Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

11 tuổi đời đi tìm công lý cho cha mẹ

  • 11 tuổi đời đi tìm công lý cho cha mẹ (RFA) - Trong số hàng triệu dân oan ở VN hiện nay có không ít nạn nhân là trẻ em. Hòa Ái ghi nhận một trường hợp điển hình về hành trình kêu oan cho cha mẹ của cô bé 11 tuổi, ở Bình Phước, tên Ngô Thị Cẩm Hiếu.
  • Samsung ‘rót’ thêm 3 tỷ đôla vào Việt Nam (VOA) - Samsung dự kiến sẽ bỏ ra thêm 3 tỷ đôla để xây dựng một nhà máy sản xuất điện thoại di động thông minh tại tỉnh Thái Nguyên, song song với một cơ sở khác đã đi vào hoạt động
  • Nhận diện chủ trương bạo hành - tra tấn hãm hại giới bảo vệ Nhân quyền (RFA) - Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ Tom Malinowski nói với báo giới vào ngày cuối của chuyến công du 5 ngày tại Hà Nội rằng “Sẽ không có tiến bộ nếu thả chục người rồi lại bắt hơn chục người khác. Do đó chúng tôi nhấn mạnh việc theo đuổi các cam kết mà VN tuyên bố bằng cách cải cách luật pháp…”
  • Làm sao để trường sinh bất tử? (BBC) - Khi ngày càng có nhiều người sống thọ cả thế kỷ, không ít người tự hỏi liệu chúng ta có thể sống đến bao lâu, và cần phải làm những gì để có tuổi thọ ấn tượng như vậy.
  • Du lịch « nông phẩm » (RFI) - Để chứng tỏ minh bạch thông tin và cũng nhằm đáp ứng sự tò mò của của công chúng mê ẩm thực, nhiều công ty lớn và nhiều vùng tại Pháp đang phát triển mạnh một hình thức du lịch mới gọi là du lịch « nông phẩm » để giới thiệu những đặc sản hay công nghệ của mình.
  • Bắc Kinh kiểm duyệt số liệu của Sứ quán Mỹ về ô nhiễm (RFI) - Chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh cho một nhà cung cấp nổi tiếng về các ứng dụng điện thoại thông minh phải gỡ bỏ các dữ liệu về ô nhiễm không khí tại Bắc Kinh do đại sứ quán Hoa Kỳ cung cấp. Một phát ngôn viên của doanh nghiệp này hôm nay 11/11/2014 cho AFP biết như trên.
  • Mỹ- Nga- Trung Quốc họp thượng đỉnh 3 lần (RFA) - Bên lề Thượng Đỉnh APEC, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama và Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã gặp nhau 3 lần, để thảo luận về những vấn đề quan trọng như Syria, Iran và Ukarine.
  • Chính quyền Hồng Kông sắp giải tỏa các khu chiếm đóng (RFI) - Ngày 11/11/2014 chính quyền Hồng Kông cảnh báo, các thừa phát lại có phán quyết của tòa án và được cảnh sát hỗ trợ, đang chuẩn bị giải tán những người biểu tình đòi dân chủ đã cố thủ từ hơn sáu tuần qua.
  • Cuba lập đường dây nóng chống tham nhũng (RFI) - Viện Kiểm sát Trung ương Cuba, đơn vị hỗ trợ cuộc « thập tự chinh » chống tham nhũng do Chủ tịch Raul Castro đưa ra, đã mở một đường dây nóng để tiếp nhận các tố cáo của dân chúng. Báo chí Cuba hôm 10/11/2014 cho biết như trên.
     
  • Thuyền trưởng phà đắm Sewol bị tuyên phạt 36 năm tù (RFI) - Sau phiên tòa kéo dài 5 tháng, thuyền trưởng chiếc phà Sewol, ngày 11/11/2014 bị kết án 36 năm tù vì đã chạy thoát thân, bỏ mặc hơn 300 hành khách trên chiếc phà Sewol bị đắm hôm 16/4/2014 tại vùng biển phía nam Hàn Quốc. Tòa đã bác bỏ đề nghị của Viện công tố đòi tuyên án tử hình viên thuyền trưởng 68 tuổi này vì tội « sát nhân » mà chỉ buộc tội « vô trách nhiệm chuyên môn dẫn đến hậu quả chết người ».
  • Thượng đỉnh ASEAN : Đấu trường mới cho tranh chấp Biển Đông (RFI) - Nếu chỉ được nhắc tới một cách thoáng qua tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh bế mạc vào hôm nay, 11/11/2014, hồ sơ Biển Đông được cho là sẽ được tranh cãi trở lại nhân Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN sẽ mở ra vào ngày mai tại Naypyidaw, thủ đô Miến Điện.
  • Biển Đông : Tập Cận Bình ca ngợi nền ‘ngoại giao kín đáo’ của Malaysia (RFI) - Tranh thủ Hội nghị Thượng đỉnh APEC, Bắc Kinh tiếp tục thúc đẩy quan điểm của mình về Biển Đông nhân các cuộc gặp song phương. Ngày 10/11/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lần lượt tiếp xúc với lãnh đạo Malaysia và Philippines. Ông đặc biệt ca ngợi điều được Bắc Kinh gọi là chính sách « ngoại giao thầm lặng » của Kuala Lumpur trong hồ sơ tranh chấp Biển Đông.
  • Thủ tướng tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 25 (BaoMoi) - (Baodautu.vn) Hôm nay (11/11), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tới Thủ đô Nay Pyi Taw (Myanmar) để tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 25 (HNCC ASEAN 25) và các Hội nghị Cấp cao liên quan trong hai ngày 12 và 13/11, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Myanmar Thein Sein.
  • Biển Đông và chống khủng bố, trọng tâm của thượng đỉnh ASEAN (RFI) - Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 25 tại Naw Pyi Daw, Miến Điện sẽ diễn ra trong hai ngày 12 và 13/11/2014  với hai chủ đề chính : tranh chấp chủ quyển ở Biển Đông và chống lực lượng Nhà nước Hồi giáo. Từ Nay Pyi Daw, đặc phái viên Thanh Phương gởi về bài tường trình.
  • Thượng đỉnh Nhật-Trung Quốc bên lề APEC (RFA) - Sáng nay khi nói với báo chí tại Bắc Kinh, Thủ Tướng Nhật nhắc lại Trung Quốc và Nhật đều có trách nhiệm giúp xây dựng ổn định, hòa bình và phát triển toàn cầu. Ông cũng cho rằng thế giới muốn thấy quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh được cải tiến.
  • APEC – Bắc Kinh : Putin đối mặt với hổ (RFI) - Đến Bắc Kinh dự Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương trong ánh hào quang của người được đánh giá là có « quyền lực nhất thế giới », Tổng thống Nga Vladimir Putin phải đối mặt với những thách thức to lớn trong lĩnh vực đối ngoại, mà theo ví von của AFP, thì giống như một người bị đẩy xuống hố phải đấu với cọp để bảo toàn mạng sống. Thế nhưng, như thông lệ, ông Putin không phải là một con cừu dễ bị ăn thịt.
  • APEC 2014 : Mỹ-Trung gườm nhau tại Châu Á (RFI) - Chiêu bài kinh tế của Bắc Kinh đang tạo ra « một bộ mặt dễ mến » cho sự bành trướng và che đậy những mưu đồ chiến lược khác của Trung Quốc, trong đó có những đòi hỏi chủ quyền trên biển Hoa Đông và Biển Đông.
  • APEC thông qua lộ trình hướng tới vùng tự do mậu dịch CA-TBD (RFI) - Ngày 11/11/2014, ngày thứ hai của Thượng đỉnh Diễn đàn Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thông báo, lãnh đạo các thành viên APEC đã thông qua « lộ trình » hướng tới việc thành lập một khu vực tự do mậu dịch chung cho toàn vùng (FTAAP).
  • Trung Quốc vận động thị trường tự do châu Á TBD (RFA) - Cùng tăng tốc hội nhập, cùng tăng tốc hợp tác để cùng phát triển và giúp tăng trưởng kinh tế toàn cầu, là những điểm được Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Tập Cận Bình nói đến trong bài diễn văn khai mạc Thượng Đỉnh APEC kỳ thứ 22 đang diễn ra tại Bắc Kinh.
  • Pháp kỷ niệm 100 năm Đệ nhất Thế chiến (RFI) - Tổng thống Pháp hôm nay 11/11/2014 kết thúc một năm hoạt động kỷ niệm một trăm năm Đệ nhất Thế chiến, với việc khánh thành một đài tưởng niệm khắc tên 580.000 người lính tử trận từ 1914-1918 tại miền bắc nước Pháp, không phân biệt quốc tịch hay tín ngưỡng.
  • Đàm phán về hạt nhân Iran (RFI) - Ngày 11/11/2014, các quan chức cao cấp của Teheran và sáu cường quốc thế giới bước vào vòng đàm phán mới tại Muscat, thủ đô của Oman với hy vọng đạt được một thoả thuận dứt điểm về hồ sơ hạt nhân Iran vào cuối tháng này.
  • Vanessa-Mae bị cấm thi đấu (BBC) - Cây vĩ cầm Vanessa-Mae đã bị cấm trượt tuyết trong bốn năm vì kết quả bị giả mạo để cô có thể thi Olympics Mùa đông ở Sochi.
  • Phú Yên triển khai đề án PBGDPL (BaoMoi) - Trong hai ngày 11-12/11, tại Bộ Chỉ huy BĐBP Phú Yên, Ban Chỉ đạo Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2013 – 2016” tỉnh Phú Yên tổ chức hội nghị tập huấn thực hiện Đề án cho 70 cán bộ là báo cáo viên, tuyên truyền viên và đội ngũ nòng cốt trong của 28 xã, phường, thị trấn ven biển của tỉnh.
  • Cảnh báo thời tiết nguy hiểm (BaoMoi) - QĐND - Chiều 11-11, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương đã phát đi cảnh báo về thời tiết nguy hiểm ở Bắc Bộ, Trung Bộ, Vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc Biển Đông. Theo đó, từ ngày 12-11, bộ phận không khí lạnh di chuyển xuống phía Nam được tăng cường mạnh trở lại. Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên ngày 12-11 ở các tỉnh Bắc Bộ tiếp tục có mưa nhỏ. Từ hôm nay, ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông. Gió Đông Bắc trong đất liền lại mạnh lên cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4. Ở vịnh Bắc Bộ có gió Đông Bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6; từ chiều nay mạnh lên cấp 6, giật cấp 7-8. Biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2. Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) từ đêm nay gió Đông Bắc lại mạnh lên cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2.
  • Ấn Độ sẽ gửi thông điệp cứng rắn tới Trung Quốc (BaoMoi) - Theo báo “Hindu” ngày 11/11, mối quan tâm của Ấn Độ đối với các động thái của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ được thảo luận tại Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Myanmar.
  • Tàu ma, ụ nổi: Làm gì cho đỡ...xót? (BaoMoi) - (Tin tức thời sự) - Tàu ma, ụ nổi của Vinashin, Vinalines hoàn toàn có thể cải hoán thành tàu “căn cứ tổng hợp” như cách TQ đang làm với ụ nổi của họ ở Trường Sa
  • Biển Đông: Cần thông qua đàm phán trao đổi chân thành (BaoMoi) - ANTĐ - Ngày 10-11, tại Đại lễ đường nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 22 (APEC 22). Hai bên đã trao đổi ý kiến sâu rộng về phương hướng lớn làm sâu sắc quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc.

-Đừng để chất xám của người Việt đi phục vụ nước ngoài

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

2014-11-11

Ngoài máy trồng mì, ông Trần Quốc Hải còn sản xuất hàng loạt máy như máy nhổ củ mì, máy làm cỏ, máy bón phân..., cơ giới hóa gần như toàn bộ quy trình trồng mì.
Ngoài máy trồng mì, ông Trần Quốc Hải còn sản xuất hàng loạt máy như máy nhổ củ mì, máy làm cỏ, máy bón phân…, cơ giới hóa gần như toàn bộ quy trình trồng mì.  -Courtesy Cokhinangluong.com
http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf
Chế tạo máy, đưa ra qui trình trồng mỳ (sắn), rồi tham gia sửa chữa xe bọc thép đến chế tạo xe bọc thép mới với những tính năng đặc biệt phù hợp với khu vực Đông Nam Á, hai cha con ông Trần Quốc Hải- Trần Quốc Thanh được Vương Quốc Kampuchia trao tặng huân chương Đại tướng quân.

Sự kiện này được truyền thông Việt Nam loan tin khá nhiều và cư dân mạng xôn xao bình luận về việc nguồn chất xám không được trọng dụng để phục vụ đất nước; trong khi đó nước ngoài lại biết trân trọng những đóng góp khoa học như thế.
Trong chương trình Khoa học- Môi trường hôm nay, Gia Minh nói chuyện với ông Trần Quốc Hải. Từ xưởng của gia đình ở ấp 2, xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, ‘nhà khoa học chân đất’ Trần Quốc Hải mở đầu câu chuyện với thời điểm nhận được huân chương Đại tướng quân của Kampuchia:
Ông Trần Quốc Hải: Vào ngày 13 tháng 10 năm 2014.
Gia Minh: Được danh hiệu đó do giúp cho Kampuchia những gì?
Ông Trần Quốc Hải: Thứ nhất tôi cơ giới hóa cây mỳ cho Kampuchia, thứ nhì tôi nâng cấp, sửa chữa xe bọc thép cho quân đội Kampuchia và sau cùng là chế tạo một chiếc xe bọc thép với tính năng mới, đặc thù riêng, tác chiến ở vùng Đông Nam Á cho quân đội Kampuchia.
Gia Minh: Có ba đóng góp cho họ như vậy; nhưng trước hết việc cơ giới hóa canh tác cây mỳ rất cần cho nông dân, ông có thể nói rõ hơn về điều này?
Ông Trần Quốc Hải: Từ hồi nào giờ, cây mỳ tại vùng Đông Dương này đều canh tác bằng tay; như thế hiệu suất thấp. Tôi chế tạo ra máy trồng mỳ, chăm sóc cỏ, bón phân bằng máy thích hợp với vùng Đông Nam á. Ở Kampuchia người ta cần trồng mỳ vì bây giờ nhu cầu rất lớn, họ đọc qua mạng và thấy nên cử một ông trung tướng ( tên Soy Narit) xuống tiếp xúc mua bán với tôi và tôi chuyển giao công nghệ cho họ. Họ ứng dụng tại tỉnh Kompong Speu thuộc Lữ đoàn 70.
Gia Minh: Công nghệ này có được ứng dụng tại khu vực Tây Ninh ra sao không?
Ông Trần Quốc Hải: Có ứng dụng trồng đại trà trên 64 héc ta, kết quả thu được rất lớn, tức trên một héc ta thu được hơn 80 tấn. Cách nhà tôi khoảng 10 cây số, diện tích đất lâm nghiệp đó do anh Bình quản lý, tôi cung cấp máy cho anh ta, sau đó tôi và anh Bình tìm ra một qui trình mới canh tác khác xa so với truyền thống, tập tục của ông bà mình. Tức trồng bằng máy, thu hoạch bằng máy, bón phân, chăm sóc bằng máy, bỏ qua giai đoạn phun thuốc sát trùng, máy móc thay thế. Máy móc rất dễ sử dụng, trình độ của người nông dân tiếp xúc rất dễ dàng. Hiện nay anh Bình đang thu hoạch và bình quân trên 80 tấn một héc ta.
Gia Minh: Công nghệ này có được sở và bộ nông nghiệp công nhận không và có được áp dụng cho nơi nào khác không?
Ông Trần Quốc Hải: các bộ, ban ngành công nghệ đã công nhận một phần rồi. Ví dụ như máy trồng mỳ đã được sở khoa học- công nghệ công nhận. Và qui trình trồng mỳ thì họ nói cứ quay video clip lại, sở khoa học- công nghệ sẽ cử người xuống để đăng lý sở hữu trí tuệ.
Gia đình ông Trần Quốc Hải bên cạnh những chiếc xe của hai cha con ông sửa chữa và chế tạo
Gia đình ông Trần Quốc Hải bên cạnh những chiếc xe của hai cha con ông sửa chữa và chế tạo
Gia Minh: Đã lâu rồi và mang sang ứng dụng bên Kampuchia mà chưa đăng ký?
Ông Trần Quốc Hải: Quan niệm của tôi muốn làm ra máy móc để sản xuất nhiều lương thực cho con người, tôi không muốn dành riêng cho tôi. Tôi đọc trên mạng thấy rằng cây mỳ hiện là cây chủ lực ở quê hương tôi nhưng cũng rất cần để cứu đói thế giới trong chương trình của Bill Gates. Tôi là người đam mê khoa học, tôi cũng muốn đóng góp một phần vào chương trình này nên tôi đặc biệt nghiên cứu về cây mỳ và những máy móc liên quan để sau khi thành công tôi sẽ tặng máy móc và qui trình của công nghệ này cho chương trình của Bill Gates nhằm cứu đói người Phi Châu. Trước đây từng có ông Võ Tòng Xuân đại diện cho chương trình của Bill Gates ở Nigeria có tiếp xúc với tôi nhưng do lúc đó qui trình chưa hoàn chỉnh thành ra tôi chưa hợp tác được. Bây giờ qui trình đó đã thành công rồi, tôi muốn đóng góp cho chương trình của Bill Gatges, tôi muốn san xẻ- trong khi mình no mà người ta đói thì mình là con người với con người phải có sự chia sẻ.
Gia Minh: Từ lĩnh vực máy móc nông nghiệp, sao ông lại chuyển sang lĩnh vực sửa chữa xe bọc thép cho Kampuchia và làm ra xe bọc thép mới như thế?
Ông Trần Quốc Hải: Sau khi tôi chuyển giao công nghệ trồng mỳ cho Kampuchia, tôi ở Lữ đoàn 70 tại đó có những xe bọc thép do Liên Xô chế tạo và hay bị hỏng hóc vì Liên xô chế tạo không phù hợp điều kiện nhiệt đới. Liên Xô, Ukraina và Việt Nam tham gia sửa chữa những xe đó. Họ ( Kampuchia) rất phàn nàn; chuyện Liên xô và Ukraina thì tôi không quan tâm, nhưng khi họ phàn nàn vấn đề chuyên gia Việt Nam sửa chữa xong, quay lưng đi thì xe lại hư. Tôi là người Việt Nam nên tôi tự ái, hơn nữa tôi biết cơ khí nên tôi sửa một số xe cho họ. Sau đó tôi nghiên cứu và thấy xe Liên xô chế tạo không phù hợp với chiến trường, thời tiết Đông Dương. Tốt hơn hết nên cải tiến động cơ diesel và chế tạo lại cho phù hợp với vùng nhiệt đới. Họ nhất trí, đầu tiên tôi sửa chữa, nâng cấp. Sau khi nâng cấp được 11 chiếc thì những nhà khoa học và các tướng lãnh Kampuchia nói rằng chiếc xe BTR60 với những chiếc ( không nghe rõ) không phù hợp với chiến trường Đông Dương dẫn đến hay hỏng hóc; nên tìm giải pháp mới chế tạo cho phù hợp. Sau đó mới cho ra đời chiếc xe đầu tiên của Kampuchia.
Gia Minh: Người ta hổ trợ những gì về nguyên, vật liệu và phương pháp, nhà máy sản xuất ra sao?
Ông Trần Quốc Hải: Họ xin ý kiến của ông Pol Saroun tổng tư lệnh quân đội và thủ tướng Hun Sen. Lữ đoàn 70 được sự giúp đỡ vô hạn định. Công cụ máy móc thì tối thiểu nhưng chúng tôi phải làm việc tối đa. Nghĩa là lấy trí thông minh, sức lực con người để khắc phục vấn đề máy móc, nhà máy.
Gia Minh: Xe chế tạo ra rồi và bản quyền thuộc về ai?
Ông Trần Quốc Hải: Đã qua thử nghiệm một cách chặt chẽ, quân đội Kampuchia đã nghiệm thu. Lữ đoàn 70 và bản thân tôi được đích thân thủ tướng Hun Sen khen thưởng. Bản quyền tất nhiên thuộc Kampuchia, bởi vì tất cả vật chất, tiền bạn, con người phía Kampuchia bỏ ra, tôi chỉ đóng góp một phần thôi.
Gia Minh: Và công trình đó phải mất bao lâu mới ra sản phẩm?
Ông Trần Quốc Hải: Chiếc xe mới chúng tôi vừa nghiên cứu, vừa chế tạo trong bốn tháng.
Gia Minh: Mới trong năm nay thôi. Và trước đây cũng được biết ông có kế hoạch chế tạo máy bay, kế hoạch đó đến nay ra sao rồi?
Ông Trần Quốc Hải: Kế hoạch chế máy bay do luật pháp Việt Nam ràng buộc quá nên tôi không thể thực hiện được. Sau đó Viện Bảo tàng O’Mally ở New York đề nghị mua lại để triển lãm nên tôi đã bán cho viện bảo tàng đó rồi.
Gia Minh: Ông có thể tiết lộ họ mua với giá bao nhiêu?
Ông Trần Quốc Hải: Tôi có thể nói rõ ràng họ mua với giá ưu đãi. Đó chính là động lực thúc đẩy cho tôi làm khoa học và tôi có một số vốn kha khá để tiếp tục công trỉnh của tôi. Tôi rất cám ơn Viện bảo tàng O’Mally.
Gia Minh: Ông nói muốn tiếp tục công trình là công trình nào?
Ông Trần Quốc Hải: Công trình máy bay trực thăng. Các quan chức Kampuchia họ có đề nghị tôi tới đây chế tạo mới ở Kampuchia. Họ sẽ lo thủ tục, giấy tờ đồng thời họ lo một phần về vật chất cho tôi. Tới đây tôi sẽ chế trực thăng trên tiêu chí mới chứ không chế theo kiểu cũ nữa. Vì sau này, cách đây 10 năm tôi có một số ý tưởng mới. Ví dụ sau này tôi chế chiếc trực thăng với tiêu chí chiếc ô tô, giá cả phù hợp và khi bay nếu động cơ có sự cố rơi thì không chết phi hành đoàn.
Gia Minh: Nhưng vì sao không thực hiện ở Việt Nam mà sang thực hiện ở Kampuchia?
Ông Trần Quốc Hải: Ở Việt Nam rào cản về hành chính rất lớn, hơn nữa cũng không quan tâm đến khoa học- kỹ thuật. Kampuchia khác với Việt Nam; tức anh làm được một công trình khoa học thì được chính phủ, Nhà nước hoan nghênh và công nhận là nhà khoa học. Ví dụ khi tôi nâng cấp, cải tiến xe bọc thép xong họ công nhận tôi là nhà khoa học quân sự. Ở Việt Nam các nhà khoa học không làm được công trình nào cả, còn người làm thì bị gán cho tên ‘Hai Lúa’ như tôi. Quan điểm khác nhau nên mình thấy chỗ nào phù hợp mình đến. Khoa học không có biên giới, chỗ nào chính sách phù hợp với mình, điều kiện tốt với mình thì mình đến đó chế tạo.Biết đâu 5,7, 10 năm nữa tôi thành công và Việt Nam cần thì tôi bán về Việt Nam. Làm khoa học rất hay: ‘tổ quốc không biên giới’.
Gia Minh: Ở Việt Nam ngoài ông ra cũng có một số người chế tạo trực thăng, tàu ngầm ở Hà Nội, Sài Gòn; ông có quen biết và liên lạc với họ để cùng chia xẻ không?
Ông Trần Quốc Hải: Rõ ràng họ đi vào con đường mà tôi bị vấp phải trước đây, tôi là một bài học, một kinh nghiệm cho họ. Tôi may mắn hơn họ vì được Vương quốc Kampuchia trọng dụng. Tới bây giờ tôi cũng chưa có điều kiện để liên lạc, vì mỗi ngành nghề mỗi khác nhau, quan điểm cũng khác nhau nên chưa tìm được tiếng nói chung.
Gia Minh: Xin ông chia xẻ trước đây ông có học về cơ khí… ở trường học, đơn vị nào?
Ông Trần Quốc Hải: Tôi xin nói con người làm gì khác thiên hạ cũng là định mệnh, số mệnh do Ông Trời khiến. Có một số cái có thể học được, có một số cái không thể học được. Tôi chế trên nguyên lý của người khác, nhưng về bản chất hoàn toàn khác: học cũng là học cái đã rồi, đọc cũng là đọc cái đã qua, chỉ có lao động mới tìm ra cái mới. Đó là nguyên lý của tôi. Tôi có đến trường đại học để học chế xe bọc thép phù hợp với chiến trường Đông Dương , chế qui trình trồng mỳ để thay đổi tập quán của ông cha từ lâu đời, làm ra nhiều lương thực, giải phóng cho con người thì không đại học nào dạy được. Nếu các đại học dạy được như thế thì dân Phi châu không đói, dân châu Á không đói.
Gia Minh: Con của ông có học hành qua trường lớp thế nào không?
Ông Trần Quốc Hải: Con tôi học hết lớp 12 và sau sự kiện ‘máy bay’ đó thì cháu qua Mỹ với tôi. Chính phủ Mỹ và các tổ chức nhân đạo ở đó sẵn sàng nuôi nấng cho cháu đi học, nhưng cháu thấy giáo dục theo kiểu ‘từ chương’ không phù hợp với cháu nên sau đó 3 tháng cháu đi về Việt Nam. Cháu cũng học những thực tiễn như tôi và bây giờ cũng có tay nghề nhất định. Vương quốc Kampuchia cũng công nhận cháu ở trình độ kỹ sư. Cháu cũng có đóng góp cho Kampuchia và Việt Nam nhiều.
Gia Minh: Những đóng góp của cháu là gì?
Ông Trần Quốc Hải: Ví dụ cháu kết hợp với tôi trong qui trình canh tác cây mỳ, giải phóng sức lao động, tăng năng suất, bảo vệ môi trường. Rồi máy phun thuốc cao su. Ở Kampuchia cháu cùng tôi trao đổi, truyền đạt lại qui trình trồng mỳ và cũng cùng tôi nâng cấp, chế tạo xe bọc thép, chế tạo xe bọc thép mới.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn các bạn trong chương trình kỳ tới.

-11 tuổi đời đi tìm công lý cho cha mẹ

Hòa Ái, phóng viên RFA

2014-11-11
Be-Hieu.jpg
Bé Ngô Thị Cẩm Hiếu chụp trước Toà án huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước trong phiên sơ thẩm ngày 25/2/2014 Photo courtesy of danlambao
http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf
Trong số hàng triệu dân oan ở VN hiện nay có không ít nạn nhân là trẻ em. Hòa Ái ghi nhận một trường hợp điển hình về hành trình kêu oan cho cha mẹ của cô bé 11 tuổi, ở Bình Phước, tên Ngô Thị Cẩm Hiếu.

“Hồi lúc ra Hà Nội, em ở đó khoảng 3 tháng hè. Xong rồi em về lại đây. Em đi thêm khoảng 1,2 tháng nữa. Sau đó em ở nhà, mẹ đi còn em không đi nữa. Cũng có nhiều người đi kiện nên khoảng 5,6 người ở cùng 1 nhà trọ. Lúc em đi với mẹ thì không làm gì nhưng khi mẹ đi một mình thì mẹ phải đi rửa chén thuê. Đi khiếu kiện ở các cơ quan như Bộ Tư pháp, cơ quan Cảnh sát Điều tra và Viện Kiểm sát… Có vài nơi phải đợi lâu lắm thì người ta mới tiếp cho. Người ta xem kỹ hồ sơ rồi viết đơn yêu cầu tỉnh Bình Phước điều tra và làm rõ lại vụ việc…Em muốn Tòa án phải điều tra thật kỹ càng, phải xử thật nghiêm minh để những ai làm sai trái trước pháp luật bị pháp luật trừng trị chứ không được bắt oan những người như ba mẹ của em”.
Vừa rồi là câu chuyện kể đi kêu oan và ước vọng của bé Ngô Thị Cẩm Hiếu, 11 tuổi, con của 2 dân oan là ông Ngô Văn Huynh và bà Nguyễn Thị Tâm ở xã Đường 10, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
Em muốn Tòa án phải điều tra thật kỹ càng, phải xử thật nghiêm minh để những ai làm sai trái trước pháp luật bị pháp luật trừng trị chứ không được bắt oan những người như ba mẹ của em.
– Bé Ngô Thị Cẩm Hiếu
Biến cố xảy đến với gia đình bé Cẩm Hiếu cách nay 4 năm, bắt đầu từ một giao dịch dân sự. Gia đình bị cảnh xiết nợ gây thiệt hại tài sản, bị mất đất trở thành dân oan. Bé Cẩm Hiếu đã cùng mẹ ngược xuôi Nam- Bắc đi khiếu kiện vì cho rằng cơ quan thẩm quyền địa phương giải quyết vụ cưỡng chế bán đấu giá tài sản của gia đình không thỏa đáng. Ông Ngô Văn Huynh, cha bé Cẩm Hiếu bị bắt ngày 4 tháng 7 năm 2013 và mẹ bé Cẩm Hiếu, bà Nguyễn Thị Tâm bị bắt giữ sau chồng 2 tháng vì bị cáo buộc tội đánh cán bộ xã là người thân của chủ nợ. Bí thư Xã đoàn, đảng viên Trần Thị Bích Toàn được chỉ định là người bảo hộ cho bé Cẩm Hiếu. Tuy nhiên, bé Cẩm Hiếu không nhận được bất kỳ sự liên lạc nào từ người bảo hộ do Tòa án Nhân dân huyện Bù Đăng chỉ định mà em phải nương nhờ vào gia đình của người bác họ.
Phiên tòa sơ thẩm TAND huyện Bù Đăng mở hôm 25 tháng 2 năm 2014, kết án ông Huynh và bà Tâm, mỗi người, 5 năm 6 tháng tù giam với tội danh “cố ý gây thương tích” theo khoản 3, Điều 114 Bộ luật Hình sự và bị buộc bồi thường cho nạn nhân, ông Nguyễn Bá Tuyên, số tiền 71 triệu đồng. Cha mẹ của bé Cẩm Hiếu đã phản đối bản án này và làm đơn kháng cáo phúc thẩm.
Phiên tòa phúc thẩm được mở 2 lần. Lần thứ nhất vào ngày 17 tháng 9 năm 2014 nhưng đã hoãn lại do thiếu nhân chứng và nhiều chứng cứ quan trọng chưa được kiểm tra làm rõ. Phiên phúc thẩm thứ hai được mở vào ngày 10 tháng 10 năm 2014, bé Cẩm Hiếu òa khóc trước tòa, kêu oan cho cha mẹ, đặt câu hỏi với tòa rằng “chú Tư-hàng xóm chứng kiến vụ việc xảy ra mà sao không được mời lên làm nhân chứng”.
Thế nhưng, một vị Thẩm phán đã cắt ngang câu hỏi này. Cũng tại phiên tòa phúc thẩm lần 2, ông Ngô Văn Huynh đã nói ông không còn cách nào khác hơn là phải đánh trả lại ông Nguyễn Bá Tuyên khi ông này cầm gậy xông vào đánh vợ con mình. Ông Huynh cũng xin Tòa ở tù thay cho vợ để bà Tâm được về nuôi con. Kết thúc phiên tòa phúc thẩm lần hai là quyết định của Tòa hủy bảm án sơ thẩm ngay lập tức.
Quyền trẻ em ở đâu?
Cuộc sum họp gia đình ngắn ngủi 45 phút đồng hồ của cô bé 11 tuổi với cha mẹ trong khi chờ tòa nghị án và tuyên bố hủy bán án sơ thẩm là niềm hạnh phúc vô bờ bến đối với bé Cẩm Hiếu. Niềm hân hoan và hy vọng sớm gặp lại được cha mẹ của bé Cẩm Hiếu được bày tỏ khi trò chuyện với đài ACTD sau khi gặp cha mẹ ở tòa. Bà Bùi Thị Qui, người đang nuôi dưỡng bé Cẩm Hiếu chia sẻ:
“Hôm nọ thì bảo là bảo lãnh cho ba mẹ cháu ra thì nó mừng từ hôm nọ tới nay. Nếu ở trên giúp đỡ cho cháu thì cháu nó cũng đỡ. Mà chắc gì…tôi sợ là không được”.
Trao đổi về hoàn cảnh gia đình của bé Cẩm Hiếu, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP. HCM, cho biết bản án sơ thẩm đối với cha mẹ của bé Cẩm Hiếu có vấn đề. Luật sư Hậu phân tích đã có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật và trong quá trình xét xử vụ án, phiên tòa sơ thẩm đã không xem xét kỹ hồ sơ, không điều tra đầy đủ cho nên phiên tòa phúc thẩm có thể hủy hoặc sửa lại bản án. Luật sư Hậu cho biết thêm, trong quá trình hủy hay sửa bản án, tòa có thẩm quyền ra phán quyết thả tự do cho bị cáo do thấy thời gian cách ly không cần thiết. Luật sư Hậu nhấn mạnh, theo Hiến pháp và luật pháp quy định, những người thân trong họ hàng thuộc diện thừa kế thứ nhất của gia đình bé Cẩm Hiếu hoặc Ủy ban Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em có thể làm đơn cho cả ông Ngô Văn Huynh và bà Nguyễn Thị Tâm tại ngoại trong khi vụ án xét xử lại từ đầu. Luật sư Hậu nói:
Theo Luật Luật sư thì họ phải bảo vệ công lý, phải giúp cho bị can-bị cáo và bảo đảm quyền tự do, quyền con người của công dân đó, đặc biệt đối với trẻ em vị thành niên.
– Luật sư Nguyễn Văn Hậu
“Họ có quyền yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng tức là Tòa án hoặc Viện Kiểm sát đề nghị với Đoàn Luật sư ở địa phương cử luật sư bào chữa cho trẻ em chỉ định này. Và khi luật sư chỉ định tham gia thì họ phải tận tâm. Theo Luật Luật sư thì họ phải bảo vệ công lý, phải giúp cho bị can-bị cáo và bảo đảm quyền tự do, quyền con người của công dân đó, đặc biệt đối với trẻ em vị thành niên”.
Năm 1941, trong bài thơ “Kêu gọi Thiếu nhi”, Hồ Chủ tịch viết “Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Thế nhưng, bé Cẩm Hiếu là một “bé ngoan” khi phải lặn lội hơn trăm cây số thăm nuôi cha mẹ với chút ít thức ăn trong hoàn cảnh không có tiền và giữ kín không cho ai biết cha mẹ bị đi tù dù là tù oan vì sợ thân sinh bị khinh ghét, dèm pha.
Câu chuyện tuổi thơ của cô bé Ngô Thị Cẩm Hiếu, học lớp 6 cũng là câu chuyện của nhiều trẻ em không may mắn ở VN khi gia đình bị rơi vào hoàn cảnh dân oan. Và hành trình đi tìm công lý của các gia đình này vẫn đầy chông gai trước mắt.

-Xung quanh chuyện bố con ông Trần Quốc Hải ở Tây Ninh chế tạo xe bọc thép cho Căm Pu Chia

Nguyễn tường Thụy -RFA

Ông Trần Quốc Hải và gia đình với những xe thiết giáp do cha con ông làm ra
Nghĩ đến chuyện bố con ông Trần Quốc Hải ở Tây Ninh chế tạo hàng loạt xe bọc thép cho Căm Pu Chia được quốc vương nước này tặng huân chương Đại tướng quân, mình không khỏi băn khoăn, sao ông này tính quẩn thế.
Không chế tạo cho nước mình mà lại đi chế tạo cho thằng Căm Pu Chia, nhỡ nó dùng chính xe bọc thép do người Việt chế tạo đánh nước mình như dạo 1978-1979 thì sao. Dại tướng quân chứ đại gì.

Nhưng nghĩ lại, cha con ông Hải chẳng qua cũng phải làm một việc cực chẳng đã, chứ ông đâu có ham danh hiệu Đại tướng quân như ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thơ tỉnh ủy Thừa Thiên Huế ham danh hiệu anh hùng lực lượng võ trang.
Cùng đam mê sáng chế như ông có ông Bùi Hiển 60 tuổi ở Bình Dương làm máy bay trực thăng. Ông được gọi là “cha đẻ của máy bay trực thăng” (tất nhiên là ở Việt Nam chứ không phải toàn cầu). Làm đến chiếc thứ hai rồi nhưng vẫn canh cánh lo nó không được thi thố với đời. Nghe nói ông có mời cả mời cả chuyên gia hàng không hạ cố đến để thẩm định sản phẩm của mình. Ông tâm sự, điều ông mong mỏi nhất là các nhà sáng chế nông dân như ông được nhà nước quan tâm đến, để cống hiến tài sức cho dân tộc. Chỉ cần được “bật đèn xanh”, ông Hiển có thể chế tạo cho Việt Nam chiếc trực thăng không chỉ bay được mà còn bay cao, bay xa, đạt tiêu chuẩn của thế giới. Nhưng điều khó khăn nhất đối với nhà sáng chế chính là việc được cấp phép thử nghiệm. Ông Hiển cho biết đã làm đơn, làm kế hoạch một cách bài bản để gửi đi nhiều cơ quan quản lý, nhưng câu trả lời vẫn là… chờ đợi.

Trực thăng của ông Bùi Hiển đang chờ cấp phép thử nghiệm
Nhắc đến ông Bùi Hiển, mình lại nhớ đến anh chàng thợ cơ khí Nguyễn Văn Thắng ở Long Biên chế tạo máy bay trực thăng nhưng bị cấm, bắt viết cam kết từ nay không được chế tạo máy bay nữa. Rồi bên quân đội thì bắt anh cam kết không được tiếp tục nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm, phải giữ nguyên hiện trạng chiếc máy bay. Bộ đội thì bắt để nguyên trạng, nhưng công an lại bắt tháo máy, tháo cánh ra nên anh chẳng biết nghe ai. Hai trăm triệu anh bỏ ra có nguy cơ biến thành dúm sắt vụn.

Anh Thắng ngao ngán với chiếc máy bay của mình, vừa phải để nguyên trạng, vừa phải tháo ra 
Nói về niềm đam mê sáng chế, có thể kể thêm ông Nguyễn Quốc Hòa – Giám đốc công ty TNHH cơ khí Quốc Hòa (Cụm công nghiệp Phong Phú, TP.Thái Bình). Ông tự chế chiếc tàu ngầm mini, với mục đích bảo vệ chủ quyền biển đảo, đánh bắt hải sản và du lịch. Ông Hòa đã bỏ ra 1 tỷ đồng để chế tạo nó nhưng chưa thành công. Cầu mong cho công trình của ông thắng lợi để mang ra Hoàng Sa, Trường Sa, thách thức Hải quân Trung Cộng, chứ còn trông chờ ở tàu chiến của ông Phùng Quang Thanh thì… e rằng bị 16 chữ vàng khống chế.

Tàu ngầm mini mang tên Trường Sa của ông Nguyễn Quốc Hòa.
Kể vài ví dụ về việc dân thường sáng chế để nói rằng, người Việt Nam mình cũng tài lắm chứ, đâu có kém thông minh hơn thiên hạ. Chỉ có điều, sức sáng tạo của họ thường vấp phải thế lực vô hình cản trở, đó là thằng “cơ chế”. Thằng này bao giờ cũng kìm hãm sự phát triển nhưng nó lại có quyền. Ai nghĩ ra cái gì mà trình độ của nó không kiểm soát được thì y như rằng khổ với nó. Điều trớ trêu là những nhà sáng chế trên, cấm ai có nổi cái bằng tiến sĩ, trong khi tiến sĩ nước ta có tới hàng vạn (theo Vietnamnet, con số này là 24000).
Trở lại chuyện của ông Trần Quốc Hải. Ông đã từng chế tạo máy bay trực thăng. Ông cùng ông Lê Văn Danh đã sản xuất đến chiếc máy bay thứ hai. Nhưng hai chiếc máy bay trực thăng “made in Việt Nam” do các ông chế tạo đã được “xuất khẩu” ra nước ngoài. Chiếc đầu tiên bán cho Viện Bảo tàng New York (Mỹ), chiếc thứ hai bán cho Viện bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Busan (Hàn Quốc). Hình như hai chiếc này chế tạo chưa thành công cho nên mới bán để đưa vào Viện Bảo tàng. Nhưng tại sao các ông không bán (hay không bán được) ở Việt Nam để cho người Việt Nam đến tham quan, học hỏi?

Có lần, máy bay của hai ông đang trong giai đoạn “thăng” thử (tức là nhấc bụng lên khỏi mặt đất) thì bị Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tây Ninh bắt về “giam” ở trụ sở huyện đội huyện Tân Châu, nằm chờ cấp trên xác minh, kết luận
Ấy vậy mà cuối cùng, cha con ông Trần Quốc Hải đã tìm ra lối thoát. Đó là cống hiến tài năng, tâm huyết cho nước khác và được trọng dụng ngay. Tưởng nước khác là Mỹ hay Tây Âu thì nó thoáng đã đành, ai ngờ lại là anh Căm Pu Chia – cái quốc gia mà mỗi khi nhận ra thua kém thiên hạ, người ta lại lôi nó ra để tự an ủi rằng Việt Nam chưa đến nỗi bét thế giới.
Quốc vương nước này còn cấp giấy chứng nhận cho cha con ông Hải – công dân Việt là nhà kỹ thuật sửa chữa xe bọc thép BRDM 2 và BTR60PB để ghi nhận những đóng góp của 2 người cho nền kỹ thuật của đất nước, mà “đất nước” ở đây lại không phải Việt Nam, thế mới đau chứ.
11/11/2014
NGUYỄN TƯỜNG THỤY

Tuấn Khanh - Từ những gì đã mất

Nhậu say trong một buổi tiệc, viên phó công an xã đi đến nơi có 2 người phụ nữ không hề quen biết đang ngồi, và ôm hôn. Khi bị phản ứng, viên công an này lại tiếp tục ôm hôn người thứ hai, đồng thời nói chắc nịch và thách thức rằng muốn biết ông ta “là ai” thì cứ lên công an xã.
Tức giận vì sự càn quấy này, hai người phụ nữ đi lên công an xã Giao Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, nơi họ cư ngụ để hỏi cho ra lẽ. Không ngờ tất cả những viên chức nơi đó dù chưa kịp nghe lý lẽ, đã đều đứng về phe viên công an, nạt nộ họ như tội phạm. Thậm chí, sau đó công an ở xã còn còng tay họ và lên gối vào mặt người phụ nữ dám lên tiếng về quyền của mình.  Câu chuyện được kể lại, tưởng chừng như trong một vở tuồng tố cáo chế độ phong kiến xa xưa nào đó, thế nhưng mỉa mai thay, lại mới vừa diễn ra trước đám đông dân chúng trong một ngày tháng 11 này.
imageNhững câu chuyện kể như vậy cứ xuất hiện ngày càng nhiều trên các trang báo. Nhiều như trên một gương mặt của một xã hội xuất hiện những vết thẹo không thể xoá và quay quắt. Những vết thẹo làm căng thêm nỗi đau về một xã hội ngày càng bất an, trong đó, thật khó tả khi nỗi bất an lại xuất hiện từ quyền con người của phụ nữ Việt Nam đang ngày càng mong manh trong thời hiện đại. Trong lời tâm sự của chị Nguyễn Thị Mai Thy, sinh năm 78, khi thấy tất cả cán bộ và công an ở trụ sở tay bắt mặt mừng với nhau và nạt nộ chị, chị Thy và người bạn đã “ngao ngán và biết chắc có thưa, trình bày thế nào cũng không ăn thua”. Khổ nổi, danh dự và niềm tin vào lẽ phải vẫn thúc đẩy chị lên tiếng và gánh lấy hậu quả.
Cũng trong những ngày đầu tháng 11, tin tức cho hay một ca sĩ nữ có tên tuổi ở Việt Nam sang Mỹ trình diễn, đã nhờ luật sư gửi thư đến một toà báo lớn ở thành phố Westminter, Mỹ để khởi kiện vì có bài viết mô tả về đêm diễn của cô với cộng đồng người Việt khiến cô không thấy hài lòng. Đơn kiện này đòi tờ báo phải xin lỗi, dựa trên quyền danh dự cá nhân và nghề nghiệp của cô. Điều đáng nói là, người ca sĩ này trước đó ở Việt Nam, nhiều năm liền cô bị báo chí và vài cá nhân trong ngành thời trang phê bình, tấn công thậm tệ, nhưng không thể nào đáp trả được. Ngay trong một xã hội mà lúc nào hình ảnh người phụ nữ cũng được ngợi ca là bình đẳng và phát triển, một ca sĩ tên tuổi cũng từng phải ngậm đắng nuốt cay chịu đựng khi bị chà đạp, thì thử hỏi tại miền tỉnh lỵ xa xôi, một phụ nữ vô danh sẽ phải làm gì khi bị bủa vây xúc phạm?
Phải chăng những người phụ nữ phải đi thật xa mới tìm thấy được công lý cho đời mình? Những dòng tin về các người chồng Đài Loan, Hàn Quốc đánh vợ Việt Nam phải ra toà, phải bồi thường… có khi lại là một niềm an ủi cho phụ nữ Việt Nam mỗi ngày vẫn nhìn thấy các bài diễn văn vô nghĩa về quyền bình đẳng giới, quyền của phụ nữ. Một người có quê cũng từ Bến Tre lưu lạc lên thành phố, kể rằng chị từng có quán cà phê yên ổn. Cho đến một ngày viên công an xuất hiện với nghi ngờ rằng chị bán ma tuý. Trong phòng thẩm vấn, chị bị đánh bằng những cuốn sách dày vào hai thái dương đến ngất đi mà không biết vì sao. Sự việc sau đó tìm ra thủ phạm, nhưng chị không hề có được một lời xin lỗi, thậm chí còn bị đe doạ là không được lên tiếng với bất cứ ai, ngay tại quê nhà của mình.
Có thể cuộc sống đã khiến con người quen với băng-rôn, quen với tiếng vỗ tay ồn ào huyễn ảo… và rồi chỉ còn biết thì thầm với những nghịch cảnh bất toại diễn ra trước mắt mỗi ngày. Trong những bài báo mô tả về việc khám phá các động mại dâm, hình ảnh và tên tuổi của những cô gái đang bị coi là kẻ xấu luôn được trần trụi giới thiệu, minh bạch như một khoái cảm của một nền báo chí nhiều nhục dục hơn công lý. Quyền và phẩm giá của phụ nữ Việt sẳn sàng bị trả về không, mỗi khi có cơ hội. Gần đây, việc khám phá một nhóm nam nữ vị thành niên ở Đà Nẳng sống quan hệ chung chạ lẫn nhau, báo chí không ngại ngần khi rõ tên họ, năm sinh từng em, trong đó có những em chỉ vừa 15, 16 tuổi. Chắc chắn dù có bị trừng phạt, những đứa trẻ đó mãi mãi không còn bao giờ tin vào hai chữ “giáo dục”, một khi chúng đã không còn tìm thấy bàn tay nâng đỡ mà chỉ có sự chà đạp thú tính và không thương tiếc.
Một trong những kiểu hình ảnh không khó gặp trên các trang mạng, là khi các cô gái bị bắt vì tội mại dâm hay bia ôm… nhiều cô gái không còn một mảnh vãi che thân phải chịu đựng cho máy quay phim chĩa vào người soi mói một cách bỉ ổi. Hoặc cũng thiếu những hình ảnh các cô gái gục đầu che mặt trong quán bar, nhà nghĩ khi công an ập vào. Nếu đó là những bức ảnh “nghiệp vụ”, thì tại sao lại có thể lọt ra ngoài và được phát tán với một niềm khoái cảm như vậy? Trên những bài báo mô tả về mại dâm, người đọc giờ chỉ còn nhìn thấy sự mô tả tồi tệ như mua vui về những người phụ nữ hơn là tìm hiểu với trái tim con người. Những kẻ mua dâm luôn được che chở, còn những người bán dâm thì bị hành hình bởi ngôn từ và hình ảnh. Có lẽ vì vậy mà nhiều năm nay, người Việt không còn khả năng nói về người Việt đủ nhân ái bằng một phóng sự của nhà báo Pháp Mathieu Bruckmuller trên tờ The 20 Minutes, khi buồn bã mô tả về những người phụ nữ nghèo khó ở quận 6, Sài Gòn, bán dâm để lấy 3,4 USD trên những chiếc chiếu tạm, gần đó là những đứa con của họ.
Dĩ nhiên, cuộc sống luôn có hai mặt của nó. Thế nhưng nếu hai mặt là hai cực nằm xa thăm thẳm nhau, thì lại là một khía cạnh khác giới thiệu về một căn bệnh của xã hội thích giả tạo và chối từ sự thật. Bớt đi những khẩu hiệu hừng hực về giá trị và quyền của phụ nữ, dành thêm thời gian thật để tôn trọng phẩm giá và công lý vốn đã quá mong manh cho những người em, người mẹ, người chị… là điều cần thiết lúc này. Biết trân trọng quyền con người, thật sự, ở từng sự kiện nhỏ nhất, đôi khi là cách gần nhất để dựng lại nền móng đã hoang tàn. Những nền móng của sự tử tế và nhân cách tốt đẹp của người Việt hôm nay, mong manh và dường như đang mất.
Tuấn Khanh
Tham khảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét