Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

7 chuyện phi lý giá điện Việt Nam: Dùng tiền thuế của dân bù tiền điện cho DN FDI

Nông Nghiệp 
 
 Đặc biệt “quái dị”, là trong khi tính giá cho khối FDI bình quân chỉ khoảng 1.000đ/KWh thì EVN lại tính cho người dân Việt Nam bình quân khoảng 1.700đ/KWh. / Tù mù, không minh bạch
5. Ai bù lỗ và tiền đâu bù lỗ cho EVN?
Theo cách hạch toán “kỳ lạ” của EVN, thì suốt bao nhiêu năm nay EVN không hề lỗ xu nào, mặc dù giá điện của EVN bán ra rẻ hơn 3 lần giá thực.
Từ điều này có thể khẳng định rằng EVN hằng năm lỗ rất nặng. Dù EVN lỗ rất nặng triền miên, nhưng EVN vẫn “sống” được, vẫn không bị phá sản. Điều “kỳ lạ” này vẫn tồn tại được, là nhờ ai, nhờ đâu? Nó phi kinh tế thị trường không?
Câu trả lời đơn giản và rõ ràng là EVN đã thường xuyên được Nhà Nước bù lỗ. Nhà nước lấy tiền ở đâu bù lỗ cho EVN? Đơn giản và rõ ràng là lấy tiền ngân sách Quốc gia
Ngân sách Quốc gia có tiền là nhờ đâu? Chủ yếu là từ thuế và lệ phí mà người dân và doanh nghiệp nộp vào, là từ tiền bán tài nguyên khoáng sản, thực chất đều là từ tiền của người dân.
Thu ngân sách còn bao gồm lợi nhuận của doanh nghiệp Nhà nước, nhưng rất đáng tiếc hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước đều lỗ, chỉ có một số ít doanh nghiệp Nhà nước là có lời, với khoản tiền lời không đáng kể, và nếu hạch toán đầy đủ minh bạch sẽ thấy rõ chỉ là “lời giả, lỗ thật”.
7 chuyện phi lý giá điện Việt Nam: Dùng tiền thuế của dân bù tiền điện cho DN FDI
6. EVN dùng tiền thuế của dân bù tiền điện cho doanh nghiệp FDI
Cái này là điều thậm tệ vô lý. Nhất là với một nước nghèo như nước ta lại đi "vỗ béo" cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Tất cả các Doanh nghiệp tư bản nước ngoài đầu tư tại Việt Nam (FDI) đều được hưởng giá điện rất rẻ của EVN, nghĩa là tiền mồ hôi nước mắt của người dân Việt Nam đóng vào ngân sách được EVN chuyển vào lợi nhuận của giới tư bản nước ngoài thông qua giá điện rẻ của EVN.
Điều “quái dị” là EVN tính tiền điện cho doanh nghiệp khối FDI với giá bình quân chỉ khoảng 1.000đ/KWh, tương đương 4,5 cents USD/KWh, so với giá điện thực 25 cents USD/KWh thì chỉ bằng 4,5/25 = 18%.
Cũng có nghĩa là các doanh nghiệp FDI cứ xài mỗi KWh điện thì EVN đã lấy tiền thuế của dân VN tặng cho họ 25 = 4,5 = 21,5 cents USD. Hiện nay Khối FDI xài mỗi năm khoảng 40 tỷ KWh điện, tương đương EVN đã lấy tiền thuế của người dân VN nghèo khổ lam lũ tặng cho giới tư bản giàu có nước ngoài mỗi năm:
21,5 cents USD/KWh x 40 tỷ KWh = 8,6 tỷ USD.
Giời hỡi! Nhìn thấy con số mà xót xa lòng!
Đặc biệt “quái dị”, là trong khi tính giá cho khối FDI bình quân chỉ khoảng 1.000đ/KWh thì EVN lại tính cho người dân Việt Nam bình quân khoảng 1.700đ/KWh. Người dân Việt Nam từ vị Nguyên thủ Quốc gia đến anh thợ hồ, chị ve chai đều phải trả tiền điện cho EVN đắt gấp 1,7 lần so với các ông tư bản nước ngoài giàu sụ, thế mà EVN vẫn bảo là bù giá điện cho dân!
Hành vi này được EVN giải thích là “hỗ trợ giá điện cho sản xuất công nghiệp”.
7. EVN loanh quanh lấp liếm và đánh lừa công luận bằng câu chuyện giời ơi “3 phương án bậc thang giá điện”
Bức xúc chính của câu chuyện giá điện ở Việt Nam hiện nay là EVN phải minh bạch cách tính giá điện, tính đúng, tính đủ, nhưng EVN vẫn không chịu, không dám làm việc này.
Khi giá điện được minh bạch, sẽ không còn nỗi xót xa vì 8,6 tỷ USD của người dân Việt Nam nghèo khổ lam lũ hàng năm bị EVN đem tặng cho các ông tư bản giàu sụ. Tại sao EVN thản nhiên làm việc đó, mà không đau lòng? Không nghĩ ra “3 phương án mới”, như đã nghĩ ra “3 phương án bậc thang giá điện” cho dân?
Cả thế giới chỉ có ở Việt Nam có cái bậc thang giá điện. Bản chất và mục đích của bậc thang giá điện VN là: người nghèo được bù nhiều, trả tiền điện ít theo giá bậc thang thấp, còn người giàu được bù ít, trả tiền điện nhiều theo giá bậc thang cao.
Chúng tôi thấy hết sức lạ lùng khi nghe EVN giải thích về 3 phương án mới. Ví dụ, điều chỉnh sao cho người dùng nhiều điện thì trả gia thấp. Điều này đúng theo những nguyên lý kinh tế vĩ mô, nhưng trái ngược hoàn toàn với mục đích của bậc thang giá điện Việt Nam là hỗ trợ người nghèo.
Hoặc EVN đưa ra một nguyên tắc mà đông tây kim cổ chưa bao giờ có: khách hàng phải trả tất cả tiền điện theo hợp đồng với EVN, cho dù họ xài điện ít hơn so với hợp đồng.
EVN còn bày trò yêu cầu công luận góp ý cho 3 phương án, để công luận quên đi những điều bức xúc nhất, và bị lạc hướng vào chuyện giời ơi vô bổ của EVN.
Nếu EVN thực lòng muốn lắng nghe ý kiến công luận, thì hãy công khai phương pháp tính giá điện của mình, nhất là phương pháp tính giá điện cho doanh nghiệp FDI, cho doanh nghiệp nhà nước.
 
Nguồn: http://m.baomoi.com/7-chuyen-phi-ly-gia-dien-Viet-Nam-Dung-tien-thue-cua-dan-bu-tien-dien-cho-DN-FDI/c/18463811.epi

“Chúng ta đang thụt lùi về phẩm cấp”


 

 

 

 

(TBKTSG) - Tỷ trọng của khu vực tư nhân trong nền kinh tế vẫn “y chang” trong 10 năm nay, và họ đang còn phải đối mặt với hàng loạt rủi ro khi hội nhập. Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trao đổi với TBKTSG.
TBKTSG: Thưa ông, nói ngắn gọn về khu vực kinh tế tư nhân mà ông vẫn luôn trăn trở, ông có thể nói gì?
- Ông Vũ Tiến Lộc: Tỷ trọng của khu vực tư nhân trong nền kinh tế vẫn y chang trong 10 năm nay. Trong khi khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN) lùi xuống, thì khoảng lùi đó được chiếm lĩnh, lấp đầy bởi khu vực FDI, chứ không phải khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước. Khu vực FDI đã tận dụng cơ hội tốt để phát triển, còn doanh nghiệp tư nhân lại chưa.
Thực ra, trong suốt thập kỷ qua, doanh nghiệp tư nhân chững lại so với sự phát triển của các thành phần kinh tế khác, chứ không phải so với chính nó. Đến nay, khu vực FDI đã chiếm tới 70% xuất khẩu, và đóng góp tới 20% GDP. Như nhiều chuyên gia nhận xét, trong bốn động lực của tăng trưởng là hộ gia đình và nông nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, DNNN và doanh nghiệp FDI, thì chỉ có khu vực FDI hoạt động tốt. Đặc biệt, gần đây khi chúng ta ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) thì dòng FDI sôi sục lên, nhiều đoàn vào liên tục. Trong khi đó, chúng ta vẫn lặng như tờ và làm kiểu “du kích” chứ chưa tập hợp làm theo ngành hàng, theo chuỗi liên kết.
TBKTSG: Vì sao ông lại cho rằng doanh nghiệp tư nhân trong nước “cô đơn”?
- Chính phủ ngập ngừng trong cơ chế, doanh nghiệp ngập ngừng trong làm ăn. Khi doanh nghiệp cô đơn trong nền kinh tế thì sẽ không trở thành động lực được.
Nhà nước cần tạo chính sách phát triển tốt nhất cho danh nghiệp Việt Nam, chứ không phân biệt doanh nghiệp tư nhân, hay DNNN, hay FDI nữa. Phải đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử. Đối với nhà làm chính sách chỉ có một tư duy duy nhất, đó là doanh nghiệp Việt Nam.
Thừa nhận kinh tế tư nhân là động lực sẽ là thông điệp thúc đẩy toàn dân làm kinh tế. Làm kinh tế phải là sự nghiệp của toàn dân.
TBKTSG: Thưa ông, ở những ngành nghề như dệt may, giày dép hay nông sản, nơi các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang có thế mạnh, ông có băn khoăn gì không, nhất là khi hội nhập đã đến rồi?
- Tôi nghĩ, với công nghiệp dệt may, giày dép thì không đáng lo. Nếu thiếu hụt nguyên liệu, các doanh nghiệp FDI, và cả doanh nghiệp Việt Nam sẽ đầu tư để đảm bảo nguyên tắc xuất xứ từ sợi trở đi, và chắc chắn sản phẩm các ngành này tiếp tục thâm nhập mạnh vào EU và Mỹ. Các doanh nghiệp trong nước cũng đã xây dựng được chuỗi sản xuất, hiện đại hóa quy trình. Thách thức hiện nay của dệt may, da giày là phát triển lên nấc trên của chuỗi giá trị.
Nhưng tôi đặc biệt lo lắng cho nông nghiệp, ngành mà chúng ta cứ tưởng là điểm mạnh nhất.
TBKTSG: Vì sao?
- Nông nghiệp là đại vấn đề. Nông sản được sản xuất bởi các hộ gia đình thì không thể nào sản xuất với giá thành thấp để cạnh tranh được, không cách nào triển khai công nghệ hiện đại được. Nông sản chúng ta không có thương hiệu, và điều đáng lo ngại nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chúng ta coi gạo là niềm tự hào của Việt Nam, nhưng hơn 20 năm xuất khẩu gạo mà chúng ta không có thương hiệu, không chiếm lĩnh được phân khúc cao của thị trường. Giá và chất lượng vẫn luôn ở phân khúc giá rẻ. Chúng ta có nhà buôn gạo chứ chưa có doanh nghiệp sản xuất gạo.
Về cá ba sa và tôm, trước đây chúng ta tự hào khi chiếm lĩnh được thị trường khó tính như EU và Mỹ. Nhưng hiện giờ cá ba sa và tôm đang mất uy tín trên hai thị trường này vì không kiểm soát được chất lượng. Giờ cá, tôm Việt Nam đang phải đưa sang các thị trường khác như Trung Quốc, châu Phi, là những thị trường dễ tính và có giá trị thấp hơn. Tức là chúng ta đang thụt lùi cả về phẩm cấp, chất lượng, và uy tín.
TBKTSG: Ông có nhiều chuyện để kể chứ?
- Ông Hạnh Nguyễn muốn đưa hàng thủy sản Made in Vietnam sang các nước. Lô đầu ổn, bán được nhiều và ông ấy rất vui. Nhưng ngay sau đó, những lô hàng tiếp theo không đảm bảo chất lượng.
Singapore có quan hệ tốt với Việt Nam, và không có thuế nhập khẩu, nhưng hoa quả Việt Nam chưa bao giờ vào được đây. Với Hồng Kông cũng vậy. Hoa quả chúng ta không vượt qua được hàng rào kỹ thuật. Khi vượt qua được yêu cầu về chất lượng thì lại không thể cạnh tranh được về giá.
Trong khi đó người Thái làm được. Campuchia cũng âm thầm lặng lẽ làm từ giống, phân phối, đến bán lẻ nhiều năm nay, và bắt đầu thành công. Vấn đề là do tổ chức sản xuất thôi.
Chính phủ đang tạo đột phá về thể chế, doanh nghiệp cũng phải nâng cấp mình lên để trở thành các đối tác tin cậy trên thế giới. Các FTA chỉ giúp dỡ bỏ thuế, còn hàng rào kỹ thuật vẫn còn nguyên, thậm chí còn cao hơn. Doanh nghiệp Việt Nam còn lúng túng, và rất khó khăn với hàng rào này. Thoát khỏi tư duy làm ăn tiểu nông thì chúng ta mới có thể biến nông sản trở thành lợi thế được.
TBKTSG: Điểm nghẽn nhất này cần được tháo gỡ ra sao, thưa ông?
- Chúng ta phải sửa Luật Đất đai để doanh nghiệp làm ăn trong ngành nông nghiệp phát triển được. Người nông dân không thể hội nhập theo cách sản xuất nhỏ lẻ được, mà phải là doanh nghiệp.
Đất đai là tài nguyên lớn nhất, vậy mà hiện nay đất đai đều được phân phối theo cơ chế xin - cho. Những nơi cần thì không sao có được đất để tích lũy sản xuất. Đất đai phải thị trường hóa chứ.
Chúng ta đang có hơn 11 triệu hộ nông dân, 5 triệu hộ kinh doanh nên không thể tổ chức sản xuất nông nghiệp lớn được, không phát triển thành chuỗi được. Một khi còn sản xuất manh mún thì mới có tình trạng nông dân làm một luống rau cho nhà ăn, các luống khác để bán.
Những cách đó đang tự giết mình với tư cách một dân tộc, một nền kinh tế.
TBKTSG: Nhưng để doanh nghiệp yên tâm đầu tư bài bản, thì đó là câu chuyện lớn?
- Tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh là một việc, nhưng đảm bảo an toàn là một việc khác quan trọng không kém, ý tôi là phải bảo vệ được quyền sở hữu. Vấn đề an toàn đang nổi lên là vấn đề quan trọng nhất, không chỉ là an toàn về sở hữu, mà còn an toàn trong quan hệ với Nhà nước. Nền tư pháp phải mạnh lên, khi có tranh chấp thì tư pháp phải đảm bảo xét xử công bằng. Chúng ta vẫn chứng kiến sự yếu kém trong các thiết chế tư pháp.
Trong bối cảnh thị trường còn bấp bênh và khó khăn, và chúng ta đang nỗ lực thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, thì các rủi ro khác phải giảm thiểu bởi các thiết chế của Nhà nước. Không có thiết chế tốt bảo vệ, họ rất khó làm ăn, nhất là làm ăn lớn.
 

Nguồn: http://www.thesaigontimes.vn/141050/Chung-ta-dang-thut-lui-ve-pham-cap.html

Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia xả rác ra biển nhiều nhất thế giới

Ocean Conservancy tuyên bố Trung Quốc, Indonesia, Philippine, Thái Lan và Việt Nam chính là 5 quốc gia xả rác hàng đầu ra biển, đóng góp tới 60% lượng rác thải nhựa trong các vùng biển trên thế giới.
Ocean Conservancy tuyên bố Trung Quốc, Indonesia, Philippine, Thái Lan và Việt Nam chính là 5 quốc gia xả rác hàng đầu ra biển, đóng góp tới 60% lượng rác thải nhựa trong các vùng biển trên thế giới.
Các đại dương trên hành tinh này đang tràn ngập rác thải của chúng ta: những chai soda, túi nhựa và hàng tấn mẩu tàn thuốc lá. Đại dương đã trở thành một chiếc thùng rác khổng lồ của nhân loại.
Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia xả rác ra biển nhiều nhất thế giới
Tệ hơn, những loại rác rưởi đang trôi nổi bập bềnh trên bề mặt đại dương chỉ chiếm 5% tất cả lượng rác bị đổ ra biển cả. Theo tổ chức phi lợi nhuận về môi trường của Mỹ Ocean Conservancy, 95% rác thải còn lại đang ngập trong lòng đại dương, bóp cổ các sinh vật dưới nước và đe dọa đến hệ sinh thái thủy sinh.
Còn một điều nữa, dường như có 5 quốc gia đang dẫn đầu trong hành vi xả rác ra đại dương và gây ra những hiểm họa trên. Tất cả 5 quốc gia này đều ở châu Á.
Trang Business Insider cho biết trong một báo cáo gần đây,
"Với tỷ lệ này, chúng ta có thể ước tính vào năm 2025, đại dương của chúng ta chứa cứ 3 tấn cá thì có gần 1 tấn rác nhựa – một con số không thể tưởng tượng nổi do hậu quả môi trường và kinh tế hiện nay", Nicholas Mallos, giám đốc chương trình bảo vệ biển của Ocean Conservancy nói.
Những người phương tây, cụ thể là người Mỹ, được xem là người tiêu dùng chính trên thế giới của các loại sản phẩm như soda, các thiết bị, giày thể thao và các mặt hàng sản sinh ra nhiều rác. Vậy tại sao lại chỉ có một số nước châu Á, nhiều nước trong số đó còn khá nghèo, lại là những nước đổ nhiều rác nhựa nhất ra biển?
Khi các nền kinh tế của châu Á phát triển, mọi người có nhiều tiền để mua các sản phẩm Marlboro, Sprite như người phương tây, song kinh tế phát triển chưa tạo ra thói quen xả rác vào những bãi rác hợp pháp.
Trong số 5 quốc gia châu Á kể trên, chỉ khoảng 40% rác được thu gom hợp lý. Trên toàn châu Á, rác thường được chất đống trong các bãi rác ở xa và rác được gió thổi bay, cuốn ra đại dương.
Ngay cả những điểm tập kết rác hợp pháp đôi khi được cố tình đặt gần các bờ sông chảy ra biển. Lý do, theo Ocean Conservancy là: "Rác sẽ được các cơn mưa lớn cuốn đi, và bãi rác lại có thể chứa thêm nhiều rác mới".
Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia xả rác ra biển nhiều nhất thế giới
Business Insider viết rằng những người nhặt, thu gom rác ở châu Á được xem là những anh hùng vô danh bảo vệ môi trường. Họ dũng cảm tiếp xúc với rác và dịch bệnh để bới rác, nhặt lại những mảnh nhựa có thể bán lại cho những người tái chế để lấy một ít tiền.
Nhưng những người nhặt rác này chỉ nhặt những loại rác có giá trị cao – như chai nhựa – chứ không nhặt túi nilon, vì người tái chế không thu mua chúng.
Theo Ocean Conservancy, một người nhặt rác dành 10 giờ để thu nhặt túi nhựa, túi nilon chỉ kiếm được 50 cent (11 nghìn đồng), nhưng nếu chỉ nhặt chai nhựa, họ sẽ kiếm được 3,70 USD (83 nghìn đồng).
Điều đó có nghĩa là họ sẽ bỏ qua rất nhiều loại rác thải, và những rác này sau đó có thể bị đổ ra biển.
Một người ở California hay Texas mua cả chai dầu gội đầu, nhưng như thế là quá xa xỉ với những người ở các ngôi làng nghèo ở Indonesia hay Philippine, và họ chỉ mua dầu gội trong những gói nhựa nhỏ xíu.
Tại nhiều ngôi làng ở vùng nông thôn châu Á, các cửa hàng bán mọi thứ từ sản phẩm làm đẹp đến mỳ ăn liền trong những chiếc túi nhỏ, rẻ. Như vậy người dân nghèo mới mua được. Nhưng kết quả? Các công ty tung ra rất nhiều gói hàng bằng nhựa tại các nước nghèo châu Á – và số rác này sau đó lại nằm ở dưới đại dương.
Theo Mallos, mặc dù các công ty không "sản xuất các túi nhựa với ý định đổ chúng vào đại dương", song họ nên cung cấp sản phẩm "với mạng lưới hậu cần, tài chính, quản lý và marketing đẳng cấp thế giới" để giúp giải quyết khó khăn.
Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia xả rác ra biển nhiều nhất thế giới
Tại những nước luật pháp chưa nghiêm, các lái xe tải chở rác còn thường tiết kiệm thời gian và xăng dầu bằng cách đổ rác ngay bên vệ đường. Những điểm tập kết rác bất hợp pháp như thế này đang gây hậu quả nặng nề với các đại dương.
Ở Philippine, một quốc đảo, các xe tải rác thường phạm luật, nghiên cứu cho thấy có đến 90% rác được tập kết bất hợp pháp ngoài biển. Trong số 5 quốc gia châu Á trên, ước tính cho thấy mỗi năm có gần 1 triệu rác nhựa đổ ra đại dương.
Theo nghiên cứu được tạp chí khoa học Science Magazine công bố, loài người thải ra 8 triệu tấn rác vào biển mỗi năm. Nếu chúng ta không thay đổi hành vi, Ocean Conservancy nói, chúng ta sẽ tăng gấp đôi tỷ lệ đó lên trong chỉ 10 năm.
Tất cả rác thải đó đều có tác động tàn phá trên biển: khiến các sinh vật biển bị bóp nghẹn đến chết, hệ sinh thái biển bị phá vỡ và môi trường bị tàn phá nặng nề, gây ra cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu.
Hoàng Lan
Nguồn:http://www.baomoi.com/Viet-Nam-la-1-trong-5-quoc-gia-xa-rac-ra-bien-nhieu-nhat-the-gioi/c/18469154.epi?utm_source=iapp&utm_medium=facebook&utm_campaign=share

Quyết định số 244-QĐ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng

- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá XI;
- Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI,

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
QUYẾT ĐỊNH

1- Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng kèm theo Quyết định này.
2- Các cấp uỷ và tổ chức đảng có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Quy chế. Ban Bí thư hướng dẫn thực hiện Quy chế.
3- Quy chế này thay thế Quy chế bầu cử trong Đảng được ban hành kèm theo Quyết định số 220-QĐ/TW, ngày 17-4-2009 của Bộ Chính trị khoá X và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.


T/M BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
TỔNG BÍ THƯ
(Đã ký)
Nguyễn Phú Trọng



QUY CHẾ BẦU CỬ TRONG ĐẢNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
Quy chế này được áp dụng đối với việc bầu cử trong Đảng từ chi bộ đến Ban Chấp hành Trung ương.
Việc bầu cử ở Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng do Đại hội quy định.
Tổ chức Đảng giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được vận dụng theo Quy chế này. 
Điều 2. Nguyên tắc bầu cử
Việc bầu cử trong Đảng thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ; bình đẳng, trực tiếp, đa số quá bán. Kết quả bầu cử từ chi bộ đến đảng bộ trực thuộc Trung ương phải được chuẩn y của cấp uỷ có thẩm quyền theo quy định. 
Điều 3. Hình thức bầu cử
1- Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ); bầu Ban Chấp hành Trung ương.
- Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp uỷ.
- Bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư.
- Bầu uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra.
- Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
- Lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử.
- Giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.

2- Biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu...).
- Thông qua số lượng và danh sách bầu cử. 
Chương II
NHIỆM VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHỤ TRÁCH BẦU CỬ

Điều 4. Nhiệm vụ của cấp uỷ triệu tập đại hội
1- Chuẩn bị các vấn đề về nhân sự đại biểu, đề án nhân sự cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra và kế hoạch tổ chức đại hội.
2- Tiếp nhận hồ sơ ứng cử vào cấp uỷ của đảng viên chính thức không phải là đại biểu đại hội (gửi đến cấp ủy trước khi đại hội chính thức khai mạc chậm nhất là 15 ngày làm việc) để chỉ đạo thẩm tra và chuyển đoàn chủ tịch báo cáo đại hội xem xét, quyết định.
3- Thông báo số lượng đại biểu và phân bổ đại biểu cho các đảng bộ, chi bộ trực thuộc. Chỉ đạo việc bầu cử đại biểu bảo đảm đúng nguyên tắc, thủ tục quy định. Quyết định và thông báo thời gian khai mạc đại hội trước 30 ngày làm việc.
4- Cung cấp tài liệu cho ban thẩm tra tư cách đại biểu về tình hình, kết quả bầu cử đại biểu và những vấn đề liên quan đến tư cách đại biểu.
5- Cung cấp tài liệu cho đoàn chủ tịch để trả lời các vấn đề do đảng viên, đại biểu đại hội yêu cầu liên quan đến các ứng cử viên.
6- Chuẩn bị tài liệu cho cấp uỷ khoá mới để bầu các chức danh lãnh đạo của cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra khoá mới của cấp mình trong phiên họp lần thứ nhất. 
Điều 5. Nhiệm vụ của đoàn chủ tịch  
1- Điều hành việc bầu cử
2- Hướng dẫn để đại hội thảo luận, quán triệt tiêu chuẩn cấp ủy viên, số lượng, cơ cấu cấp ủy; tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
3- Đề cử danh sách nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị. Hướng dẫn việc ứng cử, đề cử.
4- Tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo đại hội xem xét, quyết định.
5- Lấy phiếu xin ý kiến của đại hội đối với những người ứng cử, được đề cử. Lập danh sách bầu cử, lấy biểu quyết của đại hội thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
6- Giới thiệu danh sách ban kiểm phiếu, trưởng ban kiểm phiếu để đại hội biểu quyết. Chỉ đạo hoạt động của ban kiểm phiếu, phổ biến quy tắc, thủ tục bầu cử trong đại hội.
7- Giải đáp những ý kiến của đại biểu về nhân sự trong quá trình chuẩn bị bầu cử. 
Điều 6. Nhiệm vụ của đoàn thư ký
1- Ghi biên bản tổng hợp ý kiến thảo luận, dự thảo các văn bản kết luận, nghị quyết của đoàn chủ tịch, của đại hội liên quan đến bầu cử.
2- Giúp đoàn chủ tịch tổng hợp kết quả ứng cử, đề cử phục vụ cho việc lập danh sách bầu cử trước khi đại hội bầu ban kiểm phiếu.
3- Quản lý và phát tài liệu, ấn phẩm của đại hội theo sự chỉ đạo của đoàn chủ tịch. Thu nhận, bảo quản và gửi đến cấp ủy khóa mới đầy đủ hồ sơ, tài liệu, ấn phẩm của đại hội. 
Điều 7. Ban kiểm phiếu
1- Ban kiểm phiếu là cơ quan giúp việc bầu cử của đại hội do đoàn chủ tịch giới thiệu, đại hội biểu quyết thông qua. Ban kiểm phiếu gồm một số đại biểu chính thức trong đại hội đại biểu, hoặc một số đảng viên chính thức trong đại hội đảng viên không có tên trong danh sách bầu cử.
Số lượng ban kiểm phiếu ở đại hội các cấp do đoàn chủ tịch đại hội lựa chọn, giới thiệu; đại hội biểu quyết thông qua.
2- Ban kiểm phiếu có nhiệm vụ: 
- Hướng dẫn cách thức bỏ phiếu, kiểm tra, niêm phong thùng phiếu, phát phiếu trực tiếp cho đại biểu (hoặc theo đoàn đại biểu), kiểm số phiếu phát ra và phiếu thu về báo cáo đại hội, kiểm phiếu bầu.
- Xem xét và kết luận về các phiếu không hợp lệ và những ý kiến khiếu nại về việc bầu cử trong đại hội.
- Lập biên bản kiểm phiếu báo cáo với đoàn chủ tịch và công bố kết quả bầu cử; ký vào biên bản bầu cử, niêm phong phiếu bầu và chuyển cho đoàn chủ tịch đại hội để bàn giao cho cấp uỷ khoá mới lưu trữ theo quy định.
Nếu kiểm phiếu bằng máy vi tính, ban kiểm phiếu được sử dụng một số nhân viên kỹ thuật không phải là đại biểu đại hội.
Ngoài ban kiểm phiếu và nhân viên kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ kiểm phiếu, không ai được đến nơi ban kiểm phiếu đang làm việc. 
Điều 8. Áp dụng đối với việc bầu cử không phải tại đại hội
Các tổ chức phụ trách việc bầu cử ở hội nghị ban chấp hành, hội nghị ủy ban kiểm tra... được áp dụng theo các quy định trên. 
Chương III
ỨNG CỬ, ĐỀ CỬ, BẦU CỬ, DANH SÁCH BẦU CỬ, PHIẾU BẦU CỬ 
Điều 9. Ứng cử
Ứng cử được áp dụng trong các trường hợp sau:
1- Đảng viên chính thức ứng cử tại đại hội đảng viên mà mình là thành viên của tổ chức đảng đó. Đại biểu chính thức của đại hội ứng cử tại đại hội đại biểu.
2- Đảng viên chính thức không phải là đại biểu đại hội làm đơn ứng cử ở đại hội tổ chức cơ sở đảng hoặc làm hồ sơ ứng cử để được bầu vào cấp ủy của đại hội đại biểu từ cấp huyện và tương đương trở lên.
3- Ủy viên ban chấp hành ứng cử để được bầu vào ban thường vụ; ủy viên ban thường vụ ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư; trường hợp cấp ủy chỉ bầu bí thư, phó bí thư, không bầu ban thường vụ thì cấp ủy viên có quyền ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này). Trường hợp đại hội chi bộ không bầu chi ủy, đảng viên chính thức có quyền ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư.
4- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ứng cử để được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Ủy viên Bộ Chính trị ứng cử để được bầu làm Tổng Bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này).
5- Cấp ủy viên ứng cử để được bầu vào ủy ban kiểm tra của cấp ủy cấp mình.
6- Ủy viên ủy ban kiểm tra ứng cử để được bầu làm phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra. 
Điều 10. Thủ tục ứng cử
1- Đảng viên chính thức ở đại hội đảng viên ứng cử trực tiếp tại đại hội hoặc gửi đơn đến đoàn chủ tịch đại hội. Ở đại hội đại biểu cấp cơ sở, đảng viên chính thức không phải là đại biểu đại hội nếu ứng cử thì làm đơn ứng cử nộp cho cấp ủy cơ sở.
2- Đại biểu chính thức ở đại hội đại biểu ứng cử trực tiếp tại đại hội hoặc gửi đơn đến đoàn chủ tịch đại hội.
3- Cấp ủy viên ứng cử trực tiếp tại hội nghị cấp ủy để được bầu vào ban thường vụ (Bộ Chính trị, Ban Bí thư), ủy viên ủy ban kiểm tra.
4- Ủy viên ủy ban kiểm tra ứng cử trực tiếp tại hội nghị ủy ban kiểm tra để được bầu làm phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
5- Đảng viên không phải là đại biểu của đại hội nếu ứng cử vào cấp ủy từ cấp huyện và tương đương trở lên, thì chậm nhất là 15 ngày làm việc trước ngày khai mạc đại hội phải hoàn chỉnh hồ sơ ứng cử nộp cơ quan tổ chức của cấp ủy triệu tập đại hội. Hồ sơ ứng cử gồm có:
- Đơn ứng cử.
- Bản khai lý lịch được xác nhận của cấp uỷ cơ sở.
- Bản kê khai tài sản, thu nhập của cá nhân và gia đình theo quy định.
- Giấy chứng nhận sức khỏe.
- Bản nhận xét của cấp uỷ cơ sở nơi sinh hoạt và nơi cư trú.
Cấp uỷ cơ sở nơi đảng viên sinh hoạt và nơi đảng viên cư trú có trách nhiệm xác nhận, nhận xét về người ứng cử. Những vấn đề cần thẩm tra, xác minh nếu vượt quá thẩm quyền thì đề nghị cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.
Cơ quan, tổ chức của cấp ủy triệu tập đại hội có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tư cách của người ứng cử. 
Điều 11. Đề cử
Đề cử được áp dụng trong các trường hợp sau:
1- Đoàn Chủ tịch (chủ tịch) đại hội (hội nghị) đề cử danh sách nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị.
2- Ở đại hội đảng viên, đảng viên chính thức, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị đều có quyền đề cử đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ để được bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên hoặc để được bầu vào cấp uỷ cấp mình.
3- Ở đại hội đại biểu, đại biểu chính thức đề cử những đảng viên là đại biểu và những đảng viên chính thức không phải là đại biểu của đại hội đảng bộ cấp mình để được bầu vào cấp uỷ; đề cử đại biểu chính thức của đại hội cấp mình để được bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
4- Ủy viên ban chấp hành đề cử ủy viên ban chấp hành khác để được bầu vào ban thường vụ tại hội nghị ban chấp hành; đề cử ủy viên ban thường vụ để được bầu làm bí thư, phó bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này).
5- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đề cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khác để được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương; đề cử Ủy viên Bộ Chính trị để được bầu làm Tổng Bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này).
6- Ủy viên ban chấp hành đề cử ủy viên ban chấp hành khác để được bầu làm ủy viên ủy ban kiểm tra; đề cử ủy viên ủy ban kiểm tra để được bầu làm chủ nhiệm ủy ban kiểm tra (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này).
7- Ủy viên ủy ban kiểm tra đề cử ủy viên ủy ban kiểm tra khác để được bầu làm phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra. 
Điều 12. Thủ tục đề cử
1- Ở Đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức của tổ chức đảng cấp mình bằng hình thức đề cử trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đoàn chủ tịch đại hội. Ở đại hội đại biểu cấp cơ sở, việc đề cử đảng viên chính thức không phải là đại biểu chính thức của đại hội để được bầu vào cấp ủy bằng văn bản, có ý kiến đồng ý của người được đề cử.
2- Ở đại hội đại biểu cấp huyện và tương đương trở lên, đại biểu chính thức của đại hội đề cử những đảng viên là đại biểu và những đảng viên chính thức không phải là đại biểu của đại hội đảng bộ cấp mình để được bầu vào cấp ủy; đề cử đại biểu chính thức của đại hội cấp mình để được bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
Đại biểu chính thức của đại hội khi đề cử đảng viên không phải là đại biểu của đại hội để bầu vào cấp ủy thì phải đề cử bằng văn bản kèm hồ sơ của người đó theo quy định và phải được sự đồng ý của người được đề cử bằng văn bản.
3- Cấp ủy triệu tập đại hội có nhiệm vụ giúp đại hội thẩm tra, xác minh lý lịch, tiêu chuẩn của người được đề cử, ứng cử tại đại hội.
Điều 13. Việc ứng cử, đề cử của cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư
1- Cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp ủy.
2- Ở các hội nghị của ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do ban thường vụ cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của ban thường vụ cấp ủy.
3- Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị.
Điều 14. Ứng cử, đề cử làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp
1- Ở đại hội đảng viên, chỉ đảng viên chính thức mới được ứng cử ở đại hội cấp mình để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. Đảng viên chính thức, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị có quyền đề cử đảng viên chính thức để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội cấp trên.
2- Ở đại hội đại biểu, chỉ đại biểu chính thức mới được ứng cử, đề cử đại biểu chính thức ở đại hội cấp mình để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
3- Đoàn chủ tịch đại hội đề cử nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. 
Điều 15. Quyền bầu cử
1- Chỉ đại biểu chính thức của đại hội đại biểu các cấp và đảng viên chính thức của đại hội đảng viên mới có quyền bầu cấp uỷ cấp mình và bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
2- Ở đại hội đảng viên, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị không có quyền bầu cử. 
Điều 16. Quy định về số dư và danh sách bầu cử
1- Số lượng ứng cử viên trong danh sách bầu cử cấp ủy và ban thường vụ cấp ủy phải nhiều hơn số lượng cần bầu; số dự tối đa do đại hội (hội nghị) quyết định nhưng không quá 30% số lượng cần bầu, trong đó cấp ủy triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị số lượng nhân sự cấp ủy và ban thường vụ có số dư từ 10% - 15%.
2- Danh sách ứng cử viên do cấp ủy cấp triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị là danh sách đề cử chính thức với đại hội (hội nghị).
3- Đại hội (hội nghị) thảo luận và biểu quyết lập danh sách như sau:
- Trường hợp danh sách gồm nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội đề cử, do đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử chưa đủ số dư 30% so với số lượng cần bầu thì đại hội (hội nghị) quyết định (có thể lấy danh sách đó làm danh sách bầu cử).
- Trường hợp danh sách gồm nhân sự do cấp ủy triệu tập đề cử, do đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử nhiều hơn 30% so với số lượng cần bầu thì xin ý kiến đại hội (hội nghị) về những người được đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử. Căn cứ kết quả xin ý kiến, lựa chọn theo số phiếu đồng ý từ cao đến thấp để lập danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 30% so với số lượng cần bầu.
Trường hợp danh sách bầu cử đã đủ số dư 30% mà ở cuối danh sách có nhiều người có số phiếu bằng nhau thì đại hội (hội nghị) xem xét, quyết định lựa chọn theo cơ cấu, tuổi đảng, hoặc có thể để số dư cao hơn 30% so với số lượng cần bầu.
4- Danh sách bầu cử xếp thứ tự tên người theo vần A,B,C...; nếu có nhiều người trùng tên thì xếp theo họ; nếu trùng cả họ thì xếp theo tên đệm; nếu cả 3 dữ kiện này đều trùng thì người có tuổi đảng cao hơn được xếp tên trên.
5- Trường hợp cần bầu lấy số lượng 1 người thì danh sách bầu cử là 2 người; bầu lấy số lượng 2 người thì danh sách bầu cử là 3 người; bầu lấy số lượng từ 3 người trở lên thì danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 1/3 số lượng cần bầu.
6- Nếu bầu một lần chưa đủ số lượng quy định, có bầu tiếp hay không do đại hội (hội nghị) quyết định. Danh sách bầu cử lần sau phải có số dư lấy theo kết quả bầu cử lần trước từ cao đến thấp của những người chưa trúng cử. 
Điều 17. Phiếu bầu cử
1- Phiếu bầu in họ và tên những người trong danh sách bầu cử (nơi không có điều kiện in phiếu, ban kiểm phiếu đại hội ghi danh sách bầu cử trên phiếu); đóng dấu của cấp uỷ triệu tập đại hội ở góc trái phía trên của phiếu bầu, chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở (hoặc đảng bộ bộ phận) thì đóng dấu của cấp uỷ cơ sở.
Người bầu cử nếu không bầu cho ai trong danh sách bầu cử thì gạch giữa cả chữ họ và tên của người mà mình không bầu.
Trường hợp danh sách bầu không có số dư, phiếu bầu được chia làm 4 cột là: số thứ tự; họ và tên; đồng ý; không đồng ý. Người bầu cử đánh dấu X vào ô đồng ý hoặc ô không đồng ý tương ứng với họ và tên người trong danh sách bầu cử. 
2- Phiếu hợp lệ và không hợp lệ:
- Phiếu hợp lệ là phiếu do ban kiểm phiếu phát ra, phiếu bầu đủ hoặc thiếu số lượng cần bầu; phiếu bầu mà danh sách bầu cử chỉ có một người, người bầu cử đánh dấu X vào một trong hai ô đồng ý hoặc không đồng ý; phiếu bầu nhiều người mà không có số dư, người bầu cử đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý) hoặc không đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý) của một người hoặc một số người trong danh sách bầu cử.
- Phiếu không hợp lệ là phiếu không do ban kiểm phiếu phát ra; phiếu bầu nhiều hơn số lượng quy định; phiếu không bầu cho ai trong danh sách bầu cử nhiều người; phiếu đánh dấu X vào cả ô đồng ý và ô không đồng ý trong danh sách bầu cử chỉ có một người; phiếu bầu người ngoài danh sách bầu cử; phiếu có đánh dấu hoặc dùng nhiều loại mực; phiếu ký tên hoặc viết thêm. 
Điều 18. Danh sách trích ngang của các ứng cử viên
Từ đại hội cấp huyện và tương đương trở lên, trước khi tiến hành bỏ phiếu chính thức, đoàn chủ tịch đại hội cung cấp danh sách trích ngang của các ứng cử viên (xếp thứ tự như danh sách bầu cử) để đại biểu nghiên cứu trước.
Chương IV
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BẦU CỬ 
Điều 19. Bầu cấp uỷ
1- Đoàn chủ tịch đại hội báo cáo với đại hội về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng của cấp uỷ khoá mới do cấp uỷ cấp triệu tập đại hội chuẩn bị; đại hội thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu cấp ủy khóa mới, biểu quyết về số lượng cấp uỷ viên (theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên về khung số lượng cấp uỷ viên ở mỗi đảng bộ).
2- Đoàn chủ tịch đại hội đề cử danh sách nhân sự do cấp uỷ cấp triệu tập đại hội chuẩn bị.
3- Tiến hành ứng cử, đề cử.
4- Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử, đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo đại hội xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của đại hội đối với các trường hợp ứng cử, được đề cử (nếu cần).
5- Lập danh sách bầu cử; lấy biểu quyết của đại hội thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
6- Đoàn chủ tịch giới thiệu danh sách ban kiểm phiếu gồm một trưởng ban và một số uỷ viên là những đại biểu không có tên trong danh sách bầu cử. Đại hội biểu quyết thông qua danh sách ban kiểm phiếu.
7- Ban kiểm phiếu hướng dẫn cách thức bỏ phiếu; kiểm tra và niêm phong thùng phiếu trước khi bỏ phiếu; phát phiếu bầu cử cho đại biểu. Đại hội tiến hành bầu cử; ban kiểm phiếu tiến hành kiểm tổng số phiếu phát ra, thu về báo cáo đại hội; kiểm phiếu và công bố kết quả bầu cử cấp uỷ khoá mới.
8- Bầu lần thứ nhất chưa đủ số lượng cấp uỷ khoá mới, có bầu tiếp hoặc không bầu tiếp do đại hội xem xét, quyết định.
9- Đại hội chi bộ trực tiếp bầu chi uỷ, sau đó bầu bí thư, phó bí thư trong số chi uỷ viên; nơi không bầu chi uỷ thì chi bộ bầu bí thư, nếu cần thì bầu phó bí thư chi bộ.
10- Đại hội đảng bộ từ cấp cơ sở đến đảng bộ trực thuộc Trung ương, nếu thực hiện việc bầu trực tiếp chức danh bí thư thì sau khi bầu cử cấp ủy, tiến hành lấy phiếu giới thiệu của đảng viên hoặc đại biểu của đại hội đối với chức danh bí thư; tổng hợp phiếu giới thiệu, báo cáo với cấp uỷ cấp trên trước khi tiến hành bầu cử chức danh bí thư. Sau khi cấp uỷ cấp trên có ý kiến chỉ đạo mới tiến hành bầu cử chức danh bí thư. 
Điều 20. Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên
1- Khi bầu đại biểu dự đại hội đại biểu đảng bộ cấp trên, danh sách bầu đại biểu chính thức và dự khuyết được lập chung một danh sách; bầu đại biểu chính thức trước, số còn lại bầu đại biểu dự khuyết. Trường hợp bầu đại biểu chính thức đã đủ số lượng mà vẫn còn một số đại biểu có số phiếu được bầu nhiều hơn một nửa so với số đảng viên được triệu tập hoặc nhiều hơn một nửa so với số đại biểu được triệu tập, thì đại biểu dự khuyết được lấy trong số các đại biểu đó theo kết quả được bầu từ cao xuống thấp. Nếu còn thiếu đại biểu dự khuyết theo quy định, có bầu tiếp hay không bầu tiếp do đại hội quyết định.
2- Danh sách bầu cử lần sau có giới thiệu bổ sung đại biểu ngoài danh sách bầu cử lần trước hay không do đại hội quyết định. 
Điều 21. Bầu đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị ở phiên họp đầu tiên của cấp uỷ khoá mới
1- Đồng chí bí thư hoặc phó bí thư khoá trước được tái cử hoặc đồng chí được cấp uỷ cấp trên uỷ nhiệm (nếu bí thư, phó bí thư khóa trước không tái cử) làm triệu tập viên, khai mạc và chủ trì phiên họp cho đến khi bầu xong đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị. Riêng ở Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương thì thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 25 Quy chế này.
2- Bầu đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị với số lượng từ 1 đến 3 đồng chí; Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương là 5 đồng chí.
3- Đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị (sau đây gọi chung là đoàn chủ tịch) báo cáo để cấp uỷ thông qua chương trình làm việc và tiến hành các thủ tục bầu cử. 
Điều 22. Bầu ban thường vụ
Số lượng uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ được bầu thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị và hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên, nhiều nhất không quá 1/3 số lượng cấp uỷ viên do đại hội đã bầu. 
1- Đoàn chủ tịch hội nghị báo cáo về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu và đề nghị số lượng uỷ viên ban thường vụ cần bầu.
2- Hội nghị cấp uỷ thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu ban thường vụ, biểu quyết số lượng uỷ viên ban thường vụ.
3- Đoàn chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được cấp ủy khóa trước giới thiệu vào ban thường vụ khóa mới.
4- Tiến hành ứng cử, đề cử.
5- Họp tổ để thảo luận (nếu cần).
6- Đoàn chủ tịch báo cáo tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
7- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử ban thường vụ.
8- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử. 
Điều 23. Bầu bí thư, phó bí thư cấp uỷ
Những đồng chí ứng cử hoặc được đề cử vào danh sách để bầu giữ chức vụ bí thư, phó bí thư phải là những đồng chí đã trúng cử uỷ viên ban thường vụ; nơi không có ban thường vụ thì những đồng chí ứng cử, được để cử giữ chức vụ bí thư, phó bí thư phải là những đồng chí đã trúng cử cấp ủy viên.
Số lượng phó bí thư được bầu ở mỗi cấp uỷ thực hiện theo quy định của Trung ương và hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên.
1- Đoàn chủ tịch hội nghị báo cáo với cấp uỷ về yêu cầu bầu bí thư, phó bí thư.
2- Đoàn chủ tịch báo cáo với hội nghị những động chí được cấp ủy khóa trước và cấp ủy cấp trên trực tiếp giới thiệu để được bầu giữ chức bí thư, phó bí thư; báo cáo kết quả phiếu giới thiệu của đại hội đối với chức danh bí thư (nếu có).
3- Tiến hành ứng cử, đề cử. 
4- Đoàn chủ tịch báo cáo tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
5- Lập danh sách bầu cử; hội nghị biểu quyết danh sách bầu cử bí thư, phó bí thư.
6- Bầu cử (bầu bí thư trước, bầu phó bí thư sau).
7- Kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Sau khi được bầu, bí thư điều hành ngay công việc của cấp uỷ khoá mới, được ký văn bản với chức danh bí thư; bí thư khóa trước bàn giao công việc cho bí thư mới trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi có bí thư mới. Trường hợp chưa bầu được chức danh bí thư thì một đồng chí phó bí thư được cấp ủy ủy nhiệm ký các văn bản với chức danh phó bí thư. 
Điều 24. Bầu uỷ ban kiểm tra
Uỷ ban kiểm tra các cấp được lập từ đảng uỷ cơ sở trở lên, do hội nghị cấp uỷ cùng cấp bầu; thành viên ủy ban kiểm tra gồm một số đồng chí trong cấp ủy và một số đồng chí ngoài cấp ủy. Đại hội chi bộ (đảng ủy bộ phận) không bầu ủy ban kiểm tra mà phân công chi ủy viên hoặc đảng viên làm công tác kiểm tra.
1- Đoàn chủ tịch hội nghị báo cáo với hội nghị về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng uỷ viên uỷ ban kiểm tra theo quy định, hướng dẫn của Trung ương và cấp uỷ cấp trên trực tiếp để hội nghị xem xét, quyết định.
2- Hội nghị thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu, biểu quyết số lượng uỷ viên ủy ban kiểm tra.
3- Đoàn chủ tịch báo cáo với hội nghị danh sách những đồng chí được cấp ủy khóa trước giới thiệu để bầu ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra và ý kiến của ban thường vụ khóa mới.
4- Tiến hành ứng cử, đề cử.
5- Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần). 
6- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
7- Bầu uỷ viên uỷ ban kiểm tra trước, sau đó bầu chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra trong số uỷ viên uỷ ban kiểm tra.
8- Kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
9- Uỷ ban kiểm tra bầu phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra trong số uỷ viên uỷ ban kiểm tra đã được bầu.
Sau khi được bầu, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra điều hành ngay công việc của uỷ ban kiểm tra khoá mới, được ký các văn bản với chức danh chủ nhiệm ủy ban kiểm tra. 
Điều 25. Bầu Bộ Chính trị
1- Phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Tổng Bí thư khóa trước (tái cử hoặc không tái cử) làm triệu tập viên khai mạc và chủ trì cho đến khi bầu xong Đoàn Chủ tịch hội nghị.
Trường hợp đồng chí Tổng Bí thư khóa trước không thể làm triệu tập viên thì Đoàn Chủ tịch Đại hội cử triệu tập viên.
2- Đoàn Chủ tịch Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương báo cáo về đề án và đề nghị số lượng Ủy viên Bộ Chính trị cần bầu.
3- Hội nghị thảo luận, biểu quyết về số lượng Ủy viên Bộ Chính trị.
4- Đoàn Chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước đề cử vào Bộ Chính trị.
5- Tiến hành ứng cử, đề cử.
6- Họp tổ để thảo luận.
7- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người từ ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
8- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử Bộ Chính trị.
9- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử. 
Điều 26.  Bầu Tổng Bí thư
1- Đoàn chủ tịch báo cáo về yêu cầu, tiêu chuẩn Tổng Bí thư và dự kiến nhân sự Tổng Bí thư được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước giới thiệu, ý kiến giới thiệu của Bộ Chính trị khóa mới, kết quả giới thiệu nhân sự Tổng Bí thư của Đại hội để hội nghị tham khảo.
2- Họp tổ để thảo luận và tiến hành ứng cử, đề cử.
3- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
4- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
5- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử. 
Điều 27. Bầu Ban Bí thư
1- Đồng chí Tổng Bí thư thay mặt Đoàn Chủ tịch Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương báo cáo về đề án và đề nghị số lượng Ủy viên Ban Bí thư cần bầu.
2- Hội nghị thảo luận, biểu quyết về số lượng Ủy viên Ban Bí thư.
3- Đoàn Chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước đề cử vào Ban Bí thư.
4- Tiến hành ứng cử, đề cử.
5- Họp tổ để thảo luận.
6- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
7- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử Ban Bí thư.
8- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử. 
Điều 28. Bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương
1- Đoàn Chủ tịch báo cáo về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương để hội nghị xem xét, quyết định.
2- Hội nghị tiến hành biểu quyết về số lượng Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
3- Đoàn Chủ tịch đề cử danh sách do Bộ Chính trị khóa trước giới thiệu bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương và ý kiến của Bộ Chính trị khóa mới.
4- Tiến hành ứng cử, đề cử.
5- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bàu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
6- Lập danh sách bầu cử; hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
7- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử. 
Điều 29. Bầu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
1- Đoàn Chủ tịch báo cáo về yêu cầu, tiêu chuẩn Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; nhân sự được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước dự kiến giới thiệu (nếu có) và ý kiến giới thiệu của Bộ Chính trị khóa mới.
2- Tiến hành ứng cử, đề cử.
3- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với các trường hợp tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
4- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
5- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử. 
Điều 30. Bầu bổ sung uỷ viên ban thường vụ; bí thư, phó bí thư, uỷ viên uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra 
1- Đoàn chủ tịch báo cáo về yêu cầu bầu bổ sung ban thường vụ, bí thư, phó bí thư; uỷ viên uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ.
2- Đoàn chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy cấp trên trực tiếp giới thiệu để được bầu bổ sung vào ban thường vụ, bí thư, phó bí thư; ủy viên ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
3- Tiến hành ứng cử, đề cử.
4- Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với các trường hợp tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
5- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
6- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử. 
Điều 31. Bầu Tổng Bí thư (khi có yêu cầu); bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
1- Đoàn Chủ tịch Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương báo cáo về yêu cầu bầu Tổng Bí thư; bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương chính thức (chuyển từ dự khuyết lên chính thức), Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
2- Đoàn Chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được Bộ Chính trị giới thiệu để được bầu làm Tổng Bí thư; bầu bổ sung làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
3- Tiến hành ứng cử, đề cử.
4- Họp tổ để thảo luận (nếu cần).
5- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
6- Lập danh sách bầu cử; hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
7- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử. 
Chương V
TÍNH KẾT QUẢ VÀ CHUẨN Y KẾT QUẢ BẦU CỬ 
Điều 32. Tính kết quả bầu cử
1- Kết quả bầu cử được tính trên số phiếu bầu hợp lệ; phiếu hợp lệ là phiếu được quy định tại Điều 17 của Quy chế này. Trường hợp phiếu bầu nhiều người mà không có số dư, người bầu cử đánh dấu X vào cả ô đồng ý và ô không đồng ý hoặc không đánh dấu X vào cả hai ô đồng ý, không đồng ý đối với người nào thì không tính vào kết quả bầu cử của người đó (phiếu đó vẫn được tính là phiếu hợp lệ).
2- Đối với đại hội đảng viên: người trúng cử phải đạt số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ được triệu tập trừ số đảng viên đã được giới thiệu sinh hoạt tạm thời ở đảng bộ khác, đảng viên đã được miễn công tác và sinh hoạt đảng không có mặt ở đại hội (nếu đảng viên đó có mặt ở đại hội, hội nghị đảng viên, tham gia bầu cử, biểu quyết thì vẫn tính), số đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng, bị khởi tố, truy tố, tạm giam, đảng viên chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội có lý do chính đáng được cấp ủy triệu tập đại hội đồng ý.
3- Đối với đại hội đại biểu: người trúng cử phải đạt số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đại biểu chính thức được triệu tập trừ số cấp uỷ viên cấp triệu tập đại hội vắng mặt suốt thời gian đại hội, đại biểu chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội không có đại biểu dự khuyết thay thế.
4- Ở hội nghị cấp uỷ để bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra, người trúng cử phải đạt số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số cấp uỷ viên trừ số thành viên đã chuyển sinh hoạt đảng tạm thời không có mặt tại hội nghị, số thành viên đang bị đình chỉ sinh hoạt, bị khởi tố, truy tố, tạm giam.
5- Trường hợp số người đạt số phiếu bầu quá một nửa nhiều hơn số lượng cần bầu thì những người trúng cử là những người có số phiếu cao hơn.
6- Nếu cuối danh sách trúng cử có nhiều người bằng phiếu nhau và nhiều hơn số lượng cần bầu, thì chủ tịch hoặc đoàn chủ tịch đại hội (hội nghị) lập danh sách những người ngang phiếu nhau đó để đại hội (hội nghị) bầu lại và lấy người có số phiếu cao hơn, không cần phải quá một nửa. Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn bằng nhau, có bầu tiếp hay không do đại hội (hội nghị) quyết định. 
Điều 33. Biên bản bầu cử
1- Biên bản bầu cử lập thành 03 bản có chữ ký của đồng chí thay mặt đoàn chủ tịch và trưởng ban kiểm phiếu. Ban kiểm phiếu niêm phong phiếu bầu để đoàn chủ tịch giao cho cấp uỷ khoá mới lưu trữ.
Đoàn chủ tịch giao lại biên bản bầu cử và phiếu bầu cho cấp uỷ khoá mới để báo cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp xem xét, chuẩn y. 
2- Nội dung biên bản:
- Tổng số đại biểu hoặc tổng số đảng viên được triệu tập.
- Tổng số đại biểu dự đại hội đại biểu hoặc tổng số đảng viên dự đại hội đảng viên.
- Số đại biểu hoặc số đảng viên bị bác tư cách dự đại hội.
- Số cấp uỷ viên cấp triệu tập đại hội vắng mặt suốt thời gian đại hội.
- Số đại biểu chính thức vắng mặt không có đại biểu dự khuyết thay thế.
- Tổng số đại biểu dự đại hội đại biểu hoặc tổng số đảng viên dự đại hội đảng viên có mặt khi bầu.
- Số phiếu phát ra.
- Số phiếu thu về.
- Số phiếu hợp lệ.
- Số phiếu không hợp lệ.
- Số phiếu bầu đủ số lượng.
- Số phiếu bầu thiếu so với số lượng cần bầu (trong đó thiếu l, thiếu 2...).
- Số phiếu được bầu từ cao xuống thấp của từng người trong danh sách bầu cử (tính theo tỷ lệ số đại biểu trong đại hội đại biểu hoặc đảng viên trong đại hội đảng viên được triệu tập).
- Danh sách những người trúng cử. 
Điều 34. Chuẩn y kết quả bầu cử cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, bí thư, phó bí thư, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và uỷ viên uỷ ban kiểm tra các cấp
Đối với tổ chức đảng từ cấp chi bộ đến các đảng bộ trực thuộc Trung ương, chậm nhất là 7 ngày làm việc sau đại hội (hội nghị), cấp uỷ khoá mới phải báo cáo lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp biên bản bầu cử cấp uỷ, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, uỷ viên uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra, danh sách trích ngang, sơ yếu lý lịch của từng thành viên.
Chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của cấp uỷ cấp dưới về kết quả bầu cử, ban thường vụ cấp uỷ cấp trên trực tiếp chuẩn y danh sách cấp uỷ, ủy ban kiểm tra cấp dưới các chức vụ đã được bầu.
Sau khi có quyết định chuẩn y của cấp có thẩm quyền, thì các đồng chí phó bí thư, uỷ viên thường vụ, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra mới được ký tên với chức danh tương ứng trong các văn bản của đảng bộ và của ủy ban kiểm tra. 
Chương VI
XỬ LÝ VI PHẠM 
Điều 35. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại, vi phạm Quy chế bầu cử
1- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày bế mạc đại hội (hội nghị), nếu có đơn, thư khiếu nại về bầu cử, thì uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xác minh, kiểm tra lại và báo cáo cấp uỷ cùng cấp xem xét, quyết định.
2- Nếu phát hiện thấy sự vi phạm nguyên tắc, thủ tục bầu cử thì cấp uỷ cấp trên có quyền bãi bỏ kết quả bầu cử của đại hội hoặc của hội nghị cấp uỷ cấp dưới, chỉ đạo đại hội (hội nghị) tiến hành bầu cử lại; trường hợp cá nhân đã được bầu vào cấp uỷ cấp dưới nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định cấp uỷ cấp trên có quyền không chuẩn y công nhận cấp uỷ viên hoặc ủy viên ủy ban kiểm tra cấp đó. 
Điều 36. Xử lý vi phạm quy chế bầu cử
Người cố tình gây cản trở cho việc bầu cử, vi phạm quy chế bầu cử, thì cấp uỷ có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định về kỷ luật trong Đảng.
Điều 37. Thời hạn lưu trữ phiếu bầu cử 
Phiếu bầu cử được ban kiểm phiếu niêm phong và chuyển cho đoàn chủ tịch để bàn giao cho cấp ủy lưu trữ trong thời hạn 6 tháng. Trong thời gian này, nếu không có quyết định của cấp có thẩm quyền, không ai được tự ý mở niêm phong. Quá 6 tháng, nếu không có khiếu nại, tố cáo về kết quả bầu cử thì cấp ủy cùng cấp quyết định cho hủy số phiếu đó. 
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 
Điều 38. Điều khoản thi hành
1- Quy chế này thay thế Quy chế bầu cử trong Đảng được ban hành kèm theo Quyết định số 220-QĐ/TW, ngày 17-4-2009 của Bộ Chính trị khoá X; được phổ biến đến chi bộ và thực hiện thống nhất trong Đảng.
2- Những quy định về bầu cử trong Đảng trước đây trái với Quy chế này đều bị bãi bỏ.
3- Ban Bí thư hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Quy chế này.
Nguồn:http://moj.gov.vn/daihoidaibieu/Pages/van-ban-cua-dang-uy-khoi.aspx?ItemID=8