” thường được công an sử dụng, ông Hoàng đặt vấn đề buổi làm việc về thư kháng nghị của tôi và đề nghị tôi hợp tác. Ông nói thêm: Buổi làm việc có ghi âm, có quay phim để có trách nhiệm và có bằng chứng, sau này có cái đối chiếu, anh có ý kiến gì không? Thưa anh Hoàng. Sự có mặt của tôi ở đây đã là thể hiện sự hợp tác của tôi rồi. Tôi cũng mong có buổi làm việc này và tôi xin cảm ơn các anh đã dành thời gian xem xét thư kháng nghị của tôi. Thư kháng nghị của tôi là rõ ràng, đúng đắn. Vì thế, về nghiệp vụ các anh thấy cần ghi âm, ghi hình buổi làm việc này thì các anh cứ ghi.
Công an nhà nước cộng sản Việt Nam hôm nay có quá nhiều tướng, quá đông quân, quá đủ trang thiết bị hiện đại cho nghiệp vụ trị dân và họ cũng tự cho mình cái quyền muốn ghi âm, ghi hình ai thì ghi, không cần báo, không cần hỏi người bị thu lời, ghi mặt. Nhưng hôm nay ông Hoàng đã hơn một lần nhắc đến việc quay phim, ghi âm với tôi. Họ tôn trọng tôi ư? Tôi cười thầm. Còn lâu công cụ bạo lực chuyên chính vô sản mới biết cúi đầu tôn trọng người dân. Sự nhấn mạnh ghi âm ghi hình của ông Hoàng làm cho tôi chợt nhận ra điều bất thường: Máy ghi hình phải có người sử dụng điều chỉnh khuôn hình nhưng khi tôi vào phòng làm việc đã thấy chiếc máy như máy ảnh bé xíu đặt trên giá ba chân hướng ống kính về giữa bàn làm việc và cứ để đó suốt buổi, không có ai điều chỉnh để thu mặt mũi người được ghi hình vào khuôn hình. Còn ghi âm là chiếc điện thoại di động cũng bé xíu của ông Sang để trên bàn.
Vừa giáo đầu làm việc, tôi mới nhỏ nhẹ thưa gửi được vài lời thì ông Hoàng đã hai lần nhắc: Anh Trọng đừng căng thẳng. Tôi cho rằng mấy trò ghi âm, ghi hình, nhắc nhở đừng căng thẳng chỉ để tạo áp lực tâm lí nên tôi mỉm cười, nói: Tôi thấy có được buổi làm việc này là rất tốt nên tôi rất thoải mái. Thưa anh Hoàng. Để có thể hợp tác, tôi có một đề nghị là làm việc đúng pháp luật, có văn hóa. Mà văn hóa cao nhất là tình người, là cư xử có tình. Và tôi cũng mong buổi làm việc có kết quả. Mà kết quả cần phải có là những hành xử vi phạm pháp luật của công an đối với tôi phải vĩnh viễn chấm dứt. Làm việc đúng pháp luật là giấy mời tôi đến đây để “làm rõ nội dung thư kháng nghị” thì chỉ làm việc về thư kháng nghị của tôi mà thôi, không làm những nội dung khác. Giấy mời cũng ghi tôi đến đây làm việc với ông Toàn, ông Sang. Nhưng ở đây không có ông Toàn. Và trong giấy mời không có tên anh Hoàng, tức là anh Hoàng không phải là người làm việc với tôi. Nhưng thôi, điều đó bỏ qua.
Tôi cần ghi chú thêm một chút. Ông Toàn không có ở công an xã Phước Kiển nhưng có ông Tuấn, công an cấp thành phố. Ông Tuấn là người luôn theo sát tôi suốt mấy năm qua. Người đã ngồi làm việc với tôi ở nhà tôi khi tôi còn ở quận Tân Bình. Người đã làm việc với tôi ở công an phường Bến Thành khi tôi đi dự phiên tòa công khai xử phúc thẩm Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải mà bị bắt đưa từ tòa án thành phố về công an phường Bến Thành. Và còn nhiều lần ông Tuấn và tôi giáp mặt nhau nữa. Tôi dắt xe vào sân công an xã Phước Kiển thoáng thấy ông Tuấn đứng ở phía trong cùng mảnh sân. Nhìn thấy tôi, ông Tuấn liền đi khuất vào sau lùm cây cạnh nhà ủy ban xã. Như vậy ông Tuấn từ trên công an thành phố có đến đây nhưng không ra mặt làm việc với tôi.
Đặt điện thoại trên bàn, đầu điện thoại hướng về phía tôi, ông Sang: Chú cho biết họ tên, nơi cư trú. Thưa anh Sang. Đây không phải là cuộc điều tra, lấy lời khai, không phải là lấy cung. Đây là buổi làm việc về thư kháng nghị của tôi. Trong thư kháng nghị tôi đã ghi đầy đủ họ tên, chỗ ở nên tôi không nói lại. Ông Sang giải thích rằng biên bản cần có đủ thủ tục và còn ghi âm nữa nên tôi cần nói họ tên, nơi ở để ghi âm. Nếu vậy, các anh cầm thư kháng nghị của tôi đọc to họ tên, địa chỉ của tôi lên. Ông Hoàng phải lên tiếng đề nghị cho qua phần thủ tục này.
Ông Hoàng đưa cho tôi thư kháng nghị của tôi được in ra từ trên mạng bảo tôi đọc xem có đúng thư tôi viết không. Thưa anh Hoàng. Tôi vừa đọc vừa phải đối chiếu với bản gốc thì lâu lắm. Tôi có bản gốc đây. Anh cho photo rồi anh giữ một bản. Tôi khỏi đọc và đối chiếu. Bản gốc thư kháng nghị của tôi được đưa sang phòng bên photo. Ông Hoàng đề nghị tôi kí vào một bản và ông giữ bản có chữ kí của tôi.
Cầm thư kháng nghị của tôi trên tay, ông Hoàng nói: Tôi được biết anh hay viết rồi đưa lên mạng về nhiều sự việc. Tôi đề nghị có gì không hài lòng, anh cứ phản ảnh theo kênh nhà nước sẽ được trả lời. Câu này được ông Hoàng nhiều lần nhắc lại trong buổi làm việc. Bảo tôi hay viết về nhiều sự việc nhưng ông Hoàng lại hỏi: Thư kháng nghị do anh tự viết hay ai viết. Tôi nói: Tôi là nhà văn mà không viết nổi cái thư hai trang phải nhờ người khác viết sao?
Vì ông Hoàng bảo tôi nói cụ thể về những điều làm cho tôi phải phản ứng với công an thành phố, tôi phải nhắc lại những sự việc. Không cần giấy tờ, chỉ bằng trí nhớ tôi nhắc lại rành rọt những con số: Sáng chủ nhật, 18.5.2014, tôi đang đi bộ trong vườn cây trước dinh Thống Nhất, từ phía sau, hai cánh tay thọc vào hai nách, một bàn tay bịt miệng tôi, lôi xuống đường Lê Duẩn, tống tôi vào chiếc ô tô biển số 51A535.20, chạy ra Cần Giờ và giữ tôi ngoài đó suốt một ngày. Sáng chủ nhật, 24.8.2014, khi tôi vừa ra khỏi nhà đi ăn sáng, cả chục công an xô đến bắt cóc tôi, tống tôi vào chiếc ô tô 52N2654 đưa về công an xã Phước Kiển và cũng giữ tôi ở đây suốt một ngày. Từ 26.8.2014 đến 8.9.2014 ngày nào cũng có từ 6 đến 10 công an mặc dân sự cùng chiếc ô tô 52N2654 chở người bị bắt, đến chốt chặn trước nhà tôi. Tôi chở đứa cháu đi học, hai công an trên một xe máy theo sát tôi. Tôi thả cháu ở trường, hai công an ép tôi phải quay về ngay. Sau thư kháng nghị ngày 8.9.2014 của tôi, tưởng việc công an phong tỏa nhà tôi sẽ chấm dứt nhưng đến tận ngày chủ nhật, 5.10.2014, mới cách đây hai hôm, bảy công an mặc dân sự lại đến chốt chặn trước nhà tôi từ mờ sáng đến chiều.
Ông Hoàng: Anh có biết lí do vì sao họ làm như vậy với anh không? Thưa anh Hoàng. Vì sao họ làm như vậy thì anh phải hỏi họ chứ sao lại hỏi tôi. Họ làm như vậy chỉ gây cho tôi ấn tượng rất mạnh về sự ngang nhiên vi phạm pháp luật của họ, những công an nhân dân, lực lượng bảo vệ pháp luật.
Ông Sang hỏi: Sao chú biết những người đó là công an? Anh Sang ạ, ngày 18.5.2014, tôi bị bắt trước dinh Thống nhất ngay trước mắt rất đông công an. Những người bắt tôi tự nhận là công an cấm tôi ra khỏi nhà. Ngày 24.8.2014, những người bắt tôi, tống tôi vào chiếc ô tô 52N2654 chạy thẳng vào công an xã Phước Kiển và phòng giam giữ tôi trong trụ sở công an Phước Kiển là phòng có hai bàn làm việc, luôn có cán bộ công an Phước Kiển ra vào. Còn có cả ông Thành, phó ban an ninh ấp 3 xã Phước Kiển đến gặp tôi, khuyên nhủ tôi rằng nếu tôi hứa không đi đâu ra khỏi nhà, ông Thành sẽ nói các anh công an để tôi về nhà. Còn trong số những người đến chốt chăn trước nhà tôi, tôi nhận ra có cả anh Sang nữa.
Ông Sang vội chối đây đẩy: Tôi không biết nhà chú ở đâu. Tôi gặp chú lần này mới là lần thứ hai. Anh Sang ơi, mắt tôi còn tinh lắm, không nhìn gà hóa cuốc đâu và trí nhớ tôi còn rất tốt. Hôm tôi thấy anh Sang cùng những người chốt chặn trước nhà tôi, anh Sang mặc áo thun trắng. Chú thấy tôi sao chú không hỏi. Tôi định chào anh Sang nhưng thấy tôi, anh Sang liền quay mặt đi nên tôi không chào nữa.
Tôi xác định và dẫn chứng như vậy nhưng ông Sang vẫn một mực nói rằng hôm nay ông Sang mới gặp tôi lần thứ hai. Tôi nhìn ông Sang. Một dáng vẻ rất đàn ông. Mặt sáng sủa. Dáng cao ráo, sức vóc. Thật tiếc, đó lại là người đàn ông không có dũng khí đàn ông, lẩn tránh trách nhiệm, dám làm mà không dám chịu trách nhiệm! Không dám nhận việc mình làm tức là biết việc làm đó là sai. Sai nhưng vẫn hăm hở làm để có thành tích. Tôi nói: Đi lại cũng như ăn uống, hít thở là nhu cầu không thể thiếu của người đang sống, là quyền cơ bản của con người. Hiến pháp Việt Nam 2013 cũng ghi “Công dân có quyền tự do đi lại, tự do cư trú ở trong nước”. Thế mà công an đã ngang nhiên tước đoạt quyền tự do đi lại của tôi, một công dân tự do, lương thiện, không làm gì phạm pháp.
Ông Hoàng nói rằng anh em dưới này làm việc quá lố ông sẽ cho kiểm tra lại và ông hỏi tôi: Sự có mặt của những người ở trước nhà anh, có ai thấy không? Người dân trong khối nhà tôi ở đều thấy cả. Gần chục thanh niên trẻ khỏe suốt từ sáng sớm đến tối cứ vật vờ, la cà trước nhà, làm sao không thấy. Người dân cũng biết rõ những người đó đều là công an. Hôm chủ nhật, 5.10.2014, tôi chỉ nhận ra được sáu người đến chốt chặn. Nhưng có ông bạn ở cùng tòa nhà mách cho tôi biết số người chốt chặn là bảy chứ không phải sáu. Năm giờ sáng, ông bạn đó xuống nhà tập thể dục đã thấy có hai người. Một lúc sau thêm năm người nữa. Sự xuất hiện của công an đông đảo và dài ngày như vậy làm cho người dân xì xào, hoang mang, xao xác, bất an cả khu nhà.
Anh hay ai đưa thư kháng nghị của anh lên facebook? Anh có facebook lâu chưa? Hỏi những câu đó rồi ông Hoàng lại nói: Có gì không đồng tình, anh cứ gửi vào kênh góp ý sẽ có người trả lời. Thưa anh Hoàng. Chúng tôi đã nhiều lần kí kiến nghị gửi theo kênh nhà nước đến những người có trách nhiệm mà có ai trả lời đâu. Anh kiến nghị việc gì? Chúng tôi kiến nghị dừng dự án bô xít và đã cử người mang trực tiếp kiến nghị đến văn phòng Quốc hội. Trong dịp sửa đổi hiến pháp 1992, Quốc hội kêu gọi người dân tham gia xây dựng hiến pháp mới, chúng tôi hưởng ứng liền kiến nghị về những nội dung cần sửa đổi và cũng có một đoàn do nguyên Bộ trưởng bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc dẫn đầu mang kiến nghị giao trực tiếp cho ban sửa đổi hiến pháp. Những ai kí kiến nghị đó? Nhiều lắm. Có kiến nghị hàng trăm người kí. Có kiến nghị hàng ngàn người kí. Anh có nhớ tên những người kí không? Nội dung kiến nghị và tên những người kí kiến nghị đều đã công bố đầy đủ, công khai trên các trang mạng. Những trang mạng nào? Ông Hoàng hỏi dồn dập, tỏ ra không biết gì đến những kiến nghị được đông đảo người dân quan tâm. Ông cũng tỏ ra không biết đến những trang mạng xã hội. Khi tôi nói trang mạng đăng những kiến nghị và đăng tên người kí kiến nghị là trang Bô xít Việt Nam thì ông càng bất ngờ, hỏi: Trang Bô xit là trang nào? Ông lại dồn dập hỏi những câu của người chưa hề biết đến thế giới mạng, tôi phải nói: Thôi, những cái đó không liên qua đến nội dung làm việc hôm nay. Xin quay về với thư kháng nghị.
Ông Sang đưa cho tôi tờ giấy A4 in lại trang facebook của tôi ngày 10.9.2014, ngày tôi post thư kháng nghị và hỏi: Đây có phải trang facebook của chú không? Tôi xác nhận ngay. Ông Sang nói: Ngày mười tháng chín thư kháng nghị mới có trên facebook của chú. Nhưng từ ngày chín tháng chín nó đã có trên trang Ba Sàm. Nghe nhắc đến tên một trang mạng mới, ông Hoàng lại hấp tấp hỏi: Trang Ba Sàm là trang nào? Không quan tâm đến vẻ bỡ ngỡ của ông Hoàng, ông Sang tiếp: Như vậy thư kháng nghị này chú lấy từ trên trang Ba Sàm? Không phải là do chú viết.
Tôi giải thích rằng viết xong thư kháng nghị, trước khi chính thức gửi đến những địa chỉ mà thư cần gửi tôi đã chuyển tới các anh chị trong Diễn đàn Xã hội Dân sự, Văn đoàn Độc lập và hội Nhà Báo Độc lập mà tôi là thành viên để thông báo và mong được sự hỗ trợ tinh thần từ các tổ chức đó. Chính vì thế từ thư kháng nghị của tôi đã có thêm thư kháng nghị của Diễn đàn Xã hội Dân sự có chữ kí của nhiều người và có Tuyên bố của Văn đoàn Độc lập Việt Nam “về việc nhà văn Phạm Đình Trọng bị công an sách nhiễu”.
Nghe những tên Diễn đàn Xã hội Dân sự, Văn Đoàn Độc lập . . . ông Hoàng lại tỏ ra bất ngờ, lạ lẫm và lại hỏi dồn dập. Còn ông Sang thì vẫn nhắc đi nhắc lại hai mốc thời gian trên trang Ba Sàm và trên facebook của tôi để bảo rằng thư kháng nghị là lấy từ trang Ba Sàm, không phải do tôi viết. Nhưng điều đó có gì quan trọng nhỉ?
Có lẽ ông Hoàng cũng thấy điều ông Sang quan tâm là không có gì quan trọng nên trao đổi nhỏ với ông Sang cho kết thúc buổi làm việc. Ông Hoàng hướng về phía tôi, nói: Tôi sẽ về kiểm tra những điều anh phản ảnh và sẽ có giấy mời anh đến để chúng tôi trả lời. Tôi đề nghị anh từ nay có gì không hài lòng thì anh cứ viết rồi gửi theo kênh nhà nước, đừng gửi lung tung.
Ông Sang chuyển cho tôi biên bản làm việc. Nhìn biên bản tôi lại thấy thêm những điều rất không bình thường phải được gọi đúng tên là khuất tất. Hai chủ thể chủ trì buổi làm việc là ông Hoàng và ông Sang đều không có tên trong biên bản, thay vào đó là tên ông Lâm Ngọc Thích, trưởng công an xã, người hoàn toàn không có mặt trong buổi làm việc. Ghi biên bản là một công an cấp xã trẻ măng vì thế số chữ ghi được vào biên bản sau hai giờ làm việc cũng chỉ được vài trăm từ. Cái biên bản khuất tất, sai lệch, không trung thực và thiếu hụt về buổi làm việc đã chứng tỏ những người bày đặt ra buổi làm việc này cũng chẳng coi buổi làm việc ra gì và buổi làm việc cũng chẳng phải để “làm rõ nội dung thư kháng nghị”. Vì thế cái sự ghi âm, ghi hình “buổi làm việc” cũng chỉ là một trò đùa. Chẳng cần mất thời gian đọc biên bản tôi ghi ngay vào vị trí kí tên của tôi ở biên bản rằng: “Tôi xác nhận có buổi làm việc với ông Hoàng và ông Sang”. Vì ở biên bản phần ghi tên những người tham gia làm việc không có tên ông Hoàng, ông Sang nên tôi phải ghi rõ rằng tôi làm việc với ông Hoàng, ông Sang chứ không phải làm việc với ông Lâm Ngọc Thích để chỉ ra sự khuất tất của biên bản.
Sau khi tôi có ý kiến về việc ông Lâm Ngọc Thích không tham dự buổi làm việc lại có tên ở vị trí người chủ trì, ông Lâm Ngọc Thích mới được ông Sang mời đến. Nhưng ông Thích mặc cảnh phục hàm trung tá vừa lặng lẽ ngồi ghé xuống chiếc ghế ở góc bàn thì ông Hoàng lại tỏ ra ngạc nhiên liền hỏi: Anh là ai mà vào ngồi đây?
Đến phút cuối cùng ngồi chuyện gẫu hỏi thăm cá nhân mới lộ ra cái bi hài, cái trò đùa dai của buổi làm việc này. Tôi hỏi thăm, ông Hoàng cho biết ông quê ở Vĩnh Long, nhà ở quận Một Sài Gòn. Tôi nói: Nhà anh ở quận Một thì đến Văn phòng phía Nam đường Nguyễn Trãi cũng gần. Ông Hoàng liền cải chính: Văn phòng phía Nam ở đường Nguyễn Trãi là của bộ Công an. Tôi không ở bộ Công an. Ơ kìa, đại tá Hồ Quang Thắng trưởng công an huyện Nhà Bè kí giấy mời tôi đến làm việc thì phải làm việc với công an chứ. Sao ông Hoàng không phải công an lại đến đây làm việc với tôi! Bất ngờ quá, tôi hỏi: Thế anh ở bộ nào? Tôi ở cơ quan pháp luật. Ông Hoàng nói thêm: Có cái không thể công khai được. Tôi nói: Buổi làm việc hôm nay chỉ là sự việc bình thường của đời sống dân sự. Cơ quan anh Hoàng làm việc dù là cơ quan pháp luật cũng làm việc với dân, có gì liên quan đến an ninh quốc gia đâu mà không thể công khai. Ông Hoàng im lặng.
Hóa ra ông Hoàng chỉ là chân gỗ, là cascadeur, diễn viên đóng thế! Ông Hoàng là diễn viên đóng thế người chủ trì buổi làm việc còn ông trưởng công an xã Phước Kiển Lâm Ngọc Thích là diễn viên đóng thế ở biên bản làm việc!
Ông Hoàng, diễn viên đóng thế nói rằng sẽ về kiểm tra lại và một buổi khác sẽ mời tôi đến làm việc để nghe trả lời. Không! Tôi sẽ không đến công an làm việc về thư kháng nghị của tôi nữa. Thư kháng nghị của tôi gửi Chủ tịch nước và Bộ trưởng Công an thì chỉ hai nơi đó mới có trách nhiệm trả lời. Thư kháng nghị của tôi tố cáo việc làm vi phạm pháp luật của công an thì bị cáo không thể lại là người phán xử giải quyết tố cáo được. Bị cáo ngồi ghế phán xử nên mới có sự quanh co của ông Sang và mới có chuyện diễn viên đóng thế bi hài này.
LỜI CUỐI.
Tôi là người trong cuộc viết lại trung thực những gì vừa xảy ra nhưng Diễn Viên Đóng Thế có cốt cách như một truyện ngắn hư cấu. Tôi có thể xác quyết rằng nhà văn dù có sức tưởng tượng phong phú đến đâu cũng không thể hư cấu nổi truyện Diễn Viên Đóng Thế đã diễn ra trong đời thực của xã hội Việt Nam thời độc tài công an trị.
Hỡi các nhà văn. Chúng ta đang được sống trong thời mà cuộc đời ngồn ngộn, lấp lánh chất liệu của văn chương. Hãy về với đời thực cùng chia sẻ khổ đau, vật vã với nhân dân thân yêu để có những trang viết chân thực về nhân dân, cho nhân dân, cho cuộc đời. Đừng cam chịu viết những điều giả dối, nhạt nhẽo, vô hồn minh họa cho cái lí tưởng đã chết khô, đã là rác thải của lịch sử rồi ngửa tay nhận bổng lộc và tranh nhau mấy cái giải thưởng, danh hiệu hão. Bổng lộc, giải thưởng, danh hiệu cũng từ đồng tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân đấy.

3026. VỀ HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ

Chu chi Nam và Vũ văn Lâm
10-10-2014
Từ khi xẩy ra Hội nghị Thành Đô vào ngày 3 và 4/tháng 9/năm 1990 tới nay, cộng sản Việt Nam không ngừng dâng đất, nhượng biển và qụy lụy Trung cộng. Từ đó có người cho rằng đây là một hội nghị bán nước. Có phải thế không ? Chúng ta cùng nhau xem xét vấn đề.
I) Tình hình thế giới cộng sản trước Hội nghị Thành đô

- Tình hình tại Liên sô

Tình hình Liên sô trước Hội nghi Thành đô 1990 là một tình hình: kinh tế thì đổ nát, chính trị thì không những dân, mà chính giới lãnh đạo, từ dưới lên trên, phần lớn hết tin tưởng vào chính quyền, vào đảng Cộng sản. Bắt đầu bằng Brejnev, Tổng bí thư, trước khi chết, đã phải than lên: « Xã hội chủ nghĩa gì mà 1/3 xe chạy ngoài đường là ăn cắp săng của công, 1/3 bằng cấp là bằng cấp giả, công chức đến sở làm việc là đến cho có mặt, sau đó thì đi coi hát hay làm việc riêng. » Thêm vào đó, khi Brejnev chết, hai ông già lên thay, vừa bệnh hoạn, vừa chết sớm, Andropov, cầm quyền từ 1983 tới 1984, Tchernenko, lên thay, nhưng chỉ mấy tháng sau thì bệnh nặng, không thể cầm quyền, thực quyền ở trong tay Gorbatchev, cho tới khi Tchernenko chết, Gorbatchev lên ngôi chính thức vào năm 1985.

Gorbatchev nhận một gia tài cộng sản đổ nát, muốn cải tổ, tuy nhiên lúc đầu ông còn thận trọng, chỉ dùng những biện pháp nhỏ, như đưa ra những đạo luật xử phạt mạnh tham nhũng hối lộ, cấm dân nghiện rượu, cấm công chức bỏ giờ làm việc, và đồng thời cho xe đi hốt những người dân chán nản, thất vọng, uống rượu nằm đầy đường, bắt những công chức trong giờ làm việc mà lại có mặt ở những tiệm rượu hay những nhà hát. Nhưng những biện pháp này không đi đến đâu, tham nhũng hối lộ vẫn lan tràn, dân vẫn mất tin tưởng, vẫn uống rượu, không có rượu thì pha chế với alcool để uống, kinh tế vẫn đình trệ. Thêm vào đó, những quốc gia bị Nga hoàng và Lénine sát nhập vào Nga, bắt đầu nổi lên đòi tự trị. Đấy là chưa nói đến những vùng bị đe dọa bởi nạn đói. Đến nỗi Gorbatchev, sợ phải than lên:« Tiếng kêu của song chảo, nồi niêu còn ghê sợ hơn tiếng súng đại bác và xe tăng. »
Người xưa có nói: « Họa vô đơn chí. Phúc bất trùng lai « (Tai họa không đến một lần. Phúc không trở lại lần thứ hai). Tình trạng quốc gia xã hội thì đã như vậy, đùng một cái, ngày 25/4/1986, nhà máy nguyên tử Tcherbobyl bị nổ. Đây là nhà máy được Liên sô xây vào năm 1977, khánh thành năm 1983, tại phía bắc thủ đô Kiev của nước Ukraine ngày hôm nay. Nhà máy nguyên tử này nổ ra mới cho dân và thế giới thấy tình trạng tồi tệ của nước Liên sô về hạ tầng cơ sở. Để chữa cháy, ngăn cản phóng xạ thoát ra ngoài, người lính không có một bộ đồ mặc chống phóng xạ, họ phải dùng những chiếc áo mưa. Lúc đầu, cơ quan cấp dưới còn dấu diếm, nhưng sau không thể, phải báo cáo lên cấp trên, tới Gorbatchev.
Từ lúc này Gorbatchev mới thấy không thể dùng những biện pháp cải tổ nhỏ, mà phải cải tổ sâu rộng, nên đã đưa ra :
- Chính sách Trong sáng ( Glasnost ), cấm cơ quan cấp dưới che dấu sự thật, phải làm những bản tường trình trong sáng, nói lên sự thật.
- Chính sách tái cấu trúc ( Pérestroika), để được như vậy, thì phải tái cấu trúc guồng máy quốc gia, cách chức những công chức tham nhũng hối lộ, bất tài, dựa vào con ông cháu cha mà được lên chức, từ từ thực hiện bầu cử tự do, cho phép đối lập hoạt động, báo chí được quyền nói lên sự thật.

Có người tố cáo Gorbatchev là người của CIA, Cơ quan tình báo Hoa kỳ, gài vào để làm sụp chế độ cộng sản. Thực ra không phải vậy. Không có một bằng cớ, một tài liệu nào chứng tỏ ông là người của CIA. Ông chỉ muốn cứu và cải tổ một chế độ không thể cải tổ được mà chỉ có thay thế; và con đường ông đi là con đường tất yếu của lịch sử, nếu muốn nghĩ đến dân, đến nước, nếu muốn theo kịp đà tiến bộ của nhân loại.
Thực vậy, căn nhà xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên một nền móng sai lầm là lý thuyết Mác Lê. Marx chủ trương bãi bỏ quyền tư hữu, đấu tranh giai cấp. Bãi bỏ quyền tư hữu có nghĩa là bãi bỏ một nguyên động lực chính thúc đẩy con người làm việc, đưa xã hội cộng sản lâm vào cảnh « Cha chung không ai khóc. Nhà chung không người chăm sóc. Ruộng chung không ai cày. » Người dân đến hợp tác xã là để có mặt, làm việc cho lấy có, mang tâm trạng « Ta làm việc nhiều cũng chỉ lãnh lương như người làm ít hay không làm. » Đã từ lâu, những máy cày, xe cộ của hợp tác xã, bị bỏ mục nát ở ngoài đồng. Số khoai lang đào được, 1/3 để hư thối ở ngoài đồng, 1/3 hư thối vì chuyên chở và bảo trì không cẩn thận ở trong kho.

Ông Jegor Gaida, người đã từng làm Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng bộ kinh tế thời Tổng thống Boris Eltsine, thì cho rằng sở dĩ có sự sụp đổ của Liên sô là vì khí đốt và dầu hỏa, trong một quyển sách ông viết sau khi không còn tại chức. Theo ông, vào những năm 70, giá khí đốt và dầu hỏa tăng, Liên sô là quốc gia xuất cảng 2 thứ này, nên nguồn thâu nhập tăng. Chính vì vậy mà suốt thời Brejnev làm Tổng bí thư từ năm 1964 tới năm 1983, Liên sô không những chạy đua vũ khí với Hoa kỳ, làm ông chủ thầu, đặt vũ khí ở những nước đàn em, như Ba lan thì sản xuất tàu thủy, Đông Đức thì sản xuất xe tăng, Tiệp khắc thì sản xuất súng AK47 v.v… Nhưng đến những năm 80, thì giá khí đốt và dầu bắt đầu giảm, khiến phần thu nhập của Liên sô cũng giảm, lôi theo các nước đàn em.
Phần nhận xét này của ông Gaida không phải là không đúng, nhưng nó chỉ là một phần và có tính cách ngắn hạn. Một đế quốc, một triều đại sụp đổ tất nhiên là đến từ nhiều nguyên nhân: nguyên nhân gần, nguyên nhân xa, nguyên nhân trung hạn, nguyên nhân thật xa.
Nguyên nhân sụp đổ thật xa của của Liên sô bắt đầu từ nền tảng triết học của Marx, như trên đã nói là chủ trương bãi bỏ quyền tư hữu.
Nguyên nhân trung hạn đó là tư tưởng của Lénine lập nên nhà nước độc đảng, độc tài, áp dụng lý thuyết không tưởng của Marx, trong những đợt đánh tư bản mại sản, giết chết hết giai tầng trung lưu.
Chính Boris Eltsine, đã từng là người cộng sản, Uỷ viên Bộ Chính trị, phải than lên khi ông làm Tổng thống xứ Nga: « Nước Nga đã không còn giai tầng trung lưu, giai tầng năng động và là xương sống của xã hội. Đâu còn những con người tháo vát, chỉ cần tay cầm một con dao lớn, đi vào rừng, rồi tạo nên tất cả, nhà để ở, ruộng để cấy lúa, đất để trồng trọt, không những nuôi sống thân mình, gia đình mình, mà còn những gia đình khác. »
Ngoài ra còn nhiều những nguyên nhân khác, như Chiến tranh lạnh, Hoa kỳ nhằm đánh cộng sản, dụ Liên sô vào một cuộc chạy đua vũ trang, lâm vào cảnh kẻ nghèo thi đua tiêu tiền với kẻ giàu.
Từ đó mang lại những nguyên nhân gần, tham nhũng, hối lộ, dân mất hết tin tưởng vào Đảng Cộng sản và chính quyền, trước cuộc sống khó khăn, càng ngày càng bế tắc, dân sinh ra nghiện rượu.

Thế giới trước năm 1990 còn bị đè nặng dưới áp lực của Chiến tranh lạnh, gồm 2 khối : Khối cộng sản lãnh đạo bởi Liên sô, mặc dầu có sự tranh quyền của Trung cộng, Khối tư bản dưới sự lãnh đạo của Hoa kỳ. Vì vậy tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Liên sô có ảnh hưởng trực tiếp không những đối với những nước cộng sản, mà còn đến cả thế giới.
Trong khuôn khổ bài này tôi chỉ xin nói về ảnh hưởng của Liên số đối với Việt Nam, Trung cộng và tất nhiên ảnh hưởng đến Hội Nghị Thành đô 1990.

II) Tình hình Việt nam sau khi Lê Duẫn chết vào tháng 7/1986, trước Hội nghị Thành đô

Có thể nói Lê Duẫn là người cuồng tín theo Liên sô, đúng hơn là theo Brejnev, tự biến Việt Nam thành một con chốt trong bàn cờ tranh hùng tư bản – cộng sản, theo kế hoặch của Brejnev.
Brejnev lên chức Tổng bí thư năm 1964, sau khi hạ bệ Khrouschev, ông này bị chỉ trích là đã mềm yếu trước tư bản vì cho rằng « Tư bản mạnh « chủ trương chính sách hòa hoãn với tư bản, quay về sửa sai chế độ cộng sản. Chính vì vậy mà khi lên ngôi Tổng bí thư năm 1953, chỉ ba năm sau, 1956, Khrouschev tố cáo chính sách tôn thờ cá nhân của Staline, bắt tay với Hoa kỳ, chính sách « Chung sống hòa bình «, « Nguyên tử phục vụ hòa bình«.
Brejnev hoàn toàn chủ trương ngược lại, cho rằng khối cộng sản không yếu như người ta tưởng, khối tư bản không mạnh như người ta nghĩ, mà ngược lại. Vì vậy ông chủ trương quên đi những khó khăn nội bộ, đẩy mạnh cuộc chiến chống tư bản, sau khi chiến thắng tư bản trên toàn thế giới, lúc đó trở về sửa sai cũng không muộn. Brejnev đã đưa ra một chiến lược gồm 2 kế sách: Thượng sách đẩy mạnh công cuộc chống tư bản ở mọi nơi trên thế giới, đưa đến chỗ tư bản phải sụp đổ tất yếu như lời dạy của Marx. Trung sách, nếu không thì chia đôi thế giới lấy trục Sài Gon, Phnom Penh, Bangkok, Kaboul, Moscou làm giới tuyến, bên này phía đông thuộc về công sản, bên kia phía tây thuộc về tư bản.

Chính sách của Brejnev có vẻ hấp dẫn, được đa số trong Trung ương đảng nghe theo, nên có việc hạ bệ Khrouschev vào năm 1964.
Brejnev dùng ba con chốt chính để thực hiện chiến lược của mình : Bên châu Mỹ, Phi châu thì dùng Cuba với Phidel Castro; bên Âu châu thì dùng Đông Đức; bên Á châu thì dùng Việt Nam. Lê Duẫn là con chốt trung thành bậc nhất của Brejnev
Brejnev sửa sọan thượng sách trong vòng 4 năm và bắt đầu tấn công tư bản, như ở Việt Nam chúng ta thấy có Tết Mậu thân 1968, ở Âu châu và ngay ở Mỹ châu có « Phong trào Hòa bình «, những cuộc biểu tình phản chiến, sinh viên xuống đường, đứng đằng sau là những đảng cộng sản, những trí thức thân tả, bên Phi châu thì có những cuộc đảo chính thân cộng sản như ở Ethiopie v.v…
Quả thực lúc đầu có những kết quả ngoạn mục, thế giới tư bản, ngay cả tại Mỹ, có những cuộc biểu tình cả triệu người, thế giới tư bản quả thật bị rung rinh. Tuy nhiên đấy chỉ là kết quả có vẻ ngoạn mục lúc ban đầu, nhưng thế giới tư bản không sụp, mà ngược lại, ngân sách chi phí ra bên ngoài của Liên sô càng ngày càng tăng. Nói như một viên tướng Liên sô lúc bấy giờ:« Những thành quả gặt hái của Liên sô không làm tư bản lay chuyển, mà chỉ là những gánh nặng, những chương mục thêm để Liên sô gửi tiền giúp đỡ. »
Thêm vào đó tư bản, đứng đầu là Hoa kỳ, lại tìm cách khai thác tối đa sự bất đồng giữa Trung cộng và Liên sô. Nên có việc Nixon gặp Mao ở Bắc kinh, ra tuyên bố chung ở Thượng hải năm 1972.
Có người nói, thượng sách của Brejnev được thực hiện trong vòng 8 năm, từ năm 1964 tới 1972, thì chấm dứt, Brejnev phải quay ra thực hiện trung sách, chia đôi thế giới, giữ những gì mình đã gặt hái được.

Chính vì vậy mà có việc Liên sô gửi quân sang xâm chiếm A phú hãn, ký hiệp ước quân sự với Việt Nam và cộng sản Việt Nam gửi quân qua xâm chiếm Căm bốt năm 1978, để làm giới tuyến cộng sản tư bản Sài Gòn – Phnom Penh – Bangkok – Kaboul – Moscou như vừa nói ở trên.

Người khác lại cho rằng thượng sách được kết thúc vào năm 1975, thực ra là vào ngày 1/8/1975, ngày ký Hiệp ước Helsinski, chỉ sau khi quân đội cộng sản xua quân vào cưỡng chiếm miền Nam Việt nam khoảng 3 tháng.
Trong khi cộng sản Việt nam mù quáng vui mừng « chiến thắng » và còn có người u mê đến nỗi cho rằng trong tương lai sẽ « gửi quân sang giải phóng Hoa kỳ « , không biết gì đến tình hình thế giới và ngay cả tình hình khối cộng sản, thì Brejnev, một chỗ dựa « vững chắc « của Lê Duẫn, đã phải lùi bước, đi từ thế công sang thế thủ ở Hội nghị Helsinki, Phần Lan, họp vào cuối tháng 7, gồm các nước Âu châu cộng thêm Hoa kỳ và Gia nã đại. Ở Hội nghị này, Brejnev yêu cầu các nước Âu châu cộng với Hoa kỳ và Gia nã đại công nhận : 1) Biên giới sẵn có của Âu châu, nhất là giữa Liên sô, Ba lan và Đức, lấy sông Oder làm ranh giới, vì vào thời Đệ Nhị Thế Chiến, Staline đã chiếm một phần lãnh thổ của Ba lan, và bù lại thì lại lấy một phần lãnh thổ của Đức sát nhập vào Ba lan ; 2) Yêu cầu thế giới chấp nhận học thuyết Brejnev, theo đó, những nước dưới sự ảnh hưởng của Liên sô chỉ có độc lập giới hạn và Liên sô có quyền gửi quân đến những nước này nếu cần.
Ngược lại thế giới tự do yêu cầu Liên sô phải mở cửa kinh tế để buôn bán với các nước tự do, không thể phá sóng những đài tự do chuyển vào thế giới cộng sản, phải thả một số tù nhân lương tâm.
Khi tham dự và ký những điều khoản của Hiệp ước Helsinski, có một người tướng của Cơ quan Quân báo Liên sô cho rằng « Liên sô ký Hiệp ước này là đã để cho tư bản chọc thủng phòng tuyến của mình «. Điều nhận xét của viên tướng này cho tới ngày Liên sô sụp đổ, quả không sai.

Trở về tình hình cộng sản Việt nam, vẫn u mê với « Chiến thắng «, vẫn nghĩ rằng « Tư bản đang giãy chết «, « Cộng sản sẽ toàn thắng trên toàn thế giới «, họ vẫn ở kế thượng sách của chiến lược Brejnev, trong khi ông này đã phải lùi về kế trung sách. Chính vì vậy mà cộng sản Việt nam xua quân sang xâm chiếm Căm bốt năm 1978 và còn hăm he tiến đánh Thái lan. Tuy nhiên cả Liên sô và cộng sản Việt nam, một bên thì bị sa lầy ở Căm bốt, bên kia thì bị sa lầy ở A phú hãn.
Đấy là chưa nói đến sự kiện Hoa kỳ và Trung cộng xích lại gần nhau hơn. Đặng tiểu Bình đã trở lại chính quyền năm 1976 và 2 năm sau 1978 nắm thực quyền, đã vội vã sang thăm Hoa kỳ năm 1979, đóng vai một người Hoa Kỳ, đội mũ cao bồi, đi xem đua ngựa. Cùng năm 1979, thì xua quân vượt biên giới « Dạy cho Việt nam một bài học ».

Từ ngày Hội nghị Helsinski tới ngày Brejnev chết, tình hình thế giới cộng sản càng ngày càng xấu đi, tại quốc nội cũng như quốc ngoại.
Quốc nội thì nói chung các nước cộng sản, kinh tế càng ngày càng tồi tệ, dân bất mãn, bỏ nước ra đi như ở Việt nam, tại Liên sô thì dân sinh ra nghiện rượu; quốc ngoại thì xẩy ra tranh chấp Việt – Căm bốt, Việt – Hoa, Nga – Hoa. Tranh chấp Nga – Hoa trở nên cao độ. Hoa kỳ lợi dụng tình thế này để chia rẽ thế giới cộng sản.
Brejnev chết là một mất mát lớn với cộng sản Việt nam, đặc biệt là với Lê Duẫn, người tuân thủ bất cứ một mệnh lệnh gì và sẵn sàng làm con chốt thí thân cho chiến lược của ông này. Brejnev chết đi, tình hình Liên sô cũng không có gì sáng sủa, hai ông già lên thay, Andropov và Tchernenko, trong vòng 2 năm, cho tới khi Gorbatchev kế vị, rồi thế giới cộng sản Liên sô và Đông Âu sụp đổ. Trong thời gian này thì Lê Duẫn của Việt Nam vẫn cầm quyền cho tới tháng 7/1986.

Khi Lê Duẫn chết, người lên kế vị với chức vụ quyền Tổng bí thư là Trường Chinh, vì lúc đó theo thứ tự trong đảng thì đứng đầu là Lê Duẫn, thứ nhì là Trường Chinh, thứ ba là Phạm văn Đồng, Lê đức Thọ đứng mãi thứ 6. Trường Chinh sang Liên sô 2 lần vào tháng 7, tháng 8, mong được sự chấp nhận của Gorbatchev, vì lúc này Gorbatchev đã lên ngôi. Nhưng ông này không chịu, khuyên những người già nên về hưu, nhường chỗ cho những người trẻ. Lợi dùng tình thế này, Lê đức Thọ kéo theo Trường Chinh và Phạm văn Đồng, ba người đều từ chức, về hưu. Nhưng trên thực tế là khi Lê Duẫn chết, con người quyền lực nhất lúc bấy giờ là Lê đức Thọ, vì con người này mặc dầu đứng thứ sáu, thứ bảy, nhưng nắm giữ chức vụ tổ chức nhân sự trong đảng, có nhiều vây cánh, ác ôn côn đồ, gian manh, xảo quyệt, đầu óc bè phái, gia tộc rất mạnh.
Mặc dầu rút vào trong bóng tối, nhưng Lê đức Thọ đưa hết tay em của mình vào những chức vụ quan trọng trong đảng và chính quyền:
Nguyễn văn Linh, người từng là tay em của Thọ trong thời gian ở Trung ương Cục miền Nam, nay lên làm Tổng bí thư. Đây là một con người vô nhân cách, không có lập trường chính trị rõ ràng, gió chiều nào theo chiều ấy, hoàn toàn bị khống chế bởi họ Lê, mặc dầu đảng cộng sản đã đánh bóng con người này, cho rằng đây là con người « Nói và Làm « , vì ông có viết báo, lấy bút hiệu là N.V.L., ở báo Nhân dân; hay đây là một con người sáng suốt, bằng cả trăm cả ngàn ngọn nến không kém gì Lê Duẫn. Chúng ta thấy lúc đầu thì Linh chủ trương « Đổi mới «, nhưng sau đó lại đàn áp những nhà đối lập không khác chi thời trước. Điều đáng buồn cho Việt Nam là trong thời gian Hội nghị Thành Đô, thì chính con người vô nhân cách, không có lập trường chính trị này làm Tổng bí thư.
Về đảng thì đã là vậy, về chính quyền thì cũng là toàn tay em của Thọ, từ Đỗ Mười làm Thủ tướng, nhưng trước đó, vào thời chiến tranh chống Pháp, là Ủy viên ám sát của đảng ở vùng tả ngạn sông Hồng, gồm một phần Hà Đông, Nam định, Thái bình và Ninh bình, cũng là tay em của Thọ. Thêm vào đó em ruột của Lê đức Thọ là Mai chí Thọ ( cộng sản thay tên đổi họ) làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, công an. Lê đức Anh, người dưới quyền của Thọ ở miền nam, được Thọ cất nhắc lên chức Đại tướng, Tư lệnh đoàn quân sang xâm chiến Căm Bốt, được làm Bộ trưởng Bộ quốc Phòng; ngay cả Nguyễn cơ Thạch, Bộ trưởng Bộ ngoại giao, là người trong Phái đoàn thương thuyết về Hiệp định Paris 1973, mà Lê đức Thọ là cố vấn, nhưng là người nắm thực quyền.
Lê đức Anh là một anh cai phu đồn điền, mà người dân kêu là « Anh chột «, là một người ác ôn không kém Thọ, vì đánh phu đồn điền, nên bị nghỉ việc, sau đó theo cộng sản. Vì là đặc trách tổ chức nhân sự của đảng, nên Thọ nắm được hồ sơ này, nhưng giữ kín, để làm một con bài sau này để dễ bề khống chế. Việc này, những người am tường tình hình đảng cộng sản Việt nam đều biết.
Cũng về đảng, chính những người cộng sản cao cấp và gần Lê đức Thọ, ai cũng rõ ông này có ba biệt hiệu: « Anh Sáu búa «, « Anh Sáu Tú bà « và « Anh Sáu hèn. « Anh sáu búa vì Lê đức Thọ chủ trương dùng búa để đập đầu, giết người thay vì dùng súng đạn. Anh Sáu tú bà vì trong thời gian nắm Trung ương Cục miền Nam sau Lê Duẫn, thì nhiệm vụ chính của Thọ là kiếm gái miền Nam gửi ra miền Bắc để cống hiến cho Bác (tức Hồ chí Minh) và cho Đảng ( tức các ông lớn trong Bộ Chính trị và Trung ương đảng). Anh Sáu hèn vì khi « Chiến thắng miền nam « thì hãnh tiến, vác mặt lên trời, đã ra lệnh trục xuất Đại sứ Pháp, ông Mérillon lúc bấy giờ, ra khỏi Việt Nam trong vòng 24 tiến đồng hồ. Sau đó, khi cần, thì sang qụy lụy Pháp, xin Pháp giúp đỡ, viện trợ, đi chữa bệnh, nằm ở nhà thương quân sự của Pháp Val de Grace lúc cuối đời.
Người xưa có câu: « Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã « ( Trâu thì đi với trâu, ngựa thì đi tìm ngựa), ngay cả Tây phương cũng có câu: « Dis – moi qui tu hantes, je te dirai qui tu es « ( Hãy nói cho tôi người anh lui tới, tôi sẽ nói anh là người thế nào.)
Con người Lê đức Thọ là con người vừa hèn, vừa ác ôn côn đồ, thủ đoạn “Mày theo tao thì mày có tất, nếu không thì tao sẽ giết mày”, vì vậy những tay em của hắn, từ Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Lê đức Anh, Mai chí Thọ, và hôm nay còn một người cháu của ông ta là Lê hồng Anh, vừa mới sang Tàu qụy lụy Tập cận Bình, những con người này mang tất cả những tật xấu của Lê đức Thọ, cũng hèn nhát, ác ôn côn đồ, qụy lụy ngoại bang, tinh thần gia tộc, bè phái, không coi thể diện quốc gia, quyền lợi dân tộc ra gì.

Người ta có thể nói từ ngày Lê Duẫn chết tới nay, Việt Nam bị khống chế bởi gia tộc họ Lê, con cháu và tay em. Những vụ ám sát, thủ tiêu như vụ của tướng Hoàng văn Thái, Lê trọng Tấn, mà vợ con phải than lên: “Chồng và bố tôi bị người ta đầu độc chết v.v…”, tất cả xa gần đều liên quan đến gia tộc này và những tay chân, bộ hạ của nó.

Thực ra thi Lê đức Thọ họ Phan, tên thực là Phan đình Khải, người Nam định, có trình độ tiểu học, thời đó gọi là bằng Cao đẳng tiểu học, được Pháp lập ra, vào lúc đầu khi đã ổn định chế độ thuộc địa. Những người có cấp bằng này hoặc đi về làng dạy học, như Trần Phú, Tổng bí thư đầu tiên của đảng cộng sản Việt Nam, mà người ta thường gọi là “Ông giáo Phú”, hay Nguyễn thị Minh Khai, cũng được gọi là “Cô giáo Khai”, và ngay cả Hồ chí Minh cũng đã từng làm ông giáo làng ở Phan Thiết; những người khác thì đi làm hỏa xa, tức sóat vé trên tàu xe lửa, trường hợp của Lê đức Thọ.
Lê đức Thọ còn 2 người em, làm tướng, trước và ngay cả sau năm 1975, nhất là từ khi Lê đức Thọ nắm thực quyền sau khi Lê Duẫn chết. Đó là Mai chí Thọ, tên thật là Phan đình Đống, làm đến chức vụ Bộ trưởng Bộ công an. Một người khác tên Đinh đức Thiện, tên thật là Phan đình Dinh, đặc trách về việc tiếp vận hậu cần, tương đương với Bộ trưởng Bộ Tiếp tế Lương thực. Có nguồn tin cho rằng Lê hồng Anh, đương kim Bộ Trưởng bộ Công An, đặc trách về Ban bí thư đảng ngày hôm nay, là con của Đinh đức Thiện. Nguồn tin này không phải không có lý. Một nguồn tin khác cho rằng ngay cả Nguyễn tấn Dũng, đương kim Thủ tướng hiện nay là con rơi của Mai chí Thọ, trong thời gian hoạt động ở miền Nam, sau đó đã ra ngoài Bắc, để lại cho Võ văn Kiệt làm con nuôi. Chính vì vậy, trong thời gian Võ văn Kiệt làm Thủ tướng, Mai chí Thọ làm Bộ trưởng Nội vụ, Nguyễn tấn Dũng đã lên như diều.
Tất cả những người con cháu, tay em của Thọ đều là những người giống Thọ, đầu óc gia tộc, bè phái rất lớn, sẵn sàng làm bất cứ giá nào để bảo vệ quyền lợi gia tộc và bè phái, dầu hèn hạ, qụy lụy ngoại bang hay ác ôn côn đồ.

Ngày hôm nay, cộng sản vẫn còn nắm quyền, gia đình họ Lê vẫn khống chế, sự thật vẫn bị che dấu, nhưng rồi trong tương lai sự thật sẽ được phơi bày. Như trường hợp Staline ra lệnh giết 20 000 sĩ quan Ba Lan là do Gorbatchev tiết lộ bí mật; gia đình Nga hoàng Nicolas 2 bị giết hại bởi Lénine là do Boris Eltsine không những cho mọi người biết mà còn tổ chức an táng trọng thể.

Thực ra trước khi Lê Duẫn chết, cộng sản Việt Nam cũng biết rõ Liên sô không còn là chỗ tựa vững chắc nữa, không còn là thanh trì cách mạng, “là ngày mai tươi sáng của Việt nam”, nhất là khi Tchernenko chết, tất cả những Tổng bí thư của những đảng cộng sản đều phải sang để dự tang, Gorbatchev nói thẳng với mọi người có mặt rằng: “Liên sô không thể giúp đỡ được nữa. Hiện nay muốn có hàng hóa của Liên sô thì phải mua và trả bằng ngoại tệ hay trao đổi hàng hóa”.

Chính vì vậy mà cộng sản Việt Nam đã chạy đôn chạy đáo, không còn sĩ diện quốc gia, dân tộc, đi van lạy các cường quốc.
Lúc đầu là với Mỹ. Ngoại trưởng Việt Nam nhiều lần sang Hoa kỳ, ban đầu thì còn lên giá, làm cao, tuyên bố: «Hoa kỳ muốn tái lập bang giao với Việt nam thì phải bồi thường chiến tranh», sau đó xuống nước, không nói gì đến bồi thường chiến tranh, và tuyên bố: «Nếu Hoa kỳ muốn tái lập bang giao với Việt Nam, thì Việt nam sẵn sàng giành mọi ưu tiên cho Hoa kỳ, ngay cả việc Hoa kỳ muốn đặt tòa Đại sứ hay Tổng lãnh sự, ở đâu, Việt nam cũng đều đồng ý».
Tuy nhiên giữa cán cân Trung cộng và Việt Nam, Hoa kỳ chọn Trung cộng chứ không chọn Việt Nam. Chúng ta phải nhớ là vào cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80, tình hình giữa Việt Nam và Trung cộng rất căng thẳng. Hoa kỳ muốn đi với Trung cộng để chỉa mũi dùi vào Liên sô, đánh sập Liên sô. Và cộng sản Việt nam lại là tay em trung thành của nước này.
Muốn đi theo Hoa kỳ không xong, cộng sản Việt nam quay sang tìm sự giúp đỡ của Pháp vào những năm 1988-1989, lúc này là lúc Tổng thống Pháp F. Mittérand vừa mới tái đắc cử. Tuy nhiên khả năng tài chính của Pháp hạn hẹp, thêm vào đó Pháp đòi hỏi phải dân chủ hóa chế độ, vì lúc này là lúc những phong trào dân chủ và những cuộc cách mạng dân chủ đã xẩy ra ở Đông Âu, nên việc không thành.
Việc Lê đức Thọ sang chữa bệnh ở Pháp năm 1988, vừa mang ý nghĩa chữa bệnh, vừa mang ý nghĩa chính trị.
Cộng sản Việt nam không còn con đường nào là hèn hạ, muối mặt, sang qụy lụy Trung cộng, mặc dầu trước đó đã lên tiếng chửi rủa Trung cộng không còn tiếng xấu nào mà không dùng, nào là « Chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh «, « Kẻ thù liền đất, liền trời « v.v…

Ai cũng biết người đứng sau nền chính trị Việt Nam và tất nhiên sau Hội nghị Thành đô là Lê đức Thọ, Phái đoàn Việt Nam gồm có Nguyễn văn Linh, đương kim Tổng bí thư, Đỗ Mười, đương kim Thủ tướng, Phạm văn Đồng, cựu Thủ tướng, cố vấn Phái đoàn. Phía bên Trung cộng, người đứng ngầm đằng sau là Đặng tiểu Bình, Phái đoàn gồm có Giang trặch Dân, đương kim Tổng bí thư, Lý Bằng, đương kim Thủ tướng.
Phía Việt Nam thì Lê đức Thọ bệnh nặng, chúng ta nên nhớ là Hội nghị Thành đô họp 2 ngày 3 và 4 tháng 9/1990, tất nhiên có những trao đổi trước đó cả tháng nếu không cả năm, thì chỉ hơn một tháng sau Lê đức Thọ chết vào ngày 13/10/1990.
Phía Việt nam nghĩ rằng có Phạm văn Đồng để cân xứng với Đặng tiểu Bình, nhưng đã lầm. Họ Phạm chỉ là một con người thừa hành, không có nhìn xa trông rộng, bằng chứng là đã ký công hàm bán nước năm 1958, thêm vào đó, đây là một con người cũng vô cùng hèn hạ, nhưng lại đạo đức giả và giỏi đóng kịch, giống như Hồ chí Minh, nên đã được người cộng sản khen ngợi rằng Phạm văn Đồng là học trò trung thành của Bác. Con người đạo đức giả này, sau khi họp Thành Đô về còn tỏ ra hối hận.
Về phía Trung cộng, chúng ta thấy Đặng tiểu Bình, một người lên voi xuống chó, ở chính trường quốc nội cũng như hải ngoại, là một con chó sói già trước một đàn cừu non Việt Nam. Con người này chỉ dùng lý thuyết cộng sản như một phương tiện để phục vụ cứu cánh của mình là chủ nghĩa bành trướng đại Hán, « Mèo trắng, mèo đen không quan trọng, miễn là nó bắt được chuột. » Trong khi đó thì cộng sản Việt nam vẫn « Đánh Mỹ để xây dựng xã hội chủ nghĩa «. Chính vì vậy mà ông Nixon đã nói: « Trung cộng chống Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. »

Đó là sơ qua diễn tiến tình hình chính trị, trước khi đi đến hội nghị Thành đô 1990, về phía Việt Nam. Nhưng về phía Trung cộng thì như thế nào ?

III) Tình hình Trung cộng trước Hội nghị Thành đô

Tình hình Trung cộng gần kề nhất ngày Hội nghị Thành đô là biến cố Thiên An môn 1989. Đây là một biến cố lớn trong lịch sử cận đại của Trung cộng và của đảng Cộng sản Tàu.
Những cuộc biểu tình ở nhiều thành phố và nhất là ở Bắc kinh, tại quảng trường Thiên an môn, từ ngày 15/4 tới ngày 4/6/1989, đã huy động cả triệu người đủ mọi tầng lớp, từ nông dân, công nhân đến sinh viên học sinh, công chức và có cả quân đội, đòi tự do hóa chế độ, chống tham nhũng, cửa quyền, con ông cháu cha của đảng Cộng sản. Phe cải cách lúc đó tiêu biểu là Tổng bí thư Triệu tử Dương, phe bảo thủ tiêu biểu là Thủ tướng lý Bằng. Lập trường của Đặng tiểu Bình vào lúc đầu có vẻ ngả về phe cải cách, sau đó lừng khừng đứng giữa, cuối cùng đã ngả về phe bảo thủ, khi cuộc biểu tình đã không tự kiểm soát nổi, có những phần tử đã lợi dụng căng những biểu ngữ chống họ Đặng. Đấy là chưa nói hình ảnh sinh viên học sinh đã làm quá đà trong thời kỳ Cách mạng Hồng vệ Binh (1964 -1974), đưa bố mẹ, thầy cô ra đấu tố, đưa đến cảnh một người con trai của Đặng tiểu Bình, khi vệ binh đỏ đến phòng cư xá sinh viên, đã sợ quá, nhảy từ lầu cao xuống đất, gãy xương sống, suốt đời phải đi xe lăn; một biến cố nữa, đó là vợ chồng ông Chu ân Lai, đương kim Thủ tướng và vợ ông ta, bà Đặng vĩnh Siêu, một cán bộ lâu năm và rất ảnh hưởng trong Đảng cộng sản lúc bấy giờ, có một người con gái nuôi, dạy nhảy múa ở nhà hát Bắc kinh, bị đưa đi trại học tập, do chính sắc lệnh của Chu ân Lai, sau đó những người Vệ binh thân Mao, đã lấy một cái đinh dài đóng vào đầu cô ta, làm cho cô ta chết. Hình ảnh và hành động này ám ảnh không những bà Đặng vĩnh Siêu, Đặng tiểu Bình, mà phần lớn giới lãnh đạo Trung cộng lúc bấy giờ.
Vì vậy nên khi quyết định « Dẹp hay không dẹp biểu tình «, thì phe bảo thủ đã thắng. Đưa đến hậu quả làm cả ngàn người chết và cả chục ngàn người bị thương. Quyết định đàn áp biểu tình có nhiều người chống đối, trong đó có Tổng bí Thư Triệu tử Dương, Bộ trưởng quốc phòng, Tư lệnh quân đội Bắc kinh. Vì vậy nên phe bảo thủ phải gọi những đoàn quân ở phía tây bắc, từ những vùng Tây tạng, Tân cương v.v… về để dẹp biểu tình.
Biến cố Thiên an Môn suýt nữa làm cho nước Tàu nổ tung, ít ra làm 2. Trước đó thì cách mạng Hồng vệ binh đã đưa nước tàu vào cảnh nội chiến, có cơ bị chia ra làm nhiều mảnh.
Từ xưa tới nay, giới báo chí, trí thức và ngay cả giới lãnh đạo tây phương có cái nhìn sai lạc về Tàu.
Đầu thế kỷ thứ 19, thì Napoléon ví nước Tàu như một con hổ đang ngủ, nếu nó thức dậy sẽ làm rung chuyển thế giới. Vào những năm 70, một nhà chính trị, kiêm văn sĩ Pháp, ông Alain Peyrefitte, có viết quyển sách « Quand la Chine s’éveillera… « (1973), ( Khi nước Tàu sẽ tỉnh dậy… ). Không nói đâu xa, ngay ngày hôm nay, thế giới Tây phương vẫn còn có những cái nhìn sai lầm về Tàu.
Trong khi đó, chính những người Tàu, ngay cả một số giới lãnh đạo, thì ngược lại. Ông Chu dung Cơ, cựu Thủ tướng Tàu, có nói: « Nước Tàu là một anh khổng lồ, chân bằng đất xét. » Cũng một cựu Thủ tướng khác, ông Ôn gia Bảo, vào cuối năm 2012, giai đoạn chuyển quyền giữa Hồ cẩm Đào và Tập cận Bình, thì tuyên bố: « Nước tàu đang đi vào nguy hiểm của thời kỳ Cách mạng Hồng vệ binh. » Sự đấm đá trong đảng, tranh quyền đoạt lợi hiện nay vẫn tiếp diễn.(1)
Tháng 7/2014, một cuộc nghiên cứu, được công bố bởi Hurun Report, về việc tìm hiểu hành vi và thái độ của những người giàu nhất Trung cộng, mà trong đó phần lớn là những gia đình thuộc con ông cháu cha của những người lãnh đạo cao nhất, cho ta thấy: hơn 60% những người được khảo sát thì đã ra nước ngoài hay đã nộp hồ sơ để ra nước ngoài; 85% thì nói họ đã gửi con, người thân thích đến những trường đại học ở ngoại quốc.( Ian Bremmer, « China superpower or superbust, The National Interest Magazine, tháng 11 và 12/ 2013).

Một chính quyền, một quốc gia có thể ví như một cái cây, những người của chính quyền là những người ở dưới gốc cây, hưởng bóng mát của nó, nay tìm cách gửi tiền hay gửi con ra nước ngoài chẳng khác nào đào đất ở gốc cây đổ đi chỗ khác, thì cái cây sớm muộn cũng sẽ bị trốc gốc.

Trong chính trị, sự lầm lẫn về địch thủ, đối phương, ngay cả với bạn, rất nguy hiểm, dẫn đến những hậu quả to lớn khó lường. Tuy nhiên đối với giới lãnh đạo Tây phương, nó có quan trọng, nhưng không có tính cách sống còn, nguy hiểm chết người, hại cả một dân tộc như đối với giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam.

Có thể nói giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, bắt đầu từ Hồ chí Minh cho tới ngày nay, có một cái nhìn sai lầm về thế giới cộng sản, nhất là về Trung cộng.

Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên do:

Nguyên nhân sâu xa bắt nguồn ngay từ cuộc đời cá nhân của Hồ chí Minh. Sau khi rời Việt nam, đi làm bồi cho một chiếc tàu Pháp, sống lang bạt kỳ hồ, khổ sở ở New York, Luân đôn, rồi Paris, thiếu thốn khó khăn, được Đệ Tam quốc tế lượm về nuôi nấng, huấn luyện, được sung sướng. Tất nhiên họ Hồ về cá nhân thì coi tổ chức Đệ tam, nhưng thực tế là Liên sô, như « Cha mẹ «. Chúng ta thấy, trong thời gian họ Hồ bị tổ chức này thất sủng, vào những năm cuối thập niên 20, đầu 30, vì lúc đó có sự tranh quyền gay gắt giữa Staline và Trotski, mà trước đó họ Hồ làm việc cho Borodine, người thân Trotski, họ Hồ đã bị thất sủng, đã viết thư không biết bao nhiêu lần cho Đệ Tam, xin từng miếng cơm đến tiền trả tiền hotel. Chúng ta có thể thấy những bức thư này dễ dàng trong Tuyển tập Hồ chí Minh, do chính đảng Cộng sản Việt nam xuất bản.
Rồi tình hình thế giới thay đổi, Phát xít Moussolini xuất hiện ở Ý năm 1923, ở Đức năm 1933 với Hitler, Đệ tam quốc tế họp kỳ cuối cùng năm 1936, trước khi bị Staline giải tán, đã quyết định thay đổi chiến lược, từ « Đấu tranh giai cấp « sang « Hợp tác giai cấp để chống Phát xít « , họ Hồ được dùng lại, và đã cùng phái đoàn cộng sản Tàu, trở về Tàu vào khoảng năm 1938 nhằm sửa sọan cướp chính quyền.
Sau khi cướp được chính quyền thì nay chạy sang Tàu lạy lục xin viện trợ, mai chạy sang Liên sô để xin giúp đỡ.
Ngày hôm nay Cộng sản Việt Nam tâng bốc họ Hồ, đưa ra « Tư tưởng Hồ chí Minh «, nhưng chính ông đã tuyên bố: « Tôi không có tư tưởng gì cả. Tư tưởng của tôi đã có Staline và Mao nghĩ hộ. Những con người này không bao giờ sai lầm. »
Một con người không có tư tưởng, mà vì hoàn cảnh cứ phải đi xin cầu viện, lúc trẻ thì cho bản thân, lúc lớn thì cho tổ chức, con người này bản chất đã trở thành qụy lụy ngoại bang. Bản chất này đã ăn sâu vào xương tủy của con cháu Hồ tức những lãnh đạo cộng sản Việt nam sau này. Lê Duẫn, người kế vị trực tiếp Hồ, thì thản nhiên tuyên bố :
« Chúng tôi đánh đây là đánh cho Liên sô và Trung cộng.» không ngần ngại hy sinh từ thế hệ này đến thế hệ khác để phục vụ lý tưởng cộng sản, nhưng thực tế là phục vụ Nga, Tàu.
Con cháu của Hồ chí Minh và Lê Duẫn ngày hôm nay, sau Hội nghị Thành đô năm 1990, đã sẵn sàng chấp ngận khẩu hiệu « Bốn Tốt và Mười sáu Chữ vàng «, đưa ra bởi Giang trạch Dân, nhưng thực tế là dâng đất, nhượng biển, thần phục ngoại bang như cha anh cộng sản Hồ Lê trước đây.
Nguyên nhân gần, đó là thế giới cộng sản Đông Âu, trong đó có Liên sô, « thành trì cách mạng, chỗ tựa vững chắc » của cộng sản Việt Nam từ từ sụp đổ từng mảng một, mà người chứng kiến tận mắt đó là Nguyễn văn Linh, lúc đó là đương kim Tổng bí thư, Trưởng Phái đoàn của Việt nam tại Hội nghị Thành đô.
Từ tháng 9/1989, cả ngàn người Đức, bỏ Đông Đức sang xin tỵ nạn ở Tây Đức.Tháng 10/1989, Honnecker từ chức Chủ tịch đảng Cộng sản Đông Đức. Tháng 11/1989, bức tường Bá Linh, ngăn cách hai nước Đông và Tây Đức, hai thế giới cộng sản và tư bản, sụp đổ. Tiếp theo đó là Tổng bí thư Todor Zhivkov của đảng cộng sản Bulgarie, rồi Tổng bí thư Milos Jakes của đảng cộng sản Tiệp khắc cũng từ chức.
Tháng 12/1989, cuộc cách mạng dân chủ ở Roumanie bùng nổ, vợ chồng nhà độc tài cộng sản Ceausescu, bị hạ bệ, rồi bị tử hình.
Những tình hình đó đã ảnh hưởng và ám ảnh sâu đậm đến giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Đấy là chưa nói đến sự kiện là giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam đến Hội nghị Thành đô còn mang đầy « mặc cảm tội lỗi » với đàn anh Trung cộng, vì sau khi Trung cộng « dạy cho cộng sản Việt nam một bài học », như lời tuyên bố của Đặng tiểu Bình, sau khi viếng thăm Hoa kỳ vào năm 1979, chiến tranh Việt Trung vẫn tiếp diễn ở biên giới và ở ngoài khơi. Năm 1988, Trung cộng đánh Trường sa của Việt Nam, chiếm đảo Gạc ma, mà hiện nay Trung cộng đang thành lập một căn cứ quân sự với những phi đạo cho máy bay, và những cứ điểm để khai thác dầu hỏa, mà cộng sản Việt Nam cứ im thin thít.

Chiến tranh tại biên giới Việt Hoa kéo dài đến tận 1987, 3 năm trước Hội nghị Thành đô. Theo một số quan sát viên, ngoài những sự đụng độ nhỏ, có 6 trận đánh lớn, vào tháng 7/1980; tháng 5/81; 4/83; 6/85; 12/86; 1/87.

Từ bản chất lệ thuộc ngoại bang, đến mặc cảm « tội lỗi « , cộng thêm với những cái nhìn « ếch ngồi đáy giếng « chỉ biết có Liên sô, nay thế giới Liên sô từ từ sụp đổ, Phái đoàn cộng sản Việt Nam dự hội nghị Thành đô với một tư thế kém cỏi, như những « con cừu non « , trước một phái đoàn, mà đứng đằng sau là Đặng tiểu Bình, một con cáo già, gian manh, xảo quyệt ở mức độ quốc tế, với một tham vọng và ý chí mãnh liệt bành trướng chủ nghĩa « Đại Hán ». Tất nhiên những con cừu non đó bị con cáo già ăn thịt là lẽ thường tình.

IV) Diễn tiến của Hội nghị Thành đô ( Hình thức và nội dung)

Thực ra, về nội dung của văn bản Hiệp ước Hội nghị Thành đô, cho tới ngày hôm nay, một cách chính thức, chưa có ai rõ. Người ta chỉ phỏng đoán qua những việc làm của Cộng sản Tàu và Việt nam, từ ngày có Hội nghị này cho tới nay.
Chính thức và để có giá trị trên mặt công pháp quốc tế, thì bất cứ hiệp ước quốc tế nào, nhất là liên quan đến biên giới trên đất liền hay trên biển, giữa hai hay nhiều quốc gia, thì phải có sự trong sáng: có nghĩa là phải được công bố, phải có sự phê chuẩn của quốc hội hay sự chấp nhận của dân qua trưng cầu dân ý và bản hiệp ước đó phải gửi tới cơ quan lưu trữ hồ sơ của Liên hiệp quốc. Về Hiệp ước Thành đô cả Trung cộng và Cộng sản Việt nam không hành xử theo kiểu này, mà hành xử lén la, lén lút, có tính cách mờ ám chứ không minh bạch, theo cách hành xử của những nước tự do, dân chủ.
Kinh nghiệm cho chúng ta thấy là Công Hàm của Phạm văn Đồng năm 1958. Về phía cộng sản Việt Nam thì dấu diếm dân, về phía Trung cộng thì lập lờ đánh lận con đen qua việc yêu cầu Việt nam tôn trọng quyền lãnh hải 12 hải lý, rồi công bố bản đồ của Trung cộng, trong đó có Hoàng sa và Trường sa của Việt Nam.
Thực ra thì không riêng gì Trung cộng và Cộng sản Việt Nam hành động lén lút, dấu dân, mà có thể nói tất cả những chế độ cộng sản, từ chế độ đầu tiên do Lénine thành lập năm 1917.
Lénine, để có được chính quyền, không ngần ngại tuyên bố là sẵn sàng nhượng đất cho Đức, sau đó có cử Trotski đi ký Hiệp ước nhượng đất ở Brest – Listovk, năm 1918, với Đức. Hiệp ước này ít người được biết, trong khi đó dân thì mù tịt. Ngay cả việc Lénine giết toàn gia đình Hoàng gia Nga Nicolas 2, ngày hôm nay người ta cũng không tìm ra một sắc lệnh nào của Lénine, ngoài việc Lénine cử một tay em thân cận, ngày xưa là một chủ ngục và được Lénine thường nói với mọi người rằng đây« là người giỏi nhất trong những người chúng ta «, có nghĩa là dám giết người, dám thủ tiêu, xuống chỗ ở của gia đình hoàng gia, rồi một đêm nọ, cùng với mười mấy người có súng, kêu gia đình xuống một cái hầm, đọc một bản án và giết cả gia đình.
Hành động hận thù, lén lút giết người không gớm tay, đó là hành động của giới lãnh đạo cộng sản.
Lê đức Thọ của Việt Nam, thì tuyên bố: « Mài hận thù để làm bén nhọn đấu tranh. » Em của hắn, Mai chí Thọ, vào năm 1981, lúc này là thế giới cộng sản đã bắt đầu xuống dốc, thì trân tráo, vô liêm sỉ, tuyên bố trước một số trí thức miềm Nam phải « đi học tập cải tạo « :
« Hồ chí Minh có thể là một kẻ độc ác; Nixon có thể là một người vĩ đại, người Mỹ có thể đã có chính nghĩa. Nhưng chúng tôi đã thắng và người Mỹ đã bị đánh bại, bởi vì chúng tôi đã thuyết phục được người dân rằng Hồ chí Minh là một người vĩ đại và Nixon là một kẻ giết người, người Mỹ là những kẻ xâm lược. Yếu tố then chốt đó là kiểm soát được người dân và quan điểm của họ. Chỉ có chủ nghĩa Marx – Lénine là làm được điều đó. Không ai trong các anh (chỉ những người trí thức miền nam bị đi học tập cải tạo) thấy sự kháng cự đối với chế độ của những người cộng sản, vì vậy đừng suy nghĩ về chuyện đó. Quên chuyện đó đi. » ( Mai chí Thọ – theo lời của Đoàn văn Toại, trong A Lament for Việt Nam – New York Times Magazine – 29/03/1981).
Chế độ Marx-Lénine mà Mai chí Thọ nói tới không gì hơn là cai trị dân bằng cái loa, cái còng và cái súng. Cái loa là bưng bít thông tin, che dấu sự thật, rồi dùng cái loa để nói dối dân. Cái còng và cái súng là dọa dân, nếu ai không theo tao thì bỏ tù, hay thủ tiêu.
Tuy nhiên cách cai trị đó đã quá lỗi thời. Thế giới cộng sản Đông Âu sụp đổ, một phần cũng vì lý do đó. Ngày hôm nay những chế độ cộng sản còn lại, với nền văn minh trí thức điện toán, thông tin dễ dàng với những internet, điện thoại cầm tay, đang trên đà sụp đỗ cũng là vì vậy.

Trở về Hội nghị Thành đô, vì không có bản Hiệp ước ký kết giữa 2 bên được công bố chính thức, nên người ta chỉ phỏng đoán dựa vào quyển Nhật ký của Trần quang Cơ, Thứ trưởng Bộ ngoại giao, lời tuyên bố của Nguyễn cơ Thạch, lúc đầu; sau đó là tài liệu của Weakileaks, Hoàn cầu thời báo cùng một số báo chí khác.

Về Nhật ký của Trần quang Cơ, phần rõ ràng là phần nói về vụ giải quyết tình hình Cam bốt: Cộng sản Việt Nam rút quân khỏi nước này, thành lập Hội đồng Hòa giải dân tộc dưới sự lãnh đạo của ông cựu hoàng Sihanouk. Chính ở điểm này, Trung cộng có nhượng bộ. Đó là Trung cộng đòi phải sự có mặt của phe Polpot, nhưng kết cục thì không có. Trần quang Cơ có nói đến những buổi thương thuyết trước Hội nghị, có nói đến phía Việt Nam đề nghị phía Trung cộng đứng ra lãnh đạo khối cộng sản còn lại, nhưng không nói rõ đề nghị này là thế nào. Có phải để Trung cộng lãnh đạo rồi Việt Nam nhận làm một tỉnh của Trung cộng không ? Điều này không thấy trong nhật ký. Người ta chỉ thấy trong một vài tờ báo nói rằng đó là tiết lộ trong 3 100 bức điện thư lưu trữ ở Bộ Ngoại giao Hoa kỳ. Vấn đề kiểm chứng thật khó khăn, ngay với cả một số người thông thạo tin tức.
Trong khi đó thì Nguyễn cơ Thạch, cấp trên, là Bộ trưởng Ngoại giao, không viết nhật ký, không được dự Hội nghị Thành đô, vì Trung cộng không muốn, lại tuyên bố: « Hội nghị Thành đô bắt đầu một thời kỳ Bắc thuộc nguy hiểm và lâu dài. »
Có người cho rằng để biết nội dung của bản Hiệp ước Thành đô thì chúng ta chỉ cần xét đến hình thức và hậu quả của nó.

Thực vậy, nếu nói về hình thức thì đây là một hội nghị quốc tế vô cùng nhục nhã đối với Cộng sản Việt nam. Theo thông lệ, một hội nghị ở mức độ cao như vậy thì phải họp ở thủ đô, nay lại họp ở một thủ phủ một tỉnh bậc trung là Tứ xuyên. Họp 2 ngày mồng 3 và mồng 4 tháng 9, Phái đoàn Việt Nam phải có mặt trước ngày mồng 2 tại Thành đô, đúng vào ngày Quốc khánh cộng sản Việt nam. Ép cộng sản Việt nam làm điều này, Trung cộng muốn nói là Trung cộng không coi Việt nam là một nước độc lập. Thêm vào đó, phái đoàn Việt Nam phải đi đường bộ để sang họp. Đặng tiểu Bình dụ để phía Việt Nam chấp nhận họp, đã hứa xuống gặp phái đoàn, nhưng sau đó không xuống gặp và còn tuyên bố khinh bỉ Cộng sản Việt nam: « Tôi không thèm gặp những phường ăn cháo, đái bát. »

Ngày xưa Mặc đăng Dung, Lê chiêu Thống qụy lụy Tàu để giữ ngôi báu, nhưng cũng không đến nỗi hèn mạt như vậy.

Những hành động của cộng sản Việt Nam sau Hội nghị Thành đô :
Mặc dầu người ta không biết chính thức nội dung của Hiệp ước Thành Đô, vì cả 2 bên Trung cộng và Cộng sản Việt nam không công bố chính thức nội dung của hiệp ước này. Nhưng những hành động của Cộng sản Việt nam từ ngày có Hội nghị tới nay quả là hành động bán nước. Bởi lẽ đó có người cho rằng nội dung của Hiệp ước là bán nước cũng không phải là không có lý.

Thật vậy, từ ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 tới nay, những hành động của Cộng sản Việt nam chứng tỏ càng ngày càng đưa Việt nam vào vòng kiềm tỏa, lệ thuộc Trung cộng về kinh tế, chính trị quốc nội và hải ngoại. Người ta còn nhớ, sau Hội nghị không lâu, Giang trạch Dân đến viếng thăm Việt nam, không đến Hà nội, thủ đô, mà tới Đà nẵng tắm biển, rồi gọi giới lãnh đạo Cộng sản Việt nam tới « chầủ «, kiểu như ngày xưa chầu Thiên hoàng.
Năm 1997, Cộng sản Việt nam muốn gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế, nhưng Trung cộng không muốn, nên phải từ chối.
Hai Hiệp định năm 1999, về vấn đề biên giới và năm 2 000 về lãnh hải, mà cộng sản đã ký với Trung cộng, dâng cho Trung cộng cả ngàn cây số vuông về lãnh thổ trong đó có thác Bản dốc và Ải Nam quan, cùng cả 20 000 cây số vuông về lãnh hải.
Tiếp theo đó là những hiệp ước nhượng cho Trung cộng khai thác bô xít ở vùng cao nguyên Trung phần, xương sống chiến lược của Việt nam, rồi nhượng những vùng rừng ở biên giới cùng cho phép Trung cộng lập những khu tự trị ở Việt Nam.
Gần đây Trung cộng đặt giàn khoan dầu HD 981 ở trong thềm lục địa Việt nam, cả thế giới trông đợi phản ứng mạnh mẽ của giới lãnh đạo cộng sản Việt nam, nhưng ngoài một vài lời tuyên bố cứng rắn, sau đó đâu lại hoàn đấy, đó là Cộng sản Hà nội vẫn tiếp tục quỵ lụy Trung cộng, làm cho cả thế giới thất vọng.
Đó là về chính trị, còn về kinh tế thì ngay dù người dân bình thường cũng nhìn thấy rõ là nền kinh tế Việt nam hiện nay hoàn toàn lệ thuộc Trung cộng. Việt nam chỉ là một cửa tiệm để Trung cộng thuồn những hàng ô nhiễm, mang độc hại, những hàng giả, bị tẩy chay, sang mang nhãn hiệu Việt Nam để bán trên thế giới.

Nhìn lại quá khứ, suy xét hiện tại, để chẩn đoán tương lai:

Trong những chế độ cộng sản, những giới lãnh đạo cộng sản, không có một chế độ nào, giới lãnh đạo nào mà lại ngây thơ, ngu muội, nhưng lại nghĩ mình là « Đỉnh cao trí tuệ của loài người tiến bộ « như cộng sản Việt nam. Ngày xưa thì Hồ chí Minh tuyên bố: « Tôi không có tư tưởng gì cả, tư tưởng của tôi đã có Staline và Mao nghĩ hộ. »
Lê Duẫn thì nói: « Chúng tôi đánh đây là đánh cho Liên sô và Trung cộng.» Ngày nay, sự ngây thơ và ngu muội đó được biểu hiện qua Hội nghị Thành đô.
Thực ra sự ngây thơ và ngu muội không phải chỉ ở giới lãnh đạo mà ngay ở một số trí thức cộng sản. Đã từ lâu cộng sản Liên sô và Trung cộng đã dùng chủ nghĩa cộng sản như một phương tiện cho mộng xâm chiếm, bành trướng của mình, trong khi đó, giới trí thức cộng sản Việt nam vẫn nghĩ:« Bên ni biên giới là mình Bên kia biên giới cũng tình quê hương …»
Ngày hôm nay, có người cho rằng một số trẻ Việt Nam mất định hướng, vọng ngoại, đến nỗi “ Lên sân khấu để hôn cái ghế ngồi của một tài tử Nam Hàn.” Nhưng họ quên ngày xưa có một số trí thức cộng sản làm những bài thơ ca tụng Lénine, Staline: “ Hôn cho anh nền tảng đá công trường, nơi vĩ đại Lénine thường dạo bước “, hay: “Ôi ông Staline, ông mất, đất trời biết không. Thương cha thương mẹ thương chồng, thương mình thương một, thương ông, thương mười.”
Ngày xưa “ hôn chân Lénine, Staline”, ngày hôm nay một số giới trè “ hôn ghế ngồi “ một tài tử ngoại quốc, ngẫm đi ngẫm lại, mặc dầu là 2 hành động khác nhau, nhưng mang cùng một bản chất.
Hiện nay, nhiều người bàn tán về đề tài “ Thoát Trung “, nhưng họ quên rằng điều kiện đầu tiên, ắt có và đủ, để “Thoát Trung”, đó là “ Thoát cộng”.
Ngày nào còn chế độ cộng sản, miệng thì hô hào yêu nước, nhưng trên thực tế thì bán nước. Ngày đó không thể thoát Trung, mà trên thực tế là càng ngày càng bị lún xâu vào vòng kiềm tỏa của Trung cộng.
Ngày nào còn đảng cộng sản độc quyền “ yêu nước “, độc quyền cai trị dân, không cho dân cất tiếng nói, miệng thì hô hào xã hội chủ nghĩa, công bằng xã hội, nhưng trên thực tế là cướp nhà cửa, ruộng vườn, tài sản của dân, để trao vào tay một thiểu số đảng đoàn cán bộ, làm cho xã hội trở nên vô cùng bất công, ngày đó những hành động như Hội nghị Thành đô còn tái diễn, không những không thể thoát Trung, mà dân Việt còn không thể ngóc đầu lên được, để phát triển, để theo kịp đà tiến bộ của nhân loại.
                               Paris ngày 09/10/2014
                         Chu chi Nam và Vũ văn Lâm