Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Tin thứ Tư, 05-09-2012

Nóng mát: 9h20′ - Vừa có 1 vụ bắt giữ rất quan trọng, có lẽ vài phút nữa báo sẽ đưa. A, đây rồi: Đã bắt được Dương Chí Dũng (TT).

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Video: Quần đảo Hoàng sa, Trường sa (VTV).  – ‘Mắt thần’ trên biển Đông (VNE). =>
- Biển Đông là vấn đề đại sự trong quan hệ Việt – Trung (Infonet).  - Hợp tác quốc phòng Việt Nam – Trung Quốc: Nói phải đi đôi với làm (TN). - HÀI LÒNG…, NIỀM TIN… – CÓ TIN ĐƯỢC KHÔNG? (Bùi Văn Bồng).  – Nhà văn Bùi Bảo Trúc, tức nhà báo Bảo Lâm, cây bút có tiếng ở làng báo hải ngoại: Đứa nào bán nước? (Lề Trái).  -  BẢN TIN VỀ TRUNG QUỐC CỦA ĐÀI TIẾNG NÓI VIẾT NAM, MỘT BẢN TIN CÓ VẤN ĐỀ ! (TSYG). “… chẳng khác nào VOV đang cố gắng cổ vũ và tô hồng cho chính sách ngoại giao cực kỳ hung hãn và tham lam hiện nay của Bắc Kinh.”
- Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy việc mời thầu dầu khí ở Biển Đông (VOA).  – Trần Phương Bình: Vạch trần bộ mặt xảo trá của Trung Cộng (BoxitVN).   – Tiếng [Tiến] thoái lưỡng nan của Việt Nam trong mối quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc (Straits Times/ Korea Herald/ TCPT).  - Trung Quốc úp mở việc giám sát Biển Đông bằng vệ tinh  (VTC).
- Bà Clinton bàn về Biển Đông trong các cuộc thảo luận ở Bắc Kinh (VOA).   – Mỹ mang “thông điệp mạnh” đến Trung Quốc (NLĐ).  – Mỹ sẽ gửi ‘thông điệp mạnh mẽ’ về Biển Đông khi tới Trung Quốc (Infonet).   – Giải quyết tranh chấp không hăm dọa (PN Today).   – Truyền thông Trung Quốc cực lực đả kích Ngoại trưởng Clinton (VOA). – ‘Mỹ hãy giữ lời hứa về Biển Đông’ (BBC).  - Trung Quốc: Tranh chấp lãnh hải là vấn đề thuộc chủ quyền lãnh thổ (VOA).  –  Mỹ – Trung lưỡng quốc tranh hùng (BBC).   – Trung Quốc kẹt giữa chiến thuật cương nhu của Hoa Kỳ (RFI).  – Mỹ lập sở chỉ huy tiền tiêu nhìn ra Biển Đông ở Philippines (DT).   – Tàu tiếp liệu cho tàu ngầm Mỹ đến vịnh Subic-Philippines (RFI).
- An ninh biển Đông Nam Á: Đi tìm giải pháp hợp lý (TVN).   – Mỹ muốn nhanh có quy tắc Biển Đông(BBC). –  ASEAN cần đoàn kết trong vấn đề biển Đông (TT).  - Ngoại trưởng Hillary Clinton: ASEAN cần đoàn kết về biển Đông (PLTP).  – Mỹ kêu gọi ASEAN đoàn kết ở Biển Đông, Bắc Kinh muốn được tôn trọng (VOA).   - Ngoại trưởng Mỹ gặp lãnh đạo ASEAN bàn về Biển Ðông (VOA).
- TQ cảm ơn Campuchia và tăng viện trợ (BBC).  – Trung Quốc ‘cảm ơn’ Campuchia 500 triệu USD sau Hội nghị ASEAN (Reuters/ Infonet).   – Đi theo Trung Quốc, Cam Bốt nhận được hứa hẹn hỗ trợ kinh tế từ Bắc Kinh(RFI).  - Vệ Nhi:  Không cần đúng, chỉ cần “vừa lòng nhau” (boxitvn).
- Ấn Độ và Trung Quốc mở lại các cuộc tập trận chung (RFI).   – Trung Quốc, Ấn Độ đồng ý mở lại các cuộc tập trận chung(VOA).  - Ấn-Trung Hợp tác trong bất đồng (TN). Còn VN-TQ: Bất đồng trong … thông đồng?
Đài Loan tập bắn đạn thật trên quần đảo Trường Sa (TTXVN). - Đài Loan tập trận tại Trường Sa (BBC).  – Thêm các nhà lập pháp Đài Loan ra thăm Trường Sa trong lúc có tập trận (VOA).   – Dân biểu Đài Loan đến đảo Ba Bình-Trường Sa thị sát tập trận(RFI).  -  Biển Đông căng thẳng, giới ngoại giao Đài Loan đột ngột lên giọng (GDVN).   - Trung Quốc tăng lượng tên lửa chĩa vào Đài Loan (TN).  -  Trung Quốc ngang nhiên khuyến khích Đài Loan tập trận ở Trường Sa (VNMedia).
- Thượng đỉnh APEC tại Nga: Đấu tranh chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp (Petrotimes).
<=Cả khoảng sân phơi đầy xác ong bầu - Thực hư chuyện tận diệt ong bầu “tuồn” sang Trung Quốc (NĐT). Cái tựa không ổn. Chuyện “tận diệt”, “tuồn sang TQ” là quá “thực“, như chính nội dung bài nêu ra. Còn chuyện “hư” phải là “hiệu quả chữa bệnh của các loại ong bầu”, là mục đích mua của thương lái TQ.    –    Người dân đang bán đi “cần câu cơm” của mình .
- Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Ron Kirk thăm Việt Nam (VOA).
- Thêm hai gia đình giáo dân Cồn Dầu được đi Mỹ (RFA).
Tuyệt Chiêu Dư Chí Hãi(Đinh Tấn Lực). - Phạm Hồng Sơn: Hơn hai sai lầm nguy hiểm của ông Nguyễn Trần Bạt (pro&contra). “Về mức độ nguy hại đối với dân trí và tiến bộ xã hội tôi không chắc sự hơn kém giữa bài trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Trần Bạt và bài ‘Xã hội dân sự – Một thủ đoạn của diễn biến hòa bình’ đăng trên báo Nhân dân nói trên. Nhưng tôi chắc chắn nhận diện hay đấu tranh với một thứ giả hình, mập mờ bao giờ cũng khó hơn rất nhiều với một thứ đã bộc lộ rõ ràng, thẳng thắn”.
- QUYỀN LÀM NGƯỜI (Thùy Linh).   - Nguyễn Quang Thạch: XÃ HỘI DÂN SỰ, TỪ GÓC NHÌN MÔ HÌNH TỦ SÁCH (Tễu).
- Không thích nói chuyện chính trị (DLB). “‘Không thích nói về chính trị’ là thái độ mà một con người vô thức đã vô tình tước bỏ đi quyền hạn công dân của mình trong việc gìn giữ và phát triển xã hội cũng như đất nước, và ở một mức độ sâu xa hơn, tước bỏ đi cả quyền được sống như một con người đúng nghĩa của mình“.
- Công an Hà Nội lại tra tấn chết người (RFA).  - Phỏng vấn cô Trịnh Kim Tiến: Về vụ chết người tại đồn công an Kim Nỗ (BBC).   – Công an Đông Anh nói về vụ Kim Nỗ (BBC).   – Vấn nạn công an sử dụng bạo lực trong khi thi hành công vụ (Mẹ Nấm).  - Khen thưởng ban chuyên án phá đường dây đánh bạc trực tuyến (ANTĐ).
- Bình vài ý trong vụ công an đánh chết người ở Đông Anh (Người Buôn Gió).   – Kỷ niệm 8 tháng sự kiện đầm Vươn, đọc lại Nghe từ cống Rộc (Nguyễn Thông).
- SÁNG 4.9.2012: BÀ CON VĂN GIANG ĐẾN CẢM ƠN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VN (Tễu).   – Nông dân Văn Giang và Dương nội lại đến 46 Tràng thi (Lê Hiền Đức).
- Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Hùng Võ: Xử lý dự án treo bằng cơ chế tăng thuế (TP). -  Những dự án làm khổ dân ở Ninh Thuận – Bài 3: Khó thu hồi dự án “rùa” (PLTP).  -  Chưa xong tiền sử dụng đất, có thể được cấp phép xây dựng.  - Đất giao thông bị xã đem… cho thuê (!?) (PLTP).
- TS NGUYỄN MINH HOÀ: Đất vàng không phải của riêng ai (SGTT).
- ĐÌNH CÔNG TẠI CTY TNHH THỰC PHẨM SAKURA (KHÁNH HÒA): Giới chủ cam kết giải quyết yêu sách (LĐ).
- Mời xem video “bịa đặt”: Đinh Đức Lập tố cáo hai ủy viên Bộ chính trị  (nqtwsgfyd). “Đinh Đức Lập cáo buộc hai ủy viên bộ chính trị Trần Đại Quang và Tô Huy Rứa ép bán công sở cho tư nhân”.  – TBT ĐINH ĐỨC LẬP CÁO BUỘC 2 ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ ÉP BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT BÁN RẺ TRỤ SỞ TẠI TP. ĐÀ NẴNG CHO TƯ NHÂN    –   LÀM MẤT UY TÍN LÃNH ĐẠO, CŨNG CHỈ NHƯ ĐINH ĐỨC LẬP MÀ THÔI? (Mai Thanh Hải).
- TBT Đinh Đức Lập: Bác bỏ thông tin bịa đặt (ĐĐK).  - Tổng Biên tập Báo  Ðại Ðoàn Kết bác bỏ thông tin bịa đặt (ND). Cả hai nội dung ngắn ngủi trên 2 báo gần giống nhau, đề thiếu thuyết phục. “Bịa đặt”, “mạo danh” thế nào sao không nói rõ ra, ví như lời nói trong video/audio đó hoàn toàn không phải là của ông Lập, hay là họ đã cắt xén theo kiểu VTV đã từng làm mấy năm trước với phát biểu của GM Ngô Quang Kiệt, … rồi thực chất vấn đề “trụ sở của ĐĐK” hiện nay ở Đà Nẵng ra sao ? Bài viết của Nhà báo Mai Thanh Hải, người quá biết ông ĐĐL dưới đây sẽ làm rõ thêm lời “bác bỏ” của ông ĐĐL thiếu thuyết phục.
- Đặt tiền để thay thế tạm giam (TP/ DT). “Cũng theo dự thảo thông tư, mức tiền, trị giá tài sản bảo đảm cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt không được dưới 10 triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 50 triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng; 150 triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và 350 triệu đồng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
BTV: Lẽ ra thông tư nên quy định rõ, bị bắt vì cáo buộc vi phạm điều nào, khoản nào thì phải bỏ số tiền bao nhiêu để được tại ngoại hầu tra, thay vì đưa ra các khái niệm mơ hồ như: tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng… Ngoài ra, quy định về số tiền còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như: số tiền nộp phải cao ở mức độ nào để người phạm tội không bỏ trốn, điều này tùy thuộc vào nhu cầu của từng cá nhân cụ thể. Với người nông dân chân lấm tay bùn, dù phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nếu phải bỏ ra vài chục triệu để được tại ngoại có thể là quá lớn đối với họ, nhưng với những người như bầu Kiên, giả sử như phạm tội không quá nghiêm trọng, và nếu phải bỏ ra vài chục tỉ, thậm chí vài trăm tỉ để được tại ngoại, biết đâu nhà tài phiệt này sẽ không tiếc tiền để đổi lấy sự tự do tạm thời?
- Tổng kiểm tra độ an toàn của các đập hồ thủy điện, thủy lợi (SGTT). - 5 vụ rung chấn trong đêm, lãnh đạo tỉnh ‘cầu cứu’ chuyên gia  (Infonet/ Zing).  - Hốt hoảng vì rung chấn trong đêm (NLĐ).  – Chưa thể khẳng định ảnh hưởng của động đất đến đập Sông Tranh 2 (TQ).  – Cần lắp đặt trạm quan trắc động đất tại Sông Tranh 2 (Tin tức).  – Trạm quan trắc Sông Tranh 2 không ghi được động đất? (PN Today).    – Hoàn thành chống thấm đập Thủy điện Sông Tranh 2 (VOV).  – ‘Thủy điện Sông Tranh 2 chịu được động đất 5,5 độ richter’ (VNE).  – Đập Sông Tranh 2 “vẫn an toàn”? (NLĐ).
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG: Xây dựng khu vực biên giới ngày càng vững mạnh (PLTP).
- Đắc Trung: Nghĩ về “Tự phê bình và phê bình” (Trần Nhương).  – Tuyên ngôn phê bình của người cộng sản (Chumonglong).  - “Có thể phải loại bỏ một số cán bộ” (ANTĐ).  - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội kiểm điểm nghiêm túc, sáng tạo (PLTP). =>
- Phỏng vấn ông Trầm Bê: Vụ bắt Bầu Kiên là ‘vấn đề nhạy cảm’ (BBC).
- Tiền Giang: Trưởng phòng chiếm dụng tiền học sinh nghèo (DV).  -  Cảnh cáo cục trưởng Thi hành án dân sự Kiên Giang (TT).
- Chó cắn áo ráchCán bộ xã ỉm tiền của hộ nghèo (TP).
-  Người Việt ‘nặng gánh’ thuế phí (VNE).
-  Tạm nhập không tái xuất: Xăng dầu “ăn không” tiền thuế (VNN).  -  Sẽ cấm tạm nhập, tái xuất xăng dầu (DNSG).  -  Hợp thức hóa xăng dầu lậu rất dễ (TP).
- Chính phủ yêu cầu làm rõ chuyện cây xăng găm hàng(VNE/ PLTP).  -  Lời nói bay theo gió (ANTĐ).  - Phạt và truy thu cây xăng gian lận hơn 244 triệu đồng (TN).  - Cây xăng bị tước giấy phép vẫn hoạt động. -  Giá xăng dầu: Tránh để DN mất động lực phát triển (DNSG).
- Bộ Nông nghiệp dừng hai thông tư trái khoáy (TQ).  - “Quyết” đưa tên cha mẹ vào CMND (NLĐ). “Cho dù còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng Bộ Công an vẫn triển khai cấp CMND mẫu mới có ghi tên cha mẹ tại Hà Nội trong tháng 9 này“.  - Quảng Bình nói không với bằng tại chức (PLTP).  -  Công văn ngáng đường thi hành án.
-  Nạn nhân của pháp đình – Kỳ 2: Vô gia cư vì tòa (TN).
- VỤ SONADEZI LONG THÀNH GÂY Ô NHIỄM:  Lý do từ chối bồi thường chưa thuyết phục (PLTP).  -  Vụ Sonadezi Long Thành xả thải gây ô nhiễm: Dân phản đối kết quả xác minh vùng thiệt hại (TN).
- BÁO NHÀ NƯỚC LẠI CUỖM BÀI CỦA BLOGGER!? (Nguyễn Tường Thụy).   – Tác giả sách giải thích: Hai Bà Trưng đánh giặc nào (VNN).
- ‘Hòa thượng Minh Châu có đóng góp lớn’ (BBC).
- Đại đa số dân chúng Nhật Bản muốn từ bỏ điện hạt nhân Staff Writers (NPD/ BoxitVN).
- HRW lên án các cuộc biểu tình chống người Rohingya của tăng sư Miến Ðiện (VOA).   – Miến Điện thả 42 binh lính trẻ em, cam kết chấm dứt thông lệ này (VOA).
- Giang-Hồ cạnh tranh BBC chơi chữ đểu quá! – Đồng minh chủ tịch Hồ Cẩm Đào bị hạ chức? (SGTT).   – Trung Quốc: Cuộc thanh lọc trong nội bộ đảng vẫn tiếp tục (RFI).  – Các Thành Viên Mới của Ủy Ban Thường Vụ Đảng Cộng sản Trung Quốc Đã Được Quyết Định, Nguồn tin cho biết (ĐKN).
- Trung Quốc: Chủ bút một tờ báo đảng công kích giới lãnh đạo vô dụng (RFI). “…tổng biên tập báo Study Times, cơ quan tuyên truyền của đảng Cộng sản chỉ trích ban lãnh đạo Hồ Cẩm Đào-Ôn Gia Bảo bất tài, nói mà không làm, đưa đến hậu quả dân chúng bất mãn phản kháng gây bất ổn định”. BTV: Báo đảng định ly khai khỏi đảng hay sao mà dám công kích lãnh đạo đảng?
- Kêu gọi Bãi bỏ Hệ thống Trại Lao động ở Trung Quốc (ĐKN).
- Sinh viên Hồng Kông tiếp tục biểu tình chống «tẩy não» (RFI).
KINH TẾ
- Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012: Cả nước có 63 nền kinh tế! (PLTP). Lo tăng trưởng, không quan tâm yếu tố bền vững”, “Nhóm lợi ích vây quanh một số cá nhân”.
Chuyên gia báo động gì về nợ xấu? (VNN).  -  Ngân hàng – Từ tăng trưởng tín dụng đến việc giảm lãi suất – Nỗi lo tăng trưởng tín dụng(Tin tức).  -  Lãi vay xuống thấp hơn trần lãi suất huy động (LĐ).   –  Tín dụng xa dần mục tiêu 10%.
- “Điều chỉnh tỷ giá hầu như không cải thiện được tình trạng nhập siêu” (Gafin).
<- Nông dân miền Bắc chật vật vì giá lúa thấp (Tin tức).
-  Vì sao người mua ‘cố tình’ mắc bẫy hoa quả ‘dỏm’? (VTC).
-  Làng nghề: Bỏ quên “thế mạnh tự nhiên” (DNSG).
- Thị trường: Lý thuyết và Thực tế (Việt Báo).
- Chuyên gia kinh tế (Mạnh Quân).
Các CTCK thận trọng với T+3 (LĐ).  - Khó hiểu giá vàng (NLĐ).
Bảo hiểm ngậm ngùi ngó… gian lận (PLTP).
- Bất động sản về đáy? – Kỳ cuối: Thận trọng với vốn vay (TT).  -  Các DN đầu tư BĐS phải báo cáo hàng tồn kho trước 15.9 (LĐ).
-  Lên đời kinh doanh ôtô cũ (Vef).
- Úc muốn dệt len tại VN thay vì TQ (BBC).
-  Thái Lan chi thêm 13 tỷ USD mua lúa gạo tạm trữ (VNEco).
- Mỹ, Ai Cập sắp đạt thỏa thuận xóa giảm 1 tỉ đô la nợ (VOA).
- Moody’s cảnh báo xếp hạng của EU (BBC).
- Tây Ban Nha : 4,7 triệu người không có việc làm (RFI).
- Pháp : Giải quyết thất nghiệp trở nên cấp bách (RFI).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Vụ phá chùa Trăm Gian: Nhiều tập thể, cá nhân phải kiểm điểm (NLĐ).  – Vụ chùa Trăm Gian: Cái khó bó cái khôn?(TT). –  Tiếp tục thông tin về sai phạm tại chùa Trăm Gian (ANTĐ). Bậc cấp lên tiền đường bị đập đi xây mới bằng đá xanh – Thanh Hóa =>
- Inrasara: Vài giải minh qua ngộ nhận về hậu hiện đại Việt Nam (Inrasara).
- CHÂN DUNG HAY CHÂN TƯỚNG NHÀ VĂN (KỲ 76) (Nhật Tuấn).
- Không thành do “Tướng về hưu” (Trần Nhương).
- Nguyễn Hồng: CĂN HỘ 1603 (Nguyễn Trọng Tạo).
- Phiếm đàm về người yêu: Độc lập, tự do hay hạnh phúc? (Tin khó tin).
- KỲ ĐẠO VÔ CÙNG (Huỳnh Ngọc Chênh).
- “Mẹ không cần hoa hồng” (RFA).
- Người Việt: Răng đen, răng trắng và răng… tetracyline (Trần Kinh Nghị).
- Nhà sách trong thời bão giá (SGGP).
-  Vì sao phạt nặng và cho diễn tiếp Vũ điệu đường cong? (PNTD).
- Máy tính bảng thay đổi thói quen đọc báo? (TT).  Hề hề! Phách lối chút!
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Nói dóc Chuẩn bị đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (TT).
Hình ảnh phản cảm ngày khai trường (Trương Duy Nhất) có phải là - Thủ tướng dự lễ khai giảng tại Trường THPT Lê Hồng Phong (CAND) ? Hay đã … - ‘Khai tử’ cảm xúc ngày khai trường (VNN) ?
- SGK lớp Một: Chữ một đằng, hình một nẻo! (NLĐ).
<- Lớp học tiếng Việt mở rộng ở Campuchia (RFA). BTV: Xin giới thiệu với quý thầy cô và phụ huynh, học sinh ở hải ngoại, bộ sách dạy và học tiếng Việt cho các em học sinh ở nước ngoài gồm 9 cuốn, từ lớp Vỡ lòng, Mẫu giáo, đến lớp 7: Tiếng Việt Thực Hành.
Bán tóc để được đến trường (TT).
- Khi bà lao công quan trọng hơn ông tiến sĩ (PLVN).
- PHƯƠNG PHÁP HỌC HIỆU QUẢ (Tâm Sáng).
- Đem con bỏ chợ? (BBC).
- Pháp: 12 triệu học sinh bước vào năm học mới (RFI).
- Tìm ra thuốc cai nghiện rượu (RFI).
- Nhiều công ty tài trợ ý tưởng “bán vé tới sao Hỏa”  (PLTP).
-  Nga muốn hồi sinh ‘quỷ biển’ khổng lồ (VNE).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Bệnh tay chân miệng tăng vượt dự báo (TN). . - Xuất hiện vi rút cúm gia cầm nguy hiểm.  - 30 năm, hơn 30 bệnh mới xuất hiện (TT).   - Xuất hiện chủng virus cúm gia cầm mới ở Việt Nam(TQ).
- Giảm tải bằng bệnh viện vệ tinh (TT). -  Bệnh viện tư “trá hình”, núp bóng viện công (VNN).
- Kiên Giang:  Hàng ngàn thẻ BHYT chưa đến với hộ cận nghèo (TT).
- Vấn nạn rác thải nông nghiệp (SGTT). - Đà Nẵng: Chấm dứt đặt thùng rác ngay trước nhà dân, dưới lòng đường (Infonet).
- Thắt lòng cô gái có cả hai bộ phận sinh dục (NĐT).
- MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHÁM BỆNH PHÁT THUỐC THIỆN NGUYỆN TẠI MỒ SÌ SAN (blog Thành). =>
- Chuyên gia giải mã chuyện chọn tuổi sinh… thiên tài (NĐT).
Cần làm rõ những bất minh của THPGHP trong việc trục xuất ĐĐ Trụ trì chùa Cao Linh  (Chùa PL).
- Ngôi biệt thự của những “con ma đề” (NĐT).
- Khoảng lặng phía sau khu kinh tế (NLĐ).
- Vì sao Việt kiều Mỹ về nước nuôi chuột? (PN Today).
- Cần Thơ: Nhiều phụ nữ bị gạt khi lấy chồng nước ngoài (NLĐ).
- VỤ CẢ GIA ĐÌNH BỊ BỎNG VÌ CHIẾT XĂNG BÁN LẺ TẠI NINH THUẬN: 4 nạn nhân đã tử vong (LĐ).
- Những kiểu chết thảm chỉ vì chạy trốn cảnh sát (Soha).
-  Phá rừng ở vườn quốc gia Bạch Mã (TT).
- Giải cứu hổ con và tê tê (BBC).  - Bắt hai đối tượng vận chuyển 4 con hổ, 424kg tê tê (LĐ).    - Hổ thay đổi chiến thuật để tránh người (PLTP).
- Trung Quốc – vùng đất “tử thần” với công nhân mỏ (Infonet).  - Bán cả thông tin trẻ sơ sinh cho hãng bảo hiểm (TT).  Hồi nầy nói xấu “bạn vàng” sướng miệng thiệt!
QUỐC TẾ
- Số người tỵ nạn Syria cao kỷ lục (BBC).   – LHQ: 100.000 người Syria vượt biên tị nạn trong tháng 8(VOA). –  Nga nhăm nhe bỏ rơi đồng minh Syria (VNMedia).
- Iran theo dõi chặt chẽ tàu chiến Mỹ tại vùng Vịnh(VOV).  -  Báo Israel tố Mỹ ‘chạy làng’ cuộc chiến với Iran (ĐV).  -  Iran: Mỹ dung túng cho cướp biển Somali (GDVN).
- Afghanistan: Đánh bom liều chết tại đám tang, 20 người chết (VOV).   – Bom tự sát giết chết ít nhất 20 người ở Afghanistan (VOA).
<- Ðảng Dân chủ khai mạc đại hội đảng toàn quốc tại North Carolina (VOA).
- Chuyện về thủ tướng Ấn Độ – Bài 1: Bỗng nhiên làm bộ trưởng   –   Chuyện về thủ tướng Ấn Độ – Bài 2: Tình cờ thành thủ tướng (PLTP).
- Hàn Quốc bồi thường ngư dân bị án oan làm gián điệp cho Bình Nhưỡng (RFI).
- Indonesia và Úc ký Hiệp định hợp tác quốc phòng (RFI).
- Armenia đe dọa « chiến tranh » với Azerbaijan (RFI).
-  Hà Lan sẽ không rót thêm tiền cho Hy Lạp (Gafin/KP).
-  Romania: Ngập chìm trong khó khăn (HNM).
* VTV1:  + Chào buổi sáng – 04/09/2012;  + Tài chính kinh doanh sáng – 04/09/2012;  + Tài chính kinh doanh trưa – 04/09/2012;  + Không thể lãng quên: Hồi sinh ca trù;  + Phim tài liệu: Quốc kỳ Việt Nam;  + Cuộc sống thường ngày – 04/09/2012;  + Thời sự 19h – 04/09/2012.

 

1237. VÌ SAO TÔI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ NAM HẢI

Một blog tiếng Trung về lịch sử, khoa học, âm nhạc

VÌ SAO TÔI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ NAM HẢI [i]

25.5.2012
Tác giả: Nibelungen . Ốc nho (tên theo bản gốc: 尼伯龙根·蜗藤)
Người dịch:  Quốc Thanh
Tôi để tâm đến vấn đề Nam Hải đã từ lâu. Khác với rất nhiều người đi từ góc độ lợi ích quốc gia khi quan tâm đến Nam Hải, tôi quan tâm đến Nam Hải bắt nguồn từ sự tò mò về lịch sử. Trong những tháng ngày tôi đi học, ở môn lịch sử, Trung Quốc luôn được mô tả là một quốc gia chú trọng về quyền lợi trên đất liền, còn về quốc phòng biển và cấm biển thì chẳng có gì mới. Nhưng nếu thử nhìn vào bản đồ Nam Hải của Trung Quốc mà xem, ai cũng thấy là nhiều đảo ở Nam Hải, đặc biệt là Nam Sa[ii], ở cách xa Trung Quốc đại lục, còn đường 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ hầu như đều đến tận quốc giới của nhiều nước ở Nam Dương[iii]; mà theo giọng điệu chính thức, thì các đảo Nam Hải “từ xưa đến nay” là “một bộ phận không thể tách rời” của Trung Quốc. Sự tương phản cực lớn này đã trở thành động lực đầu tiên để tôi đến với lịch sử Nam Hải.  

Khi tôi còn học đại học, từng có một học giả nổi tiếng về ngoại giao và luật pháp quốc tế mở cuộc hội thảo, chủ đề hội thảo là các tranh chấp về đường hải giới giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Khi ấy chủ yếu nói về đảo Điếu Ngư và Nam Sa. Trong hội thảo, vị học giả này đề cập không nhiều về phương diện lịch sử, mà chỉ nhắc lại những từ ngữ “từ xưa đến nay”, “không thể tách rời”… Thế là trong phần nêu câu hỏi, tôi liền đưa ra nghi vấn, về mặt lịch sử, Trung Quốc rốt cuộc đã có được những bằng chứng chủ quyền gì đối với những lãnh thổ này? Tôi cho đây là một câu hỏi rất bình thường, bởi đã là “từ xưa đến nay”, “không thể tách rời”, thì đương nhiên hẳn phải có bằng chứng về mặt lịch sử. Thế nhưng không đợi cho vị học giả trả lời, xung quanh đã bắt đầu có những tiếng nói trách cứ tôi, chất vấn rằng tôi có phải là người Trung Quốc không. Còn vị học giả nọ thì cũng chẳng trả lời cho tường tận câu hỏi của tôi, mà chỉ dùng một bằng chứng mà ông ta cho là không thể chối cãi để trả lời. Ông nói vào cuối triều Thanh, Từ Hy Thái Hậu đã cấp đảo Điếu Ngư cho Thịnh Tuyên Hoài. Một khi đã có cử chỉ làm ra được sách phong, thì tự nhiên đã chứng tỏ lãnh thổ này là thuộc Trung Quốc.        
Chúng ta biết rằng, cái gọi là bằng chứng này là hoàn toàn sai lầm. Bởi vì ngay từ năm ấy đã chứng thực được cái gọi là chiếu thư sách phong ấy hoàn toàn là ngụy tạo. Ấy thế mà với danh nghĩa một học giả nghiêm chỉnh, có danh tiếng về lĩnh vực biển, mà cũng còn lấy cả cái thứ ngụy tạo ấy làm kết luận để truyền đạt cho công chúng. Hẳn sẽ hình dung  được những kiến thức về đường ranh giới biển mà chúng ta có được từ chính phủ và báo chí sẽ có thể bị mắc lừa đến thế nào. Đồng thời, tôi cũng được biết, trong giới học thuật, nếu đưa ra những quan điểm trái với “lòng yêu nước” thì sẽ phải chịu áp lực lớn đến đâu.      
Song như vậy lại càng khiến cho tôi thêm tò mò tìm đến sự thật. Theo tôi, nhiệm vụ chủ yếu nhất của các nhà sử học là phải làm rõ trong lịch sử đã xảy ra những gì, tiếp đến là giải thích những chuyện đã xảy ra trong lịch sử ra sao. Tôi không cho phục vụ chính trị là nhiệm vụ của các nhà sử học, thứ nhiệm vụ ấy nên để cho các nhà chính trị học, nhà luật học và văn nhân cung đình.   
Các nhà sử học Trung Quốc truyền thống cũng cho rằng ghi lại sự thật là chuyện hàng đầu. Như trong sách “Tả truyện” mà mọi người đã quen thuộc, vào năm 548 trước Công nguyên, Thôi Trữ sát hại Tề Trang Công, Thái Sử chép lại trung thành đã bị Thôi Trữ giết chết. Em trai Thái Sử lại chép như thế, rồi lại bị giết. Nhưng một người em trai khác của ông ta lại vẫn cứ tiếp tục viết như thế, và một viên sử quan khác cũng đã chuẩn bị tinh thần sau khi người em trai này bị giết lại tiếp tục chép lại trung thành lịch sử. Cuối cùng Thôi Trữ mới đành phải cúi đầu trước viên sử quan nọ. Câu chuyện này đã được liên tục truyền tụng trong lịch sử Trung Quốc với tư cách là một mẫu mực cho các nhà sử học chính trực. 
Giới học thuật Trung Quốc cũng hết lời ngợi ca những học giả tuân thủ sự thật ở các nước. Như vị học giả Nhật Bản đã qua đời Kiyoshi Inoue luôn bảo vệ quan điểm đảo Điếu Ngư là lãnh thổ của Trung Quốc, điều này đã được giới chính thống và giới học thuật Trung Quốc ca ngợi mãi. Theo tư liệu trên xinhuanet.com, đã có cái quan định luận như sau cho Kiyoshi Inoue: “Sử học nhân dân do “Kiyoshi Inoue chủ trương”, chống lại nhãn quan lịch sử theo chủ nghĩa quốc gia. Kiyoshi Inoue còn tích cực tham gia vào phong trào phản chiến hòa bình của các nhóm công dân, lên án tội ác của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản năm ấy, hơn nữa còn kiên quyết phản đối những hành vi không dám đối mặt thậm chí còn bóp méo lịch sử Nhật Bản cận hiện đại và sửa chữa lại sách giáo khoa lịch sử…, được dư luận tiến bộ trong ngoài nước tôn vinh là nhà sử học có lương tri của Nhật Bản”. Có thể thấy, ẩn chứa trong những lời lẽ đường hoàng chính thống của Trung Quốc, nhà nghiên cứu lịch sử nếu “chống lại nhãn quan lịch sử của nhà nước”, chống lại “vì lợi ích quốc gia mà bóp méo sự thật lịch sử”, thì sẽ được xem là biểu hiện “có lương tri”.       
Tuy nhiên, rất nhiều học giả trong giới sử học Trung Quốc có liên quan đến phương diện nghiên cứu Nam Hải đã không làm được điều này, kể cả những chuyên gia đầy tài năng cũng không ngoại lệ. Chẳng hạn như thầy trò Hàn Chấn Hoa và Lý Kim Minh, cả hai (nhất là Hàn Chấn Hoa) đều là những chuyên gia có kiến thức phong phú, tác phẩm đầy mình, nhưng lại đã nhiều lần vì chứng minh cho mệnh đề “các đảo Nam Hải từ xưa đến nay là một bộ phận của Trung Quốc” mà đã phạm phải những sai lầm không đáng có về học thuật. Gần đây, tôi vừa mới phân tích những sai lầm trong luận chứng “địa điểm đo tứ hải của Quách Thủ Kính là ở đảo Hoàng Nham[iv]” của họ. Nếu đọc một lượt các tác phẩm của họ, bạn sẽ phát hiện thấy còn có rất nhiều những sai lầm khác. Mà phần lớn những sai lầm ấy hiển nhiên không phải là do không đủ khả năng, mà là cố ý làm vậy vì sự ảnh hưởng tác động của “lòng yêu nước”.     
Giới học thuật đã là vậy, giới chính thống và truyền thông lại càng là vậy hơn. Lập trường của giới chính thống là dễ hiểu. Báo chí truyền thông trước đây là cơ quan ngôn luận của giới chính thống, gần đây mặc dù có được nới lỏng đôi chút, nhưng vì phải chịu sự trói buộc của giới chính thống, bầu không khí “lòng yêu nước” ngày càng tăng lên, và do ảnh hưởng của nhiều nhân tố như sự nhẹ dạ nghe theo một chiều của các học giả có uy tín và những người nổi tiếng, sự thiếu tính chuyên nghiệp về mặt pháp lý văn hóa lịch sử…, mà những lập luận phiến diện của giới học thuật và giới chính thống đang được thổi phồng lên tiếp.
Hầu hết công chúng không có được đủ thời gian, năng lực và hứng thú để đi thẩm tra từng bằng chứng một, cộng thêm sự dạy dỗ trong nhà trường lại chịu ảnh hưởng của lối lập luận chính thống. Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng đã làm cho lập luận chính thống được khắc sâu hơn. Sự tăng trưởng của “chủ nghĩa dân tộc” cũng đã gây áp lực ngược trở lại cho giới học giả, truyền thông, thậm chí là cả chính phủ. Mà kết quả cuối cùng là độ chênh giữa nhận thức lịch sử và lịch sử chân thực ngày càng lớn hơn trong toàn bộ xã hội.  
Ngoài ví dụ về đảo Hoàng Nham ra, xin đưa thêm một ví dụ đơn giản. Trong truyền thông chính thống và các nghiên cứu khoa học của Trung Quốc thường nhắc tới một câu: “Trước thập kỷ 70 chưa hề tồn tại cái gọi là vấn đề Nam Hải”. Đây là câu mà tôi thấy khó hiểu nhất, bởi vì rõ ràng có sự đối nghịch với sự thực lịch sử. Từ Chiến tranh thế giới II đến trước năm 1974, Pháp và Nam Việt[v] đã luôn chiếm giữ một phần Tây Sa[vi]; kể từ năm 1956, Nam Việt và Philippines đều đã chiếm giữ các đảo ở Nam Sa. Từ Chiến tranh thế giới II đến trước năm 1992, Mỹ lấy đảo Hoàng Nham làm trường bắn, Philippines cũng tuyên bố chủ quyền trên đảo Hoàng Nham. Tôi cũng không hiểu nổi Trung Quốc cần gì để làm ra một câu như vậy. Tôi chỉ có thể phỏng đoán rằng nó ám chỉ các nước đã nóng mắt với dầu mỏ dưới Nam Hải nên mới gợi ra tranh chấp (Nam Hải phát hiện thấy dầu mỏ vào sau thập kỷ 60), điều này phù hợp với lối tư duy “thấy lợi quên nghĩa” của người Trung Quốc.       
Sau khi đọc những tư liệu nghiên cứu về vấn đề Nam Hải, nhất là sau khi đọc kỹ những tư liệu của phía Trung Quốc, tra cứu các văn bản gốc rồi đối chiếu với các nghiên cứu của các nước, tôi đã phát hiện được rất nhiều sai lầm và sự thiếu nghiêm túc trong sách giáo khoa, các nghiên cứu khoa học và các bài báo của Trung Quốc. Tôi đoan chắc rằng ở phía tranh chấp khác cũng tồn tại những vấn đề tương tự. Thật đáng tiếc, tôi vừa không biết tiếng Việt, lại cũng chẳng biết tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha, nên chỉ có thể nghiên cứu qua những tác phẩm dịch, điều này không thể tránh khỏi có đôi phần thiên vị. Song đây là thuộc về sự giới hạn năng lực của tôi. May thay, sử liệu cổ đại chủ yếu lại là sử liệu bằng tiếng Trung (sử liệu cổ đại của Việt Nam cũng viết bằng chữ Hán), cho nên độ sai lệch chắc cũng không quá lớn.    
Tôi cảm thấy sự cần thiết phải viết ra những nghiên cứu tâm đắc của mình, để mô tả lại một cách hệ thống và khách quan lịch sử của Nam Hải. Bởi viết những gì đã học và nghiên cứu được thành bài viết là phương pháp học tập tốt nhất. Một khi đã viết được thành bài, thì nó sẽ còn mãi với thế gian. Cho nên, làm như thế này chủ yếu là để thỏa mãn cơn khát về lịch sử của mình. Đương nhiên nếu như người khác cảm thấy thích thú và thấy có giá trị, thì cũng có thể chia sẻ được với họ.
Tôi không nghĩ rằng những bài viết của mình sẽ có ảnh hưởng gì đó tới “lợi ích quốc gia” trong việc quy thuộc Nam Hải. Trước hết, tôi không phải là một người nổi tiếng, cũng sẽ không đưa cái thứ này viết thành bài để công bố (mà cũng chẳng nơi nào cho đăng), cho nên những người đọc được chỉ là một con số rất nhỏ. Trong tình trạng bình thường, số người ghé thăm blog của tôi cũng chẳng được bao lăm. Thứ đến, ở cái thời đại Trung Quốc ngày một trở thành đế quốc mới này, chủ nghĩa dân tộc và luật rừng đã dần dần thế chỗ cho phép tắc xử sự dựa trên nền tảng bình đẳng và chính nghĩa. Sự thật lịch sử chỉ thuộc về những người đi tìm sự thật, chứ không thuộc về dòng chính của xã hội. Nhiều người khi đọc xong các bài viết của tôi đều bảo, nói lịch sử phỏng có ích gì, thực lực mới là quan trọng nhất. Điều này cho thấy các bài viết của tôi không thể làm ảnh hưởng đến “lợi ích quốc gia”. Cuối cùng, lại càng bất tất phải chụp cái mũ “Hán gian” và “bán nước” cho các bài viết của tôi. Tất cả mọi người trên trái đất này đều hiểu rằng Hán gian và bán nước là bản quyền của các vị tai to mặt lớn, chứ chẳng liên quan gì đến một kẻ tiện dân như tôi.      

Nguồn: dddnibelungen.wordpress.com
Bản tiếng Việt © BS2012


[i]   Tức Biển Đông.
[ii]   Tức Trường Sa.
[iii]   Tên gọi vùng Đông Nam Á vào đời  Minh, Thanh.
[iv]   Tức Bãi cạn Scarborough (Scarborough Shoal).
[v]   Tức Việt Nam Cộng hòa.
[vi]   Tức Hoàng Sa.