Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

Tin ngày 10/4/2012

THÔNG BÁO:
Truy cập vào các trang web trung gian sau (theo kinh nghiệm thì đây là những trang tốt nhất hiện nay):
http://www.kproxy.com/
http://zend2.com/
http://www.cbc-tv.com/
http://search.cmmb8.com/
https://go2-web.appspot.com/

http://www.unblock-my-space.info/

http://primeproxy23.info/

http://blackproxy.eu/

http://webwarper.net/


  • Chập cheng! (Tô Văn Trường) – Thật ra, nếu ai đi sâu vào nghề làm báo ở nước ta mới thấy cần cảm thông, chia sẻ vì các tòa soạn chịu rất nhiều áp lực từ các cơ quan quản lý báo chí đến đòi hỏi và kỳ vọng của công chúng.
  • Nhìn nhận sai trái  (Chu Hà) – Sau khi xem lại một lần chót cho chắc chắn, tôi thấy rằng không có chứng cớ nào đủ để cho thấy có sự, nào là: “… về sự hình thành của những vùng “cấm địa”, rừng nào cọp nấy…
  • Láo cũng cần nhân bản (Bs. Hồ Hải) - Loại láo kiểu như nghị quyết trung ương 4 là láo bất nhân về mặt tư tưởng. Vì láo tư tưởng quyết định láo hành động, cho nên đã có cái bộ giáo dục, bộ thông tin truyền thông, mà còn có thêm cái ban trên bộ là ban tư tưởng trung ương để nghiên cứu và đưa ra cách để chiếm hữu tư tưởng con người vậy…
  • Thừa tự hào nhưng quá thiếu tự trọng (Kim Yến) – “…Khi lòng tự trọng, liêm sỉ, lương tri không còn nữa, cái gì người ta cũng dám làm. Luật pháp lúc đó cũng chịu thua thôi. Tôi nghĩ lỗi lớn nhất nằm ở giáo dục…”
  • Tuổi trẻ hải ngoại cầu nguyện cho tù nhân lương tâm (Nguoi viet) – Một buổi lễ cầu nguyện cho các tù nhân lương tâm ở Việt Nam vừa được Ðoàn Thanh Niên Phật Tử chùa Ðiều Ngự, Westminster, và Phong Trào Tuổi Trẻ Yêu Nước hải ngoại tổ chức tại chùa hôm Chủ Nhật.
  • “Hoàng Sa- Nỗi Đau Mất Mát” tại Ba Lan (Đinh Minh Đạo) – Đã lâu lắm rồi, tôi mới được xem bộ phim Việt Nam chân thực, khách quan, thẳng thắn đầy xúc động như bộ: ”Hoàng Sa- Nỗi đau mất mát” …
  • Đoạn trường hoàn thuế thu nhập cá nhân (Lê Thiếu Nhơn) – “Tôi nhẩm tính mình đã đến cục thuế những 12 lần, mỗi lần cả đi lẫn về 30 cây số. Ngó lên vách, thấy câu khẩu hiệu đỏ chót: ‘Chung tay cải cách thủ tục hành chính’, bên cạnh là biểu tượng năm bàn tay đan thành hình ngôi sao năm cánh”.
  • Bộ trưởng Tài nguyên-môi trường Nguyễn Minh Quang ăn nói linh tinh, không xứng đáng làm bộ trưởng (Nguyễn Thông) – Chỉ riêng việc ông ấy cho rằng các cấp công quyền xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng và thành phố Hải Phòng giao đất cho Vươn 14 năm là đúng theo quy định của địa phương, rồi khẳng định rằng sắp tới Vươn chỉ được thuê đất chứ không được giao đất… đủ thấy ông bộ trưởng chả hiểu gì về luật Đất đai, kiến thức không bằng đứa nhân viên địa chính quèn cấp xã.
  • Festival hiếp Huế (Trương Duy Nhất) – Hôm kia nhà thơ Thanh Thảo điện rủ ra Huế nhưng ngán quá rồi. Cứ mỗi mùa festival lại thấy tội Huế. Cái thân phận Huế tuần tự hai năm một lần bị đem ra đè hiếp. Post lại 2 bài cũ trong một mớ bài viết về Huế- nhân mùa festival.
  • Thà chết chứ hổng chịu hy sinh! (Hãy dành thời gian) – “À…chắc còn chuyện gì khó nói.”. Dân Long Khánh trà dư tửu hậu bàn tán rằng, Nguyễn Văn Bé bị thương và bị địch bắt làm tù binh trong một trận đánh, sau đó anh được đưa ra ngoài hạm đội chữa trị và chuyển qua Mỹ. Nhiều năm nay Nguyễn Văn Bé mang quốc tịch Hoa Kỳ và mới đây bất ngờ trở về (!)
  • Sợ sự thật (Quê Choa) – Để tránh phải đụng chạm đến sự thật, người ta hô hoán lên câu chuyện “lật đổ thần tượng”. Khốn thay, nào có thần tượng đâu mà lật đổ? Không lẽ lật đổ thần tượng giả mà sai, mà nguy hiểm?
  • CLB BÓNG ĐÁ No-U RA SÂN LẦN THỨ 20, CHIỀU 08/04 (Phần 2) (Blog Thành)tại phần 1, tôi phải chia entry tường thuật trận bóng đá lần thứ 20 này làm 2 phần. Chiều nay, các cầu thủ của CLB No-U đến sân cũng rất đông đủ, dường như càng bị ngăn cản – càng khó khăn thì các cầu thủ và cổ động viên của CLB lại càng đến sân đầy đủ hơn, đến để thương yêu và chia sẻ rằng: Nếu có ai có bất kỳ khó khăn gì sẽ có chúng tôi bên cạnh bạn!
  • HAI CHỮ ANH HÙNG KHÓ TRỞ VỀ TRÊN MỘ CHÍ ANH PHƯƠNG (Người Ba Đồn) – Có nguời nói mình, e có sự chỉ đạo rồi khó mà đem được hai chữ anh hùng trở về trên mộ chí anh Phương. Có phải vì anh Phương là anh hùng thời…. (người đó ngại không dám nói với mình hết câu).
  • BẦU CỬ TỔNG THỐNG PHÁP 2012 (RFI) – Nhà báo Mike Wallace, cựu nhà báo danh tiếng của đài truyền hình Mỹ CBS từ trần vào ngày hôm qua thứ bảy 07/04/2012 ở tuổi 93.
  • Một tàu du lịch Anh lặp lại hành trình của Titanic (RFI) – Một trăm năm sau vụ đắm tàu Titanic, một con tàu du lịch đã khởi hành chiều qua 08/04/2012 tại Southampton, cảng lớn nằm ở miền Nam Anh quốc, để tái lập lại hành trình của con tàu huyền thoại này. Chiếc tàu sang trọng Titanic trong chuyến hải hành đầu tiên vào ngày 15/04/1912 đã va phải băng sơn và bị chìm, làm cho 1.514 hành khách và thủy thủ đoàn thiệt mạng.
  • Phái đoàn Karen gặp bà Aung San Suu Kyi (VOA) – Thủ lĩnh của phong trào nổi dậy kéo dài nhất Miến Điện đã gặp lãnh tụ dân chủ và cũng là đại biểu quốc hội tân cử, bà Aung San Suu Kyi
  • Kinh tế Việt Nam đình đốn đáng ngại (RFA) – Cộng đồng doanh nghiệp cần được hỗ trợ để cứu vãn tình trạng kinh tế đình đốn, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đưa ra khuyến nghị này và được các trang
  • Thủ tướng Anh thăm Miến Điện (RFA) – Thủ tướng Anh David Cameron sẽ đến Miến Điện trong tuần này, ông sẽ là nhà lãnh đạo phương tây cao cấp nhất viếng thăm Miến Điện từ khi chế độ quân phiệt chấm dứt hai thập niên cai trị nước này vào năm ngoái.
  • Tin tặc lợi hại doạ tấn công web Trung Quốc (RFA) – Nhóm tin tặc Anonymous có kế hoạch mở nhiều cuộc tấn công vào các website của chính phủ Trung Quốc với mục đích vạch mặt tham nhũng và vận động nhân quyền. Một thành viên của Anonymous cho biết hôm Thứ Hai.
  • Aceh thuộc Indonesia bầu cử (RFA) – Tỉnh Aceh ở Indonesia hôm qua đã tiến hành cuộc bầu cử cho vị trí thống đốc và 17 quận trưởng, phó quận trưởng. Cuộc bầu cử được coi là phép thử cho nền hoà bình mỏng manh.
  • Kontum: 2 Giám Mục Bị Cản Trở (VietBao)“Trưởng công an xã Đăk Hring vi phạm tự do tôn giáo” là tựa đề bản tin từ Dòng Chúa Cứu Thế, kèm theo hình ảnh, cho thấy công an đang ngăn cản việc nghi lễ của các giới chức Công Giáo.
  • Hiệu trưởng chuyển giảng viên đi… quét rác (Dân Việt) – Mới đảm nhiệm chức vụ không lâu, Hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên Phan Quang Thế đã điều chuyển 41 cán bộ, giảng viên làm việc không đúng…
  • “Mặt phải” của nợ xấu ngân hàng (VnEconomy) – Khi đã “dồn” được một số ngân hàng yếu kém vào tái cơ cấu, chi phí sẽ hết bao nhiêu và lấy tiền ở đâu, rộng hơn là để tái cơ cấu cả hệ thống?
  • Vì đâu nên nỗi ? (Lức Thê) - Những năm đầu thập niên 70 của thế kỉ trước, hồi đó tôi con rất bé, bây giờ ngồi ôn lại tôi chì nhớ những sự kiện đã xảy ra, nhưng không thể nào nhớ rõ cụ thể tháng năm cũng như điều nào xảy ra trước điều gì xảy ra sau.

Trung Quốc chuẩn bị 'đánh úp' biển Đông?

Quân đội Trung Quốc - Nói cách khác, Rợ sẽ chia Trường Sa ra thành các Hoàng Sa, các Gạc Ma bằng Đánh úp và lấn dần.
Còn chúng ta: – Sẽ tiếp tục khẳng định chủ quyền ko thể tranh cãi?????.
-Nguồn:-Trung Quốc chuẩn bị 'đánh úp' biển Đông?
Những sự kiện tranh cãi gần đây tại biển Đông và biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và các láng giềng cho thấy Bắc Kinh “chứng nào tật ấy”, không bao giờ ngừng các hành động khiêu khích, thậm chí, có khả năng họ triển khai các cuộc tấn công bất thình lình trong các vùng lãnh hải tranh chấp.

Lùi một bước để tiến ba bước?Các tranh chấp lãnh thổ gay gắt giữa Trung Quốc và các láng giềng ở biển Đông và Hoa Đông từ lâu trở thành chủ đề nóng và thu hút sự chú ý không nhỏ từ công chúng. Gần như tất cả các quốc gia trong khu vực và con rồng châu Á đều có những “vụ lùm xùm, ầm ĩ” liên quan đến tranh chấp lãnh thổ, từ Hàn Quốc và Nhật Bản cho tới Philippines và Việt Nam.

Muốn ổn định nội, ngoại để chuyển giao thế hệ lãnh đạo diễn ra suôn sẻ đồng thời, tống khứ Mỹ khỏi châu Á – Thái Bình Dương và xóa bỏ hình ảnh “xấu xí” của mình đối với các quốc gia trong khu vực, Trung Quốc tỏ ra mềm mỏng, linh hoạt hơn trong các vấn đề tranh chấp lãnh hải trong khu vực.
Trung Quốc đang thay đổi thay đổi cách tiếp cận, tỏ ra mềm mỏng linh hoạt hơn trong các vấn đề tranh chấp lãnh hãi tại biển Đông? Ảnh minh họa: China Daily.

Một bài bình luận mới đây đăng trên Tạp chí Foreign Affairs của Mỹ nhận xét, Trung Quốc đang trở nên ôn hòa hơn, mềm dẻo và linh hoạt hơn trong các vấn đề liên quan đến biển Đông.

Sự thay đổi phương pháp tiếp cận của Bắc Kinh đến từ tháng 6 năm ngoái, được đánh dấu bởi sự kiện Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn của Việt Nam với tư cách là Đặc phái viên của Chính phủ Việt Nam sang Trung Quốc để hội đàm về các vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa hai nước. 

Ngay sau đó, Trung Quốc và mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đàm phán thành công và bàn việc triển khai Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), liên quan  trực tiếp đến các tranh chấp lãnh hải ở biển Đông ứng xử một cách hợp lý dựa trên các nguyên tắc và luật lệ quốc tế hồi tháng 7/2011.

Đồng thời, đầu năm nay, Trung Quốc cũng có ý định triệu tập các hội thảo về hải dương học và tự do hàng hải ở biển Đông và muốn đối thoại với các quan chức cao cấp ASEAN để thảo luận về việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử biển Đông năm 2002. 

Đáng chú ý là, các quan chức cấp cao hàng đầu của Trung Quốc - Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo - từng nhiều lần đề cập đến việc thực thi Bộ nguyên tắc chỉ đạo giải quyết các xung đột lãnh hải của Trung Quốc của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Theo đó, các bên liên quan trực tiếp đến tranh chấp lãnh hải trên biển Đông gác lại những yêu sách chủ quyền của mình và cùng khai thác nguồn tài nguyên hàng hải.

Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc vẫn chứng nào tật ấy. Chỉ tính riêng tháng ba vừa qua, xảy ra hàng loạt các sự cố liên quan đế tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực. Như tranh cãi nảy lửa giữa Bắc Kinh và Seoul liên quan đến bãi đá ngầm Iedo dẫn đến việc Hàn Quốc tuyên bố xây dựng nhiều căn cứ hải quân mới trên đảo Baeknyeong và Heuksan để đối phó với các hoạt động xâm nhập trái phép của tàu cá Trung Quốc. 

Bắc Kinh cũng đụng độ với Manlila liên quan đến kế hoạch xây cầu cảng nhằm "phát triển du lịch" ở đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa và tranh cãi với Hà Nội liên quan đến các động thái thăm dò dầu khí của Việt Nam và các đối tác – các tập đoàn dầu khí quốc tế - ngoài khơi xung quanh vùng lãnh hãi tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. 

Thậm chí, tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc không chỉ dừng lại như là cuộc chiến ngôn từ. Trung Quốc không ít lần bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam một cách trái phép, chẳng hạn, vụ hai tàu cá cùng 21 ngư dân Việt Nam thuộc huyện đảo Lý Sơn bị Trung Quốc bắt vào ngày 3/3 vừa qua tại vùng biển Hoàng Sa và bị giam giữ từ đó đến nay.
Bạch Dương (Tổng hợp)

-Trung Quốc chuẩn bị ‘đánh úp’ biển Đông? (ĐV).  – “Tiểu chiến”, một chiến thuật nhỏ của một chiến lược lớn: Bành trướng toàn bộ Biển Đông   –   (DLB).  - Biển Đông: Không có chỗ cho né tránh và chia rẽ (TVN).  – Ba nhiệm vụ của hải quân Trung Quốc (CSIS/ TVN). – Bất đồng cố hữu giữa các nước ASEAN trước sự bành trướng của Trung Quốc    –   (RFI).  – China Claims 90% of Spratly Islands, Actually Controls 13% (2.6 billion).
Thảo luận luật Biển Việt Nam (TN). – Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TTP : Lối thoát cho Việt Nam?   –   (RFI).-Trung Quốc sắp 'vượt mặt' Mỹ? (10/04) VN ủng hộ giải pháp đa phương   –   (BBC). –Việt Nam ủng hộ cách tiếp cận đa phương của Philippines để giải quyết hồ sơ Trường Sa   –   (RFI).  – Việt Nam ủng hộ đề nghị của Philippines về Biển Đông   –   (VOA). – Vietnam backs Phl’s multilateral approach to Spratlys row‎ (Philippine Star).

TÌNH HÌNH CHI PHÍ QUÂN SỰ VÀ MÔI TRƯỜNG AN NINH XUNG QUANH TRUNG QUỐC


Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ hai, ngày 9/4/2012
TTXVN (Bắc Kinh 4/4)
Theo tạp chí “Ngoại giao Trung Quc ” s 7 ra ngày 1/4/2012, chi phí quân sự nói theo nghĩa rộng chủ yếu là đề cập đến vn đ xây dựng quân đội, nghiên cứu phát trin trang bị vũ khí và chi phí chiến tranh. Bài viết trong tạp chí nói trên có chọn một số nước làm đi tượng chủ yếu đ phân tích tình hình chi phí quân sự ở những nước đó, tạo ra môi trường quân sự xung quanh liên quan Trung Quốc như thế nào, đồng thời cũng xem xét đến ảnh hưởng của hai nước Mỹ và Ôxtrâylia ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, đưa cả vào làm đi tượng phân tích như vậy.
Khái quát hiện trạng chi phí quân sự ở các nước xung quanh Trung Quốc qua những so sánh, cho thấy chi phí quân sự của Mỹ, Nga, Ấn Độ là những nước có xu hướng tăng tương đối mạnh, Nhật Bản có xu hướng ổn định ở mức cao, các nước khác có xu hướng tăng nhẹ, trong đó Nga đến năm 2008 mới ngang bằng với Nhật Bản; nước Mỹ dù về chi phí, tình hình biến động hay mức độ tăng trưởng cũng đều cao hơn các nước khác nhiều; Mỹ, Nga, Ấn Độ là ba nước quan trọng ở xung quanh mà Trung Quốc không thể xem thường.
I- Chi phí quân sự của Mỹ tăng mạnh nhất
Chi phí quân sự của Mỹ cao hơn các nước khác rất nhiều, hơn nữa tình hình biến động và mức độ tăng trưởng cũng mạnh nhất. Chủ yếu là sau sự kiện khủng bố 11/9/2001, Mỹ đã điều chỉnh lại chiến lược quân sự. Khi nắm quyền ở nhà Trắng, Bush đã định ra chiến lược “đánh đòn phủ đầu”, áp dụng chiến lược “đánh chặn” và mang tính tiến công, cho biết phải hủy diệt trước khi thế lực khủng bố và nước thù địch có sự đe dọa mang tính thực chất đối với nước Mỹ. Với chiến lược này, Mỹ đã lần lượt phát động chiến tranh tại Ápganixtan và Irắc, dẫn đến chi phí quân sự của Mỹ tăng mạnh đến kinh hoàng.
Sau khi Obama lên nắm quyền, chiến tranh Irắc đến hồi kết thúc, Mỹ bắt đầu điều chỉnh phương hướng chiến lược, thực hiện “chiến lược cân bằng”, nghĩa là ngoài việc coi trọng “chiến tranh không đối xứng” dùng để đối phó với chủ nghĩa khủng bố, Mỹ vẫn không muốn từ bỏ chiến tranh thông thường, quân đội Mỹ cần phải có “khả năng tác chiến trên diện rộng”. Trong “Báo cáo chiến lược quân sự quốc gia Mỹ” theo bản mới được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố năm 2010, “chiến lược cân bằng” một lần nữa được chú trọng hơn, đồng thời đề xuất 4 mục tiêu lớn trong chiến lược quân sự của nước Mỹ, đó là: Chống chủ nghĩa bạo lực cực đoan, tấn công, phá vỡ tổ chức khủng bố Al Qaeda và các chi nhánh của Al Qaeda ở khu vực Đông Nam Á; Duy trì chiến lược đe dọa và tấn công, tiếp tục dựa vào răn đe hạt nhân, duy trì răn đe bằng sức mạnh thông thường, phát triển biện pháp răn đe trong các lĩnh vực vũ trụ, mạng Internet để thích ứng với “thách thức an ninh thế kỷ 21”; Tăng cường an ninh quốc tế và khu vực, coi NATO là cơ sở của hệ thống liên minh, tăng cường quan hệ đồng minh với Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia, phát triển hợp tác an ninh với các đối tác mới ở các khu vực Trung Đông, châu Phi, Đông Nam Á, Nam Á; Tạo ra một quân đội tương lai, tăng cường xây dựng khả năng tác chiến “trên diện rộng” của các quân chủng. Từ bản Báo cáo này có thể thấy được rằng mục tiêu chiến lược quân sự của Chính quyền Obama tuy bắt đầu thu hẹp một cách hạn chế, nhưng không gian vươn ra xa đã bắt đầu phát triển từ toàn cầu ra đến vũ trụ, răn đe quân sự đã từ lĩnh vực truyền thống mở rộng đến các lĩnh vực phi truyền thống. Để giữ vững vị thế là “sen đầm quốc tế” và “bá quyền quân sự toàn cầu” của mình, Mỹ phải không ngừng tăng cường cơ cấu của hệ thống quân sự và xây dựng khả năng răn đe, mục tiêu này cũng đã quyết định cho mức chi phí quân sự đồ sộ của Mỹ tiếp tục tồn tại, nhất là trong quá trình chuyên đổi chiến lược của Mỹ. Như vậy đã rất đúng với tư cách của nước lớn có chi phí quân sự hàng đầu, tính chất biến động về chi phí quân sự của Mỹ quá lớn, cũng tạo ra và đem lại cho các nước trên thế giới “tính chất không ổn định” và “tính chất không xác định”.
II- Xu hưng củng cố địa vị cường quốc quân s của Nga rõ rệt
Sau khi thay thế Yeltsin lên nắm quyền tại Điện Cremli, Putin đã làm thay đổi vai trò yếu nhược của nước Nga đối với Mỹ, đặc điểm “chống Mỹ” ngày càng rõ hơn. Putin đã cảnh cáo Mỹ dứt khoát “không được xía vào công việc nội bộ của Nga”, đồng thời điều chỉnh lại chiến lược quân sự của Nga từ “kiềm chế hiện thực” thành “cơ động chiến lược dựa vào kiềm chế hạt nhân”; Chỉ rõ phải sử dụng biện pháp kiềm chế hạt nhân ở mức thấp nhất nhưng đáng tin cậy nhất để kiềm chế chiến tranh quy mô lớn nhắm vào nước Nga, kiềm chế cuộc chiến tranh mang tính khu vực bằng binh đoàn dự bị và lính dự bị; Nga phải chiến thắng hai cuộc xung đột vũ trang cục bộ. Đứng trước sự chèn ép chiến lược của NATO do Mỹ đứng đầu trong phạm vi ảnh hưởng của Nga, để đảm bảo chắc chắn cho những biến động phát sinh trong kết cục chính trị ở lục địa Âu-Á không đe dọa an ninh sống còn của Nga, đồng thời để củng cố lại uy thế nước lớn, Putin đã yêu cầu quân đội Nga phải có khả năng đáp trả sự đe dọa mà Nga phải đối mặt, đã xoay chuyển cục diện từ chỗ chi phí quân sự liên tục giảm đến chỗ chi phí quân sự từng bước tăng lên ổn định, và đã đuổi kịp Nhật Bản vào năm 2008, tỏ rõ xu hướng phát triển hơn hẳn Nhật Bản. Năm 2009, sau khi trở thành Tổng thống Nga, Medvedev đã xác định “kiềm chế chiến lược” là phương châm chiến lược mới để chỉ đạo an ninh quân sự quốc gia trong thời kỳ tới đây, xác định rõ “chính sách nhằm có được ưu thế mang tính áp đảo trong lĩnh vực quân sự của một số nước lớn chủ chốt” đứng đầu là Mỹ, là mối đe dọa lớn nhất trong lĩnh vực an ninh quân sự mà nước Nga phải đối mặt, “tình hình an nỉnh của Nga ở vào thời kỳ phức tạp nhất kể từ năm 1612”, “sức mạnh của Mỹ đã hiện diện ở cả bốn hướng chiến lược Đông Tây Nam Bắc của Nga. Vì thế nhiệm vụ chủ yếu nhất trong kiềm chế chiến
lược là không xung đột quân sự trực tiếp với Mỹ”. Từ đó Nga sẽ phải kiên trì kiềm chế hạt nhân và tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang thông thường hiện đại hóa. Có thể nói, trong 11 năm đầu của thế kỷ 21, Nga luôn coi Mỹ là “kẻ thù mạnh” cần đề phòng, đồng thời xác định khôi phục địa vị của cường quốc quân sự là sự lựa chọn chiến lược để đối đầu với Mỹ, vì thế tình hình biến động và xu hướng tăng chi phí quân sự của Nga cũng là phản ứng từ môi trường an ninh mang tính chất không xác định và là sự lựa chọn chiến lược mà Nga phải đối mặt.
III- Xu hướng và mức độ nâng cao sức mạnh quân sự rõ rệt của Ấn Độ
Sau Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ đã điều chỉnh toàn diện chiến lược quân sự từ năm 2000 đến nay chi phí quân sự của Ấn Độ luôn duy trì ở mức 2% – 3% GDP, từng bước phát triển thành quốc gia quân sự lớn nhất ơ khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương. Ấn Độ không hề che giấu tư tưởng quân sự “tấn công tích cực” của mình, cho rằng ở phía Tây, Pakixtan là trở ngại chủ yếu nhất để Ấn Độ trở thành bá chủ ở Nam Á, nên phải áp dụng chiến lược tấn công tích cực đối vói Pakixtan; ở phía Đông, Ấn Độ cần tham gia tích cực vào các công việc ở khu vực biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và Thái Bình Dương, tìm kiếm sự hiện diện của hải quân Ấn Độ ở khu vực Thái Bình Dương; Ở phía Bắc, áp dụng thái độ “phòng ngự” đối với Trung Quốc; Ở phía Nam, phải đảm bảo chắc chắn để “Ấn Độ Dương là biển của người Ấn Độ”. Chiến lược quân sự của Ấn Độ đã thể hiện rõ sự điều chỉnh tư chiến lược phòng ngự bị động theo cách “chống đỡ đe dọa” trước đây thành chiến lược “răn đe cảnh cáo”, đề xuất phải đánh đòn quân sự “phủ đầu” đối với kể thù, nhấn mạnh đánh thắng cuộc chiến tranh hạn chế trong điều kiện bị đe dọa hạt nhân, xác định rõ sẽ mở rộng phạm vi tác chiến ở xung quanh ra đến toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Vì thế mức độ và xu hướng tăng chi phí quân sự rõ rệt của Ấn Độ là sự phản ánh về ý đồ giữ ưu thế quân sự tuyệt đối và răn đe quân sự tuyệt đối của Ấn Độ.
Trên thực tế, những năm gần đây Ấn Độ đã nhiều lần diễn tận quân sự chung với các nước Đông Nam Á, tích cực tham gia các công việc ở eo biển Malacca, trong đó “Tuyên bố chung về đảm bảo an ninh Ấn Độ-Nhật Bản” giữa hai nước đã đặt cơ sở để Ấn Độ vươn rộng phạm vi chiến lược ra Thái Bình Dương. Theo báo chí nước ngoài, Ấn Độ đang đề xuất với Việt Nam dành cho Ẩn Độ quyền được đỗ tàu lâu dài ở cảng Nha Trang. Đối vói Ẩn Độ thì việc làm như vậy có thể mở rộng được ảnh hưởng quân sự theo chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ, thể hiện nguyện vọng muốn giúp duy trì cân bằng thế lực ở châu Á của Ấn Độ đến các nước khu vực Đông Nam Á. Nếu Ấn Độ có được quyền đỗ tàu lâu dài ở cảng Nha Trang của Việt Nam thì đó sẽ trở thành một trụ cột nữa để Ấn Độ đối kháng với “chuỗi đảo thứ ba” mà Trung Quốc có thể thiết lập ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Thông qua cảng Nha Trang, Ấn Độ có thể giám sát tình hình từ một mặt của Biển Đông phía eo biển Malắcca, đảm bảo một cách hữu hiệu về an ninh vận chuyển năng lượng và thương mại giữa Ấn Độ và Trung Đông, đồng thời sẽ đặt một bộ phận lớn hơn nữa tuyến giao thông trên biển của Trung Quốc vào trong tầm hỏa lực của hải quân Ấn Độ.
IV- Ôxtrâylia đặt Trung Quốc vào vị trí phòng ngự quân s trọng tâm
Sau sự kiện khủng bố 11/9, Chính phủ Liên bang Ôxtrâylia đã đánh giá lại môi trường an ninh và chiến lược quốc phòng mà nước này phải đối mặt, cho rằng Ôxtrâylia “phải trở thành người bảo vệ duy nhất cho an ninh của bản thân”, phải có khả năng mang tính quyết định có thể đẩy lui, khi cần thiết có thể đánh bại, bất cứ hành vi mang tính tấn công nào nhằm vào Ôxtrâylia và những khu vực lợi ích của Ôxtrâylia”. Thủ tướng Ôxtrâylia lúc đó là J. Howard cam kết “dự toán chi phí quân sự mỗi năm sẽ tăng 3%, cho đến năm 2016”. Năm 2009 Ôxtrâylia đã công bố Sách Trắng quốc phòng mới có tên “Sức mạnh quân sự năm 2030 – bảo vệ Ôxtrâylia trong một thế kỷ châu Á-Thái Bình Dương”, nói rõ “Trung Quốc sẽ trở thành lực lượng quân sự chủ yếu ở châu Á”, nhưng đã vượt quá yêu cầu bảo vệ chủ quyền, Trung Quốc phát triển sức mạnh quân sự là để kiềm chế đồng minh của Ôxtrâylia – đó là sức mạnh của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Vì vậy “20 năm tới đây Chính phủ Ôxtrâylia sẽ chú trọng nâng cao khả năng phòng vệ tự thân, nhất là tăng cường xây dựng sức mạnh của hải quân và không quân”.
Một số cơ quan tư vấn và học giả ở Ôxtrâylia cũng liên tục chỉ ra rằng điều không mâu thuẫn gì với việc duy trì chính sách tiếp xúc là ôxtrâylia phải đề phòng một nước Trung Quốc nguy hiểm hơn va lớn mạnh hơn về mặt quân sự. Ôxtrâylia hy vọng phát triển một số yếu tố cấu thành sức mạnh – bao gồm tàu ngầm – từ đó đóng góp ngày một nhiều hơn cho sức mạnh của một liên minh do Mỹ đứng đầu, bao gồm Nhật Bản và Ôxtrâylia. Nhiều người cho rằng Ôxtrâylia và nước khác không nên yên phận với hiện trạng hoặc yên tâm ngủ dưới chiếc Ô bảo trợ an ninh của Mỹ. Ôxtrâylia, Nhật Ban, Hàn Quốc và những đồng minh khác cần tạo nên một hệ thống hợp tác chặt chẽ giữa các nước để đảm bảo tính chất mở của hải dương và thương mại trên biển thông suốt.
V- Ý thức đề phòng Trung Quốc của một số nước Đông Nam Á tăng lên rõ rệt
Một số nước Đông Nam Á cho rằng Trung Quốc đang ra sức thông qua cách “biểu đạt ngoại giao” để mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á, nhanh chóng trở thành nước chủ đạo ở khu vực này, làm cho, vai trò của Mỹ ở Đông Nam Á và quan hệ truyền thống bị đặt vấn đề nghi ngờ. Khu vực Đông Nam Á không có quốc gia nào có thể cân bằng được với Trung Quốc, nhất là những nước có tồn tại tranh chấp lịch sử, lãnh thổ, lãnh hải và bất đồng chính trị với Trung Quốc, như các nước Philippin, Việt Nam, Inđônêxia…. Vì thế các nước Đông Nam Á này một mặt không ngừng gia tăng chi phí quân sự, tăng cường trang thiết bị quân sự, nhưng mặt khác tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ, cùng với Mỹ mở rộng “hợp tác phòng vệ”, Đặc biệt là, trong khi vấn đề Biển Đông vẫn chưa ,được giải quyết, “nhân tố Trung Quốc” không những trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy Đông Nam Á “tính toán trở lại” quan hệ với Mỹ, mà còn trở thành một trong ba phương diện xem xét về địa chiến lược để Mỹ làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác với Việt Nam. Một thực tế gần đây nhất là, ngoài việc “gấp rút mua vũ khí của Mỹ”, Philippin còn thương thảo với Mỹ về việc “Mỹ khởi động trở lại các căn cứ quân sự Subic và Clack”, “ngày càng hy vọng Mỹ viện trợ quân sự khi Trung Quốc sử dụng vũ lực trong vấn đề Biển Đông, bao gồm cả việc Mỹ điều quân đến đây”, trong khi đó Mỹ nói rằng “Mỹ sẽ không phụ lòng mong đợi của Philippin, sẽ viện trợ thêm một mức để quân đội Philippin hiện đại hóa, đối trọng lại được với Trung Quốc”. “Chính phủ Mỹ và Chính phủ Philippin đã nâng cấp toàn diện quan hệ đồng minh. Nêu giữa Trung Quốc và Philippin xảy ra xung đột quân sự liên quan đến vấn đề chủ quvền ở quần đảo Nam Sa (Trường Sa), Mỹ sẽ bảo vệ Philippin theo Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philíppin (ký năm 1951)”. Theo tin cho biết Malaixia, Việt Nam, Inđônêxia và Ôxtrâylia đều dự định mua vũ khí của Mỹ và mở rộng các hạm đội tàu ngầm hạt nhân của họ.
VI- Nhật Bản liệt Trung Quốc vào đối tượng đề phòng quan trọng
Do bị ràng buộc bởi thân phận là nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai và bị hạn chế bởi hiến pháp hòa bình sau chiến tranh, khả năng tấn công và phản kích có hạn, chính sách ngoại giao lại thiếu tính tự chủ thực chất nên khi xây dựng chính sách quốc phòng, Nhật Bản phải dựa vào tình hình so sánh lực lượng của bên ngoài. Chi phí quân sự của Nhật Bán duy trì xu hướng tăng tổng thể, vừa là nhu cầu về trang thiết bị quân sự mỗi ngày một lớn thêm, cũng vừa phải “đáp nhờ chuyến xe” của cuộc đấu giữa Mỹ và Trung Quốc, thông qua tô vẽ và tạo dựng nên tình cảnh chi phí quân sự của Trung Quốc tăng mạnh đe dọa an ninh của bản thân, nhằm có được khả năng Mỹ mở rộng đầu tư đảm bảo an ninh cho chính mình, từ đó an ninh sẽ được đảm bảo ở mức tối đa.
Cương lĩnh phòng vệ mới của Nhật Bản năm 2010 xác định rõ phải chuyển đói tượng phòng vệ chủ yếu đến Trung Quốc, cho rằng chi phí quân sự của Trung Quốc tăng lên, hải quân Trung Quốc hoạt động nhiều hơn ở vùng biển xung quanh Nhật Bản và thực lực quân sự Trung Quốc tăng lên đều “khiến cho khu vực và cộng đồng quốc tế lo ngại”. Vì thế, “đối với Nhật Bản, điều quan trọng nhất vẫn là tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ là nước đang muốn tiếp tục là người cảnh sát của thế giới, phối hợp trong chính sách can dự của Mỹ, xác định rõ ‘mục tiêu chiến lược chung Nhật-Mỹ’, chia đều trách nhiệm, nâng cao khả năng tự vệ”. Tháng 6/2010, “xuất phát từ bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy về quân sự và môi trường an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương thay đổi”, Nhật Bản và Mỹ đã tổ chức hội nghị của Ủy ban hiệp thương đảm bảo an ninh (Hội nghị 2+2), “đã soạn thảo và công bố văn kiện mới về mục tiêu chiến lược chung, xác định việc đề phòng Trung Quốc có lực lượng quân sự đang tăng lên mạnh mẽ là chủ đề chính của liên minh Nhật-Mỹ”, Động thái mới nhất của Nhật Bản và Mỹ chứng minh hùng hồn rằng Nhật Bản đang bám vào việc Trung Quốc tăng chi phí quân sự để làm “động lực thúc đẩy” Mỹ củng cố liên minh Nhật-Mỹ.
***
(The Economist - 24-30/3/2012)
Các nước đang mua rất nhiều vũ khí, nhưng liệu điều đó có được coi là một cuộc chạy đua vũ trang?
Quốc đảo nhỏ bé Xinhgapo, quê hương của khoảng hơn 5 triệu người, nổi tiếng là một trung tâm thanh bình, sáng sủa của ngành ngân hàng, luật sư và môn gôn. Tuy nhiên ngoài những con kênh đào, nước này còn sở hữu rất nhiều vũ khí.
Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stốckhôm (SIPRI), hiện nay Xinhgapo là nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ 5 trên thế giới, chỉ ít hơn một số người khổng lồ hiển nhiên – Trung Quốc, Ấn Độ và Pakixtan — cộng thêm Hàn Quốc. Xinhgapo chiếm 4% tổng số chi phí của thế giới về nhập khẩu vũ khí. Chi tiêu quốc phòng trên đầu người của nước này lớn hơn mọi nước khác trừ Mỹ, Ixraen và Cooét. Trong năm 2012, 9,7 tỷ USD, hay 24% ngân sách, sẽ được dành cho quốc phòng.
Đây là những con số đáng chú ý, nhưng Xinhgapo vốn đã là một trong những nước chi tiêu lớn hơn trong khu vực kể từ sự tách rời đầy thù hằn khỏi Malaixia của nước này năm 1965. Sự khác biệt hiện nay là hầu như mọi nước ở Đông Nam Á đã bắt đầu một quá trình tăng cường lực lượng vũ trang tương tự, khiên nó trở thành một trong những khu vực có chi tiêu quốc phòng gia tăng nhanh nhất trên thế giới. Các nhả phân tích quân sự tại IHS Jane’s nói rằng các nước Đông Nam Á cùng nhau đã tăng 13,5% chi tiêu quốc phòng trong năm 2011, lên 24,5 tỷ USD. Con số này được dự đoán là sẽ tăng lên đến 40 tỷ USD vào năm 2016. Theo SIPRI, chuyển giao vũ khí tới Malaixia đã tăng 8 lần trong giai đoạn 2005-2009 so với con số của 5 năm trước. Chi tiêu của Inđônêxia tăng 84% trong thời gian đó.
Đó là một phần của một hiện tượng châu Á rộng lớn hơn. Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, một cơ quan tư vấn chính sách ở Luânđôn lần đầu tiên, ít nhất là trong lịch sử hiện đại, chi tiêu quân sự của châu Á sắp vượt qua châu Âu. Trung Quốc đang tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng của mình cứ mỗi 5 năm và Ấn Độ vừa thông báo chi tiêu trong năm 2012 sẽ tăng 17%, lên khoảng 40 tỷ USD.
Cho tới gần đây những cuộc nổi loạn trong nước đã biện minh đầy đủ cho việc chi tiêu quốc phòng của một số nước Đông Nam Á. Tuy nhiên trong nhiều thập kỷ đã không có cuộc xung đột nào giữa các quốc gia. Một cảm giác lo lắng vẫn tồn tại ở Xinhgapo về Malaixia ở phía Bắc và Inđônêxia, người hàng xóm lớn của nước này ở phía Nam. Mặc dù vậy, rất khó để hình dung việc bất cứ nước nào của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ gây gô, có lẽ ngoại trừ Campuchia và Thái Lan, những nước thỉnh thoảng nã pháo về phía nhau vì một ngôi đền tranh chấp ở biên giới.
Tuy vậy, hầu hết các nước dường như đang lợi dụng thành công kinh tế để hiện đại hóa vũ khí của họ trong khi những thứ đang có sẵn vẫn tốt. Chi tiêu quôc phòng đã giảm mạnh sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á những năm 1997-1998, khi nhiều máy bay và tàu đã cũ. Hiện nay nhiều nước đang tận hưởng tăng trưởng kinh tế nhanh, lên tới 6%/năm, và những
ngân sách giàu có. Bill Edgar cua IHS Jane’s cho biết điều này không phải là một cuộc chạy đua vũ trang “chiến lược”. Ông nói rằng đúng hơn, tất cả điều đó liên quan tới sự hiện đại hóa.
Lấy ví dụ người khổng lồ trong khu vực, Inđônêxia. Trận sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004 không chỉ tàn phá các cộng đồng, nó còn bóc trần những khiếm khuyết của các lực lượng vũ trang, tỏ ra được trang bị yếu kém và thiếu tinh thần. Khi quân đội Mỹ và Ôxtrâylia điều các tàu sân bay và các tàu khác đến tỉnh Aceh hoang tàn để trợ giúp và tìm kiếm các nạn nhân, quân đội Inđônêxia chỉ còn làm khán giả. Tổng thống mới đắc cử, Susilo Bambang Yudhoyono, cảm thấy bị sỉ nhục, vốn là một cựu tướng lĩnh, ông Yudhoyono đã đặt việc hiện đại hóa quân đội Inđônêxia là một ưu tiên kể từ đó.
Inđônêxia sẽ chi 8 tỷ USD cho quốc phòng trong năm 2012 – vẫn tương đối khiêm tốn vối một đất nước có 240 triệu dân, nhưng đã tăng mạnh từ mức 2,6 tỷ USD trong năm 2006. Nhiều cuộc mua bán vũ khí hạng nặng và linh kiện đang diễn ra. Nước này đã có được máy bay chiến đấu của Nga và Mỹ, bao gồm máy bay chiến đấu F-16, các tàu lớn cho hải quân của mình, và các linh kiện cho máy bay vận tải C-130. Vào tháng 1/2012 Inđônêxia đã ký kết một hợp đồng trị giá 1,1 tỷ USD cho 3 tàu ngầm điện điêden do Đức sản xuất, và các nhà lập pháp đang tranh cãi liệu có nên mua 100 xe tăng Leopard từ Hà Lan hay không. Ông Yudhoyono cũng muốn cải thiện đời sống của các binh sĩ, với lương và trợ cấp cao hơn.
Những tính toán chính trị trong nước là một nhân tố khác đằng sau chi tiêu quân sự rầm rộ của khu vực. Terence Lee thuộc Đại học Quốc gia Xinhgapo lập luận rằng ở những nước mà lực lượng vũ trang can thiệp vào hoạt động chính trị, các chính trị gia dân sự sử dụng ngân sách quốc phòng lớn hơn đế mua chuộc sự phục tùng của quân đội – Thái Lan là một trường hợp như vậy. Xinhgapo mặt khác có một động cơ khác. Nước này là nước duy nhất trong khu vực xây dựng ngành công nghiệp vũ trang công nghệ cao của riêng mình. Xinhgapo từ lâu đã bán vũ khí cho các nước đang phát triển khác, nhưng gần đây cũng mới giành được những đơn đặt hàng lớn đầu tiên từ các quân đội phương Tây. ST Engineering, công ty Đông Nam Á duy nhất trong tóp 100 các nhà sản xuất quốc phòng của SIPRI, đã bán được hon 100 xe chở quân bọc thép Bronco (hay Warthog) cho người Anh, để sử dụng ở Ápganixtan.
Mặc dù tất cầ những điều đó, các mối lo chiến lược là có lý do. Chẳng hạn, các tuyến đường Men dẫn tới Eo Malacca là nhân tố quyết định đến sự thịnh vượng của Xinhgapo. Và hơn 1 thập kỷ qua, một số người có thể đã lo ngại rằng Mỹ đã bị xao lãng bởi chiến tranh ở những nơi khác. Vì vậy sự phát triển của một lực lượng hải quân biển khơi Trung Quốc là có nhiều hàm ý.
Những lo ngại chiến lược cũng rất quan trọng với bất kỳ nước nào tuyên bố chủ quyền với vùng biến tranh chấp Nam Hải (Biển Đông), nơi lập trường quả quyết của Trung Quốc đã kích thích một sự gia tăng chi tiêu, chẳng hạn của Việt Nam. Nước này gần đây đã đặt hàng 6 tàu ngầm lớp Kilo từ Nga. Việt Nam cũng sẽ mua khoảng 7 tàu khu trục nhỏ và tàu hộ tống mới trong thập kỷ tới. Ở Philippin, Chính phủ của Tổng thống Benigno Aquino gần như đã tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng trong năm 2011, lên tới 2,4 tỷ USD.
Ngay cả khi có những tàu ngầm và máy bay mới, Việt Nam và Philippin vẫn không sánh ngang được với siêu cường mới của châu Á, nếu chiến tranh xảy ra. Nhưng điều đó có thể khiến Trung Quốc phải suy nghi cẩn thận trước khi thử làm bất kỳ điều gì, và câu giờ trước khi Mỹ có thể cho là tới cứu nguy./.

-Trung quốc có thể khởi sự những cuộc chiến quy mô nhỏ

Asia Times -Tác giả: Jens Kastner
Người dịch: Đỗ Quyên -Ngày 6-4-2012
Đài Bắc – Có những dấu hiệu rõ ràng xuất phát từ Trung Quốc, cho thấy đất nước này có thể khơi mào những cuộc tấn công quy mô nhỏ bằng tên lửa tại các vùng biển tranh chấp, nơi mà người ta cho là có chứa những mỏ dầu trữ lượng lớn. Theo các chuyên gia quốc tế, hậu quả của những việc làm đó, đối với Bắc Kinh là khả dĩ chịu được.

Tranh chấp chủ quyền gay gắt giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ở Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam) và biển Hoa Đông từ lâu đã trở thành tin tức hàng đầu trên các phương tiện truyền thông. Hầu như tất cả các nước trong khu vực đều dính líu đến những tranh cãi lẻ tẻ với Trung Quốc – từ Hàn Quốc và Nhật Bản đến Philippines và Việt Nam. Chỉ tính riêng trong tháng 3, Bắc Kinh đã khẩu chiến với Seoul về một bãi đá chìm; với Manila về kế hoạch xây một bến phà của Philippines; và với Hà Nội về vụ công ty dầu khí lớn nhất Trung Quốc có những động thái nhằm khai thác các mỏ dầu và khí ngoài khơi.
Nhưng không chỉ là khẩu chiến: Trung Quốc còn bắt tàu cá Việt Nam và giam toàn bộ các ngư dân trên tàu. Điểm chung của tất cả các vùng tranh chấp, các đảo và đá tranh chấp, là thật ra chúng nằm gần bờ biển của các nước có yêu sách chủ quyền mâu thuẫn với Trung Quốc, hơn là gần Trung Quốc.
Khi các nhà chiến lược nói về “Thế lưỡng nan Malacca”, họ muốn nói rằng hệ thống đường giao thương hàng hải của Bắc Kinh rất dễ bị tấn công. Nếu xảy ra xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc, nguồn cung cấp dầu thô và mỏ sắt cần thiết để duy trì sự vận hành của nền kinh tế Trung Quốc có thể dễ dàng bị cắt đứt tại eo biển nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương này.
Trong trường hợp đó, lãnh đạo Trung Quốc sẽ bị buộc phải nhanh chóng ngồi vào bàn đàm phán, theo các điều khoản mà đối phương đòi hỏi – và khi lộ rõ ra rằng khu vực tây Thái Bình Dương chứa những mỏ dầu và khí tự nhiên khổng lồ chưa được khai thác – Bắc Kinh nghiễm nhiên coi việc kiểm soát khu vực là một lối thoát, giúp họ thoát ra khỏi tình thế bấp bênh hiện nay. (Theo ước đoán của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở tây Thái Bình Dương có thể đáp ứng nhu cầu của đất nước này trong hơn 60 năm nữa).
Với việc chi tiêu quốc phòng chính thức đạt mức kỷ lục 100 tỷ USD trong năm 2012, và con số thực tế ước tính cao hơn nhiều, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) dường như đang trên đường tạo dựng sức mạnh cần thiết để bảo đảm rằng mọi thứ sẽ đều vận hành trôi chảy trong công cuộc tìm kiếm an ninh năng lượng của Trung Quốc.
Những tên lửa đạn đạo chống tàu mới của Trung Hoa sẽ khiến Washington phải nghĩ lại về việc huy động quân đội vào khu vực để giúp đỡ các đồng minh của mình, và cái kho máy bay chiến thuật trên đất liền, tên lửa hành trình chống tàu – đang ngày càng lớn dần – này cũng khiến Mỹ phải nghĩ lại như vậy. Đấy là chưa kể đến cả một hạm đội chiến hạm phóng tên lửa và tàu ngầm. Làm cho đường vào khu vực này của thế giới thậm chí trở nên nguy hiểm đối với quân Mỹ, công cuộc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc cũng đã góp phần làm giảm số lượng những vụ lính Trung Quốc phát hiện, truy đuổi và ngắm bắn các mục tiêu phức tạp.
Nếu Bắc Kinh tin được rằng Washington không muốn can thiệp, lực lượng vũ trang của các nước đối thủ của Trung Quốc trong khu vực có thể sẽ phải đương đầu với máy bay chiến đấu J-15; máy bay này sẽ được đặt trên chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc, chắc chắn được hoàn tất vào tháng 8 tới, hoặc được đặt trên một số ngày càng nhiều tàu khu trục của hải quân, hoặc tàu biển có khả năng đổ bộ lên đất liền, hoặc mẫu hạm trực thăng có khả năng chuyên chở hàng nghìn lính thủy đánh bộ tới các đảo tranh chấp.
Trung Quốc có một ý chí chính trị mạnh mẽ đối với những hoạt động như thế – đây là điều đã hơn một lần được thể hiện rõ. Trong những bài bình luận đăng tải trên báo chí quốc doanh ở nước này (mà trong đó đáng chú ý nhất là tờ Hoàn Cầu Thời Báo – Global Times), khái niệm “chiến tranh quy mô nhỏ” ngày càng được tuyên truyền nhiều hơn, kể từ năm 2011. Vào đầu tháng ba, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo còn nhấn mạnh rằng PLA cần được chuẩn bị tốt hơn để tham gia “những cuộc chiến trong khu vực”.
Các chuyên gia mà Asia Times Online phỏng vấn đều nhất trí rằng Trung Quốc chắc chắn sẽ đáp ứng các mục tiêu tương lai của họ bằng những cuộc tấn công quân sự có hạn chế vê quy mô.
Theo ông Steve Tsan – Giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc của Đại học Nottingham – mọi sự nói chung còn tùy vào việc cuộc chiến tranh nhỏ diễn ra vì lý do gì, được thực hiện như thế nào và chống lại nước nào. Ông Tsang tin rằng Hàn Quốc sẽ không phải là mục tiêu, cho dù gần đây đã nổ ra khẩu chiến giữa Trung Quốc và Hàn Quốc, sau khi lãnh đạo Cục Quản lý Hải dương Trung Quốc tuyên bố rằng bãi đá chìm Leodo, nằm ngoài khơi hòn đảo du lịch Jeju của Hàn Quốc, chắc chắn là một phần “vùng biển thuộc quyền tài phán” của Trung Quốc. Bắc Kinh gọi bãi đá này là “Suyan”.
“Việc Trung Quốc mở đầu một chiến dịch quân sự, cho dù chỉ với quy mô hạn chế, nhằm vào Hàn Quốc, sẽ là rất nghiêm trọng, không ai có thể chấp nhận được” – ông Tsang nói. “Mỹ sẽ phải có lập trường quyết liệt và hành động ngay lập tức tại Hội đồng Bảo an LHQ để thiết lập lệnh ngừng bắn” – ông bổ sung thêm.
Tuy nhiên, theo ông Tsang, một cuộc đối đầu về quân sự nho nhỏ của Trung Quốc với Việt Nam hoặc Philippines, về những đảo san hô vòng đang gây tranh chấp trên Biển Đông, thì lại là một chuyện khác hẳn. “Mặc dù Trung Quốc không nghiễm nhiên cho rằng họ sẽ dễ dàng chiến thắng Việt Nam, và những cuộc chiến như thế sẽ gây mất ổn định nghiêm trọng ở Đông Nam Á và phần còn lại của Đông Nam Á, chiến tranh vẫn sẽ được kiểm soát. Nếu cuộc đụng độ là ngắn và có quy mô hạn chế, ảnh hưởng tức thì sẽ không đáng kể lắm”.
Tuy thế, ông Tsang cảnh báo rằng việc Trung Quốc tấn công Việt Nam hay Philippines sẽ càng làm tăng thêm quyết tâm của các nước Đông Nam Á, là phải hợp tác với Mỹ.
Nhưng về căn bản, các nước đó không làm được gì nhiều để đương đầu với một nước Trung Hoa hung hăng”.
Sau đó Tsang đưa ra quan điểm cho rằng hiệp ước bảo vệ lẫn nhau hiện nay giữa Philippines và Mỹ giúp đất nước Đông Nam Á này “miễn dịch” trước một cuộc tấn công chớp nhoáng của Trung Quốc.
“Ta cần xem lại điều khoản của hiệp ước. Chính phủ Mỹ cần xem một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Philippines là vấn đề an ninh nghiêm trọng mà họ cần phải có phản ứng, và cần có thời gian để cân nhắc một phản ứng thích hợp” – ông Tsang nói. “Sẽ không có gì xảy ra nếu vụ việc kết thúc trước khi vấn đề bị đưa ra Quốc hội, trong một cuộc tranh cãi gay gắt nào đó”.
James Holmes, phó giáo sư về chiến lược ở Đại học Chiến tranh Hàng hải Mỹ, nói rằng Bắc Kinh chắc chắn sẽ chẳng chịu trách nhiệm gì nếu PLA tấn công Philippines hoặc Việt Nam.
“Bắc Kinh sẽ làm sao để các cuộc đụng độ nhỏ đó càng nhỏ và càng khuất mắt càng tốt. Ưu thế của hạm đội Trung Quốc trước quân đội các nước ASEAN, và sự xuất hiện của những vũ khí mới đặt gần bờ biển, như tên lửa đạn đạo chống tàu chẳng hạn, tạo cho Trung Quốc khả năng đánh chặn mạnh mẽ trong trường hợp có xung đột” – Holmes nói.
Ông giải thích rằng Trung Quốc có thể để dành các vũ khí chiến đấu quan trọng, trong khi vẫn sử dụng tàu trang bị nhẹ và tương đối vô hại để thực hiện các mục tiêu của mình, tương đương như sử dụng lực lượng tuần duyên.
“Hải quân các nước Đông Nam Á có thể đối đầu với các tàu biển đó, nhưng họ sẽ làm thế với ý thức rất rõ ràng rằng PLA có thể triển khai sức mạnh vượt trội trên biển nếu họ muốn thử” – Holmes nói.
Các nhà kinh tế cũng cho rằng không có nhiều thứ ngăn cản một cuộc chiến tranh năng lượng nhỏ với các láng giềng Đông Nam Á của Trung Quốc.
“Thị trường chứng khoán trên toàn thế giới sẽ phản ứng dữ dội trong một thời gian ngắn – chẳng hạn là vài ngày” – ông Ronald A Edwards, chuyên gia về kinh tế chính trị Trung Quốc ở Đại học Tamkang (Đài Loan), cho biết.
“Còn về khía cạnh ảnh hưởng tới tình hình lạm phát, công ăn việc làm và sản lượng năm nay, thì nếu chiến tranh có tác động gì, tác động đó cũng sẽ nhỏ thôi, chỉ trừ ở các nước bị Trung Quốc tấn công”.
Edwards kết luận bằng một luận điểm làm người ta phải suy nghĩ. Ông lập luận rằng, hậu quả của cuộc chiến tranh 9 ngày giữa Nga và Gruzia năm 2008 – trong đó Nga sử dụng quân đội mạnh gấp bội để đuổi Gruzia khỏi vùng Nam Ossetia, rồi bị phương Tây lên án – có thể được coi như một chỉ dấu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc sẽ trả giá đắt thế nào cho những cuộc phiêu lưu mạo hiểm của PLA.
Edwards nói: “Cuộc chiến tranh chớp nhoáng của Nga với Gruzia là một ví dụ rất tốt để chúng ta so sánh. Mặc dù tin tức về cuộc chiến này tràn ngập báo chí khắp nơi suốt vài tuần, nhưng nó chẳng gây ảnh hưởng to lớn nào tới nền kinh tế của tất cả các nước, ngoài Gruzia, vào tháng 8-2008 và sau đó”.
Tác giả: Jens Kastner là một nhà báo hiện làm việc ở Đài Loan.
Nguồn: Asia Times


- Hoàng Anh: Những thách thức đối với Đảng cộng sản Việt Nam (BoxitVN).  – Lê Nguyên Bình – Chính Đảng nào sẽ lãnh đạo đất nước trong tương lai?   –  (Dân Luận). - Vụ Bạc Hi Lai: A Populist’s Downfall Exposes Ideological Divisions in China’s Ruling Party (NYT 6-4-12) -- Vợ Bạc Hi Lai (Cốc Khai Lai)'Jackie Kennedy of China' at Center of Political Drama (WSJ 7-4-12) -- Cốc Khai Lai là con của Cốc Cảnh Sơn (Gu Jingsheng), mẹ của Cốc Khai Lai là Phạm Thừa Tú (Fan Chengxiu), hậu duệ của Phạm Trọng Yêm (Fan Zhongyan) một văn nhân nổi tiếng đời Tống.-
Về Bạc Hi Lai: China’s Falling Star (New York Review of Books 26-4-12) -- Bài này của Ian Johnson có lẽ là bài đầy đủ, sâu sắc nhất (THD$$$).  Có một thông tin ít nghe nói đến là khi Bac Hi Lai "đả hắc" (đánh "xã hội đen") ở Trùng Khánh thì ông ta đụng chạm đến vây cánh của Uông Dương (hiện là Bí thư Quảng Đông) và Hạ Quốc Cường (hiện là Trưởng ban Kỷ luật ĐCSTQ).  Hai người này lại là Bí thư Trùng Khánh trước Bạc Hi Lai!  WHOA!!! Ân oán giang hồ là phải! -
-News Analysis: Bo Xilai’s Ouster Exposes Chinese Fault Lines NYT -The ouster of Bo Xilai, the party chief in Chongqing, points to possibly the most serious division in the party elite since the leadership upheavals during the 1989 Tiananmen Square protests.
Báo QĐNDThủ tướng Ôn Gia Bảo: Cần phá vỡ thế độc quyền trong ngành tài chính Trung Quốc -Phát biểu trên được đưa ra trên Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc, chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh thực hiện thí điểm cải cách tài chính tại Ôn Châu.

Trung Quốc cảnh báo quân đội
Quân đội Trung Quốc được kêu gọi tuyệt đối trung thành với Đảng

“Các Mác” và “Các Bác”

Hạ Đình Nguyên
-
Dạo này, bỗng dưng thấy nhiều bác về hưu tìm đọc về ông Các Mác, dĩ nhiên không phải là sách nguyên bản, cũng không phải sách chính thống trong luồng, mà sách nói về Mác của các học giả phương Tây, mới xuất bản trong thời gian gần đây. Tôi trân trọng và có nhiều cảm xúc về sinh hoạt này.
Cả đời các bác dành cho chiến đấu, băng rừng, lội suối, sống trong bưng biền, cả các bác sống và hoạt động ở nội thành, len lỏi giữa cái sống, cái chết trong đường tơ kẻ tóc, thời giờ đâu mà đọc, mà nghiên cứu! Vả lại, việc chiến đấu chống xâm lược là cần kíp, cầm súng cái đã. Sách vở ích gì cho buổi ấy! Các bác khi ra đi đã từng nói thế và nghe thế, khi tiếng súng cách mạng đầu tiên đã nổ. Chuyện học hành, vào thời chống Mỹ, các bác đã ưu ái dành cho con, cho em gởi ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, cả ở các nước anh em Liên Xô, Trung Quốc, Ba Lan, Tiệp Khắc… dạy dỗ, lo gì! Nguyện vọng học hành các bác đặt hy vọng vào thế hệ sau, để mai này phát triển đất nước. Nhiệm vụ các bác là giành Độc lập. Biết bao cảm động: “Nghe em vào đại học / Nửa tin nửa ngờ tên lại trùng tên / Hôm nay nhận được thư em / Nét chữ nghiêng nghiêng cười trên giấy trắng / Anh ngồi đây thấy trời hửng nắng / Trên Hồ Gươm và trên mái đầu em (Giang Nam – Nghe em vào đại học). Tâm tình các bác là thế, niềm tin yêu là thế, có gì cao đẹp hơn được?

Còn các bác, thi thoảng, có cán bộ R về, hoặc ngoài Bắc vô, có giấy triệu tập, các bác vội vàng khăn gói, lương khô, theo đường dây eo ách tụ về rừng hoặc vùng ven để tập huấn, vài ngày, một tuần hay nửa tháng, học về tình hình nhiệm vụ là chính. Về chủ nghĩa cộng sản chỉ cũng sơ nét, tai nghe qua thôi, mà lòng dạ thì để ở chiến trường. Dù sao, các bác cũng nằm lòng những nét chính về một chủ nghĩa lý tưởng vượt cả không gian và thời gian, không gì đẹp hơn. Các bác kiên định lập trường, thề sống chết, thề hy sinh cho một tương lai tươi sáng của dân tộc và con cháu mai sau, cho một xã hội vô cùng đáng yêu. Từ nhà tù Côn Đảo, các bác làm thơ gởi về: “Xương tôi, tôi bắt nên cầu / Cho đàn con bước lên lầu Tự Do!” (Hoàng Cầm – Đêm Liên hoan). Và thơ miền Bắc gởi vô, hứa hẹn một xã hội: “Người yêu người, sống để yêu nhau” (Tố Hữu – Bài ca mùa xuân 1961). Một xã hội không còn “giai cấp”, không còn “người bóc lột người”. Trẻ em tự do đến trường không có học phí, người bệnh, bất kể giàu nghèo, đến bệnh viện không mất tiền. Mọi người “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Đảng cầm đầu một sức mạnh vô song “chuyên chính vô sản” thề chiến đấu, chôn vùi chủ nghĩa tư bản đế quốc xuống tận bùn đen. Tuy nhiên, cũng cần phải qua một bước chuẩn bị, gọi là giai đoạn “quá độ” lên xã hội xã hội chủ nghĩa, mà ít ra, “miền Bắc đã có 30 năm kinh nghiêm xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Các bác đã yên tâm chiến đấu, chờ đợi và hy vọng một ngày Độc Lập Tự Do sẽ đến.
Và ngày đó đã đến. 30-4-1975. Cả nước reo hò vì sạch bóng quân xâm lược và “thống nhất Nước Nhà về mặt Nhà Nước”. Niềm vui to lớn che lấp một điều chưa nghĩ kịp: một bộ phận dân chúng, hằng triệu người không kể tuổi tác, đã ôm thúng vượt biển bất kể sống chết. Có nhiều bác băn khoăn, sao họ lại sợ lý tưởng cộng sản đến thế? Họ hiểu lầm quá đáng chăng? Họ bị tuyên truyền sai lệch có phần oan uổng! Hôm nay, ngày đó lại sắp đến của năm thứ 37, thử ôn lại một cách thật ngắn của chặng đường dài.
Các bác cắm cúi xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nó cứ vướng mắc lung tung, càng ngày càng ngỡ ngàng với cái “30 năm kinh nghiệm” rất khó nuốt. Khó khăn lại chồng chất khó khăn. Các bác hiểu thời cuộc, chịu đựng, không than vãn và cố gắng hết sức mình. Mỹ thua cuộc, bèn quay ra cấm vận, mà thật ra cũng chưa thể nói thế! Ta đâu cần chơi với Tư bản. Đó là kẻ thù. Ta chơi với phe ta là đã đủ! Nhưng thật bất ngờ, chỉ mới chấm dứt chiến tranh có 4 năm sau, anh Ba o65nrung Quốc – từ lóng gọi trong chiến tranh) bỗng dưng chơi xấu, tràn quân vào phía Bắc, xua quân Khmer Đỏ đánh vào phía Tây Nam, lại toan chơi đường biển cùng đánh úp vào miền Trung. Ghì chân, ghịt đầu, chặt vào lưng. Kế “ba mặt giáp công” của chúng bị quân dân ta bẻ gãy, làm cho đại bại, một số bỏ mạng, đành rút tàn quân về, như bao lần lịch sử đã lặp lại. Kiệt hiệt thay, anh hùng Tổng chỉ huy Lê Duẩn! (Chúng ăn trộm Hoàng Sa khi ta còn đang chống Mỹ 1974, tạm thời chưa nói tới được)! Anh Hai (Liên Xô) to khỏe, bất ngờ lăng đùng ra chết, mà “tự diễn biến” chứ không ai thọc gậy hay tay chân gì vào đây cả! Anh Ba lại không ngừng cho bọn thảo khấu quấy phá, lấn chiếm từng chút đất biên giới một cách bần tiện, rồi chiếm liền 5 đảo ở Trường Sa, hà hiếp ngư dân đánh cá ở Hoàng Sa, lũng đoạn kinh tế trên nhiều mặt, tạo nên nhũng vùng “tô giới” trong đất liền, đồng thời gây áp lực với tuyên bố “đường lưỡi bò” gây bất bình trong khu vực và thế giới.
Thế thì, phe xã hội chủ nghĩa ta nay còn đâu! Trong nước thì tham nhũng đều khắp, có hệ thống, các giá trị sống đều bị phá vỡ, nói dối và cách sống hai mặt. Chủ nghĩa xã hội là quá phức tạp! Tại sao nó lại lần lượt đổ đốn ra như thế? Nó sai từ đâu? Từ gốc hay do người thực hiện? Tại sao nó vẫn còn được “nhân danh” như một “quy hoạch treo”, bao trùm đời sống tinh thần và vật chất trên cả nước, mà sẽ không hy vọng có ngày “khởi công”? Sự thể hẳn là bất ổn, và bất ổn triền miên! Các bác cần tìm hiểu cho ra ngọn nguồn là cũng phải. Vâng, cái “quy hoạch treo xã hội chủ nghĩa” này không có nước nào làm được. Với Việt Nam (kể xa là 80 năm; nói gần, từ ngày chấm dứt chiến tranh đến nay gần 40 năm) chỉ thấy ngổn ngang và bệ rạc mọi mặt. Vậy học thuyết chủ nghĩa Mác là gì?
Khổng Tử của thời xa xưa (không dính dáng tới Trung Quốc ngày nay) có nói một câu tuy hơi quá, nhưng có lý: “Sáng nghe được Đạo, chiều chết cũng yên lòng” (Triêu văn đạo, tịch tử khả hĩ – Luận ngữ).
Các bác nay không còn trẻ, đều từ sáu, bảy, tám, chín mươi trở lên cả, bệnh tật lai rai hoặc cấp tập xuất hiện, nhưng cũng muốn biết cho rõ trắng đen, sai đúng để yên lòng nằm xuống, sau khi dặn dò con cái đôi điều, nếu có thể. Nghĩ gần là đám con cháu, nghĩ rộng ra là tương lai dân tộc. Cũng đôi khi ray rứt phận mình, về một ước mơ và hy sinh chưa thỏa đáng… Dù bản thân đã hết lòng vì đại cuộc, nhưng hình như các bác vẫn cảm thấy một phần nợ nần gì đó với dân tộc, nhất là nhớ lại cái ngày toàn dân kháng chiến, với bản Tuyên ngôn Độc lập mà cụ Hồ long trọng tuyên bố với Quốc dân. Sau đó là Hiến pháp 1946 ra đời đầy hứa hẹn, trong đó có chữ Độc lập, có chữ Dân chủ, mà ngày nay dường như Độc lập vẫn chưa rõ ràng, Dân chủ thì vẫn trắng tay. Lẽ ra, các bác hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam, cái nợ này bao giờ trả cho nhân dân, cho lớp lớp những thế hệ đã nằm xuống, cho chính cái ý nghĩa về sự ra đời của Đảng? Sao lại đi tìm kiếm điều gì ở ông Các Mác?
Mạo muội thưa càn với các bác: Ông ấy – Các Mác – chết lâu rồi, đã đem theo tất cả những gì ông ấy có. Thời xưa, ông sống khổ, ăn thiếu thốn, ở nhà thuê chật chội, xây dựng phong trào cộng sản không thành công, cho đến khi nhắm mắt. Điều này chắc cũng giống như các bác ngày nay thôi. Nhưng những gì ông đã công hiến cho nhân loại – cũng như các bác đã cống hiến cho dân tộc – là góp phần tạo tiền đề cho nền dân chủ xuất hiện, vì một xã hội dân chủ và tiến bộ, đảm bảo cho giá trị làm người. Ông Mác, cùng phong trào cách mạng đã khám phá và chống lại sự bất công, áp bức, bóc lột, không hợp lý của thời kỳ đầu phát triển chủ nghĩa Tư bản, đã làm cho chế độ của các nước đương thời sợ hãi, vội vàng ra sức trấn áp, điều chỉnh, sửa chữa, tránh các nhược điểm, sau đó, cùng với trào lưu tiến bộ, các thể chế chính trị đã biến đổi, chuyển hóa cấu trúc xã hội tiến lên một trình độ mới, cao hơn, hợp lý hơn, nhân bản hơn, cuối cùng đã thành tựu một thể chế dân chủ, mà công đầu là Montesquieu, một nhà tư tưởng Pháp xuất sắc của thời đại. Đó là Hiến pháp đầu tiên mà nước Mỹ áp dụng cho nhân dân họ, cũng là đầu tiên trên thế giới, xác định quyền dân chủ của công dân, ra đời từ 1789, gồm ba quyền căn bản, với ba cơ quan độc lập: Lập pháp, Hành pháp, và Tư pháp, xác lập các quyền căn bản của nhân dân, và không cho phép xuất hiện điều kiện để sinh ra chế độ độc tài. Từ đó đến nay, khắp thế giới, trước sau lần lượt áp dụng thể chế này, dù mức độ cao thấp, hay dở có khác theo trình độ của mỗi nước, và cho đến nay, chưa có công thức nào khác, hợp lý hoặc hay hơn. Trong khi ở phương Tây phát triển về khoa học kỹ thuật, đưa đến sự bùng nổ về tư tưởng dân chủ và trào lưu văn hóa như thế, tại Pháp 1789, cả châu Âu 1848, thì ở phương Đông đang đắm chìm trong lạc hậu về kinh tế, khoa học kỹ thuật, và tư tưởng phong kiến đang ngự trị, một số nước còn bị phương Tây xâm lăng, trở thành thuộc địa. Nước Nga dưới sự cai trị tàn tệ của chế độ phong kiến Nga hoàng, nước Tàu dưới sự cai trị của phong kiến Mãn Thanh, đồng thời bị đô hộ bởi nước Anh. Việt Nam, một nước nhỏ bên cạnh Trung Quốc, cũng nằm trong bối cảnh lạc hậu của chế độ phong kiến nhà Nguyễn, và bị Pháp đô hộ… Nền văn minh và tư tưởng dân chủ phương Tây đã ảnh hương từng bước sang phương Đông. Phong trào cách mạng vô sản ở phương Tây, thời của Mác đã hoàn thành sứ mạng đấu tranh đưa đến thể chế mới, thì nay đã không còn tồn tại nữa, lại bắt đầu xanh cây bén rễ sau một trăm năm, ở các nước phương Đông nói trên, với những đặc điểm rất chính đáng của hoàn cảnh. Phong trào phát khởi từ nước Nga, rồi Trung Quốc, Việt Nam… Phong trào cách mạng vô sản tại các quốc gia này sau cuộc kháng chiến gian nan, đã thành công. Nga đánh đổ được phong kiến 1917. Trung Quốc đuổi được xâm lăng, giành đươc Độc lập 1949. Việt Nam, chính thức phất cờ 1945, trải qua 9 năm xương máu và cực kỳ gian khổ, giành lại được nửa nước, và 20 năm sau, 1975 mới giải phóng và thống nhất đất nước theo thể chế xã hội chủ nghĩa, sau hơn 150 năm trào lưu dân chủ của các nước phương Tây. Trong tiến trình đó, thế giới diễn biến thành hai phe kéo dài suốt thế kỷ 20: phe xã hội chủ nghĩa và phe mà Mác gọi là tư bản chủ nghĩa. Phe tư bản chủ nghĩa từng bước chuyển hóa thành chế độ Dân chù mà Mỹ là biểu trưng và đứng đầu. Phe xã hội chủ nghĩa, sau khi giành được độc lập, biến thành chế độ Đảng trị hoặc Gia đình trị, không đem lại hạnh phúc cho nhân dân và không phát triển được xã hội, ngày càng chứng tỏ không phù hợp sự tiến bộ chung của thế giới, trong tình hình mới của thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập, cùng với sự phát triển công nghệ mới. Người “anh cả” Liên Xô đã chuyền sang thể chế Dân chủ, Bắc Triều Tiên thành chế độ Gia đình trị như một thứ quái thai, Trung Quốc đang vươn lên tham vọng bá quyền, hy sinh các giá trị căn bàn của nhân dân Trung Quốc và các nước lân bang để để phát triển mộng bành trướng siêu cường. Chủ nghĩa xã hội đã chứng tỏ là không thể thực hiện được, trên thực tế hiện nay là nó không có thật. Nhưng nó đang tiếp tục bị “nhân danh”, bằng một loạt từ ngữ với khái niệm cực kỳ mông lung, đồng thời là sự cai trị nhân dân rất cụ thể bằng hệ thống tổ chức, gọi tên là Chuyên Chính Vô Sản. Nó thật sự không liên quan gì đến chủ nghĩa Mác, mà chỉ là “đoạn đường nôi dài” nhân danh Mác của Lênin, Stalin, Mao và các đệ tử kế thừa. Họ đã nặn ra một thứ chủ thuyết với quan niệm về một nền “Dân Chủ Mới”, do Đảng Cộng sản cầm quyền, nhưng có bản chất độc tài và tham nhũng, nó chỉ đưa lại một hiệu quả là kìm hãm sự phát triển của dân tộc. Bên trong thì không dân chủ, nên không thể phát triển sức mạnh của nhân dân, mà hệ thống tham nhũng thì ra sức hoành hành, bên ngoài thì bất lợi trong quan hệ quốc tế. Thể chế này, sau nửa thế kỷ, hai phần ba thế kỷ, đều lần lượt tự sụp đổ, hoặc là biến dạng như cả thế giới đã chứng kiến. Liên Xô chuyển hóa theo thể chế dân chủ, thành Liên bang Nga và một loạt nước ở Đông Âu. Trung Quốc trở thành chủ nghĩa Bành Trướng. Bắc Triều Tiên thành nước Độc tài Gia đình trị trắng trợn. Cuba đang trong tiến trình Đổi Mới, tức là bỏ cái cũ. Việt Nam ta đã từng chuyển hóa theo Đổi Mới, nhưng nửa vời, vì sự cản trở của tư tưởng bảo thủ và nhóm lợi ich. Sự tích lũy tư bản bằng bóc lột của giai đoạn đầu tư bản chủ nghĩa để đua tranh công nghệ mới, nay được nhóm lợi ích bản xứ học đòi tích lũy bằng tham nhũng, nhưng tiền tham nhũng thì ai cũng biết, không thể mang lại cái gì tốt cả!
Con đường Việt Nam phải đi là con đường Độc Lập, Dân Chủ, Chống Xâm Lăng, là con đường của bản Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp 1946, quyết không làm em út ai. Phải trả lại lá cờ yêu nước của dân tộc. Hiện nay, kẻ thù nguy hiểm nhất đang đe dọa độc lập và dân chủ vẫn là bọn Bành Trướng Bắc Kinh, và nhân dân Việt Nam thì không hề mơ hồ về điều này.
Đã lâu quá rồi, nay các bác lội vào ông Mác làm gì, chữ nghĩa ông khó hiểu, văn ông khó đọc, sẽ vất vả lắm, chẳng khác chi bây giờ, các bác quay lại, lội vào bưng biền một thuở, có ích chi? Còn cái gì ở đó? Con tàu thời đại đã rời bến. Con cháu bác, hỏi thử 10 đứa, nó lắc đầu đủ 10, chẳng một đứa nào quan tâm về một học thuyết đã quá vãng. Trân trọng một vòng hoa kính viếng cho một con người đã cống hiến suốt đời mình cho một giai đoạn lịch sử nhân loại. Tuyệt đại đa số nhân dân ta, biết phải làm thế nào, trước đại họa xâm lăng của phương Bắc. Chúa Trịnh là hệ thống công quyền thối nát, lấy nhà Lê làm cái dù che lý tưởng, bị suy nhược nên khiếp nhược trước bọn Tàu tham, nhưng nhân dân, trong lòng đầy chí khí vô hình, tâm thế đang sẵn sàng. Chỉ có quan lại phủ Chúa, bệ rạc vì điên khùng với tư lợi nên mù quáng, và vì cái lý tưởng giả hiệu, rách nát nhà Lê không còn khả năng hiệu triệu được ai nữa. Với Tinh Thần Nguyễn Huệ, phải lướt qua đám quan tham, gỡ bỏ chiêu bài giả, lấy đại nghĩa quét sạch hung tàn.
Điều đáng kính trọng và cảm động, không phải là các bác sẽ làm gì cho tương lai, thậm chí cho hiện tại, mà chính là sự trăn trở về một kết quả của một quá khứ đáng tự hào bởi những ước mơ mà các bác đã hiến dâng cho một giai đoạn lịch sử, một cách thành tín, không phải vì mình, mà vì đồng bào, đồng loại. Các bác nhìn thẳng vào thực tế, thấy, nghe và hiểu. Không lụy vì hư ảo xã hội chủ nghĩa thì đâu có bị vây hãm ở Thành Đô mở rào cho tai họa? Nhưng Lịch sử đang đi tới theo một cách khác, nó đang chuyển dịch, như dòng sông có bao giờ chảy thẳng đâu? Mỗi khúc quanh của lịch sử đều có giá trị riêng của nó. Sự thay đổi là tất yếu, vì đó là yêu cầu của dân tộc, vì sự tồn vong và phát triển. Các Mác và Ăngghen từng bị người ta khai thác vào mục đích sai lệch. Hình như mới hôm nay, hai ông đã nhắc lại lời cảnh báo: “Từ lúc đó trở đi, giai cấp trước kia là cách mạng, nay lại trở thành bảo thủ” (Các Mác – Sự khốn cùng của triết học), “[…] truyền thống là một lực lượng bảo thủ lớn” (Ăngghen – Lút-vích Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức).
Như một sự rà soát lại lần cuối cùng, rất thận trọng, trước khi chọn lựa thái độ: Các “Bác” đi tìm đọc “Các Mác”? Triêu văn đạo, tịch tử khả hĩ! Xin vui cùng các bác vậy.
Tháng 4-2012

Ông Đinh La Thăng bị báo Người lao động chơi xỏ?

VT
-
Phải chăng phóng viên báo Người lao động đã “nhét vào mồm” ông Thăng câu nói “Việc đóng phí thể hiện sự yêu nước nên người dân phải thấy hạnh phúc và tự hào” bằng cách xuyên tạc và cắt rời phát ngôn của ông Thăng khỏi ngữ cảnh?
Trong bài viết có tiêu đề “Bộ trưởng Đinh La Thăng: Đóng phí là yêu nước (!?)”, đăng vào 23h20 ngày 03/04/2012, báo Người lao động có phần mở đầu như sau:
“Chiều tối 3-4, sau cuộc họp thường kỳ tại Bộ GTVT, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã dành cho báo chí hơn 1 giờ để “nói cho rõ hơn” về các loại phí mà cơ quan này đề xuất thu của người dân đi ô tô, xe máy. Ông Thăng cho rằng: “Việc đóng phí thể hiện sự yêu nước nên người dân phải thấy hạnh phúc và tự hào” (!?)”.
Bài viết này đã được dẫn lại trên nhiều diễn đàn và trở thành đề tài bàn luận sôi nổi của cư dân mạng, theo đó, bộ trưởng Đinh La Thăng đã bị “ném đá tơi bời” vì phát ngôn được cho là của ông: “Việc đóng phí thể hiện sự yêu nước nên người dân phải thấy hạnh phúc và tự hào”.
Tuy nhiên, khi đọc toàn văn bài phỏng vấn trên báo Người lao động, tôi không thể tím thấy nguyên văn câu nói trên.
Chỉ có một đoạn ông Thăng phát biểu như sau:
“Đa số người đi ô tô hưởng lợi từ việc này vì họ sẽ có những con đường tốt để đi lại, vừa đỡ mất thời gian vừa giảm chi phí xăng dầu. Có thể nó chưa khách quan, công bằng nhưng tôi nghĩ rằng người dân phải thấy hạnh phúc, tự hào khi đóng phí.
Tôi sẵn sàng làm việc này vì đất nước, vì mục tiêu chung. Quốc hội tín nhiệm thì tôi tiếp tục làm, không tín nhiệm thì không còn cơ hội nữa. Nhưng nếu còn làm bộ trưởng thì tôi sẽ kiên quyết thực hiện các giải pháp để hạ tầng giao thông được tốt hơn”.
Có thể thấy tính chất của phát biểu này khác hoàn toàn với trích dẫn của báo  Người lao động ở đầu bài.
Phải chăng phóng viên báo Người lao động đã “nhét vào mồm” ông Thăng câu nói “Việc đóng phí thể hiện sự yêu nước nên người dân phải thấy hạnh phúc và tự hào” bằng cách xuyên tạc và cắt rời phát ngôn của ông Thăng khỏi ngữ cảnh?
Điều này nhằm mục đích gì: giật tít để câu khách hay có chủ ý hạ thấp uy tín của bộ trưởng bộ GTVT?
Đây là đường link bài viết trên báo Người lao động để bạn đọc kiểm tra.
V.T
Theo: Reds.vn

“Tiểu chiến” và chiến lược bành trướng toàn bộ Biển Đông

Nguyễn Nghĩa
-
“Tiểu chiến”, một chiến thuật nhỏ của 1 chiến lược lớn: Bành trướng toàn bộ Biển Đông.
Liên tiếp 2 năm liền 2010 và 2011, vấn đề Biển Đông được đưa ra bàn thảo ở các Hội nghị Thượng đỉnh Asean.
Asean họp bàn về Biển Đông là 1 thất bại của chính sách không quốc tế hóa Biển Đông của Trung Quốc.
Trung Quốc cho tới nay vẫn 1 mực: Chỉ đàm phán song phương với các nước liên quan có tranh chấp trên Biển Đông.
Quốc tế hóa các tranh chấp các lãnh hải, các đảo đá ngầm, các đảo san hô…tại Biển Đông là vạch rõ điểm yếu nhất của Trung Quốc trong các đòi hỏi vô lý của họ tại Biển Đông.
Trung Quốc không có bằng chứng pháp lý và bằng chứng lịch sử.
Trung Quốc không chỉ ra được rằng: ngày nào, tháng nào năm nào, Hoàng Đế nào của Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông.
Trung Quốc cũng không chỉ ra được rằng: ngày nào, tháng nào, năm nào Việt Nam chiếm cứ Hoàng Sa, Trường Sa mà bị chính phủ Trung Quốc phản đối.
Ngược lại, Biển Đông đã được Việt nam khai thác từ lâu đời.
Nhà sử học Lê quí Đôn đã mô tả công việc khai thác của Đàng Trong tại Hoàng sa, Trường sa trong Phủ Biên tạp lục (chữ Hán: 撫邊雜 錄) là bộ sách gồm 8 quyển được chia làm 2 phần do Lê Quý Đôn ghi chép lại hầu hết các thông tin quan trọng về kinh tế và xã hội của xứ Đàng Trong, trong gần 200 năm từ cuối thế kỷ 16 đến năm 1776).
Hoàng Đế Lê Thánh Tông đã truyền chỉ ghi tên Hoàng Sa, Trường Sa vào địa đồ, hải phận Việt Nam.
Năm 1816 Hoàng đế Gia Long Triều Nguyễn, Nguyễn Ánh chính thức công bố với thế giới chủ quyền với Hoàng Sa,Trường sa, chỉ sau khi triều đại này thành lập năm 1802. Hoàng Đế Gia Long cũng đã có sắc lệnh sát nhập Hoàng Sa và Trường Sa vào lãnh thổ Việt Nam; đã cắm bia chủ quyền Việt Nam trên 2 quần đảo này; đã sắc lệnh thực thi khai thác liên tục 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, do 2 đội Bắc Hải và đội Hoàng Sa thực hiện.

Sau này, Pháp và Việt Nam nhiều lần tái khẳng định chủ quyền với Hoàng sa, Trường sa vào các năm 1930, 1933.
Năm 1951, yêu cầu chủ quyền của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã bị thế giới bác bỏ với 48 phiếu chống, chỉ có 3 phiếu thuận do Liên Xô làm hạt nhân tại Hội nghị gồm 51 quốc gia nhóm họp bàn định các vấn đề liên quan đến lãnh thổ sau Thế chiến thứ 2, tại San Francisco, Hoa Kỳ.
Lý do duy nhất mà Trung Quốc dùng làm minh chứng cho yêu cầu chủ quyền của họ tại Hoàng Sa, Trường Sa là việc Trung Quốc cộng sản tiếp quản 2 đảo, 1 ở Hoàng Sa, 1 ở Trường Sa từ tay Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch năm 1950.
Ngược lại, cũng tại Hội nghị này, tuyên bố chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa do Thủ tướng Việt Nam Trần Văn Hữu phát biểu, đã dành được đồng thuận của tất cả 51 quốc gia thành viên. Không một quốc gia nào phản đối hay đề nghị bảo lưu kháng nghị, ngay cả Liên Xô.
Một năm sau, năm 1952, Hiệp ước hoà bình Trung – Nhật cũng đã nhấn mạnh việc không thừa nhận hai quần đảo trên là của Trung Quốc.
* * *
Năm nay, Phillippines và Việt Nam cũng muốn tiếp tục duy trì các thảo luận về Biển Đông tại Phnôm Pêng.
Việc Asean thảo luận công khai về Biển Đông càng làm tăng tính cô lập, tính phi nghĩa của Trung Quốc trong các tranh chấp Biển Đông; làm tăng các cớ cho Hoa Kỳ tiến sâu hơn vào các vấn đề này: làm tăng uy tín của Hoa Kỳ trong kế hoạch quay trở lại Đông Nam Á-Thái Bình Dương.
Trung Quốc quyết tâm ngăn cản việc này, ra chiêu thức hoãn binh.
Thế là kế li gián được triển khai.
Hồ Cẩm Đào đã bất thình lình, chỉ trước Hội nghị Thượng đỉnh Asean mấy ngày, thăm Cămpuchia vào ngày 30/3/2012. Vẫn chiêu thức cũ rích, hen rỉ: giơ củ cà rốt, viện trợ của Trung Quốc, để dụ dỗ Cămpuchia không đưa Biển Đông vào chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh lần này.
Việc đích thân Hồ Cẩm Đào thực hiện sự ép buộc 1 thành viên Chủ tịch luân phiên năm 2012 của Asean đi ngược với yêu cầu của 1 số thành viên Asean khác, trong các vấn đề Biển Đông, đã lộ rõ bản chất đế quốc, muốn thao túng Asean, bất chấp thủ đoạn của nước Trung Quốc không thành viên Asean này.
Điều này cũng khẳng định sự yếu thế của Trung Quốc trước triển vọng đoàn kết của Asean về vấn đề Biển Đông.
Biển Đông đã, và sẽ là quan tâm số 1, lợi ích cốt lõi của Trung Quốc trong thời gian tới.
Trong tương lai, Trung Quốc sẽ không từ 1 thủ đoạn nào để khống chế hoàn toàn Biển Đông của Việt Nam.
Sau khi thành công mưu kế dụ dỗ bằng “củ cà rốt ” viện trợ Trung Quốc, mấy hôm nay, ta lại thấy Trung Quốc thò “cây gậy” bằng bài báo :”Trung quốc có thể khởi sự những cuộc chiến quy mô nhỏ” đăng trên Asea Times ngày 6/4/2012 của Jens Kastner.
Vẫn là chiêu thức cũ rích trong chiêu thức đế quốc ” Cây gậy và củ cà rốt”.
Nội dung chính vẫn là dọa Việt Nam, dù có đả động đến Philippines…
Tuy không khoe mẽ lý thuyết binh pháp như các tướng lĩnh Hoa Kỳ, khi tung các chiến thuật: Phản ứng linh hoạt, Trực thăng vận, Tìm và diệt…, hơn nữa, là 1 đế quốc phong kiến với binh pháp của Tôn Tủ, từ hàng nghìn năm nay, người Trung Quốc vẫn hoàn thiện không ngừng kho tàng binh pháp xâm lược bành trướng của họ.
Không phải ngẫu nhiên mà họ dùng từ “Tiểu chiến” để khiêu khích, dọa dẫm Việt Nam.
Trung Quốc đã đặc biệt thành công trong các cuộc chiến tranh nhỏ với Việt Nam, trong 1 thời gian ngắn vừa qua.
Thời gian này gắn liền với sự lãnh đạo của ĐCS VN đối với đất nước Việt Nam.
Bài này sẽ là 1 cố gắng, điểm qua các cuộc chiến nhỏ( tiểu chiến) của Trung Quốc đối với Việt Nam, trong vòng vài thập niên qua, từ 1974 tới 1992.
1. Các cuộc “Tiểu chiến” thành công của Trung Quốc trong tranh dành lãnh thổ, lãnh hải với Việt Nam.
1.1 Cuộc hải chiến ăn cướp Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.
Tham gia cuộc Tiểu chiến này, mặc dù có mưu đồ chiến lược to lớn, được thai nghén nhiều năm bởi Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc chỉ dùng 1 lực lượng bề ngoài có vẻ tương đương với lực lượng có mặt bảo vệ Hoàng Sa của Việt Nam cộng hòa. Điều này cho thấy tính vụng trộm, sợ chiến tranh phát triển, sợ ngập sâu vào chiến tranh của Trung Quốc.
Mao Trạch Đông phục chức cho Đặng Tiểu Bình lần thứ 3 này, chính là muốn có 1 tay tướng lão luyện, kinh qua trận mạc, trực tiếp điều khiển trận Hải chiến Hoàng Sa, để đảm bảo 100% thắng lợi.
Trong trận chiến này, Trung Quốc đã chờ đợi được thời cơ : Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam và sẵn sàng làm ngơ trước sự ăn cướp trắng trợn của Trung Quốc. Năm 1970 Đô đốc Elmo Zumwalt cựu Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ họp báo tuyên bố tại Guam rằng Hoàng Sa và Trường Sa không nằm trong chiến lược triển khai các hải đảo tiền đồn của Hạm đội 7 Hoa Kỳ.
Bắc Việt Nam cộng sản đã như 1 thuộc quốc, phụ thuộc vào viện trợ Trung Quốc.
Việt Nam Cộng hòa đang thất bại liên tiếp trên chiến trường.
Trung Quốc đã tạo được yếu tố bất ngờ trong cuộc chiến này cho phía Việt Nam Cộng hòa.
Đây là 1 Tiểu chiến đầu tiên của 1 Đại chiến lược Trung Quốc bành trướng không khoan nhượng ra Biển Đông của Việt Nam.
1.2 Cuộc Tiểu chiến ép Việt Nam rệu rã thần kinh 1984-1990.
Điển hình của các cuộc Tiểu chiến này là trận Trung Quốc đánh chiếm cao điểm 1509 tại Già Sơn, Vị Xuyên Hà Giang.
Ta cũng gọi là Tiểu chiến, vì nó không được ĐCS VN thông báo cho toàn dân Việt Nam biết. Chỉ huy các trận đánh ép Việt Nam này là tướng 3 sao Dương Đắc Chí, người đã trực tiếp chỉ huy cuộc chiến biên giới với Việt Nam 1979.
Một Trung Quốc lãnh thổ to lớn như vậy, họ cần gì ở một vài cao điểm heo hút trên biên giới của Việt Nam, để phải gây ra 1 loạt các hoạt động chiến tranh, tổn hại đến quan hệ giữa 2 quốc gia Trung Quốc-Việt Nam?
Thực tế, những cao điểm này có ý nghĩa quân sự, bảo vệ Việt Nam to lớn.
Chính từ cao điểm 1509 của Vị Xuyên, Hà Giang, năm 1979, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã xây dựng cấp tốc 1 trận địa pháo cực mạnh, gây cho quân Trung Quốc khi rút lui về, còn bị thương vong lớn hơn khi tiến vào lãnh thổ Việt Nam.
Những trận chiếm đóng các đỉnh cao biên giới, những trận pháo kích bất ngờ…đã làm thần kinh ĐCS VN bị căng thẳng. Họ không dám thông báo cho toàn dân Việt Nam biết về những hành động xâm lược này của Trung Quốc.
Về cơ bản, Trung Quốc đã đạt được ý đồ chiến lược: Làm Việt Nam bạc nhược về ý chí, làm sói mòn lòng kiêu hãnh của quân đội Việt Nam; làm ĐCS VN thay đổi đường lối bảo vệ đất nước, quay sang hèn kém, quị lụy Trung Quốc.
Từ việc coi Trung Quốc là kẻ thù trực tiếp đến khom lưng, cúi đầu nhận 16 chữ và 4 điều tốt của ĐCS TQ. Chiếc vòng kim cô chòng lên đầu dân tộc Việt Nam.
Đây là những cuộc Tiểu chiến của 1 chiến lược lớn: Bẻ gẫy ý chí Việt Nam.
Thành công của chiến thuật Tiểu chiến với Việt Nam là không gây chú ý của thế giới, không gây chú ý của nhân dân Việt Nam, nhằm đạt mục đích lớn : Làm suy yếu Việt Nam; làm Việt Nam bạc nhược trong những hành động xâm lấn lãnh hải của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa.
1.3 Tiểu chiến cướp 6 đảo của Việt Nam tại Trường Sa năm 1988 và cướp thêm 1 đảo Trường Sa năm 1992.
Như 1 quân ăn cướp lành nghề, Trung Quốc khi thử nắm dây thừng, thấy chủ nhà hèn kém, đã cướp luôn cả con bò mà không trả tiền.
Trung Quốc cũng như 1 tên hàng xóm khả ố, vừa ăn cướp vừa la làng là bị cướp: Hoàng Sa, Trường Sa của Trung Quốc từ lý do lịch sử.
Trận chiếm đảo Gạc Ma và 5 đảo khác tại Trường Sa của Việt Nam năm 1988 là có sự đồng lõa của BCT ĐCS VN.
64 chiến sĩ hải quân Việt Nam đã bị Trung Quốc tàn sát. Chúng đã giết các anh ngay cả khi các anh không có vũ khí, chỉ có xẻng cuốc, dụng khí công binh.
1.4 Âm mưu dùng “Tiểu chiến” để chiếm nốt Trường Sa của Việt Nam.
Kể từ 1990, sau Hội nghị Thành Đô nhục nhã, Trung Quốc đã trường kỳ bài binh, bố trận trên đất nước Việt Nam hòng chiếm nốt quần đảo Trường Sa, một phên dậu cho duyên hải Việt Nam. Trung Quốc ém quân trên Tây Nguyên, trên các cánh rừng biên giới Việt Nam. Các đội quân khoác áo công nhân len lỏi khắp đất nước Việt Nam. Về kinh tế, Trung Quốc dăng thòng lọng trong việc thắng đến 90% các gói thầu EPC. Thâm hụt mậu dịch của Việt Nam với Trung Quốc là hơn 12 tỷ đô la năm 2011.
Tất cả những hoạt động của Trung Quốc đều chỉ nhằm: khi bình yên thì thu lợi về Trung Quốc.
Khi Trung Quốc ra tay chiếm nốt Trường Sa bằng 1 ” Tiểu chiến,” thì Việt Nam chỉ được phép im lặng, chấp nhận kết quả.
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao Trung Quốc cứ khăng khăng 1 mực xâm chiếm bằng được Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam?
Tại sao Trung Quốc cố ngụy tạo các lý do lịch sử, cố ngụy tạo các chứng cớ pháp lý để cố chiếm không của Việt Nam Hoàng Sa, Trường Sa?
Tại sao Trung Quốc dù có nhu cầu về dầu hỏa, có thể mua lại của Việt Nam, mà không phải ăn cướp, như cư sử của 1 nước văn minh hiện nay?
Câu trả lời nằm ở Chiến lược một Việt Nam yếu bên cạnh Trung Quốc. Chiếm trắng Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là Trung Quốc tước đi của Việt Nam 2 quần đảo chiến lược quan trọng, lại giầu có khoáng sản nhất là dầu hỏa. Trữ lường dầu thô tại Biển Đông theo ước tính là đủ cho nền kinh tế Trung Quốc trên 60 năm.
Một Việt Nam giầu có, hùng mạnh là nỗi lo trong tim của lãnh đạo bành trướng Trung Quốc.
Đây là mối lo lắng thành tâm thần của 1 Trung Quốc bạc nhược trước các nước nhỏ nhưng thiện chiến như Mông Cổ hay Mãn Thanh…
Câu trả lời cũng nằm trong sự nhu nhược của BCT ĐCS VN kể từ Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh,.. với sự cuồng tín về CN Mác-Lênin của những lãnh tụ cộng sản thế hệ 1, mà Phạm Văn Đồng là điển hình.
Câu trả lời còn nằm trong tham vọng tiến ra khống chế eo Malaca, cạnh tranh với Hoa Kỳ trên Thái Bình Dương.
1.5 Kết luận về Tiểu chiến.
Như vậy Tiểu chiến là 1 chiến thuật Trung Quốc dùng để xâm lược lãnh hải, lãnh thổ Việt Nam.
Tiểu chiến đã tỏ ra thành công xuất sắc, trong việc xâm lược thành công của Việt Nam quần đảo Hoàng Sa và 9 đảo tại Trường Sa.
Tiểu chiến đã giúp Trung Quốc chiếm một cách ngoạn mục 2 chuỗi các quần đảo có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của Việt Nam, có trữ lượng khoáng sản và hải sản giầu có.
Tiểu chiến cho phép Trung Quốc tốn ít sức lực mà hiệu quả chiếm đoạt lại cao.
Tiểu chiến cho phép Trung Quốc cao giọng trên toàn thế giới : Trung Quốc đang trỗi dậy 1 cách hòa bình.
Thực ra, nếu không có đồng lõa của lãnh đạo cộng sản Việt Nam thì Tiểu chiến không thể thành công như vậy.
“Tiểu chiến” thường được dẫn đường bởi các mưu kế dụ dỗ cùng lý tưởng, viện trợ quốc tế vô sản,…
” Tiểu chiến” chỉ tỏ ra có tác dụng đối với Việt Nam.
Năm 1969, khi Trung Quốc gây căng thẳng trên biên giới Xô-Trung bằng vụ nổ súng vào đơn vị biên phòng Liên Xô.
Trận “Tiểu chiến” này đã mang thảm bại cho Trung Quốc, cùng với nguy cơ suýt bị Liên Xô tấn công bằng bom nguyên tử.
2. Việt Nam đang đứng trước thách thức của lịch sử.
Dân tộc Việt Nam đã hiên ngang trường tồn 4000 năm nay, trước thách thức của các triều đại phong kiến Trung Quốc, kể cả các Đế quốc Nguyên Mông hay Đế quốc Mãn Thanh hùng mạnh, chỉ dựa vào sự đoàn kết toàn dân của dân tộc Việt Nam và địa thế hiểm yếu , thuận lợi cho tự vệ của địa lý Việt Nam.
Kể từ khi Việt Nam du nhập thành công Chủ nghĩa Mác-Lênin, ĐCS VN đã liên tiếp phạm sai lầm trước Trung Quốc, để Trung Quốc xâm lược thành công 2 quần đảo phên dậu của lãnh hải Việt Nam.
Hiện nay, sau khi nhận 16 chữ và 4 điều tốt, ĐCS VN đã quên tất cả các bài học về tồn tại của dân tộc này, kể cả những bài học mới nhất.
Cuộc chiến thành công 1975 bắt đầu từ đâu? Từ cao nguyên Tây Nguyên.
Hãy nhìn các hình ảnh tải lương thực, quân trang quân dụng của Trung Quốc bằng xe đạp thồ, trong trận chiến biên giới 1979, để hiểu tại sao phong kiến Trung Quốc luôn thất bại trong các chiến tranh nhằm khuất phục Việt Nam.
Nhân dân Việt Nam tiến hành một cách ngoan cường chiến tranh dưới bom đạn Mỹ, nhờ có dẫy Trường Sơn và các cánh rừng hiểm yếu biên giới với Miên, Lào, Trung Quốc.
Ai đã quên điều này, cho Trung Quốc thuê dài hạn cách rừng biên giới Việt Nam?
Đời đại hiện nay là thời đại của các quốc gia biển. Để mất Hoàng Sa, Trường Sa là làm cho ngực duyên hải Việt Nam bị muôn vàn họng súng Trung Quốc chĩa vào.
Con mắt nhòm ngó của bành trướng Trung Quốc từ Hoàng Sa, Trường Sa sẽ từng giờ, từng phút theo dõi các hoạt động của duyên hải Việt Nam.
Đất nước này sẽ không có 1 giờ được yên tĩnh.
Như vậy, tương lai trường tồn, tương lai phát triển hùng cường, tương lai sánh vai các cường quốc 5 châu, tương thoát khỏi đô hộ của Trung Quốc là Hoàng Sa, Trường Sa trở về với tổ quốc Việt Nam.
Việt Nam cần chuẩn bị tư tưởng và quân sự cho 1 cuộc chiến dành Hoàng Sa, Trường Sa, ngay cả giả định trường hợp thời cơ xuất hiện vào ngày mai.
Để cuộc chiến thành công, ĐCS VN phải cải cách dân chủ, phải từ bỏ độc quyền toàn trị vì dân tộc.
Các đảng viên ĐCS VN phải từ bỏ ước mơ tham nhũng vô tội vạ, mà không bị trừng phạt của pháp luật.
Chỉ có như vậy, Việt Nam mới dành được sự ủng hộ của toàn dân tộc Việt Nam.
Chỉ có như vậy, Việt Nam mới dành được sự ủng hộ của các quốc gia dân chủ trên thế giới hôm nay, trong cuộc chiến dành Hoàng Sa, Trường Sa ngày mai.
© Nguyễn Nghĩa
© Đàn Chim Việt

GDP: Sự dối trá tuyệt vời

Ngô Minh
-
Lâu nay trong các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế chúng ta hay dùng các chỉ số như GDP, tốc độ tăng GDP, GDP bình quân đầu người… để đo tốc độ phát triển. Theo dõi báo chí, chúng tôi thấy đa số các tỉnh đều công bố những con số chóng mặt: Tăng trưởng GDP của các địa phương 5 năm qua đều tăng từ 11 đến 13%, có tỉnh đến 15%, có nhiều huyện thị còn đạt tốc độ tới 17%. Ngày 1-4-2012 vừa qua, kỷ niệm ngày giải phóng, ông chủ tịch tỉnh Ninh Thuận đã nói rằng: ”Ninh Thuận sẽ đạt tốc độ tăng trưởng GDP từ nay đến năm 2020 từ 17 đến 20%”. Nghe mà sớn tóc gáy. Nghĩa là 64 tỉnh thành nước ta đều có tốc độ tăng GDP khủng khiếp, thế giới chưa từng có! Nghe những con số này, các nhà tuyên truyền thì phấn khích, còn các nhà kinh tế lại rất mỉm cười bảo: ”Dối trá. GDP đâu ra mà lắm thế!”. Một câu hỏi xoáy lòng người: 64 tỉnh thành tăng trưởng GDP rất cao, tại sao GDP cả nước lại tăng ít hơn? Từ 15 năm nay, GDP nước ta chưa bao giờ vượt ngưỡng 8,5%. Năm 2005, GDP nước ta đạt 8,4%, một trong những nước cao nhất thế giới. Năm 2008, do thiên tai, biến động kinh tế, ảnh hưởng khủng hoảng tài chính Mỹ, dự kiến GDP cả nước chỉ khoảng 7%. Năm 2011: 5,6 %, Quý I- 2012: tăng dưới 5%… GDP cả nước tăng thấp, chỉ bằng một phần ba, một nửa tốc độ tăng GDP của nhiều tỉnh! Vậy con số nào là thật? Con số nào là giả?
Vậy GDP là gì? Theo Từ điển kinh tế do Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh (1994), thì “GDP là tổng sản phẩm quốc nội, là tổng trị giá tiền tệ của tất cả các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ phát sinh trong một nền kinh tế trong một năm”. Theo định nghĩa trên, thì GDP cả nước sẽ bằng GDP 64 tỉnh thành cộng với GDP khu vực kinh tế trung ương. Nhất định GDP khu vực kinh tế trung ương (các tập đoàn, TCT) bao giờ cũng tăng cao hơn các địa phương vì có ưu thế về vốn, thiết bị, thị trường. Theo cách tính đó thì GDP bình quân của nước ta 5 năm qua phải tăng từ 12- 15% mỗi năm trở lên, chứ không phải phấn đấu cật lực mới được 7- 8,4%! Cho nên cách tính GDP của các địa phương đang là vấn đề nghi vấn: Một là tự kê khống lên để lòe dân, để biến báo “thành tích nhiệm kỳ”? Đó là bệnh chạy theo thành tích,”màu cờ sắc áo” đã đến kỳ di căn. Đó là sự dối trá tuyệt vời.
Nếu theo tốc độ tăng GDP của các tỉnh nêu: 15- 17%/năm thì chỉ trong 10 năm, nông thôn nước ta đã giàu có hơn nông thôn nước Nhật, Nước Mỹ lắm lắm . Nhưng sự thật thì hoàn toàn trái lại. Bộ mặt nông thôn, đô thị, cuộc sống nhân dân chẳng biến đổi bao nhiêu so với 10 năm trước? Mỗi năm tỉnh Thanh Hóa có hàng ngàn hộ đói. Các tỉnh duyên hải miền Trung cuộc sống của người dân không khác gì cách đây 20 năm. Vẫn nhà tranh vách đất, tháng nào cũng hàng ngàn hộ đứt bữa. Hàng năm Trung ương phải xuất hàng ngàn tấn gạo trong kho dự trữ chiến lược để cứu đói cho các địa phương. Nhiều con đường ở một số thành phố cấp I, cấp II vẫn ổ voi, ổ gà lởm chởm, mưa xuống là ngập lụt. Giá điện, giá xăng, giá nước sinh hoạt tăng liên tục làm người dân khốn đốn. Thịt độc, rau độc, thuốc giả, gạo giả… làm người dân vừa ăn vừa nơm nớp sợ.
Nguyên nhân tình trạng GDP một đường, cuộc sống một nẻo là do trong “tổng sản phẩm quốc nội” gọi là GDP ấy đó có rất nhiều thứ có trên thực tế, nhưng hiệu quả thì không. Ví dụ các dự án xây dựng kéo dài, các quy hoạch Khu đô thị đã xây cơ sở hạ tầng, nhưng không kêu gọi được đầu tư; rồi các dự án đầu tư hàng trăm ngàn tỷ đồng như cảng nước sâu, sân bay… không phát huy hiệu quả kinh tế. Đã có sân bay Nha Trang, Cam Ranh cách đó năm ba chục cây số, lại đầu tư xây dựng sân bay “quốc tế” Phú Yên! Rồi cảng nước sâu Chân Mây Thừa Thiên Huế, đầu tư hàng ngàn tỉ đồng, xây xong để đấy, mỗi năm chỉ có vài chuyến tàu chở than đá, chở khách du lịch, hay xây chợ mấy năm rồi mà không có vào người mua bán; Đường quốc lộ, tỉnh lộ vừa tốn hàng trăm tỷ đồng xây dựng, nâng cấp, qua một mùa mưa lại hư hỏng, lại đầu tư sửa chữa cũng hơn chừng ấy tiền; thậm chí kinh phí đầu tư để sữa chữa công trình mới thi công xong đã hư hỏng v.v… Rồi bao nhiêu nhà máy bao bì xi măng, nhà máy gạch men sứ, nhà máy đường, ximăng lò đứng, lò quay, nhà máy tinh bột sắn, khu du lịch… “trời ơi đất hỡi”, thua lỗ triền miên, huyện nào, tỉnh nào cũng có khu công nghiệp v.v… và v.v… Tất cả vốn đầu tư không hiệu quả ấy đều được tính hết vào GDP. Ngoài ra, nạn “chạy dự án”, tăng đầu tư bất cứ giá nào nhiều năm nay đã trở thành một “mốt” làm ăn thời thượng của nhiều quan chức. Càng đầu tư nhiều tỷ lệ phần trăm ăn chia bên A, bên B, bên C… càng nhiều! Bệnh thành tích nặng nề cũng thúc đẩy đầu tư bất cứ giá nào. Càng đầu tư nhiều thì GDP tỉnh càng cao, càng có thành tích, lãnh đạo lại giàu có thêm, dại gì không làm!
Như vậy, tăng GDP mấy năm trở lại đây là nhờ tăng đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án không có hiệu quả đủ các lĩnh vực, chứ chất lượng cuộc sống của người dân thì không được tăng tương ứng. Càng đầu tư nhiều thì GDP càng cao và tốc độ tăng GDP cũng càng cao, và GDP bình quân đầu người càng tăng, địa phương càng được đánh giá “phát triển cao”. Nhưng GDP đó không phản ảnh được chất lượng phát triển.
Chất lượng phát triển của một địa phương thể hiện ở các chỉ tiêu sau đây: Thặng dư, lợi nhuận bổ sung vốn để tái đầu tư, sản phẩm mới và sức cạnh tranh, khả năng phát triển thị trường trong và ngoài nước, thu nhập thực tế của nhân dân thành thị nông thôn tạo nên sức mua của xã hội, đặc biệt là môi trường trong sạch. Bây giờ tỉnh nào nếu kiểm tra cũng phát hiện ra những vụ “Vê Đan” gây ô nhiễm rất trầm trọng môi trường sinh sống của người dân. Các xí nghiệp công nghiệp, các bệnh viên lớn nhỏ đều thải trực tiếp nước thải ra sông, ao hồ, ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Ở miền Trung hiện nay phần lớn các tỉnh công nghiệp quy mô nhỏ, chắp vá, công nghệ lạc hậu, sản phẩm chất lượng thấp, không có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, dẫn đến nhiều doanh nghiệp thua lỗ kéo dài. Tỷ trọng lao động nông-lâm-ngư nghiệp vẫn chiếm trên 70%, lao động thất nghiệp ở nông thôn còn nhiều. Chỉ số GDP bình quân đầu người cả nước được công bố là 650 – 1000 USD/người/năm, nhưng thực tế thì đa phần hộ dân nông thôn 6 miệng ăn mỗi năm làm ra hạt lúa củ khoai, con cá chưa đầy ba bốn triệu đồng, nghĩa là bình quân mỗi tháng 100- 150 ngàn đồng/nhân khẩu! Nền kinh tế vẫn trong tình trạng tự cung tự cấp, ít mặt hàng vươn ra thị trường trong nước và quốc tế mà chỉ đóng khung trong địa bàn tỉnh, huyện! Đây mới là vấn đề chủ yếu của sự tăng trưởng GDP.
Vì thế chúng tôi đề nghị chính quyền các cấp, cơ quan thống kê và các cơ quan liên quan phải bớt dối trá, phải nghiêm túc trong việc tính toán GDP của các địa phương, hướng vào những chỉ tiêu như: chất lượng cuộc cuộc sống người dân, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thặng dư, lợi nhuận, sức cạnh tranh, khả năng phát triển thị trường trong và ngoài nước; phải điều tra cụ thể thu nhập thực sự của nhân dân thành thị nông thôn – nghĩa là phải tạo ra GDP xanh. Chứ như bây giờ GDP là cái để tuyên truyền, để lòe dân, tuyên truyền, xưng tụng nghe rác tai lắm!
Theo: Blog Ngô Minh.

Cựu Chủ tịch EVN Đào Văn Hưng nộp đơn xin nghỉ việc lên Bộ trưởng Bộ Công thương

Cựu Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam Đào Văn Hưng
Đào Hùng
Gửi tới TTHN
-
 Thông tin cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Điện lực Việt Nam Đào Văn Hưng nộp đơn xin nghỉ việc lên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, phóng viên các hãng thông tin báo chí đến tìm gặp ông Đào Văn Hưng tại nhà riêng để xác nhận thông tin và được xác nhận thông tin là chính xác. Tuy nhiên đơn xin nghỉ việc của ông Đào Văn Hưng vẫn đang chờ quyết định từ Bộ Công thương.
Giải thích với các hãng thông tin báo chí về quyết định xin nghỉ việc tại Bộ Công thương, ông Hưng cho biết máu kinh doanh vẫn còn đang sôi sục trong người và ông muốn thử sức trong lĩnh vực kinh tế tư nhân. Bên cạnh đó, ông Đào Văn Hưng cũng muốn để cho mọi người thấy được năng lực của mình.
Lĩnh vực đầu tiên ông Đào Văn Hưng muốn tham gia là lĩnh vực công nghệ thông tin. Kinh doanh lĩnh vực công nghệ thông tin chủ yếu là khai thác chất xám, vốn ít nhưng lợi nhuận nhiều. Ông Hưng cho biết ý tưởng kinh doanh lĩnh vực công nghệ thông tin ông đã tham khảo ý kiến từ tân Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam Phạm Lê Thanh, Chủ tịch Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel Hoàng Anh Xuân và ý tưởng này ông cũng đã trình bày với Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng trong đơn xin nghỉ việc.
Công ty kinh doanh lĩnh vực công nghệ thông tin của ông Hưng sẽ thu hút nhân tài, đó là gần 400 nhân viên thuộc Trung tâm Công nghệ Thông tin EVNIT nay đã được bàn giao cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettet. Ông Hưng cho biết ông sẵn sàng trả lương cho đội ngũ nhân tài này với mức lương không thấp hơn mức lương 30 triệu đồng/tháng của cán bộ CNV Văn phòng Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng được đội ngũ cán bộ nhân viên EVNIT như ngày hôm nay đã tốn kém chi phí rất lớn cho việc gửi nhân viên EVNIT đi đào tạo ở nước ngoài và đa số các nhân viên EVNIT đều đã từng tham gia các lớp tu nghiệp ở nước ngoài này. Tuy nhiên EVNIT cũng đã đáp ứng được mong đợi của lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và đã cho ra các phần mềm đang được sử dụng trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam như chương trình quản lý khách hàng, chương trình quản lý tài chính, chương trình quản lý vật tư, chương trình quản lý nhân sự, chương trình quản lý đấu thầu.
Cựu Chủ tịch Đào Văn Hưng đã tham khảo ý kiến của Chủ tịch Tập đoàn Viettel Hoàng Anh Xuân về việc lãnh đạo Tập đoàn Viettel ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị. Tại Tập đoàn Viettel, các cấp lãnh đạo của Viettel không cần phải báo cáo từ cấp dưới lên mà lãnh đạo chỉ cần kích chuột là biết ngay được đơn vị thuộc mình quản lý ngày này có doanh thu bao nhiêu, vật tư đơn vị này mua giá là bao nhiêu, chi phí của đơn vị này tháng này là bao nhiêu, lợi nhuận của đơn vị này tháng này là bao nhiêu, đơn vị này năm này khấu hao tài sản cố định là bao nhiêu, đơn vị này năm này chi phí thường xuyên là bao nhiêu và chi phí sửa chữa lớn là bao nhiêu…
Ngược lại tại Tập đoàn EVN, cấp trên muốn nắm được hoạt động của cấp dưới phải bắt cấp dưới báo cáo lên và phải bằng văn bản để lãnh đạo cấp dưới chịu trách nhiệm thông tin do mình cung cấp. Quá trình này vừa tốn kém thời gian và không chính xác như cấp dưới báo cáo sai thực tế rồi cấp trên phải thanh kiểm tra…
Cựu Chủ tịch Đào Văn Hưng lý giải ông đã đưa ra những quyết định sai dẫn đến một số lĩnh vực kinh doanh thua lỗ nguyên do không có thông tin chính xác tình trạng hoạt động của các đơn vị mình quản lý. Mỗi năm Tập đoàn Điện lực Việt Nam chi phí cho công nghệ thông tin là 1.200 tỷ và chủ yếu cho việc xây dựng cũng như nâng cấp các phần mềm. Thế thì công ty kinh doanh lĩnh vực công nghệ thông tin của cựu Chủ tịch đào Văn Hưng có doanh thu mỗi năm không dưới 500 tỷ từ việc nâng cấp các phần mềm, duy tu và bảo dưỡng các phần mềm đang sử dụng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Ông Đào Văn Hưng cũng cho biết ông đã mời được cựu Giám đốc EVNTelecom cũng chính là cựu Giám đốc EVNIT Phạm Dương Minh làm giám đốc công ty kinh doanh lĩnh vực công nghệ thông tin của ông. Ý tưởng của cựu Chủ tịch Đào Văn Hưng là dựa trên cơ sở các phần mềm trước đây do EVNIT viết sẽ nâng cấp lên và được phân cấp User từ lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho đến Điện lực huyện, Bộ Công thương cũng sẽ được cấp User ngang hàng lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Bên canh đó, cựu Chủ tịch Đào Văn Hưng cho biết cũng sẽ xây dựng một phần mềm sẽ cho biết ngay kết quả kinh doanh của các đơn vị khi nhập các thông số chi phí khâu hao, chi phí lương, chi phí hoạt động thường xuyên… từ kết quả các phần mềm khác.
Tất cả các phần mềm này sẽ được vận hành thông suốt từ Bộ Công thương, Văn phòng Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho đến Điện lực huyện. Một vấn đề không kém phần quan trọng phải có đường truyền trong suốt từ Bộ Công thương, Văn phòng Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho đến Điện lực huyện và cơ sở dữ liệu phải được bảo mật đảm bảo tuyệt đối an toàn. Thế thì Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần thuê đường truyền đáng tin cậy và không ngoài ai khác đó chính là Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, đồng thời Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải thuê Server của Viettel lưu trữ cơ sở dữ liệu để đảm bảo an ninh.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý xuyên suốt từ Văn phòng Tập đoàn cho đến Điện lực huyện. Như thế cấp trên có thể quản lý mọi hoạt động của các đơn vị cấp dưới như công tác bố trí nhân sự có phù hợp, lương nhân viên có phù hợp với công việc, chi phí sửa chữa lớn có phù hợp với tài sản cần sửa chữa, giá vật tư và thiết bị mua sắm, doanh thu và lợi nhuận… Bên cạnh đó, Bộ Công thương có thể giám sát mọi hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam mà không cần thực hiện công tác thanh kiểm tra, nhân dân cũng có thể biết đồng tiền mình bỏ ra để mua điện có hợp lý không.
Cựu Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam thừa nhận Tập đoàn Điện lực Việt Nam bố trí nhân lực không hợp lý nên không hiệu quả trong công việc. Nhiều lãnh đạo cũng như nhân viên tại các đơn vị thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ ngồi chơi nhưng hưởng lương rất cao. Theo cựu Chủ tịch Đào Văn Hưng chi phí lương hợp lý khoảng 6% doanh thu, nhưng tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam chi phí lương chiếm đến 11% doanh thu. Nếu như tinh chế giảm nhân viên đồng thời tăng lương cho CBCNV có năng lực thì sẽ tiết kiệm được khoảng 3.000 tỷ mỗi năm đồng thời sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Sai lầm trong một số quyết định khi điều hành Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã để Tập đoàn Điện lực Việt Nam thua lỗ trong hai năm 2010 và 2011, cựu Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam Đào Văn Hưng xin nghỉ việc tại Bộ Công thương với mong muốn sửa sai do mình gây ra, đồng thời chứng minh năng lực của mình trong lĩnh vực kinh tế tư nhân.
———————
Góc nhìn đa chiều về ông Đào Văn Hưng 
Trong hơn 10 năm ông Đào Văn Hưng làm Tổng giám đốc, rồi Chủ tịch EVN (từ 1995), tập đoàn này tăng doanh thu tới 8 lần. Tuy nhiên, 2 năm sau đó là thua lỗ, đầu tư ngoài ngành thất bại và kèm những lùm xùm về phát ngôn của vị lãnh đạo này.
Tuần trước, Thủ tướng đã ký quyết định thôi chức chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đào Văn Hưng do công tác điều hành yếu, hoạt động của EVN trong nhiều lĩnh vực chưa thực sự hiệu quả. Một trong những ví dụ là những yếu kém trong việc kinh doanh, sản xuất của EVN Telecom.
Theo báo cáo của kiểm toán, Tập đoàn này đầu tư 100% vốn vào EVN Telecom, với số vốn đầu tư tính đến 31/12/2010 lên tới 2.442 tỷ đồng nhưng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 đã giảm tới 42% so với năm 2009. Kết quả kinh doanh trong 3 năm gần nhất của EVN Telecom đi xuống rất nhanh. Nếu như năm 2008 lợi nhuận đạt được 93,8 tỷ đồng thì 2009 giảm còn 8,3 tỷ đồng và chuyển thành lỗ trên 1.050 tỷ đồng năm 2010. Kết quả trên còn chưa tính toàn bộ chi phí thiết bị đầu cuối chờ phân bổ từ năm 2006-2008. Các khoản này được EVN chuyển cho các tổng công ty điện lực trực thuộc, số tiền hơn 1.000 tỷ đồng.
Báo cáo của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương cho thấy, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu tư ra ngoài ngành lớn với 3,27% vốn chủ sở hữu, tương đương 2.100 tỷ đồng vào 4 lĩnh vực nhạy cảm gồm bất động sản, bảo hiểm, ngân hàng và tài chính. Trước sức ép từ phía dư luận, trong năm 2012, EVN cam kết sẽ tái cấu trúc toàn bộ tập đoàn, thoái vốn trong các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán và ngân hàng.
Trong khi đó, EVN liên tiếp bị lỗ trong năm hai năm gần đây. Tổng số lỗ của EVN năm 2010 trên 8.400 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu âm (-) 14,8%; tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản âm (-) 2,78%. Riêng khâu sản xuất, kinh doanh điện lỗ trên 10.500 tỷ đồng. Bước sang năm 2011, EVN cũng bị lỗ tới 3.500 tỷ đồng.
Tuy nhiên, một lãnh đạo cấp cao của EVN giải thích, các khoản lỗ chủ yếu do chinh sách, do giá bán điện thấp hơn giá thành. Ông chia sẻ, đầu năm khi vào mùa khô, EVN chịu nhiều sức ép, phải huy động mọi cách, chạy bằng mọi nguồn giá cao giá thấp để đủ điện (huy động nhà máy điện chạy dầu và mua điện ngoài hệ thống với giá cao cấp 3-4 lần giá bán bình quân). Nhưng cuối năm nếu lỗ, xã hội lại đổ cho việc điều hành yếu là không công bằng.
Không chỉ bị lỗ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam còn nợ hàng loạt “ông lớn”. Theo tính toán, số tiền mà nhà đèn nợ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam), Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) và các hợp đồng mua bán điện lên gần 10.000 tỷ đồng. Thậm chí Điện lực Hiệp Phước (một đơn vị bán điện cho EVN) còn dọa cắt điện vì EVN không thanh toán khoản nợ hàng trăm tỷ đồng.
Câu chuyện nợ nần của ngành điện được nhắc đến từ hồi tháng 4 và hầu như trong các cuộc giao ban của Bộ Công Thương luôn được đề cập. Lãnh đạo EVN nhiều lần phải “rát mặt” vì bị thúc nợ song chưa lần nào chính thức công khai về kế hoạch dàn xếp. Nhà đèn cũng thẳng thắn cho biết do phải chịu khoản lỗ chênh lệch tỷ giá và đang “rất hoàn cảnh” nên chưa thể trả được.

EVN Telecom là khoản đầu tư sai lầm lớn dưới thời ông Đào Văn Hưng. Ảnh: T.S.
Tháng 7/2010, cựu chủ tịch Đào Văn Hưng lại gây xôn xao với tuyên bố “có cắt điện hay không chỉ Ngọc Hoàng mới trả lời được” trước câu hỏi về việc EVN liên tục cúp điện gây ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Trong thời gian làm Chủ tịch EVN, ông Hưng cũng kiêm rất nhiều chức vụ làm đại diện phần vốn góp của tập đoàn tại nhiều công ty con và được hưởng các khoản thu nhập lớn. Đây cũng là nguyên nhân khiến vị cựu lãnh đạo này chịu nhiều tai tiếng. Trả lời báo chí về khoản thu nhập “khủng” mà Chủ tịch EVN nhận được từ các công ty con, ông Đinh Quang Tri – Phó tổng giám đốc tập đoàn cho biết, tất cả các khoản thù lao được nhận nhờ chức danh kiêm nhiệm ở các đơn vị EVN góp vốn thì người đại diện vốn phải nộp về tập đoàn vào một quỹ chung.
Sau đó, EVN căn cứ vào hoạt động của từng công ty để chia khoản thù lao này cho những người đại diện đó căn cứ theo nhiệm vụ hoàn thành của từng năm. Với những người hoạt động tốt thì sẽ được thưởng từ nguồn cổ tức đưa về tập đoàn.
Trong số các chức danh là người đại diện vốn ở các công ty con, phải đến tháng 5/2011, ông Hưng mới thôi giữ chức thành viên hội đồng quản trị Ngân hàng An Bình khi có quy định mới về việc thành viên HĐQT của tập đoàn Nhà nước không được kiêm nhiệm chức danh quản lý tại doanh nghiệp thành viên.
Trao đổi với VnExpress.net, một nguồn tin từ EVN chia sẻ, dư luận cần công tâm hơn khi đánh giá kết quả hoạt động của tập đoàn cũng như ông Đào Văn Hưng. Vị này tâm sự, trong bối cảnh khó khăn, EVN vẫn làm được nhiều thứ đáng tự hào như cung ứng điện đầy đủ, đảm bảo hoạt động cho cả nền kinh tế xã hội. Ngành điện đã đưa điện về nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo. Theo đó, 96% hộ dân nông thôn, 100% số huyện, trên 98% các xã có điện, một tỷ lệ cao hơn nhiều nước như Thái Lan, Ấn Độ, Philippines. “Đây chính niềm từ hào của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, nhưng ít được ai ghi nhận”, ông chia sẻ.
Ông Đào Văn Hưng, nguyên là Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Việt Nam, được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ tháng 8/1998 đến tháng 6/2000. Từ tháng 7/2000, ông Hưng lại nắm chức tổng giám đốc, rồi trở lại ghế Chủ tịch HĐQT từ 2006 đến tháng 2/2012.
Tính từ năm 1995 đến năm 2008, lợi nhuận của EVN đạt gần 32.000 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 38.000 tỷ, giá trị tài sản cố định đến cuối năm 2008 đạt hơn 192.000 tỷ, tăng gần gấp 7 lần năm 1995. Năm 2008, doanh thu EVN đạt hơn 67.500 tỷ đồng, tăng khoảng 800% so với năm 1995.
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam ngày 6/2 cho biết, trách nhiệm cụ thể của ông Đào Văn Hưng sẽ được làm rõ, thực hiện theo đúng các quy định của Đảng và Chính phủ trong thời gian tới.
Hoàng Lan

Doanh nghiệp nhà nước: “Lời ăn, lỗ dân chịu”


Nguyên Thảo
-
Nguyên tắc “lời ăn, lỗ chịu” và “được ăn cả, ngã về không”, không còn có hiệu lực với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói chung và các đơn vị thành viên nói riêng. Và thay vào đó là một tập quán “lời ăn, lỗ dân chịu” hình như đang ngày càng rõ nét hơn…
Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung đã nhấn mạnh nội dung nói trên tại bản tham luận ở diễn đàn “Kinh tế Việt Nam năm 2012: Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức tại Đà Nẵng trong hai ngày 8 và 9/4.
Với tiêu đề “Áp đặt kỷ luật của thị trường cạnh tranh thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước”, ông Cung đã đi sâu phân tích một số ưu ái, đặc quyền và lợi thế của doanh nghiệp nhà nước, nhất là tập đoàn, tổng công ty nhà nước so với các doanh nghiệp khác, trước khi đưa ra các kiến nghị cụ thể.
Không thể phá sản
Lợi thế đầu tiên được vị chuyên gia này đề cập, đó là doanh nghiệp nhà nước không phải chịu sự chi phối của nguyên tắc “ lời ăn, lỗ chịu”, và do đó, những người đại diện chủ sở hữu và liên quan khác không chịu tác động bởi các rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp nhà nước, nhất là tập đoàn, tổng công ty không còn là đối tượng của phá sản, bởi vì họ đang chiếm độc quyền hoặc thống lĩnh trong các ngành quan trọng của nền kinh tế ; sự tồn tại và phát triển của tập đoàn, tổng công ty, tập đoàn có liên quan luôn được coi là đồng nghĩa với sự tồn tại và phát triển của các ngành đó trong nền kinh tế. Do đó, sự phá sản của tập đoàn, hay tổng công ty có liên quan bị coi là ‘phá sản” của ngành kinh tế đó của đất nước, ông Cung nói.
Và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) chính là ví dụ điển hình, theo Viện phó Cung. Mặc dù, Vinashin kinh doanh đa ngành, nhưng phá sản của Vinashin vẫn được coi là dẫn đến “phá sản” của ngành đóng tàu. Điều này cũng đã dẫn đến thực trạng là sự bảo hộ của nhà nước đối với một ngành nào đó trên thực tế đã chuyển thành bảo hộ đối với các doanh nghiệp Nhà nước, tập đoàn, tổng công ty có liên quan, tham luận nêu rõ.
Lý do tiếp theo được ông Cung đề cập là các tập đoàn, tổng công ty luôn có quan hệ chặt chẽ về chính trị với các công chức, cán bộ lãnh đạo, kể cả lãnh đạo cao cấp. Ngược lại, trong vai trò là người đại diện chủ sở hữu và người hoạch định chính sách, các cơ quan và công chức nhà nước có liên quan có can dự trực tiếp và nhiều mặt trong việc ra các quyết định đầu tư, kinh doanh và cả nhân sự ở các tập đoàn, tổng công ty. Vì vậy, sự thất bại hay phá sản của tập đoàn, tổng công ty (nếu có) đều sẽ ảnh hưởng không tốt đến các cơ quan, công chức có liên quan.

Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được hưởng rất nhiều lợi thế.
Do đó, cảm nhận chung là các khiếm khuyết hay thất bại (nếu có) thường được giảm nhẹ về quy mô và mức độ; và chắc chắn, các cơ quan và công chức có liên quan cũng sẽ không ra các quyết định buộc tập đoàn, tổng công ty phá sản, nếu chúng lâm vào tình trạng phá sản.
Cụ thể hơn, ông Cung tiếp tục phân tích, mỗi khi các tập đoàn, tổng công ty khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, thì bộ trưởng có liên quan (có trường hợp cả phó thủ tướng) trực tiếp chỉ đạo, yêu cầu các doanh nghiệp khác phải mua sản phẩm có liên quan từ các doanh nghiệp đang có các sản phẩm khó tiêu thụ.
Hay khi tập đoàn, tổng công ty không còn cách nào khác để tìm vốn kinh doanh, thì vẫn được nhà nước chỉ định cho vay với lãi suất rất thấp, thậm chí là 0%; khi không thanh toán được các khoản nợ đến hạn, thì Bộ Tài chính cũng đã thu xếp việc thanh toán các khoản nợ đó. Như vậy, về chính trị và định hướng chính sách, các công ty mẹ tập đoàn, tổng công ty không còn và không thể là đối tượng phá sản.
Kiểm soát lỏng lẻo
Bên cạnh nội dung nói trên, tại bản tham luận, ông Cung cũng làm rõ thêm một số lợi thế khác của doanh nghiệp nhà nước. Như các tập đoàn, tổng công ty đang nắm giữ và chi phối quyền và cơ hội kinh doanh, nắm và trực tiếp quản lý và sử dụng hệ thống, mạng chuyển tải, phân phối (điện, xăng dầu, viễn thông…), nắm và chi phối quyền, cơ hội kinh doanh các sản phầm nhà nước quản lý như xuất khẩu gạo, khai thác các loại khoáng sản quan trọng…
Xuất phát từ việc có quan hệ thân thiết với các công chức, hoặc dễ dàng tạo lập các quan hệ như thế, khi cần thiết, nên theo ông Cung thì doanh nghiệp nhà nước tiếp cận dễ hơn, thuận lợi hơn với các quyền và cơ hội kinh doanh theo cơ chế “xin-cho” như tiếp cận quyền sử dụng đất, thăm dò, khai thác tài nguyên, các loại giấy phép khai thác (thậm chí không cần giấy phép vẫn kinh doanh).
Hay, tiếp cận một cách đầy đủ đến các nguồn thông tin của các cơ quan nhà nước. Cấu kết, liên kết tạo ra cơ hội kinh doanh theo ý muốn chủ quan của mình (thông qua làm quy hoạch, làm dự án, bổ sung, sửa đổi quy hoạch).
Tiếp theo, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có lợi thế hơn trong tiếp cận tín dụng. Và đáng lưu ý là có vị trí độc quyền hoặc thống lĩnh thị trường mà không bị kiểm soát hoặc bị kiểm soát rất lỏng lẻo và kém hiệu lực. Bởi vì, các cơ quan giám sát, quản lý thị trường còn rất yếu về năng lực, vẫn thuộc bộ, mà bộ đó lại có xu hướng bảo vệ cho các tập đoàn, tổng công ty có liên quan.
Ở phần nguyên nhân tồn tại các đặc quyền, ưu ái và lợi thế như đã phân tích ở trên, một lần nữa ông Cung nhấn mạnh yếu tố liên quan đến con người. Khi mỗi người, mỗi cơ quan nhà nước trong thực thi nhiệm vụ của mình đều dành thuận lợi, ưu tiên hơn cho các doanh nghiệp nhà nước bởi hàng loạt các lý do như: có quan hệ cá nhân gắn kết, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, thông lệ bất thành văn, hay vì lợi ích của cá nhân và của những người khác có liên quan….
Điều này cũng lý giải thực tế ở không ít các diễn đàn trước do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức, nhiều nhà khoa học và chuyên gia kinh tế đã kiến nghị cần xóa bỏ mọi ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước.
Còn tại diễn đàn Quốc hội không chỉ ở khóa 13, việc doanh nghiệp Nhà nước “lời ăn, lỗ dân chịu” cũng đã từng được đề cập, mổ xẻ và thậm chí là đòi “truy” trách nhiệm cá nhân, mà điển hình cũng vẫn là vụ việc liên quan đến sai phạm của Vinashin.
Nhiều câu hỏi để ngỏ về những lỗ hổng trong quản trị, quản lý và kiểm soát doanh nghiệp nhà nước, nay có thể sẽ có thêm những câu trả lời, khi tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn và tổng công ty là một trong ba lĩnh vực trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế.
Cho dù, như nhận xét của Viện phó Nguyễn Đình Cung, việc áp đặt kỷ luật của thị trường cạnh tranh bằng cách loại bỏ các đặc quyền, lợi thế của tập đoàn, tổng công ty là không dễ dàng, không thể chỉ bằng các giải pháp kỹ thuật và hoàn thành trong một thời gian ngắn.
Con đường ngắn nhất để có thể thực hiện được công việc khó khăn nay, theo ông Cung là cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, trong đó nhà nước chỉ nắm giữ cổ phần thiểu số. Và vì vậy năm 2012 phải có bước khởi đầu có tính đột phá khởi động lại quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã bị chậm lại một cách đáng kể trong mấy năm gần đây.
Một trong số các kiến nghị rất đáng chú ý được nêu ra tại bản tham luận là các doanh nghiệp bị thua lỗ ngoài dự kiến kế hoạch, hoặc không đạt được các mục tiêu quan trọng như kế hoạch, thì giám đốc, tổng giám đốc đương nhiên bị miễn nhiệm, những người khác cũng bị giải trình, truy xét trách nhiệm, khắc phục tình trạng quá lỏng lẻo về kỷ luật, kỷ cương như hiện nay.
Theo: VnEconomy.

Tôi khâm phục các bạn

Thành Đồng Nguyên Giáp
-
Tôi thật sự khâm phục các bạn, những người dám công khai nêu lên chính kiến của mình về những điều ngang trái, phi đạo lý, tán tận lương tâm mà hàng ngày diễn ra ở đất nước này. Tiếng nói lương tâm của các bạn hiện nay với tôi cũng gần giống như ngọn đuốc mà hòa thượng Thích Quảng Đức tạo ra năm 1963
Những điều các bạn nhìn thấy và dám nói lên, chỉ ra đích xác cho thấy các bạn là những người có tài năng, bản lĩnh và với những phẩm chất như thế các bạn dư sức tạo ra một cuộc sống sung túc cho mình, gia đình và người thân. Tại sao các bạn lại lựa chọn hành động phát biểu ý kiến đấu tranh mà có thể gây ra nguy hiểm cho chính bản thân bạn và người thân – điều mà hệ thống chính trị hiện nay có thể qui kết là chống lại chế độ và gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia để rồi cầm tù các bạn. Rồi nhiều người – có thể là chính những người thân & bạn của bạn – cho các bạn là dại, châu chấu đá voi, có thay đổi gì được đâu, chỉ toàn rước họa vào thân, làm chính trị rởm….
Song kiếm hợp bích (ảnh Hành Nhân)
Đọc bài về các cô gái Lê Thị Công Nhân, Đỗ Thị Minh Hạnh, Trịnh Kim Tiến, Huỳnh Thục Vy, Phạm Thanh Nghiên, Bùi Hằng, Tạ Phong Tần… tôi cảm thấy mình quá hèn trong suốt nhiều năm qua. Thật tình là so với các cô gái xinh đẹp, lại có trái tim nhân từ và dũng khí bằng thép không gỉ này, tôi như một con ốc. Tôi tư hứa với bản thân là kể từ nay tôi cũng sẽ góp thêm tiếng nói của mình để góp phần chống lại những điều xấu xa, bất nhân.
Với tôi, các bạn là những người anh hùng có trái tim nhân hậu. Tôi thích Nguyễn Quang Lập, Ba Sàm, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Tường Thụy, Bauxite, Người Buôn Gió. Nguyễn Quang Vinh, Cu Làng Cát, Mẹ Nấm, Nguyễn Hữu Vinh….và nhiều người khác. Tâm đức của các bạn đã không thể chấp nhận và chịu đựng những điều ngang ngược đang chà đạp lên lợi ích, hạnh phúc và tương lai của dân tộc này. Nếu không có các bạn dám lên tiếng thì những việc như đã xãy ra ở Tiên Lãng sẽ không thể chùn lại và bọn cường hào ác bá sẽ không kìm chế sự nhẫn tâm của mình. Một vài cán bộ đảng viên của hệ thống chính quyền này bị cách chức – tuy rằng vẫn chưa tương xứng với tội ác mà chúng gây ra, nhưng cũng là một thắng lợi nhỏ chưa từng có tiền lệ mà chính tiếng nói của các bạn đã góp phần tạo nên. Đất nước này có hàng trăm hàng ngàn cái huyện và xã như huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang. Có thể trong suốt nhiều năm qua đã có hàng vạn gia đình như gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã bị vô số những áp bức bóc lột nhưng không biết phải kêu cứu đến ai. Giờ đây, qua sự việc này và nhờ các bạn mà những người dân bình thường Việt Nam đã có thể hi vọng về một sự thay đổi – cho dù là rất nhỏ, về thái độ vô nhân tính của những người được gọi là “đầy tớ của nhân dân” – thật trớ trêu và bỉ ổi làm sao cái loạn ngôn mà họ sử dụng!
Tôi ví sự lên tiếng của các bạn như những ngọn đuốc thổi bùng lên ngọn lửa tinh thần dân tộc đã tụ hàng ngàn năm. Những phụ nữ kiên cường xưa kia như Hai Bà Trưng, hay Lê Lợi vì quá uất ức sự đàn áp hà khắc của giặc phương Bắc đã khởi nghĩa vùng lên giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ, hay gần đây là Phan Bội Châu, Phan Chu Chinh, Nguyễn Tất Thành, Võ Thị Sáu, hòa thượng Thích Quảng Đức… mà những điều họ làm đã dấy lên những phong trào lật đổ cái ác. Ông bà ta đã nói một cây làm chẳng nên non nhưng ba cây chụm lại sẽ nên hòn núi cao. Thấy cái xấu mà không phản đối thì cũng giống như là cổ vũ cho cái xấu. Nhiều người lên tiếng sẽ giúp làm chùn bước và dần ngăn chặn được cái xấu. Tôi thật sự tin vào điều đó, dù rằng hệ thống tạo ra những cái xấu này đang rất mạnh.
Bài tác giả gởi đến
Theo: Blog HNC

Xử lý người đứng đầu tập đoàn, khó gì?

Mạnh Quân
-
Tuần truớc, Thanh tra Chính phủ (TTCP) công bố một loạt sai phạm trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) thời kỳ 2006 – 2010. Báo chí đã nêu thông tin về trách nhiệm của ông Đinh La Thăng, bộ trưởng Giao thông vận tải hiện nay vì trong thời kỳ ông này làm chủ tịch hội đồng thành viên PVN (2006 – 2011). Theo như quy định hiện nay, “người đứng đầu” các cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm liên quan khi ở cơ quan, đơn vị mình phụ trách có xảy ra tiêu cực, sai phạm ở bộ phận, cá nhân nào đó, cho dù người đứng đầu không trực tiếp dính líu đến các sai phạm này.
Cụ thể hơn, kết luận của TTCP cho thấy nhiều hoạt động đầu tư, kinh doanh… của PVN có những sai phạm như việc sử dụng nguồn vốn từ quỹ đầu tư phát triển của PVN để chi cho những dự án không phải là dự án dầu khí trọng điểm; các quyết định chỉ định thầu trái quy định hai gói thầu trị giá 32,67 tỉ đồng. Hoặc, việc mua một con tàu rất cũ của Na Uy giá trị 30 triệu USD, qua thời hạn mười năm so với quy định đăng kiểm… Tất cả những sai phạm này, khiến người ta suy luận: không thể không có trách nhiệm của người đứng đầu.
Nhưng thực tế, ở những vụ việc như trên, xử lý trách nhiệm người đứng đầu lại không có cơ sở pháp lý. Ở trường hợp ông Đinh La Thăng, có lẽ không phải vì ông này đã chuyển công tác, lên làm bộ trưởng nên khó xử lý, mà vì hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về xử lý trách nhiệm với người đứng đầu nếu đơn vị đó xảy ra sai phạm trong điều hành. Pháp luật hiện nay chỉ có thể xử lý người đứng đầu, khi sai phạm đó là tham nhũng, gây thất thoát, lãng phí. Theo nghị định 107/NĐ-CP về xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí thì có quy định khá cụ thể. Còn các dạng sai phạm khác như: để xảy ra cháy nổ, tai nạn, ra quyết định sai…thì chỉ nêu chung chung, không có hướng dẫn cụ thể hơn ở các thông tư, văn bản dưới nghị định, nên không có cơ sở để xử lý người đứng đầu như ở trường hợp ông Đinh La Thăng. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ hơn ở các sai phạm của PVN như chỉ định thầu, mua tàu cũ…, nếu cơ quan chức năng xác định được mức độ lãng phí do việc chỉ định thầu sai, mua tàu trái quy định gây ra thì vẫn có thể xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu PVN.
Tuy nhiên, thực tế trong công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán cho thấy, đã đến lúc cần có quy định cụ thể hơn cả việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu, nhất là ở các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước. Vừa qua, không chỉ ở PVN, một loạt các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tại nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước vừa qua do TTCP, Kiểm toán Nhà nước, thanh tra bộ Tài chính và nhiều cơ quan bảo vệ pháp luật khác cũng phát hiện không ít sai phạm. Như trong quý 1, TTCP đã làm rõ nhiều sai phạm, thiếu sót về kinh tế với số tiền 30.720 tỉ đồng, kiến nghị thu hồi về cho ngân sách 3.712 tỉ đồng. Có nhiều sai phạm, trên thực tế gây hậu quả không nhỏ cho nền kinh tế, xã hội. Vì vây, cần phải quy trách nhiệm của người đứng đầu để họ phải nghiêm túc, có trách nhiệm hơn trong việc điều hành, sửa chữa các sai lầm đã gây ra và hạn chế những quyết định sai lầm về sau.
Chính vì chưa có những quy định cụ thể trách nhiệm cá nhân nên không chỉ có TTCP mà ở nhiều cơ quan thanh tra, kiểm tra khác, từ Trung ương xuống địa phương, rất ít khi nêu trách nhiệm cá nhân của những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị được thanh tra, kiểm toán nhắc đến, nêu rõ trong biên bản, kết luận. Thông thường là những câu hết sức chung chung: “Kiến nghị tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có liên quan đến sai phạm nêu trong kết luận…”
Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đang xem xét, để có quyết định xử lý với trường hợp ông Đào Văn Hưng, nguyên chủ tịch hội đồng thành viên tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) – người đã bị Thủ tướng quyết định cho thôi chức, điều chuyển công tác về bộ Công thương để bộ này tổ chức kiểm điểm. Ông Hưng có trách nhiệm về quản lý khi để công ty Viễn thông điện lực làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ quá lớn…phải sáp nhập vào tập đoàn Viettel. Nếu ông Hưng bị xử lý, có thể nói, đây là một trong những trường hợp đầu tiên về việc người đứng đầu bị xem xét, kỷ luật ở dạng sai phạm chưa phải là tham nhũng (bởi vì, nếu tham nhũng hay cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế, ông này đã bị truy tố theo luật tố tụng hình sự). Việc kỷ luật ấy thực sự là cần thiết để đảm bảo trách nhiệm điều hành, chỉ đạo ở cấp cao nhất các tập đoàn, tổng công ty nhà nước – những nơi nắm giữ rất lớn các nguồn lực tài chính, tài nguyên lớn nhất của đất nước. Và cần nhiều hơn thế nữa là những quy định, được luật hoá xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi ra các quyết định, chỉ thị trái luật, để xảy ra các sai phạm lớn, làm tổn hại không nhỏ đến lợi ích kinh tế cho Nhà nước, cho xã hội…
Theo: SGTT

Sai phạm tại các tập đoàn kinh tế và các nhóm lợi ích


Các Tập đoàn cột trụ của kinh tế quốc gia.
Việt Hà
-
Các tập đoàn kinh tế cũng mang lại cho nhà nước những khoản lỗ khổng lồ. Nếu không kể trường hợp của Vinashin, tập đoàn điện lực Việt nam năm 2010 thông báo lỗ đến hơn 10 ngàn tỷ đồng trong đó có khoản lỗ do đầu tư vào lĩnh vực viễn thông.
Những phát hiện về sai sót lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng tại các tập đoàn kinh tế nhà nước được thanh tra chính phủ công bố vừa qua đang khiến dư luận quan tâm.
Kết quả thanh tra này được đưa ra chỉ không lâu sau vụ phá sản của tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin cũng đặt ra câu hỏi về quá trình đổi mới, tái cấu trúc các tập đoàn kinh tế nhà nước mà chính phủ Việt Nam đã theo đuổi lâu nay. Việt Hà có bài tìm hiểu về hiện trạng này sau đây.
Khi dư âm và hậu quả của vụ vỡ nợ lên đến hơn 4 tỷ đô la tại tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin còn chưa kịp lắng xuống, vào ngày 5 tháng 4 vừa qua, thanh tra chính phủ đã công bố những thông tin khiến nhiều người không khỏi giật mình. Đó là kết luận của thanh tra tại nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước thời gian qua đã phát hiện các sai phạm, thiếu sót về kinh tế lên đến hơn 30 ngàn tỷ đồng, tương đương gần 1 tỷ rưỡi đô la.
Chủ động toàn bộ các tập đoàn kinh tế chủ chốt
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng viện Quản lý Kinh tế Trung ương nhận định:
Lê Đăng Doanh: điều này có liên quan nhiều đến việc tiến hành thí điểm tập đoàn từ năm 2006, trong đó có để cho 12 tập đoàn trực tiếp trực thuộc thủ tướng chính phủ, và khung pháp lý của các tập đoàn đó được dần dần bổ xung. Và vì việc bổ xung chậm và chưa đầy đủ nên đã dẫn đến hàng loạt các sai phạm.
Chính phủ ra quyết định thành lập thí điểm 12 tập đoàn kinh tế nhà nước trực thuộc quyền Thủ tướng…Các tập đoàn kinh tế này nắm giữ các ngành kinh tế chủ chốt của Việt nam như dầu khí, đóng tàu, điện lực, viễn thông, xây dựng, khai khoáng, dệt may, tài chính  và bảo hiểm.
Vào năm 2006, thủ tướng chính phủ ra quyết định thành lập thí điểm 12 tập đoàn kinh tế nhà nước trực thuộc quyền Thủ tướng. Đây chính là các tập đoàn được thành lập từ các tổng công ty 91 được ra đời theo quyết định 91/tg của Thủ tướng chính phủ vào năm 1994. Việc thay đổi này nhằm mục đích tăng cường vị trí của doanh nghiệp nhà nước trong việc đảm bảo vai trò chủ đạo, dẫn dắt các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác hoạt động theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà đảng cộng sản đề ra. Đảng và chính phủ Việt Nam kỳ vọng hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp này sẽ làm nòng cốt cho sự phát triển của nền kinh tế.
Các tập đoàn kinh tế này nắm giữ các ngành kinh tế chủ chốt của Việt nam như dầu khí, đóng tàu, điện lực, viễn thông, xây dựng, khai khoáng, dệt may, tài chính  và bảo hiểm.
Thế nhưng, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập, các tập đoàn kinh tế nhà nước đã cho thấy nhiều yếu kém. Điển hình là trường hợp của tập đoàn Vinashin. Chỉ tính từ năm 2006 tức là khi mới ra đời sau quyết định của thủ tướng cho đến năm 2010 khi tập đoàn này phá sản, số nợ của Vinashin đã lên đến hơn 4 tỷ đô la. Nguyên nhân được đưa ra là tập đoàn này đã đầu tư dàn trải ra nhiều lĩnh vực không liên quan đến ngành nghề của mình trong một thời gian ngắn gây thua lỗ.
Chỉ tính từ năm 2006 tức là khi mới ra đời sau quyết định của thủ tướng cho đến năm 2010 khi tập đoàn này phá sản, số nợ của Vinashin đã lên đến hơn 4 tỷ đô la.
Tiếp sau Vinashin, thanh tra chính phủ phát hiện tập đoàn dầu khí Việt Nam đã đầu tư sai, chỉ định thầu trái quy định lên đến hơn 18 nghìn tỷ đồng tính từ năm 2006 đến nay.
Vẫn chưa hết, kết quả thanh tra gần đây tại tập đoàn viễn thông quân đội Viettel cũng phát hiện nhiều sai phạm trong nghĩa vụ nộp thuế, quản lý tài chính, và đầu tư.
Khi các tập đoàn trụ cột của nền kinh tế sụp đổ
Các tập đoàn kinh tế cũng mang lại cho nhà nước những khoản lỗ khổng lồ. Nếu không kể trường hợp của Vinashin, tập đoàn điện lực Việt nam năm 2010 thông báo lỗ đến hơn 10 ngàn tỷ đồng trong đó có khoản lỗ do đầu tư vào lĩnh vực viễn thông. Tập đoàn này phải nhận trợ cấp từ nhà nước trong năm 2011 là 22,000 tỷ đồng để bù lỗ.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, những kết quả thanh tra này chỉ là phần nổi của tảng băng mà thôi:
Lê Đăng Doanh: cho đến nay tôi thấy là thanh tra cứ sờ đến đâu là sai phạm đến đấy cho nên cái sai phạm phát hiện được tôi tin chỉ là tảng băng nổi trên mặt nước mà thôi, còn tảng băng chìm dưới mặt nước thì còn lớn hơn nữa.
Khi được hỏi tác hại của những sai phạm được phát hiện tại các tập đoàn kinh tế nhà nước đối với nền kinh tế, ông Lê Đăng Doanh nhận định:
Các tập đoàn kinh tế cũng mang lại cho nhà nước những khoản lỗ khổng lồ. Nếu không kể trường hợp của Vinashin, tập đoàn điện lực Việt nam năm 2010 thông báo lỗ đến hơn 10 ngàn tỷ đồng trong đó có khoản lỗ do đầu tư vào lĩnh vực viễn thông.
Lê Đăng Doanh: tác hại ghê gớm lắm chứ, vì đấy là các vị trí xương sống của nền kinh tế. Nếu các doanh nghiệp đó làm ăn hiệu quả thì không những doanh nghiệp có lợi mà còn có lợi cả cho nên kinh tế. Nếu điện có hiệu quả, cầu đường có hiệu quả, các tập đoàn xây dựng có hiệu quả thì nền kinh tế giảm được chi phí, vì cứ mỗi đồng chi phí nó sẽ tính vào giá thành sản phẩm của nền kinh tế Việt Nam, và nền kinh tế Việt Nam sẽ không thể cạnh tranh được nếu như mọi sản phẩm từ các dịch vụ công ích quá đắt đỏ này.

Một thống kê mới đây của Bộ kế hoạch và đầu tư cho thấy, doanh số của các tập đoàn kinh tế nhà nước hiện chiếm gần 40% GDP của Việt Nam, cao hơn rất nhiều so với các quốc gia khác trên thế giới. Các tập đoàn này cũng được hưởng nhiều ưu đãi từ chính phủ, đặc biệt là về tín dụng. Tỷ lệ nợ tính theo phần trăm GDP của tập đoàn nhà nước đã tăng từ 21% năm 2005 lên đến 37% vào năm 2010. Điều này làm các chuyên gia kinh tế đặt câu hỏi về hiệu quả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Cho đến nay tôi thấy là thanh tra cứ sờ đến đâu là sai phạm đến đấy cho nên cái sai phạm phát hiện được tôi tin chỉ là tảng băng nổi trên mặt nước mà thôi, còn tảng băng chìm dưới mặt nước thì còn lớn hơn nữa.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh
Việt nam đã tiến hành quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước từ hơn chục năm qua, nhưng theo các chuyên gia kinh tế việc đổi mới này còn rất chậm chạp, nhất là đối với các tập đoàn kinh tế lớn. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh giải thích:
Lê Đăng Doanh: cho đến nay việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước đã có một số kết quả nhất định ví dụ như đã cổ phần hóa được một số doanh nghiệp, hơn 3200 doanh nghiệp nhưng số vốn còn khiêm tốn chỉ chiếm 15 đến 16% tổng số vốn các doanh nghiệp nhà nước. Tức là chỉ có doanh nghiệp nhỏ và vừa của nhà nước. Còn các doanh nghiệp chính là các doanh nghiệp có vị thế độc quyền, là xương sống của nền kinh tế như điện, dầu khí, hàng không, các lĩnh vực đó thì chưa đem lại kết quả rõ rệt, đặc biệt là khâu chủ sở hữu có trách nhiệm thế nào, ai làm chủ vốn sở hữu, trách nhiệm giải trình của người làm chủ sở hữu ra sao. Thứ hai là sự công khai minh bạch của những doanh nghiệp nhà nước cũng không rõ ràng, và thứ ba là quy trình tuyển chọn cán bộ đã chuyên nghiệp chưa?

Liên quan đến vấn đề trách nhiệm và tính minh bạch, mặc dù 12 tập đoàn kinh tế được đặt trực tiếp dưới quyền của thủ tướng nhưng sau vụ khủng hoảng Vinashin, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố ông không có sai phạm.
Tại hội nghị lần thứ ba ban chấp hành trung ương đảng cộng sản khóa 11 diễn ra vào tháng 10 năm 2011, ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước trong vòng 5 năm tới. Khi nói đến đổi mới, ông cũng nói đến cái gọi là ‘tư duy nhiệm kỳ’ và nhóm lợi ích đang cản trở những cải cách. Nhưng ông đã không chỉ ra cụ thể các nhóm lợi ích này là ai và quy mô thế nào. Và cho đến giờ phút này, đề án tái cấu trúc các tập đoàn kinh tế mà ông tổng bí thư kêu gọi cũng vẫn chưa được công bố chính thức.
Theo: RFA

Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TTP : Lối thoát cho Việt Nam ?


Hoa Kỳ đã tranh thủ Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC 2009 tại Singapore để loan báo quyết tâm nâng cấp khối TPP
Lưu Tường Quang
-
Trước gọng kềm của Trung Quốc ngày càng xiết chặt trên Việt Nam từ hai phía Biển Đông và sông Mêkông, một lối thoát cho Việt Nam có lẽ là tích cực tham gia vào khối Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP do Hoa Kỳ khuyến khích và đang trên đường hình thành ? Đây là chính là quan điểm của nhà phân tích Lưu Tường Quang tại Úc, trong một bài nghiên cứu sắp được công bố.
Được phép của tác giả RFI xin giới thiệu toàn văn bài viết, sắp được phổ biến trong Đặc san Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long, Số 6, do Dong Nai & Cuu Long Cultural Research Organisation Inc. xuất bản tại Sydney, Úc vào tháng 5-2012.
Nhiều diễn tiến trong năm 2011 có vẻ như xác nhận những gì mà chúng ta đã thảo luận trong mấy năm qua trong Tập San Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long: Với Biển Đông có nguy cơ dậy sóng trong hai giáp sắp tới vì tranh chấp chủ quyền, và Sông Mekong không thoát khỏi tình trạng cạn dòng giết chết Đồng Bằng Cửu Long, gọng kìm Bắc Kinh mỗi ngày một thể hiện rõ nét buộc chặt Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vào quỹ đạo của Trung Quốc. 
SRV cũng có những nỗ lực song phương và đa phương, nhưng trong trung hạn, Việt Nam khó có thể vượt thoát áp lực nặng nề của Bắc Kinh, trừ phi (1) Chế độ cộng sản Việt Nam tạo được khả năng dân chủ hóa và can đảm tiến lại gần hơn với Hoa Kỳ và các cường quốc dân chủ khác, và (2) Cải tổ cấu trúc công quyền sâu rộng để trở thành một nền kinh tế thực sự theo mô thức thị trường trong khuôn khổ Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương – Trans-Pacific Partnership (TPP).         
Việt Nam không thay đổi được vị trí địa dư, nhưng đất nước chúng ta có thể thay đổi hoặc giảm hạ được hậu quả tiêu cực địa lý chính trị.
Ngoại trừ khi họ bị xâu xé bởi các cường quốc phương Tây trong thế kỷ thứ 19, Trung Quốc bao giờ cũng là mối đe dọa cho sự trường tồn của tổ quốc Việt Nam, từ thời quân chủ phong kiến cho đến giai đoạn độc tài cộng sản hiện nay.
Ngày nay, tham vọng của Trung Quốc đối với Việt Nam không nhứt thiết phải là một cuộc xâm lăng qui ước để chiếm đóng lãnh thổ, mặc dầu đất nước Việt Nam đã phải trải qua một ngàn năm Bắc thuộc trong thiên niên kỷ thứ 1 và đã bị mất đi một phần lãnh thổ và lãnh hải trong mấy thập niên sau cùng của thế kỷ thứ 20 và đầu thế kỷ thứ 21.
Tham vọng của Trung Quốc đối với Việt Nam không thay đổi, bất kể là Trung Quốc tiếp tục chế độ cộng sản như hiện nay hay là Trung Quốc được dân chủ hóa. Tham vọng ấy được theo đuổi ở nhiều mức độ khác nhau tùy vào sức mạnh của Trung Quốc về quân sự (quyền lực cứng) – cũng như kinh-tế chính-trị văn-hóa (quyền lực mềm) và thời cơ quốc tế [1] Trái lại, tôi tin rằng tham vọng ấy có thể được kiềm chế, nếu Việt Nam tạo được sức mạnh nội tại và không bị cô lập trong gọng kìm Bắc Kinh.
Để đạt được sức mạnh nội tại này, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cần cải tổ sâu rộng chính trị và kinh tế và phải tích cực cải thiện quan hệ song phương và đa phương với những cường quốc trong vùng – đặc biệt là Ấn Độ và Hoa Kỳ.
Trong bang giao quốc tế, mỗi nước đều theo đuổi quyền lợi quốc gia, nhưng điều này không có nghĩa là bất cứ lúc nào cũng phải có kẻ thắng người bại. Trong bối cảnh quyền lợi quốc gia chồng chéo, sự hợp tác quốc tế có thể đem lại lợi nhuận cho nhiều thành viên của cộng đồng thế giới.
Đồng Sàng Dị Mộng ? 
Về mặt địa chiến lược, diễn tiến quan trọng hơn cả trong năm 2011-12 và có khả năng ảnh hưởng sâu rộng trong Vùng Châu Á Thái Bình Dương là chính sách định vị và việc tái phối trí chủ lực quốc phòng của Mỹ.
Tại Washington DC ngày 5 tháng 1 năm 2012, Tổng thống Barack Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đã phổ biến chính sách mới này gọi là ‘Sustaining US Global Leardership: Priorities for the 21st Century Defense’ [2]. Đây là kết quả của tiến trình duyệt xét toàn cầu mà Tiến sĩ Robert Gates, cựu Bộ trưởng Quốc phòng thuộc Đảng Cộng Hòa, đã tiến hành sau khi ông được Tổng Thống Obama lưu nhiệm.
Trong cốt lõi, vì lý do thâm hụt ngân sách quốc gia và sự phát triển yếu kém của nền kinh tế, ngân sách quốc phòng của Mỹ sẽ phải bị cắt giảm gần 500 tỉ đô-la trong 10 năm sắp tới và để đáp ứng sự trỗi dậy của Trung Quốc, Hoa Kỳ định vị chủ lực an ninh quốc phòng tại Châu Á-Thái Bình Dương. Điều này không làm ai ngạc nhiên, vì chánh phủ Obama đã nhiều xác định Hoa Kỳ là cường quốc Châu Á-Thái Bình Dương và Thế Kỷ thứ 21 là Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ. Ngoại trưởng Hillary Clinton đã xác quyết như vậy trên Tạp chí Foreign Policy và Tổng thống Obama đã tuyên bố như thế trước phiên họp lưỡng viện Quốc Hội Úc ở Canberra ngày 17 tháng 11 năm 2011 mà người ta có thể coi đó là Lời Tuyên Bố Thái Bình Dương của Mỹ [3].
Trong công luận quốc nội, chính sách mới của Tổng thống Obama bị Đảng Cộng Hòa chỉ trích. Dân biểu Howard ‘Buck’ McKeon, Chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ Hạ Viện đặc biệt tấn công Tổng thống Obama thiếu lãnh đạo và Hành Pháp Mỹ từ bỏ sách lược ‘hai cuộc chiến (Two War Policy). Sách lược này được áp dụng trong Thế Chiến Thứ 2, khi Hoa Kỳ tham chiến chống Đức Quốc Xã tại Châu Âu và chống Nhựt Bản tại Châu Á. Báo The Washington Post cũng đăng bài bình luận nêu nghi vấn về những giả thiết làm cơ sở cho chính sách mới này. Giả sử có cuộc chiến với Bắc Hàn tại Châu Á và Iran (Ba Tư) tại Trung Đông cùng một lúc, liệu Hoa Kỳ còn đủ khả năng đối phó hay chăng? [4]
Về mặt đối ngoại, trong những phát biểu chính thức, cả tổng thống Mỹ cũng như ngoại trưởng Mỹ đều bày tỏ ý muốn phát triển hợp tác với Trung Quốc về mọi phương diện, nhưng không phải vì thế mà Washington không có những khác biệt quan trọng về dân chủ, nhân quyền, kinh tế và an ninh khu vực kể cả vấn đề Biển Đông.
Trên Foreign Policy, Bà Clinton vạch ra một phương án hành động gồm 6 điểm cho một nền ngoại giao tiên phong (‘forward-deployed’ diplomacy) mà chánh phủ Obama theo đuổi trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của Châu Á:
(a) củng cố quan hệ đồng minh an ninh song phương,
(b) phát triển sâu rộng quan hệ làm việc với những quốc gia đang lên, kể cả Trung Quốc,
(c) giao tiếp đối thoại với những định chế đa phương trong vùng,
(d) phát triển thương mại và đầu tư,
(e) thiết lập sự hiện diện quân sự rộng rãi,
(f) phát huy dân chủ và nhân quyền.
Tại Canberra, Tổng thống Obama lập luận một viễn kiến gồm 3 thành phần gắn liền với nhau là an ninh, thịnh vượng và nhân quyền. Việc tái phối trí quân sự của Mỹ ở Châu Á- Thái Bình Dương là cần thiết để bảo đảm an ninh và đem lại sự ổn định thiết yếu cho sự phát triển kinh tế toàn vùng mà Trung Quốc đóng vai trò quan trọng. Thế nhưng, theo ông Obama, sự phát triển kinh tế phải đi song hành với dân chủ, vì thịnh vượng mà không có tự do thì đó chỉ là một hình thức khác của sự nghèo khó – ‘Prosperity without freedom is just another form of poverty.’
Cũng trong chuyến công du Úc Châu, tổng thống Mỹ và thủ tướng Úc đã chính thức đồng ý mở rộng sự hợp tác quốc phòng song phương theo Hiệp Ước ANZUS 1951. Khoảng 2.500 thủy quân lục chiến Mỹ sẽ được luân chuyển và đồn trú tại căn cứ Darwin của Úc, chiến hạm và không lực Mỹ cũng sẽ sử dụng thường xuyên hơn hải cảng và không cảng tại Úc Châu. Chính sách hiện nay của Mỹ là hợp tác với các quốc gia thân hữu để có thể sử dụng những phương tiện quốc phòng có sẵn tại những quốc gia này, thay vì thiết lập thêm căn cứ mới ở nước ngoài [5]
Thiết lập sự hiện diện quân sự rộng rãi mà Bà Clinton đề cập, ngoài việc mở rộng hợp tác với Úc, còn bao gồm mở rộng hợp tác hải quân với Singapore và củng cố quan hệ hiệp ước an ninh với Nam Hàn, Nhựt Bản, Philippines và Thái Lan.
Sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Úc sẽ không qui mô bằng sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Nam Hàn, tại căn cứ Okinawa ở Nhựt Bản, và tại căn cứ Guam của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, nhưng Úc Châu quan trọng về mặt địa chiến lược, vì Darwin nhìn thẳng về Biển Đông và là điểm tiếp nối giữa Nam Thái Bình Dương và Đông Ấn Độ Dương [6]. Hơn nữa, khác với Okinawa, Darwin là căn cứ của Úc mà Mỹ có thể sử dụng, nên Darwin không mang tính nhạy cảm như trường hợp Okinawa trong bang giao song phương Mỹ-Nhựt. Darwin là mô thức hợp tác quốc phòng mà Mỹ muốn mở rộng với các quốc gia thân hữu trong Vùng Châu Á -Thái Bình Dương.
Song hành với tiến trình duyệt xét tái phối trí quân lực và định vị trọng tâm quân sự của Mỹ về Châu Á-Thái Bình Dương, Úc cũng duyệt xét lại việc tái phối trí quân lực sao cho phù hợp với quyền lợi kinh tế và an ninh của Úc vào đầu thế kỷ thứ 21.
Trong thời hậu bán thế kỷ thứ 20, quyền lợi kinh tế chính của Úc là công nghệ sản xuất và nông nghiệp nên trọng tâm quốc phòng là vùng Đông Nam (Sydney – Melbourne) và Tây Nam (Perth). Nhưng ngày nay cấu trúc nền kinh tế của Úc đã thay đổi mà vùng Bắc và Tây Bắc là trọng điểm của kỹ nghệ khai thác tài nguyên thiên nhiên. Bởi vậy, vì quyền lợi an ninh và kinh tế, các chuyên viên quốc phòng Úc chủ trương Úc phải tăng cường sự hiện diện của Hải-Lục-Không quân về miền Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc lục địa Úc Châu [7].
Khác với Bắc Á (Nam Hàn và Nhựt Bản), Úc Châu không bị trực tiếp đe dọa bởi các loại hỏa tiễn tầm xa mà Trung Quốc đang phát triển.
Hoa Kỳ và Trung Quốc đều đã phát triển thử nghiệm khả năng hủy diệt vệ tinh nhân tạo mặc dầu Washington và Bắc Kinh đều chủ trương phi quân sự hóa ngoại tầng không gian. Một cuộc chiến trong tương lai, nếu xảy ra, có thể là cuộc chiến tranh mạng mà khả năng hủy diệt vệ tinh truyền thông của đối phương là lá bài phòng thủ tất yếu khiến đối phương phải e dè cẩn trọng cân nhắc.
Mặc dầu khoảng cách kỹ thuật thiết bị quốc phòng đang thu ngắn vào đầu thế kỷ thứ 21, Trung Quốc vẫn là đối phương yếu so với Hoa Kỳ trong một cuộc chiến tranh không gian hoặc cuộc chiến qui ước. Bởi vậy, Bắc Kinh đang ráo riết canh tân hải quân (PLAN – People’s Liberation Army – Navy) và phát triển hỏa tiễn tầm xa có thể hủy diệt được tàu chiến của Mỹ trong vòng 4.000 km, theo một chiến lược quốc phòng mà giới phân tích gọi là A2AD (anti-access and area denial). Đây có thể là chiến lược tấn công mà cũng là một chiến lược phòng thủ và có tác dụng đe dọa nhằm đẩy hải quân Hoa Kỳ ra khỏi vùng biển mà Trung Quốc coi là quyền lợi cốt lõi, như Biển Đông Trung Quốc và Biển Đông Việt Nam [8].
Một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa Học Quân Sự của Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc, Thượng Tá Fan Gaoyue tin rằng trong một cuộc chiến tương lai, Mỹ có thể sẽ phải chống đối địch thủ cùng một lúc trên nhiều mặt trận không gian, mạng, không quân và hải quân. Bởi vậy mục tiêu của Mỹ là bảo đảm khả năng điều binh nhanh chóng uyển chuyển và kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc – và sự hiện diện của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tại Darwin là một phần của mục tiêu này. Theo ông Fan Gaoyue, nhằm vô-hiệu-hóa chiến lược A2AD, Mỹ nghiên cứu áp dụng cuộc chiến hải-không (air-sea battle – ASB) mà Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, qua phát ngôn viên Geng Yansheng / Cảnh Nhạn Sinh cho là phát xuất từ tư-duy của thời kỳ chiến tranh lạnh. ông Fan Gaoyue trích dẫn một tài liệu Bộ Quốc Phòng Mỹ năm 2010, theo đó khái niệm chiến lược ASB nhằm đánh bại địch thủ có khả năng A2AD xuyên suốt các mặt trận. Đây là một khái niệm chiến lược của Mỹ nhằm phối hợp toàn diện hải quân và không quân để ứng phó với mọi thách đố quân sự mà hậu quả, theo ông Fan Gaoyue, có thể là một cuộc thi đua võ trang tại Châu Á [9].
Chính sách mới của Mỹ và Úc không gặp phản ứng tiêu cực gì từ các nước trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương, ngoại trừ Trung Quốc. Trong tổ chức ASEAN, Indonesia phát biểu dè dặt sơ khởi về căn cứ Darwin, nhưng sau Hội nghị Thượng Đỉnh Đông Á, Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono thay đổi thái độ tiêu cực này. Philippines mạnh mẽ ủng hộ trong khi cộng sản Việt Nam không công khai bày tỏ phản ứng gì, phải chăng vì sợ mất lòng Bắc Kinh, nhưng tôi tin rằng Hà Nội phải đánh giá định vị mới của Mỹ và Úc là có lợi cho Việt Nam [10].
Tại Úc, có lẽ chỉ có ông Hugh White, giáo sư tại Viện Đại Học Quốc Gia (ANU) và nguyên là Phó Tổng Thư Ký Bộ Quốc Phòng, lập luận rằng quyền lợi lâu dài của Úc là phát triển bang giao tốt với Bắc Kinh hơn là hợp tác với Mỹ trong sách lược mà ông gọi là bao vây Trung Quốc [11].
Trong giới nghiên cứu kế hoạch quốc phòng tại Úc, ông Hugh White là tiếng nói thiểu số, nhưng lập luận của ông có nhiều điểm tương đồng với Bắc Kinh.
Trung Quốc thường có hai phản ứng: phản ứng chính thức từ phát ngôn viên chánh phủ và phản ứng mạnh bạo hơn từ truyền thông do nhà nước kiểm soát chặt chẽ, như Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times), một bộ phận của Nhật báo Nhân Dân Bắc Kinh, tiếng nói chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hoàn Cầu Thời Báo phản ánh tinh thần dân tộc trong khi phát ngôn viên chánh phủ thường sử dụng ngôn từ ngoại giao, nhưng theo ý tôi, đây chỉ là hai mặt của một đồng tiền, vì Hoàn Cầu Thời Báo (và China Daily, một công cụ truyền thông khác) không thể đi ngược lại chính sách hoặc suy nghĩ của toàn thể hoặc một phần Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản. Hoàn Cầu Thời Báo có thể thả bóng thăm dò, vừa có tác dụng thỏa mãn công luận quốc nội vừa có tính răn đe các nước nhỏ trong vùng mà Trung Quốc đang có tranh chấp – cá biệt là Philippines và Việt Nam.
Về căn cứ Darwin, Tân Hoa Xã (Xinhua) ‘hoan nghênh’ sự hiện diện nới rộng của Mỹ có thể đem lại ổn định trong khi vẫn cảnh cáo Hoa Kỳ không nên ‘hiếu chiến’. Ngược lại, Tờ Nhân Dân Bắc Kinh cảnh cáo rằng nếu Úc để Mỹ sử dụng căn cứ làm hại quyền lợi của Trung Quốc thì Úc sẽ phải đứng giữa hai lằn đạn ‘sino-us crossfire’ [12]
Nhìn chung, chánh phủ Trung Quốc có phản ứng chừng mực đối với chính sách mới của Washington. Phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng, Geng Yanshenh / Cảnh Nhạn Sinh nói rằng Hoa Kỳ nên ‘thận trọng’ trong lời nói và việc làm với kế hoạch quân sự mới mà Bắc Kinh coi là thiếu cơ sở, vì ‘sự trỗi dậy của Trung Quốc là một cơ hội chớ không phải là một thách đố đối với Mỹ’. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Liu Weimin / Lưu Vị Dân cũng sử dụng lời lẽ tương tự và lập luận rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc có tính cách ‘hòa bình’ với một chính sách an ninh ‘phòng thủ’ và một nền ngoại giao ‘chủ hòa’ [13].
Thế nhưng trên Báo Quân Đội Nhân Dân – Liberation Army Daily, bình luận của Tướng Luo Yuan / La Viện không che đậy phản ứng thực sự của Trung Quốc hay ít ra cũng phải là phản ứng của giới lãnh đạo quân đội. Tướng La Viện viết: “…Đối diện với định vị chiến lược mới của Mỹ (mà mục đích là bao vây Trung Quốc) chúng ta phải hiểu rỏ nguy cơ và cảnh giác cao độ, nhưng không có gì phải sợ hãi. Chúng ta phải vận động sử dụng ngoại giao khôn khéo để có càng nhiều thân hữu càng tốt. Một số nước đã bị Mỹ khuynh đảo và đang đi song hành với Mỹ vì quyền lợi riêng tư của họ, nhưng trong cốt lõi, Mỹ và các nước này không thể hòa hợp được. Đây là trường hợp đồng sng d mộng’ (They share the same bed but have different dreams) [14].
Tất nhiên, Mỹ củng cố vị thế chiến lược tại Châu Á Thái Bình Dương là vì quyền lợi của Mỹ trong đó có vấn đề tự do lưu thông hàng hải tại Biển Đông mà Mỹ cần theo đuổi ‘từ thế mạnh’ đối với Trung Quốc. Điểm căn bản là lập trường này của Mỹ có đi ngược lại quyền lợi của các nước nhỏ trong vùng như Việt Nam và Philippines hay không? Hiển nhiên là không, vì Mỹ chủ trương vấn đề Biển Đông phải được giải quyết bằng thương thuyết ngoại giao đa phương trên cơ sở luật quốc tế, và cá biệt là Luật Biển Liên Hiệp Quốc 1982 (UNCLOS).
Trong ASEAN, các quốc gia tranh chấp tuy chưa đạt được một lập trường chung nhưng cũng chia sẻ quan điểm này của Mỹ, trong khi Trung Quốc đòi hỏi giải pháp song phương và chống lại ‘sự can thiệp’ của một cường quốc bên ngoài Biển Đông tức là Hoa Kỳ.
Dầu là tự nguyện hay bí áp lực, Việt Nam đã ký thỏa hiệp với Trung Quốc, chấp nhận giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng thương thuyết song phương, khi ông Nguyễn Phú Trọng công du Bắc Kinh lần đầu tiên với tư cách Tổng Bí Thư từ ngày 11 đến 15 tháng 10 năm 2011. Thỏa hiệp 6 điểm mà Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn và Thứ trưởng Zhang Zhijun / Trương Chí Quân đã ký kết, được một số chuyên gia đánh giá là một thành công của Hà Nội nhằm ‘giảm nhiệt’ tình trạng căng thẳng với Bắc Kinh. Tôi nghĩ rằng Việt Nam đi sớm trong thế yếu và sẽ gặp nhiều bất lợi trong khi ASEAN chưa có lập trường chung và cuộc thương thuyết giữa ASEAN và Trung Quốc để biến Tuyên Bố Ứng Xử DOC năm 2002 (Declaration of Conduct) trở thành Bộ Luật Ứng Xử COC (Code of Conduct) hãy còn tiếp diễn nhiều năm. Trung Quốc đã cáo buộc Hoa Kỳ vi phạm thỏa hiệp Việt-Trung này, khi Hoa Kỳ lên tiếng về vấn đề Biển Đông [15]
Chúng ta cần nói rõ là Mỹ không ủng hộ hoặc chống đối phe tranh chấp nào về mặt chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải. Tiến sĩ Robert Gates, Bộ trưởng Quốc Phòng dưới thời Tổng thống George W Bush và Tổng thống Obama đã nói rõ như vậy tại Hội Nghị Shangri-La ở Singapore hồi tháng 6 năm 2009 và 2010. Ngoại trưởng Clinton đã nhắc lại lập trường này tại Hà Nội năm 2010 và Thứ trưởng phụ trách Đông Á Thái Bình Dương, Tiến sĩ Kurt Campbell xác nhận tại Hawaii với Thứ trưởng Cui Tiankai / Thôi Thiên Khải trong cuộc đàm phán Mỹ-Trung và tại Canberra nhân một hội nghị Úc-Mỹ [16]
Nếu không có quan tâm của Mỹ về vấn đề Biển Đông, các nước ASEAN như Philippines, Việt Nam (Chủ tịch ASEAN năm 2010) và Indonesia (Chủ tịch ASEAN năm 2011) cũng khó mà ghi vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự Diễn Đàn An Ninh Khu Vực ARF và Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á – East Asia Summit, trước sự chống đối mạnh mẽ của Trung Quốc. Tại Hội Nghị ARF hồi tháng 7 năm 2010, Ngoại trưởng Trung Quốc Yang Jiechi / Dương Khiết Trì đã giận dữ rời phòng họp khi Bà Clinton nêu vấn đề Biển Đông. Trước khi Hội Nghị Thượng Đỉnh được nhóm họp ở Bali hồi tháng 11 năm 2011, Thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Liu Zhenmin / Lưu Chấn Dân cũng như Thủ tướng Wen Jiabao / Ôn Gia Bảo đều nói rằng Trung Quốc dứt khoát không chấp nhận Hội Nghị thảo luận vấn đề Biển Đông. Thế nhưng tại Hội Nghị này, Tổng thống Obama vẫn đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình thảo luận với sự ủng hộ của 16 trên tổng số 18 nước tham dự và Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã phải nhượng bộ. Hoa Kỳ đã tạo cơ hội cho các quốc gia nhỏ có tiếng nói về tranh chấp Biển Đông tại các diễn đàn quốc tế [17].
Bởi vậy, báo chí do nhà nước Trung Quốc kiểm soát, như tờ Nhân Dân Bắc Kinh, Hoàn Cầu Thời Báo, China Daily đều đồng loạt chỉ trích Mỹ đang theo đuổi chính sách an ninh hù dọa và là ‘kẻ gây xáo trộn’ tại Châu Á trong khi Trung Quốc chủ trương hòa bình [18].
Trở Lực Trong Hợp Tc Chiến Lược Việt-M 
C hai trở lực lớn mà Hà Nội phải vượt qua: (a) là áp lực từ phía Trung Quốc mà Hà Nội phải cưỡng lại và (b) là đòi hỏi cải thiện nhân quyền và tự do dân chủ từ phía Hoa Kỳ mà Hà Nội nên tiến hành. 
Trong số 4 quốc gia ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông (Indonesia là nước thứ 5, nhưng chỉ về mặt thềm lục địa và vùng kinh tế chuyên biệt), Việt Nam và Philippines thường được / bị báo chí nhà nước tại Bắc Kinh lên án là gây hấn và tạo ra tình trạng căng thẳng trong vùng.
Tất nhiên, nước nhỏ như Philippines và Việt Nam không thể gây hấn, mà cũng không có lý do thuần lý gì để gây hấn, với một cường quốc quân sự và kinh tế như Trung Quốc, nhưng không phải vì thế mà không dám theo đuổi quyền lợi quốc gia chính đáng của mình.
Nhưng phương thức bảo vệ quyền lợi quốc gia của Philippines trong vấn đề Biển Đông có vẻ năng động và mạnh mẽ hơn Việt Nam. Mặc dầu Bắc Kinh luôn miệng cảnh cáo, Philippines dứt khoát sử dụng lá bài Hoa Kỳ làm đối trọng với Trung Quốc, trong khi Hà Nội rụt rè, tiến thoái lưỡng nan. Theo tôi, có bốn lý do giải thích sự khác biệt này [19].
Lý do hiển nhiên là vị trí địa dư. Trung Quốc không thể xâm lăng Philippines như họ đã xâm lăng Việt Nam bằng đường bộ, chẳng hạn như cuộc chiến năm 1979 khi ông Đặng Tiểu Bình một cách ngạo mạn muốn ‘dạy cho Việt Nam một bài học’. Trong thời kỳ quân chủ, đế quốc Trung Hoa đã nhiều lần xua quân xâm chiếm Việt Nam, nhưng họ đã không thể xâm chiếm Philippines, vì Trung Hoa trong thời kỳ phong kiến không phải là cường quốc hải quân. Hải quân Trung Hoa có lẽ đã phát triển mạnh vào thời Nhà Minh, khi Đô Đốc Zheng He / Trịnh Hòa (1371-1435?) lãnh đạo nhiều cuộc thám hiểm vượt Biển Đông và Ấn Độ Dương. Nhưng trong thời kỳ thuộc địa, chính Trung Quốc đã bị các cường quốc hải quân Âu-Mỹ và Nhựt Bản xâu xé. Ngày nay, Trung Quốc đang nỗ lực phát triển ngành hải quân biển xanh và không quân, nhưng một cuộc xâm lăng Philippines bằng hải quân và không quân bao giờ cũng khó khăn hơn là một cuộc xâm lăng Việt Nam bằng bộ binh, nếu Trung Quốc liều lĩnh giải quyết tranh chấp bằng giải pháp quân sự.
Lý do thứ hai là lch sử. Cũng như Việt Nam, Philippines từng là thuộc địa, nhưng trong thời hậu-thuộc-địa, Philippines đã không bị chia cắt như Việt Nam. Philippines đã không đóng vai đàn em nhỏ với Bắc Kinh để được Bắc Kinh ồ ạt viện trợ cố vấn quân sự và thiết bị chiến tranh như trường hợp Bắc Việt từ đầu thập niên 1950. Hà Nội đã không thể mở cuộc xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa dưới chiêu bài giải phóng và thống nhất đất nước trong suốt 20 năm, nếu không được Trung Quốc và Liên Xô ủng hộ mạnh mẽ về mặt chính trị, ngoại giao, quân sự và kinh tế. Chế độ Liên Xô đã sụp đổ hồi đầu thập niên 1990, nhưng Trung Quốc còn tồn tại và đang trở thành cường quốc Châu Á. Bắc Kinh luôn nhắc nhở Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam về món nợ ‘chiến tranh giải phóng’ này và Công Hàm Phạm Văn Đồng năm 1958, mỗi khi vấn đề tranh chấp Biển Đông được thảo luận. Trong bang giao song phuong với Bắc Kinh, Manila không cần quan hệ theo phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt như Hà Nội, mà tôi nghĩ rằng đang trói chân buộc tay Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Lý do thứ ba mang tính địa chiến lược. Philippines và Hoa Kỳ là thành viên kết ước về mặt an ninh. Trong chuyến công du Manila hồi giữa tháng 11 năm 2011, Ngoại trưởng Clinton đã cam kết rằng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ an ninh Philippines trong Lễ Kỷ Niệm 60 năm kết ước đầy biểu tượng trên một chiến hạm Mỹ. Bà Clinton cũng cam kết trong các cuộc hội đàm với Tổng thống Benigno Aquino và Ngoại trưởng Albert del Rosario rằng Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự, đặc biệt là hải quân, cho Philippines. Philippines là một đối tác chiến lược độc lập và Hoa Kỳ tôn trọng nền độc lập của đối tác chiến lược, nên vào năm 1992, khi quốc hội Philippines từ chối triển hạn, Hoa Kỳ đã đóng cửa căn cứ hải quân ở Subic Bay, sau khi đã đóng cửa căn cứ Không quân Clarke Air Base một năm trước đó. Sự hiện diện của quân đội Mỹ và quân đội Úc hiện nay tại Philippines được qui định bởi Hiệp Ước Quân Đội Thăm Viếng VFA (Visiting Forces Agreement). Vào cuối tháng Giêng 2012, Philippines và Hoa Kỳ đã thảo luận tại Washington khả năng mở rộng hợp tác quân sự này [20].
Trái lại, Hà Nội tỏ ra do dự trong quan hệ với Washington. Đô Đốc Jonathon Greenert đã nhắc đến sự do dự này (hesitation) mà tôi nghĩ là vì áp lực của Trung Quốc. Có nhiều diễn tiến cho chúng ta thấy như vậy.
Trên nguyên tắc, Hà Nội tuyên bố trung lập với lập trường ‘Ba Không’ mà Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã nói khi đến Bắc Kinh ngày 22-25 tháng 8 năm 2010 rằng “Việt Nam không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất cứ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia”. ông Nguyễn Chí Vịnh còn nói thêm rằng “Việt Nam không có ý định cân bằng quyền lực với Trung Quốc” [21].
Thế nhưng, trong khi Hà Nội và Bắc Kinh vẫn tiếp tục thao diễn tập trận chung và ‘đồng ý siết chặt hợp tác quốc phòng’ [22], thì Hà Nội lại không dám tham dự diễn tập quân sự ‘Hổ Mang Vàng – Cobra Gold 2011’ với Mỹ và Thái Lan hồi đầu năm 2011, ngay cả trong tư cách quan sát viên. Vào đầu tháng 2 năm 2012, Hà Nội cũng đã không dám tham dự diễn tập hải quân ‘Milan Naval Exercise‘ do Ấn Độ tổ chức với 14 quốc gia trong Vùng, dầu với tư cách quan sát viên mà trước đây Hà Nội đã có mặt. Bắt đầu từ năm 1995 với 4 nước, diễn tập hải quân này được Ấn Độ tổ chức 2 năm một lần và nay có 14 nước tham dự, kể cả các thành viên ASEAN như Brunei, Indonesia, Malaysia, Miến Điện, Philippines, Singapore và Thái Lan [23].
Và gần đây, khi Phó Chủ Tịch Xi Jinping / Tập Cận Bình công du Việt Nam từ ngày 20 đến 22 tháng 12 năm 2011, giới truyền thông nhà nước Trung Quốc và Việt Nam hết lời ca ngợi nỗ lực thắt chặt quan hệ hữu nghị, tạo nên bối cảnh hợp tác đồng thắng lợi cho tương lai, theo khẳng định của Thứ trưởng Ngoại Giao Zhang Zhijun / Trương Chí Quân. Tám thỏa hiệp hợp tác đã được ký kết trong dịp này [24]. Hình ảnh tốt đẹp của chuyến công du mà Hà Nội và Bắc Kinh vẽ vời đã thay đổi nhanh chóng, khi Hãng Thông Tấn Kyodo News ngày 21.01.2012 tiết lộ ‘nguồn tin từ Đảng Cộng Sản Việt Nam’ về những đe dọa mà lãnh đạo chóp bu Bắc Kinh đã nói với lãnh đạo Hà Nội. Cả Bắc Kinh và Hà Nội đều không / chưa cải chính tiết lộ này.
Bản tin của Kyodo News được nhật báo lớn The Mainichi Daily News tại Nhựt Bản đăng tải, theo đó ông Tập Cận Bình đã cảnh cáo trực tiếp với ‘bộ ba’ Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng là Hà Nội chớ có ‘hồ hởi’ với Mỹ và phải xa lánh Mỹ trong vấn đề Biển Đông, vì Mỹ đang theo đuổi chiến lược bao vây Trung Quốc. Chủ tịch Nhà Nước Trương Tấn Sang có lẽ đã nghe lời cảnh cáo này hai lần. Tại Hawaii hồi tháng 11, bên lề Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC 2011, Chủ tịch Nhà Nước Hồ Cẩm Đào cũng đã nói như vậy khi hội kiến với ông Trương Tấn Sang [25]. Phải chăng ‘nguồn tin từ Đảng Cộng Sản Việt Nam’ mà Kyodo News trích dẫn, cho thấy rằng nội bộ giới lãnh đạo Hà Nội đang có chia rẽ về chính sách đối với Bắc Kinh hoặc/và Washington ?
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngăn cấm công chúng cũng như sinh viên và thành phần trí thức phát biểu ý kiến về Biển Đông, nhưng tại Philippines, vấn đề này được tranh cãi công khai.
Và lý do thứ tư của sự khác biệt là x hội dân sự đã được phát triển mạnh mẽ hơn tại Philippines, vì thể chế chính trị tại Philippines tương đối dân chủ, có sinh hoạt đa đảng và báo chí độc lập. Philippines có nội lực bằng vào ý dân, một sức mạnh mà chế độ Hà Nội không có.
Hoàn Cầu Thời Báo đã cực lực lên án Manila và đề nghị trừng phạt kinh tế Philippines, trong khi ghi nhận rằng Việt Nam còn tùy thuộc vào sự ‘ủng hộ chính trị’ của Trung quốc, vì giữa Hà Nội và Washington hãy còn ranh giới mà Hà Nội có thể khó vượt qua [26].
Ranh giới kh vượt qua này l vấn đề nhân quyền
Trên nguyên tắc, Hà Nội và Washington đều tỏ ý muốn nâng bang giao song phương lên mức độ hợp tác chiến lược. Ngoại trưởng Clinton đã phát biểu như vậy trong cuộc họp báo chung ngày 30.07.2010 với ông Phạm Gia Khiêm, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao lúc bấy giờ và Đại sứ Lê Công Phụng tại Washington cũng lập lại điều này vào cuối năm [27]. Nhưng trong thực tế, tiến trình ‘hợp tác chiến lược’ phát triển rất chậm chạp, vì hồ sơ nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam.
Trên Foreign Policy, Bà Clinton cũng đã viết: “Chúng tôi đã nói rõ, chẳng hạn như đối với Việt Nam, rằng tham vọng của chúng tôi trong việc phát triển hợp tác chiến lược đòi hỏi rằng Việt Nam phải có các biện pháp cải thiện nhân quyền và những tự do chính trị” [27] Gần đây, Thứ trưởng Ngoại Giao Kurt Campbell đã đến Việt Nam hồi đầu tháng Hai 2012 để thảo luận quan hệ song phương và đa phương về nhiều phương diện kể cả hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và sáng kiến về Hạ Nguồn Sông Mekong (Lower Mekong Initiative) mà Bà Clinton đã loan báo trước đây – và tất nhiên là ông Campbell đã nêu vấn đề Việt Nam phải cải thiện nhân quyền và tự do dân chủ để hai nước có thể tiến tới mức độ hợp tác chiến lược. Báo chí nhà nước cộng sản loan tin đầy đủ, nhưng từ Thông Tấn Xã Việt Nam, Đài Phát Thanh VOV đến Báo Nhân Dân, Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản và Báo Tuổi Trẻ vân vân…đều hoàn toàn im lặng về vấn đề nhân quyền và tự do dân chủ[28].
Vai trò của quốc hội trong sinh hoạt chính trị và ngoại giao Mỹ rất quan trọng. Về vấn đề nhân quyền, Quốc Hội Mỹ thường lên án Việt Nam mạnh mẽ hơn chánh phủ Mỹ. Khi phái đoàn Thượng Nghị Sĩ Mỹ công du Đông Nam Á, kể cả Philippines và Việt Nam, Nghị sĩ John McCain (từng là phi công Hải quân trong thời chiến tranh, bị bắn hạ và giam giữ tại Khám Đường Hỏa Lò Hà Nội, nhưng lại là một trong những nghị sĩ ủng hộ bình thường hóa ngoại giao với Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam) và Nghị sĩ Joseph Lieberman đã tuyên bố rằng nếu Việt Nam muốn mua võ khí tối tân của Mỹ thì Hà Nội phải cải thiện hồ sơ nhân quyền.Vì vậy, giả sử như Hà Nội có thể thuyết phục được Hành pháp Mỹ, thì Hành pháp Mỹ cũng sẽ bó tay vì việc mua bán này sẽ không được Lập pháp Mỹ chuẩn y [29].
Hiện nay, Việt Nam mua phần lớn võ khí, đặc biệt là tàu ngầm và tàu chiến nổi, từ Liên Bang Nga, vì mối đe dọa quân sự của Trung Quốc. Trên căn bản dài hạn, Việt Nam không hẳn có lợi nếu phải tùy thuộc hoàn toàn vào Liên Bang Nga về mặt thiết bị quốc phòng, nếu, như Hoàn Cầu Thời Báo lập luận, Bắc Kinh và Moscow tái lập liên minh để đối phó với Mỹ.
Hoàn Cầu Thời Báo thường có lập luận quá khích, nhưng hiện nay, chúng ta thấy rằng Moscow và Bắc Kinh đang hợp tác nhau chống lại nỗ lực cấm vận Iran của Mỹ và Liên Âu. Đồng thời tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Nga và Trung Quốc cũng đã sử dụng quyền phủ quyết đánh bại dự thảo quyết nghị của Mỹ, Anh và Pháp kết án chế độ độc tài khát máu của Tổng Thống Bashar al-Assad tại Syria.
Trong thập niên qua, Moscow có vẻ chỉ muốn bán võ khí hơn là quan tâm nhiều về vấn đề Biển Đông. Theo nhận xét của Giáo sư Vladimir N. Kolotov, Petersburg State University, Nga đã không tranh đua được với Trung Quốc tại Bắc Á và Đông Nam Á, mặc dầu Nga coi Việt Nam là đối tác quan trọng và Biển Đông là vùng chiến lược mà Nga quan tâm.Thái độ này có thể đang thay đổi, vì Nga vừa đưa tàu chiến đến Vịnh Manila lần đầu tiên sau 96 năm. Trước đây, lập trường của Nga về Biển Đông là một ẩn số, vì Moscow ít khi tuyên bố về vấn đề này. Dầu Nga tiếp tục là một ẩn số hay muốn có vai trò năng động hơn tại Biển Đông như là một cường quốc Bắc Á-Tây Thái Bình Dương, vì sự trỗi dậy của Trung Quốc hay vì chiến lược định vị của Mỹ trong Vùng, Biển Đông vẫn là một vấn đề nóng, có khả năng dẫn đến xung đột võ trang, theo nhận định của Viện Nghiên Cứu Chính Sách Quốc Tế Lowy Institute tại Sydney [30]
Bài này đặt trọng tâm vào Biển Đông hơn là vấn đề khai thác nguồn nước và đập thủy điện ở thượng nguồn và hạ nguồn Sông Mekong có khả năng gây tác hại trầm trọng cho Đồng Bằng Cửu Long Việt Nam [31]. Đây cũng là một vấn đề chiến lược quan trọng mà Việt Nam bị thiệt thòi vì là quốc gia sau cùng ở hạ nguồn, nên lại cần phải hợp tác nhiều hơn với các cường quốc kinh tế như Hoa Kỳ, Nhựt Bản, Úc Đại Lợi…Các nước này quan trọng không phải chỉ vì họ là quốc gia cấp viện nhưng còn là nơi mà xã hội dân sự có tiếng nói mạnh mẽ trong việc bảo vệ và phát triển bền vững Tiểu Vùng Sông Mekong.
Để bảo vệ quyền lợi lâu dài của tổ quốc, Hà Nội phải ‘đồng sàng dị mộng’, không phải đối với Mỹ mà là trong quan hệ với Trung Quốc. Hiển nhiên là tương lai của Việt Nam sẽ tươi sáng hơn, khi chế độ độc tài cộng sản chấm dứt và Việt Nam trở thành một quốc gia tự do dân chủ. Nhưng hiện nay, trong gọng kìm Bắc Kinh mà Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không tìm được lối thoát vì không dám theo đuổi đối trọng với Trung Quốc, mà cũng chưa đạt được hợp tác chiến lược với Mỹ vì vấn đề nhân quyền, thì Việt Nam có thể làm gì khác?
Hợp Tc Xuyên Thái Bình Dương c thể l một lối thot ?
Lý tưởng hơn cả là cải cách chính trị và kinh tế đi song hành tại Việt Nam, vì một nước Việt Nam dân chủ vẫn có thể bị Trung Quốc kìm kẹp, nếu phải tiếp tục lệ thuộc vào Trung Quốc về mặt kinh tế.
Khởi thủy ba nước Chile, New Zealand và Singapore và sau đó Brunei ký kết một thỏa hiệp tự do hóa mậu dịch vào tháng 6 năm 2005 và thỏa hiệp này có hiệu lực vào tháng 5 năm 2006. Nhóm P4 này được cải danh thành Trans-Pacific Partnership (TPP). Bắt đầu thương thuyết để gia nhập TPP là Hoa Kỳ, Úc, Peru,và Việt Nam vào năm 2008 và Malaysia vào năm 2010.
Tự do mậu dịch phải được nhìn trong bối cảnh toàn cầu và khu vực. Trên căn bản toàn cầu, vòng đàm phán tự do mậu dịch gọi là Doha Round của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO cho đến nay vẫn chưa đạt được tiến triển gì đáng kể. Theo tài liệu của WTO, Doha Round được chính thức phát động hồi năm 2001 mà mục đích là để cải tổ hệ thống thương mại toàn cầu bằng cách giảm hạ hàng rào thuế quan và tu chính luật lệ về mậu dịch.
Trong khi đó, các cuộc thương thuyết tự do mậu dịch song phương hoặc trên căn bản vùng đã có kết quả. Thí dụ như Thỏa Hiệp Tự Do Mậu Dịch giữa ASEAN và Trung Quốc, ASEAN và Úc Châu & Tân Tây Lan, Úc và Singapore, Úc và Thái Lan, Mỹ và Úc, Mỹ và Nam Hàn, Việt Nam và Chile (được ký ngày 11 tháng 11 năm 2011 tại Honolulu). Còn khá nhiều FTA đang được thương thuyết trên căn bản song phương. Ngoài ra, Diễn Đàn Kinh Tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) qui tụ 21 nền kinh tế – nhưng chưa có Ấn Độ – cũng đóng vai trò quan trọng vì APEC có tham vọng tạo được một vùng tự do mậu dịch cho toàn vùng Châu Á-Thái Bình Dương, một mục tiêu mà TPP chia sẻ.
Dưới thời Tổng thống George W Bush, Hoa Kỳ đã nhìn thấy tiềm năng của TPP như là cửa ngõ để Mỹ củng cố vị thế tại Châu Á-Thái Bình Dương. ông Obama đã không chia sẻ quan điểm này cho đến khi ông bước chân vào Tòa Bạch Ốc [32].
Hội nghị APEC 2011 tại Honolulu, Hawaii, do Tổng thống Obama chủ trì là cơ hội tốt để Mỹ đẩy mạnh tiến trình thương thuyết TPP mà Mỹ kỳ vọng là sẽ được kết thúc vào cuối năm 2012. Tiến trình này trở nên sôi động hẳn lên, khi Thủ tướng Yoshihiko Noda tuyên bố ý định gia nhập của Nhựt Bản tại Hội Nghị TPP được tổ chức song hành với Hội Nghị APEC 2011. Canada và Mexico cũng tuyên bố muốn thương thuyết gia nhập [33].
Trong vài năm sắp tới, nếu cuộc thương thuyết thành công và TPP trở thành một khối tự do mậu dịch, thì đây là một tập hợp kinh tế lớn nhất thế giới. Tổng sản lượng GDP của 9 nước TPP hiện nay cộng với Nhựt Bản (và không kể Canada và Mexico) tương đương với 35% của GDP toàn thế giới, so với 26% của Liên Âu với 27 hội viên. Tại Honolulu, Hội nghị lãnh đạo TPP 2011 đã kết thúc với một Bản Tuyên Bố rất lạc quan là thành viên TPP “hài lòng với tiến bộ đạt được và công bố mục tiêu tối hậu là thiết lập con đường dẫn đến tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương. Lãnh đạo TPP còn nói rằng, ngoài 9 quốc gia hiện nay, TPP mong muốn có thêm thành viên mới và chỉ thị các phái đoàn thương thuyết TPP tiếp tục thảo luận với các quốc gia đã ngỏ ý muốn gia nhập” [34].
Trung Quốc chắc hẳn cũng đã nhìn thấy tiềm năng này, nên tìm cách đẩy mạnh vai trò của ASEAN là đối tác thương mại rất quan trọng của Trung Quốc và gián tiếp hạ thấp triển vọng của TPP. Nhân chuyến công du Indonesia hồi cuối tháng 4 năm 2010, Thủ tướng Wen Jiabao / Ôn Gia Bảo đã nhấn mạnh rằng Châu Á chỉ có thể phát triển mạnh, nếu ASEAN đóng vai trò chủ lực – the dominant player. Indonesia có vẻ như chia sẻ quan điểm này của Bắc Kinh, khi chánh phủ Jakarta nói rằng Indonesia chưa muốn gia nhập TPP vì nền kinh tế địa phương chưa đủ mạnh, và trong vai trò chủ tịch ASEAN, Indonesia muốn biến cải ASEAN thành một thị trường chung vào năm 2015 [35].
Cho đến nay, Trung Quốc, cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới, chưa thương thuyết gia nhập, vì ‘chưa được mời’, nhưng Mỹ nói rằng TPP là một thỏa hiệp mở mà quốc gia nào cũng có thể xin gia nhập với điều kiện là phải chấp nhận những qui định của TPP. Thế nhưng, Hoa Kỳ lại khuyến khích Nhật Bản và yêu cầu Nam Hàn gia nhập. Phải chăng Trung Quốc có khả năng bị Hoa Kỳ bao vây kinh tế cùng lúc với chiến lược quốc phòng mà Bắc Kinh cũng coi là nhằm mục đích kìm hãm sự trỗ́i dậy của Trung Quốc ?
Mặc dầu Mỹ đã cải chính việc này, nhưng Trung Quốc vẫn nghĩ như vậy. Lý do là vì tuy Hoa Kỳ không minh thị loại Trung Quốc, nhưng Ngoại trưởng Clinton đã nói rõ là Hiệp Định TPP đòi hỏi các thành viên phải tuân thủ những giá trị căn bản, kể cả sự trong sáng và luật lệ bảo vệ lao động. Tân Hoa Xã đã loan rằng Hoa Kỳ sử dụng hợp tác thương mại để cải thiện ảnh hưởng tại Châu Á theo điều kiện của Mỹ, gồm những qui lệ để hướng dẫn thay đổi cấu trúc chính trị và kinh tế tương lai toàn vùng [36].
Hoàn Cầu Thời Báo lập luận rằng qui luật do Mỹ áp đặt vào TPP sẽ cản trở sự gia tăng thành viên, vì Mỹ ‘sử dụng TPP trong mưu toan bao vây Trung Quốc’ mà bằng chứng, theo bài bình luận của Hoàn Cầu Thời Báo, chính Bà Clinton đã xác nhận rằng TPP không phải chỉ là một vấn đề kinh tế [37].
Nhìn từ quan điểm của Việt Nam, trên nguyên tắc và bên ngoài tổ chức ASEAN, Việt Nam có thể xâm nhập được thị trường Úc Châu-Tân Tây Lan theo những qui định của FTA và đang có lợi thế bán nhiều hơn mua. Nhưng đối với Trung Quốc, Việt Nam bị thất thu (nhập siêu) trong khi giao thương giữa Trung Quốc và ASEAN nói chung, cán cân thương mại có lợi hơn cho ASEAN. Mặc dầu Việt Nam bán nhiều hơn mua đối với Mỹ, nhưng Việt Nam chưa xâm nhập đúng mức thị trường to lớn của Hoa Kỳ, vì Việt Nam và Mỹ chưa là thành viên của một FTA song phương hay đa phương nào cả. Ngoài tư cách thành viên của WTO, Việt Nam và Mỹ chỉ có Thỏa Hiệp Thương Mại song phương Bilateral Trade Agreement mà thôi [38].
Hiệp định TPP có thể khỏa lấp được khoảng trống này không phải chỉ đối với Mỹ mà còn đối với nhiều quốc gia Bắc Mỹ và Nam Mỹ. TPP có thể hứa hẹn nhiều lợi nhuận cải cách kinh tế cho Việt Nam, nhưng cũng có nhiều thách đố và rủi ro cho Đảng Cộng Sản và chế độ Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa, bởi vì những qui luật mà Trung Quốc không chấp nhận, cũng sẽ áp dụng cho Việt Nam. Vấn đề then chốt là Hà Nội chọn con đường phát triển kinh tế và tương lai đất nước, hay tiếp tục cấu trúc hiện hữu bất lợi cho đất nước trên căn bản dài hạn, nhưng đang đem lại nhiều lợi nhuận riêng tư cho giới lãnh đạo Đảng Cộng Sản ở mọi giai tầng của guồng máy công quyền.
Hoa Kỳ chủ trương thành viên TPP phải cải tổ sâu rộng cấu trúc kinh tế mà lãnh vực kinh tế quốc doanh là mục tiêu chính. Trung Quốc có khoảng 20 ngàn cơ sở kinh tế quốc doanh và lãnh vực này tại Việt Nam cũng chi phối phần lớn sinh hoạt kinh tế quốc gia. Kinh tế quốc doanh được tài trợ của nhà nước và do đó cạnh tranh bất chính trên thị trường, mặc dầu các cơ sở quốc doanh này không có hiệu năng cao. Tại Việt Nam, trường hợp điển hình là sự vỡ nợ của Tổng Công Ty Vinashin.
Việt Nam đã dự kiến đòi hỏi này, nên Trưởng phái đoàn đàm phán TPP, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, đã bác bỏ đòi hỏi của Mỹ trong vấn đề cải tổ lãnh vực quốc doanh của Việt Nam, vì, theo ông Trần Quốc Khánh, TPP không cần phải có điều khoản riêng cho lãnh vực quốc doanh và các công ty quốc doanh Việt Nam đã tuân thủ qui luật của WTO. Theo tôi, lập luận này thiếu tính thuyết phục và không đúng với thực tế. Tuy nhiên, một cách chính thức, tại Honolulu, Chủ tịch Nhà Nước Trương Tấn Sang đã cam kết rằng Việt Nam sẽ đóng góp vào cuộc thương thuyết TPP [39]
Ngoài ra, thành viên TPP còn phải có hệ thống tài chánh ngân hàng trong sáng, bảo vệ và tôn trọng tác quyền, bảo vệ người lao động và bảo vệ môi sinh. Tất cả những đòi hỏi này đều gây tốn kém trong ngắn hạn, nhưng sẽ cải thiện hiệu năng kinh tế, gia tăng tính cạnh tranh, bài trừ phần nào nạn tham nhũng cửa quyền. Lợi điểm trong sự vắng mặt của Trung Quốc, là Việt Nam sẽ thu hút nhiều đầu tư hơn, hiệu năng sản xuất sẽ cao hơn và sẽ tiếp cận thị trường TPP lớn hơn thị trường Liên Âu, với trên 1/3 tổng sản lượng GDP toàn cầu. Nếu việc tái cấu trúc và cải tổ thành công, nền kinh tế Việt Nam sẽ không còn tùy thuộc quá nhiều vào Trung Quốc như hiện nay.
Khác với Úc, Hoa Kỳ chưa công nhận ‘kinh tế Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam’ hiện nay là một nền kinh tế thị trường, mặc dầu Hà Nội đã liên tục yêu cầu. Biết đâu những cải cách mà Việt Nam sẽ phải thực hiện trong khuôn khổ TPP sẽ vượt qua được trở ngại này. Đây có thể nói là trường hợp ‘thuốc đắng đả tật’, nhưng thuốc đắng nào chữa lành bệnh đều phải tiêu diệt những ký sinh trùng, những vi trùng gây bệnh [40].
Năm 2012 và các năm kế tiếp đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội. Về mặt an ninh quốc phòng, chiến lược định vị quân lực Hoa Kỳ tại vùng Châu Á-Thái Bình Dương chỉ có lợi cho Việt Nam. Nếu Việt Nam không chụp lấy cơ hội này để nâng quan hệ với Mỹ lên mức hợp tác chiến lược và đối trọng với Trung Quốc, Việt Nam có thể mất cơ hội trong tương lai. Nếu Việt Nam không cải cách kinh tế theo tiêu chuẩn TPP do Mỹ lãnh đạo, Việt Nam sẽ mất cơ hội phát triển để có thể độc lập hơn với Trung Quốc về phương diện kinh tế và đối phó hữu hiệu hơn đối với quyền lực mềm của Bắc Kinh.
Trong quá khứ, Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã từng bị ‘lỡ tàu’ khi Hà Nội đòi giá cao với Mỹ trong vấn đề bang giao song phương hồi cuối thập niên 1970. Sau khi Mỹ đã hoạch định được chính sách và thiết lập bang giao với Trung Quốc, vai trò của Việt Nam đối với Mỹ không còn quan trọng nữa. Hà Nội cố gắng vận động bình thường hóa ngoại giao với Mỹ, nhưng Mỹ vẫn làm ngơ. Tại New York năm 1990, Ngoại trưởng Nguyển Cơ Thạch ngồi chờ phúc đáp của Ngoại trưởng James Baker trong khi giới lãnh đạo Hà Nội gồm Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và ông Phạm Văn Đồng chuẩn bị bỏ ngày Quốc Khánh 02.09.1990 để sang Thành Đô, Tứ Xuyên, gặp gỡ Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng để bàn việc nối lại bang giao với Bắc Kinh và cái giá mà Hà Nội phải trả [41].
Mỹ đang cạnh tranh ráo riết với Trung Quốc tại Châu Á Thái Bình Dương, nên cần nhiều quốc gia thân hữu. Mai kia nếu vì lý do gì mà sự cạnh tranh này mất đi cường độ hiện nay, thì Việt Nam có thể không còn là mục tiêu mà Mỹ quan tâm nhiều nữa.
Trong vấn đề TPP cũng vậy, Bắc Kinh chưa muốn gia nhập, nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc sẽ không bao giờ trở nên thành viên. Trong dài hạn, TPP dự trù sẽ có Trung Quốc đóng vai trò quan trọng – và nếu Mỹ thành công trong chiến lược kinh tế này, thì Trung Quốc cũng sẽ biến cải thành một nền kinh tế thị trường thực sự, theo đúng tiêu chuẩn của phương Tây.
Khi được hỏi Miến Điện có thể tác động gì đến Việt Nam, Thứ trưởng Ngoai Giao Campbell tại Hà Nội cho biết ông không có câu trả lời. Đây chỉ là phản ứng ngoại giao của nhân vật Mỹ phụ trách Đông Á-Thái Bình Dương Sự Vụ. Miến Điện từng là con chiên ghẻ trong ASEAN, nhưng Tổng thống Thein Sein, một cựu tướng lãnh và cựu thủ tướng trong chế độ độc tài, đã bắt đầu tiến trình dân chủ hóa bằng một quyết định đột phá theo nguyện vọng của nhân dân, khi ông hủy bỏ hồi tháng 9 năm 2011 dự án đập thủy điện Myitsone trị giá 3 tỉ 600 triệu đô-la mà một tổng công ty quốc doanh Trung Quốc sắp khởi công. Tính biểu tượng của quyết định này là Miến Điện muốn bảo vệ độc lập chớ không phải chống đối Bắc Kinh. Lãnh tụ Aung San Suu Kyi, từng bị giam cầm nhiều năm, nay có thể ứng cử và tranh cử, một thay đổi đáng kể trong tiến trình cải cách chính trị. Con đường trước mặt còn dài và Miến Điện còn phải vượt qua nhiều thử thách, nhưng Tổng thống Thein Sein cam kết sẽ không đảo ngược tiến trình dân chủ hóa [42]. Nếu Miến Điện có thể thực hiện cải cách chính trị và kinh tế, thì tại sao Việt Nam lại không [43] ?
(Sydney, ngày 10 tháng 02 năm 2012)
————————
Ghi Chú :  
[1]Center for a New American Security (CNAS), Patrick M. Cronin (ed.) Cooperation from Strength – The United States, China and South China Sea, Washington DC, January 2012. Phúc trình đề nghị kế hoạch 5 điểm để Mỹ có thể hợp tác với Trung Quốc từ thế mạnh tại Biển Đông.
[2] U.S. Department of Defense, Sustaining U.S. Global Leadership: Priorities for 21st Century Defense, Washington DC,January 2012.
[3] The White House, Office of the Press Secretary, Washington DC, Remarks by President Obama to the Australian Parliament, Canberra, Nov 17, 2011.Hillary Clinton, America’s Pacific Century, Foreign Policy, November 2011
AFP- Canberra: Obama in Australia to reframe securities ties, Nov 16, 2011
Reuters – Canberra: Obama boots US military in Australia, Nov 16, 2011.
[4] Media Release – Rep. Howard ‘Buck’ McKeon, HACC Chair: “Obama’s defense Strategy: McKeon Labels it ‘Lead from behind’ – Washington DC, Jan 5, 2012
The Washington Post (editorial): President Obama’s Defense Strategy Rests on a shaky assumption’, Jan 7, 2012
[5] Reuters: “No big U.S. naval build-up in Asia, top officer says”, Washington, Jan 11, 2012:
[6] Đài RFA Tiếng Việt, Washington DC, Mặc Lâm phỏng vấn Lưu Tường Quang: Hiệp Định an ninh và quốc phòng Hoa kỳ-Australia, ngày 17-11- 2011
Đài RFI Tiếng Việt, Paris, Tạp Chí Tiêu Điểm – Tú Anh phỏng vấn Lưu Tường Quang:Chiến Lược Cương Nhu của Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương, ngày 17-11-2011
[7] Reuters (James Grubel), Canberra, Jan 30, 2012: “Australia’s Navy told to be more visible near resources projects”
Đài RFI Paris – Tú Anh / Lưu Tường Quang: Biển Đông, Điểm Nóng Trong Chiến Lược Quốc Phòng Úc, 30.01.2012
The Australian (Mark Dodd), Sydney: “Defence urged to shift its presence to the North”, 31 Jan 2012
[8] Đài RFI Paris, Thanh Phương phỏng vấn Lưu Tường Quang: Trung Quốc đối phó với Mỹ bằng ‘cuộc chiến không cân xứng’, ngày 16-02-2011
AFP (Robert Saiget), Beijing Dec 06 2011: China’s Hu urges navy to prepare for combat 
[9] Global Times / Hoàn Cầu Thời Báo: New US strategy brings risk of new arms race, December 08, 2011
[10] The Jakarta Post (Abdul Khalik): U.S.Base No Threat to Indonesia, Bali, Nov 21, 2011
Peter Alford in Bali, ‘SBY and Julia Gillard tread path of reconciliation’, The Australian, Sydney, Nov 21, 2011
[11] Hugh White, Australia’s future hostage to US-China rivalry, The Age, Melbourne, Oct 25, 2011
Hugh White, ‘Dear Mr. President, We beg to differ over the future of Asia’, Sydney Morning Herald, Nov 16, 2011
[12] The People’s Daily, Beijing 16 Nov 2011
[13] Reuters (Chris Buckley), Beijing: China warns U.S. to be ‘careful’ in military refocus, Jan 9, 2012 AFP – Beijing: China urges US to be ‘cautious’ over military plan, Jan 10, 2012
[14] Reuters (Chris Buckley), Beijing: China top military paper (Liberation Army Daily) warns U.S. aims to contain rise, Jan 10, 2012
[15] Xinhua / Tan Hoa Xa – Global Times – Beijing: China, Vietnam pledge to properly settle maritime issues
[16] U.S. Department of Defense – Remarks as delivered by Secretary of Defense Robert M. Gates, Shangri-la Hotel, Singapore, June 05 2010 VOA News (Davod Gollust): U.S. seeks to calm South China dispute, June 24, 2011
South China Morning Post: Let Cool Heads prevail in Sea Disdpute, U.S. says, June 26, 2011
Sydney Morning Herald (Peter Hartcher) U.S. finds unwilling partner in China to avert potential crisis in region, Aug 17, 2011
Đài RFI Paris – Tạp Chí Tiêu Điểm -Tú Anh phỏng vấn Lưu Tường Quang: Hoa Kỳ dấn thân mạnh hơn tại Châu Á vì quyền lợi chiến lược lâu dài, ngày 18-08-2011.
[17] Windsor Genova, International Business Times: China Rejects U.S Bid for Sea Dispute Talks in East Asia Summit, Nov 17, 2012 Reuters (Ben Blanchard): China’s Wen Warns Outside Forces off South China Sea Dispute, Nov 18, 2011 Xinhua / Tân Hoa Xã – Chinese Premier Restates China’s stance on South China Sea, Bali, Nov 19, 2011 AFP – Nusa Dua Indonesia: Obama scores diplomatic victory over China, Nov 20, 2011. Sydney Morning Herald (Peter Hartcher): Asia finds voice in test of will with China, Nov 22, 2011.
[18] Reuters: China paper calls U.S. a ‘troublemaker’ for defence strategy, Sat, Jan 7, 2012 China Daily (editorial): U.S. scaremongering, Nov 21 2011
[19] Đài RFI Paris – Thanh Phương phỏng vấn Lưu Tường Quang: Khác với Việt Nam, Philippines có thể dựa vào Mỹ để làm đối trọng với Trung Quốc, ngày Thứ Bảy 04.02.2012
[20] Reuters – Manila: Clinton warns against intimidation in South China Sea, Nov 16, 2011
AFP – Manila: Aboard U.S. warship, Clinton pushes Philippines Alliance, Nov 17, 2011
The Washington Post (Craig Whitlock): Philippines may allow greater U.S. military presence in reaction to China’s rise, Jan 26, 2012 VOA News – Manila (Simone Orendain): U.S.Senators Support Philippines in S. China Sea Dispute, Jan 17, 2012 Xinhua / Tân Hoa Xã – (Liu Tian) Beijing: Proposed U.S.- Philippines Drills raise questions about U.S. intention in Asia, Jan 23, 2012 Global Times (editorial): Make Philippines pay for balancing act, Jan 29, 2012
[21] SRV – Govn Website [tiếp cận ngày 17.02.2011]: Tướng Nguyễn Chí Vịnh: Việt Nam và Trung Quốc có đại cục quan hệ tốt đẹp, ngày 26.08.2010
[22] Xinhua / Tân Hoa Xã – Global Times – Beijing: China, Vietnam Agree to strengthen military cooperation, Oct 15, 2011.
[23] Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam (www.cpv.org.vn) ngày 12-02-2011 trích dẫn Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Cục trưởng Cục Tuyên Huấn & phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng và được Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh xác nhận ngày 16-02-2011.
Về diễn tập hải quân ‘Milan’ của Ấn Độ, The Times of India ngày 30.01.2012, loan tin Việt Nam sẽ không tham dự, nhưng trong bản tin ngày 31.01.2012, The Times of India lại loan tin Việt Nam sẽ tham dự. Bản tin mới này được Tân Hoa Xã (Xinhua) đăng tải, nhưng sau cùng Hà Nội đã cải chính.
The Times of India: 14 countries to join India in naval excercise (but not Vietnam), Jan 30, 2012
VOA Tiếng Việt: Việt Nam vắng mặt trong cuộc tập trận của Hải Quân Ấn Độ, ngày 31.01.2012
The Times of India: Navy to host 14-nation ‘Milan’ excercise from Feb 1 (including Vietnam), Jan 31, 2012
Xinhua / Tân Hoa Xã – New Delhi: India Navy to host multi-nation exercise this week (with Vietnam to participate), Jan 31, 2012
BBC Tiếng Việt Online: Việt Nam không tham gia tập trận, ngày 02.02.2012, trích dẫn lời Thiếu tướng Vũ Chiến Thắng, Cục Trưởng Cục Đối Ngoại Bộ Quốc Phòng, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
[24] Xinhua /Tân Hoa Xã: Xi’s visit opens new chapter of friendship, win-win co-operation for future
China Daily (Wu Jiao) – Honolulu: Time for closer relations with Vietnam – Hu says, Nov 14, 2011
[25] Kyodo News – Hanoi / The Mainichi Daily News – Tokyo: China warns Vietnam not to cozy up to U.S. on S. China Sea issue: sources, Jan 21, 2012.
Saigon Giai Phong (English edition): VN Vows to contribute to TPP Negotiation [Tường thuật cuộc hội kiến Trương Tấn Sang / Hồ Cẩm Đào tại Honolulu hoàn toàn theo lề phải ‘tình hữu nghị đặc biệt’, Nov 14, 2011.
[26] Global Times / Hoàn Cầu Thời Báo (editorial): Make Philippines pay for balancing act, Jan 29, 2012
[27] U.S.Department of State, Remarks by Secretary Clinton with Vietnamese Foreign Minister Phạm Gia Khiêm, Hanoi, October 30, 2010 BBC Tiếng Việt: Lê Công Phụng – Việt Mỹ đang nhắm đến ‘quan hệ chiến lược’, ngày 25-12-2010.
[28] Congressional Research Service (CRS), Mark E.Manyin, Specialist in Asian Affairs, U.S.-Vietnam Relations in 2011: Current Issues and Implications for U.S. Policy, Washington DC, July 2011 (‘Human rights are the biggest thorn in the side of the relationship’)
VOA News – Washington DC: Clinton Discusses Human Rights with Vietnamese Foreign Minister, September 26th, 2011 at 7:20 pm Hillary Clinton, America’s Pacific Century, Foreign Policy, November 2011 – Clinton: “We have made it clear, for example, to Vietnam that our ambition to develop a strategic partnership requires that it take steps to further human rights and advance political freedoms”.
VOA News (Ron Corben) Bangkok: U.S. Steps Up Pressure on Vietnam over Human Rights, Jan 22, 2912
VOV (Đài Tiếng Nói Việt Nam) – English: “US Eager to boost tie with Vietnam, Feb 02, 2012
VNA (Thông Tấn Xã Việt Nam) – English: U.S. Assistant Secretary of State visits Vietnam, Tuoitrenews, Feb 02, 2012 & Nhan Dan Online, Feb 03, 2012
Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam [www.cpv.org.vn] (tiếng Việt): Trợ Lý Ngoại Trưởng Mỹ Kurt Campbell thăm Việt Nam, ngày 02.02.2012
[29] AFP – Bangkok: Vietnam Needs ‘rights progress’ for U.S. weapons, Jan 21, 2012
VOA News – Bangkok (Ron Corben): U.S Step up presure on Vietnam over Human Rights, Jan 22, 2012.
Senator McCain: “I think it’s also a fact that there has not been progress in human rights issues; in fact, that there has been some backward movement on (it). I specifically stated to the Vietnamese that our security relationship will be directly impacted by the human rights issue. Make no bones about that. And I think they have a clear understanding of that”.
Senator Lieberman: “We said that there are certain weapons systems that the Vietnamese would like to buy from us and we would like to transfer them, these systems to them. But it’s not going to happen unless they improve their human rights record. Practically speaking, Congress will not approve these weapon sales to Vietnam unless there’s an improvement in its human rights in Vietnam”.
[30] Global Times (editorial): U.S actions make China-Russia Alliance appealing, Jan 20, 2012 (bình luận về chính sách của Mỹ đối với Iran và Trung Quốc).
Brookings North East Asia Commentary (No.18) – Professor Vladimir N. Kolotov: ‘Changing Calculations in East Asia (April 2008)
Rappler.com – Russian Ships in Manila for 3-day visit, Jan 31, 2012-02-09
South China Morning Post (Greg Torode): Russians in Manila Bay? What is afoot? Feb 05, 2012
Reuters – Canberra (James Grubel): South China Sea Disputes could lead to Asian War – Report, June 28, 2011
[31] Lưu Tường Quang – Hà Nội Trong Gọng Kìm Bắc Kinh: Chiến Lược Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây của Trung Cộng, Tập San Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long, Số 3 (trang 359-370), Sydney, Tháng 6 năm 2009
[32] Sean Goforth, World Politics Review – Trans-Pacific Partnership: A U.S. Entry to Asian Integration, March 15, 2010.
[33] Reuters – Honolulu Nov 11, 2011: Free Trade Agreement gets boost at APEC from Japan.
[34] Office of the U.S Trade Representative, Executive Office of the President: Trans-Pacific Partnership Leaders’ Statement’ – Press Releases Nov 2011.
[35]. The Jakarta Post (Abdul Khalik): Wen Jiabao: “Asia could grow well only if ASEAN is the dominant player”, May 1st, 2010 – The Jakarta Post (editorial); Focusing on ASEAN Integration, Nov 18, 2011.
[36] Xinhua trích dẫn trong bản tin Reuters Nov 11 2011 – Free Trade Agreement gets boost at APEC from Japan (Obama resets relations in Asia-Pacific and offers counterweight to China) – AFP (Stephen Collinson) Nov 14 2011: Obama outlines Pacific Vision at APEC Summit.
[37] Global Times (editorial) Nov 12, 2011: U.S Rule of TPP halts natural expansion
[38] U.S-Vietnam Bilateral Trade Agreement (BTA) được ký ngày 13.07.2000 và có hiệu lực từ ngày 10.12.2001. Một BTA khác cũng được ký ngày 31.05.2006 với Mỹ để qui định các điều khoản cho Việt Nam gia nhập WTO ngày 11.01.2007
[39] Reuters Oct 28 2011: Vietnam rejects U.S. push on State firms in trade talks
Saigon Giai Phong (English edition): VN Vows to contribute to TPP Negotiation, Nov 14, 2011.
[40] Đài RFI Paris – Trọng Nghĩa phỏng vấn Lưu Tường Quang: Tám nước APEC khai mở đàm phán về vùng Tự Do Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương, ngày 18.03.2010
Đài RFA Washington DC – Mặc Lâm phỏng vấn Lưu Tường Quang: Đàm Phán Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương, ngày 22.03.2010
Đài RFI Paris – Tạp Chí Tiêu Điểm – Tú Anh phỏng vấn Lưu Tường Quang: Thời Sự Nổi Bật Ghi Dấu Năm 2011 tại Châu Á-Thái Bình Dương, ngày 15.12.2011
Đài RFI Paris – Tạp Chí Tiêu Điểm – Tú Anh phỏng vấn Lưu Tường Quang: Chiến Lược Cương Nhu của Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương, ngày 17.11.2011
[41] Robert Templer, Shadows and Wind – A View of Modern Vietnam, Penguin Books, London, 1999 (page 297)
Bill Hayton, Vietnam Rising Dragon, Yale University Press, New Haven & London 2010 (page 190)
TuanVietnam.net (Huỳnh Phan phỏng vấn ông Lê Văn Bàng, Cựu Thứ trưởng Ngoại Giao, cựu Đại sứ tại Washington DC): Rơi vào ván bài nước lớn, Việt Nam lỡ bước, ngày 06.12.2011
[42] The Washington Post (William Wan): In exclusive interview, Burmese Leader says lasting reform is coming, Jan 20, 2012.
[43] Bài này [sẽ] được phổ biến trong Đặc san Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai & Cửu Long, Số 6, do Dong Nai & Cuu Long Cultural Research Organisation Inc. xuất bản tại Sydney, Úc Đại Lợi, tháng 5-2012.
Theo: RFI

Việt Nam mất đi sức hấp dẫn của mình

Ralph JenningsForbes
-
Các tranh chấp và chi phí lao động tăng cao đang làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài.
Khi David Lin của Đài Loan thừa kế một nhà máy sản xuất gỗ cách TP Hồ chí Minh một giờ lái xe về phía bắc, ông hình dung ra công ty – vốn đang tạo ra 6 triệu doanh thu một năm – sẽ dễ dàng kiếm ra tiền dựa trên lực lượng lao động cực rẻ đang phát triển của Việt Nam và ở vị trí gần gũi với nguồn hàng của mình.
Đó là hồi năm 2003. Giờ đây Lin, 32 tuổi chú ý đến việc đầu tư vào các nước châu Á khác. Ông đang nhìn thấy lợi nhuận của mình bị thu nhỏ lại khi các nhóm trong số 200 công nhân của mình tổ chức những cuộc đình công tự phát để đòi hỏi mức lương cao hơn.
Lạm phát gia tăng nhanh nhất ở châu Á, làm tăng chi phí và cắt giảm thu nhập của các nhà sản xuất đồ nội thất thường mua gỗ từ nhà máy. Nếu khách hàng rời bỏ Việt Nam và công ty Yuan Chang Industry Vina do gia đình sở hữu bắt đầu thua lỗ, Lin sẽ phải xem xét đến việc di chuyển đến vùng Nam Á. Ông có thể sẽ bán lại hợp đồng thuê tài sản 35.000 mét vuông nhà máy của mình và rời đi. “Các vị trí tiếp theo sẽ là Bangladesh hay Ấn Độ,” ông nói giữa những câu chuyện về hai cuộc đình công năm ngoái từng làm tổn thương sản xuất – các công nhân mới liên kết với những người cũ, kêu gọi các cuộc họp với ban quản lý để yêu cầu mức lương cao hơn.
Trong phòng khách ngập nắng kiểu châu Âu bên ngoài văn phòng của Lin, công việc vận hành ồn ào theo các nhân viên giải quyết giấy tờ hoặc chuẩn bị cho việc đào tạo máy tính. Nhưng người ở vùng Nam Á nói tiếng Anh tốt hơn so với người Việt, do đó nếu có các cuộc đình công, Lin cho biết ông tin rằng họ sẽ phải làm việc khó khăn hơn: “Không ai muốn nói về điều này, nhưng đó là những gì chúng tôi phải đối mặt. Các chủ doanh nghiệp không có cách nào giải quyết được các khó khăn ở Việt Nam. Chúng tôi chỉ có thể nghĩ cách làm sao để làm quen với sự việc”.
Lâu nay, Việt Nam từng được các quốc gia nhắc đến thường xuyên, nhất là khi các chủ doanh nghiệp nước ngoài và các giám đốc điều hành bàn về việc làm sao thoát khỏi chi phí gia tăng của Trung Quốc. Tuy nhiên, từ năm 2008, điều ấy đã thay đổi. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm ngoái, các cam kết đầu tư trực tiếp tại Việt Nam giảm xuống còn 14,7 tỷ USD, từ 19,9 tỷ USD trong năm 2010. Số lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài thực tế giảm mạnh 35% đến 11,5 tỷ USD năm ngoái. Tuy nhiên, Bộ cho biết hầu hết là suy giảm trong đầu tư bất động sản, mà họ coi như là một dấu hiệu tốt bởi vì thị trường đã bị thổi phồng. “Gần 80% vốn [đầu tư nước ngoài] là trong sản xuất, mà chúng tôi nhìn thấy như là một sự đầu tư chất lượng tốt hơn nhiều”, ông Đỗ Nhất Hoàng, người đứng đầu bộ phận đầu tư nước ngoài của Bộ cho biết.
Sự thay đổi trong môi trường kinh doanh cũng được hiển thị có tính cách giai thoại. Số người nước ngoài di chuyển ra khỏi Việt Nam hơi vượt quá hơn so với những người đến, giảm từ tỷ lệ 4-1 trong năm 2008, Ralf Matthaes, giám đốc quản lý khu vực tại thành phố Hồ Chí Minh cho Công ty nghiên cứu thị trường TNS Global của Anh Quốc ước tính. Ông nói thêm rằng “cứ 3 người ông gặp thì có một” tính đến việc rời đi.
Hàng ngàn công ty nước ngoài đã thiết lập các hãng xưởng cửa hàng tại nước Cộng sản sau cuộc mở cửa kinh tế đáng kể trong năm 1987. Nhưng tình trạng điều hành nặng nề hiện nay đã gia tăng đến một số lượng không rõ bao nhiêu đã lặng lẽ cuốn gói và những người khác đang toát mồ hôi vì mất dần niềm hy vọng rằng chính phủ có thể thay đổi được nền kinh tế. Nạn lạm phát thường niên đã lên cao đến 20% trong một số tháng, vì phải phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu và sự phá giá liên tiếp của tiền đồng trực thuộc Trung ương quản lý từ năm 2008. Điều này đã làm tổn thương các công ty bán hàng cho người tiêu dùng trong nước và gây khó khăn hơn để có được ngoại hối. Điều này không ngăn trở hoàn toàn nhưng cũng khiến 5% trong 90 triệu người dân Việt Nam không mua hàng xa xỉ nữa, TNS ước tính.
Bi thảm hơn, các chi phí tăng mãi đã khuyến khích số lượng ngày càng tăng các cuộc đình công tự phát vì lương bổng. Các phương tiện truyền thông địa phương cho biết năm ngoái đã có đến 978 cuộc đình công, so với 541 trong năm 2007, cho dù chính phủ đã tăng mức lương tối thiểu hàng tháng trong tháng Mười. Giới công nhân táo bạo hơn bởi vì đất nước đang thiếu lao động có tay nghề cao. Trang web công nghiệp điện tử evertiq.com cho biết , đến tận cuối năm 2010, công ty điện tử khổng lồ Foxconn của Đài Loan mới có thể tìm được 3.000 trong 5.000 công việc làm dây chuyền lắp ráp tại một nhà máy ở miền Bắc Việt Nam. Công ty này từ chối không bình luận gì.
Còn có những khó khăn khác cho các doanh nghiệp. Sự phụ thuộc vào những con đường đất, ngay cả tại nơi các khu công nghiệp, đã làm chậm việc giao hàng khi các chuyến xe tải kẹt nơi những đường phố mới làm (nhưng ẩn chứa đầy ổ gà). Và phải mong đợi những vụ cúp điện bất ngờ. “Những khó khăn trong đầu tư tại Việt Nam không khác so với các thị trường mới nổi khác: thể chế [thiếu] năng lực, không đủ cơ sở hạ tầng, hệ thống tài chính kém phát triển” ông Tai Hui, trưởng nhóm nghiên cứu cho khu vực Đông Nam Á của Standard Chartered Bank nói. “Tuy nhiên, từ năm 2007 Việt Nam đã cũng bị cản trở bởi lạm phát cao, tiền tệ mất giá và thiếu đô la Mỹ”. Thật vậy, bản nghiên cứu về làm ăn thương mại thường niên của Ngân hàng Thế giới đã một lần nữa đánh tụt hạng Việt Nam xuống thấp hơn trong bảng xếp hạng về sự dễ dàng trong kinh doanh tại mỗi nước. Trong báo cáo năm 2012, Việt Nam xếp hạng 98 trong số 183 quốc gia, giảm 11 bậc so với năm 2008.
Ở Biên Hòa, một mớ hỗn độn các nhà máy, gian lều hàng bán mì bún dọc theo hai bên đường, các nhà sản xuất Đài Loan biết rất rõ những khó khăn này. Từ lâu, họ đã là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, từng cam kết trong năm 2010 để chi tổng cộng 1,45 tỷ USD vào các dự án trong vài năm tới. Nhưng năm ngoái con số đó đã giảm xuống còn 565 triệu USD. Các phương tiện truyền thông ở quê nhà ngại không nhắc đến, những doanh nhân này không thể chịu được đã giận dữ kêu lên về việc bị ép buộc phải tăng lương để ngăn chặn một cuộc đình công hay nghi ngờ rằng các quan chức chính phủ quá mải mê bỏ túi thay vì phải nghiêm túc về những cải thiện kinh tế.
“Nếu bạn hỏi ‘Tôi có nên đi đến Việt Nam không ?’ Tôi sẽ trả lời là không, Bruce Lee, Tổng giám đốc công ty Cơ khí Elma Vietnam Industrial do gia đình sở hữu, từng tồn tại từ giá tri của chín năm quan hệ tốt đẹp với khách hàng- một công thức tiêu chuẩn cho sự có lợi nhuận. “Trông có vẻ rẻ, nhưng giá cả tăng rất nhanh và không có nhiều phát triển thị trường trong nước.” Ông không cũng không khuyến nên đi Trung Quốc, ngoại trừ cho các khu vực miền Tây Trung Quốc có thể tốt hơn cho một số công ty lợi dụng được những ưu đãi mới dành cho việc vận hành hãng xưởng.
Dự kiến chưa có những cuộc di cư hàng loạt xảy ra ở Việt Nam, nhưng các công ty sẽ phải ra đi vì kiệt quệ, Leo Chiu, chuyên gia tư vấn với 3.000 thành viên Hội đồng các Phòng Thương mại của Đài Loan tại Việt Nam dự đoán. “Mọi người đều thích để thể hiện khoe cơ bắp để mình mạnh mẽ như thế nào” ông nói, công ty công khai nói rằng họ đang cam kết để ở lại. “Tuy nhiên, doanh nhân biết tiền nằm ở đâu, do đó, ngay sau ngừng nói, họ sẽ chạy ngay đến nơi nào có tiền”.
Các quan chức Việt Nam xem nhẹ các khó khăn về kinh tế, đổ lỗi cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 chứ không phải do tham nhũng, sự bùng nổ của tài sản địa ốc và bong bóng tài chính, quyết định đầu tư kém của doanh nghiệp nhà nước và quản lý kinh tế vĩ mô yếu kém của chính phủ, những điều thường được trích dẫn nhiều hơn, Jonathan Pincus, trưởng khoa của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
Về phần mình, giới công nhân Việt Nam nói rằng lao động không phải là vấn đề miễn là lương lậu có thể trang trải được tiền thuê nhà ít ỏi, chi phí sinh sống cơ bản và giúp được thân nhân tại các làng nghèo khó, xa xôi. “Công nhân ở đây hoàn toàn sung sướng”, ông Võ Quý, 31 tuổi, kế toán trưởng trong bảy năm tại hãng Công nghệ sản xuất thép do Úc vận hành nói rằng tiền lương của hãng vượt quá mức trung bình. “Chúng tôi có thêm kinh nghiệm trong công việc,” ông nói. “Tôi nghĩ rằng công việc là rất thoải mái.” Dù lợi nhuận có căng thẳng nhưng công ty cũng trả tiền để mở một con đường bên ngoài nhà máy, bởi vì chính quyền địa phương chẳng bao giờ bắt đầu, ông Tổng Giám đốc Michael Stretton nói.
Các công ty bán hàng giá rẻ như quần áo cho người tiêu dùng Việt Nam có thể xoay sở ra lợi nhuận, và các nhà máy kiểu cũ ở các làng từ xa có một lượng công nhân ổn định, vốn là những người có thể tiết kiệm tiền bằng cách làm việc ở nhà. Các chủ doanh nghiệp khác vẫn kiên gan vì họ tin rằng trong hệ thống độc đảng của Việt Nam, chính phủ sẽ không cho phép cuộc biểu tình để phá hoại các nỗ lực thay đổi nền kinh tế, Thomas Thắng, thành viên một ủy ban của 300 thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp Hong Kong tại Việt Nam cho biết. Chính phủ đã cắt giảm thuế và mở rộng các lĩnh vực ngân hàng của mình, hai động tác hỗ trợ cho doanh nghiệp nước ngoài, Tomoyuki Kimura Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Phát triển Châu Á nói. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hạ tỷ lệ lãi suất chuẩn của xuống một chấm đến 13%, báo hiệu rằng họ sẽ tạo dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp để có được vốn.
Trong khi một số quốc gia cắt giảm đầu tư mạnh các tại Việt Nam năm ngoái, Hồng Kông vẫn gia tăng khi các nhà sản xuất chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc và Nhật Bản đã giữ mức đầu tư của mình ổn định. các nhà sản xuất Nhật Bản đang tìm kiếm một cơ sở sản xuất sau thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản và lũ lụt mùa hè năm đó từng đánh xập hàng trăm nhà máy ở Thái Lan. Năm ngoái, Nhật Bản cam kết số lượng vấn đầu tư lớn thứ hai tại Việt Nam, hứa hẹn đầu tư 2,44 tỷ USD (tăng từ 2,40 tỷ USD trong năm 2010), chỉ sau Hồng Kông.
Lan Anh Nguyễn đóng góp vào bài viết này.
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

Mạng TQ: ‘Kế hoạch đánh chiếm nước Nga trong 2 tháng’

Reds.vn
-
Toàn bộ các khu vực Zabaikal, Viễn Đông và Primore trong 24 giờ đầu tiên sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Các trận đánh ở Trung và Tây Sibir sẽ diễn ra trong thời gian dài hơn. Đến trung tuần tháng 4, quân Nga sẽ bị đẩy lui và lính Trung Quốc sẽ tiếp cận dãy núi Ural, “biên giới tự nhiên” với Nga…
“Hãy trả lại Sibir và Viễn Đông cho Trung Quốc”
Vào tháng 3/2012, trên diễn đàn trang điện tử quân sự của Trung Quốc Club.mil.news.sina.com.cn đã đăng một bài viết có tiêu đề: “Nga cần trả lại Sibir và vùng Viễn Đông cho Trung Quốc để tạo điều kiện phát triển tình hữu nghị và hòa bình trên toàn thế giới!”. Những bài viết kiểu này đã trở nên đặc trưng đối với mạng internet Trung Quốc thời gian gần đây.
Trong bài viết, tác giả dẫn lại một câu nói được cho là của ông Putin: “Bất kỳ tổng thống Nga nào cũng cần làm tất cả để trả lại cho Trung Quốc những vùng lãnh thổ Viễn Đông của họ”.
Tác giả khẳng định những vùng lãnh thổ Sibir và Viễn Đông từ phía Đông dải Ural từ xa xưa thuộc đã về Trung Quốc. Tại đây, các dân tộc thiểu số du mục phía Bắc Trung Quốc thời xa xưa đã từng sinh sống. Trong thời gian chuyến đi thăm của mình đến Liên Xô, Mao Trạch Đông đã từ chối xuống ga nằm tại khu vực biển Bắc (hồ Baikal). Một người tháp tùng hỏi Mao vì sao không rời con tàu. Mao mắng người này vì thiếu kiến thức lịch sử và “bằng giọng cáu giận nặng nề” nói rằng: “Ở đây mục phu Trung Quốc Xinchen Xu U đã chăn đàn gia súc của mình”. Mao ngầm ý rằng vùng đất này là tổ quốc cổ xưa của nhân dân Trung Quốc, nay bị Liên Xô chiếm đóng bất hợp pháp.
Tác giả bài viết cũng khẳng định rằng nhiều triều đại Trung Quốc đã đặt các cơ quan quản lý hành chính ở “Sibir lạnh lẽo”. Nhưng sau đó người Nga vượt qua dãy núi Ural, bắt đầu thẩm lậu sang phía Đông vào Sibir và tiếp tục tiến đến bờ biển Thái Bình Dương. Tác giả tỏ ra căm phẫn khi cho rằng địa danh Heiluntszyan của Trung Quốc đã bị đổi thành Nicolaievsk, một điều tương tự như việc Nga chiếm của Nhật Bản đảo Osima giàu có về gỗ và khí đốt thiên nhiên và đổi tên thành Sakhalin.
Cuộc xâm lấn của Nga đã gây ra “nỗi căm thù lịch sử”, và nhiều người Trung Quốc sẽ không quên mối nhục này, tác giả viết. Và sự trỗi dậy của Trung Quốc đòi hỏi những vùng lãnh thổ Viễn Đông đã mất phải được hoàn trả.
Quan hệ Nga – Trung: Đối tác chiến lược hay sự dối trá chiến lược?
Tác giả tin chắc, Nga không có các nguồn nhân lực, tài chính, vật chất để kiểm soát được vùng Viễn Đông. Người Trung Quốc cần giành thế chủ động để lấy lại vùng lãnh thổ này. “Nếu Putin thực tế sẽ trả lại cho chúng ta những vùng đất đã mất, điều này sẽ có ảnh hưởng tốt đẹp đến mối ổn định quan hệ Trung-Nga. Đây sẽ là minh chứng của tình hữu nghị đích thực, sự tôn trọng lẫn nhau và tình đoàn kết giữa hai nước của chúng ta” tác giả bình luận.
Ở phần bình luận, rất nhiều độc giả đã ủng hộ bài viết với những lời lẽ kiểu như: “Việc lấy lại những vùng đất đã mất là nhiệm vụ của chúng ta!”. Có người còn phân tích: “Cần trả cho Nga nhiều tỷ USD để mua những mảnh đất này, bởi vì sắp đến những trái phiếu của Hoa Kỳ sẽ biến thành những tờ giấy lộn. Đây là một viên đạn giết chết hai con thỏ: vừa tránh được những trái phiếu đang mất giá trị và đồng thời có được những vùng đất giàu khoáng sản”.
Tuy vậy, cũng có độc giả bày tỏ sự ngạc nhiên khi một trang mạng “đáng kính” như Sina.com.cn lại có thể đăng tải bài viết phi lý của một kẻ có đầu óc bệnh hoạn.
Kịch bản chiến tranh chống Nga
Không chỉ dừng lại ở những lời hô hào chung chung, trên các diễn đàn quân sự của Trung Quốc đã diễn ra những cuộc tranh luận hoàn toàn nghiêm túc về viễn cảnh của “cuộc thập tự chinh xe tăng mật tập” vào miền Đông nước Nga. Vào đầu năm 2012, nhiều trang mạng phát tán một kịch bản chi tiết về cuộc chiến Trung Quốc sẽ tiến hành nhằm chiếm đất của Nga.
Kịch bản này đặt ra giả thuyết, vào cuối tháng 2/2012, Trung Quốc sẽ bắt đầu các hoạt động quân sự xâm chiếm đóng các vùng Sibir, Viễn Đông và Zabaikal của Nga. Khu vực Trung và Tây Sibir sẽ là hướng tấn công chính. Những hướng khác sẽ phụ thuộc vào quân số, gồm Primore, Viễn Đông và Zabaikal.

Biên giới Trung Quốc kéo dài đến dãy Ural!
Theo các “chiến lược gia internet”, toàn bộ các khu vực Zabaikal, Viễn Đông và Primore trong 24 giờ đầu tiên sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Các trận đánh ở Trung và Tây Sibir sẽ diễn ra trong thời gian dài hơn. Đến trung tuần tháng 4, quân Nga sẽ bị đẩy lui và các binh lính Trung Quốc sẽ tiếp cận dãy núi Ural, “biên giới tự nhiên” giữa Nga và Trung Quốc.
Thành phố Yakutsk sẽ bị chiếm và các tuyến đường BAM, Magadan, Irkutsk và Krasnoyarsk sẽ bị cắt đứt bởi các chiến dịch của lực lượng đổ bộ hàng không vào những ngày đầu cuộc chiến. Sau khi chiếm được các mỏ dầu và khí đốt, Trung Quốc trên thực tế sẽ kiềm chế các hoạt động của NATO nhằm ủng hộ Nga.
Vào cuối tháng 4, vùng Kamchatka và Chukotka sẽ bị chiếm đóng bởi chiến dịch của các đơn vị đổ bộ đường không. Quân Trung Quốc sẽ tiến công với tốc độ nhanh, từ 200 – 500 km mỗi ngày. Khác chiến thuật của những cuộc chiến tranh trước đây, Trung Quốc sẽ không tập trung quân sát biên giới Nga. Sau khi nhận các nhiệm vụ chiến đấu và lịch hành trình, các binh sỹ theo đội hình hành quân từ các vị trí của mình vào ban đêm với tốc độ cao tiến thẳng vào các điểm thực hiện nhiệm vụ tác chiến.
Các đơn vị và phân đội đụng độ với bính lính Nga sẽ độc lập thực hiện nhiệm vụ của mình. Các lực lượng chính sẽ hành quân đến các vị trí thực hiện nhiệm vụ chiến đấu đã định. Như vậy cuộc tấn công sẽ không bị chậm lại. Tiến độ của các chiến dịch sẽ đúng như kế hoạch. Việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ không thể xảy ra trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến, bởi vì tập đoàn đột kích sẽ hoàn toàn ở trên lãnh thổ Nga.
Trước khi cuộc chiến bắt đầu, hơn một nghìn các toán biệt kích trinh sát đặc nhiệm của Trung Quốc đã xâm nhập vào nước Nga dưới vỏ bọc thường dân để tiến hành trinh sát các cơ sở quân sự Nga. Trong những ngày đầu chiến tranh, các nhóm đặc nhiệm này sẽ chỉ điểm cho các đơn vị tên lửa chiến lược, và không quân Trung Quốc tiêu diệt các tổ hợp phòng không, kho vũ khí, các điểm chỉ huy ít được bảo vệ của Nga…
Tại các vùng lãnh thổ chiếm đóng, Trung Quốc sẽ tiến hành đổi đồng rúp ra đồng nhân dân tệ theo tỷ giá ưu đãi cho nhân dân địa phương, cung cấp các sản phẩm ăn uống và hàng hóa do mình sản xuất với giá rẻ hơn hai – ba lần so với giá mà những người Nga hiện nay phải mua.
Trong thời hạn ngắn, Trung Quốc sẽ bắt đầu xây dựng nhà ở và triển khai sản xuất trên các vùng lãnh thổ đã chiếm đóng. Những người gốc Nga từ thời điểm bị Trung Quốc chiếm đóng sẽ không chỉ được nâng cao mức sống của mình gấp hai – ba lần, mà còn có được công việc ổn định nhờ sự phát triển nhanh chóng của các vùng đất dưới sự quản lý của Trung Quốc.
Để ngăn chặn triệt để sự phản kháng từ người dân địa phương, Trung Quốc sẽ tiến hành hoạt động tuyên truyền ồ ạt với những khẩu hiệu kiểu như:
- “Chúng tôi giúp những người anh em Nga thoát khỏi bọn quan chức thối nát và lũ đầu sỏ trộm cướp!”
- “Sibir – chúng tôi sẽ trao trả cho những người dân Sibir” v..v và v.v…
Trên thực tế, lính Trung Quốc sẽ xử bắn những kẻ tham nhũng và kẻ tham ô công quỹ mà nhân dân cũng như các đơn vị tình báo Trung Quốc đều đã biết rõ. Một số quan chức không kịp chạy trốn sẽ phải hợp tác với Trung Quốc để bảo đảm an toàn cho bản thân. Và chỉ sau 2 tuần chiếm đóng, Trung Quốc đã thiết lập một trật tự mới trên vùng lãnh thổ cũ của Nga.
Những nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Nga – Trung
Những nguyên nhân, theo dân mạng Trung Quốc, sẽ khiến cuộc chiến tranh với Nga là không tránh khỏi:
- Nhiều phần lãnh thổ Nga trong lịch sử thuộc về Trung Quốc và người Trung Quốc có quyền đòi lại chúng.
- Sự cần thiết mở rộng không gian sống, cũng như nhu cầu chảy bỏng về các nguồn dầu mỏ, khí đốt và nhiều nguồn tài nguyên khác.
- Tranh thủ sự yếu kém về kinh tế cũng như chính trị, sự thụt lùi của Nga về quân sự để tiến hành chiến tranh.
- Trung Quốc đã từng bị Liên Xô “vả vào mặt” trong những cuộc xung đột và mâu thuẫn năm 1969, 1982. Với bản tính “thù dai”, người trung Quốc không thể không “rửa nhục”.
Những biểu hiện chuẩn bị chiến tranh, theo quan sát của dân mạng Trung Quốc
- Các công trình xây dựng trục đường chính và các con đường dọc theo mặt trận tại các khu vực giáp biên giới với Nga để vận chuyển binh lính ở dạng đường 6-8 làn xe đã hoàn tất. Khả năng lưu thông như vậy của các xa lộ chẳng phục vụ điều gì khác ngoài việc nhanh chóng chuyển quân ra mặt trận.
- Trung Quốc đã chấm dứt các khoản đầu tư to lớn vào Nga, và sẽ không phải chịu những thiệt hại kinh tế nếu chiến tranh nổ ra.
- Người Trung Quốc đang ồ ạt học tiếng Nga dưới sự khuyến khích của nhà nước (chứ không phải là tiếng Anh).
- Hoạt động chuẩn bị chiến đấu của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa thường xuyên được hoàn thiện, sẵn sàng cho những cuộc chiến tranh quy mô lớn. Có lẽ, không phải ngẫu nhiên khi các cuộc thử nghiệm xe tăng mới và các phương tiện bọc thép khác chủ yếu được tiến hành ở vùng Nội Mông. Điều kiện khí hậu nơi đây rất giống khu vực Viễn Đông và Sibir của Nga.
KICHBU lược dịch. V.T biên tập.
Nguồn: Militaryparitet.com / Newsland.ru
______________________________________
Xem thêm
>> Gặp chứng nhân của cuộc xung đột biên giới Xô – Trung
>> Giải mã não trạng hẹp hòi của dân tộc Trung Quốc

Mổ xẻ trí thức: trí thức đấu tranh, trí thức trùm chăn và trí thức ăn theo

Nguyễn Thiện Nhân
-
Trí thức ăn theo gồm những ai, nhiều hay ít, chiếm bao nhiêu phần trăm trong lực lượng trí thức? Có phải trí thức ăn theo là những người đê tiện? Làm sao để chuyển hóa ý thức và hành động của những người trí thức để tăng số lượng trí thức đấu tranh và giảm số lượng trí thức ăn theo?
I. Khái quát
Theo đà phát của xã hội loài người, nghĩa của từ ‘trí thức’ đã thay đổi nhiều so với nghĩa sơ khai của nó.
Trí thức là người có kiến thức cao hơn mặt bằng chung của xã hội vào từng thời kỳ, bao gồm kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên môn về một (hoặc nhiều) lĩnh vực. Ở VN, thời kỳ thực dân pháp có thể hiểu trí thức là những người tốt nghiệp tú tài trở lên.
Thời kỳ đổi mới (sau 1986) đến nay, trí thức có thể hiểu là những người tốt nghiệp cao đẳng trở lên.
3 thế hệ trí thức: Nhà văn Nguyên Ngọc (giữa), Ts Nguyễn Xuân Diện, Sv Nguyễn Anh Tuấn
Tùy theo mục đích khác nhau mà có những cách phân loại trí thức khác nhau. Hoạt động của họ gồm: Khoa học (nghiêng về nghiên cứu), kỹ thuật công nghệ (nghiêng về chế tạo), văn hóa (Nhạc sĩ, nhà văn…), kinh tế (điển hình là doanh nhân), giáo dục (điển hình là giáo viên), pháp luật (điển hình là luật sư), y tế (điển hình là bác sĩ)…
Trí thức đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của nền văn minh nhân loại, không những về mặt khoa học kỹ thuật mà còn cả về kinh tế, chính trị và văn hóa.
II. Phân loại
Có 3 loại trí thức: trí thức đấu tranh, trí thức trùm chăn, và trí thức ăn theo.
+ Trí thức đấu tranh luôn chống lại tiêu cực, dùng kiến thức của mình để đưa ra phản biện nhằm chỉ ra cái sai, cái nguy hiểm của những vấn đề thực tại. Trí thức đấu tranh là lực lượng tiên phong can gián vào lĩnh vực chính trị, hứng chịu và chấp nhận nguy hiểm nhằm mục đích định hướng/cải tạo xã hội tốt hơn.
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Cụ Lê Hiền Đức và Gs Nguyễn Minh Thuyết là những tấm gương điển hình của trí thức đấu tranh, nay cả 3 đều đã tuổi cao niên nhưng vẫn chưa ngưng nghỉ.
Có những người đấu tranh rất mãnh liệt nhưng họ lại không phải trí thức do trình độ học vấn chưa đạt.
Mức độ đấu tranh của những trí thức loại này rất khác nhau. Tuy nhiên với số lượng trí thức đấu tranh ở VN hiện nay còn ít ỏi thì phải nói rằng “có là quý”!
Tiến sĩ trẻ xông pha cứu nước
+ Trí thức trùm chăn có hai thành phần: trùm chăn mở mắt và trùm chăn nhắm mắt. Cả hai thành phần đều không can gián vào chính trị. ‘Trùm chăn nhắm mắt’ là không quan tâm đến những tin tức thời sự chính trị, những người này hoặc là bàng quang trước đời sống của nhân dân lao động nghèo hoặc là cắm đầu lo mưu sinh, tranh đua làm ăn mà quên đi tổ quốc. ‘Trùm chăn mở mắt’ là những người có quan tâm theo dõi tình hình đất nước nhưng không can gián và tránh nói những vấn đề ‘nhạy cảm’ thuộc lĩnh vực chính trị.
Sự đấu tranh nếu có của trí thức trùm chăn chỉ là đấu tranh cục bộ, tức là đấu tranh với những vấn đề liên quan trực tiếp đến nghề nghiệp hay đời sống hàng ngày của họ. Họ không đấu tranh với đường lối, chính sách của chính quyền (giai cấp thống trị). Ví dụ: một giáo viên chống lại tiêu cực trong nhà trường nhưng chỉ giới hạn ở trường nơi họ đang giảng dạy, họ không lên tiếng về những vấn nạn hay vấn đề bức thiết của cả ngành giáo dục.
Khi tôi trò chuyện với một ông thầy giáo dạy cấp 3, ông cho rằng những người dấn thân đấu tranh cho dân chủ là ‘những thằng điên’, ông nói chế độ nào nó cũng có ngày tàn của nó, khi nó mục nát thì nó tự diệt chứ không cần đấu tranh, đã có luật nhân quả rồi. Không cần diệt, tự kẻ ác sẽ lãnh chịu quả báo. Ông quan niệm rằng con người chỉ cần sống lương thiện, có hiếu với cha mẹ, nếu tốt hơn thì làm từ thiện, sự đấu tranh chẳng có ích gì cả! Đó cũng là một kiểu lý luận của rất nhiều người thuộc nhóm trí thức trùm chăn. Tôi nghe mà lòng đau nhói.
+ Trí thức ăn theo là những trí thức phò tá chính quyền. Họ không chỉ tô son điểm phấn cho chế độ mà còn tạo nên chất sống duy trì sự tồn tại và phát triển của chế độ.
Trí thức ăn theo luôn đông đúc, từ ông bà giáo sư tiến sĩ đến những cô cậu tốt nghiệp cao đẳng, hiện diện khắp nơi; từ trung ương đến phường xã, thậm chí thôn ấp.
Trí thức ăn theo gồm những ai, nhiều hay ít, chiếm bao nhiêu phần trăm trong lực lượng trí thức? Có phải trí thức ăn theo là những người đê tiện? Làm sao để chuyển hóa ý thức và hành động của những người trí thức để tăng số lượng trí thức đấu tranh và giảm số lượng trí thức ăn theo?
Trong mỗi lĩnh vực hoạt động đều tồn tại 3 loại trí thức: đấu tranh, trùm chăn và ăn theo.
Theo tôi, năm 2012, số lượng 3 nhóm trí thức trong nước như sau:
Tổng số trí thức: 5 triệu trí thức (số thực tế có thể nằm trong khoảng 4,5 đến 5triệu)
+ Trí thức đấu tranh: Có 1% tương đương 50.000 người
+ Trí thức trùm chăn: Có 66,66% tương đương 3,33 triệu người
+ Trí thức ăn theo: Có 32.34% tương đương 1,62 triệu người
Trong số 3,5 triệu đảng viên Đảng CSVN hiện nay, 1/2 chưa phải là trí thức, 1/3 là trí thức ăn theo, 0.5% là trí thức đấu tranh, còn lại là trí thức trùm chăn.
Điều đáng nói là: “những đảng viên đa số là những người tốt, kể cả những đảng viên là trí thức ăn theo”, có thể họ chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề thể chế, họ chưa nhận thấy giá trị của thể chế dân chủ đa đảng và chưa nhận thấy sự bất khả thi của CNCS, vì vậy họ theo đảng mà không đấu tranh cho sự cải cách.
Có thể có rất nhiều người chưa đồng ý quan điểm này của tôi, nhưng tôi giữ quan điểm này bởi lẽ tôi hiểu rõ hậu quả đáng sợ của sự độc quyền tuyên truyền được sinh ra bởi chế độ độc tài luôn đàn áp tự do ngôn luận, nó đáng sợ đến mức hơn phân nửa dân chúng ngộ nhận rằng báo chí nước mình có tự do! Hãy nhìn người dân Bắc Triều Tiên tôn sùng Kim Jong IL sẽ thấy, hàng chục triệu những con người mù mờ đáng thương, đa số họ là những người chất phát, nghèo khổ kém nhận thức, đã ngộ nhận, đã tưởng người lãnh tụ ấy là ân nhân vĩ đại, đó là kết quả của sự tuyên truyền độc quyền tại một đất nước mà tự do bị bóp nghẹt.
Chỉ có khoảng 5% đảng viên đảng CSVN là thuộc loại hèn hạ, họ là những trí thức ăn theo đê tiện nhất đang núp sau một nhân cách vĩ đại đã về nơi yên nghỉ từ hơn 40 năm trước. Bọn chúng đang chễm chệ ở những nơi cao và rất cao, như một bầy sâu lúc nhúc. Nhưng cũng có những tên đang ngồi gỡ lịch trong nhà tù vì tội tham nhũng.
Có lẽ có quả báo. Lẽ nào là bọn địa chủ, cường hào ác bá đầu thai lên đang tàn phá đất nước đáng thương này?
Một bộ phận đáng kể trí thức thuộc các chi bộ đảng, đoàn thể, MTTQ, công chức, lãnh đạo trong bộ máy chính quyền là trí thức ăn theo. Đây cũng là lực lượng chính cấu thành nên đội ngũ trí thức ăn theo hùng hậu.
Tại sao trí thức đấu tranh còn ít ỏi?
Giữa củ cà rot và cây gậy, anh chọn cái nào? Dễ hiểu khi có ít người dám bỏ đi carot để đối đầu với cây gậy!
Nhìn chung, trí thức là những người có điều kiện kiếm tiền cho bản thân, có mức thu nhập khá hơn mức trung bình của xã hội, nhiều trí thức có năng lực chuyên môn có mức thu nhập gấp hàng chục lần công nhân.
Ai trở thành trí thức cũng trải qua quá trình học hành, tốn tiền của cha mẹ. Khi tốt nghiệp lại chuẩn bị bước vào giai đoạn hôn nhân, thường là vậy, và họ lại tiếp tục lo lắng cho cuộc sống của vợ chồng, con cái.
Họ say mê kiếm tiền đề không uổng phí công học hành, báo hiếu cha mẹ, tranh đua kinh tế với bà con, bạn bè.
Trong chế độ độc tài, kẻ thống trị luôn muốn trí thức ‘ngủ yên’, nói cách khác họ không thích xuất hiện những trí thức đấu tranh. Vì vậy trí thức đấu tranh chịu thiệt thòi nhiều mặt: thu nhập, cơ hội thăng tiến, bị quấy nhiễu hoặc đối diện tù tội. Đặc biệt là người đấu tranh khiến vợ con, cha mẹ, anh em bị ảnh hưởng. Mặt khác, một số vấn đề chưa được xã hội phân rõ trắng đen, chưa định rõ phải làm thế nào cho đúng nên người đấu tranh chưa được xã hội trân trọng.
Chính vì vậy mà còn rất ít người hy sinh lợi ích cá nhân để đấu tranh cho lợi ích của dân tộc mình.
III. Sứ mệnh của trí thức đấu tranh
Trí thức đấu tranh là đầu tàu trong những bước ngoặc lịch sử. Họ là những người chỉnh sửa khuyết tật của loài người bằng phương thức đấu tranh. Họ là những người khởi xướng và cổ xúy cho cho lực lượng quần chúng nhân dân bị áp bức vùng lên. Họ là những người giữ thăng bằng cho quan hệ giữa người với người. Họ là những người khơi thông dân trí, họ là những ‘kiến trúc sư’ cho nền dân chủ và văn minh nhân loại.
Việt Nam đã từng đứng trước nguy cơ của chủ nghĩa thực dân và đế quốc. Nguy cơ đó đã được đẩy lùi. Ai dẫn đường chỉ lối cho dân tộc?
Chí sĩ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, chủ tịch Hồ Chí Minh là những ngọn cờ điển hình của lực lượng trí thức đấu tranh.
Bởi Hoàng Sa đang bị giặc Tàu chiếm đóng, bởi độc tài đang nắm quyền thống trị. Bởi độc lập chưa được hoàn toàn, bởi dân chủ chưa thành hiện thực. Dân tộc lại phải tiếp tục đấu tranh. Nếu ngày trước dân tộc xoay theo Phan Châu Trinh mạnh mẽ hơn thì có lẽ bây giờ Việt Nam đã khác. Nói điều đó không phải để tiếc nuối. Nói điều đó không phải để phủ nhân giá trị dân tộc đã đấu tranh hay săm soi xét lại. Nói để chỉ ra con đường đúng, con đường mà dân tộc phải tiếp tục đi, đi đến cái đích độc lập và dân chủ.
Tôi cho rằng hiện tại có khoảng 50.000 trí thức đấu tranh, chiếm 1% trong lực lượng trí thức, con số thật nhỏ nhoi so với số dân gần 90 triệu người.
Tuy nhiên đây là con số đáng mừng so với 25 năm trước! 25 năm trước chỉ có khoảng 10.000 thôi.
Và con số này sẽ bùng nổ trong thời gian tới, thập kỷ thứ 2 của thế kỷ này bởi khuyết tật hệ thống đang lộ rõ và bởi TQ đang leo thang gây hấn để độc chiếm biển đông. Ai nối gót cho Tàu cộng sớm muộn sẽ bị vạch mặt điểm tên, bị lịch sử nghiền nát.
Ngày trước thằng Tây mang vũ khí đặt chân lên VN, chúng hiện diện khắp nơi ai cũng thấy. Chúng tàn độc thế nào ai cũng biết. Nhân dân vì thế mà dễ nhận biết kẻ thù.
Ngày nay, Hoàng Sa xa quá, ở tận biển đông cách đất liền hàng nghìn cây số, dân chúng người biết người không, ít người nhìn thấy, giặc lại được xem là bạn vàng, là láng giềng tốt.Trắng đen lẫn lộn. Lòng dân bối rối, ít ai biết ai bạn ai thù.
Khi lực lượng trí thức đấu tranh lớn lên gấp 10 lần hiện nay thì không có gì che đậy được, bất chấp có tự do hay không, bất chấp sự chà đạp nhân quyền như thế nào, chính quyền có độc ác đến đâu cũng phải thay đổi.
Từ 50.000 tăng lên 500.000? Vậy 450.000 người ấy từ đâu ra? Xin thưa đó là từ lực lượng trí thức trùm chăn và trí thức ăn theo chuyển hóa mà thành.
Sự chuyển hóa này chủ yếu là do lực lượng trí thức đấu tranh hiện hữu tác động lên diễn biến của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đầy biến động.
Do những ngọn đuốc soi đường đấu tranh đưa lối, ý thức dân tộc sẽ dần xua tan sợ hãi.
Vẫn còn những ‘cây đại thụ’ ẩn mình nghe ngóng.
Mưu sự tại nhân.
Tất cả trông cậy vào lực lượng trí thức đấu tranh, tích gió thành bão, từ 1% của ngày hôm nay.
Theo: Blog GPDC.

PetroVietnam trần tình về sai phạm hơn 18.000 tỷ đồng

Hoàng Lan
-
Sau khi Thanh tra Chính phủ công bố hàng loạt sai phạm của Tập đoàn Dầu khí (PVN), đơn vị này đã có văn bản giải trình thêm và cam kết sẽ xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân vi phạm để kiểm điểm xử lý.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, PetroVietnam không làm thất thoát tài sản, song mắc lỗi trong việc sử dụng tiền lãi nước chủ nhà sai quy định, ứng vốn khi chưa có quyết định của Thủ tướng, đầu tư ngoài ngành kém hiệu quả… Số tiền phải xử lý lên tới trên 18.000 tỷ đồng.
Trước hàng loạt sai phạm, Tập đoàn Dầu khí đã có văn bản báo cáo khắc phục. Giải trình việc dùng trên 15.600 tỷ đồng tiền lãi nước chủ nhà để đầu tư cho 3 đơn vị không thuộc dự án trọng điểm dầu khí (Liên doanh Rusvietpetro; Liên doanh Rusvietpetro và PVEP), PetroVietnam cho biết đã báo cáo Thủ tướng về việc này. Theo đó, PVN kiến nghị Thủ tướng chấp thuận dùng lãi dầu khí cho góp vốn điều lệ, cấp vốn cho Rusvietpetro, PVEP để triển khai các dự án tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí.
“Đến nay PVN vẫn chưa nhận được ý kiến chấp thuận của Thủ tướng. Tập đoàn đang làm việc với Văn phòng Chính phủ tiếp tục dự thảo văn bản trình Thủ tướng”, nguồn tin từ PetroVietnam cho biết.
Ảnh: PVN
PVN không làm thất thoát tài sản nhưng có nhiều sai phạm về sử dụng vốn. Ảnh: PVN
Ngoài ra, PVN còn bị kết luận đầu tư ngoài ngành kém hiệu quả với một loạt lĩnh vực không có lãi hoặc lãi ít. Tính tới tháng 12/2010, tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính ra ngoài công ty mẹ là hơn 114.000 tỷ đồng. Việc đầu tư ngoài ngành chưa hiệu quả khi các lĩnh vực phụ trợ, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản chỉ đạt tỷ suất lợi nhuận 2,82% trên vốn đầu tư. Trong giai đoạn 2008-2010, tập đoàn đã đầu tư vào 805 công ty cấp 3 và có 130 công ty (với số vốn 4.740 tỷ đồng) không có lãi. Trước kết luận này của thanh tra, PVN khẳng định đang tích cực triển khai việc tái cấu trúc theo chỉ đạo của Thủ tướng và Bộ Công Thương.
Trong quản lý đầu tư xây dựng, PVN đã chỉ định thầu sai quy định 2 gói thầu trị giá 32,67 tỷ đồng. Các công ty thành viên cũng chỉ định 4 gói thầu sai với 743 tỷ đồng, 110 triệu USD và 600.000 euro. PVN giải thích, các gói thầu chỉ định đòi hỏi chuyên môn sâu, trong khi thời điểm đó, đơn vị thành viên PVN chưa thể thực hiện được. Thủ tướng trước đó cũng có công văn đồng ý để Hội đồng quản trị Tập đoàn chủ động xem xét, quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu và không bắt buộc phải giao cho các đơn vị thành viên thuộc PVN.
PetroVietnam khẳng định, việc chỉ định thầu đều do yêu cầu cấp bách về tiến độ dự án và các nhà thầu đều có năng lực, kinh nghiệm. Các gói thầu này đến nay đã hoàn thành và đều tiết giảm được chi phí so với dự toán được phê duyệt hàng triệu USD. Tuy nhiên, PVN đã có chỉ thị yêu cầu các đơn vị thành viên chấm dứt việc chỉ định thầu không thuộc đối tượng được phép theo quy định, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đấu thầu.
Thanh tra kết luận, PVN đã tự ứng vốn cho các tỉnh Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hậu Giang trên 622 tỷ đồng để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng khi không có chỉ đạo của Thủ tướng là sai quy định. Tập đoàn Dầu khí giải thích, dự kiến ký biên bản thỏa thuận với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình về việc hoàn trả tạm ứng trong quý I/2012. Số tiền PVN ứng trước cho tỉnh Sóc Trăng sẽ được khấu trừ vào tiền thuê đất của dự án Long Phú. PVN đang làm việc với tỉnh Hậu Giang để hoàn tất công tác đền bù giải phóng mặt bằng và quyết toán cho dự án sông Hậu 1.
Hết năm 2010, PVN đã cổ phần hóa được 17 công ty, tổng số tiền thu được trên 23.800 tỷ đồng nhưng vẫn còn nhiều đơn vị chưa nộp tiền về tập đoàn. PVN cho biết, tính đến cuối 2011, Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas) đã hoàn thành việc nộp số tiền 1.903 tỷ đồng (chưa tính lãi phạt nộp chậm) về tập đoàn. Tổng công ty cổ phần Máy và Phụ tùng, Công ty Hóa dầu Dầu khí cũng đã nộp lần lượt 83,7 tỷ đồng và 5 tỷ đồng.
Trao đổi với VnExpress.net, nguồn tin từ Tập đoàn Dầu khí cho hay sẽ tổ chức họp báo vào sáng 9/4, để trả lời các câu hỏi liên quan đến kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Trước yêu kiểm điểm các trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ, PetroVietnam khẳng định, Ban thanh tra tập đoàn đang nghiên cứu các nội dung tồn tại nhằm xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân vi phạm để kiểm điểm xử lý.
Theo: Vnxpress

Nhà giàu Trung Quốc qua California sống


Nhiều đại gia Trung Quốc lo ngại nước họ không ổn định, tìm đường qua California sống, nhiều người đi bằng visa đầu tư EB-5.
Sanfrancisco
-
Ngay cả trong khi Trung Quốc đang ngày càng cường thịnh hơn, nhiều người trong thành phần được hưởng lợi lộc nhất vẫn muốn ra đi. Và rất nhiều người giàu Trung Quốc đang đổ vào vùng Bay Area ở Bắc California, nơi có cộng đồng đông đảo người Mỹ gốc Á Châu, các trường học tốt và đời sống thoải mái là sự thu hút mạnh mẽ các nhà triệu phú Trung Quốc đi tìm giấc mộng Mỹ Quốc của mình.

“Giới giàu có đang kiếm đủ cách xin thẻ xanh,” theo lời Ta-lin Hsu, người sáng lập và cũng là chủ tịch công ty đầu tư ở Palo Alto có tên H&Q Asia Pacific, người thường xuyên qua lại vùng Á Châu và hay được các bạn làm ăn hỏi về việc di cư sang Mỹ.“Lý do chính là vì họ vẫn lo ngại về tương lai ổn định của Trung Quốc,” theo ông Hsu. “Mỹ là nước dân chủ, có tự do và là nơi sống an toàn.”Cách di dân thường thấy cho nhiều dân nhà giàu Trung Quốc là xin chiếu khán đặc biệt loại EB-5, theo đó đòi hỏi người nộp đơn phải đầu tư $500,000 vào các dự án làm ăn trong những khu kinh tế khó khăn hay $1 triệu vào những vùng khác. Dự án đầu tư này phải tạo ra hay duy trì 10 công việc làm trong hai năm. Nếu thành công, người nộp đơn và gia đình họ – gồm người phối ngẫu và các con dưới 21 tuổi – sẽ được trở thành thường trú nhân.Tiền từ nước ngoài là nguồn tài chánh nhiều thành phố ở Mỹ đang trông đợi. Các giới chức thành phố Oakland đang hy vọng là chương trình EB-5 này sẽ giúp trả cho việc xây khách sạn, trung tâm hội họp, khu thương xá và ngay cả các tòa nhà thể thao cho đội bóng bầu dục Raiders cũng như đội bóng rổ Warriors.Từ năm 1992 đến 2011, số người nộp đơn theo diện chiếu khán đầu tư đã tăng 700% từ 473 đơn lên thành 3,085, theo sở Di Trú Mỹ. Chỉ trong hai năm qua, số người nộp đơn đã tăng gần gấp bốn lần, đa số từ Trung Quốc. Năm ngoái, khoảng 77% trong số những người nộp đơn theo diện chiếu khán đầu tư là người Trung Quốc. Kết quả một cuộc thăm dò 980 nhà triệu phú Trung Quốc của Ngân Hàng Bank of China và cơ quan Hurun Report được công bố hồi năm ngoái cho thấy có tới 46% tính tới việc di cư khỏi Trung Quốc, trong khi 14% khác đang hoàn tất thủ tục giấy tờ hoặc đã rời khỏi nước. (V.Giang)

Các mâu thuẫn trong ngành mía đường


Thu hoạch mía ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
Nhân Khánh
-
Do cái lượng mía không đủ, cho nên giá thành sản xuất đường của mình cũng rất cao. – Chuyên gia Nguyễn Đình Bích
Hiện nay, sản xuất đường vẫn là ngành công nghiệp được Nhà nước bảo hộ. Đâu là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu ổn định trong ngành mía đường trong nhiều năm qua?
Thông tín viên Nhân Khánh có bài tường trình như sau:
Trong nhiều năm, những cuộc gặp đôi bên giữa nhà máy sản xuất cùng doanh nghiệp tiêu thụ đường vẫn diễn ra đều đặn. Giá đường vẫn trồi sụt bất thường trong sự xung đột giữa các nhóm lợi ích.
Có nên xuất khẩu?

Năm nay, vụ mía bội thu, các nhà máy tồn kho hơn 400 ngàn tấn đường. Với lý do lượng đường tồn kho quá lớn, ông Trần Thanh Thọ, Trợ lý Tổng Giám đốc Công ty Mía Đường Cần Thơ cho chúng tôi biết về quyết định giảm giá thu mua mía như sau:
“Là một hệ thống liền với nhau. Nó ảnh hưởng đầu ra thì đầu vào nó chắc chắn có ảnh hưởng ít nhiều, tùy theo doanh nghiệp thôi. Thời điểm bây giờ, hiện tại công ty có 3 đợt giảm giá. Mỗi đợt là 50 đồng, thực hiện 3 kỳ như vậy rồi.
Chúng tôi có lộ trình, có thông báo giá đàng hoàng, có gởi ban ngành luôn. Mỗi một lần là 50 đồng/kg.”
Hoạt động của ngành sản xuất đường phụ thuộc vào thời vụ thu hoạch mía. Thời gian làm việc của các nhà máy đường chỉ kéo dài khoảng 7-8 tháng trong một năm. Cho nên hiện tượng đường sản xuất ra tồn kho nhiều vào cuối chu kỳ sản xuất như hiện nay, để cung ứng cho thị trường vào những tháng không sản xuất chẳng phải là chuyện bất thường. Vậy liệu quyết định cho xuất khẩu 30.000 tấn đường vừa qua là có hợp lý không?
Nhập khẩu rẻ hơn
Nhận xét về tình trạng không ổn định trong cung cầu của ngành mía đường trong vài năm gần đây, Chuyên gia Nguyễn Đình Bích của Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương có ý kiến như sau:
“Cung cầu của ngành mía đường, theo tôi, hiện nay ở trong trạng thái: năng lực sản xuất của các nhà máy thì rất lớn, trong khi mía thì vẫn không đủ. Mà cái nguyên nhân quan trọng nhất của Việt Nam, theo tôi, là năng suất mía vẫn còn quá thấp. Thấp khoảng độ gần 10 tấn/hecta so với bình quân của thế giới. Do cái lượng mía không đủ, cho nên giá thành sản xuất đường của mình cũng rất cao. Bởi vì so với công suất của các nhà máy thì Việt Nam vẫn rất thiếu mía nguyên liệu.
Có thể còn một nguyên nhân nữa là chất lượng mía của Việt Nam cũng không được tốt lắm, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.”
Do cái lượng mía không đủ, cho nên giá thành sản xuất đường của mình cũng rất cao.
Chuyên gia Nguyễn Đình Bích
Sản phẩm đường của Việt Nam có giá thành luôn cao hơn so với mặt bằng chung của thế giới từ 15 – 20%. Các doanh nghiệp tiêu thụ vẫn đang đề nghị Bộ Công Thương cho nhập hơn 200 ngàn tấn đường, vì không muốn mua đường sản xuất trong nước với giá quá cao. Họ cho rằng không nên vì lợi ích cục bộ của vài chục doanh nghiệp mía đường mà ảnh hưởng tới hàng trăm doanh nghiệp tiêu thụ đường và người tiêu dùng.
Trong khi đó các công ty sản xuất đường, một mặt thừa nhận giá đường nhập khẩu rẻ hơn giá trong nước, mặt khác cho rằng các doanh nghiệp tiêu thụ xin nhập khẩu chẳng qua chỉ nhằm phục vụ lợi ích riêng của họ. Quan điểm của Hiệp hội Mía đường trong các cuộc tranh luận luôn viện dẫn đến lợi ích của người nông dân. Song về tình cảnh người trồng mía hiện nay, ông Trần Thanh Thọ phát biểu rằng:
“Người dân hiện tại giờ, họ cũng rất là điêu đứng vấn đề này, rất khó đó. Mía trong dân, có vùng thì vẫn còn nhiều. Nhưng họ bán thì doanh nghiệp cũng không có khả năng để mua, bởi đường tồn quá nhiều rồi. Thành ra mua nữa, thì chúng tôi càng nợ nữa. Nên chúng tôi không dám ôm cái đó.”
Thực tế cho thấy lợi ích của nhà máy đường xem ra không khớp cùng quyền lợi của người trồng mía. Vì không bán được, mía chặt ra rồi bỏ khô trên đồng, có nguy cơ thành củi. Mía chưa chặt để qua tháng 4 âm lịch gặp mưa giông đổ xuống, mía trổ cờ lên thì chỉ còn nửa giá. Riêng Bộ Công thương, đại diện là Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên lại nhận xét rằng, ý kiến của nhà sản xuất và nhà tiêu thụ đường đều có lý nếu xét trên khía cạnh mỗi doanh nghiệp đang kinh doanh.
Nhiều nhà máy nhưng không hiệu quả

Ghe chở mía ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. RFA photo.
Để thực hiện một bước phát triển chiến lược trong ngành mía đường là không đơn giản. Bởi căn nguyên gây ra tình trạng bất ổn trong ngành này, có lẽ phát sinh từ một phong trào triển khai vào cuối thế kỷ trước. Chương trình 1 triệu tấn đường dưới thời Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Công Tạn, được khởi động bằng một tốc độ chưa từng có trên thế giới. Từ 10 nhà máy đường, chỉ trong vòng 4 năm, con số nhà máy đã tăng gấp 4 lần. Đa phần các nhà máy đường hiện nay ra đời từ phong trào này.
Chẳng hạn, qua ông Trần Thanh Thọ, thính giả Đài Á Châu Tự do có thể biết về công nghệ mà nhà máy Công ty Mía Đường Cần Thơ đang sử dụng là như sau:
“Chúng tôi có 2 nhà máy. Một là nhà máy công nghệ của Trung quốc, cái thứ hai là công nghệ của Ấn Độ.”
Thậm chí, từng xảy ra hiện tượng có đến 3 nhà máy mua thiết bị đã ngừng sản xuất nhiều năm của Trung quốc. Tuy có nhiều nhà máy, nhưng lại rất ít đơn vị đủ năng lực cạnh tranh. Theo như bà Dương Thị Tô Châu, Giám đốc Thương mại Công ty đường Bourbon Tây Ninh thừa nhận, hiện nay cả nước mới chỉ có 5 nhà máy sản xuất được đường tinh luyện (RE), còn lại chủ yếu làm ra đường thường (RS). Đa số các doanh nghiệp tiêu thụ đường lại cần đường tinh luyện.
Dự báo hướng phát triển của ngành mía đường trong tương lai ngắn hạn, chuyên gia Nguyễn Đình Bích có ý kiến sau:
“Ngành sản xuất đường phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Nếu như 2 năm rồi, thời tiết có mưa nhiều là mình chịu tác động của La Nina. Đấy là một yếu tố dẫn đến năng suất mía tăng. Nếu như là El Nino, khu vực châu Á nói chung bị khô hạn nhiều, năng suất mía sẽ giảm.”
Thực trạng của ngành mía đường trong nhiều năm qua cho thấy, vì sự tồn tại của các nhà máy đường, các chính sách thực hiện không ngừng giẫm chân lên nhau. Tiến hành cấp phép nhập khẩu đường trong khi vẫn cho xuất khẩu, đồng thời vẫn chi tiền mua đường tạm trữ.
Vấn nạn này chỉ được giải quyết tận gốc, khi để các nhà máy đường phải cạnh tranh bằng chính năng lực doanh nghiệp. Qua hết tháng 5 là kết thúc mùa mía, nhưng những gút mắc trong ngành đường thì chẳng ai dự báo được đến tháng nào mới giải quyết xong.
Theo: RFA

Ôn Gia Bảo xuống đường


Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo mỉm cười khi ông xem một buổi biểu diễn của sinh viên trong chuyến thăm Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Seoul vào ngày 29 tháng 5 năm 2010.
Elizabeth C. Economy
Phạm Anh Tuấn TTHN dịch
-
(Cập nhật với nguồn chính xác cho bản dịch với lời bình của Hồ Cẩm Đào. Cám ơn Kenneth Tân của Shanghaiist)
Những ồn ào chính trị về việc lật đổ Bạc Hy Lai, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, tiếp tục vang dội trên toàn hệ thống chính trị của Trung Quốc. Đáng chú ý nhất là nỗ lực ở thượng tầng của Thủ tướng Ôn Gia Bảo đến tận thời điểm này bằng một lần nữa cố gắng tiếp sinh lực cho chương trình cải cách của ông.
Trước tiên, tại 1 hội nghị báo chí sau khi kết thúc Đại hội nhân dân toàn quốc vào giữa tháng Ba, Ôn Gia Bảo nhận xét, “Bây giờ cải cách ở Trung Quốc đã đến 1 giai đoạn quan trọng … mà không có 1 cuộc cải cách chính trị thành công, Trung Quốc không thể cải cách kinh tế đầy đủ và các thành tựu mà ta đã đạt được trong các khu vực này có thể bị mất, và những vấn đề mới xuất hiện trong xã hội Trung Quốc sẽ không được giải quyết hoàn tòan … cải cách chỉ có thể đi tiếp và không thể đứng yên, chí ít đi trở ngược lại bởi vì không có cách nào khác.” ông nói thêm rằng mong muốn dân chủ ở Trung Đông đã phải “tôn trọng và thực sự trả lời.”
Gần đây, ông đã nhắm vào các ngân hàng nhà nước khổng lồ, tuyên bố rằng đã đến lúc chấm dứt độc quyền của các ngân hàng trên hệ thống tài chính của Trung Quốc để làm giảm những đau khổ của các hộ gia đình, vì họ chỉ được tỷ lệ lãi suất không-cạnh tranh và rất thấp trên tiết kiệm của họ, cũng như các doanh nhân bị thiếu vốn vì 90% tiền của ngân hàng cho doanh nghiệp nhà nước vay. Để chứng minh, Ôn Gia Bảo công bố một chương trình thí điểm ở trung tâm kinh doanh của Trung Quốc, Ôn Châu, ở đó tư nhân sẽ được phép hoạt động công ty cho vay và hộ gia đình sẽ có thể đầu tư vào các tổ chức tài chính ở nước ngoài.
Những nỗ lực cải cách cũng xuất hiện ở những nơi khác trong nước. Tỉnh Quảng Đông gần đây đã khởi xướng một chính sách hỗ trợ việc thành lập các tổ chức phi chính phủ. Dưới sự bảo trợ của Thường trực Bộ Chính trị, Wang Yang, các tổ chức phi chính phủ ở Quảng Đông được phép đăng ký trực tiếp với văn phòng dân sự, tránh quá trình phức tạp của việc tìm kiếm một văn phòng chính phủ đồng ý bảo lãnh. (Hiện nay có 3.000.000 các tổ chức phi chính phủ vẫn chưa đăng ký – do đó hoạt động bất hợp pháp – một phần lớn vì quá trình đăng ký rườm rà.)
Các phương tiện truyền thông theo định hướng cải cách, ngạc nhiên, cũng rêu rao lời của Ôn Gia Bảo. Theo sau cuộc họp báo của Ôn Gia Bảo, một biên tập Caixin lập luận, “lãnh đạo của ta do dự bởi vì họ sợ cải cách chính trị sẽ gây ra sự bất ổn. Nhưng thực tế đã chứng minh là họ sai. Những bất ổn nổ ra năm ngoái tại làng Ô khảm (WUkan) thuộc Quảng Đông cuối cùng đã lắng dịu khi lãnh đạo đảng đã làm việc với dân làng để đạt được một giải pháp nhấn mạnh quyền tự chủ của người dân, và các cuộc bầu cử công bằng và cởi mở đã được tổ chức … Cải cách chính trị không đáng sợ. Cải cách cần được dần dần nhưng chắc chắn. “
Ngay cả tờ Global Times đã nêu lên một số điều thú vị, ủng hộ nhiều hơn quyền tự do chính trị nhưng trong một số giới hạn chưa được xác định. Trả lời việc đóng cửa gần đây của trang web Utopia “siêu cánh tả”, biên tập viên tờ Global Times Hu Xijin viết, “Tôi không thích trang web Utopia, nhưng tôi hy vọng họ có thể tiếp tục gióng lên tiếng nói của họ.” Xuất hiện như một người chủ trương tự do ngôn luận, ông nói tiếp, “Tôi không thích những gì ông Lưu Hiểu Ba] chiến đấu cho, nhưng tôi muốn ông ta bị ngồi tù, và rằng ông sẽ có chỗ đứng của mình trong xã hội Trung Quốc như các nhà bất đồng chính kiến khác.” Nhưng ông ta hạ cánh ở đây: “Tuy nhiên, mức độ khoan dung trong chính trị Trung Quốc không bao giờ cao như chúng tôi muốn nó có được. Làm những gì bạn phải làm nhưng cần quan tâm đến các biện pháp đó. Một khi bạn vượt qua một ngưỡng nhất định, sự xây dựng của đa dạng mà bạn đang cố gắng để tạo ra sẽ biến thành sự phá hoại, và phản ứng dữ dội sẽ xảy ra. Đây là Trung Quốc”.
Cho dù bạn ở phía tin rằng Ôn Gia Bảo là một cải cách gian lận hoặc phía tin rằng ông thực tâm (và tôi thú nhận là tôi ở nhóm thứ hai), có rất ít nghi ngờ rằng ông thủ tướng đang cố gắng tạo một cuộc cải cách định hướng làm di sản của ông. Ông thực sự cần một thành công lớn, nhưng thời gian không cho phép. Nếu ông ta rời chính quyền vào năm 2013 mà không có một chiến thắng đáng chú ý, ông sẽ được nằm mãi mãi trong sử sách như là người đàn ông đứng bên cạnh Triệu Tử Dương tại Thiên An Môn, và ngay cả khi có cơ hội thứ hai để thực hiện một cái gì đó đáng kể, giảm đi nhiều.

Sự sụp đổ của mô hình Trùng Khánh

Bhaskar Roy
Trần Văn Minh dịch
-
Chỉ vỏn vẹn sáu tháng nữa là tới sự thay đổi lãnh đạo mỗi mười năm, vào tháng 10. Một cuộc chạy đua quyền lực quan trọng đã nổ ra ở Trung Quốc. Ông Bạc Hy Lai, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh và là ủy viên Bộ Chính trị, đã được thông báo rời khỏi mọi chức vụ ở Trùng Khánh.
Những lý do truyền đi trong nội bộ Đảng đổ lỗi cho ông Bạc giải quyết sơ suất trường hợp Vương Lập Quân, Giám đốc Công an dưới quyền ông, người đã chạy vào sứ quán Mỹ xin tỵ nạn. Vương đã mang theo mình nhiều hồ sơ bí mật quan trọng. Hoa Kỳ đã từ chối tiếp nhận ông, nhưng có thể đã giữ những bản sao hồ sơ. Vương đã bị nhân viên an ninh Bắc Kinh bắt giữ.
Điều đáng chú ý ở đây là khi sự sa thải ông Bạc Hy Lai khỏi chức vụ Trùng Khánh được loan báo chính thức, người ta không thấy đề cập đến vai trò ủy viên bộ chính trị của ông. Phải chăng chuyện này có nghĩa là, ông Bạc vẫn còn tồn tại trên phương diện chính trị để chiến đấu? Ông đã gần như chắc chắn được đề cử vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị ở quốc hội thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10.
Bạc Hy Lai được xem là một võ sĩ chính trị hạng nặng. Cha của ông, Bạc Nhất Ba, một lãnh tụ cách mạng, đã chịu đau khổ trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Mẹ ông đã bị những tên vệ binh đỏ đần độn giết hại. Sau khi những kẻ theo chủ nghĩa Mao-ít và nhóm Tứ Nhân bang bị đánh gục năm 1976, Đặng Tiểu Bình dần dần thu tóm quyền lực. Bạc Nhất Ba trở thành Bộ trưởng Tài chánh dưới thời Đặng Tiểu Bình, và được biết tới như “bát đại nguyên lão”, nhóm người uy quyền nhất dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình đã cứu Trung Quốc thoát khỏi đại nạn.
Cũng như những lãnh tụ khác thời đó hiện diện trong suốt cuộc Cách mạng Văn hóa, Bạc Nhất Ba không phải là một nhà cấp tiến. Có lẽ chẳng ai thực sự cấp tiến. Họ không theo cá nhân chủ nghĩa. Họ quan tâm đến sự dính kết và uy quyền của Đảng. Đảng đồng nghĩa với đất nước, và tương lai của đất nước gắn liền với Đảng, và Đảng là tối cao. Quan điểm này vẫn không thay đổi.
Trong khi Cách mạng Văn hóa đã bị chính thức phê phán, Mao Trạch Đông, người bày ra và lãnh đạo những năm tháng xáo trộn ở Trung Quốc, đã được kết luận 70% đúng và 30% sai. Người ta cũng không thấy một phán quyết chính thức nào về cuộc vận động chống lại giới hữu khuynh của Mao năm 1957, và Bước Nhảy Vọt năm 1958, một chính sách kinh tế tai hại với nhiều triệu người chết.
Cách mạng Văn hóa là một đề tài cấm kỵ và không được phép tìm hiểu thêm. Sự từ chối đối diện với cuộc vận động chống hữu khuynh và Bước Nhảy Vọt bị ngăn cản tương tự, ngay cả việc nghiên cứu trong các trường học về đề tài này cũng bị cản trở. Những vấn đề này phô bày ra ánh sáng một cách rõ ràng sự nghịch lý giữa chính trị và tư tưởng vẫn còn hiện hữu ở Trung Quốc ảnh hưởng đến quyền lực chính trị của đất nước.
Bạc Hy Lai thuộc về một nhóm quyền lực đang lên hay một phe đảng chính trị ở Trung Quốc. Họ là con cháu của các lãnh tụ cách mạng từng chống trả chiến dịch tàn hại Mao-ít. Những con cháu này được gọi là ‘thái tử đảng’. Là những người có đặc quyền với mối liên hệ đầy quyền lực trong cả đảng và quân đội, họ cảm thấy sứ mạng của họ là cai trị. Nhưng điều này không có nghĩa là tất cả các thái tử đảng đều có quan điểm giống nhau về chính trị và kinh tế.
Có một phe nhóm lâu đời ở Thượng Hải, do cựu Bí thư và Chủ tịch nước Giang Trạch Dân lãnh đạo. Bạc được xem như thuộc nhóm này. Các lãnh đạo hàng đầu khác của nhóm Thượng Hải được biết, gồm những thành viên sắp ra đi của Ban Thường vụ Bộ Chính trị như Chu Vĩnh Khang, Lý Trường Xuân và Giả Khánh Lâm.
Phe nhóm khác là Đoàn Thanh niên Cộng sản. Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Lý Khắc Cường, người sắp trở thành thủ tướng mới, tất cả đều là ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản. Quyền hành của họ đang gia tăng. Đoàn Thanh niên Cộng sản cho rằng, họ đã làm những công việc vất vả khi chưa có được đặc quyền và phần lớn quyền hành nên thuộc về họ.
Sau khi nhận chức vụ Bí thư Thành ủy Trùng Khánh năm 2007, với lòng nhiệt huyết, Bạc Hy Lai đã lăn xả vào công cuộc quét sạch các băng đảng mạnh trong thành phố. Chiến dịch “đánh trả” này là một thành công lớn. Trùng Khánh là khu vực hành chính cấp tỉnh duy nhất đã thành công lớn trong việc chống tội phạm. Ông đưa Vương Lập Quân vào làm giám đốc công an, chủ yếu chịu trách nhiệm về các cuộc càn quét tàn bạo, đã làm cho hơn bốn ngàn người bị bắt và 13 người bị tử hình vì những mức độ tham nhũng khác nhau.
Bạc đi thêm một bước bằng cách tổ chức những buổi dạ hội ‘nhạc Đỏ’ thời Cách mạng Văn hóa và cũng tiến hành tiêu trừ những doanh nghiệp tư nhân và cổ động lãnh vực quốc doanh. Ông bắt đầu đẩy mạnh vài tư tưởng thiên tả cũ xưa. Cuối cùng, ông phát động tư tưởng sùng bái cá nhân ông. Một bảng hiệu đèn màu ở trung tâm thành phố ghi “Bí thư Bạc, làm việc hăng say”, giống như kiểu Mao-ít. Về kinh tế, thành phố thịnh vượng và dân chúng bắt đầu ca tụng ông một cách công khai.
Việc dọn dẹp các băng đảng tội phạm lớn cùng với những phương sách cải cách xã hội được đề cao là “Mô hình Trùng Khánh”. Hầu hết các lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu từ Chu Vĩnh Khang và Lý Trường Xuân đã đến thăm Trùng Khánh. Hai người lãnh đạo duy nhất không đến thăm là Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Theo các tin tức không thể kiểm chứng, ông Bạc đã từng nói với một vài người thân tín rằng, tất cả những lãnh đạo trung ương này đều bất lực và phải ra đi. Sự kiện này được giải thích như sự tính toán của Bạc để nắm quyền kiểm soát Trung Quốc.
Có lẽ được khuyến khích bởi sự thành công ban đầu và sự ca ngợi của truyền thông, Bạc Hy Lai bị cuốn theo dòng nước. Ông ta đã bước vào vùng cấm địa, và đi ngược lại chính sách trung ương đã thiết lập.
Thế hệ lãnh đạo thứ hai do Đặng Tiểu Bình và những người bạn đương thời dẫn đầu đã chấm dứt tệ nạn sùng bái cá nhân. Mao đã được phép thực hiện điều này, và từ đó dẫn đến sự hỗn loạn và tàn phá đất nước. Dần dần, sự lãnh đạo đảng với tổng bí thư như trung tâm điểm, đã được hạ xuống bằng hình thức lãnh đạo tập thể, mặc dù tổng bí thư ở vị thế cao nhất trong số những người cùng nhóm. Đã có những cuộc thảo luận dân chủ để đi đến sự đồng thuận, mà trong đó ý kiến của tổng bí thư không thể lấn át ý kiến của những người khác.
Mặc dù các tỉnh có một số quyền tự trị nhưng họ phải thi hành đường lối do trung ương đề ra. Không thể có thành phố hay tỉnh độc lập với trung ương. Những “chúa tể sơn lâm” dám thách đố trung ương là không thể chấp nhận được. Đây là lý do chính tại sao Đặng Tiểu Bình, Chủ tịch Quân ủy Trung ương, cắt giảm số Quân khu từ mười một xuống bảy, và thiết lập sự bổ nhiệm định kỳ chức vụ các tư lệnh quân khu và chính ủy trong các Quân khu nhằm bảo đảm không có mối quan hệ giữa các lãnh đạo đảng cấp tỉnh và quân đội địa phương. Sự cân bằng giữa quân sự với dân sự được điều khiển từ trung ương với chủ tịch Quân ủy Trung ương cũng là tổng bí thư, một người thuộc dân sự. Ngay cả phó chủ tịch thứ nhất của Quân ủy Trung ương có thể là dân sự trong một giai đoạn. Ông Bạc Hy Lai đã vượt qua lằn ranh này qua việc tổ chức vài cuộc tập trận mà Bộ trưởng Quốc phòng, Tướng Lương Quang Liệt đã có mặt một lần.
Công cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình và chính sách mở cửa vào năm 1978 đã khích lệ những doanh nghiệp tư nhân và liên doanh, trong đó có liên doanh giữa ngoại quốc và địa phương. Điều này đưa đến sự bùng phát kinh tế ở Trung Quốc. Bạc Hy Lai có vẻ như cố gắng chống lại bằng cách khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhà nước thay cho doanh nghiệp tư nhân. Về điểm này, Bạc có thể có được sự ủng hộ rộng rãi vì doanh nghiệp nhà nước là cơ quan thường dành cho đảng viên những đặc quyền đặc lợi, và nhận được hầu hết gói kích thích cầu kinh tế trong năm 2009.
Đối với công chúng, Bạc Hy Lai bị hạ bệ không phải do đấu đá chính trị mà là những lý do hành chánh. Giám đốc Công an Vương Lập Quân đã đối đầu với Bạc qua bằng chứng về thân nhân của ông, gồm vợ ông có dính líu tới tham nhũng. Bị ông Bạc và chính quyền của ông ta săn lùng, Vương Lập Quân đã hành động như chúng ta đã biết. Đối với người dân Trung Quốc, ông Bạc bị hạ bệ vì giải quyết không đúng cách trong trường hợp Vương Lập Quân. Nhưng các blogger ở Trung Quốc không tin như vậy. Họ thấy một vấn nạn chính trị lớn hơn nhiều.
Theo thông tin của nhóm được liệt vào sổ đen là Pháp Luân công, tờ “Epoch Times” (ngày 26 tháng 3) cho biết, trước khi ông Bạc bị thanh trừng, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đề nghị sửa sai vụ tàn sát Thiên An Môn năm 1989, cũng như vụ các cựu Tổng Bí thư Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương và nhóm Pháp Luân công. Ông Ôn cũng đề nghị cách chức Bạc Hy Lai. Được biết, Chu Vĩnh Khang phản đối kịch liệt, và Hồ Cẩm Đào thì giữ im lặng.
Khó có thể kiểm chứng thông tin này, nhưng [thông tin về] các thành viên Pháp Luân công, bất chấp bị khủng bố, đã được đồn đãi khắp nơi trong lực lượng vũ trang, các cơ quan an ninh và trong Đảng. Nếu là sự thật, chuyện này sẽ mở ra một cuộc đấu tranh lớn trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ôn Gia Bảo xuất thân với gốc gác khiêm nhường, là phụ tá cho một người có khuynh hướng cấp tiến là Hồ Diệu Bang, Bí thư ĐCS Trung Quốc. Ông Hồ Diệu Bang chết ngay trước khi nổ ra cuộc nổi dậy của sinh viên hồi năm 1989. Người kế nhiệm ông, Triệu Tử Dương, là một nhà cấp tiến và cải cách khác, đã bị cách chức vào đỉnh cao của cuộc biến động. Cả ông Hồ và Triệu đã được Đặng Tiểu Bình hỗ trợ trong việc thúc đẩy tự do hóa chính trị và minh bạch. Cha của Bạc Hy Lai, ông Bạc Nhất Ba là một trong các nhân vật lãnh đạo hỗ trợ sự đàn áp của quân đội đối với những sinh viên biểu tình. Ôn Gia Bảo đã thoát nạn và phấn đấu lên cao. Nhưng từ năm 1989, mọi cải cách, nhất là cải cách chính trị đã bị đóng băng.
Những tiếng kêu gọi mạnh mẽ của Ôn Gia Bảo về cải cách chính trị hơn hai năm qua được vài người Trung Quốc cấp tiến gọi là “kể chuyện” hay một trò hề. Ông Ôn có vẻ muốn chứng minh rằng ông khuyến khích những ý tưởng mới, những ý tưởng này đang bắt đầu gây sự chú ý bên trong đảng.
Sau năm 1989, ranh giới chính trị bị chia cắt. Giới bảo thủ chống lại bất kỳ sự thay đổi nào, trong khi giới cải cách cúi đầu xuống theo định kỳ chỉ để giữ lập trường chính trị của họ được sống còn.
Đây không phải là cuộc thanh trừng một ủy viên bộ chính trị đầu tiên. Hồi năm 1995, ông Trần Hy Đồng, Bí thư Thành ủy Bắc Kinh, đã bị cách chức do tham nhũng và bị kết án 18 năm tù giam. Vấn đề chính của ông là ông chống lại việc Giang Trạch Dân chiếm quyền cai trị Bắc Kinh. Năm 2006, ông Trần Lương Vũ, Bí thư Thành ủy Thượng Hải, cũng đã bị cách chức và tống giam do tham nhũng. Là một môn đồ của Giang Trạch Dân, ông Trần [Lương Vũ] ngăn chặn ảnh hưởng của Hồ Cẩm Đào ở Thượng Hải. Không có lãnh đạo Trung Quốc nào có thể nói là không tham nhũng, nhưng sự thất thế liên quan đến những vấn đề chính trị.
Việc thanh trừng ông Bạc Hy Lai có vẻ lớn hơn nhiều so với trường hợp của ông Trần Hy Đồng và Trần Lương Vũ. Trong cuộc họp báo kéo dài ba tiếng đồng hồ hôm 14 tháng 3, không nêu tên ông Bạc Hy Lai, nhưng Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã đề cập, rằng sự trở lại của Cách mạng Văn hóa vẫn còn là một mối đe dọa. Vấn đề chính trị lần này thì lớn hơn nhiều và là vấn đề cơ bản. Đây là sự xung đột giữa các nguyên tắc, và phe nào giành được quyền hành sẽ áp đặt nguyên tắc của mình. Ôn Gia Bảo sẽ về hưu tháng 3 tới. Nhưng liệu ông ta có để chuyện tranh đấu lại cho những người kế nhiệm mình? Nếu như vấn đề của đảng vẫn quan trọng hơn ước vọng của dân chúng, thì giới cải cách khó có cơ hội thắng. Nhưng cuộc đấu đá khó có thể lắng xuống. Có quá nhiều chuyện đã thay đổi trong thế giới toàn cầu hóa.
Người dịch: Trần Văn Minh
Nguồn: South Asia Analysis Group/BS