Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Giao trứng cho ác

  • Giao trứng cho ác (RFA) - Dư luận phản ứng gay gắt về việc chính quyền Thừa Thiên-Huế cấp giấy chứng nhận đầu tư khu nghỉ dưỡng rộng 200 ha cho Công ty Trung Quốc Thế Diệu ở đèo Hải Vân. Đây là một vị trí chiến lược khống chế cả vùng trời vùng núi và vùng biển Đà Nẵng và có thể chia cắt Việt Nam ở vĩ tuyến 16.
  • Vì sao họp kín về lấy phiếu tín nhiệm? (BBC) - Quốc hội Việt Nam họp kín khi lấy phiếu tín nhiệm có thể do lãnh đạo muốn 'điều chỉnh nội bộ' và tránh 'ném chuột, vỡ bình', theo nhà bình luận trong nước.
  • Giới trẻ và Quốc Hội (RFA) - Hà Nội hiện đang diễn ra kỳ họp thứ 8, Quốc Hội khóa 13 của đảng cộng sản Việt Nam. Nhân sự kiện này, chúng ta thử tìm hiểu xem người trẻ Việt Nam quan tâm thế nào đến các hoạt động của Quốc Hội, cũng như họ có những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng gì gửi tới Quốc Hội.
  • Gọi vốn qua IPO kiểu VN 'chẳng giống ai' (BBC) - Cách huy động vốn tư nhân qua IPO cho doanh nghiệp nhà nước không có kết quả và Chính phủ VN thiếu rõ ràng về cách phát triển thị trường chứng khoán, theo một chuyên gia.
  • Những cánh bèo trôi ở Geyleng (RFA) - “Cứ như thế, chuyến đi của chúng tôi gặp từ người nghèo này sang người khốn khổ khác, một hành trình dài toàn những mảnh đời lang bạt, không tấc đất cắm dùi và gặp nhiều tai bay vạ gió. Và tất cả câu chuyện của họ đầu có liên quan đến chính sách quản lý nhà nước từ nhà đất cho đến giải tỏa, đền bù cũng như thuế và chính sách trợ giúp người nghèo đầy tính bất minh.”-Nhóm phóng viên tường trình từ VN.
  • Khả năng Hạ viện Nhật bị giải tán ngày càng rõ nét (RFI) - Theo nguồn tin báo chí Nhật được hãng tin Pháp AFP trích dẫn vào hôm nay, 12/11/2014, khả năng Hạ viện Nhật Bản bị giải tán trong những ngày sắp tới rất có thể sẽ diễn ra. Lý do là vì Thủ tướng Abe muốn tìm một sức bật mới vào lúc chính sách kinh tế của ông không mang lại kết quả mong muốn.
  • Robot Philae đáp xuống sao chổi đi tìm nguồn gốc sự sống (RFI) - Cơ quan vũ trụ châu Âu ESA, hôm nay 12/11/2014, đã chính thức thông báo, vào lúc 9 giờ (giờ GMT) phi thuyền thăm dò không gian Rosetta đã thả robot mang tên Philae xuống bề mặt sao chổi, cách trái đất 500 triệu km. Sự kiện lịch sử trong công cuộc chinh phục vũ trụ của loài này hứa hẹn sẽ đem lại những giải đáp về nguồn gốc sự sống.
  • Cơ quan không gian Châu Âu đưa robot lên sao chổi (RFA) - Cơ quan không gian Châu Âu (ESA) hôm qua vừa đưa robot lên bề mặt sao chổi, đây được đánh giá là sự kiện đầu tiên con người thực hiện sứ mệnh khám phá, sau hàng thập niên chỉ nghiên cứu những mảnh nhỏ thu được về sự hình thành của Trái đất từ hệ mặt trời.
  • 'Chưa xây dựng' cáp treo Sơn Đoòng (BBC) - Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch đề nghị tạm ngưng dự án cáp treo Sơn Đoòng do chưa chuẩn bị kỹ lưỡng, truyền thông Việt Nam đưa tin.
  • Vụ sinh viên mất tích ở Mêhicô : Biểu tình đốt trụ sở đảng cầm quyền (RFI) - Cả ngàn sinh viên đã lại biểu tình vào hôm qua 11/11/2014 tại thủ phủ bang Guerrero, miền nam Mêhicô. Họ đã đốt cháy trụ sở của đảng cầm quyền tại đấy, và bắt giữ trong vài tiếng đồng hồ một chỉ huy cảnh sát. Người biểu tình thể hiện thái độ giận dữ sau khi chính quyền loan báo khả năng 43 sinh viên bị mất tích vào tháng 09/2014 đã bị thảm sát.
  • Hồng Kông : Người biểu tình dự kiến bao vây lãnh sự quán Anh (RFI) - Trước áp lực bị chính quyền mạnh tay giải tán khỏi các khu phố trung tâm thành phố, người biểu tình đòi dân chủ ở Hông Kông, hôm nay 12/11/2014, cho biết họ dự kiến chuyển đến chiếm đóng khu phố xung quanh lãnh sự quán Anh nhằm lưu ý sự quan tâm ủng hộ của Luân Đôn.
  • Thượng đỉnh ASEAN dè dặt trên vấn đề Biển Đông (RFI) - Ngay sau khi hội nghị thượng đỉnh Nay Pyi Daw khai mạc hôm nay, 12/11/2014, Ban thư ký của ASEAN đã ra thông báo cho biết rằng tại thượng đỉnh lần này, mọi vấn đề khu vực và quốc tế mà toàn khối Đông Nam Á đều quan tâm và quan ngại sẽ được đề cập đến, đặc biệt là "những vấn đề có ảnh hưởng đáng kể đến hòa bình và an ninh khu vực, như vấn đề Biển Đông".
  • Nhật-Trung bắt đầu hòa giải ? (RFI) - Diễn đàn Apec vẫn là đề tài bình luận của báo chí. Đặc biệt, báo Le Monde phân tích quan hệ Trung-Nhật qua bài viết : « Trung-Nhật bắt đầu hòa giải ». Sau hai năm căng thẳng giữa hai nước leo thang và các cuộc gặp cấp cao đều bị ngưng, vào ngày 10/11 tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên đã gặp Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, bên lề thượng đỉnh Apec từ khi hai lãnh đạo này nhậm chức.
  • Thái lo ngại nhóm người Uighur rơi vào tay bọn buôn người (RFA) - Hơn 100 người nhập cư được cho là người Uighur vừa trốn chạy khỏi trại tị nạn Thái Lan, vụ việc trên khiến giới chức Thái Lan lo ngại những người Uighur này có khả năng sẽ bị rơi vào tay của một tổ chức buôn người nào đó.
  • Chiến sự dữ dội gần Donetsk, OSCE cảnh báo nguy cơ leo thang (RFI) - Các trận pháo kích gia tăng mãnh liệt vào hôm nay, 12/11/2014, chung quanh thành phố Donetsk, thành trì phe ly khai ở miền Đông Ukraina. Đây là dấu hiệu leo thang quân sự mà Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu OSCE đã cảnh báo vào hôm qua.
  • Anh Mỹ phạt 5 ngân hàng hơn 3 tỷ đô la (RFI) - Theo AFP, hôm nay 12/11/2014, các cơ quan quản lý tài chính Mỹ và Anh thông báo 5 ngân hàng quốc tế lớn bị phạt tổng số 2,5 tỷ euros vì đã thao túng thị trường trao đổi tiền tệ. Đây là đòn đánh mạnh mới vào các hoạt động ngân hàng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới mới đây.
  • Y tá nhiễm Ebola ở Mali qua đời (VOA) - Các giới chức Mali loan báo một y tá bị nhiễm virus Ebola vừa qua đời. Ca tử vong đêm qua là trường hợp thứ nhì ở Mali được xác nhận có liên hệ tới Ebola
  • Nga xây lò phản ứng cho Iran (BBC) - Nga đồng ý xây tới tám lò phản ứng cho Iran trong khi hạn chót về thỏa thuận kiềm chế chương trình hạt nhân cho nước này tới gần.
  • Nguy cơ giải thể tổ chức Memorial, biểu tượng của perestroika Nga (RFI) - Biểu tượng của công cuộc cải tổ, đổi mới – perestroika đang bị đe dọa : Tổ chức Nga Mémorial, đấu tranh cho nhân quyền và tưởng nhớ các nạn nhân dưới chế độ Stalin, đang phải đối mặt với nguy cơ bị giải thể. Tổ chức này trở thành một cái gai trong con mắt của Tổng thống Vladimir Putin.
  • Mỹ Trung đạt được thỏa thuận lịch sử về khí hậu (RFI) - Hôm nay, 12/11/2014, tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp và hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama, trong khuôn khổ chuyến công du Trung Quốc của nguyên thủ Hoa Kỳ. Hai bên đã cam kết hợp tác với nhau và đạt thỏa thuận với các mục tiêu cụ thể trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu.
  • Á Châu trước hai viễn kiến Đông Tây (RFA) - Trong thượng đỉnh APEC của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu Thái Bình Dương năm nay các nước Á Châu thấy hai cường quốc ở hai bờ Thái Bình Dương đề nghị hai viễn kiến có vẻ tương đồng mà lại đối nghịch. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về những lợi hại của hai đề nghị này cho các nước Á Châu.
  • Thời sự qua hình ảnh (RFA) - Các nhà khoa học Cơ quan Vũ trụ châu Âu ăn mừng sau khi phi thuyền Philae hạ cánh thành công. Sau một chuyến bay dài 10 năm sâu vào vũ trụ, một phi thuyền thám hiểm của Cơ Quan Vũ Trụ Châu Âu đã đáp xuống sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại rằng một cỗ máy của con người đã đáp lên một sao chổi.
  • 860 người thiệt mạng vì không kích ở Syria (VOA) - Các nhà hoạt động Syria báo cáo 7 tuần lễ không kích do Hoa Kỳ dẫn đầu đã giết chết ít nhất 860 người tại Syria, đa số là các phần tử chủ chiến Nhà nước Hồi giáo
  • Tình hình biển Đông vẫn phức tạp (BaoMoi) - (PL)- Thủ tướng Singapore kêu gọi ASEAN sớm làm việc với Trung Quốc để đề ra các mục tiêu và cấu trúc của Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông.
  • ASEAN lo ngại về căng thẳng trên biển Đông (BaoMoi) - TT - Tại Nay Pyi Taw, thủ đô Myanmar, các nhà lãnh đạo ASEAN đã bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng trên biển Đông thời gian qua và kêu gọi sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC).
  • Thủ tướng dự các Hội nghị giữa ASEAN với các Đối tác (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) - Chiều 12/11, các Hội nghị Cấp cao ASEAN với các nước Đối tác: Ấn Độ, Nhật Bản, LHQ và Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ đối tác ASEAN-Australia đã được tổ chức tại Myanmar. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự và có các bài phát biểu quan trọng tại các Hội nghị này.
  • Học giả Mỹ nói Philippines chiếm trái phép 2 đảo của Việt Nam (BaoMoi) - (Tin Nóng) Tổ chức nghiên cứu phi chính phủ CNA Corporation tại Virginia, Mỹ vừa công bố tài liệu nghiên cứu về Biển Đông, trong đó có cho rằng Philippines đã chiếm hữu trái phép 2 đảo của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa là Thị Tứ và Loại Ta, theo Philippine Star ngày 12.11.
  • Thủ tướng: Tình hình Biển Đông tiếp tục phức tạp (BaoMoi) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ tình hình Biển Đông vẫn tiếp tục phức tạp, trong đó có việc bồi đắp quy mô lớn, làm thay đổi căn bản cấu trúc của nhiều đảo đá, bãi ngầm. Những việc làm này trái với quy định của Tuyên bố DOC.
  • Thủ tướng gặp Tổng thư ký LHQ (BaoMoi) - Sáng nay, nhân dịp dự hội nghị cấp cao ASEAN 25 và các hội nghị liên quan tại thủ đô Nay Pyi Taw (Myanmar), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp với Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon.
  • Khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 25 và các hội nghị cấp cao liên quan (BaoMoi) - Sáng 12/11, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 25 đã khai mạc tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar mở đầu cho loạt các Hội nghị Cấp Cao ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác sẽ diễn ra trong hai ngày 12 và 13 tháng 11 (bao gồm: Cấp cao ASEAN+1 với Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Liên Hợp Quốc, Cấp cao kỷ niệm 40 năm quan hệ ASEAN-Australia, Cấp cao ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS) và Cấp cao Mê Công - Nhật Bản). Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị.
  • ASEAN sẽ bàn về IS và Ebola (BaoMoi) - (TNO) Lãnh đạo các nước tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Myanmar sẽ bàn về mối đe dọa của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) đối với thế giới và đại dịch Ebola.
  • Mỹ lo Trung Quốc 'ngáng đường bay' đầy nguy hiểm (BaoMoi) - Mỹ lo ngại các máy bay Trung Quốc có thể tiến hành thêm những vụ "ngáng đường bay" ngày càng nguy hiểm đối với máy bay quân sự Mỹ dù hai nước đã bắt đầu các cuộc thảo luận để tránh lặp lại sự việc này
  • ASEAN-25: Quyết tâm xây dựng cộng đồng, bảo đảm an ninh khu vực (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) – Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 25 khai mạc sáng 12/11, tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar, mở đầu cho loạt các Hội nghị cấp cao ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị.

Bình Dương thiệt gì qua vụ Dũng “lò vôi”?

Dù chưa biết vụ kiện tụng, tố cáo giữa ông Huỳnh Uy Dũng (tức Dũng “lò vôi”) đại diện cho công ty Đại Nam và chính quyền tỉnh Bình Dương có kết cục ra sao? Nhưng có thể thấy chính quyền Bình Dương cũng bị ít nhiều tai tiếng, “thiệt hại” qua vụ việc này.

 Có thật “quýt làm cam chịu”?

Vụ ông Dũng “lò vôi” tố cáo đích danh ông Lê Thanh Cung – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đến nay vẫn còn căng thẳng khi ông Dũng “lò vôi” có đơn gửi đến Thủ tướng đề nghị phúc tra lại kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Tuy nhiên, trước đó nội dung kết luận do ông Ngô Văn Khánh – Phó tổng Thanh tra Chính phủ ký ban hành vào đầu tháng 7/2014 cho thấy, ông Lê Thanh Cung…tạm “vô can” trong những nội dung bị Dũng “lò vôi” tố cáo.

Nội dung ông Dũng “lò vôi” tố cáo việc chính quyền Bình Dương chậm trễ trong việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch theo tỷ lệ 1/2000 phần đất ở trong KCN Sóng Thần 3, kết luận Thanh tra Chính phủ khẳng định trách nhiệm thuộc về ông Nguyễn Hoàng Sơn – nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương và ông Trần Văn Lợi – nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương (nay là Bí thư TP.Thủ Dầu Một). Nội dung tố cáo này không liên quan đến gì đến ông Cung.

Nội dung khác ông Dũng “tố cáo” về việc không phê duyệt chi tiết tỷ lệ 1/500, kết luận của Thanh tra Chính phủ khẳng định, việc chưa phê duyệt vì nội dung, diện tích quy hoạch chưa phù hợp với chi tiết tỷ lệ 1/2000 đã được thông qua trước đó.

Vấn đề chậm phúc đáp, hướng dẫn cho ông Dũng “lò vôi” là trách nhiệm của đơn vị, các cá nhân của Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, không thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh và cá nhân ông Lê Thanh Cung.

Hay việc ông Cung (lúc đó là Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Dương) có văn bản chỉ đạo “không cho phép chuyển nhượng khu đất ở trong KCN dưới bất kỳ hình thức nào…”, theo kết luận việc ông Cung ký, ban hành văn bản này là đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật.

Dựa theo kết luận của Thanh tra Chính phủ có thể nói ông Cung tạm…“vô can” trong vụ bị Dũng “lò vôi” tố cáo liên quan đến vụ tranh chấp xảy ra tại dự án KCN Sóng Thần 3. Thế nhưng, khi việc tố này chưa lắng thì lại hé lộ ra nhiều…tai tiếng của ông Cung trước dư luận ở những vụ việc khác.
Dũng lò voi, Đại Nam, Huỳnh Uy Dũng, đóng cửa, du khách, Lê Thành Cung
Một góc Khu du lịch Đại Nam

Mở màn là chuyện tài sản “khủng” như: vườn cao su, biệt thự…của ông Cung “chủ tịch”. Dư luận đặt vấn đề về nguồn gốc khối tài sản nêu trên ?

Chưa kể quá trình bị Dũng “lò vôi” tố cáo, ông Cung phát biểu trên báo chí có nhiều câu chữ được cho là khá “đốp chát”. Sau đó chính Dũng “lò vôi” đã gửi đơn tố cáo ông Cung đến cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an về những phát biểu mà ông cho rằng “lợi dụng quyền tự do ngôn luận, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân”.
Có thể thấy qua vụ lùm xùm liên quan đến ông Dũng “lò vôi”, ông Lê Thanh Cung bị giảm thiểu ít nhiều uy tín và dư luận đặt ra nhiều nghi ngờ quanh khối tài sản “khủng” của ông này.

Bình Dương ảnh hưởng sau vụ Dũng “lò vôi”?

173 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được chính quyền Bình Dương trao giấy khen về việc thực hiện tốt, các chính sách pháp luật về thuế giai đoạn năm 2013 không có tên công ty Đại Nam hay ông Huỳnh Uy Dũng.

Nói như ông Trần Văn Nam – Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, việc Đại Nam đóng cửa, tạm dừng hoạt động, không ảnh hưởng hoạt động ngân sách của tỉnh? Trong bối cảnh là địa phương này có hơn 15.000 doanh nghiệp hoạt động ổn định. Phát ngôn đó có thể là đúng, nhưng theo nhận định của nhiều người thì chưa chắc?

Dũng lò voi, Đại Nam, Huỳnh Uy Dũng, đóng cửa, du khách, Lê Thành Cung
Lạc cảnh Đại Nam Văn hiến – 1 trong những địa điểm thu hút du lịch có tiếng tại Bình Dương, nay có khả năng đóng cửa sau tuyên bố của đại gia Dũng “lò vôi”.
Một đại gia bất động sản có tiếng ở Bình Dương đề nghị không nêu tên, khẳng định “qua vụ kiện của ông Dũng “lò vôi” với chính quyền tỉnh Bình Dương, có lẽ từ nay về sau địa phương này bị ảnh hưởng ít nhiều về môi trường đầu tư”.

Ông này phân tích “chưa rõ hồi kết vụ tranh chấp, kiện cáo, tố cáo này sẽ được giải quyết như thế nào? Dân đầu tư ai cũng biết, ông Dũng “lò vôi” thành danh từ Bình Dương như thế nào? Quan hệ với quan chức đầu tỉnh nhiều thời kỳ ra sao ? Ông Dũng “lò vôi” giúp địa phương phát triển, làm từ thiện thế nào? Nhưng giờ lại ra nông nỗi thế này”.

“Từ nay về sau, ai nhắm đầu tư lớn vào Bình Dương cũng sẽ nghĩ về câu chuyện nhãn tiền của ông Dũng “lò vôi” hôm nay”, vị đại gia bất động sản Bình Dương nhấn mạnh.

Một vấn đề liên quan trực tiếp đến vụ tranh chấp mà VietNamNet đã thông tin, đó là khởi phát từ giữa năm 2008, ông Trần Văn Lợi – Phó chủ tịch tỉnh UBND tỉnh Bình Dương lúc bấy giờ đã có văn bản quyết định cho phép công ty Đại Nam chuyển đổi phần đất có diện tích hơn 61ha trong tổng thể hơn 533ha của KCN Sóng Thần 3 từ hạn mức 50 năm sang giao đất lâu dài, từ đó phần lớn đất này được cấp sổ đỏ.

Quyết định chuyển đổi thời hạn giao đất này do ông Lợi ký, ban hành; theo kết luận của Thanh tra Chính phủ là không đúng quy định pháp luật.

Sau đó ông Dũng “lò vôi” kêu gọi đầu tư góp vốn mà như kết luận của Thanh tra Chính phủ chính là hình thức… phân lô bán nền. Việc này theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, công ty Đại Nam của ông Dũng “lò vôi” tự phân lô, chuyển nhượng khi chưa được phê duyệt chi tiết 1/500, chưa đầu tư hạ tầng theo tiến độ dự án là không đúng quy định.

Trường hợp những sai phạm của đôi bên, không thể giải quyết ổn thoả, khả năng như nhiều vụ kiện cáo, tố cáo mang tính chất quy mô trước đây (như vụ thanh lý 350 ha cao su công ty Sobexco; vụ 52,9 đất cao su ở Bến Cát – P.V) phải chuyển cơ quan công an để điều tra, xử lý theo thẩm quyền thì không loại trừ cả đôi bên sẽ có người dính dáng đến pháp luật.

Từ khi vụ việc tranh chấp lùm xùm đến nay, cho thấy chính quyền Bình Dương chưa hề có sự…nhượng bộ. Còn ông Dũng “lò vôi” tuyên bố sẽ đeo đuổi vụ kiện cáo này đến cùng thì nhận định trên cũng có thể xảy ra.
Anh Sinh
(VNN)

Hé lộ thông tin ông Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng chỉ đạo Quốc hội tấn công Chính phủ

(thông tin chưa được kiểm chứng, đề nghị độc giả tham khảo với mức độ thận trọng cao)
Một Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc Hội khi nhận được chỉ thị của Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng, truyền đạt qua lá thư viết tay của ông Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu đã rất ngạc nhiên với nội dung ông Chủ tịch Quốc Hội chỉ đạo Uỷ ban Kinh tế trước ngày diễn ra kỳ họp cuối năm.

Thư tay của ông Nguyễn Văn Giàu gửi các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Thường trực UBKT Quốc hội theo chỉ thị của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng, yêu cầu "tham gia  gay nhất là 4 dự án luật, báo cáo Kinh tế Xã hội và cả việc Cảng hàng không Quốc tế Long Thành"...

Nếu đọc lướt qua có thể thấy sự chỉ đạo của ông Chủ tịch Quốc hội rất “công tâm” nhưng xem kỹ và đối chiếu với các nội dung đang diễn ra thực tế sẽ thấy nhiều vấn đề “tư tâm”, thể hiện rõ động cơ cá nhân của ông Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đối với Chính phủ và ngành Công an, ông muốn biến Quốc hội thành diễn đàn để “đánh” Chính phủ, có thể thấy rõ một số ý đồ của ông Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng như sau:

1)- Lá thư này xuất hiện ngay sau phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội nghe kết quả thanh tra tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm

Trong cuộc họp Uỷ ban Kinh tế của Quốc Hội và một số Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc Hội đánh giá tình hình theo hướng tiêu cực và ông Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá xấu về công tác điều hành của Chính phủ; trong đó ông hướng vào lĩnh vực Ngân hàng – Tài chính, tập trung vào tình hình đầu tư công, nợ xấu. Ông dùng Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc Hội, người đã gây ra bao nhiêu điêu đứng cho hệ thống ngân hàng nước ta, viết thư gửi cho các Phó Chủ nhiệm Uỷ ban và các uỷ viên thường trực Uỷ ban để quán triệt tinh thần của chỉ đạo của Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng, với yêu cầu chuẩn bị kỹ để tham gia đánh giá tình hình Kinh tế - Xã hội và 4 luật đưa ra Quốc Hội kỳ này, theo hướng Chủ tịch Quốc Hội đã kết luận.

Như vậy, việc phản bác tình hình kinh tế - xã hội do Chính phủ báo cáo được sự chỉ đạo chặt chẽ trong nội bộ Quốc hội, gồm cán bộ cốt cán, chủ chốt là thể hiện 1 sự áp đặt, mất dân chủ, bè phái, phá hoại sự đoàn kết trong Đảng và trong hệ thống chính trị của nước ta, và nó phạm vào những điều cấm được nêu trong Luật hoạt động của Quốc Hội của ông Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng.

2)- Sự chỉ đạo của ông Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng nói trên còn thể hiện động cơ cá nhân của ông Chủ tịch nhằm tấn công vào một số lãnh đạo cụ thể, để hạ uy tín Chính phủ ở kỳ họp Quốc Hội lần này qua phiếu tín nhiệm

Cụ thể là: ông tập trung vào việc điều hành trong việc xử lý nợ công và nợ xấu. Ông qui cho một số Bộ trưởng ngồi chờ khoản tiền đi vay để chi tiêu, để ăn là nhằm hạ uy tín của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Bộ trưởng, trọng điểm là Thống đốc Nguyễn Văn Bình và Bộ trưởng tài chính Đinh Tiến Dũng. Sở dĩ ông hướng mũi tấn công vào hai ông này là vì đã không hỗ trợ ông thôn tính Ngân hàng Bảo Việt. Hà Văn Thắm đã từng nói nếu Bình “ruồi” không giúp cho Thắm thôn tính Ngân hàng Bảo Việt thì ông Sinh Hùng sẽ sử dụng Thường vụ Quốc Hội đuổi ông Bình khỏi chức Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước.

Hà Văn Thắm và Nguyễn Hồng Phương trong một dự án
Ngoài mục tiêu tấn công Chính phủ, ông Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đã chỉ đạo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc Hội Phan Trung Lý qua việc sửa đổi Luật Sỹ quan Quân Đội và Công An phải thu hẹp diện tướng của 2 lực lượng này. Khi kết luận trong cuộc họp của Uỷ Ban Thường vụ Quốc Hội, ông đã dùng những từ chỉ những kẻ vô chính trị mới dùng. Ông nói : “Hiện nay Quân đội và Công an đã có hàng mớ Tướng”. Ý đồ thu hẹp diện phong tướng của Công An, Quân đội đã có từ lâu, nằm trong âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực chống Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta. Trong đó, chúng muốn phi chính trị hoá lực lượng Công an, Quân đội; phân hoá, chia rẽ lực lượng vũ trang; làm giảm sức chiến đấu của lực lượng này. Nhóm nghiên cứu cải cách luật pháp của Quốc Hội do ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch và ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đứng đầu từ lâu đã ngấm ngầm theo đuổi mục tiêu này; đã đề xuất nhiều sự thay đổi pháp luật theo hướng dân chủ tư sản như Hội đồng lập hiến, Toà án Hiến pháp, trưng cầu dân ý, quyền được cung cấp thông tin và nhiều điều luật cụ thể khác. Nếu không có sự tỉnh táo của Bộ Chính trị thì những điều luật nói trên có thể Quốc hội do ông Nguyễn Sinh Hùng lãnh đạo đã thông qua rồi.

Một trong những luật được thông qua đến nay đã để lại hậu quả lớn cho xã hội là họ bênh vực các con nghiện ma tuý. Theo luật này qui định chỉ khi Toà án phán quyết thì mới bắt được con nghiện. Thế là hàng vạn con nghiện đang hoành hành vì không có lệnh của toà án, nên không ai làm gì được loại tệ nạn này.

Việc nhắm tấn công vào lực lượng Công an của ông Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng còn do một mối thù riêng. Vì Công an đã bắt hai đệ tử trung thành của ông là Trần Trọng Phúc, Hà Văn Thắm và khả năng lớn sẽ tiếp tục phanh phui ra các đường dây mafia tài chính của ông do Hoàng Văn Chánh (trợ lý), Nguyễn Hồng Phương (em gái ruột), Nguyễn Xuân Sơn (Nguyên TGĐ NH Đại Dương, được ông Sinh Hùng gửi gắm ở vị trí Phó TGĐ PVN) và ông Đinh La Thăng đang trực tiếp quản lý các nguồn thu lớn đến từ tham nhũng cho ông Sinh Hùng.

Ông Đinh La Thăng và Hà Văn Thắm (đứng cạnh) cùng chứng kiến Tổng giám đốc Ocean Bank Nguyễn Xuân Sơn ký “thoả thuận” hợp tác đầu tư với PVC

3)- Vụ việc này cho thấy đã hình thành nhóm người đang tìm cách thâu tóm quyền lực

Nhóm này có quan hệ rất chặt chẽ với với nhóm lợi ích mà nòng cốt là những người trong gia đình và người thân của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng. Tất cả hoạt động của họ đều đặt dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Sinh Hùng, hướng vào 2 mục tiêu chính: Một là phá hoại đoàn kết nội bộ để thực hiện chiếm quyền lãnh đạo và hai là nhằm thôn tính các doanh nghiệp, dự án Nhà nước để vơ vét tài sản.

Dư luận đang đặt câu hỏi dựa vào đâu mà Nguyễn Sinh Hùng dám lộng hành như thế?
Nguồn: Internet

Mao Trạch Đông trong mắt người Trung Quốc hiện nay

http://nghiencuuquocte.net/wp-content/uploads/2014/11/Chairman_Mao.jpg
Mao Trạch Đông
Ngày 26 tháng 12 năm 2013 là ngày kỷ niệm lần thứ 120 sinh nhật Mao Trạch Đông. Trong hơn một năm nhậm chức vừa qua, đương kim Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã tiến hành chỉnh sửa tác phong của Đảng, đẩy mạnh phê bình, tự phê bình, nhấn mạnh “Nhất định không được bỏ chủ nghĩa Mác-Lê, tư tưởng Mao Trạch Đông; bỏ thì sẽ mất gốc v.v…”; trong công tác lãnh đạo của ông thường xuyên xuất hiện các yếu tố Mao. Dư luận có những lời bình khác nhau về ý đồ và thực chất của việc đó.

Sự sùng bái cá nhân và thần thánh hóa Mao Trạch Đông của người Trung Quốc lên tới đỉnh điểm vào thời Đại cách mạng Văn hóa; từ khi tiến hành cải cách mở cửa đã dần dần bị xóa bỏ.

Thế nhưng mấy năm gần đây Mao Trạch Đông lại lần nữa trở thành một loại dấu hiệu của yêu cầu chính trị, Mao được đề cao và ca tụng; cuộc tranh cãi nội bộ Trung Quốc về công tội, phải trái của Mao Trạch Đông ngày càng kịch liệt. Trong cuộc luận chiến đó, các nhân sĩ phái tự do đứng một bên, phái tả và cái gọi là “nhân sĩ phái Mao” đứng ở một bên khác, hai bên có quan điểm đối đầu nhau.

Những người ủng hộ Mao nói ông đem lại sự ổn định và thống nhất cho Trung Quốc ngày nay, thời đại Mao Trạch Đông tiêu biểu cho “công bằng”, “thanh liêm”. Những người phản đối ông nhấn mạnh Mao Trạch Đông đem lại tai họa lớn và đau thương lớn cho xã hội, nhân dân và nhà nước Trung Quốc.

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 120 ngày sinh Mao Trạch Đông, mạng BBC tiếng Trung đã phỏng vấn hai học giả đại diện cho hai loại quan điểm hoàn toàn khác nhau trong nước Trung Quốc. Đó là sử gia hiện đại Chương Lập Phàm [Zhang Lifan 章立凡] và Hàn Đức Cường [Han Deqiang 韩德强] Giáo sư Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh, nhà sáng lập trang mạng “Miền quê hư ảo” [Wu you zhi xiang - Ô hữu chi hương]. BBC đăng hai bài phỏng vấn này vào hai ngày. Hôm nay đăng bài phỏng vấn Chương Lập Phàm.

Chương Lập Phàm là nhà sử học Trung Quốc, con trai cụ Chương Nãi Khí, đồng sáng lập Hội Xây dựng nước Trung Quốc dân chủ (Trung Quốc dân chủ kiến quốc hội).[1]

Tháng 6/2013, Chương Lập Phàm phát động cuộc bỏ phiếu về Mao Trạch Đông trên mạng Trung Quốc. Cuộc bỏ phiếu này kéo dài được 4 tháng thì bị cấm. Bỏ phiếu theo một trong hai lựa chọn: một là “Nếu phủ định Mao Trạch Đông thì Trung Quốc sẽ thiên hạ đại loạn” và một là “Nếu phủ định Mao Trạch Đông thì tương lai của Trung Quốc sẽ tốt đẹp hơn”. Kết quả: trong số hơn 18.000 người tham gia bỏ phiếu, 20% bỏ phiếu cho lựa chọn thứ nhất, 80% bỏ phiếu cho lựa chọn thứ hai.

章立凡
Chương Lập Phàm
Chương Lập Phàm cho rằng Mao Trạch Đông đã làm đứt quãng tiến trình Trung Quốc đi lên nền hiến chính dân chủ, đưa Trung Quốc vào ngõ cụt đấu tranh giai cấp, chuyên chính một đảng. Trong cuộc phỏng vấn, trước tiên Chương Lập Phàm nói về việc vì sao sự đánh giá Mao Trạch Đông của Trung Quốc hiện nay lại xuất hiện quan điểm đó.

Ý kiến của hai bên đối lập xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Quan điểm của cái gọi là “những người ủng hộ Mao” không có nghĩa là họ khẳng định chế độ. Trong số họ có khá nhiều người thực ra là bị tiến trình hiện đại hóa Trung Quốc gạt ra rìa, là người chịu thiệt trong quá trình phát triển kinh tế. Những người đó không có hệ tham chiếu nào khác, cho nên họ cho rằng muốn bình đẳng thì chỉ có trở về thời đại Mao. Trên thực tế, họ không tán thành thể chế hiện nay, chỉ có điều chẳng qua phương pháp giải thích của họ khác nhau. Thông thường chủ nghĩa dân túy hay tìm được thị trường trong đám người bị gạt ra rìa. Nhưng họ là đám người rất đáng thương, bị bán đi làm nô lệ mà còn đếm tiền giúp kẻ bán.[2]

Nội dung phỏng vấn

Tầng lớp lãnh đạo ĐCSTQ một mặt nói không thể phủ định 30 năm trước cải cách mở cửa, nhưng mặt khác họ lại hạn chế việc công khai ca ngợi Mao Trạch Đông. Nên hiểu cách làm ấy của ĐCSTQ như thế nào?

Trên vấn đề này, họ ở vào trạng thái vô cùng mắc míu nan giải. Một mặt, trên thực tế Mao Trạch Đông là một tài sản âm[3] của ĐCSTQ. Nhưng họ lại không thể quẳng cái tài sản mất giá ấy đi. Bởi lẽ Mao Trạch Đông dẫn đầu ĐCSTQ xây dựng nên cái chính quyền này. Nếu phủ định Mao thì họ e ngại tính hợp pháp trong sự cai trị của họ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong tình hình đó họ không dám từ bỏ Mao.
Rõ ràng Mao Trạch Đông là nhân vật lịch sử có ảnh hưởng to lớn, có thể nói là quyết định đối với Trung Quốc. Ông đánh giá ra sao về công và tội của Mao? Trước đây ĐCSTQ đánh giá Mao 3 phần tội, 7 phần công. Sau này lại có sách nói nên đảo lại là 3 phần công, 7 phần tội.

Tôi cho rằng tội ác của Mao Trạch Đông là ở chỗ ông ta cắt đứt tiến trình Trung Quốc đi lên nền hiến chính dân chủ. Ông ấy dẫn Trung Quốc đi vào ngõ cụt đấu tranh giai cấp, chuyên chính một đảng.

Tất cả mọi cam kết về dân chủ và hiến chính của ĐCSTQ trước khi giành được chính quyền đều bị Mao vứt bỏ. Đó là mặt chính trị. Về mặt kinh tế, Mao Trạch Đông vốn hứa hẹn sẽ phát triển kinh tế tư bản tự do, nhưng 4 năm sau khi xây dựng chính quyền, ông ta đề ra đường lối chung của thời kỳ quá độ, lật đổ các hứa hẹn về kinh tế. Sau đó, Mao Trạch Đông làm cuộc cách mạng ruộng đất, dùng biện pháp giàu nghèo như nhau để giành được sự ủng hộ của nông dân, giành được chính quyền. Nhưng người bị thiệt hại cuối cùng lại vẫn là nông dân. Mao dùng phương thức hợp tác hóa nông nghiệp thu mất số ruộng đất [đã chia cho nông dân] ấy. Cho nên kết quả cuối cùng là qua cải tạo các nhà tư bản và hợp tác hóa nông nghiệp, ĐCSTQ trở thành địa chủ lớn nhất và nhà tư bản lớn nhất. Tình hình đó được duy trì liên tục cho tới nay.

Tai họa kinh tế gây ra bởi các điều nói trên là nạn đói lớn do phong trào Đại Nhảy vọt gây nên. Tai họa về chính trị là từ phong trào chống phái hữu cho đến Cách mạng Văn hóa, đã lôi kéo toàn bộ người Trung Quốc vào một thảm họa chưa từng có trong lịch sử.

Ông nói Mao Trạch Đông kéo Trung Quốc vào thảm họa, nhưng với tư cách là nhà khai quốc công thần, phải chăng ông ấy cũng có công lao đối với Trung Quốc?

Tôi nghĩ ông ấy chẳng có công lao gì. Đối với ĐCSTQ thì Mao Trạch Đông có công lao, nhưng đối với nhân dân thì tôi nghĩ không ra việc ông ấy có công lao gì. Các ghi chép tôi từng đọc đều nói ông ấy đem lại tai họa.

Có một cách nói cho rằng các tai họa Đại Nhảy vọt, Cách mạng Văn hóa không phải là ý nguyện chủ quan của Mao Trạch Đông mà là sai lầm của ông ấy trong quá trình thăm dò tìm con đường cho Trung Quốc, không thể nói đó là tội.

Cách nói ấy không đứng vững được. Mao Trạch Đông là người mê say quyền lực nhất, thích chơi trò quyền lực nhất; đồng thời ông ấy cũng là người ích kỷ nhất. Để giữ được quyền lực và địa vị của mình, Mao không ngần ngại lôi kéo dân chúng cả nước vào thảm họa và biển máu như Đại cách mạng Văn hóa. Bởi thế Mao Trạch Đông cũng là người tàn nhẫn nhất.

Từ góc độ của một nhà sử học, đem so sánh Mao Trạch Đông với các nhà quân chủ những triều đại trước, ông có thể rút ra kết luận gì?

Thực ra Mao Trạch Đông không có gì khác với những nhà quân chủ các triều đại trước, thậm chí còn không bằng một số khai quốc quân chủ trong lịch sử Trung Quốc. Nói chung các nhà quân chủ khai quốc, cái vương triều họ xây dựng chỉ cần nuôi sống gia đình và chính quyền của nhà quân chủ, nhưng vương triều Mao Trạch Đông xây dựng là một chế độ quân chủ tập thể….

Ngoài ra, theo tôi thì những nhà quân chủ các triều đại trước đây nói chung không có sự trả thù quá mức đối với những người từng được triều đại cũ sử dụng, nói chung là dùng lại họ. Nhưng Mao Trạch Đông sau khi lên nắm quyền, riêng phong trào trấn áp phản cách mạng một lúc đã giết 7-80 vạn người. Khi trả thù triều đại trước hoặc kẻ địch chính trị, Mao Trạch Đông không nương tay mà vô cùng đẫm máu. Lại nói, qua việc tạo phản trong Cách mạng Văn hóa, Mao Trạch Đông triệt để lật đổ văn hóa và đạo đức truyền thống của Trung Quốc. Ông ta sử dụng các tế bào của sự đảng hóa để hoàn toàn thay đổi hết mọi tế bào của xã hội gia tộc và tôn giáo vốn có của Trung Quốc. Xã hội Trung Quốc xảy ra sự thay đổi lớn thê thảm hết mức này đều có mối quan hệ cực lớn với sự thống trị của Mao Trạch Đông. Điểm này cho tới ngày nay, tuy rằng sau khi Mao Trạch Đông tạ thế, chúng ta đã ra khỏi cái vòng trói buộc của nền kinh tế kế hoạch, nhưng chúng ta vẫn còn chưa ra khỏi vòng trói buộc của chủ nghĩa Stalin.

Theo cách nói của ông, việc Mao Trạch Đông nắm chính quyền đã đẩy người Trung Quốc vào tai họa. Nhưng tục ngữ nói Người đắc nhân tâm thì mới có thể lấy được thiên hạ! 
   
Lừa đảo cũng có thể đạt được cùng mục đích ấy! Mao Trạch Đông dùng một loạt thủ đoạn tự do dân chủ để giành được sự ủng hộ của thanh niên và giới trí thức, sau đó ông ta lại dùng lời hứa cho nông dân ruộng đất để giành được sự ủng hộ của nông dân. Mao Trạch Đông còn nói giai cấp vô sản phải được làm lãnh đạo nhà nước, nhờ thế ông giành được sự ủng hộ của công nhân. Thế nhưng điều chúng ta cần nhìn thấy là biểu hiện của Mao Trạch Đông sau khi ông ta giành được chính quyền. Thực ra các tầng lớp ấy đều bị Mao Trạch Đông lợi dụng. Họ không hề được hưởng những điều tốt đẹp mà Mao Trạch Đông từng hứa hẹn.

Rốt cuộc Mao Trạch Đông để lại một di sản gì cho các nhà nắm chính quyền hiện nay, nếu nói Mao có một di sản nào đấy?

Di sản đích thực là cái chính quyền Mao Trạch Đông xây dựng nên. Cho nên điều mà các nhà nắm chính quyền hiện nay đang theo đuổi, về căn bản không phải là chính nghĩa gì đó của lịch sử, mục đích của họ là giữ lấy cái chính quyền này. Để giữ được chính quyền, nhà cầm quyền tất phải giữ lấy Mao Trạch Đông. Thế nhưng muốn giữ được Mao Trạch Đông thì họ không thể thanh toán các tội ác lịch sử kia của Mao. Kết quả là, các tệ nạn của hệ thống thể chế do Mao Trạch Đông xây dựng nên sẽ tồn tại y như cũ trong cái chính quyền này. Mao Trạch Đông là lời nguyền ma quỷ làm cho chủ nghĩa cộng sản không có cách nào tự giải thoát.

Nếu khử bỏ cái lời nguyền ma quỷ đó và phủ định Mao Trạch Đông thì Trung Quốc sẽ xuất hiện tình hình như thế nào, liệu có thể xuất hiện thiên hạ đại loạn chăng?

Nhà cầm quyền hiện nay của Trung Quốc đang lo sẽ như vậy. Họ cho rằng Khơ-rút-xốp phủ định Stalin gây ra trận động đất trong thế giới cộng sản. Kết quả bức thư ngỏ của Gooc-ba-chốp là làm cho Đảng Cộng sản Liên Xô mất chính quyền. ĐCSTQ chỉ hấp thu bài học lịch sử ấy từ mặt tiêu cực; trên thực tế họ chỉ quan tâm đến cái tư lợi của đảng này chứ không phải là lợi ích chung của quốc gia và dân tộc.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã mấy lần nhấn mạnh không thể lấy 30 năm sau cải cách mở cửa để phủ định 30 năm trước dưới thời Mao Trạch Đông nắm chính quyền, nhưng đồng thời [Tập Cận Bình vẫn] đi con đường kinh tế của Đặng Tiểu Bình, và cũng có lúc hạn chế tiếng nói ca ngợi Mao Trạch Đông của dân chúng Trung Quốc. Có thể giải thích cách làm ấy như thế nào?

Tôi cho rằng “Thế hệ Đỏ thứ hai”[4] là những người trưởng thành dưới sự giáo dục của thời đại Mao Trạch Đông. Vì thế Mao Trạch Đông có ảnh hưởng lớn với họ. Có lẽ trong lòng họ đều vẫn còn một Mao Trạch Đông. Ngoài ra, sự hấp dẫn to lớn mê hồn của quyền lực là thứ rất khó ngăn chặn. Trong tình hình đó, tuy bản thân họ hoặc các thành viên gia đình đều từng là người bị Mao Trạch Đông làm hại, nhưng họ vẫn tôn Mao Trạch Đông làm thần thánh. Điều đó tạo nên một sự hạn chế lịch sử ở họ, khiến họ chỉ đứng trên góc độ ĐCSTQ mà không thể đứng trên góc độ lợi ích của toàn dân và quốc gia để nhìn nhận Mao Trạch Đông. Còn nói về chuyện nhà cầm quyền Trung Quốc hiện nay có đàn áp những nhân sĩ được gọi là “ủng hộ Mao” hoặc “Phái tả theo Mao” thì đó chỉ là một kiểu thuật cân bằng. Họ biết rằng nếu cao giọng tưởng nhớ Mao Trạch Đông thì sẽ vô cùng mất lòng người, vì thế bèn chỉ có cách dùng biện pháp trát bùn lỏng,[5] một mặt không cho nói về tội ác của Mao Trạch Đông, mặt khác cũng không mong muốn những kẻ cao giọng tưởng nhớ Mao Trạch Đông có thể trở thành một thế lực. Bởi vì như vậy cũng là sự đe dọa chính quyền.

Ông có cho rằng cuộc tranh luận về đánh giá công tội của Mao Trạch Đông sau đây sẽ càng kịch liệt hơn hay không?

Bởi lẽ rất nhiều vấn đề của Mao Trạch Đông đều còn chưa nói rõ; [nếu] không có suy nghĩ lại [phản tư] thì các tài sản âm ấy trong di sản của Mao Trạch Đông sẽ tiếp tục tồn tại và sẽ phát sinh tác dụng trong cái thể chế này. Cuộc tranh luận đó sẽ tiếp tục.

Tác giả: Lí Lị & Chương Lập Phàm 
Biên dịch: Nguyên Hải
Bản gốc tiếng Trung: BBC Trung Văn (18/12/2013)

—————-
[1] Trung Quốc Dân chủ Kiến quốc hội là một đảng phái dân chủ gồm các nhà trí thức và nhà kinh tế, tham gia chính quyền trong chế độ đa đảng và hiệp thương chính trị của ĐCSTQ; thành lập tháng 12/1945, hiện có hơn 110.000 đảng viên (ND).
[2] Ý nói người thật thà nhưng dốt nát, bị người mình tín nhiệm lừa dối lợi dụng mà không biết (ND).
[3] Tài sản âm: nguyên văn phụ tư sản (负资产), tạm hiểu là tài sản có giá trị thấp hơn giá trị khoản vay nợ dùng để mua nó (ND).
[4] Thế hệ sau của các khai quốc công thần; ở đây ý nói Tập Cận Bình (ND).
[5] Ý nói sự dàn xếp, dung hòa một cách vô nguyên tắc (ND).
- See more at: http://nghiencuuquocte.net/2014/11/10/mao-trach-dong-trong-mat-nguoi-trung-quoc/#sthash.lTaj2JL9.dpuf

(Nghiên cứu Quốc tế)

Giấc mơ Trung Hoa sẽ thay giấc mơ Mỹ?

Pháo bông và trải thảm đỏ, Tổng thống Obama mặc bộ đồ may theo kiểu Mao hay dùng.
Ấn tượng mạnh từ kỳ họp APEC này là Chủ tịch Tập Cận Bình đang đưa ra "Giấc mơ Trung Hoa", và một cuộc chơi lớn diễn ra giữa một bên là siêu cường, với một bên rất có thể sẽ trở thành siêu cường.
Cuộc chơi lớn mới đây nhất tại Bắc Kinh, diễn ra với sự chứng kiến của Tổng thống Obama là trận đội Brooklyn Nets gặp Sacramento Kings.
Giải bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA rất được hâm mộ tại Bắc Kinh. So về mức độ yêu mến và hâm mộ thì khó có môn nào cạnh tranh được với nó.
Đội vũ công cổ động mặc áo kiểu bikini lấp lánh trang kim, các em bé mang biểu tượng may mắn cho các đội, đám đông cuồng nhiệt và những màn hình cỡ lớn. Ở đây có cả một thế hệ đang chạy theo thể thao Mỹ, phim ảnh Hollywood và món xúc xích.
Vậy thực sự thì những khán giả đầy đam mê này thích gì ở nước Mỹ?
"Các ngôi sao. Kobe Bryant. Kevin Durant. LeBron James."
"Michael Jackson, Vanilla Ice, MC Hammer!"
"Âm nhạc, phim ảnh, Hollywood, thể thao, đồ ăn."
Brooklyn Nets đã thi đấu với Sacramento Kings tại Bắc Kinh hồi tháng 10/2014
Hồi 35 năm trước, Trung Quốc phục hồi quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, một phần trong hành trình từ chỗ bị cô lập trở lại hòa nhập với kinh tế toàn cầu.
Washington tin rằng sau hàng chục năm tiếp cận với giấc mơ Mỹ, Trung Quốc sẽ học hỏi được những giá trị cốt lõi từ đó, trong đó ít nhiều có cả vấn đề tự do ngôn luận và dân chủ.
Nhưng cho tới nay thì Trung Quốc mới chỉ đón nhận thể thao và các lĩnh vực giải trí và bỏ qua các giá trị khác.
Vào chiều Chủ Nhật, tại một trung tâm thương mại chuyên bán trà ở tây Bắc Kinh, những bé gái bảy tuổi trong những bộ váy lụa sặc sỡ gảy đàn tranh. Nhiều người trong các khán giả cũng mặc các bộ trang phục truyền thống.
Các hội viên Hiệp hội Trang phục Hán gặp gỡ nhau hàng tuần
Đàn dân tộc cũng thường được chơi trong các buổi gặp gỡ của Hiệp hội Trang phục Hán
Hiệp hội Trang phục Hán họp mặt hàng tuần nhằm bảo tồn thứ di sản mà các thành viên tin rằng còn phong phú hơn bất kỳ điều gì Hollywood có thể nghĩ ra.
Rực rỡ trong bộ áo choàng đỏ được thêu công phu, ôgn Lưu Bảo Khôn nói những nhóm họp mặt như thế này đang tạo đà phát triển cho phong trào trên cả nước.
"Thế giới thì đang phát triển cực kỳ nhanh chóng và Đảng (Cộng sản Trung Quốc) đang nói tới chuyện xây dựng một xã hội hài hòa", ông nói.
"Văn hóa Trung Quốc có bề dày hàng ngàn năm, được tổ tiên truyền lại và nay vẫn nằm giữa trong trung tâm cuộc sống của chúng tôi. Quảng bá nền văn hóa này là mục tiêu của Đảng và là mục tiêu mà nhân dân Trung Quốc chúng tôi đồng cảm, chia sẻ."
Một buổi chiều ngâm thơ Đường khiến người nghe nhớ lại kỷ nguyên vàng của Trung Quốc, thời thế kỷ thứ Tám, thật hài hòa với nội dung dòng chữ phía trên.
Khẩu hiệu của Chủ tịch Tập là trẻ hóa dân tộc Trung Quốc, bao gồm cả văn hóa, chính trị, thơ ca và thói gia trưởng.
Nhưng nay, xin lỗi nhé, người Mỹ chỉ về nhì, sau Trung Quốc. Mỹ có chấp nhận được chuyện đó không? Điều đó có định hình lại tính cách và tâm lý ưu việt hơn người của họ không?
Giáo sư Vương Nghĩa Nguy, Đại học Nhân dân TQ về Nghiên cứu Quốc tế
Giáo sư Vương Nghĩa Nguy từ Đại học Nhân dân Trung Quốc, chuyên về Nghiên cứu Quốc tế, cảnh báo rằng Trung Quốc của Chủ tịch Tập đang thách thức quan điểm cổ hủ của Hoa Kỳ về thế giới.
"Chúng tôi nay mơ về giấc mơ Trung Hoa. Trước đây, mọi người đều mơ giấc mơ Mỹ, Hoa Kỳ là một đất nước được xây dựng trên chủ nghĩa ngoại lệ Mỹ, với ý tưởng cho rằng người Mỹ đã được Chúa chọn, không ai sánh được."
"Nhưng nay, xin lỗi nhé, người Mỹ chỉ về nhì, sau Trung Quốc. Mỹ có chấp nhận được chuyện đó không? Điều đó có định hình lại tính cách và tâm lý ưu việt hơn người của họ không?"
Nhiều điểm tương đồng
Tại kỳ họp thượng đỉnh APEC được tổ chức tại Trung Quốc, Tổng thống Obama cho thấy ông sẵn sàng thử mặc đồ khác với những gì ông thường dùng.
Truyền thống tại các kỳ họp APEC là những người tham dự mặc trang phục dân tộc của nước chủ nhà, và Tổng thống Obama đã mặc chiếc áo lụa cao cổ kiểu Mao một cách trang nhã. Ông cũng tỏ ra vui vẻ khi xem pháo bông và màn trình diễn múa trống.
Trên thực tế thì Trung Quốc và Hoa Kỳ có rất nhiều điểm chung. Cả hai đều là những quốc gia tin rằng mình có số phận đặc biệt và coi nền văn hóa của mình là món quà đặc biệt dành cho nhân loại.
Cả hai đều là các cường quốc rộng lớn, một đang dẫn đầu thế giới, còn một đã từng và được trông đợi trong tương lai sẽ dẫn đầu thế giới.
Tất nhiên, hai nước cũng có nhiều khác biệt.
Hoa Kỳ là một nền dân chủ trẻ, hiếu thắng, trong lúc Trung Quốc là một quốc gia già cỗi, quan liêu.
Khi hội nghị thượng đỉnh APEC kết thúc và kỳ họp thượng đỉnh Mỹ-Trung bắt đầu, thì câu hỏi đối với cả hai sự kiện diễn ra tại Bắc Kinh là người khổng lồ nào sẽ vững vàng hơn trước những thách thức của thế kỷ 21?
Carrie Gracie
Phóng viên thường trú tại Trung Quốc
(BBC)

Có phải Trung Quốc đủ thực lực làm bá chủ thế giới?

WASHINGTON DC (NV) .- Trung Quốc không chỉ muốn cướp toàn bộ Biển Đông mà còn cao hơn nữa. Họ muốn thay thế Mỹ làm trùm thế giới, theo nhận định của một nhà phân tích chính trị ở Hoa Thịnh Đốn.

Tàu chiến Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông đầu năm 2014. (Hình:Navy.81.cn)
Cuộc va chạm với Việt Nam ở phía nam quần đảo Hoàng Sa hồi Tháng 5-2014 đã qua đi. Tuy Bắc Kinh rút giàn khoan HD981, nhưng không mấy ai tin là mọi nguy cơ  xung đột quân sự giữa Việt Nam với Trung Quốc, nói chung là giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, sẽ chấm dứt từ đây.
Hành động ngang nhiên đưa giàn khoan khổng lồ tới dò tìm dầu khí ở vùng biển tranh chấp chỉ là hành động mà Bắc Kinh muốn chứng tỏ cho mọi người thấy họ sẵn sàng dùng sức mạnh quân sự để kiểm soát, đúng hơn là chiếm đoạt, một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên rộng tới 3.5 triệu km2.
Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ khu vực Biển Đông, cả về quyền khai thác hải sản cũng như khai thác dầu khí, đã kéo dài suốt nhiều thế kỷ hoặc ở khu này hoặc ở khu khác, nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao lại bùng phát mạnh vào năm nay?
“Nhìn trên bình diện toàn cầu, hiện đang có vấn đề an ninh năng lượng mà tất cả các quốc gia Đông Nam Á, chứ không riêng gì Trung Quốc, cần có thêm năng lượng để phát triển.” 
Ông Lê Hoài Trung, đại diện thường trực của Việt Nam tại LHQ, nói với đài truyền hình CBS trong cuộc phỏng vấn. “Đối với Trung Quốc, vấn đề này với họ còn là vấn đề lớn hơn nữa như quý vị có thể đã biết. Từ năm 2009, Trung Quốc trở thành nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất trên thế giới.”
Ông Trung nói thêm “Tôi không nghĩ rằng họ có quyền dò tìm dầu khí ở vùng đó.”
Ông Lê Hoài Trung, theo CBS, cũng cho hay Trung Quốc xâm lấn lợi ích chiến lược, địa chính trị và quân sự bằng cách tuyên bố chủ quyền vùng nước chung quanh quần đảo Hoàng Sa (cách bờ biển Việt Nam 200 dặm cũng như cách đảo Hải Nam 200 dặm).
“Khoảng 70% hàng hóa thương mại toàn cầu vận chuyển bằng đường biển mà hai phần ba của tất cả hàng hóa thương mại vận chuyển qua Biển Đông.” Ông Trung nói.
Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ tuyên bố có lợi ích quốc gia (trên Biển Đông) và tại sao cả việc sản xuất cũng như vận chuyển dầu lại là trung tâm điểm của tranh chấp, ông Trung nói.
“Trung Quốc ngày càng mạnh hơn.” Ông Trung nói. “Nền kinh tế của họ tăng trưởng theo nhịp độ cao và cùng một lúc, ngân sách quân sự của họ tăng nhanh nhất từ năm 1988 đến nay, ít nhất 10% một năm. Vì thế mà Trung Quốc ở cái thế mạnh hơn.”
Quân đội Trung Quốc phát triển đã trở thành dấu hiệu chớp sáng như đèn neon (báo động) cho Hoa Kỳ và các cường quốc khác.
“Nếu quân đội được sử dụng cho mục đích phòng vệ, khi đó tôi nghĩ tất cả các láng giềng sẽ bớt lo ngại.” Ông Trung nói với CBS. “Nhưng nếu các láng giềng thấy quân đội được dùng cho các mục đích khác không phải theo bản chất tự vệ, khi đó trở thành quan ngại cho bất cứ nước nào, không riêng gì Việt Nam”.
Mưu tính nằm ở đằng sau các hành vi ngang ngược ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở khu vực có thể phức tạp, và liên quan đến những tranh chấp nội bộ và lợi ích của một số lãnh tụ ở Bắc Kinh nhằm thay đổi quan điểm của thế giới về cái nước khổng lồ, theo bà Elizabeth Economy, một phân tích gia kỳ cựu và là Giám đốc Nghiên cứu Á Châu của tổ chức nghiên cứu chính trị 'Hội đồng Quan Hệ Đối Ngoại' ở Hoa Thịnh Đốn.
Bà Economy chỉ ra rằng chuyện lộn xộn hồi Tháng 5 vừa qua “không phải là lần đầu mà người ta thấy hành vi ngang ngược của một số tay 'diễn viên' hải quân Trung Quốc khác nhau. Họ đã từng đâm tàu Nhật, tàu Philippines. Chuyện này (đâm tàu cảnh sát biển và tàu cá Việt Nam) chỉ là loại hành vi ngang ngược mới nhất của Trung Quốc”.
Cái nguy hiểm nhất, theo bà Economy, là cái thứ hành vi đó có thể dẫn đến “một thứ tính toán sai lầm, một thứ rủi ro và khi chúng phối hợp với tinh thần dân tộc mà chúng ta thấy ở các nước này, người ta sẽ thấy một thứ xung đột tầm mức nhỏ trở thành một cuộc xung đột quân sự toàn diện.”
Ý muốn của Trung Quốc, theo bà Economy nói, là không muốn bị đẩy vào phân giải xuyên qua tập thể khu vực như ASEAN, mà muốn khẳng định sức mạnh để rồi đàm phán trực tiếp với các láng giềng nhỏ hơn của họ.
“Khi họ cắm giàn khoan, lúc đó họ đang ở giữa các vụ thương thuyết với Việt Nam về hợp tác phát triển tài nguyên. Cho nên, tôi nghĩ họ chỉ muốn nối lại các cuộc đàm phán, và họ cảm thấy họ ở thế thượng phong cho cái loại đàm phán như vậy.” Bà Economy nói.
Cho dù Trung Quốc ở thế thượng phong, Việt Nam vẫn có thể có quân bài chủ.
“Tháng 5 năm tới, họ (TQ) dự tính đem giàn khoan trở lại. Nên tôi nghĩ Trung Quốc sẽ thuyết phục Việt Nam đừng đem vụ việc ra tòa án quốc tế vì đó là cái thế mạnh đáng kể mà Việt Nam có.” Bà Economy giải thích.
“Đây là một phần của chiến lược rộng lớn hơn của Trung Quốc.” Bà Economy nói thêm. “Nó liên quan đến giấc mộng Trung quốc của chủ tịch Tập Cận Bình, với một kiểu 'chúng ta đang làm sống lại một nước Trung quốc vĩ đại'.Trung Quốc nghĩa là vương triều ở trung tâm (thế giới), và đó là một phần của kế hoạch rộng lớn hơn hòa nhập Á châu cả về kinh tế và chiến lược mà tất cả mọi con đường đều dẫn tới Bắc Kinh.”
Cơ quan Thông Tin Năng Lượng Mỹ (EIA) ước lượng Biển Đông có trữ lượng khoảng 11 tỉ thùng dầu và 190 triệu tỉ mét khối khí đốt. Nhưng bà Economy cho rằng không phải chỉ vì dầu khí.
“(Dầu khí) không phải là trọng tâm của tranh chấp.” Bà Economy nói. “Thật ra, ở giữa cái này, là tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc dựa trên lịch sử, cái họ tin là một phần của lãnh thổ quốc gia, trở ngược lại nhiều thế kỷ trước. Trung Quốc bây giờ có khả năng kinh tế và quân sự để thể hiện những tuyên bố chủ quyền đó, và quý vị thấy một lãnh tụ Trung Quốc có tinh thần quốc gia cao ở thời điểm này, và là người hoàn toàn quyết đoán và sẵn sàng cố thực thi tuyên bố chủ quyền, cho nên điều này, trong nhãn quan của họ, đây là thời điểm của Trung Quốc”.
“Khi chủ tịch Tập Cận Bình vừa lên nắm quyền, ông ta ngay lập tức thăm viếng tất cả các tư lệnh quân đội. Ông ta nói về một yếu tố của giấc mơ Trung Quốc là một quân đội hùng mạnh, có khả năng không những bảo vệ Trung Quốc mà còn theo đuổi các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ. Đây là một phần của viễn ảnh lớn hơn mà theo tôi sẽ thấy Trung Quốc tiếp tục đầu tư rất mạnh mẽ cho quân đội.” Bà Economy nói.
Bà Economy cho rằng các nhóm khác nhau ở Trung Quốc hiểu khác nhau về mối quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ. Có những người muốn hợp tác với Mỹ, tức những người muốn thấy tương lai của hai quốc gia liên quan chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên cũng có nhóm đáng kể trong thượng tầng cai trị ở Trung Quốc nhìn thấy “mặt trời đang lặn đối với vị thế chúa trùm của Mỹ”.
Cái nhóm lãnh tụ Trung Quốc này, theo bà biện luận, “muốn lật nước Mỹ”.
Các biến cố ở khu vực vào mùa xuân và mùa hè vừa qua ở khu vực không được nhiều nước ở khu vực bầy tỏ quan tâm lắm khi nghĩ đến thách thức sức mạnh ngày càng tăng cao của Trung Quốc.
“Chúng tôi coi trọng tình bằng hữu với Trung Quốc.” Đại sứ CSVN Lê Hoài Trung nói. “Trung Quốc là nước láng giềng và chúng tôi có nhiều điểm chung và chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể hưởng lợi từ sự phát triển của Trung Quốc”.
Lượm nhặt được một miếng từ sự tăng trưởng của Trung Quốc có thể là điểm then chốt. Đông Nam Á, ông Trung chỉ ra, từng có chiến tranh trong các thập niên 50, 60 và 70 và chẳng có ai muốn quay trở lại xung đột.
Bà Economy cho rằng khung cảnh đang thay đổi. “Lần đầu tiên, chắc chắn là trong 150 năm qua, Trung Quốc cảm thấy họ có khả năng quân sự để thực thi các tuyên bố chủ quyền.” Bà nói. (TN)
(Người Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét