Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

lượm tin ngày 03/5/2012

http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=ADqA0dasLcQ
  • Kẻ thù của độc lập, tự do (PV Quốc Doanh) – Giá trị của quá khứ khác với các hiện vật bất biến nằm trong viện bảo tàng, mà sống động cùng cuộc sống tươi xanh luôn luôn đi tới. Theo ý nghĩa đó, PV Quốc Doanh tôi thấy, chiến thắng đánh dấu bằng đỉnh điểm trưa 30/4/1975 là sự chiến thắng kẻ thù của độc lập, tự do.
  • Tôi tớ của ai ??? (Tự do Ngôn luận) - Tâm thức nô lệ, tâm địa tôi tớ không xa lạ gì với người Cộng sản. Trên lý thuyết, đảng Cộng sản chủ trương tạo ra cho thành viên của mình một bản tính mới, bên cạnh nhân tính vốn bẩm sinh nơi mọi con người. Bản tính mới ấy gọi là “đảng tính” vốn đòi hỏi tuân lệnh cấp trên vô điều kiện.
  • Tạm giam nhà báo Hoàng Khương thêm 3 tháng (NLĐ) – Ngày 2-5, một nguồn tin cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã quyết định tạm giam thêm 3 tháng đối với ông Nguyễn Văn Khương, tức Hoàng Khương-phóng viên Báo Tuổi Trẻ.
  • Thời điểm Tư bản Đỏ giãy chết (GS. Nguyễn Hữu Chi) – Ai cũng biết một chế độ theo đuổi chính sách “hèn với giặc, ác với dân” không thể tồn tại lâu dài được. Đến lúc này, nhiều người Việt Nam — ở trong nước cũng như ở hải ngoại — mới bắt đầu thực sự suy tư về vấn đề tiêu diệt nhóm cường hào ác bá đang lũng đoạn đất nước chúng ta.
  • Bi kịch thâm cung bí sử Trùng Khánh (Lê Duy Nhân) – “…Cái gì xảy ra ở Trung Quốc ngày hôm qua sẽ lập lại ở Việt Nam. Vụ bãi nhiệm lùm xùm nữ đại biểu quốc hội Đặng Thị Hòang Yến mới chỉ là mẩu băng nổi trên mặt nước…”
  • Sài Gòn hiện nay, thất vọng nhiều hơn hãnh diện (Nguoi viet) – Lần đầu tiên tại Sài Gòn diễn ra một cuộc hội thảo về “giá trị của thành phố Sài Gòn hiện nay” với cái nhìn thất vọng nhiều hơn hãnh diện. Có người đã trải qua thời gian sống thời “Sài Gòn cũ” không ngần ngại bày tỏ nỗi ngậm ngùi luyến tiếc thuở xa xưa…
  • Kiến nghị của một trí thức tin yêu Đảng (Nguyễn Trung Kiên) – … với mong muốn thành tâm góp ý vì sự khôi phục niềm tin của dân với Đảng, trước hết ông TBT và CTN phải vạch mặt được hiện nay trong Đảng “những người nào, có bao nhiêu phần trăm cán bộ lãnh đạo của Đảng và chính phủ là người nhưng không bằng súc vật” để trừng trị, chí ít cũng để loại bỏ những người này ra khỏi bộ máy lãnh đạo Đảng và chính phủ.
  • Lời nhắn thầy quyền (Nguyễn Thông) – “Một chú trang phục dân phòng, với sự hỗ trợ của một chú khác cùng trang phục, rút dùi cui đánh tới tấp lên đầu lên cổ một thằng dân trạc ngoài 20 gầy gò, dắt xe đạp. Nó vừa giữ xe vừa van (nguyên văn) “con chỉ buôn bán lề đường thôi, có gì mà chú đánh con…. mình chỉ định nói với tay dân phòng: “này cu, trưa nóng thế này chỉ có những thằng lương thiện sắp chết đói mới mò ra đường kiếm ăn thôi”.
  • Đồng chiều Văn Giang (Phương Bích) – Có người nói rất chuẩn: đất đai là tư liệu sản xuất, nhà cầm quyền không thể thu hồi tư liệu sản xuất của người này để trao vào tay người khác được, nếu không nói trắng ra là cướp đất của người nghèo trao cho người giầu.
  • Hạn chế tối đa phát sinh khiếu kiện từ thu hồi đất (VnEconomy) –Cưỡng chế phải phù hợp quy định pháp luật với tinh thần không dùng vũ khí, không được để xảy ra chết người, không được dùng quân đội vào cưỡng chế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo
  • Không để xảy ra “điểm nóng” về khiếu nại tố cáo (SGGP) – “… không được dùng vũ khí nóng, không làm chết người, không sử dụng quân đội vào cưỡng chế, bộ đội huyện, tỉnh không được tham gia cưỡng chế. Sắp tết không nên cưỡng chế, gia đình họ có chuyện cũng không cưỡng chế”.
  • Lãnh đạo Hưng Yên báo cáo về vụ cưỡng chế ở Văn Giang (VnExpress) – “Vụ việc ở Văn Giang có sự móc nối các phần tử chống đối trong và ngoài nước. Các thông tin, được tường thuật tại chỗ, từng giờ để xuyên tạc, dàn dựng các video clip giả để vu khống, bôi nhọ chính quyền”, Phó Chủ tịch UBND Hưng Yên Nguyễn Khắc Hào báo cáo.
  • Chủ tịch nước: Cần luật khẳng định chủ quyền biển(VNN) – Khẳng định phải có luật quốc nội đầy đủ để khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền về biển đảo của Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho hay luật biển sắp ban hành cho thấy việc “đi đúng đường”.
  • Biển Đông tuần qua (từ 23/4-29/4) (NCBĐ) – Trung Quốc xây cầu tàu và xúc tiến du lịch tại Hoàng Sa; Việt Nam nêu quan ngại về tranh chấp Scarborough; Philippines muốn ASEAN can thiệp tranh chấp biển và cảnh báo Trung Quốc đe dọa tự do hàng hải; Ấn Độ xúc tiến thăm dò dầu khí ở Biển Đông; Tàu hải quân Trung Quốc và Mỹ lần lượt thăm Việt Nam
  • Bắc Hàn gây nhiễu không lưu (BBC) – Nam Hàn cho hay ít nhất 250 chuyến bay bị ảnh hưởng vì Bắc Hàn sử dụng thiết bị phát tín hiệu gây nhiễu không lưu.
  • Tranh giành ảnh hưởng (BBC) – Hải đội hộ tống 171 của Trung Quốc cập cảng Hong Kong kỷ niệm 15 năm ngày thành phố về với đại lục.
  • Bệnh Tay Chân Miệng tăng cao trở lại (RFA) – Cục Y tế dự phòng cho biết số người mắc bệnh tay chân miệng tăng cao trở lại với hơn 3100 ca mới trong một tuần chỉ sau một vài tuần có chiều hướng giảm.
  • Đặc sứ hạt nhân Hàn quốc đi Bắc Kinh (RFA) – Đặc sứ về hạt nhân và là thứ trưởng ngoại giao của Nam Hàn đến Trung Quốc tuần này, giữa lúc đang có quan ngại về việc Bắc Hàn sẽ thử nghiệm bom nguyên tử.
  • SINH HOẠT CỘNG ĐỘNG (VietBao)Chuyện nghe y hệt như thời xa xưa nào: Giá thực phẩm tăng, sinh viên Thủ đô rủ nhau bẫy cá.
  • Trung Quốc Tụt Hậu (VietBao)Chiến lược chủ động công nghiệp hoá qua vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước đã thất bại thê thảm…
  • VN gần chót bảng về tự do báo chí (Boxit) – Việt Nam xếp gần cuối bảng trong tổng số 197 nước được khảo sát về tự do báo chí trên toàn thế giới, theo phúc trình thường niên của tổ chức Freedom House (Ngôi nhà tự do) được công bố thứ Ba ngày 1/5.
  • Hãy tranh đấu cho dân chủ theo quy luật dân chủ của thời đại ngày nay (Hoàng Cơ Định) – Trong mỗi cuộc giao đấu, dầu chỉ là một ván cờ hay một màn tranh tài thể thao, đều có một “luật chơi” phải tôn trọng. Tranh đấu cho dân chủ và tự do cũng vậy, nếu không lưu ý tới một số nguyên tắc căn bản thì chỉ tốn công sức, chẳng đi tới đâu…
  • Tư bản đỏ (Gs Nguyễn Hữu Chi) – Theo Các-Mác, chế độ tư bản tự phát triển, và dần dần đi tới giai đoạn “tư bản tập trung” trong tay một nhóm thiểu số. Tới thời điểm “tư bản giãy chết”, giai cấp tư bản càng ngày càng thu hẹp và càng ngày càng tàn bạo.
  • Tiên Lãng, Văn Giang và ngày 30/4 (NVCL) – Việc chính quyền Văn Giang – Hưng Yên sử dụng một lực lượng hùng hổ hàng trăm công an, dân quân cùng vài chục phương tiện cơ giới để cưỡng đoạt ‘chớp nhoáng’ lấy 5,8Ha đất của 116 nông dân hôm 24/4 vừa qua khiến dư luận không khỏi bàng hoàng. …

 

Tân thứ trưởng Bộ GTVT và võ ăn bẩn của thủ tướng

 
Nguyễn Văn Công – tân TT Bộ GTVT
Phú Hạo Hiên
-
Chân tướng tân thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải – Nguyễn Văn Công
.
Bổ xung: Bạn đọc Đồng Xuân Trường – Tổng công ty XDCT Giao thông 1- Bộ GTVT có gửi bổ xung tư liệu thêm cho bài viết như sau:

Viết tiếp bài” Tân thứ trưởng Bộ GTVT và võ ăn bẩn của thủ tướng “

Tác giả Phú Hạo Nhiên biết khá tường tận về nhân vật Công Công này. Nhưng tôi cần bổ sung thêm hai thông tin:
  • Ông Vũ Công Bình không phải là con nuôi của Lê Khả Phiêu. ở ngoài đời, người ta hay gọi ông là con nuôi, ông Bình cũng tự nhận như vậy, để lấp liếm đi nỗi nhục dâng vợ cho người khác hưởng. Vợ Bình vốn tên là Hà, một phụ nữ khá đẹp, trắng trẻo, phốp pháp và nhanh nhẹn. Tổng Phiêu lại thích những phụ nữ dạng như vậy. thông qua Đào đình Bình, lúc đó mới lên Thứ trưởng Bộ GTVT, Bình dâng vợ mình cho Tổng Phiêu, chỉ hơn một tháng, sau khi vợ lên giường với Tổng Phiêu, Bình được đẩy lên TGĐ LOD ngay. Công thấy mình không thể địch nổi với tên Bình này (cũng có thể do Công không có vợ đẹp như Bình), nên Công đành cuốn gói theo sư phụ là Đào đình Bình. Nên nhớ rằng, dạo đó, Bình còn được vợ thổi tin rằng, Bình sẽ lên Thứ trưởng, sau đó là Bộ trưởng Bộ GTVT. Tại thời điểm đó, Bình cũng đã được cân nhắc, đưa vào qui trình để đôn lên Thứ trưởng. Nhưng không may cho Bình, Phiêu giữa đường đứt gánh, nên mộng làm thứ trưởng không thành. Vợ thì vẫn đều đặn lên giường với Tổng Phiêu.
  • Việc Công Công lên Thứ trưởng không phải do Thủ tướng quyết định ngay được. Cũng không hẳn do Hồ Nghĩa Dũng quyết định. Đúng như bài báo viết, Công Công đã được đưa vào qui trình từ hồi BT Hồ nghĩa Dũng. Mà BT Dũng thì cứ nhiều đô la là được đưa vào sất. Vấn đề là BT Dũng đã về hưu, nên bây giờ quyết định là do BT Thăng. Trong hàng ngũ TT hiện tại, TT Đức và Viên thì dính phốt vụ PMU18, nên không làm ăn gì được, cứ gọi là có cái chức TT, rồi về hưu, kiếm được đồng nào hay đồng đó. TT Lê Mạnh Hùng thì vốn là dân chợ búa, nói tục còn hơn cả mấy thằng ngoài chợ trời, lại sắp nghỉ hưu, nên không được BT Thăng tin dùng. Còn TT Nguyễn hồng Trường là dân Nghệ an ra, vốn ngu dốt và nhờ phe Hồ Đức Việt đưa lên, mà dân nghệ an thì cũng không ăn nhập gì với BT thăng được. TT Trường thì ngoài ngu dốt ra lại hay sợ, nên không hợp với BT Thăng. Vậy thì, BT Thăng phải kiếm TT mới, hợp cạ với mình hơn, từ đó, nhân vật Công Công này được để ý một lần nữa, tất nhiên, Công Công vốn là tay nằm chờ thời, cơ hội đến tay, không dại gì mà không dốc hết vốn liếng ra mà chơi quả này. Đúng như tính toán, cuối cùng Công Công đã lên được TT. Lạy trời, đất nước này sụp đến nơi rồi, vì một tay như Công Công, không học hành gì, mà được BT Thăng tinh dùng, thì chẳng mấy chốc Bộ GTVT này rã đám, nạn tham nhũng, chạy chức chạy quyền sẽ rộ lên mà xem.
Xin thưa mấy ý bổ sung bài của tác giả Phú Hạo Nhiên, để bà con thưởng lãm, nhân ngày lễ 1/5 (ai không có tiền đi nghỉ mát, thì ở nhà vào Dân làm Báo đọc tin chơi vậy).
Đồng Xuân Trường.
Tổng công ty XDCT Giao thông 1- Bộ GTVT.
—————–
Ngày 26/4, Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng VN đã ký Quyết định số 499/QĐ-Ttg bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Công - Chánh văn phòng Bộ GTVT làm Thứ trưởng Bộ GTVT. Mặc dù theo Nghị định 36/2012/NĐ-CP (*) vừa được chính Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, số lượng Thứ trưởng ở mỗi Bộ không quá 4 người. Tuy nhiên, Nguyễn Tấn Dũng tự cho mình quyền được “phá rào” bằng quy định bổ sung là Thủ tướng có quyền bổ nhiệm thêm thứ trưởng cho các bộ nếu thấy cần thiết. Chính do quy định này mà nhiều quan tham ở trung ương và địa phương đang chạy đua với nhau mua ghế thứ trưởng ở các bộ và các bộ hiện đang chạy đua để “xin” và “đẻ” thêm suất thứ trưởng.
.
.
Bộ Công an có lúc có 11 thứ trưởng, Bộ Công thương 9 thứ trưởng. Bộ Giao thông vận tải hiện giờ có 7 thứ trưởng. Bộ con con như Bộ Tư pháp có 6 thứ trưởng. Sắp tới sẽ xuất hiện thêm nhiều bộ với nhiều thứ trưởng đến nỗi có thứ trưởng chỉ phụ trách cơ sở vật chất của cơ quan (anh em gọi đùa là phụ trách xí đái) – thường do một phó văn phòng bộ trông coi.
.
Để từ chân thứ trưởng các bộ này, kẻ thì về làm bí thư tỉnh ủy, kẻ được đưa đi làm chủ tịch các tỉnh/thành những mong “bật lại” trung ương với ghế cao hơn, sau khi đã vơ vét đầy túi tham tại các địa phương.
.
Nguyễn Thiện Nhân từng đấu tranh điều kiện nhận chức Bộ trưởng giáo dục đào tạo là được tự chọn thứ trưởng giúp việc cho mình, cuối cùng ông Nhân thất bại vì bổ nhiệm thứ trưởng là mảnh đất cực màu mỡ, thủ tướng không đời nào nhường lại miếng ăn này cho ai khác. Thủ đoạn mới của Dũng thủ tướng là chỉ bổ nhiệm có thời hạn, cho nên anh được bổ nhiệm rồi vẫn phải ra sức cống nạp nếu không sẽ không bổ nhiệm tiếp, anh chưa được bổ nhiệm thì ra sức chạy để mong được thế chân kẻ đương chức trong kỳ xem xét bổ nhiệm lại. Mỗi suất như vậy không có tiền chục triệu thì đừng nói chuyện (chục triệu đô la Mỹ). Võ bẩn này được các cơ quan, địa phương khác áp dụng với dị bản là “luân chuyển cán bộ”. Chính vì mảnh đất “bổ nhiệm” màu mỡ như vậy nên kỳ đại hội Đảng vừa qua Dũng thủ tướng đã “chọc tiết” Hồ Đức Việt trưởng ban Tổ chức trung ương để giành quyền uy trong công tác tổ chức cán bộ thuộc diện Trung ương, Bộ chính trị và Ban bí thư quản lý.
.
Học rởm và buôn xi líp phụ nữ
.
.
Nguyễn Văn Công (ảnh) trước đây chẳng học hành gì, một thời xuất khẩu lao động sang Liên Xô làm tại một xưởng đóng tàu ở Odessa. Sau Công chuyên đánh hàng từ Thổ Nhĩ Kỳ về bán lại cho các “soái” trên Mát (Moskva). Công có tiền bắt đầu từ dạo trúng mánh buôn xi líp và băng vệ sinh phụ nữ. Phần lớn xi líp và đồ dùng vệ sinh chị em tiêu thụ tại Mát là do Công đánh về. Lúc đó có người ví, nếu vì lý do gì đó mà Công cho ngừng đường dây này lại thì có lẽ phân nửa chị em phụ nữ Liên Xô thiếu xi líp, đồ dùng vệ sinh và chắc chắn nguy cơ mắc bệnh phụ khoa diện rộng trên toàn Liên bang Xô Viết là rất cao.
.
Nhờ dính dáng tới một chút kỹ thuật tàu thủy, về nước lúc nào Công cũng rêu rao là đi học chế tàu thủy ở Liên Xô. Gặp lúc ở Bộ toàn kẻ không biết chữ nên chúng nể Công lắm. Thời Bùi Danh Lưu sắp thôi bộ trưởng, có lần Công dùng tiền gồng gánh thế nào được tháp tùng Bộ trưởng đi tham quan mấy cơ sở có chuyên gia Liên Xô, xì xồ được mấy câu khiến Công lọt vào mắt xanh của Bộ trưởng. Sau, Công cũng “chạy” được bằng tại chức kinh tế. Để giấu cái đuôi học rởm chế tàu thủy, Công chỉ cho in trên danh thiếp là kỹ sư kinh tế. Năm 1992, Công góp phần vào lobby Bộ GTVT thành lập công ty buôn người LOD (tên mỹ miều là Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực). Công về đây làm Phó tổng, nhường ghế Tổng cho Đoàn Xuân Viên, sau làm Vụ trưởng Vụ quan hệ quốc tế Bộ GTVT (mặc dù chẳng biết ngoại ngữ nào). Ngay sau đó, thời Lê Ngọc Hoàn bộ trưởng, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận, Việt Nam có thể giao thương bên ngoài. Máu nhạy bén kinh doanh của Công được phát huy. Có điều mặt hàng bây giờ không còn là băng vệ sinh và xi líp phụ nữ nữa. Công nhắm tới một mặt hàng không cần vốn mà được lời vô cùng đó là NGƯỜI. Đưa người Việt Nam bán ra nước ngoài. Từ đây con đường buôn người bắt đầu dưới cái tên hợp tác lao động.
.
Trùm buôn người
.
Thời Lê Ngọc Hoàn bộ trưởng, vốn vay ODA rót vào như nước nên cả Bộ GTVT chỉ mê mẩn vào các gói thầu, các PMU, các thương vụ chia chác hợp đồng xây lắp đường sá nên không quan chức nào quan tâm đến mấy cái vụ buôn người kia, thả cho Công mặc sức hoành hành. Cùng lắm, lúc nào có đợt đưa nhân công đi thì Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng xuống làm cái lễ ra quân thật rầm rộ, hô hào thật hoành tráng, cầm phong bì bồi dưỡng rồi biến. Đào Đình Bình lúc bấy giờ mới lóp ngóp từ đường sắt lên làm thứ trưởng phụ trách mảng hợp tác lao động, chẳng biết mô tê chi sất, lại mắc tật mê gái nên thỉnh thoảng Công bố trí cho chuyến “công tác” sang Nhật với Hàn, đưa đi mấy tiệm mát-xa nuy với các em Nhật, Hàn nõn nà phục vụ. Lúc về thế nào cũng có quà là mấy chục nghìn (USD) đút túi. Bình mê li, về nước lúc nào cũng nức nở khen Công là thức thời, nhạy bén, là hạt giống lãnh đạo, là cứu tinh của đất nước chứ chẳng xôi thịt như lũ lợn ở các PMU lúc nào cũng vục mặt vào ăn với đớp như lợn. Tuy nhiên, thế của Công lúc bấy không thể đọ được với lũ Việt Tiến, Dũng “tổng” PMU 18. Công biết vậy nên nằm im chờ thời. Lúc trà dư, tửu hậu, Công vẫn tự ví mình như Gia Cát nằm ở Ngọa Long Sơn, sẽ có ngày vươn ra đoạt thiên hạ.
.
Buôn thuyền viên, tu nghiệp sinh
.
Công chạy được giấy phép đặc biệt của Bộ Lao động cho phép Tổng công ty LOD (Công ty cổ phần phát triển nguồn nhân lực) là doanh nghiệp duy nhất được xuất khẩu thuyền viên cho các ông chủ thuyền đánh cá Đài Loan, Hàn Quốc. Nghe rối rắm nhưng đơn giản là chỉ Công mới được đưa người đi làm trên các tàu đánh cá nước ngoài. Nắm được phép này trong tay, chỉ trong 5 năm (từ 1994-1999), Công đưa không dưới 20.000 thuyền viên ra nước ngoài. Mọi thuyền viên đều phải bỏ tiền túi ra chi phí đào tạo, phí tuyển dụng, vé máy bay, tiền đặt cọc là 1000 USD/người (khoản này thường không lấy lại được do LOD chiếm đoạt). Công cùng với các địa phương quảng cáo lừa người lao động là ra nước ngoài sướng lắm, chủ nuôi ăn, cung cấp nhà ở, công việc nhàn nhã với mức lương 2000 USD/tháng. Hầu hết các lao động vay lãi ngân hàng ở nhà, thế chấp nhà cửa để lo đủ khoản chi vào khoảng 5000 USD/người nhằm có được công việc theo bọn Công quảng cáo là 2000 USD/tháng. Người nào còn bán tín bán nghi thì cuối cùng sẽ tin tưởng bởi các buổi họp, ra quân đều do Bộ trưởng, Thứ trưởng chủ trì, chắc không thể có chuyện lừa đảo ở đây.
.
Toàn bộ số lao động này đều vỡ mộng. Sau khi cầm chắc số tiền của người lao động, LOD mà Công đứng đầu bỏ mặc cho chủ nước ngoài làm gì thì làm. Hầu hết lao động Việt Nam đều bị đánh đập, cưỡng bức lao động nặng nhọc. Nhiều người bị mất mạng trên biển. Theo thống kê, khoảng gần 100 thanh niên đã mất mạng khi lao động nặng nhọc trên các tàu đánh cá Đài Loan, Hàn Quốc. Hiện, có khoảng 30 người vẫn chưa đưa xác về Việt Nam do LOD ăn chặn cả tiền bồi thường lẫn phí vận chuyển xác của người đã chết. Hàng chục nghìn người mất nhà cửa, nợ nần. Nền báo chí cách mạng với hơn 700 báo đài vẫn hàng ngày “thổi” mô hình của Công là điển hình thành công về “xóa đói, giảm nghèo” qua xuất khẩu lao động.
.
Với số tu nghiệp sinh tại Nhật Bản. Công ty LOD của Công đứng đầu giành được quyền làm trung gian trả lương cho người lao động. Tức là các ông chủ Nhật Bản phải trả lương cho số tu nghiệp sinh qua LOD, sau đó công ty LOD “phân phối lại” cho tu nghiệp sinh. Trong số hàng 10.000 tu nghiệp sinh đưa sang Nhật Bản, họ chỉ nhận được phí học việc và vài tháng mới trả 1 lần. Ai đó thắc mắc thì Công và LOD “xửng cồ” quy cho là vi phạm kỷ luật và doạ trục xuất về Việt Nam. Sợ bị mất khoản tiền cọc ở nhà, nên ai cũng ngậm bồ hòn làm ngọt. Điều này lý giải một phần tại sao tỉ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn ở nước ngoài rất cao.
.
Vụ động trời tại Kuwait
.
Năm 1998, Tổng công ty buôn người LOD của Công ký một hợp đồng cung ứng 5000 nhân công xây gần 1000 ngôi nhà tại Jaber Al Ali Area thuộc Kuwait City. Hợp đồng này có sự môi giới của đại sứ quán Việt Nam tại Cairo, Ai Cập cùng đại diện Thương Vụ Việt Nam ở Kuwait (tham tán Nguyễn Công Hiến sau làm Vụ phó Vụ Châu Phi, Tây Á, Nam Á – Bộ Công thương). Ngoài ra, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu lúc đó cũng “ăn” vào cái vụ này vì con nuôi của Phiêu là Vũ Công Bình (ảnh trái) lúc đó làm phó tổng của LOD đứng ra chuyên lo các vụ bảo kê chính trị. Như đã nói ở trên, sau khi có hợp đồng, chạy được giấy phép của Bộ Lao động, Công cùng hệ thống buôn người bắt đầu công việc táng tận lương tâm là lừa đảo, chiếm đoạt tiền của những người nhẹ dạ dưới cái mác “xuất khẩu lao động”. Thứ trưởng Đào Đình Bình hàng ngày lên ti-vi quảng cáo cho hợp đồng táo bạo và khổng lồ này. Bình còn huênh hoang rằng đã đến lúc Việt Nam quét sạch các quốc gia khác khỏi Trung Đông để giành quyền cung ứng lao động tại đây cho cả các ngành nghề khác, nhưng bắt đầu từ thị trường xây cất mà Công khởi xướng.
.
Công rất khôn ngoan, y về các địa phương xa Hà Nội để tuyển người, có thế người ta mới tin. Hầu hết mọi người đều phấn khích lên khi thấy quảng cáo ra nước ngoài làm nhàn nhã, lương cao 2000 USD/tháng với tổng chi phí do người lao động tự bỏ ra là 5000 USD. Lại là doanh nghiệp nhà nước, do thứ trưởng bảo lãnh thì tin quá đi chứ.
.
Thế là thôn trên, ngõ dưới ùn ùn kéo nhau đi vay ngân hàng, thế chấp nhà cửa. Nhiều người phải mượn nhiều sổ đỏ nhà đất của cô dì chú bác gộp lại mới đủ giá trị bảo lãnh để ngân hàng cho vay. Sau khi cầm được khoản 5000 USD/người của hơn 5000 lao động. Bình, Công, LOD ra tận sân bay hô hào cho khí thế. Vietnam Airlines ùn ùn nối chuyến chở 5000 lao động sang Trung Đông (hãng này cũng ăn ở khoản bán vé cao hơn quy định).
.
Xuống sân bay, Thương vụ Việt Nam thuê sẵn các xe bịt kín có công ty an ninh tư nhân đi kèm, chở thẳng về các lán trại nằm sâu trong sa mạc. Không điện. Không nước. Công nhân ta được tha hồ hưởng cái nóng sa mạc lên đến trên 55 độ C mà chẳng thấy nhà cửa hay 2000 USD/tháng đâu. Cộng với việc hàng ngày bị đám ma cô người Ai Cập (do sứ quán và Thương vụ thuê cho LOD) đánh đập, kìm hãm, bắt ép lao động khổ sai nên biển người 5000 lao động chẳng mấy chốc sôi sục như thùng thuốc súng.
.
Đầu tiên, anh em đồng loạt cáo ốm, không đi làm. Nguyễn Văn Công bay từ Việt Nam sang, tung tiền thuê thêm đầu gấu người Ai Cập đánh đập anh em công nhân dã man. Anh em công nhân vùng lên bắt giữ luôn Công, trói gô lại cùng đám lưu manh Ai Cập nhốt vào nhà kho. Lúc đó là trưa ngày 6/10/1998. Nguyễn Công Hiến, tham tán, đại diện thương mại Việt Nam tại Kuwait chạy thoát, cầu cứu cảnh sát và đại sứ Nguyễn Lê Bách. Viên đại sứ này ngay lập tức đã đánh công hàm hỏa tốc yêu cầu cảnh sát Kuwait dùng vũ trang can thiệp. Ngay buổi tối hôm đó, Bách bay luôn từ Cairo sang Kuwait nhằm chi viện. Chiều 6/10, 30 xe cảnh sát chống bạo động chở hơn 300 cảnh sát Kuwait có vũ trang tận chân răng đến đàn áp lao động Việt Nam. Trước thái độ đúng mực, khôn ngoan của anh em công nhân, cảnh sát đã phải lui bước, tuy vậy Nguyễn Văn Công đã được thả ra.
Nguyễn Công Hiến- Phó Vụ trưởng Vụ Châu Phi, Tây Á, Nam Á (2009)

Ngay trong đêm, gần 1000 công nhân đã tự bỏ tiền ra thuê 30 xe buýt loại lớn đổ quân lên thương vụ Việt Nam ở Salwa để gặp tham tán Nguyễn Công Hiến hỏi cho ra nhẽ. Biết rằng bây giờ có gọi, cảnh sát cũng chẳng thèm đến và hoảng sợ truớc sức mạnh của quần chúng Hiến đá ngay quả bóng sang chân đại sứ Bách và Công, lúc đó đang hội ý với nhau tại khách sạn 5 sao sao Marriott Hotel gần khu trung tâm mua sắm xa xỉ Salhia để quý bà đại sứ tiện mua sắm. Anh em cúp điện thoại của Nguyễn Công Hiến và bắt Hiến phải đi cùng xe tiếp tục đổ bộ vào khách sạn 5 sao nơi các quan chức đang bàn kế đối phó anh em công nhân. Các anh Đán, Đệ, Khau rất sõi tiếng Ả-rập đã không mấy khó khăn tố cáo quan chức Việt Nam với nhân viên khách sạn và ngỏ ý chỉ xin được gặp ngài đại sứ Nguyễn Lê Bách đang náu kín bên trong. Khi anh em đang ở sảnh trước thì Bách đã nhanh chân tụt máng nước chuồn ra sân sau, thuê taxi chạy trốn. Thật nhục nhã cho ngài đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Đông.
Chạy chức, chạy quyền, tiếp tục ăn bẩn Về nước, nhân vụ này, Vũ Công Bình, con nuôi Lê Khả Phiêu, đã lợi dụng soán ngôi của Đoàn Xuân Viên để làm Tổng Giám đốc LOD. Không chịu được ách cai trị của Bình, Công đành thúc thủ. Đúng lúc đó, Đào Đình Bình được lên Bộ trưởng. Như kẻ chết đuối gặp được phao cứu sinh. Vốn liếng tích cóp được bao nhiêu trước nay, Công lễ hết cho Bình và được Bình cất lên Chánh văn phòng Bộ GTVT năm 2004. Mấy năm Công chấp nhận làm cái bóng trong bộ GTVT bởi quyền uy đều tập trung hết vào tay Nguyễn Việt Tiến, Dũng tổng.
Vận may lại mỉm cười với Công. Đầu năm 2006, lần lượt Dũng tổng, Nguyễn Việt Tiến và các tay chân bị bắt. Hồ Nghĩa Dũng chân ướt chân ráo lên, lạ lẫm mọi bề. Mấy thứ trưởng còn lại run như cầy sấy vì đều dính phốt. Hồng Trường, thứ trưởng mới ra cũng dốt nát như ai.
Ngày 26/9/2007 cầu Cần Thơ lại sập, Công được đặc trách làm người phát ngôn của Bộ trưởng, đại diện cho Bộ vào xử lý vụ sập cầu làm hơn 50 người chết. Bộ trưởng sợ mất mật không dám thò mặt ra. Ai cũng nghĩ Hồ Nghĩa Dũng thế nào cũng “sập” theo. Vào đến Cần Thơ, Công dọa các nhà thầu đến chung chi. Công dùng tiền này (lên đến hơn 100 tỉ) chi cho Ban Tuyên giáo trung ương để chỉ đạo chận họng các báo. Công gọi ngay cho Triều “bạc” tức Nguyễn Hải Triều, Hoàng Kông Tư bên Tổng cục an ninh (mối quan hệ cũ của Công lúc Công chi tiền cho an ninh dẹp nạn công nhân lao động về nước đòi tiền LOD). Liên quân Giao thông, Tuyên giáo, An ninh do Công đạo diễn chính cuối cùng đã “thu xếp” xong vụ sập cầu này. Hơn 50 mạng bị quên lãng. Hồ bộ trưởng thở hắt ra, cho Công mặc sức hoành hành. Để tưởng thưởng, Hồ bộ trưởng không quên hứa sẽ đề xuất lên Thủ tướng để Công làm thứ trưởng. Nhật Bản cũng nhẹ nhõm theo vì dẹp được một vụ tai tiếng tầm cỡ thế kỷ. Các nhà thầu bị trấn hàng trăm tỉ cũng thấy “ngọt” vì không ai bị bắt giam hay tù đày. Báo đài, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Đảng, thay vì đi vào tìm kiếm nguyên nhân lại ra sức ca ngợi ODA Nhật Bản, ra sức ca ngợi quan hệ song phương. Đặc biệt màn VTV1 đưa cảnh tay tổng giám đốc Nhật Bản rỏ nước mắt khiến đa số người xem có cảm giác những người chết dưới mồ kia mới có là người lỗi…
Cứ thế, càng ngày, Công càng thành vĩ nhân, hạt giống lãnh đạo trong ngành giao thông vận tải … Công rất hăng hái trong các đợt học tập trau dồi đạo đức. Công là điển hình là gương mẫu về đạo đức, về tư tưởng, về lối sống, về lập trường v.v… Công là hiện thân của đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh trong Bộ GTVT…
Ôi! Thủ tướng. Bộ trưởng. Thứ trưởng. Chính trị cộng sản Việt Nam!
 
.
.
_________________________________
Chú thích:

 

Tiên Lãng, Văn Giang: Bước đầu của cuộc ‘cách mạng nông điền’

Hoàng Hạc
-
Trước vụ Văng Giang, nếu nói xa hơn một chút, có thể nhắc đến Cồn Dầu, Dakmin, Can Lộc… và Tiên Lãng. Những sự kiện này đều có chung một điểm là nhân dân nổi giận trước sự áp chế vô lý của chính quyền lên quyền lợi của mình và phản đối, phản kháng.
Theo thời gian, những sự kiện này có cấp độ mạnh dần về cả hai phía, nhà nước và nhân dân.
Nếu như những sự kiện trước Tiên Lãng đều dừng ở mức biểu tình, treo biểu ngữ phản đối chính quyền bất công thì từ Tiên Lãng trở đi, vũ khí bắt đầu xuất hiện, cấp độ và qui mô phản đối cũng như cưỡng bức ngày càng tăng cao.
Ở Tiên Lãng, gia đình anh Ðoàn Văn Vươn đã dùng súng hoa cải để đối phó với các loại súng chuyên nghiệp cũng như chó săn và lựu đạn cay của công an. Kết quả, súng đã nổ và mọi sự rơi vào giằng co bất phân minh, gia đình anh Vươn gặp thêm nhiều khó khăn chồng chất vì chịu sức ép từ chính quyền nhưng họ vẫn kiên định đấu tranh.
Ở Văn Giang, số lượng người bày tỏ thái độ bất bình và đấu tranh tăng lên cao, lên đến vài trăm người, họ quyết chống đối đến cùng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Ðể đối đầu với nhân dân, chính quyền đã huy động hàng ngàn công an, cảnh sát đến trấn áp, dùng lựu đạn cay, dùi cui và quả đấm để đè bẹp, bắt bớ nhân dân.
Có một mẫu số chung đáng nhớ ở tất cả những sự kiện liên quan đến đất đai tại Việt Nam: Những quyền lợi của các đại gia, trọc phú, được công an thay mặt nhà nước bảo vệ đến tận cùng; Quyền lợi của người dân không được đoái hoài đến và thậm chí bị áp bức, đàn áp một cách dã man.
Trong những cuộc đàn áp này, nhà nước, chính quyền ra lệnh, công an thực thi mệnh lệnh một cách không cần suy nghĩ, hành động và hành động, khiến người chứng kiến phải đặt câu hỏi: Công an là ai? Họ có phải là con người?


Trong vụ Văn Giang, người nông dân công khai gọi chính quyền là kẻ cướp đất. (Hình: Internet)
Công an là ai?
Xin thưa, họ là những con người được học hành, được đào tạo từ nhân dân để trở về phục vụ nhân dân.
Sở dĩ nói họ được đào tạo từ nhân dân là chính xác 100% bởi vì ngành công an được đào tạo trong một môi trường đặc thù mà tất cả các ngành khác không có được. Từ vấn đề học phí được miễn 100% trong quá trình học cho đến sứ mệnh của họ trong tương lai: “Công an nhân dân.”
Và thử đặt lại vấn đề, đảng Cộng Sản, chính quyền, nhà nước Việt Nam này tồn tại mấy mươi năm nay là nhờ đâu, nếu không dựa vào nhân dân, nếu nhân dân không đóng thuế hằng ngày, hằng giờ để nuôi họ, liệu họ có tồn tại được cho đến ngày hôm nay?
Và, các trường đại học có tồn tại được cũng hoàn toàn dựa vào công sức của nhân dân, hiểu trên mọi nghĩa đều như thế.
Trường đào tạo công an thì càng nặng nợ với nhân dân gấp nhiều lần những trường khác, vì nhân dân đóng thuế hằng ngày để nuôi nấng họ từng bữa ăn, cái giường ngủ, bộ áo quần, để họ học tập đến nơi đến chốn, tốt nghiệp, ra trường với đầy đủ kỹ năng bảo vệ an ninh.
Nhưng, những sự kiện gần đây, từ những trí thức yêu nước xuống đường biểu tình chống Trung Quốc cho đến những người dân thấp cổ bé họng kêu gào đau đớn vì những quyền lợi xương máu của họ bị lấy đi không thương tiếc… đều bị “công an nhân dân” quay mặt, đàn áp và giải quyết bằng bạo lực.
Không biết, trong số công an tham gia những cuộc bắt bớ, có ai có (hoặc từng có) cha mẹ là nông dân? Có ai từng chứng kiến những giọt mồ hôi vắn dài trên trán, trên lưng của cha mẹ? Có ai từng nhìn thấy cha mẹ cấp ca cấp củm từng đồng lẻ cho con mình ăn học, rồi mua sắm, rồi đóng thuế, vì họ luôn ý thức đóng thuế là yêu nước?!
Cuộc cách mạng nông điền
Nếu chịu khó quan sát và xâu chuỗi mọi sự kiện, tình huống và kết quả, sẽ cho ra được đáp án rất đáng xấu hổ: Nhân dân càng lúc càng xa lánh, thậm chí có người thù hận công an, tương lai của ngành công an trở nên đen tối.
Nói tương lai của công an đen tối là hoàn toàn có cơ sở, một chế độ, một ngành nghề, một nhóm hay một đảng phái có tồn tại được hay bị bứng gốc đều tùy thuộc vào thiện cảm và tấm lòng của nhân dân dành cho họ.
Chuyện đất đai, chuyện chủ quyền đất nước là vấn đề sống còn của nhân dân, của dân tộc. Những ai chống đối và đàn áp những chí hướng bảo vệ phần thiêng liêng này đều trở thành phản động trong con mắt nhân dân.
Và kết cục của một kẻ phản động sẽ như thế nào?
Sự kiện Văn Giang đã lộ rõ chân dung của kẻ phản động nhân dân, bất chấp mồ hôi, xương máu và tiếng thở dài, tiếng kêu bi thương của họ mà soán đoạt tận xương tủy.
Nhân dân sẽ đau đớn, nhân dân sẽ thù hận.
Nhưng, con tốt thí lần này dùng để ném về phía nhân dân lại là những công an nhân dân. Một ván cờ quá hiểm độc, gây đau khổ cho cả nhân dân và công an.
Vô hình trung, những đồng lương còi cọc cùng chức năng “bảo vệ đảng” đã đẩy những công an ra chường mặt, chịu trận, chịu tội phản động trước nhân dân, nhưng thành quả, miếng ngon thì lại thuộc về kẻ khác ở “phía trên.”
Ðiều này nhắc nhớ đến những con chó săn tội nghiệp và những gã thợ săn tinh ranh. Mỗi khi có mồi, những thợ săn thả chó và ra sức kích động cho nó săn, nó có thể trả giá bằng tính mạng trong lúc tranh sống còn với con mồi.
Nhưng, khi con mồi chết, gã thợ săn chễm chệ làm thịt con mồi chè chén nó say, nếu còn chút trắc ẩn, gã thợ săn sẽ ném cho con chó một miếng xương gọi là thưởng công.
Ðó là chưa nói đến chuyện lỡ có một giai nhân đến bên gã thợ săn nũng nịu rằng mình đang thèm thịt con chó săn này vì nó đẹp, nó giỏi, thịt của nó sẽ ngon!
Dù sao, những người công an, suy cho cùng, họ cũng đáng tội nghiệp vì họ bị mắc bẫy ngay từ trứng nước. Phàm đã làm người, ai cũng mong muốn con người hướng thiện, hành thiện lành, quay đầu là bờ…
Và, cái bẫy lớn nhất ở đây chính là những người “bề trên” đã phản bội ra mặt đối với không những nhân dân mà cả công an, họ đã đẩy công an vào tình thế đối đầu với nhân dân, chịu trận và gây hận thù với nhân dân. Trong khi họ ngồi chễm chệ nhìn những con tốt mình thí chết dần mòn…
Và, với đà trấn áp mỗi lúc một mạnh tay, qui mô càng thêm rộng và sắt máu với nhân dân, thì câu chuyện khó mà dừng ở đây! Và, có khi nào người công an tự hỏi về số phận của họ một khi Việt Nam xảy ra cuộc Cách Mạng Nông Ðiền giống như Cách Mạng Hoa Nhài chẳng hạn?!

 

Dân chủ hóa tránh lạc hậu

Ngô Nhân Dụng
-
Mấy năm trước tôi có dịp trò chuyện với một anh công an trẻ về “kinh tế tri thức.” Tôi cố giải thích với anh rằng không có dân chủ tự do thì kinh tế tri thức không phát triển được.
 Tôi ước ao anh bạn này, và các bạn sinh viên ở Việt Nam hãy đọc bài báo trên tờ Economist trong tuần vừa qua, về “Cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba.” (The third industrial revolution.)
Cuộc cách mạng công nghiệp thứ nhất bắt đầu ở thế kỷ 18, khi các xưởng dệt ở Anh quốc dùng máy làm việc thay sức người. Ðầu thế kỷ thứ 20, công ty Ford làm cách mạng lần thứ nhì, chế tạo xe bằng phương pháp dây chuyền. Cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba đang diễn ra, do ảnh hưởng hỗ tương của nhiều hiện tượng: Tạo ra những vật liệu mới, phương pháp sản xuất mới, tổ chức việc sản xuất và phân phối theo lối mới.
Nghiên cứu, đầu máy của kinh tế tri thức, càng quan trọng hơn trong việc chế hóa. Ở Mỹ hiện nay kỹ nghệ chế hóa (manufacturing) chỉ đóng góp 11% trong tổng sản lượng nội địa; nhưng trong số tiền tiêu để nghiên cứu, phát minh, canh tân, thì 68% được dùng cho công nghiệp chế hóa. Người ta đầu tư vào trí não. Hiện nay số sản xuất hàng chế hóa của Mỹ và Trung Quốc trị giá ngang ngửa nhau; nhưng bên Mỹ người ta chỉ dùng đến một số nhân công nhỏ bằng 10% số công nhân bên Tàu; nghĩa là mười người Tàu làm ra bằng một người Mỹ. Trong tương lai, việc sản xuất hàng loạt sẽ lỗi thời, thay thế bằng phương pháp sản xuất theo nhu cầu, sở thích từng khách hàng. Chi phí vật liệu sẽ giảm bớt vì các vật liệu mới ra đời vừa rẻ, vừa nhẹ, vừa bền cứng hơn. Sản xuất một món hàng ở Mỹ hay ở Trung Quốc cũng không quan trọng nữa vì tỷ lệ chi phí về nhân công không đáng kể (hiện nay trong giá một cái iPad 500 đô la chỉ có 33 đô la trả cho công nhân khắp thế giới, mà trong đó lại chỉ có 8 đô la cho người Trung Quốc làm những việc dễ nhất). Tất cả các sáng kiến mới này không phải do một nhóm người nào nghĩ ra. Ðó là do đóng góp của rất nhiều người qua mạng Internet, chia sẻ ý kiến và phát minh trong một hệ thống mở, giống như Facebook vậy.
Một thí dụ, là công ty Quirky ở thành phố New York. Công việc của nó là biến sáng kiến của người khác thành sản phẩm bán được. Một học sinh trung học ở Milwaukee đưa sáng kiến đầu tiên lên mạng Quirky, về một con chấu cắm điện, có thể dùng ở Mỹ, Âu Châu, Á Châu, Úc, vân vân, vì lỗ để cắm điện mỗi nơi khác nhau. Cậu học sinh tên là Jake Zien đã vẽ kiểu một con chấu có thể dùng ở bất cứ nơi nào trên thế giới, tiện hơn những cái đang bán trên thị trường. Quirky đem chế thử rồi đưa lên mạng lưới của họ; có 709 người góp thêm ý kiến về vẽ kiểu, vật liệu, nghiên cứu thị trường, ước định giá cả, hệ thống phát hành, vân vân. Sau cùng, cái đầu cắm được đưa cho nhà máy sản xuất, với giá dưới 30 đô la Mỹ. Tới Tháng Tư năm 2012, đã hơn 200,000 người mua. Những người góp ý kiến được chia 30% số tiền công ty Quirky thua về, riêng cậu Jake Zien đã được trả 124,000 đô la, và còn sẽ được trả thêm.
Ðiều đặc biệt trong câu chuyện trên là một “hệ thống mở” để mọi người có thể cộng tác, chia sẻ sáng kiến, chia sẻ công trình và thành quả. Việc sản xuất trong nền kinh tế tương lai sẽ diễn ra mô thức đó. Một thí dụ khác: Công ty Shapeways ở Hòa Lan, chuyên sản xuất bằng “máy in 3 chiều” (3D-printing). Nếu chưa biết 3D-printer là cái gì thì các bạn là những độc giả hơi “chậm tiến” hơn người ta mất mấy năm rồi. Nó giống như cái máy in laser đi kèm các máy vi tính vậy. Máy in chỉ “đặt” mực lên trên tờ giấy, theo lệnh của một chương trình điện toán, tạo thành chữ, thành hình hai chiều. Máy 3-D đặt nhiều lớp chồng lên nhau, không dùng mực in mà dùng các vật liệu khác, như plastic, kim loại, bất cứ hợp chất nào có thể làm cho hơi “lỏng lỏng.” Cứ như vậy nó sẽ “in ra” bất cứ cái gì, như một hàm răng giả, một bộ phận tinh vi trong máy bay hoặc vệ tinh nhân tạo, một đôi giầy hay một cây vĩ cầm; miễn là cái họa đồ đã được mã hóa theo kỹ thuật số. Một bệnh nhân ở giữa rừng Phi Châu cần một bộ phận tinh vi chữa bệnh tim có thể được “in” ra ngay tại chỗ, thay vì chờ một công ty ở Ðức chế tạo, đóng gói, gửi máy bay chở qua. Công ty Shapeways ở Hòa Lan năm ngoái bán ra khắp thế giới 750,000 sản phẩm chế theo phương pháp 3-D, và số thương vụ còn gia tăng. Phương pháp “in 3-D” đã được phát bằng sáng chế từ năm 1986, đến nay ngoài những máy dùng trong kỹ nghệ giá hàng triệu đã có loại máy 3-D cá nhân bán với giá mấy ngàn. Năm 2010 mới có gần 6 ngàn người mua, năm sau số tiêu thụ đã lên gần 24 ngàn máy 3-D cá nhân. Shapeways được gọi là một “cộng đồng chế tạo trên mạng” (online manufacturing community) bởi vì người ta có thể upload (gửi) họa kiểu (design) món hàng mình cần tới, được cho biết ngay giá cả, tùy theo muốn làm bằng vật liệu nào. Người “mua” có thể rao bán món hàng đó trên cùng mạng lưới, món hàng có thể được thay đổi tùy theo ý kiến của khách hàng mới, vân vân.
Hai câu chuyện trên đây cho thấy việc sản xuất và tiêu thụ đang thay đổi. Mọi người cộng tác với nhau, trên những mạng mở cho công chúng. Xin kể một thí dụ thứ ba, về việc phát minh những vật liệu mới.
Một nhóm nhà nghiên cứu tại Ðại Học MIT đang tìm cách dùng vi khuẩn chế ra những vật liệu mới, sau khi quan sát những vỏ sò. Giáo Sư Angela Belcher thấy chính các vi khuẩn đã dùng các chất dưới đáy biển mà biến chúng thành những hợp chất rất cứng, như vỏ con bào ngư. Diễn trình này xẩy ra 500 triệu năm trước đây. Nhóm nghiên cứu của bà đã cố dùng những vi khuẩn vô hại này tạo ra những chất liệu mới dùng trong kỹ nghệ. Hiện họ đã thành công và áp dụng vào nhiều ngành công nghiệp, thí dụ, làm pin (battery). Từ các phát kiến đó bà Belcher đã lập ra hai công ty để dùng vi khuẩn trong việc chế ra những vật liệu. Trong nhóm này, ông Gerbrand Ceder đã dựng ra một tổ chức cung cấp tin tức về đặc tính của các vật liệu trên mạng, với mục đích trao đổi hoàn toàn miễn phí. Bao nhiêu người hăng hái tham dự trong vòng ba bốn tháng mạng này đã đăng tải các tính chất của 20,000 chất khác nhau. Thay vì phải đi tìm nhau, các nhà nghiên cứu có thể lên mạng và tìm thấy những chất gì mình cần, nếu hợp với chất khác thì kết quả ra sao.
Cộng tác qua Internet không phải chỉ ích lợi trong kinh tế, mà còn mang lại những kết quả lớn không ngờ trong cả công tác từ thiện nữa.
Hiện nay các tổ chức cứu trợ quốc tế đang sử dụng một mạng tên là Ushahidi, để thu thập, phổ biến và cập nhật các tin tức cần thiết khi muốn đối phó với các thiên tai. Ushahidi do bà Ory Okolloh, người Keynia lập ra năm 2008, sau những cuộc bạo loạn xẩy ra và nhiều phụ nữ bị cưỡng hiếp. Biết rằng các con số trên báo chí không đầy đủ, bà dùng blog của mình kêu gọi mọi người dân Kenya cho thêm các tin tức mới. Số thông tin tràn ngập, bà Okolloh phải mở ra một diễn đàn mạng (platform), và chỉ trong một ngày mạng Ushahidi đã nhận được đủ các thông tin liên can đến các nạn nhân của cuộc bạo loạn. Nhiều người tham dự vào mạng, gửi tin đến bằng điện thoại di động, cuối cùng mạng Ushahidi có những tin cập nhật hơn tất cả các cơ quan truyền thông và chính quyền. Năm 2010, khi cuộc động đất ở Haiti xẩy ra, anh Patrick Meier ở Mỹ đã dùng mạng Ushahidi để thiết lập một trung tâm thông tin mới, Ushahidi-Haiti, chỉ trong vòng mấy giờ là được người Haiti gửi cho bao nhiêu tin tức, hàng trăm người giúp việc thông dịch và kiểm tra các thông tin, nhờ thế các cơ quan cứu trợ quốc tế có thể điều hợp việc cứu trợ dễ dàng hơn – mặc dù anh Meier ở cách xẩy ra nơi động đất 2,500 cây số.
Qua các thí dụ trên, người ta thấy một hiện tượng chung: Người tiêu thụ tham dự việc sản xuất và phân phối; chính các nạn nhân tham dự vào việc cung cấp dịch vụ cứu trợ. Internet đang thay đổi thế giới; cả nền kinh tế lẫn việc quản lý công tác xã hội, mà yếu tố quan trọng nhất là sự tham dự của đông đảo mọi người. Ðiều kiện thiết yếu là người ta được sống trong những không gian mở rộng, được tự do tham dự và trao đổi thông tin.
Ðó là đời sống bình thường của loài người, trong tương lai. Nhờ sống trong những hệ thống mở, kinh tế sẽ tiến bộ nhanh, vì bao nhiêu bộ óc sáng tạo được quy tụ, phối hợp trên các mạng, việc kinh doanh sẽ dễ dàng hơn vì người tiêu thụ cũng tham gia trong việc sản xuất. Các tổ chức xã hội, các cơ quan chính quyền sẽ đáp ứng nhu cầu của “người tiêu thụ” một cách nhanh chóng và thích nghi hơn.
Ðiều kiện quan trọng nhất là mọi người được kính trọng, được cho phép tham dự vô điều kiện. Ðó là căn bản của các chế độ tự do dân chủ.
Trong khi cả thế giới đang tiến tới ào ào, nhờ các mạng lưới mở cho mọi người tham dự và cộng tác với nhau, thì ở một số nước chậm tiến người ta vẫn còn kiểm duyệt và cấm đoán những phương tiện truyền thông xã hội, như Facebook, Twitter, vân vân. Ðọc bản tin về cuộc đấu trí giữa giới trẻ ở Trung Quốc với nhà cầm quyền, khi họ tìm cách ngăn chặn các thông tin về Luật sư mù Trần Quang Thành, chúng ta không chỉ thấy buồn cười mà còn lo cho tương lai nước Trung Hoa. Cứ lo cấm đoán, ngăn chặn các mạng lưới trao đổi thông tin như vậy thì bao giờ người ta mới tiến được?
Dân chủ là điều kiện thiết yếu để phát triển, cả về kinh tế lẫn xã hội. Các chế độ độc tài thường nại cớ rằng dân chúng còn chưa đủ trình độ để bắt đầu dân chủ hóa. Nhưng nhìn sang một nước như Keynia, trình độ dân của họ có khá gì hơn dân Việt Nam hay Trung Quốc hay không? Tại sao người ta để cho dân được sống tự do hơn? Nếu không bắt đầu dân chủ hóa, thì đến bao giờ dân một nước mới đủ trình độ để sống tự do dân chủ?
Giống như một cô gái than, “Bố mẹ cháu cứ hỏi bao giờ cháu mới chịu lấy chồng. Nhưng hôn nhân là một quyết định phải tính toán cẩn thận. Cháu nghĩ nếu mình không biết cho rõ thì thà rằng đừng quyết định vội vàng.” Tôi hỏi: “Cháu có biết bơi không?” “Cháu đã tập bơi trước khi vượt biên.” “Thế thì chuyện lấy chồng cũng giống như tập bơi vậy. Nếu không nhảy xuống nước thì không bao giờ biết bơi cả.”
Dân chủ hóa cũng giống như tập bơi lội. Nếu không nhảy xuống nước thì không bao giờ biết bơi. Dân chủ hóa cũng giống như lập gia đình, cứ chờ mãi thì sẽ không bao giờ sinh con đẻ cái!
Nhưng có một điều khác biệt, là nhiều người có thể quyết định không lập gia đình, sống độc thân suốt đời vì lý tưởng tôn giáo chẳng hạn, mà vẫn sống hạnh phúc. Nhưng một quốc gia thì không thể nào không bước qua tiến trình dân chủ hóa. Vì nếu người dân không được tự do thì kinh tế không thể phát triển được. Kinh tế thế giới đang thay đổi lớn, trong vòng một thế hệ nữa cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba sẽ khiến các mô thức kinh doanh hiện nay trở thành lỗi thời hết. Các nước chậm chân trên đường dân chủ hóa sẽ chịu cảnh lạc hậu mãi mãi. Ðại Học Kỹ Thuật Vaal ở Nam Phi đã mở một khoa cho các sinh viên dùng máy in 3-D học nghề họa kiểu và sản xuất; họ đang mở thêm một chi nhánh tại miền quê. Không biết bao giờ các sinh viên Việt Nam mới được dùng các máy đó trong phòng thí nghiệm?

 

Chuyên gia nổi tiếng phản đối đề án trụ sở Bộ GT 12000 tỷ đồng

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan
Tuệ Minh
-
“Tôi tin với một Bộ trưởng bộ GTVT có lương tâm, các cán bộ có lương tâm thì đó là điều hạnh phúc hơn là việc ngồi trong một trụ sở to hoành tráng”.

LTS: Như đã đưa tin, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Đinh La Thăng vừa phê duyệt đề án trị giá 223.000 tỉ đồng để hiện đại hóa trụ sở làm việc, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển đội tàu biển, máy bay, đào tạo nguồn nhân lực theo đề án công nghiệp hóa – hiện đại hóa Bộ GTVT đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.  
Theo đề án, để hiện đại hóa công tác quản lý, chỉ đạo điều hành ứng dụng công nghệ thông tin trong khối hành chính sự nghiệp và trường, viện cần tới 278 tỉ đồng tới năm 2030 cho 24 danh mục phần mềm, cơ sở dữ liệu (153 tỉ đồng giai đoạn 2012-2015 và 125 tỉ đồng cho giai đoạn 2016-2020). Riêng khối doanh nghiệp cần tới hơn 227 tỉ đồng đến năm 2030 cho các loại phần mềm quản trị doanh nghiệp.
Với việc đầu tư, nâng cấp nhà làm việc đảm bảo tiêu chuẩn tại văn phòng bộ, tám tổng cục, cục chuyên ngành và 22 tổng công ty, sáu trường, viện, Bộ GTVT ước tính cần 12.174 tỉ đồng cho đến năm 2030 (riêng từ 2012-2015 cần 7.950 tỉ đồng). Trong đó, đầu tư trụ sở văn phòng bộ là 1.000 tỉ đồng và các tổng cục, cục là hơn 4.800 tỉ đồng. Số tiền đầu tư này nhằm xây dựng trụ sở mới cho một số cục chưa có trụ sở làm việc, nâng cấp trụ sở làm việc của các đơn vị đã chật chội, xuống cấp.
Ngay sau khi đề án được phê duyệt, đã có khá nhiều thông tin trái chiều về đề án này. Để hiểu rõ vấn đề hơn, Phóng viên báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan về vấn đề này.
PV: Bà nghĩ gì về đề án vừa được Bộ trưởng Đinh La Thăng ký duyệt liên quan đến việc nâng cấp nhà làm việc đảm bảo tiêu chuẩn tại văn phòng bộ, tám tổng cục, cục chuyên ngành và 22 tổng công ty, sáu trường, viện của Bộ GTVT?
Chuyên gia Phạm Chi Lan: Tôi nghĩ, hiện tại muốn có một trụ sở khang trang hiện đại là nguyện vọng chính đáng của tất cả các đơn vị như các doanh nghiệp cũng như các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là bộ xây dựng thì sẽ dùng tiền ngân sách. Và trong điều kiện kinh tế hiện nay đang khó khăn như thế này, ngân sách nhà nước đang có đòi hỏi thắt chặt chi tiêu, đầu tư từ ngân sách để vừa tăng hiệu quả và vừa giảm bớt những gánh nặng trên những nguồn nộp thuế thì đề xuất này của Bộ GTVT là không hợp thời.
PV: Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, chính phủ đang thực hiện việc cắt giảm chi tiêu, kiềm chế lạm phát, việc duyệt đề án này của bộ GTVT nói lên điều gì, thưa bà?
Chuyên gia Phạm Chi Lan: Nó thể hiện là hình như Bộ GTVT không nghĩ đến bối cảnh chung mà chỉ đề xuất riêng cho mình như vậy. Thêm nữa là ngành GTVT cũng là ngành còn đòi hỏi đầu tư rất nhiều để cải thiện hạ tầng giao thông chung đỡ ách tắc cho xã hội hiện nay nhưng mà mọi việc trong vài tháng nay bộ GTVT đề xuất đều là đánh qua phí vào đầu người dân. Trong khi những biện pháp để cải thiện hạ tầng giao thông thì chưa thấy đâu.
Vậy mà bây giờ tiền lại muốn dồn vào để đầu tư cho trụ sở hoành tráng như vậy thì thử hỏi ngân sách dành cho giao thông rồi ngân sách lại dùng để cho Bộ GTVT xây dựng trụ sở lớn như vậy thì liệu hạ tầng giao thông có cải thiện được trong thời gian tới hay không? Đó cũng là trách nhiệm của bộ và bộ phải nghĩ tới. Nếu có sự ưu tiên của bộ bây giờ thì đó nên là sự ưu tiên cho phát triển hạ tầng giao thông hơn là cho việc xây dựng trụ sở bộ, các tổng cục và cục của ngành.
PV: Thời gian vừa qua, bộ trưởng Đinh La Thăng có nhiều đề xuất liên quan đến chuyện thu phí gây nhiều dư luận trái chiều. Trong một cuộc phỏng vấn, Bộ trưởng Thăng có nói tới vấn đề thu phí là để có kinh phí làm giao thông. Tuy nhiên, nay Bộ GTVT lại có đề án như vậy thì theo bà, việc này có gây ra hiểu nhầm cho người dân về việc bộ thu phí để xây dựng trụ sở?
Chuyên gia Phạm Chi Lan: Tôi không nghĩ là sẽ gây ra hiểu lầm như vậy đâu. Bởi vì có muốn huy động được tiền của dân thi cũng phải hỏi ý kiến của dân, phải có sự phê duyệt của Quốc hội và nhất là sự đồng tình từ người dân chứ không phải muốn thu bao nhiêu là thu được. Thêm nữa là nếu có thu được phí từ dân để cải thiện hạ tầng thì cái đó phải được đầu tư vào hạ tầng đồng thời có sự giám sát của người dân chứ không phải ngành giao thông thu được rồi thì muốn tiêu gì thì tiêu.
Nếu danh nghĩa là thu để cải thiện hạ tầng GTVT mà thực tế lại thu để xây dựng trự sở thì điều đó không thể có được.
PV: Vấn đề xây dựng trụ sở to hoành tráng, mua xe “xịn” đã từng chịu nhiều chỉ trích từ dư luận. Theo bà, với đề án như vậy của Bộ GTVT, dư luận có để yên?

Chuyên gia Phạm Chi Lan:  Tôi tin chắc, xã hội sẽ không để cho Bộ GTVT làm như vậy. Và cả chính phủ, quốc hội cũng sẽ không để cho Bộ GTVT làm như vậy. Sẽ không có hiểu nhầm đó vì người dân hiểu rằng tiền họ đóng để làm gì. Xã hội bây giờ thông tin rộng rãi và người ta hoàn toàn có thể phản hồi ngay khi có vấn đề.
Tôi nghĩ là dư luận sẽ lên tiếng thậm chí là lên án một đề án như vậy. Và cho dù tiền của dự án như vậy, Bộ GTVT có thể huy động từ chỗ này chỗ khác trên danh nghĩa là ủng hộ bộ, hỗ trợ bộ thì tiền từ mặt bằng cũ hiện nay được nhà nước cho phép bộ bán đi lấy tiền xây dựng trụ sở mới cũng không phải là hợp lẽ. Vì trụ sở hiện nay bộ đang dùng, nhà nước quyết định di dời đi thì đó là đất của công, tài sản của quốc gia chứ không phải tài sản của riêng các bộ. Cái này không phải do bộ làm ra nên bộ muốn tiêu gì thì tiêu.
Các cơ quan nhà nước phải hiểu rõ, mọi nguồn đầu tư và phát triển đều là từ ngân sách, từ tiền thuế của người dân chứ không phải là từ đâu cả. Bộ không phải là cơ quan kinh doanh nên cũng không có quyền nói vì tôi kinh doanh tốt nên được doanh nghiệp cho hưởng cái nọ, cái kia. Điều đó là không thể có được. Ngay cả việc Bộ trưởng Thăng nhận cái xe do một đơn vị phía dầu khí tặng cũng đã làm xôn xao dư luận và hầu hết ý kiến được đưa ra thì tôi hiểu người dân không đồng tình kể cả nguyên lãnh đạo của các cơ quan.
PV: Trong đề án có nêu: với nguồn vốn đầu tư cho các hạng mục nhà làm việc, trang thiết bị, dự án, đào tạo nghề, Bộ GTVT đề nghị các doanh nghiệp tự huy động, cân đối các nguồn vốn tự có, vốn vay, ODA, vốn huy động từ xã hội. Bà nghĩ sao về vấn đề này?
Chuyên gia Phạm Chi Lan: Tôi cho rằng phải có 2 việc phải tách bạch ra: trụ sở của bộ là cơ quan công quyền là trụ sở của cơ quan nhà nước, không có doanh nghiệp lẫn vào đó. Không thể lẫn lộn trụ sở của bộ với trụ sở dành cho doanh nghiệp. Đã là doanh nghiệp dù là thuộc bộ và là doanh nghiệp nhà nước thì cũng phải lo trụ sở riêng. Nếu bộ GTVT để chung một “rọ” thì sẽ tạo ra sự không minh bạch rất lớn, từ đó sẽ tạo sự hiểu nhầm trong chi tiêu.
Tôi cho rằng bộ GTVT xây dựng thì lo cho trụ sở của bộ, nơi làm việc cho bộ trong điều kiện ngân sách cho phép nếu phù hợp với yêu cầu hiện nay của nhà nước về việc di chuyển bộ để tập trung vào một số nơi và ra khỏi trung tâm thành phố thì điều nhà nước cũng sẽ bố trí một khoản ngân sách nhất định cho việc đó.
Tiền xây dựng của bộ không thể nói là tự huy động từ ODA hay là vay mượn ở đâu được vì ODA suy cho cùng cũng là đất nước mình đứng ra vay đất nước khác rồi gánh nặng trả sẽ đè nặng lên vai các thế hệ sau này nếu không phải trả sớm ngay bây giờ. ODA không phải là tiền cho không. Không có chuyện bộ nọ bộ kia đứng ra huy đọng ODA cho mình để xây dựng trụ sở cho mình được. Tôi nghĩ là các nước cung cấp ODA cho mình cũng không ai cung cấp cho việc xây dựng trụ sở cơ quan. Họ cũng phải chịu sự giám sát của người dân đã đóng tiền cho chính phủ nước khác đã cung cấp ODA cho mình.
Còn các nguồn khác thì tôi cũng không nghĩ là nhà nước đứng ra đi vay. Tôi tin là chính phủ không cho phép các bộ được tùy tiện đứng ra tự đi vay để làm việc nọ việc kia nhất là đi xây trụ sở cho mình.
Tóm lại, tôi hoàn toàn không ủng hộ đề án này của bộ GTVT.  Tôi nghĩ rằng trên đất nước này còn rất nhiều nơi người dân đi đường vẫn phải lầy lội. Nói trong ngành giao thông thì với số tiền hàng nghìn tỉ đồng như vậy không dám nói là sẽ phủ kín đường nhựa trên đất nước này nhưng nó sẽ giúp cho dân bớt khó khăn đi. Tôi tin với một Bộ trưởng bộ GTVT có lương tâm, các cán bộ có lương tâm thì đó là điều hạnh phúc hơn là việc ngồi trong một trụ sở to hoành tráng.
Rộng hơn, trên đất nước này còn thiếu bao nhiêu trường học, bao nhiêu bệnh viện, các cơ sở y tế phục vụ cho người dân. Tôi nghĩ con số như vậy là quá lớn trong khi nhà nước đang còn yêu cầu phải cải cách hành chính, thu hẹp hoạt động, tổ chức hoạt động sao cho hợp lý.
Cảm ơn bà đã trả lời phỏng vấn!
Theo: Báo GDVN.

 

Khóc cùng nông dân Văn Giang

Nguyễn Thanh Giang
-
Ngày còn là sinh viên tôi đã từng lội đồng vác đất góp sức khơi mở cống Xuân Quan. Trệu trạo mấy nắm mỳ luộc nhân dĩn (mọt gạo), bập bõm chút nhạc lý tự học; nhưng vì mơ ngày nước tràn đồng tưới xanh ruộng mật bờ xôi, với cảm xúc tràn trề tôi đã viết ca khúc “Dào dạt Xuân Quan”. (Ca khúc này hình như chỉ được vài chục người hát trong vài tuần).
Lâu lắm rồi không thăm lại Xuân Quan nhưng trong tâm tưởng tôi ở đấy (nhờ có nước của Đảng đưa về tưới tắm) vẫn xanh mượt vườn cây trái, vàng ươm lúa chin thơm, và mấy năm gần đây còn xen thêm những luống hoa, vườn cảnh muôn mầu …
Thế mà, mấy ngày vừa rồi bỗng gặp lại Xuân Quan qua các video clip trên màn hình computer với rừng rực lửa đuốc, ầm ào tiếng súng, tiếng mìn, tiếng người kêu khóc!
Thảm họa rồi!
Không thể không lên tiếng cùng Xuân Quan, cùng bà con nông dân Văn Giang.
“Lấy thịt đè người” cưỡng chế nông dân Văn Giang, chính quyền đã phạm bốn lỗi/tội ác không thể không chê trách, không thể không óan giận:
1 – Vi phạm luật pháp:
Điều 27, Luật Đất đai 1993, quy định rằng: “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại”.
Ở đây không có “trường hợp thật khẩn thiết”, cũng không có “để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng”.
2- Phá hoại sản xuất nông nghiệp, làm nguy hại đến kế hoạch dự trữ lương thực quốc gia:
Đảng đã vì lợi ích của các tập đoàn tư bản đỏ mà đẩy Luật đất đai 2003 lùi một bước so với Luật 1993 khi đưa thêm điều 39 trong phần “Thu hồi đất” với định nghĩa những “lợi ích quốc gia” là những “dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt”.
Cho dẫu thế, hãy xét xem:
Ecopark chỉ là một dự án xây dựng nhà ở và khu vui chơi giải trí, Đảng không được để cho bất kỳ “cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt” nào có quyền xét duyệt việc biến một vùng đất phù sa mầu mỡ vào hạng nhất nước như Văn Giang thành vùng đất chết đối với nông nghiệp như vậy. Một dự án như vậy nếu đặt ở vùng đất ít mầu mỡ như Sóc Sơn, Xuân Mai …(không xa trung tâm Hà Nội lắm) thì còn được.
3 – Các cấp chính quyền đã thông đồng với bọn tư bản đỏ để ức hiếp, cướp bóc, trấn lột của nông dân Văn Giang khi đền bù cho họ không đầy 150 nghin đồng một mét vuông ruộng rồi bán lấy lời gấp hàng trăm lần. Trang vneconomy.vn trong bài báo “Nhộn nhịp đầu tư bất động sản tại Văn Giang” cho biết, công ty tư nhân Việt Hưng rao bán giá căn hộ dự án Ecopark khoảng 20 triệu đồng/m2 và biệt thự, nhà phố là 45 triệu đồng/m2.
4 – Chính quyền đối với dân tàn bạo hơn với giặc ngoại xâm:
Trong khi Trung Quốc hầu như đã chiếm hẳn Hoàng Sa rồi thì chỉ rên rỉ, nhắc đi nhắc lại “Hoàng Sa là của Việt Nam”, “Hoàng Sa là của Việt Nam” mà không có một đối sách nào hợp lý như Philipine thì đối với dân lại hùng hùng hổ hổ, bạo ngược tham tàn. Thông tin lan truyền trên mạng cho biết chính quyền đã huy động một lực lượng lên đến 3.000 cảnh sát mặc đồng phục lẫn thường phục, trật tự mang băng đỏ cùng nhiều xe ủi, sử dụng cả hơi cay để tấn công vào những người dân nằm vạ nằm vật trên đồng để bám trụ giữ đất.
Dã man hơn, còn bắt giam mấy chục người.
Gian trá, ty tiện hơn, không còn xem đạo lý, luật pháp là gì khi bắt ép những ai muốn được thả thì phải ký khống vào ba tờ giấy trắng, và làm thêm một tờ cam kết sẽ không khiếu nại tiếp.
Bà Lê Hiền Đức – một lão thành cách mạng 80 tuổi đã nghẹn ngào khi kể với tôi về cảnh bà đã đến tận nơi để chứng kiến cảnh hãi hùng đó.
Một vài nông dân Văn Giang đã đến cầu cứu tôi. Nhưng, tôi chỉ biết khóc cùng họ.
Tôi khóc rồi ngồi viết bản luận tội này. Họ khóc để rồi sẽ cùng cả nước thét lên
Hà Nội 30 tháng 4 năm 2012

Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế tẩy chay dịch vụ Viettel chỉ là hành động theo kiểu “ăn cháo, đái bát”

Nguyễn Văn Hiếu
Gửi tới TTHN
-
Trong buổi gặp gỡ giao lưu các hãng thông tấn xã có trụ sở hoặc văn phòng đại diện đóng trên địa bàn tỉnh Thừa thiên – Huế, Giám đốc Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế chỉ trích chiến lược tẩy chay dịch vụ Viettel của Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế và Giám đốc Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế gọi Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế là kẻ “ăn cháo, đái bát”. Tuy nhiên 70.000 khách hàng viễn thông của Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế với doanh thu gần 30 tỷ mỗi năm có chuyển qua mạng VNPT Thừa thiên – Huế thì chỉ là số nhỏ so với doanh thu hơn 1.000 tỷ mỗi năm của Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế.
Chính phủ lo ngại Tập đoàn Điện lực Việt Nam phá sản sẽ ảnh hưởng đến an ninh năng lượng và Chính phủ phải điều chuyển các khoản nợ viễn thông của Tập đoàn Điện lực Việt Nam sang Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, chỉ riêng khoản nợ của EVNTelecom là 12.000 tỷ và khoản nợ của các đơn vị Điện lực cũng không dưới 10.000 tỷ.
Tài sản của EVNTelecom theo sổ sách kế toán là 15.000 tỷ, nhưng giá trị thực của tài sản này rất thấp. Tập đoàn Viettel cũng chưa biết nên tái sử dụng tài sản mạng CDMA 450 MHz của EVNTelecom như thế nào, có ý kiến cho rằng chuyển mạng CDMA 450 MHz sang lắp đặt tại Haiti và cũng để tránh dẫm lên “vết xe đổ” của Tập đoàn EVN về vấn đề thiết bị đầu cuối có nên thu hồi hơn 2 triệu thiết bị đầu cuối CDMA 450 MHz tân trang lại tái sử dụng tại Haiti.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo các Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty Truyền tải đầu tư hạ tầng cáp quang, cột anten và nhà trạm cho EVNTelecom thuê với giá trị thuê được tính theo tài sản khấu hao dài 15 năm nhưng không tính lãi vay, trong khi đó các Tổng công ty Điện lực và Tổng công ty Truyền tải phải khấu hao 10 năm theo quy định của Chính phủ, thậm chí trong 2 năm 2010 và 2011 Tập đoàn Điện lực Việt Nam yêu cầu thực hiện khâu hao tài sản viễn thông 5 năm và lấy từ chi phí sản xuất kinh doanh điện.
Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế riêng đầu tư dự án mạng 3G giai đoạn 2 của gần 70 vị trí với số tiền đầu tư gần 50 tỷ, trong năm 2011 Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đã khấu hao gần 10 tỷ. Dự án hạ tầng 3G giai đoạn 2 mặc dù chưa được lắp thiết bị và Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đã khấu hao gần 10 tỷ lấy từ chi phí sản xuất kinh doanh điện. Tuy nhiên giá trị tài sản còn lại là 40 tỷ vẫn chưa đúng giá trị thực của nó và cơ quan điều tra đang yêu cầu Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế đánh giá lại tài sản để truy tố tội tham nhũng của Giám đốc Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế.
Trong dự án 3G giai đoạn 2, Ông Phan Vinh Giám đốc Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế cũng có đầu cơ đất hơn 10 vị trí để cho thuê lắp đặt trạm 3G. Tuy nhiên diện tích đất nhỏ nên chỉ lắp đặt được cột anten 20 m và các vị trí có địa hình rất trũng để đất mua với giá rẻ, nhưng giá thuê có vị trí lên tới 10 triệu đồng mỗi tháng.
Nhiều vị trí cột anten Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế xây dựng nhưng Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế không thể sử dụng được do không đảm bảo chất lượng và phải tháo dỡ. Vừa qua đã xảy ra tình trạng người dân khiếu kiện phải đền bù hợp đồng và hoàn trả lại mặt bằng khi tháo dỡ cột anten. Chỉ tính riêng cho mỗi vị trí phải đền bù 9 năm còn lại của hợp đồng khoảng 60 triệu/năm tương ứng với 540 triệu cho 9 năm thì hơn 50 vị trí thuộc dự án hạ tầng 3G giai đoạn 2 phải đề bù với số tiền gần 30 tỷ, đó là chưa tính chi phí hoàn trả mặt bằng.
Giám đốc Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế rất bức xúc việc Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đẩy trách nhiệm sang Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế. Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đầu tư công trình chất lượng kém không thể sử dụng được, thực ra giá trị thực dự án 3G giai đoạn 2 do Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đầu tư có giá trị chỉ khoảng 25 tỷ và Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đã quyết toán dư để đội giá trị công trình lên. Người dân khiếu kiện đền bù hợp đồng và hoàn trả mặt bằng khi tháo dỡ cột anten và nhà trạm thì hãy kiện Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế còn Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế không dính dáng đến vấn đề này.
Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế đang tiến hành ngầm cáp trên địa bàn Thành phố Huế và các thị xã trên địa bàn tỉnh Thừa thiên – Huế. Bên cạnh đó, Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế cũng đang tiến hành trồng trụ để tách cáp ra khỏi cột điện của Điện lực. Do vậy qua năm 2013, chi phí thuê cột điện treo cáp viễn thông của Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế là không đáng kể.
Hành động “ăn cháo, đái bát” của Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế phải được lên án để mọi người dân có thể hiểu rõ. Những việc làm vô ích của Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế như vận động CBCNV tẩy chay dịch vụ viễn thông của Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế và tuyên truyền quảng bá dịch vụ VNPT Thừa thiên – Huế. Thị trường dựa vào chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng sau bán hàng và doanh thu hơn 1.000 tỷ năm 2011 của Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế đã nói lên tất cả.

Một chuyến đi vào vương quốc của Kim Jong Un

Phan Ba dịch
-
Có những cái mới ở Bình Nhưỡng: ô tô hiện đại, nhà ở cao tầng nhiều màu, hàng triệu cây táo. Nhà cầm quyền trẻ tuổi Kim Jong Un muốn gần gũi với nhân dân. Những con người đấy cứ tiếp tục lạnh run và đói ăn. Một du ký.
Những người theo hệ tư tưởng Juche đến từ 47 nước, có lẽ 400, nhiều nhất là 500 người, những người còn lại cuối cùng của một ý tưởng đã từng muốn làm cho cả thế giới hạnh phúc. Họ muốn nhìn tận mắt những thành công và tỏ lòng thán phục người hùng của họ. Kim Il Sung, người thành lập và là “Chủ tịch vĩnh viễn” của nhà nước vẫn còn là Cộng sản, là người đã nghĩ ra lý thuyết mang lại hạnh phúc cho thế giới đó – lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông ấy cần phải tạo nên một bộ khung để người ta tôn sùng. “Trong công cuộc cải tạo thế giới”, Kim Il Sung còn đặt con người lên trên cả các nguyên lý của Chủ nghĩa Cộng sản thế giới. “Con người là chúa tể của mọi việc”, ông ấy trình bày. Được thổi phồng lên thành ý thức hệ của nhà nước, “Juche” có nghĩa như: “hãy tin vào sức mạnh của chính mình”.
Và vì vậy những người kế nhiệm ông ấy, người con trai Kim Jong Il qua đời trong tháng 12 và bây giờ cả người cháu Kim Jong Un, cũng đưa ra những câu khẩu hiệu, rằng đất nước này cho tới lễ kỷ niệm phải “bước qua ngưỡng cửa đến với một nhà nước thịnh vượng”: tròn 100.000 căn hộ ở mới sẽ đánh dấu con đường đi vào hiện đại không gì ngăn cản được của Bắc Triều Tiên.
image001_28.jpg
Trung tâm Bình Nhưỡng: “bước qua ngưỡng cửa đến với một nhà nước thịnh vượng”. Ảnh: Der Spiegel
Khách đến thăm, những người tháp tùng theo các tín đồ Juche và những người bạn khác của chế độ mà qua được các kiểm tra nghiêm ngặt trong những ngày này, có một trải nghiệm trong thủ đô: những khu nhà ở mới được dựng lên theo kiểu ăn theo sản phẩm, cao 12 đến 15 tầng, lúc thì giống như nhà an sinh xã hội, lúc thì là những chiếc tháp có lối kiến trúc tiên phong hay những khối nhà ở với sân thượng bậc thang trông gần như có vẻ lôi cuốn.
Đó là một công việc cực nhọc: chính phủ đã đẩy mạnh kế hoạch của họ một cách không thương xót, một phái viên của EU tường thuật tại Bình Nhưỡng. Để có được đất xây dựng cần thiết, người dân đã bị “đuổi tập thể” ra khỏi những căn hộ cũ của họ. Ở bờ sông Taedong, địa thế tốt nhất trong thành phố, cả một khu phố ở gồm nhiều ngôi nhà bốn tầng đã bị san phẳng chỉ trong một cuối tuần duy nhất.
Vào một buổi sáng thứ bảy, một đoàn xe tải quân sự đã chạy đến, người dân phải chất của cải của họ lên đó trong nháy mắt và rồi được chở đi – đến chỗ của họ hàng.
Bây giờ, ở đúng chỗ đấy, để cho những người khách ít ỏi của Yanggakdo International Hotel trên bờ sông đối diện có thể nhìn thấy rõ, là hai chiếc tháp nhà ở tròn, được sơn màu xanh xám.
Nhìn thoáng qua thì đấy là một việc làm đáng kể: Bình Nhưỡng chào mừng khách đến thăm với một tòa nhà chọc trời hiện đại, cái dường như muốn khiển trách rằng những bài tường thuật về đất nước khốn cùng của Chủ nghĩa Cộng sản thời Đồ đá chỉ là những lời nói dối mà thôi. Chỉ là: không được phép bước vào hay tham quan những ngôi nhà mới xây này, đến các nhà ngoại giao cũng không.
Những cái được cho là bằng chứng cho sự thành công của “quốc gia đang trỗi dậy” đã nhanh chóng lộ diện thành những ngôi làng giả của Potemkin. Những khối nhà mới đấy thường không có người ở, hầu như không gì nhiều hơn là một cái vỏ bọc trống rỗng, năng lượng không được cung cấp. Điện trong mùa đông năm nay còn hiếm có hơn cả năm ngoái, lò sưởi hoạt động không tốt. Trong những tháng lạnh giá, nhiều gia đình đốt gỗ mảnh trong những lò nhỏ, tự chế – để có thể tạm giữ ấm được một căn phòng, người nước ngoài tường thuật lại trong Bình Nhưỡng.
Trong những tầng cao của khối nhà đấy rõ ràng là không có nước máy, áp suất quá thấp. Người dân phải lấy nước cho mình bằng xô từ những vòi nước trên đường phố, hay họ lấy nước của họ từ dòng sông đã nhiễm bẩn.
Tuy vậy, nhân dịp lễ kỷ niệm ăn mừng Kim Il Sung, các tuốc bin đã được tăng công suất, khắp nơi trong Bình Nhưỡng bất chợt lại có ánh sáng nhiều màu: nhà ga được chiếu sáng cũng như nhiều tượng đài kỷ niệm các anh hùng. Những dòng chữ nhiều màu sáng rực lên trên mặt tiền, đèn neon màu chiếu sáng từ những ngôi nhà cao tầng xuống phía dưới, người ta đã nhanh chóng lắp đặt một vài màn hình LCD trong trung tâm.
Trong khi những ngọn đèn để cho khách tham quan tin rằng đây là một thành phố lớn hiện đại thì cả nhiều khu vực trong thành phố nằm trong bóng tối về ban đêm, đến đèn đường cũng không sáng. Để người dân được vui vẻ trong những ngày lễ, chế độ cho phép họ nghỉ ba ngày và nhận một khẩu phần thực phẩm đặc biệt. Hàng hóa bày bán nhiều hơn bình thường một chút, với táo và xà lách. Những người bán dạo chào mời kẹo, nước ngọt và đậu phọng, người dân đứng xếp hàng mua. Đậu phọng cho ngày lễ – trò chơi mỉa mai đó đã là truyền thống trong Bình Nhưỡng.
Vì tình hình cung cấp vẫn còn căng thẳng. Tuy các chuyên gia ngoại quốc nói rằng không có nạn đói trầm trọng như trong những năm 90. Nhưng nhiều vùng rộng lớn hiện đang “kém dinh dưỡng, thiếu chất và thiếu ăn kinh niên”, Gerhard Uhrmacher nói, điều phối viên cho Bắc Triều Tiên của tổ chức Deutsche Welthungerhilfe [Hội Cứu đói Thế giới Đức]. Thu hoạch tốt hơn năm ngoái 9%, nhưng “các nhóm có vấn đề” như trẻ sơ sinh, trẻ em và người già hay cả những người mẹ đơn thân đều thiếu cung cấp triền miên.
image003_18.jpg
Chuyên chở công nhân: “nổ lực đặc biệt””. Ảnh: Der Spiegel
Tồ chức Welthungerhilfe cố gắng giúp đỡ – với những giống khoai tây mang tên “Juwel” hay “Magda” kỳ lạ đối với Triều Tiên, những cái chỉ cần vài tuần cho đến khi có thể thu hoạch được. Mặc dù vậy vẫn thiếu protein, thiếu trái cây và rau cải, cá, thịt và sữa, Uhrmacher nói. Thêm vào đó, 20 đến 30% thu hoạch lại còn bị hư hỏng vì không được bảo quản tốt.
Thông qua radio không thể tắt đi được trong các căn hộ, các nhóm dân hay công nhân nhà máy được triệu tập để làm công tác đặc biệt. Rồi họ phải làm ca đặc biệt trên đồng ruộng hay ở những luống rau có cắm cờ đỏ. Những lá cờ đó phát đi tín hiệu “nổ lực đặc biệt” ra bên ngoài. Nhưng điều đấy cũng không giúp được gì nhiều.
Theo tính toán của quốc tế, năm nay sẽ thiếu khoảng 414.000 tấn thực phẩm trong cung cấp cơ bản. Vì thế nên lời hứa giúp đỡ của Hoa Kỳ lại càng quan trọng hơn: vào cuối tháng 2, nhà cầm quyền Bình Nhưỡng đã hứa chấm dứt các thí nghiệm nguyên tử của họ và cho phép giám sát quốc tế, đổi lại, Washington hứa cung cấp 240.000 tấn lương thực thực phẩm, đặc biệt là bánh quy chứa protein và vitamin. Sau lần phóng tên lửa tầm xa – thất bại – của Bắc Triều Tiên trước đây hơn hai tuần, chính phủ Hoa Kỳ đã ngừng giúp đỡ. Hội đồng Bảo an LHQ lên án lần thử nghiệm, và cả Bắc Kinh, đồng minh quan trọng nhất của Bắc Triều Tiên, lần này cũng tham gia phê phán.
Đối với Bình Nhưỡng, các quan hệ với láng giềng Trung Quốc mang tầm quan trọng sống còn. Trung Quốc cung cấp một phần lớn lương thực thực phẩm – từ một vài tháng nay là cả hàng triệu cây táo, những cái mà Bắc Triều Tiên muốn dùng để tăng cường trồng cây ăn trái. Cũng xuất phát từ láng giềng rộng lớn là vô số cây con thuộc loại lá rộng và lá kim, mọc ở khắp nơi từ một vài tuần nay. Người ta đang trồng cây gây rừng lại ở khắp nơi trong nước. Ở thôn quê, nơi những người dân lạnh run đã đốn hết cả rừng để làm gỗ đốt, đồi núi trơ trụi được tái trồng cây để ngăn chận việc xói mòn đất và cứu 20% diện tích đất nông nghiệp ít ỏi.
Cũng xuất phát từ Trung Quốc là những chiếc ô tô bất chợt có thể nhìn thấy được trên đường phố trong Bình Nhưỡng. Con số này đã “tăng vọt” trong năm vừa rồi, một nữ cộng tác viên của một tổ chức giúp đỡ nói, cả ở Bình Nhưỡng cũng đã có lần kẹt xe. Nổi bật là những chiếc Volkswagen kiểu Passat sản xuất ở Trung Quốc, ở giữa đó là những chiếc limousine Mercedes 20 năm tuổi. Nhưng cũng có nhiều xe buýt nhỏ và xe chạy trên mọi địa hình của Nhật đến từ biên giới với Trung Quốc – mặc cho lệnh cấm vận quốc tế.
image005_8.jpg
Lãnh tụ Kim Jong Un, giới quân đội trong lúc duyệt binh kỷ niệm 100 năm ngày sinh người ông của ông ấy. Ảnh: Der Spiegel
Tuy vậy: giao thông ô tô tư nhân hầu như là không có. “Người dân chưa quen với việc đó”, một nhân viên của Bộ Ngoại giao giải thích, tức có nghĩa là: sở hữu một chiếc ô tô tư là việc không được ưa thích. Xe nhà nước với biển số có màu thống trị quang cảnh – trắng với sao đỏ cho nhà nước và đảng, trắng không có sao cho cơ quan bình thường, đen cho quân đội, xanh nước biển cho các nhà ngoại giao hay tổ chức quốc tế – và đỏ cho người nước ngoài không có thể chế chính thức, như cho thương gia Trung Quốc.
Mặc dù có thể nhìn thấy rõ hố sâu giữa các cán bộ và người dân, không có phản đối công khai ở bất cứ ở đâu. “Không có xã hội dân sự và không có giới trí thức bất đồng chính kiến, trên thực tế là không có văn học. Phản kháng đến từ đâu được chứ?”, một người giúp đỡ là người nước ngoài nói.
Vì thế mà Kim Jong Un lãnh tụ mới của Bắc Triều Tiên đã nắm vững quyền lực nhanh chóng đến mức đáng ngạc nhiên. Ngay trước lễ kỷ niệm người ông của mình, người đàn ông trẻ tuổi tròn trịa đấy đã được bầu làm Bí thư Thứ Nhất của Đảng Công nhân, làm Tổng Chỉ huy quân đội và, điều quan trọng nhất, là chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên.
Không phải Đảng là trung tâm của quyền lực trong bộ máy quyền lực Cộng sản, mà là ủy ban kỳ lạ đấy, ủy ban mà người ta cho rằng thuộc vào trong đó là một tá những người đàn ông hết sức già nua từ quân đội và Đảng.
Với sự giúp đỡ của người cố vấn, Tổng Tham mưu trưởng Ri Yong Ho, 69 tuổi, các chuyên gia phương Tây cho rằng Kim đã thành công trong việc vượt qua được những ngần ngại của đội ngũ già nua. Bây giờ, đóng một vai trò quyết định là Choe Ryong Hae, trong tháng 4 đã thăng tiến trở thành ủy viên thường trực của Bộ Chính trị và còn là chủ nhiệm của Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân nữa. Kim Yong Nam, nguyên thủ quốc gia về hình thức, đã 84 tuổi, thủ tướng 81, chủ tịch quốc hội 81, phó tổng tham mưu trưởng 82 tuổi, danh sách có thể mở rộng ra thêm nữa.
Nhân dịp lễ mừng sinh nhật, đội ngũ già nua này đã xem duyệt binh từ trên lan can của Thư viện Quốc gia. Ở dưới Quảng trường Kim Il Sung, hàng trăm ngàn người tung hô đã xếp thành một khung nhiều màu, những hệ thống vũ khí Xô viết cũ kỹ kéo ngang qua. Phô diễn ở bên cạnh nhà cầm quyền trẻ tuổi, chỗ đầu tiên bên tay phải, ở đó, nơi có những người khác ngồi cho tới bây giờ, là người đàn ông nhiều quyền lực mới: Choe Ryong Hae. “Đó là lần đánh để trở thành hiệp sĩ”, theo một nhà ngoại giao Phương Tây.
Cũng nổi bật sát bên cạnh Kim là người dượng Chang Song Taek của ông ấy. Người chồng của em gái Kim Jong Il được cho là người thăng tiến thứ nhì của lãnh tụ trẻ tuổi. Người này về mặt mình ngay từ những tuần đầu tiên đã biết cách tự trình diễn như là một người gần gũi với thần dân của mình.
Khác với người cha Kim Jong Il của mình, Kim con, người mới 29 tuổi, theo những nguồn khác là còn trẻ hơn thế, không chỉ tìm đến với quân đội. Truyền hình nhà nước thường xuyên chiếu ông ấy cùng với nông dân, sinh viên hay trẻ em, những người ôm chầm ông ấy một cách thân mật. Không thể không nhìn thấy thông điệp. Người cai trị mới không thể hiện sự rụt rè trước dân chúng.
Trong buổi duyệt binh, Kim Jong Un còn phá vỡ một điều cấm kỵ nữa: cha của ông ấy không bao giờ nói chuyện trực tiếp với đồng bào của mình, ông ấy chỉ để cho truyền đi những câu khẩu hiệu và những lời nói không ngoan, con trai của ông ấy bây giờ tự mình nói với thần dân của ông ấy – dài tròn 20 phút đơn điệu, không có cảm xúc, nhưng ông ấy nói. Người ta còn không biết đến giọng nói của người cha nữa.
Tuy vậy, Kim Jong Un không có gì mới để nói cả. Bài diễn văn của ộng ấy chỉ có một đề tài duy nhất: “Cứ tiếp tục như thế!”

Chính sách mới về kinh tế châu Âu đặt trọng tâm vào tăng trưởng


Thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu Mario Draghi, tại Frankfurt ngày 04/04/2012. Reuters/Kai Pfaffenbach
Thanh Hà
-
Chính sách kinh tế của châu Âu bước sang một khúc quanh mới : Bruxelles và Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu BCE chú trọng đến « hiệp ước tăng trưởng » bên cạnh « hiệp ước ngân sách ». Châu Âu phải chăng đã nhận ra là các biện pháp khắc khổ đẩy khối này lún sâu thêm vào khủng hoảng ?

Phát biểu tại một cuộc hội thảo ở Vienna, Áo vào tuần trước, giải thưởng Nobel kinh tế 2001, Joseph Stiglitz không ngần ngại cho rằng, chính sách khắc khổ mà Châu Âu đang tự áp đặt với chính mình, không hơn không kém là một hình thức « tự vấn tập thể về phương diện kinh tế »
Từng là kinh tế trưởng của Ngân Hàng Thế Giới, Stiglitz khẳng định là chưa bao giờ một nền kinh tế có trọng lượng có thể thành công khi áp dụng các biện pháp thắt lưng buộc bụng, bởi lẽ « khi tăng trưởng sụt giảm thì bội chi ngân sách lại càng gia tăng. Do vậy, giải pháp vực dậy kinh tế của châu Âu chỉ đem lại thất nghiệp. Về phương diện xã hội và chính trị, đó là điều khó có thể chấp nhân được. Đồng thời mục tiêu lấy lại cân bằng trong cán cân chi thu của nhà nước lại càng khó hoàn thành ».
Vẫn theo giáo sư Stiglitz, đây là thời điểm để những nền kinh tế đang phát triển nhất ở châu Âu đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng cơ sở, vào giáo dục và kích thích các lĩnh vực công nghệ tiên tiến. Bởi vì « lợi nhuận các khoản đầu tư đó đem lại sẽ cao hơn nhiều so với số vốn đầu tư ban đầu »
Hướng tới tăng trưởng
Ngày 25/04/2012 Thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu, Mario Draghi nhìn nhận “những giới hạn của chính sách khắc khổ” trong mục tiêu đưa khối euro thoát khỏi khủng hoảng và lần đầu tiên người đứng đầu BCE nêu lên khả năng thiết lập “hiệp ước tăng trưởng cho toàn khối”. Đây là sự thay đổi bất ngờ khi biết rằng tới nay Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu dưới áp lực của Berlin luôn chủ trương “thắt lưng buộc bụng”.
Liền sau đó thủ tướng Đức, Angela Merkel đồng ý đưa vấn đề tăng trưởng vào chương trình nghị sự thượng đỉnh châu Âu được dự trù diễn ra vào ngày 28/06/2012. Đành rằng đến nay thủ tướng Đức vẫn dứt khoát bác bỏ khả năng « đàm phán lại về hiệp ước ngân sách », nhưng theo giới quan sát đây là một cử chỉ nhượng bộ của lãnh đạo Đức khi biết rằng từ hơn 2 năm nay, bà Merkel luôn loại bỏ mọi sáng kiến muốn đưa châu Âu ra khỏi khủng hoảng bằng phương pháp kích cầu.
Trong mắt của chính quyền Berlin, khối euro chỉ có thể « ổn định » kinh tế một khi xua tan đe dọa mất khả năng thanh toán nợ. Để làm được điều đó các nước thành viên phải giảm chi tiêu công cộng, qua đó giảm bớt tỷ lệ nợ công so với tổng sản phẩm nội địa. Một nền kinh tế được coi là có tình trạng tài chính lành mạnh không còn phải đi vay với lãi suất cao. Khi không phải đi vay với lãi suất cao – như là trường hợp của Đức hiện tại – thì khu vực sản xuất sẽ mạnh dạn đầu tư, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo ra tăng trưởng kinh tế, giải quyết được vấn đề thất nghiệp.
Vào ngày 03/05/2012 Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu sẽ mở cuộc họp tại Barcelona, Bồ Đào Nha để « bắt đầu phác họa ra một chiến lược mới dựa trên tăng trưởng ». Trên thực tế Ủy ban Châu Âu và BCE vẫn muốn duy trì « hiệp ước về ngân sách », tức vẫn duy trì mục tiêu giảm bội chi ngân sách của các nước thành viên khối euro, nhưng song song với vế « khắc khổ » thì Bruxelles sẽ đề nghị thêm một vế thứ nhì là « tăng trưởng ».
Đâu là điểm son của « hiệp ước tăng trưởng châu Âu » ? Ủy viên châu Âu đặc trách về kinh tế, Michel Barnier trả lời báo Die Welt của Đức nhấn mạnh đến hướng « tiếp tục mở rộng tầm mức hoạt động của thị trường theo chủ nghĩa tự do ».
Về điểm này, Giám đốc đặc trách ban kinh tế toàn cầu thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển OCDE, giáo sư kinh tế giảng dậy tại đại học Paris Dauphine, Henri Sterdyniak cho rằng, giải pháp tốt nhất đối với khối euro phải là thúc đẩy đầu tư vào những lĩnh vực có tiềm năng :
« Đến nay Ủy ban châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu luôn gây sức ép đòi các nước trong khối euro áp dụng chính sách khắc khổ. Đòi hỏi này lại càng khắt khe hơn đối với các nước châu Âu ở phía Nam như là Hy Lạp hay Bồ Đào Nha. Sau một thời gian áp dụng chính sách này thì các quốc gia trong khối euro nói riêng và trong Liên Hiệp Châu Âu nói chung đã trông thấy kinh tế của họ bị chựng lại thậm chí là bị lâm vào suy thoái. Điển hình là trường hợp của Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ai Len … Rõ ràng là liều thuốc mà Bruxelles đã kê đơn không giúp cho các con bệnh phục hồi và cũng không trấn an được thị trường tài chính khi họ trông thấy các quốc gia đang áp dụng chính sách khắc khổ lún sâu vào suy thoái, tỷ lệ tăng trưởng cứ hao mòn dần. Như vậy có nghĩa là đã đến lúc BCE cần xét lại chính sách kinh tế của mình.
BCE muốn thay đổi chiến lược, chú trọng nhiều hơn đến mục tiêu tăng trưởng. Vấn đề đặt ra là cả BCE lẫn một số quốc gia đều muốn kích thích tăng trưởng bằng cách đi xa hơn nữa trong việc áp dụng chủ thuyết tự do. Có nghĩa là châu Âu muốn tự do hóa thêm nữa thị trường lao động và hàng hóa thay vì gia tăng các khoản đầu tư.
Một số người cho rằng châu Âu cần huy động vốn từ phía Ngân hàng Đầu tư châu Âu. Tôi nghĩ đó là một giải pháp tuy nhỏ nhưng cũng có thể giúp châu Âu đầu tư. Chẳng hạn như là đầu tư vào lĩnh vực công nghệ xanh, vào giao thông, … Các quốc gia đang gặp khó khăn kinh tế cần đẩy mạnh đầu tư hơn cả. Đúng là ở đây đặt ra vấn đề tài chính, tức là ai sẽ tài trợ các khoản đầu tư đó ? Tôi nghĩ là Bruxelles cần huy động các khoản tiết kiệm của tư nhân. Tôi muốn nói là châu Âu phải có một sự lựa chọn : hoặc là huy động vốn – nghĩa là mang nợ thêm – để đầu tư vào những lĩnh vực có tiềm năng tạo ra việc làm cho người dân, và đem lại tăng trưởng. Hoặc là cứ lấn cấn với một tỷ lệ tăng trưởng ở số âm rồi phải ngửa tay xin viện trợ của quốc tế để mà trả nợ cho các nhà băng. Châu Âu bắt buộc phải chọn một trong hai con đường đó ».
Nguy hiểm ở đây là một khi quyết định kích cầu bằng cách gia tăng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, các quốc gia thành viên eurozone bắt buộc phải mang thêm nợ và như vậy lại bị đe dọa hạ điểm tín nhiệm, mất uy tín trong mắt các cơ quan thẩm định tài chính và các nhà đầu tư. Về điểm này giáo sư Sterdyniak trả lời :
« Chúng ta thấy từ hơn 2 năm nay, lúc nào các cơ quan thẩm định tài chính cũng tỏ ra lo ngại về tình trạng kinh tế của các quốc gia trong khối euro. Các nước này có làm bất kỳ điều gì đi chăng nữa, cũng không lấy lại được uy tín trong mắt các cơ quan thẩm định rủi ro.
Hôm nay thì họ lo là tây Ban Nha không đủ khả năng giảm bớt bội chi ngân sách, ngày mai họ lo đến tương lai chính trị của Hà Lan và cũng có thể mối lo lắng của họ sẽ đến từ kết quả bầu cử Quốc hội Hy Lạp … Lúc nào các cơ quan này cũng có những lý do để lo lắng và đe dọa hạ điểm tín nhiệm các nước thành viên khối euro.
Do vậy giải pháp duy nhất giúp chúng ta chấm dứt hiện tượng lo âu đó là Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu cần đứng ra bảo đảm để không một nền kinh tế nào trong eurozone bị đe dọa phá sản. BCE phải đóng một vai trò tương tự như Ngân hàng dự trữ Liên bang Mỹ, hay như ngân hàng trung ương của Anh quốc. Hiện tai các nhà đầu tư chấp nhận cho Hoa Kỳ hay Anh Quốc vay vốn cho dù hai quốc gia này đã mang nợ chồng chất, bởi vì họ tin tưởng là nợ công của Anh và Mỹ được Ngân hàng trung ương bảo đảm. Giải pháp duy nhất đưa châu Âu thoát khỏi khủng hoảng là phải đưa cả khối này quay lại với con đường tăng trưởng. Điều đó cũng có nghĩa là các nước trong khối euro chỉ có thể giảm bớt nợ công, giảm bội chi ngân sách bằng cách đem lại tăng trưởng cho kinh tế trước đã. Không một quốc gia nào có thể trả được bớt nợ mà không làm ra của cải và không có sự thịnh vượng kinh tế. Các biện pháp khắc khổ hoàn toàn phản tác dụng ».
Thất bại của chính sách khắc khổ
Câu hỏi đặt ra là sau giai đoạn 1 chỉ tập trung vào việc siết chặt ngân sách, khối euro bắt đầu hướng tới giai đoạn 2 tức là hướng tới mục tiêu đầu tư để đem lại một nguồn sinh lực mới cho con tàu châu Âu. Hay do nhận thấy thất bại của chính sách cắt giảm chi tiêu mà Bruxelles bắt buộc phải chuyển hướng ? Nói cách khác, châu Âu không có sự chọn lựa nào khác khi tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha lên tới 24,44 % và quốc gia này một lần nữa lại rơi vào suy thoái. Madrid sắp sửa là mục tiêu tấn công của các nhà đầu cơ.
Ý và Hy Lạp càng siết chặt các khoản chi tiêu công cộng thì toàn cảnh kinh tế càng đen tối . Tệ hơn nữa là mục tiêu « giảm bội chi ngân sách và nợ công » vẫn không hoàn thành để cho phép các nước gặp khó khăn có thể đi vay với lãi suất nhẹ hơn. Những mắt xích yếu kém nhất trong dây chuyền euro vẫn là muc tiêu tấn công của thị trường và vẫn bị các cơ quan thẩm định tài chính hạ điểm tín nhiệm.
Thực tế cho thấy, từ mùa xuân 2010 khi Hy Lạp áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng một cách triệt để để đổi lấy gói hỗ trợ tài chính đầu tiên 110 tỷ euro của Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu, của Ủy ban châu Âu và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, kinh tế nước này liên tục xuống dốc. Ý và Tây Ban Nha tuy chưa phải ngửa tay nhận tiền của quốc tế nhưng các dự báo tăng trưởng tuột dốc không phanh. Bỉ và Bồ Đào Nha vừa thông báo không thể hoàn thành những mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nhà nước như đã cam kết. Kinh tế Bồ Đào Nha năm nay sẽ mất đi thêm 3 %.
Về phần nước Pháp, cả hai ứng cử viên tổng thống là ông François Hollande và Nicolas Sarkozy cùng đưa ra chương trình vận động căn cứ vào mục tiêu tăng trưởng là 2 % vào năm 2013. Vấn đề đặt ra là trong năm 2012, tăng trưởng của Pháp chỉ là 0,7 % và trong trường hợp khả quan nhất thì GDP sẽ tăng khoảng 1,2 % vào năm tới. Tỷ lệ 1,2 % đó không đủ để đẩy lui thất nghiệp và cũng không đủ để tổng thống Pháp tương lai giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách nhà nước xuống còn 3 % như quy định của châu Âu.
Thay đổi về chính sách kinh tế của châu Âu được nhìn từ Paris dưới một lăng kính khác trong bối cảnh bầu cử tổng thống. Ứng cử viên đảng Xã hội Pháp, François Hollande là người đầu tiên lên tiếng đòi « bổ sung thêm vế ‘tăng trưởng’ vào hiệp ước ngân sách của châu Âu ».
Cách nay chỉ mới vài tuần, đề nghị đó của ông Hollande đã bị đả kích từ nhiều phía và đặc biệt là từ phía đảng UMP đang cầm quyền. Nhưng hai tuần trước cuộc bầu cử tổng thống Pháp ở vòng 1, đối thủ đáng gờm nhất của ông Hollande là tổng thống mãn nhiệm Nicolas Sarkozy cũng đã tung ra sáng kiến đòi Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu chú trọng nhiều hơn vào tăng trưởng. Vừa rồi những tin xấu dồn dập từ Tây Ban Nha hay Ý và kể cả từ vương quốc Anh, một quốc gia đứng ngoài khối euro, đã khiến các lãnh đạo châu Âu phải « chuyển hướng ». Trong mắt giáo sư kinh tế và cũng là nghị viên châu Âu thuộc đảng Xã hội Pháp, ông Hoàng Ngọc Liêm, điều quan trọng hơn cả là ông Hollande đã dóng lên tiếng chuông đầu tiên và đề nghị từng bị chỉ trích là « thiếu thực tế » và « viễn vông » của ông nay đã được châu Âu bắt đầu lắng nghe :

« Phe bảo thủ và những người thuộc trường phái tự do quan niệm là chính sách khắc khổ sẽ đem lại tăng trưởng. Đó là cả một chủ đề để tranh luận. Về phía chúng tôi, chúng tôi quan niệm rằng khi cắt giảm chi tiêu công cộng, khi mà chúng ta giảm đồng lương của người lao động thì tiêu thụ đi xuống. Nhiều quốc gia tại Châu Âu cùng đi theo hướng này. Điều đó không khỏi gây phương hại đến kinh tế toàn khu vực. Trong khi đó, để vực dậy kinh tế châu Âu chúng ta phải sử dụng ngân sách nhà nước. Để thực hiện đ ược mục tiêu đó, có hai giải pháp : hoặc là sử dụng ngân sách chung của Liên Hiệp Châu Âu, hoặc là khuyến khích từng quốc gia thành viên tăng chi tiêu công cộng để đầu tư vào những vực có triển vọng đem lại tăng trưởng và tạo ra công việc làm.
Hiện nay phe bảo thủ tại Anh và Đức không chấp nhận giải pháp tăng ngân sách chung của châu Âu. Do đó chỉ còn có cách là khuyến khích đầu tư công cộng tại từng nước một.
Khi nhìn vào ngân sách của các hội đồng địa phương : các khoản đầu tư vào hạ tầng cơ sở, như trường học, đường xá … đều không bị tính vào ngân sách chi tiêu của một thành phố. Nhờ thế mà ngân sách các thành phố hay các tỉnh, huyện, không bị coi là mang nợ quá nhiều. Vậy thì tại sao châu Âu không áp dụng quy tắc đó với các nhà nước ? Đây chính là điều ông François Hollande muốn đem ra thảo luận với Bruxelles nếu như ông đắc cử tổng thống.
Tổng thống Sarkozy và thủ tướng Đức Angela Merkel đã áp đặt môt luật chơi hết sức phi lý khi đòi các nước thành viên khối euro phải tôn trọn “quy tắc vàng” : ghi hẳn vào hiến pháp là mỗi một chính phủ phải có nhiệm vụ đem lại cân bằng trong cán cân chi thu.
Một đề nghị khác của đảng Xã hội liên quan đến việc ngân hàng BCE phải đứng ra bảo lãnh cho các khoản nợ công của các nước thành viên eurozone. Mục tiêu đề ra nhằm chặn đứng mọi ý đồ của các nhà đầu cơ. Số này làm suy yếu các nền kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu Âu. Chính ở điểm này tất cả các đối tác của Pháp trong LHCA đang chờ đợi vào kết quả bầu cử tổng thống Pháp sắp tới. Thắng lợi của ông Hollande sẽ cho phép mở ra những con đường mới để đem lại tăng trưởng cho châu Âu ».
Tăng trưởng khi thiếu đầu tư : nhiệm vụ bất khả thi
Trả lời ban Việt ngữ RFI giáo sư Liêm nhấn mạnh trên sự phi lý của đường lối « khắc khổ » mà châu Âu đã áp đặt cho toàn khối euro :
« Các biện pháp đó đòi các chính phủ ghìm lại mức lương chi trả cho thành phần lao động. Chính sách khắc khổ buộc các chính phủ phải sa thải một phần công nhân viên chức nhà nước. Chính sách khắc khổ lại còn phá hỏng mạng lưới an sinh xã hội. Khi thất nghiệp tăng cao, đồng lương lại bị giảm như trường hợp của Hy Lạp, thì người dân không có khả năng mua sắm. Có một nền kinh tế nào được coi là thịnh vượng khi không có tiêu thụ hay không ? »
Vấn đề cơ bản là sự « chuyển biến tư tưởng » của châu Âu mới chỉ manh nha và chưa có gì cụ thể. Tuy nhiên trở ngại không nhỏ là phải thuyết phục được Berlin. Thủ tướng Merkel đã thông báo trước : nước Đức đồng ý chú trọng hơn tới tăng trưởng, nhưng dứt khoát không chấp nhận xét lại « hiệp ước về ngân sách ». Về điểm này, nghị viên Châu Âu Hoàng Ngọc Liêm tương đối lạc quan. Ông giải thích :
« Tôi rất tôn trọng tất cả các nước thành viên châu Âu, nhưng phải nói la Pháp và Đức là hai nước có trọng lượng nhất trong khối. Cho nến tất cả tùy thuộc vào tương quan lực lượng giữa Paris và Berlin. Nếu như ngày hôm nay, nước Pháp đã thay đổi quan điểm về chính sách kinh tế, và ngày mai – trên nguyên tắc Đức sẽ bầu lại Quốc hội vào tháng 10/2012- đa số cầm quyền ở Đức cũng thay đổi thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn.
Đảng Xã hội Pháp đang làm việc chặt chẽ với các đối tác châu Âu, từ Đức đến Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và Ý để đưa ra một chính sách khác so với những gì đang được áp dụng hiện nay. Bởi vì đường lối khắc khổ không đem lại hiệu quả. Bởi vì chúng ta chỉ có thể ăn nên làm ra nếu như chúng ta đầu tư vào sản xuất. Một mực đi theo con đường khắc khổ là một tính toán sai lầm, đưa châu Âu vào ngõ cụt ».
Hãy chờ xem cuộc họp của Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu trong hai ngày nữa sẽ thông báo những gì và nhất là thượng đỉnh châu Âu trong hai ngày 28 và 29/06/2012 tại Bruxelles để xem « tương quan lực lượng » chuyển biến ra sao giữa những phe nghiêng về « hiệp ước tăng trưởng » và « hiệp ước ngân sách ».
Theo RFI

Điện thoại của người dân Văn Giang bị khóa


Source vietbao. Bà Lê Hiền Đức giúp đỡ người dân khiếu kiện qua điện thoại.(ảnh minh họa)
Việt Hà, phóng viên RFA, Bangkok
-
Từ vài ngày nay, một loạt số điện thoại hòa mạng Viễn thông quân đội Viettel của người dân Văn Giang đã không thể liên lạc được.
Trong khi đó số điện thoại bàn hòa mạng Viettel của cụ bà Lê Hiền Đức cũng gặp tình trạng tương tự.
Sự trùng hợp của một số người bị cắt điện thoại

Vào sáng ngày hôm nay, công dân đấu tranh chống tham nhũng, bà Lê Hiền Đức cho chúng tôi biết số điện thoại để bàn hòa mạng Viettel của bà đã bị khóa không rõ nguyên nhân suốt từ ngày 30 tháng 4 tới nay. Đây là số điện thoại được bà Lê Hiền Đức sử dụng để liên lạc với những dân oan ở khắp nơi, trong đó có nhiều nông dân huyện Văn Giang. Trả lời qua điện thoại di động với chúng tôi vào sáng ngày 2 tháng 5, bà Lê Hiền Đức bức xúc nói:
Bà Lê Hiền Đức: ngày 30 tháng 4 bác gọi điện thoại nhưng không thực hiện được và tổng đài nói là số máy này đã bị khóa. Ngay chiều 30 tháng 4 bác đã gọi điện cho lãnh đạo của hãng vì ít nhất nếu anh khóa của tôi thì anh phải có thông báo. Trong khi đó bác gọi cho mấy số di động của Viettel của bà con Văn Giang thì 5 số bác gọi đều không liên lạc được. Bác không hiểu sao.
Người phụ trách Viettel tại Hà Nội hứa sẽ điều tra và sớm trả lời cho bà Lê Hiền Đức biết kết quả trong ngày 2 tháng 5.
Ngay chiều 30 tháng 4 bác đã gọi điện cho lãnh đạo của hãng vì ít nhất nếu anh khóa của tôi thì anh phải có thông báo. Trong khi đó bác gọi cho mấy số di động của Viettel của bà con Văn Giang thì 5 số bác gọi đều không liên lạc được. Bác không hiểu sao.
Bà Lê Hiền Đức
Bà Lê Hiền Đức cho biết bà không hề nợ tiền của Viettel và số máy này đã được sử dụng nhiều tháng qua mà không có trục trặc gì. Viettel cũng không có văn bản thông báo hay trực tiếp gọi điện nói chuyện với bà Đức về việc khóa máy đột xuất này. Bà Lê Hiền Đức nghi ngờ việc khóa máy này có liên quan đến vụ cưỡng chế đất tại Văng Giang hôm 24 tháng 4 vừa qua. Bà cho biết:
Bà Lê Hiền Đức: Bác nghi đây là một hành động đen tối bởi vì vì lý do gì mà khóa thì phải thông báo với tôi bằng văn bản, bằng điện thoại hoặc đến gặp trực tiếp mà cả 3 cách đều không thực hiện. Tôi nghi như thế bởi trước đây máy đó không bao giờ có trục trặc. Bác nghi vì vụ Văn Giang mà nó khóa bác. Chính vì bác liên lạc với những người dân Văn giang cũng bằng số sim của Viettel thì đều không liên lạc được.
Hàng ngàn công an, cảnh sát cơ động, bộ đội được huy động đến xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24-04-2012 để cưỡng chế 70 hecta đất xây dựng khu đô thị Ecopark.Citizen photo
Hàng ngàn công an, cảnh sát cơ động, bộ đội được huy động đến xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24-04-2012 để cưỡng chế 70 hecta đất xây dựng khu đô thị Ecopark.Citizen photo
Đài Á châu Tự do cũng đã tìm cách liên hệ với một số số điện thoại Viettel của một số nông dân Văn Giang và cũng không có tín hiệu trả lời. Sau nhiều lần thử nhiều số khác nhau, cuối cùng chúng tôi cũng liên lạc được với một người dân ở huyện Văn Giang. Chị dè dặt cho biết:
Người dân giấu tên: Bây giờ là tổng đài khóa hết máy rồi, máy tôi hôm qua con tôi phản đối kịch liệt lên tổng đài thì mới được nhưng bây giờ muốn liên lạc thì chưa vội vì nó đang theo dõi.
Vào ngày 24 tháng 4, chính quyền tỉnh Hưng Yên đã huy động hàng nghìn công an và bộ đội đến cưỡng chế hơn 70 ha ruộng thuộc xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, giữa những phản đối quyết liệt của người dân địa phương. Bà Lê Hiền Đức cũng đã có mặt tại Văn Giang vào ngày xảy ra cưỡng chế. Bà Lê Hiền Đức cùng một số người dân Văn Giang đã trả lời phỏng vấn đài Á châu tự do cùng các hãng tin khác qua điện thoại về vụ việc cưỡng chế này.
Từ nhiều tháng qua, bà Lê Hiền Đức cũng đã cùng người dân Văn Giang đi gặp các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương để khiếu nại về quyết định cưỡng chế đất của huyện Văn Giang nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Bác nghi đây là một hành động đen tối bởi vì vì lý do gì mà khóa thì phải thông báo với tôi bằng văn bản, bằng điện thoại hoặc đến gặp trực tiếp mà cả 3 cách đều không thực hiện.
Bà Lê Hiền Đức
Cũng liên quan đến vụ cưỡng chế đất Văn Giang, chính quyền tỉnh Hưng Yên đã bắt 20 người dân phản đối vụ cưỡng chế vào ngày 24 tháng 4. Đã có 15 người được thả sau đó vài ngày nhưng hiện vẫn còn 5 người đang bị giam giữ, trong đó có 4 người thuộc xã Phụng Công,  1 người thuộc xã Xuân Quan. Một người dân huyện Văn Giang cho biết gia đình của những người này hiện vẫn chưa được gặp người thân của mình.
Người dân giấu tên: gia đình họ cũng như bọn tôi. Xóm tôi có bà Vinh bị bắt thì gia đình cũng không liên hệ được gì mà cũng chả biết ở đâu. Giấy tạm giam của tỉnh thì nói là tạm giữ ở công an tỉnh Hưng Yên nhưng gia đình có liên hệ được đâu, không được gặp. Có đi xuống đó gặp thì họ cũng không cho gặp.

Vụ cưỡng chế đất ba xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang là một trong nhiều vụ việc thu hồi cưỡng chế đất sản xuất nông nghiệp để phục vụ phát triển các khu công nghiệp và dịch vụ tại Việt Nam. Trong một số trường hợp đã xảy ra xung đột giữa lực lượng cưỡng chế và người dân. Chính quyền thường ghép những người bị bắt giữ trong các vụ cưỡng chế vào tội chống người thi hành công vụ.

Bê bối thịt heo có chất tạo nạc : người tiêu dùng Việt Nam tẩy chay


Tháng 3 và tháng 4 vừa qua, thịt lợn bị nhiều người tiêu dùng Việt Nam tẩy chay vì nghi có chứa chất nguy hại cho sức khỏe (DR)
Trọng Thành
-
Từ giữa tháng Ba 2012 đến nay, thị trường thịt lợn ở Việt Nam bị chao đảo bởi một biến cố: một bộ phận lớn người tiêu dùng tẩy chay thịt lợn nói chung, vì nghi ngờ thịt có các chứa chất tạo nạc gây nguy hiểm cho sức khỏe được bán rộng rãi trên thị trường. Vì sao thịt heo nhiễm các chất tạo nạc lại phổ biến trong xã hội, gây lo sợ cho người tiêu dùng, và thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi, bất chấp các chất này bị đưa vào danh sách cấm từ lâu ? Đâu là những giải pháp thực sự căn bản cho bê bối thịt lợn có chất tạo nạc ?
Sự tẩy chay của người tiêu dùng khiến giá thịt hơi giảm mạnh, thấp hơn cả giá thành, gây thiệt hại nặng cho những người nuôi lợn, ước tính tổng cộng lên đến hàng trăm triệu đô la. Chất cấm tạo nạc có thể giết chết ngành chăn nuôi Việt Nam là thông điệp được nhiều phương tiện truyền thông cảnh báo.
Trong thời gian từ cuối tháng Ba đến giữa tháng Tư, nhiều cuộc hội thảo do các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng và người sản xuất thuộc xã hội dân sự phối hợp với các tổ chức khoa học – kỹ thuật và giới hữu trách đã được tổ chức. Một số ghi nhận đã được rút ra, trong đó nhấn mạnh đến phần trách nhiệm lớn của hai bộ trực tiếp phụ trách an toàn thực phẩm là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Y tế, cũng như một số điều cần được làm ngay để lấy lại lòng tin của người tiêu dùng.
Cơn sốt tẩy chay thịt heo có chứa chất tạo nạc có vẻ đang dịu xuống từ khoảng mươi hôm nay, nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều điều cần được được thông tin cặn kẽ tới công chúng, để vấn đề này trở nên sáng tỏ hơn, bởi nhiều người cho rằng, nếu không có các biện pháp thực sự thích ứng, thì không loại trừ trong một thời gian nữa, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ lại phải hứng chịu một bê bối tương tự.
Theo đánh giá của một số nhà quan sát, vấn đề thịt heo nhiễm độc tố là một trong các vấn đề nóng bỏng ở Việt Nam trong thời gian sau Tết trước hè. Thịt heo hạ giá là một trong vài yếu tố tham gia vào việc kéo chỉ số giá tiêu dùng CPI đi xuống mạnh, khiến một số nhà kinh tế lo ngại.
Khách mời của tạp chí Khoa học của RFI hôm nay, là ông Phạm Đức Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, ông Nguyễn Đăng Vang, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – Công nghệ – Môi trường Quốc hội và ông Lã Văn Kính, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.
Các chất cấm, nhưng được thả nổi
Từ nhiều năm nay, các chất Clenbuterol và Salbutamol (thuộc nhóm Beta-agonist) vốn được sử dụng trong thuốc chữa bệnh, nhưng vì có tác dụng kích thích tăng trưởng, làm lợn không tích mỡ mà phát triển phần thịt nạc, gây nên hiệu ứng của một thứ « thần dược », mang lại lợi nhuận đáng kể cho người chăn nuôi, nên mặc dù bị cấm, Clenbuterol và Salbutamol vẫn được sử dụng khá rộng rãi tại Việt Nam, dưới dạng pha trực tiếp vào thức ăn cho gia sức hoặc được trộn lẫn với thực phẩm chế biến sẵn.
Theo các nghiên cứu y khoa, người tiêu dùng ăn phải thịt lợn có nhiều chất thuộc nhóm Beta-agonist sẽ bị các triệu chứng cấp tính của sự ngộ độc. Về dài hạn, các chất Clenbuterol và Salbutamol có thể làm tổn hại các hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, thậm chí có thể làm chết những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, và gây ung thư. Các chất cấm này thường tồn dư chủ yếu ở thận và gan của lợn, khiến việc sử dụng nội tạng lợn làm tăng nguy cơ nhiễm các chất độc này.
Tại Châu Âu, các chất thuộc nhóm Beta Agoniste như Clenbuterol và Salbutamol đã bị cấm sử dụng từ năm 1988, khi mới xuất hiện làn sóng sử dụng hooc môn tăng trưởng trong chăn nuôi. Quy định này được Châu Âu tái khẳng định vào năm 1996.
Tại Việt Nam, Clenbuterol và Salbutamol đã bị cấm nhập từ năm 2002, tuy nhiên các chất này đã bị thả nổi, do nhiều nguyên nhân.
Phản ứng quyết liệt của người tiêu dùng
Về mức độ sử dụng các chất độc này, có hai luồng quan điểm. Luồng thứ nhất cho rằng lượng heo bị nhiễm độc chất chỉ ảnh hưởng trên một quy mô hẹp, trong khi đó các quan điểm khác thì lại ghi nhận, có một làn sóng sử dụng chất cấm trên quy mô rộng.
Tuy nhiên, nhìn chung phản ứng của một bộ phận lớn người tiêu dùng tại Việt Nam trong thời gian qua là rất dứt khoát : chuyển sang dùng loại thịt khác, hay nói cách khác tẩy chay thịt lớn. Riêng ở Đồng Nai – điểm nóng của hiện tượng dùng chất tạo nạc – theo điều tra nhanh của Hội bảo vệ người tiêu dùng vào thời điểm cuối tháng Ba, khi được hỏi, đã có 1/3 số người khẳng định sẽ tẩy chay thịt heo chợ và chỉ mua hàng có thương hiệu, còn 1/5 nói sẽ không ăn thịt heo và chuyển sang các loại thực phẩm khác.
Các cơ quan quản lý nhận lỗi
Vụ bê bối thịt heo nhiễm chất tạo nạc cho thấy lỗ hổng nói chung của các cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam. Phản ứng mạnh mẽ của người tiêu dùng khiến các cơ quan quản lý phải công nhận những khiếm khuyết trong cơ chế quản lý an toàn thực phẩm. Công an môi trường đã vào cuộc. Đầu tháng một số vụ buôn bán chất cấm đã được phanh phui và một số nơi sử dụng trong chăn nuôi đã được xác định.
Các cơ quan hữu trách trong vụ việc này bị phê phán là chưa hoàn thành được các trách nhiệm trước người tiêu dùng. Ở đây phải nhấn mạnh đến vai trò của báo giới và các hiệp hội dân sự trong việc làm sáng tỏ vụ việc và đưa ra ánh sáng những lỗ hổng và sự tắc trách của nhiều cơ quan quản lý.
Để lấy lại lòng tin của người tiêu dùng, một số giải pháp cấp tốc đã được đưa ra, như giải pháp mới nhất là tất cả các lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đều phải kiểm tra từ 1/7/2012, bên cạnh đó là chính quyền phát động một phong trào cam kết không dùng chất cấm đối với giới chăn nuôi.
Tại sao các chất cấm trong chăn nuôi lại được sử dụng bừa bãi ? Các khách mời của chúng ta sẽ đưa ra các kiến giải về vấn đề này.
Bộ Y tế chưa ra nổi quy định về hàm lượng tối đa
Sự vắng mặt của một hệ tiêu chuẩn mức độ cho phép từ phía Bộ Y tế được coi là một yếu tố gây khó khăn cho xử phạt, mà theo PGS Nguyễn Đăng Vang, đây là một vấn đề không thể giải quyết ngay trước mắt.
Nguyễn Đăng Vang : « Hàm lượng tối đa cho phép quy định trong thịt là việc của Bộ Y tế, còn hàm lượng đó, nếu nằm trong thức ăn chăn nuôi thì do Bộ Nông nghiệp có trách nhiệm đưa ra. Hiện nay, gần đây thì các cơ quan này cũng có biết là cần phải khẩn trương đưa cái đấy ra. Trước tiên, có lẽ phải dựa vào mấy cái giới hạn tối đa cho phép của Codex đưa ra. Trên cơ sở đó, mình rút kinh nghiệm của các nước Châu Âu, hay các nước khác trên thế giới có hệ thống quản lý về thực phẩm rất chặt chẽ, các hệ thống chuyên gia của chúng ta sẽ ngồi lại với nhau bàn, xem ảnh hưởng của các chất đấy đến cơ địa, cũng như tâm sinh lý của người Châu Á, cụ thể là người Việt Nam, thì nên như thế nào là phù hợp. Có lẽ phải nghiên cứu thêm các công bố của Nhật Bản hay Hàn Quốc, Trung Quốc, để đưa ra một hàm lượng phù hợp với người Việt Nam.
Cái việc này để cho thật thận trọng, cần phải có một thời gian nhất định. Điều này phụ thuộc vào lượng thông tin chúng ta thu được nhanh hay chậm. »
Sự vắng mặt của hệ thống giết mổ tập trung
Một yếu tố nữa khiến cho việc quản lý các chất cấm rất khó khăn trong tình hình hiện tại. Đó là quy mô nhỏ lẻ của rất đông đảo người chăn nuôi. Sau đây là nhận định của tiến sĩ Lã Văn Kính :
Lã Văn Kính : « Cái điều kiện của Việt Nam không giống như nước ngoài. Người chăn nuôi nhỏ cũng nhiều, rồi hệ thống giết mổ không quy củ, nên bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Thực tế là các lái buôn tác động rất nhiều đến người chăn nuôi. Họ nói, nếu sử dụng các sản phẩm này (có chứa các chất cấm), thì họ sẽ mua heo hơi với giá cao hơn. Đúng là qua chuyện này thấy người chăn nuôi thật thà đang thiệt. Nhưng có tình trạng là các hệ thống giết mổ của Việt Nam rất là yếu, tức là chủ yếu giết mổ nhỏ, còn các nhà máy quy mô, cho nên người chăn nuôi cũng khó, bởi vì người ta không thể tự làm thương hiệu của mình được.
Theo tôi nghĩ, theo trào lưu chung, nhà nước cũng đã nhận thức ra được chuyện này. Ví dụ như thành phố HCM đã có kế hoạch quy hoạch rồi, thì trong năm năm tới, sẽ có hàng chục lò giết mổ lớn. Hy vọng đến lúc đó, người chăn nuôi sẽ được bảo vệ tốt hơn.
Khi mà người ta làm được thành hệ thống, thì người ta có thể dán thương hiệu giống như của các công ty nước ngoài. Việt Nam đã ban hành một hệ thống nhãn hiệu chứng nhận quy trình chăn nuôi tốt (gọi tắt là VietGAHP – Vietnam Good Animal Husbandry Practices) nếu làm được trước như thế, đề phòng được trước như thế thì sẽ tốt ».
Cần làm rõ trách nhiệm của tất cả các bên liên quan
Trong hiện trạng của nền sản xuất còn nhỏ lẻ và các tiêu chuẩn hàm lượng được phép chưa được cơ quan chức năng của Bộ Y tế ban hành, những nguyên nhân gì khiến việc sử dụng các chất cấm tạo nạc phổ biến đến như vậy, và đâu là các giải pháp trong hiện tại và mang tính căn bản cho vấn đề này. Sau đây là cuộc nói chuyện của chúng tôi với ông Phạm Đức Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, là một người theo dõi sát hồ sơ này.
Phạm Đức Bình : « Hiện nay phải nhìn nhận là, cái gốc là người chăn nuôi, cái ngọn là người tiêu dùng. Còn ở giữa là các cơ quan quản lý nhà nước, những người giết mổ heo. Chúng ta phải chỉ ra được, ai là nạn nhân, ai là thủ phạm.
Hiện nay, (đa số) người chăn nuôi cũng là nạn nhân thôi, dù người ta cũng sử dụng. Thủ phạm chính là những nhà phân phối thuốc, phân phối chất kích thích tạo nạc này.
Bây giờ, để chống chuyện này, trước nhất, theo tôi là, cái « đoạn ở giữa », là các nhà quản lý, cơ quan thú y, công an, nhưng hiện nay các cơ quan này đã không ngăn chặn được các chất cấm này đi vào. Thứ hai là, dù không ngăn chặn được, nhưng « chúng ta » có thể phát hiện được, nhưng sau khi phát hiện được, lại xử lý nhẹ quá.
Bản thân việc xử lý nhẹ cũng có một vấn đề. Chúng tôi cho rằng có sự lưỡng lự. Trong ba chất mà Việt Nam đang cấm, có chất ractopamine được một số nước phát triển như Mỹ và Úc cho phép sử dụng cho cả heo và bò. Từ đó, mọi người có suy nghĩ là tại sao các nước phát triển cho phép mà mình lại cấm. Ngoài ra khi nhập thịt từ các nước phát triển đó, thì theo WTO, thì phải chấp nhận tồn dư của ractopamine trong đó, từ đó dẫn đến sự lưỡng lự trong việc xử lý. Cụ thể là, khi phát hiện, cũng không thể hình sự hóa được vụ việc, bắt được người sở hữu chất ractopamine công an cũng không xử lý được. Thứ hai là, đối với thú y khi phát hiện heo sử dụng chất này thì cũng không tịch thu được, mà chỉ có chế tài là giữ các con heo đó trong vòng 7 đến 10 để nó thải ra, thì được đem đi tiêu thụ. Việc xử lý có tính lưỡng lự như vậy dẫn đến chỗ không có tính răn đe, nên việc ngăn chặn này rất khó khăn. Hiện nay, các biện pháp đã làm mạnh hơn, tôi hy vọng là sẽ ngăn chặn được chuyện này.
Đồng thời đối với người chăn nuôi cũng phải có biện pháp tuyên truyền cho người ta thấy là, chuyện này hại cho sức khỏe, cho thấy rằng, vì một số người hám lợi thì gây ông đập lưng ông, khi sử dụng chất cấm thì giá heo xuống, người ta đập chính nồi cơm của người ta. Và như vậy, người ta ý thức là sẽ không sử dụng các chất cấm nữa.
Ngoài các biện pháp của các cơ quan hữu quan, những người giết mổ phải ý thức là không thu mua loại heo này nữa, và những người bán thịt heo phải cam kết sẽ không bán thịt heo bị nhiễm các chất tạo nạc. Người bán thịt heo chắc chắn biết heo nào nhiễm, heo nào không. Và khi không có người tiêu thụ, thì người chăn nuôi cũng không sử dụng chất cấm nữa. Cuối cùng là người tiêu dùng phải trang bị cho mình một kiến thức để phân biệt được, bằng cách đừng đòi hỏi heo nạc quá, heo có màu đỏ tươi. Hãy mua loại heo đỏ hồng thôi, và có độ dày mỡ lưng từ 1 cm trở lên. Như vậy, cầu không còn thì cái cung cũng chấm dứt. »
Phải xử phạt hình sự người phân phối chất cấm
Các thiệt hai trong vụ tẩy chay heo có chất cấm có thể coi như là một bài học rất xương máu, rất đắt giá, để mà những người sản xuất và phân phối hiểu được rằng phải có trách nhiệm. Thế nhưng, việc sử dụng chất cấm đã từng được phát giác vào năm 2006-2007, nhưng sau đó không có biện pháp nào đủ làm thay đổi thực trạng này, vậy trong thời gian tới, theo ông, những điều gì sẽ giúp cho việc ngăn cản được vụ bê bối kiểu như thế này không còn tái diễn nữa, thưa ông ?
Phạm Đức Bình : « Như vậy thì, tôi cũng phải nói thêm về lịch sử của việc sử dụng chất cấm này ở Việt Nam. Khi nhà nước Việt Nam chưa cấm, thì một số công ty nước ngoài, khi vào Việt Nam sản xuất thức ăn gia súc và premix, thì người ta đã sử dụng chất cấm này. Lúc đó, chưa bị cấm thì cũng không thể gọi là chất cấm. Lúc đó, người ta coi đó là bí quyết công nghệ, để kiếm được thị phần ở Việt Nam. Lúc đó ai cũng khen, cám tốt quá, heo mông nở to quá, thịt nạc quá, đẹp quá. Lúc đó, đâu có biết người ta sử dụng chất (về sau bị) cấm. Khi người ta có thị trường rồi thì nhà nước cấm, người ta không sử dụng nữa.
Thì lúc đó thông tin mới rò rỉ ra là, một số công ty nhỏ bé thấy và bắt chước xài theo. Đến năm 2006, phát hiện ra được các công ty này có sử dụng, đại để đó là các công ty « có tóc », không dám sử dụng nữa. Đến những người chăn nuôi là những người « trọc đầu ». Những người chăn nuôi (nhỏ) là những người trọc đầu, họ không sợ. Nếu không bắt được tận tay, day tận mặt, thì người ta không lo.
Bây giờ phải giải quyết triệt để bằng cách, không có người tiêu thụ, không có người thu mua, thì chúng ta mới khẳng định được là cấm được. Nhưng phải triệt được cái đầu ra cuối cùng. Tôi nghĩ rằng, đây là một chuyện lâu dài. Phải giải thích làm sao để người tiêu dùng bảo vệ được mình, có được kỹ năng phân biệt được thịt heo có chất cấm với thịt không có.
Bên cạnh việc nâng cao ý thức của người tiêu dùng, ông Phạm Đức Bình đặc biệt nhấn mạnh đến các chế tài xử phạt :
Phạm Đức Bình : « Hiện nay chúng ta vẫn thiên về kêu gọi lương tâm, đạo đức của người chăn nuôi, của người giết mổ, của người phân phối thuốc đó. Tôi nghĩ rằng, việc kêu gọi tự nguyện, hay làm cam kết chỉ mang tính hình thức và mang tính động viên. Tôi nghĩ quan trọng là phải có biện pháp mạnh mẽ để răn đe. Ví dụ, ai là người phân phối thì phải có biện pháp phạt hình sự. Hai là, ai là người sử dụng, thì phải phạt thật nặng, thì mới ngăn chặn được. Các biện pháp nhẹ thì không răn đe được !»
Bộ máy công quyền phụ trách an toàn thực phẩm không thể thoái thác trách nhiệm
Trên thực tế, các tác hại nếu có của các chất cấm trong thịt heo đã ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng Việt Nam diễn ra rải rác từ nhiều năm nay, tuy nhiên, việc thông tin rõ ràng hơn về tác hại của các chất này đến cơ thể con người, được khẳng định thông qua một số khảo sát sơ bộ về sự hiện diện của hai chất kể trên tại nhiều khu vực trong cả nước, đặc biệt là ở Đồng Nai và một số địa điểm xung quanh thành phố HCM, đã tham gia vào việc giúp cho người tiêu dùng có ý thức hơn về các hiểm họa của thịt có chứa độc chất.
Một trong những nguyên nhân rất căn bản về mặt tâm lý khiến cho việc sử dụng các chất tạo nạc trở nên phổ biến trong chăn nuôi, là một bộ phận giới hữu trách cũng như nhiều người chăn nuôi vẫn cho rằng, sử dụng chất này, dù bị cấm, nhưng vẫn có thể chấp nhận được ở một mức độ nhất định, vì chất độc sẽ được thải ra ngoài trong một thời gian và điều này rất đem lại nhiều lợi nhuận.
Từ năm 2006-2007, vấn đề chất tạo nạc đã từng được nêu ra, nhưng kể từ đó cho đến trước làn sóng tẩy chay thịt lợn tháng Ba và Tư vừa qua, đã không có giải pháp nào thực sự đáng kể để giải quyết vấn nạn này.
Các phản ứng hiện tại của xã hội cho thấy các cơ quan nhà nước còn khá chậm trong việc làm sáng tỏ tình hình và đưa ra các giải pháp thực sự thuyết phục.
Biến cố người tiêu dùng tẩy chay thịt heo, vì nghi có chứa chất tạo nạc, là một hiện tượng đặc biệt cho thấy người tiêu dùng Việt Nam ngày càng không chấp nhận các hiểm họa do việc kinh doanh phi pháp, phi đạo lý gây ra. Biến cố này đặt các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, nhà sản xuất, nhà phân phối, những người kinh doanh thức ăn gia súc, giới thú y, … trước một thách thức rất lớn : đoạn tuyệt với việc kinh doanh dựa trên các chất gây hại cho con người, vốn đã được khoa học chứng minh rõ, và xây dựng một quy trình bảo đảm đưa ra được thị trường những sản phẩm không có hại cho sức khỏe con người.
Trước thời điểm Luật Tiêu dùng ở Việt Nam có hiệu lực (01/07/2012), phản ứng mạnh mẽ của một bộ phận lớn người tiêu dùng – tẩy chay thịt lợn, vì nghi có chất tạo nạc (mặc dù là một hành vi không phải hoàn toàn là có căn cứ, vì bộ phận heo có sử dụng các chất độc này chưa chắc đã phải là nhiều) – cho thấy, đã đến lúc bộ máy công quyền phụ trách vệ sinh an toàn thực phẩm không thể viện cớ này cớ khác, để thoái thác các nhiệm vụ được xã hội giao phó, nếu không muốn đứng trước các thiệt hại không lường được.
Hiện tượng người tiêu dùng đồng loạt tẩy chay thịt lợn cũng đặt những người sản xuất và kinh doanh trước lương tâm và quyền lợi của chính mình, trong công việc cung cấp các sản phẩm bảo đảm an toàn ra xã hội.
RFI xin chân thành cảm ơn các ông Lã Văn Kính, Nguyễn Đăng Vang và  Phạm Đức Bình đã vui lòng dành thời gian cho Tạp chí hôm nay.
Kiểm soát nhập khẩu cần phân biệt các chất hỗn hợp
với các nguyên liệu
Ông Phạm Đức Bình : Từ 01/07/2012, tất cả các loại thức ăn gia súc sẽ bị kiểm tra chất lượng trước khi nhập khẩu, nhưng khi áp dụng đồng loạt là chết các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi. Theo tôi, những loại thuốc hỗn hợp, mà không thể mắt thấy được, thì cần kiểm tra bắt buộc, hoặc mấy tháng kiểm tra một lần hay đột xuất kiểm tra, nhưng còn những loại nguyên liệu, như bắp, mì, đậu hạt, thì mắt nhìn có thể thấy được. Tôi sợ rằng việc kiểm tra thông quan đó sẽ trở thành một hàng rào rất khó khăn cho giới doanh nghiệp. Vì vậy, nên tôi đã đề nghị với Bộ Nông nghiệp cần tách ra, cái nào số lượng nhiều, mà có thể kiểm tra bằng « cảm quan », thì anh thì vẫn kiểm nhưng phải cho thông quan, còn những cái nào là hóa chất, là các chất hỗn hợp, có thể lẫn các chất cấm trong đó, thì phải có biện pháp mạnh hơn, kiểm tra một cách triệt để, chứ không thể để như vậy được.
Theo RFI

Tố cáo khiếu nại ‘gây bất ổn chính trị’


Vụ khiếu kiện của người dân Văn Giang kéo dài gây ra xung đột
BBC
-
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì một hội nghị nhằm đánh giá thực trạng khiếu nại và tố cáo của dân sau vụ cưỡng chế mạnh tay ở Văn Giang.
Truyền thông nhà nước cho hay hội nghị được tổ chức ngày 02/05 và theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của “tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước”.

Hội nghị được tổ chức sau vụ cưỡng chế đất qui mô tại Văn Giang và chưa đầy một tháng kể từ khi ông Dũng ra thông báo bồi thường đất cho nông dân phải thực hiện điều ông gọi là “Bấm đảm bảo hài hòa lợi ích các bên”.
Trang web của chính phủ cho hay về tổng quan, tình hình khiếu nại tố cáo diễn biến phức tạp và bức xúc ở nhiều nơi.
“Có nơi đặc biệt phức tạp, gay gắt, biểu hiện rõ nhất là số đoàn đông người tăng mạnh, thái độ công dân đi khiếu kiện thiếu kiềm chế, khiếu nại tố cáo vượt cấp lên Trung ương gia tăng”.
‘Liên kết đông người’
“Tranh chấp đất đai đặt ra câu hỏi về tính minh bạch trong quá trình chính quyền địa phương ra quyết định, bao gồm cả cáo buộc tiền đút lót là việc làm bình thường trong quá trình này”
Giáo sư Carl Thayer
Báo Bấm Quân đội Nhân dân cho hay “từ năm 2008 đến nay, tình hình khiếu nại, tố cáo diễn biến phức tạp, nhất là trong các dịp có sự kiện chính trị”.
Báo này nói có nhiều vụ việc phát sinh từ những năm trước, đã được xem xét, giải quyết nhưng công dân vẫn khiếu kiện, chủ yếu là liên quan đến đất đai (chiếm hơn 70%).

Hơn 70% vụ kiện tụng và tố cáo liên quan tới đất đai.
“Có hiện tượng những người, nhóm người khiếu nại “liên kết” với nhau để khiếu nại đông người”.
“Trong một số trường hợp có sự xúi giục, kích động của các thế lực thù địch nhằm lôi kéo những người đi khiếu nại liên kết đông người có những hành vi quá khích, gây rối”, báo này cho hay mặc dù không nói thế lực thù địch này là tổ chức hay nhóm nào.
Sự kiện có tên “Hội nghị toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo” đưa ra một số kiến nghị có tính chung chung như “củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của cơ quan làm nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tăng cường sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong giải quyết khiếu nại, tố cáo”.
Hội nghị cũng mô tả việc thiếu vắng “Luật về tiếp công dân, Luật về biểu tình làm cơ sở đấu tranh, xử lý những trường hợp lợi dụng khiếu nại, tố cáo gây rối” và đề nghị quốc hội cần sớm ban hành.
Khiếu nại 2008 – 2011
  • Tiếp 1.571.500 lượt người khiếu nại
  • Tiếp nhận, xử lý 672.990 đơn thư
  • Số vụ việc tăng 26,4%
  • Đoàn đông người tăng 64,5%
  • Số vụ khiếu nại đúng chiếm 19,8%
  • Số vụ khiếu nại có đúng, có sai chiếm 28%
  • Khiếu nại sai chiếm 52,2%.
Nguồn: Chính phủ Việt Nam
Khác với vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng khi báo chí được tạo điều kiện theo dõi, nhà báo tại Việt Nam gần như kín tiếng trong vụ cưỡng chế đất tại Văn Giang, Hưng Yên hôm 24/4.
Chỉ có một tờ báo trong nước là tờ Người Cao tuổi hôm 25/4 có tiếng nói thách thức quyết định của chính quyền khi cho rằng quyết định cưỡng chế của UBND huyện Văn Giang là “trái pháp luật hiện hành”. (Tuy nhiên bài báo này đã không còn truy cập được nữa).
Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát Việt Nam từ Học viện Quốc phòng Úc khuyến cáo chính phủ Việt Nam nên cho phép truyền thông theo dõi và đăng tải thực trạng tranh chấp đất đai.
“Nên bỏ hạn chế việc đăng tải vụ Văn Giang”, ông Thayer bình luận khi trả lời khách hàng vào ngày 2/05 trong loạt câu hỏi liên quan tới sự kiện Thủ tướng chủ trì hội nghị trực tuyến này.
“Tranh chấp đất đai đặt ra câu hỏi về tính minh bạch trong quá trình chính quyền địa phương ra quyết định, bao gồm cả cáo buộc tiền đút lót là việc làm bình thường trong quá trình này”.
“Có chắc là tiền bồi thướng sẽ đủ để bù đắp cho những gián đoạn về đời sống của những người bị ảnh hưởng? Họ sẽ làm công việc gì một khi đất không còn nữa?” Giáo sư Thayer nhận xét.

Vụ Văn Giang: Quan chức nói có video giả


Người dân Văn Giang không đồng ý bán đất theo giá chính quyền đưa ra
BBC
-
Quan chức Hưng Yên nói với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng có những video clip giả trong vụ Văn Giang dùng để ‘bôi nhọ’ chính quyền.
Cáo buộc này do ông Nguyễn Khắc Hào, Phó chủ tịch tỉnh Hưng Yên đưa ra trong hội nghị về việc giải quyết khiếu kiện và tiếp dân sáng thứ Tư 2/5, theo VietnamNet.

Tuy nhiên Bấm ông Hào không đưa ra chi tiết về những video clip mà ông nói là giả.
Một trong những video xuất hiện trên YouTube mà BBC đã đăng dưới đây cho thấy cảnh hàng chục cảnh sát và những người mặc thường phục đeo băng đỏ đánh hội đồng một người dân tay không.
Đây cũng không phải là video duy nhất có cảnh người dân bị đánh.
Những hình ảnh về những vụ bạo lực trong cưỡng chế đã khiến một số quan chức bày tỏ sự bất bình trong đó có cựu ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Khoa Điềm.
Ông Điềm, người từng phụ trách văn hóa tư tưởng cho Đảng Cộng sản và đã về thăm Văn Giang, Bấm gửi thư cho nhà văn Nguyễn Quang Lập nói ông “quá nản” về vụ Văn Giang và kèm theo những dòng thơ ông viết khi về thăm vùng đất này hồi năm 2006:
Chúng ta vẫn bưng bát cơm trắng mỗi ngày
Thật đơn giản, hiển nhiên, như hơi thở
Không còn nhớ có bao giọt mồ hôi trên mặt ruộng
Bao nhiêu bùn, bao nhiêu khổ đau
Khi mồ hôi trở nên quá rẻ
Kẻ ranh ma trở nên quá giàu
‘Phản động’
Trong báo cáo trước Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, quan chức Hưng Yên cũng cáo buộc có sự liên hệ giữa người nông dân với lực lượng chống chính quyền.
Ông Nguyễn Khắc Hào được dẫn lời nói:
“Trong vụ việc ở Văn Giang, có sự móc nối chặt chẽ với những phần tử chống đối ở nước ngoài.”
Phó Chủ tịch Hưng Yên Nguyễn Khắc Hào
“Những người lợi dụng dân chủ, móc nối với những phần tử tiêu cực, bất mãn, phản động trong nước và nước ngoài, cố tình chống phá chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, kìm hãm sự phát triển, thì nhất định phải có biện pháp xử lý kiên quyết.
“Trong vụ việc ở Văn Giang, có sự móc nối chặt chẽ với những phần tử chống đối ở nước ngoài. Các thông tin thậm chí còn được tường thuật tại chỗ, từng giờ, để tuyên truyền xuyên tạc, dàn dựng những video clip giả để vu khống, bôi nhọ chính quyền.”
Báo chí trong nước không đưa tin nhiều về vụ Văn Giang trong khi thông tấn xã Việt Nam lấy lại bài đăng trên cổng thông tin điện tử của tỉnh Hưng Yên.
Một số nhà bình luận nói với BBC lợi ích của một thiểu số đã được đặt lên trên lợi ích của người dân trong vụ Văn Giang.
Hiện ít nhất năm người vẫn bị giam giữ để điều tra về chống người thi hành công vụ trong vụ cưỡng chế hôm 24/4.

Tường lửa của TQ ‘bị phản tác dụng’


TQ chặn các trang web xã hội như Facebook, Twitter…
BBC
-
Google có thể khai trương ổ cứng ảo Google Drive vào cuối tuần trước, nhưng khoảng 500 triệu người sử dụng internet tại Trung Quốc có thể không bao giờ có cơ hội dùng thử.
Điều đó có nghĩa là Google Drive nằm cùng danh sách một loạt các dịch vụ khác bị cấm ở quốc gia cộng sản như YouTube, Google +, Twitter, Dropbox, Facebook và Foursquare.

Khi hãng này kiểm tra các vấn đề kỹ thuật từ phía họ, họ không thấy lỗi nào, người phát ngôn của Google nói với BBC.
“Nếu mọi người không thể truy cập được Google Drive ở Trung Quốc … thì đó là vấn đề cần phải nêu với các nhà chức trách Trung Quốc,” ông nói.
Thực ra việc hạn chế dường như do Bắc Kinh cản trở, nhưng điều đó không gây ngạc nhiên, giới phân tích nói.
Chính phủ Trung Quốc nổi tiếng là không ưa một số các trang web phương Tây và các dịch vụ trực tuyến, chủ yếu họ nhắm tới các trang mạng xã hội và các trang web chia sẻ video có thể có tác động ở diện rộng đối với “cộng đồng”, Duncan Clark, Chủ tịch BDA China, một tư vấn công ty ở Bắc Kinh, cho hay.
“Đó là việc kiểm soát – và nhà chức trách Trung Quốc muốn kiểm soát chặt chẽ nội dung trang web, họ thích làm việc với các nhà cung cấp nội dung internet trong nước, là các công ty mà họ có thể dựa vào vì các công ty này tự kiểm duyệt nội dung”, ông Clark nói thêm.
Lỗ hổng tường lửa

Các trang mạng xã hội tại TQ phải tự kiểm duyệt nội dung để tránh bị rắc rối với chính quyền.
Và để thực hiện việc kiểm soát này, chính phủ Trung Quốc giám sát chặt chẽ lượt truy cập internet trong nước và tất cả nội dung web bên ngoài mà người trong nước đọc được.
Đại Tường lửa (Great Firewall) của Trung Quốc sử dụng một số công cụ.
Tất cả lượng truy cập vào Trung Quốc đi qua một số lượng nhỏ các cổng, tạo điều kiện cho chính phủ có cơ hội để kiểm soát thông tin.
Nếu một trang web không nằm trong danh sách đen nhưng URL của trang – địa chỉ trang web – có chứa một từ bị cấm, trang web có thể bị chặn và điều này cũng có thể xảy ra nếu một từ khóa bị cấm nằm trên bất kỳ đâu trên trang mà một người dùng đang xem.
Việc kiểm duyệt có thể được thực hiện một cách tinh tế hơn – ví dụ bằng cách lọc các bài viết với từ khoá bị cấm trên các trang mạng xã hội và xóa các ý kiến ngay sau khi ‎các ý kiến này được đăng trên các trang microblogging.
Tuy nhiên, tường lửa Trung Quốc cũng có lỗ hổng.
Chẳng hạn như vào tháng Hai tài khoản Google + của Tổng thống Mỹ Barack Obama bị ngập lụt các ý kiến từ Trung Quốc, sau khi có lúc tường lửa tạm thời cho phép người dùng Trung Quốc có thể truy cập vào mạng xã hội.
Vượt tường lửa
“Tường lửa không hoàn hảo, thực ra có nhiều lỗ hổng,” ông Hamid Sirhan, một chuyên gia chiến lược của công ty truyền thông xã hội FreshNetworks ở London nhận xét.
“Để vượt tường lửa, người dùng mạng Trung Quốc sử dụng proxy”, ông nói.

Trang mạng làm tại TQ có hàng trăm triệu người dùng.
Đôi khi Bắc Kinh sẽ chặn truy cập đến một trang web thuộc danh sách đen chính phủ đưa ra.
Nhà chức trách cũng có thể ngăn chặn việc tìm kiếm các tên miền nhất định, thông qua việc báo lỗi “không tìm thấy trang web” trên màn hình của người dùng.
Phần mềm đặc biệt như JonDonym, Tor và Ultrasurf giúp người sử dụng web để vượt tường lửa của chính phủ Trung Quốc.
Mặc dù đối với những người thạo kỹ thuật thì việc vượt tường lửa để vào các trang web và các dịch vụ phương Tây bị cấm là việc có thể thực hiện được, đa số người Trung Quốc thấy dùng các trang làm tại trung quốc là chấp nhận được.
Và có rất nhiều trang dạng này. Trung Quốc nổi tiếng với việc nhân bản các trang web phương Tây, với một khác biệt quan trọng: đó là các trang web này là tự kiểm duyệt và tuân thủ luật lệ chính phủ.
Hạn chế của chính phủ về các dịch vụ web nước ngoài chỉ giúp các công ty trong nước phát triển mạnh, ông Clark từ công ty BDA China cho hay.
Ví dụ, khi YouTube bị chặn, trang web video hàng đầu của Trung Quốc Youku phát triển mạnh.
Sino Weibo, phiên bản tương tự như trang Twitter nhưng làm tại Trung Quốc đã có 300 triệu người sử dụng, tức là có số người dùng nhiều gấp hơn hai lần số người dùng trang Twitter.
Với việc truy cập trang tìm kiếm thông tin Google bị cản trở do gặp phải tường lửa của Trung Quốc, trang Baidu Tieba thống trị lưu lượng tìm kiếm tại Trung Quốc mà không hiển thị bất kỳ kết quả tìm kiếm nào gây bất tiện cho chính phủ Bắc Kinh.
Baidu có thể không cho phép bạn tìm hiểu về vụ đàn áp bạo lực các cuộc biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989, và nhiều thông tin khác bị kiểm duyệt, nhưng trang này sẽ cung cấp những nội dung phù hợp với hầu hết các hạng mục nào khác người ta tìm kiếm.
Mèo và chuột

Người sử dụng tại TQ không truy cập được Google Drive
Dịch vụ cho người dùng lưu trữ dữ liệu trên mạng là Wangpan của Baidu, khai trương chỉ vài tuần trước khi Google ra mắt Google Drive, đánh bại Google bằng cách cho người dùng 25GB dung lượng lưu trữ miễn phí – tức là tương đương với Skydrive của Microsoft và nhiều hơn 5 lần so với dung tích 5GB miễn phí của Google.
Mặc dù cấm các công ty nước ngoài có thể tạo điều kiện ngắn hạn cho các doanh nhân công nghệ cao của Trung Quốc, việc làm này có thể làm tổn hại tới Trung Quốc về lâu dài, ông Clark nói.
“Điều gì sẽ xảy ra nếu các công ty Trung Quốc muốn thành công trên phương diện toàn cầu?” ông hỏi.
“Chúng ta đều biết rằng Trung Quốc là phân xưởng sản xuất hàng hóa của thế giới, nhưng nay Trung Quốc đang cố gắng thay đổi để tiến xa hơn trong thiết kế, và chính phủ muốn có ảnh hưởng đến hình ảnh của Trung Quốc ở nước ngoài nhằm để Trung Quốc tham gia trong các ngành công nghiệp toàn cầu .
“Chính phủ đang tập trung hơn vào những mối quan tâm ngắn hạn về kiểm soát và dường như không suy nghĩ về lâu dài”
Duncan Clark, Chủ tịch BDA China
“Vì vậy, nếu các công ty này được bảo vệ ở trong nước ở mức như vậy thì về lâu dài có nghĩa là họ không thể có khả năng hoạt động được ở nước ngoài.
“Nhưng chính phủ đang tập trung hơn vào những mối quan tâm ngắn hạn về kiểm soát và dường như không suy nghĩ về lâu dài.”
Và Bắc Kinh cũng nên cảnh giác với sự bất mãn trong tương lai có thể có trong cư dân mạng Trung Quốc, ông nói thêm – không chỉ vì họ không được phép truy cập vào Google và các trang web phương Tây khác mà cũng bởi vì sự kiểm duyệt ở trong nước.
Khi nhà chức trách gần đây vô hiệu hoá chức năng bình luận trên các trang microblog trong nước, họ chỉ có thể khống chế được trong ba ngày và sau đó đã để dịch vụ này hoạt động lại bình thường.
Nhà nước và cư dân mạng Trung Quốc đã và đang chơi một trò chơi mèo và chuột “, ông Clark nói.
“Sẽ rất thú vị xem ai sẽ giành chiến thắng mặc dù tôi không nghĩ rằng Bắc Kinh sớm sẵn sàng nhượng bộ”.

Đào sâu chôn chặt 3 khái niệm: Thu hồi, đền bù, cưỡng chế


Hình: REUTERS. Dân làng đối mặt với cảnh sát chống bạo động ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, ngày 24/4/2012
Bùi Tín viết riêng cho VOA
-
Các vụ cưỡng chế tàn bạo ở Tiên Lãng/Thái Bình, Văn Giang/Hưng Yên…là những sự kiện sôi động, đang lan truyền rộng rãi khắp cả nước, vang dội ra nước ngoài.
Các báo Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Anh…đều đưa tin và bình luận.

Chuyện gì vậy. Chuyện quan hệ giữa chế độ chính trị của đảng cộng sản Việt Nam với nông dân. Xưa kia, đảng CS luôn tuyên bố nông dân là bạn đồng minh tin cậy của công nhân mà họ đại diện, luôn đề cao liên minh công–nông, coi đó là nền tảng của chế độ. Họ ca ngợi hết lời nông dân là giai cấp đóng góp nhiều công của nhất trong chiến tranh, hy sinh người và của nhất cho cách mạng.
Vậy mà đảng CS đã đối xử với nông dân ra sao? Đòn đầu tiên nặng nề đảng CS giáng lên đầu nông dân là trong cải cách ruộng đất. Nhân danh đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản của học thuyết Mác-Lenin, hơn 27.000 “địa chủ ác bá” bị bắn chết và chôn sống bởi các tòa án nhân dân do đảng CS dựng lên, hầu hết là trung nông yêu nước có hiểu biết và khả năng kinh doanh nông nghiệp, đẩy hàng triệu nông dân “liên quan”, bà con, họ hàng, con cháu số nạn nhân trên đây vào thảm cảnh tuyệt vọng. Đây là tội ác thực sự kinh khủng của đảng CS đối với nông dân, khi cúi đầu vâng lời đảng CS Trung Quốc của Mao, qua đoàn cố vấn “thổ cải” – thổ địa cải cách (cải cách ruộng đất), mà một số bà con nông dân ta hồi ấy đã gọi là đoàn cố vấn thổ tả.
Đòn đảng CS giáng vào nông dân tiếp theo là khi khởi đầu cái gọi là cách mạng xã hội chủ nghĩa, họ đề xướng và ghi vào hiến pháp, “đất đai, ruộng đồng, rừng và sông hồ đều thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý”. Đây có thể nói là bản án tử hình của đảng CS đối với nông dân. Từ đây nông dân ta trắng tay.
Với cái gọi là “sở hữu toàn dân” được ghi vào các Hiến pháp 1959, 1980 và 1992, người nông dân vốn là chủ sở hữu ruộng đồng của mình do bao thế hệ cha ông giao lại, bỗng trắng tay, chỉ là người được tạm xử dụng ruộng đồng của “toàn dân”, do nhà nước của đảng CS nắm giữ.
Đây là điều phi lý gốc, phi pháp gốc, phi nhân gốc của cái gọi là ‘cách mạng xã hội chủ nghĩa’.
Vì toàn dân là những ai? Xưa nay khái niệm này không có trong các văn kiện luật quốc gia cũng như luật quốc tế.
Vì “toàn dân” là một khái niệm chung chung, mơ hồ, không tên họ riêng, không tuổi, không hình ảnh, không căn cước, không có địa chỉ, chỗ ở, không có chữ ký, không có điểm chỉ, không có tiếng nói. chữ viết. Toàn dân nghĩa là không là ai cả, chính quyền CS đứng ra tự vỗ ngực thay mặt cho toàn dân. Sự thâm độc gốc gác là ở đó, nhà nước CS tha hồ lộng hành trên ruộng đồng khắp nơi như của riêng của mình. Họ muốn thu hồi ở đâu lúc nào cũng được.
Em Đỗ Thúy Hằng sinh viên khoa Luật ở trong nước khi mới 19 tuổi đã viết bài tố cáo cuộc ăn cướp khổng lồ phi pháp này của đảng, để cho đảng CS không hề đổ một giọt mố hôi nào bỗng nhiên có quyền sở hữu trên toàn bộ ruộng đồng của đất nước. Như trò ảo thuật.
Do nhận vơ như thế nên họ bịa ra những việc làm phi pháp khác, đó là những quyết định “thu hồỉ”, rồi “đền bù”, rồi “cưỡng chể”, 3 danh từ đã gây nên cơ man nào là bất công, oan ức, uất hận, đau khổ, nghèo đói của nông dân nước ta, kêu trời không thấu.
Sau vụ Tiên Lãng, mấy ngày nay là vụ Văn Giang-Hưng Yên, một kiểu chiến tranh một bên với nông dân. Họ huy động hàng mấy nghìn công an vũ trang, công an cơ động, dân quân, cảnh sát nổi, cảnh sát chìm, bộ đội biên phòng, bộ đội tỉnh, bộ đội huyện, súng đạn lớn nhỏ đầy người, lựu đạn nổ, lựu đạn cay, dàn hàng ngang tiến lên như giữa trận chiến, tiếng nổ vang trời, một bên là nông dân tay không, bà già, con cháu kêu khóc, bị bắt, bị đánh, bị trói, bị giải như tội phạm về trại giam.
Thời phong kiến, thời thực dân, trong chiến tranh cũng không hề có cảnh thê thảm, bất công, oan ức vang trời dậy đất ở nông thôn đến như thế. Tuy các văn kiện đều nói là «chính quyền, các nhà kinh doanh và nhân dân tại chỗ bàn bạc thỏa thuận với nhau”, nhưng ở đây thực tế là đảng, chính quyền các cấp từ xã, huyện đến trung ương đã đứng hẳn về phía công ty Việt Hồng và tập đoàn tỷ phú Savilis của Anh quốc nhằm cướp đoạt thêm 72 héc-ta ruộng đất của 160 hộ nông dân, sau khi đã cướp xong 500 héc –ta của 5.000 hộ, để xây dựng khu nhà – vườn ECOPARK để kiếm lời riêng.
Đây là một tội ác tày trời của một chính quyền đã không còn chút chất nhân dân nào, của một đảng “hèn với giặc, ác với dân”, của một bộ chính trị thời suy thoái tận cùng của đảng CS, đã dùng một bộ phận của bộ máy chiến tranh chống ngoại xâm để tuyên chiến với nông dân nước mình.
Quá đủ rồi. Nông dân cả nước ta, nông dân từ vùng sông Hồng qua miền Trung đến vùng sông Cửu Long hãy cùng nhau đứng dậy, hòa bình không bạo động một cách quyết lệt, quật khởi, sát cánh cùng các luật sư và luật gia trọng công bằng và pháp lý, cùng tuổi trẻ mọi miền từ nông thôn đến thành thị, đấu tranh đòi hủy bỏ khái niệm «sở hữu toàn dân», khái niệm “đền bù” và khái niệm «cưỡng chế”, 3 khái niệm chưa từng có trong lịch sử nông thôn nước ta, cũng hoàn toàn xa lạ kỳ quặc với thế giới văn minh. Hãy đào sâu chôn chặt 3 khái niệm phi lý, độc ác ấy.
Cả nước đang đòi Bộ chính trị đảng CS phải gấp rút đưa ra ngay tại khóa họp Quốc hội sắp tới việc thảo luận bộ Luật Đất Đai mới như đã hẹn 2 năm nay, cùng với Luật Báo chí mới.
Qua đó khôi phục đầy đủ quyền sở hữu đất đai của nông dân, xoá bỏ, đào sâu chôn chặt vĩnh viễn 3 các khái niệm tội ác nhằm trấn lột cuộc sống của nông dân.
Các nhà làm luật, các nhà chính trị, các đại biểu quốc hội, các nhà báo nước ta hãy nhìn xem và suy nghĩ, ở Thái Lan, ở Miến Điện, ở Philippines, ở Malaixìa và Indônesia gần ta, làm gì có chuyện thu hồi ruộng đất, chuyện đền bù, chuyện cưỡng chế quái gở như ở nước ta.
Trong thế giới văn minh làm sao có thể có tên kẻ cắp móc túi người ta rồi lớn tiếng rằng hãy trả lại cho tôi, đây là của cải của tôi, theo kiểu vừa ăn cướp vừa la làng.
Đã đến lúc đảng phải sòng phẳng hoàn trả lại cho nông dân quyền tư hữu ruộng đất vốn có từ ngàn xưa. Không thể loanh quanh, trốn tránh, sửa chữa, bổ sung Luật đất đai phi lý, sai lầm, vô đạo.
Hãy nghe tiếng nói của giáo sư Võ Tòng Xuân, chuyên gia hàng đầu ở vùng đồng bằng Nam Bộ, tiếng nói của giáo sư Đặng Hùng Võ nguyên thứ trưởng Tài nguyên – Môi trường, tiếng nói của tiến sỹ Đặng Kim Sơn viện trưởng viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, tiếng nói của nhà văn Nguyễn Quang Thiều gắn bó với nông thôn, tiếng nói của nhà văn nữ Võ Thị Hảo thương cảm bà con nông dân ta, của đa số các luật gia…đều công khai, rõ ràng, cấp bách đòi phải trả lại ruộng đất cho nông dân, người chủ sở hữu chân chính của đồng ruộng. Cả bộ chính trị hãy lắng nghe bà cụ Lê Hiền Đức đang về huyện Văn Giang để quan sát và bênh vực bà con nông dân ta, cụ đã phải cải trang để lọt được vào thôn xã bị bao vây và cưỡng chế. Cụ là Bao Công của thời đại mới, là lương tâm của xã hội.
Chìa khóa của phát triển nông thôn, của thúc đẩy nông nghiệp, của cấp cứu nông dân – 70 % số dân nước ta – là ở chỗ trả lại sòng phẳng quyền sở hữu cho nông dân.
Nông dân Đak No – Đak Nông, nông dân Tiên Lãng – Thái Bình, Văn Giang – Hưng Yên đang gào thét đòi công lý và ruộng đất. Nông dân cả nước đang đòi lại cuộc sống bình thường trên ruộng đồng vốn là sở hữu thiêng liêng của mình, do ông cha mình khai thác, được công nhận từ thời phong kiến và thực dân.
Đảng CS phải chấm dứt ngay việc đàn áp nông dân ở Đak No – Đak Nông, Tiên Lãng-Thái Bình, Văn Giang – Hưng Yên và mọi nơi khác. Phải chấm dứt ngay cuộc chiến tranh 1 phía với nông dân, giai cấp bị tổn thất mạng sống và của cải lớn nhất trong chiến tranh. Phải chấm dứt ngay cuộc tước đoạt tài sản rộng lớn nhất, phi pháp nhất, kéo dài nhất trên đất nước ta.
Đã đến lúc phải giải quyết tận gốc một vấn nạn quốc gia liên quan đến vận mệnh của toàn dân tộc, đến số phận và tương lai của Nông thôn, Nông nghiệp và Nông dân cả nước ta.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nga ‘không đứng về phe nào’ ở Biển Đông


Gazprom đạt thỏa thuận hợp tác với PetroVietnam ở khu vực mà Trung Quốc xem là vùng tranh chấp
BBC
-
Một chuyên gia người Nga xác nhận với BBC rằng Nga sẽ không đứng về phía nào trong trường hợp xảy ra xung đột ở Biển Đông.
Tuy vậy, tiến sĩ Victor Sumsky, giám đốc Trung tâm ASEAN thuộc trường Đại học Quan hệ Quốc tế Moscow, nói với Lê Quỳnh rằng “quan hệ đặc biệt của Moscow với cả Bắc Kinh và Hà Nội” có thể góp phần giúp giảm căng thẳng.

Sự dính líu của Nga trong tranh chấp Biển Đông gần đây được chú ý sau khi tập đoàn Gazprom của Nga đồng ý cùng PetroVietnam khai thác khí gas tại hai mỏ Hải Thạch và Mộc Tinh, trong bồn trũng Nam Côn Sơn ở Biển Đông.
Victor Sumsky: Càng ngày người ta càng thấy rõ là tranh chấp Biển Đông đang tạo ra những căng thẳng mới và khá nghiêm trọng giữa Trung Quốc và một số nước thành viên Asean (đáng kể nhất là Việt Nam và Philippines), giữa Trung Quốc với cả khối Asean, bên trong chính nội bộ Asean và cả giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Nói cách khác, đó là những căng thẳng giữa những nước và tổ chức mà Nga xem là các đối tác thân thiết, nhiều giá trị.
Mặc dù Moscow không có ý định, mà cũng đúng thôi, bày tỏ quá nhiều họat động về vấn đề Biển Đông, nhưng Nga có thể cần phải suy nghĩ nhiều hơn để làm sao trung hòa những xu hướng tiêu cực này – ít nhất cũng là một phần – vì tình hình khu vực và để có thêm chỗ cho hoạt động ngọai giao.
BBC:Ông có nghĩ sẽ xảy ra một cuộc đụng độ lớn giữa Nga và Trung Quốc, một khi công ty Gazprom bắt đầu thực hiện dự án?
Mặc dù một số sự khó chịu đã xuất hiện, nhưng “đụng độ lớn” không thể xảy ra. Cả hai phía trân trọng quan hệ song phương hiện nay và không thể để nó xấu đi chỉ vì vụ việc này.
BBC:Nếu xảy ra chiến tranh ở Biển Đông, Việt Nam có thể dựa vào sự bảo trợ của Nga, như Liên Xô từng làm trong cuộc chiến chống Mỹ ngày trước hay không?
Đứng về bất kỳ phe nào trong một cuộc xung đột quân sự vì Biển Đông hoàn toàn đi ngược lại quyền lợi quốc gia của Nga.
Câu hỏi thực sự là Nga có thể làm gì thực tiễn để giúp tránh xung đột. Nhìn theo hướng này, ta không nên đánh giá thấp quan hệ đặc biệt của Moscow với cả Bắc Kinh và Hà Nội.

Việt Nam: ‘Lãnh đạo mới, nhân quyền cũ’


Báo cáo nhân quyền khẳng định lại quan điểm của Bộ trưởng Ngoại giao Anh về nhân quyền ở Việt Nam
BBC
-
Bộ Ngoại giao Anh hôm 30/4 đã ra báo cáo dân chủ và nhân quyền thường niên trong đó phần về Việt Nam tái xác nhận lo ngại của Anh về tình trạng nhân quyền mà Bộ trưởng Ngoại giao Anh đưa ra sau chuyến thăm tới Việt Nam hôm 24-25/4.
Anh nói dàn lãnh đạo mới của Việt Nam kể từ sau Đại hội XI của Đảng Cộng sản hồi tháng 1/2011 đã không dẫn tới “sự tôn trọng nhiều hơn đối với các quyền chính trị và dân sự.”

Trên thực tế Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được tái bổ nhiệm, ông Nguyễn Phú Trọng chuyển từ chức chủ tịch quốc hội sang tổng bí thư và thay ông là Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng.
Ông Trương Tấn Sang chuyển từ vị trí thường trực ban bí thư của Đảng Cộng sản sang nắm vị trí chủ tịch nước mang tính nghi lễ.
Trong chuyến thăm đầu tiên của một ngoại trưởng Anh tới Việt Nam trong vòng gần hai thập niên, ông William Hague đã gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng như Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.
Sau chuyến thăm ông Hague Bấm nói với bbcvietnamese.com rằng Việt Nam là một trong những nước mà Anh “quan ngại về nhân quyền”.
Ông nói: “Việt Nam có Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền và không có bầu cử theo lối bầu cử ở Anh. Tại Việt Nam không có tự do biểu đạt mà Anh được hưởng.”
‘Hạn chế truyền thông’
Bấm Báo cáo nhân quyền mới nhất về Việt Nam của Bộ Ngoại giao Anh viết:
“Không có tiến bộ rõ rệt nào về tình hình nhân quyền ở Việt Nam trong năm 2011…
“Một số ngày càng nhiều các blogger và các nhà hoạt động hòa bình đã bị bắt và bỏ tù theo luật về an ninh quốc gia vì chỉ trích chính quyền trong khi các quy định mới được đưa ra để hạn chế truyền thông thêm nữa.”
Anh nói bất chấp chuyện Việt Nam tiếp tục hạn chế truyền thông, London vẫn tiếp tục hỗ trợ những người làm trong ngành này, vẫn duy trì hoạt động của các tổ chức đào tạo và tổ chức phi chính phủ để “xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn cho các nhà báo địa phương.”
Trong số các hoạt động hộ trợ truyền thông của Anh có dự án MediaPro nhằm xem xét lại chương trình đào tạo báo chí tại ba cơ sở đào tạo quan trọng và giúp Hội Nhà báo Việt Nam thảo ra bộ quy tắc ứng xử.
‘Thách thức chính phủ’
Bộ Ngoại giao Anh cũng đề cập tới cuộc bầu cử Quốc hội hồi tháng Năm năm 2011 và nói hơn 90% số đại biểu được bầu là đảng viên.
Báo chí Việt Nam
Anh nói Việt Nam còn thắt chặt hơn nữa quản lý truyền thông
Mặc dù vậy báo cáo nhân quyền cũng nói: “Bất chấp việc thiếu độc lập khỏi đảng, Quốc hội đã cho thấy sự sẵn sàng ngày cang tăng trong việc thách thức chính phủ.”
Hồi tháng Mười Hai năm 2011, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng đã có Bấm chuyến thăm London và trở thành lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam tới Anh kể từ sau khi hai nước trở thành ‘đối tác chiến lược’ hồi năm 2010.
Anh tuyên bố sẽ tiếp tục ủng hộ Quốc hội Việt Nam thông qua một loạt dự án trong đó có hội thảo về kỹ năng chất vấn tốt hơn cho đại biểu và phát triển trang web kết nối đại biểu với cử tri.
Báo cáo nhân quyền mới nhất của Anh nói họ sẽ tiếp tục hợp tác cũng như thúc ép Việt Nam cải thiện nhân quyền nhưng không có nhiều hy vọng trong vài năm tới đây.
“Trong ngắn hạn, không có dấu hiệu nào cho thấy tình hình nhân quyền ở Việt Nam sẽ cải thiện.
“Đảng [Cộng sản] vẫn giữ vững quyền kiểm soát và sẽ không nới lỏng lập trường cứng rắn đối với tự do ngôn luận và bất cứ điều gì được xem là thách thức quyền lực của họ.
“Trong năm 2012, chúng tôi sẽ tiếp tục gây sức ép để chính quyền có cách tiếp cận bao dung hơn.”
Bộ Ngoại giao Anh
“Trong năm 2012, chúng tôi sẽ tiếp tục gây sức ép để chính quyền có cách tiếp cận bao dung hơn.
“Khi làm như vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục nhấn mạnh mối liên hệ giữa sự phát triển kinh tế vĩ mô trong tương lai của Việt Nam và việc họ sẵn sàng khuyến khích tự do ngôn luận, thảo luận cởi mở, đổi mới và sáng tạo – tất cả những chất xúc tác quan trọng để phát triển một nền kinh tế công nghiệp phát triển và hiện đại.”

Trung Cộng, Mục Tiêu Mỹ


Vi Anh
-
Hai chuyển động của Bộ Quốc Phòng Mỹ trong tuần lễ thứ tư của tháng Tư năm 2012 – lập cơ quan tình báo mới và tái phối trí lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ ở Okinawa — cho thấy Trung Cộng là mục tiêu quân sự của Mỹ ở Á châu Thái bình Dương.
Một, Bộ Quốc Phòng Mỹ lập một cơ quan tình báo mới chuyên trách chánh yếu về Trung Cộng.  Hầu hết các thông tấn xã và báo chí của các siêu cường Âu, Mỹ ngày 24-4-12 đều loan tải tin Bộ Trưởng Léon Panetta vốn là cựu Giám đốc của CIA được cử qua làm Trưởng Quốc Phòng Mỹ thành lập mở một cơ quan tình báo mới đặc biệt cho quân đội.

Đó là cơ quan tình báo mật của quân đội Mỹ (Defense clandestine service, DCS). Cơ quan này kết hợp làm việc với CIA với nhiệm vụ như gián điệp, họat động ngòai vùng có chiến trận Nó khác với cơ quan tình báo truyền thống của quân đội là DIA lâu nay có nhiệm vụ cung ứng tin tình báo chiến thuật trong vùng có chiến tranh. Trung Tướng Michael Flynn tuần trước được Bộ cử nhiệm vào làm giám đốc DIA và sẽ giám sát luôn cơ quan tình báo mới thành lập DCS này. DCS dự trù phát triển thêm vài trăm điệp viên trong những năm tới. Ứng viên chắc hẳn cần những người Mỹ gốc các nước Á châu Thái bình Dương.
DB Mike Rogers (Đảng Cộng hòa,  bang Michigan) Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, gởi điện thư ủng hộ cơ quan tình báo mới này và sự phối họp với CIA.
Trong thời TT George W. Bush, Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld muốn tăng gia khả năng tình báo quốc phòng sang những lãnh vực theo truyền thống thuộc CIA. Nhưng Bộ Quốc Phòng không làm được vì sự chống đối của CIA.
Nhưng bây giờ cơ quan CIA do một vị tướng lãnh chỉ huy, là Tướng David Petraeus. Nhiệm vụ tình báo của quân đội và của CIA thường chia xẻ và phối hợp với nhau. Nhân viên tình báo quốc phòng, thường làm việc trong các cơ sở của CIA tọa lạc trong tòa dại sứ Mỹ, thực tế đã cộng tác với nhau trong nhiều vấn đề ở hải ngọai.
Một cộng tác và phối hợp hài hòa và thành công của tình báo quốc phòng và CIA đã đưa đến kết quả thành công vượt mức trong cuộc hành quân hạ sát Ben Laden ở Pakistan, hồi năm 2011. Hai ngành cũng đã phối hợp trong việc theo dõi và bắt và giết những cán bộ chỉ huy lãnh đạo của Al-Qaida ở Yemen.
Với cơ quan tình báo mật DCS của quân đội mới thành lập chuyên trách về TC, và CIA có từ lâu, coi như TC bị hai cơ quan tai mắt của Mỹ, một quân sự và một dân sự, đặc biệt theo dõi.
Hai, về tái phối trí Thủy Quân Lục Chiến. Song song với việc tăng cường hợp tác quân sự với Singapore, Philippines và Úc, Bộ Quốc Phòng và Bộ Tổng Tham Mưu liên quân Mỹ đã có  kế hoạch đã được hai chính phủ Mỹ và Nhật đồng ý,  Mỹ sẽ tái phối trí lực lượng Thủy Quân Lục Chiến ở Á châu để đáp ứng nhu cầu chiến lược, chiến thuật mới, mà mục tiêu là tấn công và phòng ngự TC. Điều 9,000 Thủy Quân Lục Chiến từ Okinawa qua Guam 5,000 người, qua Úc 2,500 người và qua Hawai khỏang vài ngàn để làm lực lượng tiếp ứng, giữ lại tại Okinawa 10,000 người .
Mỗi nơi phụ trách một vùng chiến thuật ở Á châu Thái bình dương, xung quanh TC. Các đơn vị Thủy quân lục chiến đồn trú tại Okinawa sẽ phụ trách khu vực bán đảo Triều Tiên và biển Hoa Đông; lực lượng ở Guam, vùng Tây Thái Bình Dương; lực lượng ở  Darwin, miền Bắc Úc khu vực Biển Đông và Ấn Độ Dương và Thủy quân lục chiến đặt ở Hawaii, trừ bị,tiếp ứng.
Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba tuyên bố với báo chí rằng thỏa thuận này «là tất yếu phản ánh một thực tế trong khu vực trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng sức mạnh». Nhựt đóng góp khoảng 8,6 tỷ đôla để chia xẻ với Mỹ việc điều động này.
Theo nhận định của phần đông chiến lược gia trên báo truyền thông quốc tế, việc bố trí lại lực lượng này của Mỹ là phương án hữu hiệu nhằm tăng cường khả năng tiến công của Thủy quân Lục chiến Mỹ trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương, phù hợp với chiến lược quốc phòng mới của Mỹ tập trung nhiều hơn vào khu vực châu Á, trước sự trổi dậy của TC về quân sự, hành động bành trướng và giành thế hải thượng với Mỹ ở vùng biến Á châu Thái bình dương.
Ba, về hải lực và không lực dọ thám. Trước khi điều động thủy quân lục chiến ở Okinawa, Mỹ có 11 hàng không mẫu hạm, Bộ Quốc phòng và Tổng Tham mưu đã điều về vùng Á châu Thái bình dương 6 chiếc, đa số được dùng vào lực lượng tấn công.
Thành phố Perth của nước Úc, như Tây Đô của Úc, với dân số hơn 1,5 triệu hồi năm 2006, chánh quyền Úc đã đồng ý cho được hàng không mẫu hạm, các tàu lặn nguyên tử Mỹ ghé tiếp tế, nghỉ ngơi, như một căn cứ an tòan hải ngọai của Mỹ.
Tờ báo gối đầu giường của chính khách Mỹ là Washington Post cũng cho biết Úc cũng đồng ý cho Mỹ sữ dụng quần đảo Cocos, một nhóm đảo san hô  của Úc nằm trong Ấn Độ Dương và ở phía tây bắc của Australia, làm nơi xuất phát cho các máy bay dọ thám không ngươi lái của Mỹ. Quần đảo Cocos của Úc sẽ thay thế cho căn cứ Diego Garcia của Mỹ tại Ấn Độ Dương, theo tin của AFP.
Bốn và sau cùng, việc Mỹ lập cơ quan tình báo quân sự mới và điều quân của Mỹ như trên cho thấy TC là mục tiêu gần  hay xa của Mỹ và Mỹ sẵn sàng để phòng ngự hay tấn công. Chính Đại sứ Mỹ tại Úc Jeffrey Bleich nhận định là từ căn cứ  Daewin ở miền Bắc nước Úc, có thể đi thẳng ra Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Biển Đông Timor và tất cả các tuyến đường thương mại xung quanh. Điều này tạo một lợi thế mạnh và lớn cho Mỹ trên Thái bình Dương. Mỹ có thể dễ dàng tung quân ra xa một cách nhanh chóng.
Nhớ xưa trong Thế Chiền thứ hai, ở Á châu, sai lầm chiến lược của Nhựt là tấn công Trân châu Cảng quá sớm. Nếu chưa tấn công, Mỹ chưa tập trung vào chiến trường Á châu, chưa tấn công thẳng vào nước Nhựt. Bây giờ TC “quậy” quá sớm ở Á châu Thái bình Dương, trái với lời khuyên của Đặng tiểu Bình đừng lộ mặt quân sự để phát triễn kinh tế; nên Mỹ mới tập trung lực lương về Á châu Thái bình dương và được hầu hết các nước ủng hộ xem như lá chắn trước đà bánh trướng của TC.
Có người nói, TC không làm không được vì sự sống còn của vấn đề kinh tế của TC. Dưới đáy của vùng biển Đông Nam Á mà TC đang đơn phương xác quyết chủ quyên là trữ lượng dầu lửa và khí đốt nhiều hơn của Á rập Saudi, nước có nguồn dầu và khí lớn nhứt thế giới. TC đang bị lời nguyền rủa của dầu lửa./.
Vi Anh
Theo Vietbao

Trung Quốc Tụt Hậu


* Dưới chân cao ốc…. *
Nguyễn Xuân Nghĩa
-
Chiến lược chủ động công nghiệp hoá qua vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước đã thất bại thê thảm…
Những Sai Lầm Trong Chánh Sách Kinh Tế
Bảo rằng Trung Quốc đang tụt hậu thì nhiều người khó tin, nhất là sau khi xứ này vừa vượt qua Nhật Bản vào năm 2010 để thành nền kinh tế hạng nhì thế giới trong khi cả ba khối công nghiệp hoá là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Âu Châu vẫn chưa ra khỏi bốn năm suy trầm với nhiều khó khăn chồng chất. Và từ năm ngoái, thiên hạ còn được dự báo rằng kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Hoa Kỳ trong mươi mười lăm năm nữa. Hão huyền!

Nhưng sự thật kinh tế ở bên trong Trung Quốc lại không được như vậy, và đây là hồi chuông cảnh báo cho Việt Nam, vốn dĩ vẫn cứ đi dưới bóng rợp của nước láng giềng anh em.
Chúng ta phải vượt qua nhiều nghịch lý trên bề mặt thì mới thấy sự thật kinh tế và xã hội ở bên dưới….
Trong hai quý cuối cùng của 2011, sản lượng kinh tế của Trung Quốc đã giảm sút đáng kể, và đây là một điều hay!
Tháng Ba vừa qua, sau kỳ họp thứ năm của Quốc hội khóa 11, Tổng lý Quốc vụ viện (Thủ tướng) Ôn Gia Bảo thông báo chỉ tiêu tăng trưởng năm nay là 7,5% và đề ra một số đường hướng cải cách. Nói cho dễ hiểu, lãnh đạo xứ này muốn cỗ xe chạy chậm lại để có thể quẹo cua mà không lật vì biết là phải chuyển hướng. Vì vậy, nếu đà tăng trưởng có giảm thì không hẳn là điều dở. Nhưng với điều kiện là để có thể cải cách.
Sự thật là lãnh đạo thì tính như vậy, nhưng các tỉnh vẫn cố rồ máy tống ga nên Trung Quốc vẫn sẽ có đà tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu, như thực tế của mọi năm trước, trong khi vẫn chất chứa những nhược điểm, xuất phát từ sai lầm về chính sách. Chúng ta sẽ tìm hiểu chuyện đó ở đây.
Trước hết, khi kinh tế toàn cầu còn bị suy trầm, đà tăng trưởng của Trung Quốc vẫn cứ bị hiểu lầm và được ngợi ca. Nếu kinh tế thật sự tăng trưởng với phẩm chất tốt đẹp thì cỗ máy tạo ra phép lạ ấy là các doanh nghiệp tất nhiên là phải phát đạt hơn. Nếu vậy, tại sao thị trường chứng khoán xứ này – và cả Việt Nam – vẫn cứ èo uột?
Thật ra tăng trưởng của Trung Quốc thiếu phẩm chất mà thừa lãng phí.
Một cơ thể mà được bồi dưỡng quá nhu cầu và một cách vô ích thì dẫn tới nạn mập phì. Trong lãnh vực kinh tế, nạn mập phì đó là lạm phát.
Khi nạn tổng suy trầm toàn cầu nổi lên từ năm 2008, lãnh đạo Trung Quốc ráo riết tăng chi và bơm tín dụng vào kinh tế để nâng mức đầu tư hầu phần nào bù đắp sự hao hụt của xuất cảng vì ba thị trường nhập cảng lớn là Âu-Mỹ-Nhật đều co cụm. Biện pháp kích thích kinh tế đó lớn bằng 40% tổng sản lượng, cỡ 2.000 tỷ Mỹ kim, tương đương với 5.800 tỷ nếu cũng được áp dụng tại Mỹ!
Một cơ thể được bơm vào một lượng thuốc bổ bằng 40% sức nặng thì tất nhiên dẫn tới hiện tượng dân ta nôm na gọi là “phì lủ”, béo vì bệnh. Bệnh đó là nạn bong bóng đầu cơ và lạm phát.
Cả một nền kinh tế hay cơ thể mà bị lệ thuộc vào thuốc bổ thì mới vận hành là điều nghịch lý.
Nó thể hiện ở nạn lạm phát thực tế còn trầm trọng hơn những con số thống kê biểu kiến. Và nó dẫn tới sự lầm than của dân nghèo. Đa số người dân Trung Quốc vẫn chưa có mức lợi tức trung bình có bốn đô la một ngày.
Mà ưu thế tăng trưởng ngoạn mục trên bề mặt, như 10% một năm trong hai chục năm liền, đang hết dần vì cái vựa người đã cạn: nhờ chính sách mỗi hộ một con, dân số Trung Quốc hết giảm và đã sớm bị lão hóa, doanh nghiệp bắt đầu thiếu người.
Muốn gia tăng sản xuất, người ta có thể nâng cao bốn loại nhập lượng là đất đai, tiền bạc, nhân công và kỹ thuật. Khi nhân công hết còn tăng mạnh mà kỹ thuật không cải tiến để nâng cao hiệu năng của lao động thì người ta chỉ còn đất và tiền. Hãy nói về đất và tiền.
Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân nhưng do đảng và nhà nước quản lý và phân bố – chủ yếu là cho doanh nghiệp nhà nước và thân tộc của đảng viên các cấp. Nhu cầu tăng trưởng chỉ tính theo lượng mà bất kể tới phẩm tất nhiên dẫn tới nạn cướp đất, là chuyện đã xảy ra tại cả Trung Quốc lẫn Việt Nam, với hậu quả bong bóng địa ốc khiến giá nhà tăng vọt trong khi nhu cầu gia cư vẫn không được thoả mãn.
Một thí dụ cụ thể là thông thường, giá trung vị (median price) của một ngôi nhà bằng ba hai năm năm lợi tức trung bình của cư dân – theo định nghĩa của Liên hiệp quốc và Ngân hàng Thế giới – thì được coi là bình thường. Tại Trung Quốc, trái bóng địa ốc khiến người dân bình thường phải cầy mất 12 năm, hoặc tại Bắc Kinh là 27 năm, thì mới có thể mua nhà! Đó là về đất và bóng.
Về tiền thì khi nhà nước tiếp tục bơm tiền như nhồi thuốc bổ vào một cơ thể có bệnh, lạm phát tất nhiên bùng nổ, như cả Trung Quốc và Việt Nam đều bị.
Khi vật giá leo thang, mà các doanh nghiệp vẫn được tài trợ dễ dãi thì tính sao? Họ ra sức mua vào nguyên nhiên vật liệu và sản xuất rất mạnh – lại vượt chỉ tiêu – rồi cất hàng vào kho. Vì vậy, chính sách bơm tiền kích thích kinh tế không chỉ thổi lên trái bóng địa ốc hoặc trái bóng thương phẩm – là các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu và nông sản – mà còn dẫn đến hiện tượng tồn kho chất đống. Nghĩa là hàng ế, phố hoang, cửa hàng vắng khách.
Một trong các tiêu chuẩn thẩm định xem kinh tế đã ra khỏi suy trầm hay chưa là ngó vào lượng tồn kho.
Nếu tồn kho giảm thì kinh tế bắt đầu ra khỏi chỗ trũng và sẽ phát đạt khi doanh nghiệp bắt đầu sản xuất thêm và tuyển lại người. Các doanh nghiệp chủ đạo của Trung Quốc đã đầu cơ bằng tồn kho, lại còn được ngân hàng tài trợ thêm, hoặc du di các khoản nợ đáo hạn để có sổ sách gọi là quân bình.
Cho nên việc điều chỉnh tồn kho nghĩa là bán cho hết hàng ế, vẫn bị trì hoãn, bị đẩy lui. Nghĩa là người ta không giải quyết vấn đề mà chỉ đánh bùn sang ao. Và gây ấn tượng hoành tráng cho những kẻ thiếu hiểu biết – khá đông tại Hà Nội – rằng kinh tế Trung Quốc vẫn mạnh, vẫn có đà tăng trưởng cao.
Bây giờ, chúng ta hiểu vì sao Ôn Gia Bảo muốn hạ chỉ tiêu tăng trưởng – mà có khi không nổi!
Vấn đề chính ở đây là Trung Quốc phải cải thiện năng suất của bộ máy sản xuất. Năng suất mà không cải tiến thì càng bơm tiền kích thích kinh tế sẽ càng gây lạm phát. Yêu cầu chuyển hướng và cải cách kinh tế mà Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng đề ra năm ngoái và Quốc hội công bố năm nay chính là để nhắm vào chuyện năng suất đó.
Nhưng cũng sẽ không thành!
Lý do là bộ máy nhân sự điều khiển bộ máy sản xuất đó không thấy nhu cầu!
Cho đến nay, các đại gia có quan hệ tốt với đảng viên cán bộ các cấp từ trung ương và các thành phố lớn đến các tỉnh và địa phương vẫn cứ ăn nên làm ra. Vì vậy, họ không cần cải tiến cái cơ chế ưu đãi và còn ra sức phá hoại nỗ lực cải cách. Điều ấy không là một suy đoán có ác ý mà nằm ngay trong ngân sách năm nay. Thay vì giảm thuế cho doanh nghiệp thì lại tăng chi, thêm 14% cho tài khoá 2012.
Về chuyện thuế, doanh nghiệp Trung Quốc bị đè dưới gánh nặng thuế khóa. Người ta tính ra là 45% phí tổn về nhân công chính là gánh thuế phải nộp cho chính phủ, một tỷ lệ cao hơn các nước công nghiệp hóa, kể cả Hoa Kỳ của Barack Obama.
Vì yêu cầu tăng trưởng “bằng mọi giá”, doanh nghiệp Trung Quốc có mức doanh lợi cực thấp trong suốt một chuỗi sản xuất từ trên xuống dưới và càng làm gia công ở dưới thì tỷ lệ lợi nhuận càng thấp. Họ bù lỗ bằng chế độ bóc lột nhân công được hợp pháp hóa, định chế hóa bởi chiến lược “nhân công rẻ”.
Nhưng bộ máy đàn áp công nhân có thể dẹp được biểu tình chứ không thoát khỏi quy luật kinh tế. Lãnh đạo Trung Quốc lãnh hai hậu quả xã hội và kinh tế nghiêm trọng như nhau.
Về xã hội là nạn khiếu kiện tập thể và biểu tình lan rộng, về kinh tế là sự phá sản hàng loạt các tiểu doanh thương tư nhân nằm ở công đoạn thấp nhất của chu trình sản xuất. Kết quả chung cuộc là lợi tức quá thấp của người dân không nâng cao được số cầu của thị trường nội địa, qua sức tiêu thụ của dân chúng, nên kinh tế vẫn lệ thuộc vào đầu tư của nhà nước và vào xuất cảng.
Khi các nước nhập cảng đều gặp khó khăn như hiện này, nhà nước lại càng ra sức đầu tư, tăng chi để đầu tư, các địa phương đi vay để đầu tư. Mà càng đầu tư vào bộ máy kém hiệu năng thì càng thổi lên bong bóng và lạm phát.
Sau kỳ họp của Quốc hội tháng trước, người ta chỉ chú ý đến vụ khủng hoảng tại Trùng Khánh và những hành vi mờ ám của gia đình Bạc Hy Lai.
Nhưng nếu chịu khó nhìn thêm vào ngân sách được Quốc hội ban hành, ta còn thấy một sự việc khác: chính quyền nói đến cải cách mà vẫn làm như cũ. Không cải cách vì không thể cải cách. Vụ điều tra về thành tích biểu kiến của Trùng Khánh dưới quyền lãnh đạo của Bạc Hy Lai từ năm 2007 cho đến khi bị cách chức vào Tháng Ba cho thấy một hiện tượng chung: các địa phương có thể qua mặt trung ương mà làm bậy và Trùng Khách mắc nợ quá nhiều.
Các lãnh tụ địa phương mà có thần thế ở trung ương còn có khả năng tác động vào chính sách kinh tế quốc dân ở cấp cao nhất! Họ dẫn xứ sở vào cái “bẫp xập của cải cách”, nghĩa là hết dám cải cách, như nhiều trí thức trong bộ máy nhà nước đã công khai than phiền từ đầu năm nay.
Cơ chế kinh tế chính trị xứ này tạo ra các nhóm quyền lợi, những trung tâm cản trở nỗ lực cải cách mà chẳng ai biết vì báo chí không có tự do và xứ sở không có dân chủ.
Bây giờ, ta hãy nhìn rộng ra ngoài.
Các tổ hợp quốc tế bước vào làm ăn tại Trung Quốc đều nhìn ra nhược điểm này. Và tận tình khai thác. Họ tìm ra đòn bẩy là mối quan hệ giữa các đại gia, các tập đoàn nhà nước với lãnh đạo ở trên và kiếm lời rất khỏe. Họ đều biết thủ thuật ăn cắp công nghệ của Trung Quốc nên phải thủ rất kín, đôi khi thất bại khi ăn cắp hoặc ăn cướp tác quyền trí tuệ được coi là quốc sách. Nhưng đa số thì vẫn thành công, vì vậy họ vẫn ở lại!
Họ thành công khi trao cho doanh nghiệp Trung Quốc những công đoạn thấp nhất của tiến trình sản xuất và giữ lấy cho mình phần có giá trị nhất. Trong tiến trình hợp tác đó, doanh nghiệp Trung Quốc chỉ làm gia công và ra sức bóc lột công nhân bằng lương thấp bổng kém để đạt mức doanh lợi cao hơn cũng theo hình tháp, là càng ở dưới thì càng ít lời mà cần nhiều nhân công.
Nhìn cách khác, Trung Quốc làm thế giới khâm phục hoặc hãi sợ khi ồ ạt sản xuất hàng gia dụng hoặc tiêu dùng hạng sang, kể cả xe hơi hay máy điện toán. Nhưng khác với các tổ hợp quốc tế Âu, Mỹ, Nhật và cả Đại Hàn, doanh nghiệp Trung Quốc chưa tiến lên trình độ quyết định về giá cả – hoặc có khả năng “làm giá”, kinh doanh học gọi là “pricing power” – mà vẫn chỉ loay hoay với chiến lược bán rẻ để bán nhiều.
Đó là ưu thế của một nước lạc hậu!
Khi nhìn cả tiến trình mở cửa và hợp tác như một cái tháp, các doanh nghiệp quốc tế ở trên đỉnh vẫn giữ phần hơn. Họ thực tế chỉ đạo hoặc khống chế các khu vực chiến lược và béo bở nhất của kỹ nghệ Trung Quốc và thải xuống những phần xương xẩu cho các doanh nghiệp Trung Quốc ra sức giành nhau, trên lưng của công nhân.
Vì vậy, trên các thị trường quốc tế, doanh nghiệp Trung Quốc chỉ có tiếng chứ không có miếng và chưa thể cạnh tranh với những Samsung, Hyundai của Nam Hàn, hay HonHai của Đài Loan. Người ta cứ la trời rằng trong cái iPad có đầy cơ phận thực ra là “chế tạo tại Trung Quốc”. Nhưng đó chỉ là “made in China”, chưa thể là “products of China”!
Các nước tiên tiến thật ra vẫn nắm dao đằng chuôi, doanh nghiệp của họ cũng vậy. Trong khi cả kiến trúc vĩ đại của Trung Quốc với các tập đoàn công nghiệp hay ngân hàng của nhà nước chỉ đứng phất cờ, thổi lên bong bóng, gây ra lạm phát. Và còn được nhà nước yểm trợ để làm ra cái trò huê dạng này.
Chính sách phát triển tư bản nhà nước của Trung Quốc chỉ phát triển ra hệ thống “tư bản thân tộc” – crony capitalism – và chế độ “quần đới quan hệ” (nepotism) là khi một người làm quan cả họ được nhờ. Mà quần đới là gì? Thưa là cái dải quần!
Chiến lược chủ động công nghiệp hoá qua vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước đã thất bại thê thảm. Trung Quốc tụt hậu là trong ý nghĩa đó. Theo sau là Hà Nội lúp súp ôm lấy cái dải quần mà không dám buông tay.
Vì vẫn chưa thoát khỏi cái định hướng xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Quốc.
Nguyễn Xuân Nghĩa
Theo Vietbao

Phản cách mạng đã rõ ràng!

Lê Hiền Đức
-
Vụ cưỡng chế, thu hồi đất đai ngày 10-1-2012 đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng – TP Hải Phòng, qua các tin bài trên phương tiện thông tin đại chúng và lời kể của nhân chứng, tôi hình dung còn ghê gớm hơn cảnh đánh bắt, cướp bóc nhà viên ngoại họ Vương mà đại thi hào Nguyễn Du tả trong Truyện Kiều: lũ sai nha đầu trâu mặt ngựa, nách thước, tay đao biến thành mấy chục bộ đội, công an với đầy đủ súng ống, đạn dược, xe chiến đấu, đằng đằng sát khí; chúng chẳng những vơ vét, đập phá hết đồ đạc, của cải mà còn vứt bỏ bàn thờ, san bằng ngôi nhà gạch 2 tầng kiên cố của gia chủ; dây vô lại thì buộc chặt 6-7 thâm tình, đủ cả nam phụ lão ấu chứ không chỉ một lão một trai…
Tới vụ cưỡng chế, thu hồi đất đai ngày 24-4-2012 đối với 166 hộ nông dân ở huyện Văn Giang – tỉnh Hưng Yên, tôi tận mắt thấy hàng ngàn cảnh sát trẻ khoẻ, trang bị đến tận răng cùng nhiều lực lượng “tinh nhuệ”, nhiều phương tiện hiện đại khác của chính quyền xông vào đàn áp mấy trăm dân quê hiền lành, chất phác mà quá nửa là ông già bà cả, phụ nữ, trẻ em. Những ngày qua, chắc vì tập trung thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm là đưa tin bài về quan hệ “tốt đẹp” với Trung Cộng, về đời sống tình ái, sinh hoạt, thú chơi của các mĩ nữ, đại gia, về các chuyện cướp – giết – hiếp… mà 6-7 trăm toà báo ở Việt Nam hầu như không có tin bài về vụ cưỡng chế, thu hồi đất đai đang làm chấn động dư luận này. Tôi thì tay run run lần mò gõ bàn phím máy tính mà trong đầu vẫn hiện rõ mồn một cảnh hàng chục cảnh sát chân đi giày đinh, đầu đội mũ sắt, người mặc áo giáp, tay cầm mộc, tay cầm dùi cui lao vào đánh túi bụi một anh trai làng tay không tuy anh ấy chẳng hề chửi bới, khiêu khích gì chúng.
Đã sống qua thời Việt Nam còn chịu ách cai trị của phong kiến, ách đô hộ của thực dân, phát-xít, đã hoạt động hậu địch trong kháng chiến, đã xem phim ảnh, nghe kể lại hoặc trực tiếp chứng kiến hàng trăm, hàng ngàn vụ chính quyền “của dân, do dân, vì dân” cưỡng chế, thu hồi đất đai, nhà cửa, tài sản đối với người dân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa song tôi chưa bao giờ thấy người dân bị đàn áp một cách man rợ đến như thế, với quy mô lớn như thế.
Tại sao những năm gần đây ở Việt Nam, số vụ khiếu nại, tố cáo của người dân về việc họ bị cướp đoạt đất đai và số vụ chính quyền cưỡng chế, thu hồi đất đai đối với người dân cứ liên tục gia tăng với tốc độ chóng mặt? Theo tôi, có nhiều lí do nhưng cơ bản nhất là Nhà nước đã tước đoạt quyền sở hữu đất đai của mỗi người dân. Hiện trên thế giới, số quốc gia mà ở đó cá nhân người dân không được quyền sở hữu đất đai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chẳng nói đâu xa, ngay tại Việt Nam, dưới thời Pháp thuộc và dưới chế độ Việt Nam cộng hoà, cá nhân người dân cũng đã có quyền sở hữu đất đai. Chỉ dưới chế độ Dân chủ cộng hoà, nay là chế độ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa, cái quyền ấy của cá nhân người dân mới bị tước đoạt. Đảng cộng sản và Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận ở Việt Nam, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai rất chồng chéo, rắc rối, có nhiều thiếu sót và mâu thuẫn nhau. Nhưng ai là tác giả của chúng? Chính là họ. Ai được hưởng lợi từ chúng? Cũng chính là họ.
Ngoài quyền sở hữu đất đai, người dân Việt Nam còn đã và đang bị tước đoạt, xâm phạm một số quyền lợi rất cơ bản khác, trong đó có cả những quyền hiến định như sở hữu tài sản, tự do cư trú, tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp, biểu tình… Thêm nữa, họ đã và đang bị bóp nặn ghê gớm thông qua các loại thuế, phí, lệ phí. Nhiều năm nay, Việt Nam luôn ở tốp đầu của khu vực, thậm chí của cả thế giới về tỉ lệ thu ngân sách. Nếu đọc lại bài thơ “Á tế á ca” từng có trong sách giáo khoa phổ thông mấy chục năm, chúng ta sẽ thấy xét về nhiều mặt, tình cảnh người dân Việt Nam hiện nay còn kém cả thời chịu ách cai trị của phong kiến, ách đô hộ của thực dân, phát-xít. Có lẽ đó là lí do bài “Á tế á ca” bị loại ra khỏi sách giáo khoa.
Quay trở lại chủ đề chính của bài viết này – chủ đề đất đai. Nếu như trước kia, việc Đảng cộng sản dùng những câu “Ruộng đất về tay dân cày”, “Người cày có ruộng” để phất cờ hiệu triệu, lôi kéo đông đảo nông dân tham gia cuộc đấu tranh đánh đổ thực dân, phong kiến được coi là cách mạng thì ngày nay, việc cưỡng chế, ăn cướp bờ xôi ruộng mật của nông dân để trao vào tay các đại gia không thể gọi bằng cái tên nào khác ngoài “phản cách mạng”. Nói cách khác, cuộc cách mạng mà lớp người chúng tôi đã tham gia 60-70 năm trước nay đã bị phản bội một cách trắng trợn, triệt để. Công hữu, sở hữu toàn dân chỉ là chiêu bài để tư hữu hoá, tư nhân hoá, biến của chung thành của riêng.
Năm ngoái, khi đọc bài “Người bạn Ai Cập” của nhà báo Huy Đức, tôi rất tâm đắc với câu kết: “Những chiếc xe tăng của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc khi nghiến nát nhân dân vào đêm 3-6-1989 ở Thiên An Môn cũng đã nghiến nát hai từ “nhân dân” trong cái tên của nó”. Nay, mượn ý ông Huy Đức, tôi cho rằng qua việc “tích cực”, “hăng hái” tham gia các vụ cưỡng chế, thu hồi đất đai đối với người dân, những lực lượng mang danh “Uỷ ban nhân dân”, “Công an nhân dân”, “Quân đội nhân dân”, “Viện kiểm sát nhân dân”, “Toà án nhân dân”… ở Việt Nam đã nghiền nát, phá sạch, đốt sạch chữ “nhân dân” trong cái tên của chúng.
Nhưng chúng chỉ thủ tiêu được chữ “nhân dân” trong cái tên chúng mang mà thôi còn nhân dân thì đời đời bất diệt. Chẳng kẻ nào có thể chống lại ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Các vụ cưỡng chế, thu hồi đất đai ở Tiên Lãng và ở Văn Giang cho thấy tại Việt Nam, mâu thuẫn giữa người dân với kẻ rắp tâm ăn cướp đất đai, tài sản của họ đã lên tới đỉnh điểm, đã tới mức không thể dung hoà. Trong cuộc đấu tranh giữ lấy đất, giành lại đất, có thể nhân dân phải tạm lui bước vào lúc này, lúc khác, tại nơi này, nơi khác song chắc chắn họ sẽ thắng, như bao đời nay vẫn thế.
Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ – thuyền bị lật mới biết sức dân như nước. Cứ cái đà này thì ngày ấy chẳng còn xa…

Ông Đoàn Văn Vươn sẽ không được tiếp tục giao đất

Bảo Anh
-
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND thành phố Hải Phòng hướng dẫn việc sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn.
Theo đó, đối với diện tích 21ha được giao theo Quyết định số 447/1993của UBND huyện Tiên Lãng là phù hợp với quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm ban hành. Điều này cũng đã được Thủ tướng kết luận hồi tháng 2 vừa qua.
Tuy nhiên, trong số 21 ha đó, trừ đi 3,36 ha mà UBND thành phố Hải Phòng đã thu hồi năm 2005 để giao cho Thành đoàn Hải Phòng xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nuôi tôm xuất khẩu, nên diện tích còn lại là 17,64 ha.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, và Nghị định số 181/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003 thì diện tích đất 17,64 ha thành phố Hải Phòng cần tiếp tục cho ông Đoàn Văn Vươn sử dụng theo hình thức thuê đất.
Giá thuê đất được xác định theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 69/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Riêng phần diện tích đất nằm trong hành lang bảo vệ đê biển thì vẫn cho ông Đoàn Văn Vươn thuê để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, nhưng phải chấp hành các quy định về bảo vệ an toàn đê điều theo quy định của pháp luật đê điều.
Đối với diện tích 19,3 ha được UBND huyện Tiên Lãng giao bổ sung cho ông Đoàn Văn Vươn từ năm 2007, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, đây là diện tích ông Đoàn Văn Vươn đã tự ý khai phá sử dụng cùng thời điểm với diện tích 21 ha được giao theo Quyết định số 447 và đã bị xử phạt hành chính về hành vi lấn chiếm đất đai tại Quyết định số 219/1997 của UBND huyện Tiên Lãng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, theo quy định của UBND thành phố Hải Phòng thì diện tích đất này thuộc trường hợp phải thuê đất. Việc tiếp tục cho ông Đoàn Văn Vươn sử dụng đất theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ thực hiện hình thức thuê đất. Trình tự, thủ tục cho thuê đất thực hiện theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 69/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND thành phố Hải Phòng triển khai, chỉ đạo thực hiện. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc kịp thời phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo: VnEconomy

Pháp sẽ phải vất vả cải thiện quan hệ với châu Âu sau bầu cử tổng thống


Quốc kỳ 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu. DR
Đức Tâm
-
Người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp, bất kể là ai, sẽ phải vất vả để trấn an các đối tác châu Âu và cải thiện quan hệ với Bruxelles. Nguyên nhân là vì trong chiến dịch vận động tranh cử, cả hai ứng viên, ông Nicolas Sarkozy, đảng cánh hữu UMP, và ông François Hollande, đảng cánh tả Xã hội, đều chỉ trích gay gắt Liên Hiệp Châu Âu.
« Nước Pháp sẽ phải trả giá về cuộc vận động tranh cử. Người ta đã không nói tốt đẹp về châu Âu, người ta nói xấu về châu Âu và điều này sẽ để lại hậu quả sau cuộc bỏ phiếu ». Đó là nhận định của ông Jean-Dominique Giuliani, chủ tịch Quỹ Schuman (Fondation Schuman), một trung tâm nghiên cứu về châu Âu.
Vẫn theo ông chủ tịch Giuliani, được AFP trích dẫn, « người ta thấy tổng thống (mãn nhiệm) Nicolas Sarkozy phát ra những lời đe dọa là nước Pháp ra khỏi Schengen và về chính sách thương mại của Liên Hiệp Châu Âu, trong khi đó ứng viên đảng Xã hội (François Hollande) thì tuyên bố muốn đàm phán lại hiệp ước về ngân sách đã được 25 nước ký ». Do vậy, Paris sẽ phải hàn gắn lại những rạn vỡ trong quan hệ với châu Âu.
Theo giới phân tích, những lời chỉ trích mạnh mẽ nhắm vào Liên Hiệp Châu Âu trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống Pháp 2012 đã làm cho Bruxelles ngạc nhiên. Đối với hai ứng viên tổng thống Pháp, mọi khó khăn, khủng hoảng, thất nghiệp, đình đốn kinh tế, bất bình xã hội, nạn nhập cư lậu v.v., tất cả đều do Liên Hiệp Châu Âu !
Tổng thống mãn nhiệm – ứng viên cánh hữu Sarkozy tố cáo châu Âu bất lực, không ngăn cản được luồng nhập cư bất hợp pháp. Ông còn chỉ trích chính sách thương mại của châu Âu là ấu trĩ và đề nghị thiết lập một dạng « bảo hộ mậu dịch » tại châu Âu.
Các tuyên bố cứng rắn của ông Sarkozy nhằm thu hút lá phiếu của cử tri cực hữu đã buộc Bruxelles phải lên tiếng nhắc nhở : Cơ quan hành pháp châu Âu – tức Ủy ban châu Âu – đề nghị các lãnh đạo châu Âu không nên đưa ra những phát biểu mang tính chất dân túy, trái ngược với những giá trị và ý tưởng của tiến trình xây dựng châu Âu.
Thái độ và các phát biểu của ông Sarkozy cũng làm cho thủ tướng Đức Angela Merkel khó chịu. Khi bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử tổng thống, ông Sarkozy đã tìm mọi cách đề cao mô hình Đức, còn bà Merkel thì công khai tuyên bố ủng hộ ông Sarkozy. Sau khi thấy « lá bài Đức » không thu hút cử tri Pháp, thậm chí phản tác dụng, ông Sarkozy không muốn bà Merkel đến dự các cuộc vận động tranh cử của ông nữa.
Trên một khía cạnh khác, ứng viên đảng Xã hội François Hollande cũng gây lo ngại cho châu Âu khi ông tuyên bố, nếu trúng cử, ông sẽ tiến hành đàm phán lại hiệp định về kỷ luật ngân sách. Giới chuyên gia ghi nhận là vào lúc châu Âu chỉ chú trọng đến chính sách thắt lưng buộc bụng, thì ông Hollande đã thành công trong việc buộc Bruxelles phải có cái nhìn toàn diện hơn, đặt trọng tâm vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy vậy, bất đồng vẫn còn sâu rộng về phương pháp và các phương tiện cần huy động để có được tăng trưởng. Các chính phủ cánh hữu và trung hữu, hiện chiếm đa số tại châu Âu, coi ông Hollande là biểu tượng của chính sách chi tiêu thụ động, làm tăng thâm hụt ngân sách vào lúc cuộc khủng hoảng nợ công đe dọa sự tồn tại của khu vực đồng tiền chung châu Âu.
The Economist, tuần báo Anh có uy tín trong giới doanh nhân, đánh giá ứng viên Hollande là một người « nguy hiểm ». Tuần báo đặt câu hỏi, phải chăng ứng viên đảng Xã hội sẽ chấp nhận một hiệp định về tăng trưởng để bổ sung cho hiệp định về kỷ luật ngân sách ? Hay ông Hollande muốn đàm phán lại một số nội dung trong hiệp định về kỷ luật ngân sách, kể cả việc đưa ra thêm các vấn đề mới như khả năng phát hành công trái châu Âu ? Trong trường hợp này, không loại trừ nguy cơ « đối đầu » với Đức.
Chuyên gia Giuliani lo ngại sẽ có một vài căng thẳng trong quan hệ Pháp-Đức, bởi vì « ông Hollande đi quá xa trong chiến dịch vận động tranh cử ». Trong thời gian qua, ứng viên đảng Xã hội và các cố vấn thân cận của ông không ngần ngại chỉ trích thủ tướng Đức Merkel và cho rằng Berlin muốn áp đặt ý muốn của mình đối với toàn châu Âu.
Cuộc bầu cử tổng thống Pháp còn có nguy cơ tác động đến trục hợp tác Paris –Berlin trong tiến trình xây dựng châu Âu. Theo giới quan sát, thủ tướng Đức Merkel đang tăng cường phối hợp và thảo luận với đồng nhiệm Ý Mario Monti trên các vấn đề châu Âu. Đến mức mà báo chí Ý bình luận rằng Roma có thể thay thế Paris trong mối quan hệ ưu tiên của Đức tại châu Âu.
Theo RFI

Công Đoàn sẽ bảo vệ quyền lợi của công nhân?


AFP photo. Công nhân tan ca tại một công trình xây dựng ở TPHCM
Hòa Ái, phóng viên RFA
-
Từ năm 2006 cho đến nay, ngày càng có nhiều công nhân ở các công ty khắp cả nước đình công với mức độ nhiều hơn do đồng lương nhận về quá thấp, không đủ chi tiêu cho đời sống hằng ngày.
Hầu như tất cả các cuộc đình công này đều bị cho là trái luật và nguyện vọng chính đáng của những công nhân trong nhiều trường hợp không được đáp ứng. Câu hỏi đặt ra là vai trò của Công Đoàn như thế nào để bảo vệ quyền lợi của công nhân?
Lương quá thấp

Ngày nay nhiều người tiêu dùng ở các nước Âu, Mỹ cũng như các quốc gia khác trên thế giới bắt gặp nhiều mặt hàng được xuất khẩu từ Việt Nam. Chẳng hạn như một đôi giày thể thao hiệu Nike có mác “Made in Việt Nam” trong một cửa hàng sang trọng ở Hoa Kỳ có giá 100 đô la nhưng mấy ai biết được đồng lương của người công nhân làm ra đôi giày này chỉ tương xứng chưa đến giá trị của 2 đôi giày hiệu khi họ nhận về trong một tháng.
Trong xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam là một thị trường thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài vì có tiềm năng lao động rẻ. Hiện nay, lực lượng công nhân chiếm khoảng 15 triệu người và gần như đồng lương của công nhân không đáp ứng đủ cho nhu cầu sống căn bản hằng ngày.
Trong khoảng thời gian hơn 5 năm qua có 80% các cuộc đình công của công nhân khắp nơi là yêu cầu tăng lương. Trong những ngày trung tuần tháng tư này, báo chí trong nước đưa tin có rất nhiều công nhân ở khắp nơi đình công liên tiếp. Sáng 12 /4, hàng trăm công nhân của công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Phú ở Hậu Giang không làm việc, yêu cầu công ty giải quyết chế độ tiền lương hợp lý.
Ngày 13/4, rất nhiều công nhân công ty TNHH Đại Minh tại Đà Nẵng đồng loạt nghỉ việc, yêu cầu giải quyết chế độ lương bổng. Sáng 14/4, gần 3000 công nhân của công ty TNHH IVORY Vietnam Thanh Hóa đình công đòi chủ sử dụng lao động tăng thêm tiền trợ cấp hàng tháng. Các công nhân công ty này cho báo Dân Trí biết nguyên nhân họ đình công là do giá cả tăng trong khi tiền lương và tiền trợ cấp hàng tháng quá ít ỏi, không đủ chi tiêu cho cuộc sống. Họ phải làm tăng ca hơn 50 tiếng đồng hồ/tháng thì lương của họ cũng chỉ được 2,5 triệu/tháng mà thôi.
Trả lời câu hỏi báo Tiền Phong hôm 26/4 vì sao công nhân-một trong những đối tượng đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế xã hội lại hưởng thành quả lao động ít nhất, không đủ sống, ông Mai Đức Chính-Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho rằng nguyên nhân là vì các chính sách, pháp luật còn kẻ hở nên giới chủ bóc lột công nhân. Ông Mai Đức Chính nêu lên ví dụ các doanh nghiệp lợi dụng quy định lương tối thiểu thấp, chỉ trả cao hơn mức lương tối thiểu một chút thì nhà nước không thể xử lý được. Một trường hợp ví dụ cụ thể cho một người ở Hà Nội phải có thu nhập hơn 3 triệu đồng /tháng thì mới đảm bảo mức sống tối thiểu nhưng lương tối thiểu cao nhất ở khu vực này là 2 triệu đồng/tháng, chỉ đáp ứng được 60% mức sống căn bản.
Nhà nước không nên quy định mức lương tối thiểu. Nếu mình quy định mức lương tối thiểu thì có một số các doanh nghiệp chỉ trả lương theo mức đó thôi.
LS. Nguyễn Văn Hậu
Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho biết nhà nước sẽ đưa ra các quy định tiền lương tối thiểu phải đảm bảo mức sống tối thiểu của công nhân. Lương tối thiểu sẽ tăng lên 3,65 triệu đồng vào năm 2014 và 4 triệu đồng vào năm 2015. Chúng tôi trao đổi với luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội luật gia TP.HCM về vấn đề liệu  mức lương tối thiểu trong những năm tới sẽ đảm bảo cho công nhân có một cuộc sống đầy đủ hơn hay không, luật sư Hậu cho biết như sau:
“Theo tôi nghĩ rằng nhà nước không nên quy định mức lương tối thiểu. Bởi vì nếu mình ghi mức lương tối thiểu sẽ trở thành lách luật. Nếu mình quy định mức lương tối thiểu thì có một số các doanh nghiệp chỉ trả lương theo mức đó thôi. Không nên quy định như vậy mà mình nên quy định cái khung lương theo trượt giá. Tức là hằng năm nhà nước nên quy định trượt giá cho người lao động. Cho nên mình khuyến khích làm sao cho cả người sử dụng lao động phải trả lương cao nhất cho người lao động. Thế thì họ phải đủ sống thì họ mới làm việc được.”
Gần như 100% các cuộc đình công của công nhân hiện nay được xem là trái pháp luật do quy định về thủ tục xin phép quá rắc rối. Ông Mai Đức Chính trong buổi trả lời báo Tiền Phong cũng xác nhận quy định về trình tự đình công của công nhân rất khó khả thi. Hầu hết các cuộc đình công xảy ra đều bị các lực lượng công an can thiệp, giải tán. Và kết quả của các cuộc đình công đều không đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của người lao động.
Vai trò của công đoàn
034_972946-250.jpg
Công nhân một xí nghiệp hạt điều tại TPHCM, ảnh minh họa. AFP photo
Một điều quan trọng mà dư luận rất quan tâm là vai trò chức năng của tổ chức công đoàn hầu như không được nhắc đến trong các tranh chấp quyền lợi xảy ra giữa các chủ doanh nghiệp và công nhân lao động. Thực tế hiện nay có một số công đoàn chuyên trách lãnh lương của công đoàn nhà nước. Bên cạnh đó cũng có một số cán bộ chuyên trách nhận lương từ doanh nghiệp. Dù với trách nhiệm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân và công nhân viên chức nhưng tổ chức công đoàn khó có thể đóng vai trò độc lập.
Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhận định là do cán bộ công đoàn lãnh lương cao từ doanh nghiệp nên phụ thuộc và bênh vực cho chủ sử dụng lao động, còn đứng về phía công nhân thì dễ bị sa thải hoặc không được ký lại hợp đồng. Ông Mai Đức Chính cho biết sẽ có nhiều quy định mới về đình công, sẽ được bổ sung vào luật công đoàn và Bộ luật Lao động trong thời gian sắp tới.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết luật công đoàn đang áp dụng hiện nay được soạn thảo năm 1957 và năm 1990 là khá lâu và có nhiều hạn chế, bất cập không phù hợp với giai đoạn kinh tế thị trường. Theo luật sư Hậu thì công đoàn là đại diện cho người lao động. Cho nên trong sửa đổi lần này sẽ có công đoàn chuyên trách và tạo nên kinh phí công đoàn lên 2%. Luật sư Hậu nói:
Luật lần này phải làm rõ quyền lợi của người lao động khi tham gia công đoàn và trách nhiệm của tổ chức công đoàn đối với các thành viên của mình là bảo vệ quyền lợi của người lao động.
LS. Nguyễn Văn Hậu
“Mức đóng phí lần này cũng sẽ theo quy định hiện hành là thu phí 2% cho hoạt động công đoàn để công đoàn hoạt động sẽ hoạt động tích cực hơn. Tức là sắp đến đây công đoàn sẽ hoạt động chuyên trách, mang tích chất độc lập. Trong lần này sẽ sửa đổi một cách cơ bản trong luật công đoàn. Lần soạn thảo này kinh phí không phải sử dụng cho bản thân công đoàn mà là để bảo vệ và chăm lo phúc lợi cho người lao động.Và đồng thời để cho người lao động gắn bó với công đoàn thì luật lần này phải làm rõ quyền lợi của người lao động khi tham gia công đoàn và trách nhiệm của tổ chức công đoàn đối với các thành viên của mình là bảo vệ quyền lợi của người lao động.”
Hơn 15 triệu công nhân trong nước đang trông chờ vào những qui định mới được sửa đổi và bổ sung trong luật công đoàn và Bộ luật Lao động bảo vệ cho người lao động. Cũng như luật pháp có những quy định rõ ràng về vai trò và chức năng của tổ chức công đoàn sẽ đóng vai trò đại diện cho cả chủ sử dụng lao động và người lao động để góp phần thúc đẩy mối quan hệ tiến bộ hơn và hài hòa hơn giữa chủ doanh nghiệp và công nhân lao động trong thời đại công nghiệp hóa hiện nay.

Việt Nam cần có nhiều vụ phá sản hơn


Hình: REUTERS
Trần Vinh Dự
-
Kinh tế Việt Nam đang trải qua một giai đoạn đặc biệt khó khăn. Tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ đầu tháng 4 vừa qua, trong Quý 1 đã có hơn 2200 doanh nghiệp làm thủ tục giải thể, hơn 9700 doanh nghiệp đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng nghĩa vụ thuế. Trong khi đó số thành lập mới là 15300 doanh nghiệp.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trước đây mỗi Năm Việt Nam có khoảng 5000 tới 7000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể, hoặc phá sản. Tới năm 2011, số doanh nghiệp rơi vào tình trạng này lên tới 10000 doanh nghiệp mỗi Quý.
Số lượng doanh nghiệp rơi vào tình trạng ngừng hoạt động nhiều như vậy nhưng số doanh nghiệp thực tế đệ đơn xin phá sản chỉ đếm trên đầu ngón tay. Số liệu từ Tòa Kinh tế TPHCM cho thấy cả năm 2011 chỉ thụ lý 11 vụ phá sản doanh nghiệp; trong khi chỉ hai tháng đầu năm 2012 Cục Thuế TPHCM công bố có đến trên 3.100 doanh nghiệp ngừng hoạt động.
Câu hỏi là tại sao lại có ít vụ phá sản như thế ở Việt Nam?
Được chia mất tự chịu
Đứng về góc độ kinh tế, hình thức doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn, và sau này là cổ phần, cùng với luật về phá sản là một sáng tạo độc đáo của loài người. Nó tạo ra một sân chơi mới rộng lớn và an toàn để tất cả mọi người có thể tham gia làm giàu cho mình và cho xã hội mà không phải lo mất trắng.
Mỗi cá nhân khi bước chân vào thị trường lao động thường có hai lựa chọn – hoặc là đi làm cho người khác để hưởng lương, hoặc trở thành một doanh nhân. Người ta chỉ chọn trở thành doanh nhân khi họ cho rằng thu nhập kỳ vọng từ công việc này cao hơn. Thu nhập kỳ vọng này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố về thị trường, khả năng của doanh nhân về ý tưởng, sản phẩm, năng lực triển khai, tài chính…, và các chính sách của nhà nước.
Trong trường hợp một doanh nhân thành công, thì không chỉ có doanh nhân này được hưởng lợi. Nhà nước và xã hội được lợi thông qua thu thuế. Người lao động được hưởng lợi thông qua việc có công ăn việc làm. Người tiêu dùng được hưởng lợi vì có sự lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ đa dạng hơn. Thế nhưng khi một doanh nhân thất bại, nếu không có hình thức trách nhiệm hữu hạn và luật về phá sản, thì toàn bộ rủi ro từ hoạt động kinh doanh sẽ rơi xuống đầu doanh nhân đó. Nói các khác, rủi ro thì hưởng trọn, mà lợi ích thì phải chia ra.
Trong những trường hợp như vậy, số lượng người dám “liều” làm kinh doanh sẽ ít hơn mức tối ưu cho xã hội. Trên thực tế, phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thất bại sau một thời gian ngắn. Theo Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ Hoa Kỳ (SBA), hơn 50% các doanh nghiệp mới thành lập sẽ biến mất trong vòng 5 năm. Một nghiên cứu khác của tạp chí Inc. và Hiệp hội Hỗ trợ Doanh nghiệp Quốc gia (National Business Incubator Association) cho thấy hơn 80% doanh nghiệp sẽ thất bại trong vòng 5 năm kể từ ngày thành lập. Thống kê ở New Zealand cũng cho thấy 53% số doanh nghiệp mới thành lập sẽ thất bại trong vòng 3 năm.
Luật về phá sản trở thành một công cụ bảo hiểm cho các doanh nhân. Nó giới hạn mức độ rủi ro mà các doanh nhân này phải gánh chịu trong trường hợp hoạt động kinh doanh bị thất bại. Trong trường hợp thất bại, những gì một chủ doanh nghiệp mất chỉ bị giới hạn trong số tài sản mà doanh nhân này bỏ ra trong doanh nghiệp. Vì thế, sau khi doanh nghiệp phá sản, doanh nhân vẫn có thể bắt đầu một doanh nghiệp mới trong trường hợp họ muốn tiếp tục theo đuổi công việc kinh doanh và chấp nhận chịu đựng rủi ro.
Chính vì phát minh ra công cụ bảo hiểm này mà hoạt động kinh doanh khắp thế giới mới bùng nổ. Rất nhiều nghiên cứu định lượng đã chỉ ra vai trò của luật này trong việc thúc đẩy hoạt động kinh tế. Thí dụ nghiên cứu của David M. Primo (giáo sư Đại học Rochester) và William Scott Green (giáo sư đại học Miami) cho thấy khi luật về phá sản cởi mở hơn thì hoạt động tự doanh sẽ tăng lên.
Được phá sản và bắt đầu lại từ đầu là một quyền lợi của chủ doanh nghiệp. Trong trường hợp của Việt Nam, quyền này được pháp luật thừa nhận. Thế nhưng trên thực tế thì rất hiếm khi quyền này được thực hiện. Như đã dẫn ở trên, số liệu từ Tòa Kinh tế TPHCM cho thấy cả năm 2011 chỉ thụ lý 11 vụ phá sản doanh nghiệp; trong khi chỉ hai tháng đầu năm 2012 Cục Thuế TPHCM công bố có đến trên 3.100 doanh nghiệp ngừng hoạt động.
Tại sao không phá sản được?
Có 4 lý do chính dẫn đến việc không có nhiều doanh nghiệp sử dụng hình thức phá sản ngay cả khi doanh nghiệp của họ đã kiệt quệ và không còn khả năng hồi phục.
Thứ nhất, luật pháp coi những chủ doanh nghiệp phá sản như những tội nhân. Theo quy định của pháp luật hiện nay, chủ doanh nghiệp phá sản và những người quản lý doanh nghiệp đó sẽ bị tòa ra quyết định không được quyền thành lập cũng như cấm đảm nhiệm các chức vụ quản lý doanh nghiệp từ một đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
Điều này trên thực tế mâu thuẫn với tinh thần của luật phá sản. Nó làm hỏng mất dụng ý ban đầu của các nhà làm luật. World Bank, trong một báo cáo năm 2005 có tựa đề “Doing Business in 2006: Creating Jobs” có viết “các luật (quá khó khăn) làm ngăn cản việc sử dụng quyền được phá sản.Và chúng làm giảm tinh thần kinh doanh: các nghiên cứu ở Mỹ cho thấy các doanh nhân thường thử nhiều lần trước khi có được thành công. Trừng phạt chuyện lừa đảo là đúng, nhưng phá sản là chuyện khác. Một doanh nhân có thể không gặp may hoặc mắc sai lầm. Con nợ phải phá sản bản thân họ đã phải đối diện với gánh nặng tâm lý rồi. Tại sao còn phải trừng phạt họ về mặt pháp luật nữa?
Thứ hai là ngay cả khi doanh nghiệp đã nộp đơn xin phá sản, trình tự và quy trình xử lý các hồ sơ xin phá sản ở Việt Nam quá mất thời gian và rất khó thực hiện. Trong tuyệt đại đa số trường hợp quá trình này kéo dài hàng năm, thậm chí nhiều năm trời. Thị trường mua bán nợ không phát triển khiến việc xử lý các khỏan nợ (có thế chấp) khi doanh nghiệp phá sản trở nên rất khó khăn, đặc biệt là khi nó liên quan đến nhiều chủ nợ.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nỗ lực giúp những thuyền nhân cuối cùng được định cư


AFP photo. Người tìm tị nạn Việt Nam đã cố gắng tự tử để chống lại lệnh hồi hương, được cảnh sát kéo đi tại một trại tị nạn ở Philippines hôm 17/3/1995
Thanh Trúc, phóng viên RFA
-
Năm 2002, Hoa Kỳ đồng ý nhận một nghìn sáu trăm thuyền nhân Việt kẹt lại mười sáu năm bên Philippines, số còn lại được Canada và Na Uy nhận.
Còn lại ba gia đình

Nỗ lực vận động vẫn tiếp tục đến lúc này với hy vọng những người tị nạn sau cùng ở Philippines, Thái Lan và Kampuchia được sang định cư tại Canada.
Ba thập niên sau ngày 30 tháng Tư 1975, rất nhiều thuyền nhân Việt, tấp vào các trại tị nạn của các quốc gia Đông Nam Á, lần lượt được Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Canada, Hà Lan, Thụy Điển, Na Uy… nhận cho định cư.
Giữa thập  niên 80, các  trại tị nạn đóng cửa, những đợt người vượt biên đến Hongkong, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines trong thời gian này hoặc bị trả về hoặc trở thành người cư trú bất hợp pháp, không có hy vọng được quốc gia thứ ba nào nhận cho định cư nữa.
Năm 2002, nhờ sự vận động ráo riết và liên tục trước đó của cộng đồng người Việt ở Australia, Hoa Kỳ cùng với  luật sư Trịnh Hội, Mỹ đồng ý nhận một nghìn sáu trăm thuyền nhân Việt kẹt lại mười sáu năm  bên Philippines. Những người còn lại trong số này lên đường đi Canada và Na Uy.
Cho đến lúc này  Philippines còn ba gia đình kẹt lại, Thái Lan có chín chục người Việt tị nạn lây lất ở đây hai mươi ba năm, Kampuchia có chừng bốn chục trong hoàn cảnh tương tự.
Đó là lý do nỗ lực vận động tìm nơi chốn định cư cho những người không may này vẫn tiếp diễn. Từ văn phòng làm việc ở Manila, thủ đô Philippines, luật sư Trịnh Hội giải thích:
“Cho đến năm 2009 thì hầu hết mọi người đã đi hết, hiện giờ ở Philippies chỉ còn lại ba gia đình mà thôi. Đó là những người mà nếu mình không tranh đấu thì họ sẽ không được đi đâu hết.” 
Cho đến năm 2009 thì hầu hết mọi người đã đi hết, hiện giờ ở Philippies chỉ còn lại ba gia đình mà thôi. Đó là những người mà nếu mình không tranh đấu thì họ sẽ không được đi đâu hết.
LS Trịnh Hội
Lý do ba gia đình này bị kẹt lại là vì một gia đình thì hoàn toàn không biết tin tức và thời hạn nộp đơn mà chính phủ Canada đưa ra hồi đó. Gia đình thứ hai  không được coi là diện thuyền nhân vô tổ quốc vì đến Philippines thời gian sau này, năm 2000. Gia đình thứ ba bị Canada từ chối vì người đàn ông trong nhà bị bệnh tâm thần:
“Mình đã nộp đơn lên chính phủ Canada rồi, hồ sơ anh Phong bị bênh tâm thần thì mình vẫn mong Canada cứu xét lại. Đây là chuyện rất khó vì mặc dù đã bớt nhiều nhưng anh vẫn chưa phải là một người bình thường. Về gia đình mà không biết tin tức, bị mất deadline và không nộp đơn thì vẫn phải tiếp tục tranh đấu. Đúng ra là tụi em đã nộp đơn một lần rồi mà bị từ chối thì bây giờ đang kháng cáo.”
Theo lời luật sư Trịnh Hội cho biết tiếp, văn phòng của anh ở Manila đã nhận được thông báo từ chính phủ Canada, cho thời hạn mười tám tháng để hoàn tất và  đệ nạp hồ sơ xin định cư của những người Việt sống bất hợp pháp ở Thái Lan, yêu cầu tìm người bảo trợ cho tất  cả những người Việt trong diện này ở Thái Lan cũng như Kampuchia.
“Văn phòng từ nào giờ vẫn có mặt ở đây, năm 2007 thì bắt đầu chuyển hướng sang giúp những người bị kẹt bên Thái Lan và bên Kampuchia. Đây là những nhóm người cũng tựa như những người ở Philippines nhưng không ai tranh đấu cho họ.
Còn lý do vì sao em trở lại văn phòng ở Philippines mặc dù đã qua Mỹ từ năm 2005. Như đã trình bày là em có sự may mắn đã tranh đấu với chính phủ Canada và nay được Canada đồng ý cứu xét đơn của những thuyền nhân Việt Nam vô tổ quốc bị kẹt bên Thái Lan và Kampuchia từ những năm 87, 88, 89 và 90. Những người ở Kampuchia đã được Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc công nhân tư cách tị nạn.
Những người ở Thái Lan thì trước đây họ là thuyền nhân ở trong trại, vì không muốn bị cưỡng bách hồi hương mà  họ trốn ra khỏi trại, sống lây lất không có giấy tờ bên Thái Lan cho đến giờ, có nghĩa là hai mươi ba năm. Lý do giữ văn phòng ở Manila là vì từ nào giờ em đã ở Manila rồi, quen nhiều người, và may mắn hơn nữa là việc làm cũng trôi chảy. Hiện giờ tụi em phải giúp khoảng một trăm năm chục người ở Thái Lan và Kampuchia, nếu ở Úc hoặc ở Mỹ thì đi về lại tốn rất nhiều tiền, nhất là trong thời gian bây giờ bắt đầu phải làm hồ sơ nộp cho chính phủ Canada.”
Gây quỹ giúp người tị nạn
000_APH2000092424035(2)-250.jpg
Những người tị nạn Việt Nam tại Philippines. AFP photo
Công việc này không chỉ tốn kém thời gian, công sức mà còn phải có chi phí để trang trải:
“Ngoài việc tranh đấu sao cho thành công thì bây giờ em cùng với cộng đồng người Việt ở Canada, Liên Hội Người Việt Canada, các chùa và các Cha ở những tiểu bang như British Columbia, những thành  phố như Calgary, Edmonton phải bắt đầu đi gây quĩ. Ở Úc ở Mỹ ở Na Uy cũng bắt đầu đi gây quĩ. Thí dụ mỗi hồ sơ thì chính phủ Canada bắt người tị nạn phải trang trải mọi chi phí, tiền nộp đơn là 550 đô, tiền visa là 490 đô, tiền khám sức khỏe 100 đô,tiền máy bay khoảng một ngàn đô.
Mỗi người như vậy mình tốn khoảng hai ngàn hai đến hai ngàn rưỡi đô. Thành thử dù làm thiện nguyện nhưng số tiền mình phải nộp cho chính phủ Canada cũng khá nhiều. Nếu hai ngàn rưỡi một người thì một trăm người lên thành hai trăm năm chục ngàn.”
Chính vì vậy trong thời gian tới luật sư Trịnh Hội cùng những người vận động ở hải ngoại, đặc biệt Liên Hội Người Việt Canada, đặt trọng tâm vào những buổi gây quĩ hầu có đủ tiền chuẩn bị và nộp hồ sơ cho người tị nạn. Luật sư  Trịnh Hội nghĩ anh có nhiều lý do để hy vọng:
“Đối với em chuyện khó nhất là chuyện tranh đấu mà mình đã đạt được thì em nghĩ là cộng đồng ở mọi nơi cũng sẽ tiếp tục đóng góp, đặc biệt là những người Việt tị nạn ngày xưa ở bên Phi. Hiện giờ đã có chương trình gây quĩ ở Mebourne, ở Sydney, ở California, ở Houston, ở Na Uy cũng như ở Vancouver.
Ngoại trừ ở Vancouver là chùa Hoa Nghiêm đứng ra tổ chức, tất cả những nơi còn lại đều do những người tị nạn ở Phi ngày xưa, tụi em giúp sang thì bây giờ họ ngược lại tự động gây quĩ để giúp những thuyền nhân vô tổ quốc giống như họ.
Thành thử ngoài việc cộng đồng chúng ta giúp đỡ lẫn nhau, hiện những người tị nạn ở Phi mà đi định cư trước đây thì họ giúp trở lại những người tị nạn còn kẹt tại Thái Lan. Điều  đó làm cho em cảm thấy hạnh phúc.” 
Mỗi người như vậy mình tốn khoảng hai ngàn hai đến hai ngàn rưỡi đô. Thành thử dù làm thiện nguyện nhưng số tiền mình phải nộp cho chính phủ Canada cũng khá nhiều.
LS Trịnh Hội
Được hỏi động lực nào khiến anh, lẽ ra phải hành nghề luật sư để kiếm tiền như bao người khác, lại dấn thân vào việc giúp đỡ những người tị nạn muộn màng như vậy, Trịnh Hội thổ lộ:
“Em làm việc này cũng mười mấy năm rồi. Nói theo nhà Phật đó là cái nghiệp, còn nói theo kiểu tích cực một chút thì đó là cái duyên. Em may mắn quen biết những người tị nạn đầu tiên bên Hồng Kông, sau đó sang Phi. Họ trở thành những người thân của em, một phần của gia đình em. Thành thử làm việc này em không cho nó là việc làm mà là một phần cuộc sống của em.”
Lý do thứ hai khiến luật sư Trịnh Hội tiếp tục con đường vận động và tìm nơi chốn định cư cho những người bỏ nước ra đi những không gặp may mắn:
“Em còn nhớ cách đây năm năm, khi tranh đấu thành công cho nhóm người cuối cùng bên Phi, thì em nhận được email của Cha Peter Namvong là cha đỡ đầu cho nhiều người tị nạn ở Thái Lan, viết cho em và nói rằng tại sao không bắt đầu vận động cho những người bên Thái Lan.”
Khi đó, linh mục Peter Namvong đã nhắc nhở luật sư Trịnh Hội rằng hoàn cảnh của người Việt tị nạn ở Thái Lan không  khác mấy với người Việt kẹt ở Phi, chỉ khác là họ bị đối xử có phần nghiệt ngã hơn:
“Do đó mà em đi tranh đấu thôi, không cần lý do nào khác nữa. Bây giờ hỏi em chuyện gì em không biết chứ hỏi chuyện tị nạn thì em biết chút chút”. 
Xin được kết thúc bài này với niềm hy vọng, dù muộn còn hơn không, những người Việt tị nạn còn sót lại ở Philippines, Thái Lan và Kampuchia sớm được nhận cho định cư để làm lại cuộc sống an bình tại một quốc gia phương tây.

Việt Nam vẫn trong danh sách các quốc gia không có tự do báo chí


RFA. Ông David Kramer, giám đốc Freedom House đang thuyết trình tại Newseum
Thanh Trúc, phóng viên RFA
-
Tại buổi họp báo sáng thứ Ba 1 tháng Năm, tổ chức độc lập Freedom House công bố phúc trình thường niên về tình hình tự do báo chí toàn cầu 2012
Báo cáo này cho biết Việt Nam vẫn nằm trong danh sách những quốc gia không có một nền báo chí thông thoáng và tự do tại khu vực Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung. Thanh  Trúc có bài tường trình như sau:
Không có thay đổi tích cực về báo chí ở Việt Nam, một trong những quốc gia còn áp dụng chính sách kiểm duyệt  đối với ngành truyền thông và người làm báo, vẫn còn kiểm soát và ngăn chặn Internet, vẫn bắt giữ các bloggers có tiếng nói đối lập với chính phủ.

Chính vì thế cũng như năm trước và năm trước nữa, Việt Nam vẫn nằm lại trên danh sách những quốc gia không có tự do báo chí.
Tự do báo chí: điều kiện tối cần cho sự phát triển dân chủ
Đó là báo cáo của Freedom House, một tổ chức độc lập ở Washington, chuyên theo dõi tình hình báo chí, dân chủ và nhân quyền trên thế giới. Báo cáo tự do báo chí 2012  được công bố trong buổi họp báo ở Newseum tức Viện Bảo Tàng Báo Chí tại Washington sáng thứ Ba vừa qua.
Trả lời  đài Á Châu Tự Do trước buổi họp báo , ông David Kramer, giám đốc Freedom House, phát biểu:
Phúc trình thường niên về tự do báo chí rất quan trọng vì nó phản ảnh cách hành xử của từng quốc gia đối với vấn đề tự do báo chí. Freedom House xếp hạng các nước theo ba nhóm, nhóm thứ nhất là những nước hoàn toàn có một nền truyền thông rất thoáng và rất tự do, nhóm thứ nhì là các nước được phần nào tự do, tức còn bị hạn chế, và nhóm thứ ba là hoàn toàn không có tự do, trong đó có Bắc Hàn, Trung Quốc, Miến Điện, Việt Nam, Lào, Kampuchia…được đánh dấu bằng màu đỏ, nghĩa là  không có tự do báo chí, trên bản đồ thế giới của Viện Bảo Tàng Báo Chí ngày hôm nay.
Công an thường xuyên kiểm soát và theo dõi các trang blog. RFA
Đối với Freedom House, một nền báo chí tự do là điều kiện tối cần cho sự phát triển dân chủ của một đất nước. Tự do báo chí tựa như đôi mắt soi rọi vào những hành động tiêu cực những hành vi sai trái của một chính phủ một thể chế, thí dụ như tham nhũng như lạm quyền chẳng hạn.
Đối với Freedom House, một nền báo chí tự do là điều kiện tối cần cho sự phát triển dân chủ của một đất nước. Tự do báo chí tựa như đôi mắt soi rọi vào những hành động tiêu cực những hành vi sai trái của một chính phủ một thể chế, thí dụ như tham nhũng như lạm quyền chẳng hạn. Chính vì sự quan trọng đó mà Freedom House phải bỏ công sức theo dõi và thức hiện báo cáo hàng năm về tự do báo chí trên thế giới. 
Vậy thì dựa vào đâu mà cho tới lúc này Freedom House vẫn đánh giá cũng như gom Việt Nam vào danh sách những quốc gia Not Free tức không có tự do báo chí ? Giám đốc David Kramer của Freedom House giải thích:
Tiêu chuẩn và câu hỏi là những điều chúng tôi nhắm đến khi tìm hiểu về tự do báo chí tại một quốc gia. Việt Nam không nằm ngoài thông lệ đó. Căn cứ trên những dữ kiện thu thập được, chúng tôi nhận thấy Việt Nam vẫn nằm trong danh sách những nước không có một nền báo chí thông thoáng và tự do tính đến lúc này. Ở Việt Nam người làm báo bị rất nhiều áp lực, đã có những ký giả những phóng viên bị bắt giữ vì dám noí thẳng nói thực. Đó là những điều khiến chúng tôi quan tâm và buộc phải đặt Việt Nam vào nhóm những nước không có tự do báo chí.
Một công nhân lao động đang đọc báo trong giờ nghỉ. AFP
Châu Á Thái Bình Dương đã tiến tới một nền truyền thông tương đối phát triển với 15 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng Free tức báo chí tự do, 13 nước vào hạng Partly Free có tự do nhưng còn bị giới hạn, và 12 nước còn lại , trong đó có Việt Nam, lọt vào danh sách Not Free, không có tự do báo chí
Theo báo cáo 2012 về tự do báo chí thế giới phần nói về Đông Nam Á, nhìn chung khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã tiến tới một nền truyền thông tương đối phát triển với 15 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng Free tức báo chí tự do, 13 nước vào hạng Partly Free có tự do nhưng còn bị giới hạn, và 12 nước còn lại , trong đó có Việt Nam, lọt vào danh sách Not Free, không có tự do báo chí.
Dưới mắt giám đốc dự án của Freedom House chuyên trách tự do báo chí, tiến sĩ Karin Deutsch Karlegar, dù như có đến trên sáu trăm tờ báo đủ loại phát hành trong nước  thì Việt Nam cũng không được coi là một quốc gia có tự do báo chí:
Một điều khác nữa ở Việt Nam là các trang mạng xã hội cũng gặp vấn đề kiểm duyệt, nhiều bloggers bị đe dọa và bị bắt khiến người sử dụng đâm ra lo sợ cho sự an toàn của chính họ và gia đình họ.
Bởi cứ nhìn vào thực trạng ngành truyền thông Việt Nam người ta sẽ thấy chính quyền và đảng cộng sản nước này luôn tìm cách đặt báo chí và người làm báo vào vòng kiểm soát chặt chẽ. Điều gọi là đa dạng hay phong phú trong  thông tin không có nghĩa lý gì một khi báo chí vẫn bị kềm kẹp, bài vở bị kiểm duyệt. Tình trạng kiểm duyệt ở Việt Nam rõ nét tới độ rất nhiều ký giả khi tác nghiệp đã không dám đăng tải lên sự thật chỉ vì sợ tới lượt mình bị sách nhiễu, bị bắt bớ thậm chí bị cấm hành nghề như một số đồng nghiệp của họ trước đó.
Một điều khác nữa ở Việt Nam là các trang mạng xã hội cũng gặp vấn đề kiểm duyệt, nhiều bloggers bị đe dọa và bị bắt khiến người sử dụng đâm ra lo sợ cho sự an toàn của chính họ và gia đình họ.
Với câu hỏi nếu so sánh với hai nước láng giềng Lào và Kampuchia,  cũng nằm trong danh sách các quốc gia Đông Nam Á thiếu tự do báo chí, tiến sĩ Karlegar của Freedom House nhận định báo chí Việt Nam chỉ hơn báo chí bên Lào là số lượng nhiều hơn và bài vở đồi dào hơn, song thua Kampuchia ở điểm Phnom Penh tương đối nhẹ tay với truyền thông hơn Hà Nội. Thanh Trúc tường trình từ Washington.

Tư Nhân Hóa và Tư Hữu Hóa


RFA photo. Trụ sở Ngân hàng Vietcombank tại Hà Nội
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
-
Trong chiều hướng cải tổ cấu trúc kinh tế hiện nay của Việt Nam, một vấn đề đã được đặt ra. Đó là vai trò của doanh nghiệp nhà nước và yêu cầu tư nhân hoá.
Nhưng ngay trong nỗ lực tư nhân hoá mà Việt Nam gọi là “cổ phần hóa”, người ta còn thấy ra một tắc nghẽn khác, đó là đất đai và rất nhiều vấn đề pháp lý ở bên trong. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về những trở ngại muôn mặt này qua phần trao đổi sau đây cùng chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Cổ phần hóa doanh nghiệp
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Trên diễn đàn chuyên đề này, ông đã nhiều lần nhắc tới sức đóng góp rất kém mà vị trí lại rất cao của các doanh nghiệp nhà nước tại cả Trung Quốc và Việt Nam. Khi nói đến yêu cầu cải tổ cấu trúc kinh tế, ông cũng nói đến việc thay đổi tư duy ở trên rồi mới đến cải cách doanh nghiệp ở dưới, với hàm ý là chấn chỉnh doanh nghiệp nhà nước và với nội dung là đẩy mạnh hơn nữa tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp này. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về những bước cụ thể cho tiến trình đó. Ông nghĩ sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa đúng rằng người ta phải thay đổi nhận thức và chính sách liên hệ đến hai lý luận cơ bản là thứ nhất, “định hướng xã hội chủ nghĩa” và thứ hai là vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước. Từ đã lâu, chúng ta có nhiều dịp phân tích sự thể này và ngày càng có nhiều người đồng ý như vậy ở trong nước. Chính quyền Việt Nam cũng đã đề cập tới yêu cầu tái cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nước là một trong ba vế của việc cải cách. Tuy nhiên, khi đi vào bước cụ thể là phải tiếp tục cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thì người ta đụng vào nhiều trở ngại khác mà nếu có thể thì kỳ này mình sẽ phải nêu ra.
Vũ Hoàng: Nếu chúng tôi hiểu không lầm, trước đây, ông từng là chuyên gia tư vấn về cải cách doanh nghiệp và đã thực hiện việc đó tại nhiều quốc gia cho các tổ chức quốc tế. Khi đi vào việc cụ thể của cải cách hay cổ phần hóa, người ta có thể gặp những trở ngại gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết, xin hãy nói về định nghĩa và mục tiêu để thống nhất về nội dung bàn luận.
Thế giới thường dùng khái niệm “tư nhân hoá”, Việt Nam thì lại gọi chệch đi là “cổ phần hóa”. Nội một chi tiết ấy cũng có thấy khác biệt về tư duy nên chúng ta mới nói về cải tổ tư duy. Tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước là cải cách cơ sở pháp lý để tư nhân có thể tham gia vào việc hùn vốn. Nghĩa là làm chủ một phần hay toàn phần của các phương tiện sản xuất, và tham dự vào tiến trình quản lý với những kiến thức hiện đại hơn về tổ chức và quản trị.
Khi dùng chữ “cổ phần hóa”, chính quyền Việt Nam chỉ chú ý tới một trong nhiều khâu của việc cải cách, có lẽ vì cố tình tránh chữ “tư nhân hóa” của thế giới.
Ông Nguyễn-Xuân Nghĩa
Mục tiêu ở đây là vừa cải tiến năng suất của các cơ sở này, đồng thời thu về tài nguyên do tư nhân góp vốn hầu nhà nước có thêm phương tiện giải quyết nhiều nhu cầu khác. Kinh tế học gọi quyết định này là “giải tư”, nhà nước tháo gỡ việc đầu tư tiền bạc vào những ngành sản xuất mà mình vẫn đảm nhiệm qua các doanh nghiệp nhà nước.
Trong tiến trình tư nhân hóa, có một bước pháp lý và kế toán là “cổ phần hóa”, là xác minh quy chế pháp lý của doanh nghiệp nhà nước, chấn chỉnh lại hồ sơ tài chính hầu xác định trị giá của doanh nghiệp qua các cổ phần sẽ nhượng lại cho tư nhân trên thị trường tài chính. Khi dùng chữ “cổ phần hóa”, chính quyền Việt Nam chỉ chú ý tới một trong nhiều khâu của việc cải cách, có lẽ vì cố tình tránh chữ “tư nhân hóa” của thế giới. Sự tránh né trong lý luận và tư tưởng này khiến chúng ta phải nói đến việc thay đổi từ cái đầu.
Vũ Hoàng: Thưa ông, thế thì khi tư nhân hoá các doanh nghiệp, người ta phải làm những việc gì trong thực tế?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin trình bày rất khái quát như sau. Doanh nghiệp là một cơ sở sản xuất có mục tiêu kiếm lời. Cơ sở vận dụng một số phương tiện mà ta gọi là “nhập lượng”, được đưa vào sản xuất để tạo ra một “xuất lượng” có giá trị cao hơn. Sai biệt giữa xuất lượng ở đầu ra và nhập lượng ở đầu vào cho ta kết quả kinh doanh là lời hay lỗ. Doanh nghiệp nhà nước là cơ sở mà các phương tiện sử dụng thuộc quyền sở hữu và quán lý của nhà nước. Khi cải cách doanh nghiệp, người ta trước tiên giải quyết vấn đề pháp lý là nhà nước nào, là bộ phận nào của nhà nước có trách nhiệm sử dụng và kiểm soát các phương tiện đó?
Nhưng bước quan trọng hơn thế vẫn là kiểm tra tài chính. Đó là xem các phương tiện này là những gì, bao nhiêu, xuất xứ từ đâu, sử dụng ra sao trong tiến trình sản xuất? Khi ấy, ta có một định nghĩa kế toán của doanh nghiệp. Cơ sở sản xuất này vận trù một số tài sản, trong đó có loại tài sản mà doanh nghiệp là chủ, gọi là “tích sản” và những tài sản mà doanh nghiệp vay mượn ở ngoài, gọi là “tiêu sản” – nôm na là tiền nợ. Khi khấu trừ phần tiêu sản trong tích sản, ta có tài sản thuần của doanh nghiệp – nôm na là phần vốn riêng. Khi dự toán về xuất lượng và mức lời trong tương lai, người ta có thể biết được khả năng sinh lời của khoản vốn này, từ đó định ra là cổ phần của doanh nghiệp đáng giá là bao nhiêu hầu có thể rao bán cho tư nhân mua lại.
Tiến trình tư nhân hóa doanh nghiệp vì vậy đòi hỏi việc xác minh tài sản, phần vốn và nợ, và dự toán về giá trị của phần vốn đó trong tương lai. Và đấy mới là ách tắc lớn nhất.
Trở ngại chuyện đất đai
ec11-250.jpg
Một người dân Văn Giang tại khu đất vừa bị cưỡng chế hôm 24/4/2012. Phía xa là một phần khu đô thị Ecopark. Photo courtesy of chinhphu
Vũ Hoàng: Thưa ông, vì sao đấy là ách tắc lớn nhất?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin lỗi là vẫn phải nói đến vài chi tiết chuyên môn.
Trong các tài sản do doanh nghiệp quản lý, ta có nhiều loại. Một cách đếm là phân biệt tài sản cố định với tài sản di động, xin gọi là “bất động sản” như đất đai, phòng ốc, hãng xưởng, thiết bị, v.v… và “động sản” là các phương tiện có thể dời đổi vị trí, kể cả tiền vay mượn ngắn hạn như vốn luân lưu chẳng hạn. Thế thì trong việc xác định trị giá của tài sản để từ đó tính ra triển vọng sinh lời hầu biết là nên rao bán cổ phần của xí nghiệp là bao nhiêu thì hợp lý, chúng ta gặp ngay một vấn đề không có giải pháp. Đó là đất đai. Sở dĩ như vậy là vì quy chế pháp lý của đất đai tại Việt Nam. Cải cách doanh nghiệp của Việt Nam bị ách tắc vì luật đất đai của xứ này.
Vũ Hoàng: Từ việc cải cách rồi định giá doanh nghiệp, ông xoáy vào một trở ngại là chuyện đất đai. Ông có thể giải thích sự việc này cho thính giả cùng hiểu chăng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Việt Nam có một cơ chế quái đản về quyền sở hữu, thể hiện rõ ràng nhất trong quyền sở hữu đất đai và đấy là chướng ngại cơ bản khiến xứ này không có tương lai.
Trước hết, cả thế giới đều tôn trọng quyền tư hữu, là quyền sở hữu của tư nhân trên một số tài sản, kể cả và nhất là đất đai. Điều 17 của “Hiến chương Liên hiệp quốc về Quyền làm người” có quy định việc đó. Hiếp pháp của hầu hết các quốc gia hoặc Hiến ước Âu châu cũng thế.
Trong quy phạm của quyền sở hữu tài sản, người ta bao gồm mà phân biệt ba loại quyền. Thứ nhất là quyền sử dụng và khai thác, gọi theo tiếng Latinh là “usus”; thứ hai là quyền kiếm lời và hưởng lợi nhờ tài sản đó, gọi là “fructus”; và thứ ba là quyền chuyển nhượng, tức là bán hay bỏ tài sản này, mà người ta gọi là “abusus”.
Khi quy định trong Hiến pháp, rằng “đất đai là quyền sở hữu của toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý”, chính quyền Việt Nam thực tế giới hạn quyền tư hữu và dùng tư tưởng công hữu để công hữu hóa hay quốc hữu hoá tài sản của người dân. Một cách cụ thể thì người dân chỉ có hai quyền đầu tiên là khai thác và kiếm lời, “usus” và “fructus”, mà không có quyền chuyển nhượng là “abusus”. Cái quyền đó nằm trong tay nhà nước qua quy định là “do nhà nước thống nhất quản lý”. Sự thật thì nhà nước quản lý loại tài sản này theo định hướng của mình cho tay chân của mình và gây ra tình trạng cướp đất mà chẳng có bồi thường thoả đáng.
Việt Nam có một cơ chế quái đản về quyền sở hữu, thể hiện rõ ràng nhất trong quyền sở hữu đất đai và đấy là chướng ngại cơ bản khiến xứ này không có tương lai.
Ông Nguyễn-Xuân Nghĩa
Vũ Hoàng: Chúng tôi hiểu ra chuỗi lý luận của ông, nhưng vấn đề ấy nó liên hệ ra sao đến việc cải cách doanh nghiệp nhà nước?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng trong các tài sản do doanh nghiệp nhà nước quản lý ta có lù lù một khối là đất đai.
Khi xưa, khoản tài sản này được thụ đắc hoặc thực tế là cướp của dân với giá quá rẻ vì bồi thường rất ít, sau đó được đưa vào kinh doanh và trao đổi với giá rất cao. Nhờ quy chế ưu đãi của mình, doanh nghiệp nhà nước còn có thể xắn đất thành từng mảng nhỏ, xây dựng thành cơ xưởng văn phòng và dùng tài sản đó làm vật thế chấp khi đi vay ngân hàng cho các dự án ma của họ.
Qua mỗi đợt trao đổi, vay mượn hay liên doanh như vậy – kể cả khi lập công ty cổ phần, công ty vệ tinh hay các cơ sở bình phong – đảng viên cán bộ kiếm tiền rất nhiều nhờ cái quyền chuyển nhượng gọi là “do nhà nước thống nhất quản lý”. Hậu quả chung cuộc sau một chuỗi kinh doanh mờ ám này là người ta khó xác minh được nguồn gốc và giá trị tài sản khi phải định giá cổ phần của các doanh nghiệp để có thể tư nhân hóa.
Nếu muốn tư nhân hoá các doanh nghiệp tài chính của nhà nước, như ngân hàng chẳng hạn, thì làm sao tính ra các loại tích sản và tiêu sản thực tế nếu bên trong lại là những khoản tín dụng cấp phát trên cơ sở của các bất động sản được đưa vào làm tài sản thế chấp? Chúng ta có một mớ bòng bong về quyền lợi chòng chéo trong một hệ thống luật lệ thiếu phân minh.
Phải cải tổ từ đầu
meeting-250.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng họp với UBND huyện Tiên Lãng về vụ Đoàn Văn Vươn. Photo courtesy of eyedrd.org
Vũ Hoàng: Đâm ra từ một chuyện là cải cách doanh nghiệp trong kế hoạch chung là tái cơ cấu nền kinh tế người ta đụng vào một ách tắc rất lớn là quy chế của đất đai.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa đúng như vậy, ngần ấy vụ khủng hoảng đang xảy ra, từ Tiên Lãng ở Hải Phòng đến Văn Giang của Hưng Yên đều xuất phát từ chuyện đất đai và 80% các vụ khiếu kiện ngày nay cũng liên quan đến đất đai. Việc cải tổ cấu trúc tài chính và ngân hàng cũng liên quan tới đất đai. Nhìn rộng ra ngoài, toàn bộ tiến trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và hiện đại hóa cũng đất nước này cũng liên quan đến đất đai và quyền sử dụng đất.
Nếu muốn phát triển quốc gia và ngay trước mắt, canh tân lại hạ tầng cơ sở sản xuất, thì ai ai ở trên cũng có thể nghĩ đến việc sửa Luật Đất đai và giảm giá đất. Nhưng người ta lập tức đụng vào bức vách quyền lợi của các đảng viên cán bộ đã được hưởng mà chẳng phải đóng góp gì nhiều nhờ con dấu hay tấm sổ đỏ của họ.
Chính là vì vậy, chính quyền Việt Nam chưa dám khai thông ách tắc với việc cải sửa lại bộ Luật Đất đai, vốn dĩ cũng là một yêu cầu ưu tiên của tái cơ cấu kinh tế. Đằng sau ách tắc đa diện ấy chính là việc quyền tư hữu của người dân không được chính quyền công nhận.
Mỉa mai hơn vậy, chế độ công hữu hình thức này đang sản sinh ra một giai cấp mới là các đại địa chủ và đại trang chủ có quan hệ với một đảng tự xưng là vô sản và đại biểu của nông dân và công nhân! Họ cướp đất của dân không để xây trường xây chợ mà để làm sân golf, sòng bạc và trở thành tỷ phú mà chẳng quan tâm gì đến cái gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vũ Hoàng: Khi tổng kết lại từ việc cải cách và định giá doanh nghiệp để tư nhân hóa các cơ sở sản xuất nhằm thu hút tư bản, công nghệ và kỹ thuật hầu nâng cao năng suất kinh tế quốc dân, thưa ông, người ta gặp tắc nghẽn là chuyện đất đai. Và đằng sau tắc nghẽn này, mà một biểu hiệu là việc trì hoãn tu chính Luật Đất đai, còn có cả chế độ sở hữu lệch lạc vì trao cho đảng độc quyền cái quyền phân bố tài sản, hoặc cônh hữu hóa, quốc hữu hoá và đảng hữu hóa đất đai của dân. Có phải đấy là kết luận của ông không?
Khi người dân khai khẩn đất đai trên cái diện tích hữu hạn ấy để mở rộng khả năng canh tác thì công lao của họ cũng bị cướp, ai phản đối thì lại bị công an đàn áp.
Ông Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa đúng như vậy mà đấy mới chỉ là một phần của vấn đề thôi.
So sánh dân số với diện tích lãnh thổ thì Việt Nam không là một nước giàu có, với tài nguyên đất đai thật ra hữu hạn cho cả nông nghiệp lẫn công nghiệp và còn đang bị Trung Quốc chi phối và thu hẹp. Vì thế, người ta cần sử dụng đất với lợi ích cao nhất và phí tổn thấp nhất, kể cả phí tổn tưởng như vô hình là môi trường sinh sống bị ô nhiễm.
Nhưng với quy chế sở hữu hiện nay, một đảng năm xưa tự xưng cách mạng và tranh đấu cho nông dân từ những khẩu hiệu cải cách ruộng đất nay đã cướp đất phá rừng của dân.
Khi người dân khai khẩn đất đai trên cái diện tích hữu hạn ấy để mở rộng khả năng canh tác thì công lao của họ cũng bị cướp, ai phản đối thì lại bị công an đàn áp. Khi nhìn vào việc tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước trong kế hoạch chung là tái cơ cấu kinh tế, người ta đụng vào trở ngại không lối thoát là quyền sở hữu đất đai.
Trở ngại ấy cũng gây ách tắc cho nhiều nỗ lực cải cách khác, từ tài chính ngân hàng đến thị trường bất động sản, từ thuế khóa đến quy hoạch và đô thị hóa. Cái gốc của vấn đề nằm trong sự thể quái đản là nhà nước Việt Nam không công nhận quyền tư hữu của tư nhân và mặc nhiên cho phép tay chân nhà nước trục lợi bất chính và khiến xứ sở bị tụt hậu. Cho nên, người ta vẫn phải cải tổ từ đầu, từ cái đầu và lối tư duy lạc hậu này. Nếu không, chính người dân sẽ đứng lên làm cái việc cải cách cần thiết ấy qua một cuộc cách mạng.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa về cuộc trao đổi tuần này.

Tăng lương công chức lên 1 triệu 50 ngàn đồng


Tiền đồng Việt Nam
Đỗ HiếuRFA
-
Lương tối thiểu cho công chức tăng lên 1.050.000 đồng, một tháng, kể từ hôm nay, tương đương với 26%, tức là thêm 220.000 đồng.
Kỳ tăng lương này chỉ tác động đến trên 6 triệu người, hưởng lương theo ngân sách quốc gia, trong khi lực lượng lao động trên tòan quốc lên tới gần 53 triệu người. Theo dư luận thì mỗi khi có đợt tăng lương, hàng chục triệu người khác trong xã hội, buồn nhiều hơn vui,  vì cuộc sống hàng ngày,  lại càng chật vật hơn. Mời quý vị nghe Đỗ Hiếu trình bày thêm về thông tin này.
Tăng lương buồn nhiều hơn vui

Báo chí cho hay mức lương tối thiểu được tăng từ mồng 1 tháng 5 này, được áp dụng đối với các cán bộ, viên chức, công chức, quân nhân thuộc các lực lượng võ trang, nhân viên thuộc các cơ quan, đơn vị nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, công ty doanh nghiệp do nhà nước sở hữu.
Ngoài ra, cũng kể từ mồng 1 tháng 5, phụ cấp công vụ cũng được xét tăng 25%, tức là tăng 2,5 lần so với mức 10% được áp dụng hiện nay. Phụ cấp công vụ được trả cùng kỳ lương hàng tháng và bao gồm phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên hoặc phụ cấp quân hàm. Trong tháng 5, 2012, cán bộ hưu trí cũng được hưởng thêm 26,5% lương hưu trí và trợ cấp xã hội.
Theo ông Hoàng Minh Hào, phó Vụ Trưởng Vụ Lao động, Tiền lương, Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội thì trong hoàn cảnh lạm phát tăng cao, kinh tế khó khăn thì nhà nước nên điều chỉnh tiền lương cho người lao động và doanh nghiệp để cuộc sống của họ được cải thiện.
Từ trước tới giờ nó vẫn vậy thôi, không chạy theo kịp với đà gia tăng về giá cả sinh hoạt, lần này vậy, cũng chưa bù được với những gì mà người ta đã mất. Một tác động khác nữa là tăng lương thì giá cả lại lên nữa, người tưởng là được tăng lương cũng chưa được hưởng gì nhiều đâu.
ông Trần Bá Tước
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh nhận định việc tăng lương tối thiểu kỳ này chỉ tác động đến 6 triệu người, nguồn tiền thực sự bom vào nền kinh tế không tăng đột biến đến mức độ đáng ngại, nên sẽ không ảnh hưởng mạnh đến tình hình gía cả ngoài xã hội,  trong những ngày tới.
Quầy bán trái cây ở chợ Sài gòn. (minh họa) RFA
Quầy bán rau quả ở chợ Sài gòn. (minh họa) RFA
Nói lên cảm nghỉ của mình trong ngày đầu của kỳ tăng lương lần này, từ Saigon, ông Trần Bá Tước chuyên gia tài chánh, ngân hàng cho biết về sự giao động ngoài thị trường hiện giờ:
“Từ trước tới giờ nó vẫn vậy thôi, không chạy theo kịp với đà gia tăng về giá cả sinh hoạt, lần này vậy, cũng chưa bù được với những gì mà người ta đã mất. Một tác động khác nữa là tăng lương thì giá cả lại lên nữa, người tưởng là được tăng lương cũng chưa được hưởng gì nhiều đâu.”

Ông nhìn nhận rằng, mặc dù có nhiều khó khăn mỗi khi có quyết định cho một số đối tượng được tăng lương, tuy nhiên qua những chuyến đi thăm thực tế khắp nơi, dường như cuộc sống nói chung có phần nào được thoải mái hơn:
“Nhà nước lúc nào cũng nghỉ tới chuyện làm sao cho người dân sinh sống tốt hơn, nếu tăng lương như lần này thì, ở những thành phố lớn cuộc sống có thể cực, nhưng ỡ các nơi khác, cuộc sống cũng đã được cải thiện đấy.”
Lương chưa tăng hàng hóa đã tăng
Tuy nhiên, ông cũng nói rõ là dù sao thì được tăng lương kỳ này cũng giúp ít được cho vài triệu người được hưởng lương theo ngân sách quốc gia:
“Với đợt tăng lương lần này, người thường đâu được hưởng gì, đa số dân ở vùng nông thôn còn cực lắm. Đối với những đối tượng được tăng lương kỳ này, cuộc sống cũng đở hơn phần nào, còn hơn là không tăng gì cả.”
Ông Mạnh, một công chức được hưởng mức lương mới, kể từ đầu tháng 5 này, cho đó là một quyết định đúng lúc và cần thiết:
Đây là chính sách kịp thời của nhà nước, khi mà giá cả đã tăng lâu rồi, tăng lương chỉ là chạy theo vật gía thôi. Giá có thể tăng vọt tới hai, ba chục phần trăm, vì thế cho tăng lương tối thiểu là chỉ đễ chống đỡ thôi, chứ khó đáp ứng được với sự chênh lệch của giá cả hiện thời.
Ông Mạnh
“Đây là chính sách kịp thời của nhà nước, khi mà giá cả đã tăng lâu rồi, tăng lương chỉ là chạy theo vật gía thôi. Giá có thể tăng vọt tới hai, ba chục phần trăm, vì thế cho tăng lương tối thiểu là chỉ đễ chống đỡ thôi, chứ khó đáp ứng được với sự chênh lệch của giá cả hiện thời.”
Những gian hàng ở chợ Đồng Xuân, Hà Nội (minh họa) RFA
Những gian hàng ở chợ Đồng Xuân, Hà Nội (minh họa) RFA
Tuy nhiên, ông cũng kể qua về những phương cách tiết kiệm, thắt lưng, buộc bụng mà phần lớn người dân phải suy tính, cân nhắc:
“Do những khó khăn trong cuộc sống nên người ta tiết giảm những sinh hoạt, chi phí không đáng chi, như phương tiện giải trí, ăn uống đều bớt rất nhiều. Hiện nay, người ta khuyến mãi, giảm giá hàng hóa, dịch vụ, nhiều lắm, nhưng người dân không thích mua, họ để dành tiền lo cho cuộc sống trước mắt, tức là mua thực phẩm thôi.”

Ông Tâm, một công nhân nông nghiệp ở Cần Thơ, thuộc diện không được hưởng đợt tăng lương mồng một tháng 5 nói chung quanh mình, vật gía đã nhích lên rồi:
Những người không làm việc, thì âu lo, sợ sệt, xăng đã lên giá 900 đồng một lít, hai tuần rồi, khi lương lên, người ta biết chắc tất cả vật giá đều lên, mọi người thấp thỏm, chờ xem thế nào, tới mức nào mình có thể chịu được
Ông Tâm
“Nó đã rục rịch tăng rồi, các tiệm quán, hạn chế, bớt bán hàng hóa, chờ giá cả mới, nếu bán sớm theo giá mới thì có thể bị thuế vụ gây trở ngại, cho đó là đầu cơ, tích trữ, bán quá giá, hàng hóa bán ra từ từ, không bán nhiều, không đủ cung ứng cho nhu cầu của khách hàng.”
Dịp này, ông cũng nhắc đến tất cả những ai không có thu nhập, không tiền lương, không lợi tức:
“Những người không làm việc, thì âu lo, sợ sệt, xăng đã lên giá 900 đồng một lít, hai tuần rồi, khi lương lên, người ta biết chắc tất cả vật giá đều lên, mọi người thấp thỏm, chờ xem thế nào, tới mức nào mình có thể chịu được, để hạn chế cách ăn mặc, không dám xài phí. Có nhiều người ở đây, bây giờ hốt thuốc Nam, không dám mua thuốc Tây.”

Dư luận nói rằng, mỗi lần nghe tin tăng lương, những người có đồng lương thấp, không có việc làm, không có thu nhập cố định, thành phần tay làm hàm nhai, không phương kế kiếm sống, lại lo ngại, thấp thỏm, chuyện cơm áo bị ảnh hưởng.
Theo báo chí thì những thành phần vừa nói sẽ an tâm hơn nếu họ đón nhận tin cho biết các loại hàng thiết yếu, như gạo, thức ăn, gas, điện, nước, thuốc trị bệnh, giá vé xe bus, viện phí,  được nhà nước cứu xét cho giảm giá.

“Thuốc đặc trị”: Nhà nước pháp quyền

Nguyên P. Chủ nhiệm VPQH Trần Quốc Thuận
Minh Cường thực hiện
-
Phải coi tham nhũng là giặc để có biện pháp trấn áp tương xứng.
Góp ý tiếp về câu chuyện cần đột phá trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về chỉnh đốn Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận cho rằng vấn đề là phải có “một phương thuốc đúng, đủ liều” trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết này. Theo ông, về phương pháp và các giải pháp, phải thật sự đổi mới để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc chữa trị các căn bệnh gây nên tình trạng suy thoái mà Đảng đã chỉ ra.
Không ai có quyền đứng trên pháp luật
. Phóng viên: Theo ông, các giải pháp đưa ra đã “đủ liều” để chữa căn bệnh suy thoái chưa?
+ Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận: Có lẽ từ cổ chí kim, không có người thầy thuốc nào tự mổ xẻ mình ra để tự trị cho mình cả. Có chăng anh có thể tự bốc thuốc với các bệnh nhẹ thôi. Trong khi ta đã xác định tình trạng hiện nay đến mức là “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống….” mà lại trông cậy vào các biện pháp chủ yếu dựa vào sự tự nhìn nhận là không phù hợp. Dĩ nhiên là phê bình và tự phê bình có tác dụng trong xây dựng đoàn kết, chỉnh đốn Đảng nhưng sẽ chưa đủ và khó đạt được mục đích cần đạt được, nếu dựa chủ yếu vào phương pháp này.
. Vậy phương thuốc chủ đạo cần phải dùng trong quá trình xây dựng, chỉnh đốn Đảng là gì?
+ Nhà nước pháp quyền, phải thế thôi! Chúng ta phải tiến hành xây dựng một nhà nước pháp quyền đúng nghĩa. Điều này ta đã nêu trong Hiến pháp và nói rất nhiều trong các nghị quyết của Đảng rồi. Vấn đề là ta phải xây dựng nó đúng nghĩa như ta nói hay không thôi.
Xử lý nghiêm minh các trường hợp tham nhũng là giải pháp mạnh mẽ trong việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng.Trong ảnh: Người dân đang theo dõi một phiên xử tham nhũng tại TAND TP.HCM. Ảnh: HTD
Ta đang tồn tại tình trạng là đưa ra nhiều quy định nhưng thực hiện đúng như quy định lại chẳng bao nhiêu cả. Chẳng hạn chỉ với chuyện công khai minh bạch thôi, ta có làm như quy định không? Trong khi đó, chỉ cần làm đúng như thế thì đã có nhiều tác dụng lắm trong việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng rồi. Đó là chưa nói đến việc có rất nhiều quy định chúng ta đưa ra nhưng lại chưa xây dựng cơ chế để thực hiện nó.
. Tại sao ông cho rằng chỉnh đốn Đảng phải gắn liền với xây dựng nhà nước pháp quyền?
+ Đã là nhà nước pháp quyền thì không ai đứng trên pháp luật. Đã là nhà nước pháp quyền thì người dân phải được thực hiện những quyền hiến định, luật định của mình. Cần để luật pháp và hệ thống tư pháp phát huy đúng quyền năng cần có của nó.
Một điều nữa cũng cần phải hết sức lưu ý là không thể qua loa, nhẹ tay với những cán bộ sai phạm. Nhất là những trường hợp đục khoét, tham nhũng phải xử lý cho nghiêm minh! Không có chuyện sợ xử lý những cán bộ sai phạm thì sẽ không có người làm.
Coi tham nhũng là giặc để trấn áp mạnh mẽ
. Một trong những vấn đề gây bức xúc nhất hiện nay là tình trạng tham nhũng. Vậy theo ông, trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 cần xử lý vấn đề này như thế nào?
+ Tôi thấy trong các gói giải pháp chưa nêu bật được việc sẽ mạnh mẽ chống tham nhũng như thế nào. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định rành rành rằng “tham nhũng là giặc nội xâm”. Bác cũng từng nói: Chúng ta đoàn kết với tất cả mọi tầng lớp dân tộc, tôn giáo… nhưng không đoàn kết với Việt gian và tham nhũng. Vậy ta đã đặt vấn đề tới độ đó chưa? Đã không đoàn kết, đã là giặc thì phải đối xử với tham nhũng như thế nào? Không thể phê và tự phê với “giặc” được; phải tấn công vào nó bằng sức mạnh nào, vũ khí nào mới diệt được nó?
Phải xác định được như thế thì từ đó mới đưa ra biện pháp, giải pháp trấn áp đối với kẻ thù của Đảng và của dân tộc. Đây là điểm rất lớn, quyết định sự thành bại của công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Nếu ta còn chưa xác định tham nhũng là kẻ thù, có nơi này nơi kia còn coi là chuyện của đồng chí anh em thì không thể nào chuyển biến được.
. Xin cảm ơn ông.
Thiết nghĩ cần phải thấm nhuần hơn nữa để thực hiện cho đúng khẩu hiệu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện trong cả cuộc đời mình: Tổ quốc là trên hết! Tất cả đều phải đứng dưới lợi ích của Tổ quốc – nhân dân. Một khi trong lòng cán bộ, đảng viên còn suy nghĩ “tôi là trên hết” thì chừng ấy chúng ta gặp khó khăn để xây dựng, chỉnh đốn mình.
Đảng cần phải quyết liệt với những cán bộ tham nhũng. Phải trả về cho nhân dân “giáo dục” lại những cán bộ đó. Vì Đảng ta sinh ra trong lòng dân tộc, do nhân dân ta nuôi dưỡng nên thì không ai khác cũng chính dân ta sẽ chữa lấy những đứa con hư của mình. Bác nói: Đảng mạnh là ở cái chân. Cái chân ấy là cái niềm tin của nhân dân, là sự ủng hộ của nhân dân. Hãy nhìn lại mọi cái từ dân để tự biết phải điều chỉnh và có biện pháp điều chỉnh mình cho phù hợp.
ÔngTrần Quốc Thuận
Theo: PLTP.

Giá trị đích thực của Dân chủ

Kami
-
“Đơn giản vì trong xã hội dân chủ thì người dân làm chủ đất nước, làm chủ xã hội và làm chủ ngay chính bản thân mình. Còn các nhà lãnh đạo hay các chính trị gia luôn luôn thực sự là những kẻ tôi tớ trung thành của nhân dân với nghĩa vụ phụng sự nhân dân hết mình.”
Một vài năm gần đây, thi thoảng truyền thông ở Việt nam lại rộ lên các tin tức về sửa đổi Hiến pháp khiến cho không ít người khấp khởi mừng thầm và hy vọng chính trị, kinh tế và xã hội ở Việt nam sẽ có sự thay đổi. Nhưng những tin túc này chỉ rộ lên rồi lại chìm xuống sau khi mấy ông lãnh đạo về hưu “chém gió’ khi trả lời phỏng vấn của báo chí nhằm tạo hy vọng cho người dân. Sự việc này diễn ra lặp đi lặp lại năm lần, bảy lượt để rồi vẫn đâu vào đấy, khiến không ít người vốn nuôi hy vọng đã phải nghi ngờ là chính quyền đang diễn trò.
Cá nhân tôi thì không mấy lạc quan hay tin tưởng về cái trò bịp bợm này, vì nếu nghĩ đến tận gốc của vấn đề là: đảng CSVN có chịu từ bỏ quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội như quy định của điều 4 Hiến pháp hay không? Thì dễ có câu trả lời, con nếu không thì đâu vẫn hoàn đấy, vì dẫu có thành lập Uỷ ban Sửa đổi Hiến pháp thì chắc chắn Uỷ ban này cũng chịu sự chỉ đạo của Bộ Chính trị đảng CSVN. Và khi bản Dự thảo Hiến pháp sửa đổi thông qua Quốc hội phê chuẩn, thì lại đến câu hỏi Quốc hội Việt nam là của ai? Điều này không nói thì ai cũng rõ. Tóm lại một khi còn tiếp tục việc bầu cử đại biểu nhân dân vào Quốc hội cơ quan Lập hiến vẫn theo kiểu công thức đảng cử dân bầu thì không bao giờ có sự thay đổi đối với chính trị ở Việt nam.
Từ vụ cưỡng chế đất ở Văn Giang.
Mấy ngày qua sự việc tỉnh Hưng Yên ngày 24.4.2012 đã huy động lực lượng công an gồm hàng ngàn cảnh sát cơ động, giao thông, học viên các trường nghiệp vụ cùng các lực lượng an ninh, dân phòng kết hợp với đám xã hội đen tổ chức cưỡng chế 5,8 ha đất của 166 hộ nông dân tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang. Đây là phần diện tích nằm trong tổng số 72 ha sẽ giao đợt hai cho chủ đầu tư Công ty Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư để tiến hành xây dựng khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang (Ecopark).
Những ai đã từng là những người lính khi xem các hình ảnh của cuộc cưỡng chế này đều gợi lại cho họ những ngày máu lửa của cuộc chiến tranh năm xưa, khi một lực lượng vũ trang hùng hậu tiến hành càn quét những xóm thôn của những người nông dân hiền lành, cần cù vì bất kỳ mục đích gì. Những hình ảnh trong khói súng bắn lựu đạn cay hay hình ảnh cả chục cảnh sát “nhân dân” trong và ngoài sắc phục dùng dùi cui đánh hội đồng một người nông dân nằm lăn ra với tay không một tấc vũ khí nhưng vẫn kiên quyết hy vọng giữ lại mảnh đất vốn là tài sản của họ mà ông cha họ để lại. Điều đáng buồn là tại sao một chính quyền nhà nước nhân danh nhà nước Xã hội chủ nghĩa, với khẩu hiệu của dân, do dân và vì dân lại sử dụng dùng lực lượng vũ trang của nhân dân để cướp đất của dân cho một tổ chức kinh tế tư nhân Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) là đối tác của Savills, một tập đoàn bất động sản hàng đầu cũng của Anh đã có mặt tại Việt Nam từ thập niên 1990. Mà mục đích tất cả cuối cùng là ăp cướp tài sản ruộng đất của nông dân nhằm phục vụ cho một đối tượng khách hàng thuộc giai cấp giàu có đang lên tại Việt Nam, nhấn mạnh vào các nhu cầu hướng ngoại của họ như mua “hàng hiệu đẳng cấp, nhu cầu giải trí ẩm thực”?
Đồng ý Việt nam là một quốc gia đang phát triển, do đó việc đô thị hóa các vùng ven đô như các xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao và các xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang là vấn đề cần thiết. Vì tính trên bản đồ, có thể thấy thị trấn Văn Giang chỉ cách hồ Gươm khoảng 12 km trong khi điểm gần nhất của huyện này là điểm đầu của khu đô thị Ecopark cũng chỉ cách hồ Gươm khoảng 9 km theo đường chim bay. Với các cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy và Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đang xây dựng, khoảng cách từ Văn Giang về Hà Nội đã và đang được rút ngắn đáng kể so với trước đây. Song việc cưỡng chế đất đai ở Văn Giang không đúng nguyên tắc, đó là “chỉ có những dự án phục vụ quốc phòng an ninh,.. nhà nước mới thu hồi đất.” và “Những dự án không thuộc nhóm này, như dự án Ecopark thì Nhà nước không thu hồi đất, mà chỉ đứng ra làm trọng tài để nhà đầu tư thỏa thuận với dân”. Qua vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở Văn Giang cho thấy chính quyền nhà nước không làm đúng vai trò trọng tài và bảo vệ lợi ích hợp pháp của người nông dân. Điều đó cho thấy ở Việt nam, pháp luật đã bị một số quan chức thuộc các nhóm lợi ích nhân danh nhà nước sẵn sàng bóp méo để trục lợi. Đó cũng là lý do vì sao người ta đã quyết liệt cưỡng chế nông dân Văn Giang đến như vậy? Trong khi giá đền bù đất cho nông dân Văn Giang chỉ ở mức bình quân khoảng 100.000 đ/m2, nhưng khi giá bán căn hộ của các nhà tư bản là 20.000.000đ/m2, còn biệt thự và nhà phố là 45.000.000đ/m2.
Điều này quả không ngoa khi trong bộ Tư bản, Marx từng trích dẫn lời nói sau đây của nhà hoạt động công đoàn người Anh T. J. Dunning: “Với một lợi nhuận thích đáng thì tư bản trở nên can đảm. Được bảo đảm 10% lợi nhuận thì người ta có thể dùng tư bản vào đâu cũng được, được 20% thì nó hoạt bát hẳn lên, được 50% thì nó trở nên thật sự táo bạo, được 100% thì nó chà đạp lên mọi luật lệ của loài người, được 300% thì không còn tội ác nào là nó không dám phạm, dù có nguy cơ bị treo cổ”(*). Điều đó cho thấy chuyện chính quyền sử dụng một lực lượng vũ trang, mà theo thông tin lan truyền trên mạng cho biết chính quyền đã huy động một lực lượng lên đến 3.000 cảnh sát mặc đồng phục lẫn thường phục, dân phòng, nhân viên trật tự mang băng đỏ cùng nhiều xe ủi, sử dụng cả hơi cay để tấn công vào những người dân nằm vạ nằm vật trên đồng để bám trụ giữ đất khi tổ chức cưỡng chế ở xã Xuân Quang – huyện Văn Giang là điều cũng dễ hiểu.
Đến những phát biểu của bà ĐBQH Hoàng Yến
Cách đây mấy ngày trên trang Financial Times có bài viết “Đại Gia Việt Nam đụng độ với đảng” của nhà báo Ben Bland bình luận về sự kiện bà ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến sẽ có nhiều khả năng bị bãi nhiệm trong kỳ họp Quốc hội lần tới. Theo bài báo cho biết bà Yến có thể từng thành công trong việc xây dựng nên một gia đình giàu có nhất Việt Nam nhưng nhà doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến luôn biết rằng bước vào thế giới tối tăm của nền chính trị cao cấp trong một nhà nước độc tài độc đảng là một canh bạc. Cũng theo bản báo cho biết, điều đáng chú ý là trong một cuộc phỏng vấn thực hiện tại tầng kinh doanh trên cùng của khách sạn Melia ở Hà Nội trước đó không lâu, bà Yến đã nói với tờ FP (Financial Times) rằng “Trước khi quyết định tham gia vào Quốc hội, tôi đã biết rằng trong trường hợp xấu nhất, họ có thể tìm một cách nào đó để đuổi tôi ra”“Tôi đã sẵn sàng cho điều đó”.
Nhắc đến phát biểu của bà bà ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến cũng phải nhắc lại Điều 6 Chương I Hiến pháp Nước CH XHCN Việt nam có ghi rõ “Nhân dân làm chủ nhà nước bằng cách sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”, và Điêu 97 Chương VI “Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước.” Điều đó cho thấy Quốc hội Việt nam, cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước CH XHCN Việt nam, do cử tri bầu ra chỉ là trò bịp bợm và trá hình. Mà trên thực tế Quốc hội và các ĐBQH là các tổ chức của đảng CSVN, do đảng CSVN và vì đảng CSVN. Bằng chứng như bà ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến đã nói “Trước khi quyết định tham gia vào Quốc hội, tôi đã biết rằng trong trường hợp xấu nhất, họ có thể tìm một cách nào đó để đuổi tôi ra” và “Tôi đã sẵn sàng cho điều đó”.
Xin hỏi họ ở đây bà ĐBQH Đặng Thị Hoàng Yến ám chỉ là ai, cá nhân hay tổ chức nào? Nếu không là đảng CSVN đã công khai cướp quyền làm chủ của người dân về tay họ trong một thời gian quá dài. Điều này chỉ có thể xảy ra ở thể chế dân chủ nghị viện mà các chính quyền nhà nước là chính quyền độc tài hay các chính quyền nhân danh cộng sản để có quyền làm được điều đó. Nhất là ở Việt nam, trong một nhà nước theo chế độ kinh tế thị trường theo định hướng XHCN thì là cơ hội vàng cho các thế lực kinh tế liên kết với thế lực chính trị liên tục sửa Luật đất đai, Luật về sử dụng tài nguyên khoáng sản… để họ dễ bề nhân danh nhà nước cấp phép cho các cá nhân và tổ chức tiến hành chiếm đoạt đất đai, tài nguyên thiên nhiên để làm giầu một cách nhanh chóng thông qua việc chuyển nhượng đất đai, khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ bằng nhiều thủ đoạn. Điều đó cho thấy việc đảng CSVN giả danh nhân dân để dựng lên cái gọi là Quốc hội – cơ quan Lập pháp là một hành động cực kỳ nguy hiểm cho đời sống xã hội trước mắt và trong tương lai.
Sự hạn chế về sự hiểu biết vấn đề Dân chủ của người dân
Ở Việt nam hiện nay, không chỉ ở các phương tiện truyền thông đại chúng của nhà nước luôn ra rả, mà bất kỳ ở đâu khi bạn bước chân ra đường đều thấy nhan nhản các baner với khẩu hiệu “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”. Ở đây không nói tới sự vô lý trong nội dung của cái khẩu hiệu này là nhân dân làm chủ nhưng cái quyền lãnh đạo và quản lý lại trao cho thằng khác. Mà ở đây muốn nói cụm từ Nhân dân làm chủ đơn giản chính là từ Dân chủ mà nhiều người cho rằng là vấn đề nhạy cảm phải tránh đụng tới mà họ không biết rằng Hiến pháp – Luật pháp cao nhất của Nhà nước CH XHCN Việt nam đã khẳng định quyền làm chủ của người dân. Nhưng từ Dân chủ lâu nay đã bị truyền thông nhà nước cố tình xuyên tạc để biến nó thành một từ để dành những kẻ bị coi là phản động chống lại chính quyền, có nghĩa là chứng tỏ chính quyền ở Việt nam hiện nay là chính quyền phi dân chủ nếu không muốn nói một cách chính xác là chính quyền độc tài toàn trị và phản động.
Một thực tế hiện nay, ở Việt nam rất ít người hiểu đúng về khái niệm Dân chủ kể cả thành phần trí thức có điều kiện tiếp cận với các luồng thông tin. Hầu hết họ đều hiểu Dân chủ chỉ đơn giản có nghĩa là người dân thực sự dùng quyền cử tri của mình để lựa chọn các đại biểu đại diện cho mình vào làm việc trong cơ quan Lập pháp trong một cuộc bầu cử tự do, công bằng, đa đảng chính trị tham gia… Nếu chỉ suy nghĩ đơn giản như vậy thì cử tri chỉ phát huy quyền làm chủ của mình trong thời gian từ 2-3 phút trong mỗi nhiệm kỳ bầu cử 5 năm khi đi bỏ phiếu bầu chọn lựa ĐBQH. Đây là những suy nghĩ sai lầm rất cơ bản, mà vấn đề Dân chủ phải được hiểu đồng nghĩa với những đại biểu của nhân dân phải thực sự của nhân dân bầu ra, để thay mặt nhân dân trong công việc của cơ quan lập pháp và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân. Như trong việc quản lý đất đai và tài nguyên thiên nhiên của quốc gia thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý cũng là một trong những ví dụ thiết thực.
Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân (Điều 17 – Chương I, Hiến pháp 1992). Và về đất đai thì quyền sử dụng đất của người dân được ghi trong Hiến pháp: Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài (Điều 18 – Chương I, Hiến pháp 1992). Nhưng trên thực tế chúng ta thấy một số kẻ đã giàu lên nhanh chóng thông qua sự liên kết của những nhóm quyền lực kinh tế kết hợp với quyền lực chính trị để mang lại những khoản lợi nhuận kếch xù, mau lẹ và dễ dàng bằng đất đai hay tài nguyên thiên nhiên. Bằng các hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất rừng, đất có các mỏ khoáng sản hay bằng các dự án bất động sản như khu đô thị Ecopark – Văn Giang là một ví dụ. Để rồi đền bù cho dân 1 để rồi bán thu lãi gấp hàng trăm lần. Các khoản thu nhập bất minh đó chảy vào túi những ai hẳn ai ai cũng rõ, vì thế việc chính quyền tỉnh Hưng Yên huy động hàng ngàn công an trang bị võ trang đến tận răng, đánh đập những người nông dân chủ đất, cày xới mổ mả tổ tiên của họ để ăn cướp đất vì quyền lợi của một nhóm nhỏ những cá nhân và các ông chủ người Việt và tư bản nước ngoài. Nếu không có sự chống lưng của một nhóm lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN và chính quyền của họ, thì liệu sự việc trên có thể diễn ra công khai giữa thanh thiên bạch nhật ở Văn Giang một nơi cách trung tâm thủ đô Hà nội không quá 10 km được hay không?
Trở lại vấn đề đại biểu của nhân dân (ĐBQH) trong cơ quan Lập pháp – Quốc hội, trong một cuộc bầu cử trung thực, công bằng và bình đăng có nhiều đảng phái tham gia thì một điều chắc chắn cử tri sẽ không bao giờ lựa chọn các đại biểu đi ngược lại quyền lợi trực tiếp của họ. Cử tri nông dân sẽ dứt khoát không lựa chọn đại biểu của họ là những người ủng hộ việc cướp đất của nông dân giao cho các ông chủ tư bản, cử tri là công nhân sẽ dứt khoát không lựa chọn đại biểu của họ là những người ủng hộ việc chống công nhân đình công đòi hỏi quyền lợi của người lao động, cử tri là thương nhân hay người buôn bán sẽ không lựa chọn đại biểu của họ là những người ủng hộ nền kinh tế không có sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh hay kinh tế tư bản thân hữu v.v…
Kết
Nhiều người trong số bạn bè tôi trước đây vẫn cổ súy và bảo lưu ý kiến ủng hộ cho chế độ độc đảng ở Việt nam, vì theo họ có dân chủ đa đảng sẽ dẫn tới tình trạng xã hội hỗn loạn. Sở dĩ như vậy cũng bởi họ nhìn nhận hai chữ dân chủ chỉ đơn giản là có đa đảng chính trị trong Quốc hội, mà bản thân họ không thấy hết vai trò của việc có đa đảng chính trị ngoài tác dụng kích thích sự cạnh tranh giữa các đảng chính trị mà mục tiêu cao nhất là để phục vụ và vì nhân dân, những người dùng lá phiếu đưa họ vào Quốc hội. Mà cái đó nó còn là phương tiện và công cụ hữu hiệu của người dân trong việc kiểm tra và điều chỉnh công việc lập pháp của các đại biểu Quốc hội nhằm giảm thiểu sự lạm dụng quyền lực của các nhóm lợi ích trong việc ban hành các văn bản pháp luật mang tính trục lợi cho nhóm lợi ích của họ.
Nhưng đến nay, qua các sự việc Tiên Lãng, Văn Giang hay sự giàu lên nhanh chóng đến khó hiểu của một số cá nhân cấu kết với các quan chức nhà nước thì họ đã hiểu rằng nếu có đa đảng chính trị thì chắc chắn sau sự kiện cưỡng chế trái pháp luật ở Tiên lãng, phe đối lập và báo chí sẽ không để yên cho xảy ra vụ cưỡng chế ở Văn Giang ngày 24.4.2012. Đó là điều chắc chắn. Đơn giản vì chính đảng cầm quyền nếu chỉ vì lợi ích nhóm đi ngược lại lợi ích của nhân dân thì trong kỳ bầu cử sau không ai sẽ lựa chọn họ, đó là một thử thách của những người lãnh đạo chính đảng cầm quyền. Họ sẽ phải đắn đo, thận trọng trong việc lựa chọn giữa các lợi ích của nhân dân và của cá nhân trong khi ra các quyết định, nhất là khi họ đang chịu áp lực nặng nề của phe đối lập, truyền thông và dư luận xã hội.
Đơn giản vì trong xã hội dân chủ thì người dân làm chủ đất nước, làm chủ xã hội và làm chủ ngay chính bản thân mình. Còn các nhà lãnh đạo hay các chính trị gia luôn luôn thực sự là những kẻ tôi tớ trung thành của nhân dân với nghĩa vụ phụng sự nhân dân hết mình.
Hà nội, ngày 02 tháng 5 năm 2012
© Kami
————
Chú thích:
* Các Mác, Tư bản, tập I, quyển I, phần 2, Chương XXIV, Nxb Tiến bộ – Mat-xcơ-va, Nxb Sự Thật – Hà nội, 1984, tr. 315, chú thích số 250.
————————
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA

Biết rõ bệnh rồi, cần gì bắt mạch?

clip_image001
Bùi Văn Bồng
-
Trong báo Pháp luật T.p Hồ Chí Minh hôm nay (2-5) có đăng bài: “Đột phá trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về chỉnh đồn Đảng: Phải có cách bắt “bệnh” cho đúng”. Qua bài phỏng vấn của phóng viên bản báo này với ông Nguyễn Sỹ Nồng, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ TP. HCM, người đọc thấy chủ yếu là ông Nồng đề cập đến hai thứ bệnh: giàu bất thường và chạy chức chạy quyền. Trả lời câu hỏi của nhà báo: “Nếu bắt mạch “bệnh giàu bất thường” ở cán bộ lãnh đạo thì phải điều tra ở những khía cạnh nào?”, ông Nồng nói:
- Thứ nhất, cần phải xem dư luận xã hội hiện nay đang nói gì về cán bộ lãnh đạo giàu bất thường của chúng ta. Phải nghe dân mình nói gì về chuyện ông quan nào có đất đai ở dự án này, dự án kia; biệt thự này, biệt thự kia và các sân sau của họ như thế nào… Sau đó phải kiểm tra mối quan hệ giữa quan chức cấp cao và các đại gia kinh tế đang có dư luận. Không chỉ là quan hệ với các đại gia trong nước mà còn với các đại gia nước ngoài…
Những chỉ giáo của ông nguyên Hiệu phó trường cán bộ Đảng không sai, đúng đường lối, và cũng y hệt như biết bao lần Đảng ta đã nêu trong các nghị quyết. Có điều, cái sách đó, cái gọi là biện pháp, cách thức đó để coi là “đột phá” thì nay đã bị coi là giáo điều, là hình thức, là “mị dân”, không mang lại gì đâu. Bởi vì phải cần đến người dân chỉ ra một cách mạnh dạn, thẳng thắn mới biết bệnh? Bà con ta đã nói: “Biết hết rồi, còn hỏi làm gì, nói ra các ông có chịu nghe đâu, có chịu sửa sai đâu, mất công. Các ông đang lo giấu bệnh và rất sợ điều trị, có nói cũng chẳng mang lại gì. Nay giá cả tăng vọt, túi tiền lép kẹp, để cho dân lo làm ăn, đừng bắt họp nhiều vào những chuyện đó, mất công!”.
Thế nên, trong hiện trạng nhiều thứ bệnh “tứ chứng nan y” của Đảng ta hiện nay, cần gì phải nêu ra cách bắt mạch để phát hiện bệnh, để biết ai bệnh gì? Khỏi tìm, vì nay cái công đoạn xem có bệnh hay không, bệnh gì đã không cần thiết. Xem bệnh theo chu trình “vọng, văn, vấn, thiết” đã không cần nữa. Vọng, là quan sát xem gương mặt, màu da, sắc thái để đoán bệnh. Văn, là nghe lời nói (của bệnh nhân) để đoán bệnh. Vấn, là hỏi người bệnh, hỏi người liên quan để đoán bện. Thiết là bắt mạch, nghe mạch xem “hoạt, trầm, trì, tế, sác” để đoán bệnh. Bắt mạch cũng chỉ là một trong phép “tứ chẩn” của thầy thuốc. Nay đâu còn phải băn khoăn trong Đảng ta, và trong cơ thể nào mắc bệnh gì mà phải bắt mạch? Nhiều thứ “thuốc” với đủ phác đồ điều trị nay cũng bó tay rồi.
Nhờ vào dân, tin ở dân, xin ý kiến âan để xây dựng Đảng ư? Đó là cách của thời dân chủ rộng rãi, thực sự dân chủ theo đúng nghĩa của từ này. Còn nay, họp dân xin ý kiến, dù ai đó có dũng khí nói thẳng, nói trắng ra hết chắc cũng khó đem lại kết quả gì gọi là khả quan. Nếu như từ 20-30 năm trước, Đảng ta  thấy biện pháp “lấy dân làm gốc, nhờ dân đóng góp”  là cần thiết, tôn trọng dân và muốn dựa vào dân, chủ động và biết cách làm như vậy may ra còn có hiệu quả. Nay thực tế chỉ ra rằng cái cách tưởng như “quan trọng” ấy đã quá muộn rồi.
clip_image002
Dựa vào dân theo cách mà ông Nguyễn Sỹ Nồng đã nêu ra nay không còn được coi là phần mềm hữu hiệu để sửa chữa có hiệu quả những “lỗi hệ thống” đã quá năng, từ chuyên môn  vi tính gọi là hỏng phần cứng, ổ cứng. Nạn “quan tham lại nhũng” hiện nay lại rơi vào “bộ phận không ít cán bộ đảng viên có chức có quyền”, vậy đâu đơn giản với những  bài cũ đã được coi là kinh nghiệm xây dựng Đảng? Dân bây giờ không cần góp ý nữa, “các ổng biết hết rồi”, mà chỉ còn trông chờ xem Đảng làm những gì. Thực chất, các “thế lực thù địch” với dân với nước hiện nay bị nhận diện rõ nhất, dễ thấy nhất lại chính là những cán bộ, đảng viên có chức có quyền bị hư hỏng, bị mất hết uy tín với dân  theo những kiểu đó. Họ đâu cần đến dân chủ, vì càng dân chủ càng có nguy cơ rung đe sự bất ổn cho cái ghế của họ, cái ghế đang hàng ngày đẻ ra “cơm áo gạo tiền”, đẻ ra những món lợi kếch sù làm vinh thân phì gia cho họ. Người dân nào mà vớ vẩn trái ý, đụng đến “sự nghiệp” hoặc miếng ăn của họ thì lập tức sẽ bị  công an truy dẹp ngay, chết liền!
Bài báo cũng dẫn một số loại “bệnh” đã được Bác Hồ và Đảng cảnh báo từ rất sớm. Đó là: bệnh ba hoa, địa phương, ham danh vị, thiếu kỷ luật, cẩu thả, xa rời quần chúng, chủ quan, hình thức, ích kỷ, lười biếng, tham lam; bệnh tự cao tự đại, ưa người ta nịnh mình; bệnh hữu danh vô thực, kéo bè kéo cánh, bệnh tị nạnh, bệnh xu nịnh, bệnh quan liêu, hống hách, độc đoán chuyên quyền…
clip_image003
“Bệnh” của Đảng bị nhiễm, bội nhiễm, có biểu hiện ra ngoài về triệu chứng, biến chứng và trở nên trầm trọng như thế nào thì ai cũng biết. Lãnh đạo cấp càng cao, biết thực trạng đó càng nhiều. Nhưng nếu như người bệnh nặng lại đi lo điều trị, đem thuốc cho người bệnh nhẹ, hoặc mới có biểu hiện nhiễm bệnh, thì quả là chuyện ngược cách và không thể có được. Trái lại, đã có những trường hợp người bị bệnh cứ hô lên là rất khỏe, thậm chí lại tìm cách nhét thuốc vào miệng người khỏe, bắt uống, rồi tung hô là người đó bị bệnh nặng, cần cho nghỉ việc, cần cấp cứu, cần đưa vào viện điều trị, cần tach skhoir cộng đồng để an toàn… (!?). Cho nên, vấn đề là họ tự biết mình có bệnh, nhưng không muốn cho  ai biết đến những căn bệnh của mình, cũng như không muốn điều trị, sợ điều trị. Có khi, bệnh càng nặng, họ càng coi đó là sự thành công và đáng tự hào, giấu nhẹm được bệnh, cứ thế thăng tiến vèo vèo, “hạ cánh an toàn” vẫn coi như mình khỏe, rất khỏe.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã nói với ý là Đảng ta đã đến mức bị bệnh ung thư, thậm chí ung thư giai đoạn cuối. Điều đó đã hiển nhien từ lâu rồi, không nói ai cũng biết. Nhưng ngay khi đồng chí Lê Khả Phiêu đương nhiệm chức Tổng Bí thư đã thấy căn bệnh đó không ít, biết rất rõ “rận trong chăn” là gì rồi. Nhưng, như có lần ông đã công khai, thẳng thừng trả lời trên công luận rằng chính bản thân ông với hơn ba năm quyền lực cỡ đó mà cũng đành phải bó tay, bất lực, vì nhiều bệnh quá, con bệnh cũng đã nhiều,  phức tạp lắm… Nay ông nhắc lại là bệnh đến mức trầm trọng, như một thứ dịch rồi. Khi đã nghỉ hưu, nguyên TBT Lê Khả Phiêu cũng rất quan tâm chính sự và vấn đề dân chủ, tham gia phát biểu, dự hội nghị, trả lời phỏng vấn về hiện tình đất nước, thực trạng trong Đảng. Bất kỳ một cán bộ lãnh đạo hoặc một người dân nào cũng không ai có điều kiện tiếp xúc, trực tiếp trao đổi với các vị lãnh đạo cao nhất đương chức đương quyền bề thế như cựu TBT Lê Khả Phiêu. Nói nhiều rồi đấy, chỉ thẳng bệnh rồi đấy, nhưng có ai chịu chữa bệnh đâu. Và cũng chưa thấy ai nói là mình bị bệnh, làm việc mất uy tín rồi, hiệu quả thấp, nay tự giác xin nghỉ việc (nghĩa là từ chức khi có vụ việc nghiêm trọng và từ chức khi thấy mình không xứng đáng).
Trở lại bài trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Sỹ Nồng trên đây: “Cần phải xem dư luận xã hội hiện nay đang nói gì về cán bộ lãnh đạo giàu bất thường của chúng ta…”. Vậy ai cần phải xem? Chẳng ai lạ gì mà cần phải xem cả. Dân thì biết hết rồi. Và cũng không cần phải làm mất công cho người dân trong lúc này. Những cán bộ lãnh đạo đương chức đương quyền, những cơ quan chuyên trách như thanh tra, kiểm tra đảng, công an, viện kiểm sát, tòa án cũng biết rất rõ, và biết hơn dân, hiểu sâu xa tận cái “ổ tò vò” các loại bệnh. Biết rồi, cần gì giả bộ đi hỏi dân?
Tình hình đã lâm bệnh trầm kha với nhiều thứ bệnh trong Đảng, “tứ chứng nan y” rồi, nếu cứ hô hào họp dân để nghe dân góp ý, xây dựng chỉ mất công, không mang lại gì, trở thành thứ hình thức, không khéo lại bị mang tiếng là “mị dân”. Bởi vì, cái gốc vấn đề không phải ở chỗ nhờ dân chỉ ra bệnh, mà là cấp ủy, tổ chức Đảng, người lãnh đạo chân chính biết hết rồi, nay có dám kiên quyết hay không? Kiên quyết vạch rõ căn bệnh của từng đảng viên ở cương vị lãnh đạo, chỉ rõ sự nguy hại của bệnh cho xã hội đã đến mức nào, kiên quyết bắt bệnh nhân phải  nghỉ việc, không cho làm nữa, và dứt khoát phải đưa ngay con bệnh đến các “trung tâm điều trị”. Nhưng dấu hỏi lớn vẫn là ai làm? Ai có đủ uy quyền và thế lực để  làm được điều đó?
clip_image004
Đây là thứ dịch nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm lớn, để ở ngoài xã hội mức độ lây lan mỗi ngày càng nguy hại, gây họa lớn. Ngày xưa, khi phát hiện có dịch bệnh lây lan người ta phải kiên quyết bắt những người bênh tách riêng một chỗ, cách ly để tránh lây lan ra cộng đồng. Dù không muốn đi, bắt phải đi, không đi sẽ bị phạt nặng, bị làng xóm chửi rủa rồi cuối cùng cũng phải đi. Ngay như đàn gia súc, gia cầm nhiễm bệnh nặng dịch bệnh nguy hiểm cũng không được nuôi tiếp, không được sử dụng, phải tiêu hủy ngay. Nhưng ai đứng ra làm việc này, hầu như chưa tìm ra ai, cũng chưa biết phải nhờ cậy ai. Vì, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra rất thẳng thắn tại Hội nghị T.U 4 là sự mắc bệnh nặng đã thấy rõ ở “một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên có chức có quyền”. Vậy là càng khó điều trị, có nói rõ họ bị bệnh gì cũng bị họ chối bay ngay, nói là mình còn rất khỏe, và có khi dọa “thằng nào dám nói tao bệnh, liệu chừng!”, bệnh nếu có chắc là ông kia, ông nọ (!?). Mà họ đương chức trọng quyền cao, nói họ có bệnh không khéo mang vạ vào thân.
Mới đây, cũng tại thành phố Hồ Chí Minh, ông Phan Minh Tánh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Dân vận Trung ương, cũng nói: “Phải thực sự lắng nghe dân, tin dân; tạo sự thống nhất, trên dưới một lòng để vượt qua khó khăn và bước tới”. Nhưng khi trong tâm lý đã giấu giếm cái gì đó, kể cả giấu bệnh, che khuyết điểm, giấu của ăn cắp, thì họ rất ngại nhiều người biết đến mình, rất ngại người ta nói về mình, tránh tiếp xúc, nhất là người trung, ngán sợ lời nói thẳng, thì làm sao có “thực sự lắng nghe dân nói”? Trên thì tham nhũng, lộng quyền, lại giàu sang, có quyền và lực đè nén, áp bức dân, dưới thì dân nghèo, “thấp cổ bé họng”,  chăng có quyền gì, làm sao mà có thể “trên-dưới một lòng” như ông Phan Minh Tánh mong đợi? Trên thì đúng đấy, nhưng trên phải là ai thì mới đồng lòng với dân được?
“Phải thực sự lắng nghe, phải dựa vào dân…”. Thì quá rõ là “phải” như vậy đấy, nhưng lâu nay mấy ai làm được thế đâu? Và những vị lãnh đạo dính tham nhũng, tham nhũng lớn rất kị, rất cảnh giác, rất ghét cái từ “phải” ấy, nó nặng nề lắm. Những con bệnh bây giờ đang rất ngại người dân hoặc ai đó công khai hóa, chỉ bệnh của mình ra, đang rất ngại tiếp xúc với dân (suy cho cùng vậy cũng đỡ, dân cũng đỡ lo bị lây nhiễm bệnh, dân đang tránh xa những “con bệnh” kiểu này đấy!). Ngày xưa cũng có vị quan ngự y, vị “đại phu” bị quy tội oan, bị bắt giam vì dám nói thẳng, chỉ đích danh đúng cái bệnh nguy hại trong cơ thể vị quan lớn!
Mặc dù trả lời những ý, những câu rất khẩu hiệu quen thuộc trến đây của ông Phan Minh Tánh cũng chưa ăn nhằm gì, nhưng trước thực trạng hiện nay, ông cũng phát biểu với các nhà báo:
clip_image005
- Một điều lưu ý khác là cần hạn chế việc nói nhiều hơn làm, còn duy trì tình trạng ấy thì hiệu quả dân vận sẽ không cao… Cái cần giải quyết nhất bây giờ để cho yên lòng dân và dân ủng hộ Đảng là phải chống được tham nhũng. Có chống được tham nhũng thì dân mới ủng hộ, tin tưởng. Mặt khác, chống được tham nhũng thì trong nội bộ chúng ta cũng được công bằng, không có sự phân hóa giàu nghèo. Thử hỏi ngay trong nội bộ mà đã có sự phân hóa giàu nghèo thì làm sao tạo được niềm tin. Cái này là sống còn đây! Nếu không muốn “quốc nạn” đến thì ta phải kiên quyết tới cùng trong chuyện này. Tôi tin rằng với chống tham nhũng, dân chúng và hầu hết các thành phần khác trong xã hội đều ủng hộ. Vậy thì sao ta làm không được? Hãy đồng lòng, quyết liệt làm đi, nhất là cấp trên phải nêu gương trước.
Và ông Tánh nhấn mạnh: “Cương quyết trong phòng, chống được tham nhũng sẽ mang lại niềm tin cho dân, tạo được đồng thuận xã hội. Bức xúc thứ hai cần lưu tâm là nâng chất cho đời sống của người dân. Dù ta đã có nhiều chính sách, biện pháp nhưng đời sống của nhiều bộ phận bà con còn vất vả lắm. Công nhân chưa thể sống được với đồng lương của mình; nông dân còn khó khăn, thu nhập thấp lắm. Phải có chính sách cho thật hợp lý để giải quyết vấn đề này thực chất hơn. Điều quan trọng hơn là người dân cần được thụ hưởng một cách công bằng trên sự tăng trưởng kinh tế mà ta vẫn báo cáo, tuyên truyền cho dân và cả thế giới.
Ông Phan Minh Tánh cũng đề cập đến một vấn đề mà nhân dân cả nước đang rất bức xúc. Theo ông: Vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông hiện nay là cực kỳ phức tạp. Đảng, Nhà nước đã có những đường hướng giải quyết vấn đề này”. Và ông cũng cảnh báo là khi dân bức xúc vấn đề gì thì nhà lãnh đạo phải bình tĩnh, thận trọng, xem xét chu đáo, nghe ngóng nhiều chiều, phân tích, có chiều sâu bản chất, tránh dùng các biện pháp nặng, tránh dùng các thứ quyền hành và quyền lực để đàn áp nhân dân, gây bất bình, mất dân chủ, chỉ nóng vội cốt sao cho nhanh xong việc là không nên, mà có xong được không? Nếu như làm không khéo, vụ việc sẽ trở nên phức tạp, trầm trọng hơn. Ta đã nói sự nghiệp này là của nhân dân, vì thế với dân phải ứng xử cho thật khéo léo. Vừa qua, giữa dân và lãnh đạo có một số khoảng cách trong vấn đề này, gây ra ít nhiều bức xúc trong xã hội. Với vấn đề bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, chúng ta đã có những kinh nghiệm trong lịch sử; các diễn biến hiện tại cũng cho ta nhiều bài học; dự báo tương lai của chuyện này chắc cũng đã rõ. Thế nhưng những thông tin này cũng như quan điểm của Nhà nước ta không được đưa đến người dân đầy đủ, kịp thời và còn nhiều điều chưa rõ; mà làm cho dân không rõ là chưa được. Phải đối xử với các bức xúc này hợp lý hơn: Phải nói cho rõ, kịp thời, thống nhất quan điểm để dân theo dõi, dân tin và có trách nhiệm với đất nước. Còn với tinh thần yêu nước chính đáng của nhân dân thì phải ứng xử sao cho khéo léo hơn. Làm chuyện gì, dù có nhỏ mà đối xử không khéo là gây ức chế cho xã hội.
Cho nên, nay biết rõ, và hầu như biết bệnh rồi. Vấn đề là phân loại bệnh, xác định chuyên khoa, xác định hình tuyến, lo điều trị cho nhanh, kiến quyết cho bệnh nhân nghỉ việc để “đi viện”, và bằng mọi cách phải dẹp trừ dịch, chống lây lan ra diện rộng, tránh gây nhiễm, bảo vệ cộng đồng, cách ly bệnh nhân khỏi cộng đồng… Bây giờ còn nói đến “bắt mạch” để biết bệnh,  chắc là ông “đại phu” nào đó còn kém tay nghề và muốn giải thoát, chiều lòng, thỏa ý bệnh nhân chăng? Như thế, càng chậm trễ và nguy hại hơn.
B. V. B.

Người “Gật Đầu” Cũng Phải “Lắc Đầu”

Đào Tuấn
-
Hưng Yên có vẻ tự tin khi ra quyết định cưỡng chế, các dân biểu của Hà Nội, Khánh Hòa và khắp nơi dám “gật đầu” chỉ là bởi… đúng luật. Trong khi luật thì quá xa thực tế.
Đã có 1.571.500 lượt công dân thực hiện khiếu tố trong chỉ 4 năm qua và cứ 10 vụ thì có tới 7 vụ khiếu tố liên quan đến đất đai. Thông tin nóng như rang này được tái khẳng định hôm qua, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về giải quyết khiếu nại tố cáo trong một ngày cả nước cũng nóng như rang, chỉ vài ngày sau vụ cưỡng chế nóng bỏng ở Văn Giang. Tại sao khiếu tố liên quan đến đất đai lại nhiều, lại nóng, lại bức xúc đến như vậy?
Hai năm trước, ngày 10-12-2010, 132/133 đại biểu HĐND TP Hà Nôi đã “gật đầu” thông qua khung giá đất mới năm 2010, một khung giá mà chính người đề xuất cũng “lắc đầu” thừa nhận là “Cách xa so với giá thực tế”. Sự thống nhất gần như tuyệt đối của các vị đại biểu dân cử, trước một thực tế “cách xa so với thực tế” đang thể hiện sự bất lực, đúng hơn là đầu hàng, của những người làm chính sách trước sự lạc hậu đến vô lý của chính sách. Chuyện “cái gật đầu” cũng không phải chỉ ở Hà Nội. Giám đốc Sở Tài chính Khánh Hòa Nguyễn Xuân Long có lần “lắc đầu”: UBND các tỉnh bao nhiêu năm nay dù biết là giá đất thấp xa so với thị trường nhưng vẫn cứ ban hành. Tại Khánh Hòa, giá đất giao dịch nhiều nơi lên đến 200 triệu đồng/m2; giá đất đền bù, giải phóng mặt bằng 48 triệu đồng/m2, trong khi giá đất theo khung tối đa là 18 triệu đồng/m2. Cái gật đầu, hoặc có thể là cái lắc đầu bởi một lý do đúng, nhưng vô lý: Chỉ vì khung giá đất đã được quy định trong luật.
Theo Luật Đất đai 2003, Chính phủ quyết định khung giá đất chung áp dụng cho cả nước. Căn cứ khung giá đất này, UBND cấp tỉnh quyết định “bảng giá đất” trên địa bàn – như trường hợp của Hà Nội- nhưng không được vượt quá 20% giá trần. Do đó, bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành hàng năm thường chỉ bằng 30 – 60% giá đất giao dịch trên thị trường. Và bảng giá này đã sinh ra hai hệ lụy: Ngân sách thất thu số tiền rất lớn từ giá đất ảo. Và ở chiều hướng khác, chính vì bảng giá đất không sát giá thị trường nên tình trạng khiếu kiện về đất đai diễn ra nóng bỏng, kéo dài và cực kỳ căng thẳng.
Chưa cơ quan nào thống kê xem trong 672.990 đơn kiện, không chỉ riêng ở Hà Nội, hay Khánh Hòa- có bao nhiêu là từ những bất cập khi mà khung giá đất có khi chênh lệch đến 500% so với thực tế. Ngày hôm qua, sự bất cập về giá bồi thường, kèm theo sự “hay thay đổi”, “thiếu nhất quán”, “chênh lệch quá lớn so với thị trường hoặc giá nhà đầu tư bán”… cũng đã được chỉ ra như là một “nguyên nhân khách quan” cho tình trạng khiếu tố nóng bỏng hiện nay.
GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường trong một cuộc trả lời báo chí gần đây đã khẳng định quyết định cưỡng chế tại Văn Giang- Hưng Yên vừa rồi là “một quyết định đúng”. Những bất cập chủ yếu thuộc về khung pháp luật.
Hưng Yên có vẻ tự tin khi ra quyết định cưỡng chế, các dân biểu của Hà Nội, Khánh Hòa và khắp nơi dám “gật đầu” chỉ là bởi… đúng luật. Trong khi luật thì quá xa thực tế.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng hôm qua, đã nhấn mạng đến “những bất cập trong chính sách” như là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khiếu tố nóng bỏng. Và “đèn xanh” đã chính thức được bật khi 2 ngày trước Hội nghị này, Bộ Tài chính cho biết Chính phủ đã đồng ý với việc bỏ khung giá đất. Khẳng định đây không đơn thuần chỉ là biện pháp tình thế để hạ nhiệt khiếu tố, mà là bởi những bất cập từ khung giá đất được quy định cứng ngắc trong luật đã vô lý đến độ những người “gật đầu” cũng phải “lắc đầu”.
TTXVN trực tiếp theo dõi phiên họp đã liệt kê hàng loạt các biện pháp được cơ quan chức năng đề xuất, thậm chí có cả việc kiến nghị sớm ban hành Luật về tiếp công dân, Luật biểu tình…“làm cơ sở đấu tranh, xử lý những trường hợp lợi dụng khiếu nại, tố cáo gây rối”. Luật ban hành để “đấu tranh, xử lý”, hay là để đảm bảo các quyền cơ bản của công dân cần phải đặt một dấu hỏi. Nhưng trước khi đặt vấn đề “xử lý” số ít những trường hợp lợi dụng quyền khiếu tố, cần sửa đổi ngay những bất cập trong chính sách pháp luật về đất đai đang ảnh hưởng tới “số đông” dân chúng. Bởi suy cho cùng, nếu chính sách đất đai được sửa đổi theo hướng vì dân hơn thì thậm chí chẳng cần có những bộ luật chỉ để nhằm đối phó với khiếu tố của người dân.

Tại sao luật sư mù Trần Quang Thành được gọi là Daredevil?

Nguyễn Bảo Tư
-
Ngày 21 tháng Tư năm 2012 luật sư mù Trần Quang Thành (Chen Guangcheng -DCVOnline) đã trốn thoát khỏi sự canh gác chặt chẽ của công an Trung Cộng quanh nhà ông tại làng Đông Thạch Cổ (Dongshigu-DCVOnline), huyện Lâm Nghi (Linyi-DCVOnline), tỉnh Sơn Đông (Shandong -DCVOnline). Đến thứ Sáu 27 tháng Tư, tin tức về vụ đào thoát có một không hai này được các báo giấy và báo mạng tại Mỹ đồng loạt tung lên, cho biết ông Trần đã vào được bên trong Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh. Ngoài những hàng tít bình thường như “Chen Guangcheng Escapes House Arrest” còn có những tít lạ lùng hơn như “Holy Crap, A Chinese Daredevil!” Một người tật nguyền như ông Trần làm sao vượt ngục? Và tại sao người Mỹ lại gọi Trần Quang Thành là “Daredevil”?
Cuộc vượt thoát tài tình
Trần Quang Thành bị mù từ nhỏ, rồi vì mù nên không được vào trường đại học nên phải tự học thành luật sư. Ông bắt đầu lên tiếng bảo vệ quyền của những người nông dân và tàn tật từ năm 1998. Ông Trần cũng đấu tranh cho những phụ nữ bị buộc phải phá thai muộn và triệt sản dưới chính sách một con của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Ông bị bắt giam năm 2006 và trả tự do năm 2011. Sau đó ông và gia đình bị quản thúc tại gia trong tình trạng hết sức khắc nghiệt, con gái ông không được đến trường. Công an còn lấy các tấm sắt che bít hết cửa sổ, tịch thu máy điện toán, máy xem DVD, máy chụp hình, đèn bấm, sách vở tài liệu cùng các món sở hữu khác, đồng thời đặt hai máy thu hình bên ngoài nhà. Có khoảng 60 công an canh gác đêm ngày để xua đuổi bất cứ ai muốn đến thăm.
Vòng vây “nội bất xuất, ngoại bất nhập” của công an thô bạo đến mức ngày 15 tháng 12, 2011, tài tử điện ảnh Christian Bale – người từng đóng vai Batman/Bruce Wayne trong 2 bộ phim Batman Begins và The Dark Knight – chỉ vì muốn đến thăm luật sư Trần mà bị hành hung, cho dù Bale đã thực hiện thành công bộ phim “Flowers of War” (Cánh Hoa Thời Loạn) được cho là sẽ đem lại giải Oscar cho Trung Cộng. Bale và đoàn quay phim CNN đã bị công an chặn lại ngay tại đầu làng, sau đó còn bị xe công an rượt theo cả một quãng đường để đuổi hẳn ra khỏi làng. Bản thân “Người Dơi” cũng bị la mắng và táng vào trán. Cho thấy Trần Quang Thành bị khống chế hết sức chặt chẽ. Mỉa mai thay, chưa đầy một năm sau, con người mù lòa này đã trốn thoát bất chấp cả một hàng rào công an mật vụ đêm ngày rình rập bao vây.
Sự việc bắt đầu từ lúc một trong 25 ủy viên Bộ Chính trị và là một gương mặt đang lên, ông Bạc Hy Lai (Bo Xilai), bị cách chức bí thư thành ủy Trùng Khánh, còn giám đốc Công an Thành phố này là ông Vương Lập Quân (Wang Lijun) cũng bị cách chức và bị coi như là một kẻ “phản bội” vì có ý định xin tỵ nạn chính trị tại lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô. Trần Quang Thành tin rằng vụ việc họ Bạc sẽ mở màn cho một cuộc đấu đá kinh hoàng giữa các thế lực trong nội bộ Đảng Cộng Sản, và ông có thể trở thành nạn nhân của các cuộc thành trừng này. Lối thoát duy nhất là tìm một nơi an toàn để lánh nạn trong một thời gian. Ông Trần đem điều ấy nói với ông Hồ Giai (Hu Jia), một người bạn đấu tranh. Trong một cuộc gặp gỡ bí mật mà ông Hồ Giai phải cải trang kỹ lưỡng cả hai bàn bạc với nhau khoảng 1 tiếng, và rồi cùng đồng ý rằng chỉ có một chỗ “an toàn 100%”, đó là Đại sứ quán Hoa Kỳ.
Chen Guangcheng và  Hu Jia (tại Bejing sau khi Trần Quang Thành trốn thoát)
Nguồn ảnh: Getty/AFP

Nhưng vấn đề khó khăn nhất là ông Trần phải tự mình thoát được vòng vây canh phòng của công an để ra được bên ngoài. Việc này với một người mắt sáng đã là rất khó khăn thì một người mù sẽ làm sao? Thế nhưng Trần Quang Thành không bỏ cuộc.
Sau 2 tháng trời chuẩn bị kỹ lưỡng, theo dõi cặn kẽ đường đi nước bước của đối phương, ông Trần tìm hiểu chính xác giờ thay ca của hai toán lính gác. Vào một đêm không trăng sao, đúng vào giờ thay đổi phiên gác, Trần Quang Thành lẻn ra ngoài. Ông phải leo qua một hàng rào cao, khi nhảy xuống chân lại bị trặc. Dù thế, ông vẫn khập khiễng băng qua 8 vòng canh gác của những kẻ côn đồ mặc thường phục (plainclothes thugs) trong bóng đêm. Trời tối đen như mực nhưng chính đó lại là lợi thế của ông Trần vì đối với một người mù thì đêm không khác gì ngày. Trên quãng đường vượt thoát, ông đã té ngã cả trăm lần nhưng ông lại đứng lên, tiếp tục, và cuối cùng tới được điểm hẹn.
Tại điểm hẹn, Trần Quang Thành gặp Hà Bội Dung (He Peirong) – còn có biệt hiệu Trân Châu (Pearl). Hà Bội Dung chở Trần đến Bắc Kinh (khoảng 8 tiếng lái xe). Tại đây, ông Trần gặp lại ông Hồ Giai. Ông này đã giúp ông thu một đoạn video clip gởi lời tới Thủ tướng Ôn Gia Bảo và phóng lên mạng YouTube. Tiếp theo đó, ông Trần được một người bạn đấu tranh khác là ông Quách Ngọc Sơn (Guo Yushan) chở đến một nơi trú ẩn khác. Hiện nay, Trần Quang Thành đã được Đại sứ quán Hoa Kỳ tiếp nhận. Theo ông Lý Kính Tùng (Li Jinsong) – luật sư của ông Trần năm 2006 – thì từ lâu ông Trần đã được nhiều quốc gia đề nghị cấp cho quy chế tị nạn nhưng ông đều từ chối vì quyết tâm ở lại trong nước để đấu tranh. (1)
“Thưa Thủ tướng Ôn. Dù rất khó khăn, tôi cũng đã trốn thoát.” Đó là câu mở đầu của Trần Quang Thành trong đoạn video clip dài 15 phút. Bằng lời lẽ lịch sự nhưng cứng rắn, ông Trần đưa ra 3 yêu cầu: Xử phạt nghiêm khắc những viên chức đã tra tấn gia đình ông trái với luật pháp; Bảo đảm an toàn cho những người thân của ông; Chính phủ phải có những biện pháp thực sự để chống tham nhũng.
Một người mù tay không tấc sắt, dám qua mặt cả một lực lượng công an trang bị vũ khí đến tận răng thì quả là một hành động rất ấn tượng, nhưng vì lý do gì mà nhiều người Mỹ gọi ông Trần là “Daredevil”? Đây lại là một câu chuyện khác.
Siêu nhân Daredevil
Daredevil là một super-hero (anh hùng siêu nhân) của truyện tranh Mỹ (comics) ra đời năm 1964. Daredevil tên thật là Matt Murdock. Khi còn nhỏ, cậu bé Matt đã bị mù trong một tai nạn xe vì muốn cứu một người ăn xin. Cha của Matt – Jack Murdock- là một võ sĩ đánh bốc và cũng là tay sai của một băng đảng xã hội đen có tên The Kingpin. Khi lên võ đài, Jack thường mặc một cái áo đỏ có hai chữ DD – “Dare Devil”. Trong một cuộc thi đấu, Jack bị buộc phải thua để bọn Kingpin thắng cá độ, nhưng Jack nhất định không chịu vì muốn để lại một tấm gương trung thực cho con. Và Jack đã bị bắn chết ngay trong đêm hôm ấy, ngay trước mặt đứa con trai của mình.
Quyết tâm trả thù cha, cậu bé Matt Murdock tìm thày học võ. Tuy không có thị giác nhưng những giác quan khác của Matt lại trở nên nhạy bén không ngờ. Không những Matt có thể nghe thấy rõ hơn người thường, cậu còn nghe được cả nhịp đập trái tim của người đối diện, từ đó biết được người kia nói thật hay nói dối, có sức khỏe mạnh hay yếu, v.v… Lớn lên, Matt học luật và trở thành luật sư. Anh giúp những người nghèo tìm công lý, đó là nhừng người nghèo đến mức có khi chỉ đủ sức trả công cho anh bằng một con cá! Thế nhưng, pháp luật không phải lúc nào cũng công minh, nhiều khi công lý đầu hàng tiền và quyền, và đó là lúc Matt Murdock sẽ khoác bộ đồ đỏ rực lên người, cùng với vũ khí là hai khúc đoản côn, Daredevil thay thần công lý trừng trị kẻ ác.
Có thể thấy, Trần Quang Thành giống với Matt Murdock ở nhiều điểm: bị mù từ nhỏ, lớn lên thành luật sư, cương quyết đấu tranh cho quyền lợi của những người thấp cổ bé miệng. Ngay cả vẻ bề ngoài, luật sư Trần cũng giống luật sư Murdock đến kinh ngạc, cũng mái tóc đen xõa ngang trán, cặp kính đen hình chữ nhật, giống đến cả khuôn mặt chữ điền và đôi môi cương nghị. Theo ông Hồ Giai, ông Trần cũng có khả năng “nghe rất tốt”. Nhưng tất cả những điều vừa kể không đủ để người Mỹ nhắc đến Trần Quang Thành như Matt Murdock dù rằng năm 2006 tạp chí Time đã bình chọn Chen Guangcheng là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới. Chỉ đến bây giờ, khi ông Trần dũng cảm và khôn khéo vượt qua vòng rào giam giữ bất chấp mọi nguy hiểm thì ông mới được người Mỹ thán phục, nhắc đến như là “The Chinese Daredevil”. Và tức nhiên, The Kingpin – băng đảng tội phạm – được ví cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Tưởng cũng nên ghi nhận rằng người Mỹ rất “cưng” những nhân vật super-hero của họ. Những Batman, Spiderman, Superman, Woverine, Spawn, v.v… tuy chỉ là nhừng nhân vật hoàn toàn tưởng tượng nhưng lại được ngưỡng mộ như những con người bằng xương bằng thịt vì họ là biểu tượng cho quan niệm anh hùng đặc biệt kiểu Mỹ. Gần đây, Thủ tướng Nga (nay là Tổng thống) Vladimir Putin được gọi là “Batman” nhưng đó chỉ để diễu thái độ độc đoán của ông Putin so với cái vẻ rụt rè “gà phải cáo” của “Robin” Medvedev mà thôi. Cho tới nay, dù truyện tranh Mỹ có cả hàng chục nhân vật super-hero (nam và nữ) nhưng chưa một người ngoại quốc nào được cái vinh dự có tên đi kèm với một nhân vật siêu nhân. Vì thế, khi có những nhà báo Mỹ đập đùi cái đét mà bảo “Holy crap, a Chinese Daredevil!” (Quỷ thần ơi, bây giờ lại có một Daredevil Tàu!), hay “Chen Guangcheng turns Daredevil on his captors” (Trần Quang Thành thành ra Daredevil với bọn bắt ông), hay, “Blind lawyer by day, Daredevil by night?” (Luật sư mù ban ngày, Daredevil ban đêm?) thì mới thấy hành động can trường của vị luật sư mù này đã được người Mỹ đánh giá cao đến mức nào. (2)
Những gì tiếp theo?
Ngay lập tức, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã bắt giữ những người có liên quan tới vụ vượt thoát của ông Trần. Hai người em của ông Trần là Trần Quang Phục (Chen Guangfu) và Trần Khoa Quỹ (Chen Kegui) đều bị bắt ngày thứ Năm, 26 tháng Tư. Riêng ông Trần Khoa Quỹ đã bị một số người không mặc sắc phục đến bắt. Bọn chúng nhảy qua tường rào, bẻ khóa, đá cửa xông vào nhà trong đêm tối. Ông này đã cầm dao ở bếp để chống cự lại. Hành động của bọn công an Trung Cộng giống hệt với công an Việt Cộng: không có trát tòa, xử dụng bọn đầu gấu xã hội đen, dùng nhừng thủ đoạn đê tiện hèn hạ nhưng vô cùng dã man. Như vợ của luật sư Trần, bà Viên Vệ Tịnh (Yuan Weijing) đã bị quấn vào một cái chăn và bị đám côn đồ xúm vào đánh đập trong nhiều tiếng đồng hồ. Ông Hồ Giai đã bị bắt, còn ông Quách Ngọc Sơn và cô Hà Bội Dung đều bị theo dõi.
Thế nhưng tất cả những gian khổ trên không làm mờ đi niềm hân hoan của cộng đồng mạng Trung Hoa. Tin vượt ngục của luật sư mù Trần Quang Thành nổ ra như một tiếng sét giữa trời quang. Blogger Kinh Hối Lệ (Jing Huili) viết “Chưa bao giờ số phận của một người mù lại làm rúng động lương tâm của toàn dân tộc đến thế”. Các netizens cũng tỏ lòng đặc biết ái mộ đến Pearl-Hà Bội Dung vì lòng quả cảm của cô. Vụ việc cũng hé lộ một điều làm nức lòng người, đó là các tổ chức đấu tranh tại Trung Hoa đã tạo được một mạng lưới chặt chẽ và làm việc rất hữu hiệu.
Khỏi nói cũng biết nhà cầm quyền Bắc Kinh phát sốt về vụ “luật sư mù nghe gió kiếm” này. Theo ghi nhận của website China Digital Times, từ hôm 27 tháng Tư đến nay, một loạt từ ngữ đã bị chặn trên mạng Tân Lãng Vi Bác (Sina Weibo, một loại Google Search & Translate ở Hoa Lục), hầu hết là tên của những người có liên can đến vụ đào thoát. Ngoài tên ông Trần Quang Thành, còn có tên ông Hồ Giai cùng người vợ là bà Tằng Kim Yến. Từ “trân châu”, biệt hiệu của Hà Bội Dung cũng nằm trong danh sách đen, tương tự như “Lâm Nghi” tên huyện ông Trần, đến cả các từ tắt như GC (tức là Guang Cheng – Quang Thành), CNN, BBC, hai cơ quan truyền thông đưa nhiều tin về vụ này cũng bị cấm tiệt. Nực cười là ngay cả các từ hết sức bình thường như “manh nhân” hay “hạt tử” – nghĩa là “người mù” – cũng bị kiểm duyệt, thậm chí từ “sứ quán” cũng bị coi là nhạy cảm. (3)
Thế nhưng, quen thuộc với cách kiểm duyệt của chế độ đối với các thông tin bất lợi, cư dân mạng Trung Quốc đã lập tức sáng tạo ra cách đối phó. Theo hãng Reuters, trong những ngày qua, trên mạng Internet Trung Quốc đã xuất hiện thành ngữ “bước vào ánh quang”, để nói về vụ ông Trần Quang Thành, vừa gợi lên vụ ông đào thoát khỏi nơi tăm tối, vừa ám chỉ tên lót của ông là Quang.
Còn về phía Hoa Kỳ thì sao? Theo tin của báo Huffington Post, ứng cử viên Tổng thống đảng Cộng Hòa – ông Mitt Romney – đã lên tiếng rằng Hoa Kỳ cần phải làm tất cả để bảo vệ người đấu tranh Trung Hoa vừa đào thoát này. Theo ông Romney, vụ việc của ông Trần Quang Thành đã mở rộng những vấn đề về nhân quyền, và Hoa Kỳ cần giúp Trung Hoa thay đổi chế độ cộng sản.
Mọi người còn nhớ vụ người bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất Trung Quốc là giáo sư Phương Lệ Chi (còn được gọi là “Sakharov Trung Quốc”), đã trốn vào đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh ngay sau khi phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh (hay Sự kiện Thiên An Môn) bị đàn áp năm 1989. Ông đã phải tỵ nạn một năm ròng rã ở đấy, trong khi chờ đợi cuộc đọ sức giữa Washington và Beijin ngã ngũ. Ông đã qua Mỹ sau đó, và mới qua đời hồi tuần qua. Luật sư Trần Quang Thành rồi cũng sẽ chung số phận đó hay không?
Vào ngày 3 tháng Năm này, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner sẽ đến Bắc Kinh tham gia cuộc Đối thoại Chiến lược Kinh tế Mỹ Trung thường kỳ giữa hai nước, một cuộc họp trên nguyên tắc là nhằm giảm bớt căng thẳng giữa hai cường quốc. Dư luận cho rằng việc xin lánh nạn của Trần Quang Thành sẽ đẩy Hoa Kỳ vào một vị thế rất khó xử, nhất là năm 2012 lại là năm bầu cử Tổng thống Mỹ, bất cứ một sơ xuất nào của đảng Dân Chủ cũng có thể dẫn đến kết quả bất lợi cho Tổng thống Obama.
Ở đây có một sự kiện mà người viết không khỏi thắc mắc, mong có ngày tìm được giải đáp là việc tài tử Christian Bale đích thân đến thăm luật sư Trần Quang Thành có ý nghĩa gì không hay chỉ là một sự ngẫu hứng. Theo “truyền thống” comics, mỗi super-hero có một địa bàn hoạt động riêng như Batman là Gotham City còn Daredevil là Hell’s Kitchen, thế nhưng người này vẫn đến hỗ trợ cho người kia khi thực sự cần thiết. Việc “Batman – Bale” đến thăm “Daredevil – Chen” trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn dường như chuyên chở một thông điệp gì đó chứ không đơn giản là một cảm tình cá nhân bình thường. Có thể gọi đó là một cử chỉ “bật đèn xanh” từ phía Mỹ đến ông Trần hay không, nên ông Trần mới tin tưởng rằng Sứ quán Mỹ là nơi trú ẩn an toàn nhất?
Cuộc chuyển tiếp quyền lực tại Trung Hoa Lục Địa đang diễn ra những màn gay cấn, trong đó các nhóm quyền lực Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang đang bị các phe phái khác ra tay thanh trừng độc địa hơn cả thủ đoạn của các băng đảng Mafia. Bên cạnh đó là cuộc đấu tranh ngoan cường của những con người yêu chuộng tự do như Hồ Giai, Trần Quang Thành. Và tất cả chỉ mới là phần mở đầu cho những câu chuyện ly kỳ sắp tới.
© DCVOnline

Nguồn:
(1). Washington Post: Chen Guangcheng, Chinese dissident went to U.S. Embassy for protection, Keith B. Richburg & Steven Mufson, 28/04/2012
(2). Những hàng chữ này được tìm thấy khi google với từ khóa “chen guangcheng daredevil”
(3). Cư dân mạng Trung Quốc tìm cách phá vỡ hàng rào kiểm duyệt vụ Trần Quang Thành, Trọng Nghĩa, 304/04/2012.

Kiến nghị của một trí thức tin yêu Đảng

Nguyễn Trung Kiên
-
Là một người làm việc trong DNNN có học (đã được cơ quan nơi làm việc xếp loại là “trí thức” XHCN hai chục năm nay), với mong muốn thành tâm góp ý vì sự khôi phục niềm tin của dân với Đảng, tôi kiến nghị Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng (TBT), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (CTN): nếu muốn Nghị quyết 4 của Đảng (đang được Đảng phát động triển khai rầm rộ hiện nay) thành công, trước hết ông TBT và CTN phải vạch mặt được hiện nay trong Đảng “những người nào, có bao nhiêu phần trăm cán bộ lãnh đạo của Đảng và chính phủ là người nhưng không bằng súc vật” để trừng trị, chí ít cũng để loại bỏ những người này ra khỏi bộ máy lãnh đạo Đảng và chính phủ.
Viết đến đây, chắc có bạn đọc cho tôi là “điên”. Xin thưa: không điên tý nào! Tôi nói lên ý kiến nêu trên vì tôi được đọc trong cuốn sách in rất đẹp của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, tiêu đề “Hồ Chí Minh – về suốt đời phấn đấu cần kiệm liên chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy trung thành của nhân dân…” do nhà xuất bản chính trị quốc gia (của Đảng) xuất hành tháng 2/2012, tại trang 67 có trích lời dạy của Bác Hồ với cán bộ Đảng viên: “Cụ Khổng Tử nói: “người mà không Liêm, không bằng súc vật”. Cụ Mạnh Tử nói: “Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy”… Kế tiếp, trang 67 có trích lời dạy của Bác Hồ: “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”.
Nghị quyết 4 đã nhấn mạnh nguy cơ thảm họa do sự trầm trọng sa đọa của một bộ phận đáng kể cán bộ lãnh đạo, kể cả cán bộ cao cấp, nhưng nếu chỉ nêu chung chung như vậy, mà không vạch mặt được những ai soa đọa, bất liêm (tức là “không bằng súc sinh” như lời dạy của Bác Hồ), thì cũng chỉ như tiếng chửi bọn cường hào ác bá của Chí Phèo mà thôi, rồi đâu cũng vào đấy. Nhân dân rất ngạc nhiên khi TBT vạch ra những nguy cơ trầm trọng của Đảng như vậy, nhưng ngoài Vinashin là DNNN mà ông Phạm Thanh Bình đứng đầu bị xử tù giam như là người bị chém thí, trong bộ máy QLNN thì thêm 2 ông cán bộ nữa là 1 chủ tịch UBND tỉnh và 1 thứ trưởng bị xử lý, chẳng thấy “cán bộ cao cấp” nào khác bị chỉ mặt… Phải chăng các vị khác đều trong sạch cả, mà nếu vậy thì việc gì TBT đã phải gióng chuông báo động? Còn theo Hiến pháp nước ta, Chủ tịch nước (CTN) là chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, nhân dân hiểu rằng ông CTN có quyền lãnh đạo bộ máy an ninh, quốc phòng để làm mọi việc chống lại các nguy cơ mất an ninh chế độ. Vậy thì với bộ máy hùng hậu của các cơ quan bảo vệ Đảng, bảo vệ pháp luật, ngày mỗi ngày tiêu hàng chục tỷ đồng đóng thuế của nhân dân như vậy, không có lẽ không tìm thấy ai cụ thể là cán bộ sa đọa, tham nhũng, bất liêm mà TBT đã báo động? Những cán bộ nào đã bôi bẩn “bản chất của chế độ ta là lấy dân làm gốc; nhà nước của dân, do dân và vì dân; cán bộ Đảng viên là công bộc tận tụy trung thành của nhân dân”
Chỉ với cương vị người dân, tôi xin đưa ra ví dụ: Đảng đã tập hợp sức mạnh của nhân dân, nhất là nông dân đi theo Đảng để kháng chiến thắng lợi. Nay trong giai đoạn mới, Đảng đã vạch ra 2 nguyên tắc cực kỳ đúng đắn trong đền bù giải phóng mặt bằng cho dự án là: người dân bị giải tỏa phải có cuộc sống hơn hoặc bằng trước khi bị giải tỏa; các dự án kinh doanh thương mại phải trên cơ sở thỏa thuận công bằng hợp lý với người dân. Nhưng những gì vừa xảy ra ông TBT, CTN có quan tâm không: dư âm của vụ cưỡng đoạt mồ hôi nước mắt của dân tại Tiên Lãng chưa lắng, thì đã lại đến vụ Văn Giang với vài nghìn nhân viên công lực, đầy đủ vũ khí và công cụ trấn áp kẻ thù, được huy động để trấn áp, đánh đập, làm đổ máu những người nông dân hiền lành đi theo Đảng cả hơn nửa thế kỷ nay, để cướp đất (nguồn sống của cả gia đình họ) dâng cho công ty của nhóm lợi ích tư sản kiểu mới kinh doanh hưởng lợi kếch sù trên xương máu và cuộc sống của đồng loại. Những kẻ này suy từ lời dạy của Bác Hồ thì chúng “không bằng bầy súc sinh”. Kính xin phép được hỏi: Ông TBT và CTN có biết tiền đền bù trả cho nông dân để cướp đất của họ là bao nhiêu không? có biết tiền bán đất dự án hiện đang được một bộ máy hùng hậu của công ty chủ dự án đang rầm rộ và len lỏi tới từng người có tiền để rao bán là bao nhiêu không? (có thể hai Ông đã biết, nhưng tôi cứ xin thưa là: 1 triệu đ/m2 – mức đền bù “hết mức”, và 31 triệu đ/m2 đất sau khi cướp đoạt, làm cơ sở hạ tầng biến thành đất dự án – được rao bán). Ông TBT và CTN có biết các thành viên sáng lập, hùn vốn, các thành viên thế lực làm chỗ dựa siêu mạnh và hưởng lợi là những ai không? người nông dân nếu ngoan ngoãn cam phận hưởng đền bù với cái giá rẻ mạt như vậy thì sau đó cuộc sống của cả gia đình họ sẽ bị đẩy vào con đường như thế nào không? Vậy thì 2 nguyên tắc cực kỳ đúng đắn trong đền bù giải phóng mặt bằng cho dự án của Đảng ta đưa ra đã bị nhóm lợi ích này (cộng với sự tiếp tay đắc lực có chủ ý của bộ máy công quyền địa phương) bôi bẩn như thế nào? Tôi tin rằng họ hàng cháu chắt của hai ông không phải hoàn toàn là những người giàu có, vậy nếu họ ở trong hoàn cảnh cuộc sống và bị cướp đất như người nông dân Văn Giang (và nhiều nơi khác nữa) để nhóm lợi ích làm giàu thì hai ông nghĩ sao?
Một ví dụ nữa là trường hợp bắt giam bà Bùi thị Minh Hằng 5 tháng liền (chỉ vì bà này hăng hái tham gia biểu tình phản đối hành động ngang ngược của nước bạn lớn cạnh ta) mà không khởi tố, truy tố, lập án, đưa ra tòa án xét xử, có án…, thì sự kiện này gọi là cái gì của pháp luật XHCN. Chẳng lẽ những người ra lệnh bắt giữ vô luật như vậy là những kẻ vô học? chẳng lẽ họ ăn lương từ tiền thuế của nhân dân (trong đó có bà Hằng) mà hành xử kiểu giang hồ như vậy? chẳng lẽ người nắm công quyền trong tay có quyền làm bất cứ việc gì không cần theo pháp luật? Nếu cứ hành xử như vậy thì bất cứ công dân nào cũng có thể bị bắt giam, bị tù đầy, thậm chí bị thủ tiêu (khó gì đâu nếu nhân mạng nằm trong tay họ), kể cả những người góp ý xây dựng để bảo vệ Đảng như tôi đây? Nếu vậy, nguyên tắc của Đảng về nhà nước của dân, do dân, vì dân; xã hội VN công bằng, dân chủ và văn minh còn không?
Vì vậy, nhân dân thấy rằng: những người “không bằng bầy súc sinh” như lời dạy của Bác Hồ chính là những người lập ra các công ty của nhóm lợi ích tư sản kiểu mới và những người chủ thực sự đầy quyền lực đứng sau và là chỗ dựa của các công ty này để hùa nhau cướp đoạt mồ hôi, cuộc sống, bần cùng hóa nhân dân để làm giàu, những kẻ đưa ra chủ trương, mệnh lệnh tiếp sức cho họ; những kẻ nhân danh bảo vệ pháp luật, nắm trong tay công quyền, nhưng đi ngược lại các nguyên tắc cơ bản và tối thượng của pháp luật, chà đạp lên quyền sống, quyền tự do tối thiểu của người dân. Chúng nguy hiểm hơn tất cả các thế lực thù địch từ bên ngoài, vì chính chúng đang có quyền lực hoặc dựa vào quyền thế, đang đánh từ bên trong đánh ra, đang bôi bẩn những nguyên tắc cao đẹp của CNXH, đang làm nhân dân mất lòng tin, đi tới thù oán Đảng và chế độ XHCN. Chúng không sợ sự phỉ nhổ của nhân dân, của lịch sử, và có lẽ cũng không sợ Trời, Phật, Quỷ và quả báo. Vậy thì nhân dân tha thiết kính mong ông TBT và CTN phải vạch mặt rõ chúng là những người nào, đang đột lốt gì, để có những biện pháp mạnh mẽ và hiệu quả trừng trị chúng như lời dạy của Bác đã trích dẫn ở trên (“Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”), và chỉnh sửa những sai sót, những quy định của quản lý, để đất nước ta đúng là đất nước văn minh, tiến bộ, người dân thực sự có quyền tự do, dân chủ, mưu cầu hạnh phúc, nhất là những người nông dân hiện nay đang là tầng lớp khổ cực nhất trong xã hội; nhà nước ta thực sự của dân, do dân và vì dân. Kính cảm ơn ông TBT và CTN!
Nguyễn Trung Kiên
Theo: Dân Luận.

Không có sự tin cậy, nhất định không có văn minh được


Knoxville
Đòan Thanh Liêm
-
(Without trust, there is definitively no civilization)
Ghi nhanh từ Knoxville Tennessee.
Tôi đến thành phố Knoxville quen thuộc này vào chiều ngày 25/4 và được anh chị Sandy & Jim Foster đón về nhà ở khu vực phía nam – mà tôi đã cư ngụ nhiều lần mỗi khi đến đây tham dự những buổi sinh họat trong khuôn khổ của PIET (Peacebuilding Institute of East Tennessee = Viện Xây dựng Hòa bình của Miền Đông tiểu bang Tennessee). Cũng như mọi lần, tôi đều được anh chị Sandy & Jim tiếp đón ân cần chu đáo, từ cái ăn cái ở cho đến chuyện chở đi hội họp hay thăm viếng bạn hữu ở địa phương.

Hai anh chị đều đã ở tuổi trên 75 và nghỉ hưu từ ít lâu nay. Các cháu đều trưởng thành và có gia đình ở riêng, nên căn nhà rộng rãi với 3 phòng ngủ thật tiện nghi vắng lặng. Lại có cả tầng hầm (basement) được bố trí thật gọn gàng với cả một thư viện và nhà tắm riêng biệt – để cho tôi mặc sức tham khảo mà viết lách và khi mệt thì có thể nằm nghỉ trên ghế sofa được.
Trong bữa ăn sáng hôm nay thứ Hai 30 tháng Tư, ba người chúng tôi vừa ăn vừa trao đổi chuyện trò như mọi lần trong các bữa cơm gia đình. Sandy hỏi tôi : “Anh thường dùng máy bay để đi từ California sang phía bờ biển miền Đông chứ (East Coast)?” Tôi trả lời : “Thường thì tôi bay từ Orange County đến Washington DC. Nhưng thú thật là tôi thật chán nản với cái chuyện bị kiểm sóat anh ninh ở phi trường. Họ bắt cởi áo, lột giày ra…, tôi thấy cái cảnh này thật là sỉ nhục, làm mất nhân phẩm !” (humiliating, de-humanizing). Sandy nói ngay: “Không có sự tin cậy, thì nhất định là không thể có văn minh được!” (nguyên văn: Without trust, there is definitively not civilization).
Vì sắp phải lên đường để đi tới thành phố Orlando tiểu bang Florida, nên tôi ghi lại vắn tắt câu chuyện trao đổi này với anh chị Sandy & Jim Foster là những người bạn rất dễ thương quý mến mà tôi có duyên được gần gũi quen biết từ trên 10 năm nay. Sandy từng giữ chức vụ Tuyên úy (Chaplain) cho Nhà Thương Nhi Đồng ở Knoxville trên 20 năm. Còn Jim thì là một mục sư thuộc Hội Thánh Tin Lành Baptist. Cả hai đều đã nghỉ hưu. Anh chị có đời sống đạo hạnh, khiêm tốn và rất nhiệt thành với công cuộc Chuyển hóa Tranh chấp & Xây dựng Hòa bình (Conflict Transformation & Peacebuilding) trong khuôn khổ của tổ chức PIET đã ghi ở trên.
Tủ sách của Jim hiện có đến trên 14,000 cuốn sách gồm đủ lọai khoa học, văn học, chính trị, xã hội, thần học, triết học … Riêng về âm nhạc, thì có đến mấy trăm băng nhạc CD gồm đủ lọai nhạc cổ điển, đồng quê, thánh nhạc… Và Sandy chơi piano rất thành thạo, có lần chiều theo lời yêu cầu của tôi, thì chị vừa đánh đàn vừa hát bài ca nổi tiếng từ hồi thập niên 1950 là “Tennessee Waltz”- mà lớp sinh viên ở Saigon như tôi đã say mê ngâm nga hát theo như các đĩa nhạc thịnh hành vào thời đó.
Trong các bài viết sau thuôc lọat bài “ Ghi Chép Dọc Đường”, tôi sẽ xin tường thuật chi tiết hơn về những chuyện lý thú ngộ nghĩnh trong cuộc Viễn Du Mùa Xuân Nhâm Thìn 2012 này./
Knoxville , ngày 30 tháng Tư 2012
Đòan Thanh Liêm
Theo danchimviet

Cây dó bầu, nguyên liệu sản xuất trầm hương


Trầm hương – sản phẩm của cây dó bầu
Nhân KhánhRFA
-
Cây dó bầu vẫn được xem là loại thực vật thích hợp cho việc cấy tạo trầm hương, một dược liệu đắt tiền và hiếm quý của Việt Nam.
Thông tín viên Nhân Khánh tìm hiểu mấu chốt thành công giữa các phương pháp cấy tạo trầm và hướng phát triển của ngành sản xuất trầm nhân tạo tại Việt Nam.
Nguồn trầm hương cạn kiệt

Trên thị trường quốc tế, giá 1 kg trầm hương khoảng 150 triệu đồng, còn giá 1 kg kỳ nam thì sấp xỉ chừng 7 tỉ đồng. Thị trường trầm hương trên thế giới hiện nay cung không đủ cầu. Điều này còn kéo dài không dưới 10 năm nữa.
Khi nguồn trầm hương tự nhiên ở rừng Việt Nam gần như cạn kiệt thì việc trồng cây dó bầu để tạo trầm nhân tạo không ngừng phát triển. Diện tích cây dó bầu trồng trong vườn nhà và trang trại hiện có khoảng 20.000 ha. Dó bầu được trồng nhiều ở vùng Đông Nam bộ, Tây Nguyên, miền Trung, kể cả một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và miền Bắc. Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Hợp, Chủ tịch Hội Trầm hương, Việt Nam là nước đứng đầu Đông Nam Á có điều kiện địa lý, khí hậu để phát triển cây dó bầu tạo trầm hương có chất lượng tốt nhất. Về thực tế trồng cây dó bầu trong nước, chúng tôi được Tiến sĩ Trần Hợp, cho biết như sau:
“Hiện nay, người dân có phong trào trồng rất nhiều. Người ta cũng đã cấy, đã trích ra dầu và bán được rồi. Nhưng trầm thực tốt thì chưa có, về chất lượng thì chưa đạt yêu cầu lắm. Nếu so với cao su, với các cây trồng rừng khác thì trồng cây dó là cao nhất rồi. Nhưng chưa phải là kỳ vọng cuối cùng.”
Dó bầu là một loại cây dễ trồng, dễ sống. Vốn là cây rừng nên không cần bón nhiều phân. Cách chăm sóc chỉ bằng 1/2 so với cây ăn trái. Theo Hội Trầm hương, công nghệ tạo trầm hiện nay vẫn là một thách thức lớn. Trong thực tế có không ít tường hợp sau vài năm trồng cây dó đã đành chuyển sang thu hoạch gỗ. Do cách trồng và phương pháp tạo trầm, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cá nhân nên hiệu quả không cao.
Cần phải xác định rằng, mỗi địa phường trồng dó bầu có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau. Nên hầu như không có một công thức cấy tạo trầm chung cho cả nước. Liều lượng dung dịch xúc tác cần điều chỉnh cho phù hợp từng vùng. Về khả năng tạo trầm từ cây dó bầu sau khi được cấy men, chúng tôi được ông Hồ Ngọc Vinh, Giám đốc Công ty Tinh Đất Việt cho biết:
“Trong 1 cây có nhiều lỗ khoan. Mà vị trí nằm mỗi lỗ khoan vì lý do nào đó, có những bộ phận dầu nhiễm nhiều, là loại 5 chẳng hạn. Còn những phần dầu nhiễm ít là loại 6. Những phần ít nữa là loại 7. Tức là trong một cây, sản phẩm của nó chia làm nhiều loại. Loại 5 bây giờ khoảng 12 triệu.”
Ngoài trầm miếng, hiện nay tinh dầu trầm là sản phẩm thu hoạch chủ yếu từ cây dó bầu. Sau khi chiết xuất, tinh dầu trầm của thị trường Dubai được lưu giữ trong 2 năm mới bán. Tinh dầu trầm Việt Nam thì lại bán ngay, nên giá thấp hơn so với thị trường đến 3-4 lần. Chúng tôi cũng có trao đổi về thời gian thu hoạch sau khi cấy tạo trầm, thì được ông Hồ Ngọc Vinh cho biết:
“Khoan rồi, mình bỏ men vi sinh vô thôi. 2 tháng sau, kiểm tra là biết nó có trầm hay không. Còn để thu hoạch thì khoảng 1,5 – 2 năm thì mình thu hoạch được rồi. Nếu mình để càng lâu thì tinh dầu nó nhiều hơn, bán càng nhiều tiền. Nếu 2 năm thu hoạch thì mình bán cây khoảng 3 triệu. Nếu để 3 năm thì sẽ bán lên 4 triệu, để 4 năm thì bán lên 5 triệu.”
Cần nhà nước hỗ trợ
tno-dobau.-200.jpg
Trầm hương trong cây dó bầu. Photo courtesy of tno
Do vốn đầu tư lớn và chu kỳ kinh doanh dài, nên ngành sản xuất trầm hương nhân tạo chưa phát triển rộng. Ngoài trầm hương và tinh dầu trầm, các sản phẩm chế tác từ cây dó bầu còn có nhang trầm, đồ thủ công mỹ nghệ. Mỗi năm, xuất khẩu theo đường chính ngạch trung bình khoảng 25 triệu USD. Việc trồng cây dó bầu được nhìn nhận như thế nào về mặt chính sách và mục tiêu hướng tới của Hội Trầm hương, Tiến sĩ Trần Hợp cho biết:
“Trầm hương đang có được 2 ưu điểm. Một là đã được Chính phủ công nhận đây là cây người dân trồng sản xuất, cho nên xuất khẩu hiện nay, miễn thuế hoàn toàn. Thứ hai là Công ước CITES bảo vệ cây dó, hiện nay chúng tôi làm Chứng chỉ rừng, để xác định cây dó là do người dân trồng. Cho nên xuất khẩu không phải qua CITES. Giá trị cao nhất là kỳ nam. Hiện nay, Hội chúng tôi đang phấn đấu nuôi cấy hoặc trồng với điều kiện nào đó để ra được kỳ nam.”
Chính phủ cần có chính sách nghiên cứu cụ thể về hiệu quả cây dó bầu. Hiện nay, toàn ngành vẫn chưa có quy chuẩn cho vấn đề giống, phương pháp tạo trầm cũng như chất lượng sản phẩm… Trầm hương Việt Nam dù được đánh giá cao, nhưng do chất lượng không ổn định nên chỉ bán được 1/4 giá thị trường. Theo Tiến sĩ Trần Hợp, để việc trồng cây dó bầu đạt hiệu quả cao nhất, Hội Trầm hương có hướng giải quyết như sau:
“Chúng tôi đang định làm trong năm nay, xin một đề tài nghiên cứu của Nhà nước, sẽ nghiên cứu vùng phân bố trồng cây tốt nhất. Để khuyến cáo người dân, chỉ nên tập trung ở điều kiện môi trường sinh thái của cây dó, thì mới trồng trầm được. Chứ không trồng tràn lan như ngày xưa nữa.”
Chúng tôi đang định làm trong năm nay, xin một đề tài nghiên cứu của Nhà nước, sẽ nghiên cứu vùng phân bố trồng cây tốt nhất.
Tiến sĩ Trần Hợp
Theo dân gian, hương trời theo gió quấn quýt thân cây dó bầu. Trầm là thứ hương trời thấm đẫm trong lõi cây dó. Còn về mặt khoa học, những cây dó bầu cho trầm thường là những cây bị thương tích. Khi cơ thể bị tổn hại, cây sẽ tiết ra nhựa để làm lành vết thương. Thứ nhựa đó là trầm. Với câu hỏi về giá trị thật của trầm hương, Giáo sư Tiến sĩ Đinh Xuân Bá, một trí thức được giới nghiên cứu về trầm hương mệnh danh là “giáo sư trầm-kỳ”, đã trả lời:
“Chính một câu hỏi mà tôi vẫn chưa giải đáp xong. Xét về trầm hương, thì không thể nào chỉ căn cứ vào khía cạnh khoa học của nó. Mà phải căn cứ vào cả các khái niệm về giả khoa học và tiền khoa học thì mình mới đánh giá được nó. Vì bất kể một ngành khoa học chính thống nào, thế nào cũng qua thời kỳ giả khoa học, rồi đến thời kỳ tiền khoa học.”
Những hiệu quả và giá trị kinh tế từ việc trồng cây dó bầu, nếu được đầu tư cách bài bản hơn, có khả năng mở ra một hướng đi mới cho mô hình phát triển vườn rừng trang trại ở Việt Nam. Con đường đi từ việc trồng cây dó bầu đến tạo ra trầm thương phẩm còn lắm gian nan. Ngoài sự kiên trì của nông dân còn đòi hỏi nỗ lực của những trí thức có lòng với người dân lao động.