Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

TRUNG HOA THỰC THI BÁ QUYỀN NGUỒN NƯỚC

TRUNG HOA THỰC THI BÁ QUYỀN NGUỒN NƯỚC


Bài viết gốc: The Water Hegemon

Bài viết của ông Brahma Chellaney, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm nghiên cứu chính sách có trụ sở tại New Delhi, là tác giả của cuốn sách Sự hy sinh mù quáng của châu Á và Nguồn nước trong tương lai: Cuộc chiến mới của châu Á(Asian Juggernaut: [xem ghi chú ở bài: Những bất ổn sắc tộc Trung Hoa] and the forthcoming Water: Asia’s New Battlefield)

Cuộc thảo luận quốc tế về sự trỗi dậy của Trung Hoa đã tập trung trên sức mạnh thương mại ngày càng tăng của nó, tham vọng hàng hải đang phát triển, và mở rộng khả năng sức mạnh quân sự. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng, thường là thoát khỏi sự chú ý: sự trỗi dậy của Trung Hoa như là một thủy bá chủ với không song song với lịch sử hiện đại.


Không có quốc gia nào khác đã từng chế ngự các lục địa ven sông của các quốc gia khác bằng giả định mình đứng trên tất cả mà không bị thách thức bằng cách kiểm soát đầu nguồn của nhiều con sông quốc tế và thao túng các dòng chảy qua biên giới của họ. Trung Hoa xây dựng đập lớn nhất thế giới - với số lượng hơn một nửa trong số khoảng 50.000 đập lớn trên hành tinh - đang nhanh chóng tích lũy đòn bẩy chống lại các nước láng giềng bằng cách thực hiện các dự án thủy điện lớn trên các dòng sông xuyên quốc gia.

Bản đồ nước châu Á về cơ bản thay đổi sau khi chiến thắng của Cộng sản năm 1949 tại Trung Hoa. Hầu hết các con sông quốc tế quan trọng của châu Á bắt nguồn từ các vùng lãnh thổ bị thôn tính vào lục địa của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Ví dụ như Cao nguyên Tây Tạng, là kho lưu trữ nước ngọt lớn nhất thế giới và nguồn của những consông lớn nhất châu Á, chúng bao gồm cả những huyết mạch cho Trung Hoa đại lục, NamÁ và Đông Nam Á. Các vùng lãnh thổ khác của Trung Hoa cũng là đầu nguồn của các con sông như Irtysh, Illy, và Amur, chảy sang Nga và Trung Á.

Điều này làm cho Trung Hoa là nguồn của những dòng nước chảy qua biên giới với số lượng lớn nhất của những quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, Trung Hoa bác bỏ mọi khái niệm chia sẻ nước hoặc hợp tác để thể chế hoá với các quốc gia ở phía hạ lưu.
Trong khi, hàng xóm ven sông ở khu vực Đông Nam và Nam Á đang bị ràng buộc bởi hiệp định nước  họ đã đàm phán với nhau, thì Trung Hoa không có một hiệp ước về nguồn nước với bất kỳ nước nào chung sống ven sông. Thật vậy, với quan điểm, có bánh thì cứ ăn, Trung Hoa là một đối tác đối thoại, nhưng không phải là thành viên của Ủy ban sông Mekong, Trung Hoa nhấn mạnh mục đích của mình là không tuân theo quy tắc của cộng đồng lưu vực sông Mekong hoặc thực hiện bất kỳ nghĩa vụ pháp lý nào của Ủy ban này đưa ra.

Tệ hơn nữa, Trung Hoa đồng thời thúc đẩy chủ nghĩa đa phương trên sân khấu thế giới, Trung Hoa đã có thái độ từ chối (cold shouder) hợp tác đa phương giữa các quốc gia lưu vực sông. Ví dụ như, các nước hạ lưu sông Mekong xem chiến lược của Trung Hoa như là một nỗ lực "chia để trị" (divide and conquer).

Mặc dù Trung Hoa công khai ủng hộ các sáng kiến ​​song phương đối với những tổ chức đa phương trong việc giải quyết các vấn đề về nước, nhưng họ đã không thể hiện bất kỳ sự nhiệt tình thực sự cho hành động song phương có ý nghĩa nào. Kết quả là, nước đã ngày càng trở thành một sự chia rẽ chính trị mới trong quan hệ của nước này với các nước láng giềng như Ấn Độ, Nga, Kazakhstan, và Nepal.

Trung Hoa lại đẩy sự chú ý từ chối của nó để chia nguồn nước, hoặc tham gia vào hợp tác thể chế để quản lý những con sông chung một cách bền vững, bằng cách phô trương các hiệp định đã ký kết về chia sẻ số liệu thống kê dòng chảy với các nước láng giềng ven sông. Đây không phải là thỏa thuận hợp tác về chia sẻ tài nguyên, nhưng lại là những hiệp định thương mại để bán các dữ liệu thủy văn mà các nước thượng nguồnphải cung cấp miễn phí cho các quốc gia ở phía hạ lưu.

Trong thực tế, bằng cách thực hiện xây dựng đập điên cuồng từ các con sông nội địa Trung Hoa đến các con sông quốc tế, ngày nay Trung Hoa khóa lại việc tranh chấpnguồn nước với gần như tất cả các quốc gia chung sống ven sông. Những tranh chấp chắc chắn trở nên tồi tệ hơn, khi Trung Hoa tập trung vào việc xây dựng những đập mới to lớn nhất, có tính biểu tượng nhất  trên sông Mekong - các đập như đập Tiểu Loan 4.200 megawattsđược xem là một tháp Eiffel của Paris thu nhỏ về chiều cao và một conđập 38.000 megawatts đã được lên kế hoạch trên sông Brahmaputra tại hạt Metog thuộc tây Tạng, gần biên giới tranh chấp với Ấn Độ. Đập thủy điện Metog có năng suất lớn gấp hai lần hơn 18.300 megawatts của một đập đang là lớn nhất thế giới là đập Tam Hiệp - việc xây dựng đập Metog làm phải di dân ít nhất 1,7 triệu người Trung Hoa.

Ngoài ra, Trung Hoa đã xác định một vị trí xây đập lớn bằng với đập Metog trên sông Brahmaputra tại Daduqia, đập Daduqia lấy một sức sức nước có chiều cao 3.000 mét làm thay đổi dòng chảy của con sông ở phía nam thuộc phạm vi dãy Hy Mã Lạp Sơn vào Ấn Độ, tạo ra hẻm núi dài nhất và dốc nhất thế giới. Hẻm núi Brahmaputra – có độ sâu gấp 2 lần so với hẻm Grand ở Hoa Kỳ - giữ một lượng dự trữ nước chưa được khai thác lớn nhất châu Á.

Các quốc gia có khả năng chịu gánh nặng của sự chuyển dòng nước to lớn này là nhữngnơi nằm ở hạ nguồn xa nhất trên các con sông như sông Brahmaputra và sông Mê Kông - Bangladesh, có tương lai ảm đạm về việc bị đe dọa bởi khí hậu và thay đổi môi trường, và Việt Nam, một vựa lúa lớn của châu Á. Phân bổ nước của Trung Hoa từ sông Illy có nguy cơ biến Hồ Balkhash của Kazakhstan thành biển Aral - một biển nước mặn không thông với các đại dương, nên còn gọi là hồ nước mặn có nồng độ muối ngang bằng với đại dương. Ngày nay hồ này bị ô nhiễm và khô trầm trọng sau khi 2 con sông cấp nước cho nó bị chuyển dòng cho tưới tiêu là: sông Amu Dayar và Sir Dayar (ND) -  và làm lòng hồ Aral đã giảm xuống còn ít hơn một nửa kích thước ban đầu của nó.

Ngoài ra, Trung Hoa đã lên kế hoạch và chấp thuận "lộ trình Tây tiến vĩ đại” (Great Western Route), là giai đoạn thứ ba của Dự án chuyển dòng nước Nam-Bắc vĩ đại (The Great South-North Water Diversion Project) - chương trình chuyển dòng giữa các lưu vựcvà những con sông nội địa Trung Hoa có tham vọng lớn nhất từ trước đến nay – ưu tiên hàng đầu của 2 giai đoạn là, liên quan đến các con sông nội bộ ở vùng đất trung tâm của người Hán Trung Hoa, được dự kiến ​​sẽ được hoàn tất trong vòng ba năm. Lộ trình Tây tiến vĩ đại, tập trung trên cao nguyên Tây Tạng, được thiết kế để chuyển hướng dòng nước, bao gồm từ các con sông quốc tế, chảy đến sông Hoàng Hà, con sông chính cung cấp nước cho phía bắc Trung Hoa, nó cũng bắt nguồn ở Tây Tạng.

Ngày nay, với ngành công nghiệp thống trị thị trường thiết bị thủy điện toàn cầu, Trung Hoa cũng đã nổi lên như một nhà xây dựng đập lớn nhất ở nước ngoài. Từ những ban ổn định như Kashmir của Pakistan đến những tiểu bang bị bất ổn còn đang tranh chấp như Shan và Kachin của Miến Điện, Trung Hoa đã mở rộng xây dựng đập của nó tới nhữngkhu vực tranh chấp hoặc bị tàn phá vì cuộc nổi dậy, mặc cho những phản đối dữ dội của các nước này.

Các đơn vị thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đang tham gia vào xây dựngđập và các dự án chiến lược khác trong khu vực bất ổn, ví dụ như vùng người Shia sinh sống đa số của Gilgit-Baltistan ở Kashmir mà Pakistan đang nắm giữ. Và xây dựng đập của Trung Hoa bên trong Miến Điện để tạo ra năng lượng nhằm xuất khẩu cho các tỉnh Trung Hoa đã góp phần vào cuộc chiến đấu đẫm máu mới gần đây, kết thúc một giai đoạn ngừng bắn đã 17 năm giữa quân đội Độc lập của bang Kachin và chính phủ Miến Điện.

Bằng vào tranh chấp lãnh thổ và hàng hải với Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản, và những quốc gia khác, Trung Hoa đang tìm cách phá vỡ hiện trạng trên những dòng chảy của các consông quốc tế. Thuyết phục để ngăn chặn sự chiếm đoạt đơn phương nguồn nước lại trở thành quan trọng cho hòa bình và ổn định châu Á. Nếu không, Trung Hoa có thể sẽ nổi lên như là người kiểm soát nguồn nước của châu Á, qua đó giành được tác động rất lớn trên hành vi của các nước láng giềng.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org

QUAN HỆ TRUNG QUỐC-NGA: ĐỔI MỚI HAY SUY TÀN CỦA MỐI QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC?

THÔNG TẤN Xà VIỆT NAM

QUAN HỆ TRUNG QUỐC-NGA:

ĐỔI MỚI HAY SUY TÀN CỦA MỐI

QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC?

Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Thứ bảy, ngày 15/10/2011
TTXVN (Niu Yóoc 10/10)
Đánh giá thực trạng và triển vọng của các mối quan hệ Trung Quốc-Nga, Viện “Jamestown Foundation” của Mỹ ngày 4/10 nhận định, mối quan hệ Trung Quốc-Nga dường như đang được thúc đẩy qua các chuyến thăm cấp cao diễn ra trong những tháng gần đây.
Cuối tháng 9, Phó Chủ tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương, Tướng Quách Bá Hùng, đã hội đàm với Thủ tướng Nga Vladimir Putin và nhiều quan chức quân sự cấp cao khác của Nga tại Matxcơva. Các nhà lãnh đạo hai nước khẳng định mối quan hệ quân sự song phương là thành phần cơ bản của mối quan hệ Trung Quốc-Nga. Các hoạt động chính thức và trao đổi này đánh dấu lễ kỷ niệm lần thứ 10 ngày ký Hiệp ước Hợp tác, Hữu nghị và Quan hệ Láng giềng Tốt giữa hai nước. Giữa tháng 6/2011, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đến thăm Matxcơva 3 ngày để đánh dấu mối quan hệ đặc biệt này. Tuyên bố chung của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Medvedev nhắc lại những tiến bộ quan trọng đạt được trong thập kỷ qua và vạch ra tiến trình mới cho 10 năm tới, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển các mối quan hệ kinh tế và quân sự. Bắc Kinh và Matxcơva cũng quyết định nâng cấp mối quan hệ song phương từ “quan hệ đối tác chiến lược” thành “quan hệ đối tác hợp tác và chiến lược toàn diện”. Ít nhất ở cấp chính thức, mối quan hệ hai nước tiếp tục cho thấy mối quan hệ thân thiện bằng các hội nghị thượng đỉnh thường xuyên, các chuyến thăm cấp cao, trao đổi quân sự và tham khảo ý kiến trong các sự kiện song phương và đa phương như: các hội nghị của BRICS, G-20 và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Chừng nào Trung Quốc và Nga còn coi Mỹ là trở ngại cho các tham vọng vị thế cường quốc và các lợi ích quốc gia cơ bản của họ, hai nước sẽ tiếp tục hợp tác với nhau bất chấp những rắc rối gần đây trong các mối quan hệ.
Từ khi Trung Quốc và Nga thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược năm 1996, các mối quan hệ song phương trải qua nhiều giai đoạn phát triển nhanh chóng, hy vọng, thất vọng và đổi mới. Theo quan điểm của Bắc Kinh, mối quan hệ Trung Quốc-Nga ổn định sẽ có lợi cho hai nước và vẫn là một trong các ưu tiên chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Giới phân tích Trung Quốc cũng nhận thấy tầm quan trọng của các mối quan hệ Trung Quốc-Nga, nhưng họ cũng chỉ ra những ưu tiên và lợi ích khác biệt giữa hai bên, đồng thời thừa nhận chương trình đầu tư và thương mại song phương không rõ ràng và bày tỏ thất vọng trước những cam kết không được thực hiện và thiếu tiến bộ trên lĩnh vực hợp tác năng lượng. Bắc Kinh và Matxcơva đã phối hợp quan điểm chính sách và áp dụng các biện pháp hỗ trợ nhau trên các vấn đề quốc tế từ cấm vũ khí hoá vũ trụ đến tôn trọng chủ quyền nhà nước. Nhưng mối quan hệ chiến lược vẫn có nhiều hạn chế và thậm chí thụt lùi. Rõ ràng Bắc Kinh không hài lòng khi Chính quyền Putin năm 2000-2004 tìm cách thúc đẩy quan hệ với Oasinhtơn và không phản đối việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM), mặc dù Trung Quốc và Nga đã cam kết cùng nhau phản đối hành động như vậy của Mỹ. Bên cạnh đó, các hoạt động quân sự của Nga chống Grudia năm 2008 đẩy Trung Quốc vào thế khó xử. Bắc Kinh tiếp tục im lặng trước sự kiện đó nhưng không hài lòng khi Nga công nhận 2 nước cộng hoà ly khai Ápkhadia và Nam Ôxêtia, vì lâu nay Trung Quốc vẫn lo ngại trước các hoạt động ly khai Tân Cương và vấn đề Đài Loan. Mặc dù SCO đã tạo cơ sở cho Trung Quốc và Nga hợp tác chống khủng bố, an ninh năng lượng và ổn định khu vực ở Trung Á, nhưng hai nước vẫn bất đồng với nhau về một số vấn đề như: mở rộng thành viên, các ưu tiên của tổ chức và cạnh tranh về vai trò lãnh đạo.
Quan hệ quân sự và hợp tác quốc phòng luôn là trụ cột quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Thực tế, Trung Quốc được hưởng lợi nhiều nhờ mua sắm các hệ thống vũ khí hiện đại và chuyển giao công nghệ quân sự của Nga. Giới lãnh đạo quân sự cấp cao hai nước thường xuyên tổ chức hội đàm, diễn tập quân sự chung như Sứ mệnh Hoà bình và ghé thăm các bến cảng nhằm giúp thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai quân đội. Nhưng những năm gần đây Trung Quốc chuyển từ mua sắm các loại vũ khí sang tìm mua các loại công nghệ quân sự, phát triển chung và sản xuất theo giấy phép, do đó thương mại vũ khí song phương giảm mạnh. Nga hạn chế mở rộng hợp tác quân sự song phương ngoài việc mua bán vũ khí vì lo sợ sự cạnh tranh của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc trên thị trường quốc tế trong tương lai. Nhưng lý do quan trọng hơn khiến Nga lo ngại có thể là sự phát triển của Trung Quốc. Thực tế, các nhà phân tích Trung Quốc cho biết Nga đang tăng cường triển khai quân sự ở Viễn Đông trong những năm gần đây, kể cả các vũ khí hạt nhân chiến thuật để chuẩn bị cho các tình huống bất ngờ trong tương lai. Trong khi đó, Nga sẵn sàng bán các hệ thống vũ khí hiện đại cho Ấn Độ và Việt Nam và một số nước Đông Nam Á khác. Ngược lại, việc chia sẻ quan hệ đối tác chiến lược và quan hệ kinh tế song phương của hai nước vẫn chưa phát triển. Thương mại Trung Quốc-Nga khoảng 55,4 tỷ USD năm 2010, vẫn đứng sau hầu hết các đối tác thương mại quan trọng khách của Trung Quốc. Các khoản đầu tư song phương vẫn ở mức thấp, trong đó đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Nga năm 2009 đạt 2 tỷ USD. Giới kinh doanh Trung Quốc phàn nàn môi trường đầu tư và nạn tham nhũng tràn lan trong các quan chức Nga là những trở ngại lớn, trong khi Matxcơva tố cáo Trung Quốc bán phá giá các hàng hoá tiêu dùng chất lượng thấp cũng như nhiều hoạt động thương mại trái phép khác. Rõ ràng Nga không muốn trở thành nước cung cấp nhiên liệu thô và năng lượng cho Trung Quốc, mặc dù các sản phẩm của Trung Quốc tràn ngập thị trường Nga. Điều này có thể giải thích tốc độ chậm và sự thất vọng của Trung Quốc về việc hợp tác năng lượng trong thập kỷ qua. Mong muốn khác nhau, nhiều bất đồng về chi phí và giá cả và lợi dụng cơ hội để nâng giá năng lượng của Nga dẫn đến một số cam kết không được thực hiện. Mặt khác, Nga không thích lệ thuộc năng lượng vào Trung Quốc. Hơn nữa tăng giá dầu đang giúp Nga kiếm lời rất lớn và tăng vị thế đàm phán của Nga với các nước nhập khẩu năng lượng, trong đó có Trung Quốc.
Đánh dấu hai lễ kỷ niệm quan trọng năm 2011, các nhà lãnh đạo hai nước thừa nhận giá trị của mối quan hệ đối tác chiến lược mặc dù các lợi ích và ưu tiên của mỗi bên đôi khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hữu nghị của họ. Nhưng nhìn chung mối quan hệ vẫn là cơ sở vững chắc cho hai nước tăng cường hợp tác trên một số mặt trận. Trung Quốc sẽ tiếp tục đánh giá cao mối quan hệ ổn định và thúc đẩy mối quan hệ đối tác thân thiện hơn để hai nước cùng có lợi. Về chiến lược, Trung Quốc tiếp tục duy trì đường biên giới hơn 4.000 km hoà bình và coi Nga là nước láng giềng tốt. Bắc Kinh đã phát triển kể từ khi chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Bên cạnh đó, việc hợp tác chặt chẽ với Nga thông qua SCO cho phép Trung Quốc thâm nhập các nguồn năng lượng ở Trung Á và giành được sự ủng hộ cũng như hợp tác của các nước thành viên SCO trong việc chống chủ nghĩa ly khai sắc tộc ở khu vực Tây Bắc xa xôi của Trung Quốc. Bắc Kinh rất quan tâm tới những phát triển trong mối quan hệ Nga-Mỹ, đặc biệt chính sách tái khởi động của hai nước và việc ký hiệp ước START mới về cắt giảm vũ khí hạt nhân cũng như việc những hành động đó ảnh hưởng đến lợi ích và mối quan hệ chiến lược Trung Quốc-Nga thế nào. Matxcơva đang tìm cách phát triển mối quan hệ thân thiện hơn với Mỹ và xu hướng chính sách này đã ảnh hưởng đến sự phối hợp biện pháp trên nhiều lĩnh vực của Bắc Kinh và Matxcơva từ Iran đến Libi. Bắc Kinh nhận thấy Matxcơva có tham vọng đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề quốc tế và khu vực và đạt được sự tôn trọng của nước láng giềng phía Bắc. Trung Quốc và Nga cũng nhận thấy cần thúc đẩy đầu tư và thương mại song phương hơn nữa. Hai Chính phủ đã đề ra mục tiêu đạt 100 tỷ USD và 200 tỷ USD thương mại hàng năm trước năm 2015 và 2020. Trong chuyến thăm Nga gần đây, Chủ tích Quốc hội Trung Quốc Ngô Bang Quốc đưa ra 4 đề nghị để làm sâu sắc hơn các mối quan hệ kinh tế song phương, kể cả hợp tác về năng lượng, khoa học, trao đổi công nghệ và thương mại qua biên giới. Khi đường ống dẫn dầu Skovorodino-Đại Khánh khai trương hoạt động đầu năm 2011, hợp tác năng lượng hai nước đã bước vào kỷ nguyên mới, trong đó Nga sẽ xuất khẩu 15 triệu tấn dầu thô hàng năm cho Trung Quốc trong thời hạn 20 năm.
Lễ kỷ niệm 10 năm Hiệp ước Hữu nghị Trung Quốc-Nga và việc nâng quan hệ đối tác chiến lược thành quan hệ đối tác và hợp tác chiến lược toàn diện đã đưa quan hệ hai nước bước sang trang mới. Các nhu cầu chiến lược đòi hỏi hai nước phải hợp tác để bảo vệ các lợi ích quốc gia của hai bên, kể cả ổn định, chủ quyền và an ninh bên ngoài. Bắc Kinh tìm kiếm và tin tưởng đưa mối quan hệ lên mức tiếp theo. Tuy nhiên, bất chấp các tuyên bố và các cuộc trao đổi cấp cao song phương trong những tháng gần đây, nhiều thách thức vẫn đang đặt ra cho hai nước, trong đó đặc biệt nổi lên một số thách thức sau:
Một là, sự chuyển giao lãnh đạo ở Trung Quốc năm 2012-2013 sẽ chứng kiến thế hệ lãnh đạo gồm các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự mới có quan điểm mới. Trong đó giới lãnh đạo Nga sẽ tiếp tục gần như không thay đổi, do đó các nhà lãnh đạo hai nước phải mất thời gian để làm quen.
Thứ hai, những thất vọng trong việc thực hiện các mục tiêu trong mối quan hệ thương mại song phương và hợp tác năng lượng cho thấy các tuyên bố thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương có thể khó thực hiện hơn. Các nhà quan sát có thể đưa ra nhiều trở ngại ở phía trước, chủ yếu do các tham vọng, khả năng và ưu tiên khác biệt của hai nước trong một môi trường kinh tế toàn cầu đang thay đổi.
Cuối cùng, hợp tác và liên kết chính sách của hai nước ở tầm chiến lược sẽ ngày càng khó khăn khi một ông Putin có đầu óc dân tộc chủ nghĩa hơn trở lại văn phòng tổng thống và khi lợi ích của người Trung Quốc và người Nga có chiều hướng khác nhau. Chiều hướng đó có khả năng sẽ tiếp tục trừ phi và cho đến khi nào hai bên vẫn cảm thấy mối đe doạ lớn hơn từ Mỹ – lý do quan trọng nhất của mối quan hệ đối tác này./.

Tin thứ Hai, 17-10-2011

Tin thứ Hai, 17-10-2011

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Tin này đã đưa trưa qua, nhưng do tính chất quan trọng của vấn đề, xin được đưa lại, vì có thể có những độc giả chưa đọc: Toàn văn bản Tuyên bố chung giữa HAI ĐẢNG CỘNG SẢN Việt Nam và Trung Quốc – (DLB). “Đẩy nhanh tiến trình đàm phán, sớm ký kết ‘Hiệp định tàu thuyền qua lại tự do khu vực cửa sông Bắc Luân’ và ‘Hiệp định hợp tác khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch khu vực thác Bản Giốc’, cùng nhau duy trì ổn định và phát triển ở khu vực biên giới”.
BTV: Trước khi đặt bút ký “Hiệp định tàu thuyền qua lại tự do khu vực cửa sông Bắc Luân”, yêu cầu những người có trách nhiệm làm rõ một số vấn đề liên quan:
1- Vì sao sông Bắc Luân, tức sông Ka Long, bị đẩy về phía VN, nhất là đoạn qua khỏi đồn Biên phòng Tục Lãm? Vì sao đoạn qua khỏi đồn Biên phòng Tục Lãm, sông Bắc Luân lại rẽ thành 2 nhánh? Có phải do TQ xây kè xương cá ở sông Bắc Luân làm cho sông rẽ thành 2 nhánh để TQ dựa vào đó đòi ¼ bãi Tục Lãm?
2- Chỗ đoạn sông bị rẽ thành 2 dòng, dòng nào là dòng chính, dòng nào là dòng phụ? Có phải dòng chính là dòng ở phía Bắc – giáp với TQ, dòng phụ là dòng ở phía Nam? Trên bản đồ, dòng phía Nam có kích thước nhỏ hơn. Dòng chính là dòng sâu hơn và lớn hơn trong 2 dòng, là dòng tàu bè lưu thông. Nếu dòng ở phía Bắc là dòng chính, thì đó chính là biên giới Việt – Trung, toàn bộ bãi Tục Lãm ở phía Nam dòng chính phải thuộc VN. Trung Quốc dựa vào đâu để đòi ¼ bãi Tục Lãm?
3- Hòn Dậu Gót ở phía Nam bãi Tục Lãm, tức là thuộc về VN. TQ căn cứ vào đâu để đòi 2/3 diện tích? (Mời bà con bấm vào xem 3 tấm hình quanh bản tin này mà tôi – BTV – đã chụp trên google và ghi chú).
Để có thêm thông tin, mời độc giả xem lại bài phỏng vấn TS Nguyễn Hồng Thao trên BBC “Tiến sỹ Nguyễn Hồng Thao: Bãi Tục Lãm là nơi hai bên tranh chấp đã lâu, nên thống nhất là giải quyết cả gói, tức gồm cả thác Bản Giốc và bãi Tục Lãm (cửa sông Bắc Luân). Theo đó, phía trên thác Bản Giốc có một cồn đất nhỏ và ranh giới sẽ cắt ngang qua cồn. Việt Nam có 1/4 và Trung Quốc có 3/4 cồn đất đó. Phía dưới, ở bãi Tục Lãm với diện tích 52 hectares thì Việt Nam có 3/4 và Trung Quốc là ¼”.
Và bài phỏng vấn Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng trên VnExpress “Vũ Dũng: Vào ngày đàm phán cuối cùng 31/12/2008, hai Bên thống nhất giải quyết khu vực cửa sông Bắc Luân bằng giải pháp chính trị: Đường biên giới đi lên bãi Tục Lãm, 3/4 bãi Tục Lãm thuộc Việt Nam, 1/4 bãi Tục Lãm thuộc Trung Quốc sau đó đi tiếp lên hòn Dậu Gót (1/3 hòn Dậu Gót thuộc Việt Nam 2/3 hòn Dậu Gót thuộc Trung Quốc) rồi đi đến điểm đầu của đường phân định Vịnh Bắc Bộ”.
Qua 2 bài phỏng vấn trên có thể thấy, Theo ông Nguyễn Hồng Thao: VN chịu thiệt ở Thác Bản Giốc, để VN được 3/4 Bãi Tục Lãm, TQ được 1/4. Theo ông Vũ Dũng: Do được 3/4 Bãi Tục Lãm, nên VN chịu thiệt ở hòn Dậu Gót, VN chỉ được 1/3, TQ được 2/3.
Trong khi đó, đáng lẽ toàn bộ Bãi Tục Lãm thuộc về VN, vì nó nằm phía Nam dòng chính của sông Bắc Luân, là biên giới 2 nước ( xem hình ), VN đã nhường ¼ cho TQ là đã nhân nhượng 1 lần rồi (bài phỏng vấn ông Nguyễn Hồng Thao), nhưng lại “nhượng” tiếp lần nữa (bài phỏng vấn ông Vũ Dũng) ở hòn Dậu Gót. Tóm lại, VN vừa mất ¾ thác Bản Giốc, mất ¼ bãi Tục Lãm và mất 2/3 hòn Dậu Gót. “Giải pháp chính trị” (lời của ông Vũ Dũng) gì mà kỳ vậy?
- MỘT CUỘC RƯỢT ĐUỔI NGOẠN MỤC Ở BỜ HỒ SÁNG HÔM QUA 16/10/2011 (GNLT). Hic! Hỏng phải cướp đồ. Hay là cướp … lòng yêu nước, cho bọn cướp nước, nên bị rượt? – >
- Video: Tổng kết chuyến đi của TBT Nguyễn Phú Trọng ở Trung Quốc (VTV/ MrVinh20). “…và cũng khẳng định tình hữu nghị Việt – Trung là tài sản quý báu chung của hai đảng, hai nhà nước, và nhân dân 2 nước, cần phải được 2 bên không ngừng củng cố, phát triển, và truyền mãi cho các thế hệ mai sau…”  - Phản ứng dư luận về chuyến đi TQ của TBT Nguyễn Phú Trọng - (RFA). – Biển Đông trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư (VNN).
- Báo chí Trung Quốc lại cảnh báo Ấn Độ không nên hợp tác với Việt Nam về dầu lửa – (RFI). – Báo Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ, chống lại thỏa thuận khai thác dầu với Việt Nam: China paper warns India against Vietnam oil deal (Reuters).  – Trung Quốc tức giận về thỏa thuận khai thác dầu của Ấn Độ với Việt Nam: China sees red on India’s oil exploration deal with Vietnam‎ (Hindu Business Line). – Căng thẳng bùng lên vì dầu ở biển Đông: Tensions flare over oil in South China Sea (Financial Times).
- Việt Nam dưới áp lực của Trung Quốc hủy bỏ thỏa thuận khai thác dầu với Ấn Độ: Vietnam under pressure from China to cancel oil deal with India‎ (Times of India). “…Beijing is pressuring Hanoi to cancel its oil exploration deal with India for joint exploration of the disputed areas in South China Sea.” Tạm dịch: Bắc Kinh đang gây áp lực với Hà Nội để hủy bỏ thỏa thuận chung khai thác dầu với Ấn Độ ở khu vực tranh chấp trên biển Đông.
- Bùi Tín: Sứ quán hay là dinh Thái thú? – (VOA’s blog). “Sứ quán Trung Quốc cho biết tân Đại sứ Trung Hoa chỉ trong thời gian ngắn đã có dịp hội kiến với quá nửa số ủy viên Bộ Chính trị của phía Việt Nam, chưa kể một loạt ủy viên Trung ương đảng, bộ trưởng, thứ trưởng và các loại cán bộ cấp cao khác”.
- Một ngôi sao LẠ “lạc” trên cờ Trung Quốc ở kênh VTV – (DLB). “Đây chắc chắn không thể nào là lỗi của “cậu đánh máy”. Đây chắc chắn không thể nào là “hành động vô tình” cho một cái ngôi sao thừa. Đây lại càng không thể là âm mưu của thế lực thù địch bên ngoài”. Đây là hành động…(mời độc giả thêm vào). – CHỬI THẰNG CẤP NƯỚC (Blog Thành). “Lịt mịa nhà nó, đi chơi mấy ngày, hôi hám bẩn thỉu về nhà mất nước mới đau!” – MỘT NỬA SỰ THẬT (Nhịp cầu Thế giới). – CUỘC CHIẾN NGOẠI GIAO VIỆT-TRUNG QUA CHUYẾN THĂM CỦA TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG  —  (Phạm Viết Đào). – Việt – Trung tăng cường các mối quan hệ quân sự: China and Vietnam to strengthen military ties (Today Online).
<- Bản đồ biển Đông có “đường lưỡi bò” trên Google MapsGoogle Maps cần gỡ bỏ “đường lưỡi bò” (TN). – TQ ‘cần giải thích lại về đường lưỡi bò’ – (BBC). “Nhưng sự mời gọi của Trung Quốc chỉ có thể thuyết phục hơn nếu nước này chịu giải thích rõ ‘đường lưỡi bò’ là gì. Theo giới học giả, Đài Loan đã công khai xem ‘đường lưỡi bò’ đánh dấu cả Biển Đông là của họ. Nhưng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì cố ‎ý có ‘sự mơ hồ chiến lược’ với đường vạch này”. – Trung Quốc vẫn giữ sự  mơ hồ chiến lược: China maintaining strategic ambiguity (Philstar).
- Video: Toàn cảnh chuyến đi của CTN Trương Tấn Sang ở Ấn Độ (VTV/ MrVinh20). Vừa về sau chuyến thăm hai nước Ấn Độ, Sri LanKa,  Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm xã nghèo thuộc tỉnh Phú Thọ (TTXVN/ QĐND). Video: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thăm Phú Thọ (VTV/ MrVinh20).
- Giáo sư Ngô Vĩnh Long – Đại học Maine – Hoa Kỳ: Bắc Kinh có thể “há miệng mắc quai” do thỏa thuận về Biển Đông Việt-Trung – (RFI). Liên quan đến điểm này: “Một trong những điểm được giới phân tích chú ý là việc hai bên đồng ý dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (1982) và Bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông (2002)”.
- Phỏng vấn đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Trưởng ban Nghiên cứu Luật Biển: Mở hướng giải quyết tranh chấp trên biển Đông (PLTP). “…lâu nay các chỉ đạo giải quyết chỉ nằm trong phạm vi quốc gia mỗi bên. Nay lãnh đạo hai bên đã thống nhất được định hướng và nguyên tắc giải quyết chung. Điều này sẽ tạo sự thống nhất trong chỉ đạo và hành xử của các cấp, các ngành và cũng là cơ sở để giải quyết vấn đề nếu có sự cố xảy ra. Đây là diễn biến mới có ý nghĩa”. 
- Hic! “Ý nghĩa” thiệt, khi mà chính cái Hội thảo PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BIỂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LỊCH SỬ, PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN BIỂN ĐÔNG” do Liên đoàn LS của ông nầy tổ chức, dự định diễn ra bữa nay, đã phải hoãn lại “do thời điểm không thích hợp”?Hai hội thảo ở Sài Gòn đã bị đình chỉ đột ngột: Phụ nữ và chiến tranh: Một hướng tiếp cận xuyên quốc gia  – (viet-studies). Và hội thảo có chủ đề: Pháp luật quốc tế về biển và những vấn đề lịch sử, pháp lý liên quan đến Biển Đông – (viet-studies), do Liên đoàn Luật sư dự định tổ chức vào hôm nay, 17/10/2011 đã hoãn lại với lý do “thời điểm không thích hợp”.
- Tuổi trẻ: Đồng bào Khmer Sóc Trăng hưởng ứng cái gì? À, hưởng ứng chương trình “Góp đá xây Trường Sa”.
Ngoại trưởng Mỹ cam kết trở lại Á Châu – (BBC). – VN – Thay đổi hay lại lỡ tàu? – (NV).
Philippines kêu gọi Đài Loan làm rõ kế hoạch đưa tên lửa đến Trường Sa – (RFI). – Philippines không ngại kế hoạch phòng thủ của Đài Loan (NLĐ).  – Mỹ, Philippines kêu gọi Đài Loan kiềm chế (PLTP).
- Đợt mua sắm vũ khí mới tại châu Á-Thái Bình Dương (TQ).
- Báo QĐND lên án bà Loretta Sanchez “ngang nhiên can thiệp vào nội bộ của nước khác”, vì đã gửi thư cho Đại sứ Mỹ, ông David Shear, nêu vấn đề tự do, nhân quyền cho người dân Việt Nam và đòi phóng thích tù chính trị: Lại một góc nhìn sai lệch (QDND) . BTV: Cái tên của bà Sanchez mà cũng viết sai (thành Shanchez), không phải 1 lần mà toàn bộ bài viết đều sai. “Cần phải nói rõ rằng, ở Việt Nam không có cái gọi là ‘tù chính trị’…” Trong khi Miến Điện vừa phóng thích hàng trăm tù chính trị và lần đầu tiên họ đã dùng khái niệm “tù nhân lương tâm”.
- Nền công vụ… thí điểm! (Phía trước).
- Tham nhũng vặt: Ai cũng ghét nhưng phải thỏa hiệp (PLTP).   – Bài học công khai, minh bạch “Theo tinh thần Luật PCTN, công khai, minh bạch được xác định là giải pháp cơ bản, lâu dài để phòng ngừa tham nhũng. Nhưng chỉ riêng việc thực thi công khai, minh bạch thế nào với công tác PCTN thì vẫn là câu hỏi lớn cần giải đáp”.
- Nguyễn Xuân Nghĩa: Tình Trạng Kinh Tế Việt Nam – (Dainamax). “Đại gia hạ cánh an toàn, trung lưu phá sản, dân đen tuyệt vọng”. - ‘Nên cắt giảm 50% thủ tục hành chính hiện hành’ (VEF).
- CON ÐI THI HỌC SINH GIỎI SỬ (Nhịp cầu Thế giới). “Trong lúc các bạn cười nhạt khi nói con thi Sử còn các bạn thi Toán, Văn, Lý, Hóa thì con ngạo nghễ nhếch mép cười chúng nó, vì con biết chúng nó chỉ biết CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ vì các ‘thế lực thù địch’ gây ra.”
Một người Tây Tạng tự thiêu để phản đối Trung Quốc (VOA). - Trung Quốc: Nhà sư thứ tám tự thiêu đòi tự do cho Tây Tạng – (RFI).
- 9h30′ – Một độc giả vừa phát hiện VTV1 đã “phi tang” đoạn video Thời sự 19h – 14/10/2011 media lưu trữ của VTV thì đúng là đã không có riêng phần Thời sự tối 14/10. Nếu đúng họ cố tình giấu nhẹm sau khi bị BS nhắc nhở thì thật tệ hại.
Sáng qua sau khi được Cộng tác viên L.V. phát hiện và gửi đoạn video cờ Trung Hoa 6 sao, BS đã la làng và có nhắc tới những lần VTV vi phạm trước đây về bản đồ VN không có HS-TS, được độc giả+BS loan báo, họ đã sửa, nhưng không hề công khai xin lỗi, thì giờ đây họ còn làm trò láu cá, bằng việc phi tang? (Xin lưu lại 2 hình chụp lại trên trang VTV, đề phòng họ lại chỉnh sửa sao đó rồi đổ thừa BS vu vạ-mời bấm vô hình để phóng to coi rõ hơn).
KINH TẾ
- Bất động sản cạnh tranh lãi suất với ngân hàng (PLTP). – Hiểu nhầm  —  (Nguyễn Vạn Phú).Ấy là lập luận: nếu lãi vay ngân hàng là 20%/năm thì doanh nghiệp đi vay phải làm ra lợi nhuận trên 20%/năm còn không xem như lỗ”. Một lập luận cũng rất sai, thường thấy ở diễn đàn Quốc hội: phải kéo lạm phát xuống dưới mức tăng trưởng kinh tế, còn không GDP tăng bao nhiêu thì lạm phát ăn hết cả rồi”.
- NVL: Tái cấu trúc kinh tế – đừng thêm một lần chậm trễ (VEF). “NVL” là “Nói và Làm”?
- DN bất động sản, chứng khoán cũng xuất khẩu gạo (TQ).
Khi chuyên gia đồng loạt dự báo giá vàng sẽ tăng (NDHMoney).
Đầu tư mạo hiểm thu lợi lớn (DV).
- VỤ QUẢNG CÁO “CHÊ” SẢN PHẨM ĐỐI PHƯƠNG: Sao Cục Quản lý cạnh tranh không giải quyết? (PLTP).
Thịt ngoại “đè” thịt nội (TN).
Bao giờ nông dân làm ông chủ lúa gạo - (RFA). =>
- Châu Á không bao giờ thầm lặng (Huy Bom/TTXVN/Asian Affairs).
G20 tập trung “giải quyết nợ châu Âu” – (BBC). - Bộ trưởng G20 hứa cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của Châu Âu  (VOA).
“Chiếm phố Wall” lan rộng tại New York – (BBC). - Phong trào ‘Chiếm Lĩnh Wall Street’ lan khắp thế giới  (VOA). - “Chiếm London” bước sang ngày thứ hai – (BBC). - Phong trào “Những người phẫn nộ”: Gần 1 triệu người biểu tình trên thế giới – (RFI). - Toàn Cầu Biểu Tình Kêu Gọi Cứu Kinh Tế - (VB).
Lũ lụt tại Thái Lan : Vố đau cho công nghiệp xe hơi và điện tử thế giới – (RFI).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Nhìn từ xa… Tổ quốc – chùm thơ của Nguyễn Duy  —  (Người lót gạch).
- Trần Nhương: Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đi họp quên… răng (ANTĐ).
- Ba Tỉnh: TÔI PHỤC NHÀ THƠ – NSND LÊ HUY QUANG (Nguyễn Trọng Tạo).
- Những bài hát của một thời (8): Chào sông Mã anh hùng  —  (Nguyễn Thông).
<- Thực hư vườn cổ tùng trị giá 1.000 tỷ đồng ở Vĩnh Phúc! (VTC).
Lễ hội ánh sáng Berline – (BBC).
- 106 “cô nàng” bò sữa tham gia cuộc thi hoa hậu (Lao động). – Khám phá thảo nguyên xanh Mộc Châu (Thanh Niên).
- Đội tuyển quần vợt Việt Nam lủng củng nội bộ: Thượng bất chính… (PLTP).
- Thể dục dụng cụ Việt Nam giành huy chương thế giới đầu tiên – (RFI). “Phan Thị Hà Thanh đã xuất sắc giành tấm huy chương đồng ở môn thi đấu đơn nữ, nội dung nhảy ngựa”.
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Đào tạo giáo viên tiếng Anh bậc tiểu học: Sao bộ chưa lên tiếng? (NLĐ).
- Cần có chính sách thu hút giáo viên và học sinh giỏi (PLTP).
- Nhọc nhằn sinh viên học hai trường (PLTP).
Tôi đọc sách Toán 6 (TT).
Không có giải quốc gia, hiệu trưởng xin thôi việc (VNN).
Phát hoảng với “sách ngoài luồng” (TT). “Hỏi: ‘Khi vườn bách thú bị cháy thì con vật nào chạy ra đầu tiên’? Ðáp án: ‘Con người’. ‘Cách nào để làm việc hôm nay đỡ tốn sức lực nhất’? Ðáp án: ‘Ðể ngày mai làm’…”  =>
- TPHCM: Hàng trăm giáo viên mầm non nghỉ việc do thu nhập thấp (DT).
- Một trường mẫu giáo cho học sinh uống sữa có… dòi (PLTP).
- Pháp : Bình đẳng học đường không được đảm bảo – (RFI).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Miền Tây vật lộn với cơn lũ lịch sử (NLĐ).  – Mưa lớn, lũ lên nhanh, miền Trung nhiều thiệt hại (DT).  – Miền Trung ngập nặng (TN). – Lũ lại vây làng – (Cu làng cát). – Hồ Dầu Tiếng xả lũ, TP.HCM ngập nặng (Đất Việt).
- 71.472 ca bệnh tay chân miệng (TN). TS-BS Trần Tịnh Hiền, cựu Phó giám đốc BV Bệnh nhiệt đới SG: “Bệnh tăng lên quá mức bình thường và lan ra nhiều như vậy thực chất đã là dịch rồi còn gì nữa mà bảo không phải dịch. Nếu nói kiểm soát được thì tại sao từ số ít địa phương có ca bệnh giờ lan rộng ra nhiều địa phương như thế”?  – Lâm Đồng: Bệnh tay-chân-miệng tăng đột biến (PLTP).  – Thát – Chơ đến Việt nam dập dịch ” chân tay miệng”  —  (Lê Dũng). – Tay chân miệng đã lan rộng cả nước (Dân Trí).
- Lào Cai: Voi xiếc làm chết một em học sinh (Thanh Niên).
<=Liên – cô dâu 16 tuổi – bồng con đi trong giá rét ở Incheon, Hàn Quốc. Bị gia đình chồng chối bỏ, cô phải sinh con trong nhà tạm lánh. – Ngậm ngùi Những người con xa xứ (Tuổi Trẻ).
Công an xã bị người săn chim bắn thủng bụng (VNE).
- Xe buýt giả náo loạn (NLĐ).
- Hà Nội: Nghi án vỡ nợ “khủng” tại Cầu Giấy (Dân Trí). Lôi cả bố mẹ ruột vào dây vay nặng lãi (Xã Luận).
- Ở TA, MUỐN CHẾT RẤT… DỄ!  —  (Mai Thanh Hải).
- Mồ côi từ trong bụng mẹ – Bài 1: Dứt tình mẫu tử (PLTP).
- Phụ nữ Việt cắt “của quý” của bồ Đài Loan – (BBC).
- Trở lại Saudi Arabia 1: Câu chuyện của anh tài xế (Nguyễn Văn Tuấn).
Cam Bốt cấm công dân qua Malaysia làm nghề giúp việc nhà – (RFI).
- Thái Lan gia cố đê chống lụt bảo vệ Bangkok – (RFI). – Thủ tướng Thái Lan: Đê bao đang ngăn lũ tại Bangkok (VOA). – Lũ rút, Bangkok thoát hiểm (PLTP). - Đối phó với nạn lụt, dân Thái đoàn kết (VOA). Hàng ngàn người tình nguyện cùng nhau đến sân bay Don Muang đóng gói những phẩm vật cứu trợ để gửi đến cho các cộng đồng bị ngập lụt, Thái Lan, 15/10/2011 – >
QUỐC TẾ
Thêm 5 người chết dưới tay lực lượng an ninh Syria (VOA). – Liên đoàn Ả Rập họp bàn về việc loại Syria ra khỏi tổ chức (VOA). – Lực lượng Syria bắn người đưa tang một nhà hoạt động nhân quyền (VOA).
Lực lượng Yemen nổ súng vào người biểu tình (VOA).
TT Iran bác bỏ tố cáo của Mỹ về âm mưu ám sát đại sứ Ả Rập Xê-Út (VOA). – Ả Rập Saudi đòi đưa “âm mưu tàn ác” của Iran ra LHQ (NLĐ/Reuters, AFP). – Hoa Kỳ đòi hỏi IAEA công bố dữ liệu nguyên tử của Iran – (RFI).
Israel công bố danh sách tù nhân Palestine được phóng thích (VOA). - Israel chuẩn bị trao đổi với Palestine  (VOA). – Israel thả 1.027 tù nhân Palestine để chuộc một binh sĩ  – (RFI).
- Bộ trưởng Quốc phòng Kenya bác bỏ tin đưa quân vào Somalia (VOA).
Đảng Xã Hội Pháp bầu cử vòng 2 chọn ứng viên tổng thống 2012 – (RFI).
<- Hoa Kỳ khánh thành Đài tưởng niệm lãnh tụ dân quyền Martin Lurther King (VOA).
Tổng thống Đức bất ngờ tới thăm Afghanistan (VOA).
- Tổng thống Mỹ vinh danh một nhà phản kháng Cuba vừa qua đời (VOA).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 16/10/2011;  + Toàn cảnh thế giới – 16/10/2011;  + Cuộc sống thường ngày – 15/10/2011;  + Thời sự 19h – 15/10/2011;  + Tài chính kinh doanh trưa – 15/10/2011.

* RFA: + Sáng 16-10-2011
+ Tối 16-10-2011
* RFI: 16-10-2011