Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Tin thứ Sáu, 05-10-2012

Tin thứ Sáu, 05-10-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
-  Khi dân quân bám biển, vươn khơi (QĐND).  - Chùm ảnh: Trường Sa, Hoàng Sa… quê hương em (GDVN).
- ‘Các nước tranh chấp ở Biển Đông cần cải thiện an ninh hàng hải’ (VOA).  – ASEAN cần hệ thống chia sẻ thông tin hàng hải giữa tranh chấp Biển Đông (VOA).  – ASEAN: Hiệp ước, đối thoại là cách tốt nhất cho tranh chấp Biển Đông (VOA). - DIỄN ĐÀN HÀNG HẢI ASEAN: Đề xuất chia sẻ thông tin an ninh biển (PLTP).  - Tình thế tiến thoái lưỡng nan tại Biển Đông (TVN).
Cảnh sát biển Nhật Bản gồng mình bảo vệ Senkaku (GDVN). – Ngoại trưởng Nhật Bản: “Không thể nhân nhượng những gì không thể” (Kyodo/ THX/ ND).  Biển Hoa Đông nóng vì phát ngôn hiếu chiến (TN).  – Đoàn tàu chiến Trung Quốc qua vùng biển Nhật Bản (TTXVN). “Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết 7 tàu chiến Hải quân Trung Quốc tối 4/10 đã đi qua vùng biển giữa Đảo Okinawa và Đảo Miyako thuộc tỉnh Okinawa…” – Nhật lo ngại tàu hải giám Trung Quốc quá hung hãn (TTXVN).  – Có nguy cơ căng thẳng mới về Senkaku/Điếu Ngư (NLĐ).  - Nhật căng sức bảo vệ đảo, Mỹ tư vấn phòng vệ (VnM). - Senkaku, cái bẫy nguy hiểm chờ Trung Quốc (PN Today).  - “Chiến tranh” truyền thông Nhật – Trung (TT). – Tranh chấp lãnh hải Trung – Nhật đe dọa kinh tế toàn cầu (Tin tức).   – Nhật: Trung Quốc sẽ tham dự thượng đỉnh IMF tại Tokyo (VOA).
- Philippines quyết không lùi bước trong tranh chấp Biển Đông (VOA).  - “Manila không lùi bước trong tranh chấp Biển Đông” (TTXVN).  – Diễn đàn Hàng hải ASEAN : Manila né tránh hồ sơ Biển Đông để nhấn mạnh đến hợp tác khu vực (RFI).
- Đường chữ U của Trung Quốc ở biển Đông: phân tích bốn cách diễn giải (NCBĐ).  – “Chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ phá sản” (TTXVN).    – Chiến lược ‘giành tất cả’ của Trung Quốc sẽ không đạt hiệu quả (VOA).
- Mỹ triển khai một hạm đội hùng hậu trên cả Biển Hoa Đông lẫn Biển Đông (RFI).  – Ngũ Giác Ðài: Mỹ đủ nguồn lực cho chính sách Hướng Về Châu Á (VOA).  – Đoàn Hưng Quốc: Mỹ-Hoa và chiến lược dài hạn tại Thái Bình Dương (BoxitVN).
- Bruce Burton: CÁC SỰ GIẢI THÍCH ĐỐI CHỌI  VỀ CUỘC CHIẾN TRANH  TRUNG QUỐC – VIỆT NAM NĂM 1979 (University of Windsor/ Gió-o).   – Cội nguồn dân tộc Việt Nam chuyển dần xuống phía Nam? (Trần Kinh Nghị).
- Một “con gián” nằm trong Bộ Công thương, Đào Ngọc Chương, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương, tuyên bố: Nhập siêu từ Trung Quốc là bình thường! (NLĐ). Mời xem lại hoạt động của lũ gián này đã có từ lâu: + Trang web nêu luận điểm TQ về biển. + Phỏng vấn Cục trưởng Lưu Vũ Hải (BBC).   - Việt Nam nhập khẩu lớn từ Trung Quốc: Có đáng lo? (VnMedia).
- Phòng, chống khuynh hướng “phi chính trị hóa” trong Quân đội (QĐND). “củng cố lòng tin vào chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tin tưởng tuyệt đối vào chủ trương, đường lối, chính sách của Ðảng và Nhà nước trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước; khẳng định vai trò quyết định sự trưởng thành và chiến đấu của Quân đội là sự lãnh đạo của Ðảng”.
- VN mua vệ tinh từ công ty vũ khí Mỹ (BBC).  – Vệ tinh và tường lửa (Đông A).
- GS Nguyễn Xuân Vinh: Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện  –   Hai giờ với thi sĩ Nguyễn Chí ThiệnTạm biệt bạn tù: Nguyễn Chí Thiện –  Nguyễn Chí Thiện: Tôi biết thằng nói câu đó (Sáng Tạo).  – Nỗi Nghẹn Ngào vì sự ra đi của thi sĩ Nguyễn Chí Thiện (TNLT).
<= “Người tù thế kỷ” Nguyễn Hữu Cầu. – HRW lưu ý trường hợp của tù nhân chính trị Nguyễn Hữu Cầu (VOA).  “Giám đốc của Human Rights Watch ở Washington, ông Tom Malinowski, nhắc đến tù nhân Nguyễn Hữu Cầu tại Việt Nam như một trong số những nhân vật bất đồng chính kiến can đảm nhất trên thế giới kiên trì theo đuổi cuộc chiến chống lại những bất công nhưng ít được thế giới bên ngoài biết đến”. – Những người anh hùng không được thừa nhận: Unsung Heroes (Foreign Policy).
- Công an lại gây khó khăn cho Cô Phạm Thanh Nghiên (RFA).  – Công an ngăn chặn Phạm Thanh Nghiên đi chữa bệnh (DLB).   – Công an Tiền Giang chiếm đoạt giấy phép lái xe của tài xế đưa người đi đám tang Bà Liêng (Chuacuuthe).  – Việt kiều Úc: Kể chuyện đi dự phiên tòa xử người yêu nước ngày 24.09.2012 (Chuacuuthe).  – Những bản án đã tuyên và bản chất của chế độ cộng sản Việt Nam (Thu Trâm).  – ĐÔI LỜI TRƯỚC NGÀY ĐƯỢC CÔNG AN VŨNG TÀU MỜI LÊN GIẢI QUYẾT ĐƠN TỐ GIÁC (Bùi Hằng).
Bà Yến: Tôi không phải ‘Quan làm báo’ (BBC). Đúng! Đúng! Một chính quyền đẻ ra trên đầu ngọn súng, đâu chịu chết dưới … đáy trôn? – Cả nước nháo nhào vì Quan Làm Báo! Sự lạc hậu trong tư duy (Han Times). “Sao đến giờ này rồi mà Đảng vẫn muốn người ta chỉ biết nói tốt cho mình. Thế thì phê và tự phê cái đxx gì không biết?  Mấy ông quan cách mạng cần nhớ cho rằng nếu muốn dân không tin độc hại, trước hết mấy ông phải khiến dân tin mình – bằng hành động, việc làm cụ thể chớ đxx phải bằng một thiết chế độc tài… Tại sao Quan Làm Báo tung hoành bá đạo được? Đó là bởi báo chí đã tháo chạy khỏi những yêu cầu bức thiết của thời đại”.
- Hết Dân, Quan, Vua, bây giờ tới Đảng Làm Báo: Công An Truy Lùng Quan Làm Báo, Dân Làm Báo (Đảng làm báo). - NHỮNG ĐỘI ĐẶC NHIỆM RƯỢT ĐUỔI CHIẾC QUẦN ! (Lê Quốc Quân). “4 mảnh ghép đó xong, tự nhiên thấy hiện lên chữ ‘quanlambao’. Chàng sinh viên bên cạnh liền hỏi: ‘Những mảnh ghép này hiện lên chữ Quản làm báo, Quân làm báo, Quán làm báo hay Quần làm báo đó anh ơi ‘.  Bọn ‘quẩn’ trí nó làm báo đó mà em và kẻ đi săn cũng đang ‘quắn’ lên, em có ai quen mà có vần ‘quan’ thì cẩn thận đề phòng đặc nhiệm tấn công em nhé!
- Vietnam Credit bị cáo buộc ‘trốn thuế’ (BBC).  – LS Lê Quốc Quân: “Vụ việc của Vietnam Credit có thể do liên quan tôi” (RFA). Lê Quốc Quân: “Cách tác nghiệp vào 4 địa điểm của công ty Vietnam Credit là hành vi vi phạm pháp luật”. =>
- Phạm Trần: Kiểm điểm, phê bình nhau trong bóng tối ai tin? (DLB).   – Ơ, thế không họp à? (Nguyễn Thông).  Đâu cần họp làm gì, có người không họp nhưng sắp nắm QUYỀN tể tướng đây: Phân giải, Bò đái linh ứng tại Hội nghị Trung ương? (Cầu Nhật Tân). – Hai bài thơ của Ngô Văn: THƠ TẶNG NGƯỜI BÁN RƯỢU DỞM và TRẺ CON ĐÁNH TRẬN GIẢ (Trần Nhương).  – Chỉnh đốn đảng: vài sáng kiến thú vị (Trương Duy Nhất).
- Giữa 15 ngày họp, trong lúc đang “nước sôi lửa bỏng”, Thủ tướng tiếp Trưởng phái đoàn EU và Đại sứ Pháp (TTXVN) là rất có ý nghĩa, để tụi Tây nó biết là TT vẫn đang và sẽ … thực quyền.
- Hội nghị của Chuột, Sâu và Gián: Chán! (Lê Nguyên Hồng). “Họ hô hào chỉnh Đảng mấy chục năm nay, kêu gọi thực hiện công khai tài sản cá nhân, nhưng rốt cuộc chẳng ai làm, vì nếu kê khai ra thì nhiều quá, không chứng minh được nguồn gốc. Vậy không tham nhũng thì gọi là gì?” – Nguyễn Hưng Quốc: Văn hóa và tham nhũng (VOA’s blog).  - Giáo sư Đặng Hữu: Với dân, không gì che giấu được (TT).
- Nghiêm trị bất cứ đối tượng nào lũng đoạn ngân hàng. Có lẽ báo Cựu chiến binh muốn đưa bài này để “cân bằng” với loạt bài Hơn 600 tỷ đồng chạy đi đâu? (kỳ 3) ? – Đầu tư giảm vì e ngại hệ thống ngân hàng VN (BBC).  – GIẢI QUYẾT “NỢ XẤU” CỦA VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO? (Hồ Hải).  – Kế hoạch 1 triệu tỉ đồng cứu ngân hàng (DĐKTVN).
- Trầm Bê: ‘Sừng mất là từ thú nhồi bông’. Ôi “đại gia” Trầm Bê, “thú nhồi bông” chẳng đáng giá bao nhiêu mà “đại ca” đi báo công an chi vậy?! Rồi sau đó “đại ca” lại thú nhận: “Đến tôi còn không biết sừng đó thế nào thì làm sao nhà báo biết sừng đó là 4 kg”. À, vậy con tê giác là thú nhồi bông, còn sừng thì không rõ là giả hay thật? Nếu là sừng thật thì “đại ca” đã phạm pháp rồi, còn là sừng giả, chẳng có giá trị gì, sao lại đi báo công an chi cho thêm rắc rối? Còn cặp tê giác của “đại ca”, với cái “sừng anh” mà “đại gia” đã “tiến” cho anh Ba nào đó thì là sừng thiệt hay sừng giả? Bây giờ chúng ở đâu? Audio: ‘Sừng thật hay giả tôi không dám kết luận’ (BBC). – Làm rõ vụ trộm sừng tê giác tại nhà ông Trầm Bê (NLĐ). - Điều tra vụ ông Trầm Bê mất sừng tê giác (TN).  - Trầm Bê mất trộm sừng tê giác bạc tỷ, xã nghèo chấn động (DV).  - Tam Thái:  Đại gia mê sừng tê,dân đen xơi gà dành cho gia súc (PNTD).
- Hà Nội bị rung chấn chiều 4/10 là tin không chính xác. Cải chính này rất quan trọng, nên báo QĐND đã phải dùng phông chữ rất ro, đậm. Nội dung của TTXVN thì nhấn mạnh “sự bùng nổ thông tin trên mạng qua các blog, website, việc phát tán tin là rất nhanh chóng”. Tuy nhiên, cần đặt ra 2 khả năng, có thể rung chấn phát ra từ … Ba Đình? Hoặc từ … trên mạng.
- QUI HOẠCH (Thùy Linh). “Nội dung khẩu chiến của họ là vì nước Mỹ, vì sự phát triển chứ không phải nhằm vào cá nhân của ai. Tất cả diễn ra công khai trước các cử tri, những người có quyền quyết định lựa chọn cho lá phiếu của mình để bầu ra lãnh đạo đất nước. Bao giờ người dân được tham gia vào ‘qui hoạch’ lãnh đạo đất nước với sự công khai, minh bạch thì khi đó mới hy vọng có người giỏi để lãnh đạo đất nước phát triển”.
- Gây thiệt hại bao nhiêu là nghiêm trọng? (PLTP). Tùy thuộc vào người gây thiệt hại đang giữ chức vụ gì, nếu đang giữ chức tể tướng thì gây bao nhiêu cũng không nghiêm trọng, còn dân đen, gây thiệt hại 2 mạng vịt cũng là quá nghiêm trọng rồi, phải bốc lịch hơn chục năm đấy. Xã hội “công bằng, dân chủ, văn minh” ở xứ mình mà, dân chủ gấp vạn lần bọn “giãy chết” của thím Doan nên phải thế.
- Quyền con người tại Việt Nam  –   Sự hình thành và phát triển quyền con người ở Việt Nam (Nhất Nam).  – Nguyễn Quang Thân: Liệu người còn là vốn quý nhất? (TBKTSG/ BoxitVN). “Đã đến lúc chúng ta cần nghiêm chỉnh nhìn thẳng vào sự thật và thừa nhận một chân lý đơn giản: tất cả vì con người! Không vì con người thì mọi thứ đều vô nghĩa, mọi việc làm đều vô ích. Nếu bằng cách tước đoạt của người khác để mang lợi ích cho một nhóm người thì đó chỉ là lặp lại thói quen đáng ghê tởm của thú dữ tha mồi vào hang, nó chống lại con người và đang là nỗi xấu hổ của nhiều quốc gia”.
<- Làm dân khó hơn làm bộ trưởng (Đào Tuấn). “Giữa việc làm bộ trưởng, chỉ để tuyên bố, để liệt kê lý do chậm tiến độ, để nghĩ ra các khoản phí, để tiêu tiền thuế của dân và việc vừa phải nuôi sống bản thân, gia đình, đóng thuế nhà nước, đóng phí cho bộ trưởng, rồi lại cóp nhặt tiền mồ hôi nước mắt từ hạt gạo củ khoai từ túi mình để sửa công lộ cái nào khó hơn thì có lẽ chính Bộ trưởng Thăng cũng có thể tự trả lời”. Photo: sggp.org.vn
- COCA-COLA VÀ SAMSUNG RÚT QUẢNG CÁO KHỎI ZING.VN: Hành động chống “cái sai” (NLĐ).  – Zing đang đàm phán mua bản quyền ca khúc quốc tế (ICT News).
- “Lắp ghép cơ học” thành 2 tập đoàn xây dựng (CAND). - Giải tán hai tập đoàn: Thời điểm nhìn lại (VEF).
Giá và chi phí xã hội của việc thu hồi đất (TVN).  – Thiệt thòi của dân ai sẽ bồi thường, ai sẽ chịu trách nhiệm? (DT).  – Kể tội dự án “treo” (NLĐ).  – Khai mạc kỳ họp thứ VI HĐND TP khóa VIII: “Ra đòn” với các dự án “treo” (PLTP). –  QUY HOẠCH “TREO”, DỰ ÁN “TREO”: GÁNH NẶNG PHẢI GỠ – BÀI 3: Dứt khoát thu hồi các dự án trên giấy (PLTP).   – GIỮA LÒNG DÂN TỘC (Trí Nhân Media).
- DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 6 VÀ 6A: Nhiều giải pháp “không tưởng” ! (NLĐ). - Nên dừng dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A (TP). - KÊU GỌI KÝ TÊN CỨU LẤY VQG CÁT TIÊN KHỎI HAI THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 6 & 6A (Saving Cát Tiên).  - Dân hạ lưu: Khô héo, bầm dập vì thủy điện (VEF).
- Đưa tin sai, một phóng viên VOV bị cấm làm báo (TT).   – Kỷ luật nhà báo VOV vì ‘tin sai’ (BBC).  – Khách quan đa chiều là đây! (Chu Mộng Long).
Hà Nội thực hiện việc cưới văn minh, tiết kiệm (ND).  – Không thực hiện văn minh trong việc cưới sẽ bị kỷ luật (VnMedia).
- Sổ tiết kiệm ‘ma’ bạc tỷ tại Ngân hàng Quân đội (LĐ/ Zing).
- Vụ người dân kiện UBND TP.Phan Thiết: Dừng phiên tòa để bổ sung hồ sơ (TN).
Lại thắt điều kiện nhập cư vào 5 thành phố lớn (DT).
Lại phát hiện lao động nước ngoài vi phạm (TT).
Công trình chào mừng đại lễ chi sai hàng tỉ đồng (TN).
Siết nhập cư các TP lớn (TN). - Sự lúng túng của quản lý (TN).
Vụ lừa đảo ở dự án Thanh Hà – Cienco 5: Ai là người hưởng lợi ? (LĐ).
-  Công dân tố cáo đúng, cơ quan công quyền ở Quảng Bình bảo sai!? (Người Ba Đồn).  – ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN THUA KIỆN VÌ BỆNH “KÝ ĐẠI” (Bùi Văn Bồng).
- Nhận định của hải quân Thái về vấn đề ngư dân Việt vi phạm lãnh hải Thái Lan (RFA).  - Hàn Quốc ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam (TT).
- Miến Điện dân chủ hóa để thoát gọng kềm Trung Quốc (RFI).
- Cam Bốt đả kích báo cáo của đặc sứ nhân quyền Liên Hiệp Quốc (RFI).  – Hệ thống tư pháp Campuchia bị chỉ trích (VOA).  – Phim về nạn diệt chủng Khmer Ðỏ gây xúc động mạnh cho khán giả (VOA).
- Chào mừng bạn đến với đảng Cộng sản Trung Quốc (FT/ Ba Sàm). “Ở Trung Quốc mọi người đều đang đi nước đôi, một tay họ viết đơn vào Đảng, và tay kia họ viết séc gửi con đi học ở nước ngoài”. – Đại Nhảy Vọt của Mao Trạch Đông: Sự điên khùng của một bạo chúa (hết) (GEO EPOCHE/ Phan Ba).
- Blogger Tây Tạng tự thiêu, để lại những bài viết trên mạng  (VOA).=>
- Bị vu cáo bán dâm cho Bạc Hy Lai, Chương Tử Di kiện một trang mạng tại Mỹ (RFI).
- Cựu lãnh đạo đối lập Đài Loan thăm Trung Quốc (RFI).  – Chính trị gia ủng hộ độc lập cho Đài Loan thăm Trung Quốc (VOA).
Châu Phi trước cuộc đổ bộ của TQ – Bài 1: Trăm kiểu ngược đãi (PLTP).
Mỹ báo động tin tặc Trung Quốc đánh cắp bí mật thương mại (PLVN).
- Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên tìm cách chiếm đảo (TTXVN).  - CHDCND Triều Tiên “thử tên lửa” (TN). - Triều Tiên thử tên lửa tầm ngắn? (GD&TĐ).   – Gần 300 dân Bắc Hàn đang đợi xin tỵ nạn tại các cơ sở ngoại giao Nam Hàn (RFA).
- Vận động quốc tế đòi Burundi trả tự do cho nhà báo Hassan Ruvakuki (RFI).
KINH TẾ
Cần một cơ chế để doanh nghiệp nhà nước phải cạnh tranh (LĐ).
Kinh tế Việt Nam: Từ 9 tháng nhìn đến cả năm (Vietstock).
- Chính sách thuế làm “khổ” doanh nghiệp (NLĐ).  - Vật lộn với khó khăn (TN).  - Xăng dầu tiếp tục được… chậm thuế (DĐDN).
“Khai tử” các Cty TNHH MTV lâm nghiệp: Đâu là giải pháp? (LĐ).
Dò đoán xu hướng lãi suất (LĐ).
- Bảo toàn vốn: “Cắt lỗ” cũng là hiệu quả… (VnEco).
Huy động vàng trong dân (TN). - Thận trọng khi muốn huy động vàng trong dân (TBKTSG).   - Sốt vàng và câu hỏi về cơ chế độc quyền (VNN). - Ai gây sốt giá vàng? (NLĐ).  - Vàng vượt mốc 48,1 triệu đồng: Lực bán áp đảo (LĐ). – Vàng ơi, lên tới đâu? (ANTĐ). - Hơn 400 tấn vàng nguy cơ nằm ‘chết’ trong dân (VnE).
<- Xuất khẩu gạo đột ngột giảm (TBKTSG).
- Nhà thu nhập thấp có thể được bán sau 5 năm sử dụng (VnEco).
Sản xuất đình trệ, hàng xa xỉ vẫn ùn ùn vào Việt Nam (DV).
Bay dịch vụ dầu khí cho Malaysia (TN).
- Số người xin trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ tăng chút đỉnh (VOA).
- Lào chuẩn bị gia nhập WTO (BBC).  – Lào trước thềm WTO (RFI).
- Kinh tế thế giới tiếp tục ảm đạm (ND).  – Mấy xu hướng của kinh tế toàn cầu 2012 (TQ).  - Các tổ chức lớn bi quan về kinh tế toàn cầu (VnE).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nữ giáo sư gốc Việt nhận giải thưởng MacArthur của Mỹ (RFA). “Giải thưởng bà nhận được trị giá 500,000 đô la Mỹ”. Bọn Mỹ này chơi phá giá, giải Field của Ngô giáo sư có 15.000 đô Canada, thời buổi kinh tế khó khăn như thế này, nước Mỹ nợ nần như thế này, mà chúng lại tặng giải thưởng cao hơn cái giải Fields của Ngô giáo sư gấp 33 lần!
- CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 83) (Nhật Tuấn).
- Nam Cao và chủ đề sự bất lực (Vương Trí Nhàn).
- Tuyển tập Nguyễn Huy Thiệp đến với độc giả Pháp (RFI).
- Nước mắt rơi bên cuốn nhật ký Vũ Đình Đoàn (QĐND).
- 167. THỬ VÉN MÀN HUYỀN THOẠI CHỬ ĐỒNG TỬ – TIÊN DUNG.  - 168. THỬ GIẢI MÃ TRUYỀN THUYẾT THÁNH GIÓNG (Việt sử ký).
- Thực hư việc tìm được mộ Trạng Trình (PLTP).
- Ngôi đình cổ 300 năm tuổi có nguy cơ bị sập vì chờ… cơ chế (CAND). =>
- Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm là Di sản tư liệu ký ức thế giới (QĐND).
Kiến trúc Việt Nam thắng lớn tại Singapore (TN).
Á hậu Hoàng Anh đậm nét cổ xưa (VnE).
- ĐÃ NẴNG – THÀNH PHỐ NHỮNG CÂY CẦU (Nguyễn Trọng Tạo).
Giám định số đồ gốm nghi là cổ vật tại Bình Thuận (TTXVN).
- MẸ TÔI ĐÂY (Văn Công Hùng).
- VTC, FPT, Viettel “nuôi” tham vọng số hóa sách giáo khoa (TTCN).
- Trung thu miền sơn cước – một chuyến đi đầy ý nghĩa (Lê Dũng).  – Trần Cảnh Yên: TRUNG THU “PHÁ CỖ THƠ” (Nguyễn Trọng Tạo).
- Lập kỷ lục múa hát tập thể kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô (TQ).
- Đằng sau những cuộc trở về (TTVH).
- VŨ DÂN TÂN, NGƯỜI YÊU VẺ ĐẸP VÀ SỰ GỢI TÌNH (NCTG).
- “Đại sứ” của ẩm thực Việt (PLTP).  - Trầy trật ẩm thực Việt (TP).
- Thú vị khi nhìn lại lịch sử thời trang của nữ tiếp viên hàng không (DT).
Tàu Titanic II (TT).
Đấu giá viên kim cương huyền thoại (TN).
Cuộc đời huyền bí của trùm sòng bạc thế giới (VEF).
- Năm mươi năm Điệp viên 007 (BBC).
- Phim Bắc Triều Tiên tại liên hoan điện ảnh Hàn Quốc (RFI).
- V-LEAGUE TRONG CƠN SUY THOÁI KINH TẾ: Có cứu nổi Navibank Sài Gòn? (NLĐ).  – Navibank SG: “Chết” vì thiếu hiểu biết (VNN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Tuyển sinh ĐH, CĐ 2012: Nhiều ngành học phải đóng cửa (TT).
- Hà Nội kiểm tra đột xuất trường học lạm thu (TQ).  - Khi phụ huynh không dám đối mặt với “lạm thu” (DT).
GS Nguyễn Xuân Hãn: Đề xuất không thể chấp nhận được (LĐ).
- Xếp hạng 400 đại học hàng đầu thế giới 2012 – 2013 (TN).
- ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG: Đụng đâu cũng thấy sai (NLĐ).
Ứng viên phó giáo sư trượt, được… bỏ phiếu lại (TT). - Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học thi tài (TN).
Chuyện thầy giáo già bán nhà ở phố, lên núi xây trường (DT). =>
Cô giáo bị đánh ngay tại văn phòng nhà trường (TT).
- Trà Vinh: Chuyện khuyến học ở một xã nghèo Khmer (DT).
“Tôi buồn vì sinh viên ra trường phải đi tiếp thị mì tôm” (GDVN).
- Không nên phó thác con cho gia sư (KT).
- Bất an những chuyến đò ngang (ND).
- Teen ‘kêu gào’ vì cứ bị điểm kém là bị phạt 100.000đ;   – Học sinh mắc lỗi bị phạt tiền: Thà bị đánh còn hơn (Tiin).
Trẻ em Ấn Độ và hiểm họa trên đường tới trường (VNN).  – Tòa án Ấn Độ: Chính phủ phải xây đủ nhà vệ sinh cho học sinh (Infonet).
- Phóng thành công vệ tinh siêu nhỏ của Việt Nam (TN).
Bé gái 12 tuổi thông minh hơn Einstein, Stephen Hawking (VNN).
- Nhóm nghiên cứu Nhật – Trung công bố bản đồ gen hoàn chỉnh của cây lúa (RFI).
THU TIỀN TỶ TỪ… RƠM (TTXVN).
10 bài tập giúp tăng cường sức mạnh não bộ (DT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Miền Trung sẵn sàng di dời dân vùng xung yếu (VOV).
- Vụ chìm tàu ở vịnh Hạ Long: sẽ sớm có kết luận (VOV).   – Bắt khẩn cấp lái tàu gây tai nạn khiến 5 du khách thiệt mạng (DT). - Khởi tố vụ chìm xuồng ở Hạ Long làm 5 du khách thiệt mạng (SGGP).   – Du lịch Hạ Long: Thiếu chuyên nghiệp = tự đánh mất lợi thế (DT).  - Nhân chứng sống sót kể lại vụ chìm tàu ở Hạ Long (Infonet).
- Đà Nẵng: Cho chất thải nguy hại, Công ty VNECO.SSM bị phạt 125 triệu đồng (Infonet).
Miền Trung dự trữ lương thực và kiểm tra hồ chứa (VOV).
Bão số 7 sẽ đổ bộ vào Quảng Ngãi – Bình Định (TN).
Chung cư bị cháy do chập điện (TN).
<= Ông Trần Văn Tiệp với quyết tâm tìm kho báu núi Tàu. Photo: NLĐ. – Khép lại giấc mơ kho báu núi Tàu (NLĐ).
New York Times: Hãy cầu Chúa khi qua đường ở Hà Nội (Kienthuc).
Nhìn lại thảm họa đập Bản Kiều (TN).
- Lật xe khách, 4 người chết, 17 người bị thương (DV).
- Lo ngại về sự sụt giảm trữ lượng cá tại vùng duyên hải Châu Á (VOA).
- Hong Kong tưởng niệm 38 nạn nhân vụ chìm tàu (VOA).
QUỐC TẾ
- Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu nã pháo vào Syria (BBC).  - Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn hành động quân sự với Syria (DT).  - Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn các chiến dịch quân sự ở Syria (PNO).- Xung đột ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria : NATO họp khẩn cấp (RFI). - Trả đũa và khiêu khích (TN).
- Obama-Romney tranh luận hiệp đầu (BBC).   – Hai ứng viên tổng thống Mỹ dùng Trung Quốc làm đề tài tranh cử (VOA).  – Tranh luận tay đôi đầu tiên : phần thắng nghiêng về ông Romney (RFI).  - Cuộc “khẩu chiến” đầu tiên: Romney lấn lướt đương kim Tổng thống Mỹ (TTVH). - Romney – Obama: 1-0 (TT). - Ông Romney thắng trong “lần ra quân” đầu (LĐ).  – Obama bị Romney tấn công ngay hiệp đầu (BBC).  – Romney ‘thắng’ cuộc tranh luận đầu tiên (BBC).  – Bầu cử Tổng thống Mỹ: Mitt Romney lần đầu ‘vượt mặt’ Obama (Infonet).  - Những khoảnh khắc lịch sử trong tranh luận TT Mỹ (VNN).  – Ông Obama, Romney tiếp tục vận động tranh cử sau cuộc tranh luận (VOA).  – Obama phản công sau khi bị mất điểm (BBC).
- ‘Bầu cử tổng thống Afghanistan 2014 sẽ diễn ra như đã định’ (VOA).
- Biểu tình phản đối danh sách đề cử nội các tại Libya (TTXVN).
- Chủ tịch đảng cầm quyền Thái Lan từ chức (VOV).
- Tòa án Philippines lệnh bắt cựu Tổng thống Arroyo (PLTP). - Philippines bắt giữ cựu Tổng thống Arroỵo (DT).   – Cựu Tổng thống Philippines bị bắt về tội biển thủ công quỹ  (VOA).=>
- Venezuela: Gập ghềnh đường vào dinh thự Miraflores (TTXVN).
Lính biên phòng Ấn Độ, Pakistan đấu súng ở Kashmir (TTXVN). – Nga ủng hộ lập trưởng của Pakistan về vấn đề máy bay không người lái (VOA).
Không Lực Nga tiếp nhận “báu vật” mới (VnM).  – Mỹ ‘phá âm mưu công nghệ cao của Nga’ (BBC).
Ấn Độ thử tên lửa mang đầu đạn hạt nhân nửa tấn (VTC). - Điểm nóng hạt nhân Iran: Ý nghĩa địa chính trị quan trọng (kỳ 2) (ĐV).
Bạo loạn tại Iran vì dân đổ xô mua ngoại tệ (LĐ).  – Các cửa hàng ở Iran vẫn đóng sau khi tiền bị mất giá (VOA).  - Mỹ, EU dồn dập ‘ra đòn’ với kinh tế Iran (VEF).
- Tu sĩ Phật giáo Sri Lanka biểu tình chống bạo động tại Bangladesh (VOA).
- Minh bạch Quốc tế: nhiều tập đoàn quốc phòng che giấu thông tin (RFI).
Bạn gái của Tổng thống Pháp ân hận vì trải lòng trên Twitter (LĐ).
Thủ lĩnh thanh niên “rửa tiền” (DV).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 04/10/2012;  + Tài chính kinh doanh sáng – 04/10/2012;  + Tài chính kinh doanh trưa – 04/10/2012;  + ĐTCS: Cơ chế tài chính cho Khoa học công nghệ;  + Cuộc sống thường ngày – 04/10/2012;  + Thời sự 19h – 04/10/2012.

 Đảng là của ai?

Người Yêu Nước (Danlambao) - Thành lập năm 1930, đảng Cộng sản Việt Nam tự nhận là đảng của giai cấp công nhân VN, lúc đó họ cho rằng chỉ có giai cấp công nhân là giai cấp có tính cách mạng nhất, còn nông dân thì chưa đủ cách mạng, và các giai cấp khác thì là “phản cách mạng” hoặc gần như vậy. Rồi sau này đảng mới thêm giai cấp nông dân vào hàng ngũ của mình, để được coi là đại diện cho một nhà nước chuyên làm nông nghiệp.

Dũng và Kiên, ai đã hại ai?

Nguoi Yeu Nuoc (Danlambao) - Dũng ở đây là đương kim Thủ tướng, còn Kiên không chỉ là Nguyễn Đức Kiên mà là tên tôi gọi chung của các loại ”đệ” của Dũng, trong đó bao gồm Kiên, Thăng, Bình, Huệ, Quang, Anh, Bê… và cả các loại Dũng “con” khác như Dương Chí Dũng, Lê Hùng Dũng, Bùi Tiến Dũng, …
Tại sao lại phải đặt câu hỏi “Ai đã hại ai” khi tất cả chúng nó đều nằm trong cùng một phe, mà ta hay gọi chung là “Nhóm Lợi Ích”?

Hai tập thơ tù Nguyễn Chí Thiện & Hồ Chí Minh

Phan Thanh Tâm (Danlambao) - Từ tù lớn đến tù nhỏ, từ tù thời Tây cho đến tù thời nay,Việt Nam là nước có số lượng văn thơ tù ngục nhiều nhất thế giới. Đố ai đếm được nước mình có bao nhiêu thơ tù thì cũng như đố ai biết lúa mấy cây, biết mây mấy từng hay đố ai nằm ngủ mà không mơ vậy. Tuy thế, hầu như mọi người trong chúng ta đều nghe nói tới hai tập thơ Hoa Địa Ngục của Nguyễn Chí ThiệnNhật Ký Trong Tù của Hồ Chí Minh.

Nhật ký trong tù: bảo vật của quốc gia!

Dân trí - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định công nhận bảo vật quốc gia đợt đầu cho 30 hiện vật lịch sử. “Nhật ký trong tù”, bản thảo viết tay “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, bản Di chúc… của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành những bảo vật quốc gia.

Nguyễn Chí Thiện – Hoa Địa Ngục

Hoa địa ngục tưới bằng xương máu thịt 
Trộn mồ hôi chó ngựa, lệ ly tan 
Hoa trưởng sinh trong tù bệnh, cơ hàn 
Hương ẩm mốc, mầu nhở nham, xám xịt.

Những người anh hùng thầm lặng

Dân Làm Báo – Hôm nay, trên Foreign Policy – tờ báo nổi tiếng và uy tín đăng bài viết của Tom Malinowski với nhan đề “Unsung Heroes” nói về những nhà bất đồng chính kiến can đảm nhất thế giới. Trong đó có tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu. Mở đầu bài báo, ông Malinowski viết: “Những nhà bất đồng chính kiến dũng cảm nhất của thế giới đang đeo đuổi công cuộc đấu tranh chống lại bất công với sự chú ý rất ít từ thế giới bên ngoài. Nhưng điều này không có nghĩa là họ không xứng đáng để được biết đến…”
Trong danh sách những người phi thường không trở thành những tít lớn của báo chí - theo lời của Malinowski – người tù Nguyễn Hữu Cầu đã được viết như sau:

Thư giãn: Phút 89

Xèng la bở (Danlambao) - Trên sân bóng hình chữ S: thời gian đã sang phút thứ 89 rồi, đội Búa Liềm đang triển khai đợt tấn công cuối cùng quyết định chiến thắng. Tiền vệ Phùng Quang Thanh đang dắt bóng tấn công. Tiền vệ Quang Thanh chuyền bóng lên tuyến trên cho tiền đạo cắm Trương Tấn Sang, một đường chuyền hoàn hảo. Tiền đạo Tư Sang dẫn bóng đến gần khung thành trong tư thế đối mặt với thủ môn đội trưởng đội Dola là Nguyễn Tấn Dũng. Với kỹ thuật cá nhân điêu luyện, tiền đạo Tư Sang khống chế bóng vờn đi vờn lại trước mặt thủ môn Nguyễn Tấn Dũng.

Hai chính khách Miến Điện được trao giải thưởng Trần Nhân Tông

Bùi Tín - Ngày 22/9/2012 vừa qua, tại trường Đại Học Harvard nổi tiếng của Hoa Kỳ tại thành phố Boston, Bang Massachusetts, đã diễn ra một sự kiện lịch sử: hai chính khách Miến Điện đang ở thăm Hoa Kỳ cùng đến phòng đại lễ của nhà trường – Harvard Faculty Club – để nhận mỗi người một Huy Chương mang tên “The TRẦN NHÂN TÔNG Reconciliation Prize” (Giải thưởng Hòa Giải TRÂN NHÂN TÔNG).
Hai nhân vật đó là bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ của đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc Miến Điện, và ông Thein Sein, Tổng thống của Miến Điện.

Tại sao cứ đổ tất cả lên đầu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Thằng sáu thợ nề (Diễn Đàn Công Nhân) - Ngài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ chịu trách nhiệm về Chính trị vì:
1- Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối và trực tiếp cho nên sự khốn cùng, thối nát cho đất nước hôm nay, Đảng phải chịu trách nhiệm trước toàn Dân, toàn Đảng. Tức tổng bí thư đảng phải chịu trách nhiệm (từ đời Đỗ 10, … các lão còn đang sống ôm mớ tiền khổng lồ, răng còn chắc, “con tự do” còn đang bền, phải chịu tội cùng với Nguyễn phú Trọng).

An ninh bao vây, cướp phá tài sản công ty gia đình LS Lê Quốc Quân

Lúc 09h sáng nay, 3/10/2012, Facebook luật sư Lê Quốc Quân loan báo tin khẩn cấp về việc công ty VietNam Credit của gia đình ông ở cả Sài Gòn, Hà Nội bị công an đồng loạt kéo đến tấn công, cướp phá tài sản. Nhiều người thân trong gia đình ông cũng bị CA khống chế phi pháp.
LS Quân cho biết, đây là hành vi hoàn toàn vi phạm pháp luật của cơ quan công an đối với công ty gia đình ông. Đáng chú ý, khi ập vào trụ sở cty tại Hà Nội khống chế nhân viên, nhiều người nghe được nhóm công an thì thầm: vụ khám xét ‘có liên quan đến QuanLamBao’.

Ngày bận rộn

Người Buôn Gió - Sáng ra định xuống cái cửa hàng cà fe người ta gọi làm cái biển và cửa kính. Vừa dắt xe ra thì thấy Quân nhắn tin văn phòng của Quản (em trai Quân) đang bị khám xét.
Thẳng Quản tính hiền lành nhất trong đám anh em nhà Quân. Nó chỉ biết chăm chỉ kiếm tiền, chuyện thời sự, chính trị không bao giờ bàn lấy một câu. Đợt giỗ bố Quân mình về quê dự, mọi người chém gió đủ chuyện, riêng thằng Quản đi làm việc nhà, quét dọn, bê vác. Tuyệt không tham gia một câu.

Rác, đâu cũng rác!

Rác ở thành phố mang tên Người
Bà Huệ, 52 tuổi, dựng chiếc xe đạp cũ kỹ vào một góc rồi dốc ngược chiếc bao tải to tướng cao quá đầu bà. Một đống chai nhựa, vỏ lon bia, bao ni lông,… đổ ra ngổn ngang dưới đất. Đó là thành quả của một buổi lao động cật lực mà bà góp nhặt được. “Chẳng biết làm nghề gì nên hằng ngày ra bãi rác kiếm những thứ thiên hạ vứt đi để bán kiếm tiền đong gạo sống qua ngày”, bà bộc bạch.

Kêu cầu Thủ tướng cứu Vườn Quốc Gia Cát Tiên, bị kỷ luật!

SavingCatTienNationalPark – Để rộng đường công luận, Nhóm chúng tôi xin đưa lên đây Quyết định kỷ luật cũ mức khiển trách ông Nguyễn Huỳnh Thuật (nhân viên phòng KH-HTQT, Vườn Quốc gia Cát Tiên) về việc vi phạm Quy định của cơ quan đơn vị trong việc “phát ngôn không chính xác thông tin nội bộ làm ảnh hưởng đến uy tín cơ quan và lãnh đạo đơn vị”.

Tin kinh hoàng: Công đoàn Việt-Lào đoàn kết chống Tư bản!

Tư bản đỏ đảng ta coi chừng!!!

Công đoàn Việt Nam và Công đoàn Lào đoàn kết chống chủ nghĩa tư bản

Lao Động - Năm nay, Ngày Hành động quốc tế của Liên hiệp Công đoàn thế giới hướng tới đấu tranh vì “Lương thực, nước sạch, y tế và nhà ở là quyền của mọi dân và người lao động”.
Hôm nay (3.10), nhân 67 năm Ngày Hành động quốc tế của Liên hiệp Công đoàn thế giới (LHCĐTG- 3.10.1945 – 3.10.2012), Công đoàn Việt Nam và Công đoàn Lào đã cùng tổ chức míttinh tại Hà Nội bày tỏ sự đồng tình, nhiệt liệt hưởng ứng ngày hành động quốc tế có ý nghĩa sâu sắc này với tinh thần “Tình đoàn kết quốc tế là công cụ hữu hiệu chống lại chủ nghĩa tư bản và các tập đoàn đa quốc gia”.

Giám đốc cầm cố nhà cửa, công nhân màn trời chiếu đất 

Bình Yên (Nguoiduatin.vn) - Mấy chục công nhân Công ty Đường 126 thuộc CIENCO1 Bộ Giao thông Vận tải “bỗng dưng” rơi vào cảnh màn trời chiếu đất sau khi giám đốc của họ cầm cố khu nhà họ ở cho nhà băng.

Đảng không phải là dân tộc

Minh Văn (Diễn Đàn Công Nhân) – Một chính đảng chân chính và vì dân thì không bao giờ đánh tráo các khái niệm chính trị để lừa dối nhân dân. Chỉ có những kẻ sai trái mới hành động như vậy để hợp thức hoá và biện minh cho sự tồn tại phi lý của mình.

Dân đâu cần ‘Đảng’ phải chọn?

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) – Từ “dư âm” chuyến công du Mỹ của Tổng thống Myanmar Thein Sein, trong buổi hiện diện tại Hiệp Hội các quốc gia châu Á (Asia Society) ở New York (Mỹ) trong phần trả lời phỏng vấn của BBC ngày 29/9 liên quan đến nhà đối lập bà Aung San Suu Kyi (trước đó đến thăm Mỹ 16/9) khi được hỏi về khả năng trong tương lai bà Suu Kyi có thể trở thành Tổng Thống Myanmar, vị Tổng Thống đương nhiệm này thẳng thắng chân tình nói: “Điều đó phụ thuộc vào ý chí nguyện vọng của người dân, nếu toàn dân Myanmar lựa chọn bà ấy, tôi cũng sẽ chấp nhận. Hiện giữa tôi và bà ấy không có vấn đề gì. Chúng tôi đang hợp tác với nhau” (BBC).

Trầm Bê mất sừng tê “anh Ba”

Cầu Nhật Tân - Giữa lúc đang bị Công an “soi” rất dữ vì liên quan tới nhiều cáo buộc tiêu cực trong lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ, ông Trầm Bê lại bị đoạt mất “bảo bối” là chiếc sừng tê giác trị giá hơn 4 tỉ ông đang cất ở dinh thự thờ họ Trầm do ông mới xây tại Trà Cú, Trà Vinh. Bảo bối này là sản phẩm trong chuyến đi săn tại châu Phi và được đưa (nguyên con tê giác) qua một nước thứ ba để về Việt Nam. Mất bảo bối là điềm chẳng lành chút nào, nhất là vào lúc rất “nguy” này của đại gia Trầm Bê.

Con người tự do

Thùy Linh - Mấy hôm nay nhiều người dồn sự chú ý về Hội nghị TW6. Vốn như thường lệ mọi sự là bí mật – sự bí mật liên quan đến những gì thiết thực nhất với 90 triệu người dân: tình hình kinh tế; sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước; chính sách về đất đai; đổi mới căn bản về giáo dục; phát triển khoa học-công nghệ; qui hoạch cán bộ… Nhưng vẫn là bí mật. Đành chịu.

Chống tư bản

Nguồn: Facebook Nhật Ký Yêu Nước
Đọc thêm: Tin kinh hoàng: Công đoàn Việt-Lào đoàn kết chống Tư bản!

Nguyễn Phú Trọng chống giả dối

Biếm họa Kuốc Kuốc (Danlambao)

Chào mừng Hội nghị 6

Biếm họa Babui (Danlambao

 

 Bong bóng bất động sản VN sắp vỡ?

Tòa nhà Parkson Hà Nội
Tồn kho bất động sản ở Hà Nội và TP.HCM hiện lên tới 60.000 căn làm chôn vốn ngân hàng hàng trăm ngàn tỷ đồng.

Ngày 2/10 tờ báo điện tử chính thức của Bộ Công thương cảnh báo bong bóng bất động sản sẽ nổ trong tương lai gần. Nam Nguyên phỏng vấn GSTS Vũ Văn Hóa, phó Hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội về vấn đề này. Trước hết Giáo sư nhận định:

GSTS Vũ Văn Hóa: Khả năng vỡ bong bóng bất động sản thì không phải là gần đây mà từ mấy năm nay đã có chiều hướng giá xuống rất thấp. Trước đây khi người ta bắt đầu đầu tư vào thì giá lên rất cao, cho nên đầu tư vào đây rất lớn. Đến bây giờ rõ ràng là không tiêu thụ được và rất nhiều nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chạy sang lãnh vực khác và số vốn chôn vào bất động sản là rất lớn. Trong khi đó các ngân hàng ở Việt Nam đang trong giai đoạn khủng hoảng, đương nhiên khả năng để nó vỡ ngay lập tức thì chưa phải nhưng dần dần nó sẽ tới. Tôi cho rằng đó là nhận định đúng của tờ báo này.

Tồn kho bất động sản

Nam Nguyên: Tồn kho bất động sản từ 60.000 căn hiện nay sẽ lên tới 100.000 căn vào năm tới và hầu hết các dự án này đều là vốn vay ngân hàng. Vậy để cứu bong bóng bất động sản khỏi vỡ phải cần những giải pháp như thế nào?

GSTS Vũ Văn Hóa: Giải pháp quan trọng nhất bây giờ là phải cho nó về giá trị đích thực của nó. Bởi vì thực ra không phải người dân Việt nam không cần những bất động sản đó, ví dụ nhà ở đất đai nhu cầu vẫn còn rất lớn. Nhưng người ta đã nâng giá lên gấp nhiều lần thu nhập hiện tại, cho nên không có ai với tới mức giá đó được cả. Bây giờ nếu muốn giải được vấn đề này thì việc đầu tiên theo tôi, là phải trả lại cái giá trị đích thực của nó. Đương nhiên các nhà đầu tư ai cũng phải cần có lợi nhuận, nhưng mức lợi nhuận như thế nào đó phải phù hợp với lợi nhuận bình quân của xã hội. Còn nếu nó vượt quá xa thì rõ ràng nó không thể được những người mua chấp nhận.

Thứ hai nữa, bây giờ các ngân hàng đầu tư rất nhiều vào lãnh vực này. Bản thân ngân hàng cũng không phải có vốn tự có mà đều là vốn huy động từ các nguồn ở trong xã hội. Bây giờ vấn đề đặt ra là làm thế nào  giải tỏa nó được một cách từ từ và những việc thoái vốn từ các lĩnh vực khác, kể cả ngân hàng ra khỏi bất động sản, cũng không được làm ngay. Chứ nếu làm ngay thì tôi cho rằng bong bóng đó sẽ vỡ tức thời.
Chúng tôi cho rằng việc mất giá và việc phải trả lãi vay ngân hàng lớn thì các nhà đầu tư phải trả giá cho sự tính toán sai lầm của mình trong thời gian vừa qua.
GSTS Vũ Văn Hóa
Nam Nguyên: Thưa Giáo sư, người ta nói là do đầu tư bất động sản chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng nên cứ một ngày trôi qua, mỗi dự án mất số tiền tương đương một căn hộ để trả lãi vay. Tình hình này quả thực rất nguy hiểm nếu cứ tồn kho tiếp tục như thế này?

GSTS Vũ Văn Hóa: Điều này là đúng! Mỗi ngày mất một căn hộ tôi cho là ít, với dự án lớn mất vài căn hộ mỗi ngày chứ không phải chỉ một căn hộ. Bởi vì hiện nay có tình trạng rất nhiều nhà đầu tư phải trốn chạy vấn đề này, tức là giải tỏa bằng mọi cách. Có dự án hạ giá tới 10%-15% thậm chí tới 20%, hoặc có những dự án xa trung tâm hạ giá tới 30% nhưng người mua vẫn không hào hứng lắm.

Thứ hai nữa có rất nhiều dự án vẫn còn trên giấy nhưng đã thu tiền của người ta rồi, cho nên người ta rất nghi ngờ vấn đề này. Chúng tôi cho rằng việc mất giá và việc phải trả lãi vay ngân hàng lớn thì các nhà đầu tư phải trả giá cho sự tính toán sai lầm của mình trong thời gian vừa qua.

Dự trữ ngân sách hạn hẹp

Toa-nha-cao-tang-250.jpg
Nhà cao tầng tại Hà Nội. RFA photo

Nam Nguyên: Thưa Giáo sư, đã có sự tiên đoán là nền kinh tế đang khó khăn, chính phủ không có khả năng tiếp cứu bong bóng bất động sản. Ngay cả các ngân hàng họ cũng kẹt ở trong đó không thể tự cứu chính mình. Phải chăng đây là một tình hình đáng lo ngại?

GSTS Vũ Văn Hóa: Đương nhiên rất đáng lo ngại. Chính phủ thì mặc dù có nguồn vốn lớn, nhưng dự trữ ngân sách của Việt Nam rất hạn hẹp với thu nhập quốc dân bình thường một năm chỉ trên dưới 120 tỷ USD mà còn đầu tư vào rất nhiều thứ. Dự trữ quốc gia không phải nhiều, cho nên để có một nguồn vốn lớn nhằm giải cứu các dự án bất động sản thì tôi cho rằng không có khả năng. Nếu mà lạm phát ra để chi cho vấn đề này thì nó sẽ làm cho tình trạng lạm phát tái diễn càng khó khăn hơn. Cho nên các chủ đầu tư phải tự bươn chải. Tôi nghĩ là đã đến lúc rất nhiều doanh nghiệp phải tự phá sản, điều này là đương nhiên trong một nền kinh tế thị trường.

Nam Nguyên: Thưa Giáo sư, những năm trước xảy ra vỡ bong bóng chứng khoán, chỉ số VN-INDEX đang từ 800 điểm xuống dưới 400 và xuống tận đáy vài năm trước và hiện nay là bong bóng bất động sản. Vậy thì đã có những sai lầm gì trong những năm trước hay không?
Mặc dù chính phủ có nguồn vốn lớn, nhưng dự trữ ngân sách của Việt Nam rất hạn hẹp với thu nhập quốc dân bình thường một năm chỉ trên dưới 120 tỷ USD mà còn đầu tư vào rất nhiều thứ.
GSTS Vũ Văn Hóa
GSTS Vũ Văn Hóa: Thị trường chứng khoán Việt Nam thì đó là bài học ban đầu, đây là sự trả giá thôi. Thế còn việc sai lầm trong đầu tư bất động sản này tôi cho rằng nó đã có rất nhiều bài học không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đã có. Nhưng ở Việt Nam thì một số chủ đầu tư đã không học những kinh nghiệm đó, mà người ta theo phương án chụp giật càng nhanh càng tốt và điều này dẫn đến sai lầm. Những người đầu tư bất động sản trước đây có lãi bao nhiêu thì bây giờ phải trả giá bấy nhiêu. Bởi vì người ta không lấy lãi đó để đầu tư sang ngành khác mà lại tiếp tục dấn sâu vào các dự án bất động sản khác. Mà như vậy những khoản lãi những năm trước đây thì nay trả giá cho bây giờ.

Tôi cho rằng việc này có thể làm cho nền kinh tế của chúng tôi gặp khó khăn như tôi đã nói ở trên. Số vốn của ngân hàng tồn đọng ở đấy rất lớn nhưng vì dự án bất động sản không mất đi, mà nó vẫn còn tồn tại hiện diện như vậy thì tôi cho rằng trước sau sẽ vẫn bán được. Tuy vậy việc luân chuyển vốn bị chậm lại và như vậy làm cho nền kinh tế sẽ rất khó khăn trong những năm sắp tới.

Nam Nguyên: Cảm ơn GSTS Vũ Văn Hóa đã trả lời Đài ACTD.

Nam Nguyên, phóng viên RFA
 

Sấm Trạng Trình linh ứng tại Hội nghị Trung ương?

(hề, đọc cho vui, chớ cái vụ Nam Đàn sinh Thánh là chỉ ông Cụ chứ ;))

“Đụn Sơn phân giải, Bò Đái thất thanh, Nam Đàn sinh Thánh”. Quả là phúc nhà Nguyễn Sinh còn ấm lắm, việc xây cất nhà thờ tổ vừa bày ra thì Trung ương bước vào chỉnh Đảng. Chỉnh chưa xong mà Đảng đã hết sạch người. Trung ương tìm mãi không còn ai tài đức hơn mới “tín nhiệm” vời anh ra làm Quyền tể tướng.
Cụ tiên tri Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có câu sấm lưu truyền từ thế kỷ thứ 16:
“Đụn Sơn phân giải,
Bò Đái thất thanh,
Nam Đàn sinh Thánh”
Nghĩa là: Khi núi Đụn Sơn vỡ ra, khe Bò Đái mất tiếng kêu thì đất Nam Đàn sẽ có thánh (ý là người hiền tài) ra đời. Đụn Sơn (núi) và Bò Đái (khe nước) đều nằm trong địa phận huyện Nam Đàn.

Đụn Sơn phân giải
Núi Đụn Sơn xưa kia là một hòn nguyên vẹn. Từ 2005, UBND tỉnh Nghệ An có chỉ thị cấm khai thác đá tại huyện Nam Đàn để UBND tỉnh chọn chỗ (núi) xây nhà thờ tổ Nguyễn Sinh. Bỗng chốc đá xây dựng trở nên khan hiếm tợn. Khai thác đá ngay ở Nam Đàn, sử dụng nhân công rất rẻ tại chỗ, chở đá bằng công nông theo Quốc lộ 46 thoắt cái về đến thành Vinh. Phí vận chuyển rất thấp, lời to. Sau lệnh cấm đó, các anh huyện “thương”, rồi nhắm mắt cho chủ mỏ đá khai thác “du kích” tại các mỏ như Đụn Sơn, Rú Hồ, Rú Mượu, Đại Huệ. Từ ngày UBND tỉnh chọn phương án xây dựng nhà thờ tổ họ Nguyễn Sinh trên Núi Chung (phương án 1) mà không phải núi Đại Huệ (phương án 2), các chủ mỏ đá được rộng tay hơn. Trước đây chỉ dám khai thác thô sơ như khoan, nạy, thì nay các chủ mỏ đã nổ mìn có sức công phá lớn. Vì thế, Đụn Sơn nay đã “phân giải” toang hoác đúng như sấm cụ Trạng Trình 500 năm trước.
Bò Đái thất thanh
Mấy chục năm qua phong trào trồng rừng trên địa bàn huyện Nam Đàn chỉ tập trung vào cây thông mà không biết rằng cây thông không có tính năng phòng hộ, giữ nước. Vài năm trước, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Nam Đàn có “sáng kiến” chuyển đổi 3069 ha rừng phòng hộ đầu nguồn còn lại sang rừng đặc dụng để tiện “tận thu”. Đến nay, với sự góp sức của cả lâm tặc lẫn kiểm lâm, về cơ bản rừng phòng hộ đầu nguồn Nam Đàn đã được “chuyển đổi” xong. Lưu vực không còn giữ được nước, dòng chảy trở nên khô kiệt. Khe Bò Đái xưa kia nước chảy ầm ầm ngày đêm thì nay tiếng nước réo đã đi vào dĩ vãng. Bởi vậy, Bò Đái đã thất thanh hoàn toàn (tức im tiếng) đúng như sấm cụ Trạng 500 năm trước.
Nam Đàn sinh thánh
Anh Sinh Hùng trước đại hội may mắn được ở lại Trung ương do anh còn thiếu gần 1 ngày nữa mới hết tuổi cơ cấu. Cụ bà thân sinh anh Hùng nghe nói lúc mang thai anh cụ thiếu ăn nên người yếu lắm. Trong rủi lại có may. Hồi đó mà vật chất dư dả, sức khỏe dồi dào, lúc chuyển dạ cụ “hăng hái” đẩy được anh Hùng ra ngoài trước vài tiếng thì bữa nọ anh đã héo hẳn. Trước Đại hội 11, anh bị bọn “lắm điều” khui ra mấy vụ cơ cấu vốn Vinashin, rồi Công ty Kinh doanh vốn nhà nước SCIC…
Tuy nhiên, phúc họ Nguyễn Sinh vẫn còn lớn hơn Núi Đụn, anh đã vượt qua mọi bão tố, lại còn leo được lên Chủ tịch QH. Như vậy, phú quý với anh kể như đã tột đỉnh rồi.
Nhân tiện bọn Bắc Á với một số doanh nghiệp có thành ý và hảo tâm dâng cái lễ hơn 150 tỉ, anh ăn chay 7 ngày, tắm thơm gội sạch, chọn ngày lành tháng tốt về quê động thổ cất lại hương hỏa họ Nguyễn Sinh trên núi Chung.
Quả là phúc nhà Nguyễn Sinh còn ấm lắm, việc xây cất nhà thờ vừa bày ra thì Trung ương bước vào chỉnh Đảng. Chỉnh chưa xong mà Đảng đã hết sạch người. Trung ương tìm mãi không còn ai tài đức hơn mới “tín nhiệm” vời anh ra làm Quyền tể tướng. Phúc này, trong mơ anh cũng không dám nghĩ đến. Chủ tịch QH dẫu sao cũng chỉ là Bật Mã Ôn cho Bộ Chính trị. Tể tướng mới nắm thực quyền. Đắc ý muôn phần, ngồi dự ASEP ở xứ Vạn Tượng chưa hết ngày khai mạc, bỏ cả quốc yến vua xứ ấy thết chiều tối mồng 3, anh vội đáp chuyên cơ lai kinh gấp để kịp họp tiếp Trung ương.
Nội vài ngày tới, nếu Trung ương vẫn kiên định quan điểm này thì thực đúng như câu sấm của cụ Trạng năm xưa.
Họ Nguyễn Sinh xứ Nam Đàn, Nghệ An
Nguyễn Sinh Hùng là người họ Nguyễn Sinh xứ Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
Đời thứ 10 của dòng họ là Nguyến Sinh Nhậm. Nhậm có hai vợ. Vợ cả sinh cho Nhậm một con trai đầu là Thuyết rồi chết.
Vợ hai của Nhậm là Hà Thị Hy (tục gọi cô Đèn, nghe đồn có mang với Hồ Sĩ Tạo, rồi về sinh cho Nhậm người con tên Nguyễn Sinh Sắc. Sắc lấy vợ làng Chùa kế bên đẻ ra Nguyễn Sinh Cung)
Nguyễn Sinh Thuyết trước khi mất đẻ ra Nguyễn Sinh Ly. Ly đẻ ra hai con là Nguyễn Sinh Diễn và Nguyễn Sinh Thân.
Thân lại đẻ ra Nguyễn Sinh Thọ.
Thọ đẻ ra 5 người con trong đó có Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Sinh Khang.
Nam nhân Nguyễn Sinh Khang là Phó TGĐ Tập Đoàn dầu khí PVN
Nam nhân Nguyễn Sinh Hùng hiện là Chủ tịch QH, có hai vợ. Vợ cả đẻ ra Nguyễn Sinh Nhật Tân – Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công thương. Thời gian Sinh Hùng đi nghiên cứu ở Bun-ga-ri, cô vợ ở nhà buồn quá đã chót “qua lại” với 1 tay lái xe nên khi Sinh Hùng về nước, hai người ly hôn.
Sinh Hùng đã cưới vợ lẽ và hiện bị tiểu đường nặng.

(CNT)   
 

1285. KẾ HOẠCH QUÂN SỰ CỦA MỸ – NATO TẠI XYRI

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
TTXVN (Cairô 26/09)
Theo tài liệu của Trung tâm nghiên cứu các vấn đề Xôviết (RUSI) về cuộc khủng hoảng Xyri, việc “thay đổi chế độ” hiện tại của nước này theo ý muốn của Mỹ và phương Tây được sự hỗ trợ thực sự và bền vững của Quân đội Xyri tự do (FSA) sớm hay muộn cũng cần đến việc triển khai của một lực lượng không quân (chủ yếu là các máy bay tiêm kích), hải quân, kết hợp với các Lực lượng đặc biệt tại chỗ và đổ bộ từ trên không của các đơn vị bộ binh tinh nhuệ.
Liên quan đến việc triển khai các tàu chiến Pháp và Anh được dự kiến “vào cuối mùa Hè” (tuy chưa có ngày tháng cụ thể), mạng tin “Toàn cầu hóa” cho biết: Bộ Quốc phòng Anh đã đề nghị việc triển khai Hải quân Hoàng gia ở Trung Đông. Hai trong số các tàu chiến lớn nhất của Anh, HMS Illustrioud và HMS Bullwark đã được giao nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho Thế vận hội Luân Đôn. HMS Bullwark được neo đậu ở vịnh Weymouth trong suốt thời gian diễn ra thế vận hội và HMS Illustrious ở trên sông Thames, trung tâm Luân Đôn.
Những hoạt động hải quân này được kế hoạch hóa và phối hợp chặt chẽ với sự hỗ trợ ngày càng nhiều từ các đồng minh trong FSA, liên kết với các chiến binh thánh chiến nước ngoài đánh thuê, được đào tạo ở Cata, Irắc, Thổ Nhĩ Kỳ và Arập Xêút vì mục đích của Liên minh quân sự phương Tây.
Liệu Mỹ và NATO có phát động một chiến dịch không kích hay không? Câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ nhưng xét về khả năng phòng không của Xyri, báo cáo của RUSI cho rằng Xyri dựa vào tên lửa S-300 hiện đại từ Nga. Tin tức chưa được kiểm chứng cho thấy Nga đã hủy bỏ việc giao cho Xyri hệ thống tên lửa đất đối không này sau khi bị áp lực từ phía Ixraen (Tân Hoa Xã. ngày 28/6/2012). Trước đó, một nguồn tin khác cho rằng hệ thống rađa hiện đại của Nga đã được thiết lập tại Xyri (Israel National News, ngày 24/11/2011).
Vai trò của lực lượng đặc biệt
Trong thời gian tới, các lực lượng đồng minh sẽ cố gắng làm tê liệt khả năng quân sự của Syri, bao gồm hệ thống phòng không và thông tin liên lạc, kết hợp với hoạt động bí mật, tấn công mạng tin và tài trợ cho các cuộc tấn công của FSA.
FSA  chính là lực lượng bộ binh của NATO. Các chỉ huy của FSA, trong đó nhiều người là thành viên của chi nhánh liên kết với Al – Qaeda, thường xuyên có liên hệ với các lực lượng đặc biệt của Anh và Pháp tại Xyri. Báo cáo của RUSI khuyến cáo rằng quân nổi dậy sẽ được hỗ trợ bằng việc triển khai các cố vấn của lực lượng đặc biệt tại Xyri và còn được hỗ trợ từ trên không theo yêu cầu.
Sự hiện diện của cố vấn cùng với chỉ huy quân nổi dậy, trong các đơn vị của lực lượng đặc biệt, có thể quyết định về chiến thuật và chiến lược như trường hợp ở Ápganixtan vào năm 2001 và Libi năm 2011. Lực lượng đặc biệt có mặt tại Xyri kể từ khi bắt đầu cuộc nổi dậy. Báo cáo của RUSI cũng xác nhận sự tham gia của các công ty an ninh tư nhân, trong đó có một số lính đánh thuê trước đây của Blackwater, đang huấn luyện quân nổi dậy của FSA. Trong sự mô tả là “cuộc chiến đen tối của mỹ,” lực lượng tại chỗ thường xuyên liên lạc với các đồng minh quân sự và các cơ quan tình báo.

Ảnh hưởng của đội quân thánh chiến đánh thuê
Sau sự bế tắc của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, việc tuyển dụng và đào tạo chiến binh thánh chiến đánh thuê được tăng tốc. Theo một nguồn tin quân đội Anh, các lực lượng đặc biệt của Anh đang đào tạo quân nổi dậy Xyri tại Irắc về chiến thuật quân sự, sử lý vú khí và hệ thống thông tin liên lạc. Nguồn tin này cho biết việc đào tạo phương thức chỉ huy quân sự tiên tiến được tiến hành tại Arập Xêút vì mục tiêu liên minh quân sự phương tây. Các lực lượng đặc biệt của Anh và Pháp đang tích cực huấn luyện các thành viên của FSA tại một căn cứ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Một số nguồn tin khác nói rằng việc đào tạo cũng đang diễn ra tại Libi và Bắc Libăng. Mặt khác các sỹ quan của cơ quan tình báo Anh (M16) và nhân viên của đội đặc nhiệm Anh (UKSF) bao gồm SAS và SBS cũng hưỡng dẫn quân nổi dậy về chiến tranh du kích ở đô thị và sẽ cung cấp vũ khí cùng trang thiết bị. Người ta tin rằng nhân viên của cục tình báo trung ương Mỹ CIA và các lực lượng đặc biệt hỗ trợ quân nổi dậy về thông tin liên lạc.
Hơn 300 phiến quân Xyri đã vượt qua căn cứ ở ngay sát biên giới ngay bên trong Irắc, khi có một khoa huốn luyện tại Arập Xêút. Trong khi đó, hai công ty an ninh tư nhân sử dụng người của lực lượng đặc biệt để huấn luyện 50 chiến binh. Một cựu thành viên của SAS cho biết: “vai trò của chúng tối chủ yếu là thông tin và dạy về chiến thuật, kỹ thuật…”.
***
Theo nhật báo Xyri “Al-thawra”, chỉ 6 tháng sau khi thực hiện kế hoạch tấn công từ bên trong nhằm tiêu diệt Xyri, một nước có chủ quyền, một thành trì chiến lược quan trong được dựng lên trước những âm mưu bành trướng của của chủ nghĩa đế quốc, đã tỏ ra thất bại.
Về mặt lôgích, Mỹ và NATO phải ngừng cuộc tấn công của phương Tây và ra lệnh cho các đội quân đánh thuê bản địa và nước ngoài đánh giá lại tình hình trước khi áp dụng cách thức mới. Điều này không tính đến mong muốn trả thù và quyết tâm ngăn chặn Xyri phát huy chiến thắng của mình trước các cuộc tấn công liên tục của một liên minh không chịu thừa nhận thất bại, ít nhất là trước công luận, và quyết định xâm lược bằng tất cả các phương tiện mà nó có. Từ đó dẫn đến một “kế hoạch thay đổi”, khác với kế hoạch đầu tiên từ mục tiêu, trụ cột và các bước tiến hành như sau:
1. Liên quan đến mục tiêu: điều rõ ràng là mặc dù có các quan điểm và tuyên bố của một số người trong giới lãnh đạo, nhưng giờ đây phương Tây tin rằng không có khả năng để lật đổ chính quyền hiện tại của Xyri, vốn đang tìm cách hủy “hoại” nước này càng lâu càng tốt để bảo vệ quyền lực của mình ở một đất nước trở nên không thể kiểm soát được, đồng thời không thể thu phục được! Do đó, không có vấn đề để cho người Xyri thực hiện những cải cách theo tiến trình của họ. Cần phải thuyết phục người Xyri, vẫn dễ tin vào những lời nói dối, rằng những cải cách sẽ là ảo tưởng, và họ nên gia nhập hàng ngũ của phe đối lập hơn là tham gia “phong trào cải cách”… cho dù bằng bất kỳ giá nào họ sẽ phải trả!
2. Về các bước tiến hành dựa trên ba trụ cột
a. Trụ cột dân sự bao gồm việc hỗ trợ các hoạt động vũ trang, tội phạm và ám sát tại Xyri, để ngăn chặn sự ổn định trở lại, làm tê liệt các khu vực quan trọng của nước này, và thuyết phục người dân rằng chính quyền không còn có thể khôi phục lại chúng cho dù chính quyền có thể triển khai sức và lực tới đâu. Đó là mục tiêu của những phần tử khủng bố nhằm vào dân thường, sỹ quan quân đội, các tòa nhà chính phủ… tại các vùng mà những phần tử này đã thâm nhập được với sự hỗ trợ của những nhà vạch kế hoạch, đặc biệt là khu vực giữa Homs và Hama.
b. Trụ cột kinh tế bao gồm việc tăng cường phong tỏa của các nước trong khu vực và châu Âu, những nước lệ thuộc vào Mỹ, một lần nữa chưng minh cho người dân Xyri rằng chính phủ nước họ không thể đảm bảo nhiệm vụ điều hành đất nước và sẽ vô ích nếu hy vọng tìm thấy “cuộc sống tốt đẹp của Xyri trước đây” khi mà chính quyền ngày nay vẫn nắm quyền lực và kiên định lập trường của mình.
c. Trụ cột chính trị và ngoại giao bao gồm sự huy động quốc tế nhằm cô lập Xyri biến nươc này thành một “nhà nước hạ đẳng” mà tính hợp pháp của chính quyền sẽ không còn được công nhận. Điều này buộc các nhà lãnh đạo Xyri mong muốn nới lỏng sự kìm kẹp, tuân theo mệnh lệnh của phương Tây và nhượng bộ theo yêu cầu để  phục vụ dự án Đại Tây Dương – Do Thái tại Trung Đông và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý các vấn đề gay cấn của khu vực, những vẫn đề không thể chờ đợi được nữa!
3. Các chính phủ phương Tây sử dụng “kế hoạch trả thù” theo ba  phần dưới đây, sau khi nhận ra rằng hành động quân sự trực tiếp là không thể được, các hành động vũ trang khủng bố chủ yếu nhằm phá vỡ nhà nước không hiệu quả, nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ không theo đúng hướng của họ… và chính phủ Xyri sẽ không sụp đổ! Tin vào sự thất bại này nhưng không bao giờ chịu thừa nhận, họ tập trung nỗ lực trên các phương tiện truyền thông, gây sưc ép chính trị và kinh tế cuối cùng dẫn đến sự trả thù của họ chống lại người dân Xyri và các thể chế của nước này… Phải chăng “kế  hoạch thay thế” sẽ làm cho họ hài lòng? Một phân tích khách quan về tiềm lực của Xyri, giúp chúng ta có thể thấy rằng:
a. Lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh tiếp tục chứng tỏ sức mạnh, hiệu quả, tinh thần và khả năng có thể kéo dài cuộc đấu tranh chống bạo lực, băng đảng khủng bố và tội phạm, hạn chế tác động tàn phá về mặt an ninh và điều kiện sống của người dân, nếu như chưa vô hiệu hóa chúng.
b. Tài nguyên, vị trí địa lý và các liên minh của nhà nước Xyri cho phép nước này giảm thiểu, ở mức độ cao, áp lực kinh tế ngày càng quyết liệt.
c. Sự hỗ trợ của nhiều quốc gia và nhóm các nước từ chối tấn công Xyri, cũng như chia rẽ cái gọi là “cộng đồng quốc tế” về chủ quyền, vai trò của Xyri trong tương lai, có thể ngăn chặn những nỗ lực nhằm cô lập chính trị vào ngoại giao đối với nước này. Những lời mời đối thoại và các cuộc họp gần đây với các quan chức Xyri chỉ là dấu hiệu báo trước sự thất bại của học thuyết về sự cô lập và phong tỏa.
4. Chúng ta có thể nói rằng “kế hoạch  thay thế” của các chính phủ phương Tây là sai lầm và Xyri có thể đối phó với kế hoạch này, giảm thiểu những tác động tồi tệ và rút ngắn thời gian chịu đựng bằng cách:
a. Quyết tâm tiếp tục cải cách đang được thực hiện, không thay đổi lịch trình của nó trước mọi áp lực từ đâu đến bởi vì sự lùi bước trong lĩnh vực này có thể phục vụ một số mục tiêu của những người lập kế hoạch trả thù. Về mặt này, Xyri có thể nhận được nhận được sự hỗ trợ và kinh nghiệm của các đồng minh của mình, những nước thể hiện sự tôn trọng của họ đối với chủ quyền và độc lập của Xyri.
b. Kiên trì nỗ lực tuyên truyền vận động những công dân lầm lạc để  họ có thể tự nguyện trở về với đại đa số dân chúng một khi họ nhận ra rằng các chính phủ phương Tây dành cho họ sự tăm tối, bất an, đau khổ, lang thang…về mặt này, Nhà nước chỉ có thể tiếp tục cải cách trong khuôn khổ đối thoại quốc gia được mở rộng vì lợi ích của tất cả mọi người có cùng một sứ sở.
c. Quan tâm tới các hoạt động của các lực lượng vũ trang và an ninh để khôi phục lại trật tự và ổn định, không rơi vào cạm bấy của các nhóm có vũ trang và không thái quá để có thể vô tình phục vụ lợi ích cá nhân và tội phạm, hiện đang ở trong tình trạng tuyệt vọng dẫn đến việc gây ra nhiều thiệt hại về vật chất, con người và tâm lý trên khắp đất nước Xyri./.
 
 

1286. Bà Yến: Tôi không phải ‘Quan làm báo’

BBC tiếng Việt



Cựu dân biểu Đặng Thị Hoàng Yến đã bác bỏ cáo buộc bà và em trai, Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm, có liên quan tới trang tin Quan làm báo.

Tin đồn này đã xuất hiện trên mạng internet trong khi mới đây hai nhân viên của tập đoàn Tân Tạo của gia đình họ Đặng đã bị bắt vì bị cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân” và “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước”.

Cả bà Yến và ông Tâm đều đã có thư ‘kêu cứu’ lên Bộ Chính trị về vụ bắt bớ nhân viên của họ.
Trong trả lời phỏng vấn BBC qua thư điện tử hôm 30/9 với tư cách Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Tân Tạo, trước hết bà Yến trả lời câu hỏi ‘bà có bình luận gì về các vụ bắt giữ’ (những chữ viết hoa toàn bộ là nguyên văn email trả lời của bà Yến, tựa đề phụ là của BBC).
Bà Đặng Thị Hoàng Yến: Có lẽ tôi không cần bình luận gì thêm vì chính bản thân sự việc nói lên tất cả.
Một cô nhân viên hành chính bị bắt cóc giữa đường bởi những người mặc thường phục tự xưng là an ninh, sau đó, cô này bị giam giữ ở đâu đó, nhưng đã buộc phải gọi điện cho cơ quan nói dối “bận việc không đến làm việc được”.
“Tôi cũng có đọc trên các mạng xã hội nói rằng ai đó phát hiện ra ‘máy chủ’ của Quan làm báo ở nhà riêng của tôi ở bên Mỹ.” Cựu dân biểu Đặng Thị Hoàng Yến.
Rồi vào buổi chiều khi trường đại học đã về hết, hàng chục người mặc thường phục kéo đến lấy lí do “có virus độc hại phát tán từ máy tính”, dù KHÔNG đưa ra bất cứ giấy tờ chứng minh và cũng không hề giới thiệu danh tính, nhưng buộc bảo vệ cho vào văn phòng để khám xét và đe doạ những người có mặt: “KHÔNG được báo cho ai và phải giữ “bí mật”.
Chỉ sau khi tôi gửi đơn kêu cứu lên các cấp lãnh đạo cao nhất của Việt Nam thì một quyết định tạm giam của Bộ Công an đưa ra mà không hề được Viện kiểm sát phê chuẩn. Sau đó liên tục nhiều lần công an gọi điện doạ nạt gia đình KHÔNG được thuê luật sư bảo vệ!
Nếu quả thật cô nhân viên hành chính này có tội như họ đã công bố thì ai đó có phải cất công làm nhiều ‘thủ thuật’ như vậy không?
Đến ngày 20/9/2012, Phó Giám đốc Sinh viên vụ của Đại học Tân Tạo, trên đường đi làm về, tương tự, cũng bị hai người tự xưng là an ninh ép chặn giữa đường yêu cầu phải hợp tác và câu hỏi của những người này xoay quanh việc: Bà Chủ tịch Hội đồng Quản trị đang ở đâu, biết gì về bà này.
Chỉ đến khi anh này gọi điện cầu cứu thì hai người này mới bỏ đi…
Vậy thì, có cần phải bình luận không hay bất cứ một người dân bình thường nào cũng có câu trả lời cho trường hợp này?
KHÔNG PHẢI QUAN LÀM BÁO
BBC: Một số blogger thậm chí có vẻ gợi ý rằng bà và ông Đặng Thành Tâm có liên quan tới blog Quan làm báo, bà nghĩ sao?
Tôi cũng có đọc trên các mạng xã hội nói rằng ai đó phát hiện ra ‘máy chủ’ của Quan làm báo ở nhà riêng của tôi ở bên Mỹ.
Có lẽ ai cũng biết, máy chủ của các Blog như Quan làm báo, Dân làm báo, anh Ba Dũng, 4Sang… đều sử dụng chung hệ thống máy chủ của Blogspot thuộc về Google.
Bản thân tôi trong thời gian vừa qua không ở tại nhà riêng vì đang chữa bệnh, các con tôi đều đi học xa, nhà riêng của tôi bỏ trống và không có ai ở.
Còn em trai tôi thì có lẽ năm năm nay không sử dụng máy ví tính mà chỉ làm việc bằng máy điện thoại Blackberry thì làm thế nào mà làm chủ Quan làm báo?
Quan điểm cá nhân tôi: ngay cả luật pháp Việt Nam cũng có quy định quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, do vậy, nếu những trang mạng phản ánh không đúng thì các báo chính thống của Nhà nước có thể công khai tranh luận và Chính phủ có thể trả lời bằng hành động thực tế của mình.
Tôi tin rằng 90 triệu người dân yêu nước Việt Nam có đủ trí tuệ và tấm lòng để nhận thức được đúng sai, thật giả.
BBC: Có một số nguồn tin cho rằng bà và em trai có quan hệ gần gũi với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đang bị kẹt trong cuộc đấu đá quyền lực giữa ông Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bà có thể bình luận về chuyện này không?
À, tôi có đọc trên mạng cho rằng tôi ‘thân’ với Thủ tướng mà! Còn em trai tôi, nếu nói là có quan hệ tốt với Chủ tịch nước thì có lý hơn.
Tôi nghĩ doanh nhân Việt Nam đóng góp rất lớn vào GDP, tới gần 50% và tạo ra trên 46 triệu trong tổng số 52 triệu việc làm của cả nước.
Riêng doanh nghiệp của chúng tôi, hai tập đoàn đã tạo hàng triệu công ăn việc làm, chỉ một công ty đã đứng thứ 129 trên hơn 600.000 doanh nghiệp trên cả nước về nộp thuế trong năm 2010, thu hút đầu tư nước ngoài chiếm trên 20% của cả nước trong năm 2011.
“[Chúng tôi, các doanh nhân,] cũng chỉ như những cánh bèo mà thôi, bất cứ ai cũng có thể mang đi băm vụn ra vì hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện và con người thực hiện lại cố tình không coi luật pháp tồn tại!”  Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tân Tạo.
Chúng tôi cũng là những tập đoàn duy nhất ngoài quốc doanh được thưởng nhiều huân chương Lao động hạng 3, 2 và hạng nhất, chiến sĩ thi đua, cờ của Thủ Tướng hàng chục năm.
Song thực tế hiện nay [chúng tôi] cũng chỉ như những cánh bèo mà thôi, bất cứ ai cũng có thể mang đi băm vụn ra vì hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện và con người thực hiện lại cố tình không coi luật pháp tồn tại!
Đối với nhà đầu tư nuóc ngoài ít nhiều họ còn lo ngại bị phản ứng qua đường ngoại giao, còn các doanh nghiệp trong nước họ muốn cho sống được sống, muốn giết thì phải chết!
‘QUỐC HỘI THÍCH CỪU’
BBC: Bà có tiếc vì bị bãi nhiệm vị trí Đại biểu Quốc hội không? Theo bà, có động cơ chính trị nào trong việc bãi nhiệm bà hay không?
Có lẽ hối tiếc thì không! Nhưng tôi đã ‘NGỘ’ ra nhiều điều rằng: Dường như KHÔNG mấy ai cần người dám nói lên những bức xúc của người dân trong Quốc Hội, mà cũng không nhiều người muốn đấu tranh vì một Việt Nam tốt đẹp hơn.
Có lẽ tại nghị trường Việt Nam, người ta thích những con cừu hoặc có thể chấp nhận những ông bà Nghị mà câu phát biểu bao giờ cũng phải được bắt đầu bằng “Tôi hoàn toàn nhất trí với báo cáo” rồi sau đó, có thể phản biện vài ba khuyết điểm của tập thể, chẳng chết ai bao gìờ!
Hình như, người ta không chấp nhận những ông bà Nghị dám đấu tranh trực diện, điểm mặt, gọi tên bản chất của sự việc và càng không muốn có những tiếng nói trái chiều, những tiếng nói phản ánh nỗi bức xúc, nhức nhối của Người dân…
Việc bãi miễn tôi bởi những lý do mà bất cứ một con người có lương tri và khối óc nào cũng đều thấy nó không có thật, vậy thì việc bãi miễn đương nhiên phải để phục vụ lợi ích của ai đó hay của nhóm lợi ích nào đó.
BBC: Trong thời gian làm Đại biểu Quốc hội ngắn ngủi, bà nghĩ mình đã làm được gì cho người dân?
Trong thời gian làm Đại biểu Quốc hội, tôi tự hào vì đã hoàn thành cao nhất vai trò của mình trong việc tham gia vào những chính sách vĩ mô, dám đấu tranh thẳng thắn vào những việc nổi cộm, gây nhiều bức xúc trong xã hội.
Chẳng hạn về vấn đề về thuế, tôi đã vạch ra việc thu thuế phí ở Việt Nam chiếm tới 28-32% GDP là cao nhất Khu vực làm kiệt sức dân và doanh nghiệp.
Ý kiến này đã được sự đồng tình ủng hộ của nhiều đại biểu và đã được Quốc Hội tiếp thu đưa vào giảm xuống trong những năm tới ở mức 22-23%/GDP.
Còn về vấn đề các công trình thủy lợi, tôi đã cảnh báo về hậu quả chất lượng quá kém và đầu tư không đồng bộ của trên 3.000 hồ thuỷ lợi, thuỷ điện trên khắp cả nước.
Thực tế sự cố đập thủy điện Sông Tranh 2 đã xảy ra.
Cá nhân tôi cũng đã đấu tranh tích cực cho sự bình đẳng của các thành phần kinh tế, đề đạt xoá bỏ sự độc quyền, ưu đãi của các doanh nghiệp nhà nước là cội nguồn của tham nhũng, thất thoát lớn làm suy kiệt sức dân và nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua.
Tôi cũng đã đề xuất cần xem xét lại định hướng phát triển kinh tế đất nước phải dựa vào thế mạnh hiện có đến 4,3 triệu ha đất trồng lúa là một đất nước xuất khẩu gạo đứng nhất, nhì thế giới hàng chục năm qua.
Cần phải bằng những chính sách vĩ mô thúc đẩy sản xuất và chế biến nông nghiệp chất lượng cao nói chung và sản xuất gạo xuất khẩu chất lượng cao nói riêng mà 90% giá trị gia tăng là ở trong nước.
Đặc biệt Việt Nam cần tham gia tích cực vào đảm bảo an ninh lương thực cho thế giới với gần một tỷ người còn đang bị đói là nỗi ám ảnh lớn trong thế kỷ 21, từ đó sẽ nâng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tôi cũng tâm đắc đã được đóng góp tích cực vào Luật giáo dục Đại học của Việt Nam. Tuy chưa hẳn đã đươc như mong muốn, song cũng có một bước tiến bộ lớn.
Ngoài ra, tôi cũng đã mạnh dạn cảnh báo về loại tội phạm ngân hàng và các nhóm lợi ích chi phối chính sách kinh tế vĩ mô, điều mà thời gian qua đã xảy ra và chính Thủ Tướng đã chỉ đạo phải làm rất kiên quyết.
Song có lẽ bản thân tôi đã phải gánh chịu hậu quả của chính những phát hiện, chất vấn này với ông thống đốc Nguyễn Văn Bình vào kỳ họp thứ 2 của Quốc Hội.
Đối với các cử tri nơi đã tín nhiệm bầu tôi, tuy chỉ mới có một năm ngắn ngủi, song có lẽ họ là những người hiểu rõ nhất những đóng góp của cá nhân tôi, có thể kể một vài ví dụ:
Hiến tặng toàn bộ tài sản xây dựng trường Đại học Tân Tạo đẹp nhất Việt Nam trên diện tích 103 ha. Đây là trường đại học theo tiêu chuẩn quốc tế, giảng dạy bằng tiếng Anh và phi lợi nhuận đúng nghĩa đầu tiên ở Việt Nam, thực hiện cấp học bổng 100% cho các sinh viên tài năng mà nghèo khó.
Hỗ trợ khám chữa bệnh miễn phí cho 4000 phụ nữ, tài trợ tiêm phòng Viêm Gan B cho 18500 trẻ em, tài trợ mổ tim dị tật bẩm sinh cho 500 em, tài trợ học bổng cho 2000 Hoa Trạng nguyên của đất nước….
Tài trợ Đề án trồng lúa gạo sạch theo tiêu chuẩn Global Gap đưa năng suất lúa tại vùng dự án trước đây chỉ đạt từ 3-4 tấn/ha nay đã qua hai vụ lúa luôn đạt 7 – 8 tấn/ha/vụ với giá trị dinh dưỡng cao, giúp người nông dân tăng thu nhập cao hơn so với thu nhập bình quân trước đây từ 10 – 20 triệu đồng/1 ha/vụ lúa.
Mô hình này đã được thí điểm thành công và hiện đang được nhân rộng tiến đến xây dựng thương hiệu gạo sạch của Việt Nam.
Đến nay dù không còn là đại biểu Quốc hội, tôi vẫn đang tiếp tục triển khai những gì mình đã làm.
‘BÓP NGHẸT TỰ DO DÂN CHỦ’
BBC: Với tư cách là một doanh gia, bà nghĩ sao về các chính sách kinh tế hiện nay của chính phủ Việt Nam?
Không phải cá nhân tôi nghĩ sao mà thực tế hiện nay đã cho thấy nền kinh tế đất nước đang bộc lộ nhiều bất cập của các chính sách vĩ mô và ngay Chính phủ Việt Nam cũng đã phải nhìn nhận chính sách vĩ mô bị chi phối bởi nhóm lợi ích.
Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam so với các nước Asean thấp hơn, cho dù xuất phát điểm cao hơn nếu xét cho thời điểm năm năm qua.
Các tập đoàn Nhà nước làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng bộc lộ rõ nét nhất, điều chưa từng xảy ra trước đây.
“Nếu tiếp tục định hướng doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo thì chắc chắn sẽ không phải chỉ có một Vinashin, Vinaline mà hầu hết các Tập đoàn Nhà nước sớm muộn cũng sẽ đổ bể và hậu quả có thể còn tồi tệ hơn Vinashin.” Cựu dân biểu Đặng Thị Hoàng Yến.
Tuy nhiên nếu tiếp tục định hướng doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo thì chắc chắn sẽ không phải chỉ có một Vinashin, Vinaline mà hầu hết các Tập đoàn Nhà nước sớm muộn cũng sẽ đổ bể và hậu quả có thể còn tồi tệ hơn Vinashin.
Hệ thống Ngân hàng, tín dụng bị bóp méo và mô hình của Nước Nga từ mấy chục năm trước được Thống đốc Bình mang về áp đặt nguyên xi cho Việt Nam đã dẫn đến hậu quả nặng nề khiến hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản.
Các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô bằng can thiệp hành chính như chính sách độc quyền vàng, hay sự tùy tiện xếp loại các ngân hàng thương mại cổ phần một cách không minh bạch, bị buộc thanh tra, giám sát đặc biệt, buộc sáp nhập tuỳ tiện theo sự chi phối của lợi ích nhóm đã không đạt được mục tiêu Chính phủ đề ra là củng cố hệ thống ngân hàng theo hướng chuẩn hóa quốc tế.
Đặc biệt việc bỏ ‘quên’ tái cấu trúc các ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm đến 60-70% thị phần cả nước với nợ xấu đúng chuẩn theo công bố của chính Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là 10% thì đã gần như mất hết vốn, thật sự tiềm ẩn rủi ro lớn cho nền kinh tế khi bị đổ bể.
BBC: Bà cũng hay có dịp ra nước ngoài, vậy bà thấy cái nhìn của người Việt và người nước ngoài về Việt Nam ra sao?
Bạn bè trong ngoài nước bày tỏ sự quan ngại sâu sắc đối với tình hình của Việt Nam hiện nay.
Xem ra, đất nước đang bị kéo lùi trở lại thời kỳ hành chính bao cấp, những quyền cơ bản của con người, quyền tự do dân chủ đang bị chi phối và bị bóp nghẹt và nhân dân đang bị nghèo hơn đi cả về đời sống vật chất và tinh thần.
Nguồn: BBC tiếng Việt

1287. Chào mừng bạn đến với đảng Cộng sản Trung Quốc

Financial Times Tác giả: Jamil Anderlini, Patti Waldmeir, Kathrin Hille và Simon Rabinovitch
Người dịch: Huỳnh Phan
28-09-2012
Những người  cộng sản ‘bình thường’ đưa ra cái nhìn hiếm hoi về cuộc sống bên trong của một trong những đảng chính trị bí mật nhất thế giới
Khi hầu hết người phương Tây cố gắng nhận diện Đảng Cộng sản Trung Quốc, cùng một hình ảnh người ta tưởng tượng được hiện ra: một người nam cao tuổi với mái tóc nhuộm và trong bộ đồ lớn xúng xính. Đó là hình ảnh của ĐCSTQ trước công chúng: 9 uỷ viên thường trực Bộ Chính trị giống hệt nhau. Còn 83 triệu đảng viên khác – thanh niên, người thiểu số, phụ nữ, cấp tiến, doanh nhân và chủ ngân hàng – cũng có thể chỉ là vô hình.
Bây giờ, khi ĐCSTQ chuẩn bị chuyển đổi thể chế chính trị mười năm một lần, chủ yếu liên quan đến việc thay thế một nhóm các nhà lãnh đạo mặt sắt bằng một nhóm khác – Thời báo Tài chính (FT) đã dự trù tập hợp một bộ sưu tập các đảng viên điển hình. Khi đảng họp Đại hội thứ 18 ở Bắc Kinh vào tháng tới, tên của hầu hết những người này sẽ chẳng làm nên tiêu đề lớn trên báo chí. Nhưng họ đưa ra cái nhìn hiếm hoi về cuộc sống trên cương vị là một đảng viên của một trong những đảng phái chính trị bí mật nhất trên thế giới là như thế nào.
Rupert Murdoch nói với  Richard McGregor của báo FT vào cuối thập niên 1990 rằng ông chưa từng gặp một người cộng sản nào ở Trung Quốc, nếu như vậy, ông đã phải cố gắng rất nhiều mới tránh được họ. Tính từ năm ngoái, ĐCSTQ đã có 83 triệu đảng viên trong 1,34 tỉ dân – và có thêm hơn ba triệu đảng viên mới riêng trong năm 2011. Nếu còn nghi ngờ, cứ giả định rằng hầu hết người dân Trung Quốc thực sự có quyền hành – từ các quan chức chính phủ cho tới các chủ ngân hàng, từ các nhà công nghiệp cho tới giới học thuật –  có một xác suất cao là trong sơ yếu lý lịch của họ đều có chi tiết về đảng tịch đang lẩn quất đâu đó . Điều này khó có thể làm cho họ thành người cộng sản hết lòng – nhưng có nghĩa là, nhiều người Trung Quốc tương tự, đang thường xuyên tiếp xúc với người nước ngoài, có thể họ trung thành với đảng, chứ không chỉ vì động cơ lợi lộc.
ĐCSTQ là đảng có cơ sở ở Trung Quốc nhưng gồm những thành phần rất khác với quá khứ, lúc mà tầng lớp trung lưu và thượng lưu không được đảng chào đón. Theo số liệu từ ban tổ chức ĐCSTQ, gần 40% đảng viên ngày nay có trình độ cao đẳng hoặc cao hơn: tổng số công nhân và nông dân – từng là cột sống của đảng – hiện chỉ xấp xỉ số chuyên gia, cán bộ đảng và những người làm việc trong các tổ chức kinh doanh và công cộng (32 triệu). Có 15 triệu người về hưu và gần 3 triệu sinh viên, học sinh. Phụ nữ cũng như những người dưới 35 tuổi chiếm ¼ dân số, và có 5,5 triệu đảng viên thuộc các nhóm dân tộc thiểu số (trong số 55 nhóm dân tộc thiểu số chính thức ở Trung Quốc).
Tuy nhiên, thống kê này không nắm bắt được bề dầy của ĐCSTQ ngày nay, như thể hiện ở các trang sau: một chủ ngân hàng TQ được Wall Street huấn luyện và được Morgan Stanley hậu thuẫn, bênh vực cho sự thích đáng của chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc dường như bị chủ nghĩa tư bản mê hoặc; một viên chức công đoàn được đào tạo ở Anh, làm việc cho Mercedes-Benz, người có rất nhiều điều để nói về việc thống trị độc đảng, một vận động viên đoạt huy chương vàng Olympic đã học đọc các chữ Trung Quốc bằng cách dò dẫm khẩu hiệu của đảng; một ông lão theo chủ nghĩa Mao-ít nghĩ rằng cải cách kinh tế đã phá hủy nền móng đạo đức xã hội Trung Quốc, một bác sĩ nhi khoa với công việc ngập đầu, tin rằng, giống như cứu người, nhiệm vụ của ông là phục vụ đảng, một cựu binh chiến tranh Triều Tiên vẫn ghét Mỹ sau bấy nhiêu năm qua, một phụ nữ thiểu số hết lòng biết ơn ĐCSTQ đã giúp đưa dân tộc mình thoát khỏi vòng nghèo đói, một công nhân nhập cư trở thành viên chức địa phương, nghĩ rằng đảng sẽ làm cho quê ông càng thịnh vượng hơn, và một đội viên thiếu niên tiền phong tin rằng ĐCSTQ có thể xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
Sau nhiều năm bị tuyên truyền, nhiều đảng viên – bao gồm một số phỏng vấn ở đây – chỉ lập lại những cụm từ có sẵn và các khẩu hiệu tuyên truyền để thể hiện tình yêu tuyệt vời và niềm tin thuần khiết vào đảng. Cũng có phần dính dáng tới yếu tố sợ hãi, vì công khai chỉ trích ĐCSTQ hoặc hệ thống chính trị ở Trung Quốc có thể khiến cá nhân gặp rắc rối rất nghiêm trọng – và trong những trường hợp quá mức sẽ bị đưa đi lao động hoặc bị phạt tù. Đa số các đảng viên được tiếp cận để phỏng vấn cho bài viết này đều từ chối thẳng thừng vì tính “nhạy cảm” của chủ đề và ngại những hậu quả có thể xảy ra.
Nhưng vượt ra ngoài những lời lẽ cứng nhắc và những tuyên bố quá sôi nổi về lòng trung thành, rõ ràng là nhiều đảng viên quả có tình cảm và sự tôn trọng thật sự Đảng CS và những gì đảng có ý tranh đấu. Chính xác 83 triệu người này tiếp xúc với đảng, và đảng tiếp xúc với họ mỗi ngày như thế nào? Hình ảnh thời chiến tranh lạnh, vẫn còn định hình hầu hết các ấn tượng của phương Tây, bao gồm mối quan hệ rất sâu và đi cả vào đời sống riêng tư giữa Đảng và người dân: công dân Trung Quốc (không chỉ các đảng viên) thường được ĐCSTQ bảo phải sống ở đâu, làm việc và nghiên cứu chỗ nào, kết hôn khi nào, có bao nhiêu con, và thậm chí khoảng cách giữa các lần sinh nên là bao lâu. ĐCSTQ đã thò tay vào tất cả mọi thứ, từ cái nôi đến nấm mồ, từ trường học đến nơi làm việc, và sau khi làm việc đảng cũng có mặt ở đó, tổ chức tố cáo chính trị, và báo cáo về những chuyện vặt vãnh chẳng hạn như ai đó không dọn sạch phân chó của họ.
Đảng viên hiện nay được tổ chức theo nơi làm việc hoặc khu dân cư. Đảng thiết lập chi nhánh ở những nơi nào có từ ba đảng viên trở lên ở công ty, khu dân cư hoặc cơ quan công cộng như bệnh viện. Trong hầu hết các trường hợp, người dân bình thường không biết liệu đồng nghiệp của họ có là đảng viên hay không, và có vẻ ít có căng thẳng xã hội về vấn đề này. Gia nhập đảng là một quá trình khó khăn mà chỉ có một thiểu số mới xoay xở thực hiện thành công.
Ở cấp độ khu dân cư, đảng đang cố thay thế các tổ chức trung niên bị căm ghét từ thời chiến tranh lạnh bằng các nhân viên xã hội có trình độ trung cấp được đào tạo về giải quyết tranh chấp. Hiện nay, các ủy ban khu phố thực hiện công bằng hơn một chút việc phân phối phúc lợi xã hội, tư vấn hôn nhân, và phòng chống tội phạm lặt vặt – cùng với việc dò xét, theo dõi.
Ngoại trừ trường hợp những người được xác định là mối đe dọa an ninh tiềm tàng – mà nhất cử nhất động của họ đều có thể bị theo dõi nếu không bị đảng kiểm soát – ĐCSTQ phần lớn đã bước ra khỏi việc quản lý vi mô của cuộc sống con người. Mary Gallagher, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Michigan nói: “Hiện nay đảng không còn can thiệp vào hầu hết nhữngviệc do cá nhân quyết định – với ngoại lệ là việc kiểm soát sinh đẻ [giới hạn chỉ một con hoặc đôi khi hai con đối với hầu hết người Trung Quốc]. Mặc dù người dân không có tự do chính trị, nhưng họ có rất nhiều tự do cá nhân”.
Trần Quốc, giảng viên về luân lý và đạo đức của chủ nghĩa cộng sản tại Đại học Phục Đán, Thượng Hải, cho biết, các đảng viên vẫn còn phải làm việc “tự phê bình” một cách thường xuyên, cô nói: “có thể so sánh như các tín đồ Kitô đi xưng tội ở nhà thờ”. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các đảng viên có vẻ xem nhẹ trách nhiệm này.
Như vậy, ĐCSTQ chen vào đường đi của người dân ít hơn nhiều so với trước đây, nhưng chính xác đảng giúp họ như thế nào? Nếu hàng chục triệu người Trung Quốc thấy việc gia nhập đảng là đáng giá, và việc vào đảng trong thập niên qua trở nên phổ biến hơn, thì phải có một lý do nào đó.
Hầu hết các nhà phân tích chính trị, Trung Quốc cũng như phương Tây, đều đồng ý rằng, đối với nhiều người, câu hỏi là “tại sao gia nhập?” thay vì “tại sao không”? “Nếu bạn không có một lý do phản đối có tính nguyên tắc, rất khó để thấy điểm bất lợi là cái gì”, ông Kenneth Lieberthal, Giám đốc Trung tâm Trung Quốc John L. Thornton của Viện Brookings ở Washington, DC nói. Ông cho biết thêm “Ở Trung Quốc mọi người đều đang đi nước đôi, một tay họ viết đơn vào Đảng, và tay kia họ viết séc gửi con đi học ở nước ngoài”.
Lợi ích tiềm năng là rất lớn: “Đảng là tổ chức bề trên lớn nhất trong lịch sử loài người”, Lieberthal nói. “Ở thành thị Trung Quốc, tất cả các chức vụ quan trọng của chính quyền, không những trong chính phủ mà cả trong doanh nghiệp nhà nước, trường học, bệnh viện, nhóm chuyên gia, phương tiện truyền thông,… đều do đảng quyết định và đối với một số chức vụ này, một yêu cầu phải là đảng viên”
Ngay cả một số ngành nghề, ở phương tây, được coi là phải nằm trên chính trị – như luật chẳng hạn – thì ở TQ cũng trước nhất phải trung thành với đảng. Luật sư Trung Quốc được yêu cầu phải tuyên thệ trung thành với ĐCSTQ, chẳng cần phải bàn về việc bảo vệ lợi ích của công lý, nói chi đến các thân chủ của họ. Và hầu hết các công ty luật Trung Quốc đều có một đảng ủy có thể có sức mạnh lớn hơn cả thành viên cao cấp nhất.
Lieberthal nói “Ở phương tây, bạn quyết định tham gia [nhóm] nào là tuỳ thuộc vào đường hướng nghề nghiệp của bạn, các bác sĩ sẽ không gia nhập hội luật sư. Nhưng ở Trung Quốc, mọi thứ trong một tổ chức. Bất kể đường hướng nghề nghiệp là gì, chỉ có một tổ chức quyết định con đường đi đến làm lãnh đạo”.
Họ có tin vào chủ nghĩa cộng sản không? Đa số các trường hợp, có lẽ là không. Nhưng họ tin vào sức mạnh của đảng chính trị lớn nhất thế giới này có thể cung cấp tất cả mọi thứ từ sự giàu có đến quyền lực, uy tín, ngay cả một loại hành động hoàn toàn thuộc về tinh thần mà trong các xã hội khác do tôn giáo cung cấp. Chín người này sẽ ở cách xa ánh đèn sân khấu trong sân khấu chính trị 10 năm một lần sắp sửa mở màn. Nhưng họ đang thực hiện phần bé nhỏ của mình để bảo đảm rằng đảng của Mao Trạch Đông vẫn còn ở loanh quanh để đạo diễn màn kịch chính trị Trung Quốc trong nhiều thập kỷ tới.
Patti Waldmeir giới thiệu với sự đóng góp của Trương Nghiêm (Yan Zhang)
………………………………………….. …………………
Viên chức: Vương Hồng, Quý Châu
Việc gia nhập đảng Cộng sản đã chuyển Vương Hồng (Wang Hong), 32 tuổi, từ một giáo viên tiểu học thành một viên chức tuyên truyền có ảnh hưởng của chính phủ trong chỉ một vài năm.
Đối tượng của cô đã thay đổi, nhưng thông điệp của cô vẫn giữ nguyên khi cô tán dương những điều tốt của đảng cầm quyền ở Trung Quốc. Cô nói: “Tất cả mọi người ở Trung Quốc đều ngưỡng mộ đảng và những người trẻ, những người có đủ điều kiện vào đảng rất tự hào và vinh dự. Khi còn rất trẻ, tất cả chúng tôi đều biết rằng, nếu không có Đảng Cộng sản, sẽ không có một Trung Hoa mới và sẽ có không có tình hình như hôm nay, ở đó mọi thứ đều ngày càng tốt hơn”. Không có chỗ cho sự mơ hồ trong đường hướng làm việc của Vương Hồng.
Huyện nông thôn nghèo phía tây nam tỉnh Quý Châu của Trung Quốc, nơi cô đang chịu trách nhiệm về “tuyên truyền bên ngoài”, được chính thức quy định là một “khu vực tự trị” vì tỉ lệ người thuộc các nhóm dân tộc thiểu số của Trung Quốc sống ở đó rất lớn. Trung Quốc có 56 dân tộc được chính thức công nhận (BTV: ở trên thì nói 55), nhưng 92% trong 1,34 tỉ người của nước này đa số thuộc tộc Hán.
Vương Hồng thuộc dân tộc Di, nhưng chồng cô là người Hán và cô chỉ kết nối với văn hóa của mình chủ yếu xoay xung quanh việc mặc quần áo dân tộc vào những dịp đặc biệt và việc ca hát, nhảy múa theo các bài hát cổ. Vợ chồng cô có một con trai năm tuổi được chính thức gán là người Hán.
Quan hệ giữa người Hán và các dân tộc khác ở những nơi như Tây Tạng và Tân Cương với người đạo Hồi áp đảo thường căng thẳng, và chính sách của Đảng Cộng sản đối với những người mà họ coi là “bọn ly khai” dân tộc là cực kỳ khắc nghiệt. Nhưng các nhóm như sắc dân Di thì gần như không thể phân biệt với người Hán, và sự căng thẳng giữa họ thì rất ít.
Vương Hồng nói: “Tôi trân trọng cách mà đảng xử sự với người thiểu số. Đảng thực sự quan tâm đến cuộc sống và sphát triển của các sắc dân thiểu số”.
Trong nhiều lĩnh vực, đảng đã xây dựng các chính sách ưu đãi, bao gồm các chỉ tiêu về việc làm và giáo dục cho các nhóm dân không thuộc tộc Hán. Khu vực nơi cô Vương làm việc là một trongnhững khu nghèo nhất Trung Quốc, nhưng phần lớn những người thiểu số được nhận thêm trợ cấp từ chính phủ trung ương.
Hành động tích cực này đã giúp cô Vương vươn lên và biến cô tự nguyện trở thành một nhà tuyên truyền cộng sản. Với cùng giọng đơn giản hoá và sự quả quyết về đạo đức, có lẽ cô ấy dùng để giảng dạy, cô giải thích điều mà cô ấy nghĩ rằng đang nằm trước mắt: “một đảng mạnh mẽ và liên tục phát triển, biết phục vụ nhân dân hết lòng như thế chắc chắn sẽ có một tương lai tươi sáng!”
Jamil Anderlini, với sự đóng góp của Gu Yu
………………………………………….. …………………
Chủ ngân hàng: Đường Ninh, Bắc Kinh
Karl Marx cho rằng lợi nhuận có nguồn gốc từ việc bóc lột giai cấp vô sản. Đường Ninh (Tang Ning), một nhà tài chính ở Bắc Kinh, tránh xa các mối quan hệ với người làm việc từ nhà (BTV: không phải đến công sở), cho rằng, lợi nhuận thì hoàn toàn phù hợp với chủ nghĩa cộng sản, miễn nó là công bằng.
Mặc dù xa rời chủ nghĩa Mác chính thống, quan điểm của ông Đường lại có vẻ như nằm ngay chính giữa điều mà Đặng Tiểu Bình định nghĩa hồi ba thập kỷ trước: “Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”. Cụm từ đó, quá dễ dàng bị nhạo báng vì tính mềm dẻo của nó, lại là điều đã tạo ra khoảng trống để những doanh nhân như ông Đường nở rộ trong khi làm việc bên trong hệ thống đảng Cộng sản.
Bắt đầu từ đầu năm 2006, ông Đường lập một công ty cho vay giữa những người đồng đẳng, CreditEase, công ty đã có hơn 100.000 khách vay và 10.000 nhân viên và đã thu hút đầu tư của Morgan Stanley. Ông cũng đã thu hút sự chú ý của Đảng Cộng sản – hồi tháng 6 ông đã được chọn như là một đảng viên xuất sắc vì có công trong việc xóa đói giảm nghèo thông qua tài chính vi mô.
Cuộc phiêu lưu với đảng của Đường bắt đầu khi ông được mời gia nhập Đại học Bắc Kinh năm 1993. Ông nói: “Chỉ có những sinh viên hàng đầu chứng tỏ có khả năng lãnh đạo hoặc có một niềm đam mê biến Trung Quốc thành một nước hiện đại mới đượccơ hội này. Chúng tôi đã làm một phiên bản thu nhỏ của cuộc Vạn lý Trường chinh (cách mạng). Chúng tôi đã đi qua những vùng nông thônthực sự nghèo khó. Thực ra, đó là lần đầu tiên tôi chứng kiến đất nước này nghèo như thế nào, bởi vì tôi được sinh ra ở thành phố trong một gia đình trung lưu”.
Ông Đường đã học ở Mỹ và làm việc ở Phố Wall trong hai năm trước khi về nước vào năm 2000. Việc Trung Quốc phát triển bùng nổ chỉ mới bắt đầu và vẫn còn hiếm chuyện công dân có công việc tốt ở nước ngoài lại trở về nước. Ông nói: “Đã có những chính sách ưu đãi cho những người trở về nước”.
Ngày nay, Đảng Cộng sản đôi khi được mô tả như là phòng thương mại lớn nhất thế giới – một câu lạc bộ mà bất cứ ai có tham vọng kinh doanh phải tham gia. Ông Đường nói rằng, chính xác hơn là xem nó như một phần, nhưng không phải là tất cả, các mối liên hệ cá nhân của ông. Trong công ty của mình, ông đã thấy được lợi ích lớn trong việc khuyến khích nhân viên gia nhập đảng. Ông nói: “Hầu hết các đảng viên của chúng tôi đều là các đảng viên thuộc nhóm trên mức trung bình. Họ siêng năng hơn, đam mê hơn, mong muốn học hỏi nhiều hơn”.
Thỉnh thoảng, họ họp với đảng bộ của công ty. Ông Đường nói, đó là bất cứ điều gì ngoại trừ ý thức hệ. Ông nói: “Trong những buổi họp, mọi người hiểu rõ hơn chuyện gì đang xảy ra với nền kinh tế vĩ mô, chính sách quốc gia và tình hình thế giới. Đó là một cách đào tạo khác. Đó không phải là ngồi quá nhiều và đọc các thứ có tính học thuật. Hoàn toàn là một quá trình tham gia
Simon Rabinovitch
………………………………………….
Vận đông viên Olympic: Trần Dĩnh, Bắc Kinh
Trần Dĩnh (Chen Ying), 34 tuổi, lúc còn là sinh viên cô có hai điều mơ ước: đoạt huy chương vàng cho đất nước của mình và gia nhập Đảng Cộng sản. Cả hai giấc mơ này cuối cùng đã thành sự thật. Cô được nhận vào đảng năm 2001 và đoạt huy chương vàng tại Thế Vận hội Bắc Kinh năm 2008 trongmôn bắn súng ngắn 25m nữ.
“Từ nhỏ, tôi cảm thấy rằng gia nhập đảng là một điều vinh quang to lớn và nếu cơ hội có thể đến với tôi thì thật là tốt đẹp – đó là điều mơ tưởng của tôi”, cô Trần nói với FT ngay khi từ Thế Vận hội London trở về nước, ở đó cô đã có được huy chương bạc trong môn bắn súng ngắn 25m nữ. “Nhưng khi đã đến lúc cần cố gắng vào đảng, tôi nhận ra đó không phải là một điều dễ dàng. Bạn cần phải trở nên tốt hơn, tuyệt vời hơn những người khác và dành nhiều thời gian và năng lượng cho điều đó để đảng nhận thấy bạn và bồi dưỡng bạn”.
Khi còn là một cô bé, ông nội của Trần mang về nhà tài liệu tuyên truyền. Cô nói: “Tôi đã học đọc bằng cách nhìn vào những tài liệu này”. Cô Trần hiện đã lập gia đình và có một cô con gái sơ sinh, nộp đơn xin vào đảng lần đầu tiên vào năm 1994.
Trở thành một vận động viên hàng đầu ở Trung Quốc không đòi hỏi phải là đảng viên và mãi đến khi cô giành được huy chương bắn súng đầu tiên năm 2001, thì cô mới được nhận vào đảng.
Năm nay, Trần là một trong nhóm các nhà vô địch Olympic được lựa chọn từ “cơ sở” để làm đại biểu dự đại hội đảng thứ 18. Đối với các đảng viên bình thường, đây là một vinh dự đáng kinh ngạc, cho phép họ được sánh vai với các nhà lãnh đạo chính trị cao cấp nhất ở Trung Quốc.
Cô nói: “Tôi rất tin tưởng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đất nước xã hội chủ nghĩa của chúng tôi có thể xây dựng một ngày mai ngoạn mục và đẹp đẽ hơn, và hạnh phúc của nhân dân Trung Quốc của chúng tôi sẽ vượt xa so với phần còn lại của thế giới”.  
JA / GY
………………………………………….. …………………
Nông dân: KhươngÔn Hải, Quý Châu
Khương Ôn Hải (Jiang Wenhai) đã sống gần nửa cuộc đời 40 năm của mình xa nhà ở Silver Dragon Village, đầu tiên làm trung sĩ trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và sau đó là công nhân nhập cư ở một số thành phố lớn nhất Trung Quốc.
Nhưng vài năm trước, ông quyết định trở về ngôi làng xa xôi ở một khu vực thuộc tỉnh Quý Châu, phía tây nam Trung Quốc, nổi bật rõ ràng là nơi nghèo nhất trên đất nước này. Hiện ông là bí thư đảng uỷ xã, có trách nhiệm cải thiện cuộc sống của 2.285 dân.
Ông Khương nói: “Sau khi rời quân ngũ, tôi đã làm nhân viên bán hàng tại Côn Minh [phía tây nam Trung Quốc], nhân viên bảo vệ ở Bắc Kinh và đầu bếp ở Tây An [miền bắc Trung Quốc], làm các món ăn phương Tây như bánh pizza, bít tết và mì ống. Cuối cùng tôi trở về nhà để giúp đỡ làng quê mình, tôi có kiến thức tốt hơn và nhiều kinh nghiệm hơn so với những người dân làng ở đây, vì vậy tôi quyết định trở về để đóng góp”.
Không giống như các quan chức ở các cấp cao hơn, các lãnh đạo làng xã ở Trung Quốc được chọn thông qua bầu cử trực tiếp, mặc dù đảng thường vẫn giữ vai trò mạnh mẽ trong việc lựa chọn ứng cử viên và giám sát các hoạt động của họ.
Ông Khương là một trong 18 đảng viên Đảng Cộng sản của xã, được bầu vào nhiệm kỳ ba năm hiện tại hồi năm 2010. Ông nói rằng ông không bao giờ vận động tranh cử một cách công khai và hàng xóm đã chọn ông vì ông từng trãi và có khả năng nhất.
Mặc dù ông chưa lập gia đình, nhưng với địa vị mới là người đứng đầu xã đã làm ông nghĩ rằng có thể đã tới lúc để bắt đầu cuộc sống gia đình.
Ông Khương nói: “Ngôi làng đã thay đổi rất nhiều so vớilúc tôi còn là một đứa trẻ. Bây gi, người dân có quần áo và đủ thức ăn và không có vấn đề nghiêm trọng trong việc kiếm được các nhu cầu cơ bản. Đó là nhờ chính sách của Đảng Cộng sản và bởi vì đảng luôn luôn tốt, quan tâm và phục vụ nhân dân hết lòng”.
Khi được hỏi liệu ông có thể nghĩ ra được bất kỳ sai lầm nào mà đảng có thể đã phạm phải trong quá khứ, Khương ngập ngừng và sau đó nói rằng ông không thể nghĩ ra.
Nhưng còn Mao Trạch Đông là người sáng lập nước Trung Quốc hiện đại, mà các chính sách kinh tế sai lầm của ông ta hồi cuối thập niên1950, đã gây ra cái chết của hàng chục triệu người và các chiến dịch chính trị của ông ta như Cách mạng Văn hóa, đã hủy hoại cuộc sống của nhiều người hơn nữa, thì sao?
Ngay chính Đảng Cộng sản cũng đã khẳng định rằng đã có một số sai lầm sau khi Mao đã chết. Nhưng Khương chưa bao giờ nghe nói tới điều này. Khương nói: “Tôi tôn thờ Mao Chủ tịch, ông ấy vĩ đại và khôn ngoan”.
JA / GY
………………………………………….. …………………
Người tốt nghiệp đại học: Tôn Điềm Điềm, Bắc Kinh
Tôn Điềm Điềm (Sun Tiantian), 27 tuổi, hay Tôn Peter như anh ấy thích được gọi, gia nhập Đảng Cộng sản với lý do gần như rất giống một người ở phương tây tham gia vào Hội Tam điểm.
Anh nói: “Tất cả các bạn học cùng lớp tại trường đại học ở Bắc Kinh đều muốn gia nhập đảng vì nó mang đến cho bạn cơ hội việc làm tốt hơn và nhiều cơ may thăng tiến”.
Hàng tháng Tôn phải nộp bản tự phê bình viết tay và “báo cáo tư tưởng” cho đảng về sự phát triển chính trị, cá nhân và nghề nghiệp của mình trong gần bốn năm, trước khi anh được nhận vào đảng năm 2007.
Tuy nhiên, nỗ lực đó là đáng giá, và hiện nay anh có việc làm tốt là viên chức công đoàn tại Công ty Benz Automotive Bắc Kinh, cơ sở liên doanh của Mercedes-Benz tại thủ đôTrung Quốc.
Đúng là quá khó khăn và khắt khe, nhưng xét tớicái được, thì thực sự không tệ – [làm đảng viên] thực sự giúp bạn dễ thành công hơn”, anh Tôn nói.
Tôn có bằng cử nhân Đại học Truyền thông Trung Quốc và bằng thạc sĩ truyền thông chính trị quốc tế trường đại học Sheffield ở Anh, nhưng điều đầu tiên anh được hỏi trong cuộc phỏng vấn cho việc làm hiện tại là, anh đã là đảng viên chưa.
Tư cách đảng viên cũng không làm anh thương tổn khi anh làm thuê cho Phúc Kiến TV, một Đài Truyền hình Trung Quốc, khu vực phía đông nam Trung Quốc, nơi anh làm việc như là một người đọc tin truyền hình trong ba năm sau khi tốt nghiệp.
Với tiếng Anh xuất sắc của mình, Tôn nhấn mạnh tầm quan trọng của Đại hội Đảng Cộng sản thứ 18, sẽ thấy một thế hệ lãnh đạo mới phụ trách đảng trong thập kỷ tới.
Giống như nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu có học thức ở Trung Quốc, Tôn hoàn toàn thừa nhận những sai lầm lịch sử của đảng và một số vấn đề đi cùng với việc cai trị độc tài, nhưng anh vẫn là một người tin tưởng vào hệ thống hiện tại.
Anh nói:  “Hầu hết mọi người ở Trung Quốc, từ tận đáy lòng, họ vẫn xem đảng là người cai trị hợp pháp duy nhất và họ không muốn thấy có biến động bi thảm trong cuộc sống của mình”.
Không giống như nhiều đồng bào của mình, anh đang ở một vị thế có thể so sánh hệ thống của Trung Quốc với chế độ dân chủ tự do phương Tây.
Anh nói: “Khi sống ở Anh, tôi thấy nhiều điểm yếu kém trong hệ thống chính trị phương Tây – từ phúc lợi nhà nước quá hào phóng, cho tới vận động chính trị không hiệu quả liên tục và việc dùng thủ đoạn các đảng đối đầu khiến không bao giờ có bất cứ điều gì thực hiện được. Khi tôi về lại Trung Quốc, tôi cũng nhận ra một số điểm yếu của hệ thống độc đảng, như tham nhũng và vấn đề tự vẽ ra chính sách, nhưng tôi tin rằng đảng vẫn còn có rất nhiều thứ để làm cho đất nước và người dân”.
JA / GY
Bác sĩ: Justin Shen, Thượng Hải
Bác sĩ Thẩm Justin (Justin Shen) sử dụng từ “tinh thần” để mô tả tình trạng đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc của ông.
Vai trò của đảng là để đưa tôi đến với sự tốt đẹp, để dạy cho tôi là một người tốt hơn, một nhân viên xuất sắc hơn, để làm công việc của tôi và không mong đợi phần thưởng vật chất”,  bác sĩ tiết niệu trẻ em 34 tuổi, tại một trong những bệnh viện trẻ em bận rộn nhất thế giới, nói. Vợ của anh (không phải là đảng viên) nói, anh rất thích làm thêm giờ cho công việc chịu sức ép cao với tiền lương thấp, và không phàn nàn,.
Liệu anh ta có tin vào Chủ nghĩa Cộng sản không? Anh nói “Có”, dù ngay lập tức, anh nói thêm: “Mặc dù nó không thể thực hiện được ngay lập tức – nó giữ vai trò như một ngọn hải đăng hướng dẫn các con tàu, nhưng với một mục tiêu xa xôi”. Anh có nghĩ rằng đảng đã phạm sai lầm trong lịch sử không? Bác sĩ Thẩm né tránh câu hỏi này bằng câu trả lời thường được các đảng viên đưa ra, theo hướng là: “mọi người đều phạm sai lầm. Nhưng đường lối chung là đúng”, anh kết luận.
Vị bác sĩ trẻ khẳng định rằng việc trở thành một đảng viên không có dính dáng gì với việc vun đắp sự nghiệp: tại bệnh viện của anh, nhiều trưởng khoa không là đảng viên, và anh chắc chắn việc anh là đảng viên không dính dáng gì với việc anh có được công việc của mình. Mặc dù anh chỉ ra rằng, đảng viên là một kiểu “viết tắt của là một người xuất sắc”.
Cũng giống như các sinh viên hàng đầu khác ở các trường đại học hàng đầu của Trung Quốc, Bác sĩ Thẩm cảm thấy rằng gia nhập đảng chỉ là “điều tự nhiên để làm”.
Và cũng giống như nhiều người bạn chính trị, anh mô tả việc làm đảng viên về phương diện liên quan đến nhiệm vụ nhiều hơn so với lợi lộc. Đảng viên được kỳ vọng giữ vai trò như những công dân mẫu mực.
Và như vậy lợi lộc là gì? Chẳng có gì cả, là điều anh có thể nghĩ tới – “ngoại trừ việc tôi được biết những người tuyệt vời khác”.
Patti Waldmeir, với sự đóng góp của Yan Zhang
—————————————–
Thiếu niên: Cai Xiaojun, Thượng Hải
Thái Hiểu Quân (Cai Xiaojun), 14 tuổi, nói rằng cậu đã quyết định tham gia Đảng Cộng sản chủ yếu là do xem truyền hình. Nhưng sự thật là cậu học sinh trung học có khuôn mặt non trẻ, nhiệt tình, với mái tóc rất ngắn này đang trên đà chuẩn bị để gia nhập đảng trong nhiều năm qua.
Giống như hầu hết các học sinh tiểu học ở Trung Quốc, cậu tham gia Đội Thiếu niên Tiền phong – một tổ chức gồm 130 triệu trẻ em nằm dưới sự bảo trợ của ĐCSTQ, nhưng hoạt động giống như một đan chéo giữa Hướng đạo, cán bộ lớp và ban đại diện học sinh. Giống như Hướng đạo, phương châm Thiếu niên Tiền phong là “sẵn sàng” – nhưng sẵn sàng để “đấu tranh cho sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản”.
Thái sẽ ra khỏi Đội Thiếu niên Tiền phong vào cuối năm nay, và dự kiến sẽ vào Đoàn Thanh niên Cộng sản và vào đảng sau đó. Phát biểu trong căn hộ thoáng mát mà cậu sống cùng với cha mẹ ở vùng ngoại ô Thượng Hải, Thái nói rõ hơn là cậu xem việc vào đảng vừa là nhiệm vụ vừa là niềm vui.
Với tư cách uỷ viên văn nghệ Đội Thiếu niên Tiền phong ở trường học, cậu sôi nổi nói về các hoạt động xã hội nhóm. Trở thành một đảng viên chính thức sẽ có nhiều hơn về công việc và ít hơn về thú vui. “Nó sẽ giúp tôi hiểu xã hội tốt hơn và do đó giúp tôi có được một việc làm tốt hơn”, cậu nói, đồng thời tiết lộ tham vọng của mình trở thành một diễn viên hay ca sĩ. Làm việc tronglĩnh vực nghệ thuật biểu diễn sẽ không đòi hỏi cậu phải là đảng viên, cậu nói, nhưng nó sẽ có tác dụng tốt.
Được hỏi liệu cậu ta có biết rằng đảng đã không luôn luôn sống theo những lý tưởng cao nhất, cậu nói tất cả mọi người có phạm sai lầm.
Nhưng nếu bạn là một đảng viên, bạn phải có khả năng sửa chữa những sai lầm một cách nhanh chóng. Sửa cha sai lầm là rất quan trọng”.
Còn về vai trò của đảng trong cuộc Cách mạng Văn hóa, mà cậu nói rằng đã biết về nó ở trường học và trên truyền hình thì sao? “Tôi không thể nói liệu vai trò của Đảng Cộng sản[ trước đây] là tốt hoặc xấu. Ý tưởng của họ đã bị thao túng”.
Được hỏi liệu cậu ta có biết những gì đã xảy ra vào năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn hay không, cậu nói rằng cậu không rõ lắm.
Là đảng viên có nghĩa là “có trách nhiệm hơn và có nhiều nhiệm vụ hơn” – như bảo đảm rằng những người có thân thể khoẻ mạnh không ngồi trong ghế dành cho người tàn tật hoặc người cao tuổi trên các phương tiện giao thông công cộng. “Nếu tôi có thể … nhường chỗ ngồi cho những người cần chúng, xã hội có thể sẽ tốt hơn. Đảng không phải chỉ quan tâm đến những điều to tát quan trọng đối với cuộc sống người dân, mà những điều nhỏ bé này cũng rất quan trọng đối với cuộc sống của họ”.
PW / YZ
………………………………………….. …………………
Người cánh tả: Li Yuhai, Hà Bắc
Lý Ngọc Hải (Li Yuhai) là một đảng viên Đảng cộng sản lý tưởng, nhưng ông sống nhầm thời.
Cộng sản là một lực lượng cho sự tốt đẹp, nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đi chệch hướng khỏi những giáo điều của mình”, công nhân sản xuất thép 55 tuổi nói, đôi mắt lớn ấn tượng của ông nhăn thành một nụ cười buồn.
Lý là một người theo chủ nghĩa Mao. Mao Trạch Đông, người từng lãnh đạo Đảng Cộng sản lên cầm quyền ở Trung Quốc vào năm 1949, là tất cả đối với ông [Lý].
Chủ tịch Mao không thể sai lầm, và nhân loại sẽ phải chờ một thời gian dài cho đến khi nào một có người vĩ đại như ông được sinh ra”, ông Lý nói.
Nhưng đảng đã không còn chia sẻ quan điểm đó. Đặng Tiểu Bình, người đã vứt bỏ hầu như tất cả mọi thứ mà nhà độc tài đã mất, thực hiện cho đất nước, xác định rằng Mao có”70% tốt và 30% xấu”.
Chẳng bao lâu sau khi ông Lý chào đời năm 1957, Mao tiến hành Đại Nhảy vọt, một chiến dịch có ý định đưa Trung Quốc lên địa vị một cường quốc công nghiệp, nhưng lại kéo nó vào nạn đói tồi tệ nhất trong lịch sử.
Nhưng theo Lý, đó chỉ những lời nói dối đáng hổ thnẹ. Điều ông nhớ lại về thời Mao là một thiên đường cộng sản – một xã hội với đầy đủ công ăn việc làm, học hành và chăm sóc y tế miễn phí cho tất cả mọi người, khôngcó tham nhũng, hối lộ cùng với phẩm cách của quốc gia.
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở miền bắc Trung Quốc, Lý cho biết cha mẹ mình, mặc dù không phải là đảng viên, đã dạy ông từ lúc còn thơ ấu là phải tôn trọng thành tựu to lớn của Mao.
“Trước thời Chủ tịch Mao, chúng tôi đã không có ngành công nghiệp nào. Mỗi món hàng thành phẩm đều được gọi là ‘nước ngoài’ vì chúng tôi không thể tự sản xuất bất cứ thứ gì”, ông nói.
Là học sinh trung học cơ sở, Lý đã trải qua cuộc Cách mạng Văn hóa mà hiện nay hầu hết những người Trung Quốc nhìn lại thấy kinh tởm như một giai đoạn của những hỗn loạn giết người.
Tuy nhiên, Lý cũng bác bỏ điều đó, nhấn mạnh tính thanh đạm và khổ hạnh của các đảng viên vào thời điểm đó.
Sau khi kết thúc trung học, Lý làm công việc chiếu phim trong một đoàn tuyên truyền, đi tới vùng nông thôn từ năm 1975  tới 1977. Sau đó, ông được đào tạo như một công nhân thép tại học viện thép Baotou ở Nội Mông.
Kể từ năm 1981, ông làm việc tại một nhà máy cơ khí thép quốc doanh ở Hình Đài, cách Bắc Kinh 400km về phía nam.
Nhưng mãi cho đến năm 1991, sau khi được lên chức trưởng một đơn vị cơ khí, ông mới được vào đảng.
Khi đề cập đến sự đàn áp đẫm máu phong trào dân chủ Thiên An Môn năm 1989, ông nói: “Tôi không muốn theo dõi những gì họ đã làm đối với các sinh viên trong năm 1989. Tôi đã mất tất cả niềm tin vào đảng, nhưng họ nói với tôi là sẽ thích hợp hơn cho tôi khi là đảng viên trong công việc đó”.
Bây giờ, địa vị đó chẳng có giá trị gì. Vì chủ ông đang gặp khó khăn, Lý hi vọng sẽ được cho nghỉ hưu sớm sau khi xong đại hội đảng thứ 18.
Ông nói: “Tôi sẽ kiếm không quá 600 (£ 59) hay 700 nhân dân tệ (£ 68) một tháng. Mao Chủ tịch nếu còn sống sẽ không bao giờ để điều đó xảy ra”.
Kathrin Hille
………………………………………….. …………………
Cựu chiến binh: Chen Kaiming, Quý Châu
Chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào năm 1950 được biết đến ở Trung Quốc là “Chiến tranh kháng Mỹ và viện Triều”, và đối với Trần Khai Minh (Chen Kaiming) đó là một trãi nghiệm chấn thương về tâm lý và thể chất.
Sinh ra trong một gia đình nông dân ở một khu vực nghèo bụi cát miền nam Trung Quốc vào năm 1930, Lên 20 tuổi, ông Trần tình nguyện vào Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Ông đã được phái đến Bắc Triều Tiên, ở đó ông gia nhập Đảng Cộng sản trong một buổi lễ gấp gáp trên chiến trường vào năm 1952.
Trong xã hội cũ trước giải phóng [năm 1949 Cộng sản chiến thắng Quốc Dân đảng, kết thúc cuộc nội chiến tranh đẫm máu ở Trung Quốc], người dân bình thường bị áp bức và bóc lột, chúng tôi không có quần áo tốt cũng như không có nhiều thực phẩm, và thanh niên trong làng luôn luôn bị buộc phải đi lính cho Quốc Dân đảng”, Trần nói với giọng địa phương nặng của mình.
Tuy nhiên, sau năm 1949 toàn xã hội bị đảo lộn, tôi đã tự nguyện gia nhập Quân đội Cộng sản vì tôi muốn góp phần  xây dựng đất nước Trung Hoa mới”.
Ông thấy mình đang dẫn đầu một trung đội 30 người trong trận chiến ở Đồi Tam giác năm 1952, một trận đánh đẫm máu nhất trong toàn bộ cuộc chiến tranh, trong đó hơn một nửa số người của ông bị lính Mỹ và lính LHQ giết.
Ông nói rằng đó là một kết quả khá tốt so với hầu hết các đơn vị Trung Quốc khác chiến đấu ở đó và chịu tỉ lệ thương vong còn cao hơn.
Sau thỏa thuận ngừng bắn được ký kết năm 1953, ông Trần ở lại ở Bắc Triều Tiên như một người lính cho đến năm 1957, khi ông trở về làng cũ, trở thành anh hùng chiến tranh và một quan chức Đảng Cộng sản với một công việc có uy quyền trong bộ máy quan chức địa phương.
Đến nay, ông vẫn không tha thứ nướcMỹ – và vì một lý do nào đó, ông đặc biệt gay gắt khi nói về Đảng Dân chủ.
“[Ngoại trưởng Hoa Kỳ] Hillary [Clinton] là một trong những kẻ xấu xa nhất, nhưng [Tổng thống Mỹ] Obama cũng rất xấu xa, ông ta là một quả trứng xấu và chính quyền của ông ủng hộ Đài Loan [hòn đảo tự trị mà Trung Quốc tuyên bố là một tỉnh nổi loạn] nhiều hơn [chính quyền George W.] Bush, Obama tồi tệ hơn Bush con nhiều”, ông Trần nói với sự giận dữ.
Là một cán bộ nghỉ hưu và cựu chiến binh, Trần vẫn theo dõi các sự kiện hiện tại và có thể tiếp cận các tài liệu nội bộ đảng.
Hai trong số 5 người con của ông là cảnh sát và quan chức đảng, và ông hy vọng nhiều cháu chắt của ông sẽ tiếp tục truyền thống và cũng gia nhập đảng.
JA/ GY
Nguồn: Financial Times
Bản tiếng Việt © BS2012