Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Tin ngày 25/4/2013 - Tập đoàn Dầu khí Trung Hoa hút dầu tại Vịnh Bắc Bộ

  • Đài Loan phát hiện ca nhiễm virus H7N9 đầu tiên (RFI) - Chính quyền Đài Loan hôm nay, 24/04/2013 xác nhận ca đầu tiên nhiễm virus gia cầm H7N9, chủng virus chính đang lây nhiễm cho hơn trăm người tại Trung Quốc, trong đó đã có 22 người tử vong. Hiện bệnh nhân Đài Loan vẫn đang trong tình trạng nguy ngập.
  • Ấn - Trung đàm phán về tranh chấp biên giới (RFI) - Hãng thông tấn Ấn Độ PTI cho biết Ấn Độ và Trung Quốc hôm nay 24/04/2013 đã tiếp tục các cuộc đàm phán nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, sau khi có tin quân đội Trung Quốc xâm nhập vào một vùng hẻo lánh trên dãy Hymalaya, mà New Delhi vẫn cho là thuộc chủ quyền của Ấn Độ.
  • Cam Bốt : Biểu tình đòi chính quyền để lãnh đạo đối lập về nước (RFI) - Theo AFP ngày hôm nay, 24/4/2013, tại Phnom Penh, khoảng 2.000 người đã tổ chức biểu tình đòi chính phủ Cam Bốt phải để lãnh đạo đối lập hiện đang lưu vong được trở về nước, đồng thời những người ủng hộ đối lập này cũng đòi cải cách các quy định bầu cử, trước khi diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng Bảy tới.
  • Nga : Mở lại phiên tòa xét xử nhà đối lập Alexei Navalny (RFI) - Sáng nay, thứ tư 24/4/2013, tòa án thành phố Kirov (cách thủ đô Matxcơva 900 km) đã mở lại phiên tòa xét xử nhà đối lập hàng đầu Alexei Navalny về tội “biển thủ công quỹ”. Theo bị cáo và phe đối lập Nga, chính quyền Putin đã tạo dựng mọi tình tiết.
  • Tin tặc xâm nhập AP loan tin Nhà Trắng bị tấn công (RFI) - Hôm qua, thứ ba 23/4/2013, tài khoản Twitter của hãng thông tấn Hoa Kỳ AP đã bị tin tặc chiếm dụng để loan tin Nhà Trắng bị tấn công khủng bố. Sự việc tuy kéo dài chừng vài phút, nhưng cũng đủ gây chút hoảng loạn tại Wall Street. FBI tuyên bố sẽ cho điều tra rõ vụ này.
  • Tổng thống Hollande thăm Trung Quốc để quảng bá hàng Pháp (RFI) - Ngày mai, 25/04/2013, tổng thống François Hollande lần đầu tiên sẽ viếng thăm Trung Quốc, với mục tiêu cân bằng lại trao đổi mậu dịch giữa Pháp với Trung Quốc, bằng cách quảng bá cho hàng Pháp, đặc biệt là hàng nông phẩm.
  • FBI tới Daguestan thẩm vấn cha mẹ nghi phạm (RFI) - Theo AFP, đại sứ quán Mỹ tại Matxcơva hôm nay 24/4/2013 cho biết một phái đoàn gồm các nhà ngoại giao cùng các điều tra viên của FBI hôm qua đã tới Daguestan để thẩm vấn bố mẹ hai nghi phạm của vụ đánh bom Boston. Theo nguồn tin của cảnh sát địa phương, các nhà điều tra Mỹ đã có cuộc thẩm vấn cha mẹ của hai anh em Tsarnev suốt cả đêm, xung quanh những chi tiết về nhân thân và các quan hệ của con họ tại Daguestan.
  • Bạo động tại Tân Cương : 21 người thiệt mạng (RFI) - Hôm nay, 24/04/2013, chính quyền khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc xác nhận ít nhất có 21 người, bao gồm cả cảnh sát, đã thiệt mạng và 8 người bị bắt giữ trong vụ bạo động xảy ra vào ngày hôm qua.
  • Blogger Người Buôn Gió: Từ Phất Lộc-Hà Nội đến Weimar-Đức (RFI) - Ngày 17/04 vừa qua, anh Bùi Thanh Hiếu, tức blogger Người Buôn Gió, đã đến được thành phố Weimar của Đức trong khuôn khổ chương trình học bổng do thị trưởng thành phố này cấp cho những văn nghệ sĩ từ các nước được mời đến đây để tham quan và lấy cảm hứng sáng tác về thành phố được coi là biểu tượng của văn hóa châu Âu.
  • Trung Quốc sẽ trang bị thêm tàu sân bay lớn hơn (RFI) - Tân Hoa Xã hôm nay, 24/4/2013, dẫn lời một chỉ huy hải quân Trung Quốc tuyên bố họ sẽ trang bị thêm nhiều tàu sân bay nữa và tàu sân bay tiếp theo của hải quân Trung Quốc sẽ phải lớn hơn, có thể mang theo nhiều máy bay hơn, sức chiến đấu sẽ lớn mạnh hơn.
  • ASEAN khai mạc cuộc họp thượng đỉnh tại Brunei (RFI) - Hôm nay, 24/04/2013, các lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN tham dự cuộc họp thượng đỉnh thường niên trong hai ngày ở Brunei, với mục tiêu hàn gắn những bất hòa do vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc, cũng như thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực.
  • Động đất tại miền đông Afghanistan (VOA) - Một trận động đất vừa phải xảy ra ngày hôm nay tại Afghanistan và chấn động được cảm nhận tại Kabul, Islamabad và đến tận New Delhi
  • Trung Quốc sẽ đóng thêm tàu sân bay (VOA) - Trung Quốc dự trù đóng thêm nhiều tàu sân bay, một dấu hiệu mới cho thấy Trung Quốc hiện đại hóa nhanh chóng quân đội của nước này
  • Tướng Martin Dempsey thăm Trung Quốc (BBC) - Tổng tham mưu trưởng Quân lực Hoa Kỳ vừa tới Bắc Kinh để bàn về căng thẳng trong vùng, gồm cả vấn đề hạt nhân và biển đảo.
  • Apple sụt giảm mạnh lợi nhuận (BBC) - Dù đạt doanh thu và lợi nhuận cao chưa từng có trong tháng 1, cổ phiếu Apple vẫn sụt hơn 40% trong vòng bảy tháng.
  • Việt Nam bàn việc gia nhập TPP (BBC) - Giới chức Việt Nam nói với Quyền Đại diện Thương mại Hoa Kỳ rằng Việt Nam quyết tâm gia nhập Hiệp định TPP.
  • Hai nhiệm vụ quan trọng của Thượng đỉnh ASEAN 22 (BaoMoi) - (Toquoc)- Xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN và tạo đột phá tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) có tính ràng buộc pháp lý với Trung Quốc là hai nhiệm vụ lớn của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần này.
  • ASEAN hàn gắn rạn nứt vì biển Đông (BaoMoi) - Bản dự thảo tuyên bố chung Hội nghị Cấp cao ASEAN cho biết các nhà lãnh đạo cam kết giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc mà “không viện đến sự đe dọa hoặc dùng vũ lực”
  • Nhật Bản muốn đàm phán tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc (BaoMoi) - Bất chấp căng thẳng liên quan đến quần đảo tranh chấp Senkaku vẫn tiếp tục trên đà leo thang, Nhật Bản hôm thứ Tư (24/4) tuyên bố đã sẵn sàng cho các cuộc đàm phán chính thức với Trung Quốc, đồng thời hy vọng sẽ sớm tổ chức các cuộc hội đàm quốc phòng cấp cao.
  • Asean nỗ lực tìm tiếng nói chung về Biển Đông (BaoMoi) - PN - Trong hai ngày 24 và 25/4, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 22 diễn ra tại thủ đô của Brunei với chủ đề “ASEAN, người dân và tương lai của chúng ta” sẽ tập trung vào các vấn đề kinh tế và an ninh, đặc biệt nỗ lực hàn gắn những bất đồng trong khối về vấn đề Biển Đông để tạo sức mạnh chung đưa Trung Quốc vào bàn thảo luận Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
  • Bản đồ Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam (BaoMoi) - Ngày 24/4, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc chính thức phát hành Bản đồ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và công bố “Quy hoạch phát triển sự nghiệp hải dương quốc gia 5 năm lần thứ 12,” trong đó có những nội dung vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Tổng thống Indonesia (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) - Chiều 24/4, ngay khi tới Thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 22, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc tiếp xúc song phương với Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono.
  • EU sẽ hậu thuẫn vụ kiện Philippines tại LHQ (BaoMoi) - Bộ Ngoại giao Philippines vừa ra thông cáo, Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết ủng hộ sáng kiến nhờ trọng tài phân xử tranh chấp Biển Đông của Philippines. Thông tin được đưa ra ngay trong ngày khai mạc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 22 tại Brunei.
  • EU ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc (BaoMoi) - (NLĐO) - Theo Bộ Ngoại giao Philippines, gần đây Nghị viện châu Âu đã thông qua nghị quyết ủng hộ Manila đưa tranh chấp trên biển Đông ra tòa án quốc tế.
  • Ngoại trưởng Indonesia: Trung Quốc không tôn trọng DOC (BaoMoi) - (Petrotimes) – Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với Reuters, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã thẳng thắn chỉ trích Trung Quốc “coi thường” các cam kết “kiềm chế tối đa” đã thỏa thuận trong Tuyên bố chung của các bên về ứng xử trên Biển Đông (DOC).
  • Trung - Nhật hầm hè nhau trên vùng biển Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - PN - Ngày 23/4, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cam kết sẽ trục xuất bằng vũ lực mọi vụ đổ bộ của người Trung Quốc tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Bắc Kinh. Tuyên bố này đưa ra sau khi 11 tàu hải giám Trung Quốc kéo tới vùng biển quanh quần đảo mà cả Nhật lẫn Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền.
  • Trung Quốc lại lớn tiếng 'dọa' Nhật (BaoMoi) - TPO - Xô xát giữa Trung Quốc và Nhật Bản lại nóng lên sau sự kiện 10 tàu đánh cá Nhật Bản bị 10 tàu hải giám Trung Quốc đuổi ở hải vực đảo Điếu Ngư/Senkaku và 168 nghị sĩ quốc hội Nhật Bản đi viếng đền Yasukuni.
  • CNA: Tập Cận Bình tham vọng trên biển và bá chủ Đông Á (BaoMoi) - (GDVN) - Từ khi ông Bình lên nắm quyền, Trung Quốc xua tàu Hải giám ra Biển Đông, Hoa Đông ngày càng nhiều, nhấn mạnh cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc ở các vùng biển này, đồng thời vẫn rào trước, "Bắc Kinh sẽ không nổ phát súng đầu tiên".
  • Nhật - Mỹ tập trận tái chiếm đảo (BaoMoi) - TTO - Trong thời điểm căng thẳng trên biển Hoa Đông đang leo thang, Bộ Quốc phòng Nhật tuyên bố Lực lượng Phòng vệ Nhật (SDF) sẽ tham gia tập trận với quân đội Mỹ trong tình huống giành lại đảo bị kẻ thù đánh chiếm.
  • ASEAN họp bàn vì Biển Đông (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Hội nghị thượng đỉnh ASEAN (24-25/4) ở Brunei nhằm thúc đẩy các kế hoạch hợp nhất kinh tế và tiến tới có lập trường thống nhất về vấn đề Biển Đông.
  • Nhật sẵn sàng dùng vũ lực (BaoMoi) - Nhật Bản phản đối sự hiện diện của 8 tàu hải giám Trung Quốc tại vùng biển gần quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư
  • Trung Quốc lập hệ thống giám sát gần 4.500 đảo (BaoMoi) - (Dân trí) - Bộ Đất và Tài nguyên Trung Quốc (MLR) mới đây cho hay, nước này đã thiết lập một hệ thống theo dõi, giám sát đảo cấp quốc gia và hoàn thành hệ thống giám sát cảm ứng từ xa từ trên không, bao phủ 4.406 hòn đảo.
  • Ngư dân Philippines: Đánh cá ở Scarborough như... 'đi ăn trộm' (BaoMoi) - Kể từ khi Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough trên Biển Đông, các ngư dân Philippines đã mất đi một ngư trường giàu có. Từ bây giờ, các ngư dân này phải đánh bắt hải sản ở bãi cạn này như "những kẻ trộm".
  • Đông Á “nóng” bất thường (BaoMoi) - TT - Nhật và Trung Quốc đã có những công hàm phản đối nhau về việc tàu bè xâm nhập trong vùng biển thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
  • P-3 Orion liệu có thể thay đổi cục diện Biển Đông? (BaoMoi) - Chưa thể chắc chắn Mỹ sẽ bán 6 chiếc P-3 Orion được coi là “sát thủ chống ngầm” cho Việt Nam, nhưng nếu quả thật nó xuất hiện trên Biển Đông, cục diện tại khu vực này rất có thể sẽ thay đổi, cả về mặt chính trị lẫn quân sự.
  • Tăng cường hội nhập khu vực (BaoMoi) - KTĐT - Hôm nay, 24/4, Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 22 của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) khai mạc tại Bandar Seri Begawan, Brunei với sự tham gia của lãnh đạo cấp cao các nước thành viên. Đoàn đại biểu Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu tham gia Hội nghị.
  • Tuần văn hóa biển đảo Quảng Ngãi 2013: Khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam (BaoMoi) - (VOH) - Từ 25/4 đến 29/4 tới, tại TP Quảng Ngãi và huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi sẽ diễn ra sự kiện văn hóa lớn, đó là Tuần văn hóa biển đảo Quảng Ngãi năm 2013 và Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, với nhiều hoạt động hướng về biển đảo. Đặc biệt là Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa- lễ hội được các tộc họ trên huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi duy trì hàng trăm năm nay, có nhiều hoạt động thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", tri ân những hùng binh Hoàng Sa, Trường Sa đã hy sinh khi vâng lệnh triều đình ra quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cắm mốc, dựng bia khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên vùng biển Đông.
  • Lại xảy ra “khẩu chiến” Nhật - Trung, Nhật - Hàn (BaoMoi) - Bên cạnh vấn đề hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên, khu vực Đông Bắc Á ngày 23/4 lại nóng lên bởi các cuộc tranh cãi mới xảy ra giữa Nhật Bản - Trung Quốc, Nhật Bản - Hàn Quốc xung quanh việc 168 nghị sĩ Nhật thăm viếng ngôi đền chiến tranh Yasukuni gây tranh cãi và chuyện 8 tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng lãnh hải gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
  • Trung Quốc triển khai số lượng tàu lớn chưa từng có (BaoMoi) - Căng thẳng giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á vì tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông lại có dịp bùng phát trở lại sau khi Trung Quốc triển khai một số lượng tàu lớn nhất trong nhiều tháng nay đến vùng tranh chấp để đối phó với đội tàu cũng hùng hậu không kém từ phía Nhật Bản.
  • Sức nặng của vị trí chủ tịch ASEAN (BaoMoi) - TT - Chức chủ tịch ASEAN năm nay đối với Brunei được đánh giá nhiều áp lực khi phải tìm tiếng nói chung trong khối về những tranh cãi ở biển Đông, cùng các nhiệm vụ hướng tới xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

TIN LÃNH THỔ

TIN TRÊN BLOG


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

CNOOC TQ đã hút những thùng dầu đầu tiên ở Biển Đông - VỊNH BẮC BỘ!


Quote:
CNOOC đã hút những thùng dầu đầu tiên ở Biển Đông

24/04/2013 - 09:34
Tập đoàn dầu khí Trung Quốc CNOOC bắt đầu sản xuất các thùng dầu đầu tiên được hút lên tại Biển Đông.



Dàn khoan tại vùng nước sâu của CNOOC được coi là cột mốc chủ quyền di động của Trung Quốc.

Hãng thông tấn UPI cho hay, CNOOC đã sản xuất từ mỏ dầu Vi Châu 6-12 thuộc Bể trầm tích Sông Hồng (Vịnh Bắc Bộ). Dự án sẽ có 10 giếng dầu được khai thác liên tục và đạt sản lượng đỉnh điểm vào năm 2013. Theo dự đoán của EIA (Thông tin năng lượng Mỹ) sản lượng sẽ vào khoảng 4,5 triệu thùng/ngày trong năm nay và 4,7 triệu thùng/ngày trong năm 2035.

Cuối năm 2012, Vương Nghi Lâm - Chủ tịch của CNOOC đã có công bố một bản báo cáo đầy tham vọng về tiềm năng dầu khí tại Bể trầm tích Sông Hồng - khu vực đối diện với đảo Cồn Cỏ của Việt Nam. CNOOC cũng đã từng công bố những bản báo cáo về trữ lượng dầu khí tại Hoàng Sa và Trường Sa mà theo đánh giá của EIA là không có cơ sở, thậm chí ngược hẳn với dự tính của Mỹ.

Dầu mỏ và dầu khí tại các vùng nước sâu thuộc Biển Đông vẫn là một trong những nguyên nhân và tiền đề để Trung Quốc sẵn sàng sử dụng các hoạt động khai thác, thăm dò dầu khí chồng lấn lên cả vùng chủ quyền của Việt Nam và các nước láng giềng.
http://songmoi.vn/kinh-te-quoc-te/cn...en-o-bien-dong


Bể trầm tích sông hồng (khoanh tròn màu vàng) Trung quốc gọi là Yinggehai Basin. TQ la liếm lê lết vào gần bờ kinh quá.

Phạm Chí Dũng - Khiếu tố đất đai mang màu sắc chính trị?

Cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng
Thông điệp “cưỡng chế khiếu kiện” của ông Huỳnh Phong Tranh lại kích lộ vào thời điểm mà Quốc hội châu Âu vừa khẩn cấp phát đi một thông điệp “đồng cảm”: nhân quyền ở Việt Nam.

Việc gì phải sợ nó!

Ông Huỳnh Phong Tranh - người đã tỏ ra mềm mỏng với thông điệp “Công tác thanh tra là bạn của dưới, tai mắt của trên” khi mới nhậm chức Tổng thanh tra chính phủ, đã vừa phát đi một thông điệp khác với quan điểm “kiên định” khác thường: “Đối với các đoàn (khiếu kiện) đông người quá khích, đặc biệt là những đoàn mang màu sắc chính trị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Tổng thanh tra chính phủ yêu cầu phải tiến hành cưỡng chế”.

Đây không phải là lần đầu tiên một quan chức có trách nhiệm tỏ ra cứng rắn như thế, cũng như bức tranh khiếu tố đất đai đã bị phủ gam màu xám một cách có hệ thống từ nhiều năm qua.

Cùng thời gian ông Tranh chấp nhiệm, nhiều vụ việc khiếu tố đất đai đông người và chống cưỡng chế đã đồng loạt diễn ra ở An Giang, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định…, với cường độ dồn dập và tính chất xung khắc trở nên “quá khích” hơn hẳn so với trước đó.

“Nếu mà lực lượng vô cưa cây thì ở đây sẽ đánh. Nếu bị bắt thì giữa dân và chính quyền sẽ xô xát với nhau, chứ không còn con đường nào để chọn cả, cũng như là dân ở đây giành lại sự sống thôi” - những người dân xã Mỹ An, An Giang đã trần thuật hoàn toàn thành thật như thế trước một vụ cưỡng chế giải tỏa của chính quyền địa phương.

Nhưng bỏ qua đơn khiếu nại và tố cáo của dân về việc giá bồi thường chỉ bằng 1/10, thậm chí 1/20 giá thị trường, vẫn có những cán bộ thuộc lực lượng cưỡng chế giải tỏa kiên quyết không thỏa hiệp: “Chính quyền, luật pháp trong tay, việc gì phải sợ nó!”.
"Nếu mà lực lượng vô cưa cây thì ở đây sẽ đánh. Nếu bị bắt thì giữa dân và chính quyền sẽ xô xát với nhau, chứ không còn con đường nào để chọn cả, cũng như là dân ở đây giành lại sự sống thôi." - Người dân An Giang
Không cần giải thích, chắc người đọc cũng hiểu “nó” là ai.

Được diễn giải một cách có văn hóa hơn, các đề tài nghiên cứu khoa học về khiếu kiện đất đai và giáo trình “chống diễn biến hòa bình” chỉ dùng từ “đối tượng” thay cho “nó”.

Khái niệm được coi là “điểm nóng xã hội” và điểm nóng chính trị” cũng đương nhiên được xem là phát sinh từ các “đối tượng quá khích và kích động” trong các cuộc khiếu kiện đất đai.

Não trạng cùng lối tư duy không biết mệt mỏi như thế đã xảy ra mòn mỏi đặc biệt vào những năm 2006 - 2008, là thời kỳ hoàng kim của sóng bất động sản ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng cùng một số tỉnh thành khác, kéo theo gia tốc đậm đặc của “màu sắc chính trị” được xen cài vào “điểm nóng xã hội” để rất nhanh chóng và vào bất cứ lúc nào cũng có thể trở nên “điểm nóng chính trị” trong nhãn quan của những nhà điều hành.

Vô nhân đạo

Song giới chức chính quyền đã không để ý đến một hệ lụy tất yếu của quy luật tâm lý xã hội: sự chèn ép và phủ chụp về não trạng điều hành độc đoán đối với những người dân oan đi khiếu kiện đã góp một phần không nhỏ làm cho mối quan hệ giữa người dân và chính quyền trở nên xung khắc và thậm chí còn mang sắc màu xung đột.

Vụ cưỡng chế đất đai của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng là một biểu thị xung đột quá xuất thần như thế.

Nếu một số nhân sĩ, trí thức đã phải cho rằng thông điệp về cưỡng chế khiếu kiện của ông Huỳnh Phong Tranh là “vô nhân đạo”, thì người dân lại một lần nữa có cơ hội để hiểu thêm về cái được coi là “đức tính vô cảm” của giới chức chính quyền - những người trực tiếp hoặc gián tiếp giải quyết khiếu tố - từ bấy lâu nay.

Cũng bởi thế, không ngạc nhiên là tại một cuộc họp sơ kết tình hình khiếu nại tố cáo vào đầu tháng 4/2012, Tổng thanh tra chính phủ đã phải thừa nhận một thực tế là từ sau vụ Tiên Lãng, số lượt người, số đoàn đông người lẫn số vụ việc tăng hẳn lên; riêng số lượt người khiếu nại tố cáo trong tháng 3/2012 tăng 50% so với tháng 2/2012, còn số đoàn đông người tăng 30%. Trong số này chủ yếu vẫn là các vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai với “tính chất rất phức tạp, gay gắt”.

Người dân Tiên Lãng khiếu nại với báo chí về đất đai
Đất đai là chủ đề nóng ở Việt Nam

Đó cũng là một thực tế không thể phủ nhận và có thể đe dọa đến “sự tồn vong của chế độ” ở Việt Nam, kể từ sau cuộc biểu tình rộng khắp ở Thái Bình năm 1997.

Khoảng 70% trong tổng số đơn thư khiếu tố thuộc về lĩnh vực đất đai. Sau “phát súng Đoàn Văn Vươn”, một hiện tượng xã hội tự động dắt dây là không hẹn mà gặp, giữa người dân khiếu kiện từ các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Bình Dương, TP.HCM…đã có một mối dây tương thích về chia sẻ cảnh ngộ và phương thức đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng của mình.

Tính chất khiếu kiện có tổ chức cũng được thể hiện qua “đồng phục” như những cái áo cùng màu, trên đó được viết tay hoặc in những hàng chữ với nội dung phản đối chính quyền và một số cá nhân lãnh đạo trong chính quyền địa phương về chính sách bồi thường không thỏa đáng, chèn ép dân, nạn cướp đất…

Khác hẳn với lối hành xử sẵn sàng hình sự hóa khiếu nại dân sự như trước đây, từ năm 2011 đến nay, ngay cả nhiều chủ đầu tư dự án cũng lâm vào tình cảnh ngao ngán: “đối tượng” bị giải tỏa không chịu hiệp thương với giá cả bồi thường thấp hơn hẳn giá thị trường, thêm vào đó chủ đầu tư lại không mấy nhiệt thành bố trí nhà tái định cư nên người dân bị giải tỏa không biết đi đâu.

Trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng quá tồi tệ từ năm 2011 đến nay, các chủ đầu tư không thể tiêu thụ sản phẩm và do đó không thể thu hồi được vốn đầu tư và trả món nợ kếch xù cho ngân hàng nếu không nhanh chóng hoàn thiện công trình. Với những dự án còn dở dang trong công tác giải phóng mặt bằng, điều tiên quyết là phải giải tỏa dân chúng càng sớm càng tốt để có thể thu về “đất sạch”.

Riêng những chủ đầu tư máu lạnh phải hoàn thành bằng được bước đi đầu tiên và “sạch sẽ” nhất - ly khai với tầng lớp dân chúng nghèo khổ, để sau đó mới có thể tiếp cận được với một giai tầng dân chúng khác bớt nghèo khổ hơn nhiều.

Một số chủ đầu tư máu lạnh như thế đã đốt cháy giai đoạn bằng cách thúc ép và cả “vận động” chính quyền địa phương bằng một thứ “dịch vụ đặc biệt” để chính quyền có động lực thi hành biện pháp cưỡng chế đối với những hộ dân thuộc loại “chây lì”. Cảnh sát và quân đội cũng được huy động vào các chiến dịch đẩy đuổi người dân ra khỏi chỗ chôn rau cắt rốn.

Khiếu kiện, và hơn thế nữa, khiếu tố đông người cũng sinh ra từ đó, dai dẳng từ năm này qua năm khác, ngày càng mang tính đối đầu quyết liệt hơn.

Khiếu kiện đất đai

Sắc màu đồng hợp

Như một hiệu ứng đồng pha, từ giữa năm 2011 đến nay đã đồng thời diễn ra một phong trào khiếu tố đất đai lan rộng với mức độ gay gắt bất thường ở cả Trung Quốc và Việt Nam.

Đặc trưng “tụ tập đông người và yêu sách” mà giới chức chính quyền đã tổng kết về khiếu kiện đất đai, trong hơn một năm qua đã “vươn lên một tầm cao mới”: phản ứng đất đai, được biểu thị cụ thể bằng phản ứng tiêu cực đối với bản thân của người dân và hành vi xung đột của người dân đối với chính quyền.

Nhưng khác với Việt Nam, chính thể Trung Quốc luôn có sẵn kế sách để ngăn chặn “nguy cơ đối với sự tồn vong của chế độ”.

Từ ngày 10/4/2012, các quy định mới về cưỡng chế, thu hồi đất đai do Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc ban hành đã chính thức có hiệu lực. Theo đó, chính quyền không được tiến hành cưỡng chế nếu gặp phải một trong những tình huống như: thiếu căn cứ thực tế, thiếu căn cứ pháp luật, bồi thường không công bằng, không rõ ràng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi hợp pháp của người bị cưỡng chế, không đảm bảo điều kiện sống cơ bản hoặc điều kiện kinh doanh sản xuất của người bị cưỡng chế.

Một năm sau đó, vào đầu tháng 4/2013, một cuộc hội thảo có tên “Xác định khó khăn và đề xuất giải pháp khi thu hồi đất thực hiện đầu tư xây dựng” do khoa luật Trường đại học Cần Thơ tổ chức, mới lần đầu tiên nêu ra tỷ lệ đến 92,5% người dân chưa hài lòng khi bị thu hồi đất.

Tỷ lệ trên được cấu thành từ cuộc khảo sát 376 hộ dân bị giải tỏa bởi các dự án trên địa bàn thành phố Cần Thơ, trong đó gần 70% người dân cho rằng bảng giá đất mà thành phố ban hành hàng năm để áp giá bồi thường không sát giá thị trường.

Những số liệu trên cũng làm rõ hơn bức tranh về sự vô cảm của chính quyền trong chủ đề nghiên cứu khoa học bồi thường giải tỏa đất đai.

Từ nhiều năm qua, mỗi năm đều có không ít đề tài lấy tiền từ ngân sách nhà nước của các ngành tài nguyên môi trường, công an và một số chính quyền địa phương nghiên cứu về chủ đề này, song những nội dung và số liệu có thể phản ánh thực trạng theo nghĩa đen lại hầu như không được công bố trên bình diện công luận và cũng không đến tai dư luận.

Thay vào đó, “điểm nóng xã hội” và “điểm nóng chính trị” được đặc biệt nhấn mạnh, không khác với cách nói về “màu sắc chính trị” của Tổng thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh.

“Màu sắc” mà ông Tranh nhấn mạnh cũng có thể làm người ta liên tưởng đến một loại sắc màu đồng hợp khác - “nền kinh tế thị trường mang màu sắc Trung Quốc” mà chính thể Bắc Kinh thường tuyên giáo.

Cận cảnh mất kiểm soát

Hình như vẫn chưa có gì thay đổi đáng kể sau vụ Tiên Lãng, ngoài việc “rút kinh nghiệm” chỉ đổi màu không đổi máu.

Bài học mà một số giới chức lãnh đạo ở Việt Nam tưởng chừng đã “ tỉnh ngộ”, lại vẫn đang bị căn bệnh hoang tưởng quyền lực phong tỏa. Những gì mà giới chức chính quyền địa phương lẽ ra phải được giáo huấn một cách thật sự nghiêm khắc thì lại bị chính quyền trung ương phớt lờ.

Trong bối cảnh thông tin một chiều về “diễn biến hòa bình”, các cơ quan của chính quyền địa phương, từ Ban dân vận, Ban tuyên giáo đến cơ quan giải quyết khiếu nại tố cáo, đặc biệt là cơ quan công an càng có lý do để gán ghép hành vi khiếu kiện đất đai của người dân bị giải tỏa thành “gây rối có tổ chức”. Cán bộ của những cơ quan này, trong khi không mấy quan tâm đến nguồn gốc đầy mất mát thương tâm của các vụ việc khiếu tố đất đai, lại luôn lên giọng về hình ảnh “các thế lực thù địch luôn tìm cách kích động, lôi kéo người dân đi khiếu kiện, tiến đến gây mất ổn định trật tự xã hội và an ninh chính trị”.

Nguy cơ xung đột đất đai giữa người dân và chính quyền cũng bởi thế càng trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết.
"Với người dân bị mất đất và một số trường hợp gần như bị cướp đất, không còn cách nào khác, họ phải liều lĩnh hành động để giành giật sự sinh tồn cuối cùng cho gia đình mình."
Sau Tiên Lãng ở Hải Phòng, Văn Giang ở Hưng Yên, Vụ Bản ở Nam Định, Dương Nội ở Hà Nội, người ta còn có thể chứng kiến hình ảnh sống động và đau đớn ở nhiều địa phương khác trên cả nước.

Với người dân khiếu kiện đất đai, giờ đây vấn đề không còn đơn thuần nằm trong những lá đơn khiếu nại gửi tới các cấp thẩm quyền. Thái độ quan liêu tắc trách và cả ý đồ không nhân nhượng của một số nhân vật đặc quyền đặc lợi trong hệ thống chính quyền càng khiến cho người dân thấm thía số phận của mình đã bị an bài như thế nào.

Bởi thế trong não trạng của rất nhiều người dân, chỉ có sự đoàn kết, đồng lòng trong khiếu tố, khoa học và bài bản trong tổ chức biểu tình và phản kháng mới có thể làm cho chính quyền địa phương thừa nhận sai lầm và mang lại cho người dân bị giải tỏa một kết thúc có hậu hơn.

Còn với người dân bị mất đất và một số trường hợp gần như bị cướp đất, không còn cách nào khác, họ phải liều lĩnh hành động để giành giật sự sinh tồn cuối cùng cho gia đình mình. Thái độ và bản lĩnh trong việc thách thức và sẵn sàng đối đầu, chống đối chính quyền cũng vì thế đang có chiều hướng bùng phát, một sự bùng phát mà đến một thời điểm nào đó, mọi cố gắng kềm chế từ phía chính quyền sẽ trở nên bất khả kháng.

Chỉ có điều, cái cận cảnh bất khả kháng như thế vẫn dường như không được nhìn nhận bởi não trạng vô thức của những giới chức thường bị ám ảnh bởi cách nhìn “quá khích” và “màu sắc chính trị”.

“Một bộ phận không nhỏ” của thái độ vô cảm và vô thức như vậy cũng khiến cho tình hình đang trở nên tồi tệ nhanh chóng và có thể hoàn toàn mất kiểm soát vào một lúc nào đó.

Cũng rất đáng lưu tâm, não trạng và thông điệp “cưỡng chế khiếu kiện” của những quan chức như ông Huỳnh Phong Tranh lại phát lộ vào thời điểm mà Quốc hội châu Âu vừa khẩn cấp phát đi một thông điệp “đồng cảm”: nhân quyền ở Việt Nam.

Bài phản ánh quan điểm và cách hành văn của tác giả, cây bút hiện sống tại TP Hồ Chí Minh.
Phạm Chí Dũng
Gửi cho (BBC) từ Sài Gòn

Luật đất vẫn giữ ‘sở hữu toàn dân’?

Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ năm, ngày 25 tháng tư năm 2013


Nông dân Việt Nam chỉ được sử dụng quỹ đất có từ nghìn năm của họ

Hội nghị tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội Việt Nam về dự án sửa Luật Đất đai vẫn kết luận cần duy trì chế độ ‘sở hữu toàn dân’ do Nhà nước làm đại diện và chủ động quyết định cách dùng quỹ đất.

Tại phiên họp hôm 24/4/2013 ở Hà Nội do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức, Thứ trưởng Bộ này, ông Nguyễn Mạnh Hiển đã tóm tắt kết quả lấy ý kiến nhân dân đối với Dự án Luật Đất đai sửa đổi.

Dù thừa nhận sửa đổi Luật Đất đai có ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước và “phải giải quyết được những vướng mắc, bức xúc hiện nay”, quan chức này vẫn nêu ra rằng chế độ sở hữu toàn dân là phù hợp với nhu cầu của hệ thống hiện nay.

Để Nhà nước được chủ động

Ông Hiển cũng nói rõ ra rằng chế độ sở hữu toàn dân về đất do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu này nhằm phục nhu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu Nhà nước nêu ra:

“[Việc thực hiện quy định] nhằm bảo đảm cho Nhà nước chủ động trong khai thác, sử dụng tài nguyên đất đai phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng,”

Ngoài ra là còn để “phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, theo ông Nguyễn Mạnh Hiển được các báo của chính phủ và Bấm Đảng Cộng sản Việt Nam trích dẫn cùng ngày.

Khác với đa số các quốc gia coi sở hữu tư nhân về đất đai là “bất khả xâm phạm”, ở Việt Nam người dân chỉ được quyền “sử dụng đất được giao”.

Người dân cũng “có trách nhiệm thực hiện đúng các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai”.

"Đa số ý kiến của các đoàn đại biểu Quốc hội đều khẳng định sự tiếp tục quy định sở hữu toàn dân đối với đất đai"
Theo trang của Đảng Cộng sản (cpv.org.vn), tại Hội nghị, dù Bộ Tài nguyên – Môi trường còn tiếp tục nhận các ý kiến từ đại biểu Quốc hội, Hội nghị đã kết luận rằng “đa số ý kiến của các đoàn đại biểu Quốc hội đều khẳng định sự tiếp tục quy định sở hữu toàn dân đối với đất đai”.

Lý do là để “đảm bảo ổn định trong quản lý và sử dụng đất đai, ổn định xã hội” và Nhà nước sẽ chỉ điều chỉnh tỷ giá và cách thực hiện chính sách bồi thường thu hồi đất.

Tuy nhiên, chính chế độ sở hữu đất và các vụ 'cưỡng chế đất' như tại Văn Giang một năm trước đây và ở Tiên Lãng đã thu hút sự chú ý của dư luận.
Hiện có sự khác biệt lớn giữa cách nhìn luật đất và chế độ sở hữu đất ở Việt Nam và trên thế giới, nhất là tại các quốc gia cấp viện giúp Việt Nam cải tổ hệ thống pháp luật.

Các nước này có quan điểm rằng sở hữu tư nhân về đất đai gắn liền với các quyền kinh tế và dân sự cơ bản của công dân, còn chính quyền Việt Nam chỉ coi đây là vấn đề kinh tế hoặc an ninh xã hội nếu xảy ra va chạm và tranh chấp đất.
Chẳng hạn, trong Báo cáo Nhân quyền của Bộ Ngoại giao Anh về Việt Nam, Anh Quốc dự đoán “quyền đất đai sẽ là một chủ đề trong năm 2013”.

Anh Quốc trong năm nay cũng sẽ dùng vai trò chống tham nhũng của họ trong nhóm các nước cấp viện từ EU với Việt Nam để “thách thức chính phủ Việt Nam và nêu bật tầm quan trọng của vấn đề luật đất đai”.

Cùng thời gian, một số chuyên gia, nhân sỹ Việt Nam cũng liên tục lên tiếng cho rằng chính việc giao nhiều quyền xử lý, quản trị đất đai cho các cơ quan công quyền cấp địa phương là lỗ hổng gây tham nhũng và bất công xã hội, dẫn tới bất ổn.

Tuy vậy, sử luật đất đai còn liên quan đến định nghĩa về thể chế và các nguyên tắc của hệ thống 'xã hội chủ nghĩa' vốn không còn được duy trì ở Đông Âu sau khi Liên Xô sụp đổ nhưng vẫn là nền tảng của chế độ chính trị hiện hành ở Việt Nam.
(BBC)

Trước thềm HNTW 7: Thấy gì qua vụ “"Rửa" vàng nhập lậu bằng cơ chế?"

Sáng 24-4, Báo Thanh Niên đăng bài “đinh” về đề tài kinh tế: Rửa vàng bằng cơ chế? *. Theo bài báo, cơ chế quản lý vàng tù mù, rối rắm, bất minh của Ngân hàng nhà nước đẻ ra tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế cao bất thường trong mấy năm qua, tạo kẽ hở để ai đó trục lợi hàng trăm triệu USD, gây mất ổn định nền kinh tế – tài chính – tiền tệ quốc gia.
Với những dữ liệu cụ thể về từng chủng loại, số lượng, giá trị nhập vàng của Việt Nam trong 2 năm 2011 và 2012, lấy từ Hiệp hội Vàng thế giới và bối cảnh thị trường vàng Việt Nam, lập luận của bài báo là có căn cứ và khá thuyết phục.
Thiết tưởng, một bài báo kinh tế, chỉ ra những bất cập trong công tác quản lý, sẽ được giới chức hữu trách nghiêm túc nghiên cứu, để điều chỉnh chính sách sao cho đúng đắn, góp phần tháo gỡ khó khăn đang trầm trọng của nền kinh tế, nào ngờ…
Ngay tối 24-4, Thời sự VTV1 đưa tin, chiều cùng ngày, Ngân hàng nhà nước đã họp báo, ra thông cáo bác bỏ quan điểm bài báo Rửa vàng bằng cơ chế?, lớn tiếng chối bỏ sự thật rành rành giành độc quyền cho thương hiệu vàng miếng SIC(!?). Trước đó vài giờ, trên thanhnienonlines, bài báo trên bỗng âm thầm không cánh mà bay! Rõ ràng, phản ứng của Ngân hàng nhà nước trong vụ này bén nhạy và quyết liệt hơn hẳn phản ứng của Bộ Ngoại giao Việt Nam sau mỗi lần Trung Quốc xâm phạm thô bạo chủ quyền. Theo kinh nghiệm của báo giới, việc “bóc” bài báo trên ngoài tầm tay của Thống đốc Bình. Muốn “bóc” được, phải có lệnh từ Trưởng ban Tuyên giáo Đinh Thế Huynh, hoặc Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, hay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Có bình thường không, khi một bài báo kinh tế làm cho Ngân hàng nhà nước nhảy dựng như đỉa phải vôi? Vì sao mấy tháng trước đây, hàng loạt tờ báo đăng tải vụ bê bối các “cá mập” Bầu Kiên, Trầm Bê… thao túng ngân hàng, khuynh đảo tài chính – tiền tệ quốc gia, không thấy Ngân hàng nhà nước phản ứng tương tự?
Trước vụ bài báo này, gần đây, giới quan sát từng ghi nhận 2 cú chủ động ra đòn vỗ mặt khá lộ liễu sau khi Ban Nội chính Trung ương tái lập, chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương 7 vào trung tuần tháng 5 tới, với nội dung kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Hội nghị trung ương 5 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong phòng chống tham nhũng, lãng phí và tổng kết phê, tự phê trong Đảng. Đó là việc Thanh tra Chính phủ bất ngờ công bố các sai phạm đất đai ở Đà Nẵng trong thời kỳ ông Nguyễn Bá Thanh còn làm Chủ tịch, rồi Bí thư và sai phạm đất đai ở Hà Nội khi ông Nguyễn Phú Trọng còn làm Bí thư. Các vụ sai phạm trên đều gây thất thoát ngân sách hàng nghìn tỷ đồng.
Theo tin tức rò rỉ, sự ra đi của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình là đích nhắm tới của phe đối phương trong Hội nghị Trung ương 7 tới. Tuy nhiên, điều đó có trở thành sự thật hay không, còn phải chờ xem. Cũng như trước đây, việc kỷ luật đồng chí X, đến phút chót, đã không thực hiện nổi như Bộ Chính trị đã quyết.
Xem ra, cuộc so găng giữa một bên là liên minh đồng chí X – Thống đốc Bình cùng phe nhóm với bên kia đang hồi quyết liệt (vụ này quyết liệt thật sự à nhe! Không phải “quyết liệt” thường trực nơi cửa miệng đồng chí X mỗi khi họp Chính phủ). Vụ Báo Thanh Niên phải tức tốc “bóc” bài Rửa vàng bằng cơ chế? cho thấy, ở hiệp đấu này, có vẻ như phe liên minh đồng chí X – Thống đốc Bình đang tạm thế thượng phong.
Võ Văn Tạo
* Xem: – Hiệp hội Vàng thế giới: Việt Nam "rửa" vàng nhập lậu bằng cơ chế ? -  Ngân hàng Nhà nước bác thông tin “rửa” vàng bằng cơ chế (DT). - Thời sự 19h – 24/04/2013.
(ABS)

Bản đồ Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Ngày 24/4, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc chính thức phát hành Bản đồ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và công bố “Quy hoạch phát triển sự nghiệp hải dương quốc gia 5 năm lần thứ 12,” trong đó có những nội dung vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:
“Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở Biển Đông theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
Việc Trung Quốc lưu hành bản đồ và công bố quy hoạch nêu trên đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế, Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc; không phù hợp với tinh thần DOC, gây căng thẳng và phức tạp tình hình ở Biển Đông. Bản đồ và quy hoạch trên là hoàn toàn vô giá trị”./.
(TTXVN)

Báo cáo Nhân quyền về Việt nam của Bộ Ngoại giao Anh

UK-FCO


Luân Đôn, ngày 15/4/2013 – Việc thiếu vắng trách nhiệm giải trình về mặt pháp lý và chính trị trong nhà nước Việt Nam độc đảng vẫn còn là một trở ngại nghiêm trọng đối với tiến bộ về nhân quyền. Các lĩnh vực quan ngại chính liên quan đến các quyền dân sự và chính trị, cụ thể là quyền tự do ngôn luận. Trong năm 2012, đã có rất ít hoặc không có dấu hiệu cải thiện trong các lĩnh vực này.
Mặc dù Việt Nam là thành viên của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và một số quyền cụ thể, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận, được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam và luật pháp quốc gia, nhưng các cơ quan chức năng không thực hiện nhiều quyền  trong  số những quyền mà luật trong nước và quốc tế quy định. 
Tuy nhiên, sự lan tỏa của mạng Internet đang làm gia tăng luồng chỉ trích hoặc độc lập hoặc có động cơ chính trị đối với chính phủ và các chính sách trên các trang blog và phương tiện truyền thông xã hội khác. Trong năm 2012 Đảng Cộng sản đã cố gắng dập tắt mọi chỉ trích mà họ xem như một mối đe dọa cho sự ổn định của Việt Nam hoặc đe dọa tới sự kiểm soát của họ. Việc thiếu một hệ thống tư pháp độc lập và minh bạch tạo điều kiện cho chính phủ bắt bớ bất kỳ thách thức khả dĩ nào theo Điều 88 của Bộ luật hình sự – “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Các nhà chức trách tiếp tục kiểm soát các phương tiện truyền thông truyền thống và sử dụng luật an ninh quốc gia và xử phạt hành chính để đẩy mạnh hơn nữa sự lãnh đạo của đảng. Trong khi chính phủ cố gắng hạn chế không gian các phương tiện truyền thông hoạt động, thì Quốc Hội – một cơ quan khác có trách nhiệm giám sát Chính phủ – đã có được tín nhiệm như một diễn đàn cho các cuộc tranh luận, mặc dù có những hạn chế mang tính hệ thống, như phần lớn các đại biểu của Quốc Hội là thành viên của đảng CS và bị chi phối bởi đảng CS.
Trong năm 2012, hoạt động nhân quyền của Vương quốc Anh tập trung vào ba lĩnh vực: vận động chính trị; thúc đẩy tự do ngôn luận (trong đó có tự do phát biểu, tự do báo chí và Internet và quyền được truy cập thông tin); và thúc đẩy sự cởi mở và minh bạch, bao gồm cả việc đấu tranh chống tham nhũng. Chúng tôi tiếp tục nêu mối quan ngại nhân quyền lên các cấp cao nhất, bao gồm Bộ trưởng Ngoại giao trong chuyến thăm vào tháng Tư, cựu Ngoại trưởng Jeremy Browne trong chuyến thăm vào tháng Bảy, và thường xuyên hơn bởi Ngài Đại sứ của chúng tôi tại Hà Nội. Chúng tôi cũng làm việc với EU để thúc đẩy về quyền con người, gần đây nhất là tại buổi Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam trong tháng Mười. Có chút ít tiến bộ trong công việc của chúng tôi với các phương tiện truyền thông, chính phủ và xã hội dân sự nhằm hỗ trợ sự phát triển của một nền truyền thông cởi mở và chuyên nghiệp tại Việt Nam. Ví dụ, Bộ ngoại giao Anh quốc tài trợ cho một dự án thí điểm một mô hình để bảo vệ các nhà báo trước các cuộc tấn công và bảo vệ quyền lợi của họ. Tuy nhiên, không có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy chính quyền Việt Nam sẽ áp dụng đường lối khoan dung hơn đối với tự do ngôn luận hay các quyền dân sự và chính trị khác. Chúng tôi cũng dự đoán quyền sử dụng đất sẽ là một vấn đề đáng lo trong năm 2013.
 Trong năm 2013, chúng tôi sẽ tiếp tục tham gia vận động chính trị trong lãnh vực nhân quyền với Việt Nam, ở cấp Bộ và các cấp cao, thông qua Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Vương quốc Anh, nó vốn cung cấp một khuôn khổ toàn diện để phát triển mối quan hệ song phương. Vương quốc Anh và Việt Nam sẽ thảo luận khả năng giúp đỡ của Vương quốc Anh với sự trợ giúp kỹ thuật và hỗ trợ thiết thực để chuẩn bị và đệ trình Kiểm điểm định kỳ phổ quát của Việt Nam. Đây là những cơ hội tốt để Anh quốc vận động nhân quyền và là cơ hội tốt để Việt Nam  tiến hành những bước đi đầu tiên trên trường quốc tế trong việc thực hiện nhân quyền.
Trong năm 2013, Vương quốc Anh sẽ xem xét để đưa vào những bình luận cho Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc về dự thảo luật về quyền sử dụng đất. Chúng tôi sẽ sử dụng vai trò hàng đầu của chúng tôi về phòng, chống tham nhũng để yêu cầu chính quyền và nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề này. Chủ tịch Vương quốc Anh, Chính phủ Việt Nam và Đảng Cộng sản sẽ đề ra các mục tiêu cho Cuộc đối thoại chống tham nhũng lần thứ 12, nó ủng hộ sự tăng cường tham gia của khu vực tư nhân trong chương trình chống tham nhũng, kể cả thông qua một diễn đàn kinh tế, và hành động từ cơ sở địa phương để giải quyết nạn tham nhũng.
 
Tự do ngôn luận
Tự do ngôn luận vẫn còn là một vấn đề khi chính quyền Việt Nam tiếp tục sử dụng luật an ninh quốc gia hà khắc để trừng phạt những người chỉ trích chế độ.
Một trường hợp nổi bậc trên các tít báo chí nước ngoài và trên các blog nhưng không được đưa tin trên các phương tiện truyền thông bị nhà nước kiểm duyệt là vụ sinh viên Nguyễn Phương Uyên – người bị mất tích sau khi được đưa tới một đồn cảnh sát để thẩm vấn vào ngày 19/10. Hai tuần sau đó, cô ta mới được chính thức thông báo bị bắt và bị buộc tội rải truyền đơn chống phá nhà nước và “những vấn đề an ninh”. Tính đến tháng 2 năm 2013, cô vẫn còn bị tạm giam.
Các phương tiện truyền thông chính thống vẫn bị kiểm soát chặt chẽ bởi sự kiểm duyệt và cản trở của chính quyền; một cuộc khảo sát do Bộ Ngoại Giao Anh Quốc tài trợ cho thấy gần 88% các nhà báo trong một tỉnh đã từng có kinh nghiệm bị cản trở của hình thức nào đó khi tác nghiệp. Đồng thời, mức độ chỉ trích trực tuyến đối với nhà nước từ phía các blogger không chính thống ngày càng gia tăng. Phản ứng của chính phủ cũng tăng cường bằng một cuộc đàn áp những trang blog quan trọng và xử các blogger với những mức án tù nặng hơn. Vào tháng Chín, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra lệnh cho cảnh sát tìm cách xử lý ba trang blog nổi tiếng: Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và Biển Đông – những trang blog dám chỉ trích chính phủ. Cuối tháng đó, ba blogger có tiếng là Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải, đã bị kết án lên đến 12 năm tù về tội tuyên truyền chống phá nhà nước. Vương quốc Anh và những quốc gia khác nêu lên những quan ngại chung của họ thông qua một tuyên bố ngoại giao về việc cầm tù năm người này.  Vương quốc Anh cũng ủng hộ tuyên bố của Đại diện cấp cao của EU, trong đó nhấn mạnh mối quan tâm sâu sắc về những bản án.

Đồng thời, Vương quốc Anh tiếp tục làm việc với khu vực truyền thông để nâng cao kỹ năng đưa tin chuyên nghiệp cho các nhà báo thông qua các cuộc hội thảo với đài BBC và thể hiện đạo đức thông qua phát triển một điều lệ phát sóng trong thực tiễn. Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED) phối hợp với chính quyền tỉnh Đắc Lắc thành lập một mô hình để nâng cao nhận thức của nhà báo về quyền lợi và trách nhiệm của mình theo pháp luật Việt Nam. Đây là một thành công và tạo ra một môi trường làm việc an toàn hơn cho các nhà báo qua việc vận động và thông hiểu giữa giới truyền thông với chính quyền các cấp, bao gồm cả cảnh sát.

Vương quốc Anh thường xuyên nhấn mạnh mối quan tâm về sự hạn chế của phương tiện truyền thông vốn bị chính phủ áp đặt – ví dụ như Quyết định 20/2011, trong đó yêu cầu rằng tất cả các nội dung ngôn ngữ nước ngoài phải được biên tập và dịch ra tiếng Việt, bao gồm cả các kênh tin tức trực tiếp. Vương quốc Anh với các quốc gia thành viên EU khác đã vận động chính quyền Việt Nam rút lại dự luật này vì mối quan ngại của chúng tôi về tác động của nó lên nghiệp vụ của các hãng tin, như BBC đang hoạt động tại Việt Nam. Kết quả là, việc thực hiện Nghị định này đã bị hoãn lại đến lần thứ hai, trong vòng  sáu tháng.

Tự do hội họp

Hạn chế về tự do hội họp vẫn là một vấn đề ở Việt Nam. Vào tháng tư, cảnh sát và lực lượng an ninh đã dùng vũ lực để cưỡng chế những người biểu tình khỏi một khu đất trong tỉnh Hưng Yên vốn đã được ủy quyền cho phát triển thương mại. Có những báo cáo đáng tin cậy rằng một số người biểu tình bị đánh đập, và các phương tiện truyền thông nhà nước đưa tin cho biết có hơn 20 người bị bắt giữ và hai nhà báo cũng đã bị tấn công bởi cảnh sát trong vụ việc này. Trong tháng 12, hàng trăm người đã tham gia vào cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ban đầu, các cuộc biểu tình này đã được bỏ qua nhưng sau đó họ đã bị các nhà chức trách ngăn lại. Theo báo cáo từ các phương tiện truyền thông và các blog, ít nhất có khoảng 20 người đã bị bắt giữ tại Hà Nội sau khi họ từ chối không tuân theo chỉ thị giải tán của cảnh sát. Họ đều đã được thả ra sau đó trong ngày.

Trong năm 2011, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam yêu cầu Quốc hội ban hành Luật Biểu Tình. Mối quan ngại vẫn là luật này sẽ đàn áp các cuộc biểu tình hợp pháp hơn là cho phép chúng.

Tiếp cận công lý và các quy định của pháp luật

Mối quan ngại vẫn còn về việc thiếu tính độc lập và minh bạch trong hệ thống pháp luật và tư pháp. Có một sự phối hợp tệ hại giữa các cơ quan chủ chốt vốn có trách nhiệm trong việc điều tra, truy tố và kết án trong các vụ án hình sự. Thông qua việc quản lý dự án Chương trình đối tác công lý (Justice Partnership Programme – JPP) của Hội đồng Anh, Vương quốc Anh đang hỗ trợ cải cách tư pháp của ba cơ quan tư pháp chính: Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tuy nhiên,  tiến bộ vẫn còn rất chậm và số liệu các trường hợp trong năm 2012 cung cấp rất ít bằng chứng cho thấy các bị cáo được hưởng một phiên tòa công bằng.

Cuối tháng hai, những đại diện của Quốc hội Việt Nam đã đến thăm Vương quốc Anh để tìm hiểu về kinh nghiệm của việc thúc đẩy trách nhiệm giải trình và tính minh bạch trong lập pháp của Vương quốc Anh. Trong chuyến thăm này, họ đã được hội đàm với các nghị sĩ Anh và tận mắt nhìn thấy được hoạt động của Nghị Viện. Đoàn đại biểu cũng đã đến thăm Tòa án Tối cao và tổ chức Minh bạch Quốc tế. Các kết quả của chuyến thăm này đã được phản ánh trong việc sửa đổi Luật phòng chống tham nhũng do Uỷ ban tư pháp chỉ đạo và trong một dự án về việc làm thế nào cải thiện những cuộc họp mặt Đại biểu với cử tri.

Quyền sử dụng đất tại Việt Nam, một vấn đề gây tranh cãi trong nước lâu nay, bỗng trở nên nổi tiếng thế giới sau một vụ tranh chấp đất đai ở huyện Tiên Lãng. Người nuôi thủy sản Đoàn Văn Vươn và các thành viên gia đình đã sử dụng súng và chất nổ để ngăn chặn cảnh sát tịch mảnh đất thuê của  mình. Hoàn cảnh của ông Vươn đã được đông đảo công chúng cảm thông chia sẻ. Vào ngày 10/02, Thủ tướng Việt Nam chỉ trích chính quyền địa phương và khen ngợi các phương tiện truyền thông vì đã đưa tin, ông ra lệnh tất cả các tỉnh thành cần phải xem xét lại thực tiễn quản lý đất đai của họ. Quyền sử dụng đất là nguồn gốc căng thẳng ngày càng gia tăng trong các vùng nông thôn, những người nông dân vẫn còn là thành phần đa số trong dân số và trong các nhóm khác sống gần các trung tâm đô thị lớn. Đặc biệt, vấn đề bồi thường chuyển nhượng quyền sử dụng đất tiếp tục gây xôn xao công luận khi đất nước mở rộng đô thị hóa, và khi thêm nhiều đất đai mữa bị chính phủ thu hồi dùng cho công nghiệp. Chính phủ đã công nhận rằng vấn đề này nhạy cảm ra sao và đã tham vấn công chúng về dự thảo Luật Đất đai mới. Anh đã cung cấp tài trợ trực tiếp cho việc lấy ý kiến ​​công chúng trong toàn xã hội để đảm bảo rằng việc tham vấn có sự tham gia đông đảo nhất có thể từ các bên có quyền lợi.

Chính phủ Việt Nam đã thừa nhận công khai rằng tham nhũng đang làm tổn hại Đảng Cộng Sản và gây ra một trở ngại lớn cho tăng trưởng kinh tế. Quốc hội đã thông qua luật sửa đổi về chống tham nhũng, và Vương quốc Anh là chủ tọa của Cuộc đối thoại chống tham nhũng chính thức trên cương vị của nhà tài trợ quốc tế. Trọng tâm của Cuộc Hội nghị đối thoại cấp cao 2012 đã diễn ra trong tháng 12 là tham nhũng ở cấp địa phương và cấp tỉnh.

Án tử hình

Các số liệu về án tử hình chính thức vẫn là một bí mật quốc gia, nhưng số liệu từ Bộ Công an cho thấy trong năm ngoái có sự gia tăng từ 80 đến 100 người bị kết án tử hình. Kể từ tháng 11 năm 2011, biện pháp thi hành án tử hình chỉ được sử dụng thuốc độc. Do nguồn cung các loại thuốc này hạn chế, nên đã có một lệnh hoãn án tử hình trên thực tế. Điều này đã dẫn đến một số lượng lớn các tù nhân đang chờ thi hành án tử hình sống trong điều kiện tệ hại.

Trong tháng mười một, chính phủ Việt Nam bỏ phiếu trắng trong một cuộc bỏ phiếu của Ủy ban thứ ba [ Ủy ban về xã hội, văn hóa và nhân đạo - ND] của LHQ về nghị quyết kêu gọi một lệnh ngừng án tử hình trên toàn thế giới. Làm việc với các đối tác châu Âu, chúng tôi tiếp tục kêu gọi chính quyền Việt Nam đưa ra một lệnh ngừng áp dụng án tử hình, và trong khi chờ đợi thì hãy chọn giải pháp minh bạch hơn đối với việc áp dụng thi hành án này.

Tự do tôn giáo và tín ngưỡng

Tự do tôn giáo được phép ở Việt Nam mặc dù trong thực tế, chính quyền hạn chế việc thờ phụng của một số tôn giáo trên cơ sở lợi ích của an ninh quốc gia. Thông qua Đối thoại Nhân quyền EU-Việt Nam, Liên minh châu Âu nhấn mạnh mối quan tâm về sự sách nhiễu các nhóm tôn giáo, sự kéo dài thời gian trong việc đăng ký các nhà thờ và cơ quan chức năng từ chối không cho phép nhà thờ đào tạo mục sư. Tuy nhiên, đã có những bước tiến với việc xây dựng những địa điểm thờ phượng mới, công nhận các nhóm tôn giáo mới và đăng ký giáo hội mới.

Quyền của phụ nữ

Việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ trẻ từ Việt Nam sang các nơi khác trong khu vực, vẫn còn là một mối quan ngại sâu sắc. Pháp lệnh về phòng chống buôn bán của Việt Nam, được giới thiệu vào năm 2011, đã dẫn đến một số lượng lớn các vụ truy tố thành công bọn buôn người. Việt Nam phê chuẩn Công ước LHQ về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và tham gia Nghị định thư Palermo về nạn buôn người vào tháng 6/2012.

Vương quốc Anh là thành viên của một nhóm các nhà tài trợ đã tiến hành với chính phủ VN chương trình Đánh giá Giới tính quốc gia. Điều này đã chỉ cho thấy một số các vấn đề, bao gồm nhu cầu cho cơ hội việc làm tốt hơn, cải thiện việc tham gia chính trị, giảm bớt bạo lực gia đình và thực hiện hiệu quả hơn Luật về bình đẳng giới và Luật về bạo lực gia đình. Những vấn đề này đã được đưa vào Chiến lược quốc gia được chính phủ phê duyệt và Chương trình Quốc gia về Bình đẳng giới. Thông qua tài trợ của Bộ Ngoại Giao Anh Quốc, tổ chức phi chính phủ Pacific Links Foundation đã xây dựng một trung tâm phục hồi tại Lào Cai cho những cô gái Việt Nam là nạn nhân của nạn buôn người sang Trung Quốc.

Quyền trẻ em

Trẻ em có quốc tịch Việt Nam là trẻ em được báo cáo bị bán sang Anh nhiều nhất, chủ yếu là do tội phạm và bóc lột sức lao động. Pháp lệnh chống nạn buôn bán người, được giới thiệu vào năm 2011, có hiệu lực trên việc buôn bán trẻ em cũng như việc buôn bán người lớn. UNICEF và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA) đã đưa ra một báo cáo chát chúa về Nạn lạm dụng tình dục trẻ em (CSEC) tại Việt Nam vào tháng 11.

Trong tháng 2, Việt Nam đã trở thành một quốc gia thành viên của Công ước La Hay về việc nhận con nuôi. Việt Nam đã giới thiệu một số biện pháp tập trung vào việc bảo vệ trẻ em, bao gồm cả công việc của UNICEF với Việt Nam để đạt được một cơ chế an sinh xã hội tốt hơn. Sự hợp tác chặt chẽ giữa giới chức trách Việt Nam và Vương quốc Anh đã ngăn chặn một số công dân Anh lạm dụng tình dục trẻ em tại VN.

* Source FCO

Cập nhật Quốc gia: Việt Nam

Cập nhật mới nhất: ngày 31 tháng Ba năm 2013

Môi trường nhân quyền ở Việt Nam vẫn còn yếu mặc dù có quyết định của chính phủ để áp dụng cho thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Đầu năm nay đã chứng kiến một số nhà hoạt động nhân quyền, đặc biệt là các blogger, nhận những mức án tù giam lâu năm trong các phiên tòa mà thường diễn ra đằng sau những cánh cửa đóng kín.

Nhà vận động nhân quyền nổi bật Nguyễn Quốc Quân đã được thả ra vào cuối tháng Giêng sau 9 tháng bị giam giữ vì có mối liên hệ với tổ chức Việt Tân vốn bị cấm. Nhà bảo vệ nhân quyền Lê Công Định đã được thả ra trong tháng Hai sau khi thụ án ba năm rưỡi của một mức án 5 năm.

Tổ chức Phóng viên không biên giới đã xếp Việt Nam là một trong năm quốc gia trong danh sách “Những kẻ thù của Internet” trong báo cáo năm 2013 của họ vì tiến hành giám sát trực tuyến có hệ thống dẫn đến những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Họ mô tả Việt Nam là nhà tù lớn thứ ba trên thế giới dành cho các blogger và các nhà bất đồng chính kiến trên không gian mạng, sau Trung Quốc và Oman.

Việt Nam hiện đang chuẩn bị cho một Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (đánh giá định kỳ của Liên Hiệp Quốc về tình hình nhân quyền) sẽ được hoàn thành vào năm 2014.

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm Vương quốc Anh trong tháng Giêng. Ông đã gặp mặt cả Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Quyền con người là một trong những chủ đề đã được thảo luận. Trước chuyến thăm, BBC Việt ngữ đã được mời sang Việt Nam để tiến hành các cuộc phỏng vấn với các Bộ trưởng, các quan chức cấp cao và Đại sứ Anh quốc.

Trong chuyến thăm châu Âu, Tổng Bí thư cũng đã có một lần (chưa từng có trước đây) diện kiến Đức Giáo Hoàng.

Năm nay đã chứng kiến ​​hai trường hợp nổi tiếng, bao gồm cả việc kết án 14 nhà hoạt động Công giáo ở Vinh với tội hoạt động lật đổ. Trong số này, 13 người bị kết án tù từ 3 đến 13 năm và một người nhận án treo. Vương quốc Anh ủng hộ tuyên bố của Ngài Franz Jessen, Đại sứ EU tại Việt Nam, kêu gọi duy trì các quyền cơ bản để người dân bày tỏ quan điểm của họ một cách tự do. Trường hợp này đã thu hút sự quan tâm của giới truyền thông quốc tế. Các tổ chức Freedom House và Phóng viên Không Biên giới đăng tuyên bố mạnh mẽ nhằm hỗ trợ các nhà hoạt động này trên trang web của họ. Vương quốc Anh, cùng với các cơ quan ngoại giao khác từ Canada, Mỹ, Úc, Thụy Sĩ và Na Uy, đã gặp các thành viên gia đình của 14 nhà hoạt động để nhận một thỉnh nguyện đơn yêu cầu phóng thích họ.

Vào đầu tháng hai, 22 người đã bị kết tội âm mưu lật đổ chính phủ. Người bị nghi là chủ mưu Phan Văn Thu, 65 tuổi, đã bị kết án tù chung thân. 21 bị cáo khác bị kết án từ 10 năm đến 17 năm tù giam. Trong một trường hợp có tiếng vang khác là vụ nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã  bị tờ báo của mình sa thải vì dám chỉ trích Tổng Bí thư trên blog của mình về việc cải cách hiến pháp. Cải cách hiến pháp đã mở ra một không gian lớn hơn cho thảo luận, bao gồm cả về vai trò của Đảng CS, nhưng phản ứng của chính phủ với những ý kiến chỉ trích quan điểm của họ nói chung là tiêu cực.

Đại sứ quán Anh tiếp tục hoạt động trên các chương trình nghị sự về nhân quyền, tham gia với các quan chức chính phủ cũng như các nhà báo, các nhà hoạt động, các blogger, các tổ chức phi chính phủ và các nhà ngoại giao nước ngoài.
Bản dịch của Hành Nhân
Bản tin tiếng Anh


  • Alibaba vows to tackle fakes (Washington Post) - China's biggest e-commerce firm plans to step up efforts to fight counterfeiting, which the company head says is the biggest obstacle for its future growth.
  • Shipyards enjoy big rise in Q1 (Washington Post) - The nation's shipbuilders received 9.57 million deadweight tonnage of new orders in the first quarter of the year, a 71.1 percent surge on last year.
  • Investment patterns alter with times (Washington Post) - Stable instruments with long-term yields have stolen a march over the once preferred fast-money products, thereby raising the stakes for wealth managers.
  • Rescue soldiers win people’s respect (Washington Post) -
    Children salute passing vehicles carrying rescuers and volunteers as they hold cardboards with messages of gratitude, after Saturday's earthquake, in Lushan county, Sichuan province April 23, 2013. [Photo/Agencies]
  • House damaged, life continues in Sichuan (Washington Post) -
    Huang Kaiying (L), 90, and his wife Jiang Zhongyun have lunch at a makeshift camp for people affected by April 20 earthquake in Lingguan township, Sichuan province, April 23, 2013. [Photo by Guo Liliang/Asianewsphoto]
  • Playing the game (Washington Post) - Chinese-made video games are moving into international markets and 'Westernizing' to appeal to a wider audience.Ear to the ground
  • China, US ready to enhance mutual trust (Washington Post) - Beijing and Washington reaffirmed their readiness to enhance military-to-military trust and expand areas of cooperation, as Xi met a top US military officer.
  • CPC official meets Spanish party leader (Washington Post) - Wang Jiarui, right, gives María Dolores de Cospedal a gift of silk scarves after the meeting in Suzhou, East China's Jiangsu province, April 23, 2013.
  • Premier: Rescue every person (Washington Post) - Premier Li Keqiang climbed onto a heap of debris to view the disaster area after arriving in Lushan county, Sichuan province, where he expressed condolences to victims and survivors of Saturday's devastating magnitude-7 earthquake.
  • Chinese soldiers clear mines, win hearts (Washington Post) - For the past nine months, Chen has led an engineering battalion sent by China to demine the Lebanese border with Israel, where thousands of landmines were left after the conflict between those countries in 2006.
  • Premier Li directs quake-relief at epicenter (Washington Post) - Chinese Premier Li Keqiang has arrived at the epicenter of a 7.0-magnitude earthquake which jolted southwest China's Sichuan Province and killed at least 124 Saturday.