Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

Tin thứ Hai, 24-09-2012

NÓNG!  Tường thuật phiên tòa xét xử những Blogger yêu nước – CLB Nhà Báo Tự Do (DLB). 08h25: Danh sách những người đang bị giam giữ tại trụ sở CA Phường 6, Quận 3 gồm có: 1. Phạm Quốc Tuấn
2. Bùi Thị Minh Hằng 3. Nguyễn Thị Phượng 4. Nguyễn Hoàng Vi (An Đổ Nguyễn) 5. Nguyễn Tiến Nam (Binh Nhì) 6. Nguyễn Văn Dũng (Aduku Adk) 7. Bùi Chát …”

.
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Mừng Nhà giáo Hà Văn Thịnh đã tạm hồi phục:  Không thể chấp nhận sự thỏa hiệp ươn hèn ấy! (boxitvn). “Sắp tới đây nghe nói Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng sẽ họp, chúng tôi (những người dân) mong mỏi đảng trả lời một cách rõ ràng xem lợi ích nhóm là ai, ai cõng rắn cắn gà nhà như Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã nói. Ai mà không biết chẳng có phó thường dân nào làm nổi cái việc đó…”  -  Trên hèn dưới nhục.
<- CLB BÓNG ĐÁ No-U RA SÂN LẦN THỨ 39, CHIỀU 23/09 (blog Thành).  TÔI XIN HÁT BÀI “TIẾNG SÚNG ĐÃ VANG TRÊN BẦU TRỜI BIÊN GIỚI” CỦA PHẠM TUYÊN (Nguyễn Văn Thiện).
- Những chiến sĩ canh giữ biển đảo, cứu nạn giữa trùng khơi (PL&XH).  – Chuyện tình từ… biển (Thanh tra).
- Phải đưa tin này lên đây, vì có ý kiến nghi ngờ rằng phải chăng có những “quyết định chính trị” hòng ngấm ngầm đẩy đất nước vào vòng tay lệ thuộc TQ:  Năng lực cạnh tranh nhìn từ câu chuyện nhập siêu với Trung Quốc (VNEco). “Trong 8 tháng đầu năm, cả nước xuất siêu chỉ khoảng 134 triệu USD thì nhập siêu từ Trung Quốc vẫn tăng gần 3% so với cùng kỳ năm ngoái, lên gần 10,12 tỷ USD. Tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc tăng liên tục trong 3 năm gần đây phản ánh sức cạnh tranh yếu kém của doanh nghiệp Việt Nam.”

- Trung Quốc – ASEAN: nhất cử lưỡng tiện (SGTT).
- Trung Quốc : Tranh chấp lãnh thổ khiến phe quân đội mạnh lên (RFI).  – Trung Quốc “khoe” tàu sân bay (TN).  – Trung Quốc giao tàu sân bay đầu tiên cho quân đội (Tin tức). – Ồ ạt tăng chi phí quân sự ở châu Á (NLĐ).  – Hàn Quốc cải tiến tầm bắn tên lửa đạn đạo để tăng cường khả năng phòng thủ (RFI).
- Dân Nhật biểu tình phản đối Trung Quốc (NLĐ).  – Đài Loan: Hàng trăm người biểu tình bài Nhật (RFI). – Trung Quốc bãi bỏ lễ kỷ niệm quan hệ ngoại giao với Nhật Bản (VOA).  – Trung Quốc hủy bỏ kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản (RFI).
- Video: Việt Nam Tuần Qua-Nhận xét của Ls Quân về phiên xử các TNCG-22.09.2012 (ducme.tv). – ­Một cái nhìn khác về việc cha An Thanh bị câu lưu (Chucuuthe).
- TỘI CỦA ĐIẾU CÀY: CHỐNG TRUNG CỘNG XÂM LƯỢC! (Huỳnh Ngọc Chênh). “Ảnh phải bị bắt vì tội gì đó để làm vừa lòng Bắc Kinh. Ảnh bị bắt vì cực lực chống TQ thành lập thành phố Tam Sa, chỉ vậy thôi. Lúc đó chưa nghĩ ra cho ảnh tội gì nên vu đại cho ảnh tội trốn thuế để bắt, giống như kiểu ‘hai bao cao su’ với anh Cù Huy Hà Vũ. Ảnh hết hạn tù kinh tế, lại nghĩ ra tội chống nhà nước. Chống Trung Quốc là chống nhà nước hay sao?

- Lời kêu gọi và cam kết tham gia phiên tòa xét xử những người yêu nước (DLB). “Và chúng tôi sẽ có mặt. Đây không chỉ là một lời kêu gọi mà là lời cam kết. Chúng tôi sẽ có mặt”.  – Một số ý kiến trước phiên xử blogger (BBC).
- Đủ chiêu trò ngăn chặn người dân đến tham gia phiên tòa các Blogger CLBNBTD (DLB).  – Phỏng vấn Cha Antôn Lê Ngọc Thanh Dòng Chúa Cứu Thế (Lề Trái). – Công an sợ dân tham gia phiên tòa công khai và tấn công chuacuuthe.com   –   Sài Gòn: an ninh rình rập, theo dõi dầy đặc trước phiên tòa xử 3 bloggers (Chuacuuthe).
- Ân xá Quốc tế: Việt Nam cần phóng thích các bloggers, ngưng sách nhiễu gia đình và bạn bè của họ: Viet Nam: Release bloggers, stop harassing their family and friends (Amnesty International).  – Yêu cầu Việt Nam thả tù chính trị Tạ Phong Tần! (DLB). – Tell Vietnam to Free Political Prisoner Ta Phong Tan! (PetitionSite).
- Phỏng vấn ông Vũ Quốc Dụng, tổng thư ký Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế tai Franfurt, Đức: Việt Nam: Vi phạm pháp luật trong vụ bắt và xét xử các nhà báo độc lập (RFI). “Chúng ta biết ông Điếu Cày hiện đã bị giam liên tục gần 5 năm rưỡi. Trong lần giam giữ thứ 2 này, ông đã bị tạm giam xấp xỉ 2 năm, mà chưa được đưa ra tòa trong khi Bộ Luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) của Nhà nước Việt Nam chỉ cho phép tạm giam tổng cộng tối đa là 20 tháng. Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự qui định khi hết hạn tạm giam thì phải trả tự do cho ông”.
- Phạm Lê Vương Các – Sinh viên năm thứ 3 ĐH: Cần nhìn nhận hành vi chống nhà nước từ nhiều góc độ.  – Về phiên xử 3 thành viên CLB NBTD (Bùi Hằng).
- Con blogger Điếu Cày bàn về nhân chứng Nguyễn Tiến Trung (Chuacuuthe). “Con thấy việc NTT sẽ chỉ có thể là đòn gậy ông đập lưng ông của công an. Dẫu biết chỉ riêng việc dựa vào lời khai để kết tội đã là vô lý và yếu lý rồi, nhưng nếu LS Sơn có thể dành thời gian nghiên cứu bản cung NTT thì không những bác bỏ được luận điệu cáo buộc mà còn đánh những kẻ thủ ác kia đau đớn”.
- Phỏng vấn bà Dương Thị Tân: ‘Tôi tự hào về những gì ông Hải làm’ (BBC). “Bằng mọi cách tôi sẽ đến (phiên tòa) dù họ có thể bắt bớ, xô đẩy, lôi kéo hay đánh đập tôi như những lần trước. Gia đình tôi luôn tin tưởng vào ý chí đấu tranh cũng như lý tưởng của ông. Chúng tôi luôn tự hào và ủng hộ ông vì có những việc mà ông Hải làm cho đến giờ này nhà cầm quyền mới dám nói. Ông luôn nghĩ những việc ông làm là vì đất nước này và không có gì là tội lỗi”.
- Câu chuyện Chủ nhật: Tự do là gì? (Bà Đầm Xòe). Luật sư Quân: “Tôi đã từng đi cùng một cô bé Maroc trên sa mạc, uống rượu và dang tay hát ‘we are the one’ lúc đó cảm nhận rõ về sự tự do rồi đã từng ngồi trong tù giữa bốn bức tường cũng có cảm nhận về tự do. Tự do chính là sự giải thoát cả tâm lý và khai phóng tư tưởng”.  - Nguyễn Văn Trọng:  Diễn từ nhận giải thưởng sách hay 2012 (boxitvn).  - Xem thêm bài liên quan: Không để sách quý bị quên lãng (TT).
- Trần Mạnh Hảo: TRAO ĐỔI VỚI NHÀ NGHIÊN CỨU NGUYỄN TRẦN BẠT VỀ VẤN ĐỀ TỰ DO (Bài 2) (Mai Xuân Dũng). Mời xem lại phần 1: Trao đổi với nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt về vấn đề tự do (ĐCV).
- Phillips Rosler: Làm ăn hay cổ vũ dân chủ (Lý Toét). Ông Philipp Rösler trong buổi lễ =>
NB Đỗ Doãn Hoàng: Xấu hổ khi nghe ai đó ca cẩm về “nhà báo chộp giật’’ (GDVN). - Bước vào chỉnh Đảng, lãnh đạo một số báo lớn bị tố cáo - (Cầu Nhật Tân). Độc giả Nguyễn Gia phản hồi: “Bài gốc trên blog Chu Mộng Long mang tính chất nhại theo bài “Thầy giáo tố bị vu khống ngủ với 3 nữ sinh” mà VNE đã đăng, có lẽ để “chọc” cách đưa tin của báo này. Tuy nhiên, bài đăng lại trên caunhattan lại bị biến thành một bài dạng đưa thông tin thật. Có vẻ caunhattan không đọc kỹ và không hiểu ý của blog Chu Mộng Long, dẫn đến đăng sai bản chất bài gốc.”   – HẺM …”BUÔN” CHUYỆN (KỲ 23) – [Đảng và nhà nước] Hết lòng vì dân vì nước… (Nhật Tuấn).
Xin tiếp theo lời bàn bữa kia về “Ban chỉ đạo T.Ư. về Phòng chống tham nhũng” (BCĐ) trực thuộc TBT, BCT. Đã chọn cơ quan này thuộc bên đảng thì không cần thiết, không nên và thậm chí không thể áp dụng, sửa đổi các luật liên quan. Tuy nhiên, một khi không dựa trên các luật, thì đảng phải có nghị quyết rất chi tiết về tổ chức, thẩm quyền, phương thức hoạt động của BCĐ, cụ thể là Ban Nội chính-Thường trực ban chỉ đạo có những quyền hạn sau:
1- Thành lập “Nhóm Ad Hoc”-Nhóm đặc nhiệm, trưng dụng các chuyên gia về lĩnh vực nào đó, nhằm phục vụ cho hoạt động điều tra một vụ việc cụ thể. Nhóm này có mọi quyền hạn thu thập tài liệu ở các cơ quan, tổ chức thuộc đảng, nhà nước nhằm phục vụ việc điều tra. 
2-  BCĐ, dựa trên tài liệu có được của Nhóm đặc nhiệm, quyết định tạm đình chỉ công tác, yêu cầu giải trình, kỷ luật đảng … để phục vụ công tác điều tra, hoặc đề nghị cơ quan tư pháp khởi tố, tiếp tục công việc điều tra.
3- Ra quyết định kỷ luật, tạm ngưng công tác, buộc giải trình với những đảng viên, không loại trừ cương vị lãnh đạo nào, nếu có biểu hiện cản trở hoạt động của BCĐ.
4- Đây là bước đầu thử nghiệm, nên BCĐ chỉ có ở cấp trung ương, chủ yếu xử lý trước mắt những vụ nổi cộm. Khi đạt được kết quả bước đầu, rút kinh nghiệm, mới tính tới mô hình trên cả nước.
5- Để đề phòng tình trạng lạm quyền của cơ quan này, cần quy định thời hạn cụ thể toàn bộ hồ sơ các vụ việc do BCĐ điều tra, can thiệp phải được chuyển cho một số Ủy ban của Quốc hội. Các ủy ban này tập hợp lại, báo cáo trong các phiên họp đặc biệt của Quốc hội. 
Với mô hình trên, vừa đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng như trong Điều 4 Hiến pháp, nhưng vẫn có sự kiểm soát của cơ quan dân cử, không sa vào trận đồ rối rắm phải sửa luật, rồi sai luật …, lại tránh mọi can dự của bộ máy hành pháp, tư pháp hiện thời đang là đối tượng “cộm cán” của đợt “chỉnh đốn”.
Hãy để tổ chức độc lập định giá đất (TT).  - Cần xóa dự án, quy hoạch “treo” không phù hợp.
- Kiến nghị của dân Bắc Giang liên quan đến dự án trường bắn TB1 (Lê Hiền Đức).  – Cái tù mù trong giá đất: Sự lai tạp! (PLTP).   – Hà Nội: Những uẩn khúc cần làm rõ trong việc cấp sổ đỏ ở 24 Nguyễn Thiệp (DT).  – Bao giờ Chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh lắng nghe nỗi thống khổ của người dân? (NB&CL). Chớ có mơ! – Công lí và niềm tin, chờ đến bao giờ? (NCT).
-  Gần 1.000 ha đất sai phạm ở Ninh Thuận (LĐ).
“Có quyền lực ngầm chi phối Ban Kiểm soát doanh nghiệp”  (DT).
<- Động đất liên tiếp ở Bắc Trà My(NLĐ).  - Bắc Trà My lại rung chuyển: Tin số liệu nào? (TP).  – Việt Nam : Liên tiếp xảy ra 7 trận động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 trong hôm nay (RFI).   – Nói nhỏ với ông Nguyễn Thế Thịnh (Quê Choa). “Rứa là ông Thịnh yên tâm nhé. Phó thủ tướng đã nói rồi, không can chi mô. Bữa trước động đất 4,2 độ richter ông đã khẩn cầu. Bây giờ lên đến 4,8 độ richter ông có khẩn cầu nữa không? Đừng đừng, có lên đến 7,8 độ richter cũng đừng khẩn cầu nữa nhé. Ông cứ khẩn cầu người ta cáu lại qui cho ông là ‘lực lượng thù địch’ thì khốn”. Mời xem lại: Kết luận của Phó Thủ tướng về đập thủy điện Sông Tranh 2 (CP).
BS đang tính mở mục Thăm dò dân mạng, trong đó có mấy lựa chọn: 1- Nhốt đám quan chức, “nhà khoa học” từ trung ương tới tỉnh có liên quan trách nhiệm trong vụ này dưới chân đập Sông Tranh 2 trong ít nhất 2 tuần; 2- Rút hết nước lòng hồ; 3- Tuyên truyền trấn an dư luận; 4- Cả 3 biện pháp trên.  - Chưa được phép tích nước không đồng nghĩa với hết nguy hiểm (SGTT). “Thiết kế đập “quên”xây… cửa xả đáy!”   Có nghĩa là nếu muốn thực hiện theo chọn lựa số “2″ thì sẽ phải … tát nước?   – Mời con luôn tin này để suy nghĩ về tương lai VN: Cấp phép xây nhà máy điện địa nhiệt đầu tiên tại Việt Nam (PLTP).
- Thi hài công nhân chết cháy về VN (BBC).  – 14 lao động chết cháy ở Nga: Đớn đau ngày về (NLĐ).   – Vụ cháy ở Nga: Điều tra kỹ và khởi tố hình sự vụ án (TTXVN).  – Nghệ An: Nghẹn đắng nỗi đau nơi quê nghèo (DT).  – Lao động chui ở Nga: Kiếp “tù đày” (KP).  – Những kẻ buôn người đội lốt “tuyển dụng lao động đi xuất khẩu” (NĐT).
- TS Nguyễn Minh Phong: Nên giảm nguồn thu để hỗ trợ người dân (DV). - QUỐC NẠN CẨU TẶC & THUẾ BÀ ĐẺ (Sơn Thi Thư). “Các bác Tổng Cục Thuế chỉ muốn tận thu thôi mà. Cứ cái đà này có khi các bác ấy còn thu cả thuế tử tuất chứ chẳng chơi!
- “ĐIỂM DỪNG” CỦA THẦY PHAN ĐĂNG TUẤT (Lê Anh Hùng). “Ông Trời quả lắm lúc đẩy con người ta vào những hoàn cảnh thật trớ trêu. Người thầy mà tôi vốn rất mực kính trọng ngày nào giờ lại đứng ở phía bên kia chiến tuyến với tôi”.
- Minh Diện: ĐẠI GIA THĂNG TRẦM VỚI 6 ĐỜI VỢ (Bùi Văn Bồng). “Người viết bài này xin mượn một câu Kinh Thánh để mong một kết thúc có hậu: ‘Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy rẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy !’.”
- Vi phạm GT bị truy đuổi như tội phạm(24h).  - Xe công an “phạm luật” hơn 7 tháng vẫn làm nhiệm vụ (Bee).  - Điều tra vụ tự xưng cảnh sát hình sự, bắn người(TN).  -  Khi cảnh sát dẫn giải… không hiểu biết luật (PLTP).
-  Tranh chấp với cán bộ xã, dân bị côn đồ đánh (DV). Chà! Không biết chính quyền được côn đồ bảo vệ đã lên tới cấp nào rồi?
Án dân sự: Có nên xử rút gọn? (PLTP). - Phải nhận NLĐ trở lại và bồi thường 81 triệu đồng (LĐ). -  Dịch vụ “đòi nợ thuê”: Lách luật làm càn (ANTĐ). - Cơ quan chức năng trả lời Có nên bán gậy để dân đánh trộm? (TT). - Bị đốt xe, đánh trọng thương vì nghi trộm chó (PLTP).  - Vi phạm pháp luật bị bắt rồi bị đánh…đi kiện thế nào? (VNN).    – Khai thác vàng lậu, hành hung nhà báo (LĐ).
- Phiếm: Nghỉ chơi cô láng giềng (SGTT).
- Trải bốn nghìn năm còn chậm lớn (Hoàng Xuân Phú). “Việc bắt dân phải khai tên cha mẹ trong chứng minh thư là biểu hiện rơi rớt của chủ nghĩa lý lịch sai trái, đã từng làm hại hàng triệu người dân và góp phần làm chậm bước tiến của Dân tộc. Nó cũng phản ánh lối tư duy và hành động kẻ cả của giới “quan phụ mẫu”, luôn coi dân như con trẻ, như một thứ sở hữu của họ …”
 BẢO TÀNG CHỤC NGHÌN TỈ, THÁP NGHIÊNG PISA, VÀ NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT (Tâm sự Y giáo).
- Loạt bài về chiến tranh Việt Nam: Chiến tranh và tham nhũng ở Việt Nam (hết) (Spiegel/ Phan Ba).
- Hà Sỹ Phu: Thông tin sạch thông tin bẩn (DLB). “… còn cái ruột bên trong nó ‘trinh’ hay ‘điếm’, nó sạch hay bẩn, tinh khôi hay cũ nát, có vì dân vì nước hay không thì thành phần bạn đọc, thái độ và số lượng người đọc chính là câu trả lời, chẳng ai nói thay họ được”.  - Làm báo như vầy, chết thật! (Nghĩa Nhân).
- Trung tướng Mai Quang Phấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: Nâng cao năng lực “tự đề kháng” của cán bộ, chiến sĩ với các thông tin độc hại (QĐND).
- Đua tài “văn hay chữ tốt” với tiền nhiệm Lê Doãn Hợp với “Quản lý là quản có lý”, nay cựu “lính gác Lăng”-Bộ trưởng Bộ TT&TT: Quản lý Internet theo hướng ‘lấy cái đẹp dẹp cái xấu (Infonet).  – Video: Dân hỏi Bộ trưởng trả lời (VTV).  – Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói về các trang mạng ‘trắng đen lẫn lộn’. Hình như VNN có cùng nhận xét như BS tối qua, là “Có vẻ như lấy cớ là nhiều phụ huynh gửi thư tới đài lo lắng chuyện con cái ảnh hưởng xấu từ thông tin trên mạng, để đề cập vấn đề đang nổi cộm nhất liên quan chính trường”, nên đã bỏ luôn câu hỏi/trả lời lan man đầu tiên liên quan giáo dục.   - Người dùng truy cập web “đen”, đại lý Internet “ăn đủ” (NĐT).  Bộ trưởng 4 T, Trưởng ban Ban Tuyên Giáo Đinh Thế Huynh xem đây: Myanmar: Trưởng ban kiểm duyệt đậy nắp bút (NYT). “Sau 48 năm và 14 ngày, chế độ kiểm duyệt sẽ bị vứt vào đống đồng nát của lịch sử”. Trưởng ban kiểm duyệt cũng phải trốn kiểm duyệt:Ông ta đưa bài lên Facebook – việc này khiến nhiều nhà báo cười giễu rằng ngay cả đến nhà tổng kiểm duyệt cũng biết phải làm thế nào để tránh hội đồng kiểm duyệt”.
- BÁO CÁO VỀ CHUYẾN ĐI MIẾN ĐIỆN CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC VÀ QUỐC TẾ HOA KỲ (1) (CSIS/ Hồ Hải).  – Miến Điện : Aung San Suu Kyi khẳng định uy tín trên trường quốc tế (RFI).  – Bà Aung San Suu Kyi: “Tôi có những hối tiếc cá nhân” (BBC/PNTP). Bà Aung San Suu Kyi nhận Huân chương Vàng ở Mỹ =>
- Chu Vĩnh Khang, Lãnh đạo cao cấp Trung Quốc thăm Afghanistan (RFI).
Phạm Nhật Bình – Tư Bản Đỏ xốn xang tìm bãi đáp - (Dân Luận).
Con của một quan chức trở thành kĩ sư quèn (Tin khó tin).
KINH TẾ
 Báo động lạm phát cao quay trở lại (QĐND).  - Gas, sữa lại rục rịch tăng giá trong tháng 10 (VnMedia).
- Phỏng vấn  TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn tài Chính tiền tệ quốc gia:  Tái cơ cấu ngân hàng đang đến đâu? (VnEco).
-  Nói và làm: ‘Cuộc chiến’ lãi suất vẫn khốc liệt? (VNN).
-  Dòng vốn chảy vòng vèo (ANTĐ).
<- Ùn ùn nhập trái cây Trung Quốc(NLĐ).  - Không kiểm soát được củ, quả Trung Quốc qua đường tiểu ngạch (DV).
- Mua chui, bán lén cổ phiếu STB (NLĐ).
-  Đại gia Việt: Đón những gương mặt mới (Vef).
-  Giải mã cơn khát vàng (TN).  -  Vàng nhái SJC khó phân biệt. - Nghịch lý giá vàng trong nước (VNEco).
- Lý giải nghịch lý giá nhà đất Việt Nam (NĐT).   – Cần thêm quyết tâm để người thu nhập thấp có nhà ở – Bài 1: Giá “không thấp” cho nhà thu nhập thấp (Tin tức).  – Nhà giá rẻ giá 100 triệu đồng đã đến tay công nhân (TTXVN).
-  Áp dụng tiêu chuẩn BAP để phát triển thị trường tại Mỹ  (TN). -  Nghịch lý xuất khẩu thủy sản: Kim ngạch tăng, người nuôi vẫn lỗ (SGGP). Sao đất nước XHCN tươi đẹp này lại quá nhiều “nghịch lý” đến vậy?  -  Trái hồng được mùa nhưng mất giá (TN).  -  Người nuôi nhím lao đao vì rớt giá (TN).
Thôn tính nhau: ‘Cuộc chiến’ cuối cùng trên thị trường điện máy? (Vef).
-  Từ 30.9, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng tiêu dùng đã qua sử dụng (LĐ).
-  Sẽ quản chặt kinh doanh casino (VNEco).
- Đọc cái tựa Sân bay Liên Khương lỗi hẹn với những chân trời mới (LĐ) hỏng hiểu gì. Vô trong mới biết là “đã mấy lần lỗi hẹn các tuyến bay quốc tế”. 
-  Trúng cá dìa giống, kiếm tiền triệu mỗi ngày (DV).
- Thị trường bánh trung thu: Vẫn sản xuất khi đã có hàng đại hạ giá (SGTT).
Ngưng tuyển lao động sang Hàn Quốc (SGGP).
-  WTO hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu (SGGP).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Đọc “Đế Thiên – Đế Thích “của Nguyễn Hiến Lê (viết năm 1943) (Anh Vũ).
-  HÀN MẶC TỬ THI SĨ ĐỒNG TRINH (chương 5) (Nguyễn Trọng Tạo).
- Nguyễn Đình Thi và mối tình không biên giới (PLVN).
- Vương Cường: PHÁC THẢO CHÂN DUNG TÁC GIẢ BAY QUA GIẤC MƠ và THƯ MỜI RA MẮT SÁCH (Nguyễn Trọng Tạo). =>
-  Chân dung Cát 07: Cao Xuân Hoang5 (Inrasara).  - Thư Trần Sáng gửi nhà văn Trần Đức Tiến (Tiền vệ).
- Mi Ly: SÔNG còn buồn đến bao giờ ? (Lê Thiếu Nhơn).
Đoàn Việt Bắc - Người thơ trong cõi nhân gian ấy (Tễu).
- Tặng nhà thơ Trần Nhương: Cơm Bụi Chấm Com (Nguyễn Tường Thụy).
-  CHUYỆN VĂN TRÊN ĐƯỜNG LÊN LŨNG CÚ (Nguyễn Trọng Tạo).
- Dự LHP quốc tế chỉ để lấy… oai (PLTP).
- Đạo diễn trẻ đến nhà hát chỉ ‘ngồi chơi xơi nước’ (TQ).
- Những dư âm không vui từ “nhạc chọn” (SK&ĐS).
- Chân dung tự họa – Tuyên ngôn của họa sĩ (SK&ĐS).
-  Lãng tử xứ Gô Loa mang hồn Việt (TP).
- Giọng hát Việt: Sự thất bại của trò chơi scandal hay sự coi thường công chúng? (Tin tức).  – The Voice công khai tin nhắn: Minh bạch nửa vời! (VTC).
- Hồi xưa thèm bánh trung thu (Nguyễn Thông).
- Iu.M. Lotman: Biểu tượng -”Gène của truyện kể” (PBVH).
- Hollywood nhìn ngó tới thị trường điện ảnh châu Á (SGTT).
“Cờ vua VN nên phát triển mô hình CLB chuyên nghiệp” (TT).
- Bóng đá nữ Việt Nam vô địch Đông Nam Á (RFI). – Vấn đề của bóng đá Việt Nam: Sống dở chết dở (PLTP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Trẻ 5 tuổi có được vào lớp 1? (NLĐ).
- Năm 2013, SV tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ phải đạt chuẩn ngoại ngữ (GD&TĐ).
-  Điểm thi thấp cũng được học ngành y (TT).
- XÉT TUYỂN BỔ SUNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2012:  Cẩn trọng với hệ đào tạo “lạ” (LĐ).
- “Người đã tạo ra “cú sốc” vào năm 2001 khi từ chức để phản đối việc thay đổi chương trình dạy tiểu học”-  Nguyên Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học: Làm sách bây giờ ít người có trình độ (GDVN).

<- Đắc Lắc: Chuyện chưa kể về một bản Mông nghèo hiếu học (DT).
- Trẻ em vạn chài khát khao con chữ (GD&TĐ).
Có cấm được dạy thêm học thêm? (NLĐ). Không! Mà ngược lại, phải cấm việc cấm đoán dạy thêm, một khi chưa giải quyết được căn bản vấn đề thu nhập của giáo viên.   - Dạy thêm, cấm thì mặc cấm  (TN).
-  Trường “chất lượng cao” đề xuất tăng học phí (TT).
-  Chỉ 1% giảng viên là giáo sư (TT).
- KIÊN TRÌ VỚI MỤC TIÊU CUỘC ĐỜI (3) (Tâm Sáng).
- Dạy bơi đâu khó (TN).
- Nhà khoa học chán nản! (NLĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Bình Định: Vấn nạn tự tử của người H’rê ở An Lão (PNTP).
Nạn cướp giật Sài Gòn: Cảnh sát sẽ tuyên chiến! (VNN). Trả lại tên thành phố theo kiểu như vậy là rất … tốt!  -  Thiệt hại lớn với nạn trộm đường dây điện chiếu sáng công cộng (VOH).
Vũ điệu flashmob cho người đồng tính (TT).
-  Vì sao ‘yêu râu xanh’ ngày càng nhiều? (VNN). Cần nghĩ tới cả vấn đề công nhận nghề mại dâm hay không.
- Công viên tuổi trẻ thủ Đô Sẽ đi về đâu? (NB&CL). =>

- Nghe đồn trúng trầm 50 tỉ, hàng ngàn người băm nát rừng (NLĐ).  - Cả ngàn người đi đào kỳ nam (TT).
- Tàn sát chim trời (NLĐ).
- Cận cảnh vụ xẻ thịt hổ dã man trong bóng tối (ANTĐ).
- ĐBSCL CÀNG CHỐNG CÀNG LỞ: Tốn tiền tỉ để… chắp vá (NLĐ).
- Phát hiện loài lan mới chỉ có ở Việt Nam (TN).
- Niên đại bể xương vẫn là con số bí ẩn (NĐT).
QUỐC TẾ
- Quân nổi dậy dời đầu não vào trong Syria (BBC). – Đặc sứ Brahimi, Tổng thư ký LHQ hội đàm về Syria (VOA).
- “Treo đầu” người làm phim chống Hồi giáo với giá 100.000 USD (TN). – Pakistan bác bỏ lời kêu gọi sát hại kẻ làm phim báng bổ đạo Hồi (RFI).   – Núp bóng tự do ngôn luận (ND).  – Google chặn phim xúc phạm Hồi giáo tại Jordan (PNTP).  – Tại sao ông Obama không thể cải thiện quan hệ Mỹ – Hồi giáo? (Tin tức).
- Libya giải tán các nhóm dân quân bất hợp pháp (VOA).  – Libya: Chính quyền ra lệnh giải thể các nhóm dân quân vũ trang độc lập (RFI).
- Bộ Ngoại giao Mỹ lên án CNN phổ biến nhật ký của Ðại sứ Stevens (VOA).
<- Bộ trưởng Ngoại giao Israel Avigdor Lieberman: Israel không chấp nhận bất cứ thay đổi nào trong hòa ước với Ai Cập (VOA).
- Đánh bom tự sát tại một nhà thờ ở Nigeria (VOA).  – Đánh bom lớn ở Nigeria làm 50 người thương vong (TTXVN).
- Indonesia bắt giữ thêm nhiều nghi can khủng bố (TTXVN).
- Belarus: Bầu Quốc hội với kết quả biết trước (RFI).   – Belarus tổ chức bầu cử bị phe đối lập tẩy chay  (VOA).
- Cchuyến công du châu Âu của Chủ tịch Quốc hội Thái Lan: Chuyến đi bị soi (NLĐ).
- Tổng thống Nam, Bắc Sudan hội kiến (VOA).
* VTV1: + Chào buổi sáng – 23/09/2012;  + Toàn cảnh thế giới – 23/09/2012;  + Dân hỏi Bộ trưởng trả lời – 23/09/2012;  + Thời sự 19h – 23/09/2012.

1268. TRANH CHẤP LÃNH THỔ TRUNG QUỐC – NHẬT BẢN: BƯỚC TRƯỢT DÀI NGUY HIỂM

THÔNG TẤN XÃ VIỆT
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ sáu, ngày 21/9/2012
TTXVN (Angiê 16/9)

Trung Quốc và Nhật Bản đang trượt dần đến xung đột, nhưng vẫn đặt tay lên ngực phía trái tim mà nhắc lại rằng ý định của mình là hòa bình. Như để xua tan những diễn biến xấu trong cuộc tranh cãi ở biển Hoa Đông liên quan đến quần đảo Điếu Ngư hay Senkaku bằng những lời niệm thần chú, cả Tôkyô lẫn Bắc Kinh đều tái khẳng định niềm hy vọng vào một giải pháp êm dịu, nhưng cùng lúc đó lại khuấy động ngọn lửa xung đột trong bối cảnh Nhật Bản tỏ thái độ khiêu khích, còn Trung Quốc đáp lại bằng những hoạt động cứng rắn. Với nhận xét này, chuyên gia các vấn đề châu Á Jean Hadime muốn chứng minh trên tạp chí “Tin Trung Hoa” mức độ nguy hiểm của cuộc tranh cãi chủ quyền hai nước hiện nay nếu cả hai không kiềm chế.

Cách đây 25 thế kỷ, nhà sử học Hy Lạp Thucdide phân tích ngọn ngành chuỗi sự việc và thiên kiến chính trị, cộng thêm tình hình phức tạp nảy sinh từ lịch sử và các nền văn hóa không giống nhau, đã dẫn đến cuộc chiến tranh P’loponese như một sự sắp đặt của định mệnh. Hậu cảnh đầy tính xung đột hiện nay giữa Trung Quốc và Nhật Bản là rõ ràng và bắt nguồn từ thời xa xưa trong lịch sử đan xen của hai nước.
Phấn khích trước một chuối các sự việc đầy tính kích động được nuôi dưỡng bởi một thứ chủ nghĩa dân tộc bệnh hoạn nguy hiểm, với di sản không tốt đẹp những tham vọng quân phiệt độc ác của Nhật Bản và bị kích động bởi sự kình địch ở cấp độ cao giữa Bắc Kinh và Oasinhtơn, các hậu cảnh đó chồng chất lên nhau như tầng lớp của một khối thuốc nổ chỉ còn chờ được châm ngòi. Cuộc cãi vã ít có khả năng biến thành xung đột quy mô lớn cho chủ nghĩa dân tộc trần trụi ở cả hai phía đường như thúc đẩy sự việc đi theo hướng đó, song đã bắt đầu làm Mỹ rất khó xử vì bị giằng xé giữa một bên là liên minh với Nhật Bản và bên kia là lợi ích chiến lược của mình rộng lớn hơn, trong đó Trung Quốc là tác nhân lớn.
Ngòi nổ của thảm kịch đang âm ỉ đó là một quần đảo rất nhỏ, gần như vô nghĩa nhưng trở thành một biểu tượng về lãnh thổ thiêng liêng, giống như chiếc tủ thiêng chứa đựng chủ quyền của Trung Quốc là vấn đề nhạy cảm hơn vì nước này nhiều lần bị nhục nhã trước chính Nhật Bản trong thế kỷ 19 và 20. Nhưng quần đảo Điếu Ngư còn bị Đài Loan đòi chủ quyền cũng vì những lý do tương tự.
Quần đảo này trước đây thuộc Đế chế Thanh, nằm ở ranh giới tỉnh Okinawa của Nhật Bản bao gồm đảo Ryukyu. Năm 1895, sau thất bại của nhà Thanh trước đế chế mặt trời mọc, Điếu Ngư trở thành Senkaku và thuộc về lãnh thổ Nhật Bản. Quần đảo này nằm trong phần đất nhượng của Đài Loan cho Nhật Bản được hiệp ước Shimonoseki xác định bằng cái tên Bồ Đào Nha của hòn đảo này là “Formose”. Toàn bộ vụ chuyển nhượng lãnh thổ này, vốn là sự từ bỏ đau lòng đối với người Trung Quốc, được đề cập trong hiệp ước này với một cách nói mập mờ, theo đó Trung Quốc nhượng lại cho Nhật Bản “Đảo Formose cùng với các hòn đảo thuộc Đảo này”.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản liên quan đến hòn đảo này lại bùng phát chứ không hề suy giảm. Tháng 8/2012, căng thẳng chuyển từ Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông – TTXVN) sang Biển Hoa Đông, giữa Tôkyô và Bắc Kinh về quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) mà cả hai bên đều đòi chủ quyền. Các cuộc tranh cãi vẫn nổ ra và thường âm ỉ dưới đống tro tàn không nguội hẳn do những ký ức về hành động tàn ác của Nhật Bản trên lãnh thổ Trung Quốc trong thời kỳ 1933-1945.
Nhưng lần này Trung Quốc không bị chỉ mặt vì thói ngạo mạn và các yêu sách lỗ bịch của nước này, mà là Nhật Bản, nước bị cả Trung Quốc lẫn Đài Loan chỉ trích. Tình hình nóng lên ở hòn đảo này khi sảy ra các vụ đổ bộ lên đảo được tuyên truyền rầm rộ một số nhà hoạt động giương cờ Trung Quốc và căng thẳng tăng lên đến cao độ khi Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản vào giữa tháng 8/2012 bắt 14 kiều dân Hồng Công thuộc Trung Quốc đổ bộ lên Điếu Ngư, rồi trả lại tự do cho họ ngày 17/8.
Hiện nay, Tôkyô vẫn quản lý các hòn đảo nhỏ không có người ở, chính thức được Liên hợp quốc “trả lại” Nhật Bản vào năm 1972 sau thời kỳ Mỹ chiếm đóng. Do đó, Nhật Bản không chấp nhận coi các hòn đảo này nằm trong phần đất nhượng năm 1895, mặc dù vụ chuyển nhượng này đã bị hủy bỏ sau thất bại của Nhật Bản năm 1954. Trong khi Trung Quốc bác bỏ vụ chuyển nhượng đó, Nhật Bản cáo buộc Bắc Kinh và Đài Bắc chỉ lên giọng và nông tầm yêu sách của mình sau khi Liên hợp quốc công bố năm 1969 một bản báo cáo nói đến các mỏ dầu có thể có dưới đáy đại dương quanh đó.
Ngày 10//2012, sau khi lắng xuống trong nhiều năm, cuộc tranh cái lại vượt qua một ngưỡng cửa mới. Thực hiện một dự án được công bố tháng 7/2012, Chính phủ Nhật Bản đã thông báo sẽ mua lại 3 trong số 5 hòn đảo nhỏ, cho đến lúc đó được Tôkyô cho tư nhân thuê, với giá 26 triệu USD, và cẩn thận nhắc lại “ý định hòa bình” của mình trong vấn đề này. Ngay lập tức, Trung Quốc phản ứng. Vào lúc hai tàu tuần tra của nước này tiến đến sát các hòn đảo nói trên, trong khi vùng này được Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản giám sát kể từ sau các vụ việc năm 2010, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cho rằng vụ chuyển nhượng là bất hợp pháp và tờ báo của Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa đăng một bài bình luận cho rằng Nhật Bản đang đùa với lửa.
Trước thềm đại hội 18 đảng cộng sản Trung Quốc, căng thẳng mang tính dân tộc chủ nghĩa và sự cần thiết phải giải quyết vấn đề này đè nặng lên tâm trí các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc và Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa được đưa ra sau một cuộc diễn tập đổ bộ tấn công của Hải quân Trung Quốc vào tháng 7/2012. Tiếp đó là lời kêu gọi vào tháng 8/2012 của viên tướng quân đội có đầu óc dân tộc chủ nghĩa nặng nề La Viện đòi phải có hành động đáp trả và đưa 100 tàu đến vùng quần đảo Senkaku. Mới đây nhất là một bài báo đăng ngày 20/8 trên tờ “Global Times” cảnh báo Nhật Bản “sẽ phải trả giá đắt hơn nhiều so với dự tính”.
Sau khi có tin Tôkyô mua lại các hòn đảo nói trên, ông Sun Cheng, chuyên gia về Nhật Bản thuộc Trường đại học khoa học chính trị Bắc Kinh, giải thích rằng dư luận Trung Quốc không chấp nhận lập trường thỏa hiệp của chính quyền nước này. Trên thực tế, có thể lợi ích thương mại của Nhật Bản – cụ thể là bán xe hơi – sẽ bị đe dọa trả đũa. Theo tờ “Wall Street Journal”, lượng xe Toyota bán ở Trung Quốc đã giảm 15% trong tháng 8/2012 và Thứ trưởng thương mại nước này, Khương Tăng Vĩ, cho rằng khuynh hướng này sẽ tiếp tục gia tăng.
Tại Tôkyô, khi phát biểu trước các sĩ quan thuộc lực lượng phòng vệ, Thủ tướng Nhật Bản Yoshikiho Noda điểm lại tình hình chiến lược trong vùng, nhắc đến “mối đe dọa của tên lửa và hạt nhân Bắc Triều Tiên, sức mạnh ngày càng lớn của sức mạnh quân đội Trung Quốc và sự có mặt liên tục của nước này tại các vùng biển khu vực, cũng như việc Nga tăng cường sự có mặt của mình ở Viễn Đông.
Cũng trong tháng 8/2012, cho dù nhóm khủng hoảng quốc tế tỏ ra lo ngại trước tình hình xấu đi trong quan hệ giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ, nhấn mạnh đến mối nguy hiểm của tư duy dân tộc chủ nghĩa, song lúc này ít nhà quan sát tin sẽ xảy ra xung đột quân sự lớn. Trái lại, tại Tôkyô, cuộc tranh cái khuấy động tinh thần dân tộc chủ nghĩa và người ta bắt đầu tính tới cán cân lực lượng về quân sự ở Đông Bắc Á, những điểm yếu của lực lượng phòng vệ và độ bền của liên minh quân sự với Mỹ. có thể đây là hiệu ứng của việc Mỹ chuyển lợi ích chiến lược về vùng Tây Thái Bình Dương, điều nhiều lần được Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ tái khẳng định, với một trong những hệ quả là kích thích một số nước trung vùng đối đầu quyết liệt hơn với Trung Quốc. Cuộc tranh cãi về các hòn đảo nhỏ này đang trượt một cách nguy hiểm tới sự kình địch Trung – Mỹ và có nguy cơ đặt Oasinhtơn vào thế chênh vênh giữa Bắc Kinh và Tôkyô.
Tại Nhật Bản, một số nhà nghiên cứu – trong đó có ông Yoichiro Sato, Giám đốc nghiên cứu chiến lược thuộc Trường đại học châu Á – Thái Bình Dương Ritsumeikan – chủ trương nông cao vị thế chiến lược của Nhật Bản vì sợ Trung Quốc sẽ nhân cơ hội này dùng vũ lực quân sự chiếm quần đảo. Đồng thời, họ nhấn mạnh đến tính mong manh trong lời hứa hẹn của Mỹ trợ giúp Lực lượng phòng vệ Nhật Bản trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc như được gi trong các hiệp ước song phương.
Trong một bài báo đăng trên tờ “South China Morning post”, chuyên gia Sato nhận thấy sức mạnh kinh tế của Nhật Bản suy giảm và những bước đi sai lệch trong chính sách của các chính phủ thuộc Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) mà ông cho là người phải chịu trách nhiệm về những sai lầm xảy ra trong tranh chấp về lãnh thổ với Trung Quốc (Senkaku), Hàn Quốc (Takeshima) và Nga (Kuril). Với tình hình chiến lược ở châu Á – Thái Bình Dương và mặc dù có hiệp định quốc phòng giữa Nhật Bản và Mỹ nhưng người Nhật hiện nay vẫn nghi ngờ Mỹ, vì sợ mất Trung Quốc, sẽ không chấp nhận can dự về quân sự để hỗ trợ Tôkyô trong trường hợp Trung Quốc tấn công quần đảo Senkaku.
Theo nhà nghiên cứu này, tình hình hiện nay cũng được đánh dấu bằng sự thay đổi cán cân lực lượng có lợi cho Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, do đó Nhật Bản cần được phía Mỹ cấp thiết làm rõ ý định của mình, nếu Trung Quốc có thể nảy sinh ý định sử dụng vũ lực. Và để thuyết phục có hiệu quả hơn chính phủ Mỹ khẳng định tái can dự với Nhật Bản, chuyên gia Sato thậm chí đề suất một cuộc mặc cả. Để đổi lấy lập trường rõ ràng của Nhà Trắng, vốn nhắc đi nhắc lại quyết tâm phản đối mọi hành động sử dụng vũ lực nhằm làm thay đổi quyền kiểm soát về hành chính của Tôkyô đối với các hòn đảo nhỏ, Chính phủ Nhật Bản tỏ ra mềm dẻo hơn trong vấn đề căn cứ quân sự Mỹ trên lãnh thổ mình, vốn khiến Lầu Năm Góc khó chịu.
Như vậy, cuộc tranh cãi đặt Osinhtơn vào thế lúng túng về mọi phương diện. Tại Bắc Kinh, Oshinhtơn bị cáo buộc khẳng định không đứng về phía nào trong các cuộc tranh cãi về lãnh thổ, nhưng quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý lại nằm trong phạm vi bảo vệ của các hiệp định quốc phòng. Tại Tôkyô, Mỹ bị nghi ngờ thiếu quyết tâm nên Nhật Bản gây áp lực, đòi Mỹ phải khẩn cấp tái khẳng định quyết tâm can dự quân sự cùng với mình, cho dù có nguy cơ làm phức tạp thêm một giải pháp hòa bình, và triệt tiêu khả năng của Mỹ chơi con bài trung gian trong cuộc tranh cãi, vốn đã suy giảm trước thái độ nghi ngờ của Trung Quốc.
Mặc dù tại Nhật Bản có người lên tiếng kêu gọi kiềm chế như thứ trưởng Ngoại giao Tuyoshi Yamaguchi được tờ “Asahi shimbun” dẫn lời, song các hành động khiêu khích, mặc cả và gây áp lực nối tiếp nhau trong thời gian gần đây của Nhật Bản dường như là hậu quả trực tiếp của việc Oashinhtơn khẳng định tăng cường sự có mặt về quân sự trong vùng. Lập trường của Mỹ dẫn đến việc những tuyên bố mang tính dân tộc chủ nghĩa gia tăng ở Trung Quốc và các nước lãng giềng. Trước việc Bắc Kinh khẳng định sức mạnh và đòi hỏi chủ quyền, thái độ của Mỹ khiến những hành động và khiêu khích chống Trung Quốc gia tăng và, theo lôgích, là những lời kêu gọi của Nhật Bản tái khẳng định trước dư luận liên minh với Mỹ. Trong khi đó, chính sách của Mỹ lách giữa một bên là kiềm chế tham vọng của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa và Hoa Đông và bên kia là lợi ích kinh tế của mình, cộng thêm với những ưu tiên chiến lược toàn cầu đòi hỏi phải làm dịu mối quan hệ với Trung Quốc đối với tối đa các vấn đề nhạy cảm.
Đụng độ trên biển giữa tàu hai nước thường xuyên nổ ra, nhưng cuộc tranh cãi trở nên quyết liệt hơn khi Nhật Bản thông báo quốc hữu hóa các hòn đảo này. Trung Quốc cho đó là điều không thể chấp nhận được và ngay lập tức điều tàu tuần tra đến. Báo chí Trung Quốc, gần như nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ, đưa lên trang nhất lời lẽ chống Nhật Bản. Chính phủ Trung Quốc, gần như bỏ qua, thậm chí dung túng, trạng thái tâm lý này và chấp nhận để dân chúng biểu tình ở một nước mọi cuộc mít tinh biểu tình bột phát đều bị đàn áp. Nhưng Nhật Bản là kẻ thù truyền kiếp và lòng hận thù đối với kẻ thù này vượt ra khỏi biên giới quốc gia của Trung Quốc. Tại Hồng Công, đụng độ nổ ra khi người biểu tình định tràn vào tòa lãnh sự Nhật Bản.
Vào lúc này, mặc dù đưa ra những tuyên bố sặc mùi chiến tranh hồi tháng 8/2012 và trước áp lực của công luận trong nước, Trung Quốc vấn tỏ ra kiềm chế vì các tàu tuần tiễu được điều động đến vùng biển tranh chấp đều thuộc dân sự và các cuộc biểu tình chống Nhật Bản ở Trung Quốc đều được cảnh sát theo sát. Tuy nhiên, rất ít khả năng sự việc sẽ dừng lại ở đó.
Các giả thuyết trả đũa của Trung Quốc bao gồm nhiều mặt mà ai cũng biết. Đó sẽ là các biện pháp chống lợi ích của Nhật Bản ở Trung Quốc vì với lượng hàng bán ở Trung Quốc bao gồm 20% hàng suất khẩu của Nhật Bản, việc này không làm cho Nhật Bản cảm thấy đau đớn. Thêm vào đó là việc hủy các chuyến thăm chính thức hay hoạt động trao đổi văn  hóa và du lịch. Ngoài ra còn có thể xảy ra tấn công trực tiếp vào hòn đảo – một phương án chứa đựng nhiều rủi ro, ít có khả năng sảy ra, nhưng rõ ràng được phía Nhật Bản dự tính hay đưa tàu chiến đến vùng tranh chấp để hỗ trợ lực lượng bờ biển dân sự.
Từ khi chiến tranh kết thúc đến nay, mối quan hệ Trung – Nhật dao động giữa những thời kỳ căng thẳng dân tộc chủ nghĩa và ý định làm dịu tình hình, trong khi các nhà lãnh đạo nhìn xa trông rộng nhất biết rõ rằng mối quan hệ đó đều phục vụ lợi ích của cả hai nước. Đối với Bắc Kinh, việc xích lại gần Tôkyô về lâu dài sẽ có khả năng gia tăng lợi thế chiến lược đáng kể là ngăn chặn liên minh quân sự Mỹ – Nhật. Dĩ nhiên mục tiêu này còn rất xa vời vì chính khách, kể cả nhẵng người thông thạo nhất, kiểm soạt được.
Liệu có sảy ra xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Nhật Bản không? Cách đây ít ngày, các chuyên gia còn trả lời là không. Nhưng từ ngày 17/9, người ta có quyền nghi ngờ điều này. Giới quan sát không loại trừ khả năng một quần đảo với vài hòn đảo không có người ở được gọi là Điếu Ngư/Senkaku có thể làm đảo lộn số phận của hàng triệu người. Bởi lẽ cả Trung Quốc lấn Nhật Bản lúc này đều không muốn nhân nhượng bộ. Trong lúc đó, dân chúng xuống đường mít tinh biểu tình rầm rộ.
Sau các cuộc biểu tình khổng lồ tại 80 tỉnh, thành của Trung Quốc và các hành vi phá hoại lợi ích của Nhật Bản ở nước này, từ các nhà máy chế tạo xe hơi Toyota đến các cửa hàng ăn, ngày 18/9 đối với Trung Quốc và Nhật Bản là cuộc thử nghiệm lớn trong cuộc chiến cân não giữa hai nước diễn ra từ nhiều ngày nay và là ngày có tính biểu tượng cao. Đó là ngày kỷ niệm trận Moukden (diễn ra từ ngày 20/2/1905 đến ngày 11/3/1905 giữa Nga và Nhật Bản kết thúc bằng chiến thắng của Nhật Bản tại Moukden, nay là Thẩm Dương, Trung Quốc), tạo cớ cho Nhật Bản xâm lược Mãn Châu, một trong những tiền đề dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ Hai. Theo ông Edouard Pflimlim, nhà nghiên cứu thuộc viện quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp (IRIS), nhiều cuộc biểu tình được chính quyền cộng sản cho phép đã nổ ra tại nhiều thành phố của Trung Quốc. Các cuộc biểu tình cuồng nộ chống Nhật Bản ở Trung Quốc có thể là cơn sốt dân tộc chủ nghĩa cuối cùng, nhưng đây lại là hành động thao túng của Chính phủ Trung Quốc, hiện đang phải đối phó với cuộc đấu đá nội bộ tranh dành quyền lực tối thượng.
Phân tích trên tạp chí “Affaires Stratégiques”, chuyên gia Edouard Pflimlim cho rằng cuộc xung đột về chủ quyền quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku gây ra cơn sốt dân tộc chủ nghĩa triền miên ở Trung Quốc. Từ nhiều tuần lễ nay, căng thẳng không ngừng tăng lên giữa nhật bản và Trung Quốc xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, trong biển Hoa Đông, nơi có thể có nhiều khí đốt. Việc Nhật Bản ngày 11/9 thông báo quốc hữu hóa 3 trong 5 hòn đảo khiến Bắc Kinh nổi giận. Thủ tướng nước này, Ôn Gia Bảo, tuyên bố Trung Quốc sẽ “không bao giờ nhân nhượng một tốc đất” trên các hòn đảo này. Bắc Kinh dọa trừng phạt kinh tế đối với Tôkyô trong khi Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Nhật Bản.
Vụ Điếu Ngư/Senkaku thực tế là một vụ tranh chấp lãnh thổ lâu đời giữa hai cường quốc. Các hòn đảo không có người ở này, trong đó đảo lớn nhất (Uotsurijima) chỉ rộng có 3,5km2  và các đảo khác chỉ rộng khoảng vài hécta, nằm cách Okinawa (miền Nam Nhật Bản) 90 dặm về phía Tây. Chính phủ Mỹ trả lại các hòn đảo này cho Nhật Bản vào tháng 6/1971, nhưng cả Trung Quốc và Đài Loan đều đòi lại lý do quần đảo này được Trung Quốc phát hiện ra vào năm 1372, rồi được nhượng lại cho Nhật Bản cùng với Đài Loan thông qua hiệp ước Shimoniseki vào năm 1895. Như vậy các hòn đảo này trên thực tế thuộc về Đài Loan chứ không phải của trung Quốc…
Căng thẳng gia tăng xuýt nữa biến thành bạo lực vào tháng 9/2010, sau khi chính phủ Nhật Bản bắt giữ một tàu đánh cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản. để trả đũa việc thuyền trưởng tàu đánh cá nói trên bị bắt, Bắc Kinh sử dụng vũ lực kinh tế và dừng xuất khẩu đất hiếm của mình sang Nhật Bản trong một vài tuần lễ, trong khi đấy là nguyên liệu có tính sống còn đối với nền kinh tế Nhật Bản.
Liệu căng thẳng có xấu đi biến thành xung đột quân sự không? Ngày 14/9, Trung Quốc đưa 6 tàu thuộc Cục hải dương, một lực lượng bán vũ trang có một đội tàu lớn với 300 chiếc, đến nơi mà Tôkyô coi là vùng lãnh hải của mình xung quanh Senkaku. Đôi khi, Trung Quốc cũng đưa ra lời lẽ đe dọa rất mạnh. Bộ Quốc phòng nước này “cho mình quyền được áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc” đối với các hòn đảo này. Yu Zhirong, một quan chức cao cấp thuộc cục hải dương Trung Quốc, đẩy tình hình căng thẳng thêm khi nói: “Chúng tôi phải đuổi tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản khỏi vùng lãnh hải Trung Quốc. chung tôi không sợ nguy cơ dẫn đến xung đột quy mô nhỏ.” Thế nhưng, không ai có thể bảo đảm một cuộc xung đột ở biển Hoa Đông sẽ là “quy mô nhỏ” vì mối liên hệ chặt chẽ về quân sự giữa Nhật Bản và Mỹ.
Về phía Nhật Bản, mối đé dọa được cân nhắc thận trọng, như cuốn Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản mới nhất đã cho thấy. Từ cuối năm 2010, quân đội Nhật Bản đã được triển khai ở vùng Tây – Nam và số tàu ngầm đã tăng lên. Với sự hỗ trợ về quân sự của Mỹ, Nhật Bản có phương tiện để đối mặt với một chiến dịch quân sự của Trung Quốc hay răn đe để Trung Quốc không đi đến hành động này. Hơn nữa về phương diện kinh tế, mối quan hệ là rất quan trọng và, như người ta nói, đan xen vào nhau. Bắc Kinh có thể không cần đến Nhật Bản, đặc biệt để vận hành nền kinh tế của mình, không?
Không bên nào trong hai bên rốt cuộc muốn leo thang quân sự và cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản đều không muốn xảy ra xung đột quy mô lớn. Tuy nhiên, bầu không khí bi quan vấn bao trùm ở cả hai phía về triển vọng giải quyết hòa bình bất đồng lãnh thổ này, chủ yếu là do tâm lý thù địch và dân tộc chủ nghĩa trong dư luận Trung Quốc và Nhật Bản, được kích động nhằm mục đích nhằm  phục vụ chính sách đối nội.
Một câu hỏi được đặt ra: Điếu Ngư/Senkaku phải chăng là trận đánh cuối cùng? Theo ông Edouard Fflimlim, đồng thời là chuyên gia về các vấn đề địa chiến lược ở Đông Á, áp lực chống Nhật Bản không hề yếu đi ở Trung Quốc. Biểu tình, phô trương sức mạnh quân sự, đưa tàu đến vùng tranh chấp: Bắc Kinh muốn ngay lập tức giành chiến thắng trong trận Điếu Ngư.
Chính vì vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Leon Panetta, lo ngại trước nguy cơ xung đột có thể xảy ra và trong chuyến thăm Bắc Kinh, cũng gặp phó chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, với dụng ý tháo ngòi nổ cuộc khủng hoảng. Đồng thời, trong chuyến thăm Nhật Bản trước đó, ông vẫn tuyên bố Mỹ “sẽ tôn trọng cam kết trong hiệp ước (an ninh 1960)” với Tôkyô, có nghĩa là bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản. Hơn nữa ông còn kêu gọi các bên giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình.
Nhưng Bắc Kinh không có ý định lùi bước. Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn luôn tránh đối đầu trực diện bằng cách chỉ đưa dân thường tới quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Tờ “nhân dân nhật báo” co biết một đội tàu đánh cá 1.000 chiếc đang trên đường tới vùng biển này và khẳng định nếu bị hải quân Nhật Bản quấy nhiễu, Bắc Kinh sẽ áp dụng biện pháp để bảo vệ họ. Để đối phương hiểu rõ thông điệp này, hải quân Trung Quốc tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật ở biển Hoa Đông…
Chính phủ Nhật Bản tiến hành nhiều cuộc họp liên tiếp để bàn cách đối phó với cuộc khủng hoảng. Phải làm gì đây nếu 1.000 tàu cá Trung Quốc có mặt ở vùng biển này? liệu có đi đến đối đầu quân sự với Trung Quốc không? Lập trường của Mỹ, nước được cho là phải giúp Nhật Bản bảo vệ các hòn đảo này trong khuôn khổ hiệp ước hố trợ, là như thế nào?
Trên thực tế, Tôkyô có ít hy vọng. Lợi ích kinh tế của nước này đều nằm ở Trung Quốc, đối tác thương mại chính của Nhật Bản đang trong thời kỳ bầu cử và không có sức mạnh cần thiết cho sự đối đầu. Kịch bản dễ xảy ra nhất, đối với Mỹ, là tạm thời từ bỏ các hòn đảo này cho Trung Quốc và Tôkyô từ chối tham chiến. Nhật Bản sẽ tiếp tục tuyên bố các hòn đảo này là của mình, còn Bắc Kinh sẽ lấy làm tự hào vì thực tế kiểm soát các đảo này. Còn Mỹ sẽ làm sao để củng cố vững chắc thêm nguyên trạng đó. Trong khi chờ dợi, Mỹ và cộng đồng quốc tế theo dõi chặt chẽ những diễn biến ở vùng biển tranh chấp.
Nhưng tình hình diễn biến theo chiều hướng trên sẽ tác động đến các nước láng giềng. Tại Đài Loan, người ta thấy rõ ràng là như vậy, quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tiến xát hòn đảo theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa và dân chủ hơn. Không chắc người Đài Loan, vốn cũng đòi chủ quyền đối với Điếu Ngư/Senkaku, nằm cách bờ biển của mình khoảng 100 cây số, thích nhìn thấy cờ đỏ hơn là Nisshoki…
Hàn Quốc cũng sẽ không vui sướng gì nếu tình hình đó xảy ra. Nếu mất Senkaku, Nhật Bản sẽ phải rửa nhục bằng cách này hay cách khác. Qủa thực là các hòn đảo Liancourt (“Dokdo” trong tiếng Triều Tiên, “Takeshima” trong tiếng Nhật Bản) cũng là nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột lãnh thổ tương tự, nhưng lần này với một đối thủ Hàn Quốc yếu hơn nhiều. Ngày 18/9, mạng lưới ngoại giao của Nhật Bản đã được lệnh thông tin cho Hàn Quốc về cuộc xung đột với Trung Quốc. Vấn đề ở đây là hạn chế mức độ thất bại có thể có đối với Trung Quốc và xác định thời điểm cho trận hải chiến sắp tới./.

 

1269. Myanmar: Trưởng ban kiểm duyệt đậy nắp bút

The New York Times
Tác giả: Thomas Fuller
Người dịch: Đỗ Uyên
21-9-2011
Văn phòng của ông ta một thời là trung tâm thẩm vấn, do các nhân viên cảnh sát quân sự đáng sợ của Nhật Bản điều hành, suốt Thế chiến II. Và đó là lý do vì sao quý ông Tint Swe mang biệt danh: kẻ tra tấn chữ nghĩa.
“Chúng tôi không bắt, không tra tấn ai cả, nhưng chúng tôi phải tra tấn những gì họ viết” – ông Tint Swe nói, bộ mặt nghiêm nghị nhường chỗ cho một nụ cười mơ hồ.
Ông Tint Swe là tổng kiểm duyệt gia cuối cùng của Myanmar, là viên trọng tài hùng mạnh phán xét những gì công chúng được phép đọc – và phán xét xem cái gì sẽ bị xóa khỏi chính sử.
Suốt gần 5 thập kỷ, các chính quyền quân sự ở Myanmar kiểm tra từng cuốn sách, từng cái tựa đề, từng bức ảnh và tranh minh họa, từng bài thơ, trước khi chúng được in ra. Đó là một công việc quan trọng sống còn đối với quân đội – lực lượng tìm cách kiểm soát gần như toàn bộ mọi mặt của đời sống dân sự.
Văn phòng kiểm duyệt được biết đến với một cái tên từ thời Orwell (George Orwell, nhà văn Anh, nổi tiếng với hai tiểu thuyết phê phán chủ nghĩa toàn trị là “Trại súc vật” và “1984”, từng sinh sống ở Myanmar hồi thập niên 20 của thế kỷ trước – ND): Cục Giám sát và Đăng ký Báo chí. Văn phòng này từng làm nhiều thế hệ người viết phát điên, phát khùng. Các nhân viên kiểm duyệt trả lại bản thảo với những dòng gạch đỏ, sau quá trình kiểm tra toàn diện. Thường là họ cấm cả sách, báo. Bất kỳ ý đồ chống đối/ bất mãn thoảng qua nào nhằm vào lực lượng quân sự, hoặc hàm ý gì về chính quyền tham nhũng, đều bị xóa bỏ. Miến Điện (Burma) – tên cũ của đất nước này – bị gạch đi để chỉ dùng tên Myanmar là tên mà Hội đồng Quân sự thích.
Ngay cả các trang vàng trong danh bạ điện thoại cũng phải đi qua văn phòng kiểm duyệt.
Khoảng 100 kiểm duyệt viên, phần lớn là phụ nữ, ngồi trên những chiếc ghế mây cũ kỹ và làm việc bên những chiếc bàn gỗ tếch cũ kỹ. Một số phần việc được tiến hành trên máy tính, song nhiều kiểm duyệt viên vẫn phải đặt sẵn bút đỏ trong lọ đựng bút. Văn phòng ngổn ngang những chồng sách, báo, bản thảo, mà nhân viên văn phòng cho biết là họ phải phun thuốc diệt mối thường xuyên để xử lý mối mọt.
Nhưng hiện nay, văn phòng yên ắng rõ rệt. Cách đây một tháng, ông Tint Swe đã triệu tập các tổng biên tập, chủ bút và người làm xuất bản hàng đầu của đất nước đến đây và ra một tuyên bố trọng đại: Sau 48 năm và 14 ngày, chế độ kiểm duyệt sẽ bị vứt vào đống đống nát của lịch sử.
Đối với thế giới, những thay đổi chính trị ở Myanmar – có thể kể đến một số việc như trả tự do cho các tù nhân bất đồng chính kiến, thành lập Quốc hội để tranh luận được diễn ra sôi nổi, và quyền tự do báo chí mới trao – vừa đột ngột lại vừa khó hiểu. Trong lịch sử cận đại, mới chỉ có vài trường hợp độc tài quân sự từ bỏ quyền lực mà không có bạo lực và đổ máu.
Câu chuyện của ông Tint Swe cho thấy những thay đổi từ trong chính quyền, một sự tự nhận thức dần dần ở rất nhiều công chức, rằng ách cai trị quân sự là không thể trụ vững được. Năm ngoái, ông Tint Swe và các quan chức khác trong Bộ Thông tin đã vạch lộ trình cho việc xóa bỏ chế độ kiểm duyệt – chỉ vài tháng sau khi chính quyền dân sự của tổng thống lên nắm quyền.
“Công việc mà tôi đã làm đó không phù hợp với thế giới, không phù hợp với thực tế” – ông Tint Swe phát biểu tại văn phòng của mình, nơi mà các khẩu hiệu của chính quyền treo gần kín các bức tường.
“Chúng tôi không thể không thay đổi” – ông nói. “Cả nước muốn thay đổi”.
Chính thức thì ông Tint Swe, 47 tuổi, là một thế lực hùng mạnh đứng sau cỗ máy tuyên truyền khủng khiếp của phe quân sự. Nhưng trong một biểu hiện cho thấy quyền lực của chế độ đã sụp đổ trong những năm suy vong của nó, nhà tổng kiểm duyệt này đã có một thời gian sống hai mặt. Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi, ông ta thú nhận rằng bản thân cũng là một cây viết đầy khát vọng. Vào những ngày cuối tuần, ông Tint Swe viết nhiều bài dài về lịch sử quân sự, vũ khí, và các đề tài khác. Một trong những cuốn sách ưa thích của ông là về lịch sử quân sự Mỹ.
Ông ta đưa bài lên Facebook – việc này khiến nhiều nhà báo cười giễu rằng ngay cả đến nhà tổng kiểm duyệt cũng biết phải làm thế nào để tránh hội đồng kiểm duyệt.
Những tiến bộ công nghệ đó đã thách thức chính quyền. Điện thoại cầm tay, tivi vệ tinh, và thế giới xuất bản số, tất cả đều nằm ngoài tầm tay của giới kiểm duyệt. Và chúng đều không phải là những thực thể trừu tượng đối với các quan chức như ông Tint Swe. Họ và gia đình họ cũng đều đang sống trong thay đổi.
Các nhà báo Myanmar cho biết ông Tint Swe, vốn là cựu quan chức trong quân đội, đã thay đổi dần dần trong thời gian 5,5 năm qua làm cái nghề gọi là tra tấn chữ nghĩa. (Trong quá khứ, tra tấn về thể xác ở Myanmar thường được sử dụng để hành hạ tù chính trị, và việc này do các cơ quan khác trong chính quyền đảm trách).
Ban đầu là một công chức nghiêm khắc, thô bạo và cứng rắn – xuất thân từ một quan chức quân đội trong một chính thể độc tài – ông Tint Swe đã trở nên ngày càng thân thiện và khoan hòa hơn, ông đã nhận ra rằng kiểm duyệt là điều không thể tồn tại trong kỷ nguyên Internet. Năm nay, ông đi xa hơn, bằng việc giúp các tổng biên tập tổ chức hội nghị về tương lai của báo chí trong nước.
Saw Lynn Aung, chủ bút tờ tuần báo Naypyitaw Times, nhớ lại cơn giận dữ không kiềm chế được của ông Tint Swe cách đây 5 năm, khi ông ta ra lệnh phải xóa bỏ một bài viết chống tham nhũng ở một bộ nọ.
“Anh biết luật rồi đấy!” – ông Aung nhớ lại rằng ông Tint Swe đã hét lên như thế. “Tôi có thể đóng cửa báo các anh!”.
Ông Tint Swe làm công việc của nhà tổng kiểm duyệt vào một trong những thời kỳ khó khăn nhất đối với phe quân sự cầm quyền: cuộc nổi dậy của các nhà sư vào mùa thu năm 2007, phản ứng vụng về của chính quyền trong thảm họa bão Nargis, cơn bão làm chết ít nhất 130.000 người vào tháng 5-2008. Ông bảo, những ngày đó, kiểm duyệt là cần thiết, để duy trì ổn định, trật tự.
Các nhà báo cho biết, kể từ sau những biến cố đó, ông bắt đầu bộc lộ các dấu hiệu cho thấy một sự uyển chuyển hơn.
Ông Saw Lynn Aung nói: “Ông ấy bảo: ‘Xin kiên nhẫn, đợi đã, rồi sẽ có thay đổi’. Cá nhân tôi cho rằng ông ấy đi trước mọi sự thay đổi một chút”.
Ông Tint Swe cho biết, giống như bất kỳ người nào khác, ông đã quan sát cẩn thận, tìm các dấu hiệu thay đổi ở tầng lớp lãnh đạo cao nhất. Ông đọc rất kỹ bài diễn văn nhậm chức năm ngoái của ông Thein Sein, bài diễn văn này tập trung vào hòa giải dân tộc và giảm nghèo.
“Bài diễn văn làm tôi có cảm giác rằng một sự thay đổi thật sự đang đến” – ông Tint Swe nói.
Ba tháng sau khi tổng thống nhậm chức – phải mãi sau này các nhà quan sát bên ngoài mới bắt đầu tin rằng quá trình cải cách là có thật – ông Tint Swe và các quan chức khác đã có những bước đi đầu tiên nhằm phá bỏ hệ thống kiểm duyệt. Vào tháng 6-2011, các bài báo nói về giải trí, y tế, trẻ em và thể thao bắt đầu được miễn kiểm duyệt. Tiếp sau đó là các chủ đề khác, và đỉnh cao là tháng trước, với chính trị và tôn giáo trở thành hai lĩnh vực cuối cùng tháo bỏ kiểm duyệt.
Trong khi tàn tích của chế độ độc tài dần lui vào quá khứ, cũng vẫn có những nhà cố vấn lo sợ về một sự tái xuất hiện độc tài. Liệu các ông trùm kinh doanh – vốn kiếm tiền từ chế độ độc tài, độc quyền và những hợp đồng được chính quyền quân sự ban cho – có làm chậm bước tự do hóa kinh tế không? Liệu những người kiên quyết thay đổi có chi phối được phe cải cách không?
Bàn về vấn đề kiểm duyệt, ông Tint Swe tỏ ra rất dứt khoát.
“Không có chuyện quay trở lại” – ông nói.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại những thắc mắc về quyền tự do báo chí ở Myanmar. Báo chí vẫn phải có giấy phép mới được xuất bản.
Kyaw Min Swe, chủ bút Tuần báo Tiếng nói (The Voice Weekly) – một tờ báo dấn thân đã từng bị chính quyền tạm đình bản 6 lần – nói rằng xóa bỏ kiểm duyệt là chưa đủ. Ông nhận định rằng toàn bộ Bộ Thông tin cũng phải bị xóa bỏ.
“Bộ Thông tin nói chung là để phục vụ độc tài” – ông Kyaw Min Swe nói.
Ông Tint Swe cho biết, số phận của văn phòng kiểm duyệt và các nhân viên của nó vẫn còn đang được xem xét quyết định. 100 nhà kiểm duyệt thú nhận, họ có thừa thãi thời gian rảnh tay và chẳng bao lâu nữa, sẽ ít việc hơn: trách nhiệm cho đăng ký xuất bản ấn phẩm giờ đây được giao lại cho mỗi bang tự quyết. (Myanmar theo chế độ liên bang – ND).
Ông Tint Swe nhìn một lượt quanh văn phòng, và bảo rằng ông có cảm giác mất mát.
Ông nói về chế độ kiểm duyệt: “Tôi tự hào rằng tôi đã là người chấm dứt nó. Nhưng tôi cũng là một con người. Văn phòng của tôi đã một thời đầy những cây viết, nhà văn, người làm xuất bản”.
Bây giờ thì văn phòng của tôi trông như một thành phố ma”.
Ảnh: Ông Tint Swe đã là tổng kiểm duyệt gia cuối cùng của Myanmar – thế lực hùng mạnh đằng sau cỗ máy tuyên truyền khủng khiếp của quân đội.
Nguồn: The New York Times
Bản tiếng Việt © BS2012

1270. Cần nhìn nhận hành vi chống nhà nước từ nhiều góc độ

Phạm Lê Vương Các Sinh viên năm thứ 3 Đại học. 23-09-2012
Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải. Photo: DLB

Trong  lúc các chiến dịch đánh vào nhóm lợi ích đang thao túng nền tài chính tiền tệ sôi động và lúc cao trào của cuộc chiến gay cấn giữa các phe nhóm diễn ra, thì hình như tất cả đã được tạm quên để chĩa mũi gươm công lý vào phiên xử 3 blogger của CLB Nhà báo Tự do diễn ra vào ngày mai.
Dù có thể đoán trước được số phận của các nhà báo tự do này sẽ là “không có bất ngờ”, nhưng dư luận lại hết sức quan tâm đến phiên xử tại Tòa án Tp. HCM, đơn giản là vì nó nhuốm màu chính trị.
Phiên tòa cho các hành vi “chống nhà nước” theo điều 88 BLHS nước Cộng hòa XHCN Việt Nam không phải là cuộc chiến giữa bên giữ quyền công tố và bào chữa, giữa thẩm phán và bị báo, mà đó là cuộc đối đầu giữa quan điểm của nhà cầm quyền với dư luận quốc tế và những người đối kháng. Giữa một bên đang ra sức vận động để tha bổng và một bên cố gắng kết án để răn đe.
Điều này cho thấy rằng sự xung đột trong quan hệ chính trị-xã hội giữa nhà cầm quyền và lực lượng đối kháng có chiều hướng tiếp tục gia tăng vì Việt Nam không có một hệ thống xét xử độc lập để phán xét hành vi chống nhà nước.
Chống nhà nước, lịch sử và hiện tại
Tội danh “chống nhà nước” có thể nói gắn liền với sự ra đời của nhà nước đầu tiên Hy Lạp cổ đại, được  áp dụng cho những ai có hành vi được cho là “trái quan điểm” đối với nhà cầm quyền đương thời. Tiêu biểu là triết gia  Socrate bị kết án tử hình vì tội đầu độc tư tưởng cho giới trẻ và chống lại nhà nước dân chủ chủ nô. Rồi trường hợp của Bruno phải lên máy chém vì ủng hộ thuyết “nhật tâm” đã đi ngược lại hệ thống tư tưởng của giai cấp cầm quyền đương thời . Đó là cái giá đắt phải trả cho những tư tưởng đi trước thời đại khi mà lực lượng thống trị nhà nước không thể bắt kịp. Tuy nhiên, cũng rất dễ dàng để thoát khỏi sự trừng phạt cho hành vi này nếu biết quỳ gối “xin chừa” như Galileo đã từng làm.
Các cách thức này dường như vẫn còn đang hiện hữu ở nước ta. Mức án nặng nề luôn dành cho những ai ngoan cố, và rất khoan hồng cho những ai biết ăn năn hối cải. Như chúng ta đã từng thấy sự khôn ngoan của Lê Công Định và sự “dại dột” của Trần Huỳnh Duy Thức.
Vì thế mức án dành cho Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần và Nguyễn Văn Hải sẽ phụ thuộc nhiều vào “khí phách” của họ trong phiên sử sơ thẩm và phúc thẩm sắp diễn ra.
Chống nhà nước có mang tội?
Chính vì sự không thống nhất trong cách hiểu về hành vi chống nhà nước, đã đặt những người công dân có hiểu biết, có ý thức trách nhiệm vào vòng lao lý, đẩy nhà nước vào thế bị động đối phó rụt rè trong cách xử lý hành vi mang tính nhạy cảm này.
Trải qua một thời kỳ tranh đấu của các lực lượng tiến bộ xã hội, các quốc gia dân chủ đã khai trừ vĩnh viễn cái tội danh được cho là tiêu diệt quyền tự do tất yếu của con người. Tuy nhiên nó vẫn còn  tồn tại ở một số quốc gia “muốn giữ vững ổn định chế độ chính trị” muốn tiêu diệt những quyền tự do mà dân chúng đã lựa chọn.
Tại các nước dân chủ, nhà nước với tư cách là một mô hình được đông đảo người dân lựa chọn xây dựng nên, và cũng có quyền hạ bệ khi cảm thấy nó không phù hợp với dòng chảy văn minh thông qua phiếu bầu. Cho nên chống lại mô hình nhà nước này hay nhà nước khác là phương thức để người dân có thể quyết định tương lai chính trị của họ, cũng như là cách thể hiện ý thức trách nhiệm của công dân đối với đất nước.
Trong khi đó các quốc gia theo con đường xây dựng XHCN, xem xét trên bình diện lý luận, mô hình nhà nước với tư cách là công cụ để thực hiện chức năng chuyên chính cho một giai cấp nhất định để bảo vệ sự thống trị của giai cấp mình và sẵn sàng trấn áp các lực lượng đối kháng nhằm mục đích xây dựng “vì cái chung trong lý tưởng” . Với lẽ đó,  chống lại  nhà nước XHCN ở đây luôn được nhà cầm quyền xem là mối đe dọa lực lượng thống trị, an ninh quốc gia, phá vỡ khối đại đoàn kết thống nhất, và lý tưởng của toàn dân.
Chính sự khác biệt đó, tuy cùng một hành vi chống nhà nước, nhưng đã làm cho Việt Nam sản sinh ra những con người “phản động” theo  tinh thần lý luận đấu tranh giai cấp nhưng lại mang bản chất “yêu nước” theo tinh thần ý thức trách nhiệm của một công dân đấu tranh cho dân chủ tiến bộ, tùy theo cách hiểu khác nhau của mỗi người.
Nhờ  sự thống nhất giữa hai mặt đối lập này đã làm nên  động lực cơ bản cho sự vận động phát triển ở Việt Nam.
Nhà nước có cần được bảo vệ?
Không thể lấy Hiến pháp và Pháp luật để bảo vệ Nhà nước vì sự ra đời của bất kỳ nhà nước nào dù mang chức năng  gì đi nữa cũng đều hướng đến mục tiêu níu kéo đạo đức của con người trước sự tha hóa và giữ cho con người vượt khỏi sự tùy tiện trong hành động. Nhưng, lịch sử và hiện tại đã chứng minh nhà nước lại là Người dễ bị tha hóa và tùy tiện nhất vì trong tay sỡ hữu “tam quyền sinh sát”, và nếu được che chở bằng Hiến định thì tất yếu sẽ sản sinh ra một nhà nước độc tài.
 Do đó cần xây dựng một Hiến pháp luôn kiểm soát và cân bằng quyền lực giữa nhà nước và nhân dân bằng các thiết chế “nhị quyền phân định”. Đó là sự tương hỗ trong cách đối ứng của “quyền dân sự bất phục tùng” của nhân dân và “nghĩa vụ chấp Hiến” của nhà nước.
Tất nhiên như các nhà tư tư tưởng đã làm rõ cách đây hàng ngàn năm, Nhà nước không được quá yếu trước chức năng gìn giữ trật tự xã hội, nhưng cũng không được quá mạnh để dẫn đến nguy cơ lạm quyền.
Thông qua sự phân định quyền lực mang tính rạch ròi này là cơ sở để hóa giải những mâu thuẫn giữa nhà nước và nhân dân trên tinh thần ôn hòa, biết tôn trọng lẫn nhau mà không cần phải sử dụng đến sự nổi loạn và nhà tù.
Ngoài ra, nó được coi là vũ khí duy nhất để nhân dân chống lại “liên minh mafia” từ các nhóm lợi ích khi đã chi phối đến toàn bộ hệ thống hành pháp-tư pháp-lập pháp.
Chỉ như vậy mới thể hiện được sự khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất cho công dân chống nhà nước một cách có trách nhiệm và phi bạo lực để hướng nhà nước đến dân chủ và pháp quyền,  cũng như  bảo vệ hữu hiệu công dân trước sự trù dập của các cơ quan thi hành quyền lực nhà nước.
Chống nhà nước là hành động có nên làm?
Một khi nhà nước không còn là của dân, do dân, và vì dân trên thực tế thì chống lại nhà nước đó là hành vi tất yếu.
Công dân chống nhà nước được thể hiện qua sự bất tuân dân sự, hoặc nêu lên chính kiến phản biện, thậm chí là phê phán đường lối chính sách của nhà nước, cũng là để kiến thiết một xã hội vững mạnh, hoàn thiện và tiến bộ, góp phần thúc đẩy vào sự nghiệp chung của quốc gia. Nếu nhà nước không biết lắng nghe, không biết tin tưởng vào nhân dân, gán ghép cho đó là luận điệu chiến tranh tâm lý, nhằm kích động, xuyên tạc, hay phỉ báng… rồi bỏ tù, thì nhà nước đó chỉ là “của dân, do dân và vì dân” trên lý thuyết.
Bài học lịch sử cận đại Việt Nam vẫn còn đó, các tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, hay Hồ Chí Minh… là những người tiên phong trong việc  chống  nhà nước phong kiếnnửa thuộc địa đương thời để xóa bỏ sự nô dịch, lạc hậu, và bất công nhằm hướng đến một quốc gia độc lập, dân chủ. Hay như lực lượng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam cũng đã từng chống lại nhà nước VNCH cũng nhằm mục đích thống nhất dân tộc. Do đó, không thể xem chống nhà nước là hành vi hoàn toàn tiêu cực được.
Cũng vậy, lực lượng “bất đồng chính kiến” hiện nay chống lại những biểu hiện sai trái của nhà nước hay đấu tranh đòi quyền làm người thì đó cũng là phản ánh ước muốn tự do, dân chủ cho đất nước theo cách riêng của họ.
Tất cả sự chống lại những biểu hiện lạc hậu của một mô hình nhà nước hay đường lối nhà nước đều xuất phát từ tấm lòng thiêng liêng, lý tưởng cao đẹp, khát vọng cống hiến đối với Tổ quốc. Đó đều là những con người dũng cảm và thủ đắc cho mình một khả năng kiến tạo đất nước theo sức sống của thời đại.
Cần có cái nhìn biện chứng cho hành vi chống nhà nước
Trong thời điểm hiện tại, mọi cách hành xử bằng bạo lực đều đáng bị lên án. Chống nhà nước bằng bạo lực đều không được thừa nhận.
Chống nhà nước bằng các công cụ phi bạo lực luôn là hành vi tích cực, sản phẩm tạo ra là các cuộc đối thoại sòng phẳng giữa nhà cầm quyền và nhân dân, qua đó mang đến sự gắn kết và hiểu biết lẫn nhau giữa người chấp hành và người thi hành pháp luật.
Nhân dân có quyền chống nhà nước trên tinh thần thượng tôn pháp luật, nhưng nhà nước không được chống lại nhân dân. Nhà nước chỉ có thể mang lại lợi ích để “mua chuộc”  nhân dân bảo vệ cho chính mình chứ không phải sử dụng quyền hành và vũ lực trấn áp dân để tồn tại.
Hơn hết, kết tội cho hành vi “làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu có nội dung chống nhà nước” không những tước đoạt quyền tự do thông tin cơ bản, làm liên đới cho công tác nghiên cứu khoa học xã hội mất đi tính sáng tạo mà còn đưa cả hệ thống tư tưởng hiện hành sống trong thời kỳ “bao cấp tư duy”.
Chống nhà nước là môt quy luật tất yếu của sự phát triển, đó là một quá trình phủ định không phải nhằm loại bỏ Nhà nước ra khỏi đời sống, để rơi vào trạng thái “vô nhà nước”, mà để xây dựng một nhà nước mới biết phục vụ dân chúng một cách tốt hơn.
Cuối cùng, với những giới hạn trong nhận thức mang tính lịch sử cụ thể, tùy thuộc vào thời điểm mà chân lý luôn được kiểm chứng bằng tính xê dịch, đòi hỏi chúng ta có một cách nhìn cởi mở hơn cho hành vi chống nhà nước trong thời điểm hiện nay, tạo tiền đề xây dựng một nhà nước pháp quyền hiện hữu ở bất cứ thể chế chính trị nào và một một xã hội dân sự lành mạnh hơn.