Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Đại biểu QH và vấn đề tâm thần

Ai sẽ là Tổng BT Đảng CSVN khóa 12?

Nguyễn Phú Trọng lại cọ quậy !
Việc nói dối của các quan chức Tứ trụ triều đình trước quốc dân đồng bào trở nên phổ biến. Thể hiện rõ nhâ là  hứa hẹn rồi ghi vào hiến pháp nhưng ngay sau đó nhiều điều khoản  trong Hiến Pháp, nhiều văn bản kí với quốc tế đều không được thực hiện.
Ngay trước khi được chọn vào chức TBT khóa 11, khi đang làm Chủ tịch quốc hội, ông Nguyễn Phú Trọng đã nói dối, điển hình là chuyện ủng hộ quan điểm của cựu TBT Nông Đức Mạnh, kí tắt với TBT Đảng CSTQ, cho TQ vào khai thác Bô xit trên Tây Nguyên Việt Nam. Quyết định của NĐM bị nhân dân và trí thức VN phản đối, họ kéo Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất, có khả năng biểu quyết ngăn cản quyết định sai lầm này. Trên cương vị chủ tịch, đứng đầu QH, NPT lảng tránh, rũ bỏ trách nhiệm nhằm ủng hộ NĐM bằng lời tuyên bố đại ý: Công trình khai thác Bô xit trên Tây nguyên  dưới hạn ngạch nên QH không cần biểu quyết, trong khi đây là công trình quan trọng, to lớn vào bậc nhất của đất nước trên các mặt Kinh tế, Môi trường và An ninh quốc gia… ngay sau đó hùa nhau ra NQ BCT để hợp pháp hóa việc triển khai… Nhờ hành động này, NPT đã được Bắc Kinh chọn vào  chức TBT khóa 11 để dễ thao túng đảng CSVN trong những năm sau…
Đây là một sự nói dối đầy tính toán !
- Khi đã yên vị TBT, NPT không dám ho he trước những lấn lướt của BK trên biển Đông, đồng thời chỉ đạo cho cấp dưới ngăn chặn bằng mọi cách sự phản ứng (biểu tình) của nhân dân VN phản đối, lên án bọn xâm lược từng bước lấn chiếm biển trời của tổ quốc ta, ngược lại còn cho thuộc cấp dùng ‘’ngoa ngôn – xảo ngữ’’ bào chữa cho kẻ thù…
 – Đây là sụ nói dối trắng trợn nghiêm trọng khác!
Cầm quyền đươc 3 năm, tài kém, không có uy tín với đảng viên, với nhân dân VN, NPT tung một số hoả mù để thăm dò dư luận trong đảng:
- Chọn Phạm Quang Nghị, một cán bộ dười quyên yếu kém làm người kế nhiệm khiến đảng viên, nhân dân chê trách, mục đích để dư luân có đối trọng so sánh, qua đó rút ra: Nghị không thể bằng Trọng !
(Theo một luồng dư luận) – cử Lê Hồng Anh đại diện cho mình đi TQ đàm phán với Tập Cận Bình… Lê Hồng Anh dưới mắt đảng viên, cán bộ cao cấp thuộc loại’’ù lì’’, không thể sánh về tất cả các mặt so với TBT đương nhiệm nhất là sự ‘’vâng lời dễ bào’’ từ trước tới nay đối với BK. Nếu ông chủ Trung Nam Hải tỉnh táo, thực dụng nhất định sẽ chọn NPT hơn là  hai nhân vật kể trên.  
Để dứt điểm, NPT tung đòn tự ứng cử cuối cùng:Tình nguyện ‘’làm việc khó’’ cho cho Tập Cận Bình trong vấn đề Bắc Triều Tiên.
Với ‘’chú em họ Kim’’,Tập đã mất kiểm soát. Đây là điều tối kị đối với Tập Bành Trướng Gia (TBTG). Chỉ trong vòng một năm, ‘’Cậu’’ Kim Chắu (ông kim Nhật Thành, bố Kim
Chính Nhật) đã cho Tập – Bành ‘’mấy cú bạt tai’’
khiến TBTG hoa mắt, lảo đảo. Tên tay chân thận cận
 khỏe, mạnh nhất đang khuynh đảo chính trường của
 câụ Kim jong un: Jang song Thaek bị cậu UN vất‘’cho chó ăn thịt’’, sau đó liên tục chém., bắn đại bác cho tan xác các tên khác (gắn bó với Tập), còn tên nào mới chỉ nghi ngờ
Cậu cho’’vất…vào kho’’!
Điên lên, TBTG tiến hành hàng loạt hành động gây sức ép: Cắt viện trợ… Cảnh cáo miệng va gay gắt nhất là đi Nam Hàn – kẻ thù không đội trời  chung của Bắc Triều Tiên, ngầm bằng cái giọng trịch thượng công khai gián tiếp tuyên bố với Cậu Un :  ‘’Bảo không nghe, chúng tao sẽ không dung dưỡng mày nữa mà sẽ bắt tay với ‘’con Park’’ (Park Geun-hye, TT Nam hàn) để  xoa sổ  chúng mày !’’.
 ố là là !
Tròi đất quỷ thần ơi !
Đối với Hà Nội có thể nói như vậy được vì ở đây không có loại ‘’mắu… Kim’’, chứ đối với Bình Nhưỡng ngầm nói vậy là’’phạm thượng’’. Với Chàng Un đã hơn 3 chục tuổi hành xử như vậy la dại, là ngu, là… ! Anh (từ đây phải gọi là anh) Kim Jong Un đâu phải loại để cho thiên hạ khinh. Bố gia SAM cũng phải ‘’rét’’ khi anh ấy lên tiếng vì có trong tay kho bom nguyên tử với hàng đống tên lửa xuyên lục địa có thể tương xuống nước Mỹ (nếu bị ép). Mó vào dái ngựa… con…thần (Bố anh Un sinh năm 1942  (Nhâm Ngọ - Nhâm biến vi vương).
TBTG cũng có kho bom nguyên tử.
Tập có thể bắn một quả vào Bình Nhưỡng, dân anh Un sẽ thiệt hại chút ít vì (nghe mấy tay thối mồm nói BTT mấy năm trước chết đói hang triệu) đất nước đó còn nghèo nên bôm sẽ chẳng hề gì, nhưng anh Un chỉ cần cho một quả vào Bắc Kinh là mươi triệu đồng bào cùng Cố cung – Trung Nam hải của TBTG sẽ đi đời nhà ma !
Còn lục quân thì lính Bắc TT đông gấp hơn chục lần lần lính TQ nếu so với tỉ lê dân số cả nứớc ( TQ dân số 1300 triệu có 5 triệu quân thường trực, Bắc TT có 2 triệu quân, dân số 25 triệu) Bởi vậy dọa dẫm Kim Jong Un bằng quân sự là dại.
Còn về chính trị, kinh tế thì sao ?
Với bản lĩnh anh hùng của dân tộc Triều Tiên, trong hoàn cảnh bị o ép, bi bao vây, bị ý thức hệ Trung Hoa tác động, nhân dân TT đã thực sự’’thắt lưng buộc bụng’’, tự lực, tự cường, tự vũ trang cho nền quốc phòng khiến kẻ thù va ngoại bang phải kiêng dè nể sợ.
Nền chính trị đã vượt tầm thời đại khiến những người đứng ngoài không thể hiểu được, giờ đây đã đang hé lộ một khả năng mới trên bàn cờ địa  chính trị ở vùng đông bắc Á. Một khả năng mới đầy thuận lợi đã mở ra cho đất nước Triều tiên…
Nếu trên lĩnh vực chính trị có triển vọng tốt đẹp sau khi thoát khỏi Trung Hoa, thì trên mặt kinh tế, BTT lại càng có tiềm năng. Một số chuyên gia đã nói tới kho bắu khổng lồ - Đất hiếm (khoảng 5 tỉ tấn(?), nằm ở phia bắc TT. Kho bắu này còn quý hơn vàng vì nó là nguyên liệu chính phục vụ cho nền công nghệ cao, công nghiệp vũ trụ…mà nhiều nước thèm muốn, trước hết là TQ. Ngoài ra dưới lòng đất của BTT còn chứa nhiều khoáng sản mà tư khi dựng nước các chính quyên 3 đời chưa khai thác bán tống táng nguyên liệu thô, giờ nếu được khai thác sẽ làm cơ sở để BTT phát triển nền kinh tế phục hưng đất nước.
Một hiện tượng đang làm giới quan sát chính trị của thế giới hết sức chú ý : Trong thời gian ngắn, Anh Kim thả 3 công dân Hoa Kỳ bị bắt giữ (1 đã thả trước). Tín hiệu này đã làm chính quyền Obama’’giật mình’’, vội cử đích thân Giám đốc cơ quan Tình báo quốc gia (TBQG) Mỹ James Clapper đến Triều Tiên để đàm phán trực tiếp về vụ thả con tin và hộ tống 2 người này về nước. (BBC 8.11.2014). Việc thả con tin và đón công dân về nước cần gì đến Giám độc TBQG, một nhân sĩ nào đó làm việc này cũng được cơ mà ? Chắc chắn chuyến đi của quan chức này phải có nhiệm vụ quan trọng. Chúng ta sẽ chờ xem diễn biến sắp tới của động thái này ra sao ! 
Trước đó mấy tuần, Nguyễn Phú Trọng cũng đi Nam Hàn.
Đi để làm gì ? Trong quan hệ xã giao, làm ăn với các nước Tư bản – Dân chủ phát triển, người ta hầu như không giao tiếp, thù tạc với tổ chức đảng Cộng Sản. Các TBT đảng CS ít được nhà nước tư bản nào mời, đón tiếp. Trường hợp TBT NPT được một nước Nam Mỹ mời thăm là hi hữu. Nhưng khi ông đến Cu Ba tuyên truyền cho học thuyết XHCN… ngay lập tức chính quyền nước kia từ chối thẳng thừng dù cuộc đón tiếp đã được chuẩn bị. TBT Nông Đức Mạnh trên đường đi thăm Cu Ba dừng chân ở Đức không hề được một dòng của báo chí sở tại đưa tin… Thê mà lần này, ông TBT ĐCSVN lại dẫn đoàn đi thăm chính thức Nam Hàn và kí được một số hiệp định…Đáng chú nhất, ông TBT lên giọng phê phán chính quyền của Anh KJU về lĩnh vưc hạt nhân, một vấn đề mà 6 nước đău đầu đã nhiều năm nay. Bây giờ sao ông Tổng Trọng lại có gan động đến? Xâu chuỗi lại các sự kiện, người Việt nhận ra: TBT ĐCSVN đã được …‘Đức Ông’. ‘Xí Ta ta - Tập Đại đại‘ (Tít bài báo của ông Bùi Tín) giao cho để bắn tiếng với anh Kim vì Xí ta ta (XTT) đã vô phương thuyết phục ! Nghe ông NPT nói, anh Kim và giới chính khách Bắc TT nổi xung. Họ không thể ngờ được’’người bạn cùng ý thức hệ’’, vì quyến lợi cá nhân mình – vì cái ghế - đã cúi mặt, nhắm mắt nói…bừa, theo đuôi tên ’’kẻ thù nghìn năm của nhân dân TT’’ . Nhân dân, trí thức của nước Đại Việt có nguồn gốc’’con rồng chắu tiên’’ dù có tự ái đấy, nhưng cũng phải đồng tình với hành động’’thoát Trung’’ quyết liệt anh Kim bộc lộ trong thời gian qua. Đây có thể là cú’’cọ quậy’’ cuối cùng nhằm xoay chuyển tình thế hòng giữ chiếc ghê (Như BK đã đưa anh Nông vào ghế 13 năm trước…), hoặc ít ra vớt vát được chút ít lợi lộc bằng cách để đức ông XTT chấp nhận cho đệ tử của mình ngồi vào chiếc ghế này.
Cuộc chiến giành ghế của 2 phe Đảng và Chính phủ Việt Nam đang diễn ra gay gắt, khốc liệt. Các động thái ra oai của phe’’Đảng quyền’’ đã xẹp đi vì sợ…bị thủ tiêu (…) thông qua phát ngôn có tính thông điệp: Đánh chuột không để vỡ bình của TBT Nguyễn Phú Trọng. Bây giơ chỉ còn cách giành ghế hữu hiệu nhất là nhờ Đức ông Xí Ta Ta – Tập đại đại ra tay khi cho các bài tập cho học trò làm để ngài chọn:
- Nguyên Phú Trọng đi Nam Hàn phát biểu lăng nhăng…
- Phùng Quang Thanh xun xoe bợ đỡ Tập đại đại,
- Lê Hồng Anh ngậm miệng ăn tiền… là những chiêu thức hữu hiệu nhất để giành ghê TBT.
Nhân dân ta hãy kiên nhần chờ xem màn kịch hấp dẫn sắp diễn ra !
Diệp Kính Thiên
11.11.14

Hiệu Minh - Đại biểu QH và vấn đề tâm thần

Mới đây trên mạng lề trái và cả lề phải đang rộ tin về một đại biểu QH có vấn đề về tâm thần. Chả là vị này từng viết bài “Tứ đại ngu” trên blog công kích ông DTQ. Mấy hôm nay lại có bài viết về ông TTN. Cả hai đối tượng đều là đại biểu QH.
Tin cho hay, ông HHP có những bài viết có nội dung công kích, vu khống, bôi nhọ và có chủ đích làm nhục” ông TTN, dùng những từ ngữ mạnh như ‘mông muội’, ‘ngu muội’ và ‘mê muội’ để nói về ông TTN.
Cũng có thể, sự bức xúc của dân chúng về tham nhũng, hối lội, về biển đảo, người ta cần một ông cầm cờ bung xung để dư luận tập trung vào đó mà quên đi thực tại. Truyền thông moi tin “hở, sex, trộm, cướp, hiếp…” mãi cũng nhàm. Nay được một vài ông nghị buồn cười người đọc cảm thấy nhẹ đầu.Nhưng đó là Cua Times đoán mò
Ảnh minh họa.
Tranh minh họa
Một luật sư khẳng định “Ông HHP, đại biểu quốc hội đã mắc chứng tâm thần thể nhẹ. Triệu chứng rõ nhất nằm ở chỗ ông ấy không làm chủ được những từ ngữ mà ông ấy viết ra. Trường hợp này đã có ở nhiều trí thức khác, chẳng hạn nhà thơ Bùi Giáng, nhà văn Nguyễn Ngu Ý.
Việc ông P phát ngôn với ông DTQ hay ông TTN nằm ngoài ý thức một con người bình thường và nó rơi vào tình trạng loạn ngôn của người có tâm bệnh. Trong trường hợp này, nếu xem xét những việc làm của ông Phước trong tư cách người mạnh khỏe thì sẽ thiệt thòi cho ông ấy.”
Và ông luật sư này đề nghị giải pháp cụ thể “Quốc hội cần có giải pháp giám định sức khỏe tâm thần của ông P. Việc này không khó. Chỉ cần trưng cầu giám định những văn bản “không giống ai” của ông P, các nhà chuyên môn sẽ có kết luận chính xác. Đừng để một ngày nào đó, khi căn bệnh của ông P bùng phát bất ngờ trong một phiên họp Quốc hội đang truyền hình trực tiếp, cả thế giới phải chứng kiến một nghị sĩ Việt Nam lên cơn la hét hoặc thậm chí cởi áo quần nhảy múa điên cuồng trên màn hình.”
Thiển nghĩ, đây là bình luận và giải pháp có hơi hướng về … tâm thần. Một người được nhân dân giao phó trọng trách, đại diện cho khu vực bầu cử, được MTTQ giới thiệu và đảng duyệt lý lịch, thì khó mà nói, người được chọn qua nhiều vòng sơ tuyển lại có vấn đề về sức khỏe.
Nhìn bề ngoài ông P cũng chỉn chu, đeo kính đạo mạo, đầu hói, biết lối trình diễn trước ống kính tivi. Khi bầu vào QH, ông P trúng tới 52.3% số phiếu tại Tp. HCM trong nhiệm kỳ QH 2011-2016. Ông P. từng đi tranh cử với chủ tịch Trương Tấn Sang và ông Trần Du Lịch. Những bậc lãnh đạo không nhận ra ông P. có triệu chứng bất bình thường.
Như vậy, thay vì giám định sức khỏe và tâm thần của ông P., nên chăng QH phải “rà soát quyết liệc” dân khu vực mà từng bỏ phiếu ủng hộ ông. Thay vì hạ bệ ông P, chúng ta nên xem lại cơ chế đảng cử, MTTQ giới thiệu và dân bầu, xem có vấn đề gì khiếm khuyết. Cơ chế chính trị quyết định tất cả.
Vấn đề là xem ai tâm thần: người cử, người duyệt, người đi bầu hay người được bầu. “Quá trình tuyển chọn” mà tâm thần thì người được bầu dễ mắc thần kinh, dù trước đó anh ta là người bình thường vì cứ phải nói ngược những gì anh ta nghĩ, với thời gian cũng làm cho cho đầu óc không bình thường.
Để một người phát biểu lung tung trên nghị trường nhà QH mới tinh, tivi phát đi khắp thế giới, là điều nên tránh. Không biết các cụ nghĩ thế nào?
HM. 12-11-2014
(Blog Hiệu Minh)

Chính trị – Xã hội

Hoa Kỳ bán vũ khí sát thương cho Việt Nam  -(RFA)   —  Thất vọng: Mỹ chỉ bán vũ khí cho VN theo “từng trường hợp cụ thể”  -(VNTB)
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lại tập trung vào Biển Đông -(VOA)   —  Việt Nam trục xuất 24 người Đài Loan do lừa đảo  -(RFA)
11 tuổi đời đi tìm công lý cho cha mẹ  -(RFA)   —  Ông Võ Văn Ái phản bác Phúc trình của Phái đoàn Hà Nội tại Genève.  -(Queme / VNTB)
Từ trái: các CTNLT Lê Đông Phương, Nguyễn Tuấn Nam, Phạm Bá Hải và Trương Minh Đức (chụp vào ngày 8/11/2014)
Nhận diện chủ trương bạo hành – tra tấn hãm hại giới bảo vệ Nhân quyền  -(RFA)  -Phạm bá Hải .
Ảnh, từ trái: các CTNLT Lê Đông Phương, Nguyễn Tuấn Nam, Phạm Bá Hải và Trương Minh Đức (chụp vào ngày 8/11/2014)   === >>>

8 bệnh viện lớn của Việt Nam mua thiết bị của Bio-Rad  -(RFA)
VOICE tặng trường học cho Philippines từ đóng góp của người Việt hải ngoại  -(NV)
Việt kiều có bằng lái, có thể lái xe ở Việt Nam  -(NV)

   <<<  ===   Một gia đình bộ đội Trường Sa lâm hoàn cảnh ngặt nghèo. -(VNTB) – Nhà báo Võ văn Tạo kêu gọi giúp đỡ  : -Đó là gia đình thiếu úy hải quân Nguyễn Ngọc Hưởng (32 tuổi, quê Ninh Bình), đang trấn giữ đảo Trường Sa Lớn. Hai con là Nguyễn Trần Đại Dương (5 tuổi) và Nguyễn Trần Đức Long (1 tuổi) đều mắc bệnh bẩm sinh ngặt nghèo.  -Mọi giúp đỡ, xin liên hệ vợ anh Hưởng là chị Trần Thị Thanh Huệ, thôn Khánh Thành Bắc, xã Suối Cát, Cam Lâm, Khánh Hòa; đt: 0967383585
Một gia đình bộ đội Trường Sa lâm hoàn cảnh ngặt nghèo  -(Võ văn Tạo FB)
*** Ông Tạo lo gì nhỉ, ở xứ XHCN có đảng và nhà nước lo tất tần tật, kể cả sự tồn vong của đất nước, anh này là lính ở điểm tiền tiêu bảo vệ “tổ quốc XHCN” là được đảng và nhà nước ưu tiên lo cho vợ con anh ấy tất tần tật chớ, sao lại lâm vào cảnh này, không biết nhà báo VVT có “lộn” không , chớ báo chí ta đâu có nói trường họp này. Hai cháu bé trông khôi ngô thế mà gặp bệnh , hy vọng Bà con ta có chút ít giúp đỡ các cháu cứu lấy sinh mạng 2 sinh linh bé nhỏ đã hiện diện trên cõi trần ai.
141111003
Nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình sẽ được thả trước thời hạn?  -(DCCT) – Hình trên
Đang xét xử vụ gây rối tại Vũng Áng Video  -(VNN)
Ông Vũ Quốc Hùng: Các Bộ trưởng cũng thừa biết dân yêu mình bao nhiêu!  -(GDVN)
Gặp ‘tai nạn’ vì… đúng quy trình  -(TVN)   —  Xây nhà sát Hồ Gươm: Hà Nội làm đúng quy trình!?    -(ĐV)
Động Sơn Đoòng:Những giá trị quý hiếm định danh du lịch Việt    -(ĐV)   —  Bác đề nghị bổ sung quy hoạch cáp treo Sơn Đoòng   -(ĐV)
Đầu tư công sai quy hoạch:Không rõ trách nhiệm mới…có Luật!    -(ĐV)  — Ông Bộ trưởng lèo lái ‘4 bộ trong 1′  -(TVN)
Trực thăng “made in VN”: Tập bay trong kho chờ… cất cánh   -(ĐV)   —  Sẽ làm rõ trách nhiệm cá nhân gây ra “án oan Hà Nội”  -(GDVN)
Kiến nghị thuế 0% với báo điện tử  -(VNN)   —   Tết âm lịch 2015 dự kiến sẽ được nghỉ 9 ngày  -(VNN)

Lương thấp, hàng nghìn công nhân đình công   -(TT) -Sáng sớm 12-11, khoảng 4.000 công nhân nhà máy giày Stella thuộc công ty TNHH Sao Vàng (thị trấn Trường Sơn, huyện An Lão, Hải Phòng) đồng loạt nghỉ làm, tập trung trước cổng công ty .
<<< ===  Công nhân công ty Sao Vàng (Hải Phòng) đình công trước cổng công ty –  Ảnh: Tiến Thắng
Cán bộ chỉ cần làm đúng luật là dân đã mừng   -(TT)

*******************************************************
Gặp lại Obama  -(JB Nguyễn hữu Vinh -RFA)

Xung quanh chuyện bố con ông Trần Quốc Hải ở Tây Ninh chế tạo xe bọc thép cho Căm Pu Chia  -(Nguyễn tường Thụy -RFA)
Ông Trần Quốc Hải và gia đình với những xe thiết giáp do cha con ông làm ra  == >>

Sự thật về tượng đài Hồ Chí Minh ở Cuba  -(Hoàng ngọc Tuấn -RFA)
Cách mạng Hát Hùng Ca    –  Trần Trung Đạo (Danlambao)
Chân dung những kẻ sẽ tống tuổi trẻ Việt Nam ra chiến trường   -(DLB)
Phải đưa tướng Phùng Quang Thanh vào danh sách ‘ác ôn’ cần lưu ý!   -(DLB)
Bác bỏ lý luận sai trái của ĐCSVN    – Nguyễn Trung Lĩnh (Danlambao)
Dũng Lò Vôi tố cáo Chủ tịch tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung   -(DLB)
Những chiêu trò mới của mật vụ CS  - (Nguyễn Văn Đài FB) -Thực tiễn đã chỉ ra là lực lượng mật vụ CS đã bắt đầu sử dụng bạo lực nhiều hơn từ đầu năm 2014. Và có thể sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Cùng với việc gia tăng bạo lực, những vụ cướp, trộm cắp theo chỉ đạo sẽ được tăng cường sử dụng nhằm vào những người hoạt động nhân quyền và dân chủ. Một số sinh viên và anh chị em hoạt động nhân quyền đã bị trộm theo chỉ đạo trong thời gian vừa qua.
Xót xa cho đồng tiền thuế  -( Nguyễn Văn Đài FB)   —  Đạo làm quan…  -(Mai tú Ân FB)
KHÔNG THỂ QUÊN .  -(Lưu gia Lạc FB) - Về Thầy giáo Đinh đăng Định :  Được tin anh ” được trở về trại giam ăn tết ” cho đỡ cô quạnh, tôi như kẻ mộng du suốt ngày hôm đó, tôi không hề ngạc nhiên trước những quyết định giết người không dao súng của những kẻ có chức có quyền nhưng vẫn bị rơi vào trạng thái tinh thần tồi tệ …
LUẬT TÙ VÀ ĐÒN TÙ (phần 6)  -( Đỗ Trường Giang FB)  >>>  MA TÚY VÀ CÁC TỆ NẠN TRONG TÙ ( phần 1)
Từ những gì đã mất  -(Tuấn Khanh)
Trí phú địa hào  -(Xôi thịt)  – Nỗ lực, đam mê, tài năng của bố con ông Hải đã được ghi nhận thỏa đáng (dù hơi buồn là không phải tại nước mình) còn đem điều đấy dìm hàng giới khoa học Việt Nam lại không được công bằng.
“Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”. “Trí” thậm chí còn được xếp trên cùng. Đảng (viết hoa vì đứng đầu câu) nhận biết khá rõ những lực lượng nào có khả năng cản trở mình nên đã có những chính sách “phù hợp”. Nhìn vào giới khoa học, trí thức hiện tại thì có thể thấy họ đã thành công. Những tiếng nói phản biện, dù là nhỏ nhoi của giới trí thức, khoa học là vô cùng quí báu. Bám vào những sự kiện không liên quan mấy để làm “bỉ mặt” giới khoa học Việt Nam thì vô tình hay hữu ý cũng không nằm ngoài chính sách “trốc tận rễ” này.
*** Xôi thịt nói Cộng đồng mạng “dìm hàng” Giáo sư Tiến sĩ xứ ta là không công bằng- Hổng có đâu, nói thế là oan ơi ông địa cho CĐ mạng lắm lắm – Đây nè cả Thế giới “nể” trình độ của VN mới oai chớ :   Truyền thông thế giới “nể” trình độ sản xuất UAV Việt Nam  -(ĐV)
Và “Bác Lông ” dạy rằng : “Chính quyền vương lên từ nòng súng” thì cần đéo gì khoa với học, kỷ với thuật cho nó mệt.Còn nói “Trí thức là cục cứt” ( có người cho rằng câu nói này là của tổ sư  Xì tà Lin của Liên xô)
Ai dám nhập tiến sĩ “giấy” của Việt Nam?   -(LĐ)
Giá trị không từ “xe sang” mà từ “khối óc”  -(DT)
Cho nên chắc chắn :  -Việt Nam thua Lào, Campuchia: Dự báo đang thành hiện thực?   – (ĐV)   >>>  Việt Nam thua Lào, Campuchia:Tự hào công nghệ đào tạo tiến sĩ!     >>>    Thu nhập người Việt sắp thấp hơn cả Lào, Campuchia?     >>>   Ông Nguyễn Trần Bạt: Việt Nam phấn đấu để … thua Lào?     >>>   Việt Nam thua Lào, Campuchia: Điều đương nhiên vì…
Việt Nam thua Campuchia: Những dấu hiệu cảnh báo  -(Tinmoi)   —  Môi trường kinh doanh của Việt Nam thua cả Lào và Campuchia  -(LĐ)   —  Giáo dục VN thua cả Lào-Cambot -Miến điện ?  -(Xê Nho NVP FB)   —  Gạo Việt “thua” Campuchia, Myanmar: Sợ gì vượt mặt!  -(ĐV / Xembao)
Bới nhờ có cái ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ ngự trên cao.
Quảng Ngãi: 71.000 dân năn nỉ tỉnh đừng xây thủy điện  -(MTG)   >>><<< NGƯỜI DÂN “NĂN NỈ XIN”… ĐƯỢC SỐNG!?  –  ( Nguyễn Văn Hoàng  FB)
Trẻ em Úc được dạy về dân chủ như thế nào?  -(DCCT)

Kinh tế

Web Chính phủ: “Nợ công sẽ là nguồn lực quý giá đưa nền kinh tế xã hội đất nước tăng tốc”  -(VNTB)   -Mời xem lại :  Nếu Việt Nam vỡ nợ công  -(RFA) – Ý kiến chuyên gia KT
Công trình tiền tỷ bỏ hoang là chuyện bình thường!  -(VNN) -Với cơ chế phân bổ vốn đầu tư hiện nay thì hiện tượng hàng loạt các công trình bạc tỷ bỏ hoang thời gian qua chỉ là chuyện bình thường – các chuyên gia hàng đầu lý giải.
Hàng hóa từ ASEAN sẽ ồ ạt vào VN?   -(TT)

Thế giới

Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh, ngày 11/11/2014.
Tổng thống Mỹ, Nga gặp nhau giữa những căng thẳng  -(VOA)  === >>>
Mỹ-Trung đạt đột phá về thỏa thuận thương mại tự do WTO -(VOA)   —  Ngày Cựu Chiến Binh vinh danh tất những người phục vụ cho nước Mỹ -(VOA)   —  Cuộc điều tra của LHQ thúc đẩy Bắc Triều Tiên hòa dịu với Mỹ -(VOA)
Trung Quốc – Phillipines sẽ giải quyết bất đồng bằng ngoại giao?   -(RFA)
Trung Quốc phô diễn kỹ thuật quân sự với máy bay tàng hình mới  -(RFA)   —  Có phải Trung Quốc đủ thực lực làm bá chủ thế giới?  -(NV)

<<< ==   Trung Quốc ‘diếm’ đoạn video Putin ga lăng phu nhân Tập Cận Bình  -(NV) -Ông Putin (phải) khoác tấm khăn lên vai bà Bành Lệ Viện trong lúc ông Tập (trái) và ông Obama trò chuyện. (Hình: AP Photo/Andy Wong)
Bà Bành tử tế chấp nhận, nhưng vài giây sau bà hạ tấm khăn xuống, trao cho người phụ tá đứng sau lưng. Hành động hào hoa của ông Putin nhanh chóng bị từ khước một cách lịch sự được chiếu trực tiếp trên truyền hình nhà nước Trung Quốc.Tuy nhiên, sáng hôm sau không ai thấy một dấu vết nào của sự kiện này được lưu lại.
Nhiều nguyên thủ quốc gia gặp nhau tại Miến  -(RFA)
Nga-Úc đối thoại hòa hoãn  -(RFA)   —  Nga, Australia đồng ý tăng tốc cuộc điều tra tai nạn máy bay MH-17 -(VOA)
Thủ Tướng Anh cảnh cáo Nga về các hành động ở Ukraine -(VOA)   —  Phillipines: Việc cứu trợ nạn nhân bão Hải Yến gặp trở ngại  -(RFA)
Cuộc sống người già ở Campuchia ngày càng vất vả -(VOA)   —   8 phụ nữ Ấn Độ thiệt mạng sau phẫu thuật triệt sản -(VOA)
Báo Anh: Nga diễn tập “tam giác hạt nhân chiến lược”  -(GDVN)
“Mỹ sẽ cứng rắn hơn nếu Trung Quốc vi phạm các chuẩn mực” -(GDVN)   —  ‘Mỹ lùi bước, TQ sẽ đạt tham vọng’  -(TVN)
Trung Quốc đề nghị Tổng thống Philippines gặp Tập Cận Bình thảo luận Biển Đông  - (LĐ)
Bắc Kinh “sắp mất giới trẻ Hồng Kông”  -(NLĐ)   —  Ông Tập đề nghị TT Mỹ học thêm lịch sử Trung Quốc  -(MTG)
Học viên Pháp Luân Công xếp đồ hình tại Đài Loan gửi thông điệp tới khán giả toàn cầu   -(ĐKN)  — Âm mưu phá hoại Hồng Kông đến từ…Mỹ (video)   -(ĐKN)  —   Sinh viên Hồng Kông muốn gặp mặt lãnh đạo Bắc Kinh sau hội nghị APEC   -(ĐKN)
Âm mưu phá hoại Hồng Kông đến từ…Mỹ (video)   -(ĐKN)  —  Áo giáp tự chế của người biểu tình Hồng Kông (video)   -(ĐKN)   —  Dưới những chiếc ô: Bộ ảnh phong trào Chiếm Trung tâm ở Hồng Kông   -(ĐKN)
Sinh viên trường luật McGill kêu gọi Thủ tướng Harper “hãy giúp trả tự do cho cha tôi”   -(ĐKN)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học - Xã hội

 Niềm tin vào Bộ Giáo dục cứ vơi dần -(GDVN)
Đại học Xây dựng bắt sinh viên đã làm đồ án tốt nghiệp phải học thêm  -(GDVN)
‘Ra trường như siêu nhân nhưng không làm được gì’ -(VNN)
“Học sinh bây giờ khổ vì nhiều thứ quá!”  -(VNN)

 Hà Nội: Cháy lớn tại quận Thanh Xuân Video  -(VNN) -Vụ cháy xảy ra vào khoảng 9h sáng ngày 12/11, tại số 1 phố Nguyễn Quý Đức (quận Thanh Xuân, Hà Nội). Hiện trường vụ hỏa hoạn là tầng 3 của một tòa nhà.   —   Cháy trung tâm khiêu vũ, ẩm thực tại Hà Nội   -(TT)
 Xuất hiện tình trạng quan hệ với nhiều bạn tình ở thanh niên   -(TT)

Công trình tiền tỷ bỏ hoang là chuyện bình thường!

Với cơ chế phân bổ vốn đầu tư hiện nay thì hiện tượng hàng loạt các công trình bạc tỷ bỏ hoang thời gian qua chỉ là chuyện bình thường – các chuyên gia hàng đầu lý giải.
VietNamNet giới thiệu nội dung bàn tròn trực tuyến: Tái cơ cấu đầu tư công – Bài học từ những công trình tiền tỷ bỏ hoang với Ts Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế VN và Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP).
Chạy dự án kiểu xin được bao nhiêu thì xin
Nhà báo Việt Lâm:Khi tôi thử search từ khóa “công trình tiền tỷ bỏ hoang”trên google thì cho ra 1,080,000 kết quả. Một loạt những cái tít như trẻ em đói và những công trình lãng phí trăm tỷ, nghìn tỷ;Quỳnh Lai, Sơn La nghèo nhưng hoang; Nghệ An trường tiền tỷ bỏ hoang,học sinh phải học trong lớp tranh vách nữa chẳng hạn... Tức là những câu chuyện này không phải ở một vài địa phương mà dường như xảy ra gần như trên khắp cả nước.Hai ông suy nghĩ thế nào về hiện tượng này?
T.s Trần Đình Thiên: Trong cơ chế phân bổ vốn đầu tư của chúng ta thì những chuyện ấy là bình thường. Nó bình thường là vì cách phân bổ của chúng ta dàn trải, không có cơ chế ràng buộc về tính hiệu quả, bắt đầu từ việc tính toán nguồn vốn đầu tư từ đâu ra. Cơ chế xin cho dự án về mặt chuẩn mực rất tùy tiện vì dựa trên quan hệ chứ không phải là trên những nguyên tắc ưu tiên trong phát triển kinh tế, hay quy hoạch. Do đó, cách đặt vấn đề của người xin dự án là xin được bao nhiêu tốt bấy nhiêu, chứ không phải xin để hoàn thành công trình đúng kỳ hạn. Còn người cho thì không hẳn là công trình ấy dứt khoát phải hoàn thành, mà nhằm xử lý những vấn đề có tính nguyên tắc khác, như là phân bổ vốn phải công bằng, đồng đều cho các địa phương, không thiên vị quá mức chỗ nào.
Cách phân chia như vậy dẫn đến tình trạng, giả dụ như có một dự án cần 1000 tỷ. Rất nhiều dự án xin nghìn tỷ thì vốn nhà nước chắc chắn không có đủ để chia 1000 tỷ trong quãng thời gian dự án cần thực hiện. Khi từ chối rằng không có đủ vốn thì người ta lại mặc cả: Thôi thì 1000 tỷ nhưng năm đầu tiên cho em 100 tỷ cũng được. Nếu 100 tỷ không được thì cho em 50 tỷ vậy. Và rồi sang năm có thể cũng không xin được 100 tỷ mà chỉ 30 tỷ thôi.
Nếu tất cả các dự án đều đồng loạt xin theo kiểu như vậy và với tiến độ cấp vốn như vậy thì có nghĩa là phải mấy chục năm sau những dự án này mới hoàn thành.
Trên thực tế có vô số dự án được cấp vốn theo kiểu phân chia đồng đều để khỏi mất lòng ai. Và dĩ nhiên sẽ không dự án nào hoàn thành đúng kỳ hạn với cách làm như vậy.Đầu tư công tràn lan, lãng phí đến tận cùng là do ngay khâu đầu tiên đã hỏng mất rồi. Trong khi đáng lẽ nguồn vốn ấy cần tập trung đầu tư để xử lý những nút thắt tăng trưởng, hay tạo ra bùng nổ tăng trưởng ở điểm nào đó để tạo ra lan tỏa. Rốt cục, hiệu quả tổng thể lẫn hiệu quả dự án cụ thể đều thấp.
Vì sao như vậy? Vì khi cơ chế xin dự án tràn lan như vậy, sẽ dẫn đến tình huống không thể nào kiểm soát được hiệu quả dự án. Bộ máy của chúng ta tuy rất đông, nhưng năng lực quản trị cũng chỉ đến chừng mực nào đó. Dự án ban phát theo kiểu như vậy thì khó mà quản trị hiệu quả cho được. Đặt những dự án bỏ hoang lãng phí như vậy bên cạnh những số phận trẻ mồ côi, trường học, trạm y tế thiếu thốn thì chắc chắn là một nghịch cảnh đối lập.
Nguyễn Xuân Thành: Anh Thiên vừa nói đến vấn đề thể chế trong cơ chế phân bổ dự án, căn nguyên của tính kém hiệu quả và lãng phí của các dự án đầu tư công. Tôi cho là rất đúng.
Ở một khía cạnh khác, tôi nghĩ người dân bức xúc không hẳn là vì dự án đó có thể cần thiết, nhưng do cơ chế phân bổ vốn dàn trải nên chậm tiến độ, giữa chừng phải dừng rồi tạo ra nợ đọng xây dựng. Mà điều khiến họ bức xúc nhất còn là những dự án có thể đủ vốn, nhưng xây xong không biết để dùng cho ai. Rất nhiều dự án ở địa phương trình lên theo kiểu, tôi phải xây bảo tàng này, tượng đài kia, trụ sở nọ để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của một vùng, rất là chung chung. Nhưng người ta không chỉ ra được vậy thì nhóm người dân nào sẽ được hưởng lợi từ dự án này, nhu cầu căn bản là như thế nào. Báo cáo ban đầu đã không phân tích vấn đề đó, và người đặt bút ký quyết định thẩm định dự án lại không để ý đến những vấn đề căn bản như vậy.
Khi dự án làm xong mà không có người sử dụng,tức là người dân không cần cái dự án đó.Một dự án đầu tư công là để phục vụ đại đa số bộ phận nhân dân.Vậy mà anh xây xong lại bỏ không thì dân bức xúc là phải.
Bởi thế, vấn đề nằm ngay từ quy trình thẩm định. Như anh Thiên phân tích, khi người ta chỉ chăm chăm tiêu càng nhiều tiền càng tốt chứ không phải làm dự án để đáp ứng nhu cầu thực thì sẽ không có gì khó hiểu khi tất cả các báo cáo thẩm định thường né tránh, bỏ lơ luôn nhu cầu căn bản. Nếu không bỏ lơ được thì nhiều khi anh báo cáo số liệu về nhu cầu không được khách quan, theo kiểu phóng đại con số ấy trong tương lai. Trong khi con số thật thấp hơn nhiều, hoặc có khi bằng không. Cách làm đó không che giấu được dân, và dẫn đến bức xúc của người dân trước sự lãng phí của các dự án đầu tư công.
công trình bỏ hoang tiền tỷ, đầu tư công, Trần Đình Thiên, Nguyễn Xuân Thành
Ts Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế VN và Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc FETP. Ảnh: Lê Anh Dũng
Động cơ nhóm lợi ích
Việt Lâm: Cơ chế xin-cho đầy bất cập, cũng như tình trạng các địa phương đua nhau làm dự án mà không cân nhắc kỹ nhu cầu thực sự thì đã diễn ra nhiều năm nay rồi, như thừa nhận của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh và cảnh báo của nhiều đại biểu tại Diễn đàn Quốc hội vừa rồi. Vấn đề tôi băn khoăn là động cơ nào dẫn đến cuộc chạy đua xin dự án như vậy?
Ts Trần Đình Thiên: Thứ nhất, trong hệ thống phân quyền của ta có một khái niệm là chủ nghĩa thành tích, tư duy nhiệm kỳ. Tức là trong nhiệm kỳ này ông phải làm được một việc gì đấy. Mà cái đạt được nào đó thường là phải đi xin dự án. Nếu không được thì nghe chừng không ổn. Chủ nghĩa thành tích cũng buộc người ta phải chứng minh sự tồn tại có ích của mình bằng một hay là một số dự án nào đấy. Chính điều này che mờ cái mà anh Thành đã nói, đó là mục tiêu thực sự của dự án. Thành ra mục tiêu chính đáng không đủ mạnh để lấn át tư duy nhiệm kỳ hay chủ nghĩa thành tích.
Hai là, có thể dự án cũng mang đến lợi ích thật, theo cái nghĩa mà chúng ta vẫn hay nói lâu nay, rằng có dự án thì có chia chác. Trong một cơ chế phân bổ nguồn lực khan hiếm như vậy, với cơ chế chạy dự án không có chuẩn mực, đặc biệt là chuẩn mực về mục đích thì việc chạy ấy giả định là phải có chi phí. Phí tổn ấy chính là lợi ích thực. Cho nên, bản thân dự án cũng giống như một động cơ để có nguồn thu nhập. Chuyện này báo chí đã phản ánh rất nhiều.
Một khi chúng ta chưa chuyển đổi được hệ thống đầu tư công kiểu cũ sang hệ thống đầu tư mới, dựa trên nguyên tắc thị trường thì khó mà xử lý rốt ráo được vấn nạn này.
Nguyễn Xuân Thành: Quy trình của một dự án thường như sau: công đoạn đầu tiên là làm quy hoạch. Anh chỉ được làm dự án nếu dự án đó có trong quy hoạch. Bước hai: chuẩn bị chương trình đầu tư, lập dự án, thẩm định dự án, quyết định chủ trương rồi ra quyết định đầu tư. Bước ba: thực hiện dự án. Bước bốn: vận hành sau khi dự án hoàn thành. Để một dự án đầu tư có hiệu quả anh phải làm tốt cả bốn công đoạn ấy.
Tuy nhiên, ở đây có chuyện lợi ích nhóm như anh Thiên vừa đề cập. Vì làm dự án để phục vụ lợi ích cho một nhóm đối tượng thiểu số, nên công đoạn phục vụ lợi ích lớn nhất là trong quá trình thực hiện dự án, tức là trong quá trình tiêu tiền. Còn công đoạn đảm bảo lợi ích được chia sẻ đều cho cả xã hội là khâu quy hoạch chuẩn bị và cả quá trình vận hành dự án về sau.
Hệ thống chính sách hiện tại vẫn tập trung vào khâu thực hiện dự án.Trong khi đó, chúng ta lại chưa có bộ tiêu chí để đánh giá sau khi dự án ấy hoàn thành thì vận hành thế nào. Nếu chúng ta xiết chặt quy định rằng anh phải đảm bảo dự án xây xong vận hành có hiệu quả thì từ đó chi phối lại quá trình thực hiện, buộc anh phải đảm bảo làm sao dự án vẫn vận hành tốt cho dù anh có bớt xén một tí, làm thất thoát một ít.
Còn nếu dự án vận hành không ổn thì quy trách nhiệm và đã quy trách nhiệm xong rồi thì có biện pháp, chế tài rõ ràng.Ngược lại, nếu chỉ đánh giá là dự án này được đầu tư xong, được quyết toán và nghiệm thu là xong, còn sau đấy vận hành như thế nào là việc của cơ quan khác thì không thể khắc chế được động cơ trục lợi. Kết quả là cho dù có cải thiện được về tỷ lệ đầu tư công nhưng các dự án làm cùng một lúc của các ngành, các địa phương vẫn không hiệu quả.
Ts Trần Đình Thiên: Tôi muốn bổ sung thêm. Khi nguồn vốn khan hiếm mà phải chia cho nhiều nơi thì cuộc chạy vốn khốc liệt lắm.Nguồn lực càng khan hiếm mà cơ chế cho duyệt dự án đầu tư dễ dãi thì cuộc đua càng khốc liệt.Về mặt nguyên lý thì đây chính là cơ sở để kiếm ăn được.Xin cho trong điều kiện khan hiếm thì phải có đi có lại.Đấy là chuyện bình thường, rất thị trường.Chính vì tranh tối tranh sáng giống như thời xưa chuyển đổi sang cơ chế thị trường nên động cơ lợi ích sẽ làm hỏng hết, như phân tích của một số giáo sư Harvard.
Hai là, tình trạng dàn trải dẫn đến một cục vốn bị chẻ ra rất nhỏ, nên không dự án nào hoàn thành một cách có chất lượng.Đây lại chính là cơ sở khách quan để người ta hành động mà không cần quan tâm đến chất lượng. Họ có làm tuỳ tiện cũng chẳng có vấn đề gì vì một dự án làm 5 năm mà ông làm đến 10-20 năm mới xong thì làm gì có chuyện hiệu quả. Khi đấy, người thực thi chẳng lo gì đến trách nhiệm. Nói cách khác, với cách thức vận hành như vậy thì chính sách kiểu gì cũng khó mà xử lý được vấn đề trách nhiệm.Bởi ông không bơm vốn cho tôi thì ông xử lý kiểu gì?
Cho nên, tái cơ cấu đầu tư công là phải thay đổi cái cấu trúc như vậy. Chừng nào cơ chế cũ vẫn còn tồn tại thì động cơ lợi ích vẫn còn phát tác và nó càng phát huy tác dụng thì người ta càng thấy tính bất hợp lý của nó. Giống như kiểu càng ít vốn càng được ăn nhiều vậy.
Tôi lấy một ví dụ rất sát sườn với VN hiện nay là chuyện thu thuế. Thời gian làm thủ tục thuế của DN VN là 872 giờ/năm, trong khi của các nước ASEAN6 (Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines) trung bình là 172 giờ. Lý do gì để VN mất thêm 700 giờ. Giả dụ do yếu kém thì cũng chỉ mất thêm 200 giờ thôi chứ. Như vậy ta vẫn còn 400,500 giờ coi như lãng phí.
Thế tại sao lãng phí như vậy mà không ai làm gì cả.Có phải vì động cơ lợi ích nó nằm ở chỗ lãng phí hay không?Tôi càng không làm thì DN càng phải cống nạp. Động cơ ngược như vậy, càng không làm thì càng có lợi. Còn ngân sách thì vẫn cứ phải trả cho số giờ vô ích đó.
Tôi muốn dùng một hình ảnh không phải đầu tư công nhưng cũng sát sườn với chi tiêu công để chúng ta thấy được nghịch lý của cơ chế hiện nay. Để xử lý đúng vào chỗ đấy thì phải có cơ chế trách nhiệm cá nhân trong cả hệ thống chứ không phải từng khâu một.Nếu chỉ từng khâu một thì không bao giờ làm được.
(VNN)
Phần tiếp: Phong cách Đinh La Thăng và chuyện quy trách nhiệm cá nhân

Joseph S. Nye - Toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau

Với sự kết thúc của Chiến tranh lạnh năm 1989, một số nhà quan sát cho rằng vấn đề kinh tế sẽ đóng vai trò trọng tâm hơn trong nền chính trị thế giới. Các mạng lưới phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế mở rộng trên toàn cầu đã tăng nhanh khi chi phí liên lạc và giao thông vận tải giảm xuống, giúp thu hẹp khoảng cách không gian. Vai trò của thị trường cũng đã tăng lên nhờ các công nghệ mới về thông tin và giao thông vận tải cũng như sự thay đổi thái độ đối với vai trò của chính phủ và nhà nước. Gần như một nửa sản xuất công nghiệp hiện nay được thực hiện bởi các công ty đa quốc gia. Quyết định của các công ty này về việc đặt nhà máy sản xuất ở đâu có tác động mạnh mẽ đối với nền kinh tế và chính trị nội bộ của các các nước.
global connectionsNhư nhà kinh tế Dani Rodrik đã chỉ ra, toàn cầu hóa “làm lộ ra một hố sâu ngăn cách giữa những nhóm có kỹ năng và khả năng dịch chuyển để phát triển tốt trong thị trường toàn cầu” và những nhóm người không có những lợi thế đó, “như công nhân, người hưu trí, và những nhà hoạt động môi trường, với chính phủ bị kẹt ở giữa.”[1] Một số nhà lý luận nhận thấy một sự cạnh tranh mới về “địa kinh tế” đang thay thế dần cho cạnh tranh địa chính trị và họ dự báo rằng trừng phạt kinh tế và cấm vận sẽ trở thành những công cụ chính của chính trị quốc tế.
Nhận ra những thay đổi này là một điều quan trọng. An ninh có thể được coi như một điều hiển nhiên trong thời bình, nhưng tất cả các thị trường đều hoạt động trong một khuôn khổ chính trị nhất định. Thị trường toàn cầu phụ thuộc vào cấu trúc quyền lực quốc tế. An ninh cũng giống như oxy, dễ bị xem nhẹ cho đến khi nó mất đi, và sau đó bạn không thể nghĩ đến cái gì khác ngoài nó. Tương tự như vậy, các biện pháp trừng phạt kinh tế đã trở thành công cụ phổ biến bởi chúng tránh được việc sử dụng bạo lực, nhưng hiệu quả của chúng không nhất quán. Một số nghiên cứu cho thấy chúng chỉ đạt được hiệu quả mong đợi trong chưa tới một nửa số trường hợp được áp dụng. Các biện pháp trừng phạt đa phương là một yếu tố góp phần chấm dứt chủ nghĩa apacthai ở Nam Phi và gây sức ép lên Serbia và Libya vào những năm 1990, nhưng chúng không có tác dụng trong việc đẩy lùi quân đội Iraq khỏi Kuwait hay đưa một tổng thống được bầu trở lại nắm quyền ngay ở một nước nghèo như Haiti. Hơn nữa, toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế đã từng gia tăng nhanh chóng khi các quốc gia theo đuổi các chính sách tương đối tự do về thương mại, đầu tư và di cư trong thế kỷ 19. Tuy nhiên điều này vẫn không thể giúp ngăn chặn hai cuộc thế chiến và một cuộc đại suy thoái kinh tế trong nửa đầu thế kỷ 20 nổ ra và làm gián đoạn những nhân tố của xu hướng dài hạn là toàn cầu hóa.
Các khía cạnh của toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa – được định nghĩa như một mạng lưới toàn cầu của sự phụ thuộc lẫn nhau – không có nghĩa là sự phổ cập khắp toàn cầu. Ví dụ, vào đầu thế kỷ 20, một nửa dân số Mỹ sử dụng mạng internet, so với một một phần mười nghìn dân số Nam Á. Phần lớn người dân trên thế giới hiện nay không có điện thoại, hàng trăm triệu người sống cuộc sống của những người nông dân trong các làng mạc hẻo lánh và hầu như có rất ít sự kết nối với thị trường thế giới hay dòng chảy toàn cầu của các ý tưởng. Thực ra, toàn cầu hóa đi liền với sự gia tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo trên nhiều phương diện. Toàn cầu hóa không đồng nghĩa với sự đồng nhất hay sự bình đẳng.
Thậm chí trong số các quốc gia giàu, toàn cầu hóa diễn ra rất ít so với vẻ bề ngoài. Một thị trường thế giới được toàn cầu hóa thực sự sẽ bao gồm sự dịch chuyển tự do của hàng hóa, con người và luồng vốn, với các mức lãi suất tương đương. Thật ra chúng ta vẫn còn phải đi một chặng đường để đến được mục tiêu đó. Ví dụ, ngay cả ở Bắc Mỹ, Toronto trao đổi thương mại với Vancouver nhiều gấp mười lần so với Seatle mặc dù khoảng cách là như nhau và mức thuế là không đáng kể. Toàn cầu hóa đã làm cho đường biên giới quốc gia mờ nhạt đi, nhưng không có nghĩa là các đường biên giới không còn phù hợp nữa. Toàn cầu hóa cũng không đồng nghĩa với việc tạo ra cộng đồng toàn cầu. Xét về mặt xã hội, tiếp xúc giữa con người thuộc các nhóm tôn giáo khác nhau và tôn thờ các giá trị khác biệt thường dẫn đến xung đột, như chúng ta từng thấy qua các cuộc thập tự chinh vĩ đại thời trung cổ hay cách quan niệm hiện tại coi Mỹ như là “Quỷ Satan” của nhiều nhóm Hồi giáo cực đoan ở Trung Đông. Rõ ràng, xét về khía cạnh xã hội cũng như kinh tế, sự đồng nhất hóa không nhất thiết phải đi kèm toàn cầu hóa.
Toàn cầu hóa có một số phương diện khác nhau, mặc dù thường trong cách viết của các nhà kinh tế thì dường như toàn cầu hóa và nền kinh tế thế giới là một và như nhau. Nhưng những dạng khác của toàn cầu hóa cũng có những hệ quả quan trọng đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Dạng cổ nhất của toàn cầu hóa liên quan tới môi trường. Ví dụ, đại dịch đậu mùa đầu tiên được ghi nhận ở Ai Cập năm 1350 trước CN. Nó lan đến Trung Quốc năm 49 sau CN, Châu Âu sau năm 700, Châu Mỹ năm 1520, và Châu Úc năm 1789. Đại dịch này hay còn gọi là Cái Chết Đen bắt nguồn từ Châu Á, nhưng sự lây lan của nó đã giết chết từ một phần tư đến một phần ba dân số Châu Âu vào thế kỷ 14. Người Châu Âu mang căn bệnh đến Châu Mỹ vào thế kỷ 15 và 16, và đã giết chết đến 95 phần trăm người dân bản địa. Năm 1918, một đại dịch cúm gây nên bởi một loại virut từ loài chim giết chết khoảng 40 triệu người trên toàn thế giới, nhiều hơn cả số thương vong của các cuộc thế chiến. Một số nhà khoa học ngày nay dự báo rằng một đại dịch cúm tương tự sẽ bùng phát trở lại. Từ năm 1973, 30 căn bệnh truyền nhiễm chưa từng được biết đến trước đây đã xuất hiện, trong khi những căn bệnh quen thuộc khác đã lan tràn khắp toàn cầu dưới dạng kháng thuốc. Trong vòng 20 năm sau khi HIV/AIDS được phát hiện vào những năm 1980, căn bệnh này đã giết chết 20 triệu người và khiến 40 triệu người nữa nhiễm bệnh trên toàn thế giới. Một số chuyên gia dự đoán con số này sẽ tăng gấp đôi trước năm 2010. Sự phát triển của các hệ thực vật và động vật ngoại nhập ở các khu vực mới đã quét sạch các loài bản địa và có thể làm tổn thất hàng trăm tỉ đô la một năm. Mặc khác, không phải tất cả các tác động của toàn cầu hóa môi trường là xấu. Chẳng hạn, cả Châu Âu và Châu Á đều hưởng lợi từ việc nhập khẩu các giống cây trồng của tân thế giới như khoai tây, ngô, hay cà chua, và cuộc “cách mạng xanh” trong công nghệ làm nông trong một vài thập kỷ qua đã giúp đỡ cho các nông dân nghèo trên toàn thế giới.
Biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người trên toàn thế giới. Hàng nghìn nhà khoa học từ hơn 100 quốc gia gần đây cho biết có những bằng chứng mới và rõ ràng cho thấy đa phần tình trạng trái đất nóng dần lên quan sát được trong hơn 50 năm qua là do các hoạt động của con người, và nhiệt độ trung bình toàn cầu trong thế kỷ 21 được dự báo là sẽ tăng thêm từ 2,5 oF đến 10oF. Hậu quả có thể là một loạt biến đổi nghiêm trọng về khí hậu, với việc quá nhiều nước tập trung ở một số vùng và khô hạn một số vùng khác. Những tác động ở Bắc Mỹ có thể bao gồm bão mạnh hơn, lũ lụt, hạn hán, và lở đất. Ở Châu Âu nhiệt độ tăng lên của nước biển có thể làm biến đổi dòng chảy đại dương và gây nên xu hướng lạnh dần đi ở khu vực này. Nhiệt độ tăng lên đã kéo dài các mùa không có băng giá ở nhiều khu vực và làm giảm 10% khu vực tuyết phủ khắp toàn cầu kể từ những năm 1960. Các tảng băng đang tan chảy. Tốc độ mực nước biển tăng trong vòng một thế kỷ qua nhanh gấp mười lần tốc độ trung bình trong hơn ba thiên niên kỷ qua. Như nhà khoa học của Đại học Havard James McCarthy chỉ ra, “Điều khác biệt bây giờ là trái đất có hơn 6 tỉ dân và các hệ thống tự nhiên và nhân tạo cung cấp thực phẩm, nhiên liệu, và chất xơ cho chúng ta đang bị tác động mạnh mẽ bởi khí hậu.”[2] Khi biến đổi khí hậu gia tăng, “sự thay đổi trong tương lai sẽ không diễn ra dễ chịu như đã từng xảy ra trong quá khứ.” Cho dù khí CO2 được thải ra không khí từ Trung Quốc hay Mỹ thì nó đều vẫn ảnh hưởng đến tình trạng trái đất ấm dần lên.
Toàn cầu hóa quân sự bao gồm các mạng lưới phụ thuộc lẫn nhau, trong đó vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực được sử dụng. Các cuộc chiến tranh thế giới của thế kỷ 20 là một ví dụ. Trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh, sự phụ thuộc lẫn nhau mang tính chiến lược toàn cầu giữa Mỹ và Liên Xô là rõ ràng và được thừa nhận rộng rãi. Nó không chỉ tạo ra những liên minh trải khắp toàn cầu, mà cả hai bên đã có thể sử dụng tên lửa xuyên lục địa để tiêu diệt lẫn nhau trong vòng 30 phút. Sự phụ thuộc lẫn nhau về quân sự mang tính khác biệt không chỉ vì là một trải nghiệm mới, mà bởi vì quy mô và tốc độ của xung đột tiềm tàng xuất phát từ sự phụ thuộc lẫn nhau về quân sự quá lớn. Ngày nay, Al Qaeda và các chủ thể xuyên quốc gia khác đã thiết lập những mạng lưới hoạt động toàn cầu, thách thức những cách tiếp cận truyền thống đối với quốc phòng.
Toàn cầu hóa về mặt xã hội là sự lan rộng của con người, văn hóa, hình ảnh, và các tư tưởng. Di cư là một ví dụ cụ thể. Trong thế kỷ 19, khoảng 80 triệu người vượt đại dương để đến nơi sinh sống mới – nhiều hơn trong thế kỷ 20. Vào đầu thể kỷ 21, 32 triệu cư dân của Mỹ (11,5 phần trăm dân số) là những người sinh ra ở nước ngoài. Hơn nữa, khoảng 30 triệu người (sinh viên, doanh nhân, khách du lịch) nhập cảnh Mỹ mỗi năm. Các tư tưởng là một phần quan trọng của toàn cầu hóa xã hội. Bốn tôn giáo lớn của thế giới – Phật giáo, Do Thái giáo, Thiên chúa giáo, và Hồi giáo – đã được truyền bá rộng rãi trong vòng hơn hai thiên niên kỷ qua, tương tự như các phương pháp khoa học và các quan điểm Khai sáng về thế giới trong vòng mấy thế kỷ qua. Toàn cầu hóa chính trị (là một phần của toàn cầu hóa xã hội) thể hiện trong việc lan rộng các dàn xếp hiến pháp, sự tăng lên về số lượng của các quốc gia được dân chủ hóa, và sự phát triển của luật pháp và thể chế quốc tế. Những người nghĩ rằng nói về một cộng đồng quốc tế là vô nghĩa đã bỏ qua tầm quan trọng của sự lan rộng khắp toàn cầu những tư tưởng chính trị như phong trào chống nô lệ thế kỷ 19, chống chủ nghĩa thực dân sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, và các phong trào phụ nữ và môi trường hiện nay. Dĩ nhiên, thế giới còn lâu mới tiến tới một cộng đồng toàn cầu thay thế sự trung thành của các công dân đối với bộ tộc, bộ lạc, và nhà nước của mình, nhưng các tư tưởng chính trị xuyên quốc gia như vậy tác động tới cách các nước xây dựng các mục tiêu quốc gia và sử dụng quyền lực mềm của mình như thế nào.
Toàn cầu hóa thế kỷ 21 có gì mới?
Dù đã diễn ra trong nhiều thế kỷ, toàn cầu hóa hiện tại đạt tới một mức độ “sâu sắc hơn và nhanh hơn”. Toàn cầu hóa ngày nay khác toàn cầu hóa thế kỷ 19 khi chủ nghĩa đế quốc Châu Âu cung cấp hầu hết các cấu trúc chính trị, và các chi phí giao thông và liên lạc đắt đỏ có nghĩa là ít người có thể tương tác trực tiếp với các dân tộc và tư tưởng từ các nền văn hóa khác. Nhưng đa số sự khác biệt quan trọng nhất lại liên quan chặt chẽ đến cuộc cách mạng thông tin. Như nhà báo Thomas Friedman lập luận, toàn cầu hóa hiện tại diễn ra “xa hơn, nhanh hơn, rẻ hơn và sâu sắc hơn.”[3]
Các nhà kinh tế dùng thuật ngữ “tác động mạng lưới” để đề cập đến tình huống mà ở đó một sản phẩm trở nên có giá trị hơn khi cùng một lúc nó được nhiều người khác nhau sử dụng. Một chiếc điện thoại thôi thì vô dụng, nhưng giá trị của nó tăng lên khi mạng lưới điện thoại được mở rộng. Đó là lý do tại sao internet đang gây ra một sự thay đổi nhanh chóng đến vậy. Nhà kinh tế đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz lập luận rằng một nền kinh tế tri thức tạo ra “các tác động mang tính lan tỏa mạnh mẽ, thường lan ra như những ngọn lửa và tạo ra những sáng tạo khác, mở ra những phản ứng dây chuyền của các phát minh mới… Nhưng hàng hóa – trái ngược với tri thức – thường không lây lan như lửa.”[4] Hơn nữa, khi sự phụ thuộc lẫn nhau đã trở nên sâu sắc hơn và nhanh hơn, mối quan hệ giữa các mạng lưới khác nhau đã trở nên quan trọng hơn. Các mối liên kết giữa các mạng lưới xuất hiện nhiều hơn. Kết quả là, “tác động hệ thống” – khi nhiễu động nhỏ tại một khu vực có thể lan rộng ra trên toàn hệ thống – càng trở nên quan trọng hơn.
Khi các quan chức chính phủ định hình các chính sách đối ngoại, họ gặp phải sự gia tăng “độ dày” của chủ nghĩa cầu hóa – hay mật độ các mạng lưới phụ thuộc lẫn nhau. Điều này cũng có nghĩa rằng tác động của các sự kiện trong một khu vực địa lý, về kinh tế hay sinh thái, đều có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến các khu vực địa lý khác, trên phương diện quân sự hay xã hội. Các mạng lưới quốc tế này đang ngày càng trở nên phức tạp và do đó tác động của chúng càng trở nên khó dự báo hơn. Hơn nữa, trong xã hội của con người, người ta thường cố gắng vượt qua những người khác và giành các lợi thế về kinh tế, xã hội hay quân sự thông qua các cách không thể đoán trước được. Kết quả là, toàn cầu hóa luôn đi kèm sự thiếu chắc chắn. Sẽ có sự cạnh tranh liên tục giữa một bên là sự không chắc chắn và tính phức tạp ngày càng tăng, và một bên là các nỗ lực của các chính phủ, tập đoàn, và các tổ chức khác để có thể hiểu và kiểm soát được các hệ thống liên kết ngày càng phức tạp này nhằm phục vụ lợi ích của mình. Các cuộc khủng hoảng tài chính liên tục hoặc sự gia tăng nhanh nạn thất nghiệp có thể dẫn đến các phong trào của người dân đòi hạn chế sự phụ thuộc lẫn nhau.
Tốc độ nhanh chóng cũng là một đòi hỏi của việc đưa ra các chính sách ứng phó, bên cạnh các vấn đề là sự không chắn chắn và khó khăn. Như đã đề cập, toàn cầu hóa hiện đại diễn ra ở tốc độ nhanh hơn các dạng toàn cầu hóa trước kia. Thủy đậu phải mất gần 3 thiên niên kỷ mới lây lan đến được tất cả các lục địa có cư dân sinh sống, với điểm đến cuối cùng là Châu Úc vào năm 1775. Bệnh AIDS chỉ mất chưa đầy ba thập kỷ để lay lan từ Châu Phi ra khắp thế giới. Và chuyển sang các dạng virus theo nghĩa bóng, năm 2000 virus máy tính “love bug” do các tin tặc ở Philippin tạo ra chỉ cần 3 ngày là đã lây lan khắp toàn cầu. Từ ba thiên niên kỷ đến ba thập kỷ đến ba ngày: đó là những con số biết nói minh chứng cho tốc độ gia tăng của toàn cầu hóa.
Sự tham gia trực tiếp của công chúng vào các công việc toàn cầu cũng đã gia tăng ở các nước giàu. Những người dân bình thường đầu tư vào các quỹ tương hỗ ngoại quốc; đánh bạc trên các trang web nước ngoài, du lịch và thưởng thức các món ăn lạ, những thứ mà từng chỉ dành cho người giàu. Friedman gọi sự thay đổi này là “sự dân chủ hóa” của công nghệ, tài chính và thông tin bởi vì chi phí giảm đã làm những gì xa xỉ trước đây giờ có thể trong tầm với của nhiều người. Tuy nhiên, “dân chủ hóa” không hẳn là một từ chính xác, vì trong thị trường, tiền có tiếng nói, mà mọi người bắt đầu với những ví tiền khác nhau. Ví dụ, không thể có sự công bằng trên thị trường vốn, mặc dù các công cụ tài chính mới cho phép nhiều người tham gia hơn. Ít nhất phải có một triệu đô thì các nhà đầu tư mới có thể bắt đầu tham gia vào các quỹ đầu tư mạo hiểm. “Phổ cập hóa” có thể là từ chính xác hơn để miêu tả xu hướng này, với nghĩa rằng có sự gia tăng mạnh mẽ về số người và dạng người tham gia vào các mạng lưới toàn cầu. Năm 1914, theo nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes, “Một cư dân Luân-đôn có thể đặt hàng bằng điện thoại trong khi nhâm nhi trà sáng trên giường và chờ nhiều loại hàng hóa được sản xuất trên toàn thế giới được đưa đến tận cửa nhà mình với số lượng tùy thích.”[5] Nhưng quý ông người Anh của Keynes hẳn phải là một người giàu mới mới có thể là người mua sắm toàn cầu như vậy. Ngày nay các siêu thị và các nhà bán lẻ trên internet đã mở rộng khả năng đó đến đa số người dân ở các xã hội hậu công nghiệp.
Sự mở rộng của các kênh liên lạc xuyên quốc gia vượt qua khoảng cách liên lục địa có nghĩa là người ta phải nắm bắt nhiều chính sách ở cấp độ quốc tế, bao gồm các quy định và các tập quán – từ việc kiểm nghiệm các dược phẩm, chuẩn mực kế toán, tiêu chuẩn sản phẩm đến các quy định trong ngành ngân hàng – những việc mà trước đây được xem là đặc quyền của các chính phủ quốc gia.
Những gì mà cuộc cách mạng thông tin bổ sung cho toàn cầu hóa hiện đại là tốc độ và sự sâu rộng trong mạng lưới liên hệ lẫn nhau, khiến cho chúng trở nên phức tạp hơn. Nhưng sự “toàn cầu hóa sâu rộng” này không đồng nhất mà khác nhau tùy vào từng vùng, từng địa phương và từng vấn đề.
Các phản ứng chính trị đối với toàn cầu hóa
Chính trị trong nước quyết định các phản ứng đối với thay đổi. Một số quốc gia gặt hái thành công, như các xã hội tư bản chủ nghĩa đang dân chủ hóa từ Hàn Quốc đến Đông Âu. Một số thích nghi theo cách riêng và đầy sáng tạo. Ví dụ, các quốc gia Châu Âu nhỏ như Hà Lan hay Bắc Âu đã duy trì chính phủ khá lớn và nhấn mạnh việc đền bù cho các lĩnh vực gặp bất lợi, trong khi các quốc gia công nghiệp phát triển Âu Mỹ nhìn chung nhấn mạnh thị trường, sự cạnh tranh và giảm điều tiết. Chủ nghĩa tư bản không có nghĩa là đồng nhất và có sự khác biệt đáng kể giữa Châu Âu, Nhật Bản và Mỹ. Có nhiều cách để phản ứng trước thị trường toàn cầu và vận hành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Trong các xã hội khác như Iran, Afghanistan, và Sudan, các nhóm bảo thủ đã chống lại toàn cầu hóa một cách mạnh mẽ, thậm chí là bạo lực. Phản ứng trước toàn cầu hóa giúp thúc đẩy chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Các thiết chế và sự chia rẽ trong nước – về mặt kinh tế hoặc sắc tộc – có thể dẫn đến các xung đột trong nước, và các cuộc xung đột này có thể làm biến đổi các bản sắc chính trị và sắc tộc một cách sâu sắc và khó lường. Như chúng ta đã thấy ở chương trước, ở Bosnia, giới lãnh đạo chính trị đã dùng các bản sắc truyền thống của người dân nông thôn để áp đảo và làm hòa tan các giá trị toàn cầu đã bắt đầu phát triển ở các thành phố với những kết quả rất tiêu cực. Trong khi đó Iran chứng kiến sự tranh giành giữa chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và các thành phần tự do hơn – những người Hồi giáo nhưng có thiện cảm hơn với các giá trị phương Tây.
Như đã đề cập ở trước, sự bất bình đẳng ngày càng tăng là nguyên nhân chính của các phản ứng chính trị vốn đã ngăn chặn các làn sóng trước đây của toàn cầu hóa kinh tế đầu thế kỷ 20. Giai đoạn hiện tại của toàn cầu hóa, như nửa thế kỷ trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, cũng gắn liền với sự gia tăng bất bình đẳng giữa và trong nội bộ các quốc gia. Tỉ lệ chênh lệch giữa thu nhập của 20 phần trăm dân số thế giới sống trong các quốc gia giàu nhất và 20 phần trăm dân số thế giới sống ở các quốc gia nghèo nhất tăng từ 30 lần trong năm 1960 lên 74 lần năm 1977. So sánh tương tự, tỉ lệ này tăng từ 7 lần năm 1870 lên 11 lần năm 1913. Trong bất cứ trường hợp nào, sự bất bình đẳng đều có thể có những hệ lụy chính trị ngay cả khi tỉ lệ bất bình đẳng không tăng lên. Như nhà kinh tế học Robert Wade nhận xét, “Kết quả là rất nhiều người trẻ tuổi giận dữ, những người mà công nghệ thông tin đã mang lại cho họ những phương tiện để đe dọa sự ổn định của xã hội nơi mà họ sống và thậm chí là đe dọa sự ổn định xã hội của các nước giàu.”[6] Khi dòng chảy thông tin gia tăng làm mọi người nhận thức rõ hơn sự bất bình đẳng, không có gì ngạc nhiên khi một số người quyết định phản đối toàn cầu hóa.
Hệ quả chính trị của những thay đổi về sự bất bình đẳng này rất phức tạp, nhưng nhà lịch sử kinh tế Karl Polanyi lập luận một cách thuyết phục trong nghiên cứu kinh điển “The Great Transformation” (Sự chuyển biến vĩ đại) của mình rằng các lực lượng thị trường do cuộc cách mạng công nghệ và toàn cầu hóa trong thế kỷ 19 tạo ra không chỉ mang lại các lợi ích kinh tế to lớn mà còn cả sự phá vỡ về mặt xã hội và các phản ứng chính trị. Không có các mối quan hệ tự động giữa bất bình đẳng và các phản ứng chính trị, nhưng yếu tố đầu tiên có thể dẫn đến yếu tố thứ hai. Đặc biệt khi sự bất bình đẳng kết hợp với sự bất ổn định, như khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế làm người dân mất việc làm, những phản ứng như vậy cuối cùng có thể dẫn đến sự hạn chế tốc độ toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
Sự phản kháng gia tăng gần đây chống lại toàn cầu hóa một phần là những phản ứng trước những thay đổi gây nên bởi sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Từ phương diện kinh tế, các thị trường không hoàn hảo là không hiệu quả, nhưng từ phương diện chính trị, một số sự không hoàn hảo của thị trường quốc tế có thể được coi như “thiếu hiệu quả một cách hữu ích” bởi chúng góp phần giảm tốc độ và làm dịu lại các thay đổi chính trị. Khi giúp xóa bỏ những sự không hiệu quả này, toàn cầu hóa đã trở thành tù nhân chính trị của các thành công về kinh tế. Thêm nữa, khi mạng lưới toàn cầu trở nên phức tạp hơn sẽ xuất hiện nhiều hơn những sự liên kết giữa các vấn đề vốn có thể tạo ra sự xung đột.
Quyền lực và sự phụ thuộc lẫn nhau
Những nhà theo chủ nghĩa tự do đôi khi lập luận rằng sự phụ thuộc lẫn nhau đồng nghĩa với hòa bình và hợp tác, nhưng rất tiếc là mọi việc không đơn giản như vậy. Tranh giành quyền lực vẫn tiếp diễn thậm chí trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau. Bởi các liên minh phức tạp hơn và quyền lực được sử dụng dưới những dạng thức khác nhau, các cuộc xung đột thường giống như chơi cờ trên những bàn khác nhau cùng một lúc. Xung đột trong thế kỷ 21 liên quan tới cả súng và bơ. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông từng nói rằng quyền lực phát sinh từ nòng súng. Sau cuộc khủng hoảng dầu lửa 1973, người ta nhận ra rằng quyền lực còn phát sinh từ các thùng dầu, như chúng ta sẽ thấy trong phần cuối của chương này.
Khái niệm sự phụ thuộc lẫn nhau
“Sự phụ thuộc lẫn nhau” thường là một thuật ngữ mơ hồ được dùng theo những cách trái ngược nhau, như những thuật ngữ chính trị khác như “chủ nghĩa quốc gia”, “chủ nghĩa đế quốc” và “toàn cầu hóa.” (Thực ra, như chúng ta đã thảo luận, toàn cầu hóa là một phần của sự phụ thuộc lẫn nhau xảy ra ở cấp độ toàn cầu). Các chính khách và các nhà phân tích có những động cơ khác nhau khi sử dụng các thuật ngữ chính trị. Các nhà lãnh đạo muốn càng nhiều người ủng hộ mình càng tốt. Các nhà lãnh đạo chính trị làm cho ngữ nghĩa trở nên mơ hồ và cố gắng thêm vào đó ý nghĩa về một điều tốt đẹp chung cho tất cả mọi người: “Chúng ta cùng trên một con thuyền, do đó chúng ta phải hợp tác với nhau, và vì vậy hãy đi theo tôi.” Mặt khác, nhà phân tích lại muốn tạo ra sự phân biệt để hiểu rõ hơn về thế giới. Họ muốn phân biệt giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái được và cái mất. Nhà phân tích có thể chỉ ra rằng con thuyền mà tất cả chúng ta đang ở trên đó có thể đang hướng đến cảng của một người này chứ không phải của người khác, hay là chỉ một người nai lưng chèo thuyền trong khi một người khác lái thuyền hoặc chỉ quá giang mà không phải làm gì.
Nếu theo nghĩa là một thuật ngữ mang tính phân tích, “sự phụ thuộc lẫn nhau” đề cập đến tình huống mà trong đó các chủ thể hay sự kiện thuộc các bộ phận khác nhau của hệ thống tác động đến nhau. Nói một cách đơn giản, sự phụ thuộc lẫn nhau có nghĩa dựa vào nhau. Tình huống như vậy tự thân nó không có nghĩa là tốt hay xấu, và cũng có thể có nghĩa là tốt hơn hoặc xấu hơn. Trong các quan hệ cá nhân, sự phụ thuộc lẫn nhau có thể nói nôm na là lời cam kết hôn nhân trong đó hai người phụ thuộc lẫn nhau cho dù mối quan hệ đó có làm họ “giàu hơn, nghèo hơn, tốt hơn, hay tồi tệ hơn” đi nữa. Và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước đôi khi cũng đồng nghĩa với việc các quốc gia trở nên giàu hoặc nghèo hơn, đôi khi tốt đẹp hơn và đôi khi lại tồi tệ hơn. Trong thế kỷ 18, Jean-Jacques Rousseau chỉ ra rằng sự phụ thuộc lẫn nhau thường đi cùng với sự chà xát và xung đột. “Giải pháp” của ông là sự cô lập và tách biệt. Nhưng điều này thường ít có khả năng xảy ra trong một thế giới toàn cầu hóa. Khi các quốc gia thử tự cô lập, như trường hợp Bắc Triều Tiên và Myanmar (trước đây là Miến Điện), họ thường phải chịu các tổn thất kinh tế khổng lồ. Thật không dễ nếu các quốc gia muốn tách biệt khỏi phần còn lại của thế giới.
Nguồn gốc của sự phụ thuộc lẫn nhau
Có bốn sự phân biệt giúp làm sáng tỏ những khía cạnh của sự phụ thuộc lẫn nhau: nguồn gốc, lợi ích, các chi phí tương đối, và sự cân xứng. Sự phụ thuộc lẫn nhau có thể dẫn đễn những hiện tượng vật lý (tự nhiên) hay xã hội (kinh tế, chính trị, nhận thức). Cả hai thường xuất hiện cùng lúc. Sự phân biệt giúp làm rõ mức độ lựa chọn trong các tình huống có sự phụ thuộc qua lại hoặc phụ thuộc lẫn nhau.
Sự phụ thuộc lẫn nhau về quân sự là sự tương thuộc xuất phát từ cạnh tranh về quân sự. Ở đây có những khía cạnh vật lý hữu hình như về vũ khí, vốn rất nóng bỏng từ khi vũ khí nguyên tử được phát triển, dẫn đến khả năng các bên chắc chắn hủy diệt lẫn nhau. Tuy nhiên, liên quan đến sự phụ thuộc lẫn nhau ở đây còn có nhân tố quan trọng là nhận thức, và sự thay đổi về nhận thức hay chính sách có thể làm giảm mức độ phụ thuộc lẫn nhau về quân sự. Như chúng ta đã thấy trong Chương 5, người Mỹ hầu như không phải lo nghĩ gì về việc Anh hoặc Pháp sở hữu vũ khí nguyên tử trong suốt Chiến tranh lạnh bởi vì Mỹ không có nhận thức rằng những vũ khí này sẽ tấn công vào đất Mỹ. Tương tự như vậy, người phương Tây ngủ ngon hơn ít nhiều vào cuối thập niên 1980 sau khi Gorbachev công bố những “tư duy mới” trong chính sách ngoại giao của Liên Xô. Sự khác biệt không phải đến từ số vũ khí của Liên Xô mà đến từ sự thay đổi trong nhận thức của phương Tây về sự thù địch và ý định của Liên Xô. Thật tế, sự lo lắng của Mỹ về kho vũ khí nguyên tử của Liên Xô hầu như đã biến mất sau sự sụp đổ của nước này, mặc dù cuối thế kỷ 20 có hàng nghìn đầu đạn hạt nhân không được bảo vệ cẩn thận của Liên Xô có nguy cơ rơi vào tay của các tên khủng bố hoặc của các quốc gia như Iraq và Bắc TriềuTiên.

SỰ PHỤ THUỘC LẪN NHAU VỀ KINH TẾ VÀ SINH THÁI

Một quan chức đến từ một quốc gia vùng Caribê nói rằng “Lần đầu tiên trong vòng hơn một thập kỷ, các nước đang phát triển gặp một vấn đề mà họ có ảnh hưởng thực sự. Họ không có chút quyền lực nào trong các cuộc đàm phán về nợ. Nhưng họ là một phần của môi trường toàn cầu, nên giờ đây họ có tiếng nói. Và họ đang sử dụng quyền lực đó. Đó chính là chiến lược đàm phán của họ.”

Ông cho rằng các nước nghèo nhận thấy quyền lực của mình vì các nước phương Bắc, những người gây ô nhiễm chính, muốn họ cắt giảm lượng khí thải, chấm dứt phá rừng và đưa ra các thay đổi khác. Nhưng họ lập luận rằng muốn thích nghi với những sự thay đổi đó họ cần có kinh phí và công nghệ.

- Thời báo New York, 17/3/1992[7]-
Nhìn chung, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế cũng giống như sự phụ thuộc lẫn nhau về quân sự vì đây cũng là một lĩnh vực của chính trị quốc tế truyền thống và có nguồn gốc quan trọng từ xã hội, đặc biệt là từ nhận thức. Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế bao gồm các lựa chọn chính sách về giá trị và chi phí. Ví dụ, đầu thập niên 1970 xuất hiện sự lo lắng rằng dân số thế giới sẽ vượt quá khả năng cung cấp lương thực. Nhiều quốc gia đã mua ngũ cốc của Mỹ, do đó đẩy giá thực phẩm trong các siêu thị của Mỹ lên cao. Một ổ bánh mì ở Mỹ sẽ đắt hơn vì thời tiết bất thường ở Ấn Độ hay vì Liên Xô mất mùa. Năm 1973, nhằm nỗ lực ngăn giá cả leo thang, Mỹ đã quyết định ngừng xuất khẩu đậu nành sang Nhật Bản. Kết quả là Nhật Bản đã phải đầu tư sản xuất đậu nành ở Brazil. Một vài năm sau đó, khi cung và cầu đã cân bằng, nông dân Mỹ đã rất nuối tiếc về vụ cấm vận đó vì người Nhật giờ đây lại mua đậu nành từ một nguồn rẻ hơn là Brazil. Các lựa chọn xã hội cũng như sự thiếu hụt về mặt vật chất ảnh hưởng tới sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế trong dài hạn. Vì vậy luôn cần phải xem xét các hậu quả lâu dài khi đưa ra các lựa chọn trước mắt.
Các lợi ích của sự phụ thuộc lẫn nhau
Lợi ích của sự phụ thuộc lẫn nhau đôi khi được diễn đạt theo các khái niệm như “tổng bằng không” và “tổng không bằng không”. Trong tình huống tổng bằng không, cái mất của anh là cái được của tôi, và ngược lại. Trong tình huống tổng dương, cả hai đều được, và trong tình huống tổng âm, cả hai đều mất. Chia một cái bánh là tình huống tổng bằng không, nướng một cái bánh lớn hơn là tình huống tổng dương, và đánh rơi chiếc bánh xuống sàn nhà là tình huống tổng âm. Cả hai trường hợp tổng bằng không và tổng không bằng không đều hiện hữu trong sự phụ thuộc lẫn nhau.
Một số nhà kinh tế theo chủ nghĩa tự do thường xem xét sự phụ thuộc lẫn nhau theo nghĩa cùng có lợi, nghĩa là các tình huống tổng dương, và mọi người đều được hưởng lợi và khá giả hơn. Việc không chú ý đến sự bất bình đẳng trong phân chia lợi ích và mâu thuẫn nảy sinh từ việc phân chia các lợi ích so sánh làm cho những nhà phân tích như vậy bỏ qua các khía cạnh chính trị của sự phụ thuộc lẫn nhau. Ví dụ, cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều có thể thu được lợi ích từ thương mại thông qua trao đổi máy tính và tivi, nhưng vấn đề đặt ra là lợi ích từ thương mại đó sẽ được phân chia như thế nào? Thậm chí nếu cả hai bên đều thu lợi thì liệu Nhật Bản sẽ thu lợi được rất nhiều trong khi Hàn Quốc chỉ thu lợi được một ít, hay ngược lại? Sự phân chia lợi ích – ai sẽ nhận bao nhiêu từ lợi ích chung – là tình huống có tổng bằng không trong đó phần được của một bên sẽ là phần thiệt hại của bên còn lại. Kết qủa là hầu như luôn tồn tại xung đột chính trị trong phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Ngay cả khi có một chiếc bánh lớn hơn, người ta cũng có thể đánh nhau để xem ai lấy được phần lớn nhất. Thậm chí nếu các quốc gia phụ thuộc lẫn nhau cùng hưởng một lợi ích chung, xung đột vẫn có thể xuất hiện về việc ai sẽ nhận được nhiều hơn hay ít hơn phần lợi ích chung đó.
Một số nhà phân tích theo chủ nghĩa tự do đã phạm sai lầm khi nghĩ rằng toàn cầu hóa làm thế giới càng ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, và hợp tác sẽ thay thế cạnh tranh. Lập luận của họ là sự phụ thuộc lẫn nhau tạo ra các lợi ích chung, và những lợi ích chung đó khuyến khích sự hợp tác. Điều này là đúng, nhưng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế cũng có thể được sử dụng như một vũ khí –  như trường hợp sử dụng trừng phạt thương mại chống lại Serbia, Iraq, và Libya. Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế thực sự có thể hữu dụng hơn vũ lực trong một số trường hợp bởi nó có thể có các cấp độ khác nhau. Và trong một số trường hợp, các quốc gia không quan tâm đến các lợi ích tuyệt đối thu được từ sự phụ thuộc lẫn nhau bằng các lợi ích tương đối lớn hơn mà các đối thủ của họ thu được và có thể sử dụng để chống lại họ.
Một số nhà phân tích tin rằng chính trị thế giới truyền thống luôn có tổng bằng không. Nhưng đó là một cách nhìn sai về quá khứ. Chính trị quốc tế truyền thống có thể có tổng dương, tùy thuộc vào ý định của các chủ thể tham gia. Ví dụ, có sự khác biệt giữa việc Bismarck hay Hitler lãnh đạo nước Đức. Nếu một bên tìm kiếm sự bành trướng, như Hitler đã làm, thì chính trị lúc đó thật sự có tổng bằng không – phần được của một bên sẽ là phần mất của bên kia. Nhưng nếu tất cả các bên mong muốn sự ổn định, có thể xuất hiện lợi ích chung trong việc cân bằng quyền lực. Ngược lại, chính trị của sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế tồn tại cả khía cạnh tổng bằng không mang tính cạnh tranh lẫn các khía cạnh tổng dương mang tính hợp tác.
Trong chính trị của sự phụ thuộc lẫn nhau, sự phân biệt những gì là quốc nội và những gì là nước ngoài trở nên mờ nhạt. Ví dụ, trường hợp đậu nành đã đề cập ở trên liên quan đến cả vấn đề trong nước là kiềm chế lạm phát, lẫn mối quan hệ của Mỹ với Nhật Bản và Brazil. Một mặt, cuối thập niên 1990, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á đã giảm giá hàng hóa thế giới, giúp nền kinh tế Mỹ tiếp tục phát triển mà không gặp phải áp lực lạm phát. Năm 2005, khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ John Snow thăm Trung Quốc, ông đã kêu gọi nước này tăng tín dụng tiêu dùng vì Mỹ nhận thấy điều này “liên quan trực tiếp tới vấn đề mà Mỹ đang quan tâm thường trực – mất cân bằng thương mại toàn cầu” (do Mỹ đang chịu thâm hụt trong quan hệ thương mại với Trung Quốc – ND). Các nhà lãnh đạo Trung Quốc trả lời rằng người Mỹ “nên lo chuyện nhà mình trước bằng cách giảm thâm hụt ngân sách.”[8] Vậy trong trường hợp này liệu Snow và các nhà đồng chức Trung Quốc của ông đang phát biểu về chính sách đối nội hay đối ngoại?
Lấy một ví dụ khác, sau cuộc cách mạng năm 1979 Iran đã cắt giảm việc sản xuất dầu mỏ, chính phủ Mỹ đã thúc ép công dân cắt giảm việc tiêu thụ năng lượng bằng cách lái xe ở tốc độ 55 dặm một giờ và tắt điều hòa nhiệt độ. Đó là vấn đề chính sách trong nước hay quốc tế? Liệu Mỹ có nên cho phép khai thác than bề mặt nếu như chúng được dùng để xuất khẩu? Liệu những quốc gia nhập khẩu lượng than đó có phải trả thêm chi phí đi kèm với việc hủy hoại môi trường ở Tây Virginia? Sự phụ thuộc lẫn nhau trộn lẫn cả những yếu tố trong nước và quốc tế, làm xuất hiện các liên kết ngày càng phức tạp hơn, nhiều dạng mâu thuẫn rắc rối hơn, cũng như một cách phân chia lợi ích khác hơn so với quá khứ.
Sự phụ thuộc lẫn nhau cũng ảnh hưởng đến chính trị trong nước theo những cách khác nhau. Năm 1980, một chính trị gia người Pháp quan tâm đến lợi ích so sánh về kinh tế sẽ theo đuổi chính sách kiềm chế nước Đức. Nhưng hiện nay một chính sách kiềm chế sự phát triển kinh tế của Đức sẽ không tốt cho Pháp. Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa Đức và Pháp có nghĩa là sự phát triển kinh tế của Đức chính là chỉ dấu cho thấy liệu kinh tế Pháp có sáng sủa hơn hay không. Giờ đây khi hai quốc gia sử dụng chung đồng tiền, việc kinh tế Đức phát triển cũng chính là lợi ích của các chính trị gia Pháp và ngược lại. Lý thuyết cân bằng quyền lực cổ điển cho rằng một quốc gia sẽ cố gắng hành động chỉ để hạ bệ quốc gia khác nhằm ngăn cản quốc gia đó chiếm thế thượng phong đã không còn đúng nữa. Trong bối cảnh phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, các quốc gia quan tâm đến cả lợi ích tuyệt đối lẫn lợi ích so sánh với các quốc gia khác.
Chi phí của sự phụ thuộc lẫn nhau
Tính cân xứng của sự phụ thuộc lẫn nhau
Sự lãnh đạo và các thể chế trong nền kinh tế thế giới
Chủ nghĩa hiện thực và sự phụ thuộc lẫn nhau phức tạp
Chính trị dầu mỏ
Dầu mỏ như một nguồn quyền lực
Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Globalization and Interdependence” (Chapter 7), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 204-232.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
(Nghiên Cứu Quốc Tế)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét