Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Mỹ tiết lộ mạng lưới hầm ngầm của Trung Quốc



Một căn hầm ngầm của Trung Quốc
Trung Quốc đang mở rộng lực lượng hạt nhân với một tên lửa di động đa đầu đạn và duy trì kho vũ khí chiến lược ở các boong-ke nằm sâu dưới đất, Lầu Năm Góc tiết lộ trong báo cáo hàng năm gửi lên Quốc hội về quân đội Trung Quốc.
Trung Quốc được cho là có tới 75 tên lửa hạt nhân tầm xa, gồm cả loại tên lửa đạn đạo liên lục địa, di động DF-31A và DF-31, báo cáo của Lầu Năm Góc hôm 24/8 cho biết. Trung Quốc cũng có 120 tên lửa tầm trung.
“Trung Quốc đang tăng cường lực lượng tên lửa chiến lược cả về chất lẫn lượng. Bắc Kinh sẽ tiếp tục đầu tư một nguồn lực tương đối vào việc duy trì một lực lượng hạt nhân giới hạn…nhằm đảm bảo rằng quân đội giải phóng nhân dân (PLA) có thể thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân trả đũa hủy diệt”.
Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, lần đầu tiên, Trung Quốc dường như đang phát triển một tên lửa đạn đạo liên lục địa di động thứ 3, có thể mang đầu đạn hạt nhân tấn công các mục tiêu độc lập (MIRV). Ngoài ra, báo cáo còn cung cấp thêm nhiều chi tiết mới về nỗ lực phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc và cho biết Bắc Kinh đã tiến hành thử nghiệm chặn đầu đạn như một phần của hệ thống phòng thủ.
Trung Quốc cũng đóng tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạng Jin đầu tiên và dường như con tàu này đã sẵn sàng. Tuy nhiên, tên lửa JL-2, một biến thể của DF-31 vẫn đang được thử nghiệm.
Lầu Năm Góc cũng tiết lộ trong bản đánh giá hàng năm về quân đội Trung Quốc rằng, hệ thống hầm ngầm sâu dưới đất của nước này ở phía bắc được kết nối với hơn 4.800 km đường hầm. Các hầm ngầm được dùng để cất giữ, che giấu tên lửa, đầu đạn hạt nhân và các boongke chỉ huy khỏi các cuộc tấn công hạt nhân.
Trung Quốc cho rằng việc đặt vũ khí và sở chỉ huy ở các cơ sở ngầm thì nó sẽ khó bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công. Quân đội Trung Quốc đã dùng các cơ sở ngầm từ đầu những năm 1950.
Quan chức Mỹ cho hay, trước đây các thông tin chi tiết về vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đều được giữ bí mật. “Lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc – quân đoàn pháo binh số 2 đã xây dựng và dùng các hầm ngầm kể từ khi triển khai hệ thống tên lửa chạy bằng nhiên liệu lỏng lâu đời nhất và tiếp tục sử dụng hầm ngầm để bảo vệ và che giấu các tên lửa di động dùng nhiên liệu rắn hiện đại, mới nhất của họ”.
Báo cáo của Lầu Năm Góc cho hay, các điểm hầm ngầm hạt nhân Trung Quốc được thiết lập dựa trên giả định rằng nó sẽ hấp thu cú đòn hạt nhân đầu tiên trước khi phản công.
Theo bản tin của báo Diplomat, một bài phát biểu gần đây tại trường chiến tranh hải quân đã tiết lộ, các cơ sở ngầm đã được đài truyền hình quốc gia trung ương Trung Quốc công khai từ tháng 3/2008. Mạng truyền hình trên đã chiếu hình ảnh một số đường hầm tại một địa điểm ở khu vực núi non thuộc tỉnh Hồ Bắc, phía bắc Trung Quốc. Cơ sở ngầm này nằm sâu dưới đất hàng trăm mét.
“Dù Trung Quốc vẫn giữ bí mật và luôn nhập nhằng trong lĩnh vực hạt nhân, thì việc nước này thỉnh thoảng tiết lộ thông tin về một số cơ sở ngầm liên quan tới hạt nhân là phù hợp với nỗ lực phát đi các tín hiệu chiến lược về sự tồn tại của kho hạt nhân của nước này”.
Báo cáo của Lầu Năm Góc cũng đưa ra hình ảnh các đường hầm, các trung tâm kiểm soát và an ninh. Các cơ sở an ninh ngầm được dùng để bảo vệ và che giấu sở chỉ huy, địa điểm truyền thông, cất giữ vũ khí và thiết bị cũng như để bảo vệ con người.
Richard Fisher, một nhà phân tích các vấn đề quân sự Trung Quốc nhận xét, báo cáo trên có ý nghĩa quan trọng trong việc liệt kê các sức mạnh hạt nhân chiến lược của Trung Quốc – với 25 tên lửa đạn đạo liên lục địa mới, một số tên lửa mang một lúc nhiều đầu đạn. Báo cáo này là bản tham chiếu đầu tiên về chương trình phòng thủ tên lửa toàn quốc của Trung Quốc.
“Được tiến hành đồng thời, được bảo vệ kỹ càng, lực lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa của Trung Quốc là mối lo lớn với Mỹ”, ông Fisher, thuộc Trung tâm chiến lược và đánh giá quốc tế nhận định. “Trung Quốc sẽ không tiết lộ kế hoạch tích lũy tên lửa, do đó, hiện chưa phải lúc cân nhắc cắt giảm thêm lực lượng hạt nhân của Mỹ như ý định của chính quyền Obama”.
Kể từ năm 1995, quan chức quân sự Trung Quốc đã đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân – trực tiếp hoặc gián tiếp, nhằm vào Mỹ ít nhất hai lần. Tháng 10/1995, Tướng Xiong Guangkai nói, “trong trường hợp có bất cứ cuộc xung đột nào về Đài Loan nổ ra, nếu Mỹ tấn công Trung Quốc, TQ sẽ đánh trả. Cuối cùng, các vị sẽ phải quan tâm tới Los Angeles nhiều hơn là Đài Bắc.”
Năm 2005, Tướng Zhu Chenghu nói với các phóng viên ở Bắc Kinh rằng nếu quân đội Mỹ dùng vũ khí thông thường trên lãnh thổ Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ đáp trả bằng vũ khí hạt nhân.
Tháng 1 năm nay, quân đội Trung Quốc đã khước từ đề nghị hội đàm hạt nhân chiến lược với Mỹ của Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates.
Hoài Linh (Theo WashingtonTimes)

Từ Trung Đông tới Biển Đông

Từ Trung Đông tới Biển Đông

Người biểu tình dẫm lên hình Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria
Chuyện tuần này tại các phòng tin ở London đang chuyển nhanh từ Libya sang Syria.
Cùng thời gian, Trung Quốc và Việt Nam hẹn nhau bàn tiếp về lãnh thổ và lãnh hải trong bối cảnh lãnh đạo hai nước đều bị sức ép của dư luận.
Dù không liên quan, Trung Đông và Biển Đông vẫn làm nổi bật lên điểm yếu của cả Trung Quốc và Việt Nam.
Trước hết về Trung Quốc, nước đang bị thiệt vì không rõ ràng trong ngoại giao với Libya.
Báo chí Trung Quốc nói nước họ ít có cơ hội phục hồi lại các hợp đồng tổng trị giá trên 20 tỷ USD ký với Libya thời Gaddafi.

Trung Quốc luôn nêu nguyên tắc “không can thiệp” ở Bắc Phi nhưng vì có nhiều quyền lợi kinh tế nên chẳng thể đứng ngoài chính trị khu vực.
Cùng lúc, cách can dự nào cũng khó, vì ủng hộ Phương Tây ‘thay đổi thể chế’ là chuyện Trung Quốc không thể làm, mà hỗ trợ các chế độ đang lâm nguy cũng là “mạo hiểm”, theo báo Hoàn Cầu.
Tờ báo Trung Quốc còn trích nhà nghiên cứu trong nước nói Bắc Kinh cần mở rộng quan hệ ra với nhiều giới khác nhau tại Trung Đông, kể cả tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo và đài truyền hình đầy thế lực Al-Jazeera.
Vì lâu nay, Trung Quốc chỉ làm ngoại giao theo cách truyền thống, giao lưu với các chính quyền và bỏ qua (hay coi thường?) các tác nhân xã hội và truyền thông dù họ đều quan trọng trong thời Toàn cầu hóa.
Trong chiến sự Libya, Trung Quốc vẫn kêu gọi “đối thoại” khi hai phe nổi dậy và quân Gaddafi đã dùng súng cao xạ nã vào nhau, tạo cảm giác các nhà ngoại giao Trung Quốc như đang sống trong thời đại nào khác.
Ngoại trưởng Dương Khiết Trì của Trung Quốc
Truyền thông Trung Quốc lo ngại về ‘nền ngoại giao kiểu cũ’ của nước này trong vấn đề Trung Đông
Báo Hoàn Cầu nay cho rằng Trung Quốc cần hết sức thực tiễn một khi kịch bản Libya tái diễn ở Syria.
Tờ Minh Báo ở Hong Kong đã thấy phiền lòng phải nêu rằng Trung Quốc cử tân đại sứ sang trình quốc thư lên Tổng thống Assad hôm 28/8 khi Damascus đang bị tố cáo là bắn giết dân biểu tình, và hỏi đây có phải là sự cố chấp cứ bám vào đường lối ngoại giao kiểu cũ.
Báo Đông Phương ra ở Thượng Hải thì khuyên rằng “Trung Quốc cần trách bị các đại cường ép buộc trong vấn đề Trung Đông và cần có tiếng nói riêng nhưng cũng phải duy trì quan hệ với mọi bên trong cuộc xung đột để lo xa cho quyền lợi của mình, tránh bị sức ép”.
Trung Quốc cần trách bị các đại cường ép buộc trong vấn đề Trung Đông và cần có tiếng nói riêng nhưng cũng phải duy trì quan hệ với mọi bên trong cuộc xung đột để lo xa, tránh bị sức ép
Báo Đông Phương ở Thượng Hải
Chậm cả hai nơi
Đúng là trước diễn biến nhanh trên thế giới, Trung Quốc đang loay hoay chọn thế đứng trên diễn đàn quốc tế nhưng còn rất bị động.
Cũng vì thế, khó có thể tin rằng cách Trung Quốc nêu vấn đề Biển Đông thuyết phục được dư luận chung.
Bất kể báo chí Trung Quốc và khu vực nói gì, truyền thông Âu Mỹ đã từ lâu nay nghi ngờ các đòi hỏi của Trung Quốc về vùng biển này.
Có phải vì thờ Tôn Tử và ưa phép giữ miếng, tung hỏa mù nên trong cuộc chiến PR, Trung Quốc bị tụt lại thời Xuân Thu Chiến Quốc, khi loài người chưa có Internet?
Trên thực tế, kể cả khi Trung Quốc có được sự nhượng bộ từ đàm phán song phương với Việt Nam hay Philippines, chưa chắc Hoa Kỳ và một phần dư luận quốc tế đã đồng ý.
Việt Nam chia sẻ quan điểm về tự do hàng hải ở Biển Đông vì các tính toán riêng nhưng Hoa Kỳ cũng đã nói là họ cũng sẵn sàng bảo vệ quyền hải hành ở vùng Tây Thái Bình Dương một mình, nếu cần.
Việt Nam cũng lại giống Trung Quốc ở thế bị động trước việc nhận định thực chất của các vấn đề toàn cầu.
Tại Trung Đông, làn sóng dân quyền bùng lên là có thật và các nước Âu Mỹ lao vào cũng chỉ sau khi Mùa Xuân Ả Rập đã bùng lên với hy vọng đảm bảo kết quả có lợi nhất cho mình.
Nói rộng ra thì phong trào phản đối chính quyền đang là một hiện tượng toàn cầu, bất kể thể chế gì và vùng đất nào.
Tại châu Á những tháng qua chỉ có Hà Nội là nơi duy nhất có hơn 10 cuộc xuống đường phản đối Trung Quốc
Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Hy Lạp đều đã chứng kiến biểu tình, thậm chí bạo động dù với căn nguyên khác nhau.
Tại nền dân chủ đông dân của Ấn Độ, một ông già 74 tuổi là Anna Hazare hô hào chống tham nhũng đã thu hút hàng vạn người theo.
Tuần này, một Julius Malema ở Nam Phi làm bùng ra cuộc xuống đường đòi Đại hội Dân tộc Phi (ANC) phải cải tổ bộ máy từng là ‘cách mạng’ nhưng nay nặng về bè phái, chia chác.
Cuộc biểu tình nào, kể cả ở nước bị kiểm soát chặt như Trung Quốc cũng mang lại kết quả ít nhiều, không ở dạng này thì dạng khác.
Tin mới từ Đại Liên nói tổng giám đốc công ty hóa chất gây ô nhiễm khiến 12 nghìn người biểu tình nay đã bị cách chức và nhà nước sẽ xét việc bồi thường cho nạn nhân vụ ô nhiễm.
Thời đại tin đi nhanh khiến người dân rất dễ tụ họp và có đầy lý do để phản đối, làm nhà chức trách ở đâu cũng chỉ có hai lựa chọn: trấn áp hoặc lắng nghe.
Logic của trấn áp đi từ nhẹ đến nặng, tới mức dùng xe tăng bắn dân như ở Syria, sớm muộn cũng dẫn tới đại loạn.
Đối thoại vừa giúp nhà chính trị câu giờ, tạm thời giải toả căng thẳng và lâu dài nếu tốt ra sẽ tạo cách ‘chia sẻ giải pháp’, thực chất là dân chủ hóa.
Vì thế, việc TP Hà Nội mời nhóm trí thức chủ trì biểu tình vào đối thoại là động tác rất khôn ngoan dù chưa rõ mục tiêu lâu dài là gì.
Trước mắt, các cuộc biểu tình ở Việt Nam và dư luận mạng tại Trung Quốc rõ ràng đã và đang gây sức ép lên hai chính quyền.
Bước vào cuộc họp về biển đảo đầu tháng 9, chắc cả hai đoàn đàm phán đều hiểu họ không ở thế mạnh, cả trên trường quốc tế và với dư luận nội bộ.
Trừ khi có gì đặc biệt xảy ra trong quan hệ hai Đảng, có thể suy đoán rằng Bấm họp Ủy ban chỉ đạo Việt – Trung lần thứ năm là dịp để hai bên PR rằng họ nỗ lực làm việc.
Bởi như lời Giáo sư Trung Quốc Lâm Lý Dân nói nhân chuyến thăm của Tổng thống Philippines, Biển Đông là vấn đề phức tạp, cần giải quyết về lâu dài, không thể nào xong qua một chuyến đi.
-Từ Trung Đông tới Biển Đông
——-
-Chính sách Trung Đông của Trung Quốc hiện nay
Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Nam Phi (SAIIA) có bài viết đánh giá về chính sách Trung Đông của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. Hiện chiến lược Trung Đông của Trung Quốc chủ yếu tập trung xoay quanh việc đảm bảo an ninh năng lượng, mở rộng thị trường tiêu dùng và cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp của nước này
Nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc tăng gấp đôi cùng với khủng hoảng tài chính, năng lượng và những mối quan tâm thương mại vẫn tiếp tục chi phối mối quan hệ hợp tác của Trung Quốc với Trung Đông trong tương lai. Theo bài viết, đánh giá về vị thế địa chính trị đang nổi lên của Trung Quốc và những dính líu của Trung Quốc đối với thế giới Arập và khu vực Trung Đông rộng lớn đang là chủ đề quan tâm của nhiều cường quốc trên thế giới, trong đó có Nam Phi.
Mặc dù có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì đòn bảy thúc đẩy kinh tế nhằm tăng cường ảnh hưởng ngoại giao trên trường quốc tế. Để đạt được tham vọng trở thành cường quốc và tạo dựng ảnh hưởng tại Trung Đông, chính sách ngoại giao của Trung Quốc đối với khu vực Trung Đông tập trung vào xây dựng mối quan hệ gần gũi với các nhân tố đóng vai trò chủ đạo tại khu vực này và để làm được điều đó, Trung Quốc đặc biệt chú trọng quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực. 
Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm can dự vào khu vực này trong những năm gần đây đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của cả chính phủ và người dân. Nhiều chính phủ trong khu vực xem Trung Quốc như một vật cản hữu hiệu đối với sự thống trị của Mỹ tại khu vực. Hơn nữa, nhìn nhận chung trong khu vực có xu hướng chỉ trích nặng nề chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Trung Đông. Do đó, sự nổi lên của Trung Quốc trên con đường tiến vào Trung Đông được xem như ánh hào quang, nhiều quốc gia Arập và Hồi giáo xem Trung Quốc như quốc gia anh em. Tuy nhiên, những lý do về địa chính trị và quan hệ về văn hóa không đủ để giải thích được sự nổi lên của nhân tố Trung Quốc trong các vấn đề của Trung Đông. Chiến lược can dự thành công của Trung Quốc cũng xuất phát từ sự chia sẻ giữa Trung Quốc và các quốc gia Arập đối với các vấn đề toàn cầu lớn và việc Trung Quốc sử dụng một cách hiệu quả sức mạnh mềm của mình trong quá trình giải quyết vấn đề đối với các đối tác Arập. 
Theo một số báo cáo phân tích mới đây, các quốc gia Arập hiện là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc. Tại Trung Đông, và đặc biệt là ở vùng Vịnh Pécxích, Trung Quốc không còn bị xem là nước chỉ cung cấp hàng tiêu dùng giá rẻ mà là một khách hàng lớn về dầu mỏ. Kể từ khi Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ đích thực vào năm 1993, Trung Quốc chủ trương lôi kéo Trung Đông nhằm đảm bảo nguồn tiếp cận dầu mỏ. Hiện hơn 50% lượng dầu mỏ nhập khẩu của nước này có xuất xứ từ Trung Đông. Cơ quan năng lượng quốc tế dự báo lượng nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc từ Trung Đông sẽ tăng ít nhất lên 70% vào năm 2015, điều này cho thấy triển vọng duy trì tăng trưởng kinh tế cao của Trung Quốc liên quan chặt chẽ tới “vận mệnh” của Trung Đông. 
Từ năm 2005 trở lại đây, kể từ khi chỉ định đặc phái viên tại Trung Đông, Trung Quốc đã nỗ lực mạnh mẽ nhằm tăng cường ảnh hưởng của mình trong các vấn đề khu vực. Đối với các quốc gia xuất khẩu dầu, Trung Quốc nổi lên nhanh chóng từ những năm 1990 như một khách hàng lớn và một nhà đầu tư lớn. Đối với các nước như Iran và Xyri, vốn phản đối “quyền lực Mỹ” trong khu vực, thì quyền phủ quyết của Trung Quốc tại Hội đồng Bảo an LHQ và những nghi ngờ chung về Mỹ khiến những nước này coi Trung Quốc như một đối tác đáng tin cậy. Bên cạnh đó, những câu hỏi về dân chủ, nhân quyền lại không bao giờ được đặt ra trong mối quan hệ đặc biệt này. 
Ixraen cũng tỏ ra muốn “ve vãn” Trung Quốc vì những ảnh hưởng tiềm tàng mà nước này có được tại Trung Đông. Trung Quốc chia sẻ với Ixraen những bất bình về tính hiếu chiến Hồi giáo. Mặc dù Trung Quốc xây dựng quan hệ chặt chẽ với các quốc gia Arập như Iran, nhưng Ixraen, trước sự “thất vọng” của Mỹ, vẫn coi Trung Quốc như một thị trường công nghiệp quốc phòng quan trọng. 
Quan điểm của Trung Quốc đối với vấn đề Ixraen và Palextin Trong vấn đề Palextin, Trung Quốc bày tỏ quan điểm ủng hộ cuộc đấu tranh giành quyền tự quyết của người dân Palextin. Về quan hệ ngoại giao, lãnh đạo Trung Quốc đã thực hiện nhiều chuyến thăm ngoại giao chính thức với Nhà nước Palextin. Mối quan hệ của Trung Quốc với Palextin mang nét đặc biệt quan trọng riêng. Mối quan hệ của Trung Quốc với Palextin là thừa nhận tính đồng nhất quốc gia của người dân Palextin, cũng như những yêu sách về lãnh thổ của người dân Palextin. Trên các diễn đàn quốc tế, Trung Quốc đã thể hiện sự ủng hộ đối với sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của người dân Palextin và tiến trình hòa bình Trung Đông. Trong khi, Mỹ và Ixraen coi Hamas là một tổ chức khủng bố thì Trung Quốc lại công nhận quyền hợp hiến của Hamas như một đại diện hợp pháp của nhân dân Palextin. 
Đối với Ixraen, Trung Quốc luôn phản đối việc Ixraen tiếp tục chiếm đóng vùng đất của người dân Palextin, bao gồm cả các chính sách của Ixraen liên quan đến việc xây dựng khu định cư tại Bờ Tây và Đông Giêruxalem, đặc biệt là trên vùng đất của người dân Palextin. Trung Quốc cũng chỉ trích mạnh mẽ việc Ixraen bao vây kinh tế Gada. Trong khi kêu gọi cả Ixraen và Palextin tập trung nỗ lực để tiến tới một giải pháp hòa bình thông qua con đường ngoại giao và thỏa hiệp, thì việc Ixraen tiếp tục xây dựng khu định cư tại Bờ Tây sông Gioócđan không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế mà còn làm tổn hại đến chính an ninh của Ixraen. 
Mặc dù có những chỉ trích đối với Ixraen, nhưng Trung Quốc một mặt cũng đang muốn tăng cường thúc đẩy quan hệ hợp tác với Ixraen, bởi hiện Trung Quốc đang rất thèm muốn các công nghệ hiện đại, đặc biệt là các công nghệ liên quan đến quân sự và các hệ thống vũ khí hiện đại của Ixraen. Trung Quốc mong muốn trở thành đối tác của Ixraen trong những nỗ lực đầy tham vọng của mình nhằm hiện đại hóa quân đội và thúc đẩy năng lực công nghệ của mình. 
Nhân tố Mỹ 
Trung Quốc nhìn thấy những lợi ích riêng của họ trong mọi hành động giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ. Trong vấn đề Libi và Xyri mới đây và vấn đề Iran, Xuđăng trước đây, Trung Quốc luôn tìm cách cản trở những sáng kiến do Mỹ đứng đầu tại LHQ được xem như chiến thuật cứng rắn hợp pháp chống lại các quốc gia không tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng khi Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (HĐBALHQ) thông qua nghị quyết số 1973 về Libi và mới đây Trung Quốc cùng với Nga đã lên tiếng không ủng hộ Nghị quyết của HĐBALHQ nhằm lên án Chính phủ Xyri. 
Trung Quốc lo ngại về sự phụ thuộc vào quyền lực quân sự Mỹ có thể ảnh hưởng đến an ninh các chuyến tàu chở dầu của họ tại vùng Vịnh. Trung Quốc còn xa mới đạt được khả năng can thiệp quân sự đối với các mục tiêu ở xa bên ngoài, cho dù trong thông cáo báo chí mới đây, lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố rằng Trung Quốc đã thành công trong dự án chế tạo tàu sân bay, nhưng không đề cập đến thời điểm cụ thể. Trung Quốc đang tìm cách đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng, mua thêm từ Nga, Trung Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh, vì vậy khả năng can thiệp quân sự ở xa đang trở thành ưu tiên trong chiến lược phát triển quân sự của nước này. 
Việc Trung Quốc tăng cường sự hiện diện tại Trung Đông đã phản ánh một chính sách ngoại giao chủ động hơn của họ trong những năm gần đây. Điều này phần nào phản ánh sự can dự nhiều hơn của Trung Quốc trên khắp thế giới và mối quan tâm của nước này trong việc duy trì ổn định ở Trung Đông, nhằm đảm bảo nguồn cung cấp dầu mỏ và khí đốt từ khu vực này. Ở một chừng mực nào đó, điều này cũng phản ánh việc Trung Quốc muốn được coi như một quốc gia có trách nhiệm, sẵn sàng đóng vai trò trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế./.
  Theo SAIIA
 Nhật Linh (gt)

Wikileaks: Tướng Hưởng than phiền với Mỹ về Biển Đông

Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Negroponte
Ông Hưởng phàn nàn với Thứ trưởng Negroponte rằng Hoa Kỳ không ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông
Tài liệu do Wikileaks công bố cho thấy Thượng tướng công an Nguyễn Văn Hưởng khi còn tại chức đã tỏ ý trách cứ Hoa Kỳ không đứng về phía Việt Nam ở Biển Đông trong cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Negroponte.
Bấm Điện tín của Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội nói cuộc gặp diễn ra hôm 11/9/2008 với sự tham gia của Phó trợ lý ngoại trưởng Scot Marciel, Đại sứ Michael Michalak và phía Việt Nam còn có Tướng Tô Lâm và Đại tá Đào Tâm Châu.
Phần tóm tắt cuộc gặp viết: “Thứ trưởng [công an] Hưởng bày tỏ quan điểm của ông về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và than phiền về việc thiếu sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với quan điểm của Việt Nam.

Phần sau của bức điện nói: “Ông Hưởng thể hiện ý kiến rằng an ninh khu vực, hòa bình và thịnh vượng không thể có được nếu không có sự hiện diện của Hoa Kỳ và nói thêm sự có mặt của Hoa Kỳ có thể điều phối quan hệ trong khu vực.
“Ông nhấn mạnh rằng Việt Nam muốn có quan hệ tốt với tất cả các nước, nhất là các nước láng giềng, nhưng Việt Nam không thể chấp nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.”
Ông Hưởng cũng nói với phía Hoa Kỳ ông hy vọng vấn đề Biển Đông sẽ được thảo luận kỹ ở đối thoại quốc phòng Việt – Mỹ trong tháng 10 năm đó.
Quan chức phát biểu
Trước lời phàn nàn của Tướng Hưởng về chuyện Hoa Kỳ không ủng hộ Việt Nam ở Biển Đông, điện tín của Đại sứ quán Hoa Kỳ nói Thứ trưởng Negroponte nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ “có ủng hộ quyền kinh doanh chính đáng của các công ty Hoa Kỳ ở Việt Nam”.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và các Thượng Nghĩ sỹ Hoa Kỳ trong những tháng qua có vẻ mạnh bạo hơn trong những tuyên bố của họ về vùng biển mà quốc tế gọi là Biển Nam Trung Hoa.
Nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác và phát triển thì còn có ai hơn một nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa láng giềng
Tướng Nguyễn Chí Vịnh
Trong khi đó bản thân các quan chức cao cấp của Việt Nam lại đưa ra những tuyên bố khác nhau, tùy lúc về vùng biển này.
Mới đây nhất Trung Tướng quân đội Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố thay cho Bắc Kinh rằng “Trung Quốc cam kết không lấy đất, lấy biển của Việt Nam”.
Còn trên Biển Đông Trung Quốc đã chiếm toàn bộ đảo Hoàng Sa năm 1974 và đảo đá Gạc Ma trên quần đảo Trường Sa năm 1988.
Tướng Vịnh cũng nói sau chuyến thăm tới Bắc Kinh mới đây:
“Nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác và phát triển thì còn có ai hơn một nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa láng giềng một khi các đồng chí tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam và mong muốn Việt Nam cùng phát triển”.
Dù câu nói của ông về sự hợp tác với Trung Quốc là câu có điều kiện, thời điểm phát biểu đã khiến nó thành chủ đề thu hút sự quan tâm của bạn đọc các trang mạng trong và ngoài nước, kể cả BBC Tiếng Việt.
Một cuộc thăm dò trên trang Bấm Facebook của BBC Tiếng Việt cho thấy phần đông người được hỏi không ủng hộ cách nói của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh.
Hơn 40 người cho rằng phát biểu của ông Vịnh là “mơ hồ và khó hiểu” trong khi chỉ có 10 người cho rằng ông phát biểu “mạnh mẽ và tỏ rõ ý chí bảo vệ chủ quyền”.
Được biết sau nhiều tháng không có động thái gì, Trung Quốc và Việt Nam hẹn họp tại Hà Nội có thể từ 5 đến 9 tháng 9 này về biển đảo trong vòng đàm phán thứ 5 do Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, ông Đới Bỉnh Quốc chủ trì.
-Tướng Hưởng than phiền với Mỹ về Biển Đông – (BBC)- Tiết lộ của Wikileaks nói Thượng tướng công an Nguyễn Văn Hưởng tỏ ý trách cứ Hoa Kỳ không đứng về phía Việt Nam ở Biển Đông.
-
-Việt Nam – Trung Quốc – Không vui: Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt – Trung xuất phát từ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và nhu cầu giải quyết những khác biệt, bất đồng (QDND 31-8-11)  — “Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” nghĩa là gì? “Chúng tôi thấy phía Trung Quốc rất vui vẻ, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của chúng ta. Trong khi đó, đoàn Việt Nam cũng lắng nghe và tiếp thu ý kiến của phía Trung Quốc”.  Trung Quốc thì “rất vui vẻ, lắng nghe và tiếp thu”, Viêt Nam thì chỉ “lắng nghe và tiếp thu”.  Tại sao Việt Nam không “vui vẻ”? -Việt-Trung cam kết giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán – VOA - –
-
Việt Nam không bao giờ nhượng bộ về chủ quyền (TTXVN VnEx 30-8-11) – Nguyễn Chí Vịnh: “Việt Nam không có ý định quốc tế hóa các vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc vì chính lợi ích của chúng tôi”… “Việt Nam cũng không bao giờ dựa vào bất kỳ một nước nào để chống Trung Quốc!.”Tại sao ông Vịnh phải công khai hứa như vậy? (Để ý trong hình: Các tướng Việt Nam thì mặc lễ phục tận răng, các tướng Trung Quốc thì mặc quân phục xuềng xoàng, như ngồi uống cà  phê trong căn tin!)  Ông Vịnh nói cái gì mà bên ngoài họ tường thuật thế này: Thứ trưởng Quốc phòng ca ngợi quan hệ Việt-Trung (BBC 30-8-11) Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh có những động thái trấn an Trung Quốc và nói sẽ không cho phép có biểu tình ở trong nước.

-China, Vietnam plan defence hotline: Report
HANOI (AFP) – China and Vietnam plan to set up a defence hotline as part of closer military links, official media reported on Wednesday, in the latest effort to publicly ease tensions after a maritime dispute.

-Nhượng bộ vô nguyên tắc và nhượng bộ có nguyên tắc về chủ quyền

MỸ DO DỰ VIỆC BÁN F 16 CHO ĐÀI LOAN LÀ DO SỢ GIÁN ĐIỆP TRUNG QUỐC

Trần Khải.

-Việt Nam có mua tàu ngầm hiện đại của Nga cũng vô ích nếu khi mà cán bộ cao cấp đã bị Trung Quốc mua ?


Liệu gián điệp Trung Quốc đã chen vào bộ máy cao cấp của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhiều nơi, nhiều cấp không ? Trên nguyên tắc, chúng ta không trả lời nổi. Bởi vì không ai biết được các hoạt động gián điệp gài sâu, luồn cao như thế. Nhưng có một suy luận khả tín: khi Trung Quốc  đã gàì gián điệp vào mọi ngõ ngách của chính phủ Đài Loan, tất nhiên là cũng phải gài tràn ngập tại Việt Nam, nơi từ lâu được xem như cửa ngõ để TQ bước chân vào Đông Nam Á.
Câu hỏi mới nên đưa ra: Tại sao chính phủ Mỹ do dự, chưa muốn bán chiến đấu cơ tối tân F-16 cho Đài Loan. Tất nhiên là có nhiều lý do, nhưng với tác giả J. Michael Cole -- Phó Trưởng Ban Biên Tập báo Taipei Times và là phóng viên của tuần báo quốc tế Jane’s Defence Week -- đơn giản vì Mỹ tin là gián điệp TQ đã gài khắp các ngõ ngách Đài Loan, và bán F-16 cho Đài Loan là sẽ cho gián điệp TQ đầy đủ mô hình kỹ thuật chiến đấu cơ tối tân của Mỹ.
Bài viết hôm 30-8-2011 trên báo Wall Street Journal của Cole có nhan đề “Taiwan Is Losing the Spying Game” (Đài Loan đang thua trận gián điệp rồi).
Cole nêu rằng từ nhiều tháng gần đây, chính phủ Obama vẫn còn do dự chưa muốn bán 66 chiến đấu cơ đời F-16C/D, mặc dù Đaì Loan đã xin mua từ năm 2007. Quyết định cuối cùng sẽ loan báo vào ngày 2-10-2011, và trong khi nhiều nhà quan sát dự đoán rằng các yếu tố  chính trị sẽ làm cho Mỹ bác bỏ yêu cầu này, nhưng, theo Cole, một yếu tố quan trọng hơn mới là quyết định: gần như bất kỳ ngõ ngách nào trong xã hội Đài Loan cũng đã bị gián điệp Trung Quốc gài vào nằm vùng.

Do vậy, chính phủ Hoa Kỳ và các nhà sản xuất quốc phòng Mỹ lo ngại rằng bất kỳ thương vụ vũ khí nào cho Đài Loan đều có cơ nguy kỹ thuật quân sự tối tân sẽ bị giao về cho Bắc Kinh.
Cole nói rằng nỗi lo đó không có gì mới. Bất kỳ ai quan sát diễn tiến ở Đài Loan các năm gần đây đều thấy gián điệp TQ đã gài vào quân đội Đài Loan, đặc biệt là ở cấp sĩ quan cao cấp.
Trong nhiều năm qua, các viên chức Mỹ kinh ngạc nhìn thấy các tướng Đaì Loan mới hồi hưu là đều vào thăm Trung Quốc để chơi golf, được các cấp tương nhiệm trong Quân Đội CSTQ mời uống rượu và ăn tiệc linh đình, và tất nhiên là rượu vào thì lời ra -- tha hồ mà thổ lộ thông tin. Đó là chưa nói tới các nàng Tây Thi sắc nước hương trời trong những biệt đội bông hồng đỏ TQ.
Cole viết rằng uy tín Đaì Loan bị sứt mẽ vì hàng loạt vụ liên hệ tới các sĩ quan cấp cao hay dân sự cấp cao bị móc nối làm gián điệp cho Trung Quốc. Một số chương trình quân sự cũng bị lộ vì có hỗ trợ từ gián điệp TQ gài từ bên Mỹ, thí dụ như vụ Po Sheng (tiếng Mỹ dịch là Broad Victory, Bách Thắng) -- một mạng lưới chỉ huy hành quân phức tạp mà Đài Loan mua từ hãng quốc phòng Mỹ Lockheed Martin lại bị gián điệp TQ gài mua thông tin năm 2008; trong đó nhà phân tích Hoa kỳ Gregg Bergersen, bị truy tố vì bán hồ sơ mật cho Kuo Tai-sheng, người có song tịch Mỹ-Đài Loan nhưng thực ra là gián điệp TQ.
Cole cũng nhắc rằng mới đầu năm nay, Lai Kun-chieh, kỹ sư nhu liệu, bị lộ  khi chuyển thông tin về hệ thống phòng thủ phi đạn PAC-3 Patriot  về cho Bắc Kinh.
Rồi mới tháng này (tháng 8-2011), Hoa Kỳ đã đẩy sang Đài Loan nhân vật có tên là Ko-suen “Bill” Moo. Ông Moo là viên chức thương vụ cao cấp của hãng quốc phòng Lockheed Martin, nguyên bị Mỹ bắt tại Miami năm 2005 và bị kêu án 6.5 năm tù vì tìm cách bán nhiều thứ, trong đó có toàn bộ một động cơ F-16 sang cho Bắc Kinh.
Vậy mà các viên chức Đài Loan không gặp được ông Moo khi đương sự tới phi trường, bất kể được phía Mỹ thông báo trước, và rồi từ đó không biến ông Moo biến đi đâu.
Cole cho biết, ông Moo, 64 tuổi, cũng liên hệ chương trình Po Sheng, có nhiều bạn thân trên cấp cao trong Không Quân Đài Loan. Người ta nói rằng ông Moo trong một nhóm nhỏ của Không Quân Đài Loan có bí danh là “Nhóm 4 ông,” trong đó gồm cả cự Bộ Trưởng Quốc Phòng Chen Chao-ming.

Một trung tâm gián điệp giả danh là du lịch sang Đài Loan bị lộ hồi tháng 3-2010, khi Bộ Chính Trị Quân Khu Nanjing thiết lập “Căn Cứ 311,” một chiến dịch được mô tả là hòn đá góc trong chiến tranh tâm klý của Bắc Kinh nhắm vào Đài Loan, trong đó lấy du khách làm một phần chiến thuật.
Cole viết rằng, gián điệp TQ cũng có tung ra các nươc khác, kể cả Hoa Kỳ, nhưng vấn đề là Đài Loan không đủ phương tiện chống chọi, thanh lọc gián điệp.
Cole nói rằng, nếu Tổng Thống Mã Anh Cửu quyết tâm bảo vệ nền dân chủ Đài Loan, ông Mã phải làm nhiều hơn là tìm mua vũ khí từ Hoa Kỳ. Trước tiên là phải thanh lọc gián điệp TQ trong quân đội Đài Loan, và phải tăng cường công cụ an ninh chống gián điệp TQ ở mọi lĩnh vực.
Ông Cole chỉ nói chuyện của Đài Loan, không nói gì về VN.  Nhưng chúng ta có thể tin rằng, Bắc Kinh không thể không gài gián điệp vào VN.
Trường hợp hiển nhiên cũng y hệt như của Việt Nam, nếu có mua tàu ngầm Nga thì sẽ chỉ vô ích khi mà các cấp cao đã bị Bắc Kinh mua chuộc.


( Theo vietbao.com )

CẢNH BÁO THẨM MỸ DA BẰNG TẾ BÀO GỐC

Hôm qua tôi được một thông báo mời đi dự hội thảo điều trị mụn và rổ hiệu quả bằng công nghệ tế bào gốc trên mạng. Khi đọc mới giật mình là chuyện này kể cả wikipedia tiếng Việttruyền thông đại chúng quảng bá đình đám. Nên buộc lòng phải viết một bài để cảnh báo với cộng đồng đâu là thật, đâu là giả.

Tế bào gốc (Stem cell) là loại tế bào sinh học có ở động vật đa bào. Nó có khả năng phân bào và biệt hóa (differentiate) thành các tế bào của từng cơ quan đặc biệt cho cơ thể, ví dụ như, da, cơ, xương, máu... Thông thường, tế bào gốc có 2 nguồn chính. Thứ nhất là, trong giai đoạn nguyên bào (blastocyte) của quá trình phát triển phôi - còn gọi là tế bào gốc của phôi (embryonic stem cells). Thứ hai là, mô ở người trưởng thành.

Ở phôi thai, khi tinh trùng gặp trứng để trở thành một hợp tử (zygote). Nó gồm một nửa chất liệu di truyền của bố kết hợp với một nửa của mẹ mà thành. Trong giai đoạn 1 tuần đầu sẽ nhân chia đa lưỡng bội theo cấp số nhân 2, 4, 8, 16... bao gồm một khối tế bào lớp bên trong gọi là nguyên bào phôi (embryoblast) và một khối tế bào lớp bên ngoài gọi là lá nuôi của phôi (trophoblast). 

Khối tế bào bên trong gọi là tế bào gốc, chúng sẽ biệt hóa thành các cơ quan cụ thể như mắt, mũi, tai, ống tiêu hóa, nội tiết, da, cơ, xương , tế bào máu, v.v... để tạo thành một phôi thai hoàn chỉnh của một động vật chuẩn bị tự sống độc lập với môi trường mà, không sống nhờ vào nguồn cung cấp của máu mẹ qua nhau thai. Khối tế bào bên ngoài sẽ trở thành bánh nhau để mang dưỡng chất và máu đến nuôi phôi thai.

Ở người hoặc động vật trưởng thành, tế bào gốc có mặt ở khắp các mô của từng cơ quan trong cơ thể. Nhưng chúng ở dạng nghỉ ngơi hoặc tăng sinh khi có những thương tổn cần nhu cầu của chúng. Đối với tế bào gốc phôi thai có khả năng sinh trưởng và nhân đôi mạnh mẽ hơn các tế bào gốc trưởng thành do quá trình lão hóa của sự phân bào tạo ra.

Về mặt miễn dịch học, bề mặt tế bào gốc của các cá thể khác nhau cho tặng nhau sẽ ít hoặc không tạo ra phản ứng loại ghép. Nhưng chất liệu di truyền bên trong tế bào thì khác nhau. Chính nhờ tính chất này mà, nó đã được sử dụng trong nghiên cứu và áp dụng điều trị trên lâm sàng Tây y từ thập niên 1990s đến nay.

Lại nói thêm về miễn dịch học, mỗi cá thể có một hệ thống miễn dịch. Nó giống như hệ thống quốc phòng an ninh của một xã hội. Nó sẽ tiếp nhận khi một cơ quan được đưa vào cơ thể của các thể là của chính bản thân từ cá thể đó được lấy ra hoặc được tạo ra - ghép tự thân (Autologous transplantation  hoặc auto-transplantation) - ví dụ như lấy một mảnh xương chậu của chính bản thân người đó để tạo ra sống mũi dọc dừa cho những người mũi gãy hoặc mũi tẹt trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhưng với hệ thống miễn dịch của cá thể, nó sẽ loại ghép những cơ quan không phải của nó hoặc được tạo ra từ của cá thể khác đưa vào. Lúc đó phải dùng thuốc để chống loại ghép. Đây là 2 mặt của một vấn đề của chuyên ngành ghép tạng hiện nay. Và việc ghép tế bào gốc đã mở ra một kỷ nguyên mới cho việc nghiên cứu và điều trị bệnh trong y học hiện đại. Nhưng vì đạo đức y khoa, văn hóa và luật pháp của từng quốc gia khác nhau đã cản trở sự phát triển nghiên cứu ghép tự thân các cơ quan nội tạng trong gần 2 thập kỷ nay.

Từ ngày phát hiện ra tế bào gốc phôi thai và cuống rốn của thai nhi, các nhà khoa học đã tìm tòi và nghiên cứu điều trị trong lĩnh vực này.

Đối với da của con người, cấu tạo gồm có những lớp tế bào khác nhau. Trong đó, lớp tế bào đáy (basal cell). Những tế bào đáy là ranh giới phân cách giữa thượng bì - lớp da ngoài cùng tiếp xúc với môi trường - và trung bì - lớp da giữa. Tế bào đáy còn có nhiệm vụ phát triển thành tế bào da ở thượng bì. Các tế bào gốc nằm nghỉ ở lớp trung bì và hạ bì, chờ để phát triển khi có tổn thương. 

Nhưng sẹo rổ ở mặt là do hậu quả của tổn thương làm mất lớp tế bào đáy. Còn mụn là do hậu quả của tắt ống tuyến bã và mồ hôi trên da do nhiều nguyên nhân khác nhau: rối loạn nội tiết tố sinh dục, tác động môi trường, tâm lý, v.v...

Từ đó, việc điều trị mụn đứng trên quan điểm nhân quả trong y khoa là tìm ra nguyên nhân làm ra mụn để điều trị. Còn điều trị rổ mặt nếu dùng tế bào gốc để điều trị thì phải ghép da chứ không phải đưa tế bào gốc vào mô dưới da là điều trị được mụn hoặc rổ mặt.

Ngoài ra, để cấy ghép một cơ quan là một kỹ thuật cao đòi hỏi tốn kém về tiền bạc và công sức không nhỏ, nếu không gọi là bạc tỷ tiền Việt Nam, cho dù là cấy ghép bất kỳ cơ quan nội hay ngoại tạng nào.

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=T2h1jL_DFWk
Một video clip do đài truyền hình thành phố quảng báo công nghệ chữa mụn và rổ mặt bằng tế bào gốc

Thế nhưng gần đây có một sự kết hợp giữa truyền thông - truyền hình và các cái gọi là thẩm mỹ viện massage thân thể (spa) với một vị giáo sư y học người Việt đang ở Singapore để quảng bá làm hết mụn và rổ mặt bằng tế bào gốc chỉ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng Việt Nam là điều không tưởng.

Với kiến thức hiểu biết của tôi về y học căn bản, việc truyền bá thẩm mỹ trị rổ và mụn bằng tế bào gốc là chuyện lừa đảo trong kinh doanh thị trường mà, các phương tiện truyền thông và các nhà chuyên môn cần phải lên tiếng để người dân không bị tiền mất mà tật vẫn mang, vì những trung tâm tắm gội, massage trá hình y khoa để làm điều bất chính trong y đức.

giấc mộng báo điềm gì


KTS Trần Thanh Vân
image Đêm hè, lúc chập tối tôi còn cảm thấy nóng ngột ngạt, nằm ngủ phải bật quạt. Nhưng đến gần sáng, tôi bỗng thấy lạnh khi có một cơn gió từ Hồ Tây thổi vào, Trời trở gió, mưa bắt đầu rơi. Nhỏm dậy đi tắt quạt và tôi không sao ngủ được nữa. Giấc mộng hãi hùng vừa chợt đến thì tôi đã tỉnh dậy. Một bức tường thành cao ngất vừa đổ sập xuống dòng nước chảy xiết. Không phải tường thành, một cái cống rất to, không phải cống, một đập nước hùng vĩ vừa đổ sập, tôi nhìn thấy con ngựa gỗ màu đen bị gãy làm đôi, trôi đi... tôi nghe lao xao hai tiếng Lan Châu...
Lan Châu là đâu nhỉ?
Tôi ngẩng lên, nhìn thấy con tôi nhìn tôi cười: "Mẹ không nhớ sao? Con và mẹ đã cùng đến Lan Châu trong chuyến đi thăm Trung Quốc rồi, thăm một nửa tỉnh Cam Túc, ngược thượng nguồn sông Hoàng Hà, rồi đi thăm Tây An, rồi đến thăm thành phố Trùng Khánh, đi xem người ta xây đập Tam Hiệp, rồi xuôi dòng Trường Giang trở lại thành phố Nam Kinh.

Ở Nam Kinh chúng ta đã đi cáp treo lên thăm Phật Di Đà... hôm nay cái vẫn còn cái đã mất. Ông Phật vẫn ở trên núi cao, nhưng ông không cười nữa, tất cả đang bị uy hiếp, tất cả đã sạt lở, động đất. Chúng sinh đang rên xiết, đang bị chôn vùi và Trời Đất đang thịnh nộ."
Nhưng tại sao lại Lan Châu? Tại sao có con ngựa gỗ bị gãy làm đôi?
Tôi đã tỉnh hẳn, nhấn nút mở máy tính, mở Email xem xem có thư từ gì không?
Không có, trời chưa sáng, ai gửi thư giờ này?
Sao lại có con ngựa gỗ bị gãy làm đôi nhỉ?
Thôi chết rồi, tôi nhớ ra rồi, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Hồ Cẩm Đào. Cách đây vài ngày tôi có đọc một bài nói về tham vọng quyền lực của ông ta và sự can thiệp trắng trợn của ông ta đối với Việt Nam. Hồ Cẩm Đào chính là con ngựa gỗ, một cây dương liễu mộc, nhưng lại ứng với mệnh Thiên tử. Thiên tử gỗ nhưng lại được phong là con hắc mã đạp trên lưng chim én như sách vở vẫn xưng tụng.
Nói đến đây chắc có bạn đọc sẽ chất vấn tôi, rằng câu chuyện như thế nào mà sao tôi liên tưởng ly kỳ làm vậy? Vâng tôi biết khá rõ, vì ông Hồ Cẩm Đào cùng lứa với tôi, lại sinh trưởng ở vùng tôi rất quen thuộc. Khi tôi học ở Đại học Đồng Tế Thượng Hải thì ông ta cũng học ở một trường đại học nào đó (có thể là ĐH Thanh Hoa?). Ông sinh năm 1942, tuổi Nhâm Ngọ, con một gia đình buôn bán chè ở thị trấn nhỏ Giang Yên thuộc tỉnh Giang Tô. Một tỉnh ở Miền Đông Trung Quốc có các thành phố cổ nổi tiếng như Tô Châu của nàng Tây Thi và Vô Tích của nàng Kiều, ngay gần kề thành phố Thượng Hải hiện đại. Tuy vậy, người ta còn biết quê gốc của ông Hồ này là tỉnh An Huy, kế cận thành phố Hàng Châu, quê hương xứ trồng chè Long Tỉnh nổi tiếng. Tỉnh An Huy là nơi có vùng nghỉ dưỡng suối nước nóng Hoàng Sơn, đã từng đón nhiều vua chúa và danh nhân đến nghỉ dưỡng (tôi từng đến Hoàng Sơn nghỉ 2 tuần vào mùa hè năm 1965). Có điều không sách báo nào nói đến, nhưng tôi thì biết rất rõ, rằng ông Hồ Cẩm Đào từng là Hồng vệ binh thứ thiệt. Mà đã là Hồng vệ binh thì khó tránh khỏi chiến tích đã từng xuống đường hò hét, đập phá, ca ngợi bè lũ bốn tên, lãnh tụ của Đại Cách mạng Văn hóa do bà văn công Giang Thanh, vợ Mao Trạch Đông cầm đầu và đã từng đấu tố thầy cô giáo đã dạy dỗ mình. Có lẽ do có giai đoạn bỏ học đi theo Cách mạng Văn hóa làm bậy khoảng 4, 5 năm, cho nên vào đại học từ năm 1959 mà mãi đến năm 1969 ông Hồ mới tốt nghiệp Khoa Thủy lợi ở Đại học Thanh Hoa thành phố Bắc Kinh (mặc dù ông này là người Giang Nam), rồi được cử đến tỉnh Cam Túc phụ trách phong trào thanh niên và ông trở thành người hùng ở Miền Tây và Tây Bắc nước Trung Hoa. Sự kiện người ta đào được trong ngôi mổ cổ thời Đông Hán vào năm 202 ở tỉnh Cam Túc một bức tượng đồng "Hắc mã đạp phi yến" ứng với việc ông Hồ Cẩm Đào xuất hiện và người ta gọi hiện tượng đó là "quý vật đón quý nhân". Sau khi ở Cam Túc, ông Hồ được cử đi cai trị Tây Tạng làm Bí thư khu tự trị này và cũng thành công trong chiến dịch trấn áp dân Tây Tạng năm 1988. Đúng là quý vật đã đón quý nhân, vận may đến với ông cựu Hồng vệ binh này là do lúc đó Đặng Tiêu Bình đã lại trở lại nắm quyền và gây ra sự kiện đẫm máu Thiên An Môn. Con người này không chỉ được Đặng Tiểu Bình phát hiện, bồi dưỡng, mà sau này, thời kỳ Hồ Diệu Bang và Giang Trạch Dân nắm quyền, ông ta đã rất được sủng ái và trở thành nhân vật nhất nhì Trung Quốc rồi.
clip_image002
Hồ Cẩm Đào
Tôi được biết, riêng sự kiện Đập Tam Hiệp ngăn sông Dương Tử ở tỉnh Tứ Xuyên và tỉnh Hồ Bắc được bàn đến từ năm 1919 thời Tôn Dật Tiên và cuộc tranh luận bàn cãi dai dẳng kéo dài trên 80 năm, cho đến năm 1994 mới thực sự bắt đầu xây dựng. Công trình đại quy mô bậc nhất thế giới này đã tiêu tốn trên 70 tỷ USD và đã hoàn thành vào năm 2006 cũng có công đóng góp của Kỹ sư thủy lợi Hồ Cẩm Đào. Đập thủy điện lớn nhất thế giới này đã phá hoại một hệ sinh thái lớn, vùi lấp bao nhiêu ruộng đồng màu mỡ, là mối đe dọa lũ lụt, trầm tích cho cả lưu vực sông Trường Giang và làm cạn kiệt hơn 2000 Km hạ lưu sông Mê Kông như chúng ta đã biết. Ngày hôm nay thì ông Hồ Cẩm Đào đang thực sự là ngôi sao chói lọi nhất nước Trung Hoa và mang tai họa đến cho nhiều dân tộc. Có điều những nơi ông Hồ Cẩm Đào dấy nghiệp đều đang có tai biến, kể cả nhân tai lẫn thiên tai.
Bỗng nhiên tôi nhớ đến hình ảnh con tuấn mã đạp trên lưng chim én, hay nói ngược lại, chim én đang nâng cho tuấn mã bay cao hơn. Tại sao ông ta lại sinh năm 1942, tuổi Nhâm Ngọ, mệnh Dương Liễu Mộc nhỉ ? Nhưng con "Hắc mã đạp phi yến" là bằng đồng cơ mà? Có gì mâu thuẫn không? Thôi đúng rồi, bức tượng gỗ kia đã có lúc được sơn quét nhũ đồng bên ngoài, trông hùng dũng như hình ảnh con tuấn mã. Nhưng lớp nhũ đang rơi xuống và công trình thủy lợi đổ sụp, con ngựa gỗ gãy làm đôi, trôi hút đi, cùng núi rác thải đang uy hiếp dòng chảy đập Tam Hiệp.
Thôi, điềm gở đến rồi. Năm nay là năm Canh Dần, năm nay là năm Tùng Bách Mộc, Mộc - Mộc diệt, cây Tùng Bách bắt đầu phá cây Dương Liễu yếu ớt rồi đây, nhưng chưa tai hại lắm. Phải bốn năm nữa, đến năm 2014, con Tuấn Mã thật, con Ngựa Vàng Sa trung Kim sẽ từ trên trời bay xuống nghiền nát Hồ Cẩm Đào và sự nghiệp vĩ đại của ông ta.
Nếu được khuyên thì tôi xin khuyên ông Hồ Cẩm Đào hãy xem lại bộ phim truyền hình "Nghiệp chướng" nói về những người bạn từng là Hồng vệ binh cùng thời với ông ở thành phố Thượng Hải và nghĩ đến nghiệp chướng của đời mình. Hãy dừng tay lại, ông sẽ giữ được một chút phước lộc cho con cháu.
Bằng không chưa biết điều gì sẽ xẩy ra.
Ai coi đây là chuyện mê tín dị đoan thì xin đừng đọc.
TTV
HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

Lễ kỷ niệm chính trị ở Trung Quốc: vòng luẩn quẩn lâu dài sắp đến hồi kết

Financial Times

Lễ kỷ niệm chính trị ở Trung Quốc:

vòng luẩn quẩn lâu dài sắp đến hồi kết 

Jamil Anderlini
01-07-2011
Ngay trong khu liên hợp các cửa hàng lộng lẫy nhất giữa trung tâm thành phố Thượng Hải, nép giữa các nhà hàng sang trọng và tấm biển quảng cáo khổng lồ của hãng Gucci là một ngôi nhà cũ nhỏ bằng đá, chứa đựng một trong những di tích bảo tàng được coi là quan trọng nhất của Ðảng Cộng sản Trung Quốc.
Trên con đường phía ngoài ngôi nhà, một người bán hàng rong đồ chơi nói rằng ông ta không hề biết một chút gì về ngôi nhà đó. Tuy nhiên, đó chính là ngôi nhà mà 13 thành viên sáng lập của Ðảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành hội nghị toàn quốc lần thứ nhất của đảng, 90 năm trước vào tháng [Bảy] này.
Trong khi người bán hàng rong đang trả lời câu hỏi ông ấy nghĩ thế nào về Ðảng Cộng sản và 6 thập kỷ thống trị của nó, ông ấy đã bị xua đuổi bởi một nhân viên an ninh của khu liên hợp Tân Thiên Ðịa (Xintiandi), hay Thiên Ðường Mới Trên Mặt Ðất, đúng nghĩa theo cái tên của khu cửa hàng mua sắm sang trọng đó. “Ðảng cộng sản là vĩ đại, vĩ đại. Thôi tôi đi đây, tôi đi đây“. Người bán hàng rong ngoái đầu hét lên trả lời, trong khi hấp tấp chạy đi.
Ðảng Cộng sản [Trung Quốc] được thành lập năm 1921 trên danh nghĩa của những người [lao khổ] như ông ấy. Nhưng ngày nay hầu hết tất cả mọi người đều coi nó là đại diện cho đặc quyền của giới thượng lưu giàu có, những  người chi cho một bữa ăn ở Tân Thiên Ðịa nhiều hơn số tiền mà kẻ bán hàng rong kia có thể kiếm được trong vòng một năm.
Khi bước qua cột mốc lịch sử trong tháng này, Ðảng tự thấy mình đang ở vào một thời điểm khó khăn hết sức nghiêm trọng: với sự chuyển giao quyền lực chỉ xảy ra một lần trong một thập kỷ được dự định trong năm tới; là một trong những nước có sự bất bình đẳng thu nhập tồi tệ nhất thế giới; không có sự đồng thuận về những điều cần phải tiến hành để bảo đảm cho sự sống còn lâu dài của đảng, trong khi mô hình tăng trưởng vốn đã phục vụ hết sức đắc lực [cho Ðảng] trong vòng 3 thập kỷ qua nay đã bắt đầu kiệt sức.
Với hơn 80 triệu đảng viên, đó là một tổ chức chính trị lớn nhất trên thế giới. Mặc dù Ðảng khẳng định nó vẫn là một đảng kế thừa chân chính của chủ nghĩa Mác – Lênin và Mao, nhưng đúng hơn có lẽ là nên coi nó như là phòng thương mại lớn nhất thế giới (nguyên văn: the world’s largest chamber of commerce).
Câu đầu tiên trong tuyên ngôn của Ðảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố rằng, đảng “là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân“. Vậy mà ngày nay, chỉ có ít hơn 9% thành viên của đảng được xếp vào thành phần “công nhân” trong khi đó trên 70% được kết nạp từ thành phần các quan chức chính phủ, những người kinh doanh, những người làm việc chuyên nghiệp, tốt nghiệp đại học và binh lính trong quân đội.
Khả năng tự biến đổi và thích ứng với thay đổi, bảo đảm cho sự sống sót kéo dài của Ðảng sau sự tan rã của Liên Xô cũng như sự tàn lụi của chủ nghĩa cộng sản toàn cầu. Cải cách kinh tế của Ðảng và việc theo đuổi kinh tế thị trường đã giúp đưa Trung Quốc trở thành một siêu cường và là nền kinh tế đứng hàng thứ 2 trên thế giới, đưa hàng trăm triệu người thoát ra khỏi cảnh đói nghèo khủng khiếp. Tuy vậy, do thiếu các cố gắng nghiêm túc trong cải tổ chính trị, khoảng cách giữa điều mà đảng tuyên bố đại diện và một hiện thực tư bản bè phái được chính quyền bảo trợ ngày càng tiếp tục gia tăng.
Trong ba thập kỷ vừa qua “kinh tế đã phát triển nhanh chóng nhưng sự phát triển chính trị đã tụt chậm lại sau. Thực tế là ngày nay nhiều người đã nuôi dưỡng sự căm ghét các quan chức chính quyền và căm ghét những người giàu có“, theo Yang Jisheng, một cựu phóng viên của chính quyền và là tác giả của cuốn “Tấm Bia Mộ viết điều tra về tai hoạ Ðại Nhảy Vọt năm 1958.
Mặc dù có một sự công nhận của thế giới về một nước Trung Quốc đang đi lên, ngày một quyết đoán và hùng mạnh hơn, trong những năm gần đây Ðảng tỏ ra ít tin tưởng hơn về khả năng duy trì nắm giữ quyền lực vào lúc này hơn bất cứ lúc nào khác. Trong bài phát biểu cho 6.000 cán bộ của đảng vào hôm thứ Sáu [mùng 1 tháng 7, 2011], Hồ Cẩm Ðào, Chủ tịch Trung Quốc và là Tổng bí thư Ðảng Cộng sản đã ca ngợi “đảng chính trị Maxist đúng đắn, vinh quang, vĩ đại” của ông ta và đánh giá cao công trạng “tất cả các thành quả của chúng ta trong vòng 90 năm qua đối với cuộc đấu tranh ngoan cường được phát động bởi Ðảng Cộng sản  và nhân dân Trung Quốc qua mấy thế hệ“.
Tuy vậy, ông ta cảnh báo rằng “toàn đảng đang đối mặt với một mối nguy hiểm đang gia tăng của việc thiếu cố gắng, thiếu năng lực, thoát rời khỏi nhân dân, thiếu sáng kiến và tham nhũng“.
Bài diễn văn của ông ta được phát ra với các méo mó biến dạng lý thuyết [của chủ thuyết cộng sản] mà Ðảng dựa trên đó để mở rộng ý thức hệ cho đa số quần chúng.  Và mặc dù các cảnh báo của ông ta [đối với Ðảng] là rất nghiêm trọng, toa thuốc của ông ta cho sự hồi sinh [của Ðảng] là một mớ rối rắm mơ hồ các chính sách đầy mâu thuẫn, như việc ông ta kêu gọi các đồng chí của mình kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin – Mao Trạch Ðông trong khi lại thúc đẩy “nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” và “nền dân chủ xã hội chủ nghĩa“.
Minxin Pei, giáo sư về [môn] chính quyền tại Đại học Claremont McKenna ở California mô tả lập trường thực sự của Ðảng hiện nay là một “ý thức hệ của quyền lực” trong đó duy trì quyền thống trị của đảng đã trở thành mục đính bao trùm, và là lý lẽ bào chữa chính cho các hành động của nó”.
Nhiều người ở Trung Quốc đã chỉ ra sự khôi hài vốn có ngay trong chính chiến dịch tuyên truyền được phát động của Ðảng, kỷ niệm 90 ngày sinh của nó, mà chính thức vào ngày 1 tháng 7. Phim ảnh, các cuộc thi ca hát và các màn trình chiếu trên TV, các biển quảng cáo và các bài phát biểu, tất cả đều tán dương ca tụng những người sáng lập đảng và cuộc cách mạng mà họ đã phát động chống lại nền thống trị chuyên chế phong kiến, những điều thực là quái gở để kỷ niệm trong một nước [cũng] chuyên chế toàn trị, nơi mà các đảng đối lập bị cấm và chính quyền phản ứng với một sức mạnh áp đảo đối với bất cứ một ám chỉ đầu tiên nào của sự bất đồng nghiêm túc.
Tại nhà bảo tàng ở Thượng Hải, các bức ảnh về các đại biểu dự đại hội đầu tiên của Ðảng đem lại một sự nhắc nhở rằng việc chiến thắng cuối cùng [của Ðảng] là khó khăn như thế nào. Trong số 13 người  tham dự cuộc họp kéo dài 1 tuần năm 1921, năm người đã từ bỏ đảng chỉ trong vòng một hoặc 2 năm sau đó, bốn người đã hy sinh hoặc chết do ốm đau trong khoảng hơn mười năm, và một người đã bị trục xuất do tham gia phong trào của Trotsky.
Chỉ có Mao và một người tham dự khác nữa là còn sống và dốc hết sức cho các mục  tiêu cộng sản. Khi những người trung thành của ông ta chiến thắng những người dân tộc chủ nghĩa (chỉ Quốc Dân đảng của Tưởng Giới Thạch lúc bấy giờ – ND) trên hầu hết khắp nước, Mao tốc chiến vào Bắc Kinh năm 1949 và tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Nhân dânTrung Hoa.
Cố gắng của ông ta (Mao) nhằm xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và xây dựng một thiên đường cho những người lao động đã đưa tới các thảm họa như Ðại Nhảy Vọt, một cuộc cải cách kinh kế thất bại trong đó có khoảng 45 triệu người chết đói, và Cuộc Cách mạng Văn hóa tiếp theo sau đã đẩy đất nước vào thời kỳ hỗn loạn trong một thập kỷ.
Sau khi Mao mất năm 1976, Ðặng tiểu Bình khôn ngoan cuối cùng đã thâu tóm được vai trò lãnh đạo tối cao, và đã đưa đất nước vào con đường cải tổ thị trường và hồi sinh về kinh tế. Sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, Ðặng đã gia tăng các cải tổ kinh tế trong khi siết chặt các kiểm soát chính trị, thiết lập một hợp đồng xã hội còn tồn tại cho tới ngày hôm nay: dân chúng được tự do làm giàu và sống cuộc sống không bị chi phối lớn từ nhà nước cho đến khi nào họ không chất vấn sự độc tài của đảng về mặt quyền lực.
Người kế thừa Ðặng, Giang Trạch Dân đã đưa các chính sách này đi xa hơn bằng  cách cho phép các nhà kinh doanh và tư sản gia nhập đảng trong phần đầu của của thập kỷ trước. Khi chính phủ Hồ Cẩm Ðào bắt tay điều hành hồi năm 2003 trong một sự chuyển giao quyền lực có trật tự lần đầu tiên của đảng, chính phủ này đã hứa hẹn một sự lãnh đạo mềm dẻo hơn, môi trường sạch sẽ hơn và một mô hình [xã hội] công bằng hơn. Nhưng nhiều người ở Trung Quốc coi chính phủ này đặc trưng bởi các khẩu hiệu rỗng tuếch và một sự cai trị yếu kém.
Mỗi thế hệ [lãnh đạo sau] trở nên yếu kém hơn thế hệ trước: Giang Trạch Dân yếu hơn Ðặng Tiểu Bình, Hồ Cẩm Đào yếu hơn Giang Trạch Dân, và thế hệ lãnh đạo tiếp theo thậm chí còn yếu hơn cả Hồ“, Li Datong, một cựu biên tập của một tạp chí và là người cổ võ cho dân chủ, nói. Ông Li chỉ ra rằng tư cách hợp hiến của Ðảng giờ đây chủ yếu bắt nguồn từ khả năng của nó trong việc duy trì được sự tăng trưởng kinh tế nhanh.
Tuy nhiên, nhiều người ngay cả trong đảng tin rằng, đảng đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng về sự sống còn khi đảng đang chuẩn bị cho nền kinh tế rốt cuộc cũng không thể tránh khỏi một quá trình chậm lại, tại thời điểm khi mà đòi hỏi cho các quyền đại diện lớn hơn đối với tầng lớp trung lưu thành thị đang gia tăng.
Trong khi đất nước đang chuẩn bị cho sự chuyển giao quyền lực trong đó ông Hồ được dự định sẽ bàn giao chức vụ cho ông Tập Cận Bình, người kế nhiệm ông ta, các dấu hiệu xuất hiện cho thấy rạn nứt sâu sắc trong giới lãnh đạo cao cấp trên vấn đề đường lối mà đảng sẽ phải tiến hành để bảo đảm cho sự sống còn của nó.
Một bộ phận nhỏ và tương đối yếu trong giới lãnh đạo tin rằng, hợp đồng không chính thức do Ðặng đặt ra, đã đến hồi kết thúc lợi ích của nó, và rằng để tránh một sự nổi loạn nghiêm trọng trong xã hội, người dân Trung Quốc phải được bày tỏ nguyện vọng chính trị.
Trong bài phát biểu hôm thứ sáu, ông Hồ đã nhắc đến từ ‘dân chủ’ 32 lần. Tuy nhiên, rõ ràng là toàn bộ diễn văn cải tổ chính trị của ông ta vẫn còn nằm ngoài nghị trình, và rằng đảng thừa nhận đó là chìa khóa chính cho sự sống còn của nó.
Ông Hồ nói: “Chúng ta sẽ bảo đảm rằng, đảng sẽ đóng vai trò lãnh đạo chủ chốt trong việc thi hành toàn bộ trách nhiệm và phối hợp cố gắng của tất cả các thành phần. Theo đuổi phát triển kinh tế như là một nhiệm vụ trọng tâm của chúng ta, là cơ sở cho sự tiếp thêm sinh lực cho Trung Quốc và đạt được sự phồn vinh, duy trì sự ổn định chính trị cho đảng ta và cho đất nước của chúng ta“.
Nguyễn Trùng Dương dịch từ: Financial Times

Báo VnExpress: Quốc phòng Trung Hoa năm 2011 là 91,7 TRIỆU USD?????

hay nhỉ, Quốc Phòng TQ chỉ có 91,7 TRIỆU USD????