Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Ngày 03/1/2014 - Việt Nam ‘phải ưu việt hơn về dân chủ’ - ĐỪNG ĐỔ OAN CHO PHẬT !

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Việt Nam ‘phải ưu việt hơn về dân chủ’



Thủ tướng Việt Nam nhấn mạnh vai trò của đổi mới thể chế trong thông điệp đầu năm, đồng thời cho rằng xã hội chủ nghĩa là chế độ “phải ưu việt hơn về dân chủ”.

Trong bài viết được các báo trong nước đăng toàn văn hôm 1/1, ông Nguyễn Tấn Dũng thừa nhân năng lực cạnh tranh, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam đang “chậm lại” trong những năm gần đây.
Bên cạnh đó, “xã hội cũng không có ít vấn đề bức xúc,” ông nhận định.
Theo ông Dũng, nguyên nhân xảy ra những vấn đề nêu trên là do “động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển” và vì vậy, “cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững”.
“Nguồn động lực đó phải đến từ đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân”, trích bài viết.

“Ưu việt hơn về dân chủ”

Trong bài viết của mình, ông Dũng nói “dân chủ và nhà nước pháp quyền là cặp song sinh trong một thể chế chính trị hiện đại” và dân chủ là “xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài người”.
Mặc dù thừa nhận từ chế động phong kiến lên chế độ tư bản là “những bước tiến dài về dân chủ”, Thủ tướng Việt Nam vẫn cho rằng chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ “ưu việt hơn”.

Kinh tế Việt Nam trải qua nhiều biến động trong những năm qua

“Chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng phải ưu việt hơn về dân chủ và Đảng ta phải nắm chắc ngọn cờ dân chủ,” bài viết có đoạn.
“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước, cũng là nhằm phát huy tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân”.
Bài viết của ông Dũng khẳng định “Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm … Cơ quan nhà nước … chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép”.
Tuy nhiên, ông cũng biện minh rằng “mọi hạn chế quyền tự do của công dân” hiện nay là “nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức tốt đẹp của dân tộc.”

“Tư tưởng tiến bộ”

Trả lời phỏng vấn BBC ngày 2/1, Giáo sư Tương Lai nói ông “mừng” và “thú vị” trước thông điệp của thủ tướng mà ông cho là đại diện cho một tư tưởng “tiến bộ”.
“Đã lâu lắm rồi mới được nghe một người lãnh đạo có trọng trách nói lên một sự thật lớn lao, một khát vọng của nhân dân,” ông nói.
Nêu dân chủ ‘đúng lúc và kịp thời’
Giáo sư Tương Lai bình về thông điệp nhấn mạnh dân chủ và đổi mới thể chế của Thủ tướng Việt Nam nhân dịp đầu năm.
Nghemp3
“Việt Nam giành được độc lập, nhưng độc lập mà không có dân chủ, không có tự do, thì độc lập đó cũng không có ý nghĩa gì.”
Ông cũng cho rằng “người ta biết rõ điều này từ lâu lắm rồi”, nhưng “sợ nếu làm thì sẽ lung lay mất chế độ toàn trị mà người ta đang cố duy trì” và nhận định “đó là nguồn gốc sâu xa đẩy tới sự khủng hoảng toàn diện của xã hội Việt Nam trong thời gian qua”.
“Nhà nước không cai trị bằng pháp luật, mà bằng nghị quyết. Mà nghị quyết là của ai? Của một nhóm người. Đó không phải là cai trị bằng pháp luật”, ông nói.
“Một xã hội toàn trị phản dân chủ thì làm sao xã hội phát triển lành mạnh, nền kinh tế làm sao phát triển bền vững?”
“Vì thế tôi rất thú vị khi ông nhấn mạnh dân chủ và nhà nước pháp quyền là một cặp song sinh trong một thể chế chính trị hiện đại.”
“Phải nói đây là một tư tưởng tiến bộ.”

Vì sao nhắc đến dân chủ?

“Bây giờ đòi hỏi thông điệp của ông ấy phải bỏ luôn xã hội chủ nghĩa thì tôi chắc rằng ông ấy không thể tồn tại trên ghế thủ tướng được”
Giáo sư Tương Lai
Trả lời câu hỏi của BBC về việc liệu có nên đặt dân chủ chung với Chủ nghĩa xã hội như trong thông điệp của Thủ tướng Dũng hay không, Giáo sư Tương Lai nói:
“Bây giờ đòi hỏi thông điệp của ông ấy phải bỏ luôn xã hội chủ nghĩa thì tôi chắc rằng ông ấy không thể tồn tại trên ghế thủ tướng được.”
“Nhưng khi ông ấy nói rằng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng phải là xã hội gắn với dân chủ và Đảng phải nắm lấy ngọn cờ dân chủ thì tôi thấy nói như vậy, trong bối cảnh hiện nay, thì có thể chấp nhận được.”
“… Đó là nội dung mà chúng ta mong muốn, còn đặt tên cho nó là gì thì có thể tính sau. Cái tôi cần, là nội dung cốt lõi của nó, chứ đừng mượn ngôn từ bịp bợm để lừa dối nhân dân.”
Bình luận về lý do vì sao ông Dũng lại chọn thời điểm này để nhấn mạnh về vấn đề dân chủ, giáo sư Tương Lai cho rằng “muốn được lòng dân, muốn nhân dân tán thành với mình, không có gì hơn là bây giờ phải nói lên sự thật.”
“Tôi thấy đã đến lúc đem vấn đề dân chủ gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Đó là nội dung bức xúc nhất mà người dân Việt nam mong muốn. Ai nói được điều này, là đáp ứng được lòng mong mỏi của dân,” ông nói.
“Cho nên việc nêu vấn đề dân chủ lúc này là rất đúng lúc và kịp thời.”
“Người nào làm được điều đó, sẽ nhận được sự ủng hộ của dân, dù là x,y,z hay a,b,c cũng không quan trọng.”
THEO BBC

ĐỪNG ĐỔ OAN CHO PHẬT !


Mười một tháng kể từ khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương. Hai sự kiện nổi bật trong 330 ngày đó là Ban nội chính được tái lập, mười vụ đại án được điều tra và đã đưa ra xét xử hai vụ, tuyên phạt tử hình bốn quan chức phạm tội tham nhũng. Nhưng tham nhũng vẫn chưa được ngăn chặn và đẩy lùi như mong muốn, thậm chí nó còn khoét sâu vào những chỗ trước kia chưa dám đụng tới.
Ngày 7-12-2013, khi tiếp xúc với cử tri Hà Nội sau kỳ họp thứ 6 , Quốc hội khóa XIII, Tổng bí thư đã xác nhận điều đó. Ông nói:
“Đồng tiền đã chà đạp, xuyên cả vào giáo dục, y tế , công tác đào tạo cán bộ. Cái gì cũng phải bôi trơn, cái gì cũng phải lót tay!”.
Trước đó, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng phải thốt lên:
“Bây giở người ta ăn của dân không từ một thứ gì, từ tiền thương binh liệt sỹ đến của trẻ em vùng cao, tiền dành cho người nghéo,ăn hết”.
Câu chuyện nhân bản xét nghiệm máu ở bệnh viện Hoài Đức còn đang xôn xao thì xảy ra chuyện ăn bớt tiền của trẻ khuyết tật ở Trung tâm cứu trợ trẻ khuyết tật Hà Giang. Vụ nhận tiền đút lót thi tuyển công chức ở Hà Nội chưa kịp xử lý thì bung ra vụ giám đốc bốn công ty công trình đô thị thành phố Hố Chí Minh không ký hợp đồng dài hạn cho người lao động, hạch toán khống, lấy tiền chi lương khủng cho bản thân mình. Cái dinh cơ đồ sộ của nguyên chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô đang làm dân bức xúc thì xuất hiện biệt phủ của con trai đương kim Bí thư tình ủy Hải Dương, Bùi Thanh Quyến, rồi biệt thự và hàng trăm hec-ta cao su của Lê Thanh Cung , chủ tịch tỉnh Bình Dương…
Những bộ mặt quan tham bị lộ tẩy ngày càng nhiều và dù chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, đã làm méo mó bộ mặt xã hội, càng làm mất niềm tin của nhân dân đối với đảng và nhà nước. Tổng bí thư đã thẳng thắn nói lên sự thật đó và ông bảo “đó là do mặt trái của kinh tế thị trường”.
Nếu Adam Smith (1729-1790) sống lại, chắc sẽ rất buồn vì bị kết tội như vậy, bởi chính ông ấy là cha đẻ của kinh tế thị trường. Với sự quan sát các mối liên hệ bên trong và các mối liên hệ bên ngoài của phạm trù kinh tế, A dam Smith cho rằng: “Nền kinh tế có khả năng tự điều tiết và quy luật cung cầu về hàng hóa là tồn tại khách quan. Các cá thể trong nền kinh tế có khả năng tự vận động và có xu hướng tối ưu hóa các hoạt động mà không cần tác động các yếu tố phi kinh tế”. Adam Smith cho rằng tư lợi là động lực phát triển, và có thể điều tiết bằng chính sách minh bạch với sự giám sát đa tầng của một thiết chế dân chủ…
Mỹ và các nước phương tây theo học thuyết của Adam Smith, có nền kinh tế thị trường cả trăm năm, những quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hàn quốc Singapore, Thái Lan, Malaysia… cũng đã hơn nửa thế kỷ. Hầu như tất cả các quốc gia ấy đều thịnh vượng, nạn tham nhũng, hối lộ được hạn chế tối đa, có những nước như Na Uy, Thị Sỹ, Singapore…khái niệm tham nhũng, hối lộ đã trở nên xa lạ. Vậy nói tham nhũng là do kinh tế thị trường sinh ra liệu có khách quan, có biện chứng, như chữ thường dùng đến thuộc lòng thành câu cửa miệng của các nhà lý luận triết học, chính trị Macxit!?
Có lẽ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn tin nhận định của K. Marx đối với Adam Smith. Marx cho rằng: “Adam Smith đã quan sát các mối liên hệ bên trong các phạm trù kinh tế, mặt khác lại đặt mối liên hệ đó như mối liên hệ bề ngoài của hiện tượng, do đó Adam Smith xa lạ đối với khoa học!”. Marx khẳng định tư sản chính là mảnh đất béo bở của tham những bất công , nên ông lấy tư tưởng công hữu làm căn bản cho học thuyết vô sản của mình và ông hy vọng khi đã triệt tiêu tư lợi thì tham nhũng, bất công không còn chốn dung thân. Ý tưởng xây dựng một xã hội loài người đồng nhất ,từ bỏ tham vọng cá nhân đạt tới sự toàn thiện của Marx quá cao siêu,xa rời thực tế.
Gần một thế kỷ qua, đã chứng minh chính sách công hữu hóa trong một thể chế độc tài chính là “thiên đường bất khả xâm phạm” của tham nhũng. Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết đã bị căn bệnh trầm kha đó làm bại hoại, và chính nó đã góp phần làm đổ sụp thành trì xã hội chủ nghĩa cùng toàn bộ Đông Âu. Tổng thư ký đảng cộng sản Rumani , Nicola Ceausescu tham nhũng khủng khiếp , có tới 30 tấn vàng và hàng tỷ đô la. Triều tiên dân đói khổ, 60 % trẻ em suy đinh dưỡng, nhưng cuộc sống vương giả của những ủy viên bộ chính trị, ủy viên trung ương đảng và tướng lĩnh nước này không quan chức nước tư bản nào bì kịp.
Trung Quốc mấy năm nay lao vào cuộc chiến chống tham nhũng rất quyết liệt. Với chủ trương diệt hết cả “hổ và ruồi nhặng” Bộ chính trị đảng cộng sản Trung Quốc đã ra nghị quyết: “Tất cà các vụ án tham nhũng đều phải điều tra và tội phạm sẽ bị trừng phạt nặng, bất kỳ ở cấp nào”. Chỉ trong vòng 9 tháng năm 2013 đã trừng phạt 108.000 quan chức cao cấp, riêng tỉnh Hồ Nam đã có 500 nhà lập pháp bị truy cứu trách nhiệm hình sự và sa thải. Nhưng vẫn không chặn được tham nhũng, bởi vì, như Tổng bí thư , Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã thừa nhận : “Tham nhũng không tồn tại ở cá nhân mà tồn tại trong hệ thống chính trị, ở cả những tổ chức với quy mô lớn” .
Kinh tế thị trường mới len lỏi vào nước ta, lại được định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng tham nhũng thì có từ lâu rồi. Ngay từ những năm 50 thế kỷ trước, trong lúc dân ta phải nhịn ăn, tích cóp từng nhúm gạo, củ khoai bỏ vào “hũ gạo kháng chiến” nuôi quân đánh giặc, đã xuất hiện những Trần Dụ Châu tham nhũng, hối lộ tàn nhẫn trắng trợn đến mức ăn từ viên thuốc sốt rét đến tấc mùng manh áo cùa chiến sỹ .
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thừa nhận : “Ngày xưa trong thời kỳ bao cấp đã có chuyện làm nhỏ ăn nhỏ, làm lớn ăn lớn, cầm ô thì phải mát cán”. Câu ca dao : “ Mỗi người làm việc bằng hai, để cho cán bộ mua đài mua xe!” xuất hiện từ năm 1960 và hầu như không nơi nào ở miền Bắc không biết.
Cũng như Trung Quốc tham nhũng ở ta xuất phát từ quyền lực chính trị ,và tham nhũng là cứu cánh của việc thăng quan tiến chức. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: “Không tham nhũng lấy đâu chạy chức?”. Nhưng chúng ta chưa chống tham nhung quyết liệt bằng Trung Quốc , mà còn cố tình dấu diếm ém nhẹm đi. Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII vừa qua , đại biểu Lê Như Tiến đã nói thẳng : “ Khi có tham nhũng , người đứng đầu chỉ đạo biến báo, nhào nặn số liệu làm phép thuật để tham nhũng chỉ còn là khuyết điểm hoặc sơ xuất, chỉ xử lý nội bộ ở mức phê bình, nhắc nhở hoặc chuyển công tác lên cấp cao hơn” Ông Lê Như Tiến còn cho biết : “Trước khi đi họp Quốc hội, lãnh đạo dăn dò : Có thể phát biểu chất vấn bất cứ vấn đề gì trừ tham nhũng ra, bới việc đó chẳng khác nào vạch áo cho người xem lưng”.
Không ai nghi ngờ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về quyết tâm làm trong sạch đảng của ông, nhưng trong bối cảnh như vậy thì lực bất tòng tâm. Điều đáng buồn là ông không nhìn thẳng vào sự thật, mà lại biến báo cho rằng tham nhũng là vấn đề tất yếu của mọi quốc gia, mọi chế độ, mọi thời kỳ, thậm chí cả thần Phật cũng tham nhũng, và “có quyền lực trong tay thì có tham nhũng”. Ông nói :
“Đường Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phài hối lộ mới lấy được kinh. Cho nên chúng ta phải xem xét bình tĩnh , tình táo, sáng suốt . Phải có cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng”
Tôi không hiểu “cái nhìn khoa học, tỉnh táo xem xét khách quan, biện chứng về tham nhũng” của Tổng bí thư thế nào, nhưng thật oan uổng khi Tổng bí thư kết tội Đức Phật tham nhũng.
Trong phim “Tây du ký” có việc A Nan và Ca Diếp yêu cầu Đường Tăng đổi chiếc bình bát vàng lấy kinh. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho đó là một hành vi vi hối lộ. Thực ra không phải như vậy. Trong 10 đại đệ tử cùa Phật, A Nan đứng thứ ba và Ca Diếp thứ 10 . Hai vị ấy đã dứt bỏ hết tham, sân, si, mạn, nghi và ác kiến, đạt tới đắc quả A- La -Hán, đáo bỉ ngạn cảnh giới Niết Bàn, không hề vướng lụy đến chút của cải vụn vặt chốn trần gian.
Đường Tăng được vua Đường kết nghĩa anh em và cử sang Tây Trúc lấy chân kinh đại thừa, trước khi đi đã tặng bình bát vàng.
Chiếc bình bát là thứ các nhà sư dùng để khất thực (Khất sỹ trì bát). Chiếc bình bát của Đường Tăng bằng vàng và do nhà vua ban tặng ngoài ý nghĩa đó còn là biều tượng của tài sản và danh vọng. Nếu Đường Tăng còn luyến tiếc cái bình bát vàng ấy nghĩa là chưa dứt bụi trần, còn luẩn quẩn với của cải và tình riêng với nhà vua, thì không thể liễu thoát sinh tử, không thề hoằng dương chính pháp. Cái bình bát vàng trong hoàn cảnh của Đường Tăng mang tính biểu tượng của của cải và danh vọng , và việc A Nan và Ca Diếp yêu cầu Đường Tăng đổi bình bát vàng mang ý nghĩa ẩn dụ rất sâu xa, là dứt bỏ các thứ phù du bóng nước trọn kiếp tu hành.
Hãy nghe hai ngài A Nan và Ca Diếp nói với Đường Tăng: “Hà hà! Tay trắng trao kinh truyền đời, người sau chết đói mất!”. Ý nghĩa sâu xa mà hai vị bồ tát muốn nói với Đường Tăng là đạo pháp không thể truyền thụ một cách dễ dàng (Đạo pháp bất khinh truyền) cho những kẻ thiếu tâm đức, vì như vậy sẽ làm đạo pháp hoen ố, đời sau không còn được hưởng pháp thực nữa.
Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã dứt bỏ ngai vàng lên Yên Tử tu thiền là cũng là một cách “bỏ bình bát vàng tu đắc đạo” vậy.
Quyền lực tạo ra tham nhũng, tham nhũng tạo ra quyền lực. Chúng ta đang trong cơn xoáy lốc luẩn quẩn đó, mà lại đổ tội nguyên nhân tham nhũng cho kinh tế thị trường, và nghi oan đến cả Đức Phật tham nhũng, thì quả thật rất khó hiểu về “cái nhìn khoa học biện chứng về tham nhũng” của Tổng bí thư.
THEO MINH DIỆN, BÙI VĂN BỒNG BLOG

Chân dung ông thủ tướng - VỨT “LUẬN CỨ GIÁO ĐIỀU”, QUYẾT TÂM “ĐỔI MỚI THỂ CHẾ”!

Chân dung ông thủ tướng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các ủy viên Bộ Chính trị trước kỳ họp Quốc hội


Ông Nguyễn Tấn Dũng trở thành nhân vật được bàn tới nhiều nhất trong tuần này, khi các đại biểu Quốc hội khóa XIII trong phiên họp đầu tiên đã bầu chọn ông tiếp tục giữ chức thủ tướng.
Hãng thông tấn Pháp Agence-France Presse nhân dịp này có bài nói về sự nghiệp lãnh đạo của người mà hãng này gọi là 'vị thủ tướng đầy tham vọng' của Việt Nam.

BBCVietnamese.com xin giới thiệu cùng quý vị.

Bài báo của hãng thông tấn Pháp nhận định: "Được xem như một nhà lãnh đạo sắc sảo, người đã hiện đại hóa Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng đang nổi lên như chính trị gia quyền lực nhất nước".

Ông Dũng, 61 tuổi, cựu thống đốc ngân hàng nhà nước, đã phát triển mối quan hệ thân cận với tầng lớp doanh gia hàng đầu đất nước và đưa Việt Nam tiến theo con đường mở cửa về kinh tế nhưng không nơi lỏng vòng kiềm soát nhân quyền và các quyền tự do dân chủ.

Benoit de Treglode, chuyên gia Việt Nam tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á Hiện đại trụ sở ở Bangkok, nhận xét: "Ông Nguyễn Tấn Dũng là chính trị gia hiện đại đầu tiên của Việt Nam, theo nghĩa châu Á của từ này."

Ông de Treglode coi ông Dũng như nhân vật theo mẫu hình Lý Quang Diệu, người đã hiện đại hóa đất nước Singapore.
Đã định trước

Việc tái bổ nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng vào vị trí thủ tướng thực tế đã được quyết định từ Đại hội Đảng XI hồi tháng 1/2011.

Ông de Treglode nói ông Dũng đã rất thành công trong việc thu tập giới kinh doanh trong nước xung quanh ông, và khá hơn những người tiền nhiệm trong đối thoại với bên ngoài.

Trong nhiệm kỳ đầu của ông, bắt đầu từ năm 2006, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tăng cường quan hệ kinh tế-thương mại với Hoa Kỳ, một phần vì căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Hà Nội.

Thế nhưng trong nhiệm kỳ của ông, hồ sơ nhân quyền của Việt Nam cũng đầy các vết đen và giới đấu tranh dân chủ cho rằng chính quyền sẽ tiếp tục thắt chặt trấn áp các hoạt động dân chủ vì lo ngại bất ổn như đã từng xảy ra tại các nước Trung Đông và Bắc Á, bắt nguồn từ bức xúc về kinh tế.

Một nguồn tin trong Đảng Cộng sản Việt Nam mô tả ông Nguyễn Tấn Dũng là "nhân vật gây chú ý", đồng thời là vị lãnh đạo tham vọng nhất mà ông từng biết.

Sinh ngày 17/11/1949 tại tỉnh Cà Mau, ông Dũng có 20 năm phục vụ trong quân đội, chủ yếu là trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ.

Sau khi giải ngũ năm 1981, ông học luật và chính trị tại Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc, sau đó kinh qua nhiều chức vụ về Đảng ở miền Nam.

Ông Nguyễn Tấn Dũng lên khá nhanh dưới thời ông Võ Văn Kiệt, người được cho là kiến trúc sư của công cuộc đổi mới ở trong nước, bắt đầu từ cuối thập kỷ 1980.

Khi làm thủ tướng, ông Kiệt đã điều chuyển ông Dũng về Hà Nội, nơi ông trở thành thứ trưởng Bộ Nội vụ (Công an) năm 1995.

Một năm sau đó, ông Dũng trở thành ủy viên trẻ nhất trong Bộ Chính trị Đảng CSVN.

Philippe Papin, sử gia chuyên về Việt Nam tại l'Ecole Pratique des Hautes Etudes ở Paris, nhận xét: "Ông Dũng mang lại niềm hy vọng lớn vì ông là người miền Nam, ông còn khá trẻ và quan hệ gần cận với ông Võ Văn Kiệt".

"Ngày nay rõ ràng ông không còn được kỳ vọng nhiều như trước nữa."
Dự án bauxite

Năm ngoái ông Nguyễn Tấn Dũng đã chịu nhiều chỉ trích ở trong Đảng vì liên quan tới các dự án khai thác bauxite có đầu tư của Trung Quốc và nợ nần của Tập đoàn Tàu thủy Vinashin. Ông cũng bị cáo buộc đã chống tham nhũng không thành công.

Trước Đại hội Đảng, ông Dũng đã phải đối diện với thách thức mạnh mẽ từ đối thủ lâu năm của ông là ông Trương Tấn Sang, thế nhưng giới phân tích cho rằng ông đã vượt qua nhờ tài vận dụng hệ thống nội bộ Đảng.

Ông Dũng tái đắc cử vào Bộ Chính trị nhờ ủng hộ của ngành an ninh và quốc phòng.

Một quan chức ngoại giao châu Á, đề nghị giấu tên, nói với AFP rằng vị trí của ông Dũng nay càng được củng cố.

"Nếu như hồi tháng 12 mà người ta hỏi tôi thì câu trả lời của tôi không được chắn chắn như bây giờ."

Hôm thứ Bảy tuần trước, đồng minh của ông Dũng là ông Nguyễn Sinh Hùng đã được bầu làm chủ tịch Quốc hội. Điều này giúp tăng thêm ủng hộ cho ông Nguyễn Tấn Dũng.

Trong khi đó, đối thủ của ông - ông Trương Tấn Sang, được bầu chọn là chủ tịch nước, vị trí được đánh giá là mang tính biểu tượng nhiều hơn là thực quyền.

Một nhân vật lãnh đạo hàng đầu khác, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư Đảng CSVN, không được coi như thách thức chính trị gì quá lớn đối với ông Dũng.

Chuyên gia về Việt Nam Benoit de Treglode nhận xét: "Bộ tam các ông Sang-Dũng-Trọng là thắng lợi chính trị cho ông Nguyễn Tấn Dũng".

"Nay ông Dũng không cần ai nữa."
(BBC)

Thông điệp lãnh đạo ba nước khác nhau

Ba lãnh đạo Triều - Trung - Việt

BBC

Thông điệp năm mới của lãnh đạo Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên khác cả về nội dung và hình thức, phản ánh các thách thức đối với họ và hệ thống chính trị từng nước.
Ông Kim Jong-un nói về nhu cầu thanh trừng, loại trừ ‘bè lũ phản Đảng’ Chang Song-thaek nhưng cũng muốn cải thiện quan hệ với miền Nam và nói đến kinh tế nhiều hơn quân sự.
Ông Tập Cận Bình không hề dùng chữ vào về Đảng Cộng sản hay chủ nghĩa xã hội mà tập trung vào chủ đề yêu thích ‘ Giấc mơ Trung Hoa’, nhu cầu cải cách, Quân Giải phóng và vị thế Trung Quốc trên thế giới.
Ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn dùng các cụm từ cũ như ‘toàn Đảng, toàn dân, toàn quân’ nhưng cũng đề cao dân chủ, cải cách doanh nghiệp nhà nước pháp quyền.
BBC Tiếng Việt tổng hợp những nét chính trong thông điệp của ba nhà lãnh đạo và các thách thức từ thực tế:
Nguyễn Tấn Dũng
“…Việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do với yêu cầu cao hơn, toàn diện hơn tạo ra nhiều cơ hội cho hợp tác cùng phát triển nhưng sự tùy thuộc lẫn nhau cũng tăng lên và cạnh tranh ngày càng gay gắt…
Năng lực cạnh tranh được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó chất lượng thể chế và môi trường kinh doanh có tầm quan trọng hàng đầu…
Không thể có được năng lực cạnh tranh cao nếu không có một thể chế chất lượng cao và một nền quản trị quốc gia hiện đại…
Thế hệ này đang và sẽ đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển cũng như vận mệnh của đất nước. Đây vừa là áp lực vừa là điều kiện thuận lợi để chúng ta tăng cường dân chủ và hoàn thiện thể chế.
Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp “song sinh” trong một thể chế chính trị hiện đại. Cùng với bảo đảm quyền dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền.
…Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng và chủ yếu nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép.
Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch…”

Khuyến khích thay đổi

Bài diễn văn của ông Nguyễn Tấn Dũng đang thu hút nhiều bình luận.
Ông Bấm Tống Văn Công từ TPHCM so sánh bài này với phát biểu ‘giáo điều’ của Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng hồi cuối tháng 12/2013 và cho rằng “nhiều nội dung do ông [Nguyễn Tấ́n Dũng] đặt ra rất đáng quan tâm.
“Có thể hiểu đây là sự kế tục mạnh mẽ tư tưởng Tuyên ngôn độc lập 1945 mở đầu bằng Điều 1 của Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của cách mạng Pháp. Điều đó cũng buộc phải nhớ và tôn trọng Điều 16 của Tuyên ngôn này vốn là nền tảng Hiến pháp 1946 về nguyên tắc tam quyền phân lập…”
“Chính phủ không thể là kẻ đối lập với các quyền tự do cá nhân mà phải là người bảo hộ các quyền tự do đó cho công dân.”
Còn giáo sư Tương Lai thì nhận xét:
“Đã lâu lắm rồi mới được nghe một người lãnh đạo có trọng trách nói lên một sự thật lớn lao, một khát vọng của nhân dân.
Xây dựng xã hội gắn với dân chủ và Đảng phải nắm lấy ngọn cờ dân chủ thì tôi thấy nói như vậy, trong bối cảnh hiện nay, thì có thể chấp nhận được.”
Nhưng cũng có blogger như ông Phạm Chí Dũng thì đặt câu hỏi về chuyện nhân quyền Việt Nam:
“Có quá nhiều chuyện để cơ quan nhân quyền quốc gia bày tỏ một chút lòng thành với người dân, liên quan đến đất đai, môi trường, án oan sai, nạn cường hào ở các địa phương…, chưa kể đến chủ đề tự do báo chí, tự do biểu đạt và tự do tôn giáo vẫn đang bị đưa ra đánh đố như một loại ‘tài nguyên nhân quyền’”.
Tập Cận Bình
“Trong năm 2013, chúng ta đã có một kế hoạch chung để thúc đẩy cải cách toàn diện và đã đưa ra kịch bản cho phát triển trong tương lai.
Vào năm 2014, chúng ta được kỳ vọng sẽ đi những bước dài rộng trên lộ trình cải tổ.
Chúng ta đã đẩy được nhiều cải cách với mục tiêu cơ bản là làm quốc gia hùng mạnh, thịnh vượng hơn. Chúng ta cũng có mục tiêu nâng cao mức độ bất thiên vị và công lý trong xã hội để người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn…
Vũ trụ ngoài kia vô cùng rộng lớn và có vô vàn vì sao rạng rỡ.
Hơn 7 tỷ người đang sống trên Địa Cầu. Chúng ta cùng đi trong một con thuyền nên cần phải dựa vào nhau để cùng phát triển.
Người Trung Quốc chúng ta cần thực hiện Giấc mơ Trung Hoa, làm khởi sắc dân tộc Trung Hoa, và cũng chúc người dân ở mọi nước biến giấc mơ của họ thành hiện thực.”

Giằng co quyền lợi

Ông Tập không đứng trên lễ đài mà ngồi bên bàn làm việc đọc thông điệp năm mới nhằm tạo cảm giác gần dân.
Thế nhưng năm 2014 là năm ông Tập sẽ phải đối diện với những thách thức tăng lên.
Theo Russell Leigh Moses trên trang Blog của Wall Street Journal, năm nay, ông Tập Cận Bình có cơ hội dùng các bài học của 2013 nhằm ‘hạn chế những hoạt động xã hội’ mang tính chính trị, để chúng không lan rộng.
Cuộc trấn áp mạng xã hội cũng cho thấy ông Tập không muốn để những người tin vào các giá trị dân chủ Phương Tây có tiếng nói lớn hơn.
Dù muốn tỏ ra là một nhân vật khác các lãnh đạo tiền nhiệm nhưng thông điệp ‘chấm dứt nền chính trị kiểu cũ’ của ông không có nghĩa là ‘chấm dứt quyền lực của Đảng’, theo Russell Leigh Moses.
Chưa kể, ông Tập ban đầu tỏ ra muốn cải tổ cả các ‘nhóm lợi ích khổng lồ’ kể cả phe quân đội nhưng càng gần đây lại càng đổi chiều theo hướng dựa vào Quân Giải phóng.
Cải cách kinh tế cũng sẽ gặp nhiều thách thức.
Trang The Economist cho rằng năm 2014, Trung Quốc không còn nằm trong nhóm tăng trưởng hàng đầu mà đã chấp nhận mức tăng trưởng chậm lại, một phần để hạ nhiệt kinh tế, một phần để điều chỉnh cung cầu.
Nhu cầu cân bằng thu nhập nông thông và thành thị được xác định là rất quan trọng để tăng sức mua nội địa nhưng vì chênh lệch đã quá cao nên chưa dễ điều chỉnh.
Các nhóm lợi ích ở cấp tỉnh mà hiện tổng số nợ lên tới 2,9 nghìn tỷ USD cũng không dễ chấp nhận cải cách.
Kim Jong-un
“Năm ngoái, chúng ta đã kiên quyết loại trừ bè phái cặn bã nhòm ngó vào quyền lực của Đảng.
Quyết định kịp thời, chính xác của Đảng ta nhằm thanh trừng những phần tử chống Đảng, phản cách mạng đã giúp củng cố sự đoàn kết trong Đảng.
Toàn Đảng và hàng ngũ cách mạng đã được củng cố mạnh mẽ hơn và sự thống nhất một lòng được hun đúc mạnh hơn 100 lần.
Mọi đồng bào Triều Tiên, ở miền Bắc, miền Nam và ở nước ngoài cần tham gia cuộc chiến nhằm thực hiện Tuyên bố chung 5 điểm và Tuyên bố 4 tháng 10.”

Thay đổi ngôn từ

Theo báo Chosuncủa Nam Hàn, có nhiều sự thay đổi trong ngôn từ của ông Kim Jong-un.
Bài diễn văn đầu năm của ông Kim đặt kinh tế lên trên quân sự dù vẫn có lời đe dọa Hoa Kỳ và Nam Hàn.
‘Nhân dân’ được nói đến nhiều hơn cả (59 lần), theo sau bằng ‘kinh tế’ – 24 lần, nhiều hơn cả ‘chủ nghĩa xã hội (18 lần), và nhiề̉u hơn hẳn cụm từ ‘songun’ tức chủ thuyết quân sự là thống soái (chỉ có sáu lần).
Đoạn nhắc về ‘đồng bào miền Bắc, miền Nam’ là dấu hiệu cho thấy ông muốn mở cửa hơn với Seoul, theo đánh giá của Jang Jin-sung trên trang NK News.
Ngoài ra, ông Kim Jong-un cũng bỏ chữ ‘vĩ đại’ khỏi đoạn nhắc về dân tộc Triều Tiên mà chỉ nói ‘quốc gia hùng mạnh và thịnh vượng’.
Đây có thể là chỉ dấu ông muốn đặt Bắc Hàn trong cộng đồng các quốc gia, thay cho cách nói từ trước nhấn mạnh đến sự vĩ đại và riêng biệt của nước này.
Nhưng ông Kim Jong-un cũng sẽ gặp nhiều thách thức dù muốn thay đổi.
Hệ thống kinh tế, công nghệ của Bắc Triều Tiên đã quá tụt hậu và cải cách kinh tế chỉ có thể bắt đầu khi có lối thoát chính trị.
Báo Chosun bình luận rằng các vấn đề kỹ thuật lộ ra cả khi bài diễn văn được truyền trực tiếp.
Làn sóng truyền hình bị đứt nhiều đoạn và hình ảnh ông Kim Jong-un ngồi một mình trước micro, cúi đầu đọc trang giấy thiếu diễn cảm phần nào phản ánh thực tế buồn thảm ở Bình Nhưỡng.

VỨT “LUẬN CỨ GIÁO ĐIỀU”, QUYẾT TÂM “ĐỔI MỚI THỂ CHẾ”!

XHDS

Tống Văn Công

Ngày 30-12-2013,  TBT Nguyễn Phú Trọng làm việc với Thường trực Hội đồng lý luận Trung ương  và ông đã có những kết luận đáng lo ngại.
Đã 3 năm các nhà  lý luận thực hiện ý kiến mới mẻ của ông sau khi nhận chức Tổng bí thư khóa 11 :” Phân tích bối cảnh tình hình, xu thế phát triển trên toàn thế giới….Nếu không có những đột phá về lý luận sẽ không thể tạo ra được tiền đề khoa học cho sự phát triển thực tiển, cho chất lượng và hiệu quả  hoạt động của Đảng và Nhà nước ta.” Năm nay, nhiều người hy vọng TBT sẽ chỉ ra  thành tựu 3 năm qua về lý luận có “tính đột phá”, nhưng lại nghe kết luận mới của ông hoàn toàn ngược lại: “ Cung cấp các luận cứ  nhằm tăng cường công tác đấu tranh tư tưởng, lý luận, đồng thời điều phối, tổ chức lực lượng thực hiện các luận cứ này nhằm phản bác mạnh mẽ các luận điệu, quan điểm sai trái; phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa 
 

Sau 3 năm, ông TBT  đã từ lý luận theo hướng đột phá chuyển ngược  vào  luận cứ!  Muốn đột phá về lý luận thì các nhà lý luận phải được hoàn toàn tự do tư tưởng khi tiến hành quan sát thực tiễn. Như vậy mới có thể phát hiện cái mới vừa xuất hiện  và nhận ra  mớ lý luận giáo điều  đã bị thực tiễn vứt bỏ . Thực tiễn là thước đo chân lý mà! Còn nay, các nhà lý luận đã bị   buộc phải mang cặp kính “ luận cứ” để đi soi vào  thực tiễn, từ đó chụp mũ những con người đang hoạt động rất đúng với quy luật tất yếu, nhưng không đúng với cái khuôn “luận cứ” cho trước, phải đè họ  ra,  phê phán  là  sai trái,  phản động! Tình trạng này, lịch sử đã có nhiều bài học rồi. Đó là   Kim Ngọc cho nông dân thực hiện khoán đã bị coi là đi vào con đường bẩn thỉu  phục hồi chủ nghĩa tư bản! Đó là Võ văn Kiệt “ xé rào “ đã bị  coi là “đi theo con đường của chủ nghĩa tự do tư sản”.
Cuối năm 2012, ông  TBT còn có chỉ thị cho Hội đồng lý luận TƯ phải “phát huy cao độ tâm huyết, trí tuệ của đội ngũ trí thức, tổ chức, huy động, chắt lọc kết quả nghiên cứu…”. Năm nay, ông không nhắc đến  đội ngũ trí thức nữa. Phải chăng  là vì muốn  tránh cái kết quả không mong muốn về cuộc vận động “góp ý Hiến pháp không có vùng cấm” giữa chừng đã  phải  bẻ quặt lại vì  “kiến nghị 72” của nhân sĩ trí thức!
Chẳng lẽ ba năm qua thực tiễn đất nước không có gì mới đáng cho các nhà lý luận Việt Nam tìm thấy điều gì cần phải  “đột phá” ?  Chẳng lẽ kết quả đột phá về lý luận  chỉ là chuyện phát hiện “phải viết hoa hai chữ Nhân dân trong Hiến pháp mới” của ông Phan Trung Lý ?  Thật ra có không ít vấn đề  hiển hiện trong thực tiễn mà không được các nhà lý luận quan tâm. Xin nêu vài điều:
- Từ 10 năm qua, nhân dân cả nước không ngừng đi khiếu kiện vượt cấp về đất đai. Nhiều người cho rằng cái lý luận “ đất đai là sở hữu toàn dân” chính là nguyên nhân gây ra tình trạng ấy. Có người phân tích rằng, việc chống lại quyền tư hữu ruộng đất của nông dân là một “tử huyệt”. Tại sao  Hội đồng lý luận TƯ  không tìm câu trả lời đủ sức thuyết phục về vấn đề này ?
- Nạn tham nhũng 20 năm qua càng ngày càng lộng hành, bất chấp các Nghị quyết của Đảng và Luật phòng chống tham nhũng. TBT Nguyễn Phú Trọng băn khoăn hỏi:”Vì sao công tác xây dựng Đảng được Trung ương rất coi trọng, đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị rất đúng, rất hay, nhiều cuộc vận động sâu rộng, nhưng kết quả vẫn chưa đạt yêu cầu?….Vướng mắc chính là ở chỗ nào? “ Nhiều người không đồng ý với ông khi cho rằng nghị quyết ,chỉ thị rất đúng, rất hay và được vận động sâu rộng mà vẫn  bị thất bại . Có nhiều bài viết chỉ ra rằng, thất bại là vì kiêng kỵ,  không chịu thực hiện nhà nước pháp quyền với tam quyền phân lập.  Tại sao Hội đồng lý luận TƯ  không tìm câu trả lời  có ý nghĩa “tồn vong đối với chế độ” ? ( theo từ ngữ của 2 TBT Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng).
- Hội nghị TƯ 7, lần đầu tiên có chuyện hai người được TBT đứng ra giới thiệu để bầu vào Bộ chính trị , nhưng đều bị rớt. Đây là sự kiện chưa từng có trong  lịch sử 83 năm của Đảng Cộng sản Việt Nam . Điều đó đã khiến cho nhiều đảng viên lão thành  quen với quá khứ trên bảo sao dưới răm rắp nghe theo, đã hết sức  lo lắng. Ông Hữu Thọ, nguyên trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương đã có bài  rất hay  trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ ngày 20-5-2013 với đầu đề  cũng rất hay là “ Lá phiếu và xu hướng dân chủ hóa”. Ông Hữu Thọ đã giải tỏa được nỗi băn khoăn của nhiều đảng viên lão thành  khi cho rằng”Đây là tín hiệu đáng mừng về xu hướng dân chủ hóa”.
“Dân chủ hóa” là cụm từ xuất hiện ngày càng nhiều sau Đại hội 6. Ông Trần Xuân Bách là người nhiều lần đề cập đến nội dung dân chủ hóa trong Đảng và dân chủ hóa trong xã hội. Tuy nhiên việc này không dễ thực hiện bởi nguyên tắc  tập trung dân chủ, thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phải phục tùng cấp trên. Cấp trên, bí thư đã nói ra thì chỉ có đúng. Chủ tịch Đảng, Tổng bí thư nói ra thì phải tuyệt đối đúng.  Những đảng viên lão thành đã  quen với cách bầu cử đã thành nếp, cấp ủy  khóa tới cần có mấy ủy viên thì chỉ giới thiệu đúng mấy người. Người nào được cấp ủy, bí thư của khóa trước giới thiệu thì chắc chắn 100%  được đắc cử, bởi họ đã được bảo đảm  là thành phần ưu tú, là người có quan điểm, lập trường giai cấp vô sản vững vàng nhất. Những nhà lý luận của nền “dân chủ cao hơn gấp triệu lần hơn dân chủ tư sản” ( bà Phó chủ tịch Nguyễn thị Doan đã tự tiện hạ xuống “vạn lần hơn” ) cho rằng đề cử nhiều người hơn số cần phải  bầu cử chỉ là thứ “dân chủ hình thức” của giai cấp tư sản,  nhằm mục đích mị dân(!)
 Ông Hữu Thọ cho rằng xu hướng dân chủ hóa là tín hiệu đáng mừng nên  hiểu như thế nào ? “Dân chủ hóa” theo định nghĩa của Đại từ điển Tiếng Việt là “Làm cho có được dân chủ.“ Vậy có phải  ở lĩnh vực nào đó (ở đây là vấn đề bầu cử trong Đảng) lâu nay không có dân chủ ,  nay phải  thực hiện khác hẳn  để có được dân chủ?  Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh định nghĩa, xu là chạy mau, thúc dục , xua vào. Xu hướng là khuynh hướng về nơi ấy, chí hướng. Đại từ điển Tiếng Việt giải nghĩa “xu hướng là hướng đi tới, thể hiện khá rõ thực chất của nó: xu hướng chính trị, xu hướng tiến bộ.”  Có thể hiểu rằng, từ “xu hướng” cho biết cái sự việc đang được chỉ ra đã  rời khỏi vị trí cũ  để đi tới  một lĩnh vực mới. Vậy “ dân chủ hóa” có thể hiểu là sự rời khỏi nội dung “ tập trung dân chủ”, để thực hiện nội dung dân chủ phổ quát của nhân loại đã được ghi nhận trong các Công ước quốc tế, như Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, trong đó quy định các quyền tự do quyết định thể chế chính trị,  tự do ngôn luận , tự do báo chí,  tự do hội họp và lập hội…
Nhận định quan trọng của ông Hữu Thọ, người từng đứng đầu hệ thống lý luận của chế độ,  chưa  được các  nhà lý luận hôm nay nhận định là có tính đột phá hay trái  với luận cứ!
Viết đến đây thì  trên  ti vi  phát Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tựa đề “Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nền tảng phát triển bền vững” (*). Lắng nghe  nhiều nội dung do ông đặt ra rất đáng quan tâm:
“Tập trung nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.”
Ông  gọi là “nhà nước pháp quyền” theo khái niệm phổ quát của xu thế dân chủ trong thời đại toàn cầu hóa. Có thể hiểu đây là sự kế tục mạnh mẽ tư tưởng Tuyên ngôn độc lập 1945 mở đầu bằng Điều 1 của Tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền của cách mạng Pháp. Điều đó  cũng  buộc phải nhớ và tôn trọng Điều 16 của Tuyên ngôn này vốn là nền tảng  Hiến pháp 1946:”Ở một xã hội mà quyền con người không được đảm bảo, nguyên tắc tam quyền phân lập không được tôn trọng, thì Hiến pháp được ban hành hay không cũng chẳng có ý nghĩa gì”.
Ông cho rằng “Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp song sinh” và nhấn mạnh:”Nhà nước pháp quyền phải thượng tôn pháp luật. Pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ phải. Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng….Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Nghe đoạn này gợi nhớ, câu nói của triết gia người Mỹ đại ý : Công dân, cử tri sẽ là người sau chót trông coi đối với sự tự do của chính họ. Chính phủ không thể là kẻ đối lập với các quyền tự do cá nhân mà phải là người bảo hộ các quyền tự do đó cho công dân. Ông Thủ tướng là người đầu tiên lên tiếng ở diễn đàn Quốc hội phải có Luật biểu tình và  cũng là người đầu tiên lên tiếng ở Quốc hội cho rằng, Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng dù đặt ở đâu cũng không quan trọng mà, quan trọng là các cơ quan chức năng về tư pháp có hoạt động tốt hay không.
Ông định nghĩa “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trước hết phải tôn trọng đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời phải có công cụ điều tiết và chính sách phân phối để đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội”. Định nghĩa này hoàn toàn khác với Nghị quyết TƯ 6 khóa 10 ( tôi đã có dịp góp ý là một định nghĩa sai trái, phản khoa học), và mạch lạc, rõ ràng hơn định nghĩa của  Nghị quyết Đại hội 11. Ông nhận định:”Nhìn lại 30 năm qua, những bước phát triển vượt bậc của đất nước đều gắn liền với những đổi mới có tính quyết định về thể chế, bản chất là mở rộng dân chủ,  thực hiện cơ chế thị trường trong hoạt động kinh tế mà bước đột phá lớn và toàn diện là từ Đại hội VI của Đảng”. Ông cho rằng đất nước đang cần có thêm động lực để phát triển mà “Nguồn động lực đó phải đến từ Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân”.  “Đổi mới thể chế” ! Tức là thể chế cũ  hiện tồn không có những yếu tố cần thiết để  phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo ra động lực mới cho phát triển đất nước.
Cuối cùng ông nhấn mạnh phải “Đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội 11 của Đảng…” Câu này nhắc tình trạng “Đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp…” đã bị bỏ quên!
Thưa Tổng bí thư, thiết nghĩ  ông nên giao cho Hội đồng Lý luận Trung ương: Hãy kiên quyết vứt bỏ những “luận cứ giáo điều” để mang theo bảo bối “Đổi mới thể chế” đi vào thực tiễn,  góp phần tạo ra nguồn lực mới phát triển đất nước!
Ngày 2-1- 2014
T.V.C.
—-
Thông điệp đầu năm của Thủ tướng (VNExpress).

Khách hàng của Ngân hàng Nhà nước lại trở thành dân oan

Ngày càng có nhiều dân oan lên tiếng họ là nạn nhân của các ngân hàng ở VN. Hôm nay, Hòa Ái có bài tìm hiểu nguyên nhân vì sao qua trường hợp điển hình của 8 gia đình và doanh nghiệp ở TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk bị đẩy tới tình trạng “vườn không nhà trống” khi họ là khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Việt Nam-Chi nhánh Tân Lập trong phần sau.

Ngân hàng làm mất sổ đỏ thế chấp của khách hàng?

Vụ việc xảy ra ở Ngân hàng NN&PTNT VN-Chi nhánh Tân Lập tại TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk khi 8 khách hàng gồm gia đình và doanh nghiệp thế chấp Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng Đất (gọi tắt là sổ đỏ) để vay tín dụng trong thời gian cuối năm 2009 đầu năm 2010. Thế nhưng khi đến thời điểm đáo hạn hợp đồng, 8 khách hàng đến trả tiền vay thì Ngân hàng từ chối không thu vì các sổ đỏ thế chấp của họ đã bị thất lạc do nhân viên của ngân hàng mang ra ngoài cầm cố để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 8 khách hàng không nhận được bất kỳ chứng từ hay biên nhận nào của ngân hàng khi từ chối không thu tiền trả cho các hợp đồng vay tín dụng. Sự việc tiếp diễn với các thông báo nộp tiền gốc và lãi lũy kế của ngân hàng đối với 8 khách khách hàng này.

Vụ việc không chỉ dừng lại ở mức đôi co giữa khách hàng và ngân hàng. Trong thời gian tranh chấp kéo dài cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước VN-Chi nhánh Đăk Lăk gửi cho cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Đăk Lăk về việc “Giám định hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng Chi nhánh Tân Lập” quyết định khách hàng không phải trả tiền lãi do ngân hàng Chi nhánh Tân Lập vi phạm hợp đồng. Và cũng trong thời gian này, 8 khách hàng tiến hành chuyển nhượng nhà và đất cho người khác nhưng cuối cùng nhiều người trong số họ bán hết tài sản của gia đình, thậm chí phải đi vay ngoài với lãi suất cao để bồi thường tiền phạt cọc do quá hạn thực hiện hợp đồng chuyển nhượng vì không có sổ đỏ.

Khách hàng đến Ngân hàng NN&PTNT VN-Chi nhánh Tân Lập tại TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk trả tiền thì ngân hàng không trả sổ đỏ báo là đang bị thất lạc...
Khách hàng đến Ngân hàng NN&PTNT VN-Chi nhánh Tân Lập tại TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk trả tiền thì ngân hàng không trả sổ đỏ báo là đang bị thất lạc...(Video clip)
Doanh nghiệp Tư nhân Thương mại Vận tải Hoàng Anh, 1 trong 8 khách hàng làm đơn khởi kiện Ngân hàng NN&PTNT VN-Chi nhánh Tân Lập. Phiên tòa ngày 25/9/2013 kết thúc với quyết định tuyên bác đơn khởi kiện của doanh nghiệp Hoàng Anh và phải đóng 36 triệu đồng tiền án phí trong khi thực tế doanh nghiệp này bị thiệt hại số tiền gần 2 tỷ đồng do ngân hàng vi phạm hợp đồng. Lý giải cho kết quả phiên tòa, luật sư Nguyễn Thanh Lương, thuộc Đoàn luật sư Bến Tre cho biết:

“Trong vấn đề này thì ngân hàng có lỗi. Hai là không trả sổ được cho họ thì người dân lấy cớ đó mà không nộp tiền đáo hạn. Đúng ra thì phải có sự can thiệp của cơ quan quản lý cấp trên của ngân hàng hoặc của chính quyền địa phương. Vì không thấy sự can thiệp nào nên người dân phản ứng theo bản năng là không nộp tiền. Nếu việc không nộp tiền khi đáo hạn thì dẫn đến người dân cũng có lỗi. Dù ngân hàng có lỗi thì đó là lỗi về hành chánh, về mặt quản lý văn bản giấy tờ. Còn người dân thì sẽ có lỗi về vi phạm hợp đồng, trách nhiệm dân sự. Trong trường hợp này theo quan điểm của tôi là phải đề cao trách nhiệm can thiệp của cơ quan lãnh đạo, hoặc ngân hàng cấp trên hoặc của chính quyền ủy ban nhân dân tỉnh cùng cấp phải can thiệp vào việc này”.

“Con kiến mà kiện củ khoai”

Trao đổi với đài RFA, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội luật gia TP.HCM, chia sẻ theo quy định của pháp luật thì khách hàng nên nộp tiền, thậm chí nộp cả số tiền gốc và lãi cho ngân hàng thì khi đó mới thắng được khi đi khởi kiện.

Trụ sở Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Đắk Lắk - Đắk Nông
Trụ sở Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Đắk Lắk - Đắk Nông. noichinh.vn
Trong video người dân gửi về đài cho thấy sau khi thua kiện, 3 khách hàng đến Ngân hàng NN&PTNT VN-Chi nhánh Tân Lập vào ngày 27/9/13 để trả tiền và đòi lại sổ đỏ nhưng nhân viên của ngân hàng đều lánh mặt. Khách hàng bực tức lớn tiếng ngay tại ngân hàng

“Đây tiền đầy đủ đây. Bảo thu vào nhưng lại bảo không có sổ”.

“Biểu nhân viên tiền lãi là tính hết mà sổ lại không chịu đưa ra. Không đưa ra thì phải có cách giải quyết nhanh lẹ cho người ta chứ đã chờ đợi 4 năm trời rồi”.

“Người ta đã mất tiền, mất nhà rồi mà lại bảo cứ nộp tiền vào”.

Và ông Nam, Giám đốc mới của Ngân hàng lúng túng khi phải đối diện với sự tức giận của 3 vị khách hàng:

“Người đó là gì của ông, có phải là cán bộ của ông không?

-Thì việc đó là…’ấy’ nhưng em là người mới vừa tiếp nhận…Em đã xem và xin xử lý đây”.

Theo quy định của luật pháp thì khách hàng cứ nộp tiền rồi cầm biên nhận để làm bằng chứng khởi kiện ngân hàng nhưng với những số tiền quá lớn thì không khách hàng nào có thể làm theo quy định này. Họ không có lòng tin vào những thiệt hại của mình sẽ được bù đắp vì “con kiến mà kiện củ khoai” thì chỉ thiệt thân. Luật sư Nguyễn Thanh Lương nêu lên ý kiến của ông:

Theo lý thuyết thì tròn nhưng thực tế thiệt hại của người dân thì không thể nào bù đắp được, không thể nào đánh đổi được, để thống kê được hết. Nói cho cùng thì người dân cuối cùng cũng là người bị thiệt hại. Đó là điều bất công. Đó cũng là điều mà pháp luật cần phải điều chỉnh để đảm bảo kịp thời cho người dân được công bằng. Đối với ngân hàng phải chịu trách nhiệm về việc mất sổ khiến người dân không khai thác được. Ngân hàng có thể liên thông với chính quyền địa phương để cấp sổ lại, gọi là cấp phó bản. Vấn đề là trách nhiệm của ban quản lý Nhà nước, phải tạo điều kiện cho ngân hàng hợp tác với nhau để cấp sổ khác cho người dân. Điều này thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương”.

Trong nhiều năm trở lại đây, ngày càng có nhiều giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng do các hợp đồng giao dịch ngày càng thuận tiện và dễ dàng hơn. Chẳng hạn như một người cần tiền chữa bệnh thì có thể đến ngân hàng thế chấp sổ đỏ để vay tín dụng với mức lãi suất tương đối. Tuy nhiên khi tới đáo hạn mà không trả được thì bị tính toán lũy tiến cả số tiền vay gốc và lãi. Theo số liệu trên giấy tờ thì ngân hàng tính nợ, tính lãi khách hàng rất dễ dàng còn người dân là khách hàng chứng minh những thiệt hại thì lại rất khó khăn một khi ngân hàng vi phạm hợp đồng như trường hợp của 8 gia đình và doanh nghiệp ở Đăk lăk.

Theo đề nghị của Luật sư Nguyễn Thanh Lương thì việc cấp lại phó bản sổ đỏ qua sự kếp hợp giữa ngân hàng và cơ quan có thẩm quyền ở địa phương không phải là việc quá khó khăn. Bao giờ đề nghị này sẽ được Nhà nước xem xét thì không mấy ai đoán được nhưng 8 gia đình và doanh nghiệp ở Đăk Lăk đang sống trong tình trạng có nhà mà như không sẽ trở thành “dân oan” trong một ngày gần nhất là điều trước mắt.

Hoà Ái, phóng viên RFA
2014-01-02

Băn khoăn về “đại án”… tham nhũng Vifon!

Các bị cáo tại tòa sơ thẩm xét xử vụ “đại án” tham nhũng Vifon. Ảnh: Phùng Bắc
Phiên tòa hình sự sơ thẩm do TAND TPHCM xét xử hồi cuối tháng 11.2013, với bản án tuyên bị cáo Nguyễn Thanh Huyền (nguyên Phó Tổng giám đốc Vifon) 25 năm tù về tội “tham ô tài sản” và 15 năm tù tội “lạm dụng tín nhiệm…”, tổng cộng hình phạt là 30 năm tù, phải trả cho Bộ Công Thương số tiền hơn 9,8 tỉ đồng và 1,3 tỉ đồng cho Cty Vifon.

“Đại án” tham nhũng tại Cty Vifon: Hàng chục tỉ đồng của Nhà nước bị chiếm đoạt như thế nào?
Xử “đại án” tham nhũng tại Vifon: Chủ tịch HĐQT và Phó TGĐ đổ thừa cho nhau!
Xử “đại án” tham nhũng tại Vifon: Khai lòng vòng, 2 sếp vẫn đổ tội lẫn nhau!
Đề nghị 19-21 năm tù đối với nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vifon
Xử “đại án” tham nhũng tại Vifon: Lạ kỳ, 2 Bộ Tài chính và Công thương từ chối là… bị hại!
Xử “đại án” tham nhũng tại Vifon: Chủ tịch HĐQT và Phó Tổng giám đốc đều… kêu oan!

Điều băn khoăn là suốt phiên tòa này, đại diện Bộ Công Thương cũng như đại diện Bộ Tài chính lại đều từ chối là “nguyên đơn dân sự” (là bị hại trong vụ án); vậy 2 bộ này có thiệt hại trong vụ án? Nhà nước có thiệt hại tài sản hay không và bị cáo Huyền có “tham ô tài sản”?

Luật sư Phan Trung Hoài cho biết: “Vụ án được đặt trong sự quan tâm và chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, nhiều cuộc họp liên ngành đã được diễn ra những thiếu vắng một chủ thể rất quan trọng hợp thành bản chất dân chủ của hoạt động tố tụng là các luật sư tham gia bào chữa trong vụ án. Thậm chí, vụ án được mô tả với cụm từ “đại án”, khiến bất cứ ai cũng phải ngại ngần khi đề cập đến bản chất đích thực của vụ án”.

Lật lại hồ sơ vụ án, cho thấy năm 2005, Cty Vifon đã được Cty kiểm toán VACO và năm 2006 được Cty kiểm toán A&C tiến hành kiểm tra quyết toán thuế, có Ban kiểm soát Cty Vifon và báo cáo công khai trong đại hội để chia cổ tức, số tiền 26.612.573.106 đồng hoàn toàn không có thể hiện số dư nợ vô chủ hay khó đòi đến thời điểm 31.12.2006.

Chỉ đến ngày 20.8.2008, bà Nguyễn Thanh Huyền nhận giấy mời của Cơ quan điều tra làm việc về con số 400.000USD - là tiền Cty TNHH xay lúa mì chuyển cho Cty Vifon và 2.266.710.667 đồng - là tiền thưởng do chuyển nhượng vốn liên doanh được Bộ Công nghiệp phê duyệt, cho rằng nguồn tiền này là tiền nhà nước, Cty Vifon đưa ra số tiền bị thất thoát 7.966.875.010 đồng và bà Nguyễn Thanh Huyền bị khởi tố ngày 30.10.2008 với tội danh là “tham ô tài sản”.

Tuy nhiên, sau khi kết thúc điều tra, có thể khẳng định đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn Bên là sai sự thật, khi quy kết cho bà Nguyễn Thanh Huyền “chiếm đoạt khoảng 26 tỉ đồng của Cty Vifon”, trong khi hiện nay thực tế số tiền thuộc nguồn vốn của doanh nghiệp không chỉ được bảo lưu, mà ban lãnh đạo Cty còn nộp số tiền 43.562.758.830 đồng là chi phí tham gia liên doanh do chuyển nhượng vốn liên doanh  vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra vào ngày 4.12.2009 mà không theo bất cứ trình tự hành chính hoặc tố tụng hình sự nào.

Chưa hết, theo trình bày của ông Nguyễn Bi (nguyên Tổng Giám đốc Cty Vifon) ngày 16.9.2009, ông Bi đã biết Cty Vifon vẫn còn giữ nguồn tiền này, đề nghị phải trả cho Nhà nước hoặc có văn bản gửi Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính để xử lý, chứng tỏ không có việc bà Nguyễn Thanh Huyền chiếm đoạt 26 tỉ đồng của Cty Vifon như đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn Bên.

Luật sư Phan Trung Hoài cho rằng: “Có thể khẳng định, xuất phát từ đơn tố cáo sai sự thật, bà Huyền không chiếm đoạt 26 tỉ đồng trong tổng số tiền 43 tỉ đồng chuyển nhượng vốn trong liên doanh, một vụ án hình sự được khởi tố và tiến hành điều tra với nhiều diễn biến bất thường, có dấu hiệu không khách quan, dựa vào những căn cứ và bằng chứng không xác đáng, quy buộc tội thiếu căn cứ, dẫn đến quá trình điều tra kéo dài, nhiều yêu cầu điều tra bổ sung của Viện KSND Tối cao không được làm rõ; số tiền 43 tỉ đồng được nộp và thu giữ vi phạm quy định tại các điều 74, 76 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003”.

Điều mấu chốt trong vụ án này, đồng thời có liên hệ đến việc xác định phần tài sản nhà nước trong Cty Vifon có bị chiếm đoạt hay không, chính là việc xác định tư cách nguyên đơn dân sự trong vụ án này như thế nào!

Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử, TAND TPHCM xác định có 3 nguyên đơn dân sự (bị hại), bao gồm: Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Công ty Vifon. Tuy nhiên, ngay từ phần thủ tục phiên tòa diễn ra vào sáng 21.11.2013, khi được hỏi về tư cách tham gia phiên tòa, vị đại diện Bộ Công Thương đã kiên quyết từ chối tư cách là nguyên đơn dân sự trong vụ án, mà chỉ tham gia “nhằm rút kinh nghiệm trong quá trình điều hành, quản lý doanh nghiệp”.

Thậm chí, trong phần thẩm vấn, đại diện Bộ Công Thương cũng từ chối trả lời những vấn đề liên quan đến vụ án và không có mặt tại phiên tòa trong những ngày còn lại. Đặc biệt, đại diện Bộ Tài chính được tòa triệu tập nhưng vắng mặt không có lý do chính đáng, sau khi luật sư có ý kiến, Hội đồng xét xử đã nghị bàn và ra quyết định tiếp tục triệu tập nhưng cho đến khi tòa sơ thẩm tuyên án, Bộ Tài chính vẫn không có mặt (!?).

Luật sư Phan Trung Hoài nhấn mạnh: “Theo quan điểm của chúng tôi, việc Bộ Công Thương và Bộ Tài chính kiên quyết từ chối tư cách nguyên đơn dân sự ngay từ khi Cơ quan điều tra và Viện KSND Tối cao yêu cầu trong giai đoạn điều tra bổ sung cho đến suốt quá trình diễn ra phiên tòa là hoàn toàn có căn cứ về mặt pháp lý”.

Với những lý do mà luật sư Phan Trung Hoài nhận định về việc 2 bộ từ chối nguyên đơn dân sự: Qua thẩm tra công khai tại phiên tòa, các cơ quan tiến hành tố tụng chưa làm rõ được một yêu cầu đặc biệt quan trọng nêu trong văn bản số 09/VKSTC-V1B ngày 28.4.2010 là: “Số tiền 11.272.799.400 đồng Nguyễn Thanh Huyền chiếm đoạt cần kết luận những khoản tiền nào lấy trong giai đoạn Cty còn 100% vốn nhà nước, những khoản tiền nào lấy trong giai đoạn Cty còn 51% vốn nhà nước, những khoản tiền nào lấy trong giai đoạn đã cổ phần hóa xong, không còn vốn nhà nước, chỉ còn vốn các cổ đông ?”.

Chính Cơ quan điều tra cũng nhận định tính chất phức tạp của vụ án thể hiện “lợi dụng việc Cty huy động vốn tiết kiệm cá nhân và quá trình cổ phần hóa đã lập nhiều chứng từ giả thu, giả chi và dùng nghiệp vụ tài chính kế toán điều chỉnh, cân đối tài khoản để lấy tiền Cty rồi chuyển thành tiền cá nhân, trộn lẫn tiền thật cá nhân và tiền phạm pháp gửi tiết kiệm, sau đó một thời gian lâu mới rút ra sử dụng cá nhân nên khó bị phát hiện (?).

Tuy nhiên, các cơ quan tiến hành tố tụng không bóc tách được bản chất, nguồn gốc các khoản tiền bị quy buộc chiếm đoạt, nên kết luận bà Nguyễn Thanh Huyền “tham ô tài sản” là chưa bảo đảm căn cứ.

“Có một nghịch lý là trong khi bà Nguyễn Thanh Huyền bị quy buộc tham ô, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước và của Cty Vifon thì thực tế Cty Vifon đang phải thi hành bản án phúc thẩm số 154 ngày 3.9.2013 của Tòa phúc thẩm - TAND Tối cao tại TPHCM, trả cho bà Nguyễn Thanh Huyền tổng cộng 5.978.120 đồng là giá trị của các kỳ phiếu, tiền cổ tức từ năm 2006 đến 2011 và tiền lãi; phải thi hành bản án phúc thẩm số 155 ngày 3.9.2013 của Tòa phúc thẩm - TAND Tối cao tại TPHCM trả cho ông Lê Văn Hải - là chồng bà Nguyễn Thanh Huyền tổng cộng 6.485.130.716 đồng - là tiền huy động vốn và lãi, tiền cổ tức và lãi.

Sự kiện mới phát sinh này cho thấy, gia đình bà Nguyễn Thanh Huyền không chỉ gắn bó với Cty Vifon từ những ngày đầu tiên thành lập, mà còn là cổ đông của Cty, về nhận thức chủ quan không có ý thức chiếm đoạt tài sản của Nhà nước cũng như của các cổ đông khác trong Cty” - luật sư Phan Trung Hoài nhấn mạnh.

Hiện bà Nguyễn Thanh Huyền đã làm đơn kháng cáo bản án sơ thẩm hình sự của TAND TPHCM lên TAND Tối cao tại TPHCM… kêu oan!
(Lao động)