Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Kẻ tà đạo là gì?

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN DIỄN ĐÀN

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Kẻ tà đạo là gì?

Rick Mathes

Đây là một câu chuyện thật và tác giả Rick Mathes là một vị lãnh đạo nổi tiếng trong việc mục vụ ở nhà tù.
-----------------------------------

Kẻ nào đồng hành với Thượng Đế sẽ luôn luôn đạt tới cùng đích của mình. Nếu bạn có nhịp đập của con tim thì bạn có một mục đích. Đạo Hồi là một tôn giáo gia tăng nhanh chóng nhất tính theo đầu người ở Hoa Kỳ, nhất là trong các sắc dân thiểu số. Tháng trước tôi đã tham dự khóa huấn luyện hàng năm có tính cách bắt buộc để giữ đủ điều kiện về an ninh ở nhà tù. Trong khóa huấn luyện này có phần trình bày của ba diễn giả đại diện cho Công Giáo La Mã, Tin Lành và Hồi Giáo, mỗi người giải thích về niềm tin của họ. Tôi đặc biệt quan tâm đến bài của người diễn giả Hồi Giáo.

Vị diễn giả này đã trình bày lôi cuốn về các căn bản của đạo Hồi và kết thúc với một cuộn băng video. Sau các bài tham luận có thời giờ dành cho các câu hỏi và trả lời. Khi đến lượt, tôi đã đặt câu hỏi cho vị diễn giả đạo Hồi :"Xin vui lòng, nếu tôi có sai thì hãy sửa lại cho tôi, vì tôi hiểu rằng hầu hết các vị Giáo Chủ và chức sắc đạo Hồi đều tuyên bố thánh chiến (jihad) chống lại các kẻ tà đạo (infidels) trên thế giới, và bằng cách giết một kẻ tà đạo (đó là một lệnh truyền cho tất cả mọi người Hồi Giáo) thì họ sẽ được bảo đảm một chỗ trên thiên đàng. Nếu vậy ông có thể cho tôi biết định nghĩa về một kẻ tà đạo không?

Không có ai bất đồng về câu hỏi của tôi và vị diễn giả kia đã trả lời không chút do dự rằng đó là những kẻ 'không tin vào đạo Hồi ' (non-believers). Tôi đáp lại "Vậy để chắc chắn xem tôi có hiểu đúng không nhé. Đó là tất cả các tín đồ của đấng Allah đã được truyền lệnh giết bất cứ ai không cùng niềm tin để họ có một chỗ trên thiên đàng. Như thế có đúng không ạ ? "

Sự biểu cảm trên khuôn mặt của vị diễn giả Hồi giáo bỗng thay đổi, từ một kẻ có quyền uy và lệnh lạc trở nên khuôn mặt của một cậu bé bị bắt gặp khi đang thò tay vào hủ kẹo. Ông ta (giả) cừu non (khẽ khàng) đáp lại: " Vâng ". Tôi bèn nói :"Vậy thưa ông, tôi lấy làm khó nghĩ quá khi tưởng tượng rằng nếu Giáo Hoàng cũng truyền lệnh các người Công giáo đi giết các tín đồ Hồi giáo, hay Tiến Sĩ Stanley ban lệnh cho các người Tin Lành cũng làm như vậy để bảo đảm được một chỗ trên thiên đàng thì sao?"

Vị đạo Hồi cứng miệng! Tôi hỏi tiếp: "Tôi cũng có lấn cấn trong vấn đề làm bạn với ông vì rằng ông và các chức sắc bạn ông lại đang bảo các tín đồ của ông giết tôi! Tôi hỏi ông, ông nên chọn đấng Allah của ông, đấng ấy bảo ông giết tôi để có chỗ cho ông trên thiên đàng, hay nên chọn đức Giêsu của tôi, Ngài bảo tôi yêu ông vì (nhờ đó) tôi sẽ lên thiên đàng và Ngài còn muốn ông cũng được lên nơi đó cùng với tôi ?"

Vị Hồi giáo cúi đầu xấu hổ và có một khoảnh khắc yên ắng đến nổi nếu một chiếc kim rơi cũng có thể nghe tiếng được.

Khỏi phải nói, các người tổ chức và tán trợ buổi thảo huấn có tên 'Sự Dị Biệt' đã không vui vì cách đối thoại của tôi với vị Hồi giáo đã làm phô bày sự thật về những niềm tin của đạo Hồi.

Trong vòng 20 năm nữa sẽ có đủ các phiếu của người đạo Hồi để bầu Tổng Thống. Tôi nghĩ mọi người ở Hoa Kỳ phải nên đọc bài này, nhưng vì ACLU (American Civil Liberties Union) nên không có cách nào để việc này được phổ biến rộng rãi trừ phi mỗi chúng ta tiếp tay phát tán ra. Đây là cơ hội của bạn để có thể giúp làm thay đổi tình thế. (Vì Chúa .......xin bạn hãy tiếp tay gởi đi)

RICK MATHES
WHAT IS AN INFIDEL?

This is a true story and the author, Rick Mathes, is a well-known leader in prison ministry.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

The man who walks with God always gets to his destination. If you have a pulse you have a purpose.

The Muslim religion is the fastest growing religion per capita in the United States, especially in the minority races!

Last month I attended my annual training session that's required for maintaining my state prison security clearance.

During the training session there was a presentation by three speakers representing the Roman Catholic, Protestant and Muslim faiths, who each explained their beliefs.

I was particularly interested in what the Islamic had to say.

The Muslim gave a great presentation of the basics of Islam, complete with a video.

After the presentations, time was provided for questions and answers.

When it was my turn, I directed my question to the Muslim and asked: 'Please, correct me if I'm wrong, but I understand that most Imams and clerics of Islam have declared a holy

jihad [Holy war] against the infidels of the world and, that by killing an infidel, (which is a command to all Muslims) they are assured of a place in heaven. If that's the case, can you give me the definition of an infidel?'

There was no disagreement with my statements and, without hesitation, he replied, 'Non-believers!'

I responded, 'So, let me make sure I have this straight. All followers of Allah have been commanded to kill everyone who is not of your faith so they can have a place in heaven. Is that correct?'

The expression on his face changed from one of authority and command to that of a little boy who had just been caught with his hand in the cookie jar.'

He sheepishly replied, 'Yes.' I then stated, 'Well, sir, I have a real problem trying to imagine The Pope commanding all Catholics to kill those of your faith or Dr. Stanley ordering all Protestants to do the same in order to guarantee them a place in heaven!'

The Muslim was speechless!

I continued, 'I also have a problem with being your friend when you and your brother clerics are telling your followers to kill me!

Let me ask you a question: Would you rather have your Allah, who tells you to kill me in order for you to go to heaven, or my Jesus who tells me to love you because I am going to heaven and He wants you to be there with me?'

You could have heard a pin drop as the Imam hung his head in shame.

Needless to say, the organizers and/or promoters of the 'Diversification' training seminar were not happy with my way of dealing with the Islamic Imam, and exposing the truth about the Muslims' beliefs.

In twenty years there will be enough Muslim voters in the U.S. to elect the President!

I think everyone in the U.S. should be required to read this, but with the ACLU, there is no way this will be widely publicized, unless each of us sends it on!

This is your chance to make a difference.... (FOR CHRIST'S SAKE....SEND THIS ON . . .)
RICK MATHES
Song Dao Online

Ngó từ quán nhậu bờ kè

Hồi mới về Sài Gòn nhà tôi ở gần sân bay Tân Sơn Nhất. Hàng ngày, tôi vẫn đi về qua cây cầu Công Lý nổi tiếng. 
Một góc kênh Nhiêu Lộc, mỗi sáng khi nước rút. Nguồn:  Nguyễn Ngọc Hải.
Một góc kênh Nhiêu Lộc, mỗi sáng khi nước rút. Nguồn: Nguyễn Ngọc Hải.
Hàng ngày, tôi cũng nhìn thấy những dãy nhà lụp xụp kéo dài khuất tầm mắt, lan từ ven kênh đến sát phía sau những biệt thự cao ốc sang trọng là mặt tiền của con đường rực rỡ đèn màu cửa kính… Rồi cứ đi dọc ven kênh sẽ qua nhiều con đường khác: Hai Bà Trưng với cầu Kiệu, Trương Minh Giảng (sau này là Nguyễn Văn Trỗi) với cầu cùng tên…

Xóm ven kênh hình như không bao giờ thấy bình minh, ban ngày ánh sáng vẫn nhờ nhờ. Còn khi chiều đến, bóng tối, không thèm đợi hoàng hôn, sụp xuống rất nhanh.

Dòng nước đen đậm đặc mùi xú uế lưu cữu hàng chục năm làm cho bất cứ ai mới bước chân đến đây đều có thể “chết” vì ngạt thở. Nhưng người sống ở đó thì dường như chịu đựng quen đến mức không biết là có nơi khác không khí dễ thở hơn…

Ngày nắng, mái tôn vách ván phơi mình cong vênh ngày mưa dãy cọc nhà sàn liêu xiêu chìm trong nước… Bờ kênh tràn rác, muỗi dày đặc, chuột chạy như chốn không người…

Đó là hình ảnh nơi cư ngụ của hàng ngàn gia đình, trôi dạt về đây sinh sống từ bao nhiêu nơi, trong bao nhiêu năm qua. Sài Gòn – Chợ Lớn không thiếu những dòng kênh đen và những xóm ven kênh như vậy.
Hình ảnh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đã như thế trong mắt tôi ngót nghét ba thập kỷ, cho tới khi xảy ra một sự kiện quan trọng vào năm 2003.

Trước tình trạng ô nhiễm nặng của kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, tuyến kênh dài hơn 13 cây số, chính quyền thành phố đã quyết định đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để thực hiện việc cải tạo, nâng cấp với mong muốn thành phố sẽ có một dòng kênh xanh-sạch-đẹp.

Dự án Vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè, sau cú “đề pa” đầy hào sảng, như tiếng phát ra từ ống “pô” những chiếc Vespa cổ, trong mấy năm sau cứ lịm dần, rồi tịt hẳn.

Chuyện xôn xao bắt đầu từ việc giải tỏa những xóm nhà sàn ở trên và hai bên dòng kênh đen ngòm dày đặc rác. Những ngôi nhà mái tôn vách bằng lá dừa, hay bằng thùng giấy, hoặc bằng bất cứ gì có thể che chắn được, đã dần dần được giải tỏa. Rồi những chiếc máy xúc, cần cẩu xuất hiện, một vệt ngổn ngang nào xà bần, nào bùn rác…

Con đường đã thành hình ở hai bên bờ kênh. Dãy nhà mới nhô ra ở bên từng con đường lúc đầu cũng nhếch nhác không kém những ngôi nhà vừa bị ủi đi. Nhưng, như một phép màu, chúng được sửa sang, hay xây mới rất nhanh, bởi có nhà “mặt tiền” là sẽ kiếm ra tiền thôi mà.

Vẫn còn nhếch nhác, ngổn ngang, vẫn mùi xú uế, nhất là khi nước ròng. Nhưng hở ra đoạn đường nào là hàng quán mọc ra đến đấy. Quán cà phê, quán nhậu, quán nhà lầu, hay quán lá dựng tạm ven kênh. Có quán chỉ là vài bộ bàn ghế, kiểu quán “cóc” ngoài Hà Nội, có quán lại rộng rãi, khang trang, với máy lạnh, đèn màu sáng trưng…

Nếu như vào năm 2003 ước chỉ có vài chục quán thì nay đã có hàng ngàn quán, mọc lên như nấm mùa mưa. Và người ở đâu lại đổ đến đây tấp nập mỗi chiều…
cụ bà trên 80 ..... nhưng hằng đêm vẫn đi bán đậu phộng luộc để kiếm sống trên bờ kè kênh Nhiêu Lộc. Nguồn: OntheNet
cụ bà trên 80 ….. nhưng hằng đêm vẫn đi bán đậu phộng luộc để kiếm sống trên bờ kè kênh Nhiêu Lộc. Nguồn: OntheNet
Dân nhậu đất Sài Thành bắt đầu quen với thuật ngữ quán bờ kè, vừa là địa chỉ chung cho một khu ăn nhậu bình dân mới hình thành, vừa thể hiện đầy đủ những đặc trưng của “Sài Gòn nhậu”: mồi ngon, phong phú, lại khá rẻ; nhiều loại bia rượu từ bình dân đến cao cấp; chỗ ngồi thoải mái, muốn máy lạnh, hay muốn hưởng gió trời, đều có cả; chủ quán và phục vụ nhiệt tình, có người giữ xe máy không mất tiền lại còn cẩn thận dẫn xe giùm khi có ai lỡ xỉn quá.

Nhiều quán còn có các em gái tiếp viên mùa nào cũng áo thun hai dây ôm sát cái eo thon và quần ngắnkhoe cặp chân dài. Rồi các em tiếp thị bia, thuốc lá, hay các cụ già và em nhỏ bán vé số mang đến tận bàn. Thỉnh thoảng có mấy anh chàng “múa lửa”, hay bán kẹo kéo, cùng dàn loa khủng oang oang nhạc sến, à quên, bolero…

Thôi thì ở đâu “chơi” kiểu nào thì quán bờ kè “chơi” kiểu đó.

“Với tất cả sự khiêm tốn những người tự nhận mình khiêm tốn”, tôi vẫn phải thừa nhận rằng, tôi và bạn bè đã thường xuyên góp phần vào sự tấp nập nơi bờ kè. Mỗi chiều, đến giờ tan sở, cứ nghĩ đến đường về nhà phải trải qua vài đoạn kẹt xe hàng giờ vì lô cốt, hình như ai cũng ngán ngại… Vậy là nhắn nhau “ra bờ kè nhé”. Chẳng cần nói tên quán, vì nhóm nào cũng có một, hai “quán ruột” của mình.

Quán “Ốc núi” của bọn tôi nằm ở một đoạn đường khuất, trước quán có hàng điệp mới trồng cao hơn đầu người, nhưng đã trổ bông vàng, và dòng kênh uốn mình, hẹp lại, hiện ra gọn gàng giữa hai bờ mới kè lại đều tăm tắp. Nhiều năm qua, quán này đã vài lần đổi chủ, nhưng không đổi khách. “Băng” tụi tôi thích quán này vì… nó vắng, đã thế đồ ăn khá vừa miệng, lại rẻ nữa. Ngồi đây tha hồ chuyện trên trời dưới đất, không có tiếng dô dô ồn ào xung quanh, lại có thể chỉ ngồi im lặng, lơ đãng ngó đường, ngó kênh, ngắm nhìn hoàng hôn chầm chậm mỗi chiều…

Lý do này thiệt là vô duyên, hổng chừng chủ quán mà nghe thì đuổi cả đám, vì ai mở quán mà mong vắng khách, phải hôn? Quán vắng, có lẽ, vì nó nằm gần như tách biệt khỏi khu vực tấp nập đằng kia, tôi tự lý giải.

Mỗi lần ghé quán là một lần thấy sự thay đổi của dòng kênh, của những ngôi nhà hai bên, và của cả con người ở đây.

Nguyễn Thị Hậu

(Trích Tạp bút, Nguyễn Thị Hậu)

Nguồn: Ngó từ quán nhậu bờ kè. Trích Tạp bút – Nguyễn Thị Hậu. Facebook. Nguyễn Thị Hậu. 11/11/2014.
(DCVOnline)

Vì sao họp kín về lấy phiếu tín nhiệm?

Vì sao họp kín về lấy phiếu tín nhiệm?

Bỏ phiếu tính nhiệm ở Quốc hội Việt Nam
Lấy tín nhiệm lần này sẽ khó đi vào 'thực chất' và 'đạt hiệu quả', theo ý kiến nhà quan sát.
Quốc hội Việt Nam sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với 50 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn trong một phiên họp kín, sáng 15/11.
Việc Quốc hội quyết định 'họp kín' khi lấy phiếu tín nhiệm có thể do các lãnh đạo muốn 'điều chỉnh nội bộ' và tránh 'ném chuột, vỡ bình' như Tổng Bí thư Đảng Cộng sản đã gợi ý, theo ý kiến bình luận từ trong nước.
Việc họp kín này cũng có thể phản ánh chiều hướng muốn 'dàn xếp nội bộ' trong lúc tình hình quan hệ giữa các phe nhóm lãnh đạo trong chính quyền vẫn 'còn phức tạp', theo nhà văn Phạm Viết Đào từ Hà Nội.
Mặt khác qua cách thức lấy phiếu tín nhiệm được chủ trương, có thể thấy trước việc lấy phiếu kỳ này sẽ 'không đạt được mục tiêu' và 'không đạt được điều gì', theo một nữ cựu Đại biểu Quốc hội khóa XII.
Tôi thấy làm như thế giống như một con bệnh mình không minh bạch đưa ra ánh sáng, đến khi nó hoại tử, thì chắc là không kịp
Nhà văn Phạm Viết Đào
Hôm 12/11/2014 từ Hà Nội, nhà văn Phạm Viết Đào, người mới ra tù hôm 13/9 sau khi bị kết án 15 tháng tù giam vì tội 'lợi dụng các quyền tự do dân chủ' theo điều 258 của Bộ luật Hình sự của Việt Nam, nói với BBC:
"Tôi nghĩ đấy là một chủ trương thực hiện ý kiến của ông Nguyễn Phú Trọng đã từng phát biểu. Tôi đoán là chắc muốn có những điều chỉnh nội bộ để tránh những việc như ông Trọng nói 'ném chuột sợ vỡ bình'.
"Chủ trương họp kín cũng là có tính chất dàn xếp nội bộ những xung đột, những mâu thuẫn nếu có, thì họ muốn giải quyết vấn đề nội bộ.
"Và tôi thấy làm như thế giống như một con bệnh mình không minh bạch đưa ra ánh sáng, đến khi nó hoại tử, thì chắc là không kịp," cựu blogger và nguyên chánh thanh tra thuộc Bộ Văn hóa của Việt Nam cảnh báo.
'Chẳng để làm gì'
Cũng hôm thứ Tư, bà Phạm Thị Loan, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thương mại Đầu tư Việt Á, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa trước, dự đoán với BBC về kết quả và hiệu quả của lần lấy phiếu được Quốc hội Việt Nam ấn định vào ngày thứ Bảy 15/11/2014.
Bà Loan nói: "Theo tôi, cái cách mà các vị đang bỏ phiếu tín nhiệm theo như thế này, tôi thấy không giải quyết được cái gì.
"Và như anh Nguyễn Minh Thuyết nói, bây giờ quan trọng nhất phải là mục tiêu, một là bỏ phiếu tín nhiệm ai, vị trí nào thì tập trung làm về vị trí đấy và thứ hai, bỏ phiếu tín nhiệm phải minh bạch, nghĩa là cho thực chất.
"Chứ không phải theo kiểu làm để lấy lệ. Tức là có vẻ quan tâm, kiểm soát, nhưng mà thực ra cái phiếu nó cũng không chính xác, thứ hai là sau khi bỏ phiếu xong thì cũng chẳng biết để làm cái gì cả."
Quan trọng nhất phải là mục tiêu, một là bỏ phiếu tín nhiệm ai, vị trí nào thì tập trung làm về vị trí đấy và thứ hai, bỏ phiếu tín nhiệm phải minh bạch, nghĩa là cho thực chất. Chứ không phải theo kiểu làm để lấy lệ
Cựu Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Loan
Gần đây, trong một tọa đàm trực tuyến với BBC, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XII cho rằng Quốc hội không nên lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm tràn lan, mà chỉ nên tiến hành việc này dựa trên thăm dò ý kiến trước về ai cần phải lấy tín nhiệm.
Ông nói: "Ở các nước, người ta chỉ theo kiến nghị của Đại biểu Quốc hội, thì người ta lấy ý kiến Quốc hội về bỏ phiếu tín nhiệm với một người nào đó cụ thể mà người đó theo Đại biểu là làm việc không tốt.
"Theo tôi tốt nhất là như vậy: đầu kỳ họp mình phát cho các đại biểu một tờ giấy thăm dò, đại biểu nào đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm nào đối với ai thì ghi vào đấy. Và cuối cùng, Ban Tổ chức thống kê xem từ 20% đại biểu trở lên đề nghị bỏ phiếu đối với ông X, ông Y chẳng hạn, thì lúc ấy chúng ta bỏ phiếu.
"Còn những người khác thì để cho người ta làm việc. Mình lúc nào cũng đem ra làm phiền người ta làm gì, tôi cho rằng cách làm của mình chẳng giống ai cả."

'Khó tạo áp lực'

Lấy tín nhiệm ở Quốc hội
Ý kiến nói cần để cho người dân được biết và truyền thông có tiếng nói về việc lấy tín nhiệm.
Về việc Quốc hội nên mở công khai hay nên họp kín ở phiên họp lấy tín nhiệm 50 chức danh do Quốc hội bầu và Hội đồng nhân dân phê chuẩn, cựu Đại biểu Phạm Thị Loan nói:
"Việc này chẳng việc gì phải họp kín cả, có thể bỏ phiếu kín thì được, chứ nếu mà nói họp kín, quan điểm của tôi là Quốc hội cứ họp mở đàng hoàng và bỏ phiếu kín...
"Lấy phiếu tín nhiệm cần phải công khai. Nếu ai như thế nào thì công khai, để rồi quyết định công khai, còn quan điểm của tôi chẳng việc gì mà phải kín và thứ hai báo chí biết thì cũng càng tốt chứ sao."
Cũng đồng tình với điểm này, nhà văn Phạm Viết Đào từ Hà Nội nói:
"Những vấn đề như thế này mà không để cho người dân tham gia, không để cho truyền thông người ta có một tiếng nói nào đấy thì tôi nghĩ khó mà minh bạch được, khó mà tạo ra những áp lực khách quan, tạo ra một chuyển biến tích cực, khách quan hơn.
"Tôi nghĩ việc không công khai là một điều cũng hơi thất vọng, bản thân tôi là người dân thì tôi cũng muốn chính phủ và các cơ quan lãnh đạo, cơ quan công quyền của nhà nước cố gắng công khai tối đa.
"Tất nhiên nhà nước nào cũng có những 'hộp đen' của họ, thế nhưng mà cái gì cũng cho vào hộp đen cả, tự giải quyết nội bộ, mà giải quyết nội bộ, đôi khi, nhiều khi người dân người ta cũng thất vọng, vì mặc dù mọi cái nói là dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra, nhưng dân có biết đâu," ông Đào nói với BBC.
(BBC)

Vũ Thị Phương Anh - Kỳ họp Quốc hội thứ 8: “Tâm điểm” nào?

Chọn một điểm nhấn cho kỳ họp Quốc hội thứ 8 khóa 13 có lẽ sẽ không quá khó khăn. Bởi kỳ họp lần này có quá nhiều sự kiện đáng nhớ. Tất cả đều liên quan đến các phát biểu của các vị đại biểu.
Phạm nhân hiện nay còn sướng hơn sinh viên thời xưa”
So với các nước phát triển, đại biểu quốc hội của Việt Nam hẳn không thể giỏi giang và chuyên nghiệp bằng, nhưng khả năng làm xôn xao dư luận với những phát biểu độc đáo thì không ai vượt qua được họ. Có thể kể ra khá nhiều trường hợp từ trước đến nay, nhưng chỉ riêng kỳ họp đang diễn ra cũng đủ cung cấp cho ta rất nhiều ví dụ như thế.
Ngay đầu kỳ họp, đại biểu Đỗ Văn Đương đã làm dư luận ngỡ ngàng. Khi được hỏi liệu Việt Nam có cần thay đổi hoặc điều chỉnh luật lệ gì để phù hợp với Công ước chống tra tấn của Liên hiệp quốc vừa tham gia hay không, ông cho biết hầu như không cần thay đổi gì, vì về cơ bản pháp luật Việt Nam đã tương thích với nội dung Công ước (!). Và để khẳng định chế độ lao tù của Việt Nam là vô cùng tốt đẹp, ông phán: “phạm nhân hiện nay còn sướng hơn sinh viên thời xưa[1]”.
Trong một phiên họp khác, khi nói về nghề luật sư của Việt Nam, cũng vẫn ông Đương đã khẳng định chắc nịch: “'thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền[2]”. Sau đó, bị Liên đoàn luật sư phản đối và yêu cầu đính chính, ông đã kiên quyết không rút lời vì cho rằng “dân biểu nói tiếng nói của dân và không phải truy cứu trách nhiệm gì cả[3]”. Phát biểu trên của ông cũng chẳng có gì sai, vì luật sư đi bào chữa thì đương nhiên phải có thù lao, chứ nếu không thì “sống bằng không khí mà đi bào chữa à?[4]
Thời mạt pháp
Cùng quan điểm đã là dân biểu thì có quyền tha hồ phát biểu mà không phải truy cứu trách nhiệm như ông Đương, trong cuộc họp sáng ngày 31/10/2014 đại biểu Thích Thanh Quyết, một thượng tọa đang giữ chức phó chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đã đề nghị nhà nước phải khen ngợi lực lượng quân đội và công an trong thời gian qua, và “phải quyết tâm xây dựng quân đội nước ta mạnh như là quân đội của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên[5]”. 
Lời phát biểu đầy sát khí của vị tu sĩ Phật giáo này được truyền hình trực tiếp trên dài truyền hình, khiến nhiều Phật tử lắc đầu và nghĩ về thời kỳ mạt pháp. Một số người khác thì mỉa mai, quyết tâm xây dựng quân đội mạnh như Bắc Triều Tiên để làm gì khi quan hệ Việt – Trung luôn được Nhà nước Việt Nam khẳng định là tốt đẹp, bất chấp việc Trung Quốc liên tục mở rộng xây dựng trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam?[6]

Như thể cho rằng nghị trường của Việt Nam chưa đủ sôi động, ông nghị Hoàng Hữu Phước tung ra trên blog cá nhân một loạt bài công kích với lời lẽ thiếu tôn trọng đối với đại biểu Trương Trọng Nghĩa. Sau khi ông Nghĩa gửi báo cáo vụ việc lên Đoàn đại biểu quốc hội TP HCM để đề nghị làm rõ vấn đề, ông Phước đã giải thích ông không nhắm vào cá nhân mà chỉ muốn viết những bài ấy để chỉ ra cái sai của ông Nghĩa mà thôi.

Cái sai mà ông Phước muốn chỉ ra liên quan đến phát biểu của ông Nghĩa rằng kinh tế Việt không thể thấy chân trời mới vì đang đi trên đường ray cũ. Ông Phước cho rằng phát biểu nói trên là sai hoàn toàn, vì đã là đường ray tất phải có sẵn điểm đến, và điểm đến ấy đã được hiến định là “con đường đi lên CNXH[7]”. Phát biểu này khiến mọi người nhớ đến một phát biểu khác rất nổi tiếng của vị lãnh đạo cao nhất của ĐCS Việt Nam, rằng “đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”.

Cần nhắc lại là trước đây ông Phước  đã từng viết bài thóa mạ đại biểu Dương Trung Quốc, sau đó đã phải chính thức viết thư xin lỗi. Việc công kích ông Trương Trọng Nghĩa lần này khiến nhiều người đặt câu hỏi về sức khỏe tâm thần của ông Phước. Vấn đề tâm thần của đại biểu quốc hội trở thành một chủ đề được đưa ra thảo luận tại quốc hội.

Rất trào phúng, ông Trần Du Lịch cho rằng nếu cứ như hiện nay thì “một người mới từ bệnh viện tâm thần cũng ứng cử được[8]”. Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, thẳng thắn đề nghị các ứng viên phải được khám sức khỏe tâm thần. Các phát biểu này sau đó đã được đúc kết thành một tựa báo ngộ nghĩnh như một lời ám chỉ: “Đừng để người tâm thần ứng cử đại biểu Quốc hội[9].”
Tất cả đều không có gì lạ
Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa 13 vẫn còn tiếp diễn trong những ngày tới; các đại biểu vẫn còn cơ hội đưa ra những phát ngôn độc đáo khác nữa. Báo chí lề phải, lề trái cả trong và ngoài nước vẫn tiếp tục rình và chộp những phát biểu độc đáo nhất để … giựt tít bán báo.

Dân chúng sẽ tiếp tục ngao ngán kêu lên: “Dân không bầu đại biểu quốc hội để … cãi lộn[10].” Những nhà báo có tâm huyết và nghiêm túc sẽ tiếp tục viết bài để chỉ ra nhu cầu cải thiện chất lượng đại biểu Quốc hội, để không còn tình trạng tâm điểm của các kỳ họp Quốc hội chỉ là những cuộc cãi vã vô bổ, chứ không phải là tranh cãi những vấn đề nóng hổi liên quan đến quốc kế dân sinh[11].

Để khi kỳ họp qua đi, tổng số nợ công trên đầu mỗi người dân vẫn chẳng giảm đi, đường phố ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vẫn biến thành sông sau mỗi cơn mưa lớn, sinh viên ra trường vẫn thất nghiệp, người dân vẫn chết trong đồn công an, trẻ em vẫn chết khi tiêm vắc-xin, và tai nạn giao thông vẫn là một nỗi kinh hoàng ….

Tất cả đều không có gì lạ.

Chỉ lạ một điều: Vì sao cho đến nay vẫn còn có những người thắc mắc và than phiền về tình trạng thanh niên thờ ơ với hiện tình của đất nước?

Vũ Thị Phương Anh


Người Buôn Gió - Đại tướng tâm tư, đại gia trăn trở

Đại tướng tâm tư.
Đại tướng bộ trưởng quốc phòng Việt Nam phát biểu trước quốc hội, ông sợ anh em sẽ tâm tư khi không được phong tướng.
Dư luận dấy lên nhiều lời chế giễu về sự tham lam của các tướng lĩnh quân đội cũng như cái cách mà ông Thanh vòi vĩnh ở quốc hội.
Nhưng ít ai thấy được đằng sau những lời ông Thanh nói là hàm ý gì.?
Thứ nhất ông Thanh dùng từ '' anh em ''. Lẽ ra ở trước quốc hội, ông Thanh là bộ trưởng, giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước, ông không thể dùng từ bỗ bã như gọi các đồng chí trong bộ của mình là '' anh em ''.
Người Buôn Gió
Vậy tại sao ông Thanh gọi các đồng chí trong bộ quốc phòng là '' anh em ''.
Từ '' anh em '' ở đây có nghĩa là một nhóm người có quan hệ mật thiết , gắn bó với nhau. Nói theo nghĩa đẹp của linh tráng là tình đồng đội chung một lý tưởng, cùng xông pha chiến trường để bảo vệ tổ quốc. Cùng có những lúc gian nguy  sinh tử hay những lúc khốn khó măng rừng, củ sắn thay cơm......
Nhưng đó là thời chiến đấu, giờ là thời làm kinh tế. Cái từ '' anh em '' kia hàm ý là một nhóm người có lợi ích gắn bó với nhau, như một băng đảng, như một công ty, một tập đoàn.  Từ '' anh em '' mà ông Thanh dùng trước quốc hội là một lời nhắc nhở cho quốc hội rõ là bộ quốc phòng của ông là một '' gia đình '' trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Nếu các bạn xem phim Bố Già, sẽ thấy lời ông Thanh tựa như lời nói của một trong '' ngũ đại gia đình Maphia, Gangxto'' trong cuộc gặp của các bố già toàn nước Mỹ. Kiểu như '' gia đình '' chúng tôi sẽ rất khó nghĩ về chuyện này nếu địa bàn, phần mối làm ăn kia...không được như ý.  Điều này được hiểu thêm nữa là một lời đe doạ, là sẽ có chiến tranh giữa các đại gia đình.
- tôi sợ anh em tâm tư.
Hiểu đúng nghĩa của câu ông Thanh nó trước quốc hội, đó là một lời đe doạ của các tướng lĩnh bộ quốc phòng. Tuy rằng nó được che đậy khéo léo trước những từ ngữ êm ái. Quân đội nhân dân Việt Nam có lời thề, tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên. Trong trường hợp này  quốc hội là cấp trên cao nhất, ông Thanh là người lính lớn nhất của quân đội. Ông thừa hiểu mệnh lệnh, ý chí của cấp trên ban ra là thế nào, tại sao một người lính lại phải '' tâm tư '' trước quyết định cấp trên. 
 Trừ khi có ý định muốn uy hiếp cấp trên mới nói câu đó.
Ông Thanh so bì bên công an, ở Hà Nội giám đốc công an là trung tướng thì tư lệnh quân khu thủ đô cũng phải trung tướng. Mới đầu tưởng ông Thanh so bì phi lý, vì quân đội và công an chức năng khác nhau. Nhưng thực ra là ông Thanh so có lý, vì cả quân đội và công an Việt Nam ngày nay mục tiêu chính là bảo vệ chế độ , bảo vệ Đảng.  Trong lãnh vực này công lao của quân đội không kém gì công an, hãy nhìn mục chống '' diễn biến hoà bình '' mà báo Quân Đội Nhân Dân phát động và những cuộc tập trận chủ đề đàn áp nhân dân khiếu kiện dưới cái mác '' chống khủng bố có vũ khí ''...thì thấy.
Ý ông Thanh tóm lại là thế này.
- Chúng tôi cũng là lực lượng bảo vệ chế độ, công lao chúng tôi kém gì bên công an, nếu chúng tôi không được bằng họ, chúng tôi sẽ không bảo vệ chế độ ( chưa kể có thể là lật đổ chế độ ) tốt như chúng tôi đang làm.
Quốc hội Việt Nam cũng tức là ĐCS VN hay chế độ VN sau một chút giật mình đã hiểu nghĩa bóng của câu nói đó. Lập tức chuẩn y cho '' anh em '' ông đại tướng bộ trưởng quốc phòng.
Chúng ta quan sát sẽ rút ra được điều gì ở đây.?
Hãy gạt bỏ những bài viết rơm rác hay những phát biểu ba lăng nhăng về chủ nghĩa, về dân tộc, về tinh thần phụng sự tổ quốc của dăm loại bồi bút  gắn mác giáo sư, tiến sĩ, nhà báo, nhà văn quân đội ấy đi. Đấy chỉ là những cái loa được trả tiền để gây nhiễu người nghe. Chả có lý tưởng hay chủ nghĩa, đất nước, dân tộc nào ở đây cả. Chỉ có một nhóm người có vũ trang đòi hỏi quyền lợi của mình ý như một băng đảng yêu cầu thêm địa bàn. Và nhóm người đó chính là lực lượng quân đội chính quy của môt chế độ ( nói chế độ đúng hơn là nói của đất nước ).
Đó chính là sự tiềm ẩn nguy hiểm của chế độ này. Khi một chế độ phải ban phát lợi lộc cho những kẻ bảo vệ mình, có nghĩa chế độ đấy sắp tan rã lúc nào không biết. Cũng như những đôi yêu nhau vì tiền chứ không phải tình yêu, quân đội Việt Nam qua lời ông Thanh cũng như vậy. Ngày hôm nay ông Thanh so bì chức tước với bộ công an, chuyện tương lai ông so bì những hợp đồng kinh tế với các bộ khác sẽ chả có gì lạ.
Lạ lùng là người ta bảo dân phải học tập tấm gương khiêm nhường của chủ tịch Hồ Chí Minh, của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhưng trong trường hợp ông Thanh đòi thêm chức tướng cho quân đội, chả có một tờ báo nào, một quan chức, một dân biểu hay một trí sĩ nào mang tấm gương đạo đức của HCM hay VNG ra để làm tấm gương khuyên nhủ ông Thanh cả. Vì sao, vì động đến quyền lợi sát sườn thì chủ nghĩa, đất nước, dân tộc chưa cản nổi thì đừng nói đến uy tín cá nhân nào, kể cả có là lãnh tụ.
Việc ông Thanh đòi hỏi quốc hội thông qua việc phong thêm tướng. Cho thấy quân đội vừa là bảo vệ chế độ, nhưng khi không được như ý sẽ chả biết thế nào. 
Đại gia trăn trở.
Đại gia Huỳnh Uy Dũng của đất Bình Dương đã công khai đối đầu với chính quyền tỉnh Bình Dương trong một vu kiện tụng đất đai.
Buồn cười nhất là có tờ báo khuyên nhủ hai bên. Đại khái ông Dũng làm căng thì chính quyền Bình Dương khui ra vụ ông bán  dưới danh nghĩa góp vốn lời 300 tỷ. Còn phía chính quyền là ông Cung sẽ bị khui đến chuyện sở hữu hàng trăm hecta cao su và biệt thự nguy nga.
Tờ báo khác thì nói bóng gió là cứ thế này hai bên sẽ đều thiệt. Nên nhường nhịn nhau.
Nghĩa là chả có luật pháp nào ở đây. Chủ nghĩa xử lý '' làm sao cho mọi việc hài hoà '' luôn được trọng dụng tối ưu trong các tranh chấp, khiếu nại ở Việt Nam. Bởi thế nó khiến pháp luật Việt Nam lằng nhằng như canh hẹ, cùng một vụ hai quan chức cấp sở đập cốc bia vào đầu nhau toé máu được xử lý hài hoà, hai bên lỡ tay , chụp ảnh  cầm tay nhau thân thiết. Cũng tương tự người dân hắt bia vào quan chức bị xử tù vì tội làm nhục và tấn công người khác.
Trong cái chủ trương '' xử lý hài hoà '' này mục tiêu được đặt là bảo đảm quyền lợi cho chế độ ( Đảng CSVN ) đầu tiên. Sau đó đến các quan chức từ thứ tự cao xuống dưới. Tiếp đó đến loại dân có tiền, dân ít tiền và cuối cùng là dân không có tiền. Pháp luật Việt Nam dựa trên chủ trương như thế để áp dụng.Trong xã hội Việt Nam ngày nay, chúng ta không nên gọi đó là sự bất công, hãy gọi đó là sự '' công bằng của CNXH '' cho đúng bản chất chế độ.
Nhưng chuyện công bằng pháp luật tạm gác ở đây, không lôi thêm dẫn chứng vì quá nhiều.
Ở đây chỉ nói tiếp đến chuyện đại gia trăn trở với cách làm của chính quyền. Và có ý định đối kháng mạnh, không những bằng văn bản mà còn là hành động. Việc ông Dũng Đại Nam ban lệnh miễn phí vé vào khu vui chơi trước khi đóng cửa, khiến hàng chục nghìn người đổ xô về Đại Nam. Tạo nên một đám đông tụ tập khủng khiếp nhất từ trước đến nay mà một cá nhân không phải quan chức làm được.  Ít ra 50 % số hàng chục ngàn người kéo tới Đại Nam sẽ mang máng hiểu vấn đề là do sự chống đối của một đại gia với chính quyền địa phương. ý thức về chống đối chính quyền sẽ có trong tiềm thức của họ. Đó là một sự nguy hiểm cho chế độ trong tương lai.
 Đã có nhiều đại gia bị bắt, mặc dù các đại gia này khi làm ăn đều có người chống lưng. Nhưng khi người chống lưng về hưu, khi phe cánh đấu đá, các đại gia lần lượt bị lôi ra làm thịt để dằn mặt nhau.
Sẽ có nhiều đại gia phải trăn trở khi nhìn những đại gia khác vướng vòng lao lý như Hà Văn Thắm, Nguyễn Đức Kiên, Minh Sâm...hay vướng vòng kiện tụng, o bế như Huỳnh Uy Dũng.
Một số đại gia sẽ tìm cách chống đỡ theo kiểu bỏ tiền, chia cổ phần cho các người lãnh đạo mới để họ chống lưng. Nhưng cách đó cũng chả đảm bảo % trong cuộc đấu đá liên miên. Gương của Bầu Kiên và Thắm Bắc Giang sờ sờ ngay đó.
Huỳnh Uy Dũng dù nói thế nào cũng là một đại gia đáng can đảm hơn nhiều đại gia khác. Nếu chọn cách chia phần cho ông Cung chưa chắc đã có chuyện hãm việc thông qua quy hoạch dự án của mình. Hành động miễn phí vé vào cửa Đại Nam hiểu theo nghĩa khác thì chính là phát tiền cho người dân đi biểu tình. Một hành động đối kháng đầy ẩn ý.
Đó cũng là một lời đe doạ từ phía các đại gia với sự tồn vong của chế độ này.
Kết luận.
Rõ ràng chúng ta thấy, lực lượng nắm quân đội tức nắm người và lực lượng nắm kinh tế tức tiền của như trên, trong tương lai sẽ là những lực lượng đối kháng đe doạ sự tồn vong của chế độ này. Một khi quyền lợi của họ bị đụng chạm. Đây là những lực lượng mạnh nhất theo đúng nghĩa  đen có thể làm cuộc thay đổi thể chế.
Trước sau việc đó cũng sẽ xẩy ra, bây giờ nó đã nảy mầm rồi.
Một thể chế thay đổi bởi những lực lượng như vây , chả hy vọng gì mang lại điều tốt đẹp cho nhân dân ngay lập tức. Không là chế độ quân phiệt  cũng là chế độ tài phiệt. Một thể chế mới như vậy hy vọng có thể mang lại tương lai tốt cho đất nước là rất xa, nó chỉ xảy ra trong trường hợp các cường quốc yêu cầu bộ máy chế độ mới phải có vài nhân vật dân chủ nào đó tham gia, các cường quốc mới công nhận và thiếp lập quan hệ. Và từ những nhân tố đó sẽ xoay chuyển dần đất nước đi vào quỹ đạo tiến bộ.
Nhưng nếu thế cờ như vậy, chuyện dân chủ, tiến bộ cũng vẫn còn xa và gian nan bởi nhiều việc phải làm.
Kịch bản nữa đẹp như mơ là các nhà dân chủ hô hào nhân dân biểu tình, đình công làm tê liệt chế độ. Dẫn đến chế độ nhượng bộ và giải tán, bầu cử dân chủ. Nhân dân tha hồ lựa chọn những Gan Đi, Mandela, San Suu Kyl, Vaclav Havel nhãn hiệu Madein Việt Nam.
Tái bút ; bài viết dưới góc nhìn giải trí, miễn bình luận nghiêm túc.
Người Buôn Gió
(Blog Người Buôn Gió)

Mỹ: VN muốn được quyền lợi không đơn giản chỉ thả tù nhân lương tâm

Trà Mi phỏng vấn Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ-Nhân quyền-Lao động Tom Malinowski.
Trà Mi phỏng vấn Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ-Nhân quyền-Lao động Tom Malinowski.
Một quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ vừa hoàn tất chuyến công du Việt Nam tuyên bố Hà Nội không thể gặt hái các quyền lợi quan trọng từ mối quan hệ với Washington đơn giản bằng cách phóng thích tù nhân lương tâm.
Chuyến thăm của Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ-Nhân quyền-Lao động Tom Malinowski vào hạ tuần tháng 10 diễn ra ngay sau khi Hà Nội trục xuất tù nhân bất đồng chính kiến Điếu Cày sang Mỹ giữa lúc Washington dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam và đôi bên đang nỗ lực hoàn tất Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP.
Trong cuộc phỏng vấn đặc biệt dành cho Trà Mi VOA Việt ngữ khi về lại Hoa Kỳ, ông Malinowski khẳng định dù Hoa Kỳ sẽ tiếp tục yêu cầu Việt Nam phóng thích tù nhân lương tâm, nhưng kế sách của Hà Nội thả vài người đổi chác quyền lợi khi cần thiết rồi lại bắt thêm nhiều người khác sẽ không lấy điểm được với Washington cũng như không mang lại TPP cho Việt Nam. Ông Malinowski nhấn mạnh mức độ phát triển của mối quan hệ Việt-Mỹ hoàn toàn tùy thuộc vào tốc độ cải cách nhân quyền, cải tổ luật lệ của Việt Nam.
VOA: Xin ông vui lòng tóm tắt thành quả chuyến thăm Việt Nam vừa qua?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi ở Việt Nam trong 5 ngày, gặp gỡ nhiều quan chức trong Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Công an, các giới chức trong đảng cộng sản, và đại diện các tổ chức xã hội dân sự, các nhà hoạt động, và những tù nhân lương tâm vừa được phóng thích. Thành quả chính của chuyến đi là tôi đã chuyển tải tới nhà nước Việt Nam thông điệp rất rõ ràng của chính phủ Mỹ rằng chúng tôi muốn bang giao Việt-Mỹ tốt đẹp hơn, một mối quan hệ sâu rộng-vững chắc như những mối quan hệ mà Hoa Kỳ đang có với các nước bạn thân thiết nhất trên khắp thế giới. Tuy nhiên, để được như vậy, Việt Nam nhất thiết phải có tiến bộ về nhân quyền. Tôi đã có dịp trao đổi với quan chức Việt Nam về những điều chúng tôi mong nhìn thấy họ thực hiện trong thời gian sắp tới.  
VOA: Phản hồi của phía Việt Nam như thế nào, thưa ông?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Chúng tôi đã có những cuộc trao đổi tốt đẹp. Phía Việt Nam cũng muốn biết quan điểm và trông đợi của phía Mỹ. Chính phủ Việt Nam hết sức mong muốn xây dựng một mối quan hệ an ninh-kinh tế gần gũi hơn với Hoa Kỳ. Chúng tôi cũng mong như vậy, nhưng chúng tôi không muốn tiến tới quá nhanh để rồi bị ngã lui. Để có được mối quan hệ bền vững với thời gian, hơn là một mối quan hệ đổi chác, cần đảm bảo rằng đôi bên có một nền tảng những giá trị chung, cùng tin tưởng, hướng tới một điều chung chứ không phải là đối nghịch với nhau trong cùng một điều.
VOA: Còn những quan tâm cụ thể nào khác mà ông đã nêu ra với chính phủ Việt Nam và Hà Nội hồi đáp thế nào?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi đã nêu một số vấn đề cụ thể. Chúng tôi đề cập đến vấn đề tù nhân chính trị. Chúng tôi bày tỏ mong muốn được thấy Việt Nam trả tự do cho những người bị cầm tù vì thể hiện quan điểm chính trị hay niềm tin tôn giáo một cách ôn hòa. Tuy nhiên, quan trọng hơn, tôi đã nhấn mạnh với Hà Nội rằng hành động phóng thích thôi là chưa đủ nếu như họ vẫn tiếp tục bắt giam công dân như vậy. Cho nên, điều quan trọng nhất mà Hoa Kỳ muốn nhìn thấy là tiến bộ trong việc cải cách luật lệ, đặc biệt là các điều luật về an ninh quốc gia trong Bộ luật Hình sự được Việt Nam dùng để sách nhiễu, bắt giam, và cầm tù công dân chỉ vì những hoạt động ôn hòa. Chính phủ Hà Nội nói họ thật sự muốn làm cho khung pháp lý của Việt Nam, kể cả Bộ luật Hình sự, phù hợp với chính bản Hiến pháp vừa thông qua năm 2013 và tương xứng với các chuẩn mực quốc tế. Chúng tôi đã thảo luận về việc này và đang chờ xem mọi chuyện sắp tới sẽ như thế nào.
VOA: Hà Nội có cho biết lịch trình cụ thể của kế hoạch đó như thế nào không, thưa ông?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Họ nói họ dự kiến các cải cách sửa đổi về Bộ luật Hình sự sẽ được đệ trình lên Quốc hội vào đầu năm tới và rằng việc này không thể diễn ra nhanh chóng. Tôi nói với họ rằng dĩ nhiên phải đề ra đường hướng cho các cải cách này theo lịch trình và tiến độ, nhưng triển vọng thắt chặt hơn mối quan hệ đối tác Việt-Mỹ tùy thuộc vào thành công trong nỗ lực đó. Tốc độ cải cách của Việt Nam nhanh tới mức nào thì quan hệ Việt-Mỹ sẽ tiến nhanh tới mức đó.
VOA: Ông nói Mỹ không muốn một mối quan hệ đổi chác với Việt Nam. Theo ông, Hoa Kỳ cần phải làm gì để chấm dứt những gì không mong muốn, mở ra một mối quan hệ như mong muốn?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Chúng tôi đã làm một số bước. Chúng tôi đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam để cung cấp một số lượng giới hạn các thiết bị phục vụ công tác bảo vệ duyên hải. Điều này chứng tỏ với nhà nước Việt Nam rằng Mỹ sẵn sàng thực hiện các bước tiến tới nghiêm túc, nhưng cùng lúc, chúng tôi tỏ rõ với họ rằng việc hủy bỏ hoàn toàn lệnh cấm này tùy thuộc vào các tiến bộ hơn nữa về nhân quyền của Việt Nam. Chúng tôi cũng thảo luận về khả năng Việt Nam trở thành một thành viên của Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP, vốn cũng là bước quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt-Mỹ chặt chẽ hơn, nhưng Hà Nội có vào được TPP hay không tùy thuộc mức độ họ gia tăng tôn trọng quyền của người lao động, cụ thể là cải cách để cho phép công nhân được quyền tự do lập hội, mở công đoàn độc lập. Tóm lại, có nhiều khả năng để hai nước Việt-Mỹ xích lại gần nhau hơn, nhưng cũng có nhiều trông đợi đối với những điều Việt Nam cần phải thực hiện để mở ra các cơ hội ấy.
VOA: Như ông nói, để Việt-Mỹ tiến xa hơn mối quan hệ đổi chác, Hà Nội phải thực hiện một số cải cách pháp lý. Có ý kiến cho rằng muốn điều đó xảy ra, Mỹ thay vì đòi hỏi Việt Nam phóng thích các trường hợp tù nhân lương tâm cụ thể, hãy yêu cầu Việt Nam cải cách luật lệ để được quyền lợi. Nếu không, dường như Mỹ đang tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội tiếp tục chiến thuật ‘đổi tù nhân lương tâm lấy quyền lợi.’ Ý kiến của ông ra sao?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi sẽ không ngừng yêu cầu phóng thích những người bị bắt giam một cách bất công. Tôi vui mừng mỗi khi có một người được tự do vì đáng lý ra họ không phải bị tù tội. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm như thế. Nhưng chúng tôi cũng chỉ rõ rằng việc này không tương đương với cải cách. Để hiện thực hóa quá trình cải cách ở Việt Nam, chúng tôi cần phải nhìn thấy những sửa đổi trong cấu trúc luật pháp. Và đó cũng là điều mà nhà nước Việt Nam đã cam kết với chính nhân dân của họ. Cho nên, đây không phải là một yêu cầu của Mỹ, không phải một đòi hỏi đến từ bên ngoài mà là điều mà người dân Việt Nam cần chính phủ của họ thực hiện như đã hứa. Chúng tôi chỉ biết chờ xem và theo dõi quá trình đó. Nếu quá trình đó diễn ra, nó sẽ mở ra nhiều cơ hội.
VOA: Phát biểu ở Hà Nội, ông nói nếu Việt Nam nghĩ rằng họ có thể dùng tù nhân chính trị như những con bài mặc cả với Mỹ thì sẽ không hiệu quả. Tuy nhiên, những gì đang diễn ra trên thực tế cho thấy chiến thuật này có kết quả, nếu không, đã không có những cuộc phóng thích không bao lâu, trước hoặc sau khi, Việt Nam gia nhập WTO, TPP, hay được Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí. Ông có suy nghĩ thế nào?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Có thể họ cho rằng các cuộc phóng thích này mang lại những kết quả đó, nhưng xin nhớ là những gì Việt Nam chung cuộc muốn gặt hái trong mối quan hệ với Hoa Kỳ sẽ không thể có được đơn giản bằng cách phóng thích tù nhân lương tâm, nhất là trong khi họ vẫn tiếp tục bắt giữ những người khác. Đó là điểm chúng tôi nhấn mạnh. Chẳng hạn như, dĩ nhiên chúng tôi vui mừng khi thấy một blogger như Điếu Cày được thả, nhưng cùng lúc đó lại thấy xuất hiện các cáo buộc đối với blogger Anh Ba Sàm. Đây cũng là một trường hợp mà tôi đã nêu ra trong chuyến công du Việt Nam vừa rồi. Nếu việc này cứ tiếp diễn, Hà Nội cứ thả vài người rồi bắt thêm vài người khác, họ sẽ không lấy điểm được với Hoa Kỳ và việc này dĩ nhiên sẽ không mang lại cho họ TPP. TPP là các cuộc thương lượng mà qua đó Việt Nam được hưởng nhiều quyền lợi rất quan trọng nhưng cũng bắt buộc phải thực hiện những bước đáng kể như cải cách pháp lý về quyền tự do lập hội. Và Việt Nam hiểu rất rõ điều này.   
VOA: Ngoài những lời tuyên bố của Hà Nội, có dấu hiệu nào cho thấy Việt Nam sẽ bỏ chính sách hình sự hóa các hoạt động ôn hòa của công dân trong tương lai gần hay chăng? Ông có nhìn thấy tiến bộ nào trong các nỗ lực tiến tới việc này không?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Cho tới nay chưa đủ tiến bộ. Chúng tôi nghe những cam kết từ chính phủ. Chúng tôi thấy trong năm nay số người bị bắt vì các điều luật về an ninh quốc gia có lẽ ít hơn, nhưng chưa xuống tới mức 0. Vẫn còn xảy ra các vụ sách nhiễu những người chỉ thực hành các quyền căn bản của công dân được quốc tế công nhận. Mọi việc còn chưa đủ, nhưng tôi nghĩ vẫn còn cơ hội. Tôi cảm nhận người dân Việt Nam và cả chính phủ đều muốn một tương lai khác hơn cũng như một mối quan hệ đối tác tốt hơn với Mỹ. Họ muốn hòa vào cộng đồng quốc tế và họ hiểu có một số việc họ phải làm để biến mong muốn đó thành hiện thực, bền vững.
VOA: Mỹ có kế hoạch cụ thể thế nào giúp chấm dứt chiến thuật gọi là ‘dùng tù nhân lương tâm đổi chác quyền lợi’ hay không?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Đó không phải là điều chúng tôi đã, đang, và sẽ làm. Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi phóng thích tù nhân lương tâm, nhưng các quyền lợi quan trọng mà Việt Nam muốn có được từ mối quan hệ với Hoa Kỳ đòi hỏi phía Việt Nam phải làm nhiều hơn nữa, đặc biệt là thực hiện những cam kết chính họ đã đưa ra.
VOA: Có thể trông đợi điều gì sau chuyến công du của ông tới Việt Nam với trọng tâm về nhân quyền, nhất là sau khi Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí cho Hà Nội?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Thông điệp chúng tôi đã gửi đi là chúng tôi sẵn lòng rằng có cơ hội cải thiện mối quan hệ an ninh song phương. Dỡ bỏ một phần cấm vận vũ khí cho Việt Nam là một hành động chân thành. Chúng đáng ra đã dỡ bỏ hẳn toàn bộ lệnh cấm này nếu như không có quan ngại về nhân quyền Việt Nam. Và điều đó đã đánh đi một tín hiệu rất rõ ràng cho Việt Nam. Chúng ta cần phải đợi xem mọi việc như thế nào, tôi sẽ không đưa ra dự đoán về những gì sẽ xảy ra. Tôi chỉ có thể nói rằng Mỹ muốn một quan hệ tốt hơn với Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng thực hiện các bước rất quan trọng vì lợi ích của cả đôi bên. Chúng tôi không yêu cầu cái gì bất khả dĩ với chính phủ Việt Nam cả, chỉ yêu cầu họ đi đúng con đường họ đã hứa sẽ thực hiện, con đường cải cách pháp lý, làm cho việc thực thi luật hàng ngày tại Việt Nam phù hợp với Hiến pháp.
VOA: Liệu sẽ có thêm những vụ phóng thích sau chuyến thăm của ông?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi hy vọng tiếp tục sẽ nhìn thấy có thêm người được phóng thích và không ai bị bắt nữa.
VOA: Qua chuyến đi, ông nhận thấy có tín hiệu tích cực hay tiêu cực về vấn đề nhân quyền Việt Nam?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi vừa mới về nên không dự kiến sẽ thấy bất kỳ sự thay đổi cơ bản nào. Một điều chúng tôi trông đợi có thể sớm xảy ra là Quốc hội Việt Nam thông qua Công ước Liên hiệp quốc Chống tra tấn. Đây là một trong những quan ngại lâu nay của chúng tôi về nhân quyền Việt Nam. Tôi cảm nhận chính phủ Hà Nội khá nghiêm túc trong vấn đề này, họ hiểu rằng việc thông qua Công ước chỉ là bước đầu, và sau khi thông qua, Quốc hội Việt Nam cần phải làm nhiều thứ để đảm bảo các luật lệ quy định hành vi của công an được tuân thủ đầy đủ với Công ước mà Việt Nam vừa tham gia.
VOA: Thang điểm của ông về nhân quyền Việt Nam trong chuyến đi lần này so với chuyến đi lần trước lên hay xuống?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi sẽ không cho điểm. Tôi đặt mong mỏi và kỳ vọng rất cao. Tôi không đong đếm thành tích nhân quyền từng ngày hay từng tháng. Tôi tiếp tục nỗ lực cùng với các đồng nghiệp ở Bộ Ngoại giao trong chính quyền của Tổng thống Obama để đạt được tiến bộ theo từng năm.
Mỹ: VN muốn được quyền lợi không đơn giản chỉ thả tù nhân lương tâm
VOA: Trong chuyến thăm Việt Nam, ông có được tiếp xúc với tất cả những người mà ông muốn gặp?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Chúng tôi có thể tiếp xúc hầu như mọi người mà chúng tôi muốn gặp. Có một số người muốn gặp chúng tôi bị công an sách nhiễu. Chúng tôi cũng liệu trước việc này vì đã từng xảy ra trong quá khứ. Đó là điều không thể chấp nhận và chúng tôi đã bày tỏ thất vọng với chính phủ Việt Nam về các hành động đó.
VOA: Ông được phép vào thăm một nhà tù tại Việt Nam nhưng không gặp tù nhân lương tâm nào. Phải chăng vì ông không yêu cầu cụ thể hay vì nhà cầm quyền Việt Nam không cho phép?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Họ bảo các tù nhân lương tâm chúng tôi muốn gặp ở một trại giam khác, nhưng làm sao biết được thực hư thế nào. Họ cho phép chúng tôi thăm nhà tù là điều tích cực. Trong các dịp khác, nhân viên đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đã vào thăm một số tù nhân lương tâm bị giam cầm. Chúng tôi sẽ tiếp tục yêu cầu được tiếp cận như vậy. Chúng tôi cảm kích việc này vì nó giúp xây dựng lòng tin. Dĩ nhiên ở Mỹ thì bất kỳ ai cũng được vào thăm bất kỳ tù nhân nào, điều này chứng tỏ là quốc gia và chính phủ không có gì phải che dấu.
VOA: Ông ghi nhận gì từ các cuộc gặp với đại diện xã hội dân sự, giới bất đồng chính kiến, và các nhà hoạt động tại Việt Nam?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Thật thú vị. Tôi thấy nhiều người trong số họ chia sẻ cùng quan điểm với chúng tôi. Họ dĩ nhiên rất quan tâm về tình hình tại Việt Nam. Một số họ đã qua thời gian tù đày vì các hoạt động cổ xúy cải cách. Họ phản ánh với chúng tôi một bức tranh rõ ràng, chân thật, nhưng đầy khó khăn về thực trạng nhân quyền Việt Nam. Đa số họ cho rằng một mối quan hệ Việt-Mỹ xích lại gần hơn chính là cơ hội, nếu chúng ta tiếp tục vận dụng mối quan hệ đó để cổ võ cho nhân quyền được tôn trọng hơn. Nếu có một điều mà các thành viên trong chính phủ Việt Nam và các thành viên trong xã hội dân sự Việt Nam cùng tán đồng đó chính là tìm kiếm một mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ.
VOA: Họ cần sự hỗ trợ hơn nữa từ phía Hoa Kỳ ra sao?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Dĩ nhiên, họ mong muốn Hoa Kỳ lên tiếng vận động chính phủ Việt Nam thực hiện những gì đã cam kết. Song song đó, họ cũng muốn có sự hiện diện của Hoa Kỳ về mặt kinh tế. Nhiều người cũng muốn Mỹ có quan hệ an ninh với Việt Nam trước những quan ngại về nước láng giềng phương Bắc. Tôi ghi nhận những thao thức rất mạnh mẽ muốn có sự hiện diện của Mỹ và mong Mỹ dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy chính phủ Việt Nam theo hướng như vậy.
VOA: Xin cho biết hồi đáp của chính phủ Mỹ trước những lời kêu gọi đó?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Đó chính là những gì mà chúng tôi cam kết thực hiện.
VOA: Ông có được báo cáo về xu hướng gia tăng bạo lực đối với các nhà hoạt động trong nước? Hoa Kỳ có kế hoạch nào thêm nữa giúp bảo vệ quyền tự do ngôn luận không bị đàn áp và sách nhiễu tại Việt Nam?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Họ có trình bày với chúng tôi là tình trạng sách nhiễu vẫn tiếp diễn, nhưng gia tăng hay giảm bớt thì tôi không rõ. Họ cho tôi biết đã xảy ra các trường hợp sách nhiễu trầm trọng và thường xuyên bởi công an, và tôi đã nêu vấn đề khi gặp giới chức chính phủ, kể cả trong cuộc họp 2 giờ đồng hồ với Thứ trưởng Bộ Công an ngay ngày đầu của chuyến thăm. Chúng tôi chưa đạt được những gì mong đợi trong vấn đề này trong lúc mở ra cơ hội tìm cách giải quyết.
VOA: Về trường hợp phóng thích mới đây đối với blogger Điếu Cày, Việt Nam viện dẫn lý do nhân đạo. Ông có bình luận ra sao?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi mừng thấy ông ấy ra khỏi tù. Tôi mừng khi thấy người ta được phóng thích vì bất cứ lý do gì. Dù vậy, suy cho cùng, việc phóng thích này không phản ánh tiến bộ đáng kể về nhân quyền trừ phi các nhà bất đồng chính kiến có thể tái lập cuộc sống ngay trên quê nhà với quyền tự do viết lách, tự do phát biểu ý kiến, và tự do lập hội.
VOA: Điếu Cày đi Mỹ là sự lựa chọn của cá nhân ông ấy hay là một thỏa thuận giữa hai nước Việt-Mỹ liên quan đến việc phóng thích?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Đó không phải là một thỏa thuận giữa Hà Nội và Washington. Có những trường hợp chính phủ Hà Nội nhất quyết rằng các nhà bất đồng chính kiến bị tù phải rời khỏi nước như là một điều kiện để được phóng thích. Có những trường hợp tù nhân lương tâm được trả tự do và được phép lưu lại đất nước. Chúng tôi rất mong là họ được phép tái lập cuộc sống tại Việt Nam sau khi được phóng thích, và chúng tôi đã nêu rõ điều này với chính phủ Việt Nam. Nếu những tù nhân lương tâm được chỉ thị phải ra đi mà họ đồng ý thì dĩ nhiên chúng tôi hoan nghênh họ tới Mỹ mặc dù rõ ràng đây không phải là thành quả khã dĩ tốt nhất.
VOA: Quay sang vấn đề thương thảo TPP, với thực trạng nhân quyền hiện nay của Việt Nam và với một Quốc hội mới trúng cử ở Hoa Kỳ, tính tới thời điểm này ông thấy cơ hội Việt Nam trở thành thành viên TPP ra sao?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi nghĩ Việt Nam có cơ hội trở thành một thành viên của TPP nếu các cuộc thương lượng thành công và nếu như họ đáp ứng đề nghị mà đại diện đàm phán thương mại của chúng tôi đã đưa ra để nỗ lực nghiêm túc trong lĩnh vực quyền tự do lập hội. Nếu đạt được điều đó thì có cơ hội được Quốc hội Mỹ thông qua thỏa thuận TPP. Tôi không nghĩ kết quả bầu cử Quốc hội Mỹ sẽ tạo ra khác biệt về khả năng vào TPP của Việt Nam vì các thành viên trong cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa của Quốc hội Mỹ đều có chung các quan ngại về nhân quyền Việt Nam. Trong Quốc hội Hoa Kỳ có rất nhiều quan ngại về việc có nên để cho Việt Nam gia nhập TPP hay không mà lý do là vì thành tích nhân quyền của Hà Nội. Chúng tôi đang trông đợi các cuộc đàm phán TPP đưa ra được những dấu hiệu tích cực từ Hà Nội để chúng tôi có thể nói với bên lập pháp Hoa Kỳ rằng Việt Nam thật sự quyết tâm đạt tiến bộ trong lĩnh vực nhân quyền.
VOA: Những cải thiện cụ thể nào là điều kiện để Việt Nam gia nhập TPP?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Có những cải thiện rất cụ thể đang được thảo luận trong các cuộc thương thuyết TPP.
VOA: Ông có thể đơn cử vài điểm?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Tôi không thể tiết lộ cụ thể vì còn phụ thuộc vào tiến trình thương lượng. Tôi chỉ có thể nói rằng vấn đề đang trên bàn thảo luận là quyền của người lao động, một phần của thỏa thuận TPP, nhất là quyền tự do lập hội.
VOA: Ông có thể chia sẻ đôi chút về cuộc đối thoại nhân quyền kế tiếp giữa hai nước Việt-Mỹ?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Bất kỳ cuộc gặp nào giữa đôi bên mà vấn đề nhân quyền được nêu ra đều là cuộc họp nhân quyền. Tôi dự trù là bất cứ khi nào Ngoại trưởng John Kerry, Tổng thống Barack Obama, hay Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman gặp gỡ các đối tác Việt Nam thì vấn đề nhân quyền cũng sẽ được nêu lên. Chúng tôi hy vọng sắp xếp cuộc đối thoại nhân quyền với Việt Nam vào một thời điểm nào đó trong năm tới. Cuộc đối thoại nhân quyền năm nay ở Washington, tôi hy vọng cuộc đối thoại lần tới sẽ diễn ra tại Việt Nam.
VOA: Thời điểm cụ thể ra sao, thưa ông?
Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski: Chúng tôi chưa thống nhất ngày giờ cụ thể nhưng chắc chắn sẽ tổ chức sự kiện này.
VOA: Xin chân thành cảm ơn Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Tom Malinowski đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này sau khi hoàn tất chuyến công du Việt Nam.
Trà Mi
(VOA)
 

Bùi Tín - Lời nói xứng với trụ sở hoành tráng

Theo dõi cuộc họp cuối năm của Quốc hội trong ngôi nhà mới, đang ngán ngẩm nghe các ông nghị đối xử thô bạo với nhau, bảo nhau là “ngu”, “thậm ngu”, có ông chửi cả ngành luật sư, rằng họ chỉ “bênh vực người có tiền”, bị dọa đưa ra tòa án để kiện…thì vang lên một tiếng nói hiếm hoi, ngay thẳng và sâu sắc.
Trước hết xin hãy nghe nội dung của lời phát biểu quý hiếm này trong phiên họp 1/11.
Trước hết vị đại biểu này cho rằng cái cần thay đổi trước hết hiện nay là đổi mới mô hình kinh tế; cái mô hình hiện nay - kinh tế thị trường theo định hướng XHCN - là bế tắc.
Trong cuộc họp Quốc hội lần trước chính ông đã có nhận định độc đáo, làm cả phòng họp ngỡ ngàng một lúc lâu, rằng: Chúng ta cứ bảo nhau đi tìm cái định hướng XHCN xem nó ra sao, tất cả chỉ mất công vô ích, vì nó có đâu mà tìm! Cả Quốc hội lặng đi trước một sự thật, nhưng sau đó không có gì thay đổi cả. Sức ỳ của tập thể tự nhận có quyền lãnh đạo đất nước xem ra không gì có thể lung lay. Nay ông lại nhắc lại và có ý kiến thêm rằng, thay mô hình chưa đủ, còn phải thay đổi cả thiết chế chính trị, nghĩa là “thay đổi thể chế”. Ai cũng hiểu tuy chưa nói thật rõ, đây là điều Bộ Chính trị đã khoanh vùng, gọi là vùng cấm, không đảng viên nào được nghĩ đến, nói đến, vì thể chế hiện nay là thể chế độc đảng, là thể chế chuyên chính vô sản, chế độ chính trị hiện nay là chế độ đảng trị, đảng thống nhất nắm trọn cả 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, còn nghiêm cấm quyền thứ tư là Tự do ngôn luận, đặt Cương lĩnh đảng lên trên Hiến pháp.
Lần này ông nói rõ rằng “chất lượng phát triển, động lực phát triển có vấn đề” và “nguy cơ tụt hậu rất nghiêm trọng”. Theo ông thì dù cho có phát triển đều đặn đạt 8 hay 9% một năm thì 40 năm nữa ta mới bằng Nam TriềuTiên hiện nay. Không thay tư duy, trí tuệ, thay thể chế thì bế tắc.
Có thể nói vị đại biểu Quốc hội này đã suy nghĩ kỹ và có tư duy chính trị thông nhất với các kiến nghị và thư ngỏ của đông đảo trí thức, đảng viên CS về xây dựng Hiến pháp mới, về bảo vệ tổ quốc và phát triển đất nước, về tôn trọng nhân quyền và quyền công dân, trong đó nổi lên các yêu cầu cơ bản là từ bỏ việc lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở lý luận, từ bỏ chủ nghĩa xã hội ảo tưởng, từ bỏ chủ nghĩa CS đã bị cả thế giới lên án là tội ác chống nhân loại, thật lòng xây dựng nền dân chủ pháp trị hiện đại.
Vẫn chưa hết, vị đại biểu này cuối cùng làm cả phòng họp sửng sốt khi ông lập luận rằng tài nguyên quốc gia quý nhất không phải là tài nguyên vật chất (như đất đai, khoáng sản, thủy hải sản, tiền bạc ngân sách, nguồn FDI và ODA) mà là tài nguyên con người, là trí tuệ, là bộ máy lãnh đạo, tổ chức gọn nhẹ, trong sạch, có tài năng, là việc tìm kiếm, phát hiện và tuyển mộ nhân tài, cán bộ thật sự có năng lực ở mọi cấp.
Nhiều nhà báo có mặt ghi nhận rằng cả hội trường đã lặng đi đến 20 phút, nghĩa là lâu, lâu lắm, sau cú điểm huyệt táo bạo và tâm huyết này của ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch, ủy viên Trung ương đảng CS, có thể nói là “bộ trưởng tay hòm chìa khóa của chính phủ”, có điều kiện nắm vững không ai bằng tình hình phát triển của đất nước.
Rất đáng tiếc là lãnh đạo Quốc hội đã không đi sâu thảo luận nội dung phát biểu của ông Bùi Quang Vinh. Đây là lời phát biểu hay nhất, súc tích nhất, có giá trị thiết thực nhất, mới mẻ xứng đáng với ngôi nhà hoành tráng mới của Quốc hội. Đây cũng là lời phát biểu hợp lòng dân, có trách nhiệm, trí tuệ và tâm huyết của một trí thức của thời đại, tư duy mới mẻ, không ngại mất lòng lãnh đạo, không ngại có thể bị mất ghế, thậm chí bị chỉ định đi học bổ túc một khóa ở học viện chính trị mang tên Mác - Lênin và Hồ Chí Minh.
Báo chí lề phải nói chung bỏ qua lời phát biểu của ông Bùi Quang Vinh. Nhưng Google và Saigonbao.com dành cho lời phát biểu này giá trị xứng đáng, trích và bình luận mở rộng.
Bùi Tín
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. 
(VOA)

Làm thế nào để từ chức dễ dàng?

Hiếm có quốc gia nào mà việc một quan chức chủ động xin từ chức lại khó khăn như ở Việt Nam.
Bấy lâu nay, người ta nói nhiều về văn hóa từ chức và cứ so sánh chuyện ở quốc gia nào đó, có những quan chức sẵn sàng từ chức ngay khi xảy ra một sự việc tác động xấu đến xã hội trong phạm vi lĩnh vực mình phụ trách. Rất nhiều người nói về việc cán bộ nên từ chức nếu số phiếu tín nhiệm thấp hoặc xảy ra những sự việc bê bối trong đơn vị.
Nói thì dễ, làm thì khó. Nhưng quan trọng nhất là để một cán bộ sẵn sàng từ chức thì cũng phải có những “cơ chế tạo điều kiện” cho người ta từ chức.
Tại sao lại phải có “cơ chế tạo điều kiện” cho cán bộ từ chức?
Ấy là vì công tác đề bạt, quản lý, sử dụng cán bộ của chúng ta cực kỳ phức tạp, nhiêu khê và qua tầng tầng lớp lớp các thủ tục.
Một người muốn giữ một chức vụ nào đó thì phải trải qua một quá trình phấn đấu hết sức gian khổ dù người đó có tài năng xuất chúng, có trí thông minh tuyệt vời, thậm chí có thiên bẩm lãnh đạo, quản lý, điều hành...
Nhưng không một cấp lãnh đạo nào có thể dám cất nhắc một người như vậy nhảy vọt lên 4-5 bậc.
Làm sao lại có chuyện một trưởng phòng có thể lên làm tổng giám đốc, thậm chí lên làm thứ trưởng?
Cơ chế đề bạt cán bộ của chúng ta là như vậy đó!
Tài mấy thì tài, vẫn phải trải qua những “thử thách”, “rèn luyện” và những cuộc bầu bán, bỏ phiếu tín nhiệm...
Việc bỏ phiếu tín nhiệm để chọn cán bộ đưa vào quy hoạch là một cách làm hoàn toàn đúng về mặt lý thuyết, nhưng chưa chắc đã đúng về thực tế. Bởi lẽ không phải cấp ủy Đảng nào cũng là đơn vị “trong sạch, vững mạnh” thực sự, không phải cấp ủy Đảng nào cũng trong sáng, đoàn kết và tất cả vì mục tiêu chung.
Chuyện kéo bè kéo cánh, chuyện ô dù, rồi đủ các chuyện tiêu cực khác ở nhiều tổ chức Đảng, chính quyền là điều mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã nhìn thấy từ lâu nhưng muốn xử lý, khắc phục đâu có dễ. Chính vì vậy, chất lượng của những lá phiếu tín nhiệm còn nhiều điều đáng bàn. Thậm chí, người ta không bỏ phiếu cho một cán bộ chỉ vì không ưa nhau từ những chuyện rất vặt vãnh, từ lời ăn, tiếng nói, dáng đi đứng, rồi thậm chí là vì tính cục bộ địa phương. Nếu như vì lá phiếu thấp mà nói người đó không có khả năng làm việc hay có chuyện nọ chuyện kia thì chưa chắc đã chính xác.
Vài năm trước, khi những vụ án như ở Vinashin, Vinalines chưa được phát hiện, thì hẳn số phiếu tín nhiệm hằng năm của những người như Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng và nhiều người sau này bị xử lý bằng pháp luật hẳn sẽ cao ngất ngưởng. Gần đây, hàng loạt các vụ tham nhũng, tiêu cực bị phát hiện và xử lý. Nếu tra lại số phiếu tín nhiệm của những người này trong từng năm, chắc chắn không có ai có số phiếu thấp. Vậy nên căn cứ vào những lá phiếu để đánh giá cán bộ phải rất thận trọng. Những lá phiếu đó chỉ thực sự công bằng khi đơn vị, tổ chức Đảng đó là những đơn vị “tử tế”.
Người ta không thể dễ dàng làm đơn từ chức bởi lẽ chức vụ còn kèm theo rất nhiều quyền lợi mà những quyền lợi đó có khi còn cao hơn đồng lương rất nhiều, ví dụ như được mua nhà với giá ưu đãi, được cấp ôtô, lại có lái xe riêng... Đó là chưa kể những bổng lộc khác mà chức vụ đem lại.
Một vấn đề nữa không thể không tính đến, ấy là việc quy trách nhiệm cá nhân ở nước ta rất khó. Chúng ta đang thực hiện quản lý cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, việc gì cũng do cấp ủy Đảng quyết và đảng viên có trách nhiệm thực hiện theo nghị quyết. Vậy nếu nghị quyết sai thì sao? Rồi bản thân người phụ trách, nhiều khi chỉ có hư danh mà không có thực quyền. Một người đứng đầu đơn vị không thể tự mình chọn cán bộ, hoặc đề bạt, cất nhắc cán bộ chủ chốt theo ý mình. Vì thế, nếu xảy ra việc gì đó mà “bắt” người đứng đầu phải từ chức thì quả thật là không hợp lý.
Mong muốn người không làm được việc nên từ chức, nhưng lại phải nghĩ đến nếu từ chức thì sẽ ra sao. Danh dự, uy tín bị tổn thương đã đành, nhưng những cống hiến bao nhiêu năm trước đó được đánh giá như thế nào? Bản thân người cán bộ có thể đã làm tốt nhiệm vụ trong giai đoạn trước đó, nhưng đến giai đoạn hiện nay thì chưa chắc đã làm tốt. Mà nếu quy lỗi thì cũng chưa chắc người đó đã có lỗi gì cả.
Cho nên, muốn để cán bộ sẵn sàng từ chức, cần phải có cơ chế để khi người cán bộ từ chức, họ không bị thiệt thòi quá mức. Và đặc biệt là không để cho danh dự của họ bị tổn hại. Chính vì thế, mọi thông tin cần phải được minh bạch và được đánh giá công tâm.
Chúng ta cứ nói nhiều về văn hóa từ chức, nhưng nếu như không xây dựng được “cơ chế từ chức” thì dù có nói thế, nói nữa cũng chẳng có mấy người dám từ chức. Và cũng không thể ép buộc người ta từ chức khi bản thân người lãnh đạo không có thực quyền, thực lực, đồng thời trong công tác điều hành đã gặp quá nhiều lực cản từ đâu đó mà bản thân họ như con cá mắc lưới, vùng vẫy nhưng không thoát ra được.
Trả lời một tờ báo điện tử, ông Nguyễn Sĩ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã nói rất chính xác về chuyện từ chức ở Việt Nam: “Từ chức ở Việt Nam là điều hết sức nặng nề. Nặng nề cho anh, cho vợ con, gia đình, bà con thân tộc, trong khi ở phương Tây, Nhật Bản là chuyện bình thường. Ở Việt Nam, nếu từ chức, một bộ trưởng muốn xin việc ở đâu không dễ. Nghỉ hưu xin việc còn dễ, từ chức lại rất khó, bởi bối cảnh xã hội vẫn “bịt cửa” của người ta. Việc khuyến khích từ chức cũng rất ít vì có chức thì có quyền, có quyền thì có lợi… Nếu xã hội rộng mở nhiều hơn, đánh giá của xã hội đừng khắt khe, quy chụp thì chuyện từ chức dễ hơn. Chức tước chỉ là một sự dấn thân, không phải là thành tựu gì đó vĩ đại cả… Từ chức cũng liên quan mô hình quản trị quốc gia, bởi vì tôi chỉ có ý kiến về việc này việc kia, bây giờ tôi chịu trách nhiệm tất cả có công bằng? Nếu tôi tự quyết thì tôi tự chịu trách nhiệm, còn tôi phải xin phép tôi mới làm, bây giờ một mình chịu trách nhiệm thì không công bằng. Báo chí cũng thế thôi, từ chức có ai nhảy vào khen không, hay là hắt hủi, làm người ta mất hết danh dự?”.
Và “Anh thấy anh từ chức để nhận trách nhiệm, từ chức vì lương tâm cắn rứt, từ chức vì thấy lẽ ra làm được tốt hơn, đó là chuyện của đạo đức, không phải chuyện của pháp luật.
Mình lạm dụng pháp luật tương đối nhiều, để cửa cho đạo đức rất ít, đây là vấn đề rất lớn của vận hành thể chế. Bất cứ một thể chế nào đều chỉ có thể vận hành trên một nền tảng đạo đức tương ứng, không có nền tảng đạo đức thì không vận hành được”.
Những ý kiến của ông Nguyễn Sĩ Dũng rất hay. Đúng là nếu không có nền tảng đạo đức thì thể chế vận hành sẽ khó khăn - trong đó có việc từ chức. Nhưng cũng lại có vấn đề mà không thể không tính đến ấy là: Người từ chức sẽ làm gì ở giai đoạn “hậu từ chức”?
Nếu giải đáp được câu hỏi này một cách thỏa đáng, thì chắc chắn chuyện từ chức không phải là quá khó khăn! Và điều đầu tiên có thể làm được ngay mà không tốn đến ngân sách một xu, ấy là: Phải biết tôn trọng và bao dung đối với người dám từ chức.
 Như Thổ
(PetroTimes)

Á Châu trước hai viễn kiến Đông Tây

APEC-2014-622
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 2014 ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 10 tháng 11 năm 2014.
Trong thượng đỉnh APEC của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu Thái Bình Dương năm nay các nước Á Châu thấy hai cường quốc ở hai bờ Thái Bình Dương đề nghị hai viễn kiến có vẻ tương đồng mà lại đối nghịch. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về những lợi hại của hai đề nghị này cho các nước Á Châu. Xin quý vị theo dõi cách Vũ Hoàng đặt câu hỏi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Kinh tế hay an ninh, chính trị?
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, đằng sau ngôn từ ngoại giao của lãnh đạo 21 quốc gia trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương khi họ gặp nhau tại Hội nghị cấp cao là Thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh, mọi người đều thấy các nước Á Châu đang được hai cường quốc ở hai bờ Đông Tây của Thái Bình Dương là Hoa Kỳ và Trung Quốc mời chào vào hai dự án hội nhập kinh tế. Kỳ này, xin đề nghị ông phân tích cho hai đề nghị có vẻ là kinh tế đó mà thực chất vẫn liên hệ đến cả lĩnh vực an ninh và chính trị của các nước trong khu vực.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng về bối cảnh sâu xa thì ta cần nhớ lại vài sự kiện trước khi đi vào hai viễn kiến Mỹ-Tầu được Hoa Kỳ và Trung Quốc chiêu dụ các nước châu Á.
Trước hết, các nước đều có thể đồng ý với nhau rằng tự do thương mại theo quy luật thị trường là có lợi cho đôi bên trong việc giao dịch mua bán và đầu tư với nhau. Tuy nhiên, đi vào áp dụng thì từng nước phải đồng ý về quy tắc tự do đồng đều qua tiến trình đàm phán. Lý tưởng tự do mậu dịch toàn cầu dẫn tới sự hình thành của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO mà về sau cả Trung Quốc và Việt Nam đều gia nhập. Nhưng thực tế của thương thảo về quyền lợi và tương nhượng chung khiến vòng đàm phán gọi là Doha của WTO, được đề xướng từ Tháng 10 năm 2001, vẫn bế tắc sau 13 năm. Vì thế, các nước mới tìm qua ngả thương thuyết tay đôi hay giữa từng nhóm quốc gia trong từng khu vực với nhau rồi mở dần cho các nước khác tham dự.
Vũ Hoàng: Thưa ông có phải đấy là bối cảnh của sự ra đời của sáng kiến TPP không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa từ 10 năm trước, vào năm 2005, một nhóm nhỏ các nước có vị trí địa dư nằm trong vành cung Á Châu Thái Bình Dương đồng ý quy tắc tự do buôn bán theo chủ trương giảm thuế suất nhập nội và hạn ngạch xuất nhập khẩu đến tối đa để có một khu vực tự do mậu dịch. Sau đó, từ năm 2008, Hoa Kỳ là quốc gia có thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới mới tham dự và mở rộng sáng kiến này. Về nội dung thì có tính chất hội nhập cao hơn để các thành viên trở thành đối tác về kinh tế lẫn chiến lược. Về phạm vi thì mời nhiều nước khác cùng tham gia, quan trọng nhất chính là Nhật Bản, mà quan trọng hơn nữa là không mời Trung Quốc. Tinh thần hợp tác ở đây là ngần ấy thành viên lớn nhỏ phải cùng đồng ý với một quyết định thì mới có giá trị.
Sau mấy chục vòng đàm phán, Hiệp định TPP chưa thành hình như Chính quyền Barack Obama đã yêu cầu từ hai năm trước. Một phần cũng do phản ứng bảo hộ mậu dịch ngay trong nội bộ nước Mỹ, xuất phát từ cánh tả của đảng Dân Chủ. Phần kia là phản ứng bảo vệ của Nhật, khi họ cân nhắc sự lợi hại của việc mua bán xe hơi với nhập khẩu nông sản và lương thực chẳng hạn. Thực tế thì các nước, và nhất là nhiều thành phần tại Mỹ, cứ chú ý đến chuyện áo cơm mắm muối mà quên hẳn khía cạnh chiến lược kia là sự bành trướng của Trung Quốc.
Vũ Hoàng: Trong khi đó, Trung Quốc chẳng ngồi yên mà cũng đã có nỗ lực mở rộng hợp tác với các nước nên ngày nay lãnh đạo Bắc Kinh mới đề nghị một lộ trình hội nhập để thành lập một khu vực tự do mậu dịch trong vùng Á Châu Thái Bình Dương. Thưa ông, diễn tiến việc đó là như thế nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin được nhắc lại rằng khi ba bốn nước sơ khởi, là Chile, Singapore và New Zealand rồi Brunei, đàm phán việc hợp tác và dẫn tới sự hình thành của sáng kiến TPP thì từ năm 2004, Nhật cũng có đề nghị tương tự là lập ra một khu vực tự do mậu dịch cấp vùng.
000_Hkg10116388.jpg
Hình minh họa chụp tại Bắc Kinh ngày 08/11/2014.
Nhưng chính Trung Quốc mới thúc đẩy sáng kiến đó với 10 nước trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á là ASEAN để tiến tới sự hình thành của diễn đàn ASEAN + 3 là thêm Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Hàn. Tiếp theo thì họ mở ra diễn đàn ASEAN + 6 là mời thêm Ấn Độ, Úc và New Zealand. Sáng kiến ASEAN + 6 là nền tảng của đề nghị gọi là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện trong Khu vực, gọi tắt là RCEP, được đưa ra lần đầu vào năm 2012 tại Thượng đỉnh của các nước ASEAN ở Cambodia, với triển vọng thành hình vào năm 2015.
Sáng kiến RCEP do Trung Quốc đưa ra mới là nguyên ủy của dự án đàm phán về Hiệp định FTAAP gọi là Thương mại Tự do Á Châu Thái Bình Dương mà Chủ tịch Tập Cận Bình vừa nhắc lại và vẽ ra lộ trình sẽ cùng các nước hoàn tất vào năm 2025, là 10 năm sau tiêu chí của Hiệp định Đối tác Toàn diện RCEP...
Vũ Hoàng: Khi ông nhắc đến hội nghị cấp cao của ASEAN tại Phnom Penh vào năm 2012 đó thì thính giả của chúng ta cũng nhớ đến việc quốc gia đăng cai tổ chức hội nghị này vào năm đó là xứ Cam Bốt đã bác bỏ việc các nước Đông Nam Á đề cập tới hồ sơ an ninh tại Biển Đông để khỏi gây mâu thuẫn với Trung Quốc. Có phải như vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ông nhớ sự kiện đó là chí lý vì mọi đồng tiền đều có hai mặt. Mọi dự án hợp tác hay hội nhập kinh tế đều bao gồm cả khía cạnh an ninh vì các thành viên buôn bán với nhau đều có xu hướng là đối tác kinh tế sẽ dễ là đồng minh về an ninh và chiến lược. Nếu Hoa Kỳ mở ra sáng kiến TPP mà không có Trung Quốc thì Bắc Kinh cũng có sáng kiến FTAAP giữa 16 quốc gia sản xuất ra 40% sản lượnh của thế giới mà không có Hoa Kỳ.
Mục tiêu của Mỹ và TQ?
Vũ Hoàng: Nhìn cách khác và chúng ta trở lại chủ điểm của chương trình, phải chăng các nước Á Châu được Hoa Kỳ và Trung Quốc mời vào hai kế hoạch hợp tác kinh tế khác biệt và thậm chí đối nghịch nữa? Hai cường quốc này nhắm vào những mục tiêu gì và các nước Á Châu nên cân nhắc ra sao trước sự mời chào của Hoa Kỳ và Trung Quốc?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Khi nhắc lại diễn tiến từ chục năm trước thì ta thấy ra hai viễn kiến gần như hai cực đối nghịch của Mỹ và Tầu ở hai đầu Thái Bình Dương. Các nước Á Châu phải cân nhắc nhiều mặt lợi hại về kinh tế lẫn an ninh trong viễn ảnh năm mười năm tới chứ không thể chỉ nghĩ đến chuyện mua bán với ai thì có lợi! Nói về mục tiêu của từng cường quốc Mỹ Hoa khi chiêu dụ các nước Á Châu, tôi nghĩ rằng ta nên thấy ra vài khác biệt sau đây .
Hoa Kỳ tôn trọng quy tắc tự do kinh tế và coi trọng quy luật thị trường, với hệ thống luật lệ rõ ràng và là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới dù kinh tế không lệ thuộc vào ngoại thương như Trung Quốc. Đấy là một ưu thế khách quan. Trung Quốc có dân số cao nhất và lần đầu tiên trong lịch sử xứ này, lệ thuộc rất nhiều vào việc trao đổi buôn bán với thiên hạ để phát triển xứ sở. Nhờ vậy, các nước có thể tìm ra mối lợi khi làm ăn với thị trường Hoa Lục mà không thể quên chủ ý "phân công lao động" của Bắc Kinh, đó là bảo đảm nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu cho một xứ đói ăn, khát dầu và đang cần tiếp nhận hoặc thậm chí ăn cắp công nghệ cao của thế giới.
obama-tap-622
Tổng thống Mỹ Barack Obama (bên trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc họp báo chung tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 12 tháng 11 năm 2014.
Vũ Hoàng: Ông có thể nào nêu vài thí dụ về chú ý này của Bắc Kinh không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Lãnh đạo Bắc Kinh ve vãn một quốc gia có nhiều tài nguyên khoáng sản như Úc, thậm chí đã từng gây sức ép với doanh nghiệp Úc như vụ Rio Tinto năm kia, để bảo đảm nguồn cung cấp lâu dài với giá rẻ. Trong khi đó họ cũng ráo riết tìm cách ký kết hiệp định tự do mậu dịch với Nam Hàn, là xứ không có tài nguyên mà đầy chất xám và sản phẩm công nghệ cao.
Mục tiêu kinh tế là để tranh thủ hai quốc gia có các sản phẩm và dịch vụ mà Bắc Kinh rất cần. Nhưng mục tiêu an ninh thì cũng để trấn an nước Úc khỏi lo sợ và hợp tác quân sự với Hoa Kỳ hoặc tham gia bảo vệ an toàn trên vùng biển Đông Nam Á là cửa ngõ thông thương của nước Úc. Với Nam Hàn thì mục tiêu an ninh cũng là kéo Nam Hàn về phía mình hầu giảm thiểu ảnh hưởng của một cường quốc kinh tế và quân sự mà họ e ngại nhất tại Đông Á là Nhật Bản.
Vũ Hoàng: Vì thời lượng có hạn, chúng ta phải đi vào đoạn kết. Ông nghĩ sao về sự chọn lựa của các nước Á Châu trước hai viễn kiến hay dụng ý đó của Hoa Kỳ và Trung Quốc?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đầu tiên, tôi xin nhắc lại rằng các nước Châu Á cần cái nhìn dài hạn và toàn diện về quyền lợi và sự an toàn trước sức hút của hai cực ở hai bờ Thái Bình Dương. Thứ hai, Trung Quốc có rất nhiều nhược điểm nội tại về kinh tế và xã hội cho nên nay mai có thể bị khủng hoảng và đấy là vấn đề cho Đông Á. Thứ ba, Trung Quốc ít tôn trọng cam kết và luật lệ mà cũng chẳng che giấu mục tiêu chiến lược về quân sự trên vùng biển từ Thái Bình Dương qua tới Ấn Độ dương. Trong khi đó, Hoa Kỳ là siêu cường ở xa, chẳng có tham vọng thôn tính mấy xứ Đông Nam hay Đông Bắc Á, nhưng có khả năng bảo vệ quân sự trên vùng biển và trong vài chục năm tới vẫn là lực đối trọng trước đà bành trướng của Trung Quốc tại Đông Á. Sau cùng, Hoa Kỳ là một xứ dân chủ, lãnh đạo phải quan tâm đến dư luận và có thể bị thay thế qua bầu cử công khai minh bạch nên khó thi hành loại âm mưu mờ ám và cứ phải công khai hóa tiến trình quyết định của mình, thí dụ như qua từng đợt đàm phán về Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương.
Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối, thưa ông, khi nhắc đến chuyện bầu cử tại Mỹ vừa qua, các nước Á Châu nên kết luận ra sao và so sánh thế nào với Trung Quốc?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đảng Cộng Hoà thắng lớn tại Quốc hội sẽ giải tỏa cản trở của xu hướng bảo hộ mậu dịch trong đảng Dân Chủ nên tạo cơ hội cho ông Obama khai thông nhiều chướng ngại mậu dịch, nhất là với Nhật Bản trong dự án TPP. Vì vậy, Hiệp định TPP sớm có hy vọng thành hình trước Hiệp định FTAAP của Tầu. Thứ hai, đảng Cộng Hòa có xu hướng nghi ngờ Trung Quốc về an ninh nên sẽ gây sức ép với Chính quyền Obama để có những quyết định chuyển trục thật về Đông Á thay vì cứ nói vu vơ mà chẳng làm gì kể từ ba năm qua.
Sau cùng, nếu so sánh thì lãnh đạo mới của Trung Quốc cứ nói tới giấc mộng Trung Hoa mà thực tế vẫn củng cố quyền lực và bành trướng ảnh hưởng ra ngoài. Kế hoạch mà ông Tập Cận Bình gọi là xây dựng lại "Con Đường Tơ Lụa" mở rộng trên đại lục và đại dương, từ Indonesia qua Ấn Độ vào Trung Á, có hàm ý quân sự để xác định lại sức mạnh của Trung Quốc tại Đông Á. Vì thế viễn kiến của Bắc Kinh có thể là ác mộng Châu Á.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.
Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, 
(RFA)

Vì sao chưa nên xây sân bay Long Thành?

Dự án xây dựng sân bay Long Thành đang được Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) trình Quốc hội cho ý kiến. Dù chỉ mới là lấy ý kiến, nhưng xem ra còn rất nhiều vấn đề chưa rõ ràng, đầy đủ để thuyết phục.
Những ý kiến băn khoăn, thậm chí là phản đối việc xây dựng “đại dự án” này từ trong Quốc hội ra đến ngoài dư luận xã hội đã thể hiện những quan tâm, lo lắng chính đáng, nhất là trong bối cảnh tình hình kinh tế-xã hội đất nước đang rất khó khăn.
Từ góc nhìn của người đã từng làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất, tôi đồng tình với việc tạm thời chưa nên xây dựng sân bay Long Thành trong ít nhất 10-15 năm tới, và sân bay Tân Sơn Nhất hoàn toàn có thể nâng công suất với chi phí không lớn để đáp ứng yêu cầu trước mắt. Xin phân tích một số lý do sau đây để minh chứng.
Không gian sân bay Tân Sơn Nhất bị lấn chiếm, thu hẹp khiến nhiều người nghĩ tới việc xây dựng một sân bay quốc tế mới ở Long Thành. Ảnh H.H.
Sân bay Tân Sơn Nhất chưa quá tải và có thể nâng công suất
Trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn trong số báo gần đây, tôi đã minh chứng việc cho rằng sân bay Tân Sơn Nhất đã quá tải là chưa thuyết phục.
Hai trong ba chỉ số quan trọng về công suất của một cảng hàng không cho thấy Tân Sơn Nhất chưa thực sự quá tải. Với hai đường băng dài 3.000m và 3.800m, sân bay Tân Sơn Nhất đạt tiêu chuẩn cấp 4E theo Tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế (ICAO), tương đương các sân bay lớn trên thế giới hiện đang khai thác với lượng hành khách lên tới 50-70 triệu khách/năm như Heathrow (London-Anh), Changi (Singapore), Suvarnabhumi (Thái Lan)…; do vậy đây không phải là nguyên nhân dẫn đến quá tải.
Về sân đậu, Tân Sơn Nhất hiện có 47 bãi đậu, hiện nay bình quân hàng ngày mới khai thác kín khoảng 70%. Với tốc độ tăng trưởng hàng không và lượng máy bay mới của các hãng hàng không Việt Nam hiện nay, trong 5-7 năm nữa mới có thể khan hiếm bãi đậu.
Vấn đề gây hình ảnh quá tải nhất là nhà ga phục vụ hành khách. Hiện nay lượng hành khách của nhà ga quốc nội chưa đạt công suất 13-15 triệu khách/năm (sau khi đã được mở rộng thêm diện tích vào năm 2013 và đang tiếp tục tính toán mở rộng thêm, số liệu ước tính khách quốc nội qua sân bay Tân Sơn Nhất năm 2013 chỉ đạt khoảng 11,8 triệu khách).
Lượng hành khách của nhà ga quốc tế cũng chưa đạt công suất thiết kế 12-15 triệu khách/năm (lượng trung bình và đầy tải tối đa), năm 2013 mới đạt 8,2 triệu khách và năm 2014 có 8,65 triệu khách đi và đến (tính theo niên biểu báo cáo của cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất từ tháng 11-2013 đến tháng 11-2014).
Như vậy tổng lượng khách thông qua sân bay Tân Sơn Nhất năm 2013 mới chỉ đạt 20 triệu khách, chưa đến công suất tối đa có thể đáp ứng là 27-30 triệu khách.
Nhưng do đặc thù thị trường hàng không biến động rõ rệt theo mùa, từng thời điểm trong tuần, trong ngày nên có những thời điểm như dịp lễ, tết, cuối tuần…thường rất đông khách, và vắng vẻ vào thời điểm khác, cộng với lượng người đón tiễn gấp đôi số hành khách nên thường gây ra hình ảnh đông đúc, quá tải.
Tổng diện tích sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay bao gồm cả dân dụng và quân sự là 850 hécta; trong đó hiện chỉ có khoảng 550 hécta đang được sử dụng cho mục đích dân dụng (khai thác khu bay và nhà ga, công trình phụ trợ), còn lại Bộ Quốc phòng quản lý hơn 100 hécta phía Nam đang phục vụ quân sự, cho thuê kho hàng, sân thể thao, bỏ hoang…và gần 200 hécta phía Bắc đường băng (trong đó 160 hécta đang làm sân golf).
Với diện tích ấy, hoàn toàn có thể sắp xếp, khai thác một cách hợp lý và mở rộng nhà ga, sân đậu để nâng công suất, tạm thời sử dụng trong ít nhất 10-15 năm nữa.
Trong khi đó, Bộ GTVT đề xuất để mở rộng Tân Sơn Nhất cần làm thêm một nhà ga từ 15-25 triệu khách/năm với chi phí lên tới 9,1 tỉ đô la Mỹ và di dời khoảng 140.000 dân thì quả là điều khó hiểu (!?). Để xây dựng một nhà ga với công suất trên cần bao nhiêu đất? Nhà ga T2 Tân Sơn Nhất được xây dựng trên diện tích khoảng hơn 50.000 mét vuông, với 4 tầng và diện tích khai thác 90.000 mét vuông, đạt công suất 12-15 triệu khách/năm; nhà ga T2 Nội Bài hiện đang được xây dựng trên diện tích mặt bằng chiếm đất chỉ gần 140.000 mét vuông (14 hécta), với 4 tầng khai thác, để đạt công suất 15 triệu khách/năm.
Nếu di dời 140.000 hộ dân, chúng ta hãy hình dung là sẽ tương đương toàn bộ diện tích đất của quận Gò Vấp với gần 600.000 dân (tính trung bình khoảng 150.000 hộ dân) và diện tích gần 20 ki lô mét vuông (!) Diện tích giải tỏa này có thể xây dựng hàng chục nhà ga có công suất tương đương nhà ga T2 Tân Sơn Nhất, chứ không chỉ một (!). Nếu xây dựng thêm 1 nhà ga với công suất khoảng 25 triệu khách/năm, chỉ cần diện tích khoảng 20-50 hécta là đủ. Tất nhiên chúng ta không thể so sánh đơn giản bằng phép tính số học như vậy, nhưng chí ít để cần xây dựng thêm một nhà ga mới thì chắc chắn không bao giờ cần đến diện tích lớn và số tiền giải tỏa lớn như vậy cả.
Chúng ta có thể xây thêm một nhà ga T3 nữa với công suất từ 10-15 triệu khách/năm, chỉ cần 10-20 hécta đất và số vốn khoảng 500-900 triệu đô la Mỹ (tương đương giá thành đầu tư nhà ga T2 Nội Bài hiện đang thi công). Có 2 phương án: Phương án 1 là sử dụng khu đất gần 100 hécta do Bộ Quốc phòng đang quản lý ở phía Nam đường băng, dùng khoảng 20-30 hécta xây nhà ga, còn lại khoảng 70 hécta dùng làm sân đậu máy bay cho khoảng 50-80 chiếc (hiện nay vị trí đậu có kích thước lớn nhất cần khoảng 4.500 mét vuông), bãi đậu xe và các công trình phụ trợ khác, chuyển toàn bộ chức năng quốc phòng sang khu đất phía Bắc, kết nối giao thông với đường Quang Trung, Tân Sơn.
Phương án 2 là xây mới một nhà ga hành khách và sân đậu máy bay trên khu đất gần 200 hécta phía Bắc đường băng (nếu giữ nguyên chức năng quốc phòng của khu đất phía Nam đường băng). Nhà ga mới có thể kết nối với nhà ga hiện tại thông qua hệ thống bus nội bộ hoặc đường hầm qua bãi đậu máy bay, đường băng hiện đang khai thác, chi phí đầu tư khoảng 70-100 triệu đô la nữa (nhiều sân bay trên thế giới cũng kết nối bằng đường hầm như vậy).
Đồng thời cải tạo hoặc xây mới lại nhà ga T1 quốc nội hiện nay (hiện đây là nhà ga cũ, không đảm bảo về kiến trúc và chất lượng sử dụng). Nếu vậy, tổng công suất nhà ga Tân Sơn Nhất sẽ có thể lên tới 45-50 triệu khách/năm, có thể sử dụng đến năm 2025-2030. Lúc đó, với triển vọng kinh tế, chúng ta có những số liệu và cơ sở tốt hơn để tính toán đầu tư sân bay Long Thành cũng chưa muộn.
Lo lắng về giao thông kết nối với sân bay cũng không quá lớn khi hiện nay TP.HCM đang triển khai và có trong quy hoạch nhiều công trình giao thông như đường nối sân bay TSN-Bình Lợi – Quốc lộ 1 sắp đưa vào sử dụng toàn tuyến, đường trên cao từ Lăng Cha Cả về quận 1, đường metro từ Bến Thành-An Sương kết nối với sân bay, nhiều tuyến đường xung quanh cũng đang được quy hoạch mở rộng…
Tốc độ tăng trưởng và lượng hành khách qua Tân Sơn Nhất sẽ khó cao
Bộ GTVT đưa ra con số dự báo tăng trưởng hành khách của sân bay Tân Sơn Nhất từ 10-15%/năm là khá lạc quan và chưa đảm bảo tính chính xác về khả năng tăng trưởng. Tôi cho rằng hiệu quả kinh doanh, khả năng cạnh tranh của sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay, sân bay Long Thành tương lai với các sân bay trong khu vực vẫn còn là ẩn số và không hề đơn giản.
Về nhu cầu quốc tế, trong khu vực hiện nay có rất nhiều sân bay lớn, đang là điểm trung chuyển lâu năm và chủ yếu của các hãng hàng không như Changi (Singapore), Suvarnabhumi (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia)… Việc trở thành những điểm trung chuyển của các hãng hàng không phải gắn với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, đặc biệt là thu hút khách du lịch (trong khi số lượng khách du lịch đến Việt Nam chưa bằng số lẻ của những nước trên). Không hãng hàng không nào mạo hiểm lựa chọn điểm đến mà thiếu sức hấp dẫn du lịch cả, trong khi họ đã có sự ổn định về thị trường. Do đó, hy vọng cạnh tranh của Long Thành khó khả thi.
Nếu Việt Nam thực sự có sức hấp dẫn, các hãng đã chọn Tân Sơn Nhất làm điểm trung chuyển rồi, nhưng qua nhiều năm cho thấy họ đã thất bại (Lufthansa của Đức, Air France của Pháp… sau nhiều năm khai thác đã phải hủy đường bay thẳng đến Tân Sơn Nhất cách đây mấy năm). Bên cạnh đó, Phú Quốc, Cần Thơ, Cam Ranh đã là những sân bay quốc tế và hiện đang ngày càng nhiều đường bay từ các nước đến thẳng sân các sân bay này. Vietnam Airlines hiện nay cũng đã và đang từng bước điều chuyển một số chuyến bay quốc tế đến thẳng Cần Thơ thay vì đến Tân Sơn Nhất (các chuyến bay từ Đài Loan về Cần Thơ vào dịp tết Nguyên đán).
Thực tế lượng hành khách quốc tế qua Tân Sơn Nhất năm 2014 (tính từ đầu tháng 11-2013 đến hết tháng 10-2014) mới đạt con số 8,64 triệu khách (chỉ tăng 5,14% so với năm 2013), mức tăng trưởng này so với trước chỉ bằng phân nửa. Điều này phản ánh thực tế ngày càng nhiều chuyến bay quốc tế đến phía Nam nhưng không qua Tân Sơn Nhất, mà đến thẳng Phú Quốc, Cam Ranh…
Đối với nhu cầu đi lại nội địa, khu vực phía Nam hiện có khá nhiều sân bay (Cần Thơ, Phú Quốc, Cà Mau, Rạch Giá, Liên Khương, dự kiến sân bay Phan Thiết theo quy hoạch…). Các sân bay này đang ngày càng đóng vai trò quan trọng và thu hút nhiều khách hơn. Các hãng hàng không cũng đang mở rộng các đường bay tiếp cận nhiều hơn đến các sân bay khác trong vùng, do vậy lượng khách đến/đi qua Tân Sơn Nhất và Long Thành tương lai cũng không hề tăng với dự báo “mơ ước” mà Bộ GTVT đã đưa ra.
Ngoài ra, nhiều dự án đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao kết nối vùng phía Nam với cả nước cũng đã và đang được triển khai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lượng hành khách đi bằng đường hàng không với những chặng ngắn dưới 300-500 ki lô mét. Trong tương lai, sẽ rất khó dự báo trước lượng hành khách đi lại nội địa bằng đường hàng không.
Vốn lớn, suất đầu tư quá cao
Về số vốn xây dựng sân bay Long Thành, một lần nữa phải khẳng định đây là con số quá lớn, trừ đầu tư xây dựng nhà ga hành khách và các công trình phụ trợ có thể đưa vào kinh doanh và thu hồn vốn được; còn hệ thống đường băng, sân đậu…thì hoàn toàn không có khả năng thu hồi vốn, chưa nói đến lợi nhuận do không thể kinh doanh được (trong khi đó số tiền xây dựng nhà ga, công trình liên quan khác để phục vụ hành khách chỉ chiếm 20-30% tổng vốn đầu tư xây dựng sân bay).
Suất đầu tư của sân bay Long Thành so với các sân bay khác trên thế giới là khá cao. Chẳng hạn, nếu tính theo số vốn đầu tư trên hành khách, sân bay Long Thành giai đoạn 1 có công suất 50 triệu khách, cần 7,8 tỉ đô la, tính ra giá trị đầu tư lên tới 156 đô la/khách (thậm chí sẽ lên tới 180 đô la/khách nếu tính hết giai đoạn 3 cần 18 tỉ đô la Mỹ cho công suất 100 triệu khách), trong khi sân bay Suvarnabhumi (Thái Lan) chỉ có suất đầu tư khoảng 90 đô la/khách, sân bay Changi (Singapore) là 101 đô la/khách và chi phí xây dựng bình quân một sân bay khoảng 81 đô la/khách.
Như vậy, chi phí xây Long Thành của chúng ta đã gấp đôi mức bình quân thế giới (!) Điều đó sẽ dẫn đến hiệu quả kinh tế và khả năng thu hồi vốn càng khó khăn, xa rời tính toán và hy vọng của chủ đầu tư đã đưa ra, trong khi không ai dám chắc thực tế sản lượng hàng khách có thể đạt công suất dự kiến hay không.
Bên cạnh đó, vấn đề đáng lo ngại nhất là liệu chi phí đầu tư có dừng lại ở mức hiện nay hay không. Con số vốn đầu tư khái toán ban đầu đã rất lớn, lên tới 18,7 tỉ đô la, trong khi từ nay đến lúc triển khai chưa biết bao giờ, cộng với tình trạng đội vốn đầu tư quá phổ biến trong các dự án cơ sở hạ tầng hiện nay, chắc chắn số vốn sẽ không dừng lại ở con số ban đầu trên. Khi chuyện đã rồi, chắc chắn chỉ có cách phải “theo lao”, khi đã trót “đâm lao”. Đây là vấn đề muôn thuở, mà nhiều công trình bị đội vốn gấp đôi, gấp ba hiện nay chúng ta vẫn phải bấm bụng mà làm, không thể bỏ được.
Về lâu dài, việc xây dựng một sân bay khác thay thế Tân Sơn Nhất là cần thiết, nhưng trong bối cảnh hiện nay, đây là dự án “quá sức” với “thể trạng” nền kinh tế yếu ớt của Việt Nam hiện nay khi mà phải dùng quá nhiều vốn từ nguồn ODA và ngân sách nhà nước. Vì thế nên tạm thời tìm mọi biện pháp nâng công suất sân bay Tân Sơn Nhất; nên ưu tiên cho các dự án giao thông cấp bách phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân, có chức năng kết nối vùng như: đường cao tốc, đường nông thôn cho vùng sâu, vùng xa…
Chúng ta chỉ mới nghe Bộ trưởng Bộ GTVT nói các lý do để thuyết phục xây dựng sân bay mới Long Thành, nhưng không hề biết được vì sao để có được những lý do đó, số liệu kỹ thuật nào đã được tính toán, dựa trên cơ sở nào…? Những vấn đề đó cũng cần phải công khai và chuẩn bị kỹ lưỡng để Quốc hội có thể đưa ra quyết định tốt nhất. Đừng để đại biểu Quốc hội “đói” thông tin trong khi phải cân nhắc chuyện trọng đại thế này.
Quang Minh
(Thời báo KTSG)