Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Thứ Năm, 28-11-2013 - Vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc: Sau Hoa Đông sẽ “xử” biển Đông?

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1- No-U Sài Gòn hân hoan kỷ niệm 2 năm thành lập (Cùi Các). =>
- Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới (ND).
- Xây 4 khu kinh tế biên giới với Trung Quốc (TT).
- Tàu CSB-8001 trong hành trình thăm, tặng quà Trường Sa (clip) (QĐND).  - Thượng tướng Nguyễn Thành Cung: Kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Trường Sa (QĐND).   – Bộ Quốc phòng đánh giá tàu tuần tra đa năng CSB 8001 (TTXVN).   – Vùng Cảnh sát biển 3 tiếp nhận tàu tuần tra hiện đại (PLTP).
- Việt Nam – Nhật Bản đối thoại an ninh (VOA).
- Trung Quốc – CON SỐ 5 GIỮA HÀ ĐỒ – Kỳ 14 (Bùi Văn Bồng).
- Philippines tố tàu sân bay Trung Quốc gây căng thẳng (PNTP). – Trung Quốc – Diễn võ hay dương oai!? (DLB).
- Nguy cơ xung đột gia tăng ở biển Hoa Đông (VNE).  – Tại sao vùng phòng không TQ gây rủi ro? (BBC).   – Leo thang căng thẳng tại vùng biển Hoa Đông sau tuyên bố của Trung Quốc về ADIZ (QĐND).  – Nhật Bản xem xét mở rộng ADIZ trên Thái Bình Dương (TTXVN).  – Nhật đổ thêm tiền vào quốc phòng để đối phó Trung Quốc (NLĐ).  – Chuyên gia Trung Quốc tuyên bố vùng phòng không tồn tại mãi mãi (LĐ). – Mỹ, Nhật liên thủ trong phép thử ‘hổ giấy’ (VNN). – Nhật sẽ không tuân thủ quy định vùng phòng không của Trung Quốc (RFI).
- Máy bay B-52 của Mỹ đột nhập “vùng phòng không” của Trung Quốc (RFI). – Đọ sức trên Biển Hoa Đông : Trung Quốc bất lực trước đòn thị uy của Mỹ. – B-52 Mỹ thách thức vùng phòng không TQ (BBC) .  – TQ ‘giám sát’ B-52 ở ‘Vùng phòng không’.  – Oanh tạc cơ B52 của Mỹ thách thức vùng phòng không Trung Quốc (VOA).  – Bắc Kinh bênh vực cho khu vực phòng không mới.  – Washington thách thức Bắc Kinh (NLĐ).  – Trung Quốc giám sát oanh tạc cơ Mỹ trên biển Hoa Đông (VNE).  – Trung Quốc nổi giận vì ngoại trưởng Australia (VNE).  – Dân mạng Trung Quốc đòi dùng chiến tranh để ‘dạy’ Nhật (TN).  – Tân Đại sứ Mỹ tại Nhật chỉ trích vùng phòng không của Trung Quốc (ANTĐ).
- Tàu Liêu Ninh vào Biển Đông, nỗi nghi kị của người Việt (RFA).
- Vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc: Sau Hoa Đông sẽ “xử” biển Đông? (TVN/DĐXHDS).
- Phạm Gia Minh: Tản mạn chuyện Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam (viet-studies).
- Gánh nặng châu Á (NLĐ).
- Nhân sĩ trí thức Việt Nam kiến nghị lập Hội đồng thúc đẩy nhân quyền (RFI). – Lập Hội đồng thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam để chấm dứt việc đánh tráo khái niệm (RFI).
- Các nhà hoạt động nữ công khai thành lập hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam (DLB).

- Cuộc biểu tình ngày 27/11/2011 (Nguyễn Tường Thụy).
- Tù chính trị: Chết vẫn còn bị “giam” (RFA).
- Điếu Cày được trao giải Tự do Báo chí (BBC).  – Blogger Điếu Cày ‘vui vì giải thưởng’. – Lễ trao giải Tự do Báo chí Quốc tế cho Blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải (DLB).
- Chống phá nhà nước trên mạng xã hội bị phạt đến 100 triệu đồng (GenK). - QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN (BS).
- Cửa hờ cho NGO nước ngoài & Cửa nào cho NGO Việt Nam? (DĐXHDS).
- Sáng nay bấm nút Hiến pháp sửa đổi (VNN).  – Chính thức thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (SK&ĐS). – Quốc hội Việt Nam: Một lũ theo đóm ăn tàn! (DLB). – Chưa hoàn thiện (Jonathan London). “Tuần này là một tuần đầy ‘bí hiểm’ ở Việt Nam, chính vì ngày mai (28/11/2013) Quốc Hội sẽ có một quyết định gì đó đối với hiến pháp, và với tin đồn liệu có ai đó từ chức, đang được ‘rò rỉ’ từ đâu không rõ…“. – Báo Mỹ quan tâm đến chế định vai trò DNNN trong Hiến pháp Việt Nam sửa đổi (Bloomberg/Lê Anh Hùng).
- Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) trước giờ G:“Quá tam ba bận” ? (DĐDN).  – Thu hồi đất và giá bồi thường đất: nhìn từ thực tiễn (ĐBND).
- Sạch bán chẵn (Người Buôn Gió). “Một thể chế mà đi lính thành như đi lao dịch, đến mức ai không muốn đi được phép bỏ tiền mua suất lính khỏi phải đi… Bán suất lính còn có nghĩa muốn xây dựng chế độ, bảo vệ chế độ này. Thì cứ bỏ tiền ra, cũng như tăng cước viễn thông, tăng điện… Một lần nữa lý do bỏ tiền vào nhà nước, thế là yêu nước lại được tái diễn“. – CU VÀ CÁC CỤ… (Nguyễn Tường Thụy).
- Thông qua 2 nghị quyết quan trọng (NLĐ). – CHÁN CHẲNG MUỐN XEM (Trần Kỳ Trung). Nguyễn Mộng Hoài: Thời đại và đôi tai (Quê Choa). “Ôi, thời đại thì cứ tiến về phía trước. Loài người thì cứ đi theo cái quy luật khách quan của nó. Còn cái tai của một số người ở một góc nhỏ trái đất này vẫn cố tình bị điếc, có khi lại điếc đặc nữa cơ. Thương cho họ quá !
- Tại sao cộng sản không thể tự thay đổi (Người Việt).
- Tô Văn Trường: VÌ SAO LŨ KÉP…? (Bùi Văn Bồng). “Nếu quy hoạch, tính toán thiết kế, thi công  và quản lý vận hành các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi sai thì những công trình này sẽ là những thuỷ tai, ‘thuỷ hại’. Với tầm nhìn, mục tiêu phát triển bền vũng và yêu cầu của cuộc sống, thiết nghĩ đã đến lúc phải có tổ chức mới đủ mạnh cho ngành  tài nguyên nước, đảm bảo nguyên lý quản lý tổng hợp theo lưu vực sông để khai thác tiềm năng có ích mà vẫn phòng tránh thiên tai một cách hiệu quả“.
- Dáo đâm Mầm Non, Thương vụ Quân sự (DLB). – NGÀY XƯA MÀ NHƯ THẾ NÀY LÀ BỊ BẮT NGAY TẮP LỰ (Văn Công Hùng). “Nhắc ngày ấy để thấy vừa đây có cái bài đồng dao mà nếu như hồi ấy xứng đáng bắt ngay tắp lự: ‘Bà gì?/ Bà ngoại/ Ngoại gì?/ Ngoại xâm/ Xâm gì?/ Xâm lăng/ Lăng gì?/ Lăng Bác/ Bác gì?/ Bác Hồ/ Hồ gì?/ Hồ ao/ Ao gì?/ Ao cá/ Cá gì?/ Cá quả/ Quả gì?/ Quả đấm’.”
2<- Tử tù dùng tăm thêu đơn: Huyết thư kêu oan của người cha (PNT). – ‘Điều tra viên dùng thủ đoạn ma quỷ đổ tội lên đầu em’ (NĐT). – Quốc hội yêu cầu không được bức cung, nhục hình (NLĐ).
- TIẾN SĨ LÀ PHẢI NHƯ RỨA… CHO DÂN NGHE ỨA MÁU (Nguyễn Quang Vinh). “Mình nghe xong lý lẽ của bác này, mình lao đường, mình hỏi một người ăn mày, tại sao bác lại ăn mày để làm xấu đường phố, gặp mấy người đi khiếu nại để hỏi,tại sao lại khiếu nại mần chi khi thấy chính quyền sai thì đừng cho cưỡng chế, đừng cho cưỡng bức, đừng cho trù dập chứ sao lại đi khiếu nại… Tóm lại với cái cách lập luận của Phương Tiến sĩ thì đến con chó đang ngủ ngon cũng phải sủa vì cáu giận“.
- Thi hành án tử hình: Vẫn tiêm, không bắn (VnEco).
- Dưỡng liêm có khó? (NLĐ).   – Video: Chuyển biến trong phòng chống tham nhũng (VTV). – Án tù trong vụ tham ô ở Vifon (BBC).  – Video: Tuyên án vụ tham nhũng tại công ty Vifon (VTV). – Huy chương có hình con cừu (Nguyễn Hoa Lư).
- Tiếng đất kêu thương (Gocomay). – TRƯ CUỒNG (Thùy Linh).
- Sự thật về khoản viện trợ 10 tỉ USD (NLĐ).
- PTT VN chỉ đạo điều tra vụ 229 kg heroin (BBC).
- Nhà báo Thu Uyên lên tiếng về cáo buộc lừa dối (TN).
- Không làm điện hạt nhân kiểu ‘chìa khóa trao tay’ (VNN).
- Giáo hoàng kêu gọi cải cách Giáo hội (BBC).  – Tổng thống Nga Putin hội kiến Đức Giáo Hoàng.
- Kỷ niệm 193 năm ngày sinh Ph.Ăng-ghen (28-11-1820 – 28-11-2013) (ND).
- Vì sao Trung Quốc phải sửa đổi chính sách Gia Đình Một Con (Người Việt). – Trung Quốc: “Tam vị nhất thể” của công cuộc cải cách (TBKTSG).
- Minh Diện: BOM BẤT ỔN ĐÃ KÍCH HOẠT (Bùi Văn Bồng). “Người dân Trung Quốc bây giờ hình không tin còn có một ‘Triệu Tử Dương’ khác, và nếu có cũng chỉ như Triệu Tử Dương 24 năm trước mà thôi, nên họ đã có sự chọn lựa khác.  Sự lựa chọn đó , mỉa mai thay, chính là sản phẩm của đảng cầm quyền: Dùng bạo lực giải quyết bạo lực!” – Số người Trung Quốc bị bắt vì lý do “an ninh quốc gia” tăng mạnh (RFI).
- Đài Loan trở thành điểm đến ưa chuộng cho các di dân Hong Kong (VOA).
- Miến Điện loan báo cáo trạng, bắt giữ về bạo động giáo phái (VOA).

- Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Cảnh giác không bao giờ thừa (PT).
- Tiếp bài rình rang kỷ niệm thành lập quận: “Chống đến cùng sự lãng phí” (TP).
KINH TẾ
- TS Lê Đăng Doanh: nợ công nợ xấu đáng lo ngại (RFA).
- Tái “cơ cấu” tư duy (DNSG).
- ‘Có cá nhân làm giàu từ DNNN yếu kém’ (BBC).  – Audio phỏng vấn bà Phạm Chi Lan: ‘Nên cho phá sản DNNN gần phá sản’.   – Doanh nghiệp nhà nước còn đầu tư dàn trải, kém hiệu quả (TT).
- Chuyển từ kiềm chế sang kiểm soát lạm phát (ĐT).
- TP.HCM: Kinh tế duy trì tăng trưởng ổn định (HQ).  – TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu về hội nhập kinh tế quốc tế (TTXVN).
- Sàn giao dịch vàng: Kiến tạo luật chơi mới cho vàng (DĐDN).  – Vàng đã bớt “lấp lánh”.   – Đổi mới phương thức quản lý vàng – không dễ (ĐBND).
- Khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước (KTĐT).
khoquantai10a1-43d55- Nợ đọng XDCB làm kẹt dòng vốn ngân hàng (TBNH).
- Nguyễn Ngọc Già: Thực hư thị trường bất động sản Việt Nam (RFA). – Đề nghị bỏ thuế suất 25% khi bán nhà đất (VNE).
- Nhập khẩu 30.000 tấn đường sản xuất tại Lào của HAGL: Khó quản tái xuất đường (DĐDN). =>
- Video: Bình Phước: Nông dân điêu đứng vì cà phê rớt giá (VTV).  – Phát hiện hàng loạt mẫu cà phê làm từ đậu nành, bắp rang.
- TỰ THUA TRÊN SÂN NHÀ: Ô tô nội bị đè bẹp (NLĐ).
- Việt Nam trúng thầu xuất 500.000 tấn gạo sang Philippines (TTXVN).
- Mỹ ngăn cản Mexico kiện lên WTO vụ tranh chấp cá ngừ (TTXVN).
- Lãnh đạo Quỹ Tiền tệ Quốc tế sắp thăm Miến Điện (RFI).
- Pháp–Trung lần đầu mở đối thoại kinh tế cấp cao (RFI).

- Sản xuất lúa gạo ĐBSCL: Một năm mất 652 triệu đô la Mỹ (TP).
VĂN HÓA-THỂ THAO
2<- Việt Nam đăng cai Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc 2014 (VOA).
- Tái hiện cuộc sống của người Mông tại nhà Vua Mèo (TTXVN).
- Nhà văn Nhật Tiến: GIẤC NGỦ CHẬP CHỜN (KỲ 15) (Nhật Tuấn).
- Em gầy như liễu trong thơ cổ (Du Tử Lê).
- Công tử Ăng Lê (Nguyễn Hoa Lư).
- Nam Đan – Những bài tụng ca (Dân Luận).
- Nguyễn Hoàng Đức: NOBEL CÓ ƯU TIÊN CHO NGƯỜI VIỆT ? (Nguyễn Tường Thụy).
- Tạ ơn người (DLB).
- Video: Chuyện đương thời: Đằng sau một tình yêu say đắm (VTV).
- Khi sân khấu đi vào trường học (PNTP).
- Thành danh nhờ… lấp vai: Không phải “ăn may” (NLĐ).
- Đại Nghĩa: “Tôi ngây thơ nhưng không nham hiểm!” (NLĐ).
- ‘Mrs. World thật lòng nhận sai’ (BBC).
- Hoàng tử William hát rock cùng Bon Jovi (BBC).
- Một gia đình Úc lập kỷ lục về đèn Giáng sinh (VOA).
- Dược sĩ thành nhà văn (ĐBND).

2GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau 2015: Nên sớm “bật đèn xanh” (PNTP).
- Sở GD-ĐT Hà Nội trực tiếp kiểm tra việc sai phạm trong tuyển sinh (TT).
- Những thầy giáo hiếm hoi của trường mầm non (Tiin).
- Thực phẩm bẩn tấn công trường học (NLĐ).  =>
- Thuê đồ chơi: Coi chừng “rước bệnh” cho con (PNTP).
- 64% học sinh THPT nói dối cha mẹ (PLVN).
- Hy vọng điều trị khỏi hoàn toàn HIV (RFA).
- TQ sắp đưa ‘Thỏ Ngọc’ lên Mặt Trăng (BBC).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
2<- Cửa biển bị vùi lấp, tàu thuyền nằm bờ (QĐND).
- 40 triệu đồng hỗ trợ gia đình trẻ tử vong do sau khi tiêm văcxin (TT).  – Ai chịu trách nhiệm số tiền 40 triệu ‘mua sự im lặng’? (VNN).
- Quyết không bỏ thai dù biết trước hai con sinh ra bị dính nhau (TN).  – Điều chưa biết về ca mổ song sinh dính liền (VNN).
- TP.HCM: Một nữ điều dưỡng bị đồng nghiệp đâm ngay trong bệnh viện (DV).
- Hà Nội: Đề nghị không thu tiền vào công viên (TP).
- Người già nên về VN hay ở nước ngoài? (BBC).
- Hà Nội: Giả phóng viên, cưỡng đoạt tiền 6 trường mầm non (DV).
- Zone 9 hoạt động trở lại sau vụ cháy (BBC).
- Dịch lở mồm long móng lan truyền ở miền trung sau lũ lụt (VOA).
- Liên tục siêu bão, lũ lớn (NLĐ).
- Vịnh Nha Trang hứng chất thải (NLĐ).
- Giảm bớt nghèo khó bảo vệ được các trẻ gái khỏi lây nhiễm HIV (VOA).
- WHO xác nhận 2 trường hợp bệnh bại liệt ở Syria (VOA).

QUỐC TẾ 
2- LHQ: Giải quyết vấn đề Syria thiết yếu cho sự ổn định của Iraq (VOA).  – Chính phủ Syria muốn tìm kiếm giải pháp chính trị tại Geneva 2 (Tin tức).  – Chính quyền Syria cử phái đoàn dự Hội nghị Geneva (TTXVN).  – Hơn 500 người Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập phiến quân Syria.
- Còn nhiều vấn đề gai góc trong đàm phán hạt nhân Iran (VOA).  – Đối thoại với kẻ thù (ĐBND).  – Nhượng bộ đau đớn hơn vẫn ở phía trước.  – Nhìn lại 10 năm khủng hoảng hạt nhân Iran.  – Đổi hạt nhân lấy tiền (TQ).
- Pháp phái 1.000 binh sĩ tới Cộng hòa Trung Phi (VOA). =>
- ‘Hiệp định Ukraine-EU là mối họa của Nga’ (BBC).  – Lãnh tụ đối lập Ukraina tuyệt thực (VOA).
- Thủ tướng Latvia từ chức sau vụ sập trần siêu thị (TTXVN).
- Hai đảng lớn nhất Đức lập liên minh (BBC).  – Đức đạt thỏa thuận lập chính phủ mới (NLĐ).
- Các nhà hoạt động ở Mỹ tuyệt thực để đòi cải cách di trú (VOA).
- Liên hiệp quốc ra nghị quyết về Ngày quốc tế bảo vệ nhà báo (RFI).
- Nghị sĩ Ý bỏ phiếu để “đuổi” Berlusconi khỏi Thượng viện (RFI).
- Thái Lan: Phe biểu tình chiếm thêm các bộ và một số Tòa thị chính (RFA). – Phong trào biểu tình chống chính phủ Thái lan rộng (RFI).
- Người biểu tình Thái quyết lật chính phủ (BBC).  – Thủ lĩnh biểu tình Thái sẽ ra trình diện nếu lật đổ được bà Yingluck (TTXVN).  – Biểu tình chống chính phủ lan rộng ở Thái Lan (VOA).  – Thủ tướng Thái Lan tính kế êm thấm (NLĐ).

* Video: + Bản tin video tối 26-11-2013; + Bản tin video sáng 27-11-2013; + Những con số trong tuần 26-11-2013; + Xe đò ngày Tết: khách không tăng, vẫn phụ thu bù lỗ.

* VTV: + Chào buổi sáng – 27/11/2013;  + Tài chính tiêu dùng – 27/11/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 27/11/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 27/11/2013;  + Thời sự 12h – 27/11/2013;  + Thời sự 19h – 27/11/2013.

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc: Sau Hoa Đông sẽ “xử” biển Đông?

Đôi lời: Sau câu hỏi trên là tới những câu hỏi khác quan trọng hơn, giành cho ban lãnh đạo ĐCSVN:
+ Sẽ phản ứng ra sao nếu như Trung Quốc có kịch bản tương tự tại Biển Đông?
+ Sẽ lại chỉ vài lời phản đối yếu ớt của Người phát ngôn để xoa dịu dư luận, trong khi lặng lẽ chấp nhận mọi yêu cầu mà Trung Quốc đưa ra, đồng thời bịt miệng báo chí, không để người dân biết những hành động từng bước đầu hàng, hoặc toa rập với Trung Quốc, theo những thỏa thuận ngầm nào đó từ nhiều năm qua, trong hành động từng bước xâm lược trên Biển Đông?
+ Tệ hại hơn, sẽ trấn áp tất cả những hoạt động yêu nước tự phát của người dân, như biểu tình, thành lập tổ chức dân sự phản đối hành vi tiếp tục xâm phạm chủ quyền (nếu xảy ra) đó?
Chỉ qua những diễn biến trong thời gian gần đây, nhất là những cuộc thăm viếng dày đặc, giao lưu “hữu nghị” qua lại ngay sau Hội nghị TƯ 3 ĐCSTQ, cũng có thể trả lời trước được những câu hỏi trên.
BT
——
TuanVietnam
28/11/2013 02:00 GMT+7
Liệu sau Hoa Đông, Trung Quốc có thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ – Air defense identification zone) tương tự tại biển Đông?

Hai tranh chấp luôn song hành
Có một đặc điểm cần phải lưu ý khi quan sát diễn biến chính trị nội bộ của các cường quốc, nhất là cường quốc mới nổi. Đó là một khi đã giải quyết ổn thỏa những vấn đề nội bộ, họ sẽ có xu hướng quay trở lại những vấn đề quốc tế được coi là quan trọng.
Hội nghị Trung ương 3 kết thúc cũng là khi Trung Quốc đặt những viên gạch đầu tiên cho tiến trình cải cách được coi là lớn nhất kể từ thời Đặng Tiểu Bình. Và bây giờ là thời điểm quay trở lại với các tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là tại Hoa Đông và biển Đông.
Trung Quốc và Nhật Bản có thể được coi là hai “đối thủ” không đội trời chung, và điều này có xuất phát điểm rất lớn từ lịch sử. Nước Nhật phát xít trước kia đã từng tiến hành cuộc xâm lược tàn bạo vào Trung Quốc và làm thiệt mạng hàng triệu người. Với một dân tộc luôn tự hào về lịch sử và về “vương đạo” hàng ngàn năm như TQ, điều này là một “nỗi nhục” lớn.
Không ngạc nhiên khi các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ với Nhật Bản lại được xem là mối nguy hại an ninh chủ yếu của Bắc Kinh.
Có thể thấy các tranh chấp tại biển Đông và biển Hoa Đông luôn luôn song hành với nhau. Chiến lược phát triển của Trung Quốc, nếu muốn trở thành một cường quốc thực sự, phải hướng ra biển.
Trong bối cảnh Mỹ và Nhật Bản đã là những thế lực hàng hải đáng sợ tại Châu Á – Thái Bình Dương, thì việc chọn cách tiếp cận như thế nào và hướng tiếp cận ra sao trong từng thời điểm sẽ là nhân tố quyết định cho thắng lợi cho chiến lược biển của Trung Quốc.
1
Ít khi “tấn công” cả hai mặt trận
Gây căng thẳng với các nước ASEAN hay leo thang căng thẳng với Nhật Bản chính là những bước đi cần phải được tính toán kỹ càng. Tuy nhiên, nếu theo dõi các hành vi của Bắc Kinh từ năm 2009 tới nay, chúng ta sẽ nhận ra, hiếm khi nào Trung Quốc đồng thời “tấn công” ở cả hai mặt trận.
Một phép thử chỉ thật sự an toàn chỉ khi chọn đúng thời điểm và đặt vào đúng mục tiêu chiến lược nhất định.
Nếu kết hợp giữa hai đặc điểm đã nêu ở trên thì có thể thấy, ngay sau khi giải quyết ổn thỏa vấn đề nội bộ, Trung Quốc thường chọn Hoa Đông làm mục tiêu “quay trở lại” vũ đài quốc tế trước tiên.
Trường hợp tương tự xảy ra sau khi Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVIII kết thúc vào năm 2012 vừa qua, khi ngay lập tức Hoa Đông dậy sóng. Với cách gây áp lực xen kẽ như vậy lên các khu vực tranh chấp, Bắc Kinh luôn luôn có cơ hội gây sức ép và khẳng định được chủ quyền của mình tại những khu vực đó.
Mô thức chính sách có thể là tương đồng tại mỗi khu vực, tuy nhiên cách tiếp cận không thể giống nhau. Nhật Bản và ASEAN là hai chủ thể hoàn toàn khác biệt. ADIZ có thể được Trung Quốc áp dụng tại Hoa Đông, nhưng chưa chắc tại biển Đông.
Nhật Bản là cường quốc kinh tế và quân sự hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương. Không quân và hải quân Nhật Bản cũng được đánh giá là có sức mạnh thuộc hàng “top” của thế giới. Một phép thử phù hợp cần có phương pháp tiếp cận phù hợp.
Thiết lập ADIZ là chiến thuật hoàn toàn hợp lý trong bối cảnh hầu hết các vũ khí hiện đại nhất, từ máy bay tới tàu chiến của Trung Quốc đều được đặt tại các quân khu ven biển nhằm đối phó với Tokyo. Đẩy căng thẳng tới một mức độ cao bằng cách sử dụng không quân, và sắp tới là các phương tiện không người lái (UAV), sẽ được coi là cách tiếp cận chủ yếu của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp Hoa Đông. Bắc Kinh coi Tokyo là đối thủ địa chiến lược đáng gờm nhất.
Khác với Nhật Bản, ASEAN chỉ là một chủ thể đa quốc gia lỏng lẻo về mặt lợi ích. Một số nước vướng vào tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc như Việt Nam hay Philippines có một lực lượng không quân và hải quân kém xa người láng giềng phía Bắc.
Đó là chưa kể, từ năm 2009 tới nay, Trung Quốc hầu như áp đảo hoàn toàn tại khu vực thông qua chiến lược “cải bắp”. Liệu quân đội Trung Quốc có cần phải sử dụng đến máy bay của mình để thiết lập ADIZ tại biển Đông hay không, trong khi chệnh lệch quyền lực cứng quá lớn giữa ASEAN và Trung Quốc, cũng như chiến lược “cải bắp” hầu như đã phát huy đầy đủ sự hữu ích của nó.
Rõ ràng biển Đông có khả năng là mục tiêu căng thẳng tiếp theo, ngay sau khi Hoa Đông “dậy sóng”. Tuy nhiên, sẽ không nhất thiết là một ADIZ tốn kém, mà chỉ cần lực lượng các tàu hải giám, ngư chính đã là đủ để Trung Quốc “tung hoành” tại biển Đông.
Không nói đâu xa, mới đây Mạng Hải quân Trung Quốc đưa tin một nhóm tàu chiến đấu gồm tàu sân bay Liêu Ninh cùng với tàu khu trục tên lửa Thẩm Dương, Thạch Gia Trang, tàu hộ vệ tên lửa Yên Đài và Duy Phương đã rời Thanh Đảo vào sáng ngày 26/11 để đến khu vực biển Đông nhằm triển khai hoạt động nghiên cứu thử nghiệm và huấn luyện quân sự.
Như vậy, chỉ cần Liêu Ninh đã là một thách thức lớn cho một ASEAN đang cố gắng đoàn kết. Còn với một ASEAN chia năm sẽ bảy thì đó sẽ là một thách thức rất khó vượt qua.
Nguyễn Thế Phương

* Xem thêm: - Trung Quốc thiết lập “Vùng nhận dạng phòng không” nhằm mục đích gì? (Infonet, 26/11/2013). Phỏng vấn TS Trần Công Trục, cựu Trưởng ban Biển giới. “Từ những lý do trên, có thể kết luận: Không thể nói kịch bản tương tự sẽ không xảy ra với Biển Đông được.”  -  Trung Quốc dọa lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông (Dân Việt, 26/11/2013).

Trung Quốc - CON SỐ 5 GIỮA HÀ ĐỒ - Kỳ 14

Xe tăng Trung Quốc ở Campuchia
* BÙI VĂN BỒNG 
(tiếp theo - Kỳ 14)
‘ĐƯỜNG LƯỠI BÒ’ TRONG MƯU ĐỒ BÁ VƯƠNG
… Từ lâu, Trung Quốc đã muốn “sớm được cơ hội” thế chân Mỹ làm chủ Đông Dương, từ đó bành trướng xuống Đông Nam Á. Khi nguòn tài nguyên, khoáng sản “đại lục” đã cạn kiệt, Trung Quốc đòi giành hết Biển Đông để thâu tóm quyền lực và vơ hết quyền lợi về cho mình – vốn tự coi là “Con số 5 giữa Hà Đồ”, tức Trung tâm trái đất, làm chủ toàn cầu; chừng nào chưa vươn vòi bạch tuộc  tham lam chế ngự, chi phối Đông Nam Á, thì nhà cầm quyền Trung Nam Hải còn lồng lộn lên. …
Khi tự vạch ra một đường vẽ trên bản đồ biển Đông, có thể nói nhà cầm quyền Trung Quốc coi như là phác thảo phạm vi cần thiết cho bản đồ tác chiến tầm chiến lược khu vực. Họ gọi là đường chữ U, hoặc đường “đứt khúc khảo cứu hải dương”, “cửu đoạn hải giới”…Cái chữ “hải giới” đã bộ lộ ý đồ như một “hằng số” - số không đổi, trong ý đồ bành trướng độc chiếm biển Đông. Với đường lưỡi bò, sẽ không một nước nào còn biển để mà đàm phán trong tranh chấp biển Đông với Trung Quốc. Việc in chìm mờ đường lưỡi bò vào hộ chiếu phổ tông của Trung Quốc đã bộc lộ rõ ý đồ nham hiểm đó.
Hiện nay các nước trong vùng Đông Nam Á không gọi đường chữ U theo hay “cửu đoạn hải giới” như TQ tự đặt ra, mà không ai bảo ai đều gọi là Đường Lưỡi Bò, vì họ gần như đồng quan điểm nhìn nhận với nhau là lòng tham lam, ý đồ bành trướng của Trung Quốc khác nào cái lưỡi bò liếm ngoẹo khắp chung quang để rồi cái gì cũng muốn vơ vào cho nước mình, nhất là những nơi có nhiều nguồn tài nguyên quý. Đất nước của họ rộng rồi, muốn rộng hơn nữa, đông dân rồi, muốn đông thêm nữa.  
           Thực tế từ nhiều đời qua, cả mấy nghìn năm, ai chẳng thấy máu bành trướng của Trung Quốc cứ dâng lên phừng phừng, không có độ dừng. Xưa nay, tuy đất rộng, người đông không nước nào sánh bằng, nhưng TQ vẫn còn lấn chỗ này một chút đường biên, chen chỗ kia chút biến, nhòm ngó đảo này đảo kia của nước láng giềng.
Nhìn lại, ý đồ bành trướng có quy mô, có tầm chiến lược ghê gớm nhất của TQ là từ những cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Khi ấy, đánh hơi thấy khả năng VN sắp thắng Mỹ-ngụy, sẽ giải phóng được miền Nam, thống nhất đất nước, TQ đã sắp sẵn ý đồ đã có từ lâu hòng thế chân Mỹ thôn tính Đông Dương. Đối với TQ, bán đảo này là vị trí chiến lược, là cửa ngõ phía Nam, là miếng mồi ngon nhăm nhe cả nghìn năm chưa dễ nuốt.
Nhiều đời, từ giặc Ân đến giặc Minh đều không “bình định”, chinh phục nổi Việt Nam, thậm chí nhiều nơi đã cắm quan người Tàu cai trị đến tận quận, phủ, nhưng rồi cũng bị Việt Nam đánh cho tơi tả, ôm đầu máu chạy về cố quốc. Muốn “lấy” VN từ lâu rồi, nhưng khi quân Minh bị tan tác, đến đời nhà Thanh thì sự biến trên thế giới thay đổi, TQ không từ bỏ ý đồ xâm lược, thôn tính VN, nhưng từ cuối thế kỷ 19, VN bị Pháp xâm lược, rồi sau 1954 lại bị Mỹ can thiệp, Mỹ xâm lược, TQ có muốn cũng đành chờ thời cơ.  Thật là “miếng ngon mất đi sầu bi phát khùng”.
Thế nên, khi ấy, dù nội bộ có “bè lũ 4 tên” (Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng) gây rối lung tung, lộn tùng phèo nội bộ thiên triều Trung Nam Hải, nhưng TQ vẫn đưa ra một số nội dung về đối ngoại và cả đối nội, bắt VN phải “từng bước phục tùng”.
Khi VN tỏ thái độ cứng rắn, giữ vững quan điểm độc lập chủ quyền, tỏ ra không “tâm phục khẩu  phục”, thì TQ liền liền đỏ mặt tía tai. TQ cho là VN chỉ quá nghe lời LX, nghe ông Tây, hoặc bị LX xúi giục nên đã  gây nhiều cuộc xung đột biên giới với Liên Xô từ thời đó. Đến mức, tình hình xung đột hai nước lớn vẫn là nỗi đau, nỗi lo của Bác Hồ trước khi Người ra đi. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Về phong trào Cộng sản thế giới - Là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hòa hiện nay giữa các đảng anh em!..”.
Tiếp đến, nhà cầm quyền TQ lúc đó còn có nhiều động thái với đủ kiểu hăm hè, đe dọa, khống chế VN. Ai đã từng chứng kiến và theo dõi thời cuộc vào cuối những năm 60, đầu thập niên 70 của thế kỷ trước đều biết rất rành rẽ ngọn nguồn về những khó khăn trong giải quyết mối quan hệ với nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông” này. 
     Thời đó, cả hai nước lớn trong phe XHCN là Liên Xô và Trung Quốc đều ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ. Liên Xô ủng hộ bởi muốn giữ vững và mở rộng thành trì CNXH ở khu vực Đông Nam Á. Còn Trung Quốc, với sự tiếp nhận chủ nghĩa Mác nửa với, ý thức về CNXH ít hơn, chủ yêu ủng hộ VN là muốn đánh bật Mỹ ra khỏi Đông Dương để TQ thực hiện ý đồ trùm khu vực.
Bởi vì khi VN đánh thắng Pháp, quân Tàu Tưởng thấy thời cơ ngon ăn nhảy vào thế chân Pháp, bị Bác Hồ nhìn thấy dã tâm không thiện chí, đã phải ký Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, để Pháp dẹp Tàu Tưởng. Ai ngờ, ngay sui đó, Mỹ lại nhảy vào miền Nam Việt Nam. Cho nên, TQ tức mà không thể kêu được, hầu như phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Vì thế, xét động cơ giúp VN thì trong đó có cái chủ đích của TQ giúp VN là coi như tự giúp mình, tự chủ động “giữ cho mình”, có lợi thì mới làm, buông VN thì mất hết quyền chi phối, bá chủ khu vực. Nếu như không giúp VN đánh Mỹ, để cho đế quốc đầu sỏ đầy sức mạnh này mà chiếm được cả VN thì coi như tiêu, nguy to. Mỹ mà nằm ngay sát nách Trung Quốc thì coi như “thượng phong tiêu thế, đại kế tiềm vong” (cái thế thượng phong bị triệt hãm, mưu lớn bị mất).
Thế nên, thời đó cả “hai ông anh khả kính” đều nhiệt tình dồn sức ủng hộ VN, muốn Mỹ phải cuốn gói nhanh khỏi VN. Cũng là giúp VN đánh Mỹ, nhưng Liên Xô giúp trang bị vũ khí tối tân, hiện đại, chuyển giao kỹ thuật sử dụng và tác chiến (tên lửa, máy bay, xe tăng...), còn Trung Quốc giúp quân trang (quần áo Tô Châu, mũ cối, giày dép, lương khô, bi đông đựng nước uống...). 
Cũng vì “cái lưỡi bò” tham lam đó, nhìn quá lại một chút từ năm 1956, lợi dụng tình hình Pháp rút khỏi Đông Dương, Trung Quốc cho quân đội ra chiếm nhóm phía đông quần đảo Hoàng Sa, rồi cho quân đội ra chiếm đảo Ba Bình trên quần đảo Trường Sa.
Tháng 1-1974, lợi dụng tình hình Mỹ phải rút khỏi Đông Dương, Trung Quốc tranh thủ ăn chặn, chiếm chỗ trến biển Đông, qua mặt chính quyền Hà Nội, gian manh đánh lén, dùng một lực lượng hải quân, không quân quan trọng đánh chiếm nhóm phía tây quần đảo Hoàng Sa khi đó do quân đội của chính quyền Sài Gòn bảo vệ. Năm 1988, Trung Quốc lại huy động lực lượng không quân, hải quân tấn công chiếm sáu điểm trên quần đảo Trường Sa, từ đó ra sức củng cố các điểm này làm bàn đạp cho những bước tiến mới. 
Nhắc lại một sự kiện đi đã vào lịch sử thế giới, loài người không bao giờ quên được là tội ác diệt chủng của Khơ-me đỏ ở Cam-pu-chia. Đâu phải ngẫu nhiên nội tại đất nước Chùa Tháp này tự nứt nòi ra cái bè lũ diệt chủng Pôn-pốt, Iêng-xa-ri, Khiêu-xăm-phon độc tài phát xít tự hại chính dân nước mình như thế? Cái gốc sâu xa của cuộc nội chiến, gọi là “Xây dựng chế độ Cộng sản Pôn-pốt”, gây ra cảnh tang tóc đầu rơi như sung rụng, máu chảy thành sông ở CPC, xem ra không ai khác mà chính là TQ, ông thầy Tàu đầy mưu sâu kế độc thâm hiểm do lòng tham mở rộng cương thổ bá quyền.
Báo chí trên trên thế giới khi đó cũng đưa không ít bình luận rằng: Vì ý định nhằm đạt mục đích mưu bá đồ vương, TQ đã đưa Pôn-pốt sang TQ học tập, nhồi sọ, huấn luyện Pôn-pốt và phe lũ làm tay sai. Ông thầy Tàu nhét vào đầu mấy thằng “Khơ-me đỏ” ngu dốt và thực dụng là “xây dựng chủ nghĩa cộng sản kiểu mới” ở Cao Miên theo tư tưởng TQ, và TQ hứa hẹn sẽ giúp đỡ hêt sức để Cam-pu-chiaxây dựng thành công chế độ cộng sản, hai nước sẽ hữu hảo trường thiên lâu bền (!?).
Cũng trong mưu đồ muốn chớp cơ hội thay chân Mỹ thôn tính Đông Dương, TQ bày kế, xúi giục bè lũ tay sai Pôn-pốt gây hấn dọc toàn tuyến biên giới VN-CPC, chọc ngang hông, để VN mới sau chiến tranh sẽ rơi vào thế mất ổn định, thế bất lợi, có cớ cho TQ dễ bề can thiệp. Cũng với chiêu bài thành bản chất truyền đời kiểu võ lâm kiếm hiệp “tọa sơn quan hổ đấu”, TQ cử những đoàn chuyên gia quân sự sang giúp  CPC, và trợ giúp mọi trang bị từ vũ khí, lương thực, thực phẩm; đồng thời đứng phía sau bày kế, kích động cho Pôn-pốt gây chiến tranh biên giới với VN.
Cùng với việc TQ xúi giục bè lũ tay sai Pôn-pốt không ngán gì, cứ chọc phá VN cho nhiều vào. TQ còn nghĩ ra kế đánh lừa nước Lào vốn bản tính cả tin, thật thà. TQ nói với Lào là giúp, viện trợ không hoàn lại cho Lào mở con đường từ biên giới Trung Quốc qua Lào, tại phía tây A-pa-chải của Lai Châu, phía Đông Sa-la Phăng của tỉnh Luông-phra-băng (Lào), Con đường này nằm trên đất Lào phía Tây biên giới Lào-Việt, chạy suốt từ Thượng Lào, qua Trung Lào đến tận Nam Lào. Con đường này trong ý đồ của TQ là con đường chiến lược quan trọng, là “đường xương sống” trên bán đảo Đông Dương. Khi Lào cho phép TQ mở con đường này, TQ mừng như vớ được kho vàng.
Theo thiết kế của TQ, con đường biên đi dọc vùng rừng núi phía Đông nước Lào, từ Thượng Lào, chạy suốt Trung Lào đến tận Hạ Lào rồi nối thông vào tận Cam-pu-chia. Theo thiết kế, con đường này chạy dọc suốt tuyến biên giới Lào-Việt trến đất Lào,  đến tận phía tây Trường Sơn, vượt qua lưu vực thượng nguồn Sê-băng-hiên, miền thượng Se-san, qua vùng rừng nui At-tô-pơ, vào tỉnh Rát-ta-na-ki-ri và Môn-dol-ki-ri của Cam-pu-chia. Nếu thực hiện được tuyến đường này, TQ sẽ có ngay con đường chiến lược tại Đông Dương. Với ý đồ này, được Lào chấp nhận, TQ rần rần cho công binh, xe máy mở đường ngay. Khi VN truy đuổi Pôn-pốt, giải phóng Cam-pu-chia, TQ đã mở được gần 100 km thông từ biên giới TQ sang Lào, chạy dọc biên giới Lào giáp với  Việt Nam…
(còn tiếp)