Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Tin thứ Sáu, 26-10-2012

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- BỘ ẢNH “NHỮNG LÁ THƯ NHÀ GỬI TRƯỜNG SA” (Nguyễn Trọng Tạo).  - Cùng với chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu”, VNIF Phát động chương trình ‘mỗi người một cuốn sách’ (Zing).
Đưa vào bờ an toàn 10 thuyền viên bị tàu lạ đâm (TTXVN).
- Việt Nam mong muốn ASEAN và Trung Quốc sớm khởi động đàm phán chính thức về COC (QĐND).  – Xinhgapo ủng hộ dự thảo COC về Biển Đông (Tin tức).  – Singapore ủng hộ bản thảo Quy tắc ứng xử Biển Ðông của Indonesia(VOA).  - Singapore ủng hộ “dự thảo số 0” về COC (PLTP). -Việt Nam kêu gọi sớm bàn Quy tắc Biển Đông (VnE). - Nga tăng cường hiện diện ở Cam Ranh (PN Today).
- Hải quân Mỹ cam kết bảo đảm « tự do lưu thông hàng hải » ở châu Á (RFI).  – Tàu sân bay USS George Washington tới thăm Philippines (GDVN).
Trung Quốc phản đối Nhật – Mỹ tập trận (VnE). – Trung Quốc phản đối cuộc tập trận chung của Nhật (TTXVN). – Tàu Trung Quốc lại tiến vào vùng biển tranh chấp với Nhật Bản (RFI).  – Tàu Trung Quốc tới gần quần đảo đang tranh chấp với Nhật (VOA).  – TQ tìm thấy bản đồ ‘chủ quyền Điếu Ngư’(BBC).  - Tàu Trung Quốc ồ ạt tiến đến đảo tranh chấp (DV).  - Mỹ-Hàn tái khẳng định liên minh (PLTP).  - Mỹ kết nạp Hàn Quốc vào chương trình lá chắn tên lửa toàn cầu (ĐV).
- Nga muốn xây trung tâm tại Cam Ranh (ĐV).  – Thủ tướng Nga thăm Việt Nam (BBC). – Tổng thống Panama lần đầu thăm Việt Nam (BBC). - Báo nước ngoài: Nga sẵn sàng bán Su-34 cho Việt Nam? (PN Today).
- TRONG KHI BỘ TRƯỞNG CÔNG AN TRUNG QUỐC ĐANG Ở VIỆT NAM … (Tâm sự Y giáo).
- Chuyện lao động nhập cư người Trung Quốc: Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời (Trần Nhương).
- Vụ bắt sinh viên Nguyễn Phương Uyên: Công an vi phạm BLTTHS ra sao?  –   Mẹ nữ sinh viên Phương Uyên khiếu nại công an bắt con sai pháp luật (Chuacuuthe).  – Ông cán bộ công an phường Tây Thạnh nói như thế là không được (Nguyễn Tường Thụy). “Nói về thủ tục bắt người phải có lênh bắt, phải làm biên bản bắt người, có đại diện của chính quyền địa phương và của nhà trường nơi cháu Uyên theo học không mà ông ta nói là đúng thủ tục. Sau khi bắt Phương Uyên có thông báo ngay cho gia đình cháu không?” – Sự khác biệt của thông tin lề Dân và lề đảng qua một bản tin   –   (DLB). – Khi trời tối đen ta mới thấy các vì sao   –   (DLB). – Truyền thông tiếng Anh chú ý vụ Phương Uyên (BBC).  – Vietnamese student arrested for ‘propaganda’ (AFP/ Times Online).
LÀM VIỆC VỚI CÔNG AN HÀ NỘI NGÀY 6/7/2012 (Lê Anh Hùng).
- Thu Trâm: HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM: MỘT CÁI BẪY GIẾT NGƯỜI (Trí Nhân Media).
- Xây dựng văn hóa nhân quyền cho Việt Nam thời kì mới (TNCG).
- Khi trái núi đẻ ra… “một đồng chí” (Diễn Đàn). “Nhiều nhà bình luận đã để ý : Hội nghị Trung ương 6, các phát biểu và văn kiện đã công bố không hề đả động tới Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc đã bao trùm lên cuộc họp. Hội nghị giữa chừng, có tin đại sứ Bắc Kinh đến gặp một phó thủ tướng. Và trước ngày hội nghị khai mạc là cuộc gặp ở Nam Ninh của phó [chủ tịch] thủ tướng Tập Cận Bình, người sẽ thay thế Hồ Cẩm Đào trong vài ngày nữa, và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”.  Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch nước Trương Tấn Sang và “đồng chí X” (ảnh AFP). =>
- SAO KHÔNG VỀ VƯỜN ĐI ! (Sơn Thi Thư). “Ngày ông nhậm chức này/ Chém gió loạn trời mây/ Quyết tâm làm ráo riết/ Chống tham nhũng quyết liệt/… Canh cuối phải vận bĩ/ Sao không về vườn đi!” Ông không về vườn là vì ông bận ở lại giảng cho dân chúng về “lòng tự trọng”   – Chưa “về vườn” được, vì còn cần thỏa lòng cả những “điếm chính trị” giỏi hót này: Phó chủ tịch Hội cựu chiến binh: Lo được cho dân như thế là đáng mừng (CP).
- Minh Diện: CHẮC THỦ TƯỚNG CHƯA QUÊN ! (Bùi Văn Bồng). “Một con người biết khóc trước nỗi đau của dân, biết tôn trọng một nhà báo lão thành, biết tìm về tận quê người bạn chiến đấu là anh Phan Trung Kiên để trả ơn, một người như thế không thể ‘hỏng’ được… Vậy thì những sai lầm khuyết điểm của Thủ tướng là do đâu?
- HẺM “BUÔN” CHUYỆN (KỲ 31): Tràn ngập…tràn ngập… (Nhật Tuấn). “Dân làm hư cán bộ ? Nếu vậy chú Ba kiến nghị quốc hội đang họp … thay dân thôi./ Thay dân bằng gì ?/ Thay bằng đảng chứ bằng gì? Lúc đó cả nước là đảng viên. Dân đâu ra mà móc túi dân  nữa? Tham nhũng sạch bách nha!
- AI NGỐC? AI HÈN? TUI ! (DĐCN).  – LÃO SAY: CON CHÁU ÔNG BÂY GIỜ (Sơn Trung).
- BAO GIỜ QUỐC HỘI BIẾT ĐI? (Huỳnh Ngọc Chênh). “Nằm ở trong cái bóng của Đảng CSVN, dĩ nhiên QH vẫn còn là con rối của Đảng… Cơ chế độc đảng không cho phép sự hiện hữu của đối lập thì làm sao có được sự kiểm soát đích thực của nhân dân qua các đại diện của mình ở QH”. Ra đời từ năm 1946, đã hơn 66 tuổi rồi mà QH chưa tự đi một mình, phải có đảng dìu dắt?   - “Lấy phiếu tín nhiệm để cán bộ tự vấn mình” (VNN). “…  có thể đặt nền móng cho văn hóa từ chức.” Còn kẻ vô văn hóa thì khỏi cần từ chức!
- Ông Đặng Thành Tâm được nghỉ họp (BBC).
- Chống tham nhũng, đừng dùng ‘bình cũ rượu cũ’ (VNN).  – NGUYỄN PHI KHANH CHỐNG THAM NHŨNG (Trần Nhương).
- “Lấy phiếu tín nhiệm để cán bộ tự vấn mình” (VOV).
- Chưa thể khẳng định dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế (TQ).  – Đến lúc không “soi” chỉ tiêu mà nhìn… chất lượng (TBNH).-  Việt Nam sẽ gặp khó khăn với mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2012 (Bloomberg/ TCPT).   – Video: Đối thoại chính sách (VTV). Tọa đàm với các vị khách: TS Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm UBKT của QH, TS Trần Du Lịch, ủy viên UBKT của QH, TS Bùi Hà, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, phân tích và đánh giá toàn diện bức tranh kinh tế 2012 dưới sự điều hành của chính phủ.
- In tiền để tăng lương?! (Nguyễn Vạn Phú). “… Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cho biết không thể bố trí nguồn ngân sách để thực hiện lộ trình tăng lương, ‘trừ phi Thường vụ Quốc hội đồng ý cho in thêm tiền’. Phải nói thẳng, đây là một tuyên bố không nghiêm túc! Việc tăng lương nằm trong lộ trình đã định từ trước, có nghĩa ngân sách 2012 và 2013 đã chuẩn bị trước các nguồn tiền để thực hiện. Nay ngân sách không kham nổi thì Bộ trưởng Tài chính phải chịu trách nhiệm giải trình vì sao, hụt thu ở nguồn nào, cách giải quyết ra sao…”
- Bộ trưởng Vương Đình Huệ: “Có khả năng mất 500 tỷ từ nợ thuế” (DT).  – Dự thảo Luật Quản lý thuế gây nhiều lo ngại (TBKTSG).  – 10 năm doanh nghiệp mới bị kiểm tra thuế… 1 lần? (DT).  – Nên giảm thuế để khoan sức dân (PN).   – Cảnh sát thuế, cảnh sát luật (Đào Tuấn).
- LỜI KÊU GỌI XUỐNG ĐƯỜNG ĐÒI CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG CỦA CÔNG NHÂN VIỆT NAM (DĐCN). Tưởng đâu những chuyện này chỉ xảy ra dưới thời Pháp thuộc, khi người dân còn bị nô lệ, sống trong một đất nước không có chủ quyền, nên mới bị bọn tư bản bóc lột. Từ ngày có đảng lãnh đạo, “Đảng CSVN luôn là người đại diện xứng đáng cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc”, sao giai cấp công nhân, nhân dân lao động lại ra nông nỗi này?   - Cao Bằng: Nhiều CĐ doanh nghiệp không thể đại hội (LĐ).
Phải tìm cách đưa tàu và thuyền viên Vinashinlines về nước (LĐ).
- Quyết liệt phản đối 2 dự án thủy điện kỳ lạ! (NLĐ). – QUẢNG NAM: Lấy đất rừng phòng hộ Sông Tranh cấp cho dân tái định cư(PN).
<- Vụ Tiên Lãng: Cờ bí thí tốt (RFA).  - TIÊN LÃNG THI TỨ (Bùi Văn Bồng). - Vụ Tiên Lãng: Cần làm rõ cán bộ liên quan (DV).
- Lọt tội phạm do sợ bồi thường oan sai? (VNN).
- Đề nghị kỷ luật lãnh đạo PVN (NLĐ). - Quảng Ninh: Bắt quả tang cán bộ giám sát công trình nhận hối lộ 155 triệu đồng (DT). - Bắt tạm giam một thượng tá “chạy” chế độ chính sách (TN). - Cán bộ giám sát xây dựng nhận hối lộ bị bắt quả tang (TN).
- Tỉnh Bình Thuận: Chủ tịch UBND tỉnh bị kiện (NCT).  - Bí thư “vi hành”, đình chỉ dự án (NLĐ).
Hôm nay, Quốc hội nghe một loạt dự án luật quan trọng (VnM).  - Sửa thời hạn nộp thuế hàng hóa nhập khẩu: Lo doanh nghiệp tốn thêm 1,5 tỉ USD (TT).  - Năm hiệp hội đồng thanh kiến nghị về thuế và lương (SGTT).
Cắt giảm đầu tư công để tăng lương (TT).
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh: Thuế thu nhập cá nhân phải hài hòa nhiều mục đích (SGGP).
- Diệp Văn Sơn: Tư duy “chỉ lo phần ngọn” và nguy cơ bất ổn (TVN). Bàn về chính quyền cấp xã.
Chưa nên thành lập cảnh sát thuế (NLĐ).
E ngại “chân trong, chân ngoài” nếu giảng viên làm luật sư (NĐT). Vớ vẩn!
- “Giấy phép con”, quy định trớ trêu của Cục bảo vệ Thực vật (NĐT).
- Ép doanh nghiệp đăng quảng cáo trên website Cảnh sát môi trường (VnMedia).
- Làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông Bình Định (Chu Mộng Long).
Tình tiết bất ngờ vụ hiệp sĩ bị triệu tập (VNN).
- Gọi cho chính xác sự kiện Truông Bồn (Nguyễn Thông). “Chừng ấy người chết (hy sinh) khiến chúng ta đau lòng, tưởng nhớ, biết ơn, nhưng bảo là ‘chiến thắng’ thì hoàn toàn không phải. Gọi tên cho chính xác không phải là xem thường, hạ thấp công ơn các liệt sĩ mà để có cách biểu lộ, ứng xử cho phải đạo”.  - Đêm cuối ở Truông Bồn (VNN). Một cái lạ khác là tại sao mần rình rang kỷ niệm 44 năm?  Hay là chuẩn bị tinh thần “thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước …” với giặc Tàu sắp tới? À, không phải! Đó là nhân dịp “Hàng chục tỉ đồng đã được huy động để xây dựng khu tưởng niệm …” sắp khánh thành. Dân cứ nghèo xác xơ đi, bao nhiêu cựu thanh niên xung phong không được hưởng chế độ thỏa đáng, nhưng vẫn hàng chục tỉ đổ vào, hết Ngã ba Đồng Lộc, giờ lại tới cái này.
- Số phận những người Thượng tỵ nạn bị lãng quên (RFA).
- Huỳnh Thục Vy: Lạm bàn về Trần Nhân Tông Academy   –   (DLB). Quá sắc sảo!  Mời xem thêm: - Nguyễn Đình Chú – Một thoáng cung chiêm đệ nhất minh triết Trần Nhân Tông (Dân Luận).
- Thời gian cho nhà máy điện hạt nhân cỡ 100 năm   –   Siemens sử dụng nhiệt thải ra để sản xuất điện sạch (TTXVN).
- Thủ tướng Hun Sen kêu gọi ASEAN hợp tác trong lĩnh vực lao động (RFA).
- Hàn Quốc tập trận lớn chuẩn bị đối phó với Bắc Triều Tiên (RFI). =>
- Bắc Triều Tiên hành quyết cựu Thứ trưởng Quốc phòng bằng đạn pháo (RFI).  – Trong vương quốc của Kim Jong Un (phần 1) (Spiegel/ Phan Ba).
- Tướng tá TQ lên chức để giữ nhà? (BBC). - Trung Quốc có Tổng tham mưu trưởng mới (TN). – Trung Quốc cải tổ giàn lãnh đạo quân đội: Hải quân và Không quân lên ngôi(RFI).  - Trung Quốc bác tin thử tên lửa phá vệ tinh (DV). - Công ty Huawei chỉ trích chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ (TTXVN).
- TQ thưởng tiền cho tin về việc tự thiêu (BBC). – Trung Quốc treo thưởng để tìm thủ phạm “kích động người Tây Tạng tự thiêu” (RFI).
- Trung Quốc: Biểu tình phản đối các dự án công nghiệp gây ô nhiễm lan rộng (RFI).  – Trung Quốc tái tục xây nhà máy điện hạt nhân (VOA).  – Trung Quốc tài trợ Lào xây đường sắt (SGTT).
- Miến Điện: Bạo động tiếp diễn ở bang Rakhine(RFI). - Nhiều người chết do bạo lực ở Miến Điện (BBC). - Bạo động bùng phát giữa tín đồ Hồi Giáo và Phật Giáo ở Miến Điện (VOA).
Ukraina: Nhà hoạt động Nga bị mất tích là do an ninh nước ngoài (VOA). - EU bày tỏ quan ngại về ‘luật phản quốc’ của Nga (VOA).
- LHQ tố cáo Iran vi phạm nhân quyền của ký giả, luật sư (VOA).
Chủ mỏ vàng, công nhân Nam Phi đạt thỏa thuận (VOA).
KINH TẾ
- NHNN: Nợ xấu giảm 36 ngàn tỷ đồng (CP).  – NHNN: Giải bài toán “vàng hóa”, căn cơ đối với nợ xấu (TTXVN). – Phỏng vấn TS. Trần Hoàng Ngân: Không xử lý được nợ xấu tình hình sẽ càng xấu(TBNH).  - Chuẩn bị trình đề án Công ty mua bán nợ xấu (Vef). - 15/11 sẽ trình Chính phủ đề án Công ty mua bán nợ quốc gia (VnEco).  - Khởi động đề án mua bán nợ quốc gia (VNE).
S&P giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Việt Nam, triển vọng “ổn định” (Vietstock).
- Gánh nặng hệ thống ngân hàng đè lên vai VCB? (vietstock).  – Ngân hàng giảm lợi nhuận (NLĐ). – Giữ tiền đồng lời gấp 3 lần USD (TBNH). -  Dự kiến sẽ sáp nhập HDBank với DaiABank (SGTT). - Từ nay đến hết năm sẽ xử lý 5 ngân hàng (TN).  - Dừng dự án BĐS, nguy cơ tăng nợ xấu ngân hàng (DT). - Căn hộ sẽ đại hạ giá (TP). - BĐS trước ‘cơn bão’ thoái vốn của cổ đông (VNN).
- Lạm phát tại Việt Nam tăng (VOA).
- “Nung chảy” vàng thành VND? (VnEco).  – 60 tấn vàng đã được các ngân hàng mua ròng (DT). – Xem xét việc gia hạn dừng huy động vàng (CP). – Sẽ gia hạn thời gian huy động và cho vay vàng (TBKTSG). - Không có chuyện bù lỗ vàng cho NH (TN). - Giá vàng có nguy cơ giảm về cuối năm (VnEco). - Thị trường vàng: Rối như canh hẹ! (DV). - Vàng giả, nhái SJC tăng (TN).- Vàng SJC cao giá, hàng nhái tăng (SGTT).  - Không cấm vàng miếng phi SJC (NLĐ).  – Người dân lo lắng vì vàng SJC nhái số lượng lớn (VOV). “… điều khiến họ bức xúc là nếu phát hiện vàng nhái SJC miếng vàng đó sẽ bị cắt đôi và bán thấp hơn vài triệu đồng so với vàng SJC niêm yết.”Một quy định độc quyền quái đản hết sức, làm khốn khổ, thiệt hại cho dân rất phi lý mà hiếm thấy báo đài, nhà kinh tế nào lên tiếng phản đối mạnh.   – A đây rồi! Cùng còn có báo lên tiếng: Thị trường nhiễu loạn, người dân chịu thiệt (HNM). “ Thị trường vàng đã xuất hiện những dấu hiệu nhiễu loạn, bất ổn và chịu thiệt hại nhiều nhất vẫn là người dân.” “Theo các chuyên gia, không nên kéo dài tình trạng độc quyền vàng như hiện nay, mà nên “mở cửa” dần với các DN để cùng cạnh tranh, từ đó đưa ra mức giá hợp lý đối với vàng, nhằm giảm thiệt hại không đáng có cho người dân. Việc áp dụng những chính sách kiểm soát đối với thị trường này chỉ đúng nếu ngành chức năng đưa ra lộ trình phù hợp, đồng bộ và nhất quán.”  Coi có “nhóm lợi ích” trong vụ này không!
- Yêu cầu PV Oil và Thanh Lễ tái xuất lô xăng A92 và A95 (VnEco).  – Buộc tái xuất hàng ngàn tấn xăng không đạt chuẩn (PN).
- Hàng loạt doanh nghiệp bị “tuýt còi” trên sàn chứng khoán (DT). - Tái cấu trúc TTCK: Đến lúc mạnh tay? (VEF).
<- Bộ trưởng phát triển Đan Mạch Christian Friis Bach công bố Đan Mạch đóng ba dự án, vẫn hỗ trợ VN (BBC).
- Việt Nam tạm qua mặt Thái Lan giành vị trí quốc gia xuất khẩu gạo số một thế giới (RFI).  - Sân chơi lúa gạo ASEAN: Ba sai lầm và bàn gỡ của Việt Nam  (SGTT). - Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 22,5 tỷ USD (TTXVN).
Xóm nuôi tôm “ba không” ở Bến Tre (PLTP).  - Xóm nuôi tôm “ba không” ở Bến Tre (PLTP).
- Bốn “ông lớn” rút khỏi dự án mỏ sắt Thạch Khê (TBKTSG).
Nhập khẩu điện thoại chín tháng tăng hơn 100% (SGTT).  - Mười tháng xuất khẩu hơn 93 tỉ USD.
Ba doanh nghiệp lớn đồng loạt giảm 30 – 50% đàn gà thịt (SGTT).
Đề xuất lập Khu kinh tế biển Phú Quốc (TT).
Tiền tỷ cũng không “bán” bí quyết đúc đồng… (Bee). Một phần vì “Tâm đắc nhất là tượng Bác Hồ”?
Khai mạc hội nghị Bộ trưởng ASEM về lao động, việc làm (LĐ).
- Hàn Quốc : Các chaebol bị lên án đã bóp nghẹt nền kinh tế (RFI).
- Thương vụ Rosneft-BP quan trọng với toàn bộ nền kinh tế Nga (TQ).
- Trần Vinh Dự Giải Nobel Kinh tế 2012 xuất phát từ một thuật toán đơn giản (VOA’s blog).
Trung Quốc đối mặt với bất ổn (TVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- 184. NGƯỜI CHỊ CỦA LÃNH TỤ CẦN VƯƠNG PHAN ĐÌNH PHÙNG (Việt sử ký).
Nguồn gốc cách gọi Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa (VHNA).  - Phạm Toàn: Nguyễn Triệu Luật: Tài hoa – Uyên bác – Dấn thân.
- NGUYỄN KHÔI: NHỚ NHÀ VĂN VŨ TRỌNG PHỤNG (Sơn Trung).
- Các mối quan hệ xã hội trong làng Vũ Đại (Nguyễn Đức Mậu).
- Y Vân, tình khúc như nhân chứng kỷ niệm (Người Việt).
- Ngô Tịnh Yên: Phóng sự nhiều kỳ: Cô Sina (Kỳ 1)   –   Kỳ 2   –  Kỳ 3   –   Kỳ 4   –    Kỳ 5   –   Kỳ 6   –   Kỳ 7   –   Kỳ 8   –   Kỳ 9   –   Kỳ 10 (Sống Magazine).
- Lã Nguyên: Về những cách tân nghệ thuật trong HỒ QUÝ LY, MẪU THƯỢNG NGÀN, ĐỘI GẠO LÊN CHÙA của Nguyễn Xuân Khánh (III) (VHNA).
- Có 500 năm như thế (Trương Duy Nhất).
- TẠ TỴ: HỒI KÝ VĂN NGHỆ(Nguyễn Trọng Tạo).  - GỬI CÁC NHÀ VĂN, NHÀ THƠ CỦA vi.wordpress.com.  - Truyện ngắn của ĐINH QUANG TỈNH:  “CÁI CU VẸO” CỦA THẰNG CHÁU ĐÍCH TÔN.
- Tuổi già là thời sung sướng nhất (Trần Kinh Nghị).
-Cần có cái nhìn cởi mở hơn với giới trẻ (Kienthuc).
Quái kiệt Mai Đình Tới làm sân khấu – nhạc cụ kỷ lục châu Á (TN).
Ca sĩ Việt ra đĩa để… chẳng ai mua (DV). – Phận hẩm hiu ca sĩ ‘bóng lộ’ hát đám ma (TP/ANTG). - Giới ca nhạc nhiều tai tiếng (NLĐ).
- “Be considerate of others” – Hãy quan tâm đến những người xung quanh! (Dân Luận).
- Việt Nam, Lào tăng cường hợp tác quản lý thư khố (VOA).
- Sử thi Tây Nguyên cần sớm được bảo tồn (Tin tức). =>
- Tình quê trong mỗi chén cơm, tách trà (SGTT).
Bộ sưu tập “đồ hiếm” có một không hai (VNN).
Lễ hội văn hóa và ẩm thực Việt Nam-Hàn Quốc tại Hà Nội (HNM). - Liên hoan nghệ thuật Hát Then, đàn Tính toàn quốc lần thứ IV.
- Từ cậu bé thổi khèn đám ma tới kỷ lục gia châu Á (TP).
- Đường dài mới biết ngựa hay (NLĐ).
-“Nghề” dự tiệc và những khách mỹ nhân không mời (DV).
Paranormal Activity 4 được phép chiếu tại Việt Nam (TTXVN).
- Vụ giáo xứ Saint Barbara, linh mục gốc Việt lên tiếng (Người Việt).
- Nguyễn Hưng Quốc: Cái chết của một tờ báo (VOA’s blog).
- Miến Điện, một địa điểm du lịch đầy tiềm năng (RFI).
- James Bond, xe hơi, và những nụ hôn (BBC).
- Tổng thư ký LHQ nhảy điệu Gangnam Style với ca sĩ Psy (VOA).
“Việt Nam có đủ điều kiện để đăng cai ASIAD 18″ (TTXVN).  - Việt Nam – Lào: Tìm trận thắng “rửa mặt” (Khampha). - Tiếp tục thử nghiệm đội hình (TT).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Để có một nền giáo dục – khoa học hiện đại, cần một nền văn hóa khai phóng (boxitvn).
Đổi mới hay để ‘chết lâm sàng’? (TVN).
- Thứ trưởng Bộ GD: “Chính sách đặc thù không nhằm để tuyển đủ chi tiêu” (GDVN).
- “Đuối” do tăng chỉ tiêu (NLĐ).  – Tháo khoán đầu vào, cử nhân có về lại quê? (TP).
- Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dự lễ tuyên dương các học sinh đoạt giải thưởng quốc tế (Tin tức).  - Tham gia tập huấn thi Olympic được tuyển thẳng đại học (TT).
- ĐH Y dược TPHCM: Nhiều sinh viên 15 năm vẫn chưa tốt nghiệp (GDVN).
- Bức thư ngỏ gửi Ban soạn thảo trợ cấp nhà giáo (DT).  – Xét lại mức trợ cấp cho nhà giáo nghỉ hưu (VNN).
- Không nhận phong bì, tôi khùng hay tinh vi? (VNN).  - Lạm thu ‘núp bóng’ các khoản… tự nguyện! (Petrotimes).
Đua nhau mở trung tâm lưu trú (PLTP).
- “Phổ cập” cử nhân? (NLĐ).
<- Chuyện lạ về cậu học sinh lớp 11 mang hình hài trẻ con (GDVN).
- Vụ nữ sinh cắt tay phản đối cô giáo: Cựu học sinh lên tiếng!   – Áp lực học đường.   – XÓT XA NHỮNG CÁI CHẾT PHI LÝ: Lỗ hổng tư vấn học đường (NLĐ).
- So sánh thành tích có làm thui chột con trẻ? (GDVN).
Lần đầu tiên tất cả các học sinh VN dự thi đều đoạt huy chương (LĐ).
Sinh viên Huế đi… nhặt ve chai làm từ thiện (DT).
- Giáo viên sử dụng bằng đại học giả vẫn đứng lớp 7 năm (GDVN).
Giới thiệu robot do Việt Nam sản xuất (TN). - Kinh tế xanh cho công viên khoa học (TT).
Kinh nghiệm truyền thông khoa học của Nhật Bản (TS).
- Giải mã được trình tự gen của ung thư tuyến tụy (TTXVN).
- Microsoft chính thức công bố Windows 8 (BBC).
- Hàn Quốc sẽ tự phóng vệ tinh sau hai lần thất bại (TTXVN).
- Phát hiện mới về lỗ hổng tầng ozone ở Nam Cực (TTXVN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Các hoạt động tưởng niệm nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông (CP).
- Người dân Việt Nam đang “còng lưng” gánh giá thuốc (DT).  – Doanh nghiệp dược Việt thua trên “sân nhà” (TN).
- Phố phá thai: “Đồng tiền kiếm được hôi tanh lắm” (KT).
Phát hiện mực tẩm nhiễm ký sinh trùng gây bệnh (VTC).
Tại Công ty Sứ Hải Dương: Có chất lạ hay phóng xạ nguy hiểm? (DV).
- Bắt cá sấu nặng 30 kg gần trường học (NLĐ). =>
- Báo Việt Nam hớ khi đưa tin ‘voi chết’? (BBC).
- QUẢNG NGÃI: Nứt núi, nước phun, động đất, dân bỏ làng lên núi (PN).  – Dân Làng Vố rời làng vì sợ “đất nổ” (TT). – Dân Làng Vố lo động đất, lở núi (TN). - Biết nguy hiểm, nhưng không thể đưa bà con về nhà (SGTT).  - Dân Quảng Ngãi trốn vào rừng vì ‘lòng đất rung chuyển’ (VNE).  - Hỗ trợ lương thực người dân bỏ làng lên núi vì động đất (SGGP). - Quảng Ngãi: Núi nứt, nước phun giữa ruộng (DV).
Quảng Bình: Phát hiện 185 xưởng cưa lậu (SGGP).  - Xới đất, lật đá bán trái phép (LĐ).
- Hồng Bích: Cái nước mình nó thế’ (DNSG/ Alan Phan). - Cả thế này nữa: Xe siêu sang vẫn bán chạy ở VN (TT).   –  Cận cảnh pha chế xăng rởm (TP).
Thời sự trong ngày: Kẻ cuồng dâm chịu 2 án tử (VNN). - Hai nỗi đau trái ngược phiên xử sát thủ Đặng Trần Hoài (PN Today).  - Nạn trộm chó và những chuyện đau lòng – Bài 1: Làng quê bất an (PLTP).
Mấy trăm nạn nhân vụ xâm phạm tình dục “Savile” (VOA).
4 triệu người hành hương về Mecca (TT).
QUỐC TẾ
- Cơ hội ngừng bắn mới cho Syria (BBC). – Syria chấp nhận hưu chiến theo đề nghị của đặc sứ Liên Hiệp Quốc (FRI). – Syria cân nhắc về cuộc ngưng bắn trong dịp lễ (VOA).  - Quân nổi dậy kiểm soát khu vực chiến lược Aleppo (TTXVN). – Dân Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại về chính sách Syria (VOA).  - Nga tố cáo Mỹ chuyển vũ khí cho phiến quân Syria (TTXVN). - Ngừng bắn có chấm dứt được khủng hoảng Syria? (VNN).
- Tranh luận lần 3: ai thắng ai? (RFA). Dân Mỹ! – Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ 2012 (BBC). – 12 ngày trước bầu cử tổng thống: điên đầu vì các cuộc thăm dò (Người Việt).  – Obama đi bầu trước thời hạn để cổ vũ cách bỏ phiếu thuận lợi cho mình (RFI). – ‘Phát biểu của ông Romney về Trung Quốc là vô trách nhiệm’ (VOA). - Tổng thống Obama bỏ phiếu sớm tại quê nhà (DT).
Afghanistan: 2 người Mỹ bị giết trong một cuộc tấn công nội bộ (VOA). - Hai lính Mỹ bị cảnh sát Afghanistan bắn chết (VOV). – Hình ảnh về ‘cuộc sống chiến tranh’ ở Afghanistan (Petrotimes).  – Taliban hô hào tấn công nội bộ phe chính phủ (VOV).
<- Máy bay không người lái của Mỹ lại khai hỏa ở Pakistan (VOV).
- Israel, phe chủ chiến Gaza ngừng tấn công nhau (VOA).
Cử tri Mỹ gốc Việt nghĩ gì sau các cuộc tranh luận tổng thống? (VOA). - Năm thách thức an ninh quốc gia cấp bách của Mỹ (TTXVN).  - WikiLeaks tiết lộ tài liệu về các nhà tù bí mật của Mỹ (VOV).
AU bãi bỏ quyết định đình chỉ tư cách thành viên của Mali (VOA).
Australia bán uranium cho Ấn Độ (VOA).
- Cảnh sát Nga giết chết 2 sát thủ (VOA).
- Đô trưởng Tokyo từ chức để lập đảng mới (VOA).
Thái Lan thay đổi nội các (TN).
- Tàu chiến NATO bắn cháy tàu hải tặc Somali (NLĐ).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 25/10/2012;  + Cà phê sáng – 25/10/2012;  + Tài chính kinh doanh sáng – 25/10/2012;  + Tài chính kinh doanh trưa – 25/10/2012;  + Đối thoại chính sách – 24/10/2012;  + Cuộc sống thường ngày – 25/10/2012;  + Thời sự 19h – 25/10/2012.

Lạm bàn về Trần Nhân Tông Academy

Huỳnh Thục Vy (Danlambao) - Dư luận gần đây bàn tán khá nhiều về sự ra đời của học viện Trần Nhân Tông và “giải thưởng hòa giải Trần Nhân Tông”. Nhân dịp này tôi cũng xin mạo muội chia sẻ vài ý kiến.
Đầu tiên, Trần Nhân Tông Academy ra đời trong hoàn cảnh thế giới chứng kiến và nhiệt thành hoan nghênh những thành tựu đầu tiên của cuộc hòa giải và thay đổi chính trị ngoạn mục tại Burma, nên xem như sự ra đời này có thể là một cách "đánh tiếng" về tương lai chính trị Việt Nam. “Hạ cánh an toàn” và không bị trừng phạt chính là điều họ muốn người dân dành cho các vị lãnh đạo Cộng sản của chúng ta chăng?
Tuy chẳng dám có xét đoán nào về sở học của các vị giáo sư, tiến sĩ trong TNT Academy, nhưng xem qua danh sách nhân sự trong tổ chức này tôi chú ý đến nhiều điểm. Tôi đặc biệt chú tâm đến ông chủ tịch Thomas Patterson- người đã ca ngợi ông Hồ Chí Minh ngang tầm Wasington: "sự vô tư không vị kỉ, sự khiêm tốn mà chúng ta tìm thấy ở cuộc đời Hồ Chí Minh hay George Washington". Sự so sánh khập khiểng đầy dụng ý này chắc chắn không phải xuất phát từ một nhà nghiên cứu vô tư - người có nhiều điều kiện để đạt tri kiến tường minh về sự thật lịch sử hơn phần lớn nhân loại. Trong TNT Academy còn có một số vị học rộng tài cao thuộc hàng ngũ trí thức trưởng thành từ chế độ Cộng Sản hoặc thuộc “thành phần thứ ba” trước năm 1975, cùng các vị trí thức nước ngoài đặc biệt là ở Harvard, Hoa Kỳ. Các vị thuộc thành phần thứ 3 và các vị ở Harvard không hiểu sao cứ làm tôi nghĩ tới phong trào phản chiến, phong trào chống VNCH và ủng hộ Cộng Sản ở Harvard và Hollywood trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Với trình độ tri thức trung bình, một người như tôi, thiển nghĩ, cũng có quyền đặt nghi vấn về những con người này.
Một tổ chức cổ vũ hòa giải mà lại không hề có sự tham gia của thành phần trí thức từng là nạn nhân Cộng Sản. Các vị có thiện chí hòa giải thực sự hay không, tôi chưa dám bàn đến, nhưng khi muốn hòa giải thì điều tối thiểu là phải có đầy đủ các bên liên quan. Ví như có một người A đánh người B bị thương, muốn hòa giải thì trong bàn hòa giải ấy phải có anh A và anh B, cả những người bên A và bên B; chứ không thể chỉ có anh A và những người liên quan đến anh, hay những người bàng quan đứng giữa (thành phần thứ ba) mà thiếu đi sự có mặt của anh B. Chưa nói đến nội dung hòa giải và khả năng hòa giải, thành phần của “hội đồng hòa giải” này cũng khiến người ta ngay từ đầu đã không khỏi nghi ngờ.
Thứ hai, về hình tượng Trần Nhân Tông, theo cách nhìn của cá nhân tôi, Ngài là một vị vua đáng ngưỡng phục, cả với vai trò người đứng đầu quốc gia và tư cách một cá nhân bình thường. Với vai trò người lãnh tụ chính trị, ông đã lãnh đạo cuộc chiến đánh đuổi quân Nguyên thành công, củng cố sự ổn định của chính sự triều Trần và phát triển quốc gia. Ông còn là người góp phần mở rộng lãnh thổ nước Đại Việt về phía Nam. Đứng trên lập trường luân lý công bằng của nhân loại, lấy đất của nước người không thể gọi là Nhân; nhưng với địa vị của một ông vua nước Việt, ông không những không đáng trách mà còn là người có công. Trong chính thể quân chủ, một nguyên thủ quốc gia mà giữ gìn và mở rộng được quyền lợi của đất nước thì đó đã là một người cai trị thành công. Điều đáng nói ở đây là có một khả năng không thể tránh khỏi: giá trị tạo nên một nguyên thủ tốt lại mâu thuẫn quyết liệt với giá trị tạo nên một con người tốt. Bởi vậy, với vị trí một cá nhân, Trần Nhân Tông đã bỏ việc chính trị phiền hà để lên núi xuất gia. Điều này cho thấy một sự nhận thức rõ về thân phận con người trên thế gian và một quyết định dứt khoát chấm dứt mâu thuẫn giữa một bên là một ông vua bất chấp thủ đoạn và một cá nhân bình thường, thiện hảo. 
Nhìn vào cuộc đời vị vua này, tôi nhận thấy một diễn tiến mỹ mãn, một kết thúc có hậu và một lựa chọn đứng trên thiên hạ nhưng điều này không đồng nghĩa với việc tất cả những gì ông làm đều đúng và đều có thể áp dụng cho thời đại chúng ta. Tên tuổi Trần Nhân Tông tất nhiên xứng đáng để đặt cho bất cứ học viện nào, nhưng không phải vì “tinh thần Hòa giải” theo cách mà chúng ta gán ghép cho ông (sẽ nói ở phần sau), mà vì công lao thực sự đối với đất nước (như là một vị vua và một nhà văn hóa). 
Con người là luôn sai lầm nên việc ca ngợi ông như một bậc thánh là quá miễn cưởng, ấy là chưa nói đến việc “thánh hóa” ông để làm bình phong che đậy một dụng ý nào đó. Biến ông thành một tấm gương đạo đức cao cả để định hướng cho một ý đồ của chúng ta là một hành vi lợi dụng lịch sử trắng trợn. Ông đã là một nhân vật lịch sử, xin đừng sử dụng ông trong những vấn đề mà thời đại chúng ta phải đối mặt. Cá nhân tôi luôn đề cao việc sử dụng những giá trị đương đại để giải quyết những vấn đề đương đại. Việc sùng bái cá nhân, chẳng có tác dụng giải quyết triệt để vấn đề hôm nay mà còn gây ra những hệ lụy tai hại trong nhận thức của công chúng. Chúng ta không cần bất cứ tượng đài cá nhân “hậu Hồ Chí Minh” nào nữa.
Thứ đến, xin lạm bàn về câu chuyện mà nhà sư Thích Nhất Hạnh kể về vua Trần Nhân Tông. Chuyện kể rằng, sau khi đánh xong giặc Nguyên, nhà vua đã cho đốt tất cả các tài liệu bí mật ghi về việc các cận thần của ông đã hợp tác với quân Nguyên và nói rằng: “Đất nước ta cần sự hòa giải và hàn gắn chứ không cần sự trừng phạt”. Trước tiên, xin đừng nhìn mọi việc dưới nhãn quan luân lý dễ dãi. Bởi luân lý là quan trọng nhưng không phải lúc nào nó cũng là chìa khóa giải quyết vấn đề của nhân loại.
Thời quân chủ, ông vua chính là luật pháp, là nguyên tắc tối thượng, ông muốn bắt tội ai thì bắt, tha cho ai thì tha. Một khá năng lớn là: những người mà nhà vua không trừng phạt và giấu kín cả hành động phản quốc của họ là hoàng thân quốc thích; cho nên sự ân xá của ông chỉ là để bảo vệ uy danh của hoàng triều. Quả thật, hành động cá nhân tùy tiện của một ông vua chính là đặc trưng của chính thể quân chủ chuyên chế. Ở đây, luật pháp trong tay ông và ý dân có thể là điều ông không cần màng đến. Dù là một vị vua anh minh, có gì đảm bảo quyết định của ông không cảm tính, không phù hợp và không vị nể tình riêng?
Trong thời đại pháp trị này, tất cả mọi người, kể cả một nguyên thủ quốc gia, đều hành xử trong sự điều chỉnh và chế tài của luật pháp. Một vị nguyên thủ dù tài năng xuất sắc cũng không thể đưa ra những quyết định tùy tiện và độc đoán. Một kẻ có tội đáng bị trừng phạt phải do pháp luật quyết định chứ không phải dựa trên quyết định cá nhân của người cầm quyền. 
Không biết câu chuyện ấy có thật hay không và được lấy ra từ tài liệu lịch sử nào, nhưng dẫu nó là thật thì việc này cũng chỉ cho thấy tính chất độc đoán của quyền lực quân chủ. Tôi viết những dòng này không nhằm đả kích cá nhân vua Trần Nhân Tông, mà nhằm chỉ ra cái khiếm khuyết tất yếu của nền chính trị quân chủ. Và từ đó, sẽ thấy thật vô lý nếu lại lấy cái giá trị khiếm khuyết đó để áp dụng cho thời đại này, dù nhân danh Hòa giải hay gì đi nữa. Chúng ta không thể lấy cái luân lý cũ, cái nguyên tắc cai trị cũ ra để áp đặt vào thời đại mới, lấy một câu chuyện mang đầy màu sắc quân chủ để cổ vũ hòa giải trong thời pháp trị. Nếu làm vậy, thì một là chúng ta quá vô lý, hai là chúng ta có ý đồ ám muội.
Còn câu chuyện về hòa giải đã tốn khá nhiều giấy mực và dấy lên nhiều cuộc tranh luận chưa ngã ngũ, tôi không dám bàn đến, chỉ xin nói rằng: Nếu anh A đánh anh B bị thương thì còn bàn đến chuyện hòa giải để mang hai anh lại, cùng ngồi vào bàn nói chuyện với nhau, để anh A nói chuyện xin lỗi và bồi thường cho anh B. Cần phải lưu ý trong chuyện này, anh A phải là người chủ động, có thiện chí thực sự, và phải nhận thức được lỗi lầm của mình. Anh A phải mang tiền thuốc men và thành khẩn đến nhà anh B nói chuyện hòa giải, để mong anh B khỏi kiện ra tòa; chứ không phải cứ trịch thượng ngồi nhà, rồi cho người ra đánh tiếng trước cổng nhà, rêu rao về hòa giải. Còn trường hợp anh A đánh anh B chết thì theo luật pháp, dù gia đình anh B có muốn tha cho anh A cũng không được, vì hành vi của anh A lúc này là tội phạm hình sự không chỉ lấy đi tính mạng của cá nhân anh B mà còn xâm phạm đạo đức và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cách cư xử bình thường của xã hội. Lúc này, vai trò giải quyết vụ việc phải được giao cho luật pháp, chứ không ai có thẩm quyền bàn đến trừng phạt hay tha thứ. Sau khi Công lý được thực thi thì mới tính đến chuyện hòa giải giữa hai gia đình A và B. Thật vậy, Hòa giải cần một số điều kiện, mà Công lý là điều kiện không thể bỏ quên.
Để kết thức bài viết, tôi xin chia sẻ rằng: học viện Trần Nhân Tông có nhiều nhân sự và cố vấn phương Tây, nhưng điều đó không phải là một bảo chứng hữu hiệu cho uy tín và giá trị của học viện này. Sau buổi trao giải thưởng vắng mặt cho hai chính khách Burma và những phát hiện của công luận về việc đưa thông tin không đúng sự thật của tổ chức này, học viên Trần Nhân Tông xem như đã mở đầu “vở kịch” không được thành công. Và nhân đó, chúng ta cũng cảm nhận được rằng: uy tín của một tổ chức không đến từ thành phần nhân sự khoa bảng bằng cấp đầy mình, mà đến từ thời gian làm việc nghiêm túc trong tinh thần trách nhiệm và tôn trọng sự thật.
Là một người ít học, ít tuổi nhưng lại hay nói thật những điều mình nghĩ, tôi rất mong nhận được cái nhìn bao dung từ độc giả. Thành thật mong rằng, tranh luận không đẩy người ta ra xa nhau mà mang chúng ta đến gần nhau trong tinh thần mưu cầu sự thật.

Tam Kỳ ngày 15 tháng 10 năm 2012

1322. LIỆU THỔ NHĨ KỲ CÓ THAM GIA CUỘC NỘI CHIẾN Ở XYRI?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Tư, ngày 24/10/2012

TTXVN (Luân Đôn 21/10)


Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Anh (IISS), những vụ bạo lực xảy ra ở khu vực biên giới gần đây đã đánh dấu một giai đoạn mới trong cách tiếp cận của Thổ Nhĩ Kỳ đối với cuộc nội chiến kéo dài 19 tháng qua ở nước láng giềng Xyri, từ vị trí một “khán giả” bị thất vọng trở thành một bên tham gia chủ động vào cuộc chiến này. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đều khẳng định nước này không có ý định tham gia cuộc chiến và hiện tại ít có khả năng quân đội nước này tiến hành một chiến dịch quân sự trên đất liền nhằm vào các lực lượng của Tổng thống Bashar al-Assad bên trong lãnh thổ Xyri. Tuy nhiên, vẫn tiềm ẩn nguy cơ Thổ Nhĩ Kỳ tham gia mạnh mẽ hơn vào cuộc đấu tranh vũ trang nhằm lật đổ Tổng thống Assad nếu như các vụ đụng độ tiếp tục xảy ra.
Ngày 10/10 vừa qua, Tướng Necdet Ozel, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, đã tuyên bố rằng nước này sẽ tăng cường các hành động đáp trả quân sự nếu như Xyri tiếp tục nã pháo vào lãnh thổ của nước này dọc theo biên giới dài 900km giữa hai nước. Tướng Ozel đưa ra lời cảnh báọ này chỉ một tuần sau khi một quả đạn pháo từ Xyri bắn vào thị trấn biên giới Akcakale của Thổ Nhĩ Kỳ làm 5 thường dân thiệt mạng. Thổ Nhĩ Kỳ đáp trả ngay lập tức bằng việc nã pháo vào các lực lượng trung thành với ông Assad được triển khai trong lãnh thổ Xyri. Trong tuần sau đó, mỗi ngày có ít nhất một quả đạn pháo được bắn vào lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ từ phía biên giới với Xyri. Và mồi lần như thế, Thổ Nhĩ Kỳ lại trả đũa bằng cách nã pháo vào lực lượng của ông Assad.
Những tham vọng bị phá ngang
Trước khi thế giới Arập bị càn quét bởi các cuộc nổi dậy từ cuối năm 2010, Đảng Phát triển và Công lý (AKP) cầm quyền của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn coi Xyri là đồng minh thân cận nhất trong khu vực. Hai nước đã bãi bỏ yêu cầu visa cho các công dân đến từ nước kia và thường xuyên tổ chức các cuộc họp nội các chung. Ông Assad và gia đình đã từng đến nghỉ ở khu nghỉ mát Bodrum bên bờ biển Địa Trung Hải của Thổ Nhĩ Kỳ với tư cách là khách mời của Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan. Tuy nhiên, Ancara chưa bao giờ coi mối quan hệ này là quan hệ đối tác ngang hàng. Ngoại trưởng Ahmet Davutoglu cũng đã từng tuyên bố rằng ông ta xem Xyri như một phần trọng tâm trong tham vọng biến Trung Đông thành một khu vực chịu ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ.
Khi những người biểu tình Xyri lần đầu tiên đổ ra các đường phố vào tháng 3/2011, Thủ tướng Erdogan ban đầu cũng ủng hộ ông Assad, với tuyên bố rằng ông thường xuyên đến Xyri và nhận thấy người dân nơi đây rất yêu quý tổng thống nước mình. Mặc dù vậy, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bí mật hối thúc ông Assad xoa dịu sự bất mãn của dân chúng bằng cách tiến hành những cải cách, ông Assad không những bỏ qua những lời khuyên này, mà còn bắt đầu xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Iran. Động thái này trùng với thời điểm mối quan hệ giữa Ancara và Têhêran đang xấu đi. Điều này khiến cho Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ dần xa lánh ông Assad. Ngày 31/5/2011, nước này đã cho phép các nhóm đối lập Xyri tổ chức hội nghị ở khu nghỉ mát Antalya bên bờ Địa Trung Hải. Các tháng sau đó, sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ dành cho các nhóm đối lập Xyri càng gia tăng và trở nên công khai hơn. Các phần tử thuộc Quân đội Xyri Tự do (FSA) bắt đầu hoạt động công khai ở các trại tị nạn được lập nên trên lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ để cung cấp chỗ ăn ở cho những người chạy trốn khỏi bạo lực đang leo thang ở Xyri. Thổ Nhĩ Kỳ cũng trở thành con đường trung chuyển vũ khí cho FSA. Phần lớn số vũ khí này được mua trên thị trường quốc tế với nguồn tài chính đến từ Arập Xêút và Cata và sau đó được chuyển qua Thổ Nhĩ Kỳ đến các tay súng nổi dậy. Tháng 11/2011, Thủ tướng Erdogan cũng đã công khai kêu gọi Tổng thống Assad từ chức.
Sự thất vọng của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đối với ông Assad cũng làm hạn chế tham vọng trong khu vực của nước này. Khi những người tị nạn Xyri đầu tiên vượt qua biên giới tiến vào Thổ Nhĩ Kỳ hồi mùa Hè năm ngoái nước này đã từ chối đề nghị hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và cho rằng mình hoàn toàn có khả năng đáp ứng được các nhu cầu của những người tị nạn. Thế nhưng sự lạc quan ban đầu của Thổ Nhĩ Kỳ sớm nhường chỗ cho sự thất vọng và mất kiên nhẫn. Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ bị nản chí bởi số thương vong của thường dân do lực lượng trung thành với chế độ của ông Assad gây ra mà việc ông Assad duy trì quyền lực cũng làm cản trở giấc mơ bá chủ khu vực của AKP. Tháng 2/2011, Ngoại trưởng Davutoglu tự hào tuyên bố với các nhà báo rằng Thổ Nhĩ Kỳ là chìa khóa của mọi vấn đề ở Trung Đông, Ông Assad càng duy trì quyền lực lâu bao nhiêu thì những lời nói khoe khoang này càng trở nên sáo rỗng bấy nhiêu.
Sự thất vọng đối với các đồng minh
Ngày 22/6/2012, một máy bay do thám F-4E Phantom của Thổ Nhĩ Kỳ bị rơi xuống vùng biên ngoài khơi Xyri, làm hai phi công thiệt mạng. Các nhà chức trách Xyri tuyên bố chiếc máy bay này đã vi phạm không phận nước này và bị bắn hạ bởi một khẩu đội pháo phòng không. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ lại cho rằng chiếc máy bay này bị bắn rơi bởi một tên lửa của Xyri bên ngoài không phận nước này nhưng lại bị rơi xuống lãnh hải của Xyri. Ngoại trưởng Davutoglu khẳng định chiếc máy bay xấu số này đang tiến hành luyện tập mặc dù những bản đồ thể hiện hướng bay mà ông ta cung cấp phù hợp với việc do thám hệ thống phòng không của Xyri hơn.
Ông Davutoglu đã mời các nước khác, trong đó có Mỹ và Nga, được cho là đã giám sát không lưu ở khu vực này tại thời điểm đó, để cung cấp thông tin liên quan đến sự cố này. Thổ Nhĩ Kỳ cũng kêu gọi tổ chức một cuộc họp tại trụ sở của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Brúcxen và tìm kiếm một tuyên bố mạnh mẽ từ các nước đồng minh khác nhằm lên án vụ bắn hạ máy bay. Ngày 9/7, Tướng Ozel tuyên bô Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành thiết lập một hệ thống để đối phó và đến thời điểm thích hợp, nước này sẽ “làm những gì mà các nước lớn làm”. Nhưng trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ đã chẳng làm gì. Tình huống chiếc máy bay do thám bị rơi vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, đã có bằng chứng đáng kể – nhất là với những thông tin do Mỹ và Nga cung cấp – cho rằng chiếc máy bay này đã đi sâu vào không phận của Xyri tại thời điểm bị bắn.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng thất vọng với việc cộng đồng quốc tế thiếu hành động đối phó với cuộc khủng hoảng Xỵri. Khi mà số người tị nạn vượt biên tiếp tục tăng lên, nước này đã hối thúc thiết lập vùng cấm bay nhằm tạo ra “những chỗ trú ẩn an toàn” bên trong Xyri, nơi những người phải dời chỗ ở do cuộc chiến có thể được cung cấp viện trợ nhân đạo. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra vấn đề này tại các cuộc họp không chính thức của NATO, cho rằng Liên minh này có thể chịu trách nhiệm thực thi vùng cấm này theo sự ủy quyền của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (UNSC). Tuy nhiên, không có đồng minh nào trong NATO ủng hộ đề nghị này. Ngày 31/8, trong một bài phát biểu tại UNSC, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu công khai kêu gọi thiết lập các vùng an toàn ở Xyri nhưng ông không nhận được đủ sự ủng hộ cần thiết.
Đến giữa tháng 10/2012, đã có hơn 100.000 người Xyri sống trong các trại tị nạn ở trên đất Thổ Nhĩ Kỳ. Khoảng 20.000 người khác được cho là đang sống cùng với người thân bên ngoài các trại tị nạn dọc theo biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong những tuần gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ liên tục chỉ trích cộng đồng quốc tế không nỗ lực hỗ trợ những người tị nạn Xyri đang sống trên lãnh thổ nước này. Trong khi đó, Chính phủ lại tiếp tục từ chối cấp phép cho các tổ chức hỗ trợ nước ngoài vào Thổ Nhĩ Kỳ, và cho rằng cộng đồng quốc tế chỉ cần cung cấp tiền cho các hoạt động cứu trợ.
Về vấn đề người Cuốc
Hồi tháng 7 vừa qua, lực lượng của ông Assad bắt đầu rút khỏi các thành phố và thị trấn nơi có nhiều người Cuốc sinh sống ở miền Bắc Xyri. Mặc dù có một số người Cuốc từng chiến đấu bên cạnh người Arập trong lực lượng FSA, nhưng phần lớn các tổ chức của người Cuốc vẫn đang cố gắng tránh xa cuộc chiến và thay vào đó là tập trung xây dựng khu tự trị của riêng mình. Các tổ chức người Cuốc này, bao gồm Đảng Liên minh Dân chủ (PYD) có quan hệ mật thiết với Đảng Lao động người Cuốc (PKK), đã tiến hành cuộc nổi dậy nhằm đòi quyền lớn hơn cho người Cuốc ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1984. PYD đã và đang chịu trách nhiệm đảm bảo thực thi pháp luật và trật tự ở một số thị trấn của người Cuốc ở Xyri sát với biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và từ chối đề nghị của FSA tham gia cuộc đấu tranh vũ trang chống lại chế độ Assad.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rằng ông Assad đang ủng hộ PKK và khu vực nằm dưới sự kiểm soát của PYD có thể được sử dụng như bước đệm cho các cuộc tấn công của PKK nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ. Thủ tướng Erdogan từng đe dọa ném bom các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của PYD nếu như chúng được sử dụng cho “hoạt động khủng bố của PKK”. Tuy nhiên, trên thực tế không có bất cứ bằng chúng nào chứng minh ông Assad hỗ trợ cho PKK. PYD cũng nhiều lần bác bỏ thông tin cho rằng đảng này có ý định cho phép PKK sử dụng lãnh thổ do PYD kiểm soát để tiến hành các cuộc tấn công, Trên thực tế, địa hình ở khu vực biên giới nằm dưới sự kiểm soát của PYD rất bằng phẳng và điều này sẽ khiến cho PPK khó có thể xâm nhập vào Thổ Nhĩ Kỳ từ Xyri nếu như tổ chức này có ý định làm như thế.
Ngay cả khi việc xuất hiện một khu vực do người Cuốc kiểm soát không tạo ra mối đe dọa an ninh nào đối với Thổ Nhĩ Kỳ thì nó cũng tạo ra thách thức chính trị cho AKP, Cho dù không tấn công Thổ Nhĩ Kỳ thì các tay súng PKK bây giờ có thể tổ chức và mở rộng việc tuyên truyền mà không bị trừng phạt ở những khu vực do PYD kiểm soát, về dài hạn, việc củng cố một vùng tự trị của người Cuốc ở Xyri – dù dưới thời ông Assad hay dưới chế độ mới – vẫn sẽ gây khó khăn hơn cho AKP trong việc tiếp tục chống lại áp lực từ tộc người Cuốc thiểu số ở trong nước đòi hỏi quyền về ngôn ngữ lớn hơn và thành lập chế độ tự trị, nhất là trong bối cảnh khu tự trị người Cuốc ở Xyri là khu vực lớn thứ hai ở Trung Đông chỉ đứng sau Khu tự trị người Cuốc ở Bắc Irắc.
Những lựa chọn quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ
Sau vụ máy bay do thám F-4E Phantom bị bắn hạ, quân đội Thổ Nhì Kỳ đã tăng cường sự hiện diện dọc biên giới giáp với Xyri. Các hệ thống phòng không di động được triển khai cùng với các đơn vị pháo binh và thiết giáp. Thổ Nhĩ Kỳ cũng triển khai thêm xe tăng, súng pháo và binh sĩ đến khu vực Akcakale sau khi bị một quả đạn pháo của Xyri bắn vào ngày 3/10. Ngày 4/10, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua bản kiến nghị cho phép quân đội tiến hành các chiến dịch không quân và bộ binh vào Xyri. Tiếp đó, ngày 8/10, Thổ Nhĩ Kỳ lại triển khai thêm 25 máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon từ phía Tây tới Diyarbakir, căn cứ không quân chính gần vói biên giới Xyri nhất.
Ngày 10/10, Ancara bất ngờ cấm tất cả máy bav của Xyri sử dụng không phận của Thổ Nhĩ Kỳ. Vào thời điểm đó, một máy bay dân sự của Xyri đang bay qua không phận của Thổ Nhĩ Kỳ trên đường từ Mátxcơva tới Damascus cũng bị buộc phải hạ cánh xuống Ancara bởi hai máy bay chiến đấu F-16. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc chiếc máy bay này chở hàng quân sự “bất hợp pháp”. Tuyên bố này sau đó được xóa bỏ. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra một thông cáo nói rằng hàng hóa chuyên chở trên máy bay bao gồm các phụ tùng dùng để lắp ráp rađa. Cả Nga và Xyri đều kiên quyết phủ nhận chiếc máy bay này chở hàng bất hợp pháp. Đến ngày 14/10, Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng cửa không phận của nước này đối với các máy bay của Xyri.
Bất chấp căng thẳng leo thang, các lựa chọn quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ là có giới hạn. NATO đã tuyên bố tổ chức này sẽ bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ nếu như nước này bị Xyri tấn công, Tuy nhiên, NATO cũng khẳng định không ủng hộ các hành động quân sự do Ancara khởi xướng. Khả năng quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ – cả về mặt thiết bị và nhân lực – đều vượt trội so với Xyri. Nhưng nếu không có sự ủng hộ của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gặp khó khăn trong việc triển khai hành động quân sự đơn phương lâu dài để thực hiện vùng cấm bay hoặc để giao chiến với quân đội Xyri mà không chịu thiệt hại lớn. Trong khi đó, rất ít người dân – Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ quân đội nước này tham chiến ở Xyri.
Thiếu động lực
Hiện vẫn chưa có bằng chứng chứng minh quả đạn pháo làm 5 người ở Akcakale thiệt mạng là cố ý nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ hay không. Lời giải thích có vẻ thích hợp nhất là quả đạn bị trượt mục tiêu trong trận đánh ở gần biên giới giữa lực lượng ủng hộ chế độ và những tay súng nổi dậy. Theo báo cáo ban đầu thì đó là một quả đạn súng cối, và điều này có nghĩa là nó được bắn ra bởi một trong hai lực lượng này. Tuy nhiên, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng quả đạn này được bắn ra từ súng cối D-30 122mm chỉ được quân đội Xyri sử dụng, Lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đã đáp trả bằng việc nã pháo vào một đơn vị pháo binh của Xyri được triển khai gần khu vực Ayn al Arus, chỉ cách biên giới giữa hai nước có 12km.
Việc trả đũa ngay lập tức của Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy nước này không nỗ lực truy tìm nguồn gốc của những quả đạn pháo này đươc bắn đi từ đâu. Trên thực tế, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rằng quy tắc giao chiến bao gồm cả việc nã pháo vào các vị trí đóng quân của quân đội Xyri nhằm trả miếng đối với bất cứ quả đạn pháo nào bắn vào lãnh thổ nước này, không cần biết là ai bắn chúng và có gây ra thương vong hay không hay đó chỉ là do tình cờ. Trong thực tế, quân đội Xyri có quyền lựa chọn là rút lui khỏi khu vực gần với biên giới hoặc mạo hiểm làm mục tiêu cho các cuộc pháo kích của Thổ Nhĩ Kỳ.
Khả năng xảy ra chiến tranh giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Xyri vẫn còn xa vời. Tuy nhiên, sự quyết liệt trong cách tiếp cận của Thổ Nhĩ Kỳ lại là một lí do đáng lo ngại. Sẽ là sai lầm nếu đánh giá thấp sự thất vọng của AKP đối với việc ông Assad tiếp tục nắm quyền, cũng như đối với việc NATO từ chối đóng một vai trò tích cực hơn trong nỗ lực lật đổ chế độ của ông Assad và việc thành lập một khu vực của người Cuốc ở Xyri. Tuy nhiên, sẽ có một nguy cơ tồn tại lâu dài, thậm chí là gia tăng, đó là căng thẳng quân sự có thể tạo ra một động lực có thể lôi kéo Thổ Nhĩ Kỳ tham gia sâu hơn vào cuộc xung đột rất phức tạp mà bản thân nước này cũng khó tìm ra lối thoát.
***
TTXVN (Cairô 22/10)
Tình hình khu vực đã trở nên nghiêm trọng sau các cuộc xung đột biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Xyri. Nhiều nhà quan sát lo ngại rằng các vụ đụng độ này có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh khu vực. Tuy nhiên, tờ “Al-Hayat” s ra mới đây dẫn các nguồn thạo tin cho rằng có 4 yếu tố có thể ngăn không cho tình hình diễn biến xấu hơn:
1. Rất ít có khả năng chế độ Xyri và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đi đến chiến tranh sau các cuộc giao tranh hàng ngày dọc theo đường biên giới giữa hai nước. Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ được các nước NATO ủng hộ, một cuộc chiến tranh tổng lực nhưng sẽ không thể xảy ra ngay cả khi quân đội Xyri tiếp tục pháo kích hàng ngày sang bên kia biên giới hòng đấỵ nước láng giềng của mình tới lựa chọn này.
Quân đội Xvri cam kết bảo vệ chế độ. Vì lý do này, họ không thể làm chệch hướng mục tiêu trọng tâm và khả năng của mình dù rằng lực lượng quân đội Xyri vẫn mạnh và sẽ được các lực lượng khác hồ trợ trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến mới. Hơn nữa, quan điếm của cộng đồng quổc tế về các kịch bản có thể xảy ra sau các cuộc giao tranh giữa Xyri và Thổ Nhĩ Kỳ rất kiên định. Mỹ, các nước châu Âu và Nga đã đặt ra các ranh giới nhất định nhằm ngăn chặn cuộc xung đột này biến thành một cuộc chiển tranh khu vực hoặc chiến tranh thế giới.
2. Khả năng Ixraen phát động một cuộc tấn công quân sự nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran phần nào đó ngăn không cho cuộc chiến tranh này xảy ra. Quả vậy, nếu cuộc chiến vượt ra khỏi biên giới Xyri lan sang các nước láng giềng thì sẽ làm nảy sinh nhiều khả năng không thể lường trước được.
Hơn nữa, không chắc rằng Iran sẽ tham chiến bất chấp việc nước này đang đối mặt với khủng hoảng tài chính. Một số người tin rằng việc giao chiến với quân đội nước ngoài có thể sẽ giúp chế độ Xyri tồn tại, nhất là khi Xyri cũng như Iran đang gặp phải các vấn đề nội bộ nghiêm trọng. Tuy nhiên, chế độ Xyri sẽ không đủ khả năng đứng vững trước bất kỳ cuộc đối đầu nào với các lực lượng quân sự nước ngoài. Vì lý do đó, Iran sẽ không khuyến khích Xyri chấp nhận kịch bản chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ vì khi đó ngoài quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, Đamát sẽ phải đối đầu với các nước Arập vùng Vịnh và các nước ngoài khu vực. Trên thực tế, Têhêran không hề muốn đóng cánh cửa duy nhất còn mở của mình trong bối cảnh nước này đang phải chịu các lệnh trừng phạt ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế.
3. Chế độ Xyri đang cho thấy khả năng chống đỡ và chịu đựng của mình nhưng rốt cuộc sẽ phải sụp đổ. Sự sụp đổ này không phải do nguyên nhân khủng hoảng kinh tế hay áp lực quân sự. Chế độ Xyri hiện phủ nhận một thực tế rằng họ đã rơi vào tình trạng sụp đổ và vẫn tin tưởng rằng mình có khả năng giành chiến thắng.
Theo các kịch bản đã được đề cập trong những tháng qua, khả năng Xyri bị chia năm xẻ bảy khó xảy ra. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng Xyri sẽ không trở thành một chế độ liên bang với các giáo phái và các phe nhóm tương tự như ở Irắc hiện nay. Liên quan đến vấn đề này, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng khẳng định trong một hội nghị truyền hình với các quan chức từ nhiều quốc gia rằng việc chia năm xẻ bảy Xyri không phải là một lựa chọn. Phát biểu của bà Hillary được đưa ra sau khi vấn đề này được đề cập trong các cuộc đàm phán. Theo đó, Tổng thống Xyn Bashar al-Assad có thể kiểm soát khu vực người Alawite trong khi các khu vực khác của Xyri sẽ do một người Cuốc, một phe nhóm hoặc một giáo phái khác kiểm soát. Lập trường trên của Mỹ nhằm trấn an những ý kiến lo ngại trong khu vực về những ảnh hưởng của việc chia cắt Xyri – một kịch bản mà chế độ Assad đang tìm kiếm nhằm tiếp tục nắm giữ quyền lực, thậm chí cả khi quyền lực chỉ ở một phần lãnh thổ của Xyri.
Tổng thống Xyri Bashar al-Assad phủ nhận về tình cảnh hiện tại của mình. Tương tự như vậy, phong trào Hezbollah cũng phủ nhận thực tế rằng họ sẽ không còn có thể dựa dẫm vào Xyri sau khi chế độ cầm quyền hiện nay sụp đổ. Hezbollah không được chuẩn bị để thích ứng với kịch bản đó trong khi lực lượng này vẫn đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng liên quan đến khả năng thích ứng với những  thay đổi trong khu vực hiện nay. Sự can dự của Iran ở Xyri sẽ dừng lại nếu việc này ảnh hưởng không có lợi cho cả Iran lẫn chế độ Xyri. Tương tự đối với Hezbollah, lực lượng đang ủng hộ chế độ cầm quyền Xyri chống lại lực lượng đối lập mà thành phần chủ yếu là người Sunni.
4. Vấn đề Gioócđani đang ngày càng gây quan ngại. Mối quan ngại này không chỉ do tác động của cuộc chiến ở Xyri mà còn do một số quốc gia Arập đang có những động thái thúc đẩy và ủng hộ các chính phủ trong khu vực do “Anh em Hồi giáo” kiểm soát. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, việc thay đổi tại Gioócđani đòi hỏi phải có một quá trình phức tạp và có thể kéo theo những thay đổi tại các quốc gia vùng Vịnh./.

1323. ASEAN VÀ TRUNG QUỐC ĐANG ĐI QUA VÙNG BIỂN ĐẦY BIẾN ĐỘNG

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Năm, ngày 25/10/2012

TTXVN (Băngcốc 23/10)

 Trong bài viết liên quan tới vấn đề Biển Đông được đăng trên tờ “The Nation”, Yang Razali Kassim – một nghiên cứu sinh cao cấp của Học viện Nghiên cứu quốc tế Rajaratnam, trường Đại học Tổng hợp Công nghệ Nanyang (Xinhgapo) – cho rằng ASEAN và Trung Quốc đang đi qua những vùng bin đy biến động. ASEAN cần phải có sự đoàn kết và thống nhất để đi phó với những thách thức từ sự cạnh tranh giữa các siêu cường. Nội dung bài viết như sau:
Trong năm 2012, kỷ niệm 45 năm ngày thành lập ASEAN, Ngoại trưởng Inđônêxia Marty Natalegawa đã bày tỏ sự lạc quan rằng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) nhằm điều chỉnh các hành vi ứng xử trên Biển Đông sẽ sẵn sàng vào cuối năm.
Để chứng minh cho điều này, ông Marty chỉ ra sự chuyển động của ASEAN tiến tới một giai đoạn mới tích cực hơn trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông bằng việc thúc đẩy việc sớm thông qua COC được chờ đợi lâu nay. Tinh thần lạc quan này của Ngoại trưởng Inđônêxia xuất hiện sau những thành công của ông trong việc đạt được sự đồng thuận trong ASEAN thể hiện qua nguyên tắc sáu điểm trên Biển Đông.
Nguyên tắc này đã hàn gắn lại sự rạn nứt trong ASEAN giữa các thành viên có tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và Campuchia Chủ tịch ASEAN, nước từ chối tìm kiếm một lập trường thỏa hiệp, dẫn tới lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm ASEAN không ra được thông cáo chung. Campuchia cần tập trung sửa lại vết rạn này trong ASEAN để họ có thể tổ chức một hội nghị thượng đỉnh đáng tin cậy vào tháng 11/2012.
Để sớm đạt được COC, ASEAN cũng cần phải sửa chữa lại vết rạn xung quanh những tranh chấp lãnh thổ giữa một số thành viên của mình với Trung Quốc, một cường quốc đang nổi trong khu vực. Điều này đã dẫn tới một thái độ hợp tác hơn từ phía Trung Quốc. Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì, trong chuyến thăm Giacácta gần đây, đã cam kết xây dựng lòng tin, tiến tới thông qua COC.
Mặc dù có lập trường chung như vậy, nhưng ASEAN vẫn cần đạt được sự thống nhất về mục tiêu để lựa chọn hướng đi của cả khối, ông Marty từng nói rằng bạn có thể có một ASEAN ở trung tâm khu vực nếu ASEAN tự nó thống nhất và gắn kết. Sự thống nhất là điều quan trọng đối với ASEAN để thực hiện mục tiêu lớn hơn của họ về một Cộng đồng chung vào năm 2015, trong khi một ASEAN thống nhất là cơ sở cho vai trò của họ như một bên tham gia trung tâm trong quá trình kiến thiết an ninh và kinh tế Đông Á.
Tuy nhiên, ASEAN không hoàn toàn đã hết những khó khăn khi khu vực này bước vào một giai đoạn bất ổn sâu sắc. Tình tiết Phnôm Pênh đã thể hiện ba mối quan tâm, đầu tiên và trước hết là về sự đổ vỡ trong lòng ASEAN.
Kể từ khi ASEAN mở rộng lên 10 thành viên vào cuối những năm 1990, đôi khi xuất hiện những câu chuyện về sự phát triển của một “ASEAN hai tầng”. Một tầng là những thành viên nòng cốt tạo nên ASEAN như Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan, Xinhgapo, Philíppin và Brunây gia nhập năm 1984. Tầng kia là “lớp bên ngoài” mới của ASEAN, bao gồm các nước từng nằm bên lề của ASEAN – một số thậm chí còn có tư tưởng ngược lại hoàn toàn – và được sáp nhập sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Họ là những quốc gia Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam (CLMV).
Việc gia nhập của các nước CLMV từng được đưa ra trong viễn cảnh về một Đông Nam Á thống nhất của những người sáng lập ASEAN. Tuy nhiên, một số thành viên lại lo ngại về một sự mở rộng quá nhanh. Liệu các nước CLMV, là các quốc gia xã hội chủ nghĩa hoặc kinh tế tập trung, có phù hợp với giá trị văn hóa chính trị thông thường và những giá trị chủ đạo của ASEAN hay không? Nhưng những người hợp nhất khu vực đã thuyết phục được và giành chiến thắng hôm nay.
Thực têd, trong thập kỷ tiếp theo, một ASEAN mở rộng đã tạo được dấu ấn của mình về một khu vực rộng lớn hơn, mở đường cho những sáng kiến như ASEAN+3 (Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc). Một Đông Nam Á thống nhất đã phát triển một cách đầy tự tin rằng ASEAN thậm chí còn có thể theo đuổi chiến lược ngoại giao đầy tham vọng để trở thành trung tâm của kiến trúc khu vực rộng lớn hơn, ví dụ như Hội nghị cấp cao Đông Á.
Tuy nhiên, việc mở rộng này đã xuất hiện nhiều xu hướng. Đầu tiên, việc kết nạp Mianma, nước gây thất vọng đối với các đối tác phương Tây, làm tổn hại xu thế chủ đạo của ASEAN. Thứ hai, Campuchia đang chứng tỏ là một thành viên mới gai góc. Kể từ sau khi ASEAN hình thành, các thành viên đã tranh cãi về những tranh chấp song phương nhưng chưa bao giờ họ phải sử dụng tới “chiến tranh”. Tuy nhiên, lần đầu tiên trong năm 2008, khi Campuchia và Thái Lan xung đột trong một cuộc tranh chấp biên giới, súng đã nổ. Việc dễ dàng để xảy ra một cuộc xung đột vũ trang chưa co tiền lệ này, gợi lại tình trạng thù địch trong lịch sử là một điều báo xấu. Liệu có tồn tại một vấn đề sâu sắc giữa ASEAN chủ đạo và ASEAN bên lề?
Lớp các nước thứ hai, như những lo ngại ban đầu, đã mang đến một loạt những thách thức mới. Một số cho rằng đó là những vết thương nên được xem xét. Nhưng thất bại của Hội nghị Phnôm Pênh trong việc đưa ra một thông cáo chung phản ánh sự chia rẽ ngày càng lớn trong nội bộ. Không có thành viên ASEAN cốt lõi trong vai trò chủ tọa có thể sẽ để cho hội nghị thường niên kết thúc mà không có được một thông cáo chung – một sự ghi nhận quan trọng về những quyết định then chốt. Một thành viên chủ chốt ASEAN có thể phải vận dụng một vài mưu mẹo trong ngôn từ ngoại giao trong văn bản để phản ánh những mối quan tâm chung. Việc Chủ tịch Campuchia dễ dàng gạt bỏ thông cáo chung một lần nữa phản ánh vấn đề sâu sắc hơn: Liệu các nước CLMV có cam kết giống với ASEAN và tất cả có vì điều đó hay không?
Mối quan ngại thứ hai là tác động của sự rạn nứt này đối với việc hình thành Cộng đồng ASEAN. Kế hoạch này hiện đang bên bờ của sự đổ vỡ và hiện vấn đề đáng quan tâm đang xoay xung quanh việc ai sẽ làm chủ tịch khối này trong vòng ba năm tới. Brunây và Malaixia là những thành viên chính, Mianma thì không phải. Thực tế, Mianma sẽ chèo lái ASEAN vào một thời điểm nhạy cảm trong tiến trình phát triển của tổ chức này. Liệu Mianma có phải là nước tiếp theo gây bất ngờ không?
Mối quan ngại thứ ba là sự can dự ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc vào lĩnh vực hoạch định chính sách đối ngoại của ASEAN. Rõ ràng Bắc Kinh đã dựa vào Phnôm Pênh, một đồng minh thân cận, để tác động tới cách xử lý các tranh chấp trên Biển Đông trong thông cáo chung của ASEAN. Hành động của Trung Quốc sẽ chỉ làm tăng thêm mối lo ngại sâu sắc trong khu vực rằng nước đang trỗi dậy như một siêu cường này chỉ là kẻ hay gây sự thậm chí là kẻ hay can thiệp vào chuyện người khác. Những dấu hiệu này đang là vật cản trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc.
Trung Quốc đã áp đặt ý chí của họ lên ASEAN mà không phải động chân tay. Tất cả những gì họ làm chỉ là thì thầm vào tai một đồng minh khu vực. Kéo dài những căng thẳng ngấm ngầm sẽ khiến Biển Đông trở thành một điểm bùng nổ mà nhiều người đang lo ngại và ASEAN đang đi vào vùng biển đầy biến động tiềm tàng này.
Tuy nhiên, các nhà quan sát ASEAN đã chỉ ra những điểm bù đắp trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc đó là giữ yên vùng biển đầy trục trặc này. Đang xuất hiện ngày càng nhiều mối quan hệ nhiều mặt giữa tất cả các thành viên ASEAN và Trung Quốc, từ kinh tế, xã hội tới quân sự và an ninh. Một số quốc gia ASEAN cốt lõi như Malaixia và Xinhgapo có quan hệ thương mại với Trung Quốc nhiều hơn các quốc gia bên lề. Cùng thời điểm này, nhiều nước trong ASEAN cũng có quan hệ hợp tác lâu dài về an ninh và quốc phòng với Mỹ và các cường quốc phương Tây.
ASEAN có các thỏa thuận hợp tác kinh tế với các nước như Ôxtrâylia, Nhật Bản và Ấn Độ để cân bằng với Trung Quốc. về phần mình, Bắc Kinh có một phần vai trò trong sự thống nhất và gắn kết của ASEAN để đảm bảo khu vực này vẫn thân thiện. Những nhân tố này sẽ củng cố sự thống nhất và đoàn kết của ASEAN khi họ đang đối mặt với những thách thức xuất phát từ sự ganh đua của hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
***
Tờ “The Nation” gần đây cũng đăng các bài viết của Yang Razali Kassim khẳng định sự cần thiết phải có Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) nhằm xoa dịu những tuyên bố lãnh hải. Việc chuyển từ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) sang COC là cấp thiết nếu khu vực này muốn kiềm chế và giải tỏa căng thẳng trên Biển Đông.
ASEAN đang thể hiện mong muốn sớm đạt được COC trên Biển Đông. Tinh thần này đã từng được thể hiện trong thông cáo chung giữa lãnh đạo Việt Nam và Xinhgapo nhân chuyến thăm Xinhgapo gần đây của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Sự cấp thiết về việc bắt đầu phải đàm phán về COC cũng đã được thể hiện ở từng nước ASEAN kể từ khi khối này khôi phục được một phần uy tín bằng Nguyên tắc 6 điểm hôm 26/7 sau thất bại tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 45 ở Phnôm Pênh không ra được thông cáo chung về tranh chấp trên Biến Đông.
Dự thảo COC, từng được ASEAN thảo luận tại Phnôm Pênh, phải được đưa ra đàm phán với Trung Quốc và phải được chuẩn bị săn vào đúng thời điểm Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tháng 11 tới. Các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ gặp nhau trước và sau đó sẽ có các cuộc gặp thượng đỉnh với các các đối tác Đông Á Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, cùng 5 cường quốc khác, trong đó có Mỹ. Những bên tham gia chủ chốt này có quyền lợi trong một khu vực có những căng thẳng liên tiếp về tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Những người theo chủ nghĩa dân tộc bài Nhật tại Trung Quốc đang đe dọa đẩy nhanh tới một cuộc đối đầu giữa hai quốc gia láng giềng này xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á sắp tới vì thế sẽ là những cuộc gặp quan trọng nhất của các nhà lãnh đạo khu vực trong năm. Chúng sẽ có ảnh hưởng tới hòa bình khu vực và sự hình thành kiến trúc an ninh của không chỉ với Đông Á mà còn cả khu vực rộng lớn hơn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Với khoảng thời gian chỉ còn hơn một tháng, thì việc thúc đẩy tiến trình COC để sẵn sàng cho đàm phán ít nhất là về khuôn khổ là điều quan trọng. Nếu có thể thực hiện được, một COC có khả năng cũng sẽ trở thành một khuôn mẫu cho việc giải quyết tranh chấp trên Biển Hoa Đông. Mỹ, trong khi vẫn tuyên bố trung lập, đã khuyến cáo về một cuộc xung đột có thể xảy ra nếu có sự tính toán sai lầm xung quanh tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đang trở nên ngày càng căng thẳng. Không cần phải nói, những lời bóng gió giống nhau đằng sau sự vội vàng gần đây của ASEAN về COC là vì Biển Đông.
Tuy nhiên, Trung Quốc, với tư cách là một bên tham gia trong các tranh chấp lãnh thổ ở cả hai vùng biển và là một bên then chốt trong COC với ASEAN, dường như lại không vội vã. Trong chuyến thăm Giacácta, một phần trong hành trình khu vực gần đây, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì cho biết Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với ASEAN để thực hiện DOC. Nhưng vào thời điểm hiện nay, việc làm này nên “dựa trên cơ sở của sự nhất trí” để tiến tới “thông qua COC”, Ông này cũng nhắc lại rằng Trung Quốc sẽ tiếp cận COC “khi thời điểm chín muồi”.
Nói một cách khác, cho dù ASEAN có nhất trí thúc đẩy giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thì họ cũng vẫn chưa có được sự đồng tình của Trung Quốc. Bên cạnh đó, trước khi COC được thỏa thuận, Bắc Kinh vẫn còn muốn tập trung vào thực hiện DOC – là một bước quan trọng trước khi có coc. Rõ ràng việc đàm phán COC là rất khó khăn vì sẽ bị kéo dài. Trong khi ASEAN và các bên khác muốn thúc đẩy việc này, đặc biệt là khi căng thẳng trong khu vực ngày càng gia tăng, thì Trung Quốc dường như lại có ý định chờ một cơ hội khác.
Không giống như DOC, COC được cho là có sự ràng buộc. Nhưng liệu nó có cần phải như vậy khi chưa có sự chắc chắn. ASEAN đã đề xuất các nhân tố then chốt để phản ánh các nguyên tắc chính trong việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình; tuân thủ luật pháp quốc tế; và các cơ chế cho việc giải quyết tranh chấp và giám sát việc thực hiện COC. Cho tới nay, các nhân tố then chốt này đã được chuyển cho phía Trung Quốc xem xét.
Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ tham gia ở điểm nào trong việc soạn thảo COC? Ngày 4/4, phía Philíppin đã nói rằng chỉ có các thành viên ASEAN mới được tham gia soạn thảo. Ngoại trưởng Inđônêxia Marty Natalegawa, có một chiến thuật khác, cho biết cần có trao đổi liên tục thông qua khuôn khổ ASEAN-Trung Quốc trước khi ASEAN có được lập trường cuối cùng.
Theo Trung Quốc, tranh chấp trên Biển Đông nên được đưa ra chỉ trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc (ASEAN+1). Nói một cách khác, việc soạn thảo COC nhất thiết phải có sự nhất trí của Bắc Kinh. Công thức của Ngoại trưởng Marty về sự tham gia của Trung Quốc trong quá trình soạn thảo như vậy là một sự thỏa hiệp: nó cho phép ASEAN có khoảng trống của riêng mình để thảo luận về những gì lả quan trọng có thể ảnh hưởng tới các nước thành viên có tuyên bố chủ quyền trong khi vẫn tiến hành trao đổi với Trung Quốc như một bên đàm phán.
Như biện pháp xây dựng lòng tin, một COC khu vực phù hợp với địa chiến lược của Trung Quốc. Cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình từng đưa ra công thức giải quyết tranh chấp lãnh thổ: các bên tranh chấp nên gác lại các tuyên bố của mình cho tới khi có được một giải pháp và trong khi vẫn cùng phát triển các khu vực tranh chấp. Nếu Bắc Kinh thực hiện cái gọi là “giải pháp Đặng Tiểu Bình”, việc cùng phát triển sẽ là một trong những nhân tố then chốt trong dự thảo của Trung Quốc về COC.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa nó sẽ được các nước ASEAN tuyên bố chủ quyền chấp nhận. Trong khi công thức của Đặng Tiểu Bình là thực dụng, tranh chấp cơ bản về chủ quyền vẫn sẽ theo cách này. Trên thực tế, một số nước ASEAN tuyên bố chủ quyền có thể ưu tiên cách tiếp cận “phát triển trước, giải quyết sau”. Nhưng họ sợ rằng việc chấp nhận như vậy có thể là ngụ ý công nhận tuyên bố của Trung Quốc trong các khu vực tranh chấp.
Nhưng dù sao, việc chuyển từ DOC sang giai đoạn COC vẫn là điều quan trọng nếu khu vực này muốn kiềm chế và giải tỏa căng thẳng gần đây trên Biển Đông. Thực tế, nó có thể cũng có ảnh hưởng tới những căng thẳng ở phía Bắc trên Biển Hoa Đông, nơi người ta kêu gọi cần có những cái đầu lạnh.
***
TTXVN (Giacta 24/10)
Biển Đông không chỉ là nơi có các tranh chấp lãnh thổ, mà một số khu vực trên vùng biển này còn có thể là những nơi khởi nguồn các trận động đất gây sóng thần cường độ mạnh, gây tác hại lớn cho các nước xung quanh. Từ thực tế đó, tác giả Syamsidik –  Phụ trách bộ phận nghiên cứu ứng dụng – Trung tâm Nghiên cứu sóng thần và giảm nhẹ thiên tai (TDMRC), đồng thời là giảng viên Đại học Syiah Kuala, Banda Aceh (Inđônêxia) có bài viết đăng trên tờ “Bưu điện Giacácta”, nhan đề “Quản lý thảm họa sóng thần và xung đột ở Biển Đông”. Trong bài viết này, tác giả đã đề cập đến nghiên cứu, ý kiến chuyên môn về đặc điểm địa chất, khả năng gây động đất sóng thần trên một số khu vực ở Biển Đông đang có tranh chấp; đưa ra cách tiếp cận về hợp tác nghiên cứu, chia sẻ thông tin, đối phó và giảm nhẹ thiên tai giữa các nước có tranh chấp và không có tranh chấp, trong đó những quốc gia như Inđônêxia có thể và cần đóng vai trò điều phối trung gian. Sau đây là nội dung bài viết này.
Quan ngại về các vùng biển tranh chấp giữa các nước Đông Á đã được nhiều nhân vật nổi tiếng nhắc đi nhắc lại, trong đó có Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton – người đã có lần cảnh báo về khả năng tranh chấp leo thang.
Những đụng độ ngoại giao gần đây nhất là các tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông và bãi Scarborough/Hoàng Nham ở Biển Đông. Từ một góc độ khác, các vùng lãnh thổ nói trên cũng là nơi khởi nguồn của thiên tai trên biển, chẳng hạn như sóng thần.
Bằng chứng địa chất của sóng thần đã rõ và các biện pháp giảm thiểu tác động của sóng thần cần những nỗ lực khẩn cấp, to lớn và nhất quán từ các quốc gia xung quanh.
Điều này đã được thể hiện trong các trận động đất cường độ 7,6 độ ríchte xảy ra ngày 31/8, làm rung chuyển các thành phố ven biển ở miền Nam Philíppin. Mặc dù tâm chấn không nằm trong các khu vực tranh chấp, nó có thể là một thử nghiệm về khả năng phản ứng của các nước và các cộng đồng ven biển trước nguy cơ sóng thần. Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương ở Hawaii đã phát hành một cảnh báo sóng thần cho các nước có khả năng bị ảnh hưởng, bao gồm Inđônêxia, nơi có tỉnh Bắc Sulawesi tiếp giáp với vùng biển miền Nam Philíppin. Các mối đe dọa sóng thần từ trong lãnh thổ Philíppin đã được đặt trong sự giám sát chặt chẽ.
Mặt khác, chính rãnh Manila cũng nằm trong lưu vực của Biển Đông đang có tranh chấp, được sử dụng như là giới hạn tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc. Đối với Inđônêxia, các tranh chấp kéo dài ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đã cản trở những nỗ lực để giảm thiểu nguy cơ thảm họa sóng thần.
Tranh chấp Biển Đông đã bước vào một giai đoạn mới sau khi Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tháng 7/2012 tại Phnôm Pênh không đạt được một thoả thuận giữa các quốc gia có chủ quyền. Lịch sử lâu dài của các tranh chấp chưa bao giờ được giải quyết sau khi xảy ra tranh chấp đầu tiên giữa các bên trong những năm 1970. Nhiều học giả cũng nhận thấy rằng tranh chấp Biển Đông sẽ nổi lên như là nguồn xung đột tiềm tàng lớn nhất ở khu Vực trong tương lai.
Bên cạnh các vấn đề về lãnh thổ, khu vực này đã được mô tả như là một lưu vực của các trận bão gây chết người và các trận động đất gây sóng thân. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để các quốc gia đang tranh chấp chủ quyền có thế quản lý vấn đề sóng thần? Trong tranh chấp tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, làm thế nào để các nước sẽ không bị phân tâm nhằm bảo vệ công dân của họ từ bất kỳ trận sóng thần nào đó trong tương lai?
Nơi có khả năng xảy ra sóng thần lớn nhất trên Biển Đông là đảo Luzon ở Philíppin. Các nhà khoa học đã đặt tên cho khu vực này là Rãnh Manila, nơi có khả năng tạo ra rãnh vỡ đáy biển dài 1.500 km nếu xảy ra một trận động đất cường độ rất mạnh. Độ dài đó gần như tương đương với sự đứt vỡ đã xảy ra dọc theo biển Aceh-Andaman năm 2004.
Rãnh Manila là nơi lục địa Âu-Á tiếp giáp với địa tầng biển Philíppin. Trong hơn 100 năm qua nơi đây chưa xảy ra trận động đất nào có cường độ lớn hơn 7,6 ríchte. Nhiều nhà nghiên cứu sóng thần đã cảnh báo điều này. Rãnh này đã tích lũy năng lượng trong gần năm thế kỷ và đã sẵn sàng bùng nổ bất cứ lúc nào. Và thật đáng tiếc khi biết rằng một số bộ phận năm trong rãnh này cũng là một phần của khu vực tranh chấp giữa Philíppin và Trung Quốc.
Nếu các nhà nghiên cứu từ hai nước bận tâm bởi các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, quá trình nghiên cứu về các mối đe dọa sóng thần trong tương lai sẽ bị gián đoạn.
So với Trung Quốc, Philíppin được xác định là dễ bị tổn thương bởi thiên tai, vì nước này nằm gần khu vực có thể tạo động đất gây sóng thần hơn so với Trung Quốc. Sóng thần sẽ tràn tới bờ biển Philíppin nhanh hơn so với các nước khác. Nếu xảy ra một sự sụt vỡ đáy biển lớn ở nơi này, các cơn sóng thần có thể vươn tới Xinhgapo, Trung Quốc đại lục, Serawak-Sabah ở Malaixia, Việt Nam, Campuchia và một số địa phương của Thái Lan.
Biển Đông có thể là vùng thiên tai nguy hiểm nhất thế giới trong trường hợp kịch bản xấu nhất xảy ra. Từ sự nghiên cứu các bằng chứng địa chất trong Rãnh Manila, chuyên gia Philip Liu từ Đại học Cornell đã xác nhận rằng mối đe dọa sóng thần đối với khu vực là có thật. Các nhà khoa học Philíppin cũng đã có nhiều nỗ lực khoa học để xác minh các mối đe dọa này.
Chuẩn bị cho cộng đồng sẽ là một trong những yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào nỗ lực giảm nhẹ thiên tai.
Sau khi tìm hiểu về các mối đe dọa sóng thần và thảm họa thiên tai trên biển khác có thể tấn công xung quanh vùng Biển Đông, cam kết của các nước trong tranh chấp ưu tiên cho các vấn đề nhân đạo là bắt buộc. Quá trình hành động tích cực của các quốc gia trong việc xây dựng sự chuẩn bị sẵn sàng cho cộng đồng dân cư trước thiên tai cần phải được tiếp tục và tăng cường. Công tác này bao gồm chia sẻ bài học giữa các cộng đồng ven biển và kiểm tra, thử nghiệm hệ thống cảnh báo sớm của khu vực — những cách thức có thể giảm thiểu rủi ro một cách có hiệu quả.
Liệu các quốc gia có tranh chấp có thể cho phép bất cứ con tàu nào qua lại các vùng biển vì các mục đích nghiên cứu thảm họa mà không làm xấu đi tranh chấp? Nếu không, điều này sẽ là động lực cho một quốc gia không có tranh chấp đi tiên phong. Inđônêxia là một trong những quốc gia có khả năng thực hiện đầy đủ vị trí này với tư cách là một “người anh em lớn” trong cộng đồng ASEAN.
Inđônêxia có thể đóng một vai trò trung gian bằng việc mời các nhà nghiên cứu điều tra các nguồn nghi vấn gây sóng thần tại các vùng lãnh hải đang bị tranh chấp. Điều đó sẽ giúp tăng cường các chương trình bảo vệ bờ biển trong cộng đồng dân cư Inđônêxia.
Với thực tế Inđônêxia cũng đã nhiều lần phải hứng chịu thảm họa sóng thần, thì những nỗ lực duy trì cam kết của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở mức độ nghiên cứu thảm họa và hỗ trợ nhân đạo là những vấn đề quan trọng. Đây là một công việc hợp lý cho Inđônêxia, trừ khi quốc gia này quá bận rộn trong xử lý các thảm họa lớn của mình./.