Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Tin ngày 24/10/2012 - cập nhật

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=gCWgmd64VZE
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=KeL0Av9KPgU

Chính trị – Xã hội

Việt Nam có chứng cứ xác thực về chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa - Dân Việt   —VN bảo toàn chứng tích chủ quyền Hoàng Sa (RFA)   –Tổng tham mưu trưởng QĐVN thăm Nga (BBC)
Trung Quốc có đáng được trọng vọng? (TVN) - Project-syndicate -Hôm qua, tôi đã tham gia vào một cuộc tranh luận về tranh cử tổng thống Mỹ và chính sách đối với Trung Quốc của BBC/Viện nghiên cứu Carnegie Endowment với các đại sứ xuất chúng và đáng kính Chas W. Freeman, Jr. và J. Stapleton Roy, và học giả Yan Xuetong của trường Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc).
Thủ tướng VN tiếp bộ trưởng công an TQ (RFA)  -Sau vụ “Uyên” và tới vụ “Khang -Bình) thì “chiếu chỉ tới”?—-  Việt-Trung tăng cường quan hệ kinh tế (VOA)—-Đa đảng là tất yếu với Việt Nam (RFA)
Be-12 -Thủy phi cơ săn ngầm đầu tiên của VN -Kienthuc.net.vn   —Cận cảnh tàu CSB 8001 lớn nhất Việt Nam mới được hạ thủy (GDVN)
Việt Nam – EU đồng tổ chức hội thảo PCA (RFA) - Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA) sẽ là công cụ để Việt Nam khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA).    —–“Nếu chúng ta đoàn kết ổn định ủng hộ Thủ tướng thì nhất định việc… -Dân Trí
ANTĐ Lấy phiếu để tự soi mình   —-ANTĐ Tín nhiệm quá thấp, sẽ bỏ phiếu luôn   —-Tín nhiệm thấp, cách chức luôn? (VNN)
Nhận lỗi rồi thì sao nữa? (Nguyễn hưng Quốc -VOA) -Trong diễn văn kết thúc hội nghị Trung ương đảng lần thứ 6, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhìn nhận trách nhiệm của Bộ chính trị trong việc để cho nạn tham nhũng hoành hành gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với tình hình kinh tế và đời sống của dân chúng. Ông cũng cho biết Bộ chính trị đã “đề nghị Ban chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Ủy viên Bộ chính trị”. Đề nghị ấy, cuối cùng, bị bác bỏ: cả Bộ chính trị lẫn “đồng chí Ủy viên” nọ được tha bổng
Khi người cộng sản nhận lỗi (J.B Nguyễn hữu Vinh)    ——Hứa xong rồi lại nuốt lời như chơi (Bùi Tín -VOA)
Đảng tự thua -Hy Văn(Boxitvn) -Tiếng vỗ tay dòn giã của “các thế lực thù địch”, cái khua tay của quần chúng nhân dân, tiếng nấc nghẹn ngào của ngài Tổng bí thư hay sự cau có của một hệ thống. Nhưng nếu chú ý kỹ xem, có một nụ cười bí hiểm, cái nhếch mép ấy làm bao trái tim cộng sản chân chính tan nát. Đảng đang thua, thua với chính mình.
Vụ “bắt cóc” Nguyễn Phương Uyên: chỉ có thể là “bọn phản động”, xã hội đen hoặc “lực lượng thù địch”? -Thanh Tùng (Boxitvn) -Trong khi dư luận (trên mạng internet) bàn luận xôn xao về vụ Công an phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú (TP HCM) bắt em Nguyễn Phương Uyên sinh viên Trường đại học Công nghiệp thực phẩm TP Hồ Chí Minh vào ngày 14/10/2012, thì tôi vẫn không tin đó là sự thật. Bởi lẽ, chỉ có những băng nhóm xã hội đen chuyên đi bắt cóc người để tống tiền, để hiếp dâm mới có thể hành động như thế, chứ không thể nào lại là các chiên sĩ Công an Nhân dân Việt Nam – công an của một nhà nước mà các vị lãnh đạo cao cấp luôn nói là: “Nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân” được?  CÔNG AN VIỆT NAM THÌ KHÔNG THỂ “BẮT CÓC” NGƯỜI NHƯ THẾ!

Đơn gửi: Quý vị đại biểu Quốc hội khóa 13 về luật đất đai (Boxitvn)   —-André Menras gửi từ Đức – Bauxite Việt Nam

Gặt lúa ở Văn Giang – trên phần đất giữ lại được sau vụ bị cưỡng chế -Mùa Xuân(Boxitvn)

Đỗ Kim Thêm – Khái niệm về Luật pháp  (Danluan)
Công bố danh sách Gián điệp mạng của Tướng Nguyễn Văn Hưởng (Quanlambao) - Theo thông tin chúng tôi nắm được, xin công bố những danh sách các Blog lề trái giả mà thực chất đều do một nhóm an ninh của Nguyễn Văn Hưởng điều khiển hòng thâm nhập vào dân cư mạng vừa để phát hiện giết chết mầm mống những người đấu tranh cho dân chủ, vừa để phục vụ cho mưu đồ riêng của chính Hưởng.
1. Blog Kami: Không những là Blog giả mà còn lấy giả hình của Quan chức Thái Lan như bài chúng tôi đã đăng cảnh báo.
2. Tin tức hàng ngày
3. Bồ câu đen
4. Tranhung9
5. Anh Lái đò
6. Anh tư sang
7. Tập viết báo
Ngoài ra một số cộng tác viên của RFA, của Dân luận đã bị không chế của bè lũ Nguyễn Văn Hưởng để phục vụ cho mưu đồ bẩn thỉu của chúng.
“Mạng nhện” sở hữu giữa ACB với KienLongBank, DaiABank, Eximbank, VietBank và VietABank (QLB)   —-Hãy thông cảm cho Đại biểu Dương Trung Quốc bị ‘hiếp dâm cái miệng’!(QLB)   —-VÂNG…TÔI HÈN THƯA ĐẠI BIỂU DƯƠNG TRUNG QUỐC (QLB)
Nụ cười chiến thắng của đồng tiền và sự tàn bạo thời trung cổ ….(QLB)
Xem xét trách nhiệm bí thư, chủ tịch Tiên Lãng (VTC)    ——‘Hạn chế để người dân phải gánh giá điện quá cao’ - VnExpress
Khi đảng viên phạm tội vì nghị quyết (RFA) – Tám tháng sau khi Thủ tướng chỉ đạo điều tra vụ án Đoàn Văn Vuơn, bốn lãnh đạo thi hành cưỡng chế và hủy hoại tài sản của gia đình ông Vươn chính thức bị khởi tố.
“Không bằng thực dân Pháp 1928”? (RFA) – Công an Tp Hải Phòng vừa có quyết định tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên Phó Chủ tịch Tiên Lãng đối vì tội hủy hoại tài sản.
Từ tia lửa có bùng lên ngọn lửa? (RFA) -Nguyễn Phương Uyên, sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp Sài Gòn, bị bắt một cách âm thầm vào ngày 14/10, bạn bè và gia đình vẫn tiếp tục tìm kiếm cô trong tuyệt vọng.
Việt Nam và Phong trào dân chủ Thế giới  (RFA) -Hội nghị Phong trào Dân chủ Thế giới lần thứ 7 họp tại thủ đô Lima, nước Peru, Nam Mỹ, vừa diễn ra từ ngày 14 đến 17/10.
Sông Tranh 2 động đất mạnh dù ngưng tích nước (RFA)
VN bị hạ một bậc trong báo cáo “Doing Business” của WB (RFA) - Việt Nam bị tụt một bậc trong bảng xếp hạng của báo cáo “Doing Business” do Ngân hàng thế giới (WB) và Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) mới công bố ngày hôm qua. …..Bà Kwakwa nói Việt Nam tuy đã cải thiện nhiều môi trường kinh doanh của mình, nhưng vẫn cần nỗ lực hơn nữa đễ bắt kịp với các nước khác trong khu vực.

Kinh tế

Đầu tư CK Điểm tin quốc tế sáng 24/10   —Lợi nhuận ròng Tân Tạo giảm 87,6% (BBC)   —–Ngân hàng Nhà nước: “Chưa phù hợp” bỏ trần lãi suất -VnEconomy   —-Đổ xô kiểm định chất lượng vàng SJC - Tuổi Trẻ   —-Sớm sửa chính sách để hỗ trợ bất động sản -Tuổi Trẻ   —-BĐS chợ chiều: Khách thờ ơ với khuyến mại, giảm giá - VEF    —–Bất động sản 2013: “Cầm hơi được là tốt lắm rồi” - VnEconomy
ANTĐ -Đất đấu giá “chìm” theo thị trường   —-Nghề nước mắm ngắc ngoải vì thương lái TQ (VEF)     —-Ngân hàng có còn ‘lãi khủng’? (VEF)
Đất đấu giá “chìm” theo thị trường (BĐS)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học


ANTĐ“ Xuân Quỳnh – Còn mãi một tình yêu”    —-Cộng điểm cho thí sinh vùng khó - (Dân Việt)   —Tuổi Trẻ Hạ điểm chuẩn để cứu trường tư?
Bộ Giáo dục “đẻ” ra trường ngoài công lập, nhưng không “nuôi” (GDVN)  —“Đề án đổi mới giáo dục” – Vì sao chưa được Trung ương thông qua? (GDVN)
Một giống dương xỉ được đặt tên Lady Gaga (VOA) -Một toán nhà sinh vật học tại Đại Học Duke đã lấy tên của nữ danh ca nhạc pop Lady Gaga để đặt tên cho một loại cây dương xỉ.
Ca sĩ Lady Gaga tại lễ trao giải Grammy 2012, bên phải là loại dương xỉ mới tìm thấy=====>>>

Thế giới

Trung Quốc “bóng gió” với Mỹ về vấn đề Điếu Ngư - Vietnam Plus   —Nghi quan chức quê Mạc Ngôn hối lộ giám khảo Nobel - Vietnam Plus
Phát hiện tàu chiến Trung Quốc gần vùng biển Nhật (VTC)   —Trung Quốc phản bác hai ứng viên Tổng thống Mỹ (RFA)   —Phe cánh tả Trung Quốc kêu gọi đối xử công bằng với ông Bạc Hy Lai (VOA)   —-Rời Trung Quốc (BBC) -Phí sản xuất tăng khiến giới đầu tư ở TQ phải chuyển hướng.   —-TQ chuyển dịch lãnh đạo quân đội (BBC)

Triều Tiên khôi phục đường hầm thử nghiệm hạt nhân?(VTC News)    —–Nhật Bản và Nga tăng cường hợp tác an ninh (GDVN)
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ dồn nỗ lực tranh thủ cử tri (VOA)  —Ông Obama, Romney tranh luận về Trung Đông, Iran, Trung Quốc (VOA)   —Obama, Romney tranh luận ngoại giao (BBC)
Malala Yousafzai – Em là ai?  (RFA) -Câu chuyện cô bé 14 tuổi người Paskitan bị khủng bố Taliban bắn trọng thương vào ngày 9 tháng 10 vừa qua, đã được các cơ quan truyền thông quốc tế đồng loạt loan tin.
Indonesia đóng cửa một số nhà thờ Thiên chúa giáo và chùa (RFA)   —-Miến Điện: 3 người chết vì xung đột tôn giáo (RFA)
Giao tranh ác liệt tại Syria (RFA)   —Hy vọng mong manh cho một lệnh ngưng bắn ở Syria (VOA)
Campuchia: 7 ngàn nhà sư cầu siêu cho quốc vương Sihanouk (RFA)   —Campuchia trục xuất một quản lý người Trung Quốc (VOA)
Úc cho người nước ngoài được quyền sở hữu đất nông nghiệp (RFA)   —-Quốc vương Qatar thăm Dải Gaza (VOA)


Nu hoang noi y 'tran nhu nhong' ben xe hop
   <<<===Nữ hoàng nội y ‘trần như nhộng’ bên xế hộp -Tech.Go.vn
Bị phát hiện cưới vợ bằng vàng giả, chú rể ‘chuồn’ mất -VTC
Người Lao Động Điện thoại “made in Vietnam”: Chỉ sản xuất được… cái vỏ nhựa!
ANTĐ Truy đuổi “cẩu tặc”, cán bộ văn phòng bị bắn chết
Nghệ An: Lại đốt xe, vây đánh cẩu tặc trọng thương(VTC News)
Nghệ An: Công an giải cứu cẩu tặc, đưa đi cấp cứu (GDVN)
Ám ảnh khu vệ sinh bẩn kinh hoàng ở nhà trọ sinh viên (VTC)
Lại xuất hiện ‘hố tử thần’ giữa phố Sài Gòn(VTC News) -
Nữ doanh nhân tố bị CSGT hiếp:Ông D vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự? (GDVN)
Học sinh tự tử để phản ứng lại cách giáo dục của người lớn (GDVN)

HOT - TIN NÓNG TRONG NGÀY - UPDATE

 Đảng không được bao biện, lấn át quyền của Quốc hội

Cuộc họp ban chấp hành trung ương đảng lần thứ 6 (khóa XI) vừa qua đã xem xét và quyết định một loạt vấn đề về đường lối, chính sách của nhà nước như: Vấn đề sở hữu ruộng đất, luật đất đai, đường lối chính sách giáo dục, sắp xếp lại các tập đoàn kinh tế quốc doanh, đồng thời kết luận về cuộc phê bình và tự phê bình của từng người trong bộ chính trị, trong đó có những người giữ những vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước như chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng và phó thủ tướng chính phủ.

Rõ ràng cuộc họp trên đã bao biện, lấn át quyền của các cơ quan dân cử một cách rất thô bạo, xâm phạm quyền lực hiến định của Quốc hội, của Viện kiểm sát tối cao và của Tòa án nhân dân tối cao.

Quốc hội có quyền phủ nhận và hủy bỏ những văn kiện vi hiến như thế, nhân danh cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước.

Để hiểu rõ tình hình, đầu đuôi câu chuyện, dưới đây là trích nguyên văn một đoạn trong Nghị quyết của Đại hội đảng CS khóa VII (cuối năm 1991), hiện còn lưu rõ ràng trên mạng Văn kiện Đại hội đảng:

-VI- Đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng

…Trong 5 năm tới cần giải quyết tốt những vấn đề quan trọng và bức xúc sau đây:

1. Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng

-Sự lãnh đạo, vai trò tiên phong chính trị của Đảng thể hiện trước hết ở việc xây dựng, hoàn thiện đường lối, cương lĩnh, chiến lược, sách lược, định hướng cho hoạt động của hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đảng tập trung sức lực vào việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin để đề ra các chủ trương, chính sách một cách đúng đắn. Đảng thu hút, tập trung trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân; khuyến khích mọi người phát huy sáng kiến, suy nghĩ độc lập, tích cực tham gia chuẩn bị các quyết định của Đảng. Đảng đề ra đường lối, chính sách cán bộ, chăm lo đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt, giới thiệu cán bộ với cơ quan nhà nước để bố trí và sử dụng theo cơ chế dân chủ. Đảng tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quyết định của Đảng.

-Đảng là lực lượng lãnh đạo chứ không phải là cơ quan quyền lực nhà nước hay cơ quan quản lý, Đảng không làm công việc quản lý nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội bằng phương pháp dân chủ, thuyết phục, bằng công tác tư tưởng và tổ chức, bằng vai trò gương mẫu của đảng viên và tổ chức đảng. Đảng tôn trọng chức trách, quyền hạn của Nhà nước và các đoàn thể.

-Theo phương hướng trên, cần xác định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức đảng, mối quan hệ và lề lối làm việc giữa Đảng với Nhà nước và các đoàn thể quần chúng. Xây dựng và bổ sung quy chế làm việc giữa cấp uỷ đảng với cơ quan nhà nước, trước hết là giữa Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư với Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng, với Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. (hết đoạn trích từ Văn kiện Đại hội đảng ).

Xin bạn đọc chú ý những đoạn tôi gạch ở dưới. Có phải nghị quyết đã khẳng định rằng đảng không phải là cơ quan quyền lực Nhà nước hay cơ quan quản lý hay không? rằng đảng không làm công việc quản lý Nhà nước không? rằng đảng lãnh đạo xã hội bằng phương pháp dân chủ, thuyết phục, bằng công tác tư tưởng và tổ chức, bằng vai trò gương mẫu của đảng viên và tổ chức đảng? rằng đảng tôn trọng chức trách, quyền hạn của Nhà nước và các đoàn thể hay không?

Quyết định như thế là rất đúng, vì nhân dân, cử tri không bầu ra ban chấp hành trung ương đảng, không bầu ra bộ chính trị.

Vậy thì cái việc bỏ phiếu miễn thi hành kỷ luật 14 ủy viên bộ chính trị, tha bổng cho họ trong khi chính họ lại thú nhận những sai lầm tập thể và cá nhân, những sai lầm đã gây tổn hại hàng mấy trăm nghìn tỷ đồng cho xã hội và nhân dân, biết bao tổn thất, đau khổ khác, như vậy có phải là lạm quyền, là bao biện, là vi hiến và phạm pháp hay không? Ban chấp hành trung ương đảng có được nhân dân, quốc hội ủy nhiệm làm việc đó hay không? Như vậy có phải ban chấp hành trung ương lạm quyền của Viện kiểm sát tối cao, lạm quyền của Tòa án Nhân dân tối cao, lạm quyền của Thanh tra chính phủ, lạm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội, dẫm lên chân của các Ủy ban pháp luật, tư pháp, kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục của quốc hội hay không? Còn đâu là lời hứa đảng tôn trọng chức trách, quyền hạn của cơ quan Nhà nước? mà quốc hội lại là cơ quan Nhà nước cao nhất.

Đảng đã tỏ ra coi thường, khinh thường vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của quốc hội, coi quốc hội chỉ hoàn toàn là bù nhìn, không cần đếm xỉa đến. Vậy mà chủ tịch quốc hội vẫn coi như không có chuyện gì.

Ban chấp hành trung ương có quyền gì mà tha bổng một loạt tội phạm nghiêm trọng đến vậy, khi toàn xã hội tỏ ra bức xúc yêu cầu phải thực hiện pháp luật nghiêm minh, khi quốc hội bị gạt ra ngoài lề? Quốc hội hoàn toàn có quyền được biết rõ nội dung trong tập biên bản 313 trang tự phê và phê bình liên quan đến những ai là đại biểu quốc hội.

Tinh thần trên đây được ghi trong Nghị quyết Đại hội đảng khóa VII còn nguyên giá trị, chưa bao giờ bị hủy bỏ.

Tình trạng trên đây phơi bày cuộc khủng hoảng thể chế chính trị của một chế độ quá ư lạc hậu, đầy rẫy mâu thuẫn chồng chéo nhau, xa lạ với nền dân chủ, nói một đằng làm một nẻo, hứa rồi, rồi lại nuốt lời như không.

Và có một ông hay một bà nghị nào dám lên tiếng chất vấn nhóm lãnh đạo đảng CS về tình trạng phi pháp, phi lý rành rành như trên hay không?
Bùi Tín
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

  Quốc hội bàn việc lấy phiếu tín nhiệm Chính phủ

Quốc hội Việt Nam Các đại biểu Quốc hội nghe Tờ trình Dự thảo Nghị quyết về lấy phiếu và bỏ phiếu tín nhiệm. 
Tại phiên họp Quốc hội sáng thứ Ba 23/10, các đại biểu đã nghe Tờ trình Dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. 
Theo Dự thảo Nghị quyết này, việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm sẽ được thực hiện với 49 chức vụ cao cấp trong Quốc hội và chính phủ trong đó có cả Chủ tịch nước và Thủ tướng, và với 380 người ở cấp Hội đồng nhân dân.
Trang web của Bấm Chính phủ Việt Nam giải thích sự khác nhau giữa lấy phiếu tín nhiệm là "việc làm định kỳ hằng năm, nhằm đánh giá sự tín nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn làm cơ sở cho việc thực hiện công tác cán bộ". 
Trong khi đó bỏ phiếu tín nhiệm là "thể hiện thái độ tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do mình bầu ra hoặc phê chuẩn", tương đương với "bỏ phiếu bất tín nhiệm ở một số quốc gia khác". Và việc bỏ phiếu tín nhiệm chỉ diễn ra đối với những người không đạt tín nhiệm ở vòng lấy phiếu.
Vẫn theo bản tin trên trang web của Chính phủ Việt Nam thì "quy định đã có nhưng chưa được thực hiện" và một trong các nguyên nhân là do "pháp luật chưa quy định rõ các căn cứ, cơ sở để các chủ thể có quyền có thể đề xuất việc bỏ phiếu tín nhiệm...; chưa tạo nên sự gắn kết giữa quy trình lấy phiếu tín nhiệm với bỏ phiếu tín nhiệm và phân biệt rõ tầm quan trọng của hai quy trình này."

'Cần cụ thể hóa'

Báo Tiền phong trích lời ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Nghiên cứu Lập pháp Quốc hội, giải thích sự khác biệt về cách thức của việc lấy phiếu và bỏ phiếu tín nhiệm, đó là lấy phiếu tín nhiệm có 4 lựa chọn: tín nhiệm cao, trung bình, thấp và chưa có ý kiến; còn bỏ phiếu tín nhiệm thì chỉ có 2 mức: tín nhiệm hoặc không tín nhiệm.
"Pháp luật chưa quy định rõ các căn cứ, cơ sở để các chủ thể có quyền có thể đề xuất việc bỏ phiếu tín nhiệm..." - Báo Điện tử của Chính phủ Việt Nam
Vẫn theo ông Đinh Xuân Thảo, thì "Nếu người giữ chức vụ nào đó không còn được tín nhiệm thì có thể gửi đơn xin từ chức. Còn nếu không thì cơ quan nào đề cử, giới thiệu người đó phải đề nghị Quốc hội, HĐND làm thủ tục bãi nhiệm và giới thiệu người thay thế."
Nói chuyện với BBC hôm 19/10, cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận nói việc lấy phiếu tín nhiệm đã có ghi trong Hiến Pháp và trong Luật Tổ chức Quốc hội tuy nhiên ông nói: "Việt Nam thì luật rất nhiều nhưng cuối cùng có những cái đuôi để cho nó mù mờ hoặc là đặt luật nhưng không thực hiện."
Ông Thuận cũng nói thêm các Nghị quyết của ba kỳ họp Trung ương Đảng mới đây đã khiến việc bỏ phiếu "trở thành vấn đề bức xúc, cần phải cụ thể hóa."
Ông không đồng ý với dự thảo lấy phiếu tín nhiệm mà theo đó cán bộ chỉ có khả năng bị miễn nhiệm khi có hai lần không đủ phiếu tín nhiệm.
Cựu quan chức này bình luận: "Nếu đã bỏ phiếu tín nhiệm mà không đạt 50% thì thôi thứ, tại sao lại còn kéo dài thêm một năm nữa."
Việc lấy phiếu được dự kiến sẽ bắt đầu từ kỳ họp đầu tiên trong năm thứ hai nhiệm kỳ Quốc hội, theo ông Đinh Xuân Thảo trên Tiền Phong.
Dự thảo Nghị quyết này sẽ được các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ vào chiếu ngày 29/10.
(BBC)

 

 Khi đảng viên phạm tội vì nghị quyết

Tám tháng sau khi Thủ tướng chỉ đạo điều tra vụ án Đoàn Văn Vuơn, bốn lãnh đạo thi hành cưỡng chế và hủy hoại tài sản của gia đình ông Vươn chính thức bị khởi tố.

 Ông Nguyễn Văn Khanh bị cách chức Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng.

Ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên phó chủ tịch huyện Tiên Lãng bị tạm giam 4 tháng để điều tra. Gia đình Đoàn Văn Vươn không đồng tình với lệnh khởi tố này vì cho rằng ông Khanh không có chủ trương cưỡng chế ngay từ những ngày đầu tiên. Mặc Lâm tìm hiểu thêm nội dung sau đây.
Thông thường một cán bộ cao cấp khi có sai phạm đối với dân chúng và bị tòa án khởi tố thì chính nạn nhân là người đầu tiên tỏ lòng cảm kích đối với công lý. Trường hợp việc bắt giữ ông Nguyễn Văn Khanh nguyên Phó chủ tịch huyện Tiên Lãng thì lại khác. Gia đình ông Đoàn Văn Vươn không tỏ ra vui mừng ngay cả chính ông Khanh là người dẫn đầu lực lượng cưỡng chế khu đầm và sau đó chứng kiến xe ủi hủy hoại căn nhà hai tầng của nạn nhân.
Sự việc khá bất ngờ với công luận nhưng nếu biết kỹ hơn về diễn tiến câu chuyện thì từ sự bất ngờ này người ta phát hiện thêm một yếu tố khác lớn hơn nhiều, đó là sự đồng lòng của cả một hệ thống trong việc ép buộc ông Khanh phải làm những việc mà ông từng chống đối.

Từ một cuộc họp

Một trong những người biết rõ sự chống đối ấy là ông Vũ Văn Luân, Thư ký kiêm Phó chủ tịch Liên Chi hội nuôi trồng thủy sản Tiên Lãng cho biết chính ông là người chứng kiến cuộc họp quan trọng mà ông Nguyễn Văn Khanh bày tỏ sự chống đối phưong án cưỡng chế đất của gia đình ông Vươn cũng như của những hộ nuôi trồng thủy sản trong huyện. Ông Luân kể:
Nguyên nhân là vào ngày 18 tháng 10 năm 2010 lúc đó ông Khanh là Phó chủ tịch Huyện Tiên Lãng đã mời tôi và anh Vươn lên tại phòng họp số 2 của UBND huyện Tiên Lãng. Hôm đó có ông Phạm Xuân Hoa là trưởng phòng tài nguyên môi trường. Ông Nga, trưởng phòng kế toán, ôgn Khánh chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng. Trong đó ông Khanh đã tuyên bố rằng ông Khanh không đồng ý về vấn đề cưỡng chế.
Hôm đó ông Khanh kết luận là giao cho phòng Tài nguyên môi trường làm thủ tục giao lại đất theo đề án 30 mà chính phủ đã ban hành. Trình chủ tịch huyện để chấm dứt việc khiếu kiện kéo dài, hai nữa để đảm bảo uy tín của UBND huyện Tiên Lãng đã ký thỏa thuận với đại diện là ông Luân, ông Vươn tại tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng và đồng thời đảm bảo nguồn thu và đảm bảo vấn đề an ninh trật tự.
Sau khi chứng kiến cuộc họp, ông Luân biết là ông Nguyễn Văn Khanh trước sau gì cũng sẽ bị loại ra khỏi cái tập thể ấy vì quyền lợi của nó có nguy cơ bị mất bởi sự chống đối của một đảng viên không nằm chung trong guồng máy tham nhũng:
Khi tuyên bố như thế thì tôi cho rằng ông Khanh sẽ là một nạn nhân về  vụ này vì một mình ông mà dám đứng lên chống lại ý đồ của chính quyền và huyện ủy huyện Tiên Lãng. Lúc ấy chính quyền và huyện ủy Tiên Lãng đã quyết tâm chiếm đất của ông Vuơn cũng như dất của các hộ dân nuôi trồng thủy sản huyện Tiên Lãng cho bằng được.

Đến lưới nghị quyết

image.jpg
Lực lượng cưỡng chế thu hồi đất nhà anh Vươn hôm 05/1/2012. Photo courtesy of phapluat.

Gần hai năm sau khi đưa ra ý kiến chống việc cưỡng chế ông Khanh lại làm cho dân Tiên Lãng và gia đình ông Đoàn Văn Vươn ngạc nhiên khi chính ông là người dẫn đầu lực lượng cưỡng chế. Người dân hiều rằng một mình ông Khanh không thể cưỡng lại được ý muốn của tập thể dù đó là ý muốn bất chính, muốn tịch thu tài sản mồ hôi quá to lớn của gia đình ông Vươn để sử dụng vào việc khác có lợi cho cá nhân của lãnh đạo huyện Tiên Lãng hay ở cấp cao hơn.

Bà Phạm Thị Hiền, vợ của ông Đoàn Văn Quý, em trai và hiện đang bị giam giữ chung với ông Vươn cho biết suy nghĩ của bà và gia đình về việc ông Khanh bị bắt:
Mới đầu ông Khanh không đồng ý về cái quyết định của ông Hiền nhưng trong khối ủy ban ấy thì một mình ông Khanh không thể chống cự lại cả cái hội đồng ấy đuợc vì vậy ông Khanh phải làm. Chúng tôi đã nói rồi, đấy là vì ông Khanh bị ép buộc phải làm thôi. Sau vụ này thì chúng tôi thấy là dù sao thì ông Khanh cũng phải chịu trách nhiệm vì ông đã có mặt trong buổi cưỡng chế ấy và hủy hoại tài sản của gia đình tôi và do đó ông Khanh không tránh khỏi trách nhiệm.
Dưới cái nhìn của ông Vũ Văn Luân thì hình ảnh tham lam của một tập thể đã dùng nghị quyết của huyện Tiên Lãng để làm sức ép khiến ông Khanh phải cúi đầu thi hành điều mà lương tâm con người không thể chấp nhận:
Mới đầu ông Khanh không đồng ý về cái quyết định của ông Hiền nhưng trong khối ủy ban ấy thì một mình ông Khanh không thể chống cự lại cả cái hội đồng ấy đuợc vì vậy ông Khanh phải làm.
Bà Phạm Thị Hiền
Tôi cho rằng ông Khanh không thể tỏ rõ quan điểm cá nhân phải chịu trách nhiệm trước việc này. Đảng Cộng sản Việt Nam đã có 19 điều cấm đảng viên không đuợc làm trong đó có một điều là không được làm trái nghị quyết của đảng. Trong vụ này huyện ủy người ta đã có nghị quyết do đó nếu ông Khanh không thực hiện vai trò trách nhiệm của mình thì ông Khanh sẽ bị kỷ luật về đảng. Đây là một vấn đề nhức nhối làm cho tất cả các đảng viên không chống lại được nghị quyết kể cả biết nghị quyết này là sai trái.
Người ta mang cả ý đồ cá nhân của người ta thao túng tập thể để ban hành nghị quyết, bắt tất cả mọi người phải thực hiện. Ông Khanh phải biết đàng sau ủy ban huyện Tiên Lãng có một thế lực gì đó rất lớn cho nên ông Khanh không thề chống nổi và cá nhân ông Khanh không thề vượt qua được đám này.
Nghị quyết dưới mắt một đảng viên luôn là sự chỉ đạo đứng đắn, tuy nhiên trong trường hợp Tiên Lãng thì nghị quyết được soạn thảo nhằm đảng hóa một hành động vơ vét núp sau danh xưng cưỡng chế và vì vậy ông Khanh không thể thoát ra dù sự trong sáng của ông đựơc nhiều người thừa nhận.

Xử cơ chế hay nghị quyết?

Sau khi im lặng trước sóng gió trung ương 6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quay trở lại lời hứa của mình và Hải phòng sau khi chờ đợi tín hiệu xanh đã bắt tay thực hiện chỉ đạo của thủ tướng. Chỉ có điều Hải Phòng vẫn chưa thực hiện rốt ráo nguyện vọng người dân khi các vai chính vẫn ngồi ngoài vòng pháp luật. Ba người cùng bị truy tố với ông Khanh nhưng đều được tại ngoại vì họ chưa bao giờ tỏ ra chống lại ý muốn của tập thể. Bức xúc trước hiện tượng này bà Hiền cho biết:
Tôi thấy một điều bất thường ở chỗ tại sao khởi tố bốn người mà chỉ một mình ông Khanh bị bắt tạm giam còn ba ông kia thì vẫn được tại ngoại? Trong khi cái người ký quyết định cưỡng chế thì chưa ai sờ đến còn người thi hành thì bị bắt như thế.
Ông Vũ Văn Luân thì chỉ hy vọng giúp được cho ông Khanh nếu đựơc tòa cho phép làm chứng những điều mà ông Khanh từng nói.
Tôi sẽ làm chứng vì hôm ấy tôi đã được mời. Những tình tiết đó có thể giảm nhẹ cho ông Khanh nếu như tòa và cơ quan cảnh sát điều tra thấy ông Khanh bị ép buộc bởi cơ chế.
Ông Vũ Văn Luân
Nếu được ra làm chứng thì tôi sẵn sàng ra làm chứng với tư cách cá nhân. Tôi sẽ làm chứng vì hôm ấy tôi đã được mời. Những tình tiết đó có thể giảm nhẹ cho ông Khanh nếu như tòa và cơ quan cảnh sát điều tra thấy ông Khanh bị ép buộc bởi cơ chế.
Tuy nhiên công luận cho rằng ngay cả hy vọng cỏn con này cũng khó thành hiện thực vì tòa án Hải Phòng không thể vạch áo cho người dân xem cái cơ chế mà ông Luân tố cáo. Nếu ông Khanh không bị xử trong vụ hủy hoại tài sản của gia đình ông Vươn thì phải xử cái cơ chế đã buộc ông Khanh phải làm theo nó bằng cái nghị quyết của huyện Tiên Lãng. Mà xử cơ chế thì không lẽ tòa án lại xử chính mình khi chính tòa án cũng nằm trong cái cơ chế có nhiều vấn đề ấy?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Đạo đức và chế độ hiện tại không bằng thực dân Pháp năm 1928.

Công an Tp Hải Phòng vừa có quyết định tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên Phó Chủ tịch Tiên Lãng đối vì tội hủy hoại tài sản. 
Cờ bí thì thí tốt
Gia đình ông Đoàn Văn Vươn cho rằng chưa phải là một tin hoàn toàn vui. Trả lời Quỳnh Chi hôm 22 tháng 10, cùng ngày có quyết định tống đạt tạm giam, chị Phạm Thị Báu (Hiền), vợ ông Đoàn Văn Qúy cho biết:
“Chúng tôi cũng không có gì vui mừng lắm bởi thứ nhất là việc này diễn ra quá chậm trễ. Thứ hai là con chuột cống thì không bị sao cả còn những con chuột nhắt thì dường như là được công an Hải Phòng mang ra thí tốt”.
“Ông Lê Văn Hiền là người ký quyết định cưỡng chế trái pháp luật đầm nhà tôi nhưng lại không bị sao cả. Chúng tôi vẫn còn bất bình lắm”.
Ông Nguyễn Văn Khanh - nguyên phó chủ tịch huyện Tiên Lãng - Photo Than Hoang/Tuoitre
Ông Nguyễn Văn Khanh - nguyên phó chủ tịch huyện Tiên Lãng - Photo Than Hoang/Tuoitre
Theo gia đình ông Đoàn Văn Vươn, ông Lê Văn Hiền, nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng là người đã ký quyết định cho vụ cưỡng chế nhưng chưa chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vụ cưỡng chế hôm 5 tháng 1 sau đó được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận là trái pháp luật. Hôm 11 tháng 2, sau phiên họp của Thủ tướng, ông Lê Văn Hiền cùng một số nhân vật khác bị đình chỉ công tác. Tuy nhiên, hồi trung tuần tháng này, các nhân vật trên được phục chức hoặc chỉ định các chức vụ mới. Theo đó, ông Lê Văn Hiền được chỉ định làm chuyên viên tại Sở Nội vụ huyện Tiên Lãng.
Quyết định tạm giam ông Nguyễn Văn Khanh (51 tuổi, nguyên Phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng) được đưa ra hơn tám tháng sau khi Công an Hải Phòng có quyết định khởi tố vụ án “hủy hoại tài sản” đối với vụ án tại đầm nhà ông Đoàn Văn Vươn. Cùng ngày bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Khanh, lực lượng công an cũng khám xét nhà riêng ông Khanh ở thị trấn Tiên Lãng và phòng làm việc tại trụ trở UBND huyện Tiên Lãng.
Ngoài ông Nguyễn Văn Khanh, là Trưởng ban Chỉ đạo vụ cưỡng chế đầm của gia đình ông Vươn, còn có ba viên chức địa phương khác cũng bị khởi tố nhưng được tại ngoại hầu tra. Bà Phạm Thị Báu cho rằng việc cơ quan điều tra cho tại ngoại hầu tra ba nhân vật trên là một dấu hiệu “bất thường”.
Ba viên chức đó là ông Phạm Xuân Hoa (57 tuổi), Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Lãng, ông Phạm Đăng Hoan (52 tuổi)  Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang và ông Lê Thanh Liêm (49 tuổi) Chủ tịch UBND xã Vinh Quang.
Các nhân vật này được cho là có liên quan trực tiếp đến vụ san phẳng nhà của ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Qúy (em ông Đoàn Văn Vươn) hôm 5 tháng 1 mặc dù không nằm trong khu vực bị cưỡng chế. Tuy nhiên, theo ông Vũ Văn Luân, thư ký Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng thì lẽ ra những bị can liên quan đến sự việc không phải chỉ nằm trong 4 người vừa bị khởi tố:

Bà Nguyễn Thị Thương (trái), vợ của ông Đoàn Văn Vươn và bà Phạm Thị Hiền (Báu), vợ ông Đoàn Văn Quý, làm việc với Cơ quan Điều tra Công an TP Hải Phòng ngày 13-2. Courtesy giaoduc.net.
Bà Nguyễn Thị Thương (trái), vợ của ông Đoàn Văn Vươn và bà Phạm Thị Hiền (Báu), vợ ông Đoàn Văn Quý, làm việc với Cơ quan Điều tra Công an TP Hải Phòng ngày 13-2. Courtesy giaoduc.net.
“Nếu để tôi dự tính thì số lượng bị can đầy đủ phải là hàng trăm người bởi vì hàng trăm công an, dân phòng, công nhân viên chức, cán bộ Huyện và 3 xã. Họ đến đập, phá, đốt nhà. Chúng tôi đang theo dõi xem như thế nào”.
Nói về hy vọng thì trước đây chúng tôi cũng hy vọng ở Trung ương rất nhiều nhưng bây giờ thì cũng giảm sút đi nhiều - chị Phạm Thị Báu
Hôm 5 tháng 1, hàng trăm cán bộ, cảnh sát và dân phòng của huyện Tiên Lãng, Hải Phòng tổ chức cưỡng chế trái pháp luật khu đầm nuôi trồng thủy sản 19,3 ha của gia đình ông Đoàn Văn Vươn và ông Đoàn Văn Quý tại khu vực Cống Rộc (xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng. Gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã cho nổ mìn tự chế làm 4 công an và 2 người trong ngành quân đội bị thương.
Cơ quan công an Hải Phòng ra quyết định khởi tố vụ án giết người và chống người thi hành công vụ đối với Đoàn Văn Vươn và 5 người khác trong gia đình được cho là có liên quan; trong đó có bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Đoàn Văn Vươn) và bà Phạm Thị Báu nhưng được tại ngoại hầu tra vì có con nhỏ. Sáu nhân vật bị thương sau 1 tháng đã trở lại đi làm việc bình thường và vụ cưỡng chế được kết luận là sai luật nhưng các cáo buộc dành cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn vẫn chưa được thay đổi hay hủy bỏ.

Lực lương công an bao vây khu nhà anh Đoàn Văn Vươn.
Lực lương công an bao vây khu nhà anh Đoàn Văn Vươn. (tháng 2, 2012) Source Phapluat.vn
Bà Báu cho biết, hiện gia đình chưa biết thêm thông tin nào về 4 người trong gia đình bị bắt giam hồi tháng 1 nhưng cho biết gia đình sẽ làm đơn khiếu nại về việc khởi tố trái pháp luật đối với gia đình bà. Hiện tại, bốn nhân vật trong nhà ông Vươn là Đoàn Văn Quý (sinh năm 1966); Đoàn Văn Vươn (sinh năm 1963); Đoàn Văn Sinh (sinh năm 1957) và Đoàn Văn Vệ (sinh năm 1974) đã bị tạm giam hơn 9 tháng nhưng gia đình chưa nhận quyết định gia hạn tạm giam:
“Quyết định gia hạn thêm thời hạn tạm giam không được trao cho gia đình. Đã qua thời hạn tạm giam rồi mà họ cũng chưa có một động thái nào cả. Thả người thì không thả mà xử cũng không. Sắp tới thì chúng tôi sẽ làm một đơn khiếu nại về việc không giao quyết định gia hạn tạm giam cũng không thông báo cho gia đình gì cả”.
Hôm thứ Hai, 22 tháng 10, bà Nguyễn Thị Thương cũng được cơ quan Công an Hải Phòng mời làm việc để phúc cung nhằm khép lại hồ sơ. Tuy nhiên, bà cũng không được nghe thông báo nào mới về vụ án. Nói về hy vọng của gia đình đối với các khiếu nại, bà Phạm Thị Báu cho biết:
“Nói về hy vọng thì trước đây chúng tôi cũng hy vọng ở Trung ương rất nhiều nhưng bây giờ thì cũng giảm sút đi nhiều.”
Nếu tới đây họ xử gia đình ông Vươn thì tôi cho rằng những cái tuyên truyền của Việt Nam về một chế độ tốt đẹp thì không còn gì để cho nhân dân tin tưởng nửa - Ông Vũ Văn Luân
Hiện tại, những người đàn bà trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn vẫn đang tiếp tục cầu cứu lên chính quyền. Vụ án cưỡng chế đất ở Tiên Lãng chưa thực sự kết thúc và vẫn thu hút sự quan tâm của dư luận. Ông Vũ Văn Luân cho biết diễn biến sự việc sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với nông dân huyện Tiên Lãng và nông dân cả nước:
“Chúng tôi đang xem cách hành xử của Nhà nước trong vụ Đoàn Văn Vươn. Nếu họ bỏ tù nặng gia đình ông Vươn thì tôi dám khẳng định rằng đạo đức và chế độ hiện tại chưa hẳn đã  bằng của thực dân Pháp năm 1928. Vụ đồng Nọc Nạn ngày ấy cũng xảy ra như vụ Đoàn Văn Vươn. Dân đâm chết hai quan binh nhưng được tha bổng. 
Nếu tới đây họ xử gia đình ông Vươn thì tôi cho rằng những cái tuyên truyền của Việt Nam về một chế độ tốt đẹp thì không còn gì để cho nhân dân tin tưởng nửa. Tôi biết dư  luận đang hết sức quan tâm vấn đề này và người ta sẽ không hài lòng về vấn đề này”.
Liên quan đến vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, hiện tại phía chính quyền có ông Nguyễn Văn Khanh là người duy nhất bị tạm giam và ba nhân vật khác bị khởi tố. Về phía nhà ông Vươn, họ cũng đang chờ một kết luận cho gia đình mặc dù hồi tháng 4, Chánh án TAND TP Hải Phòng Nguyễn Thị Mai cho biết các cơ quan chức năng đang khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ những vụ án này để đưa ra xét xử muộn nhất trong tháng 6.
Quỳnh Chi, phong viên RFA

Lòng tự trọng của một cô giáo và hai học trò nhỏ

Tôi muốn kể cho Thủ tướng, cho Tổng Bí thư, cho Chủ tịch nước, cho quốc hội và tất cả 175 trung ương ủy viên nghe 3 câu chuyện về “lòng tự trọng” của một cô giáo và hai học trò nhỏ.
– Từ một sự cố giảng dạy, do sai sót trong việc chấm bài văn có câu "canh gà Thọ Xương", cô giáo Hà Thị Thu Thủy (giáo viên văn trường THPT Lômônôxôp, Từ Liêm, Hà Nội) đã phải viết đơn xin nghỉ việc.
Sức ép từ dư luận quá lớn khiến cô phải nhập viện. Kết luận của ban giám hiệu và tổ chuyên môn nhà trường khẳng định cô Thủy không mắc lỗi nhận thức như dư luận qui chụp, mà đó chỉ là lỗi nghiệp vụ do cô còn trẻ, thiếu kinh nghiệm giảng dạy cho lứa tuổi học sinh cấp THCS.
Không ai bắt cô kiểm điểm, chẳng có kỷ luật gì và nhà trường cũng chẳng bắt cô phải nghỉ. Thậm chí ban giám hiệu nhà trường còn đánh giá cao năng lực của cô. Đồng nghiệp đồng thời là tổ trưởng tổ văn quản lý trực tiếp cô còn nhận xét "Thủy là một giáo viên trẻ thông minh, sắc sảo, tâm huyết với việc dạy học sáng tạo. Nhiều năm trong nghề, tôi hiếm gặp một giáo viên trẻ xuất sắc như thế”. Học sinh thì khóc lóc mong cô trở lại trường. Nhưng cô Thủy vẫn quyết định viết đơn xin nghỉ dạy.
Vì sao? Không gì khác vì lòng tự trọng. Chỉ một giáo viên giàu lòng tự trọng mới hành động được như thế.
– Chỉ vì sơ ý làm mất hơn 600.000 đồng, sợ không có tiền trả, sợ bạn bè cười chê và bố mẹ rầy la, một nữ học sinh lớp 9 trường THCS Trung Lập (xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, TPHCM) đã uống thuốc diệt cỏ tự tử.
Hành động của cô bé có dại dột không? Có, đúng là dại dột. Nhưng trong thẳm sâu của hành vi dại dột tự kết liễu cuộc đời mình, tôi tin đó là một cô bé biết tự trọng.
Một học sinh tự viết đơn xin nghỉ học vì cho rằng mình học dốt. Đọc lá đơn của cậu học sinh lớp 10 với đầy rẫy lỗi chính tả không thể chấp nhận được chứng tỏ em ngồi nhầm lớp thật.
Nhưng biết nhìn ra mình dốt, biết dốt như thế là không xứng đáng thì có lẽ khó tìm được học sinh thứ hai nào như em. Không chỉ là sự thật thà hiếm thấy, mà còn là lòng tự trọng đáng quí ở một cậu học trò nhỏ tuổi. Hãy đọc những dòng em viết: “Hôm nay, em viết đơn này mong cô và nhà trường cho em nghỉ học vì trong lúc học em quá đùa nghịch và học hành còn yếu, làm cho lớp 10H sa sút và không thể vươn lên được, làm cho nhiều thầy cô giáo phải nhắc nhở nên em nghĩ em không xứng đáng làm học sinh của trường…” (đã sửa lại những lỗi chính tả)
Một cô giáo từ nhiệm vì lỗi nghiệp vụ. Một học trò tự tử vì sơ ý làm mất 600.000 đồng quỹ lớp. Một học trò tự xin nghỉ học vì nhận thấy mình dốt kém.
3 câu chuyện trên dạy cho người lớn, thậm chí (xin lỗi) giúp Thủ tướng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, chính phủ, quốc hội và 175 trung ương ủy viên ý thức được ít nhiều về lòng tự trọng?
Cái lỗi "canh gà Thọ Xương" của cô giáo Thủy, cái “tội” làm mất 600.000 đồng của cháu học sinh nọ, sự dốt kém của cậu học trò lớp 10 kia có đáng để đem ra cân so với những Vinashin, Vinalines, những đổ vỡ của hệ thống ngân hàng, những tham ô đục khoét làm lụn bại cả nền kinh tế?
Lòng tự trọng ư? Xin đừng nhân danh này nọ đi dạy dỗ nhân dân. Đã có ai dám từ chức vì "không hoàn thành nhiệm vụ được giao"? Đã có ai biết xấu hổ khi làm thất thoát hàng trăm nghìn tỷ đồng của nhà nước (hàng trăm nghìn tỷ chứ không phải 600.000 đồng như cháu học trò nọ)? Đã có ai biết từ nhiệm vì nhận thấy mình dốt kém như cậu học trò kia?
Thưa Thủ tướng, thưa Tổng Bí thư, thưa Chủ tịch nước, thưa chính phủ, thưa quốc hội và 175 trung ương ủy viên, có ai, liệu có được ai trong quí vị đọc bài này xong biết xấu hổ- thay vì tức giận?

Trương Duy Nhất 

Sự kém cỏi, tùy tiện của phương pháp, tác phong công an

Written By Hai Hoang Van on Thứ tư, ngày 24 tháng mười năm 2012 | 10/24/2012 07:50:00 SA

Tình trạng báo động này không những xảy ra một vài nơi, một vài vụ, mà xảy ra như cơm bữa, trên cả nước. Ngay đến lính ngụy ngày xưa muốn bắt cộng sản, hoặc bắt tội phạm cũng đọc lệnh theo đúng pháp luật, cho dù lệnh đó chưa hẳn có căn cứ pháp lý chính xác. Nhưng, chẳng lẽ công an ta lại không bằng lính ngụy?...

*
Cái thể chế chính trị trong một xã hội dân chủ kiểu gì mà nhiều chuyện xảy ra thêm phức tạp tình hình, bé xé to, đang yên sinh ra ầm ĩ, ầm xèo dư luận rùm beng tổ rối, bất ổn xã hội, mà chủ yếu lại là do công an gây nên, nghe cứ thấy lạ hoắc, ai cũng bất đồng, bực dọc, khó chịu. Với người công an cách mạng, chuyện lớn khoanh hẹp, vụ loạn tạo yên, phức tạp thành đơn giản, không ổn làm cho lành. Vậy mà như mới đây, chuyện nữ sinh Phương Uyên bị công an phường Tây Thạnh, quận Tân Phú (T.p HCM) bắt cóc vào lúc 11 giờ ngày 14/10/2012 với tình tiết do các bạn học là sinh viên cùng lớp nói khoảng 10 người ập vào phòng trọ dẫn đi và nói rất mập mờ là để xác minh một số vấn đề…(?!). 
.
Nữ sinh viên xinh đẹp này có thể làm được gì mà phải huy động hàng chục công an? 
.
Có bài học nghiệp vụ, hoặc môn học về phương pháp, tác phong công tác nào dạy công an rằng xác minh bất cứ chuyện gì to hay nhỏ đều phải bắt mới được, mà phải cả chục công an đến bắt, thích bắt kiểu gì tùy ý, không cần pháp luật? Mời một nữ sinh viên đến công an làm việc chỉ cần một người, có ai dùng súng hay hung khí kháng cự mà phải kéo lực lượng đông đến vậy? Cưỡng chế thu hồi đất của mấy nông dân cũng huy động lực lượng cả nghìn công an. 
Công an tuyển dụng thừa người hay sao mà sợ trả lương không làm việc, hơi chút chuyện xảy ra thhôi là cứ thấy điều động lực lượng đông rần rần? Qua đó cũng cần xem lại nội dung, giáo trình huấn luyện, đào tạo công an liệu có gì chưa khoa học, chưa sát thực, chưa hợp lý hay không?
.
Lại còn cái tác phong làm việc kiểu khinh người, tùy tiện, không văn hóa, coi thường người dân và sự vô cảm đáng sợ nữa. Trong vụ bắt cóc "tống phiền" nữ sinh Phương Uyên, lúc đầu khi gia đình hỏi, thì công an chối đây đẩy là “không có bắt giữ”, gây nên sự táo tác, lo lắng cho bà mẹ và gia đình. Nhưng đến tối 22-10, sau khi hết nước mắt lo lắng đi tìm con, mẹ của sinh viên Phương Uyên là bà Nguyễn Thị Nhung nói là công an không còn chối nữa, mà thừa nhận là họ đã bắt và chuyển cô sinh viên mới 20 tuổi chưa hết ngây thơ về Công an Long An, nhưng không nói rõ lý do gì, lại không nói rõ chuyển đến đâu để mẹ được gặp con.
.
Bộ công an và bộ đội biên phòng đang lập các chuyên án bắt cóc trẻ em, phụ nữ bán sang Trung Quốc, tại sao công an T.p HCM lại bày thêm trò, "vẽ đường cho hươu chạy", bắt con gái nhà người ta, một sinh viên có lớp có trường hẳn hoi mà gia đình, nhà trường đều không biết? Tôi xem bộ phim một nước tư bản, chỉ cần một cú điện thoại báo có người mất tích là cảnh sát vào cuộc ngay. Đằng này, công an bắt người mà chối quanh, mãi hơn một tuần sau mới nói thật là có bắt thì dân còn biết tin vào ai được? Một sự tùy tiện, vô nguyên tắc, dối trá, coi dân như thứ đồ chơi!
.
 
 "Tuyên truyền chống Nhà nước, - Việt Nam hay Trung Quốc?
Sự phi lý này xảy ra trong chế độ xã hội của ta, giữa lúc các Nghị quyết của Đảng, các chủ trương của Nhà nước cứ ra rả nêu lên là xây dựng “Nhà nước pháp quyền XHCN”. Nếu cái “pháp quyền XHCN” kiểu này thì người dân có ăn vàng cũng không ngu gì mà cùng Đảng, Nhà nước góp sức xây dựng lên? Công an các nơi cứ làm việc và quan hệ với dân kiểu này thì quả là điều mà người dân không thể ngờ tới. Sự lộng hành, lộng quyền, tùy tiện, hống hách và cả tàn ác của công an rồi sẽ đưa đến kết cục nguy hiểm làm cho sự oán thán chế độ của người dân lên đỉnh điểm.
.
Thế nhưng, các cấp ủy Đảng, chính quyền, người chỉ huy công an cấp trên cứ vô cảm, tỉnh bơ như không có chuyện gì xảy ra. Công an khi đã tuyển dụng vào biên chế phải được giáo dục, không những về nhân cách, về đường lối chính sách của Đảng mà nhất là giáo dục nắm thật vững pháp luật.
.
Tình trạng báo động này không những xảy ra một vài nơi, một vài vụ, mà xảy ra như cơm bữa, trên cả nước. Ngay đến lính ngụy ngày xưa muốn bắt cộng sản, hoặc bắt tội phạm cũng đọc lệnh theo đúng pháp luật, cho dù lệnh đó chưa hẳn có căn cứ pháp lý chính xác. Nhưng, chẳng lẽ công an ta lại không bằng lính ngụy?
.
Chế độ xã hội nắm trong tay đã 67 năm rồi, thậm chí còn không dưới cả trăm nghìn tỉ lần hô khẩu hiệu Nhà nước dân chủ “của dân, do dân, vì dân”. Ấy thế mà lại sinh ra cái lối thi hành công vụ kiểu đó hay sao? Những cán bộ, chiến sĩ công an chấp hành lệnh là người có học, được tuyển chọn, được dào tạo, chứ không phải cái máy vô tri vô giác, bấm sao vận hành theo vậy. Ngay như cái máy, đơn giản như vài thứ vật dụng trong nhà nếu như bấm, ấn nút, điều khiển mà không đúng nó cũng đâu có chạy.
.
Công an thực thi nhiệm vụ ở một số xã, phường, quận, huyện nhiều khi còn nặng về bắt bớ, hăm dọa, tra khảo, thậm chí đánh đạp dã man, tìm cách áp đảo, ép cung, cốt sao cho nhanh xong việc, ít khi chú ý vận dụng các biện pháp nghiệp vụ tinh nhạy, khôn khéo, công tác vận động quần chúng chưa thực sự được coi trọng. Đi theo dõi một đối tượng nào đó mà để cho đối tượng biết là công an đang theo dõi, thì đâu phải là công an nữa.
.
Sự kém cỏi, tùy tiện của phương pháp, tác phong khi công tác và quan hệ với dân, sự mập mờ của pháp luật là báo hiệu nguy cơ thẳng tay trừng trị người dân theo kiểu “luật rừng”. Càng thấm thía câu nói của cố Luật sư Ngô Bá Thành: “Việt Nam không đến nỗi thiếu luật, mà đã có cả một rừng luật, nhưng lại làm theo luật rừng”. Mập mờ đến mức bắt cóc như hoạt động điệp báo thời chiến. Một nữ sinh viên yếu đuối, nếu không bắt cóc nhanh thì có thể gây hậu họa gì? Cô ta cũng là cán bộ đoàn. Nhà trường cũng có Đảng ủy, ban giám hiệu, có tổ chức Đoàn thanh niên, có các đoàn thể khác đều do Đảng lãnh đạo, sao không đến trường làm việc với nhà trường, rồi trực tiếp vận động, giáo dục, thuyết phục, phân tích rõ lợi-hại? Biện pháp phòng ngừa, dựa vào dân và các đoàn thể quần chúng chủ động hướng dẫn, từng bước khéo léo ngăn chặn ở đâu? Có học chưa? Học sao quên hết? Hơi chút cứ phải bắt mới là công an à? Công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng, dựa vào cơ sở của công an ném đi đâu hết rồi? Những công an làm sai pháp luật gây hậu quả lớn là làm mất uy tín ngành, uy tín chê độ xã hội có bị nghiêm khắc kỷ luật và truy tố không?
.
Công an và côn đò "hiệp đồng tác chiến" lôi nhà báo VOV vào chân tường
đánh "hội đồng" trong vụ cướng chế thu hồi đất ở Van Giang (Hưng Yên) 
.
Trong trường hợp như sinh viên Phương Uyên và các bạn học, vì yêu nước, bất bình với Trung Quốc, kể cả dùng thực phẩm Trung Quốc là có hại, khuyên mẹ đừng mua, nếu có rải truyền đơn, biểu tình chống Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền đất nước, chống Trung Quốc đưa hàng gian hàng giả vào phá thị trườngViệt Nam, làm hại người Việt Nam, thế là chống Nhà nước, phản động, chống chế độ à? Hay công an các phường, xã của ta hiện nay là của Trung Quốc cả rồi?
.
Lạ hơn nữa là công an mà thiếu trung thực, nói dối dân. Bắt người rồi, nhưng lại chối là không, mấy hôm sau lại nhận là có. Mẹ của Phương Uyên cho biết bà không thể lý giải được vì sao con gái lại bị đưa về Long An, vì quê ngoại ở miền Bắc và quê nội ở tỉnh Bình Thuận…
.
Không riêng trường hợp sinh viên Phương Uyên, đã biết bao sự việc trái ngang: Bắt người biểu tình tống lên xa mấy hôm hoặc chỉ một ngày lại thả ra; bát người tạm giữ lại, không biết vì cơ sgì, tội gì mà bắt, đành hỏi lung tung chẳng đâu vào đâu; người ta đang đi dạo bên bờ hồ Hoàn Kiếm cũng vô cớ bị công an, có khi mặc thường phục, không xưng danh tính, ập đến bắt; Việt kiều từ nước ngoài đang đi thăm cảnh công viên cũng bất ngờ bị bắt rất tỉnh khô, chẳng có lệnh lẽo, nguyên do gì, cũng không hề phạm pháp quả tang. Nhân viên lễ tân đang đứng trước quầy cũng bị bắt. Đang đi trên đường cũng vô cớ ép xe vào ven đường, bắt… Nghĩa là bắt vô tội vạ, gây phiền hà rắc rối bất kỳ lức nào, với bất kỳ với ai, ở đâu? To quyền lắm mà!
.
Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các Tổng cục, cơ quan chuyên trách ở Bộ công an, giám đốc công an các tỉnh, thành phố có biết thực trạng phi lý này chưa? Có biết công an nay bị dân ghét, dân khinh đén mức nào chưa? Không ít người nói: "Công an là bạn dân, nhưng nay là bạn xấu". Đó là trăn trở của đảng viên chân chính, của dân lành chứ không phải kẻ xấu, tội phạm. Bộ Công an có cả một Tổng cục Xây dựng lực lượng, sao mà cán bộ, chiến sĩ công an ở cơ sở lại có quan điểm quần chúng, chính trị, tư tưởng lệch lạc và kém đến như vậy? Lối hành nghề như vậy càng thể hiện là chính công an mệnh danh báo vệ pháp luật mà lại phạm pháp, chính công an lo giữ trật tự , an toàn xã hội , lo cho dân yên lành mà làm thêm mất trật tự, sao cứ làm ngơ, mặc kệ? Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ biết không? Lãnh đạo, chính quền các địa phương chẳng lẽ cũng không biết gì, mặc cho công an muốn làm gì thì cứ việc thả sức mà làm. Mặc cho nhân dân chịu oan khuất và sống nơm nớp trong một xã hội mất an toàn, không có an ninh trật tự, mà trớ trêu là việc đó lại do công an gây ra. "Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ", Đảng, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo công an mà không dám can thiệp khi công an làm sai cũng coi là sự tiếp tay với lối "thi hành công vụ" một cách phạm pháp, ảnh hưởng lớn đến uy tín Đảng, Nhà nước.
.
Luật dân sự, luật hình sự, luật tố tụng hình sự, những nguyên tắc công tác, nguyên tắc nghiệp vụ, cả đường lối vận động quần chúng của công an có cả, điều lệ công an và những bài về quan hệ với dân sao cho xứng đáng "công an là bạn dân", rồi “Sáu điều Bác hồ dạy công an”, trong đó nêu rõ: “Đối với nhân dân phải kính trọng, lễ phép”. Nghĩa là đã có rất nhiều nào là luật, các quy định, các bài học, lời dạy không thiểu, nhưng công an ta sao không thấm được gì cả. Làm gì đến mức mọi thứ đó cứ bị trôi tuột đi như “nước đổ đầu vịt”? Trình độ, năng lực như thế, phẩm chất như thế, sao lại tuyển vào công an mà còn có thành tích để lên chức lên cấp, tăng lương? Ăn tiền của dân, cán cân công lý, bảo vệ Đảng, bảo vệ dân, bảo vệ chế độ mà như thế à?
.
Bùi Văn Bồng
.(Blog Bùi Văn Bồng)

 Chống tham nhũng cái cớ để tập hợp lực lượng của ông Tư Sang

Trong buổi tiếp xúc với các cử tri tại quận 1 thành phố Hồ Chí Minh ngày 17/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có mấy câu phát biểu được nhiều cơ quan truyền thông quốc tế và các blogger trong nước tâm đắc và trích dẫn.
Trước hết, ông Trương Tấn Sang nhận xét: “Việc xây dựng một mét cầu hay một mét đường đắt hơn gấp đôi so với Thái Lan và Trung Quốc. Nói mãi, kiểm tra mãi vẫn chưa ra. Điều này chắc chắn có yếu tố tham nhũng.”
Rồi ông nhấn mạnh:
“Tham nhũng đang là 1 vấn nạn nghiêm trọng. Ban đầu là 1 bộ phận, sau đó là 1 bộ phận không nhỏ, và giờ thì có đồng chí còn nói là cả 1 tập đoàn.”
Ông còn nói thêm, tham nhũng không những chỉ phổ biến mà còn len lỏi đến tận hàng ngũ lãnh đạo cao cấp nhất trước sự bất lực của cả Bộ chính trị. Chính vì vậy Bộ chính trị mới nhận khuyết điểm và mới phê phán gay gắt cá nhân “đồng chí X”, vốn là một ủy viên Bộ chính trị, dù cuối cùng, Ban chấp hành Trung ương đảng không đi đến một quyết định kỷ luật nào cả. Ông nói:
“Cả Trung ương không ai phản đối [về] cái khuyết điểm của Bộ chính trị và cá nhân đồng chí đó. Không ai phản đối. Chúng tôi theo dõi trong suốt thời gian Hội nghị không ai phản đối cả.”
Không phản đối nhưng cũng không đồng ý xử kỷ luật. Tại sao?
Ông giải thích:
“Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi.”
Cuối cùng, ông Trương Tấn Sang nói tiếp:
“Chúng tôi có lỗi lớn, nhưng cô bác anh chị cũng phải nghĩ về trách nhiệm của mình, cùng hệ thống chính trị đấu tranh chống tham nhũng. Chúng tôi hiểu tình hình trù úm người tố cáo là rất ghê gớm. Nhưng vì sợ bị trù úm mà chúng ta không tố cáo thì đất nước này sẽ thế nào? Người ta có thể trú úm 1 người, 1 nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này!”
Về Trương Tấn Sang, hầu như ai cũng biết ít nhất hai điều:
Thứ nhất, trong giới lãnh đạo cao cấp nhất ở Việt Nam, ông là người chống tham nhũng một cách mạnh miệng nhất. Nhớ, trong một cuộc tiếp xúc với cử tri vào ngày 7/5/2012, ông Trương Tấn Sang, lúc ấy còn là Thường trực Ban bí thư, có một câu phát biểu được rất nhiều người khen ngợi, trong đó ông ví tham nhũng với sâu:
“Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘chết’ cái đất nước này.”
Thứ hai, ông được xem là đối thủ chính của Nguyễn Tấn Dũng. Cùng là dân miền Nam nhưng hai người lại không ưa nhau, hơn nữa, lúc nào cũng ở trong thế tranh chấp với nhau. Những sự tranh chấp như vậy vốn đã kéo dài từ cả chục năm nay nhưng có vẻ như càng lúc càng gay gắt. Theo các nguồn tin đáng tin cậy từ Việt Nam thì hầu hết các vụ bắt bớ những người có chức quyền trong lãnh vực công nghiệp, ngân hàng và thương mại trong mấy tháng vừa qua đều là kết quả của các cuộc tranh chấp quyền lực ấy: người này thì bị phe bên này bắt, người nọ thì bị phe bên kia bắt. Không đánh được chủ, người ta đánh tay chân bộ hạ của nhau.
Liên quan đến mấy phát biểu dẫn trên của Trương Tấn Sang có mấy điều cần chú ý:
Thứ nhất, ông thừa nhận năm điều: một, ở Việt Nam có tham nhũng; hai, sự tham nhũng ấy càng lúc càng phát triển và hiện nay, đã đến mức rất trầm trọng; ba, trách nhiệm của nạn tham nhũng ấy thuộc nhiều cơ quan, trong đó có Bộ chính trị; bốn, việc chống tham nhũng rất khó khăn; và năm, những người tố cáo tham nhũng bị “trù úm” rất “ghê gớm”.
Thứ hai, ông khuyên dân chúng đừng vì sợ hãi mà không dám đương đầu với tham nhũng. Hãy nghĩ đến đất nước: “vì sợ bị trù úm mà chúng ta không tố cáo thì đất nước này sẽ như thế nào?”
Tuy nhiên, ở điểm thứ hai này, Trương Tấn Sang lại bộc lộ sự mâu thuẫn của ông.
Mâu thuẫn ở hai điểm: Một, ngay cả đảng của ông, tuy đã nhận thức được mức độ trầm trọng của tham nhũng, thậm chí, biết rõ ai là đầu mối của tham nhũng (“đồng chí X” nào đó), vậy mà vẫn bó tay, làm sao có thể hy vọng những người thấp cổ bé miệng đánh bại được tham nhũng? Và hai, ông khuyến khích mọi người đừng sợ hãi nhưng chính ông, Chủ tịch nước, một trong “tứ trụ triều đình”, dường như cũng không can đảm để nêu tên và vạch mặt những tên tham nhũng hàng đầu ở Việt Nam hiện nay. Ông chỉ ậm ờ: “đồng chí X”.
Mọi người đều biết rõ cái người mà ông gọi là “đồng chí X” ấy là Nguyễn Tấn Dũng. Sao ông lại không dám nói thẳng ra? Ông sợ bị “trù úm” chăng? Hay, nói theo ngôn ngữ của Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư, trong bài diễn văn bế mạc hội nghị 6, ông sợ bị “các thế lực thù địch” lợi dụng và xuyên tạc?
Những sự mâu thuẫn ấy cho thấy hai điều:
Thứ nhất, ông và đảng ông đang bất lực. Biết tham nhũng đang tác oai tác quái mà vẫn không làm gì được.
Thứ hai, ông ý thức rõ là đảng ông đang bất lực nên ông phải huy động đến sức mạnh của quần chúng.
Nhưng tại sao ông lại kêu gọi mọi người hãy “cùng hệ thống chính trị” chống tham nhũng. Dường như ông không muốn mọi người chống tham nhũng một cách độc lập và tự phát. Ông chỉ muốn, thậm chí, có khi chỉ chấp nhận việc chống tham nhũng thông qua “hệ thống chính trị”. Dĩ nhiên không phải là “hệ thống chính trị” của “đồng chí X” kia. Mà là “hệ thống chính trị” của ông. Hoặc ít nhất thuộc về phía ông.
Tôi có cảm tưởng chuyện chống tham nhũng, với Trương Tấn Sang, chỉ là một cái cớ để tập hợp lực lượng. Cho ông.
Tôi mong tôi nghĩ sai. Để ít nhất, ở Việt Nam hiện nay, cũng có một người nào đó trong giới lãnh đạo thực sự chống tham nhũng.
Chống thực sự. Chứ không phải chỉ là một cách vỗ về và ve vuốt quần chúng – các nạn nhân của tham nhũng.

Nguyễn Hưng Quốc
(VOA)

Phanh phui sự thật về ông ĐBQH Đặng Thành Tâm

Hồi âm loạt bài liên quan đến ĐBQH Đặng Thành Tâm: Công bố kết luận thanh tra Ngân hàng TMCP Phương Tây và ông Đặng Thành Tâm; đại biểu quốc hội khóa XIII
Ông Đặng Thành Tâm và những thủ đoạn rút tiền không minh bạch Báo NCT số 108 (1113) ngày 8-9-2012 đăng bài ông Đặng Thành Tâm “ôm” 600 tỉ đồng đi đâu?” của tác giả Minh Tuấn phản ánh việc ông Đặng Thành Tâm (ĐBQH Khóa XIII), Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Sài Gòn dùng nhiều thủ đoạn rút 600 tỉ đồng sử dụng vào mục đích cá nhân; số 115 (1120) ngày 20-9-2012 đăng bài “Ông Đặng Thành Tâm và những thủ đoạn rút tiền không minh bạch”; số 117 (1122) đăng bài “Bố già” Đặng Thành Tâm và các chiêu trục lợi tại Ngân hàng Phương Tây.
Sau khi báo phát hành, dư luận bạn đọc đặc biệt hoan nghênh Báo NCT đã mạnh dạn phanh phui sự thật về ông Đặng Thành Tâm và nhóm người thân liên quan đến Ngân hàng TMCP Phương Tây (Cần Thơ) áp dụng hình thức cho vay được che giấu dưới hình thức đặt cọc, môi giới chứng khoán, ủy thác đầu tư gây khủng hoảng, nợ xấu rất cao có nguy cơ mất khả năng thanh khoản ở ngân hàng này…
Ngày 16-9-2012, phóng viên Báo NCT đã gặp Chánh thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước phỏng vấn, ông hứa sẽ trả lời sau. Ngày 18-9-2012, bà Nguyễn Thị Phụng, Phó Vụ trưởng vụ I Thanh tra, giám sát NHNN cho biết, việc Ngân hàng TMCP Phương Tây sai phạm trong việc thực hiện hàng loạt các hợp đồng đặt cọc, môi giới chứng khoán, ủy thác đầu tư là có thật. Ngân hàng này cũng có công văn không đồng ý cung cấp thông tin về tài chính của ông Đặng Thành Tâm. Sau khi có kết luận thanh tra, NHNN đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lí những vi phạm của ông Đặng Thành Tâm và những người liên quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Và đến ngày 19-10-2012, NHNNVN đã công bố bản kết luận thanh tra số 177 /KL-TTGSNH1.m ngày 24-5-2012 của cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, bảng kết luận này dày 32 trang do Phó chánh thanh tra giám sát ngân hàng Đặng Văn Thảo kí và Sổ phụ tài khoản của ông Đặng Thành Tâm tại ngân hàng Phương Tây.
Từ ngày 01/01/2009 đến 09/03/2012: Tài liệu ông Tâm dùng để đe dọa ông Trần Quang Sơn (Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Tây), ông Tâm chuyển cho ông Sơn để tìm cách đối phó với cơ quan an ninh khi bị điều tra các khoản lấy danh nghĩa đầu tư ủy thác để chuyển vào tài khoản cá nhân của ông Tâm tại Ngân hàng Phương Tây là 652 tỉ đồng.
Báo cáo kết quả giám sát của Bản kết luận Thanh tra trên đã khẳng định 6 khoản vay của ông Đặng Thành Tâm là hoàn toàn sai phạm. Và như vậy khẳng định nội dung Báo NCT đăng loạt bài trên về vi phạm của ông Đặng Thành Tâm là hoàn toàn chính xác. Nhưng không hiểu vì sao cho đến thời điểm này Thủ tướng Chính phủ vẫn chưa chỉ đạo cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án này, việc làm trên đã gây bức xúc cho các tầng lớp nhân dân nói chung và NCT nói riêng trong công tác phòng chống tham nhũng hiện nay.
Được biết, ông Đặng Thành Tâm hiện không có mặt ở Việt Nam, là Đại biểu Quốc hội nhưng ông không tham gia tiếp xúc cử tri theo luật định. Ngày 22-10-2012 kì họp thứ III Quốc hội khóa XIII khai mạc, không biết ông Tâm có mặt tham gia ở kì họp Quốc hội này hay không?

Minh Tuấn

(Báo NCT)

-------------------
(Petrotimes) - Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII đã khai mạc và Đại biểu Đặng Thành Tâm vắng mặt.
Chiều 22/10, bà Nguyễn Thị Nương - Trưởng Ban Công tác đại biểu của Quốc hội cho biết đã nhận được đơn xin phép nghỉ của ông Đặng Thành Tâm. Trong đơn, ông Tâm lấy lý do “sức khỏe không đảm bảo” và xin nghỉ hết toàn bộ kỳ họp thứ tư.
Ông Đặng Thành Tâm.
Ông Đặng Thành Tâm là thành viên của đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM. Hiện chưa rõ, ông Tâm có thực hiện đúng nghĩa vụ Đại biểu Nhân dân của mình, tiến hành tiếp xúc cử tri để thông báo và tiếp thu ý kiến hay không.
Ông Đặng Thành Tâm, sinh ngày 15/4/1964, tốt nghiệp Cử nhân Luật, Kỹ sư Hàng Hải, Cử nhân Quản trị Kinh doanh.
Hiện, ông Tâm là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn đầu tư Sài Gòn. Trước kỳ họp Quốc hội lần này, có khá nhiều thông tin trên một số tờ báo chính thống trong nước đặt câu hỏi về sự minh bạch trong hoạt động kinh tế của ông Tâm.
Ông Đặng Thành Tâm đồng thời là em trai của bà Đặng Thị Hoàng Yến – người từng bị bãi miễn Đại biểu Quốc hội vì gian dối trong khai báo lý lịch. Bà Yến là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu Tư Công Nghiệp Tân Tạo
Được biết, trước khi kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII diễn ra, ông Tâm đang ở nước ngoài. Ông đã xuất cảnh khỏi Việt Nam từ đầu tháng 9 và qua gần 2 tháng vẫn chưa thấy quay về nước. Hiện truyền thông trong nước vẫn chưa có thông tin chính thức về việc ông Đặng Thành Tâm đang ở nước nào.
Trong diễn biến trước đó liên quan đến Công ty Đầu tư Sài Gòn và CTCP Đầu Tư và Công Nghiệp Tân Tạo:
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã bắt khẩn cấp Trần Duy Hưng - Trưởng Văn phòng đại diện Công ty đầu tư Sài Gòn tại Hà Nội về hành vi "chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước" - Theo Điều 263, Bộ luật Hình sự.
Cơ quan An ninh cũng bắt Nguyễn Thị Bích Trang - nhân viên của Công ty Cổ phần đầu tư và công nghiệp Tân Tạo về hành vi "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" - Theo Điều 258, Bộ luật Hình sự.

Vì sao TT Nguyễn Tấn Dũng chỉ nhận "Trách nhiệm chính trị" mà không nhận "Trách nhiệm hành chính" ? (1)

Phần 1. Trách nhiệm chính trị là loại trách nhiệm gì, sao Thủ tướng lại chọn nó ?
Trong Báo cáo của Chính phủ về tình hình KT-XH năm 2012 và nhiệm vụ năm 2013 trước Quốc hội hôm qua ngày 22/10 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc đã có đoạn nhận lỗi sau đây:
“Trong những ngày qua, Ban cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban cán sự đảng các bộ và từng thành viên Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm tự phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". Tập thể Ban cán sự đảng và mỗi đồng chí chúng tôi đã thành khẩn nhìn nhận những yếu kém, khuyết điểm và chân thành cầu thị rút ra những bài học thấm thía, sâu sắc nhất trong thực thi chức trách nhiệm vụ được giao và trong cả quá trình hoạt động cách mạng của mình.
Với trọng trách là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, tôi nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ và xin thành thật nhận lỗi trước Quốc hội, trước toàn Đảng, toàn dân về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; một số tập đoàn, tổng công ty, điển hình là Vinashin, Vinalines, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, có nhiều sai phạm, gây tổn thất và hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng lớn đến uy tín và vai trò của kinh tế nhà nước.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, từng thành viên Chính phủ sẽ nghiêm túc nghiêm khắc với mình, đoàn kết nhất trí, hết lòng hết sức làm việc, đề cao trách nhiệm, nỗ lực cao nhất để khắc phục những yếu kém khuyết điểm, phấn đấu thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao, hành động quyết liệt, tất cả vì Tổ quốc vì nhân dân, vì Đảng vì chế độ, vì sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước…”
Căn cứ vào toàn bộ nội dung văn bản báo cáo của Chính phủ đọc trước Quốc hội ngày 22/10 thì đoạn báo cáo trên của Thủ tướng là đoạn Chính phủ tự phê bình, đánh giá, tự nhận thiếu sót trước Quốc hội về các ưu khuyết điểm trong công tác điều hành quản lý vĩ mô theo chức năng nhiệm vụ được Hiến pháp 1992, Luật Tổ chức chính phủ 2001 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác đã quy định…
Trước hết phải xác định: Trong đoạn nhận thiếu sót trên của báo cáo, Thủ tướng cũng đã lộng ngôn, loạn ngôn khi đưa ý kiến sau đây:”Tập thể Ban cán sự đảng và mỗi đồng chí chúng tôi đã thành khẩn nhìn nhận những yếu kém, khuyết điểm và chân thành cầu thị rút ra những bài học thấm thía, sâu sắc nhất trong thực thi chức trách nhiệm vụ được giao và trong cả quá trình hoạt động cách mạng của mình? “
Việc Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu đã để xảy ra “trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, nhất là những yếu kém, khuyết điểm trong kiểm tra, giám sát hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; một số tập đoàn, tổng công ty, điển hình là Vinashin, Vinalines, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, có nhiều sai phạm, gây tổn thất và hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng lớn đến uy tín và vai trò của kinh tế nhà nước…” này hoàn toàn không phải là “ hoạt động cách mạng, cách miếc… ” gì cả mà chỉ đơn thuần là điều hành sản xuất kinh doanh kém trong đó để xảy ra nhiều vụ buôn gian, bán lẫn, chính phủ biết, thuộc quyền kiểm tra giám sát của Thủ tướng mà không ngăn được như tại các vụ án Vinashin, Vinalines nên mới dẫn tới thất thoát, thua lỗ, mất tiền của nhà nước lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng; Sao Thủ tướng lại đại ngôn, lại gọi các hành vi đó là “hoạt động cách mạng”? Chỉ có TT Việt Nam mới có gan coi những hành động buôn gian bán lận của một số cá nhân thuộc quyền quản lý của Thủ tướng là những nhà cách mạng; trong con mắt dân chúng thì Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng chỉ là đám đầu trộm đuôi cướp chứ chúng không thể là những nhà cách mạng …
Thứ 2, theo người viết bài này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã sai khi xác định mức độ phạm lỗi của chính ông và của các thành viên Chính phủ:”Với trọng trách là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, tôi nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ và xin thành thật nhận lỗi trước Quốc hội, trước toàn Đảng, toàn dân về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ…”
Xin được chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:” trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ” là trách nhiệm gì ? Trách nhiệm chính trị là loại trách nhiệm mà như WikiPEdia đã định nghĩa:“Chính trị theo nghĩa rộng hơn là hoạt động của con người nhằm làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung mà những luật lệ này tác động trực tiếp lên cuộc sống của những người góp phần làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung đó…”
Theo định nghĩa này thì 2 cơ quan liên đới phải chịu trách nhiệm chính trị trước các sai phạm của Chính phủ, dẫn tới thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng đó là Bộ Chính trị do TBT đứng đầu và Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chủ tich Quốc hội đứng đầu…Vậy 2 cơ quan này với trách nhiệm của người đứng đầu phải chịu trách nhiệm đến đâu trước các việc làm sai của Chính phủ? Xin được lần lượt phân tích để làm rõ việc này
Về điều hành kinh tế vĩ mô, tức là chịu trách nhiệm quản lý hành chính là của Chính phủ, người đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong thời gian qua đã có các “ điểm son” sau đây:
Về điều hành quản lý kinh tế vĩ mô:
-Để xảy ra những vụ thất thoát lớn do đầu tư sai, đầu tư không hiệu quả vào 2 tập đoàn kinh tế nhà nước Vinashin, Vinalines…
- Để xảy ra “ bong bóng “ bất động sản phình quá to, dẫn tới 1 triệu tỷ đồng vốn bị chôn vào thị trường này…trong đó chắc chắc có vốn từ các ngân hàng thương mai, quốc doanh bị chôn vào thị trường này mà chưa có cách gì rút vốn hệ lụy gây “ ung thư “ kinh tế…
- Ngành ngân hàng bị rối loạn, lạm phát gia tăng do việc sử dung dòng chảy của  các đồng vốn cho vay không hiệu quả, hiệu quả thấp…Theo số liệu của Thống đốc Nguyễn Văn Bình tỷ lệ nợ xấu trên 8 %; Có số liệu nối là 10-13 % ?
Người dân, các doanh nghiệp không có điều kiện kiểm chứng được tác hại của cái “khối u” của món nợ xấu này như thế nào nhưng người ta chỉ biết: Doanh nghiệp nào có một đề án sản xuất kinh doanh trong thới gian qua, nếu phải đi vay ngân hàng thì không thể di vay với lãi suất dưới 15 %/năm được mà phải xuýt xoát 20 %; Có lúc có doanh nghiệp phải vay chui chịu lãi suất lên tới 25-30 %? Lãi suất như thế thì hoặc chỉ cón cách nai lưng ra, bán cốt lột xương ra để trả lãi ngân hàng, hoặc buôn gian bãn lẫn…
Xin hỏi cái lỗi này thuộc về ai nếu không nói là do bàn tay điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ do Thủ tướng đứng đầu; những công việc này thuần túy kinh doanh, hành chính không dinh dáng chi đến hoạt động cách mạng cả…
-Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có dấu hiệu khoanh tay trước nạn tham nhũng của bộ máy công quyền…
Về các chính sách xã hội:
-Việc sát nhập Hà Tây vào Hà Nội, rồi hàng loạt những vụ tách nhậm, những dự án lập lòe… thu hồi đất Hà Nội, Hà Tây gây nên những “cơn bão” thông tin, tin đồn làm hao của, mệt người? Trách nhiệm này thuộc về ai nếu không thuộc các cơ quan chức năng do Chính phủ trực tiếp quản lý: Bộ Xây dựng, UBNDTP Hà Nội ?
-Việc sát nhập Hà Tây vào Hà Nội trong nhiệm kỳ đầu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chưa thấy hiệu quả kinh tế-xã hội ở đâu mà chỉ thấy những hậu quả, hệ lũy nhãn tiền: Hà Tây, một thương hiệu văn hóa bị thủ tiêu và mới đây Chùa Trăm gian bị đốn hạ vì hành vi kém văn hóa của các cơ quan chức năng Hà Nội ?
-Việc cho dỡ phá Hội trường Ba Đình, một di tích lịch sử văn hóa mà đến nhiệm kỳ 2 này may ra mới xong được cái hội trường này ?
Có nhiều điều cần được được đưa ra mổ xẻ, phân tích để chỉ ra những mặt được và chưa được của Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; để vạch vòi ra xem Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải chịu trách nhiệm chính trị hay trách nhiệm hành chính ? Xin chỉ dừng lại ở 2 dự án đã trở thành 2 vụ án lớn dính tới Chính phru và cá nhân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đó là vụ Vinashin và Vinalines…
Theo một vài nguồn tin rò rỉ từ hội nghị TW 6 vừa qua, khi kiểm điểm về những sai lầm dẫn tới thất thoát lớn ở 2 tập đoàn này, BCT cũng đã phải nhận trách nhiệm một phần vì đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước đã được đưa ra bàn và được Bộ Chính trị nhất trí? ( BCT đã nhận chịu kỷ luật tập thể chắc là do vụ này )…
Người viết bài này xin chỉ dừng lại 2 vụ án Vinashin và Vinalines để cùng minh định xem trách nhiệm chính trị thuộc về ai và trách nhiệm hành chính, hình sự thuộc về ai ? Có đúng là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải chịu trách nhiệm chính trị mà không phải chịu trách nhiệm hành chính như ông tuyên bố hôm kia tại phiên khai mạc Quốc hội ?

( Còn nữa )
Phạm Viết Đào
(Blog PVĐ)