Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông: 'Cái chết được báo trước'

Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông:

'Cái chết được báo trước'

Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đang vào giai đoạn thi công gấp rút. Và hy vọng rằng cuối năm 2016, người Hà Nội sẽ được ngồi trên những toa tàu chạy dọc thành phố, được ngắm toàn cảnh đô thị từ trên cao.

Dự án đường sắt trên cao này cũng đang thu hút sự chú ý của dư luận bởi đây là dự án có giá “cao nhất hành tinh”, rồi lại xảy ra nhiều vụ tai nạn, tiến độ thi công thì “rùa bò”…
Thôi tạm không bàn đến việc đó mà hãy nhìn vào một khía cạnh khác, đó là: Sau này ai sẽ sử dụng hệ thống đường sắt trên cao?
Nếu đặt câu hỏi này, chắc chắn các nhà quản lý, những nhà thực hiện dự án sẽ trả lời: Dân đi chứ còn ai đi.
Vâng, đúng là dân đi.
Và chắc chắn sẽ là người dân lao động, bởi quan chức và người giàu thì họ đã có ô tô.
cai chet duoc bao truoc 354156
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông
Nhưng vấn đề ở chỗ chính người dân cũng sẽ không đi đường sắt bởi lẽ người Việt Nam và đặc biệt là người thành thị không còn thói quen đi bộ. Từ nhà ra chợ, có khi chỉ vài trăm mét họ cũng “cưỡi” xe máy. Bây giờ nếu một công chức, một người dân nào đó, sau khi xuống ga đường sắt trên cao, đi bộ 500-700m đến cơ quan thì chắc chắn họ sẽ lắc đầu.
Nền văn minh xe máy của chúng ta đang làm hư hỏng con người, bởi tạo cho người Việt một lối sống, một tác phong tùy tiện, bạ đâu hay đó, và bất chấp các quy tắc về giao thông.
Khó có thể thuyết phục được người đi làm, là sau khi họ chọn đi đường sắt trên cao, sẽ phải đi bộ tới hàng trăm mét, rồi có khi phải thuê xe ôm… Thế thì hà cớ gì mà phải lằng nhằng chọn đường sắt trên cao, vừa mất tiền tàu lại mất tiền xe ôm, rồi phải chờ, phải đợi…
Thôi thì, thà cứ đi xe máy cho tiện, thích dừng đâu thì dừng… Trên đường đi làm về, mua con cá, mớ rau chả tiện hơn bao lần so với ngồi tàu hay sao.
Khi thiết kế làm đường sắt trên cao này chắc chắn những người thực hiện không tính đến thói quen và đặc tính sinh hoạt của người Hà Nội hiện nay. Mà họ chỉ nghĩ là phương tiện văn minh phù hợp với sự phát triển của thành phố, và họ vẽ ra nhiều thứ tốt đẹp, giống như Hà Nội xây rất nhiều cầu vượt và hầm đường bộ qua ngã tư.
Nhưng, cứ nhìn mà xem, người ta sẵn sàng trèo qua hàng rào cho tiện, cho nhanh chứ không leo qua cầu vượt. Người ta sẵn sàng băng đường bất chấp nguy hiểm chứ không chịu chui xuống hầm mà đi.
Đường sắt trên cao sau này cũng dễ lâm vào tình cảnh không có khách, mà nguyên nhân chính đó là vấp phải một thói quen sinh hoạt tùy tiện của người Hà Nội.
cai chet duoc bao truoc 354156
Mẫu tàu điện tuyến Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông
Ở các nước văn minh, họ đã quá quen với các phương tiện giao thông công cộng, hơn nữa việc quản lý trật tự đô thị của họ rất tốt nên người ta thích sử dụng phương tiện công cộng. Còn ở chúng ta, xem ra để xây dựng được một trật tự giao thông đô thị có nề nếp quả là một ước mơ quá xa vời.
Đã có người nêu sáng kiến là: Đã lỡ xây rồi, thì hãy để đường đấy dành cho riêng xe máy đi.
Ý kiến này xem ra cũng không phải là không có lý, bởi sẽ chẳng gì buồn bằng có tàu chạy vù vù mà những toa tàu lại vắng hoe!

TIN KHẨN: NGƯỜI TRUNG QUỐC CẮM CHỐT Ở BÌNH THUẬN


Người Trung Quốc cắm chốt ở Bình Thuận:
Ai đã rước giặc vào nhà?

Bài và ảnh: Lê Anh Hùng
Nguồn: BVN

Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân là trung tâm nhiệt điện đốt than lớn nhất cả nước. Trung tâm nằm ở xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận và bao gồm 4 nhà máy nhiệt điện. Tổng diện tích toàn bộ trung tâm là hơn 100 ha, với chiều dài hơn 1 km dọc theo quốc lộ 1A và chiều rộng khoảng 1 km tính từ quốc lộ ra tới biển.

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 được đầu  tư  theo hình thức  xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT). Liên danh hai nhà đầu tư Trung Quốc là Công ty TNHH Lưới điện Phương Nam và Công ty TNHH Điện lực quốc tế Trung Quốc góp 95% vốn; 5% vốn còn lại là của Tổng Cty Điện lực Vinacomin thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam. Sau khoảng 4 năm xây dựng, chủ đầu tư sẽ được vận hành, kinh doanh trong 25 năm, trước khi chuyển giao cho phía Việt Nam. Ngoài chủ đầu tư là hai doanh nghiệp Công ty Lưới điện Phương Nam và Điện lực quốc tế Trung Quốc, tổng thầu Thiết kế – Mua sắm – Xây dựng (EPC) cũng do các doanh nghiệp Trung Quốc đảm nhận gồm Viện Nghiên cứu Thiết kế Quảng Đông và Công ty Xây dựng Nhiệt điện Quảng Đông. Nhà máy được khởi công từ ngày 18/7/2015.

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 do EVN làm chủ đầu tư, Ban QLDA Nhiệt điện Vĩnh Tân quản lý dự án. 85% tổng mức đầu tư của nhà máy là vốn tín dụng xuất khẩu ưu đãi, thương mại người mua của Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc và ODA của Chính phủ Trung Quốc; 15% còn lại là vốn đối ứng của EVN. Dự án do nhà thầu Công ty Tập đoàn Điện Thượng Hải (Shanghai Electric Group Company Ltd – SEC) làm tổng thầu EPC. Nhà máy khởi công ngày 8/8/2010 và hoàn thành ngày 9/9/2014.

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 do Cty Cổ phần Năng lượng Vĩnh Tân 3 làm chủ đầu tư theo hình thức BOT. Cty này gồm 3 cổ đông, trong đó cổ đông lớn nhất, chiếm 49% cổ phần, là Cty OneEnergy Ventures Ltd của Trung Quốc. Nhà máy do Cty Công trình điện quốc tế Harbin (Trung Quốc) xây dựng. Tháng 6 vừa qua, Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam thay đổi chủ đầu tư dự án. Tuy nhiên, cụ thể thay đổi thế nào thì chưa thấy thông báo chính thức. Hiện nhà máy đang trong giai đoạn san lấp mặt bằng, chưa chính thức khởi công.

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 do Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO 3) làm chủ đầu tư; Tổ hợp Nhà thầu Tập đoàn Công nghiệp nặng Doosan (Hàn Quốc), Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản), Cty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương và Cty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC 2) làm tổng thầu EPC. Nhà máy được khởi công ngày 9/3/2014.

Địa điểm mà Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân toạ lạc là một vị trí hết sức xung yếu về an ninh – quốc phòng: một bên là Biển Đông, một bên là dãy núi dài hiểm trở, chính giữa là quốc lộ 1A (tuyến đường duy nhất nối liền Nam – Bắc ở khu vực này), chưa kể Cảng Tổng hợp Vĩnh Tân bên cạnh Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 và tuyến đường sắt Bắc – Nam cũng chạy qua đây. Vị trí này vừa thuận lợi cho việc chia cắt Việt Nam thành hai phần khi hữu sự, vừa thuận lợi cho lực lượng đổ bộ từ biển vào.

Ngày 14/4 vừa qua, chỉ vài trăm người dân địa phương đổ ra đường để phản đối tình trạng ô nhiễm môi trường do Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gây ra thôi mà đã khiến quốc lộ 1A ách tắc hàng chục km.

Bản thân Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân cũng là đối tượng cần bảo vệ vì nó liên quan đến cả an ninh năng lượng lẫn an ninh quốc phòng của Việt Nam.

Bất chấp thực tế trên, trong số 4 nhà máy nhiệt điện được xây dựng tại đây lại có đến 3 nhà máy liên quan tới Trung Quốc: 1 nhà máy do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu (Vĩnh Tân 2) và 2 nhà máy khác  do nhà thầu Trung Quốc làm chủ đầu tư (Vĩnh Tân 3 và đặc biệt là Vĩnh Tân 1), với thời gian cả xây dựng và vận hành khoảng 30 năm. Nghĩa là tại vị trí yếu huyệt này sẽ có hàng ngàn người Trung Quốc túc trực trong hàng chục năm, chẳng khác gì lưỡi dao dí vào yết hầu Việt Nam cả.


Quốc lộ 1A là tuyến độc đạo nối liền Nam – Bắc ở đây; bên trái QL 1A là dải núi dài và hiểm trở, bên phải là Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân nằm cạnh bờ Biển Đông


Hệ thống hào rộng và sâu bao quanh các nhà máy


Khu nhà ở của công nhân Trung Quốc trong Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1


Các nhà máy đều lấn ra biển thêm hàng trăm mét một cách vô tội vạ


Cảng Tổng hợp Vĩnh Tân, nằm ngay cạnh Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1


Tuyến đường sắt Bắc – Nam chỉ cách Trung tâm Nhiệt điện vài trăm mét.


Một góc Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân, gần nhất là Nhà máy NĐVT 1, 
xa nhất là nhà máy NĐVT 4


Quốc kỳ Trung Quốc tung bay tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Nó sẽ còn bay phấp phới như thế trong ít nhất 30 năm nữa. Chưa ai biết 30 năm tới tình hình ở đây sẽ ra sao, 
nhưng hiện giờ thì Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ phụ, nằm dưới Tiếng Trung rồi.


Một văn bản quản lý nhà nước liên quan đến Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân
Nguồn: Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ

Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân nằm xa nguồn cung cấp nhiên liệu (than đá) thì đã đành, nhưng việc nó nằm xa cả các trung tâm tiêu thụ điện năng chủ yếu như Sài Gòn, Đồng Nai hay Bình Dương là rất khó hiểu, bởi điều này sẽ gây ra mức độ tổn hao điện năng lớn trong quá trình truyền tải. Ngoài ra, việc các nhà máy phải san lấp hàng chục ha mặt biển vừa tốn kém vừa gây tác hại lâu dài về môi trường.

Kinh tế và môi trường là hai yếu tố quan trọng nhất khi đánh giá một dự án. Vậy yếu tố gì đã khiến cả kinh tế lẫn môi trường đều bị xếp xuống thứ yếu ở đây?

Trung Quốc vẫn nuôi dã tâm thôn tính Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Họ đã chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, xâm chiếm một phần quần đào Trường Sa và đang âm mưu nuốt gọn quần đảo này, đồng thời thường xuyên đe doạ xâm lược Việt Nam và phá hoại Việt Nam trên mọi mặt. Như một phản ứng tự nhiên, bất kỳ một người Việt Nam bình thường nào cũng đều đề cao ý thức cảnh giác với Trung Quốc. Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Công an thậm chí còn cấm cán bộ, chiến sỹ công an kết hôn với người Hoa.

Vì thế, thật khó hiểu khi người ta không chỉ giao cho người Trung Quốc làm chủ đầu tư dự án tại một vị trí xung yếu như Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân mà còn cho phép họ tuyển một lúc hàng trăm “lao động nước ngoài” hồi tháng 8/2015.

Câu hỏi không thể không đặt ra ở đây: Ai đã rước giặc vào nhà thông qua các dự án đầu tư tại Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân? Ai đã đồng loã hay tiếp tay cho hành động đó?

L.A.H.

Tác giả gửi BVN 

Liên tục khủng bố liên hoàn : IS đang giãy giụa vì sợ hãi ?

Phan Sương

Thế giới đang ngày càng tỏ ra phẫn nộ với lực lượng khủng bố mượn danh đại diện cho người Hồi giáo.Ngay cả những người theo đạo Hồi cũng trở nên tức giận trước các cuộc tấn công man rợ của IS…

Chỉ chưa đầy một tháng, những kẻ tự xưng là đại diện cho người Hồi giáo đã liên tiếp tiến hành 4 vụ khủng bố gây chấn động toàn cầu. Chúng đang toan tính điều gì ?
Gần một tháng qua, 4 vụ khủng bố có tính chất nghiêm trọng ảnh hưởng đến toàn thế giới đã xảy ra. Tất cả những vụ khủng bố này đều được những kẻ danh xưng đại diện cho Hồi giáo dưới cái tên Nhà nước Hồi giáo (IS) tiến hành.

Chấn động toàn cầu
Mở đầu là vụ nổ máy bay Nga ở Ai Cập khiến toàn bộ 224 người trên máy bay tử vong hôm 31/10. Sau nhiều ngày điều tra, phía Nga xác nhận có kẻ đã đưa một quả bom tự chế nặng 1,5kg lên thân máy bay và cho nổ tan xác. Hai ngày sau khi Nga công bố kết quả điều tra, lực lượng IS đã công nhận vụ nổ là do chúng gây ra.
IS công bố hình ảnh quả bom làm nổ tung máy bay, nhưng nói rằng, máy bay Nga không phải là mục tiêu ban đầu. Thay vào đó, IS muốn hạ gục một máy bay của phương Tây. Lý do thay đổi là vì muốn trả thù các cuộc không kích của Nga tại Syria.
"Sau khi phát hiện cách thức thỏa hiệp với an ninh tại sân bay quốc tế Sharm-el-Sheikh và quyêt tâm bắn hạ một máy bay của một quốc gia trong liên minh phương Tây do Mỹ đứng đầu chống IS, mục tiêu đã được chuyển sang một máy bay Nga" - thông điệp của IS cho biết.
Sau đó chưa đầy 2 tuần, vào ngày 12/11, một vụ đánh bom tự sát tại Beirut, thủ đô của Lebanon (Li-băng) đã xảy ra khiến hơn 40 người thiệt mạng. Đây không phải là vụ đánh bom liều chết đầu tiên ở vùng đất đầy biến động Trung Đông, tuy nhiên, nó lại nằm trong một chuỗi các vụ khủng bố liên tục xảy ra trên khắp toàn cầu, khiến cho sự kiện trở nên nghiêm trọng đặc biệt.
Một ngày sau, vào 13/11, Paris bị tấn công. Vụ đánh bom liên hoàn nhiều điểm ở thủ đô nước Pháp được ví với sự kiện 11/9 xảy ra năm 2001 ở Mỹ. Vụ khủng bố trở thành tâm điểm của cả thế giới những ngày qua. Vụ đánh bom khiến 129 người chết và hàng trăm người bị thương. Nước Pháp đã phải đóng cửa biên giới, đóng cửa trường học trong ngày 14/11 và kêu gọi cả thế giới chung tay tiêu diệt khủng bố. Ngay sau đó, IS nhận trách nhiệm về vụ khủng bố này.
Khi thế giới chưa kịp hết bàng hoàng vì những gì đã xảy ra, ngày 20/11 tại Mali, một đất nước thuộc vùng Tây Phi, bọn khủng bố xưng danh IS đã tấn công khách sạn Radisson Blu ở thủ phủ Bamako, bắt cóc 170 người. Tính đến ngày 21/11, đã có hơn 20 con tin bị giết chết.
IS đang trả thù ?
Có thể khẳng định, những gì IS làm trong gần một tháng qua có mục tiêu đầu tiên chính là để trả thù. Tấn công máy bay của Nga - trả thù cuộc không kích nhắm vào đầu não của IS ở Syria, tấn công vào Paris - trả thù quyết tâm tiêu diệt IS của Mỹ và phương Tây. Các chuyên gia nhận định vụ tấn công Paris là nhằm trả thù cho việc Mỹ không kích nhắm mục tiêu vào Mohammed Emwazi - tay đao phủ tàn ác nhất IS có biệt hiệu "John thánh chiến".
Chính những tuyên bố trên mạng xã hội của lực lượng IS đã công nhận điều này. Trong một tuyên bố chính thức bằng tiếng Pháp, IS nói rằng Pháp là "mục tiêu hàng đầu" của nhóm này. IS nói nhóm này đã nghiên cứu cẩn thận những địa điểm cho các vụ tấn công, vốn do các tay súng đeo đai tự sát và mang súng máy thực hiện. IS nói rằng "các binh sĩ của IS" đã tấn công vào "thủ đô của sự xuyên tạc và ghê tởm".
Với vụ việc máy bay Nga nổ tung, IS đã thực hiện một video clip tuyên bố lý do thực hiện vụ khủng bố. Video đăng tải có hình ảnh 5 phiến quân IS đang ngồi ngoài trời. Một tên ca ngợi những phiến quân trên bán đảo Sinai, Ai Cập, vì đã bắn hạ phi cơ Airbus A321 của Nga.
Tên phiến quân, giống người Slav, nói bằng tiếng Nga và Arab, nhắc đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và cảnh báo ông sẽ phải hối tiếc vì tấn công IS ở Syria. Hắn cầm dao và dọa tiếp tục bắn hạ máy bay, xâm lược các quốc gia và sát hại người dân để trả thù Nga.
Phô trương thanh thế ?
Giới chuyên gia cho rằng với việc hàng loạt tay súng cực đoan nước ngoài tới Syria sau đó trở về quê hương cùng với một lượng lớn những tên khủng bố thuộc tổ chức IS tự xưng IS đang sinh sôi và phát triển ngay trên lãnh thổ các quốc gia Châu Âu, IS hoàn toàn dễ dàng nhận được sự hỗ trợ nếu muốn tổ chức các vụ tấn công như ở Paris vào đêm 13/11.
"Nước Pháp đang tràn ngập những đối tượng nằm trong diện kiểm soát của chính phủ. Pháp đã điều tra được lý lịch của hơn 5.000 phần tử hồi giáo cực đoan sinh sống trên lãnh thổ nước này. Ngoài ra, hơn một ngàn công dân Pháp cũng đang di chuyển tới Syria và Iraq. Trong số những người này, giới chức Pháp cho hay đã có 250 người quay trở về nước", chuyên gia phân tích khủng bố của hãng tin CNN, ông Paul Cruickshank nói.
Cũng theo ông Cruickshank, một vụ tấn công khủng bố đã được ngăn chặn kịp thời ở Bỉ hồi tháng Một khi lực lượng an ninh phát hiện một kho giấu vũ khí quy mô lớn cùng các bộ đồng phục của cảnh sát. Số tang vật này cho thấy những kẻ khủng bố đã lên kế hoạch tấn công vào một trong những khu vực nhạy cảm chính trị ở Bỉ.
"IS đang đẩy mạnh hoạt động khủng bố trên toàn cầu. Những sự kiện trong các tuần gần đây đã chứng minh điều đó như vụ tấn công ở Ankara khiến hơn 100 người thiệt mạng, vụ tấn công vào Beirut cướp đi sinh mạng của 40 - 50 người và thậm chí IS còn được xem là thủ phạm đặt bom khiến chiếc Airbus A321 của hãng hàng không Metrojet của Nga rơi ở bán đảo Sinai, Ai Cập. Tất cả chứng minh, IS đang hướng tới chiến dịch khủng bố toàn cầu", ông Cruickshank nhấn mạnh.
IS nổi tiếng với cách tuyển dụng những phần tử cực đoan trên toàn thế giới. Với công nghệ thông tin ngày càng hiện đại như hiện nay, chỉ thông qua một số website, một số tài khoản mạng xã hội, việc chiêu mộ trở nên dễ dàng. Kể cả các kế hoạch tấn công khủng bố cũng được chúng truyền đạt xuyên biên giới, với những phần tử cực đoan sẵn sàng giúp chúng thực hiện mà không hề cần gặp gỡ và "truyền giáo" như cách thức cũ. Hàng loạt vụ khủng bố ở khắp nơi trên thế giới trong một thời gian ngắn, vượt qua các rào cản an ninh nghiêm ngặt của các nước phương Tây là một cách để IS nói với toàn cầu rằng : Chúng sẽ luôn tồn tại và đe dọa đến cuộc sống của tất cả mọi người.
Che giấu sự sợ hãi ?
Việc IS tỏ ra mình vẫn rất hùng mạnh bất chấp các cuộc không kích của các cường quốc trên thế giới nhắm vào "lãnh địa" của chúng ở Syria như đang muốn che giấu một sự sợ hãi nhất định.
Kể từ sau khi Nga tham gia vào cuộc không kích tấn công IS ở Syria, hỗ trợ quân đội của Tổng thống Syria Bashar al-Assad phản công dành lại các vùng đất đã bị IS chiếm đóng, lực lượng IS đã suy yếu rất nhiều. Nguồn lực tài chính dồi dào từ dầu mỏ đang bị thu hẹp, thiệt hại về nhân lực, liên tiếp các thủ lĩnh đầu não thiệt mạng đã khiến IS rơi vào hỗn loạn.
Trong một thời gian ngắn, IS liên tiếp tiến hành các vụ khủng bố có tính chấn động toàn cầu nhằm trấn an cho chiến binh của chúng trên khắp thế giới rằng, bất chấp sự tấn công của các cuộc không kích, IS không hề dễ dàng bị tiêu diệt. Tuy nhiên, chỉ riêng với các cuộc không kích của Nga, IS sẽ không thể nào bình thản được.
Theo báo cáo từ Bộ Quốc phòng Nga, với hơn 100 lần xuất kích, Không quân Nga đã tiêu diệt 190 mục tiêu khủng bố bao gồm : 58 trung tâm chỉ huy, 41 kho đạn dược, 17 đồn lũy kiên cố và 74 điểm tập trung của các chiến binh. 600 tên khủng bố thuộc "Nhà nước Hồi giáo" IS ở Syria đã bị các đòn tấn công bằng tên lửa hành trình của các tàu chiến thuộc Hạm đội Caspian tiêu diệt.
Thế giới đang ngày càng tỏ ra phẫn nộ với lực lượng khủng bố mượn danh đại diện cho người Hồi giáo. Ngay cả những người theo đạo Hồi cũng trở nên tức giận trước các cuộc tấn công man rợ của IS và cùng nhau đứng về phía các quốc gia bị hại.
Nước Pháp thề sẽ trả thù IS, nước Nga cũng không đứng ngoài cuộc. Các quốc gia đang trở nên đoàn kết trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố. Tại Châu Á, nơi các nhóm cực đoan Hồi giáo vẫn chỉ mới bắt đầu manh nha thành lập, lãnh đạo các quốc gia cũng đã bắt tay nhau cùng ngăn chặn sự bành trướng của IS. Mới đây nhất, trong Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia Đông Nam Á, tất cả các nhà lãnh đạo khu vực đã đồng nhất đưa mục tiêu tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố thành một trong những nội dung tâm điểm của chương trình nghị sự.
Nguồn: http://ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=20255:lien-t-c-kh-ng-b-lien-hoan-is-dang-giay-gi-a-vi-s-hai-phan-suong&catid=66&Itemid=301

HỌ HẾT VIỆC RỒI SAO

Vụ cô giáo Lê Thị Thùy Trang - Tổ trưởng tổ chuyên môn Ngữ văn Trường THPT Long Xuyên (TP Long Xuyên), bà Phan Thị Kim Nga, Phó Chánh văn phòng Sở Công thương và ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc - nhân viên Công ty Điện lực An Giang, viết trên facebook nói xấu ông Chủ tịch tỉnh An Giang đang thực sự tạo nên một cơn sóng trong dư luận. 

ho het viec roi sao
Thông tin xử lý vụ việc được đăng tải trên cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang
Lời nói của họ là một thứ vô thưởng vô phạt. Ừ thì cứ cho rằng là có chút nói xấu ông Chủ tịch tỉnh, thì làm gì mà có đến 15 cơ quan ban ngành từ cấp ủy Đảng đến chính quyền lao vào điều tra, lên án, báo cáo, phân tích, đề xuất cách xử lý, rồi giáo dục, răn đe, hết chỉ thị nọ đến chỉ thị kia… mà chung quy chỉ vì một dòng trên facebook như vậy.
Gần như là cả một hệ thống chính trị của tỉnh An Giang vào cuộc vì câu nói vu vơ này.
Một tờ báo đã thống kê ra các cơ quan vào cuộc như sau:
Phòng Tham mưu Công an tỉnh An Giang (PV11).
Cơ quan thứ 2 vào cuộc là Đảng ủy khối Dân chính đảng. Ngày 15.9, cơ quan này ban hành hẳn Công văn 25-CV/ĐUK về việc xử lý, chấn chỉnh cán bộ, đảng viên lợi dụng việc sử dụng facebook. Cơ quan này còn có những văn bản khác, liên quan đến việc chỉ đạo xử lý 3 cán bộ. 
Cơ quan thứ 3 là Phòng An ninh Chính trị nội bộ (PA83) Công an tỉnh An Giang.
Cơ quan thứ 4 - cơ quan chủ lực xử lý vấn đề là Sở Thông tin truyền thông tỉnh An Giang.
Cơ quan thứ 5 là Trường THPT Long Xuyên. Theo chỉ đạo của cấp trên, trường đã thành lập hội đồng kỷ luật, sau đó tiến hành họp hội đồng kỷ luật vào ngày 25/9 để xử lý cô giáo Lê Thị Thùy Trang. “Lỗi” của cô Trang là dẫn lại một bài báo chính thống kèm câu “Hồi nào vậy tèn. Mà vậy đi cho đẹp lòng dân”. Trước khi bị họp hội đồng kỷ luật, ngày 22/9, cô Trang phải ngồi viết tự kiểm. Đến ngày 26/9, Hiệu trường Trường THPT Long Xuyên phải làm báo cáo 124/BC/THPTLX về việc xử lý kỷ luật cô Trang”.
Cơ quan thứ 6 là UBND thành phố Châu Đốc - ra Công văn 3018/UBND-VX ngày 30/10 về việc sử dụng mạng xã hội.
Cơ quan thứ 7 là Phòng GDĐT thành phố Châu Đốc - Công văn 122/PGDĐT ngày 2/11 về việc nghiêm cấm “like”, “share” trên facebook. Công văn này đến tất cả các trường học trực thuộc phòng để thực hiện.
Cơ quan thứ 8 là Ủy ban kiểm tra Đảng ủy khối, làm việc với ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc và có biên bản ngày 11/9 “ông Phúc thừa nhận sai phạm”. Các cơ quan nhận được văn bản báo cáo việc xử phạt 3 cán bộ là Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Công an tỉnh.
Cơ quan thứ 9 là Sở GDĐT. Đối với cơ quan này, Thường trực Đảng ủy khối Dân chính đảng chỉ đạo Đảng ủy Sở GDĐT phối hợp cùng Ban Giám đốc Sở GDĐT cùng xử lý cô Lê Thị Thùy Trang.
Cơ quan thứ 10 là Sở Công Thương, Thường trực Đảng ủy khối Dân chính đảng chỉ đạo Đảng ủy Sở Công thương phối hợp cùng Ban Giám đốc Sở Công thương cùng bà Phan Thị Kim Nga.
Cơ quan thứ 11 là Đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh.
Cơ quan thứ 12 là Công ty Điện lực An Giang. Theo đó, Đảng ủy khối Dân chính đảng chỉ đạo 2 đơn vị này cùng phối hợp xử lý ông Phúc.
Cơ quan thứ 13 là Văn phòng UBND tỉnh. Chánh Văn phòng UBND tỉnh đã ra công văn giao cơ quan thứ 14 là Cổng thông tin điện tử tỉnh và  cơ quan thư 15 là Báo An Giang phải nhanh chóng đăng tải kết quả xử lý 3 cán bộ lên phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian sớm nhất.
Và thêm cơ quan thứ 16, là kho bạc. Hiện ông Phúc đã nộp phạt tại kho bạc. Còn cô giáo Lê Thị Thùy Trang do hoàn cảnh khó khăn nên chưa có tiền nộp.
Không hiểu các cơ quan chức năng của tỉnh có “đào bới” lý lịch của mấy người này không. Cũng may cho họ là không có vấn đề gì, chứ nếu trước đây nhà họ lại có người theo chế độ cũ, hoặc bây giờ có người thân đang ở phương trời Tây nào đó, hay tham vào nhóm phản động lưu vong nào, thì số phận họ không biết sẽ đi tới đâu.
Hình như người ta không còn việc gì làm thì phải, cho nên “vớ” được chuyện mấy người nói xấu chủ tịch, thế là tất cả lao bổ vào. Vừa để chứng tỏ mình “rất quan trọng”, vừa thể hiện sự mẫn cán, trung thành và “có trách nhiệm bảo vệ” lãnh đạo tỉnh.
Đến thế này thì thật hết hiểu! Một việc cò con như vậy lẽ ra chỉ cần nhắc nhở, hoặc giao cho nhà trường, cho cơ quan quản lý  khuyên họ đừng nên phát ngôn linh tinh. Nếu lãnh đạo có gì sai thì có thể phê bình hoặc thậm chí tố cáo đúng nơi đúng chỗ là xong, có cái gì mà phải ầm ĩ lên thế.
Mạng xã hội hiện nay đang “tung hoành”. Thậm chí không ít người còn kêu gọi lật đổ chính phủ, xuyên tạc chế độ chính sách, xúc phạm các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Chính phủ… Vậy thì phải ứng xử thế nào với những loại thông tin này?
Chặn thì không thể được, mà chả lẽ hơi tí lại gọi lên để điều tra, xác minh rồi có hình thức xử phạt này kia hay sao. Đây là một vấn đề rất không đơn giản trong quản lý mạng xã hội.
Từ vụ việc của cô giáo, thiết nghĩ đã đến lúc các cơ quan chức năng cần phải có những biện pháp nhằm giáo dục mọi người nên phát ngôn có trách nhiệm trên mạng xã hội.
Hiện nay có không ít các cơ quan đã có những quy định cụ thể về việc phát ngôn của cán bộ, nhân viên trên mạng xã hội, mà thường tập trung vào khuyến cáo: quy định mọi người không được làm lộ chuyện nội bộ, chuyện làm ăn kinh doanh; không được nói xấu đồng nghiệp; hoặc không được có những lời nói, việc làm tổn hại đến uy tín, danh dự của đơn vị mình. Những cách làm này nên được khuyến khích.
Còn như ở An Giang, chỉ vì một câu nói vu vơ của cô giáo và của hai người nữa mà đến hơn chục cơ quan đủ cấp nhảy vào cuộc thì thật là quá.
Điều đó chứng tỏ rằng, một là các vị quá rỗi việc, không có gì làm, nên “bới bèo ra bọ”; thứ hai là tư duy những người lãnh đạo ở đây rất hẹp; và thứ ba, các vị rất xa lạ với thời cuộc, vẫn mang nặng tư duy của 30 năm trước về công tác truyền thông.
Khi sự việc bắt đầu “vỡ ra”, ông Chủ tịch tỉnh lên tiếng, bảo không biết việc này và không chỉ đạo. Điều này cũng có thể. Nhưng, khổ một nỗi là các cấp dưới lại tỏ ra “rất có trách nhiệm” bảo vệ chủ tịch và họ mới làm “hăng hái” như vậy.
Cũng thật đáng mừng là lãnh đạo tỉnh An Giang đã rất lắng nghe phản ứng của dư luận, và đã có những quyết định kịp thời. Theo đó, lãnh đạo UBND tỉnh An Giang yêu cầu Sở TT&TT, Đảng ủy khối Dân chính đảng, Sở Công Thương tỉnh rút các quyết định xử lý hành chính, kỷ luật về mặt chính quyền và mặt Đảng đối với 3 cán bộ đã bị xử lý trước đó. Cụ thể, Đảng ủy khối Dân chính đảng tỉnh và Sở Công Thương An Giang rút quyết định xử lý kỷ luật cảnh cáo Đảng, chính quyền đối với bà Phan Thị Kim Nga, Phó Chánh văn phòng Sở Công Thương.
Đối với bà Lê Thị Thùy Trang, Tổ trưởng Tổ Ngữ văn trường THPT Long Xuyên và ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc - nhân viên Công ty Điện lực An Giang, Thanh tra Sở TT&TT cần rút lại quyết định phạt hành chính 5 triệu đồng/người. Sau khi các quyết định xử lý, kỷ luật được rút, cả 3 cán bộ này sẽ bị cơ quan phê bình, nhắc nhở trong toàn đơn vị.
Trước đó, Đảng ủy khối Dân chính đảng có công văn số 58 gửi Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Công an tỉnh An Giang về việc xử lý cán bộ, đảng viên lợi dụng việc sử dụng facebook.
Đây thực sự là một bài học không chỉ cho tỉnh An Giang, mà còn cho tất cả các cấp chính quyền biết nên làm gì và không nên làm gì!

Đối đáp với thiền sư: 5 câu chuyện nhỏ giúp bạn lập tức thay đổi tâm thái

Đối đáp với thiền sư: 5 câu chuyện nhỏ giúp bạn lập tức thay đổi tâm thái

Nỗi khổ trong cuộc đời là hạt muối, mặn hay nhạt là do đồ chứa đựng hạt muối ấy (Ảnh: Internet)
Nỗi khổ trong cuộc đời là hạt muối, mặn hay nhạt là do đồ chứa đựng hạt muối ấy (Ảnh: Internet)
Năm câu chuyện nhỏ sau đây sẽ giúp tâm trí bạn trở nên rộng mở hơn khi đối diện với cuộc đời…
Câu chuyện thứ nhất
Thiền sư hỏi đệ tử: Ngươi cảm thấy một thỏi vàng tốt hơn hay một đống bùn nhão tốt hơn?
Đệ tử: Thưa thầy, đương nhiên là thỏi vàng tốt hơn rồi ạ!
Thiền sư cười và nói: Nếu như ngươi là một hạt giống thì sao?
Kỳ thực, thay đổi tâm thái một chút bạn sẽ có thể đạt được sự giải thoát
(Ảnh: ntdtv.com)
(Ảnh: ntdtv.com)
Câu chuyện thứ hai
Hòa Thượng hỏi: Thế gian điều gì là trân quý nhất?
Đệ tử: Thưa sư phụ đó chính là thứ đã mất đi và điều chưa đạt được ạ
Hòa Thượng không nói gì…
Sau khi trải qua mấy năm xảy ra nhiều biến đổi tang thương.
Hòa Thượng hỏi lại đệ tử, đệ tử trả lời: Thế gian không có gì trân quý hơn là thứ mình đang có ạ!
(Ảnh: ntdtv.com)
(Ảnh: ntdtv.com)
Câu chuyện thứ ba
Có một thanh niên trẻ tuổi hỏi vị thiền sư: “Thưa ngài, có người nói tôi là thiên tài nhưng cũng có người lại mắng tôi là đồ đại ngốc, vậy theo thiền sư tôi là thế nào?
Thiền sư hỏi lại người thanh niên: “Vậy ngươi đối đãi như thế nào với chính bản thân mình?
Người thanh niên nghe xong câu hỏi cảm thấy mờ mịt…
Ví dụ 1kg gạo, nếu ở trong con mắt người đầu bếp nó sẽ là mấy bát cơm, nếu ở trong con mắt của thợ làm bánh thì nó sẽ là mấy chiếc bánh nướng, trong con mắt của người nấu rượu thì nó lại là rượu, nhưng gạo vẫn chính là gạo đấy thôi! Cũng giống như vậy, ngươi vẫn là ngươi, có được bao nhiêu tiền đồ là do tự ngươi đối đãi với bản thân mình như thế nào.” Người thanh niên nghe xong cảm thấy thông hiểu, rộng mở…
(Ảnh: ntdtv.com)
(Ảnh: ntdtv.com)
Câu chuyện thứ tư
Một thanh niên hỏi một vị cao nhân: “Làm thế nào để trở thành một người vui vẻ và đem lại niềm vui cho người khác?
Vị cao nhân vui vẻ trả lời: “Có bốn loại cảnh giới, ngươi có thể lĩnh hội điều tuyệt vời trong đó. Đầu tiên là: “Phải coi mình là người khác” – đây là “vô ngã”. Thứ hai là: “Phải coi người khác là chính mình” – đây là “từ bi”. Thứ ba là: “Phải coi người khác là bản thân họ” – đây là “trí tuệ”. Cuối cùng là: “Phải coi mình chính là mình” – đây là “tự tại”.”
(Ảnh: ntdtv.com)
(Ảnh: ntdtv.com)
Câu chuyện thứ năm
Một vị thiền sư nọ có một đệ tử rất hay phàn nàn. Một hôm vị thiền sư đem một thìa muối đổ vào trong một cốc nước và bảo đệ tử này uống.
Đệ tử nói: Mặn đến phát khổ như vậy con làm sao uống được?
Vị thiền sư không nói gì, lại đem thìa muối đổ xuống một hồ nước và bảo đệ tử của mình uống.
Đệ tử sau khi uống một ngụm liền nói: Thưa thầy nước vẫn ngọt ạ!
Vị thiền sư bấy giờ mới nói: “Những thống khổ trong cuộc đời giống như muối, độ mặn độ nhạt của nó là do vật chứa đựng nó mà ra. Con nguyện làm một cốc nước hay muốn làm một hồ nước đây?
Vị đệ tử hiểu ra và từ đó giảm bớt tính phàn nàn đi rất nhiều, luốn mở rộng lòng và đón nhận mọi điều trong cuộc sống.
(Ảnh: ntdtv.com)
(Ảnh: ntdtv.com)
Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch

8 câu nói giúp bạn không phải hối tiếc vì lựa chọn sai trong cuộc đời

Bạn muốn sống một cuộc sống như thế nào là tùy thuộc ở bản thân bạn. Cuộc đời đừng chỉ biết hưởng thụ và lãng phí, cần phải suy nghĩ và lựa chọn. Chỉ có xác định được bản thân mình muốn thứ gì nhất, thứ gì là quan trọng nhất với mình thì cuộc đời của bạn mới trôi qua một cách ý nghĩa. (Ảnh: zhrww.cn)
Bạn muốn sống một cuộc sống như thế nào là tùy thuộc ở bản thân bạn. Cuộc đời đừng chỉ biết hưởng thụ và lãng phí, cần phải suy nghĩ và lựa chọn. Chỉ có xác định được bản thân mình muốn thứ gì nhất, thứ gì là quan trọng nhất với mình thì cuộc đời của bạn mới trôi qua một cách ý nghĩa. (Ảnh: zhrww.cn)
Trong cuộc đời mỗi người, ai ai cũng có rất nhiều lựa chọn. Đứng trước mỗi lựa chọn, chúng ta lại phân vân đắn đo xem chọn cái nào mới đúng? Phía dưới là 8 câu nói bạn cần nhớ kỹ để không phải phạm sai lầm quá lớn trong cuộc đời.
1. Thà rằng giả ngốc, cũng đừng tự cho là mình thông minh
Trong cuộc sống những sự việc khách quan là quá phức tạp, hơn nữa lại biến hóa quá nhanh. Cho dù chỉ số thông minh của bạn là bao nhiêu thì việc nhận thức đúng đắn một vấn đề nào đó đều là rất khó. Nếu bạn đem tri thức hiện tại của mình để hiểu rõ thì chỉ trong thoáng chốc nó lại phát sinh biến hóa, thậm chí sự biến hóa này là không ngừng nghỉ. Thực tế cũng chỉ ra rằng, không ai yêu thích người luôn tự cho mình là thông minh cả.
Cho nên hãy bảo trì thái độ khiêm tốn, can đảm nhận mình là người ngốc nghếch trước đấng tạo hóa!
2. Thà rằng giả nghèo, cũng đừng khoe của
Người xưa có câu: “Làm giàu thì thường không có nhân đức”, tình trạng này là có thật, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Người xưa làm giàu, đều là làm giàu một cách hợp pháp nên họ chỉ mong được cuộc sống áo cơm không phải lo, vậy là đủ. Nếu có người ngưỡng mộ, làm thân với bạn vì bạn giàu có, thì “mầm mống tai họa” cũng đang cách không xa bạn đâu. Đừng mù quáng ganh đua, cái mất sẽ nhiều hơn cái được đấy!
(Ảnh: jgospel.net)
(Ảnh: jgospel.net)
3. Thà rằng giả thua, chứ đừng luôn hiếu thắng
Đặc biệt là trên phương diện tranh luận không cần thiết, bạn biết giả thua để giữ lợi ích cho đôi bên, đó là một sự buông bỏ. Người dám từ bỏ cái danh là người hiểu đạo lý!
4. Thà rằng chịu thiệt, còn hơn chiếm món lợi nhỏ
Đa số con người đều ham lợi, đều muốn chiếm được phần lợi nhưng lại không muốn chịu thiệt dù chỉ một chút. Bạn phải biết rằng: “Có hại chịu thiệt là phúc,” tất nhiên phải hiểu rõ chịu thiệt và chịu bị lừa đảo. Dù cho có bị lừa đảo bạn cũng đừng lo, hãy tin tưởng vào quy luật của tự nhiên và xã hội, không cần bạn phải nghĩ mưu tính kế để “trả thù”.
(Ảnh: mm8mm88.com)
(Ảnh: internet)
5. Thà rằng vất vả, cũng đừng ham muốn hưởng lạc
Bởi vì ham muốn hưởng lạc sẽ sinh ra các loại “ma tính”, “ma ý chí”, chúng sẽ ăn mòn tâm linh của bạn. Có thể vất vả cần cù, chịu khó chịu khổ mới có thể rèn luyện ý chí của mình.
6. Thà rằng là người bình thường, cũng đừng “mua danh chuộc tiếng.”
Một điều mà không mấy ai để ý, đó chính là: “bình thường là hạnh phúc!” Lừa gạt, mua danh, chuộc tiếng sẽ khiến thể xác và linh hồn bạn mệt mỏi, gây chuyện thị phi và “gieo gió gặt bão”.
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
7. Thà rằng tự tin, cũng đừng mù quáng bi quan
Tự tin chính là một loại sức mạnh! Cho dù sự tự tin của bạn có chút mù quáng thì cũng sẽ không ảnh hưởng đến đại cục. Bạn có thể ở trong thực tiễn mà điều chỉnh, mà tìm đúng vị trí của mình. Nếu như mù quáng tự ti, bạn tự nhiên sẽ mất đi tất cả.
8. Thà khỏe mạnh, còn hơn “công danh lợi lộc”.
Bởi vì, sức khỏe là vốn liếng quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Không có “công danh lợi lộc” nhưng khỏe mạnh là bạn đã đang sống tốt. Nhưng nếu có “công danh lợi lộc” mà mất đi sức khỏe thì chính là bạn đã đang mất đi tất cả rồi.
Bạn muốn sống một cuộc sống như thế nào là tùy thuộc ở bản thân bạn. Cuộc đời đừng chỉ biết hưởng thụ và lãng phí, cần phải suy nghĩ và lựa chọn. Chỉ có xác định được bản thân mình muốn thứ gì nhất, thứ gì là quan trọng nhất với mình thì cuộc đời của bạn mới trôi qua một cách ý nghĩa.
Theo Cmoney.tw
Mai Trà biên dịch

Vẫn thu phí lòng đường, hè phố

Bó tay, miễn bình loạn nhá 
 
TTO - Với đa số tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật phí và lệ phí vào chiều 25-11, cho phép thu phí sử dụng lòng đường, hè phố, cho dù trước đó một số đại biểu Quốc hội không đồng tình.
Quốc hội biểu quyết cho phép thu phí sử dụng lòng đường, hè phố - Ảnh: Việt Dũng
Quốc hội biểu quyết cho phép thu phí sử dụng lòng đường, hè phố - Ảnh: Việt Dũng
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa từng phát biểu trước Quốc hội rằng việc thu loại phí này là phản văn minh.
Công cụ quản lý đô thị
Giải trình về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thừa nhận: “Đúng như ý kiến ĐBQH, thực tế hiện nay, việc quản lý, sử dụng lòng đường, hè phố ở một số đô thị còn chưa tốt, dẫn đến ách tắc giao thông, mất trật tự an toàn xã hội, nhất là việc quản lý các hộ, cá nhân kinh doanh tại lòng đường, hè phố”.
“Tuy nhiên, việc sử dụng lòng đường, hè phố là nhu cầu thực tế, cần thiết ở tất cả các đô thị, không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước trên thế giới và là nguồn thu ngân sách Nhà nước khá lớn của nhiều đô thị.
Mặt khác, việc quy định thu phí đối với lòng đường, hè phố cũng là một công cụ góp phần quản lý đô thị, nếu không thu phí lòng đường hè phố sẽ thất thoát nguồn thu của ngân sách Nhà nước. Do đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho giữ như Dự thảo luật” - báo cáo viết.
Có ý kiến cho rằng, hiện nay người dân đã nộp thuế cho Nhà nước, do đó đề nghị không phải nộp các khoản phí, lệ phí. Theo quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thuế là khoản thu bắt buộc mang tính không hoàn trả trực tiếp.
Nhà nước sử dụng nguồn thu thuế để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường sá, cầu, cống...), xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện, công trình phúc lợi văn hóa xã hội...) để phục vụ toàn xã hội và trang trải chi phí cho hoạt động của bộ máy Nhà nước, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Trong khi đó, phí và lệ phí cũng là khoản thu thuộc ngân sách Nhà nước nhưng mang tính hoàn trả trực tiếp; các tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ trực tiếp thì mới phải trả phí, lệ phí.
Do đó, việc sử dụng nguồn thu từ thuế là khoản thu để phục vụ cho nhu cầu của toàn xã hội để bù đắp cho chi phí cung cấp dịch vụ cho một số tổ chức, cá nhân là không đảm bảo công bằng với các tổ chức, cá nhân không được sử dụng dịch vụ. Đồng thời, việc phải nộp phí và lệ phí là góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm người dân, tránh việc sử dụng lãng phí các nguồn lực Nhà nước.
Người bị tạm giữ, tạm giam có quyền bầu cử
Cùng ngày, với việc thông qua Luật tạm giữ, tạm giam, Quốc hội đã thừa nhận quyền bầu cử của những người chưa bị kết án.
Theo giải thích của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân quy định người đang bị tạm giam, tạm giữ được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ.
Đối với người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri. Luật tạm giữ, tạm giam đã dẫn chiếu quy định này.
Liên quan đến ý kiến cho rằng biện pháp kỷ luật “cùm một chân” là quá khắc nghiệt đối với người bị tạm giữ, tạm giam.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích: “trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam vi phạm kỷ luật, sau khi đã được cách ly mà vẫn có hành vi chống phá quyết liệt cơ sở giam giữ, có biểu hiện tự sát, gây thương tích cho bản thân hoặc xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác thì việc cùm một chân để ngăn ngừa là cần thiết, vừa bảo đảm an toàn cho tính mạng, sức khỏe của họ hoặc người khác, vừa đảm bảo an toàn kỷ cương, sự tuân thủ pháp luật của cơ sở giam giữ”.
“Quy đinh này là phù hợp và  không trái với Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác và các công ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên”.
Do đó, Luật tạm giữ, tạm giam đã quy định biện pháp kỷ luật bằng hình thức cùm một chân.
LÊ KIÊN